You are on page 1of 84

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

---------------------------------

ĐỀ TÀI THAM GIA XÉT GIẢI THƯỞNG


“SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN”
NĂM HỌC 2024

TÊN ĐỀ TÀI: ẢNH HƯỞNG CỦA LUÂN CHUYỂN CÔNG TY KIỂM TOÁN
ĐẾN CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN NHẬN ĐỊNH TẠI DOANH NGHIỆP NIÊM
YẾT TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM.

Thuộc lĩnh vực khoa học: Kiểm toán

Hà Nội, năm 2024


LỜI CAM ĐOAN
Chúng tôi – nhóm sinh viên nghiên cứu khoa học Viện Kế toán - Kiểm toán đã đọc
và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Chúng tôi cam kết bằng
danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do chúng tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu
cầu về sự trung thực trong học thuật.
Hà Nội, ngày 29 tháng 2 năm 2023

2
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................................2

MỤC LỤC................................................................................................................3

DANH MỤC BẢNG................................................................................................6

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...................................................................................7

CHUƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG.......................................................................8

1. Tính cấp thiết của đề tài....................................................................................8

2. Mục đích và câu hỏi nghiên cứu.....................................................................11

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................12

4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................12

5. Những đóng góp mới của nghiên cứu.............................................................13

6. Quy trình nghiên cứu:.....................................................................................15

7. Kết cấu đề tài..................................................................................................15

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU.....................16

2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về luân chuyển công ty kiểm toán (Audit
firm rotation)..................................................................................................................16

2.1.1 Các nghiên cứu nước ngoài về luân chuyển công ty kiểm toán............17

2.1.2 Các quy định và nghiên cứu trong nước về luân chuyển công ty kiểm
toán............................................................................................................................19

2.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu về chất lượng kiểm toán nhận định
(Perceived quality).........................................................................................................21

2.2.1. Các nghiên cứu về chất lượng kiểm toán nhận định tại nước ngoài.....21

2.2.2.Các nghiên cứu về chất lượng kiểm toán nhận định tại Việt Nam........22

2.3 Tổng quan tình hình nghiên cứu về mối quan hệ giữa luân chuyển công ty
kiểm toán và chất lượng kiểm toán nhận định...............................................................24

3
2.3.1 Các nghiên cứu về việc luân chuyển công ty kiểm toán ảnh hưởng tích
cực đến chất lượng kiểm toán....................................................................................24

2.3.2 Các nghiên cứu về việc luân chuyển công ty kiểm toán ảnh hưởng tiêu
cực đến chất lượng kiểm toán....................................................................................26

2.4. Khoảng trống nghiên cứu............................................................................30

CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA LUÂN CHUYỂN


CÔNG TY KIỂM TOÁN ĐẾN CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN NHẬN ĐỊNH...............32

3.1 Khái quát về luân chuyển công ty kiểm toán................................................32

3.2 Khái quát về chất lượng kiểm toán nhận định..............................................35

3.3. Mối quan hệ giữa luân chuyển công ty kiểm toán và chất lượng kiểm toán
nhận định.......................................................................................................................40

CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................45

4.1 Xây dựng thang đo........................................................................................45

4.1.1 Các biến độc lập và biến phụ thuộc:......................................................45

4.1.2 Các biến kiểm soát.................................................................................48

4.2 Phương pháp thu thập dữ liệu.......................................................................50

4.3 Phương pháp nghiên cứu..............................................................................51

4.3.1 Thống kê mô tả (Descriptive Statistics).................................................51

4.3.2 Thống kê phân tích hệ số tương quan Pearson......................................53

4.4.3 Mô hình hồi quy tuyến tính...................................................................55

CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................57

5.1 Kết quả phân tích mô tả:...............................................................................57

5.2 Phân tích thống kê hệ số tương quan Pearson..............................................58

5.3 Phân tích thống kê hồi quy:..........................................................................60

4
5.4 Kết luận chung..............................................................................................62

CHƯƠNG 6: THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KHUYẾN NGHỊ. .64

6.1 Thảo luận kết quả nghiên cứu.......................................................................64

6.2 Khuyến nghị..................................................................................................65

6.3 Hạn chế của nghiên cứu và định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo.........66

6.3.1 Hạn chế của nghiên cứu:........................................................................66

6.3.2 Định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo.............................................67

CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN......................................................................................69

CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................71

PHỤ LỤC...............................................................................................................81

Phụ lục 1: Các công ty trong mẫu nghiên cứu....................................................81

5
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.1: Quy định về luân chuyển công ty kiểm toán tại một số quốc gia châu
Á........................................................................................................................................ 18

Bảng 2.3. Bảng tổng hợp kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa luân chuyển công
ty kiểm toán và chất lượng kiểm toán nhận định...............................................................30

Bảng 5.1.2: Thống kê mô tả....................................................................................58

Bảng 5.2.1: Correlations.........................................................................................60

Bảng 5.3.1: Tóm tắt mô hình..................................................................................62

Bảng 5.3.2: Kiểm định ANOVA............................................................................62

Bảng 5.3.3: Coefficients.........................................................................................63

6
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Từ tiếng Anh Tên tiếng Việt


AR Audit Rotation Luân chuyển kiểm toán viên
APR Audit Partner Rotation Luân chuyển đối tác kiểm
toán
AFR Audit Firm Rotation Luân chuyển công ty kiểm
toán
AQ Audit Quality Chất lượng kiểm toán
AAQ Actual Audit Quality Chất lượng kiểm toán thực tế
PAQ Perceived Audit Quality Chất lượng kiểm toán nhận
định
COE Cost of Equity Chi phí sử dụng vốn
LEV Leverage Chỉ số đòn bẩy tài chính
SIZE Firm size Quy mô doanh nghiệp
BETA Beta market Chỉ số beta thị trường
BM Book-to-market ratio Hệ số số sách/ giá trị thị
trường
GRW Firm growth Chỉ số phát triển doanh
nghiệp
OIVOIL Volatility of Operating Income Biến động của thu nhập đến
từ hoạt động chính
CAPM Capital Assets Pricing model Mô hình định giá tài sản vốn
EPS Earning per share Tỷ suất lợi nhuận trên cổ
phần
InEP Industry-adjusted Earning to Chỉ số lợi nhuận trên giá
Price ratio. được điều chỉnh theo thị
trường

7
CHUƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG

1. Tính cấp thiết của đề tài


Thị trường kiểm toán tại Việt Nam đã trải qua gần 30 năm phát triển, đóng góp
quan trọng vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Theo báo cáo tổng kết hoạt động từ
năm 2020 đến 2021 và phương pháp hoạt động trong năm 2022 của ngành kiểm toán độc
lập, tính đến ngày 12/01/2021, đã có 210 doanh nghiệp kiểm toán trên toàn quốc với hơn
13.732 nhân viên chuyên môn và 2.519 kiểm toán viên. Hoạt động kiểm toán độc lập
ngày càng có vị thế quan trọng trong nền kinh tế và nhận được sự công nhận từ các doanh
nghiệp, tổ chức và cộng đồng, góp phần quan trọng trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho
môi trường đầu tư và thúc đẩy phát triển thị trường vốn.

Trong những năm gần đây, xuất hiện tình trạng thay đổi số liệu trong báo cáo tài
chính của các công ty niêm yết trước và sau khi được kiểm toán. Mặc dù đã có sự giải
trình từ các công ty, nhưng vẫn còn sự nghi ngờ về chất lượng báo cáo tài chính của họ từ
phía các nhà đầu tư. Điều này một lần nữa làm nổi bật vai trò quan trọng của kiểm toán
độc lập trong việc nâng cao chất lượng báo cáo tài chính của các công ty niêm yết. Nhà
đầu tư đặt kỳ vọng vào chất lượng kiểm toán của các công ty kiểm toán độc lập trước khi
đưa ra quyết định đầu tư, bởi chất lượng kiểm toán có ảnh hưởng sâu sắc đến chất lượng
báo cáo tài chính. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán, trong
đó, tính độc lập của kiểm toán viên đóng vai trò quan trọng.

Hơn nữa, có tồn nguy cơ làm xói mòn tính độc lập là nguy cơ từ sự quen thuộc:
xuất phát từ mối quan hệ lâu dài hoặc thân thiết với khách hàng hoặc doanh nghiệp mà
kiểm toán viên làm việc, khiến họ dễ đồng cảm và chấp nhận những hành động không
phù hợp. Nếu kiểm toán viên không độc lập, sẽ dẫn đến mất niềm tin từ phía các nhà đầu
tư và quản lý, có thể dẫn đến quyết định đầu tư không chính xác. Luân chuyển kiểm toán
được xem là một trong những biện pháp nhằm ngăn chặn nguy cơ trên.

8
Do đó, cần có nghiên cứu mối quan hệ giữa luân chuyển kiểm toán và chất lượng
kiểm toán ở các công ty niêm yết tại Việt Nam nhằm cung cấp bằng chứng thực nghiệm
về vấn đề này. Đề tài này đã được nhiều tác giả trên thế giới và ở Việt Nam nghiên cứu,
công bố với những quan điểm và khía cạnh trái chiều. Tuy nhiên, nghiên cứu về ảnh
hưởng của việc luân chuyển kiểm toán và nhận định của nhà đầu tư về chất lượng kiểm
toán nhận định sau luân chuyển chưa có tác giả nào ở Việt Nam thực hiện. Vì vậy, xét
đến đối tượng chính sử dụng báo cáo kiểm toán là các nhà đầu tư, việc tìm hiểu tác động
thực sự của luân chuyển kiểm toán lên chất lượng kiểm toán nhận định trong mắt nhà đầu
tư là một vấn đề mở và cấp thiết. Đây cũng chính là mục tiêu bài viết của chúng tôi.

Việc thảo luận về luân chuyển kiểm toán không phải là mới nhưng nó đã trở thành
một vấn đề được quan tâm sau các vụ bê bối kế toán ở Enron và Worldcom xảy ra ở Mỹ
vào đầu thập kỷ này (Zeff, 2003; Arel và các cộng sự, 2005). Để thiết lập lại niềm tin vào
các báo cáo tài chính, đạo luật Sarbanes-Oxley đã được chuẩn bị và thông qua ở Mỹ.
Theo Đạo luật Sarbanes-Oxley, kiểm toán viên phải được thay thế cứ năm năm một lần
(Đạo luật Sarbanes-Oxley, 2002). Tại Việt Nam, theo quy định về việc báo kiểm toán:
“Kiểm toán viên hành nghề không được ký báo cáo kiểm toán cho một đơn vị được kiểm
toán quá ba (03) năm liên tục.”

Có rất nhiều các lập luận cho rằng việc luân chuyển kiểm toán bắt buộc sẽ làm
giảm chất lượng kiểm toán. Lý do là kiểm toán viên mới sau khi luân chuyển khó thể tiến
hành kiểm toán hiệu quả vì có ít thông tin về khách hàng mới; do đó, chất lượng kiểm
toán bị ảnh hưởng tiêu cực (Johnson và các cộng sự, 2002; Lennox, 2014; Kwon và các
cộng sự, 2014; Kim và các cộng sự, 2015; Mohrmann, 2017). Do kiểm toán viên mới
buộc phải dựa vào những ước tính và kê khai của khách hàng vì thiếu thông tin về khách
hàng như tình hình hoạt động của doanh nghiệp, hệ thống kế toán, cơ cấu kiểm soát nội
bộ; chất lượng kiểm toán có thể giảm sút trong những năm đầu tiên của hợp đồng sau khi
luân chuyển bắt buộc (Kwon và các cộng sự, 2014; Yalçın và các cộng sự, 2019).

9
Nhưng có người ủng hộ lập luận rằng việc luân chuyển kiểm toán bắt buộc có thể
nâng cao tính độc lập của kiểm toán viên (Chung và các cộng sự, 2004; Carey và các
cộng sự, 2006; Singer và các cộng sự, 2018; Dao và các cộng sự, 2008). Vì việc giảm sự
phụ thuộc về mặt kinh tế giữa công ty kiểm toán và khách hàng là một lợi ích của việc bắt
buộc luân chuyển kiểm toán nên kiểm toán viên vẫn giữ được tính độc lập của mình.
Ngoài việc nâng cao tính độc lập của kiểm toán viên, việc bắt buộc luân chuyển kiểm
toán còn mang lại sự hoài nghi hoặc cái nhìn mới mẻ về khách hàng. Trong bối cảnh này,
chúng tôi lập luận rằng việc luân chuyển công ty kiểm toán bắt buộc không chỉ ảnh
hưởng đến chất lượng kiểm toán thực tế mà còn cả chất lượng kiểm toán nhận định từ
nhà đầu tư (Dopuch và các cộng sự, 2001)

Bài nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích tìm ra mối quan hệ giữa hoạt
động luân chuyển kiểm toán viên với chất lượng kiểm toán nhận định bằng việc kế thừa
các mô hình và phương pháp nghiên cứu đã được ứng dụng tại nước ngoài. Đồng thời bài
nghiên cứu cũng khỏa lấp được các khoảng trống nghiên cứu mà các nghiên cứu trước đó
đặt ra: Ngoài chất lượng kiểm toán thực tế, liệu nhà đầu tư nhìn nhận thế nào về chất
lượng kiểm toán sau khi xảy ra luân chuyển kiểm toán. Nhà đầu tư có thể bày tỏ quan
ngại về kết quả của cuộc kiểm toán nếu mối quan hệ lâu dài và chặt chẽ giữa kiểm toán
viên đương nhiệm và ban quản lý sẽ làm giảm tính độc lập của kiểm toán viên, đặc biệt là
tại các nước đang phát triển như Việt Nam. Hơn nữa, các nhà đầu tư có thể lo ngại về
chuyên môn của kiểm toán viên đương nhiệm khi kiểm toán viên có nhiệm kỳ dài hơn.
Trong trường hợp này, các nhà đầu tư tính rủi ro thông tin dựa vào chi phí vốn cổ phần
(Dopuch và các cộng sự, 2003). Việc luân chuyển công ty kiểm toán bắt buộc là một biện
pháp để giảm chi phí vốn cổ phần nếu các nhà đầu tư nhận thấy rằng nó làm tăng tính độc
lập và tính hoài nghi của kiểm toán viên. Như vậy, bài nghiên cứu sẽ áp dụng các mô
hình nghiên cứu đã được ứng dụng tại nước ngoài, đồng thời tinh chỉnh lại để phù hợp
với môi trường Việt Nam, qua đó tạo ra mô hình tiền đề cho các bài nghiên cứu sau này
tương tự trong nước. Thông qua nghiên cứu này, các nhà quản lý tại các công ty kiểm
toán và chính phủ có thể biết và khắc phục những tồn tại trong quá trình luân chuyển, từ

10
đó đưa ra chính sách hợp lý, những đề xuất, giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao chất
lượng kiểm toán trong mắt nhà đầu tư.

2. Mục đích và câu hỏi nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu để thực hiện những mục tiêu sau:

● Luận giải vấn đề lý luận về tác động của luân chuyển kiểm toán bắt buộc đến nhận
định của nhà đầu tư về chất lượng kiểm toán tại Việt Nam (hay chất lượng kiểm
toán nhận định).
● Đánh giá ảnh hưởng của luân chuyển kiểm toán bắt buộc đến chất lượng kiểm toán
nhận định theo phương pháp định lượng.
● Xác định khoảng trống nghiên cứu của đề tài tại Việt Nam và định hướng cho các
nghiên cứu tiếp theo.
● Đề xuất các khuyến nghị với nhà quản lý và chính phủ về việc ban hành, sửa đổi
điều luật về luân chuyển kiểm toán bắt buộc tại Việt Nam.

Nhằm thực hiện các mục tiêu đã nêu ở trên, đề tài cần trả lời được các câu hỏi nghiên cứu
sau:

● Tiêu chí nào được dùng để đo lường chất lượng kiểm toán nhận định?
● Sau khi xảy ra luân chuyển công ty kiểm toán, liệu nhà đầu tư có cái nhìn thế nào
về chất lượng kiểm toán?
● Ngoài luân chuyển công ty kiểm toán, đâu còn là yếu tố ảnh hưởng đến nhận định
của nhà đầu tư?
● Những khuyến nghị nào nên được đưa ra và bổ sung vào điều luật luân chuyển
kiểm toán tại Việt Nam?

11
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Ảnh hưởng của luân chuyển công ty kiểm toán tới chất
lượng kiểm toán nhận định của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán tại Việt
Nam.
Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi không gian: Nghiên cứu sử dụng dữ liệu của 70 doanh nghiệp niêm yết
trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và Sở Giao dịch Chứng khoán
Hà Nội trong 3 năm làm mẫu nghiên cứu với 210 quan sát.
Phạm vi thời gian: bài nghiên cứu chọn khoảng thời gian trong giai đoạn 3 năm từ
2016–2018, trên cơ sở đây là khoảng thời gian trước khi xảy ra COVID-19, khi mà các
chính sách và doanh nghiệp có nhiều biến động khó đánh giá. Khoảng thời gian này đủ
dài để kết quả nghiên cứu tiệm cận độ chính xác; dữ liệu được cập nhật đến năm 2019 sẽ
giúp nhóm tác giả đánh giá đúng và có cái nhìn tổng quan hơn về vấn đề nghiên cứu.

4. Phương pháp nghiên cứu

Với các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp
nghiên cứu định lượng được trình bày dưới đây:

- Phương pháp phân tích, so sánh và tổng hợp thống kê: Dữ liệu và thông tin được
thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, sau đó sử dụng một số phương pháp phân tích dữ liệu
để hệ thống hóa các vấn đề liên quan, so sánh dữ liệu và tổng hợp kết quả để xây dựng
phương pháp phân tích, khái niệm và lý thuyết. khuôn khổ của các yếu tố quyết định ảnh
hưởng đến lợi nhuận của công ty.

- Mô hình nghiên cứu: nghiên cứu này dựa vào dữ liệu có săn như chi phí sử dụng
vốn, luân chuyển công ty kiểm toán, tổng nợ phải trả, tổng tài sản, tỷ lệ giữa giá trị sổ
sách và giá trị thị trường, độ lệch chuẩn của thu nhập hoạt động chính trong quá khứ,..
Trên báo cáo kiểm tra, công ty kiểm tra tên chính thức thực hiện kiểm tra báo cáo tài

12
chính năm đó sẽ được ghi nhận lại. Các chỉ số đều được công bố trên các trang phân tích
tài chính có danh tiếng tại Việt Nam như: Vietstock, Investing.com hay CafeF.

- Thu thập dữ liệu: nhóm tác giả sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp. Dữ liệu được thu
thập từ các báo cáo tài chính đã được kiểm toán (bao gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo
kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh tài khoản) của 70
doanh nghiệp niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và Sở
Giao dịch Chứng khoán Hà Nội từ năm 2016 đến năm 2018, các bài báo trong và ngoài
nước, các tài liệu có sẵn, công trình nghiên cứu liên liên quan đến đề tài đã được thực
hiện. Thêm vào đó, nhóm tác giả cũng sử dụng các dữ liệu từ các website đáng tin cậy
phục vụ cho việc tìm kiếm và chọn lọc thông tin, cụ thể như: Vietstock, Investing.com,
CafeF.

Mẫu nghiên cứu được nhóm tác giả lựa chọn bằng cách loại bỏ các quan sát không
có đủ thông tin để thực hiện nghiên cứu.

- Xử lý dữ liệu: nghiên cứu áp dụng bộ công cụ Office 365 để lưu dữ liệu, giúp
chúng tôi kiểm soát khi nhập dữ liệu và chạy mô hình một cách dễ dàng. Phương pháp
phân tích hồi quy được kết hợp với các phương pháp khác nhau nhằm mục đích kiểm
định các khiếm khuyết của mô hình, giúp đưa ra kết luận về giả thuyết về mối quan hệ
giữa biến độc lập và biến phụ thuộc: phân tích mô tả trình bày cấu trúc và thành phần cả
mẫu nghiên cứu; phân tích hồi quy Pearson nhằm tìm ra mối quan hệ giữa kiểm soát và
biến phụ thuộc; phân tích thống kê hồi tính nhằm khẳng định mối tương quan giữa biến
độc lập và biến phụ thuộc, đồng thời kiểm nghiệm hiện tượng đa cộng tuyến giữa các
biên thông qua chỉ số VIF.

5. Những đóng góp mới của nghiên cứu

Nghiên cứu của chúng tôi có một số đóng góp cho ngành kiểm toán nói chung và
các nhà hoạch định chính sách nói riêng.

13
Đầu tiên, chúng tôi là đơn vị đầu tiên cung cấp bằng chứng trực tiếp bằng cách
điều tra xem các nhà đầu tư nhìn nhận việc luân chuyển kiểm toán bắt buộc như thế nào,
trong khi các nghiên cứu trước đây ở Việt Nam chỉ xem xét mối quan hệ giữa việc luân
chuyển kiểm toán và chất lượng kiểm toán chứ không phải là nhận định của nhà đầu tư về
chất lượng kiểm toán. Do hầu hết các quốc gia không bắt buộc phải luân chuyển kiểm
toán viên nên các nghiên cứu trước đây chỉ có thể điều tra vấn đề này theo cách vòng vo.
Kể từ khi Việt Nam thực hiện chính sách này, điều này đã cung cấp một bối cảnh trực
tiếp để kiểm tra tác động của việc bắt buộc luân chuyển kiểm toán đối với chất lượng
kiểm toán nhận định.

Thứ hai, nghiên cứu của chúng tôi đóng góp vào cơ sở lý luận về ảnh hưởng kinh
tế từ việc luân chuyển kiểm toán bắt buộc, trong đó tập trung chủ yếu vào chi phí thực
hiện việc luân chuyển công ty kiểm toán bắt buộc. Nghiên cứu của chúng tôi cố gắng
trình bày những lợi ích tiềm tàng của việc thực hiện luân chuyển kiểm toán bắt buộc xét
về khía cạnh chi phí vốn cổ phần.

Thứ ba, những phát hiện trong nghiên cứu của chúng tôi có ý nghĩa quan trọng đối
với các nhà hoạch định chính sách và người sử dụng báo cáo tài chính. Các nhà hoạch
định chính sách cần tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp lý về hoạt động kiểm toán,
đảm bảo tính hệ thống và nhất quán chặt chẽ các quy định trong hệ thống luật pháp để
đảm bảo tính độc lập của kiểm toán viên được bảo toàn và hạn chế các trường hợp tuân
thủ một cách đối phó, lách luật. Hơn nữa, hệ thống luật pháp minh bạch, chặt chẽ cũng là
một yếu tố quan trọng giúp nhà đầu tư củng cố niềm tin trước khi quyết định đầu tư vào
thị trường trong nước. Theo báo cáo thường niên năm 2017 của Diễn đàn Doanh nghiệp
Việt Nam (VBF): “Mặc dù đánh giá cao sự cải thiện rất tích cực về môi trường đầu tư của
Việt Nam, song nhiều ý kiến cho rằng, điểm nghẽn lớn nhất vẫn là tình trạng thiếu nhất
quán, thiếu minh bạch trong thực thi chính sách”. Khi nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng
nhanh chóng được toàn cầu công nhận, thị trường chứng khoán Việt Nam đang thu hút sự
chú ý của các nhà đầu tư quốc tế. Một câu hỏi quan trọng mà các nhà đầu tư tổ chức quốc
tế tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam phải cân nhắc là liệu kiểm toán viên và các

14
thỏa thuận liên quan (như luân chuyển kiểm toán bắt buộc) có đóng vai trò hiệu quả trong
việc tăng chất lượng báo cáo tài chính hay không.

Cuối cùng, ở các nước đang phát triển khác với thị trường đang chuyển đổi và có
một số đặc điểm tương tự như Việt Nam, kết quả của chúng tôi có thể có tác dụng tham
khảo nhất định đối với các quốc gia này.

6. Quy trình nghiên cứu:

Nhóm tác giả thực hiện quy trình nghiên cứu như sau: Tìm hiểu và khảo sát các đề
tài nghiên cứu đáng quan tâm; lên ý tưởng và chọn đề tài nghiên cứu; tìm hiểu lý thuyết
và tổng quan các nghiên cứu trước đây để xác định tính khả thi, đưa ra giả thuyết nghiên
cứu và xây dựng mô hình cùng thang đo; thực hiện thu thập dữ liệu thứ cấp để phục vụ
cho việc phân tích; phân tích tương quan và hồi quy, kiểm định các giả thuyết nghiên
cứu; từ đó đề xuất giải pháp.

7. Kết cấu đề tài

Nghiên cứu bao gồm các phần sau:


- Chương 1: Giới thiệu chung
- Chương 2: Tổng quan các công trình nghiên cứu về luân chuyển công ty kiểm
toán và chất lượng kiểm toán nhận định
- Chương 3: Cơ sở lý thuyết và mối quan hệ giữa luân chuyển công ty kiểm toán
và chất lượng kiểm toán nhận định
- Chương 4: Phương pháp nghiên cứu
- Chương 5: Kết quả nghiên cứu qua phân tích dữ liệu
- Chương 6: Thảo luận kết quả nghiên cứu và khuyến nghị chính sách
- Chương 7: Kết luận

15
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về luân chuyển công ty kiểm toán (Audit firm
rotation)
Đề tài luân chuyển kiểm toán viên nói chung và luân chuyển công ty kiểm toán nói
riêng được đề cập nhiều sau mỗi kỳ kiểm toán kết thúc. Các cuộc tranh luận về việc luân
chuyển kiểm toán viên đã kéo dài trong nhiều thập kỷ qua và nhấn mạnh đến việc luân
chuyển kiểm toán tự nguyện hay bắt buộc, thời hạn lý tưởng của một nhiệm kỳ và liệu
rằng có nên luân chuyển công ty kiểm toán hay không (Arel và các cộng sự, 2005; Aziz
Khan và cộng sự, 2018; Johnson và các cộng sự, 2002,..). Thêm vào đó, scandal tài chính
như vụ Enron (2000) đã nổ ra một vụ tranh cãi, khiến mọi người cảm thấy lo ngại về việc
thời gian làm việc của kiểm toán viên sẽ ảnh hưởng đến sự độc lập và chất lượng kiểm
toán. Vấn đề này đã làm tăng sự quan tâm của các cơ quan quản lý đối với việc áp dụng
các quy định về luân phiên kiểm toán viên bắt buộc nhằm tăng cường sự độc lập của họ
và giảm khả năng xảy ra thất bại trong các cuộc kiểm toán. Vì vậy, những chính sách về
luân chuyển kiểm toán viên đã được đưa ra nhằm mục đích làm tăng tính độc lập của
kiểm toán, từ đó giúp cho việc đưa ra ý kiến kiểm toán càng chất lượng.

16
Bảng 2.1.1: Quy định về luân chuyển công ty kiểm toán tại một số quốc gia châu Á

2.1.1 Các nghiên cứu nước ngoài về luân chuyển công ty kiểm toán

Tại nước ngoài, tồn tại rất nhiều bài nghiên cứu về đề tài luân chuyển kiểm toán
viên và luân chuyển công ty kiểm toán. Các bài nghiên cứu về luân chuyển kiểm toán vô
cùng đa dạng, trong đó các bài nghiên cứu về mối quan hệ giữa xoay vòng công ty kiểm
toán với chất lượng kiểm toán chiếm đa số (Ruiz-Barbadillo và cộng sự, 2009, Kim và
Yi, 2009; Firth và cộng sự, 2012; Carcello và Nagy, 2004). Ngoài ra, còn có một số bài
nghiên cứu đặt hoạt động luân chuyển kiểm toán viên trong mối quan hệ với các đối
tượng khác, ví dụ như: mối quan hệ giữa luân chuyển kiểm toán viên và thông tin bất cân

17
xứng (Information Asymmetry) (Almutairi và các cộng sự, 2009), mối quan hệ giữa kì
kiểm toán và phí dịch vụ phi kiểm toán (Gul và các cộng sự, 2007). Các nghiên cứu về
luân chuyển Chủ Phần Hùn Kiểm Toán cũng được sử dụng trong cuộc tranh luận xung
quanh việc bắt buộc phải luân chuyển công ty kiểm toán. Tuy nhiên, như Bamber và
Bamber (2009), đã chỉ ra rõ ràng việc luân chuyển Chủ Phần Hùn Kiểm Toán có thể có
tác động nhỏ hơn nhiều so với công ty kiểm toán.

Đối với các bài nghiên cứu về mối quan hệ giữa hoạt động luân chuyển công ty
với chất lượng kiểm toán nhận định, đang có những ý kiến chính được đưa ra. Phần lớn
các nhà nghiên cứu cho rằng hoạt động luân chuyển này có ảnh hưởng tích cực đến chất
lượng kiểm toán nhận định (Cahan và Zhang, 2006; Krishnan và cộng sự, 2007; Nagy,
2005). Những người ủng hộ việc luân chuyển kiểm toán viên cho rằng mối quan hệ lâu
dài giữa công ty và kiểm toán viên tạo ra sự tin cậy và từ đó sẽ làm giảm suy giảm chất
lượng kiểm toán nhận định (Bates và các cộng sự, 1982; Arel và các cộng sự, 2005). Mặt
khác, những người phản đối (Copley và Dourcet, 1993; Bates và các cộng sự, 1982) cho
rằng sự luân chuyển này dẫn đến sự mất đi kiến thức cụ thể về khách hàng, làm giảm
năng lực của kiểm toán viên. Tuy nhiên cũng có những bài nghiên cứu phủ nhận sự tồn
tại của mối quan hệ giữa luân chuyển kiểm toán viên và chất lượng kiểm toán nhận định.
Hơn nữa, nghiên cứu của Myers et al. (2004), sử dụng Điều chỉnh hồi tố (Retrospective
restatement) làm thang đo cho chất lượng báo cáo tài chính. Điều chỉnh hồi tố là việc điều
chỉnh những ghi nhận, xác định giá trị hay trình bày lại những sai sót của các khoản mục
trên của Báo cáo tài chính kỳ trước không phát hiện ra . Nghiên cứu này nhận thấy rằng
nhiệm kỳ của công ty kiểm toán không liên quan đến khả năng trình bày lại báo cáo tài
chính hàng năm. Họ cũng không tìm thấy mối quan hệ nào giữa việc luân chuyển công ty
kiểm toán và khả năng Điều chỉnh hồi tố. Tương tự như vậy, Carcello và Nagy (2004) sử
dụng các Báo cáo tài chính gian lận làm thang đo cho chất lượng kiểm toán và nhận thấy
rằng báo cáo tài chính gian lận có nhiều khả năng xảy ra hơn trong ba năm đầu tiên hoạt
động của công ty kiểm toán. Tuy nhiên, họ không tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào cho sự

18
tương quan giữa việc lập báo cáo tài chính gian lận và thời gian thuê của công ty kiểm
toán.

2.1.2 Các quy định và nghiên cứu trong nước về luân chuyển công ty kiểm toán

Tương tự như ở nhiều nước trên thế giới, ngoài việc tăng cường chất lượng kiểm
toán thông qua việc thiết lập các cơ quan kiểm soát chất lượng, các nhà lập pháp ở Việt
Nam cũng đã ban hành các quy định nhằm nâng cao tính độc lập của kiểm toán viên,
trong đó bao gồm quy định về việc luân chuyển kiểm toán viên bắt buộc. Ví dụ, Nghị
định 105/2004/NĐ-CP của Chính phủ là một trong những văn bản pháp luật đầu tiên điều
chỉnh vấn đề này. Trong Chương 1, Điều 6 quy định về trách nhiệm của đơn vị được
kiểm toán có nêu rõ: "Trường hợp ký hợp đồng kiểm toán với một doanh nghiệp kiểm
toán từ 3 năm liên tục trở lên thì phải yêu cầu doanh nghiệp kiểm toán thay đổi kiểm
toán viên hành nghề và người chịu trách nhiệm ký tên trên báo cáo kiểm toán”. Thông tư
64/2004/TT-BTC được Bộ Tài chính ban hành để hướng dẫn thực hiện một số điều trong
Nghị định 105/2004/NĐ-CP cũng nêu rõ yêu cầu về việc thay đổi kiểm toán viên và
người chịu trách nhiệm ký báo cáo kiểm toán. Cụ thể, Chương 1, Mục 2 của thông tư này
có quy định như sau:

“2.1. Trường hợp đơn vị được kiểm toán ký hợp đồng kiểm toán với một doanh
nghiệp kiểm toán từ 3 năm liên tục trở lên, tính từ ngày Nghị định số 105/204/NĐ-CP có
hiệu lực thì cứ sau 3 năm phải yêu cầu doanh nghiệp kiểm toán thay đổi:

a) Kiểm toán viên hành nghề chịu trách nhiệm kiểm toán và ký tên trên báo
cáo kiểm toán;

b) Người chịu trách nhiệm ký báo cáo kiểm toán là Giám đốc (hoặc người
được ủy quyền) của doanh nghiệp (hoặc chi nhánh doanh nghiệp) kiểm
toán.

2.2. Trường hợp Ban Giám đốc doanh nghiệp kiểm toán hoặc lãnh đạo chi nhánh
doanh nghiệp kiểm toán chỉ có một người là kiểm toán viên hành nghề thì đơn vị được

19
kiểm toán chỉ được ký hợp đồng kiểm toán với doanh nghiệp kiểm toán hoặc chi nhanh
doanh nghiệp kiểm toán đó nhiều nhất 3 năm liên tục tính từ ngày Nghị định số
105/204/NĐ-CP có hiệu lực và từ năm thứ 4 trở đi phải chuyển sang ký hợp đồng kiểm
toán với doanh nghiệp kiểm toán khác.

Yêu cầu doanh nghiệp kiểm toán phải thay đổi kiểm toán viên hành nghề và người
chịu trách nhiệm ký báo cáo kiểm toán phải được ghi rõ trong hợp đồng kiểm toán.”

Bên cạnh đó, để tăng cường tính độc lập và khách quan của kiểm toán viên, đặc
biệt là đối với các kiểm toán viên làm việc cho các công ty niêm yết, Luật Kiểm toán viên
Độc lập (2011) đã đề ra một số quy định. Theo Điều 58 của luật này, “Doanh nghiệp
kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam không được bố trí
kiểm toán viên hành nghề thực hiện kiểm toán cho một đơn vị có lợi ích công chúng
trong năm (05) năm tài chính liên tục.”. Gần đây nhất, trong Nghị định số 17/2012/NĐ-
CP do Chính phủ ban hành vào ngày 13/3/2012 để hướng dẫn thi hành Luật Kiểm toán
Độc lập, cũng có các quy định liên quan đến việc báo cáo kiểm toán. Theo mục 5 Điều
16 của nghị định này, “Kiểm toán viên hành nghề không được ký báo cáo kiểm toán cho
một đơn vị kiểm toán quá ba (03) năm liên tục.”

Những quy định này được thiết lập với mục tiêu tăng cường tính minh bạch, độc
lập và chất lượng của công tác kiểm toán, đặc biệt là đối với các công ty niêm yết, nhằm
đảm bảo rằng quá trình kiểm toán diễn ra một cách trung thực và chính xác, từ đó tạo ra
niềm tin cho các nhà đầu tư và công chúng đối với thông tin tài chính của các doanh
nghiệp.

Dựa trên các văn bản pháp luật, có thể thấy rằng tại Việt Nam, mặc dù vẫn chưa có
quy định cụ thể về việc luân chuyển kiểm toán ở cấp độ công ty, nhưng các vấn đề liên
quan đến việc luân chuyển kiểm toán viên bắt buộc đã được quy định. Tuy nhiên, trên
thực tế, việc thực hiện luân chuyển này vẫn chưa đạt được mức độ hoàn thiện mong
muốn, do một số nguyên nhân khách quan và chủ quan từ phía các doanh nghiệp kiểm
toán.

20
Theo nghiên cứu của Trần Khánh Lâm (2011), dựa trên kết quả kiểm tra hoạt động
chất lượng năm 2009 của các công ty kiểm toán do Bộ Tài chính và Hiệp hội Kiểm toán
Việt Nam (VACPA) thực hiện, đã chỉ ra rằng các công ty kiểm toán quy mô lớn thường
tuân thủ việc luân chuyển kiểm toán viên một cách nghiêm ngặt. Tuy nhiên, ở các công ty
kiểm toán quy mô nhỏ và trung bình, chiếm đa số trong mẫu nghiên cứu, thường không
thực hiện việc luân chuyển kiểm toán viên một cách đầy đủ và có sự chênh lệch lớn giữa
các công ty. Nguyên nhân chủ quan thường là do mong muốn giảm chi phí kiểm toán và
duy trì mối quan hệ ổn định với khách hàng, trong khi nguyên nhân khách quan thường
liên quan đến thiếu nguồn lực nhân sự và cơ chế xử phạt không rõ ràng. Tóm lại, thực tế
cho thấy rằng các công ty kiểm toán quy mô vừa và nhỏ thường không có sự luân chuyển
kiểm toán viên phụ trách thực hiện kiểm toán. Theo tác giả, nguyên nhân chủ quan là do
mong muốn giảm chi phí kiểm toán và duy trì mối quan hệ với khách hàng, trong khi
nguyên nhân khách quan thường là do các công ty này không đủ số lượng kiểm toán viên
để thực hiện việc luân chuyển. Điều này đã góp phần làm giảm chất lượng kiểm toán
trong nhóm công ty kiểm toán này.

2.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu về chất lượng kiểm toán nhận định (Perceived
quality)

2.2.1. Các nghiên cứu về chất lượng kiểm toán nhận định tại nước ngoài

Các nhà nghiên cứu định nghĩa và đo lường chất lượng kiểm toán theo nhiều cách
khác nhau (Azizkhani và cộng sự, 2018; DeAngelo, 1981). Cách đo lường dựa trên việc
đó là chất lượng kiểm toán thừa nhận hay chất lượng kiểm toán nhận định (Azizkhani và
cộng sự, 2013; Daniels và Booker, 2011; Jackson và cộng sự, 2008). Chất lượng kiểm
toán thực tế cho thấy mức độ mà một kiểm toán viên giảm thiểu rủi ro của các lỗi vật chất
trong báo cáo tài chính. Chất lượng kiểm toán nhận định mức độ tin tưởng của người sử
dụng báo cáo tài chính vào hiệu quả của kiểm toán viên trong việc giảm thiểu các sai sót
vật chất trong báo cáo tài chính (Jackson và cộng sự, 2008).

21
Khi các nhà đầu tư sử dụng báo cáo tài chính để đưa ra quyết định, họ phải đối mặt
với rủi ro thông tin vì ban quản lý có thể thao túng thông tin để trình bày sai về hiệu quả
kinh tế thực sự của công ty (Healy và Wahlen, 1999). Mục đích của kiểm toán độc lập là
cung cấp sự đảm bảo hợp lý rằng các báo cáo tài chính thể hiện trung thực về hiệu quả
hoạt động kinh tế của công ty, làm giảm sự không chắc chắn và nhận định về rủi ro của
các nhà đầu tư (Newman và cộng sự, 2005). Các nhà đầu tư không thể đa dạng hóa rủi ro
thông tin nên cả nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm đều chỉ ra rằng việc giảm chi phí
vốn của công ty có liên quan đến việc báo cáo tài chính đáng tin cậy hơn (Easley và
O'Hara, 2004; Francis và cộng sự, 2004, LaFond và cộng sự, 2005; Lambert và cộng sự,
2007). Chất lượng kiểm toán cao hơn góp phần làm giảm rủi ro nhận định về thông tin,
dẫn đến chi phí vốn thấp hơn (Boone và cộng sự, 2008; Khurana & Raman, 2006;
Lambert và cộng sự, 2007). Tuy nhiên, chất lượng kiểm toán phụ thuộc vào quan điểm
của các bên liên quan trong kiểm toán (Knechel và cộng sự, 2013). Do đó, việc giảm chi
phí vốn yêu cầu chất lượng kiểm toán nhận định tốt hơn dựa trên quan điểm của nhà cung
cấp vốn. Những thay đổi khác về chất lượng kiểm toán không tương quan với chất lượng
kiểm toán nhận định sẽ không ảnh hưởng đến chi phí vốn. Định nghĩa truyền thống về
chất lượng kiểm toán nhận định đó là là nhận thức rằng kiểm toán viên phát hiện (năng
lực) và báo cáo các sai sót (tính độc lập) trong báo cáo tài chính của khách hàng.
(DeAngelo, 1981). Bên cạnh đó, một số thang đo chất lượng kiểm toán nhận định khác
bao gồm mức độ tin tưởng của người sử dụng vào chất lượng của báo cáo tài chính được
kiểm toán (Gates và các cộng sự, 2006) hay nhận định của người sử dụng về kiểm toán
độc lập (Daniels và Booker, 2011).

Các định nghĩa về chất lượng kiểm toán khác nhau chỉ ra những khó khăn trong
việc đo lường chất lượng kiểm toán. Thực tế, bất kỳ chỉ số nào dùng để đo lường chất
lượng kiểm toán cũng không hoàn hảo vì chất lượng là một khái niệm tương đối đối với
người sử dụng và ngữ cảnh. Kiểm toán viên, người được kiểm toán, người sử dụng báo
cáo tài chính và các cơ quan quản lý có thể có những kỳ vọng và động cơ khác nhau về
chất lượng kiểm toán. Do đó, không có sự thống nhất chung trong số các nhà nghiên cứu

22
về cách định nghĩa hoặc cách đo lường chất lượng kiểm toán vì nó là một khái niệm ẩn đa
chiều (Iskandar và cộng sự, 2010; Kilgore, 2007).

2.2.2.Các nghiên cứu về chất lượng kiểm toán nhận định tại Việt Nam

Trong lĩnh vực kiểm toán, đảm bảo chất lượng là điều cần thiết để đáp ứng nhu
cầu của các đối tượng sử dụng. Tuy nhiên, các đối tượng sử dụng báo cáo tài chính rất đa
dạng. Sự xuất phát cơ bản của ngành kiểm toán là sự xung đột lợi ích giữa người cung
cấp và người sử dụng thông tin tài chính. Ban đầu, kiểm toán được thiết lập để kiểm tra
tính chính xác của thông tin tài chính, chủ yếu để bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu và
chính phủ. Nhiệm vụ hàng đầu của kiểm toán viên là phát hiện gian lận hoặc sai sót từ
phía quản lý, và đối tượng sử dụng thông tin trong trường hợp này là chủ sở hữu và cơ
quan nhà nước.
Vào đầu thế kỷ XX, với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế toàn cầu và sự xuất
hiện của hàng triệu nhà đầu tư chứng khoán, mục tiêu của kiểm toán đã trải qua sự thay
đổi. Trong khi mục đích ban đầu của kiểm toán nội bộ vẫn giữ nguyên, kiểm toán bên
ngoài tập trung chủ yếu vào việc đánh giá tính trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính
thay vì phát hiện gian lận. Lúc này, đối tượng sử dụng chính của kiểm toán là các bên thứ
ba, nhằm giúp họ đánh giá tính đáng tin cậy của báo cáo tài chính.
Do đó, trong môi trường sử dụng rộng lớn như vậy, ta có thể phân loại đối tượng
sử dụng thành hai nhóm chính: (1) người quản lý và (2) các cổ đông và các bên liên quan.
Trong trường hợp các công ty không niêm yết, người sử dụng chủ yếu là ban lãnh đạo và
cổ đông. Tuy nhiên, đối với các công ty niêm yết, nhóm người sử dụng bao gồm cả các
bên thứ ba như nhà đầu tư và các tổ chức tài chính trung gian. Bởi vì thông tin trong báo
cáo tài chính của các công ty này có ảnh hưởng lớn đến xã hội, nên hầu hết các quốc gia
trên thế giới đều yêu cầu các công ty này phải được kiểm toán hàng năm.
Khi đánh giá chất lượng kiểm toán, việc tiếp cận thông qua các yếu tố liên quan
đến chất lượng kiểm toán là một thách thức. Theo luận án tiến sĩ của Trần Khánh Lâm
(2011) về "Xây dựng cơ chế kiểm soát chất lượng cho hoạt động kiểm toán ở Việt Nam",
có 7 yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán bao gồm:

23
(1) Quy mô của công ty kiểm toán
(2) Mức độ chuyên sâu trong từng lĩnh vực của kiểm toán viên
(3) Nhiệm kỳ của kiểm toán viên
(4) Phí kiểm toán
(5) Phạm vi của dịch vụ ngoài kiểm toán được cung cấp
(6) Kiểm soát chất lượng dịch vụ cung cấp
(7) Phương pháp luân chuyển kiểm toán và tính cách của kiểm toán viên
Công trình nghiên cứu của Trần Thùy Linh và Trần Thị Thùy Trang (2023) về
“Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính: Nghiên cứu tại các
công ty kiểm toán độc lập Việt Nam” cũng khẳng định có 6 tác nhân ảnh hưởng đến chất
lượng kiểm toán báo cáo tài chính. Thứ tự giảm dần của các mức độ ảnh hưởng là
(1) Cơ cấu tổ chức
(2) Yêu cầu đạo đức nghề nghiệp
(3) Trách nhiệm ban lãnh đạo
(4) Thủ tục chấp nhận khách hàng, nhất là các khách hàng mới công ty kiểm
toán cần thực hiện đầy đủ thủ tục, quy trình theo hướng dẫn của Chuẩn mực
kiểm toán số 210,
(5) Kiểm tra, giám sát từ hệ thống quản lý chất lượng
(6) Nguồn nhân lực
2.3 Tổng quan tình hình nghiên cứu về mối quan hệ giữa luân chuyển công ty
kiểm toán và chất lượng kiểm toán nhận định

Tầm quan trọng của chất lượng kiểm toán xuất phát từ ảnh hưởng của nó đến độ
tin cậy của các thông tin tài chính. Nếu ý kiến của kiểm toán viên không phù hợp có thể
ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng thông tin. Do đó, vai trò của chất lượng
kiểm toán vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ lợi ích của các bên liên quan và thu hút
sự quan tâm của các nhà đầu tư và các cơ quan quản lý. Để giúp các bên hiểu hơn về chất
lượng kiểm toán, nhiều bài nghiên cứu với những ý kiến khác nhau đã được công bố về
mối quan hệ giữa luân chuyển công ty kiểm toán và chất lượng kiểm toán. Những bằng

24
chứng trái ngược nhau có thể do cách đo lượng chất lượng kiểm toán cũng như phương
pháp nghiên cứu khác nhau.

2.3.1 Các nghiên cứu về việc luân chuyển công ty kiểm toán ảnh hưởng tích cực đến
chất lượng kiểm toán

Những người ủng hộ cho rằng việc luân chuyển công ty kiểm toán có thể ngăn cản
mối quan hệ lâu dài giữa kiểm toán viên và quản lý của công ty khách hàng trở thành mối
quan hệ cá nhân. Ngoài ra, các công ty kiểm toán có thể tác động tốt đến hoạt động kiểm
toán. Kiểm toán viên mới có quan điểm khác và đưa ra những hiểu biết mới về báo cáo
tài chính của khách hàng. Sự hoài nghi nghề nghiệp trong việc xác định các nguyên tắc
kế toán cũng như phát hiện những sai phạm trọng yếu trong báo cáo tài chính.

Các nhà đầu tư cũng ủng hộ việc luân chuyển kiểm toán do thấy tính độc lập của
kiểm toán ngày tăng (Jenkins và Vermeer, 2013). Những nghiên cứu ủng hộ thừa nhận
rằng chất lượng kiểm toán đòi hỏi một cái nhìn mới mẻ, điều mà việc luân chuyển công
ty kiểm toán mang lại (Chi và cộng sự, 2013). Bên cạnh đó, tại Australia, Carney và
Simnett (2006), việc thay đổi kiểm toán sẽ làm tăng cường việc xác định các vấn đề đã
được bỏ qua trong các cuộc kiểm toán trước đó. Nhiệm kỳ kiểm toán dài có xu hướng tạo
nên một cấu trúc được xác định trước cho hoạt động kiểm toán và làm giảm khả năng
sáng tạo và tư duy đổi mới của kiểm toán viên trong việc xác định những rủi ro mới phát
sinh do hiệu ứng “quá tự mãn” (complacency effect) và hiệu ứng “quá quen thuộc”
(familiar effect). Việc này dẫn đến chất lượng kiểm toán thấp hơn (Carney và Simnett,
2006).

Một lập luận khác ủng hộ việc luân chuyển công ty kiểm toán đó là khả năng duy
trì tính độc lập của kiểm toán viên trong các cuộc đàm phán (Perreault và Kida, 2011).
Tăng tính độc lập của kiểm toán viên góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán
(Hoàng Tiến và các cộng sự, 2019). Báo cáo tài chính dựa trên các ước tính và mô hình
hơn là các cách đo lường chính xác, và trọng tâm trong các quy định về kiểm toán và kế
toán đã chuyển từ độ tin cậy sang mức độ phù hợp trong báo cáo tài chính (Penman,

25
2012). Việc luân chuyển công ty kiểm toán được cho là nhằm tăng khả năng của kiểm
toán viên trước áp lực quản lý trong các cuộc đàm phán (Ewelt-Knauer và công sự,
2013). Quy trình về nhiệm kỳ của công ty kiểm toán sẽ tăng cường khả năng đàm phán
của kiểm toán viên bằng cách hạn chế áp lực tài chính, tuy nhiên lại tồn tại nguy cơ bị
mất khách hàng. Trong thị trường kiểm toán không được kiểm soát, kiểm toán viên cần
cân bằng giữa thu nhập của công ty kiểm toán và các nhiệm vụ trong tương lai để duy trì
tính khách quan và độc lập với các nhà quản lý.

Tại Hàn Quốc, nghiên cứu của Hakwoon Kim và cộng sự (2015) đồng tình với lập
luận của những người ủng hộ việc luân chuyển công ty kiểm toán. Họ cho rằng các kiểm
toán viên mới được luân chuyển có nhiều khả năng sẽ đánh giá sáng suốt hơn và độc lập
hơn, dẫn đến các cuộc kiểm toán thận trọng hơn. Các kiểm toán viên mới có xu hướng
đưa ra ý kiến kiểm toán hoạt động liên tục lần đầu tiên cho các công ty gặp khó khăn về
tài chính và ngăn chặn hành vi ghi tăng thu nhập của khách hàng trong cuộc kiểm toán
năm đầu tiên của họ.

Bên cạnh một số quan điểm cho rằng việc luân chuyển công ty kiểm toán có ảnh
hưởng tích cực đến chất lượng kiểm toán, cũng có khá nhiều bảo nghiên cứu cho thấy kết
quả ngược lại. Vì vậy, các nhà nghiên cứu không ủng hộ việc luân chuyển này.

2.3.2 Các nghiên cứu về việc luân chuyển công ty kiểm toán ảnh hưởng tiêu cực đến
chất lượng kiểm toán

Một số quan điểm cho rằng việc luân chuyển công ty kiểm toán có thể làm tăng
chi phí ban đầu thông qua việc thay đổi công ty kiểm toán. Kiểm toán viên mới bắt đầu
phải tìm hiểu lại từ đầu về công ty, quy trình kinh doanh và ngành của khách hàng. Điều
này sẽ khiến kiểm toán viên phụ thuộc nhiều hơn vào các ước tính và giải trình của ban
quản lý trong những năm đầu tiên tham gia kiểm toán và có thể dẫn đến sau lệnh (Myers
và cộng sự, 2003). Khi nhiệm kỳ công ty kiểm toán viên tăng lên, kiểm toán viên sẽ tìm
hiểu thêm về khách hàng và quy trình kinh doanh của khách hàng, cho phép kiểm toán
viên giảm sự phụ thuộc vào ước tính và trình bày của ban quản lý, dẫn đến cuộc kiểm

26
toán hiệu quả hơn (Crabtree, 2004). Ngoài ra, kiểm toán viên mới sẽ không được hưởng
lợi từ kiến thức cụ thể về khách hàng của kiểm toán viên trước đó (GAO, 2003) và điều
này sẽ làm suy yếu tính hiệu quả của quá trình kiểm toán (Lu và Sivaramakrishnan,
2009). Một lập luận khác đó là việc luân chuyển công ty kiểm toán bắt buộc (Catanach và
Walker, 1999), các kiểm toán viên tiền nhiệm không được chuyển giao kiểm thức của họ
về khách hàng, hệ thống kế toán. Vì vậy, kiểm toán mới sẽ phải tốn nhiều thời gian và tốn
kém về chi phí hơn trong việc lựa chọn kiểm toán mới và làm quen với các hoạt động, thủ
tục, hệ thống và ngành tổ chức (AICPA, 1992). Một mối quan ngại khác đó là kiểm toán
viên mới không có đủ chuyên môn trong ngành hoặc không có cùng mức độ kiến thức cụ
thể về công ty để thực hiện kiểm toán một cách hiệu quả (Dunham, 2002).

Những nghiên cứu phản đối việc luân chuyển công ty kiểm toán bắt buộc, nhóm
tác giả cũng có lập luận về chi phí, lợi ích cũng như chất lượng kiểm toán (Chi và cộng
sự, 2009; Ewelt-Knauer và cộng sự, 2013). Nghiên cứu của Geiger và Raghunandan
(2002) đã chỉ ra rằng việc luân chuyển bắt buộc này có thể dẫn đến những sai sót trong
việc đánh giá giả định hoạt động liên tục của công ty, đặc biệt là trong những năm đầu
của quá trình kiểm toán. Khi các công ty đang gặp khó khăn đối mặt với nguy cơ phá sản
và quyết định thay đổi công ty kiểm toán, các kiểm toán viên mới thường thiếu sự hiểu
biết sâu sắc về bản chất của hoạt động kinh doanh, tình hình thị trường và các yếu tố liên
quan. Do đó, có thể xảy ra tình trạng đánh giá không chính xác và không phát hành các
báo cáo kiểm toán cần thiết để cảnh báo người sử dụng báo cáo tài chính về các vi phạm
quan trọng trong việc định giá. Geiger và Raghunandan (2002) không ủng hộ việc luân
chuyển công ty kiểm toán bắt buộc bởi họ nhận thấy rằng các quy định này có thể tạo ra
những khó khăn cho các kiểm toán viên, làm tăng nguy cơ mắc phải sai sót khi họ phải
đưa ra các ý kiến chấp nhận toàn phần trong những năm đầu của cuộc kiểm toán. Theo
quan điểm của Carcello và Nagy (2004), nghiên cứu về các trường hợp gian lận trong báo
cáo tài chính và các báo cáo kiểm toán kèm theo đã phát hiện rằng các báo cáo gian lận
thường xuất hiện nhiều hơn trong giai đoạn đầu tiên của một nhiệm kỳ, đặc biệt là trong
khoảng 3 năm đầu. Họ cũng không tìm thấy bằng chứng cho thấy việc kéo dài nhiệm kỳ

27
của kiểm toán viên có tác động tích cực đến việc phát hiện các báo cáo tài chính gian lận.
Những kết quả này chỉ ra rằng tính độc lập của kiểm toán viên không bị ảnh hưởng theo
thời gian mà ngược lại, nó còn có vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn các trường hợp
gian lận trong báo cáo tài chính từ việc đến tay của người sử dụng
Những năm gần đây, cũng có một số nghiên cứu cho rằng việc luân chuyển kiểm
toán có tác động không đáng kể tới chất lượng kiểm toán. Tại Indonesia, Nurhayati và
Prastiti (2019), Hartadi (2018), Fitriany và cộng sự (2016) không phát hiện có mối liên hệ
giữa việc luân chuyển kiểm toán viên và chất lượng kiểm toán. Kết quả nghiên cứu của
Fredrik Löfving và Elias Widenius (2016) chỉ ra rằng việc luân chuyển công ty kiểm toán
không ảnh hưởng đến cả chất lượng kiểm toán nhận định và chất lượng kiểm toán thực tế.

28
Bảng 2.3. Bảng tổng hợp kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa luân chuyển công ty
kiểm toán và chất lượng kiểm toán nhận định

Nghiên cứu Kết quả nghiên cứu


Jenkins và Vermeer (2013)
Chi và cộng sự (2013)

Carney và Simnett (2006)

Perreault và Kida, 2011 Mối quan hệ tích cực


Hoàng Tiến và các cộng sự (2019)

Ewelt-Knauer và công sự (2013)

Kim và cộng sự (2015)


Myers và cộng sự (2003)
Crabtree (2004)

Lu và Sivaramakrishnan (2009)

Catanach và Walker (1999) Mối quan hệ tiêu cực


Dunham (2002)

Geiger và Raghunandan (2002)

Carcello và Nagy (2004)


Prastiti (2019)

Hartadi (2018)
Không có mối quan hệ
Fitriany và cộng sự (2016)

Fredrik Löfving và Elias Widenius (2016)

29
2.4. Khoảng trống nghiên cứu

Trong nhiều năm, vấn đề luân chuyển công ty kiểm toán đã được thảo luận trên
phạm vi quốc tế có giúp nâng cao chất lượng kiểm toán nhận định hay không. Do nhiều
sự kiện trong quá khứ gây ra bởi sự thất bại trong nhiệm kỳ dài hạn của các công ty kiểm
toán, chẳng hạn như trường hợp của Enron và Tesco, vì vậy EU đã đưa ra các quy định
mới và việc luân chuyển công ty kiểm toán bắt buộc để giải quyết vấn đề. Ở Việt Nam đã
có khá nhiều nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán nói chung và
chất lượng kiểm toán nhận định nói riêng. Tuy nhiên, có khá ít bài nghiên cứu về tác
động của công ty kiểm toán tới chất lượng kiểm toán nhận định tại Việt Nam. Việc luân
chuyển kiểm toán viên chịu trách nhiệm ký báo cáo kiểm toán đã được quy định trong
các văn bản luật. Tuy nhiên, trên thực tế, do chưa có chế tài xử phạt nên việc luân chuyển
này chỉ mang tính tự giác từ phía các công ty kiểm toán và đơn vị được kiểm toán. Từ đó,
nảy sinh nguy cơ đe dọa đến tính độc lập của kiểm toán viên cũng như chất lượng kiểm
toán.
Từ những vấn đề nêu trên, đề tài này được thực hiện nhằm mục đích lấp đầy
khoảng trống nghiên cứu bằng cách thực hiện một nghiên cứu tại Việt Nam để có được
cái nhìn về mối quan hệ giữa việc luân chuyển công ty kiểm toán và chất lượng kiểm toán
nhận định tại các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán tại Việt Nam, đồng thời
giải thích cơ sở khoa học của những quy định này. Bài nghiên cứu tập trung vào việc thu
thập một bộ dữ liệu đủ lớn và đa dạng từ các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng
khoán tại Việt Nam để phản ánh đầy đủ sự đa dạng của các trường hợp luân chuyển công
ty kiểm toán. Việc này đòi hỏi sự cẩn thận trong việc thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn trên
các sàn chứng khoán, bao gồm những thông tin trên báo cáo tài chính, thông tin về công
ty kiểm toán, và thông tin về doanh nghiệp và ngành công nghiệp. Qua đó, bài nghiên
cứu sẽ có một cơ sở dữ liệu đầy đủ và tin cậy để thực hiện phân tích. Việc này sẽ giúp
hiểu rõ hơn về tác động của quyết định thay đổi công ty kiểm toán đối với doanh nghiệp,
cung cấp thông tin hữu ích cho các quyết định chiến lược trong tương lai cũng như tạo ra
các đề xuất cải thiện cụ thể cho doanh nghiệp và các bên liên quan.

30
31
CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA LUÂN CHUYỂN
CÔNG TY KIỂM TOÁN ĐẾN CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN NHẬN ĐỊNH

3.1 Khái quát về luân chuyển công ty kiểm toán

3.1.1. Tính chất và quy định luân chuyển công ty kiểm toán ở nước ngoài

Luân chuyển công ty kiểm toán (Audit firm rotation) là hoạt động một công ty
kiểm toán được bổ nhiệm vào vị trí kiểm toán cho khách hàng trong một khoảng thời
gian được thỏa thuận, ví dụ như 5 năm, và sau khoảng thời gian đó công ty kiểm toán
phải từ bỏ vị trí của mình để dành cho những công ty kiểm toán khác. Việc đảm bảo sự
minh bạch và độc lập trong ngành kiểm toán là một trong những yếu tố quan trọng nhất
để duy trì niềm tin từ phía công chúng và các nhà đầu tư. Trong bối cảnh này, luân
chuyển công ty kiểm toán đã trở thành một chủ đề nóng bỏng thu hút sự quan tâm của các
chính phủ, tổ chức quản lý, và cả cộng đồng kinh doanh toàn cầu. Bằng cách thay đổi
công ty kiểm toán định kỳ, chúng ta hy vọng có thể tăng cường tính độc lập, minh bạch
và chất lượng trong quá trình kiểm toán. Mục đích là làm giảm sự kiểm soát hiệu quả của
kiểm toán viên bởi các giám đốc, những người có thể đe dọa sa thải kiểm toán viên nếu
họ không tuân thủ các yêu cầu của họ. (Oxford, 2010). Thời hạn bổ nhiệm được gọi là
nhiệm kỳ kiểm toán và khác nhau ở mỗi quốc gia. Một số quốc gia có thể yêu cầu bắt
buộc phải luân chuyển công ty kiểm toán, một số thì không.

Một trong những điểm đáng chú ý nhất là cách mà các quốc gia đưa ra quy định và
chính sách về luân chuyển công ty kiểm toán. Chẳng hạn, ở Liên Minh Châu Âu, quy
định luân chuyển công ty kiểm toán được xem là một phần của Đạo luật Kế toán Châu
Âu (EU Audit Reform), trong đó công ty kiểm toán phải thay đổi sau mỗi khoảng thời
gian nhất định, thường là 10 năm. Tuy nhiên, có thể kéo dài lên đến 20 năm nếu các biện
pháp bổ sung được thực hiện để bảo đảm tính độc lập và minh bạch. Mặt khác, ở Hoa Kỳ,
mặc dù có sự đề xuất về luân chuyển công ty kiểm toán từ SEC, nhưng đã rút lại sau đó
do các lý do phản đối từ phía công ty và ngành công nghiệp. Thay vào đó, các tổ chức

32
như Ban Giám sát Kế toán Công ty Đại chúng (PCAOB) tiếp tục đề xuất các biện pháp
nhằm tăng cường độc lập và minh bạch trong ngành kiểm toán.

Việc thay đổi công ty kiểm toán định kỳ cũng đã được áp dụng ở nhiều quốc gia
khác như Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc. Ở Hàn Quốc, các công ty kiểm toán phải
thay đổi sau mỗi 10 năm, nhưng có thể kéo dài lên đến 15 năm nếu được chấp thuận bởi
các cơ quan quản lý. Ở Nhật Bản, quy định luân chuyển công ty kiểm toán đã được đưa
ra vào năm 2017, yêu cầu các công ty niêm yết thực hiện việc thay đổi công ty kiểm toán
sau mỗi 7 năm. Trong khi đó, ở Trung Quốc, các quy định về luân chuyển công ty kiểm
toán cũng được thiết lập, nhưng các chi tiết cụ thể có thể khác nhau tùy thuộc vào hướng
dẫn của cơ quan quản lý tài chính.

Tuy nhiên, hiệu quả của luân chuyển công ty kiểm toán vẫn còn nhiều tranh cãi.
Mặc dù một số nghiên cứu cho thấy việc thay đổi công ty kiểm toán có thể tăng cường
tính độc lập và minh bạch trong quá trình kiểm toán, nhưng cũng có những nghiên cứu
chỉ ra rằng sự định kỳ này có thể gây ra những rủi ro không mong muốn, như tăng chi phí
cho các công ty và giảm sự liên tục trong dịch vụ kiểm toán. Do đó, việc thiết lập chính
sách luân chuyển công ty kiểm toán cần phải cân nhắc kỹ lưỡng, dựa trên các nghiên cứu
kinh nghiệm và điều chỉnh linh hoạt theo từng tình hình cụ thể của quốc gia.

Vì vậy, luân chuyển công ty kiểm toán là một chủ đề quan trọng và phức tạp, đòi
hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng và nghiên cứu kinh nghiệm từ các quốc gia khác nhau trên thế
giới. Việc thiết lập quy định và chính sách phù hợp có thể giúp tăng cường tính độc lập,
minh bạch và chất lượng trong quá trình kiểm toán, từ đó đảm bảo sự tin cậy của thông
tin tài chính và tăng cường niềm tin từ phía công chúng và các nhà đầu tư.

3.1.2. Tính chất và quy định về luân chuyển công ty kiểm toán ở Việt Nam

Tại Việt Nam, việc luân chuyển công ty kiểm toán là bắt buộc nhằm tránh xung
đột giữa khách hàng và kiểm toán viên. Điều 16 Nghị định 17/2012/NĐ-CP ngày
13/3/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Kiểm toán
độc lập, kiểm toán viên hành nghề không được ký báo cáo kiểm toán cho một đơn vị

33
được kiểm toán quá 3 năm liên tiếp. Đây được coi là một phương pháp hiệu quả để đảm
bảo tính khách quan và trung thực từ kiểm toán viên. Luân chuyển công ty kiểm toán tại
Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính minh bạch, độc lập và chất
lượng của quá trình kiểm toán. Các quy định và hướng dẫn được ban hành bởi cơ quan
nhà nước có liên quan đã tạo nên một khung pháp lý chặt chẽ và rõ ràng để thực hiện việc
này. Trong đó, Luật Kế toán của Việt Nam là điều luật cơ bản, cung cấp cơ sở pháp lý
quan trọng cho các hoạt động kế toán và kiểm toán tại Việt Nam. Luật Kế toán, đã được
sửa đổi và bổ sung qua nhiều lần, không chỉ quy định về việc lập báo cáo tài chính mà
còn đi sâu vào các vấn đề liên quan đến kiểm toán, bao gồm cả việc chọn lựa và luân
chuyển công ty kiểm toán. Nghị định 155/2018/NĐ-CP, có hiệu lực từ tháng 2 năm 2019,
tiếp tục điều chỉnh và cung cấp hướng dẫn cụ thể về việc kiểm toán công ty, trong đó có
quy định về luân chuyển công ty kiểm toán. Thực hiện các quy định của Nghị định
155/2018/NĐ-CP, Thông tư 202/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính được ban hành để
hướng dẫn chi tiết về quy trình và điều kiện luân chuyển công ty kiểm toán. Thông tư này
cũng tập trung vào việc thực hiện các biện pháp quản lý, giám sát đối với các công ty
kiểm toán, nhằm đảm bảo tính minh bạch, độc lập và chất lượng của quá trình kiểm toán.

Bên cạnh đó, Tổng cục Thuế cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc quản lý
kiểm toán, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thuế. Các quy
định và hướng dẫn của Tổng cục Thuế cũng có thể áp dụng cho việc chọn lựa và luân
chuyển công ty kiểm toán, đồng thời tăng cường tính minh bạch và độc lập trong quá
trình kiểm toán tài chính của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, cách làm này thường bị chỉ
trích vì chi phí, sự gián đoạn và hậu quả là làm giảm chất lượng của công việc kiểm toán.
Theo bài nghiên cứu trước đó, luân chuyển công ty kiểm toán được cho là mang lại nhiều
sức ảnh hưởng hơn so với luân chuyển đối tác kiểm toán (Audit partner rotation)
(Bamber và Bamber, 2009). Lý do là khi chỉ thay đổi đối tác , các công nghệ, kỹ thuật và
phương pháp làm việc vẫn được giữ nguyên nếu như không có sự thay đổi công ty kiểm
toán.

34
3.2 Khái quát về chất lượng kiểm toán nhận định

3.2.1. Khái niệm về chất lượng kiểm toán nhận định


Chất lượng kiểm toán được thể hiện ở hai hình thức là “chất lượng thực” (actual
quality) và “chất lượng kiểm toán nhận định" (perceived quality) (Jackson và các cộng
sự, 2008). Theo đó, chất lượng thực thể hiện mức độ tin cậy của báo cáo tài chính khi
kiểm toán viên phát hiện được các sai sót trọng yếu trên báo cáo tài chính và rủi ro kiểm
toán được giảm thiểu tối đa (chất lượng kiểm toán được đảm bảo khi kiểm toán viên có
đầy đủ trình độ nghiệp vụ). Còn chất lượng kiểm toán nhận định thể hiện mức độ tin
tưởng của các người sử dụng báo cáo tài chính đối với chất lượng của các báo cáo và hiệu
quả của cuộc kiểm toán, chủ yếu vấn đề chất lượng ở đây liên quan đến uy tín nghề
nghiệp của các công ty kiểm toán trên thị trường cũng như sự độc lập của kiểm toán viên
đối với khách hàng.

Chất lượng kiểm toán nhận định (Perceived Audit Quality) được định nghĩa dựa
trên mức độ hài lòng về tính khách quan, trung thực và đáng tin cậy của báo cáo kiểm
toán từ người sử dụng thông tin. Đại diện cho quan điểm này có thể kể đến Carcello và
các cộng sự (1992), Kym và các cộng sự (2008). Nghiên cứu khác cũng đi đến kết luận
rằng chất lượng kiểm toán phản ánh mức độ hài lòng của người sử dụng về tính khách
quan và độ tin cậy của kiểm toán viên (Trần Khánh Lâm, 2011; Nguyễn Anh Tuấn,
2014).

Và khi đứng dưới góc nhìn của nhà đầu tư, người ta đã đưa ra một số quan điểm
khác về chất lượng kiểm toán, theo đó chất lượng kiểm toán nhận định được thể hiện qua
sự trung thực của thông tin tài chính được trình bày trên báo cáo tài chính sau khi kiểm
toán. Trách nhiệm của kiểm toán viên là phải làm giảm các sai sót và nâng cao độ trung
thực của dữ liệu kế toán (Beatty, 1989). Định nghĩa này quan tâm đến kết quả của dịch vụ
kiểm toán đó là sự trung thực của báo cáo tài chính. Theo đó, tác giả cho rằng báo cáo tài
chính là một kết quả tổng hợp của doanh nghiệp báo cáo lẫn các kiểm toán viên. Khi
thông tin trên báo cáo tài chính không trung thực hợp lý thì chất lượng kiểm toán đã

35
không được đảm bảo cho dù kiểm toán viên đã hoàn toàn tuân thủ chuẩn mực. Trong
cách nhìn phổ quát, chất lượng kiểm toán nhận định được định nghĩa là mức độ mà quá
trình kiểm toán đáp ứng được các tiêu chuẩn, yêu cầu và mong muốn của người sử dụng
thông tin tài chính. Điều này bao gồm sự độc lập, khách quan, chính xác và hiệu quả của
quá trình kiểm toán.

Chất lượng kiểm toán nhận định là một khái niệm quan trọng và phức tạp, được
đánh giá từ nhiều khía cạnh khác nhau. Chất lượng kiểm toán nhận định đóng vai trò
quan trọng trong việc xác định mức độ mà các bên liên quan tin tưởng và đánh giá công
ty kiểm toán. Khái niệm này không chỉ tập trung vào kết quả cuối cùng của quá trình
kiểm toán mà còn bao gồm cả quá trình kiểm toán và các yếu tố liên quan, như độc lập,
tính chuyên nghiệp, sự minh bạch và công bằng. Trong một thị trường tài chính phát
triển, chất lượng kiểm toán nhận định đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng niềm
tin và uy tín cho các tổ chức kiểm toán. Chất lượng kiểm toán nhận định cao cho thấy
rằng quá trình kiểm toán được thực hiện một cách hiệu quả, chính xác và đáng tin cậy.
Điều này có thể dẫn đến sự tăng cường niềm tin của cổ đông, ngân hàng, cơ quan quản lý
và các bên liên quan khác đối với thông tin tài chính và báo cáo kiểm toán.

Ngoài ra, sự minh bạch trong quá trình kiểm toán và báo cáo kết quả cũng là một
yếu tố quan trọng trong việc xây dựng chất lượng kiểm toán nhận định. Các báo cáo kiểm
toán rõ ràng và chi tiết giúp tạo ra một môi trường tin cậy và minh bạch cho thị trường tài
chính. Cuối cùng, uy tín của một công ty kiểm toán trong ngành cũng ảnh hưởng đến chất
lượng kiểm toán nhận định. Các công ty kiểm toán có uy tín cao và lịch sử dài trong việc
cung cấp các dịch vụ kiểm toán chất lượng cao thường được đánh giá cao về chất lượng
kiểm toán nhận định.

Tóm lại, chất lượng kiểm toán nhận định không chỉ đánh giá kết quả kiểm toán mà
còn bao gồm cả quá trình và các yếu tố xung quanh nó. Đánh giá chất lượng kiểm toán
nhận định đóng vai trò quan trọng trong việc xác định sự tin cậy của thông tin tài chính
và uy tín của các công ty kiểm toán trong thị trường tài chính và doanh nghiệp.

36
3.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán nhận định

Quy mô

Một số nghiên cứu đã điều tra mối quan hệ giữa chất lượng kiểm toán nhận định và quy
mô (Francis và Yu, 2009; Hay và Davis, 2004). Hầu hết họ đều khẳng định rằng các công
ty có quy mô lớn có mối tương quan thuận chiều với chất lượng kiểm toán (Colbert và
Murray, 1995; DeAngelo, 1981; O’Keefe và Wesort, 1992). Mặt khác, một số khảo sát
khác lại đề cập rằng không có sự khác biệt giữa các công ty kiểm toán lớn và các công ty
kiểm toán nhỏ,cả hai đều có tiềm năng đạt đến mức chấp nhận được chất lượng kiểm toán
(Bauwhede và Willekens, 2004; Jackson và các cộng sự, 2008; Larn và Chang, 1994).
Tuy nhiên, có vẻ như các công ty kiểm toán lớn hơn có trình độ cao hơn và cam kết đạt
được chất lượng kiểm toán cao hơn. Nó có thể là do thông tin kỹ thuật cao và năng lực
chuyên môn cũng như nỗ lực của họ tiếp tục đào tạo nhân viên ở bậc cao hơn và duy trì
danh tiếng của công ty trong việc đưa ra một cuộc kiểm toán phù hợp báo cáo. Những
hoạt động như vậy là cần thiết để giữ khách hàng của họ.

Chuyên môn trong ngành

Theo tài liệu, rõ ràng chuyên môn của kiểm toán viên đóng vai trò quan trọng trong việc
nâng cao chất lượng kiểm toán. Đòi hỏi chuyên môn của kiểm toán viên trong một ngành
dẫn đến trình độ năng lực kỹ thuật cao hơn và thông tin kỹ thuật. Điều này chủ yếu là do
khả năng tiềm ẩn của kiểm toán viên trong việc phát hiện các sai sót trong báo cáo tài
chính (Arrunada, 2000). Trong trường hợp này, kiến thức chuyên môn về ngành sẽ nâng
cao khả năng kiểm toán viên phát hiện ra lỗi và do đó ảnh hưởng đến xác suất báo cáo
các lỗi được phát hiện (Hammersley, 2006). Yêu cầu chuyên môn trong ngành có thể là
động cơ khuyến khích công ty kiểm toán đầu tư vào chuyên môn và mong muốn có được
kiến thức chuyên môn dựa trên ngành. Ngoài ra, các ngành thường sử dụng hợp đồng
giám định, liên quan đến kế toán công nghệ mạnh mẽ hơn để đạt được mức chất lượng
kiểm toán cao hơn bằng cách sử dụng các chuyên gia kiểm toán trong ngành hơn các
kiểm toán viên không có chuyên môn (Craswell và cộng sự, 1995). Vì vậy, chất lượng

37
kiểm toán có mối quan hệ tích cực với tính chuyên môn hóa và chuyên môn trong ngành
(Lowensohn và các cộng sự, 2007). Ngoài ra, nhiệm kỳ kiểm toán có liên quan trực tiếp
đến chuyên môn trong ngành, vì khách hàng kiểm toán công nghiệp mới có thể mong
muốn được hưởng lợi từ chuyên môn kiểm toán, khả năng và kiến thức kỹ thuật. Vì vậy,
kiểm toán viên sẽ có thể bổ sung những kiến thức còn thiếu về khách hàng trong quá
trình những năm đầu tiên làm kiểm toán viên (Stanley và Todd DeZoort, 2007).

Phí kiểm toán

Phí kiểm toán như một yếu tố quan trọng của chất lượng kiểm toán đã được sử dụng
trong một số nghiên cứu, đặc biệt là trong kiểm tra mối liên hệ giữa chất lượng kiểm toán
và quy mô (DeAngelo, 1981; Francis, 2004; Hay và Davis, 2004). Phí kiểm toán lớn hơn
cũng liên quan đến việc lựa chọn kiểm toán viên có trình độ (Hay và Davis, 2004). Mặc
dù phí kiểm toán cao hơn, một số khách hàng quan tâm hơn đến việc sử dụng các công ty
kiểm toán lớn. Khách hàng tin tưởng rằng quy mô lớn các công ty kiểm toán có sự giám
sát và liên kết chặt chẽ hơn để đạt được chất lượng kiểm toán cao hơn (Hay và Davis,
2004). Về năng lực và chuyên môn của kiểm toán viên, bao gồm thông tin kỹ thuật và
thông tin liên tục giáo dục, các công ty kiểm toán lớn thuê các chuyên gia tốt hơn so với
các công ty có quy mô nhỏ. Vì vậy, cuộc kiểm toán càng lớn chắc chắn rằng chuyên môn
(và chất lượng kiểm toán) của kiểm toán viên sẽ cao hơn và do đó phí kiểm toán sẽ cao
hơn (DeAngelo, 1981). Ví dụ, khi nhu cầu về chất lượng kiểm toán cao hơn cũng như các
hoạt động bổ sung tăng lên, phí kiểm toán dự kiến sẽ cao hơn đối với công ty (Houghton
và Jubb, 1999). Mặt khác, danh tiếng của các công ty kiểm toán có thể bị ảnh hưởng tiêu
cực bởi các khách hàng có mức độ rủi ro cao, và do đó, do những ảnh hưởng đó, chắc
chắn phí kiểm toán cao hơn được tính bởi các công ty kiểm toán lớn hơn (Hogan, 1997).

Dịch vụ phi kiểm toán

Dịch vụ phi kiểm toán cũng như dịch vụ kiểm toán có thể ảnh hưởng đến chất lượng
kiểm toán (Jeong và các cộng sự, 2005). Nói chính xác hơn, biến động chi phí kiểm toán
có thể xuất phát từ những thay đổi về cả phí kiểm toán và chi phí kiểm toán dịch vụ

38
(Ding và Jia, 2012). Houghton & Jubb (1999) đã lập luận rằng phí dịch vụ phi kiểm toán
thấp hơn nhạy cảm về giá so với phí kiểm toán và có thể đóng vai trò quan trọng trong
việc nâng cao uy tín của các đối tác của công ty kiểm toán. Tuy nhiên, người ta mong đợi
một mối quan hệ tích cực giữa các báo cáo kiểm toán đủ điều kiện và cả chất lượng kiểm
toán và phí phi kiểm toán (Houghton và Jubb, 1999). Các cơ quan quản lý và AICPA đã
nhấn mạnh mạnh mẽ tính độc lập của kiểm toán viên. Ngoài lý thuyết kinh tế về tính độc
lập của kiểm toán viên, quy định của SEC bày tỏ rằng trái ngược với kiểm toán thực tế,
tính độc lập được cảm nhận của kiểm toán viên là một hàm số của tỷ lệ phí phi kiểm toán
(Smidt, 2012). Sự cám dỗ để kiếm thêm phí phi kiểm toán có thể làm giảm tính độc lập
của kiểm toán viên (Frankel và các cộng sự, 2002).

Danh tiếng kiểm toán viên

Nhìn chung, các công ty kiểm toán lớn có uy tín hơn các công ty kiểm toán nhỏ. Vì vậy,
cái giá phải trả cho danh tiếng trong các công ty nhỏ hơn ít hơn đáng kể so với các công
ty kiểm toán lớn (Hogan, 1997). Do đó, các doanh nghiệp lớn hơn không chỉ có khuyến
khích để duy trì mức độ danh tiếng hiện tại của họ, nhưng họ cũng mong muốn nâng cao
nó bằng cách giới thiệu báo cáo kiểm toán chính xác. Điều này chủ yếu là do ảnh hưởng
tiềm tàng của chất lượng kiểm toán đến danh tiếng của kiểm toán viên. Danh tiếng có thể
đóng vai trò đại diện trong việc kiểm tra mối quan hệ giữa chất lượng kiểm toán và quy
mô kiểm toán cũng như phí kiểm toán. Dựa trên “lý thuyết vốn”, do độ tin cậy cao hơn
của các kiểm toán viên lớn hơn, các công ty kiểm toán có lợi thế lớn danh tiếng được coi
là chính xác hơn (Teoh & Wong, 1993). Điều đó có nghĩa là các kiểm toán viên lớn, có
danh tiếng hơn, có nhiều khả năng đưa ra báo cáo kiểm toán chính xác hơn (Lennox,
1999). Lý thuyết này cũng cho thấy rằng các công ty kiểm toán đáng tin cậy hơn có thể
yêu cầu phí kiểm toán cao hơn do giá trị thị trường của báo cáo kiểm toán của họ
(Lindberg, 2001). Tuy nhiên, phí kiểm toán cao hơn như vậy có thể làm giảm tính độc lập
của kiểm toán viên (DeFond, 2002), vì phí kiểm toán cao hơn có thể thể hiện ý định của
khách hàng muốn có được báo cáo kiểm toán rõ ràng. Bằng cách ấy, kiểm toán viên có
thể mất đi tính độc lập và danh tiếng của họ. Vì vậy, tác động tiêu cực giữa kiểm toán

39
viên danh tiếng và phí kiểm toán có thể xảy ra (Tomczyk, 1996). Kết quả là, uy tín của
kiểm toán viên cũng như hoạt động kiểm toán phí có thể bị ảnh hưởng. Bảng 1 tóm tắt
các kết quả thu được từ các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm về yếu tố chất lượng
kiểm toán.

3.3. Mối quan hệ giữa luân chuyển công ty kiểm toán và chất lượng kiểm toán nhận
định

Cuộc tranh luận về việc luân chuyển công ty kiểm toán viên đã kéo dài trong nhiều
thập kỷ và nhấn mạnh vào nhiều vấn đề khác nhau như luân chuyển kiểm toán tự nguyện
và bắt buộc, thời hạn lý tưởng của nhiệm kỳ kiểm toán và liệu có nên luân chuyển công
ty kiểm toán, nhóm, đối tác hoặc kiểm toán viên cá nhân hay không (ví dụ: Arel và các
cộng sự, 2005; Aziz và các cộng sự, 2018; Johnson và các cộng sự, 2002). Các vụ bê bối
kế toán nổi tiếng thường thu hút sự giám sát kỹ lưỡng về mối quan hệ giữa công ty kiểm
toán và khách hàng và ảnh hưởng của chúng đến tính độc lập của kiểm toán viên (Arel và
cộng sự, 2005; Johnson và cộng sự, 2002). Người ta đã đặt ra mối lo ngại về tác động của
việc luân chuyển công ty kiểm toán (hoặc thiếu nó) đối với chất lượng kiểm toán nhận
định và sự cần thiết phải có các hành động quản lý như áp đặt luân chuyển kiểm toán bắt
buộc (Firth và các cộng sự, 2012; Johnson và các cộng sự, 2002). Trong khi trong những
năm gần đây, nhiều nước đang phát triển đã thực thi các luật và quy định yêu cầu luân
chuyển công ty kiểm toán ở một số loại, thì tài liệu còn tồn tại về mối liên hệ luân chuyển
và chất lượng kiểm toán được cho là vẫn còn hạn chế (Adeyemi và Okpala, 2011;
Ebimobowei và Keretu, 2011; Firth và các cộng sự, 2012).

Trong lịch sử, các chính phủ và cơ quan quản lý trên khắp thế giới đã quan tâm
đến việc triển khai luật luân chuyển công ty kiểm toán bắt buộc để nâng cao chất lượng
kiểm toán nhận định (Arel và các cộng sự, 2005; Bowlin và các cộng sự, 2015; Cameran
và các cộng sự, 2016; Ủy ban Châu Âu, 2010). Cho đến nay, các nghiên cứu về việc liệu
các dạng luân chuyển công ty kiểm toán viên khác nhau có ảnh hưởng đến chất lượng
kiểm toán nhận định hay không và như thế nào cho thấy nhiều kết quả khác nhau Năm

40
2010, Ủy ban Châu Âu đã ban hành Sách Xanh để tham vấn cộng đồng, trong đó đề xuất
xem xét luân chuyển kiểm toán bắt buộc (Ủy ban Châu Âu, 2010). Các phản hồi từ quá
trình tham vấn cũng cho thấy những kết quả khác nhau, với nhiều người phản đối đề xuất
này và kêu gọi nghiên cứu thêm về những ưu và nhược điểm của luân chuyển kiểm toán
bắt buộc (Ủy ban Châu Âu, 2011).

Một số thất bại trong kiểm toán (ví dụ: Enron, WorldCom, Sunbeam và Waste
Management) đã khiến các cơ quan quản lý đặt câu hỏi liệu các kiểm toán viên bên ngoài
có độc lập hay không (Ủy ban Tín thác Công cộng & Doanh nghiệp Tư nhân, 2003). Yêu
cầu luân chuyển công ty kiểm toán bằng cách giới hạn số năm liên tiếp mà một công ty
kiểm toán cụ thể có thể kiểm toán một công ty đại chúng đã được thảo luận như một biện
pháp nâng cao tính độc lập của kiểm toán viên (AICPA, 1978, POB, 2001, SOX, 2002,
Thượng viện Hoa Kỳ, 1976). Đạo luật Sarbanes-Oxley (2002) yêu cầu đối tác kiểm toán
chính và đối tác soát xét kiểm toán (hoặc người soát xét đồng thời) phải được luân phiên
5 năm một lần đối với tất cả các cuộc kiểm toán của công ty đại chúng.

Luân chuyển công ty kiểm toán không phải là một khái niệm mới. Việc luân
chuyển công ty kiểm toán đã được thực hiện ở một số nước như Israel, Brazil, Tây Ban
Nha và Ý (Catanach & Walker, 1999). Một số dự luật có điều khoản liên quan đến việc
luân chuyển công ty kiểm toán đã được tranh luận cùng với Đạo luật Sarbanes-Oxley
(SOX) như một biện pháp nhằm nâng cao tính độc lập của kiểm toán viên. Không có gì
được ban hành, nhưng Quốc hội quyết định cần nghiên cứu thêm về tác động tiềm ẩn của
việc luân chuyển bắt buộc đối với các công ty kế toán công đã đăng ký.

Quốc hội Hoa Kỳ lưu ý khi thông qua Đạo luật Sarbanes-Oxley những lợi ích tiềm
tàng của nhiệm kỳ kiểm toán đối với các cổ đông và các bên liên quan khác nhau
(Thượng viện Hoa Kỳ (2002)). Nó chỉ ra rằng nhiệm kỳ kiểm toán là một phương tiện để
nâng cao chất lượng kiểm toán và do đó nó làm tăng chất lượng của các báo cáo tài chính
có mục đích chung (Carey và Simnett, 2006). Để thỏa hiệp với các bên ở mỗi bên của vấn
đề, Mục 203 của SOX yêu cầu một công ty kế toán công đã đăng ký phải luân phiên

41
người đứng đầu hoặc điều phối đối tác kiểm toán và đối tác soát xét để không có vai trò
nào được thực hiện bởi cùng một kiểm toán viên cho cùng một công việc. tổ chức phát
hành trong hơn 5 năm liên tiếp (Manry, 2003). Nhiều quốc gia như các nước ở Liên minh
Châu Âu, Vương quốc Anh, Hồng Kông, Trung Quốc, Nhật Bản, Úc, Canada và Mexico
cũng đã thông qua các đạo luật yêu cầu bắt buộc phải luân chuyển đối tác kiểm toán
( Tafara, 2006).

Tuy nhiên, trái ngược với việc luân chuyển đối tác kiểm toán, việc bắt buộc luân
chuyển công ty kiểm toán vẫn còn gây tranh cãi. Conference Board ủng hộ việc sử dụng
luân chuyển công ty kiểm toán ngay cả khi việc luân chuyển đối tác kiểm toán được sử
dụng để nâng cao tính độc lập của kiểm toán viên (Conference Board, 2005). Nhiều quốc
gia như Brazil, Ý và Singapore đã áp dụng bắt buộc luân chuyển công ty kiểm toán thay
vì bắt buộc luân chuyển đối tác kiểm toán (Carey và Simnett, 2006, Tafara, 2006).

Văn phòng Kế toán Tổng hợp Hoa Kỳ (GAO) đã chỉ ra rằng sẽ thận trọng hơn nếu
đợi một vài năm trước khi đánh giá hiệu quả của việc thực hiện cải cách Đạo luật
Sarbanes-Oxley (SOX) (Ghosh và Moon, 2005). Do đó, GAO khuyến nghị Ủy ban
Chứng khoán và Giao dịch (SEC) và Ban Giám sát Kế toán Công ty Đại chúng (PCAOB)
giám sát và đánh giá hiệu quả của các yêu cầu luân chuyển bắt buộc kiểm toán viên đối
với SOX trong việc nâng cao tính độc lập của kiểm toán viên và chất lượng kiểm toán
(GAO, 2003).

Những cải cách này đã thu hút sự chú ý của một số nhà nghiên cứu (ví dụ: Carey
và Simnett, 2006; Tafara, 2006; Manry, 2003; Chen và cộng sự, 2008) để xem xét tác
động của việc luân chuyển đối tác kiểm toán hoặc công ty kiểm toán đến chất lượng kiểm
toán hoặc chất lượng thu nhập. . Tuy nhiên, kết quả của những nghiên cứu này còn rời rạc
và không nhất quán (Chen và cộng sự, 2008). Ngoài ra, các tài liệu cho đến nay dường
như đã xem xét việc luân chuyển kiểm toán trong bối cảnh phương Tây, trong khi một số
kết quả sơ bộ trong các bối cảnh khác cho thấy rằng các bối cảnh khác nhau có thể gây ra
những tác động khác nhau của việc luân chuyển kiểm toán đến chất lượng kiểm toán

42
(Lim và Tan, 2010). Hơn nữa, nghiên cứu hiện tại tập trung vào việc kiểm tra tác động
lên chất lượng kiểm toán của việc luân chuyển công ty kiểm toán hơn là việc luân chuyển
đối tác kiểm toán, ngoại trừ một số nghiên cứu như Carey và Simnett (2006) và Chen et
al. (2008). Trong bối cảnh đó, những hạn chế của nghiên cứu hiện tại có thể hạn chế việc
khái quát hóa các phát hiện trong các bối cảnh khác, ví dụ: các quốc gia hoặc cải cách
khác.

Mặc dù có nhiều bài nghiên cứu đã được tiến hành để đánh giá tác động của luân
chuyển công ty kiểm toán đối với chất lượng báo cáo tài chính, nhưng vẫn tồn tại một số
lỗ hổng và hạn chế trong nghiên cứu từ trước đến nay. Một trong những lỗ hổng quan
trọng đó là thiếu tính nhất quán và khối lượng dữ liệu lớn. Đa số các nghiên cứu tập trung
vào một số quốc gia hoặc một số ngành kinh doanh cụ thể, do đó không đại diện cho toàn
bộ đa dạng của thị trường tài chính toàn cầu. Điều này gây ra hạn chế trong việc tổng
quát hóa kết quả nghiên cứu và áp dụng chúng vào các bối cảnh khác nhau.

Thứ hai, có sự đa dạng lớn trong phương pháp và tiêu chí đo lường trong các
nghiên cứu. Một số nghiên cứu sử dụng các biến số như kích thước của công ty kiểm toán
mới, độ lớn của công ty cũ, hoặc thời gian giữa hai lần kiểm toán để đo lường tác động
của luân chuyển công ty kiểm toán. Điều này gây ra khó khăn trong việc so sánh kết quả
giữa các nghiên cứu khác nhau và làm mờ đi những kết luận chung.

Ngoài ra, có thể gặp phải vấn đề của sự thiên vị trong nghiên cứu. Một số nghiên
cứu có thể bị ảnh hưởng bởi quan điểm hay lợi ích của các nhóm lợi ích cụ thể như các
công ty kiểm toán, các doanh nghiệp hoặc các cơ quan quản lý. Điều này có thể ảnh
hưởng đến tính khách quan của kết quả nghiên cứu và làm giảm đi sự tin cậy của chúng.

Cuối cùng, vẫn còn nhu cầu cho các nghiên cứu dài hạn để theo dõi tác động của
luân chuyển công ty kiểm toán đối với chất lượng báo cáo tài chính theo thời gian. Cần
có nhiều nghiên cứu lâu dài để hiểu rõ hơn về cách mà các quy trình luân chuyển kiểm
toán có thể ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính trong dài hạn, cũng như để xác
định các yếu tố nội tại và bên ngoài khác có thể ảnh hưởng.

43
Hơn hết tại Việt Nam, với những đặc thù riêng của kiểm toán tại Việt Nam cũng
như những quy định ràng buộc về việc luân chuyển công ty kiểm toán cũng như điều luật
khắt khe trong trình bày báo cáo tài chính tại các công ty lớn nhỏ tại Việt Nam, chưa thực
sự có một nghiên cứu nào chứng minh ảnh hưởng của việc luân chuyển công ty kiểm toán
đến chất lượng kiểm toán nhận định. Vì vậy, nhóm chúng tôi đã kế thừa từ những kết quả
nghiên cứu từ các nước trên thế giới cũng như chứng minh những lỗ hổng còn tồn đọng
trong các bài nghiên cứu trước kia và áp dụng quy chuẩn đặc thù của ngành kiểm toán tại
Việt Nam để đưa ra giả thuyết rằng: Luân chuyển công ty kiểm toán ảnh hưởng đến chất
lượng kiểm toán nhận định

44
CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1 Xây dựng thang đo

Để thực hiện nghiên cứu ảnh hưởng của luân chuyển công ty kiểm toán đến nhận
định của nhà đầu tư, nhóm nghiên cứu đã thu thập và tổng hợp được những thông tin về
biến và thang đo phù hợp, phục vụ cho bài nghiên cứu. Các thông tin tích lũy được đều
được kế thừa từ các bài nghiên cứu trước đây về các đề tài liên quan trên thế giới. Thông
qua những thông tin trên, nhóm đã chọn ra 8 biến để phục vụ cho bài nghiên cứu. Cụ thể:

4.1.1 Các biến độc lập và biến phụ thuộc:

4.1.1.1 Biến phụ thuộc - Chất lượng kiểm toán nhận định (COE):

Yếu tố nhận định của nhà đầu tư về chất lượng kiểm toán là biến phụ thuộc trong
mô hình của nhóm nghiên cứu. Thông thường, nhận định của con người là giá trị định
tính, xuất phát từ tư duy, suy nghĩ và đánh giá chủ quan của người đưa ra nhận định.
Nhìn chung, việc đo lường nhận định của nhà đầu tư mang lại nhiều thách thức. Tuy
nhiên những nhận định của nhà đầu tư có thể được phản ánh thông qua hành động và các
kết quả của hành động đó. Các quyết định đầu tư chính là công cụ phản ánh hiệu quả nhất
nhận định của các nhà đầu tư. Để có thể đưa ra được quyết định đầu tư, một trong những
yếu tố quan trọng các nhà đầu tư thường xem xét chính là chi phí sử dụng vốn của doanh
nghiệp. Và trong bài nghiên cứu này nhóm nghiên cứu quyết định sử dụng giá trị chi phí
sử dụng vốn là thang đo cho chất lượng kiểm toán nhận định.

Chi phí sử dụng vốn là tỷ suất sinh lời mà nhà đầu tư đặt ra đối với số vốn mà
doanh nghiệp huy động cho dự án đầu tư hoặc kế hoạch kinh doanh cụ thể. Đây là một
yếu tố quan trọng thể hiện chi phí cơ hội đối với các nhà đầu tư, người ta sẽ xem xét kỹ
lưỡng trước khi quyết định đầu tư vào doanh nghiệp hay chọn lựa cơ hội đầu tư khác có
lợi nhuận hấp dẫn hơn. Điều này phần nào phản ánh nhận định của các nhà đầu tư khi
tiếp nhận thông tin tài chính của doanh nghiệp.

45
Để đo lường giá trị COE, nhóm nghiên cứu sử dụng chỉ số lợi nhuận trên giá được
điều chỉnh theo thị trường (Industry-adjusted earnings to price ratio - InEP). Thang đo
này đã được ứng dụng hiệu quả bởi nhiều nhóm nghiên cứu trước đây (Eliwa và các cộng
sự, 2016; Francis và các cộng sự, 2005; Barsiruddin và các cộng sự, 2014; Francis và các
cộng sự, 2004) và cho phép sử dụng với bộ dữ liệu có sẵn dễ tiếp cận. Một trong những
ưu điểm khác của thang đo này là nó có xét để sự phát triển của thị trường và các yếu tố
rủi ro, đồng thời so sánh được chất lượng kiểm toán nhận định (hay chi phí sử dụng vốn)
giữa các doanh nghiệp cùng ngành.

Để đo, nhóm nghiên cứu đã thực hiện các bước như sau:

Bước 1: Lấy tỷ suất lợi nhuận trên cổ phần của doanh nghiệp i tại năm t (EPS)
chia cho giá cổ phiếu giao dịch tại ngày 31/3/t+1 của doanh nghiệp i. Tại Việt Nam, các
doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán được yêu cầu công bố thông tin báo cáo
kiểm toán trong vòng 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính (31/12). Vì thế để đo
được InEP của doanh nghiệp i tại năm t, nhóm nghiên cứu sử dụng tỷ suất lợi nhuận trên
cổ phần của doanh nghiệp i tại năm t (EPS) và giá cổ phiếu giao dịch tại ngày 31/3/t+1
của doanh nghiệp i.

EPS i , t
E /Pi , t=
Giá cổ phiếu giao dịch kết thúc tại ngày 31/3/t+1 của doanh nghiệp i❑

Nhóm nghiên cứu đã loại bỏ các doanh nghiệp có chỉ số EPS âm bởi khi giá trị
này âm, E/P thường không có giá trị và các doanh nghiệp thường không công bố số liệu
này.

Bước 2: Phân nhóm các doanh nghiệp vào bảy nhóm ngành khác nhau dựa trên bộ
mã 4 chữ số của chuẩn phân ngành toàn cầu (GISC).

Bước 3: Tìm ra giá trị đứng giữa (median) giữa tất các các doanh nghiệp trong
cùng một ngành và tại cùng một năm.

46
Bước 4: Cuối cùng, giá trị InEPi ,t sẽ được tính bằng cách lấy E /Pi , t trừ đi giá trị
đứng giữa của ngành tương ứng với doanh nghiệp đó tại cùng cùng năm.

Trên thực tế, sẽ là lý tưởng nhất khi chi phí sử dụng vốn được đo bằng mô hình
mô hình định giá vốn tài sản (CAPM) hoặc chi phí sử dụng vốn tiền kiến (implied/ex ante
cost of equity capital). Các thang đo này được sử dụng phổ biến trong các bài nghiên cứu
điều tra mối quan hệ giữa chi phí sử dụng vốn và thu nhập sổ sách (Chan và các cộng sự,
2009; Eliwa và các cộng sự, 2016; Francis và các cộng sự, 2004; Francis và các cộng sự,
2005). Tuy nhiên các phương pháp này khó thực hiện được trong môi trường Việt Nam
và chỉ phù hợp với các quốc gia có thị trường đã phát triển. Mô hình CAPM đem lại khó
khăn trong vấn đề xác định rủi ro của thị trường đang phát triển bởi thị trường đang phát
triển không có đặc điểm của một thị trường hiệu quả (Harvey, 1995). Thêm vào đó sử
dụng chi phí sử dụng vốn tiền kiến càng đem lại khó khăn hơn ở thị trường Việt Nam, bởi
thang đo yêu cầu sử dụng bộ dữ liệu dự đoán của các nhà phân tích (analyst forecast) và
bộ dữ liệu phải đáng tin cậy. Như các quốc gia phát triển, việc có được bộ dữ liệu này là
không khó, nhưng tại Việt Nam những số liệu này là khan hiếm. Vì thế, việc sử dụng mô
hình CAPM hoặc chi phí sử dụng vốn tiền kiến đều bất hợp lý và không phù hợp với môi
trường Việt Nam, một quốc gia có thị trường đang phát triển.

4.2.1.2 Biến độc lập - luân chuyển công ty kiểm toán (AFR):

Biến luân chuyển công ty kiểm toán (AFR) là biến độc lập trong bài nghiên cứu
của nhóm nhằm tìm ra tác động của biến này đối với biến phụ thuộc là chất lượng kiểm
toán nhận định. Biến này là biến giả với các giá trị 0 và 1 tương ứng với các đặc điểm:
Giá trị 0 khi doanh nghiệp tại năm đó không thay đổi công ty kiểm toán so với năm
trước; Giá trị 1 khi doanh nghiệp tại năm nó có thay đổi công ty kiểm toán so với năm
trước. Trên thực tế, việc luân chuyển kiểm toán viên không chỉ thay đổi duy nhất công ty
kiểm toán, mà còn có việc luân chuyển đối tác kiểm toán mà ở đó, đối tác kiểm toán mới
và đối tác kiểm toán tiền nhiệm hoàn toàn có thể là người của cùng một công ty kiểm
toán. Tuy nhiên, việc luân chuyển đối tác kiểm toán không phản ánh được quá nhiều sự

47
thay đổi, trong khi đó, luân chuyển cả công ty kiểm toán sẽ đem lại nhiều thay đổi để
quan sát hơn (Bamber và Bamber, 2009). Vì thế nhóm nghiên cứu tập trung vào việc thu
thập dữ liệu của luân chuyển công ty kiểm toán thay vì tổng hợp về luân chuyển kiểm
toán viên nói chung.

Các nhà đầu tư có thể nhận thấy rằng việc luân chuyển công ty kiểm toán sẽ nâng
cao tính độc lập và tính hoài nghi của kiểm toán viên. Chi phí sử dụng vốn có thể giảm do
chất lượng kiểm toán được cải thiện, dẫn đến rủi ro thông tin thấp hơn. Dựa trên giả
thuyết của chúng tôi, chúng tôi thừa nhận rằng mối quan hệ giữa luân chuyển công ty
kiểm toán và chi phí sử dụng vốn cổ là nghịch biến.

4.1.2 Các biến kiểm soát

4.1.2.1 Biến kiểm soát 1 - quy mô của doanh nghiệp (SIZE):

Biến quy mô doanh nghiệp được nhóm nghiên cứu đưa vào mô hình để kiểm soát
rủi ro về thông tin bất cân xứng. Biến quy mô doanh nghiệp được tính bằng giá trị logarit
tự nhiên của tổng tài sản của doanh nghiệp đó tại năm cụ thể. Dựa vào các bài nghiên cứu
trước đó, nếu một công ty có quy mô tương đối lớn thì khả năng tiếp cận thông tin của
công ty đó sẽ tăng lên do sự quan tâm của các bên liên quan (Kim và các cộng sự, 2010;
Ahn và các cộng sự, 2008). Do đó, khi các công ty lớn hơn tiết lộ nhiều thông tin, sự bất
cân xứng thông tin của họ sẽ giảm đi. Vì vậy, nhóm nghiên cứu mong đợi một mối quan
nghịch biến giữa quy mô doanh nghiệp và chi phí sử dụng vốn.

4.1.2.2 Biến kiểm soát 2 - Hệ số giá trị sổ sách/giá trị thị trường (BM):

Biến kiểm soát tiếp theo là biến hệ số giá trị sổ sách/giá trị thị trường. Biến này
được cho là hỗ trợ kiểm soát những loại rủi ro khác (Kim và các cộng sự, 2010; Fama và
French, 1993). Hệ số giá trị sổ sách/giá trị thị trường được sử dụng để tính toán giá trị của
công ty bằng cách so sánh giá trị sổ sách với giá trị thị trường của nó. Giá trị sổ sách của
một công ty được tính toán bằng cách xem lại giá gốc của công ty. Giá trị thị trường của

48
một công ty được quyết định bằng giá cổ phiếu của nó trên thị trường chứng khoán và số
lượng cổ phiếu đang lưu hành, đó là vốn hóa thị trường của nó.

Chỉ số này được cung cấp trên nguồn dữ liệu của Investing.com với từng cổ phiếu
ở khắp các sàn chứng khoán trên thế giới. Đồng ý với kết quả nghiên cứu trước đây,
nhóm nghiên cứu hy vọng tìm thấy mối quan hệ tích cực giữa chi phí sử dụng vốn và hệ
số giá trị sổ sách/giá trị thị trường.

4.1.2.3 Biến kiểm soát 3 - Hệ số đòn bẩy tài chính (LEV)

Biến kiểm soát - hệ số đòn bẩy tài chính là biến kiểm soát rủi ro trả nợ của doanh
nghiệp. Hệ số đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp tại năm cụ thể được tính bằng tổng nợ
phải trả của doanh nghiệp chia cho tổng tài sản mà doanh nghiệp có tại năm cụ thể. Các
nghiên cứu trước đây cho rằng các công ty có tỷ lệ đòn bẩy cao hơn có rủi ro vỡ nợ cao
hơn. Bằng cách thêm hệ số đòn bẩy tài chính, nhóm nghiên cứu mong rằng có thể kiểm
soát rủi ro kể trên và hy vọng tìm ra mối quan hệ đồng biến giữa chỉ số đòn bẩy tài chính
và chỉ số chi phí sử dụng vốn.

Tổng nợ phải trả


LEV =
Tổng tài sản của doanh nghiệp

4.1.2.4 Biến kiểm soát 4 - Hệ số rủi ro beta (BETA).

Biến kiểm soát thứ tư trong mô hình nghiên cứu của nhóm nghiên cứu là hệ số rủi
ro beta. Hệ số rủi ro beta là hệ số đo lường mức độ biến động hay còn gọi là thước đo rủi
ro hệ thống của một chứng khoán hay một danh mục đầu tư trong tương quan với toàn bộ

49
thị trường. Beta được sử dụng trong mô hình định giá tài sản vốn (CAPM) để tính toán tỷ
suất sinh lời kỳ vọng của một tài sản dựa vào hệ số beta của nó và tỷ suất sinh lời trên thị
trường. Chỉ số này được tính bằng cách dựa trên số liệu theo ngày của năm t, sử dụng mô
hình CAPM. Dữ liệu này được các trang chuyên phân tích tài chính và cổ phiếu cung cấp
như Investing.com hay Vietstock.

4.1.2.5 Biến kiểm soát 5 - Biến động của thu nhập đến từ hoạt động chính (OIVOL).

Biến động của doanh thu đến từ hoạt động chính được nhóm nghiên cứu sử dụng
là biến kiểm soát thứ 5 của doanh nghiệp. Biến này được tính bằng độ lệch chuẩn của thu
nhập từ hoạt động chính trong vòng 3 năm liên tiếp rồi chia cho bình quân tổng tài sản
của ba năm đó. Theo bài nghiên cứu trước đây, các doanh nghiệp có biến động cao trong
các hoạt động kinh doanh chính thường tiềm ẩn rủi ro lớn hơn. Vì vây nhóm nghiên cứu
kế thừa kết quả trên và chọn giá trị biến động của thu nhập đến từ hoạt động chính để
kiểm soát rủi ro. Với giá trị trên, nhóm hy vọng mối quan hệ đồng biến với chi phí sử
dụng vốn.

4.1.2.6 Biến kiểm soát 6 - Tăng trưởng của doanh nghiệp (GRW)

Biến kiểm soát cuối cùng mà nhóm đưa vào trong nghiên cứu là giá trị tăng trưởng
của doanh nghiệp. Theo các nghiên cứu đã được thực hiện trước đây, các doanh nghiệp
có tốc độ tăng trưởng càng nhanh càng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Giá trị tăng trưởng của doanh
nghiệp được tính bằng cách lấy tỷ suất lợi nhuận trên cổ phần của năm hiện tại trừ đi tỷ
suất lợi nhuận trên cổ phần của năm trước đó chia cho tỷ suất lợi nhuận trên cổ phần của
năm trước đó. Nhóm nghiên cứu hy vọng giá trị tăng trưởng của doanh nghiệp sẽ có mối
quan hệ đồng biến với chi phí sử dụng vốn.

4.2 Phương pháp thu thập dữ liệu

Bài nghiên cứu của nhóm thu thập dữ liệu thứ cấp từ các doanh nghiệp được niêm
yết trên sàn chứng khoán tại Việt Nam. Nhóm lấy dữ liệu từ 3 nguồn được công bố trên
các bên uy tín như Vietstock, CafeF và Investing.com. Cả 3 nguồn đều tổng hợp những

50
dữ liệu tài chính của các doanh nghiệp theo các năm. Những thông tin cơ bản trên báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo dòng tiền và bảng cân đối kế toán đều được
tổng hợp một cách xúc tích. Thêm vào đó, các trang còn cung cấp thêm những dữ liệu về
các chỉ số phục vụ cho phân tích tài chính. Tuy nhiên có những dữ liệu chỉ có tại 1 nguồn
cụ thể: như tại Investing.com, nhóm nghiên cứu tìm thấy được giá trị Price-to-Book
Value; tại Vietstock có tổng hợp báo cáo từng năm của các công ty được kiểm toán bởi
công ty kiểm toán nào. Những dữ liệu có sẵn được cung cấp tại các nguồn kề trên đã giúp
cho nhóm nghiên cứu tiết kiệm thời gian tổng hợp dữ liệu.

Nhóm nghiên cứu chọn khoảng thời gian từ 2016 đến 2018 là bởi, năm 2019 là
năm bắt đầu xuất hiện đại dịch COVID-19. Thị trường kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng
và khó xác định. Từ đó việc nghiên cứu sẽ bị cản trở bởi yếu tố dịch bệnh. Chọn thời
điểm trước những năm diễn ra đại dịch sẽ đảm bảo tính ổn định của thị trường, đảm bảo
phát hiện của nghiên cứu sẽ phù hợp trong môi trường ổn định.

4.3 Phương pháp nghiên cứu

4.3.1 Thống kê mô tả (Descriptive Statistics).

Thống kê mô tả là các hệ số mô tả ngắn gọn hay tóm tắt một tập dữ liệu nhất định,
có thể là đại diện cho toàn bộ hoặc một mẫu của một tổng thể. Thống kê mô tả được chia
thành đo lường xu hướng tập trung và đo lường biến động. Đo lường xu hướng tập trung
có giá trị trung bình, trung vị và yếu vị, trong khi các đo lường biến động gồm độ lệch
chuẩn, phương sai, giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất, độ nhọn và độ lệch. Thống kê mô
tả giúp mô tả và hiểu được các tính chất của một bộ dữ liệu cụ thể bằng cách đưa ra các
tóm tắt ngắn về mẫu và các thông số của dữ liệu. Loại thống kê mô tả phổ biến nhất là
các thông số xu hướng tập trung gồm: giá trị trung bình, trung vị và yếu vị, các thông số
này được sử dụng ở hầu hết các cấp độ toán học và thống kê.

51
Giá trị trung bình được tính bằng cách cộng tất cả các số liệu trong tập dữ liệu sau
đó chia cho số lượng dữ liệu trong tập. Ngoài ra, có những thông số thống kê mô tả ít phổ
biến hơn nhưng vẫn rất quan trọng. Thống kê mô tả được sử dụng để cung cấp những
thông tin định lượng phức tạp của một bộ dữ liệu lớn thành các mô tả đơn giản. Tất cả
các số liệu thống kê mô tả hoặc là các thông số đo lường xu hướng tập trung hoặc là các
thông số đo lường biến động, hay còn được gọi là các thông số đo lường sự phân tán của
dữ liệu. Các thông số đo lường xu hướng tập trung xác định giá trị trung bình hoặc giá trị
nằm ở giữa của các tập dữ liệu.

Trong khi đó, các thông số đo lường biến động tập trung vào sự phân tán dữ liệu.
Cả hai loại thông số này đều có thể sử dụng biểu đồ, bảng hay thảo luận tổng quan để
giúp hiểu được tính chất của dữ liệu đang được phân tích. Các thông số đo lường xu
hướng tập trung mô tả vị trí trung tâm của phân phối tập dữ liệu. Để phân tích tần số của
từng điểm dữ liệu trong phân phối và mô tả nó nhà phân tích sử dụng giá trị trung bình,
trung vị hoặc yếu vị để đo các giá trị xuất hiện nhiều nhất của tập dữ liệu được phân tích.
Các thông số đo lường biến động, hay các biện pháp đo lường sự phân tán, hỗ trợ việc
phân tích mức độ lan truyền trong phân phối của một tập dữ liệu. Ví dụ, trong khi các
thông số đo lường xu hướng tập trung có thể cung cấp mức trung bình của tập dữ liệu, nó
lại không mô tả cách dữ liệu được phân phối như thế nào trong tập hợp đó.

Tiếp theo, sử dụng biểu đồ và đồ thị là một phần không thể thiếu trong quy trình
này. Biểu đồ cột, biểu đồ đường, biểu đồ hộp, và biểu đồ phân phối tần suất giúp chúng ta
trực quan hóa dữ liệu và nhận ra các xu hướng hoặc biến động quan trọng. Các đồ thị này
không chỉ giúp chúng ta hiểu được dữ liệu một cách nhanh chóng mà còn giúp chúng ta
thấy được mối liên hệ giữa các biến.

Các độ đo thống kê như phân vị, phần trăm phân vị, và các độ đo khác cũng được
sử dụng để mô tả sự biến động của dữ liệu. Những con số này giúp chúng ta hiểu được
phân phối của dữ liệu, xác định các giá trị ngoại lệ và phân tích mức độ biến động của
các biến.

52
Cuối cùng, thông qua quá trình này, chúng ta có thể tóm tắt và diễn giải kết quả để
hiểu rõ hơn về dữ liệu. Thống kê mô tả không chỉ giúp chúng ta hiểu sâu hơn về dữ liệu
mà còn giúp chúng ta đưa ra các kết luận và quyết định dựa trên sự hiểu biết mạch lạc và
chính xác về dữ liệu đã được phân tích.

4.3.2 Thống kê phân tích hệ số tương quan Pearson

Hệ số tương quan Pearson là một trong những phép đo quan trọng nhất trong
thống kê, được sử dụng để đo lường mức độ tương quan tuyến tính giữa hai biến. Mục
đích chính của hệ số này là xác định mức độ tương quan và hướng của mối quan hệ giữa
các biến.

Hệ số tương quan Pearson được ký hiệu là "r" và có giá trị nằm trong khoảng từ -1
đến 1. Khi giá trị của "r" càng gần 1 hoặc -1, mối quan hệ giữa hai biến càng mạnh, trong
khi giá trị gần 0 chỉ ra sự tương quan yếu hoặc không có tương quan tuyến tính.

Khi "r" có giá trị dương, tức là gần 1, điều này chỉ ra một mối quan hệ tuyến tính
dương mạnh giữa hai biến. Nghĩa là khi một biến tăng, biến kia cũng tăng, và ngược lại,
khi một biến giảm, biến kia cũng giảm.

Ngược lại, khi "r" có giá trị âm, tức là gần -1, điều này chỉ ra một mối quan hệ
tuyến tính âm mạnh giữa hai biến. Điều này có nghĩa là khi một biến tăng, biến kia giảm,
và ngược lại.

Ngoài ra, giá trị của "r" cũng cho biết hướng của mối quan hệ. Nếu "r" dương, mối
quan hệ tuyến tính là positive correlation (tương quan tích cực), trong khi "r" âm chỉ ra
negative correlation (tương quan tiêu cực).

53
Để tính toán hệ số tương quan Pearson giữa hai biến, chúng ta sử dụng công thức:

Cách sử dụng hệ số tương quan Pearson bao gồm các bước sau: Thu thập dữ liệu:
Thu thập dữ liệu cho hai biến mà bạn muốn đánh giá mối quan hệ giữa chúng. Đảm bảo
rằng dữ liệu được thu thập một cách chính xác và đủ rộng để đại diện cho phân phối của
hai biến. Kiểm tra điều kiện: Trước khi tính toán hệ số tương quan Pearson, bạn cần kiểm
tra các điều kiện, bao gồm sự độc lập và phân phối chuẩn của các biến. Điều này đảm bảo
tính chính xác của kết quả. Tính toán hệ số tương quan: Sử dụng công thức tính toán hệ
số tương quan Pearson để tính toán giá trị của nó. Công thức đã được cung cấp trong câu
trả lời trước đó. Đánh giá mức độ tương quan: Dựa trên giá trị của hệ số tương quan, bạn
có thể đánh giá mức độ tương quan giữa hai biến. Nếu giá trị gần 1 hoặc -1, có một mối
quan hệ tương quan mạnh, trong khi giá trị gần 0 chỉ ra một mối quan hệ yếu hoặc không
có mối quan hệ tuyến tính. Kiểm tra ý nghĩa thống kê: Thực hiện kiểm định ý nghĩa thống
kê để xác định xem mối quan hệ giữa hai biến có ý nghĩa thống kê hay không. Điều này
giúp bạn biết liệu mối quan hệ giữa hai biến có thật sự là đáng tin cậy hay chỉ là sự tình
cờ. Diễn giải kết quả: Cuối cùng, diễn giải kết quả của bạn một cách có ý nghĩa. Dựa trên
giá trị của hệ số tương quan Pearson và ý nghĩa thống kê, bạn có thể kết luận về mức độ
tương quan và hướng của mối quan hệ giữa hai biến.

54
Việc sử dụng hệ số tương quan Pearson đòi hỏi sự cẩn trọng và hiểu biết về quy
trình tính toán và diễn giải kết quả. Đảm bảo rằng bạn hiểu rõ các điều kiện và giới hạn
của phép đo này trước khi áp dụng nó vào nghiên cứu hoặc phân tích của mình.

Tóm lại, hệ số tương quan Pearson là một công cụ quan trọng để đo lường mối
quan hệ tuyến tính giữa hai biến, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa chúng và
dự đoán hành vi của biến một dựa trên biến kia.

4.4.3 Mô hình hồi quy tuyến tính

Để có thể kiểm tra được giả thiết nghiên cứu, nhóm nghiên cứu kiểm tra xem liệu
luân chuyển kiểm toán viên (AFR) ảnh hưởng đến đến chi phí sử dụng vốn của chủ sở
hữu (COE). Trong mô hình hồi quy thực nghiệm, nhóm nghiên cứu kiểm soát các yếu tổ
quyết định khác của COE nhằm loại bỏ các ảnh hưởng rủi ro tiềm tàng. Cũng bởi vì
nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến chi phí sử dụng vốn, nhóm nghiên cứu sử dụng thêm
các biến kiểm soát kế thừa từ các bài nghiên cứu trước đó bao gồm: SIZE, BM, LEV,
BETA, OIVOL, GRW. Mô hình nghiên cứu này đã được tổng hợp và ứng dụng tại Hàn
Quốc (Sook và các cộng sự, 2019). tuy nhiên nhóm nghiên cứu có thay đổi một vài yếu tố
để phù hợp với môi trường nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam cũng như mục đích của
nhóm nghiên cứu. Cuối cùng mô hình hồi quy tuyến tính được ứng dụng trong nghiên
cứu như sau:

COE i ,t =β 0+ β 1 AFR i ,t + β 2 ¿ ¿ i ,t + β 3 BM i , t + β 4 LEV i ,t + β 5 BETA i , t ¿

+ β 6 OIVOLi , t + β7 GRW i , t + IND DUMMY +YEAR DUMMY +ϵ i ,t

(1)

Trong đó:

55
COE là chi phí sử dụng vốn, được đo bằng chỉ số lợi nhuận trên giá được điều
chỉnh theo thị trường (InEP)

AFR là luân chuyển công ty kiểm toán, là biến giả

SIZE là quy mô của doanh nghiệp, được tính bằng logarit tự nhiên của giá trị tổng
tài sản của doanh nghiệp được lấy tại năm t

BM là tỉ lệ giữa số giá trị sổ sách và giá trị thị trường tại ngày cuối cùng của năm
t.

LEV là đòn bẩy tài chính, được tính bằng tổng nợ phải trả của doanh nghiệp chia
cho tổng tài sản được lấy tại năm t

BETA là hệ số rủi ro beta của tại năm t, được tính dựa trên mô hình CAPM

OIVOL là sự biến động của thu nhập từ hoạt động kinh doanh chính, được đo
bằng độ lệch chuẩn của 3 năm gần nhất chia cho trung bình tổng tài sản của 3 năm đó.

GRW là tăng trưởng của doanh nghiệp

56
CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
5.1 Kết quả phân tích mô tả:

Bảng 5.1.1: Thống kê AFR

Trong mẫu gồm 210 quan sát của 70 công ty trong 3 năm từ 2016 đến 2018, có 34
lần các công ty có thay đổi công ty kiểm toán. Còn lại 176 quan sát là các công ty không
thực hiện luân chuyển công ty kiểm toán.

Bằng việc sử dụng phần mềm SPSS 20, cùng với mô hình hồi quy tuyến tính,
nhóm nghiên cứu đã đưa ra được bảng kết quả phân tích hồi quy mô tả. Kết quả được tóm
tắt tại bảng dưới đây:

Bảng 5.1.2: Thống kê mô tả

Bảng 4.1.2 đã cung cấp kết quả của thống kê mô tả của các biến được sử dụng
trong phương trình tuyến tính (1) dành cho các công ty được niêm yết trên sàn chứng

57
khoán tại Việt Nam nhưng không thay đổi kiểm toán viên trong ba năm được khảo sát với
mẫu gồm 210 quan sát. Trong đó biến phụ thuộc, được đo lường bởi chi phí sử dụng vốn
tính dựa theo InEP, được biểu hiện bởi COE. Giá trị trung bình của biến này là 0.305.

Đồng thời bảng cũng cung cấp số liệu thống kê mô tả của các biến kiểm soát. Các
số liệu được trình bày như sau: Đầu tiên là SIZE - chỉ số quy mô của doanh nghiệp có
khoảng biến thiên từ 22.57 đến 30.99 với giá trị trung bình là 27.49. Tiếp đến là chỉ số
BM và LEV đo lường tình hình tài chính của doanh nghiệp. Giá trị trung bình và giá trí ở
vị trí giữa của BM lần lượt là 1.336 và 1.396. Trong khi đó giá trị trung bình và giá trị ở
vị trí giữa của LEV là 0.4789 và 0.5145 . Điều này phản ánh cho thấy rằng hầu hết các
doanh nghiệp được khoẻ sát đều có tình hình tài chính khỏe mạnh. Thứ ba, BETA và
OIVOL là các chỉ số đo lường cho các rủi ro của doanh nghiệp với giá trị trung bình và
độ lệch chuẩn của 2 giá trị lần lượt là 0.3599 và 0.9243 đối với BETA và 0.0319 và
0.0440 đối với OIVOL. Cuối cùng giá trị ở giữa cũng như là độ lệch chuẩn của GRW
(chỉ số phản ánh mức tăng trưởng của doanh nghiệp) trong 1 năm lần lượt là 1.078 và
1.695.

5.2 Phân tích thống kê hệ số tương quan Pearson

Sau khi thực hiện phân tích thống kê mô tả và đạt được kết quả như trên, nhóm
nghiên cứu tiếp tục phân tích thống kê hệ số tương quan Pearson để tìm ra mối tương
quan giữa các giá trị. Kết quả của phân tích thống kê hệ số tương quan Pearson được
trình bày trong bảng sau:

58
Bảng 5.2.1: Correlations

Qua phân tích thống kê, kết quả của mối tương quan của các biến kiểm soát đối
với chi phí sử dụng vốn được mô tả như sau.

Đầu tiên là mối quan hệ giữa biến SIZE và biến chi phí sử dụng vốn. Mối tương
quan này có xu hướng nghịch biến giống với mong muốn của nhóm nghiên cứu ban đầu
(được trình bày tại mục 3.2.2.1) và có ý nghĩa thống kê ở mức độ 1%. Điều này trùng
khớp với kết quả của các bài nghiên cứu trước đó (Fama và French, 1993; Fama và
French, 1992). SIZE còn có mối tương qua vô cùng nghịch biến khi giá trị được trả về
khi phân tích là -0.219.

Tiếp đến là mối quan hệ giữa biến BM và biến chi phí sử dụng vốn. Mối tương
quan này lại có xu hướng đồng biến rõ rệt với biến chi phí sử dụng vốn. Điều này giống

59
với kỳ vọng của nhóm nghiên cứu về mối tương quan này (được trình bày tại mục
3.2.2.2). Giá trị của mối tương quan này là 0.53.

Có cùng mối tương quan tích cực giống với biến BM, biến LEV trả về kết quả là
0.437. Kết quả tương quan tích cực này cũng giống với kỳ vọng của nhóm nghiên cứu
(được trình bày ở mục 3.2.2.3). Đồng thời biến này có ý nghĩa thống kê rõ rệt.

Có cùng tương quan tích cực với chi phí sử dụng vốn ở hai biến trên, biến BETA.
Kết quả được trình bày trong bảng cho thấy rằng biến BETA có mối tương quan đồng
biến nhưng giá trị thống kê không đáng kể với các giá trị được trả về lần lượt là 0.07 và
0.156. Kết quả tương quan đồng biến trùng khớp với kỳ vọng của nhóm nghiên cứu
(được trình bày ở mục 3.2.2.4).

Biến OIVOL trả về mối tương quan đồng biến biến. Kết quả được trình bày trong
bảng cho thấy rằng biến có mối tương quan nghịch biến nhưng giá trị thống kê không
đáng kể với các giá trị được trả về lần lượt là 0.019 và 0.395. Kết quả tương quan đồng
biến trùng khớp với kỳ vọng của nhóm nghiên cứu (được trình bày ở mục 3.2.2.5).

Biến GRW trả về mối tương quan đồng biến. Kết quả được trình bày trong bảng
cho thấy rằng biến GRW có mối tương quan đồng biến nhưng giá trị thống kê không
đáng kể với các giá trị được trả về lần lượt là 0.15 và 0.412.

Nhìn chung, phân tích thống kê hệ số tương quan Pearson đưa ra kết quả phần nào
trùng khớp với kỳ vọng ban đầu của nhóm nghiên cứu về các biến kiểm soát, xong vẫn có
những giá trị thay đổi như: biến BETA, OIVOL, GRW không có nhiều ý nghĩa thống kê.
Lý do cho sự chênh lệch này có thể đến từ nhiều yếu tố khách quan và chủ quan và sẽ
được trình bày trong phần sau của bài nghiên cứu (Chương 5).

5.3 Phân tích thống kê hồi quy:

Nhóm nghiên cứu thực hiện phân tích thống kê hồi quy cho phương trình tuyến
tính hồi quy (1). Trong phần phân tích mô hình hồi quy đa biến, nhóm sẽ sử dụng 3 bảng
trọng tâm phục vụ cho mục đích nghiên cứu gồm: Model Summary, ANOVA và

60
Coefficients, thực hiện hồi quy biến phụ thuộc COE theo các biến độc lập AFR, LEV,
SIZE, BM, OIVOL, BETA, GRW. Kết quả phân tích được thể hiện như sau:

Kết quả của cuộc phân tích được trình bày trong bảng dưới đây.

Bảng 5.3.1: Tóm tắt mô hình

Đầu tiên là kết quả được trình bày tại bảng 4.3.1: Tóm tắt mô hình, các giá trị như
2 2
R và R hiệu chỉnh lần lượt là 0.502 và 0.485. Chỉ số này phản ánh mức độ giải thích của
các biến độc lập đối với biến phụ thuộc trong mô hình hồi quy. Với kết quả tại bảng trên,
các biến độc lập giải thích được 48.5% sự biến thiên của biến phụ thuộc. Phần còn lại
51.5% được giải thích bởi các biến ngoài mô hình và sai số ngẫu nhiên.

Chỉ số Durbin-Watson cũng được trình bày trong bảng trên và 1.7. Giá trị này lớn
hơn 1 và nhỏ hơn 3, đồng nghĩa với việc mô hình không xảy ra hiện tượng tự tương quan.

Bảng 5.3.2: Kiểm định ANOVA

61
Tiếp đến, nhóm nghiên cứu thực hiện kiểm định ANOVA và đưa ra được kết quả
như tại bảng 4.3.2. Kết quả cho thấy giá trị F là 29,133 và hệ số Sig là 0.000%. Điều này
chứng tỏ mức độ tin cậy của mô hình là được đảm bảo.

Bảng 5.3.3: Coefficients

Với mức ý nghĩa 5%, mô hình hồi quy sau khi phân tích đưa ra được kết quả như
sau:

COE = -0.256(AFR) + 0.318(LEV) - 0.131(SIZE) + 0.419(BM)

. Kết quả đưa ra cho thấy có hai giá trị đồng biến với giá trị COE là LEV và BM
với các giá trị beta lần lượt là 0.318 và 0.419. Hai giá trị còn lại là AFR và SIZE có giá trị
nghịch biến với COE với giá trị beta lần lượt là -0.256 và -0.131. Tất cả các biến đều
giống như kỳ vọng của nhóm nghiên cứu. Đặc biệt, giá trị AFR nghịch biến với giá trị
COE chứng minh được giả thiết của nhóm nghiên cứu rằng: Việc xoay vòng kiểm toán
viên đưa ra tín hiệu tích cực cho các nhà đầu tư và giảm COE. Đồng thời, các hệ số
phóng đại phương sai của các biến độc lập đều mang giá trị nhỏ hơn 2 nên hiện tượng đa
cộng tuyến không xảy ra. Mẫu nghiên cứu được đánh giá là tốt.

5.4 Kết luận chung

Từ kết quả thống kê hồi quy, kết quả đưa ra là có mối tương quan nghịch biến giữa
luân chuyển công ty kiểm toán và chi phí sử dụng vốn. Kết quả trên hỗ trợ cho việc
chứng minh giả thiết của nhóm nghiên cứu. Kết quả này chỉ ra rằng, các nhà đầu tư

62
thường đón nhận thông tin việc thay đổi kiểm toán viên là một dấu hiệu tích cực, biểu
hiện cho việc giảm thiểu rủi ro cũng như tăng chất lượng thông tin sử dụng. Các kết quả
cho thấy, việc luân chuyển kiểm toán viên sẽ làm giảm chi phí sử dụng vốn, bởi các nhà
đầu tư nhận định rằng việc này giúp làm tăng tính độc lập và hoài nghi chuyên môn của
kiểm toán viên (Corinna và các cộng sự, 2013; Choi và các cộng sự, 2014)

63
CHƯƠNG 6: THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KHUYẾN NGHỊ
6.1 Thảo luận kết quả nghiên cứu
Kiểm toán viên đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế bền
vững cho cộng đồng và quốc gia thông qua những phẩm chất, hành vi và dịch vụ chuyên
nghiệp của họ. Họ cung cấp thông tin toàn diện, chính xác và đáng tin cậy, từ đó tạo nền
tảng cho các quyết định quản lý, đầu tư và kinh doanh hiệu quả. Các quyết định này bao
gồm cả những định hướng chiến lược, sách lược, cũng như các giải pháp ứng phó với các
tình huống phát sinh trong hoạt động kinh tế. Mục tiêu chung của các kiểm toán viên là
hoàn thành nhiệm vụ và trách nhiệm một cách xuất sắc, tuân thủ các nguyên tắc đạo đức
nghề nghiệp nghiêm ngặt. Họ cam kết mang lại lợi ích cho cộng đồng và duy trì uy tín
của ngành kiểm toán. Vấn đề đạo đức quan trọng nhất mà kiểm toán viên cần lưu ý là
tính độc lập đối với đơn vị được kiểm toán. Việc đảm bảo tính độc lập giúp họ đưa ra
đánh giá khách quan và chính xác, tránh mọi ảnh hưởng từ các bên liên quan.
Một trong những nguy cơ làm xói mòn tính độc lập là nguy cơ từ sự quen thuộc:
Nguy cơ gây ra do quan hệ lâu dài hoặc thân thiết với khách hàng hoặc doanh nghiệp, tổ
chức nơi mình làm việc, khiến kiểm toán viên chuyên nghiệp dễ thông cảm cho quyền lợi
hoặc dễ dàng chấp nhận cho việc làm của họ. Nếu một kiểm toán viên không độc lập,
kiểm toán viên có thể đặt câu hỏi xét đoán của kiểm toán viên về báo cáo tài chính của tổ
chức. Điều này có thể dẫn đến việc các nhà đầu tư mất niềm tin vào tổ chức và giá cổ
phiếu giảm xuống. Nếu công chúng nhận thấy chất lượng của một cuộc kiểm toán yếu
kém đi do tính độc lập của kiểm toán viên bị tổn hại, như trong vụ bê bối Enron, thì họ có
thể phân bổ sai nguồn lực của mình, đưa ra các quyết định đầu tư sai lầm.
Nghiên cứu của chúng tôi đề xuất rằng việc luân chuyển kiểm toán là cần thiết,
đây là một phương pháp nhằm tăng giá trị của cuộc kiểm toán, có tác động tích cực. Như
đã đề cập ở trên, nếu việc tăng giá trị của cuộc kiểm toán bằng cách cải thiện tính độc lập
của kiểm toán viên sẽ giúp thị trường vốn phân bổ nguồn lực hiệu quả và đồng thời góp
phần vào sự bền vững của công ty. Để cải thiện tính độc lập của kiểm toán viên, một số
quốc gia đã thử nghiệm nhiều chính sách khác nhau, chẳng hạn như chỉ định kiểm toán
viên, bắt buộc luân chuyển công ty kiểm toán, hạn chế các dịch vụ phi kiểm toán,...Việc

64
đưa ra chính sách kiểm toán là quan trọng vì nó có thể dẫn đến sự tăng trưởng bền vững
của doanh nghiệp nhờ sự phân bổ nguồn lực hiệu quả trên thị trường vốn. Thật vậy, việc
thực hiện luân chuyển công ty kiểm toán bắt buộc ảnh hưởng đến quyết định phân bổ
nguồn lực bằng cách tác động đến chi phí vốn cổ phần.
Nghiên cứu này điều tra mối quan hệ giữa việc luân chuyển kiểm toán bắt buộc và
chi phí vốn cổ phần tại thị trường kiểm toán Việt Nam. Tại Việt Nam, kiểm toán viên
hành nghề không được ký báo cáo kiểm toán cho một đơn vị được kiểm toán quá ba (03)
năm liên tục. Quy định này nhằm tránh mối quan hệ thân thiết giữa khách hàng và kiểm
toán viên đương nhiệm, nhằm ngăn chặn kiểm toán viên mất đi tính độc lập và chất
lượng. Tuy nhiên, bằng chứng trực tiếp về ảnh hưởng của việc bắt buộc luân chuyển công
ty kiểm toán hiện nay là chưa đầy đủ.
Chúng tôi khám phá liệu việc luân chuyển kiểm toán viên bắt buộc có ảnh hưởng
đến chi phí vốn cổ phần từ năm 2016 đến năm 2018 hay không bằng cách sử dụng 210
quan sát trong 70 công ty niêm yết từ thị trường chứng khoán Việt Nam. Chúng tôi sử
dụng chi phí vốn cổ phần làm đại diện cho chất lượng kiểm toán được nhận định. Chúng
tôi tìm thấy kết quả sau đây: chi phí vốn cổ phần giảm nếu công ty khách hàng phải thay
đổi công ty kiểm toán, cho thấy rằng các nhà đầu tư phản ánh sự luân chuyển này trong
các quyết định phân bổ nguồn lực của họ. Nghĩa là, chất lượng kiểm toán và tính độc lập
được nhận định sẽ tăng lên theo cơ chế luân chuyển công ty kiểm toán bắt buộc vì các
nhà đầu tư kỳ vọng rằng các kiểm toán viên mới sẽ mang lại cái nhìn mới mẻ về khách
hàng.

6.2 Khuyến nghị


Chúng tôi lập luận rằng cơ chế luân chuyển công ty kiểm toán bắt buộc rõ ràng
mang lại lợi ích trong con mắt của các nhà đầu tư. Nghiên cứu này có thể cung cấp những
hiểu biết hữu ích cho công tác quản lý vì việc luân chuyển công ty kiểm toán bắt buộc
đóng vai trò như một cơ chế gắn kết để giảm thiểu các vấn đề về ủy thác (Jensen và cộng
sự, 1976). Ví dụ, nếu ban quản lý đang lập kế hoạch gọi vốn từ bên ngoài, họ sẽ thể hiện
độ tin cậy của thông tin kế toán thông qua việc nâng cao tính độc lập của kiểm toán viên.

65
Nghiên cứu này cũng có ý nghĩa đối với các nhà hoạch định chính sách. Tại Việt
Nam, theo quy định về việc báo kiểm toán theo Điều 16 Nghị định 17/2012/NĐ-CP của
Chính phủ ngày 13/3/2012: “Kiểm toán viên hành nghề không được ký báo cáo kiểm
toán cho một đơn vị được kiểm toán quá ba (03) năm liên tục.” Tuy nhiên, ở Việt Nam,
tại một số công ty kiểm toán, kiểm toán viên không tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc
và quy tắc về tính độc lập, việc tuân thủ yêu cầu luân chuyển kiểm toán viên chỉ mang
tính chất hình thức. “Họ chỉ thay đổi trưởng nhóm kiểm toán một cách hình thức. Khách
hàng kiểm toán không muốn thay đổi kiểm toán viên, hoặc họ không có đủ người để luân
chuyển. Chỉ thay đổi người ký trên báo cáo kiểm toán thôi, nhưng thực chất thì kiểm toán
viên chính từ những năm trước đó vẫn là trưởng nhóm tham gia công việc thực sự năm
nay. Điều này là phổ biến” (Pham và các cộng sự, 2014; Hải và Trung, 2015) . Bên cạnh
đó, áp lực kinh tế và cạnh tranh giành khách hàng trong cơ cấu cạnh tranh của thị trường
có thể khiến yếu tố độc lập được coi là đương nhiên trong dịch vụ kiểm toán và làm suy
yếu tính độc lập của kiểm toán viên trong một số trường hợp do kiểm toán viên luôn lo
ngại về việc mất khách hàng. Nhà nước cần tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng,
minh bạch giúp các công ty thể hiện đúng năng lực và uy tín của mình trên thương
trường. Đồng thời, cần tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp lý về hoạt động kiểm toán,
đảm bảo tính hệ thống và nhất quán chặt chẽ các quy định trong hệ thống pháp để hạn
chế các trường hợp tuân thủ một cách đối phó, lách luật và những mức xử phạt nặng hơn
đối với những công ty kiểm toán và kiểm toán viên vi phạm đạo đức nghề nghiệp.

6.3 Hạn chế của nghiên cứu và định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo
6.3.1 Hạn chế của nghiên cứu:
Được thực hiện từ việc kế thừa các nghiên cứu đã được thực hiện trước
đây, nghiên cứu đã phần nào khỏa lấp được một số khoảng trống nghiên cứu được đặt ra
trước đó. Tuy nhiên, do các bài nghiên cứu trước đây hầu hết đều được thực hiện tại môi
trường nước ngoài, chưa có bài nghiên cứu nào cụ thể tại thị trường Việt Nam, bài nghiên
cứu không thể tránh khỏi những mặt hạn chế:

66
Thứ nhất, bài nghiên cứu sử dụng hoàn toàn nghiên cứu định lượng đến từ
các giá trị lịch sử của báo cáo tài chính để nghiên cứu về mối tác động đến một giá trị
định tính. Nhận thức của nhà đầu tư về chất lượng báo cáo kiểm toán là một yếu tố định
tính được tạo ra bởi suy nghĩ và đánh giá của nhà đầu tư. Việc sử dụng giá trị định lượng
hoàn toàn sẽ không thể phản ánh một cách toàn diện về giá trị định tính.
Thứ hai, bài nghiên cứu có sử dụng các mô hình để tính các giá trị phục vụ
cho bài nghiên cứu. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu mới chỉ sử dụng mô hình phù hợp nhất
với tài nguyên và dữ liệu mà nhóm nghiên cứu đang sở hữu. Đã có những bài nghiên cứu
sử dụng các mô hình phát triển, tân tiến hơn để nghiên cứu trên thế giới nhưng do những
ràng buộc về tài nguyên và nguồn thông tin mà nhóm nghiên cứu có thể sở hữu nên nhóm
đã không thể sử dụng được những mô hình kể trên. Việc này phần nào khiến cho bài
nghiên cứu không phản ảnh được toàn diện mối quan hệ của bài nghiên cứu
Thứ ba, nhóm nghiên cứu đã thực hiện một số thay đổi nhỏ nhằm tạo ra sự
phù hợp cho môi trường nghiên cứu tại Việt Nam. Những thay đổi này là có cơ sở và lý
thuyết tương ứng. Tuy nhiên việc thay đổi này vẫn cần sự áp dụng và ứng dụng nhiều
hơn để đảm bảo tính phù hợp. Đồng thời, chúng tôi thừa nhận rằng chúng tôi chỉ sử dụng
một lượng nhỏ dữ liệu về việc luân chuyển công ty kiểm toán cho nghiên cứu này. Tập
dữ liệu của chúng tôi không đủ dài để kiểm tra tác động lâu dài cũng như không đủ lớn để
kiểm tra phân tích hàng năm.
Thứ tư, bài nghiên cứu hiện tại chỉ đang tập trung đến duy nhất tác động
của luân chuyển công ty kiểm toán đến nhận định của các nhà đầu tư về chất lượng kiểm
toán. Tác động mà nhóm nghiên cứu mới chỉ mang tính chất một chiều, chưa có sư xuất
hiện của chiều ngược lại. Thêm vào đó, việc luân chuyển công ty kiểm toán được cho là
có ảnh hưởng đến toàn bộ chất lượng kiểm toán, bao gồm cả chất lượng kiểm toán thực
tế.
6.3.2 Định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo
Chúng tôi đề xuất một số phương pháp tiếp cận cho nghiên cứu trong tương lai về
tác động của việc luân chuyển công ty kiểm toán bắt buộc và chi phí vốn cổ phần. Các
nhà nghiên cứu có thể kiểm tra tác động của việc luân chuyển công ty kiểm toán bắt buộc

67
đối với phản ứng của thị trường chứng khoán, chẳng hạn như lợi nhuận hoặc khối lượng
giao dịch. Tương tự như vậy, chúng ta có thể điều tra tác động của việc luân chuyển công
ty kiểm toán bắt buộc đến chất lượng kiểm toán nhận định bằng cách sử dụng hệ số phản
hồi thu nhập. Ngoài ra, nghiên cứu thực nghiệm trong tương lai từ góc độ khách hàng
cũng sẽ rất thú vị, để so sánh sự khác biệt trong kinh nghiệm giữa các công ty kiểm toán
cung cấp dịch vụ kiểm toán trước khi luân chuyển và sau khi luân chuyển.

68
CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN
Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình chuyển đối mạnh mẽ sang kinh tế thị
trường, cơ cấu kinh tế đang được tái cấu trúc, có sự phát triển mạnh của khu vực công
nghiệp xây dựng và khu vực dịch vụ. Kiểm toán không thuần túy là công cụ quản lý kinh
tế mà đã trở thành một lĩnh vực thương mại dịch vụ, tham gia cung cấp các dịch vụ cao
cấp. Nhiều doanh nghiệp lớn đã sử dụng dịch vụ kiểm toán để kiểm tra, đánh giá và xác
nhận mức độ tin cậy của các thông tin kế toán, của các báo cáo tài chính trước khi lưu
hành và công khai theo quy định của luật pháp. Kiểm toán tạo lập căn cứ và đưa ra những
tư vấn quan trọng cho các quyết định quản lý, quyết định kinh doanh. Trong nền kinh tế
thị trường, cạnh tranh và luôn biến động, đòi hỏi các nhà đầu tư, nhà quản lý tài chính,
luôn phải đối mặt với một thực tế luôn thay đổi, đầy biến động trong môi trường kinh tế
nhiều rủi ro. Họ cần có căn cứ, có những tư vấn để đưa ra những quyết định kịp thời,
chuẩn xác về quản lý, về đầu tư, về kinh doanh.
Do văn hóa Việt Nam, việc tuân thủ đạo đức nghề nghiệp đôi khi chưa tốt, đặc biệt
là tính độc lập trong kiểm toán, dễ bị xói mòn do kiểm toán viên thường có mối quan hệ
thân thiết với khách hàng kiểm toán. Vì vậy, chúng tôi nghĩ việc luân chuyển kiểm toán
là cần thiết để đảm bảo tính độc lập kiểm toán và đưa ra những ý tưởng mới. Đã có nhiều
tranh cãi trên thế giới về ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực của việc bắt buộc luân chuyển
kiểm toán đối với chất lượng kiểm toán thực tế. Ý kiến của kiểm toán không thuần túy
mang tính xác nhận thông tin, mà còn từ kết quả kiểm toán đưa ra những tư vấn cần thiết
cho hoạt động quản lý và đầu tư. Nhận thấy nhà đầu tư là một trong những đối tượng sử
dụng quan trọng của báo cáo kiểm toán, ở đây, chúng tôi muốn đóng góp thêm một góc
nhìn khác chưa được nghiên cứu tại Việt Nam, đó là về việc các nhà đầu tư nhận định thế
nào về chất lượng kiểm toán sau khi luân chuyển. Sau nghiên cứu, chúng tôi kết luận
rằng chất lượng kiểm toán và tính độc lập nhận định sẽ tăng lên theo cơ chế luân chuyển
công ty kiểm toán.
Bài nghiên cứu của chúng tôi đã có đóng góp cho đề tài nghiên về luân chuyển
kiểm toán. Đầu tiên,, đây là một trong những nghiên cứu đầu tiên xem xét đến nhận thức
của các nhà đầu tư về chất lượng kiểm toán khi có luân chuyển tại Việt Nam. Những phát

69
hiện của chúng tôi cung cấp thông tin cho các thành viên Chính phủ, nhà đầu tư, kiểm
toán viên và những người khác về lợi ích tiềm tàng của việc luân chuyển kiểm toán. Thứ
hai, những phát hiện của chúng tôi có thể rất quan trọng vì nhiều người trong ngành kiểm
toán tin rằng việc luân chuyển bắt buộc là không cần thiết và trên thực tế có thể làm giảm
chất lượng kiểm toán (AICPA, 1992; Wallman, 1996; Daugherty và các cộng sự, 2012).
Chúng tôi đóng góp vào cuộc tranh luận này bằng cách cung cấp bằng chứng thực
nghiệm về cách công chúng và nhà đầu tư nhận thức được tác động của việc luân chuyển
kiểm toán đến chất lượng kiểm toán, xét trên chi phí vốn cổ phần. Tuy nhiên, bài nghiên
cứu vẫn có những hạn chế như đã chỉ ra ở trên và đồng thời cơ chế luân chuyển này vẫn
tồn tại nhiều điểm yếu nên chúng ta cần củng cố thêm hành lang pháp lý và dành đủ thời
gian để chuẩn bị trước khi thực hiện bắt buộc luân chuyển công ty kiểm toán.

70
CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sook Min Kim, Seon Mi Kim, Dong Heun Lee, & Seung Weon Yoo. (2019). How

Investors Perceive Mandatory Audit Firm Rotation in Korea. Sustainability, 11(4),

1089–1089. https://doi.org/10.3390/su11041089

2. Kim, H., Chun, H., & Yoo, Y. (2010). Corporate industrial diversification and cost

of equity capital: Evidence from Korean firms. Korean Account. Rev, 35, 37-61.

3. Ahn, S. Y., Cha, S. M., Ko, Y. W., & Yoo, Y. K. (2008). Implied cost of equity

capital in earnings-based valuation model: evidence from Korea. Asia-Pacific

Journal of Financial Studies, 37(4), 599-626.

4. Anis, A. (2014). Auditors' perceptions of audit firm rotation impact on audit

quality in Egypt. Accounting & Taxation, 6(1), 105-120.

5. Daniels, B. W., & Booker, Q. (2011). The effects of audit firm rotation on

perceived auditor independence and audit quality. Research in accounting

regulation, 23(1), 78-82.

6. Malagila, J. K., Bhavani, G., & Amponsah, C. T. (2020). The perceived

association between audit rotation and audit quality: Evidence from the UAE.

Journal of Accounting in Emerging Economies, 10(3), 345-377.

7. Anis, A. (2014). Auditors' perceptions of audit firm rotation impact on audit

quality in Egypt. Accounting & Taxation, 6(1), 105-120.

8. Kim, S. M., Kim, S. M., Lee, D. H., & Yoo, S. W. (2019). How investors perceive

mandatory audit firm rotation in Korea. Sustainability, 11(4), 1089.

71
9. VACPA (2021), Bản tin hội viên tháng 12 - số 30, truy cập ngày 29/2/2024 tại

https://vacpa.org.vn/upload/newsimage/20220107084449/B%E1%BA%A3n

%20tin%20T12%20(so%2030).pdf

10. Tagesson, T., Sjödahl, L., Collin, S. O., Olsson, H., & Svensson, J. (2006). Does

auditor rotation influence audit quality: The contested hypotheses tested on

Swedish data. Department of Business Studies, Kristianstad University College.

11. Zeff, A. S. (2003). Du Pont’s early policy on the rotation of audit firms. Journal of

Accounting and Public Policy, 22 (2002) 1-18

12. Arel, B., Brody, R. G. & Pany, K. (2005). Audit Firm Rotation and Audit Quality.

The CPA Journal, Vol. 75, No. 1, pp. 36-39.

13. Sarbanes-Oxley Act, (2002). Tillgänglig via <www.aicpa.org> Access date the

14th of April, 2005.

14. Yalçın, Neriman & YAŞAR, Alpaslan. (2019). The Effect of Mandatory Audit

Firm Rotation on Audit Quality. International Journal Of Eurasia Social Sciences.

10. 692-708. 10.35826/ijoess.2434.

15. Johnson, V.E., Khurana, I.K. and Reynolds, J.K. (2002). “Audit-Firm Tenure and

the Quality of Financial Reports”,Contemporary Accounting Research, 19(4),

637–60.

16. Lennox, C.S., Wu, X. and Zhang, T. (2014). “Does Mandatory Rotation of Audit

Partners Improve Audit Quality?”, The Accounting Review American Accounting

Association, 89(5), 1775–1803.

72
17. Mohrmann, U. (2017). “What are the Drivers of Audit Quality After an Auditor

Change? Evidence fromVoluntary and Mandatory Auditor Switches,” (August 16,

2017). Available at,SSRN: https://ssrn.com/abstract=2589486 or

http://dx.doi.org/10.2139/ssrn.2589486. Date of access:18/04/2018.

18. Kwon, S.Y., Lim Y.D. and Simnett, R. (2010). “Mandatory Audit Firm Rotation

and Audit Quality: Evidence from Korean Audit Market”, Working Paper,

University of New South Wales, Australia .

19. Kwon, S.Y., Lim, Y., and Simnett, R. (2014). “The Effect of Mandatory Audit

Firm Rotation on Audit Quality and Audit Fees: Emprical Evidence from the

Korean Audit Market”, Auditing: A Journal of Practise &Theory, 26(1), 113-131.

4].

20. Yaşar, A. (2013). “Big Four Auditors’ Audit Quality and Earnings Management:

Evidence from Turkish Stock Market”, International Journal of Business and

Social Science, 4(17), 153-163.

21. Ewelt-Knauer, C., Gold, A., & Pott, C. (2013). Mandatory audit firm rotation: A

review of stakeholder perspectives and prior research. Accounting in Europe,

10(1), 27-41.

22. Chung, H. H. (2004). Selective mandatory auditor rotation and audit quality: An

empirical investigation of auditor designation policy in Korea. Purdue University.

23. Bộ Tài Chính ban hành Thông tư 64/2004/TT-BTC (2004), Hướng dẫn thực hiện

một số điều của nghị định số 105/2004/NĐ-CP ngày 30/3/2004 của chính phủ về

kiểm toán độc lập, Hà Nội.

73
24. Tagesson, T., Sjödahl, L., Collin, S. O., Olsson, H., & Svensson, J. (2006). Does

auditor rotation influence audit quality: The contested hypotheses tested on

Swedish data. Department of Business Studies, Kristianstad University College.

25. Dao, M., Mishra, S., & Raghunandan, K. (2008). Auditor tenure and shareholder

ratification of the auditor. Accounting horizons, 22(3), 297-314.

26. Singer, Z., & Zhang, J. (2018), Auditor tenure and the timeliness of misstatement

discovery, The Accounting Review, 93(2), 315-338.

27. Carey, P., & Simnett, R. (2006), Audit partner tenure and audit quality, The

accounting review, 81(3), 653-676.

28. Dopuch, N., King, R. R., & Schwartz, R. (2001). An experimental investigation of

retention and rotation requirements. Journal of Accounting Research, 39(1), 93-

117.

29. Dopuch, N., King, R. R., & Schwartz, R. (2003). Independence in appearance and

in fact: An experimental investigation. Contemporary accounting research, 20(1),

79-114.

30. Cha, S., Chung, J., & Yoo, Y. (2010). Corporate international diversification and

cost of equity capital: Korean Evidence. Korean Management Review, 39(1), 157-

175.

31. Quốc hội ban hành Luật số 67/2011/QH12 (2011), Luật Kiểm toán độc lập, Hà

Nội.

32. Fama, E. F., & French, K. R. (1993). Common risk factors in the returns on stocks

and bonds. Journal of financial economics, 33(1), 3-56.

74
33. Fama, E. F., & French, K. R. (1992). The cross‐section of expected stock returns.

The Journal of Finance, 47(2), 427-465.

34. Corinna Ewelt-Knauer corinna.ewelt-knauer@wiwi.uni-muenster.de , Anna Gold

& Christiane Pott (2013) Mandatory Audit Firm Rotation: A Review of

Stakeholder Perspectives and Prior Research, Accounting in Europe, 10:1, 27-41,

DOI: 10.1080/17449480.2013.772717

35. Choi, A., Sonu, H., & Choi, J. (2014). Research paper: Mandatory audit firm

rotation: Understanding of the current status, literature review on the findings in

prior studies, and policy suggestions. Korean Account. J, 23, 37-87.

36. Siregar, S. V., Amarullah, F., Wibowo, A., & Anggraita, V. (2012). Audit tenure,
auditor rotation, and audit quality: The case of Indonesia. Asian Journal of
Business and Accounting, 5(1), 55-74.
37. Lâm Huỳnh Phương (2013). Ảnh hưởng của việc luân chuyển kiểm toán viên đến
chất lượng hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính tại Việt Nam. MA thesis,
Trường Đại học Kinh tế, thành phố Hồ Chí Minh
38. Löfving, F., & Widenius, E. (2016). Audit Firm Rotation: Increasing or

Decreasing Audit Quality?.

39. Nguyễn Anh Hiền (2017). Mối quan hệ giữa luân chuyển kiểm toán viên và chất

lượng kiểm toán. Tạp chí Tài chính.

https://tapchitaichinh.vn/moi-quan-he-giua-luan-chuyen-kiem-toan-vien-va-chat-

luong-kiem-toan.html

40. Qawqzeh, H. K., Endut, W. A., Rashid, N., Johari, R. J., Hamid, N. A., & Rasit, Z.

A. (2018). Auditor Tenure, Audit Firm Rotation and Audit Quality: A.

75
International Journal of Academic Research in Business and Social Sciences, 8,

12.

41. Nguyễn Thị Hương Liên và Nguyễn Huyền Trang (2016). Ảnh hưởng của giá phí

kiểm toán đến chất lượng dịch vụ kiểm toán độc lập tại Việt Nam. Tạp chí Khoa

học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 32, Số 4 (2016) 29-36.

42. Nguyễn Trọng Nguyên (2023), Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán:
nghiên cứu tại Thành phố Hồ Chí Minh (Trường Đại học Sài Gòn). Tạp chí Công
Thương tại https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/cac-nhan-to-anh-huong-den-chat-
luong-kiem-toan-nghien-cuu-tai-thanh-pho-ho-chi-minh-106914.htm
43. Ezzamel, M., and J. Xiao (2011). Accounting in transitional and emerging market

economies, European Accounting Review, 20, 625-637.

44. Fan, Y., G. Woodbine, and W. Cheng (2013). A study of Australian and Chinese

accountants’ attitudes towards independence issues and the impact on ethical

Asian, Review of Accounting, 21, 205-222.

45. Hai, Do & Trung, Ngo. (2015), The Factors Affect the Quality of Financial

Statements Audit in Vietnam Businesses, Asian Social Science. 12. 172.

10.5539/ass.v12n1p172.

46. Hai, P. T. (2016). The research of factors affecting the quality of audit activities:

empirical evidence in Vietnam. International Journal of Business Management, 11,

83-94.

47. Hossain, M., C. Lim, and P. Tan (2010). Corporate governance, investor

protection, and auditor choice in emerging markets. Review of Pacific Basin

Financial Markets and Policies, 13, 91-126.

76
48. Michas, P. N. (2011). The importance of audit profession development in

emerging market countries. Accounting Review, 86, 1731-1764.

[49.] Nguyễn Quang Quynh, Nguyễn Thị Phương Hoa (2008),. Lý thuyết Kiểm toán.

Nxb Tài chính, Hà Nội.

49.[50.] Nguyen, T. (2011), Consolidation between audit firms, an undeniable trend.

Available at: http://vacpa.org.vn/Page/Detail.aspx?newxml:id=4385.

50.[51.] Nguyen, T., and I. Eddie (1994), Reform of the accounting system in

Vietnam, International Journal of Business Studies, 2, 1-15.

51.[52.] Nguyen, A., and G. Gong (2012). Vietnamese accounting reform and

international convergence of Vietnamese accounting standards, International

Journal of Business and Management, 7, 26-36.

52.[53.] Nguyen, L, Umemoto, K., Y. Kohda, and J. Blake (2015). Knowledge

management in auditing: A case study in Vietnam. European Conference on

Knowledge Manage-ment, Academic Conferences International Ltd.

53.[54.] Nguyen, P., and M. Kend (2017). The perceived motivations behind the

introduction of the law on external audit, Managerial Auditing Journal , 32, 90-

108.

54.[55.] Pham, H., P. Amaria, T. Bui, and S. Tran (2014), A study of audit quality in

Vietnam, International Journal of Business, Accounting, and Finance, 8, 73-110.

55.[56.] Scott, R. W. (2008). Institutions and Organizations. Sage, Thousand Oaks,

CA.

Vietnam Association of Certified Public Accountants (2021). The Documents

77
annual meeting of audit firms (in Vietnamese).

56.[57.] Bộ Tài chính ban hàng Thông tư số 70/2015/TT-BTC (2015), Thông tư ban

hành chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán, Hà Nội.

57.[58.] Đỗ Thị Thanh Tâm (2017). Bàn về đạo đức của nghề Kiểm toán. Truy cập

tại: https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/ban-ve-dao-duc-cua-nghe-kiem-toan-

46534.htm.

58.[59.] Randall Lester (2022). The Role of Ethics in Auditing. Available at:

https://www.b2bsustainable.com/the-role-of-ethics-in-auditing/

59.[60.] Professional ethics in auditing. Available at:

https://www.iedunote.com/professional-ethics-in-auditing.

60.[61.] Krishnan, G., & Zhang, J. (2019). Do investors perceive a change in audit

quality following the rotation of the engagement partner?. Journal of Accounting

and Public Policy, 38(2), 146-168.

61.[62.] Tạp chí tài chính (2023). Tác động của thay đổi khung pháp lý về kiểm toán

độc lập tới thực hành kiểm toán tại Việt Nam. Tạp Chí Công Thương.

https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/tac-dong-cua-thay-doi-khung-phap-ly-ve-

kiem-toan-doc-lap-toi-thuc-hanh-kiem-toan-tai-viet-nam-109454.htm

62.[63.] Nguyễn Thị Phước (2022), Tầm quan trọng của đạo đức nghề nghiệp trong

kiểm toán ở Việt Nam hiện nay, Tạp Chí Công Thương, truy cập ngày 29/2/2024

tại https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/tam-quan-trong-cua-dao-duc-nghe-nghiep-

trong-kiem-toan-o-viet-nam-hien-nay-101342.htm

78
63.[64.] Trần Thùy Linh và Trần Thị Thùy Trang (2023), Các nhân tố ảnh hưởng đến

chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính: Nghiên cứu tại các công ty kiểm toán độc

lập Việt Nam, Tạp chí KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ tại

https://jst-haui.vn/media/31/uffile-upload-no-title31226.pdf

64.[65.] Bài đăng trên Tạp chí Tài chính kỳ 1 tháng 4/2020. (2020, August 7). Vai trò,

trách nhiệm của kế toán, kiểm toán trong lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia.

Tạp Chí Tài Chính. https://tapchitaichinh.vn/vai-tro-trach-nhiem-cua-ke-toan-

kiem-toan-trong-lanh-manh-hoa-nen-tai-chinh-quoc-gia.html

65.[66.] Firth, M., Rui, O. M., & Wu, X. (2012). How do various forms of auditor

rotation affect audit quality? Evidence from China. The International Journal of

Accounting, 47(1), 109-138.

66.[67.] Jensen, M.; Meckling, W. Theory of the firm: Managerial behavior, agency

costs and ownership structure. J. Financ. Econ. 1976, 3, 305–360.

67.[68.] Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2017), Báo cáo Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam

Thường niên năm 2017, Hà Nội.

68.[69.] Chính phủ (2012), Nghị định số 17/2012/NĐ-CP: Quy định chi tiết và hướng

dẫn thi hành một số điều của Luật kiểm toán độc lập, Hà Nội.

69.[70.] Newman, D. P., Patterson, E. A., & Smith, J. R. (2005). The role of auditing

in investor protection. The Accounting Review, 80(1), 289–313

70.[71.] Boone, J. P., Khurana, I. K., & Raman, K. K. (2008). Audit firm tenure and

the equity risk premium. Journal of Accounting, Auditing and Finance, 23(1),

115–140.

79
71.[72.] Trần Khánh Lâm (2011). Xây dựng cơ chế kiểm soát chất lượng cho hoạt

động kiểm toán hoạt động tại Việt Nam, luận án tiến sĩ, Trường đại học kinh tế

TPHCM.

72.[73.] Kim, H., Lee, H., & Lee, J. E. (2015). Mandatory audit firm rotation and

audit quality. Journal of Applied Business Research (JABR), 31(3), 1089-1106.

73.[74.] Geiger, M. A., & Raghunandan, K. (2002). Auditor tenure and audit
reporting failures. Auditing: A journal of practice & theory, 21(1), 67-78.
74.[75.] Carcello, J. V., & Nagy, A. L. (2004). Audit firm tenure and fraudulent
financial reporting. Auditing: a journal of practice & theory, 23(2), 55-69.
75.[76.] Hosseinniakani, S. M., Inacio, H., & Mota, R. (2014). A review on audit
quality factors. International Journal of Academic Research in Accounting,
Finance and Management Sciences, 4(2), 243-254.
76.[77.] Cahan, S. F., & Zhang, W. (2006). After Enron: Auditor conservatism and
ex‐Andersen clients. The Accounting Review, 81(1), 49-82.
77.[78.] Nagy, A. L. (2005). Mandatory audit firm turnover, financial reporting
quality, and client bargaining power: The case of Arthur Andersen. Accounting
Horizons, 19(2), 51-68.
78.[79.] Krishnan, Jagan, Kannan Raghunandan, and Joon S. Yang. "Were former
Andersen clients treated more leniently than other clients? Evidence from going‐
concern modified audit opinions." Accounting Horizons 21, no. 4 (2007): 423-435.

80
PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Các công ty trong mẫu nghiên cứu.

Mã chứng khoán Tên công ty


AAA CTCP Nhựa An Phát Xanh
AAM CTCP Thủy sản MeKong
ABT CTCP Xuất nhập khẩu Thủy sản Bến Tre
ACC CTCP Đầu tư và Xây dựng Bình Dương ACC
ACL CTCP Xuất nhập khẩu Thủy sản Cửu Long An Giang
ADC CTCP Mỹ thuật và Truyền thông
ADS CTCP Damsan
AGM CTCP Xuất Nhập khẩu An Giang
ALT CTCP Văn hóa Tân Bình
AMC CTCP Khoáng sản Á Châu
AMD CTCP Đầu tư và Khoáng sản FLC Stone
AME CTCP Alphanam E&C
AMV CTCP Sản xuất Kinh doanh Dược và Trang thiết bị Y tế
Việt Mỹ
ANV CTCP Nam Việt
APC CTCP Chiếu xạ An Phú
API CTCP Đầu tư Châu Á - Thái Bình Dương
APP CTCP Phát triển Phụ gia và Sản phẩm Dầu Mỏ
ARM CTCP Xuất nhập khẩu Hàng không
ASM CTCP Tập đoàn Sao Mai
ASP CTCP Tập đoàn Dầu khí An Pha

81
AST CTCP Dịch vụ Hàng không Taseco
ATG CTCP An Trường An
ATS CTCP Tập Đoàn Dược Phẩm Atesco
BAX CTCP Thống Nhất
BBC CTCP Bibica
BBS CTCP VICEM Bao bì Bút Sơn
BCC CTCP Xi măng Bỉm Sơn
BCE CTCP Xây dựng và Giao thông Bình Dương
BCG CTCP Tập đoàn Bamboo Capital
BDB CTCP Sách và Thiết bị Bình Định
BED CTCP Sách và Thiết bị Trường học Đà Nẵng
BFC CTCP Phân bón Bình Điền
BHN Tổng Công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
BII CTCP Louis Land
BLF CTCP Thủy sản Bạc Liêu
BMC CTCP Khoáng sản Bình Định
BMP CTCP Nhựa Bình Minh
BPC CTCP VICEM Bao bì Bỉm Sơn
BRC CTCP Cao su Bến Thành
BSC CTCP Dịch vụ Bến Thành
BST CTCP Sách và Thiết bị Bình Thuận
BTP CTCP Nhiệt điện Bà Rịa
BTS CTCP Xi măng VICEM Bút Sơn
BTT CTCP Thương mại Dịch vụ Bến Thành

82
BTW CTCP Cấp nước Bến Thành
BXH CTCP VICEM Bao bì Hải Phòng
C32 CTCP CIC39
C47 Công ty Cổ phần Xây dựng 47
C69 Công ty cổ phần Xây dựng 1369
C92 Công ty Cổ phần Xây dựng và Đầu tư 492
CAG Công ty Cổ phần Cảng An Giang
CAN Công ty Cổ phần Đồ hộp Hạ Long
CAP Công ty Cổ phần Lâm nông sản thực phẩm Yên Bái
CAV Công ty Cổ phần dây cáp điện Việt Nam
CCI Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Công nghiệp - Thương
mại Củ Chi
CCL Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đô thị Dầu khí Cửu
Long
CDC Công ty Cổ phần Chương Dương
CDN Công ty Cổ phần Cảng Đà Nẵng
CEO Công ty Cổ phần Tập Đoàn C.E.O
CET CÔNG TY CỔ PHẦN HTC HOLDING
CIA Công ty Cổ phần Dịch vụ Sân bay Quốc tế Cam Ranh
CIG Công ty Cổ phần COMA18
CII Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật T.P Hồ Chí Minh
CJC CTCP Cơ điện Miền Trung
CKV Công ty Cổ phần COKYVINA
CLC Công ty Cổ phần Cát Lợi
CLG Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Nhà đất Cotec

83
CLH Công ty Cổ phần Xi măng La Hiên VVMI
CLL Công ty Cổ phần Cảng Cát Lái
CLM Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Than - Vinacomin

84

You might also like