You are on page 1of 170

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM


HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HOÀNG VĂN HỮU

TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI


TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2022
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HOÀNG VĂN HỮU

TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI


TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Ngành: Luật Kinh tế


Mã số: 9 38 01 07

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN TRUNG TÍN

HÀ NỘI - 2022
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi, các số liệu, kết quả trong luận án là hoàn toàn trung
thực, chưa từng công bố trong công trình nghiên cứu nào
trước đó. Các thông tin trích dẫn trong luận án được trích dẫn
đầy đủ, chính xác từ các nguồn tài liệu tin cậy, rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Hoàng Văn Hữu


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện luận án “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại
trong hoạt động công chứng theo pháp luật Việt Nam”, tôi đã nhận được rất
nhiều sự giúp đỡ, tạo điều kiện của Ban Giám đốc, Khoa Luật, Phòng quản lý
đào tạo, các nhà khoa học, cán bộ và chuyên viên của Học viện khoa học xã
hội Việt Nam. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành về những sự giúp đỡ đó.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Trung Tín – người
Thầy trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ cho tôi hoàn thành luận án này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, bạn bè và đồng nghiệp của
tôi và gia đình đã động viên, khích lệ, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình thực hiện và hoàn thành luận án này.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Hoàng Văn Hữu


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ
LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .................................... 10
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc liên quan
đến đề tài luận án .......................................................................................... 10
1.1.1. Tình hình nghiên cứu lý luận về trách nhiệm bồi thường thiệt
hại trong hoạt động công chứng theo quy định của pháp luật .............. 10
1.1.2. Tình hình nghiên cứu thực trạng pháp luật về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại trong hoạt động công chứng ....................................... 25
1.1.3. Các kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực
hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động
công chứng trong các công trình đã công bố ........................................ 30
1.2. Nhận xét về tình hình nghiên cứu và những vấn đề tiếp tục triển
khai nghiên cứu trong nội dung luận án ..................................................... 40
1.2.1. Nhận xét về tình hình hình nghiên cứu ....................................... 40
1.2.2. Những vấn đề tiếp tục được triển khai nghiên cứu trong nội
dung luận án .......................................................................................... 49
1.3. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết
nghiên cứu ...................................................................................................... 50
1.3.1. Lý thuyết nghiên cứu áp dụng .................................................... 50
1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ............................ 52
Kết luận chƣơng 1 ......................................................................................... 54
Chƣơng 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ
TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TRONG HOẠT
ĐỘNG CÔNG CHỨNG .............................................................................. 56
2.1. Những vấn đề lý luận liên quan đến trách nhiệm bồi thƣờng thiệt
hại trong hoạt động công chứng .................................................................. 56
2.1.1. Nhận diện hành vi gây thiệt hại trong hoạt động công chứng .... 56
2.1.2. Khái niệm, đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại
trong hoạt động công chứng.................................................................. 67
2.1.3. Phân loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động
công chứng ............................................................................................ 71
2.2. Những vấn đề lý luận pháp luật về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt
hại trong hoạt động công chứng .................................................................. 73
2.2.1. Khái niệm và đặc điểm của pháp luật về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại trong hoạt động công chứng ....................................... 73
2.2.2. Cấu trúc nội dung pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt
hại trong hoạt động công chứng............................................................ 77
Kết luận chƣơng 2 ......................................................................................... 82
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ TRÁCH
NHIỆM BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG
CHỨNG VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN ................................................... 84
3.1. Thực trạng pháp luật về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại trong
hoạt động công chứng ................................................................................... 84
3.1.1. Các quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường
thiệt hại trong hoạt động công chứng ................................................... 84
3.1.2. Các quy định về chủ thể có quyền yêu cầu bồi thường thiệt
hại trong hoạt động công chứng............................................................ 87
3.1.3. Các quy định về chủ thể thực hiện trách nhiệm bồi thường
thiệt hại trong hoạt động công chứng ................................................... 89
3.1.4. Các quy định về nguyên tắc và phương thức thực hiện trách
nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng ...................... 93
3.2. Thực tiễn thực hiện trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại trong hoạt
động công chứng .......................................................................................... 101
3.2.1. Khái quát tình hình thực hiện các quy định của pháp luật về
trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng ........... 101
3.2.2. Những kết quả đạt được và những hạn chế, bất cập khi thực
hiện các quy định pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại
trong hoạt động công chứng và nguyên nhân ..................................... 113
Kết luận chƣơng 3 ....................................................................................... 119
Chƣơng 4: ĐỊNH HƢỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ
TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI TRONG HOẠT
ĐỘNG CÔNG CHỨNG.............................................................................. 121
4.1. Định hƣớng hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt
hại trong hoạt động công chứng ................................................................ 121
4.1.1.Hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường trong hoạt động
công chứng nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các bên ........... 121
4.1.2. Hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường trong hoạt
động công chứng nhằm thực hiện hiệu quả chủ trương xã hội hóa
hoạt động công chứng ......................................................................... 123
4.1.3. Hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường trong hoạt
động công chứng nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị
trường ở nước ta .................................................................................. 124
4.1.4. Hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại
trong hoạt động công chứng nhằm hướng đến tính chuyên nghiệp,
hiệu quả và hội nhập với nền công chứng trên thế giới ...................... 126
4.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp
luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng ....... 128
4.2.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật về
trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng ........... 128
4.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về
trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng ........... 131
Kết luận chƣơng 4 ....................................................................................... 142
KẾT LUẬN .................................................................................................. 144
DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ ............... 146
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 147
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BLDS: Bộ luật Dân sự


LTNBTCNN: Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
BTTH: Bồi thường thiệt hại
TCHNCC: Tổ chức hành nghề công chứng
CCV: Công chứng viên
PCC: Phòng công chứng
VPCC: Văn phòng công chứng
TNBTTH: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài


Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang trong tiến trình thực
hiện đổi mới, mở cửa nền kinh tế. Nghị quyết số 49/NQ-TW của Bộ Chính trị
ngày 02-6-2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 [1] đã xác
định: “Xây dựng mô hình quản lý nhà nước về công chứng theo hướng Nhà
nước chỉ tổ chức cơ quan công chứng thích hợp; có bước đi phù hợp để từng
bước xã hội hóa công việc này”. Các chủ trương, chính sách trong văn kiện
của Đảng, pháp luật của Nhà nước đã khẳng định và chú trọng tăng cường vai
trò xã hội hóa hoạt động công chứng – một trong những yêu cầu của tiến trình
cải cách hành chính tiến tới nền hành chính minh bạch, góp phần lành mạnh
hóa các quan hệ dân sự, xây dựng nền kinh tế thị trường phát triển bền vững.
Trong bối cảnh lấy nền kinh tế thị trường làm trung tâm, Chính phủ chuyển
hướng sang xây dựng một Chính phủ liêm chính, kiến tạo và xã hội hóa một
bộ phận quyền lực nhà nước, mong đợi chức năng của cơ quan công chứng
cũng sẽ có sự thay đổi. Đầu tiên, dưới điều kiện kinh tế thị trường hiện đại
phương thức quản lý kinh tế của Chính phủ sẽ có những thay đổi, trong đó
tăng thêm tính gián tiếp và tính phục vụ và đòi hỏi cần đáp ứng được hai yêu
cầu trọng yếu của thị trường đối với việc cung cấp luật pháp và tín dụng; đây
là những gì mà ngành công chứng có thể cung cấp được.
Sự đóng góp của hoạt động công chứng trong quá trình phát triển sản
xuất, kinh doanh ngày càng được khẳng định. Để nền kinh tế phát triển ổn
định và bền vững, yếu tố an toàn pháp lý trong các giao dịch mà pháp luật quy
định có vai trò rất quan trọng. Hiện nay, Việt Nam vẫn đang mở rộng giao
lưu, phối hợp, trao đổi kinh nghiệm với các nước trên thế giới nhằm thúc đẩy
nền kinh tế các nước cùng phát triển, trong đó hoạt động công chứng được
đặc biệt chú trọng. Việc ổn định hoạt động công chứng đã góp phần quan

1
trọng để các chủ thể yên tâm, không lo lắng về các giao dịch đã thiết lập, có
thời gian tập trung trí lực để tiến hành sản xuất, kinh doanh; ứng dụng khoa
học công nghệ tiên tiến vào quá trình sản xuất, qua đó góp phần thúc đẩy sự
phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống của toàn xã hội.
Luật Công chứng được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 10 thông qua
ngày 29/11/2006 và được thay thế bởi Luật Công chứng năm 2014 đến nay đã
được hơn 14 năm song đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, trong đó,
đáng chú ý là bước đầu đã thực hiện xã hội hóa công tác công chứng, xây
dựng được mạng lưới công chứng rộng khắp trong cả nước [2]. Nếu như trước
khi xã hội hoá công chứng cả nước có 131 Phòng Công chứng, thực hiện Luật
Công chứng năm 2006 cả nước có 625 tổ chức hành nghề công chứng. Sau 5
năm thi hành Luật Công chứng năm 2014, cả nước có 1.202 tổ chức hành nghề
công chứng, trong đó có 118 Phòng Công chứng và 1.084 Văn phòng công chứng.
So với thời điểm trước khi thực hiện chủ trương xã hội hoá hoạt động công chứng,
cả nước tăng 1.002 tổ chức (tăng hơn 10 lần); so với thời điểm thực hiện Luật
Công chứng năm 2006 tăng 514 tổ chức (tăng gần 02 lần). Tính đến ngày
30/06/2021, cả nước có 3.628 công chứng viên (gồm 638 công chứng viên của
Phòng Công chứng và 2.990 công chứng viên của Văn phòng công chứng). So với
thời điểm trước khi xã hội hoá tăng 3.235 người, so với thời điểm thực hiện Luật
Công chứng năm 2006 tăng tăng 2.022 người. 100% Công chứng viên được bổ
nhiệm theo Luật Công chứng năm 2014 đều có trình độ cử nhân luật trở lên; đều
qua đào tạo, bồi dưỡng, tập sự nghề công chứng và đạt yêu cầu kết quả tập sự
hành nghề công chứng [37]. (Chi tiết theo Phụ lục số 2, 3 và Phụ lục 4).
Bên cạnh những kết quả đạt được của việc triển khai xã hội hóa hoạt
động công chứng như: Người dân được tạo điều kiện thuận lợi khi đi công
chứng, không còn cảnh xếp hàng, chen chúc như các năm trước kia khi chỉ
tồn tại Công chứng viên công tác tại các Phòng công chứng với số lượng rất
ít; Nhà nước thu được nhiều thuế hơn từ hoạt động công chứng; các giao dịch

2
dân sự, kinh tế được công chứng ngày càng đảm bảo tính ổn định, phát triển
và an toàn về mặt pháp lý... thì việc xã hội hóa quá nhanh hoạt động công
chứng, quản lý nhà nước và tự quản của tổ chức xã hội nghề công chứng còn
bộc lộ nhiều hạn chế kéo theo tình trạng cạnh tranh không lành mạnh như:
Tình trạng các tổ chức hành nghề công chứng giành giật khách hàng của
nhau, mở chi nhánh, địa điểm giao dịch công chứng, vi phạm quy tắc đạo đức
hành nghề công chứng… gây ra tình trạng công chứng sai vì lợi nhuận ngày
càng có nguy cơ gia tăng như truyền hình, báo chí đã phản ánh gay gắt trong
thời gian qua. Hệ quả thực trạng có thể là: Hợp đồng không thể thực hiện
được vì lỗi của công chứng cho nên bên mua không đăng ký sang tên nhà đất
được; không xác định đúng và đủ chủ thể tham gia giao dịch; ý chí của các
chủ thể tham gia giao dịch không tự nguyện; chủ thể không có năng lực pháp
luật dân sự và năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch được xác lập;
mục đích và nội dung của giao dịch vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo
đức xã hội; chứng thực bản sao không có bản chính, chứng nhận bản dịch bị
sai… Khi đó, các bên quay sang kiện công chứng và yêu cầu bồi thường thiệt
hại. Tuy nhiên, việc giải quyết bồi thường thiệt hại cho các bên cũng có nhiều
quan điểm trái chiều, chưa thống nhất từ cơ quan quản lý nhà nước về công
chứng và Tòa án. Nguyên nhân chủ yếu là do sự không đồng nhất trong quy
định của pháp luật liên quan đến bồi thường thiệt hại trong hoạt động công
chứng như: Luật Công chứng năm 2014, Luật Trách nhiệm bồi thường của
nhà nước 2017, Luật Viên chức năm 2010, BLDS năm 2015… dẫn đến, khi
có tranh chấp xảy ra, vấn đề áp dụng luật nào để giải quyết bồi thường thiệt
hại trong hoạt động công chứng; căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường,
mức bồi thường, nguồn tài chính bồi thường thiệt hại, bảo hiểm trách nhiệm
nghề nghiệp công chứng... là những vấn đề chưa được pháp luật thực định
quy định một cách cụ thể, còn nhiều mâu thuẫn, thiếu đồng nhất trong việc áp
dụng pháp luật để giải quyết.

3
Bối cảnh nói trên đặt ra yêu cầu nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn
diện các quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt
động công chứng; đánh giá những ưu điểm, hạn chế về thực trạng pháp luật
và thực trạng thực thi vấn đề bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng.
Qua đó, tác giả luận án đưa ra những định hướng và giải pháp hoàn thiện
pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường
thiệt hại trong hoạt động công chứng. Đây chính là cơ sở lý luận và nhận thức
để tác giả luận án lựa chọn, triển khai thực hiện trong Luận án Tiến sĩ luật học
của mình với đề tài “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công
chứng theo pháp luật Việt Nam”.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là nghiên cứu và làm rõ những vấn đề
lý luận và thực tiễn về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công
chứng; xác định rõ những bất cập và tồn tại trong việc thực hiện trách nhiệm
bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng và nguyên nhân; từ đó, tác
giả đưa ra định hướng và giải pháp có tính khả thi nhằm hoàn thiện pháp luật
về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng ở Việt Nam
hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận án đặt ra các nhiệm vụ cụ
thể cần nghiên cứu sau đây:
- Đánh giá được tổng quan tình hình nghiên cứu các công trình trong và
ngoài nước về vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công
chứng theo các nhóm vấn đề; đánh giá khái quát phạm vi và mức độ nghiên
cứu của các công trình này, xác định những nội dung còn bỏ ngỏ, những kiến
thức kế thừa và từ đó đặt ra những vấn đề cần tiếp tục làm rõ trong luận án.

4
- Nghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý luận cụ thể, trọng tâm, trọng
điểm và liên quan trực tiếp đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt
động công chứng như: Khái quát về dịch vụ công chứng, nhận diện hành vi
gây thiệt hại trong hoạt động công chứng; khái niệm, đặc điểm của trách
nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng; phân loại trách nhiệm
bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng. Những vấn đề lý luận pháp
luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng như:
Khái niệm và đặc điểm của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại
trong hoạt động công chứng; căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại
trong hoạt động công chứng; chủ thể thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt
hại, nguyên tắc và phương thức thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại
trong hoạt động công chứng.
- Khái quát thực trạng pháp luật hiện hành về trách nhiệm bồi thường
thiệt hại trong hoạt động công chứng trong tương quan so sánh với các quy
định của pháp luật quốc tế và một số quốc gia về chế tài này. Đánh giá thực
trạng pháp luật và thực tiễn thực thi pháp luật để chỉ rõ những bất cập, hạn
chế và nguyên nhân của các quy định pháp luật về vấn đề này.
- Mục tiêu cuối cùng mà đề tài phải thực hiện đó là đưa ra những định
hướng, giải pháp cụ thể đóng góp vào việc hoàn thiện pháp luật và thực hiện
pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng ở
nước ta được tốt hơn trong giai đoạn hiện nay và hội nhập với nền công
chứng của các nước phát triển trên thế giới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án bao gồm:
- Các quan điểm, học thuyết liên quan đến trách nhiệm dân sự nói chung
và trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng nói riêng;
- Hệ thống các quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước

5
ngoài, pháp luật quốc tế về bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng;
- Thực tiễn thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại
trong hoạt động công chứng ở nước ta.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận án được xác định như sau:
- Về nội dung: Luận án nghiên cứu những vấn đề cơ bản và chuyên sâu
về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng theo quy định
của pháp luật hiện hành trên phương diện lý luận và thực tiễn.
- Phạm vi không gian và thời gian: Luận án nghiên cứu những vấn đề lý
luận và thực trạng pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt
động công chứng ở Việt Nam từ thời điểm Luật Công chứng 2006 có hiệu lực
(01/07/2007) cho đến nay để có cơ sở giải quyết những vấn đề đặt ra từ thực
trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt
hại trong hoạt động công chứng ở Việt Nam.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
Để thực hiện được nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu, tác giả luận án đã
dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin (chủ nghĩa duy
vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử), tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan
điểm của Đảng và Nhà nước ta về pháp luật, về cải cách tư pháp, về thể chế kinh
tế thị trường, hội nhập quốc tế. Các đường lối, chủ trương của Đảng và chính
sách pháp luật của Nhà nước về trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung và
bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng nói riêng. Đây là phương pháp
luận chủ đạo xuyên suốt toàn bộ quá trình nghiên cứu của luận án, đưa ra những
nhận định, kết luận khoa học đảm bảo tính khách quan, chân thực.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả Luận án đã sử dụng các phương
pháp nghiên cứu có tính phổ quát trong khoa học xã hội và nhân văn như:

6
Tiếp cận hệ thống, liên ngành (kinh tế học, chính trị học, lịch sử, luật học);
phân tích, tổng hợp; luật học so sánh; thống kê và xã hội học pháp luật… Để
đạt được mục đích nghiên cứu, luận án sử dụng phối hợp các phương pháp
nói trên trong suốt quá trình nghiên cứu luận án. Cụ thể là:
Ở chương 1, Tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp hệ thống được sử
dụng để hệ thống hoá các tài liệu, công trình, bài viết về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại trong hoạt động công chứng và sắp xếp, phân loại, bố cục có
chủ ý nhằm phục vụ mục đích nghiên cứu và đưa ra những dự kiến thiết kế
cấu trúc luận án.
Ở chương 2, tác giả sử dụng chủ yếu phương pháp tổng hợp, phân tích,
tiếp cận hệ thống, liên ngành (kinh tế, chính trị, lịch sử, luật học), luật học so
sánh... để làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về trách nhiệm bồi thường thiệt
hại theo quy định của pháp luật dân sự, trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong
hoạt động công chứng, những vấn đề lý luận và nội dung pháp luật về trách
nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng.
Ở chương 3, tác giả sử dụng chủ yếu phương pháp tổng hợp, phân tích,
lịch sử, thống kê để làm rõ thực trạng pháp luật và thực tiễn thực thi pháp luật
hiện hành về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng ở Việt
Nam và đưa ra những đánh giá, nhận xét về ưu nhược điểm và nguyên nhân.
Ở chương 4, tác giả sử dụng phương pháp khái quát hóa, tổng hợp và
phương pháp dự báo để đưa ra định hướng và các giải pháp hoàn thiện pháp
luật cũng như nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về trách nhiệm bồi thường
thiệt hại trong hoạt động công chứng ở Việt Nam.
5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án là công trình nghiên cứu toàn diện, sâu sắc về vấn đề trách
nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng. Kết quả nghiên cứu
của luận án đã thể hiện những đóng góp mới về khoa học sau đây:
Một là, luận án đã tiếp cận và làm sâu sắc hơn các vấn đề lý luận liên

7
quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng. Nhận
diện được các hành vi gây thiệt hại và làm rõ bản chất pháp lý của trách
nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng. Kết quả nghiên cứu
của luận án góp phần làm rõ khái niệm, đặc điểm, phân loại trách nhiệm bồi
thường thiệt hại trong hoạt động công chứng. Luận án làm rõ những vấn đề lý
luận pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công
chứng như: Khái niệm và đặc điểm của pháp luật về trách nhiệm bồi thường
thiệt hại trong hoạt động công chứng; nội dung cấu trúc pháp luật về trách
nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng.
Hai là, qua phân tích thực trạng pháp luật và đánh giá thực tiễn thực
hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công
chứng của Việt Nam hiện hành, luận án chỉ rõ những bất cập, hạn chế của
pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng và
chỉ ra các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những bất cập, hạn chế này.
Ba là, từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận án xác định các
định hướng cơ bản, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng
cao hiệu quả thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong
hoạt động công chứng ở Việt Nam hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Về mặt lý luận, kết quả nghiên cứu của luận án sẽ cung cấp thêm những
thông tin, nội dung quan trọng, góp phần làm phong phú thêm những vấn đề
lý luận pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công
chứng ở Việt Nam, góp phần nhận diện trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong
hoạt động công chứng trên nền tảng các quy định của Bộ luật Dân sự, Luật
Thương mại và các văn bản pháp luật khác có liên quan, phù hợp với bản chất
của trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng trong điều
kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là tài liệu tham

8
khảo có giá trị cho các cơ quan nghiên cứu lập pháp và thực thi pháp luật, là
tài liệu tham khảo cho nghiên cứu, học tập và giảng dạy nghề công chứng tại
Học viện tư pháp và các cơ sở đào tạo về luật học ở Việt Nam.
7. Kết cấu luận án
Nội dung luận án được kết cấu gồm 04 chương ngoài phần kết luận,
danh mục tài liệu tham khảo, cụ thể như sau:
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết nghiên
cứu đề tài luận án
Chƣơng 2: Những vấn đề lý luận pháp luật về trách nhiệm bồi thường
thiệt hại trong hoạt động công chứng
Chƣơng 3: Thực trạng pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bồi thường
thiệt hại trong hoạt động công chứng và thực tiễn thực hiện
Chƣơng 4: Định hướng, giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực
hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng

9
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

Các công trình khoa học nghiên cứu về trách nhiệm bồi thường thiệt hại
trong hoạt động công chứng ở Việt Nam và nước ngoài là tương đối ít, chưa
có hệ thống, chuyên sâu, chưa toàn diện. Trong đó, mỗi công trình, mỗi bài
viết lại đề cập đến một giác độ khác nhau và đều có ý nghĩa đóng góp vào quá
trình nghiên cứu và là cơ sở để tác giả đưa ra những định hướng, giải pháp
hoàn thiện các quy định của pháp luật và góp phần nâng cao hiệu quả thực
hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công
chứng ở Việt Nam hiện nay. Trong chương này, tác giả sẽ tổng quan theo
nhóm vấn đề thông qua việc tìm hiểu, đánh giá một số công trình nghiên cứu
tiêu biểu ở trong nước và nước ngoài liên quan trực tiếp tới đề tài luận án.
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc liên
quan đến đề tài luận án
1.1.1. Tình hình nghiên cứu lý luận về trách nhiệm bồi thường thiệt
hại trong hoạt động công chứng theo quy định của pháp luật
1.1.1.1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật
dân sự
Trong Luận văn Thạc sĩ luật học với đề tài “Bồi thường thiệt hại do vi
phạm hợp đồng dân sự - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của tác giả Lê
Thị Yến (Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2013) đề cập nghiên cứu chủ yếu
về trách nhiệm BTTH do vi phạm hợp đồng dân sự theo BLDS. Tác giả có
đối chiếu so sánh với quy định pháp luật liên quan và chỉ ra một số vấn đề
liên quan đến trách nhiệm BTTH: Một là, có bốn điều kiện làm phát sinh
trách nhiệm BTTH do vi phạm hợp đồng đó là: (i) Hành vi vi phạm hợp đồng;
(ii) Thiệt hại thực tế; (iii) Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt

10
hại; (iv) Yếu tố lỗi; Hai là, hành vi vi phạm hợp đồng là điều kiện tiên quyết
để xem xét trách nhiệm BTTH; Ba là, giá trị BTTH là tổn thất thực tế, trực
tiếp bao gồm: thu nhập thực tế bị mất; giá trị tài sản bị mất mát, hư hỏng; chi
phí đã được sử dụng hay sẽ được sử dụng để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục
thiệt hại; khoản tiền mà bên bị vi phạm phải đền bù cho cho đối tác do không
thực hiện được nghĩa vụ của mình; khoản lợi mà bên bị vi phạm đáng lẽ được
hưởng nếu không có hành vi vi phạm hợp đồng; Bốn là, việc chứng minh thiệt
hại vừa là nghĩa vụ vừa là quyền của bên bị thiệt hại. Là nghĩa vụ bởi vì họ là
người đưa ra yêu cầu, nên phải chứng minh cho yêu cầu của mình; là quyền
bởi vì họ là người nắm rõ nhất thiệt hại mình phải gánh chịu do sự vi phạm
của bên có nghĩa vụ, nên quyền chứng minh thiệt hại sẽ đảm bảo họ được đền
bù tương xứng nhất; Năm là, có bốn trường hợp được miễn trách nhiệm bồi
thường bao gồm: (i) xảy ra sự kiện bất khả kháng; (ii) hành vi vi phạm của
một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia; (iii) các bên có thoả thuận trong hợp
đồng; (iv) hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết vào thời điểm giao kết
hợp đồng. Đồng thời, tác giả chỉ ra hai trường hợp giảm trách nhiệm BTTH
do vi phạm hợp đồng: các bên thoả thuận trong hợp đồng; nghĩa vụ hạn chế
tổn thất.
Trong cuốn sách chuyên khảo “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng ” của tác giả Phùng Trung Tập năm 2017 [19]. Tác giả phân tích và
đề cập tới khái niệm và điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng, nguyên tắc bồi thường. Tác giả cho rằng có hai loại trách
nhiệm dân sự. Một là, trách nhiệm dân sự bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp
đồng phát sinh từ các căn cứ: Có hành vi vi phạm hợp đồng (hành vi không
thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng); có thiệt hại xảy ra; có mối
quan hệ nhân quả giữa hành vi không thực hiện, thực hiện không đúng hợp
đồng và thiệt hại xảy ra; hành vi vi phạm hợp đồng là hành vi có lỗi. Tuy

11
nhiên, hành vi không thực hiện, thực hiện không đúng hợp đồng là hành vi
trái pháp luật. Hai là, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là
trách nhiệm luật định. Hành vi gây thiệt hại cho người khác về tài sản, tính
mạng, sức khỏe, các lợi ích nhân thân khác (danh dự, uy tín, nhân phẩm, bí
mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, vi phạm hình ảnh…)
người có hành vi gây thiệt hại phải bồi thường. Căn cứ phát sinh trách nhiệm
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra phải thỏa
mãn đủ 04 điều kiện: Có thiệt hại xảy ra, hành vi gây thiệt hại là hành vi trái
pháp luật, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại,
người gây thiệt hại có lỗi vô ý hoặc cố ý. Và đặc biệt, tác giả còn nhấn mạnh
“trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng còn phát sinh trong hoạt
động quản lý hành chính, hoạt động tố tụng và hoạt động thi hành án.Luật
Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (có hiệu lực từ ngày 01/01/2010) điều
chỉnh các quan hệ giữa một bên là các cơ quan công quyền trong hoạt động tố
tụng, thi hành án và một bên là cá nhân, pháp nhân bị thiệt hại. Cá nhân, tổ
chức bị thiệt hại về vật chất, tổn thất về tinh thần do có hành vi trái pháp luật
của người thi hành công vụ gây ra thì trách nhiệm bồi thường thuộc về nhà
nước” (tr.7). Lập luận này củng cố thêm quan điểm trách nhiệm bồi thường
thiệt hại trong hoạt động công chứng không thuộc phạm vi Luật TNBTCNN.
Trong công trình nghiên cứu ở cấp độ Luận án Tiến sĩ luật học của tác
giả Bùi Thị Thanh Hằng, Trường Đại học Luật Hà Nội (năm 2018) với tên đề
tài: “Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng” đã đề cập nghiên cứu những
vấn đề cơ bản về BTTH do vi phạm hợp đồng nói chung. Về khái niệm, tác
giả cho rằng: “BTTH do vi phạm hợp đồng là biện pháp khắc phục hậu quả
của hành vi vi phạm hợp đồng, nhằm bảo đảm cho trách nhiệm dân sự theo
hợp đồng được thực hiện bằng cách bù đắp những tổn thất là hậu quả của
hành vi vi phạm hợp đồng do bên vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi
phạm” (tr. 31). Tác giả cũng khẳng định: “BTTH có bản chất chung của các

12
biện pháp khắc phục là một phương thức bảo vệ quyền phát sinh từ hợp đồng.
Tuy nhiên, khác với các biện pháp khắc phục khác, bản chất của BTTH do vi
phạm hợp đồng là phương thức bảo vệ quyền cho phép bù đắp cho bên bị
thiệt hại toàn bộ thiệt hại mà bên bị thiệt hại phải gánh chịu do hành vi không
thực hiện đúng nghĩa vụ của bên vi phạm hợp đồng gây ra, nhằm đưa bên bị
thiệt hại vào vị trí mà bên này đáng lẽ đạt được nếu hợp đồng được thực hiện
đúng” (tr. 33). Về các căn cứ áp dụng biện pháp BTTH do vi phạm hợp đồng,
tác giả luận án khẳng định có bốn căn cứ, đó là: có hành vi vi phạm hợp đồng;
có thiệt hại xảy ra; có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng
và thiệt hại xảy ra; có lỗi của bên gây thiệt hại.
Về thiệt hại, tác giả khẳng định: “Thiệt hại là bất kỳ tổn thất nào mà
một người phải gánh chịu do các quyền, tài sản và lợi ích hợp pháp của họ bị
xâm phạm hay nói cách khác thiệt hại là bất kỳ sự thay đổi tiêu cực nào đối
với các quyền, tài sản và lợi ích hợp pháp của bên có quyền”. Đồng thời, tác
giả đưa ra hai cách phân loại thiệt hại, đó là: thiệt hại trực tiếp và thiệt hại
gián tiếp; thiệt hại vật chất và thiệt hại tinh thần. Theo cách phân loại và
những phân tích đưa ra, có thể nhận thấy tác giả cũng khẳng định thiệt hại do
vi phạm hợp đồng bao gồm cả những thiệt hại về tinh thần. Đặc biệt, tác giả
còn khẳng định: “Sẽ là hoàn thiện hơn nếu BLDS Việt Nam bổ sung thiệt hại
về tinh thần bao hàm cả thiệt hại là hệ quả của thiệt hại về tài sản do vi phạm
hợp đồng gây ra” (tr. 84). Về việc xác định mức bồi thường, tác giả phân tích
theo hai khía cạnh đó là xác định mức bồi thường trong trường hợp các bên có
thoả thuận trước và xác định mức bồi thường trong trường hợp không có thoả
thuận trước. Trong đó, với trường hợp không có thoả thuận trước về mức bồi
thường, tác giả chỉ ra hai điều kiện để xác định mức bồi thường, đó là thiệt hại
phải mang tính chắc chắn và thiệt hại phải dự đoán được trước.
Trong bài viết “Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng” của
PGS.TS. Phan Huy Hồng đăng trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật (2018) [17]

13
tác giả nhận định BLDS năm 2015 vừa kế thừa, vừa bổ sung một số điểm mới
quan trọng, mang tính bước ngoặt trong quy định về trách nhiệm bồi thường
thiệt hại với tư cách là một loại trách nhiệm dân sự nói chung, trách nhiệm do vi
phạm nghĩa vụ hợp đồng nói riêng. Trong đó, đặc biệt tác giả nhấn mạnh “truyền
thống pháp luật dân sự Việt Nam vốn chịu nhiều ảnh hưởng của pháp luật dân sự
châu Âu lục địa, mà ở đó, chế định trách nhiệm hợp đồng dựa trên nguyên tắc
lỗi. Do đó, Bộ luật Dân sự năm 1995 (Điều 309) cũng như Bộ luật Dân sự năm
2006 (Điều 308) đều quy định một cách minh thị rằng, lỗi là một trong bốn căn
cứ (bên cạnh hành vi vi phạm, thiệt hại, quan hệ nhân quả) phát sinh trách nhiệm
bồi thường thiệt hại” (tr.66). Tác giả phân tích, dẫn chiếu một số nghiên cứu chỉ
ra rằng yếu tố lỗi không còn là căn cứ bắt buộc để phát sinh trách nhiệm bồi
thường thiệt hại. Và cá nhân tác giả cũng đưa ra quan điểm, việc BLDS năm
2015 không còn quy định minh thị như BLDS năm 2005 và BLDS năm 1995
trước đó về yếu tố lỗi là một trong các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường
thiệt hại thì “mới chỉ là một dấu hiệu (indices) cho thấy có thể Bộ luật Dân sự
năm 2015 không còn đòi hỏi yếu tố lỗi là căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ. Việc thiếu vắng một quy định như vậy, về
mặt logic, không bắt buộc phải suy luận Bộ luật Dân sự năm 2015 đã dứt bỏ
truyền thống dân luật Việt Nam trong vấn đề này. Tương tự, khi Điều 303 Luật
thương mại năm 2005 không nêu yếu tố lỗi trong căn cứ phát sinh trách nhiệm
bồi thường thiệt hại, vẫn có ý kiến cho rằng, Luật này sử dụng nguyên tắc suy
đoán lỗi, chứ không từ bỏ yếu tố lỗi” (tr.67).
Trong cuốn sách: “Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự của nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2015, tác giả Nguyễn Minh Tuấn (chủ
biên), Nxb Tư pháp, Hà Nội, năm 2016, trong đó, tập thể tác giả đưa ra những
phân tích, bình luận, đánh giá các quy định trong BLDS năm 2015 và chỉ ra
một số vấn đề như sau: (i) Về các điều kiện phát sinh TNBTTH (gồm bốn
điều kiện): có thiệt hại thực tế xảy ra, có hành vi vi phạm nghĩa vụ, có mối

14
quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại xảy ra, có lỗi của người
thực hiện hành vi vi phạm; (ii) Về thiệt hại được bồi thường: thiệt hại xảy ra
bao nhiêu thì người vi phạm nghĩa vụ phải bồi thường bấy nhiêu, và đương
nhiên, bên yêu cầu BTTH phải chứng minh thiệt hại. Tuy nhiên, trong trường
hợp các bên có thoả thuận hoặc luật có quy định khác về việc xác định mức
bồi thường, thì mức bồi thường được xác định theo thoả thuận hoặc theo quy
định đó. Thiệt hại được bồi thường có thể bao gồm cả thiệt hại về vật chất và
thiệt hại về tinh thần. Mức bù đắp tổn thất về tinh thần không được quy định
cụ thể nên sẽ phụ thuộc vào đánh giá của từng HĐXX, nên không có sự thống
nhất chung trong áp dụng pháp luật; (iii) Về nghĩa vụ ngăn chặn, hạn chế thiệt
hại: mức độ thiệt hại lớn hay nhỏ, tần suất thiệt hại xảy ra nhiều hay ít đôi khi
không chỉ phụ thuộc vào hành vi vi phạm nghĩa vụ, mà còn phụ thuộc vào
việc bên có quyền có áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn
hoặc hạn chế thiệt hại hay không. Trường hợp bên vi phạm nghĩa vụ chứng
minh được bên có quyền đã không thực hiện các biện pháp cần thiết để ngăn
chặn, hạn chế thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải bồi thường phần
thiệt hại xảy ra do hành vi vi phạm mà không phải bồi thường phần thiệt hại
do lỗi của bên có quyền"1.
Cuốn sách “Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam, bản
án và bình luận án” (Tập 1; 2016) của Đỗ Văn Đại [10]. Trong cuốn sách
này, tác giả khẳng định “Hiện nay, trong khoa học pháp lý tồn tại hai loại bồi
thường thiệt hại là bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và bồi thường thiệt hại
trong hợp đồng. Sự tồn tại của loại thứ nhất đã được ghi nhận trong Bộ luật
Dân sự. Chẳng hạn, Chương 21 BLDS 2005 hay Chương 20 BLDS 2015 có
tiêu đề là “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng”. Tuy nhiên, sự
tồn tại của loại thứ hai dường như chưa được ghi nhận rõ ràng trong BLDS

1
Nguyễn Minh Tuấn (2016, chủ biên), Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự của nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam năm 2015, Nxb Tư pháp, Hà Nội, tr. 544 – 547.

15
mà suy luận từ “bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” (tr.22). Tác giả nhận
định trên cơ sở phân tích, dẫn chiếu một số công trình khác có nói về sự khác
nhau giữa hai loại trách nhiệm dân sự đang tồn tại ở Việt Nam là trách nhiệm
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong
hợp đồng. Thứ nhất, “trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng là trách
nhiệm dân sự phát sinh do không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa
vụ hợp đồng. Đặc điểm của loại trách nhiệm này là giữa hai bên (bên chịu
trách nhiệm bồi thường và bên bị thiệt hại) tồn tại quan hệ hợp đồng và thiệt
hại phát sinh từ hành vi không thực hiện hoặt thực hiện không đúng nghĩa vụ
hợp đồng (vi phạm hợp đồng)” (tr.26). Thứ hai, “trách nhiệm bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng về mặt lý luận, nếu căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi
thường thiệt hại trong hợp đồng là việc không thực hiện đúng (hay vi phạm)
nghĩa vụ hợp đồng thì căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng thường là “hành vi trái pháp luật” của một chủ thể nếu không
thuộc trường hợp bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra”. Thông thường, trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng tồn tại giữa các chủ thể không có
quan hệ hợp đồng” (tr.27). Và đặc biệt, tác giả còn chỉ ra rằng ranh giới giữa
trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và trong hợp đồng đôi khi
khá mong manh, mặc dù về mặt lý luận chúng ta dễ nhận biết khi nào là trách
nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng, khi nào là trách nhiệm bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng. Cụ thể, tác giả nhận định “mặc dù quan hệ giữa các
bên xuất phát từ hợp đồng (thoả thuận của các bên) nhưng thực tế cho thấy
nhiều nghĩa vụ hợp đồng không do các bên thoả thuận mà do pháp luật quy
định (chỉ cần xem qua nội dung các quy định về hợp đồng dân sự thông dụng
là thấy ngay điều này). Khi nghĩa vụ dân sự tồn tại trong quan hệ hợp đồng
nhưn do pháp luật quy định bị vi phạm thì, về mặt lý luận, đây là vi phạm
nghĩa vụ hợp đồng nên nếu có thiệt hại thì đây là thiệt hại trong hợp đồng. Và
như vậy thì ranh giới giữa hai loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại khá mong

16
manh vì trong cả hai trường hợp đều có ứng xử trái với quy định của pháp
luật” (tr.29). Kết luận, tác giả còn cho rằng, “trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng là hai chế
định khác nhau về mặt lý luận và đôi khi cả về quy định liên quan. Tuy nhiên,
mức độ khác nhau còn phụ thuộc vào từng hệ thống và từng quan điểm. Ở
nước ngoài (như Thụy Sĩ) đã có dự án theo hướng để hai chế định này xích lại
gần nhau. Một dự thảo sửa đổi BLDS Pháp cũng theo hướng này. Qua những
phân tích ở trên, thiết nghĩ chúng ta không nên áp dụng quá cứng nhắc khi
phân biệt giữa hai chế định mà chúng ta đang phân tích. Nếu có sự do dự giữa
việc áp dụng một trong hai chế định này thì chúng ta nên đứng về phía nạn
nhân của thiệt hại” (tr.42).
1.1.1.2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng
theo quy định của pháp luật
Các công trình nghiên cứu về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong
hoạt động công chứng theo quy định của pháp luật nhận được sự quan tâm
của nhiều học giả trên thế giới và ở trong nước. Những công trình nghiên cứu
có liên quan trực tiếp tới đề tài luận án, là tài liệu tham khảo hữu ích cho tác
giả khi triển khai đề tài luận án phải kể đến là:
Trong cuốn “Đặc san tuyên truyền pháp luật số 13 năm 2007 chuyên
đề về công chứng, chứng thực” của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến,
giáo dục pháp luật của Chính phủ [23] có nêu: “Công chứng là hoạt động
mang tính chất dịch vụ công do Công chứng viên thực hiện. Đối tượng của
hoạt động công chứng là các hợp đồng, giao dịch về dân sự, kinh tế, thương
mại v.v. Hoạt động công chứng bao gồm một chuỗi thủ tục rất phức tạp kể từ
khi Công chứng viên tiếp nhận ý chí của các bên giao kết hợp đồng như: Xác
định tư cách chủ thể của các bên, kiểm tra năng lực hành vi dân sự của chủ thể,
tính tự nguyện của các bên hợp đồng, xác định nguồn gốc hợp pháp của đối
tượng hợp đồng, kiểm tra tính hợp pháp của nội dung hợp đồng, thời gian, địa

17
điểm giao kết hợp đồng v.v. Những tình tiết này là rất quan trọng, bảo đảm cho
hợp đồng không bị vô hiệu và có ý nghĩa chứng cứ về sau nếu xảy ra tranh chấp
giữa các bên cũng như với bên thứ ba”. Đây là công trình nghiên cứu ở Việt
Nam có nội dung phong phú và đặc biệt khẳng định bản chất của công chứng là
hoạt động “mang tính chất dịch vụ công” do công chứng viên thực hiện, khái
niệm về hoạt động công chứng (bao gồm một chuỗi thủ tục rất phức tạp kể từ khi
công chứng viên tiếp nhận hồ sơ, xác định tư cách chủ thể, kiểm tra năng lực
hành vi dân sự, tính tự nguyện của các chủ thể, xác định nguồn gốc hợp pháp
của đối tượng hợp đồng, thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng…), đối tượng của
hoạt động công chứng tương đối rộng (các hợp đồng, giao dịch về dân sự, kinh
tế, thương mại…), ý nghĩa của hoạt động công chứng (bảo đảm cho hợp đồng
không bị vô hiệu và làm chứng cứ về sau).
Bài thuyết trình “Trách nhiệm dân sự của công chứng viên ở Pháp và
các bảo đảm đối với khách hàng” của Công chứng viên Thierry Vachon tại
Nhà Pháp luật Việt Pháp trong cuộc hội thảo do Hội đồng Công chứng Paris tổ
chức ngày 24/10/2011 [80]. Bài thuyết trình của Công chứng viên Thierry
Vachon rất tổng quan, cụ thể về trách nhiệm dân sự của Công chứng viên ở Pháp
và các bảo đảm đối với người bị thiệt hại; bài viết đề cập đến các vấn đề chính:
Một là, luật áp dụng giải quyết bồi thường thiệt hại do Công chứng viên
gây ra là Bộ luật Dân sự. “Luật của nước Cộng hòa Pháp không có một chế độ
đặc biệt về trách nhiệm của công chứng viên. Vì vậy, phải dùng tới các
nguyên tắc chung về trách nhiệm dân sự (Điều 1382 và các điều tiếp theo của
Bộ luật Dân sự)” và cụ thể hơn là dùng tới quy tắc “Trách nhiệm cá nhân”.
Hai là, việc truy cứu trách nhiệm cá nhân công chứng viên cần hội đủ
ba căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại đó là: Bằng chứng về lỗi
của công chứng viên bị truy cứu; bằng chứng về thiệt hại mà người truy cứu
phải gánh chịu; có mối liên hệ nhân quả giữa lỗi và thiệt hại.

18
Ba là, chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại là công chứng viên.
Công chứng viên là người chịu trách nhiệm thực hiện dịch vụ công và do Bộ
trưởng Tư pháp bổ nhiệm. Theo logic đó, khiếu kiện của người chịu thiệt hại
nhằm vào người có trách nhiệm thực thi công quyền thì Nhà nước phải đứng
ra bảo đảm việc bồi thường. Đó không phải là con đường mà hệ thống pháp
luật của Pháp đã lựa chọn. Công chứng viên là người thực thi công quyền
nhưng cũng là một người hành nghề tự do, hoàn toàn tự chủ trong quản lý cơ
sở vật chất của Văn phòng công chứng và tự chủ trong việc ra các quyết định
tác nghiệp. Do vậy, công chứng viên phải gánh chịu các rủi ro trong hoạt
động và chịu trách nhiệm cá nhân về các lỗi đã phạm phải. Công chứng viên
phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ khối tài sản riêng khi gây ra thiệt hại đối
với người bị thiệt hại.
- Tác giả Trương Phong, nhậm chức Văn phòng công chứng She Kou
thành phố Thượng Hải với bài viết "Thảo luận ngắn về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại trong công chứng"[81]. Trong bài viết này, tác giả nghiên
cứu, đề cập một số vấn như: Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại
trong công chứng, Luật áp dụng giải quyết bồi thường thiệt hại, xem xét yếu
tố lỗi khi giải quyết trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong công chứng theo
pháp luật Trung Quốc. Theo đó, chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại
trong công chứng là Văn phòng công chứng. “Văn phòng công chứng và
Công chứng viên có lỗi gây ra tổn hại cho đương sự, sự việc công chứng của
các bên liên quan thì sẽ do Văn phòng công chứng chịu trách nhiệm bồi
thường” (Điều 43 Luật Công chứng của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa năm
2006). Về luật áp dụng giải quyết bồi thường thiệt hại trong công chứng, Luật
Công chứng của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa có quy định trực tiếp về vấn
đề này, khác hẳn so với ở Cộng hòa Pháp (Bộ luật Dân sự sẽ quy định chung
cho vấn đề trách nhiệm dân sự). Qua bài viết của tác giả, chúng ta thấy rằng,
theo Luật Công chứng nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa thì chủ thể chịu

19
trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng là Văn phòng
công chứng. Về yếu tố lỗi, tác giả bài viết đề cập trong hoạt động công chứng
nên áp dụng nguyên tắc quy trách nhiệm giả định lỗi. Tác giả ví công chứng
viên như “người tiêu chuẩn”, nếu người này thực hiện hành vi giống như
“người tiêu chuẩn” hành động hoặc không hành động, thì anh ta không có lỗi,
ngược lại là có lỗi. Biểu hiện cụ thể hành vi hành nghề công chứng của
“người tiêu chuẩn” đó là: Người đó đã làm hết mức nghĩa vụ cần chú ý bao
gồm nghĩa vụ pháp lý hay chưa? Đã tôn trọng quy tắc tiêu chuẩn hành nghề
công chứng (căn cứ quy định của pháp luật, quy tắc nghề công chứng và quy
định hành chính tư pháp) để phát hành giấy tờ công chứng và làm các nghiệp vụ
công chứng hay chưa? Yếu tố lỗi được tác giả phân tích mang tính chất đặc
trưng của lỗi trong hoạt động công chứng – khác với lỗi thương thường trong
hoạt động dân sự, kinh tế. Lỗi của “người tiêu chuẩn” là người am hiểu về pháp
luật, phải làm hết sức nghĩa vụ cần thiết, cẩn trọng tuân theo quy định pháp luật
và quy tắc đạo đức hành nghề công chứng để bảo vệ quyền lợi các bên.
Bài viết trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp "Bồi thường thiệt hại do
Công chứng viên gây ra" (2011) của Đỗ Văn Đại [9]. Trong bài viết này, tác
giả đưa ra nhận định "Hoạt động công chứng là một hoạt động đặc thù và
trong quá trình thực hiện công việc của mình, Công chứng viên có thể gây
thiệt hại và vấn đề bồi thường được đặt ra”. Qua bài viết đã phân tích, đề cập
đến khái niệm hoạt động công chứng, cơ sở pháp lý giải quyết bồi thường
thiệt hại và căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do Công chứng
viên gây ra. Thứ nhất, về cơ sở pháp lý giải quyết bồi thường thiệt hại, trong
bài viết tác giả phân tích, lập luận áp dụng Luật trách nhiệm bồi thường của
Nhà nước (LTNBTCNN) hay áp dụng Luật công chứng hay áp dụng quy định
của Bộ luật Dân sự để giải quyết bồi thường thiệt hại do Công chứng viên gây
ra? Tác giả cho rằng không thể áp dụng Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà
nước để giải quyết ngay cả đối với Công chứng viên làm việc tại Phòng công

20
chứng (đơn vị sự nghiệp của Sở Tư pháp, Công chứng viên là công chức hoặc
viên chức nhà nước theo quy định tại Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày
25/01/2010). Bởi lẽ, hành vi của Công chứng viên không phải là hành vi “do
người thi hành công vụ gây ra trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng, thi
hành án” theo Điều 1 về phạm vi điều chỉnh của LTNBTCNN. Và trong quá
trình xây dựng Luật TNBTCNN đã có ý kiến cho rằng “phải quy định thêm
nhóm hành vi phải bồi thường trong lĩnh vực công chứng nhà nước”. Trong
Điều 13 về “Phạm vi trách nhiệm bồi thường trong hoạt động quản lý hành
chính”, Luật TNBTCNN có liệt kê các hành vi trong hoạt động quản lý hành
chính có thể làm phát sinh trách nhiệm bồi thường nhưng không có hành vi
trong lĩnh vực công chứng nhà nước. Điều đó cho thấy, vấn đề có hay không
đưa hành vi trong lĩnh vực công chứng nhà nước vào Luật TNBTCNN đã
được đặt ra trong quá trình xây dựng Luật này, nhưng các nhà lập pháp đã
không đồng ý đưa hành vi trong lĩnh vực công chứng nhà nước vào trong Luật
TNBTCNN. Còn đối với Công chứng viên làm việc tại các Văn phòng công
chứng, họ không phải là công chức, viên chức cho nên đương nhiên không áp
dụng Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Hơn nữa, nếu chúng ta áp
dụng Luật TNBTCNN cho hành vi của Công chứng viên trong Phòng công
chứng thì sẽ tạo ra sự không thống nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam và
bất công bằng giữa công chứng tư và công chứng nhà nước; thiếu sự bình
đẳng giữa hai loại hình công chứng và không tạo điều kiện thuận lợi cho
người bị thiệt hại trong việc yêu cầu bồi thường. Đồng thời, tác giả còn đề cập
đến vấn đề trong hoạt động công chứng, nếu Công chứng viên gây thiệt hại
thì áp dụng Luật Công chứng năm 2006 hay Bộ luật dân sự năm 2005 để giải
quyết cũng tùy trường hợp. Bởi vì quy định về bồi thường thiệt hại (BTTH)
trong Luật Công chứng năm 2006 chỉ áp dụng đối với “thiệt hại gây ra cho
người yêu cầu công chứng” cho nên không phải cứ có yêu cầu BTTH do hành
vi của Công chứng viên gây ra là chúng ta vận dụng các quy định về BTTH

21
trong Luật Công chứng. Thứ hai, về các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do Công chứng viên gây ra, tác giả Đỗ Văn Đại thông qua
một số vụ việc cụ thể đã đề cập, phân tích, dẫn chiếu quy định của pháp luật
và chia ra thành hai trường hợp. Trường hợp thứ nhất, người bị thiệt hại là
người yêu cầu công chứng: Yếu tố lỗi là yếu tố bắt buộc phải có vì theo
Khoản 5 Điều 32 Luật Công chứng năm 2006 quy định “tổ chức hành nghề
công chứng” có nghĩa vụ “BTTH do lỗi mà Công chứng viên của tổ chức
hành nghề công chứng gây ra cho người yêu cầu công chứng”. Lỗi của Công
chứng viên và lỗi này được thể hiện ra bên ngoài theo dạng “không hành
động” như không kiểm tra kỹ thông tin hoặc có thể biểu hiện ra bên ngoài
theo dạng “hành động” như thuộc trường hợp từ chối công chứng mà Công
chứng viên vẫn công chứng. Yếu tố thiệt hại của người yêu cầu công chứng là
yếu tố bắt buộc phải có. Để quy trách nhiệm bồi thường của tổ chức hành
nghề công chứng, thì phải tồn tại thiệt hại; không có thiệt hại thì tổ chức hành
nghề công chứng không phải bồi thường cho dù Công chứng viên có lỗi theo
phân tích ở trên. Vấn đề đặt ra là xác định thiệt hại mà người yêu cầu công
chứng phải gánh chịu như thế nào? Việc xác định chính xác thiệt hại mà
người yêu cầu công chứng gánh chịu là rất khó. Trong trường hợp này, bên
yêu cầu thiệt hại phải chứng minh thiệt hại cụ thể của mình. Yếu tố mối quan
hệ nhân quả giữa lỗi và thiệt hại xảy ra: Thiệt hại xảy ra phải có mối quan hệ
nhân quả với lỗi của Công chứng viên. Nói cách khác, tổ chức hành nghề
công chứng không có trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại cho người yêu
cầu công chứng khi chính người yêu cầu công chứng cũng có lỗi một phần, tổ
chức hành nghề công chứng chỉ BTTH tương ứng với phần lỗi của mình.
Cuốn sách “Hoàn thiện các quy định về trách nhiệm dân sự trong hoạt
động công chứng” của Tuấn Đạo Thanh [13] năm 2013. Trong cuốn sách
này, tác giả tổng quan về trách nhiệm pháp lý nói chung cũng như trách
nhiệm dân sự trong hoạt động công chứng. Tác giả đã đề cập tổng quan rằng,

22
hiện nay khoa học pháp lý hiện đại chia trách nhiệm pháp lý ra làm bốn loại
cơ bản là trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hành chính và
trách nhiệm kỷ luật. Tuy hoạt động công chứng có nhiều nét đặc thù riêng biệt
nhưng về cơ bản, trách nhiệm pháp lý của Công chứng viên cũng được xây
dựng dựa trên các quy định hiện hành của pháp luật về trách nhiệm pháp lý
nói chung. Tác giả Tuấn Đạo Thanh nghiên cứu và phân tích sự đa dạng về
các loại Công chứng viên (Công chứng viên là công chức, viên chức hành
nghề tại Phòng công chứng; Công chứng viên hợp danh, Công chứng viên
Hợp đồng hành nghề tại Văn phòng công chứng) và tương ứng với mỗi loại
Công chứng viên đó, có nhiều quan điểm khác nhau về cơ chế giải quyết bồi
thường thiệt hại do mỗi Công chứng viên gây ra như: Thứ nhất, với công
chứng viên không phải là công chức, viên chức thì áp dụng các quy định của
Luật Công chứng và BLDS để giải quyết. Thứ hai, với công chứng viên là
công chức, viên chức thì áp dụng Luật TNBTCNN và Luật Viên chức để giải
quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại. Thứ ba, với công chứng viên là công chức,
viên chức thì không áp dụng Luật TNBTCNN và Luật Viên chức để giải
quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại. Tác giả đặt câu hỏi “có hay không trách
nhiệm bồi thường thiệt hại của nhà nước trong hoạt động công chứng? Trước
khi Luật Công chứng năm 2006 ra đời, vấn đề kể trên không được đặt ra. Nói
một cách cụ thể hơn, tại thời điểm đó do công chứng viên là cán bộ, công
chức và nằm trong biên chế nhà nước, tổ chức hành nghề công chứng cũng là
cơ quan nhà nước nên hiển nhiên trách nhiệm bồi thường trong hoạt động
công chứng là trách nhiệm bồi thường nhà nước” (tr.61).
Luận văn Thạc sĩ luật học "Trách nhiệm bồi thường do Công chứng
viên gây ra trong hoạt động công chứng theo pháp luật Việt Nam" (2014) của
tác giả Hoàng Văn Hữu [5]. Trong cuốn luận văn này, tác giả đã nghiên cứu,
đề cập đến những vấn đề lý luận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do Công
chứng viên gây ra trong hoạt động công chứng như: Khái niệm, đặc điểm của

23
trách nhiệm bồi thường thiệt hại; khái niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do Công chứng viên gây ra trong hoạt động công chứng, phân loại trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do Công chứng viên gây ra trong hoạt động công
chứng…Tác giả Luận văn cũng đề cập đến những bất cập trong quy định của
pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do Công chứng viên
gây ra như việc không phân định rõ giữa trách nhiệm bồi thường của tổ chức
hành nghề công chứng với Công chứng viên; điều kiện phát sinh trách nhiệm
bồi thường thiệt hại do Công chứng viên là công chức, viên chức so với Công
chứng viên không phải là công chức, viên chức; cơ chế đảm bảo trách nhiệm
bồi thường thiệt hại đối với Công chứng viên hành nghề tại Phòng công
chứng và Văn phòng công chứng. Từ đó, tác giả đưa ra các giải pháp hoàn
thiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại do Công chứng viên gây ra trong hoạt
động công chứng. Tác giả bài viết cũng đã đề cập đến khái niệm hoạt động
công chứng nhưng chưa được rõ, chưa khái quát hoá. Tác giả mới chỉ tập
trung phân tích, đề cập đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại do công chứng
viên gây ra mà chưa đề cập tới các chủ thể khác thực hiện hoạt động công
chứng như người phiên dịch, nhân viên của tổ chức hành nghề công chứng.
Cuốn sách “Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam, bản
án và bình luận án” (Tập 2; 2016) của Đỗ Văn Đại [10] đã đặt câu hỏi và đi
tìm lời đáp khi “thiệt hại do công chứng viên gây ra là thiệt hại trong hợp
đồng hay ngoài hợp đồng”. Tác giả nhận định: Nghiên cứu so sánh cho thấy,
đây là vấn đề gây tranh cãi ở nước ngoài. “Ở một số nước, trách nhiệm dân sự
của công chứng viên là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và, ở
một số nước khác, trách nhiệm này là trách này là trách nhiệm trong hợp
đồng. Cuối cùng, ở nhóm nước thứ ba, trách nhiệm này đôi khi là trách nhiệm
trong hợp đồng2, cũng có thể là trách nhiệm ngoài hợp đồng tuỳ vào chức

2
H. Slim: Rapport général, in Les professions juridiques, Nxb. Bruylant et LB2V 2012, tr.626.

24
năng hoạt động mà công chứng viên chịu trách nhiệm”. Một nghiên cứu ở Bỉ
cho thấy “câu hỏi trách nhiệm dân sự của công chứng viên có bản chất hợp
đồng hay ngoài hợp đồng đã gây tranh luận giữa các học giả” 3. Ở Canada
(Quêbếc), “về nguyên tắc, trách nhiệm của công chứng viên có bản chất hợp
đồng trong mối quan hệ với khách hàng và bản chất ngoài hợp đồng trong
mối quan hệ với người thứ ba”. Tuy nhiên, “lỗi hợp đồng và lỗi ngoài hợp
đồng được đánh giá ở Quêbếc từ những tiêu chí khá tương đồng nhau” 4. Ở Ba
Lan, “trách nhiệm của công chứng viên truyền thống là trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Trách nhiệm này phát sinh trên cơ sở Điều
415 Bộ luật Dân sự đối với khách hàng cũng như người thứ ba. Lý do đơn
giản như sau: Những nghĩa vụ cơ bản của công chứng viên xuất phát trực tiếp
từ các nguyên tắc cơ bản của pháp luật hiện hành và các nghĩa vụ này ràng
buộc công chứng viên đối với khách hàng tương tự như đối với người thứ ba”5.
Liên hệ tới pháp luật Việt Nam, tác giả dẫn chiếu một số vụ việc được Toà án
xét xử, trong đó Toà án đã áp dụng các quy định về bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng để giải quyết vụ án. Tác giả cũng đưa ra một số ví dụ từ vụ án để lập
luận thiệt hại trong hoạt động công chứng có thể là thiệt hại trong hợp đồng. Tuy
nhiên, tác giả cũng không đưa ra quan điểm cá nhân khẳng định thiệt hại trong
hoạt động công chứng là thiệt hại trong hay ngoài hợp đồng.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu thực trạng pháp luật về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại trong hoạt động công chứng
Bài viết "Nhận định về sai lầm trong trách nhiệm bồi thường công
chứng và suy xét về phạm vi bồi thường" của tác giả Khương Hiểu Phụng
(Jiang XiaoFeng) đăng trên Tạp chí Long Nguyên [79] kỳ 19 năm 2014. Tác
3
A. Puttemans et L. Barnich: La responsabilitie des professionnels du droit en Belgique, in Les professions
juridiques, Nxb.Bruylant et LB2V 2012, tr.654.
4.
P. Deslauries và D. Gardner: La responsabilitie des professionnels du droit au Quêbêc, in Les professions
juridiques, Nxb.Bruylant et LB2V 2012, tr.891.
5.
B. Lewaszkiewicz- Petrykowska: La responsabilitie des professionnels du droit en Pologne, in Les
professions juridiques, Nxb.Bruylant et LB2V 2012, tr.850.

25
giả bài viết đã tập trung đề cập và phân tích án lệ, phân tích lỗi sai và bồi
thường tương ứng thông qua vụ án năm 2010, Tòa án nhân dân Đông Thành,
thành phố Bắc Kinh đã phán quyết Văn phòng công chứng Phương Viên bồi
thường thiệt hại cho ông Trương (Zhang) và bà Dương (Yang) 1,200,000
đồng NDT. Căn hộ của hai ông bà bị bán mất đúng là có tồn tại quan hệ với
giấy ủy thác công chứng, tuy nhiên nguồn gốc thực sự là lỗi sai từ “Tiểu
Trương (Xiao Zhang)” chính là con trai của họ, đã mượn “bố mẹ giả” đến
Văn phòng công chứng Phương Viên để công chứng ủy quyền cho mình bán
nhà. Ngoài việc phân tích những điểm vô lý của vụ án, tác giả còn so sánh với
quy định của pháp luật Cộng hòa Liên bang Đức, Đài Loan để đưa ra giải
pháp đáng lẽ nên thực hiện tố tụng hình sự trước, truy cứu trách nhiệm lừa
đảo của Tiểu Trương (Xiao Zhang), do Tiểu Trương (Xiao Zhang) tiến hành
bồi thường, sau đó mới bắt đầu tố tụng dân sự, do Văn phòng công chứng
chịu trách nhiệm bổ sung. Nếu không thì theo như phán quyết của Tòa án
Đông Thành, Văn phòng công chứng phải bồi thường hơn 1,200,000 đồng
NDT, còn người đàn ông họ Trương (Zhang) kia nghiễm nhiên có được
1,200,000 đồng NDT, như vậy có công bằng không? Phán quyết lần này
không chỉ ảnh hưởng tới Văn phòng công chứng Phương Viên, mà còn khiến
cho Văn phòng công chứng trên cả nước đều thấy bấp bênh, làm thế nào mới
có thể khiến cho bản thân không rơi vào vũng bùn của tố tụng? Thực trạng
pháp luật quy định chưa rõ ràng như vậy dẫn tới thực thi pháp luật còn nhiều
bất cập. Bài viết nêu thực trạng pháp luật còn nhiều bất cập dẫn đến Toà án áp
dụng pháp luật giải quyết việc bồi thường thiệt hại trong hoạt động công
chứng còn nhiều bất cập.
Cuốn sách “Hoàn thiện các quy định về trách nhiệm dân sự trong hoạt
động công chứng” của Tuấn Đạo Thanh [13] năm 2013. Tác giả cho rằng,
“trong hoạt động chuyên môn, nghề nghiệp, tổ chức hành nghề công chứng
cho dù là phòng công chứng hay văn phòng công chứng, có hoặc không có tư

26
cách pháp nhân đều có trách nhiệm bồi thường hai loại thiệt hại. Loại thứ nhất
là thiệt hại do công chứng viên thuộc biên chế của tổ chức hành nghề công
chứng đó là tác nhân, trong khi loại thứ hai do chính tổ chức hành nghề công
chứng gây ra khi vi phạm nội dung Luật Công chứng 2006 cũng như những
quy định khác của pháp luật có liên quan” (tr.149). Và tác giả còn khẳng định,
“hiện nay, đang tồn tại rất nhiều quan điểm khác nhau về bản chất pháp lý của
trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng. Tuy nhiên, có
một sự thật khách quan là mỗi loại công chứng viên khác nhau (công chứng
viên là công chức, công chứng viên là viên chức, công chứng viên không phải
công chức, viên chức, công chứng viên làm thuê) lại có cơ chế bảo đảm trách
nhiệm bồi thường thiệt hại không giống nhau mặc dù cả bốn loại công chứng
viên kể trên đều có nghĩa vụ cung cấp một dịch vụ công chứng có chất lượng
như nhau” (tr.150).
Bài tọa đàm: “Giấy tờ giả, trách nhiệm của Công chứng viên” ngày
08/11/2019 do Báo pháp luật thành phố Hồ Chí Minh tổ chức với sự tham gia
của Giám đốc Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh, đại diện các tổ chức hành
nghề công chứng, các chuyên gia trong lĩnh vực tố tụng hình sự, dân sự [14].
Trong bài Tọa đàm này, có sự tham gia của những người làm công tác thực
tiễn về công chứng như ông Nguyễn Trí Hòa - Phó Chủ tịch Hội Công chứng
viên thành phố Hồ Chí Minh; ông Hoàng Mạnh Thắng - Trưởng Phòng công
chứng số 7 thành phố Hồ Chí Minh nêu thực tế có hai loại được làm giả, đó là
chủ thể giả và giấy tờ giả. Công chứng viên khi đặt bút ký những giao dịch
này đều đối diện với nguy cơ phải bồi thường thiệt hại. Công chứng viên có
khả năng phân biệt được giấy tờ giả nhưng trong khả năng, chừng mực nếu
việc làm giả được thực hiện sơ sài, còn làm giả tinh vi, tinh xảo thì không thể
và việc buộc tổ chức hành nghề công chứng phải bồi thường thiệt hại thì phải
chứng minh được lỗi của công chứng viên. Ông Đoàn Quốc Việt – Đội trưởng
Đội điều tra thẩm định án, Công an thành phố Hồ Chí Minh tại buổi Tọa đàm

27
này cho rằng, về trách nhiệm hình sự, cơ quan điều tra phải chứng minh có
mối quan hệ nhân quả giữa hành vi thiếu trách nhiệm dẫn đến hậu quả hoặc
hành vi cố ý của công chứng viên dẫn đến đồng phạm của tội lừa đảo chiếm
đoạt tài sản. Cũng tại buổi Tọa đàm, bà Châu Kim Anh – Phó Chánh Tòa Dân
sự, Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh nhận định rằng, khi có thiệt hại
xảy ra, tổ chức hành nghề công chứng có công chứng viên vi phạm phải chịu
trách nhiệm. Còn bản án của Tòa nhận định không phải lỗi của công chứng viên
nhưng vẫn tuyên liên đới bồi thường thì tổ chức hành nghề công chứng có quyền
kháng cáo. Qua bài Tọa đàm có thể thấy rằng, những người tham dự đại diện cho
các cơ quan tố tụng đều có những ý kiến khác nhau về trách nhiệm của công
chứng viên khi công chứng giấy tờ giả nhưng phải chứng minh được yếu tố lỗi
của công chứng viên để xem xét trách nhiệm bồi thường, kể cả trách nhiệm hình
sự. Hay nói cách khác, thực trạng áp dụng pháp luật thì yếu tố lỗi là yếu tố bắt
buộc phải chứng minh khi có thiệt hại xảy ra thì mới quy kết được trách nhiệm
bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng.
Bài viết: “Bàn về việc giải quyết trách nhiệm bồi thường thiệt hại của
tổ chức hành nghề công chứng trong vụ việc liên quan đến tuyên bố văn bản
công chứng vô hiệu” của Thẩm phán Phan Đình Hải - TAND thành phố Buôn
Ma Thuột [6] đã đề cập đến vấn đề nếu trong vụ việc tuyên bố văn bản công
chứng vô hiệu mà có lỗi của TCHNCC dẫn đến văn bản công chứng bị tuyên
bố vô hiệu và gây ra thiệt hại cho người yêu cầu công chứng và cá nhân, tổ
chức khác thì TCHNCC phải có trách nhiệm BTTH. Tuy nhiên, việc giải
quyết trách nhiệm BTTH của TCHNCC ngay trong vụ việc tuyên bố văn bản
công chứng vô hiệu hay cần phải tách ra bằng một vụ việc khác về yêu cầu
bồi thường thiệt hại, để vừa giải quyết triệt để yêu cầu của đương sự nhưng
cũng không gây khó khăn cho Tòa án trong việc giải quyết vụ án thì hiện nay
vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau. Theo tác giả bài viết, Bộ luật Tố tụng
dân sự và pháp luật liên quan không có quy định nào quy định về việc trách

28
nhiệm BTTH của TCHNCC phải được giải quyết ngay trong vụ việc tuyên bố
văn bản công chứng vô hiệu hay tách ra bằng một vụ án dân sự khác. Mặt
khác, trách nhiệm BTTH là trách nhiệm vật chất, do vậy, phải có định lượng
về thiệt hại cụ thể để yêu cầu và để có cơ sở buộc bồi thường. Và về nguyên
tắc, nghĩa vụ chứng minh thuộc về đương sự. Vì vậy, trách nhiệm BTTH của
TCHNCC phải được giải quyết ngay trong vụ việc tuyên bố văn bản công
chứng vô hiệu hay tách ra bằng một vụ án dân sự khác thì phải tùy vào từng
trường hợp cụ thể; phụ thuộc vào nội dung, tính chất, kết quả của từng vụ việc
tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu; phụ thuộc vào tài liệu, chứng cứ chứng
minh cho thiệt hại. Nếu trong vụ việc tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu,
người yêu cầu chứng minh được đầy đủ, rõ ràng, chính xác, có định lượng vật
chất cụ thể các thiệt hại thực tế xảy ra từ hậu quả của việc văn bản công
chứng vô hiệu do lỗi của TCHNCC thì Tòa án giải quyết ngay trong vụ việc
đó; còn nếu họ không chứng minh được thì Tòa án tách yêu cầu này của họ
thành một vụ án khác. Tác giả bài viết đề cập đến trách nhiệm bồi thường
thiệt hại trong hoạt động công chứng do bị Toà án tuyên vô hiệu là trách
nhiệm của TCHNCC; đối tượng được bồi thường thiệt hại là người yêu cầu
công chứng và các tổ chức, cá nhân khác nhưng cũng không chỉ rõ các tổ
chức, cá nhân khác ở đây là những ai.
Hội thảo “Trách nhiệm bồi thường, bồi hoàn trong hoạt động công
chứng” do Học viện Tư pháp cơ sở 2 tại TP. Hồ Chí Minh tổ chức ngày
25/09/2020 [32]. Các thành viên tham gia hội thảo bao gồm các lãnh đạo Học
viện Tư pháp, các giảng viên Khoa Công chứng viên và các chức danh tư
pháp khác, một số lãnh đạo Hội công chứng và một số công chứng viên hành
nghề tại tổ chức hành nghề công chứng. Hội thảo tập trung tham luận, đề cập
các vấn đề như: Quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường, bồi hoàn
trong hoạt động công chứng; xác minh, giám định và phòng, chống giả mạo
trong hoạt động công chứng; nhận dạng giấy tờ tùy thân trong hoạt động công

29
chứng; vai trò của công chứng viên và tổ chức hành nghề công chứng khi
tham gia tố tụng liên quan yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu; giải
pháp nâng cao trách nhiệm của công chứng viên trong hoạt động công chứng.
Tuy nhiên, bài hội thảo với dung lượng thời gian có hạn mà vấn đề bồi
thường thiệt hại trong hoạt động công chứng là vấn đề rất lớn, chuyên sâu cả
về lý luận và thực tiễn cho nên cũng chưa thể giải quyết thấu đáo vấn đề lý
luận về bồi thường thiệt hại trong công chứng.
1.1.3. Các kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực
hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công
chứng trong các công trình đã công bố
Cuốn “Cẩm nang công chứng viên” xuất bản bởi Alex Padilla năm
2016 [84], tác giả có đề cập đến giải pháp thực hiện trách nhiệm bồi thường
thiệt hại trước khi Công chứng viên hành nghề. Trước khi Công chứng viên
hành nghề, theo Luật của bang California yêu cầu tất cả các công chứng viên
phải nộp một khoản trái phiếu chính thức trị giá 15.000 đô la Mỹ. Đây không
phải là một hợp đồng bảo hiểm cho công chứng. Trái phiếu được thực hiện
dưới hình thức trái phiếu do một công ty bảo hiểm nhận bảo lãnh chấp nhận
và không phải là khoản tiền gửi thay cho trái phiếu. Trái phiếu chỉ được thiết
kế để cung cấp một nguồn quỹ hạn chế để thanh toán các yêu cầu bồi thường
đối với Công chứng viên. Công chứng viên vẫn phải chịu trách nhiệm về toàn
bộ thiệt hại và có thể phải bồi hoàn cho Phòng công chứng liên kết đối với
khoản tiền mà Phòng công chứng phải trả do hành vi vi phạm hành chính
hoặc sự cẩu thả của Công chứng viên. Giải pháp mà bài viết tập trung đề cập
đó là khoản trái phiếu trị giá khá cao mà Công chứng viên trước khi hành
nghề phải nộp để đảm bảo cho trách nhiệm nghề nghiệp của họ. Và về nguyên
tắc, Công chứng viên vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại
và phải chịu trách nhiệm bồi hoàn nếu Phòng công chứng đã đứng ra chi trả
thay thiệt hại do mình gây ra.

30
Bài viết của tác giả Cao Quảng Thế (Gao GuangShi) Khoa Luật
Trường Đại học Thanh Đảo "Đàm phán về trách nhiệm bồi thường trong
công chứng” [76]. Tác giả Cao Quảng Thế nghiên cứu, đề cập đến vấn đề tính
từ khi Viện Quốc vụ phát hành Điều lệ tạm thời công chứng của Cộng hoà
nhân dân Trung Hoa, chế độ công chứng của Trung Quốc phục hồi xây dựng
lại đã được hơn hai mươi năm, chế độ công chứng cũng đã thu được sự hồi
phục và phát triển tương đối tốt, chế độ công chứng ngày càng từng bước tăng
cường sự tin cậy. Tuy nhiên, trách nhiệm bồi thường trong công chứng lại còn
tồn tại rất nhiều chỗ chưa hoàn thiện, đã trở thành sự cản trở việc hoàn thiện
chế độ công chứng. Đối với việc nắm được tính chất trách nhiệm bồi thường
trong công chứng là phải hiểu được vấn đề then chốt của việc bồi thường
trong công chứng, vì vậy các chuyên gia trong và ngoài nước đang rất quan
tâm đến vấn đề nóng này. Bài viết phân tích khái niệm bồi thường trong công
chứng, tính chất của trách nhiệm bồi thường công chứng, cấu thành của trách
nhiệm bồi thường trong công chứng và đặc biệt, tác giả đưa ra các kiến nghị
liên quan đến việc hoàn thiện trách nhiệm bồi thường trong công chứng. Tác
giả kiến nghị các giải pháp bồi thường trong công chứng như: Thiết lập chế
độ song phạt của trách nhiệm bồi thường (kết hợp của trách nhiệm dân sự và
trách nhiệm hành chính; hoàn thiện các quy định về trách nhiệm bồi thường
trong công chứng (rà soát các quy định không đồng nhất của pháp luật về bồi
thường trong công chứng, còn phải tiến một bước hoàn thiện quy định trừng
phạt Công chứng viên trong Luật hình sự của Trung Quốc); phát huy chức
năng giám sát của Hiệp hội công chứng; nâng cao chất lượng đội ngũ nhân
viên, Công chứng viên.
Bài thuyết trình “Trách nhiệm dân sự của Công chứng viên ở Pháp và
các bảo đảm đối với khách hàng” của Công chứng viên Thierry Vachon tại
Nhà Pháp luật Việt Pháp trong cuộc hội thảo do Hội đồng Công chứng Paris tổ
chức ngày 24/10/2011 [80]. Trong bài viết, tác giả còn phân tích việc các cơ

31
quan nhà nước tạo ra một cơ chế bảo đảm đối với người bị thiệt hại nhằm
đảm bảo rằng người bị thiệt hại sẽ nhận được bồi thường đầy đủ nếu có xảy ra
thiệt hại trong hoạt động công chứng. Cơ chế đảm bảo đó có 2 cấp độ:
Cấp độ thứ nhất, được tạo lập bởi bảo hiểm trách nhiệm dân sự và
mang tính chất bắt buộc. Cơ chế đảm bảo này được điều chỉnh bằng các quy
định chung của pháp luật. Hợp đồng bảo hiểm bảo đảm cho Công chứng viên
khắc phục được các hậu quả phát sinh từ trách nhiệm dân sự nghề nghiệp mà
Công chứng viên phải bồi thường bằng tiền, do lỗi hoặc thiếu sót của Công
chứng viên hoặc của nhân viên dưới quyền. Các tổ chức hành nghề công
chứng cũng được bảo đảm như Công chứng viên hành nghề độc lập và cũng
mang tính bắt buộc. Mức bồi thường bảo hiểm chi trả cho người chịu thiệt hại
phải đảm bảo khắc phục được các hậu quả thiệt hại. Hợp đồng bảo hiểm có
một số điều khoản loại trừ bảo đảm theo thỏa thuận hoặc theo qui định của
pháp luật như Công chứng viên không được tham gia quản lý một công ty,
các thiệt hại do người được bảo hiểm tạo ra một cách cố ý và các thiệt hại
phát sinh do có dúng tay vào một tội ác hoặc vào một vụ phạm pháp cố ý thì
không được bảo hiểm. Yêu cầu bồi thường thiệt hại được xác lập bằng đề
nghị của người bị thiệt hại. Một Công chứng viên có thể có nhiều đề nghị bồi
thường trong một năm, không có mức trần đảm bảo theo năm hay theo thời
hạn hợp đồng bảo hiểm. Hợp đồng bảo hiểm luôn luôn được đàm phán ở cấp
tổ chức nghề nghiệp (Hội đồng công chứng tối cao Pháp) ký với doanh nghiệp
bảo hiểm. Vì vậy, hợp đồng bảo hiểm mang lại các đảm bảo giống nhau cho
toàn bộ các công chứng trên phạm vi toàn quốc. Việc phân bố rủi ro trên toàn
bộ các Công chứng viên sẽ phân tán được các rủi ro và làm cho các khoản
tiền bảo hiểm nhận được sẽ tăng lên.
Cấp độ thứ hai, được tạo lập bởi một hệ thống riêng của nghề công
chứng: Đó là sự bảo đảm mang tính tập thể, cơ chế này bổ trợ cho cơ chế bảo
hiểm trách nhiệm dân sự với mục đích là bảo đảm được hết các rủi ro nếu xảy

32
ra với người bị thiệt hại. Vì thực tế, hợp đồng bảo hiểm luôn có các qui định
loại trừ bảo đảm theo qui định của pháp luật và có khống chế mức trần. Cơ
chế bảo đảm tập thể này được pháp luật ở Pháp thiết lập bằng việc lập ra Quỹ
bảo đảm cấp vùng và Quỹ bảo đảm Trung ương, được vận hành và kiểm soát
rất chặt chẽ. Tiền tài trợ của bảo đảm tập thể (Quỹ bảo đảm Trung ương và
cấp vùng) được lấy từ khoản đóng góp của Công chứng viên khi nhậm chức
và từ khoản đóng góp hàng năm của các tổ chức hành nghề công chứng.
Khoản đóng góp của Công chứng viên khi nhậm chức do Công chứng viên trả
vào thời điểm làm lễ tuyên thệ. Khoản này được tính dựa trên trung bình sản
phẩm mà tổ chức hành nghề công chứng làm được trong các năm trước, tỷ lệ
là 1%. Bản chất của khoản đóng góp này là một khoản tiền bảo đảm. Khoản
này sẽ được hoàn trả cho Công chứng viên khi thôi hành nghề, với điều kiện
là sự bảo đảm tập thể chưa phải huy động tới. Mức đóng góp hàng năm được
tính trên sản phẩm làm được của từng văn phòng. Tỷ lệ này được xác định
bằng một quyết định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp vào đầu năm, sau khi có ý
kiến của hội đồng quản trị Quỹ bảo đảm Trung ương. Tỷ lệ hiện nay là
0,25%. Phần chủ yếu của nguồn đóng góp được tập trung về Quỹ bảo đảm
Trung ương, tạo thành cơ quan tài chính của hệ thống. Các khoản tiền sẽ được
chuyển cho các quỹ cấp vùng theo nhu cầu. Đây là một sự liên kết mang tầm
cỡ quốc gia đã được thiết lập bằng các văn bản pháp lý.
Như vậy, có thể thấy rằng, bảo hiểm trách nhiệm dân sự và bảo đảm tập
thể đã tạo ra một tổng thể mang lại cho bất kỳ ai đến với Công chứng viên
một sự bảo vệ chắc chắn và hiệu quả. Tất nhiên, cách tổ chức này làm cho
công chứng phải trả phí cao hơn so với ở Việt Nam, nhưng cách tổ chức này
cho thấy khả năng tạo ra một sự đoàn kết mang tầm quốc gia bên cạnh các
thành viên của mình để đương đầu với trách nhiệm của mình đối với người bị
thiệt hại. Đây là một trong những tư liệu rất hữu ích cho việc đưa ra các vấn
đề lý luận và giải pháp hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại trong hoạt

33
động công chứng ở Việt Nam của tác giả Luận án, đặc biệt là vấn đề cơ chế
bồi thường thiệt hại bằng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp và cơ chế bảo
đảm tập thể bằng việc thiết lập các Quỹ bồi thường ở cấp độ Trung ương
(tương đương Hiệp hội công chứng viên Việt Nam) và cấp độ vùng (tương
đương Hội công chứng viên cấp tỉnh ở Việt Nam).
Cuốn sách “Hoàn thiện các quy định về trách nhiệm dân sự trong hoạt
động công chứng” của Tuấn Đạo Thanh [13] năm 2013. Trong cuốn sách
này, tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện trách nhiệm dân sự
nói chung cũng như trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công
chứng nói riêng như: Thứ nhất, hoàn thiện cơ chế bồi thường thiệt hại theo
hướng đảm bảo tính khả thi và bình đẳng giữa Công chứng viên là công chức,
viên chức với công chứng viên không phải là công chức, viên chức. Tuy
nhiên, đến thời điểm hiện tại, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán
bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019 có hiệu lực từ ngày 01/07/2020
thì không còn tồn tại “công chức quản lý” nữa; đồng nghĩa với việc không có
Công chứng viên là công chức nữa. Thứ hai, bổ sung một vài hình thức khác
như cầm cố, thế chấp, đặt cọc, ký quỹ, ký cược, bảo lãnh và tín chấp. Tác giả
phân tích tính khả thi của việc áp dụng từng biện pháp bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ này để đảm bảo cho trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt
động công chứng. Tác giả cho rằng: “Với bảy biện pháp bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ dân sự như đã trình bày ở trên (bao gồm cả các hình thức bảo đảm
mang tính chất đối vật cũng như những hình thức bảo đảm mang tính chất đối
nhân), chúng ta có thể khẳng định rằng một vài biện pháp hoàn toàn không
phù hợp với cơ chế bảo đảm thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại của
công chứng viên (ví dụ như ký cược, tín chấp hay đặt cọc) nhưng cũng có một
vài biện pháp hoàn toàn có thể áp dụng vào trong hoạt động công chứng (ví
dụ như ký quỹ, bảo lãnh, thế chấp, cầm cố). Theo nhận xét của chúng tôi, biện
pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự chỉ có thể áp dụng một cách thuận

34
tiện vào cơ chế bảo đảm thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho công
chứng viên và/hoặc tổ chức hành nghề công chứng nếu có chung một mô hình
tổ chức với một cơ chế vận hành tương tự. Nói cụ thể hơn, trong bảy biện
pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự kể trên, biện pháp nào có sự xuất
hiện của một bên thứ ba đóng vai trò là người trung gian (tương tự như vai trò
của doanh nghiệp bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề
nghiệp cho công chứng viên) tỏ ra phù hợp với cơ chế bảo đảm thực hiện
trách nhiệm dân sự trong hoạt động công chứng” (tr.187). Thứ ba, do trách
nhiệm bồi thường thiệt hại của công chứng viên và tổ chức hành nghề công
chứng là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nên chúng ta cần
khẩn trương xây dựng tiêu chí nhằm xác định nghĩa vụ cụ thể của công chứng
viên và tổ chức hành nghề công chứng (tr.188). Tác giả nhận định, “chỉ khi
nào pháp luật khẳng định rõ quyền hạn, trách nhiệm của Công chứng viên khi
giải quyết yêu cầu công chứng của đương sự thì lúc đó chúng ta mới có thể
xây dựng được hành lang pháp lý thống nhất, bền vững nhằm xác định trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Rõ ràng, đây là một yêu cầu mà
pháp luật công chứng thực định chưa đáp ứng được. Và hệ quả tất yếu là việc
định lượng trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng trở
nên phức tạp hơn bao giờ hết” (tr204). Thứ tư, áp dụng một số hình thức trách
nhiệm dân sự khác (như buộc xin lỗi, cải chính công khai, buộc thực hiện
nghĩa vụ dân sự, phạt vi phạm) trong hoạt động công chứng (tr.205). Tác giả
phân tích và cho rằng, ngoại trừ hình thức cải chính công khai thì hình thức
trách nhiệm dân sự còn lại là buộc xin lỗi, chấm dứt hành vi vi phạm và buộc
thực hiện nghĩa vụ dân sự có thể được áp dụng một cách hữu ích vào trong
hoạt động công chứng.
Trong “Báo cáo tổng thuật pháp luật về công chứng của hệ thống công
chứng Latinh (Cộng hòa Pháp, Cộng hòa liên bang Đức, Tây Ban Nha, Ba
Lan, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Nhật Bản, Hàn Quốc) và một số thông

35
tin liên quan đến hệ thống công chứng Anglo Sacxong” của Bộ Tư pháp ngày
04/09/2013 [27]. Bài báo cáo đã đề cập và phân tích thực trạng pháp luật về
trách nhiệm nghề nghiệp và bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công
chứng viên trong hệ thống công chứng Latinh. Trách nhiệm của công chứng
viên xuất phát từ những nghĩa vụ của công chứng đối với khách hàng. Đó là
nghĩa vụ thiết lập một văn bản đúng với quy định pháp luật cả về hình thức và
nội dung. Công chứng viên phải giải thích cho các bên về cách thức thực hiện
giao dịch để bảo vệ quyền lợi chính đáng của họ và phải đảm bảo hiệu lực
hoàn toàn của thỏa thuận giữa các bên. Nếu công chứng viên không thực hiện
tốt ba nghĩa vụ nêu trên thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, bao gồm
trách nhiệm hình sự, bị kỷ luật hoặc trách nhiệm dân sự. Trách nhiệm dân sự
của công chứng viên gồm trách nhiệm dân sự cá nhân (được đảm bảo thực
hiện bằng nguồn bảo hiểm và tài sản cá nhân) và bảo hiểm tập thể cho trách
nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên. Công chứng viên phải bồi thường
toàn bộ thiệt hại do mình gây ra trong quá trình hành nghề, bồi thường nếu vi
phạm nghĩa vụ, bất kể lỗi cố ý hay vô ý (một số nước quy định nếu lỗi vô ý
thì chỉ phải bồi thường nếu người bị hại không thể yêu cầu bằng con đường
khác như ở Đức). Các quy định của BLDS về trách nhiệm bồi thường thiệt hại
của công chức vi phạm nghĩa vụ công vụ cũng được áp dụng và Nhà nước
không chịu trách nhiệm thay công chứng viên. Một số căn cứ để xét giảm,
miễn trách nhiệm cho công chứng viên là trình độ của khách hàng, khách
hàng có hay không được một người khác có chuyên môn giúp đỡ, mức độ
tham gia của công chứng viên vào việc lập văn bản, Công chứng viên có được
khách hàng cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết hay không và những
mâu thuẫn có thể có giữa pháp luật và thực tiễn giải thích của Tòa án.
Để đảm bảo cho quyền lợi của người bị thiệt hại do hoạt động hành
nghề của Công chứng viên, việc đóng bảo hiểm nghề nghiệp cũng là một
nghĩa vụ mà Công chứng viên hầu hết các nước phải tuân thủ. Bảo hiểm nghề

36
nghiệp phải duy trì bắt buộc trong suốt thời gian được bổ nhiệm. Bảo hiểm có
thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau mà phổ biến nhất là việc
mua bảo hiểm của một công ty bảo hiểm chuyên nghiệp như tại Đức, Ba Lan,
Trung Quốc... Hợp đồng bảo hiểm phải áp dụng cho tất cả các trường hợp
Công chứng viên phải chịu trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ và có mức chi trả
tối thiểu. Người nhận bảo hiểm phải thông báo cho cơ quan tư pháp và Phòng
công chứng về mọi thay đổi của hợp đồng bảo hiểm ảnh hưởng đến phạm vi
bảo hiểm. Tại Đức, mọi công chứng viên phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề
nghiệp từ các công ty bảo hiểm. Bên cạnh đó, một quỹ đặc biệt được tổ chức xã
hội nghề nghiệp của Công chứng viên ở từng khu vực thiết lập dưới sự giám sát
của Bộ Tư pháp với chức năng chính là bồi thường cho những thiệt hại không
thể khắc phục đầy đủ bởi bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, bổ sung thu nhập
theo nghề của công chứng viên và chăm sóc Công chứng viên lúc về già hoặc
khó khăn hoặc mất sức lao động... và người thân thích của họ. Tại Pháp, thay
vì mua bảo hiểm của một công ty chuyên nghiệp, Công chứng viên sẽ nộp
một khoản tiền ký quỹ do Chính phủ ấn định nhằm đảm bảo thi hành những
bản án chống lại họ trong quá trình hành nghề. Số tiền này phải được duy trì
đủ trong suốt quá trình hành nghề. Số tiền này sẽ được trả lại, được tính lãi
phù hợp với luật ký quỹ sau khi đã trừ đi các khoản chi trước đó. Tương tự
như vậy, Công chứng viên tại Tây Ban Nha phải nộp một khoản bảo đảm (ký
quỹ) trước khi họ bắt đầu hành nghề. Hội đồng công chứng tối cao thành lập
Quỹ Bảo hiểm công chứng. Hàng năm, các công chứng viên phải đóng góp
vào Quỹ này; Hội đồng dùng tiền từ Quỹ này để mua bảo hiểm trách nhiệm
nghề nghiệp cho Công chứng viên, hướng dẫn tỷ lệ mức đóng góp phụ thuộc
vào doanh thu của từng Công chứng viên. Ngoài nghĩa vụ đóng góp vào Quỹ,
Công chứng viên có thể tự mua thêm bảo hiểm tại các công ty bảo hiểm khác.
Bài báo cáo đề cập đến việc Công chứng viên có trách nhiệm bồi
thường cho mọi thiệt hại mà họ gây ra, dù là vô ý hay cố ý, có lỗi hay không

37
có lỗi. Đây là trách nhiệm cá nhân, nghĩa là việc bồi thường sẽ được lấy từ tài
sản của cá nhân công chứng viên và từ tiền bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp
mà các công ty bảo hiểm có nghĩa vụ chi trả. Để có thể bao quát được trách
nhiệm này vì lợi ích của khách hàng, một số nước đã thiết lập chế độ trách
nhiệm tập thể cho tất cả những vụ việc mà trong đó hợp đồng bảo hiểm trách
nhiệm dân sự không bao quát được hết rủi ro, nghĩa là trong trường hợp có
hành vi cố ý sai trái. Cụ thể, trong những trường hợp có hành vi cố tình vi
phạm từ Công chứng viên dẫn đến thiệt hại vượt ra ngoài phạm vi bồi thường
của cá nhân Công chứng viên cũng như tổ chức bảo hiểm của họ, thì quỹ bảo
hiểm tập thể của nghề công chứng sẽ chịu trách nhiệm bồi thường nhằm đảm
bảo quyền lợi của khách hàng. Mục đích của trách nhiệm tập thể này là để
củng cố lòng tin vào nghề công chứng: Không ai phải chịu thiệt hại từ những
hoạt động gian lận của Công chứng viên, và tổ chức đại diện nghề công
chứng phải đền bù cho khách hàng về những thiệt hại họ đã phải chịu do
Công chứng viên không trung thực.
Trong bài toạ đàm trao đổi kinh nghiệm công chứng liên quan đến tài
sản bất động sản và kinh nghiệm về đào tạo các chức danh tư pháp tại Cộng
hoà An-giê-ri dân chủ và nhân dân do Học viện Tư pháp tổ chức ngày
02/07/2019 [4]. Tại buổi Toạ đàm, tác giả luận án đã trao đổi, đặt câu hỏi cho
Giáo sư Berdane Rachid – Chủ tịch Hiệp hội công chứng quốc gia An-giê-ri
về vấn đề chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại và nguồn kinh phí bồi
thường thiệt hại trong hoạt động công chứng theo pháp luật Cộng hoà An-giê-
ri. Giáo sư Berdane Rachid – Chủ tịch Hiệp hội công chứng quốc gia An-giê-
ri đã phúc đáp: Theo pháp luật công chứng nước Cộng hoà An-giê-ri thì chủ
thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng là công
chứng viên. Nguồn kinh phí bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng
là Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp công chứng. Tuy nhiên, trong một số
trường hợp bảo hiểm không đủ để bồi thường, hay nói cách khác, thiệt hại xảy

38
ra lớn hơn tiền bảo hiểm được bồi thường và đây cũng là bất cập trong pháp
Luật Công chứng của An-giê-ri và cũng đang nghiên cứu lập Quỹ bồi thường
tập thể do các Công chứng viên đóng góp trên tỉ lệ doanh thu để bồi thường.
Ngoài ra, một số quốc gia trên thế giới còn quy định công chứng viên phải
nộp một khoản tiền “bảo lãnh” để đảm bảo nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, điển
hình là Hàn Quốc, tại Điều 18 Đạo Luật Công chứng Hàn Quốc năm 2017
quy định [105]:
(1) Công chứng viên nộp tiền bảo lãnh cho Văn phòng công tố cấp
huyện nơi mình trực thuộc trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận
được giấy bổ nhiệm hoặc giấy ủy quyền.
(2) Mức tiền bảo lãnh do Pháp lệnh của Bộ Tư pháp quy định.
(3) Nếu số tiền thanh toán theo khoản (1) thiếu so với số tiền được xác
định theo khoản (2) và công chứng viên được yêu cầu nộp bổ sung khoản
thiếu hụt, công chứng viên sẽ hoàn thiện khoản thiếu hụt trong vòng 30 ngày
kể từ ngày công chứng viên nhận được yêu cầu đó.
(4) Không công chứng viên nào được phép thực hiện nhiệm vụ của
mình cho đến khi nộp đủ tiền bảo lãnh.
Hoặc trong Đạo Luật Công chứng của Nhật Bản năm 1908 [106] tại
Điều 19 quy định:
(1) Các công chứng viên phải nộp một khoản tiền đặt cọc đảm bảo tính
trung thực cho Văn phòng Pháp chế hoặc Văn phòng Pháp chế Quận mà họ
có liên kết, trong vòng 15 ngày kể từ ngày họ nhận được văn bản bổ nhiệm.
(2) Số tiền đặt cọc đảm bảo tính trung thực sẽ do Nội các quy định.
(3) Khi công chứng viên được yêu cầu bù đắp bất kỳ khoản thiếu nào
trong số tiền đặt cọc bảo đảm trung thực, công chứng viên phải thanh toán số
tiền còn thiếu trong vòng 30 ngày kể từ ngày công chứng viên đó được lệnh
thực hiện khoản thanh toán nói trên.

39
(4) Công chứng viên có thể không thực hiện nhiệm vụ của mình cho
đến khi họ nộp tiền đặt cọc đảm bảo tính trung thực.
1.2. Nhận xét về tình hình nghiên cứu và những vấn đề tiếp tục
triển khai nghiên cứu trong nội dung luận án
1.2.1. Nhận xét về tình hình hình nghiên cứu
Qua các công trình nghiên cứu khoa học đã công bố có liên quan đến
đề tài luận án, tác giả nhận thấy rằng, hầu hết các công trình nghiên cứu đã
công bố đã giải quyết được một số vấn đề cơ bản sau:
1.2.1.1. Về nghiên cứu lý luận
Thứ nhất, về trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp
luật dân sự. Các công trình nghiên cứu đã khẳng định trách nhiệm bồi thường
thiệt hại là một dạng của trách nhiệm dân sự bao gồm trách nhiệm bồi thường
thiệt hại trong hợp đồng và trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng (như tác
giả Phùng Trung Tập, Bùi Thanh Hằng, Phan Huy Hồng, Nguyễn Minh Tuấn,
Đỗ Văn Đại như đã phân tích ở trên). Các tác giả đưa ra khái niệm để phân
biệt hai loại trách nhiệm này. Một là, trách nhiệm dân sự bồi thường thiệt hại
do vi phạm hợp đồng phát sinh từ các căn cứ: Có hành vi vi phạm hợp đồng
(hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng); có thiệt hại
xảy ra; có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi không thực hiện, thực hiện
không đúng hợp đồng và thiệt hại xảy ra; hành vi vi phạm hợp đồng là hành
vi có lỗi. Tuy nhiên, hành vi không thực hiện, thực hiện không đúng hợp đồng
là hành vi trái pháp luật. Hai là, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng là trách nhiệm luật định. Hành vi gây thiệt hại cho người khác về tài sản,
tính mạng, sức khỏe, các lợi ích nhân thân khác (danh dự, uy tín, nhân phẩm,
bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, vi phạm hình ảnh…)
người có hành vi gây thiệt hại phải bồi thường. Căn cứ phát sinh trách nhiệm
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra phải thỏa
mãn đủ 04 điều kiện: Có thiệt hại xảy ra, hành vi gây thiệt hại là hành vi trái

40
pháp luật, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại,
người gây thiệt hại có lỗi vô ý hoặc cố ý. Các tác giả cũng chỉ ra cách thức
xác định thiệt hại, nghĩa vụ chứng minh thiệt hại, các trường hợp miễn trách
nhiệm bồi thường, xác định mức bồi thường.
Thứ hai, về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công
chứng theo quy định của pháp luật. Mặc dù, các công trình nghiên cứu về trách
nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng không trùng lặp với đề tài
luận án nhưng ở các mức độ khác nhau, một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài
luận án đã được nghiên cứu và là tài liệu tham khảo quan trọng cho luận án kế
thừa và phát triển. Số lượng các công trình nghiên cứu về chủ đề trách nhiệm
bồi thường thiệt hại tương đối lớn, phong phú và đa dạng, được tiếp cận từ
nhiều hướng với các mức độ liên quan khác nhau. Tuy nhiên, số lượng các
công trình nghiên cứu về chủ đề “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong
hoạt động công chứng” đặc biệt là ở Việt Nam còn ít, chưa đầy đủ, chưa hệ
thống. Đây cũng chính là một thách thức lớn đối với việc triển khai nghiên
cứu đề tài luận án. Thông qua việc khảo cứu các công trình nghiên cứu về
trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng theo quy định
của pháp luật, tác giả luận án có một số đánh giá kết quả nghiên cứu như sau:
- Một số công trình đã nghiên cứu, đề cập đến khái niệm công chứng,
hoạt động công chứng như trong cuốn “Đặc san tuyên truyền pháp luật số 13
năm 2007 chuyên đề về công chứng, chứng thực” của Hội đồng Phối hợp
công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ [23]. Công chứng là hoạt
động “mang tính chất dịch vụ công” do Công chứng viên thực hiện, khái niệm về
hoạt động công chứng (bao gồm một chuỗi thủ tục rất phức tạp kể từ khi Công
chứng viên tiếp nhận hồ sơ, xác định tư cách chủ thể, kiểm tra năng lực hành vi
dân sự, tính tự nguyện của các chủ thể, xác định nguồn gốc hợp pháp của đối
tượng hợp đồng, thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng…), đối tượng của hoạt
động công chứng tương đối rộng (các hợp đồng, giao dịch về dân sự, kinh tế,

41
thương mại…), ý nghĩa của hoạt động công chứng (bảo đảm cho hợp đồng không
bị vô hiệu và làm chứng cứ về sau). Hoặc trong bài viết trên Tạp chí nghiên cứu
lập pháp “Bồi thường thiệt hại do Công chứng viên gây ra” (2011) của Đỗ
Văn Đại [9], tác giả nêu ra khái niệm “Hoạt động công chứng là một hoạt
động đặc thù và trong quá trình thực hiện công việc của mình, Công chứng
viên có thể gây thiệt hại và vấn đề bồi thường được đặt ra”. Tuy nhiên, nhìn
chung khái niệm về hoạt động công chứng mới chỉ mang tính liệt kê, chưa bao
hàm hết các hoạt động mà Công chứng viên thực thi chức nghiệp theo Luật Công
chứng năm 2014 (Công chứng viên không chỉ chứng nhận tính xác thực, hợp pháp
của các hợp đồng, giao dịch mà còn có thẩm quyền chứng thực bản sao, chứng
thực chữ ký, chứng nhận bản dịch). Hơn nữa, thực tiễn cho thấy, cũng như các
chức danh tư pháp khác như Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên khi họ thực
thi chức nghiệp đều có thư ký nghiệp vụ được giao giúp việc; Công chứng viên
cũng vậy, đặc biệt trong bối cảnh số lượng Công chứng viên ở nước ta còn hạn
chế, rất nhiều các giao dịch kinh tế dân sự có nhu cầu công chứng và thực tế thư
ký nghiệp vụ tham gia giúp việc rất tích cực cho Công chứng viên kể từ khi tiếp
nhận hồ sơ cho đến khi hoàn tất hồ sơ. Dưới giác độ Luật Viên chức, đơn vị sự
nghiệp hoàn toàn có quyền tuyển lao động để phục vụ công việc của mình; dưới
giác độ Luật Doanh nghiệp thì Văn phòng công chứng hoàn toàn có quyền tuyển
các vị trí việc làm có chuyên môn để giao việc và thực hiện công việc cho Văn
phòng. Do vậy, chủ thể thực hiện trong định nghĩa về hoạt động công chứng ở đây
không thể chỉ là Công chứng viên, mà còn có các chủ thể khác có liên quan như:
Thư ký nghiệp vụ; người phiên dịch của tổ chức hành nghề công chứng.
- Một vài công trình nghiên cứu đã đề cập, phân tích, đánh giá trách
nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng là trách nhiệm bồi
thường trong hợp đồng hay ngoài hợp đồng … Ví dụ như cuốn sách “Luật bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam, bản án và bình luận án” (Tập 2;
2016) của Đỗ Văn Đại [10]. Tác giả nhận định: Nghiên cứu so sánh cho thấy

42
đây là vấn đề gây tranh cãi ở nước ngoài. Ở một số nước, trách nhiệm dân sự
của công chứng viên là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và, ở
một số nước khác, trách nhiệm này là trách này là trách nhiệm trong hợp
đồng. Cuối cùng, còn ở nhóm nước thứ ba, trách nhiệm này đôi khi là trách
nhiệm trong hợp đồng, đôi khi là trách nhiệm ngoài hợp đồng tuỳ vào chức
năng hoạt động mà công chứng viên chịu trách nhiệm. Ngoài ra, tác giả còn
đưa ra một số vụ án điển hình về bồi thường thiệt hại trong hoạt động công
chứng khi xét xử Toà án ở Việt Nam áp dụng các quy định về bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng để giải quyết. Hay trong cuốn sách “Hoàn thiện các quy
định về trách nhiệm dân sự trong hoạt động công chứng” của Tuấn Đạo
Thanh [13] năm 2013, tác giả đưa nhận định: “Hiện nay, đa phần các nhà làm
luật cho rằng trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng
được coi là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” (tr.43). Và đặc
biệt, tác giả Tuấn Đạo Thanh còn khẳng định: “Từ khái niệm của trách nhiệm
bồi thường thiệt hại nói chung cũng như trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng, chúng ta có
thể khẳng định chắc chắn rằng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại của công
chứng viên cũng như tổ chức hành nghề công chứng khi thực thi chức nghiệp
chính là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” (tr.47).
- Một số công trình nghiên cứu về cơ sở pháp lý phát sinh trách nhiệm bồi
thường thiệt hại trong công chứng, luật áp dụng giải quyết bồi thường thiệt hại,
chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng vẫn
còn nhiều quan điểm trái chiều. Chẳng hạn như, tác giả Thierry Vachon trong
bài “Trách nhiệm dân sự của Công chứng viên ở Pháp và các bảo đảm đối
với khách hàng” [80]; tác giả cho rằng, luật áp dụng giải quyết bồi thường
thiệt hại do Công chứng viên gây ra là Bộ luật Dân sự. Luật của Cộng hòa
Pháp không có một chế độ đặc biệt về trách nhiệm của Công chứng viên. Vì
vậy, phải dùng tới các nguyên tắc chung về trách nhiệm dân sự (Điều 1382 và

43
các điều tiếp theo của Bộ luật Dân sự). Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi
thường thiệt hại gồm ba yếu tố (có lỗi của công chứng viên, có thiệt hại xảy ra
và có mối liên hệ nhân quả giữa lỗi và thiệt hại). Chủ thể chịu trách nhiệm bồi
thường thiệt hại là Công chứng viên. Công chứng viên phải chịu trách nhiệm
bằng toàn bộ khối tài sản riêng khi gây ra thiệt hại đối với người bị thiệt hại.
Hoặc tác giả Trương Phong, trong bài viết "Thảo luận ngắn về trách
nhiệm bồi thường thiệt hại trong công chứng"[81] cho rằng, chủ thể chịu
trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong công chứng là Văn phòng công chứng,
luật áp dụng giải quyết bồi thường thiệt hại trong công chứng là Luật Công
chứng nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Đây cũng là vấn đề một lần nữa
được tác giả Cao Quảng Thế khẳng định: Chủ thể bồi thường công chứng
nhất thiết phải là cơ quan công chứng. Vì chỉ có cơ quan công chứng mới có
thể giải quyết các hoạt động trong công chứng một cách có hiệu quả cao và
hợp pháp, chính vì vậy phát sinh sai sót trong công chứng cũng vì nguyên
nhân công chứng không đúng, không đạt yêu cầu gây nên, vì vậy, các cá nhân
tổ chức khác đều không thể tạo thành chủ thể trong trách nhiệm bồi thường
trong công chứng. Do đó, trách nhiệm bồi thường trong công chứng là cơ
quan công chứng. Hành vi của cơ quan là do hành sự của nhân viên, cho nên,
việc ở đây là cơ quan công chứng không bài trừ địa vị chủ thể trách nhiệm của
nhân viên công chứng, địa vị chủ thể này là chỉ quan hệ đối ngoại, biện pháp
xử lý của nội bộ là việc xử lý hệ thống nội bộ trong công chứng, ngoại bộ
không thể giải quyết được3.
Ở Việt Nam, tác giả Đỗ Văn Đại trong bài viết "Bồi thường thiệt hại do
Công chứng viên gây ra" (2011) [9], đưa ra các lập luận và cho rằng, không
thể áp dụng LTNBTCNN để giải quyết ngay cả đối với Công chứng viên làm
việc tại Phòng công chứng; luật áp dụng để giải quyết bồi thường thiệt hại
trong hoạt động công chứng là BLDS và Luật Công chứng. Tác giả cũng cho
3
Cao Quảng Thế: Đàm phán về trách nhiệm bồi thường trong công chứng (tr.7; 2013)

44
rằng, các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do công chứng
viên gây ra gồm: Yếu tố lỗi, yếu tố có thiệt hại xảy ra, có hành vi trái pháp
luật của công chứng viên, yếu tố mối quan hệ nhân quả giữa lỗi và thiệt hại
xảy ra. Trong khi đó, tác giả Tuấn Đạo Thanh trong cuốn sách “Hoàn thiện
các quy định về trách nhiệm dân sự trong hoạt động công chứng”[13], với
công chứng viên không phải là công chức, viên chức thì áp dụng các quy định
của Luật Công chứng và BLDS để giải quyết; với công chứng viên là công
chức, viên chức thì áp dụng LTNBTCNN và Luật Viên chức để giải quyết
yêu cầu bồi thường thiệt hại.
1.2.1.2. Về nghiên cứu thực tiễn
- Một số công trình nghiên cứu chỉ ra những khoảng trống pháp luật,
thiếu đồng nhất trong thực trạng các quy định của pháp luật dẫn đến thực tiễn
việc áp dụng pháp luật giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại trong công
chứng còn nhiều bất cập. Điển hình như bài viết "Nhận định về sai lầm trong
trách nhiệm bồi thường công chứng và suy xét về phạm vi bồi thường" của tác
giả Khương Hiểu Phụng [79], tác giả bài viết đã tập trung đề cập và phân tích
án lệ, phân tích những điểm vô lý của vụ án, so sánh với quy định của pháp
luật Cộng hòa Liên bang Đức, pháp luật Đài Loan để đưa ra giải pháp đáng lẽ
nên thực hiện tố tụng hình sự trước, truy cứu trách nhiệm lừa đảo, sau đó mới
bắt đầu tố tụng dân sự, do Văn phòng công chứng chịu trách nhiệm bổ sung.
Hoặc trong bài toạ đàm “Giấy tờ giả, trách nhiệm của Công chứng
viên”[14], các tác giả nêu thực tế có hai loại được làm giả, đó là chủ thể giả
và giấy tờ giả. Công chứng viên khi đặt bút ký những giao dịch này đều đối
diện với nguy cơ phải bồi thường thiệt hại. Công chứng viên có khả năng
phân biệt được giấy tờ giả nhưng trong khả năng, chừng mực nếu việc làm giả
được thực hiện sơ sài, còn làm giả tinh vi, tinh xảo thì không thể và việc buộc
tổ chức hành nghề công chứng phải bồi thường thiệt hại thì phải chứng minh
được lỗi của công chứng viên. Thực tiễn áp dụng pháp luật thì yếu tố lỗi là

45
yếu tố bắt buộc phải chứng minh khi có thiệt hại xảy ra thì mới quy kết được
trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng. Ngoài ra, trong
bài viết: “Bàn về việc giải quyết trách nhiệm bồi thường thiệt hại của tổ chức
hành nghề công chứng trong vụ việc liên quan đến tuyên bố văn bản công
chứng vô hiệu” của Thẩm phán Phan Đình Hải [6]. Tác giả nhận định việc
giải quyết trách nhiệm BTTH của TCHNCC ngay trong vụ việc tuyên bố văn
bản công chứng vô hiệu hay cần phải tách ra bằng một vụ việc khác về yêu
cầu bồi thường thiệt hại, để vừa giải quyết triệt để yêu cầu của đương sự
nhưng cũng không gây khó khăn cho Tòa án trong việc giải quyết vụ án thì
hiện nay vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau. Theo tác giả, Bộ luật Tố tụng
dân sự và pháp luật liên quan không có quy định nào quy định về việc trách
nhiệm BTTH của TCHNCC phải được giải quyết ngay trong vụ việc tuyên bố
văn bản công chứng vô hiệu hay tách ra bằng một vụ án dân sự khác. Vì vậy,
nếu trong vụ việc tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu, người yêu cầu chứng
minh được đầy đủ, rõ ràng, chính xác, có định lượng vật chất cụ thể các thiệt
hại thực tế xảy ra từ hậu quả của việc văn bản công chứng vô hiệu do lỗi của
TCHNCC, thì Tòa án giải quyết ngay trong vụ việc đó; còn nếu họ không
chứng minh được, thì Tòa án tách yêu cầu này của họ thành một vụ án khác.
1.2.1.3. Về các kiến nghị, giải pháp
- Một số công trình nghiên cứu đã chỉ ra những kiến nghị hoàn thiện
pháp luật, giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại trong hoạt động công chứng. Tiêu biểu như cuốn “Cẩm nang
công chứng viên” xuất bản bởi Alex Padilla năm 2016 [84], tác giả có đề cập
đến giải pháp thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại trước khi công chứng
viên hành nghề. Trước khi công chứng viên hành nghề, họ phải nộp một
khoản trái phiếu chính thức trị giá 15.000 đô la Mỹ. Trái phiếu chỉ được thiết
kế để cung cấp một nguồn quỹ hạn chế để thanh toán các yêu cầu bồi thường

46
đối với công chứng viên, nó như là một khoản tiền ký quỹ để bảo đảm trách
nhiệm bồi thường.
Hoặc trong bài “Toạ đàm trao đổi kinh nghiệm công chứng liên quan
đến tài sản bất động sản và kinh nghiệm về đào tạo các chức danh tư pháp tại
Cộng hoà An-giê-ri dân chủ và nhân dân” do Học viện Tư pháp tổ chức ngày
02/07/2019 [4]. Tại buổi Toạ đàm, Giáo sư Berdane Rachid – Chủ tịch Hiệp
hội công chứng quốc gia An-giê-ri đề cập tới nguồn kinh phí bồi thường thiệt
hại trong hoạt động công chứng theo pháp luật Cộng hoà An-giê-ri là bảo
hiểm trách nhiệm nghề nghiệp công chứng. Tuy nhiên, trong một số trường
hợp bảo hiểm không đủ để bồi thường, hay nói cách khác, thiệt hại xảy ra lớn
hơn tiền bảo hiểm được bồi thường và đây cũng là bất cập trong pháp Luật
Công chứng của An-giê-ri và cũng đang nghiên cứu lập Quỹ bồi thường tập
thể do các Công chứng viên đóng góp trên tỉ lệ doanh thu để bồi thường.
Ngoài ra, một số quốc gia trên thế giới còn quy định công chứng viên phải
nộp một khoản tiền “bảo lãnh” để đảm bảo nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, điển
hình tại Điều 18 Đạo Luật Công chứng Hàn Quốc năm 2017 quy định [105].
Hoặc trong Đạo Luật Công chứng của Nhật Bản [106] quy định các công
chứng viên phải nộp một khoản tiền “đặt cọc” trước khi hành nghề để bảo
đảm cho trách nhiệm bồi thường.
Trong bài “Trách nhiệm dân sự của Công chứng viên ở Pháp và các
bảo đảm đối với khách hàng” của tác giả Thierry Vachon [80]. Trong bài viết,
tác giả còn phân tích việc các cơ quan nhà nước ở Pháp tạo ra một cơ chế bảo
đảm đối với người bị thiệt hại nhằm đảm bảo rằng, người bị thiệt hại sẽ nhận
được bồi thường đầy đủ nếu có xảy ra thiệt hại trong hoạt động công chứng.
Cơ chế thứ nhất, đó là tạo lập ra bảo hiểm trách nhiệm dân sự và mang tính
chất bắt buộc với đầy đủ các điều khoản cụ thể, chi tiết trong Hợp đồng bảo
hiểm bắt buộc khi công chứng viên hành nghề sao cho mức bồi thường bảo
hiểm chi trả cho người chịu thiệt hại phải đảm bảo khắc phục được các hậu

47
quả thiệt hại; hợp đồng bảo hiểm dạng mẫu và rất chặt chễ. Cơ chế thứ hai,
được tạo lập bởi một hệ thống riêng của nghề công chứng: Đó là sự bảo đảm
mang tính tập thể, cơ chế này bổ trợ cho cơ chế bảo hiểm trách nhiệm dân sự
với mục đích là bảo đảm được hết các rủi ro nếu xảy ra với người bị thiệt hại.
Vì thực tế, hợp đồng bảo hiểm luôn có các qui định loại trừ bảo đảm theo qui
định của pháp luật và có khống chế mức trần. Cơ chế bảo đảm tập thể này
được pháp luật ở Pháp thiết lập bằng việc lập ra Quỹ bảo đảm cấp vùng và
Quỹ bảo đảm Trung ương, được vận hành và kiểm soát rất chặt chẽ. Tiền tài
trợ của bảo đảm tập thể (Quỹ bảo đảm Trung ương và cấp vùng) được lấy từ
khoản đóng góp của Công chứng viên khi nhậm chức và từ khoản đóng góp
hàng năm của các tổ chức hành nghề công chứng. Bản chất của khoản đóng
góp này là một khoản tiền bảo đảm.
Ngoài ra, trong cuốn sách “Hoàn thiện các quy định về trách nhiệm
dân sự trong hoạt động công chứng” của Tuấn Đạo Thanh [13] năm 2013, tác
giả cũng đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện trách nhiệm bồi thường
thiệt hại trong hoạt động công chứng như: Thứ nhất, hoàn thiện cơ chế bồi
thường thiệt hại theo hướng đảm bảo tính khả thi và bình đẳng giữa công
chứng viên là công chức, viên chức với công chứng viên không phải là công
chức, viên chức. Thứ hai, bổ sung một vài hình thức bảo đảm thực hiện nghĩa
vụ dân sự có thể áp dụng vào trong hoạt động công chứng (ví dụ như ký quỹ,
bảo lãnh, thế chấp, cầm cố). Thứ ba, do trách nhiệm bồi thường thiệt hại của
công chứng viên và tổ chức hành nghề công chứng là trách nhiệm bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng nên chúng ta cần khẩn trương xây dựng tiêu chí
nhằm xác định nghĩa vụ cụ thể của công chứng viên và tổ chức hành nghề
công chứng (tr.188). Rõ ràng, đây là một yêu cầu mà pháp luật công chứng
thực định chưa đáp ứng được. Và hệ quả tất yếu là việc định lượng trách
nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng trở nên phức tạp hơn
bao giờ hết” (tr204). Thứ tư, áp dụng một số hình thức trách nhiệm dân sự

48
khác (như buộc xin lỗi, cải chính công khai, buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự,
phạt vi phạm) trong hoạt động công chứng (tr.205). Tác giả phân tích và cho
rằng ngoại trừ hình thức cải chính công khai thì hình thức trách nhiệm dân sự
còn lại là buộc xin lỗi, chấm dứt hành vi vi phạm và buộc thực hiện nghĩa vụ
dân sự có thể được áp dụng một cách hữu ích vào trong hoạt động công
chứng.
1.2.2. Những vấn đề tiếp tục được triển khai nghiên cứu trong nội
dung luận án
1.2.2.1. Những vấn đề lý luận pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt
hại trong hoạt động công chứng
Luận án tiếp tục nghiên cứu để làm rõ các vấn đề sau đây:
- Khái niệm, bản chất và đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại
trong hoạt động công chứng – với tư cách là một loại trách nhiệm dân sự;
Phân loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng;
- Khái niệm, đặc điểm của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại
trong hoạt động công chứng; Các căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường
thiệt hại trong hoạt động công chứng; Chủ thể thực hiện trách nhiệm bồi
thường thiệt hại trong hoạt động công chứng; Nguyên tắc và phương thức
thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng.
1.2.2.2. Những vấn đề thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp
luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng
Luận án khái quát, phân tích và làm rõ một số vấn đề như:
- Các quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
trong hoạt động công chứng;
- Các quy định về chủ thể có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại trong
hoạt động công chứng;
- Các quy định về chủ thể thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại
trong hoạt động công chứng;

49
- Các quy định về nguyên tắc và phương thức thực hiện trách nhiệm bồi
thường thiệt hại trong hoạt động công chứng;
- Khái quát tình hình thực hiện các quy định của pháp luật trách nhiệm
bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng;
- Những hạn chế, bất cập khi thực hiện các quy định pháp luật về trách
nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng.
1.2.2.3. Những kiến nghị, giải pháp hoàn thiện pháp luật về trách
nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận án sẽ đề xuất định
hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại
trong hoạt động công chứng. Bởi lẽ, các công trình nghiên cứu trước đây tuy
đã được đề xuất một số giải pháp nhưng chưa có tính hệ thống và thiếu tính
toàn diện, chưa bao quát được các vấn đề cần hoàn thiện trên thực tế. Một số
kiến nghị đưa ra không cụ thể, mà chỉ dừng ở mức khơi gợi vấn đề, định
hướng để các chủ thể khác nêu ra kiến nghị; những kiến nghị đưa ra chỉ dừng
ở mức định hướng, mà chưa có những kiến nghị cụ thể là sửa điều nào, khoản
nào, bổ sung thêm điều khoản cụ thể nào trong văn bản quy phạm pháp luật.
1.3. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết
nghiên cứu
1.3.1. Lý thuyết nghiên cứu áp dụng
Tác giả xác định cơ sở lý thuyết để triển khai thực hiện luận án bao
gồm hướng tiếp cận của luận án và các lý thuyết nghiên cứu được sử dụng
trong luận án. Cụ thể là:
- Về hướng tiếp cận nghiên cứu đề tài luận án: Luận án được tiếp cận
theo hướng coi trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng
là trách nhiệm dân sự đặc thù.
- Các lý thuyết được áp dụng trong việc triển khai đề tài luận án:
+ Lý thuyết về hợp đồng: Lý thuyết này tập trung vào việc thể hiện triết

50
lý tự do hợp đồng và tự do kinh doanh, với nguyên tắc cơ bản là các chủ thể
kinh doanh có quyền tự do lập ước, tự do giao kết các hợp đồng mà họ mong
muốn và pháp luật không cấm; đồng thời, họ cũng phải chịu trách nhiệm pháp
lý về các hành vi “bội ước” hay vi phạm các cam kết trong hợp đồng, trong đó
có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên bị thiệt hại trong hợp đồng và
ngoài hợp đồng.
+ Lý thuyết về nghĩa vụ: Vấn đề nghĩa vụ vốn dĩ đã được phát triển
thành một lý thuyết nền tảng, cốt lõi của pháp luật dân sự nói chung và pháp
luật thương mại nói riêng. Lý thuyết về nghĩa vụ xem xét vấn đề căn cứ phát
sinh nghĩa vụ, giới hạn của nghĩa vụ, các loại nghĩa vụ và cách thức thực hiện
nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý do vi phạm nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ;
+ Lý thuyết về trách nhiệm pháp lý do vi phạm nghĩa vụ: Thực chất, lý
thuyết này phái sinh từ lý thuyết về hợp đồng và lý thuyết về nghĩa vụ, theo
đó bất kỳ ai có hành vi vi phạm nghĩa vụ đều phải chịu trách nhiệm pháp lý
đối với bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ, trong đó có trách nhiệm do
vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng và ngoài hợp đồng;
+ Lý thuyết về dịch vụ công: Vấn đề dịch vụ công có bản chất là những
hoạt động phục vụ các nhu cầu cơ bản, thiết yếu của người dân vì lợi ích
chung của xã hội, do nhà nước chịu trách nhiệm trước xã hội (trực tiếp đảm
nhận hay uỷ quyền và tạo điều kiện cho khu vực tư nhân thực hiện) nhằm bảo
đảm ổn định và công bằng xã hội.
+ Lý thuyết về trách nhiệm pháp lý do vi phạm quy định trong cung
cấp dịch vụ công: Xuất phát từ việc cung cấp dịch vụ công do các chủ thể là
cá nhân, tổ chức (được nhà nước uỷ quyền hoặc giao cho thực hiện) thực hiện
nhưng các chủ thể này có hành vi vi phạm pháp luật và phải gánh chịu những
hậu quả pháp lý. Trách nhiệm pháp lý do vi phạm quy định trong cung cấp
dịch vụ công đó có thể là trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hành chính, trách
nhiệm kỷ luật, trách nhiệm dân sự.

51
1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
(i) Về nghiên cứu lý luận:
Câu hỏi nghiên cứu: Bản chất của TNBTTH trong hoạt động công
chứng là gì? Giới hạn điều chỉnh của pháp luật đối với vấn đề TNBTTH trong
hoạt động công chứng? Có những yếu tố nào tác động đến pháp luật về
TNBTTH trong hoạt động công chứng? Khái niệm và nội dung pháp luật về
TNBTTH trong hoạt động công chứng?
Giả thuyết nghiên cứu: Bản chất của TNBTTH trong hoạt động công
chứng là một loại trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng, nhưng có những dấu
hiệu đặc thù riêng so với TNBTTH ngoài hợp đồng nói chung, hiện tại, các
dấu hiệu đặc thù này chưa được pháp luật quy định rõ.
Giới hạn điều chỉnh của pháp luật đối với vấn đề TNBTTH trong hoạt
động công chứng, do vấn đề BTTH vốn dĩ là lĩnh vực thuộc phạm vi điều
chỉnh của luật tư, nhưng hoạt động công chứng lại thuộc lĩnh vực dịch vụ
công nên về nguyên tắc, một mặt Nhà nước sẽ can thiệp nhằm đảm bảo lợi ích
công, còn các vấn đề khác, nếu chỉ liên quan đến quyền lợi tư của các bên nên
để các bên tự quyết định, bởi vậy, pháp luật cần tạo điều kiện để các bên phát
huy quyền tự thỏa thuận và quyền tự định đoạt của mình.
Bên cạnh đó, để nâng cao hiệu quả điều chỉnh, pháp luật về TNBTTH
trong hoạt động công chứng cần được làm rõ về khái niệm và nội dung nhằm
xây dựng mô hình lý luận pháp luật về TNBTTH trong hoạt động công chứng.
Câu hỏi nghiên cứu: Pháp luật về TNBTTH trong hoạt động công
chứng có cấu trúc bao gồm những nhóm quy phạm pháp luật nào?
Giả thuyết nghiên cứu: Pháp luật về TNBTTH trong hoạt động công
chứng có cấu trúc bao gồm các nhóm quy phạm pháp luật quy định về chủ thể
của TNBTTH; căn cứ phát sinh TNBTTH; mức độ BTTH; vấn đề miễn
TNBTTH; nguyên tắc và phương thức thực hiện TNBTTH; thủ tục BTTH
trong hoạt động công chứng …

52
(ii) Về nghiên cứu thực tiễn:
Câu hỏi nghiên cứu: Thực trạng pháp luật về TNBTTH trong hoạt động
công chứng hiện nay như thế nào, có những hạn chế, bất cập gì và nguyên
nhân nào dẫn đến các hạn chế, bất cập đó? Quá trình thực hiện pháp luật về
TNBTTH trong hoạt động công chứng có những khó khăn, vướng mắc gì?
Giả thuyết nghiên cứu: Pháp luật về TNBTTH trong hoạt động công
chứng hiện đang có những hạn chế, bất cập nhất định; những hạn chế, bất cập
này xuất phát từ một số nguyên nhân chủ quan và khách quan. Quá trình thực
hiện pháp luật về TNBTTH trong hoạt động công chứng có những khó khăn,
vướng mắc nhất định xuất phát từ sự hạn chế, bất cập của hệ thống pháp luật
nói chung và pháp luật về TNBTTH trong hoạt động công chứng nói riêng.
(iii) Về kiến nghị các giải pháp:
Câu hỏi nghiên cứu: Những yêu cầu cơ bản đặt ra đối với việc hoàn
thiện pháp luật về TNBTTH trong hoạt động công chứng là gì? Cần áp dụng
những giải pháp nào để hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện
pháp luật về TNBTTH trong hoạt động công chứng? Cơ sở lý luận và thực
tiễn của các giải pháp đó là gì?
Giả thuyết nghiên cứu: Các giải pháp được đề xuất nhằm hoàn thiện
pháp luật về TNBTTH trong hoạt động công chứng hiện có chưa thật sự hiệu
quả, bởi vậy, cần nghiên cứu và làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn để hoàn
thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về TNBTTH trong
hoạt động công chứng.

53
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Qua việc tổng quan tình hình nghiên cứu về lý luận, thực trạng, giải
pháp của trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng thông
qua các công trình khoa học ở trong nước và ngoài nước; nhận xét, đánh giá
về những vấn đề đã nghiên cứu trong các công trình liên quan tới đề tài luận
án, những vấn đề tiếp tục được triển khai, nghiên cứu trong nội dung luận án;
cơ sở lý thuyết nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu, tác
luận án rút ra những kết luận sau:
1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung và trách nhiệm bồi
thường thiệt hại trong hoạt động công chứng nói riêng đã được các nhà
nghiên cứu trong nước và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, do
xuất phát từ mục đích, phạm vi, đối tượng nghiên cứu khác nhau cũng như thể
loại công trình nghiên cứu khác nhau, nên trách nhiệm bồi thường thiệt hại
trong hoạt động công chứng chưa được các công trình nghiên cứu ở trong và
ngoài nước đề cập một cách cụ thể với tư cách là một công trình khoa học
nghiên cứu riêng và chuyên sâu.
2. Ở mức độ nhất định, các công trình nghiên cứu đã đề cập đến vấn đề lý
luận về bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng. Nhưng vì nhiều lý do
khác nhau nên quan điểm và nội dung trình bày về những vấn đề này trong các
công trình nghiên cứu chưa được thể hiện một cách toàn diện và thống nhất. Các
công trình nghiên cứu chưa đề cập cụ thể tới cùng các vấn đề lý luận về trách
nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng; chưa làm rõ được bản
chất, đặc điểm và cấu trúc nội dung pháp luật của TNBTTH trong hoạt động
công chứng.
3. Các công trình nghiên cứu đã công bố có đề cập nghiên cứu những
vấn đề lý luận và thực tiễn pháp luật về TNBTTH trong hoạt động công chứng,
tuy nhiên, hầu hết các công trình nghiên cứu có liên quan đến TNBTTH trong

54
hoạt động công chứng đều chỉ tập nghiên cứu các vấn đề mang tính lý luận,
mà ít tập trung đến việc nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy định này trong
thực tế. Việc nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật về BTTH trong hoạt
động công chứng của các công trình này còn khá hạn hữu.
4. Đa số các công trình nghiên cứu đã công bố có chỉ ra một số kiến
nghị, tuy nhiên, những kiến nghị đưa ra không cụ thể, mà chỉ dừng ở mức
khơi gợi vấn đề, định hướng chứ chưa đưa ra các giải pháp cụ thể là sửa điều
nào, khoản nào, bổ sung thêm điều khoản cụ thể nào trong các văn bản pháp
luật... Từ đó, tác giả đã xác định hướng nghiên cứu và các cơ sở lý thuyết có
liên quan để luận giải những vấn đề lý luận, thực tiễn và đưa ra những kiến
nghị, giải pháp để hoàn thiện quy định pháp luật về TNBTTH trong hoạt động
công chứng và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về TNBTTH trong hoạt
động công chứng.

55
Chƣơng 2
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI
THƢỜNG THIỆT HẠI TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG

2.1. Những vấn đề lý luận liên quan đến trách nhiệm bồi thƣờng
thiệt hại trong hoạt động công chứng
2.1.1. Nhận diện hành vi gây thiệt hại trong hoạt động công chứng
2.1.1.1. Khái quát về dịch vụ công chứng
Theo Từ điển Luật học của Mỹ, công chứng (Notarial) là hoạt động
của công chứng viên… Công chứng viên, theo tiếng Latinh là "Notarius".
"Notarius" trong Luật Anh cổ là một người sao chép hay trích lục các loại văn
bản, giấy tờ khác, người làm chứng. Trong Luật La Mã, là người ghi chép, thư
ký, tốc ký, người ghi chép các hoạt động trong nghị viện của tòa án, hoặc ghi
chép theo lời người khác đọc, người soạn các di chúc và giấy chuyển nhượng
sở hữu [109, tr. 1990].
Theo cách giải thích trên, xét về nguồn gốc, công chứng là nghề sớm
xuất hiện trong lịch sử loài người (từ thời La Mã cổ đại), với vai trò ghi chép,
soạn thảo văn bản và làm chứng. Nghiên cứu các tài liệu về công chứng cho
thấy, trên thế giới có ba hệ thống công chứng: Hệ thống công chứng Latinh
tương ứng với hệ thống luật La Mã (còn gọi là hệ thống pháp luật dân sự - Civil
Law); hệ thống công chứng Ănglo - Saxon tương ứng với hệ thống pháp luật
Ănglo - Saxon (Common Law) và hệ thống công chứng Collectiviste (công
chứng tập thể, hệ thống công chứng các nước bao cấp) tương ứng với hệ
thống pháp luật xã hội chủ nghĩa (Sovietique). So sánh các hệ thống công
chứng cho thấy, mặc dù giữa hệ thống công chứng Latinh và hệ thống công
chứng Anglo - Saxon có sự khác biệt nhau về cách thức tổ chức, hoạt động,
trình tự, thủ tục công chứng, song quan niệm về công chứng ở hai hệ thống
này về cơ bản tương đồng. Cả hai hệ thống này đều coi công chứng là một nghề

56
tự do, công chứng viên hoạt động độc lập, tự chịu trách nhiệm cá nhân về hoạt
động của mình. Tuy nhiên, đó là một nghề đặc biệt, đòi hỏi công chứng viên
phải có trình độ chuyên môn (ngành luật) và kỹ năng nghiệp vụ được Nhà
nước công nhận để có thể đảm bảo tính xác thực cho các hợp đồng vốn rất
phức tạp, đa dạng, công chứng viên do Nhà nước bổ nhiệm hoặc công nhận
theo các điều kiện, tiêu chuẩn do luật định và hoạt động theo chế độ chứng
chỉ hành nghề.
Ở Cộng hòa Pháp (một điển hình của trường phái công chứng Latinh),
Điều 1 Pháp lệnh số 45-2500 ngày 02/11/1945 về Điều lệ công chứng của Cộng
hòa Pháp quy định: "Công chứng viên là viên chức công, được bổ nhiệm để lập
các hợp đồng và văn bản mà theo đó, các bên phải hoặc muốn đem lại tính xác
thực giống như các văn bản của các cơ quan công quyền và để đảm bảo ngày,
tháng chắc chắn, lưu giữ và cấp các bản sao văn bản công chứng" [62, tr. 8].
Ở Vương quốc Anh (một trong các điển hình của trường phái công
chứng Anglo - Saxon), quy chế công chứng năm 1801, 1833, 1834 quy định:
Công chứng viên là viên chức được bổ nhiệm để thực hiện các hành vi
công chứng sau: Soạn thảo, chứng nhận hoặc xác lập chứng thư và các giấy tờ
khác có liên quan đến việc: chuyển nhượng hoặc xác lập giấy tờ khác có liên
quan đến việc chuyển nhượng bất động sản và tài sản cá nhân, giấy ủy quyền
liên quan đến bất động sản và tài sản cá nhân ở Anh, xứ Wales, các nước khác
thuộc khối cộng đồng Anh hoặc ở nước ngoài; chứng nhận hoặc xác nhận các
giấy tờ liên quan đến di chúc, lập kháng nghị hàng hải về sự cố xảy ra đối với
tàu và hàng hóa trên tàu trong thời gian tàu đi trên biển [64, tr. 90].
Hệ thống công chứng Collectiviste lại có quan niệm về công chứng khác
với hệ thống công chứng Latinh và hệ thống công chứng Anglo - Saxon. Ở hệ
thống công chứng Collectiviste, công chứng chưa được coi là một nghề (công
chứng viên là công chức nhà nước, kiêm nhiệm cả việc chứng thực (thị thực
hành chính); việc công chứng được giao cho cả các chủ thể không phải là công

57
chứng viên đảm nhiệm; Công chứng viên không có chứng chỉ hành nghề, không
phải chịu trách nhiệm dân sự trước khách hàng, chỉ phải chịu trách nhiệm hành
chính trước Nhà nước về những sai phạm trong hoạt động của mình). Tuy nhiên,
hiện nay trong hệ thống công chứng Collectiviste, hầu hết các nước đã chuyển
đổi sang nền kinh tế thị trường đều có sự đổi mới trong quan niệm về công
chứng phù hợp với quan niệm của hệ thống công chứng Latinh và hệ thống
Anglo - Saxon, đó là xác định công chứng là một nghề tự do đặt dưới sự quản
lý của Nhà nước và đang từng bước tiến hành cải cách công chứng từ mô hình
công chứng nhà nước sang mô hình công chứng tự do. Ví dụ: ở Ba Lan, Điều
1 Luật số 176 ngày 14/02/1991 về công chứng quy định: "Công chứng viên
được bổ nhiệm để lập những văn bản mà trong đó, các bên phải hoặc muốn
đem lại một tính đích thực" [62, tr. 99].
Nếu so sánh giữa hệ thống công chứng Latinh và hệ thống công chứng
Anglo Sacxong thì có thể thấy rõ, Công chứng viên tại các nước thuộc hệ
thống thứ nhất có vị trí, vai trò, chức năng rõ rệt, quan trọng hơn hẳn hệ thống
thứ hai. Hệ thống công chứng của Pháp, Tây Ban Nha, Đức và Trung Quốc
mang lại cho Công chứng viên vai trò của "thẩm phán hợp đồng" để đóng vai
trò công lý phòng ngừa. Bốn hệ thống này mang lại giá trị chứng minh và
hiệu lực thi hành cho văn bản công chứng, điều này rất quan trọng đối với hòa
bình xã hội vì chúng mang đến cho người dân sự đảm bảo về pháp luật cho tất
cả các thủ tục dân sự cần thiết: hôn nhân, thừa kế, quyền sở hữu đất và thành
lập kinh doanh. Công chứng viên không chỉ soạn văn bản mà còn là nhân
chứng có đặc quyền của văn bản công chứng được các bên nhất trí. Công
chứng viên cũng không phải là nhân viên tư vấn của một bên để gây thiệt hại
cho bên kia mà là chuyên gia khách quan và không thiên vị để lập ra những
hợp đồng công bằng vì lợi ích của tất cả mọi người. Về quyền sở hữu, Công
chứng viên đảm bảo sự an toàn gần như tuyệt đối cho người nắm giữ quyền
này. Nhờ đó, ở các nước phương Tây, các tranh chấp về quyền sở hữu gần như

58
không tồn tại. Nhìn chung các nước thuộc hệ thống pháp luật thành văn đều quy
định công chứng là hoạt động của cơ quan công chứng xác nhận tính xác thực và
tính hợp pháp của các hành vi pháp lý dân sự, sự kiện pháp lý và các văn bản
pháp lý theo các trình tự quy định của pháp luật4.
Ở Việt Nam, thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động công chứng, ở
từng địa phương, các Phòng công chứng đang được sắp xếp lại và có xu
hướng chuyển đổi thành Văn phòng công chứng theo lộ trình đã được xác
định5. Theo Luật Công chứng năm 2014: “Công chứng là việc công chứng
viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp
pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp
đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản
dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước
ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp
luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng”6.
Theo tác giả Phạm Thị Mai Trang: Công chứng là hành vi của công
chứng viên lập, chứng nhận tính xác thực của các giao dịch nhằm đảm bảo an
toàn pháp lý cho các chủ thể tham gia giao dịch, phòng ngừa tranh chấp và vi
phạm pháp luật. Văn bản công chứng có giá trị thực hiện và giá trị chứng cứ7.
Tuy nhiên, định nghĩa về công chứng của tác giả Phạm Thị Mai Trang mới chỉ
nhắc đến chủ thể trực tiếp thực hiện hoạt động công chứng là công chứng viên
và thẩm quyền của công chứng viên chưa có chứng thực bản sao, chứng thực
chữ ký, chứng nhận bản dịch như Luật Công chứng năm 2014 quy định. Pháp
luật thực định của các nước có những điểm khác nhau, những quan niệm khác
nhau về công chứng nhưng về cơ bản đều có những điểm giống nhau: Chủ thể
4
Bộ Tư pháp: Báo cáo tổng thuật pháp luật về công chứng của hệ thống công chứng Latinh (Cộng hòa Pháp,
Cộng hòa liên bang Đức, Tây Ban Nha, Ba Lan, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Nhật Bản, Hàn Quốc) và
một thông tin liên quan đến hệ thống công chứng Anglo Sacxong (tr.4, 2014).
5
Xem: Giáo trình kỹ năng hành nghề công chứng, NXB Tư pháp, 2016 (tập 1; tr.21).
6
Xem: Khoản 1, Điều 2 Luật Công chứng năm 2014.
7
Phạm Thị Mai Trang, Luận văn thạc sĩ luật “xã hội hóa công chứng ở Việt Nam hiện nay, thực trạng và
giải pháp” (tr.5; 2011)

59
trực tiếp của hoạt động công chứng là công chứng viên. Công chứng là việc
soạn thảo, chứng nhận các giao dịch kinh tế, dân sự, chứng thực các giấy tờ. Ý
nghĩa pháp lý của hoạt động công chứng là đảm bảo giá trị thực hiện cho các
hợp đồng giao dịch, phòng ngừa tranh chấp và cung cấp chứng cứ nếu có
tranh chấp xảy ra.
Như vậy, bản chất công chứng là hoạt động mang tính dịch vụ công
(Service public). Với sự tinh thông nghề nghiệp, bằng việc tư vấn, soạn thảo,
chứng nhận các hợp đồng, chứng nhận bản dịch, thứng thực các giấy tờ, công
chứng viên đã cung cấp dịch vụ bảo đảm an toàn pháp lý cho công dân và các
tổ chức khi tham gia giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại. Tác giả luận án
xin đưa ra khái niệm về công chứng và hoạt động công chứng như sau: Công
chứng là việc Công chứng viên chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp,
không trái đạo đức xã hội các giao dịch dân sự, chứng nhận bản dịch, chứng
thực bản sao, chứng thực chữ ký nhằm đảm bảo an toàn pháp lý cho các chủ
thể tham gia giao dịch, phòng ngừa tranh chấp và vi phạm pháp luật. Văn bản
được công chứng có giá trị thi hành đối với các bên liên quan và giá trị chứng
cứ, phòng ngừa rủi ro. Hoạt động công chứng là một hoạt động mang tính chất
dịch vụ công do các chủ thể có thẩm quyền trong tổ chức hành nghề công
chứng tiến hành nhằm đảm bảo tính xác thực, tính hợp pháp và không trái đạo
đức xã hội của các văn bản, giấy tờ được công chứng, chứng thực theo đúng
quy định của pháp luật. Các chủ thể này tiến hành các công việc trong hoạt
động công chứng một cách cẩn trọng, cần thiết, chuẩn mực, chuyên nghiệp,
phù hợp với quy định của pháp luật và quy tắc đạo đức hành nghề công
chứng.
Dịch vụ công (tiếng Anh là service public; tiếng Pháp là public service)
là khái niệm được sử dụng rộng rãi trên thế giới hiện nay. Ở Việt Nam, khái
niệm dịch vụ công mới được bàn đến và sử dụng trong thời gian gần đây. Tuy
nhiên, dịch vụ công không phải là cái gì mới mẻ mà chính là những hoạt động

60
phục vụ cho các lợi ích thiết yếu, các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và
các tổ chức mà Nhà nước có trách nhiệm đảm bảo. Nhà nước có hai chức
năng cơ bản: Chức năng quản lý nhà nước đối với mọi lĩnh vực của đời sống
kinh tế - xã hội và chức năng phục vụ cho các tổ chức, công dân trong xã hội
(chức năng xã hội). Dịch vụ công là những hoạt động phục vụ trực tiếp các lợi
ích chung thiết yếu, các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và các tổ
chức do Nhà nước trực tiếp đảm nhận hoặc chuyển giao cho khu vực tư nhân
thực hiện nhằm đảm bảo trật tự và công bằng xã hội8. Xã hội hóa dịch vụ công
là quá trình Nhà nước chuyển giao việc cung ứng dịch vụ công cho khu vực
tư nhân thực hiện, hoặc huy động sự tham gia của khu vực tư nhân vào việc
cung ứng các dịch vụ này.
Ở Việt Nam, Nghị quyết số 49/NQ-TW của Bộ Chính trị ngày 02-6-
2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 [1] đã xác định: “Xây
dựng mô hình quản lý nhà nước về công chứng theo hướng Nhà nước chỉ tổ
chức cơ quan công chứng thích hợp; có bước đi phù hợp để từng bước xã hội
hóa công việc này”. Xã hội hóa công chứng là quá trình Nhà nước thực hiện
đổi mới phương thức tổ chức, hoạt động công chứng, theo đó, Nhà nước từng
bước chuyển giao hoạt động công chứng cho các cá nhân, tổ chức hành nghề
tự do thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả công chứng, đáp ứng yêu cầu kinh tế
thị trường và hội nhập quốc tế. Bản chất xã hội hóa công chứng là việc Nhà
nước từng bước chuyển giao công chứng - một hoạt động xã hội nghề nghiệp
đang do Nhà nước độc quyền thực hiện cho tư nhân và các tổ chức xã hội - nghề
nghiệp thực hiện, có nghĩa là từng bước chuyển đổi mô hình công chứng từ công
chứng nhà nước sang công chứng tự do, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả
quản lý nhà nước, đồng thời, nâng cao hiệu quả công chứng, phát huy vai trò
công chứng trong đời sống xã hội. Việc xã hội hóa công chứng đã tạo điều kiện
8
Phạm Thị Mai Trang, Luận văn Thạc sĩ luật “Xã hội hóa công chứng ở Việt Nam hiện nay, thực trạng và
giải pháp” (tr.10; 2011)

61
thuận tiện cho người dân trong việc thực hiện các yêu cầu công chứng, bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, góp phần phòng ngừa vi phạm
pháp luật, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Đặc biệt, hoạt động công chứng đã
góp phần quan trọng vào việc phòng ngừa các tranh chấp, khiếu nại trong lĩnh
vực đất đai, nhà ở - lĩnh vực vốn phức tạp và tiềm ẩn nhiều nguy cơ tranh chấp.
Không thể phủ nhận công chứng là “lá chắn” phòng ngừa hữu hiệu, đảm bảo an
toàn pháp lý cho các hợp đồng, giao dịch, tiết kiệm thời gian, chi phí cho xã
hội, giảm thiểu “gánh nặng” pháp lý cho Tòa án trong việc giải quyết các tranh
chấp dân sự, kinh tế.
2.1.1.2. Nhận diện hành vi gây thiệt hại trong hoạt động công chứng
Nhận diện được hành vi gây thiệt hại trong hoạt động công chứng là vấn
đề rất quan trọng để xác định hành vi gây thiệt hại đó được cấu thành bởi các
yếu tố nào. Đây cũng chính là vấn đề lý luận mà các nhà khoa học còn nhiều
quan điểm khác nhau về vấn đề này. Xét một cách tổng quan, các nhà khoa học
cho rằng, hành vi gây thiệt hại trong hoạt động công chứng được nhận diện
gồm những yếu tố sau:
Thứ nhất, hành vi gây thiệt hại trong hoạt động công chứng trước tiên và
chủ yếu do công chứng viên thực hiện. Vì công chứng là hành vi của Công
chứng viên lập, chứng nhận tính xác thực của các giao dịch nhằm đảm bảo an
toàn pháp lý cho các chủ thể tham gia giao dịch, phòng ngừa tranh chấp và vi
phạm pháp luật9. Chủ thể thực hiện hoạt động công chứng trực tiếp và chủ yếu
là các công chứng viên. Điều này được minh chứng bởi cả ba hệ thống công
chứng trên thế giới như phân tích ở trên, công chứng là hoạt động được thực
hiện bởi chủ thể là công chứng viên. Tuy nhiên, ngoài chủ thể chính là Công
chứng viên, còn có các chủ thể khác tham gia cùng thực hiện hoạt động công
chứng như trợ lý công chứng viên, người phiên dịch… họ được pháp luật giao

9
Phạm Thị Mai Trang, Luận văn Thạc sĩ luật “Xã hội hóa công chứng ở Việt Nam hiện nay, thực trạng và
giải pháp” (tr.10; 2011)

62
cho thực hiện một số công việc nhất định. Chẳng hạn như, tại Cộng hòa Pháp,
thư ký công chứng làm một chức danh chính thức, có tiêu chuẩn điều kiện và
nhiệm vụ quyền hạn rất rõ ràng. Cụ thể là thư ký chỉ được thực hiện việc thừa
ủy quyền khi đáp ứng một trong các điều kiện gồm: Thi đỗ kỳ thi về khả năng
hành nghề công chứng hoặc có bằng cao học công chứng hoặc có bằng thư ký
hạng nhất theo quy định hoặc đã có ít nhất 6 năm làm việc với tư cách là thư
ký công chứng, trừ trường hợp được giảm bớt với một số điều kiện nhất
định10. Theo tác giả Cao Quảng Thế: Trách nhiệm dân sự trong công chứng,
là chỉ cơ quan công chứng và những hành vi cố ý hoặc sai lầm sơ suất của
nhân viên công chứng dẫn đến những tài liệu công chứng phát sinh sai sót gây
ra thiệt hại cho người khác, cơ quan công chứng dựa vào mức độ sai sót mà
chịu trách nhiệm bồi thường kinh tế cho người đương sự và những người liên
quan đến việc công chứng. Điều 43 trong Luật Công chứng của Trung Quốc
quy định: “Sự sai sót của cơ quan công chứng và nhân viên công chứng đã
mang đến thiệt hại cho người đương sự, lợi ích liên quan của người công
chứng, do cơ quan công chứng chịu trách nhiệm bồi thường đối với sự việc
liên quan”11. Hoặc người phiên dịch dịch sai lệch nội dung trong hợp đồng mà
chủ thể là người nước ngoài tham gia, dẫn tới thiệt hại thì phải có trách nhiệm
bồi thường. Trong quá trình giải quyết bồi thường thiệt hại, có căn cứ xác định
thiệt hại xảy ra do lỗi của các chủ thể nêu trên ngoài công chứng viên thì về
nguyên lý họ cũng phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Đó là những vấn
đề còn khiếm khuyết, chưa được pháp luật thực định tại Việt Nam quy định rõ.
Thứ hai, thiệt hại xảy ra là yếu tố bắt buộc phải có khi xem xét trách
nhiệm bồi thường trong hoạt động công chứng. Thiệt hại về vật chất, cần chứng
minh thiệt hại, định lượng rõ thiệt hại là yếu tố bắt buộc phải có khi xem xét trách

10
Bộ Tư pháp: Báo cáo tổng thuật pháp luật về công chứng của hệ thống công chứng Latinh (Cộng hòa
Pháp, Cộng hòa liên bang Đức, Tây Ban Nha, Ba Lan, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Nhật Bản, Hàn Quốc)
và một thông tin liên quan đến hệ thống công chứng Anglo Sacxong (tr.40, 2014).
11
Cao Quảng Thế: Đàm phán về trách nhiệm bồi thường trong công chứng (tr.3, 2013).

63
nhiệm bồi thường trong hoạt động công chứng. Việc chứng minh thiệt hại là
quyền của bên bị thiệt hại trong hoạt động công chứng. Xu hướng chung là tất cả
các thiệt hại đều được bồi thường với điều kiện là nguyên đơn phải chứng
minh được thiệt hại. Và khi đã có bằng chứng thì mọi thiệt hại đều được bồi
thường, không phụ thuộc vào mức độ thiệt hại và mức độ lỗi. Để được bồi
thường, thì phải chắc chắn rằng có thiệt hại dù dưới hình thức nào, nguyên
đơn phải chứng minh rằng có sự giảm sút về tài sản hoặc bị mất cơ hội tăng
trưởng tài sản, thiệt hại đó là trực tiếp và có mối liên hệ nhân quả giữa lỗi và
thiệt hại. Công chứng viên phải gánh chịu các rủi ro trong hoạt động và chịu
trách nhiệm cá nhân về các lỗi đã phạm phải. Công chứng viên phải chịu trách
nhiệm bằng toàn bộ khối tài sản riêng khi gây ra thiệt hại đối với người bị
thiệt hại12. Qua nghiên cứu tác giả thấy rằng, các nước trong hệ thống công chứng
trên thế giới chưa coi thiệt hại về tinh thần khi xem xét trách nhiệm bồi thường
trong hoạt động công chứng. Mặc dù chúng ta có thể thấy, trong một chừng mực
nhất định, thiệt hại trong hoạt động công chứng có thể gây ra những tổn thất, lo âu
nhất định về tinh thần cho người bị thiệt hại.
Thứ ba, hành vi gây thiệt hại trong hoạt động công chứng phải là hành vi
có lỗi do các chủ thể trong hoạt động công chứng thực hiện. Pháp luật công chứng
của các nước trên thế giới đều cho rằng, hành vi gây thiệt hại trong hoạt động
công chứng phải là hành vi có lỗi. Tác giả Trương Phong, nhậm chức Văn
phòng công chứng She Kou thành phố Thượng Hải với bài viết "Thảo luận
ngắn về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong công chứng"[81]. Theo tác
giả13, trong Luật Công chứng nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa năm 2006
“Văn phòng công chứng và Công chứng viên có lỗi gây ra tổn hại cho đương
sự, sự việc công chứng của các bên liên quan thì sẽ do Văn phòng công chứng
chịu trách nhiệm bồi thường”. Tác giả ví Công chứng viên như “người tiêu
12
Thierry Vachon, Trách nhiệm dân sự của Công chứng viên ở Pháp và các bảo đảm đối với người bị thiệt hại,
(tr5.2011)
13
Điều 43, Luật Công chứng nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa năm 2006.

64
chuẩn”, nếu trong quá trình hoạt động, công chứng viên vi phạm những chuẩn
mực đó thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Hoặc theo tác giả
Thierry Vachon, Để được bồi thường thiệt hại, nguyên đơn phải chứng minh
rằng Công chứng viên đã phạm lỗi. Nguyên đơn phải chứng minh rằng Công
chứng viên đã không thực hiện đúng nghĩa vụ mà nghề nghiệp đòi hỏi Công
chứng viên phải thực hiện. Mức độ của lỗi không quan trọng: Dù phạm lỗi
nhẹ hay lỗi nặng, Công chứng viên vẫn phải có trách nhiệm như nhau14. Bài
viết trên Tạp chí nghiên cứu lập pháp của Đỗ Văn Đại15. Trong bài viết này,
tác giả đưa ra nhận định, lỗi của Công chứng viên và lỗi này được thể hiện ra
bên ngoài theo dạng “không hành động” như không kiểm tra kỹ thông tin
hoặc có thể biểu hiện ra bên ngoài theo dạng “hành động” như thuộc trường
hợp từ chối công chứng mà Công chứng viên vẫn công chứng. Ở Việt Nam,
theo Điều 38 Luật Công chứng năm 2014 “tổ chức hành nghề công chứng
phải bồi thường thiệt hại cho người yêu cầu công chứng và cá nhân, tổ chức
khác do lỗi mà công chứng viên, nhân viên hoặc người phiên dịch là cộng tác
viên của tổ chức mình gây ra trong quá trình công chứng”. Đa phần các nước
đều quy định “Công chứng viên phải bồi thường toàn bộ thiệt hại do mình gây
ra trong quá trình hành nghề, bồi thường nếu vi phạm nghĩa vụ, bất kể lỗi cố ý
hay vô ý (một số nước quy định nếu lỗi vô ý thì chỉ phải bồi thường nếu
người bị hại không thể yêu cầu cách thức khác - Đức). Một số căn cứ để xét
giảm, miễn trách nhiệm cho công chứng viên là trình độ của khách hàng,
khách hàng có hay không được một người khác có chuyên môn giúp đỡ, mức
độ tham gia của Công chứng viên vào việc lập văn bản, Công chứng viên có
được khách hàng cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết hay không và những
mâu thuẫn có thể có giữa pháp luật và thực tiễn giải thích của Tòa án16. Như vậy,

14
Thierry Vachon, Trách nhiệm dân sự của Công chứng viên ở Pháp và các bảo đảm đối với người bị thiệt hại,
(tr2.2011)
15
Đỗ Văn Đại, Tạp chí nghiên cứu lập pháp: Bồi thường thiệt hại do công chứng viên gây ra (2011)
16
Bộ Tư pháp, Báo cáo tổng thuật pháp luật về công chứng của hệ thống công chứng Latinh (Cộng hòa

65
pháp luật về công chứng các nước trên thế giới và ở Việt Nam đều quy định khi
nhận diện hành vi gây thiệt hại trong hoạt động công chứng thì yếu tố lỗi bắt
buộc phải nhận diện được. Điều đó có nghĩa là, lỗi cố ý hay vô ý gây thiệt hại
trong hoạt động công chứng đều phải chịu trách nhiệm bồi thường. Một số căn
cứ để xét giảm, miễn trách nhiệm cho công chứng viên cũng được quy định (ở
Việt Nam thì chưa quy định trực tiếp). Cố ý gây thiệt hại hay vô ý gây thiệt hại
chỉ có ý nghĩa trong xác định mức bồi thường gắn với thiệt hại xảy ra nhưng việc
này chưa được các nhà khoa học đề cập đến.
Thứ tư, có mối quan hệ nhân quả giữa lỗi và thiệt hại xảy ra trong hoạt
động công chứng. Nguyên tắc đặt ra là tác giả của lỗi chỉ phải chịu trách nhiệm
bồi thường đối với phần thiệt hại do lỗi của người phạm lỗi trực tiếp gây ra.
Việc đánh giá, xác định mối liên hệ nhân quả như vậy thường gặp khó khăn,
thường mang tính chất chủ quan. Có hai khía cạnh của vấn đề nhân quả: Thiệt
hại thường do lỗi của nhiều người gây ra.
Điểm thứ nhất cần nhấn mạnh: Nếu như lỗi của những người khác (không
phải là CCV) cũng là nguyên nhân gây ra thiệt hại, điều đó không bắt buộc
người chịu thiệt hại phải yêu cầu những người đó (Ví dụ như người bán) bồi
thường trước tiên. Người bị thiệt hại được quyền lựa chọn người thích hợp nhất
để đòi bồi thường và người mà họ thường lựa chọn là CCV. Bởi vì, CCV bắt
buộc phải mua bảo hiểm và được bảo hiểm tốt. Đây không phải là biện pháp chỉ
được sử dụng khi không còn giải pháp bồi thường nào khác đối với thiệt hại.
Điểm thứ hai cần lưu ý: Trong trường hợp có nhiều người phạm lỗi như
vậy, CCV bị người chịu thiệt hại yêu cầu bồi thường sẽ truy cứu trách nhiệm
đối với những người khác có lỗi17. Ví dụ, sau khi bồi thường cho khách hàng
(là người mua bất động sản có chịu một địa dịch), CCV có thể yêu cầu người

Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, Tây Ban Nha, Ba Lan, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Nhật Bản, Hàn Quốc)
và một thông tin liên quan đến hệ thống công chứng Anglo Sacxong, tr.37, 2013.
17
Thierry Vachon, Trách nhiệm dân sự của Công chứng viên ở Pháp và các bảo đảm đối với người bị thiệt hại,
(tr3.2011).

66
bán hoàn trả cho CCV phần mà CCV đã bồi thường nhưng thuộc về trách
nhiệm của người bán. Thẩm phán là người đánh giá tỷ lệ và mức bồi thường
sẽ được phân bổ giữa hai tác giả gây ra lỗi. Hoặc theo tác giả Cao Quảng Thế,
trách nhiệm bồi thường trong công chứng phát sinh khi có hành vi sai sót trên
chức vụ của công chứng viên và cơ quan công chứng với người đương sự
công chứng và người quan hệ đến lợi ích của việc công chứng có quan hệ
nhân quả. Kết quả của tổn hại chắc chắn là do công chứng viên trong thực
hiện chức vụ công chứng sai sót mà dẫn đến sự việc, nếu cả hai tồn tại độc lập
hoặc không có liên hệ nhất định, đều không thể nhận định rằng phải bồi
thường việc công chứng sai sót. Nhằm vào quyết định của quan hệ nhân quả,
các tác giả đều có những quan điểm không giống nhau, quan điểm có tính đại
diện thuyết quan hệ nhân quả tất yếu và quan hệ nhân quả tương đối thuyết.
Thiếu Quan hệ nhân quả tất yếu yêu cầu tương đối nghiêm ngặt, nhấn mạnh mối
liên hệ giữa hành vi và kết quả tồn tại tất yếu. So sánh với Thuyết quan hệ nhân
quả thì thuyết quan hệ nhân quả là tính khả năng, chỉ cần hành vi này mang đến
kết quả là tổn hại thì có tính khả năng khách quan là không thể và thiếu khuyết,
tức có thể quyết định quan hệ nhân quả18. Trong khi quyết định trách nhiệm bồi
thường trong công chứng, tác giả cho rằng quan hệ nhân quả tương đối là có khả
năng, như vậy có thể giảm đi trách nhiệm, từ đó, có thể đạt được sự công bằng
nhất định, có lợi cho những người bị hại bảo vệ quyền lợi cho họ.
2.1.2. Khái niệm, đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại
trong hoạt động công chứng
2.1.2.1. Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động
công chứng
Theo Từ điển Luật học do Nhà xuất bản Từ điển Bách Khoa - Nhà xuất
bản Tư pháp ấn hành năm 2006: “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là trách

18
Cao Quảng Thế, “Đàm phán về trách nhiệm bồi thường trong công chứng”, (tr.5, 2013)

67
nhiệm của người có hành vi vi phạm, có lỗi trong việc gây ra thiệt hại về vật
chất, tinh thần phải bồi hoàn cho người bị thiệt hại nhằm phục hồi tình trạng
tài sản, bù đắp tổn thất tinh thần cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi
thường thiệt hại gồm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất và trách
nhiệm bồi thường thiệt hại về tinh thần. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về
vật chất là trách nhiệm bù đắp tổn thất vật chất thực tế, tính được thành tiền
do bên vi phạm nghĩa vụ gây ra bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí ngăn
chặn, hạn chế thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút, chi phí cứu chữa,
chi phí mai táng. Trách nhiệm bồi thường về tinh thần là trách nhiệm chấm
dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường khoản tiền cho
người bị thiệt hại”[24].
Trong khoa học pháp lý, nội hàm của khái niệm “Trách nhiệm bồi
thường thiệt hại trong hoạt động công chứng” chưa được nghiên cứu cụ thể và
sâu sắc. Tuy nhiên, cũng giống như bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực khác,
hành vi vi phạm của các chủ thể thực hiện hoạt động công chứng là nguyên
nhân trực tiếp dẫn đến việc phải gánh chịu hậu quả pháp lý là phải BTTH.
Việc áp dụng loại trách nhiệm này có thể nhằm các mục đích khác nhau như
bù đắp, khôi phục lợi ích vật chất mà bên bị vi phạm phải gánh chịu, đồng
thời nhằm mục đích phòng ngừa vi phạm, giáo dục ý thức pháp luật và củng
cố kỷ luật, đạo đức trong hoạt động công chứng… Ở mức độ khái quát, có thể
nhận thấy, khái niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại chưa được nghiên
cứu rõ cả về mặt nội hàm. Trong hoạt động công chứng, nếu chỉ có hành vi vi
phạm mà chưa có thiệt hại thì trách nhiệm bồi thường không đặt ra, bởi lẽ,
mục đích của việc áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại là nhằm khắc
phục, bù đắp những tổn thất mà bên bị thiệt hại phải gánh chịu do hành vi gây
ra từ phía bên vi phạm.
Từ những phân tích ở trên, có thể đưa ra khái niệm về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại trong hoạt động công chứng như sau:
“Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng là một
loại chế tài tài sản được áp dụng theo quy định của pháp luật đối với bên gây

68
thiệt hại, nhằm bù đắp những tổn thất về tài sản mà bên bị thiệt hại (người
yêu cầu công chứng và/hoặc bên thứ ba có liên quan) phải gánh chịu do hành
vi vi phạm của các chủ thể thực hiện hoạt động công chứng gây ra, được bảo
đảm thực hiện bằng pháp luật”.
2.1.2.2. Đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động
công chứng
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng mang
những đặc điểm riêng khác biệt so với TNBTTH nói chung như sau:
Thứ nhất, trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công
chứng là một loại trách nhiệm tài sản.
Mục đích chính của việc áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại là
nhằm khôi phục các tổn thất mà người bị thiệt hại phải gánh chịu do hành vi
gây thiệt hại gây ra, mà các thiệt hại đó hầu như đều được xác định bằng giá
trị cụ thể (giá trị có tính chất tài sản). Do đó, về nguyên tắc chỉ có thể dùng tài
sản hoặc các nghĩa vụ có tính chất tài sản để bảo đảm thực hiện các quyền về
tài sản. Trên thực tế, hành vi vi phạm trong hoạt động công chứng có thể xâm
phạm tới những lợi ích vật chất hoặc có thể xâm phạm đến những giá trị về
tinh thần cho người bị thiệt hại. Song thiệt hại được bồi thường là bao nhiêu
lại phụ thuộc vào khả năng chứng minh của người yêu cầu bồi thường. Đồng
thời, cho dù đối tượng bị xâm phạm là các giá trị vật chất hay các giá trị tinh
thần, thì thiệt hại thực tế là thiệt hại có thể tính được thành tiền mà bên bị vi
phạm phải gánh chịu. Thiệt hại luôn được tính toán thành một khoản tiền cụ
thể - một loại tài sản được quy định tại Điều 105 BLDS năm 2015 (tài sản
gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản).
Thứ hai, chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể là chủ
thể đã có hành vi vi phạm và hành vi đó đã gây ra thiệt hại cho người yêu cầu
công chứng và/hoặc bên thứ ba.
Đặc điểm này xuất phát từ quan niệm của các nhà khoa học cho rằng
thiệt hại trong hoạt động công chứng có thể là trong hợp đồng hoặc ngoài hợp

69
đồng như đã phân tích ở phần trên luận án. Theo đó, có tác giả thì cho rằng
thiệt hại mà công chứng viên gây ra trực tiếp với người yêu cầu công chứng là
thiệt hại trong hợp đồng, thiệt hại gây ra với tổ chức, cá nhân khác mới là
thiệt hại ngoài hợp đồng19. Có tác giả cho rằng TNBTTH trong hoạt động
công chứng là TNBTTH ngoài hợp đồng20. Về chủ thể chịu TNBTTH trong
hoạt động công chứng có nhà khoa học, có những nước quy định là CCV,
TCHNCC và các chủ thể khác có liên quan như người phiên dịch, nhân viên
của TCHNCC như đã phân tích ở trên nhưng điểm chung là các chủ thể này
phải có hành vi vi phạm trong hoạt động công chứng gây thiệt hại cho người
yêu cầu công chứng và/hoặc bên thứ ba.
Thứ ba, điều kiện áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt
động công chứng là không cần sự thỏa thuận trước.
Bên có hành vi vi phạm luôn phải chịu TNBTTH cho bên bị vi phạm,
kể cả trong trường hợp các bên không có thỏa thuận về việc BTTH. Đây là
điểm đặc trưng của TNBTTH trong hoạt động công chứng so với TNBTTH
do vi phạm hợp đồng nói chung được ghi nhận trong BLDS. Điều này được
minh chứng bằng việc hầu hết hệ thống công chứng của các nước trên thế giới
khi quy định về trình tự, thủ tục công chứng không hề có bản hợp đồng thoả
thuận trước giữa CCV hoặc TCHNCC với người yêu cầu công chứng về
trường hợp nào gây thiệt hại, mức thiệt hại là bao nhiêu.
Thứ tư, chế tài bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng có
mục đích nhằm bù đắp tổn thất và khắc phục thiệt hại cho bên bị thiệt hại hơn
so với vi phạm hợp đồng nói chung được ghi nhận trong Bộ luật Dân sự.
Đây cũng là một trong những điểm đặc trưng của TNBTTH trong hoạt
động công chứng so với TNBTTH do vi phạm hợp đồng nói chung. Bởi lẽ,
19
Đỗ Văn Đại: Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam (tập 2, tr.201,202; 2016)
20
P. Deslauries và D. Gardner: La responsabilitie des professionnels du droit au Quêbêc, in Les professions
juridiques, Nxb.Bruylant et LB2V 2012, tr.891.

70
trong BLDS, TNBTTH do vi phạm hợp đồng không thực sự hướng tới mục
đích bù đắp tổn thất và khắc phục thiệt hại cho bên bị thiệt hại, vì theo khoản
3 Điều 418 BLDS năm 2015 quy định: “Trường hợp các bên có thỏa thuận về
phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và
vừa phải BTTH thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm”. Theo
quy định này, bất kể mức phạt vi phạm mà các bên thoả thuận là bao nhiêu thì
bên bị vi phạm cũng không được yêu cầu bồi thường đối với thiệt hại xảy ra,
ngay cả khi bên bị thiệt hại chứng minh được mức thiệt hại lớn hơn mức phạt
vi phạm. Trong Luật Công chứng năm 2014, nhà làm luật chỉ ghi nhận chế tài
BTTH mà không ghi nhận các chế tài phạt vi phạm hay chế tài khác. Do đó,
chế tài BTTH hướng tới việc bù đắp và khắc phục tổn thất xảy ra. Bên yêu
cầu BTTH phải chứng minh tổn thất và chỉ được bồi thường những thiệt hại
thực tế, trực tiếp và những khoản lợi mà lẽ ra được hưởng, song những thiệt
hại được bồi thường phải phù hợp với tổn thất thực tế. Sự phù hợp này có
nghĩa rằng, thiệt hại được bồi thường không lớn hơn tổn thất thực tế để đảm
bảo thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời.
2.1.3. Phân loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động
công chứng
Trong hoạt động công chứng, việc phân loại TNBTTH có ý nghĩa trong
việc áp dụng các chế tài của từng loại quy phạm để giải quyết yêu cầu BTTH.
Ở một số nước, trách nhiệm dân sự của công chứng viên là trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng và, ở một số nước khác, trách nhiệm này là
trách này là trách nhiệm trong hợp đồng. Cuối cùng, còn ở nhóm nước thứ ba,
trách nhiệm này đôi khi là trách nhiệm trong hợp đồng, đôi khi là trách nhiệm
ngoài hợp đồng tuỳ vào chức năng hoạt động mà công chứng viên chịu trách
nhiệm21. Tác giả Đỗ Văn Đại cho rằng, nếu thiệt hại gây ra cho người yêu cầu

21
Đỗ Văn Đại: Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam, bản án và bình luận án (tr.199; 2016).
H. Slim: Rapport général, in Les professions juridiques, Nxb. Bruylant et LB2V 2012, tr.626.

71
công chứng là thiệt hại trong hợp đồng, thiệt hại gây ra cho bên thứ ba là thiệt hại
ngoài hợp đồng. Ở Canada (Quêbếc), “về nguyên tắc, trách nhiệm của công
chứng viên có bản chất hợp đồng trong mối quan hệ với khách hàng và bản
chất ngoài hợp đồng trong mối quan hệ với người thứ ba” 22. Ở Ba Lan, “trách
nhiệm của công chứng viên truyền thống là trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng”23. Hay tác giả Tuấn Đạo Thanh24 nhận định: Hiện nay, đa
phần các nhà làm luật cho rằng trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt
động công chứng được coi là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng. Và đặc biệt, tác giả Tuấn Đạo Thanh còn khẳng định: “Từ khái niệm
của trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung cũng như trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp
đồng, chúng ta có thể khẳng định chắc chắn rằng trách nhiệm bồi thường thiệt
hại của công chứng viên cũng như tổ chức hành nghề công chứng khi thực thi
chức nghiệp chính là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng”. Qua
đó chúng ta thấy rằng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công
chứng là trách nhiệm bồi thường trong hay ngoài hợp đồng hoặc vừa là trong
hợp đồng, vừa là ngoài hợp đồng vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm trái chiều,
soi chiếu vào pháp luật Việt Nam thì đây cũng là điều chưa được quy định rõ
và cần hoàn thiện. Cho đến nay, nhìn chung về mặt lý thuyết các nhà khoa
học và phát luật thực định ở các nước khác nhau phân loại TNBTTH là khác
nhau nhưng nhìn chung đều có hai loại TNBTTH là: TNBTTH trong hợp
đồng (BTTH cho người yêu cầu công chứng) và TNBTTH ngoài hợp đồng
(BTTH cho bên thứ ba).

22
A. Puttemans et L. Barnich: La responsabilitie des professionnels du droit en Belgique, in Les professions
juridiques, Nxb.Bruylant et LB2V 2012, tr.654.
23
P. Deslauries và D. Gardner: La responsabilitie des professionnels du droit au Quêbêc, in Les professions
juridiques, Nxb.Bruylant et LB2V 2012, tr.891.
24
Tuấn Đạo Thanh, Hoàn thiện các quy định về trách nhiệm dân sự trong hoạt động công chứng (tr.43; 47,
2013)

72
2.2. Những vấn đề lý luận pháp luật về trách nhiệm bồi thƣờng
thiệt hại trong hoạt động công chứng
2.2.1. Khái niệm và đặc điểm của pháp luật về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại trong hoạt động công chứng
2.2.1.1. Khái niệm pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong
hoạt động công chứng
Trong khoa học pháp lý, việc nghiên cứu bất kỳ lĩnh vực pháp luật nào
cũng cần có sự nhận diện về bản chất của lĩnh vực pháp luật đó. Đối với pháp
luật về TNBTTH trong hoạt động công chứng, yêu cầu này cũng không phải
là ngoại lệ. Để nhận diện đúng bản chất của pháp luật về TNBTTH trong hoạt
động công chứng, trước hết cần xác định rõ đối tượng điều chỉnh của pháp
luật về TNBTTH trong hoạt động công chứng là gì (là quan hệ xã hội nào và
quan hệ xã hội đó thuộc phạm vi điều chỉnh của luật công hay luật tư).
Xét về phương diện lý thuyết, đối tượng điều chỉnh của pháp luật về
TNBTTH trong hoạt động công chứng chính là quan hệ BTTH phát sinh giữa
các bên tham gia quan hệ như hợp đồng dịch vụ thực hiện hoạt động dịch vụ
công, do hành vi vi phạm hợp đồng dịch vụ gây ra trong quá trình thực hiện
hợp đồng dịch vụ. Và có thể phát sinh với bên thứ ba (là tổ chức, cá nhân) bị
thiệt hại do hành vi công chứng gây ra mặc dù bên thứ ba không phải là chủ
thể trực tiếp ký kết hợp đồng (ví dụ như bên thứ ba là người hưởng di sản
thừa kế bị bỏ sót, người đang khiếu kiện, khiếu nại đòi tài sản…). Về bản
chất, đây chính là một quan hệ xã hội điển hình thuộc phạm vi điều chỉnh của
luật tư, do vậy, việc điều chỉnh bằng pháp luật đối với quan hệ xã hội này phải
tuân theo các nguyên tắc cơ bản của luật tư. Điều đó cũng giống khi so sánh
với các chức danh bổ trợ tư pháp khác như Luật sư ký hợp đồng dịch vụ pháp
lý với khách hàng25; Thừa phát lại ký hợp đồng dịch vụ với khách hàng26…

25
Xem Điều 56 Luật Luật sư năm 2006
26
Xem Điều 38 Nghị định 80/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại

73
Từ kết quả nghiên cứu, phân tích trên đây về đối tượng điều chỉnh của
pháp luật về TNBTTH trong hoạt động công chứng, tác giả luận án đưa ra
khái niệm pháp luật về TNBTTH trong hoạt động công chứng như sau:
“Pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công
chứng là một lĩnh vực của luật tư, bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật
do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, nhằm điều chỉnh quan hệ bồi thường
thiệt hại phát sinh giữa chủ thể thực hiện hoạt động công chứng với người
người cầu công chứng và/hoặc bên thứ ba do hành vi vi phạm pháp luật trong
quá trình công chứng gây ra”.
2.2.1.2. Đặc điểm của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại
trong hoạt động công chứng
Với tư cách là một lĩnh vực của luật tư, pháp luật về TNBTTH trong
hoạt động công chứng có những đặc điểm cơ bản sau đây:
Thứ nhất, về đối tượng điều chỉnh của pháp luật về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại trong hoạt động công chứng.
Như đã phân tích và khẳng định ở trên, đối tượng điều chỉnh của pháp
luật về TNBTTH trong hoạt động công chứng chính là quan hệ BTTH phát
sinh giữa chủ thể thực hiện hoạt động công chứng với người người cầu công
chứng và/hoặc bên thứ ba do hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình công
chứng gây ra. Về bản chất, đây là loại quan hệ dân sự điển hình nhưng do
giao dịch được công chứng phát sinh trong cả hoạt động thương mại và vì nhu
cầu thương mại nên quan hệ này có cả tính chất của quan hệ thương mại,
chẳng hạn như, chủ thể tham gia quan hệ bồi thường là các thương nhân
(ngân hàng hoặc các doanh nghiệp, trong đó TCHNCC cũng được coi là
doanh nghiệp) hoặc ít nhất có một bên là thương; mục đích tham gia vào quan
hệ bồi thường là vì nhu cầu thương mại hoặc ít nhất có một bên tham gia quan
hệ là vì nhu cầu thương mại; luật điều chỉnh quan hệ bồi thường là luật
chuyên ngành, luật chuyên ngành khác có liên quan (ví dụ: Luật Doanh

74
nghiệp để xác định tư cách chủ thể tham gia giao dịch, điều kiện có hiệu lực
của giao dịch là các công ty, Luật Công chứng xác định TCHNCC thuộc loại
hình doanh nghiệp nào, tài sản bồi thường, nguồn kinh phí bồi thường lấy từ
đâu; Luật Kinh doanh bảo hiểm xác định phạm vi, đối tượng, số tiền, điều
kiện được bảo hiểm…).
Thứ hai, về nguyên tắc điều chỉnh của pháp luật về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại trong hoạt động công chứng.
Nguyên tắc điều chỉnh của pháp luật là vấn đề có tính chất lý luận, luôn
được đặt ra trong quá trình nghiên cứu pháp luật, đặc biệt là đối với lĩnh vực
pháp luật vừa có tính điển hình, vừa có tính đặc thù như luật tư nói chung và
pháp luật về TNBTTH trong hoạt động công chứng nói riêng. Trong khoa
học pháp lý cũng như trong thực tiễn điều chỉnh pháp luật, các học giả luôn
thống nhất quan điểm cho rằng mỗi lĩnh vực pháp luật cơ bản (luật công và
luật tư) có những nguyên tắc điều chỉnh đặc thù. Chẳng hạn, đối với luật
công, nguyên tắc điều chỉnh cơ bản, có tính đặc thù là nguyên tắc tôn trọng
quyền và lợi ích của Nhà nước, bảo đảm lợi ích chung, bảo vệ trật tự xã hội
nhưng không làm tổn hại đến lợi ích riêng của các tổ chức, cá nhân. Trong khi
đó, đối với luật tư thì nguyên tắc điều chỉnh cơ bản, có tính chất đặc thù là
nguyên tắc tôn trọng quyền tự định đoạt, tôn trọng quyền và lợi ích của chủ
thể tư (các tổ chức, cá nhân), Nhà nước chỉ can thiệp vào các vấn đề thuộc
lĩnh vực “tư” khi các chủ thể tư có yêu cầu. Chính nguyên tắc này đòi hỏi Nhà
nước phải tự giới hạn sự can thiệp của mình bằng bất cứ phương thức nào
(trong đó có phương thức can thiệp bằng pháp luật) vào đời sống riêng tư của
của các chủ thể tư, nếu họ không có yêu cầu Nhà nước can thiệp, trừ khi Nhà
nước xét thấy rằng mình cần can thiệp để bảo vệ lợi ích công và trật tự xã hội.
Chẳng hạn như, trong hoạt động công chứng nếu thiệt hại xảy ra giữa các bên
thì pháp luật trước tiên và chủ yếu vẫn tôn trọng sự tự nguyện thoả thuận, hoà
giải giải quyết tranh chấp giữa các bên.

75
Thứ ba, về nguồn của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại
trong hoạt động công chứng.
Trong đời sống pháp lý, khi thực hiện hành vi (chẳng hạn phải ký hợp
đồng…), các cơ quan Nhà nước, nhà chức trách có thẩm quyền cũng như các
cá nhân, tổ chức trong xã hội đều phải dựa trên những căn cứ pháp lý nhất
định. Những yếu tố chứa đựng hoặc cung cấp căn cứ pháp lý cho hoạt động
của các chủ thể được coi là nguồn của pháp luật. Có thể quan niệm nguồn
của pháp luật là tất cả các yếu tố chứa đựng hoặc cung cấp căn cứ pháp lý để
các chủ thể thực hiện hành vi thực tế27. Trong các loại nguồn của pháp luật thì
văn bản quy phạm pháp luật được rất nhiều nước coi là nguồn quan trọng
hàng đầu của pháp luật. Theo đó, nguồn của pháp luật mặc dù là vấn đề mang
tính lý thuyết nhưng vẫn tồn tại những quan điểm khác biệt.
Quan điểm thứ nhất cho rằng, nguồn của một lĩnh vực pháp luật là
những văn bản quy phạm pháp luật có chứa đựng các quy phạm pháp luật của
lĩnh vực pháp luật đó. Ví dụ: nguồn của luật hành chính là những văn bản quy
phạm pháp luật có chứa đựng các quy phạm pháp luật hành chính; nguồn của
luật dân sự là những văn bản quy phạm pháp luật có chứa đựng các quy phạm
pháp luật dân sự…
Quan điểm thứ hai cho rằng, nguồn của pháp luật chính là “nguồn gốc”
hay “xuất xứ” của các quy phạm pháp luật. Quan điểm này cho rằng nói đến
nguồn của pháp luật chính là xác định nguồn gốc hay xuất xứ của các quy
phạm pháp luật, nghĩa là quy phạm pháp luật có xuất xứ, nguồn gốc từ đâu,
do Nhà nước ban hành (luật thành văn) hay do Tòa án công bố (án lệ) hoặc do
thói quen giao dịch, phong tục, tập quán hình thành.
Theo tác giả Luận án cần xem xét, nhìn nhận nguồn của pháp luật
TNBTTH nói chung và pháp luật về TNBTTH trong hoạt động công chứng

27
Xem Trường Đại học Luật Hà Nội (2020), Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, Nxb Tư
pháp, Hà Nôi, tr.284 – 285.

76
nói riêng chính là nguồn gốc hay xuất xứ của các quy định pháp luật về
TNBTTH trong hoạt động công chứng, đó là: các văn bản quy phạm pháp luật
(luật thành văn) do Nhà nước ban hành hoặc do các quốc gia thỏa thuận với
nhau để ban hành (điều ước quốc tế); án lệ do Tòa án công bố.
2.2.2. Cấu trúc nội dung pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt
hại trong hoạt động công chứng
Khi nói đến cấu trúc của một lĩnh vực pháp luật chính là nói đến các
nhóm quy phạm pháp luật cấu thành nên lĩnh vực pháp luật đó. Về phương
diện lý thuyết, giữa các nhóm quy phạm pháp luật này luôn tồn tại mối quan
hệ tương hỗ với nhau, tác động và ảnh hưởng lẫn nhau, tạo thành thể thống
nhất của một lĩnh vực pháp luật cụ thể. Đối với lĩnh vực pháp luật về
TNBTTH trong hoạt động công chứng được cấu thành bởi các nhóm quy
phạm pháp luật dưới đây:
Một là, các quy định về căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường thiệt
hại trong hoạt động công chứng.
Trong khoa học pháp lý, việc xác định các căn cứ phát sinh TNBTTH
trong hoạt động công chứng là vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng. Trong pháp
luật thực định, nhiệm vụ của nhà làm luật là phải minh định các căn cứ này
như thế nào để tạo cơ sở pháp lý cho việc áp dụng pháp luật trong quá trình
truy cứu TNBTTH trong hoạt động công chứng.
Từ quan điểm lập luận nêu trên, có thể khẳng định rằng nhiệm vụ của
nhóm quy phạm pháp luật này chính là phải quy định rõ các căn cứ làm phát
sinh TNBTTH trong hoạt động công chứng để làm cơ sở pháp lý cho quá
trình áp dụng pháp luật khi truy cứu TNBTTH đối với bên có hành vi vi phạm
gây ra thiệt hại. Về phương diện lý thuyết, sở dĩ pháp luật cần quy định rõ các
căn cứ phát sinh TNBTTH trong hoạt động công chứng là bởi vì:
Thứ nhất, về bản chất, TNBTTH trong hoạt động công chứng là một
loại trách nhiệm pháp lý về tài sản, gắn với quyền sở hữu của chủ tài sản nên

77
một chủ thể muốn yêu cầu chủ thể khác phải BTTH cho mình (tức là lấy đi
của chủ sở hữu đó một phần tài sản của họ thông qua hành vi BTTH), thì nhất
thiết người yêu cầu bồi thường phải chứng minh rằng người được yêu cầu bồi
thường đã gây ra cho mình một thiệt hại có thể xác định được về mặt kinh tế,
do hành vi có lỗi của người đó trong quá trình thực hiện hoạt động công
chứng. Nếu người yêu cầu bồi thường không thể chứng minh được thiệt hại xảy
ra cho mình là do lỗi của bên đối ước trong quá trình thực hiện hoạt động công
chứng thì đương nhiên không làm phát sinh quyền yêu cầu bồi thường của bên
được cho là bị thiệt hại. Nguyên tắc này nhằm bảo vệ quyền của chủ sở hữu tài
sản khi người khác có ý định lấy tài sản của họ bằng cách yêu cầu BTTH.
Thứ hai, việc truy cứu TNBTTH trong hoạt động công chứng thực chất
là nhằm khôi phục lại một tổn thất đã xảy ra cho bên bị thiệt hại, do đó nếu
các bên không thể chứng minh được thiệt hại đó là giá trị bao nhiêu tiền và do
ai gây ra thì về nguyên tắc là bên bị thiệt hại không thể nào yêu cầu bên gây
thiệt hại phải thực hiện nghĩa vụ BTTH cho mình.
Từ sự phân tích trên đây, có thể thấy rằng ngoài việc quy định về căn
cứ phát sinh TNBTTH trong hoạt động công chứng, nhà làm luật còn phải
quy định rõ giới hạn của TNBTTH là đến đâu, trong trường hợp nào thì bên vi
phạm gây thiệt hại có thể được miễn TNBTTH và việc miễn trách đối với bên
vi phạm là hoàn toàn do các bên thỏa thuận hay có thể do pháp luật quy định.
Xuất phát từ việc phân tích, đánh giá các quan điểm khoa học trong các
học thuyết có liên quan đến căn cứ phát sinh TNBTTH trong hoạt động công
chứng tại Tiểu mục 2.1.1.2 của Luận án này, cùng với các quy định hiện
hành, tác giả luận án sẽ tập trung phân tích các căn cứ cụ thể đó là: Một là,
phải có thiệt hại thực tế xảy ra trong hoạt động công chứng; hai là, hành vi
gây thiệt hại trong hoạt động công chứng phải là hành vi có lỗi; ba là, mối
quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại trong hoạt động công chứng và
thiệt hại thực tế xảy ra.

78
Hai là, các quy định về chủ thể, quyền và nghĩa vụ của chủ thể tham
gia quan hệ bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng.
Xét về phương diện lý luận, do quan hệ BTTH có bản chất là quan hệ
pháp luật dân sự nên khi điều chỉnh bằng pháp luật đối với quan hệ xã hội
này, đương nhiên nhà làm luật phải minh thị thành phần chủ thể tham gia
quan hệ pháp luật này là ai và gắn với mỗi chủ thể đó là các quyền, nghĩa vụ
pháp lý như thế nào. Khi quy định về chủ thể tham gia quan hệ BTTH trong
hoạt động công chứng, nhà làm luật không những phải quy định rõ thành phần
chủ thể tham gia quan hệ pháp luật đặc thù này bao gồm bên có quyền yêu
cầu BTTH và bên có nghĩa vụ trả tiền BTTH trong hoạt động công chứng, mà
còn phải quy định rõ mỗi chủ thể này phải đáp ứng những điều kiện nào để có
thể tham gia vào quan hệ BTTH với tư cách là bên có quyền yêu cầu bồi
thường hoặc bên có nghĩa vụ bồi thường. Ngoài ra, để đảm bảo cho quan hệ
pháp luật này được thực hiện trên thực tế thì nhà làm luật còn phải quy định
rõ mỗi chủ thể nói trên (bên có quyền yêu cầu BTTH và bên có nghĩa vụ
BTTH) phải thực hiện những quyền, nghĩa vụ cụ thể nào và các quyền, nghĩa
vụ pháp lý đó phát sinh từ cơ sở pháp lý nào (từ hợp đồng dịch vụ do các bên
ký kết hay là các quy định của pháp luật?).
Trên nguyên tắc, nhóm quy phạm pháp luật này có nhiệm vụ quy định
về thành phần chủ thể tham gia quan hệ BTTH trong hoạt động công chứng,
bao gồm những chủ thể nào (ví dụ: bên có TNBTTH trong hoạt động công chứng;
bên có quyền yêu cầu BTTH trong hoạt động công chứng). Ngoài ra, nhóm quy
phạm pháp luật này cũng có nhiệm vụ quy định rõ quyền, nghĩa vụ pháp lý của
các chủ thể đó ra sao (ví dụ: quyền và nghĩa vụ của bên có quyền yêu cầu BTTH;
quyền và nghĩa vụ của bên có TNBTTH trong hoạt động công chứng).
Về lý luận, chủ thể là một trong ba yếu tố cấu thành nên một quan hệ
pháp luật nói chung, quan hệ pháp luật về TNBTTH trong hoạt động công
chứng nói riêng. Do đó, việc nghiên cứu nội dung này chính là một khía cạnh

79
quan trọng mà bất cứ công trình khoa học pháp lý nào cũng đều quan tâm.
Bởi vì suy cho cùng, nếu không có chủ thể tham gia thì sẽ không có bất cứ
quan hệ xã hội nào được hình thành. Để nghiên cứu nội dung này, luận án tiếp
cận từ các quy định mang tính nguyên tắc chung trong BLDS năm 2015 và
các quy định riêng trong Luật Công chứng năm 2014 và các văn bản pháp luật
khác có liên quan. Trong nội dung liên quan đến chủ thể, luận án sẽ tập trung
nghiên cứu hai nhóm chủ thể đó là chủ thể có quyền yêu cầu BTTH và nhóm
chủ thể chịu TNBTTH. Trong đó tập trung hai vấn đề liên quan đến chủ thể
đó là căn cứ xác định chủ thể và các quyền, nghĩa vụ của chủ thể. Việc phân
tích quy định kết hợp với thực tiễn thực hiện pháp luật sẽ làm nổi bật cả các
vấn đề pháp lý và thực tiễn trong việc xác định chủ thể trong các vụ tranh
chấp có liên quan đến giải quyết yêu cầu BTTH trong hoạt động công chứng.
Ba là, các quy định về nguyên tắc, phương thức thực hiện trách nhiệm
bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng
Như đã đề cập ở trên, các nguyên tắc, phương thức thực hiện TNBTTH
là những vấn đề căn cốt trong quá trình áp dụng pháp luật để truy cứu
TNBTTH trong hoạt động công chứng. Chính vì vậy, việc nhà làm luật quy
định rõ các nguyên tắc, phương thức thanh toán tiền BTTH trong hoạt động
công chứng sẽ là giải pháp thiết thực để giúp cho các bên giải quyết vấn đề
BTTH trong hoạt động công chứng được thuận lợi hơn.
Xét về khía cạnh lý luận, việc thực hiện TNBTTH trong hoạt động
công chứng sẽ tác động đến lợi ích kinh tế của cả hai bên (bao gồm bên có
quyền yêu cầu BTTH và bên có nghĩa vụ BTTH). Do đó, việc thực hiện trách
nhiệm pháp lý này nhất thiết phải được pháp luật quy định rõ về nguyên tắc
thực hiện việc bồi thường, cũng như phương thức thực hiện việc bồi thường
để sao cho có thể bảo đảm tối đa quyền, lợi ích hợp pháp của cả hai bên tham
gia quan hệ BTTH, trên tinh thần bình đẳng và công bằng.
Về nguyên tắc, BTTH trong hoạt động công chứng có bản chất là dịch

80
vụ công, thiệt hại trong mối quan hệ với người yêu cầu công chứng là thiệt hại
do vi phạm hợp đồng dịch vụ nói riêng và hợp đồng nói chung, thực tế cho
thấy, nhà làm luật thường quy định một số nguyên tắc BTTH do vi phạm hợp
đồng, trong đó nguyên tắc cơ bản nhất là “bồi thường theo thiệt hại thực tế
xảy ra”, bao gồm những thiệt hại cho lợi ích mà lẽ ra bên bị thiệt hại sẽ được
hưởng do hợp đồng mang lại28. Mặc dù nguyên tắc chung của việc xác định
TNBTTH do vi phạm hợp đồng là như vậy, nhưng nhà làm luật cũng ghi nhận
một ngoại lệ của nguyên tắc này, đó là trừ trường hợp các bên có thỏa thuận
khác (ví dụ: các bên thỏa thuận miễn cho nhau nghĩa vụ bồi thường, hoặc chỉ
bồi thường ít hơn so với thiệt hại thực tế xảy ra) hoặc pháp luật có quy định
khác (ví dụ: LTM năm 2005 quy định giá trị BTTH bao gồm giá trị tổn thất
thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản
lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi
phạm)29. Rõ ràng, trong hoạt động công chứng bên có quyền yêu cầu BTTH
hoàn toàn có quyền miễn trừ nghĩa vụ hoặc chỉ yêu cầu bồi thường ít hơn so
với thiệt hại thực tế xảy ra đối với bên có nghĩa vụ BTTH.
Về phương thức thanh toán tiền bồi thường. Đây là vấn đề có tính chất
linh hoạt và gắn với lợi ích “tư” nên nhà làm luật có xu hướng trao quyền tự
quyết cho các bên trong việc thỏa thuận về phương thức thanh toán tiền
BTTH. Thực tế cho thấy, các phương thức thanh toán tiền BTTH có thể được
các bên thỏa thuận áp dụng bao gồm: BTTH bằng việc trả tiền, bằng việc
chuyển giao vật hoặc bằng cách thực hiện một nghĩa vụ khác để thay thế
nghĩa vụ trả tiền bồi thường. Để có thể giải quyết tốt các vấn đề liên quan đến
BTTH nói chung, trong hoạt động công chứng nói riêng thì việc xác định
đúng đắn thiệt hại là đòi hỏi quan trọng. Nếu thiệt hại không được xác định
chính xác thì việc giải quyết tranh chấp sẽ không thể đạt được hiểu quả, dễ

28
Xem: Khoản 2 Điều 419 Bộ luật Dân sự 2015.
29
Xem: Khoản 2 Điều 302 Luật Thương mại 2005.

81
vấp phải những phản ứng tiêu cực từ phía các bên chủ thể tranh chấp, sâu xa
hơn là sự phản ứng từ dư luận xã hội. Sự đối lập về lợi ích của các bên trong
quan hệ hợp đồng nói chung, quan hệ về BTTH trong hoạt động công chứng
nói riêng là dấu hiệu quan trọng cần phải được quan tâm đúng mức. Việc xác
định mức thiệt hại phải bồi thường lớn hơn hoặc nhỏ hơn thiệt hại thực tế đều
dẫn đến sự ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của một trong các bên.
Chính vì vậy, trong quá trình giải quyết tranh chấp, các thiệt hại được bồi
thường phải là thiệt hại thực tế mà bên bị vi phạm phải gánh chịu. Do đó, việc
ghi nhận các loại thiệt hại và các phương thức cũng như nguyên tắc xác định
các loại thiệt hại này là vô cùng quan trọng. Tuy vậy, đây cũng là một trong
các nội dung tranh chấp trong hầu hết các vụ việc thực tiễn, mà một trong các
nguyên nhân đó là sự bất cập trong quy định của pháp luật cũng như hiệu quả
của hoạt động áp dụng pháp luật. Điều này càng cho thấy việc nghiên cứu quy
định pháp luật và thực tiễn thực hiện quy định về nguyên tắc, phương thức và
các loại thiệt hại được bồi thường là một nội dung quan trọng cần phải được
giải quyết trong luận án.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Trong chương 2 của Luận án, ngoài việc đã làm rõ những nội dung cơ
bản của TNBTTH trong hoạt động công chứng như khái niệm, đặc điểm, bản
chất của TNBTTH trong hoạt động công chứng, đặc biệt là nội dung nghiên
cứu luận giải, nhận diện các điều kiện phát sinh TNBTTH trong hoạt động
công chứng dựa trên nền tảng của các học thuyết pháp lý có liên quan.
Tác giả luận án đã làm rõ cơ sở lý luận của việc điều chỉnh pháp luật
đối với việc áp dụng TNBTTH trong hoạt động công chứng, với tư cách là
một Chương của Luận án, để từ đó tạo tiền đề cho việc đánh giá thực trạng
pháp luật và đưa ra các định hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về
TNBTTH trong hoạt động công chứng ở các Chương tiếp theo của Luận án.

82
Chương 2 của Luận án, với ý nghĩa, vai trò là Chương phân tích, trình bày về
cơ sở lý luận của TNBTTH trong hoạt động công chứng, tác giả luận án nhận
thấy đã làm rõ một số vấn đề như sau:
Thứ nhất, luận án đã xây dựng được khái niệm hoàn thiện trên cơ sở
khắc phục những điểm hạn chế từ các khái niệm trước đó.
Thứ hai, luận án đã phân tích các đặc điểm của TNBTTH trong hoạt
động công chứng, đã làm rõ về bản chất của loại trách nhiệm này chính là một
trong các biện pháp khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm trong hoạt động
công chứng gây ra. Luận án đã phân loại được trách nhiệm BTTH trong hoạt
động công chứng.
Thứ ba, trên cơ sở của việc tiếp cận và phân tích các quan điểm trong
các học thuyết khác nhau, luận án đã đưa ra quan điểm về căn cứ phát sinh
TNBTTH trong hoạt động công chứng, nhận diện được các hành vi gây thiệt
hại trong hoạt động công chứng.
Thứ tư, tác giả luận án đã nghiên cứu lý luận cơ bản liên quan đến pháp
luật về TNBTTH trong hoạt động công chứng, đặc biệt đã chỉ ra được cấu
trúc nội dung cơ bản của pháp luật về TNBTTH trong hoạt động công chứng.
Đây là một trong các nội dung không thể thiếu khi nghiên cứu nền tảng lý
luận, bởi nó là cơ sở quan trọng cho việc định hướng tiếp cận nghiên cứu các
nội dung ở Chương 3 của luận án.

83
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ TRÁCH NHIỆM
BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG
VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN

3.1. Thực trạng pháp luật về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại
trong hoạt động công chứng
3.1.1. Các quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt
hại trong hoạt động công chứng
Từ những vấn đề lý luận về các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường
thiệt hại trong hoạt động công chứng tại chương 2 của Luận án, tại chương 3 này
chúng ta sẽ đi sâu vào nghiên cứu thực trạng pháp luật quy định về vấn đề này như
thế nào, có gì bất cập hay không để làm cơ sở kiến nghị hoàn thiện tại chương 4.
Hiện nay, do chúng ta có các dạng công chứng viên khác nhau (công
chứng viên là viên chức; công chứng viên hợp danh, công chứng viên hợp
đồng) làm việc tại các tổ chức hành nghề công chứng khác nhau. Vì vậy, nếu
họ gây thiệt hại, quy định của pháp luật về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi
thường thiệt hại trong hoạt động công chứng cũng khác nhau và chủ yếu được
quy định trong các Văn bản quy phạm pháp luật: BLDS năm 2015 (Điều 584,
585, 587, 588, 589, 597, 598); Luật Công chứng năm 2014 (khoản 5 Điều 33,
Điều 37, 38, 71, 72); Luật Viên chức 2010 (Điều 55), và Nghị định số
27/2012/NĐ-CP ngày 06/12/2012 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật
viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức (chương 3)
[Xem Nghị định số 27/2012/ND-CP], Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày
08/07/2006 của Hội đồng thẩm phán TANDTC [Xem Nghị quyết
03/2006/NQ-HĐTP]. Tuy nhiên, các quy định này chưa có sự thống nhất, còn
tồn tại bất cập về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại, cụ thể:

84
Thứ nhất, căn cứ theo quy định tại Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP
ngày 08/07/2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ phát sinh khi có đầy đủ các
yếu tố: Phải có thiệt hại xảy ra; phải có hành vi trái pháp luật; phải có mối
quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật (thiệt hại xảy
ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái luật và ngược lại hành vi trái luật là
nguyên nhân gây ra thiệt hại); phải có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý của người gây
thiệt hại)30. Theo quy định này thì để buộc người gây thiệt hại phải bồi thường
thiệt hại thì phải chứng minh người gây thiệt hại có hành vi trái pháp luật, có
thiệt hại xảy ra, mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái
pháp luật, người gây ra thiệt hại phải có lỗi. Trong khi đó, theo quy định tại
Khoản 1, Điều 584 BLDS năm 2015 “Người nào có hành vi xâm phạm tính
mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp
khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ
luật này, luật khác có liên quan quy định khác". Hay nói cách khác, có ý kiến
cho rằng, theo BLDS năm 2015 chỉ cần có thiệt hại xảy ra do hành vi vi phạm
pháp luật của người gây thiệt hại thì đã phải bồi thường mà chưa cần phải có
yếu tố lỗi của người gây thiệt hại. Như vậy, các quy định nêu trên đã không
có sự thống nhất với nhau.
Thứ hai, theo quy định của Luật Công chứng năm 2014, thì tổ chức
hành nghề công chứng phải bồi thường thiệt hại cho người yêu cầu công
chứng và cá nhân, tổ chức khác do lỗi mà Công chứng viên, nhân viên hoặc
người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức mình gây ra trong quá trình
công chứng. Công chứng viên, nhân viên hoặc người phiên dịch là cộng tác viên
gây thiệt hại thì phải hoàn trả lại một khoản tiền cho tổ chức hành nghề công
chứng đã chi trả khoản tiền bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của

30
Xem mục 1, Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/07/2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân
tối cao.

85
pháp luật; trường hợp không hoàn trả thì tổ chức hành nghề công chứng có quyền
yêu cầu Tòa án giải quyết31. Theo đó, trong trường hợp công chứng viên, nhân
viên hoặc người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức hành nghề công chứng
của mình có lỗi trong việc công chứng thì nguyên tắc bồi thường như sau:
(i) Tổ chức hành nghề công chứng bồi thường cho người yêu cầu công
chứng, cá nhân, tổ chức khác;
(ii) Công chứng viên, nhân viên hoặc người phiên dịch là cộng tác viên
của tổ chức hành nghề công chứng có lỗi trong việc công chứng phải hoàn trả
số tiền mà tổ chức hành nghề công chứng đã bồi thường;
Như vậy, căn cứ vào Luật Công chứng năm 2014 và các quy định liên
quan nêu trên, tác giả luận án đưa ra cấu trúc các căn cứ phát sinh TNBTTH
trong hoạt động công chứng bao gồm:
Một là, phải có thiệt hại thực tế xảy ra cho người yêu cầu công chứng
và các cá nhân, tổ chức bị thiệt hại. Thiệt hại này phải xác định được thành
tiền và các nhà làm luật chỉ mới đề cập tới thiệt hại về vật chất mà chưa công
nhận thiệt hại về tinh thần trong hoạt động công chứng.
Hai là, phải có lỗi của người gây thiệt hại. Yếu tố lỗi lại được đề cập
bắt buộc phải có khi xem xét TNBTTH và quy định cụ thể và các nhà làm luật
không phân biệt lỗi cố ý hay vô ý. Ngoài những bất cập nêu trên thì còn có
những bất cập khác như: (i) Khi nào thì Công chứng viên, nhân viên, người
phiên dịch là cộng tác viên của Tổ chức hành nghề công chứng bị xem là có
lỗi trong quá trình công chứng? (ii) Việc xác định khi nào thì công chứng
viên, nhân viên hoặc người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức hành nghề
công chứng bị xem là có lỗi trong hoạt động công chứng?
Ba là, phải có hành vi trái pháp luật của người gây thiệt hại trong hoạt
động công chứng. Hành vi trái pháp luật đó là hành vi do công chứng viên,
nhân viên, người phiên dịch là cộng tác viên của TCHNCC thực hiện không
31
Xem Điều 38 Luật Công chứng năm 2014.

86
đúng các quy định của pháp luật gây thiệt hại cho người yêu cầu công chứng
và các cá nhân, tổ chức bị thiệt hại.
Bốn là, phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và
thiệt hại xảy ra. Hay nói cách khác, thiệt hại xảy ra trong hoạt động công
chứng là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật do các chủ thể tiến hành
hoạt động công chứng gây ra cho bên bị thiệt hại.
3.1.2. Các quy định về chủ thể có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại
trong hoạt động công chứng
Theo Luật Công chứng năm 2014, chủ thể có quyền yêu cầu bồi thường
thiệt hại trong hoạt động công chứng gồm: Người yêu cầu công chứng và các
cá nhân, tổ chức khác bị thiệt hại do hành vi công chứng gây ra32.
Thứ nhất, người yêu cầu công chứng: Người yêu cầu công chứng là cá
nhân, tổ chức Việt Nam hoặc cá nhân, tổ chức nước ngoài có yêu cầu công
chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch theo quy định của Luật này 33. Người yêu
cầu công chứng có thể là cá nhân (người Việt Nam hoặc người nước ngoài)
phải có năng lực hành vi dân sự34. Các nhà làm luật chỉ quy định đối với
người yêu cầu công chứng là cá nhân có “năng lực hành vi dân sự” chứ không
quy định phải có “năng lực hành vi dân sự đầy đủ”. Điều này là phù hợp với
một số quy định khác của BLDS như quy định về người từ đủ mười lăm tuổi
đến chưa đủ mười tám tuổi có quyền lập di chúc nếu được cha, mẹ hoặc người
giám hộ đồng ý35. Hoặc theo khoản 4 Điều 21 BLDS năm 201536: Người từ
đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao
dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải
đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại
diện theo pháp luật đồng ý. Trường hợp người yêu cầu công chứng là tổ chức
32
Xem Điều 38, Luật Công chứng năm 2014.
33
Xem Khoản 3, Điều 2, Luật Công chứng năm 2014.
34
Xem Khoản 1, Điều 47, Luật Công chứng năm 2014.
35
Xem Điều 625 BLDS năm 2015
36
Xem Khoản 4, Điều 21 BLDS năm 2015.

87
thì việc yêu cầu công chứng được thực hiện thông qua người đại diện theo
pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của tổ chức đó. Người yêu cầu
công chứng phải xuất trình đủ giấy tờ cần thiết liên quan đến việc công chứng
và chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính hợp pháp của các giấy tờ đó37. Tổ
chức ở đây có thể là tổ chức có tư cách pháp nhân hoặc không có tư cách
pháp nhân. Đặc điểm chung của tổ chức khi yêu cầu công chứng là phải được
thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật hoặc thông qua đại diện
theo uỷ quyền hợp lệ của tổ chức đó.
Tựa chung lại, pháp luật thực định Việt Nam quy định chủ thể thứ nhất
có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng là các cá
nhân, tổ chức như đã phân tích ở trên. Chủ thể này khi tham gia yêu cầu công
chứng thông qua “Phiếu yêu cầu công chứng”38 có cách thức giống như loại
hình Hợp đồng dịch vụ nhưng không yêu cầu ký phải ký bản “Hợp đồng dịch
vụ” vì công chứng là một loại hình dịch vụ công. Việc các nhà làm luật không
quy định ký Hợp đồng dịch vụ trước khi thực hiện việc công chứng dẫn đến
còn nhiều quan điểm trái chiều về việc TNBTTH trong hoạt động công chứng
là trong hợp đồng hay ngoài hợp đồng. Với những lập luận đã phân tích ở
chương 2 của luận án, cá nhân tác giả cho rằng trường hợp chủ thể có quyền
yêu cầu bồi thường là “người yêu cầu công chứng” như đã phân tích ở trên thì
thiệt hại xảy ra nếu có là thiệt hại trong hợp đồng do công chứng là loại hình
dịch vụ công, bản thân công chứng viên là một chuyên gia có trình độ pháp lý
nhất định khi được bổ nhiệm phải ý thức được khi công chứng sai thì phải bồi
thường thiệt hại như thế nào. Do vậy, người yêu cầu công chứng có quyền
trực tiếp yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc uỷ quyền cho chủ thể khác yêu cầu
bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng.

37
Xem Điều 47, Luật Công chứng năm 2014.
38
Xem Điều 40 Luật Công chứng năm 2014.

88
Thứ hai, các tổ chức cá nhân khác bị thiệt hại trong hoạt động công
chứng: Ngoài chủ thể trực tiếp yêu cầu công chứng như đã phân tích ở trên,
các nhà làm luật còn quy định loại chủ thể thứ hai có quyền yêu cầu bồi
thường thiệt hại đó là các “cá nhân, tổ chức khác” cũng có quyền yêu cầu bồi
thường thiệt hại. Các chủ thể này là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
đến việc công chứng bị thiệt hại do hành vi công chứng gây ra cho họ. Các
chủ thể này trong mối quan hệ với tổ chức hành nghề công chứng không xác
lập một giao ước hay văn bản gì, họ chỉ là người có lợi ích bị xâm phạm, bị
thiệt hại do hành vi công chứng sai sót có liên quan tới tài sản của họ. Do đó,
theo tác giả có thể khẳng định thiệt hại của nhóm chủ thể này trong mối quan
hệ với tổ chức hành nghề công chứng chắc chắn là thiệt hại ngoài hợp đồng.
Ví dụ như: Họ là người thừa kế bị bỏ sót trong quan hệ thừa kế, người đã đặt
cọc mua bán nhà mà nhà đã bán cho người khác trong quan hệ mua bán nhà…
Điều này, khác hoàn toàn với chủ thể trực tiếp là “người yêu cầu công chứng”
như đã phân tích ở trên.
Nhìn chung, cả hai chủ thể có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại trong
hoạt động công chứng (người yêu cầu công chứng và các cá nhân, tổ chức khác bị
thiệt hại) nêu trên đã được luật hoá trong Luật Công chứng năm 2014. Tuy nhiên,
tham khảo toàn văn Luật Công chứng năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi
hành chúng ta thấy rằng các nhà làm luật chưa có điều khoản nào rõ ràng về
quyền và nghĩa vụ của người yêu cầu công chứng và các tổ chức, cá nhân khác.
3.1.3. Các quy định về chủ thể thực hiện trách nhiệm bồi thường
thiệt hại trong hoạt động công chứng
Chủ thể thực hiện trách nhiệm bồi thường trong hoạt động công chứng
là những chủ thể có nghĩa vụ thực hiện việc bồi thường thiệt hại cho người
yêu cầu công chứng và các cá nhân, tổ chức có liên quan. Hiện nay, vẫn có
nhiều cách hiểu khác nhau về chủ thể thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt
hại trong hoạt động công chứng là tổ chức hành nghề công chứng (trách

89
nhiệm riêng rẽ) hay là trách nhiệm liên đới (vừa là tổ chức hành nghề công
chứng vừa là công chứng viên, nhân viên, người phiên dịch của tổ chức hành
nghề công chứng gây thiệt hại).
Cách hiểu thứ nhất cho rằng, chủ thể thực hiện trách nhiệm bồi thường
thiệt hại trong hoạt động công chứng là tổ chức hành nghề công chứng (trách
nhiệm riêng rẽ). Những người theo cách hiểu này lập luận rằng, tại Điều 38
Luật Công chứng năm 2014 khi quy định về bồi thường, bồi hoàn trong hoạt
động công chứng: Tổ chức hành nghề công chứng phải bồi thường thiệt hại
cho người yêu cầu công chứng và cá nhân, tổ chức khác do lỗi mà công chứng
viên, nhân viên hoặc người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức mình gây
ra trong quá trình công chứng. Công chứng viên, nhân viên hoặc người phiên
dịch là cộng tác viên gây thiệt hại phải hoàn trả lại một khoản tiền cho tổ chức
hành nghề công chứng đã chi trả khoản tiền bồi thường cho người bị thiệt hại
theo quy định của pháp luật; trường hợp không hoàn trả thì tổ chức hành nghề
công chứng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết39. Theo đó, tổ chức hành
nghề công chứng (bao gồm cả PCC và VPCC) có trách nhiệm “phải bồi
thường thiệt hại” còn các chủ thể khác (công chứng viên, nhân viên hoặc
người phiên dịch là cộng tác viên gây thiệt hại) có trách nhiệm “phải hoàn trả
lại” một khoản tiền cho tổ chức hành nghề công chứng đã chi trả cho người bị
thiệt hại. Điều đó có nghĩa là, tổ chức hành nghề công chứng với tư cách pháp
nhân của mình theo luật thực định phải bồi thường thiệt hại trước cho người
yêu cầu công chứng và các cá nhân, tổ chức bị thiệt hại. Sau đó, các chủ thể
gây thiệt hại sẽ có trách nhiệm hoàn trả cho tổ chức hành nghề công chứng.
Nếu tổ chức hành nghề công chứng là VPCC chấm dứt hoạt động theo
Điều 31 Luật Công chứng năm 2014 thì việc giải quyết trách nhiệm bồi
thường thiệt hại lại có những trường hợp khác nhau40. Thứ nhất, trường hợp

39
Xem Điều 38 Luật Công chứng năm 2014.
40
Xem Khoản 1, Điều 31 Luật Công chứng năm 2014.

90
VPCC tự chấm dứt hoạt động thì trước thời điểm chấm dứt hoạt động, Văn
phòng công chứng có nghĩa vụ nộp đủ số thuế còn nợ, thanh toán các khoản
nợ khác, làm xong thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động đã ký với công chứng
viên, nhân viên của tổ chức mình, thực hiện các yêu cầu công chứng đã tiếp
nhận. Trường hợp không thể thực hiện xong các yêu cầu công chứng đã tiếp
nhận thì phải thỏa thuận với người yêu cầu công chứng về việc thực hiện các
yêu cầu đó41. Ở trường hợp này, nếu VPCC tự chấm dứt hoạt động mà phải
chịu bồi thường thiệt hại thì được coi như khoản nợ của VPCC và phải thanh
toán trước khi chấm dứt hoạt động. Nếu tài sản không đủ hoặc không có để
thực hiện trách nhiệm bồi thường thì quyền lợi bên bị thiệt hại sẽ bị ảnh
hưởng. Thứ hai, trường hợp VPCC bị thu hồi Quyết định cho phép thành lập
theo quy định thì Văn phòng công chứng có nghĩa vụ nộp đủ số thuế còn nợ,
thanh toán xong các khoản nợ khác, làm thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động
đã ký với công chứng viên, nhân viên của tổ chức mình; đối với yêu cầu công
chứng đã tiếp nhận mà chưa công chứng thì phải trả lại hồ sơ yêu cầu công
chứng cho người yêu cầu công chứng. Hết thời hạn này mà Văn phòng công
chứng chưa hoàn thành xong các nghĩa vụ về tài sản hoặc trường hợp Văn
phòng công chứng chấm dứt hoạt động do bị thu hồi quyết định cho phép
thành lập vì toàn bộ công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng
chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì tài sản của Văn phòng công chứng,
của công chứng viên hợp danh được sử dụng để thanh toán các khoản nợ của
Văn phòng công chứng theo quy định của pháp luật về dân sự 42. Nếu VPCC
chưa hoàn thành nghĩa vụ về tài sản trong đó có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại
thì tài sản của VPCC và của CCV hợp danh được sử dụng để thanh toán các
khoản nợ của VPCC. Trường hợp này, chủ thể thực hiện trách nhiệm bồi
thường là VPCC và các CCV hợp danh của VPCC. Nhưng giả sử, tài sản của

41
Xem Khoản 2, Điều 31 Luật Công chứng năm 2014.
42
Xem Khoản 3, Điều 31 Luật Công chứng năm 2014.

91
VPCC và của cả CCV hợp danh khi đó không còn hoặc còn không đủ thì việc
bồi thường thiệt hại (đặc biệt nếu không rơi vào trường hợp được bảo hiểm)
sẽ không được thực hiện. Thứ ba, trường hợp VPCC bị hợp nhất, sáp nhập thì
quyền, nghĩa vụ của Văn phòng công chứng do Văn phòng công chứng được
hợp nhất hoặc Văn phòng công chứng nhận sáp nhập tiếp tục thực hiện 43.
Trường hợp này, bao gồm cả nghĩa vụ về bồi thường thiệt hại cũng do VPCC
được hợp nhất, sáp nhập thực hiện.
Nếu tổ chức hành nghề công chứng là PCC được chuyển đổi sang
VPCC thì VPCC phải kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và tiếp nhận toàn bộ
hồ sơ công chứng của PCC đó44. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại nếu có trong
trường hợp PCC chuyển đổi sang VPCC thì VPCC có trách nhiệm kế thừa.
Trường hợp giải thể thì PCC phải thanh toán xong các khoản nợ, làm xong
thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động đã ký kết với người lao động, thực hiện
xong các yêu cầu công chứng đã tiếp nhận45. Các nhà làm luật quy định như
vậy để đảm bảo yêu cầu được BTTH của cá nhân, tổ chức có liên quan.
Cách hiểu thứ hai cho rằng, chủ thể thực hiện trách nhiệm BTTH trong
hoạt động công chứng là trách nhiệm liên đới (vừa thuộc tổ chức hành nghề
công chứng vừa thuộc công chứng viên, nhân viên, người phiên dịch của tổ
chức đó). Những người theo cách hiểu này lập luận rằng ngoài việc Điều 38
Luật Công chứng năm 2014 quy định TCHNCC có trách nhiệm BTTH cho
người yêu cầu công chứng và các cá nhân, tổ chức có liên quan thì trong Luật
Công chứng còn có các điều khoản khác cũng quy định TNBTTH của các chủ
thể thực hiện hành vi công chứng. Chẳng hạn như, công chứng viên vi phạm
quy định của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ
luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu

43
Xem Khoản 2, Điều 31 Luật Công chứng năm 2014.
44
Xem Khoản 1, Điều 4, Nghị định 29/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật Công chứng
45
Xem Điều 21, Luật Công chứng năm 2014.

92
gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật46. Và để đảm bảo
thiệt hại luôn được bồi thường kịp thời và toàn bộ nhất là trong bối cảnh Luật
Công chứng năm 2014 còn nhiều bất cập về nguồn kinh phí bồi thường của
các TCHNCC khi thực hiện chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể như
phân tích ở trên thì cách hiểu thứ hai cần được áp dụng.
3.1.4. Các quy định về nguyên tắc và phương thức thực hiện trách
nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng
3.1.4.1. Tổ chức hành nghề công chứng phải bồi thường thiệt hại cho
người yêu cầu công chứng và các cá nhân, tổ chức bị thiệt hại.
Trong quá trình làm việc, Công chứng viên, nhân viên, người phiên
dịch của tổ chức hành nghề công chứng có thể di chuyển từ tổ chức này đến
tổ chức khác, thậm chí không còn hành nghề công chứng nữa. Vì vậy, về
nguyên tắc tổ chức hành nghề công chứng phải chịu trách nhiệm bồi thường
thiệt hai cho người yêu cầu công chứng và cá cá nhân, tổ chức bị thiệt hại để
đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho bên bị thiệt hại là một nguyên tắc tất
yếu, nguyên tắc này đã được các nhà làm luật ấn định trong Điều 38 Luật
Công chứng năm 201447.
Nguyên tắc này cũng phù hợp với quy định pháp nhân phải bồi thường
thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp
nhân giao theo quy định tại Bộ luật Dân sự năm 201548. Sau đó, pháp nhân có
quyền yêu cầu người gây thiệt hại có lỗi phải hoàn trả lại khoản tiền mà pháp
nhân đã bồi thường. Tuy nhiên, trên thực tiễn pháp luật hiện hành, chúng ta có
các tổ chức hành nghề công chứng khác nhau, các công chứng viên công tác tại
các tổ chức hành nghề công chứng với tư cách khác nhau cho nên chủ thể chịu
trách nhiệm bồi thường, nguồn kinh phí bồi thường đang còn nhiều ý kiến trái
chiều.
46
Xem Điều 71, Luật Công chứng năm 2014.
47
Xem Điều 38 Luật Công chứng năm 2014.
48
Xem Điều 597 BLDS năm 2015.

93
Thứ nhất, đối với Phòng công chứng:
Về mặt nguyên tắc, Phòng công chứng phải chịu trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do lỗi mà công chứng viên, nhân viên hoặc người phiên dịch
là cộng tác viên của Phòng công chứng mình gây ra trong khi thực thi chức
nghiệp của mình theo quy định tại Điều 38 Luật Công chứng năm 2014 như
đã phân tích ở trên. Vấn đề đặt ra là trong trường hợp thiệt hại xảy ra không
thuộc trường hợp được bảo hiểm theo Hợp đồng bảo hiểm và/hoặc số tiền được
bảo hiểm không bồi thường đủ cho người bị thiệt hại thì khi đó nguồn kinh phí
bồi thường thiệt hại của Phòng công chứng sẽ lấy từ đâu? Trong khi đó, tài sản
của Phòng công chứng chúng ta thấy rằng dường như không quá nhiều, cơ sở vật
chất thậm chí đi thuê. Nghiên cứu các quy định pháp luật hiện hành về nguồn tài
chính của Phòng công chứng chúng ta thấy rằng với mỗi Phòng công chứng
(đơn vị sự nghiệp công lập) tự chủ khác nhau, tại các thời điểm khác nhau thì
việc sử dụng kinh phí, nộp ngân sách nhà nước cũng có sự khác nhau.
Theo Điều 4, Thông tư số 08/2012/TTLT-BTC-BTP của Bộ Tài chính-
Bộ Tư pháp ngày 19/01/2012 hướng dẫn về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý
và sử dụng phí công chứng:
Đối với đơn vị thu phí là Phòng công chứng: Phí công chứng là khoản
thu thuộc ngân sách nhà nước, được quản lý, sử dụng như sau:
a) Đơn vị thu phí được trích 50% (năm mươi phần trăm) số tiền phí thu
được để trang trải chi phí cho việc quản lý và thu phí theo chế độ quy định.
b) Đơn vị thu phí có trách nhiệm nộp vào ngân sách nhà nước 50%
(năm mươi phần trăm) tiền phí thu được theo chương, loại, khoản, mục của
mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.
Theo điểm b2, khoản 1, Điều 6 Thông tư số 257/2016/TT-BTC ngày
11/11/2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí công
chứng; phí chứng thực; phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công

94
chứng; phí thẩm định điều kiện hoạt động Văn phòng công chứng; lệ phí cấp
thẻ công chứng viên. Cụ thể như sau:
- Phòng công chứng tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư thì
được trích 75% số tiền phí thu được để trang trải chi phí phí cho các nội dung
quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP. Nộp 25% số tiền
phí thu được còn lại vào ngân sách nhà nước.
- Phòng công chứng tự bảo đảm một phần chi thường xuyên thì được
trích 60% số tiền phí thu được để trang trải chi phí cho các nội dung quy định
tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP; nộp 40% số tiền phí thu
được còn lại vào ngân sách nhà nước.
- Phòng công chứng do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên thì được
trích 50% số tiền phí thu được để trang trải chi phí cho các nội dung quy định
tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP; nộp 50% số tiền phí thu
được còn lại vào ngân sách nhà nước.
Như vậy, tuỳ vào mức độ tự chủ về tài chính của Phòng công chứng mà
tỉ lệ số tiền phí công chứng thu được phải nộp vào ngân sách nhà nước có sự
khác nhau như trên. Theo thống kê, tính đến nay [37] đã có 29/118 Phòng
công chứng chuyển đổi thành đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu
tư (chiếm tỉ lệ 34,22%); có 46/118 Phòng công chứng chuyển đổi thành đơn
vị tự bảo đảm chi thường xuyên (chiếm tỷ lệ 54,28%); có 36/118 Phòng công
chứng tự bảo đảm một phần chi thường xuyên (chiếm tỷ lệ 42,48%), chỉ còn
3/11 Phòng công chứng do Nhà nước đảm bảo chi thường xuyên (Bắk Cạn,
Ninh Bình, Vĩnh Long – chiếm tỷ lệ 2,54%). Đối với tỉ lệ số tiền được trích
lại nêu trên để đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư cũng khác nhau nhưng
trong đó không có khoản nào dự phòng chi cho bồi thường thiệt hại nếu xảy
ra thiệt hại (xem Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP của Chính
phủ ngày 23/08/2016 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật phí và lệ phí). Rõ ràng, xét về khía cạnh nguồn kinh phí, Phòng công

95
chứng được giữ lại theo tỉ lệ nhất định để chi thường xuyên, chi đầu tư như
chi tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, chi phí vật tư, văn phòng phẩm,
điện, nước, điện thoại, trích khấu hao tài sản…mà không có quỹ dự phòng bồi
thường; số tiền còn lại Phòng công chứng phải nộp Ngân sách Nhà nước cho
nên giả sử có thiệt hại xảy ra thì nhà nước có lấy ngân sách ra bồi thường hay
không? Vì khi đó, Phòng công chứng dường như không còn tài sản đủ để đảm
bảo bồi thường và phí công chứng đã nộp vào Ngân sách Nhà nước. Và nếu
lấy Ngân sách Nhà nước bồi thường cho Phòng công chứng thì sẽ theo quy
định tại Luật TNBTCNN năm 2017 có đúng hay không? Về vấn đề này, cũng
có nhiều bất cập và nhiều cách hiểu khác nhau như dưới đây:
Cách hiểu thứ nhất cho rằng, Nhà nước sẽ có trách nhiệm cấp kinh phí
và bồi thường thiệt hại. Cơ sở pháp lý cho quan điểm này là Điều 1 Luật
TNBTCNN năm 2017: “Luật này quy định trách nhiệm bồi thường của Nhà
nước đối với cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra
trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án; thiệt hại được bồi
thường; quyền, nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức bị thiệt hại; cơ quan giải quyết
bồi thường; thủ tục giải quyết yêu cầu bồi thường; phục hồi danh dự; kinh phí
bồi thường; trách nhiệm hoàn trả; trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong
công tác bồi thường nhà nước”. Hoạt động công chứng có phải là hoạt động
quản lý hành chính hay không? Căn cứ nội dung Nghị quyết số 52/NQ-CP
ngày 10/12/2010 của Chính phủ về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính
thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp có đề cập đến vấn đề đơn
giản hóa thủ tục công chứng (xem Mục III, phần I của Nghị quyết kể trên).
Bên cạnh đó, căn cứ nội dung chương 12 Luật đất đai năm 2014 quy định về
“thủ tục hành chính về đất đai” tại Điều 195 có nhắc tới thủ tục thực hiện các
quyền của người sử dụng đất bao gồm thủ tục công chứng các hợp đồng, giao
dịch liên quan tới quyền của người sử dụng đất. Ngoài ra, căn cứ vào lập luận
nêu trên về vấn đề các Phòng công chứng nộp ngân sách nhà nước phí công

96
chứng theo Thông tư 257/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính,
ngân sách nhà nước thụ hưởng phí công chứng thì phải có trách nhiệm chi trả
để Phòng công chứng bồi thường nếu có thiệt hại xảy ra. Nếu ngân sách nhà
nước không bồi thường thì thiệt hại xảy ra tại Phòng công chứng sẽ không thể
có nguồn kinh phí bồi thường theo nguyên tắc thiệt hại xảy ra phải được bồi
thường “toàn bộ và kịp thời”; ảnh hưởng nghiêm trọng tới bên bị thiệt hại.
Cách hiểu này ở hầu hết các Công chứng viên công tác tại Phòng công chứng.
Cách hiểu thứ hai cho rằng, Nhà nước sẽ không có trách nhiệm cấp
kinh phí và bồi thường thiệt hại. Cơ sở của quan điểm này cho rằng, hoạt
động công chứng không nằm trong phạm vi điều chỉnh của Luật TNBTCNN
năm 2017, không nằm trong những trường hợp được nhà nước bồi thường tại
Điều 17 của Luật này. Ngoài ra, những người theo quan điểm này còn lập
luận rằng, nhà nước sẽ không bồi thường để đảm bảo sự bình đẳng giữa các tổ
chức hành nghề công chứng với nhau trong quá trình thực hiện hoạt động
công chứng và hiện tại không còn quy định công chức quản lý trong các đơn
vị sự nghiệp nữa. Theo quan điểm của cá nhân tác giả, trên cơ sở lý luận và
thực tiễn tồn tại nhiều mô hình tổ chức hành nghề công chứng khác nhau, tôi
cho rằng cách hiểu thứ hai là có cơ sở pháp lý vì những lập luận trên.
Thứ hai, đối với Văn phòng công chứng:
Trước khi Luật Công chứng năm 2014 có hiệu lực thi hành, thì Văn
phòng công chứng được chia làm hai loại khác nhau: Văn phòng công chứng
do một công chứng viên thành lập được tổ chức và hoạt động dưới loại hình
Doanh nghiệp tư nhân và Văn phòng công chứng do hai công chứng viên trở
lên thành lập được tổ chức và hoạt động dưới loại hình Công ty hợp danh. Sau
khi Luật Công chứng năm 2014 có hiệu lực thi hành thì chỉ còn mô hình Văn
phòng công chứng do hai công chứng viên trở lên thành lập được tổ chức và
hoạt động dưới mô hình công ty hợp danh. Theo Khoản 2, Điều 4, Thông tư

97
số 08/2012/TTLT-BTC-BTP của Bộ Tài chính- Bộ Tư pháp ngày 19/01/2012
hướng dẫn về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí công chứng:
- Đối với đơn vị thu phí là Văn phòng công chứng: Phí công chứng thu
được là khoản thu không thuộc Ngân sách Nhà nước. Tiền phí thu được là
doanh thu của đơn vị thu phí. Đơn vị thu phí có nghĩa vụ nộp thuế theo quy
định của pháp luật đối với số tiền phí thu được và có quyền quản lý, sử dụng
số tiền thu phí sau khi đã nộp thuế theo quy định của pháp luật. Hàng năm,
đơn vị thu phí phải thực hiện quyết toán thuế đối với số tiền phí thu được với
cơ quan thuế theo quy định của pháp luật về thuế hiện hành.
Theo khoản 2, Điều 6 Thông tư số 257/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016
quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí công chứng; phí chứng
thực; phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng; phí thẩm định
điều kiện hoạt động Văn phòng công chứng; lệ phí cấp thẻ công chứng viên:
- Đối với Văn phòng công chứng: Tiền phí thu được là doanh thu của
Văn phòng công chứng. Văn phòng công chứng được giữ lại 100% số tiền phí
thu được để trang trải cho việc thu phí và phải khai, nộp thuế giá trị gia tăng,
thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Văn phòng công
chứng thực hiện lập và giao hóa đơn cho đối tượng nộp phí theo quy định
hiện hành của Bộ Tài chính về phát hành, quản lý, sử dụng hóa đơn.
Như vậy, đối với đơn vị là Văn phòng công chứng với tư cách là chủ thể
chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại chúng ta có một vài nhận xét như sau:
+ Toàn bộ tiền phí, thù lao công chứng thu được coi là doanh thu của
Văn phòng công chứng, được giữ lại để trang trải chi phí và nộp thuế giá trị
gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định.
+ Sau khi trừ chi phí, các khoản thuế phải nộp, phần lợi nhuận thuần
thu được từ hoạt động công chứng (nếu có) sẽ chia cho các công chứng viên
hợp danh thành lập Văn phòng công chứng. Ngược lại, nếu hoạt động không
hiệu quả, lỗ thì các thành viên hợp danh phải bù tiền ra trang trải chi phí.

98
+ Đối với Văn phòng công chứng do một công chứng viên thành lập
dưới loại hình Doanh nghiệp tư nhân trước khi Luật Công chứng năm 2014 có
hiệu lực thi hành thì thiệt hại xảy ra, nếu không được bảo hiểm bồi thường
hoặc bảo hiểm bồi thường không đủ, về nguyên tắc sẽ lấy toàn bộ tài sản của
Công chứng viên thành lập để bồi thường. Sở dĩ như vậy vì “Doanh nghiệp tư
nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng
toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp” (xem Điều 141
BLDS năm 2005). Giả sử nếu tài sản của công chứng viên không có nhiều
hoặc không đủ để chi trả bồi thường thiệt hại thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến
quyền lợi của bên bị thiệt hại.
+ Đối với Văn phòng công chứng do hai công chứng viên hợp danh trở
lên thành lập, được tổ chức và hoạt động dưới loại hình Công ty hợp danh khi
phải bồi thường thiệt hại thì nguồn kinh phí bồi thường lấy từ đâu nếu không
được bảo hiểm bồi thường hoặc bồi thường không đủ? Tham khảo quy định
tại Điều 22 Luật Công chứng năm 2014: “Văn phòng công chứng được tổ
chức và hoạt động theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp
luật khác có liên quan đối với loại hình công ty hợp danh. Văn phòng công
chứng phải có từ hai công chứng viên hợp danh trở lên. Văn phòng công
chứng không có thành viên góp vốn”. Luật Công chứng năm 2014 chính thức
ghi nhận Văn phòng công chứng chỉ có thành viên hợp danh là các công
chứng viên thành lập Văn phòng, không có thành viên góp vốn bởi lẽ từ thực
tiễn đã có tranh chấp giữa chủ đầu tư (thành viên góp vốn) và thành viên hợp
danh, pháp luật không công nhận những người không chính danh, không vì
mục đích cao quý của nghề công chứng đứng ra thao túng, làm cho chức năng
xã hội hóa hoạt động công chứng không đạt được. Hay nói cách khác, Văn
phòng công chứng không phải đăng ký vốn điều lệ khi thành lập và khi xảy ra
thiệt hại, các công chứng viên hợp danh sẽ phải chịu trách nhiệm bằng toàn
bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của văn phòng theo đúng nguyên tắc tại

99
Điều 177 của Luật doanh nghiệp năm 202049. Và nếu tài sản của thành viên
hợp danh không đủ để bồi thường thì cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn tới yêu cầu
được bồi thường thiệt hại của các bên.
3.1.4.2. Tổ chức hành nghề công chứng, công chứng viên, nhân viên,
người phiên dịch phải bồi thường thiệt hại cho người yêu cầu công chứng và
các cá nhân, tổ chức bị thiệt hại.
Nguyên tắc bồi thường liên đới giữa các chủ thể thực hiện hoạt động
công chứng khi gây thiệt hại được gián tiếp quy định trong các điều khoản
của Luật Công chứng năm 2014. Hay nói cách khác, ngoài việc quy định
TCHNCC có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại trong Điều 38 Luật Công chứng
năm 201450 thì trách nhiệm BTTH này còn được quy định cho các chủ thể
khác như Công chứng viên vi phạm quy định của Luật này thì tùy theo tính
chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị
truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy
định của pháp luật51. Nguyên tắc này phù hợp với trường hợp nhiều người
cùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị
thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệt hại được xác
định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người; nếu không xác định được mức
độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau 52 theo BLDS năm
2015. Trong hoạt động công chứng, công chứng viên, nhân viên, người phiên
dịch…có thể cùng gây thiệt hại, khi đó nguyên tắc trách nhiệm bồi thường
liên đới cần được áp dụng để đảm bảo thiệt hại được bồi thường toàn bộ và
kịp thời cho bên bị thiệt hại.
Về nguyên tắc, thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp
thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường

49
Xem Điều 172 Luật Doanh nghiệp năm 2020.
50
Xem Điều 38 Luật Công chứng năm 2014.
51
Xem Điều 71 Luật Công chứng năm 2014.
52
Xem Điều 587 BLDS năm 2015.

100
bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi
thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác53.
Các nguyên tắc và phương thức thực hiện TNBTTH trong hoạt động
công chứng nêu trên chưa được luật hoá thành một điều khoản rõ ràng nhưng
được gián tiếp quy định qua các điều luật khác nhau trong Luật Công chứng
năm 2014. Theo tác giả luận án, các nhà làm luật cần có điều khoản cụ thể
hoá về nguyên tắc bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng theo
hướng quy định TNBTTH liên đới giữa các chủ thể có nghĩa vụ BTTH như đã
phân tích ở trên nhằm đảm bảo cơ sở pháp lý vững chắc cho bên bị thiệt hại
thực hiện quyền năng yêu cầu bồi thường của mình.
3.2. Thực tiễn thực hiện trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại trong
hoạt động công chứng
3.2.1. Khái quát tình hình thực hiện các quy định của pháp luật về
trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng
Trong những năm gần đây, thực tiễn người yêu cầu công chứng, tổ
chức, cá nhân có liên quan khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại do công
chứng gây ra có xu hướng ngày càng tăng. Xuất phát từ các vấn đề lý luận,
thực trạng pháp luật về bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng còn
nhiều bất cập, thiếu thống nhất như đã nêu tại chương 2 và chương 3 của
Luận án; tác giả khái quát tình hình thực hiện pháp luật về TNBTTH trong
hoạt động công chứn thông qua một số vụ án điển hình dưới đây:
Vụ việc thứ nhất: Bản án dân sự sơ thẩm số 187/2009 ngày
30/12/2009 của Tòa án nhân dân thành phố Mỹ Tho [67] và Bản án dân sự
phúc thẩm số 295/2010/DSPT ngày 27/07/2010 của Tòa án nhân dân tỉnh
Tiền Giang [68]với nội dung cơ bản như sau:
Vợ chồng ông Nguyễn Văn Tấn và bà Nguyễn Thị Nguyệt, trú tại
3N/15, đường Đốc Binh Kiều, thành phố Mỹ Tho, Tiền Giang, là chủ sở hữu
53
Xem Khoản 1, Điều 585 BLDS năm 2015.

101
của hai căn nhà số 12B6 và 12B7 đường Nguyễn Trãi, phường 7, thành phố
Mỹ Tho. Năm 2000, bà Nguyệt, ông Tấn đem hai căn nhà này thế chấp cho
Ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Tiền Giang (Vietinbank Tiền
Giang) để vay tiền. Đồng thời, bà Nguyệt, ông Tấn nợ bà Ri số tiền hơn hai tỷ
đồng. Sau nhiều lần đòi nợ không thành, bà Ri khởi kiện bà Nguyệt, ông Tấn
ra tòa và đã thắng kiện năm 2007. Trong quá trình đi kiện, bà Ri phát hiện bà
Nguyệt, ông Tấn thế chấp hai căn nhà trên tại Vietinbank Tiền Giang nên làm
đơn gửi các cơ quan chức năng, trong đó, có Phòng công chứng số 1 tỉnh Tiền
Giang để ngăn chặn. Thế nhưng, sau đó hai căn nhà này vẫn được bà Trúc
công chứng viên Phòng công chứng số 1 tỉnh Tiền Giang công chứng cho
người mua mà không thông báo cho bà Ri. Vợ chồng bà Nguyệt bán 02 căn
nhà nêu trên được 5,2 tỷ đồng và chuyển trả cho Viettinbank Tiền Giang 2,9
tỷ đồng; không trả cho bà Ri.
Trước tình hình như vậy, bà Ri kiện đòi Phòng công chứng số 1 tỉnh
Tiền Giang bồi thường thiệt hại số tiền hơn 1.408.439.479 đồng (một tỷ bốn
trăm linh tám triệu, bốn trăm ba chín nghìn, bốn trăm bẩy chín đồng) vì cho
rằng công chứng viên của đơn vị này “tiếp tay” cho người khác tẩu tán tài sản
đang tranh chấp. Bản án dân sự sơ thẩm số 187/2009 ngày 30/12/2009 của
Tòa án nhân dân thành phố Mỹ Tho không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của
bà Ri. Không đồng ý với quyết định này, bà Ri làm đơn kháng cáo. Tại bản án
dân sự phúc thẩm số 295/2010/DSPT ngày 27/07/2010 của Tòa án nhân dân
tỉnh Tiền Giang, Hội đồng xét xử nhận định: Bà Ri kiện Phòng công chứng số
1 tỉnh Tiền Giang “yêu cầu bồi thường thiệt hại do cán bộ, công chức gây ra”
là phù hợp với Điều 619 BLDS năm 2005. Tuy nhiên, căn cứ vào hợp đồng
thế chấp tài sản để vay vốn ngân hàng số 00260DH/HĐTC/CC ngày
16/10/2000 ngày 07/11/2000 (bút lục 19) thì ông Tấn, bà Nguyệt có vay tại
ngân hàng Vietinbank Tiền Giang và có thế chấp các nhà và đất ở gồm: Số
3N/15 Đốc Binh Kiều; số 12B6, 12B7 đường Nguyễn Trãi, phường 7, thành

102
phố Mỹ Tho. Việc vay tiền và thế chấp tài sản là hợp pháp, phát sinh trước
ngày bà Ri có đơn ngăn chặn về việc mua bán nhà đất. Do ông Tấn, bà
Nguyệt làm ăn thua lỗ, nên ngày 26/6/2007 có thỏa thuận bán căn nhà số
12B6 và 12B7 đường Nguyễn Trãi, phường 7, thành phố Mỹ Tho cho bà
Tuyết và có sự đồng ý của ngân hàng Vietinbank Tiền Giang là đúng quy
định của pháp luật và công chứng viên công chứng hai hợp đồng trên là
không trái luật. Do đó, Hội đồng xét xử phúc thẩm áp dụng khoản 1 Điều 275
BLTTDS năm 2004, các Điều 604,605,607 và Điều 619 BLDS năm 2005 xử:
Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Ri kiện Phòng công chứng số 1
tỉnh Tiền Giang. Giữ nguyên bản án dân sự sơ thẩm số 187/2009 ngày
30/12/2009 của Tòa án nhân dân thành phố Mỹ Tho.
Trong vụ việc trên, Tòa án đã áp dụng Điều 604, Điều 605 và Điều 607
BLDS năm 2005 về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại, nguyên
tắc bồi thường thiệt hại, thời hiệu khởi kiện bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng và áp dụng Điều 619 BLDS năm 2005 về bồi thường thiệt hại do cán bộ,
công chức gây ra. Qua đó, chúng ta có thể thấy rằng, về luật áp dụng giải quyết
vụ án yêu cầu bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng, Tòa án xác định
áp dụng các quy định của BLDS năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng. Và trong trường hợp này, công chứng viên công tác tại Phòng công chứng
cho nên Toà án xác định áp dụng quy định về bồi thường thiệt hại do cán bộ,
công chứng gây ra. Quan hệ bồi thường là bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Đối tượng bị khởi kiện là Phòng công chứng số 1 tỉnh Tiền Giang; hành vi gây
thiệt hại là do công chứng viên – viên chức thuộc Phòng công chứng số 1 gây ra
cho nên áp dụng quy định về bồi thường thiệt hại do cán bộ, công chức gây ra.
Vụ việc thứ hai: Bản án dân sự sơ thẩm số 58/2012/DSST ngày
30/12/2012 của Tòa án nhân dân huyện Cái Răng [69] và Bản án dân sự phúc
thẩm số 95/2013/DSPT ngày 28/6/2013 của Tòa án nhân dân thành phố Cần
Thơ [70], nội dung chủ yếu như sau: Ngày 02/10/2010, Văn phòng công

103
chứng Cần Thơ công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa
bên chuyển nhượng là ông Hưng với bên nhận chuyển nhượng là bà Hà. Đối
tượng của hợp đồng là quyền sử dụng đất có diện tích 4.377,6m2 đất đã được
UBND huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất ngày 29/10/2008 cho ông Hưng. Giá chuyển nhượng là 300.000.000
đồng, các bên thanh toán đủ tiền cho nhau. Sau đó, bà Hà làm thủ tục đăng ký
quyền sử dụng đất tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Thới Lai
thì mới phát hiện bên chuyển nhượng đã làm giả giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất qua mặt công chứng viên. Sau khi xảy ra sự việc, bà Hà đã tố cáo,
các cơ quan tiến hành tố tụng đã điều tra và đưa ra xét xử đối với các bị cáo
Hưng, Hoa, Lộc, Hiệp về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Bản án hình sự
sơ thẩm số 14/2013/HSST ngày 8/3/2013 của Tòa án nhân dân quận Cái
Răng, nhưng đang bị kháng cáo chờ xét xử phúc thẩm.
Trong khi vụ án chưa được xử lý xong, bà Hà lại khởi kiện trong vụ án
dân sự yêu cầu Văn phòng công chứng Cần Thơ bồi thường thiệt hại số tiền là
300.000.000 đồng do công chứng sai. Bản án dân sự sơ thẩm số
58/2012/DSST ngày 30/12/2012 của Tòa án nhân dân huyện Cái Răng chấp
nhận yêu cầu khởi kiện của bà Hà. Văn phòng công chứng Cần Thơ kháng
cáo Bản án sơ thẩm tới Tòa án có thẩm quyền. Bản án dân sự phúc thẩm số
95/2013/DSPT ngày 28/6/2013 của Tòa án nhân dân thành phố Cần Thơ nhận
định: Bản án sơ thẩm buộc Văn phòng công chứng Cần Thơ bồi thường số
tiền “bị chiếm đoạt” là không đúng vì số tiền 300.000.000 đồng không phải là
số tiền “bị thiệt hại” mà là số tiền bị chiếm đoạt. Theo quy định tại Điều 42
Bộ luật hình sự năm 1999 thì “Người phạm tội phải trả lại tài sản đã chiếm
đoạt cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, phải sửa chữa hoặc bồi
thường thiệt hại vật chất đã được xác định do hành vi phạm tội gây ra”. Trong
trường hợp này, sai sót trong hoạt động công chứng nêu trên là lỗi vô ý, nên
Văn phòng công chứng Cần Thơ cũng phải bồi thường thiệt hại theo phần

104
nhưng chỉ tính thiệt hại thực tế đối với thời gian bị chiếm dụng số tiền
300.000.000 đồng hoặc các khoản thiệt hại thực tế khác hợp lý chứ không thể
buộc bồi thường số tiền bị chiếm đoạt như án sơ thẩm đã tuyên. Theo đơn
khởi kiện và tại tòa sơ thẩm, bà Hà có yêu cầu tính lãi đối với số tiền bị chiếm
đoạt, có thể xem khoản lãi này là thiệt hại thực tế, nhưng do án sơ thẩm không
chấp nhận, bà Hà không kháng cáo, vì vậy theo quy định tại Điều 632 Bộ luật
tố tụng dân sự năm 2004 thì cấp phúc thẩm không xem xét vấn đề này. Do
vậy, Tòa phúc thẩm áp dụng Điều 263, khoản 2, Điều 275 Bộ luật tố tụng dân
sự năm 2004; áp dụng Điều 604, 605 BLDS năm 2005 tuyên xử: Chấp nhận
yêu cầu kháng cáo của ông Khánh, trưởng Văn phòng công chứng Cần Thơ;
sửa quyết định bản án sơ thẩm. Bác yêu cầu khởi kiện của bà Hà đòi Văn
phòng công chứng Cần Thơ bồi thường số tiền là 300.000.000 đồng (Ba trăm
triệu đồng). Bà Hà có quyền yêu cầu được hoàn trả tài sản đã bị chiếm đoạt
và đòi bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự sơ thẩm số 14/2013/HSST
ngày 8/3/2013 của Tòa án nhân dân quận Cái Răng, nhưng đang bị kháng cáo
chờ xét xử phúc thẩm.
Như vậy, trong vụ việc này, chúng ta thấy rõ thực trạng áp dụng pháp
luật để giải quyết bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng của Tòa án
cấp sơ thẩm và phúc thẩm hoàn toàn trái ngược nhau. Tòa sơ thẩm thì tuyên
buộc Văn phòng công chứng bồi thường số tiền 300.000.000 đồng, Tòa phúc
thẩm thì cho rằng số tiền đó là số tiền "bị chiếm đoạt" chứ không phải là số
tiền "bị thiệt hại" cho nên sửa quyết định sơ thẩm: Bác yêu cầu khởi kiện của
bà Hà đòi Văn phòng công chứng Cần Thơ bồi thường số tiền là 300.000.000
đồng (Ba trăm triệu đồng). Tòa án cho rằng chỉ tính thiệt hại thực tế đối với
thời gian bị chiếm dụng số tiền 300.000.000 đồng hoặc các thiệt hại thực tế
khác hợp lý chứ không thể bồi thường số tiền bị chiếm đoạt như án sơ thẩm
đã tuyên. Chúng ta có thể thấy rằng, việc xét xử của Tòa án cấp phúc thẩm là
hoàn toàn có căn cứ pháp lý, phù hợp với thực tiễn rất nhiều tổ chức, cá nhân

105
lợi dụng sự sơ hở của pháp luật, kẽ hở trong hoạt động công chứng; sử dụng
công nghệ làm giả mạo giấy tờ tinh vi mà mắt thường của Công chứng viên
thậm chí giám định viên hay chuyên gia giám định chữ ký, giấy tờ, tài liệu
cũng khó có thể phát hiện ra được. Đây là lỗi có chủ đích của một số tổ chức,
cá nhân nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, không có sự đồng phạm, cấu kết của
Công chứng viên. Về luật áp dụng chủ yếu, Tòa án đã áp dụng Điều 604,
Điều 605 BLDS năm 2005 về căn cứ phát sinh, nguyên tắc bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng để giải quyết bồi thường thiệt hại trong hoạt động công
chứng; áp dụng Điều 42 Bộ luật Hình sự năm 1999 để xác định tiền bị “chiếm
đoạt” khác với tiền bị “thiệt hại”. Tiền chiếm đoạt là số tiền do bị can, bị cáo
bằng hành vi lừa đảo, gian dối chiếm đoạt của người bị hại. Tiền bị thiệt hại là
các thiệt hại thực tế phát sinh do lỗi bất cẩn không có yếu tố hình sự trong
hoạt động công chứng gây thiệt hại cho bên bị thiệt hại.
Vụ việc thứ ba: Bản án số 48/2020/HS-PT ngày 19/02/2020 của Tòa
án nhân dân cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh [72], nội dung chính như sau:
Tại Bản án hình sự sơ thẩm số 434/2018/HS-ST ngày 16/11/2018, Tòa án
nhân dân thành phố Hồ Chí Minh [71] đã nhận định: Bị cáo Trần Văn Lắm đã
thực hiện hành vi đóng giả làm ông Trần Văn Dinh và thực hiện việc ký kết
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng thửa đất số 56 (địa chỉ xã Xuân
Thới Sơn, huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh) với ông Nguyễn Đông
Cung tại Văn phòng công chứng Lý Thị Như Hòa; qua đó đã chiếm đoạt của
ông Cung số tiền 1.200.000.000 đồng. Trong quá trình điều tra, cũng như tại
phiên tòa sơ thẩm và phiên tòa phúc thẩm, bị cáo Lắm cũng khai đã nhận số
tiền 1.200.000.000 đồng từ ông Cung. Trong hồ sơ vụ án không có tài liệu,
chứng cứ nào chứng minh Công chứng viên trong khi thực hiện việc công
chứng đã biết việc bị cáo Trần Văn Lắm thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt
1.200.000.000 đồng của ông Nguyễn Đông Cung hoặc đã có sự bàn bạc, cố ý
tạo điều kiện cho bị cáo Lắm thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tiền của

106
ông Cung. Do đó, cấp sơ thẩm đã xác định bị cáo Lắm phải chịu trách nhiệm
hình sự đối với số tiền là 1.200.000.000 đồng đã chiếm đoạt của bị hại, nên đã
quy kết bị cáo phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo điểm a, khoản 4,
Điều 139 Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009. Như vậy,
trong vụ án này, bị cáo Trần Văn Lắm là người đã thực hiện hành vi lừa đảo
chiếm đoạt của bị hại là ông Nguyễn Đông Cung số tiền 1.200.000.000 đồng.
Nên theo quy định tại khoản 1, Điều 48 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổ bổ
sung năm 2017 thì bị cáo Trần Văn Lắm phải có nghĩa vụ bồi thường toàn bộ
số tiền 1.200.000.000 đồng đã chiếm đoạt cho ông Cung; Văn phòng công
chứng Lý Thị Như Hòa không có nghĩa vụ liên đới trong việc bồi thường này.
Hội đồng xét xử phúc thẩm đã chấp nhận yêu cầu kháng cáo của Văn phòng
công chứng Lý Thị Như Hòa, sửa phần quyết định về trách nhiệm dân sự của
bản án sơ thẩm số 434/2018/HS-ST: Buộc bị cáo Trần Văn Lắm phải bồi
thường toàn bộ số tiền 1.200.000.000 đồng cho bị hại ông Nguyễn Đông
Cung. Qua đó, chúng ta có thể thấy vụ việc thứ ba này, Tòa án nhân dân cấp
cao tại thành phố Hồ Chí Minh đã áp dụng Điều 48 Bộ luật Hình sự năm 2015
được sửa đổi, bổ sung năm 2017 để xác định bị cáo Trần Văn Lắm đã “chiếm
đoạt” toàn bộ 1.200.000.000 đồng của ông Cung cho nên phải có nghĩa vụ bồi
thường toàn bộ giống với việc áp dụng luật trong vụ việc thứ hai ở trên.
Vụ việc thứ tƣ: Bản án số 07/2019/HS-ST ngày 27/04/2020 của Tòa
án nhân dân tỉnh Lâm Đồng [73] có nội dung chủ yếu như sau: Trong khoảng
thời gian từ ngày 10/09/2017 đến ngày 05/04/2018 bị cáo Trần Thị Thu Trang
sử dụng các xe ô tô đã thuê của các anh Dung, anh Lâm, bà My, anh Hiển,
anh Chương…cùng với các giấy đăng ký xe đã làm giả để cầm cố vay của bị
hại bà Nga 17 lần nhằm chiếm đoạt số tiền 9.300.000.000đ. Đến ngày
07/05/2018, bị cáo Trang sử dụng sổ đỏ giả số CD 532085 ngày 28/03/2018
do Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Lâm Đồng cấp, lập giấy bán đất chiếm
đoạt của bị hại Nga số tiền là 1.000.000.000đ. Tổng cộng bị cáo Trang đã

107
chiếm đoạt số tiền 10.300.000.000đ. Trong đó, có 15 trường hợp cho vay,
cầm cố xe được Văn phòng công chứng Vương Đình Hợp, tỉnh Lâm Đồng
công chứng Hợp đồng ủy quyền định đoạt từ bị cáo Thanh cho bị hại Nga,
qua đó bị cáo Thanh đã chiếm đoạt của bị cáo Thanh 7.600.000.000đ.
Tòa án nhận định rằng: Khi bị hại bà Nga cho bị cáo Trang vay thông
qua việc cầm cố xe ô tô, bị hại bà Nga tin tưởng chắc chắn rằng “văn bản
công chứng do Văn phòng công chứng Vương Đình Hợp” chứng thực được
bảo đảm. Tuy nhiên, công chứng viên không thực hiện đúng quy định tại
khoản 5, Điều 40 Luật Công chứng năm 2014 “về công chứng hợp đồng, giao
dịch đã được soạn thảo sẵn”. Bởi lẽ, theo tài liệu chứng cứ thu thập thể hiện
trên hệ thống dữ liệu công chứng tỉnh Lâm Đồng thể hiện các xe ô tô đều
được thế chấp cho Ngân hàng, khi giao dịch cầm cố cho bị hại bà Nga chỉ
khác nhau về tên chủ sở hữu, số seri, còn lại các thông tin khác như số máy,
số khung, màu sơn, biển kiểm soát trùng nhau. Đáng lẽ trước khi công chứng
cầm cố, công chứng viên phải xem xét liên quan đến việc đăng ký xóa thế
chấp, mua bán và thuộc trường hợp “hồ sơ yêu cầu công chứng có vấn đề
chưa rõ thì đề nghị người yêu cầu công chứng làm rõ hoặc theo đề nghị của
người yêu cầu công chứng, để tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định;
trường hợp không làm rõ được thì từ chối công chứng”. Do vậy, căn cứ khoản
1, Điều 38; khoản 5 Điều 40 Luật Công chứng năm 2014; Điều 291, 597 của
BLDS năm 2015; buộc Văn phòng công chứng Vương Đình Hợp và bị cáo
Trần Thị Thu Trang có trách nhiệm liên đới bồi thường cho bị hại bà Nga số
tiền là 7.600.000.000đ. Trong trường hợp Văn phòng công chứng thực hiện
xong bồi thường, giữa Văn phòng công chứng, bị cáo Trang và công chứng
viên thỏa thuận hoàn trả, nếu có tranh chấp thực hiện quyền khởi kiện tại Tòa
án theo thủ tục Tố tụng dân sự.
Như vậy, trong vụ án này, Tòa án căn cứ khoản 1, Điều 38; khoản 5
Điều 40 Luật Công chứng năm 2014; Điều 291, 597 của BLDS năm 2015 để

108
xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng. Điều
đáng chú ý rằng, Tòa án không căn cứ vào Điều 48 Bộ luật Hình sự năm 2015
được sửa đổi, bổ sung năm 2017 về “trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường
thiệt hại; buộc công khai xin lỗi” để xác định bị cáo Trang phải trả lại tài sản
đã chiếm đoạt cho chủ sở hữu như cách xác định của Tòa án trong vụ việc thứ
nhất, thứ hai và thứ ba nêu trên. Luật áp dụng để giải quyết bồi thường thiệt
hại trong trường hợp này là Luật Công chứng năm 2014 và BLDS năm 2015.
Vụ việc thứ năm: Bản án số 15/2020/DS-ST ngày 16/04/2020 của Tòa
án nhân dân quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ [74] về việc yêu cầu tuyên
bố văn bản công chứng vô hiệu và bồi thường thiệt hại, nội dung chủ yếu như
sau: Ngày 04/12/2008, nguyên đơn ông Phạm Văn H có ký kết hợp đồng để
nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ ông Ngô Văn S và bà Đỗ Thị Thu
V đối với hai thửa đất số 125,725, tờ bản đồ số 09, có tổng diện tích 2700m2,
loại đất ĐM + T, theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 000119 do
UBND huyện Châu Thành, tỉnh Cần Thơ (cũ) cấp ngày 30/05/1995 đứng tên
ông Ngô Văn S, đất tọa lạc tại ấp Trường Thắng, xã Trường Long, huyện
Châu Thành, tỉnh Cần Thơ (cũ). Cùng ngày 04/12/2008, nguyên đơn ông
Phạm Văn H có ký kết hợp đồng để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất
từ ông Nguyễn Thanh T và bà Lê Thị H và bà Nguyễn Thị Hồng T đối với ba
thửa đất số 290,265,266, tờ bản đồ số 09, có tổng diện tích 5820m2, loại đất
2L +ĐM+ T, theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 000115 do UBND
huyện Châu Thành, tỉnh Cần Thơ (cũ) cấp ngày 28/06/1997 đứng tên hộ ông
Nguyễn Thanh T, đất tọa lạc tại ấp Trường Thắng, xã Trường Long, huyện
Châu Thành, tỉnh Cần Thơ (cũ). Cả hai hợp đồng chuyển nhượng quyền sử
dụng đất nêu trên được Văn phòng công chứng h, thành phố Cần Thơ công
chứng vào ngày 04/12/2008.
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 37 Luật Công chứng năm 2006:
“Công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng có thẩm quyền công

109
chứng các hợp đồng, giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở…” và
hiện nay theo quy định tại Điều 42 Luật Công chứng năm 2014 vẫn quy định
tương tự. Đối chiếu với quy định này, thấy rằng tại thời điểm Văn phòng công
chứng công chứng hai hợp đồng về bất động sản nêu trên cho các đương sự
thì quyền sử dụng đất này theo địa giới hành chính thuộc tỉnh Hậu Giang, do
đó việc công chứng này là trái pháp luật. Ngoài ra, theo ông Ngô Văn Ph trình
bày việc ký tên vào hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là do ông và
vợ là bà Nguyễn Thị Yến L ký thay cho ông Ngô Văn S và bà Đỗ Thị Thu V
là cũng vi phạm Điều 41 Luật Công chứng năm 2006, nay là Điều 48 Luật
Công chứng năm 2014. Về luật nội dung áp dụng để giải quyết, căn cứ các
hợp đồng mà các bên đã ký kết trước ngày BLDS năm 2015 có hiệu lực. Căn
cứ theo quy định của BLDS năm 2005 quy định về giao dịch dân sự so với
các quy định của BLDS năm 2015 có những điểm khác nhau, nên căn cứ
Khoản 1, Điều 688 BLDS năm 2015 thì áp dụng quy định của BLDS năm
2005 để giải quyết. Căn cứ Điều 122, Điều 128 BLDS năm 2005 tuyên bố 02
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã được công chứng nêu trên vô
hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật.
Về yêu cầu bồi thường thiệt hại của nguyên đơn trong giao dịch dân sự
vô hiệu, Hội đồng xét xử nhận định việc dẫn đến giao dịch dân sự vô hiệu nêu
trên là có lỗi của Văn phòng công chứng h là có hành vi trái pháp luật, thực
hiện không đúng thẩm quyền công chứng theo Luật Công chứng và có lỗi của
ông Phú và bà Lan đã ký tên thay trong hợp đồng sang cho ông Sang và bà
Vân. Tuy nhiên, về thiệt hại thực tế mà nguyên đơn yêu cầu bị đơn phải bồi
thường 160.000.000 đồng, mà nguyên đơn cho rằng đã trả tiền chuyển
nhượng quyền sử dụng đất đối với hai hợp đồng chuyển nhượng nêu trên. Xét
thấy căn cứ Khoản 3, Điều 2 của hai hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng
đất được Văn phòng công chứng h công chứng có nêu “việc thanh toán số tiền

110
nêu tại khoản 1 Điều này do hai bên tự thực hiện và chịu trách nhiệm trước
pháp luật”. Do đó, thấy rằng việc giao nhận tiền là ngoài sự chứng kiến của
công chứng viên. Bên chuyển nhượng cho rằng chưa nhận được tiền từ
nguyên đơn, ngoài chứng cứ là các hợp đồng chuyển nhượng nêu trên,
nguyên đơn không có chứng cứ gì khác thể hiện đã giao số tiền 160.000.000
đồng cho người chuyển nhượng đất. Do đó, chưa đủ cơ sở xác định là nguyên
đơn có thiệt hại thực tế xảy ra, nên chưa đủ căn cứ để yêu cầu bồi thường.
Trong vụ việc trên, Tòa án đã căn cứ vào các quy định của BLDS tại
thời điểm xác lập giao dịch (Điều 121, Điều 122, Điều 124, Điều 127, Điều
128, Điều 137 BLDS năm 2005) và các quy định tại Luật Công chứng năm
2006 (Khoản 1, Điều 37, Điều 41, Điều 45, Điều 64) để tuyên bố văn bản
công chứng vô hiệu và giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại. Khi thiệt hại
thực tế không xảy ra, sẽ không đặt ra vấn đề bồi thường thiệt hại trong hoạt
động công chứng.
Qua các vụ việc đã được đưa ra xét xử cho thấy, thiệt hại trong hoạt
động công chứng thường bắt nguồn từ thủ đoạn giả mạo giấy tờ, giả mạo chủ
thể bằng những thủ đoạn rất tinh vi, ngày càng có xu hướng gia tăng. Hiện
nay, chưa số liệu thống kê các vụ việc giả mạo trong hoạt động công chứng
trên địa bàn toàn quốc qua các năm. Tuy nhiên, riêng tại địa bàn Thành phố
Hồ Chí Minh, theo số liệu tại Hội nghị về “Giả mạo trong hoạt động công
chứng, chứng thực” đã được tổ chức vào năm 2015 và 2017 tại Sở Tư pháp
TPHCM [29]. Hội nghị năm 2015 tọa đàm về “Tình trạng giả mạo trong hoạt
động công chứng và văn bản công chứng vô hiệu”; Hội nghị năm 2017 bàn
về “các giải pháp phòng ngừa, xử lý tình trạng giả mạo trong hoạt động công
chứng, chứng thực”, theo đó:
Sở Tư pháp TP.HCM, năm 2016 và 4 tháng đầu năm 2017, các tổ chức
hành nghề công chứng trên địa bàn Thành phố đã phát hiện 44 trường hợp giả
mạo (chủ yếu là giả mạo giấy tờ), Sở Tư pháp đã tiến hành xử phạt vi phạm

111
hành chính 15 vụ việc đối với hành vi sử dụng giấy tờ giả hoặc mạo danh chủ
thể để tiến hành công chứng với tổng số tiền phạt là 48 triệu đồng, chuyển cho
cơ quan công an xử lý 06 vụ việc giả mạo.
Công an TP.HCM, trong hai năm 2016 & 2017, Công an Thành phố đã
tiếp nhận tổng cộng 67 tin báo về hành vi sử dụng, làm giả giấy tờ, mạo danh
chủ thể thực hiện thủ tục công chứng, chứng thực. Trong đó có 08 tin báo về
tội phạm được phát hiện do bắt quả tang, 21 tin báo không có đối tượng (do
người dân, kể cả cơ quan công chứng không kịp thời báo tin cho Cơ quan
Công an ngay khi phát hiện hành vi nghi vấn, nhất là các trường hợp phạm tội
quả tang mà Luật Tố tụng Hình sự quy định mọi công dân đều có quyền bắt
giữ), 38 tin báo về các trường hợp dùng giấy tờ giả đã công chứng trót lọt
(được phát hiện qua kết quả giám định).
Cũng trong khoảng thời gian này, Công an Thành phố mà cụ thể là
Phòng Kỹ thuật hình sự đã tiếp nhận và thực hiện giám định tổng cộng 65
trường hợp đối với chữ viết, dấu vân tay, hình dấu qua các tin báo về hành vi
sử dụng, làm giả giấy tờ, mạo danh chủ thể thực hiện thủ tục công chứng,
chứng thực. Trong đó có 60 trường hợp là trưng cầu của Cơ quan điều tra
trong quá trình điều tra, xác minh tin báo về tội phạm, 05 trường hợp là trưng
cầu của Tòa án gồm tòa án nhân dân Thành phố, tòa án nhân dân quận Thủ
Đức, quận 6, quận 9 và huyện Cần Giờ trong quá trình thụ lý, giải quyết các
vụ án dân sự, không có trường hợp nào theo yêu cầu của cơ quan công chứng,
chứng thực. Kết quả giám định kết luận được 38 trường hợp mẫu cần giám
định khác với mẫu thật so sánh (là giấy tờ giả mạo), 18 trường hợp mẫu cần
giám định giống với mẫu thật so sánh (là giấy tờ thật), 09 trường hợp đang
thực hiện giám định do thiếu mẫu so sánh hoặc mẫu cần giám định không đủ
điều kiện để giám định (chữ viết in hoa, dấu vân tay không rõ nét hoặc là bản
photo, hình dấu đóng mờ và nhòe…).

112
Tòa án nhân dân TP.HCM, từ ngày 01/10/2014 đến 30/6/2017: Toà án
nhân dân 24 quận, huyện thụ lý 169 vụ trong đó 36 vụ do giả chủ thể hoặc giả
giấy tờ; Toà án nhân dân TP. HCM thụ lý sơ thẩm và phúc thẩm 58 vụ trong
đó có hai vụ giả giấy tờ hoặc chủ thể gồm 1 vụ sơ thẩm và 1 vụ phúc thẩm.
Hiện nay, tình trạng giả mạo giấy tờ, giả mạo người khác thực hiện các
thủ tục công chứng, chứng thực đang là vấn đề nghiêm trọng không những
xảy ra ở thành phố Hồ Chí Minh mà còn ở các tỉnh, thành phố khác trên cả
nước bằng những thủ đoạn phức tạp và ngày càng tinh vi. Số lượng vụ việc
phát hiện hoặc tiềm ẩn dấu hiệu giả mạo ngày càng tăng với thủ đoạn thực
hiện ngày càng tinh vi, phức tạp đã gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh
trật tự xã hội, tạo tâm lý lo lắng, bất an cho công chức, công chứng viên, tổ
chức hành nghề công chứng, cơ quan thực hiện chứng thực, doanh nghiệp,
người dân và tác động tiêu cực đến việc bảo đảm an toàn pháp lý trong các
giao dịch, giải quyết thủ tục hành chính.
Thực trạng trên đây đã gây nên tâm lý “phẫn nộ” “ bất an” cho những
người tham gia giao dịch và trở thành “vấn nạn” “ám ảnh”đối với tổ chức
hành nghề Công chứng cũng như của Công chứng viên” và cần được quan
tâm, tháo gỡ.
3.2.2. Những kết quả đạt được và những hạn chế, bất cập khi thực
hiện các quy định pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt
động công chứng và nguyên nhân
3.2.2.1. Những kết quả đạt được
Một là, theo thống kê tính đến thời điểm ngày 31/12/2019, hầu hết các
văn bản công chứng đều bảo đảm an toàn pháp lý. Số lượng vụ việc phải bồi
thường thiệt hại cho người yêu cầu công chứng chiếm tỷ lệ khá thấp. Trong số
24 tỷ việc chỉ có khoảng hơn 2,4 nghìn văn bản công chứng bị khởi kiện ra
Toà án (chiếm tỷ khoảng 0,000001%) và chỉ có một số văn bản công chứng bị
Toà án tuyên phải bồi thường. Tổng số tiền bồi thường thiệt hại cho người

113
yêu cầu công chứng khoảng hơn 12 tỷ đồng [37]. Tuy nhiên, việc bồi thường
trong hoạt động công chứng như đã phân tích ở trên không xảy ra ngay trong
thời hạn ngắn mà có thể sau 5 năm mới phát sinh tranh chấp và có xu hướng
ngày càng gia tăng như đã phân tích ở trên. Vì vậy, kết quả đạt được nhưng
chúng ta không được chủ quan, lơ là nhất là trong bối cảnh khung pháp lý
điều chỉnh về bồi thường thiệt hại trong công chứng ở nước ta còn nhiều bất
cập, vướng mắc.
Hai là, thực trạng thực hiện pháp luật về bồi thường trong hoạt động
công chứng góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại.
Các vụ án bồi thường thiệt hại trong công chứng đã cho thấy quá trình áp
dụng pháp luật để giải quyết vụ án liên quan tới bồi thường trong hoạt động
công chứng của Tòa án xuất phát từ nền tảng pháp luật nội dung về bồi
thường thiệt hại, xác định thiệt hại, xác định lỗi, nguyên lý chung về bồi
thường thiệt hại và có xem xét đến Luật chuyên ngành để giải quyết. Kết quả
giải quyết các vụ án cũng sẽ góp phần đảm bảo công bằng xã hội, làm cho
hoạt động công chứng được đi đúng hướng, phù hợp với chủ trương của Đảng
và Nhà nước về xã hội hóa hoạt động công chứng, qua đó thúc đẩy nền kinh
tế ổn định phát triển, giảm thiểu đáng kể các tranh chấp phát sinh trong các
giao dịch dân sự, kinh tế.
Ba là, thực trạng thực hiện pháp luật về bồi thường thiệt hại trong hoạt
động công chứng góp phần đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức,
cá nhân có yêu cầu công chứng và các chủ thể khác có quyền, lợi ích hợp
pháp bị thiệt hại từ hoạt động công chứng. Việc giải quyết bồi thường có ý
nghĩa to lớn trong khắc phục hậu quả xảy ra, đảm bảo bồi thường trong hoạt
động công chứng sớm được bồi thường “toàn bộ và kịp thời”. Qua đó, tạo
niềm tin cho các chủ thể khi sử dụng dịch vụ công chứng, nâng cao uy tín,
trách nhiệm nghề nghiệp đối với vị trí, vai trò của công chứng ở Việt Nam và
dần dần tiệm cận với nền công chứng phát triển trên thế giới.

114
3.2.2.2. Những hạn chế, bất cập
Thứ nhất, các quy định về chủ thể thực hiện trách nhiệm bồi thường
thiệt hại trong hoạt động công chứng còn nhiều bất cập do có sự tồn tại song
hành giữa Phòng công chứng (đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp)
và Văn phòng công chứng (hoạt động theo mô hình công ty hợp danh có hai
công chứng viên hợp danh trở lên thành lập) kéo theo các chủ thể tiến hành
hoạt động công chứng trong hai cơ quan trên chịu sự điều chỉnh của pháp luật
cũng có nhiều điểm khác nhau và chưa thống nhất. Trách nhiệm bồi thường là
liên đới hay riêng rẽ, trong hay ngoài hợp đồng vẫn còn chưa được quy định
rõ ràng, thống nhất. Các quy định về nguyên tắc và phương thức thực hiện
TNBTTH trong hoạt động công chứng vì thế mà chưa được quy định rõ ràng,
dẫn tới nhiều quan điểm áp dụng pháp luật khác nhau.
Thứ hai, căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại, nguồn kinh
phí bồi thường của các chủ thể tiến hành hoạt động công chứng gây thiệt hại
nêu trên cũng còn nhiều quan điểm trái chiều. Căn cứ phát sinh trách nhiệm
bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng về lý luận và thực tiễn phải
tách bạch và cần phân biệt được với các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng và các lĩnh vực khác. Các chủ thể tiến hành
hoạt động công chứng tại Phòng công chứng họ là viên chức, người lao động
khi gây thiệt hại thì áp dụng Luật Công chứng hay áp dụng Luật TNBTCNN
năm 2017, Luật viên chức năm 2010, BLDS để giải quyết vẫn còn nhiều quan
điểm trái chiều như đã phân tích ở trên. Trong khi đó, các chủ thể tiến hành
hoạt động công chứng công tác tại Văn phòng công chứng khi gây thiệt hại thì
áp dụng các quy định về Luật Công chứng, BLDS để giải quyết. Chủ thể có
trách nhiệm bồi thường thiệt hại là tổ chức hành nghề công chứng, cá nhân
công chứng viên, nhân viên hay người phiên dịch của tổ chức hành nghề công
chứng hay tổ chức doanh nghiệp bảo hiểm. Hiện tại, Luật Công chứng chưa
có điều khoản trực tiếp quy định về các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi

115
thường thiệt hại trong hoạt động công chứng gây ra nhiều cách hiểu và áp
dụng khác nhau như đã phân tích ở phần trên.
Thứ ba, về nguồn kinh phí bồi thường cũng đang có rất nhiều bất cập
như Phòng công chứng nộp ngân sách nhà nước phí công chứng theo quy
định (chỉ giữ một tỉ lệ nhất định để hoạt động và duy trì bộ máy) khi xảy ra
thiệt hại nếu nhà nước không có trách nhiệm bồi thường theo LTNBTCNN
năm 2017 thì thiệt hại đó sẽ lấy kinh phí bồi thường ở đâu là câu hỏi chưa có
lời đáp như đã phân tích ở trên. Trong khi, tài sản của các tổ chức hành nghề công
chứng dường như không đáng kể (chỉ là những cơ sở vật chất văn phòng, thậm chí
đi thuê, đi mượn trụ sở) giả sử thiệt hại không được bảo hiểm hoặc bảo hiểm
không đủ để bồi thường thì thiệt hại sẽ không có kinh phí để bồi thường.
Thứ tư, việc áp dụng pháp luật của Tòa án khi giải quyết bồi thường
còn chưa thống nhất trên toàn quốc, cùng là một quan hệ pháp luật nhưng mỗi
Tòa án có cách áp dụng pháp luật khác nhau. Điều này, không những ảnh
hưởng tới quyền và lợi ích người khởi kiện mà còn gây hoang mang, lo lắng
cho các chủ thể tiến hành hoạt động công chứng. Bất cập trong việc xác định
trách nhiệm bồi thường thiệt hại là “những vụ án gần đây liên quan đến giấy tờ
giả phía tòa án có xu hướng quy trách nhiệm lỗi cho công chứng viên”. Việc
này, theo quan điểm của nghiên cứu sinh, thì Luật Công chứng quy định người
yêu cầu công chứng phải chịu trách nhiệm về tính hợp pháp và tính chính xác
của các giấy tờ đem đến công chứng. Theo Điều 46 của Luật Công chứng năm
2014, thì lời chứng của Công chứng viên phải bảo đảm các nội dung như chứng
nhận người tham gia hợp đồng, giao dịch hoàn toàn tự nguyện, có năng lực
hành vi dân sự; mục đích, nội dung của hợp đồng, giao dịch không vi phạm
pháp luật, không trái đạo đức xã hội; chữ ký hoặc dấu điểm chỉ trong hợp đồng,
giao dịch đúng là chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của người tham gia hợp đồng, giao
dịch. Trách nhiệm khá rõ ràng, nếu Công chứng viên cố tình làm sai để trục lợi
thì xử lý hình sự, vô ý thì phải bồi thường thiệt hại, còn Công chứng viên không

116
có lỗi mà bị xử lý kỷ luật hoặc yêu cầu bồi thường là vượt quá khả năng. Việc
xác định có hay không lỗi của các chủ thể tiến hành hoạt động công chứng đã
làm hết nghĩa vụ cẩn trọng, cần thiết, không vi phạm pháp luật, quy tắc đạo đức
hành nghề công chứng thì cần làm rõ hơn. Yêu cầu Công chứng viên chịu trách
nhiệm đối với giấy tờ do khách hàng mang đến là đồng nghĩa với việc mỗi ngày
công chứng viên ký bao nhiêu hồ sơ thì đối mặt với bấy nhiêu nguy cơ bị bồi
thường, bị kỷ luật. Tòa án nhân dân tối cao cần ban hành Nghị quyết hướng
dẫn áp dụng pháp luật khi giải quyết tranh chấp bồi thường thiệt hại trong
công chứng, sớm ban hành án lệ để Tòa án các cấp thống nhất áp dụng pháp
luật về vấn đề này.
3.2.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập
Thứ nhất, những quy định của pháp luật về TNBTTH trong hoạt động
công chứng còn thiếu đồng nhất, thiếu rõ ràng. Cụ thể như những quy định về
căn cứ phát sinh TNBTTH, về chủ thể có nghĩa vụ thực hiện TNBT, về
nguyên tắc và phương thức thực hiện TNBTTH trong hoạt động công chứng
còn chưa được minh thị và cụ thể hoá thành các điều khoản trong Luật Công
chứng. Điều này dẫn đến việc áp dụng pháp luật sẽ phát sinh nhiều quan điểm
khác nhau trên cả phương diện lý luận và thực tiễn.
Thứ hai, công tác quản lý nhà nước đối với tổ chức và hoạt động công
chứng đặc biệt là việc thanh kiểm tra, xử lý vi phạm trong công chứng còn
chưa nghiêm. Tình trạng các tổ chức hành nghề công chứng thành lập ồ ạt,
thiếu trọng tâm, trọng điểm, không phù hợp với việc xã hội hoá hoạt động
công chứng đúng vùng, đúng điểm. Đâu đó vẫn còn tình trạng cả nể khi xử lý
vi phạm, tình trạng đầu tư các văn phòng công chứng của chính cán bộ, công
chức trong cơ quan quản lý nhà nước về công chứng khiến cho công tác xử lý
vi phạm không được công bằng, chưa đẩy lùi được nguy cơ rủi ro trong công
chứng. Và điều này, Bộ Tư pháp cần sớm có biện pháp quán triệt, đẩy lùi để
hoạt động công chứng được xã hội hoá và phát triển đúng hướng.

117
Thứ ba, trách nhiệm tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công
chứng viên trong việc giám sát hoạt động hành nghề của các công chứng viên
còn mờ nhạt. Và đặc biệt việc tham gia lấy ý kiến của Hiệp hội công chứng,
Hội công chứng viên cấp tỉnh trong đề án thành lập tổ chức hành nghề công
chứng chưa được luật hoá. Điều này dễ dẫn tới cơ chế xin, cho, không đáp
ứng yêu cầu thành lập tổ chức hành nghề công chứng ở nơi thực sự thiếu,
thiếu sự tham gia, giám sát, chấm tiêu chí thành lập Văn phòng công chứng
của Hiệp hội công chứng, Hội công chứng viên thậm chí đại diện một số tổ
chức hành nghề công chứng ở địa phương. Mặt khác, Bộ Tư pháp cần phải
ban hành Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng mới thay thế cho Thông tư
số 11/2012/TT-BTP về quy tắc đạo đức hành nghề công chứng; kịp thời phát
hiện các tiêu cực trong hành nghề công chứng, kiên quyết đấu tranh với các
hành vi vi phạm, ứng xử không đúng Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng.
Xử lý nghiêm các hội viên vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức hành nghề
công chứng hoặc kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý các cá nhân, tổ
chức có hành vi vi phạm pháp luật về công chứng theo quy định của pháp luật và
Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam. Cần chú trọng nâng cao đạo đức
hành nghề và chất lượng công chứng viên. Qua đó sẽ nâng cao được chất lượng
của văn bản công chứng, giảm thiểu công chứng sai dẫn tới phải bồi thường
trong công chứng.
Thứ tư, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động công chứng còn
chậm và thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu của việc xây dựng Chính phủ
điện tử và Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Chưa hoàn chỉnh việc xây dựng
cơ sở dữ liệu công chứng theo quy định của Luật Công chứng để phục vụ hoạt
động công chứng, đảm bảo chia sẻ và kết nối thông tin công chứng với các
ngành, lĩnh vực khác có liên quan. Kế hoạch triển khai, hướng dẫn việc kết
nối, chia sẻ dữ liệu về đất đai, nhà ở, doanh nghiệp, dân cư với cơ sở dữ liệu
công chứng bảo đảm việc kết nối liên thông giữa các Sở tài nguyên và môi

118
trường, cơ sở dữ liệu về hình ảnh, vân tay của chủ sở hữu, sử dụng của Công
an…có liên quan với các tổ chức hành nghề công chứng chưa được tiến hành.
Thực tiễn cho thấy, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động công
chứng sẽ đẩy lùi được tình trạng giả mạo hồ sơ, giả mạo chủ thể qua mắt công
chứng viên gây thiệt hại cho các bên.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Những kết quả nghiên cứu thực trạng pháp luật Việt Nam về trách
nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng và thực tiễn thực hiện
ở chương 3 của Luận án, tác giả Luận án rút ra một số kết luận như sau:
1. Mặc dù có sự không thống nhất giữa các quy định của pháp luật liên
quan đến căn cứ phát sinh TNBTTH trong hoạt động công chứng nhưng tác
giả luận án đã phân tích và chỉ ra rằng, TNBTTH trong hoạt động công chứng
bao gồm các yếu tố cấu thành: (i) Có thiệt hại thực tế xảy ra; (ii) Có lỗi của
người gây thiệt hại; (iii) Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật; (iv) Có
mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật.
2. Tác giả luận án cũng phân tích và chỉ ra rằng, chủ thể có quyền yêu
cầu BTTH trong hoạt động công chứng bao gồm: Người yêu cầu công chứng
và các cá nhân, tổ chức bị thiệt hại. Và đặc biệt, với thiệt hại gây ra cho người
yêu cầu công chứng được coi như thiệt hại trong hợp đồng (do công chứng là
hoạt động dịch vụ công như thực hiện hợp đồng dịch vụ) còn với thiệt hại gây
ra cho cá nhân, tổ chức khác là thiệt hại ngoài hợp đồng. Việc phân biệt này
có ý nghĩa trong xác định các quy phạm pháp luật điều chỉnh khi có thiệt hại
xảy ra cho bên bị thiệt hại.
3. Tác giả luận án cũng lập luận và làm rõ chủ thể thực hiện TNBTTH
là tổ chức hành nghề công chứng, công chứng viên, nhân viên, người phiên
dịch của tổ chức hành nghề công chứng. Các quy định về nguyên tắc và
phương thức bồi thường cũng được tác giả phân tích và chỉ ra trong chương 3
của Luận án. Và đặc biệt, tác giả cho rằng TNBTTH trong hoạt động công

119
chứng nên áp dụng trách nhiệm liên đới giữa các chủ thể có nghĩa vụ BTTH
nhằm đảm bảo quyền lợi của bên bị thiệt hại và tương thích với các quy định
của BLDS và luật khác liên quan.
4. Hiện nay, khi xã hội hóa hoạt động công chứng, bên cạnh những
thành tựu đã đạt được, trong bối cảnh các thông tin cơ sở dữ liệu về tài sản
giao dịch, về mã định danh cá nhân, về tình trạng nhân thân của một người
chưa được minh bạch hóa, đồng bộ hóa như các nước có nền công chứng phát
triển trên thế giới. Tình trạng giấy tờ, văn bản không khớp nhau, công chứng
viên khi xác định tính xác thực, tính hợp pháp chủ yếu dựa trên thao tác thủ
công bằng mắt thường, kinh nghiệm nghề nghiệp; lợi dụng kẽ hở đó, nhiều
đối tượng đã làm giả hồ sơ, giấy tờ để được công chứng gây thiệt hại cho
người khác, gây ra tình trạng tranh chấp kéo dài, gia tăng, bất an cho các quan
hệ kinh tế, dân sự. Qua thực tiễn nghiên cứu các bản án của Tòa trong chương
3 của Luận án đã minh chứng điều đó. Đặc biệt, thông qua những bản án
chúng ta nhận thấy công tác thực hiện pháp luật, áp dụng pháp luật về bồi
thường thiệt hại trong hoạt động công chứng cũng có nhiều điểm khác biệt
nhau trong chính các cơ quan Tòa án. Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm khi nhìn
nhận, áp dụng pháp luật để giải quyết bồi thường thiệt hại trong hoạt động
công chứng cũng chưa thống nhất. Thậm chí, đối những vụ án tương tự về
tính chất, quan hệ pháp luật, việc xác định tiền bị chiếm đoạt với tiền bị bồi
thường, xác định người phạm tội chịu trách nhiệm bồi thường hay tổ chức
hành nghề công chứng chịu trách nhiệm bồi thường cũng rất khác nhau đối
với mỗi Tòa án tại các nơi khác nhau.
Có thể thấy rằng, Chương này đã phân tích, đánh giá và chỉ ra những
điểm bất hợp lý trong việc giải quyết các vụ việc có liên quan TNBTTH trong
hoạt động công chứng. Những phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật và
thực tiễn thực hiện pháp luật ở Chương 3 là cơ sở quan trọng để tác giả xây
dựng các kiến nghị hoàn thiện pháp luật và giải pháp nâng cao hiệu quả thực
hiện pháp luật ở Chương 4 của luận án.

120
Chƣơng 4
ĐỊNH HƢỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG
CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI
THƢỜNG THIỆT HẠI TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG

4.1. Định hƣớng hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm bồi thƣờng
thiệt hại trong hoạt động công chứng
4.1.1.Hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường trong hoạt
động công chứng nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các bên
Công chứng là một nghề cao quý, bởi hoạt động công chứng bảo đảm
tính an toàn pháp lý, ngăn ngừa tranh chấp, giảm thiểu rủi ro cho các hợp
đồng, giao dịch, qua đó bảo vệ quyền, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích
hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Công chứng viên là người được Bộ Tư pháp
bổ nhiệm để chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của các giao dịch kinh
tế dân sự mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc công chứng
theo yêu cầu của các bên. Điều đó có nghĩa là Nhà nước đã giao quyền, ủy
nhiệm cho Công chứng viên thực thi một phần quyền lực của Nhà nước; nộp
thuế cho nhà nước và thu phí, thù lao công chứng và được coi là một “dịch vụ
công”. Trong khi thi hành chức nghiệp của mình, Công chứng viên không
được phân biệt đối xử với người yêu cầu công chứng, không được nghiêng về
bên nào mà phải giữ vai trò trung gian phán xét tính hợp pháp, xác thực của
hợp đồng giao dịch. Vì lẽ đó, mà Công chứng viên ở các nước phát triển trên
thế giới được coi là những “Thẩm phán phòng ngừa” nhằm bảo vệ quyền, lợi
tính hợp pháp của các bên. Điều này khác hẳn so với Luật sư, khi Luật sư
tham gia bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho một bên thì sẽ làm tất cả trong
khuôn khổ pháp luật cho phép để bảo vệ tốt nhất cho bên đó, ngay cả khi bên
đó vi phạm pháp luật hay thường gọi là bảo vệ “thân chủ” của mình. Luật sư
hành nghề mang tính chất của một hoạt động dịch vụ pháp lý; thu phí, thù lao

121
Luật sư không bị giới hạn như việc thu phí, thù lao công chứng của Công
chứng viên và nộp thuế thu nhập từ hoạt động dịch vụ pháp lý của mình.
Về chế độ chịu trách nhiệm cũng vậy, Công chứng viên phải chịu trách
nhiệm trước pháp luật và người yêu cầu công chứng về văn bản do mình công
chứng. Hay nói cách khác, Công chứng viên phải gánh chịu những trách
nhiệm Hình sự, dân sự, hành chính, kỷ luật nếu công chứng sai gây thiệt hại
cho các bên. Đối với Luật sư, việc tư vấn pháp luật để cho đương sự lựa chọn,
không được hứa hẹn trước kết quả, trình bày quan điểm bảo vệ trước Tòa án
để Hội đồng xét xử xem xét; miễn sao có lợi cho “thân chủ” mình nhất và
dường như việc đó được giao kết trong bản Hợp đồng dịch vụ pháp lý với
thân chủ mà họ không phải gánh những trách nhiệm pháp lý nặng nề như
Công chứng viên. Thực tiễn cho thấy, việc phân biệt hoạt động Công chứng
với hoạt động Luật sư của công dân chưa được đúng với bản chất của từng
hoạt động, có tình trạng chính những nơi tư vấn luật lại treo biển “công
chứng- luật sư” gây nhầm lẫn giữa hoạt động “dịch vụ công” của Công chứng
viên với hoạt động “dịch vụ pháp lý” của Luật sư. Tính chất dịch vụ công của
hoạt động công chứng chi phối đến chức năng, nhiệm vụ của Công chứng
viên là phải đảm bảo quyền lợi ích của các bên tham gia giao dịch, phải là
trung gian, là “Thẩm phán phòng ngừa” chứ không được nghiêng về bên nào.
Hồ sơ công chứng được lưu trữ ít nhất trong vòng 20 năm để đảm bảo cung
cấp chứng cứ cho các bên, cho các cơ quan tiến hành tố tụng khi giải quyết
tranh chấp liên quan. Mặt khác, việc lưu trữ hồ sơ công chứng cũng chính là
căn cứ đánh giá việc công chứng có đúng hay sai, làm căn cứ để giải quyết
yêu cầu bồi thường thiệt hại, bảo đảm quyền lợi ích cho các bên nếu bị thiệt
hại. Chính vì những lý do nêu trên, cho nên Luật Công chứng năm 2014 đã có
một số điều khoản về trách nhiệm bồi thường, bồi hoàn trong hoạt động công
chứng nhưng vẫn còn nhiều bất cập, sơ sài cần phải được sửa đổi, bổ sung để
giải quyết yêu cầu bồi thường thường thiệt hại trong bối cảnh hiện nay.

122
4.1.2. Hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường trong hoạt
động công chứng nhằm thực hiện hiệu quả chủ trương xã hội hóa hoạt
động công chứng
Việc xã hội hóa hoạt động công chứng theo Luật Công chứng là bước
đột phá trong cải cách thủ tục hành chính ở nước ta và được người dân đồng
tình và hưởng ứng. Việc xã hội hóa hoạt động công chứng cũng phù hợp với
xu hướng Công chứng quốc tế mà Công chứng Việt Nam là thành viên.
Thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động công chứng cần “Hoàn
thiện chế định công chứng. Xác định rõ phạm vi của công chứng và chứng
thực, giá trị pháp lý của văn bản công chứng. Xây dựng mô hình quản lý nhà
nước về công chứng theo hướng Nhà nước chỉ tổ chức cơ quan công chứng
thích hợp; có bước đi phù hợp để từng bước xã hội hóa công việc này” là một
trong những nội dung mà Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/06/2005 của Bộ
Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Thực hiện chủ trương
này, tính đến năm 2019 [36] cả nước đã có tổng số 1003 tổ chức hành nghề
công chứng (trong đó có 133 Phòng công chứng và 870 Văn phòng công
chứng) với 2.418 Công chứng viên đang hành nghề; đã có 62/63 tỉnh, thành
phố (trừ Lai Châu) đã có Văn phòng công chứng (xem Báo cáo Chính trị Đại
hội thành lập Hiệp Hội Công chứng viên Việt Nam năm 2019).
Việc cho phép thành lập các Văn phòng công chứng (thay vì thành lập
thêm các Phòng công chứng), quy định bảo hiểm trách nhiệm nghề công
chứng sẽ cùng có trách nhiệm bồi thường nếu do hành vi bất cẩn công chứng
sai đã góp phần giảm bớt gánh nặng cho biên chế và ngân sách nhà nước, tăng
nguồn thu ngân sách của các địa phương, giải quyết công việc cho nhiều
người lao động, đồng thời tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, góp phần
nâng cao nghiệp vụ, chất lượng công chứng để phục vụ người dân là một nhu
cầu cấp thiết và một hướng đi đúng đắn. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển
nhanh về số lượng các tổ chức hành nghề công chứng kéo theo những hậu quả

123
của việc các tổ chức hành nghề công chứng cạnh tranh việc làm của nhau. Tình
trạng các tổ chức hành nghề công chứng ở vùng ngoại thành, vùng xa tổ chức
thành lập ra chỉ là có lệ sau đó lén lút mở các điểm giao dịch lúp bóng dưới các
công ty luật, sàn bất động sản… tại nội thành để cạnh tranh, giảm giá gây bức xúc
dư luận. Điều đó, làm cho chất lượng văn bản công chứng ngày có xu hướng đi
xuống, tiềm ẩn nguy cơ thiệt hại và bồi thường thiệt hại do công chứng sai gây ra.
Khoảng trống pháp luật về bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng còn
nhiều bất cập như trình bày tại chương 3 của Luận án này.
Chính vì những lý do nêu trên, quan điểm đổi mới, hoàn thiện pháp luật
về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong công chứng là làm sao xã hội hóa
hoạt động công chứng nhưng vẫn bảo đảm tính chuyên nghiệp, hiệu quả của
hoạt động công chứng. Nhiều tổ chức hành nghề công chứng ra đời nhưng vai
trò của quản lý nhà nước về công chứng phải hiệu quả, bao quát, điều chỉnh
được các tình huống phát sinh khi xã hội hóa hoạt động công chứng. Một mặt
xã hội hóa hoạt động công chứng nhưng phải bảo đảm hoạt động công chứng
tuân thủ quy định của pháp luật, bảo đảm quyền lợi của các bên vì công
chứng sai phải bồi thường. Nói cách khác, các quy phạm pháp luật giải quyết
vấn đề bồi thường thiệt hại phải triệt để, đầy đủ bảo đảm thiệt hại phải được
bồi thường toàn bộ và kịp thời trong bối cảnh xã hội hóa hoạt động công
chứng ở nước ta hiện nay.
4.1.3. Hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường trong hoạt động
công chứng nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trường ở nước ta
Hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt
động công chứng sẽ làm cho hoạt động công chứng có tác dụng tích cực đến
sự phát triển kinh tế - xã hội. Pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại
hoạt động công chứng được đồng bộ, hoàn thiện sẽ làm cho các chủ thể kinh
tế, cá nhân có nhu cầu công chứng an tâm trong việc thực hiện các yêu cầu
công chứng, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức được bảo đảm bằng

124
nhiều phương thức khác nhau, góp phần phòng ngừa vi phạm pháp luật, bảo đảm
trật tự, an toàn xã hội. Các tổ chức, cá nhân trong xã hội an yên khi tham gia
những giao dịch kinh tế, dân sự được công chứng và họ sẽ có nhiều thời gian chú
trọng nghiên cứu, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh mà mình đam mê,
theo đuổi. Từ đó, góp phần thúc đẩy các giao dịch kinh tế, dân sự ngày càng
phát triển, góp phần đẩy mạnh sự phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta.
Theo thống kê của Bộ Tư pháp, sau 05 năm triển khai thi hành Luật Công
chứng năm 2006, các tổ chức hành nghề công chứng trên cả nước đã công
chứng được 6.964.014 giao dịch; tổng số phí công chứng thu được là
2.577.497.852.000 đồng; tổng số thù lao công chứng thu được là
176.190.662.000 đồng; tổng số tiền nộp thuế và ngân sách nhà nước là
977.415.407.000 đồng. Sau 03 năm kể từ ngày 01/01/2015 đến hết tháng 6,
đầu tháng 07 năm 2017, các tổ chức hành nghề công chứng trên cả nước đã
công chứng được 11.031.916 giao dịch; tổng số phí công chứng thu được là
3.412.496.126.206 đồng; tổng số tiền nộp thuế và ngân sách nhà nước là
792.327.668.655 đồng [36]. Vị trí, vai trò của công chứng ngày càng được đề
cao và từng bước trở thành nhu cầu thiết yếu của người dân, doanh nghiệp. Số
lượng và tính chất giao dịch yêu cầu công chứng ngày càng tăng cao và đa
dạng. Trong 05 năm thi hành Luật Công chứng năm 2014, các tổ chức hành
nghề công chứng trên cả nước đã công chứng được hơn 24 tỷ việc; chứng
thực chữ ký trên giấy tờ, tài liệu, chứng thực bản sao từ bản chính được gần
39 triệu việc; tổng số phí công chứng thu được khoảng hơn 7 nghìn tỷ đồng;
phí chứng thực thu được khoảng gần 300 triệu đồng; tổng số thù lao công
chứng thu được hơn 1,1 nghìn tỷ đồng; tổng số tiền nộp thuế và nộp ngân
sách nhà nước khoảng hơn 1,4 trăm tỷ đồng [37].
Như vậy, tính trung bình ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố
Hồ Chí Minh hàng ngày có hàng nghìn giao dịch kinh tế, dân sự có giá trị lớn
được công chứng. Qua đó, chúng ta thấy rõ vai trò của công chứng đối với sự

125
phát triển của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay. Đảng và Nhà nước ta
luôn quan tâm và mong muốn các giao dịch kinh tế, dân sự ngày càng phát
triển, an toàn, có chất lượng và sự hiện diện của công chứng là một trong
những điều kiện cần thiết có thể đáp ứng được điều này. Các giao dịch tín
dụng, ngân hàng như thế chấp tàu bay, tàu biển, thế chấp dự án bất động
sản...có giá trị hàng nghìn tỷ đồng nếu không có công chứng sẽ có thể vô hiệu
về hình thức, nội dung hay không đúng thẩm quyền, phạm vi, đối tượng, chủ
thể thì khi có tranh chấp thiệt hại của các bên sẽ là rất lớn. Nhưng ngược lại,
nếu được những Công chứng viên có trình độ chuyên môn thẩm định, công
chứng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc mình công chứng thì các giao
dịch này được tin cậy, bảo đảm an toàn pháp lý rất cao. Trong trường hợp do bất
cẩn mà Công chứng viên công chứng sai thì họ phải chịu trách nhiệm bồi thường
thiệt hại cho các bên, thiệt hại các bên sẽ được bảo đảm bởi cơ chế bồi thường
của công chứng. Điều này, giúp các chủ thể yên tâm tiến hành sản xuất, kinh
doanh, không ngừng gia tăng giá trị thặng dư cho xã hội. Bối cảnh đó, cũng đồng
nghĩa với việc cần phải hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại trong công
chứng để đảm bảo và thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế xã hội.
4.1.4. Hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong
hoạt động công chứng nhằm hướng đến tính chuyên nghiệp, hiệu quả và
hội nhập với nền công chứng trên thế giới
Mục đích của việc hoàn thiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong
hoạt động công chứng không những nhằm bảo đảm cho quyền, lợi ích hợp
pháp của các bên mà còn hướng đến tính chuyên nghiệp, hiệu quả và hội nhập
với nền công chứng trên thế giới. Ngày 09/10/2013, trước sự chứng kiến của
gần 1.000 đại biểu đến từ các nước và vùng lãnh thổ thành viên Liên minh
Công chứng quốc tế, Đại hội toàn thể của Liên minh Công chứng quốc tế đã
chính thức kết nạp Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Liên minh
Công chứng quốc tế. Liên minh Công chứng quốc tế là một tổ chức phi chính

126
phủ hoạt động nhằm mục đích thúc đẩy sự phối hợp và phát triển của Công
chứng viên toàn thế giới, hình thành bởi 19 quốc gia tại thời điểm thành lập
vào năm 1948 và hiện nay đã có gần 90 quốc gia thành viên, trong đó có
21/27 quốc gia thành viên của Liên minh Châu Âu, 15/19 quốc gia thành viên
G20. Việt Nam là thành viên thứ 84 của Liên minh Công chứng quốc tế
[36]. Khi gia nhập Liên minh Công chứng quốc tế, Công chứng Việt Nam
phải cam kết tuân thủ nguyên tắc hoạt động của Liên minh. Đó là: Công
chứng viên với tư cách là người được giao quyền lực công phải thực hiện
chức năng của mình một cách khách quan, độc lập ngoài hệ thống thứ bậc hành
chính của cơ quan nhà nước, bảo đảm an toàn pháp lý cho các chủ thể pháp luật,
giải quyết yêu cầu công chứng đúng pháp luật. Soạn thảo văn bản công chứng
đúng ý chí, nguyện vọng của các bên tham gia giao dịch và phải từ chối các yêu
cầu công chứng trái pháp luật. Công chứng viên phải tuân thủ chuẩn mực đạo
đức theo Quy tắc đạo đức nghề công chứng do Bộ Tư pháp ban hành. Công
chứng viên phải giữ bí mật nghề nghiệp các yêu cầu công chứng.
Việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Liên minh Công
chứng quốc tế đánh dấu sự phát triển lớn mạnh của ngành công chứng Việt
Nam và sự hội nhập sâu rộng của Công chứng Việt Nam với Công chứng thế
giới. Việc gia nhập Liên minh Công chứng quốc tế tạo điều kiện cho Công
chứng viên Việt Nam tiếp cận học tập, trao đổi kinh nghiệm, chuyên môn
nghiệp vụ và kỹ năng nghề công chứng với các bạn đồng nghiệp ở các nước
có hoạt động công chứng lâu đời như Cộng hòa Pháp hoặc Cộng hòa Liên
bang Đức, Nhật… và điều này góp phần đưa công chứng Việt Nam ngày càng
phát triển. Các quy định, cơ chế đảm bảo bồi thường thiệt hại trong hoạt động
công chứng của các nước trong Liên minh Công chứng quốc tế có nền công
chứng lâu đời và phát triển cần được công chứng Việt Nam tiếp cận, hội nhập
với nền công chứng trên thế giới.

127
4.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện
pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng
4.2.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật về
trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng
Các chủ thể thực hiện hoạt động công chứng dù có công tác ở bất kỳ tổ
chức hành nghề công chứng nào khi gây thiệt hại để quy trách nhiệm bồi
thường thì cần có quy định rõ ràng về các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi
thường thiệt hại; về chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại; về nguyên
tắc và phương thức thực hiện TNBTTH, về nguồn kinh phí bồi thường và
trách nhiệm bồi hoàn trong hoạt động công chứng. Trong khi đó, Luật Công
chứng năm 2014 chỉ dành một điều luật duy nhất là Điều 38 để quy định về
bồi thường, bồi hoàn trong hoạt động công chứng là chưa đầy đủ, rõ nét. Vì
vậy, tác giả cho rằng, Luật Công chứng cần quy định một Chương riêng về
trách nhiệm bồi thường, bồi hoàn trong hoạt động công chứng và trong đó có
các điều khoản cụ thể quy cần hoàn thiện như sau:
4.2.1.1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật về căn cứ phát sinh
trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng
Bổ sung điều khoản quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi
thường thiệt hại trong hoạt động công chứng trong Luật Công chứng theo
hướng: TNBTTH trong hoạt động công chứng bao gồm các yếu tố cấu thành:
(i) Có thiệt hại thực tế xảy ra; (ii) Có lỗi của người gây thiệt hại; (iii) Hành vi
gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật; (iv) Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt
hại xảy ra và hành vi trái pháp luật. Làm rõ yếu tố lỗi của các chủ thể thực
hiện hoạt động công chứng bao gồm cả lỗi cố ý và vô ý; lỗi do không thực
hiện đúng các quy định của pháp luật, vi phạm nghĩa vụ đạo đức hành nghề
công chứng gây thiệt hại cho các chủ thể khác. Quy định các trường hợp giảm
trừ trách nhiệm và/hoặc miễn trách nhiệm BTTH trong hoạt động công chứng
như thiệt hại xảy ra do có cả yếu tố lỗi hoặc hoàn toàn do lỗi của người yêu

128
cầu công chứng (cố ý giả mạo giấy tờ đến mức mắt thường không thể nhận
biết được, giả mạo chủ thể để qua mắt CCV…). Quy định rõ hành vi trái pháp
luật trong hoạt động công chứng là hành vi công chứng văn bản sai quy định
của pháp luật gây thiệt hại.
4.2.1.2. Hoàn thiện các quy định về chủ thể chịu trách nhiệm bồi
thường thiệt hại trong hoạt động công chứng
Quy định rõ trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công
chứng là trách nhiệm liên đới bao gồm cả TNBTTH trong hợp đồng và ngoài
hợp đồng. Bên bị thiệt hại có quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng
và/hoặc CCV, nhân viên, người phiên dịch gây thiệt hại phải bồi thường
nhằm đảm bảo thiệt hại luôn được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Mở rộng
quyền yêu cầu BTTH sang các đối tượng khác như: Doanh nghiệp bảo hiểm
trách nhiệm nghề công chứng mà tổ chức hành nghề công chứng đã mua hoặc
tổ chức xã hội nghề nghiệp của CCV đang quản lý quỹ bồi thường thiệt hại.
TNBTTH trong hợp đồng được áp dụng đối với người yêu cầu công chứng
trong mối quan hệ với các chủ thể gây thiệt hại như một loại hình hợp đồng
dịch vụ và/hoặc có thể quy định điều khoản về bản Hợp đồng dịch vụ pháp lý
như đối với Luật sư, Thừa phát lại khi thực hiện công việc để làm căn cứ xử
lý trách nhiệm BTTH trong hợp đồng. Đối với TNBTTH ngoài hợp đồng
được áp dụng đối với quan hệ giữa cá nhân, tổ chức bị thiệt hại với tổ chức
hành nghề công chứng. Việc quy định rõ như vậy sẽ đảm bảo được nguyên lý
áp dụng luật tư giải quyết các tranh chấp về BTTH trong công chứng được
minh thị hơn. Bên cạnh đó, cần đẩy nhanh quá trình xã hội hoá hoạt động
công chứng theo hướng sớm chuyển đổi dứt điểm các PCC sang VPCC hoặc
giải thể các PCC không tự chủ được về tài chính, hoạt động kém hiệu quả
nhằm giảm tải gánh nặng cho ngân sách nhà nước và quan trọng hơn là thống
nhất được chủ thể chịu trách nhiệm BTTH trong hoạt động công chứng (duy

129
trì loại hình tổ chức hành nghề công chứng duy nhất là VPCC để tránh phân
biệt đối xử, đảm bảo và nâng cao giá trị pháp lý của văn bản công chứng).
4.2.1.3. Hoàn thiện các quy định của pháp luật về nguyên tắc và
phương thức thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công
chứng
Quy định các điều khoản về nguyên tắc giải quyết bồi thường thiệt hại
trong hoạt động công chứng, theo đó thiệt hại trong hoạt động công chứng
được thực hiện theo hai nguyên tắc:
(i) Tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm BTTH cho bên bị
thiệt hại (người yêu cầu công chứng và các tổ chức, cá nhân bị thiệt hại). Nếu
tài sản của tổ chức hành nghề công chứng không đủ để BTTH thì bên bị thiệt
hại có quyền yêu cầu các chủ thể khác gây thiệt hại liên đới chịu trách nhiệm
BTTH.
(ii) Bên bị thiệt hại có quyền lựa chọn khởi kiện tổ chức hành nghề
công chứng hoặc Công chứng viên, nhân viên, người phiên dịch là cộng tác
viên của tổ chức hành nghề công chứng để yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Phương thức thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo cách thức:
Các bên tự xác định mức bồi thường thiệt hại, tự thoả thuận với nhau về mức
bồi thường, số tiền bồi thường, bồi hoàn. Trường hợp không thoả thuận được
thì các bên có quyền khởi kiện ra Toà án có thẩm quyền để yêu cầu BTTH
theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, cần sửa đổi, bổ sung Luật Công chứng
trong đó quy định rõ các điều khoản về Luật áp dụng giải quyết bồi thường
thiệt hại trong hoạt động công chứng, tránh mâu thuẫn, chồng chéo và thiếu
thống nhất. Trong đó, luật hoá rõ việc bồi thường trong công chứng theo luật
chuyên ngành (Luật Công chứng) được ưu tiên áp dụng chung cho tất cả các chủ
thể tiến hành hoạt động công chứng. Những vấn đề chưa rõ, chưa dự liệu hết thì
mới áp dụng những quy định tại Bộ Luật Dân sự để giải quyết; không áp dụng

130
Luật TNBTCNN vì lĩnh vực công chức không thuộc phạm vi điều chỉnh của
Luật TNBTCNN như đã phân tích trong luận án.
4.2.1.4. Hoàn thiện các quy định về nguồn kinh phí bồi thường và trách
nhiệm bồi hoàn trong hoạt động công chứng
Việc tồn tại hai loại hình tổ chức hành nghề công chứng song song ở
Việt Nam (PCC và VPCC), chế độ quản lý, sử dụng phí và thù lao công
chứng lại hoàn toàn khác nhau như đã phân tích ở trên là nguyên nhân dẫn tới
nguồn kinh phí bồi thường thiệt hại sẽ không thống nhất. Vì vậy, các nhà làm
luật cần quy định rõ nguồn kinh phí BTTH trong hoạt động công chứng gồm:
- Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp sẽ chi trả cho những thiệt hại trong
hoạt động công chứng.
- Quỹ bồi thường trong hoạt động công chứng do tổ chức xã hội nghề
công chứng sẽ đứng ra BTTH.
- Tài sản của tổ chức hành nghề công chứng (quy định quỹ dự phòng
rủi ro khoảng 15-20% lợi nhuận hàng tháng trích ra để lập quỹ dự phòng là
nguồn dự trữ BTTH).
- Tài sản của các CCV, nhân viên, người phiên dịch là cộng tác viên
của tổ chức hành nghề công chứng gây thiệt hại phải bồi thường.
- Quy định trách nhiệm hoàn trả: Các chủ thể khác gây thiệt hại có
trách nhiệm hoàn trả khoản tiền cho chủ thể đã đứng ra BTTH thay cho mình
trong hoạt động công chứng.
4.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về
trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng
4.2.2.1. Tăng cường đào tạo chuyên môn, đạo đức cho các chủ thể thực
hiện hoạt động công chứng
Qua thực tiễn hành nghề, với tư cách là một Công chứng viên, giảng
viên giảng dạy tại Khoa Công chứng viên và các chức danh tư pháp khác -
Học viện tư pháp, tác giả luận án nhận thấy rằng, hiện nay, trình độ chuyên

131
môn, đạo đức của các Công chứng viên vẫn chưa đồng đều, nhận thức pháp
luật trong lĩnh vực kinh tế dân sự còn nhiều hạn chế, nhất là các Công chứng
viên tại các tỉnh miền sâu, miền xa. Thực tiễn đó đã làm phát sinh nhiều
trường hợp như vì vụ lợi mà công chứng sai, thậm chí, cấu kết với người yêu
cầu công chứng để trục lợi. Những vụ án như công chứng cho người chết vay
tiền, Công chứng viên phải tự vẫn, công chứng không cần bản gốc... hàng
ngày, hàng giờ đe dọa đến sự an toàn của các giao dịch dân sự kinh tế, ảnh
hưởng tới quyền và lợi ích chính đáng của các bên, dẫn đến bất an trong xã
hội, khiếu kiện, khiếu nại kéo dài. Do vậy, các cơ quan quản lý nhà nước, các
tổ chức xã hội nghề nghiệp công chứng cần có các giải pháp nhằm nâng cao
chất lượng cho các cán bộ công chứng và các chủ thể khác liên quan tới hoạt
động công chứng, thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn, đạo đức hành nghề
công chứng cho các Công chứng viên.
Một là, Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp các tỉnh, Hội Công chứng viên các
tỉnh và Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam cần có kế hoạch cụ thể để tập
huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho các cán bộ công chứng. Bởi lẽ, lĩnh vực công
chứng liên quan rất nhiều tới các văn bản pháp luật trong nhiều lĩnh vực của
đời sống xã hội (Luật Doanh nghiệp, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Đất
đai, Bộ Luật Dân sự, Luật nhà ở, Luật thương mại, Luật các Tổ chức tín
dụng,…), các văn bản này thường có sự thay đổi liên tục nên việc bồi dưỡng
nghiệp vụ sẽ giúp cán bộ công chứng cập nhật được văn bản pháp luật mới,
hiểu và vận dụng đúng pháp luật để tránh nguy cơ phải bồi thường thiệt hại,
tránh tranh chấp, qua đó, góp phần ổn định cho sự phát triển kinh tế xã hội.
Hai là, các chủ thể khác có liên quan tới hoạt động công chứng như:
UBND cấp xã, cấp huyện, Văn phòng đăng ký đất đai, Phòng tài nguyên và
môi trường, người phiên dịch...là những chủ thể thường xuyên có sự liên hệ,
cung cấp thông tin cho các Công chứng viên khi xác minh thông tin cũng cần
được quy định rõ trách nhiệm, trình tự thủ tục cung cấp thông tin cho tổ chức

132
hành nghề công chứng. Người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức hành
nghề công chứng cần hiểu rõ hơn quyền và nghĩa vụ của mình, trách nhiệm
của mình khi dịch văn bản, giấy tờ cho tổ chức hành nghề công chứng. Chính
vì vậy, dưới góc độ quản lý nhà nước cũng cần phải tuyên truyền, ban hành
trình tự thủ tục cụ thể về hành chính để các chủ thể nêu trên phải có trách
nhiệm trả lời việc xác minh, đề nghị cung cấp thông tin để thực hiện công
chứng của tổ chức hành nghề công chứng.
4.2.2.2. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong
hoạt động công chứng để đẩy lùi thiệt hại, phòng ngừa rủi ro cho các bên
Công tác thanh kiểm tra, xử lý những vi phạm trong hoạt động công
chứng để đẩy lùi những thiệt hại, phòng ngừa rủi ro cho các bên cần được đẩy
mạnh và chú trọng hơn nữa, tránh hình thức. Vai trò của các cơ quan quản lý
nhà nước trong việc thanh kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động công
chứng cũng hết sức cần thiết nhằm răn đe, ngăn chặn những thiệt hại có thể
xảy ra. Trước thực trạng công tác thanh kiểm tra hoạt động công chứng còn
bộc lộ nhiều bất cập như: Lực lượng cán bộ chuyên trách thanh kiểm tra, xử
lý vi phạm hành chính trong công chứng còn tương đối mỏng, vai trò của
Hiệp hội công chứng, Hội công chứng tham gia vào quá trình thanh kiểm tra
còn tương đối hạn chế; vai trò tự quản, kiểm tra, giám sát lẫn nhau giữa các
công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng còn chưa cao. Đâu đó
vẫn còn tình trạng cán bộ trong ngành Tư pháp hoặc ngành khác đứng đằng
sau đầu tư vào các tổ chức hành nghề công chứng dẫn đến thiếu khách quan,
minh bạch, gương mẫu trong công tác thanh kiểm tra. Đặc biệt là tình trạng
không đoàn kết nội bộ, tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, các tổ chức
hành nghề công chứng ngoại thành đặt trụ sở vào nội thành tùy tiện, giảm giá,
chiết khấu…gây ảnh hưởng tới chất lượng văn bản công chứng, tiềm ẩn nguy
cơ rủi ro cao cho văn bản được công chứng. Chính vì vậy, Bộ Tư pháp, Sở Tư
pháp và UBND các cấp cần có sự phối hợp trong quản lý, thanh kiểm tra đối

133
với các tổ chức hành nghề công chứng nhằm chấn chỉnh hoạt động công chứng,
phòng ngừa rủi ro cho các bên; quán triệt thực hiện các giải pháp, nhiệm vụ
trong chính sách phát triển nghề công chứng mà Chính phủ đã ban hành.
4.2.2.3. Hoàn thiện pháp luật về cơ sở dữ liệu mạng công chứng trong
toàn quốc, cơ dữ liệu quốc gia về dân cư và tài sản tham gia giao dịch
Nếu như những biện pháp phòng ngừa thiệt hại như bảo hiểm trách
nhiệm nghề nghiệp, lập quỹ bồi thường trong công chứng giải quyết hậu quả
khi có bồi thường xảy ra thì một giải pháp mang tính chất gốc rễ ngăn ngừa
rủi ro là xây dựng cơ sở dữ liệu mạng công chứng trong toàn quốc, dữ liệu
quốc gia về dân cư, tài sản khi tham gia giao dịch. Tại sao lại như vậy? Trong
bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, nền hành chính của chế độ cũ
để lại phụ thuộc quá nhiều về các loại giấy tờ qua các thời kỳ khác nhau,
thông tin khác nhau như: Giấy khai sinh, giấy chứng tử, giấy xác nhận tình
trạng hôn nhân, chứng minh nhân dân, căn cước công dân, chứng minh quân
đội nhân dân…dẫn tới tình trạng làm giả hồ sơ, giấy tờ qua mặt công chứng
viên và vấn nạn ngày càng gia tăng. Hơn nữa, tình trạng giả mạo hồ sơ, giấy
tờ ngày càng tinh vi, khó phát hiện, làm gia tăng rủi ro cho các giao dịch kinh
tế, dân sự. Các cơ quan có thẩm quyền cần sớm cho phép (cấp quyền) cho các
tổ chức hành nghề công chứng được kết nối với cơ sở dữ liệu đất đai của Sở
Tài nguyên và Môi trường; cơ sở dữ liệu về hình ảnh, vân tay của chủ sở hữu,
chủ sử dụng từ dữ liệu của ngành Công an để chặn đứng tình trạng “giấy tờ
giả, người giả” gây thiệt hại cho những người liên quan, tránh nguy cơ bồi
thường thiệt hại xảy ra trong công chứn. Muốn tổ chức hành nghề công chứng
phát hiện “giấy tờ giả, chủ thể giả” thì phải cung cấp cho họ dữ liệu, mẫu giấy
thật, chữ ký thật để họ có cơ sở đối chiếu, phát hiện khác biệt. Căn cơ nhất là
việc các công chứng viên được chia sẻ thông tin, dữ liệu về chủ thể, về tài sản
tham gia giao dịch từ cơ quan quản lý đất đai, cơ quan công an. Có thông tin
thật, công chứng viên có cơ sở để nghi ngờ khi có sự khác biệt, dẫn đến việc

134
quyền từ chối công chứng, yêu cầu các bên làm rõ, công chứng viên chỉ thực
hiện việc xác minh thực tế, giám định theo yêu cầu của các bên. Hầu hết các
nước tiên tiến trên thế giới khi thực hiện công chứng các hợp đồng, giao dịch
liên quan đến tài sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, các công
chứng viên không dựa vào giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, sử dụng “bản
chính”, giấy tờ tùy thân “bản chính”, mà chỉ dựa vào cơ sở dữ liệu mà cơ
quan có thẩm quyền đăng ký quyền sở hữu, sử dụng ghi nhận về tài sản, chủ
tài sản và dựa vào cơ sở dữ liệu về nhân thân chủ tài sản (như hình ảnh chủ tài
sản, vân tay, đặc điểm nhân dạng...).
Về lâu dài, cần thiết xây dựng một cơ sở dữ liệu mạng công chứng
mang tầm cỡ quốc gia (hiện tại mới xây dựng được ở cấp tỉnh) để công chứng
viên truy cập, tra cứu tình trạng tài sản giao dịch có tranh chấp, bị hạn chế gì
hay không là rất cần thiết. Ngoài ra, chúng ta cần học hỏi mô hình các nước
phát triển trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, xây dựng mã
định danh cá nhân, dữ liệu tài sản giao dịch. Mỗi một cá nhân khi sinh ra
được cấp mã định danh cá nhân riêng, cập nhật đầy đủ trường thông tin về cá
nhân đó, tình trạng hôn nhân cho đến khi chết trên hệ thống dữ liệu quốc gia
về dân cư do Bộ Công an quản lý. Mỗi một cá nhân có tài sản đặc biệt là bất
động sản phải được cập nhật trên dữ liệu bất động sản do Bộ Tài nguyên và
Môi trường quản lý nêu rõ nguồn gốc tài sản, tờ bản đồ, thửa đất, diện tích,
tình trạng pháp lý. Khi thực hiện các dịch vụ công liên quan tới cá nhân, tài
sản của cá nhân hoặc pháp nhân, tổ chức hành nghề công chứng được cấp tài
khoản để truy cập vào in xuống, đóng dấu, thực hiện và có thể nộp một khoản
phí nhất định cho Chính phủ.
Có như vậy, tình trạng giả hồ sơ, sửa chữa hồ sơ, “giả sổ đỏ, giả chủ
thể” mới không còn xảy ra nữa, các giao dịch được công chứng tăng độ an
toàn pháp lý cao hơn; đẩy lùi việc phải bồi thường thiệt hại trong hoạt động
công chứng.

135
4.2.2.4. Hoàn thiện cơ chế bảo hiểm trách nhiệm trong hoạt động công chứng
Hiện nay, các quy định về bảo hiểm trách nhiệm trong hoạt động công
chứng còn rất hình thức và bộc lộ nhiều bất cập như: Tên gọi của bảo hiểm
trách nhiệm trong hoạt động công chứng; điều kiện được hưởng bảo hiểm,
giới hạn bồi thường, thời hạn bảo hiểm, đối tượng được bảo hiểm…tác giả
Luận án đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm
trách nhiệm trong hoạt động công chứng như sau:
Thứ nhất, sửa đổi tên gọi “bảo hiểm trách nhiệm nghề của công chứng
viên” trong Luật Công chứng năm 2014 và Nghị định 29/2015/NĐ-CP thành
“bảo hiểm trách nhiệm trong hoạt động công chứng” vì: Bên cạnh chủ thể
chủ yếu là công chứng viên thì hoạt động công chứng còn được thực hiện bởi
các chủ thể khác như nhân viên, người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức
hành nghề công chứng. Sửa như vậy để đảm bảo bao quát được hết các thiệt
hại do các chủ thể thực hiện hoạt động công chứng gây ra; tổ chức hành nghề
công chứng có trách nhiệm mua bảo hiểm trách nhiệm trong hoạt động công
chứng cho công chứng viên và nhân viên, người phiên dịch của tổ chức hành
nghề công chứng của mình. Khi tổ chức hành nghề công chứng đã mua bảo
hiểm trách nhiệm trong hoạt động công chứng thì bất kỳ công chứng viên, nhân
viên, người phiên dịch của tổ chức hành nghề công chứng mà gia nhập, làm việc
cho tổ chức hành nghề công chứng dưới mọi hình thức đều thuộc đối tượng
được bảo hiểm.
Thứ hai, sửa đổi, bổ sung các quy định về phạm vi bảo hiểm, điều kiện
bảo hiểm trong hoạt động công chứng. Sửa đổi, bổ sung Điều 20 Nghị định số
29/2015/NĐ-CP ngày 15/03/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng thành như sau:
“Điều 20. Phạm vi bảo hiểm
1. Phạm vi bảo hiểm bao gồm thiệt hại về vật chất của người tham gia
ký kết hợp đồng, giao dịch hoặc của cá nhân, tổ chức khác có liên quan trực

136
tiếp đến giao dịch, văn bản đã được công chứng, chứng thực mà những thiệt
hại gây ra do lỗi của công chứng viên, nhân viên, người phiên dịch là cộng tác
viên của tổ chức hành nghề công chứng trong thời hạn bảo hiểm.
2. Tổ chức hành nghề công chứng hoặc tổ chức xã hội - nghề nghiệp
của công chứng viên trong trường hợp được tổ chức hành nghề công chứng
ủy quyền có thể thỏa thuận với doanh nghiệp bảo hiểm về phạm vi bảo hiểm
rộng hơn phạm vi bảo hiểm quy định tại Khoản 1 Điều này”.
Lý do của việc sửa đổi nêu trên nhằm phù hợp với thực tiễn hoạt động
công chứng có thể bị gây thiệt hại bởi các chủ thể khác ngoài công chứng viên
và thiệt hại trong hoạt động công chứng không chỉ gồm những thiệt hại về
công chứng giao dịch mà còn có thể có thiệt hại do chứng thực bản sao,
chứng thực chữ ký.
Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2, Điều 20 Nghị định số 29/2015/NĐ-
CP ngày 15/03/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều của Luật Công chứng theo hướng bỏ quy định tại điểm a này vì:
Tiêu chí xác định mục đích, nội dung văn bản vi phạm pháp luật, trái đạo đức
xã hội; hành động xúi giục, tạo điều kiện cho người tham gia hợp đồng, giao
dịch thực hiện giao dịch giả tạo hoặc hành vi gian dối khác như điều luật quy
định là rất chung chung, dễ suy diễn và áp dụng tùy tiện. Hơn nữa khi thiệt
hại xảy ra, doanh nghiệp bảo hiểm thường dựa vào những điểm sơ hở, không
rõ ràng để thoái thác trách nhiệm bồi thường.
Thứ ba, Bộ Tài chính cần sớm ban hành Thông tư quy định quy tắc,
điều khoản, biểu phí, hợp đồng mẫu và mức trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc
đối với bảo hiểm trách nhiệm trách nhiệm trong hoạt động công chứng.
Chúng ta có thể tham khảo các quy định về bảo hiểm trách nhiệm dân sự mẫu
của chủ xe cơ giới, bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người vận chuyển hàng
không đối với hành khách trong chương 2, Nghị định số 103/2008/NĐ-CP
ngày 16/09/2008 về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới

137
và Thông tư số 22/2016/TT-BTC ngày 16/02/2016 của Bộ Tài chính quy định
quy tắc, điều khoản, biểu phí và mức trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc trách
nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Trong đó, các nhà làm luật đã quy định khá
chi tiết, tỉ mỉ về phạm vi bồi thường thiệt hại; phí bảo hiểm và mức trách
nhiệm bảo hiểm; loại trừ bảo hiểm; giám định thiệt hại; hồ sơ bồi thường; thời
hạn yêu cầu, thanh toán và khiếu nại bồi thường; Hợp đồng bảo hiểm trách
nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới mẫu.
Xây dựng thống nhất mẫu hợp đồng bảo hiểm áp dụng chung trong
toàn hệ thống công chứng, xây dựng mức bồi thường, trình tự thủ tục giải
quyết bồi thường phải đảm bảo khắc phục được hậu quả thiệt hại một cách
toàn bộ và kịp thời cho bên bị thiệt hại. Tổ chức hành nghề công chứng có thể
có nhiều đề nghị với cơ quan bảo hiểm để được bồi thường trong một năm;
không có mức trần đảm bảo theo năm hay theo thời hạn hợp đồng, theo hợp
đồng hay theo từng Công chứng viên. Xây dựng cơ chế vận hành của hợp
đồng bảo hiểm, mối quan hệ giữa công ty bảo hiểm với bên mua bảo hiểm, tổ
chức xã hội nghề nghiệp của công chứng viên để theo dõi sự vận hành của
hợp đồng bảo hiểm, xem xét hồ sơ do tổ chức hành nghề công chứng chuyển
tới, tránh trục lợi bảo hiểm và sẽ thương lượng với bên bị thiệt hại để đạt
được một giải pháp hữu nghị. Có thể theo hướng, nếu như bên bị thiệt hại
khởi kiện chủ thể thực hiện hoạt động công chứng ra trước Toà án thì cơ quan
bảo hiểm sẽ chịu trách nhiệm đứng ra bảo vệ cho các chủ thể này và cùng với
họ và/hoặc Ban chuyên môn của tổ chức xã hội nghề nghiệp của công chứng
viên tham gia tranh tụng tại tòa để đảm bảo yếu tố khách quan, công bằng.
Sửa đổi Luật Công chứng 2014 theo hướng xây dựng lại quy trình ký hợp
đồng bảo hiểm: Hợp đồng bảo hiểm luôn luôn được đàm phán ở cấp tổ chức
xã hội nghề nghiệp của Công chứng viên, do tổ chức xã hội nghề nghiệp của
Công chứng viên ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đứng ra ký kết.
Làm như vậy, hợp đồng bảo hiểm sẽ mang lại các đảm bảo giống nhau cho

138
toàn bộ các Công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng trên phạm vi
toàn quốc.
Thứ tư, sửa đổi Luật Công chứng theo hướng thiết lập song hành bảo
hiểm trách nhiệm dân sự và Quỹ bồi thường tập thể trong hoạt động công
chứng tiếp thu theo mô hình các nước có nền công chứng phát triển:
Đối với bảo hiểm trách nhiệm dân sự: Chính là bảo hiểm trách nhiệm
nghề công chứng, đó là bảo hiểm bắt buộc được xếp lên hàng đầu khi Công
chứng viên muốn hành nghề thông qua hợp đồng bảo hiểm. Hợp đồng bảo
hiểm bảo đảm cho Công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng khắc
phục được các hậu quả phát sinh từ trách nhiệm dân sự nghề nghiệp mà họ
phải bồi thường bằng tiền, do lỗi hoặc thiếu sót của Công chứng viên hoặc
của nhân viên dưới quyền.
Quỹ bồi thường tập thể: Trường hợp bảo hiểm trách nhiệm nghề
nghiệp không đủ để bồi thường cho người bị thiệt hại trong hoạt động công
chứng hoặc thiệt hại vượt quá khả năng chi trả của công chứng viên, tổ chức
hành nghề công chứng, vì vậy cần tới một cơ chế trách nhiệm tập thể. Các
nước có nền công chứng phát triển trên thế giới điển hình như Cộng hòa Pháp
đều quy định song hành cả bảo hiểm trách nhiệm nghề công chứng và quỹ bồi
thường tập thể. Quỹ bồi thường tập thể được dựa vào một tổ chức nghề
nghiệp của Công chứng viên. Trong mỗi địa hạt của tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương cần lập một quỹ bảo đảm do Hội công chứng viên tỉnh,
thành phố đó quản lý. Quỹ này có tư cách pháp nhân và có chức năng làm
việc với bên bị thiệt hại có yêu cầu bồi thường và quản lý hồ sơ. Nguồn quỹ
này được lấy từ một tỉ lệ trong khoản đóng góp của Công chứng viên khi hành
nghề (khi gia nhập hội viên Hội công chứng tỉnh, thành phố) và từ khoản
đóng góp hàng năm của các tổ chức hành nghề công chứng dựa trên doanh
thu mà tổ chức hành nghề công chứng làm được trong các năm trước (như ở
Pháp tỷ lệ là 1%) và các nguồn tài trợ, ủng hộ từ các cá nhân, tổ chức trong và

139
ngoài nước. Tổng hợp các nguồn quỹ bồi thường tập thể này sẽ được nộp tập
trung về Quỹ bồi thường của Hội đồng công chứng tối cao (ở Việt Nam là
Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam) tạo thành cơ quan tài chính của hệ
thống. Các khoản tiền sẽ được chuyển cho các quỹ cấp tỉnh, thành phố theo
nhu cầu và thực tiễn phát sinh. Đây là một sự liên kết mang tầm cỡ quốc gia
được thiết lập bằng các văn bản pháp lý quy định rõ ràng. Do đó, cần sửa Luật
Công chứng năm 2014 theo hướng thiết lập song hành bảo hiểm trách nhiệm
dân sự và quỹ bồi thường tập thể sẽ tạo ra một tổng thể mang lại cho bất kỳ ai
đến với tổ chức hành nghề công chứng một sự bảo vệ chắc chắn và hiệu quả.
4.2.2.5. Xây dựng án lệ về bồi thường thiệt hại trong hoạt động công
chứng
Từ những bất cập của việc áp dụng pháp luật giải quyết trách nhiệm bồi
thường thiệt hại trong hoạt động công chứng qua một số vụ án tại chương 3
của Luận án. Khi giải quyết cùng một quan hệ pháp luật về bồi thường thiệt
hại trong công chứng nhưng Tòa cấp sơ thẩm, cấp phúc thẩm đã có cách nhìn
nhận và áp dụng pháp luật không giống nhau. Nếu vụ án liên quan tới lừa đảo
chiếm đoạt tài sản thì đa số Tòa án cấp phúc thẩm sẽ căn cứ vào Điều 48 Bộ
luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 xác định người phạm
tội phải trả lại tài sản đã chiếm đoạt cho chủ sở hữu, phải sửa chữa hoặc bồi
thường thiệt hại vật chất đã được xác định do hành vi phạm tội gây ra. Quá
trình đó, nếu không có căn cứ chứng minh công chứng viên hoặc nhân viên
của tổ chức hành nghề công chứng là đồng phạm của vụ án thì họ không phải
bồi thường thiệt hại. Hay nói cách khác, Tòa án một số nơi đã tách bạch số
tiền bị chiếm đoạt với số tiền phải bồi thường thiệt hại. Nếu vụ án không liên
quan tới yếu tố hình sự thì việc bồi thường thiệt hại phải xác định trên nguyên
lý chung của luật nội dung về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Luật Công
chứng và các quy định khác liên quan để giải quyết.

140
Việc áp dụng không thống nhất pháp luật khi giải quyết bồi thường
thiệt hại trong công chứng ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền, lợi ích của bên
bị thiệt hại và các tổ chức hành nghề công chứng, gây bức xúc trong nhân
dân, ảnh hưởng tới tiến trình cải cách tư pháp của nước ta. Chính vì vậy, yêu
cầu đặt ra Tòa án nhân dân tối cao cần ban hành Nghị quyết hướng dẫn bổ
sung, thống nhất công tác giải quyết bồi thường thiệt hại trong công chứng và
tiến tới xây dựng án lệ về bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng để
các Toà án địa phương áp dụng chung thống nhất trong toàn quốc.

141
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4

Có thể nhận thấy rằng việc nghiên cứu Chương 4 được thực hiện trên cơ
sở những kết quả nghiên cứu vấn đề lý luận tại Chương 2 và thực trạng pháp
luật cũng như thực tiễn thực hiện pháp luật về TNBTTH trong hoạt động công
chứng ở Chương 3 của luận án. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu ở Chương 4
cũng đã minh chứng rằng các kết luận ở Chương 2 và Chương 3 là phù hợp với
những mâu thuẫn, bất cập đang cần được giải quyết trên thực tế. Sau khi nghiên
cứu Chương 4, tác giả nhận thấy những kết quả đã đạt được cụ thể như sau:
Thứ nhất, tác giả luận án đã phân tích một cách có hệ thống các yếu tố
mang tính định hướng cho việc hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực
hiện pháp luật về TNBTTH trong hoạt động công chứng. Các kết luận quan
trọng ở Chương 2 và Chương 3 là cơ sở để xây dựng các kiến nghị hoàn thiện ở
Chương 4 của luận án. Tuy nhiên, nếu như thiếu đi những định hướng quan
trọng có thể dẫn đến việc hoàn thiện pháp luật theo hướng chủ quan, duy ý chí,
đi lệch với đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước.
Thứ hai, từ việc nghiên cứu các định hướng hoàn thiện pháp luật, tác
giả đã xây dựng được hệ thống các kiến nghị chung nhằm hoàn thiện pháp
luật về TNBTTH trong hoạt động công chứng. Tác giả luận án đã đưa ra
nhóm giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật về TNBTTH trong hoạt
động công chứng: Sửa Luật Công chứng năm 2014 theo hướng xây dựng một
Chương quy định riêng về bồi thường và bồi hoàn trong hoạt động công
chứng, trong đó, thể hiện rõ các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt
hại; chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại; luật áp dụng giải quyết bồi
thường thiệt hại; nguyên tắc và phương thức BTTH; nguồn kinh phí bồi
thường và trách nhiệm bồi hoàn trong công chứng.
Thứ ba, tác gia đưa ra nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện
pháp luật về TNBTTH trong hoạt động công chứng cũng được tác giả luận án

142
đề cập cụ thể, chi tiết: Tăng cường đào tạo chuyên môn và đạo đức nghề
nghiệp cho các chủ thể thực hiện hoạt động công chứng; tăng cường công tác
thanh kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động công chứng nhằm đẩy lùi thiệt
hại, phòng ngừa rủi ro; hoàn thiện cơ sở dữ liệu mạng công chứng trong toàn
quốc, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và tài sản tham gia giao dịch phù hợp
với tiến trình xây dựng Chính phủ điện tử của Nhà nước ta; hoàn thiện cơ chế
bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp trong hoạt động công chứng và xây dựng
án lệ bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng.

143
KẾT LUẬN

Sau khi nghiên cứu đề tài “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt
động công chứng theo pháp luật Việt Nam” trong khuôn khổ Luận án Tiến sĩ
luật học, tác giả rút ra một số kết luận sau đây:
1. Trong hoạt động công chứng, BTTH là vấn đề rất phức tạp và khó
tránh khỏi và điều đó tất yếu dẫn đến hậu quả là bên gây thiệt hại phải chịu
trách nhiệm bồi thường thiệt hại, thiệt hại thực tế này phải xác định được
bằng tiền và phải có đủ các căn cứ xác định. Thực tế cho thấy, hiện nay pháp
luật về trách nhiệm bồi BTTH trong hoạt động công chứng còn tồn tại rất
nhiều hạn chế, bất cập, cần được nghiên cứu để hoàn thiện.
2. Chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung, trách nhiệm bồi
thường thiệt hại trong hoạt động công chứng nói riêng là một trong những nội
dung quan trọng trong hệ thống pháp luật dân sự, kinh tế của các quốc gia trên
thế giới. Việc áp dụng các quy định này vào giải quyết các tranh chấp có liên
quan sẽ dẫn đến những tác động tích cực và tiêu cực đối với lợi ích của các bên
trong quan hệ tranh chấp. Do đó, việc hiểu và áp dụng đúng các quy định của
pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng là
vấn đề quan trọng, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đặc
biệt là bên bị thiệt hại. Trên thực tế, việc hiểu và áp dụng các quy định pháp
luật về bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng chưa có sự thống nhất,
còn nhiều quan điểm khác nhau. Do đó, việc áp dụng còn có sự khác biệt, mâu
thuẫn, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên. Chính vì vậy,
một lần nữa khẳng định việc tác giả nghiên cứu đề tài Luận án “Trách nhiệm
bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng theo pháp luật Việt Nam” là
cần thiết, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay.
3. Qua quá trình nghiên cứu, Luận án đã giải quyết được các vấn đề lý
luận cơ bản nhất về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công

144
chứng. Trên cơ sở những nghiên cứu lý luận, luận án cũng đã nghiên cứu, đánh
giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại trong hoạt động công chứng. Từ những nghiên cứu đó, tác giả
đã chỉ ra những điểm hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong quy
định của pháp luật và thực trạng áp dụng. Trên cơ sở những bất cập, hạn chế đã
chỉ ra, luận án đã đưa ra được một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và giải
pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật thực sự có giá trị. Những kết quả
nghiên cứu của luận án có thể là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng cho quá
trình lập pháp và thực thi pháp luật trên thực tiễn tại Việt Nam trong bối cảnh
hội nhập với nền công chứng các nước tiên tiến trên thế giới.

145
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ
CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1. TS. Tuấn Đạo Thanh, Hoàng Văn Hữu (2018), “Bàn về vai trò
của người làm chứng trong lĩnh vực công chứng”, Tạp chí Dân chủ và Pháp
luật, Số tháng 12 (321) năm 2018.

2. Hoàng Văn Hữu (2019), “Nhận diện các chủ thể bị khởi kiện yêu
cầu bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng”, Tạp chí Dân chủ và
Pháp luật, Số tháng 8 (329) năm 2019.

3. Hoàng Văn Hữu (2020), “Giải pháp hoàn thiện trách nhiệm bồi
thường thiệt hại trong hoạt động công chứng”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật,
Ấn phẩm đặc biệt dành cho Hiệp hội công chứng viên Việt Nam “Thực hiện
pháp luật về công chứng” năm 2020.

4. Hoàng Văn Hữu (2021), “Chính sách phát triển nghề công chứng”,
Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Số tháng 1 (346) năm 2021.

146
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. Danh mục tài liệu tham khảo tiếng Việt


1. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02-6-2005 về
Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.
2. Bộ Tư pháp (2014), Báo cáo tổng kết 5 năm triển khai Luật Công
chứng.
3. Chính phủ (2020), Nghị quyết số 172/NQ-CP ngày 19/11/2020 về
chính sách phát triển nghề công chứng.
4. Học viện tư pháp (2019), Tọa đàm trao đổi kinh nghiệm công chứng
liên quan đến tài sản bất động sản và kinh nghiệm về đào tạo các chức danh
tư pháp tại Cộng hoà An-giê-ri dân chủ và nhân dân do Học viện Tư pháp tổ
chức ngày 02/07/2019;
5. Hoàng Văn Hữu (2014), "Trách nhiệm bồi thường do Công chứng viên gây
ra trong hoạt động công chứng theo pháp luật Việt Nam", Luận văn Thạc sĩ luật
học, Khoa Luật Đại học Quốc gia.
6. Phan Đình Hải (2017), “bàn về việc giải quyết trách nhiệm bồi thường
thiệt hại của tổ chức hành nghề công chứng trong vụ việc liên quan đến tuyên
bố văn bản công chứng vô hiệu”, Thẩm phán Phan Đình Hải - TAND thành
phố Buôn Ma Thuột đăng trên trang web http://toaandaklak.gov.vn ngày
30/06/2017.
7. Bộ Tư pháp (2015), “Công chứng vi phạm pháp luật, chưa chịu bồi
thường thiệt hại”, bài viết trên website http://baoapbac.vn ngày 25/12/2015
của Tổ công tác báo đài.
8. Hoàng Yến (2017), “Tòa bác, Công chứng viên hoang mang” đăng
trên website http://luatthinhtri.com.vn ngày 06/10/2017.
9. Đỗ Văn Đại (2011), "Bồi thường thiệt hại do Công chứng viên gây
ra", Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 14 tháng 7 năm 2011.

147
10. Đỗ Văn Đại (tập 1 và tập 2; 2016), "Luật bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng Việt Nam, bản án và bình luận bản án".
11. Minh Hiếu (2011), “Công chứng cho người chết vay tiền” đăng trên
http://plo.vn ngày 26/02/2011.
12. Thế Kha (2017), Vụ con dâu “khai tử” bố mẹ chồng còn sống, “khó
tránh được mọi cạm bẫy” trên báo điện tử http://dantri.com.vn ngày
25/08/2017 do Phóng viên Thế Kha thực hiện.
13. Tuấn Đạo Thanh (2013), “Hoàn thiện các quy định về trách nhiệm
dân sự trong hoạt động công chứng” Nhà xuất bản Tư Pháp.
14. Phan Thương (2019), “Chứng giấy tờ giả, công chứng viên có chịu
trách nhiệm”.
15. Tuấn Đạo Thanh (2014), “Sổ tay Công chứng viên”, quyển thứ nhất
Nhà xuất bản Tư Pháp.
16. Tuấn Đạo Thanh (2014), “Sổ tay Công chứng viên”, quyển thứ hai,
thứ ba, Nhà xuất bản Tư Pháp.
17. Phan Huy Hồng (2018), “Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp
đồng”.
18. Tuấn Đạo Thanh (2015), “Sổ tay Công chứng viên”, quyển thứ tư,
thứ năm, Nhà xuất bản Tư Pháp.
19. Phùng Trung Tập (2017), “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng”, quyển thứ năm, Nhà xuất bản Tư Pháp.
20. Bùi Nhật Anh (2003), “Bảo hiểm Việt Nam- thực trạng và giải pháp”
21. Từ điển tiếng Việt (2017), Nhà xuất bản Đà Nẵng.
22. Hoàng Tuấn và Thu Nga (2014),“Công chứng sai phải bồi thường”
đăng trên báo điện tử http://thanhnien.vn ngày 01/08/2014.
23. Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính
Phủ (2007),“Đặc san tuyên truyền pháp luật số 13 năm 2007 chuyên đề về
công chứng, chứng thực”.

148
24. Từ điển Luật học (2006), Nhà xuất bản Từ điển Bách Khoa - Tư pháp.
25. Trần Thị Huệ (2012), "Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng từ quy định của pháp luật đến thực tiễn".
26. Đỗ Văn Đại và Nguyễn Trương Tín (2014), "Pháp luật Việt Nam về
trách nhiệm bồi thường của nhà nước”.
27. Bộ Tư pháp (2013), “Báo cáo tổng thuật pháp luật về công chứng
của hệ thống công chứng Latinh (Cộng hòa Pháp, Cộng hòa liên bang Đức,
Tây Ban Nha, Ba Lan, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Nhật Bản, Hàn Quốc)
và một số thông tin liên quan đến hệ thống công chứng Anglo Sacxong”
28. Nguyễn Thanh Tịnh, “Những vấn đề cơ bản của pháp luật bồi
thường Nhà nước Hoa Kỳ, liên hệ với thực tiễn Việt Nam”, (Tài liệu của Ban
soạn thảo Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, Vụ Pháp luật dân sự -
kinh tế, Bộ Tư pháp).
29. Học viện Tư pháp (2020), Hội thảo “Trách nhiệm bồi thường, bồi
hoàn trong hoạt động công chứng”.
30. Phạm Kim Anh (2008), "Trách nhiệm dân sự liên đới bồi thường
thiệt hại trong pháp luật dân sự Việt Nam". Luận án Tiến sĩ luật học, Trường
Đại học Luật Hà Nội.
31. Nguyễn Thị Hương (2008), "Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
người của pháp nhân gây ra", Luận văn Thạc sĩ luật học.
32. Học viện Tư pháp (2020), Hội thảo “Trách nhiệm bồi thường, bồi
hoàn trong hoạt động công chứng”.
33. Học viện Tư pháp (2016), giáo trình “Kỹ năng hành nghề công
chứng” tập 1 Nhà xuất bản Tư pháp.
34. Học viện Tư pháp (2016), giáo trình “Kỹ năng hành nghề công
chứng” tập 2 Nhà xuất bản Tư pháp.
35. Học viện Tư pháp (2016), giáo trình “Kỹ năng hành nghề công
chứng” tập 3 Nhà xuất bản Tư pháp.

149
36. Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam (2019), Báo cáo chính trị Đại
hội thành lập Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam.
37. Cục Bổ trợ tư pháp (2021), Văn bản số 754/BTTP-CC,TPL ngày
12/08/2021 của Cục Bổ trợ Tư pháp- Bộ Tư pháp về việc góp ý dự thảo Báo
cáo tổng kết 5 năm thi hành Luật Công chứng.
38. Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự năm 2005
39. Quốc hội (2005), Luật Doanh nghiệp năm 2005
40. Quốc hội (2005), Luật Thương mại năm 2005
41. Quốc hội (2006), Luật Công chứng năm 2006
42. Quốc hội (2014), Luật Công chứng năm 2014
43. Quốc hội (2014), Luật Doanh nghiệp năm 2014
44. Quốc hội (2014), Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
45. Quốc hội (2015), Bộ luật Dân sự năm 2015
46. Quốc hội (2017), Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước
47. Quốc hội (2010), Luật Viên chức
48. Quốc hội (2008), Luật Cán bộ, công chức
49. Quốc hội (2019), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ,
công chức và Luật Viên chức
50. Quốc hội (2017), Luật kinh doanh bảo hiểmnăm 2000
51. Bộ Tư pháp (2012), Thông tư số 11/2012/TT-BTP ban hành Quy tắc
đạo đức hành nghề công chứng.
52. Bộ Tư pháp (2015), Thông tư số 04/2015/TT-BTP hướng dẫn tập sự
hành nghề công chứng.
53. Bộ Tư pháp (2015), Thông tư số 06/2015/TT-BTP quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật công chứng.
54. Bộ Tư pháp và Hội đồng công chứng tối cao Pháp (2018) “Toạ đàm
kinh nghiệm số hoá công chứng Pháp – Thực trạng và triển vọng phát triển ở
Việt nam”.

150
55. Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 257/2016/TT-BTC quy định mức
thu, chế độ thu, nộp quản lý, sử dụng phí công chứng; phí chứng thực; phí
thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng; phí thẩm định điều
kiện hoạt động Văn phòng công chứng; lệ phí cấp thẻ Công chứng viên.
56. Bộ Tài chính (2017), Thông tư số 111/2017/TT-BTC sửa đổi, bổ sung
một số điều của Thông tư số 257/2016/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính
quy định mức thu, chế độ thu, nộp quản lý, sử dụng phí công chứng; phí
chứng thực; phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng; phí
thẩm định điều kiện hoạt động Văn phòng công chứng; lệ phí cấp thẻ Công
chứng viên.
57. Chính Phủ (2015), Nghị định số 29/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật công chứng.
58. Chính Phủ (2020), Nghị định số 112/2020/NĐ-CP về xử lý kỷ luật
cán bộ, công chức, viên chức
59. Phùng Trung Tập (2017), Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng, NXB công an nhân dân.
60. Nguyễn Văn Tuân (2005), “Dịch vụ pháp lý ở Việt Nam, thực trạng,
nhu cầu và định hướng phát triển”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ.
61. Chính Phủ (2012), Nghị định số 27/2012/NĐ-CP ngày 06/04/2012
quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của
viên chức.
62. Vụ Hành chính tư pháp - Bộ Tư pháp (2005), Các quy định về công
chứng của một số nước, Hà Nội.
63. Đỗ Văn Đại, Nguyễn Trương Tín (2014), “pháp luật Việt Nam về
trách nhiệm bồi thường của Nhà nước”.
64. Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý - Bộ tư pháp (1995), "Chuyên đề
công chứng", Thông tin Khoa học pháp lý, Hà Nội.

151
65. Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (2006), Nghị quyết số
03/2006/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự
năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
66. Bộ Tư pháp (2019), Quyết định số 1621/QĐ-BTP về việc phê duyệt
Điều lệ Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam.
67. Tòa án nhân dân thành phố Mỹ Tho (2009), Bản án DSST số
187/2009 ngày 30/12/2009.
68. Tòa án nhân dân tỉnh Tiền Giang (2010), Bản án DSPT số 295/2010
ngày 27/07/2010.
69. Tòa án nhân dân huyện Cái Răng (2012), Bản án DSST số 58/2012
ngày 30/12/2012.
70. Tòa án nhân dân thành phố Cần Thơ (2013), Bản án DSPT số
95/2013 ngày 28/06/2013.
71. Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (2018), Bản án HSST số
434/2018 ngày 16/11/2018.
72. Tòa án nhân dân cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh (2020), Bản án
HSPT số 48/2020 ngày 19/12/2020.
73. Tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng (2020), Bản án HSST số 07/2020
ngày 27/04/2020.
74. Tòa án nhân dân quận Ninh Kiều (2020), Bản án DSST số 15/2020
ngày 16/04/2020.
75. Sở Tư pháp thành phố Hà Nội (2013), Mười sự kiện nổi bật của
ngành tư pháp năm 2013, đăng trên www.sotuphap.hanoi.gov.vn
B. Danh mục tài liệu tham khảo tiếng nƣớc ngoài
76. Cao Quảng Thế (Gao Guang Shi) 2013, "đàm phán về trách nhiệm
bồi thường trong công chứng”.
77. Lưu Kiến Khang (LIU JIANKANG) 2014, "Hồ sơ vụ án tranh chấp
bồi thường thiệt hại do công chứng giữa Trương X (ZHANG MOU), Dương X

152
(YANG MOU) và bị đơn là Văn phòng công chứng X Thành phố Bắc Kinh"
ngày 13 tháng 05 năm 2014 đăng trên website www.zslshz.com.
78. Khương Hiểu Phụng (Jiang XiaoFeng) 2014, "Nhận định về sai lầm
trong trách nhiệm bồi thường công chứng và suy xét về phạm vi bồi thường"
đăng trên mạng tạp chí Long Nguyên http://www.qikan.com.vn kỳ 19 năm 2014.
79. Thierry Vachon (2011), “trách nhiệm dân sự của Công chứng viên ở
Pháp và các bảo đảm đối với khách hàng”.
80. Trương Phong (2011), "Thảo luận ngắn về trách nhiệm bồi thường
thiệt hại công chứng".
81. Bài Toạ đàm ngày 07/07/2012 đăng trên website http:blog.sina.com.cn
82. Đặng Trí Hoa (2015) "Nhận định của luật pháp Trung Quốc về trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do lỗi công chứng gây ra", Tạp chí Pháp luật của
công nhân, viên chức, Trung Quốc; Tuần 4 năm 2015.
83. Alex Padilla (2016), “Cẩm nang công chứng”.
84. Hoàng Kỳ (Huang qi), 2007 “Nghiên cứu bồi thường trong công
chứng”, Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học An Huy.
85. Lí Tịnh (Li Jing) 2009 “Đàm phán chế độ bồi thường trong công
chứng”.
86. Dương Thạc (Yang Shuo) 2009, “Trách nhiệm bồi thường trong
công chứng”, tạp chí lịch sử Hắc Long Giang, Trung Quốc; tháng 1/2009.
87. Vương Tuấn Dân (Wang JunMin) chủ biên 2009, “Giáo trình chế độ
công chứng và luật sư”, Nhà xuất bản đại học Bắc Kinh.
88. Nghiên cứu cải cách chế độ công chứng Trung Quốc và so sánh Quốc
tế. Nhà xuất bản pháp luật Trung Quốc 2006.
89. Lưu Kiệt (Liu Jie) 2011, Tòa án Đông Thành xem lại vụ án “Phòng
công chứng Phương Viên”, Thời báo Kinh Hoa.
90. Dư Hướng Minh (Yu Xiang Ming) 2010, “Thảo luận về các vấn đề pháp
lý liên quan đến bồi thường công chứng”.

153
91. Châu Thiệu Ba (Zhou Shao Bo) 2011, “Phân tích trách nhiệm bồi
thường dân sự công chứng”.
92. Trịnh Châu, 2012“Trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại gây ra bởi việc
công chứng cho các bên thứ ba”, nhà xuất bản Đại học Hà Nam, Trung Quốc.
93. Sắc lệnh số 1/197 ngày 27/2/1991, về tổ chức nghề Luật sư của Cộng
hòa Pháp.
94. Taro Morinaga (2005) “Kỷ yếu tọa đàm về Luật Bồi thường Nhà
nước, Dự án Jica, Nhật Bản và Bộ Tư pháp Việt Nam”.
95. Ling Feng, “Nghiên cứu về Luật Bồi thường của Nhà nước Trung Quốc”.
96. Thôi Bồi Sơn (Cui PeiShan) 2006, “Nghiên cứu chế độ trách nhiệm
dân sự trong công chứng”, Luận văn Thạc sĩ luật học, Đại học Sơn Đông.
97. Bộ luật Napoléon (Bộ luật Dân sự Pháp năm 1804).
98. BLACK'S LAW DICTIONARY - (ST.Paul, MINN, WEST -
PUBLISHING CO. 1990).
99. Chính phủ lâm thời nước Cộng hòa Pháp (1945), Pháp lệnh số 45-
2500 ngày 02/11/1945 về Điều lệ công chứng của Pháp.
100. Cộng hòa Pháp (1803), Luật số 25 Ventose năm XI (16-3-1803) về
tổ chức công chứng của Pháp.
101. Cộng hòa Liên bang Đức (1990), Nghị định ngày 20/6/1990 về hoạt
động của Công chứng viên có Văn phòng tư.
102. Cộng hòa Liên bang Đức (1976), Luật Công chứng năm 1976.
103. Cộng hòa Liên bang Đức (1999), Quy chế công chứng.
104. Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (2006), Luật công chứng năm 2006
105. Hàn Quốc (2006), Luật Công chứng năm 2006
106. Nhật Bản (2006), Luật Công chứng năm 2006
107. Cộng hoà Macedonia (1997), Luật Công chứng năm 1997
108. Mongolia (2011), Luật Công chứng năm 2011

154
155
156
157
158
159
160
161
162

You might also like