You are on page 1of 131

BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

Sinh viên : NGUYỄN HUY LỰC


Lớp : CQ48/22.04

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG
KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH HÃNG KIỂM
TOÁN AASC

Chuyên ngành: KIỂM TOÁN


Mã số : 22
GV hướng dẫn: PGS.,TS. THỊNH VĂN VINH

Hà Nội, Tháng 5/2014


Luận văn Tốt nghiệp GVHD: PGS., TS Thịnh Văn Vinh

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ
tình hình thực tế của đơn vị thực tập.

Tác giả luận văn tốt nghiệp

Nguyễn Huy Lực

SV: Nguyễn Huy Lực Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp GVHD: PGS., TS Thịnh Văn Vinh

MỤC LỤC

MỞ ĐẦ U............................................................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: .......LÝ LUẬ N CHUNG VỀ QUY TRÌNH KIỂ M SOÁ T CHẤ T LƯỢ NG HOẠ T ĐỘ NG
KIỂ M TOÁ N BÁ O CÁ O TÀ I CHÍNH.....................................................................................................................5
1.1. KHÁ I QUÁ T CHUNG VỀ CHẤ T LƯỢ NG HOẠ T ĐỘ NG KIỂ M TOÁ N...................................5
1.1.1........................................................................................................................ Chất lượ ng kiểm toán
5
1.1.2........................................................................... Tầm quan trọ ng củ a chất lượ ng kiểm toán
6
1.1.3................................. Các tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá chất lượ ng kiểm toán BCTC
6
1.1.4....................... Các nhân tố ảnh hưở ng đến chất lượ ng hoạ t độ ng kiểm toán BCTC
10
1.2. KHÁ I QUÁ T VỀ HOẠ T ĐỘ NG KIỂ M SOÁ T CHẤ T LƯỢ NG TRONG KIỂ M TOÁ N BÁ O
CÁ O TÀ I CHÍNH............................................................................................................................................ 13
1.2.1..................................... Kiểm soát chất lượ ng hoạ t độ ng kiểm toán báo cáo tài chính
13
1.2.2....Lịch sử ra đờ i và phát triển củ a hoạ t độ ng kiểm soát chất lượ ng trong kiểm
toán BCTC..................................................................................................................................................... 15
1.2.3................................. Các loạ i hình kiểm soát chất lượ ng hoạ t độ ng kiểm toán BCTC
16
1.2.4...................................... Kiểm soát chất lượ ng kiểm toán theo chuẩn mự c kiểm toán
18
1.3. NỘ I DUNG VÀ QUY TRÌNH KIỂ M SOÁ T CHẤ T LƯỢ NG HOẠ T ĐỘ NG KIỂ M TOÁ N
BÁ O CÁ O TÀ I CHÍNH TRONG CÁ C CÔ NG TY KIỂ M TOÁ N ĐỘ C LẬ P.........................................21
1.3.1......Nộ i dung và quy trình kiểm soát chất lượ ng kiểm toán cho toàn bộ cô ng ty
kiểm toán............................................................................................................................................................
21
1.3.2...........Nộ i dung và quy trình kiểm soát chất lượ ng đố i vớ i từ ng cuộ c kiểm toán
26

SV: Nguyễn Huy Lực Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp GVHD: PGS., TS Thịnh Văn Vinh

1.4. KINH NGHIỆ M CỦ A CÁ C NƯỚ C TRONG KIỂ M SOÁ T CHẤ T LƯỢ NG KIỂ M TOÁ N
BÁ O CÁ O TÀ I CHÍNH.................................................................................................................................. 32
1.4.1.................Kinh nghiệm củ a Hoa Kỳ trong kiểm soát chất lượ ng kiểm toán BCTC
32
1.4.2.Kinh nghiệp củ a Pháp trong kiểm soát chất lượ ng hoạ t độ ng kiểm toán BCTC
từ phía doanh nghiệp kiểm toán.......................................................................................................33
CHƯƠNG 2.......: THỰ C TRẠ NG QUY TRÌNH KIỂ M SOÁ T CHẤ T LƯỢ NG HOẠ T ĐỘ NG KIỂ M
TOÁ N BCTC TẠ I CÔ NG TY TNHH HÃ NG KIỂ M TOÁ N AASC........................................................35
2.1. KHÁ I QUÁ T VỀ CÔ NG TY TNHH HÃ NG KIỂ M TOÁ N AASC..............................................35
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC.......35
2.1.2................................................. Dịch vụ Cô ng ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC cung cấp
37
2.1.3.Đặ c điểm tổ chứ c nhâ n sự củ a AASC..................................................................40
2.1.4........................................................................... Tình hình hoạ t độ ng kinh doanh củ a AASC
43
2.1.5.................................................................... Đặ c điểm tổ chứ c cô ng tác kiểm toán tạ i AASC
45
2.2. QUY ĐỊNH VỀ CHÍNH SÁ CH VÀ THỦ TỤ C KIỂ M SOÁ T CHẤ T LƯỢ NG HOẠ T ĐỘ NG
KIỂ M TOÁ N BCTC TẠ I HÃ NG KIỂ M TOÁ N AASC....................................................................................47
2.2.1.................................................. Quy định về tuân thủ nguyên tắc đạ o đứ c nghề nghiệp
47
2.2.2................................................................................................................................................... Giao việc
48
2.2.3..................................................................................................................... Hướ ng dẫn và giám sát
48
2.2.4........................................................................................................ Trách nhiệm củ a nhà quản lý
49
2.3. KIỂ M SOÁ T CHẤ T LƯỢ NG TRONG PHẠ M VI TOÀ N BỘ AASC........................................49
2.3.1............................................. Phò ng kiểm soát chất lượ ng và đào tạ o tạ i Cô ng ty AASC
49

SV: Nguyễn Huy Lực Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp GVHD: PGS., TS Thịnh Văn Vinh

2.3.2......................................................................................................... Kiểm soát độ i ngũ nhân viên


50
2.3.3....................................................................................................................... Kiểm soát khách hàng
54
2.3.4............................................................................................................. Kiểm soát hồ sơ kiểm toán
55
2.4. QUY TRÌNH KIỂ M SOÁ T CHẤ T LƯỢ NG ĐỐ I VỚ I CUỘ C KIỂ M TOÁ N BÁ O CÁ O TÀ I
CHÍNH TẠ I HÃ NG KIỂ M TOÁ N AASC.............................................................................................................59
2.4.1.................................................................................................. Kiểm soát trướ c cuộ c kiểm toán
59
2.4.2.Kiểm soá t trong giai đoạ n thự c hiện kiểm toá n....................................................76
2.4.3...................................................................................................... Kiểm soát sau cuộ c kiểm toán
81
CHƯƠNG 3......: ĐÁ NH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤ T GIẢ I PHÁ P GÓ P PHẦ N HOÀ N THIỆ N QUY TRÌNH
KIỂ M SOÁ T CHẤ T LƯỢ NG HOẠ T ĐỘ NG KIỂ M TOÁ N TẠ I CÔ NG TY TNHH HÃ NG KIỂ M
TOÁ N AASC.................................................................................................................................................... 95
3.1. ĐÁ NH GIÁ CHUNG VỀ QUY TRÌNH KIỂ M SOÁ T CHẤ T LƯỢ NG HOẠ T ĐỘ NG KIỂ M
TOÁ N BCTC TẠ I CÔ NG TY TNHH HÃ NG KIỂ M TOÁ N AASC.............................................................95
3.1.1.................................................................................................................................................... Ưu điểm
95
3.1.2.................................................................................................................. Hạ n chế và nguyên nhân
97
3.1.3............................................................................... Bài họ c kinh nghiệm rú t ra từ thự c trạ ng
101
3.2. ĐỊNH HƯỚ NG PHÁ T TRIỂ N CỦ A AASC VÀ SỰ CẦ N THIẾ T PHẢ I HOÀ N THIỆ N QUY
TRÌNH KIỂ M SOÁ T CHẤ T LƯỢ NG HOẠ T ĐỘ NG KIỂ M TOÁ N BCTC TẠ I AASC..................102
3.2.1....................................................... Định hướ ng phát triển củ a AASC trong thờ i gian tớ i
102
3.2.2.......................................................................................................... Sự cần thiết phải hoàn thiện
103
3.3. NGUYÊ N TẮ C VÀ YÊ U CẦ U HOÀ N THIỆ N.....................................................................103

SV: Nguyễn Huy Lực Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp GVHD: PGS., TS Thịnh Văn Vinh

3.3.1...................................................................................................................... Nguyên tắc hoàn thiện


103
3.3.2............................................................................................................................. Yêu cầu hoàn thiện
104
3.4. GIẢ I PHÁ P HOÀ N THIỆ N QUY TRÌNH KIỂ M SOÁ T CHẤ T LƯỢ NG HOẠ T ĐỘ NG KIỂ M
TOÁ N BÁ O CÁ O TÀ I CHÍNH TẠ I CÔ NG TY TNHH HÃ NG KIỂ M TOÁ N AASC......................105
3.4.1..................................................................................................................... Đố i vớ i tổ chứ c bộ máy
105
3.4.2........................................................................................................ Đố i vớ i chất lượ ng nhân viên
105
3.4.3.................................. Đố i vớ i hoạ t độ ng củ a Phò ng kiểm soát chất lượ ng và đào tạ o
109
3.4.4.......................................................................................................... Đố i vớ i từ ng cuộ c kiểm toán
110
3.5. ĐIỀ U KIỆ N ĐỂ HOÀ N THIỆ N KIỂ M SOÁ T CHẤ T LƯỢ NG HOẠ T ĐỘ NG KIỂ M TOÁ N
BÁ O CÁ O TÀ I CHÍNH................................................................................................................................114
3.5.1................................................................................ Về phía nhà nướ c và cơ quan chứ c năng
114
3.5.2............................................................................................................................. Về phía nhà trườ ng
114
3.5.3..................................................................... Về phía hộ i kiểm toán viên hành nghề VACPA
115
3.5.4..................................................................... Về phía Cô ng ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC
116
KẾ T LUẬ N.................................................................................................................................................. 117
DANH MỤ C TÀ I LIỆ U THAM KHẢ O..............................................................................................118

SV: Nguyễn Huy Lực Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp GVHD: PGS., TS Thịnh Văn Vinh

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

AASC : Cô ng ty TNHH Hã ng Kiểm toá n AASC


BCĐKT : Bả ng câ n đố i kế toá n
BCKT : Bá o cá o kiểm toá n
BCTC : Bá o cá o tà i chính
BTGĐ : Ban tổ ng giá m đố c
CTCP : Cô ng ty cổ phầ n
DN : Doanh nghiệp
: Ủ y ban quố c tế về chuẩ n mự c kế toá n và
IAASB
dịch vụ đả m bả o
IFAC : Liên đoà n Kế toá n quố c tế
KSCL : Kiểm soá t chấ t lượ ng
KTV : Kiểm toá n viên
PTKH : Phả i thu khá ch hà ng
Phò ng KSCL&ĐT : Phò ng kiểm soá t chấ t lượ ng và đà o tạ o
TNHH : Trá ch nhiệm hữ u hạ n
VACPA : Hộ i kiểm toá n viên hà nh nghề Việt Nam

SV: Nguyễn Huy Lực Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp GVHD: PGS., TS Thịnh Văn Vinh

DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU

Sơ đồ 2.1 : Cơ cấu tổ chức AASC


Biểu đồ 2.1 : Báo cáo tình hình hoạt động của các công ty kiểm toán năm 2012
Biểu đồ 2.2 : Tăng trưởng doanh thu của AASC qua 5 năm
Bảng 2.1 : Quy trình kiểm toán tại AASC
Bảng 2.2 : Bản đánh giá nhân viên tập sự
Bảng 2.3 : Trình bày giấy tờ làm việc trong hồ sơ kiểm toán
Bảng 2.4 : Đánh giá việc chấp nhận khách hàng hiện tại
Bảng 2.5 : Xác nhận về tính độc lập
Bảng 2.6 : Nội dung công việc Lập kế hoạch kiểm toán tại AASC
Bảng 2.7 : Mức trọng yếu
Bảng 2.8 : Kế hoạch kiểm toán tổng thể
Bảng 2.9 : Kế hoạch kiểm toán chi tiết khoản mục PTKH tại CTCP ABC
Bảng 2.10 : BB0 – Tổng hợp phải thu khách hàng
Bảng 2.11 : Ghi chú về soát xét của trưởng nhóm
Bảng 2.12 : Kết luận tổng thể
Bảng 2.13 : Soát xét của partner
Bảng 2.14 : Checklist kiểm tra công việc thực hiện
Bảng 2.15 : Checklist kiểm tra tuân thủ các quy định của pháp luật
Bảng 2.16 : Tiếp nhận phản hồi của khách hàng về chất lượng dịch vụ
Bảng 2.17 : Soát xét chất lượng cuộc kiểm toán

SV: Nguyễn Huy Lực Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp GVHD: PGS., TS Thịnh Văn Vinh

MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết của đề tài

Trên thế giới chất lượng kiểm toán là vấn đề được đặc biệt quan tâm. Tại Mỹ,
ngoài việc các công ty kiểm toán xây dựng Hệ thống kiểm soát chất lượng của riêng
mình thì nhà nước cũng tham gia vào quá trình kiểm soát thông qua 3 tổ chức là Ủy
ban Giám sát hoạt động kiểm toán cho các công ty đại chúng, Trung tâm chương
trình kiểm tra chéo các công ty kiểm toán cho các công ty đại chúng và Hiệp hội kế
toán viên công chứng Hoa Kỳ. Tại Việt Nam, kiểm toán độc lập đã hình thành và
phát triển từ năm 1991 với 2 công ty kiểm toán đầu tiên, sau hơn 20 năm thị trường
kiểm toán độc lập ở Việt Nam đã được mở rộng với gần 160 công ty với khoảng
10.000 nhân viên và hơn 1.500 người có chứng chỉ Kiểm toán viên hành nghề. Thị
trường kiểm toán Việt Nam ngày càng mở rộng, đặc biệt khi thị trường chứng
khoán hình thành và phát triển, số lượng người sử dụng thông tin tài chính ngày
càng nhiều và đa dạng. Để ổn định thị trường chứng khoán, một trong những biện
pháp không thể thiếu là thông tin cung cấp phải trung thực. Muốn vậy, dịch vụ kiểm
toán phải đảm bảo chất lượng. Nói cách khác, chất lượng của dịch vụ kiểm toán là
mối quan tâm của các đối tượng sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính. Muốn
nâng cao chất lượng, cần tiến hành kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán. Nhận
thức được tầm quan trọng của viêc kiểm soát chất lượng kiểm toán, từ năm 1998,
Bộ Tài chính đã tổ chức các cuộc kiểm tra đối với công ty kiểm toán.

Về phía các công ty do số lượng các công ty kiểm toán ngày càng cao, mức độ
cạnh tranh ngày càng lớn. Một trong những nhân tố để khẳng định vị thế của mình
trên thị trường được thể hiện thông qua chất lượng của các thông tin cung cấp trên
báo cáo kiểm toán. Chính vì thế, việc nâng cao chất lượng kiểm toán là một trong
những yêu cầu cấp thiết để tồn tại và phát triển.

Trong bối cảnh đó việc nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện quy trình kiểm soát
chất lượng hoạt động kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Hãng Kiểm toán

SV: Nguyễn Huy Lực 1 Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp GVHD: PGS., TS Thịnh Văn Vinh

AASC” là hết sức cần thiết, giúp công ty ngày càng phát triển và tăng cường được
tính cạnh tranh trên thị trường.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về chất lượng kiểm toán báo cáo tài
chính, kiểm soát chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính;
Tìm hiểu thực trạng kiểm soát chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính tại công
ty AASC;
Trên cơ sở đó, tiến hành đánh giá những ưu điểm và tồn tại trong quy trình
kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán BCTC tại AASC từ đó đề ra một số các
phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán BCTC tại
công ty kiểm toán AASC.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Thực trạng kiểm soát chất lượng hoạt động
kiểm toán BCTC tại công ty kiểm toán AASC.
Giới hạn về địa điểm thực hiện: Đi sâu nghiên cứu công tác kiểm soát chất
lượng kiểm toán từ giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán, kết thúc
cuộc kiểm toán và kiểm soát chất lượng sau kiểm toán do công ty AASC thực hiện,
trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện thủ tục này.
Giới hạn về thời gian thực hiện: Đi vào nghiên cứu công tác kiểm soát chất
lượng trong giai đoạn 2013 – 2014 do công ty AASC thực hiện.
4. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, phương pháp tổng hợp, phân
tích, kết hợp chặt chẽ giữa tư duy lý luận và phân tích thực tiễn.
Trong quá trình nghiên cứu thực trạng tại công ty, tác giả đã thực hiện các phương
pháp:
Phỏng vấn các thành viên trong Phòng kiểm soát chất lượng và đào tạo của
công ty kiểm toán AASC.
Nghiên cứu quy trình và tìm hiểu thực tế áp dụng được ghi chép trong các hồ sơ
kiểm toán của công ty AASC.

SV: Nguyễn Huy Lực 2 Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp GVHD: PGS., TS Thịnh Văn Vinh

Tham gia thực tế vào cuộc kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty AASC.
Tổng hợp các tài liệu hội thảo và tạp chí chuyên ngành để rút ra những tồn tại
trong công tác kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập và các bài học
kinh nghiệm từ các quốc gia khác.
5. Những vấn đề đạt được sau khi hoàn thành đề tài
Có cái nhìn tổng quát về lý luận chung về chất lượng kiểm toán, hoạt động kiểm
soát chất lượng kiểm toán tại các công ty kiểm toán cũng như của Bộ tài chính và
Hiệp hội nghề nghiệp.
Biết vận dụng quy trình kiểm toán trong lý thuyết vào thực tế kiểm toán BCTC
tại Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC, hiểu được quy trình kiểm toán và hoạt
động kiểm soát chất lượng kiểm toán BCTC tại công ty AASC.
Thông qua việc tìm hiểu về kiểm soát chất lượng kiểm toán và tham gia thực tế
vào các cuộc kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty, đưa ra những đánh giá hợp lý
về quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán và đề xuất các giải pháp góp
phần hoàn thiện quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán BCTC tại công
ty AASC.
6. Nội dung và kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và danh mục sơ
đồ bảng biểu, danh mục từ viết tắt, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán
BCTC
Chương 2: Thực trạng quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán
BCTC tại Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC
Chương 3: Đánh giá và đề xuất giải pháp góp phần hoàn thiện quy trình kiểm
soát chất lượng hoạt động kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Hãng Kiểm toán
AASC
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của PGS.,TS. Thịnh Văn
Vinh – Giảng viên Bộ môn Kiểm toán – Khoa Kế toán – Học viện Tài chính và sự
giúp đỡ của Ban Tổng Giám đốc, các anh chị Kiểm toán viên thuộc phòng kiểm

SV: Nguyễn Huy Lực 3 Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp GVHD: PGS., TS Thịnh Văn Vinh

toán 1 cũng như các nhân viên hành chính trong Công ty TNHH Hãng Kiểm toán
AASC đã giúp em hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 05 năm 2014
Sinh viên

Nguyễn Huy Lực

SV: Nguyễn Huy Lực 4 Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp GVHD: PGS., TS Thịnh Văn Vinh

CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY TRÌNH KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG
HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN
1.1.1. Chất lượng kiểm toán
Chất lượng là sự thách thức, là mối quan tâm hàng đầu mà bất cứ tổ chức nào
đều phải đối mặt trong lĩnh vực hoạt động của mình. Dưới những góc nhìn khác
nhau, có thể có các định nghĩa khác nhau về chất lượng:
Theo từ điển Tiếng Việt thì: “Chất lượng là cái tạo nên phẩm chất, giá trị của
con người, của một sự vật, sự việc”.
Theo định nghĩa của tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) 5200-ISO 9000 thì “chất
lượng là mức độ phù hợp của sản phẩm hoặc dịch vụ thỏa mãn các yêu cầu đề ra
hoặc định trước của người mua”.
Một sản phẩm có tồn tại được lâu dài hay không là nhờ chất lượng, kiểm toán là
một hoạt động đặc biệt, một loại hoạt động dịch vụ đảm bảo để các đối tượng sử
dụng an tâm, tin cậy về chất lượng của thông tin đã được kiểm toán xác nhận.
Giống như các hoạt động khác, sản phẩm kiểm toán phải đạt những tiêu chuẩn chất
lượng nhất định. Chất lượng kiểm toán được đo bởi sự thỏa mãn nhu cầu của người
sử dụng.
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 220 (VSA 220 - Kiểm soát chất lượng
hoạt động kiểm toán): “Chất lượng hoạt động kiểm toán là mức độ thỏa mãn của
các đối tượng sử dụng kết quả kiểm toán về tính khách quan và độ tin cậy vào ý
kiến kiểm toán của kiểm toán viên; đồng thời thỏa mãn mong muốn của đơn vị được
kiểm toán về những ý kiến đóng góp của kiểm toán viên nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động kinh doanh, trong thời gian định trước với giá phí hợp lý.”
Chất lượng kiểm toán thể hiện ở “sản phẩm” cuối cùng của quá trình kiểm toán,
đó là các báo cáo kiểm toán. Quá trình kiểm toán tương tự như một quá trình sản
xuất, nó diễn ra theo trình tự các bước công việc nhất định, từ khâu lập kế hoạch

SV: Nguyễn Huy Lực 5 Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp GVHD: PGS., TS Thịnh Văn Vinh

kiểm toán, tiến hành kiểm toán đến lập báo cáo kiểm toán. Để có được các sản
phẩm kiểm toán đạt chất lượng, tất cả các giai đoạn của quá trình kiểm toán đều
phải đạt được những tiêu chuẩn nhất định.
1.1.2. Tầm quan trọng của chất lượng kiểm toán
Chất lượng kiểm toán có ý nghĩa quan trọng, trước hết đối với người sử dụng
kết quả kiểm toán, ý kiến kiểm toán là cơ sở để họ tin tưởng và sử dụng các thông
tin mà họ được cung cấp. Mọi sự không phù hợp nào trong việc đưa ra ý kiến của
kiểm toán viên và công ty kiểm toán đều làm ảnh hưởng đến quyết định của những
người sử dụng kết quả kiểm toán và có thể gây ra các thiệt hại về kinh tế đối với họ.
Đối với kiểm toán viên và công ty kiểm toán sự không phù hợp trong ý kiến
kiểm toán cũng như không làm thoả mãn sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ
cũng có nghĩa là công ty gặp rủi ro kiểm toán, mất uy tín và có nguy cơ mất thị
trường khách hàng. Chất lượng kiểm toán phản ánh kết quả làm việc, hiệu quả của
quy trình kiểm toán công ty áp dụng, là yếu tố quan trọng trong cạnh tranh thu hút
khách hàng, xây dựng uy tín của công ty với khách hàng.
Trong phạm vi một cuộc kiểm toán: là yếu tố đánh giá hiệu quả làm việc, năng
lực của nhóm kiểm toán, tính trung thực độc lập của kiểm toán viên, khả năng thu
thập bằng chứng kiểm toán, tính phù hợp khi đưa ra ý kiến kiểm toán.
Với báo cáo tài chính được kiểm toán: Chất lượng kiểm toán sẽ là căn cứ để tạo
nên độ tin cậy của báo cáo tài chính được kiểm toán, cuộc kiểm toán được đánh giá
với chất lượng tốt thì báo cáo kiểm toán và báo cáo tài chính được kiểm toán có độ
tin cậy cao.
1.1.3. Các tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá chất lượng kiểm toán BCTC
Dựa trên định nghĩa về chất lượng kiểm toán theo VSA 220, ta có thể đưa ra
những tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá chất lượng kiểm toán, bao gồm:
+ Mức độ thoả mãn về tính khách quan và độ tin cậy vào ý kiến kiểm toán của
những đối tượng sử dụng dịch vụ kiểm toán;

SV: Nguyễn Huy Lực 6 Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp GVHD: PGS., TS Thịnh Văn Vinh

+ Mức độ thoả mãn về những đóng góp của kiểm toán viên nhằm nâng cao hiệu quả
công tác quản lý tài chính của đơn vị được kiểm toán theo đúng chế độ chính sách
của nhà nước cũng như các qui định riêng của đơn vị.
+ Báo cáo kiểm toán được phát hành theo đúng thời gian đã đề ra trong hợp đồng
kiểm toán và chi phí cho dịch vụ kiểm toán ở mức độ phù hợp.
1.1.3.1. Mức độ thoả mãn về tính khách quan và độ tin cậy vào ý kiến kiểm toán
của những người sử dụng kết quả kiểm toán
Tính khách quan, độc lập của kiểm toán viên là điều kiện trước hết để đảm bảo
ý nghĩa và giá trị sử dụng của dịch vụ kiểm toán độc lập. Ý kiến kiểm toán đưa ra
không làm tăng thêm lượng thông tin cho những người sử dụng kết quả kiểm toán
mà chỉ đảm bảo cho những đối tượng này về tính trung thực hợp lý của các báo cáo
tài chính mà họ được cung cấp. Sự đảm bảo này được chấp nhận và có giá trị bởi:
(i) ý kiến kiểm toán được đưa ra bởi chuyên gia kiểm toán có đủ năng lực, trình độ
chuyên môn; (ii) tính độc lập, khách quan của ý kiến kiểm toán. Những người sử
dụng kết quả kiểm toán chỉ thật sự hài lòng và thoả mãn khi họ tin tưởng rằng ý
kiến kiểm toán đưa ra dựa trên các cơ sở đó. Để đánh giá được chỉ tiêu này, người ta
xem xét tính tuân thủ các chuẩn mực nghề nghiệp của kiểm toán viên và của công ty
kiểm toán, điều này thể hiện khá rõ qua tính chuyên nghiệp của kiểm toán viên
trong quá trình thực hiện công việc kiểm toán. Việc đánh giá đó cần bao quát các
khía cạnh sau:
- Đảm bảo tính độc lập, khách quan và chính trực
- Kiến thức, kỹ năng, kinh nhiệm của kiểm toán viên
- Các phương pháp thu thập và đánh giá bằng chứng kiểm toán
- Công tác giám sát, quản lý cuộc kiểm toán
- Các thủ tục soát xét, phát hành báo cáo kiểm toán
- Các khía cạnh khác
1.1.3.2. Mức độ thoả mãn về sự đóng góp của kiểm toán viên nhằm nâng cao
hiệu quả quản lý tài chính của đơn vị được kiểm toán theo đúng chế độ chính
sách của nhà nước cũng như các qui định riêng của đơn vị

SV: Nguyễn Huy Lực 7 Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp GVHD: PGS., TS Thịnh Văn Vinh

Mục tiêu chính của kiểm toán độc lập báo cáo tài chính là đưa ra ý kiến độc lập
về tính trung thực và hợp lý của các báo cáo tài chính. Do vậy ở chỉ tiêu thứ nhất là
thể hiện sự thoả mãn về tính khách quan, độc lập và tin cậy vào ý kiến kiểm toán
của những người sử dụng kết quả kiểm toán thì ở chỉ tiêu này lại là sự thoả mãn của
đơn vị được kiểm toán về giá trị gia tăng mà kiểm toán viên có thể cung cấp cho
đơn vị. Đối với các nhà quản lý đơn vị được kiểm toán, việc phát hiện và ngăn ngừa
các sai sót trong quản lý tài chính, kế toán không phải lúc nào cũng hoàn hảo và
kiểm soát được toàn bộ. Báo cáo tài chính do đơn vị lập nên vẫn có thể có những sai
sót trọng yếu do những hạn chế trong hệ thống kiểm soát của đơn vị. Trách nhiệm
của các kiểm toán viên là phải đảm bảo rằng báo cáo tài chính đó không có sai sót
trọng yếu, và nếu có kiểm toán cần chỉ ra những sai sót đó để đơn vị sửa chữa, điều
chỉnh hoặc là cơ sở cho việc không đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần. Đó chính là
cơ sở để các nhà quản lý đơn vị tin tưởng và đặt hy vọng vào những phát hiện và
những kiến nghị, đóng góp của kiểm toán viên theo đó có thể sửa đổi và đảm bảo
rằng báo cáo tài chính của họ là trung thực và hợp lý. Hơn nữa, thông qua những
phát hiện và kiến nghị của kiểm toán viên các nhà quản lý đơn vị có thể hoàn thiện
hệ thống kiểm soát của mình và nâng cao hiệu quả quản lý tài chính kế toán của đơn
vị.
Mức độ thoả mãn của các nhà quản lý đơn vị đối với những đóng góp của kiểm
toán không cụ thể hoá được bằng số lượng bởi có thể có hoặc có thể không có các
phát hiện và kiến ghị góp ý hoàn thiện hệ thống kiểm soát của đơn vị mà chỉ có thể
đánh giá ở sự hài lòng và đánh giá cao của các nhà quản lý doanh nghiệp về tính
chuyên nghiệp và trách nhiệm của kiểm toán viên trong quá trình kiểm toán.
1.1.3.3. Báo cáo kiểm toán được lập và phát hành theo đúng thời gian đã đề ra
trong thư hẹn kiểm toán và chi phí cho dịch vụ kiểm toán ở mức độ phù hợp
Một trong các yêu cầu của thông tin tài chính là tính kịp thời, các thông tin
không được cung cấp đúng lúc sẽ trở nên không có giá trị sử dụng, đồng thời có thể
gây nhiều khó khăn trong việc đưa ra các quyết định quản lý hoặc bỏ lỡ các cơ hội
kinh doanh. Mặc dù kiểm toán không phải là kênh cung cấp thông tin riêng biệt,

SV: Nguyễn Huy Lực 8 Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp GVHD: PGS., TS Thịnh Văn Vinh

nhưng nó là một khâu thẩm định trong hệ thống cung cấp thông tin. Các thông tin
tài chính do đơn vị lập và được các kiểm toán viên, công ty kiểm toán kiểm tra và
đưa ra ý kiến về tính trung thực hợp lý của các thông tin này trước khi chuyển cho
những người sử dụng. Do vậy mọi chậm trễ trong quá trình kiểm toán do nguyên
nhân của việc tổ chức, giám sát quản lý cuộc kiểm toán thiếu hiệu quả hoặc bất cứ
lý do gì khác từ phía công ty kiểm toán dẫn đến sự chậm trễ không theo đúng kế
hoạch đặt ra trong hợp đồng kiểm toán/ hay thư hẹn kiểm toán đều làm ảnh hưởng
đến uy tín và giá trị của dịch vụ của công ty kiểm toán.
Về giá phí kiểm toán, đây cũng là chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng kiểm
toán. Ở chỉ tiêu thứ nhất và thứ hai nói lên tính chất kỹ thuật của dịch vụ, nó đánh
giá mức độ thoả mãn nhu cầu của những người sử dụng kết quả của dịch vụ kiểm
toán về sự đảm bảo cho tính trung thực, hợp lý của các báo cáo tài chính mà họ
được cung cấp cũng như lượng những ý kiến tư vấn nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm
soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán. Trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt là hoạt
động kiểm toán độc lập, việc quan tâm đến lợi ích của đơn vị được kiểm toán hết
sức quan trọng, đó chính là yếu tố kinh tế xã hội của dịch vụ. Yếu tố này yêu cầu
công ty kiểm toán không những phải đảm bảo nhu cầu có được ý kiến độc lập của
kiểm toán viên về tính trung thực của báo cáo tài chính mà cả giá của nhu cầu cũng
được thoả mãn. Phí dịch vụ kiểm toán xác định trên cơ sở thời gian cần thiết để các
kiểm toán viên thực hiện công việc kiểm toán và đơn giá giờ công làm việc của
kiểm toán viên. Ngoại trừ những ảnh hưởng của yếu tố đơn giá giờ công làm việc
của kiểm toán viên và sự hợp tác của đơn vị được kiểm toán với các kiểm toán viên
trong quá trình kiểm toán thì việc xác định và giảm thiểu thời gian kiểm toán mà
vẫn đảm bảo thu thập được đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp sẽ là điều
kiện để giảm thiểu giá dịch vụ cho khách hàng. Đó chính là một trong các chỉ tiêu
đánh giá chất lượng kiểm toán.
Chất lượng là khái niệm tương đối, biến đổi theo thời gian, không gian, theo sự
phát triển của nhu cầu xã hội và sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Ở nước ta, kiểm
toán độc lập hình thành và phát triển chưa lâu, hành lang pháp lý đang từng bước

SV: Nguyễn Huy Lực 9 Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp GVHD: PGS., TS Thịnh Văn Vinh

hoàn thiện và sự hiểu biết về kiểm toán của các đơn vị được kiểm toán còn hạn chế.
Do vậy sự đánh giá về chất lượng kiểm toán vẫn còn nhiều bất cập và thiếu cơ sở
theo đó lý luận về chất lượng kiểm toán cần tiếp tục nâng cao và hoàn thiện.

1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động kiểm toán BCTC
1.1.4.1. Nhóm các yếu tố bên ngoài
a. Nhu cầu của nền kinh tế:
Không có sản phẩm dịch vụ nào cung cấp cho thị trường lại không nhằm đáp
ứng nhu cầu nào đó của nền kinh tế. Do vậy ở bất cứ trình độ nào, với mục đích sử
dụng gì chất lượng sản phẩm, dịch vụ bao giờ cũng bị chi phối, bị ràng buộc bởi
hoàn cảnh, điều kiện và nhu cầu nhất định của nền kinh tế. Ảnh hưởng của nhu cầu
của nền kinh tế đối với chất lượng kiểm toán thể hiện qua:
Đòi hỏi của thị trường: Ở những thị trường khác nhau có những đòi hỏi khác
nhau và đối tượng khác nhau thì yêu cầu khác nhau. Có những đối tượng cần kiểm
toán bởi theo qui định của nhà nước phải kiểm toán, có đối tượng cần kiểm toán do
yêu cầu quản lý của bản thân họ hay do yêu cầu của bên thứ 3, đối tác kinh doanh,
… Mặc dù kiểm toán cho đối tượng nào đi chăng nữa thì công việc kiểm toán cũng
phải tuân theo pháp luật và các chuẩn mực nghề nghiệp. Tuy nhiên các điều kiện
riêng của từng đối tượng này là không giống nhau, doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài khác với doanh nghiệp nhà nước và khác với công ty cổ phần. Luật
pháp điều chỉnh đối với các đối tượng này không giống nhau, hệ thống quản lý,
kiểm soát nội bộ của họ cũng rất khác nhau và mục đích sử dụng kiểm toán cũng
không thống nhất. Điều này thực sự sẽ ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán. Đối
với khách hàng có hệ thống quản lý hữu hiệu đương nhiên sẽ dễ dàng hơn nhiều cho
kiểm toán viên trong quá trình kiểm toán so với khách hàng có hệ thống kiểm soát
thiếu hiệu lực, thiếu sự hợp tác với kiểm toán viên. Trong những trường hợp như
vậy những ảnh hưởng đến kết quả kiểm toán là rất khác nhau và trong nhiều trường
hợp kiểm toán viên phải đưa ra ý kiến “không thể đưa ra ý kiến”. Đó là điều không
mong đợi của kiểm toán viên và của những người sử dụng dịch vụ, kết quả kiểm
toán.

SV: Nguyễn Huy Lực 10 Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp GVHD: PGS., TS Thịnh Văn Vinh

Trình độ kinh tế - xã hội: Muốn có được sản phẩm có chất lượng phải dựa trên
cơ sở phát triển của nền kinh tế - xã hội. Thực tế không thể đánh giá hoặc so sánh
chất lượng kiểm toán ở Việt Nam với chất lượng kiểm toán ở các nước phát triển
như Anh, Hoa Kỳ, Pháp,...Bởi hệ thống lý luận về kiểm toán, hệ thống về qui trình
kỹ thuật nghiệp vụ của Việt Nam vẫn khác nhiều so với các nước đó hay về đội ngũ
chuyên gia kiểm toán ở Việt Nam vẫn chưa được đào tạo đầy đủ và cơ bản như các
nước. Tất cả những điều này đều ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán. Do vậy, vấn
đề nâng cao chất lượng kiểm toán cần phải xem xét trong quá trình phát triển chung
của nền kinh tế.
b. Cơ chế quản lý kinh tế:

Bất cứ hoạt động kinh tế nào, dưới chế độ nào đều chịu tác động, chi phối bởi
cơ chế quản lý kinh tế nhất định. Cơ chế quản lý kinh tế tác động đối với chất lượng
kiểm toán thể hiện ở qua các nội dung sau:
Mục tiêu kinh tế: Mục tiêu phát triển kinh tế có thể làm thay đổi lớn đến nhu
cầu về kiểm toán kéo theo những ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán. Ví dụ về
chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước hoặc quy định khi công bố báo cáo
tài chính phải được kiểm toán xác nhận đã tạo ra thị trường lớn về nhu cầu kiểm
toán. Hoặc định hướng phát triển dịch vụ kiểm toán của Đảng cũng tạo ra nhiều cơ
hội cho sự phát triển của hoạt động này.
Các chính sách kinh tế: Chính sách kinh tế có tác động rõ nét đến chất lượng
kiểm toán. Trên cơ sơ xác định mục tiêu phát triển kiểm toán, Nhà nước đã có hàng
loạt các biện pháp đảm bảo cho sự phát triển như việc đầu tư nghiên cứu các chuẩn
mực kiểm toán, kế toán. Đây là những nỗ lực lớn nhằm phát triển hoạt động kiểm
toán và đảm bảo chất lượng kiểm toán. Hoặc chính sách khuyến khích công ty kiểm
toán quốc tế kết hợp cùng các công ty kiểm toán trong nước thực hiện kiểm toán các
khách hàng là doanh nghiệp nhà nước, dự án đã tạo cho sự trao đổi học hỏi kinh
nghiệm cùng nâng cao chất lượng công việc. Ngược lại cũng có những chính sách
làm hạn chế khả năng nâng cao chất lượng. Cụ thể như việc qui định về khung giá

SV: Nguyễn Huy Lực 11 Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp GVHD: PGS., TS Thịnh Văn Vinh

phí kiểm toán hoặc cơ chế tiền lương của các kiểm toán viên trong các công ty kiểm
toán làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng làm việc, nghiên cứu của kiểm toán viên.
Tổ chức quản lý chất lượng: Hình thành cơ chế quản lý chất lượng trong cơ chế
chung của quản lý kinh tế. Cơ chế quản lý chất lượng sẽ đảm bảo sự hài hoà giữa
lợi ích của công chúng đối với kiểm toán và sự phát triển của hoạt động kiểm toán.
Cơ chế kiểm soát quản lý chất lượng hữu hiệu sẽ đảm bảo cho sự phát triển có chất
lượng và hiệu quả của hoạt động kiểm toán.
1.1.4.2. Nhóm các yếu tố bên trong
Là các yếu tố trong phạm vi của công ty kiểm toán. Đây là các yếu tố cơ bản
quyết định đến chất lượng kiểm toán. Các yếu tố bao gồm:
Yếu tố con người: Đối với hoạt động kiểm toán, lao động của kiểm toán viên
(bao gồm cả các cấp quản lý) là yếu tố chính, cơ bản nhất tạo nên giá trị của dịch
vụ. Kiểm toán là quá trình các kiểm toán viên thu thập và đánh giá bằng chứng
kiểm toán để đưa ra ý kiến của mình. Trong quá trình này cần đến những đánh giá
mang tính chủ quan của kiểm toán viên. Do vậy có thể thấy, chất lượng kiểm toán
phụ thuộc lớn vào chất lượng của đội ngũ kiểm toán viên (nhân viên kiểm toán và
các cấp quản lý của công ty kiểm toán).
Yếu tố kỹ thuật: Để cụ thể hoá các chuẩn mực chuyên môn, các công ty kiểm
toán thiết kế riêng cho mình hệ thống các qui trình kỹ thuật, các bước và phương
pháp thu thập bằng chứng kiểm toán, để dựa vào đó kiểm toán viên tiến hành thực
hiện công việc được giao. Hệ thống các yếu tố kỹ thuật này sẽ đảm bảo cho các
kiểm toán viên thực hiện công việc một cách khoa học, thu thập được đầy đủ các
bằng chứng kiểm toán thích hợp với chi phí và thời gian hợp lý, hạn chế thấp nhất
rủi ro kiểm toán. Trong hệ thống các yếu tố kỹ thuật có thể kể đến sự hỗ trợ của các
phần mềm máy tính được các chuyên gia thiết lập áp dụng cho một số các thủ tục
kiểm toán như giúp các kiểm toán viên có được số liệu phân tích, đánh giá hoặc đưa
ra kết quả lựa chọn phương pháp chọn mẫu, và các ứng dụng khác. Với phương
pháp khoa học trong quá trình thu thập bằng chứng kiểm toán, kiểm toán viên thể
hiện cho đơn vị được kiểm toán thấy được tính chuyên nghiệp, mặt khác hạn chế

SV: Nguyễn Huy Lực 12 Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp GVHD: PGS., TS Thịnh Văn Vinh

thấp nhất sự ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của đơn vị trong quá trình kiểm
toán, tạo lòng tin nơi khách hàng. Có thể nói yếu tố kỹ thuật như là công nghệ của
quá trình kiểm toán.
Yếu tố quản lý: Quản lý là yếu tố không thể thiếu và là quan trọng nhất trong
mọi hoạt động kinh tế xã hội. Đối với hoạt động kiểm toán độc lập, yếu tố quản lý
cuộc kiểm toán có ý nghĩa hết sức quan trọng, đảm bảo cuộc kiểm toán được tiến
hành tuân theo đúng chuẩn mực nghề nghiệp, các yêu cầu kỹ thuật của công ty cũng
như chuẩn mực phục vụ khách hàng của công ty kiểm toán.
Các yếu tố về điều kiện, phương tiện làm việc: Đây là những yếu tố quan trọng
giúp các kiểm toán viên thực hiện tốt công việc của mình một cách hiệu quả. Các
yếu tố này có thể kể như: máy tính, fax, mạng máy tính nội bộ, phương tiện liên lạc,
… Mặc dù không tham gia trực tiếp tạo nên chất lượng kiểm toán nhưng những yếu
tố này có tác động tích cực trong chính sách thu hút nhân viên của công ty, mặt
khác yếu tố này cũng làm tăng thêm hình ảnh tốt về công ty kiểm toán trước khách
hàng, tạo niềm tin nơi khách hàng về tính chuyên nghiệp của kiểm toán.
1.2. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG TRONG
KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.2.1. Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính
Kiểm soát chất lượng là các hoạt động và kỹ thuật mang tính tác nghiệp được
sử dụng để đáp ứng các yêu cầu chất lượng. Theo Từ điển Tiếng Việt do Viện Ngôn
ngữ học biên soạn thì kiểm soát là “xem xét để phát hiện, ngăn chặn những gì trái
với quy định”. Một khái niệm khác về kiểm soát như sau: “Kiểm soát được hiểu là
tổng hợp những phương sách để nắm lấy và điều hành đối tượng hoặc khách thể
quản lý”. Kiểm soát có thể theo nhiều chiều: cấp trên kiểm soát cấp dưới bằng chính
sách hoặc biện pháp, đơn vị này kiểm soát đơn vị khác thông qua việc chi phối về
quyền sở hữu và lợi ích; nội bộ trong đơn vị kiểm soát lẫn nhau qua quy chế, quy
định và thủ tục quản lý…
Kiểm soát chất lượng kiểm toán có thể được hiểu là một hệ thống chính sách và
biện pháp để nắm bắt và điều hành hoạt động kiểm toán đạt chuẩn mực chung. Hệ

SV: Nguyễn Huy Lực 13 Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp GVHD: PGS., TS Thịnh Văn Vinh

thống chính sách và biện pháp đó bao gồm: quan điểm về kiểm soát, các qui định
nghiệp vụ kiểm toán và kiểm soát, cơ cấu tổ chức bộ máy kiểm soát, chính sách về
nhân sự, các hoạt động kiểm tra, soát xét, thu thập thông tin, xác nhận.... Kiểm soát
chất lượng kiểm toán được thực hiện từ trước trong và sau quá trình kiểm toán, do
nhiều cấp độ kiểm soát tiến hành, với nhiều phương pháp kiểm soát khác nhau.
Mục tiêu chung của kiểm soát chất lượng kiểm toán là nhằm bảo đảm cho kiểm
toán viên tuân thủ đúng chuẩn mực nghề nghiệp và chuẩn mực chất lượng theo quy
định, nhằm tạo ra những sản phẩm kiểm toán đạt tiêu chuẩn chất lượng, đáp ứng
yêu cầu của các đối tượng sử dụng kết quả kiểm toán. Các mục tiêu cụ thể là:
 Việc kiểm toán được thực hiện phù hợp với các chuẩn mực kiểm toán, quy
trình kiểm toán, phương pháp chuyên môn nghiệp vụ kiểm toán và các quy chế, quy
định khác trong hoạt động kiểm toán;
 Các thành viên của đoàn kiểm toán hiểu rõ và nhất quán về kế hoạch kiểm
toán, tổ chức thực hiện kiểm toán, lập báo cáo kết quả kiểm toán;
 Các ý kiến đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị kiểm toán có đầy đủ bằng
chứng kiểm toán thích hợp, phù hợp với các chuẩn mực đã quy định. Tất cả các lỗi,
thiếu sót và các vấn đề không bình thường phải được nhận biết, lưu lại bằng văn bản
và giải quyết đúng đắn hoặc báo cáo cho người có thẩm quyền cao hơn xem xét, sử
lý;
 Đạt được các mục tiêu kiểm toán đã đặt ra; báo cáo kiểm toán phải bao gồm
đầy đủ các ý kiến đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị kiểm toán liên quan đến
cuộc kiểm toán;
 Rút ra những kinh nghiệm nhằm cải thiện hoạt động kiểm toán trong tương lai.
Những kinh nghiệm đó cần phải được nhận biết, ghi chép và phải được đưa vào kế
hoạch kiểm toán kỳ sau và trong các hoạt động phát triển nhân sự.
Như vậy, kiểm soát chất lượng kiểm toán đã được thừa nhận như một chức
năng của quản lý hoạt động kiểm toán, là trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm chuyên
môn nghề nghiệp của mọi tổ chức kiểm toán, là một trong những chuẩn mực kiểm
toán quan trọng trong hoạt động kiểm toán. Do vậy, việc thiết lập và duy trì một hệ

SV: Nguyễn Huy Lực 14 Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp GVHD: PGS., TS Thịnh Văn Vinh

thống kiểm soát chất lượng kiểm toán là một trong những nhiệm vụ không thể thiếu
được của các tổ chức kiểm toán.
Thiết lập và duy trì cơ chế kiểm soát chất lượng kiểm toán chặt chẽ, có hiệu
quả, các tổ chức kiểm toán sẽ đảm bảo với công chúng rằng, kết quả kiểm toán
trước khi đến với công chúng đã được kiểm soát, chất lượng kiểm toán được bảo
đảm, từ đó củng cố được lòng tin của công chúng vào chất lượng kiểm toán và đạo
đức nghề nghiệp của kiểm toán viên. Ngược lại, nếu chất lượng kiểm toán không
được kiểm soát, hoặc kiểm soát không có hiệu quả thì lòng tin của công chúng vào
chất lượng kiểm toán và đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên khó tránh khỏi sự
lung lay.
Muốn đạt được các mục tiêu trên, chất lượng hoạt động kiểm toán phải được
kiểm soát chặt chẽ. Việc kiểm soát không chỉ được thực hiện bởi chính các công ty
kiểm toán mà còn được tiến hành bởi hội nghề nghiệp, Bộ tài chính hoặc các cơ
quan chức năng có liên quan.
1.2.2. Lịch sử ra đời và phát triển của hoạt động kiểm soát chất lượng trong
kiểm toán BCTC
Kiểm toán là một hoạt động đã có lâu đời kể từ thời kỳ thông tin được phê
chuẩn bằng cách đọc lên trong buổi họp công khai. Cùng với sự ra đời của hoạt
động kiểm toán thì việc kiểm soát chất lượng kiểm toán cũng được hình thành và
phát triển.
Sự ra đời của công ty cổ phần và phát triển của thị trường chứng khoán, sự tách
rời giữa quyền sở hữu và quyền quản lý đã làm cho nhu cầu cần kiểm tra của người
chủ sở hữu để chống lại sự gian lận của người quản lý lẫn người làm công. Kiểm
toán độc lập đã ra đời vào thế kỷ 18 nhằm đáp ứng cho nhu cầu này.
Cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, do có sự dịch chuyển vốn từ quốc gia này
sang quốc gia khác và hợp nhất các công ty lớn ở Anh trong ngành khai thác mỏ,
đường sắt, nhiên liệu,... đã dẫn đến sự thay đổi trong quan điểm về mục đích, bản
chất và nguồn vốn đầu tư vào các công ty. Từ đó nhiệm vụ của kiểm toán viên
chuyển sang phục vụ cho cổ đông trong cộng đồng nhiều hơn là lợi ích của người

SV: Nguyễn Huy Lực 15 Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp GVHD: PGS., TS Thịnh Văn Vinh

chủ sở hữu vắng mặt. Nhóm cổ đông trong cộng đồng chủ yếu là các nhà đầu tư địa
phương, mà thường là các ngân hàng lớn hay các nhà đầu tư lớn và nhóm này ngày
càng gia tăng. Chính nhóm cổ đông này đã làm thay đổi quan điểm về chất lượng
của hoạt động kiểm toán, vì họ mong muốn rằng những thông tin mà họ nhận được
từ các báo cáo tài chính đã được kiểm toán mang tính trung thực và khách quan cao.
Chính vì thế, vào thời gian này các công ty kiểm toán bắt đầu chú trọng đến công
tác kiểm soát chất lượng hoạt động của mình với mục tiêu là đem đến cho người sử
dụng những thông tin có chất lượng tốt nhất.
Cùng với quá trình phát triển của kinh tế, chất lượng sản phẩm ngày càng đóng
vai trò quan trọng, đặc biệt với chất lượng của dịch vụ đảm bảo, công chúng ngày
càng coi trọng, để đáp ứng nhu cầu của thị trường hoạt động kiểm soát chất lượng
kiểm toán ngày càng được chú trọng.
1.2.3. Các loại hình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán BCTC
1.2.3.1. Kiểm soát chất lượng kiểm toán BCTC từ bên ngoài
Hoạt động KSCL từ bên ngoài vô cùng cần thiết ở tất cả các nước, đăc biệt là
đối với những nước mà nghề nghiệp kiểm toán được tổ chức và quản lý không phải
do Nhà nước. Đối với từng nước thì việc tổ chức hoạt động này có khác nhau,
nhưng mục đích đều hướng đến làm tăng độ tin cậy đối với các hoạt động kiểm toán
được thực hiện bởi các công ty kiểm toán độc lập. Sự cần thiết của KSCL từ bên
ngoài công ty kiểm toán được IFAC khẳng định trong báo cáo về chính sách của
Hội đồng: “ Điều quan trọng là tất cả các công ty hành nghề kiểm toán và cung cấp
dịch vụ kiểm toán cũng như các dịch vụ liên quan phải đối mặt với khả năng công
việc của họ sẽ bị kiểm tra” (IFAC 1992). Vì vậy, các quốc gia luôn có các tổ chức
độc lập để tiến hành soát xét lại dịch vụ mà các công ty kiểm toán đã cung cấp cho
khách hàng. Tùy vào đặc điểm kinh tế, chính trị và yêu cầu quản lý của từng quốc
gia mà chủ thể kiểm soát độc lập đó có thể là các công ty kiểm toán khác, hội nghề
nghiệp hoặc cơ quan nhà nước phụ trách về kế toán, kiểm toán thực hiện công tác
kiểm soát chất lượng từ bên ngoài. Mặc dù, các chủ thể kiểm soát có thể khác nhau
nhưng nhìn chung quy trình và thủ tục kiểm soát chất lượng từ bên ngoài được thực

SV: Nguyễn Huy Lực 16 Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp GVHD: PGS., TS Thịnh Văn Vinh

hiện qua các giai đoạn: Chuẩn bị kiểm soát, thực hiện kiểm soát, phát hành báo cáo
kiểm soát, theo dõi sau kiểm soát.
Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán từ bên ngoài nhằm mục tiêu:
 Giúp cho các cơ quan quản lý, cơ quan chức năng liên quan kiểm soát việc
xây dựng và thực hiện các chính sách, thủ tục kiểm soát chất lượng kiểm toán của
các công ty kiểm toán độc lập có được tiến hành phù hợp với các chuẩn mực kiểm
toán từ đó đề xuất các biện pháp thích hợp;
 Giúp cho các công ty kiểm toán kịp thời khắc phục những sai sót, tồn tại
trong quá trình lập kế hoạch, thực hiện kiểm toán, giảm thiểu rủi ro trong quá trình
thực hiện kiểm toán, cũng như tìm ra nguyên nhân và hoàn thiện các phương pháp,
kỹ năng làm việc của các kiểm toán viên nhằm góp phần hoàn thiện quy trình
nghiệp vụ đem lại một dịch vụ kiểm toán có chất lượng cao cho người sử dụng.
1.2.3.2. Kiểm soát chất lượng kiểm toán từ phía doanh nghiệp kiểm toán
Đối với các công ty kiểm toán, kiểm soát chất lượng kiểm toán là quá trình
kiểm toán viên độc lập và công ty kiểm toán thực hiện các chính sách và thủ tục
kiểm soát chất lượng đối với toàn bộ hoạt động kiểm toán của công ty và đối với
từng cuộc kiểm toán. Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán không chỉ nhằm
nâng cao chất lượng dịch vụ mà còn là biện pháp hữu hiệu để xử lý các rủi ro phát
sinh từ việc tranh chấp trách nhiệm nghề nghiệp giữa các bên.
Kiểm soát chất lượng kiểm toán bắt đầu ngay từ ngày làm việc đầu tiên của
KTV và sẽ được duy trì cho đến ngày làm việc cuối cùng của họ. Đó không phải là
một công việc tách biệt mà là một quá trình xuyên suốt nhằm củng cố mọi phương
diện hoạt động của một công ty kiểm toán. Kiểm soát chất lượng bao gồm các quy
tắc ứng xử phù hợp, toàn diện, bắt buộc và cam kết tuân thủ các quy định đó. Nội
dung, lịch trình, phạm vi của những chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng
kiểm toán của một công ty kiểm toán phụ thuộc vào các yếu tố như quy mô, tính
chất hoạt động của công ty, địa bàn hoạt động, cơ cấu tổ chức, việc tính toán xem
xét giữa chi phí và lợi ích.

SV: Nguyễn Huy Lực 17 Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp GVHD: PGS., TS Thịnh Văn Vinh

Kiểm soát chất lượng tại các công ty kiểm toán vừa là quy chế vừa là các bước
công việc mà các công ty kiểm toán phải làm để có cam kết hợp lý rằng mọi phần
việc, mọi cuộc kiểm toán mà công ty đã thực hiện là phù hợp với chuẩn mực kiểm
toán Việt Nam hoặc chuẩn mực quốc tế được thừa nhận tại Việt Nam.
1.2.4. Kiểm soát chất lượng kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán
1.2.4.1. Lịch sử phát triển chuẩn mực kiểm soát chất lượng
Nhằm phát triển và tăng cường phối hợp của ngành nghề một cách hài hòa trên
toàn thế giới, vào năm 1977 IFAC đã được thành lập. Năm 1981, Ủy ban thực hành
kiểm toán quốc tế (IAPC) trực thuộc IFAC đã ban hành Nguyên tắc chỉ đạo kiểm
toán quốc tế. Trong các nguyên tắc chỉ đạo kiểm toán quốc tế, có nguyên tắc số 7
bàn về kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán. Nguyên tắc này đưa ra hướng dẫn
về những phương pháp mà công ty kiểm toán áp dụng nhằm kiểm soát các công
việc ủy thác cho các trợ lý trong một cuộc kiểm toán; những qui chế, các bước công
việc mà một công ty kiểm toán cần thiết lập để đảm bảo chất lượng kiểm toán như :
Giao việc: công việc kiểm toán phải được giao cho kiểm toán viên có đầy đủ
năng lực và trình độ; kiểm toán viên phải xem xét kỹ năng và trình độ của các trợ lý
trong quá trình làm việc để xác định phạm vi hướng dẫn, giám sát và soát xét lại.
Hướng dẫn: những trợ lý được giao việc đều phải được hướng dẫn cặn kẽ.Việc
hướng dẫn bao gồm: thông báo cho họ về trách nhiệm, mục đích, các bước công
việc cần thực hiện và đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp, những vấn đề cần lưu
ý khi thực hiện công việc kiểm toán.
Giám sát: trong quá trình thực hiện cuộc kiểm toán cán bộ phụ trách giám sát
nhằm bảo đảm rằng: các trợ lý tỏ ra có đầy đủ kỹ năng, trình độ nghiệp vụ để thực
hiện công việc mà mình được giao; các trợ lý hiểu rõ các hướng dẫn kiểm toán.
Tiến hành giải quyết sự khác nhau về mặt xét đoán nghiệp vụ giữa các cán bộ cùng
tham gia cuộc kiểm toán.
Soát xét lại: các phần việc do các trợ lý thực hiện cần phải được người thứ hai
có trình độ tương đương hoặc cao hơn soát xét lại. Trong một cuộc kiểm toán có thể
xác định các giai đoạn soát xét chính sau: Soát xét kế hoạch kiểm toán và chương

SV: Nguyễn Huy Lực 18 Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp GVHD: PGS., TS Thịnh Văn Vinh

trình kiểm toán ban đầu; Soát xét việc nghiên cứu và đánh giá các quy chế kiểm
soát nội bộ kể cả các phương pháp tuân thủ; Soát xét các bằng chứng kiểm toán đã
thu thập được và các kết luận rút ra từ bằng chứng này; Soát xét báo cáo tài chính
và dự thảo báo cáo kiểm toán.
Kiểm tra chất lượng nói chung: kiểm tra chất lượng là quy chế các bước công
việc mà các hãng kiểm toán phải làm theo để có các cam kết hợp lý rằng mọi phần
việc, mọi cuộc kiểm toán mà công ty kiểm toán đã thực hiện là phù hợp với các
nguyên tắc cơ bản của kiểm toán. Nội dung và phạm vi của các thủ tục kiểm tra chất
lượng tùy thuộc vào các yếu tố như quy mô và loại hình hành nghề, địa bàn hoạt
động, cơ cấu tổ chức, chi phí thích hợp và sự cân nhắc về lợi ích của công ty kiểm
toán.
Đến năm 1994, IAPC đã sửa đổi các nguyên tắc thực hành kiểm toán quốc tế và
ban hành chuẩn mực kiểm toán quốc tế số 220 (ISA 220 - Kiểm soát chất lượng
hoạt động kiểm toán). Cuối thế kỷ 20, quá trình toàn cầu hóa và sự phát triển thị
trường tài chính quốc tế đã làm tăng nhu cầu thông tin phục vụ cho các nhà đầu tư.
Sự phát triển của công nghệ thông tin đòi hỏi việc kiểm tra, kiểm soát chặc chẽ các
hệ thống và quy trình liên quan đến thông tin. Các thay đổi này dẫn đến sự hình
thành hàng loạt nhu cầu xã hội đối với việc nâng cao chất lượng thông tin. Cũng
trong thời gian này, sự sụp đổ hàng loạt các công ty hàng đầu trên thế giới như
Enron, Worlcom… trong đó có lỗi của công ty kiểm toán. Sự sụp đổ và thất bại
trong các cuộc kiểm toán buộc các tổ chức nghề nghiệp phải xem xét lại các chuẩn
mực đã được ban hành. Vào năm 2002, IFAC ban hành chuẩn mực về dịch vụ đảm
bảo có tên là ISAE100. Tầm quan trọng của dịch vụ đảm bảo được thể hiện thông
qua việc Ủy ban thực hành kiểm toán quốc tế (IAPC) đổi tên thành Ủy ban quốc tế
về chuẩn mực kiểm toán và dịch vụ đảm bảo (IAASB). Trong cấu trúc các chuẩn
mực ban hành bởi IAASB, chuẩn mực kiểm soát chất lượng quốc tế (ISCQ) được
áp dụng cho tất cả các dịch vụ nằm trong phạm vi quy định bởi IAASB và chuẩn
mực ISA 220 “Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán áp dụng cho kiểm toán
các thông tin tài chính lịch sử”.

SV: Nguyễn Huy Lực 19 Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp GVHD: PGS., TS Thịnh Văn Vinh

1.2.4.2. Quy định về kiểm soát chất lượng đối với các công ty kiểm toán
Nội dung, quy mô và trình tự tiến hành thủ tục kiểm soát chất lượng hoạt động
kiểm toán được vận dụng tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng cuộc kiểm toán.
Tuy nhiên, có những chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm
toán mà các công ty kiểm toán phải xây dựng và thực hiện trong mọi cuộc kiểm
toán để phù hợp với chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. Đó là:
Thứ nhất, các công ty kiểm toán phải luôn xem xét về tính tuân thủ nguyên tắc
đạo đức nghề nghiệp của các nhân viên của mình. Việc theo dõi, kiểm tra sự tuân
thủ nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp bao gồm kiểm tra tính độc lập, chính trực,
khách quan, năng lực chuyên môn, tính thận trọng, bí mật, tư cách nghề nghiệp.
Phân công một người hoặc một nhóm người chịu trách nhiệm hướng dẫn và giải
quyết những vấn đề về tính độc lập, tính chính trực, tính khách quan và tính bí mật,
công ty kiểm toán có thể yêu cầu cán bộ, công nhân viên chuyên nghiệp nộp bản
giải trình về tính độc lập đối với khách hàng. Trong quá trình đào tạo và quá trình
hướng dẫn, giám sát và kiểm tra một cuộc kiểm toán cần nhấn mạnh đến tính độc
lập và tư cách nghề nghiệp.
Thứ hai, công ty kiểm toán phải xem xét đến kỹ năng và năng lực chuyên môn
của các nhân viên chuyên nghiệp. Muốn cung cấp một dịch vụ với chất lượng cao
không những phải tuyển chọn các nhân viên có kỹ năng và năng lực chuyên môn
cao mà còn phải thường xuyên duy trì, cập nhập và nâng cao kiến thức cho họ trong
quá trình đào tạo và đào tạo lại.
Thứ ba, công việc kiểm toán phải được giao cho những cán bộ, nhân viên
chuyên nghiệp được đào tạo và có đầy đủ kỹ năng và năng lực chuyên môn đáp ứng
được yêu cầu thực tế. Cần lập kế hoạch về thời gian và nhân sự cho một cuộc kiểm
toán, phân công công việc cho họ một cách cụ thể rõ ràng.
Thứ tư, công việc kiểm toán phải được hướng dẫn, giám sát thực hiện đầy đủ ở
tất cả các cấp cán bộ, nhân viên nhằm đảm bảo là công việc kiểm toán đã được thực
hiện phù hợp với chuẩn mực kiểm toán và các quy định có liên quan.

SV: Nguyễn Huy Lực 20 Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp GVHD: PGS., TS Thịnh Văn Vinh

Thứ năm, các công ty kiểm toán khi cần thiết có thể tham khảo ý kiến tư vấn
của chuyên gia trong công ty hoặc ngoài công ty. Việc tham khảo ý kiến tư vấn của
chuyên gia sẽ tăng mức độ tin cậy của ý kiến kiểm toán về các lĩnh vực chuyên môn
phức tạp, những ngành nghề kinh doanh phức tạp.
Thứ sáu, việc duy trì khách hàng hiện có và đánh giá khách hàng tiềm năng,
công ty kiểm toán phải cân nhắc đến tính độc lập, năng lực phục vụ khách hàng của
công ty kiểm toán và tính chính trực của Ban lãnh đạo của khách hàng, là nhân tố
quan trọng quyết định đến chất lượng kiểm toán.
Thứ bảy, công ty kiểm toán phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra quá trình thực
hiện các chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán của công
ty dưới nhiều hình thức như: đánh giá tính độc lập của kiểm toán viên, lựa chọn để
kiểm tra chất lượng và công việc từng hợp đồng kiểm toán.
Bên cạnh chuẩn mực này, xuyên suốt trong hệ thống các chuẩn mực kiểm toán
đều có những quy định về tuân thủ các nguyên tắc và thủ tục cơ bản liên quan đến
kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán. Việc áp dụng các quy định này nhằm
giúp cho kiểm toán viên và công ty kiểm toán thực hiện công việc một cách khoa
học, trên cơ sở đó đạt được những mục tiêu trong công tác kiểm soát chất lượng
dịch vụ kiểm toán.
1.3. NỘI DUNG VÀ QUY TRÌNH KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG HOẠT
ĐỘNG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG CÁC CÔNG TY
KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP
1.3.1. Nội dung và quy trình kiểm soát chất lượng kiểm toán cho toàn bộ công
ty kiểm toán
Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán cho toàn bộ công ty kiểm toán được
coi là bộ phận quan trọng của hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty kiểm toán. Đó
là việc phòng ngừa các nhân tố gây ra kém chất lượng. Nói cách khác, đây là những
biện pháp tăng cường và phát huy các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng
hoạt động kiểm toán nhằm kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán ngày một hiệu
quả hơn. Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán được ban kiểm soát, phòng

SV: Nguyễn Huy Lực 21 Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp GVHD: PGS., TS Thịnh Văn Vinh

kiểm soát chất lượng thực hiện hoặc kiểm soát chéo giữa các nhóm kiểm toán. Cụ
thể, kiểm soát chất lượng kiểm toán cho toàn bộ công ty kiểm toán tập trung vào các
nội dung sau:
 Kiểm soát với đội ngũ nhân viên
 Kiểm soát khách hàng
 Kiểm soát hồ sơ kiểm toán
1.3.1.1. Kiểm soát đội ngũ nhân viên
a. Chính sách tuyển dụng và đào tạo: Các công ty kiểm toán hiện nay đều nhận thức
rõ nhân viên là tài sản của công ty, chất lượng nhân viên sẽ tạo nên sự khác biệt của
các công ty trên thị trường. Vì vậy, hiện nay các công ty đều đã xây dựng chính
sách tuyển dụng cho riêng mình. Khi tuyển dụng, các công ty đều đặt ra yêu cầu về
chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp như: có trình độ tốt về kinh tế, tài
chính, kế toán và kiểm toán; giỏi về ngoại ngữ, độc lập, chính trực, khách quan,…
Trong thực tế, công tác tuyển dụng và đào tạo của các công ty khái quát như sau:
Về công tác tuyển dụng: Các công ty kiểm toán đều xây dựng quy chế thi tuyển
và thực hiện tuyển dụng nhân viên qua nhiều bước trong đó đưa ra các tiêu chuẩn
chi tiết về tuyển chọn nhân viên. Các ứng viên đạt yêu cầu sẽ được mời thi tuyển
qua nhiều vòng và sẽ nhận được thông báo trúng tuyển khi đạt yêu cầu.
Về công tác đào tạo: Đây là hoạt động rất quan trọng của các công ty kiểm toán.
Trên thực tế do có sự khác biệt về đầu tư, kinh nghiệm nên giữa các công ty, hoạt
động này còn rất khác nhau. Các doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài đã và đang
triển khai chiến lược "Quốc tế hoá đội ngũ nhân viên", và thực hiện chính sách đào
tạo chung của công ty mẹ nên được tiếp nhận công nghệ kiểm toán quốc tế và được
đào tạo một cách có hệ thống về kế toán và kiểm toán quốc tế. Các doanh nghiệp
kiểm toán Việt Nam là thành viên hãng kiểm toán quốc tế đã cử các kiểm toán viên
tham dự các khóa đào tạo theo chính sách đào tạo riêng của từng hãng, đồng thời
nhận được sự trợ giúp của các hãng kiểm toán quốc tế về chuyển giao công nghệ
kiểm toán, kỹ thuật và quản lý, đào tạo đội ngũ nhân viên Việt Nam một cách có hệ
thống, từng bước đạt tiêu chuẩn quốc tế. Các doanh nghiệp kiểm toán lớn đã tự xây

SV: Nguyễn Huy Lực 22 Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp GVHD: PGS., TS Thịnh Văn Vinh

dựng được các chương trình và nội dung đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức,
theo chuyên ngành và theo cấp bậc nhân viên về: chuyên môn (như tài chính, kế
toán, thuế, kiểm toán) và kỹ năng (như kỹ năng quản lý, giao tiếp và thu hút khách
hàng...), kết hợp đào tạo ở trong nước và ngoài nước dưới nhiều hình thức như đào
tạo cơ bản vào năm thứ 1,2,3; đào tạo kèm cặp qua làm việc thực tế, chuyển đổi văn
phòng đào tạo, học tập trung theo chuyên ngành, học các chương trình đại học bằng
2, cao học, tham gia khoá học và dự thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên nước ngoài
nhằm trang bị kiến thức sâu rộng hơn cho kiểm toán viên, đặc biệt là trong giai đoạn
hội nhập và mở cửa thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán.
b. Kiểm soát trình độ, năng lực và đạo đức của kiểm toán viên : KTV phải tuân thủ
những chính sách, thủ tục kiểm soát chất lượng của công ty. Nếu KTV thiếu trình
độ, nghiệp vụ sẽ không đáp ứng được nhiệm vụ được giao ảnh hưởng tới chất lượng
của cuộc kiểm toán do không lường hết sai phạm. Hoặc KTV không trung thực,
khách quan sẽ để các lợi ích cá nhân chi phối đến hoạt động kiểm toán dẫn đến kết
quả kiểm toán sẽ bị sai lệch, bóp méo. Điều này sẽ ảnh hưởng nặng nề hơn tới chất
lượng BCTC vì những sai phạm đó chính là những sai phạm trọng yếu.
c. Kiểm soát tính độc lập của kiểm toán viên : Kiểm toán viên phải có đủ năng lực
khả năng thực hiện công việc và đủ tín nhiệm với khách hàng, có trách nhiệm với
công việc của mình. Kiểm toán viên phải là người không có quan hệ kinh tế với
doanh nghiệp, và cũng không được có quan hệ họ hàng, ruột thịt với một trong
những người lãnh đạo doanh nghiệp. Bước lựa chọn đội ngũ nhân viên thích hợp để
kiểm toán một doanh nghiệp là điều rất quan trọng, đối với mỗi công ty khác nhau,
đặc thù kinh doanh cũng như hệ thống chính sách khác nhau, cần thiết phải có
những người kiểm toán viên am hiểu sâu sắc và có đủ năng lực để đảm nhận. Đây là
một trong những thủ tục kiểm soát chất lượng quan trọng.
1.3.1.2. Kiểm soát khách hàng
Vấn đề kiểm soát khách hàng: có thể là tiền đánh giá (đối với khách hàng mới),
hay đánh giá lại (đối với khách hàng cũ). Công việc này cần được đánh giá định kỳ
với danh sách các khách hàng tiềm năng và khách hàng cũ. Trước khi quyết định

SV: Nguyễn Huy Lực 23 Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp GVHD: PGS., TS Thịnh Văn Vinh

chấp nhận hoặc giữ một khách hàng, cần đánh giá mức độ độc lập của công ty, khả
năng đáp ứng những yêu cầu của khách hàng cũng như mức độ liêm khiết của Ban
lãnh đạo khách hàng. Phòng kiểm soát chất lượng sẽ kiểm tra lại “Báo cáo đánh giá
khách hàng” và qua tìm hiểu xác định khối lượng công việc đảm nhận mà Ban lãnh
đạo xác định giá phí cho một cuộc kiểm toán.
Cân nhắc đến khả năng phục vụ khách hàng của công ty kiểm toán và tính chính
trực của nhà quản lý công ty khách hàng là nhân tố quan trọng quyết định đến chất
lượng kiểm toán. Nếu công ty kiểm toán không có những nhân viên chuyên nghiệp,
am hiểu về lĩnh vực kinh doanh của khách hàng thì họ nên nghĩ đến quyết định
không thực hiện kiểm toán toán đối với khách hàng đó. Nếu những nghi ngại về tính
chính trực của nhà quản trị quá nghiêm trọng, công ty kiểm toán cũng có thể từ chối
kiểm toán đối với khách hàng đó.
1.3.1.3. Kiểm soát hồ sơ kiểm toán

Tất cả các tài liệu cần thiết, giấy tờ làm việc hay các bằng chứng thu thập được
đều được lưu giữ cẩn thận trong hồ sơ kiểm toán theo một trình tự logic quy định
trước để thuận tiện việc theo dõi không chỉ trong cuộc kiểm toán hiện tại mà bất kỳ
cuộc kiểm toán nào sau này đều phải có hồ sơ làm việc cũ để đối chiếu, làm cơ sở
cho các nhận định về các sự kiện trước. Trưởng nhóm phân công một người trong
nhóm chịu trách nhiệm đóng, lưu giữ hồ sơ và người này chịu trách nhiệm về các
thủ tục quy định lưu giữ hồ sơ như đánh số chỉ mục để tiện tham chiếu, kiểm tra sự
trình bày trên giấy làm việc có thể hiện đầy đủ những phương pháp đã ghi trên mẫu
giấy làm việc in sẵn. Hồ sơ kiểm toán đóng một vai trò rất quan trọng trong việc
kiểm tra và đánh giá chất lượng kiểm toán. Hồ sơ kiểm toán Theo Chuẩn mực kiểm
toán số 230 “Hồ sơ kiểm toán” thì: “Hồ sơ kiểm toán: Là các tài liệu do kiểm toán
viên lập, thu thập, phân loại, sử dụng và lưu trữ. Tài liệu trong hồ sơ kiểm toán
được thể hiện trên giấy, trên phim, ảnh, trên phương tiện tin học hay bất kỳ phương
tiện lưu trữ nào khác theo quy định của pháp luật hiện hành”. Hồ sơ kiểm toán
được lập và lưu trữ thành 2 bộ:

SV: Nguyễn Huy Lực 24 Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp GVHD: PGS., TS Thịnh Văn Vinh

+ Hồ sơ kiểm toán chung: Là hồ sơ kiểm toán chứa đựng các thông tin chung về
khách hàng liên quan tới hai hay nhiều cuộc kiểm toán trong nhiều năm tài chính
của một khách hàng.
+ Hồ sơ kiểm toán năm: Là hồ sơ kiểm toán chứa đựng các thông tin về khách
hàng chỉ liên quan tới cuộc kiểm toán một năm tài chính.

Hồ sơ kiểm toán là công cụ hữu ích cho công tác KSCL kiểm toán, bởi vì:
+ Hồ sơ kiểm toán giúp cho viêc kiểm tra và soát xét công việc từ thấp đến cao:
Trưởng nhóm là người kiểm tra và yêu cầu các trợ lý kiểm toán giải trình các nội
dung ghi nhận trên giấy tờ làm việc của mình. Sau đó, bộ phận kiểm soát tiếp tục
kiểm soát dựa trên hồ sơ kiểm toán đã có sự kiểm tra của trưởng nhóm kiểm toán.
Sau mỗi lần kiểm tra, người kiểm tra sẽ ký tên vào từng giấy tờ làm việc để xác
nhận và chịu trách nhiệm về việc kiểm tra của mình. Đây là cơ sở để giám đốc hoặc
người có thẩm quyền xác nhận chung về chất lượng của hồ sơ kiểm toán này.
+ Hồ sơ kiểm toán lưu giữ đầy đủ thông tin cần thiết về khách hàng cũng như ghi
nhận toàn bộ các bước công việc, quá trình thực hiện công việc của cả KTV chính
và trợ lý kiểm toán. Thông qua hồ sơ kiểm toán, KTV chính giám sát công việc của
các trợ lý và điều hành phối hợp làm việc, qua đó đánh giá khả năng của các trợ lý
kiểm toán, kịp thời hướng dẫn hay thay đổi sự phân công phân việc cho hợp lý.
+ Hồ sơ kiểm toán được một người chịu trách nhiệm về lưu giữ, đóng hồ sơ theo
đúng quy định của công ty kiểm toán giúp cho việc tìm kiếm, kiểm soát dễ dàng
hơn.
Ngoài ra, để trợ giúp cho hồ sơ kiểm toán được thực hiện tốt hơn, khoa học và
logic hơn thì trong vấn đề kiểm soát chất lượng hồ sơ, không thể không nhắc đến
một thủ tục nhằm tham chiếu và lưu hồ sơ dễ theo dõi hơn, đó là các chỉ mục giấy
làm việc và các ký hiệu sử dụng thống nhất trong giấy làm việc.
+ Chỉ mục giấy làm việc: được đánh dấu tiêu đề mỗi trang giấy làm việc theo quy
định tại chương trình kiểm toán mẫu do VACPA ban hành để sắp xếp hồ sơ kiểm
toán được logic.

SV: Nguyễn Huy Lực 25 Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp GVHD: PGS., TS Thịnh Văn Vinh

+ Các ký hiệu sử dụng thống nhất trong giấy làm việc: là một quy định cụ thể về
ký hiệu của những công việc đã thực hiện, có trong chương trình kiểm toán sẵn của
công ty, quy định về ký hiệu sử dụng trong chương trình kiểm toán mẫu. Sử dụng
chỉ mục giấy làm việc và các ký hiệu thống nhất này làm cho công việc kiểm toán
có hiệu quả hơn, công việc kiểm soát cũng thuận tiện hơn.
1.3.2. Nội dung và quy trình kiểm soát chất lượng đối với từng cuộc kiểm toán
Các công ty kiểm toán đều thiết lập và thực hiện kiểm soát chất lượng hoạt
động kiểm toán cho từng cuộc kiểm toán cụ thể. Trước khi báo cáo kiểm toán được
phát hành chính thức, các cấp quản lý của công ty kiểm toán đều tiến hành soát xét
chất lượng hoạt động kiểm toán đối với từng cuộc kiểm toán. Công việc soát xét
thường được tiến hành theo giai đoạn kiểm toán, bao gồm: lập kế hoạch kiểm toán,
thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán, việc soát xét theo trình tự chặt chẽ giúp
cho các chủ thể kiểm toán phát hiện ra các yếu tố ảnh hưởng xấu đến chất lượng
kiểm toán, từ đó có biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán.
1.3.2.1. Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán
a. Mục tiêu:
 Thu thập thông tin đầy đủ về tình hình kinh doanh của khách hàng, hệ thống
kế toán cũng như chính sách kiểm toán nội bộ doanh nghiệp.
 Có nhận định ban đầu về rủi ro tiềm tàng và đánh giá rủi ro kiểm soát.
 Đánh giá đúng đắn mức trọng yếu cho các khoản mục kiểm toán.
 Lập chương trình và xác định nội dung, thời gian, phạm vi của các thủ tục
kiểm toán cần thực hiện một cách hiệu quả và có căn cứ xác thực.
 Tổ chức thực hiện các bước công việc.
b. Nội dung:
Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán bắt đầu kể từ khi nhận được yêu cầu kiểm
toán hay giấy mời kiểm toán của đối tác và sự chấp nhận làm kiểm toán bằng một
thư hẹn kiểm toán, qua quá trình tìm hiểu sơ bộ, đánh giá chung về khách hàng,
cũng như khả năng đáp ứng của công ty kiểm toán mà hợp đồng kiểm toán sẽ được
chấp nhận ký kết hay không. Đây cũng chính là khâu kiểm soát đầu tiên đối với

SV: Nguyễn Huy Lực 26 Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp GVHD: PGS., TS Thịnh Văn Vinh

khách hàng và việc này thường giao cho Giám đốc hay người đại diện ban lãnh đạo
trực tiếp đảm nhiệm.
Để xây dựng được một kế hoạch kiểm toán có chất lượng thì thông tin thu thập
về đơn vị được kiểm toán phải đầy đủ, toàn diện và chính xác. Thông tin còn có thể
thu thập từ nhiều nguồn bên ngoài như từ các phương tiện thông tin đại chúng, từ
lần kiểm toán trước hay từ đối tác liên quan với đơn vị. Chú ý rằng tin tức có được
từ bên thứ 3 là quan trọng hơn thông tin bên trong cùng chủ điểm, cần được xác
minh tính đúng đắn trước khi sử dụng. Tính đầy đủ thể hiện ở việc thu thập thông
tin của đơn vị được kiểm toán và đơn vị thành viên. Tính toàn diện thể hiện ở việc
thu thập thông tin trên tất cả mọi hoạt động của đơn vị như những thông tin cơ bản
về đặc điểm chủ yếu, cơ sở pháp lý và môi trường hoạt động của đơn vị được kiểm
toán; chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, quá trình hoạt động,…của đơn vị được
kiểm toán; tình hình hoạt động của bộ máy quản lý, bộ máy kế toán và hệ thống
kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán. Tính chính xác thể hiện ở việc thu thập
thông tin đã được cập nhật mới nhất và không bị thay đổi sau khi kiểm toán viên thu
thập.
Trong chuẩn mực số 300 “Lập kế hoạch kiểm toán” có nêu: “Kế hoạch kiểm
toán phải được lập một cách thích hợp nhằm đảm bảo bao quát hết các khía cạnh
trọng yếu của cuộc kiểm toán; phát hiện gian lận, rủi ro và những vấn đề tiềm ẩn,
và đảm bảo cuộc kiểm toán được hoàn thành đúng thời hạn. Kế hoạch kiểm toán trợ
giúp kiểm toán viên phân công công việc cho trợ lý kiểm toán và phối hợp với kiểm
toán viên và chuyên gia khác về công việc kiểm toán.” Các hoạt động kiểm soát
chất lượng giai đoạn này là cực kỳ quan trọng, nếu các thủ tục kiểm toán được thiết
kế và thực hiện đầy đủ sẽ tạo tiền đề cho các bước công việc sau trở nên nhanh
chóng và hiệu quả. Nội dung công việc kiểm toán trong giai đoạn này gồm 3 bộ
phận, tương ứng là việc kiểm soát chất lượng theo từng bộ phận đó “Kế hoạch
chiến lược - Kế hoạch kiểm toán tổng thể - Chương trình kiểm toán”.
Điều quan trọng để có thể kiểm soát công việc kiểm toán trong giai đoạn này là
các kế hoạch bắt buộc được lập thành những tài liệu thống nhất và được phổ biến

SV: Nguyễn Huy Lực 27 Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp GVHD: PGS., TS Thịnh Văn Vinh

trong toàn bộ nhóm kiểm toán, cũng như truyền tải thông tin kịp thời về ban kiểm
soát để có những đánh giá và điều chỉnh phù hợp. Mỗi nội dung công việc đều
mang ý nghĩa kiểm soát thật chặt chẽ.
Nếu kế hoạch chiến lược hay kế hoạch kiểm toán tổng thể được đánh giá là tốt
sẽ đóng vai trò chủ đạo, định hướng cho công việc nhóm kiểm toán thực hiện.
Chương trình kiểm toán sẽ là kết quả của kế hoạch chiến lược hay kế hoạch kiểm
toán tổng thể, nó xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán
cần thiết. Thông qua chương trình kiểm toán cụ thể, ban kiểm soát sẽ đánh giá được
chất lượng kiểm toán mà nhóm kiểm toán thực hiện, tuỳ thuộc vào quy mô, mức độ
yêu cầu chính xác của báo cáo tài chính của khách hàng. Căn cứ vào chương trình
kiểm toán, các KTV và trợ lý kiểm toán tham gia vào các công việc cần thực hiện.
Một chương trình kiểm toán cụ thể, được các KTV và trợ lý kiểm toán hoàn thành
tốt sẽ đảm bảo cho chất lượng kiểm toán. Thông thường, chương trình kiểm toán
được nghiên cứu và soạn thảo chung cho toàn bộ các cuộc kiểm toán, nhưng tùy vào
đặc điểm và mức độ trọng yếu của từng khoản mục, cũng như một số khác biệt của
đơn vị được kiểm toán, trưởng nhóm là người cân nhắc, xem xét sử dụng cũng như
thay thế bằng các thủ tục bổ sung phù hợp hơn. Chương trình kiểm toán còn được
ghi lại để làm căn cứ kiểm soát chất lượng hồ sơ của bộ phận kiểm soát công ty
kiểm toán. Các bước công việc trên chương trình kiểm toán sẽ được ban kiểm soát
chất lượng phê duyệt và soát xét theo khi nó thỏa mãn được những yêu cầu như
Chương trình kiểm toán vạch đúng mục tiêu công việc và phù hợp với các yêu cầu
của chuẩn mực.
- Chương trình kiểm toán được thiết kế sao cho tạo sự được sự linh hoạt cho
người sử dụng có thể hoàn thành tốt công việc của mình.
- Chương trình kiểm toán được cân nhắc và thể hiện đúng với nội dung cần thực
hiện.
- Chương trình kiểm toán là bảng hướng dẫn chi tiết cho KTV cũng như trợ lý
kiểm toán tham gia công việc kiểm toán trong suốt quá trình kiểm toán. Thế nhưng,
khi có sự thay đổi về điều kiện, môi trường, hay những sự kiện ngoài dự kiến thì

SV: Nguyễn Huy Lực 28 Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp GVHD: PGS., TS Thịnh Văn Vinh

phải có sự điều chỉnh thích hợp với yêu cầu thực tiễn. Tất cả phải được ghi nhận
trên tờ chương trình kiểm toán do trưởng nhóm lập.
1.3.2.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán
a. Mục tiêu của kiểm soát chất lượng ở giai đoạn thực hiện kiểm toán
Trong giai đoạn này, các bước hướng dẫn, kiểm tra, giám sát của trưởng nhóm
đối với các trợ lý KTV hay của các trợ lý KTV cấp trên đối với cấp thấp hơn đều
mang mục đích nhằm xác định:
+ Công việc có được thực hiện theo kế hoạch, chương trình kiểm toán không;
+ Công việc được thực hiện và kết quả thu được đã lưu giữ đầy đủ vào hồ sơ
kiểm toán hay không;
+ Tất cả những vấn đề quan trọng đã được giải quyết hoặc đã được phản ánh
trong kết luận kiểm toán chưa;
+ Những mục tiêu của thủ tục kiểm toán đã đạt được hay chưa;
+ Các kết luận đưa ra trong quá trình kiểm toán có nhất quán với kết quả của
công việc đã được thực hiện và có hỗ trợ cho ý kiến kiểm toán hay không.
b. Nội dung công tác kiểm soát chất lượng trong giai đoạn thực hiện kiểm toán
Chủ yếu là soát xét của các kiểm toán viên cấp cao đối với công việc và giấy tờ
do các trợ lý kiểm toán thực hiện. Khối lượng công việc soát xét phụ thuộc vào quy
mô và tầm quan trọng của cuộc kiểm toán. Trình tự soát xét thường gồm 2 giai đoạn
là soát xét chi tiết và soát xét tổng thể. Soát xét chi tiết thường được thực hiện bởi
kiểm toán viên chính hoặc trưởng nhoám kiểm toán, trong khi đó soát xét tổng thể
thường được tiến hành bởi ban giám đốc của công ty kiểm toán. Các nhân viên kiểm
toán cấp cao có trách nhiệm hướng dẫn và soát xét công việc của các nhân viên cấp
thấp hơn trrong khi thực hiện công việc kiểm toán.
 Soát xét chi tiết
Việc soát xét này quan tâm đến cả chất lượng cũng như hiệu quả của cuộc kiểm
toán và trình tự soát xét này được thực hiện gồm: soát xét kế hoạch kiểm toán, soát
xét kết quả của các thủ tục kiểm toán, soát xét báo cáo tài chính và soát xét ý kiến
kiểm toán được nêu ra.
- Đối với kế hoạch kiểm toán:

SV: Nguyễn Huy Lực 29 Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp GVHD: PGS., TS Thịnh Văn Vinh

+ Trình tự được xác định bởi ban giám đốc và nhóm kiểm toán đã được tập hợp
trong kế hoạch kiểm toán;
+ Các phương pháp được đề xuất trong kế hoạch kiểm toán là phù hợp với chuẩn
mực kiểm toán;
+ Sự chú ý của ban giám đốc trong việc xác định vấn đề cần phải giải quyết trước
khi bắt đầy tiến hành kiểm toán hoặc phải được giải quyết bởi ban giám đốc trong
suốt quá trình kiểm toán.
- Đối với kết quả của thủ tục kiểm toán:
+ Cuộc kiểm toán được thực hiện trong sự phù hợp với chuẩn mực kiểm toán và
các quy định khác, phù hợp với kế hoạch kiểm toán đã được lập;
+ Mục tiêu của các thủ tục kiểm toán đã đạt được;
+ Kết luận của cuộc kiểm toán là phù hợp với công việc đã được thực hiện
- Đối với soát xét báo cáo tài chính:
+ Số liệu trình bày trên báo cáo tài chính là phù hợp với giấy tờ làm việc của
kiểm toán viên và phù hợp với sổ kế toán của khách hàng;
+ Báo cáo tài chính phù hợp với các thông tin đính kèm và phù hợp với sự hiểu
biết về hoạt động kinh doanh của khách hàng.
+ Báo cáo tài chính được lập phù hợp với luật kế toán và chuẩn mực kế toán, chế
độ và các quy định tài chính khác của doanh nghiệp.
- Đối với kiểm soát ý kiến kiểm toán
+ Ý kiến kiểm toán được đưa ra rõ ràng phù hợp với các chuẩn mực kiểm toán có
liên quan;
+ Bản ghi nhớ tổng hợp tất cả các quyết định đặc biệt được đưa ra trong suốt quá
trình kiểm toán.
 Soát xét tổng thể
Khác với soát xét chi tiết, việc soát xét xem xét một cách tổng hợp các giấy tờ
làm việc. Sự soát xét này nên được thực hiện để đảm bảo các giấy tờ làm việc chứa
đựng những bằng chứng phù hợp với kết luận kiểm toán và báo cáo kiểm toán được
phát hành. Công việc này thường do ban giám đốc thực hiện.

SV: Nguyễn Huy Lực 30 Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp GVHD: PGS., TS Thịnh Văn Vinh

Sau khi soát xét các nhân viên kiểm toán ở các cấp quản lý phải ký xác nhận
hoặc tùy thuộc vào công ty. Đối với những nội dung kiểm toán mang tính chất
chuyên ngành có thể có sự tham gia góp ý kiến của các chuyên gia.
1.3.2.3. Giai đoạn kết thúc kiểm toán
a. Đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng
Việc tìm hiểu mức độ thoả mãn của khách hàng là việc làm hết sức quan trọng
giúp tìm ra những tồn tại cần khắc phục và đáp ứng tốt nhất các mong muốn của
khách hàng. Đánh giá sau mỗi cuộc kiểm toán rút kinh nghiệm, so sách với kế
hoạch đề ra nhằm xác định những nội dung cần hoàn thiện cho đợt kiểm toán năm
tiếp theo là nội dung rất cần thiết để nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như tính
chuyên nghiệp kiểm toán viên.
Qua tìm hiểu thực tế thấy các công ty kiểm toán quốc tế đều có chương trình
tìm hiểu mức độ thoả mãn của khách hàng. Công việc này do bộ phận riêng tiến
hành một cách độc lập. Dựa trên kết quả nghiên cứu, bộ phận này sẽ tiến hành các
hành động cần thiết nhằm đáp ứng tốt nhất mong đợi của khách hàng. Đối với bộ
phận kiểm toán của công ty cũng đều tiến hành kiểm tra, đánh giá xác định mức độ
phù hợp giữa thực tế kiểm toán và kế hoạch đề ra, đánh giá khả năng, kết quả công
việc của nhân viên trong nhóm kiểm toán từ đó xác định các yếu tố cần bổ sung cho
những nhân viên cụ thể.
Đối với các công ty kiểm toán trong nước việc điều tra, thăm dò mức độ thoả
mãn của khách hàng vẫn chưa được thực hiện một cách có hệ thống và không được
lưu trữ đầy đủ. Một số công ty tìm hiểu mức độ thoả mãn khách hàng thông qua
hình thức tiếp xúc trực tiếp dưới các hình thức khác nhau bởi các cán bộ quản lý.
Hình thức thăm dò này rất hạn chế chất lượng thông tin và không đảm bảo mức độ
khách quan trong việc đánh giá, nhận xét đối với các thành viên đã tham gia kiểm
toán khách hàng đó. Nhìn chung đa số các công ty không thực hiện các hoạt động
đánh giá thăm dò mức độ thoả mãn khách hàng.
b. Soát xét hồ sơ kiểm toán

SV: Nguyễn Huy Lực 31 Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp GVHD: PGS., TS Thịnh Văn Vinh

Việc soát xét hồ sơ sau kiểm toán tại mỗi công ty kiểm toán khác nhau được quy
định khác nhau. Đối với các công ty kiểm toán lớn công việc này được chủ nhiệm kiểm
toán và ban giám đốc thực hiện ngay trong giai đoạn soát xét báo cáo trước khi phát
hành, đối với các công ty trong nước thì tùy thuộc vào từng công ty sẽ được soát xét
tương tự như các công ty Big4 hoặc thực hiện vào giai đoạn sau.
1.3.2.4. Xây dựng bộ máy chuyên trách về kiểm soát chất lượng kiểm toán
Các công ty hiện nay đều đã bố trí nguồn nhân lực để thực hiện việc kiểm soát
chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính nhưng ở các công ty khác nhau thì mức độ
khác nhau. Tại các công ty lớn ngoài việc soát xét của chủ nhiệm kiểm toán và giám
đốc kiểm toán cuộc kiểm toán còn được kiểm soát chất lượng bởi một bộ phận hoặc
một phòng chuyên trách riêng biệt. Nhiệm vụ của phòng này thường bao gồm:
• Đào tạo bao gồm xây dựng chương trình đào tạo, lập kế hoạch đào tạo, tham
gia đào tạo, theo dõi đào tạo theo quy chế của công ty;
• Kiểm soát chất lượng bao gồm kiểm soát chất lượng báo cáo trước khi phát
hành và kiểm soát chất lượng hồ sơ đã thực hiện;
• Tóm tắt văn bản nghiệp vụ, nghiên cứu và ban hành các hướng dẫn về nghiệp
vụ chuyên môn;
• Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của ban giám đốc.
1.4. KINH NGHIỆM CỦA CÁC NƯỚC TRONG KIỂM SOÁT CHẤT
LƯỢNG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.4.1. Kinh nghiệm của Hoa Kỳ trong kiểm soát chất lượng kiểm toán BCTC
Chuẩn mực kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại Hoa Kỳ ra đời rất
sớm. Sau nhiều lần thay đổi, chuẩn mực hiện hành đề cập đến hai nội dung chính:
Chính sách chung: Để đạt được mục tiêu kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm
toán, các công ty kiểm toán cần chú ý năm vần đề chính sau: Duy trì tính độc lập,
chính trực khách quan; quản lý nhân viên; thiết lập các hướng dẫn về chấp nhận
khách hàng; thực hiện hợp đồng; giám sát chính sách và thủ tục kiểm soát chất
lượng hiện hữu.

SV: Nguyễn Huy Lực 32 Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp GVHD: PGS., TS Thịnh Văn Vinh

Chính sách đối với việc thực hiện hợp đồng: Công ty kiểm toán cần chú ý các
vấn đề chính trong các khâu: giao việc, ký cam kết về tính độc lập, xem xét năng
lực chuyên môn của kiểm toán viên, giám sát việc kiểm tra hồ sơ kiểm toán, đào tạo
liên tục, đánh giá thành tích của nhân viên để phát triển, xét duyệt khách hàng cũ,
tham khảo ý kiến.
1.4.2. Kinh nghiệp của Pháp trong kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán
BCTC từ phía doanh nghiệp kiểm toán
Để đạt được mục tiêu kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, các công ty
kiểm toán thường tập trung vào ba vấn đề sau: đánh giá khách hàng, kiểm soát hồ
sơ và đánh giá sự hài lòng của khách hàng.
Đánh giá khách hàng: Trước khi chấp nhận một khách hàng, KTV và công ty
kiểm toán cần đánh giá mức độc lập của công ty, khả năng đáp ứng yêu cầu của
khách hàng cũng như mức độ liêm khiết của ban lãnh đạo khách hàng, xem xét lý
do thay đổi kiểm toán viên. Thủ tục áp dụng thường là thu thập các thông tin về loại
hình hoạt động, ngành nghề, công nghệ sản xuất, bộ máy quản lý, phân tích tình
hình tài chính của công ty thông qua số liệu năm tài chính và năm tài chính liền kề.
Nguồn thông tin thu thập có thể từ khách hàng, từ internet, từ các bên thứ 3 hay từ
luật sư của công ty khách hàng. Trường hợp công ty nhận thấy không có đủ năng
lực để cung cấp dịch vụ thì phải từ chối hợp đồng.
Kiểm soát chất lượng hồ sơ kiểm toán: Mục tiêu của kiểm soát hồ sơ là xem xét
công tác kiểm toán đã thực hiện phù hợp với chuẩn mực kiểm toán quốc tế, quốc gia
và của công ty; xác định những lĩnh vực cần được đào tạo hay hỗ trợ thêm; xác định
những nhà quản lý, KTV yếu kém; đào tạo những người sẽ chịu trách nhiệm kiểm
tra chất lượng. Các công ty kiểm toán thường lập ra bộ phận kiểm soát chất lượng
để tiến hành kiểm soát chất lượng của công ty. Các nhân viên làm việc trong phòng
này đòi hỏi phải độc lập, phải được ban giám đốc bổ nhiệm, ít nhất phải có một
người phụ trách là thành viên trong ban giám đốc, những cộng sự cùng làm với
người phụ trách ít nhất phải là kiểm toán viên chính.

SV: Nguyễn Huy Lực 33 Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp GVHD: PGS., TS Thịnh Văn Vinh

Các thủ tục cần áp dụng khi kiểm tra hồ sơ: Chọn các hồ sơ kiểm toán; chọn
người kiểm soát; kiểm tra phần hình thức của hồ sơ để đáp ứng cho mục tiêu chất
lượng, thảo luận với các cộng sự trong nhóm về hồ sơ kiểm toán đó, kiểm tra mức
độ tuân thủ các chính sách kiểm soát chất lượng mà công ty đã thiết kế.
Khi đã xem xét xong, bộ phận kiểm soát chất lượng cần theo dõi mức độ thực
hiện các hành động cần cải tiến đã nêu lên trong kết luận ghi ở báo cáo kiểm soát.
Đồng thời ghi nhận lại những thông tin phản hồi của các nhóm kiểm toán để hoàn
thiện hệ thống kiểm soát chất lượng hiện tại công ty đang áp dụng.
Đánh giá sự hài lòng của khách hàng: Hoạt động sau cùng liên quan đến hệ
thống kiểm soát chất lượng kiểm toán là thu thập những thông tin phản hồi từ phía
khách hàng để đánh giá sự hài lòng của họ đối với dịch vụ mà công ty đã cung cấp.
Mở một cuộc điều tra về thái độ làm việc, cách cư xử của nhóm kiểm toán trong quá
trình làm việc; các thời hạn về gửi thư, làm việc, gửi báo cáo kiểm toán...có được
các kiểm toán viên thực hiện đúng như trong kế hoạch đã cam kết đối với khách
hàng không.

SV: Nguyễn Huy Lực 34 Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp GVHD: PGS., TS Thịnh Văn Vinh

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG HOẠT
ĐỘNG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY
TNHH HÃNG KIỂM TOÁN AASC

2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH HÃNG KIỂM TOÁN AASC


2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC
2.1.1.1. Tổng quan chung về Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC
Tên công ty: Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC
Tên tiếng Anh: AASC Auditing Firm Company Limited
Tên viết tắt: AASC
Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC được thành lập ngày 13/05/1991 do
ông Ngô Đức Đoàn làm Tổng giám đốc theo Quyết định số 164 TC/TCCB của Bộ
trưởng Bộ Tài chính, là thành viên của HLB quốc tế tại Việt Nam. AASC là Công
ty Kế toán Kiểm toán được thành lập đầu tiên, giữ vững truyền thống sinh ra và
trưởng thành từ Bộ Tài chính thực hiện các dịch vụ về kiểm toán, tư vấn tài chính,
kế toán và thuế.
Trải qua quá trình chuyển đổi từ 1 DN Nhà nước sang DN hoạt động dưới
ảnh hưởng của Luật Doanh nghiệp, đến năm 2007 công ty đã đăng ký kinh doanh
với số đăng ký 0102031353, số đăng ký này được cấp ngày 02/07/2007 và người
đại diện theo Pháp luật của công ty là Tổng giám đốc Ngô Đức Đoàn.
Trụ sở chính của công ty: Số 1 – Lê Phụng Hiểu, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội
Số điện thoại ở trụ sở chính: 04.3.824.1990
Công ty có 1 chi nhánh và 1 văn phòng đại diện :
 Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh: số 17 sông Thương, Phường 2, quận Tân Bình,
số điện thoại: 08.3848.5983
 Văn phòng Quảng Ninh: số 8, Chu Văn An, Tp. Hạ Long, số điện thoại:
0333.627.571
Website: www.aasc.com.vn

SV: Nguyễn Huy Lực 35 Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp GVHD: PGS., TS Thịnh Văn Vinh

2.1.1.2. Lịch sử phát triển của Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC
a. Giai đoạn 1: từ 01-04-1991 đến tháng 8-1993
Ngày 13/5/1991, theo quyết định số 164/TC/QĐ/TCCB của Bộ trưởng Bộ Tài
Chính, công ty AASC chính thức được thành lập với tên công ty là Công ty Dịch vụ
kế toán.
Trong giai đoạn mới thành lập này, công ty hầu hết chỉ cung cấp các dịch vụ kế
toán, cụ thể:
 Hướng dẫn các DN áp dụng đúng chế độ tài chính kế toán của Nhà nước cho
phù hợp với từng loại DN
 Giúp các DN xây dựng và hoàn thiện các mô hình tổ chức bộ máy kế toán và
tổ chức công tác kế toán…
b. Giai đoạn 2: từ 14-9-1993 đến tháng 9-2007
Ngày 14-9-1993 Bộ trưởng Bộ tài chính đã ra quyết định số 639/TC/QĐ/TCCB,
đổi tên thành Công ty Dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán (AASC) với tên
giao dịch quốc tế là Auditing and Accounting Financial Consulting Service
Company với tổng số vốn ban đầu gần 300 triệu đồng.
Để đáp ứng nhu cầu về kế toán và kiểm toán đang phát triển mạnh mẽ, công ty
đã không ngừng mở rộng :
- Tháng 3-1992, công ty thành lập chi nhánh đầu tiên ở Tp Hồ Chí Minh, và đến
tháng 3-1995, được sự cho phép của Bộ tài chính, chi nhánh này đã tách ra khỏi
AASC và thành lập công ty tư vấn Tài chính kế toán và Kiểm toán Sài Gòn AFC.
- Ngày 13-3-1997, công ty thành lập văn phòng đại diện ở Tp Hồ Chí Minh và
đến tháng 5-1998 công ty đã nâng cấp văn phòng đại diện thành chi nhánh.
- Tháng 4 năm 2005, AASC chính thức trở thành hội viên Hội kiểm toán viên
hành nghề Việt Nam.
- Tháng 7 năm 2005, AASC chính thức gia nhập tổ chức kế toán và kiểm toán
quốc tế INPACT và trở thành đại diện cho INPACT quốc tế tại Việt Nam. Sự tham
gia này là biểu hiện về mặt hình thức cho quá trình hội nhập với quốc tế mà AASC

SV: Nguyễn Huy Lực 36 Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp GVHD: PGS., TS Thịnh Văn Vinh

đã nung nấu từ lâu. Đây cũng là điểm đánh dấu cho quá trình hội nhập của AASC
với văn hóa, kiến thức kiểm toán mang tầm cỡ quốc tế.
c. Giai đoạn 3 : Từ tháng 9-2007 đến nay
AASC đã chuyển đổi từ DN Nhà nước thuộc Bộ tài chính sang công ty TNHH
2 thành viên trở lên vào ngày 01-9-2007 và vẫn là một trong 6 công ty kiểm toán
hoạt động tại Việt Nam có doanh thu hàng năm, có hệ thống khách hàng và có số
lượng KTV và nhân viên lớn nhất hiện nay. Trong suốt 23 năm hoạt động, dù
dưới hình thức DN Nhà nước hay công ty TNHH, tôn chỉ hoạt động của AASC vẫn
luôn là cung cấp những dịch vụ có chất lượng cao nhất vì lợi ích hợp pháp của
khách hàng.
Năm 2011, AASC đã chính thức trở thành thành viên của HLB quốc tế. Đến
thời điểm hiện tại, HLB vẫn là một thương hiệu vững chắc cho nền tảng dịch vụ mà
AASC đang cung cấp và hứa hẹn là một hướng đi đúng đắn cho công ty trong tương
lai.
Năm 2012 và năm 2013, AASC vẫn duy trì là một trong những công ty kiểm
toán lớn và có uy tín được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp phép kiểm toán các
doanh nghiệp niêm yết, thêm vào đó là sự tin tưởng của Ngân hàng Nhà nước khi
cấp phép cho AASC được kiểm toán các tổ chức tín dụng; hơn thế, với sự tin tưởng
của cộng đồng quốc tế, AASC cùng với các công ty kiểm toán thuộc nhóm Big 4 là
số ít các công ty kiểm toán thường được chịu trách nhiệm kiểm toán các dự án được
tài trợ bởi các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng phát triển
Châu Á.
Đến cuối năm 2013, công ty Dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán
(AASC) đã đổi tên thành công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC và đã có tầm nhìn
chiến lược cho thời gian phát triển 10 năm kế tiếp với mục tiêu sánh ngang các công
ty kiểm toán quốc tế lớn đang hoạt động tại Việt Nam.
2.1.2. Dịch vụ Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC cung cấp
2.1.2.1. Dịch vụ kiểm toán và đảm bảo

SV: Nguyễn Huy Lực 37 Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp GVHD: PGS., TS Thịnh Văn Vinh

Kiểm toán Báo cáo tài chính là một trong những yếu tố cơ bản làm nên thương
hiệu AASC và là một trong những thế mạnh của AASC. Hoạt động này đã có sự
phát triển không ngừng cả về số lượng và chất lượng. Hiện nay, trong lĩnh vực kiểm
toán Báo cáo tài chính, AASC đã có hơn 250 chuyên gia với kinh nghiệm chuyên
sâu về tài chính, kế toán, kiểm toán, tín dụng, thuế... Hàng năm, đội ngũ này đã thực
hiện kiểm toán rất nhiều hợp đồng kiểm toán Báo cáo tài chính cho các doanh
nghiệp, các dự án tài trợ, vay vốn của các tổ chức quốc tế. Trong đó có nhiều doanh
nghiệp Nhà nước hầu hết là các các Tập đoàn kinh tế lớn, các Tổng Công ty 91,
Tổng Công ty 90; Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; các Ngân hàng
thương mại, các tổ chức, các đơn vị sự nghiệp, các doanh nghiệp khác trong phạm
vi cả nước. Qua hoạt động kiểm toán, Hãng Kiểm toán AASC đã giúp các doanh
nghiệp khắc phục những điểm còn tồn tại, hoàn thiện hệ thống kế toán và hệ thống
kiểm soát nội bộ, từ đó nâng cao chất lượngcông tác quản lý tài chính và điều hành
doanh nghiệp.
Kiểm toán Báo cáo Quyết toán vốn đầu tư: Thực hiện chủ trương của Đảng và
Nhà nước về thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong lĩnh vực đầu tư XDCB, từ
năm 1993, AASC đã tuyển chọn và đào tạo được đội ngũ cán bộ, kiểm toán viên có
phẩm chất đạo đức tốt, có kinh nghiệm bản lĩnh vững vàng, có trình độ chuyên môn
cao, trong đó có trên 30 kiến trúc sư, kỹ sư Xây dựng, kỹ sư Giao thông.... Hàng
năm, AASC đã thực hiện và hoàn thành rất nhiều các hợp đồng kiểm toán Báo cáo
quyết toán vốn đầu tư dự án, trong đó có nhiều công trình có tính trọng điểm, phức
tạp như Công trình đường dây tải điện 500 KW Bắc Nam, Công trình Xây dựng
Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình,…Hoạt động kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu
tư của AASC đã góp phần giúp các chủ đầu tư loại bỏ được các chi phí bất hợp lý,
tiết kiệm cho Ngân sách.
2.1.2.2. Dịch vụ kế toán
AASC được hình thành và phát triển từ khởi đầu là một đơn vị chuyên cung cấp
các dịch vụ kế toán. Đây cũng là một trong các lĩnh vực mà AASC có các nguồn lực

SV: Nguyễn Huy Lực 38 Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp GVHD: PGS., TS Thịnh Văn Vinh

đông đảo và nhiều kinh nghiệm. AASC đã cung cấp cho các khách hàng nhiều loại
dịch vụ kế toán bao gồm:
- Xây dựng các mô hình tổ chức bộ máy kế toán và tổ chức công tác kế toán cho
các doanh nghiệp mới thành lập, xây dựng hệ thống thông tin kinh tế nội bộ phục vụ
công tác quản trị - kinh doanh;
- Rà soát, phân tích, cải tổ, hợp lý hoá bộ máy kế toán - tài chính đã có sẵn;
- Tư vấn giúp các doanh nghiệp thực hiện đúng các qui định về việc lập chứng
từ, luân chuyển chứng từ, mở và ghi sổ kế toán, soát xét, điều chỉnh số liệu kế toán
và khoá sổ kế toán, lập báo cáo kế toán,... theo qui định.
2.1.2.3. Dịch vụ tư vấn
Với kinh nghiệm thực tiễn sâu sắc, AASC đã thực hiện đa dạng nhiều loại hình
dịch vụ tư vấn được khách hàng đánh giá cao như:
- Tư vấn lập báo cáo tài chính doanh nghiệp; tư vấn lập báo cáo dự án; tư vấn lập
báo cáo quyết toán vốn đầu tư; tư vấn xây dựng, lựa chọn mô hình kế toán doanh
nghiệp; tư vấn tính và lập bảng kê khai thuế;…
- AASC đã khảo sát, nghiên cứu đưa ra các ý kiến tư vấn hoặc trực tiếp xây dựng
giúp các doanh nghiệp sắp xếp lại tổ chức sản xuất kinh doanh, tổ chức quản lý,
soạn thảo và hướng dẫn thực hiện các qui định về quản trị - kinh doanh, thực hiện
cơ chế khoán phù hợp với từng loại hình hoạt động của các doanh nghiệp.
2.1.2.4. Dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp và tư vấn cổ phần hoá
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà Nước về việc chuyển đổi hình thức sở
hữu các doanh nghiệp Nhà Nước sang công ty cổ phần, từ năm 2003 đến nay AASC
đã có những bước phát triển vượt bậc trong hoạt động cung cấp dịch vụ xác định giá
trị doanh nghiệp và tư vấn cổ phần hoá. AASC đã cung cấp dịch vụ cho phần lớn
các doanh nghiệp thuộc Bộ Công nghiệp, Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương),
Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và đầu tư,… các thành viên của Tổng Công ty Lương
thực Miền nam, Tổng công ty Xuất nhập khẩu xây dựng Vinaconex,…và được đông
đảo khách hàng trên khắp cả nước tín nhiệm. Sau khi tiến hành xác định giá trị

SV: Nguyễn Huy Lực 39 Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp GVHD: PGS., TS Thịnh Văn Vinh

doanh nghiệp, hầu hết các đơn vị đã tín nhiệm và yêu cầu AASC cung cấp thêm các
dịch vụ tư vấn cho doanh nghiệp để đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá.
2.1.2.5. Dịch vụ đào tạo, hỗ trợ tuyển dụng
AASC đã trực tiếp tổ chức thực hiện hoặc hợp tác với các trường đại học, các
ngành, các địa phương ở trong nước và các tổ chức quốc tế, mở các khoá bồi dưỡng,
đào tạo và nâng cao kiến thức về quản trị kinh doanh, về tài chính kế toán và kiểm
toán,... cho hàng trăm kế toán viên, kế toán trưởng và các kiểm toán viên nội bộ,
qua đó góp phần nâng cao chất lượng công tác kế toán, kiểm toán nội bộ trong
doanh nghiệp.
AASC đã trực tiếp hỗ trợ các doanh nghiệp, các tổ chức trong lĩnh vực tuyển
dụng nhân viên chuyên ngành tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán đáp ứng được
yêu cầu công việc chuyên môn được khách hàng đánh giá cao về mặt chất lượng
cán bộ.
2.1.3. Đặc điểm tổ chức nhân sự của AASC
Để hoạt động thành công và có hiệu quả AASC luôn coi trọng vấn đề đạo đức
nghề nghiệp, trình độ và kinh nghiệm đội ngũ nhân viên. Hiện nay AASC có đội
ngũ bao gồm trên 330 cán bộ, kiểm toán viên, kỹ thuật viên, trợ lý kiểm toán, được
đào tạo đại học và trên đại học chuyên ngành tài chính, ngân hàng - kế toán và kiểm
toán ở trong nước và ở nước ngoài, trong đó có 62 kiểm toán viên được cấp chứng
chỉ kiểm toán cấp Nhà nước và 02 kiểm toán viên có chứng chỉ ACCA của Vương
quốc Anh, 18 Thẩm định viên Quốc gia về Giá, 54 cán bộ có Chứng chỉ hành nghề
Tư vấn Thủ tục về Thuế và hàng trăm cộng tác viên bao gồm các Giáo sư, Tiến sỹ,
kiểm toán viên với kinh nghiệm và chuyên môn dày dạn, sâu sắc và phong phú,
chắc chắn sẽ đáp ứng những yêu cầu cao nhất của khách hàng.

SV: Nguyễn Huy Lực 40 Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp GVHD: PGS., TS Thinh Văn Vinh

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức AASC

SV: Nguyễn Huy Lực 41 Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp
GVHD: PGS., TS Thinh Văn Vinh

Hội đồng thành viên: gồm tất cả thành viên, là cơ quan quyết định cao nhất
của công ty có chức năng quyết định phương hướng phát triển công ty, quyết định
phương thức đầu tư, thông qua BCTC hàng năm, phương án sử dụng và phân chia
lợi nhuận, cơ cấu tổ chức quản lý công ty. Chủ tịch Hội đồng thành viên là ông Ngô
Đức Đoàn.
Ban kiểm soát: được thành lập nhằm mục đích kiểm soát các hoạt động của
công ty, nhằm phát hiện những sai sót và điểm yếu trong cơ cấu tổ chức và vận
hành của công ty. Ban kiểm soát sẽ báo cáo hoạt động của mình và chịu trách nhiệm
trước Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát là bộ phận quan trọng trong vấn đề kiểm
soát chất lượng kiểm toán giành cho khách hàng.
Tổng giám đốc: là người đại diện hợp pháp của công ty, chịu trách nhiệm điều
hành công việc hàng ngày của công ty và có quyền ra quyết định điều hành công ty
trong giới hạn cho phép quy định trong Điều lệ công ty. Tổng giám đốc hiện nay
của AASC là ông Ngô Đức Đoàn.
Các phó tổng giám đốc của công ty: là những người thực hiện chỉ đạo chuyên
môn, nghiệp vụ đối với các chi nhánh và các phòng ban và đưa ra các kiến nghị hỗ
trợ Tổng giám đốc. Các phó tổng giám đốc của AASC bao gồm: ông Nguyễn Thanh
Tùng, ông Bùi Văn Thảo, ông Nguyễn Quốc Dũng, ông Đỗ Mạnh Cường, bà Cát
Thị Hà và bà Phạm Thị Thanh Giang.
Phòng tổng hợp kế toán: có nhiệm vụ quyết định về công tác tổ chức của công
ty, tổ chức nhân sự, bảo vệ tài sản và cung cấp hậu cần cho công ty, quản lý công
văn, trợ giúp BTGĐ trong điều hành, quản lý công ty, hạch toán các nghiệp vụ kinh
tế phát sinh, thanh toán lương, lập BCTC.
Phòng kiểm soát chất lượng và đào tạo: kiểm soát chất lượng của các cuộc
kiểm toán, đào tạo sinh viên thực tập hoặc nhân viên mới những kỹ năng cần thiết.
Phòng kiểm toán 1, 2, 3, 5, 6, 7: chịu trách nhiệm kiểm toán các lĩnh vực khác
nhau và đây là các phòng tạo nên thế mạnh cho công ty và chiếm tỷ trọng doanh thu
cao trong tổng doanh thu.

SV: Nguyễn Huy Lực 42 Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp
GVHD: PGS., TS Thinh Văn Vinh

Phòng Kiểm toán Xây dựng cơ bản: phụ trách về kiểm toán báo cáo quyết
toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Phòng kiểm toán XDCB tạo nên doanh thu khá
lớn và tạo nên nét nổi trội cho công ty trong thị trường kiểm toán vì đây là lĩnh vực
mới, phí kiểm toán cao và không nhiều công ty có dịch vụ này.
Phòng Kiểm toán Đầu tư nước ngoài: phụ trách các hợp động kiểm toán của
các khách hàng có vốn đầu tư nước ngoài cũng như các dự án do các Tổ chức quốc
tế hỗ trợ. Phòng kiểm toán đầu tư nước ngoài có một thị trường mạnh mẽ và có uy
tín với các khách hàng.
Phòng Kiểm toán Dự án: phụ trách các hợp đồng kiểm toán liên quan đến các
Dự án trong và ngoài nước.
Các chi nhánh của Công ty: các chi nhánh của Công ty chính là mô hình thu
nhỏ của Công ty. Các chi nhánh được thiết lập nhằm tiếp cận với khách hàng một
cách gần hơn với từng địa bàn. Đồng thời các chi nhánh được xây dựng nhằm cung
cấp các dịch vụ của Công ty ở địa bàn mình, hạn chế chi phí đi lại cho nhân viên
trong Công ty, đảm bảo các dịch vụ mà Công ty cung cấp có thể đến với khách hàng
một cách kịp thời nhất. Các chi nhánh hoạt động độc lập, có BCTC riêng, báo cáo
của Công ty là hình thức hợp nhất của các báo cáo.
2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của AASC

a. Thành công của AASC


- AASC là một trong số ít các đơn vị kiểm toán đang hoạt động tại Việt Nam
được lựa chọn vào danh sách ngắn của Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng
Phát triển Châu Á (ADB), cũng như các tổ chức tín dụng khác để kiểm toán các dự
án do các tổ chức này tài trợ;

- AASC một trong những nhà cung cấp dịch vụ lớn trên thị trường, trong lĩnh vực
kiểm toán và các dịch vụ chuyên ngành khác theo thống kê của Hội kiểm toán viên
hành nghề Việt Nam trong "Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động năm 2012 và
phương hướng hoạt động năm 2013 của các công ty kiểm toán".

SV: Nguyễn Huy Lực 43 Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp
GVHD: PGS., TS Thinh Văn Vinh

Biểu đồ 2.1: Báo cáo tình hình hoạt động của các công ty kiểm toán năm 2012

- AASC một trong những nhà cung cấp dịch vụ lớn trên thị trường (chỉ sau Big4)
trong lĩnh vực kiểm toán và các dịch vụ chuyên ngành khác (theo thống kê của
VACPA).
- AASC là một trong các đơn vị kiểm toán đầu tiên tại Việt Nam được Ủy ban
chứng khoán Nhà nước (SSC) chấp thuận cho kiểm toán các tổ chức phát hành, tổ
chức niêm yết và các tổ chức kinh doanh chứng khoán;
- AASC là đơn vị kiểm toán có nhiều khách hàng và có doanh số về dịch vụ kiểm
toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành lớn nhất hiện nay.
- Năm 2010, AASC vinh dự nhận Cờ Thi đua “Đơn vị dẫn đầu Phong trào Thi
đua” của Chính phủ Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trao tặng, nhận
Danh hiệu “Doanh nghiệp tiêu biểu 2010” và Cúp Thăng Long của Ủy ban Nhân
dân Thành phố Hà Nội.
- Từ tháng 2 năm 2011, AASC chính thức trở thành thành viên của Mạng lưới
quốc tế các hãng kiểm toán và tư vấn quản trị chuyên nghiệp HLB, một trong những
tổ chức Kế toán, Kiểm toán và Tư vấn quản trị hàng đầu thế giới. Đây được xem

SV: Nguyễn Huy Lực 44 Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp
GVHD: PGS., TS Thinh Văn Vinh

như một mốc son mới đánh dấu sự hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của AASC
trong lĩnh vực Kế toán, Kiểm toán và Tư vấn chuyên nghiệp.
b. Tình hình tài chính
Biểu đồ 2.2: Tăng trưởng doanh thu của AASC qua 5 năm
Đơn vị tính: triệu đồng

2.1.5. Đặc điểm tổ chức công tác kiểm toán tại AASC

SV: Nguyễn Huy Lực 45 Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp
GVHD: PGS., TS Thinh Văn Vinh

Bảng 2.1: Quy trình kiểm toán tại AASC

QUY TRÌNH KIỂM TOÁN


PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN KIỂM TOÁN DỰA TRÊN RỦI RO

Tổng hợp, kết luận và lập báo


Kế hoạch kiểm toán Thực hiện kiểm toán
cáo kiểm toán
Xem xét chấp nhận Kiểm tra hệ thống Tổng Lập Tổng hợp
khách hàng KSNB đối với các chu hợp kết quả kiểm toán
trình chính kết
quả
Lập hợp đồng kiểm Thực Bảng cân đối Phân tích lại tổng
kiểm
toán và xác định tính hiện kế toán (phần thể BCTC
toán
độc lập của các các B.X)
thành viên chủ chốt thủ tục
Thực hiện các thủ tục kiểm toán và soát xét giấy làm việc

trong nhóm kiểm kiểm

Tổng hợp kết quả kiểm toán và đánh giá chất lượng
toán tra cơ
Tìm hiểu khách hàng bản Báo cáo kết Thư giải trình
và môi trường quả kinh của Ban Giám
Lập kế hoạch và xác định rủi ro

HĐKD doanh (phần đốc và Ban quản


I.X) trị đơn vị
Phân tích BCTC Các nội dung Soát xét Báo cáo tài
khác (phần chính, Báo cáo kiểm toán
O.X)
Đánh giá ban đầu về Thực hiện các thủ tục Soát xét Thư quản lý và
rủi ro kiểm toán khác các vấn đề tư vấn khác
Xác định mức trọng Soát xét GLV của các Soát xét báo cáo trước khi
yếu và phương pháp phần hành – trưởng phát hành
tiếp cận đối với các nhóm
rủi ro đã được đánh
Tổng hợp kế hoạch Đánh giá lại mức trọng Soát xét chất lượng cuộc
kiểm toán và xác yếu và phạm vi kiểm kiểm toán
định tính độc lập của toán
các thành viên của Xem xét lại các đánh
nhóm kiểm toán giá về rủi ro gian lận đã
đề cập trong giai đoạn
Lập Kế hoạch kiểm
toán

SV: Nguyễn Huy Lực 46 Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp
GVHD: PGS., TS Thinh Văn Vinh

2.2. QUY ĐỊNH VỀ CHÍNH SÁCH VÀ THỦ TỤC KIỂM SOÁT CHẤT
LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN BCTC TẠI HÃNG KIỂM TOÁN
AASC
2.2.1. Quy định về tuân thủ nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp
Đối với một công ty kiểm toán nói chung và với mỗi mỗi kiểm toán viên nói
riêng, vấn đề đạo đức nghề nghiệp luôn là một vấn đề hết sức quan trọng mà mỗi
kiểm toán viên và công ty kiểm toán đều phải hết sức gìn giữ, vì thế bên cạnh yêu
cầu các nhân viên của mình nắm vững chuẩn mực kiểm toán về đạo đức nghề
nghiệp, AASC đã thiết lập một số chính sách về tuân thủ đạo đức nghề nghiệp cụ
thể hóa chuẩn mực kiểm toán đồng thời phù hợp với môi trường và điều kiện kinh
doanh của AASC.
Về tư cách cá nhân: mỗi cá nhân là người đại diện cho Công ty trước khách
hàng và công chúng, vì vậy trong bất kỳ hoàn cảnh nào mọi nhân viên phải cư xử
một cách chuyên nghiệp, hành xử đúng mực và lễ độ mọi lúc mọi nơi nhất là lúc
tiếp xúc với khách hàng.
Về tính bảo mật thông tin: nhóm kiểm toán trước, trong và sau quá trình kiểm
toán tại khách hàng, không được phép tiết lộ bất kỳ một thông tin nào về khách hàng
cũng như về công ty khi chưa được sự đồng ý của khách hàng, đặc biệt là của
BTGĐ công ty. Thông tin của khách hàng chỉ được sử dụng và trao đổi với thành
viên trong nhóm kiểm toán trong quá trình kiểm toán tại khách hàng. Mọi phát ngôn
trước công luận cũng như các cơ quan truyền thông phải được sự chấp thuận của
BTGĐ kể cả trong trường hợp có yêu cầu của các cơ quan chức năng được pháp
luật quy định thì cũng phải báo cáo cho BTGĐ trước khi tiếp xúc. Các nhân viên và
sinh viên thực tập khi được công ty ký kết hợp đồng lao động đều phải ký Cam kết
về tính bảo mật thông tin.
Về tính độc lập của kiểm toán viên: Thành viên nhóm kiểm toán được yêu cầu
ký cam kết về tính độc lập của nhóm kiểm toán sau khi trả lời bảng câu hỏi về tính
độc lập của kiểm toán viên, bảng câu hỏi này được thiết kế cho từng thành viên

SV: Nguyễn Huy Lực 47 Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp
GVHD: PGS., TS Thinh Văn Vinh

trong nhóm kiểm toán. Các câu hỏi hướng tới loại trừ những khả năng thành viên
của nhóm kiểm toán, công ty kiểm toán:
- Có quan hệ về lợi ích với khách hàng;
- Có khả năng rơi vào trường hợp tự kiểm tra;
- Có khả năng bị phụ thuộc vào khách hàng trong việc đưa ra ý kiến kiểm toán;
- Có quan hệ thân thiết với khách hàng.
2.2.2. Giao việc
Việc bố trí nhân sự, thời gian thực hiện kiểm toán cho từng hợp đồng sẽ do các
trưởng phòng nghiệp vụ quyết định. Căn cứ vào số lượng hợp đồng được ký kết,
thời gian thực hiện được ghi nhận trên hợp đồng, số lượng nhân viên hiện có và tính
phức tạp của từng hợp đồng trưởng phòng sẽ thực hiện phân công công việc. Việc
phân công phải đảm bảo trong nhóm kiểm toán gồm ít nhất 4 thành viên trong đó
phải có một trưởng nhóm là Kiểm toán viên chính, một kiểm toán viên, một trợ lý 3
năm kinh nghiệm. Công việc được phân công dựa trên năng lực của nhân viên và
ngành nghề kinh doanh của khách hàng, những nhân viên có kinh nghiệm trong
những lĩnh vực nhất định sẽ được ưu tiên lựa chọn cho những hợp đồng có tính chất
tương tự nhau. Quá trình giao việc này thường được xác định từ đầu tháng và được
gọi là lịch khách hàng.
Căn cứ vào lịch khách hàng được lập, các trưởng nhóm kiểm toán sẽ phân công
công việc cụ thể cho từng nhân viên trong nhóm, việc phân công công việc này có
tính đến số năm kinh nghiệm cũng như là năng lực chuyên môn của từng nhân viên
để đảm bảo công việc được hoàn thành theo đúng lịch. Trong một số trường hợp
phát sinh thêm các hợp đồng kiểm toán mới hoặc mức độ phức tạp của các hợp
đồng khác với nhận định ban đầu của người tiến hành khảo sát thì thời gian làm
việc và nhân sự của cuộc kiểm toán có thể thay đổi tăng thêm hoặc bớt đi, lịch
khách hàng cũng sẽ phải được điều chỉnh theo cho phù hợp, việc thay đổi này sẽ
phải do cấp lãnh đạo phòng quyết định và hoàn toàn chủ động trong lịch công tác
của phòng.
2.2.3. Hướng dẫn và giám sát

SV: Nguyễn Huy Lực 48 Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp
GVHD: PGS., TS Thinh Văn Vinh

Công ty đã xây dựng hệ thống hồ sơ kiểm toán cho tất cả các cuộc kiểm toán
dựa trên mẫu hồ sơ của HLB và của VACPA. Đây là tài liệu quan trọng cho các
kiểm toán viên thực hiện trong quá trình kiểm toán, là căn cứ để hướng dẫn thực
hiện và giám sát. Hoạt động giám sát tiến hành qua 3 cấp: trưởng nhóm, lãnh đạo
phòng, BTGĐ trong suốt cuộc kiểm toán.
2.2.4. Trách nhiệm của nhà quản lý
Quan điểm của nhà quản lý có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng kiểm toán của
từng công ty kiểm toán. Nếu người quản lý cao nhất đơn vị quan niệm rằng chất
lượng kiểm toán là một vấn đề quan trọng và yêu cầu phải xây dựng các quy trình
chặt chẽ để kiểm soát hiệu quả chất lượng kiểm toán thì các thành viên khác trong
đơn vị sẽ chịu ảnh hưởng bởi điều đó và hết sức tôn trọng các quy định về kiểm soát
chất lượng. Ngược lại, nếu người quản lý không thực tâm chú trọng đến vấn đề này
thì chắc chắn các mục tiêu kiểm soát chất lượng kiểm toán không thể thực hiện được.
Hiểu được tầm quan trọng của vấn đề kiểm soát chất lượng kiểm toán báo cáo
tài chính, ban lãnh đạo công ty đã xây dựng một quy trình kiểm soát chất lượng
kiểm toán một cách toàn diện trong đó có phân cấp trách nhiệm đối với từng cá
nhân tham gia cuộc kiểm toán. Cụ thể:
Thành viên BTGĐ: Là người soát xét cuối cùng giấy tờ làm việc và BCTC
trước khi phát hành.
Lãnh đạo phòng nghiệp vụ: Chịu trách nhiệm chính về cuộc kiểm toán. Trong
quá trình kiểm toán, Trưởng/ Phó phòng kiểm toán phải thường xuyên theo dõi về
tiến độ và chất lượng công việc thực hiện; có trách nhiệm soát xét và phê duyệt kế
hoạch kiểm toán, chương trình kiểm toán do kiểm toán viên lập.
Kiểm toán viên chính/ Trưởng nhóm kiểm toán: Chịu trách nhiệm về tiến độ và
chất lượng công việc của nhóm kiểm toán; thực hiện lập kế hoạch kiểm toán; xác
định mức trọng yếu (MP); giao việc cho các thành viên trong nhóm; kiểm tra công
việc của các thành viên khác trong nhóm và hoàn thành hồ sơ kiểm toán.
2.3. KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG TRONG PHẠM VI TOÀN BỘ AASC
2.3.1. Phòng kiểm soát chất lượng và đào tạo tại Công ty AASC

SV: Nguyễn Huy Lực 49 Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp
GVHD: PGS., TS Thinh Văn Vinh

Năm 2009 Công ty đã thành lập phòng kiểm soát chất lượng kiểm toán gồm 2
thành viên của hội đồng thành viên có chức năng nhiệm vụ:
• Kiểm soát chất lượng: bao gồm kiểm soát chất lượng Báo cáo kiểm toán trước
khi phát hành và kiểm soát hồ sơ đã thực hiện. Trong đó kiểm soát chất lượng Báo
cáo kiểm toán trước khi phát hành căn cứ vào các chuẩn mực kiểm toán hiện hành
trong khi kiểm soát hồ sơ đã thực hiện dựa trên các checklist được xây dựng theo
từng loại hình doanh nghiệp và từng loại dịch vụ kiểm toán.
• Đào tạo, bao gồm lập kế hoạch đào tạo, xây dựng chương trình đào tạo, tham
gia thực hiện đào tạo, theo dõi đào tạo theo quy chế nội bộ của công ty.
• Các vấn đề chuyên môn khác: như tóm tắt văn bản nghiệp vụ, nghiên cứu và
ban hành các hướng dẫn về nghiệp vụ chuyên môn.
• Thực hiện các nhiệm vụ khác của BTGĐ giao: thực hiện các hợp đồng cung cấp
dịch vụ theo yêu cầu của BTGĐ (chủ yếu là các hợp đồng tư vấn, đào tạo), tham gia
góp ý kiến vào văn bản pháp quy của Nhà nước.
• Thực hiện các công việc tư vấn cho khách hàng miễn phí theo yêu cầu cụ thể
của BTGĐ.
Từ khi thành lập cho đến nay phòng đã hoạt động tương đối hiệu quả, đặc biệt
là trong việc lựa chọn hồ sơ kiểm toán để soát xét lại. Phòng giữ vai trò chủ đạo
trong việc lựa chọn hồ sơ kiểm tra cũng như huy động kiểm toán viên của các
phòng khác tham gia vào quá trình kiểm tra này, việc lựa chọn dựa theo nguyên tắc
kiểm tra chéo: Kiểm toán viên của phòng này sẽ tham gia kiểm tra hồ sơ của phòng
khác và ngược lại. Qua gần 5 năm hoạt động phòng đã kiểm tra được khoảng 120
khách hàng/1 năm chiếm tỷ lệ 10% khách hàng của công ty và trung bình là 2 hồ sơ
kiểm toán/ kiểm toán viên/1 năm, việc kiểm tra đã phát hiện ra nhiều các sai sót và
hạn chế của các hồ sơ kiểm toán từ đó đưa ra các kinh nghiệm và các hướng xử lý
chung áp dụng trên toàn công ty.
2.3.2. Kiểm soát đội ngũ nhân viên

Công ty nhận thức rõ "Chất lượng nhân viên là chất lượng dịch vụ", "Đội ngũ
nhân viên là tài sản của công ty" nên đã rất coi trọng việc tuyển dụng, đào tạo cơ

SV: Nguyễn Huy Lực 50 Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp
GVHD: PGS., TS Thinh Văn Vinh

bản và thường xuyên đội ngũ nhân viên, đặc biệt là nhân viên chuyên nghiệp.

a. Đối với công tác tuyển dụng:


Kiểm toán là ngành có sự biến động nhân sự rất lớn qua từng năm vì vậy để có
được đội ngũ nhân viên có đủ năng lực đáp ứng được nhu cầu công việc, công ty
phải có kế hoạch tuyển dụng một cách bài bản. Căn cứ vào số lượng khách hàng
năm sau và tình hình nhân sự ở các phòng, trưởng phòng sẽ gửi nhu cầu nhân sự về
Phòng KSCL&ĐT vào tháng 2 hàng năm. Nhu cầu nhân sự này sau khi được trình
lên BTGĐ quyết định thông qua, thông tin tuyển dụng sẽ được đăng tải lên trang
web của công ty. Thí sinh tham gia dự thi phải đảm bảo là những người có trình độ
chuyên môn nghiệp vụ vững vàng trong lĩnh vực tài chính kế toán, thuần thục kỹ
năng tin học, tiếng anh giao tiếp tốt và có tư cách đạo đức tốt. Cụ thể:
- Tốt nghiệp Đại học hệ chính quy dài hạn các trường Đại học quốc lập chuyên
ngành Kế toán, Kiểm toán, Tài chính và Ngân hàng có điểm trung bình toàn khóa
học: Nam từ 6,5 trở lên, Nữ từ 7,5 trở lên;
- Có khả năng sử dụng, giao tiếp tiếng Anh tốt và thành thạo tin học văn phòng;
Quy trình tuyển dụng được thực hiện qua 3 vòng. Vòng 1: Bộ phận tuyển dụng
sẽ thông báo nhận hồ sơ của các thí sinh và tiến hành xét duyệt hồ sơ. Vòng 2: Bao
gồm các bài thi về nghiệp vụ kế toán, kiểm toán, thuế, tiếng anh. Thí sinh đạt yêu
cầu sẽ được mời phỏng vấn với ban tuyển dụng bao gồm: Các thành viên trong
BTGĐ, các trưởng phòng nghiệp vụ và trưởng phòng KSCL&ĐT. Các ứng viên đạt
yêu cầu sẽ trở thành thành viên mới của công ty.

Hoạt động tuyển dụng sinh viên thực tập vào tháng 11 hằng năm cũng được tổ
chức một cách chặt chẽ chuyên nghiệp tương tự như đợt tuyển dụng nhân viên vào
tháng 4. Hằng năm, công ty tuyển khoảng 80 sinh viên thực tập tại trụ sở chính ở
Hà Nội, trải qua quá trình thực tập là căn cứ để công ty lựa chọn nhân tài. Sinh viên
thực tập sẽ được phân về các phòng để tham gia kiểm toán tại khách hàng cùng các
nhóm kiểm toán. Các phòng kiểm toán sẽ đánh giá và lựa chọn những ứng viên phù
hợp và sau đó các thí sinh sẽ trải qua một kỳ thi chuyên môn do phòng kiểm soát

SV: Nguyễn Huy Lực 51 Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp
GVHD: PGS., TS Thinh Văn Vinh

chất lượng và đào tạo tổ chức để trở thành nhân viên chính thức của công ty.

Phòng kiểm toán sẽ dựa trên đánh giá theo “Bản đánh giá nhân viên tập sự” để
lựa chọn nhân viên.
Bảng 2.2: Bản đánh giá nhân viên tập sự

CÔNG TY TNHH HÃNG KIỂM TOÁN AASC


AASC AUDITING FIRM COMPANY LIMITED

BẢN ĐÁNH GIÁ NHÂN VIÊN TẬP SỰ

Tên sinh viên:………………………………………………………………..


Bộ phận quản lý trong thời gian tập sự:……………………………………..
1. Tóm tắt công việc đã thực hiện
(Sinh viên ghi chép các cuộc kiểm toán đã tham gia, trưởng nhóm, công việc đảm nhiệm)
Kinh nghiệm thu được, tự đánh giá: …………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………..
2. Đánh giá công việc được giao. (theo mức mong đợi với từng cuộc kiểm toán)
………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………..
3. Tổng hợp đánh giá
Đánh giá mọi mặt về sinh viên, do trưởng phòng, trưởng nhóm đánh giá (thang điểm từ 1 – 10)
Tiêu chí Đánh giá Điểm số
Kiến thức chuyên môn
Khả năng đánh giá và phân tích
Trình bày giấy tờ
Diễn đạt viết và nói
Tổ chức công việc
Thái độ, tác phong
Quan hệ với khách hàng
Tính cách cá nhân
Tổng điểm
Nhận xét chung của phòng, chi nhánh về điểm mạnh, điểm yếu:
Các điểm mạnh:……………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………..
Các điểm yếu:…………………………………………………………………………….....
………………………………………………………………………………………………...
 Có thể tuyển dụng  Không nên tuyển dụng 
Ký và ghi rõ họ tên
Nhân viên được đánh giá…………………………………………………………

SV: Nguyễn Huy Lực 52 Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp
GVHD: PGS., TS Thinh Văn Vinh

Phụ trách bộ phận………………………………………………………………….


Nhân viên tham gia đánh giá…………………………………………………….

b. Đối với công tác đào tạo:


Đào tạo nhân viên mới: sau khi vượt qua kì thì tuyển dụng của công ty, các
nhân viên mới sẽ được tham gia một chương trình đào tạo chuyên nghiệp kéo dài 1
tháng do phòng kiểm soát chất lượng và đào tạo tổ chức. Nội dung chương trình đào
tạo bao gồm: giới thiệu về công ty, nội quy của AASC, quy trình kiểm toán chung
và quy trình kiểm toán các phần hành, hướng dẫn sử dụng hồ sơ kiểm toán mẫu, các
giấy tờ làm việc, đọc các hồ sơ kiểm toán và sau đó sẽ được phân công về các
phòng nghiệp vụ để tham gia kiểm toán cùng nhóm kiểm toán.
Đào tạo sinh viên thực tập: các sinh viên thực tập tại công ty cùng khoảng thời
gian với mùa kiểm toán (tháng 1 – tháng 3 hằng năm) vì vậy sinh viên sẽ được tham
gia vào nhóm kiểm toán với tư cách trợ lý kiểm toán. Trước đó, sinh viên sẽ tham
gia khóa đào tạo ngắn kéo dài 2 ngày do phòng kiểm soát chất lượng và đào tạo
thực hiện giới thiệu căn bản về quy chế công ty, quy trình kiểm toán các phần hành
chủ yếu. Khi phân công về phòng kiểm toán, sinh viên sẽ được hướng dẫn về thực
hành với giấy tờ làm việc bởi kiểm toán viên trong phòng kiểm toán.
Đào tạo cập nhật kiến thức: Đây là một trong những chính sách hết sức quan
trọng nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ. Ngoài việc tham gia các lớp cập nhật kiến
thức cho kiểm toán viên do Bộ tài chính tổ chức thì hàng năm công ty cũng xây
dựng chương trình đào tạo riêng cho từng cấp độ nhân viên. Mỗi khoá học thường
kéo dài từ 10 – 15 ngày, riêng với kiểm toán viên số lượng giờ cập nhật kiến thức
tại công ty lên đến 150 giờ/năm, đây là nơi trang bị những kỹ năng cơ bản phù hợp
với từng cấp độ, đồng thời cũng là diễn đàn trao đổi, thảo luận những vấn đề nghiệp
vụ vướng mắc trong quá trình kiểm toán để rút ra bài học kinh nghiệm cho mùa
kiểm toán mới.
Sau khóa học, công ty sẽ có các bài kiểm tra tại chỗ nhằm đánh giá mức độ tiếp
cận của từng nhân viên, đây là một trong những yếu tố để công ty xét chuyển bậc
cho nhân viên. Bên cạnh đó, hàng năm khi kết thúc mùa kiểm toán tại các phòng

SV: Nguyễn Huy Lực 53 Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp
GVHD: PGS., TS Thinh Văn Vinh

nghiệp vụ cũng sẽ tổ chức công tác đánh giá năng lực nhân viên qua từng hợp đồng
kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán là người được giao nhiệm vụ này. Những người
không đạt yêu cầu sẽ không được xem xét nâng bậc và phải tham gia đào tạo lại ở
cấp bậc hiện tại.
2.3.3. Kiểm soát khách hàng

Trong một lĩnh vực có nhiều cạnh tranh như nghề kiểm toán, việc có và giữ
được khách hàng là vô cùng khó khăn, nhưng AASC vẫn hết sức thận trọng khi
quyết định tiếp nhận một khách hàng. Nếu nhận kiểm toán cho những khách hàng
thiếu trung thực, có những tranh luận về phạm vi kiểm toán và giá phí, hoặc có sự vi
phạm nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp, hoặc công ty không có khả năng đáp ứng
yêu cầu kiểm toán thì có thể dẫn đến khả năng không thực hiện được kiểm toán.
Công ty phải rút khỏi hợp đồng kiểm toán, điều này sẽ phương hại đến hình ảnh của
công ty trong công chúng. Nếu tiếp tục kiểm toán, công ty phải mở rộng thời gian,
nhân lực và tăng cường các thủ tục kiểm tra chi tiết dẫn đến chi phí kiểm toán phát
sinh lớn trong điều kiện giá phí xác định sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận của công ty.
Thậm chí, do độ phức tạp cao của công ty khách hàng có thể dẫn đến những ý kiến
sai lầm của KTV về BCTC của khách hàng. Khi đó, công ty có thể phải gánh chịu
những bất lợi nghiêm trọng trong tương lai. Vì vậy, AASC khẳng định rằng kiểm
soát tốt vấn đề khách hàng là một trong những biện pháp quan trọng hàng đầu nhằm
đảm bảo chất lượng kiểm toán.

Kiểm soát khách hàng là khâu kiểm soát đầu tiên mà AASC thực hiện để KSCL
hoạt động kiểm toán. Thông thường, sau khi nhận được thư mời kiểm toán, công ty
sẽ cử đại diện, là các KTV có chuyên môn vững vàng, nhiều năm kinh nghiệm đến
công ty khách hàng để thu thập thông tin sơ bộ về khách hàng nhằm trả lời câu hỏi:
Có nên chấp nhận kiểm toán công ty khách hàng hay không? Thậm chí, ngay trong
quá trình thực hiện kiểm toán, hoạt động kiểm soát khách hàng vẫn được thực hiện.
Bất kì hành động không hợp tác, chậm hoặc không cung cấp các tài liệu cần thiết
của kế toán đều được các KTV phản ánh với Ban giám đốc công ty khách hàng.

SV: Nguyễn Huy Lực 54 Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp
GVHD: PGS., TS Thinh Văn Vinh

Điều này đảm bảo các KTV có được đầy đủ tài liệu cần thiết phục vụ cho công việc
của mình, đảm bảo đạt được chất lượng kiểm toán.

2.3.4. Kiểm soát hồ sơ kiểm toán


Trong công tác kiểm toán, các kiểm toán viên AASC đã tiến hàng sắp xếp tài
liệu, hồ sơ kiểm toán theo trình tự thích hợp, thuận tiện cho Công tác kiểm soát chất
lượng cuộc kiểm toán.
Hồ sơ kiểm toán của AASC được sắp xếp và thực hiện theo đúng chuẩn mực
kiểm toán số 220. Trước khi thực hiện bất kỳ cuộc kiểm toán nào, các thành viên
trong nhóm kiểm toán sẽ có nhiệm vụ chuẩn bị văn phòng phẩm phục vụ tập hợp
giấy tờ làm việc.
a. Hồ sơ kiểm toán chung: sẽ được lập với các khách hàng quen thuộc của phòng,
công ty. Do công ty có sự phân chia tương đối độc lập giữa các phòng nên việc lưu
giữ hồ sơ chung và hồ sơ năm thường được tiến hành riêng ở các phòng. Hàng năm,
hồ sơ chung sẽ được bổ sung thêm các thông tin về khách hàng để cập nhật dữ liệu.
Hồ sơ chung được lưu và dán giấy màu trắng để phân biệt với hồ sơ năm, hồ sơ năm
sẽ được dán giấy màu khác (ví dụ với hồ sơ kiểm toán năm 2012 có màu vàng, hồ
sơ kiểm toán năm 2013 có màu đỏ).
Hồ sơ chung sẽ bao gồm các giấy tờ tài liệu sau:
 Thông tin chung (PF1): các thông tin cơ bản về khách hàng như loại hình
doanh nghiệp, tên khách hàng là chủ sở hữu của DN hoặc cơ quan chủ quản của đơn
vị, các bên có liên quan nếu là liên doanh liên kết, sản phẩm chính, đầu vào quan
trọng của khách hàng, các nhân tố rủi ro, mô tả hoạt động kinh doanh của khách
hàng, sơ đồ tổ chức, ban lãnh đạo của khách hàng,…
 Các biên bản họp (PF2): điều lệ của Công ty, các quy định, quy chế Công ty;
giấy phép thành lập hoặc đăng kí kinh doanh; hợp đồng liên doanh; biên bản họp
hội đồng quản trị; các thay đổi về vốn kinh doanh,..
 Thông tin về tài chính, kế toán (PF3): chế độ chính sách kế toán áp dụng trong
DN, BCTC các năm.

SV: Nguyễn Huy Lực 55 Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp
GVHD: PGS., TS Thinh Văn Vinh

 Thông tin về thuế (PF4): quyết toán thuế hàng năm, biên bản kiểm tra thuế,
các văn bản liên quan đến các yếu tố và đặc điểm riêng của DN trong tính thuế.
 Thông tin về nhân sự (PF5): thỏa ước lao độn tập thể hoặc hợp đồng lao động;
các quy trình về quản lý và sử dụng quỹ lương; tóm tắt các quy định nói chung về
điều lệ, biên bản đại hội công nhân viên, biên bản cắt giảm nhân sự trong DN.
 Thông tin về hợp đồng (PF6): các hợp đồng kéo dài hàng năm với nhà cung
cấp; hợp đồng tín dụng ( có bản tóm tắt nội dung kèm copy bản gốc cảu hợp đồng).
 Thông tin về kiểm toán (PF7): thư quản lý năm; tổng hợp kết quả kiểm toán
trong các năm; những vấn đề cần lưu ý cho các cuộc kiểm toán, BCKT.
 Thông tin về tập đoàn (PF8)
Ứng với mỗi thông tin trên, sẽ có tương ứng với các cột năm. Nếu năm nào có
thông tin cập nhật thì sau khi cập nhật, kiểm toán viên sẽ đánh dấu “√” vào dòng và
năm tương ứng.
Hồ sơ kiểm toán chung giúp cho KTV có cái nhìn xuyên suốt về khách hàng
kể từ khi bắt đầu cung cấp dịch vụ đến năm kiểm toán hiện thời và được sử dụng một
cách thường xuyên qua nhiều năm do chứa đựng những luông thông tin mang tính cố
định của khách hàng, đặc biêt, hồ sơ kiểm toán chung không chuyển vào kho lưu trữ.
Với AASC thì hồ sơ kiểm toán chung đòi hỏi phải đáp ứng những yêu cầu:
- Sử dụng nhất quán
- Tránh bỏ sót thông tin cần thiết
- Thu thập thông tin theo mẫu và bản sao các tài liệu trích dẫn thông tin
- Cập nhật liên tục các thay đổi
- Không xóa bỏ các thông tin đã có
- Lưu bản mềm để sử dụng linh hoạt
b. Hồ sơ kiểm toán năm: Là hồ sơ kiểm toán chứa đựng các thông tin về khách hàng
chỉ liên quan tới cuộc kiểm toán một năm tài chính.
Hồ sơ kiểm toán năm bao gồm như sau:

SV: Nguyễn Huy Lực 56 Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp
GVHD: PGS., TS Thinh Văn Vinh

 Thông tin chung về cuộc kiểm toán: thông tin về khách hàng, nhân sự tham
gia cuộc kiểm toán (cả tên cà ký hiệu viết tắt để thuận lợi cho việc rà soát sau này)
và thông tin khác về loại hồ sơ, ngày lưu hồ sơ...
 Phần tổng hợp hồ sơ: BCKT, thư quản lý, thư giải trình, BCKT và báo cáo
khác dự thảo, các tài liệu trong giai đoạn hoàn tất cuộc kiểm toán và soát xét, các tài
liệu trong giai đoạn lập kế hoạch, đánh giá rủi ro, BCTC trước kiểm toán và các vấn
đề khác, các tài liệu trao đổi với khách hàng.
 Phần kiểm tra các khoản mục chi tiết: bao gồm các phần hành kiểm toán chi
tiết cho các khoản mục. Các phần hành kiểm toán được đánh ký hiệu tham chiếu từ
A đến Z trong đó bảng cân đối kế toán được bắt đầu bằng chữ “B”, báo cáo kết quả
kinh doanh được bắt đầu bằng chữ “I” và các chỉ tiêu khác bắt đầu bằng chữ “O”.
Trong đó cách sắp xếp được thực hiện theo quy định về trật tự: bảng tổng hợp số
liệu, ghi nhận các vấn đề phát sinh trong cuộc kiểm toán và các giải thích, các bút
toán điều chỉnh, chương trình kiểm toán, giấy làm việc chi tiết ( giấy làm việc chi
tiết liên quan đến hệ thống kiểm soát nội bộ được đặt trước, kiểm tra chi tiết được
đặt sau).
Ví dụ với phần hành kiểm toán hàng tồn kho, hồ sơ kiểm toán về chi tiết cần có
một số công việc KTV đã làm như:
- Xem xét kết quả kiểm toán của các phần hành hàng tồn kho năm trước
- Tham quan nhà xưởng, kho bãi và đưa ra đánh giá về kiểm soát nội bộ với
hàng tồn kho
- Những thông tin về chính sách kế toán hàng tồn kho
- Các tài liệu về kiểm kê hàng tồn kho cuối năm
- Kiểm tra các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ về hàng tồn kho,...
c. Ký hiệu tham chiếu:
Đối với AASC quy định về cách đánh tham chiếu như sau:
 Các phần hành : chữ cái ( A, B, C,..)
 Các vấn đề kiểm toán : sử dụng I, II, …, XII,...

SV: Nguyễn Huy Lực 57 Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp
GVHD: PGS., TS Thinh Văn Vinh

 Các trang tổng hợp, trang kết luận kiểm toán, trang chương trình kiểm toán
đánh tham chiếu: Ký hiệu của khoản mục + S + từ 1 đến …. Ví dụ CS1
 Các trang giấy làm việc được đánh tham chiếu theo kí hiệu tham chiếu của
khoản mục từ 1 đến hết ví dụ C1, C2,….
 Các số liệu được chi tiết đến các trang sau sẽ được đánh tham chiếu đến trang
chi tiết ở phía dưới, bên phải.
 Các số liệu được tổng hợp lên các trang phía trước sẽ được tham chiếu đến
trang tổng hợp bên trái.
 Các ký hiệu phổ biến:
Ag – khớp với số liệu trên BCĐKT, BCKQKD năm kiểm toán;
Ly – khớp số liệu trên BCTC năm trước;
f – đã đối chiếu với chứng từ gốc hợp lệ;
v – kiểm tra cộng dọc đúng;
< kiểm tra cộng ngang đúng.
Tham chiếu Các phần hành : gồm kí hiệu A là BCTC của khách hàng, B là tóm
tắt hệ thống KSNB của khách hàng. Trong đó, kí hiệu A gồm trang kết luận kiểm
toán, chương trình kiểm toán BCTC, BC năm được kiểm toán, BCTC năm của
khách hàng...
Ví dụ về trình bày giấy làm việc chi tiết của Phần hành Tiền:
Bảng 2.3: Trình bày giấy tờ làm việc trong hồ sơ kiểm toán
Ref Loại GLV Nội dung lưu ý
BA0 Biểu tổng hợp Nội dung bao gồm:
- Số trước kiểm toán được tham chiếu đến trang GLV thu thập
số liệu của khách hàng (BA1)
- Các bút toán điều chỉnh được tham chiếu từ BAP và được tham
chiếu lên 3.03
- Số sau điều chỉnh của kiểm toán tham chiếu đến tài liệu 1.01
BA01 TM chi tiết Bổ sung thông tin theo mẫu trong Thuyết minh BCTC (có ở các
khoản mục cần có thông tin chi tiết theo quy định như Biểu
tăng giảm TSCĐ, Biểu Chi phí sản xuất theo yếu tố…). Biểu số
liệu này được tham chiếu lên 1.01
BAN Ghi nhận các vấn Các vấn đề phát hiện trong quá trình kiểm toán và các vấn đề
đề phát sinh trong cần đưa vào Thư quản lý được tham chiếu lên bản 3.02 – Tổng

SV: Nguyễn Huy Lực 58 Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp
GVHD: PGS., TS Thinh Văn Vinh

cuộc kiểm toán và hợp kết quả kiêm toán.. Các nội dung này được tham chiếu
giải thích xuống các trang giấy làm việc đã ghi lại các phát hiện này
BAP Các bút toán đề Các sai sót đề nghị điều chỉnh được tham chiếu từ các trang
nghị điều chỉnh giấy làm việc đã ghi lại các phát hiện này và được tham chiếu
lên 3.03.
BAC Chương trình Từng thủ tục trong chương trình được tham chiếu xuống các
kiểm toán trang giấy làm việc thực hiện thủ tục đó.
Sau khi thực hiện xong các thủ tục kiểm toán, phần kết luận của
toàn bộ phần hành này sẽ được ghi dưới cùng của CTKT
BAS Kiểm tra hệ thống (*)
kiểm soát nội bộ
BA1... Các giấy tờ làm
việc, tài liệu khác

2.4. QUY TRÌNH KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG ĐỐI VỚI CUỘC KIỂM TOÁN
BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI HÃNG KIỂM TOÁN AASC
Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán bắt buộc đối với các cuộc kiểm toán
và ở các cấp độ khác nhau. AASC cho rằng, chỉ có khẳng định chất lượng qua từng
cuộc kiểm toán cụ thể mới tạo được niềm tin cho công chúng về chất lượng các dịch
vụ công ty cung cấp. Công ty đã thiết lập và thực hiện quy trình kiểm soát chất
lượng công việc kiểm toán ở mọi giai đoạn kiểm toán từ khâu lập kế hoạch đến khi
kết thúc kiểm toán.
Nội dung kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán cụ thể được biểu hiện thành
ba phần: kiểm soát trước cuộc kiểm toán, kiểm soát trong quá trình thực hiện, kiểm
soát sau khi thực hiện kiểm toán.
2.4.1. Kiểm soát trước cuộc kiểm toán
2.4.1.1. Xem xét khả năng duy trì hoặc chấp nhận kiểm toán đối với khách hàng
a. Nội dung kiểm soát chất lượng:
Duy trì và chấp nhận khách hàng là bước công việc đầu tiên để đảm bảo chất
lượng kiểm toán, công việc này giúp cho kiểm toán viên và công ty kiểm toán giữ
được uy tín và chất lượng của dịch vụ. Một hợp đồng kiểm toán chỉ được ký kết khi
kiểm toán viên và công ty kiểm toán nhận định rủi ro của cuộc kiểm toán ở mức
chấp nhận được.

SV: Nguyễn Huy Lực 59 Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp
GVHD: PGS., TS Thinh Văn Vinh

Để đánh giá rủi ro kiểm toán, công ty đã xây dựng hai hệ thống câu hỏi cơ bản
cho người thực hiện khảo sát trả lời, hai hệ thống câu hỏi này được xây dựng riêng
cho khách hàng cũ và khách hàng mới. Đối với khách hàng mới kiểm toán viên phải
tìm hiểu và trả lời trả lời 39 câu hỏi trên 35 câu hỏi so với khách hàng cũ. Ðối với
khách hàng nãm ðầu tiên, KTV sẽ thu thập thêm các thông tin chi tiết hõn so với
các khách hàng thýờng niên. Ðể trả lời được các câu hỏi này kiểm toán viên phải sử
dụng rất nhiều kỹ thuật kiểm toán nhý liên lạc với kiểm toán viên tiền nhiệm, phỏng
vấn, quan sát, nghiên cứu các tài liệu thu thập được từ khách hàng, từ bên thứ ba và
bên ngoài. Các thông tin mà kiểm toán viên cần thu thập bao gồm:
- Thông tin chung về doanh nghiệp: Thông tin pháp lý, địa chỉ, loại hình doanh
nghiệp, các hoạt động chủ yếu trong năm, mục tiêu chiến lược của khách hàng.
- Mục đích mời kiểm toán/ lý do thay đổi công ty kiêm toán của Ban giám đốc;
việc xác định mục đích mời kiểm toán/ thay đổi công ty kiểm toán giúp cho Kiểm
toán viên xác định được đối tượng sử dụng Báo cáo kiểm toán để từ đó xác định
mức rủi ro mong muốn cho phù hợp và xây dựng chương trình cũng như các thủ tục
kiểm toán cần thiết. Kiểm toán viên sẽ mô tả lại trên giấy tờ làm việc về nguyên
nhân khách hàng muốn có báo cáo kiểm toán và các bên liên quan cần sử dụng kết
quả đó, các dịch vụ và báo cáo yêu cầu là gì và ngày hoàn thành dịch vụ.
- Thông tin về tình hình kinh doanh của đơn vị mời kiểm toán: các sản phẩm
dịch vụ chính của công ty, đặc điểm quy trình sản xuất kinh doanh, phương thức
phân phối sản phẩm, cung cấp dịch vụ. Bên cạnh đó, kiểm toán viên sẽ thu thập báo
cáo tài chính trong năm liền kề để xem xét một số các chỉ tiêu tài chính cơ bản để
xem xét khái quát tình hình tài chính của khách hàng cũng như tốc độ phát triển,
quy mô của khách hàng…
- Thông tin về cơ cấu tổ chức hoạt động: Thu thập các thông tin liên quan đến
bộ máy lãnh đạo, cơ cấu tổ chức, các chi nhánh và địa bàn hoạt động.
- Thông tin liên quan đến hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của
khách hàng: từ bộ máy đến chế độ kế toán và các vấn đề vướng mắc khách hàng
gặp phải…

SV: Nguyễn Huy Lực 60 Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp
GVHD: PGS., TS Thinh Văn Vinh

Tài liệu này là cơ sở để thực hiện các tài liệu 4.03 – Hợp đồng kiểm toán và
4.04 – Chiến lược và kế hoạch kiểm toán tổng thể.
Sau khi tìm hiểu đánh giá về khách hàng, bản đánh giá này sẽ được soát xét bởi
thành viên BTGĐ phụ trách và đưa ra quyết định có chấp nhận tham gia cung cấp
dịch vụ kiểm toán cho khách hàng hay không và soạn thảo, ký hợp đồng kiểm toán.
b. Người thực hiện:
Do tầm quan trọng của việc chấp nhận và duy trì khách hàng nên công việc này
thường được thực hiện bởi những người có trách nhiệm cao thường là: Trưởng
nhóm kiểm toán/Lãnh đạo phòng.
Trường hợp hợp đồng được đánh giá là rủi ro cao, có sự tham khảo ý kiến của
Thành viên BTGĐ khác (hoặc toàn bộ BTGĐ) trước khi chấp thuận khách hàng.
Việc chấp nhận hay từ chối khách hàng phải được cân nhắc kỹ lượng giữa lợi ích và
rủi ro công ty có thể gặp phải.
c. Thời gian thực hiện:
Trong giai đoạn khảo sát và đánh giá khách hàng, tài liệu này cần được hoàn
thiện và phê duyệt trước khi chấp thuận và ký hợp đồng kiểm toán
Đối với khách hàng là CTCP ABC, sau quá trình thu thập thông tin và đánh giá
rủi ro hợp đồng và khả năng cung cấp dịch vụ, PTGĐ. N.Q.D đã đưa ra bản chấp
nhận, duy trì khách hàng cũ và đánh giá rủi ro hợp đồng như bảng sau:
Bảng 2.4: Đánh giá việc chấp nhận khách hàng hiện tại

CÔNG TY TNHH HÃNG KIỂM TOÁN AASC


AASC AUDITING FIRM COMPANY LIMITED
4.02
Khách hàng: CTCP ABC Prepared by: D.D.T Date:20/12/2013
Kỳ kế toán: 31/12/2013 Reviewed by:N.Q.D Date:21/12/2013
Subject: Đánh giá việc chấp nhận khách hàng hiện tại
Mục tiêu: Đảm bảo các thông tin đầy đủ đã được thu thập để cho phép Công ty quyết định xem có
nên tiếp tục hợp đồng kiểm toán không. Các thông tin và các câu hỏi hàng năm dựa trên kết luận
của cuộc kiểm toán năm trước.
CÁC THAY ĐỔI SO VỚI NĂM TRƯỚC Chi tiết các thay đổi
Các cổ đông/thành viên chính
Hội đồng quản trị
Ban Giám đốc
Các công ty con

SV: Nguyễn Huy Lực 61 Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp
GVHD: PGS., TS Thinh Văn Vinh

Các công ty liên kết


Kế toán
CÁC VẤN ĐỀ LƯU Ý TỪ CUỘC KIỂM TOÁN NĂM TRƯỚC
MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG VÀ NHỮNG NGƯỜI SỬ DỤNG BÁO Cổ đông, Nhà đầu tư,
CÁO KIỂM TOÁN Ngân hàng,
Đối tác.
Yes / Các thông tin liên
CÁC CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ No quan khác.
Quyền sở hữu và quản lý
1. 2.Có vấn đề trong việc nhận biết người chủ thực sự của đơn vị không? No
3. 4.Đã hoặc có khả năng thay đổi trong sở hữu của đơn vị, các thành No
viên chủ chốt của Ban điều hành hoặc thay đổi về quản trị mà đưa
đến sự nghi ngờ về tính chính trực của khách hàng không
5. 6.Có bất cứ vấn đề nào về tính chính trực hoặc danh tiếng kinh doanh No
của người chủ, các thành viên chủ chốt của Ban điều hành hoặc
những người quản trị đơn vị không?
7. 8.Có thành viên trong Ban điều hành hoặc HĐQT/HĐTV có khả năng No
ảnh hưởng đến các vấn đề liên quan đến rủi ro kiểm toán không?
9. 10. Có vấn đề liên quan đến thái độ của các chủ sở hữu chính, các No
thành viên chủ chốt của Ban điều hành hoặc những người quản trị
đơn vị có xu hướng coi thường các chuẩn mực kế toán và môi
trường kiểm soát nội bộ không?
Pháp luật và các qui định
11. 12. Hiện tại hoặc trong quá khứ khách hàng có liên quan đến kiện No
tụng, tranh chấp quan trọng không?
13. 14. Công ty có liên quan đến kiện tụng, tranh chấp với khách hàng No
hoặc có sự cảnh báo về việc phát sinh kiện tụng, tranh chấp không?
15. 16. Có dấu hiệu cho thấy khách hàng liên quan đến việc rửa tiền hoặc No
các hoạt động tội phạm không?
17. 18. Có vấn đề liên quan đến phương thức hoạt động hoặc kinh doanh No
của khách hàng đưa đến sự nghi ngờ về danh tiếng và tính chính
trực không?
19. 20. Có thay đổi trong các yêu cầu của pháp luật và các yêu cầu bổ No
sung đối với Kiểm toán viên không?
21. 22. Có các vấn đề quan trọng liên quan đến các cơ quan pháp luật No
không?
Điều kiện về tài chính
23. 24. Có dấu hiệu nghi ngờ về khả năng hoạt động kinh doanh liên tục No
không?
25. 26. Khả năng tài chính của khách hàng có phụ thuộc vào các kế hoạch No
trong tương lai như giảm chi phí qua việc tái cấu trúc, mua hoặc
sáp nhập, niêm yết hoặc sắp xếp cá nhân không?
Kế toán và kiểm toán

SV: Nguyễn Huy Lực 62 Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp
GVHD: PGS., TS Thinh Văn Vinh

Yes / Các thông tin liên


CÁC CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ No quan khác.
27. 28. Có các chính sách kế toán đặc biệt yêu cầu sử dụng các đánh giá No
và các ước tính phức tạp không? Nếu có, có các đánh giá và các
ước tính gì chung cho ngành kinh doanh không?
29. 30. Báo cáo kiểm toán năm trước có bị ngoại trừ không? No
31. 32. Có các chính sách kế toán hay cách xử lý các nghiệp vụ cụ thể gây No
nên sự nghi ngờ về tính chính trực của thông tin tài chính không?
33. 34. Khách hàng có phải là một phần trong Tập đoàn có cấu trúc phức No
tạp không?
35. 36. Có các nghiệp vụ quan trọng với các bên liên quan và các nghiệp No
vụ này có đúng nội dung thực tế không?
37. 38. Khách hàng có mua bán hoặc có các lợi ích ở nước ngoài không? No
39. 40. Có các thay đổi trong chính sách và ước tính kế toán bao gồm các No
thay đổi quan trọng trong giả định không?
41. 42. Có các cấn đề phức tạp liên quan đến thuế từ các xử lý kế toán hay No
các nghiệp vụ không?
43. 44. Có bất cứ dấu hiệu nào về giới hạn phạm vi công việc một cách No
không phù hợp không?
Yes / Các thông tin
Các vấn đề liên quan đến kiểm toán
No liên quan khác.
Tính độc lập
45. Phí có chiếm 15% hoặc hơn trong tổng doanh thu của Công ty No
không?
46. Phí kiểm toán của khách hàng này có chiếm khoảng 10% hoặc hơn No
trong tổng doanh thu của Công ty không?
47. Có phí kiểm toán quá hạn chưa được thanh toán không? No
48. Có sức ép lớn về thời gian hoặc chi phí trong công việc được thực No
hiện hay không?
49. Có bất cứ Partner nào trong Công ty có người nhà, có các quan hệ No
cá nhân hoặc có lợi ích tài chính trực tiếp hay gián tiếp với khách
hàng không?
50. Có bất cứ nhân viên nào mà sẽ là thành viên trong nhóm kiểm toán No
có người nhà, có các quan hệ cá nhân hoặc có lợi ích tài chính với
khách hàng không?
51. Có bất cứ Partner (hoặc người có quan hệ gần gũi) nắm giữ cổ No
phần của khách hàng không?
52. Nếu chấp nhận khách hàng, có sự xung đột về lợi ích với các khách
hàng khác không? Nếu có, liệt kê các xung đột này
53. Hiện Công ty có cung cấp dịch vụ nào cho khách hàng không? No
Nếu có, việc cung cấp dịch vụ có ảnh hưởng đến tính độc lập không? No

SV: Nguyễn Huy Lực 63 Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp
GVHD: PGS., TS Thinh Văn Vinh

Yes / Các thông tin liên


CÁC CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ No quan khác.
54. Có bất cứ Partner hay nhân viên mà sẽ là thành viên của nhóm No
kiểm toán có khả năng sẽ làm việc cho khách hàng hoặc đã làm
cho khách hàng trong 2 năm vừa qua không?
55. Có bất cứ Partner nào của Công ty là nhân viên hoặc người quản lý No
của khách hàng không?
56. Có sự yêu cầu về việc luân chuyển Partner/Nhân viên theo chính No
sách của Công ty không?

Năng lực
57. Partner và các nhân viên tham gia thực hiện dịch vụ không có đầy No
đủ kiến thức và kinh nghiệm để tiếp tục thực hiện dịch vụ hay
không?
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ RỦI RO CỦA HỢP ĐỒNG
Thấp  Trung bình Cao
KẾT LUẬN
Tiếp tục chấp nhận khách hàng
Có  Không

Engagement partner: N.Q.D Date : 21/12/2013

Khảo sát và đánh giá khách hàng là một công việc quan trọng nhằm đảm bảo an
toàn cho công ty trong quá trình thực hiện kiểm toán tránh các rủi ro không cần
thiết. Với biên bản đánh giá làm việc được chuyển ngữ từ hồ sơ mẫu của HLB sẽ là
căn cứ quan trọng cho AASC đưa ra kết luận hợp lý và an toàn trong công đoạn
đánh giá, duy trì và chấp nhận khách hàng.
2.4.1.2. Xác định tính độc lập của các thành viên trong nhóm kiểm toán
Tính độc lập, chính trực khách quan là nguyên tắc hành nghề của KTV. Thực
hiện nguyên tắc này, BTGĐ và phòng kiểm toán luôn cân nhắc về tính độc lập,
chính trực khi bố trí phân công công việc các KTV thực hiện dịch vụ kiểm toán
khách hàng. Các kiểm toán viên, trợ lý kiểm toán, thành viên BTGĐ phụ trách cuộc
kiểm toán không có quan hệ kinh tế hay họ hàng với khách hàng kiểm toán. Trước
khi thực hiện cuộc kiểm toán các KTV, tất cả các thành viên trong nhóm kiểm toán
phải điền thông tin và ký vào mẫu giấy tờ “4.09 Xác nhận về tính độc lập” để thể
hiện cam kết về tính độc lập đối với cung cấp dịch vụ kiểm toán.

SV: Nguyễn Huy Lực 64 Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp
GVHD: PGS., TS Thinh Văn Vinh

Tính độc lập là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tính khách quan của cuộc
kiểm toán, chất lượng của cuộc kiểm toán BCTC.

SV: Nguyễn Huy Lực 65 Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp
GVHD: PGS., TS Thinh Văn Vinh

Bảng 2.5: Xác nhận về tính độc lập


CÔNG TY TNHH HÃNG KIỂM TOÁN AASC
AASC AUDITING FIRM COMPANY LTD.,
4.09
XÁC NHẬN VỀ TÍNH ĐỘC LẬP
Chú ng tô i đã đọ c và hiểu rõ về tính độ c lậ p củ a kiểm toá n viên theo yêu cầ u củ a Chuẩ n mự c
đạ o đứ c nghề nghiệp kế toá n và kiểm toá n đượ c ban hà nh theo Quyết định số 87/2005 QĐ-
BTC ngà y 01 thá ng 12 nă m 2005 củ a Bộ trưở ng Bộ Tà i chính cũ ng như Nộ i qui lao độ ng củ a
Cô ng ty TNHH Hã ng Kiểm toá n AASC
Trên cở sở đó chúng tôi xác nhận:
 Khô ng có thà nh viên nà o trong nhó m kiểm toá n có mố i quan hệ gia đình hay cá nhâ n vớ i
nhữ ng ngườ i trong bộ má y quả n lý (Hộ i đồ ng quả n trị, Ban Giá m đố c, cá c trưở ng phó
phò ng và nhữ ng ngườ i tương đương) củ a Cô ng ty cổ phầ n ABC
 Khô ng có thà nh viên nà o trong nhó m kiểm toá n cũ ng như cá c thà nh viên trong gia đình có
quan hệ họ hà ng thâ n thuộ c củ a nhó m kiểm toá n (như bố , mẹ, vợ , chồ ng, con, anh chị em
ruộ t)
 Sở hữ u cổ phiếu hoặ c có vố n gó p trong Cô ng ty cổ phầ n ABC
 Nhậ n bấ t cứ sự giú p đỡ về tà i chính nà o trong Cô ng ty cổ phầ n ABC (bao gồ m cá c khoả n
vay vố n, nhậ n trợ cấ p, hoặ c cá c khoả n hỗ trợ tà i chính khá c mộ t cá ch trự c tiếp hoặ c giá n
tiếp)
 Khô ng có thà nh viên nà o trong nhó m kiểm toá n cung cấ p bấ t cứ dịch vụ gì mộ t cá ch trự c
tiếp hoặ c giá n tiếp (như cho vay vố n, ký kết hợ p đồ ng gia cô ng, dịch vụ , đạ i lý tiêu thụ
hà ng hó a,…) thô ng qua cá c thà nh viên trong gia đình củ a nhó m kiểm toá n (gồ m bố , mẹ,
vợ , chồ ng, con, anh chị em ruộ t) hoặ c qua tổ chứ c kinh doanh khá c cho Cô ng ty cổ phầ n
 Khô ng có thà nh viên nà o trong nhó m kiểm toá n sắ p tớ i sẽ là m việc hoặ c đã là m việc trong
2 nă m vừ a qua cho Cô ng ty cổ phầ n ABC
 Chú ng tô i, cá c thà nh viên củ a nhó m kiểm toá n, cũ ng hiểu rõ BTGĐ Cô ng ty TNHH Hã ng
Kiểm toá n AASC sẽ kỷ luậ t cá c thà nh viên khô ng cô ng bố đú ng sự thậ t về nhữ ng vấ n đề đã
nêu ở trên.
Thành viên nhóm
Vị trí Chữ ký Ngày
kiểm toán
D.D.T Kiểm toá n viên – Trưở ng nhó m 29/12/2013
L.T.A Thà nh viên 29/12/2013
N.M.H Thà nh viên 29/12/2013
T.T.S Thà nh viên 29/12/2013
N.V.T Thà nh viên 29/12/2013
N.H.V Thà nh viên 29/12/2013
N.H.L Thà nh viên 30/12/2013

2.4.1.3. Kiểm soát đối với công tác lập kế hoạch kiểm toán
Lập kế hoạch kiểm toán là công việc quan trọng đối với một cuộc kiểm toán
chuyên nghiệp. Kế hoạch kiểm toán đúng đắn sẽ giúp cho kiểm toán viên thu thập

SV: Nguyễn Huy Lực 66 Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp
GVHD: PGS., TS Thinh Văn Vinh

đầy đủ bằng chứng và có hiệu quả cho việc đưa ra kết luận về báo cáo tài chính của
đơn vị được kiểm toán được chính xác, xác định được chi phí kiểm toán hợp lý, tạo
quan điểm tốt của khách hàng về công ty.
Bảng 2.6: Nội dung công việc Lập kế hoạch kiểm toán tại AASC
Giấy tờ Người thực hiện Người soát xét công việc
Nội dung công việc làm việc
theo HLB
Chiến lược kiểm 4.04 Trưởng nhóm kiểm toán Lãnh đạo phòng
toán tổng thể Thành viên BTGĐ
Đánh giá sơ bộ về 5.02 Trưởng nhóm kiểm toán Trưởng nhóm, Kiểm toán
hệ thống kế toán và Trợ lý kiểm toán cấp cao viên và Lãnh đạo phòng
hệ thống KSNB
Thủ tục phân tích sơ 5.06 Trưởng nhóm kiểm toán Kiểm toán viên và Lãnh
bộ Trợ lý kiểm toán cấp cao đạo phòng
Đánh giá sơ bộ về 4.06 Trưởng nhóm kiểm toán Lãnh đạo phòng
rủi ro Thành viên Ban TGĐ
Xác định mức trọng 4.05 Trưởng nhóm kiểm toán Lãnh đạo phòng
yếu Thành viên Ban TGĐ
Xem xét vấn đề gian 5.04 Trưởng nhóm kiểm toán Kiểm toán viên/ Lãnh đạo
lận phòng và thành viên
BTGĐ

Nội dung kiểm soát việc lập kế hoạch kiểm toán:


Kiểm soát chất lượng ở bước này đảm bảo rằng kế hoạch lập ra đã đáp ứng yêu cầu
về thông tin cần cung cấp, phù hợp với cuộc kiểm toán và người thực hiện lập kế
hoạch đã tiến hành công việc dựa trên sự tuân thủ các quy định của Công ty và các
chuẩn mực.
Hoạt động kiểm soát chất lượng ở giai đoạn lập kế hoạch được thực hiện thông qua
công việc soát xét và phê duyệt các giấy tờ làm việc của cấp trên với các nhóm
kiểm toán.
Người thực hiện kiểm soát: trưởng nhóm kiểm toán, lãnh đạo phòng, BTGĐ
Thời gian thực hiện: trong suốt giai đoạn lập kế hoạch.
 Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng

SV: Nguyễn Huy Lực 67 Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp
GVHD: PGS., TS Thinh Văn Vinh

Nội dung: đây là phần tìm hiểu và đánh giá sơ bộ về đơn vị được kiểm toán, giúp
nhóm kiểm toán có cái nhìn toàn diện về khách hàng kiểm toán, cơ sở cho việc đánh
giá rủi ro tiềm tàng.
Người thực hiện: Trưởng nhóm kiểm toán hoặc Trợ lý kiểm toán cấp cao
Người soát xét: Kiểm toán viên và Lãnh đạo phòng
 Tìm hiểu về khách hàng và hệ thống kiểm soát nội bộ
Nội dung: Việc tìm hiểu và đánh giá hệ thống KSNB được thực hiện gồm 02 phần:
Phần 1 - Đánh giá hệ thống KSNB ở cấp độ doanh nghiệp; Phần 2 - Tìm hiểu hệ
thống KSNB về các chu trình kinh doanh chính
- Đánh giá chung về hệ thống KSNB: cơ sở cho KTV thực hiện đánh giá hệ
thống KSNB ở các chu trình kinh doanh chính và xác định các rủi ro trọng yếu nếu
có ở cấp độ doanh nghiệp.
- Mẫu 5.03: tùy theo đặc điểm khách hàng và cuộc kiểm toán cụ thể, KTV phải
căn cứ vào hệ thống kiểm soát nội bộ thực tế, mục tiêu kiểm soát và rủi ro phát hiện
để xác định chu trình kinh doanh chính cần tìm hiểu.
Người thực hiện: Trưởng nhóm kiểm toán hoặc Trợ lý kiểm toán cấp cao
Người soát xét: Trưởng nhóm và Lãnh đạo phòng
 Phân tích báo cáo tài chính
Nội dung: chủ yếu là phân tích Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả HĐKD do
đơn vị cung cấp.
Người thực hiện: Trưởng nhóm kiểm toán hoặc Trợ lý kiểm toán cấp cao
Người soát xét: Kiểm toán viên và Lãnh đạo phòng
 Đánh giá rủi ro và phương pháp tiếp cận đối với rủi ro được đánh giá
Nội dung: dựa trên cơ sở các tài liệu về tìm hiểu hoạt động của đơn vị và đánh giá
rủi ro để khoanh vùng, xác định vùng kiểm toán trọng tâm và phương pháp kiểm
toán đối với các rủi ro đã được đánh giá.
Các thủ tục kiểm toán cần thiết được xác định nhằm đảm bảo giảm thiểu Rủi ro cần
xem xét này xuống mức thấp nhất.
Người thực hiện: trưởng nhóm kiểm toán

SV: Nguyễn Huy Lực 68 Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp
GVHD: PGS., TS Thinh Văn Vinh

Người soát xét: Lãnh đạo phòng kiểm toán, hoặc Thành viên BTGĐ phụ trách cuộc
kiểm toán.
Trong bước này, nhóm kiểm toán sẽ đánh giá các loại rủi ro: rủi ro tiềm tàng,
rủi ro kiểm soát, rủi ro kiểm toán dựa trên thông tin tìm hiểu được về khách hàng
kiểm toán. Việc đánh giá này có ý nghĩa quan trọng với cuộc kiểm toán, quyết định
đến mức trọng yếu, quy mô, phạm vi của thủ tục kiểm tra chi tiết ở giai đoạn thực
hiện kiểm toán. Chính vì vậy, để đảm bảo chất lượng kiểm toán, tại AASC, công
việc đánh giá rủi ro sẽ trực tiếp thực hiện bởi Trưởng nhóm kiểm toán dưới sự kiểm
tra, soát xét của lãnh đạo phòng kiểm toán và BTGĐ phụ trách.
 Xác định mức trọng yếu:
Nội dung: là cơ sở để thực hiện các thủ tục kiểm toán, xác định quy mô mẫu chọn,
đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu và thực hiện các xét đoán chuyên môn khác.
Người thực hiện: người thực hiện là trưởng nhóm kiểm toán
Người soát xét là Lãnh đạo phòng kiểm toán, hoặc Thành viên BTGÐ phụ trách
cuộc kiểm toán.
Bảng 2.7: Mức trọng yếu

CÔNG TY TNHH HÃNG KIỂM TOÁN AASC 4.0


AASC AUDITING FIRM COMPANY
Khách hàng: CTCP ABC Prepared by: D.D.T 5
Date: 10/1/2014
Kỳ kế toán: 31/12/2013 Reviewed by: P.A.T Date: 15/1/2014
Subject: Mức trọng yếu
Mức trọng yếu được lập trong giai đoạn lập kế hoạch dựa trên các thông tin thu thập được về hoạt
động và số liệu trên báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán. Kiểm toán viên phải dựa trên các
xét đoán chuyên môn để xem xét lại mức trọng yếu trong quá trình thực hiện kiểm toán và giai đoạn
kết thúc kiểm toán để đưa ra các thủ tục kiểm toán phù hợp và đầy đủ.
Tỷ lệ ước Số liệu BCTC Số liệu BCTC
tính năm nay năm trước
Tiêu chí để xác định mức trọng yếu:
Tổng nguồn vốn chủ sở hữu 1% (A) 1.023.243.000 1.212.447.384
Tổng tài sản 0.5% (B) 1.418.888.792 1.238.667.223
Doanh thu 0.5% (C) 559.846.111 654.496.181
Lợi nhuận trước thuế 5% (D) 598.733.927 786.439.322

SV: Nguyễn Huy Lực 69 Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp
GVHD: PGS., TS Thinh Văn Vinh

Mức trọng yếu tổng thể


(E) 560.000.000 670.000.000
Giai đoạn lập kế hoạch
Lý do lựa chọn tiêu chí để xác định mức trọng yếu tổng thể:
Theo nguyên tắc thận trọng, KTV chọn mức trọng yếu tổng thể theo doanh thu bởi theo chỉ tiêu
này thì mức trọng yếu nhỏ nhất.
Mức trọng yếu tổng thể KTV lựa chọn là: 560.000.000 đồng.
Năm 2012, KTV cũng lựa chọn mức trọng yếu tổng thể theo doanh thu, số tiền là: 670.000.000
đồng.
Mức trọng yếu 2 năm chênh lệch nhau 110.000.000 đồng. Chênh lệch lớn như vậy là do năm 2013
nền kinh tế tiếp tục suy thoái, ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. KTV
lựa chọn mức trọng yếu thấp để hạ thấp rủi ro kiểm toán.
Mức rủi ro xác định là trung bình, do đó tỉ lệ lựa chọn mức trọng yếu thực hiện là 70%, ngưỡng
sai sót có thể bỏ bằng 4% mức trọng yếu thực hiện.
Lý do lựa chọn tỷ lệ % để xác định mức trọng yếu thực hiện:
(Trong đó: Rủi ro kiểm toán là Cao thì tỷ lệ % để xác định mức trọng yếu thực hiện là 50%
Rủi ro kiểm toán là Trung bình thì tỷ lệ % để xác định mức trọng yếu thực hiện là 70%
Rủi ro kiểm toán là Thấp thì tỷ lệ % để xác định mức trọng yếu thực hiện là 80%)

Mức trọng yếu thực hiện (F) = E x tỷ lệ % 392.000.000 469.000.000


Ngưỡng sai sót có thể bỏ qua (G) = F x 4% 15.680.000 18.760.000

 Kế hoạch chiến lược và kế hoạch kiểm toán tổng thể:


Được tổng hợp từ các giấy tờ làm việc trong phần Lập kế hoạch kiểm toán, tìm
hiểu về hoạt động kinh doanh và đánh giá rủi ro tại đơn vị được kiểm toán. Được sử
dụng làm cơ sở để thực hiện xây dựng các Chương trình kiểm toán và thực hiện các
thủ tục kiểm toán trong phần kiểm tra chi tiết các phần hành, làm cơ sở cho việc
soát xét hồ sơ kiểm toán trong giai đoạn hoàn tất và soát xét.
Nội dung: bao gồm các nội dung liên quan đến việc lập kế hoạch cho một cuộc
kiểm toán:
- Chiến lược kiểm toán tổng thể: xác định phạm vi, rủi ro có thể để tạo nền tảng
cho việc định hướng cuộc kiểm toán.
- Kế hoạch kiểm toán: bao gồm các nội dung cơ bản sau:
+ Nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục đánh giá rủi ro theo quy định và
hướng dẫn tại VSA 315 – Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua
hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị.

SV: Nguyễn Huy Lực 70 Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp
GVHD: PGS., TS Thinh Văn Vinh

+ Nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán tiếp theo ở mức cơ
sở dẫn liệu theo quy định và hướng dẫn tại VSA 330 – Thủ tục kiểm toán trên cơ sở
đánh giá rủi ro.
+ Những điều chỉnh và cập nhật Chiến lược và kế hoạch kiểm toán tổng thể trong
suốt quá trình kiểm toán theo quy định và hướng dẫn tại VSA 300 – Lập Kế hoạch
kiểm toán BCTC.
Người thực hiện: Trưởng nhóm kiểm toán
Người soát xét: Lãnh đạo phòng
Người phê duyệt thực hiện: Thành viên BGĐ.
Kế hoạch chiến lược là những định hướng cơ bản, nội dung trọng tâm và
phương pháp tiếp cận chung của cuộc kiểm toán, kế hoạch kiểm toán tổng thể là căn
cứ thực hiện kiểm toán. Kiểm soát việc lập và thực hiện kế hoạch chiến lược và
tổng thể có ý nghĩa quan trọng với chất lượng kiểm toán. Đảm bảo kế hoạch kiểm
toán được lập một cách phù hợp, AASC quy định Trưởng nhóm kiểm toán sẽ trực
tiếp phụ trách công việc này và 2 bản kế hoạch này sẽ được lãnh đạo phòng soát xét
và có sự phê duyệt của BTGĐ thì nhóm kiểm toán mới tiến hành lập chương trình
kiểm toán và thực hiện kiểm toán.
Mẫu Kế hoạch kiểm toán tổng thể tại CTCP ABC:

SV: Nguyễn Huy Lực 71 Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp
GVHD: PGS., TS Thinh Văn Vinh

Bảng 2.8 : Kế hoạch kiểm toán tổng thể

CÔNG TY TNHH HÃNG KIỂM TOÁN AASC


AASC AUDITING FIRM COMPANY 4.04’
Khách hàng: CTCP ABC Prepared by: D.D.T Date: 12/1/2014
Kỳ kế toán: 31/12/2013 Reviewed by: P.A.T Date: 14/1/2014
Subject: Kế hoạch kiểm toán tổng thể
1. Tìm hiểu về hoạt động và môi trường kinh doanh của công ty ABC
A,Thông tin chung
+ Được thành lập từ năm 1995, đến năm 2000 công ty chuyển thành công ty TNHH và năm 2005,
tiến hành cổ phần hóa, chuyển thành tên mới là công ty cổ phần ABC.
+ Trụ sở chính của công ty đặt tại: Gia Lâm, Hà Nội
+ Hoạt động chính của công ty là: sản xuất và kinh doanh các loại ống nhựa.
+ Địa bàn hoạt động: cả nước
+ Thời gian hoạt động: không qui định
+ Vốn điều lệ của Công ty Cổ phần ABC 18.143.000.000 VNĐ. Tổng số vốn này được chia thành
18.143.000 cổ phần bằng nhau, mỗi cổ phần mệnh giá 10.000 VNĐ. Cơ cấu tỷ lệ cổ phần như
nhau.
+ Số điện thoại: xxx
+ Fax: yyy
+ Mã số thuế: zzz
B,Ảnh hưởng của môi trường kinh doanh nói chung
Năm 2013 nền kinh tế tiếp tục suy thoái gây ảnh hưởng đến hoạt động bán hàng của công ty ABC.
2. Tình hình hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ
2.1. Hệ thống kế toán
+ Sổ sách kế toán được chiết xuất từ phần mềm EFFECT dưới dạng excel. Số liệu trên sổ sách
được đối chiếu với số dư trên BCTC để đảm bảo tính chính xác của dữ liệu.
+ Các BCTC của công ty được trình bày bằng đồng Việt Nam phù hợp với hệ thống kế toán Việt
Nam và các Chuẩn mực kế toán Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành. Công ty thực hiện việc ghi
chép sổ sách kế toán bằng đồng Việt Nam.
+ Hình thức sổ kế toán áp dụng: hình thức Nhật ký chung
+ Niên độ kế toán: bắt đầu ngày 01 tháng 01, kết thúc ngày 31 tháng 12
+ Nguyên tắc qui đổi các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ: Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng
ngoại tệ được quy đổi ra VND theo tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh giao dịch. Tại thời điểm
cuối kỳ các khoản tiền và công nợ có gốc ngoại tệ được quy đổi theo tỷ giá mua vào của ngân
hàng thương mại nơi doanh nghiệp mở tài khoản công bố tại thời điểm lập BCTC.Chênh lệch tỷ
giá thực tế phát sinh trong kỳ và chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư các khoản mục tiền tệ tại
thời điểm cuối năm được kết chuyển vào doanh thu hoặc chi phí tài chính trong năm tài chính.
2.2. Hệ thống kiểm soát nội bộ
Nhìn chung so với năm trước, môi trường kiểm soát của công ty ABC không có thay đổi đáng kể
nào.
+ Ban giám đốc vẫn giữ nguyên những thành viên cũ: đều là những người có đầu óc kinh doanh,
nhạy bén với thời cuộc và tình hình thị trường.
+ Các nhân viên, các phòng ban trong công ty nói chung và tại phòng tài chính kế toán nói riêng

SV: Nguyễn Huy Lực 72 Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp
GVHD: PGS., TS Thinh Văn Vinh

được phân công, phân nhiệm rõ ràng, không trùng lặp.


+ Trong công tác kế toán, để tránh sai sót nhầm lẫn giữa các chứng từ, công ty có quy định rõ ràng
về cách ký hiệu, đánh số chứng từ, sự phê duyệt của cấp có thẩm quyền.
+ Các nhân viên được gửi đi đào tạo lại hoặc tham gia các khóa học cập nhật các kiến thức mới về
tài chính, kế toán, thuế.
+ Trình tự các bước công việc của các phần hành được thực hiện khá đầy đủ.
3. Những lưu ý trong hợp đồng kiểm toán
Báo cáo kiểm toán được phát hành trước 15/2/2014
4. Phương pháp kiểm toán đối với khoản mục
Kiểm tra chọn mẫu đối với các nghiệp vụ phát sinh thường xuyên, giá trị nhỏ
Kiểm tra toàn bộ 100% đối với các nghiệp vụ bất thường, phát sinh lớn và có tính chia cắt
niên độ.
5. Quản trị và dự kiến thời gian
1. Nhóm kiểm toán
Tên viết tắt Phần công việc
Thành viên BTGĐ/ N.Q.D Soát xét hồ sơ
Thành viên soát xét chất lượng H.D Soát xét hồ sơ
Lãnh đạo phòng P.A.T Soát xét, phê duyệt
Trưởng nhóm kiểm toán D.D.T Phân công công việc
Giám sát thực hiện
Tổng hope
2. Biểu thời gian
Ngày bắt đầu kiểm toán 18/01/2014
Ngày hoàn tất công tác kiểm toán tại khách hàng 24/01/2014
Ngày trình dự thảo báo cáo 26/01/2014
Ngày hồ sơ được đệ trình cho partner 27/01/2014
Ngày phát hành báo cáo chính thức 10/02/2014

Lập kế hoạch kiểm toán là một công cụ kiểm soát chất lượng vô cùng quan
trọng trong mỗi cuộc kiểm toán. Một kế hoạch tốt sẽ đảm bảo cho một cuộc kiểm
toán chất lượng cao và ngược lại. Hơn thế nữa, kế hoạch kiểm toán là căn cứ để
giám sát, kiểm tra chất lượng và tiến độ thực hiện công việc được giao của mỗi
KTV.
Đối với kế hoạch kiểm toán chi tiết cho từng chu trình, khoản mục được hỗ trợ
bởi hệ thống chương trình kiểm toán mẫu trên cơ sở chuyển thể từ hồ sơ mẫu của
HLB phù hợp với thực tế tình hình công ty và quy định của VACPA. Đây được coi
như sơ đồ chỉ dẫn (Map) cho các thủ tục kiểm toán cụ thể mà KTV cần thực hiện để
thu thập bằng chứng làm cơ sở đưa ra kết luận đối với mỗi phần hành, từ đó tổng
hợp đưa ra ý kiến trên BCKT.

SV: Nguyễn Huy Lực 73 Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp
GVHD: PGS., TS Thinh Văn Vinh

Bảng 2.9: Kế hoạch kiểm toán chi tiết khoản mục phải thu khách hàng

CÔNG TY TNHH HÃNG KIỂM TOÁN AASC BBc


AASC AUDITING FIRM COMPANY
Khách hàng: CTCP ABC
Kỳ kế toán: 31/12/2013
Subject: Các khoản phải thu khách hàng
TÀI LIỆU YÊU CẦU KHÁCH HÀNG CHUẨN BỊ
 Sổ cái và sổ chi tiết theo dõi nợ phải thu khách hàng, phải thu theo tiến độ hợp đồng xây dựng.
 Bảng kê chi tiết số dư tài khoản phải thu khách hàng theo từng đối tượng, nội dung phải thu,
chi tiết phải thu ngắn hạn và phải thu dài hạn.
 Bảng phân tích tuổi nợ của các khoản nợ phải thu khách hàng.
 Các thư xác nhận, biên bản đối chiếu công nợ tại ngày kết thúc năm tài chính/kỳ kế toán.
 Các chính sách liên quan đến bán hàng trả chậm, chiết khấu, giảm giá trong từng giai đoạn.
 Bảng kê chi tiết các công trình còn phải thu/phải trả, chi tiết theo từng hợp đồng xây dựng.
 Các giao dịch về bán hoặc trao đổi hàng với các bên có liên quan (nếu có).
 Các hợp đồng và các tài liệu khác liên quan đến các công trình xây dựng.
Ngà
GLV
CÁC THỦ TỤC KIỂM TOÁN CSDL y kết
Đ/C
thú c
1. LẬP BIỂU TỔNG HỢP 18/
1
1.1 Lập Biểu tổ ng hợ p theo từ ng chỉ tiêu: Phải thu ngắn hạn khách
hàng; Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợ p đồ ng xây dự ng; Phải
BBo
thu dài hạn khách hàng; Ngườ i mua trả tiền trướ c; Phải trả
theo tiến độ kế hoạch hợ p đồ ng xây dự ng.
1.2 Đố i chiếu số dư đầ u nă m trên Biểu tổ ng hợ p, Bả ng câ n đố i số
phá t sinh, sổ cái vớ i số dư cuố i nă m trướ c hoặ c hồ sơ kiểm BBo
toá n nă m trướ c
1.3 Đố i chiếu số liệu cuố i nă m/kỳ trên Biểu tổ ng hợ p, Bả ng câ n đố i
BBo
số phá t sinh vớ i sổ cá i, sổ chi tiết.
1.4 Lập bảng chi tiết theo từ ng đố i tượ ng phải thu, chi tiết phải thu
BB4
ngắn hạn và phải thu dài hạn.
1.5 Lập bảng chi tiết phải thu/phải trả theo từ ng hợ p đồ ng xây
BB2
dự ng
2. CÁC CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN 18/
1
2.1 Xem xét xem chính sánh kế toán áp dụ ng cho phải thu khách
hàng và phải thu theo tiến độ hợ p đồ ng xây dự ng có phù hợ p BB3
vớ i các chuẩn mự c kế toán
2.2 Xem xét xem chính sách kế toán áp dụ ng cho khoản phải thu
BB3
khách hàng có nhất quán vớ i năm trướ c khô ng.
3. KIỂM TRA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT BBs 12/

SV: Nguyễn Huy Lực 74 Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp
GVHD: PGS., TS Thinh Văn Vinh

Ngà
GLV
CÁC THỦ TỤC KIỂM TOÁN CSDL y kết
Đ/C
thú c
1
Kiểm tra các hoạt độ ng kiểm soát chủ yếu đượ c xác định tại
Biểu 4.06, 5.02, 5.03, 5.04 và các kết luận về việc thiết lập và
hoạt độ ng hữ u hiệu củ a hệ thố ng trong kỳ. Xác định các cơ sở
dẫn liệu có ảnh hưở ng quan trọ ng đượ c thự c hiện qua việc
kiểm tra hệ thố ng
18/
4. THỦ TỤC PHÂN TÍCH
1
4.1 Trao đổ i khá ch hà ng về nhữ ng số dư quá lớ n hoặ c tồ n tạ i quá
BB4
lâ u
4.2 So sá nh tuổ i nợ củ a cá c khá ch hà ng vớ i thờ i gian bá n chịu theo
BB4
qui định củ a đơn vị.
4.3 So sá nh tỷ lệ nợ khó đò i trên tổ ng nợ phả i thu củ a nă m nay/kỳ
BB4
nà y vớ i nă m/kỳ trướ c.
4.4 Tổ ng hợ p và giải thích các đố i ứ ng tài khoản, kiểm tra chứ ng từ
BB1
đố i vớ i các đố i ứ ng bất thườ ng
5. KIỂM TRA CHI TIẾT 19/
1
5.1 Kiểm tra, đối chiếu
5.1.1 Thu thậ p Bả ng kê chi tiết cá c khoả n cô ng nợ phả i thu. Kiểm E, RO
BB2
tra việc cộ ng dọ c, cộ ng ngang trên Bả ng kê chi tiết.
5.1.2 Đố i chiếu số dư đầ u nă m trên Bả ng kê chi tiết, sổ chi tiết A, C
BB2
vớ i số dư cuố i nă m trướ c hoặ c hồ sơ kiểm toá n nă m trướ c
5.1.3 Trườ ng hợ p nă m trướ c chưa kiểm toá n thì đố i chiếu số dư A, C
đầ u nă m vớ i Bá o cá o kiểm toá n do củ a cô ng ty khá c kiểm
BB2
toá n, xem hồ sơ kiểm toá n nă m trướ c củ a cô ng ty kiểm
toá n khá c
5.1.4 Đố i chiếu số dư cuố i nă m/kỳ trên Bả ng kê chi tiết vớ i sổ chi A, C
BB2
tiết phả i thu.
5.1.5 Xem lướ t Bả ng kê chi tiết để xem có cá c khoả n mụ c bấ t A, C
BB1
thườ ng khô ng?
5.2 Gửi thư xác nhận
5.2.1 Trườ ng hợ p đã có xá c nhậ n hay Biên bả n đố i chiếu cô ng nợ A, E, C
củ a khá ch hà ng, kiểm tra số liệu trên Bả ng kê chi tiết vớ i BB7
xá c nhậ n hay Biên bả n đố i chiếu cô ng nợ
5.2.2 Chọ n mẫ u mộ t số khá ch hà ng chưa đượ c đố i chiếu trong A, E, C
BB7
Bả ng kê chi tiết để tiến hà nh gử i thư xá c nhậ n.
5.2.3 Lậ p mẫ u thư xá c nhậ n, chuyển cho khá ch hà ng kiểm tra lạ i
BB7
và ký duyệt.
5.2.4 Thự c hiện việc gử i thư xá c nhậ n đã ký duyệt, đồ ng thờ i lậ p BB7

SV: Nguyễn Huy Lực 75 Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp
GVHD: PGS., TS Thinh Văn Vinh

Ngà
GLV
CÁC THỦ TỤC KIỂM TOÁN CSDL y kết
Đ/C
thú c
bả ng theo dõ i thư xá c nhậ n.
5.2.5 Trong vò ng 10 ngà y, nếu khô ng có thư trả lờ i, có thể gử i
thư xá c nhậ n lầ n 2, hoặ c liên hệ vớ i khá ch hà ng để tìm hiểu BB7
nguyên nhâ n.
5.2.6 Trườ ng hợ p có sự khá c biệt giữ a số liệu trên thư xá c nhậ n A
vớ i số liệu trả lờ i: đề nghị đơn vị giả i thích, hoặ c yêu cầ u họ BB7
trao đổ i lạ i vớ i khá ch hà ng để thố ng nhấ t số liệu.
5.3 Thực hiện các bước kiểm toán thay thế cho việc gửi thư
BB8
xác nhận
5.3.1. Kiểm tra thanh toá n sau ngà y kết thú c nă m tà i chính/kỳ kế A, E, C
BB8
toá n.
5.3.2. Kiểm tra cá c chứ ng từ chứ ng minh cho cá c khoả n nợ củ a A, E, C
khá ch hà ng như: hó a đơn, phiếu giao hà ng, hợ p đồ ng, Biên BB8
bả n thanh lý hợ p đồ ng…
5.4 Chọn mẫu kiểm tra các vấn đề sau:
5.4.1. Chọ n mẫ u kiểm tra cá c hó a đơn, chiết khấ u thanh toá n và A, E 511
đố i chiếu vớ i qui định củ a đơn vị 512
5.4.2. Chọ n mẫ u kiểm tra cá c trườ ng hợ p hà ng trả lạ i hoặ c giả m A, E
511
giá có giá trị lớ n. Tìm hiểu nguyên nhâ n, cá ch xử lý và việc
512
phê duyệt củ a đơn vị.
5.5 Xem chi tiết danh sách các khoản dư có của các khoản phải
thu khách hàng, kiểm tra cá c khoả n dư có có số dư lớ n để BB8
xem có phả i là khoả n khá ch hà ng ứ ng trướ c khô ng
5.6 Thực hiện thủ tục cut off
Kiểm tra cá c nghiệp vụ phá t sinh và o cá c ngà y trướ c và sau
BB8
ngà y kết thú c nă m tà i chính/kỳ kế toá n
5.7 Kiểm tra việc trích lập dự phòng
5.7.1 Thu thậ p bả ng phâ n tích tuổ i nợ cá c khoả n phả i thu khá ch A
hà ng, phả i thu nộ i bộ và phả i thu khá c
5.7.2 Tìm hiểu phương phá p lậ p dự phò ng nợ phả i thu khó đò i củ a
đơn vị và trao đổ i vớ i Ban Giá m đố c xem có hợ p lý khô ng, BB4
Lưu ý: Thô ng tư 228/2009/TT-BTC.
5.7.3 Kiểm tra tính hợ p lý củ a số liệu dự phò ng cho nhữ ng khoả n V,A
BB4
nợ phả i thu khó có khả nă ng thu hồ i.
5.7.4 Xem xét việc xử lý cá c khoả n nợ khô ng có khả nă ng thu hồ i
đã đượ c xó a sổ trong nă m/kỳ về cá c nguyên nhâ n và sự phê BB8
duyệt
5.8 Chênh lệch tỷ giá
5.8.1 Kiểm tra việc qui đổ i cá c khoả n phả i thu có gố c ngoạ i tệ cuố i
BB6
nă m/kỳ theo tỷ giá qui định

SV: Nguyễn Huy Lực 76 Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp
GVHD: PGS., TS Thinh Văn Vinh

Ngà
GLV
CÁC THỦ TỤC KIỂM TOÁN CSDL y kết
Đ/C
thú c
Xá c định chênh lệch tỷ giá chưa thự c hiện tạ i thờ i điểm lậ p Bá o cá o
tà i chính đố i vớ i cá c khoả n cô ng nợ có số dư gố c ngoạ i tệ
5.8.2 Đả m bả o rằ ng cá c khoả n chênh lệch tỷ giá đã đượ c tính đú ng VA
BB6
và kết chuyển và o kết quả kinh doanh trong nă m/kỳ.
5.9 Liệt kê các giao dịch, số dư với các bên liên quan phá t sinh
BB9
từ tà i khoả n Phả i thu khá ch hà ng và tà i khoả n Thanh toá n
6. RÀ SOÁT TỔNG THỂ / SCRUTINY 19/
1
Xem lướ t qua sổ chi tiết Tà i khoả n – Phả i thu khá ch hà ng để
phá t hiện cá c khoả n mụ c bấ t thườ ng và kiểm tra vớ i chứ ng từ
BB1
gố c.
Kiểm tra 100% chứng từ các nghiệp vụ cấn trừ công nợ.
7. TRÌNH BÀY VÀ CÔNG BỐ 20/
1
7.1 Xem xét xem việc trình bày và cô ng bố khoản phải thu khách
ORO,
hàng trên Báo cáo tài chính có phù hợ p vớ i Chuẩn mự c kế toán BBo,
C, CU,
và chế độ kế toán áp dụ ng ở trên khô ng. BB4
AV

7.2 Kiểm tra việc phâ n loạ i Phả i thu ngắ n hạ n và Phả i thu dà i hạ n,
bằ ng cá ch kiểm tra cá c hợ p đồ ng về điều kiện thanh toá n. CU, BBo,
Cầ n phả i xem xét đến chính sá ch bá n hà ng củ a đơn vị để phâ n AV BB4
loạ i cho phù hợ p.
Kế hoạch kiểm toán chi tiết là căn cứ để hướng dẫn thực hiện kiểm toán cho các
thành viên trong nhóm kiểm toán, cũng là cơ sở để trưởng nhóm kiểm toán, trường
phòng và BTGĐ kiểm soát quá trình thực hiện của nhóm kiểm toán, đảm bảo thực
hiện đầy đủ các thủ tục kiểm toán theo yêu cầu của AASC góp phần nâng cao chất
lượng kiểm toán.
2.4.2. Kiểm soát trong giai đoạn thực hiện kiểm toán
Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, công việc kiểm soát chủ yếu thực hiện bởi
nhóm trưởng đối với thành viên trong đoàn kiểm toán thông qua các giấy tờ làm
việc của họ cũng như thái độ, tiến độ làm việc. Phương thức kiểm soát chất lượng
trong giai đoạn này thực hiện dưới hình thức:

SV: Nguyễn Huy Lực 77 Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp
GVHD: PGS., TS Thinh Văn Vinh

Hướng dẫn: đảm bảo các trợ lí kiểm toán được hướng dẫn một cách cụ thể về
công việc được giao; hoặc đoàn kiểm toán được giải thích chi tiết về các vấn đề
phát sinh bởi KTV điều hành hoặc Ban giám đốc.
Giám sát: trưởng nhóm kiểm toán đảm bảo các thành viên trong nhóm thực hiện
đúng công việc được giao, tuân thủ chuẩn mực và đạo đức hành nghề.
Soát xét lại: đảm bảo các thành viên trong nhóm thực hiện tốt công việc, trình
bày giấy tờ làm việc khoa học hợp lý, bằng chứng thu thập được có sức thuyết phục.
Trưởng nhóm sẽ là người trực tiếp giám sát các kiểm toán viên trong việc sử
dụng các kỹ thuật để thu thập thông tin về đơn vị được kiểm toán, các kỹ thuật thực
hiện thủ tục kiểm toán, thu thập bằng chứng kiểm toán. Các giấy tờ làm việc của
kiểm toán viên được nhóm trưởng soát xét nhằm đảm bảo các kỹ thuật thu thập
đúng quy định, thông tin thu được là đầy đủ, công việc tiến hành đúng chuẩn mực,
đúng quy trình kiểm toán. Trưởng nhóm dựa trên sự hiểu biết của mình phân công
phân việc cho mỗi người. Trong nhóm kiểm toán bao giờ cũng có nhiều hơn một
KTV dày dạn kinh nghiệm và năng lực để giải quyết những vấn đề mang tính trọng
yếu nhất, và các trợ lý KTV có khả năng giải quyết những vấn đề còn lại. Sự phân
công này phải được thể hiện trên giấy làm việc cụ thể. Một quy trình kiểm toán
hoàn thiện, được thực hiện tốt bởi những thành viên trong đoàn là công cụ hữu hiệu
nhất trong kiểm soát chất lượng bất cứ cuộc kiểm toán nào. Bởi vì, mục tiêu đặt ra
của quy trình kiểm toán chính là rèn luyện kỹ năng kiểm toán đồng thời nâng cao
chất lượng và hiệu quả của cuộc kiểm toán báo cáo tài chính. Bởi vì thế, các bằng
chứng lưu lại trong mỗi hoạt động theo quy trình kiểm toán đều trở thành biện pháp
kiểm soát chất lượng tốt nhất.
a. Nội dung soát xét:
- Soát xét Báo cáo tài chính và Báo cáo kiểm toán: Các chính sách kế toán,
việc tuân thủ các quy định của luật pháp và các chuẩn mực về lập BCTC, việc trình
bày và công bố thông tin trên BCTC, tính hợp lý theo yêu cầu của CMKT520 – Quy
trình phân tích, Ý kiến của KTV trên BCKT

SV: Nguyễn Huy Lực 78 Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp
GVHD: PGS., TS Thinh Văn Vinh

- Soát xét hồ sơ kiểm toán: soát xét toàn bộ các giấy làm việc trong hồ sơ
kiểm toán.
b. Mục tiêu soát xét:
 Các bằng chứng kiểm toán thu thập được là đầy đủ và thích hợp với ý kiến
kiểm toán đề xuất không;
 Các BCTC không còn tồn tại sai sót trọng yếu mà chưa được phát hiện ra;
 Tính phù hợp của giả định hoạt động liên tục khi lập BCTC;
 Quá trình kiểm toán thực hiện phù hợp với phương pháp kiểm toán, chính sách
kiểm soát chất lượng của công ty cũng như các chuẩn mực kiểm toán chi phối.
c. Nội dung cần thực hiện:
 Các thủ tục đề ra theo chương trình kiểm toán đã được thực hiện đầy đủ và
đánh tham chiếu phù hợp đến các giấy tờ làm việc liên quan;
 Các mục tiêu kiểm toán đã đạt được và nhất quán với các bằng chứng kiểm
toán thu thập được trong quá trình kiểm toán và hỗ trợ cho ý kiến kiểm toán;
 Tất cả các vấn đề quan trọng về kế toán, kiểm toán và báo cáo đã được phản
ánh đầy đủ vào tài liệu 3.02 – tổng hợp kết quả kiểm toán;
 Các số liệu trên BCTC được kiểm toán phải được đánh tham chiếu đến các
giấy tờ làm việc liên quan;
 Mọi giấy tờ làm việc đã phản ánh đầy đủ các yếu tố cần thiết bao gồm: Mục
tiêu, nguồn gốc số liệu, phạm vi công việc thực hiện (giai đoạn kiểm tra, phương
pháp chọn mẫu), công việc đã thực hiện, kết quả thực hiện, kết luận, đánh tham
chiếu đến các phần hành liên quan.
d. Tài liệu thực hiện:
- Tất cả các GLV đã được soát xét đều phải được ghi rõ tên (tên viết tắt) và
ngày tháng thực hiện soát xét
- Các thủ tục, công việc yêu cầu phải thực hiện bổ sung trong quá trình soát xét
phải được ghi chép lại trong tài liệu 3.04 – GLV soát xét. Các thành viên nhóm kiểm
toán phải thực hiện các yêu cầu của người soát xét và cập nhật lại giấy làm việc của

SV: Nguyễn Huy Lực 79 Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp
GVHD: PGS., TS Thinh Văn Vinh

mình theo kết quả soát xét, ghi chép lại kết quả công việc đã thực hiện và ngày
tháng thực hiện trên tài liệu 3.04 – GLV soát xét.
- Các vấn đề phát hiện được trong quá trình kiểm toán phải được đưa lên các tài
liệu 3.02 – tổng hợp kết quả kiểm toán.
Căn cứ vào các bước công việc trong kế hoạch kiểm toán trưởng nhóm sẽ định
kỳ thực hiện việc kiểm tra để đảm bảo công việc được thực hiện đúng mục tiêu và
tiến độ. Giấy tờ làm việc của các phần hành cụ thể phải có đầy đủ: Bảng tổng hợp
số liệu, Giấy tờ làm việc phục vụ cho thuyết minh báo cáo tài chính, Chương trình
kiểm toán và các giấy làm việc chi tiết khác.Các thông tin trên giấy tờ làm việc phải
đảm bảo yêu cầu là những bằng chứng thuyết phục, đầy đủ để đưa ra kết luận cho
mỗi phần hành.
Trưởng nhóm có thể thực hiện kiểm tra công việc của các thành viên trong nhóm
vào cuối mỗi ngày hoặc định kỳ vài ngày một lần tuỳ theo tính chất phức tạp của từng
cuộc kiểm toán, sau mỗi lần kiểm tra trưởng nhóm phải đưa ra những hướng dẫn cụ
thể tiếp theo, những hướng dẫn này có thể khác với kế hoạch kiểm toán ban đầu nếu
có những yếu tố làm thay đổi tính trọng yếu và mức rủi ro ban đầu để các thành viên
tiếp tục thực hiện. Kiểm tra công việc của các thành viên trong nhóm cũng là một
cách để đảm bảo rằng các thành viên trong nhóm đã hiểu đúng và thực hiện đúng các
bước công việc đã được xây dựng trong kế hoạch kiểm toán. Việc kiểm tra này phải
được để lại bằng chứng kiểm toán thông qua việc ký nháy trên các trang giấy làm
việc của trợ lý và tờ giấy làm việc được thiết kế riêng cho việc soát xét của trưởng
nhóm kiểm toán. Trong một số trường hợp trưởng nhóm kiểm toán có thể thực hiện
phân cấp soát xét giấy tờ làm việc cho các trợ lý cấp dưới, chẳng hạn như trợ lý 3
năm kinh nghiệm sẽ thực hiện soát xét giấy tờ làm việc cho trợ lý 1 năm kinh
nghiệm,… Tuy nhiên trưởng nhóm kiểm toán vẫn phải là người chịu trách nhiệm đến
cùng về chất lượng giấy tờ làm việc của các thành viên trong nhóm với cấp lãnh đạo
phòng mà không thể giảm thiểu trách nhiệm này cho người khác.
Ví dụ với soát xét giấy tờ làm việc phải thu khách hàng tại cuộc kiểm toán
CTCP ABC.

SV: Nguyễn Huy Lực 80 Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp
GVHD: PGS., TS Thinh Văn Vinh

Giấy tờ làm việc: BBo – Tổng hợp phải thu khách hàng sẽ được trưởng nhóm
kiểm tra ngay khi thành viên nhóm hoàn thành giấy tờ này tại công ty khách hàng.
Hoạt động kiểm tra này nhằm đảm bảo trợ lý đã thực hiện đầy đủ các thủ tục kiểm
toán, tuân thủ các quy định về đảm bảo chất lượng.

SV: Nguyễn Huy Lực 81 Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp GVHD: PGS., TS Thinh Văn
Vinh

Bảng 2.10: BB0 – Tổng hợp phải thu khách hàng


BBo
CÔNG TY TNHH HÃNG KIỂM TOÁN AASC
AASC AUDITING FIRM COMPANY

Date:
Client CTCP ABC Prepared by: N.H.V 21/01/2014
Date:
Period ended 31/12/2013 Reviewed by: D.D.T 22/01/2014
Subject Phải thu khách hàng
Work done Tổng hợp phải thu khách hàng

Ending balance
Pre-audit Audited Beginning
Adjustments
Chỉ tiêu balance
vnd vnd vnd vnd
Phả i thu khá ch hà ng ngắ n hạ n 11.343.893.000 - 11.343.893.000 18.124.465.000
Dự phò ng phả i thu ngắ n hạ n khó đò i 32.325.524 - 32.325.524 -
Phả i thu khá ch hà ng dà i hạ n 1.124.344.000 - 1.124.344.000 -
Ngườ i mua trả tiền trướ c 4.353.393.000 - 4.353.393.000 10.355.465.000
Phả i thu theo tiến độ HĐXD - - - -

Note:
Số liệu đượ c lấ y từ bả ng câ n đố i kế toá n đã đố i chiếu khớ p đú ng vớ i bả ng câ n đố i phá t sinh, sổ cá i
Số đầ u kì đượ c lấ y theo bá o cá o nă m 2012 đã đượ c AASC kiểm toá n

SV: Nguyễn Huy Lực 82 Lớp:


CQ48/22.04
Luận văn Tốt nghiệp GVHD: PGS., TS Thinh Văn Vinh

Sau khi kiểm tra quá trình làm việc của trợ lý các phần hành, trưởng nhóm sẽ
đưa ra những đánh giá về công việc của trợ lý và yêu cầu thực hiện các thủ tục bổ
sung nếu có để đảm bảo thu thập đầy đủ bằng chứng về Báo cáo tài chình để đưa ra
ý kiến kiểm toán phù hợp.
Bảng 2.11 : Ghi chú về soát xét của trưởng nhóm:

CÔNG TY TNHH HÃNG KIỂM TOÁN AASC 3.11.BB


AASC AUDITING FIRM COMPANY LTD.,

Client CTCP ABC Prepared by: N.H.V Date: 22/1/2014


Period ended 31/12/2013 Reviewed by: D.D.T Date: 23/1/2014

Subject Phải thu khách hàng

Work done Ghi chú về soát xét của trưởng nhóm


Tham
STT Vấn đề Nội dung thực hiện, ngày tháng
chiếu

1 BB7 Tỷ lệ công nợ được xác nhận thấp Gửi thư xác nhận đối chiếu lần 2
Thực hiện thủ tục kiểm toán bổ sung

2 BB4 Thủ tục phân tích Phân tích thêm chỉ tiêu:
Nợ ngắn hạn/ tài sản ngắn hạn
Cơ cấu nợ phải thu theo tuổi nợ
Tỷ lệ nợ quá hạn/ nợ phải thu

3 BB5 Phân tích số dư theo tuổi nợ và đánh Tính lại dự phòng nợ khó đòi kế toán
giá nợ quá hạn đơn vị đã trích.

2.4.3. Kiểm soát sau cuộc kiểm toán


2.4.3.1. Kiểm soát chất lượng báo cáo kiểm toán, thư quản lý
Sau khi kết thúc quá trình kiểm toán tại đơn vị khách hàng, trưởng nhóm kiểm
toán sẽ:
 Lập bảng tổng hợp nhận xét các vấn đề phát hiện tại khách hàng, tiến hành
trao đổi thảo luận và thống nhất với khách hàng về những vấn đề phát hiện được
trong quá trình thực hiện kiểm toán.

SV: Nguyễn Huy Lực 83 Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp GVHD: PGS., TS Thinh Văn Vinh

 Phân tích, soát xét lại Báo cáo tài chính, đảm bảo sự phù hợp giữa Báo cáo tài
chính với các hiểu biết của kiểm toán viên về tình hình hoạt động, môi trường kinh
doanh của khách hàng đén khi không còn rủi ro.
 Soát xét về khả năng hoạt động liên tục của khách hàng
 Soát xét các sự kiện sau ngày khoá sổ
 Xem xét thư giải trình của Ban giám đốc
 Xem xét về tuân thủ pháp luật của công ty
Căn cứ vào các tài liệu trên kiểm toán viên sẽ tập hợp thành một bản soát xét 3
cấp gửi kèm các bút toán điều chỉnh và báo cáo kiểm toán cho các cấp soát xét. Soát
xét 3 cấp được thiết kế bao gồm các vấn đề đề phát sinh tại khách hàng, cách xử lý
của trưởng nhóm kiểm toán, ý kiến của các cấp soát xét. Cấp 1: Là ý kiến của kiểm
toán viên ký báo cáo (trong trường hợp trưởng nhóm kiểm toán không phải là người
ký báo cáo) hoặc là kiểm toán viên khác (trong trường hợp trưởng nhóm kiểm toán
là người ký báo cáo). Cấp 2: Là ý kiến của ban lãnh đạo phòng và cấp 3 – cấp cuối
cùng: là ý kiến của Ban giám đốc công ty.
Người soát xét cấp 1 căn cứ vào bảng tổng hợp soát xét 3 cấp và báo cáo kiểm toán
do trưởng nhóm kiểm toán lập, xem xét cách xử lý các vấn đề của trưởng nhóm kiểm
toán phù hợp với chuẩn mực kế toán và kiểm toán hiện hành, kiểm tra lại các ý kiến
trên Báo cáo Kiểm toán, kiểm tra lại các chính sách kế toán được áp dụng tại đơn vị,
thực hiện kiểm tra việc lập các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh
doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ cũng như kiểm tra tính số học của các chỉ số.
Người soát xét cấp 1 sẽ đưa ra các ý kiến, các yêu cầu đòi hỏi trưởng nhóm kiểm toán
cần phải làm rõ, giải trình thêm trên bản soát xét 3 cấp. Kiểm toán viên hoặc trưởng
nhóm kiểm toán sẽ trao đổi lại với người soát xét cấp 1 về những vấn đề nêu trên và
thực hiện việc chỉnh sửa báo cáo theo yêu cầu của người soát xét cấp 1.
Sau khi được soát xét cấp 1 Báo cáo kiểm toán chỉnh sửa sẽ được gửi đến ban
lãnh đạo phòng cùng với bảng tổng hợp bút toán điều chỉnh và soát xét 3 cấp đã có
ý kiến của soát xét cấp 1. Ban lãnh đạo phòng kiểm tra lại các ý kiến kiểm toán và
đối chiếu với các vấn đề phát sinh trên soát xét 3 cấp nhằm đảm bảo các vấn đề đã

SV: Nguyễn Huy Lực 84 Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp GVHD: PGS., TS Thinh Văn Vinh

nêu trên báo cáo kiểm toán đã bao quát hết các vấn đề phát sinh tại khách hàng.
Bằng xét đoán nghề nghiệp, ban lãnh đạo phòng sẽ đọc toàn bộ báo cáo kiểm toán
và đi sâu vào xem xét việc lập một số các chỉ tiêu quan trọng trên báo cáo, các chỉ
tiêu có biến động lớn hoặc bất thường, thực hiện phân tích tính logic của các chỉ
tiêu trên báo cáo kiểm toán và xem xét lại việc xác định khả năng hoạt động liên tục
của khách hàng. Đưa ra ý kiến trên soát xét 3 cấp và những vấn đề báo cáo cần
chỉnh sửa trên Báo cáo kiểm toán trước khi chuyển cho cấp soát xét thứ 3.
Cấp soát xét thứ 3 và là cấp soát xét cuối cùng là các phó tổng giám đốc phụ
trách các phòng nghiệp vụ. Báo cáo kiểm toán đã được chỉnh sửa theo yêu cầu của
cấp soát xét thứ nhất và thứ hai sẽ được gửi đến các phó tổng giám đốc cùng với
bảng soát xét 3 cấp đã có ý kiến của các cấp soát xét trước đó. Cũng giống như hai
cấp soát xét trước ban giám đốc sẽ kiểm tra lại việc lập các chỉ tiêu trên báo cáo tài
chính, tuy nhiên bằng phán đoán nghề nghiệp và kinh nghiệm của mình BTGĐ có
thể phát hiện ra các vấn đề mà các cấp soát xét trước đó chưa tính đến.
Báo cáo kiểm toán sau khi đã qua các cấp soát xét sẽ được gửi bản thảo cho
khách hàng để đảm bảo chất lượng của báo cáo khi đến tay khách hàng có chất
lượng cao nhất, cần lưu ý rằng các vấn đề phát sinh ở cuộc kiểm toán đều đã được
thống nhất với khách hàng về việc điều chỉnh, trong trường hợp soát xét ở các cấp
kiểm toán có vấn đề phát sinh đều phải thông báo kịp thời với khách hàng để đảm
bảo thống nhất giữa các bên trong quá trình ra báo cáo kiểm toán.

SV: Nguyễn Huy Lực 85 Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp GVHD: PGS., TS Thinh Văn Vinh

Bảng 2.12 : Kết luận tổng thể

CÔNG TY TNHH HÃNG KIỂM TOÁN AASC


AASC AUDITING FIRM COMPANY 3.01

Khách hàng: CTCP ABC Prepared by: D.D.T Date:


25/01/2014
Kỳ kế toán: 31/12/2013 Reviewed by: P.A.T Date:
26/01/2014
Subject: Kết luận tổng thể
Mục đích: Checklist nà y đượ c sử dụ ng để đả m bả o tấ t cả cá c thủ tụ c kiểm toá n đã đượ c
hoà n tấ t.

W/P Ref Yes /No


Kết luận của Kiểm toán viên điều hành: Các vấn đề dướ i đây
cần phải đượ c tiếp tụ c xem xét:
1) Cuộ c kiểm toán đã đượ c thự c hiện phù hợ p vớ i chiến lượ c
và kế hoạch kiểm toán và bằng chứ ng kiểm toán đã đượ c 4.04 Yes
thu thập đầy đủ để đưa ra ý kiến kiểm toán.
2) Các thô ng tin, tài liệu trong Hồ sơ kiểm toán chung đã đượ c
3.11 Yes
cập nhật
3) Các thư xác nhận từ bên thứ 3 đã nhận đượ c đầy đủ . No
4) Tất cả các giải trình củ a Ban Giám đố c đơn vị đã đượ c bao
2.03 Yes
gồ m trong Thư giải trình.
5) Kết luận tổ ng thể về thủ tụ c phân tích phù hợ p vớ i hiểu biết
5.06 Yes
về đơn vị.
6) Kết luận tổ ng thể về đánh giá gian lận phù hợ p vớ i hiểu biết
5.04 Yes
về đơn vị.
7) Các thô ng tin khác phát hành cù ng vớ i BCTC đã đượ c xem
2.04 Yes
xét và phù hợ p vớ i BCTC đã đượ c kiểm toán.
8) Tất cả các sự kiện phát sinh sau ngày kết thú c năm tài chính
6.04 Yes
đã đượ c xem xét
9) Tổ ng các sai só t khô ng điều chỉnh là khô ng trọ ng yếu. 3.03 Yes
10) BCTC đượ c trình bày trung thự c và hợ p lý và phù hợ p vớ i
2.01 Yes
các chuẩn mự c trình bày BCTC quố c tế
Manager: P.A.T Date: 26/01/2014

Soát xét của Partner và hoàn tất


W/P Ref Yes/No
1) Các bằng chứ ng lưu giữ trong hồ sơ có cho thấy cuộ c kiểm
toán đượ c thự c hiện phù hợ p vớ i chiến lượ c và kế hoạch 4.04 / 3.02 Yes
kiểm toán khô ng?
2) Tất cả các ý kiến tư vấn đã đượ c ghi chép đầy đủ , các vấn đề 3.02 Yes

SV: Nguyễn Huy Lực 86 Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp GVHD: PGS., TS Thinh Văn Vinh

tranh cãi và các ý kiến đã đượ c giải quyết thỏ a đáng chưa?
3) Khi việc soát xét chất lượ ng kiểm toán đượ c thự c hiện, các
vấn đề liên quan đến việc soát xét chất lượ ng đã đượ c làm 3.06 Yes
rõ chưa?
4) Tất cả các vấn đề trong Giấy làm việc soát xét củ a Partner và
3.04 / 3.05 Yes
Checklist về soát xét củ a Partner đã đượ c làm rõ chưa?
5) Dự a trên bằng chứ ng kiểm toán thu thập đượ c, ý kiến chấp
2.01 /
nhận toàn phần có phù hợ p khô ng? Nếu khô ng, việc xin ý
3.02/ Yes
kiến tư vấn phù hợ p vớ i qui định củ a Cô ng ty đã đượ c thự c
3.04
hiện chưa?
6) Khi có thư quản lý, Dự thảo Thư quản lý đã hoàn tất và đượ c
trao đổ i vớ i Ban Giám đố c đơn vị chưa? Thư quản lý có bao
2.02 Yes
gồ m các vấn đề đã nêu trong năm trướ c nhưng chưa đượ c
giải quyết thỏ a đáng khô ng?
7) Dự thảo Thư giải trình có bao gồ m tất cả các giải trình có
liên quan thu thập đượ c từ Ban Giám đố c và đã đượ c sự 2.03 Yes
đồ ng ý củ a Ban Giám đố c chưa?
8) Các sự kiện phát sinh từ ngày kết thú c năm tài chính đến
ngày phát hành Báo cáo kiểm toán đã đã đượ c xem xét 6.04
chưa?
9) Có cần phải trình bày trong Báo cáo kiểm toán ngoại trừ về
sự khô ng phù hợ p vớ i các cơ sở lập BCTC và cơ sở hoạt 6.05 Yes
độ ng kinh doanh liên tụ c có phù hợ p khô ng?
Kết luận của Partner
Phương phá p kiểm toá n, cá c cô ng việc đã thự c hiện và cá c bằ ng chứ ng kiểm toá n thu thậ p
đượ c là đầ y đủ để đưa ra ý kiến kiểm toá n.
Engagement Quality Control
Engagement Partner: N.Q.D
Reviewer: P.T.T.G
Date: 27/1/2014 Date:06/02/2014

Bảng 2.13: Soát xét của partner


CÔNG TY TNHH HÃNG KIỂM TOÁN AASC
3.0
AASC AUDITING FIRM COMPANY

Khách hàng:CTCP ABC Prepared by: D.D.T 5 Date:26/01/20


14
Kỳ kế toán:31/12/2013 Reviewed by:N.Q.D Date:27/01/20
14
Subject: Soát xét của Partner
Mục tiêu: Đả m bả o cá c chỉ tiêu và cá c thô ng tin trong BCTC đã đượ c kiểm tra. Qua việc xem
xét hồ sơ kiểm toá n và trao đổ i vớ i nhó m kiểm toá n, Partner phụ trá ch hợ p đồ ng kiểm toá n
thỏ a mã n rằ ng cá c bằ ng chứ ng kiểm toá n đầ y đủ và thích hợ p đã đượ c thu thậ p để trợ giú p

SV: Nguyễn Huy Lực 87 Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp GVHD: PGS., TS Thinh Văn Vinh

cho việc đưa ra cá c kết luậ n và ý kiến kiểm toá n về BCTC củ a đơn vị.
W/P Comments
Bảng câu hỏi
Ref
1) Tất cả WP đã đượ c hoàn tất và tham chiếu đến tờ tổ ng hợ p và dự
2.01
thảo BCTC chưa?
2) Các phát hiện trọ ng yếu đã đượ c ghi nhận trong Biểu 3.02, Kết 3.01
luận củ a KTV điều hành và các phát hiện này đã đượ c làm rõ hoặc 3.02
phản ánh phù hợ p trong BCTC chưa? 2.01
3) Kết luận từ thủ tụ c phân tích trong giai đoạn kết thú c kiểm toán
5.06
có phù hợ p vớ i hiểu biết về đơn vị khô ng?
4) Tất cả các chỉ tiêu trọ ng yếu và rủ i ro đã đượ c kiểm tra bao gồ m
cả việc thu thập đầy đủ các giải thích liên quan đến các nghiệp vụ 4.06
và các sự kiện bất thườ ng chưa?
5) Có thỏ a mãn về việc khô ng có nghi ngờ về gian lận phát sinh từ
việc thự c hiện các thủ tụ c kiểm toán (bao gồ m cả thủ tụ c phân 5.04
tích) hoặc từ sai só t đã đượ c phát hiện khô ng?
6) Các thủ tụ c để đảm bảo các chính sách kế toán phù hợ p vớ i các
chuẩn mự c, quy định liên quan đến lập BCTC, đượ c áp dụ ng nhất
3.07
quán, đượ c cô ng bố thỏ a đáng và phù hợ p vớ i đơn vị đã đượ c
thự c hiện chưa?
7) BCTC có phù hợ p vớ i qui định hiện hành khô ng? 3.07
8) Các thô ng tin đượ c phát hành cù ng vớ i BCTC có phù hợ p vớ i
2.04
BCTC khô ng?
9) Các ý kiến tư vấn đã đượ c ghi chép và thự c hiện đầy đủ , các vần 6.06
đề tranh cãi đã đượ c giải quyết thỏ a đáng chưa? 6.07
10) Việc soát xét chất lượ ng cuộ c kiểm toán có đượ c yêu cầu khô ng?
3.04
Nếu có , các vấn đề nêu tại giai đoạn lập kế hoạch và thự c hiện
kiểm toán đã đượ c làm rõ chưa?
11) Ý kiến chấp nhận toàn phần trong Báo cáo kiểm toán có phù hợ p 2.01
khô ng? Nếu khô ng, xin ý kiến tư vấn đã đượ c thự c hiện phù hợ p 6.06
vớ i qui định củ a Cô ng ty chưa? 6.07
12) Có đảm bảo khô ng có tình huố ng nào phát sinh có thể ảnh hưở ng
4.11
đến tính độ c lập củ a Cô ng ty khô ng?
13) Đảm bảo các vấn đề chính đã đượ c trao đổ i vớ i khách hàng, các
3.02
câu hỏ i trong quá trình soát xét đã đượ c làm rõ , Thư giải trình
2.03
củ a Ban Giám đố c đơn vị đã nhận đượ c, việc soát xét các thủ tụ c
6.05
phát sinh đến ngày ký Báo kiểm toán đã đượ c thự c hiện.
Kết luận :
Các bằng chứ ng kiểm toán đầy đủ và thích hợ p đã đượ c thu thập cho việc đưa ra ý kiến.
Partner: N.Q.D. Date: 27/01/2014

SV: Nguyễn Huy Lực 88 Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp GVHD: PGS., TS Thinh Văn Vinh

 Các checklist phục vụ công tác soát xét: các checklist này được thực hiện khi
kết thúc cuộc kiểm toán, trước khi phát hành, đảm bảo các thủ tục kiểm toán được
thực hiện đầy đủ, ý kiến kiểm toán đưa ra là phù hợp với bằng chứng kiểm toán thu
thập được và báo cáo tài chính của đơn vị.
Checklist kiểm tra công việc đã thực hiện (3.07)
Checklist này được sử dụng để đảm bảo tất cả các BCTC đã được kiểm tra để
chắc chắn các thông tin trong BCTC phù hợp với hồ sơ kiểm toán, tất cả các sai sót
được phát hiện và sửa chữa trước khi gửi cho khách hàng và phát hành báo cáo
kiểm toán.
Người thực hiện: Kiểm toán viên/Trưởng nhóm kiểm toán
Người soát xét và phê duyệt: Lãnh đạo phòng/Thành viên BTGĐ
Thời điểm thực hiện: trước khi phát hành báo cáo kiểm toán
Checklist về tuân thủ các chuẩn mực, chế độ kế toán và tuân thủ các quy định
của pháp luật (3.08 và 3.09)
Checklist 3.08 được sử dụng để hỗ trợ KTV/trưởng nhóm kiểm toán và các
cấp soát xét (lãnh đạo phòng, thành viên BTGĐ) đảm bảo tất cả thông tin trình
bày trên các BCTC đã được kiểm tra và tuân thủ đúng các yêu cầu của Chuẩn
mực, Chế độ kế toán hiện hành. Việc kiểm tra tính tuân thủ chuẩn mực, chế độ
kế toán khác ngoài vấn đề trình bày được thực hiện chi tiết trong từng phần hành
kiểm toán cụ thể.
Checklist 3.09 được sử dụng để hỗ trợ KTV/trưởng nhóm kiểm toán và các cấp
soát xét (lãnh đạo phòng, thành viên BTGĐ) đảm bảo rằng cuộc kiểm toán đã được
thực hiện tuân thủ theo đúng các quy định của VSA 250. Trong quá trình soát xét,
KTV phải chú ý đến các quy định của pháp luật mà nếu vi phạm những quy định
này sẽ gây ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC hoặc ảnh hưởng đến khả năng hoạt
động liên tục của đơn vị được kiểm toán.
Người thực hiện: Kiểm toán viên/Trưởng nhóm kiểm toán
Người soát xét và phê duyệt: Lãnh đạo phòng/Thành viên BTGĐ
Thời điểm thực hiện: trước khi phát hành báo cáo kiểm toán

SV: Nguyễn Huy Lực 89 Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp GVHD: PGS., TS Thinh Văn Vinh

Đối với các checklist thực hiện tại cuộc kiểm toán CTCP ABC:

SV: Nguyễn Huy Lực 90 Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp GVHD: PGS., TS Thinh Văn Vinh

Bảng 2.14: Checklist kiểm tra công việc thực hiện:


CÔNG TY TNHH HÃNG KIỂM TOÁN AASC 3.07
AASC AUDITING FIRM COMPANY
Khách hàng: CTCP ABC Prepared by: D.D.T Date:26/01/2014
Kỳ kế toán: 31/12/2013 Reviewed by:P.A.T Date:27/01/2014
Subject: Checklist kiểm tra
Mục tiêu: Đả m bả o BCTC đã đượ c kiểm tra để chắ c chắ n cá c thô ng tin trong BCTC phù hợ p
vớ i hồ sơ kiểm toá n tấ t cả cá c sai só t đượ c phá t hiện và sử a chữ a trướ c khi gử i cho khá ch
hà ng.
YES /
GHI CHÚ
NO
1. VẤN ĐỀ CHUNG
a) Việc trình bà y BCTC có phù hợ p vớ i mẫ u BCTC theo Yes
chuẩ n mự c trình bà y BCTC Việt Nam khô ng?
b) Mụ c lụ c có đú ng khô ng? Yes
c) Tấ t cả cá c trang đã đượ c kiểm tra cộ ng dồ n và có số
Yes
liệu so sá nh khô ng?
d) Lỗ i chính tả , ngữ phá p và că n lề đã đượ c sử a chữ a
Yes
chưa?
e) Tên cô ng ty đã đượ c viết đú ng theo tên đă ng ký chưa? Yes
f) Ngà y lậ p BCTC có phù hợ p khô ng? Yes
g) Thô ng tin trong Bá o cá o củ a Ban Giá m đố c (ví dụ : cổ
tứ c, lợ i nhuậ n, cổ phiếu đã phá t hà nh) có phù hợ p vớ i Yes
BCTC khô ng?
2. BÁO CÁO KIỂM TOÁN
a) Bá o cá o kiểm toá n có phù hợ p vớ i mẫ u củ a Cô ng ty Yes
khô ng?
b) Trong trườ ng hợ p có nghi ngờ về khả nă ng hoạ t độ ng
kinh doanh liên tụ c, vấ n đề nà y đượ c ngoạ i trừ hay chỉ Yes
cầ n nêu trong đoạ n nhậ n xét?
3. BẢNG CÂN ĐỐi KẾ TOÁN VÀ BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH
Yes
a) Tổ ng tà i sả n có bằ ng tổ ng nguồ n vố n và nợ phả i trả
khô ng?
b) Số liệu trên Bả ng câ n đố i kế toá n và Bá o cá o kết quả
hoạ t độ ng kinh doanh có phù hợ p vớ i số liệu trên Bả n Yes
thuyết minh BCTC khô ng?
4. BÁO CÁO THAY ĐỔi VỐN CHỦ SỞ HỮU
Yes
a) Việc chuyển số dư đầ u nă m có đú ng khô ng?
b) Số liệu phá t sinh trong cộ t Vố n đầ u tư củ a chủ sở hữ u
có phù hợ p vớ i thuyết minh về Vố n đầ u tư củ a chủ sở Yes
hữ u khô ng?

SV: Nguyễn Huy Lực 91 Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp GVHD: PGS., TS Thinh Văn Vinh

c) Số liệu phá t sinh trong cộ t Chênh lệch đá nh giá lạ i tà i


sả n có phù hợ p vớ i thuyết minh về Chênh lệch đá nh giá Yes
lạ i tà i sả n khô ng?
d) Lã i/(lỗ ) trong cộ t lợ i nhuậ n chưa phâ n phố i có phù hợ p
vớ i số liệu trên Bá o cá o kết quả hoạ t độ ng kinh doanh Yes
khô ng?
e) Số dư cuố i nă m có phù hợ p vớ i Bả ng câ n đố i kế toá n và
Yes
cá c thuyết minh khô ng?
5. BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ
a) Việc điều chỉnh lợ i nhuậ n trướ c thuế đến dò ng tiền từ Yes
hoạ t độ ng kinh doanh đã đượ c thự c hiện đú ng chưa?
b) Tiền và cá c khoả n tương đương tiền có phù hợ p vớ i cá c
Yes
thuyết minh có liên quan khô ng?

Ngườ i thự c hiện :D.D.T Ngà y: 26/01/2014


Soá t xét (Manager) :P.A.T Ngà y: 27/01/2014
Phê duyệt (Partner) :N.Q.D Ngà y: 27/01/2014

Bảng 2.15: Checklist kiểm tra tuân thủ các quy định của pháp luật

CÔNG TY TNHH HÃNG KIỂM TOÁN AASC


AASC AUDITING FIRM COMPANY
3.08
Khách hàng: CTCP ABC Prepared by: D.D.T Date:26/01/2014
Kỳ kế toán : 31/12/2014 Reviewed by: P.A.T Date:27/01/2014
Subject: Các câu hỏi về việc kiểm tra tính tuân thủ các quy định của pháp luật
Mục tiêu: Đánh giá về tính tuân thủ pháp luật và các quy định của đơn vị được kiểm toán trong quá
trình kiểm toán BCTC
W/P
Các thủ tục Yes/ No/ Ghi chú
Ref
1. KTV phải tìm hiểu tổng quan về pháp luật và các quy định
có liên quan đối với DN và ngành nghề kinh doanh của DN Yes Tuân thủ
và DN đang tuân thủ pháp luật đó như thế nào:
2. Khi phát hiện việc không tuân thủ pháp luật và các quy định
có liên quan, KTV thực hiện theo các thủ tục dưới đây
Trình bày vào giấy tờ làm việc các phát hiện
Xem xét sự liên quan giữa việc không tuân thủ pháp luật với
các khía cạnh khác của kiểm toán, đặc biệt là tính chính trực
của BGĐ
3. Bao gồm trong thư giải trình của BGĐ các giải trình về sự
Đã giải
tuân thủ pháp luật và các qui định có liên quan khi lập Yes
trình
BCTC

SV: Nguyễn Huy Lực 92 Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp GVHD: PGS., TS Thinh Văn Vinh

Kết luận
Theo ý kiến của tôi, trên cơ sở các bằng chứng thu thập được từ việc thực hiện các thủ tục ở trên,
mục tiêu kiểm toán trình bày ở phần đầu của chương trình kiểm toán đã đạt được

Người thực hiện: D.D.T

2.4.3.2. Đánh giá sự hài lòng của khách hàng


Hoạt động này thể hiện qua việc đánh giá, thăm dò mức độ hài lòng của khách
hàng sau khi thực hiện dịch vụ kiểm toán, đồng thời thông qua đó đánh giá được
thái độ, tinh thần làm việc của các kiểm toán viên cũng như nhóm kiểm toán. Hiện
nay, công việc này được thực hiện qua một buổi họp giữa công ty và khách hàng về
kết quả của cuộc kiểm toán tuy nhiên chỉ thực hiện với khách hàng lớn.
Ngoài ra, AASC cũng đã xây dựng “Bản tiếp nhận phản hồi của khách hàng về
chất lượng dịch vụ của AASC” trên website của công ty để thăm dò ý kiến của
khách hàng.
Bảng 2.16: Tiếp nhận phản hồi của khách hàng về chất lượng dịch vụ

CÔNG TY TNHH HÃNG KIỂM TOÁN AASC


AASC AUDITING FIRM COMPANY LTD
BẢN TIẾP NHẬN PHẢN HỒI CỦA KHÁCH HÀNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CỦA
AASC
Vớ i mong muố n khô ng ngừ ng nâ ng cao chấ t lượ ng và đá p ứ ng trên mứ c mong đợ i củ a
khá ch hà ng về dịch vụ củ a AASC, chú ng tô i rấ t mong nhậ n đượ c cá c phả n hồ i củ a quý
khá ch hà ng. Là mộ t khá ch hà ng quan trọ ng, nhữ ng phả n hồ i củ a quý khá ch hà ng sẽ là
nhữ ng thô ng tin quí giá nhấ t đố i vớ i chú ng tô i. Chú ng tô i sẽ vô cù ng biết ơn nếu quý
khá ch hà ng dà nh chú t thờ i gian để trả lờ i mộ t và i câ u hỏ i dướ i đâ y.

1.Tên: CTCP may mặ c A


2. Địa chỉ: xxx
3. Số điện thoại: xxx
4. Quý khách hàng đã hợp tác với AASC trong thời gian bao lâu?
2 nă m
5. Tại sao Quý khách hàng lựa chọn AASC là đơn vị kiểm toán?

A. Chấ t lượ ng dịch vụ kiểm toá n tố t

SV: Nguyễn Huy Lực 93 Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp GVHD: PGS., TS Thinh Văn Vinh

B. Địa điểm giao dịch thuậ n tiện


C. Phí kiểm toá n hợ p lý
D. Tư vấ n hỗ trợ khá ch hà ng tố t
d. Khá c:……..

6. Mức độ hài lòng của Quý khách hàng về dịch vụ mà AASC cung cấp?
Rấ t
Rấ t Bình Chưa
Hà i khô ng
hà i thườ n hà i
lò ng hà i
lò ng g lò ng
lò ng

Chấ t lượ ng dịch vụ

Tính kịp thờ i và đú ng hạ n củ a dịch vụ

Khả nă ng lắ ng nghe và chia sẻ vớ i khá ch hà ng

Tư vấ n hỗ trợ khá ch hà ng

Nă ng lự c chuyên mô n củ a độ i ngũ cung cấ p dịch vụ

Phí dịch vụ
7. Tính chuyên nghiệp (thân thiện, lịch sự, đúng giờ, sẵn sàng hỗ trợ và hợp tác với
khách hàng) của nhân viên AASC? *
A. Chuyên nghiệp
B. Bình thườ ng
C. Chưa chuyên nghiệp
D. Other:
8. Điểm nổi bật nào quý khách hàng ấn tượng nhất về dịch vụ do AASC cung cấp?
Nhâ n viên AASC đú ng giờ trong là m việc, là m việc hiệu quả , sẵ n sà ng hỗ trợ chú ng tô i
trong cô ng việc.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
9. Quý khách hàng vui lòng đưa ra ý kiến đóng góp nhằm nâng cao chất lượng dịch
vụ của AASC?
Cô ng ty nên gử i lịch kiểm toá n cho chú ng tô i sớ m hơn để chú ng tô i có thể chuẩ n bị sổ sá ch
kế toá n kịp thờ i.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
10. Ý kiến góp ý khác từ khách hàng
……………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………….
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
Xin trân trọng cảm ơn

SV: Nguyễn Huy Lực 94 Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp GVHD: PGS., TS Thinh Văn Vinh

2.4.3.3. Soát xét lại hồ sơ kiểm toán


Sau một mùa kiểm toán, Công ty lại lập ra nhóm kiểm tra hồ sơ kiểm toán.
Nhóm này bao gồm trưởng ban là trưởng phòng đào tạo và kiểm soát chất lượng và
các trưởng phòng nghiệp vụ, các kiểm toán viên chính có kinh nghiệm. Công việc
kiểm tra được thực hiện theo nguyên tắc kiểm tra chéo giữa các phòng nghiệp vụ,
riêng với các chi nhánh văn phòng đại diện của công ty sẽ do trưởng phòng đào tạo
và kiểm soát chất lượng trực tiếp kiểm tra.
Mục đích của việc soát xét lại hồ sơ kiểm toán là nhằm đánh giá lại công tác
kiểm toán báo cáo tài chính của nhóm kiểm toán, xác định việc tuân thủ các chuẩn
mực về kế toán và kiểm toán cũng như xem xét đến việc đã thu thập đầy đủ các
bằng chứng kiểm toán thích hợp và đầy đủ để đưa ra ý kiến kiểm toán trên Báo cáo
kiểm toán. Đồng thời, đây cũng là một biện pháp đánh giá chất lượng của công tác
kiểm soát chất lượng đối với cuộc kiểm toán. Từ đó, rút ra những điểm còn hạn chế
và tìm giải pháp khắc phục. Ngoài ra, việc soát xét lại hồ sơ kiểm toán còn là để
phát hiện những kiểm toán viên có năng lực để tạo điều kiện bồi dưỡng cũng như
phát hiện ra những kiểm toán viên vi phạm đạo đức nghề nghiệp hoặc không hoàn
thành nhiệm vụ để có biện pháp xử lý kịp thời.
Phương pháp chọn hồ sơ kiểm soát lại: Hồ sơ được lựa chọn theo kiểm toán
viên ký báo cáo và có tính đại diện cao. Căn cứ vào bảng tổng hợp danh sách các
khách hàng kiểm toán trong năm, phòng đào tạo và kiểm soát chất lượng sẽ lựa
chọn các hồ sơ để kiểm tra. Trung bình mỗi kiểm toán viên ký báo cáo hàng năm sẽ
có 2 hồ sơ được kiểm tra, các hồ sơ được kiểm tra là các khách hàng đại chúng, các
khách hàng có quy mô lớn, các tổng công ty, các tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp
có nhiều đầu mối, các doanh nghiệp đa ngành nghề.
Tiêu thức đánh giá: Trưởng phòng đào tạo và kiểm soát chất lượng có trách
nhiệm nghiên cứu và thiết kế bảng câu hỏi phù hợp để đánh giá tính đầy đủ và phù
hợp của các thủ tục kiểm toán được áp dụng trong quá trình kiểm toán. Các câu hỏi
được thiết kế sẵn và theo dạng đóng: có, không, không áp dụng và được phân bổ
điểm theo một tiêu thức nhất định trong thàng điểm 100. Đối với các hồ sơ kiểm

SV: Nguyễn Huy Lực 95 Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp GVHD: PGS., TS Thinh Văn Vinh

toán sau khi kiểm tra có số điểm dưới 50 điểm được đánh giá là không đạt yêu cầu,
với các hồ sơ đạt số điểm từ 50 đến 65 điểm được đánh giá là trung bình, với các hồ
sơ có số điểm từ 65 đến dưới 80 được đánh giá là khá, và hồ sơ đạt trên 80 điểm
được đánh giá là tốt.
Bảng câu hỏi(Check – list): Bảng câu hỏi được thiết kế riêng phù hợp với việc
kiểm tra hồ sơ kiểm toán của loại hình kiểm toán Báo cáo tài chính và Báo cáo kiểm
toán xây dựng cơ bản, trong đó riêng loại hình kiểm toán Báo cáo tài chính được
thiết kế 3 bảng câu hỏi riêng biệt cho dịch vụ Kiểm toán báo cáo tài chính của các
doanh nghiệp thông thường, Kiểm toán báo cáo tài chính của các dự án và Kiểm
toán báo cáo tài chính hợp nhất. Các câu hỏi được thiết kế dựa trên các công việc
kiểm toán viên phải thực hiện trong quá trình kiểm toán theo chuẩn mực được phân
làm 3 giai đoạn là giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, giai đoạn thực hiện kiểm toán
và giai đoạn kết thúc kiểm toán.
Quy chế xử lý: Công ty đã xây dựng và ban hành quy chế xử phạt hành chính
đối với các hồ sơ không đạt tiêu chuẩn, ngoài việc nhóm kiểm toán không đạt yêu
cầu sẽ bị thông báo đến toàn thể công ty về việc vi phạm nguyên tắc làm việc thì tùy
thuộc vào mức độ lỗi vi phạm sẽ không được nâng bậc còn bị phạt hành chính để
nhằm răn đe. Các kiểm toán viên có hồ sơ không đạt chất lượng sẽ được đưa vào
diện cảnh cáo và sẽ được ưu tiên đào tạo bồi dưỡng thêm cũng như tăng cường số
lượng hồ sơ được kiểm tra. Hồ sơ đạt trên 80 điểm được xét là đạt yêu cầu, hồ sơ từ
65 điểm đến 80 điểm được xét là gần đạt yêu câu, hồ sơ từ 50 điểm đến 65 điểm là
không đạt yêu cầu và dưới 50 điểm được coi là kém chất lượng.
Soát xét hồ sơ thực hiện sau khi kết thúc cuộc kiểm toán khách hàng CTCP XYZ.
Bảng 2.17: Soát xét chất lượng cuộc kiểm toán
CÔNG TY TNHH HÃNG KIỂM TOÁN AASC
AASC AUDITING FIRM COMPANY
3.06
Khách hàng: CTCP XYZ Prepared by: H.D Date: 22/7/2013
Kỳ kế toán: 31/12/2012 Reviewed by: P.T.T.G Date: 25/7/2013
Subject: Soát xét chất lượng của cuộc kiểm toán
Mục tiêu Mụ c đích củ a việc soá t xét chấ t lượ ng củ a cuộ c kiểm toá n là để cung cấ p mộ t sự
đá nh giá khá ch quan về cá c quyết định quan trọ ng củ a nhó m kiểm toá n

SV: Nguyễn Huy Lực 96 Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp GVHD: PGS., TS Thinh Văn Vinh

Các thủ tục soát xét W/P Comments


Ref
Lập kế hoạch
1. Trao đổ i vớ i Partner phụ trá ch hợ p đồ ng kiểm toá n
4.08
cá c vấ n đề quan trọ ng liên quan đến cuộ c kiểm toá n:
Đá nh giá tính độ c lậ p củ a Cô ng ty 5.02
Xá c định cá c rủ i ro trọ ng yếu và cá c thủ tụ c kiểm 4.06
toá n đố i vớ i cá c rủ i ro nà y 5.04
Tình hình và kết quả hoạ t độ ng kinh doanh củ a 5.01
khá ch hà ng 5.02
Cá c ướ c tính kế toá n phứ c tạ p hoặ c có tranh cã i
Cá c vấ n đề về thuế phứ c tạ p và có tranh cã i
Mứ c trọ ng yếu 4.05
2. Xem xét kế hoạ ch kiểm toá n để đả m bả o nó đã bao
4.04
gồ m tấ t cả cá c vấ n đề có liên quan.
Hoàn tất
3. Soá t xét có chọ n lự a WP nhữ ng chỉ tiêu có rủ i ro kiểm
toá n cao để đả m bả o cá c thủ tụ c kiểm toá n đã đượ c
thự c hiện tương ứ ng vớ i cá c đá nh giá và trợ giú p cho
việc đưa ra kết luậ n.
4. Xem xét Biểu 3.02 – Tổ ng hợ p kết quả kiểm toá n và
cá c thô ng bá o khá c (ví dụ như thô ng tin trao đổ i vớ i
ủ y ban kiểm toá n) để đả m bả o tấ t cả cá c vấ n đề quan
trọ ng đã đượ c xử lý đú ng
5. Xem xét tầ m quan trọ ng củ a cá c bú t toá n điều chỉnh
và bả ng liệt kê cá c bú t toá n khô ng điều chỉnh để đả m
bả o vấ n đề nà y đã đượ c xử lý đú ng.
6. Đả m bả o cá c vấ n đề khó hoặ c có tranh cã i đã đượ c xin
ý kiến tư vấ n phù hợ p và cá c kết luậ n đã đượ c đưa ra.
7. Trao đổ i về cá c vấ n đề chưa đượ c giả i quyết và cá c
thủ tụ c kiểm toá n chưa hoà n tấ t để xem xét xem cá c
5.05
vấ n đề nà y có ả nh hưở ng trọ ng yếu đến BCTC hoặ c ý
kiến kiểm toá n khô ng
8. Xem xét cá c vấ n đề nêu trong Thư quả n lý dự thả o.
9. Xem xét Bá o cá o kiểm toá n để đả m bả o ý kiến kiểm
toá n là phù hợ p.
10. Thả o luậ n vớ i Partner phụ trá ch hợ p đồ ng kiểm toá n
về cá c vấ n đề quan trọ ng phá t hiện trong quá trình 4.08
soá t xét và giả i quyết cá c vấ n đề nà y.
11. Lưu hồ sơ cá c vấ n đề quan trọ ng phá t hiện khi thự c
3.11
hiện soá t xét hồ sơ và cá c giả i quyết cá c vấ n đề nà y.
Kết luận:

SV: Nguyễn Huy Lực 97 Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp GVHD: PGS., TS Thinh Văn Vinh

1. Tô i đã thảo luận vớ i nhó m kiểm toán các vần đề phát hiện


2. Tô i đồ ng ý các kết luận củ a nhó m kiểm toán.
Người thực hiện soát xét chất lượng cuộc kiểm toán: H.D
Ngày tháng: 22/7/2013

Soát xét lại hồ sơ kiểm toán là biện pháp hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng
kiểm toán, công việc này giúp nâng cao trách nhiệm của nhóm kiểm toán với công
việc của mình.

CHƯƠNG 3
ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN
QUY TRÌNH KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KIỂM
TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH HÃNG KIỂM TOÁN AASC

3.1. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ QUY TRÌNH KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG
HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH HÃNG KIỂM
TOÁN AASC
3.1.1. Ưu điểm
AASC có xuất phát điểm trước đây là công ty trực thuộc Bộ Tài chính và đã
hơn 20 năm hoạt động trong làng kiểm toán Việt Nam. Do đó, AASC có một lợi thế
lớn về kinh nghiệm so với các công ty khác. Hơn nữa, từ khi thành lập đến nay,
AASC luôn chú trọng đến chất lượng các dịch vụ cung cấp cho khách hàng đặc biệt
là dịch vụ kiểm toán. Vì vậy công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán báo cáo tài
chính đã được chú trọng triển khai và đạt được những mặt tích cực.
3.1.1.1. Kết quả đạt được trong kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán trong
phạm vi toàn AASC
Cơ cấu tổ chức của Công ty: Công ty đã tổ chức một hệ thống các phòng ban
chức năng một cách chuyên nghiệp và có sự linh hoạt, mỗi phòng kiểm toán hoạt
động như một mô hình công ty kiểm toán thu nhỏ, các phòng kiểm toán chủ động
trong công tác tìm kiếm và lên kế hoạch kiểm toán với khách hàng, mỗi thành viên
BTGĐ chịu trách nhiệm trong việc quản lý từ 1 đến 2 phòng kiểm toán, là đại diện
hợp pháp của công ty ký hợp đồng với khách hàng. Bên cạnh mô hình hoạt động

SV: Nguyễn Huy Lực 98 Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp GVHD: PGS., TS Thinh Văn Vinh

độc lập, ở AASC đồng thời cũng bố trí theo hướng chuyên môn hóa các hoạt đông
kiểm toán đặc trưng: Xây dựng cơ bản, Dịch vụ đầu tư nước ngoài (FIS), Dự án
nước ngoài, đây là các lĩnh vực kiểm toán thế mạnh của công ty. Việc tổ chức bộ
máy theo hướng kết hợp vừa chuyên môn hóa, vừa độc lập tạo nên một “bộ khung”
hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của thị trường kiểm toán ngày càng phát triển. Mô hình
phòng ban độc lập tăng năng lực hoạt động của các phòng kiểm toán, tinh thần cạnh
tranh đem lại hiệu quả hoạt động cho công ty. Đồng thời, tính chuyên môn hóa sẽ là
nhân tố mang đến sự chuyên nghiệp trong kiểm toán, đặc trưng trong hoạt động của
AASC.
Phòng kiểm soát chất lượng và đào tạo thành lập năm 2009, sau gần 5 năm hoạt
động, phòng đã đóng góp vai trò quan trọng trong công tác tuyển dụng nhân sự,
kiểm soát chất lượng kiểm toán của công ty, quản lý hồ sơ kiểm toán, hoàn thiện
chương trình kiểm toán theo mẫu của HLB.
Công tác tuyển dụng và đào tạo nhân viên: Đối với công ty kiểm toán thì chất
lượng của các dịch vụ mà công ty cung cấp luôn đi liền với chất lượng, năng lực và
trình độ của các nhân viên trong toàn công ty. Chính vì vậy, công tác tuyển dụng và
đào tạo luôn được ban lãnh đạo công ty hết sức coi trọng. Công ty đã thiết lập, ban
hành những chỉ tiêu tuyển dụng và kế hoạch đào tạo cụ thể. Xuất phát từ việc đầu tư
cho công tác tuyển dụng và đào tạo như vậy nên AASC luôn có một đội ngũ nhân
viên chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm, vững vàng về chuyên môn và am hiểu sâu
sắc về các lĩnh vực dịch vụ mà công ty cung cấp. Tính đến hết năm 2012, theo báo
cáo của VACPA, AASC thuộc top 6 công ty có số lượng nhân viên lớn nhất, top 5
công ty có số lượng nhân viên chuyên nghiệp lớn nhất, đến hết năm 2013, AASC có
62 nhân viên có chứng chỉ CPA VN, 2 nhân viên có chứng chỉ ACCA.
Nhân tố con người có vai trò quan trọng trong kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm
toán. Con người mà cụ thể là các KTV không những là khách thể, chịu tác động của
KSCL mà còn là chủ thể thực hiện hoạt động KSCL. Vì thế xây dựng một đội ngũ
nhân viên chuyên nghiệp là biện pháp hữu hiệu nhất để KSCL, cùng một lúc tác
động vào khách thể và chủ thể của hoạt động KSCL.

SV: Nguyễn Huy Lực 99 Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp GVHD: PGS., TS Thinh Văn Vinh

Hồ sơ kiểm toán: năm 2011, AASC chính thức trở thành thành viên Hãng kiểm
toán quốc tế HLB, sau 2 năm dịch thuật và áp dụng thí điểm tại Phòng Kiểm toán 6
và Phòng Kiểm toán Dự án, bắt đầu từ mùa kiểm toán 2013, công ty đã áp dụng hệ
thống hồ sơ kiểm toán theo mẫu của HLB trên cơ sở phù hợp với các quy định tại
Việt Nam. Điều này góp phần hoàn thiện hệ thống hồ sơ kiểm toán, đơn giản hóa
trong công tác thực hiện kiểm toán, nâng cao chất lượng cuộc kiểm toán tại công ty.
Soát xét hồ sơ năm: hoạt động soát xét hồ sơ năm góp phần vào việc hoàn thiện
hoạt động kiểm toán, phát hiện những yếu kém trong quá trình kiểm toán, nâng cao
chất lượng cuộc kiểm toán.
3.1.1.2. Những kết quả đạt được trong kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán
cho từng cuộc kiểm toán
Thiết lập một quy trình kiểm soát khá chặt chẽ: Từ khi mới thành lập đến nay,
công ty đã rất chú trọng đến công tác kiểm soát chất lượng. Cho đến nay, công ty đã
thiết lập được một quy trình kiểm soát chất lượng khá chặt chẽ:
Trong kiểm soát chất lượng từng cuộc kiểm toán có sự tham gia của KTV, trưởng
nhóm kiểm toán, lãnh đạo phòng kiểm toán và thành viên BTGĐ.
Ngoài ra, trong kiểm soát chất lượng sau mùa kiểm toán đối với một số HSKT được
chọn mẫu còn có sự tham gia của thành viên BTGĐ và phòng kiểm toán không chịu
trách nhiệm cuộc kiểm toán, phòng KSCL&ĐT, từ đó nâng cao tính khách quan và
chất lượng của việc kiểm soát chéo.
Công tác đánh giá khách hàng: Trong điều kiện cạnh tranh trở nên gay gắt trên
thị trường dịch vụ kiểm toán ở Việt Nam thì việc thu hút khách hàng cho công ty là
hết sức quan trọng. Tuy nhiên, AASC luôn ý thức được rằng việc đảm bảo uy tín và
chất lượng dịch vụ cung cấp còn quan trọng hơn. Chính vì vậy, trước khi tiến hành
ký kết hợp đồng kiểm toán với một khách hàng nào đó, công ty luôn thực hiện đánh
giá sơ bộ về rủi ro kiểm toán. Từ đó sẽ quyết định có chấp nhận kiểm toán (đối với
khách hàng lần đầu mời kiểm toán) hoặc duy trì kiểm toán (đối với khách hàng
đang cung cấp dịch vụ kiểm toán) hay không.
3.1.2. Hạn chế và nguyên nhân

SV: Nguyễn Huy Lực 100 Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp GVHD: PGS., TS Thinh Văn Vinh

3.1.2.1. Những hạn chế và nguyên nhân của kiểm soát chất lượng hoạt động
kiểm toán nói chung của toàn công ty
a. Hạn chế:
Cơ cấu tổ chức: chưa thực sự hoàn thiện, các phòng kiểm toán tự tìm kiếm
khách hàng trong mọi lĩnh vực, khả năng cạnh tranh khách hàng, ảnh hưởng đến
hình ảnh của công ty trong thị trường kiểm toán. Các phòng kiểm toán chung 1, 2,
3, 5, 6, 7 thực hiện cung cấp nhiều dịch vụ khác bên cạnh dịch vụ kiểm toán: dịch
vụ kế toán, dịch vụ tư vấn, thuế, định giá,… làm phân tán nguồn lực, giảm tập trung
trong quá trình làm việc.
Nhân sự: Hiện tại AASC có 2 kiểm toán viên có chứng chỉ quốc tế ACCA, đây
là một con số rất nhỏ so với các công ty kiểm toán nước ngoài và so với số lượng
hơn 300 nhân viên trong công ty.
Tuyển dụng: tiêu chí tuyển dụng chưa cao, mức điểm của ứng viên ở vòng hồ sơ
như vậy là thấp, quy trình tuyển dụng vẫn còn hạn chế, chưa kiểm tra hết năng lực
của ứng viên, đặc biệt là tiếng anh chuyên ngành và các kỹ năng như hoạt động
nhóm, giao tiếp.
Đào tạo: thời gian đào tạo với sinh viên thực tập là 2 ngày và nhân viên mới là
1 tháng là ngắn để có thể nắm bắt được công việc và quy trình kiểm toán tại công
ty. Hoạt động đào tạo chưa chú trọng nhiều vào tính thực tế.
Trang thiết bị phục vụ: chưa thực sự đầy đủ, hiện tại công việc kiểm toán chủ
yếu thực hiện bằng máy tính, tuy nhiên các nhân viên chưa được cấp phát phương
tiện làm việc, chủ yếu nhân viên tự chuẩn bị máy tính cá nhân khi tham gia cung
cấp dịch vụ kiểm toán tại khách hàng.
Hồ sơ kiểm toán: được chuyển thể từ hồ sơ kiểm toán mẫu của HLB bắt đầu áp
dụng cho toàn bộ công ty từ năm 2013, việc chuyển ngữ còn chưa hoàn thiện, các
nhân viên chưa được hướng dẫn cụ thể trong việc sử dụng hồ sơ theo mẫu của HLB.
Hoạt động soát xét kiểm toán năm: chủ yếu lựa chọn những hồ sơ kiểm toán
của các công ty lớn, công ty niêm yết do vậy dẫn đến tình trạng chất lượng không
đồng đều giữa các hồ sơ kiểm toán. Các kiểm toán viên sẽ có xu hướng làm tốt và

SV: Nguyễn Huy Lực 101 Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp GVHD: PGS., TS Thinh Văn Vinh

hoàn thiện các hồ sơ mà họ cho là có khả năng bị lựa chọn để kiểm tra trong khi đó
lại không chú trọng quan tâm đến các khách hàng có quy mô nhỏ.
Phòng kiểm soát chất lượng và đào tạo: Mặc dù đã có rất nhiều thành tích trong
việc kiểm soát chất lượng song do lực lượng còn hạn chế và việc điều động nhân sự
của các phòng nghiệp vụ khác hỗ trợ bị phụ thuộc vào tình hình công việc của các
phòng cho nên vẫn còn nhiều bất cập như không có đủ thời gian để thực hiện kiểm
soát tất cả các hồ sơ kiểm toán của các công ty đại chúng, các công ty trên sàn
chứng khoán,… Các văn bản tài liệu phục vụ việc kiểm soát còn ban hành chậm.
Bên cạnh đó ngoài việc kiểm soát hồ sơ kiểm toán phòng còn phải phân bổ thời gian
để thực hiện các nhiệm vụ khác của BTGĐ nên thương xuyên quá tải.
b. Nguyên nhân
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Với số lượng khách hàng ngày càng nhiều, trong khi thời hạn phải có báo cáo kiểm
toán để phục vụ Đại hội đồng cổ đông dồn vào các tháng đầu năm nên đôi khi sức ép
về việc phát hành báo cáo cũng ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán.
+ Việc trang bị phương tiện làm việc cho nhân viên cũng như tuyển dụng thêm
nhân viên, tổ chức đào tạo dài hạn và cử nhân viên đi học chứng chỉ quốc tế tốn
kém nhiều chi phí và cần lộ trình dài để thực hiện.
- Nguyên nhân khách quan:
+ Hoạt động kiểm soát chất lượng của VACPA đối với các tổ chức kiểm toán độc
lập theo kế hoạch hằng năm mà chưa có những đợt kiểm tra đột xuất. Phạm vi và
mức độ kiểm soát vẫn hạn chế với những trường hợp tổ chức kiểm toán độc lập và
kiểm toán viên vi phạm nguyên tắc, chuẩn mực kiểm toán.
+ Hoạt động kiểm toán ở nước ta còn mới, chưa được phổ biến và coi trọng. Nền
kinh tế nước ta chưa đạt đến mức độ nền kinh tế thị trường đầy đủ nên hoạt động
kiểm toán không phải lúc nào cũng được coi là một yêu cầu bức thiết. Việc mời các
tổ chức kiểm toán độc lập cung cấp dịch vụ kiểm toán BCTC thường theo những
mục tiêu riêng của mỗi đơn vị.

SV: Nguyễn Huy Lực 102 Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp GVHD: PGS., TS Thinh Văn Vinh

3.1.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân của kiểm soát chất lượng hoạt động
kiểm toán BCTC cho từng cuộc kiểm toán
a. Hạn chế:
- Khảo sát và đánh giá khách hàng là một công việc quan trọng nhằm đảm bảo
an toàn cho công ty trong quá trình thực hiện kiểm toán, công ty cũng đã thiết lập
các biểu mẫu đưa ra các chỉ tiêu, tiêu chí để đánh giá chấp nhận khách hàng. Tuy
nhiên, hiện nay do sự cạnh tranh giữa các công ty kiểm toán để có khách hàng rất
lớn, hơn nữa việc chấp nhận khách hàng thường được tiến hành ngay trong quá
trình gặp mặt vì vậy thường không thể thu thập được đầy đủ các tài liệu cần thiết để
đánh giá về khách hàng hoặc có thu thập đủ nhưng trong điều kiện thời gian bị hạn
chế mức độ đánh giá mới dừng lại ở tính khái quát, chưa thể đi sâu phân tích tình
hình tài chính của khách hàng cũng như các rủi ro tiềm tàng trong hoạt động kinh
doanh của khách hàng đặc biệt là các khách hàng mới. Việc khảo sát không theo
đúng và đủ quy trình dẫn đến gây nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện kiểm
toán, các công việc phát sinh nhiều hơn so với ước lượng ban đầu của người khảo
sát dẫn đến thời gian thực hiện kiểm toán bị kéo dài và chi phí kiểm toán cũng như
rủi ro nhận về phía công ty tăng cao, hợp đồng kiểm toán không hiệu quả và có thể
ảnh hưởng đến uy tín của công ty.
- Các kế hoạch kiểm toán thường không đầy đủ mới chỉ dừng lại ở việc bố trí
thời gian, nhân sự, phương tiện làm việc cho nhóm kiểm toán, cũng như các vấn đề
cơ bản của khách hàng. Các thông tin chuyên sâu hơn liên quan đến tình hình tài
chính của khách hàng, môi trường kinh doanh, các chính sách kế toán được áp dụng
còn hạn chế, các thủ tục đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, các rủi ro tiềm tàng,
xác định mức trọng yếu và phương pháp kiểm toán còn sơ lược, các thủ tục kiểm
toán tương ứng với mục tiêu kiểm toán ít được xây dựng.
- Mẫu kế hoạch kiểm toán của công ty mới chỉ lập chung cho tất cả các loại
hình doanh nghiệp mà chưa thiết kế riêng cho từng loại hình doanh nghiệp.

SV: Nguyễn Huy Lực 103 Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp GVHD: PGS., TS Thinh Văn Vinh

- Phần mềm kiểm toán: công ty đang trong tiến trình thí điểm phần mềm kiểm
toán Keysquare tại phòng kiểm toán 6 và phòng kiểm toán dự án, chưa áp dụng trên
phạm vi toàn công ty.
- Công tác bố trí nhân sự cho cuộc kiểm toán: trong nhiều trường hợp, vì yêu
cầu gấp rút từ khách hàng, việc bố trí nhân sự thực hiện ngay trước khi đi kiểm toán
tại khách hàng, thành viên nhóm kiểm toán không có thời gian trong việc thảo luận
nhóm kiểm toán, tìm hiểu các thông tin về khách hàng, ảnh hưởng đến chất lượng
cuộc kiểm toán.
- Hoạt động đánh giá sự hài lòng của khách hàng: Sự hài lòng của khách hàng
không chỉ là nhân tố quan trọng giúp duy trì và phát triển khách hàng mà còn là một
thước đo đánh giá chất lượng dịch vụ kiểm toán mà công ty cung cấp. Hoạt động
này thể hiện qua việc đánh giá, thăm dò mức độ hài lòng của khách hàng sau khi
thực hiện dịch vụ kiểm toán, đồng thời thông qua đó đánh giá được thái độ, tinh
thần làm việc của các kiểm toán viên cũng như nhóm kiểm toán. Tuy nhiên, hiện
nay tại AASC chưa có giấy tờ làm việc phục vụ cho công tác đánh giá hài lòng của
khách hàng trong bộ hồ sơ kiểm toán, hoạt động này chỉ dừng lại ở việc trả lời câu
hỏi trong “Bản tiếp nhận phản hồi của khách hàng về chất lượng dịch vụ của
AASC” trên website của AASC.
b. Nguyên nhân của hạn chế trong kiểm soát từng cuộc kiểm toán
- Thời gian kiểm toán tại khách hàng hạn chế và những yêu cầu kiểm toán
đột xuất từ khách hàng ảnh hưởng đến việc bố trí nhân sự, hướng dẫn nhóm kiểm
toán, tìm hiểu thông tin khách hàng.
- Việc áp dụng phần mềm tốn kém nhiều chi phí và có ảnh hưởng đến quá
trình làm việc của kiểm toán viên so với cách làm truyền thống, hoạt động đào tạo
sử dụng phần mềm tốn nhiều thời gian.
- Hồ sơ kiểm toán mẫu của HLB mới được áp dụng trong 2 mùa kiểm toán,
đang trong quá trình hoàn thiện.

SV: Nguyễn Huy Lực 104 Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp GVHD: PGS., TS Thinh Văn Vinh

Từ những hạn chế trên, việc hoàn thiện kiểm soát chất lượng kiểm toán tại
AASC là việc làm hết sức cần thiết. Công ty cần phát huy những mặt mạnh và hạn
chế khuyết điểm, nỗ lực tìm ra giải pháp hiệu quả.
3.1.3. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực trạng
Từ thực trạng Quy trình Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán BCTC tại
Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC, em rút ra được một số bài học kinh nghiệm
sau. Đó là:
Thứ nhất, công tác kiểm soát chất lượng trong hoạt động kiểm toán có vai trò
hết sức quan trọng, cần tăng cường công tác kiểm soát chất lượng của các cuộc
kiểm toán tránh việc thực hiện mang tính hình thức.
Thứ hai, cần phân công trách nhiệm cho các cấp soát xét, dù là khách hàng lớn
hay nhỏ, truyền thống hay mới, đều phải soát xét kĩ mọi khía cạnh và xử lí nghiêm
các trường hợp vi phạm.

Thứ ba, KTV cần phải thực hiện đầy đủ các quy trình kiểm toán và những quy
định của công ty kể cả đối với những công ty nhỏ và đánh giá là ít rủi ro để kết quả
kiểm toán được tốt nhất.
Thứ tư, tăng cường hoạt động đánh giá hài lòng của khách hàng để hoàn thiện
hơn nữa chất lượng dịch vụ kiểm toán cung cấp cho khách hàng.
3.2. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA AASC VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI
HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG
KIỂM TOÁN BCTC TẠI AASC
3.2.1. Định hướng phát triển của AASC trong thời gian tới
Theo nghị quyết năm 2013 đã được Hội đồng thành viên AASC thông qua về định
hướng và chiến lược phát triển công ty đến năm 2020 thì mục tiêu của AASC là sánh
ngang với các công ty kiểm toán nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam về thị phần
kiểm toán cũng như chất lượng dịch vụ, để đạt được điều đó công ty đã có những chiến
lược phát triển lâu dài:
- Duy trì và phát triển vị thế là Hãng kiểm toán cung cấp dịch vụ bảo đảm uy tín
và chất lượng hàng đầu tại Việt Nam.

SV: Nguyễn Huy Lực 105 Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp GVHD: PGS., TS Thinh Văn Vinh

- Tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ kế toán, kiểm toán và tư vấn, đảm bảo
chất lượng dịch vụ cung cấp vượt trên cả sự mong đợi của khách hàng.
- Nâng cao hơn nữa trình độ nhân viên, đẩy mạnh chính sách quốc tế hoá đội
ngũ nhân viên, bảo đảm đáp ứng được mọi yêu cầu của mọi đối tượng khách hàng.
- Mở rộng và phát triển các loại hình dịch vụ phù hợp với xu thế chung của khu
vực và thế giới.
- Mở rộng đối tượng khách hàng bên cạnh các khách hàng truyền thống nhằm
giữ vị trí hàng đầu trong thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán và tài chính Việt
Nam.
- Mở rộng giao lưu, hợp tác với các tổ chức quốc tế để trao đổi kinh nghiệm và
lĩnh hội những kiến thức nghề nghiệp cho sự phát triển.
3.2.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện
Thứ nhất, xuất phát từ vai trò của kiểm toán độc lập đối với nền kinh tế. Hiện
nay, trong thời đại phát triển của khoa học – công nghệ, vai trò của thông tin ngày
càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Nắm bắt được thông tin chính xác sẽ giúp
cho con người đưa ra được quyết định đúng đắn. Đối với tình hình tài chính của một
công ty cũng vậy, BCTC là báo cáo công khai tình hình “sức khỏe” của công ty đó.
Nó giúp các đối tượng liên quan đến công ty cũng như phía các cơ quan quản lý
Nhà nước đưa ra nắm bắt được tình hình hoạt động cũng như sự biến động về tài
sản, nguồn vốn của các đơn vị để đưa ra những quyết định có tính chính xác cao.
Xuất phát từ điều đó, hoạt động kiểm toán độc lập góp phần xác minh được tính
trung thực, hợp lý của các thông tin phản ánh trên BCTC. Từ đó, tình hình tài chính
của công ty trở nên đáng tin cậy hơn đối với các đối tượng sử dụng thông tin.
Thứ hai, vai trò của kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán đối với sự thành
công của công ty. Với hoạt động kiểm toán, chất lượng dịch vụ sẽ gắn với uy tín và
sự thành công của công ty. Kiểm soát chất lượng đóng vai trò quan trọng trong việc
duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán, cung cấp “sản phẩm kiểm
toán” tin cậy, hiệu quả.

SV: Nguyễn Huy Lực 106 Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp GVHD: PGS., TS Thinh Văn Vinh

Thứ ba, xuất phát từ thực trạng quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm
toán BCTC tại công ty kiểm toán AASC. Trong thời gian qua, công tác kiểm soát
chất lượng kiểm toán ở AASC được đảm bảo khá tốt nhưng vẫn còn có những tồn
tại, hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động kiểm toán. Việc hoàn thiện quy
trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán sẽ góp phần nâng cao chất lượng
kiểm toán đối với khách hàng và giữ được uy tín, thị phần của AASC trên thị
trường kiểm toán Việt Nam.
3.3. NGUYÊN TẮC VÀ YÊU CẦU HOÀN THIỆN
3.3.1. Nguyên tắc hoàn thiện
Việc hoàn thiện quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán BCTC phải
tuân thủ những nguyên tắc sau:
- Phải phù hợp với thông lệ quốc tế và xu hướng hội nhập.
- Phải phù hợp với hệ thống pháp luật và điều kiện cụ thể của Việt Nam.
- Tuân thủ các chuẩn mực nghề nghiệp về kiểm soát chất lượng;
- Phải đơn giản, rõ ràng, dễ kiểm tra, kiểm soát phải tiết kiệm được chi phí.
- Chú trọng nhân tố con người: Công tác kiểm soát chất lượng tập trung vào yếu
tố con người, phát huy năng lực, tinh thần trách nhiệm, sáng tạo của các kiểm toán
viên.
- Lấy khách hàng, những người sử dụng kết quả kiểm toán làm mục tiêu cung
cấp dịch vụ. Tức là lấy khách hàng làm mục tiêu hoạt động chứ không phải phương
tiện kinh doanh. Lấy chất lượng và đáp ứng nhu cầu của người sử dụng dịch vụ làm
hàng đầu cho sự phát triển. Ngược lại nếu lấy lợi nhuận làm mục tiêu cho sự phát
triển sẽ dẫn tới khả năng về công việc và kiểm soát công việc thiếu chặt chẽ và thiếu
thận trọng. Đây là tiền đề của những rủi ro và thất bại.
3.3.2. Yêu cầu hoàn thiện
Để công tác hoàn thiện quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán
BCTC thực sự mang lại tính hiệu quả, đáp ứng được những nhiệm vụ quy định thì
đơn vị kiểm toán cần đảm bảo đầy đủ các yêu cầu sau:
a. Đối với Kiểm toán viên

SV: Nguyễn Huy Lực 107 Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp GVHD: PGS., TS Thinh Văn Vinh

- Phải có kiến thức vững vàng về kế toán, kiểm toán .


- Phải thường xuyên cập nhập nâng cao kiến thức về các văn bản quy định mới
nói chung và kiến thức và về kế toán, kiểm toán, thuế.
- Quá trình thực hiện kiểm toán phải tuyệt đối tuân thủ chuẩn mực kiểm toán Việt
Nam và các quy định có liên quan, vận dụng linh hoạt quy trình kiểm toán mà công
ty kiểm toán đã xây dựng.
- Phải giữ vững được tính độc lập, chính trực và bảo mật trong kiểm toán, luôn
có tinh thần trách nhiệm cao trong quá trình thực hiện công việc.
b. Đối với Công ty kiểm toán
- Xây dựng quy trình kiểm toán cho các khoản mục một cách khoa học, đảm bảo
cho cuộc kiểm toán đạt chất lượng cao, hiệu quả và tiết kiệm.
- Công ty cần tạo điều kiện tới mức tối đa cho nhân viên bằng việc xây dựng,
mua sắm những thiết bị văn phòng, phương tiện đi lại, hệ thống thông tin liên lạc
hiện đại đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của dịch vụ kiểm toán.
- Cần cố gắng đảm bảo quy trình kiểm toán được thực hiện tới mức tối đa, bao
gồm các nội dung và quy định về ba giai đoạn kiểm toán: Giai đoạn lập kế hoạch
kiểm toán, thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán.
3.4. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG
HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH
HÃNG KIỂM TOÁN AASC
3.4.1. Đối với tổ chức bộ máy
Chuyên môn hóa là xu hướng chung của sự phát triển, bố trí phòng ban theo
lĩnh vực dịch vụ cung cấp, tách biệt dịch vụ kiểm toán và dịch vụ kế toán, dịch vụ
tư vấn thuế, tư vấn doanh nghiệp. theo đó, công ty nên thành lập thêm các phòng
chuyên môn chịu trách nhiệm các dịch vụ tư vấn, kế toán,…các phòng kiểm toán
hiện tại nên chuyên cung cấp dịch vụ kiểm toán cho khách hàng. Đây là yêu cầu
hướng đến sự chuyên môn hóa, các nhân viên sẽ có thể tập trung vào một lĩnh vực
nhất định, khả năng làm việc nâng cao, chất lượng hoạt động kiểm toán đồng thời
được nâng cao.

SV: Nguyễn Huy Lực 108 Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp GVHD: PGS., TS Thinh Văn Vinh

3.4.2. Đối với chất lượng nhân viên


Trình độ của kiểm toán viên là yếu tố cơ bản quyết định đến chất lượng cuộc
kiểm toán. Vì vậy việc chú trọng nâng cao chất lượng kiểm toán viên từ khâu tuyển
dụng đến đào tạo là việc làm cần thiết đối với AASC.
Chính sách tuyển dụng nhân viên: Để tuyển dụng được các nhân viên có năng
lực và trình độ, công tác tuyển dụng phải đảm bảo các nguyên tắc độc lập, khách
quan cần loại bỏ yếu tố quan hệ tình cảm cá nhân. Có như vậy mới đảm bảo lựa
chọn được đúng đối tượng cần thiết. Tiêu thức tuyển dụng nhân viên đã được xây
dựng và phải được sử dụng nhất quán cho tất cả các ứng viên, cụ thể:
 Phải tốt nghiệp hệ chính qui chuyên ngành tài chính, kế toán, kiểm toán của
các trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Học viện Tài chính, Học viên Ngân hàng,
Đại học Ngoại thương;
 Phải có điểm trung bình từ 8.0 với nữ và 7.5 với nam trở lên;
 Thành thạo ngoại ngữ, tin học;
 Khả năng giao tiếp, kỹ năng hoạt động nhóm và ứng xử tốt;
 Có tư cách đạo đức, không vi phạm kỷ luật của nhà trường.
Quy trình tuyển dụng: hiện tại hoạt động tuyển dụng nhân viên và thực tập sinh
bao gồm 3 vòng, quy trình tuyển dụng này mới chỉ hướng đến năng lực chuyên môn
của ứng viên, trong khi đó, kiểm toán là một lĩnh vực yêu cầu nhiều kỹ năng mềm
cần thiết đó là: hoạt động nhóm, khả năng giao tiếp, thuyết trình,… Để tuyển được
những nhân tố kiệt xuất cho công ty, AASC cần xây dựng 1 chương trình tuyển
dụng hướng đến sự chuyên nghiệp và quốc tế hóa. Theo đó, quy trình tuyển dụng
của công ty nên có 4 vòng:
Vòng 1 – vòng hồ sơ: lựa chọn những ứng viên đáp ứng tiêu chuẩn cơ bản ban đầu
của công ty. Hiện tại công ty nhận hồ sơ của ứng viên theo kiểu truyền thống – nộp
trực tiếp, cách thức này thực sự không phù hợp mới chiến lược hội nhập quốc tế, vì
vậy, sử dụng hình thức nộp hồ sơ trực tuyến sẽ là một lựa chọn phù hợp, thuận lợi
cho công ty trong quản lý hồ sơ, lọc hồ sơ ứng viên phù hợp.
Vòng 2 – vòng kiểm tra chuyên môn: việc sử dụng Tiếng Anh thay thế Tiếng Việt

SV: Nguyễn Huy Lực 109 Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp GVHD: PGS., TS Thinh Văn Vinh

cho các câu hỏi kiểm tra chuyên môn sẽ giúp công ty lựa chọn những ứng viên vừa
có khả năng ngoại ngữ và khả năng chuyên môn, đồng thời bổ sung các câu hỏi
kiểm tra chỉ số IQ trong đề thi là một yếu tố cần thiết.
Vòng 3 – phỏng vấn nhóm: lựa chọn những ứng viên có kỹ năng mềm thông qua
các việc kiểm tra hoạt động nhóm. Với đặc thù của ngành kiểm toán, khả năng hoạt
động nhóm của nhân viên sẽ có ảnh hưởng đến chất lượng cuộc kiểm toán.
Vòng 4 – phỏng vấn cá nhân: lựa chọn những ứng viên phù hợp với công ty.
Chính sách đào tạo: Đào tạo và duy trì công tác đào tạo là điều kiện cơ bản để
các kiểm toán viên luôn có đủ năng lực thực thi trách nhiệm của mình cũng như khả
năng cung cấp các dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, mới có thể đảm bảo giúp khách
hàng đạt được các mục tiêu của họ đặt ra. Kiểm toán viên phải luôn luôn có ý thức
cập nhật các văn bản tài liệu mới về kiểm toán, kế toán, thuế để phục vụ cho công
việc. Để đạt được điều này, cần tập trung vào:
- Tổ chức đào tạo và đào tạo lại cho đội ngũ cán bộ công nhân viên trong công ty.
Đối tượng tham gia bao gồm toàn bộ nhân viên trong công ty, được chia làm nhiều
cấp độ khác nhau từ trợ lý 1 năm kinh nghiệm cho đến các cấp kiểm toán viên, thời
gian cập nhật kiến thức của từng cấp độ sẽ căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ của từng cấp
độ nhưng không ít hơn 60 giờ cho từng cấp độ.
- Các chương trình đào tạo được xây dựng thiên về thực hành, rèn luyện kỹ
năng làm việc hơn là chuyển tải những kiến thức mang tính lý thuyết văn bản pháp
lý. Cụ thể: Căn cứ vào thực tiễn các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện kiểm
toán sẽ xây dựng các bài tập tình huống yêu các các nhân viên xử lý, so sánh với
cách xử lý tiêu chuẩn, mục tiêu hướng là rèn luyện tư duy cũng như sự độc lập
trong việc xử lý các tình huống phát sinh. Điều này sẽ giúp cho người học tiếp nhận
các văn bản một cách dễ dàng hơn đồng thời xử lý vấn đề một cách nhanh chóng và
linh hoạt khi thực tế gặp phải.
- Thời gian đào tạo cho các cấp học nên được kéo dài hơn và các vấn đề đào tạo
nên được mở rộng. Đối với các nhân viên có khả năng có thể cho theo học thêm các
lớp đào tạo vượt cấp để tăng cường cọ xát, hơn nữa thực tế cũng cho thấy các nhân

SV: Nguyễn Huy Lực 110 Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp GVHD: PGS., TS Thinh Văn Vinh

viên này có thể phải đảm nhiệm các trọng trách cao hơn khi vào mùa nên cần phải
trang bị thêm các kiến thức kỹ năng cần thiết, đặc biệt chú ý đến rèn luyện đạo đức
nghề nghiệp cho nhân viên. Cụ thể các trợ lý phải tham gia ít nhất một khóa đào tạo
cho cấp độ nhân viên của mình và căn cứ vào mức độ đánh giá của Ban lãnh đạo
phòng và nhu cầu công việc sẽ bố trí trong mùa tới có thể đăng ký cho nhân viên
học đào tạo vượt cấp nhưng không vượt quá hai cấp so với hiện tại để đảm bảo công
việc xử lý không bị vượt quá tầm xét đoán của bản thân.
- Luôn khuyến khích và khích lệ tinh thần ham học hỏi lẫn nhau giữa các nhân
viên, có thể thành lập câu lạc bộ chuyên môn để mọi người chia sẻ kinh nghiệm
trong nội bộ nhóm, nội bộ phòng và những vấn đề tiêu biểu sẽ được tập hợp chia sẻ
toàn công ty trong các bản tin nội bộ. Theo đó các vấn đề vướng mắc sẽ được trở
thành các chủ đề cho mọi người đưa ra ý kiến, việc điều hành diễn đàn này nên
dành cho người có kiến thức chuyên môn sâu rộng có thể là các kiểm toán viên
chính hoặc lãnh đạo phòng, khi các vấn đề này không thể xử lý được có thể đưa lên
diễn đàn cấp cao hơn ở Công ty.
- Bổ sung nhân sự cho bộ phận đào tạo của công ty, tích cực nghiên cứu các
chuẩn mực chính sách, tham khảo các tài liệu trong và ngoài nước tóm tắt nội dung
chính để truyền đạt lại cho nhân viên.
- Thường xuyên tổ chức các cuộc thảo luận giữa các nhóm kiểm toán nhằm phát
hiện ra những bất cập, vướng mắc trong quá trình làm việc từ đó đề xuất những
hướng giải quyết, khắc phục các chương trình làm việc.
- Thường xuyên mời chuyên viên Vụ Chế độ kế toán – Bộ Tài chính tới giảng
dạy những vấn đề mới cho nhân viên.
- Lựa chọn những nhân viên ưu tú nhất để tài trợ toàn phần hoặc một phần kinh
phí học chứng chỉ có đẳng cấp quốc tế: ACCA, CPA Úc. Điều này sẽ góp phần thu
hút những ứng viên có năng lực và quốc tế hóa đội ngũ nhân viên.
Thiết lập quy trình thăng tiến, ứng cử vào các chức danh cụ thể trong công ty
để phát huy năng lực của nhân viên. Đây là cách thức hiệu quả để tạo động lực cho
các nhân viên không ngừng nâng cao khả năng chuyên môn và phấn đấu hoàn thành

SV: Nguyễn Huy Lực 111 Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp GVHD: PGS., TS Thinh Văn Vinh

công việc một cách tốt nhất. Để đạt được điều này, cần tập trung vào:
- Tạo dựng một môi trường cạnh tranh lành mạnh để các nhân viên phấn đấu,
tránh những xung đột và đấu tranh diễn ra giữa các nhân viên;
- Thiết lập cơ chế khách quan đánh giá khả năng thực hiện công việc của từng
cá nhân. Cơ chế bao gồm việc đánh giá khách quan đối với từng thành viên trong
nhóm kiểm toán cho mỗi cuộc kiểm toán dựa trên kế hoạch đề ra và việc đánh giá
mức độ hoàn thành mục tiêu cá nhân cho từng giai đoạn. Trên cơ sở đánh giá đó có
sự bố trí nhân viên một cách thích hợp theo nguyện vọng và khả năng của họ trong
điều kiện chung toàn công ty. Cơ chế đánh giá đặc biệt cần quan tâm đến thông tin
phản hồi cũng như tôn trọng ý kiến của người là đối tượng đánh giá;
- Đưa ra một lộ trình nhất định để các nhân viên căn cứ vào đó để có kế hoạch
phấn đấu một cách khoa học.
Thiết lập một môi trường làm việc bình đẳng độc lập của các nhân viên: Môi
trường làm việc có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến thái độ làm việc của
nhân viên và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công việc. Dù công tác kiểm tra có
chặt chẽ đến đâu cũng không thể đảm bảo công việc có hiệu quả nếu nhân viên làm
việc với tinh thần thiếu trách nhiệm, thái dộ không hợp tác, chống đối. Do vậy cần
tạo lập cơ chế quản lý nhân viên sao cho mọi nhân viên đều được đối xử bình đẳng
thẳng thắn và thực sự được độc lập trong việc đưa ra các ý kiến, quan điểm của
mình. Xây dựng một nền văn hóa nội bộ hướng đến chất lượng, luôn xem mục tiêu
chất lượng là vấn đề sống còn của công ty. Đây là một trong những yếu tố quan
trọng góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty trong quá trình tồn tại và
phát triển.
Áp dụng một cơ chế thu nhập thích hợp: Thu nhập là yếu tố mà tất cả lao động
đều quan tâm. Việc xác định mức lương của từng nhân viên trong công ty là vấn
đề nhạy cảm, nó có thể phát huy tốt tác dụng nhưng ngược lại có thể gây ra nhiều
bất lợi cho công ty. Một mức lương đủ hấp dẫn phản ánh đúng sức lao động và
những đóng góp của từng nhân viên sẽ là điều kiện để thu hút và duy trì được
nhân viên hạn chế các hiện tượng di chuyển lao động khỏi công ty. Mức lương cần

SV: Nguyễn Huy Lực 112 Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp GVHD: PGS., TS Thinh Văn Vinh

được xem xét trên cơ sở các yếu tố cơ bản là các lợi lích phi tiền tệ mà nhân viên
có được khi làm việc tại công ty, các giới hạn về quy định pháp lý đối với việc chi
trả lương, mức thu nhập trên thị trường và quan trọng nhất là phải tương xứng với
lao động của nhân viên, với chất lượng, cường độ làm việc và trách nhiệm của
kiểm toán viên. Điều này hạn chế được hiện tượng chảy máu chất xám từ công ty
sang các công ty nước ngoài và các ngành nghề.
Trang thiết bị cho nhân viên: Xây dựng lộ trình đầu tư cấp phát máy tính và các
phương tiện làm việc khác cho các nhân viên trong công ty.
3.4.3. Đối với hoạt động của Phòng kiểm soát chất lượng và đào tạo
Đối với việc lựa chọn hồ sơ để thực hiện công tác soát xét, cần đảm bảo nguyên
tắc khách quan, cụ thể:
- Phòng kiểm soát chất lượng và đào tạo phải xây dựng kế hoạch kiểm soát chất
lượng về số lượng khách hàng được kiểm tra trên mỗi kiểm toán viên, thời gian, địa
điểm kiểm tra nhưng không thông báo tên hồ sơ được chọn kiểm tra;
- Hai là phòng kiểm soát chất lượng và đào tạo hàng năm sẽ ra quyết định kiểm
tra vào thời điểm từ tháng 7 đến tháng 9 là thời điểm tương đối nhàn rỗi của công
ty;
- Ba là thời điểm từ khi ban hành quyết định kiểm tra cho tới khi tiếp nhận hồ
sơ kiểm tra là trong ngày để đảm bảo các hồ sơ kiểm toán sẽ không được hoàn thiện
trước khi chuyển cho phòng kiểm soát chất lượng;
- Bên cạnh đó để nâng cao chất lượng của hồ sơ kiểm toán cần: Tích cực áp
dụng hình thức kiểm tra chéo giữa các phòng nghiệp vụ, đưa chất lượng hồ sơ kiểm
toán thành một tiêu thức để đánh giá năng lực lãnh đạo của cấp lãnh đạo;
- Các câu hỏi về kiểm soát hồ sơ kiểm toán phải được cập nhật hàng năm và
thông báo rộng rãi đến tất cả các nhân viên trong công ty để chủ động thực hiện
theo đúng các yêu cầu ngay trong quá trình thực hiện kiểm toán, tránh tình trạng
hoàn thiện hồ sơ sau kiểm toán phục vụ cho quá trình kiểm tra;

SV: Nguyễn Huy Lực 113 Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp GVHD: PGS., TS Thinh Văn Vinh

- Lựa chọn những nhân viên có năng lực tại các phòng nghiệp vụ bổ sung vào
phòng kiểm soát chất lượng để có thể đáp ứng nhu cầu nhân lực cho hoạt động của
phòng.
3.4.4. Đối với từng cuộc kiểm toán
3.4.4.1. Nhóm kiểm toán
- Bố trí công việc cho các thành viên trong nhóm kiểm toán phụ thuộc vào
trình độ và số lượng nhân viên. Để đảm bảo chất lượng cuộc kiểm toán báo cáo tài
chính thì số lượng và chất lượng nhân viên của từng cuộc kiểm toán phải căn cứ
vào quy mô, tính chất, mức độ và nhu cầu của từng khách hàng.
- Lên kế hoạch về số lượng khách hàng và dự trù số lượng khách hàng phát sinh
thêm để xây dựng nhu cầu tuyển dụng hợp lý;
- Thực hiện thương lượng với khách hàng về thời gian thực hiện kiểm toán để
có thể điều động nhân sự phù hợp trường hợp nhân sự không đầy đủ theo yêu cầu
cần thương lượng với khách hàng để có thể thay đổi thời gian kiểm toán cho hợp lý;
- Thực hiện trao đổi nhân viên một cách linh hoạt giữa các phòng nhằm đảm
bảo tối ưu hóa lao động, tránh tình trạng thừa thiếu nhân viên cục bộ giữa các phòng
tại các thời điểm khác nhau.
Các giải pháp này đều rất đơn giản và hiệu quả, có thể áp dụng ngay trong mùa
kiểm toán mới để điều tiết công việc cho các nhân viên một cách hợp lý và hiệu
quả.
3.4.4.2. Áp dụng công nghệ
Do thị phần ngày càng tăng, việc kiểm toán theo cách thức truyền thống sẽ
không còn đáp ứng được nhu cầu của công ty. Vì vậy, cần phải ứng dụng khoa học
công nghệ vào công việc kiểm toán mà cụ thể là xây dựng các công cụ hỗ trợ trong
quá trình kiểm toán. Sử dụng phầm mềm kiểm toán sẽ góp phần giảm thiểu khối
lượng công việc kiểm toán, nâng cao chất lượng cuộc kiểm toán.
Cần đẩy nhanh lộ trình áp dụng phềm mềm kiểm toán vào cuộc kiểm toán cho
toàn bộ công ty. Theo đó, 2 phòng: Kiểm toán 6 và Kiểm toán Dự án phối hợp với
phòng KSCL&ĐT và Bộ phận tin học của công ty hoàn thiện việc ứng dụng phần

SV: Nguyễn Huy Lực 114 Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp GVHD: PGS., TS Thinh Văn Vinh

mềm, khắc phục những hạn chế còn tồn tại, xây dựng chương trình đào tạo cho
nhân viên trong công ty sử dụng thành thạo phần mềm để áp dụng trên toàn bộ công
ty.
3.4.4.3. Xây dựng hồ sơ kiểm toán hoàn thiện theo mẫu của HLB

Hiện tại hồ sơ kiểm toán mẫu của HLB đã được sử dụng trong các cuộc kiểm
toán của AASC, tuy nhiên việc chuyển đổi vẫn chưa thực sự hoàn thiện, nhiều giấy
tờ làm việc còn đang trong tình trạng chưa thống nhất về ngôn ngữ, một số giấy tờ
làm việc, thủ tục kiểm toán không phù hợp với các quy định, chuẩn mực kiểm toán
tại Việt Nam.
Phòng KSCL&ĐT cần phối hợp với các kiểm toán viên chuyên môn và ngoại
ngữ tốt tại các phòng nghiệp vụ thực hiện hoàn thiện công tác chuyển đổi để có thể
áp dụng trong mùa kiểm toán năm sau.
3.4.4.4. Kế hoạch kiểm toán
Để đảm bảo chất lượng của cuộc kiểm toán, việc lập kế hoạch kiểm toán cần
phải được thực hiện nghiêm túc ngay từ đầu. Có thể đưa ra một số giải pháp để
nâng cao chất lượng của công việc này như sau:
Đối với các khách hàng cũ: Ban lãnh đạo phòng có thể phân công mỗi kiểm
toán viên phụ trách một hoặc một số khách hàng, yêu cầu các trưởng nhóm này phải
có trách nhiệm trong việc thu thập bổ sung các thông tin về ngành nghề, lĩnh vực
kinh doanh, rủi ro của khách hàng, tình hình tài chính năm vừa kiểm toán, các điểm
cần lưu ý cho cuộc kiểm toán tới trong thời gian không phải là mùa vụ. Ban lãnh
đạo phòng phải có trách nhiệm đôn đốc các kiểm toán viên thực hiện công việc này,
sau khi hợp đồng được ký kết các thông tin còn lại về tình hình tài chính năm hiện
hành sẽ được bổ sung để đánh giá mức trọng yếu rủi ro của khách hàng.
Đối với các khách hàng mới: Sau khi hợp đồng được ký kết, yêu cầu trưởng
nhóm kiểm toán phải liên lạc với khách hàng, thu thập các thông tin cần thiết như:
giấy phép đăng ký kinhdoanh, giấy chứng nhận mã số thuế, báo cáo tài chính năm
cần kiểm toán và năm liền kề để thực hiện việc lập kế hoạch kiểm toán, trường hợp
không thực hiện được sau khi ký kết hợp đồng kiểm toán thì trưởng nhóm kiểm

SV: Nguyễn Huy Lực 115 Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp GVHD: PGS., TS Thinh Văn Vinh

toán phải thực hiện ngay trong ngày đầu tiên khi đến kiểm toán tại khách hàng.
Toàn bộ các kế hoạch kiểm toán sau khi được lập xong sẽ phải được gửi về cho
Ban lãnh đạo phòng xem xét, xét duyệt, trưởng phòng cần phải có trách nhiệm đôn
đốc nhắc nhở nhân viên của mình khi không nhận được kế hoạch kiểm toán với các
hợp đồng đã được triển khai ở khách hàng.
Quy định về xử phạt trong việc lập kế hoạch kiểm toán cần phải tăng lên nhằm
đảm bảo tính răn đe cho các nhóm kiểm toán trong quá trình tác nghiệp.
Kế hoạch kiểm toán của công ty cần được lập chi tiết cho từng loại hình doanh
nghiệp trên cơ sở đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng loại hình khác nhau. Từ
đó, xác định được mục tiêu kiểm toán và những điểm cần chú ý trong quá trình
kiểm toán đối với từng loại riêng biệt.
3.4.4.5. Hoàn thiện Bảng câu hỏi đánh giá hài lòng khách hàng
Mong muốn cung cấp dịch vụ có chất lượng cao cho khách hàng là điều quan
trọng hàng đầu đối với các công ty kiểm toán độc lập hoạt động trong điều kiện
kinh tế thị trường. Chính vì vậy, một công việc rất quan trọng cần được thực hiện
sau khi kết thúc cuộc kiểm toán là phải thu thập các thông tin phản hồi từ phía
khách hàng về mức độ hài lòng của họ đối với dịch vụ mà họ nhận được.
Theo kinh nghiệm quốc tế, Bảng câu hỏi đánh giá sự hài lòng của khách hàng có
thể chia thành bốn phần như sau:
Cách tiếp cận và phương pháp: Bao gồm hiểu biết của kiểm toán viên về hoạt
động sản xuất kinh doanh của khách hàng, sự đánh giá của khách hàng về cách tiếp cận
của kiểm toán viên, việc kiểm soát thời gian trong quá trình kiểm toán…
Mối quan hệ trong công việc: Gồm tất cả các biểu hiện của các kiểm toán viên đối
với khách hàng như khả năng giao tiếp, tính chuyên nghiệp, lịch sự, nhã nhặn và khả
năng hợp tác…
Báo cáo: Đề cập tới sự đánh giá của khách hàng về các dịch vụ tăng thêm ngoài
kiểm toán như chất lượng của thư quản lý.
Tổng hợp ý kiến của khách hàng: Là sự đánh giá của khách hàng về chất lượng
dịch vụ cung cấp, về mức độ hài lòng mà họ đạt được và lợi ích mà họ thu được sau

SV: Nguyễn Huy Lực 116 Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp GVHD: PGS., TS Thinh Văn Vinh

cuộc kiểm toán.


Bảng câu hỏi này nên xây dựng kết hợp cả câu hỏi đóng giúp công ty thu thập
được những thông tin cơ sở và các câu hỏi mở để khách hàng trả lời theo ý kiến của
mình.
Sau mỗi cuộc kiểm toán, Bảng câu hỏi này sẽ được gửi tới các đơn vị khách hàng.
Sau khi hoàn thành các câu hỏi, khách hàng sẽ gửi lại câu trả lời cho phía công ty. Đó
sẽ là một trong những tài liệu tốt để đánh giá chất lượng của cuộc kiểm toán.
Để hoạt động này có hiệu quả, công ty cần làm cho khách hàng hiểu được mức độ
quan trọng của những phản hồi đó không chỉ cho phía công ty kiểm toán mà còn cho cả
phía công ty khách hàng. Công ty cũng cần khuyến khích khách hàng có những phản
hồi ngay với chủ nhiệm kiểm toán khi có những hiện tượng bất đồng giữa các kiểm
toán viên với khách hàng để kịp thời có biện pháp giải quyết.
3.5. ĐIỀU KIỆN ĐỂ HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG HOẠT
ĐỘNG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Hoàn thiện Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán BCTC tại AASC là một
việc làm hết sức cần thiết và cấp bách. Làm được điều này sẽ góp phần làm cho
hoạt động kiểm toán của AASC đạt được chất lượng và hiệu quả cao cũng như hạn
chế được rủi ro kiểm toán, góp phần nâng cao uy tín và vị thế của công ty trên thị
trường. Tuy nhiên, việc đưa ra các giải pháp hoàn thiện như đã phân tích, trình bày
ở trên cần phải đưa ra điều kiện thực hiện chúng.
3.5.1. Về phía nhà nước và cơ quan chức năng
Nhà nước hoàn thiện hệ thống pháp luật cho hoạt động kiểm toán độc lập.
Bộ tài chính cần tăng cường hỗ trợ để nâng cao vị thế, vai trò của Hội Kiểm
toán viên hành nghề đối với công tác quản lý hoạt động kiểm toán.
Bộ Tài chính cần sớm hoàn thiện các chính sách, chế độ kế toán cũng như các
chuẩn mực kiểm toán. Việc hoàn thiện các chính sách, chế độ kế toán cần đi kèm
với thông tư hướng dẫn, có tính khả thi. Hiện nay, một số bất đồng trong xử lý kế
toán được nêu lên ý kiến kiểm toán cũng xuất phát từ việc Bộ Tài chính chưa thống
nhất trong xử lý kế toán của một số nghiệp vụ, tình huống phát sinh mới. Do đó,

SV: Nguyễn Huy Lực 117 Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp GVHD: PGS., TS Thinh Văn Vinh

thời gian tới Bộ Tài chính cần phải ban hành các chính sách, để có thể thống nhất
hơn trong việc xử lý kế toán của các nghiệp vụ kinh tế - tài chính phát sinh.
3.5.2. Về phía nhà trường
Hiện nay có rất nhiều trường Đại học, Cao đẳng đào tạo chuyên ngành kế toán –
Kiểm toán nhưng chất lượng đầu ra của các sinh viên tốt nghiệp không đảm bảo,
chưa đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp. Nhà trường cần chuẩn hóa hơn
nữa khung chương trình đào tạo, tiếp cận với chương trình đào tạo của các nước tiên
tiến trên thế giới, phải coi trọng kiến thức chuyên ngành, lý thuyết đi đôi với thực
tiễn.
Nhà trường cần tăng số tiết cho sinh viên tiếp xúc thực tế giúp sinh viên hiểu
sâu hơn kiến thức kiểm toán.
Về phía sinh viên cần tìm hiểu, cập nhật các thông tin mới về kế toán, kiểm
toán, cần nắm chắc kiến thức chuyên ngành để khi đi thực tế có thể làm được việc
ngay.
3.5.3. Về phía hội kiểm toán viên hành nghề VACPA
- Mở rộng trao đổi, học hỏi kinh nghiệm giữa các Công ty kiểm toán trong và
ngoài nước.
- Chủ động trong việc gặp gỡ các tổ chức hiệp hội Kiểm toán các nước phát triển
để tăng cường các hoạt động như hợp tác cùng phát triển, cũng như học hỏi kinh
nghiệm của họ.
- Tăng cường hơn nữa việc phát triển đạo đức nghề nghiệp, nghiên cứu chuyên
môn, cập nhật những kiến thức cho hội viên của Hội.
- Công khai kết quả kiểm tra chất lượng kiểm toán của các KTV, công ty kiểm
toán để nâng cao ý thức kiểm soát chất lượng kiểm toán của công ty kiểm toán.
- Tổ chức xếp hạng các công ty kiểm toán theo tiêu chuẩn chất lượng được khách
hàng bình chọn.
- Tổ chức các cuộc kiểm soát chất lượng đột xuất các công ty kiểm toán.
3.5.4. Về phía Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC

SV: Nguyễn Huy Lực 118 Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp GVHD: PGS., TS Thinh Văn Vinh

Để xây dựng quy trình và nội dung kiểm soát khoa học, hợp lý nhằm nâng cao
chất lượng kiểm toán, AASC cần:
- Tuân thủ các quy định, chuẩn mực được ban hành, các quy định về chuẩn mực
đạo đức nghề nghiệp nhằm tạo uy tín cho công ty.
- Xây dựng môi trường kiểm soát hoạt động kiểm toán mạnh nhằm kiểm soát
hết và hiệu lực các công việc, hành vi của kiểm toán viên.
- Xây dựng chính sách nhân sự phù hợp.
- Tăng cường công tác kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán BCTC.
- Nâng cao trình độ nghiệp vụ của nhân viên bằng cách tổ chức các buổi tập
huấn nhằm phổ biến các kỹ thuật kiểm toán mới của Việt Nam cũng như của thế
giới, ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong cuộc kiểm toán nhằm tăng cường
chất lượng kiểm toán.

SV: Nguyễn Huy Lực 119 Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp GVHD: PGS., TS Thinh Văn Vinh

KẾT LUẬN
Với tình hình phát triển kinh tế như hiện nay, hoạt động cung cấp dịch
vụ chuyên môn của các công ty kiểm toán tại Việt Nam ngày càng trở nên đa
dạng và mang tính cạnh tranh cao. Do đó, chất lượng kiểm toán và công tác
kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán ngày càng được chú trọng để đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế qua đó góp phần làm lành mạnh
hoá tình hình tài chính quốc gia. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đạt
được thì công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán nói chung và công tác
kiểm soát chất lượng kiểm toán của AASC nói riêng vẫn còn những tồn tại.
Những tồn tại này nếu không được khắc phục sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến
chất lượng kiểm toán của công ty.
Chính vì vậy, sau khi nghiên cứu, phân tích công tác kiểm soát chất
lượng hoạt động kiểm toán độc lập tại Hãng Kiểm toán AASC, với việc
làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản và thực trạng của công tác kiểm
soát chất lượng hoạt động kiểm toán, em đã đề xuất một số giải pháp
nhằm hoàn thiện hơn trong công tác kiểm soát chất lượng đứng từ góc độ
công ty cũng như từ phía cơ quan nhà nước.
Em hy vọng những biện pháp được đưa ra trong đề tài này sẽ góp
phần nâng cao chất lượng kiểm toán tại AASC nói riêng và ngành kiểm
toán độc lập nói chung.
Một lần nữa, em xin chân thành cám ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của
PGS.,TS. Thịnh Văn Vinh – Giảng viên bộ môn Kiểm toán – Khoa Kế toán
– Học viện Tài chính cũng như các anh chị trong phòng Kiểm toán 1 – Công
ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC đã giúp đỡ em hoàn thành luận văn tốt
nghiệp này.
Hà Nội, ngày 20/5/2014
Sinh viên thực tập

SV: Nguyễn Huy Lực 120 Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp GVHD: PGS., TS Thinh Văn Vinh

Nguyễn Huy Lực

SV: Nguyễn Huy Lực 121 Lớp: CQ48/22.04


Luận văn Tốt nghiệp GVHD: PGS., TS Thinh Văn Vinh

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hệ thống Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam


2. ThS Đậu Ngọc Châu – TS Nguyễn Viết Lợi, “ Giáo trình Kiểm toán Báo cáo
Tài chính” , NXB Tài chính (2011).
3. ThS Đậu Ngọc Châu – TS Nguyễn Viết Lợi, “ Giáo trình Lý thuyết Kiểm toán”,
NXB Tài chính (2009)
4. Bộ môn Kiểm toán – ĐH Kinh tế TpHCM, “ Giáo trình Kiểm toán”, NXB Lao
động Xã hội( 2010)
5. Hồ sơ năng lực của Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC
6. Giấy tờ làm việc, hồ sơ kiểm toán của Phòng kiểm toán 1 – Công ty TNHH
Hãng Kiểm toán AASC
Website: http://aasc.com.vn
Website: http://vacpa.org.vn

SV: Nguyễn Huy Lực 122 Lớp: CQ48/22.04

You might also like