You are on page 1of 206

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN


----------------

MẠC THỊ HẢI YẾN

TÁC ĐỘNG CỦA ÁP DỤNG THUẾ ĐIỆN TỬ


ĐẾN TUÂN THỦ THUẾ CỦA DOANH NGHIỆP
VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH QUẢN LÝ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
----------------

MẠC THỊ HẢI YẾN

TÁC ĐỘNG CỦA ÁP DỤNG THUẾ ĐIỆN TỬ


ĐẾN TUÂN THỦ THUẾ CỦA DOANH NGHIỆP
VIỆT NAM

Chuyên ngành: KHOA HỌC QUẢN LÝ


Mã số: 9310110

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐỖ THỊ HẢI HÀ

HÀ NỘI - 2022
i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và
không vi phạm qui định liêm chính học thuật trong nghiên cứu khoa học của Trường
Đại học Kinh tế Quốc dân.

Hà Nội, ngày tháng năm 2022


Nghiên cứu sinh

Mạc Thị Hải Yến


ii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i


MỤC LỤC ..................................................................................................................... ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................v
DANH MỤC BẢNG .....................................................................................................vi
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................... vii
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu..............................................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................................................................4
4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................5
5. Kết cấu của luận án................................................................................................7
6. Những đóng góp mới của luận án .........................................................................7
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ...............................................................9
1.1. Nghiên cứu về thuế điện tử và hệ thống thuế điện tử ......................................9
1.1.1. Nghiên cứu về thuế điện tử.............................................................................9
1.1.2. Nghiên cứu về hệ thống thuế điện tử ............................................................12
1.2. Nghiên cứu về tuân thủ thuế ............................................................................16
1.3. Nghiên cứu về tác động của thuế điện tử đến tuân thủ thuế ........................25
1.4. Khoảng trống nghiên cứu .................................................................................27
TỔNG KẾT CHƯƠNG 1............................................................................................28
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA ÁP DỤNG THUẾ ĐIỆN
TỬ ĐẾN TUÂN THỦ THUẾ .....................................................................................29
2.1. Thuế điện tử và áp dụng thuế điện tử .............................................................29
2.1.1. Thuế điện tử ..................................................................................................29
2.1.2. Áp dụng thuế điện tử ....................................................................................32
2.1.3. Hệ thống thuế điện tử ...................................................................................33
2.2. Tuân thủ thuế ....................................................................................................44
2.2.1. Khái niệm .....................................................................................................44
iii

2.2.2. Một số lý thuyết nghiên cứu về tuân thủ thuế ..............................................47


2.2.3. Các tiêu chí đánh giá mức độ tuân thủ thuế .................................................55
2.3. Mô hình nghiên cứu về tác động của áp dụng thuế điện tử đến tuân thủ thuế....56
2.3.1. Mô hình lý thuyết hành động hợp lý (TRA) ..............................................56
2.3.2. Mô hình lý thuyết hành vi dự định (TPB) .................................................57
2.3.3. Mô hình lý thuyết chấp nhận công nghệ (TAM) .......................................59
2.3.4. Mô hình nghiên cứu đề xuất .......................................................................60
2.4. Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng thuế điện tử nhằm nâng cao tuân thủ thuế
....................................................................................................................................61
2.4.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia ..............................................................61
2.4.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam .................................................64
TỔNG KẾT CHƯƠNG 2............................................................................................67
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG ÁP DỤNG THUẾ ĐIỆN TỬ VÀ TUÂN THỦ
THUẾ CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ...........................................................68
3.1. Thực trạng áp dụng thuế điện tử ở Việt Nam ................................................68
3.1.1. Quá trình phát triển thuế điện tử ở Việt Nam ...............................................68
3.1.2. Thực trạng bộ máy quản lý thuế ...................................................................70
3.1.3. Thực trạng văn bản, chính sách về thuế điện tử ...........................................72
3.1.4. Thực trạng áp dụng thuế điện tử hiện nay ....................................................74
3.2. Thực trạng tuân thủ thuế của doanh nghiệp Việt Nam ................................86
3.2.1. Thực trạng doanh nghiệp Việt Nam .............................................................86
3.2.2. Thực trạng tuân thủ thuế của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay ..........................90
TỔNG KẾT CHƯƠNG 3............................................................................................95
CHƯƠNG 4 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA ÁP DỤNG THUẾ ĐIỆN TỬ ĐẾN
TUÂN THỦ THUẾ CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ......................................96
4.1. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................96
4.1.1. Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu .......................................96
4.1.2. Kết quả nghiên cứu định tính và mô hình nghiên cứu điều chỉnh..............101
4.1.3. Phát triển thang đo biến số và bảng hỏi khảo sát .......................................106
4.1.4. Nguồn dữ liệu và mẫu nghiên cứu .............................................................112
iv

4.1.5. Phương pháp phân tích dữ liệu ...................................................................116


4.2. Kết quả phân tích định lượng ........................................................................120
4.2.1. Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ............................................120
4.2.2. Một số phát hiện khác.................................................................................134
4.3. Bàn luận về kết quả nghiên cứu.....................................................................137
TỔNG KẾT CHƯƠNG 4..........................................................................................144
CHƯƠNG 5 QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI THUẾ
ĐIỆN TỬ NHẰM NÂNG CAO TUÂN THỦ THUẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
VIỆT NAM .................................................................................................................145
5.1. Quan điểm, định hướng của Nhà nước đối với thuế điện tử.......................145
5.2. Giải pháp đối với thuế điện tử nhằm nâng cao tuân thủ thuế của các doanh
nghiệp Việt Nam .....................................................................................................147
5.2.1. Giải pháp về thể chế quản lý thuế ..............................................................147
5.2.2. Giải pháp về tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực .......................................151
5.2.3. Giải pháp về công tác quản lý thuế ............................................................155
5.2.4. Giải pháp về phát triển công nghệ thông tin ..............................................159
5.3. Kiến nghị ..........................................................................................................163
5.3.1. Kiến nghị với Chính phủ ............................................................................163
5.3.2. Kiến nghị với doanh nghiệp và các bên liên quan......................................163
5.4. Những hạn chế của luận án và các hướng nghiên cứu tiếp theo ................164
TỔNG KẾT CHƯƠNG 5..........................................................................................166
KẾT LUẬN ................................................................................................................167
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ...................169
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ..................................................................................169
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................170
PHỤ LỤC 1 ................................................................................................................184
PHỤ LỤC 2 ................................................................................................................191
PHỤ LỤC 3 ................................................................................................................196
v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ATM : Máy rút tiền tự động

ATO : Cơ quan thuế Australia

CBT : Cán bộ thuế

CNTT : Công nghệ thông tin

CQT : Cơ quan thuế

CSDL : Cơ sở dữ liệu

DN : Doanh nghiệp

GTGT : Giá trị gia tăng

NHTM : Ngân hàng thương mại

NNT : Người nộp thuế

NSNN : Ngân sách nhà nước

OECD : Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế

TTĐT : Thông tin điện tử


vi

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Tóm tắt các nghiên cứu về hệ thống thuế điện tử và tuân thủ thuế ..............15
Bảng 1.2. Tóm tắt các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế ..........................................24
Bảng 2.1. Các chỉ số đặc trưng cho các cấp độ tuân thủ thuế của DN ..........................50
Bảng 3.1. Mục tiêu áp dụng thuế điện tử tại Việt Nam giai đoạn 2011-2020 ..............69
Bảng 3.2. Một số văn bản chính sách về thuế điện tử giai đoạn 2016-2020 .................73
Bảng 3.3. Thực trạng tuyên truyền doanh nghiệp giai đoạn 2016-2020 .......................75
Bảng 3.4. Thực trạng hỗ trợ doanh nghiệp giai đoạn 2016-2020..................................75
Bảng 3.5. Thực trạng quản lý kê khai thuế điện tử giai đoạn 2016-2020 .....................78
Bảng 3.6. Thực trạng quản lý nộp thuế điện tử giai đoạn 2016-2020 ...........................80
Bảng 3.7. Thực trạng hoàn thuế điện tử giai đoạn 2016-2020 ......................................83
Bảng 3.8. Thống kê số lượng doanh nghiệp Việt Nam theo ngành kinh tế giai đoạn
2017-2020 ....................................................................................................88
Bảng 3.9. Tình hình tuân thủ kê khai thuế của các doanh nghiệp giai đoạn 2016-2020
......................................................................................................................90
Bảng 3.10. Tình hình tuân thủ thanh toán thuế của các doanh nghiệp..........................91
Bảng 3.11. Tình hình tuân thủ báo cáo của các doanh nghiệp ......................................92
Bảng 4.1. Các biến số và thang đo ..............................................................................108
Bảng 4.2. Đặc trưng mẫu khảo sát...............................................................................115
Bảng 4.3. Kết quả hệ số Cronbach's Alpha của các thang đo .....................................120
Bảng 4.4. Kết quả kiểm định KMO and Bartlett .........................................................123
Bảng 4.5. Ma trận hệ số tải nhân tố .............................................................................124
Bảng 4.6. Kết quả phân tích độ tin cậy thang đo bằng phân tích nhân tố khẳng định
CFA ............................................................................................................129
Bảng 4.7. Kết quả ước lượng mô hình nghiên cứu .....................................................131
Bảng 4.8: Kết quả phân tích phương sai (khác biệt theo đặc điểm sở hữu DN) .........133
Bảng 4.9. Kết quả kiểm định khác biệt chi tiết theo từng cặp theo quy mô DN .........133
Bảng 4.10. Kết quả phân tích khác biệt mô hình cấu trúc đa nhóm (quy mô DN) .....134
Bảng 4.11. Kết quả ước lượng mô hình cấu trúc với các nhóm quy mô DN ..............134
Bảng 4.12. Kết quả phân tích khác biệt mô hình cấu trúc đa nhóm (Sở hữu DN) ......136
Bảng 4.13. Kết quả ước lượng mô hình cấu trúc với các nhóm sở hữu DN ...............136
vii

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1. Mô hình các cấp độ tuân thủ thuế..................................................................49


Hình 2.2. Mô hình tam giác tuân thủ của BISEP ..........................................................52
Hình 2.2. Mô hình tuân thủ BISEP................................................................................52
Hình 2.3. Mô hình lý thuyết hành động hợp lí (TRA) ..................................................57
Hình 2.4. Mô hình lý thuyết hành vi dự định (TPB) .....................................................58
Hình 2.5. Mô hình rủi ro cảm giác (The risk-as-feelings RaF) .....................................58
Hình 2.6. Mô hình chấp nhận công nghệ TAM.............................................................60
Hình 2.7. Mô hình nghiên cứu đề xuất ..........................................................................61
Hình 3.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức ngành Thuế ................................................................71
Hình 3.2. Thực trạng thanh tra, kiêm tra các doanh nghiệp giai đoạn 2016-2020 ........85
Hình 3.3. Thống kê số lượng doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2016-2020 ...............86
Hình 3.4. Thống kê số lượng doanh nghiệp Việt Nam theo quy mô ............................87
Hình 3.5. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ....................................90
Hình 4.1. Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu ........................................96
Hình 4.2. Mô hình nghiên cứu.....................................................................................105
Hình 4.3. Biểu đồ Scree plot .......................................................................................124
Hình 4.4. Kết quả CFA với mô hình chưa chuẩn hóa .................................................127
Hình 4.5. Kết quả CFA với mô hình đã chuẩn hóa .....................................................128
Hình 4.6. Kết quả phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (chưa chuẩn hóa) ...............130
Hình 4.7. Kết quả phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (chuẩn hóa) .......................130
Hình 4.8. Sơ đồ tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc .............................132
1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Thuế là một trong những nguồn thu chủ yếu của NSNN, cũng là công cụ quan
trọng để Chính phủ điều tiết vĩ mô nền kinh tế, thúc đẩy đầu tư, kiềm chế lạm phát,
bảo hộ sản xuất trong nước, phân phối lại của cải và thu nhập trong xã hội. Theo quy
định của Nhà nước, thuế là khoản nộp có nghĩa vụ bắt buộc đối với các chủ thể bao
gồm tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh và cá nhân nhằm đảm bảo nguồn thu NSNN.
Hệ thống thuế ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới được coi là một
thành tố quan trọng trong việc điều hành hệ thống pháp luật kinh tế - tài chính. Trong
quá trình đổi mới và xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vai
trò của hệ thống pháp luật thuế ngày càng rõ nét, tác động trọng yếu đến quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh
tranh quốc gia, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, đảm bảo nguồn tài chính cho hoạt động
có hiệu quả của nhà nước và xã hội.
Về lĩnh vực thuế, hầu hết các nước trên thế giới đều theo xu hướng cải thiện
mối quan hệ hai chiều giữa cơ quan thuế và người nộp thuế từ quan hệ “đối đầu” sang
quan hệ “đồng hành”. Để đạt được mục tiêu đó, ngành Thuế Việt Nam đã triển khai
đồng bộ nhiều giải pháp nhằm đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo hướng lấy
NNT làm trung tâm. Trong thời gian qua, Tổng cục Thuế đã đẩy mạnh ứng dụng
CNTT trong công tác cải cách quản lý thuế thông qua việc triển khai đăng ký thuế điện
tử, kê khai thuế điện tử, nộp thuế điện tử, hoàn thuế điện tử và triển khai áp dụng hóa
đơn điện tử. Đến nay, dịch vụ thuế điện tử đã được áp dụng tại 63/63 tỉnh, thành phố
và 100% Cục thuế. Về khai thuế điện tử, tính đến 10/2021, cả nước có 843.620 DN
tham gia sử dụng dịch vụ khai thuế điện tử trên tổng số 847.118 DN đang hoạt động,
đạt tỷ lệ 99,59%. Số lượng hồ sơ khai thuế điện tử đã tiếp nhận đạt hơn 14 triệu hồ sơ
(Tổng cục Thuế, 2021). Về nộp thuế điện tử, tất cả các Cục thuế đã triển khai dịch vụ
nộp thuế điện tử thông qua việc liên kết với 55 ngân hàng thương mại. Số tiền nộp
NSNN đạt trên 548.558 tỷ đồng và 34.733.362 USD thông qua 2.664.255 giao dịch
nộp thuế điện tử (Tổng cục Thuế, 2021). Về hoàn thuế điện tử, Tổng cục Thuế cũng đã
triển khai ứng dụng hoàn thuế điện tử tại 63 tỉnh, thành phố với số DN tham gia dịch
vụ đạt 8.203 trên tổng số 8.402 DN hoàn thuế đạt tỷ lệ 97,6%. Tổng số hồ sơ được giải
quyết hoàn thuế đạt 14.962 hồ sơ với số tiền hoàn thuế tương ứng là 103.719 tỷ đồng
(Tổng cục Thuế, 2021).
2

Dịch vụ thuế điện tử đã và đang đem lại những lợi ích đáng kể cho các DN và
là công cụ hiện đại cho các cơ quan quản lý thuế. Theo báo cáo "Đánh giá cải cách thủ
tục hành chính thuế - Mức độ hài lòng của DN năm 2019" (VCCI, 2019) về dịch vụ
thuế điện tử, có 97% DN đánh giá mức độ thực hiện các thủ tục khai thuế điện tử,
đăng ký nộp thuế điện tử và nộp thuế điện tử là "dễ" và "tương đối dễ". Hầu hết các
DN cho rằng nộp thuế điện tử giúp tiết kiệm thời gian, thủ tục nộp thuế dễ thực hiện.
Bên cạnh đó, vẫn tồn tại một số khó khăn khi tiến hành, vấn đề đường truyền dữ liệu
tắc nghẽn vào thời kì báo cáo là vấn đề chiếm tỉ lệ cao nhất 47%, tiếp đến là vấn đề về
chi phí sử dụng chữ kí số 15% và những quy định từ phía ngân hàng thương mại 7%
(VCCI, 2019).
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là hệ thống thuế dựa trên ứng dụng công nghệ có hiệu
quả như mong đợi hay ngược lại, tạo kẽ hở cho việc tránh thuế, trốn thuế, không tuân
thủ thuế làm thất thu NSNN. Giai đoạn 2016-2020 chứng kiến sự gia tăng đáng kể về
số DN thành lập mới, cụ thể năm 2016 có 110.100 DN thành lập mới, 126.859 DN
thành lập năm 2017, 131.275 DN thành lập mới năm 2018, 138.139 DN thành lập mới
năm 2019 và 134.941 DN thành lập mới năm 2020 (Bộ Kế hoạch và đầu tư,
2021). Đây là tín hiệu tích cực đối với nền kinh tế và cũng là thách thức đối với cơ
quan thuế trong việc quản lý hiệu quả công tác thu thuế với không chỉ DN nói riêng
mà cả người nộp thuế nói chung, trong đó tính tuân thủ của người nộp thuế luôn được
cơ quan thuế coi trọng nhất. Đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của người nộp thuế
để đề xuất các giải pháp phù hợp, nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý thuế, đảm
bảo thu NSNN là nhiệm vụ trọng tâm của cơ quan thuế.
Theo VCCI (2019), tỷ lệ DN bị xử phạt vi phạm hành chính sau thanh tra, kiểm
tra thuế trên cả nước là 70%. Điều này chứng tỏ mức độ tuân thủ của các DN chưa
thực sự cao, cần khắc phục tình trạng này. Trong khi đó, báo cáo của Tổng cục Thuế
giai đoạn 2016-2020 cho thấy, về thái độ đối với hệ thống thuế điện tử, một số người
nộp thuế chưa tuân thủ các quy định của pháp luật về thuế, thậm chí tránh thuế, trốn
thuế. Hệ quả này là số nợ thuế vẫn ở mức cao so với tổng NSNN và phần lớn thuộc về
các khoản nợ thuế, tiền phạt không có khả năng thu hồi. Về việc áp dụng hệ thống thuế
điện tử, số liệu báo cáo toàn ngành Thuế giai đoạn 2016-2020 đã chỉ ra rằng việc phối
hợp, kết nối, trao đổi thông tin giữa các bộ, ngành, đặc biệt là cơ quan thuế giữa các
vùng ở Việt Nam còn hạn chế do cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ (Tổng cục Thuế, 2016-
2020). Bằng chứng thực tế này cho thấy hệ thống thuế điện tử, thái độ đối với hệ thống
thuế điện tử của NNT và việc áp dụng hệ thống thuế điện tử có thể ảnh hưởng đến mức
độ tuân thủ của NNT nói chung và tuân thủ thuế của các DN nói riêng.
3

Từ góc độ lý thuyết, khi tổng hợp các nghiên cứu về tuân thủ thuế, một trong
những lý thuyết được rất nhiều học giả sử dụng làm nền tảng cơ sở cho nghiên cứu của
mình, đó là mô hình lý thuyết hành động hợp lý (TRA - Theory of Reasoned
Action). Theo đó, Night & Bananuka (2018) đã thực hiện một nghiên cứu nhằm đánh
giá tác động trung gian của việc áp dụng hệ thống thuế điện tử trong mối quan hệ giữa
thái độ đối với hệ thống thuế điện tử và tuân thủ thuế bằng phương pháp định lượng
với các doanh nghiệp nhỏ tại Uganda - một quốc gia đang phát triển của châu Phi.
Vì vậy, việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế, tìm ra các yếu
tố tác động hoặc tác động mạnh đến việc tuân thủ của NNT làm cơ sở khoa học để đề
xuất các giải pháp quản lý thuế hiệu quả, đồng thời khuyến khích tính tự nguyện cao
của NNT và thay đổi hành vi tuân thủ thuế theo hướng tích cực là vô cùng cần thiết cả
về mặt lý luận và thực tiễn. Tại Việt Nam, hầu hết các nhà nghiên cứu tập trung phân
tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế, nhưng các nghiên cứu về tác
động của việc áp dụng thuế điện tử đối với việc tuân thủ thuế chưa nhiều, đặc biệt là
mối tương quan giữa hệ thống thuế điện tử, thái độ đối với hệ thống thuế điện tử và áp
dụng thuế điện tử đối với tuân thủ thuế.
Với những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: "Tác động của áp dụng thuế điện tử
đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp Việt Nam" nhằm nghiên cứu tác động và mức độ
tác động của áp dụng thuế điện tử tới tuân thủ thuế của các DN Việt Nam và đề xuất một
số giải pháp đối với thuế điện tử nhằm nâng cao tuân thủ thuế của các DN Việt Nam.
2. Mục đích nghiên cứu
Luận án nghiên cứu tác động của áp dụng thuế điện tử đến tuân thủ thuế của các
DN Việt Nam. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp đối với thuế điện tử nhằm nâng
cao tuân thủ thuế của các DN Việt Nam.
Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về tác động của áp dụng thuế điện tử đến tuân
thủ thuế.
- Xây dựng mô hình đánh giá tác động của áp dụng thuế điện tử tới tuân thủ
thuế của DN Việt Nam.
- Đánh giá thực trạng tác động của áp dụng thuế điện tử đến tuân thủ thuế của
các DN Việt Nam.
- Đề xuất các giải pháp đối với thuế điện tử nhằm nâng cao tuân thủ thuế của
các DN Việt Nam.
Câu hỏi nghiên cứu:
4

- Lý thuyết nào phù hợp để nghiên cứu tác động của áp dụng thuế điện tử đến
tuân thủ thuế của DN Việt Nam?
- Các nhân tố hệ thống thuế điện tử, thái độ đối với hệ thống thuế điện tử, áp
dụng thuế điện tử có tác động tới Tuân thủ thuế của các DN Việt Nam? Mức độ và
chiều tác động của các nhân tố trên tới Tuân thủ thuế của các DN Việt Nam như thế
nào?
- Thực trạng áp dụng thuế điện tử và tuân thủ thuế của các DN Việt Nam hiện
nay như thế nào?
- Có những giải pháp nào đối với áp dụng thuế điện tử nhằm nâng cao tuân thủ
thuế của các DN Việt Nam?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu tác động của áp dụng thuế điện tử đến tuân
thủ thuế của các DN Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung:
- Luận án nghiên cứu dịch vụ thuế điện tử của CQT đối với các DN Việt Nam
(DN được thành lập theo pháp luật Việt Nam có trụ sở chính tại Việt Nam và thuộc sở
hữu của người Việt Nam) thuộc 2 khu vực Nhà nước và tư nhân và các DN thuộc 3
nhóm quy mô (nhỏ, vừa và lớn).
- Khái quát về thuế điện tử, áp dụng thuế điện tử, hệ thống thuế điện tử và tuân
thủ thuế;
- Khái quát một số lý thuyết nghiên cứu về tuân thủ thuế, một số mô hình
nghiên cứu về mối quan hệ giữa áp dụng thuế điện tử đến tuân thủ thuế. Từ đó, đề xuất
mô hình nghiên cứu về tác động của áp dụng thuế điện tử đến tuân thủ thuế của các DN
Việt Nam;
- Đánh giá thực trạng áp dụng thuế điện tử và tuân thủ thuế của các DN Việt
Nam giai đoạn 2016-2020;
- Đánh giá tác động của áp dụng thuế điện tử đến tuân thủ thuế của DN Việt
Nam dựa trên mô hình nghiên cứu đã lựa chọn và phương pháp phân tích định lượng.
Phạm vi về không gian: luận án tiến hành điều tra và khảo sát 800 DN và sau
khi thu thập, xử lý thì thu được kết quả 605 DN trên địa bàn các tỉnh/ thành phố thuộc
5

lãnh thổ Việt Nam. Trong đó, tập trung vào các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí
Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ.
Phạm vi về thời gian: các dữ liệu sơ cấp (phiếu điều tra khảo sát) được thu thập
và xử lý trong thời gian từ tháng 11/2020 đến tháng 4/2021. Các dữ liệu thứ cấp về
thực trạng áp dụng thuế điện tử và tuân thủ thuế của các DN Việt Nam được thu thập
trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích tổng hợp
Luận án đã tổng hợp, khái quát các nghiên cứu, các lý thuyết về thuế điện tử, áp
dụng thuế điện tử, tuân thủ thuế và tác động của áp dụng thuế điện tử đến tuân thủ
thuế. Luận án cũng phân tích thực trạng áp dụng thuế điện tử tại Việt Nam và tuân thủ
thuế của các DN Việt Nam giai đoạn 2016-2020. Từ đó, đưa ra được mô hình nghiên
cứu đề xuất và các giả thuyết nghiên cứu.
Phương pháp điều tra thống kê
Luận án đã tiến hành phương pháp điều tra thống kê với mẫu nghiên cứu gồm
800 DN Việt Nam thuộc 2 khu vực Nhà nước và tư nhân và thuộc 3 nhóm quy mô
(nhỏ, vừa và lớn), đa dạng về lĩnh vực hoạt động kinh doanh.
Phương pháp nghiên cứu định tính
Luận án đã tiến hành tham vấn ý kiến của các chuyên gia, thực hiện phỏng vấn
sâu với 3 nhóm đối tượng: (1) Các chuyên gia trong lĩnh vực thuế; (2) Các cán bộ của
CQT; (3) Lãnh đạo/ kế toán thuế của các DN (dựa trên Lý thuyết người đại diện) nhằm
mục tiêu tiêu lấy ý kiến đánh giá về các nhân tố trong mô hình nghiên cứu hay nói
cách khác là ý kiến về các nhân tố (hệ thống thuế điện tử; thái độ đối với hệ thống thuế
điện tử; áp dụng thuế điện tử) ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của các DN và phát triển,
hiệu chỉnh thang đo các biến số.
Phương pháp nghiên cứu định lượng
Trên cơ sở mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu được thiết lập,
luận án tiến hành thu thập dữ liệu thông qua điều tra khảo sát các DN. Sau đó tiến
hành kiểm định các giả thuyết nghiên cứu để đánh giá tác động của các biến độc lập
lên biến phụ thuộc (tuân thủ thuế) trong mô hình. Các phương pháp được sử dụng
cụ thể bao gồm: (1) phân tích độ tin cậy các thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha
nhằm kiểm tra hệ số tương quan biến tổng, kiểm tra hệ số Cronbach’s Alpha; (2)
phân tích nhân tố khám phá (EFA) nhằm kiểm tra trọng số EFA, nhân tố và phương
6

sai trích, có thể phải điều chỉnh lại mô hình đề xuất và giả thuyết nghiên cứu; (3)
phân tích nhân tố khẳng định (CFA) nhằm kiểm tra độ thích hợp của mô hình, trọng
số CFA, độ tin cậy tổng hợp, tính đơn hướng, giá trị hội tụ và giá trị phân biệt; (4)
phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) nhằm kiểm tra độ thích hợp của mô hình,
kiểm định giả thuyết nghiên cứu.
Quy trình nghiên cứu
Bước 1: Tổng quan các nghiên cứu về thuế điện tử và hệ thống thuế điện tử,
tuân thủ thuế, tác động của thuế điện tử đến tuân thủ thuế. Từ đó, luận án rút ra kết
luận về khoảng trống nghiên cứu.

Bước 2: Hệ thống và khái quát các lý thuyết nghiên cứu về tuân thủ thuế, các
mô hình nghiên cứu tác động của áp dụng thuế điện tử đến tuân thủ thuế. Tổng hợp
kinh nghiệm quốc tế về áp dụng thuế điện tử nhằm nâng cao tuân thủ thuế và rút ra bài
học kinh nghiệm cho Việt Nam.

Bước 3: Tổng quan về thực trạng áp dụng thuế điện tử tại Việt Nam và thực
trạng tuân thủ thuế của các DN Việt Nam giai đoạn 2016-2020.

Bước 4: Từ kết quả của các bước nghiên cứu trên (bước 1-3), luận án đưa ra mô
hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết nghiên cứu. Sau đó, luận án tiến hành
nghiên cứu định tính bằng cách phỏng vấn sâu thể thu thập ý kiến chuyên gia và
tiến hành hiệu chỉnh mô hình đảm bảo căn cứ, cơ sở cho mối liên hệ giữa các nhân
tố trong mô hình nghiên cứu và đảm bảo sự phù hợp của thang đo các biến số. Luận
án thực hiện bước nghiên cứu bằng phương pháp định lượng: điều tra khảo sát các
DN thuộc cả khu vực nhà nước và tư nhân và tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn
gồm Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ. Các DN được điều tra khảo sát đa
dạng về quy mô (nhỏ, vừa, lớn), và đa dạng về lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh
doanh. Kết quả, luận án thu về 605 phiếu hợp lệ, sau đó tiến hành mã hóa và nhập
số liệu để xử lý trên phần mềm SPSS 22 và AMOS.

Bước 5: Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu, bàn luận về kết quả kiểm định
các giả thuyết và một số kết quả khác. Từ đó, đưa ra các kiến nghị và giải pháp của
Nhà nước nhằm đối với thuế điện tử (về thể chế quản lý, về tổ chức bộ máy và nguồn
nhân lực, về công tác quản lý thuế, về phát triển CNTT) nhằm nâng cao tuân thủ thuế
của các DN Việt Nam.
7

5. Kết cấu của luận án


Luận án được cấu trúc gồm 5 chương với các nội dung khái quát như sau:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về thuế điện tử và hệ thống thuế điện tử,
tuân thủ thuế, tác động của áp dụng thuế điện tử đến tuân thủ thuế.
Chương 2: Cơ sở lý luận về tác động của áp dụng thuế điện tử đến tuân thủ
thuế của DN.
Chương 3: Thực trạng áp dụng thuế điện tử và tuân thủ thuế của DN Việt
Nam giai đoạn 2016-2020.
Chương 4: Đánh giá tác động của áp dụng thuế điện tử đến tuân thủ thuế của
DN Việt Nam.
Chương 5: Quan điểm, định hướng và giải pháp đối với thuế điện tử nhằm
nâng cao tuân thủ thuế của các DN Việt Nam.
6. Những đóng góp mới của luận án
Những đóng góp về mặt lý luận:
- Thứ nhất, nghiên cứu đã góp phần làm phong phú hơn lĩnh vực nghiên cứu về
tuân thủ thuế đặt trong bối cảnh một quốc gia đang phát triển với nền kinh tế chuyển
đổi, từ đó góp phần nhỏ vào nền tảng kiến thức chung.
- Thứ hai, từ việc hệ thống hóa các lý thuyết nghiên cứu về tuân thủ thuế (lý
thuyết thông tin bất cân xứng, lý thuyết người đại diện, lý thuyết các cấp độ tuân thủ
thuế, mô hình tuân thủ BISEP, tiêu chuẩn ISO 14001:2015) và hệ thống hóa các mô
hình nghiên cứu về tác động của áp dụng thuế điện tử đến tuân thủ thuế (mô hình lý
thuyết hành động hợp lý, mô hình lý thuyết hành vi dự định, mô hình lý thuyết chấp
nhận công nghệ) nghiên cứu đã đề xuất được mô hình nghiên cứu về tác động của áp
dụng thuế điện tử đến tuân thủ thuế của các DN Việt Nam với các biến độc lập (Hệ
thống thuế điện tử, Thái độ đối với hệ thống thuế điện tử, Áp dụng thuế điện tử) và
biến phụ thuộc Tuân thủ thuế.
- Thứ ba, nghiên cứu đã điều chỉnh một số thang đo và đồng thời lược bỏ một
số thang đo so với gốc cho phù hợp với bối cảnh Việt Nam
Những đóng góp về mặt thực tiễn:
- Luận án đã phân tích và đánh giá được thực trạng áp dụng thuế điện tử và tuân
thủ thuế của các DN Việt Nam (giai đoạn 2016-2020) và tiến hành hiệu chỉnh mô hình
nghiên cứu đề xuất sao cho phù hợp với bối cảnh Việt Nam.
8

- Nghiên cứu này đã kiểm định và chỉ ra tác động trực tiếp và tích cực giữa Hệ
thống thuế điện tử, Thái độ đối với hệ thống thuế điện tử, Áp dụng thuế điện tử đến
Tuân thủ thuế.
- Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra được một số tác động trung gian, làm củng
cố thêm mối liên hệ, tác động giữa các cặp nhân tố, điều mà không nhiều nghiên cứu
trước đây đề cập đến. Cụ thể: Thái độ đối với hệ thống thuế điện tử là biến trung gian
tác động lên mối quan hệ giữa Hệ thống thuế điện tử và Áp dụng thuế điện tử. Và Áp
dụng thuế điện tử là biến trung gian tác động lên mối quan hệ giữa Thái độ đối với hệ
thống thuế điện tử và Tuân thủ thuế.

- Căn cứ vào thực trạng áp dụng thuế điện tử và tuân thủ thuế của các DN Việt
Nam, căn cứ vào kết quả nghiên cứu, luận án đã đề xuất được nhóm giải pháp đối với
thuế điện tử (về thể chế quản lý thuế, về tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực ngành
Thuế, về công tác quản lý thuế và về phát triển CNTT) nhằm nâng cao mức độ tuân
thủ thuế của các DN Việt Nam.
9

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1. Nghiên cứu về thuế điện tử và hệ thống thuế điện tử


1.1.1. Nghiên cứu về thuế điện tử
• Các nghiên cứu về sự khác biệt của thuế điện tử
Các nghiên cứu quốc tế đã chỉ ra nhiều điểm khác biệt của thuế điện tử. Với dịch
vụ thuế theo hình thức thủ công, các hoạt động quản lý kê khai, tính thuế và nộp thuế
được thực hiện theo phương thức tương tác trực tiếp giữa cán bộ thuế và NNT hay nói
cách khác là việc áp dụng có giới hạn công nghệ thông tin trong quá trình cung cấp các
dịch vụ về kê khai, nộp và thu thuế cho công dân, doanh nghiệp và các cơ quan khác
của chính phủ. Trong khi đó, sự khác biệt của thuế điện tử được thể hiện trên các nội
dung sau:
Thứ nhất, là sự khác biệt về hình thức cung cấp các dịch vụ công: từ trực tiếp
sang trực tuyến (inline to online). Đối với dịch vụ thuế thông thường, tiếp xúc trực tiếp
(face to face) là đặc trưng của hình thức giao tiếp giữa công chức với công dân và DN.
Theo đó, công dân và DN phải gặp gỡ trực tiếp công chức tại trụ sở của cơ quan quản
lý thuế để thực hiện quá trình cung cấp và tiếp nhận dịch vụ công. Mặc dù những giao
dịch này có thể thực hiện thông qua việc trao đổi thư tín, nhưng theo các học giả thì
nguyên lý cơ bản vẫn dựa trên mối quan hệ trực tiếp giữa công chức và công dân, DN.
Một trong những hệ quả của tiếp xúc trực tiếp là hiện tượng xếp hàng (inline). Các học
giả cho rằng do cơ quan công quyền không thể thực hiện được các công việc với tất cả
các công dân tại cùng một thời điểm trên cùng một địa điểm cho nên công dân phải
xếp hàng chờ tại trụ sở của cơ quan công quyền để giải quyết những việc hành chính
có liên quan (Alm và cộng sự, 2010, Calderon và cộng sự, 2014).
Trong khi đó, thuế điện tử sử dụng cơ sở hạ tầng về thông tin và truyền thông
để cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Áp dụng này cho phép công dân và DN không
cần phải đến trụ sở cơ quan thuế mà họ chỉ cần ở nhà hoặc một nơi thuận tiện có thiết
bị thông minh (như máy tính, điện thoại, ipad...) có kết nối mạng là có thể thực hiện
các giao dịch về thuế. Áp dụng này thay thế hình thức tiếp xúc trực tiếp, công dân và
DN không cần phải xếp hàng và họ có thể tiếp nhận dịch vụ công vào bất cứ thời điểm
nào trong ngày. Khối lượng công việc mà cơ quan thuế xử lý trong cùng một đơn vị
thời gian vì thế cũng nhiều hơn (Alm và cộng sư, 2010, Calderon và cộng sự, 2014).
10

Thứ hai, là sự khác biệt trong sử dụng CNTT. Việc ứng dụng công nghệ dựa
trên nền web và các thiết bị khác bao gồm máy tính và các thiết bị sao, lưu tin trong
quá trình cung cấp các dịch vụ về thuế và tương tác giữa các cơ quan của chính phủ
là đặc điểm cơ bản của thuế điện tử. Trong khi đó, dịch vụ thuế theo hình thức thủ
công chỉ làm việc trên hồ sơ và tài liệu bằng giấy, thể hiện thông qua việc tiếp xúc
trực tiếp. Do đó kéo theo một trong những hệ quả có thể kể đến là các tài liệu đó
được vận chuyển trực tiếp thay vì qua môi trường Internet hoặc dạng hồ sơ điện tử
được lưu trong USB và CD-Rom như trong thuế điện tử. Sử dụng CNTT cũng
mang lại hiệu quả vượt trội của thuế điện tử trong quản lý dữ liệu, quá trình phân
loại, chỉ dẫn và tìm kiếm dữ liệu. Một điển hình khác của ứng dụng CNTT là tập
trung hóa dữ liệu. Đây là yếu tố then chốt giúp cơ quan quản lý thuế có thể quản lý
và khai thác thông tin về NNT hay các DN một cách có hiệu quả (Hung và cộng sự,
2006, Calderon và cộng sự, 2014).
Thứ ba, là tính bảo mật. Đối với dịch vụ thuế thông thường, vấn đề bảo mật
được thực hiện một cách nghiêm ngặt nhờ vào việc chỉ sử dụng tài liệu bằng giấy và
được bảo quản trong những nơi an toàn. Các tài liệu cũng được xác nhận bởi những
người có thẩm quyền và tính pháp lý được đảm bảo. Trong khi đó, thuế điện tử khác
biệt được West (2005) phân biệt ở chỗ bảo mật dữ liệu dựa trên công nghệ kỹ thuật số.
Để có thể sử dụng các CSDL thì người sử dụng phải được cung cấp một tên và mật
khẩu. Bên cạnh đó, người ta còn sử dụng chữ ký điện tử để nâng cao tính bảo mật của
hệ thống. Không những thế, hệ thống còn yêu cầu trong các giao dịch điện tử phải có
những quy trình xác nhận, thậm chí là của bên thứ ba trước khi một giao dịch được
thực hiện (Chen và cộng sự, 2015).

Cuối cùng là sự khác biệt về yếu tố con người. Thông qua việc sử dụng công
nghệ thông tin, thuế điện tử có thể thiết lập được hệ thống tương tác bán tự động hoặc
tự động giữa cơ quan công quyền với công dân, DN và các cơ quan công quyền khác.
Với áp dụng này thì số lượng lao động trực tiếp trong các cơ quan thuế bị cắt giảm.
Trong khi đó, với khối lượng công việc được cắt giảm trong thuế điện tử, thì thuế
truyền thống vẫn phải sử dụng một lực lượng lao động nhất định để thực hiện chúng.
Bên cạnh đó, thuế điện tử không những đòi hỏi công chức làm việc trong CQT phải có
kỹ năng sử dụng máy tính và Internet mà đối với cả công dân và DN cũng phải có
những kỹ năng nhất định trong quá trình tiếp cận các dịch vụ công trực tuyến. Trong
khi đó, thuế truyền thống yêu cầu công chức biết những kỹ năng làm việc và giao tiếp
cơ bản để thực hiện công vụ. Vì vậy, thuế điện tử đòi hỏi đội ngũ công chức phải có kỹ
11

năng sử dụng máy tính và tương tác với các trang thông tin điện tử trong quá trình làm
việc (Chen và cộng sự, 2015).

• Các nghiên cứu về những lợi ích của thuế điện tử


Các nghiên cứu quốc tế đã đề cập đến những lợi ích của thuế điện tử. Theo đó,
những lợi ích này được chia thành các nội dung sau:
Thứ nhất, thuế điện tử là công cụ làm tăng tính hiệu lực và hiệu quả của công
tác quản lý thuế. Ứng dụng này nâng cao cơ hội tiếp cận thông tin cho các bên tham
gia nhờ vào việc quản lý tập trung cơ sở dữ liệu và chia sẻ thông tin một cách rộng rãi
trên các cổng TTĐT. Thuế điện tử cũng giúp cắt giảm chi phí hành chính và tăng thu
thuế. Ví dụ DN thay vì phải chuẩn bị hồ sơ bằng giấy, phải dành thời gian và di
chuyển giữa các địa điểm để nộp hồ sơ thì nay những chi phí cho việc đó được cắt
giảm. Tiếp theo, thuế điện tử giúp cắt giảm thời gian và giảm thiểu sai sót trong quá
trình xử lý hồ sơ thuế đối với cả cơ quan thuế, người dân và DN. Không chỉ cắt giảm
thời gian di chuyển của công dân, DN và giữa các cơ quan công quyền mà việc phần
mềm hóa các thủ tục hành chính, áp dụng các phần mềm trong truyền tải, xử lý, lưu trữ
và sử dụng dữ liệu; đồng thời với việc quản lý và khai thác tập trung nguồn thông tin
trên môi trường Internet đã giúp các cơ quan thuế xử lý công việc nhanh hơn
(Calderon và cộng sự, 2014, Houérou và cộng sự, 2009).
Thứ hai, thuế điện tử nâng cao khả năng phối kết hợp giữa các cơ quan quản lý
nhà nước. Gauld, Gray & McComb (2009) đã coi việc áp dụng CNTT trong quản lý
công đã tạo ra nền tảng nhằm kết nối các cơ quan của chính phủ. Một mặt, chính phủ
có thể quản lý tập trung thông tin trong toàn bộ hệ thống. Mặt khác CNTT có khả năng
phá vỡ mọi ngăn cản giữa các cơ quan của chính phủ và góp phần xây dựng mối liên
hệ bao trùm giữa các cơ quan này. Không những thế, các đại lý dịch vụ công của tư
nhân cũng có thể được kết nối vào hệ thống nhằm phụ vụ tốt nhất nhu cầu của người
dân và doanh nghiệp.
Thứ ba, thuế điện tử nâng cao tính minh bạch trong hệ thống. Các nghiên cứu
quốc tế đã chỉ ra rằng tình trạng thiếu minh bạch và tham nhũng trong bộ máy hành
chính đã trở thành sự cản trở rất lớn cho quá trình phát triển. Điều này sẽ tăng chi phí
cho các DN có quy mô vừa và nhỏ, thậm chí là những DN lớn. Việc áp dụng thuế điện
tử có thể ngăn chặn tham nhũng thông qua quá trình minh bạch hóa. Sự minh bạch hóa
này thể hiện ở việc thiết kế hệ thống đơn giản, chuẩn mực trong quá trình cung cấp
dịch vụ công. Tuy nhiên, kinh nghiệm của các nước thuộc khu vực châu Á – Thái Bình
Dương cho thấy để ngăn chặn có hiệu quả tình trạng tham nhũng cũng cần phải có một
cuộc cách mạng để thay đổi cách ứng xử của công dân và những nỗ lực của hệ thống
12

giáo dục trong việc đề cao các giá trị trung thực, tính liêm khiết của mỗi công dân
(Antonakas và cộng sự, 2013; Onji, 2014).
1.1.2. Nghiên cứu về hệ thống thuế điện tử
1.1.2.1. Hệ thống thuế điện tử
Hệ thống thuế điện tử là một nền tảng trực tuyến cho phép người nộp thuế truy
cập các dịch vụ thuế thông qua internet (Wasao, 2014). Các dịch vụ thuế điện tử bao
gồm: đăng ký mã số thuế, khai hồ sơ thuế, nộp thuế và hoàn thuế. Hệ thống thuế điện
tử lần đầu tiên được đưa vào hoạt động ở Hoa Kỳ với mục tiêu cung cấp dịch vụ hoàn
thuế điện tử (Muturi và Kiarie, 2015). Maisiba và Atambo (2016) cho rằng hệ thống
thuế điện tử góp phần đáng kể trong việc cải thiện mức độ tuân thủ thuế, vì nó tạo điều
kiện cho NNT tiếp cận với các dịch vụ thuế nhanh hơn mà không cần đến cơ quan
thuế. Haryani và cộng sự (2015) cũng chứng minh rằng một hệ thống thuế điện tử dễ
sử dụng, an toàn, đáng tin cậy, cung cấp phương thức thanh toán dễ dàng, cung cấp
nhiều dịch vụ và thân thiện với người dùng sẽ thúc đẩy việc tuân thủ thuế tự nguyện.
Ngày nay, hệ thống thuế điện tử đã được áp dụng rộng rãi hầu hết các quốc gia (cả
phát triển và đang phát triển), thậm chí ở cả một số nước châu Phi như Uganda,
Nigeria, Rwanda và Kenya. Xu hướng chung trên thế giới về quản lý thuế đã ngày
càng thay đổi song song với sự phát triển của khoa học công nghệ. Vì vậy, hệ thống
thuế điện tử không chỉ là một xu hướng mà còn là một phương thức hiện đại giúp CQT
tương tác với NNT hiệu quả hơn (Muturi và Kiarie, 2015).
Hệ thống thuế điện tử được xem như một bước tiến mới trong quản lý thuế bởi
nó cho phép người nộp thuế khai và nộp đúng hạn. Nkundabanyanga và cộng sự
(2017) chỉ ra rằng một số quốc gia đang phát triển với cơ chế thu thuế truyền thống
đang phải đối mặt với tình trạng tuân thủ thuế ở mức thấp hay thậm chí là không tuân
thủ của một bộ phận NNT. Thực trạng trên bắt nguồn từ những nguyên nhân sau: thiếu
trách nhiệm giải trình, sự kém hiệu quả của chính phủ và hệ thống thuế không minh
bạch. Theo đó, NNT sẽ có xu hướng tuân thủ thuế một cách tự nguyện nếu hệ thống
thuế minh bạch và chính phủ sử dụng tiền thuế đúng mục đích. Ibrahim và cộng sự
(2015) cũng đồng tình rằng NNT sẽ trả thuế nếu họ tin tưởng vào chính phủ. Một cách
cụ thể hơn, theo Nkundabanyanga và cộng sự (2017), NNT sẽ tuân thủ khi họ nhận
thấy chính phủ cung cấp cho người dân một số dịch vụ công tương ứng với số thuế họ
nộp. Do đặc tính vô hình nên các dịch vụ công thường khó đo lường, vì vậy, Bananuka
và cộng sự (2018) gợi ý rằng một số hoạt động hay cơ sở vật chất được tạo ra sẽ là câu
trả lời thuyết phục cho trách nhiệm giải trình của chính phủ. Ví dụ, NNT phải nhìn
13

thấy trường học, đường xá và bệnh viện đang được xây dựng, mọi người dân được
đảm bảo an toàn, an ninh. Khi NNT tin rằng chính phủ đối xử bình đẳng với tất cả
công dân của mình, họ sẽ tự nguyện tuân thủ theo luật thuế và các quy định về thuế
(Nkundabanyanga và cộng sự, 2017). Với cách tiếp cận từ góc độ quản lý thuế, Đặng
Ngọc Hậu (2016) cũng nhấn mạnh rằng yếu tố minh bạch là vô cùng quan trọng, minh
bạch nghĩa là quản lý thuế một cách rõ ràng, công khai đảm bảo quyền và lợi ích hợp
pháp của các cá nhân và tổ chức trong việc tiếp cận thông tin và giám sát hoạt động
quản lý của CQT. Nghiên cứu này cũng chỉ ra minh bạch có tác động thuận chiều tới
sự tuân thủ thuế và sự hài lòng của NNT.
Vì vậy, một hệ thống thuế điện tử với các thông tin, thủ tục hành chính thuế rõ
ràng; các chính sách ưu đãi được tuyên truyền rộng rãi; các quy định xử phạt nghiêm
minh, công bằng; các hoạt động thanh, kiểm tra được tiến hành công khai, thường
xuyên... sẽ đảm bảo duy trì và ngày một cải thiện mức độ tuân thủ thuế của NNT.

1.1.2.2. Hệ thống thuế điện tử và thái độ đối với hệ thống thuế điện tử
Theo Che-Azmi và Kamarulzaman (2014), hệ thống thuế điện tử dựa trên việc
ứng dụng CNTT và truyền thông mà hầu hết các chính phủ trên thế giới đã và đang sử
dụng để cải thiện việc cung cấp dịch vụ công và thủ tục hành chính công. Hệ thống
thuế điện tử được coi là quá trình ấn định thuế, thu thuế và quản lý thuế thông qua một
hệ thống điện tử (Oloaye và Atilola, 2018). Cũng với cách hiểu tương tự, Wasao
(2014) định nghĩa hệ thống thuế điện tử là một nền tảng trực tuyến cho phép NNT truy
cập các dịch vụ thuế và thực hiện nghĩa vụ thuế của họ thông qua internet. Lee (2016)
cũng chỉ ra rằng hệ thống thuế điện tử bao gồm các công cụ không chỉ cho phép tích
hợp thông tin thuế do NNT cung cấp mà còn giảm chi phí tuân thủ thuế với các dịch
vụ hiệu quả, minh bạch và đáng tin cậy, nhằm nâng cao đạo đức thuế và sự tin tưởng
vào quản lý thuế. Nasir (2015) lập luận rằng hệ thống thuế điện tử, đặc biệt đối với
việc kê khai và nộp thuế, sẽ mang lại lợi ích cho cả NNT và CQT nếu nó được hầu hết
NNT sử dụng. Bên cạnh đó, rất nhiều nhà nghiên cứu khác cũng chỉ ra tác động tích
cực của hệ thống thuế điện tử đối với việc tuân thủ thuế (Allahverdi và cộng sự, 2017;
Barati và Bakhshayesh, 2015). Maisiba và Atambo (2016) cũng ủng hộ kết luận rằng
hệ thống thuế điện tử giúp cải thiện việc tuân thủ thuế bằng cách tạo điều kiện cho
NNT tiếp cận nhanh hơn với các dịch vụ thuế mà không cần thông qua CQT.
Mối quan hệ giữa thái độ đối với hệ thống thuế điện tử và tuân thủ thuế đã được
chứng minh bởi một số nhà nghiên cứu như Simuyu và Jagongo (2019); Ondara và
cộng sự (2016); Maisiba và Atambo (2016); Al-Debei và cộng sự (2015). Chan và
14

cộng sự (2000) nhận thấy rằng khi thái độ đối với hệ thống thuế điện tử của NNT càng
thấp thì mức độ tuân thủ thuế của họ cũng thấp. Củng cố cho phát hiện này, Al-
Debei và cộng sự (2015) cũng đề xuất rằng NNT sẵn sàng tin tưởng áp dụng hệ thống
thuế điện tử khi họ nhận thức hoặc đánh giá nó là an toàn. Ngược lại, những NNT
đánh giá hệ thống thuế điện tử không dễ sử dụng sẽ không áp dụng hệ thống này, điều
này ảnh hưởng đến việc tuân thủ thuế (Maisiba và Atambo, 2016). Ngoài ra,
Ondara và cộng sự (2016) cũng nhấn mạnh mối quan hệ tác động giữa yếu tố thái độ
đối với hệ thống thuế điện tử và tuân thủ thuế của NNT. Mối quan hệ này sau đó đã
được chứng minh trong nghiên cứu của Simuyu và Jagongo (2019) rằng khi việc nộp
thuế điện tử dễ dàng, đơn giản và an toàn, nó có thể cải thiện sự tuân thủ của NNT.
Hơn nữa, thái độ đối với hệ thống thuế điện tử cũng có những ảnh hưởng đáng
kể đến việc áp dụng hệ thống thuế điện tử dựa trên ba khía cạnh là tính dễ sử dụng,
cường độ hành vi và sự hài lòng của NNT (Khaddafi và cộng sự, 2018). Nói một cách
đơn giản, hệ thống thuế điện tử càng dễ sử dụng thì NNT càng có động lực và mong
muốn áp dụng nhiều hơn. Điều này cũng phần nào dẫn đến sự tương tác hiệu quả giữa
hệ thống thuế điện tử và NNT. Điều đáng chú ý là những NNT có kỹ năng tin học sẽ
dễ dàng áp dụng hệ thống thuế điện tử hơn những người khác (Zaidi và cộng sự,
2017).

1.1.2.3. Áp dụng hệ thống thuế điện tử


Việc áp dụng thuế điện tử đã trở nên vô cùng quan trọng không chỉ đối với các
nước phát triển mà ở các nước đang phát triển theo xu hướng cải cách quản lý thuế
thông qua việc sử dụng hệ thống CNTT (Ondara và cộng sự, 2016). Theo Lee (2016),
việc áp dụng thuế điện tử góp phần đáng kể không chỉ tăng cường mức độ tuân thủ
thuế mà còn nâng cao tính minh bạch trong hoạt động quản lý thuế nói chung và của
các dịch vụ thuế nói riêng. Tiếp cận từ góc độ chính sách, nếu hệ thống thuế điện tử
được hoạch định tốt và được thực thi tốt, nó có thể dẫn đến mức độ tuân thủ thuế cao
hơn. Từ cách tiếp cận của quy trình tuân thủ thuế, Becker và Lacktorin-Reveer (2008)
và Muturi và Kiarie (2015) cho rằng việc thực hiện khai thuế điện tử và áp dụng hóa
đơn điện tử sẽ góp phần nâng cao sự tuân thủ của NNT. Tương tự như vậy, Muturi và
Kiarie (2015) đã chỉ ra mối liên hệ thuận chiều giữa việc sử dụng dịch vụ đăng kí thuế
điện tử và mức độ tuân thủ thuế đối với thuế GTGT. Bên cạnh đó, một nghiên cứu về
hệ thống thuế điện tử ở Ấn Độ của Motwani và cộng sự (2015) nhấn mạnh rằng mặc
dù việc áp dụng thuế điện tử ở quốc gia này là không bắt buộc, nhưng việc khai thuế
và thanh toán thuế điện tử có tác dụng làm tăng tính tuân thủ thuế của NNT. Nghiên
cứu của Muturi và Kiarie (2015) từ Kenya cũng ủng hộ những kết quả trước đó rằng
15

có mối tương quan chặt chẽ và thuận chiều giữa việc áp dụng hệ thống thuế điện tử
thông qua đăng ký thuế điện tử và khai thuế điện tử.
Về mối quan hệ giữa thái độ đối với hệ thống thuế điện tử và việc áp dụng thuế
điện tử, điều này đã được chứng minh bằng một số nghiên cứu của Barati và cộng
sự (2014); Asianzu và Maiga (2012); Ramlah (2010); Jahangir và Begum (2008).
Barati và cộng sự (2014) từ kết quả nghiên cứu của mình đã chứng minh rằng mức độ
thích ứng với hệ thống thuế điện tử phụ thuộc vào thái độ của NNT, và những thái độ
này được thể hiện bằng nhận thức rủi ro liên quan đến vi phạm quyền riêng tư và tiết
lộ thông tin. Tương tự, Asianzu và Maiga (2012) cho rằng NNT ở Uganda chưa sẵn
sàng sử dụng hệ thống thuế điện tử nếu họ có thái độ tiêu cực đối với hệ thống
này. Trong một nghiên cứu khác, nhận thức về việc khai thuế điện tử dễ dàng và đơn
giản có tác động mạnh mẽ tới việc tuân thủ thuế (Kiring và cộng sự, 2017). Cùng quan
điểm trên, Ramlah (2010) phát hiện ra rằng NNT càng tin tưởng vào hệ thống thuế
điện tử thì họ càng cam kết sử dụng hệ thống này. Jahangir và Begum (2008) cũng cho
rằng niềm tin vào tính hữu ích của hệ thống thuế điện tử sẽ thu hút nhiều người dùng
hơn đối với thuế điện tử. Night và Bananukain (2018) trong nghiên cứu của mình cũng
chỉ ra rằng việc áp dụng thuế điện tử là yếu tố trung gian trong mối liên hệ giữa thái độ
đối với hệ thống thuế điện tử và việc tuân thủ thuế.
Bảng 1.1. Tóm tắt các nghiên cứu về hệ thống thuế điện tử và tuân thủ thuế

Yếu tố Khái niệm Tiêu chí đánh giá Đo lường Nguồn

Hệ thống thuế Nền tảng trực tuyến Thông tin, thủ tục Sử dụng thang Wasao (2014), Muturi
điện tử cho phép người nộp hành chính thuế rõ đo Likert 5 và Kiarie (2015),
thuế truy cập các ràng; các chính mức để đánh Maisiba và Atambo
dịch vụ thuế (đăng sách ưu đãi được giá 10 biến (2016), Haryani và
kí thuế, khai thuế, tuyên truyền rộng quan sát cộng sự (2015), Ibrahim
nộp thuế, hoàn rãi; các quy định xử và cộng sự (2015),
thuế...) thông qua phạt nghiêm minh, Bananuka và cộng sự
internet công bằng; các hoạt (2018),
động thanh, kiểm Nkundabanyanga và
tra được tiến hành cộng sự (2017), Đặng
công khai, thường Ngọc Hậu (2016).
xuyên

Thái độ đối Quan điểm của Sự đánh giá tích cực/ Sử dụng thang Night và Bananuka
với hệ thống người nộp thuế đối ủng hộ hoặc tiêu cực/ đo Likert 5 (2018), Simuyu và
thuế điện tử với hệ thống thuế không ủng hộ của mức để đánh Jagongo
điện tử người nộp thuế giá 08 biến (2019), Ondara và cộng
quan sát sự (2016), Maisiba và
16

Yếu tố Khái niệm Tiêu chí đánh giá Đo lường Nguồn


Atambo (2016), Al-
Debei và cộng
sự (2015), Chan và
cộng sự (2000),
Khaddafi và cộng sự
(2018), Zaidi và cộng sự
(2017)

Áp dụng hệ Khả năng một Sử dụng hệ thống Sử dụng thang Night và Bananuka
thống thuế người nộp thuế sử thuế điện tử trong đo Likert 5 (2018), Ondara và cộng
điện tử dụng hệ thống thuế đăng kí thuế, khai mức để đánh sự (2016), Lee (2016),
điện tử thuế, nộp thuế, giá 07 biến Becker và Lacktorin-
hoàn thuế... quan sát Reveer (2008), Muturi
và Kiarie (2015),
Motwani và cộng
sự (2015),

Tuân thủ Tuân thủ tất cả các Tuân thủ trong nộp Sử dụng thang Marti (2010), James và
thuế nghĩa vụ về thuế thuế và tuân thủ đo Likert 5 Alley (2002), Singh
theo quy định của quy định về thuế mức để đánh (2003).
pháp luật một cách giá 11 biến
sẵn sàng và đầy đủ quan sát

Nguồn: Tác giả tổng hợp


1.2. Nghiên cứu về tuân thủ thuế
Tại Việt Nam, đã có một số tác giả nghiên cứu về tuân thủ thuế. Một trong
những tác giả tiên phong nghiên cứu về tuân thủ thuế phải kể đến Nguyễn Thị Lệ Thúy
(2009). Tiếp cận từ góc độ của quản lý thuế, tác giả đã tập trung đi sâu nghiên cứu về
quản lý thuế và tác động của quản lý thuế tới sự tuân thủ của các DN có hoạt động sản
xuất kinh doanh tại Hà Nội. Theo đó, tác giả đã chia hành vi tuân thủ thuế thành hai xu
hướng rõ rệt: xu hướng tích cực và xu hướng tiêu cực (chủ yếu là miễn cưỡng tuân thủ).
Khi nghiên cứu nhân tố quy mô DN với tuân thủ thuế, tác giả nhận thấy có sự ảnh
hưởng thuận chiều của hai yếu tố này. Nghiên cứu mối quan hệ giữa loại hình DN với
nhân tố tuân thủ thuế tác giả đã thấy rằng các DN có vốn Nhà nước, các DN có vốn đầu
tư nước ngoài thể hiện hành vi tuân thủ thuế tích cực. Ngược lại, các DN tư nhân, các
công ty TNHH và các công ty cổ phần thường có xu hướng tuân thủ tiêu cực. Kế thừa
những kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009), tác giả Bùi Thị Thu Thảo
(2020) cũng tiến hành nghiên cứu tương tự với chủ đề "Quản lý thuế nhằm thúc đẩy
tuân thủ thuế của DN trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh". Trong nghiên cứu này,
17

tác giả đã hệ thống hóa lý thuyết về quản lý thuế, hành vi tuân thủ thuế, các nhân tố
quản lý thuế ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của DN và phân tích thực trạng quản
lý thuế và tuân thủ thuế của DN tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời nghiên cứu
cũng xác định các nhân tố quản lý thuế ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của các
DN bao gồm: gồm (1) Tuyên truyền hỗ trợ, (2) Quản lý đăng ký, kê khai và thu thuế,
(3) Thanh tra kiểm tra thuế, (4) Xử lý vi phạm pháp luật về thuế, (5) Giải quyết khiếu
nại tố cáo về thuế, (6) Chất lượng dịch vụ thuế, (7) Ứng dụng công nghệ trong quản
lý thuế và các nhân tố thuộc về DN bao gồm: 8) Đặc điểm hoạt động của DN, (9)
Đặc điểm tâm lý của chủ/người quản lý DN. Sau khi tiến hành kiểm định và đo
lường mức độ tác động của các nhân tố này đến tuân thủ thuế của các DN trên địa
bàn Thành phố Hồ Chí Minh, tác giả đã rút ra kết luận về các mối quan hệ giữa các
nhân tố với hành vi tuân thủ thuế của DN. Dựa trên cơ sở đó, nghiên cứu đã đề xuất
một số giải pháp tăng cường quản lý thuế nhằm nâng cao tính tuân thủ pháp luật thuế
của DN tại Thành phố Hồ Chí Minh như: tăng cường xử lý vi phạm pháp luật về
thuế; nâng cao chất lượng dịch vụ thuế; tăng cường tuyên truyền hỗ trợ; tăng cường
thanh tra, kiểm tra thuế; tăng cường ứng dụng công nghệ trong quản lý thuế; tăng
cường quản lý đăng ký, kê khai, thu thuế và giải quyết khiếu nại tố cáo về thuế; tăng
cường quản lý thông tin DN nộp thuế; tăng cường quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế.
Một số nghiên cứu khác tập trung đi sâu vào nội dung nâng cao tuân thủ thuế
của DN và của NNT. Đặng Thị Bạch Vân (2014) trong nghiên cứu "Xoay quanh vấn
đề người nộp thuế và tuân thủ thuế" đã cung cấp môt bức tranh tổng quan khi đề cập
và tóm tắt được nội dung cơ bản của một số nghiên cứu về chủ đề tuân thủ thuế. Cụ
thể, tác giả đã tổng hợp và chỉ ra một số yếu tố tác động đến tuân thủ thuế của NNT
bao gồm: Nhóm các yếu tố mang tính chất kinh tế (mức thu nhập thực tế, thuế suất,
xác suất kiểm tra thuế và mức phạt đối với hành vi trốn thuế) và nhóm các yếu tố
mang tính chất tâm lý - xã hội (nhận thức về tính công bằng, ý thức thuế). Bài viết
cũng cho rằng, việc đo lường mức độ tuân thủ thuế nên được xét quan trọng hơn việc
xác định các nhân tố tác động đến hành vi trốn thuế. Bởi vì một khi việc tuân thủ
thuế của NNT được cải thiện theo hướng tăng cường tuân thủ tự nguyện, CQT sẽ
giảm bớt áp lực trong việc rút ngắn khoảng cách thuế giữa số thuế thu được và số
thuế đáng lẽ phát sinh thực tế. Việc xác định mức độ tuân thủ thực tế của NNT cũng
phần nào giúp CQT xác định cách xử lý phù hợp (mô hình mức độ tuân thủ thuế).
Tuy nhiên, tác giả chỉ dừng lại ở đó mà chưa kiểm định mối quan hệ giữa các nhân tố
trên đối với tuân thủ thuế. Bên cạnh đó, nghiên cứu của Lèng Hoàng Minh (2017)
cũng đã củng cố và làm rõ thêm một số nội dung còn hạn chế trong nghiên cứu của
18

Đặng Thị Bạch Vân (2014). Lèng Hoàng Minh (2017) đã sử dụng phương pháp khảo
sát, đối chiếu, phân tích… để làm rõ và đánh giá thực trạng các nhân tố ảnh hưởng
đến tính tuân thủ thuế của NNT ở Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2016 đồng thời
chỉ ra nguyên nhân của thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đó. Dựa trên kết quả nghiên
cứu, tác giả đã đóng góp một số khuyến nghị nhằm tăng cường tuân thủ thuế của
NNT trong tương lai đồng thời đưa ra các khuyến nghị để hỗ trợ cho việc thực hiện
các giải pháp trên được thành công và hiệu quả, bao gồm: hoàn thiện hệ thống chính
sách thuế; tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thuế; xây dựng chiến lược
quản lý thuế dựa trên việc phân chia các cấp độ tuân thủ của NNT; tăng cường giám
sát việc tuân thủ bằng cách mở rộng áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro vào quản lý thuế;
hoàn thiện nhóm chỉ số đánh giá tuân thủ thuế của người nộp thuế trong bộ chỉ số
đánh giá hoạt động quản lý thuế; đẩy mạnh và đổi mới công tác tuyên truyền, hỗ trợ
nhằm thúc đẩy ý thức tuân thủ thuế của người nộp thuế; quản lý tốt việc đăng ký, kê
khai và nộp thuế của người nộp thuế; nâng cao hiệu quả và hiệu lực của công tác
kiểm tra, thanh tra thuế; tăng cường công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế...
Đồng thời, luận án cũng đưa ra một số khuyến nghị (những điều kiện cần thiết) để
đảm bảo các giải pháp trên được thực thi một cách hiệu lực và hiệu quả.
Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của DN cũng được
quan tâm bởi một số tác giả như Nguyễn Minh Hà và Nguyễn Hoàng Quân (2012),
Phan Thị Mỹ Dung và Lê Quốc Hiếu (2015), Bùi Ngọc Toản (2017) và Phạm Thị Mỹ
Linh (2019). Trong nghiên cứu về "Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế
của DN tư nhân - Xét trên khía cạnh nộp thuế đúng hạn", phương pháp hồi quy phi
tuyến tính được áp dụng nhằm làm sáng tỏ mối quan hệ và tác động của doanh thu, nợ,
tổng tài sản đối với khả năng nộp thuế đúng hạn của DN. Từ mô hình trên tác giả đã
thấy lợi nhuận trước thuế và tổng thuế phải nộp lại không khuyến khích (hay tác động
ngược chiều) tới hành vi nộp thuế đúng hạn. Nhân tố ngành nghề cũng có tác động
tương tự đến sự tuân thủ thuế. Tuy nhiên, việc sử dụng phương pháp hồi quy đa biến
cũng chưa hoàn toàn tối ưu bởi những hạn chế như: chưa làm rõ được tác động của
biến phụ thuộc lên các biến độc lập, các biến quan sát hay biến tiềm ẩn chưa được
phân tích một cách rõ ràng (Nguyễn Minh Hà và Nguyễn Hoàng Quân, 2012). Khác
với nhóm tác giả trên, Phan Thị Mỹ Dung và Lê Quốc Hiếu (2015) lại tập trung vào
đánh giá mức độ tuân thủ thuế của NNT để từ đó có cách ứng xử phù hợp, hiệu quả
trong thực tiễn điều hành quản lý thuế là nhiệm vụ cốt lõi của cơ quan quản lý thuế.
Nghiên cứu chủ yếu dựa trên lý thuyết và các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước,
sử dụng phương pháp định lượng để đánh giá mức độ tác động của các yếu tố đến
19

hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế là các DN và các cơ sở sản xuất đóng trên
địa bàn TP. HCM. Nhóm tác giả đã đề xuất các biến độc lập tác động đến tuân thủ
thuế của DN bao gồm (1) cấu trúc hệ thống thuế; (2) đặc điểm DN; (3) chất lượng
quản trị công; (4) chất lượng dịch vụ thuế; (5) ngành nghề kinh doanh của DN; (6) các
chuẩn mực xã hội; (7) các yếu tố kinh tế (Phan Thị Mỹ Dung và Lê Quốc Hiếu, 2015).
Từ các kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đưa ra một số giải pháp và đề xuất chính sách
nhằm nâng cao sự tuân thủ thuế của các DN liên quan đến các yếu tố như: cấu trúc hệ
thống thuế, chất lượng quản trị công, chất lượng dịch vụ thuế, quy trình phối hợp quản
lý thuế, hệ thống phần mềm quản lý thuế. Nghiên cứu của Bùi Ngọc Toản (2017) có
nhiều điểm tương đồng với nghiên cứu của Phan Thị Mỹ Dung và Lê Quốc Hiếu
(2015) về đối tượng là các DN hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn TP. Hồ Chí
Minh và cũng sử dụng phương pháp định lượng nhằm làm sáng tỏ mối quan hệ và
chiều/ mức độ tác động của các nhân tố kể trên đến tuân thủ thuế thu nhập của các DN
tại TP. Hồ Chí Minh. Kết quả cho thấy biến độc lập đặc điểm của cơ quan thuế có ảnh
hưởng đáng kể lên hành vi tuân thủ thuế thu nhập của các DN. Đây cũng chính là điểm
mới, là đóng góp giá trị của tác giả cho các nghiên cứu thực nghiệm về chủ đề tuân thủ
thuế. Kế thừa các nghiên cứu trước, tác giả Phạm Thị Mỹ Linh (2019) trong nghiên
cứu về "Các nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của DN Việt Nam: Nghiên cứu
trường hợp thành phố Hà Nội" đã sử dụng kết hợp phương pháp định tính và định
lượng cùng với công cụ thống kê mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) nhằm chứng
minh mối liên hệ và mức độ tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc là hành
vi tuân thủ thuế của NNT. Theo Phạm Thị Mỹ Linh (2019), các nhân tổ ảnh hưởng đến
tuân thủ thuế bao gồm: (1) khả năng bị kiểm tra thuế; (2) xử phạt; (3) chuẩn mực xã
hội; (4) danh tiếng DN; (5) đạo đức thuế tác động lên biến phụ thuộc là tuân thủ thuế.
Từ các kết quả nghiên cứu, tác giả đã đưa ra một số khuyến nghị liên quan đến hệ
thống pháp luật thuế và hoàn thiện công tác quản lý thuế (Hoàn thiện hoạt động tuyên
truyền, hỗ trợ người nộp thuế, nâng cao ý thức của xã hội về tuân thủ thuế, Tăng
cường công tác thanh kiểm tra thuế, Điều chỉnh mức xử phạt các vi phạm thuế, Nâng
cao chất lượng (bao gồm kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, kĩ năng và thái độ làm việc
chuyên nghiệp) của các cán bộ thuế, Xây dựng chiến lược quản lý thuế dựa trên phân
hạng các mực độ tuân thủ thuế nhằm nâng cao sự tuân thủ của NNT (Phạm Thị Mỹ
Linh, 2019).
Ngoài ra, một số tác giả đã nghiên cứu về tuân thủ thuế theo hướng làm rõ sự
tác động của một yếu tố nhất định tới tuân thủ thuế. Một trong những nghiên cứu điển
hình là nghiên cứu "Ảnh hưởng của chính sách thuế đến tuân thủ thuế: Kết quả khảo
20

sát và một số kiến nghị" của Nguyễn Hoàng và Đào Thị Phương Liên (2013). Nhóm
tác giả đã tiến hành nghiên cứu định lượng với mẫu nghiên cứu bao gồm 200 DN,
phân tích dữ liệu và đưa ra kết luận về ảnh hưởng của chính sách thuế đến tuân thủ
thuế. Từ các kết quả nghiên cứu, Nguyễn Hoàng và Đào Thị Phương Liên (2013) đã
đưa ra một số giải pháp và kiến nghị với DN, với NNT và CQT. Tuy nhiên, nghiên
cứu này còn bị hạn chế bởi phương pháp nghiên cứu chỉ dừng ở thống kê mô tả, do đó
có thể ảnh hưởng đến tính đại diện và tính chính xác của các kết luận và đề xuất giải
pháp. Khắc phục được hạn chế về phương pháp nghiên cứu của nhóm tác giả Nguyễn
Hoàng và Đào Thị Phương Liên (2013), Đặng Ngọc Hậu (2016) đã sử dụng phương
pháp định lượng cho nghiên cứu về mức độ hài lòng của DN về việc thực hiện các giá
trị tuyên ngôn ngành thuế của cơ quan thuế ảnh hưởng tới sự tuân thủ thuế của các
DN. Trong đó, tác giả đi sâu phân tích và kiểm định mối quan hệ giữa: minh bạch,
chuyên nghiệp, liêm chính, đổi mới của cơ quan thuế với mức độ hài lòng và tuân thủ
thuế của DN. Từ đó, tác giả đã thu được kết quả rằng các giá trị tuyên ngôn: minh
bạch, chuyên nghiệp, liêm chính, đổi mới đang được thực hiện có mối liên hệ thuận
chiều với mức độ hài lòng của DN, trong đó đổi mới là yếu tố tác động mạnh mẽ
nhất, theo sau là sự minh bạch, sự chuyên nghiệp và sự liêm chính. Đối với tuân thủ
thuế của DN, yếu tố chuyên nghiệp lại có tác động mạnh nhất, kế kiếp sau đó là đổi
mới và hài lòng, minh bạch và liêm chính có mức độ ảnh hưởng thấp nhất. Dựa trên
phân tích các kết quả trên, tác giả gợi ý một số giải pháp và khuyến nghị để tăng
cường hiệu quả của cải cách thủ tục hành chính thuế và đồng thời gia tăng mức độ
hài lòng của NNT.
Nhìn chung, các nghiên cứu về tuân thủ thuế trong nước chưa nghiên cứu một
cách tổng thể các nhóm nhân tố tác động đến tuân thủ thuế với thực trạng các DN Việt
Nam. Đa số các nghiên cứu trước đây chỉ dừng lại ở mức độ thống kê, mô tả, chưa có
nhiều nghiên cứu tiến hành áp dụng phương pháp định lượng để chỉ rõ các bằng chứng
khoa học về xu hướng tuân thủ thuế của người nộp thuế. Nghiên cứu các nhân tố ảnh
hưởng đến hành vi tuân thủ thuế còn chưa nhiều, đặc biệt là nghiên cứu tác động của
áp dụng thuế điện tử đến hành vi tuân thủ thuế. Về phạm vi nghiên cứu, hầu hết các
nghiên cứu trước giới hạn trên một quận/ huyện, một tỉnh/ thành phố hoặc chỉ nghiên
cứu một khía cạnh đối với các DN Việt Nam.
Tuân thủ thuế được hiểu là "sự sẵn sàng của người nộp thuế để hành động phù
hợp với cả tinh thần và văn bản của luật thuế và quản lý thuế mà không cần áp dụng
các biện pháp cưỡng chế" (James và Alley, 2002). Theo Marti (2010), tuân thủ thuế
nghĩa là tuân thủ tất cả các nghĩa vụ về thuế theo quy định của pháp luật một cách sẵn
21

sàng và đầy đủ. Singh (2003) cho rằng tuân thủ thuế là hành động kê khai thuế thu
nhập trong đó nêu trung thực tất cả các khoản thu và nộp đầy đủ số thuế tương ứng.
Tuân thủ thuế là vấn đề được rất nhiều học giả trong và ngoài nước quan tâm và
nghiên cứu. Một trong những nhà nghiên cứu tiên phong trong việc nghiên cứu trốn
thuế và tuân thủ thuế là Allingham và Sandmo (1972), và Srinivasan (1973). Lý thuyết
về trốn thuế do các học giả này vận dụng và phát triển được coi là nghiên cứu đầu tiên
về trốn thuế sử dụng phương pháp định lượng. Allingham và Sandmo (1972) cho rằng
NNT sẽ luôn cân nhắc so sánh giữa chi phí tuân thủ thuế và lợi ích thu được từ việc
không tuân thủ trước đi đưa ra quyết định tuân thủ. Theo lý thuyết của Allingham và
Sandmo (1972), quyết định tuân thủ thuế phụ thuộc vào bốn yếu tố chính: thu nhập
thực tế của NNT, thuế suất, xác suất thanh tra, kiểm tra thuế và hình phạt khi vi phạm
thuế. Lý thuyết này sau đó đã được củng cố bởi một loạt các nghiên cứu thực nghiệm.
Điều đáng chú ý là các nghiên cứu này đều khẳng định và ủng hộ kết luận rằng hình
phạt và khả năng bị thanh tra, kiểm tra thuế sẽ hạn chế hành vi không tuân thủ thuế
(Shanmugam, 2003; Baldry, 1986; Webley, 1991).
Tuân thủ thuế đã được nghiên cứu và phân loại bởi rất nhiều học giả với những
cách tiếp cận khác nhau. Brown và Mazur (2003) đã phân chia tuân thủ thuế theo 3
nhóm: tuân thủ kê khai (tỉ lệ người nộp thuế khai thuế), tuân thủ thanh toán (nộp thuế
đúng hạn theo quy định) và tuân thủ báo cáo (báo cáo trung thực về thu nhập, chi phí
hay trách nhiệm/ nghĩa vụ về thuế). Theo OECD, có hai loại tuân thủ thuế là tuân thủ
thủ tục hành chính (tuân thủ các quy định của luật thuế) và tuân thủ kỹ thuật (khai thuế
và nộp thuế đúng và đủ theo quy định). Theo Kirchler và cộng sự (2008), tuân thủ thuế
bao gồm: tuân thủ tự nguyện và tuân thủ bắt buộc.

Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế cũng rất đa dạng với
nhiều góc độ, nhiều khía cạnh khác nhau. Dù là quốc gia hay nền kinh tế nào thì các cơ
quan quản lý thuế đều quan tâm đến việc các cá nhân và tổ chức thực hiện đầy đủ,
nghiêm túc nghĩa vụ về thuế cũng như các quy định theo pháp luật về thuế. Tuy nhiên,
việc tuân thủ thuế có thể là kết quả của các động cơ khác nhau. Theo đó, có thể chia các
yếu tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ thuế thành hai nhóm: nhóm yếu tố kinh tế và nhóm
yếu tố xã hội.
Từ quan điểm kinh tế, các lý thuyết coi NNT là những người có lý trí, họ đặc
biệt quan tâm đến chi phí và lợi ích của việc tuân thủ thuế cũng như các hậu quả họ
phải gánh chịu khi không tuân thủ (Loo, 2006; Hasseldine, 1993). Các yếu tố kinh tế
22

bao gồm: mức thu nhập thực tế, thuế suất, khả năng bị thanh tra, kiểm tra thuế, xử
phạt, chi phí tuân thủ thuế.

• Về mức thu nhập thực tế, có một số quan điểm trái chiều về mối quan hệ giữa
mức thu nhập thực tế và tuân thủ thuế. Một số học giả như Slemrod (1985), Weck -
Hannemann và Pommerehne (1989), Baldry (1987) đã chứng minh thu nhập có quan
hệ tỉ lệ nghịch với tuân thủ thuế. Cụ thể, NNT có thu nhập càng cao, càng tuân thủ
thấp và thậm chí có khả năng phát sinh hành vi trốn thuế và tránh thuế cao. Đối lập với
quan điểm trên, một số tác giả khác như Fishlow và Friedman (1994) hay Alm,
Jackson, và McKee (1992) trong nghiên cứu của mình đã kết luận rằng thu nhập càng
cao sẽ có hành vi tuân thủ thuế cao tương ứng. Đáng chú ý, trong một số nghiên cứu
khác như Feinstein (1991), Park và Hyun (2003), Warnryd & Walerud (1982) đã chỉ ra
rằng thu nhập và tuân thủ thuế không có mối quan hệ với nhau.
• Về thuế suất, đây là một trong những cơ sở tính thuế quan trọng nhất và được
coi như "linh hồn" của một sắc thuế, nó quy định trực tiếp số thuế phải nộp. Tanzi và
Shome (1993) đã chứng minh được mối quan hệ giữa trốn thuế và thuế suất cận biên,
ông chỉ ra được rằng mức thuế suất có tác động tích cực đến việc nắm giữ tiền và hành
vi trốn thuế tăng theo cùng với mức thuế suất cận biên. Nghiên cứu thực nghiệm của
Collins và Plumlee (1991) cho thấy mức thuế suất càng cao sẽ tỉ lệ nghịch với mức độ
tuân thủ của người nộp thuế. Theo Schneider và Klinglmair (2004); Jackson và cộng sự
(1989); Mason và Calvin (1984), mức thuế suất càng cao thì khả năng trốn thuế của
người nộp thuế càng cao.
• Về khả năng bị thanh tra, kiểm tra thuế, đây là một yếu tố tác động không
nhỏ đến hành vi tuân thủ của NNT, điều này đã được chứng minh và ủng hộ trong rất
nhiều nghiên cứu như Alm và cộng sự (1992b); Andreoni và cộng sự (1998); Dubin và
cộng sự (1990). Một số nghiên cứu khác cũng làm củng cố thêm rằng thanh tra, kiểm tra
thuế giúp ngăn chặn và phát hiện ý định trốn thuế và từ đó, giảm gian lận về thuế
(Shanmugam, 2003). Pommerehne và Weck-Hannemann (1996) cũng nhấn mạnh rằng
mức độ tuân thủ sẽ tỉ lệ thuận hay tương ứng với xác suất NNT bị kiểm tra thuế.
• Về xử phạt, Hoekema (1986) khẳng định nhân tố xử phạt và nỗi sợ bị phạt
hình sự sau này gây ảnh hưởng đáng kể đến hành vi tuân thủ. Swistak (2016) cho rằng
xử phạt thuế là một trong những công cụ có thể được sử dụng để ngăn chặn việc trốn
thuế một cách hiệu quả, mức tiền phạt càng cao càng góp phần hạn chế hành vi trốn
thuế bởi người nộp thuế sẽ cân nhắc giữa lợi ích khi trốn thuế và mức phạt tương ứng
cho hành vi đó. Trái ngược với đó, rất nhiều nghiên cứu lại chỉ ra rằng nếu mức xử
phạt vượt ngưỡng chấp hành của NNT hay nói cách khác là quá cao sẽ không những
23

không thúc đẩy hành vi tuân thủ mà thậm chí còn làm gia tăng hành vi trốn thuế. Khác
biệt với kết quả trên, các nhà nghiên cứu như Minor (1978), Tittle (1980), Spicer và
Lundstedt (1976) lại khẳng định rằng xử phạt không có tác động lên tuân thủ thuế
trong khi Grasmick và Scott (1982) lại chứng minh điều hoàn toàn đối lập. Tương tự
với đó, trong nghiên cứu của Friedland (1982), yếu tố xử phạt được cho là có gây ra
tác động đến mức độ tuân thủ thuế không phân biệt là cao hay thấp.
• Về chi phí tuân thủ thuế, yếu tố này được hiểu là chi phí phát sinh của người
nộp thuế do nghĩa vụ của mình để tuân thủ các luật thuế có liên quan của một quốc gia
(Fischer và cộng sự, 1992). Chi phí tuân thủ thuế của DN bao gồm: chi phí nội bộ, chi
phí bên ngoài và các chi phí phát sinh.
Ngược lại với nhóm các yếu tố kinh tế, các yếu tố xã hội tác động đến tuân thủ
thuế bao gồm: các tiêu chuẩn đạo đức, đạo đức về thuế và danh tiếng.

• Chuẩn mực đạo đức xã hội được Macionis (2009) định nghĩa "là tổng số
những mong đợi, những yêu cầu, những quy tắc của xã hội được ghi nhận bằng lời,
bằng ký hiệu hay bằng các biểu trưng, mà qua đó xã hội định hướng hành vi của các
thành viên". Cialdini và Trost (1998) đưa ra định nghĩa chuẩn mực xã hội là tổng hợp
những quy tắc và tiêu chuẩn được hiểu bởi các thành viên của một nhóm, và điều đó
hướng dẫn và/hoặc hạn chế hành vi xã hội mà không cần sự ép buộc của pháp luật.
Bốn loại chuẩn mực xã hội được xác định bởi Cialdini và Trost (1998) là: định mức
mô tả, quy phạm mệnh lệnh, chuẩn chủ quan và chuẩn cá nhân.
• Đạo đức về thuế được Frey (1997) định nghĩa là "động lực nội tại" của tuân
thủ thuế do "đạo đức công dân" làm cho NNT thực hiện theo, trái ngược với "động lực
bên ngoài", còn được gọi là tác động răn đe, trong đó người nộp thuế nộp vì sợ sự
trừng phạt mà phải tuân thủ thuế. Đạo đức thuế còn được coi là "một nghĩa vụ đạo đức
để nộp thuế" hoặc "một niềm tin vào việc đóng góp cho xã hội bằng cách trả thuế".
Theo Song và Yarbrough (1978a), đạo đức thuế là một hành vi chuẩn mực chỉ đạo các
công dân với tư cách là người nộp thuế trong việc chấp hành nghĩa vụ về thuế đối với
Nhà nước. Nói cách khác, đạo đức thuế có thể được hiểu là một khái niệm dùng để mô
tả các nguyên tắc đạo đức hay các giá trị của mỗi cá nhân đối với việc thanh toán tiền
thuế (Torgler và Murphy, 2004).
• Danh tiếng, theo Bénabou và Tirole (2006) một trong những động cơ để con
người thực hiện hành vi là động cơ xây dựng hình ảnh cho bản thân. Turban và
Greening (1997) cho rằng, đối với khách hàng, việc DN thực hiện các trách nhiệm xã
hội của mình sẽ nâng cao hình ảnh và danh tiếng của DN. Ngược lại, để giữ gìn hình
ảnh và danh tiếng của mình các DN cần phải thực hiện các trách nhiệm xã hội và một
24

trong các trách nhiệm đó là chấp hành nghiêm túc các quy định theo pháp luật về thuế.
Bên cạnh đó, Andreoni và cộng sự (1998) và Kim (2003) đã chỉ ra rằng NNT lo sợ bị
xã hội kỳ thị hoặc làm tổn hại danh tiếng nếu họ bị cáo buộc là người gian lận thuế.
Tiếp cận theo góc độ tâm lý và hành vi, một số học giả như Elffers và cộng sự
(1987); Murphy (2004); Tan (1998) cho rằng yếu tố con người là yếu tố mấu chốt tác
động đến quyết định tuân thủ thuế. Trong đó, Torgler là một trong những tác giả đáng
chú ý nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế từ góc độ lý thuyết tâm lý
và hành vi (Torgler, 2002). Những nghiên cứu này chỉ ra rằng các tiêu chuẩn đạo đức
có ảnh hưởng tích cực đến hành vi tuân thủ thuế và hành vi tuân thủ thuế của các nền
văn hóa hay các quốc gia khác nhau thì không giống nhau.
Bảng 1.2. Tóm tắt các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế
STT Yếu tố Tác động đến tuân thủ thuế Nguồn
Slemrod (1985), Weck -
Tỉ lệ nghịch với tuân thủ thuế Hannemann và Pommerehne
(1989), Baldry (1987).
Mức thu Tỉ lệ thuận với tuân thủ thuế Fishlow và Friedman (1994) hay
1
nhập thực tế Alm, Jackson, và McKee (1992).
Feinstein (1991), Park và Hyun
Không có quan hệ với tuân
(2003), Warnryd & Walerud
thủ thuế
(1982)
Tanzi và Shome (1993), Collins và
Plumlee (1991), Schneider và
2 Thuế suất Tỉ lệ nghịch với tuân thủ thuế
Klinglmair (2004); Jackson và cộng
sự (1989); Mason và Calvin (1984)
Alm và cộng sự (1992b);
Khả năng bị Andreoni và cộng sự (1998);
thanh tra, Tỉ lệ thuận với tuân thủ thuế Dubin và cộng sự (1990);
3
kiểm tra Shanmugam, 2003);
thuế Pommerehne và Weck-
Hannemann (1996)
Tỉ lệ thuận với tuân thủ thuế Swistak (2016),
Có tác động đến tuân thủ Friedland (1982), Grasmick và
4 Xử phạt thuế Scott (1982), Hoekema (1986)
Không có tác động đến tuân Minor (1978), Tittle (1980),
thủ thuế Spicer và Lundstedt (1976)
25

STT Yếu tố Tác động đến tuân thủ thuế Nguồn


Chi phí tuân Có tác động đến tuân thủ Fischer và cộng sự (1992)
5
thủ thuế thuế
Chuẩn mực Có tác động đến tuân thủ Macionis (2009), Cialdini và
6
đạo đức thuế Trost (1998),

7
Đạo đức Có tác động đến tuân thủ Frey (1997), Song và Yarbrough
về thuế thuế (1978a), Torgler và Murphy (2004)
Có tác động đến tuân thủ Bénabou và Tirole (2006),
thuế
8 Danh tiếng Turban và Greening (1997),
Tỉ lệ thuận với tuân thủ thuế Andreoni và cộng sự (1998), Kim
(2003)
Elffers và cộng sự (1987);
Có tác động đến tuân thủ
9 Con người Murphy (2004); Tan (1998),
thuế
Torgler (2002)
Nguồn: Tác giả tổng hợp
1.3. Nghiên cứu về tác động của thuế điện tử đến tuân thủ thuế
Nghiên cứu của nhóm tác giả Night và Bananuka (2018) về vai trò trung gian
của áp dụng hệ thống thuế điện tử trong mối quan hệ giữa thái độ đối với hệ thống
thuế điện tử và tuân thủ thuế với cách tiếp cận định lượng đã chỉ ra rằng việc áp dụng
thuế điện tử có vai trò tác động trung gian tới thái độ với hệ thống thuế điện tử và tuân
thủ thuế. Tương tự, Muturi và Kiarie (2015) với nghiên cứu về ảnh hưởng của hệ
thống thuế trực tuyến tới tuân thủ thuế của NNT tại County, Kenya cũng cho rằng hệ
thống thuế trực tuyến sẽ khuyến khích sự tuân thủ thuế, đặc biệt với những NNT nhỏ.
Đối tượng nộp thuế càng nhỏ khi tham gia nộp thuế trực tuyến thì mức độ tuân thủ
thuế càng cao. Trong nghiên cứu về mối quan hệ giữa thuế điện tử và tuân thủ thuế với
đối tượng là các nhà hàng đồ ăn nhanh tại một bang ở Nigeria của tác giả Akpubi và
Igbekoyi (2019), thuế điện tử được kết luận là có tác động làm tăng tuân thủ thuế của
các DN nhỏ và vừa tại địa bàn nghiên cứu.
Với cách tiếp cận về công nghệ, Edison (2014) xem xét ảnh hưởng của việc áp
dụng CNTT tới tuân thủ thuế của các DN nhỏ và vừa đã tiếp tục khẳng định rằng việc
ứng dụng CNTT góp phần giải quyết những thách thức liên quan đến tuân thủ thuế tự
nguyện của các DN nhỏ và vừa ở Tanzania. Trong đó, ứng dụng CNTT sẽ thúc đẩy
tuân thủ thuế thông qua các yếu tố: nhận thức về luật thuế, kinh nghiệm kinh doanh,
tính liêm chính của nhân viên, tần suất kiểm tra thấp của CBT và nhu cầu đào tạo.
26

Cùng liên quan đến chủ đề này, một số nhà nghiên cứu khác lại phân tích mối
quan hệ giữa áp dụng thuế điện tử với tuân thủ thuế với cách tiếp cận theo quy trình
quản lý thuế. Nhóm tác giả Praweswara và cộng sự (2020) đã phân tích ảnh hưởng của
áp dụng thuế điện tử tới tuân thủ thuế của NNT cá nhân bằng cách phân chia tuân thủ
thuế thành bốn biến nhỏ là kê khai thuế điện tử, thanh toán thuế điện tử, đăng kí thuế
điện tử và nộp hồ sơ thuế điện tử. Kết quả nghiên cứu cho thấy, kê khai thuế điện tử và
thanh toán thuế điện tử có tác động tích cực đến tuân thủ thuế của NNT cá nhân trong
khi đăng kí thuế điện tử và nộp hồ sơ thuế điện tử không có ảnh hưởng đến tuân thủ thuế
của NNT cá nhân. Ở một góc nhìn khác, nhóm tác giả Ofurum và cộng sự (2018) đã tiến
hành phân tích tác động của thuế điện tử đến nguồn thu thuế và tăng trưởng kinh tế của
Nigeria. Tuy không trực tiếp đề cập đến tuân thủ thuế, nhưng có thể thấy, nguồn thu
thuế chính là biểu hiện rõ nét cho mức độ tuân thủ thuế của người nộp thuế. Bằng
phương pháp so sánh dữ liệu trước và sau khi áp dụng thuế điện tử, nhóm tác giả đã kết
luận rằng việc áp dụng thuế điện tử không có tác dụng cải thiện nguồn thu thuế thậm
chí tỉ lệ nguồn thu còn giảm đáng kể sau khi áp dụng thuế điện tử.

Bên cạnh đó là một loạt các nghiên cứu tập trung đi sâu phân tích mối quan
hệ giữa kê khai thuế điện tử và tuân thủ thuế như Suharyono (2018), Obert và cộng
sự (2018), Gwaro và cộng sự (2016), Becker và Lacktorin-Revier (2008), Edward
và Ambrose (2017), đều chứng minh được kê khai thuế điện tử có tác động tích cực
hay tác động cải thiện tuân thủ thuế của NNT hoặc DN. Các nghiên cứu này cũng
chỉ ra một số yếu tố cụ thể trong khai thuế điện tử gồm: kĩ năng về công nghệ/ trình
độ tin học, rủi ro bảo mật, sự ổn định của hệ thống thuế điện tử có tác động trực
tiếp đến tuân thủ thuế. Tác giả Suharyono (2018) với nghiên cứu về ảnh hưởng của
áp dụng thuế trực tuyến tới việc tuân thủ thuế của NNT trong báo cáo hoàn thuế
thường niên tại Indonesia cũng đã khẳng định lợi ích của hệ thống thuế trực tuyến
đối với NNT cá nhân như: dễ dàng, nhanh chóng, hiệu quả và duy trì được tính bảo
mật của dữ liệu thuế.

Một số học giả khác lại nghiên cứu tác động của đăng kí thuế điện tử (Naibei
và Siringri, 2011), tác động của thanh toán thuế điện tử (Olaoye và Atilola, 2018),
tác động của hóa đơn điện tử (Lee, 2016) tới tuân thủ thuế. Các kết quả nghiên cứu
đã ghi nhận tác động tích cực của đăng kí thuế điện tử cũng như hóa đơn điện tử tới
việc hạn chế sự trốn thuế/ tránh thuế, hay nói cách khác là cải thiện tuân thủ thuế.
Tuy nhiên, điểm thú vị là thanh toán điện tử lại không đóng góp nhiều cho nguồn
thu thuế hay tuân thủ thuế.
27

1.4. Khoảng trống nghiên cứu


Từ tổng quan nghiên cứu, tác giả nhận thấy các khoảng trống sau:
Thứ nhất, nghiên cứu về tác động của áp dụng thuế điện tử đến tuân thủ thuế đã
được các học giả phương tây quan tâm và thực hiện từ khá sớm và đó vẫn tiếp tục là
chủ đề được nghiên cứu trong những năm gần đây tại không chỉ các quốc gia phát
triển mà còn ở nhiều quốc gia có nền kinh tế đang phát triển. Tuy nhiên, các kết luận
về tác động của áp dụng thuế điện tử đến tuân thủ thuế vẫn còn tồn tại những sự khác
biệt và chưa thống nhất với các nghiên cứu khác nhau ở các quốc gia khác nhau.
Thứ hai, các nghiên cứu về về tác động của áp dụng thuế điện tử đến tuân thủ
thuế đã được các học giả dựa trên nhiều cách tiếp cận với các lý thuyết khác nhau như
lý thuyết thông tin bất cân xứng, lý thuyết người đại diện, lý thuyết các cấp độ tuân thủ
thuế, mô hình tuân thủ BISEP, tiêu chuẩn ISO 14001:2015 về đánh giá sự tuân thủ. Do
vậy, nghiên cứu này góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về tác động của áp dụng
thuế điện tử đến tuân thủ thuế và lựa chọn lý thuyết phù hợp làm cơ sở cho nghiên
cứu về tác động của áp dụng thuế điện tử đến tuân thủ thuế của các DN Việt Nam.
Thứ ba, các nghiên cứu về tuân thủ thuế và tác động của áp dụng thuế điện tử
đến tuân thủ thuế được thực hiện chủ yếu ở các nước phương tây và là những quốc gia
có nền kinh tế phát triển, hạ tầng đồng bộ và hệ thống các văn bản pháp luật thuế khá
ổn định trong khi các nghiên cứu về tuân thủ thuế ở các nước có nền kinh tế chuyển đổi
như Việt Nam vẫn còn hạn chế. Bởi vậy, nghiên cứu này có thể được xem là đã góp
phần làm phong phú thêm các nghiên cứu giữa các nền văn hóa (Richardson và Sawyer,
2001) và tăng cường sự hiểu biết về tuân thủ thuế tại các nước đang phát triển.
Thứ tư, các nghiên cứu về tuân thủ thuế và tác động của áp dụng thuế điện tử
đến tuân thủ thuế ở trong nước vẫn còn hạn chế và số lượng nghiên cứu sử dụng
phương pháp định lượng chưa có nhiều. Phạm vi nghiên cứu của các nghiên cứu
trước đây chỉ giới hạn trên một quận/ huyện, một tỉnh/ thành phố hoặc chỉ nghiên
cứu một khía cạnh của việc tuân thủ thuế của DN và chưa có nghiên cứu toàn diện về
tác động của áp dụng thuế điện tử đến tuân thủ thuế của các DN Việt Nam. Do vậy,
mối quan hệ, các tác động hay những kết quả của vấn đề này dường như cũng chưa
được kiểm chứng, đánh giá đầy đủ.
28

TỔNG KẾT CHƯƠNG 1

Trong Chương 1, luận án đã trình bày được những nội dung sau:
Thứ nhất, trình bày tổng quan các nghiên cứu về thuế điện tử và hệ thống thuế
điện tử.
Thứ hai, trình bày tổng quan các nghiên cứu về tuân thủ thuế.
Thứ ba, trình bày tổng quan các nghiên cứu về tác động của áp dụng thuế điện
tử đến tuân thủ thuế.
Thứ tư, tìm ra được khoảng trống nghiên cứu cho đề tài.
Ở chương tiếp theo, luận án sẽ làm rõ những nội dung xoay quanh cơ sở lý luận
về tác động của áp dụng thuế điện tử đến tuân thủ thuế.
29

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA ÁP DỤNG THUẾ ĐIỆN TỬ
ĐẾN TUÂN THỦ THUẾ

2.1. Thuế điện tử và áp dụng thuế điện tử


2.1.1. Thuế điện tử
2.1.1.1. Khái niệm và đặc điểm thuế điện tử
Mục tiêu của các CQT là đảm bảo nguồn thu cho NSNN với chi phí tối thiểu.
Theo đó, CQT quản lý các hoạt động từ đăng kí thuế, kê khai thuế, thông tin và dữ liệu
về NNT, tiếp nhận các khoản thanh toán thuế, xử lý các yêu cầu hoàn thuế... Xu hướng
tất yếu và phổ biến hiện nay được nhiều quốc gia áp dụng đó là ứng dụng CNTT vào
một số hoạt động quản lý thuế nhằm nâng cao hiệu quả của cơ quan thuế. CNTT là công
cụ hỗ trợ hữu hiệu giúp cho việc chấp hành nghĩa vụ về thuế của NNT như đăng kí thuế,
kê khai hồ sơ thuế, nộp hồ sơ thuế, thanh toán thuế, hoàn thuế trở nên đơn giản và thuận
tiện hơn. Sự ra đời của thuế điện tử đã làm giảm gánh nặng quản lý đối với cơ quan thuế
và gánh nặng về thủ tục hành chính thuế với DN.
Vậy thuế điện tử được hiểu như thế nào? Nhiều tổ chức và các nhà nghiên cứu
đã đưa ra những khái niệm cụ thể về thuế điện tử. Một trong những khái niệm phổ biến,
vừa đảm bảo tính khái quát vừa đảm bảo sự phù hợp với phần lớn các quốc gia đang
triển khai thuế điện tử phải kể đến khái niệm từ World Bank. Theo đó, thuế điện tử là
việc áp dụng CNTT và truyền thông bao gồm Internet, mạng điện thoại di động, và các
hình thức khác của CNTT như máy tính, các thiết bị lưu và sao dữ liệu bởi các cơ quan
công quyền trong quá trình quản lý hành chính, truyền tải thông tin và cung cấp các dịch
vụ thuế cho công dân, DN và giữa các cơ quan thuộc chính phủ (World Bank, 2014).
Tuy nhiên, cách hiểu trên có thể gây nhầm lẫn giữa thuế và CNTT khiến nhiều người
hiểu thiên lệch về khía cạnh CNTT.
Ở một cách tiếp cận khác, thuế điện tử được hiểu là các khoản thuế mà DN hay
NNT nộp vào NSNN nhưng không qua phương thức truyền thống là nộp trực tiếp tại cơ
quan thuế mà thông qua phương thức trực tuyến. Tương ứng với đó, các CBT cũng thực
hiện hầu hết công việc của mình, thậm chí bao gồm cả việc trao đổi thông tin hay giải
đáp thắc mắc cho NNT bằng phương thức trực tuyến.
Thuế điện tử theo nghĩa hẹp được hiểu là các loại dịch vụ thuế công điện tử do
ngành thuế cung cấp liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ thuế của NNT.
30

Tóm lại, trong phạm vi luận án này, khái niệm thuế điện tử được hiểu là các
dịch vụ do CQT cung cấp được thực hiện bằng các thông điệp dữ liệu điện tử thông
qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của CQT theo quy định của pháp luật.
Từ khái niệm trên, ta có thể hiểu về thuế điện tử thông qua ba ý sau: (1) thuế
điện tử truyền tải thông tin và cung cấp dịch vụ về thuế và một số tiện tích khác cho
NNT; (2) thuế điện tử được thiết lập và vận hành dựa trên ứng dụng CNTT; (3) thuế
điện tử mang lại lợi ích cho cả NNT và CQT và còn có tiềm năng rất lớn bởi những lợi
thế của nó.

2.1.1.2. Đặc điểm thuế điện tử


Thứ nhất, đặc điểm về chủ thể quản lý thuế - đó chính là CQT với quyền hạn và
nhiệm vụ trong tổ chức, triển khai, đôn đốc hoạt động thu thuế và kiểm tra quá trình
chấp hành pháp luật thuế của NNT. Hoạt động quản lý thuế của CQT bao gồm: quản
lý NNT, quản lý căn cứ tính thuế, quản lý quá trình khai thuế, nộp thuế; quản lý nợ
thuế và cưỡng chế thu nợ thuế; quản lý việc thực hiện miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế;
tổ chức thanh tra, kiểm tra thuế; tổ chức công tác kế toán, thống kê thuế… Các hoạt
động này được gọi là hoạt động quản lý thu thuế nhằm mục tiêu quản lý đầy đủ, chính
xác số lượng NNT và các hoạt động của NNT; quản lý và xác định được các căn cứ
tính thuế; đôn đốc việc nộp thuế kịp thời, đầy đủ; kiểm tra, thanh tra, xử lý kịp thời các
vi phạm về thuế; đảm bảo chính sách thuế được thực hiện hiệu lực và hiệu quả.
Thứ hai, đặc điểm về đối tượng quản lý - đó chính là NNT, NNT cần đảm bảo
tuân thủ các nghĩa vụ về thuế một cách kịp thời, chính xác và đầy đủ. Đồng thời việc
chấp hành nghĩa vụ về thuế cũng cần gắn liền với tính hiệu quả trong hoạt động sản
xuất kinh doanh của NNT. Theo đó, NNT cần: nắm bắt đầy đủ, kịp thời các quy định
pháp luật về thuế, nghĩa vụ, quyền hạn của NNT; thực hiện tốt công tác kế toán, chế
độ hóa đơn, chứng từ; khai thuế, nộp hồ sơ khai thuế và nộp thuế chính xác, đầy đủ,
đúng thời hạn quy định; thực hiện đúng nghĩa vụ, quyền hạn của NNT... Trong quá
trình thực hiện nghĩa vụ về thuế, nếu có vướng mắc hay vấn đề phát sinh, NNT sẽ
được hỗ trợ bởi CQT để có thể đạt được mức độ tuân thủ thuế cao nhất. Sự tuân thủ
của NNT vừa là yếu tố quyết định cũng vừa là thước đo đánh giá hiệu quả của công
tác quản lý thuế.

Thứ ba, đặc điểm về các bên liên quan tới hoạt động quản lý thuế. Khác với
dịch vụ thuế thủ công, quá trình cung cấp dịch vụ thuế điện tử còn có sự tham gia của
một số bên liên quan vô cùng quan trọng như nhà cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan
chứng thực… Họ không chỉ là các bên liên quan mà còn là đối tác cung cấp các điều
31

kiện cần thiết để triển khai dịch vụ thuế điện tử. Theo đó, nhà cung cấp dịch vụ mạng
và các cơ quan chứng thực có vai trò truyền và lưu trữ thông tin giữa các bên tham gia
vào dịch vụ thuế điện tử, đồng thời họ cũng xác nhận độ tin cậy của các thông tin
trong quá trình thực hiện dịch vụ thuế điện tử.
Thứ tư, đặc điểm về hình thức cung cấp dịch vụ thuế điện tử. Một trong những
lợi thế của thuế điện tử so với dịch vụ thuế thủ công đó là hạn chế được sự tiếp xúc/
tương tác trực tiếp giữa cán bộ thuế và NNT, sự tương tác này sẽ được thực hiện thông
qua hình thức truyền dữ liệu điện tử. Nhờ đó, thuế điện tử cho phép NNT có thể tiếp
cận và sử dụng dịch vụ ở bất kì nơi đâu và bất kì thời gian nào. Lợi thế này giúp cho
NNT tiết kiệm được thời gian và công sức hay nói cách khác là tiết kiệm được chi phí
tuân thủ khi sử dụng dịch vụ thuế điện tử.
Thứ năm, đặc điểm về công cụ khi sử dụng dịch vụ thuế điện tử. Điều kiện cần
đối với NNT khi tham gia thuế điện tử là phải sử dụng chữ ký số và đồng thời, NNT
có trách nhiệm bảo mật tài khoản giao dịch với CQT thông qua hệ thống dữ liệu điện
tử. Khi sử dụng dịch vụ thuế điện tử, thay vì phải điền, in, sao chụp, gửi/ nộp các hồ
sơ, giấy tờ kê khai tới CQT, NNT chỉ cần kê khai trên hệ thống điện tử sau đó các
thông tin, dữ liệu của NNT sẽ được số hóa và truyền/ gửi qua mạng tới CQT. Nhờ vậy,
CQT có thể quản lý được các thông tin, dữ liệu của NNT một cách nhanh chóng và
hiệu quả, hạn chế được sự quá tải, ùn tắc trong quá trình kê khai, nộp thuế… Đồng
thời, NNT cũng sẽ tiết kiệm được thời gian, chi phí… khi thực hiện nghĩa vụ thuế của
mình.

2.1.1.3. Vai trò của thuế điện tử


Ngày nay, các dịch vụ liên quan đến thuế là một trong những dịch vụ chính phủ
điện tử phát triển nhất trên thế giới. Đồng thời, thuế điện tử là một trong số những dịch
vụ được người dân sử dụng nhiều nhất tại nhiều quốc gia, thậm chí đôi khi vì người
dân buộc phải sử dụng chúng (Mitja Dečman, 2015).
Đối với cơ quan thuế, việc triển khai thuế điện tử đã mang lại nhiều lợi ích đáng
kể như: (1) Ứng dụng CNTT giúp cắt giảm thời gian và giảm thiểu sai sót trong việc
tiếp nhận và xử lý các hồ sơ thuế; phần mềm hóa các thủ tục hành chính, áp dụng các
phần mềm trong truyền tải, xử lý, lưu trữ và sử dụng dữ liệu; đồng thời với việc quản
lý và khai thác tập trung nguồn thông tin trên hệ thống trực tuyến đã giúp các cơ quan
thuế các cấp (Tổng cục thuế, Cục thuế, Chi cục thuế) phối hợp và xử lý công việc
nhanh hơn; (2) Tạo điều kiện phát triển hệ thống quản lý tuân thủ điện tử, hệ thống này
sẽ phân tích dữ liệu, phát hiện và đưa ra cảnh báo dựa trên mức độ rủi ro về thuế của
32

các DN và NNT, từ đó giúp ngăn chặn kịp thời các hành vi không tuân thủ; (3) Hệ
thống TTĐT phục vụ cho quản lý tạo điều kiện cho việc thu thập và phổ biến thông tin
một cách nhanh chóng, đầy đủ và chính xác cho không chỉ các cán bộ thuế mà còn cho
các nhà quản lý.
Bên cạnh đó thuế điện tử là công cụ làm tăng tính hiệu lực và hiệu quả của công
tác quản lý thuế. Ứng dụng này nâng cao cơ hội tiếp cận thông tin cho các bên tham
gia nhờ vào hệ thống dữ liệu thống nhất được tích hợp trên toàn ngành thuế và được
chia sẻ rộng rãi trên các cổng TTĐT. Thuế điện tử cũng giúp cắt giảm chi phí hành chính
và tăng thu thuế (Calderon và cộng sự, 2014, Houérou và cộng sự, 2009). Thuế điện tử
giúp tăng cường sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý (thuế, hải quan, kiểm
toán...) sự phối hợp được thực hiện hiệu quả hơn. Nhờ đó, chính phủ có thể quản lý tập
trung thông tin trong toàn bộ hệ thống. Mặt khác CNTT giúp thu hẹp "khoảng cách và
ranh giới" giữa các cơ quan của chính phủ và góp phần xây dựng mối liên hệ, mạng lưới
kết nối đa chiều giữa các cơ quan này. Không những thế, các đại lý thuế cũng có thể được
kết nối vào hệ thống điện tử nhằm đáp ứng và phục vụ tốt nhất những nhu cầu của các
DN.
Đối với NNT, thuế điện tử giúp cắt giảm thời gian và chi phí tuân thủ thuế của
NNT. DN hay những NNT cá nhân thay vì phải chuẩn bị hồ sơ bằng giấy, phải giành
thời gian và di chuyển giữa các địa điểm để nộp hồ sơ thì nay những chi phí cho việc
đó được cắt giảm. Đồng thời, thuế điện tử góp phần đáng kể trong việc nâng cao tính
minh bạch trong hệ thống.
2.1.2. Áp dụng thuế điện tử
2.1.2.1. Thái độ đối với thuế điện tử
Thái độ ủng hộ sử dụng công nghệ là thành phần mang tính cảm tính. Thái độ
ủng hộ sử dụng công nghệ quyết định đến hành vi sử dụng công nghệ thực tế. Burton-
Jones & Hubona (2006) tranh luận về mô hình chấp nhận công nghệ TAM rằng việc
sử dụng CNTT thực tế sẽ trải qua các giai đoạn: các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến
nhận thức của người sử dụng; niềm tin, nhận thức của người sử dụng ảnh hưởng lên
thái độ đối với việc sử dụng; thái độ đối với việc sử dụng ảnh hưởng lên ý định sử
dụng; và ý định ảnh hưởng lên mức độ sử dụng CNTT (Burton-Jones & Hubona,
2006).
Trong nghiên cứu này, thái độ đối với thuế điện tử được hiểu là thái độ tích cực/
ủng hộ hoặc thái tiêu cực/ không ủng hộ đối với thuế điện tử dựa trên những cảm nhận,
33

đánh giá thực tế về thuế điện tử như sự an toàn, bảo mật, sự tiện lợi, tiết kiệm thời gian
và chi phí (Night & Bananuka, 2018).

2.1.2.1. Áp dụng thuế điện tử


Áp dụng thuế điện tử, theo Night & Bananuka (2018) là khả năng NNT nói
chung hay các DN nói riêng sử dụng thuế điện tử. Như đã đề cập ở phần trên, thuế
điện tử là một hệ thống tích hợp khai thuế, nộp thuế và hoàn thuế trên một nền tảng
trực tuyến duy nhất nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho NNT chấp hành tốt thủ tục hành
chính về thuế. Vì vậy, áp dụng thuế điện tử được hiểu là khả năng DN sử dụng một
phần hay toàn bộ các hoạt động từ đăng kí thuế, kê khai thuế, nộp thuế và hoàn thuế
thông qua phương thức điện tử. Bên cạnh đó, áp dụng thuế điện tử còn để cập đến khả
năng NNT hay DN đã chuẩn bị sẵn sàng các nguồn lực cho việc sử dụng thuế điện tử
như máy tính kết nối internet (vật lực); nhân viên kế toán/ kế toán thuế được trang bị
các kĩ năng tin học cần thiết, được đào tạo và tập huấn về các quy định, hướng dẫn để
sử dụng thành thạo hệ thống thuế điện tử (nhân lực)...
2.1.3. Hệ thống thuế điện tử
2.1.3.1. Khái niệm, mục tiêu của hệ thống thuế điện tử
Hiện nay, trong lĩnh vực thuế, hầu hết các quốc gia trên thế giới đã chuyển từ
phương thức quản lý thuế truyền thống sang phương thức quản lý thuế hiện đại bằng
việc áp dụng chế độ tự khai tự nộp và tự chịu trách nhiệm nhằm khuyến khích và thúc
đẩy sự tuân thủ thuế tự nguyện của NNT nói chung và các DN nói riêng. Theo đó, hệ
thống thuế điện tử được xây dựng và vận hành như một nền tảng trực tuyến cho phép
NNT truy cập các dịch vụ thuế thông qua internet (Wasao, 2014). Các dịch vụ thuế
điện tử thường bao gồm: đăng ký mã số thuế, kê khai thuế, nộp thuế và hoàn thuế.
Hệ thống thuế điện tử cung cấp cho NNT đầy đủ các chức năng từ đăng kí mã
số thuế, tự đánh giá và kê khai số thuế phải nộp dựa trên kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của mình đồng thời đảm bảo tuân theo đúng quy định pháp luật, tự nộp số
thuế đã kê khai cho NSNN và tự chịu trách nhiệm nếu có sai phạm xảy ra trong quá
trình đó. Như vậy, hệ thống thuế điện tử khác biệt với quản lý thuế truyền thống ở
phương thức tự khai tự nộp của NNT, việc kê khai và tính toán các khoản thuế phí
phải nộp do NNT tự nguyện, tự giác khai báo thông qua dữ liệu nhập lên hệ thống
TTĐT.
Đối với NNT nói chung, các DN nói riêng hệ thống thuế điện tử đặt ra yêu cầu
về tính chính xác, tin cậy về dữ liệu thuế đã kê khai. Vì vậy, các DN cần lưu giữ sổ
34

sách, hóa đơn, chứng từ để minh chứng đi kèm khi kê khai, tính thuế và nộp thuế. Đối
với CQT, hệ thống thuế điện tử muốn vận hành và đạt hiệu quả cao cũng đặt ra yêu
cầu với các cán bộ thuế không chỉ giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ mà còn phải am hiệu
và thực hành tốt CNTT. Ngoài ra, CBT cần nắm rõ nhiệm vụ và quyền hạn của mình
trong việc phối hợp cùng NNT hay các DN sao cho tăng mức độ tuân thủ tự nguyện
lên cao nhất có thể thay vì can thiệp vào một số khía cạnh/ nội dung như trong hệ
thống thuế truyền thống.
Từ những phân tích trên, hệ thống thuế điện tử được hiểu là hệ thống tích hợp
khai thuế, nộp thuế và hoàn thuế trên một nền tảng trực tuyến duy nhất nhằm tạo điều
kiện thuận lợi cho NNT chấp hành tốt thủ tục hành chính về thuế. Bên cạnh đó, hệ
thống thuế điện tử còn cung cấp cho NNT một số chức năng khác như quản lý tài
khoản DN, tra cứu thông tin về nghĩa vụ thuế, tra cứu số thuế phải nộp, giải đáp những
thắc mắc trong quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế.
Theo đó, luận án tiếp cận hệ thống thuế điện tử từ góc độ quản lý thuế với các
nội dung trọng tâm sau: (1) tuyên truyền và hỗ trợ về thuế điện tử; (2) đăng kí thuế
điện tử; (3) kê khai thuế điện tử; (3) nộp thuế điện tử; (5) hoàn thuế điện tử; (6) kiểm
tra, thanh tra thuế điện tử.
Mục tiêu của hệ thống thuế điện tử là nhằm nâng cao mức độ tuân thủ thuế của
NNT. Đối với hai nhóm đối tượng là NNT và cơ quan quản lý thuế, mục tiêu này được
cụ thể hóa như sau:
Đối với NNT (trọng tâm là các DN): (1) nâng cao tính tự chủ tự chịu trách
nhiệm của các DN thông qua việc cho phép DN tự đánh giá, tự kê khai, tự tính thuế, tự
nộp thuế; (2) đơn giản hóa thủ tục hành chính thuế khiến cho DN chấp hành nghĩa
vụ thuế một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn; (3) khuyến khích các DN tuân thủ
thuế tự nguyện đồng thời giảm tần suất và sức ép về kiểm tra, thanh tra thuế đối với
DN; (4) giảm chi phí tuân thủ thuế; (5) thúc đẩy và gia tăng hành vi nộp thuế đầy
đủ và đúng hạn.
Đối với cơ quan quản lý thuế: (1) giảm gánh nặng công việc quản lý thu thuế
bằng thông qua chế độ tự khai tự nộp tự chịu trách nhiệm của NNT; (2) tập trung tăng
cường một số chức năng khác trong quản lý thuế, đặc biệt là hoạt động tuyên truyền hỗ
trợ NNT; (3) giảm chi phí quản lý thuế; (4) giảm thiểu nguy cơ tham nhũng từ cán bộ
thuế thông qua tiếp túc, trao đổi, thương lượng với NNT hay DN.

Để đạt được các mục tiêu trên, cơ quan quản lý thuế đã không ngừng cải cách thủ
tục hành chính thuế, đổi mới phương thức quản lý thuế, tập trung vào những hoạt
35

động như tuyên truyền hỗ trợ, kiểm tra thanh tra thuế, tinh gọn và hoàn thiện bộ máy
quản lý thuế, đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, ứng dụng CNTT trong quản lý thuế.
Thật vậy, một hệ thống thuế điện tử với các thông tin, quy định về thuế rõ ràng; các
chính sách về thuế được công khai, minh bạch trên các cổng thông tin; các quy định
xử phạt nghiêm minh, công bằng; các hoạt động thanh, kiểm tra được tiến hành công
khai, thường xuyên... sẽ đảm bảo duy trì và ngày một cải thiện mức độ tuân thủ thuế
của NNT nói chung và các DN nói riêng.

2.1.3.2. Nội dung hệ thống thuế điện tử


a. Tuyên truyền và hỗ trợ thuế điện tử
• Tuyên truyền thuế điện tử: là các hoạt động nhằm phổ biến, truyền bá những
tư tưởng, quan điểm, nội dung cơ bản của chính sách thuế, quản lý thuế đến NNT và
DN thông qua website ngành thuế trên mạng Internet hoặc thông qua hệ thống thư
điện tử nhằm nâng cao nhận thức chung về pháp luật thuế, nâng cao ý thức tự giác
tuân thủ pháp luật thuế và nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý thu thuế.

Mục tiêu của hoạt động tuyên truyền thuế điện tử:
- Tác động vào những hành vi tâm lý xã hội của DN, nâng cao đạo đức và sự tự
nguyện tuân thủ của DN.
- Giảm chi phí quản lý hành chính thuế như các chi phí thanh tra, cưỡng chế
thuế.
Nội dung tuyên truyền thuế điên tử:
- Tuyên truyền các chính sách, pháp luật thuế bao gồm: các văn bản quy định
về các sắc thuế hiện hành; chế độ quy trình quản lý thuế và những sửa đổi, bổ sung có
liên quan; nội dung về quản lý thu nộp thuế; các yêu cầu về hồ sơ, thủ tục hành chính
thuế.

- Tuyên truyền về quyền và nghĩa vụ của NNT.


- Tuyên truyền các nội dung khác như tuyên dương, khen thưởng NNT; các chủ
trương, cải cách hệ thống thuế; các kinh nghiệm quốc tế về quản lý thuế; các vấn đề
kinh tế xã hội liên quan đến thuế.
Hình thức tuyên truyền thuế điên tử:
36

- Triển khai các hình thức tuyên truyền đa dạng trên các kênh thông tin như
website của ngành Thuế, hệ thống thư điện tử, mạng xã hội, tài khoản zalo... để giúp
NNT hiểu các nghĩa vụ và quyền lợi của họ.

• Hỗ trợ thuế điện tử: là các dịch vụ được cung cấp bởi CQT nhằm cung cấp và
giải đáp vướng mắc về các thủ tục/ nội dung các sắc thuế, giúp cho DN hoàn thành tốt
nghĩa vụ về thuế thông qua hệ thống thư điện tử và website của ngành thuế trên mạng
Internet.
Mục tiêu của dịch vụ hỗ trợ thuế điện tử:
- Tạo điều kiện cho các DN nhận thức đầy đủ về nghĩa vụ thuế, đảm bảo cho họ
có những kiến thức cần thiết để tuân thủ thuế.
- Giảm thiểu các chi phí không cần thiết do thiếu thông tin về hệ thống thuế
điện tử và quá trình tuân thủ.
- Đảm bảo DN sẽ được đối xử công bằng và tôn trọng trong quá trình tuân thủ
thuế, tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa cơ quan thuế và DN.
- Thiểu sai sót của các bản khai thuế, hạn chế những sự không tuân thủ không
dự định, giúp cơ quan thuế tập trung vào các hình thức vi phạm thuế khác, và giảm nhẹ
công việc của các chức năng quản lý thuế khác.
Nội dung hỗ trợ thuế điện tử:
- Cung cấp đầy đủ các thông tin về luật thuế có liên quan đến nghĩa vụ thuế,
thông tin về các văn bản hướng dẫn thi hành luật thuế và những thông tin cần thiết về
quy trình tuân thủ thuế theo quy định về các giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế.
- Hỗ trợ và tư vấn hoàn thành các thủ tục đăng ký kê khai thuế điện tử. Mỗi DN
phải hoàn thành nhiều thủ tục bao gồm: hoàn thành mẫu đăng ký kinh doanh, có được
giấy phép kinh doanh, các hoạt động bảo hiểm và tài chính khác.v.v. Trách nhiệm về
tuân thủ thuế bao gồm đăng ký mã số thuế, nộp bản kê khai thuế, nộp thuế... trên hệ
thống thuế điện tử.
- Các yêu cầu về lưu giữ sổ sách kế toán và lập các báo cáo tài chính. Về khía
cạnh thuế, lưu giữ sổ sách kế toán là một trong những yêu cầu cần thiết để đáp ứng những
nghĩa vụ thuế. Hệ thống sổ sách kế toán tốt sẽ kê khai chính xác hơn thu nhập và chi phí.
Vì vậy, cơ quan thuế cần thực hiện các giải pháp cải thiện chất lượng kế toán DN. Các
giải pháp này bắt đầu từ giáo dục để tìm kiếm việc cải thiện những hoạt động kinh doanh
và sau đó phát triển sự tuân thủ bằng việc giáo dục, đào tạo thực tế, kinh nghiệm lưu giữ
sổ sách đầy đủ và toàn diện hơn.
37

- Các thủ tục để quyết toán thuế, hoàn thuế điện tử và các thắc mắc khác của
DN trong quá trình tuân thủ.
Hình thức hỗ trợ thuế điện tử:
- Hỗ trợ thông qua cổng thông tin ngành Thuế. Đây là hình thức giao dịch hai
chiều: NNT gửi yêu cầu, thắc mắc đến CQT và CQT tiếp nhận, sau đó phản hồi trực
tiếp tới NNT bằng công cụ hỏi đáp trực tuyến.

- Hỗ trợ thông qua thư điện tử. Hình thức này có ưu điểm chi phí giao dịch thấp
và có thể thoả mãn các nhu cầu tư vấn rất cụ thể của từng DN.

- Hỗ trợ thông qua dịch vụ điện thoại.

- Hỗ trợ thông qua hộp thư thoại tự động được thiết lập sẵn một số thắc mắc
phổ biến về chính sách thuế hoặc quy trình tuân thủ.

b. Đăng kí thuế điện tử


• Đăng kí thuế điện tử: là việc NNT lựa chọn phương thức giao dịch với CQT
để thực hiện các nghĩa vụ thuế theo luật định thông qua hệ thống dịch vụ thuế điện tử.
• Mục tiêu đăng kí thuế điện tử
- Hỗ trợ NNT và các DN trong việc thực hiện giao dịch điện tử với CQT mọi
lúc, mọi nơi;
- Tiết kiệm chi phí tuân thủ nghĩa vụ thuế cho NNT và các DN;
- Giảm áp lực thu nhận hồ sơ giấy, giảm thiểu công việc tiếp nhận và nhập thủ
công các hồ sơ thuế đối với cán bộ thuế;
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các DN trong quản trị nội bộ đạt hiệu quả hơn;

• Nội dung đăng kí thuế điện tử


- CQT thiết lập và công bố các mẫu hồ sơ đăng ký thuế và các tài liệu hướng
dẫn đăng ký thuế trên website ngành Thuế;
- NNT download các mẫu hồ sơ và hoàn thiện thông tin theo đúng quy định, sau
đó gửi đến địa chỉ đã được quy định trên hệ thống;
- CQT tiếp nhận và kiểm tra các thông tin trong hồ sơ đăng ký của NNT thông
qua hệ thống điện tử (hệ thống này được kết nối đồng bộ, đầy đủ, kịp thời với hệ thống
dữ liệu của các cơ quan có thẩm quyền có liên quan). Sau đó, CQT gửi xác nhận tự
động việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế của NNT;
38

- NNT tra cứu lại các thông tin đăng ký thuế của mình thông qua website của
ngành Thuế trong một thời hạn nhất định, in ra giấy hoặc lưu trữ bằng file mềm làm
bằng chứng chứng minh cho việc thực hiện đăng ký thuế.

c. Kê khai thuế điện tử


• Kê khai thuế điện tử: là quá trình NNT tập hợp dữ liệu, kết quả hoạt động
liên quan đến quyền và nghĩa vụ thuế kèm những minh chứng cần thiết và gửi hồ sơ kê
khai thuế đến CQT (thông qua hệ thống điện tử/ mạng internet) khẳng định sô thuế
thuế phải nộp là trung thực và đúng quy định.
• Mục tiêu kê khai thuế điện tử
- Đơn giản hóa các thủ tục kê khai thuế, tiết kiệm thời gian và chi phí cho NNT;
- Tạo sự linh hoạt trong kê khai thuế nếu đối tượng khai thuế không thể trực
tiếp thực hiện thì có thể được thay thế bởi người khác nếu giao cho họ chữ ký số;
- Giảm thiểu tình trạng quá tải tại CQT khi đến kỳ hạn nộp hồ sơ kê khai thuế
của NNT;
- Hướng tới mục tiêu hệ thống kê khai thuế, nộp thuế hiện đại, tốt nhất;

- Giảm thiểu tối đa sai sót, thất lạc giấy tờ/ hồ sơ trong quá trình kê khai thuế và
tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu trữ thông tin kê khai của NNT lâu dài.

• Nội dung kê khai thuế điện tử

- Điều kiện thực hiện kê khai thuế điện tử: NNT phải có chữ ký số, có thiết bị
kết nối internet, đăng kí địa chỉ thư điện tử với CQT và có 1 tài khoản tại ngân hàng
thương mại được liên kết và cung cấp dịch vụ bởi CQT.

- Quy trình kê khai thuế điện tử được thực hiện theo các bước sau: (1) đăng ký
chữ ký số; (2) đăng ký nộp hồ sơ khai thuế qua mạng; (3) nhận kết quả phản hồi hồ sơ
kê khai thuế điện tử.

• Hình thức kê khai thuế điện tử

- Kê khai thuế qua website: NNT chỉ cần có máy tính kết nối internet là có thể
thực hiện kê khai thuế nên vô cùng nhanh chóng và thuận tiện. Tuy nhiên, hình thức
này tồn tại một số hạn chế như: (1) tính bảo mật của thông tin khi nhập liệu trên
website (có thể gặp phải rủi ro bị hack thông tin); (2) sự gián đoạn hoặc kéo dài thời
gian kê khai sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào tốc độ và sự ổn định của đường truyền
39

internet; (3) thông tin và dữ liệu khi kê khai trực tiếp trên website sẽ không lưu trữ lại
được và không thể sử dụng cho những lần kê khai tiếp theo.

- Kê khai thuế trên phần mềm: CQT triển khai phần mềm tiếp nhận khai thuế
điện tử, DN triển khai phần mềm khai thuế điện tử, 2 phần mềm này được thực hiện
song hành với nhau và trao đổi dữ liệu với nhau theo quy định và tiêu chuẩn được
CQT ban hành. Đối với DN sau khi kê khai thông tin trên phần mềm, dữ liệu sẽ
được lưu trên hệ thống. Vì vậy, tạo điều kiện cho DN dễ dàng tổng hợp, lập báo
cáo, quyết toán và hoàn thuế và hình thức này cũng không bị lệ thuộc vào tốc độ và
sự ổn định của đường truyền internet. Bên cạnh ưu điểm đó, kê khai trên phần mềm
yêu cầu DN phải chi trả nhiều hơn cho việc cài đặt, sử dụng và nâng cấp phần
mềm. CQT cũng cần đảm bảo sự giám sát và công bố các tiêu chuẩn kỹ thuật cho
phép kết nối giữa hệ thống của DN và hệ thống của CQT.

d. Nộp thuế điện tử


• Nộp thuế điện tử: là phương thức nộp thuế hiện đại ứng dụng công nghệ điện
tử, cho phép NNT nộp thuế vào NSNN trực tiếp trên cổng TTĐT của CQT và được
ngân hàng thương mại xác nhận kết quả giao dịch nộp thuế tức thời.
• Mục tiêu nộp thuế điện tử
- Đơn giản hóa thủ tục giấy tờ và tiết kiệm chi phí cho NNT;
- Kiểm soát được tình hình nộp thuế của NNT một cách thuận tiện, dễ dàng,
chính xác, từ đó, đảm bảo nguồn thu NSNN;
- Giảm thiểu tối đa các sai sót

• Nội dung nộp thuế điện tử


- Điều kiện thực hiện nộp thuế điện tử: NNT phải đăng ký với CQT và ngân
hàng nơi NNT mở tài khoản và phải tuân thủ theo đúng quy trình nộp thuế điện tử.
Ngoài ra, NNT muốn tham gia nộp thuế điện tử có thể phải thỏa mãn thêm yêu cầu
nhất thiết phải là NNT được CQT chấp thuận tham gia hệ thống khai thuế điện tử để
đảm bảo tính đồng bộ và an toàn cho hệ thống.
- Đối tượng tham gia vào hệ thống nộp thuế điện tử bao gồm: CQT, NNT và
các ngân hàng thương mại. Trong đó, ngân hàng thương mại tham gia hệ thống nộp
thuế điện tử phải đăng ký với CQT và được chấp thuận. Đồng thời, ngân hàng phải có
40

hệ thống kết nối với hệ thống của CQT để nhận các thông tin về số thuế phải nộp do
CQT chuyển sang và chuyển các thông tin về số thuế đã nộp của NNT cho CQT.

• Hình thức nộp thuế điện tử


- Nộp thuế qua hình thức chuyển khoản điện tử: NNT tiến hành nộp thuế bằng
cách chuyển khoản tới CQT thông qua hệ thống ngân hàng. Hình thức này bắt buộc
phải sử dụng công nghệ cao, thuận lợi, đảm bảo tất cả các yêu cầu kỹ thuật để cung
cấp dịch vụ cho khách hàng.

- Nộp thuế qua ATM: NNT nộp tiền thuế vào NSNN thông qua các ATM do
ngân hàng cung cấp. Hình thức này có một số hạn chế nhất định: (1) chỉ cho phép giao
dịch với một lượng tiền không quá lớn nhằm bảo vệ an toàn cho khách hàng, (2) gây
khó khăn cho NNT nếu muốn thay đổi thông tin nộp thuế do ATM có hiển thị đơn
giản với các nút lệnh được thiết lập sẵn, ít cho phép điều chỉnh nếu thao tác sai.
- Nộp thuế qua điện thoại di động (Mobile-banking): NNT muốn thực hiện dịch
vụ thanh toán qua điện thoại di động phải đăng ký với ngân hàng và CQT và được
chấp nhận. NNT sẽ nhập mã nộp thuế do ngân hàng cung cấp, sau đó xác nhân số tiền
nộp và mã số nơi nhận. Trung tâm nhắn tin sẽ gửi nội dung chuyển tiền về hệ thống cơ
sở dữ liệu của ngân hàng, hệ thống của ngân hàng sẽ kiểm tra các nội dung và thực
hiện chuyển tiền vào tài khoản của CQT hoặc tài khoản NSNN tại kho bạc nhà nước.
- Nộp thuế qua quầy dịch vụ (Counter Service), qua bưu điện (Pay at Post):
hình thức này cho phép thanh toán thuế bằng thẻ điện tử hoặc bằng tiền mặt, bằng séc,
bằng chuyển khoản ngay tại ngân hàng. Nhìn chung, hình thức nộp thuế này được
phần lớn NNT ưa chuộng và trở nên phổ biến vì sự lựa chọn đa dạng và tạo thuận lợi
cho NNT.

e. Hoàn thuế điện tử


• Hoàn thuế điện tử là dịch vụ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết hồ sơ
hoàn thuế cho NNT bằng phương thức điện tử.
• Mục tiêu hoàn thuế điện tử
- Đơn giản thủ tục hoàn thuế đối với NNT, tạo thuận lợi cho người nộp thuế
chấp hành tốt pháp luật thuế và công khai, minh bạch việc giải quyết hoàn thuế tại
CQT các cấp;
- Hoàn thiện giao dịch điện tử giữa NNT và CQT, xây dựng môi trường quản lý
thuế điện tử trong hệ thống thuế và trong hệ thống cơ quan quản lý nhà nước theo
Chính phủ điện tử.
41

• Nội dung hoàn thuế điện tử


- Sau khi kê khai, nộp thuế điện tử, nếu NNT xác định số thuế đã nộp lớn hơn
số thuế phải nộp, NNT có thể đề nghị CQT cho phép hoàn thuế điện tử thông qua hệ
thống kết nối điện tử giữa CQT, kho bạc và ngân hàng. Theo đó, "NNT lập và gửi hồ
sơ đề nghị hoàn thuế đến CQT theo hai cách: (1) gửi hồ sơ đề nghị hoàn thuế điện tử
gồm văn bản yêu cầu hoàn thuế và tài liệu kèm theo hoặc (2) gửi hồ sơ đề nghị hoàn
thuế điện tử đồng thời cùng hồ sơ khai thuế điện tử nếu không bao gồm văn bản yêu
cầu hoàn thuế".
- Để có thể thực hiện được việc hoàn thuế điện tử đòi hỏi phải có một số yêu
cầu cơ bản: NNT bắt buộc phải thuộc diện kê khai thuế, nộp thuế điện tử; số thuế yêu
cầu được hoàn không được lớn hơn số thuế được xác định trên hệ thống khai thuế điện
tử; NNT phải mở tài khoản tại ngân hàng và thông báo với CQT.
- Sau khi tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế điện tử từ NNT, CQT có trách nhiệm giải
quyết hồ sơ đề nghị hoàn thuế của NNT đã tiếp nhận bằng phương thức điện tử và
thông báo cho NNT giải trình, bổ sung thông tin/ tài liệu (nếu cần thiết). Khi xử lý
xong hồ sơ hoàn thuế, NNT sẽ được thông báo kết quả giải quyết hồ sơ hoàn thuế
thông qua phương thức điện tử và nhận được khoản tiền hoàn thuế đã đề nghị.

f. Kiểm tra, thanh tra thuế điện tử


• Kiểm tra, thanh tra thuế điện tử là các hoạt động giám sát của CQT đối với
các hoạt động, giao dịch liên quan đến phát sinh nghĩa vụ thuế và tình hình thực hiện
thủ tục hành chính thuế, chấp hành nghĩa vụ nộp thuế dựa vào CSDL lưu trên hệ thống
hoặc yêu cầu NNT cung cấp thông tin phục vụ công tác kiểm tra, thanh tra thông qua
địa chỉ email, sô điện thoại di động đã đăng ký với CQT.
• Mục tiêu kiểm tra, thanh tra thuế điện tử

- Kiểm tra thuế nhằm đánh giá tính đầy đủ, chính xác của các thông tin, chứng
từ trong hồ sơ thuế hoặc đánh giá việc tuân thủ pháp luật về thuế của người nộp thuế.

- Thanh tra thuế nhằm đánh giá việc chấp hành pháp luật của NNT; xác minh và
thu thập, phân tích thông tin, dữ liệu liên quan đến NNT.

- Hạn chế sự tương tác trực tiếp giữa CBT và NNT trong hoạt động kiểm tra,
thanh tra. Từ đó, làm giảm các phát sinh tiêu cực hoặc gây nhũng nhiễu, khó khăn
trong công tác kiểm tra, thanh tra thuế.

• Nội dung kiểm tra, thanh tra thuế điện tử


42

- Kiểm tra trên CSDL của CQT liên quan đến các nội dung sau: (1) kiểm tra
tính đầy đủ trong hồ sơ khai thuế điện tử. Trường hợp phát hiện trong hồ sơ khai thuế
chưa đủ tài liệu hoặc khai chưa đầy đủ theo quy định thì cơ quan thuế thông báo cho
người nộp thuế biết để hoàn chỉnh hồ sơ thông qua cổng TTĐT; (2) kiểm tra để làm rõ
nội dung cần bổ sung trong hồ sơ thuế. Trường hợp qua kiểm tra, đối chiếu, so sánh,
phân tích xét thấy có nội dung khai chưa đúng, số liệu khai không chính xác hoặc có
những nội dung cần xác minh liên quan đến số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được
miễn, số tiền thuế được giảm, số tiền thuế được hoàn, cơ quan thuế thông báo đề nghị
người nộp thuế giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu theo mẫu thông qua cổng
TTĐT.

- Thanh tra, kiểm tra thuế điện tử về các dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế hoặc
các nội dung nhằm giải quyết khiếu nại, tố cáo theo nguyên tắc phân tích rủi ro NNT
trên cơ sở phân tích dữ liệu NNT của các ứng dụng phần mềm phân tích rủi ro phục
vụ lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế (TPR) và ứng dụng hỗ trợ thanh tra, kiểm tra
thuế (TTR); thực hiện nhật ký điện tử trong công tác thanh tra, kiểm tra.

2.1.3.3. Điều kiện đối với hệ thống thuế điện tử


Thứ nhất, điều kiện về khung pháp lý
Điều kiện tiên quyết để có thể triển khai hệ thống thuế điện tử là phải có cơ sở
pháp lý về giao dịch điện tử. Cơ sở pháp lý này bao gồm các vấn đề như: đạo luật và
chính sách về giao dịch điện tử, thương mại điện tử, hành chính điện tử, các qui định
cụ thể về thuế điện tử, chữ ký số điện tử, bảo mật và an toàn thông tin, vấn đề xử lý
các hành vi phá hoại, cản trở hoặc gây thiệt hại cho hoạt động tiến hành thuế điện tử.
Chỉ khi hệ thống chính sách về thuế điện tử được ban hành đầy đủ, thống nhất thì mới
tạo điều kiện căn bản cho hệ thống thuế điện tử được ra đời và áp dụng đồng bộ, có
hiệu quả. Đặc biệt, khung pháp lý cũng phải đưa ra những qui định về việc bảo mật
thông tin, không chỉ đối với nhà cung cấp mạng mà còn đối với CQT, cơ quan hải
quan và NNT.
Thứ hai, điều kiện về cơ sở hạ tầng
Hạ tầng CNTT là yếu tố vô cùng quan trọng đối với hệ thống thuế điện tử. Ứng
dụng CNTT cho phép việc xử lý dữ liệu (đăng kí, kê khai, nộp thuế, hoàn thuế...) trở
nên nhanh gọn và hiệu quả hơn, đồng thời giúp phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi
gian lận hoặc không tuân thủ của NNT. Hạ tầng CNTT cần phải được tích hợp giữa
CQT và các cơ quan liên quan như hải quan, ngân hàng để quá trình truyền nhận thông
43

tin dữ liệu điện tử được thống nhất và thông suốt. Hệ thống dữ liệu điện tử phải luôn
được cập nhật và đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin dữ liệu chống lại sự xâm nhập,
phá hoại từ bên ngoài.
Đối với NNT muốn tham gia giao dịch trên hệ thống thuế điện tử cũng phải
đảm bảo điều kiện về cơ sở hạ tầng CNTT nhất định. Ở mức tối thiểu, NNT hay DN
phải có hệ thống máy tính được kết nối Internet và kết nối trực tiếp với trung tâm xử lý
dữ liệu của CQT. Vì vậy, các DN cần phải chú trọng đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng
CNTT đầy đủ và hiện đại đi kèm với các chương trình phần mềm khai báo điện tử theo
đúng yêu cầu và tương thích với phần mềm khai báo của CQT phục vụ cho việc áp
dụng thuế điện tử.
Thứ ba, điều kiện về nhân lực
Để có thể triển khai và vận hành hiệu quả hệ thống thuế điện tử cần phải có
nguồn nhân lực đủ cả về số lượng và trình độ. Hầu hết các nghiệp vụ về thuế sẽ được
thực hiện bằng công cụ máy móc hiện đại với các phần mềm ứng dụng, do đó, các
CBT đảm bảo về chuyên môn nghiệp vụ là chưa đủ, mà cần phải có trình độ và năng
lực nhất định và không ngừng trau dồi về kĩ năng CNTT để có thể thực hiện thành
thạo trên hệ thống thuế điện tử.
Bên cạnh đó, hệ thống thuế điện tử là sự tích hợp các dịch vụ thuế trên nền tảng
CNTT và có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, chỉ cần sai sót nhỏ ở một khâu nào đó sẽ
gây ảnh hưởng đến các khâu còn lại gây tốn kém thời gian và chi phí. Vì vậy, bên cạnh
đội ngủ CBT có trình độ kĩ năng tốt, thành thạo trong các nghiệp vụ thuế còn cần có
đội ngũ cán bộ kĩ thuật có trình độ cao về CNTT để xử lý các vấn đề về lỗi kĩ thuật
trên hệ thống.
Một điểm quan trọng chính là các DN, họ là đối tượng tham gia vào hệ thống
thuế điện tử. Để hệ thống thuế điện tử phát huy được thế mạnh so với hệ thống truyền
thống cũng như mang lại giá trị và lợi ích cho các DN thì bản thân các DN cũng cần
được đào tạo, hướng dẫn để am hiểu về các nghĩa vụ về thuế trên hệ thống thuế điện tử
và thành thạo về CNTT.
Thứ tư, điều kiện về tổ chức truyền dẫn dữ liệu
Hệ thống thuế điện tử chỉ có thể được triển khai áp dụng khi CQT và các tổ
chức cung cấp hạ tầng CNTT có thể đảm bảo cho việc truyền dẫn dữ liệu từ NNT đến
CQT và các cơ quan có liên quan được đảm bảo và vận hành một cách thông suốt.
Tổ chức truyền dẫn dữ liệu đóng vai trò là một đơn vị trung gian kết nối NNT
cũng như các bên liên quan với CQT thông qua mạng dữ liệu điện tử - mạng giá trị gia
tăng (Value Added Network - VAN). Ưu điểm của VAN là có tính mở cao, tận dụng
44

được các điểm mạnh của hạ tầng truyền thông và để đáp ứng từng mục đích cụ thể của
từng mạng VAN chỉ cần bổ sung thêm thiết bị kỹ thuật đặc thù. Ngoài ra, việc quản lý
các bên tham gia, thực thi các biện pháp an ninh, an toàn, bảo mật và toàn vẹn thông
tin trên một mạng VAN dễ dàng hơn việc quản lý trên các mạng công cộng (Internet).
Việc sử dụng VAN cho hệ thống thuế điện tử phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn để đảm
bảo tính chính xác và chuẩn hoá cao của dữ liệu nhằm tạo thuận lợi cho việc cập nhật,
sử dụng, lưu trữ và khai thác thông tin phục vụ cho công tác quản lý thuế trên hệ thống
thuế điện tử.
2.2. Tuân thủ thuế
2.2.1. Khái niệm
2.2.1.1. Khái niệm tuân thủ thuế
Tuân thủ thuế, theo cách hiểu đơn giản nhất, "là mức độ đối tượng chấp hành
nghĩa vụ thuế được quy định trong luật thuế". Tuân thủ thuế của NNT thể hiện ở việc
chấp hành đầy đủ, kịp thời và đúng đắn các quy định của pháp luật thuế, cụ thể là việc
chấp hành các tiêu chí thời gian, mức độ chính xác trung thực và đầy đủ của các hoạt
động đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế và các nghĩa vụ khác về thuế của NNT.
Tương tự như vậy, cơ quan thuế của Australia (ATO) định nghĩa "tuân thủ thuế là
việc DN đáp ứng các nghĩa vụ thuế theo quy định của luật thuế và theo các quyết định của
toà án".
Khái niệm về tuân thủ thuế cũng đã được rất nhiều học giả và nhà nghiên cứu
đưa ra và bàn luận:
Theo Jackson & Milliron (1986b) - một trong những nhà nghiên cứu đầu tiên
đưa ra khái niệm về tuân thủ thuế, tuân thủ thuế là "hành vi khai chính xác, đúng thời
hạn và toàn bộ số tiền thuế mà không cần sự ép buộc của cơ quan quản lý thuế".
Nhóm tác giả Roth và Scholz (1989) đã đưa ra khái niệm rõ hơn về tuân thủ
thuế là "tuân thủ với các quy định báo cáo thuế nghĩa là người nộp thuế phải nộp tất cả
các tờ khai thuế yêu cầu vào thời điểm thích hợp và các tờ khai thuế phải báo cáo
chính xác nghĩa vụ thuế theo luật thuế, các quy định, và các quyết định của tòa án áp
dụng vào thời điểm kê khai thuế".
Verboon và Van Dijke (2007) cho rằng tuân thủ thuế là "sự sẵn lòng của người
dân để tuân thủ cơ quan thuế bằng việc trả tiền thuế".
Franzoni (1998) cho rằng tuân thủ thuế nghĩa là (i) báo cáo trung thực về nghĩa
vụ thuế, (ii) thực hiện tốt các nghĩa vụ pháp lý về thuế, (iii) nộp cáo báo cáo thuế đúng
hạn và (iiii) thanh toán tiền thuế đúng hạn.
45

Braithwaite và Wirth (2001) đã đưa ra một cách hiểu đơn giản hơn về tuân thủ
thuế là "thanh toán các khoản nợ thuế theo luật thuế và chuẩn mực kế toán".
Alm và cộng sự (1992a) cũng hướng tới một cách hiểu đơn giản, cô đọng về
tuân thủ thuế là "việc báo cáo chính xác các khoản thu nhập chi phí theo đúng quy
định của luật thuế".
Có thể nói, tuân thủ thuế tuy là một khái niệm khá phổ cập ngay từ khi thuế ra
đời nhưng để đưa ra một định nghĩa chung về tuân thủ thuế lại không hề đơn giản.
Theo (Andreoni và cộng sự, 1998), tuân thủ thuế là một khái niệm có tính lỏng vì có
thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau từ những quan điểm khác nhau. Hay Lamb và
cộng sự (2004) cho rằng tuân thủ thuế là một chủ đề liên ngành đòi hỏi phải có một sự
hiểu biết về chung về nhiều lĩnh vực như: pháp luật, kế toán, kinh tế, chính sách công
cộng và khoa học chính trị. Khái niệm này tiếp tục được các nhà nghiên cứu tranh luận
theo cách tiếp cận về tính chấp hành nghĩa vụ thuế tự nguyện hay không tự nguyện.
Theo đó, Kirchler và Wahl (2010), sự tự nguyện tuân thủ bắt nguồn từ ý định của
người nộp thuế còn tuân thủ thuế bắt buộc là kết quả của của các hoạt động ép buộc
tuân thủ. Các học giả hầu hết cho rằng quyết định tuân thủ thuế dù là tự nguyện hay
bắt buộc của người nộp thuế bị chi phối bởi hai yếu tố: một là sự tin tưởng lẫn nhau
giữa người nộp thuế và cơ quan thuế, hai là vai trò của cơ quan thuế trong việc phát
hiện sai phạm và xử lý/ trừng phạt những đối tượng sai phạm về thuế.
Tóm lại, có thể định nghĩa sự tuân thủ thuế của DN là hành vi chấp hành nghĩa
vụ thuế theo đúng luật định một cách đầy đủ, tự nguyện và đúng thời gian.

2.2.1.2. Phân loại tuân thủ thuế


Các nhà nghiên cứu về chủ đề tuân thủ thuế của người nộp thuế đã đưa ra rất
nhiều tiêu chí khách nhau để xem xét và đánh giá mức độ tuân thủ thuế, hay nói một
cách đơn giản là phân chia tuân thủ thuế thành các nhóm khác nhau dựa trên một số
căn cứ nhất định.

• Căn cứ vào tính chất tuân thủ


Theo OECD, hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế chia thành hai nhóm:
- Tuân thủ hành chính: là việc người nộp thuế tuân thủ các quy định hành chính
về đăng ký, kê khai, nộp thuế đúng hạn. Các quy định về tuân thủ hành chính thường
được thể hiện rõ ràng trong các văn bản luật về thuế.
- Tuân thủ kỹ thuật: là việc người nộp thuế thực hiện tính toán và nộp thuế
chính xác theo đúng quy định của pháp luật về thuế. Việc đánh giá tuân thủ kỹ thuật
46

dựa trên hai yếu tố: các quy định về luật thuế cần được rõ ràng và dễ hiểu; có được dữ
liệu thực tế liên quan đến hoạt động chịu thuế của người nộp thuế.
• Căn cứ vào nội dung tuân thủ
Dựa theo nội dung các nghĩa vụ thuế mà NNT phải tuân thủ thì tuân thủ thuế
được phân loại thành: tuân thủ trong việc đăng ký thuế; tuân thủ trong việc kê khai
thuế; tuân thủ trong việc nộp thuế; và tuân thủ trong việc báo cáo thuế. Cách phân loại này
là cơ sở để so sánh, đánh giá và kết luận trên phương diện quy định cụ thể của pháp luật
rằng NNT đã vi phạm nghĩa vụ về thuế như thế nào. Nếu NNT không thực hiện bất kỳ một
trong các nghĩa vụ này thì có thể coi là không tuân thủ thuế. Đây là cơ sở để áp dụng các
hình thức xử phạt theo quy định của pháp luật.
- Tuân thủ trong việc kê khai thuế là loại tuân thủ liên quan đến tỷ lệ người nộp
thuế kê khai thuế. Khi tính toán tỷ lệ kê khai thuế, mẫu số luôn là số NNT đã đăng ký
thuế nhưng trên thực tế, mẫu số này phải lớn hơn vì có một bộ phận người kinh doanh
đã không thực hiện đăng ký với CQT.
- Tuân thủ trong việc nộp thuế là loại tuân thủ liên quan đến việc thanh toán số
tiền thuế đúng hạn theo quy định của pháp luật. Để đo lường hành vi tuân thủ này
(Akhand, 2012) đã tính toán phần trăm số thuế nộp đúng hạn với số thuế trên các báo
cáo kê khai thuế.
- Tuân thủ trong việc báo cáo thuế là việc báo cáo các nghĩa vụ thuế, thu nhập
hoặc chi phí của người nộp thuế một cách trung thực. Tuân thủ báo cáo thuế đo lường
việc liệu thu nhập của người nộp thuế có bị giấu đi hay chi phí có bị làm tăng thêm
hay các khoản chi không đúng với nội dung kinh tế phát sinh.

• Căn cứ vào mức độ tuân thủ


NNT được đánh giá và phân loại theo một trong các mức độ tuân thủ pháp luật
thuế như sau:
Mức 1: Tuân thủ cao
NNT được đánh giá có mức độ tuân thủ cao khi đáp ứng các điều kiện:
- Đang hoạt động và thực hiện đầy đủ, đúng hạn việc kê khai và chấp hành nộp
các loại thuế phát sinh theo quy định; số thuế nộp phù hợp quy mô, lĩnh vực đầu tư
kinh doanh của DN. Chấp hành tốt chế độ quản lý, sử dụng ấn chỉ thuế trong thời gian
2 năm trở về trước tính đến ngày đánh giá.
47

- Tỷ trọng nộp các loại thuế liên quan đến sản xuất kinh doanh trên doanh số,
đạt trên mức trung bình so với mức trung bình của các DN trong cùng lĩnh vực, ngành
nghề.
- Trong thời gian 2 năm liên tục trở về trước tính đến ngày đánh giá không bị
một trong các hình thức xử lý vi phạm sau: không bị xử phạt vi phạm hành chính về
thuế; không trốn thuế, gian lận thuế; không vi phạm về kế toán thống kê tài chính DN;
không có vụ việc vi phạm bị khởi tố vụ án.
- Không nợ thuế, không chậm nộp các khoản phí, lệ phí.
Mức 2: Tuân thủ trung bình
NNT được đánh giá có mức độ tuân thủ trung bình khi không thuộc nhóm NNT
tuân thủ cao và tuân thủ thấp.
Mức 3: Tuân thủ thấp
NNT được đánh giá có mức độ tuân thủ thấp nếu thuộc một trong các trường
hợp sau:
- Tính đến thời điểm đánh giá: chưa kê khai, nộp hồ sơ khai thuế và nộp thuế
đầy đủ, đúng hạn ít nhất 1/3 số tờ khai trong vòng 12 tháng; có số lỗ lũy kế vượt quá
50% vốn chủ sở hữu DN; bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.
- Trong thời gian 2 năm liên tục trở về trước tính đến ngày đánh giá: bị xử phạt vi
phạm hành chính về thuế 2 lần trở lên; bị xử phạt do trốn thuế, gian lận thuế; không chấp
hành quyết định kiểm tra, thanh tra thuế; vi phạm pháp luật hình sự bị khởi tố, điều tra;
- Có hành vi sử dụng ấn chỉ thuế bất hợp pháp hoặc sử dụng bất hợp pháp ấn
chỉ thuế.
Mức 4: Không tuân thủ
NNT được đánh giá không tuân thủ là những đối tượng NNT còn lại, không
thuộc 3 nhóm mức độ trên.

2.2.2. Một số lý thuyết nghiên cứu về tuân thủ thuế


2.2.2.1. Lý thuyết thông tin bất cân xứng
Vấn đề thông tin bất cân xứng lần đầu tiên được đề cập trong một bài báo kinh
điển xuất bản vào năm 1978 của nhà kinh tế học người Mỹ George Akerlof: “The
Market of Lemons: Quality Uncertainty and the Market Mechanism”. Trong nghiên
cứu của mình, ông cho rằng người bán với nhiều thông tin về sản phẩm của mình thì
không sẵn lòng bán sản phẩm cho người mua thiếu thông tin về sản phẩm đó. Còn
48

người mua lại cho rằng, nếu người bán sẵn lòng bán ngay sản phẩm của họ với giá mà
người mua đưa ra, điều đó nghĩa là giá mua đó đã cao hơn giá trị của sản phẩm. Vấn
đề thông tin bất cân xứng đã dẫn đến giá cả của sản phẩm trên thị trường bị đánh giá
thấp khi người mua và người bán không có cùng mức độ thông tin.
Thông tin bất cân xứng được hiểu là hiện tượng xảy ra khi một trong các bên
giao dịch không biết tất cả và chính xác những thông tin cần biết về bên kia để đưa ra
quyết định đúng đắn trong giao dịch. Đối với các quốc gia, tính minh bạch của thông
tin trên thị trường, khả năng tiếp cận thông tin và cơ sở hạ tầng thông tin yếu kém thì
thông tin bất cân xứng càng phổ biến và càng trở nên trầm trọng hơn.
Bất cân xứng về thông tin có ba đặc điểm cơ bản sau: (1) có sự khác biệt về
thông tin giữa các bên giao dịch; (2) có nhiều trở ngại trong việc chuyển thông tin giữa
các bên; (3) trong hai bên có một bên có thông tin chính xác hơn.
Tác động của thông tin bất cân xứng: sự xuất hiện của thông tin bất cân xứng là
yếu tố quan trọng kìm hãm giao dịch. Thông tin bất cân xứng dẫn tới hai rủi ro
chính trên thị trường là chọn lựa đối nghịch và rủi ro đạo đức. Chọn lựa đối
nghịch là hậu quả của vấn đề thông tin bất cân xứng, được tạo ra khi diễn ra cuộc
giao dịch và nguy cơ lựa chọn đối nghịch tỉ lệ thuận với mức độ bất cân xứng
thông tin. Rủi ro đạo đức là hậu quả của thông tin bất cân xứng với đặc điểm:
xuất hiện những hoạt động không tích cực (thiếu đạo đức) và các hoạt động trên làm
tăng xác suất xảy ra hậu quả xấu.
Giải pháp cho vấn đề thông tin bất cân xứng:
- Tự sản xuất và bán thông tin;
- Tăng cường sự điều hành của chính phủ để tăng thông tin;
- Tăng cường vai trò của các trung gian tài chính để tăng chất lượng thông tin;
- Thực hiện cơ chế tự sàng lọc thông tin.
2.2.2.2. Lý thuyết người đại diện
Lý thuyết người đại diện giải thích mối quan hệ bản chất giữa ông chủ, người
đại diện và bên thứ ba. Jackson và Milliron (1986a) cho rằng có mối quan hệ đặc biệt
với các nghiên cứu về tuân thủ thuế và khẳng định vai trò của người kê khai thuế chính
là đại diện cho NNT. Nhiều nghiên cứu đã cố gắng đánh giá việc người kê khai thuế
có tác động thế nào đến việc tuân thủ của NNT với các luật thuế. Phần lớn các nghiên
cứu về tuân thủ thuế đều cho rằng, người quản lý DN là đại diện cho các cổ đông luôn
được khuyến khích các biện pháp để tối đa hóa lợi ích của DN. Friedman (1970) cho
49

rằng DN phải có trách nhiệm tuân thủ pháp luật tuy nhiên nhiệm vụ trung tâm của
nguời đại diện DN làm ra lợi nhuận càng nhiều càng tốt. Điều này thể hiện bản chất vì
lợi nhuận “for profit” của DN. Bởi vậy, yếu tố kinh tế và lợi ích của DN sẽ là yếu tố
then chốt để khiến cho người đại diện tuân thủ hay gian lận thuế. Tuy nhiên, ở một
khía cạnh khác, Weber (1978) cũng cho rằng hành vi của con người có những logic
riêng và nhiều khi không chỉ là vì những lợi ích kinh tế.

2.2.2.3. Mô hình các cấp độ tuân thủ thuế của Grabosky và Braithwaite
Theo mô hình này, tác giả Grabosky và Braithwaite (1986) đã tiến hành phân
loại cấp độ hay mức độ tuân thủ của DN dựa trên mức độ sẵn sàng và khả năng thực
hiện những nghĩa vụ thuế đúng của DN. Đây cũng chính là các cấp độ thể hiện mối
quan hệ và thái độ của DN với cơ quan thuế, hay thể hiện mức độ chấp nhận hay từ
chối các quy định của luật thuế, các kế hoạch và công cụ quản lý thu thuế. Để đánh giá
sự tuân thủ thuế của DN thì biến số về cấp độ (mức độ) tuân thủ là biến số đầy đủ phản
ánh rõ sự tuân thủ cả về tính tự nguyện, tính đầy đủ, tính kịp thời. Sự tuân thủ thuế của
DN được phân chia theo 4 cấp độ tuân thủ như sau:

Từ chối

Miễn cưỡng

Chấp nhận

Cam kết

Hình 2.1. Mô hình các cấp độ tuân thủ thuế


Nguồn: Grabosky và Braithwaite, 1986
Các mức độ tuân thủ thuế trong mô hình được giải thích như sau:
50

- Cam kết: DN cảm thấy thoải mái với hoạt động quản lý thuế, hợp tác với cơ
quan thuế theo các kế hoạch quản lý thuế và tuân thủ một cách tích cực, thậm chí có
thể thay mặt cơ quan thuế khuyến khích đối tượng khác tuân thủ.

- Chấp nhận hay hoà hợp: DN chấp nhận những yêu cầu quản lý thu thuế và tin
tưởng vào cơ quan thuế.

- Miễn cưỡng hay kháng cự: đó là cách tiếp cận chống đối, DN có sự đối đầu,
đối nghịch với cơ quan thuế.

- Từ chối: DN hoàn toàn tách ra khỏi sự quản lý của của cơ quan thuế.

NNT ở cấp độ thứ nhất hay thứ hai nói chung là tuân thủ trong khi ở nhóm đối
tượng thứ ba và thứ tư thể hiện sự kháng cự và thù địch đối với nghĩa vụ thuế. Vì vây,
tương ứng với 4 nhóm người này là 4 nguyên tắc xử lý khác nhau của cơ quan thuế.
Cụ thể là:

- Nếu hành vi của NNT là “cam kết” thì nguyên tắc xử lý của CQT là “tạo điều
kiện thuận lợi nhất” để người nộp thuế tuân thủ.

- Nếu hành vi của NNT là “chấp nhận” thì nguyên tắc xử lý của CQT là “hỗ
trợ” để NNT tuân thủ.

- Nếu hành vi của NNT là “miễn cưỡng” thì nguyên tắc xử lý của CQT là
“Ngăn chặn thông qua các biện pháp phát hiện vi phạm” để NNT tuân thủ.

- Nếu hành vi của người nộp thuế là “từ chối” thì nguyên tắc xử lý của CQT là
“áp dụng toàn bộ quyền lực theo pháp luật” để buộc NNT tuân thủ.

Cách chỉ số đặc trưng cho từng cấp độ tuân thủ thuế của DN

Theo mô hình các cấp độ tuân thủ, sự tuân thủ thuế của DN thay đổi ở 4 cấp độ
hay mức độ tuân thủ khác nhau. Sự tuân thủ thuế ở mỗi cấp độ được thể hiện qua các
chỉ số nộp đủ, đúng thời gian và tự nguyện.
Bảng 2.1. Các chỉ số đặc trưng cho các cấp độ tuân thủ thuế của DN

Cấp độ Chỉ Nộp đủ Đúng thời gian Tự nguyện


số

Từ chối - - -
Miễn cưỡng + - -
51

Chấp nhận + + -
Cam kết + + +

- Cấp độ “cam kết” được thể hiện ở ba chỉ số đều tốt là nộp đủ + nộp đúng thời
gian + tự nguyện.

- Cấp độ “chấp nhận” được thể hiện ở hai chỉ số tốt là nộp đủ + nộp đúng thời gian.

- Cấp độ “ miễn cưỡng” chỉ thể hiện ở một chỉ số tốt là nộp đủ.

- Cấp độ “từ chối” đuợc thể hiện ở ba chỉ số đều rất kém.

2.2.2.4. Mô hình tuân thủ BISEP


Mô hình BISEP (OECD, 2017) thể hiện các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi và
thái độ tuân thủ của NNT. Từ đó đưa ra các khái niệm liên quan đến tuân thủ và không
tuân thủ thuế.
52

CAO

Không tuân thủ

Đặc điểm
kinh tế Đặc
điểm
ngành
Không muốn
tuân thủ
Người nộp thuế

Đặc Đặc
Cố gắng
điểm điểm xã
Đặc
tuân thủ
kinh hội
điểm
doanh tâm lý

Sẵn sàng
tuân thủ
Giảm
áp lực
THẤP
Hình 2.2. Mô hình tam giác tuân thủ của BISEP

Hình 2.2. Mô hình tuân thủ BISEP

Nguồn: OECD, 2017


Bên trái mô hình thể hiện các yếu tố được xem là có ảnh hưởng đến người nộp
thuế, bao gồm năm nhóm nhân tố chính: đặc điểm kinh doanh (Business), đặc điểm
ngành (Industry), đặc điểm xã hội (Socialogical), đặc điểm kinh tế (Economic) và đặc
điểm tâm lý (Psychological) - gọi tắt là BISEP. Bên phải là tam giác miêu tả các hành
vi của người nộp thuế theo những mức độ khác nhau bao gồm: sẵn sàng tuân thủ, cố
gắng tuân thủ, không muốn tuân thủ, không tuân thủ. Theo sơ đồ có thể nhận thấy
rằng, thái độ của NNT từ sẵn sàng tuân thủ chuyển sang không tuân thủ khi chi phí
tuân thủ và áp lực ngày càng cao. Vì vậy, để giảm sự không tuân thủ thuế thì phải
giảm áp lực cũng như giảm chi phí tuân thủ. Có thể rút ra khái niệm về tuân thủ và
53

không tuân thủ thuế mà mô hình của BISEP đưa ra phụ thuộc vào mức độ của chi phí
tuân thủ và áp lực. NNT có thể chuyển từ thái độ sẵn sàng tuân thủ sang hoàn toàn
không tuân thủ khi áp lực cho việc thực hiện tuân thủ ngày càng tăng.
54

2.2.2.5. Tiêu chuẩn ISO 14001:2015 về đánh giá sự tuân thủ


Sau khi đã xác định nghĩa vụ tuân thủ, DN phải thiết lập, thực hiện và duy trì
các quá trình cần thiết để đánh giá việc thực hiện các nghĩa vụ tuân thủ của mình.
DN phải xác định tần suất đánh giá sự tuân thủ, hành động được thực hiện từ việc
đánh giá sự tuân thủ và duy trì kiến thức và hiểu biết về tình trạng tuân thủ của
mình. DN cũng cần lưu giữ thông tin dạng văn bản làm bằng chứng về kết quả đánh
giá sự tuân thủ.
Thứ nhất, xác định tần suất tuân thủ. Tần suất và thời gian đánh giá sự tuân
thủ có thể thay đổi tùy thuộc vào tầm quan trọng của yêu cầu, các sự thay đổi về
các điều kiện hoạt động, thay đổi về các nghĩa vụ tuân thủ và kết quả hoạt động
trước đây của DN. DN có thể sử dụng một loạt các phương pháp để duy trì tri thức
và hiểu biết về tình trạng tuân thủ của mình, tuy nhiên, tất cả các nghĩa vụ tuân thủ
cần được đánh giá định kỳ.
Thứ hai, đánh giá sự tuân thủ thông qua thu thập thông tin và dữ liệu về:

- Các cuộc thăm quan hoặc kiểm tra cơ sở vật chất


- Các quan sát hoặc phỏng vấn trực tiếp
- Các xem xét dự án hoặc công việc
- Xem xét các thông tin dạng văn bản theo yêu cầu pháp lý

Thứ ba, duy trì tri thức và hiểu biết về tình trạng tuân thủ. DN cần phải luôn
bieeys tình trạng tuân thủ các yêu cầu pháp lý của DN mình. Nếu có sự thay đổi ở một
yêu cầu, DN cần nhận biết sự thay đổi đó có gây ảnh hưởng đến việc tuân thủ nghĩa vụ
liên quan của DN.
Nếu kết quả đánh giá sự tuân thủ cho thấy không đáp ứng yêu cầu pháp lý, thì
tổ chức cần xác định và thực hiện các hành động cần thiết để đạt được sự tuân thủ.
Điều này có thể yêu cầu sự trao đổi thông tin với các cơ quan quản lý và thỏa thuận về
một quá trình hành động để đáp ứng các yêu cầu pháp lý của mình. Trong trường hợp
có thỏa thuận, thì nó sẽ trở thành một nghĩa vụ tuân thủ.
Sự không tuân thủ không nhất thiết phải nâng lên thành sự không phù hợp nếu,
ví dụ, nó được nhận biết và khắc phục bởi các quy trình của hệ thống quản lý môi
trường. Các sự không phù hợp liên quan đến nghĩa vụ tuân thủ cần được khắc phục,
ngay cả khi những sự không phù hợp này không dẫn đến sự không tuân thủ hiện thời
với các yêu cầu pháp lý.
55

2.2.3. Các tiêu chí đánh giá mức độ tuân thủ thuế
Trong bối cảnh áp dụng cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp thuế, thực hiện tổ chức
quản lý thuế theo chức năng và đề cao vai trò tự giác của NNT, hiện nay nhiều quốc
gia đánh giá mức độ tuân thủ thuế của NNT dựa trên mức độ tuân thủ các nghĩa vụ
thuế của NNT bao gồm: tuân thủ đăng kí thuế, tuân thủ kê khai thuế, tuân thủ nộp
thuế. Các tiêu chí này được cụ thể như sau:

• Tuân thủ đăng kí thuế


- Chỉ tiêu 1: số NNT vi phạm về thời gian đăng ký thuế. Trên thực tế có thể có
một số đối tượng chậm đăng ký thuế để trì hoãn, để tránh nghĩa vụ thuế. Nếu chỉ tiêu
này cao chứng tỏ mức độ tuân thủ trong việc đăng ký thuế chưa tốt.
- Chỉ tiêu 2: tỷ lệ NNT vi phạm về thời gian đăng ký thuế so với tổng số đối
tượng phải đăng ký thuế. Chỉ tiêu này được đo bằng tỷ lệ % giữa số NNT vi phạm về
thời gian đăng ký thuế trên tổng số đối tượng phải đăng ký thuế. Nếu chỉ tiêu này cao
chứng tỏ mức độ tuân thủ trong việc đăng ký thuế chưa tốt.

• Tuân thủ kê khai thuế


Thứ nhất là tuân thủ về nộp tờ khai bao gồm 3 chỉ tiêu:
- Chỉ tiêu 3: tuân thủ trong nộp tờ khai của người nộp thuế. Chỉ số này đo lường
tỉ lệ giữa số tờ khai được nộp và số NNT thực tế được đăng ký tại cơ quan thuế. Các tờ
khai được nộp có thể bao gồm cả tờ khai nộp đúng hạn và tờ khai chậm nộp. Nếu chỉ
tiêu này cao chứng tỏ mức độ tuân thủ thuế tốt hơn.
- Chỉ tiêu 4: tuân thủ trong việc nộp tờ khai đúng hạn, được đo bằng tỉ lệ giữa
số tờ khai nộp đúng hạn trên tổng số tờ khai đã được nộp. Nếu chỉ tiêu này cao chứng
tỏ mức độ tuân thủ thuế tốt hơn.
- Chỉ tiêu 5: mức độ tuân thủ trong nộp tờ khai nói chung, là tỉ lệ giữa số tờ khai
đã nộp đúng hạn chia cho tổng số NNT đã đăng ký. Mức độ tuân thủ kê khai nói chung
này được ước tính là kết quả của hai chỉ số 4 và 5. Nếu chỉ tiêu này cao chứng tỏ mức
độ tuân thủ thuế tốt hơn.
Thứ hai là tuân thủ kê khai thuế: được hiểu là tỉ lệ giữa số thu nhập/ doanh thu kê
khai với số thu nhập/ doanh thu được chờ đợi sẽ kê khai. Tiêu chí này được đánh giá
theo mức độ trung thực kê khai các khoản thu nhập, doanh thu, và sản lượng liên quan
đến thuế trực thu hay thuế gián thu. Tuân thủ kê khai thuế có thể được phát hiện, đánh
giá trong quá trình tính và kế toán thuế. Tuân thủ trong kế toán thuế thể hiện ở việc
phản ánh, ghi chép trung thực các nghiệp vụ liên quan đến việc tính toán, xác định số
56

thuế phải nộp. Tuân thủ trong quyết toán thuế thể hiện ở tính trung thực, tính đầy đủ
và thời hạn thực hiện tổng hợp kê khai, tính toán xác định việc thực hiện nghĩa vụ thuế
trong kỳ kê khai quyết toán theo quy định của pháp luật thuế.

• Tuân thủ nộp thuế


- Chỉ tiêu 6: tỉ lệ số NNT đúng hạn trên tổng số NNT. Chỉ tiêu này cho biết tỷ lệ
NNT tuân thủ tự giác trong việc đảm bảo thời hạn nộp thuế theo quy định của pháp
luật. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ mức độ tuân thủ thuế tốt hơn.
- Chỉ tiêu 7: tỉ lệ giữa số thuế được nộp đúng hạn trên tổng số thuế phải nộp
theo nghĩa vụ thuế của NNT. Chỉ tiêu này cho biết tỷ lệ số thuế đã được NNT đảm bảo
thời hạn thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ mức độ tuân thủ
thuế tốt hơn.
- Chỉ tiêu 8: tình hình nợ đọng - được xác định là tỷ lệ giữa số thuế nợ đọng so
với tổng số thuế phải nộp. Chỉ tiêu này càng thấp chứng tỏ mức độ tuân thủ thuế tốt
hơn.
Trên đây là 3 nhóm tiêu chí và 8 chỉ tiêu cụ thể đánh giá mức độ tuân thủ thuế
của NNT nói chung cũng như DN. Trong nghiên cứu này, việc phân tích thực trạng và
đánh giá mức độ tuân thủ thuế của các DN (ở Chương 3) sẽ dựa trên các chỉ tiêu về
thực hiện đăng kí thuế, kê khai thuế, nộp thuế, nợ thuế và báo cáo thuế (thông qua
kiểm tra, thanh tra của CQT).

2.3. Mô hình nghiên cứu về tác động của áp dụng thuế điện tử đến tuân thủ thuế
2.3.1. Mô hình lý thuyết hành động hợp lý - Theory of Reasoned Action
(TRA)
Năm 1975, Fishbein và Ajzen đã nghiên cứu và mô tả lý thuyết hành động hợp
lý. Đây là lý thuyết đầu tiên và làm cơ sở nền tảng cho những nghiên cứu trong lĩnh
vực tâm lý xã hội học. Theo lý thuyết TRA thì có hai yếu tố ảnh hưởng đến ý định
hành vi là thái độ hướng tới hành vi và chuẩn chủ quan (ảnh hưởng của các bên liên
quan tới ý định hành vi). Trong đó, thái độ của một chủ thể chịu ảnh hưởng của niềm
tin đối với những thuộc tính sản phẩm và đo lường niềm tin đối với với những thuộc
tính sản phẩm. Còn chuẩn chủ quan của một cá nhân chịu ảnh hưởng về việc (1) các
bên quan cho rằng cá nhân đó nên hay không nên thực hiện một hành vi hay sử dụng
một sản phầm dịch vụ nhất định; và (2) sự thúc đẩy làm theo mong muốn của các bên
liên quan gây ảnh hưởng lên cá nhân đó. Chuẩn chủ quan được khẳng định trong
57

nghiên cứu của Ajzen (1991). Mô hình TRA đã được một số nhà nghiên cứu sử dụng
trong nghiên cứu ý định hành vi sử dụng CNTT, internet và chính phủ điện tử. Mô
hình này cũng được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu thái độ tiếp tục sử dụng và ý
định tiếp tục sử dụng công nghệ như nghiên cứu của El-Kasheir và cộng sự (2009).

Niềm tin tác động tới


việc thực hiện hành vi

Thái độ
Đánh giá tácđộng
Ý
định Hành vi
hành
Niềm tin mang tính vi
chuẩn tắc
Chuẩn
chủ quan

Động cơ tuân thủ

Hình 2.3. Mô hình lý thuyết hành động hợp lí (TRA)


Nguồn: Ajzen và Fishbein (1975)

2.3.2. Mô hình lý thuyết hành vi dự định - Theory of Planned Behavior


(TPB)
2.3.2.1. Mô hình lý thuyết hành vi dự định (TPB)
Lý thuyết TPB được Ajzen (1991) phát triển có bổ sung thêm nhận thức kiểm
soát hành vi ảnh hưởng tới ý định sử dụng. Đây là nhân tố đại diện cho việc một chủ
thể (1) nhận thức việc tự áp dụng một công nghệ hay thực hiện một hành vi nhất định
là dễ dàng hay khó khăn; (2) nhận thức việc tự áp dụng một công nghệ hay thực hiện
một hành vi nhất định có những sự kiểm soát hay những hạn chế nhất định hay không
(Ajzen, 1991). Tuy nhiên, việc khái niệm hóa yếu tố nhận thức kiểm soát hành vi hiện
vẫn còn gây tranh cãi mặc dù đã có một số nghiên cứu chứng minh rằng yếu tố này
giải thích tốt hơn thái độ và ý định hành vi so với mô hình TAM (El-Kasheir và các tác
giả, 2009).

Thái độ hướng tới hành vi

Chuẩn chủ quan Ý định hành vi


58

Hình 2.4. Mô hình lý thuyết hành vi dự định (TPB)


Nguồn: Ajzen, I. (1991)
2.3.2.2. Mô hình lý thuyết hành vi dự định (TPB) và mô hình rủi ro cảm giác -
Risk as feelings model (RaF)
Mô hình rủi ro cảm giác RaF được phát triển bởi Loewenstein và cộng sự
(2001) nghiên cứu về những cảm xúc xảy ra khi con người đưa ra quyết định và nhấn
mạnh rằng cảm xúc là một phần không thể thiếu của quá trình ra quyết định. Mô hình
lý thuyết hành vi dự định TPB và mô hình rủi ro cảm giác RaF đều có chung giả định
rằng hành vi sẽ được dẫn dắt bởi nhận định đánh giá về hành vi đó. Trong mô hình
TPB, các yếu tố quyết định tới hành vi bao gồm: niềm tin hành vi, xác suất chủ quan
và đánh giá kết quả. Khác biệt với TPB, trong mô hình RaF, các yếu tố quyết định
hành vi bao gồm: kết quả dự đoán, xác suất chủ quan, đánh giá nhận thức và cảm giác.
Bên cạnh đó, Loewenstein và cộng sự (2001) cũng đưa ra và phân biệt hai khái niệm
"cảm giác dự đoán" và "cảm giác mong đợi" khi tác động tới hành vi.

Kết quả dự đoán


(Anticipated outcomes)

Đánh giá nhận thức


(Cognitive
evaluation)

Xác suất chủ quan Kết quả


(Subjective Hành vi
(Outcomes)
probabilities) (Behavior)

Cảm giác
(Feelings)

Các yếu tố khác


(Other factors)

Hình 2.5. Mô hình rủi ro cảm giác (The risk-as-feelings RaF)


59

Source: Loewenstein và cộng sự, 2001


Mô hình rủi ro cảm giác RaF đã được rất nhiều học giả vận dụng để nghiên cứu
về ra quyết định dựa trên 2 loại cảm giác về rủi ro: cảm giác dự đoán và cảm giác
mong đợi. Liên quan đến lĩnh vực thuế, mô hình RaF đã được Coricelli và cộng sự
(2010) ứng dụng trong nghiên cứu thực nghiệm về hành vi trốn thuế. Kết quả nghiên
cứu chỉ ra rằng hành vi (behavior) gian lận có thể tạo ra những cảm giác mong đợi liên
quan đến nguy cơ bị phát hiện và tạo ra những cảm giác dự đoán liên quan đến cân
nhắc về đạo đức cũng như cân nhắc về khoản tiền phạt liên quan đến gian lận. Từ đó,
dẫn đến kết quả (Outcomes) là họ sẽ ít gian lận, ít trốn thuế hơn hay nói cách khác là
tuân thủ thuế tốt hơn (Coricelli và cộng sự, 2010).

2.3.3. Mô hình lý thuyết chấp nhận công nghệ - The technology acceptance
model (TAM)
Lý thuyết chấp nhận công nghệ (TAM) là một mô hình sử dụng phổ biến trong
nghiên cứu sự chấp nhận công nghệ được Davis (1985) đề xuất. Mô hình TAM được
sử dụng trong nhiều nghiên cứu liên quan đến sự chấp nhận sử dụng công nghệ mới
của các cá nhân. Trong đó, ý định sử dụng một công nghệ là yếu tố chịu ảnh hưởng
của thái độ hướng tới sử dụng công nghệ đó và nhận thức lợi ích của công nghệ đó.
Thái độ hướng tới sử dụng “là cảm giác tích cực hay tiêu cực (có tính ước lượng) về
việc thực hiện hành vi mục tiêu” (Fishbein và Ajzen 1975, trang 216). Bên cạnh đó,
thái độ hướng tới sử dụng công nghệ cũng chịu ảnh hưởng của nhận thức về lợi ích của
công nghệ và mức độ dễ sử dụng của công nghệ (Davis (1985), tr.24 trích trong Đặng
Thị Ngọc Dung (2012), tr.8)). Nhận thức lợi ích của công nghệ là “là cấp độ mà một
người tin rằng sử dụng một hệ thống đặc thù sẽ nâng cao kết quả thực hiện của họ”
(Davis 1989, trang 320); nhận thức mức độ dễ sử dụng “là cấp độ mà một người tin
rằng sử dụng một hệ thống đặc thù sẽ không cần nỗ lực” (Davis 1989, trang 320).
Thành phần Thành phần cảm tính Thành phần
nhận thức hành vi
Nhận thức sự
hữu ích
Thái độ Ý định Hành vi
hướng tới sử dụng sử dụng
Nhận thức tính sử dụng
dễ sử dụng
60

Hình 2.6. Mô hình chấp nhận công nghệ TAM


Nguồn: Davis (1985), tr.24 trích trong Đặng Thị Ngọc Dung (2012)
Mô hình TAM chủ yếu được sử dụng để giải thích cho thái độ và ý định sử
dụng CNTT mới, tuy nhiên hiện nay mô hình này cũng được sử dụng để dự đoán ý
định sử dụng sau quãng thời gian dài sử dụng CNTT. Taylor và Todd (1995) cho
rằng TAM có thể áp dụng để hiểu thái độ và ý định của những người chưa trải
nghiệm và đã trải nghiệm. Trong đó yếu tố nhận thức tính hữu ích và nhận thức tính
dễ sử dụng là những yếu tố quyết định lên thái độ và ý định sử dụng theo thời gian.
Mặc dù phổ biến, nhưng TAM vẫn chưa được sự công nhận của một số nhà
nghiên cứu, vì mô hình này không áp dụng được cho nhóm người sử dụng quy mô
lớn nơi mà việc áp dụng công nghệ mang tính bắt buộc (El-Kasheir và các tác giả,
2009).

2.3.4. Mô hình nghiên cứu đề xuất


Dựa trên sự tổng hợp và phân tích các nghiên cứu liên quan trong phần Tổng
quan nghiên cứu cũng như cơ sở lý luận về tác động của áp dụng thuế điện tử đến tuân
thủ thuế của DN, luận án đã vận dụng kết hợp lý thuyết hành động hợp lý (Theory of
Reasoned Action - TRA) của Ajzen và Fishbein (1975) và mô hình cảm giác rủi ro
(Risk as feelings - RaF model) của Loewenstein và cộng sự (2001) để đề xuất mô hình
nghiên cứu về mối quan hệ giữa các nhân tố: thái độ đối với hệ thống thuế điện tử, áp
dụng thuế điện tử và tuân thủ thuế. Trong đó, thái độ đối với hệ thống thuế điện tử
tương ứng với "Thái độ" trong mô hình TRA, áp dụng thuế điện tử tương ứng với
"Hành vi" trong mô hình TRA và mô hình RaF, tuân thủ thuế tương ứng với
"Outcomes" trong mô hình RaF.
Dựa trên Tổng quan nghiên cứu, luận án đề xuất đưa vào mô hình nghiên cứu
nhân tố hệ thống thuế điện tử cùng với mối quan hệ giữa hệ thống thuế điện tử với các
nhân tố còn lại.
Từ những căn cứ trên, mô hình nghiên cứu đề xuất được minh họa như sau:

Hệ thống thuế
điện tử

Áp dụng Tuân thủ


thuế điện tử thuế
Thái độ đối với
hệ thống thuế
điện tử
61

Hình 2.7. Mô hình nghiên cứu đề xuất


Nguồn: Tác giả đề xuất

2.4. Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng thuế điện tử nhằm nâng cao tuân thủ
thuế
2.4.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia
2.4.1.1. Quản lý thuế đối với DN ở Australia
Cơ quan thuế Australia (ATO) đã áp dụng chiến lược quản lý thu thuế dựa
trên mức độ tuân thủ của NNT. Theo đó, ATO nghiên cứu và phân tích về hành vi
của các DN, cụ thể là các yếu tố tác động tới hành vi tuân thủ thuế hoặc không tuân
thủ thuế và đưa các các biện pháp phù hợp nhằm nâng cao mức độ tuân thủ thuế
của các DN (Australian Taxation Office). Việc ATO áp dụng mô hình tuân thủ
trong quản lý thuế đã chia NNT thành các nhóm tương ứng với mức độ tuân thủ từ
thấp -> cao để từ đó có các phương pháp khuyến khích tương ứng với từng nhóm
đối tượng. Mô hình cấp độ tuân thủ này được áp dụng với tất cả các chức năng
quản lý thuế như tuyên truyền hỗ trợ thuế, kê khai thuế, nộp thuế, thanh tra thuế...
(Chamberlain and Castleman, 2005). Điểm hay của việc áp dụng mô hình này là cơ
quan thuế có thể dự báo được những thay đổi (tăng hay giảm) về tuân thủ thuế đối
với một nhóm NNT và đưa ra các chiến lược quản lý thu thuế có tính thích ứng,
linh hoạt cao giữa các nhóm đối tượng NNT.

Cơ quan thuế Australia đã triển khai nâng cấp hệ thống CNTT nhằm cải tiến
dịch vụ cung cấp cho NNT, đồng bộ hóa các hoạt động của CQT và nâng cao năng
lực xử lý thông tin, đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc trong hoạt động quản lý thuế.
Chương trình thay đổi này gồm 2 nội dung: 1) Xây dựng cổng TTĐT đại lý thuế,
nhằm cung cấp cho các đại lý thuế giao diện trực tuyến an toàn với ATO; 2) cổng
TTĐT kinh doanh cho phép các DN giao tiếp trực tuyến với ATO, giúp giảm thiểu
chi phí tuân thủ (Chamberlain and Castleman, 2005). Theo đó, hệ thống thông tin
rời rạc, cũ kỹ đã được thay thế hoàn toàn bởi một nền tảng CNTT tích hợp duy
nhất. Chương trình này là một bước ngoặt quan trọng đối với ATO và đem lại
những lợi ích đáng kể như: mỗi năm tiết kiệm chi phí đến hơn 150 triệu USD; mức
62

độ tuân thủ thuế tăng lên; các chính sách được ban hành và triển khai nhanh hơn;
các nghiệp vụ quản lý thuế được xử lý hiệu quả hơn cả về số lượng và tốc độ
(Chamberlain and Castleman, 2005).

Tiếp tục chương trình đổi mới quản lý thuế với kết quả khả quan trên, ATO
đã phát triển một chiến lược trực tuyến mới, nhằm cải tiến hơn nữa mối quan hệ
giữa NNT và CQT (Australian Taxation Office). Ứng dụng công nghệ mới cho
phép NNT và các DN sử dụng rất nhiều dịch vụ tiện ích như: truy cập trực tuyến,
đăng ký trực tuyến, sử dụng được nhiều tính năng trên website của ATO, sử dụng
mạng xã hội như Facebook, thực hiện khai thuế trực tuyến và nhiều thủ tục trực
tuyến khác. Bên cạnh đó, công nghệ mới còn được ứng dụng để nghiên cứu và phân
tích nhu cầu của NNT. Trên cơ sở đó, nâng cao chất lượng dịch vụ và phát hiện các
rủi ro tiềm ẩn. Công nghệ này cho phép CQT phân tích được xu hướng và chủ động
chuẩn bị phương án phù hợp và kịp thời.

2.4.1.2. Quản lý thuế đối với DN ở Anh


Tại Anh, cơ quan thuế đã áp dụng cơ chế tự khai tự nộp những những năm
1996. Theo đó, các DN lựa chọn một trong hai cách thức nộp thuế: một là DN tự kê
khai đồng thời tự tính số thuế phải nộp, hai là DN kê khai một số thông tin bắt buộc
(doanh thu, chi phí...) và sẽ được tính thuế bởi cơ quan thuế (Thư viện pháp luật,
2009). Cơ chế tự khai tự nộp được phổ biến và áp dụng hiệu quả, thành công nhờ
vào sự đóng góp vô cùng quan trọng của hoạt động tuyên truyền hỗ trợ. Cơ quan
thuế của Anh đã cung cấp rất nhiều dịch vụ hỗ trợ NNT. Các hoạt động tuyên
truyền, hỗ trợ một mặt tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ hỗ trợ từ việc xây
dựng và đào tạo đội ngũ tư vấn viên đến việc thiết lập các tổ kiểm tra chất lượng
các cuộc tư vấn; một mặt tuyên truyền công khai về các quyền lợi và nghĩa vụ của
DN khi tham gia nghĩa vụ thuế theo quy định (Thư viện pháp luật, 2009). Ví dụ,
nếu DN kê khai và nộp thuế thiếu so với quy định do cán bộ thuế hướng dẫn sai thì
DN sẽ không bị xử phạt nếu DN đảm bảo nộp bổ sung số thuế còn thiếu hoặc nếu
DN nộp thừa số thuế thì sẽ được cơ quan thuế sẽ hoàn trả lại số tiền nộp thừa kèm
theo lãi cho DN. Ngoài ra, để tăng cường hiệu quả của hoạt động hỗ trợ cũng
nhưng hạn chế tối đa sai sót, cơ quan thuế của Anh đã ban hành và áp dụng hệ
thống tiêu chí cụ thể để đánh giá sự thực hiện công việc của các cán bộ thuế. Hoạt
động tuyên truyền, hỗ trợ được coi là nhiệm vụ quan trọng của cơ quan thuế, vì vậy
63

số cán bộ thực hiện công việc này chiếm tỉ lệ không nhỏ lên tới 28% so với số cán
bộ toàn ngành thuế và chiếm 55% cán bộ tại các Cục thuế và Chi cục thuế.

Về kê khai thuế, mỗi năm cơ quan thuế tiếp nhận khoảng 2,5 triệu tờ khai
thuế GTGT, trong đó số thuế đề nghị hoàn khoảng 40 tỷ Bảng. Do số lượng NNT
đề nghị hoàn thuế lớn, nên cơ quan thuế Anh đã xây dựng ứng dụng tự động phân
tích và phân loại hồ sơ hoàn thuế theo 4 nhóm: rủi ro thấp, rủi ro vừa, rủi ro cao và
rủi ro đặc biệt (Thư viện pháp luật, 2009). Ngoài ra, sau khi phân tích hồ sơ hoàn
thuế trên ứng dụng, nếu CQT thấy vẫn còn nghi vấn về kết quả phân tích sẽ tiến
hành kiểm tra trực tiếp tại trụ sở của NNT.

Về thu nợ thuế và xử phạt về thuế, cơ quan thuế của Anh thực hiện chính
sách cưỡng chế các DN vi phạm căn cứ theo mức độ tuân thủ thuế và độ rủi ro về
thuế của DN. Chính vì chia ra theo các mức độ tuân thủ thuế khác nhau nên các
nhóm đối tượng vi phạm cũng được phân loại tương ứng (Thư viện pháp luật,
2009). Ví dụ, DN chậm nộp tờ khai nhưng số tiền nợ thuế lên trên 10.000 bảng sẽ
phải ưu tiên thu trước vì xếp vào nhóm có rủi ro cao; DN vừa chậm nộp tờ khai,
vừa nợ thuế với số nợ trên 1.000 bảng có thể sử dụng biện pháp tịch biên nhưng
nếu số nợ dưới 100 bảng thì sẽ được loại ra khỏi nhóm ưu tiên thu nợ do chi phí thu
nợ lớn hơn số nợ, còn với số nợ trên 100.000 bảng thì đưa vào diện ưu tiên thu nợ.
Ngoài ra, cơ quan thuế cũng linh hoạt cho phép các DN trả dần nợ thuế nếu DN gặp
khó khăn.

2.4.1.3. Quản lý thuế đối với DN ở Singapore


Cơ quan quản lý thuế ở Singapore hoạt động dựa theo chiến lược tối đa hoá
sự tuân thủ tự nguyện của đối tượng nộp thuế. Theo đó, cơ quan thuế dựa trên dữ
liệu về lịch sử tuân thủ cũng như đặc điểm về tình trạng hoạt động, lĩnh vực kinh
doanh... của các DN và phân loại chúng thành từng nhóm mức độ tuân thủ khác
nhau (gồm 3 nhóm A, B, C) (Đặng Thị Bạch Vân và Quan Hán Xương, 2015).
Tương ứng với mỗi nhóm cấp độ là những chiến lược và phương thức quản lý thuế
phù hợp sao cho đạt mục tiêu tối đa hoá sự tuân thủ tự nguyện của đối tượng nộp
thuế. Sự phân nhóm đó được cụ thể hóa như sau:

Nhóm A là nhóm tuân thủ tốt với ý thức tuân thủ cao. Các DN thuộc nhóm A
thường đảm bảo nộp tờ khai và nộp thuế đúng hạn. Với nhóm mức độ A, cơ quan
thuế hướng tới không chỉ cung cấp các dịch vụ hoàn hảo, chất lượng tốt, tạo điều
64

kiện cho DN kê khai và nộp thuế nhanh chóng, dễ dàng, tiết kiệm chi phí mà còn
mang lại những “lợi nhuận tuân thủ”. Những phản hồi/ góp ý của nhóm A đều được
coi trọng và được cơ quan thuế ưu tiên giải quyết.

Nhóm B là nhóm tuân thủ tốt trong quá khứ, hiện tại đôi lúc không tuân thủ
nhưng không cố ý trốn thuế. Sự không tuân thủ này có thể do DN không nắm bắt
được sự thay đổi hay sự phức tạp của chính sách thuế. Với nhóm mức độ B, cơ
quan thuế sẽ có các biện pháp khuyến khích, thúc đẩy họ chuyển/ nâng bậc sang nhóm
A. Bởi các DN này không cố tình trốn thuế và do chưa đủ hiểu biết, cơ quan thuế tập
trung tác động vào động cơ tinh thần như giáo dục, khuyến khích, nhắc nhở DN thực
hiện hành vi kê khai thuế, nộp thuế đúng hạn. Bên cạnh đó, có các biện pháp hoặc dịch
vụ hỗ trợ cần thiết để DN có cơ hội tiếp cận, hiểu đúng đắn về các chính sách thuế.

Nhóm C là nhóm tuân thủ kém, đó là những DN cố ý không kê khai, không


nộp thuế hoặc cố ý kê khai và nộp thuế muộn, thậm chí là nợ thuế khó thu. Với
nhóm C, cơ quan thuế sẽ tiến hành cưỡng chế vừa nhằm thu nợ thuế, vừa nhằm răn
đe các đối tượng nộp thuế này không tái phạm trong tương lai và làm gương cho
các DN có ý định tuân thủ kém tương tự.

Singapore đã thiết lập được một hệ thống dữ liệu về NNT và ứng dụng
CNTT, cụ thể là phần mềm quản lý thuế thu nhập cá nhân. Phần mềm này cho phép
CQT tích hợp tất cả dữ liệu của NNT bao gồm: tiền công, tiền lương và các nguồn
chi trả và căn cứ theo đó để quản lý đầy đủ và đúng số thu nhập phải tính thuế.
Ngoài ra, nhằm tạo thuận lợi cho NNT trong việc kê khai, CQT Singapore áp dụng
cả 3 phương thức kê khai thuế là kê khai trên giấy, kê khai thuế điện tử qua điện
thoại, và kê khai thuế điện tử qua internet (Đặng Thị Bạch Vân và Quan Hán
Xương, 2015). Điểm mấu chốt dẫn tới thành công của kê khai thuế điện tử là phải
đáp ứng được các yêu cầu như: sử dụng công nghệ thích hợp để đơn giản hóa việc
kê khai và thanh toán cho NNT; giúp NNT thích nghi thông qua tuyên truyền, hỗ
trợ, cải tiến hệ thống thuế điện tử.

2.4.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam


Thứ nhất, coi DN là khách hàng thay vì đối tượng nộp thuế trong hệ thống thuế
Việc định vị DN là khách hàng - người sử dụng dịch vụ thuế thay vì quan
điểm truyền thống coi DN là đối tượng nộp thuế - người chấp hành nghĩa vụ về
thuế là một xu thế tất yếu, phù hợp với bối cảnh hiện nay ở các quốc gia khi các mô
65

hình quản lý nhà nước đang dần được cải cách và chuyển đổi từ nhà nước quản lý
sang nhà nước phục vụ. Không những thế, điều này còn góp phần khuyến khích và
tăng cường sự tuân thủ tự nguyện của các DN, khi mức độ hài lòng của DN đối với
các dịch vụ thuế càng tăng thì mức độ tuân thủ cũng sẽ tăng theo. Do đó, sẽ đảm
bảo nguồn thu cho NSNN và giảm bớt gánh nặng cho cơ quan quản lý thu thuế.

Thứ hai, quản lý thuế linh hoạt dựa trên sự phân nhóm các DN theo các mức
độ tuân thủ thuế
Kinh nghiệm từ các quốc gia cho thấy việc quản lý thuế dựa trên sự phân
nhóm các mức độ tuân thủ là khá phổ biến. Chiến lược này không chỉ nhấn mạnh
đến sự công bằng giữa các DN (DN tuân thủ tốt sẽ được khuyến khích bằng quyền
lợi, DN tuân thủ chưa tốt sẽ được hỗ trợ hoặc bị xử phạt nếu cố ý) mà còn khơi dậy
sự tự nguyện tuân thủ hoặc tuân thủ cao hơn đối với các DN. Điểm đáng lưu ý là
mỗi quốc gia lại có sự phân chia các cấp độ tuân thủ khác nhau và có chiến lược
tương ứng phù hợp với mỗi cấp độ đó. Vì vậy, khi đưa vào áp dụng cần đảm bảo
tính tương thích với bối cảnh của Việt Nam về đặc điểm kinh tế - xã hội, về đặc
điểm các DN cũng như phải phù hợp với luật quản lý thuế hiện thời của Việt Nam.

Thứ ba, chú trọng hoạt động nghiên cứu và phân tích nhu cầu của DN và dự
báo về sự thay đổi hành vi tuân thủ thuế của các DN
Những hoạt động này vô cùng cần thiết bởi nhờ đó cơ quan thuế sẽ có được
thông tin và ra quyết định phân nhóm DN để hoạt động quản lý được hiệu quả hơn.
Các hoạt động điều tra khảo sát hành vi và nhu cầu của DN hàng năm là kênh thông
tin quan trọng. Ngoài ra những kênh thông tin khác (gặp gỡ tiếp xúc với khách
hàng, với các đại lý thuế; các cuộc tọa đàm để trao đổi và tiếp nhận ý kiến phản hồi
từ các DN và các đại lý thuế; các phương tiện truyền thông, mạng xã hội ghi lại
phản ứng và đánh giá của người dân nói chung và NNT nói riêng; các kênh tiếp nhận
ý kiến góp ý như thư điện tử/ số hotline...) cần được thiết lập chủ yếu nhằm tìm hiểu
nhu cầu, sự thoả mãn, sự phàn nàn của DN và đánh giá độ tin cậy của DN đối với
CQT.

Thông qua hoạt động nghiên cứu và dự báo, các thông tin về sự hài lòng
cũng như chưa hài lòng của các DN đối với CQT sẽ được ghi nhận và từ đó, làm cơ
sở để CQT hoàn thiện hoạt động của mình và quản lý thuế hiệu quả hơn. Xét trên
góc độ trung và dài hạn, những thông tin từ DN là vô cùng quý báu giúp cho CQT
không chỉ cải tiến và nâng cấp các dịch vụ và sản phẩm của mình mà còn là căn cứ
66

để cơ quan thuế tạo ra thêm nhiều dịch vụ tiện ích phục vụ cho DN trong quá trình
tham gia nghĩa vụ về thuế, đồng thời nâng cao mức độ tuân thủ thuế tự nguyện của
các DN.

Thứ tư, tập trung đẩy mạnh và phát triển các dịch vụ hỗ trợ DN trong thực
hiện nghĩa vụ về thuế
Các dịch vụ có thể đa dạng về hình thức, nội dung hay thời gian, địa điểm...
nhưng đều phải hướng đến mục tiêu chung là cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác,
kịp thời cho các DN; hỗ trợ tối đa cho DN trong việc thực hiện nghĩa vụ về thuế và
thúc đẩy sự tuân thủ tự nguyện của các DN. Để đạt được những mục tiêu đó, cơ
quan thuế cần chú trọng đầu tư phát triển CNTT của ngành thuế. Với sự có mặt của
CNTT, các dịch vụ hỗ trợ có thể giúp cho DN trong hầu hết các bước như: đăng ký
thuế, kê khai thuế, nộp thuế thuế, nhận thông báo thuế qua mạng điện tử, khai thác
thông tin, hỏi đáp các vướng mắc... thông qua hệ thống trực tuyến (online). Cũng
nhờ có sự hỗ trợ của CNTT, các dịch vụ của cơ quan thuế được cung cấp nhanh
chóng, kịp thời, thuận tiện nhất cho DN. Điển hình là cơ chế "một cửa" nhằm giảm
chi phí tuân thủ của DN cũng như khuyến khích các DN tuân thủ.

Thứ năm, bên cạnh cơ quan thuế cần ủng hộ sự hình thành và phát triển của
các đại lý thuế nói chung và các tổ chức dịch vụ về thuế nói riêng.

Bài học từ một số quốc gia đã chứng minh vai trò quan trọng của các đại lý
thuế trong việc hỗ trợ các DN trong việc chấp hành quy định về thuế. Nhờ có sự hỗ
trợ của đại lý thuế, tờ khai thuế của các DN sẽ đảm bảo tính chính xác, kịp thời và
đầy đủ và nộp đúng hạn. Ở góc độ vi mô, các đại lý thuế không chỉ là trung gian mà
còn là đối tác của cả DN và cơ quan thuế. Thật vậy, đối với DN, các đại lý thuế
giúp cho DN hiểu biết hơn các quy định về thuế, từ đó giúp DN tiết kiệm chi phí
tuân thủ thuế. Đối với cơ quan thuế, các đại lý thuế được xem như cầu nối/ trung
gian trong mối quan hệ giữa cơ quan thuế và các DN, san sẻ gánh nặng quản lý thuế
của cơ quan thuế. Các đại lý thuế với hoạt động tư vấn của mình cần được nhìn
nhận là một trong những dịch vụ quan trọng của xã hội. Vì vậy, bên cạnh việc định vị
các DN là khách hàng, cơ quan thuế cũng cần xem các đại lý thuế là đối tác và có
những chính sách hỗ trợ cho các đại lý thuế. Ví dụ, thiết lập một cổng thông tin đại lý
thuế trên hệ thống trực tuyến của ngành thuế, cho các đại lý thuế quyền truy cập
thông tin về DN...
67

TỔNG KẾT CHƯƠNG 2

Trong Chương 2, luận án đã trình bày được những nội dung sau:
Thứ nhất, làm rõ các khái niệm về thuế điện tử, áp dụng thuế điện tử, hệ thống
thuế điện tử và tuân thủ thuế.
Thứ hai, trình bày các nội dung của hệ thống thuế điện tử.
Thứ ba, trình bày một số lý thuyết nghiên cứu về tuân thủ thuế, các tiêu chí
đánh giá mức độ tuân thủ thuế.
Thứ tư, trình bày một số mô hình nghiên cứu về tác động của áp dụng thuế điện
tử đến tuân thủ thu và đề xuất mô hình nghiên cứu.
Thứ năm, trình bày kinh nghiệm quốc tế về áp dụng thuế điện tử nhằm nâng cao
tuân thủ thuế và rút ra bài học cho Việt Nam.
Ở chương tiếp theo, luận án sẽ làm rõ những nội dung xoay quanh thực trạng áp
dụng thuế điện tử và tuân thủ thuế của DN Việt Nam trong giai đoạn 2016-2020.
68

CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG ÁP DỤNG THUẾ ĐIỆN TỬ VÀ TUÂN THỦ THUẾ
CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

3.1. Thực trạng áp dụng thuế điện tử ở Việt Nam


3.1.1. Quá trình phát triển thuế điện tử ở Việt Nam
Cùng với sự phát triển của Chính phủ điện tử, thuế điện tử đang có sự phát triển
khả quan tại Việt Nam. Thuế điện tử là một trong những cải cách cơ bản nhằm nâng
cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong lĩnh vực thuế ở Việt Nam, được khẳng định
trong các chính sách về nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia ở Việt Nam như các
Nghị quyết 19 năm 2014, năm 2015, năm 2016.

Những thuật ngữ đầu tiên liên quan đến thuế điện tử được giới thiệu trong Luật
quản lý thuế được ban hành năm 2006. Trong đó, quy định hiện đại hoá quản lý thuế
về phương pháp quản lý, thủ tục hành chính, bộ máy tổ chức, đội ngũ cán bộ và đặc
biệt là áp dụng rộng rãi công nghệ tin học, kỹ thuật hiện đại vào quản lý thuế. Bên
cạnh đó, các tổ chức, cá nhân cũng được khuyến khích tham gia xây dựng, thực hiện
giao dịch điện tử và quản lý thuế điện tử và phát triển dịch vụ thanh toán qua ngân
hàng thương mại (Quốc hội, 2006).

Sau đó, thuế điện tử đã được quy định là bắt buộc áp dụng đối với các tổ chức
sản xuất kinh doanh theo Nghị định 12/2015/NĐ-CP. Tiếp đến là quy định thực hiện
hóa đơn điện tử trên phạm vi toàn quốc theo Nghị quyết 36a/NĐ-CP. Trong đó CQT
hỗ trợ DN vừa và nhỏ thực hiện hóa đơn điện tử có xác thực của CQT; tiếp tục triển
khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn thuế điện tử và phối hợp với các cơ quan liên
quan để triển khai dịch vụ nộp thuế đất đai, lệ phí trước bạ, hộ cá nhân qua mạng; tiếp
tục hoàn thiện nâng cao hiệu quả hệ thống hải quan điện tử, thực hiện cơ chế một cửa
quốc gia và kết nối cơ chế một cửa ASEAN.

Từ những quy định mang tính nền tảng cơ sở đó, thuế điện tử tiếp tục được
coi là trọng tâm triển khai và phát triển. Sự phát triển của thuế điện tử một phần
được cụ thể hóa thông qua một số mục tiêu áp dụng thuế điện tử giai đoạn 2011-
2020 (Bảng 3.1).
69

Bảng 3.1. Mục tiêu áp dụng thuế điện tử tại Việt Nam giai đoạn 2011-2020
Đơn vị: %

Giai đoạn Giai đoạn


Tiêu chí
2011-2015 2016-2020
Tỷ lệ DN sử dụng các dịch vụ thuế điện 60 95
tử
Tỷ lệ DN đăng ký thuế, khai thuế điện tử 50 95

Tỷ lệ DN đăng ký nộp thuế điện tử qua


90 95
CQT và NHTM

Tỷ lệ chứng từ điện tử 90 95

Tỷ lệ số tiền thuế nộp điện tử 90 95


Tỷ lệ DN hoàn thuế điện tử 0 95
Nguồn: Tổng hợp từ Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 - 2020
Quá trình phát triển thuế điện tử xét theo góc độ quản lý thuế (đăng ký thuế
điện tử, kê khai thuế điện tử, nộp thuế điện tử, hoàn thuế điện tử) được khái quát như
sau:
Đăng ký thuế điện tử: dịch vụ này được chính thức quy định từ năm 2010 theo
Thông tư 180/2010/TT-BTC. Cụ thể, NNT lập tờ khai đăng ký thuế điện tử trực tuyến
trên cổng TTĐT của CQT hoặc lập bằng các phần mềm, công cụ đáp ứng chuẩn định
dạng dữ liệu của CQT. Điểm đáng lưu ý là NNT có thể lựa chọn trực tiếp thực hiện
dịch vụ hoặc ủy quyền cho tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN. Một nội dung quan
trọng về đăng ký thuế điện tử là quy trình đăng ký thuế và cấp mã số thuế điện tử, nội
dung này được quy định cụ thể trong Thông tư 110/2015/TT-BTC về Hướng dẫn giao
dịch điện tử trong lĩnh vực thuế.
Kê khai thuế điện tử: dịch vụ này lần đầu tiên được giới thiệu trong dự án khai
thuế qua mạng được xây dựng bởi Tổng cục Thuế. Theo đó, dự án tập trung vào 03 nội
dung chính gồm quy trình khai thuế điện tử, giải pháp công nghệ xây dựng hệ thống và
xử lý tờ khai điện tử. Hệ thống khai thuế điện tử được bắt đầu triển khai thí điểm đối
với các DN tại 04 địa bàn: TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng và Bà Rịa - Vũng Tàu
kể từ tháng 8/2009 đối với các tờ khai thuế: GTGT, thu nhập DN, tiêu thụ đặc biệt, tài
nguyên, thu nhập cá nhân, báo tình hình sử dụng hóa đơn, tờ khai thuế nhà thầu nước
ngoài. Đến năm 2010, hệ thống khai thuế điện tử đã được triển khai sâu rộng trên cả
70

nước. Đến nay, hệ thống khai thuế điện tử đã được cập nhật và tích hợp với hệ thống
chứng thực chữ ký số của các đơn vị được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép.
Giải pháp này tạo thuận lợi cho NNT trong việc khai thuế điện tử thông qua 02 cách
sau: (1) Kê khai thuế điện tử trực tuyến trên cổng TTĐT của CQT; (2) Kê khai thuế
điện tử bằng các phần mềm, công cụ hỗ trợ khai thuế.
Nộp thuế điện tử: dịch vụ này tương tự như đăng ký thuế điện tử, được quy
định theo Thông tư 180/2010/TT-BTC. Đến năm 2014, sau khi Đề án thí điểm nộp
thuế điện tử của Tổng cục Thuế được ban hành, nộp thuế điện tử chính thức được
triển khai tại 03 địa bàn: Hà Nội, Bắc Ninh và Vĩnh Phúc nhằm thực hiện mục tiêu
hiện đại hóa công tác thu nộp ngân sách nhà nước; cải cách hành chính ngành Thuế;
hỗ trợ cơ quan thuế trong việc quản lý; xử lý thông tin thu nộp thuế nhanh chóng,
chính xác; tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thuế. Năm 2015, Quy định
về việc nộp thuế điện tử qua tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN và xử lý sự cố trong
quá trình nộp thuế điện tử được ban hành, từ đó làm tăng thêm sự lựa chọn về hình
thức nộp thuế điện tử cho NNT. Hiện nay, dịch vụ nộp thuế điện tử được triển khai
rộng khắp 63 tỉnh thành trong cả nước. Các nội dung về nộp thuế điện tử đã được
quy định cụ thể trong Thông tư 110/2015/TT-BTC gồm: (1) Điều kiện thực hiện nộp
thuế điện tử; (2) Hình thức nộp thuế điện tử; (3) Đăng ký nộp thuế điện tử; (4) Quy
trình nộp thuế điện tử. Theo đó, NNT có thể lựa chọn các hình thức sau đây để thực
hiện nộp thuế điện tử: (1) Giao dịch trực tiếp với ngân hàng nơi người nộp thuế mở
tài khoản thông qua các kênh giao dịch điện tử (Internet, Mobile, ATM) của ngân
hàng để thực hiện thủ tục nộp thuế; (2) Thông qua cổng TTĐT của CQT.
Hoàn thuế điện tử: dịch vụ này được quy định trong Thông tư 110/2015/TT-
BTC về Hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế. Hoàn thuế điện tử bao gồm
các nội dung: lập và gửi hồ sơ hoàn thuế điện tử; thông báo kết quả giải quyết hồ sơ
hoàn thuế điện tử qua cổng thông điện tử ngành Thuế. Năm 2016, hoàn thuế điện tử
được triển khai thí điểm tại 13 Cục thuế. Đến nay, quy trình dịch vụ hoàn thuế đã
được điện tử hóa hoàn toàn.
3.1.2. Thực trạng bộ máy quản lý thuế
Bộ máy tổ chức quản lý thuế hiện hành được chia thành 3 cấp như Hình 3.1 với
vị trí, chức năng cụ thể như sau:
71

Hình 3.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức ngành Thuế

Nguồn: Tổng cục Thuế


- Tổng cục Thuế là tổ chức thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mưu,
giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về các khoản thu nội địa trong phạm vi
cả nước, bao gồm: thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của NSNN; tổ chức quản lý
thuế theo quy định của pháp luật.
- Cục Thuế ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Cục
Thuế) là tổ chức trực thuộc Tổng cục Thuế, có chức năng tổ chức thực hiện công tác
quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của NSNN thuộc phạm vi nhiệm vụ của
ngành thuế trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
- Chi cục Thuế ở các quận, huyện, thị xã, thành phố; Chi cục Thuế khu vực (gọi
chung là Chi cục Thuế) là tổ chức trực thuộc Cục Thuế cấp tỉnh, có chức năng tổ chức
72

thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí, các khoản thu khác của NSNN thuộc phạm
vi nhiệm vụ của cơ quan thuế quản lý thu trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

Trong giai đoạn 2016-2020, Tổng cục Thuế đã triển khai thực hiện quyết liệt,
hiệu quả việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức, bộ máy theo tinh thần Nghị quyết số 18-
NQ/TW của Hội nghị Trung ương lần thứ 6 khóa XII và Quyết định số 41/2019/QĐ-
TTg ngày 25/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ. Mô hình mới của ngành thuế đã gọn
nhẹ, toàn hệ thống thuế đã hoàn thành việc hợp nhất các chi cục thuế. Số lượng chi cục
thuế từ 711 chi cục sau khi hợp nhất còn lại 415 chi cục, đạt 102% kế hoạch và vượt
thời gian trước kế hoạch 10 tháng. Số lượng các khâu quản lý thuế giảm được 2.756
đầu mối không cần thiết, số cán bộ thuế phục vụ gián tiếp giảm trên 850 người.

Bên cạnh đó là thực hiện luân phiên, luân chuyển công việc nhằm bồi dưỡng
nâng cao năng lực cán bộ, nhất là năng lực quản lý, chỉ đạo, điều hành của cán bộ lãnh
đạo cơ quan thuế đối với 16.371 cán bộ; thực hiện bổ nhiệm, bổ nhiệm lại 7.490 lượt
cán bộ. Toàn ngành thuế đã có gần 40.000 lượt người (chiếm trên 90% biên chế) được
đào tạo và đào tạo lại theo hướng chuyên sâu, đảm bảo có năng lực hoàn thành tốt
nhiệm vụ trong tình hình mới.
3.1.3. Thực trạng văn bản, chính sách về thuế điện tử
Trong giai đoạn 2016-2020, hệ thống chính sách, pháp luật về thuế và thu ngân
sách đã được hoàn thiện theo đúng định hướng cải cách hệ thống thuế, phí và lệ phí;
đảm bảo công bằng và mở rộng cơ sở thuế phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế,
hội nhập quốc tế, nhờ đó đã động viên hợp lý, kịp thời các nguồn lực cho NSNN. Quy
mô thu NSNN ngày càng được mở rộng, đáp ứng rõ hơn nhu cầu chi NSNN, góp phần
thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội và giải quyết việc làm.
Thứ hai, hệ thống chính sách thuế được xây dựng, hoàn thiện đảm bảo minh
bạch, rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện; mở rộng cơ sở thuế để phát triển nguồn thu, bao
quát các nguồn thu mới phát sinh và có sự chuyển dịch đóng góp số thu từ khu vực
DN nhà nước sang khu vực ngoài quốc doanh và DN có vốn đầu tư nước ngoài phù
hợp với mục tiêu định hướng sắp xếp, cổ phần hóa các DN nhà nước, tăng cường thu
hút các nguồn lực trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển.
Thứ ba, cũng trong giai đoạn này, hệ thống chính sách thuế đã được sửa đổi, bổ
sung dựa trên chương trình cải cách hệ thống chính sách thuế 2011-2020. Một số luật
thuế được sửa đổi, bổ sung như: Luật thuế thu nhập cá nhân, Luật thuế GTGT, Luật
thuế thu nhập DN. Bên cạnh đó, các chính sách thu liên tục được rà soát, điều chỉnh
73

theo hướng giảm tỉ lệ động viên về thuế cho người nộp thuế với quy mô điều chỉnh lớn
phù hợp với định hướng phát triển kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước.
Những sự thay đổi bổ sang vẫn đảm bảo được tính đồng bộ, thống nhất và có cơ cấu
hợp lý đối với cả hệ thống thuế. Dưới đây là bảng tổng hợp một số văn bản chính sách
về thuế điện tử đang được áp dụng hiện hành:
Bảng 3.2. Một số văn bản chính sách về thuế điện tử giai đoạn 2016-2020
Năm/ Cơ
Loại hình Nội dung liên
STT quan ban Số hiệu và nội dung văn bản
văn bản quan
hành
1 Thông tư 2021 - Bộ Giao dịch điện tử Thông tư 19/2021/TT-BTC hướng dẫn
Tài chính trong lĩnh vực thuế giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế
2 Quyết định 2020 - Tổng Hóa đơn điện tử Quyết định 635/QĐ-TCT năm 2020 về
cục Thuế thành phần chứa dữ liệu hóa đơn điện
tử và phương thức truyền nhận với cơ
quan thuế do Tổng cục Thuế ban hành
3 Văn bản 2020 - Bộ Giao dịch điện tử Văn bản hợp nhất 33/VBHN-BTC 2020
hợp nhất Tài chính trong lĩnh vực thuế hợp nhất Thông tư giao dịch điện tử
trong lĩnh vực thuế

4 Luật 2019 - Quốc Quản lý thuế Luật 38/2019/QH14: Luật Quản lý thuế
hội

5 Quyết định 2019 - Tổng Thay đổi thông tin Quyết định 1737/QĐ-TCHQ năm 2019
cục Hải quan tờ khai hải quan về quy chế trao đổi thông tin tờ khai hải
điện tử, thu nộp quan điện tử, thu nộp tiền thuế, tiền
tiền thuế điện tử chậm nộp, tiền phạt, tiền phí, lệ phí, các
khoản thu khác, bảo lãnh thuế đối với
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và thu
nộp tiền phí, lệ phí, các khoản thu khác
đối với cơ quan quản lý, lập chứng từ
trực tiếp hoặc chuyển thông tin phải thu
của người nộp thuế qua cổng thanh
toán điện tử của tổng cục hải quan

6 Quyết định 2018 - Tổng Chuẩn trao đổi dữ Quyết định 1403/QĐ-TCT năm 2018
cục Thuế liệu giữa hệ thống về Chuẩn trao đổi dữ liệu giữa hệ thống
của Tổng cục Thuế của Tổng cục Thuế và Ngân hàng
và Ngân hàng thương mại, Đơn vị trung gian thanh
74

Năm/ Cơ
Loại hình Nội dung liên
STT quan ban Số hiệu và nội dung văn bản
văn bản quan
hành
thương mại, Đơn vị toán đáp ứng nộp thuế điện tử bằng
trung gian thanh hình thức nộp qua Internet Banking
toán

7 Quyết định 2018 - Bộ Thí điểm sử dụng Quyết định 526/QĐ-BTC năm 2018 về
Tài chính hóa đơn điện tử mở rộng phạm vi thí điểm sử dụng hóa
đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan
thuế

8 Quyết định 2018 - Bộ Quy chế truyền Quyết định 1223/QĐ-BTC năm 2018
Tài chính nhận thông tin thu về Quy chế truyền nhận thông tin thu
nộp, hoàn trả nộp, hoàn trả Ngân sách Nhà nước điện
Ngân sách Nhà tử giữa cơ quan Thuế, Hải quan, Tài
nước điện tử chính và Kho bạc Nhà nước do Bộ
trưởng Bộ Tài chính ban hành

9 Quyết định 2017 - Tổng Nộp thuế điện tử Quyết định 2082/QĐ-TCHQ năm 2017 phê
cục Hải quan duyệt đề án “Nộp thuế điện tử qua ngân
hàng phối hợp thu và thông quan 24/7”.

Nguồn: Tác giả tổng hợp


3.1.4. Thực trạng áp dụng thuế điện tử hiện nay
3.1.4.1. Thực trạng tuyên truyền và hỗ trợ thuế điện tử
Trong giai đoạn 2016-2020, hoạt động tuyên truyền đã có những bước phát
triển đáng ghi nhận như: đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung, đáp ứng nhu
cầu tra cứu thông tin của người nộp thuế. Bên cạnh đó, CQT đã thực hiện phân loại
nhóm đối tượng người nộp thuế, tương ứng với từng nhóm sẽ có các hình thức
tuyên truyền pháp luật về thuế nhằm đạt hiệu quả cao nhất, giúp cho người nộp
thuế hiểu và thực hiện đúng nghĩa vụ về thuế. Đặc biệt, CQT đã phối hợp với một
số tổ chức như Ban Tuyên giáo, Mặt trận Tổ quốc, trường học; phối hợp với các
phương tiện truyền thông như đài phát thanh, truyền hình, báo hình, báo nói, báo
viết, tạp chí, tờ rơi... để tuyên truyền rộng rãi tới nhiều đối tượng trong xã hội.
Một điểm sáng trong công tác tuyên truyền đó là hình thức tuyên truyền điện tử:
qua email, qua trang TTĐT ngành Thuế để NNT biết và thực thi pháp luật của các
75

công chức thuế. Các hình thức tuyên truyền về thuế được tổng hợp cụ thể trong
bảng dưới đây:
Bảng 3.3. Thực trạng tuyên truyền doanh nghiệp giai đoạn 2016-2020
Cung cấp văn Tuyên truyền qua
Tuyên truyền Các hình thức
bản cho người Hội nghị, hội
STT Năm qua báo, tạp tuyên truyền khác
nộp thuế (văn thảo, tập huấn
chí (bài, tin) (Email,...)
bản) (buổi/ lớp)
1 2016 15.023 1.210 35.020 21.121
2 2017 17.106 1.420 50.105 26.302
3 2018 18.468 2.466 90.074 31.970
4 2019 20.019 2.107 82.201 22.014
5 2020 21.600 2.500 43.032 61.108
Nguồn: Tổng cục Thuế
Về hỗ trợ DN, đã có rất nhiều hình thức hỗ trợ được triển khai như: hỗ trợ trực
tiếp qua bộ phận "một cửa" tại CQT các cấp; hỗ trợ bằng văn bản, bằng điện thoại,
bằng thư điện tử; hỗ trợ thông qua định kì tổ chức các hội nghị đối thoại, tổ chức tuần
lễ lắng nghe ý kiến người nộp thuế, tổ chức tuần lễ hỗ trợ NNT giải đáp các vấn đề
thường gặp với các sắc thuế, phí, lệ phí... và đăng tải công khai trên trang TTĐT của
Tổng Cục thuế và các Cục thuế. Trong đó, hoạt động hỗ trợ qua website là một kênh
hỗ trợ vô cùng hiệu quả cho người nộp thuế trong quá trình thực hiện nghĩa vụ về thuế.
Ngoài ra, ngành Thuế rất chú trọng đến việc hỗ trợ cho các DN thông qua chương
trình "đồng hành cùng DN khởi nghiệp" trên phạm vi cả nước nhằm giúp DN khởi
nghiệp dễ dàng tiếp cận được các thông tin hỗ trợ thông qua các kênh hỗ trợ riêng như:
điểm hỗ trợ trực tiếp, bố trí số điện thoại, địa chỉ thư điện tử hỗ trợ. Đồng thời, ngành
Thuế tăng cường phối hợp với các cơ quan, ban ngành, tiến hành kết nối với các DN
cung cấp dịch vụ như: các đại lý thuế, các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thư số để có
các chương trình hỗ trợ DN trong năm đầu mới thành lập.
Bảng 3.4. Thực trạng hỗ trợ doanh nghiệp giai đoạn 2016-2020
Đơn vị: lượt
Hướng dẫn tại cơ Hỗ trợ qua điện Hỗ trợ bằng văn
STT Năm
quan thuế thoại, email bản
1 2016 100.000 29.000 15.000
2 2017 125.000 35.000 50.000
3 2018 119.000 31.970 18.468
76

4 2019 150.000 22.000 16.000


5 2020 100.000 300.000 21.600
Nguồn: Tổng cục Thuế
Từ bảng số liệu cho thấy, các hình thức hỗ trợ rất đa dạng và phát huy tác dụng
với số lượng lượt không chỉ lớn mà đa số còn gia tăng qua các năm. Đối với hình thức
hỗ trợ trực tiếp tại cơ quan thuế, số lượt hỗ trợ dao động tăng giảm qua các năm, cụ thể
năm 2016 ghi nhận 100.000 lượt hỗ trợ, số lượt này tăng lên 125.000 lượt năm 2017,
giảm nhẹ xuống 199.000 lượt năm 2018, tiếp tục tăng lên 150.000 lượt năm 2019 và
đạt mức 100.000 lượt năm 2020. Đối với hình thức hỗ trợ qua điện thoại, email có sự
thay dổi dao động từ năm 2016-2019, nhưng lại gia tăng đột biến vào năm 2020 với
300.000 lượt hỗ trợ. Hình thức hỗ trợ bằng văn bản nhìn chung chiếm tỉ lệ thấp nhất
trong ba hình thức và cũng có sự dao động tăng giảm qua các năm, cụ thể năm 2016
đạt 15.000 lượt hỗ trợ và tăng lên tới 21.600 lượt hỗ trợ năm 2020.

• Đánh giá chung


Nhìn chung, trong giai đoạn 2016-2020, công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT của
CQT đã ghi nhận những bước tiến đáng kể cả về số lượng và phương thức thực hiện.
Hoạt động tuyên truyền đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung, đáp ứng nhu
cầu tra cứu thông tin của NNT và đặc biệt là CQT triển khai hình thức tuyên truyền
điện tử: qua email, qua trang TTĐT ngành Thuế để NNT biết và thực thi pháp luật
về thuế. Tương tự với đó, hoạt động hỗ trợ cũng tích cực ứng dụng CNTT qua các
hình thức như: hỗ trợ bằng điện thoại, bằng thư điện tử, hỗ trợ bằng cách đăng tải thông
tin công khai trên trang TTĐT của Tổng Cục thuế và các Cục thuế. Trong đó, hoạt động
hỗ trợ qua website là một kênh hỗ trợ vô cùng hiệu quả được các DN và NNT đánh giá
cao về sự nhanh chóng, tiện lợi và hiệu quả. Trong thời gian tới, CQT cần phát huy những
kết quả này và tiếp tục áp dụng CNTT với nhiều hình thức tuyên truyền, hỗ trợ đa dạng
hơn nữa (mạng xã hội, zalo...) để đạt được hiệu quả cao hơn.

3.1.4.2. Thực trạng quản lý đăng kí thuế điện tử


Theo quy định tại Thông tư 110/2015/TT-BTC Hướng dẫn giao dịch điện tử
trong lĩnh vực thuế (Bộ Tài chính, 2015), việc "NNT thực hiện thủ tục đăng ký thuế và
cấp mã số thuế với cơ quan thuế qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế" là bắt
buộc. Ngoài ra, NNT đã thực hiện khai thuế điện tử thì phải thực hiện các giao dịch
khác với CQT theo phạm vi quy định bao gồm đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, hoàn
thuế và tiếp nhận các hồ sơ, văn bản khác của NNT gửi đến CQT bằng phương thức
điện tử, trừ trường hợp có những sự cố trong quá trình thực hiện giao dịch điện tử
77

trong lĩnh vực thuế đã quy định. NNT phải tuân thủ các quy định về điều kiện thực
hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế, sử dụng chữ ký số và mã xác thực giao dịch
điện tử, chứng từ điện tử, tuân thủ thời gian nộp hồ sơ thuế điện tử, nộp thuế điện tử
(Bộ Tài chính, 2015).
Cũng theo quy định trên, NNT được hướng dẫn, hỗ trợ trong quá trình thực
hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế; được tra cứu để xem, in toàn bộ chứng từ
điện tử người nộp thuế đã gửi đến Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế; được
công nhận hoàn thành các thủ tục về thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và sử
dụng chứng từ điện tử trong các giao dịch với cơ quan thuế và các cơ quan, tổ chức có
liên quan; được sử dụng tài khoản giao dịch thuế điện tử do CQT cấp để thực hiện các
thủ tục hành chính thuế bằng phương thức điện tử, trừ trường hợp nộp thuế qua các
hình thức nộp thuế điện tử khác của ngân hàng. Bên cạnh đó, NNT có trách nhiệm
chuẩn bị, xây dựng, quản lý vận hành hệ thống hạ tầng kỹ thuật của mình phục vụ việc
giao dịch điện tử với cơ quan thuế được thuận lợi và đúng quy định; cung cấp, cập
nhật thông tin đăng ký giao dịch điện tử một cách kịp thời, chính xác và quản lý, sử
dụng tài khoản giao dịch thuế điện tử của mình với cơ quan thuế đảm bảo an toàn, bảo
mật, đúng mục đích; quản lý chứng thư số và đảm bảo tính chính xác của chữ ký số
trên chứng từ điện tử của mình; theo dõi, cập nhật, phản hồi các thông tin liên quan
đến giao dịch điện tử với CQT và thực hiện theo các hướng dẫn, thông báo của cơ
quan thuế đã gửi đến địa chỉ thư điện tử của người nộp thuế và trên Cổng thông tin
điện tử của Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính, 2015).

• Đánh giá chung

Tính đến năm 2020, ngành Thuế đã phối hợp với cơ quan đăng ký kinh doanh
triển khai thực hiện đăng ký thuế điện tử cho 100% NNT là doanh nghiệp và hợp tác
xã tại bộ phận “một cửa liên thông”. Đáng chú ý là quy định về đăng kí thuế điện tử
đồng bộ với quy định về đăng ký DN của Luật Doanh nghiệp để áp dụng cho DN theo
cơ chế liên thông về thủ tục đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế. Theo đó tất cả các hồ
sơ, thủ tục về đăng ký thuế được thực hiện cùng với thủ tục đăng ký DN tại cơ quan
đăng ký kinh doanh (chỉ phải nộp một bộ hồ sơ duy nhất đăng ký tại cơ quan đăng ký
kinh doanh).
Ngoài ra, Tổng cục Thuế đã kết hợp với Cục Quản lý đăng ký kinh doanh - Bộ
kế hoạch đầu tư triển khai quy định về liên thông đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế
đối với hợp tác xã, qua đó đã thực hiện việc đăng ký thuế lần đầu theo hình thức một
cửa liên thông cho các hợp tác xã giống như đối với DN.
78

Các quy trình về quản lý đăng ký thuế được sửa đổi, bổ sung đáp ứng sự thay
đổi về chính sách và phù hợp với thực tiễn quản lý tại CQT các địa phương, đảm bảo
quy định rõ ràng các bước công việc đối với bộ phận đăng ký thuế và các bộ phận
chức năng có liên quan tham gia vào công tác quản lý đăng ký thuế (như bộ phận một
cửa, bộ phận hành chính văn thư, bộ phận kê khai, bộ phận ấn chỉ, bộ phận quản lý nợ,
bộ phận thanh tra kiểm tra...). Mẫu biểu báo cáo, thống kê theo quy trình được thiết kế
theo hướng hỗ trợ tự động trên ứng dụng, không yêu cầu các Cục thuế phải gửi báo
cáo giấy lên Tổng cục Thuế để tổng hợp thủ công như trước đây.

3.1.4.3. Thực trạng quản lý kê khai thuế điện tử


Hệ thống khai thuế điện tử đã được triển khai tại 63/63 tỉnh, thành phố và 100%
Chi cục Thuế trực thuộc. Tính đến ngày 30/06/2020 có 778.494 DN tham gia sử dụng
dịch vụ khai thuế điện tử, đạt 99,8% DN đang hoạt động; có 55 Ngân hàng thương mại
(đã hoàn thành kết nối NTĐT với Tổng cục Thuế) và 63 Cục Thuế triển khai dịch vụ Nộp
thuế điện tử và tuyên truyền, vận động DN tham gia sử dụng dịch vụ.
Thực hiện thủ tục hải quan điện tử tại tất cả các đơn vị hải quan, đã có 13/14 bộ
ngành tham gia kết nối cơ chế một cửa quốc gia, với 173 thủ tục hành chính được thực
hiện qua cơ chế này.
Bảng 3.5. Thực trạng quản lý kê khai thuế điện tử giai đoạn 2016-2020
Đơn Năm Năm Năm Năm Năm
vị 2016 2017 2018 2019 2020
Số lượng hồ sơ
Triệu
khai thuế tiếp 33,4 15,47 11,8 12 13,53
hồ sơ
nhận
Số lượng DN
DN 530.000 636.000 713.539 757.547 809.307
khai thuế điện tử
Tỉ lệ DN khai
thuế điện tử trên % 95,7 99,82 99,83 99,86 99,9
tổng số DN
Nguồn: Tổng cục Thuế
Tiếp nối thành công của hệ thống khai nộp thuế điện tử. Tổng cục Thuế tích
hợp và nâng cấp hai hệ thống này thành một hệ thống Dịch vụ thuế điện tử và bắt đầu
chuyển đổi từ năm 2017.
Đến hết năm 2020, Tổng cục Thuế đã triển khai hệ thống Dịch vụ thuế điện tử
thay thế cho hệ thống khai nộp thuế qua mạng tại 30 tỉnh. Hệ thống mới đáp ứng hoàn
toàn nghiệp vụ của các hệ thống hiện tại, bổ sung thêm chức năng tra cứu, hỏi đáp,
chức năng dành cho cá nhân quyết toán thuế và kê khai thuế cho thuê tài sản.
79

Đồng thời, triển khai khai thuế điện tử đối với tờ khai cho thuê nhà tại 32 Cục
Thuế và các Chi cục Thuế trực thuộc. Tổng cục Thuế đã kết nối dữ liệu thành công với
07 NHTM (VietcomBank, VietinBank, AgriBank, BIDV, MBBank, VPBank,
TPBank) để cung cấp dịch vụ nộp thuế điện tử cho cá nhân thông qua hình thức
InternetBanking của các Ngân hàng.
Đến nay, ngành Thuế đã thực hiện triển khai phối hợp trao đổi thông tin dữ liệu
với các ngành như: Kho bạc, Hải quan, Dự trữ, Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Công an, Bộ
Giao thông vận tải, Bộ Tài nguyên môi trường, Bộ thông tin truyền thông…
Ngoài ra, ngành Thuế đã triển khai và vận hành ứng dụng Quản lý thuế tập trung
(TMS) trên phạm vi toàn quốc. Tính tới thời điểm này, ứng dụng đã được triển khai trên
toàn quốc với 210 báo cáo tĩnh, 20 báo cáo động và đã phân quyền user cho 2.284 người
sử dụng. Đã có hơn 42.000 lượt báo cáo đã được khai thác phục vụ các công việc liên
quan.

• Đánh giá chung


Tính đến 2020, hệ thống khai thuế điện tử đã được triển khai tại 63/63 tỉnh, thành
phố và 100% Chi cục Thuế trực thuộc. Tỉ lệ DN tham gia sử dụng dịch vụ khai thuế điện
tử đạt 99,9% trên tổng số DN đang hoạt động trên cả nước. Đối với DN, việc kê khai thuế
được xác thực bằng chữ kí số rất tiện lợi và nhanh chóng. Đối với NNT chưa có chữ kí số
thì có thể thực hiện các thủ tục kê khai thuế qua mạng bằng phương thức xác thực mã
OTP qua tin nhắn. Đặc biệt, tính đến 2020, Tổng cục Thuế tiếp tục triển khai tích hợp 95
thủ tục hành chính về khai thuế lên Cổng dịch vụ công quốc gia. Từ đó, tạo điều kiện cho
NNT chỉ cần đăng nhập một lần tại Cổng dịch vụ công quốc gia là có thể sử dụng không
chỉ dịch vụ khai thuế mà còn cả dịch vụ nộp thuế điện tử của CQT.
Qua đó có thấy thấy kê khai thuế điện tử được triển khai đồng bộ trên toàn quốc,
số lượng DN sử dụng dịch vụ gần đạt mốc tuyệt đối (99,9%). Cả hai nhóm đối tượng là
DN và NNT cá nhân đều dễ dàng tham gia và thực hiện kê khai thuế điện tử nhờ có dịch
vụ hỗ trợ của CQT, giúp tiết kiệm chi phí tuân thủ thuế. Tương ứng với đó, hoạt động
quản lý của CQT cũng trở nên thống nhất và hiệu quả hơn.

3.1.4.4. Thực trạng quản lý nộp thuế điện tử


Triển khai từ năm 2014, nộp thuế điện tử ở Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả
đáng ghi nhận. Tính đến năm 2016 đã có 63 Cục Thuế triển khai hình thức này so với
con số 18 Cục Thuế tham gia vào năm 2014. Số DN đăng ký sử dụng dịch vụ với cơ
quan thuế tăng lên nhanh chóng, từ 18.835 DN của năm 2014 lên hơn 555.000 DN vào
80

năm 2016 sau khi có chính sách bắt buộc nộp thuế điện tử của Bộ Tài chính. Tổng cục
Thuế cho biết số lượng hồ sơ khai thuế điện tử đã tiếp nhận là 33,4 triệu hồ sơ. Tỷ lệ
DN hoàn thành đăng ký tại cơ quan thuế và ngân hàng thương mại vào năm 2016 là
97.06%. Số lượt giao dịch điện tử năm 2016 đạt 2,2 triệu lượt, tăng 1,8 triệu lượt so
với năm 2015. Tỷ lệ chứng từ nộp thuế điện tử so với tổng số chứng từ nộp thuế năm
2016 là 83,12%, cao hơn nhiều so với con số 65,79% của năm 2015. Việc triển khai
nộp thuế điện tử được thông qua kênh chính là kênh ngân hàng thương mại. Đến năm
2016 đã kết nối được qua 43 ngân hàng thương mại.
Bảng 3.6. Thực trạng quản lý nộp thuế điện tử giai đoạn 2016-2020
Đơn vị Năm Năm Năm Năm Năm
2016 2017 2018 2019 2020
Số lượng giao
Triệu
dịch nộp thuế 2,2 2 3,2 2,3 3,209
lượt
điện tử
Số lượng DN
đăng kí nộp DN 555.000 641.958 672.599 734.019 798.101
thuế điện tử
Số tiền nộp
thuế qua Tỉ
336.271 532.646 658.000 433.399 730.982
phương thức đồng
điện tử
Nguồn: Tổng cục Thuế
Đến giữa năm 2017, đã có hơn 2 triệu giao dịch nộp thuế điện tử đã thực
hiện thành công. Hệ thống khai thuế điện tử đã được triển khai trên tất cả các tỉnh,
thành phố, thu hút hơn 546 nghìn DN tham gia. Tổng cục Thuế cũng đã ký thỏa
thuận với 41 ngân hàng thương mại để triển khai nộp thuế điện tử, nhờ đó cắt giảm
được 420 giờ nộp thuế; số giờ nộp thuế giảm từ 537 giờ/năm xuống còn 117
giờ/năm. Phiếu khảo sát mức độ hài lòng về cải cách thủ tục hành chính thuế điện
tử được gửi đến 10.028 DN (DN) và 3.453 DN đã trả lời, đạt tỷ lệ phản hồi 34%
(năm 2014 là 27%). Kết quả cho thấy, qua những cải cách hành chính thuế năm
2016, các DN chấm điểm đạt 7,51 điểm, tương đương tỷ lệ 75%. So với cuộc khảo
sát năm 2014, tất các các chỉ số thành phần đều tăng.

Đến cuối năm 2018, Việc triển khai nộp thuế điện tử của cơ quan thuế qua kênh
ngân hàng thương mại đã phát triển kết nối tới 50 ngân hàng thương mại. Số lượng
DN đã đăng ký tham gia sử dụng dịch vụ nộp thuế điện tử với cơ quan thuế đạt tỷ lệ
98,19% trong năm 2018. Số lượng DN đăng ký dịch vụ với ngân hàng là 672.599 DN,
81

chiếm tỷ lệ 96,42% trên tổng số DN hoạt động. Trong năm 2018, các DN đã nộp thuế
thông qua hơn 3,2 triệu giao dịch nộp thuế điện tử, với tống số hơn 658 nghìn tỷ đồng.

Tại thời điểm cuối năm 2019, đã có 734.019 DN đăng ký nộp thuế điện tử
với cơ quan thuế, đạt tỷ lệ 99,4%. Số lượng DN hoàn thành đăng ký dịch vụ với
ngân hàng là 726.946 DN, chiếm tỷ lệ 98,44% trên tổng số DN đang hoạt động. Số
tiền thuế nộp thông qua phương thức điện tử (từ ngày 1/1/2019 đến ngày 18/8/2019
là 433.399 tỷ đồng.

Năm 2020 đã ghi nhận số lượng DN đăng ký tham gia sử dụng dịch vụ nộp thuế
với cơ quan thuế là 778.093 DN đạt tỷ lệ 98%. Từ ngày 01/01/2020 đến ngày
19/9/2020, các DN đã thực hiện 2.406.122 giao dịch nộp thuế điện tử với số tiền là
454.055 tỷ đồng và 24.775.058 USD.

• Đánh giá chung


Tính đến 2020, hệ thống nộp thuế điện tử đã được triển khai tại 63/63 Cục thuế và
tuyên truyền, vận động DN tham gia sử dụng dịch vụ. Đồng thời hoàn thành kết nối nộp
thuế điện tử với 55 ngân hàng thương mại. Số lượng DN đăng ký tham gia sử dụng dịch
vụ nộp thuế điện tử với cơ quan thuế đạt tỷ lệ 98,76% và số lượng DN hoàn thành đăng
ký dịch vụ với ngân hàng đạt 98,52% trên tổng số DN đang hoạt động.
Như vậy, so với tỉ lệ kê khai thuế điện tử, nộp thuế điện tử tuy chiếm tỉ lệ nhỏ hơn
nhưng vẫn ghi nhận sự gia tăng qua các năm. Một trong những lý giải cho tỉ lệ này là do
nộp thuế điện tử yêu cầu cần phải có tài khoản tại ngân hàng đã liên kết trên hệ thống.
Nếu như kê khai thuế điện tử chỉ cần xác nhận qua chữ kí số hoặc mã OTP thì với nộp
thuế điện tử, nếu DN chưa có tài khoản liên kết với ngân hàng hoặc đã liên kết nhưng
ngân hàng đó không thuộc nhóm ngân hàng liên kết với Tổng cục Thuế thì không thể thực
hiện giao dịch nộp thuế điện tử. Do đó, số lượng ngân hàng trong mạng lưới liên kết với
Tổng cục Thuế càng nhiều và càng rộng khắp các tỉnh, thành thì số lượng giao dịch nộp
thuế điện tử sẽ càng gia tăng.

3.1.4.5. Thực trạng quản lý hoàn thuế điện tử


Tính đến 31/12/2016, Tổng cục Thuế đang tiếp tục giám sát 251 hồ sơ với
tổng số tiền thuế GTGT đề xuất hoàn là 1.532,15 tỷ đồng. Bước đầu đã thực hiện
có kết quả trong việc thanh tra, kiểm tra sau hoàn thuế GTGT, Tổng cục Thuế đã
thực hiện thanh tra 12 DN có số hoàn thuế trên 99 tỷ, xử lý thu hồi hoàn trên 723 tỷ
đồng; các Cục Thuế địa phương đã thực hiện thanh tra sau hoàn đối với 7.486 hồ
82

sơ, số tiền truy hoàn và phạt là 342,68 tỷ đồng. Trong năm 2016, tổng số tiền hoàn
thuế GTGT là 98.000 tỷ đồng, bằng 100% dự toán hoàn thuế năm 2016, bằng 115%
so với cùng kỳ năm 2015.

Tăng cường công tác quản lý hoàn thuế, kiểm soát chặt chẽ số chi hoàn thuế
GTGT, đảm bảo việc hoàn thuế đúng đối tượng, theo đúng chính sách pháp luật của
Nhà nước. Năm 2017, cơ quan thuế các cấp đã ban hành 18.586 quyết định hoàn thuế
với tổng số tiền thuế GTGT được hoàn là 97.155,2 tỷ đồng, bằng 103,3% so với cả
năm 2016. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác quản lý hoàn thuế. Thực hiện
phân tích thông tin về hoàn thuế, khai thuế để lựa chọn những đối tượng có dấu hiệu
rủi ro trong hoàn thuế để bổ sung vào kế hoạch kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế. Phối
hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm đối với các
hành vi gian lận, lợi dụng chính sách hoàn thuế GTGT, kiên quyết xử lý, thu hồi đầy
đủ số tiền hoàn thuế bị gian lận vào NSNN.

Năm 2018, toàn ngành thuế đã ban hành 20.220 quyết định hoàn thuế theo
pháp luật thuế GTGT với tổng số tiền thuế GTGT được hoàn là 112.373 tỷ đồng.
Bên cạnh đó việc phân loại hồ sơ giải quyết hoàn thuế được thực hiện theo đúng
quy định và trên cơ sở phân tích, đánh giá rủi ro đã cho kết quả về số hồ sơ hoàn
thuế trước, kiểm tra sau đạt tỷ lệ 78,74% tổng số hồ sơ hoàn thuế GTGT, số hồ sơ
kiểm tra trước, hoàn thuế sau chiếm tỷ lệ 21,3% tổng số hồ sơ hoàn thuế GTGT.
Qua công tác kiểm tra hồ sơ trước khi giải quyết hoàn thuế, cơ quan thuế đã loại ra
khỏi số thuế được hoàn 687 tỷ đồng không đủ điều kiện được hoàn, góp phần ngăn
chặn gian lận về hoàn thuế GTGT

Năm 2019, ngành Thuế tập trung tăng cường công tác quản lý hoàn thuế, kiểm
soát chặt chẽ số chi hoàn thuế GTGT, đảm bảo việc hoàn thuế đúng đối tượng, theo
đúng chính sách pháp luật của Nhà nước. Thực hiện giải quyết hồ sơ hoàn thuế đảm
bảo đúng quy định tại Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn hiện hành.

Năm 2020 đã ghi nhận rất nhiều kết quả tích cực trong công tác quản lý hoàn
thuế. Tính đến ngày 31/12/2020, cơ quan thuế đã ban hành 22.481 quyết định hoàn
thuế GTGT với tổng số tiền thuế hoàn là 137.090,7 tỷ đồng, bằng 105,45% so với
dự toán hoàn thuế GTGT năm 2020 đã được Quốc hội thông qua (130.000 tỷ đồng),
bằng 102,48% so với cả năm 2019. Trong đó: Hoàn cho xuất khẩu là 19.785 quyết
83

định với tổng số tiền được hoàn là 106.426,38 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 77,6% tổng
số đã hoàn, bằng 103,46% so với năm 2019; Hoàn cho dự án đầu tư là 1.730 quyết
định với tổng số tiền được hoàn là 30.042,39 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 21,9% tổng số
đã hoàn, bằng 101,4% so với cùng kỳ năm 2019; Hoàn cho trường hợp khác là 966
quyết định với tổng số tiền được hoàn là 621,9 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 0,45% tổng
số đã hoàn, bằng 48,7% so với cùng kỳ năm 2019.

Nhìn chung, giai đoạn 2016-2020 đã đạt được những kết quả đáng kể về quản
lý hoàn thuế, điều này cũng được chứng minh qua số liệu số hồ sơ hoàn thuế được
xét duyệt gia tăng qua các năm, đặc biệt năm 2020 ghi nhận 22.481 hồ sơ hoàn thuế
được phê duyệt - con số cao nhất trong 5 năm qua. Điều này chứng tỏ, bên cạnh việc
giải quyết hoàn thuế GTGT nhanh chóng, kịp thời theo đúng quy định của Luật Quản
lý thuế về hoàn thuế, tạo điều kiện giúp DN quay vòng vốn nhanh, nâng cao hiệu quả
trong việc sử dụng vốn, cơ quan thuế còn tăng cường thanh tra, kiểm tra sau hoàn
thuế nhằm đảm bảo việc hoàn thuế được thực hiện chặt chẽ theo đúng quy định, quy
trình quản lý thuế.
Bảng 3.7. Thực trạng hoàn thuế điện tử giai đoạn 2016-2020
Đơn vị: hồ sơ, tỉ đồng
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Số lượng hồ sơ đề
15.252 21.029 22.712 23.984 24.327
nghị giám sát
Số lượng hồ sơ
707 1.377 1.499 1.582 1.661
không đủ điều kiện
Số lượng hồ sơ
13.894 18.586 20.220 21.350 22.481
được phê duyệt
Nguồn: Tổng cục Thuế

• Đánh giá chung


Tính đến 2020, hệ thống nộp thuế điện tử đã được triển khai tại 63/63 Cục thuế
trên cả nước. Số lượng DN tham gia sử dụng dịch vụ hoàn thuế điện tử với cơ quan thuế
đạt tỷ lệ 95,5% trên tổng số DN đang hoạt động. Hoàn thuế điện tử được các DN đánh giá
cao bởi mang lại nhiều lợi ích cho DN như: giúp dòng vốn luân chuyển nhanh, cắt giảm
nhiều thủ tục, thuận tiện trong việc bổ sung hồ sơ theo yêu cầu, nhận kết quả phản hồi
nhanh chóng từ CQT, dễ dàng tra cứu dữ liệu về hồ sơ hoàn thuế đã nộp (mọi lúc, mọi
thời điểm có kết nối internet). Hoàn thuế điện tử cũng góp phần đáng kể trong giảm thiểu
84

thời gian và công sức xử lý công việc cho các CBT, giảm nguy cơ phát sinh tiêu cực, tăng
tính công khai minh bạch trong xử lý hồ sơ hoàn thuế.

3.1.4.6. Thực trạng kiểm tra, thanh tra thuế điện tử


Với mục tiêu tăng cường thực hiện thanh tra, kiểm tra người nộp thuế, phối hợp
với các cơ quan chức năng để phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật
đối với các hành vi vi phạm, ngành Thuế đã tổ chức thanh tra, kiểm tra chuyên sau
theo từng ngành, từng lĩnh vực trọng điểm, chú trọng tập trung nguồn lực vào các lĩnh
vực, ngành nghề, cơ sở kinh doanh có dấu hiệu rủi ro cao về thuế như chuyển giá,
thương mại điện tử, các DN đầu tư nước ngoài... thu hồi kịp thời các khoản thu được
phát hiện qua công tác thanh tra, kiểm tra.

Tổng cục Thuế đã nghiên cứu và áp dụng phương pháp quản lý rủi ro trong
công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát tuân thủ của người nộp thuế trên cơ sở ứng dụng
CNTT, đáp ứng yêu cầu quản lý thuế hiện đại. Trên cơ sở nguồn dữ liệu về người nộp
thuế có trên hệ thống quản lý thuế, cơ quan thuế đã đẩy mạnh áp dụng CNTT để hỗ trợ
kiểm tra các loại hồ sơ khai thuế được giao và sử dụng dữ liệu kê khai thuế của người
nộp thuế để phục vụ cho việc kiểm tra các hồ sơ khai thuế nhằm phát hiện ngay những
sai sót, rủi ro về thuế để hướng dẫn, yêu cầu người nộp thuế điều chỉnh, bổ sung số
thuế còn thiếu vào NSNN, đồng thời có biện pháp xử lý kịp thời những hành vi vi
phạm hành chính về thuế. Bên cạnh đó là chuẩn hóa phương thức trao đổi dữ liệu giữa
cơ quan thuế và người nộp thuế về thu thập thông tin tài liệu qua Cổng TTĐT của
Tổng cục Thuế, qua đó tăng khả năng thu thập, tiếp nhân được nhiều thông tin, dữ liệu
và đồng thời hạn chế tối đa việc tiếp xúc với người nộp thuế. Đây là bước đầu chuẩn bị
tiền đề cho việc phát triển thanh tra, kiểm tra thuế điện tử theo định hướng mới.

Trong giai đoạn 2016-2020, ngành Thuế đã tiến hành thanh tra, kiểm tra với số
lượng DN trung bình khoảng 91.660 DN. Trong đó, năm 2017 ghi nhận số lượng DN
được thanh tra, kiểm tra lớn nhất với 103.211 DN và năm 2020 ghi nhận lượng DN
được thanh tra, kiểm tra ít nhất với 83.979 DN. Về tổng số thuế tăng thu sau thanh tra,
kiểm tra có sự gia tăng qua các năm, với năm 2016 tăng thu thuế đạt 16.589 tỷ đồng và
đến 2020, tuy số lượng DN bị thanh tra, kiểm tra là nhỏ nhất nhưng số tăng thu thuế lại
đạt mức cao nhất với 19.867 tỷ đồng. (Hình 3.2).
85

103.211
96.243
90.394
84.472 83.979

19.048 18.875 19.867


16.589 17.302

2016 2017 2018 2019 2020

Số DN được thanh tra, kiểm tra Tổng số thuế tăng thu sau thanh tra, kiểm tra

Hình 3.2. Thực trạng thanh tra, kiêm tra các doanh nghiệp giai đoạn 2016-2020
Nguồn: Tổng cục Thuế

• Đánh giá chung


Nhìn chung, giai đoạn 2016-2020 đã ghi nhận những kết quả tích cực trong
công tác kiểm tra, thanh tra thuế điện tử. Bên cạnh đó, công tác này vẫn còn nhiều khó
khăn. Một trong những khó khăn đó là về nguồn nhân lực khi số lượng DN cần kiểm
tra, thanh tra gia tăng nhanh qua các năm còn lực lượng cán bộ kiểm tra, thanh tra lại
"mỏng" dẫn đến tình trạng "quá tải" trong công tác kiểm tra, thanh tra. Do đó, việc tiếp
tục điện tử hóa hay tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống giám sát thanh tra, kiểm
tra theo phương thức điện tử sẽ không chỉ giảm tải công việc cho các CBT mà còn hạn
chế tương tác trực tiếp với NNT hay DN, tránh phát sinh tiêu cực, nhũng nhiễu và đảm
bảo tính công khai, khách quan, công bằng.
Một cách tổng thể, số dịch vụ công trực tuyến của Tổng cục Thuế hiện nay là
304 dịch vụ, trong đó chiếm tỉ lệ lớn nhất là 150 dịch vụ ở cấp độ 4, tiếp theo là 122
dịch vụ ở cấp độ 2 và 32 dịch vụ ở cấp độ 3. Như vậy, số lượng dịch vụ ở cấp độ 3 còn
khiêm tốn so với cấp độ 2 và 4. Do đó, Tổng cục Thuế cần có biện pháp để tăng cung
86

cấp các dịch vụ công trực tuyến ở các cấp độ cao đồng thời nâng cấp các dịch vụ ở cấp
độ thấp lên cấp độ cao.
3.2. Thực trạng tuân thủ thuế của doanh nghiệp Việt Nam
3.2.1. Thực trạng doanh nghiệp Việt Nam
3.2.1.1. Về số lượng
Theo số liệu thống kê từ "Sách Trắng doanh nghiệp Việt Nam" (Bộ Kế hoạch
và Đầu tư, 2021), tính đến 31/12/2020, cả nước có 811.538 DN đang hoạt động.

900000
811538
800000 758610
714755
700000 654633

600000

500000 477808

400000

300000

200000

100000

0
2016 2017 2018 2019 2020

Hình 3.3. Thống kê số lượng doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2016-2020
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2021)

Nhìn trên biểu đồ có thể thấy số lượng DN đều gia tăng qua các năm. Số DN
năm 2020 so với năm 2019 (758.610 DN) gia tăng 107%. Tuy nền kinh tế thế giới và
trong nước có nhiều biến động và một phần bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 nhưng
các DN Việt Nam vẫn tăng trưởng đáng kể về số lượng. Đây là tín hiệu đáng mừng
cho nền kinh tế và hứa hẹn sẽ còn tăng mạnh mẽ hơn trong tương lai khi những bất ổn
của nền kinh tế thế giới được cải thiện cũng như dịch bệnh được từng bước kiểm soát.
Với sự gia tăng các DN, ngành thuế có thể kỳ vọng mở rộng cơ sở thuế tiềm năng và
tăng nguồn thu ngân sách trong tương lai. Tuy nhiên, số lượng DN tăng nhanh cũng là
87

một thách thức lớn đối với quản lý thuế của CQT không chỉ ở việc quản lý về số lượng
mà còn là thách thức từ sự phức tạp về ngành nghề, về quy mô, về sở hữu... của các
DN và đặc biệt là nâng cao được tính tự nguyện tuân thủ thuế của các DN.

3.2.1.2. Về quy mô
Thực trạng về các DN Việt Nam giai đoạn 2016-2019 phân chia theo quy mô
được mô tả trong biểu đồ dưới đây:

400000

350000

300000

250000

200000

150000

100000

50000

0
DN siêu nhỏ DN nhỏ DN vừa DN lớn

2011-2015 2016-2019

Hình 3.4. Thống kê số lượng doanh nghiệp Việt Nam theo quy mô
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2021
Nhìn chung, giai đoạn 2016-2019 ghi nhận sự gia tăng của các DN trên cả bốn
nhóm quy mô siêu nhỏ, nhỏ, vừa và lớn so với giai đoạn 2011-2015. Cụ thể, mức gia
tăng bình quân đối với nhóm DN siêu nhỏ là 162,8%, đối với nhóm DN nhỏ là
141,4%, đói với nhóm DN vừa là 149,5% và đối với nhóm DN lớn là 137,5%.
Theo số liệu thống kê, tổng số DN giai đoạn 2016-2019 gia tăng rất nhanh với
tốc độ bình quân 155,1% so với giai đoạn 2011-2015, tuy nhiên sự gia tăng này lại không
đồng đều giữa các nhóm quy mô DN mà chủ yếu tập trung ở nhóm DN siêu nhỏ, nhỏ và
vừa với tỉ lệ phát triển trung bình là trên 140%. Riêng nhóm DN lớn là nhóm chiếm số
lượng nhỏ nhất trong bốn nhóm quy mô DN và cũng là nhóm DN có tốc độ gia tăng thấp
nhất với 137,5%. Điều này phù hợp với đặc điểm chung của các DN Việt Nam hiện nay.
88

Với thực trạng này đặt ra cho ngành Thuế không ít khó khăn thách thức với
nhiệm vụ trọng tâm đảm bảo thu NSNN cũng như cải cách hành chính thuế nhằm nâng
cao mức độ tuân thủ thuế của các DN. Đối với nhóm DN lớn, hầu hết là các DN Nhà
nước hoặc DN có vốn đầu tư nước ngoài thường có nhận thức và sự tự nguyện tự giác
chấp hành nghĩa vụ về thuế cao, nhưng đây lại là nhóm chiếm tỉ lệ thiểu số. Trong khi
đó, nhóm DN siêu nhỏ và nhỏ chiếm đến hơn 90% tổng số DN lại là nhóm có nguy cơ
không tuân thủ thuế (trốn thuế, tránh thuế) cao hơn đồng thời họ cũng chưa có nhận
thức đầy đủ về việc chấp hành nghĩa vụ về thuế. Vì vậy, ngành Thuế cần có những giải
pháp phù hợp cho từng nhóm quy mô DN để có thể quản lý thuế một cách hiệu lực,
hiệu quả đảm bảo mục tiêu thu NSNN và đảm bảo sự gia tăng đồng đều về mức độ
tuân thủ thuế ở tất cả các nhóm quy mô DN.

3.2.1.3. Về ngành nghề kinh doanh


Trong giai đoạn 2017-2020, DN ở các ngành kinh tế: Nông nghiệp, lâm nghiệp
và thuỷ sản, Công nghiệp và xây dựng và Dịch vụ đều tăng đáng kể với tỉ lệ tăng khá
đồng đều với mức chênh lệch không nhiều. So với tỉ lệ gia tăng bình quân chung của
tất cả các DN là 107,4% thì nhóm DN ngành dịch vụ tăng cao hơn một chút với tỉ lệ
107,8% và hai nhóm ngành còn lại tăng thấp hơn mức tăng bình quân chung, nhóm
ngành Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 104,6% và nhóm Công nghiệp và
xây dựng tăng 106,8%.

Xét theo số lượng các DN phân theo ba nhóm ngành thì nhóm chiếm số lượng
lớn nhất qua các năm là nhóm ngành Dịch vụ với 541.709 DN năm 2020 (tương đương
67% trên tổng số DN). Tiếp theo là nhóm Công nghiệp và xây dựng với 258.431 DN
năm 2020 (tương đương 32% trên tổng số DN). Và chiếm số lượng nhỏ nhất với
11.398 DN là nhóm Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản.
Bảng 3.8. Thống kê số lượng doanh nghiệp Việt Nam theo ngành kinh tế
giai đoạn 2017-2020
Đơn vị: doanh nghiệp, %
Tỉ lệ tăng
Ngành Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 bình quân
2017-2020
Nông nghiệp, lâm nghiệp
và thuỷ sản 9.951 10.766 10.085 11.398 104,6
Công nghiệp và xây dựng 212.170 228.147 239.755 258.431 106,8
Công nghiệp 110.497 119.511 127.340 139.198 108,0
Xây dựng 101.673 108.636 112.415 119.233 105,5
Dịch vụ 432.512 475.842 508.770 541.709 107,8
89

CẢ NƯỚC 654.633 714.755 758.610 811.538 107,4


Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2021)
Qua đó cho thấy, xu hướng các DN phân chia theo ngành kinh tế có sự giảm
đáng kể tỉ lệ các DN Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản, đồng thời hai nhóm ngành
còn lại gia tăng vô cùng mạnh mẽ. Đó cũng chính là chuyển dịch cơ cấu mang tính tất
yếu khi nền kinh tế Việt Nam đang phát triển và hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế
giới. Xu hướng thay đổi cơ cấu kinh tế là thông tin quan trọng đối với hoạt động quản
lý thuế của cơ quan thuế (có thể dẫn tới cải cách đối với một số sắc thuế hoặc phương
thức quản lý thuế khác nhau với các nhóm ngành khác nhau).

3.2.1.4. Về hiệu quả sản xuất kinh doanh


Nhìn chung, hiệu quả sản xuất kinh doanh của các DN đều giảm nhẹ trong giai
đoạn 2016-2019 so với giai đoạn 2011-2015 trừ chỉ số về tỉ suất lợi nhuận trên doanh
thu thuần tăng hơn so với giai đoạn 2011-2015 từ bình quân 3,7% lên 3,8%. Cụ thể với
chỉ số tỉ suất lợi nhuận trên tài sản, giai đoạn 2011-2015 đạt bình quân 2,6% và giảm
xuống bình quân 2,5% ở giai đoạn 2016-2019. Chỉ số tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở
hữu đạt bình quân 8,2% ở giai đoạn 2011-2015 và giảm nhẹ còn 8,1% trong giai đoạn
2016-2019.

8,2 8,1

3,7 3,8

2,6 2,5

2011-2015 2016-2019

Tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần Tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
Tỉ suất lợi nhuận trên tài sản
90

Hình 3.5. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2021
Đây là những con số rất ý nghĩa đối với ngành Thuế trong quản lý thu thuế. Bài
toán đặt ra là cơ quan thuế cần đảm bảo mục tiêu về tỉ lệ thu NSNN (đa số là gia tăng
qua các năm) trong khi tỉ suất lợi nhuận trước thuế của các DN hầu hết lại có xu hướng
giảm, liệu các DN có thể tuân thủ thuế tốt trong điều kiện đó? Như vậy, việc lập dự
toán thu thuế có xuất phát từ hiệu quả sản xuất kinh doanh của các DN không là yếu tố
tác động rất lớn đến sự tuân thủ thuế của các DN.
3.2.2. Thực trạng tuân thủ thuế của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay
3.2.2.1. Thực trạng tuân thủ đăng kí thuế
Như đã đề cập ở trên, việc đăng kí việc "NNT thực hiện thủ tục đăng ký thuế và
cấp mã số thuế với cơ quan thuế qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế" là bắt
buộc kể từ khi thông tư 110/2015/TT-BTC Hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực
thuế (Bộ Tài chính, 2015) có hiệu lực năm 2015. Vì vậy, trong khuôn khổ luận án
nghiên cứu thực trạng tuân thủ đăng kí thuế điện tử giai đoạn 2016-2020, số liệu DN
đăng kí thuế điện tử sẽ tương ứng với số lượng DN đăng kí kinh doanh theo từng năm.

3.2.2.2. Thực trạng tuân thủ kê khai thuế


Nhìn chung, trong giai đoạn 2016-2020, tình hình tuân thủ kê khai thuế của các
DN được ghi nhận ở mức rất cao với tỉ lệ tờ khai thuế đã nộp trung bình cao hơn 96%
(2017-2020), duy nhất năm 2016 thì tỉ lệ này chỉ đạt 93%. Về tiêu chí tỷ lệ hồ sơ khai
thuế đã nộp đúng hạn/ số tờ khai thuế đã nộp cũng ghi nhận ở mức độ rất cao (hầu hết
trên 95% trừ năm 2017 là 93%) và duy trì ổn định qua các năm.
Bảng 3.9. Tình hình tuân thủ kê khai thuế của các doanh nghiệp
giai đoạn 2016-2020
Đơn vị: %
Năm Năm Năm Năm Năm
2016 2017 2018 2019 2020
Tỷ lệ tờ khai thuế đã nộp 93 96 98 97 98
Tỷ lệ tờ khai thuế chưa nộp 7 4 2 3 2
Tỷ lệ hồ sơ khai thuế đã nộp đúng hạn/
96 93 95 97 97
số tờ khai thuế đã nộp
Nguồn: Tổng cục Thuế
91

Ngoài số liệu về tình hình tuân thủ kê khai thuế của các DN được tổng hợp
trong bảng trên, trong giai đoạn 2016-2020 cũng có những bước tiến đáng kể, được
nhấn mạnh ở một số năm như: Năm 2016, số lượng tờ khai thuế điện tử đã tăng vượt
bậc và đạt mốc đạt gần 36 triệu tờ khai, gấp đôi so với năm 2014 (hơn 18 triệu tờ
khai). Bên cạnh đó, hệ thống khai thuế điện tử đã hỗ trợ người nộp thuế khai hầu hết
tất cả các tờ khai phát sinh, tờ khai bổ sung, tờ khai quyết toán, báo cáo tài chính, báo
cáo hóa đơn phải nộp theo quy định. Năm 2018, hệ thống khai thuế điện tử đã được
triển khai tại 63/63 tỉnh, thành phố và 100% chi cục thuế trực thuộc. Số lượng DN đã
đăng ký tham gia sử dụng dịch vụ nộp thuế điện tử với cơ quan thuế đạt tỷ lệ 98,19%
trong năm 2018. Số lượng DN đăng ký dịch vụ với ngân hàng là 672.599 DN, chiếm
tỷ lệ 96,42% trên tổng số DN hoạt động. Trong năm 2018, các DN đã nộp thuế thông
qua hơn 3,2 triệu giao dịch nộp thuế điện tử, với tống số hơn 658 nghìn tỷ đồng.

Đến nay, đã có 99,93% số DN đang hoạt động sử dụng dịch vụ khai thuế điện
tử; số lượng hồ sơ khai thuế điện tử đã tiếp nhận trong năm là trên 11,8 triệu hồ sơ.
Việc triển khai nộp thuế điện tử của cơ quan thuế qua kênh ngân hàng thương mại đã
phát triển kết nối tới 50 ngân hàng thương mại. Số lượng DN hoàn thành đăng ký dịch
vụ với ngân hàng là 772.548 DN, đạt 99% trên tổng số DN đang hoạt động.

3.2.2.3. Thực trạng tuân thủ nộp thuế


Tính đến thời điểm 31/12/2020, tỷ lệ tổng nợ thuế trên tổng dự toán thu ngành
thuế quản lý năm 2020 là 7,4%. Lũy kế tính đến tháng 12/2019 tỷ lệ thu nợ đạt 90,8%
nợ có khả năng thu hồi tại thời điểm 31/12/2018 đạt mục tiêu đề ra. Tuy nhiên sang
năm 2020 do tác động của thiên tai và dịch bệnh Covid-19 nên lũy kế tính đến thời
điểm 31/12/2020 thu đạt 28.470 tỉ đồng, đạt 67,3% nợ có khả năng thu hồi tại
31/12/2019.
Bảng 3.10. Tình hình tuân thủ thanh toán thuế của các doanh nghiệp
Đơn vị: %, tỉ đồng
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Tiền thuế nợ 72.405 73.145 75.805 80.830 89.796
Tiền thuế nợ không
16.037 31.469 36.511 40.228 28.127
có khả năng thu
Tiền thu nợ đọng 42.075 44.773 32.055 35.200 28.476
Nguồn: Tổng cục Thuế
Bảng số liệu cho thấy, tổng số tiền thuế nợ có xu hướng gia tăng qua các năm từ
72.405 tỉ đồng năm 2016 đã lên tới 89.796 tỉ đồng năm 2020 (tương đương với gia
92

tăng 124%). Trong khi đó, số tiền thuế nợ không có khả năng thu lại dao động không
theo xu hướng tăng dần hay giảm dần, tuy nhiên, điều đáng mừng là năm 2020 ghi
nhận số tiền thuế nợ không có khả năng thu gần như thấp nhất là 28.127 tỉ đồng (chỉ
cao hơn so với năm 2016 là 16.037 tỉ đồng). Về số tiền thu nợ đọng, chỉ số này lại
giảm mạnh qua các năm từ 2016-2020, cụ thể tiền thu nợ đọng năm 2016 đạt 42.075 tỉ
đồng, năm 2017 đạt 44.773 tỉ đồng (cao nhất trong giai đoạn này), năm 2018 đạt
32.055 tỉ đồng, năm 2019 đạt 35.200 tỉ đồng và đến năm 2020 chỉ thu được 28.476 tỉ
đồng. Như vậy, số liệu đã minh chứng cho thực trạng trong khi số tiền thuế nợ gia tăng
theo thời gian thì số tiền thu nợ đọng lại giảm dần qua các năm. Điều này chứng tỏ
việc tuân thủ thanh toán thuế của các DN là chưa cao, do đó ngành Thuế chưa đảm bảo
mục tiêu thu NSNN. Qua đây đặt ra yêu cầu cho cơ quan thuế cần đưa ra những giải
pháp hữu hiệu hơn để cải thiện mức độ tuân thủ thanh toán thuế của các DN.

3.2.2.4. Thực trạng tuân thủ báo cáo thuế


Bảng 3.11. Tình hình tuân thủ báo cáo của các doanh nghiệp
Năm Năm Năm Năm Năm
Đơn vị
2016 2017 2018 2019 2020
Tổng số DN được Doanh
84.472 103.211 90.394 96.243 83.979
thanh tra, kiểm tra nghiệp
Tổng số thuế tăng thu
Tỷ đồng 16.589 19.048 17.302 18.875 19.867
sau thanh tra, kiểm tra
Tổng số DN có giao
Doanh
dịch liên kết được 329 734 593 579 339
nghiệp
thanh tra, kiểm tra
Nguồn: Tổng cục Thuế
Thực trạng tuân thủ báo cáo thuế của DN giai đoạn 2016-2020 được trình bày
cụ thể qua các năm như sau:
Năm 2016: Tổng số DN được thanh tra, kiểm tra là 84.472 DN, đạt 94,2% kế
hoạch năm 2016; với tổng số thuế tăng thu qua thanh tra, kiểm tra là 17.164 tỷ đồng,
tăng 38,9% so với năm 2015; số tiền thuế nộp vào ngân sách là 11.907 tỷ, trong đó:
- Kết quả thanh tra: số DN được thanh tra là 7.531 DN, đạt 100,7% kế hoạch
năm 2016. Tổng số truy thu, truy hoàn, phạt là 8.828 tỷ đồng; số đã nộp ngân sách
ước là 5.888 tỷ đồng;
- Kết quả kiểm tra: số DN được kiểm tra là 76.941 DN, đạt 93,6% kế hoạch
năm 2016. Tổng số truy thu, truy hoàn, phạt là 7.868 tỷ đồng; số đã nộp ngân sách
là 5.554 tỷ đồng;
93

- Kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế: Kiểm tra được 953.617 hồ sơ;
xử lý điều chỉnh thu vào ngân sách khoảng 468 tỷ đồng. Trong đó, thanh tra chống chuyển
giá đối với 329 DN truy thu, truy hoàn và phạt 607,52 tỷ đồng, giảm lỗ 5.162,21 tỷ đồng;
- Cơ quan thuế đã chuyển sang cơ quan công an hồ sơ của 2.776 vụ việc; cơ
quan Công an đã xử lý hình sự 23 vụ, kiến nghị thu thu hồi 1.159 tỷ đồng, bắt giữ, tạm
giữ 20 đối tượng có dấu hiệu trốn thuế, vi phạm pháp luật về thuế, chiếm đoạt tiền
hoàn thuế.
Năm 2017: Tổng số DN được thanh tra, kiểm tra là 103.211 DN, đạt 113,65%
kế hoạch năm 2017; với tổng số thuế tăng thu qua thanh tra, kiểm tra là 19.048,66 tỷ
đồng; giảm khấu trừ là 1.838 tỷ đồng; giảm lỗ là 37.606 tỷ đồng; số tiền thuế nộp vào
ngân sách là 15.437,5 tỷ đồng đạt 81,04% số thuế tăng thu qua thanh tra, kiểm tra.
Trong đó, có 734 DN có hoạt động giao dịch liên kết được thanh tra, kiểm tra;
truy thu, truy hoàn và phạt 2.270,58 tỷ đồng; giảm lỗ 7.416,54 tỷ đồng; điều chỉnh
tăng thu nhập chịu thuế 4.134,73 tỷ đồng.
Năm 2018: Tổng số DN được thanh tra, kiểm tra là 90.394 DN, đạt 100,81% kế
hoạch năm 2018; với tổng số thuế tăng thu qua thanh tra, kiểm tra là 17.302 tỷ đồng;
giảm khấu trừ là 1.978 tỷ đồng; giảm lỗ là 34.411 tỷ đồng; số tiền thuế nộp vào ngân
sách là 12.286,5 tỷ đồng đạt 71,01% số thuế tăng thu qua thanh tra, kiểm tra.

Trong đó, có 593 DN có hoạt động giao dịch liên kết được thanh tra, kiểm tra;
truy thu, truy hoàn và phạt 1.637,88 tỷ đồng; giảm lỗ 4.808 tỷ đồng; điều chỉnh tăng
thu nhập chịu thuế 7.291,72 tỷ đồng.
Năm 2019: Tổng số DN được thanh tra, kiểm tra là 96.243 DN, đạt 109,7% kế
hoạch năm 2019; kiểm tra được 517.554 hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế. Tổng số tiền
kiến nghị xử lý qua thanh tra, kiểm tra là 64.525 tỷ đồng, bằng 103,7% so với cùng kỳ.
Trong đó: tổng số thuế tăng thu qua thanh tra, kiểm tra là 18.875 tỷ đồng; giảm khấu
trừ là 2.701 tỷ đồng tăng 17% so với cùng kỳ năm 2018; giảm lỗ là 42.948 tỷ đồng
bằng 105% so với cùng kỳ năm 2018.
Trong đó, có 579 DN có hoạt động giao dịch liên kết được thanh tra, kiểm tra;
truy thu, truy hoàn và phạt 1.164 tỷ đồng; giảm lỗ 5.854 tỷ đồng; giảm khấu trừ 21,5 tỷ
đồng và điều chỉnh tăng thu nhập chịu thuế 5.918 tỷ đồng.
Năm 2020: Tổng số DN được thanh tra, kiểm tra là 83.979 DN, đạt 90,82% kế
hoạch năm 2020 (83.979 DN/92.471 DN) và bằng 88,84% so với cùng kỳ năm 2019;
kiểm tra được 804.590 hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế. Tổng số tiền kiến nghị xử lý
94

qua thanh tra, kiểm tra là 71.876,66 tỷ đồng bằng 114,7% so với cùng kỳ 2019, trong
đó: tổng số thuế tăng thu qua thanh tra, kiểm tra là 19.867,14 tỷ đồng bằng 107,64% so
với cùng kỳ năm 2019; giảm khấu trừ là 2.248,8 tỷ đồng bằng 86,51% so với cùng kỳ
2019; giảm lỗ là 49.760,72 tỷ đồng bằng 119,6% so với cùng kỳ năm 2019.
Trong đó, có 339 DN có hoạt động giao dịch liên kết được thanh tra, kiểm tra;
truy thu, truy hoàn và phạt 681,51 tỷ đồng; giảm lỗ 10.046,23 tỷ đồng; giảm khấu trừ
9,25 tỷ đồng và điều chỉnh tăng thu nhập chịu thuế 5.840,82 tỷ đồng. Trong đó thanh
tra, kiểm tra xác định lại giá thị trường đối với giao dịch liên kết đã truy thu 361,02 tỷ
đồng, giảm lỗ 3.874,01 tỷ đồng, điều chỉnh tăng thu nhập chịu 4.632,93 tỷ đồng.
95

TỔNG KẾT CHƯƠNG 3

Trong Chương 3, luận án đã trình bày được những nội dung sau:
Thứ nhất, trình bày thực trạng áp dụng thuế điện tử ở Việt Nam giai đoạn 2016-2020.
Thứ hai, trình bày thực trạng tuân thủ thuế của DN Việt Nam giai đoạn 2016-
2020.
Ở chương tiếp theo, luận án sẽ làm rõ những nội dung về đánh giá tác động của
áp dụng thuế điện tử đến tuân thủ thuế của DN Việt Nam.
96

CHƯƠNG 4
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA ÁP DỤNG THUẾ ĐIỆN TỬ ĐẾN
TUÂN THỦ THUẾ CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

4.1. Phương pháp nghiên cứu


4.1.1. Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu

Hệ thống thuế H4
điện tử
H1
Áp dụng H3 Tuân thủ
H6
thuế điện tử thuế
Thái độ đối với H2
hệ thống thuế
điện tử H5

Hình 4.1. Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu
Nguồn: Tác giả đề xuất
Mối quan hệ giữa Hệ thống thuế điện tử và Áp dụng thuế điện tử
Hệ thống thuế điện tử là một nền tảng trực tuyến cho phép NNT truy cập các
dịch vụ thuế thông qua internet (Wasao, 2014). Các dịch vụ thuế điện tử bao gồm:
đăng ký, khai thuế, nộp thuế và hoàn thuế. Hệ thống thuế điện tử đầu tiên xuất hiện ở
Hoa Kỳ là dịch vụ hoàn thuế điện tử (Muturi và Kiarie, 2015). Theo Maisiba và
Atambo (2016), hệ thống thuế điện tử giúp cho người nộp thuế tiếp cận với các dịch
vụ thuế nhanh hơn, từ đó cải thiện mức độ tuân thủ thuế của họ. Haryani và cộng sự
(2015) cũng cho rằng một hệ thống thuế điện tử dễ sử dụng, an toàn, tin cậy, thân thiện
với người dùng và cung cấp phương thức thanh toán dễ dàng sẽ thúc đẩy việc tuân thủ
thuế tự nguyện. Ngày nay, hệ thống thuế điện tử được áp dụng rộng rãi tại hầu hết các
quốc gia, thậm chí ở cả một số nước châu Phi như Uganda, Nigeria, Rwanda và
Kenya. Xu hướng quản lý thuế nói chung đang thay đổi song song với sự phát triển
của khoa học công nghệ. Vì vậy, hệ thống thuế điện tử được coi là một phương thức
97

hiện đại giúp cơ quan thuế tương tác với người nộp thuế hiệu quả hơn (Muturi và
Kiarie, 2015).

Ở một số quốc gia, việc áp dụng hệ thống thuế điện tử là bắt buộc nhưng một số
quốc gia khác lại cho phép NNT lựa chọn giữa hệ thống thuế truyền thống và hệ thống
thuế điện tử. Tại Việt Nam, việc áp dụng hệ thống thuế điện tử (bao gồm: kê khai, nộp
thuế, giao dịch với cơ quan quản lý thuế) theo quy định của pháp luật về giao dịch điện
tử là bắt buộc với các tổ chức kinh doanh, DN hoạt động trên địa bàn đảm bảo cơ sở
hạ tầng về CNTT. Như vậy, những đối tượng khác theo quy định trên không hoàn toàn
bắt buộc áp dụng hệ thống thuế điện tử hoặc bên cạnh kê khai, nộp thuế là hai hoạt
động phổ biến áp dụng hệ thống thuế điện tử, hoàn thuế trên hệ thống điện tử vẫn chưa
phổ biến rộng rãi. Do đó, tác giả đề xuất kiểm định giả thuyết sau:
Giả thuyết H1: Hệ thống thuế điện tử có tác động tích cực đến Áp dụng thuế điện tử.
Mối quan hệ giữa Thái độ đối với hệ thống thuế điện tử và Áp dụng thuế
điện tử
Mối quan hệ giữa thái độ đối với hệ thống thuế điện tử và việc áp dụng thuế
điện tử cũng đã được chứng minh bởi một số nghiên cứu bao gồm Barati và cộng sự
(2014); Asianzu & Maiga (2012); Ramlah (2010); Jahangir & Begum (2008). Phát
hiện của Barati và cộng sự (2014) cho thấy mức độ thích ứng với hệ thống thuế điện tử
phụ thuộc vào thái độ của người nộp thuế, và những thái độ này được thể hiện bằng
nhận thức rủi ro liên quan đến vi phạm quyền riêng tư và tiết lộ thông tin. Tương tự,
Asianzu & Maiga (2012) cho rằng người nộp thuế ở Uganda chưa sẵn sàng sử dụng hệ
thống thuế điện tử nếu họ có thái độ tiêu cực đối với hệ thống này. Cùng quan điểm,
Ramlah (2010) phát hiện ra rằng người nộp thuế càng tin tưởng vào hệ thống thuế điện
tử thì họ càng cam kết sử dụng hệ thống này. Jahangir & Begum (2008) cũng cho rằng
niềm tin vào tính hữu ích của hệ thống thuế điện tử sẽ thu hút nhiều người dùng hơn
đối với thuế điện tử.
Hơn nữa, thái độ đối với hệ thống thuế điện tử cũng có những ảnh hưởng đáng
kể đến việc áp dụng hệ thống thuế điện tử dựa trên ba khía cạnh là tính dễ sử dụng,
cường độ của hành vi và sự hài lòng của người dùng (Khaddafi và cộng sự, 2018). Nói
cách khác, hệ thống thuế điện tử càng dễ sử dụng thì người nộp thuế càng có động cơ
và mong muốn áp dụng nhiều hơn. Điều đáng chú ý là những người nộp thuế có kỹ
năng máy tính sẽ dễ dàng áp dụng hệ thống thuế điện tử hơn những người không có
(Zaidi và cộng sự, 2017). Thật vậy, những kỹ năng này được phát hiện là ảnh hưởng
đến nhận thức của mỗi cá nhân rằng một hệ thống dễ sử dụng. Một cá nhân có kỹ năng
98

máy tính càng cao thì cá nhân đó càng cảm thấy rằng công nghệ đó dễ sử dụng
(Igbaria & Livari, 1995; Venkatesh & Davis, 2000; Wang và cộng sự, 2003). Nghiên
cứu của Wang và cộng sự (2003) đã củng cố điều này bằng cách chứng minh rằng tính
hiệu quả của máy tính ảnh hưởng đến ý định áp dụng hệ thống khai thuế điện tử bằng
cách ảnh hưởng tích cực đến tính dễ sử dụng và tính hữu ích được cảm nhận. Nghiên
cứu của Zaidi và cộng sự (2017) khẳng định mối quan hệ tích cực và có ý nghĩa giữa
kỹ năng máy tính và mức độ dễ sử dụng của hệ thống thuế điện tử. Có nghĩa là, những
cá nhân có trình độ tin học cao hơn sẽ nhận thấy rằng việc sử dụng hệ thống thuế điện
tử là dễ dàng.
Từ những phân tích trên, tác giả đề xuất giả thuyết nghiên cứu sau:
Giả thuyết H2: Thái độ đối với hệ thống thuế điện tử có tác động tích cực đến
Áp dụng thuế điện tử.
Mối quan hệ giữa Áp dụng thuế điện tử và Tuân thủ thuế
Việc áp dụng thuế điện tử đã trở nên thiết yếu không chỉ ở các nước phát triển
mà cả các nước đang phát triển theo xu hướng cải cách quản lý thuế thông qua sử dụng
hệ thống thông tin (Ondara và cộng sự, 2016). Theo Lee (2016), việc áp dụng thuế
điện tử góp phần đáng kể vào việc tuân thủ thuế và tính minh bạch của các giao dịch
kinh doanh và dịch vụ thuế. Từ góc độ chính sách, nếu hệ thống thuế điện tử được
hoạch định tốt và được thực thi tốt, nó có thể dẫn đến mức độ tuân thủ thuế cao hơn.
Từ cách tiếp cận của quy trình tuân thủ thuế, Becker & Lacktorin-Reveer (2008) và
Muturi & Kiarie (2015) cho rằng việc thực hiện điền điện tử, thanh toán điện tử có tác
động tích cực đáng kể đến việc tuân thủ của từng NNT. Tương tự, Muturi & Kiarie
(2015) nhấn mạnh rằng có mối quan hệ tích cực giữa đăng ký điện tử và tuân thủ thuế
GTGT Bên cạnh đó, một nghiên cứu về hệ thống thuế điện tử ở Ấn Độ của Motwani
và cộng sự (2015) chỉ ra rằng mặc dù việc áp dụng thuế điện tử ở quốc gia này là
không bắt buộc, nhưng việc khai thuế và thanh toán điện tử vẫn làm tăng tính tuân thủ
thuế của NNT. Phát hiện của Muturi & Kiarie (2015) từ Kenya cũng ủng hộ những kết
quả trước đó rằng có mối tương quan thuận chặt chẽ giữa việc áp dụng hệ thống thuế
điện tử thông qua đăng ký thuế trực tuyến và khai thuế trực tuyến.
Tóm lại, việc áp dụng hệ thống thuế điện tử có ảnh hưởng đến sự tuân thủ của
người nộp thuế. Do đó, tác giả đề xuất giả thuyết để nghiên cứu xem việc áp dụng hệ
thống thuế điện tử có tác động như thế nào đến tuân thủ thuế của các DN Việt Nam
như sau:
Giả thuyết H3: Áp dụng thuế điện tử có tác động tích cực đến Tuân thủ thuế.
99

Mối quan hệ giữa Hệ thống thuế điện tử và Tuân thủ thuế


Theo Lee (2016), hệ thống thuế điện tử chứa các công cụ mạnh mẽ không chỉ
cho phép tích hợp thông tin thuế do NNT cung cấp mà còn giảm chi phí tuân thủ thuế
với các dịch vụ hiệu quả, minh bạch và đáng tin cậy, nhằm nâng cao đạo đức thuế và
sự tin tưởng vào quản lý thuế. Nasir (2015) lập luận rằng hệ thống thuế điện tử, đặc
biệt đối với việc kê khai và nộp thuế, sẽ mang lại lợi ích cho cả NNT và CQT nếu nó
được hầu hết NNT thực hiện tốt và sử dụng. Bên cạnh đó, các tác giả khác cũng thừa
nhận tác động tích cực của hệ thống thuế điện tử đối với việc tuân thủ thuế (Allahverdi
và cộng sự, 2017; Barati & Bakhshayesh, 2015). Maisiba & Atambo (2016) cũng ủng
hộ kết luận rằng hệ thống thuế điện tử cải thiện việc tuân thủ thuế bằng cách tạo điều
kiện tiếp cận nhanh hơn với các dịch vụ thuế mà không cần cơ quan thuế. Nhóm tác
giả này tập trung nghiên cứu hệ thống thuế điện tử do cơ quan thuế Kenya thiết lập để
tăng cường thu thập, quản lý tài chính, cung cấp các dịch vụ cung cấp cho NNT mọi
lúc từ mọi nơi. Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả đã chỉ ra rằng hệ thống thuế điện
tử đã góp phần đáng kể trong việc giảm chi phí tuân thủ và cải thiện tính tuân thủ thuế
của người dân. Như vậy, so với hệ thống thuế truyền thống, hệ thống điện tử đem lại
sự thuận tiện cho NNT và đồng thời giảm bớt gánh nặng công việc cho các CBT
(Maisiba & Atambo, 2016).
Theo đó, tác giả đề xuất giả thuyết nghiên cứu sau:
Giả thuyết H4: Hệ thống thuế điện tử có tác động tích cực đến Tuân thủ thuế.
Mối quan hệ giữa Thái độ đối với hệ thống thuế điện tử và Tuân thủ thuế
Mối quan hệ giữa thái độ đối với hệ thống thuế điện tử và tuân thủ thuế đã được
chứng minh bởi một số nhà nghiên cứu như Simuyu & Jagongo (2019); Ondara và cộng
sự. (2016); Maisiba & Atambo (2016); Al-Debei và cộng sự (2015). Chan và cộng sự.
(2000) nhận thấy rằng thái độ của người nộp thuế đối với hệ thống thuế điện tử càng
thấp thì họ càng tuân thủ các luật thuế. Để xác nhận, Al-Debei và cộng sự (2015) cũng
đề xuất rằng NNT sẵn sàng tin tưởng áp dụng hệ thống thuế điện tử khi họ nhận thức
hoặc đánh giá nó là an toàn. Ngược lại, những NNT đánh giá hệ thống thuế điện tử
không dễ sử dụng sẽ không áp dụng hệ thống này, điều này ảnh hưởng đến việc tuân thủ
thuế (Maisiba & Atambo, 2016). Ngoài ra, Ondara và cộng sự (2016) nhấn mạnh mối
quan hệ chặt chẽ giữa thái độ đối với hệ thống thuế điện tử và tuân thủ thuế. Trong một
nghiên cứu khác, nhận thức về việc nộp hồ sơ thuế trực tuyến dễ dàng và đơn giản có
mối quan hệ chặt chẽ với việc tuân thủ thuế (Kiring và cộng sự, 2017). Điều này sau đó
100

đã được chứng minh bởi nghiên cứu của Simuyu & Jagongo (2019) rằng khi việc khai
thuế điện tử dễ dàng, đơn giản và an toàn, nó có thể cải thiện sự tuân thủ của NNT.
Nói một cách đơn giản, thái độ đối với hệ thống thuế điện tử có tác động đến
hành vi tuân thủ thuế của NNT. Vì vậy, nghiên cứu này xem xét mối quan hệ này trong
bối cảnh của Việt Nam để xác nhận xem liệu có bất kỳ sự khác biệt nào hay không. Qua
đó, tác giả đề xuất giả thuyết như sau:
Giả thuyết H5: Thái độ đối với hệ thống thuế điện tử có tác động tích cực đến
Tuân thủ thuế.
Mối quan hệ giữa Hệ thống thuế điện tử và Thái độ đối với hệ thống thuế
điện tử
Hệ thống thuế điện tử và lợi ích mà nó mang lại cho cả NNT và cơ quan thuế đã
được chứng minh bởi rất nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước. Thứ nhất, hệ thống thuế
điện tử là công cụ hữu hiệu cải thiện hiệu lực và hiệu quả trong công tác quản lý thuế.
Về tính hiệu lực, hệ thống thuế điện tử tạo điều kiện cho cơ quan thuế đạt được mục tiêu
thu NSNN và mục tiêu quản lý tập trung cơ sở dữ liệu về NNT và các DN. Về hiệu quả,
hệ thống thuế điện tử giúp cắt giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính thuế cho NNT và
đồng thời giảm thời gian xử lý hồ sơ/ giấy tờ thuế cho các cán bộ thuế. Thứ hai, hệ
thống thuế điện tử là nền tảng giúp cho sự phối hợp làm việc giữa các cơ quan quản lý
nhà nước trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn (Gauld và cộng sự, 2009). Thứ ba, hệ
thống thuế điện tử góp phần nâng cao tính minh bạch trong quản lý thuế và tuân thủ
thuế. Hệ thống thuế truyền thống tồn tại những sự tương tác, trao đổi, giao dịch giữa cán
bộ thuế và NNT, chính những điều này tiềm ẩn nguy cơ tham nhũng và có thể gây mất
lòng tin đối với NNT. Việc triển khai hệ thống thuế điện tử với những giao dịch được
thực hiện trên hệ thống trực tuyến sẽ hạn chế và ngăn chặn được hành vi tham nhũng
thông qua quá trình minh bạch hóa.
Bên cạnh đó, cũng có những quan điểm trái chiều cho rằng hệ thống thuế điện
tử là khó sử dụng, không an toàn và bảo mật. Đặc biệt, NNT hay DN muốn sử dụng hệ
thống thuế điện tử cần phải đảm bảo những điều kiện nhất định như hạ tầng về CNTT
hay nhân viên kế toán được đào tạo kĩ năng thành thạo. Những quan điểm này sẽ ủng
hộ việc áp dụng hệ thống thuế truyền thống hơn là hệ thống thuế điện tử.

Vì vậy, tác giả đề xuất giả thuyết nghiên cứu sau:


Giả thuyết H6: Hệ thống thuế điện tử có tác động tích cực đến Thái độ đối với
hệ thống thuế điện tử.
101

Các mối quan hệ trung gian


Night & Bananukain (2018) trong nghiên cứu của họ về việc tuân thủ thuế của
các DN kinh doanh nhỏ (SBE) của một nền kinh tế đang phát triển ở Châu Phi không
chỉ chứng minh mối quan hệ giữa thái độ đối với hệ thống thuế điện tử và việc áp dụng
thuế điện tử mà còn chỉ ra vai trò trung gian của áp dụng thuế điện tử trong mối quan hệ
giữa thái độ đối với hệ thống thuế điện tử và tuân thủ thuế. Hơn nữa, trong quá trình tiến
hành nghiên cứu định tính, tác giả đã được gợi mở và ủng hộ bởi các chuyên gia về các
mối quan hệ trung gian giữa các biến trong mô hình. Vì vậy, tác giả đề xuất kiểm định
các giả thuyết nghiên cứu sau:

Giả thuyết H7: Thái độ đối với hệ thống thuế điện tử là biến trung gian tác
động lên mối quan hệ giữa Hệ thống thuế điện tử và Áp dụng thuế điện tử.

Giả thuyết H8: Áp dụng thuế điện tử là biến trung gian tác động lên mối quan
hệ giữa Thái độ đối với hệ thống thuế điện tử và Tuân thủ thuế.

Giả thuyết H9: Thái độ đối với hệ thống thuế điện tử là biến trung gian tác
động lên mối quan hệ giữa Hệ thống thuế điện tử và Tuân thủ thuế.
4.1.2. Kết quả nghiên cứu định tính và mô hình nghiên cứu điều chỉnh
4.1.2.1. Kết quả phân tích định tính
Mục tiêu thứ nhất của nghiên cứu định tính là lấy ý kiến đánh giá về sự phù hợp
của các nhân tố trong mô hình nghiên cứu đề xuất hay nói cách khác là ý kiến về các
nhân tố (hệ thống thuế điện tử; thái độ đối với hệ thống thuế điện tử; áp dụng thuế điện
tử) ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của các DN.
Mục tiêu thứ hai của nghiên cứu định tính là phát triển, hiệu chỉnh thang đo,
bảng hỏi. Việc này đòi hỏi sự tương tác trực tiếp giữa người hỏi và người được hỏi
(face to face) để cùng thảo luận về câu từ, ngữ nghĩa, nội hàm các khái niệm sao cho
rõ ràng, tránh gây nhiều cách hiểu khác nhau cũng như lường trước những phát sinh
trước khi tiến hành điều tra ở quy mô lớn.

Để thực hiện được mục tiêu trên, tác giả đã thực hiện phỏng vấn 3 nhóm đối
tượng: (1) Các chuyên gia hoạch định chính sách thuế. Họ là các lãnh đạo cấp cáo của
Bộ Tài chính và Tổng Cục thuế, những người có đề xuất trực tiếp trong các sửa đổi bổ
sung các văn bản chính sách thuế; (2) Cán bộ cơ quan thuế cấp Cục và Chi cục. Họ là
những người trực tiếp tham gia vào hoạt động quản lý thuế điện tử; (3) Các giám đốc
DN, các kế toán thuế. Việc lựa chọn đối tượng phỏng vấn là các giám đốc/ kế toán
102

thuế của DN về mặt lý luận dựa trên Lý thuyết người đại diện, về mặt thực tiễn họ là
những người trực tiếp thực hiện nghĩa vụ về thuế từ kê khai thuế điện tử, nộp thuế điện
tử, hoàn thuế điện tử. Sau khi tiến hành phỏng vấn sâu với các nhóm đối tượng trên,
tác giả thu được kết quả như sau:
Thứ nhất, khi phỏng vấn lấy ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực thuế đánh giá
về các nhân tố và mối quan hệ giữa các nhân tố trong mô hình bao gồm: hệ thống thuế
điện tử; thái độ đối với hệ thống thuế điện tử; áp dụng thuế điện tử ảnh hưởng đến tuân
thủ thuế của các DN tác giả ghi nhận các ý kiến:

Chuyên gia 1: "...Các nhân tố thái độ đối với hệ thống thuế điện tử, áp dụng
thuế điện tử ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của các DN dựa trên lý thuyết hành động
hợp lý (TRA) và mô hình Risk as feelings là hoàn toàn có căn cứ và phù hợp. Còn
nhân tố hệ thống thuế điện tử ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của các DN lại dựa trên và
phản ánh được thực tiễn thuế điện tử và tuân thủ thuế của các DN Việt Nam, vì vậy tôi
ủng hộ việc đưa nhân tố hệ thống thuế điện tử vào mô hình. Đây có thể coi là điểm
mới trong nghiên cứu này, kết luận về tác động của hệ thống thuế điện tử đến tuân thủ
thuế của các DN sẽ là căn cứ để đề xuất các giải pháp về hệ thống thuế điện tử nhằm
nâng cao tuân thủ thuế của các DN..."

Chuyên gia 2: "...đã có một số nghiên cứu về một vài khía cạnh liên quan đến
hệ thống thuế điện tử như tính minh bạch, tính chuyên nghiệp tác động đến tuân thủ
thuế của NNT. Vì vậy, tác giả cần làm rõ sự khác biệt trong nghiên cứu của mình. Nếu
như nhân tố hệ thống thuế điện tử trong nghiên cứu này có nội hàm rộng hơn và bao
quát được nhiều khía cạnh hơn thì sẽ là đóng góp có giá trị, bổ sung cho những nghiên
cứu đi trước và mở ra hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai..."

Chuyên gia 3: "...Nhân tố áp dụng thuế điện tử nằm ở vị trí trung gian trong
mối liên hệ giữa thái độ đối với hệ thống thuế điện tử và hệ thống thuế điện tử với
tuân thủ thuế. Vì vậy, nghiên cứu nên xây dựng giả thuyết và kiểm định sự tác động
trung gian này..."
Thứ hai, khi phỏng vấn lấy ý kiến chuyên gia và các cán bộ tại cơ quan thuế về
thang đo các biến số trong mô hình cũng như thực trạng tuân thủ thuế của các DN, tác
giả ghi nhận các ý kiến:
Chuyên gia 1: "... Các thang đo của biến tuân thủ thuế được xây dựng phù hợp
với các tiêu chí đánh giá tuân thủ thuế đã được quy định. Tuy nhiên, đối tượng được
103

hỏi lại chính là các DN, điều này liệu có khiến cho câu trả lời của họ bị thiên lệch hay
không? Ví dụ, DN liệu có sẵn sàng trả lời là họ nộp thuế không đúng hạn không?..."
Cán bộ thuế 1: "... Hiện nay, các DN hầu hết thực hiện nghĩa vụ thuế thông qua hệ
thống thuế điện tử vì vậy họ không nhất thiết phải đến trực tiếp cơ quan thuế như trước kia
và cán bộ thuế cũng đa số xử lý các thủ tục, hồ sơ trên hệ thống trực tuyến..."
Cán bộ thuế 2: "... đa số các DN có ý thức tuân thủ tốt, về cơ bản là có ý thức tự
giác, một bộ phận cũng chấp hành sau khi được thông báo, nhắc nhở..."
"...một trong những vấn đề tồn tại tôi nghĩ là có ảnh hưởng tới tuân thủ thuế của
DN đó là tuy cơ quan thuế đã có các văn bản, hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ về thuế trên hệ
thống thuế điện tử khá chi tiết, rõ ràng nhưng một số kế toán thuế tại các DN vẫn chưa nắm
rõ và thực hiện đúng các nghĩa vụ về thuế trên hệ thống thuế điện tử, một số người thậm chí
còn khá khiêm tốn về kĩ năng tin học. Do đó, tuy không cố ý nhưng việc chấp hành các quy
định về thuế của họ cũng nảy sinh một số vướng mắc..."
Cán bộ thuế 3: "... kiểm tra, thanh tra là yếu tố quan trọng trong quản lý thuế
nhưng cần được điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh áp dụng thuế điện tử. Hoạt động
kiểm tra, thanh tra cần được gia tăng với hình thức điện tử hơn là kiểm tra, thanh tra
truyền thống theo phương thức trực tiếp. Càng có nhiều hoạt động kiểm tra, thanh tra
trên hệ thống thuế điện tử sẽ càng tiết kiệm thời gian và công sức cho cán bộ thuế cũng
như giảm áp lực, căng thẳng cho đối tượng bị kiểm tra, thanh tra là các DN..."
Thứ ba, tác giả phỏng vấn lấy ý kiến nhóm đối tượng người nộp thuế là các
giám đốc/ kế toán thuế đại diện cho DN về thang đo các biến số trong mô hình cũng
như thực trạng tuân thủ thuế của các DN.
Khi hỏi về mối quan hệ giữa hệ thống thuế điện tử và tuân thủ thuế của DN, tác
giả ghi nhận các ý kiến:
Người nộp thuế 1: "... chúng tôi mong muốn được cập nhật kịp thời hơn những
sự thay đổi hay điều chỉnh trong chính sách thuế hay các quy định về thuế. Cơ quan
thuế các cấp có thể xem xét thiết lập một kênh thông tin tương tác hai chiều giữa sự hỗ
trợ của cán bộ thuế và thắc mắc của người nộp thuế như chúng tôi..."
Người nộp thuế 2: "... các hình thức xử phạt và mức xử phạt hiện nay khá nặng
đối với DN nhỏ như chúng tôi. Đôi khi, chúng tôi không muốn vi phạm các nghĩa vụ
về thuế nhưng do hoàn cảnh tác động (thị trường suy thoái, tác động của dịch bệnh
Covid 19...) khiến cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN bị định trệ, thua lỗ.
Chúng tôi muốn kiến nghị cơ quan thuế có khung xử phạt linh hoạt hơn..."
104

Khi hỏi về thái độ đối với hệ thống thuế điện tử, tác giả ghi nhận các ý kiến:
Người nộp thuế 1: "... hệ thống thuế điện tử giúp chúng tôi thực hiện các nghĩa
vụ về thuế rất tiện lợi và tiết kiệm thời gian. Thay vì phải hoàn thiện hồ sơ bằng giấy tờ
và đem đến nộp tại cơ quan thuế, chúng tôi chỉ cần thao tác trên hệ thống online, vô
cùng thuận tiện..."
Người nộp thuế 2: "... từ khi áp dụng hệ thống thuế điện tử, chúng tôi không chỉ
tiết kiệm nguồn lực mà còn dễ dàng kiểm soát đối với các hoạt động của DN..."
Người nộp thuế 3: "... ban đầu khi chưa hiểu rõ cũng như chưa quen thao tác
trên hệ thống thuế điện tử, tôi cảm thấy khá phức tạp nhưng khi áp dụng được một thời
gian tôi mới thấy được tính ưu việt của hệ thống thuế điện tử hơn hẳn so với hệ thống
thuế thủ công trước kia..."
Khi hỏi về mức độ tuân thủ thuế của DN, tác giả ghi nhận các ý kiến:
Người nộp thuế 4: "... chúng tôi hiểu rõ trách nhiệm và nghĩa vụ về thuế của
DN mình, vì vậy, luôn cố gắng tuân thủ theo quy định, tuân thủ thuế tốt cũng là cách
tạo dựng uy tín cho DN chúng tôi..."
"...nợ thuế là điều DN chúng tôi không mong muốn nhưng có những trường hợp
chúng tôi buộc phải nợ thuế và chậm nộp thuế..."
Người nộp thuế 5: "... việc tuân thủ thuế luôn được đặt lên hàng đầu ở DN
chúng tôi, tuy nhiên, cũng có trường hợp kế toán thuế khai báo thiếu, khai sót một vài
loại thuế của DN do trình độ năng lực có hạn hoặc thiếu kinh nghiệm..."
Cán bộ thuế 3: "... các DN có trên 50% vốn nhà nước trên địa bàn quản lý
thường ít nợ thuế và có sai phạm thuế lắm. Còn DN cổ phần, tư nhân thì nợ thuế nhiều
hơn…"
Chuyên gia 2: "... có thể có sự khác biệt giữa việc đóng thuế của DN nhà nước
với DN tư nhân bởi một bên là đóng thuế từ tiền nhà nước để tuân thủ thuế, một bên là
đóng thuế từ tiền túi...”

4.1.2.2. Mô hình điều chỉnh


Dựa trên kết quả nghiên cứu định tính, tác giả đã tổng hợp được ý kiến của 03
nhóm đối tượng phỏng vấn về các nội dung sau:
Thứ nhất, ý kiến đánh giá về các nhân tố trong mô hình nghiên cứu đề xuất bao
gồm: hệ thống thuế điện tử; thái độ đối với hệ thống thuế điện tử; áp dụng thuế điện tử
ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của các DN. Các đối tượng được phỏng vấn đều ủng hộ
105

việc đề xuất các nhân tố trong mô hình. Trong đó, khẳng định nhân tố thái độ đối với
hệ thống thuế điện tử; áp dụng thuế điện tử ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của các DN
được đưa ra căn cứ theo lý thuyết hành vi dự định (TPB) và nhân tố hệ thống thuế điện
tử tác động đến tuân thủ thuế của các DN là phù hợp với thực tiễn của Việt Nam.

Thứ hai, các ý kiến đánh giá về thang đo các biến số trong mô hình đã được tác
giả tiếp thu và điều chỉnh và hoàn thiện cho phù hợp với bối cảnh Việt Nam. Bên cạnh
đó, các thang đo cũng được mô tả một cách dễ hiểu, cô đọng khiến cho đối tượng khảo
sát dễ dàng hơn trong việc hiểu và phản hồi.
Theo đó, tác giả tiến hành điều chỉnh và đưa ra mô hình nghiên cứu nhằm
chuẩn bị cho các bước nghiên cứu tiếp theo với các giả thuyết nghiên cứu sau:

Hệ thống thuế

điện tử H4

H1
Áp dụng H3
Tuân thủ
thuế điện tử thuế
H6

H2
Thái độ đối với
hệ thống thuế
điện tử H5

Hình 4.2. Mô hình nghiên cứu


Nguồn: Tác giả đề xuất
Giả thuyết H1: Hệ thống thuế điện tử có tác động tích cực đến Áp dụng thuế
điện tử.
Giả thuyết H2: Thái độ đối với hệ thống thuế điện tử có tác động tích cực đến
Áp dụng thuế điện tử.

Giả thuyết H3: Áp dụng thuế điện tử có tác động tích cực đến Tuân thủ thuế.
106

Giả thuyết H4: Hệ thống thuế điện tử có tác động tích cực đến Tuân thủ thuế.

Giả thuyết H5: Thái độ đối với hệ thống thuế điện tử có tác động tích cực đến
Tuân thủ thuế.

Giả thuyết H6: Hệ thống thuế điện tử có tác động tích cực đến Thái độ đối với
hệ thống thuế điện tử.

Giả thuyết H7: Thái độ đối với hệ thống thuế điện tử là biến trung gian tác động
lên mối quan hệ giữa Hệ thống thuế điện tử và Áp dụng thuế điện tử.

Giả thuyết H8: Áp dụng thuế điện tử là biến trung gian tác động lên mối quan
hệ giữa Thái độ đối với hệ thống thuế điện tử và Tuân thủ thuế.

Giả thuyết H9: Thái độ đối với hệ thống thuế điện tử là biến trung gian tác động
lên mối quan hệ giữa Hệ thống thuế điện tử và Tuân thủ thuế.

4.1.3. Phát triển thang đo biến số và bảng hỏi khảo sát


• Phát triển thang đo biến số
Thang đo các biến số (độc lập và phụ thuộc) trong mô hình nghiên cứu được
kế thừa từ những thang đo có sẵn nêu trong các công trình nghiên cứu liên quan của
một số tác giả trong và ngoài nước. Trong số đó, một số thang đo được chuyển ngữ
từ tiếng Anh sang tiếng Việt và giữ nguyên không thay đổi, một số thang đo được
điều chỉnh để đảm bảo độ tin cậy và sự phù hợp trong mô hình nghiên cứu. Thứ
nhất là điều chỉnh một số biến quan sát (chỉ báo) do không tương tích với bối cảnh
và thực tiễn quản lý thuế ở Việt Nam. Thứ hai là điều chỉnh về từ ngữ sau khi
chuyển ngữ từ tiếng Anh sang tiếng Việt để đảm bảo tính dễ hiểu và hiểu một cách
thống nhất khi tiến hành điều tra, khảo sát với các nhóm đối tượng khác nhau.
Những sự điều chỉnh này nhằm đảm bảo các thang đo được sử dụng là phù hợp để
đo lường các biến số tương ứng trong mô hình nghiên cứu dựa trên kết quả tổng
quan nghiên cứu, cơ sở lý luận và phân tích định tính.

Thang đo các biến số được sử dụng trong nghiên cứu được mô tả cụ thể như
sau:

Thang đo biến số "Hệ thống thuế điện tử"

Nghiên cứu kế thừa các thang đo của Bayer & Cowell (2016), Manhire (2014),
Kogler & cộng sự (2016), Asnawi (2013) và Đặng Ngọc Hậu (2016) để đo lường biến
107

Hệ thống thuế điện tử. Tác giả sử dụng thang đo Likert với 5 mức độ đánh giá từ 1-
Hoàn toàn không đồng ý đến 5- Hoàn toàn đồng ý để người được hỏi lựa chọn trả lời
theo quan điểm của mình. Thang đo " Hệ thống thuế điện tử" được cụ thể hóa bằng 10
biến quan sát hay nói cách khác là 10 câu hỏi được đưa ra như sau: Thủ tục hành chính
thuế được niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan thuế và website của ngành thuế; Các
thông tin về thủ tục hành chính thuế đơn giản và dễ hiểu; Các chính sách ưu đãi thuế
được cơ quan thuế tuyên truyền đến DN chúng tôi kịp thời; Cơ quan thuế hỗ trợ kịp
thời nếu DN chúng tôi gặp vướng mắc khi sử dụng hệ thống thuế điện tử; Các quy
định xử phạt, tính tiền chậm nộp được cơ quan thuế thông báo kịp thời đến DN chúng
tôi; Việc tiếp cận thông tin, tài liệu quy định về thuế của cơ quan thuế rất dễ dàng và
thuận tiện; Khi có sửa đổi/ bổ sung về chính sách thuế, cơ quan thuế đều tổ chức lấy ý
kiến của DN chúng tôi; Hoạt động kiểm tra, thanh tra thuế được cơ quan thuế thực
hiện định kỳ đối với DN chúng tôi; Hoạt động kiểm tra, thanh tra của cơ quan thuế
phát hiện kịp thời các sai phạm khi DN vi phạm về thuế; Các hình thức xử phạt phạt
hiện nay đủ sức răn đe đối với DN vi phạm về thuế.

Thang đo biến số "Thái độ đối với hệ thống thuế điện tử"


Nghiên cứu kế thừa thang đo của Night & Bananuka (2018) để đo lường biến
Thái độ đối với hệ thống thuế điện tử của các DN. Tác giả sử dụng thang đo Likert với
5 mức độ đánh giá từ 1- Hoàn toàn không đồng ý đến 5- Hoàn toàn đồng ý để người
được hỏi lựa chọn trả lời theo quan điểm của mình. Thang đo "Thái độ đối với hệ
thống thuế điện tử" của các DN được cụ thể hóa bằng 8 biến quan sát hay nói cách
khác là 8 câu hỏi được đưa ra như sau: Hệ thống thuế điện tử đã giúp DN chúng tôi
thực hiện các nghĩa vụ về thuế một cách dễ dàng hơn; Hệ thống thuế điện tử đã giúp
DN chúng tôi tiết kiệm đáng kể chi phí tuân thủ thuế; DN chúng tôi nhận thấy hệ
thống thuế điện tử an toàn và bảo mật khi sử dụng; DN chúng tôi nhận thấy hệ thống
thuế điện tử rất thuận tiện vì chỉ cần kết nối internet là có thể sử dụng mọi lúc, mọi
nơi; DN chúng tôi cảm thấy khó khăn khi sử dụng hệ thống thuế điện tử; DN chúng tôi
thích thực hiện các giao dịch thông qua hệ thống thuế điện tử; DN chúng tôi nhận thấy
nên sử dụng hệ thống thuế điện tử hơn là sử dụng hệ thống thuế truyền thống; Hệ
thống thuế điện tử giúp cho hoạt động quản lý của DN chúng tôi trở nên hiệu quả hơn.

Thang đo biến số "Áp dụng thuế điện tử"


108

Nghiên cứu kế thừa thang đo của Night & Bananuka (2018) để đo lường biến
Áp dụng thuế điện tử của các DN. Tác giả sử dụng thang đo Likert với 5 mức độ đánh
giá từ 1- Hoàn toàn không đồng ý đến 5- Hoàn toàn đồng ý để người được hỏi lựa
chọn trả lời theo quan điểm của mình. Thang đo "Áp dụng thuế điện tử" của các DN
được cụ thể hóa bằng 7 biến quan sát hay nói cách khác là 7 câu hỏi được đưa ra như
sau: DN chúng tôi hiện đang sử dụng hệ thống thuế điện tử để thực hiện các nghĩa vụ
kê khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế; DN chúng tôi thực hiện đăng ký thuế hoàn toàn
thông qua hệ thống thuế điện tử; DN chúng tôi thực hiện kê khai thuế hoàn toàn thông
qua hệ thống thuế điện tử; DN chúng tôi thực hiện kê nộp thuế hoàn toàn thông qua hệ
thống thuế điện tử; DN chúng tôi trang bị kĩ năng CNTT cần thiết cho nhân viên kế
toán để có thể sử dụng thành thạo hệ thống thuế điện tử; DN chúng tôi có hạ tầng
CNTT phù hợp với việc sử dụng hệ thống thuế điện tử; DN chúng tôi sử dụng hệ
thống thuế điện tử để tra cứu thông tin (về nghĩa vụ kê khai, nghĩa vụ thuế, sô thuế
phải nộp...).

Thang đo biến số "Tuân thủ thuế"


Nghiên cứu kế thừa thang đo của Marti (2010) để đo lường biến Tuân thủ thuế
của các DN. Tác giả sử dụng thang đo Likert với 5 mức độ đánh giá từ 1- Hoàn toàn
không đồng ý đến 5- Hoàn toàn đồng ý để người được hỏi lựa chọn trả lời theo quan
điểm của mình. Thang đo "Tuân thủ thuế" của các DN được cụ thể hóa bằng 11 biến
quan sát hay nói cách khác là 11 câu hỏi được đưa ra như sau: DN chúng tôi kê khai
đầy đủ tất cả các loại thuế khi thực hiện kê khai thuế điện tử; DN chúng tôi kê khai tất
cả các khoản thu (bao gồm cả khoản thu liên quan đến đất đai) với cơ quan thuế để
tính thuế; DN chúng tôi ưu tiên thanh toán thuế trước so với các loại chi phí khác của
DN; DN chúng tôi luôn kê khai thuế đúng hạn; Sau khi kê khai thuế, DN chúng tôi
nộp các loại thuế phát sinh theo quy định; DN chúng tôi luôn thực hiện điều chỉnh hồ
sơ khai thuế trong thời hạn cho phép; DN chúng tôi luôn nộp thuế đúng hạn; DN
chúng tôi luôn nộp hồ sơ thuế trên hệ thống điện tử và đồng thời cả hồ sơ (bản cứng)
cho cơ quan thuế; DN chúng tôi luôn nộp đủ (không nợ) mức thuế được ấn định bởi cơ
quan thuế; DN chúng tôi luôn nộp Báo cáo tài chính đúng hạn cho kiểm toán; DN
chúng tôi được miễn/ giảm thuế theo quy định của luật thuế.
Bảng 4.1. Các biến số và thang đo
109

Nguồn gốc
STT Biến số Thang đo (biến quan sát)
thang đo
ETS1. Thủ tục hành chính thuế được niêm yết công
khai tại trụ sở cơ quan thuế và website của ngành
thuế
ETS2. Các thông tin về thủ tục hành chính thuế đơn
giản và dễ hiểu
ETS3. Các chính sách ưu đãi thuế được cơ quan thuế
tuyên truyền đến DN chúng tôi kịp thời Đặng Ngọc
ETS4. Cơ quan thuế hỗ trợ kịp thời nếu DN chúng Hậu (2016):
tôi gặp vướng mắc khi sử dụng hệ thống thuế điện tử ETS1-7.
ETS5. Các quy định xử phạt, tính tiền chậm nộp Manhire (2014),
Hệ thống được cơ quan thuế thông báo kịp thời đến DN chúng Kogler & cộng
1 thuế điện tôi sự (2016),
tử (ETS) ETS6. Việc tiếp cận thông tin, tài liệu quy định về Asnawi (2013):
thuế của cơ quan thuế rất dễ dàng và thuận tiện ETS8-9
ETS7. Khi có sửa đổi/ bổ sung về chính sách thuế, Bayer &
cơ quan thuế đều tổ chức lấy ý kiến của DN chúng Cowell (2016):
tôi ETS10
ETS8. Hoạt động kiểm tra, thanh tra thuế được cơ
quan thuế thực hiện định kỳ đối với DN chúng tôi
ETS9. Hoạt động kiểm tra, thanh tra của cơ quan thuế phát
hiện kịp thời các sai phạm khi DN vi phạm về thuế
ETS10. Các hình thức xử phạt phạt hiện nay đủ sức
răn đe đối với DN vi phạm về thuế
AT1. Hệ thống thuế điện tử đã giúp DN chúng tôi
thực hiện các nghĩa vụ về thuế một cách dễ dàng hơn
AT2. Hệ thống thuế điện tử đã giúp DN chúng tôi
tiết kiệm đáng kể chi phí tuân thủ thuế
AT3. DN chúng tôi nhận thấy hệ thống thuế điện tử
an toàn và bảo mật khi sử dụng
Thái độ
AT4. DN chúng tôi nhận thấy hệ thống thuế điện tử
đối với hệ Night &
rất thuận tiện vì chỉ cần kết nối internet là có thể sử
2 thống Bananuka
dụng mọi lúc, mọi nơi
thuế điện (2018)
AT5. DN chúng tôi cảm thấy khó khăn khi sử dụng
tử (AT)
hệ thống thuế điện tử
AT6. DN chúng tôi thích thực hiện các giao dịch
thông qua hệ thống thuế điện tử
AT7. DN chúng tôi nhận thấy nên sử dụng hệ thống
thuế điện tử hơn là sử dụng hệ thống thuế truyền
thống
110

Nguồn gốc
STT Biến số Thang đo (biến quan sát)
thang đo
AT8. Hệ thống thuế điện tử giúp cho hoạt động quản
lý của DN chúng tôi trở nên hiệu quả hơn
AE1. DN chúng tôi hiện đang sử dụng hệ thống thuế Night &
điện tử để thực hiện các nghĩa vụ kê khai thuế, nộp Bananuka
thuế, hoàn thuế (2018)
AE2. DN chúng tôi thực hiện đăng ký thuế hoàn toàn
thông qua hệ thống thuế điện tử
AE3. DN chúng tôi thực hiện kê khai thuế hoàn toàn
thông qua hệ thống thuế điện tử
AE4. DN chúng tôi thực hiện kê nộp thuế hoàn toàn
Áp dụng
3 thông qua hệ thống thuế điện tử
thuế điện tử
AE5. DN chúng tôi trang bị kĩ năng CNTT cần thiết
cho nhân viên kế toán để có thể sử dụng thành thạo
hệ thống thuế điện tử
AE6. DN chúng tôi có hạ tầng CNTT phù hợp với
việc sử dụng hệ thống thuế điện tử
AE7. DN chúng tôi sử dụng hệ thống thuế điện tử để
tra cứu thông tin (về nghĩa vụ kê khai, nghĩa vụ thuế,
sô thuế phải nộp...)
TC1. DN chúng tôi kê khai đầy đủ tất cả các loại Marti (2010)
thuế khi thực hiện kê khai thuế điện tử
TC2. DN chúng tôi kê khai tất cả các khoản thu (bao
gồm cả khoản thu liên quan đến đất đai) với cơ quan
thuế để tính thuế
TC3. DN chúng tôi ưu tiên thanh toán thuế trước so
với các loại chi phí khác của DN
TC4. DN chúng tôi luôn kê khai thuế đúng hạn
TC5. Sau khi kê khai thuế, DN chúng tôi nộp các loại
Tuân thủ thuế phát sinh theo quy định
4
thuế (TC) TC6. DN chúng tôi luôn thực hiện điều chỉnh hồ sơ
khai thuế trong thời hạn cho phép
TC7. DN chúng tôi luôn nộp thuế đúng hạn
TC8. DN chúng tôi luôn nộp hồ sơ thuế trên hệ thống điện
tử và đồng thời cả hồ sơ (bản cứng) cho cơ quan thuế
TC9. DN chúng tôi luôn nộp đủ (không nợ) mức
thuế được ấn định bởi cơ quan thuế
TC10. DN chúng tôi luôn nộp Báo cáo tài chính
đúng hạn cho kiểm toán
TC11. DN chúng tôi được miễn/ giảm thuế theo quy
111

Nguồn gốc
STT Biến số Thang đo (biến quan sát)
thang đo
định của luật thuế

Nguồn: Tác giả tổng hợp

• Thiết kế bảng hỏi khảo sát


Bước 1: Dựa vào mô hình nghiên cứu với các thang đo và quan sát tương ứng
đề xuất ở trên, tác giả xác định các thông tin cần thu thập để đảm bảo dữ liệu cho phân
tích trong các bước tiếp theo của luận án.

Bước 2: Tác giả tiến hành xây dựng bảng hỏi lần đầu với nội dung kết quả
nghiên dựa trên nghiên cứu tổng quan và kết quả nghiên cứu định tính cùng với các
thang đo và quan sát đã đề xuất, với hình thức dựa trên các bảng hỏi khảo sát từ các
công bố quốc tế có uy tín và tham khảo một số luận án đi trước.

Bước 3: Bảng hỏi sau đó được gửi xin ý kiến của người hướng dẫn về cả nội
dung và hình thức. Bên cạnh đó, tác giả đã liên hệ một số giảng viên/ nhà nghiên cứu
có kinh nghiệm để xin ý kiến góp ý cho bảng hỏi của mình về các yếu tố như từ ngữ,
hình thức, bố cục... Sau khi tiếp nhận các ý kiến góp ý, tác giả đã chỉnh sửa và hoàn
thiện bảng hỏi. Bảng hỏi sau khi được điều chỉnh được gửi đến một số người trong
nhóm đối tượng chính trong điều tra khảo sát là các lãnh đạo/ kế toán thuế của DN để
trả lời thử và cho ý kiến bình luận về các nội dung, diễn giải, hình thức, bố cục... của
bảng hỏi. Tác giả tiếp tục điều chỉnh bảng hỏi lần 2 sau khi ghi nhận và tiếp thu ý kiến
phản hồi từ các chuyên gia.

Bước 4: Tác giả tiếp tục rà soát kỹ lưỡng lại tất cả câu, từ, sự chặt chẽ về ngữ
nghĩa, logic khoa học, ngắn gọn mà vẫn đảm bảo các khia cạnh nội dung và đảm bảo
thực hiện được mục tiêu nghiên cứu. Sau lần chỉnh sửa cuối cùng tác giả đưa ra phiếu
khảo sát (bảng hỏi) hoàn chỉnh để đưa vào tiến hành bước nghiên cứu tiếp theo là
nghiên cứu định lượng (Phụ lục 2). Đồng thời, bảng hỏi bảng chính thức cũng được
chuyển thể thành bảng hỏi dưới dạng online (googleform) để sử dụng cho hình thức
điều tra khảo sát trực tuyến.

Bảng hỏi (Phiếu khảo sát) được chia thành thành các phần nội dung sau:

Phần 1: Giới thiệu mục đích của đề tài nghiên cứu. Trong đó giới thiệu ngắn
gọn cho người được phỏng vấn về mục đích, ý nghĩa của thông tin họ sẽ cung cấp và
112

cam đoan của người thực hiện trong việc sử dụng thông tin thu thập được có liên quan
đến thuế điện tử.

Phần 2: Phần câu hỏi về thông tin chung của DN bao gồ, m các nội dung như:
địa bàn hoạt động của DN; lĩnh vực hoạt động của DN; loại hình DN; quy mô DN; lý
do áp dụng thuế điện tử của DN; tổng số thuế phải nộp trung bình hàng năm của DN;
tỷ lệ % tờ khai thuế điện tử, tỷ lệ % chứng từ nộp thuế bằng phương thức điện tử, tỷ lệ
% số tiền thuế mà DN đã nộp bằng phương thức điện tử trung bình trong một năm; tỷ
lệ % số máy tính của DN được kết nối với internet; tỷ lệ % số nhân viên thuộc bộ phận
kế toán của DN được tập huấn và sử dụng thành thạo các phần mềm về thuế điện tử.

Phần 3: Các câu hỏi xoay quanh quá trình áp dụng thuế điện tử và tuân thủ thuế
của DN như: đánh giá về việc Áp dụng thuế điện tử tại DN; đánh giá về Thái độ đối
với hệ thống thuế điện tử của DN; đánh giá về Hệ thống thuế điện tử; đánh giá về
Tuân thủ thuế tại DN. Ở phần này là các câu hỏi đánh giá, vì vậy, phần trả lời được
đưa ra theo phương thức cho điểm trên cơ sở thang điểm Likert năm mức từ ① tới
⑤. Cụ thể:

①: Hoàn toàn không đồng ý;


②: Không đồng ý;
③: Bình thường,
④: Đồng ý;
⑤: Hoàn toàn đồng ý
Phần 4: Thông tin về đối tượng thực hiện khảo sát gồm tên, số điện thoại và
email. Người được hỏi có thể lựa chọn trả lời những thông tin này nếu muốn nhận Báo
cáo kết quả cuộc khảo sát hoặc có thể lựa chọn không trả lời những thông tin này nếu
không có nhu cầu nhận Báo cáo kết quả cuộc khảo sát.
4.1.4. Nguồn dữ liệu và mẫu nghiên cứu
4.1.4.1. Nguồn dữ liệu thứ cấp
Trong nghiên cứu này, dữ liệu thứ cấp được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau
phản ánh những mục đích sử dụng khác nhau. Những thông tin thứ cấp này được cung
cấp từ các báo cáo tổng hợp về kết quả khai thuế điện tử, nộp thuế điện tử của Tổng
cục Thuế, báo cáo triển khai thuế điện tử của Cục thuế các tỉnh, báo cáo tổng kết về
113

thuế điện tử của các Chi cục thuế. Bên cạnh đó, dữ liệu thứ cấp còn được thu thập từ
các báo cáo về DN của Tổng cục Thống kê và báo cáo của VCCI.

Ngoài ra nghiên cứu cũng thu thập các tổng kết về áp dụng thuế điện tử, các tài
liệu của Ngân hàng thế giới áp dụng thuế điện tử tại các quốc gia khác. Những thông
tin được đăng tải trên các tạp chí, diễn đàn, trang TTĐT của các cơ quan chính phủ về
các văn bản/ chính sách liên quan đến quá trình áp dụng thuế điện tử tại Việt Nam
cũng được tác giả thu thập và tổng hợp qua nhiều kênh khác nhau.

4.1.4.2. Nguồn dữ liệu sơ cấp


• Phương pháp điều tra chọn mẫu
Việc áp dụng phương pháp điều tra chọn mẫu (có sử dụng bảng hỏi khảo sát)
trong nghiên cứu này nhằm 2 mục đích: (1) thử nghiệm bảng hỏi để hoàn thiện thang
đo các yếu tố cản trở trong mô hình nghiên cứu, tiến tới hoàn thiện bảng hỏi cho khảo
sát đại trà số lớn; (2) điều tra mẫu trên diện rộng để thu thập thông tin của các DN
nhằm giải thích các mối tương quan, sự tác động của các nhân tố đến tuân thủ thuế của
các DN Việt Nam trong mô hình nghiên cứu này.
• Cách thức tổ chức chọn mẫu và tiến hành thu thập thông tin
Trước tiên, nghiên cứu tiến hành điều tra mẫu thí điểm để thử bảng hỏi và đánh
giá sơ bộ về thang đo.
Tác giả thiết kế phiếu điều tra và điều tra thử ở quy mô nhỏ (120 DN) để đánh
giá chất lượng của các câu hỏi trong bảng hỏi và có những điều chỉnh về ngôn từ, ngữ
nghĩa phù hợp để bảng hỏi được hoàn thiện hơn. Thêm vào đó, kết quả khảo sát thí điểm
này giúp tác giả có dữ liệu sơ bộ để kiểm tra thử độ tin cậy thang đo các yếu tố trong mô
hình nghiên cứu. Theo đó, tác giả đã tiến hành gửi phiếu khảo sát online và offline đến
lãnh đạo/ kế toán thuế của 120 DN trên địa bàn ba thành phố lớn Hà Nội, Đà Nẵng và TP
Hồ Chí Minh để khảo sát sơ bộ. Thông tin về địa chỉ email của lãnh đạo/ kế toán thuế của
các DN được tác giả thu thập được từ Trung tâm quản lý thông tin thuế DN - Bộ Tài
Chính.
Tiếp theo, nghiên cứu tiến hành điều tra với mẫu số lớn.
Trong nghiên cứu này, do giới hạn về các nguồn lực và khả năng tiếp cận các
DN nên tác giả lựa chọn cách chọn mẫu thuận tiện nhưng có kiểm soát cơ cấu để
đảm bảo các DN trong mẫu điều tra phải có đa dạng lĩnh vực hoạt động, quy mô, sở
hữu và vùng miền.
114

Cách thức tổ chức chọn mẫu và tiến hành khảo sát để thu thập dữ liệu cho phân
tích định lượng (chính thức) được tác giả thực hiện như sau:
Bước 1: Xác định đối tượng và phạm vi khảo sát
Về đối tượng điều tra: Đối tượng điều tra của khảo sát này là các DN Việt Nam.
Phạm vi điều tra: Điều tra các DN thuộc đối tượng nêu trên địa bàn các tỉnh/
thành phố trên lãnh thổ Việt Nam. Trong đó, tập trung vào các thành phố lớn như Hà
Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ.
Bước 2: Xác định kích thước (quy mô) mẫu khảo sát và địa bàn khảo sát
Việc xác định cỡ mẫu điều tra tối ưu nhất là tuân thủ theo nguyên tắc của nhà
khoa học Israel. Tác giả này cho rằng, trong điều tra xã hội học, cỡ mẫu phụ thuộc
vào hai yếu tố chính là cỡ mẫu tổng thể (ký hiệu là N) và mức độ sai số cho phép
(được ký hiệu là e). Theo đó, cỡ mẫu điều tra (ký hiệu là n) được xác định bởi công
thức:

=
+  ( )
Trong công thức trên, các nhà khoa học thường đặt mức sai số ở 0.05, tức là tương
đương với mức độ tin cậy 95%. Điều này cũng phù hợp với mức độ tin cậy thông thường
trong thống kê toán. Vì vậy, với số lượng doang nghiệp ở Việt Nam hiện nay là 811.538
DN, N = 811.538, và e = 0,05 (tương đương mức độ tin cậy là 95%), thì cỡ mẫu điều tra
trong nghiên cứu này là 400 DN và sẽ được lựa chọn ngẫu nhiên từ các địa phương trong cả
nước.
Cách xác định cơ mẫu có thể tiếp cận theo nghiên cứu của Tabachnick và Fidell
(2007) và Hair và cộng sự (2010). Theo Tabachnick và Fidell (2006), trong trường hợp
các nghiên cứu có phân tích hồi quy, cỡ mẫu tối thiểu được tính theo công thức:
Cỡ mẫu > 8m+50 (m: số biến độc lập trong mô hình nghiên cứu)
Theo Hair và cộng sự (2010), để phân tích nhân tố, quy mô mẫu cần lớn hơn
hoặc bằng 5 lần số lượng biến quan sát. Trong luận án này, tác giả sử dụng 3 biến độc
lập và 36 biến quan sát, do vậy cỡ mẫu tối thiểu có thể chấp nhận được để phân tích
hồi quy phải lớn hơn 8*4+50= 82 phiếu điều tra; cỡ mẫu tối thiểu để phân tích nhân tố
phải lớn hơn 5*36=180 phiếu điều tra.
Trong điều kiện nguồn lực hạn hẹp, tác giả dự kiến thu thập được dữ liệu của
khoảng 800 điều tra. Sau khi thu phiếu về và làm sạch, tác giả thu được 605 phiếu trả
115

lời hợp lệ của các DN. Như vậy cỡ mẫu đã phù hợp và đủ tin cậy để có thể tiến hành
các bước phân tích định lượng tiếp theo.
Bước 3: Chọn mẫu các DN từ các địa bàn khảo sát
Theo mục tiêu điều tra các DN ở một số địa bàn đại diện thuộc các tỉnh/ thành
phố trên toàn lãnh thổ Việt Nam cùng với sự hạn chế về nguồn lực (đặc biệt là thời
gian) và khả năng tiếp cận, tác giả đã chọn ra gần 30 địa bàn (tỉnh/ thành phố) để tiến
hành chọn các đơn vị cho mẫu khảo sát.
Sau khi chọn các địa bàn đại diện, tác giả đã tiến hành tổng hợp danh sách địa
chỉ liên hệ của các DN. Sau đó, tác giả chọn ra một mẫu các DN để gửi phiếu điều tra.
Bước 4: Gửi phiếu điều tra
Phiếu điều tra được gửi đến cho các lãnh đạo/ kế toán thuế của các DN theo 3
phương pháp:
Điều tra và phỏng vấn trực tiếp: với đối tượng là lãnh đạo/ kế toán thuế của một
số DN trên địa bàn các thành phố Hà Nội.
Gửi và thu phiếu qua email: Phiếu điều tra được tạo trong mẫu googleform sau đó
gửi tới địa chỉ email của DN (chủ yếu trực tiếp vào email của lãnh đạo DN nếu có địa chỉ
email rõ ràng). Trong thư điện tử, có ghi ngắn gọn về mục đích, ý nghĩa, đối tượng trả lời
của khảo sát này và cách thức trả lời để đại diện DN dễ dàng trả lời vào mẫu. Cứ mỗi khi
một đối tượng hoàn thành xong phiếu trả lời và hệ thống sẽ tự động lưu lại dữ liệu và dữ
liệu trả lời được liên kết (link) sang một tệp excel-file để quản lý.
Gửi phiếu điều tra tới các cơ quan thuộc Tổng cục thuế, các Cục thuế các tỉnh,
các Chi cục thuế quận huyện để lấy ý kiến điều tra từ các DN ngoài địa bàn Hà Nội.
Bước 5: Nhập và tổng hợp dữ liệu
Các dữ liệu sơ cấp sau khi thu thập sẽ được kiểm tra, làm sạch, mã hóa và nhập
liệu; tiếp đến, dữ liệu được xử lý bằng phầm mềm SPSS 22.
• Mô tả mẫu nghiên cứu
Kết thúc quá trình điều tra khảo sát, nghiên cứu đã thu về 605 phiếu (tương
đương với 605 DN) từ nhiều tỉnh, thành phố trên khắp cả nước với đa số là từ miền
Bắc. Chi tiết về mẫu nghiên cứu được tổng hợp trong Bảng 4.2 dưới đây:
Bảng 4.2. Đặc trưng mẫu khảo sát
Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ
Mô tả mẫu Mô tả mẫu
lượng (%) lượng (%)
Lĩnh vực SX – KD Vùng -miền
116

Xây dựng, vận tải, kho bãi 185 30,7 Miền Bắc 252 41,7
Du lịch, khách sạn 59 9,8 Miền Trung 135 22,3
Sản xuất, chế biến thực phẩm 55 9,1 Miền Nam 218 36,0
Thông tin, truyền thông, viễn thông 48 7,9 Sở hữu DN
Khoa học công nghệ 55 9,1 Tư nhân 412 68,1
Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm 46 7,6 Nhà nước 193 31,9
Dược, y tế, hóa mỹ phẩm 39 6,4 Quy mô DN (theo số lao động)
Dệt may, da giày 42 6,9 DN nhỏ 229 37,9
Sản xuất chế biến nông lâm
42 6,9 DN vừa 254 42,0
thủy sản
Công nghệ khai khoáng, CB, CT 39 6,4 DN lớn 122 20,1
Giáo dục, đào tạo 52 8,6
Bất động sản 51 8,4
Khác 56 9,3

Nguồn: Tác giả tổng hợp


Xét theo lĩnh vực hoạt động, kết quả cho thấy, các DN thuộc nhóm xây dựng,
vận tải, kho bãi chiếm đa số với 30,7%, tiếp đến là các DN thuộc nhóm du lịch, khách
sạn với 9,8% và các nhóm DN sản xuất, chế biến thực phẩm, nhóm DN khoa học công
nghệ chiếm 9,1%. Nhóm thiểu số là các DN thuộc một số lĩnh vực như dược, y tế, hóa
mỹ phẩm (6,4%), nhóm công nghệ khai khoáng, chế biến, chế tạo (6,4%).
Xét theo địa bàn hoạt động (tính theo vùng miền), nhóm DN đến từ miền Bắc
chiếm tỉ lệ cao nhất 41,7%. Tiếp đến là nhóm DN đến từ miền Nam chiếm 36% và
cuối cùng là nhóm DN đến từ miền Trung với 22,3%.
Xét theo loại hình sở hữu DN, chiếm đa số là các DN thuộc sở hữu tư nhân với
68,1% (chiếm số lượng hơn 2/3 trên tổng 605 DN của mẫu nghiên cứu). Còn lại nhóm
DN thuộc sở hữu nhà nước chiếm 31,9%.
Xét theo quy mô DN, nhóm DN nhỏ và vừa chiếm đa số so với nhóm DN lớn
và sự chênh lệch giữa hai nhóm DN nhỏ và vừa là không quá cách biệt. Cụ thể, chiếm
tỉ lệ lớn nhất là nhóm DN vừa với 42%, nhóm DN nhỏ xếp thứ hai với tỉ lệ 37,9%.
Nhóm DN lớn là nhóm chiếm tỉ lệ nhỏ nhất 20,1%. Kết quả này khá phù hợp với thực
trạng các DN Việt Nam hiện nay khi đa số DN đều là DN nhỏ và vừa.
4.1.5. Phương pháp phân tích dữ liệu
4.1.5.1. Phương pháp phân tích tổng hợp dữ liệu thứ cấp
117

Phân tích tổng hợp là một phương pháp nghiên cứu khoa học được sử dụng
trong việc tổng hợp những thông tin sẵn có để tạo thành một sản phẩm thông tin
khác. Phương pháp này dựa trên quá trình phân tích, chọn lọc và tổng hợp các nguồn
thông tin khác nhau. Theo đó, tác giã đã tiến hành thu thập các nguồn tài liệu liên
quan (các báo cáo của Tổng cục thuế, Tổng cục thống kê, VCCI...) sau đó phân loại,
sắp xếp theo trình tự thời gian và tổng hợp dữ liệu ở dạng các bảng số liệu về tình
hình kê khai thuế điện tử, nộp thuế điện tử, hoàn thuế điện tử theo các mốc thời gian
khác nhau. Các số liệu cũng được tổng hợp và so sánh chéo giữa các Cục thuế, so
sánh số liệu thành phần với số liệu tổng.
Nhìn chung, nghiên cứu sử dụng các phương pháp: phân tích xu hướng biến
động, phân tích chéo, phân tích so sánh theo nhóm, diễn giải; và tiến hành tổng hợp để
có được những thông tin phù hợp và cần thiết cho mục đích nghiên cứu.

4.1.5.2. Phương pháp phân tích dữ liệu định tính


Sau khi tiến hành thu thập dữ liệu định tính, tác giả tiến hành so sánh, đánh giá,
phân tích các ý kiến chuyên gia, ý kiến của các cán bộ cơ quan thuế, ý kiến của lãnh
đạo/ kế toán thuế của DN để thực hiện các điều chỉnh cần thiết trong mô hình nghiên
cứu và các thang đo nhân tố trong mô hình nghiên cứu.
Để thực hiện nghiên cứu này, tác giả đã tiến hành ghi chép chi tiết, tỉ mỉ và sau
đó tiến hành so sánh, đối chiếu các ý kiến chuyên gia đối với từng vấn đề được hỏi.
Điều này giúp tác giả khái quát được các ý kiến tập trung, phát hiện những điểm mới
cần lưu ý trong khi xây dựng mô hình và phát triển thang đo. Bên cạnh đó, với việc
phân tích các ý kiến, các giải thích, lập luận của các chuyên gia đã giúp tác giả có cái
nhìn toàn diện, sâu sắc hơn về các nhân tố trong mô hình nghiên cứu cũng như biểu
hiện cụ thể của các nhân tố. Đó là cơ sở để tác giả củng cố mô hình nghiên cứu và
hoàn thiện thang đo các biến số trong mô hình nghiên cứu của mình.

4.1.5.3. Phương pháp phân tích dữ liệu định lượng


Trong phần này, nghiên cứu tập trung mô tả phương pháp phân tích định lượng
được sử dụng trong đề tài. Nghiên cứu sử dụng phần mềm xử lý số liệu thống kê SPSS
22. Sau khi thu thập phiếu khảo sát, loại bỏ các phiếu trả lời không đạt tiêu chuẩn, tác
giả đã mã hóa và nhập số liệu để xử lý trên phần mềm SPSS.
• Phương pháp phân tích độ tin cậy của thang đo
118

Phân tích độ tin cậy của thang đo là một bước cần thiết để kiểm tra sự
nhất quán nội tại của thang đo được xây dựng từ mô hình lý thuyết thông qua sử
dụng hệ số Cronbach’s Alpha. Các biến trong thang đo lý thuyết không phù hợp
với kết quả khảo sát sẽ được cân nhắc để loại bỏ hoặc sắp xếp cho phù hợp hơn.
Việc thực hiện phân tích độ tin cậy của thang đo trước khi phân tích nhân tố
khám phá EFA còn có ý nghĩa quan trọng khi mô hình lý thuyết khá phức tạp và
có nhiều nhân tố bởi lý do nếu các biến không phù hợp này không được loại bỏ
thì có thể tạo ra các yếu tố giả khi thực hiện phân tích nhân tố EFA (Nguyễn
Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2009).

Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha cho biết các biến đo lường có liên kết với nhau
hay không, tuy nhiên kết quả không nhất thiết là chỉ ra các biến quan sát nào cần phải
bỏ đi và biến quan sát nào cần giữ lại. Việc tính toán hệ số tương quan giữa biến tổng
sẽ giúp chỉ ra các biến quan sát nào không đóng góp nhiều cho sự mô tả của khái niệm
cần đo (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).

Việc đánh giá độ tin cậy của các thang đo căn cứ theo các tiêu chí sau:

Các tiêu chí được sử dụng khi thực hiện đánh giá độ tin cậy thang đo như sau:

- Các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng nhỏ (cụ thể nhỏ hơn 0,3)
được cho là các biến không đóng góp nhiều cho sự mô tả khái niệm cần đo và sẽ bị cân
nhắc để loại bỏ.
- Tiêu chuẩn chọn thang đo là độ tin cậy Alpha lớn hơn 0,6 trong đó giá trị
Alpha càng lớn thì độ tin cậy nhất quán nội tại càng cao (Nunally & Burnstein, 1994).
Giá trị Alpha lớn hơn 0,8 thì thang đo lường được đánh giá là tốt; từ 0,7 đến 0,8 là sử
dụng được; đối với trường hợp khái niệm nghiên cứu là mới hoặc trong một bối cảnh
nghiên cứu mới thì giá trị Alpha có thể chỉ cần lớn hơn 0,6.

• Phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA)


Khác với phân tích độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khám phá EFA sẽ
đánh giá giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của thang đo.
Phân tích nhân tố EFA thuộc nhóm phân tích đa biến phụ thuộc lẫn nhau
(interdependence techniques). Điều này có nghĩa là không có sự phân biệt biến phụ
thuộc và biến độc lập trong phân tích nhân tố EFA, mà phân tích dựa trên mối quan hệ
tương quan giữa các biến với nhau (interrelationships). Phân tích nhân tố EFA đưa tới
119

kết quả là sự rút gọn một tập nhiều biến quan sát thành một số các yếu tố có ý nghĩa,
mỗi yếu tố đại diện cho một nhóm biến quan sát trong đó. Cơ sở của việc rút gọn dựa
vào mối quan hệ tuyến tính của các yếu tố với các biến nguyên thủy (biến quan sát).

Do phân tích nhân tố EFA không phân biệt biến độc lập và biến phụ thuộc vì
vậy để rút gọn thành các yếu tố có ý nghĩa để thực hiện phân tích hồi quy thì việc thực
hiện phân tích nhân tố EFA sẽ được thực hiện riêng rẽ đối với các biến quan sát độc
lập và các biến quan sát phụ thuộc.

Trong phân tích nhân tố EFA, phương pháp trích Principal Components
Analysis đi cùng với phép xoay Varimax là cách thức được sử dụng phổ biến nhất. Và
đối với nghiên cứu này cũng sẽ áp dụng phương pháp này dựa trên ứng dụng của phần
mềm SPSS 20.0. Đối với phương pháp phân tích nhân tố EFA như vậy thì các chỉ tiêu
để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực (theo Hair và cộng sự, 2010) là:

- Giá trị hệ số tải nhân tố hay trọng số (Factor Loading) ít nhất phải lớn hơn 0,3;
nếu giá trị lớn hơn 0,4 thì được coi là quan trọng; và giá trị lớn hơn 0,5 được coi là có
ý nghĩa thực tiễn và là điều kiện để phân tích nhân tố EFA.

- Hệ số KMO (Kaiser-Mayer-Olkin) là chỉ số được dùng để xem xét sự thích


hợp của thực hiện phân tích nhân tố. Trị số KMO lớn thì phân tích nhân tố EFA là
thích hợp. Điều kiện cần thiết để thực hiện phân tích nhân tố là: 0,5 ≤ KMO ≤ 1.

- Kiểm định Barlett có ý nghĩa thống kê (hay Sig. < 0,05). Đây là đại lượng
thống kê để xem xét giả thiết các biến không có tương quan trong tổng thể. Nếu kiểm
định này có ý nghĩa thống kê thì nghĩa là các biến có mối tương quan với nhau trong
tổng thể và thực hiện phân tích nhân tố là phù hợp.

- Phương sai tổng thể giải thích được hơn 50% sự biến thiên của các biến quan
sát (Total Variance Explained > 50%).

• Phương pháp phân tích hồi quy

Phân tích hồi quy nhằm mục đích đánh giá mức độ tác động cụ thể của từng
biến độc lập: Hệ thống thuế điện tử, Thái độ đối với hệ thống thuế điện tử, Áp dụng
thuế điện tử đến biến phụ thuộc Tuân thủ thuế trong mô hình nghiên cứu.
120

4.2. Kết quả phân tích định lượng


4.2.1. Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu
4.2.1.1. Kết quả phân tích độ tin cậy các thang đo bằng Cronbach’s alpha
Hệ số Cronbach’s alpha được dùng phổ biến trong đánh giá độ tin cậy của các
thang đo (với 3 biến quan sát trở lên) (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Cronbach’s alpha
được sử dụng để đo lường tính nhất quán của các biến quan sát trong một khái niệm
nghiên cứu. Nếu hệ số Cronbach’s alpha có giá trị từ 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng được;
trên 0,8 là tốt. Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu đề nghị rằng hệ số này từ 0,6 trở lên
là có thể sử dụng được trong những trường hợp khái niệm nghiên cứu là khái niệm
mới. Theo Nguyễn Đình Thọ (2011), Cronbach’s alpha đo lường độ tin cậy của cả
thang đo, chứ không tính độ tin cậy cho từng biến quan sát; hệ số này cho biết các biến
trong cùng một khái niệm nghiên cứu có tương quan chặt chẽ với nhau hay không. Vì
vậy, khi kiểm định độ tin cậy thang đo, các nhà nghiên cứu cần sử dụng thêm thông tin
về hệ số tương quan biến tổng; và yêu cầu của hệ số tương quan biến tổng của một
biến quan sát trong một thang đo phải từ 0.3 trở lên.

Theo đó, tác giả tiến hành kiểm định độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s alpha
đối với các thang đo và thu được kết quả như trong bảng dưới đây:
Bảng 4.3. Kết quả hệ số Cronbach's Alpha của các thang đo
Scale Scale
Corrected Cronbach's
Mean if Variance Cronbach's
Thang đo Chỉ báo Item-Total Alpha if Item
Item if Item alpha
Correlation Deleted
Deleted Deleted

AE1 24,0579 24,571 ,849 ,937

AE2 24,0198 24,738 ,863 ,936

AE3 24,0793 25,083 ,849 ,937


Áp dụng thuế
AE4 24,2248 25,549 ,789 ,942 0,948
điện tử
AE5 24,2876 26,281 ,742 ,946

AE6 24,1207 25,427 ,813 ,940

AE7 24,0331 25,035 ,861 ,936

Thái độ đối AT1 23,7008 21,982 ,843 ,931


0,943
với áp dụng AT2 23,8810 22,072 ,772 ,937
121

Scale Scale
Corrected Cronbach's
Mean if Variance Cronbach's
Thang đo Chỉ báo Item-Total Alpha if Item
Item if Item alpha
Correlation Deleted
Deleted Deleted
thuế điện tử AT3 23,7405 21,971 ,824 ,933

AT4 23,6298 22,012 ,841 ,931

AT6 23,7471 22,746 ,771 ,937

AT7 23,6149 22,065 ,780 ,937

AT8 23,6231 21,884 ,842 ,931

ETS1 32,9372 49,837 ,745 ,933

ETS2 33,0099 48,758 ,790 ,930

ETS3 33,1636 48,654 ,794 ,930

ETS4 33,2314 48,681 ,798 ,930

Hệ thống thuế ETS5 33,1190 48,986 ,815 ,929


0,939
điện tử ETS6 33,1008 48,442 ,825 ,929

ETS7 33,3620 48,129 ,728 ,934

ETS8 33,0826 48,874 ,782 ,931

ETS9 33,2463 49,083 ,580 ,943

ETS10 32,9769 49,572 ,729 ,933

TC1 38,4099 48,878 ,721 ,918

TC2 38,4000 48,830 ,774 ,915

TC3 38,4380 48,756 ,745 ,917

TC4 38,3455 49,660 ,725 ,918

TC5 38,3091 48,628 ,777 ,915

Tuân thủ thuế TC6 38,4545 49,000 ,722 ,918 0,925

TC7 38,3983 48,624 ,782 ,915

TC8 38,8281 49,576 ,509 ,930

TC9 38,4364 48,260 ,717 ,918

TC10 38,5058 48,320 ,701 ,919

TC11 38,6149 49,194 ,604 ,924

Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả


122

Kết quả phân tích độ tin cậy Cronbach's Alpha của các thang đo cho thấy các
thang đo đều có hệ số Cronbach’s alpha > 0,6, đảm bảo độ tin cậy và có thể sử dụng
vào phân tích nhân tố. Cụ thể:
Kết quả phân tích độ tin cậy Cronbach’s alpha cho thang đo “Áp dụng thuế điện
tử” lần đầu có độ tin cậy Cronbach’s alpha là 0,948. Các hệ số tương quan biến tổng
của các biến quan sát trong thang đo đều lớn hơn 0,3 và không có trường hợp loại bỏ
biến quan sát nào có thể làm cho Cronbach’s Alpha của thang đo này lớn hơn 0,948.

Kết quả phân tích độ tin cậy Cronbach’s alpha cho thang đo “Thái độ đối với hệ
thống thuế điện tử” có trường hợp biến quan sát AT5 có hệ số tương quan biến tổng
(Corrected Item-Total Correlation) quá thấp (dưới 0,3) nên được loại bỏ để tăng độ tin
cậy của thang đo Thái độ đối với hệ thống thuế điện tử (AT). Kết quả chạy lại độ tin
cậy Cronbach’s alpha của thang đo là 0.943. Các hệ số tương quan biến tổng của các
biến quan sát trong thang đo đều lớn hơn 0,3 và không có trường hợp loại bỏ biến
quan sát nào có thể làm cho Cronbach’s Alpha của thang đo này lớn hơn 0,943.

Kết quả phân tích độ tin cậy Cronbach’s alpha cho thang đo “Hệ thống thuế
điện tử” lần đầu có độ tin cậy Cronbach’s alpha là 0,939. Các hệ số tương quan biến
tổng của các biến quan sát trong thang đo đều lớn hơn 0,3 và không có trường hợp loại
bỏ biến quan sát nào có thể làm cho Cronbach’s Alpha của thang đo này lớn hơn
0,939.

Kết quả phân tích độ tin cậy Cronbach’s alpha cho thang đo “Tuân thủ thuế”
lần đầu có độ tin cậy Cronbach’s alpha là 0,925. Các hệ số tương quan biến tổng của
các biến quan sát trong thang đo đều lớn hơn 0,3 và không có trường hợp loại bỏ biến
quan sát nào có thể làm cho Cronbach’s Alpha của thang đo này lớn hơn 0,925.

4.2.1.2. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA


Mục tiêu của phân tích nhân tố khám phá là dựa vào dữ liệu mẫu khảo sát đánh
giá độ hội tụ của các biến trong thang đo và là cơ sở đánh giá độ giá trị và phân biệt
của các thang đo yếu tố trong mô hình. Hệ số KMO và kiểm định Barlett sẽ cho biết
tập biến quan sát có đủ điều kiện và phù hợp với phương pháp phân tích nhân tố. Hệ
số KMO càng lớn càng tốt. Kiểm định Barlett sẽ xem xét kiểm định cặp giả thuyết
(H0: không có sự tương quan giữa các biến quan sát trong mô hình và H1: Các biến
quan sát trong mô hình có tương quan với nhau). Nếu bác bỏ H0, điều đó có nghĩa là
các biến quan sát trong mô hình có tương quan với nhau và kỹ thuật phân tích nhân tố
là phù hợp.
123

Mô hình nghiên cứu ban đầu bao gồm 4 thang đo khái niệm với 36 biến quan
sát. Sau khi kiểm định thanh đo bằng Cronbach’s Alpha, biến quan sát AT5 đã được
loại bỏ, tác giả đưa 35 biến quan sát vào phân tích nhân tố khám phá (EFA) với phép
quay xiên góc và sử dụng phương pháp kiểm định KMO, phương pháp kiểm định
Bartlett (Bartlett's Test) để đo độ tương thích của mẫu.
Theo Hair và cộng sự (2010) và Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc
(2008), hệ số tải nhân tố của mỗi biến quan sát cần lớn hơn 0,5 để đảm bảo mức ý
nghĩa thực tiễn của phân tích nhân tố khám phá (EFA). Điều kiện của phân tích EFA
là: (1) Hệ số kiểm định KMO: 0,5≤ KMO ≤ 1; (2) Kiểm định Bartlett (Bartlett’s Test)
có ý nghĩa thống kê (giá trị Sig. ≤ 0,05).

Thực hiện phân tích nhân tố khám phá (EFA) với các biến quan sát trong mô
hình, kết quả kiểm định EFA được trình bày ở bảng sau:
Bảng 4.4. Kết quả kiểm định KMO and Bartlett
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. ,966
Bartlett's Test of Approx. Chi-Square 17374,887
Sphericity Df 465
Sig. 0,000

Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả


Bảng kết quả cho thấy kết quả hệ số KMO = 0,966 > 0,5 giá trị Sig của kiểm
định Barlett = 0,000 < 0,05 cho thấy giả thuyết H0: “Không có sự tương quan giữa các
biến quan sát trong mô hình” bị bác bỏ. Điều đó có nghĩa là các biến quan sát có tương
quan với nhau và có thể sử dụng kỹ thuật phân tích nhân tố để đánh giá sự hội tụ của
các chỉ báo trong thang đo.

Từ bảng kết quả phương sai trích (Communalities) (Bảng 1, Phụ lục 1), các
phương sai trích đều trên 0,3. Điều đó cho thấy các biến quan sát đều có đóng góp
đáng kể trong việc giải thích biến thiên của các nhân tố trong mô hình và đồng thời các
biến quan sát là phù hợp để đưa vào thực hiện các bước phân tích mô hình tiếp theo.

Giá trị Eigenvalue 1,077 > 1 đại diện cho một phần biến thiên được giải thích
bởi một nhân tố thì nhân tố rút ra sẽ có ý nghĩa tóm tắt thông tin là tốt nhất. Tổng
phương sai trích tích lũy bằng 67,439% > 50% (Bảng 2, Phụ lục 1) chứng tỏ 67,439%
124

biến thiên của dữ liệu được giải thích bởi 4 nhân tố. Bên cạnh đó, biểu đồ Scree plot
cũng cho thấy tập biến quan sát sẽ hội tụ về 4 nhân tố.

Hình 4.3. Biểu đồ Scree plot


Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả
Ma trận hệ số tải nhân tố được trình bày trong bảng dưới đây:
Bảng 4.5. Ma trận hệ số tải nhân tố

Factor

1 2 3 4

TC5 ,884

TC7 ,839

TC9 ,778

TC6 ,748

TC4 ,747

TC2 ,727
125

Factor

1 2 3 4

TC3 ,611

TC10 ,537

TC1 ,516

ETS7 ,913

ETS5 ,794

ETS4 ,790

ETS6 ,783

ETS3 ,688

ETS2 ,624

ETS8 ,611

ETS9 ,570

AE6 ,860

AE5 ,751

AE7 ,749

AE2 ,747

AE4 ,746

AE3 ,708

AE1 ,645

AT1 ,875

AT4 ,808

AT8 ,743

AT3 ,727

AT7 ,713

AT2 ,680
126

Factor

1 2 3 4

AT6 ,638

Extraction Method: Principal Axis Factoring.


Rotation Method: Promax with Kaiser Normalization.

a. Rotation converged in 7 iterations.

Nguồn: Kết quả phân tích EFA với SPSS 22


Khi thực hiện quy trình phân tích EFA, một số biến quan sát có hệ số tải nhân
tố khá thấp (gồm TC8, ETS10 và ETS1), hệ số tải nhân tố của các biến quan sát này
đều nhỏ hơn 0.5. Theo Hair và cộng sự (2010) và Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng
Ngọc (2008) các biến này sẽ lần lượt được loại bỏ ra khỏi tập biến. Kết quả phân tích
cũng cho thấy các biến quan sát nhìn chung có hệ số tải nhân tố khá cao về các nhân tố
trong mô hình. Điều đó chứng tỏ các biến trong một thang đo đảm bảo độ hội tụ, các
khái niệm (thang đo) đưa ra trong mô hình có tính phân biệt, có thể sử dụng vào các
quy trình phân tích mô hình tiếp theo. Vai trò, đóng góp của các biến quan sát trong
các nhân tố được thể hiện ở bảng ma trận hệ số điểm nhân tố (xem Bảng 3, Phụ lục 1).

4.2.1.3. Kết quả phân tích nhân tố khẳng định CFA


Mục tiêu của phân tích nhân tố khẳng định (CFA) là khẳng định sự phù hợp của
thang đo các khái niệm trong tổng thể mô hình dựa vào dữ liệu mẫu. Trên cơ sở ma trận
kiểu – Pattern matrix (ma trận hệ số tải nhân tố đã rút ra từ phân tích EFA ở trên), tác
giả sử dụng kỹ thuật CFA (Confirm Factor Analysis) để đánh giá độ hội tụ, phân biệt
của các thang đo khái niệm trong mô hình. Kết quả phân tích CFA thể hiện ở hình dưới
đây:
127

Hình 4.4. Kết quả CFA với mô hình chưa chuẩn hóa
Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả
128

Hình 4.5. Kết quả CFA với mô hình đã chuẩn hóa


Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả
Kết quả CFA với mô hình đã chuẩn hóa cho thấy các chỉ số phản ánh mức độ
phù hợp của mô hình như Chi-square=1890,773 (P=0,000); Chi-square/df =
129

4,428<5; RMSEA=0,075<0,08 và TLI=0,908, CFI=0,915 đều lớn hơn 0,9 chỉ có


chỉ số GFI = 0,828<0,9. Như vậy hầu hết các chỉ số phản ảnh mức độ phù hợp của
mô hình đều ở mức đảm bảo so với các ngưỡng quy định (Hair và cộng sự, 2010).
Điều này chứng tỏ mô hình phân tích là phù hợp với dữ liệu thu thập và các khái
niệm đảm bảo tính đơn hướng.
Để đánh giá chất lượng của các thang đo khái niệm, tác giả đã tính toán các chỉ
số độ tin cậy tổng hợp (CR), phương sai trích (AVE), phương sai đóng góp cực đại
(MSV) và phương sai đóng góp trung bình (ASV). Kết quả được thể hiện trong bảng
dưới đây:
Bảng 4.6. Kết quả phân tích độ tin cậy thang đo bằng phân tích nhân tố
khẳng định CFA
CR AVE MSV ASV AE TC ETS AT

AE 0,946 0,717 0,736 0,575 0,847

TC 0,933 0,607 0,582 0,546 0,743 0,779

ETS 0,932 0,633 0,587 0,509 0,661 0,710 0,796

AT 0,943 0,705 0,736 0,635 0,858 0,763 0,766 0,839


Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả
Kết quả cho thấy độ tin cậy tổng hợp (CR) đối với các thang đo đều rất cao
(thỏa mãn đều lớn hơn 0,7 là lý tưởng) và phương sai trích trung bình (AVE) đều đạt
tiêu chuẩn > 0.5 nên các thang đo khái niệm trong mô hình đảm bảo giá trị hội tụ tốt.
Như vậy, kết quả này khẳng định các thang đo của các khái niệm nghiên cứu đều đạt
yêu cầu về giá trị (tính đơn hướng, giá trị hội tụ và giá trị phân biệt) và độ tin cậy. Do
đó, có thể sử dụng các thang đo này vào phân tích mô hình cấu trúc để kiểm định mối
quan hệ tác động giữa các nhân tố trong mô hình.

4.2.1.4. Kết quả kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu
Bước tiếp theo của quá trình phân tích định lượng, sau khi kiểm tra, đánh giá
các thang đo, là phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM). Mục tiêu của phân tích
mô hình cấu trúc là kiểm tra các mối liên hệ trong mô hình nghiên cứu một cách đồng
thời để kết luận về các giả thuyết nghiên cứu đặt ra. Sau đây là kết quả phân tích SEM
với mô hình nghiên cứu của tác giả:
130

Hình 4.6. Kết quả phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (chưa chuẩn hóa)
Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả

Hình 4.7. Kết quả phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (chuẩn hóa)
131

Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả


Kết quả SEM với mô hình đã chuẩn hóa cho thấy các chỉ số phản ánh mức độ
phù hợp của mô hình như Chi-square=1890,773 (P=0,000); Chi-square/df = 4,428<5;
RMSEA=0,075<0,08 và TLI=0,908, CFI=0,915 đều lớn hơn 0,9 chỉ có chỉ số GFI =
0,828<0,9 nhưng ở mức chấp nhận được. Điều đó chứng tỏ kết quả mô hình phù hợp
với dữ liệu thu thập và các kết quả ước lượng đảm bảo tin cậy.
Sau khi kiểm định các giả thuyết nghiên cứu bằng mô hình cấu trúc tuyến tính
(SEM), các kết quả kiểm định tác động của các nhân tố trong mô hình được cụ thể hóa
trong bảng dưới đây:
Bảng 4.7. Kết quả ước lượng mô hình nghiên cứu

Estimate S,E, C,R, P

H1 AE <--- ETS 0,01 0,048 0,214 0,83


H2 AE <--- AT 0,993 0,057 17,416 ***
H3 TC <--- AE 0,263 0,049 5,365 ***
H4 TC <--- ETS 0,271 0,043 6,242 ***
H5 TC <--- AT 0,232 0,068 3,382 ***
H6 AT <--- ETS 0,745 0,043 17,487 ***

Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả


Kết quả kiểm định mô hình cho thấy:
- Chưa có cơ sở để kết luận về tác động của Hệ thống thuế điện tử đến Áp dụng
thuế điện tử: β = 0,01, P-value = 0,83 > 0,05. Nên giả thuyết H1 bị bác bỏ.
- Thái độ đối với hệ thống thuế điện tử có tác động trực tiếp và tích cực tới Áp
dụng thuế điện tử: β = 0,993, P-value < 0,001. Nên giả thuyết H2 được ủng hộ.
- Áp dụng thuế điện tử có tác động trực tiếp và tích cực tới Tuân thủ thuế: β =
0,263, P-value < 0,001. Nên giả thuyết H3 được ủng hộ.
- Hệ thống thuế điện tử có tác động trực tiếp và tích cực tới Tuân thủ thuế: β =
0,271, P-value < 0,001. Nên giả thuyết H4 được ủng hộ.
- Thái độ đối với hệ thống thuế điện tử có tác động trực tiếp và tích cực tới
Tuân thủ thuế: β = 0,232, P-value < 0,001. Nên giả thuyết H5 được ủng hộ.
132

- Hệ thống thuế điện tử có tác động trực tiếp và tích cực tới Thái độ đối với hệ
thống thuế điện tử: β = 0,745, P-value < 0,001. Nên giả thuyết H6 được ủng hộ.
- Thái độ đối với hệ thống thuế điện tử là biến trung gian tác động lên mối quan
hệ giữa Hệ thống thuế điện tử và Áp dụng thuế điện tử. Nên giả thuyết H7 được ủng
hộ.
- Áp dụng thuế điện tử là biến trung gian tác động lên mối quan hệ giữa Thái độ
đối với hệ thống thuế điện tử và Tuân thủ thuế. Nên giả thuyết H8 được ủng hộ.
- Thái độ với hệ thống thuế điện tử không phải là biến trung gian tác động lên
mối quan hệ giữa Hệ thống thuế điện tử và Tuân thủ thuế. Nên giả thuyết H9 không
được ủng hộ.
Theo kết quả ước lượng mô hình nghiên cứu trên, các hệ số tác động của các
biến độc lập đến biến phụ thuộc được cụ thể hóa trong sơ đồ dưới đây:

Hệ thống thuế 0,271


(***)
điện tử

0,263
0,745 Áp dụng (***) Tuân thủ
(***)
0,993 thuế điện tử thuế
(***)
Thái độ đối với
hệ thống thuế
điện tử 0,232
(***)

Ghi chú: (***) là P_value


Hình 4.8. Sơ đồ tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc
Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả

4.2.1.5. Kết quả phân tích tác động của các biến kiểm soát đến tuân thủ thuế của
doanh nghiệp
Mục tiêu của các phân tích này là để xem xét tác động của các yếu tố kiểm soát
thuộc về DN và bối cảnh đến tuân thủ thuế của các DN. Tác giả sẽ tập trung vào phân
tích tác động của 2 yếu tố là đặc điểm sở hữu DN và quy mô của DN đến mức độ tuân
thủ thuế của các DN. Các kết quả sẽ được trình bày dưới đây:

• Tác động của sở hữu doanh nghiệp


133

Bảng 4.8: Kết quả phân tích phương sai (khác biệt theo đặc điểm sở hữu DN)
Levene's Test for
Equality of
Variances t-test for Equality of Means

95% Confidence
Interval of the
Difference
Sig. (2- Mean Std. Error
F Sig. T df tailed) Difference Difference Lower Upper

TC Equal
variances 10,305 ,001 -9,788 603 ,000 -,55292 ,05649 -,66386 -,44199
assumed

Equal
variances
-11,164 522,884 ,000 -,55292 ,04953 -,65022 -,45563
not
assumed

Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả


Kết quả kiểm định cho thấy tồn tại khác biệt (có ý nghĩa thống kê) về mức độ
tuân thủ thuế của các DN thuộc 2 nhóm loại hình sở hữu Nhà nước và tư nhân. Điều
đó có nghĩa là đặc điểm sở hữu cũng là một yếu tố tác động đến sự tuân thủ thuế của
các DN Việt Nam.

• Tác động của quy mô DN

Bảng 4.9. Kết quả kiểm định khác biệt chi tiết theo từng cặp theo quy mô DN
Mean 95% Confidence Interval
Difference (I-
(I) Số lượng lao động của DN J) Std. Error Sig. Lower Bound Upper Bound

DN nhỏ DN vừa -,72134* ,05411 ,000 -,8485 -,5942

DN lớn -,81120* ,06656 ,000 -,9676 -,6548

DN vừa DN nhỏ ,72134* ,05411 ,000 ,5942 ,8485

DN lớn -,08986 ,06541 ,355 -,2435 ,0638

DN lớn DN nhỏ ,81120* ,06656 ,000 ,6548 ,9676

DN vừa ,08986 ,06541 ,355 -,0638 ,2435

*. The mean difference is significant at the 0,05 level.

Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả


134

Kết quả kiểm định cho thấy tồn tại khác biệt (có ý nghĩa thống kê) về mức độ
tuân thủ thuế của các DN với quy mô nhỏ, vừa và lớn. Điều đó có nghĩa là quy mô
cũng là một yếu tố tác động đến mức độ tuân thủ thuế của các DN Việt Nam.

4.2.2. Một số phát hiện khác


4.2.2.1. Sự khác biệt về tác động của các yếu tố đến tuân thủ thuế giữa các
nhóm quy mô doanh nghiệp
Theo đặc điểm về quy mô, mẫu khảo sát được chia làm 3 nhóm: nhóm DN
quy mô nhỏ, DN quy mô vừa và DN quy mô lớn. Sau đó, tác giả sử dụng kĩ thuật
phân tích mô hình cấu trúc đa nhóm; dựa trên kết quả chênh lệnh giá trị Chi-bình
phương và bậc tự do của 2 mô hình: mô hình cấu trúc ràng buộc (tất cả các hệ số
hồi quy trong mô hình được cố định không đổi cho 3 mẫu quy mô DN) và mô hình
không ràng buộc (các hệ số hồi quy được thay đổi đối với với nhóm DN khác nhau)
để kiểm định giả thuyết H0: “Không có sự khác nhau về hệ số tác động trong mô
hình giữa các nhóm quy mô DN” và H1: “Có sự khác nhau về hệ số tác động trong
mô hình giữa các nhóm quy mô DN”. Nếu giả thuyết H0 bị bác bỏ, điều đó có
nghĩa là mô hình ràng buộc bị bác bỏ, các hệ số tác động sẽ khác nhau cho các mô
hình nhóm. Kết quả kiểm định được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 4.10. Kết quả phân tích khác biệt mô hình cấu trúc đa nhóm (quy mô DN)
Giá trị Chi-bình phương Bậc tự do
Mô hình phân tích P_value
(  ) (Df)
Không ràng buộc (khả biến) 3964,311 1285
Ràng buộc (bất biến) 4006,87 1297 0,000
Chênh lệch Chi- bình phương 42,56 12
Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả
Kết quả kiểm định cho thấy giá trị P_value của kiểm định Chi-square rất nhỏ (<
0.05) nên bác bỏ giả thuyết H0, mô hình khả biến là phù hợp. Điều này hàm ý rằng các
hệ số tác động sẽ khác nhau (một cách có ý nghĩa thống kê) cho các nhóm quy mô DN
khác nhau. Để xem xét, các hệ số tác động này sẽ khác nhau như thế nào giữa các mô
hình nhóm quy mô DN, xem bảng dưới đây:
Bảng 4.11. Kết quả ước lượng mô hình cấu trúc với các nhóm quy mô DN
DN nhỏ DN vừa DN lớn
135

Tác động
Estimate P Estimate P Estimate P

AT <--- ETS 0,796 *** 0,539 *** 0,48 ***


AE <--- ETS 0,113 0,091 -0,041 0,575 -0,125 0,196
AE <--- AT 0,954 *** 0,873 *** 1,095 ***
TC <--- ETS 0,219 *** 0,237 *** 0,236 0,007
TC <--- AT 0,442 *** 0,017 0,878 0,222 0,204
TC <--- AE 0,088 0,259 0,479 *** 0,08 0,429

Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả


Bảng kết quả hệ số ước lượng cho 3 mô hình nhóm quy mô DN cho thấy mức
độ tác động của các yếu tố đến việc áp dụng thuế điện tử và tuân thủ thuế là khác giữa
các nhóm quy mô DN. Một số phát hiện đáng chú ý có thể chỉ ra như sau: thứ nhất,
trong khi ở các DN quy mô nhỏ, thái độ đối với áp dụng thuế điện tử có tác động tích
cực tới việc tuân thủ thuế của DN thì ở các DN quy mô vừa và lớn tác động này là
không rõ ràng. Thứ hai, đối với các DN quy mô vừa, áp dụng thuế điện tử có tác động
tích cực đến tuân thủ thuế của DN nhưng đối với các DN quy mô nhỏ và lớn thì tác
động này cũng không được thể hiện. Thứ ba, đối với các DN quy mô nhỏ và vừa, hệ
thống thuế điện tử có tác động tích cực đến tuân thủ thuế của DN nhưng đối với các
DN quy mô lớn thì tác động này là không rõ ràng.
Các kết quả này hàm ý rằng, đối với các DN quy mô nhỏ thì thay đổi thái độ
đối với hệ thống thuế điện tử và cải thiện hệ thống thuế điện tử có thể làm tăng mức độ
tuân thuế của họ. Đối với các DN quy mô vừa thì việc cải thiện hệ thống thuế điện tử
và áp dụng thuế điện tử hiệu quả sẽ làm tăng mức độ tuân thủ thuế của họ.

4.2.2.2. Sự khác biệt về tác động của các yếu tố đến tuân thủ thuế theo sở hữu
doanh nghiệp
Theo đặc điểm về sở hữu, mẫu khảo sát được chia làm 2 nhóm: nhóm DN thuộc
sở hữu tư nhân và nhóm DN thuộc sở hữu nhà nước. Dựa trên kết quả chênh lệnh giá
trị Chi-bình phương và bậc tự do của 2 mô hình: mô hình ràng buộc (tất cả các hệ số
hồi quy trong mô hình được cố định không đổi cho 2 nhóm) và mô hình không ràng
buộc (các hệ số hồi quy được thay đổi đối với với nhóm DN khác nhau) để kiểm định
giả thuyết H0: “Không có sự khác nhau về hệ số hồi quy trong các mô hình nhóm” và
H1: “Có sự khác nhau về hệ số tác động trong các mô hình nhóm”. Nếu giả thuyết H0
136

bị bác bỏ, điều đó có nghĩa là mô hình ràng buộc bị bác bỏ, các hệ số tác động sẽ khác
nhau cho các mô hình nhóm. Kết quả kiểm định được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 4.12. Kết quả phân tích khác biệt mô hình cấu trúc đa nhóm (Sở hữu DN)

Giá trị Chi-bình phương Bậc tự do


Mô hình phân tích P_value
(  ) (Df)

Không ràng buộc (khả biến) 2837,344 856 0,000


Ràng buộc (bất biến) 2868,772 862

Chênh lệch 31,43 6


Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả
Kết quả kiểm định cho thấy giá trị P_value của kiểm định Chi-square rất nhỏ (<
0.05) nên bác bỏ giả thuyết H0, mô hình khả biến là phù hợp. Điều này hàm ý rằng các
hệ số tác động sẽ khác nhau (một cách có ý nghĩa thống kê) cho các nhóm DN sở hữu
khác nhau. Để xem xét, các hệ số tác động này sẽ khác nhau như thế nào giữa các mô
hình nhóm sở hữu của DN, xem bảng dưới đây:
Bảng 4.13. Kết quả ước lượng mô hình cấu trúc với các nhóm sở hữu DN
Tư nhân Nhà nước
Tác động
Estimate P Estimate P
AT <--- ETS 0,8 *** 0,491 ***
AE <--- ETS 0,002 0,979 0,023 0,734
AE <--- AT 1,06 *** 0,719 ***
TC <--- ETS 0,326 *** 0,178 ***
TC <--- AT 0,194 ** 0,159 0,137
TC <--- AE 0,26 *** 0,264 ***
Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả
Bảng kết quả hệ số ước lượng cho 2 mô hình nhóm sở hữu DN cho thấy mức độ
tác động của các yếu tố đến việc áp dụng thuế điện tử và tuân thủ thuế là khác giữa các
nhóm sở hữu DN. Một số phát hiện đáng chú ý có thể chỉ ra như sau: thứ nhất, đối với
các DN thuộc sở hữu tư nhân, hệ thống thuế điện tử có tác động tích cực tới việc tuân
thủ thuế của DN, trong khi đó đối với các DN thuộc sở hữu nhà nước tác động này
không được thể hiện rõ ràng. Thứ hai, đối với các DN thuộc sở hữu tư nhân, áp dụng
137

thuế điện tử có tác động tích cực tới việc tuân thủ thuế của DN, trong khi đó đối với
các DN thuộc sở hữu nhà nước tác động này lại không được thể hiện.
Các kết quả này hàm ý rằng, đối với các DN thuộc sở hữu tư nhân thì việc cải
thiện hệ thống thuế điện tử và áp dụng thuế điện tử hiệu quả sẽ làm tăng mức độ tuân
thủ thuế của họ.

4.3. Bàn luận về kết quả nghiên cứu


• Bàn luận về kết quả kiểm định các giả thuyết của mô hình nghiên cứu
Thứ nhất, chưa có cơ sở để kết luận về tác động của Hệ thống thuế điện tử đến
Áp dụng thuế điện tử. Điều này cho thấy việc áp dụng thuế điện tử không liên quan
hay nói cách khác là không bị ảnh hưởng bởi hệ thống thuế điện tử. Nói một cách
khác, một hệ thống thuế điện tử với các thông tin, thủ tục hành chính thuế rõ ràng; các
chính sách ưu đãi được tuyên truyền rộng rãi; các quy định xử phạt nghiêm minh, công
bằng; các hoạt động thanh, kiểm tra được tiến hành công khai, thường xuyên chưa đủ
để khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng thuế điện tử. Kết quả này hoàn toàn phù
hợp với thực tiễn quản lý thuế ở Việt Nam khi Nghị định 12/2015/NĐ-CP ngày 12
tháng 02 năm 2015 về Quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
các luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về thuế có ghi rõ
nghĩa vụ bắt buộc sử dụng dịch vụ điện tử của các tổ chức sản xuất kinh doanh:
“Người nộp thuế là tổ chức sản xuất kinh doanh thuộc trường hợp không phải sử dụng
các dịch vụ điện tử do cơ quan thuế cung cấp chỉ gồm các trường hợp đặc biệt theo
quy định của Bộ Tài chính”. Tiếp đó, Nghị quyết số 19/2016/NQ-CP về những nhiệm
vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh
quốc gia hai năm 2016 - 2017 đã đề ra định hướng đến năm 2020 quy định nhiệm vụ
của ngành thuế là thực hiện ứng dụng CNTT tối thiểu đạt 95% trong nộp tờ khai, nộp
thuế, hoàn thuế; công khai cơ sở dữ liệu về hoàn thuế, bảo đảm 100% hồ sơ hoàn thuế
được kiểm tra và 100% hồ sơ khiếu nại của người nộp thuế được giải quyết đúng thời
gian quy định của pháp luật. Điều này có nghĩa là việc áp dụng thuế điện tử của các
DN là quy định bắt buộc thay vì là lựa chọn hay bị ảnh hưởng bới hệ thống thuế điện
tử vì vậy giả thuyết H1 về mối quan hệ giữa hệ thống thuế điện tử đến áp dụng thuế
điện tử đã bị bác bỏ là có căn cứ dựa trên phân tích dữ liệu nghiên cứu và dựa trên
thực tiễn quản lý thuế tại Việt Nam.
Thứ hai, Thái độ đối với hệ thống thuế điện tử có tác động trực tiếp và tích cực
tới Áp dụng thuế điện tử và đóng góp tới 37,3% vào sự thay đổi của áp dụng thuế điện
tử. Nói cách khác, trung bình một đơn vị thay đổi đối với thái độ đối với hệ thống thuế
138

điện tử sẽ dẫn đến 0,373 đơn vị thay đổi đối với tuân thủ thuế. Điều này có thể được
giải thích dựa trên Lý thuyết Hành động hợp lý (TRA) rằng khi người nộp thuế nhận
thấy hệ thống thuế điện tử an toàn, bảo mật, thuận tiện và tiết kiệm thời gian thì họ sẽ
có cảm tình tốt với hệ thống thuế điện tử. Từ đó dẫn đến hành động sử dụng hệ thống
thuế điện tử và cho kết quả là cải thiện mức độ tuân thủ thuế. Kết quả này phù hợp với
một số phát hiện của các học giả khác như Ondara và cộng sự (2016) đã chỉ ra rằng có
mối quan hệ chặt chẽ giữa thái độ đối với hệ thống thuế điện tử và tuân thủ thuế; hay
Kiring và cộng sự (2017) đã chỉ ra mối liên hệ chặt chẽ giữa thái độ đối với việc khai
thuế qua mạng về sự dễ dàng, đơn giản trong việc nộp hồ sơ và tuân thủ thuế.
Nghiên cứu của Khaddafi và cộng sự (2018) cũng ủng hộ cho kết quả kiểm định
này khi chỉ ra rằng thái độ đối với hệ thống thuế điện tác động đến việc áp dụng hệ
thống thuế điện tử dựa trên ba khía cạnh là tính dễ sử dụng, cường độ của hành vi và
sự hài lòng của người dùng. Hay nói cách khác, mức độ dễ sử dụng của hệ thống thuế
điện tử tỉ lệ thuận với động lực và mong muốn áp dụng của người dùng và khi có các
giao dịch thuế điện tử giữa NNT và CQT sẽ trở nên hiệu quả hơn. Đồng tình với kết
quả này, Zaidi và cộng sự (2017) cũng nhấn mạnh trong nghiên cứu của mình rằng
những NNT có trình độ CNTT ở mức độ cơ bản sẽ dễ dàng sử dụng hệ thống thuế điện
tử hơn những người không có trình độ về CNTT hoặc có nhưng ở mức độ thấp. Thật
vậy, khi một cá nhân sở hữu kỹ năng máy tính càng cao thì cá nhân đó càng cảm thấy
rằng công nghệ đó dễ sử dụng (Igbaria & Livari, 1995; Venkatesh & Davis, 2000;
Wang và cộng sự, 2003). Nghiên cứu của Wang và cộng sự (2003) cũng ủng hộ điều
này bằng việc chứng minh rằng tính hiệu quả của máy tính sẽ tác động tích cực tới sự
cảm nhận về tính dễ sử dụng và tính hữu ích và do đó, ảnh hưởng tới hành vi áp dụng
hệ thống thuế điện tử.
Đặt trong bối cảnh áp dụng thuế điện tử tại Việt Nam, đa số NNT xuất phát từ
sự tự nhận thức hoặc được tuyên truyền rộng rãi về lợi ích của thuế điện tử đều có thái
độ tích cực đối với hệ thống thuế điện tử và từ đó sẵn lòng áp dụng các dịch vụ thuế
điện tử. Với những NNT đã có trình độ về CNTT đủ đáp ứng và đảm bảo được điều
kiện về cơ sở hạ tầng thông tin - máy tính kết nối với mạng internet và có phần mềm
kết nối với hệ thống của Tổng cục Thuế đều đánh giá cao sự nhanh chóng, tiện lợi và
hiệu quả của hệ thống thuế điện tử và tiếp tục sử dụng trong tương lai. Một số NNT
chưa đảm bảo về trình độ CNTT hoặc cơ sở hạ tầng thông tin sẽ e ngại về những rủi ro
xảy ra khi họ áp dụng thuế điện tử, tuy nhiên, khi nhận thức được những NNT khác
đang nhận được lợi ích từ việc sử dụng thuế điện tử, họ cũng có xu hướng hoàn thiện
các điều kiện để có thể sử dụng một cách thành thạo và hiệu quả. Không chỉ là thực tế,
139

điều này đã được chứng minh bằng nghiên cứu định lượng của Nguyễn Thị Lệ Thúy
và cộng sự (2018) rằng nhận thức về sự hữu ích, tính dễ sử dụng, tính tương thích của
thuế điện tử có tác động trực tiếp và tích cực đến thái độ tiếp tục sử dụng thuế điện tử.
Trái ngược với đó, nhận thức về rủi ro của thuế điện tử có tác động trực tiếp và ngược
chiều tới thái độ tiếp tục sử dụng thuế điện tử (Nguyễn Thị Lệ Thúy và cộng sự, 2018).
Thứ ba, Áp dụng thuế điện tử có tác động trực tiếp và tích cực đến Tuân thủ
thuế và giải thích 37,8% sự thay đổi mức độ tuân thủ thuế. Nói cách khác, trung bình
một đơn vị thay đổi đối với áp dụng thuế điện tử sẽ dẫn đến 0,378 đơn vị thay đổi đối
với tuân thủ thuế. Từ góc độ lý thuyết, phát hiện này được ủng hộ bởi Lý thuyết của
mô hình chấp nhận công nghệ (TAM), lý thuyết này lập luận rằng nhận thức về việc sử
dụng CNTT là rất quan trọng đối với việc áp dụng công nghệ đó. Việc áp dụng CNTT
có thể sẽ tăng cường mức độ tuân thủ thuế của DN. Từ góc độ thực nghiệm, kết quả
này tương đồng với kết quả nghiên cứu của một số học giả quốc tế. Trong nghiên cứu
của Lee (2016), tác giả đã chứng minh áp dụng thuế điện tử không chỉ tác động trực
tiếp tới tuân thủ thuế mà còn góp phần nâng cao tính minh bạch của các giao dịch kinh
doanh và dịch vụ thuế. Theo đó, từ góc độ chính sách, nếu hệ thống thuế điện tử được
hoạch định tốt và được thực thi tốt, nó có thể dẫn đến mức độ tuân thủ thuế cao hơn.
Tiếp cận từ góc độ quy trình tuân thủ thuế, Becker và Lacktorin-Reveer (2008)
và Muturi và Kiarie (2015) cho rằng việc thực hiện khai thuế điện tử và áp dụng hóa
đơn điện tử có tác động tích cực đến việc tuân thủ của NNT. Nhấn mạnh về kết quả
này, Muturi và Kiarie (2015) đã tìm ra mối tương quan tích cực giữa đăng ký thuế điện
tử và tuân thủ thuế GTGT. Tương tự với đó, nghiên cứu của Motwani và cộng sự
(2015) về hệ thống thuế điện tử ở Ấn Độ chỉ ra rằng việc áp dụng thuế điện tử ở quốc
gia này tuy không bắt buộc, nhưng việc khai thuế và thanh toán thuế điện tử có tác
dụng làm tăng tính tuân thủ thuế của NNT. Muturi và Kiarie (2015) với nghiên cứu về
thuế điện tử tại Kenya cũng ủng hộ rằng có mối tương quan chặt chẽ và thuận chiều
giữa việc áp dụng hệ thống thuế điện tử thông qua đăng ký thuế điện tử và khai thuế
điện tử.
Tại Việt Nam, việc triển khai và áp dụng thuế điện tử được tiến hành theo lộ
trình thời gian và tiếp cận theo phương thức làm thí điểm ở một số thành phố lớn để
xem xét và điều chỉnh/ hoàn thiện (nếu cần) trước khi áp dụng trên toàn quốc. Vì vậy,
khi nhìn vào các số liệu thứ cấp về số lượng DN tham gia từ đăng kí thuế, kê khai
thuế, nộp thuế, hoàn thuế đều thấy xu hướng gia tăng theo thời gian. Và tương ứng với
sự gia tăng trong việc áp dụng thuế điện tử cũng là sự gia tăng về mức độ tuân thủ thuế
(xem số liệu ở Chương 3). Ví dụ: tỉ lệ tờ khai thuế đã nộp đúng hạn/ số tờ khai thuế đã
140

nộp tăng dần qua các năm từ 96% năm 2016 lên đến 97% năm 2020, hay số tiền nợ
thuế không có khả năng thu có xu hướng giảm dần qua các năm từ 31.469 tỉ đồng năm
2017 xuống còn 28.127 tỉ đồng năm 2020. Như vậy, từ thực tiễn cho thấy áp dụng thuế
điện có tác động tích cực đến tuân thủ thuế, càng theo thời gian khi sự áp dụng thuế
điện tử được diễn ra rộng và sâu hơn thì mức độ tuân thủ thuế cũng tăng dần.
Thứ tư, Hệ thống thuế điện tử có tác động trực tiếp và tích cực tới Tuân thủ thuế
và giải thích 27,1% sự thay đổi mức độ tuân thủ thuế. Nói cách khác, trung bình một
đơn vị thay đổi đối với hệ thống thuế điện tử sẽ dẫn đến 0,271 đơn vị thay đổi đối với
tuân thủ thuế. Điều này có nghĩa là hệ thống thuế điện tử với thủ tục/quy trình đơn
giản, đầy đủ, công khai; các thông tin dễ tiếp cận và chính sách thuế được tuyên truyền
rộng rãi và kịp thời đến DN; hoạt động kiểm tra/thanh tra được tiến hành thường
xuyên và công bằng; các hình thức xử phạt và mức xử phạt đủ sức răn đe sẽ làm tăng
tuân thủ thuế của các DN. Bàn về kết quả này, Ibrahim và cộng sự (2015) cũng đồng
tình rằng người nộp thuế sẽ trả thuế nếu họ tin tưởng vào chính phủ. Theo
Nkundabanyanga & cộng sự (2017), người nộp thuế sẽ tuân thủ khi họ nhận thấy chính
phủ cung cấp cho người dân một số dịch vụ công tương ứng với số thuế họ nộp. Do
các dịch vụ công có đặc tính vô hình, vì vậy, Bananuka & cộng sự (2018) gợi ý rằng
một số hoạt động hay cơ sở vật chất được tạo ra sẽ là câu trả lời thuyết phục cho trách
nhiệm giải trình của chính phủ. Khi người nộp thuế tin rằng chính phủ đối xử bình
đẳng với tất cả công dân, họ sẽ tự nguyện tuân thủ theo luật thuế (Nkundabanyanga &
cộng sự, 2017). Tiếp cận từ góc độ quản lý thuế, Đặng Ngọc Hậu (2016) cũng nhấn
mạnh rằng minh bạch - quản lý thuế một cách rõ ràng, công khai đảm bảo quyền và lợi
ích hợp pháp của các cá nhân và tổ chức trong việc tiếp cận thông tin và giám sát hoạt
động quản lý của cơ quan thuế là yếu tố vô cùng quan trọng. Nghiên cứu này chỉ ra sự
minh bạch tỉ lệ thuận với mức độ tuân thủ của NNT.
Thứ năm, Thái độ đối với hệ thống thuế điện tử có tác động trực tiếp và tích cực
tới Tuân thủ thuế và giải thích 23,2% sự thay đổi mức độ tuân thủ thuế. Nói cách khác,
trung bình một đơn vị thay đổi về Thái độ đối với hệ thống thuế điện tử sẽ dẫn đến
0,232 đơn vị thay đổi đối với tuân thủ thuế. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu
của rất nhiều học giả như Simuyu và Jagongo (2019); Ondara và cộng sự. (2016);
Maisiba và Atambo (2016); Al-Debei và cộng sự (2015). Theo Chan và cộng sự
(2000), thái độ đối với hệ thống thuế điện tử của NNT cùng chiều với mức độ tuân thủ
thuế của họ, nếu thái độ càng tích cực, càng ủng hộ thì mức độ tuân thủ càng cao, nếu
thái độ càng thấp thì mức độ tuân thủ thuế của họ cũng thấp. Củng cố cho phát hiện
này, Al-Debei và cộng sự (2015) cũng chỉ ra rằng khi NNT nhận thức hoặc đánh giá
141

hệ thống thuế điện tử là an toàn, họ sẽ sẵn sàng tin tưởng áp dụng. Trái ngược với đó,
nếu những NNT đánh giá hệ thống thuế điện tử không dễ sử dụng, họ sẽ không áp
dụng hệ thống này hoặc miễn cưỡng áp dụng, điều này ảnh hưởng đến mức độ tuân
thủ thuế (Maisiba và Atambo, 2016). Mối tương quan giữa thái độ đối với hệ thống
thuế điện tử và tuân thủ thuế cũng được tìm ra trong nghiên cứu của Ondara và cộng
sự (2016). Mối quan hệ này sau đó đã được chứng minh bởi nghiên cứu của Simuyu và
Jagongo (2019) rằng khi việc nộp thuế điện tử dễ dàng, đơn giản và an toàn, nó có thể
cải thiện sự tuân thủ của NNT.
Thứ sáu, Hệ thống thuế điện tử có tác động trực tiếp và tích cực tới Thái độ đối
với hệ thống thuế điện tử và giải thích 74,5% sự thay đổi về thái độ đối với hệ thống
thuế điện tử. Nói cách khác, trung bình một đơn vị thay đổi đối với hệ thống thuế điện
tử sẽ dẫn đến 0,745 đơn vị thay đổi về thái độ đối với hệ thống thuế điện tử. Kết quả
phân tích này tương đồng với những phát hiện trong những nghiên cứu trước đây liên
quan đến mối quan hệ giữa hệ thống thuế điện tử và thái độ đối với hệ thống thuế điện
tử. Theo Che-Azmi và Kamarulzaman (2014), hệ thống thuế điện tử dựa trên việc ứng
dụng CNTT và truyền thông mà hầu hết các chính phủ trên thế giới đã và đang sử
dụng để cải thiện việc cung cấp dịch vụ công và thủ tục hành chính công. Tại Việt
Nam, hệ thống thuế điện tử thay thế cho phương thức quản lý thuế truyền thống là
minh chứng rõ ràng nhất về dịch vụ công trực tuyến với mục đích đơn giản hóa thủ tục
hành chính thuế, đem lại hiệu quả cho cả NNT và CQT. Theo Lee (2016), cũng chỉ ra
rằng hệ thống thuế điện tử bao gồm các công cụ không chỉ cho phép tích hợp thông tin
thuế do người nộp thuế cung cấp mà còn giảm chi phí tuân thủ thuế với các dịch vụ
hiệu quả, minh bạch và đáng tin cậy, nhằm nâng cao đạo đức thuế và sự tin tưởng vào
quản lý thuế. Nghiên cứu của Nasir (2015) ủng hộ quan điểm rằng hệ thống thuế điện
tử, đặc biệt đối với việc kê khai và nộp thuế, sẽ mang lại lợi ích cho cả NNT và CQT
nếu nó được hầu hết NNT sử dụng. Bên cạnh đó, rất nhiều nhà nghiên cứu khác cũng
chỉ ra tác động tích cực của hệ thống thuế điện tử đối với việc tuân thủ thuế
(Allahverd và cộng sự, 2017; Barati và Bakhshayesh, 2015). Maisiba và Atambo
(2016) cũng đồng tình với kết luận hệ thống thuế điện tử giúp cải thiện việc tuân thủ
thuế bằng cách tạo điều kiện cho NNT tiếp cận nhanh hơn với các dịch vụ thuế mà
không cần thông qua CQT.
Hiện nay, hệ thống thuế điện tử tại Việt Nam được tích hợp rất nhiều dịch vụ từ
đăng kí thuế điện tử, kê khai thuế điện tử, nộp thuế điện tử, hoàn thuế điện tử, thanh
tra kiểm tra thuế điện tử, tuyên truyền hỗ trợ thuế điện tử và một số dịch vụ khác như
tra cứu thông tin NNT, gửi/ nhận các thông báo từ CQT đến NNT... Và cũng theo quy
142

định của Thông tư 110/2015/TT-BTC (Bộ Tài chính, 2015), đăng kí thuế điện tử là bắt
buộc và được đồng bộ khi đăng kí DN, khai thuế và nộp thuế điện tử cũng là hoạt động
bắt buộc với NNT. Người nộp thuế đã thực hiện khai thuế điện tử thì phải thực hiện
các giao dịch khác với cơ quan thuế theo phạm vi quy định bao gồm đăng ký thuế,
khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế và tiếp nhận các hồ sơ, văn bản khác của người nộp
thuế gửi đến cơ quan thuế bằng phương thức điện tử, trừ trường hợp có những sự cố
trong quá trình thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế đã quy định (Bộ Tài
chính, 2015). Với hệ thống thuế điện tử đồng bộ, tích hợp nhiều nghiệp vụ thuế cùng
với quy định chặt chẽ về sử dụng hệ thống thuế điện tử, giúp nâng cao mức độ tuân thủ
của NNT (ở đây là tuân thủ bắt buộc) và giúp cho CQT lưu trữ và đồng bộ hóa được
thông tin, cơ sở CSDL của NNT. Từ đó, công tác quản lý thuế trở nên hiệu quả hơn
bởi tất cả NNT đều có dữ liệu lưu trên hệ thống, nếu như họ phát sinh hành vi không
tuân thủ hay tránh thuế/ trốn thuế thì thông tin này sẽ được ghi nhận trên toàn hệ thống
và lập tức được xếp vào nhóm đối tượng có rủi ro về chấp hành thuế cao. Từ đó, nâng
cao mức độ tuân thủ bắt buộc của NNT và dần chuyển sang mức độ tuân thủ tự
nguyện.
Thứ bảy, Thái độ đối với hệ thống thuế điện tử là biến trung gian tác động lên
mối quan hệ giữa Hệ thống thuế điện tử và Áp dụng thuế điện tử. Cụ thể, tác động
trung gian này làm củng cố thêm hay thúc đẩy thêm tác động của hệ thống thuế điện tử
và áp dụng thuế điện tử. Theo kết quả phân tích đã đề cập ở trên, chưa có cơ sở để kết
luận về tác động của Hệ thống thuế điện tử đến Áp dụng thuế điện tử. Tuy nhiên, khi
xem xét mối quan hệ giữa hai biến này dưới sự tác động của biến trung gian là thái
độ đối với hệ thống thuế điện tử thì mối liên hệ ảnh hưởng đã xuất hiện. Điều này có
nghĩa là một hệ thống thuế điện tử với các thông tin, thủ tục hành chính thuế rõ ràng;
các chính sách ưu đãi được tuyên truyền rộng rãi; các quy định xử phạt nghiêm minh,
công bằng; các hoạt động thanh, kiểm tra được tiến hành công khai, thường xuyên
chưa đủ để khuyến khích các DN áp dụng thuế điện tử mà cơ quan thuế cần tuyên
truyền, hỗ trợ mạnh mẽ để các DN có sự cảm nhận, thái độ tích cực đối với hệ thống
thuế điện tử. Từ đó, họ sẽ áp dụng thuế điện tử với tinh thần tự giác, tự nguyện mà
không phải do quy định bắt buộc họ áp dụng.
Thứ tám, kết quả kiểm định các giả thuyết của mô hình nghiên cứu cũng chỉ ra
rằng Áp dụng thuế điện tử biến trung gian tác động lên mối quan hệ giữa Thái độ đối
với hệ thống thuế điện tử và Tuân thủ thuế. Cụ thể, tác động trung gian này làm củng
cố thêm hay thúc đẩy thêm tác động của thái độ đối với hệ thống thuế điện tử và tuân
thủ thuế. Điều này cũng phù hợp với một số phát hiện của các học giả khác như
143

Motwani và cộng sự (2015); Muturi và Kiarie (2015), Night và Bananuka (2018). Đặc
biệt, Night và Bananuka (2018) đã chứng minh rằng áp dụng thuế điện tử có tác động
trung gian lên mối quan hệ giữa thái độ đối với hệ thống thuế điện tử và tuân thủ thuế
thông qua kết quả phân tích định lượng.
144

TỔNG KẾT CHƯƠNG 4

Trong Chương 4, luận án đã trình bày được những nội dung sau:
Thứ nhất, trình bày phương pháp nghiên cứu bao gồm các nội dung: mô hình
nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết nghiên cứu, kết quả nghiên cứu định tính và mô
hình hiệu chỉnh, phát triển thang đo biến số, nguồn dữ liệu và mẫu nghiên cứu, phương
pháp phân tích dữ liệu.
Thứ hai, trình bày kết quả phân tích định lượng bao gồm: kết quả kiểm định các
giả thuyết nghiên cứu và một số phát hiện khác.
Thứ ba, trình bày về bàn luận kết quả nghiên cứu.
Ở chương tiếp theo, luận án sẽ làm rõ những nội dung xoay quanh quan điểm,
định hướng của Nhà nước đối với thuế điện tử, đề xuât các giải pháp đối với thuế điện
tử và kiến nghị nhằm nâng cao tuân thủ thuế của các DN Việt Nam. Đồng thời, cũng
chỉ ra một số hạn chế của luận án và các hướng nghiên cứu tiếp theo.
145

CHƯƠNG 5
QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI THUẾ ĐIỆN TỬ
NHẰM NÂNG CAO TUÂN THỦ THUẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
VIỆT NAM

5.1. Quan điểm, định hướng của Nhà nước đối với thuế điện tử
• Định hướng chung của ngành thuế
Trong những năm qua, Việt Nam đã không ngừng nỗ lực và ghi nhận được
những thành quả đáng kể trong công cuộc cải cách, hiện đại hóa nền hành chính quốc
gia nói chung và nền hành chính thuế nói riêng. Đặc biệt phải kể đến Chiến lược cải
cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020. Trong giai đoạn này, ngành Thuế đã xây
dựng hệ thống chính sách thuế đồng bộ, thống nhất, công bằng, hiệu quả, phù hợp
với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; mức động viên hợp lý
nhằm tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất trong nước và là một trong những công cụ quản
lý kinh tế vĩ mô có hiệu quả, hiệu lực của Đảng và Nhà nước. Bên cạnh đó, Chiến
lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020 đã xây dựng ngành Thuế Việt Nam
hiện đại, hiệu lực, hiệu quả; công tác quản lý thuế, phí và lệ phí thống nhất, minh
bạch, đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện dựa trên ba nền tảng cơ bản: thể chế chính sách
thuế minh bạch, quy trình thủ tục hành chính thuế đơn giản, khoa học phù hợp với
thông lệ quốc tế; nguồn nhân lực có chất lượng, liêm chính; ứng dụng CNTT hiện
đại, có tính liên kết, tích hợp, tự động hóa cao.
Phát huy những thành tựu đã đạt được trong công tác triển khai Chiến lược cải
cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020, ngành Thuế tiếp tục chiến lược cải cách và
phát triển hệ thống thuế giai đoạn 2021-2030 với trọng tâm là hệ thống thuế điện tử để
có thể hội nhập với xu hướng quản lý thuế trong bối cảnh kinh tế số với những quan
điểm sau:
Một là, thuế, phí, lệ phí là công cụ của Nhà nước góp phần quản lý, điều tiết, ổn
định kinh tế vĩ mô, tái cơ cấu nền kinh tế, động viên được các nguồn lực đảm bảo cho
nền kinh tế tăng trưởng chất lượng, hiệu quả, phát triển nhanh, bền vững; góp phần
đảm bảo công bằng xã hội, đảm bảo nhiệm vụ an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã
hội.
Hai là, hệ thống chính sách thuế có cơ cấu đồng bộ, hợp lý được hoàn thiện, sửa
đổi, bổ sung theo hướng: mở rộng cơ sở thuế; đảm bảo tính công bằng, trung lập của
146

chính sách thuế; đơn giản, minh bạch, rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện. Các chính sách
thuế được quy định và chỉ có giá trị pháp lý trong các văn bản pháp luật về thuế.
Ba là, thể chế quản lý thuế tiếp tục hoàn thiện để đơn giản hóa thủ tục hành
chính, đẩy mạnh ứng dụng CNTT nhằm giảm chi phí tuân thủ pháp luật thuế của
người dân và DN; đồng thời tạo cơ sở pháp lý để xây dựng cơ quan thuế Việt Nam
hiện đại, hoạt động chuyên nghiệp, hiệu lực, hiệu quả, liêm chính, đủ năng lực để thực
hiện và quản lý tốt các mục tiêu và nội dung cải cách hệ thống thuế đã đề ra.
Tương ứng với các quan điểm trên, ngành Thuế đã xác định các mục tiêu cho
chiến lược cải cách hệ thống thuế bao gồm:
Thứ nhất, hoàn thiện đồng bộ hệ thống chính sách thuế để thực hiện các mục tiêu
phát triển kinh tế - xã hội, trong đó đảm bảo tính ổn định, bền vững của quy mô nguồn
lực; có mức động viên hợp lý các nguồn lực cho NSNN, góp phần thiết lập môi trường
kinh tế cạnh tranh, phù hợp với quá trình hội nhập, phát triển của nền kinh tế.
Thứ hai, xây dựng ngành Thuế Việt Nam hiện đại, tập trung, tinh gọn, hoạt
động hiệu lực, hiệu quả; công tác quản lý thuế, phí và lệ phí thống nhất, minh bạch,
chuyên sâu, chuyên nghiệp theo phương pháp quản lý rủi ro, đồng thời dựa trên nền
tảng thuế điện tử và ba trụ cột cơ bản: thể chế quản lý thuế đầy đủ, đồng bộ, hiện đại,
hội nhập; nguồn nhân lực chuyên nghiệp, liêm chính, đổi mới; CNTT hiện đại, tích
hợp, đáp ứng yêu cầu quản lý thuế trong bối cảnh kinh tế số.

• Định hướng về áp dụng thuế điện tử


Ngành Thuế đặt ra mục tiêu: hiện đại hóa toàn diện công tác quản lý thuế, phù
hợp với thông lệ quốc tế và quy định pháp luật Việt Nam, trọng tâm là thể chế quản lý
thuế, nguồn nhân lực và CNTT. Thể chế quản lý thuế cần đồng bộ, công khai, minh bạch,
công bằng, áp dụng quản lý rủi ro xuyên suốt có hệ thống trong tất cả các nghiệp vụ quản lý
thuế, tạo điều kiện thuận lợi để người nộp thuế tuân thủ tự nguyện, cơ quan thuế có đủ năng
lực quản lý thuế hiệu quả, hiệu lực; đội ngũ công chức thuế chuyên nghiệp, chuyên sâu,
liêm chính. Hệ thống CNTT tích hợp, tập trung, đáp ứng yêu cầu xử lý, cung cấp thông tin
cho quản lý thuế, công tác chỉ đạo điều hành của cơ quan thuế và cung cấp dịch vụ điện tử
cho người nộp thuế. Theo đó, ngành Thuế đưa ra một số chỉ tiêu cụ thể sau:
- Tỉ lệ khai thuế điện tử của các DN, tổ chức đạt tối thiểu 99% đến năm 2025 và
tiếp tục duy trì đến năm 2030; của cá nhân đạt tối thiểu 85% đến năm 2025, tối thiểu
90% đến năm 2030.
147

- Tỉ lệ nộp thuế bằng phương thức điện tử so với số người nộp thuế đang hoạt
động là: đối với DN, tổ chức đạt tối thiểu 98% đến năm 2025 và tiếp tục duy trì đến năm
2030; của cá nhân đạt tối thiểu 85% đến năm 2025, tối thiểu 90% đến năm 2030.
- Số tiền thuế nộp thông qua hệ thống thuế điện tử đạt tối thiểu 85% tổng số
tiền thu NSNN đến năm 2025; và đạt tối thiểu 90% tổng số tiền thu NSNN đến năm
2030.
- Số DN, tổ chức hoàn thuế bằng phương thức điện tử đạt tối thiểu 98% đến
năm 2025 và đạt 100% đến năm 2030; số cá nhân đạt tối thiểu 85% đến năm 2025, tối
thiểu 90% đến năm 2030.
- Số DN, tổ chức thực hiện miễn giảm thuế bằng phương thức điện tử đạt tối
thiểu 98% tiếp tục duy trì đến năm 2030; số cá nhân đạt tối thiểu 85% đến năm 2025,
tối thiểu 90% đến năm 2030.
- Áp dụng CNTT vào công tác kiểm tra, thanh tra thuế đạt tối thiểu 55% các
bước quy trình thanh tra, kiểm tra thuế đến năm 2025, đạt tối thiểu 70% các bước quy
trình thanh tra, kiểm tra thuế đến năm 2030.
- Xây dựng hệ thống CNTT tích hợp, tập trung và đáp ứng yêu cầu 100% về thu
thập, xử lý, lưu trữ, khai thác dữ liệu cho công tác quản lý thuế và chỉ đạo điều hành
của CQT, đảm bảo cung cấp dịch vụ điện tử và một số chức năng tiện ích cho NNT.
- 100% thông tin về khai thuế, nộp thuế điện tử được xử lý trong 24 giờ; 100%
số tiền thuế nộp thông qua hình thức điện tử được hạch toán theo thời gian nộp; 100%
NNT được cấp tài khoản để truy cập và tra cứu nghĩa vụ thuế và nộp thuế điện tử trên
nền tảng thiết bị di động thông minh.
Để đạt được các mục tiêu nói trên, ngành Thuế cần có những giải pháp mạnh
mẽ nhằm không chỉ thúc đẩy các người nộp thuế nói chung và các DN nói riêng tiếp
tục và tăng cường sử dụng các dịch vụ thuế điện tử mà còn nâng cao nhận thức, nâng
cao tinh thần tự nguyện tự giác trong việc chấp hành các nghĩa vụ về thuế hay nói cách
khác là nâng cao mức độ tuân thủ thuế.

5.2. Giải pháp đối với thuế điện tử nhằm nâng cao tuân thủ thuế của các
doanh nghiệp Việt Nam
5.2.1. Giải pháp về thể chế quản lý thuế
• Căn cứ cho giải pháp
148

Thứ nhất, kết quả nghiên cứu cho thấy Hệ thống thuế điện tử có tác động trực
tiếp và tích cực tới Thái độ đối với hệ thống thuế điện tử và đồng thời cũng có tác
động trực tiếp và tích cực tới Tuân thủ thuế. Như đã đề cập ở Chương 4, Hệ thống thuế
điện tử với các thang đo từ ETS 1-7 đều liên quan đến thể chế quản lý, các văn bản
chính sách về thuế điện tử. Đặc biệt, các thang đo này có giá trị Mean dao động từ
3,4413 đến 3,8661 (xem Phụ lục) chưa đạt ở mức cao. Vì vậy, để củng cố Thái độ đối
với hệ thống thuế điện tử cũng như nâng cao Tuân thủ thuế của các DN cần có giải
pháp về thể chế quản lý để điều chỉnh biến Hệ thống thuế điện tử (ETS 1-7).
Thứ hai, từ phân tích thực trạng văn bản, chính sách thuế điện tử (Chương 3), có
thể thấy hệ thống chính sách thuế điện tử đã được sửa đổi, bổ sung dựa trên chương
trình cải cách thuế giai đoạn 2011-2020. Tuy nhiên, các văn bản chính sách này vẫn
còn khiêm tốn về số lượng cũng như về nội dung cần phải cập nhật theo xu hướng phát
triển CNTT 4.0 hiện nay và phù hợp với mục tiêu cải cách thuế giai đoạn 2021-2030
cũng như cập nhật thêm những nội dung theo sự phát triển của nền kinh tế xã hội như
thương mại điện tử, tiền điện tử... Vì vậy, giải pháp về thể chế quản lý là vô cùng cần
thiết và quan trọng.

• Nội dung giải pháp


Thứ nhất, tập trung xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách thuế, các văn
bản quy phạm pháp luật hướng dẫn pháp luật về quản lý thuế; rà soát các văn bản quy
phạm pháp luật thuế để kịp thời xử lý hoặc kiến nghị xử lý nếu có vướng mắc, bất cập.
Xây dựng hệ thống phân cấp cơ quan thuế với nhiệm vụ, quyền hạn thực thi pháp luật
thuế theo hướng hiện đại, hiệu quả nhằm đảm bảo cơ quan thuế có đủ năng lực quản lý
thuế với phạm vi trong nước và quốc tế.
Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện hệ thống khung pháp lý làm cơ sở cho áp dụng thuế
điện tử tại Việt Nam thông qua: rà soát lại hệ thống các văn bản pháp lý và các văn
bản pháp quy có liên quan đến thuế điện tử do Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền
thông, Bộ Tài chính và Tổng cục thuế ban hành; bổ sung, sửa đổi các văn bản quy
phạm pháp luật về kế toán điện tử, chứng từ điện tử, về trách nhiệm cung cấp dữ liệu
điện tử cho cơ quan thuế của NNT, về quy chế trao đổi thông tin, dữ liệu giữa các cơ
quan thuộc và trực thuộc Chính phủ; ban hành văn bản hướng dẫn giao dịch điện tử
trong lĩnh vực thuế để hướng dẫn chi tiết các thủ tục cho NNT đăng ký sử dụng; văn
bản hóa một số chính sách mới, quy định mới về thuế điện tử, đặc biệt là các văn bản
quy định chính sách tập huấn cho DN và cho công chức, chính sách phát triển CNTT
ngành thuế, chính sách hỗ trợ DN hiện đại hóa CNTT; sắp xếp thứ tự ra đời của các
149

văn bản pháp lý, loại bỏ những văn bản không cần thiết, đặc biệt là liên kết giữa các
loại văn bản ra trước của các cấp quản lý cao hơn làm cơ sở cho các văn bản ra đời
sau; xây dựng một giao diện riêng trên trang web của ngành Thuế về các văn bản liên
quan đến thuế điện tử theo trình tự ra đời và liên kết các loại văn bản. Sắp xếp các văn
bản phục vụ cho DN theo loại văn bản chinh sách định hướng, văn bản hướng dẫn áo
dụng quy trình thuế điện tử; nâng cao năng lực xây dựng văn bản pháp lý của các cơ
quan quản lý nhà nước.
Thứ ba, tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thuế và tăng cường ứng
dụng công nghệ hiện đại trong quản lý thuế đồng thời đảm bảo tính công khai, rõ ràng,
minh bạch, dễ thực hiện khi đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế. Tiếp
nhận, xử lý, giải đáp kịp thời các khiếu nại, kiến nghị của NNT về những vướng mắc
trong quá trình chấp hành nghĩa vụ về thuế. Song song với đó, thiết lập các dịch vụ hỗ
trợ người nộp thuế tích hợp với CNTT với tính kết nối và tự động hóa cao nhằm giúp
DN dễ dàng tiếp cận và thực hiện các thủ tục hành chính thuế, từ đó, cải thiện mức độ
tuân thủ thuế. Để chuẩn hóa các thủ tục kê khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế sao cho
tương tích với hệ thống thuế điện tử, ngành Thuế cần chú trọng một số vấn đề sau:
- Thủ tục đăng ký thuế: CQT cần rà soát các thủ tục có cùng nội dung, yêu cầu
về hồ sơ và trình tự xử lý hồ sơ và hợp nhất thành một thủ tục; điều chỉnh mẫu tờ khai
đăng ký thuế sao cho đơn giản, dễ hiểu và dễ hoàn thiện cho NNT; rà soát, sắp xếp và
phân loại các thủ tục theo nhóm tiêu chí (đối tượng, quy trình đăng ký).
- Thủ tục kê khai thuế: để tạo thuận lợi cho việc áp dụng thuế điện tử, các chế
độ và mẫu khai thuế cần được thiết kế phù hợp với từng loại thuế cũng như từng loại
đối tượng NNT. Vì vậy, CQT cần điều chỉnh và hoàn thiện các mẫu tờ khai thuế sao
cho khoa học, các thông tin trên tờ khai có thể sử dụng được cho nhiều mục đích khác
nhau trong quản lý thuế và các chỉ tiêu trên tờ khai biểu thị được sự liên kết giữa nhiều
loại thuế khác nhau trong một DN. Ngoài ra, các mẫu tờ khai thuế cần được phê duyệt
và sử dụng đồng bộ tại CQT các cấp trong một khoảng thời gian ổn định, tránh sự thay
đổi, cập nhật liên tục gây ra khó khăn cho NNT. Cuối cùng, các mẫu biểu, phụ lục đi
kèm hồ sơ khai thuế cũng cần được rà soát và tinh giản tương ứng với mẫu tờ khai
thuế.
- Thủ tục nộp thuế: đảm bảo sự kết nối thông tin giữa kho bạc nhà nước, CQT
và các ngân hàng trong quản lý nộp thuế của NNT. Theo đó, cần nghiên cứu và chuẩn
hóa quy trình thu nộp NSNN và tính pháp lý của quy trình này. Trong ngắn hạn, CQT
cần cung cấp đầy đủ các thông tin về số thuế phải nộp, danh bạ, số thuế... đến NNT.
Hướng đến trung và dài hạn, Nhà nước cần đưa ra kế hoạch xây dựng và triển khai
150

trung tâm/cổng thanh toán quốc gia - nơi xử lý tất cả các giao dịch liên quan đến các
khoản thu chi của các cơ quan thuộc khu vực công và có sự trao đổi thông tin đa chiều,
đáp ứng yêu cầu quản lý của từng ngành.
- Thủ tục hoàn thuế: hiện nay thủ tục hoàn thuế còn xảy ra hiện tượng trùng lặp
một số giấy tờ với thủ tục kê khai thuế. Vì vậy, cần rà soát và điều chỉnh thủ tục hoàn
thuế theo hướng khoa học, tinh gọn, tạo điều kiện cho NNT hoàn thành thủ tục một
cách thuận tiện, nhanh chóng. Hồ sơ hoàn thuế có thể chia thành hai loại: một là hoàn
thuế gắn với hồ sơ kê khai thuế (ví dụ: thuế thu nhập cá nhân và thuế GTGT VAT), hai
là hoàn thuế không gắn với hồ sơ kê khai thuế. Như vậy, NNT sẽ biết mình thuộc loại
nào để hoàn tất thủ tục hoàn thuế theo đúng yêu cầu, tiết kiệm thời gian và nguồn lực
cũng như tạo thuận lợi cho CQT trong việc kiểm tra, kiểm soát.
Thứ tư, xây dựng, triển khai chương trình nâng cao tuân thủ tổng thể và các kế
hoạch cải thiện tuân thủ hàng năm chi tiết cho các chức năng chính kèm theo các tiêu
chí đánh giá hoạt động hàng năm, đảm bảo xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp
luật thuế, tạo sự công bằng minh bạch trong áp dụng các biện pháp quản lý thuế.
Thứ năm, hoàn thiện thể chế về thu thập dữ liệu tự động trong nội bộ cơ quan
thuế và với các bên thứ ba có liên quan (như hải quan, kho bạc nhà nước, ngân hàng
thương mại...) nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu NNT đầy đủ, chính xác, tập trung thống
nhất trên phạm vi toàn quốc, đảm bảo thông tin cho hoạt động quản lý rủi ro, dự toán
thu thuế và một số nghiệp vụ đặc thù như việc phân tích giá chuyển nhượng, thương
mại điện tử. Các thông tin, dữ liệu về NNT khi đã được đồng bộ hóa và chia sẻ giữa
các cơ quan, đơn vị có liên quan sẽ tạo điều kiện cho việc đối chiếu, so sánh và phê
duyệt nhanh chóng số phải thu, số đã thu, số còn phải thu giữa giữa các cơ quan và
NNT. Tuy nhiên, việc chia sẻ thông tin, dữ liệu của NNT cần quy định đõ trách nhiệm
của các bên để tránh rủi ro về bảo mật thông tin. Bên cạnh đó, việc tăng cường tự động
hóa việc trao đổi thông tin trong nội bộ ngành Thuế và với các cơ quan liên quan sẽ
giúp cho hoạt động quản lý thuế được thống nhất trên toàn lãnh thổ Việt Nam, thông
tin được xử lý một cách nhanh chóng mà không bị giới hạn bởi khoảng cách địa lý, dữ
liệu được bảo mật an toàn... sẽ giúp cho hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế được thuận
lợi hơn dựa trên giải pháp phân tích rủi ro thông tin.
Thứ sáu, đổi mới và đơn giản hóa quy trình quản lý thuế (quy trình đăng ký, kê
khai, nộp thuế, hoàn thuế...) sao cho phù hợp với hệ thống thuế điện tử hiện hành và
nhằm đảm bảo ứng dụng CNTT hiện đại, hiệu quả, đồng bộ với thời gian có hiệu lực
của các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Ngoài ra, ngành Thuế cần có các
văn bản hướng dẫn cụ thể hóa các quy định về nghĩa vụ thuế, có thể tích hợp thành
151

một tài liệu cẩm nang về: tờ khai thuế điện tử (hình thức của tờ khai, cách thức lưu trữ
và bảo quản tại CQT và bảo quản bởi NNT để có thể sử dụng và đối chiếu khi cần);
thủ tục để NNT sử dụng phương thức kê khai thuế điện tử và việc sử dụng các giải
pháp an toàn bảo mật (mật khẩu, chữ ký điện tử…); việc tổ chức thực hiện dịch vụ
chứng thực điện tử, cấp chữ ký điện tử (chữ ký số) của các bộ ngành liên quan. Như
vậy, NNT sẽ sử dụng thuế điện tử một cách thuận lợi và hạn chế được những lỗi,
những vướng mắc không mong muốn.
Thứ bảy, nâng cấp hệ thống thuế điện tử nhằm đảm bảo sự phối hợp hiệu quả
giữa cơ quan thuế, công chức thuế, DN và các cơ quan chức năng khác trong việc áp
dụng thuế điện tử thông qua một chương trình tổng thể bao gồm các dịch vụ thuế điện
tử đơn giản, rõ ràng, minh bạch, dễ dàng áp dụng cho người nộp thuế và một hệ thống
quản lý thuế đồng bộ, ổn định, minh bạch, công bằng và phù hợp với thực tiễn của cơ
quan thuế. Hơn nữa, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thuế cũng như chính sách
thuế, hỗ trợ và giải đáp kịp thời nếu có vướng mắc từ NNT. Thiết lập hệ thống phân
cấp cơ quan thuế hiện đại, hiệu quả để đảm bảo cơ quan thuế có đủ năng lực quản lý
thuế ở phạm vi trong nước và quốc tế.

• Kết quả kì vọng


Thứ nhất, củng cố biến Hệ thống thuế điện tử (liên quan đến các thang đo ETS
1-7) để có thể tác động tích cực và mạnh mẽ hơn nữa tới Thái độ đối với hệ thống thuế
điện tử và gia tăng mức độ Tuân thủ thuế.
Thứ hai, gia tăng và hoàn thiện khung pháp lý, các văn bản, chính sách thuế
điện tử phù hợp với xu hướng phát triển CNTT 4.0 hiện nay, phù hợp với mục tiêu cải
cách thuế giai đoạn 2021-2030 cũng như cập nhật theo những xu hướng mới của sự
phát triển kinh tế xã hội.

5.2.2. Giải pháp về tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực


• Căn cứ cho giải pháp
Thứ nhất, kết quả nghiên cứu cho thấy Hệ thống thuế điện tử có tác động trực
tiếp và tích cực tới Thái độ đối với hệ thống thuế điện tử và đồng thời cũng có tác
động trực tiếp và tích cực tới Tuân thủ thuế. Biến Hệ thống thuế điện tử bao gồm một
số thang đo liên quan đến nguồn nhân lực (ETS 3, 4, 8, 9). Vì vậy, để củng cố Thái độ
đối với hệ thống thuế điện tử cũng như nâng cao Tuân thủ thuế của các DN cần có giải
pháp về nguồn nhân lực ngành thuế để điều chỉnh biến Hệ thống thuế điện tử (ETS 3,
4, 8, 9).
152

Thứ hai, từ phân tích thực trạng áp dụng thuế điện tử (Chương 3), có một số tồn
tại liên quan đến đội ngủ CBT, đặc biệt ở khâu thanh tra, kiểm tra khi lực lượng cán bộ
còn hạn chế so với khối lượng công việc dẫn đến quá tải và không hiệu quả. Ngoài ra,
đội ngũ CBT vẫn còn một bộ phận chưa đảm bảo kĩ năng CNTT cần thiết phục vụ cho
nghiệp vụ quản lý thuế. Vì vậy, các giải pháp về tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực là
vô cùng cần thiết.

• Nội dung giải pháp

Về tổ chức bộ máy
Thứ nhất, nghiên cứu thành lập bộ phận điều tra thuế tại cơ quan thuế để nâng
cao tính chủ động và thẩm quyền pháp lý của cơ quan thuế trong việc phát hiện, ngăn
chặn và xử lý kịp thời các hành vi gian lận thuế.
Thứ hai, kiện toàn bộ phận quản lý thuế DN lớn với đầy đủ các chức năng quản
lý theo thông lệ quốc tế, trong đó chú trọng xây dựng và triển khai các biện pháp quản
lý thuế mới trên cơ sở đẩy mạnh áp dụng CNTT và áp dụng quản lý rủi ro tuân thủ đối
với DN lớn.
Thứ ba, kiện toàn bộ phận quản lý thuế DN nhỏ và vừa, hộ kinh doanh và cá
nhân tại cơ quan thuế các cấp theo mô hình quản lý theo chức năng kết hợp với quản
lý theo đối tượng để thực hiện nghiên cứu đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả
quản lý thuế đối với DN nhỏ và vừa, hộ kinh doanh và cá nhân.
Thứ tư, sắp xếp, kiện toàn cơ cấu tổ chức bộ máy Cục Thuế, Chi cục Thuế theo
địa bàn tỉnh, huyện kết hợp với theo khu vực, đảm bảo thực hiện các chức năng quản
lý thuế chính, phù hợp với môi trường thuế điện tử. Bộ máy ngành Thuế cần đáp ứng
được sự đồng bộ của cơ quan thuế các cấp trong việc thực hiện trách nhiệm giải quyết
các vướng mắc và giải trình trong quản lý thuế, hạn chế tối đa sự can thiệp trực tiếp
của công chức thuế vào quá trình áp dụng thuế điện tử cũng như các đầu mối cần giao
dịch trong quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế của NNT nói chung và các DN nói riêng.

Về nguồn nhân lực


Thứ nhất, triển khai công tác tuyển dụng, bổ sung và thanh lọc công chức hàng
năm theo phương thức mới nhằm kịp thời bổ sung biên chế, nâng cao chất lượng đội
ngũ công chức, đảm bảo có đủ cán bộ thực thi nhiệm vụ với chất lượng, hiệu quả công
việc cao cho CQT các cấp. Việc tuyển dụng, sử dụng và bố trí cán bộ phải được tiếp
cận theo góc độ chất lượng (năng lực cán bộ và sự phù hợp với yêu cầu của công việc)
thay vì tiếp cận theo góc độ số lượng (có bao nhiêu vị trí trống thì tuyển dụng bấy
153

nhiêu người). Như vậy, sẽ vừa đảm bảo được sử dụng đúng người, đúng việc và vừa
tiết kiệm được nguồn lực trong các khâu đào tạo hay tinh giản bộ máy và tuyển dụng
mới.
Thứ hai, điều chỉnh cơ cấu nguồn nhân lực hiện thời theo hướng: giảm dần tỉ
trọng công chức làm ở các bộ phận gián tiếp để tăng cường nguồn nhân lực cho những
chức năng quản lý thuế chính, đặc biệt là chức năng thanh tra thuế, kiểm tra thuế, điều
tra thuế; tái thiết kế lại nguồn nhân lực cho bộ phận quản lý thuế DN lớn; tăng cường
luân phiên/ luân chuyển cán bộ, tinh giản biên chế; đẩy mạnh phân cấp quản lý cán bộ
công chức.
Thứ ba, rà soát việc hoạch định cơ cấu nguồn nhân lực nhằm xác định các thay
đổi về nhân sự cần thiết nhằm hỗ trợ các quy trình nghiệp vụ mới và triển khai các
dịch vụ điện tử cũng như việc quản lý rủi ro theo hướng tự động hóa đảm bảo hiệu lực,
hiệu quả và phù hợp với thông lệ quốc tế. Một trong những trọng tâm cần hướng đến
là ngành Thuế cần có chính sách thu hút và giữ chân nguồn nhân lực CNTT bởi họ
đóng vai trò quan trọng trong triển khai thuế điện tử hiệu quả và thành công. Do nguồn
nhân lực về CNTT thường có đa dạng sự lựa chọn tại các tập đoàn, DN, tổ chức bên
ngoài hơn là lựa chọn vào cơ quan nhà nước, vì vậy, ngành Thuế cần xây dựng và ban
hành những cơ chế để thực hiện mục tiêu kép: một là, thu hút nguồn nhân lực CNTT
có tài năng và chuyên môn giỏi. Hai là, khuyến khích và hỗ trợ các cán bộ thuế tham
gia bồi dưỡng, nâng cao trình độ về CNTT, hướng tới chuẩn hóa kiến thức CNTT cho
mọi bộ phận cán bộ trong ngành.
Thứ tư, cần đảm bảo sự đồng bộ trong các hoạt động đào tạo nâng cao trình độ,
kĩ năng và thái độ cho các cán bộ quản lý, cán bộ thuế, cán bộ kỹ thuật... để họ có thể
sử dụng thành thục các thiết bị, phần mềm quản lý hiện đại một cách hiệu quả, lâu dài.
Các chương trình đào tạo cần được đa dạng hóa về nội dung, hình thức, phương pháp
đào tạo sao cho phù hợp với các nhóm đối tượng được đào tạo khác nhau. Cụ thể, xây
dựng hệ thống chương trình, tài liệu bồi dưỡng nâng cao năng lực cho công chức thuế
ở các lĩnh vực như quản lý rủi ro, thanh tra kiểm tra, quản lý thuế quốc tế... về các kĩ
năng mới nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý thuế hiện đại, hiệu quả. Ngành Thuế cần cân
đối nguồn lực để có kết hợp hình thức đào tạo trong nước và đào tạo tại nước ngoài và
tăng cường ứng dụng CNTT trong hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực,
đánh giá trình độ, kĩ năng, nghiệp vụ của các cán bộ thuế (ví dụ: các khóa đào tạo
online sẽ cho phép cán bộ thuế ở bất kì cục hay chi cục thuế nào có thể tham gia mà
không cần có mặt tập trung tại trụ sở Tổng cục thuế). Bên cạnh đó, khuyến khích các
cán bộ thuế tìm hiểu và đề xuất nguyện vọng được nâng cao trình độ hay kĩ năng liên
154

quan đến một vấn đề nào đó để lên kế hoạch về các chương trình đào tạo. Ngoài ra,
một hình thức hiện đang trở thành xu hướng hiện nay đó là khuyến khích các cán bộ tự
đăng kí các khóa học, tham gia học tập và sau khi nhận được chứng chỉ hoặc bằng cấp
sẽ được chi trả kinh phí khóa học và được bố trí, sắp xếp các công việc ở mức độ cao
hơn.
Thứ năm, đảm bảo chế độ đãi ngộ, khen thưởng phù hợp nhằm khuyến khích,
động viên những cán bộ có thành tích và năng lực làm việc tốt. Bên cạnh đó, cần tăng
cường kỷ luật, kỷ cương hành chính nhằm đảm bảo sự liêm chính cả ngành thuế, kết
hợp với tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức.

Về phối hợp giữa cơ quan quản lý thuế, công chức ngành thuế và doanh nghiệp
Thứ nhất, ngành Thuế nghiên cứu xây dựng chương trình tổng thể về ứng dụng
thuế điện tử trong tuân thủ nghĩa vụ thuế của DN và ứng dụng quản lý thuế điện tử
của công chức thuế. Chương trình tổng thể bao gồm chương trình về ứng dụng thuế
điện tử trong các DN, người nộp thuế và ứng dụng CNTT trong quản lý thuế của cơ
quan thuế. Chương trình bao gồm các dự án triển khai thí điểm, các dự án triển khai
tổng thể quy mô lớn với các dịch vụ thuế điện tử cho người nộp thuế cũng như các
dự án ứng dụng CNTT vào quản lý thuế của cơ quan thuế. Để triển khai Chương
trình tổng thể, ngành thuế thông quan Ban quản lý thực hiện Chương trình tại Tổng
cục Thuế (hiện tại có thể là Ban cải cách và hiện đại hóa) với sự tham gia của lãnh
đạo Tổng cục, cục thuế và đại diện Hiệp hội DN. Đây là cơ chế phối hợp tốt nhất
giữa cơ quan thuế các cấp và DN.
Thứ hai, ngành Thuế cần phối hợp với các Hiệp hội DN, các tổ chức kế toán
kiểm toán để phổ biến về Chương trình tổng thể áp dụng thuế điện tử tới các DN kế
khai và nộp thuế nhằm nâng cao nhận thức của DN. Hiện nay ở các chi cục thuế có tổ
quản lý triển khai thuế điện tử, tuy nhiên ngành thuế nghiên cứu xây dựng cơ chế phối
hợp giữa tổ quản lý triển khai thuế điện tử với các DN áp dụng thuế điện tử tốt để
hướng dẫn các DN chưa có kinh nghiệm trong áp dụng thuế điện tử.

• Kết quả kì vọng


Thứ nhất, củng cố biến Hệ thống thuế điện tử (liên quan đến các thang đo ETS
3, 4, 8, 9) để có thể tác động tích cực và mạnh mẽ hơn nữa tới Thái độ đối với hệ
thống thuế điện tử và gia tăng mức độ Tuân thủ thuế.
155

Thứ hai, khắc phục được những tồn tại về đội ngủ CBT, đảm bảo cả về số
lượng và chất lượng cán bộ không chỉ đạt trình độ cao về chuyên môn, nghiệp vụ thuế
mà còn đạt mức độ kĩ năng CNTT nhất định nhằm nâng cao hiệu quả công việc.

5.2.3. Giải pháp về công tác quản lý thuế


• Căn cứ cho giải pháp
Thứ nhất, kết quả nghiên cứu cho thấy các biến Thái độ đối với hệ thống thuế
điện tử, Áp dụng thuế điện tử đều có tác động trực tiếp và tích cực tới Tuân thủ thuế.
Như đã đề cập ở Chương 4, hai biến độc lập này bao gồm các thang đo liên quan đến
các nội dung quản lý thuế (tuyên truyền hỗ trợ, đăng kí, kê khai, nộp, hoàn, thanh tra
kiểm tra thuế điện tử). Vì vậy, để nâng cao Tuân thủ thuế cần củng cố hai biến trên
tương ứng với các giải pháp về công tác quản lý thuế.
Thứ hai, từ phân tích thực trạng áp dụng thuế điện tử (Chương 3), có thể thấy còn
tồn tại một số hạn chế về nộp thuế điện tử khi số lượng ngân hàng thương mại liên kết
với hệ thống của Tổng cục Thuế mới dừng lại ở con số 55 sẽ khiến cho một số NNT
gặp khó khăn thì không có tài khoản ngân hàng hoặc có tài khoản nhưng không đúng
ngân hàng trong mạng lưới liên kết. Hay hạn chế trong thanh tra, kiểm tra khi lực
lượng cán bộ còn mỏng và chưa được đào tạo nhiều về CNTT để có thể ứng dụng các
phần mềm quản lý rủi ro hay sử dụng nhật kí điện tử. Do đó, cần có giải pháp khắc
phục những tồn tại này và tiếp tục phát huy những thành tựu đã đạt được ở các khâu
còn lại.

• Nội dung giải pháp

Về tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế


• Tuyên truyền
Thứ nhất, vận hành hiệu quả trang TTĐT ngành Thuế. Mở rộng phạm vi triển
khai cơ chế giải quyết thủ tục hành chính thuế một cửa, một cửa liên thông theo
phương thức điện tử. Cung cấp dịch vụ giải đáp, tra cứu thông tin theo phương thức
điện tử cho người nộp thuế. Ứng dụng CNTT để đẩy mạnh việc giải quyết thủ tục hành
chính thuế theo phương thức giao dịch điện tử cấp độ 3,4.
156

Thứ hai, xây dựng quy trình tuyên truyền, hỗ trợ NNT nhằm bao quát toàn bộ
các loại hình tuyên truyền, hỗ trợ; theo dõi đánh giá kết quả tuyên truyền, hỗ trợ qua
ứng dụng CNTT.
Thứ ba, hoàn thiện các quy định và ứng dụng về quản lý hành nghề đại lý thuế;
cung cấp dịch vụ thúc đẩy mạng lưới đại lý thuế phát triển; tăng cường đào tạo, phổ
biến chính sách thuế cho các đại lý thuế; xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng cung
cấp dịch vụ của đại lý thuế.
Thứ tư, phổ biến rộng rãi pháp luật về thuế và cung cấp hỗ trợ dịch vụ cho các
DN bằng cách (1) công khai thủ tục hành chính thuế ở tất cả các cấp của cơ quan thuế
trên phương tiện thông tin đại chúng và các websites để người nộp thuế và DN có
được thông tin và giám sát cán bộ thuế; (2) cải thiện bộ phận dịch vụ một cửa hỗ trợ
các DN trong việc thực hiện thủ tục hành chính thuế, đặc biệt là tập trung vào việc
cung cấp các dịch vụ hỗ trợ và dịch vụ tra cứu thông tin về thực hiện nghĩa vụ thuế của
DN để nâng cao nhận thức tuân thủ pháp l uật về thuế.
Thứ năm, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về ý thức chấp hành pháp
luật về thuế cho người nộp thuế nói riêng và toàn dân nói chung. CQT có thể áp dụng
CNTT và xem đó như một giải pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả tuyên truyền. Ví
dụ, gửi các thông báo về chính sách thuế hay luật thuế hay thông tin nghĩa vụ về thuế
tới các đối tượng liên quan thông qua tài khoản email, zalo hoặc qua tin nhắn SMS tới
các cá nhân. Ngoài ra, có thể đưa các nội dung pháp luật về thuế, nghĩa vụ về thuế của
công dân vào chương trình đào tạo tại các trường học, các cơ sở đào tạo... nhằm hình
thành nhận thức về thuế và từ đó sẽ định hướng cho hành vi tuân thủ thuế trong tương
lai.

• Hỗ trợ người nộp thuế


Thứ nhất, xây dựng các chương trình hỗ trợ người nộp thuế phù hợp với nhu
cầu tìm hiểu, cung cấp thông tin theo nhóm người nộp thuế. Ngành Thuế thành lập các
nhóm hỗ trợ kỹ thuật tại các chi cục thuế, tiến hành hỗ trợ các DN và công chức thuế
trong trường hợp có những khó khăn về mặt kỹ thuật trong vận hành thuế điện tử. Các
cục thuế địa phương triển khai phối hợp với bộ phận kỹ thuật của các ngân hàng
thương mại triển khai hỗ trợ các khách hàng nộp thuế điện tử trong trường hợp có
những trục trặc trong giao dịch về thuế điện tử.
Thứ hai, ban hành bộ cẩm nang với các thông tin, quy trình chi tiết khi sử dụng
các dịch vụ thuế điện tử để hướng dẫn cụ thể cho các DN, đặc biệt trong trường hợp
phát triển các dịch vụ thuế điện tử mới. Bộ cẩm nang cần chi tiết cho mỗi dịch vụ thuế
157

điện tử. Mở rộng diện DN được thụ hưởng chính sách tập huấn về thuế điện tử, đặc biệt là
mở rộng diện DN nhỏ và vừa, là những DN có kiến thức về thuế nói chung và kiến thức
áp dụng CNTT trong quy trình tuân thủ nghĩa vụ thuế nói riêng còn hạn chế.
Thứ ba, huy động và khuyến khích các cán bộ công chức thuế tại địa phương
vào đội ngũ cán bộ tập huấn cho DN tại địa phương mình. Mỗi công chức thuế quản lý
khai thuế được giao trách nhiệm phổ biến các kỹ năng áp dụng thuế điện tử cho các
DN. Duy trì và đảm bảo các chính sách đãi ngộ cho công chức thuế, khuyến khích cán
bộ công chức thuế có động lực để hướng dẫn và hỗ trợ triển khai dịch vụ thuế cho DN.

Về khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế


Thứ nhất, rà soát, sửa đổi và thiết kế hồ sơ khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế theo
hướng đơn giản, rõ ràng, dễ thực hiện, tăng cường điền các thông tin có sẵn giúp giảm
tối đa chi phí tuân thủ của người nộp thuế và giảm chi phí quản lý cho cơ quan thuế.
Thứ hai, đẩy mạnh triển khai dịch vụ thuế điện tử, áp dụng hóa đơn điện tử khi
bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ đến toàn bộ người nộp thuế trong đó duy trì, tiếp tục
hỗ trợ thuận lợi dịch vụ khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế điện tử, sử dụng hóa đơn điện
tử đối với người nộp thuế là các DN và mở rộng phạm vi triển khai khai thuế, nộp
thuế, hoàn thuế điện tử, sử dụng hóa đơn điện tử đối với người nộp thuế là các cá
nhân.
Thứ ba, nghiên cứu, xây dựng cơ chế quản lý khai thuế đối với nền kinh tế số.
Triển khai các giải pháp phát triển thanh toán không dùng tiền mặt và các giải pháp
nhằm quản lý việc thanh toán khoản đã nộp với khoản phải nộp của người nộp thuế
theo định danh các khoản phải nộp. Tăng cường kết nối, thu thập thông tin từ các cơ
quan quản lý và các bên thứ ba để hỗ trợ NNT kê khai một cách đầy đủ, chính xác; áp
dụng quản lý rủi ro trong công tác khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế.

Về thanh tra, kiểm tra thuế


Thứ nhất, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế đặc biệt chú trọng với
thuế điện tử. Hoạt động thanh tra, kiểm tra cần được điện tử hóa trên nền tảng các ứng
dụng CNTT để đảm bảo các khâu, các bước thanh tra kiểm tra được tiến hành một
cách nhanh chóng, tiện lợi và hiệu quả không chỉ với cán bộ thuế mà còn đối với
người nộp thuế. Việc ứng dụng công nghệ một mặt sẽ hạn chế áp lực cho NNT hoặc
những phát sinh tiêu cực trong quá trình thanh tra, kiểm tra. Mặt khác, sẽ góp phần
đồng bộ hệ thống thuế điện tử để tiến tới điện tử hóa ở tất cả các khâu trong quá trình
158

quản lý thuế. Ngoài ra, cần tiến hành triển khai giám sát các hoạt động thanh tra, kiểm
tra thông qua nhật ký điện tử.
Thứ hai, chú trọng và đẩy mạnh đào tạo về chuyên môn/ nghiệp vụ cũng như
thái độ làm việc chuyên nghiệp cho đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra
thuế. Nâng cao năng lực kiểm tra nội bộ, giải quyết khiếu nại tố cáo trong toàn ngành
nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả, tăng cường tính toàn vẹn, minh bạch của công tác
quản lý thuế. Xây dựng, điều chỉnh và bổ sung kịp thời các quy định và ứng dụng
CNTT liên quan đến công tác giải quyết khiếu nại tố cáo về thuế nhằm nâng cao tính
hiệu lực, hiệu quả trong công tác giải quyết khiếu nại tố cáo.
Thứ ba, điều chỉnh hình thức xử phạt cũng như mức xử phạt đối với các vi
phạm về thuế. Theo đó, cơ quan thuế cần phân nhóm các hình thức xử phạt với các lỗi
vi phạm tương ứng, dù là hình thức nào cũng hướng đến mục tiêu là đối tượng vi phạm
có khả năng chấp nhận hình phạt cao và tránh làm thất thu cho NSNN. Về mức xử
phạt, ngoài các mức phạt khác nhau theo từng lỗi vi phạm, cơ quan thuế có thể xem
xét đưa vào thêm những "khuyến khích" nếu đối tượng vi phạm chấp hành tốt mức
phạt trong thời hạn ngắn hoặc tự giác chấp hành mức phạt theo đúng thực tế thay vì
trốn tránh hay cố tình gian lận.
Thứ tư, củng cố công tác giám sát, đánh giá việc áp dụng thuế điện tử. Về chủ
thể giám sát, Tổng cục Thuế cần xác định rõ trách nhiệm của cơ quan thuế các cấp
trong việc giám sát thuế điện tử. Ngoài ra, cơ quan thuế có thể phối hợp với các ngân
hàng thương mại, các tổ chức kế toán, kiểm toán trong việc giám sát việc thực hiện
thuế điện tử. Về đánh giá định kỳ, nên thực hiện hàng quý, hàng năm. Các công cụ
giám sát và đánh giá thuế điện tử cũng cần được hiện đại hóa thông qua nhật ký điện
tử cùng với báo cáo và tài liệu thuế truyền thống. Cuối cùng, tập trung và hỗ trợ mạnh
mẽ việc đào tạo nghiệp vụ cũng như tác phong làm việc chuyên nghiệp cho cán bộ
thuế chịu trách nhiệm giám sát, đánh giá việc áp dụng thuế điện tử.

• Kết quả kì vọng


Thứ nhất, củng cố các biến Thái độ đối với hệ thống thuế điện tử, Áp dụng thuế
điện tử để có thể tác động tích cực và mạnh mẽ hơn nữa tới Tuân thủ thuế và nâng cao
mức độ Tuân thủ thuế.
Thứ hai, khắc phục được những tồn tại trong công tác nộp thuế điện tử và thanh
tra, kiểm tra thuế điện tử và tiếp tục phát huy, làm giàu thêm những thành tựu đạt được
ở các hoạt động khác (tuyên truyền hỗ trợ, đăng kí, kê khai, hoàn thuế điện tử) trong
áp dụng và quản lý thuế điện tử.
159

5.2.4. Giải pháp về phát triển công nghệ thông tin


• Căn cứ cho giải pháp
Thứ nhất, kết quả nghiên cứu cho thấy các biến Hệ thống thuế điện tử, Thái độ
đối với hệ thống thuế điện tử, Áp dụng thuế điện tử đều có tác động trực tiếp và tích
cực tới Tuân thủ thuế. Các biến độc lập này đều có một số thang đo liên quan đến
CNTT. Vì vậy, để nâng cao Tuân thủ thuế cần củng cố các biến độc lập trên từ góc độ
phát triển CNTT.
Thứ hai, từ thực tiễn số dịch vụ công trực tuyến của Tổng cục Thuế hiện nay là
304 dịch vụ, trong đó chiếm tỉ lệ lớn nhất là 150 dịch vụ ở cấp độ 4, tiếp theo là 122
dịch vụ ở cấp độ 2 và 32 dịch vụ ở cấp độ 3. Như vậy, số lượng dịch vụ ở cấp độ 3 và
4 chưa chiếm đa số nên cần có giải pháp về CNTT để cung cấp thêm và nâng cấp các
dịch vụ lên các cấp độ cao hơn.
Thứ ba, để thuế điện tử được triển khai và vận hành hiệu quả cần có sự tương
tác và đồng bộ 2 chiều giữa NNT, các DN và CQT. Nếu như một trong 2 nhóm đối
tượng hoặc chủ thể không đảm bảo về trình độ CNTT cũng như hạ tầng kĩ thuật sẽ gây
khó khăn và không hiệu quả khi áp dụng thuế điện tử. Vì vậy, giải pháp phát triển
CNTT nói chung và hướng đến cả NNT và CQT nói riêng đóng vai trò then chốt đối
với áp dụng thuế điện tử.

• Nội dung giải pháp


Xây dựng và phát triển ứng dụng CNTT phục vụ công tác quản lý thuế
Thứ nhất, xây dựng mới phần mềm quản lý thuế tích hợp, xử lý tập trung theo
giải pháp hiện đại, kiến trúc tổng thể, xử lý tập trung, thống nhất theo định hướng của
Chính phủ về chính phủ điện tử và chuyển đổi số, có khả năng mở rộng, đáp ứng quản lý
các sắc thuế, mô hình quản lý thuế góp phần hiện đại hóa ngành Thuế và tăng số thu
NSNN. Từ đó tiến tới triển khai hệ thống quản lý thuế tích hợp, xử lý tập trung, áp dụng
các công nghệ về trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn... phục vụ công tác quản lý thuế.
Thứ hai, xây dựng nâng cấp hệ thống CNTT đáp ứng các yêu cầu mới theo quy
định của Luật Quản lý thuế, yêu cầu kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để
tích hợp, chuyển đổi thông tin trong việc thi hành các chính sách và quy trình quản lý
thuế, hóa đơn điện tử, kế toán thuế, quản lý rủi ro về thuế, quản lý đại lý thuế, thương
mại điện tử...
Xây dựng và ứng dụng CNTT hỗ trợ người nộp thuế
160

Thứ nhất, tiếp tục duy trì, mở rộng các dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực
thuế đáp ứng quy định của Luật Quản lý thuế và các quy định sửa đổi, bổ sung chính
sách, quy trình quản lý thuế và tích hợp với Cổng dịch vụ công quốc gia.
Thứ hai, nâng cấp kiến trúc hệ thống Cổng TTĐT ngành Thuế để cung cấp các
dịch vụ điện tử cho DN và các cá nhân nộp thuế nhanh chóng, thuận lợi với nhiều trải
nghiệm tốt hơn theo hướng phát triển ứng dụng trên thiết bị di động, hướng tới số hóa
toàn bộ hồ sơ, giấy tờ, chuyển sang sử dụng hồ sơ, văn bản điện tử, giao dịch điện tử và
cung cấp dịch vụ công không phụ thuộc vào thời gian, địa giới hành chính.
Thứ ba, ứng dụng giải pháp công nghệ mới để cung cấp các dịch vụ thuế điện
tử đa dạng, trên nhiều nền tảng khác nhau tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người nộp
thuế khi thực hiện nghĩa vụ với NSNN.
Thứ tư, hoàn thiện và đẩy mạnh triển khai hệ thống các kênh thông tin hỗ trợ
người nộp thuế, nâng cấp trang TTĐT của cơ quan thuế nhằm cung cấp cho người nộp
thuế đầy đủ các thông tin về chính sách thuế và quy định pháp luật thuế có liên quan.
Xây dựng và hoàn thiện kho cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý điều hành
Thứ nhất, thu thập thông tin, dữ liệu quản lý thuế từ các hệ thống tác nghiệp của
ngành Thuế, thông tin tài khoản, giao dịch từ các ngân hàng thương mại, thông tin từ
các cơ quan quản lý thuế... để hoàn thiện kho cơ sở dữ liệu để phục vụ công tác quản
lý thuế và hỗ trợ người nộp thuế.
Thứ hai, ứng dụng các thành tựu mới về công nghệ nhằm xử lý tự động các quy
trình nghiệp vụ quản lý thuế và phân tích dữ liệu lớn nhằm phục vụ công tác chỉ đạo
điều hành trong dự báo, công tác hoạch định chính sách, quản lý rủi ro, quản lý tuân
thủ trong các lĩnh vực quản lý thuế như tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế, đăng kí
thuế, kê khai, hoàn thuế, miễn giảm thuế, quản lý nợ, cưỡng chế nợ thuế, thanh tra, kiểm tra
thuế.
Xây dựng và phát triển hệ thống CNTT phục vụ quản lý nội ngành
Thứ nhất, nâng cấp và duy trì hệ thống các phần mềm quản lý nội bộ đáp ứng
công tác kiểm tra thanh tra nội bộ, xử lý khiếu nại, tố cáo, quản lý cán bộ... Xây dựng
và triển khai hệ thống CNTT đáp ứng yêu cầu về đánh giá hiệu suất, hiệu quả của
CQT.
Thứ hai, triển khai hệ thống quản lý văn phòng điện tử đáp ứng yêu cầu, giám
sát, lưu trữ và luân chuyển hồ sơ điện tử; tiến tới triển khai hệ thống quản lý văn bản
và điều hành, kết nối, liên thông trao đổi văn bản điện tử giữa cơ quan thuế với các cơ
161

quan nhà nước thông qua Trục văn bản quốc gia tiến tới văn phòng không giấy tờ.
Đồng thời, thiết lập một hệ thống lưu trữ hồ sơ điện tử đáp ứng yêu cầu lưu trữ các văn
bản và hồ sơ dưới dạng điện tử của ngành Thuế.
Xây dựng và phát triển hạ tầng kĩ thuật
Thứ nhất, duy trì và nâng cấp hạ tầng kĩ thuật phục vụ triển khai các ứng dụng
phần mềm của ngành Thuế theo lộ trình với từng giai đoạn cụ thể. Xây dựng và triển
khai hệ thống hạ tầng kĩ thuật đáp ứng việc phát triển các ứng dụng phục vụ không chỉ
CQT trong hoạt động quản lý thuế mà còn hỗ trợ tối đa cho NNT... để hiện đại hóa
môi trường làm việc, nâng cao hiệu quả; trang bị các hệ thống đặc thù phù hợp với
việc xử lý dữ liệu lớn, tích hợp với các nền tảng chia sẻ dữ liệu, phân tích dữ liệu phục
vụ yêu cầu triển khai ứng dụng Kho cơ sở dữ liệu quốc gia về thuế.
Thứ hai, triển khai mở rộng kênh truyền kết nối với các đơn vị bên ngoại, các
tổ chức cung cấp dịch vụ GTGT trong lĩnh vực thuế (T-VAN), phục vụ nhu cầu kết
nối, chia sẻ dữ liệu ngành Thuế. Nghiên cứu, triển khai ứng dụng các dịch vụ mạng
(5G) trong việc cung cấp các dịch vụ trên nền tảng ứng dụng di dộng. Nâng cấp, mở
rộng băng thông kết nối Internet đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin của cán bộ công
chức, đáp ứng yêu cầu cung cấp dịch vụ công qua mạng Internet, tăng cường khả
năng sẵn sàng và làm kênh dự phòng cho các kết nối chia sẻ dữ liệu, cung cấp dịch
vụ cho các bên thứ ba.
Thứ ba, chuyển đổi nền tảng máy chủ sang hoạt động và quản lý tự động toàn
bộ vòng đời hoạt động của máy chủ trên nền điện toán đám mây theo hướng cung cấp
dịch vụ mức độ nền tảng. Triển khai, nâng cấp hệ thống điện toán đám mây đảm bảo
quản lý hệ thống máy chủ trên nên tảng điện toán đám mây.
Thứ tư, duy trì, vận hành hệ thống trung tâm dữ liệu hiện có theo tiêu chuẩn
quốc tế đảm bảo hệ thống CNTT hoạt động ổn định, sẵn sàng, liên tục. Đầu tư nâng
cấp hệ thống trung tâm dữ liệu dự phòng hiện hành và nghiên cứu, đề xuất trung tâm
dự phòng dữ liệu trên nền tảng điện toán đám mây nhằm đảm bảo mức độ an toàn dữ
liệu cho các ứng dụng cốt lõi của ngành.
Về hệ thống an toàn thông tin
Thứ nhất, duy trì hệ thống an toàn thông tin phục vụ triển khai các ứng dụng
hiện có của ngành Thuế. Nâng cấp hệ thống, triển khai các giải pháp bảo mật và an
toàn thông tin có cập nhật và ứng dụng công nghệ mới.
162

Thứ hai, hoàn thành triển khai bảo đảm an toàn thông tin mô hình 4 lớp tại
Tổng cục Thuế: nâng cấp hệ thống giám sất thông tin lên hệ thống điều phối an ninh,
tự động hóa xử lý sự cố và phản hồi kết hợp với các giải pháp giám sát thông minh
phục vụ việc quản lý các sự cố, phản hồi lại sự cố; giám sát 24/7 an toàn thông tin
mạng cho các hệ thống quan trọng của Tổng cục Thuế, kiểm tra đánh giá an toàn thông
tin cho các hệ thống thông tin.
Tăng cường chất lượng quản trị, vận hành, hỗ trợ
Thứ nhất, hoàn thiện các hệ thống giám sát CNTT tập trung toàn ngành Thuế
đối với các hệ thống hạ tầng kĩ thuật, ứng dụng. Nâng cao chất lượng hỗ trợ kĩ thuật
phục vụ tốt công tác quản lý vận hành, quản trị... Thực hiện rà soát, đánh giá, tinh
chỉnh và tối ưu hóa hệ thống, bảo hành mở rộng, bảo trì bảo dưỡng CNTT, nâng cấp
phiên bản hệ thống hạ tầng, triển khai mạng nội bộ (LAN), hệ thống an toàn phòng
máy chủ.
Thứ hai, nghiên cứu áp dụng các công nghệ tiên tiến, hiện đại (AI, chatbot...)
nhằm nâng cao chất lượng hỗ trợ hệ thống, ứng dụng và đáp ứng yêu cầu hỗ trợ được
nhanh chóng, kịp thời, hiện đại.
Thứ ba, triển khai hệ thống hỗ trợ tập trung người nộp thuế và cán bộ thuế về sử
dụng ứng dụng CNTT. Liên kết hệ thống hỗ trợ CNTT với hỗ trợ chuyên sâu về
nghiệp vụ trong ứng dụng CNTT.

• Kết quả kì vọng


Thứ nhất, củng cố các biến Hệ thống thuế điện tử, Thái độ đối với hệ thống
thuế điện tử, Áp dụng thuế điện tử để có thể tác động tích cực và mạnh mẽ hơn nữa tới
Tuân thủ thuế và nâng cao mức độ Tuân thủ thuế.
Thứ hai, nhanh chóng bổ sung và nâng cấp các dịch vụ thuế điện tử của Tổng
cục Thuế lên cấp độ 3 và 4 và tích hợp một số dịch vụ lên Cổng dịch vụ công quốc gia.
Thứ ba, xây dựng được những ứng dụng CNTT hỗ trợ NNT trong quá trình
tham gia nghĩa vụ thuế và hỗ trợ CBT trong quá trình quản lý thuế, phát triển đồng bộ
hạ tầng CNTT ở tất cả các cấp Tổng cục thuế, Cục thuế, Chi cục thuế ở các địa
phương trên cả nước nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng hệ thống thuế điện tử.
163

5.3. Kiến nghị


5.3.1. Kiến nghị với Chính phủ
Thứ nhất, Chính phủ cần ưu tiên nguồn lực tài chính hàng năm cho hiện đại hóa
ngành Thuế cùng với các chương trình hiện đại hóa CNTT cho ngành Thuế.
Thứ hai, Chính phủ xây dựng các kênh thông tin quảng bá sâu và rộng về các
dịch vụ công điện tử của Chính phủ, các dịch vụ công trực tuyến của Tổng cục Thuế
và cho phép sự kết nối liên thông nhiều hơn nữa giữa các dịch vụ thuế điện tử với các
dịch vụ công điện tử khác.
Thứ ba, Chính phủ đẩy nhanh công tác cấp chứng thực số cho công dân để áp
dụng cho tất cả các giao dịch điện tử trong lĩnh vực công.
Thứ tư, Chính phủ cần hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, đặc biệt là đề
xuất với Quốc hội hoàn thiện chính sách thuế theo hướng đơn giản hóa và có tính cập
nhật cao nhằm tạo điều kiện dễ dàng nhất cho áp dụng thuế điện tử.

5.3.2. Kiến nghị với doanh nghiệp và các bên liên quan
Bên cạnh những nỗ lực của các cơ quan quản lý nhà nước, các DN chủ động
trong học hỏi, nhận thức lợi ích của thuế điện tử, nâng cao năng lực CNTT của DN
trong việc sử dụng các dịch vụ thuế điện tử mới.
Các hiệp hội DN tiếp tục phát huy vai trò, tiếng nói của mình, tăng cường tuyên
tuyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Nhà nước nhất là các chính sách về
thuế tới các DN thành viên. Giúp các hội viên xác định chiến lược, mục tiêu phát triển,
thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước và người lao động; tuân thủ nghiêm túc các quy
định của pháp luật. Thứ hai, tiếp nhận và kịp thời phản ánh các kiến nghị của hội viên
đến cơ quan cơ quan thuế xem xét giải quyết và hỗ trợ kịp thời. Thứ ba, tích cực hỗ trợ
các đơn vị thành viên trong đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, cung cấp thông tin…
về chính sách thuế và cung ứng các dịch vụ hỗ trợ, tư vấn quản lý.
Các đại lý thuế, kế toán thuế áp dụng dịch vụ điện tử của ngành Thuế và chủ
động khuyến khích các DN áp dụng thuế điện tử, tích cực truyền thông tới các DN và
hỗ trợ DN khi có những khó khăn trong sử dụng dịch vụ.
Các tổ chức cung cấp dịch vụ chữ ký chứng thực điện tử, chữ ký số, tổ chức
cung cấp dịch vụ dịch vụ GTGT về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế (T-VAN), các
ngân hàng thương mại chủ động nâng cao chất lượng dịch vụ, khả năng đáp ứng khách
164

hàng, chủ động phối hợp với cơ quan thuế để nâng cáo chất lượng dịch vụ một cách
đồng bộ, phối hợp trong đào tạo và hướng dẫn NNT, phối hợp nghiệp vụ thuế điện tử
với CQT trong các giao dịch truyền nhận giữa người nộp thuế với cơ quan thuế, phối
hợp với cơ quan thuế để được hỗ trợ và giải đáp vướng mắc về thuế.

5.4. Những hạn chế của luận án và các hướng nghiên cứu tiếp theo
• Những hạn chế của luận án
Thứ nhất, trong quá trình thực hiện điều tra khảo sát tác giả đã nỗ lực cố gắng
để tiếp cận với các đối tượng liên quan trực tiếp đến tuân thủ thuế của DN như lãnh
đạo DN (Giám đốc) hoặc kế toán thuế của DN để đảm bảo tính phong phú và đại diện.
Tuy nhiên, không tránh khỏi trường hợp một số ít đối tượng trả lời phiếu khảo sát là kế
toán của DN. Bên cạnh đó, chủ đề khảo sát về tuân thủ thuế của DN - một vấn đề khá
"nhạy cảm" nên có thể ảnh hưởng tới việc thành thật bày tỏ quan điểm của đối tượng
được điều tra, khảo sát. Đặc biệt, một số đối tượng khi được đề nghị phỏng vấn về nội
dung tuân thủ thuế đã thể hiện sự e ngại và không sẵn lòng tiếp nhận phỏng vấn. Vì
vậy, tác giả đã sử dụng phương thức tiếp cận tới lãnh đạo DN trước, sau khi được họ
đồng ý và cho phép phỏng vẫn, họ sẽ cứ kế toán thuế trả lời phỏng vấn, nhờ đó các kế
toán thuế trở nên tự tin và cởi mở hơn khi tham gia cuộc phỏng vấn và cung cấp thông
tin quý báu của DN để hoàn thiện phiếu khảo sát.
Thứ hai, quá trình điều tra khảo sát được tiến hành trong khoảng thời gian dịch
bệnh Covid 19 xảy ra và diễn biến phức tạp từ Hà Nội, Đà Nẵng rồi đến TP. Hồ Chí
Minh và một số tỉnh, thành, địa phương khác. Vì vậy, phỏng vấn trực tiếp (face to
face) chỉ được thực hiện ở giai đoạn đầu trước khi dịch bệnh xảy ra và sau đó được
chuyển qua phương thức online (đa số là qua điện thoại và email). Ngoài ra, do việc
gửi và thu về phiếu khảo sát được tiến hành online nên không tránh khỏi những lỗi kĩ
thuật, một số đối tượng khảo sát chưa quen với việc trả lời điều tra online nên phải gửi
bản word qua email để họ in ra, điền phiếu, sau đó chụp ảnh lại và chuyển lại qua
email. Điều này đã kéo dài thời gian thu nhập dữ liệu so với mục tiêu ban đầu. Bên
cạnh đó, mặc dù đã rất cố gắng thu thập dữ liệu để phục vụ cho phân tích nhưng do
hạn chế về nguồn lực (đặc biệt là thời gian) và do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19,
tác giả mới chỉ thu về được 605 phiếu khảo sát từ các DN tập trung chủ yếu tại các
thành phố lớn của Việt Nam. Do hạn chế về địa bàn thu thập dữ liệu dẫn tới phân tích
thực trạng tuân thủ thuế của các DN Việt Nam phần nào bị ảnh hưởng và chưa phản
ánh được một bức tranh chung, tổng thể.
165

Thứ ba, trong quá trình nghiên cứu và đánh giá, còn có thể có một số nhân tố
khác tác động tuân thủ thuế mà tác giả chưa đánh giá đầy đủ trong nghiên cứu. Có thể,
đây là yếu tố khuyết thiếu trong quá trình nghiên cứu và là cơ sở để đề xuất hướng
nghiên cứu tiếp theo.

• Các hướng nghiên cứu tiếp theo


Từ những kết quả nghiên cứu của luận án và những điểm còn khuyết thiếu và hạn
chế của luận án, tác giả đề xuất một số định hướng nghiên cứu tiếp theo của luận án như
sau:
- Mở rộng đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu tập trung phân tích tác động của
áp dụng thuế điện tử đến tuân thủ thuế của các DN Việt Nam. Điều này gợi mở cho
việc nghiên cứu với nhóm đối tượng là các DN nói chung (bao gồm cả DN Việt Nam
và DN có yếu tố nước ngoài hoạt động tại Việt Nam) cho các nghiên cứu tiếp theo.
Tác giả cũng có thể xem xét nghiên cứu tác động của áp dụng thuế điện tử đến tuân
thủ thuế của người nộp thuế là các cá nhân.
- Mở rộng các nghiên cứu về tuân thủ thuế, tập trung đi sâu vào nghiên cứu một
nội dung cụ thể trong quản lý thuế khi áp dụng thuế điện tử (ví dụ: tác động của kê
khai thuế điện tử/ nộp thuế điện tử/ hoàn thuế điện tử... tới tuân thủ thuế); hoặc tập
trung đi sâu vào nghiên cứu về mức độ tuân thủ đối với một sắc thuế cụ thể; hoặc tập
trung đi sâu vào nhóm DN phân loại theo quy mô (ví dụ: nhóm DN lớn, nhóm DN nhỏ
và vừa).
- Hoàn thiện hơn quá trình thu thập dữ liệu (thông qua việc phát và thu bảng
hỏi) nhằm cải thiện tính ngẫu nhiên và tính đại diện của mẫu nghiên cứu. Từ đó, có thể
có kết quả nghiên cứu tốt hơn.
- Trong các nghiên cứu tiếp theo, tác giả sẽ tiếp tục nghiên cứu các nhân tố
khác tác động đến hành vi tuân thủ thuế như nhân tố: thể chế, giới tính chủ DN, đặc
điểm (tuổi/ giới tính/ trình độ...) của chủ DN hoặc sự hỗ trợ của cơ quan thuế để tìm ra
mối quan hệ với tuân thủ thuế của các DN.
166

TỔNG KẾT CHƯƠNG 5

Trong Chương 5, luận án đã trình bày được những nội dung sau:
Thứ nhất, trình bày quan điểm, định hướng của Nhà nước đối với thuế điện tử.
Thứ hai, trình bày các giải pháp đối với thuế điện tử nhằm nâng cao tuân thủ
thuế của các DN Việt Nam, bao gồm: (1) giải pháp về thể chế quản lý; (2) giải pháp về
tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực; (3) giải pháp về công tác quản lý thuế; (4) giải
pháp về phát triển CNTT.
Thứ ba, đã trình bày những kiến nghị đối với Chính phủ, với DN và các bên
liên quan nhằm nâng cao tuân thủ thuế của các DN Việt Nam.
Cuối cùng, trình bày những hạn chế của luận án và các hướng nghiên cứu tiếp
theo.
167

KẾT LUẬN

Luận án này dựa vào tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước
về thuế điện tử, tuân thủ thuế và tác động của thuế điện tử đến tuân thủ thuế để đề xuất
mô hình nghiên cứu về tác động của áp dụng thuế điện tử đến tuân thủ thuế của các
DN Việt Nam.
Sau khi phân tích thực trạng áp dụng thuế điện tử và tuân thủ thuế của các DN
Việt Nam (giai đoạn 2016-2020) và dựa trên kết quả phân tích định tính, tác giả đã
hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu (cụ thể là hiệu chỉnh một số thang đo trong mô hình)
về tác động của áp dụng thuế điện tử đến tuân thủ thuế của các DN Việt Nam. Cùng
với mô hình nghiên cứu được hoàn thiện, có 09 giả thuyết được đưa ra để kiểm định
mối quan hệ giữa các nhân tố.
Áp dụng các phương pháp phân tích mô tả, phân tích độ tin cậy, phân tích
nhân tố khám phá và phân tích hồi quy, tác giã đã đưa ra được những kết quả đáng
tin cậy về kiểm định các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu. Kết quả phân tích
định lượng cho thấy:
Thứ nhất, chưa có cơ sở để kết luận về tác động của Hệ thống thuế điện tử đến
Áp dụng thuế điện tử. Điều này cho thấy việc áp dụng thuế điện tử không liên quan
hay nói cách khác là không bị ảnh hưởng bởi hệ thống thuế điện tử.
Thứ hai, Thái độ đối với hệ thống thuế điện tử có tác động trực tiếp và tích cực
tới Áp dụng thuế điện tử và đóng góp tới 37,3% vào sự thay đổi của áp dụng thuế điện
tử của các DN.
Thứ ba, Áp dụng thuế điện tử có tác động trực tiếp và tích cực đến Tuân thủ
thuế và giải thích 37,8% sự thay đổi mức độ tuân thủ thuế.
Thứ tư, Hệ thống thuế điện tử có tác động trực tiếp và tích cực tới Tuân thủ thuế
và giải thích 27,1% sự thay đổi mức độ tuân thủ thuế.
Thứ năm, Thái độ đối với hệ thống thuế điện tử có tác động trực tiếp và tích cực
tới Tuân thủ thuế và giải thích 23,2% sự thay đổi mức độ tuân thủ thuế.
Thứ sáu, Hệ thống thuế điện tử có tác động trực tiếp và tích cực tới Thái độ đối
với hệ thống thuế điện tử và giải thích 74,5% sự thay đổi về thái độ đối với hệ thống
thuế điện tử.
Thứ bảy, Thái độ đối với hệ thống thuế điện tử là biến trung gian tác động lên
mối quan hệ giữa Hệ thống thuế điện tử và Áp dụng thuế điện tử.
168

Thứ tám, kết quả kiểm định các giả thuyết của mô hình nghiên cứu cũng chỉ ra
rằng Áp dụng thuế điện tử là biến trung gian tác động lên mối quan hệ giữa Thái độ
đối với hệ thống thuế điện tử và Tuân thủ thuế.
Từ các kết quả nghiên cứu, tác giả đã đề xuất bốn nhóm giải pháp (về thể chế
quản lý thuế, về tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực ngành Thuế, về công tác quản lý
thuế và về phát triển CNTT) nhằm nâng cao mức độ tuân thủ thuế của các DN Việt
Nam. Trong đó, nhấn mạnh đến nhóm giải pháp về phát triển CNTT, cụ thể là: (1)
thiết kế và triển khai các ứng dụng phần mềm phục vụ quản lý thuế; (2) xây dựng và
ứng dụng CNTT hỗ trợ người nộp thuế; (3) xây dựng và hoàn thiện kho cơ sở dữ liệu
phục vụ quản lý điều hành; (4) xây dựng và phát triển hệ thống CNTT phục vụ quản lý
nội ngành; (5) xây dựng và phát triển hạ tầng kĩ thuật; (6) đảm bảo hệ thống an toàn
thông tin; (7) tăng cường chất lượng quản trị, vận hành, hỗ trợ.
Luận án này đã có những đóng góp đáng kể cả về mặt lý luận và thực tiễn. Bên
cạnh những đóng góp, nghiên cứu cũng không tránh khỏi những hạn chế liên quan đến
việc tiếp cận các đối tượng khảo sát, tiến hành điều tra trong bối cảnh dịch bệnh
Covid-19 diễn biến phức tạp khiến cho thời gian thực hiện kéo dài và phiếu khảo sát
thu về chưa được như kì vọng. Trong quá trình nghiên cứu và đánh giá, còn có thể có
một số nhân tố khác tác động tuân thủ thuế mà tác giả chưa đánh giá đầy đủ trong
nghiên cứu. Đây có thể là cơ sở để đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai.
169

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Mạc Thị Hải Yến (2019), ‘Rào cản trong áp dụng hóa đơn điện tử: Nghiên cứu
tại một số quốc gia và khuyến nghị cho Việt Nam’, Tạp chí Kinh tế và Quản lý,
số 32 (12/2019), tr. 63-68.
2. Mạc Thị Hải Yến (2020), ‘Tax Administration Reform in Vietnam Period 2011-
2020: Policy Review and Recommendations’, International Conference on
Finance, Accounting and Auditing (ICFAA 2020), pp. 841-853.
3. Mạc Thị Hải Yến (2020), ‘Tax administration to improve tax compliance: The
lessons from the united states, the united kingdom and bulgaria’, Socio-Economic
and environmental issues in development, 16-17th JULY, 2020, pp. 24-37.
4. Đỗ Thị Hải Hà, Mạc Thị Hải Yến (2021), ‘Tác động của hệ thống thuế điện tử
đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp Việt Nam’, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, số
287, tháng 5/2021, tr.55-65.
5. Mạc Thị Hải Yến (2022), ‘Thuế điện tử và tuân thủ thuế của doanh nghiệp Việt
Nam: Nghiên cứu thực trạng giai đoạn 2016-2020 và bài học kinh nghiệm’, Tạp
chí Công thương, số 7 (4/2022), tr. 268-273.
6. Do, H.T.H., Mac, Y.T.H., Van Tran, H.T., & Nguyen, T.T.L (2022), ‘The impact
of attitude towards an e-tax system on tax compliance of Vietnamese enterprises:
Adoption of an e-tax system as a mediator’, Journal of Entrepreneurship,
Management, and Innovation, 18(1), pp. 35-64. (ISI & Scopus).
170

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Adm, S. (2018), ‘The Effect of Applying E-Filling Applications towards


Personal Taxpayer Compliance in Reporting Annual Tax Returning (SPT) in
Bengalis State Polytechnic Indonesia’, International Journal of Public
Finance, 3(1), 47-62.

2. Ajzen, I & Fishbein, MA (1975), Belief, attitude, intention and behavior: An


introduction to theory and research, Reading, MA: Addison-Wesley.

3. Ajzen, I. (1991), ‘The Theory of Planned Behavior’, Organizational Behavior


and Human Decision Processes, 50(2), 179-211.

4. Akerlof, GA (1978), ‘The Market For “Lemons”: Quality Uncertainty And The
Market Mechanism’, in Uncertainty in Economics, Diamond, P & Rothschild,
M (ed.), Academic Press, Elsevier Inc.

5. Akpubi, MD & Igbekoyi, OE (2019), ‘Electronic taxation and tax compliance


among some selected fast food restaurants in Lagos state, igeria (Tax payers
Perspective)’, Journal of Accounting, Auditing and Finance, 25 (7), 52-80.

6. Alagoz, A. & Ortakapoz, O. (2017), ‘Effect of e-taxation system on tax revenue


and cost in Turkey’, European Journal of Social Sciences, 9(1), 100-150.
7. Allingham, MG & Sandmo, A (1972), ‘Income tax evasion: A theoretical
analysis’, Journal of Public Economy 1, 38(2), 323-338.
8. Alm, J, Jackson, B và McKee, M (1992a), ‘Institutional uncertainty and taxpayer
compliance’, Journal The American economic review, 82(4), 1018-1026.
9. Alm, J, Jackson, B và McKee, M (1992b), ‘Estimating the determinants of
taxpayer compliance with experimental data’, National Tax Journal, 107-114.
10. Alm, J., Cherry, T., Jones, M., & McKee, M. (2010), ‘Taxpayer information
assistance services and tax compliance behavior’, Journal of Economic
Psychology, 31(4), 577-586.
11. Alm, J., McClelland, G.H., & Schulze, W. D. (1992), ‘Why do people pay
taxes?’, Journal of Public Economics, 48 (1), 21-38.
12. Andreoni, J, Erard, B & Feinstein, J (1998), ‘Tax compliance’, Journal Of
Economic Literature, 36 (2), 818-860.
171

13. Antonakas, N. P., Giokas, A. E., & Konstantopoulos, N. (2013), ‘Corruption in


Tax Administration: Interviews with Experts’, Procedia-Social and Behavioral
Sciences, 73, 581-589.
14. Asianzu, E., & Maiga, G. (2012), ‘A consumer based model for adoption of e-
tax services in Uganda’, IST-Africa 2012 Conference.
15. Asnawi, M. (2013), ‘The impact of audit rate, perceived probability of audit on
tax compliance decision: A Laboratory Experiment Study’, Journal of
Indonesian Economy and Business, JIEB., 28(2), 292.
16. Australian Taxation Office, <https://www.ato.gov.au/>, truy cập 8/6/2022.
17. Baldry Jonathan C (1986), ‘Tax evasion is not a gamble: A report on two
experiments’, Journal Economics Letters, 22(4), 333-335.
18. Baldry, J. C. (1987), ‘Income tax evasion and the tax schedule: Some
experimental results’, Public Finance = Finances publiques, 42(3), 357-383.
19. Barati, A. and Bakhshayesh, S. (2015), ‘Electronic tax system and the facing
challenges (case study: Kermanshah Province tax payers)’, Indian Journal of
Fundamental and Applied Life Sciences, 5(S1), 480-497, ISSN: 2231- 6345.
20. Barati, A., Moradi, P., Ahmadi, B. & Azizpour, P. (2014), ‘A study of the
models for adoption of e-tax returns from the perspective of taxpayers’, Indian
Journal of Fundamental and Applied Life Sciences, 4 (S1), 1923-1939.
Retrieved from http://www.cibtech.org/sp.ed/jls/2014/01/217-000%20(45).pdf
21. Bayer, R., & Cowell, F. (2016), ‘Tax compliance by firms and audit policy’,
Research in Economics, 70(1), 38-52.
22. Becker Gary S (1968), ‘Crime and punishment: An economic approach’, The
Economic Dimensions of Crime, Springer, 13-68.
23. Becker, D & Lacktorin-Revier, S (2008), ‘The impact of electronic tax return
filing on tax compliance’, MWAIS Proceedings.
24. Bénabou Roland & Jean Tirole (2006), ‘Incentives and prosocial behavior’,
Journal The American Economic Review, 96 (5), 1652-1678.
25. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2021), Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam 2021, NXB
Tổng Cục Thống kê, Hà Nội.
26. Bộ Tài Chính (2015), Thông tư số 110/2015/TT-BTC hướng dẫn giao dịch điện
tử trong lĩnh vực thuế ngày 28/7/2015, Hà Nội.
172

27. Braithwaite, J., & Wirth, A. (2019), Towards a framework for large business
tax compliance, Centre for Tax System Integrity (CTSI), Research School of
Social Sciences, The Australian National University.
28. Brown, R. E., & Mazur, M. J. (2003), ‘IRS's comprehensive approach to
compliance measurement’, National Tax Journal, 56(3), 689-700.
29. Bùi Ngọc Toản (2017), ‘Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế thu
nhập của doanh nghiệp - Nghiên cứu thực nghiệm trên địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh’, Tạp chí khoa học, 126 (5A), 77-88.
30. Bùi, T. T. T. (2020), Quản lý thuế nhằm thúc đẩy tuân thủ thuế của doanh nghiệp
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Luận án tiến sĩ, Học viện Tài chính, Bộ Tài
chính.
31. Burton-Jones, A., & Hubona, G. S. (2006), ‘The mediation of external variables in
the technology acceptance model’, Information & management, 43(6), 706-717.
32. Calderon, J. F., Sirtaine, S., Guislain, P., Sudan, R., Gallegos, D., Lewin, A.,
Lewin, A. & Puech, M. R. 2014, ‘Grendada - E-government for Regional
Integration Project’, New York: The World Bank.
33. Chamberlain, J, & Tanya, C (2005), ‘Moving personal tax online: the
Australian taxation office's E-Tax initiative’, International Journal of Cases on
Electronic Commerce (IJCEC), 3, 54-70.
34. Chan, C.W., Troutman, C.S. & O’Bryan, D. (2000), ‘An expanded model of
taxpayer compliance: empirical evidence from the United States and Hong Kong’,
Journal of International Accounting, Auditing and Taxation, 9(2), 83-103.
35. Che-Azmi, A. A. & Kamarulzaman, Y. (2014), ‘Adoption of Tax E-Filing: A
Conceptual Paper’, African Journal of Business Management, 4(5), 599-603.
36. Chen, J. V., Jubilado, R. J. M., Capistrano, E. P. S., & Yen, D. C. (2015),
‘Factors affecting online tax filing - An application of the IS Success Model
and trust theory’, Computers in Human Behavior, 43, 251-262.
37. Cialdini Robert B & Melanie R Trost (1998), ‘Social influence: Social norms,
conformity and compliance’, Annual Review of Psychology, 55(1), 591-621.
38. Collins Julie H & R David Plumlee (1991), ‘The taxpayer's labor and reporting
decision: The effect of audit schemes’, Journal Accounting Review, 66 (3), 559-
576.
173

39. Coricelli, G., Joffly, M., Montmarquette, C., Villeval, MC (2010), ‘Cheating,
Emotions, and Rationality: An Experiment on Tax Evasion’, Experimental
Economics, Springer Verlag, 13(2), 226-247.
40. Đặng Ngọc Hậu (2016), Nghiên cứu mức độ hài lòng của doanh nghiệp về việc
thực hiện các giá trị tuyên ngôn ngành thuế của cơ quan thuế ảnh hưởng tới sự
tuân thủ thuế của các doanh nghiệp, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học kinh tế
quốc dân, Hà Nội.
41. Đặng Thị Bạch Vân (2014), ‘Xoay quanh vấn đề người nộp thuế và tuân thủ
thuế’, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, 16 (26), 59-63.
42. Đặng Thị Bạch Vân vaf Quan Hán Xương (2015), ‘Củng cố niềm tin người nộp
thuế: Kinh nghiệm từ Singapore’, Tạp chí Tài chính Online, <
https://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu--trao-doi/trao-doi-binh-luan/cung-co-niem-
tin-nguoi-nop-thue-kinh-nghiem-tu-singapore-101851.html>, truy cập 8/6/2022.
43. Đặng Thị Ngọc Dung (2012), Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ
thống tàu điện ngầm Metro tại thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sỹ chính
sách công, Chương trình chính sách công Fulbright.
44. David W (2014), The effect of online tax system on tax compliance among small
taxpayers in east of nairobi tax district, Doctoral dissertation, University of
Nairobi, Kenya.
45. Davis, F. D. (1985), A technology acceptance model for empirically testing new
end-user information systems: Theory and results. (Doctoral dissertation,
Massachusetts Institute of Technology).
46. Davis, F. D. (1989), ‘Perceived usefulness, perceived ease of use, and user
acceptance of information technology’, MIS quarterly, 319-340.
47. Dečman, M., & Klun, M. (2015), ‘The Impact of Information Systems on
Taxation: A Case of Users Experience With an e‑Recovery Information
System’, Electronic Journal of e-Government, 13(2), 110-121.
48. Dubin Jeffrey A, Michael J Graetz & Louis L Wilde (1990), ‘The effect of audit rates
on the federal individual income tax, 1977-1986’, National Tax Journal, 43(4), 395-
409.
49. Edison, WL (2014), ‘Influencing Tax Compliance in SMEs through the Use of
ICTs’, International Journal of Learning, Teaching and Educational Research, 2
(1), 80-90.
174

50. Edward, KS & Ambrose, J (2017), ‘Impact of online tax filing on tax
compliance among small and medium enterprises (MSE) in Kibwezi Sub-
County in Kenya’, International Journal of Current Research, 9 (1), 45196-
45206.
51. Elffers Henk, Russell H Weigel & Dick J Hessing (1987), ‘The consequences
of different strategies for measuring tax evasion behavior’, Journal of
Economic Psychology, 8(3), 311-337.
52. El-Kasheir, D., Ashour, A.S., Yacount, O.M.,(2009), ‘Factor affecting
continued usage of internet banking among Egyptian Customers’,
Communications of IBIMA, 9, 1943-7765.
53. Feinstein, J. S. (1991), ‘An econometric analysis of income tax evasion and its
detection’, The RAND Journal of Economics, 14-35.
54. Fischer Carol M, Martha Wartick & Melvin M Mark (1992), ‘Detection
probability and taxpayer compliance: A review of the literature’, Journal of
Accounting Literature, 11, 1.
55. Fishlow, A., & Friedman, J. (1994), ‘Tax evasion, inflation and stabilization’,
Journal of Development Economics, 43(1), 105-123.
56. Franzoni Luigi A (1998), ‘Tax evasion and tax compliance’, Journal
Available at SSRN 137430.
57. Frey Bruno S (ed, 1997), Not just for the money, Edward Elgar Pub, UK.
58. Friedland Nehemia (1982), ‘A note on tax evasion as a function of the quality
of information about the magnitude and credibility of threatened fines: Some
preliminary research’, Journal of Applied Social Psychology, 12 (1), 54-59.
59. Friedman Milton (1970), ‘The social responsibility of business is to increase
its profits’, Journal New York, 122-124.
60. Gauld, R., Gray, A., & McComb, S. (2009), ‘How responsive is e-government?
Evidence from Australia and New Zealand’, Government information quarterly,
26(1), 69-74.
61. Grabosky, P., & Braithwaite, J. (1986), ‘Corporate crime and government
response in Australia’, Practice, 7, 12-13.
175

62. Grasmick Harold G & Wilbur J Scott (1982), ‘Tax evasion and mechanisms of
social control: A comparison with grand and petty theft’, Journal of Economic
Psychology, 2(3), 213-230.
63. Gwaro, OT Maina, K Kwasira, J (2016), ‘Influence of Online Tax Filing on
Tax Compliance among Small and Medium Enterprises in Nakuru Town,
Kenya’, IOSR Journal of Business and Management, 18 (10), 82-92.
64. Hair, J.F., Black, W.C., Babin, B.J., & Anderson, R.E. (2010), Multivariate
Data Analysis, Seventh Edition, Prentice Hall, Upper Saddle River, New
Jersey.
65. Hair, J.F., Black, W.C., Babin, B.J., & Anderson, R.E. (2010). Multivariate
Data Analysis, (7edn). Prentice Hall, Upper Saddle River, New Jersey.
66. Haryani, S., Motwani, B., & Matharu, S. K. (2015), ‘Behavioral intention of
taxpayers towards online tax filing in India: an empirical investigation’,
Journal of Business and Financial Affairs, 4(1), 70-76.
67. Hasseldine, J. (1993), ‘International: How Do Revenue Audits Affect Taxpayer
Compliance?’, Bulletin for International Fiscal Documentation, 47, 424-424.
68. Hite Peggy A (ed. 1987), ‘Identifying and mitigating taxpayer non-compliance’,
Journal Austl. Tax F, 13, 155.
69. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu với SPSS,
NXB Hồng Đức, Hồ Chí Minh.
70. Hoekema David A (1986), Rights and wrongs: Coercion, punishment, and the
state, Susquehanna University Press, USA.
71. Houérou, P. L., Ahlers, T., Myers, R., Ilieva, S. & Ferreira, C. (2009), ‘Revenue
Administration Reform Project in Republic of Bulgaria’, New York: The World
Bank.

72. Hung, S. Y., Chang, C. M., & Yu, T. J. (2006), ‘Determinants of user
acceptance of the e-Government services: The case of online tax filing and
payment system’, Government information quarterly, 23(1), 97-122.

73. Ibrahim, I. (2015), The profile of tax e-filing users and non-users: The case of
Malaysia.

74. Igbaria, M., & Iivari, J. (1995), ‘The Effects of Self-efficacy on Computer
Usage’, Omega, 23(6), 587-605.
176

75. Jackson Betty R & PR Jaouen (1989), “Influencing taxpayer compliance through
sanction threat or appeals to conscience”, Journal Advances In Taxation, 2, 131-147.

76. Jackson Betty R và Valerie C Milliron (1986a), ‘Tax compliance research:

77. Jackson Betty R. và Valerie C. Milliron (1986b), ‘Tax compliance research:


findings, problems, and prospects’, Journal of Accounting Literature, 5.

78. Jahangir, N., & Begum, N. (2008), ‘The role of perceived usefulness, perceived
ease of use, security and privacy, and customer attitude to engender customer
adaptation in the context of electronic banking’, African journal of business
management, 2(2), 032-040.

79. James, Simon and Alley, Clinton (2002), 'Tax compliance, self-assessment and
tax administration', Published in: Journal of Finance and Management in
Public Services, Vol. 2, No. 2 (2002): pp. 27-42.

80. Khaddafi, M., Aspan, H., Heikal, M., Wahyuddin, F. & Zatin, H. (2018), ‘
Effect of perception of facilities, intensity of conduct, and satisfaction of Tax
Payers to Submission of Letter by E-Filing Notice on Tax Service’,
Proceedings of MICoMS, 583-587.

81. Kim Youngse (2003), ‘Income distribution and equilibrium multiplicity in a


stigma-based model of tax evasion’, Journal of Public Economics, 87(7), 1591-
1616.
82. Kirchler Erich và Ingrid Wahl (2010), ‘Tax Compliance Inventory: TAX-I
Voluntary tax compliance, enforced tax compliance, tax avoidance, and tax
evasion’, Journal of Economic Psychology, 31(3), 331.
83. Kirchler, E. Erik, H. và Ingrid, W (2008), ‘Enforced versus voluntary tax
compliance: The “slippery slope” framework’, Journal of Economic
Psychology, 29(2), 210-225.
84. Kiring’a, S. E., Jagongo, A., Kiio, J. M., Njuguna, I. M., Muguongo, G. K.,
Nganyi, M. S.,... & Qiao, Y. (2017), ‘Impact of online tax filing on tax
compliance among small and medium enterprises (MSE) in Kibwezi Sub-
County in Kenya’, International Journal of Current Research, 9(4), 45196-
45206. Retrieved from http://www.journalcra.com/sites/default/files/issue-
pdf/20009.pdf
177

85. Kogler, C., Mittone, L., & Kirchler, E. (2016), ‘Delayed feedback on tax audits
affects compliance and fairness perceptions’, Journal of Economic Behavior &
Organization, 124, 81-87.
86. Lamb Margaret, Andrew Lymer, Judith Freedman và Simon James (2004),
Taxation: An Interdisciplinary Approach to Research.
87. Lee, HC (2016), Can Electronic Tax Invoicing Improve Tax Compliance? A
Case Study of the Republic of Korea’s Electronic Tax Invoicing for Value-
Added Tax, Policy Research Working Paper, World Bank Group.
88. Lèng Hoàng Minh (2017), Nâng cao tính tuân thủ thuế của người nộp thuế ở
Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện tài chính, Hà Nội.
89. Loewenstein, G., Weber, E. U., Hsee, C. K., & Welch, N. (2001), ‘Risk as
feelings’, Psychological Bulletin, 127(2), 267-286.
90. Loo Ern Chen (2006), ‘Tax knowledge, tax structure and compliance: A report
on a quasi-experiment’, New Zealand Journal of Taxation Law and Policy,
12(2), 117-140.
91. Macionis John J (ed. 2009), Society: the basics, Pearson, UK.
92. Maisiba, J.G. and Atambo, W. (2016), ‘Effects of electronic tax system on the
revenue collection efficiency of Kenya Revenue Authority’, Imperial Journal of
Interdisciplinary Research, 2(4), 815-827. Retrieved from
https://www.iiste.org/Journals/index.php/EJBM/article/view/37371/38452
93. Manhire, J. T. (2014), ‘There Is No Spoon: Reconsidering the Tax Compliance
Puzzle’, FLA. TAX REV., 17, 1-14.
94. Marti, O.L. (2010), ‘Taxpayers’ attitudes and tax compliance behavior in
Kenya’, African Journal of Business and Management, 1(1), 112-122.
Retrieved from https://www.semanticscholar.org/paper/Taxpayers-attitudes-and-
tax-compliance -behaviour-in-Magutu-
umumba/0d7ae776239f23fd2add5a7ae61ea74b1c009ac9
95. Mason, R., & Calvin, L. D. (1984), ‘Public confidence and admitted tax
evasion’, National Tax Journal, 37(4), 489-496.
96. Minor W (1978), ‘Deterrence research: problems of theory and method’,
Journal Preventing Crime, 21-45.
178

97. Molero Juan Carlos & Francesc Pujol (2012), ‘Walking inside the potential tax
evader’s mind: Tax morale does matter’, Journal of Business Ethics, 105(2), 151-
162.
98. Mongwaketse PB (2015), Perceived effects of an electronic filing system on tax
compliance in a district municipality South Africa, North-West Unversity,
USA.
99. Motwani, B., Haryani, S. & Matharu, S. (2015), ‘Profession as the determinant
on the adoption of e-taxation’, Review of Professional Management - A Journal
of New Delhi Institute of Management, 13(2), 15-23.
100. Murphy Kristina (2004), ‘The role of trust in nurturing compliance: A study of
accused tax avoiders’, Journal Law and Human Behavior, 28 (2), 187-209.
101. Muturi, HM và Kiarie, N (2015), ‘Effects of online tax system on tax
compliance among small taxpayers in Meru County, Kenya’, International
Journal of Economics, Commerce and Management, 3 (12), 280-297.

102. Naibei, KI & Siringri, EM (2011), ‘Impact of Electronic Tax Registers on VAT
Compliance: A Study of Private Business Firms’, An International Multi-
Disciplinary Journal, 5 (18), 73-88.

103. Nasir (2015), ‘Implementing electronic tax fillings and payments in Malaysia’,
Journal of Accounting and Economics, 17(2), 41-67.

104. Nguyễn Hoàng & Đào Thị Phương Liên (2013), ‘Ảnh hưởng của chính sách
thuế đến tuân thủ thuế: Kết quả khảo sát và một số kiến nghị’, Tạp chí Kinh tế
và Phát triển, 190 (II), 40-45.

105. Nguyễn Minh Hà & Nguyễn Hoàng Quân (2012), ‘Các nhân tố ảnh hưởng đến
hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp tư nhân - Xét trên khía cạnh nộp thuế
đúng hạn’, Tạp chí Công nghệ và Ngân hàng, 80, 22-34.

106. Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009), Hoàn thiện quản lý thu thuế của nhà nước nhằm
tăng cường sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp (nghiên cứu tình huống Hà Nội),
Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
107. Night, S. and Bananuka, J (2018), ‘The mediating role of adoption of an
electronic tax system in the relationship between attitude towards electronic tax
system and tax compliance’, Journal of Economics, Finance and Administrative
Science, 25 (49), 73-88.
179

108. Nkundabanyanga, S. K., Mvura, P., Nyamuyonjo, D., Opiso, J., & Nakabuye,
Z. (2017), ‘Tax compliance in a developing country: Understanding taxpayers’
compliance decision by their perceptions’, Journal of Economic Studies.
109. Obert, S Rodgers, K Tendai, J Desderio, C (2018), ‘Effect of e-tax filing on tax
compliance: A case of clients in Harare, Zimbabwe’, African Journal of
Business Management, 12(11), 338-342.
110. OECD (2017), Shining Light on the Shadow Economy: Opportunities and Threats.
111. Ofurum, CN Amaefule, LI Okonya, BE Amaefule, HC (2018), ‘Impact of e–
taxation on Nigeria's revenue and economic growth: A pre–post analysis’,
International Journal of Finance and Accounting, 7(2), 19-26.
112. Olaoye, C. O., & Atilola, O. O. (2018), ‘Effect of e-tax payment on revenue
generation in Nigeria’, Journal of Accounting, Business and Finance Research,
4(2), 56-65.
113. Omar Al-Hujran a, Mutaz M. Al-Debei b, Akemi Chatfield c, Mahmoud
Migdadi (2015), ‘The imperative of influencing citizen attitude toward e-
government adoption and use’, Computers in Human Behavior, 53 (2015), 189–
203.
114. Ondara, T.G., Kimani, M. & Kwasira, J. (2016), ‘Influence of online tax filing
on tax compliance among small and medium enterprises in Nakuru town,
Kenya’, IOSR Journal of Business and Management, 18 (10), 82-92. Retrieved
from http://www.iosrjournals.org/iosr-jbm/papers/Vol18-issue10/Version-
2/L1810028292.pdf
115. ONJI, K. 2014, ‘The efficiency consequence of a political compromise in the
Japanese tax reform of 1989’, Japan and the World Economy, 31, 54-64.
116. Palil, M. R., & Mustapha, A. F. (2011), ‘Factors affecting tax compliance
behaviour in self assessment system’, African journal of business management,
5(33), 12864-12872.
117. Park, C. G., & Hyun, J. K. (2003), ‘Examining the determinants of tax
compliance by experimental data: A case of Korea’ Journal of Policy Modeling,
25(8), 673-684.
118. Pate Anthony M và Edwin E Hamilton (1992), ‘Formal and informal deterrents
to domestic violence: The Dade County spouse assault experiment’, Journal
American Sociological Review, 57 (5), 691-697.
180

119. Phạm Thị Mỹ Linh (2019), Các nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của
doanh nghiệp Việt Nam: Nghiên cứu trường hợp thành phố Hà Nội, Luận án
Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
120. Phan Thị Mỹ Dung & Lê Quốc Hiếu (2015), ‘Các yếu tố ảnh hưởng đến tuân
thủ thuế của các doanh nghiệp’, Tạp chí Tài chính, 11-16.
121. Pommerehne, W. W., & Weck-Hannemann, H. (1996), ‘Tax rates, tax
administration and income tax evasion in Switzerland’, Public choice, 88(1),
161-170.
122. Praweswara, IPJ Suindari, NM Sastri, M Larasdiputra GD (2020), ‘Effect of
application of e-system compliance with individual taxpayers listed in tax
service office Pratama Gianyar’, International Journal of Environmental,
Sustainability, and Social Sciences, 1 (1), 01-08.
123. Ramlah, H. (2010), ‘An Integrated Model on Online Tax Adoption in
Malaysia’, European, Mediterranean and Middle Eastern Conference on
Information Systems. Retrieved from https://www.researchgate.net/publication/
228469696_An_Integrated_Model_on_Online_Tax_Adoption_in_Malaysia
124. Roth Jeffrey A và John T Scholz (1989), Taxpayer Compliance, Volume 1:
An Agenda for Research, University of Pennsylvania Press.
125. Schneider, F., & Klinglmair, R. (2004), ‘Shadow economies around the world:
what do we know?’, Available at SSRN 518526.
126. Shanmugam S (2003), ‘Managing self assessment-an appraisal’, Journal Tax
Nasional, 1, 30-32.
127. Simuyu, K.E. and Jagongo, A. (2019), ‘Impact of online tax filing on tax
compliance among small and medium enterprises in Kibwezi Sub-county in
Kenya’, International Journal of Current Research, 9(1), 45196-45206.
Retrieved from https://www.semanticscholar.org/paper/Impact-of-Online-Tax-
Filing-On-Tax-Compliance-among-Kiringa-
Jagongo/4e0691c3ace11353d6ad76ffde07d86344dd5cdf
128. Singh, V. (2003), Tax Compliance and Ethical Decision-Making: A Malaysian
Perspective, Pearson Malaysia.
129. Slemrod, J. (1985), ‘An empirical test for tax evasion’, The review of
Economics and Statistics, 232-238.
181

130. Song Young-dahl và Tinsley E Yarbrough (1978a), ‘Tax ethics and taxpayer
attitudes: A survey’, Journal Public Administration Review, 38 (5), 442-452.
131. Sour Delia Laura (2001), An analysis of Tax compliance for the Mexican case:
Experimental Evidence, Doctoral Dissertation, University of Illinois, USA.
132. Spicer Michael W và Scott B Lundstedt (1976), ‘Understanding tax evasion’,
Journal Public Finance= Finances publiques, 31 (2), 295-305.
133. Srinivasan Thirukodikaval N (1973), ‘Tax evasion: A model’, Journal of Public
Economics, 2(4), 339-346.
134. Suharyono (2018), ‘The effect of applying e-filling applications towards
personal taxpayer compliance in reporting annual tax returning (SPT) in
Bengkalis State Polytechnic Indonesia’, International Journal of Public
Finance, 3 (1), 47-62.
135. Swistak, A (2016), ‘Tax penalties in SME tax compliance’, Journal Financial
Theory and Practice, 40(1), 129-147.
136. Tabachnick, B. G., Fidell, L. S., & Ullman, J. B. (2007), Using multivariate
statistics, 5, 481-498. Boston, MA: Pearson.
137. Tan LM (1998), ‘Taxpayers perceptions of the fairness of the tax system - A
preliminary study’, New Zealand Journal of Taxation Law and Policy, 4, 59-71.

138. Tanzi, V & Shome, P (1993), ‘A primer on tax evasion’, Journal Staff Papers,
40(4), 807-828.

139. Taylor, S., & Todd, P. (1995). ‘Decomposition and crossover effects in the
theory of planned behavior: A study of consumer adoption intentions’,
International journal of research in marketing, 12(2), 137-155.
140. Thư viện pháp luật (2009). Báo cáo khảo sát cải cách thuế ở Anh – Kỳ 2: Giới
thiệu về việc áp dụng cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế của Anh.
<https://thuvienphapluat.vn/tintuc/vn/thoi-su-phap-luat/thoi-su/-25152/bao-cao-
khao-sat-cai-cach-thue-o-anh-ky-2-gioi-thieu-ve-viec-ap-dung-co-che-tu-ke-
khai-tu-nop-thue-cua-anh >, truy cập 8/6/2022.
141. Thư viện pháp luật (2009). Báo cáo khảo sát cải cách thuế ở Anh – Kỳ 1: Tổng
quan hệ thống thuế của Anh. <https://thuvienphapluat.vn/tintuc/vn/thoi-su-
phap-luat/thoi-su/-25056/bao-cao-khao-sat-cai-cach-thue-o-anh-ky-1-tong-
quan-he-thong-thue-cua-anh>, truy cập 8/6/2022.
182

142. Tổng cục thống kê (2018), Doanh nghiệp, hợp tác xã và cơ sở kinh tế cá thể phi
nông nghiệp.
143. Tổng cục Thuế (2016-2021), Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2016-2021, Hà Nội.
144. Torgler, B & Murphy, K (2004), ‘Tax morale in Australia: What shapes it and
has it changed over time’, Journal J. Austl. Tax, 7, 298.
145. Torgler, B. (2002), ‘Speaking to theorists and searching for facts: Tax morale and
tax compliance in experiments’, Journal of Economic Surveys, 16(5), 657-683.
146. Turban, DB & Greening, WD (1997), ‘Corporate social performance and
organizational attractiveness to prospective employees’, Academy of
management Journal, 40(3), 658-672.
147. VCCI (2019), Đánh giá cải cách thủ tục hành chính thuế - Mức độ hài lòng của
doanh nghiệp năm 2019, Hà Nội.
148. Venkatesh, V., & Davis, F. D. (2000), ‘Theoretical extension of the technology
acceptance model: Four longitudinal field studies’, Management Science, 46(2), 186-
204.
149. Verboon, P & Van Dijke, M (2007), ‘A self-interest analysis of justice and tax
compliance: How distributive justice moderates the effect of outcome
favorability’, Journal of Economic Psychology, 28(6), 704-727.
150. Wang, Y. S., Wang, Y. M., Lin, H. H., & Tang, T. I. (2003), ‘Determinants of
user acceptance of Internet banking: An empirical study’, International Journal
of Service Industry Management, 14(5), 501–519.
151. Wärneryd, K. E., & Walerud, B. (1982), ‘Taxes and economic behavior: Some
interview data on tax evasion in Sweden’, Journal of Economic Psychology, 2(3), 187-
211.
152. Wasao, D. (2014), The effect of online tax system on tax compliance among small
taxpayers in east of Nairobi tax district (Doctoral dissertation, University of Nairobi).
153. Weber, M. (1978), Economy and society: An outline of interpretive
sociology, Univ of California Press.
154. Webley, P (ed. 1991), Tax evasion: An experimental approach, Cambridge
University Press, UK.
155. Weck-Hannemann, H., & Pommerehne, W. W. (1989), ‘Einkommensteuerhinterziehung
in der Schweiz: Eine empirische analyse’, Swiss Journal of Economics and
Statistics (SJES), 125(IV), 515-556.
183

156. WEST, D. M. 2005, Digital government: technology and public sector


performance, Princeton, Princeton University Press.
157. World Bank (2014), Does e-filing reduce tax compliance costs in developing
countries?.
158. Zaidi, S.K.R., Henderson, C.D. & Gupta, G. (2017), ‘The moderating effect of
culture on E-Filing taxes: evidence from India’, Journal of Accounting in
Emerging Economies, 7(1), 134-152.
184

PHỤ LỤC 1

Bảng 1. Mô tả các biến quan sát trong mô hình nghiên cứu


Std.
Biến quan sát N Minimum Maximum Mean
Deviation
DN chúng tôi hiện đang sử dụng hệ
thống thuế điện tử để thực hiện các 605 1.00 5.00 4.0793 1.00676
nghĩa vụ về thuế
DN chúng tôi thực hiện đăng ký thuế
605 1.00 5.00 4.1174 .97542
thông qua hệ thống thuế điện tử
DN chúng tôi sử dụng hệ thống thuế
điện tử để thực hiện khai thuế/ nộp 605 1.00 5.00 4.0579 .94988
hồ sơ thuế.
DN chúng tôi luôn sử dụng thuế điện
605 1.00 5.00 3.9124 .95283
tử để nộp các khoản thuế phí
DN chúng tôi tự trang bị các kỹ năng
tin học để giải quyết các vấn đề phát 605 1.00 5.00 3.8496 .91285
sinh khi sử dụng thuế điện tử
DN chúng tôi có hệ thống máy tính
được kết nối với internet nhằm mục 605 1.00 5.00 4.0165 .94364
đích xử lý các vấn đề về thuế
DN chúng tôi sử dụng thuế điện tử
605 1.00 5.00 4.1041 .94417
để đảm bảo tuân thủ theo luật thuế
Hệ thống thuế điện tử đã giúp DN
chúng tôi xử lý các vấn đề về thuế 605 1.00 5.00 3.9554 .88941
một cách dễ dàng hơn
Hệ thống thuế điện tử đã giúp DN
chúng tôi cải thiện hoạt động sản 605 1.00 5.00 3.7752 .94328
xuất kinh doanh
DN chúng tôi nhận thấy hệ thống
thuế điện tử an toàn, bảo mật và 605 1.00 5.00 3.9157 .90684
thuận tiện khi sử dụng
DN chúng tôi nhận thấy hệ thống
thuế điện tử rất tiện lợi và tiết kiệm 605 1.00 5.00 4.0264 .88734
thời gian
DN chúng tôi cảm thấy khó khăn khi
605 1.00 5.00 3.0876 1.17532
thực hiện khai thuế/ nộp hồ sơ thuế
185

Std.
Biến quan sát N Minimum Maximum Mean
Deviation
điện tử

DN chúng tôi có cảm nhận tích cực


605 1.00 5.00 3.9091 .85931
đối với hệ thống thuế điện tử
DN chúng tôi nhận thấy nên sử dụng
hệ thống thuế điện tử hơn là sử dụng 605 1.00 5.00 4.0413 .93671
hệ thống thuế thủ công
Hệ thống thuế điện tử là vô cùng cần
thiết và hỗ trợ cho hoạt động quản lý 605 1.00 5.00 4.0331 .90193
của DN chúng tôi
Thủ tục hành chính được cơ quan thuế
niêm yết công khai đầy đủ tại trụ sở cơ 605 1.00 5.00 3.8661 .88788
quan thuế và website của ngành thuế.
Các thông tin về thủ tục hành chính thuế
605 1.00 5.00 3.7934 .93601
rõ ràng đầy đủ, đơn giản, dễ hiểu.
Các chính sách ưu đãi về thuế được
cơ quan thuế tuyên truyền hỗ trợ đến 605 1.00 5.00 3.6397 .94154
DN chúng tôi kịp thời.
Khi có chính sách thuế thay đổi, cơ
quan thuế tổ chức tập huấn, hỗ trợ,
605 1.00 5.00 3.5719 .93508
đối thoại và trả lời vướng mắc cho
DN chúng tôi kịp thời.
Các quy định xử phạt, tính tiền chậm nộp
được cơ quan thuế tuyên truyền, phổ biến 605 1.00 5.00 3.6843 .89211
hướng dẫn kịp thời đến DN chúng tôi
Việc tiếp cận thông tin, tài liệu quy
định về thuế của cơ quan thuế rất dễ 605 1.00 5.00 3.7025 .92826
dàng và thuận tiện.
Khi có chính sách mới hoặc sửa đổi/
bổ sung về thuế, cơ quan thuế đều tổ 605 1.00 5.00 3.4413 1.06040
chức lấy ý kiến của DN chúng tôi
Hoạt động kiểm tra, thanh tra được
cơ quan thuế thực hiện định kỳ đối 605 1.00 5.00 3.7207 .93479
với DN chúng tôi
Hoạt động kiểm tra, thanh tra của cơ
605 0.00 5.00 3.5570 1.17033
quan thuế phát hiện kịp thời các sai
186

Std.
Biến quan sát N Minimum Maximum Mean
Deviation
phạm khi DN vi phạm về thuế

Các hình thức xử phạt và mức xử


phạt hiện nay đủ sức răn đe đối với 605 1.00 5.00 3.8264 .92855
DN vi phạm về thuế
DN chúng tôi khai báo tất cả các loại
605 1.00 5.00 3.9041 .89557
thuế khi thực hiện khai hồ sơ thuế
DN chúng tôi khai báo tất cả các
khoản thu nhập với cơ quan thuế để 605 1.00 5.00 3.9140 .84721
tính thuế
DN chúng tôi ưu tiên nộp các khoản
thuế phí cho cơ quan thuế trước so 605 1.00 5.00 3.8760 .88185
với các loại phí khác
DN chúng tôi luôn khai hồ sơ thuế
605 1.00 5.00 3.9686 .82028
đúng hạn cho cơ quan thuế
Sau khi khai hồ sơ thuế, DN chúng
605 1.00 5.00 4.0050 .86218
tôi sẽ tiến hành thủ tục nộp thuế
DN chúng tôi thường nộp thuế vào ngày
605 1.00 5.00 3.8595 .88312
đến hạn sau khi hoàn tất tờ khai thuế
DN chúng tôi luôn thực hiện nộp
605 1.00 5.00 3.9157 .85806
thuế đúng hạn
DN chúng tôi luôn nộp hồ sơ thuế
trên hệ thống điện tử và đồng thời cả 605 1.00 5.00 3.4860 1.10472
hồ sơ (bản cứng) cho cơ quan thuế
DN chúng tôi nộp đúng mức thuế
605 1.00 5.00 3.8777 .95681
được ấn định bởi cơ quan thuế
Khi đến hạn nộp Báo cáo quyết toán
thuế, nếu Báo cáo tài chính của DN
605 1.00 5.00 3.8083 .96953
của chúng tôi chưa được kiểm toán,
chúng tôi vẫn tiến hành nộp
DN chúng tôi được miễn/ giảm thuế
605 1.00 5.00 3.6992 1.00434
theo quy định cụ thể trong luật thuế
Valid N (listwise) 605

Bảng 2. Phương sai trích


187

Initial Extraction
AE1 .829 .790
AE2 .825 .777
AE3 .777 .784
AE4 .662 .666
AE5 .648 .620
AE6 .745 .746
AE7 .788 .792
AT1 .770 .787
AT2 .680 .648
AT3 .747 .710
AT4 .772 .770
AT6 .664 .637
AT7 .676 .671
AT8 .747 .736
ETS2 .689 .673
ETS3 .728 .693
ETS4 .744 .712
ETS5 .730 .724
ETS6 .718 .738
ETS7 .622 .644
ETS8 .692 .628
ETS9 .435 .376
TC1 .636 .594
TC2 .721 .710
TC3 .632 .589
TC4 .650 .623
TC5 .730 .727
TC6 .599 .583
TC7 .739 .724
TC9 .606 .564
TC10 .556 .471
Extraction Method: Principal Axis Factoring.
Bảng 3. Tổng phương sai trích
188

Rotation
Sums of
Extraction Sums of Squared
Initial Eigenvalues Squared
Loadings
Loadings
Factor a

% of
% of Cumulative Cumulative
Total Total Varianc Total
Variance % %
e
1 17.06 16.75
55.048 55.048 54.040 54.040 12.888
5 3
2 2.150 6.935 61.983 1.840 5.936 59.976 11.994
3 1.883 6.073 68.056 1.540 4.968 64.944 12.882
4 1.077 3.474 71.530 .773 2.495 67.439 14.095
5 .693 2.237 73.766
6 .663 2.137 75.904
7 .625 2.015 77.918
8 .568 1.832 79.751
9 .468 1.509 81.260
10 .460 1.484 82.743
11 .440 1.421 84.164
12 .421 1.359 85.523
13 .389 1.256 86.779
14 .354 1.142 87.920
15 .344 1.110 89.030
16 .318 1.025 90.055
17 .303 .976 91.031
18 .287 .927 91.958
19 .271 .874 92.832
20 .264 .851 93.683
21 .236 .761 94.444
22 .225 .727 95.171
23 .216 .697 95.869
24 .205 .661 96.530
25 .199 .643 97.173
26 .172 .554 97.727
27 .164 .528 98.255
28 .161 .519 98.774
29 .149 .482 99.256
30 .133 .428 99.684
31 .098 .316 100.000
Extraction Method: Principal Axis Factoring.
a. When factors are correlated, sums of squared loadings cannot be added to obtain a total variance.
189

Hình 1. Biểu đồ Scree plot


190

Bảng 4. Ma trận hệ số điểm nhân tố

Factor
1 2 3 4
AE1 -.008 -.039 .153 .073
AE2 .011 .008 .169 .015
AE3 .002 -.054 .173 .052
AE4 -.014 .018 .112 .006
AE5 .007 .030 .100 -.024
AE6 .025 .029 .206 -.065
AE7 .009 -.016 .203 .006
AT1 .003 -.008 -.027 .215
AT2 -.007 .029 .001 .086
AT3 -.002 .025 -.003 .111
AT4 .016 -.027 -.011 .184
AT6 .016 .019 .000 .085
AT7 -.010 -.012 .022 .102
AT8 -.011 .011 .020 .154
ETS2 -.008 .120 -.003 .038
ETS3 -.009 .137 -.014 .033
ETS4 .008 .149 .026 .009
ETS5 .022 .186 -.005 -.011
ETS6 -.007 .190 -.006 .023
ETS7 -.018 .160 .005 -.006
ETS8 .024 .108 -.020 .003
ETS9 .023 .051 .011 -.016
TC1 .084 .019 -.016 .041
TC2 .157 .014 -.016 .034
TC3 .094 .006 -.002 .026
TC4 .114 -.010 -.002 .003
TC5 .198 -.015 .000 -.015
TC6 .107 .004 .007 -.002
TC7 .178 -.019 .028 -.016
TC9 .116 .031 -.003 -.018
TC10 .076 .019 -.003 -.002
Extraction Method: Principal Axis Factoring.
Rotation Method: Promax with Kaiser Normalization.
191

Phiếu số:
PHỤ LỤC 2

PHIẾU KHẢO SÁT


VỀ TUÂN THỦ THUẾ CỦA DOANH NGHIỆP

Chúng tôi là nhóm nghiên cứu thuộc Trường đại học Kinh tế quốc dân, hiện đang
tiến hành nghiên cứu về "Tác động của áp dụng thuế điện tử đến tuân thủ thuế của
doanh nghiệp Việt Nam". Những câu trả lời của Ông/Bà sẽ chỉ được dùng cho mục
đích nghiên cứu khoa học và sẽ được giữ bí mật tuyệt đối. Kính mong Ông/Bà dành
thời gian để trả lời Phiếu khảo sát này.
Xin chân thành cảm ơn Ông/Bà!
PHẦN 1: THÔNG TIN CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP
Địa bàn hoạt động của doanh nghiệp thuộc Tỉnh/ Thành phố:
...................................................
Câu 1: Xin Ông/Bà vui lòng cho biết: hiện nay doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực
nào dưới đây. Đánh dấu vào những ô tương ứng (Câu hỏi có nhiều câu trả lời - Khoanh
tròn số theo ý trả lời)

Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp Đang tham gia
Xây dựng, vận tải, kho bãi 1
Du lịch, khách sạn 2
Sản xuất, chế biến thực phẩm 3
Thông tin, truyền thông, viễn thông 4
Khoa học công nghệ 5
Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm 6
Dược, y tế, hóa mỹ phẩm 7
Dệt may, da giày 8
Sản xuất chế biến nông lâm thủy sản 9
Công nghiệp khai khoáng, chế biến, chế tạo 10
Giáo dục, đào tạo 11
Bất động sản 12
192

Khác 13
Câu 2: Xin Ông/Bà cho biết loại hình doanh nghiệp bằng cách đánh dấu vào ô tương ứng?
1. DN tư nhân 2.DN nhà nước

Câu 3: Xin Ông/Bà cho biết số lượng lao động của doanh nghiệp bằng cách đánh dấu vào ô tương ứng

1. Dưới 50 2. Từ 50 đến 3. Từ 200 trở lên


(DN nhỏ) 200 (DN vừa) (DN lớn)

Câu 4: Xin Ông/Bà cho biết lý do áp dụng thuế điện tử của doanh nghiệp? (chọn 1 đáp án)

1.Do bắt buộc được quy định trong chính 2.Các ngân hàng và các tổ chức tư vấn thuế
sách quản lý thuế thuyết phục

3.Cơ quan thuế tuyên truyền, vận động, 4.Tự tìm hiểu và cảm thấy cần thiết phải áp dụng
thuyết phục

Câu 5: Xin Ông/Bà cho biết ước tính tổng số thuế phải nộp trung bình hàng năm của doanh nghiệp
(tính theo năm tài chính) (đơn vị triệu đồng)

1.Dưới 20 2.Từ 20 đến 50 3.Từ 51 đến 100 4.Từ 101 đến 200 5.Trên 200

Câu 6: Xin Ông/Bà cho biết ước tính tỷ lệ % tờ khai thuế điện tử mà doanh nghiệp đã khai trung bình
trong một năm (tính theo năm tài chính):

1. Dưới 30 2. Từ 30 - 70 3.Từ 70 trở lên

Câu 7: Xin Ông/Bà cho biết ước tính tỷ lệ % chứng từ nộp thuế mà doanh nghiệp nộp bằng phương
thức điện tử trung bình trong một năm (tính theo năm tài chính):

1. Dưới 30 2. Từ 30 - 70 3.Từ 70 trở lên

Câu 8: Xin Ông/Bà cho biết ước tính tỷ lệ % số tiền thuế mà doanh nghiệp đã nộp bằng phương thức
điện tử trên tổng số thuế doanh nghiệp phải nộp trong một năm (tính theo năm tài chính):

1. Dưới 30 2. Từ 30 - 70 3.Từ 70 trở lên

Câu 9: Xin Ông/Bà cho biết ước tính tỷ lệ % số máy tính của doanh nghiệp được kết nối với internet:

1. Dưới 30 2. Từ 30 - 70 3.Từ 70 trở lên

Câu 10: Xin Ông/Bà cho biết ước tính tỷ lệ % số nhân viên thuộc bộ phận kế toán của doanh nghiệp
được tập huấn và sử dụng thành thạo các phần mềm về thuế điện tử:

1. Dưới 30 2. Từ 30 - 70 3.Từ 70 trở lên


193

PHẦN 2: THÔNG TIN VỀ QUÁ TRÌNH ÁP DỤNG THUẾ ĐIỆN TỬ VÀ TUÂN THỦ THUẾ
CỦA DOANH NGHIỆP
Câu 11: Xin Ông/Bà đánh giá về việc Áp dụng thuế điện tử tại doanh nghiệp bằng cách khoanh tròn
vào ô chữ số tương ứng với mỗi tiêu chí
(Trong đó: 1-Hoàn toàn không đồng ý, 2-Không đồng ý, 3-Bình thường, 4-Đồng ý, 5-Hoàn toàn đồng
ý)
Tiêu chí đánh giá Ý kiến đánh giá
DN chúng tôi hiện đang sử dụng hệ thống thuế điện tử để thực hiện
1. 1 2 3 4 5
các nghĩa vụ kê khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế
DN chúng tôi thực hiện đăng ký thuế hoàn toàn thông qua hệ thống
2. 1 2 3 4 5
thuế điện tử
DN chúng tôi thực hiện kê khai thuế hoàn toàn thông qua hệ thống
3. 1 2 3 4 5
thuế điện tử
DN chúng tôi thực hiện kê nộp thuế hoàn toàn thông qua hệ thống
4. 1 2 3 4 5
thuế điện tử
DN chúng tôi trang bị kĩ năng CNTT cần thiết cho nhân viên kế
5. 1 2 3 4 5
toán để có thể sử dụng thành thạo hệ thống thuế điện tử
DN chúng tôi có hạ tầng CNTT phù hợp với việc sử dụng hệ thống
6. 1 2 3 4 5
thuế điện tử
DN chúng tôi sử dụng hệ thống thuế điện tử để tra cứu thông tin (về
7. 1 2 3 4 5
nghĩa vụ kê khai, nghĩa vụ thuế, sô thuế phải nộp...)

Câu 12: Xin Ông/Bà đánh giá về Thái độ đối với hệ thống thuế điện tử của doanh nghiệp bằng cách
khoanh tròn vào ô chữ số tương ứng với mỗi tiêu chí
(Trong đó: 1-Hoàn toàn không đồng ý, 2-Không đồng ý, 3-Bình thường, 4-Đồng ý, 5-Hoàn toàn đồng
ý)
Tiêu chí đánh giá Ý kiến đánh giá
Hệ thống thuế điện tử đã giúp DN chúng tôi thực hiện các nghĩa vụ
1. 1 2 3 4 5
về thuế một cách dễ dàng hơn
Hệ thống thuế điện tử đã giúp DN chúng tôi tiết kiệm đáng kể chi
2. 1 2 3 4 5
phí tuân thủ thuế
DN chúng tôi nhận thấy hệ thống thuế điện tử an toàn và bảo mật
3. 1 2 3 4 5
khi sử dụng
DN chúng tôi nhận thấy hệ thống thuế điện tử rất thuận tiện vì chỉ
4. 1 2 3 4 5
cần kết nối internet là có thể sử dụng mọi lúc, mọi nơi
DN chúng tôi cảm thấy khó khăn khi sử dụng hệ thống thuế điện tử 1 2 3 4 5
5.
DN chúng tôi thích thực hiện các giao dịch thông qua hệ thống thuế
6. 1 2 3 4 5
điện tử
DN chúng tôi nhận thấy nên sử dụng hệ thống thuế điện tử hơn là 1 2 3 4 5
7.
194

Tiêu chí đánh giá Ý kiến đánh giá


sử dụng hệ thống thuế truyền thống
Hệ thống thuế điện tử giúp cho hoạt động quản lý của DN chúng tôi
8. 1 2 3 4 5
trở nên hiệu quả hơn

Câu 13: Xin Ông/Bà đánh giá về Hệ thống thuế hiện tại bằng cách khoanh tròn vào ô chữ số tương
ứng với mỗi tiêu chí

(Trong đó: 1-Hoàn toàn không đồng ý, 2-Không đồng ý, 3-Bình thường, 4-Đồng ý, 5-Hoàn toàn đồng
ý)

Tiêu chí đánh giá Ý kiến đánh giá


1. Thủ tục hành chính thuế được niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan
1 2 3 4 5
thuế và website của ngành thuế
2. Các thông tin về thủ tục hành chính thuế đơn giản và dễ hiểu 1 2 3 4 5
3. Các chính sách ưu đãi thuế được cơ quan thuế tuyên truyền đến DN
1 2 3 4 5
chúng tôi kịp thời
4. Cơ quan thuế hỗ trợ kịp thời nếu DN chúng tôi gặp vướng mắc khi
1 2 3 4 5
sử dụng hệ thống thuế điện tử
5. Các quy định xử phạt, tính tiền chậm nộp được cơ quan thuế thông
1 2 3 4 5
báo kịp thời đến DN chúng tôi
6. Việc tiếp cận thông tin, tài liệu quy định về thuế của cơ quan thuế
1 2 3 4 5
rất dễ dàng và thuận tiện
7. Khi có sửa đổi/ bổ sung về chính sách thuế, cơ quan thuế đều tổ
1 2 3 4 5
chức lấy ý kiến của DN chúng tôi
8. Hoạt động kiểm tra, thanh tra thuế được cơ quan thuế thực hiện
1 2 3 4 5
định kỳ đối với DN chúng tôi
9. Hoạt động kiểm tra, thanh tra của cơ quan thuế phát hiện kịp thời
1 2 3 4 5
các sai phạm khi DN vi phạm về thuế
10. Các hình thức xử phạt phạt hiện nay đủ sức răn đe đối với DN vi
1 2 3 4 5
phạm về thuế

Câu 14: Xin Ông/Bà đánh giá về Tuân thủ thuế tại doanh nghiệp bằng cách khoanh tròn vào ô chữ
số tương ứng với mỗi tiêu chí

(Trong đó: 1-Hoàn toàn không đồng ý, 2-Không đồng ý, 3-Bình thường, 4-Đồng ý, 5-Hoàn toàn đồng
ý)

Tiêu chí đánh giá Ý kiến đánh giá


1. DN chúng tôi kê khai đầy đủ tất cả các loại thuế khi thực hiện kê 1 2 3 4 5
195

Tiêu chí đánh giá Ý kiến đánh giá


khai thuế điện tử
DN chúng tôi kê khai tất cả các khoản thu (bao gồm cả khoản thu
2. 1 2 3 4 5
liên quan đến đất đai) với cơ quan thuế để tính thuế
DN chúng tôi ưu tiên thanh toán thuế trước so với các loại chi phí
3. 1 2 3 4 5
khác của DN
4. DN chúng tôi luôn kê khai thuế đúng hạn 1 2 3 4 5
5. Sau khi kê khai thuế, DN chúng tôi nộp các loại thuế phát sinh theo quy định 1 2 3 4 5
DN chúng tôi luôn thực hiện điều chỉnh hồ sơ khai thuế trong thời
6. 1 2 3 4 5
hạn cho phép
7. DN chúng tôi luôn nộp thuế đúng hạn 1 2 3 4 5
DN chúng tôi luôn nộp hồ sơ thuế trên hệ thống điện tử và đồng thời cả hồ
8. 1 2 3 4 5
sơ (bản cứng) cho cơ quan thuế
DN chúng tôi luôn nộp đủ (không nợ) mức thuế được ấn định bởi cơ
9. 1 2 3 4 5
quan thuế

10. DN chúng tôi luôn nộp Báo cáo tài chính đúng hạn cho kiểm toán 1 2 3 4 5

11. DN chúng tôi được miễn/ giảm thuế theo quy định của luật thuế 1 2 3 4 5

Nếu Ông/Bà muốn nhận Báo cáo kết quả cuộc khảo sát này xin vui lòng cho biết chi tiết địa chỉ
liên lạc để chúng tôi có thể gửi Báo cáo đến Ông/Bà. Dù trong trường hợp nào, chúng tôi cũng sẽ tôn
trọng và đảm bảo quyền thông tin của cá nhân và tổ chức; vì vậy, Ông/Bà có thể cung cấp hoặc không
cung cấp các thông tin dưới đây.
- Họ và tên Ông/Bà: E-mail:
- Số điện thoại:

Xin chân thành cảm ơn Ông/Bà!


196

PHỤ LỤC 3

Bảng 1: Hệ thống các câu hỏi phỏng vấn sâu

Đối tượng Nội dung câu hỏi phỏng vấn Ghi chú

Các chuyên Nhân tố thái độ đối với hệ thống thuế điện tử, áp Thu thập ý kiến
gia trong lĩnh dụng thuế điện tử ảnh hưởng đến tuân thủ thuế với đánh giá về các
vực thuế căn cứ nêu ra đã đủ thuyết phục? Nếu chưa, có cơ sở nhân tố và mối quan
lý thuyết nào củng cố thêm cho các mối quan hệ đó hệ giữa các nhân tố
không? trong mô hình
nghiên cứu đề xuất
Nhân tố hệ thống thuế điện tử có ảnh hưởng đến tuân
thủ thuế của các doanh nghiệp Việt Nam không? Mối
quan hệ này được chứng minh dựa trên căn cứ nào?

Đánh giá về tính mới về mối quan hệ giữa biến hệ


thống thuế điện tử và biến tuân thủ thuế? Có gợi ý
nào để nhấn mạnh sự khác biệt và khẳng định tính
mới trong nghiên cứu này?

Áp dụng thuế điện tử có tác động như thế nào đến


mối liên hệ giữa thái độ đối với hệ thống thuế điện tử
và tuân thủ thuế?
Chuyên gia và Các thang đo của biến tuân thủ thuế được xây dựng Thu thập ý kiến
các cán bộ tại có phù hợp với các tiêu chí đánh giá tuân thủ thuế với đánh giá về thang
cơ quan thuế đối tượng là doanh nghiệp? đo các biến số trong
mô hình cũng như
Việc triển khai và áp dụng thuế điện tử đã làm thay đánh giá về thực
đổi sự tương tác giao dịch giữa người nộp thuế, các trạng tuân thủ thuế
doanh nghiệp và các cán bộ thuế? của doanh nghiệp
Thực trạng mức độ tuân thủ thuế của các doanh
nghiệp hiện nay? Họ đã tuân thủ tốt hay chưa? Nếu
chưa, đâu là nguyên nhân họ chưa tuân thủ tốt?
Việc triển khai và áp dụng thuế điện tử có tác động
như thế nào đến hoạt động kiểm tra, thanh tra của cơ
quan thuế?

Người nộp Trong quá trình áp dụng thuế điện tử có gặp phải khó Thu thập ý kiến
thuế (các giám khăn, vướng mắc gì không? Có đề xuất gì với cơ đánh giá về thang
đốc/ kế toán quan thuế? đo các biến số trong
thuế đại diện mô hình cũng như
cho DN Đánh giá như thế nào về các hình thức xử phạt và đánh giá về thực
mức phạt vi phạm nghĩa vụ về thuế hiện nay? Doanh
197

nghiệp sẽ nhận được hình thức xử phạt và mức phạt trạng tuân thủ thuế
như thế nào nếu sự vi phạm đó là do yếu tố khách của doanh nghiệp
quan? Có đề xuất gì với cơ quan thuế?

Hệ thống thuế điện tử mang lại những lợi ích gì cho


doanh nghiệp?
Thái độ đối với hệ
Quá trình áp dụng điện tử có gặp vấn đề khó khăn gì?
thống thuế điện tử
Nguyên nhân do đâu?
Quan điểm như thế nào về tuân thủ thuế? Sẵn sàng
tuân thủ tự nguyện hay tuân thủ bắt buộc?
Mức độ tuân thủ
thuế

Chuyên gia Đánh giá thế nào về tuân thủ thuế của các doanh Mức độ tuân thủ
trong lĩnh vực nghiệp Nhà nước và các doanh nghiệp tư nhân? thuế
thuế và cán bộ
thuế Có sự khác biệt nào về tuân thủ thuế của các doanh
nghiệp phân theo chế độ sở hữu không?

You might also like