You are on page 1of 140

BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH


-------------

NGUYỄN CÔNG TỐ
Lớp: CQ48/22.04

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


ĐỀ TÀI:

HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN


LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG
KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH
KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN A&C

Chuyên ngành : Kiểm toán


Mã số : 22
Người hướng dẫn : PGS.TS. Thịnh Văn Vinh

HÀ NỘI – 2014

i
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của
đơn vị thực tập.

Tác giả luận văn tốt nghiệp

Nguyễn Công Tố

Sinh viên: Nguyễn Công Tố ii GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh


Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

MỤC LỤC

Trang bìa......................................................................................................................i
Lời cam đoan..............................................................................................................ii
MỤC LỤC....................................................................................................................ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................................vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU........................................................................................viii
DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ PHỤ LỤC.............................................................................ix
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN
LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC…….4
1.1 KHÁI QUÁT VỀ KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO
LƯƠNG........................................................................................................................4
1.1.1 Đặc điểm về tiền lương..................................................................................4
1.1.1.1 Khái niệm chung.....................................................................................4
1.1.1.2 Vai trò của tiền lương.............................................................................6
1.1.2 Các khoản trích theo lương............................................................................7
1.1.2.1 Quỹ bảo hiểm xã hội...............................................................................7
1.1.2.2 Quỹ bảo hiểm y tế....................................................................................7
1.1.2.3 Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.......................................................................7
1.1.2.4 Kinh phí công đoàn.................................................................................8
1.1.3 Đặc điểm của khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương và ảnh
hưởng tới quá trình kiểm toán.....................................................................................8
1.2 KHÁI QUÁT VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN
TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH.........................9
1.2.1 Mục tiêu và căn cứ kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo
lương...........................................................................................................................9
1.2.1.1 Mục tiêu kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo
lương...........................................................................................................................9
1.2.1.2 Căn cứ kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương.....10
1.2.2 Quá trình kiểm soát nội bộ và khảo sát kiểm soát nội bộ về tiền lương và
các khoản trích theo lương........................................................................................11
1.2.2.1 Hoạt động kiểm soát nội bộ về tiền lương và các khoản trích theo
lương.........................................................................................................................11

Sinh viên: Nguyễn Công Tố iii GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh
Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

1.2.2.2 Khảo sát kiểm soát nội bộ về tiền lương và các khoản trích theo lương
...................................................................................................................................14
1.2.3 Quy trình kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương
trong kiểm toán Báo cáo tài chính.............................................................................17
1.2.3.1 Lập kế hoạch kiểm toán.........................................................................17
1.2.3.2 Thực hiện kiểm toán..............................................................................19
1.2.3.3 Kết thúc kiểm toán.................................................................................21
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG
VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY
TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN A&C.....................................................................22
2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN A&C.................22
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn
A&C..........................................................................................................................22
2.1.1.1 Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C...........................................22
2.1.1.2 Baker Tilly International.......................................................................24
2.1.1.3 Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C tại Hà Nội.......25
2.1.2 Đặc điểm hoạt động của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C....26
2.1.2.1 Tầm nhìn và chiến lược hoạt động, thị trường mục tiêu của Công ty
TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C............................................................................26
2.1.2.2 Chức năng của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C.................27
2.1.2.3 Khách hàng và lĩnh vực hoạt động của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư
vấn A&C....................................................................................................................28
2.1.3 Đặc điểm cơ cấu tổ chức quản lý của của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư
vấn A&C...................................................................................................................28
2.1.3.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của của Công ty TNHH Kiểm toán và
Tư vấn A&C..............................................................................................................28
2.1.4 Khái quát quy trình Kiểm toán Báo cáo Tài chính và quy trình kiểm toán
khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán Báo cáo Tài
chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C thực hiện..............................33
2.1.4.1 Khái quát quy trình Kiểm toán Báo cáo Tài chính do Công ty TNHH
Kiểm toán và Tư vấn A&C thực hiện........................................................................33

Sinh viên: Nguyễn Công Tố iv GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh


Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

2.1.4.2 Quy trình kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo
lương do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C thực hiện...............................46
2.2 THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC
KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH
KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN A&C................................................................................55
2.2.1 Công việc thực hiện trước kiểm toán...........................................................56
2.2.2 Lập kế hoạch kiểm toán...............................................................................57
2.2.2.1 Tìm hiểu hồ sơ pháp lý, hoạt động sản xuất kinh doanh, chế độ, chính
sách kế toán mà đơn vị được kiểm toán áp dụng......................................................57
2.2.2.2 Thiết kế chương trình kiểm toán...........................................................64
2.2.3 Thực hiện kiểm toán.....................................................................................74
2.2.3.1 Lập biểu tổng hợp.................................................................................74
2.2.3.2 Thử nghiệm kiểm soát...........................................................................77
2.2.3.4 Thủ tục kiểm tra chi tiết........................................................................88
2.2.4 Tổng hợp kết quả kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo
lương.......................................................................................................................111
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN
KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG
KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN A&C..........112
3.1 ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN
LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN A&C..................................................112
3.1.1 Ưu điểm......................................................................................................112
3.1.2 Hạn chế.......................................................................................................114
3.1.3 Nguyên nhân của hạn chế..........................................................................115
3.1.4 Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ thực trạng quy trình kiểm toán
khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán Báo cáo tài
chính được thực hiện tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C...................115
3.2 SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC
TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG........................................117
3.2.1 Định hướng của A&C trong thời gian tới..................................................117

Sinh viên: Nguyễn Công Tố v GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh


Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

3.2.2 Sự cần thiết phải hoàn thiện quy trình kiểm toán tiền lương và các khoản
trích theo lương.......................................................................................................117
3.3 NGUYÊN TẮC VÀ YÊU CẦU HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN
MỤC TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG KIỂM TOÁN
BCTC TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN A&C................................118
3.3.1 Nguyên tắc hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tiền lương và các
khoản trích theo lương............................................................................................119
3.3.2 Yêu cầu hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản
trích theo lương.......................................................................................................119
3.4 NHỮNG Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN
KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG
KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN A&C..........120
3.5 NHỮNG ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN CÁC ĐỀ XUẤT......................................122
3.5.1 Về phía Nhà nước và các cơ quan chức năng............................................122
3.5.2 Về phía công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C..................................122
3.5.3 Về phía khách hàng được kiểm toán..........................................................123
3.5.4 Về phía Hiệp hội nghề nghiệp Kế toán và Kiểm toán................................123
KẾT LUẬN..............................................................................................................124

Sinh viên: Nguyễn Công Tố vi GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh


Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BCKQHĐKD : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

BCTC : Báo cáo tài chính

BHTN : Bảo hiểm thất nghiệp

BHXH : Bảo hiểm xã hội

BHYT : Bảo hiểm y tế

CCDC : Công cụ dụng cụ

IAS : Chuẩn mực kế toán quốc tế

KPCĐ : Kinh phí công đoàn

KSNB : Kiểm soát nội bộ

KTV : Kiểm toán viên

Sinh viên: Nguyễn Công Tố vii GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh
Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Trang

Bảng 2.1 : Tình hình tài chính 3 năm 2011, 2012, 2013 24

Bảng 2.2 : Câu hỏi về tính độc lập của kiểm toán viên 37

Bảng 2.3 : Xác định mức trọng yếu tổng thể 42

Bảng 2.4 : Tổng hợp số liệu 74

Bảng 2.5 : Thử nghiệm kiểm soát 77

Bảng 2.6 : Thử nghiệm kiểm soát 80

Bảng 2.7 : Phân tích sự biến động quỹ lương 84

Bảng 2.8 : Kiểm tra chi tiết hoạt động kiểm soát 89

Bảng 2.9 : Kiểm tra chi lương 92

Bảng 2.10 : Kiểm tra chi lương tháng 12 97

Bảng 2.11 : Kiểm tra trích KPCĐ 99

Bảng 2.12 : Kiểm tra tính BHXH 101

Bảng 2.13 : Kiểm tra tính BHYT 103

Bảng 2.14 : Kiểm tra tính phát sinh và đầy đủ của các khoản trích
105
theo lương

Bảng 2.15 : Kiểm tra chứng từ nộp BHXH, BHYT, BHTN 107

Bảng 2.16 : Kiểm tra chi trả trợ cấp mất việc làm 109

Biểu 2.1 : Danh sách kiểm toán viên thực hiện kiểm toán 57

Biểu 2.2 : Chương trình kiểm toán tiền lương áp dụng 64

Sinh viên: Nguyễn Công Tố viii GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh
Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ PHỤ LỤC

Trang

Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty TNHH Kiểm toán


Sơ đồ 2.1 : 29
và Tư vấn A&C
Bộ máy tổ chức của Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm
Sơ đồ 2.2 : 32
toán và Tư vấn A&C tại Hà Nội
Sơ đồ 2.3 : Quy trình Kiểm toán Báo cáo tài chính 35

Phụ lục 2.1 : Chương trình kiểm toán tiền lương 47

Sinh viên: Nguyễn Công Tố ix GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh


Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Tiền lương và các khoản trích theo lương là một trong những khoản mục
quan trọng, ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC của doanh nghiệp vì:

Thứ nhất, tiền lương và các khoản trích theo lương vừa phản ánh chi phí đầu
vào, vừa là cơ sở để xác định chi phí đầu ra, ảnh hưởng trực tiếp đến các khoản mục
trên BCTC của đơn vị như hàng tồn kho, phải trả người lao động, chi phí phải trả,
các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác; trên BCĐKT, ảnh hưởng đến giá vốn
hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp trên BCKQHĐKD.

Thứ hai, chi phí tiền lương có ảnh hưởng lớn đến các nghĩa vụ của DN, như
bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn, nghĩa vụ
thuế với Nhà nước nên nếu xảy ra sai phạm có thể dẫn đến những hậu quả pháp lý
nghiêm trọng.

Thứ ba, chu trình tiền lương trải qua nhiều khâu, liên quan đến người lao
động nên dễ xảy ra sai phạm trong việc tính toán, hạch toán và chi trả.

Việc hoàn thiện kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương là vấn đề
rất quan trọng và cấp thiết. Vì vậy, em đã chọn đề tài “Hoàn thiện quy trình kiểm
toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Kiểm
toán và Tư vấn A&C” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.

2. Mục đích nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu nhằm đạt được những mục đích sau:

Thứ nhất, hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận về kiểm toán khoản mục tiền
lương và các khoản trích theo lương trong Kiểm toán Báo cáo tài chính.

Thứ hai, tìm hiểu thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục tiền lương và
các khoản trích theo lương trong Kiểm toán Báo cáo tài chính được thực hiện tại
Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C.

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 1 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh


Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Thứ 3, tìm ra những ưu điểm, hạn chế của quy trình kiểm toán khoản mục
tiền lương và các khoản trích theo lương được thực hiện tại Công ty TNHH Kiểm
toán và Tư vấn A&C, từ đó đưa ra những đề xuất nhằm hoàn thiện quy trình này.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là Quy trình kiểm toán khoản mục tiền lương và các
khoản trích theo lương trong kiểm toán Báo cáo tài chính

Phạm vi nghiên cứu: Do hạn chế về mặt thời gian nên đề tài nghiên cứu của
em chỉ được thực hiện trọng phạm vi là Quy trình kiểm toán khoản mục tiền lương
và các khoản trích theo lương trong Kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH
Kiểm toán và Tư vấn A&C thực hiện với tư cách là một khoản mục trong một cuộc
kiểm toán Báo cáo tài chính.

4. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu chung:

- Phương pháp Duy vật biện chứng

- Phương pháp Duy vật lịch sử

Phương pháp nghiên cứu cụ thể:

- Phương pháp tổng hợp;

- Phương pháp so sánh;

- Phương pháp khảo sát thực tiễn; …

5. Kết cấu của đề tài

Đề tài nghiên cứu của em gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quy trình kiểm toán khoản mục tiền lương
và các khoản trích theo lương trong kiểm toán Báo cáo tài chính.

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 2 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh


Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Chương 2: Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục tiền lương và các
khoản trích theo lương trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH
Kiểm toán và Tư vấn A&C.

Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán
khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán báo cáo
tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C.

Em xin chân thành cảm ơn Giảng viên - PGS.TS. Thịnh Văn Vinh, Ban
Giám đốc Học viện Tài chính và tất cả các anh chị trong Công ty TNHH Kiểm toán
và Tư vấn A&C đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo em trong quá trình thực tập cũng như
hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Do thời gian thực tập có hạn, kiến thức thực tế
của em còn hạn chế nên bài viết của em khó tránh khỏi những thiếu sót. Em rất
mong nhận được ý kiến góp ý của các thầy cô cũng như các anh chị trong Công ty
để luận văn của em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 3 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh


Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG


VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC

1.1 KHÁI QUÁT VỀ KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN


TRÍCH THEO LƯƠNG
1.1.1 Đặc điểm về tiền lương
1.1.1.1 Khái niệm chung
Tiền lương
Quá trình sản xuất ra của cải vật chất là sự tác động của con người vào tự
nhiên nhằm khai thác hoặc cải biến các vật thể của tự nhiên để tạo ra các sản phẩm
đáp ứng nhu cầu của con người. Vì vậy, quá trình sản xuất luôn có sự tác động qua
lại của ba yếu tố cơ bản là sức lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động.
Trong các yếu tố đó, sức lao động là yếu tố cơ bản và quan trọng của quá trình sản
xuất và tái sản xuất sản phẩm xã hội.

Sức lao động là sự tổng hợp của thể lực và trí lực của con người được sử
dụng trong quá trình lao động. Trong quá trình lao động, sức lao động tạo ra một
lượng giá trị mới lớn hơn giá trị bản than của nó, phần giá trị dôi ra so với giá trị
sức lao động là giá trị thặng dư. Giá trị thặng dư là phần mang lại lợi nhuận cho
doanh nghiệp. Để quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiền hành
thường xuyên, liên tục thì cần đảm bảo tái sản xuất sức lao động, nghĩa là sức lao
động con người bỏ ra cần phải được trả dưới dạng thù lao lao động. C.Mác từng
nói: “Lao động sáng tạo ra giá trịn hàng hóa nhưng bản than nó không phải là hàng
hóa và không có giá trị. Cái mà người ta gọi là “giá trị lao đông” thực tế là giá trị
sức lao động”. Trong nền kinh tế hàng hóa, thù lao lao động được biểu hiện bằng
thước đo giá trị gọi là tiền lương.

Như vậy, tiền lương về bản chất là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động
sống cần thiết mà doanh nghiệp trả cho người lao động theo thời gian hoặc theo
khối lượng công việc, lao vụ mà người lao động đã đóng góp cho doanh nghiệp.

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 4 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh


Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Các hình thức của tiền lương

Khi tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, mỗi doanh nghiệp đều lựa
chọn cho mình hình thức tiền lương phù hợp nhằm kết hợp chặt chẽ giữa lợi ích
chung của xã hội, lợi ích của doanh nghiệp cũng như lợi ích của người lao động. Do
đó, việc tính và trả lương cho người lao động được thực hiện theo nhiều hình thức
khác nhau tùy theo hoạt động sản xuất kinh doanh, tính chất công việc và trình độ
quản lý của doanh nghiệp. Tuy có nhiều hình thức khác nhau của tiền lương nhưng
mục đích của các hình thức này đều nhằm đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao
động. Trên thực tế, các doanh nghiệp thường áp dụng các hình thức tiền lương sau:

- Hình thức tiền lương theo thời gian

Đây là hình thức trả lương căn cứ theo thời gian làm việc thực tế. Theo hình
thức này, tiền lương phải trả cho người lao động được tính như sau:

Tiền lương = Thời gian làm việc thực tế x Mức lương theo thời gian

Hình thức lương này tuy đã tính đến thời gian làm việc thực tế nhưng chưa
phản ánh được chất lượng cũng như hiệu quả lao động. Vì vậy, khi áp dụng hình
thức tiền lương này, doanh nghiệp thường có các hình thức khen thưởng, kỷ luật
kèm theo nhằm nâng cao trách nhiệm đối với công việc của người lao động.

Hình thức trả lương theo theo thời gian thường được áp dụng cho các nhân
viên làm việc tại các phòng hành chính, quản trị, kế toán, tài vụ, …

- Hình thức tiền lương theo sản phẩm

Đây là hình thức trả lương cho người lao động căn cứ vào khối lượng, chất
lượng sản phẩm mà họ làm ra. Hình thức trả lương này quán triệt nguyên tắc “làm
theo năng lực, hưởng theo lao động”. Theo hình thức trả lương này, tiền lương phải
trả cho người lao động được tính như sau:

Tiền lương = Khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành đảm bảo chất
lượng x Đơn giá tiền lương theo sản phẩm

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 5 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh


Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Khi áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm, doanh nghiệp phải xây dựng
được các định mức kinh tế - kỹ thuật làm căn cứ xây dựng đơn giá tính lương cho
từng loại sản phẩm, công việc một cách hợp lý cũng như làm căn cứ xác định sản
phẩm hoàn thành đạt tiêu chuẩn chất lượng. Trả lương theo sản phẩm có nhiều hình
thức khác nhau như trả lương theo sản phẩm trực tiếp, trả lương theo sản phẩm gián
tiếp, trả lương theo sản phẩm có thưởng, trả lương theo sản phẩm lũy tiến, … Tùy
theo đặc điểm, điều kiện cụ thể mà từng doanh nghiệp lựa chọn cho mình hình thức
trả lương theo sản phẩm phù hợp. Hình thức lương này thường được áp dụng đối
với doanh nghiệp sản xuất.

- Các hình thức đãi ngộ khác

Để khuyến khích, động viên người lao động, ngoài chế độ tiền lương, doanh
nghiệp có thể xây dựng các chế độ thưởng cho cá nhân, tập thể trong quá trình sản
xuất kinh doanh như thưởng sáng kiến cải tiến kỹ thuật, thưởng thành tích lao động
xuất sắc,… Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể chi trả các khoản phụ cấp, phúc lợi
khác cho người lao động như phụ cấp ăn ca, phụ cấp thâm niên, phụ cấp chức vụ,

1.1.1.2 Vai trò của tiền lương

Tiền lương có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với người lao động, doanh
nghiệp và xã hội.

Đối với người lao động: Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu để họ chi trả
cho các chi phí sinh hoạt nhằm tái sản xuất sức lao động của mình. Tiền lương
chính là đòn bẩy kinh tế để khuyến khích người lao động hang hái làm việc, kích
thích và tạo mối quan tâm của người lao động đến kết quả công việc của họ.

Đối với doanh nghiệp: Tiền lương là một khoản chi phí sản xuất kinh doanh
lớn, một yếu tố cấu thành nên giá trị sản phẩm dịch vụ do doanh nghiệp tạo ra. Vì
vậy, các doanh nghiệp phải sử dụng sức lao động sao cho hiệu quả nhất nhằm tiết

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 6 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh


Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

kiệm chi phí tiền lương, hạ giá thành sản phẩm cũng như nâng cao sức cạnh tranh
của doanh nghiệp.

Đối với xã hội: Tiền lương là một công cụ của chính sách phân phối và tái
phân phối thu nhập xã hội.

1.1.2 Các khoản trích theo lương

Ngoài tiền lương, thưởng, người lao động còn được hưởng các khoản trợ cấp
khác như trợ cấp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các trợ
giúp của công đoàn. Các khoản trợ cấp này được đóng góp từ cả doanh nghiệp và
người lao động và được tính, trích theo lương của người lao động.

1.1.2.1 Quỹ bảo hiểm xã hội

Quỹ bảo hiểm xã hội được sử dụng để trợ cấp cho người lao động khi họ ốm
đau, thai sản, gặp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động, … trên cơ
sở đóng góp của họ vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Tiền trích vào quỹ bảo hiểm xã hội được tính theo tỷ lệ trích theo quy định
trên tiền lương cơ bản của người lao động. Theo quy định hiện hành, tỷ lệ trích
BHXH là 24%, trong đó tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh
nghiệp 17% và 7% do người lao động đóng góp.

1.1.2.2 Quỹ bảo hiểm y tế

Quỹ này được dùng để chi trả cho các khoản khám chữa bệnh, tiền thuốc,
tiền viện phí cho người lao động trong thời gian ốm đau, thai sản, …

Tỷ lệ trích lập quỹ bảo hiểm y tế hiện hành là 4,5% trên tiền lương cơ bản,
bao gồm 3% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp và
1,5% do người lao động đóng góp.

1.1.2.3 Quỹ bảo hiểm thất nghiệp

Quỹ bảo hiểm thất nghiệp được sử dụng để trợ cấp một phần thu nhập cho
người lao động khi họ thất nghiệp.

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 7 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh


Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Theo quy đinh hiện hành, tỷ lệ trích lập là 2% trên tiền lương cơ bản, bao
gồm 1% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp và 1% do
người lao động đóng góp.

1.1.2.4 Kinh phí công đoàn

Kinh phí công đoàn được trích lập theo tỷ lệ 2% trên tiền lương thực tế của
người lao động và tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp.
Một phần kinh phí công đoàn được nộp lên công đoàn cấp trên và một phần được để
lại doanh nghiệp để chi tiêu cho hoạt động của công đoàn tại doanh nghiệp.

1.1.3 Đặc điểm của khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương
và ảnh hưởng tới quá trình kiểm toán

Khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương là một trong những
khoản mục trọng yếu trên Báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây là
một khoản mục khá phức tạp vị nó vừa mang ý nghĩa về mặt kinh tế, vừa mang ý
nghĩa về mặt xã hội.

Mỗi doanh nghiệp lựa chọn và áp dụng một chính sách tiền lương riêng. Bên
cạnh đó, các chứng từ liên quan đến tiền lương đếu phát sinh trong nội bộ doanh
nghiệp. Vì vậy, khi kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương
tại một đơn vị, kiểm toán viên cần phải thu thập thong tin về chính sách tiền lương
mà đơn vị áp dụng, từ đó xây dựng các thủ tục kiểm toán phù hợp.

Tiền lương cũng là cơ sở để trích lập các khoản bảo hiểm, tính kinh phí công
đoàn cũng như thuế thu nhập cá nhân mà người lao động phải nộp. Vì vậy, khi kiểm
toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương, kiểm toán viên cũng cần
xem xét việc tuân thủ các quy định về bảo hiểm, thuế của doanh nghiệp.

Khoản mục tiền lương được đánh giá là một khoản mục chứa đựng nhiều rủi
ro tiềm tàng. Vì vậy, khi thực hiện kiểm toán, kiểm toán viên cũng cần đặc biệt chú
ý tới hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp đối với khoản mục
này.

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 8 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh


Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

1.2 KHÁI QUÁT VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC
KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

1.2.1 Mục tiêu và căn cứ kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản
trích theo lương

1.2.1.1 Mục tiêu kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương

 Mục tiêu tổng quát

Phù hợp với mục tiêu cuối cùng của cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính là xác
nhận mức độ tin cậy của các thông tin được trình bày trên Báo cáo tài chính so với
các chuẩn mực đã được thiết lập, mục tiêu tổng quát của kiểm toán khoản mục tiền
lương và các khoản trích theo lương gồm các nội dung chủ yếu sau:

- Thu thập đầy đủ bằng chứng thích hợp cho các nghiệp vụ, số dư về tiền
lương và các khoản trích theo lương.

- Kiểm toán viên có đầy đủ căn cứ để đưa ra ý kiến nhận xét về tính trung
thực, hợp lý của các chỉ tiêu liên quan trên Báo cáo tài chính như: Các khoản chi phí
về lương và các khoản phải thanh toán cho công nhân viên, thuế và các khoản phải
nộp tính theo lương.

- Có cơ sở tham chiếu để kết luận về các chỉ tiêu có liên quan khác như: Chi
phí nhân công trực tiếp, chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí nhân viên quản lý,
nợ phải trả công nhân viên… khi kiểm toán các khoản mục có liên quan khác.

 Mục tiêu cụ thể

Mục tiêu kiểm toán cụ thể đối với kiểm toán khoản mục tiền lương và các
khoản trích theo lương đó là:

- Đánh giá mức độ hiệu lực và yếu kém của hệ thống kiểm soát nội bộ đối
với các hoạt động thuộc chu kỳ tiền lương và nhân sự trên hai khía cạnh, bao gồm:

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 9 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh


Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

+ Đánh giá việc xây dựng (thiết kế) hệ thống kiểm soát nội bộ trên các khía
cạnh tồn tại, đầy đủ, phù hợp;

+ Đánh giá việc thực hiện (vận hành) hệ thông kiểm soát nội bộ trên các khía
cạnh hiệu lực và liên tục.

- Xác nhận độ tin cậy của thông tin có liên quan đến khoản mục tiền lương
và các khoản trích theo lương, bao gồm:

+ Các thông tin liên quan đến các nghiệp vụ tiền lương và các khoản trích
theo lương trên các khía cạnh phát sinh, tính toán và đánh giá, phân loại và hạch
toán;

+ Các thông tin liên quan đến số dư tiền lương và các khoản trích theo lương
trên các khía cạnh hiện hữu, nghĩa vụ, cộng dồn, trình bày và công bố.

1.2.1.2 Căn cứ kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương

Các nguồn thông tin, tài liệu làm căn cứ kiểm toán cho khoản mục này bao gồm:

- Báo cáo tài chính: Các chỉ tiên trên Báo cáo tài chính như Chỉ tiêu phải trả
người lao động, các khoản phải trả ngắn hạn khác… và các báo cáo quản trị có liên
quan.

- Sổ hạch toán: Bao gồm sổ kế toán tổng hợp và chi tiết các tài khoản có liên
quan như: TK334, TK338 (3382, 3383, 3384); TK622, TK6271, TK6411, TK6421;
TK333; TK111; TK112; TK138… và các sổ nghiệp vụ khác.

- Chứng từ kế toán: Bảng thanh toán lương, bảng thanh toán BHXH, bảng kê
thanh toán tiền thưởng và các khoản khác cho công nhân viên, bảng phân bổ tiền
lương và các khoản trích theo lương; bảng chấm công,…

- Các quy định, quy chế và các thủ tục kiểm soát nội bộ như quy chế tuyển
dụng và phân công lao động; quy định về quản lý và sử dụng lao động; quy chế tiền
lương, tiền thưởng và các quy định khác có liên quan.

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 10 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh


Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

1.2.2 Quá trình kiểm soát nội bộ và khảo sát kiểm soát nội bộ về tiền
lương và các khoản trích theo lương

1.2.2.1 Hoạt động kiểm soát nội bộ về tiền lương và các khoản trích theo lương

Hoạt động kiểm soát nội bộ đối với khoản mục tiền lương và các khoản trích
theo lương là rất cần thiết. Hoạt động này không chỉ giúp ngăn chặn và phát hiện ra
những sai phạm về nghiệp vụ mà còn góp phần đảm bảo việc tuân thủ pháp luật và
nâng cao hiệu quả kinh tế trong các hoạt động liên quan đến tiền lương và các
khoản trích theo lương. Để đảm bảo độ tin cậy của các thông tin tài chính liên quan
đến tiền lương và các khoản trích theo lương, đơn vị cần thiết kế, vận hành các quy
chế và thủ tục kiểm soát nội bộ đầy đủ và thích hợp, cụ thể đối với từng bước công
việc như sau:

 Tiếp nhận và quản lý nhân sự

Đây là bước công việc đầu tiên có vai trò quyết định đến các nghiệp vụ tiền
lương và nhân sự. Đây chính là quá trình tuyển dụng và ra quyết định tiếp nhận
nhân sự. Quá trình này thường được thực hiện bởi bộ phận tổ chức hành chính và
ban lãnh đạo cấp cao trong đơn vị.

Yêu cầu về kiểm soát nội bộ đối với bước công việc này là phải xây dựng và
vận hành các quy chế và thủ tục kiểm soát các hoạt động liên quan đến khâu tuyển
dụng, phê duyệt và ký hợp đồng lao động, cụ thể như sau:

Thứ nhất, việc tuyển dụng phải căn cứ vào kế hoạch tuyển dụng nhân viên,
căn cứ vào nhu cầu sử dụng nhân viên cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.

Thứ hai, khi tiến hành tuyển dụng, doanh nghiệp phải có các quyết định về
tiếp nhận lao động và phải ký hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể với
người lao động được tuyển. Đồng thời, doanh nghiệp phải có sự phê chuẩn về việc
phân công nhiệm vụ cho người lao động được tuyển, phê duyệt mức lương, phụ cấp
và lập hồ sơ cán bộ, nhân viên. Quyết định tiếp nhận và phân công lao động, về

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 11 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh


Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

lương phải được lưu ở bộ phận quản lý nhân sự và gửi bản sao cho người lao động,
bộ phận sử dụng lao động và bộ phận tính lương.

 Theo dõi và ghi nhận thời gian lao động, khối lượng công việc, sản
phẩm, lao vụ hoàn thành

Đây là giai đoạn tổ chức chấm công, lập bảng kê xác nhận khối lượng hoàn
thành, tính lương và các khoản khác có liên quan, trích BHXH, BHYT, BHTN,
KPCĐ.

Yêu cầu kiểm soát nội bộ đối với giai đoạn này là:

Thứ nhất, đảm bảo người quản lý bộ phận phải chịu trách nhiệm về việc lập
bảng chấm công hay phiếu báo sản phẩm hoàn thành. Người trực tiếp theo dõi lao
động phải có tư cách tốt, đảm bảo độ tin cậy.Các bảng chấm công, phiếu báo sản
phẩm hoàn thành phải được đánh số thứ tự rõ ràng, liên tục, có đầy đủ chữ ký xác
nhận của những người có liên quan, không được sửa chữa, tẩy xóa.

Thứ hai, nếu có điều kiên, doanh nghiệp có thể dùng máy ghi giờ để theo dõi
giờ đến, giờ về của từng nhân viên. Doanh nghiệp phải thường xuyên đối chiếu giữa
bảng chấm công với kết quả máy ghi giờ, đối chiếu phiếu báo sản phẩm hoàn thành
với phiếu nhập kho.

Thứ ba, doanh nghiệp phải đảm bảo tách biệt giữa các chức năng theo dõi kết
quả lao động với chức năng tình lương, ký bảng thanh toán lương, chi trả lương.

Thứ tư, trường hợp doanh nghiệp có công nhân viên làm thêm giờ, làm đêm
thì doanh nghiệp phải lập phiếu báo làm đêm, làm thêm giờ đầy đủ và có xác nhận
của những người có liên quan.

 Tính lương, lập bảng lương và ghi chép sổ sách

Đây là giai đoạn tính toán tiền lương, các khoản trích theo lương và các
khoản phải trả cho từng nhân viên và từng bộ phận trong đơn vị, lập bảng phân bổ

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 12 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh


Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

lương và các khoản trích theo lương cho từng đối tượng chịu chi phí, đồng thời ghi
chép các nghiệp vụ về tiền lương và các khoản trích theo lương.

Yêu cầu kiểm soát nội bộ đối với giai đoạn này là:

Thứ nhất, doanh nghiệp phải xây dựng được định mức, đơn giá lương sản
phẩm, lương thời gian một cách đầy đủ, rõ ràng. Nếu có thay đổi về tiền lương, bộ
phận quản lý nhân sự phải thông báo kịp thời cho bộ phận tính lương.

Thứ hai, phải có sự kiểm tra tính chính xác của bảng chấm công, phiếu báo
làm thêm giờ, thêm ngày, phiếu báo sản phẩm hoàn thành của người độc lập với bộ
phận theo dõi kết quả lao động.

Thứ ba, doanh nghiệp phải xây dựng và thực hiện các thủ tục kiểm soát nội
bộ để kiểm tra, đối chiếu kết quả tính lương và ghi sổ kế toán các nghiệp vụ về
lương của người độc lập; đảm bảo tách biệt giữa chức năng tính lương, ghi lương và
phát lương. Đặc biệt, bộ phận tình lương không được tự ý ghi thêm tên vào bảng
chấm công, bảng tính lương hoặc tự ý điều chính mức lương, phụ cấp, mức thưởng
cho nhân viên.

 Thanh toán lương và các khoản khác cho nhân viên

Căn cứ vào bảng thanh toán lương để phát lương cho nhân viên. Công việc
này thường do thủ quỹ thực hiện.

Đối với bước công việc này, yêu cầu kiểm soát nội bộ như sau:

Thứ nhất, khi thủ quỹ nhận được phiếu chi hoặc séc chi lương kèm theo bảng
thanh toán lương, thưởng thì thủ quỹ phải tiến hành kiểm tra, đối chiếu tên và số
tiền được nhận giữa phiếu chi, séc chi với danh sách trên bảng thanh toán lương, thưởng.

Thứ hai, sau khi đối chiếu xong và tiến hành chi lương cho nhân viên thì phải
yêu cầu họ ký nhận vào phiếu chi hoặc séc chi, đồng thời phải đóng dấu và ký vào
phiếu “Đã chi tiền”.

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 13 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh


Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Thứ ba, doanh nghiệp phải thường xuyên kiểm tra việc ký nhận lương trực
tiếp của công nhân viên hoặc ký séc chi lương.

 Giải quyết chế độ về lương, các khoản trích theo lương và chấm dứt
hợp đồng lao động.

Trong bước công việc này, doanh nghiệp căn cứ vào quy định, chế độ và yêu
cầu của người lao động để giải quyết chế độ về lương và chấm dứt hợp đồng lao
động cho người lao động.

Yêu cầu về kiểm soát nội bộ trong bước công việc này là:

Thứ nhất, các chế độ về lương và các khoản trích theo lương phải được thực
hiện theo đúng quy định, chế độ hiện hành.

Thứ hai, kế toán, phòng nhân sự và Ban Giám đốc làm thủ tục chấm dứt hợp
đồng cho người lao động. Hợp đồng lao động có thể chấm dứt khi rơi vào một trong
các trường hợp sau:

- Doanh nghiệp hoặc người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng;

- Hợp đồng lao động có thời hạn nay hết thời hạn mà doanh nghiệp không có
nhu cầu hoặc người lao động không có nhu cầu tiếp tục làm viêc;

- Doanh nghiệp giải thể hoặc phá sản;

- Người lao động chết, ...

1.2.2.2 Khảo sát kiểm soát nội bộ về tiền lương và các khoản trích theo lương

 Mục đích khảo sát

Kiểm toán viên tiến hành khảo sát hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh
nghiệp nhằm đánh giá mức độ hiệu lực, hiệu của của hệ thống đó, cụ thể:

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 14 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh


Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

- Đánh giá việc xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ về tiền lương và nhân sự
trên các khía cạnh đầy đủ, phù hợp;

- Đánh giá sự hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ về tiền lương và nhân
sự trên các khía cạnh hiện hữu, hiệu lực, liên tục;

- Đánh giá sự thực hiện các nguyên tắc kiểm soát: nguyên tắc phân công,
phân nhiệm; nguyên tắc phê chuẩn, ủy quyền; nguyên tắc bất kiêm nhiệm.

Từ những khảo sát đó, kiểm toán viên đánh giá được mức rủi ro kiểm soát, từ
đó đưa ra quyết định về phạm vi, mức độ kiểm tra cơ bản sẽ được thực hiện.

 Phương pháp khảo sát

Công việc khảo sát kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp được thực hiện như
sau:

Khảo sát về thiết kế của hệ thống kiểm soát nội bộ

Để tìm hiểu tính đầy đủ và phù hợp của việc thiết kế các quy chế và thủ tục
kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên yêu cầu đơn vị cung cấp các tài liệu quy định về
kiểm soát nội bộ được áp dụng như: Quy chế tuyển dụng và phân công lao động;
quy định về quản lý nhân sự; quy định về tiền lương, tiền thưởng; quy định về trách
nhiệm và phương pháp theo dõi, xác định kết quả lao động; quy định về thanh toán
và phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương; quy định về trả lương... Trên
cơ sở đó, kiểm toán viên đánh giá việc thiết kế các quy chế và thủ tục kiểm soát nội
bộ trên các khía cạnh đầy đủ và thích hợp.

Khảo sát về việc vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ

Để tìm hiểu về sự vận hành, tính hiệu lực, hiệu quả của hệ thống kiểm soát
nội bộ, kiểm toán viên thường áp dụng các kỹ thuật như phỏng vấn, quan sát, kiểm
tra các các dấu hiệu kiểm soát còn lưu lại trên chứng từ.

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 15 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh


Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Kỹ thuật phỏng vấn thường được kiểm toán viên sử dụng dưới dạng bảng câu
hỏi về kiểm soát nội bộ để thu thập bằng chứng liên quan đến việc phân chia trách
nhiệm giữa các chức năng quản lý nhân sự, theo dõi kết quả lao động, tính và trả
lương của đơn vị có đảm bảo thường xuyên hay không; doanh nghiệp có phê chuẩn
rõ ràng về mức lương, phụ cấp và các khoản khác cho công nhân viên hay không;
mọi sự biến động về lương có được theo dõi, lữu trữ đầy đủ trong hồ sơ công nhân
viên và thông báo kịp thời cho người lao động và bộ phận tính lương hay không; có
thường xuyên đối chiếu kết quả giữa bảng chấm công với mày ghi giờ (nếu có) hay
không, có đối chiếu số liệu giữa phiếu báo sản phẩm hoàn thành với phiếu nhập kho
hay không...

Kỹ thuật quan sát có thể được kiểm toán viên sử dụng như quan sát việc
chấm công hoặc quan sát việc sử dụng máy ghi giờ, quan sát việc nghiệm thu sản
phẩm hoàn thành, quan sát phát lương... Kỹ thuật này giúp kiểm toán viên thu thập
bằng chứng về việc thức hiện các quy chế và thủ tục kiểm soát.

Kiểm toán viên thực hiện kiểm tra dấu hiệu kiểm soát lưu lại trên các tài liệu
như hồ sơ nhân viên, bảng chấm công, thẻ tính giờ để thu thập bằng chứng về tính
thường xuyên, liên lục của việc thực hiện các quy chế kiểm soát. Kiểm toán viên
kiểm tra kiểm soát nội bộ đối với việc tính và phân bổ lương và các khoản phải trả
bằng cách kiểm tra căn cứ và phép tính, kiểm tra chữ ký của người phê chuẩn, kiểm
tra dấu hiệu kiểm soát nội bộ trên bảng tính lương, bảng phân bổ lương; kiểm tra
tính đúng đắng và nhất quán trong việc áp dụng chính sách phân bổ chi phí tiền
lương của doanh nghiệp.Kiểm tra việc trả lương cho nhân viên có đầy đủ, kịp thời
không bằng cách kiểm tra ngày, tháng phát lương , chữ ký trên bằng thanh toán
lương...

Từ những bằng chứng thu thập được về thiết kế và vận hành của các quy chế
và thủ tục kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên đưa ra kết luận về tính thích hợp, hiệu
lực, hiệu quả của kiểm soát nội bộ đối với khoản mục tiền lương và các khoản trích

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 16 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh


Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

theo lương, từ đí đưa ra quyết định về mức độ rủi ro kiểm soát để thiết kế các thủ
tục kiểm toán cơ bản sao cho phù hợp.

Trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên có thể không thực hiện riêng biệt
các thử nghiệm về kiểm soát mà thường thực hiện kết hợp khảo sát kiểm soát trong
quá trình khảo sát nghiệp vụ.

1.2.3 Quy trình kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo
lương trong kiểm toán Báo cáo tài chính

1.2.3.1 Lập kế hoạch kiểm toán

Thông thường, đối với các cuộc kiểm toán có quy mô lớn, kiểm toán viên
cần lập cả kế hoạch kiểm toán tổng thể và kế hoạch kiểm toán chiến lược. Tuy
nhiên, trong phạm vi bài luận văn của mình, em xin chỉ trình bày việc lập kế hoạch
kiểm toán tổng thể.

 Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể

Thu thập thông tin cơ sở

Để lập kế hoạch kiểm toán tổng thể, trước tiên, kiểm toán viên tiến hành thu
thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng thông qua việc thu thập các tài
liệu: Giấy phép thành lập doanh nghiệp; điều lệ, quy chế công ty; các biên bản họp
Hội đồng quản trị, Hội đồng cổ đông; các Báo cáo tài chính, báo cáo quản trị,...

Đối với kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương, kiểm
toán viên cần quan tâm đến các chính sách về tiền lương, chính sách sử dụng lao
động, sự biến động về quy mô sản xuất kinh doanh của đơn vị,...

Từ những thông tin trên, kiểm toán viên tiến hành phân tích đánh giá sơ bộ
để xem xét sự ảnh hưởng của chúng tới khoản mục tiền lương, từ đó xác đinh những
vấn đề chính của khoản mục tiền lương ở đơn vị được kiểm toán và đưa ra những
thủ tục kiểm toán cần thiết.

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 17 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh


Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát

Từ những thôn tin thu thập được, kiểm toán viên đánh giá mức độ tin cậy của
hệ thống kiểm soát nội bộ đối với khoản mục tiền lương của đơn vị được kiểm toán.
Dựa vào những đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên xác định rủi
ro kiểm soát làm cơ sở để thực hiện các bước tiếp theo.

Đánh giá mức trọng yếu và rủi ro

Dựa trên những thông tin ban đầu thu thập được, kiểm toán viên xác định
mức độ rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát cho khoản mục tiền lương, từ đó xác định
phạm vi và quy mô của các thủ tục kiểm toán áp dụng đối với khoản mục này. Nếu
kiểm toán viên đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát của khoản mục tiền
lương là cao thì kiểm toán viên sẽ tiến hành nhiều thủ tục kiểm toán chi tiết và
ngược lại, nếu kiểm toán viên cho rằng rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát thấp thì
phạm vi và mức độ các thủ tục kiểm toán chi tiết sẽ được thu hẹp lại ở mức độ hợp
lý, khi đó chất lượng của cuộc kiểm toán vẫn được đảm bảo và tiết kiệm thời gian
cũng như chi phí cho cuộc kiểm toán.

 Chương trình kiểm toán

Chương trình kiểm toán là tập hợp các thủ tục kiểm toán chỉ dẫn cho việc thu
thập bằng chứng kiểm toán theo các cơ sở dẫn liệu cụ thể, trong đó xác định cả quy
mô mẫu, phần tử lựa chọn, thời gian thực hiện cho mỗi thủ tục kiểm toán và cả sự
phân công công việc giữa các kiểm toán viên.

Chương trình kiểm toán của khoản mục tiền lương bao gồm các phương
pháp kiểm toán chứng từ và phương pháp kiểm toán ngoài chứng từ, được kiểm
toán viên thực hiện thông qua các phương pháp kiểm toán tuân thủ (thử nghiệm
kiểm soát) và phương pháp kiểm toán cơ bản (thử nghiệm cơ bản).

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 18 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh


Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Phương pháp thử nghiệm kiểm soát: được thực hiện để thu thập các bằng
chứng về khả năng ngăn chặn các sai phạm của hệ thống kiểm soát nội bộ liên quan
đến khoản mục tiền lương.

Phương pháp thử nghiệm cơ bản: được thiết kế nhằm thu thập các bằng
chứng về sự hoàn chỉnh, chính xác và hiệu lực của các dữ liệu do hệ thống kế toán
xử lý và cung cấp. Thử nghiệm cơ bản bao gồm các thủ tục phân tích và thủ tục
kiểm tra chi tiết nghiệp vụ và số dư tài khoản.

Thủ tục phân tích: là việc phân tích các số liệu, các tỷ suất nhằm tìm ra xu
hướng biến động của các chỉ tiêu.

Thủ tục kiểm tra chi tiết nghiệp vụ và số dư tài khoản: nhằm xác nhận các
nghiệp vụ liên quan đến tiền lương và các khoản trích theo lương có thật hay không,
có được tình toán đánh giá đúng không, có được phân loại và hạch toán đúng, kịp
thời không,... Đồng thời, việc kiểm tra chi tiết số dư các tài khoản giúp xác định
mức độ tin cậy của các số dư cuối kỳ của các tài khoản liên quan đến tiền lương và
các khoản trích theo lương.

1.2.3.2 Thực hiện kiểm toán

 Khảo sát kiểm soát nội bộ

Kiểm toán viên áp dụng phương pháp kiểm toán tuân thủ để thu thập thông
tin về hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn được kiểm toán. Việc khảo sát kiểm soát
nội bộ được thực hiện trên 2 khía cạnh:

- Tính đầy đủ, phù hợp trong thiết kế của hệ thống kiểm soát nội bộ

Để xem xét thiết kế của hệ thống kiểm soát nội bộ đối với khoản mục tiền
lương và các khoản trích theo lương có đầy đủ và phù hợp không, kiểm toán viên
thường nghiên cứu các tài liệu quy định về kiểm soát như quy chế về tuyển dụng và
phân công lao động; quy chế về tiền lương, tiền thưởng; quy chế phân bổ, thanh
toán lương... Kiểm toán viên cũng có thể thực hiện phỏng vấn những người có liên

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 19 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh


Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

quan về các quy chế và thủ tục kiểm soát. Từ những thông tín đó, kiểm toán viên có
được sự kết luận về tính đầy đủ và thích hợp của các quy chế kiểm soát nội bộ được
áp dụng trong doanh nghiệp.

- Tính hiệu quả, hiệu lực và liên tục trong vận hành của hệ thống kiểm soát nội bộ

Để tìm hiểu về sự vận hành, tính hiệu lực, hiệu quả của hệ thống kiểm soát
nội bộ, kiểm toán viên có thể áp dụng các kỹ thuật như phỏng vấn, quan sát, kiểm
tra các các dấu hiệu kiểm soát còn lưu lại trên chứng từ. Các kỹ thuật này có thể
không thực hiện riêng biệt mà thường được kết hợp khảo sát kiểm soát trong quá
trình khảo sát nghiệp vụ.

 Thực hiện các thử nghiệm cơ bản

Thủ tục phân tích

Thủ tục phân tích được kiểm toán viên thực hiện để kiểm tra tính hợp lý của
các khoản chi phí liên quan đến lương và các khoản trích theo lương, phat hiện
những biến động bất thường để kiểm toán viên tập trung làm rõ. Các kỹ thuật phân
tích thường được kiểm toán viên áp dụng bao gồm:

- Phân tích tỷ suất

Kiểm toán viên có thể tiến hành so sánh tỷ lệ chi phí nhân công trực tiếp
trong tổng chi phi sản xuất kinh doanh giữa kỳ này so với kỳ trước xem có biến
động lớn hay biến động bất thường nào không. Trong khi tiến hành phân tích tỷ
suất, kiểm toán viên không nên chỉ dựa vào sự biến động một tỷ suất nào đó để đưa
ra kết luận là biến động đó bất thường hay không mà cần kết hợp phân tích sự biến
động của các tỷ suất có mối liên hệ với nhau để đưa ra kết luận chuẩn xác hơn.

Phân tích tỷ suất là một kỹ thuật quan trọng, giúp kiểm toán viên định hướng
cũng như xác định trọng tâm kiểm toán, tiết kiệm thời gian cũng như chi phí của
cuộc kiểm toán.

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 20 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh


Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

- Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ và số dư tài khoản

Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ về tiền lương cho phép kiểm toán viên có
được những bằng chứng trực tiếp về việc các nghiệp vụ liên quan đến tiền lương và
các khoản trích theo lương trên các cơ sở dẫn liệu có thật, sự phê chuẩn, sự tính
toán và đánh giá, sự phân loại và hạch toán, sự tổng hợp và chuyển sổ.

Đối với kiểm tra chi tiết số dư các tài khoản, kiểm toán viên tập trung vào
một số tài khoản sau: Tài khoản phải trả người lao động (TK334), các tài khoản liên
quan đến chi phí nhân công (TK621, TK627, TK641, TK642), các tài khoản liên
quan đến các khoản trích theo lương (TK3382, TK3383, TK3384, TK3389).

1.2.3.3 Kết thúc kiểm toán

Sau khi hoàn thành các thủ tục kiểm toán, kiểm toán viên tiến hành tổng hợp
kêt quả, lập Báo cáo kiểm toán. Trước khi lập Báo cáo kiểm toán, để đảm bảo tính
thận trọng, kiểm toán viên thực hiện các thủ tục soát xét các khoản nợ bất thường,
các sự kiện sau ngày kết thúc kỳ kế toán, xem xét giả định hoạt động liên tục và các
vấn đề khác liên quan đến đơn vị được kiểm toán.

Khi các thủ tục cần thiết đã được hoàn thành, kiểm toán viên tiến hành tổng
hợp kết quả kiểm toán về khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương làm
cơ sở cho ý kiến kết luận về khoản mục này, góp phần hình thành ý kiến kiểm toán
đối với Báo cáo tài chính đã được kiểm toán. Bên cạnh những vấn đề liên quan đến
khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương mà kiểm toán viên phát hiện và
đề xuất điều chỉnh, kiểm toán viên cũng đưa ra những đề xuất, góp ý đối với hệ
thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán, giúp hệ thống này hoạt động
hiệu quả hơn.

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 21 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh


Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC
KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY
TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN A&C

2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN A&C

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH Kiểm toán và
Tư vấn A&C

2.1.1.1 Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C

Công ty Kiểm toán và Tư vấn A&C trước đây là Doanh nghiệp Nhà nước
được thành lập theo Quyết định số 140 TC/QĐTCCB ngày 26 tháng 03 năm 1992,
Quyết định số 107 TC/QĐ/TCCB ngày 13 tháng 02 năm 1995 của Bộ trưởng Bộ
Tài chính và hoạt động theo Giấy phép kinh doanh số 102218 ngày 13 tháng 03
năm 1995 do Uỷ ban Kế hoạch Thành phố Hồ Chí Minh cấp. Sau 20 năm hoạt
động, Công ty Kiểm toán và Tư vấn A&C đã không ngừng phát triển về số lượng và
chất lượng dịch vụ cung cấp.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường Việt Nam nói chung và lĩnh
vực kiểm toán nói riêng, Công ty Kiểm toán và Tư vấn A&C đã được Bộ Tài chính
chọn là một trong những công ty lớn đầu tiên của Bộ Tài chính tiến hành chuyển
đổi hình thức sở hữu từ Doanh nghiệp Nhà nước sang Công ty cổ phần theo Quyết
định số 1962/QĐ-BTC ngày 30/06/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Công ty Cổ
phần Kiểm toán và Tư vấn A&C hoạt động theo giấy phép đăng ký kinh doanh số
4103001964 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày
09/12/2003.

Theo quyết định tại Nghị định số 105/2004/NĐ-CP ngày 30/03/2004 và Nghị
định số 133/2005/NĐ-CP ngày 31/10/2005 của Chính phủ về kiểm toán độc lập,
Công ty Cổ phần Kiểm toán và Tư vấn A&C đã chính thức chuyển đổi thành Công
ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C từ ngày 06/02/2007 theo Giấy chứng nhận

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 22 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh


Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

đăng ký kinh doanh số 4102047448 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí


Minh cấp.

Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C đã chính thức đổi tên và hoạt
động với tên mới là Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C theo Giấy chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp
ngày 06/02/2013.

Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C là một trong những Công ty đầu
tiên và đã nhiều năm nay được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận đủ điều
kiện kiểm toán các tổ chức niêm yết

Theo số liệu đánh giá của Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam
(VACPA), Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C được xếp hạng như sau:

 Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C là Công ty có tỷ lệ Kiểm toán


viên có chứng chỉ trên tổng số nhân viên cao nhất
 Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C xếp thứ 4 trong 10 Công ty có
Kiểm toán viên đông nhất
 Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C xếp thứ 3 về số lượng khách
hàng
 Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C xếp thứ 3 trong số các Công ty
có doanh thu đào tạo cao nhất
 Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C xếp thứ 2 trong 3 Công ty có
doanh thu kiểm toán từ các doanh nghiệp Nhà nước cao nhất (sau E&Y)
 Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C xếp thứ 3 trong số các Công ty
có doanh thu kiểm toán xây dựng cơ bản cao nhất (sau AASC)
 Tình hình tài chính của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C những
năm gần đây

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 23 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh


Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Bảng 2.1 Tình hình tài chính 3 năm 2011, 2012, 2013

TT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

101.521.466.51
1 Doanh thu (đồng) 98.094.982.533 105.445.674.070
8

2 Lợi nhuận (đồng) 12.729.935.932 2.201.122.152 1.241.342.830

Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C hiện nay là công ty đại diện
chính thức tại Việt Nam của Baker Tilly International. Tư cách thành viên của
Baker Tilly International của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C đã khẳng
định vị thế của Công ty trên trường quốc tế.

2.1.1.2 Baker Tilly International

Baker Tilly International là Tổ chức quốc tế về kế toán, kiểm toán và tư vấn


kinh doanh chuyên nghiệp được thành lập vào năm 1987 và có trụ sở chính tại số 2
Blomsbury Street, London WC1B3ST, Vương quốc Anh. Với hệ thống các công ty
thành viên ở hơn 110 quốc gia, Baker Tilly International có thể tập hợp đội ngũ
nhân viên có kinh nghiệm trong hầu hết mọi lĩnh vực kinh doanh ở hầu hết mọi thị
trường trên thế giới từ hơn 2.500 chủ phần hùn và 25.000 nhân viên ở hơn 510 văn
phòng để đáp ứng yêu cầu về dịch vụ của khách hàng. Baker Tilly International
luôn nằm trong vị trí top 10 các Tổ chức kiểm toán quốc tế với doanh thu hàng năm
khoảng hơn 3 tỉ Dollar Mỹ (xếp hạng 8 hàng năm trong nhóm các Tập đoàn kế toán,
kiểm toán và tư vấn kinh doanh hàng đầu thế giới). Vai trò của Baker Tilly đối với
Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C là hỗ trợ phương pháp kiểm toán, kiểm
soát chất lượng kiểm toán, thực hiện hỗ trợ đào tạo nhân viên và tư vấn quản lý
doanh nghiệp. Hằng năm Baker Tilly International thực hiện trao đổi nhân viên giữa
các thành viên trong tập đoàn. Các nhân viên ưu tú của Công ty TNHH Kiểm toán
và Tư vấn A&C sẽ có cơ hội được trao đổi với thành viên Baker Tilly tại Singapore.

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 24 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh


Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

2.1.1.3 Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C tại Hà Nội

Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C tại Hà Nội là một
trong ba Chi nhánh của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C với mục tiêu
mở rộng ranh giới hoạt động. Chi nhánh ở Hà Nội ra đời và hoạt động với tiêu chí
tăng thị phần và khách hàng ở khu vực phía Bắc cho Công ty. Ban đầu, Chi nhánh
Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C tại Hà Nội được thành lập và hoạt động
chỉ với vai trò là một văn phòng đại diện của công ty tại 41B Lý Thái Tổ - Quận
Hoàn Kiếm - Hà Nội. Sau Quyết định số 1144/QĐUB của UBND Thành Phố Hà
Nội năm 2001 và giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 312448 do sở Kế hoạch
và Đầu tư Hà Nội cấp ngày 16/3/2001, Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán và Tư
vấn A&C tại Hà Nội chính thức đi vào hoạt động với tư cách pháp nhân. Bằng việc
hoạt động độc lập, Chi nhánh đã giúp công ty mở rộng thị trường ra Hà Nội và các
vùng lân cận, tăng số lượng khách hàng, ngoài ra còn giảm thiểu chi phí kiểm toán,
đưa ra được các quyết định kịp thời và góp phần đáng kể tăng doanh thu cho Công
ty.

Năm 2003 Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C chuyển đổi hình thức
sở hữu lần thứ nhất thành Công ty cổ phần, Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán
và Tư vấn A&C Hà Nội được sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp giấy
chứng nhận kinh doanh mới số 0113003559 ngày 15/1/2004. Đến năm 2007, khi
Công ty chuyển đổi hình thức doanh nghiệp lần thứ hai thành công ty TNHH, Chi
nhánh được cấp giấy chứng nhận kinh doanh số 0112030013 do sở Kế hoạch và
Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 14/2/2007. Cùng với sự phát triển của mình và
của Công ty, Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C tại Hà Nội hiện
nay đã chuyển về trụ sở mới tại địa chỉ số 40 Giảng Võ - Đống Đa - Hà Nội và hoạt
động cho đến nay.

Đánh giá Hà Nội là thủ đô về văn hoá cũng như là về kinh tế, là vùng tập
trung nhiều công ty lớn nhỏ, ban lãnh đạo Công ty xác định đây là một thị trường

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 25 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh


Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

rất tiềm năng. Tuy nhiên ở đây cũng không ít Công ty kiểm toán cạnh tranh. Thực tế
là rất nhiều Chi nhánh cũng như trụ sở của các công ty kiểm toán trong và ngoài
nước đều đặt ở Hà Nội. Do vậy khi Chi nhánh được thành lập và đi vào hoạt động,
đặc biệt là giai đoạn từ năm 2004, khi Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán và Tư
vấn A&C tại Hà Nội có tư cách pháp nhận, độc lập đứng là tìm kiếm và ký kết các
hợp đồng kiểm toán, đã đặt ra cơ hội cũng như thách thức đối với các thành viên
của Chi nhánh. Khó khăn đặt ra trước mắt là làm sao để tồn tại và dần chiếm lĩnh thị
trường phía Bắc, từng bước đưa Chi nhánh phát triển cùng với sự phát triển của
toàn Công ty. Trải qua những khó khăn trong buổi đầu mới thành lập, hiện nay Chi
nhánh Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C tại Hà Nội đã không ngừng lớn
mạnh và đóng góp đáng kể vào doanh thu của toàn công ty. Những năm gần đây,
doanh thu của Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C tại Hà Nội
luôn đạt ở mức trên 35% so với toàn công ty. Dù đây là một con số còn khá khiêm
tốn đối với một thị trường như Hà Nội nhưng với một Chi nhánh còn non trẻ, con số
này cũng cho thấy triển vọng về sự phát triển của Chi nhánh ở Hà Nội. Chỉ với con
số khiêm tốn 98 người nhưng tập thể cán bộ, nhân viên của Công ty TNHH Kiểm
toán và Tư vấn A&C tại Hà Nội luôn cố gắng đưa Chi nhánh ngày càng lớn mạnh
và phát triển hơn nữa cùng với sự phát triển của toàn Công ty.

2.1.2 Đặc điểm hoạt động của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn
A&C

2.1.2.1 Tầm nhìn và chiến lược hoạt động, thị trường mục tiêu của Công
ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C

Những thách thức và cơ hội trong thời đại mới đòi hỏi Công ty TNHH Kiểm
toán và Tư vấn A&C phải có một phương hướng chiến lược. Tầm nhìn và chiến
lược của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C trong giai đoạn 2010-2020 là
phát triển trong sự phối hợp giữa các thành viên Ban lãnh đạo Công ty và các Công
ty thành viên trong Tập đoàn Baker Tilly International từ khắp nơi trên thế giới.
Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C tập trung vào việc củng cố vị thế của

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 26 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh


Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

mình là một trong năm công ty kiểm toán hàng đầu tại Việt Nam, đảm bảo uy tín và
chất lượng trong tất cả các hoạt động kinh doanh và các dịch vụ mà Công ty cung cấp.

Chiến lược phát triển trên được thực hiện bằng sự nỗ lực của tất cả thành
viên trong Công ty. Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C trở thành sự lựa
chọn hàng đầu của các tài năng từ khắp đất nước bằng uy tín và văn hóa của mình.
Công ty dần dần đa dạng hoạt động của mình, trở thành sự lựa chọn hàng đầu của
hầu hết các khách hàng, thu hút khách hang bằng chiều rộng và chiều sâu của các
dịch vụ tầm cỡ quốc gia và quốc tế trong từng phân khúc thị trường.

Với sự đầu tư và phát triển mạnh mẽ hệ thống các Chi nhánh tại Hà Nội, Nha
Trang và Cần Thơ, Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C sẽ phục vụ chu đáo
cho các khách hàng đang hiện diện trên khắp mọi miền của đất nước.

Là một công ty kiểm toán lớn của Việt Nam, Công ty TNHH Kiểm toán và
Tư vấn A&C không xác định một thị trường mục tiêu cụ thể, không phát triển mũi
nhọn một lĩnh vực kinh doanh nào. Công ty định hướng phát triển dịch vụ kiểm toán
BCTC theo chiều rộng với đa dạng các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh. Cũng
chính vì vậy mà Công ty cũng không xác định rõ đối thủ cạnh tranh. Với cách nhìn
này, Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C định hướng khẳng định chất lượng
dịch vụ của mình trên tất cả các phân khúc thị trường, không tập trung phát triển
cục bộ. Chiến lược này giúp Công ty mở rộng khách hàng nhanh chóng mà bằng
chứng là số lượng khách hàng của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C luôn
đứng đầu Việt Nam. Tuy nhiên, Công ty sẽ không có đối thủ cạnh tranh trực tiếp mà
có thể nói tất cả các công ty kiểm toán độc lập đều trở thành đối thủ của A&C trên
từng phân khúc thị trường. Vì vậy Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C phải
nỗ lực hết mình để giữ được vị thế, khẳng định thương hiệu của mình trên thị trường.

Với tầm nhìn, chiến lược được đề ra rõ ràng này, Ban Lãnh đạo Công ty
TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C cam kết nỗ lực hết mình để đạt được những mục
tiêu trên.

2.1.2.2 Chức năng của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 27 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh


Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C là một công ty Kiểm toán độc
lập, được phép hoạt động trong lĩnh vực Kiểm toán – Tư vấn. Công ty có khả năng
cung cấp các dịch vụ:

- Kiểm toán Báo cáo tài chính

- Kiểm toán Báo cáo Dự toán và Quyết toán công trình đầu tư xây dựng cơ bản

- Kiểm toán Báo cáo Kinh phí dự án

- Giám định Tài chính

- Tư vấn về quản trị, kế toán, thuế, ...

- Dịch vụ kế toán và các dịch vụ khác có liên quan theo yêu cầu của khách hàng

- Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ Kế toán - Kiểm toán - Tài chính - Thuế

2.1.2.3 Khách hàng và lĩnh vực hoạt động của Công ty TNHH Kiểm toán
và Tư vấn A&C

Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C đã và đang phục vụ cho khoảng
2.000 khách hàng hoạt động trong nhiều lĩnh vực, bao gồm:

- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hợp đồng hợp tác kinh doanh
theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

- Các doanh nghiệp Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế, hoạt động trên
các lĩnh vực sản xuất, thương mại, xây dựng, giao thông vận tải, ...

- Các cơ quan và tổ chức quốc tế và trong nước, các văn phòng đại diện và
các cá nhân có nhu cầu.

2.1.3 Đặc điểm cơ cấu tổ chức quản lý của của Công ty TNHH Kiểm
toán và Tư vấn A&C

2.1.3.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của của Công ty TNHH Kiểm
toán và Tư vấn A&C

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 28 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh


Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Bộ máy quản lý của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C được xây
dựng một cách khoa học, gọn nhẹ, phân cấp rõ ràng, không những góp phần quản lý
tốt Công ty mà còn góp phần nâng cao chất lượng các dịch vụ cung cấp cho khách hàng:

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 29 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh


Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn
A&C

HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN

BAN TỔNG GIÁM ĐỐC

PHÒNG QUẢN TRỊ TỔNG 6 PHÒNG KIỂM TOÁN


HỢP BCTC (PHÒNG 1, 2, 3, 4, 5, 6)

2 PHÒNG KIỂM TOÁN XÂY


PHÒNG KẾ TOÁN DỰNG (PHÒNG 1, 2)

BỘ PHẬN THƯ KÝ, PHIÊN


PHÒNG TƯ VẤN
DỊCH

CHI NHÁNH TẠI HÀ NỘI CHI NHÁNH TẠI NHA


(Có 03 phòng Kiểm toán TRANG
BCTC, 01 Bộ phận tư vấn và (Có 02 phòng Kiểm toán BCTC
01 phòng Kiểm toán XD) và 01 phòng Kiểm toán XD)

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ


KẾ TOÁN VÀ TƯ VẤN
CHI NHÁNH TẠI CẦN THƠ
ĐỒNG KHỞI

CÔNG TY TNHH THẨM ĐỊNH VÀ


TƯ VẤN VIỆT

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 30 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh


Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Hội đồng Thành viên: Hội đồng Thành viên là bộ phận gồm các cá nhân
tham gia góp vốn trong Công ty. Đây là bộ phận quản lý cao nhất của Công ty, có
toàn quyền nhân danh Công ty để giải quyết mọi vấn đề liên quan đến mục đích,
quyền lợi của Công ty như: quyết định chiến lược phát triển của Công ty, phương
thức huy động vốn, phương án đầu tư, cơ cấu tổ chức, quy chế hoạt động…. . Mặc
dù trên danh nghĩa hội đồng thành viên không trực tiếp điều hành Công ty mà chỉ đề
ra phương hướng, mục tiêu hoạt động nhưng hiện nay các thành viên Hội đồng
thành viên đều nắm giữ các vị trí quản lý trong Công ty. Hiện nay, Chủ tịch hội
đồng thành viên là Ông Võ Hùng Tiến. Ông Tiến đồng thời cũng là Tổng giám đốc
Công ty.

Ban Tổng Giám đốc là đại diện pháp nhân về đối nội và đối ngoại của Công
ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của Công ty. Ban Tổng giám
đốc bao gồm 1 Tổng Giám đốc và 7 Phó Tổng Giám đốc. Tổng Giám đốc Công ty -
Ông Võ Hùng Tiến, là người có quyền điều hành cao nhất trong Công ty, trực tiếp
lãnh đạo tất cả các lĩnh vực hoạt động của Công ty. Ông Võ Hùng Tiến có chứng
chỉ kiểm toán viên số Đ.0083/KTV do Bộ Tài chính cấp ngày 18 tháng 5 năm 1999,
CPA Australia số 9575868 do Hiệp hội Kế toán công chứng Australia cấp ngày 13
tháng 7 năm 2009. Phó Tổng Giám đốc có nhiệm vụ giúp việc cho Tổng Giám đốc
điều hành các hoạt động cũng như quản lý các Chi nhánh, các Công ty thành viên
để thực hiện mục tiêu, chiến lược của Công ty.

Phòng Quản trị Tổng hợp là phòng chức năng giúp việc cho Ban Tổng
Giám đốc, đây là bộ phận giải quyết công việc văn phòng hành chính, giúp cho
giám đốc điều hành và chỉ đạo công việc thống nhất, nhanh chóng trong mọi hoạt
động.

Phòng Kế toán là phòng có chức năng giải quyết các công việc liên quan đến
kế toán từ Tổng Công ty đến các Chi nhánh: thu nhận, xử lý toàn bộ thông tin kế
toán, tổ chức chỉ đạo kiểm soát toàn bộ công tác tài chính kế toán.

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 31 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh


Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Bộ phận thư ký - phiên dịchlà cầu nối giữa ban lãnh đạo và các nhân viên,
thực hiện các nhiệm vụ như truyền đạt chính sách mới, yêu cầu mới của Ban Tổng
Giám Đốc, phiên dịch các tài liệu nước ngoài sang Tiếng Việt và ngược lại,…

Các phòng nghiệp vụ: Các phòng Kiểm toán Báo cáo tài chính, Kiểm toán
Xây dựng cơ bản, Tư vấn có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động của Công
ty. Các Phòng này là nơi trực tiếp tiến hành các dịch vụ Kiểm toán và Tư vấn, tạo ra
thu nhập chính cho Công ty. Việc phân chia các phòng nghiệp vụ chỉ mang tính
tương đối, giữa các phòng luôn có sự phối hợp, trao đổi với nhau để đạt hiệu quả
cao nhất trong công việc.

Các Chi nhánh: A&C có ba Chi nhánh tại Hà Nội, Nha Trang, Cần Thơ.
Các Chi nhánh có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, đều hạch toán phụ thuộc. Các
Chi nhánh phải chấp hành điều lệ Công ty, tuân thủ quy trình kiểm toán chung, các
tiêu chuẩn nghiệp vụ kỹ thuật và các yêu cầu sử dụng giấy tờ làm việc.

Các Công ty con: Cung cấp các dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp, thẩm
định giá trị bất động sản, thẩm định giá trị hàng hoá, Tư vấn hoạt động doanh
nghiệp,…

2.1.3.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của của Chi nhánh Công ty
TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C tại Hà Nội

Bộ máy tổ chức của Chi nhánh Hà Nội cũng tương đối đơn giản và gần
tương tự với Công ty:

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 32 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh


Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Sơ đồ 2.2: Bộ máy tổ chức của Chi nhánh A&C tại Hà Nội

Ban Giám đốc Chi nhánh

Phòng Kiểm toán 1


Phòng Quản trị Tổng
(Kiểm toán BCTC)
hợp

Phòng Kiểm toán 2


(Kiểm toán BCTC)

Phòng Kiểm toán 3


(Kiểm toán BCTC)
Bộ phận Kế toán

Phòng Kiểm toán Xây


dựng

Bộ phận Tư vấn

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 33 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh


Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Ban Giám đốc Chi nhánh: Giám đốc Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán
và Tư vấn A&C Hà Nội là ông Nguyễn Hoàng Đức. Ông Nguyễn Hoàng Đức là
thành viên Hội đồng thành viên, Cử nhân Kinh tế, có Chứng chỉ Kiểm toán viên số
0368/KTV do Bộ Tài chính cấp ngày 22 tháng 5 năm 2000. Phó Giám đốc Chi
nhánh A&C Hà Nội là Bà Nguyễn Thị Tư. Bà Nguyễn Thị Tư là thành viên Hội
đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Cử nhân Kinh tế, có chứng chỉ Kiểm
toán viên số Đ.0059/KTV do Bộ Tài chính cấp ngày 18 tháng 5 năm 1999.

Giám đốc và Phó Giám đốc Chi nhánh là người điều hành cao nhất của Chi
nhánh A&C tại Hà Nội, trực tiếp quản lý, xử lý mọi hoạt động của Chi nhánh.

Phòng Quản trị tổng hợp: thực hiện các công việc về hành chính, phiên
dịch, văn thư, tin học, lái xe, bảo vệ.

Bộ phận Kế toán: được tổ chức gọn nhẹ, với các nhân viên kế toán thực hiện
công việc ghi chép toàn bộ hoạt động của Chi nhánh và định kì gửi báo cáo về Công ty.

Các phòng nghiệp vụ: Chi nhánh A&C Hà Nội hiện nay có 5 phòng nghiệp
vụ, gồm 3 phòng Kiểm toán Tài chính, 1 phòng Kiểm toán Đầu tư-XDCB, và 1 Bộ
phận Tư vấn. Giống như tên gọi, các phòng kiểm toán tài chính chủ yếu thực hiện
công việc Kiểm toán các báo cáo tài chính khách hàng, Phòng Kiểm toán Xây dựng
cơ bản chủ yếu thực hiện Kiểm toán báo cáo quyết toán xây dựng cơ bản, thẩm định
đầu tư. Riêng Bộ phận Tư vấn được thành lập năm 2012, có nhiệm vụ thực hiện
công việc tư vấn tài chính, quản trị doanh nghiệp, …

2.1.4 Khái quát quy trình Kiểm toán Báo cáo Tài chính và quy trình
kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán
Báo cáo Tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C thực hiện

2.1.4.1 Khái quát quy trình Kiểm toán Báo cáo Tài chính do Công ty
TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C thực hiện

Dịch vụ Kiểm toán nói chung và Kiểm toán Báo cáo Tài chính nói riêng là
một trong những hoạt động quan trọng của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 34 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh


Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

A&C. Với mục tiêu cung cấp cho khách hàng các dịch vụ tốt nhất, Công ty TNHH
Kiểm toán và Tư vấn A&C đã không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán
của mình. Chương trình kiểm toán của Công ty được xây dựng dựa trên chuẩn mực
và chế độ kế toán, kiểm toán của Việt Nam cũng như quốc tế. Đây cũng là cơ sở
giúp Kiểm toán viên tự xây dựng một chương trình kiểm toán phù hợp cho từng
cuộc kiểm toán đảm bảo phù hợp giữa chi phí và hiệu quả công việc. Quy trình
Kiểm toán Báo cáo Tài chính của Công ty được thực hiện theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.3: Quy trình Kiểm toán Báo cáo tài chính

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 35 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh


Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán

Công việc thực hiện Lực chọn nhóm kiểm toán


trước kiểm toán Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể
Ký hợp đồng kiểm toán

Thu thập thông tin về khách hàng

Thực hiện thủ tục phân tích


Lập kế hoạch kiểm toán Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro
tổng thể
Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh
giá rủi ro

Thiết kế chương trình kiểm toán

Kiểm tra số liệu trên sổ kế toán tổng hợp và sổ


chi tiết các tài khoản
Kiểm tra việc cộng dồn, đối chiếu số liệu với
các chứng từ liên quan
Thực hiện kiểm toán
Trao đổi với các nhân viên kế toán về công tác
kế toán và các bút toán điều chỉnh

Soát xét giấy tờ làm việc của


Kiểm toán viên

Họp thống nhất số liệu với khách hàng

Kết thúc kiểm toán Tổng hợp ra dự thảo báo cáo kiểm toán
Phát hành báo cáo kiểm toán chính thức

Soát xét hồ sơ và đánh giá chất lượng


cuộc kiểm toán
Công việc sau kiểm toán
Theo dõi các sự kiện phát sinh sau ngày
phát hành báo cáo kiểm toán

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 36 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh


Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

 Công việc thực hiện trước kiểm toán:


 Khảo sát và chấp nhận khách hàng

Kiểm toán là một lính vực cạnh tranh hết sức khốc liệt, việc tìm kiếm và duy
trì được một khách hàng là hết sức khó khăn. Tuy nhiên, một công ty kiểm toán vẫn
cần thận trọng khi quyết định chấp nhận một khách hàng. Bởi lẽ, do đặc thù của
ngành kiểm toán nên trách nhiệm pháp lý kiểm toán viên có thể phải gánh chịu rất
cao. Hơn nữa, nếu chấp nhận kiểm toán cho một khách hàng thiếu trung thực hoặc
không tuân thủ đạo đức nghề nghiệp, khối lượng công việc kiểm toán viên cần làm
sẽ tăng lên, ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa chi phí và hiệu quả của cuộc kiểm toán
đó. Vì vậy, khi được mời kiểm toán, Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C
luôn phân công cho những kiểm toán viên dày dạn kinh nghiệm đánh giá về khả
năng chấp nhận hay không chấp nhận kiểm toán cho khách hàng đó.

Đối với khách hàng mới

Trước hết, Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C tìm hiểu lý do khách
hàng đó mời A&C kiểm toán, nếu trước đó có một công ty khác đã kiểm toán rồi thì
tại sao năm nay công ty đó không kiểm toán nữa mà khách hàng lại mời Công ty
TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C kiểm toán. Tiếp sau đó, Công ty TNHH Kiểm
toán và Tư vấn A&C sẽ tiến hành thu thập những thông tin như lĩnh vực kinh
doanh, tình hình tài chính cũng như những thông tin khác có liên quan của khách
hàng. Khối lượng thông tin cần thu thập sẽ được Công ty TNHH Kiểm toán và Tư
vấn A&C tăng lên nếu Báo cáo Tài chính của khách hàng được công bố rộng rãi,
nhất là những công ty cổ phần có niêm yết trên thị trường chứng khoán, những công
ty có nhiều công nợ, ...

Từ các thông tin thu thập được, các kiểm toán viên dày dạn kinh nghiệm của
Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C sẽ tiến hành nghiên cứu, phân tích sơ bộ
về tình hình tài chính của khách hàng, đánh giá và ước lượng sơ bộ về mức trọng

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 37 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh


Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

yếu cũng như rủi ro tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh của khách hàng để đưa ra
quyết định chấp nhận hay không chấp nhận lời mời kiểm toán đó.

Đối với khách hàng cũ, khách hàng truyền thống

Sau khi hoàn thành kiểm toán cho mỗi khách hàng, hàng năm, Công ty TNHH
Kiểm toán và Tư vấn A&C đưa ra đánh giá lại về rủi ro tiềm tàng ở khách hàng đó.
Tiếp theo, Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C tiến hành cập nhật thông tin
về khách hàng nhằm đánh giá lại một lần nữa và đưa ra quyết định có nên tiếp tục
kiểm toán cho khách hàng đó không, nếu có thì cần những điều kiện gì, có cần thay
đổi nội dung hợp đồng kiểm toán hay không...

 Lựa chọn nhóm kiểm toán

Trong mỗi cuộc kiểm toán, tính độc lập của kiểm toán viên luôn được đặt lên
hàng đầu và nó quyết định đến việc lựa chọn kiểm toán viên cho một cuộc kiểm
toán. Để đảm bảo cho chất lượng của cuộc kiểm toán cũng như tránh những vi
phạm về mặt pháp lý có thể xảy ra khi phát hành Báo cáo Kiểm toán, khi lựa chọn
nhân sự cho mỗi cuộc kiểm toán, Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C
thường đưa ra Bảng Câu hỏi về tính độc lập của kiểm toán viên. Chỉ những kiểm
toán viên có đủ điều kiện về tính độc lập mới được lựa chọn cho cuộc kiểm toán đó.

Bảng 2.2 Câu hỏi về tính độc lập của kiểm toán viên

ST Người Ngày
Câu hỏi Có/Không
T thực hiện tháng
Kiểm toán viên có góp vốn cổ phần tại đơn
1
vị khách hàng được kiểm toán không
Kiểm toán viên có vay vốn của khách hàng
2
không?
Kiểm toán viên có cho khách hàng vay vốn
3
không?
4 Kiểm toán viên có là cổ đông của khách

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 38 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh


Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

hàng không?
Kiểm toán viên có ký hợp đồng gia công
5
sản phẩm cho khách hàng không?
Kiểm toán viên có cung cấp nguyên vật
6
liệu hay dịch vụ cho khách hàng không?
Kiểm toán viên có làm đại lý bán sản phẩm
7
cho khách hàng không và ngược lại?
Kiểm toán viên có họ hàng thân thiết với
những người trong bộ máy quản lý (Thành
viên Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc,
Trưởng phòng, Phó phòng và những người
tương đương) của khách hàng không? Cụ
8
thể:
- Bố, mẹ (Kể cả bố mẹ vợ hoặc chồng)
- Vợ hoặc chồng
- Con
- Anh, chị, em ruột
Kiểm toán viên có làm dịch vụ trực tiếp ghi
9 sổ kế toán, giữ sổ kế toán, lập Báo cáo Tài
chính cho khách hàng không?
Kết luận
Kiểm toán viên tham gia kiểm toán đã đảm
10
bảo tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề
nghiệp kiểm toán về tính độc lập.

Việc lựa chọn nhóm kiểm toán do Ban Giám đốc và các Trưởng phòng nghiệp
vụ của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C thực hiện.

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 39 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh


Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Khi chấp nhận lời mời kiểm toán của khách hàng, Công ty cũng sẽ trao đổi với
khách hàng về việc cung cấp tài liệu, các phương tiện cần thiết cho cuộc kiểm toán
và các vấn đề khác liên quan như vấn đề sử dụng nhân viên của khách hàng, ...

 Ký hợp đồng kiểm toán

Phòng Quản trị tổng hợp sẽ tiến hành soạn thảo Hợp đồng kiểm toán. Nội
dung hợp đồng kiểm toán xác định mục tiêu, phạm vi kiểm toán, quyền và trách
nhiệm của mỗi bên, hình thức báo cáo kiểm toán, thời gian thực hiện và các điều
khoản về phí, xử lý tranh chấp hợp đồng. Sau khi soạn thảo xong, hợp đồng sẽ được
các bên xem xét và ký kết.

 Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể


 Thu thập thông tin về khách hàng

Kế hoạch kiểm toán tổng thể giúp kiểm toán viên định hướng được những
công việc cụ thể cần phải làm trong cuộc kiểm toán. Để có thể xây dựng và thực
hiện kế hoạch và chương trình kiểm toán hữu hiệu và hiệu quả, Công ty phải tiến
hành thu thập thông tin cần thiết về khách hàng, đặc biệt là những thông tin về tình
hình sản xuất kinh doanh cũng như hệ thống kiểm soát nội bộ. Để có được những
thông tin cần thiết này, Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C đã thực hiện như sau

Đối với khách hàng mới: Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C yêu cầu
họ cung cấp các tài liệu như Giấy phép thành lập Doanh nghiệp, Điều lệ công ty,
Biên bản họp Hội đồng quản trị, Hồ sơ về cơ cấu và mô hình tổ chức doanh nghiệp,
các hợp đồng, cam kết, các quy chế về kiểm soát nội bộ, ... Bên cạnh đó, Công ty
cũng thu thập thông tin về hoạt động kinh doanh của khách hàng thông qua việc
trao đổi với Ban Giám đốc, Kế toán trưởng hoặc các nhân viên của khách hàng.
Ngoài ra, A&C cũng thu thập thông tin về khách hàng từ nhiều nguồn khác nhau
như các nhà tư vấn của khách hàng, từ mạng internet, ...

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 40 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh


Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Đối với khách hàng truyền thống: Ngoài việc thu thập thông tin đã có từ hồ sơ
kiểm toán năm trước, Công ty cũng tiến hành cập nhật thông tin về khách hàng
thông qua nhiều kênh khác nhau để có được thông tin đầy đủ nhất.

 Tìm hiểu hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng

Việc tìm hiểu về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của khách
hàng giúp cho kiểm toán viên đánh giá được mức độ rủi ro, từ đó kiểm toán viên có
những định hướng để lập kế hoạch kiểm toán chi tiết.

Tìm hiểu hệ thống kế toán của khách hàng

Hệ thống kế toán là hệ thống thông tin chủ yếu của đơn vị, bao gồm hệ thống
chứng từ kế toán, hệ thống sổ kế toán, hệ thống tài khoản kế toán và hệ thống bảng
tổng hợp, cân đối kế toán. Trong hệ thống đó, quá trình lập và luân chuyển chứng từ
đóng vai trò quan trọng trong công tác kiểm soát nội bộ của đơn vị.

Việc tìm hiểu hệ thống kế toán của đơn vị được kiểm toán có ý nghĩa rất quan
trọng. Nó không chỉ giúp kiểm toán viên thuận lợi hơn trong việc xử lý số liệu khi
kiểm toán mà còn giúp đánh giá tính hiệu quả của hệ thống kế toán của khách hàng.
Từ đó đánh giá mức độ tin cậy vào hệ thống kế toán của đơn vị khách hàng và đưa
ra các thủ tục kiểm toán cần thiết vào kế hoạch kiểm toán chi tiết.

Để tìm hiểu các quy trình kế toán áp dụng tại đơn vị khách hàng, Công ty đề
nghị kế toán trưởng cung cấp ác tài liệu về chính sách kế toán mà đơn vị áp dụng,
hệ thống tài khoản đơn vị sử dụng và sơ đồ hạch toán các nghiệp vụ chủ yếu. Các
kiểm toán viên của A&C cũng xem xét việc hạch toán thực tế hàng ngày tại phòng
kế toán có tuân thủ đúng chính sách và chế độ kế toán đơn vị đã áp dụng không.

Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng

Để lập được một kế hoạch kiểm toán phù hợp, các kiểm toán viên cũng cần
thu thập các bằng chứng để đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ và rủi ro kiểm soát
của đơn vị được kiểm toán. Việc tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách
hàng không chỉ giúp xác minh tính hiện hữu của các quy chế kiểm soát mà còn giúp

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 41 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh


Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

kiểm toán viên xác định phạm vi các thử nghiệm cơ bản trên số dư và nghiệp cụ của
đơn vị. Việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ cảu đơn vị khách hàng được thực
hiện như sau

Đối với khách hàng mới: Chủ nhiệm kiểm toán của A&C sẽ tiếp xúc và trao
đổi trực tiếp với Ban Giám đốc đơn vị khách hàng, đề nghị Ban Giám đốc đơn vị
khách hàng cung cấp những thôn tin về cơ cấu tổ chức và quản lý điều hành của đơn
vị mình. Cũng qua việc tiếp xúc trực tiếp này, chủ nhiệm kiểm toán sẽ có được
những đánh giá về đặc điểm, phong cách làm việc của Ban lãnh đạo đơn vị khách
hàng, đây cũng là một yếu tố cấu thành môi trường kiểm soát của đơn vị được kiểm
toán. Từ những thông tin thu thập được, chủ nhiệm kiểm toán sẽ có những đánh giá
về độ tin cậy của hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán.

Đối với khách hàng cũ, khách hàng truyền thống: Chủ nhiệm kiểm toán dựa
trên hồ sơ kiểm toán năm trước, những hiểu biết đã có được từ những lần kiểm toán
trước đồng thời cập nhật những thay đổi về môi trường kiểm soát của đơn vị khách
hàng, từ đó đưa ra những đánh giá sơ bộ về hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị
được kiểm toán.

 Xác định mức trọng yếu

Xác đinh mức trọng yếu là một trong những nội dung quan trọng trong việc
lập kế hoạch kiểm toán. Việc xác định mức trọng yếu là cơ sở để kiểm toán viên xác
định mức độ sai sót có thể chấp nhận được cho mục đích báo cáo.

Mức trọng yếu thường được xác định dựa trên kinh nghiệm và phán đoán của
mỗi kiểm toán viên. Tuy nhiên, Ban Lãnh đạo của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư
vấn A&C cũng đưa ra các khái niệm mang tính hướng dẫn như sau:

Xác định mức trọng yếu tổng thể

Theo quan điểm của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C, mức trọng
yếu tổng thể được xác định dựa trên Lợi nhuận trước thuế hoặc Doanh thu hoặc
Tổng tài sản. Việc lựa chọn cơ sở xác định nào và mức tỷ lệ nào phụ thuộc vào quy

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 42 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh


Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

mô tài chính của khách hàng cũng như kinh nghiệm và sự phán đoán của kiểm toán
viên. Khi đã xác định được cơ sở và mức tỷ lệ áp dụng cho một khách hàng thì mức
trọng yếu tổng thể được xác định theo bảng sau:

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 43 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh


Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Bảng 2.3 Xác định mức trọng yếu tổng thể


Đơn vị tính: triệu đồng
Cơ sở Mức trọng yếu tổng
Tỷ lệ (%)
Chỉ tiêu Số tiền thể
(1) (2) (3) (4) = (2) x (3)
Lợi nhuận trước thuế 5 - 10
Doanh thu 0,5 - 1
Tổng tài sản 1-2

 Thiết kế chương trình kiểm toán chi tiết

Chương trình kiểm toán là những dự kiến chi tiết về các công việc kiểm toán
cần thực hiện, thời gian hoàn thành và sự phân công công việc giữa các kiểm toán
viên cũng như những dự kiến về tài liệu, thông tin liên quan cần sử dụng và thu
thập. Trọng tâm của chương trình kiểm toán là các thủ tục kiểm toán cần thực hiện
đối với từng khoản mục hay bộ phận được kiểm toán.

Trong giai đoạn này, kiểm toán viên phải thu thập và lưu vào Hồ sơ kiểm toán
mọi thông tin cần thiết liên quan đến cuộc kiểm toán đủ để làm cơ sở cho việc hình
thành ý kiến kiểm toán và chứng minh rằng cuộc kiểm toán tuân thủ đúng chuẩn
mực kiểm toán. Các giấy tờ làm việc này cùng với các bằng chứng khác là cơ sở để
kiểm toán viên đưa ra các ý kiến khi lập báo cáo kiểm toán.

 Thực hiện kiểm toán tại đơn vị khách hàng


 Họp triển khai

Khi đến kiểm toán tại đơn vị khách hàng, nhóm kiểm toán sẽ tiến hành họp
với Ban Giám đốc, phòng kế toán và đại diện các phòng ban chức năng của khách
hàng để thông qua về mục tiêu, nội dung kiểm toán, trách nhiệm của các bộ phận
liên quan tới cuộc kiểm toán.

 Thực hiện kiểm toán

Các thành viên trong nhóm kiểm toán tiến hành thực hiện các công việc đã
được trưởng nhóm giao. Các thủ tục kiểm toán được thực hiện tại đơn vị khách

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 44 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh


Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

hàng bao gồm: Tổng hợp số liệu, thu thập tài liệu, kiểm tra các chứng từ gốc, ... Sau
khi hoàn thành mỗi phần hành, thành viên nhóm kiểm toán chuyển lại kết quả công
việc đã thực hiện cho trưởng nhóm kiểm tra, soát xét và tiếp tục hoàn thiện theo yêu
cầu của trưởng nhóm. Vào ngày làm việc trước ngày kêt thúc kiểm toán, kiểm toán
viên điều hành sẽ xuống làm việc cùng trưởng nhóm kiểm toán để tổng hợp lại các
vấn đề còn tồn tại, các bút toán điều chỉnh và Kiểm toán viên điều hành sẽ soát xét
trước khi họp với khách hàng.

 Kết thúc kiểm toán

Trong giai đoạn này, nhóm kiểm toán sẽ tiến hành họp với khách hàng, tổng
hợp và lập Báo cáo kiểm toán.

 Họp kết thúc

Sau khi hoàn thành công việc kiểm toán tại đơn vị khách hàng, nhóm kiểm
toán sẽ tiến hành một cuộc họp với Ban Giám đốc và đại diện các phòng ban chức
năng của khách hàng để báo cáo kết quả kiểm toán, các vấn đề tồn tại, đề xuất xử lý,
tư vấn về hệ thống kiểm soát nội bộ, thống nhất các bút toán điều chỉnh với khách
hàng. Nội dung cuộc họp này sẽ được ghi vào Biên bản họp và lưu vào Hồ sơ kiểm
toán.

 Tổng hợp, lập Báo cáo kiểm toán

Công việc tổng hợp và lập Báo cáo kiểm toán sẽ được trưởng nhóm kiểm toán
thực hiện tại Văn phòng Công ty. Sau khi được trưởng nhóm kiểm toán hoàn thiện,
các tài liệu bao gồm Hồ sơ kiểm toán, Báo cáo kiểm toán và Báo cáo Tài chính đã
được điều chỉnh sẽ được chuyển cho Kiểm toán viên điều hành soát xét. Nếu các tài
liệu trên vẫn còn vấn đề tồn tại thì Kiểm toán viên điều hành sẽ trao đổi lại với
trưởng nhóm kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán tiếp tục hoàn thiện. Khi đã được
Kiểm toán viên điều hành thông qua, các tài liệu trên sẽ tiếp tục được chuyển đến
Bộ phận Kiểm soát chất lượng.

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 45 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh


Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Khi các tài liệu trên được chuyển đến, Bộ phận Kiểm soát chất lượng sẽ tiến
hành soát xét lại một lần nữa để yêu cầu nhóm kiểm toán giải trình, hoàn thiện nếu
vẫn còn vấn đề tồn tại trước khi chuyển đến cho Ban Giám đốc.

Một lần nữa, các tài liệu trên được Ban Giám đốc soát xét. Sau khi các tài liệu
đó đã được hoàn thiện hoàn toàn và được sự chấp thuận của Ban Giám đốc, trưởng
nhóm kiểm toán lập Phiếu lấy ý kiến khách hàng và gửi cho khách hàng kèm theo
các tài liệu trên.

Khi nhận được phản hồi từ khách hàng, nếu khách hàng đề nghị sửa lại báo
cáo, trưởng nhóm kiểm toán trình Kiểm toán viên điều hành và Ban Giám đốc xem
xét, cho ý kiến. Nếu khách hàng đồng ý phát hành, trưởng nhóm kiểm toán lập
Phiếu yêu cầu phát hành trình Giám đốc duyệt. Sau khi được duyệt, Phiếu yêu cầu
phát hành được chuyển cho Bộ phận Quản trị Tổng hợp để phát hành báo cáo.

Báo cáo kiểm toán được phát hành kèm theo Báo cáo của Ban Giám đốc đơn
vị khách hàng và Báo cáo Tài chính đã được kiểm toán. Ngoài các báo cáo trên,
Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C cũng phát hành Thư quản lý cho Ban
Giám đốc đơn vị khách hàng. Thư quản lý bao gồm những đề xuất của kiểm toán
viên nhằm hoàn thiện hệ thống kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ cũng như hệ
thống quản lý của đơn vị được kiểm toán.

 Công việc sau kiểm toán

Sau khi Báo cáo kiểm toán được phát hành, công việc của một cuộc kiểm toán
vẫn chưa dừng lại. Sau mỗi cuộc kiểm toán, Ban Giám đốc của Công ty TNHH
Kiểm toán và Tư vấn A&C đều tiến hành đánh giá chất lượng công việc của kiểm
toán viên, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm để quy trình các cuộc kiểm toán
sau được hoàn thiện hơn. Bên cạnh đó, Công ty cũng thường xuyên liên lạc với
khách hàng để cập nhật thông tin về tình hình kinh doanh cũng như những thay đổi
về cơ cấu tổ chức, chính sách kế toán mà khách hàng áp dụng để phục vụ cho những
cuộc kiểm toán sau.

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 46 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh


Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Theo dõi các sự kiện phát sinh sau ngày phát hành Báo cáo kiểm toán:

Theo 37 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam mới có hiệu lực từ ngày 01/01/2014,
chuẩn mực số 560 - Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán quy định:

Đối với các sự kiện mà kiểm toán viên biết được sau ngày lập Báo cáo kiểm
toán nhưng trước ngày công bố Báo cáo tài chính, kiểm toán viên không bắt buộc
phải thực hiện các thủ tục kiểm toán liên quan đến Báo cáo tài chính sau ngày lập
Báo cáo kiểm toán. Tuy nhiên, sau ngày lập Báo cáo kiểm toán nhưng trước ngày
công bố Báo cáo tài chính, nếu kiểm toán viên biết được một sự việc mà nếu sự việc
đó được biết đến tại ngày lập Báo cáo kiểm toán thì có thể làm cho kiểm toán viên
phải sửa đổi Báo cáo kiểm toán, thì kiểm toán viên phải thảo luận với Ban Giám
đốc và Ban Quản trị đơn vị được kiểm toán, quyết định xem có cần sửa đổi Báo cáo
tài chính hay không, nếu phải sửa đổi Báo cáo tài chính thì xem Ban Giám đốc đơn
vị khách hàng dự định xử lý vấn đề này trên Báo cáo tài chính như thế nào. Nếu
Ban Giám đố đơn vị sửa đổi Báo cáo tìa chính, kiểm toán viên phải thực hiện các
thủ tục kiểm toán cần thiết phù hợp với việc sửa đổi đó.

Đối với các sự kiện mà kiểm toán viên biết được sau ngày công bố Báo cáo tài
chính, kiểm toán viên không bắt buộc phải thực hiện bất kỳ thủ tục kiểm toán nào
đối với Báo cáo tài chính đó. Tuy nhiên, nếu sau ngày công bố Báo cáo tài chính,
kiểm toán viên biết được sự việc mà nếu sự việc đó được biết đến tại ngày lập báo
cáo kiểm toán thì có thể làm cho kiểm toán viên phải sửa đổi Báo cáo kiểm toán, thì
kiểm toán viên phải thảo luận với Ban Giám đốc và Ban Quản trị của đơn vị được
kiểm toán trong phạm vi phù hợp, quyết định xem có cần sửa đổi Báo cáo tài chính
hay không, nếu phải sửa đổi thì xem Ban Giám đốc đơn vị dự định xử lý vấn đề này
như thế nào trên Báo cáo tài chính. Nếu Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán sửa
đổi lại Báo cáo tài chính, kiểm toán viên phải thự hiện các thủ tục kiểm toán cần
thiết phù hợp với việc sửa đổi đó, kiểm tra các thủ tục sửa đổi của Ban Giám đốc
đơn vị được kiểm toán xem các thủ tục đó đã phù hợp chưa, đảm bảo việc sửa đổi

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 47 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh


Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

này đã được thông báo đên tất cả các bên đã nhận Báo cáo tài chính và Báo cáo
kiểm toán được công bố trước đó hay chưa.

Nếu việc sửa đổi Báo cáo tài chính của Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán
không được thông báo đầy đủ cho tất cả các bên đã nhận Báo cáo tài chính và Báo
cáo kiểm toán được công bố trước đó, kiểm toán viên phải thông báo cho Ban Giám
đốc đơn vị được kiểm toán biết những biện pháp mà kiểm toán viên sẽ áp dụng để
ngăn chặn bên thứ ba sử dụng Báo cáo kiểm toán.

2.1.4.2 Quy trình kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo
lương do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C thực hiện

Cũng như quy trình kiểm toán ở các phần hành khác, quy trình kiểm toán
khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương do Công ty TNHH Kiểm toán
và Tư vấn A&C thực hiện cũng bao gồm 5 giai đoạn: Công việc thực hiện trước
kiểm toán, Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể, Thực hiện kiểm toán, Kết thúc kiểm
toán và Công việc thực hiện sau kiểm toán. Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn
A&C đã xây dựng chương trình kiểm toán cho từng khoản mục trên Báo cáo tài
chính nói chung và cụ thể hóa cho khoản mục tiền lương và các khoản trích theo
lương nói riêng. Các bước công việc cụ thể của chương trình kiểm toán tiền lương
và các khoản trích theo lương do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C thực
hiện như sau:

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 48 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh


Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Phụ lục 2.1: Chương trình kiểm toán tiền lương

BPC

Initials Date

Client: Prepared
by

Period ended: Senior

Subject: Chương trình kiểm toán – Phải trả người Manager


lao động và các chi phí khác có liên quan
Partner
đến người lao động

I. TÀI LIỆU YÊU CẦU KHÁCH HÀNG CHUẨN BỊ

 Sổ cái và các sổ kế toán chi tiết có liên quan đến chi phí tiền lương và các
khoản phải trả người lao động, BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ, dự phòng trợ
cấp mất việc làm.
 Thỏa ước lao động tập thể, Hợp đồng lao động.
 Quyết định giao quỹ lương, đơn giá tiền lương.
 Các qui định, chính sách có liên quan đến tiền lương.
 Bảng tính lương, BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ, dự phòng trợ cấp mất việc
làm.
 Bảng tổng hợp chi phí tiền lương theo từng bộ phận.
 Biên bản quyết toán BHXH, BHYT, BHTN.
 Chứng từ ngân hàng, chứng từ chi trả lương và trợ cấp mất việc làm.

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 49 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh


Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

II. MỤC TIÊU

 Các khoản tiền không chi trả ở cuối mỗi kỳ được hạch toán đầy đủ
 Các khoản tiền lương được hạch toán chính xác, trong đó có tính đến các
cam kết của doanh nghiệp. Sự phân bổ chi phí được tính toán và hạch toán một
cách trung thực và hợp lý
 Việc hạch toán các chi phí BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ phù hợp với quy
định

III. CÁC THỦ TỤC KIỂM TOÁN

Work
Assertio W/P complete,
Notes
ns Ref initials
and date

XEM XÉT QUÁ TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH

1. LẬP BIỂU TỔNG HỢP

1.1. Lập Biểu tổng hợp theo từng chỉ tiêu: Phải
trả người lao động, KPCĐ, BHXH, BHYT,
BP0
Dự phòng trợ cấp mất việc làm.
1.2. Đối chiếu số dư đầu năm trên Biểu tổng
hợp, Bảng cân đối số phát sinh, sổ cái với
số dư cuối năm trước hoặc hồ sơ kiểm toán
năm trước (nếu có).
1.3. Đối chiếu số liệu cuối kỳ trên Biểu tổng hợp
với sổ cái, sổ chi tiết.

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 50 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh


Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Work
Assertio W/P complete,
Notes
ns Ref initials
and date

2. CÁC CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN

2.1. Xem xét xem chính sánh kế toán áp dụng


cho các khoản Phải trả người lao động,
KPCĐ, BHXH, BHYT, Dự phòng trợ cấp
mất việc làm có phù hợp với các chuẩn
mực kế toán, các thông tư hướng dẫn thực
hiện chuẩn mực của Bộ Tài chính, chế độ
kế toán và các văn bản khác của Nhà nước
liên quan đến doanh nghiệp không (ví dụ
như Nghị định số 199/2004/NĐ-CP ngày
03/12/2004 của Chính phủ, Thông tư số
82/TT-BTC ngày 14/8/2003 của Bộ Tài
chính,…).
2.2. Xem xét xem chính sách kế toán áp dụng
cho các khoản Phải trả người lao động,
KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN, Dự phòng
trợ cấp mất việc làm có nhất quán với các
năm trước không. Trường hợp có thay đổi
trong chính sách kế toán đơn vị có tuân thủ
theo hướng dẫn của VAS 29 không.

3. KIỂM TRA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT

3.1. Kiểm tra các hoạt động kiểm soát về lương


và các khoản khác phải trả cho người lao
BPS
động được xác định tại Biểu 5.12.5.

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 51 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh


Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Work
Assertio W/P complete,
Notes
ns Ref initials
and date

4. THỦ TỤC PHÂN TÍCH

4.1. So sánh số dư các khoản phải trả người lao


động, BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN cuối
kỳ này so với năm trước. Tìm hiểu và thu
thập giải thích cho các biến động bất
C, E BP1
thường.
4.2. So sánh tổng chi phí tiền lương và tiền
lương của từng bộ phận của kỳ này so với
kỳ trước và với kế hoạch. Tìm hiểu và thu
thập giải thích cho các biến động bất
C, O BP1
thường.
4.3. Thu thập và ước tính chi phí tiền lương từ
các chỉ tiêu khác có liên quan như số lượng
công nhân bình quân, tiền lương bình
quân,.... Tìm hiểu và thu thập giải thích khi
C, O BP1
có sự khác biệt lớn.
4.4. So sánh tổng chi phí tiền lương và tiền
lương của từng bộ phận giữa các tháng
(quí) trong kỳ. Tìm hiểu và thu thập các
C, O BP1
giải thích cho các biến động bất thường.
4.5. So sánh biến động khoản trích vào chi phí
của KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN, dự
phòng trợ cấp mất việc làm xem có cùng
C, O BP1
tốc độ biến động với tiền lương hay không.

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 52 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh


Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Work
Assertio W/P complete,
Notes
ns Ref initials
and date

4.6. Ước tính KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN,


dự phòng trợ cấp mất việc làm theo quy
định và so sánh với thực tế ghi nhận. Thu
thập giải thích cho sự khác biệt (nếu có).
Tìm hiểu và thu thập giải thích cho các
C, O BP1
chênh lệch.

5. KIỂM TRA CHI TIẾT

5.1. Trường hợp kiểm toán năm đầu tiên, xem hồ


sơ kiểm toán năm trước của công ty kiểm
E, C,
toán khác hoặc xem chứng từ gốc, thanh
RO, VA
toán sau để xác nhận số dư đầu năm.
5.2. Phải trả người lao động

5.2.1. Kiểm tra chi phí tiền lương trong kỳ với


quỹ lương hoặc đơn giá tiền lương được
O, A, C
giao.
5.2.2. Đối chiếu số liệu trên sổ sách kế toán với
Bảng lương hàng tháng. Đảm bảo chi phí
tiền lương được phân loại phù hợp (tiền
lương cho bộ phận quản lý doanh nghiệp,
O, A,
bộ phận bán hàng, bộ phận trực tiếp sản
CL
xuất, bộ phận sản xuất chung,…).
5.2.3. Chọn một số nhân viên trong bảng lương để
kiểm tra:

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 53 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh


Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Work
Assertio W/P complete,
Notes
ns Ref initials
and date

 Đơn giá tiền lương phù hợp với Hợp


đồng lao động và các quyết định điều
O, A
chỉnh lương.
 Tiền lương phải trả được tính đúng. O, E

 KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN, thuế thu


nhập cá nhân được khấu trừ phù hợp với
RO
qui định hiện hành.
5.2.4. Chọn mẫu một số tháng để kiểm tra xem
việc chi lương có phù hợp bảng lương và
O, A
có ký nhận của nhân viên không.
5.2.5. Chọn một số nhân viên trong Bảng tính
lương, đối chiếu với Bảng chấm công, Thẻ
bấm giờ, Bảng theo dõi sản phẩm hoàn
thành để đảm bảo nhân viên trong bảng tính
O
lương là có thực.
5.2.6. Kiểm tra việc thanh toán lương sau ngày
kết thúc kỳ kế toán để đảm bảo các khoản
A, CO,
phải trả người lao động tại thời điểm cuối
E
kỳ là hợp lý.
5.2.7. Kiểm tra chính sách nhân sự của đơn vị,
thỏa ước lao động tập thể, đảm bảo các
khoản phải trả cho người lao động (như tiền
C, E,
thưởng, tiền hoa hồng,…) đã được ghi nhận
RO
đầy đủ, đúng kỳ.

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 54 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh


Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Work
Assertio W/P complete,
Notes
ns Ref initials
and date

5.2.8. Kiểm tra việc đánh giá lại đối với các số dư
phải trả lương có gốc ngoại tệ tại ngày khóa
sổ kế toán và cách hạch toán chênh lệch tỷ
VA
giá.
5.2.9. Kiểm tra, đối chiếu với tờ khai quyết toán
thuế TNDN để đảm bảo đã loại trừ khỏi chi
phí tính thuế đối với khoản tiền lương đã
trích nhưng chưa thanh toán cho đến thời
A
hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm.
5.2.10. Xem xét xem Thỏa ước lao động tập thể đã
ORO
đăng ký với cơ quan quản lý lao động chưa.
5.2.11. Xem xét xem người lao động nước ngoài
tại làm việc tại đơn vị có giấy phép lao
ORO
động không.
5.2.12. Xem xét xem số lượng lao động người
nước ngoài tại đơn vị có vượt quá qui định
của luật pháp không, Hợp đồng lao động có
ORO
phù hợp với Luật lao động không.
5.2.13. Nếu đơn vị có nhân viên đi làm việc ở nước
ngoài, kiểm tra xem có phù hợp với Luật số
72/2006/QH11 về Luật người lao động Việt
ORO
Nam đi làm việc ở nước ngoài không.
5.3. KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 55 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh


Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Work
Assertio W/P complete,
Notes
ns Ref initials
and date

5.3.1. Kiểm tra việc tính KPCĐ, BHXH, BHYT,


A, O
BHTN.
5.3.2. Đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với Biên
A, O
bản quyết toán BHXH, BHYT, BHTN.
5.3.3. Trong trường hợp đơn vị chưa quyết toán
với cơ quan BHXH, thực hiện kiểm tra các
chứng từ nộp KPCĐ, BHXH, BHYT,
A, O
BHTN trong kỳ.
5.4. Dự phòng trợ cấp mất việc làm

5.4.1. Kiểm tra xem việc trích lập dự phòng trợ


cấp mất việc làm có phù hợp với chính sách
của đơn vị, Bộ luật lao động và chính sách
A, C
tài chính hiện hành không.
5.4.2. Kiểm tra chọn mẫu một số chứng từ chi trả
trợ cấp mất việc làm để đảm bảo khoản chi
trả này là có thực và phù hợp với quy định
O, E, A
tại Bộ luật lao động.

6. XEM XÉT KỸ LƯỠNG

6.1. Đọc lướt qua sổ chi tiết các tài khoản phải
trả người lao động, BHXH, BHYT, KPCĐ,
BHTN, Dự phòng trợ cấp mất việc làm để
O, A,
phát hiện các nghiệp vụ bất thường và kiểm
CL
tra với chứng từ gốc.

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 56 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh


Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Work
Assertio W/P complete,
Notes
ns Ref initials
and date

7. TRÌNH BÀY VÀ CÔNG BỐ

7.1. Xem xét việc trình bày và công bố các


khoản Phải trả người lao động, KPCĐ,
BHXH, BHYT, BHTN, Dự phòng trợ cấp
mất việc làm trên Báo cáo tài chính có phù
ORO, C,
hợp với Chuẩn mực kế toán và chế độ kế
CU, AV
toán áp dụng ở trên không.

8. CÁC THỦ TỤC KIỂM TRA BỔ SUNG

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận về mục tiêu kiểm toán


Dựa trên các công việc đã thực hiện, các bằng chứng kiểm toán thu thập được và
các điều chỉnh đề nghị đã được đơn vị đồng ý, Phải trả người lao động và các chi
phí có liên quan đến người lao động:

Được trình bày trung thực và hợp lý


Không được trình bày trung thực và hợp lý
Lý do:
Kiến nghị:
Các vấn đề cần tiếp tục theo dõi trong những đợt kiểm toán sau
2.2 THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN
LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC
TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN A&C

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 57 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh


Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Tiền lương và các khoản trích theo lương là một trong những khoản mục
trọng yếu trên Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp. Vì vậy, phần hành kiểm toán
chu kỳ tiền lương và nhân sự thường được áp dụng cho tất cả các khách hàng của
Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C.
Với uy tín về chất lượng kiểm toán của mình, cùng với đội ngủ nhân viên
chuyên nghiệp, tâm huyết, Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C không ngừng
nâng cao vị thế của mình trên thị trường cung cấp dịch vụ kiểm toán. Cũng vì lý do
đó mà thị phần của Công ty ngày càng gia tăng. Trong số các khách hàng được
Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C kiểm toán, em đã lựa chọn khách hàng
là Công ty Cổ phần ABC để phục vụ cho đề tài nghiên cứu của mình. Công ty
TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C đã thực hiện các bước công việc cụ thể trong
phần hành kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương của khách
hàng này như sau:

2.2.1 Công việc thực hiện trước kiểm toán

Sau quá trình khảo sát và đi đến chấp nhận lời mời kiểm toán của khách hàng
cũng như thực hiện các công việc chuẩn bị cần thiết, Công ty TNHH Kiểm toán và
Tư vấn A&C và Công ty Cổ phần ABC tiến hành ký kết hợp đồng kiểm toán. Hợp
đồng kiểm toán bao gồm các nội dung quan trọng sau:

- Nội dung dịch vụ cung cấp: Bên B (Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn
A&C) sẽ cung cấp cho bên A (Công ty Cổ phần ABC) dịch vụ kiểm toán Báo cáo
tài chính năm 2013 kết thúc ngày 31/12/2013. Cuộc kiểm toán dự kiến sẽ được thực
hiện từ ngày 13/01/2014 đến ngày 16/01/2014.

- Luật định và chuẩn mực: Cuộc kiểm toán được tiến hành theo quy định của
Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, theo Luật kiểm toán độc lập hiện hành, phù hợp
với các văn bản pháp quy, các quy định hiện hành tại Việt Nam và các thỏa thuận
của hai bên được thống nhất trong quá trình thực hiện.

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 58 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh


Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

- Trách nhiệm của bên A (Công ty Cổ phần ABC): Bên A chịu trách nhiệm
lập và phản ánh trung thực tình hình tài chính của công ty, cung cấp các tài liệu cần
thiết, tạo điều kiện cho các kiểm toán viên trong quá trình kiểm toán.

- Trách nhiệm của bên B (Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C): Bên
B có trách nhiệm thực hiện cuộc kiểm toán trung thực, khách quan, độc lập, tuân
thủ pháp luật và đúng kế hoạch đã đề ra.

- Báo cáo kiểm toán: Sau khi hoàn thành cuộc kiểm toán, bên B sẽ phát hành
cho bên A Báo cáo kiểm toán và Thư quản lý.

Nhóm kiểm toán được phân công kiểm toán tại Công ty Cố phần ABC gồm
các thành viên sau:

Biểu 2.1 Danh sách kiểm toán viên thực hiện kiểm toán tại Công ty Cổ
phần ABC

STT Họ và tên Chức vụ


1 LTH Trưởng nhóm
2 TMT Thành viên
3 NCT Thành viên
4 PDT Thành viên

2.2.2 Lập kế hoạch kiểm toán

2.2.2.1 Tìm hiểu hồ sơ pháp lý, hoạt động sản xuất kinh doanh, chế độ,
chính sách kế toán mà đơn vị được kiểm toán áp dụng

Sau khi nghiên cứu hồ sơ về Công ty Cổ phần ABC, kiểm toán viên thu được
những thông tin sau:

 Hồ sơ pháp lý:

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 59 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh


Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Công ty Cổ phần ABC hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
số 021033000xxx ngày 14 tháng 6 năm 2010 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố
H cấp.

 Lĩnh vực hoạt động


Theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Công ty Cổ phần ABC hoạt
động trên 2 lĩnh vực là sản xuất và thương mại. Các hoạt động mà Công ty đăng ký
bao gồm: Sản cuất các loại vải giả da, tấm PVC mềm và các loại hạt nhựa PVC từ
bột nhựa tận dụng trong quá trình sản xuất vải giả da và tấm PVC mềm.

 Năm tài chính và đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán


Năm tài chính của Công ty Cổ phần ABC bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết
thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm

Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán của Công ty là Đồng Việt Nam (VND)

 Chuẩn mực, chế độ kế toán và hình thức kế toán áp dụng


Công ty Cổ phần ABC áp dụng Chế độ Kế toán Doanh nghiệp Việt Nam
được ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của
Bộ trưởng Bộ Tài chính và các thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực và chế độ
kế toán của Bộ Tài chính.

Công ty sử dụng hình thức kế toán nhật ký chung trên máy vi tính.

 Chính sách kế toán áp dụng


Cơ sở lập Báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần ABC được lập trên cơ sở kế toán dồn
tích (trừ các thông tin có liên quan đến tiền)

Tiền và tương đương tiền

Tiền và các khoản tương đương tiền bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng,
tiền đang chuyển và các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 60 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh


Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

không quá 3 tháng kể từ ngày mua, dễ dàng chuyển đổi thành một lượng tiền xác
định cũng như không có nhiều rủi ro trong việc chuyển đổi thành tiền.

Hàng tồn kho

Hàng tồn kho được xác định trên cơ sở giá gốc. Giá gốc hàng tồn kho bao
gồm chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh
để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.

Giá gốc hàng tồn kho được tính theo phương pháp bình quân gia quyền và
được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên.

Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được ghi nhận khi giá gốc lớn hơn giá trị
thuần có thể thực hiện được. Giá trị thuần có thể thực hiện được là giá bán ước tính
của hàng tồn kho trừ đi chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính
cần thiết cho việc tiêu thụ chúng.

Các khoản phải thu thương mại và các khoản phải thu khác

Các khoản phải thu này được ghi nhận theo hóa đơn, chứng từ.

Dự phòng phải thu khó đòi được lập cho từng khoản nợ phải thu khó đòi căn
cứ vào tuổi nợ quá hạn của các khoản nợ hoặc dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra.

Tài sản cố định hữu hình

Tài sản cố định hữu hình được thể hiện theo nguyên giá trừ hao mòn lũy kế.
Nguyên giá tài sản cố định hữu hình bao gồm toàn bộ các chi phí mà Công ty phải
bỏ ra để có được tài sản cố định tính đến thời điểm đưa tài sản cố định đó vào trạng
thái sẵn sàng sử dụng. Các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu chỉ được ghi tăng
nguyên giá tài sản cố định nếu các chi phí này chắc chắn làm tăng lợi ích kinh tế
trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó. Các chi phí không thỏa mãn điều kiện
trên được ghi nhận là chi phí trong kỳ

Chi phí xây dựng cơ bản dở dang

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 61 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh


Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Chi phí xây dựng cơ bản dở dang phản ánh các chi phí liên quan trực tiếp
đến việc đầu tư tài sản cố định, xây dựng nhà xưởng, lắp đặt máy móc, thiết bị chưa
hoàn thành và chưa lắp đặt xong. Các tài sản đang trong quá trình xây dựng cơ bản
dở dang và lắp đặt không được tính khấu hao.

Chi phí đi vay

Chi phí đi vay được ghi nhận và chi phí khi phát sinh. Trong trường hợp chi
phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở
dang cần có một thời gian đủ dài (trên 12 tháng) để có thể đưa vào sử dụng theo
mục đích định trước hoặc bán thì chi phí đi vay này được vốn hóa.

Chi phí trả trước dài hạn

Công cụ, dụng cụ đã đưa vào sử dụng, chi phí sửa chữa bảo dưỡng và các chi
phí trả trước khác được phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ theo
phương pháp đường thẳng với thời gian phân bổ không quá 3 năm.

Chi phí bảo hiểm gồm chi phí bảo hiểm nhân viên, chi phí bảo hiểm tài sản
được phân bổ vào chi phí trong kỳ theo phương pháp đường thẳng theo thời gian
bảo hiểm.

Chi phí quảng cáo được phân bổ theo thời gian của hợp đồng

Quyền sử dụng đất là toàn bộ các chi phí thực tế Công ty đã chi ra có liên
quan trực tiếp tới đất sử dụng. Quyền sử dụng đất được phân bổ trong 34 năm.

Chi phí phải trả

Chi phí phải trả được ghi nhận dựa trên các ước tính hợp lý về số tiền phải
trả cho các hàng hóa và dịch vụ đã sử dụng.

Trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm và bảo hiểm thất nghiệp

Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm được dùng để chi trả trợ cấp thôi việc
cho người lao động có thời gian làm việc từ 12 tháng trở lên tính đến ngày 31 tháng
12 năm 2008. Mức trích lập là 3% quỹ lương làm cơ sở đóng bảo hiểm xã hội và

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 62 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh


Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

được hạch toán vào chi phí theo hướng dẫn tại Thông tư 82/2003/TT-BTC ngày 14
tháng 8 năm 2003 của Bộ Tài chính. Trường hợp quỹ dự phòng trợ cấp mất việc
làm không đủ để chi trợ cấp cho người lao động thôi việc trong năm thì phần chênh
lệch thiếu được hạch toán vào chi phí.

Theo Luật bảo hiểm xã hội, kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2009 người sử lao
động phải đóng Bảo hiểm thất nghiệp do cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam quản
lý với tỷ lện 1% của mức thấp hơn giữa lương cơ bản của người lao động hoặc 20
lần mức lương tối thiểu chung được Chính phủ quy định trong từng thời kỳ.

Nguồn vốn kinh doanh

Nguồn vốn kinh doanh của Công ty là vốn đầu tư của chủ sở hữu, được ghi
nhận theo số thực tế đầu tư của các cổ đông.

Cổ tức

Cổ tức được ghi nhận là nợ phải trả khi được công bố.

Thuế thu nhập doanh nghiệp

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm chi phí thuế thu nhập doanh
nghiệp hiện hành và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại.

Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành là khoản thuế được tính dựa trên thu
nhập tính thuế. Thu nhập tính thuế chênh lệch so với lợi nhận kế toán là do điều
chính các khoản chênh lệch tạm thời giữa thuế và kế toán, các chi phí không được
trừ cũng như điều chỉnh các khoản thu nhập không phải chịu thuế và các khoản lỗ
được kết chuyển.

Thuế thu nhập hoãn lại là khoản thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ phải nộp
hoặc sẽ được hoàn được tính dựa trên chênh lệch tạm thời giữa giá trị ghi sổ của tài
sản và nợ phải trả cho mục đích Báo cáo tài chính và các giá trị dùng cho mục đích thuế.

Các giao dịch bằng ngoại tệ

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 63 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh


Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ được chuyển đổi theo tỷ giá tại ngày
phát sinh nghiệp vụ. Số dư các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm được
quy đổi theo tỷ giá tại ngày cuối năm.

Chênh lệch tỷ giá phát sinh trong năm và chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại
các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm được ghi nhận vào thu nhập hoặc
chi phí trong năm.

Nguyên tắc ghi nhận doanh thu và thu nhập

Doanh thu bán hàng hóa, thành phẩm được ghi nhận khi phần lớn rủi ro và
lợi ích gắn liền với việc sở hữu cũng như quyền quản lý hàng hóa, thành phẩm đó
được chuyển giao cho người mua và không còn tồn tại yếu tố không chắc chắn đáng
kể liên quan đến việc thanh toán tiền, chi phí kèm theo hoặc khả năng hàng bán bị
trả lại.

Tiền lãi được ghi nhận trên cơ sở thời gian và lãi suất thực tế từng kỳ.

Tài sản tài chính

Các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn là các tài sản tài chính phát sinh
với các khoản thanh toán cố định hoặc có thể xác định và có kỳ đáo hạn cố định mà
Công ty có ý định và có khả năng giữ đến ngày đáo hạn.

Các khoản phải thu là các tài sản tài chính phi phái sinh với các khoản thanh
toán cố định hoặc có thể xác định và không được niêm yết trên thị trường.

Giá trị ghi sổ ban đầu của tài sản tài chính: Các tài sản tài chính được ghi
nhận tại ngày mua. Tại thời điểm ghi nhận ban đầu, tài sản tài chính được xác định
theo giá mua, chi phí phát hành cộng các chi phí phát sinh khác liên quan trực tiếp
đến việc mua, phát hành tài sản tài chính đó.

Nợ phải trả tài chính và công cụ vốn chủ sở hữu

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 64 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh


Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Nợ phải trả tài chính của Công ty gồm các khoản phải trả người bán, vay và
nợ, các khoản phải trả khác. Tại thời điểm ghi nhận ban đầu, các khoản nợ phải trả
tài chính được ghi nhận ban đầu theo giá gốc trừ các chi phí phát sinh khác liên
quan trực tiếp đến nợ phải trả tài chính đó.

Công cụ vốn chủ sở hữu là hợp đồng chứng tỏ được những lợi ích còn lại về
tài sản của Công ty sau khi trừ đi toàn bộ nghĩa vụ.

Bù trừ các công cụ tài chính

Các tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính chỉ được bù trừ với nhau và
trình bày giá trị thuần trên Bảng cân đối kế toán khi và chỉ khi Công ty:

 Có quyền hợp pháp để bù trừ giá trị đã được ghi nhận; và


 Có dự định thanh toán trên cơ sở thuần hoặc ghi nhận tài sản và thanh
toán nợ phải trả cung một thời điểm.

Bên liên quan

Các bên được coi là liên quan nếu một bên có khả năng kiểm soát hoặc có
ảnh hưởng đáng kể đối với bên kia trong việc ra quyết định các chính sách tài chính
và hoạt động. Các bên cũng được xem là bên liên quan nếu cùng chịu sự kiểm soát
chung hay chịu ảnh hưởng đáng kể chung.

Giao dịch với các bên liên quan trong năm được trình bày ở thuyết minh số
VII.1.

 Kết quả đánh giá rủi ro và xác định phạm vi kiểm toán
Sau khi tìm hiểu về chế độ lao động và tiền lương được áp dụng tại đơn vị
được kiểm toán, kiểm toán viên tiến hành đánh giá rủi ro và xác định phạm vi các
thủ tục kiểm tra chi tiết đối với khoản mục tiền lương tại Công ty Cổ phần ABC.
Kết quả đánh giá của kiểm toán viên như sau:

- Công ty Cổ phần ABC đã hoạt động được nhiều năm và là khách hàng
thường niên của A&C nên bộ máy tổ chức quản lý nói chung và bộ máy kế toán nói

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 65 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh


Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

riêng được tổ chức và hoàn thiện tương đối tốt. Các nhân viên kế toán của Công ty
ABC có thể hoàn thành tốt công việc của mình.

- Theo các tài liệu đã thu thập được về chính sách kế toán mà Công ty ABC
áp dụng thì Công ty đã áp dụng đúng Chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành.

Tuy nhiên, để đảm bảo đưa ra được ý kiến nhận xét về mức độ trung thực,
hợp lý của Báo cáo tài chính, kiểm toán viên đánh giá mức trọng yếu, rủi ro tổng thể
ở mức độ trung bình. Khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương là khoản
mục tương đối phức tạp vì nó mang cả ý nghĩa về kinh tế và xã hội. Không những
thế, khoản mục này còn liên quan đến số tiền trả cho Ban Giám đốc và đây cũng là
khoản mục vốn tồn tại nhiều rủi ro tiềm tàng. Vì vậy, kiểm toán viên đánh giá rủi ro
kiểm soát đối với khoản mục tiền lương ở mức cao.

2.2.2.2 Thiết kế chương trình kiểm toán

Căn cứ vào chương trình kiểm toán mẫu cũng như đặc điểm và tình hình cụ
thể tại Công ty ABC, kiểm toán viên phụ trách kiểm toán khoản mục tiền lương và
các khoản trích theo lương là bà LTH đã tiến hành xây dựng chương trình kiểm toán
cho khoản mục này như sau:

Biểu 2.2 Chương trình kiểm toán tiền lương áp dụng cho Công ty Cổ
phần ABC

BPC

Initials Date

Prepared
Client: Công ty Cổ phần ABC LTH 13/02/2014
by

Period ended: 31/12/2013 Senior

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 66 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh


Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Subject: Chương trình kiểm toán – Phải trả Manager


người lao động và các chi phí khác có
Partner
liên quan đến người lao động

I. TÀI LIỆU YÊU CẦU KHÁCH HÀNG CHUẨN BỊ

 Sổ cái và các sổ kế toán chi tiết có liên quan đến chi phí tiền lương và các
khoản phải trả người lao động, BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ, dự phòng trợ
cấp mất việc làm.
 Thỏa ước lao động tập thể, Hợp đồng lao động.
 Quyết định giao quỹ lương, đơn giá tiền lương.
 Các qui định, chính sách có liên quan đến tiền lương.
 Bảng tính lương, BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ, dự phòng trợ cấp mất việc
làm.
 Bảng tổng hợp chi phí tiền lương theo từng bộ phận.
 Biên bản quyết toán BHXH, BHYT, BHTN.
 Chứng từ ngân hàng, chứng từ chi trả lương và trợ cấp mất việc làm.

II. MỤC TIÊU

 Các khoản tiền không chi trả ở cuối mỗi kỳ được hạch toán đầy đủ
 Các khoản tiền lương được hạch toán chính xác, trong đó có tính đến các
cam kết của doanh nghiệp. Sự phân bổ chi phí được tính toán và hạch toán một
cách trung thực và hợp lý
 Việc hạch toán các chi phí BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ phù hợp với quy
định.

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 67 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh


Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

III. CÁC THỦ TỤC KIỂM TOÁN

Work
Assertio W/P complete,
Notes
ns Ref initials
and date

XEM XÉT QUÁ TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH

1. LẬP BIỂU TỔNG HỢP

1.1. Lập Biểu tổng hợp theo từng chỉ tiêu: Phải
trả người lao động, KPCĐ, BHXH, BHYT,
BP0
Dự phòng trợ cấp mất việc làm.
1.2. Đối chiếu số dư đầu năm trên Biểu tổng
hợp, Bảng cân đối số phát sinh, sổ cái với
số dư cuối năm trước hoặc hồ sơ kiểm toán
năm trước (nếu có).
1.3. Đối chiếu số liệu cuối kỳ trên Biểu tổng
hợp với sổ cái, sổ chi tiết.

2. CÁC CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN

2.1. Xem xét xem chính sánh kế toán áp dụng


cho các khoản Phải trả người lao động,
KPCĐ, BHXH, BHYT, Dự phòng trợ cấp
mất việc làm có phù hợp với các chuẩn
mực kế toán, các thông tư hướng dẫn thực

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 68 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh


Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Work
Assertio W/P complete,
Notes
ns Ref initials
and date

hiện chuẩn mực của Bộ Tài chính, chế độ


kế toán và các văn bản khác của Nhà nước
liên quan đến doanh nghiệp không (ví dụ
như Nghị định số 199/2004/NĐ-CP ngày
03/12/2004 của Chính phủ, Thông tư số
82/TT-BTC ngày 14/8/2003 của Bộ Tài
chính,…).
2.2. Xem xét xem chính sách kế toán áp dụng
cho các khoản Phải trả người lao động,
KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN, Dự phòng
trợ cấp mất việc làm có nhất quán với các
năm trước không. Trường hợp có thay đổi
trong chính sách kế toán đơn vị có tuân thủ
theo hướng dẫn của VAS 29 không.

3. KIỂM TRA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT

3.1. Kiểm tra các hoạt động kiểm soát về lương


và các khoản khác phải trả cho người lao
BPS
động.

4. THỦ TỤC PHÂN TÍCH

4.1. So sánh số dư các khoản phải trả người lao


động, BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN cuối
kỳ này so với năm trước. Tìm hiểu và thu
thập giải thích cho các biến động bất
C, E BP1
thường.

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 69 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh


Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Work
Assertio W/P complete,
Notes
ns Ref initials
and date

4.2. So sánh tổng chi phí tiền lương và tiền


lương của từng bộ phận của kỳ này so với
kỳ trước và với kế hoạch. Tìm hiểu và thu
thập giải thích cho các biến động bất
C, O BP1
thường.
4.3. So sánh tổng chi phí tiền lương và tiền
lương của từng bộ phận giữa các tháng
(quí) trong kỳ. Tìm hiểu và thu thập các
C, O BP1
giải thích cho các biến động bất thường.
4.4. So sánh biến động khoản trích vào chi phí
của KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN, dự
phòng trợ cấp mất việc làm xem có cùng
C, O BP1
tốc độ biến động với tiền lương hay không.
4.5. Ước tính KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN,
dự phòng trợ cấp mất việc làm theo quy
định và so sánh với thực tế ghi nhận. Thu
thập giải thích cho sự khác biệt (nếu có).
Tìm hiểu và thu thập giải thích cho các
C, O BP1
chênh lệch.

5. KIỂM TRA CHI TIẾT

5.1. Phải trả người lao động

5.1.1. Kiểm tra chi phí tiền lương trong kỳ với


quỹ lương hoặc đơn giá tiền lương được
O, A, C
giao.

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 70 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh


Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Work
Assertio W/P complete,
Notes
ns Ref initials
and date

5.1.2. Đối chiếu số liệu trên sổ sách kế toán với


Bảng lương hàng tháng. Đảm bảo chi phí
tiền lương được phân loại phù hợp (tiền
lương cho bộ phận quản lý doanh nghiệp,
O, A,
bộ phận bán hàng, bộ phận trực tiếp sản
CL
xuất, bộ phận sản xuất chung,…).
5.1.3. Chọn một số nhân viên trong bảng lương để
kiểm tra:
 Đơn giá tiền lương phù hợp với Hợp
đồng lao động và các quyết định điều
O, A
chỉnh lương.
 Tiền lương phải trả được tính đúng. O, E

 KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN, thuế thu


nhập cá nhân được khấu trừ phù hợp với
RO
qui định hiện hành.
5.1.4. Chọn mẫu một số tháng để kiểm tra xem
việc chi lương có phù hợp bảng lương và
O, A
có ký nhận của nhân viên không.
5.1.5. Chọn một số nhân viên trong Bảng tính
lương, đối chiếu với Bảng chấm công, Thẻ
bấm giờ, Bảng theo dõi sản phẩm hoàn
thành để đảm bảo nhân viên trong bảng tính
O
lương là có thực.
5.1.6. Kiểm tra việc thanh toán lương sau ngày A, CO,
kết thúc kỳ kế toán để đảm bảo các khoản

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 71 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh


Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Work
Assertio W/P complete,
Notes
ns Ref initials
and date

phải trả người lao động tại thời điểm cuối


E
kỳ là hợp lý.
5.1.7. Kiểm tra chính sách nhân sự của đơn vị,
thỏa ước lao động tập thể, đảm bảo các
khoản phải trả cho người lao động (như tiền
C, E,
thưởng, tiền hoa hồng,…) đã được ghi nhận
RO
đầy đủ, đúng kỳ.
5.1.8. Kiểm tra việc đánh giá lại đối với các số dư
phải trả lương có gốc ngoại tệ tại ngày khóa
sổ kế toán và cách hạch toán chênh lệch tỷ
VA
giá.
5.1.9. Kiểm tra, đối chiếu với tờ khai quyết toán
thuế TNDN để đảm bảo đã loại trừ khỏi chi
phí tính thuế đối với khoản tiền lương đã
trích nhưng chưa thanh toán cho đến thời
A
hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm.
5.1.10. Xem xét xem Thỏa ước lao động tập thể đã
ORO
đăng ký với cơ quan quản lý lao động chưa.
5.1.11. Xem xét xem người lao động nước ngoài
tại làm việc tại đơn vị có giấy phép lao
ORO
động không.
5.1.12. Xem xét xem số lượng lao động người
nước ngoài tại đơn vị có vượt quá qui định
của luật pháp không, Hợp đồng lao động có
ORO
phù hợp với Luật lao động không.

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 72 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh


Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Work
Assertio W/P complete,
Notes
ns Ref initials
and date

5.1.13. Nếu đơn vị có nhân viên đi làm việc ở nước


ngoài, kiểm tra xem có phù hợp với Luật số
72/2006/QH11 về Luật người lao động Việt
ORO
Nam đi làm việc ở nước ngoài không.
5.2. KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN

5.2.1. Kiểm tra việc tính KPCĐ, BHXH, BHYT,


A, O
BHTN.
5.2.2. Đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với Biên
A, O
bản quyết toán BHXH, BHYT, BHTN.
5.2.3. Trong trường hợp đơn vị chưa quyết toán
với cơ quan BHXH, thực hiện kiểm tra các
chứng từ nộp KPCĐ, BHXH, BHYT,
A, O
BHTN trong kỳ.
5.3. Dự phòng trợ cấp mất việc làm

5.3.1. Kiểm tra xem việc trích lập dự phòng trợ


cấp mất việc làm có phù hợp với chính sách
của đơn vị, Bộ luật lao động và chính sách
A, C
tài chính hiện hành không.
5.3.2. Kiểm tra chọn mẫu một số chứng từ chi trả
trợ cấp mất việc làm để đảm bảo khoản chi
trả này là có thực và phù hợp với quy định
tại Bộ luật lao động.
O, E, A

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 73 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh


Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Work
Assertio W/P complete,
Notes
ns Ref initials
and date

6. XEM XÉT KỸ LƯỠNG

6.1. Đọc lướt qua sổ chi tiết các tài khoản phải
trả người lao động, BHXH, BHYT, KPCĐ,
BHTN, Dự phòng trợ cấp mất việc làm để
O, A,
phát hiện các nghiệp vụ bất thường và kiểm
CL
tra với chứng từ gốc.

7. TRÌNH BÀY VÀ CÔNG BỐ

7.1. Xem xét việc trình bày và công bố các


khoản Phải trả người lao động, KPCĐ,
BHXH, BHYT, BHTN, Dự phòng trợ cấp
mất việc làm trên Báo cáo tài chính có phù
ORO, C,
hợp với Chuẩn mực kế toán và chế độ kế
CU, AV
toán áp dụng ở trên không.

8. CÁC THỦ TỤC KIỂM TRA BỔ SUNG

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận về mục tiêu kiểm toán


Dựa trên các công việc đã thực hiện, các bằng chứng kiểm toán thu thập được và
các điều chỉnh đề nghị đã được đơn vị đồng ý, Phải trả người lao động và các chi
phí có liên quan đến người lao động:

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 74 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh


Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Được trình bày trung thực và hợp lý

Không được trình bày trung thực và hợp lý

Lý do:

Kiến nghị:

Các vấn đề cần tiếp tục theo dõi trong những đợt kiểm toán sau:

Người thực hiện: _____________________________

Ngày hoàn thành: _____________________________

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 75 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh


Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

2.2.3 Thực hiện kiểm toán

2.2.3.1 Lập biểu tổng hợp

Bảng 2.4: Giấy tờ làm việc BP0 – Tổng hợp số liệu

BP 0.1

Initials Date

Client: Công ty Cổ phần ABC Prepared by LTH 13/02/2014

Period ended: 31/12/2013 Senior

Subject: Lương và các khoản trích theo Manager


lương
Partner

Mục đích: Tổng hợp, đối chiếu số liệu


Phân tích biến động

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 76 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh


Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Công việc thực hiện: Lập Biểu tổng hợp theo từng chỉ tiêu
Đối chiếu số dư đầu năm trên các Biểu tổng hợp, sổ cái với số dư cuối năm trước hoặc hồ sơ kiểm toán năm
trước.
Đối chiếu số liệu cuối kỳ trên các Biểu tổng hợp với sổ cái, sổ chi tiết.
So sánh số dư các khoản phải trả người lao động, BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN cuối kỳ này so với năm
trước.
Tìm hiểu và thu thập giải trình cho các biến động bất thường.

Tăng/Giảm
Số cuối kỳ Số đầu năm Ref Tăng/Giảm
(%)
6.187.406.88 5.241.649.76
Lương 8 SC 6 OB SC BP1 945.757.122 18%
102.469.27 92.116.35
Bảo hiểm xã hội 4 SC 0 OB SC BP2 10.352.924 11%

Bảo hiểm y tế - SC - OB SC - #DIV/0!

Bảo hiểm thất nghiệp - SC - OB SC - #DIV/0!

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 77 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh


Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

182.277.55 425.454.84
Kinh phí công đoàn 2 SC 3 OB SC (243.177.291) -57%
665.233.79
Dự phòng trợ cấp MVL - SC 0 OB SC (665.233.790) -100%
6.472.153.71 6.424.454.74
3 BS 8 OB BS 47.698.965 1%

SC Đã đối chiếu khớp với sổ cái tài khoản


Đã đối chiếu khớp với số liệu trình bày trên BCĐKT trước kiểm toán năm
BS nay
Đã đối chiếu khớp với số liệu trên Hồ sơ kiểm toán/BCTC đã kiểm toán
OB năm trước

Phân tích: Số dư lương cuối kỳ là tiền lương tháng 12/2013, tiền lương tháng 13/2013, tiền lương phép năm 2013.

Kết luận: Kiểm toán viên đã check số dư, đến thời điểm kiểm toán đã chi hết toàn bộ số dư lương.
Trong năm có nhân viên Lê Hữu X tạm ứng vay lương con mổ tim 20.000.000đ, đến tháng 1 đơn vị bắt đầu trừ lương mỗi
tháng 2.000.000đ.

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 78 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh


Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

2.2.3.2 Thử nghiệm kiểm soát

Giấy tờ làm việc BPs và BPs1 - Kiểm tra các hoạt động kiểm soát khoản mục phải trả người lao động và các chi phí khác có
liên quan đến người lao động

Bảng 2.5: Giấy tờ làm việc BPs - Thử nghiệm kiểm soát

BPs

Initials Date

Client: Công ty Cổ phần ABC Prepared by LTH 13/02/2014

Period ended: 31/12/2013 Senior

Subject: Kiểm tra các hoạt động kiểm soát - Phải trả người lao động và các Manager
chi phí khác có liên quan đến người lao động
Partner

Mục tiêu
Kiểm tra các kiểm soát để đánh giá tính hữu hiệu của qui trình kiểm về soát lương và các khoản phải trả khác cho người lao
động trong thực tế

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 79 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh


Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Kiểm tra các hoạt động kiểm soát


Rủi ro Rủi ro Kiểm soát
Ký Cơ sở tiềm phân Tần suất kiểm Kiểm tra lần Số mẫu WP có tin cậy
Hoạt động kiểm soát
hiệu dẫn liệu tàng tích soát đầu? kiểm tra Ref. được
H/M/L H/M/L không?
Bảo vệ theo dõi việc
dập thẻ có đúng giờ,
đúng tên người đó
không
KS1 O L M Daily N 10 BPS1
Trên bảng chấm công
làm thêm giờ có
người phụ trách ký
duyệt

Nhân viên phụ trách


tự đối chiếu bảng
KS2 A M L Daily N 10 BPS1
chấm công và thẻ
chấm công

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 80 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh


Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Sau khi lập bảng


lương, chuyển đến
KS3 C M M Daily N 15 BPS1
Trưởng phòng nhân
sự kiểm tra, ký duyệt

Kế toán trưởng và
Phó Tổng Giám đốc
duyệt chi.
Nếu chi bằng tiền mặt KS4 E M M Daily N 15 BPS1
sẽ lập phiếu chi, từng
người sẽ ký nhận vào
bảng lương kèm theo

Kết luận
Hệ thống kiểm soát nội bộ trong thực tế là
Hiệu quả
Không hiệu quả

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 81 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh


Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Bảng 2.6: Giấy tờ làm việc BPs1 - Thử nghiệm kiểm soát

BPs1

Initials Date

Client: Công ty Cổ phần ABC Prepared by LTH 13/02/2014

Period ended: 31/12/2013 Senior

Subject: Kiểm tra các hoạt động kiểm soát - Phải trả người lao động và các Manager
chi phí khác có liên quan đến người lao động
Partner

Mục tiêu

Kiểm tra việc thực hiện các hoạt động kiểm soát về lương và các khoản phải trả khác cho người lao động trong thực tế

Công việc thực hiện

Chọn ngẫu nhiên số mẫu như đã xác định tại BPs để kiểm tra

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 82 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh


Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Họ và tên nhân Hoạt động kiểm soát Notes


STT Bộ phận Tiền lương
viên KS1 KS2 KS3 KS4
6.88
1 Phạm Hùng A Phòng Tổng vụ Y N Y Y Đối chiếu nhưng chưa ký vào bảng TH
1.100
14.38
2 Ngô Thị B Phòng Tổng vụ Y N Y Y Đối chiếu nhưng chưa ký vào bảng TH
4.850
6.66
3 Nguyễn Văn C Phòng Tổng vụ Y N Y Y Đối chiếu nhưng chưa ký vào bảng TH
8.850
6.64
4 Trần Văn D Phòng Tổng vụ Y N Y Y Đối chiếu nhưng chưa ký vào bảng TH
1.550
11.03
5 Tăng Ngọc E Phòng Kế toán Y N Y Y Đối chiếu nhưng chưa ký vào bảng TH
7.600
Phòng Kinh 8.97
6 Trần Thị G Y N Y Y Đối chiếu nhưng chưa ký vào bảng TH
doanh 4.050
Phòng Kinh 7.86
7 Ngô Thị H Y N Y Y Đối chiếu nhưng chưa ký vào bảng TH
doanh 8.550
14.51
8 Nguyễn Văn K Phòng sản xuất Y N Y Y Đối chiếu nhưng chưa ký vào bảng TH
9.850

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 83 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh


Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

8.09
9 Lê Văn L Phòng Kỹ thuật Y N Y Y Đối chiếu nhưng chưa ký vào bảng TH
5.200
13.56
10 Nguyễn Văn M KCS Y N Y Y Đối chiếu nhưng chưa ký vào bảng TH
3.750
8.71
11 Phạm Văn N KCS Y N Y Y Đối chiếu nhưng chưa ký vào bảng TH
5.450
25.50
12 Hoàng Quang P Bảo dưỡng Y N Y Y Đối chiếu nhưng chưa ký vào bảng TH
8.550
14.73
13 Nguyễn Văn Q Tổ dệt Y N Y Y Đối chiếu nhưng chưa ký vào bảng TH
2.250
18.32
14 Phạm Văn S Phủ keo Y N Y Y Đối chiếu nhưng chưa ký vào bảng TH
5.800
13.68
15 Vũ Văn T Tổ cán trắng Y N Y Y Đối chiếu nhưng chưa ký vào bảng TH
2.250

Tổng số mẫu kiểm tra 15 15 15 15

Tổng số mẫu cần kiểm tra 10 10 15 15

Chênh lệch -5 -5 0 0

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 84 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh


Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Y: Có kiểm soát
N: Không có kiểm soát
N/A: Không áp dụng hoặc không cần thực hiện
Kết luận
Các hoạt động kiểm soát có được thực hiện đầy đủ không?

Không

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 85 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh


Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

2.2.3.3 Thủ tục phân tích


Kiểm toán viên tiến hành phân tích sự biến động của tổng quỹ lương qua các tháng, kết hợp với sự biến động về nhân sự để xem
xét sự biến động của tổng quỹ lương là hợp lý hay không hợp lý, từ đó tiếp tục thực hiện các thủ tục kiểm toán cần thiết tiếp theo. Việc
phân tích biến động tổng quỹ lương của đơn vị được kiểm toán được thực hiện thông qua giấy tờ làm việc sau:
Bảng 2.7: Giấy tờ làm việc BP1.1 – Phân tích sự biến động quỹ lương

BP 1.1
Initials Date

Client: Công ty Cổ phần ABC Prepared by LTH 13/02/2014

Period ended: 31/12/2013 Senior

Subject: Phân tích biến động lương Manager

Partner

Mục tiêu: Phân tích sự biến động quỹ lương giữa các tháng
Công việc thực hiện: So sánh tổng chi phí tiên lương và tiền lương của từng bộ phận giữa các tháng trong kỳ.
Tìm hiểu, thu thập các giải thích cho các biến động bất thường.
Thu thập và ước tính chi phí tiền lương từ các chỉ tiêu khác có liên quan như số lượng công nhân bình quân, tiền
lương bình quân, ...
Tìm hiểu và thu thập các giải thích kho có sự khác biệt lớn.

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 86 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh


Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Phải trả -
Phải trả - Phải trả -
Thán Phải trả - Lương CNV
Tỷ lệ Lương CNV Tỷ lệ Lương CNV Tỷ lệ Tỷ lệ Cộng
g Lương CNV VN bóc phế + bốc
TQ ĐL
vác
1 2.729.283.150 8% 203.102.675 9% 79.500.000 8% 69.108.291 7% 3.080.994.116
2 2.600.625.150 8% 187.147.080 8% 72.577.500 7% 83.302.200 8% 2.943.651.930
3 3.077.562.000 9% 195.130.347 8% 78.000.000 8% 95.744.550 9% 3.446.436.897
4 2.905.699.350 9% 192.607.554 8% 79.500.000 8% 85.603.650 8% 3.263.410.554
5 2.942.925.150 9% 155.224.940 7% 79.500.000 8% 84.025.500 8% 3.261.675.590
6 2.530.767.600 8% 221.661.053 10% 145.269.000 15% 63.412.500 6% 2.961.110.153
7 2.518.508.400 7% 186.685.946 8% 76.443.000 8% 85.948.500 8% 2.867.585.846
8 2.629.339.146 8% 200.093.139 9% 79.500.000 8% 97.621.500 9% 3.006.553.785
9 2.794.170.900 8% 205.319.927 9% 79.500.000 8% 101.260.500 10% 3.180.251.327
10 2.691.239.588 8% 200.357.135 9% 78.000.000 8% 99.160.500 9% 3.068.757.222
11 2.680.481.813 8% 180.314.454 8% 67.962.000 7% 87.543.000 8% 3.016.301.267
12 3.564.497.850 11% 201.378.434 9% 79.500.000 8% 95.878.500 9% 3.941.254.784
100 100 100
Tổng 33.665.100.096 2.329.022.681 995.251.500 100% 1.048.609.191 38.037.983.468
% % %

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 87 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh


Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Lương tháng 13 CNV Việt Nam và CNV Trung Quốc

Tháng CNV Việt Nam Tỷ lệ CNV Trung Quốc Tỷ lệ Cộng

1 277.648.526 7% 18.042.255 5% 295.690.781

2 277.648.526 7% 18.042.255 5% 295.690.781

3 277.648.526 7% 18.042.255 5% 295.690.781

4 277.648.526 7% 18.042.255 5% 295.690.781

5 277.648.526 7% 18.042.255 5% 295.690.781

6 277.648.526 7% 18.042.255 5% 295.690.781

7 277.648.526 7% 13.941.743 4% 291.590.268


Tháng 8 đã trích bổ sung thêm từ
8 277.648.526 7% 22.142.768 6% 299.791.293
tháng 7
9 277.648.526 7% 18.042.255 5% 295.690.781

10 277.648.526 7% 18.042.255 5% 295.690.781

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 88 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh


Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

11 694.121.313 18% 90.211.275 26% 784.332.588

12 285.613.145 8% 83.056.857 23% 368.670.002

Tổng 3.756.219.713 100% 353.690.682 100% 4.109.910.395

Đây là các nghiệp vụ trích trước tiền lương tháng 13/2013


Tiền trích = (Tổng lương cơ bản)/12*2
Phân tích - Các tháng biến động tương đối đều nhau
- Tiền trích trước lương tháng 13 là đều nhau giữa các tháng là phù hợp với biến động lương phải trả giữa các tháng
- Tháng 6 lương sếp Đài Loan tăng cao hơn các tháng còn lại vì có thêm doanh thu lương
- Tháng 5 lương công nhân Trung Quốc thấp hơn các tháng còn lại là do ngày công thấp hơn các tháng còn lại, không có
lương theo doanh thu

Kết luận: - Kiểm toán viên đối chiếu số giữa bảng lương và sổ chi tiết của CNV Việt Nam tháng 3
- Kiểm tra bảng lương của công nhân Trung Quốc và sếp Đài Loan vào các tháng biến động lớn
- Kết hợp kiểm tra chi tiết ngẫu nhiên vì biến động trong kỳ không lớn
- Tháng 12 trích lương nhiều hơn các tháng là do có lương thâm niên

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 89 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh


Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

2.2.3.4 Thủ tục kiểm tra chi tiết

Trong thủ tục kiểm tra chi tiết, kiểm toán viên thực hiện những công việc sau:

- Kiểm tra, đối chiếu số liệu trên sổ sách kế toán với Bảng thanh toán lương
hàng tháng;

- Kiểm tra việc xác định quỹ lương tại đơn vị;

- Kiểm tra chi lương;

- Kiểm tra chi lương tháng 12;

- Kiểm tra việc trích, tính KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN;

- Kiểm tra tình phát sinh và đầy đủ của các khoản trích theo lương;

- Kiểm tra các chứng từ nộp BHXH, BHYT, BHTN trong kỳ;

- Kiểm tra các chứng từ chi trả trợ cấp mất việc làm.

 Kiểm tra, đối chiếu số liệu trên sổ sách kế toán với Bảng thanh toán
lương hàng tháng

Bảng 2.8 Giấy tờ làm việc BP 1.2 - Kiểm tra chi tiết hoạt động kiểm soát

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 90 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh


Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

BP 1.2
Initials Date

Client: Công ty Cổ phần ABC Prepared by LTH 13/02/2014

Period ended: 31/12/2013 Senior

Subject: Kiểm tra các hoạt động kiểm soát - Phải trả người lao Manager
động và các chi phí khác có liên quan đến người lao động
Partner

Mục tiêu: Kiểm tra, đối chiếu số liệu trên sổ sách kế toán với Bảng thanh toán lương hàng tháng
Đảm bảo chi phí tiền lương được phân loại phù hợp
Kết luận:

Chọn ngẫu nhiên tháng trả lương cho CB CNV Việt Nam cao nhất
Tháng Bảng lương Hạch toán Thanh toán Chênh lệch
Tháng 3
Lương CNV Việt Nam và
3.155.562.000 3.155.562.000 3.155.562.000 -
lương Taiwan

Lương CN Trung Quốc 195.130.347 195.130.347 195.130.347 -

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 91 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh


Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Lương CN bóc phế + bốc vác 95.744.550 95.744.550 95.744.550 -

3.446.436.897 3.446.436.897 3.446.436.897 -


$: 6.245,77
Tỷ giá 20.828
(*) USD
Lương lao động Trung Quốc trả bằng USD, hạch toán theo tỷ giá bình quân
Note liên ngân hàng
Lương công nhân thuê ngoài đã khấu trừ lại 10% thuế TNCN
Kết luận Số liệu giữa hạch toán, thanh toán và bảng lương là phù hợp

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 92 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh


Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

 Kiểm tra việc xác định quỹ lương tại đơn vị


Kiểm toán viên kiểm tra chi tiết Bảng tính lương hàng tháng của đơn vị, đảm
bảo sự tồn tại thực tế của công nhân viên trong công ty tương ứng với các hợp đồng
lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể. Qua việc kiểm tra, đối chiếu giữa Bảng
tính lương và các hợp đồng lao động cũng như thỏa ước lao động tập thể trên, kiểm
toán viên nhận thấy số công nhân viên trên Bảng tính lương phù hợp với số công
nhân viên làm việc thực tế tại Công ty.

Kiểm toán viên cũng kiểm tra, đối chiếu các Bảng tính lương với cơ sở tính
lương, quy chế tiền lương của Công ty, các quyết định tăng lương và ngày có hiệu
lực, ... Bên cạnh đó, kiểm toán viên cũng xem xét việc xây dựng công thức tính
lương và các khoản trích theo lương đã phù hợp chưa. Từ kết quả của các công việc
trên, kiểm toán viên kết luận việc xây dựng bảng lương của đơn vị là hợp lý, phù
hợp với quy định hiện hành.

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 93 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh


Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

 Kiểm tra chi lương


Bảng 2.9: Giấy tờ làm việc BP 1.3 - Kiểm tra chi lương
BP 1.3

Initials Date

Client: Công ty Cổ phần ABC Prepared by LTH 13/02/2014

Period ended: 31/12/2013 Senior

Subject: 334 – Lương và các khoản phải trả người lao động Manager

Partner

Mục đích kiểm tra: Chọn mẫu mội số tháng để kiểm tra xem việc chi lương có phù hợp bảng lương và có ký nhận của nhân viên không

Kết luận:

Ngày
Số CT Diễn giải Nợ Có Số tiền Ghi chú
tháng
TT tiền phép 11210 Phiếu yêu cầu chuyển tiền ngày 10/01/2013,
CK 7-21 10/1/2013 3341 372.012.000
2012 7 st: 372.012.000
CK7-21 10/1/2013 TT tiền lương 33451 11210 2.912.898.450 Giấy đề nghị thanh toán ngày 08/01/2013 -

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 94 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh


Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Thanh toán lương phép và lương T13/2012,


st: 2.912.898.450, đủ chữ ký
T13 năm 2012 7
Bảng thanh toán lương T13/2012 và lương
phép năm 2012, st 2.912.898.450
TT tiền lương
11210 Ủy nhiệm chi ngày 17/01/2013 - Tạm ứng
CK7-43 17/01/2013 tạm ứng 3341 1.060.284.000
7 lương T01/2013
T01/2013
Giấy đề nghị thanh toán của Hoàng Tuấn B
ngày 02/02/213, st 93.600.000 - Thưởng
thành tích xuất sắc cho nhân viên
Hoàn tạm ứng Duyệt hoàn ứng: 93.600.000
BL-12 31/01/2013 3341 141 93.600.000
Nguyễn Tuấn B Hóa đơn GTGT số 9614 ngày 15/01/2013 st
chưa VAT: 31.727.273, VAT 10%
Quyết định số 1201 ngày 31/12/2012 vv
khen thưởng nhân viên có thành tích xuất sắc
Phiếu yêu cầu chuyển tiền ngày 03/02/2013,
TT lương 11210 st: 1.374.903.150
CK7-75 7/2/2013 3341 1.374.903.150
T1/2013 7 Giấy đề nghị thanh toán ngày 03/02/2013 -
Thanh toán tiền lương T1/2013 st

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 95 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh


Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

1.374.903.150, đủ chữ ký
Bảng thanh toán tiền lương T1/2013 st
1.374.903.150, chưa có chứ ký kế toán
trưởng
Phiếu yêu cầu chuyển tiền ngày 20/03/2013
st 1.125.310.200
TT tạm ứng 11210 Giấy đề nghị thanh toán ngày 19/02/2013 st
CK7-177 20/03/2012 3341 1.125.310.200
lương T3/2013 7 1.125.310.200 đủ chứ ký
Bảng thanh toán tạm ứng T3/2013 st
1.125.310.200 đủ chữ ký
Giấy yêu cầu chuyển tiền ngày 03/04/2013 st
1.731.277.800
TT lương
11210 Giấy đề nghị thanh toán ngày 03/04/2013 -
CK7-221 3/4/2013 T3/2013 cho 3341 1.731.277.800
7 thanh toán lương T3/2013
CBCNV VN
Bảng thanh toán lương T3/2013 st
1.731.277.800

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 96 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh


Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

TT tiền lương
Phiếu chi số 590 ngày 04/08/2013 - chi
PC-590 4/8/2013 cho BGĐ 3341 1111 11.305.050
lương T7/2013 cho BGĐ
Taiwan
TT tiền lương Giấy đề nghị thanh toán ngày 03/08/2013 st
PC-590 4/8/2013 cho BGĐ 3343 1111 29.369.400 29.369.400, đủ chữ ký
Taiwan Bảng thanh toán lương T7, đủ chữ ký
Phiếu chi số 609 ngày 11/08/2013 - chi thôi
TT phụ cấp thôi
việc cho Phạm Văn C, st 26.836.200
việc và thanh
Giấy đề nghịt hanh toán ngày 11/08/2013
toán lương thôi 3341 1111 26.836.200
khớp st, đủ chữ ký
việc cho Phạm
Phiếu thông báo đi làm không đúng quy định
Văn C KCS
PC-609 11/8/2013 Bảng thanh toán lương nghỉ việc T8/2013
TT tiền lương
nghỉ việc cho
Nguyễn Văn D 3341 141 22.500,000
(hoàn ứng ngày Phiếu chi số 651 ngày 27/08/2013 st
PC-651 27/08/2013 24/08/2013) 22.500.000

TT tiền lương 3341 1111 15.185.700 Giấy đề nghị thanh toán ngày 27/08/2013
PC-651 27/08/2013
nghỉ việc cho tiền lương nghỉ việc + hoàn ứng

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 97 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh


Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Bảng thanh toán lương nghỉ việc T8/2013


Nguyễn Văn D Đơn xin thôi việc
TT lương doanh
thu năm 2012 3342 1111 45.000.000 PC số 456 ngày 20/06/2013 - chi lương
PC-456 20/06/2013 cho TQ doanh thu
Giấy đề nghị thanh toán ngày 19/06/2013 -
TT lương doanh chi lương doanh thu 6 tháng cuối năm 2012
thu năm 2012 3343 1111 75.000.000 cho người TQ, st 120.000.000
cho TQ Danh sách nhận lương doanh thu 2012 cho
PC-456 20/06/2013 người nước ngoài, đủ chữ ký, khớp st

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 98 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh


Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Kiểm tra chi lương tháng 12

Bảng 2.10 Giấy tờ làm việc BP 1.3 - Kiểm tra chi lương tháng 12

BP 1.3

Initials Date

Client: Công ty Cổ phần ABC Prepared by LTH 13/02/2014

Period ended: 31/12/2013 Senior

Subject: 334 – Lương và các khoản phải trả người lao động Manager

Partner

Mục đích kiểm tra: Chọn mẫu tháng 12 để kiểm tra xem việc chi lương có phù hợp bảng lương và có ký nhận của nhân viên
không.
Kết luận:

Ngày
Số CT Diễn giải Nợ Có Số tiền Ghi chú
tháng
PC979 13/12/2013 Tạm ứng tiền 33451 1111 30.000.000 Chứng từ ghi sổ + Phiếu chi số 979 Tạm ứng

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 99 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh


Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

tiền lương chưa ghi ngày tháng chi tiền, thiếu


chữ ký KTT, Thủ trưởng đpn vị + Giấy đề
lương Lê Hữu X nghị thanh toán đủ chữ ký ngày 13/12/2013 +
Bảng tường trình hoàn cảnh khó khăn xin vay
tiền ký duyệt đầy đủ.
TT tạm ứng Chứng từ ghi sổ + Phiếu yêu cầu chuyển tiền
CK7897 19/12/2013 lương T12/2013 3341 112107 1.129.248.900 19/12/2013, đề nghị thanh toán + bảng thanh
CNV VN toán tiền lương số tiền khớp.

TT tiền lương bóc CTGS + Phiếu yêu cầu chuyển tiền


PC992 20/12/2013 da T12/2013 cho 3341 1111 10.902.600 19/12/2013, đề nghị thanh toán + bảng thanh
công nhân toán lương số tiền khớp

TT tạm ứng CTGS + phiếu chi thiếu chưa ghi ngày tháng
PC 996 20/12/2013 3341 1111 39.750.000
lương cho BGĐ + chứ ký của GĐ và KTTT

Phiếu chi chưa ghi ngày chi tiền, đủ chữ ký +


TT tạm ứng
PC996 20/03/2012 3341 112107 3.561.000 giấy đề nghị thanh toán ngày 19/12/2013 +
lương T3/2013
Bảng thanh toán đủ chữ ký

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 100 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh
Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

 Kiểm tra việc trích KPCĐ


Bảng 2.11 Giấy tờ làm việc BP 2.1.1 - Kiểm tra trích KPCĐ

BP 2.1.1

Initials Date

Client: Công ty Cổ phần ABC Prepared by LTH 13/02/2014

Period ended: 31/12/2013 Senior

Subject: 3382 Manager

Partner

Mục tiêu: Kiểm tra việc trích KPCĐ


Kết luận:

3382
TK Debit Credit
111 33.096.180
112 21.988.800
141 31.200.267
331 566.143.077
3341 82.575.000

622 210.951.323
627 45.627.561
641 19.738.988
642 50.358.162
Total 652.428.324 409.251.033

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 101 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh
Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Các khoản chi ngoài nộp lên công đoàn cấp trên thì chủ yếu là chi
Đọc lướt số: cho nhân viên như
thăm hỏi nhân viên ốm đau, mừng cưới hỏi, du lịch, phụ cấp kiểm
nhiệm cho cán bộ công đoàn

Lương thực 33.665.100. 15.000/người/thán


trả 096 Thu nhân viên g
(Người
336.651.
Số NV 473 Việt
001
Ước tính 1% 31/12/2013 Nam)
Đơn vị hạch 326.676.
85.140.000
toán 033 Ước tính
CL (1%) 9.974.968 CL (2.475.000)
>> Do biến động nhân sự trong năm

KL: Đơn vị hạch toán đúng

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 102 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh
Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

 Kiểm tra việc tính BHXH


Bảng 2.12 Giấy tờ làm việc BP 2.1.2 - Kiểm tra tính BHXH

BP 2.1.2

Initials Date

Client: Công ty Cổ phần ABC Prepared by LTH 13/02/2014

Period ended: 31/12/2013 Senior

Subject: 3382 Manager

Partner

Mục tiêu: Kiểm tra việc tính BHXH


Kết luận:

3383

TK Debit Credit

111 270.523.050
4.660. 1
112
395.300 8.734.934
(1 4.
3388
) 510.350
1.43
334
8.077.456
2.13
622
9.114.197
48
627
3.340.949

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 103 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh
Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

26
641
9.082.444
(2 3. 60
642
) 508.245 0.939.890
4.938. 4.94
Total
936.945 9.289.869
(1
)
(2 Điều chỉnh quyết toán
) BHXH năm 2012

Thu nhân viên 1.438.077.456


Ước tính vào
3.492.473.822
CP
Số đơn vị 3.492.477.479

Chênh lệch (3.657)

>> Pass

KL: Đơn vị hạch toán đúng


Sinh viên: Nguyễn Công Tố 104 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh
Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

 Kiểm tra việc tính BHYT


Bảng 2.13 Giấy tờ làm việc BP 2.1.3 - Kiểm tra tính BHYT

BP 2.1.3

Initials Date

Client: Công ty Cổ phần ABC Prepared by LTH 13/02/2014

Period ended: 31/12/2013 Senior

Subject: 3382 Manager

Partner

Mục tiêu: Kiểm tra việc trích BHYT


Kết luận:

3384
TK Debit Credit
112 924.656.357
334 308.159.457
622 (1) 377.663.072
627 85.295.465
641 47.485.133
642 106.053.230
Total 924.656.357 924.656.357
Thu nhân viên 308.159.457
Ước tính vào CP 616.318.914
Số đơn vị 616.496.900
Chênh lệch (177.986)
>> Pass

KL: Đơn vị hạch toán đúng

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 105 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh
Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Kiểm tra việc tính BHTN

BP 2.1.3

Initials Date

Client: Công ty Cổ phần ABC Prepared by LTH 13/02/2014

Period ended: 31/12/2013 Senior

Subject: 3382 Manager

Partner

Mục tiêu: Kiểm tra việc trích BHTN


Kết luận:

3389
TK Debit Credit
112 410.880.150
334 205.439.639
622 (1) 125.830.239
627 28.431.830
641 15.828.384
642 35.350.085
Total 410.880.150 410.880.176
Thu nhân viên 205.439.639
Ước tính vào CP 205.440.512
Số đơn vị 205.440.537
Chênh lệch (26)
>> Pass
KL: Đơn vị hạch toán đúng

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 106 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh
Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

 Kiểm tra tình phát sinh và đầy đủ của các khoản trích theo lương
Bảng 2.14 Giấy tờ làm việc BP 2.2 - Kiểm tra tình phát sinh và đầy đủ của các khoản trích theo lương

BP 2.2

Initials Date

Cli Công ty Cổ phần ABC Prepared by LTH 13/02/2


ent 014
:

Period 31/12/2013 Senior


ended:

Subject: BHXH, BHYT, BHTN Manager

Partner

Mục đích kiểm tra: Kiểm tra tính phát sinh và đầy đủ
Công việc: Đối chiếu với thông báo nộp BH của cơ quan BH: đối chiếu số phải nộp, số dư cuối năm với số liệu sổ sách.

Tháng Quỹ lương BHXH BHYT BHTN Điều chỉnh Cộng phải nộp

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 107 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh
Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

1 1.684.463.700 404.271.288 75.800.867 33.689.274 513.761.429


2 1.689.657.900 405.517.896 76.034.606 33.793.158 515.345.660
3 1.677.120.900 402.509.016 75.470.441 33.542.418 511.521.875
4 1.708.135.050 409.952.412 76.866.077 34.162.701 520.981.190
5 1.720.816.950 412.996.068 77.436.763 34.416.339 524.849.170
6 1.737.922.950 417.101.508 78.206.533 34.758.459 530.066.500
7 1.745.335.350 418.880.484 78.540.091 34.906.707 532,327.282
8 1.740.129.900 417.631.176 78.305.846 34.802.598 530,739.620
9 1.716.584.100 411.980.184 77.246.285 34.331.682 523.558.151
10 1,.711,.076.850 410,658.444 76.998.458 34.221.537 521.878.439
11 1.706.992.350 409.678.164 76.814.656 34.139.847 520.632.667
12 1.705.777.200 409.386.528 76.759.974 34.115.544 520.262.046
Tổng 20.544.013.200 4.930.563.168 924.480.594 410.880.264 6.265.924.026
Sổ sách 6.266.091.467
Chênh lệch (167.441)
Theo thông báo
Thừa 2.871
Thiếu
Theo sổ sách 102.469.274
Chênh lệch (102.466.403)

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 108 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh
Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Nguyên nhân Chênh lệch là do khoản ghi 2% BH để lại


Kết luận: Chênh lệch là nhỏ, không có sai sót trọng yếu

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 109 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh
Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

 Kiểm tra các chứng từ nộp BHXH, BHYT, BHTN trong kỳ


Bảng 2.15 Kiểm tra chứng từ nộp BHXH, BHYT, BHTN
BP 2.2

Initials Date

Client: Công ty Cổ phần ABC Prepared by LTH 13/02/2014

Period ended: 31/12/2013 Senior

Subject: BHXH, BHYT, BHTN Manager

Partner

Mục tiêu: Kiểm tra chứng từ nộp BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ trong kỳ
Kết luận:

Số CT Ngày tháng Diễn giải Nợ Có Số tiền Ghi chú


Nộp 4,5% BHYT - Danh sách đóng BHXH, BHYT, BHTN có
CK7942 28/12/2013 3384 112107 76.759.950
T12/2013 đóng dấu công ty + Yêu cầu chuyền tiền
CK7942 28/12/2013 Nộp 22%BHXH 3383 112107 375.271.05 ngày 28/12/2013 số tiền khớp + Giấy đề nghị
T12/2013 0 thanh toán ngày 26/12/2013 được ký duyệt.

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 110 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh
Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Nộp 2% BHTN
CK7942 28/12/2013 3389 112107 34.115.550
T12/2013
486.146.55
Tổng
0

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 111 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh
Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

 Kiểm tra các chứng từ chi trả trợ cấp mất việc làm
Bảng 2.16 Kiểm tra chi trả trợ cấp mất việc làm

BP 2.2

Initials Date

Cli Công ty Cổ phần ABC Prepared by LTH 13/02/2


ent 014
:

Period 31/12/2013 Senior


ended:

Subject: 351 – Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm Manager

Partner

Mục tiêu: Kiểm tra chọn mẫu một số chứng từ chi trợ cấp mất việc làm để đảm bảo khoản chi trả này là có thực và phù hợp với
quy định tại Bộ Luật lao động
Kết luận

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 112 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh
Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Số CT Ngày tháng Diễn giải Nợ Có Số tiền Ghi chú

1613 - PT tiền Bảng thanh toán lương nghỉ việc T2/2013


phụ cấp thôi 5.871.9 Thâm niên đến 31/12/2013: 2 năm 3 tháng
BL-31 29/02/2013 351 3341
việc Phạm Hồng 00 Lương cơ bản: 4.697.520
X Tiền trợ cấp = 4.697.520*2.5/2 = 5.871.900

Bảng thanh toán lương nghỉ việc T8/2013


1606 - PT tiền
23.087.0 Thâm niên đến 31/12/2013: 8 năm 11 tháng
BL-173 31/08/2013 thâm niên cho 351 3341
25 Lương cơ bản: 5.130.450
Phậm Văn Y
Tiền trợ cấp = 5.130.450*9/2 = 23.087.025

Bảng thanh toán lương nghỉ việc T8/2013


1622 - PT tiền
34.034.6 Thâm niên đến 31/12/2013: 9 năm 4 tháng
BL-175 31/08/2013 thâm niên cho 351 3341
79 Lương cơ bản: 7.165.196
Mr K - IN
Tiền trợ cấp = 7.165.196*9,5/2 = 34.034.679

1612 - PT phụ Bảng thanh toán lương nghỉ việc T11/2013


cấp thôi việc 29.063.5 Thâm niên đến 31/12/2013: 9 năm 6 tháng
BL-244 31/11/2013 351 3341
cho Phạm Việt 88 Lương cơ bản: 6.118.650
H - Pkeo Tiền trợ cấp = 6.118.650*9,5/2 = 29.063.588

Tổng cộng 92.057.192

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 113 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh
Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

2.2.4 Tổng hợp kết quả kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản
trích theo lương

Sau khi hoàn thành các thủ tục kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản
trích theo lương, kiểm toán viên tiến hành tổng hợp kết quả kiểm toán khoản mục
này làm cơ sở cho ý kiến nhận xét và lập Báo cáo kiểm toán. Kiểm toán viên đánh
giá không có sai phạm trọng yếu nào trong phần hành tiền lương và nhân viên ở
Công ty Cổ phần ABC: Hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tương đối tốt; quy chế
tiền lương và nhân viên chặt chẽ được áp dụng hiệu quả; có sự tách biệt giữa các
chức năng phê duyệt, ghi sổ, thanh toán lương và các nghiệp vụ khác có liên quan;
việc thanh toán lương được thực hiện đúng kỳ, đầy đủ thủ tục. Tuy nhiên, trên bảng
thanh toán lương vẫn còn một số trường hợp thiếu chữ ký người nhận lương. Điều
này được kiểm toán viên đưa vào thư quản lý để Công ty ABC hoàn thiện công tác
thanh toán lương cho nhân viên.

Khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương trên Bảng cân đối kế
toán năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Công ty Cổ phần ABC
trong Báo cáo kiểm toán của kiểm toán viên được đánh giá là đã được trình bày
trung thực và hợp lý.

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 114 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh
Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN
MỤC TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG KIỂM
TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN A&C

3.1 ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN
MỤC TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG KIỂM
TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN A&C

3.1.1 Ưu điểm

Qua thực hiện kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương
tại Công ty Cổ phần ABC cho thấy Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C đã
thực hiện đúng theo quy trình kiểm toán đã được xây dựng, đã tuân thủ đúng theo
Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam cũng như Chuẩn mực kiểm toán quốc tế. Thực tế
kiểm toán tại Công ty Cổ phần ABC nói riêng và các khách hàng của A&C nói
chung cũng cho thấy quy trình kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích
theo lương của A&C có rất nhiều ưu điểm và chỉ còn một số ít điểm cần hoàn thiện
hơn. Cụ thể như sau:

 Trong giai đoạn trước kiểm toán và lập kế hoạch kiểm toán
Trong giai đoạn này, Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C đã thực
hiện nhận diện lý do chấp nhận lời mời kiểm toán của khách hàng và đánh giá khả
năng chấp nhận kiểm toán, từ đó tiến hành ký hợp đồng kiểm toán. Việc đánh giá
khách hàng được thực hiện tương đối kỹ lưỡng. Kiểm toán viên căn cứ vào các
thông tin thu thập được từ khách hàng thông qua một số thủ tục như phỏng vấn,
quan sát, phân tích sơ bộ... để tiến hành lập kế hoạch kiểm toán tổng hợp và thiết kế
chương trình kiểm toán.

Trong quá trình hoạt động và phát triển của mình, A&C đã xây dựng cho
mình một chương trình kiểm toán chung. Chương trình kiểm toán chung này không
bắt buộc áp dụng đối với một cuộc kiểm toán nhưng đó là căn cứ để kiểm toán viên

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 115 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh
Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

xây dựng một chương trình kiểm toán cụ thể phù hợp với điều kiện thực tế tại từng
khách hàng.

Nhân lực cho mỗi cuộc kiểm toán được Công ty bố trí tương đối hợp lý. Đối
với các khách hàng thường xuyên, Công ty luôn cố gắng bố trí cùng một nhóm kiểm
toán hoặc ít nhất trong nhóm có kiểm toán viên đã từng kiểm toán cho khách hàng
này. Điều này giúp cho nhóm kiểm toán dễ dàng tiếp cận với khách hàng, tiết kiệm
thời gian của cuộc kiểm toán. Đối với các khách hàng mới, Công ty luôn sắp xếp
các kiểm toán viên có kinh nghiệm ở lĩnh vực tương ứng của khách hàng để đảm
bảo cho chất lượng của cuộc kiểm toán là cao nhất. Bên cạnh các kiểm toán viên
dày dạn kinh nghiệm, Công ty cũng bố trí các kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán
tham gia vào nhóm để nâng cao năng lực chuyên môn cũng như khả năng xét đoán
nghề nghiệp.

 Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán


Trên cơ sở kế hoạch kiểm toán tổng thể và chương trình kiểm toán đã được
xây dựng, kiểm toán viên tiến hành kiểm toán chi tiết cho từng phần hành cụ thể.
Những công việc kiểm toán viên đã thực hiện được phản ánh trên các giấy tờ làm
việc và được đánh số tham chiếu một cách có hệ thống.

Các thủ tục kiểm toán cũng được các kiểm toán viên vận dụng linh hoạt phù
hợp với đặc điểm cụ thể của khách hàng. Điều này giúp cho kiểm toán viên tiết
kiệm được thời gian, chi phí mà vẫn đạt được hiệu quả trong công việc, đảm bảo
cho các đánh giá, kết luận có độ tin cậy cao.

Trong quá trình thực hiện kiểm toán, các kiểm toán viên của A&C luôn áp
dụng những quy định mới nhất của pháp luật, đảm bảo cho việc xem xét tính tuân
thủ pháp luật của đơn vị được kiểm toán là chính xác và cập nhật nhất.

 Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán


Sau khi hoàn thành các thủ tục kiểm toán cần thiết, trưởng nhóm kiểm toán
đều thực hiện soát xét lại công việc cũng như giấy tờ làm việc của từng kiểm toán

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 116 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh
Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

viên và đối chiếu với chương trình kiểm toán đã được xây dựng để đảm bảo chương
trình kiểm toán đã được thực hiện đầy đủ trên các khía cạnh trọng yếu. Kiểm toán
viên cũng đặc biệt chú trọng tính đầy đủ và thích hợp của các chứng từ được thu
thập làm bằng chứng kiểm toán.

3.1.2 Hạn chế

 Trong giai đoạn trước kiểm toán và lập kế hoạch kiểm toán

Tuy các công việc trong giai đoạn này luôn được chuẩn bị chu đáo và thực
hiện cẩn thận để đảm bảo thành công cho toàn bộ cuộc kiểm toán nhưng vẫn còn
một số điểm hạn chế nhỏ. Cũng do uy tín của Công ty ngày càng được nâng cao, thị
phần của Công ty cũng không ngừng mở rộng, làm cho số lượng khách hàng của
công ty tăng lên không ngừng. Điều này có thể ảnh hưởng đến chất lượng nhân sự
được bố trí cho một số cuộc kiểm toán.

 Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán

Ở giai đoạn này, các kiểm toán viên đã thực hiện rất nhiều thủ tục kiểm toán
khác nhau để đạt được mục tiêu của cuộc kiểm toán, trong đó có thủ tục phân tích
đánh giá tổng quát. Tuy nhiên, các kiểm toán viên của Công ty TNHH Kiểm toán và
Tư vấn A&C chủ yếu tiến hành các thủ tục phân tích ngang mà chưa sử dụng thủ
tục phân tích dọc, phân tích xu hướng hay tiến hành so sánh với ngành mà đơn vị
được kiểm toán đang hoạt động. Việc áp dụng đa dạng các thủ tục phân tích sẽ giúp
kiểm toán viên nhanh chóng xác định các biến động bất thường cũng như định
hướng trọng tâm các thủ tục kiểm toán tốt hơn.

Bên cạnh đó, Công ty cũng chưa xây dựng cho mình một phần mềm kiểm
toán riêng mà các kiểm toán viên của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C
hiện nay đang thiết kế các giấy tờ làm việc chủ yếu dựa trên công cụ Excel. Việc
xây dựng một phần mềm kiểm toán sẽ trợ giúp đắc lực hơn, giảm bớt khối lượng
công việc cho kiểm toán viên, góp phần tiết kiệm thời gian cũng như đảm bảo tính
kinh tế của cuộc kiểm toán.

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 117 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh
Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

 Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán và sau kiểm toán

Một trong những yếu tố giúp Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C có
thể duy trì mối quan hệ hợp tác lâu dài đối với khách hàng đó là sự hài lòng của
khách hàng được Công ty phục vụ. Tuy nhiên, sau mỗi cuộc kiểm toán, Công ty
chưa tiến hành đánh giá sự hài lòng của khách hàng. Trong một thị trường cạnh
tranh gay gắt như hiện nay, một khách hàng trung thành là cực kỳ quan trọng với
mỗi công ty, bởi lẽ khách hàng đó không chỉ giúp công ty duy trì nguồn thu mà còn
là cơ sở để các khách hàng tiềm năng biết đến và đặt quan hệ với công ty. Vì vậy,
việc đánh giá sự hài lòng của khách hàng là thực sự cần thiết.

3.1.3 Nguyên nhân của hạn chế

Hiện nay, không chỉ Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C mà hầu hết
các công ty kiểm toán đều chịu sức ép rất lớn về thời gian cũng như chi phí cho một
cuộc kiểm toán. Sức ép này cũng xuất phát từ sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường
cung cấp dịch vụ kiểm toán nói chung và kiểm toán Báo cáo tài chính nói riêng.
Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến các hạn chế nói trên.

Bên cạnh đó, nhiều khi do nhận thức hạn chế của khách hàng đối với kiểm
toán nên họ có thái độ bất hợp tác với đoàn kiểm toán. Điều này không những gây
khó khăn cho công việc của kiểm toán viên mà còn làm giới hạn các thủ tục kiểm
toán mà kiểm toán viên dự kiến thực hiện.

3.1.4 Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ thực trạng quy trình
kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương trong kiểm
toán Báo cáo tài chính được thực hiện tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn
A&C

 Trong giai đoạn trước kiểm toán và lập kế hoạch kiểm toán

Trong lĩnh vực cạnh tranh gay gắt như lĩnh vực kiểm toán, việc tìm kiếm
được một khách hàng đã khó, việc duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng đó
còn khó hơn gấp bội. Tuy nhiên, A&C luôn luôn rất thận trọng khi chấp nhận một

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 118 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh
Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

lời mời cung cấp dịch vụ kiểm toán. Điều đó thể hiện bằng việc Công ty đã đánh giá
rất cẩn thận, chi tiết về lời mời kiểm toán để xem xét khả năng có chấp nhận lời mời
đó hay không. Khi đã có được một khách hàng tốt, A&C cũng luôn cố gắng để duy
trì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng. Đây là điều không phải công ty kiểm toán
nào cũng có thể làm được và điều này cũng góp phần làm nên uy tín của A&C trong
lĩnh vực kiểm toán nói chung và kiểm toán Báo cáo tài chính nói riêng.

Để cuộc kiểm toán đạt được hiệu quả cao nhất, các Công ty kiểm toán cần
xây dựng kế hoạch kiểm toán từ tổng thể đến chi tiết làm căn cứ để thực hiện. Nhân
lực cho cuộc kiểm toán cũng cần được bố trí hợp lý nhất có thể.

 Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán

Các kiểm toán viên cần vận dụng linh hoạt các thủ tục kiểm toán cho phù
hợp với đặc điểm cụ thể của từng khách hàng. Bên cạnh đó, các giấy tờ làm việc và
việc đánh số tham chiếu giấy tờ làm việc cũng cần được thiết kế sao cho khoa học
nhất. Điều này sẽ giúp tiết kiệm thời gian, chi phí mà không làm giảm hiệu quả
công việc của kiểm toán viên.

Các kiểm toán viên cũng cần không ngừng cập nhật các quy định mới nhất
để áp dụng vào quá trình kiểm toán đảm bảo cho việc xem xét tính tuân thủ pháp
luật của đơn vị được kiểm toán là chính xác.

Công việc của mỗi kiểm toán viênđã được phân công rõ ràng, cụ thể trong kế
hoạch kiểm toán cũng như trong quá trình thực hiện kiểm toán từng phần hành. Tuy
nhiên, trong quá trình làm việc, các kiểm toán viên cần có sự tương tác thường
xuyên, hỗ trợ và giúp đỡ nhau không chỉ trong giai đoạn này mà ở tất cả các giai
đoạn của cuộc kiểm toán.

 Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán

Giấy tờ làm việc của các kiểm toán viên cần được kiểm toán viên chính và
trưởng nhóm kiểm toán soát xét kịp thời để xử lý ngay các vấn đề còn thiếu sót.

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 119 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh
Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Việc giấy tờ làm việc và các bằng chứng kiểm toán được soát xét sauvkhi nhóm
kiểm toán đã về văn phòng Công ty là không nên.

3.2 SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN
KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG

3.2.1 Định hướng của A&C trong thời gian tới

Tầm nhìn và chiến lược của A&C trong thời gian tới là phát triển trong sự
phối hợp giữa các thành viên Ban lãnh đạo Công ty và các Công ty thành viên trong
Tập đoàn Baker Tilly International từ khắp nơi trên thế giới, A&C tập trung vào
việc củng cố vị thế của mình là một trong năm công ty kiểm toán hàng đầu tại Việt
Nam, đảm bảo uy tín và chất lượng trong tất cả các hoạt động kinh doanh và các
dịch vụ mà Công ty cung cấp.Để thực hiện tầm nhìn và chiền lược đó, một trong
những mục tiêu mà A&C đặt ra là cần hoàn thiện các quy trình kiểm toán để tiết
kiệm chi phí nhưng vẫn giữ được chất lượng công việc, tăng hiệu quả của cuộc
kiểm toán và nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty đó trên thị trường.

3.2.2 Sự cần thiết phải hoàn thiện quy trình kiểm toán tiền lương và các
khoản trích theo lương

Kiểm toán nói chung và kiểm toán Báo cáo tài chính nói riêng là một trong
những công cụ phổ biến và hữu hiệu nhất góp phần quan trọng trong việc làm trong
sạch nền tài chính quốc gia, đem lại niềm tin cho những người sử dụng Báo cáo tài
chính của các doanh nghiệp.

Trên thế giới, hoạt động kiểm toán đã có từ rất lâu nhưng Kiểm toán Việt
Nam mới chỉ có lịch sử 20 năm hình thành và phát triển. Nhằm tạo hành lang pháp
lý cho quá trình phát triển và hội nhập kinh tế nói chung và kế toán, kiểm toán nói
riêng, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, các thông tư,
nghị đinh hướng dẫn cũng như các văn bản khác có liên quan. Đây là những điều
kiện quan trọng và cần thiết để đưa hoạt động kiểm toán của nước ta hội nhập sâu
rộng với kiểm toán của các nước trong khu vực và trên thế giới.

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 120 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh
Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Trong một lĩnh vực cạnh tranh gay gắt như lĩnh vực kiểm toán, việc một
công ty xây dựng được một quy trình kiểm toán hiệu quả có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng đối với sự tồn tại và phát triển của công ty đó. Một quy trình kiểm toán hiệu
quả sẽ giúp công ty kiểm toán tiết kiệm chi phí nhưng vẫn giữ được chất lượng công
việc, tăng hiệu quả của cuộc kiểm toán và nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty
đó trên thị trường.

Tuy được đánh giá là một công ty có uy tín rất lớn trên thị trường cung cấp
các dịch vụ kiểm toán nhưng A&C luôn ý thức được rằng việc xây dựng và hoàn
thiện quy trình kiểm toán là một công việc thường xuyên và lâu dài. Trong sự phát
triển không ngừng của xã hội nói chung và của nền kinh tế nói riêng, đặc biệt là sự
phát triển không ngừng của khoa học và công nghệ, một quy trình kiểm toán có thể
phù hợp ở thời điểm này nhưng ngay sau đó có thể lạc hậu. Vì vậy, việc tiến hành
xây dựng, củng cố và hoàn thiện quy trình kiểm toán cũng phải được thực hiện liên
tục, không ngừng.

Trên Báo cáo tài chính của doanh nghiệp, tiền lương và các khoản trích theo
lương là một khoản mục rất quan trọng vì nó có liên quan đến nhiều chỉ tiêu và
thông tin tài chính. Tiền lương và các khoản trích theo lương là một trong những
khoản chi phí chủ yếu của doanh nghiệp. Việc tính toán và phân bổ chi phí tiền
lương và các khoản trích theo lương không đúng có thể dẫn tới sai sót trọng yếu đối
với các chỉ tiêu trên Báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Kết quả kiểm toán khoản
mục này cũng có thể ảnh hưởng trọng yếu đên kết quả của cả cuộc kiểm toán.

Vì những lý do trên, việc hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tiền
lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty
TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C là thực sự cần thiết.

3.3 NGUYÊN TẮC VÀ YÊU CẦU HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN
KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG
KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN A&C

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 121 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh
Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

3.3.1 Nguyên tắc hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tiền lương
và các khoản trích theo lương

Quá trình hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản
trích theo lương trong kiểm toán Báo cáo tài chính cần dựa trên những nguyên tắc
nhất định. Những nguyên tắc đó là:

Thứ nhất, việc hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tiền lương và các
khoản trích theo lương phải dựa trên các thông lệ và chuẩn mực kiểm toán đã được
ban hành hoặc thừa nhận rộng rãi. Đây là nguyên tắc bắt buộc không chỉ đối với
hoạt động hoàn thiện quy trình kiểm toán mà còn bắt buộc đối với mọi hoạt động
trong lĩnh vực kiểm toán. Nguyên tắc này đảm bảo cho các hoạt động kiểm toán nói
chung và hoạt động hoàn thiện các quy trình kiểm toán nói riêng đi đúng hướng,
trong sự quy chuẩn chung của cả hệ thống, đồng thời cũng đảm bảo mục tiêu quản
lý thống nhất của Nhà nước và phù hợp với các thông lệ quốc tế.

Thứ hai, việc hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tiền lương và các
khoản trích theo lương phải phản ánh được đầy đủ, bao quát các vấn đề liên quan.
Nguyên tắc này yêu cầu việc hoàn thiện tuy hướng tới những vấn đề cơ bản thiết
yếu nhưng cũng không được bỏ qua các vấn đề ít cơ bản, chi tiết hơn. Điều đó thể
hiện đúng tính chất của việc hoàn thiện.

3.3.2 Yêu cầu hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tiền lương và
các khoản trích theo lương

Quá trình hoàn thiện quy trình kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo
lương phải đảm bảo các yêu cầu sau:

Thứ nhất, việc hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tiền lương và các
khoản trích theo lương phải đảm bảo tuân thủ theo quy trình kiểm toán Báo cáo tài
chính chung đã được xây dựng và hoàn thiện, đồng thời phải tính đến đặc thù ngành
và lĩnh vực hoạt động.

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 122 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh
Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Thứ hai, Công ty cần không ngừng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ kiểm toán
viên có trình độ chuyên môn, kiến thức và hiểu biết thực tế về lĩnh vực kiểm toán để
vận dụng linh hoạt quy trình kiểm toán đối với từng khách hàng cụ thể.

3.4 NHỮNG Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM
TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN
A&C

Từ những hiểu biết có được khi học tập và nghiên cứu tại Trường, từ những
hoạt động thực tế khi thực tập tại Công ty, em xin mạnh dạn đề xuât một số giải
pháp nhằm hoàn thiện một phần nào đó quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính nói
chung và quy trình kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương
nói trong kiểm toán Báo cáo tài chính nỏi riêng được thực hiện tại Công ty TNHH
Kiểm toán và Tư vấn A&C như sau:

 Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

Do uy tín của Công ty ngày càng được nâng cao, thị phần của Công ty cũng
không ngừng mở rộng, làm cho số lượng khách hàng của công ty tăng lên không
ngừng. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng nhân sự được bố trí cho một số cuộc
kiểm toán. Vì vậy, Công ty cần có kế hoạch tuyển dụng và đào tạo bổ sung lực
lượng kiểm toán viên mới nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế tại công ty. Hơn nữa, việc
bổ sung lực lượng kiểm toán viên mới này cũng góp phần giảm áp lực công việc
cho các kiểm toán viên hiện tại đặc biệt là trong mùa kiểm toán. Vấn đề bổ sung
nhân lực về số lượng cũng như chất lượng là hoàn toàn phù hợp với định hướng
phát triển của A&C trong thời gian tới.

 Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán

Các kiểm toán viên của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C đã thực
hiện phân tích biến động quỹ lương của đơn vị được kiểm toán giữa cuối năm so
với đầu năm và giữa các tháng với nhau để tìm các biến động bất thường. Tuy

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 123 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh
Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

nhiên, đây chỉ là các thủ tục phân tích ngang. Các kiểm toán viên chưa sử dụng thủ
tục phân tích dọc hoặc phân tích xu hướng để nâng cao hiệu quả của việc phân tích.
Chẳng hạn, kiểm toán viên có thể tiến hành phân tích sự biến động của tỷ lệ tiền
lương trên tổng quỹ lương hoặc tỷ lệ tiền lương trên tổng chi phí giữa các tháng.
Hoặc kiểm toán viên cũng có thể tiến hành phân tích xu hướng biến động của quỹ
lương bằng cách lấy quỹ lương một tháng làm mốc và tiến hành so sánh quỹ lương
của các tháng so với mốc đó. Phân tích dọc và phân tích xu hướng sẽ giúp kiểm
toán viên dễ dàng nhận ra tổng quan tình hình biến động quỹ lương của đơn vị, từ
đó dễ dàng phát hiện ra các điểm biến động bất thường.

Bên cạnh đó, kiểm toán viên cũng có thể tiến hành so sánh tiền lương bình
quân của đơn vị với tiền lương bình quân của ngành xem việc trả lương của đơn vị
hợp lý hay chưa, từ đó định hướng cho các thủ tục kiểm toán tiếp theo.

Công ty cũng nên nghiên cứu, xây dựng phần mềm kiểm toán nhằm trợ giúp
đắc lực, giảm bớt khối lượng công việc cho kiểm toán viên, góp phần tiết kiệm thời
gian cũng như đảm bảo tính kinh tế cho cuộc kiểm toán. Trong quá trình kiểm toán,
các kiểm toán viên của A&C thiết kế các giấy tờ làm việc chủ yếu dựa trên công cụ
Excel. Excel là một công cụ trợ giúp rất đắc lực, tuy nhiên, việc công ty xây dựng
một phần mềm kiểm toán riêng kết hợp với công cụ Excel sẽ giúp kiểm toán viên có
công cụ hỗ trợ đắc lực hơn, làm giảm khối lượng công việc và nâng cao hiệu quả
làm việc của kiểm toán viên.

 Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán và sau kiểm toán

Để có thể duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng cũng như cung cấp
dịch vụ cho khách hàng tốt hơn, sau mỗi cuộc kiểm toán, Công ty nên đánh giá sự
hài lòng của khách hàng. Việc đánh giá này nên được tiến hành trên hai phương
diện. Phương diện thứ nhất là theo nhìn nhận chủ quan của các kiểm toán viên trong
đoàn kiểm toán. Các kiểm toán viên trong đoàn kiểm toán có thể đưa ra ý kiến chủ
quan của mình về sự hài lòng của khách hàng, sau đó các ý kiến này được tổng hợp
lại và đưa ra kết luận tổng quát nhất. Phương diện thứ hai, Công ty có thể thiết kế

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 124 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh
Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Phiếu đánh giá của khách hàng dưới dạng câu hỏi và các mức độ đánh giá trên các
tiêu chí cụ thể để khách hàng đánh giá. Sự nhìn nhận chủ quan của kiểm toán viên
và Phiếu đánh giá của khách hàng sẽ là cơ sở để Công ty có cái nhìn tổng quát về sự
hài lòng của khách hàng. Điều này không những giúp Công ty duy trì được mối
quan hệ lâu dài với khách hàng mà còn giúp Công ty rút kinh nghiệm để phục vụ
các khách hàng khác tốt hơn.

3.5 NHỮNG ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN CÁC ĐỀ XUẤT

3.5.1 Về phía Nhà nước và các cơ quan chức năng

Hoạt động kiểm toán độc lập chịu sự kiểm soát trực tiếp của Nhà nước. Vì
vậy, để hoạt động này được phát triển đúng hướng và phát huy vai trò của nó đối
với nền kinh tế thì Nhà nước cần hoàn thiện hơn khung pháp lý cho hoạt động kiểm
toán nói chung và hoạt động kiểm toán độc lập nói riêng. Luật Kiểm toán độc lập đã
được ban hành, các cơ quan chức năng cũng đã có hướng dẫn Luật bằng các văn
bản cụ thể, đó là tiền đề quan trọng để hoàn thiện quy trình kiểm toán nói chung và
quy trình kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương nói riêng.
Nhà nước cần tiếp tục xây dựng thống Luật pháp đồng bộ và hoàn thiện hơn nữa để
tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động kiểm toán độc lập hoàn thiện và
phát triển.

3.5.2 Về phía công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C và các kiểm
toán viên

Hiện nay, Công ty đã xây dựng được cho mình một chương trình kiểm toán
thống nhất cho toàn công ty. Tuy nhiên, chương trình kiểm toán này cần được đổi
mới liên tục sao cho luôn luôn phù hợp với yêu cầu thực tế. Bên cạnh đó, Công ty
cũng cần có kế hoạch phát triển, nâng cao trình độ đội ngũ nhân viên để đáp ứng
nhu cầu phát triển thị trường của mình. Công ty cũng cần có những thay đổi để bắt
kịp với sự phát triển của khoa học, công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt
động kiểm toán.

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 125 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh
Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

3.5.3 Về phía khách hàng được kiểm toán

Các doanh nghiệp cần tổ chức cơ cấu lao động, bộ máy tổ chức quản lý, hệ
thống kế toán khoa học, hợp lý và phù hợp với chuẩn mực chung. Bên cạnh đó, các
doanh nghiệp cũng phải có trách nhiệm đối với thông tin mà mình cung cấp, cần
phải có thái độ hợp tác trên cơ sở xây dựng, tạo điều kiện cho các đoàn kiểm toán
tại đơn vị mình. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng cần không ngừng nâng cao năng
lực của hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm ngăn chặn hiệu quả các sai phạm có thể xảy
ra đối với thông tin mà mình cung cấp.

3.5.4 Về phía Hiệp hội nghề nghiệp Kế toán và Kiểm toán

Các Hiệp hội nghề nghiệp kế toán và kiểm toán giữ một vai trong rất quan
trọng trong việc xây dựng các chuẩn mực kế toán và kiểm toán của quốc gia cũng
như hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ cho các kế toán, kiểm toán viên. Tại Việt
Nam hiện nay có Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam - VAA (thành lập năm 1994,
là thành viên chính thức của Liên đoàn Kế toán quốc tế - IFAC và Hiệp hội Kế toán
Đông Nam Á – AFA) và Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam - VACPA (thành
lập năm 2005). Trong thời gian gần đây, các Hội và Hiệp hội đã có nhiều hoạt động
góp phần quản lý, kiểm soát và nâng cao chất lượng hoạt động kế toán, kiểm toán.
Tuy nhiên, trong thời gian tới, các Hội và Hiệp hội nghề nghiệp cần tăng cường các
hoạt động trong nước cũng như quốc tế để nâng cao vị trí, vai trò của mình đồng
thời giúp cho các hoạt động trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán được trung thực, hiệu
quả hơn nữa.

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 126 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh
Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

KẾT LUẬN

Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay, Việt Nam ngày càng chứng
tỏ là quốc gia đã và đang vận hành theo thể chế kinh tế thị trường với sự tăng
trưởng ngày càng cao và đi vào thế ổn định, đảm bảo an sinh xã hội. Trong thành
tựu chung đó, chúng ta cần phải ghi nhận đóng góp hết sức to lớn từ công tác thanh
tra, kiểm tra, kiểm soát của các ngành, các cấp và của toàn xã hội. Và đương nhiên
không thể không nhắc tới sự đóng góp của ngành kiểm toán độc lập tại nước ta.

Sự xuất hiện và phát triển liên tục của hệ thống các công ty Kiểm toán độc
lập cho thấy cái nhìn đúng đắn của xã hội đối với lĩnh vực này. Cho đến nay, mới
chỉ 20 năm hình thành và phát triển, hệ thống kiểm toán Việt Nam đã nhanh chóng
được chấp nhận là một trong những công cụ quản lý kinh tế - tài chính hữu hiệu,
từng bước khẳng định vai trò và vị trí không thể thiếu được trong sự phát triển
chung của nền kinh tế.

Là một trong những công ty kiểm toán thành lập đầu tiên ở Việt Nam, Công
ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C hiện nay vẫn luôn giữ được vị thế của mình là
một trong năm công ty Kiểm toán lớn nhất Việt Nam. Em đã may mắn được tiếp
nhận thực tập tại Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C tại Hà Nội.

Trong thời gian thực tập tại Công ty, em đã có cơ hội vận dụng các kiến thức
đã được học vào thực tế dưới sự hướng dẫn của các anh chị kiểm toán viên trong
Công ty. Trên cơ sở đó, em đã nhận thấy được tầm quan trọng của kiểm toán tiền
lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán Báo cáo tài chính. Với mong
muốn được nghiên cứu và tìm hiểu sâu hơn về quy trình kiểm toán khoản mục này,
em đã lựa chọn đề tài : “Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tiền lương và
các khoản trích theo lương trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH
Kiểm toán và Tư vấn A&C” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.

Do thời gian thực tập có hạn, cùng với những kiến thức thực tế của em chưa
nhiều nên bài viết của em khó có thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 127 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh
Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

được sự góp ý của các thầy cô cũng như các anh chị trong Công ty để bào luận văn
của em được hoàn thiện hơn.

Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo tận
tình của thầy giáo - PGS.TS Thịnh Văn Vinh và các anh chị kiểm toán viên trong
Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C trong suốt thời gian thực tập của em vừa
qua cũng như trong quá trình em hoàn thiện luận văn này.

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 128 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh
Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS. Nguyễn Viết Lợi, Ths. Đậu Ngọc Châu (chủ biên) “Giáo trình Lý thuyết
Kiểm toán” - NXB Tài chính.

2. PGS.TS. Thịnh Văn Vinh; PGS.TS. Giang Thị Xuyến “Giáo trình Tổ chức
quá trình kiểm toán báo cáo tài chính” - NXB Tài chính

3. PGS.TS. Thịnh Văn Vinh; PGS.TS. Giang Thị Xuyến “Giáo trình kiểm toán
các chu kỳ chủ yếu” - NXB Tài chính.

4. PGS.TS. Thịnh Văn Vinh; PGS.TS. Giang Thị Xuyến “Giáo trình kiểm toán
các thông tin tài chính khác” - NXB Tài chính.

5. GS. TS. Ngô Thế Chi, TS. Trương Thị Thủy “Giáo trình Kế toán Tài chính”
- NXB Tài chính.

6. Các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam.

7. Các Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam.

8. Trang Web của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C.

9. Tài liệu được cung cấp từ Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C.

10. Auditing - Alvil A.Aren - James K.Loebbecke ( NXB Thống kê 2000).

11. www.mof.gov.vn

12. www.kiemtoan.com.vn

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 129 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh
Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

Họ và tên người hướng dẫn khoa học:

Nhận xét quá trình thực tập tốt nghiệp của Sinh viên Nguyễn Công Tố

Khóa: CQ48 Lớp: CQ48/22.04

Đề tài: Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tiền lương và các
khoản trích theo lương trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH
Kiểm toán và Tư vấn A&C.
Nội dung nhận xét:
1. Về tinh thần thái độ thực tập của sinh viên

2. Về chất lượng và nội dung của luận văn:

- Sự phù hợp giữa tên và nội dung đề tài với chuyên ngành.

- Độ tin cậy và tính hiện đại của phương pháp nghiên cứu.

Hà Nội, ngày ...... tháng ....... năm 20.....


Điểm: - Bằng số:

- Bằng chữ:

Người nhận xét

(Ký tên)

Sinh viên: Nguyễn Công Tố GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh


Lớp CQ48/22.04
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI PHẢN BIỆN

Họ và tên người phản biện:

Nhận xét quá trình thực tập tốt nghiệp của Sinh viên Nguyễn Công Tố

Khóa: CQ48 Lớp: CQ48/22.04

Đề tài: Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tiền lương và các
khoản trích theo lương trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH
Kiểm toán và Tư vấn A&C.

Nội dung nhận xét:

- Sự phù hợp giữa tên và nội dung đề tài với chuyên ngành.

- Đối tượng và mục đích nghiên cứu

- Độ tin cậy và tính hiện đại của phương pháp nghiên cứu.

- Nội dung khoa học

Điểm: - Bằng số:

- Bằng chữ:

Người nhận xét

(Ký và ghi rõ họ tên)

Sinh viên: Nguyễn Công Tố GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh


Lớp CQ48/22.04

You might also like