You are on page 1of 120

i

LỜI CAM ĐOAN


Chúng tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu khoa học “Các nhân tố ảnh hưởng đến
ý định dự thi CPA của sinh viên chuyên ngành Kế toán, Kiểm toán tại Hà Nội” là công
trình nghiên cứu độc lập của chúng tôi. Các số liệu sử dụng trong bài nghiên cứu được thu
thập từ thực tế, đáng tin cậy, có nguồn gốc rõ ràng và được xử lý trung thực, khách quan.
Tài liệu tham khảo có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng, kết quả của đề tài nghiên cứu không sao
chép bất kỳ công trình nào.
Hà Nội, tháng 3 năm 2022
Đại diện Nhóm
ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện báo cáo nghiên cứu khoa học, chúng em
đã nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ tận tình từ các thầy cô. Nhóm nghiên cứu xin gửi lời
cảm ơn chân thành và sâu sắc tới:
Giáo viên hướng dẫn đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo, tạo điều kiện thuận lợi cho
nhóm nghiên cứu hoàn thành Đề tài với kết quả tốt nhất.
Xin chân thành cảm ơn các quý thầy cô đã giúp đỡ góp ý giúp chúng em hoàn thành
mô hình nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn các sinh viên đã và đang học tập trong các trường đại học tại
Hà Nội đã hỗ trợ cho nhóm nghiên cứu trong quá trình thu thập số liệu.
iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................ i


LỜI CẢM ƠN .....................................................................................................................ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT......................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG .........................................................................................................vii
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................... ix
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ............................................... 1
1.1. Tính cấp thiết về đề tài nghiên cứu........................................................................ 1
1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu ................................................................... 2
1.2.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu trên thế giới ........................................... 2
1.2.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu tại Việt Nam .......................................... 9
1.2.3. Khoảng trống nghiên cứu................................................................................. 11
1.3. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 13
1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát ........................................................................ 13
1.3.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể .............................................................................. 13
1.4. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................... 13
1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ...................................................... 13
1.5.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 13
1.5.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 14
1.6. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 14
1.7. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu .............................................................................. 14
1.8. Kết cấu của đề tài nghiên cứu .............................................................................. 15
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ Ý ĐỊNH DỰ THI CHỨNG CHỈ CPA ........ 16
2.1. Chứng chỉ Kế toán viên công chứng .................................................................... 16
2.1.1. Định nghĩa ........................................................................................................ 16
2.1.2. Quy định, tiêu chuẩn, điều kiện dự thi ............................................................. 16
2.2. Ý định dự thi chứng chỉ CPA .............................................................................. 18
2.2.1. Định nghĩa về ý định hành vi ........................................................................... 18
2.2.2. Định nghĩa về ý định dự thi chứng chỉ CPA .................................................... 18
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định dự thi CPA ................................................. 18
2.3.1. Quy định liên quan đến kỳ thi CPA ................................................................. 19
2.3.2. Quan điểm cá nhân về nghề nghiệp ................................................................. 19
2.3.3. Yếu tố về kỳ vọng ............................................................................................ 19
iv

2.3.4. Sở thích ............................................................................................................ 20


2.3.5. Thái độ đối với việc dự thi chứng chỉ CPA ..................................................... 20
2.3.6. Sự hỗ trợ từ trường Đại học ............................................................................. 21
2.3.7. Phí ôn thi và lệ phí của kỳ thi .......................................................................... 21
2.3.8. Mức độ chấp nhận rủi ro .................................................................................. 22
2.4. Tổng quan các lý thuyết liên quan sử dụng trong đề tài nghiên cứu ............... 22
2.4.1. Lý thuyết dự định về hành vi ........................................................................... 22
2.4.2. Lý thuyết quyết định hành vi ........................................................................... 24
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................................. 27
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................... 28
3.1. Quy trình nghiên cứu ............................................................................................ 28
3.2. Phương pháp nghiên cứu định tính ..................................................................... 28
3.3. Phương pháp nghiên cứu định lượng .................................................................. 29
3.3.1. Mô hình nghiên cứu dự kiến ............................................................................ 29
3.3.2. Các giả thuyết nghiên cứu................................................................................ 30
3.3.3. Đo lường khái niệm ban đầu ............................................................................ 32
3.4. Thiết kế mẫu .......................................................................................................... 38
3.5. Thu thập và xử lý dữ liệu...................................................................................... 38
3.5.1. Dữ liệu định tính .............................................................................................. 38
3.5.2. Dữ liệu định lượng ........................................................................................... 39
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ................................................................................................. 41
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN .......................................... 42
4.1. Giới thiệu ................................................................................................................ 42
4.2. Kết quả nghiên cứu định tính .............................................................................. 42
4.3. Kết quả nghiên cứu định lượng ........................................................................... 43
4.3.1. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu ......................................................................... 43
4.3.2. Đánh giá thang đo ............................................................................................ 45
4.3.3. Đánh giá giá trị thang đo .................................................................................. 49
4.3.4. Kiểm định hệ số tương quan ............................................................................ 53
4.3.5. Phân tích hồi quy và kiểm định giả thuyết nghiên cứu .................................... 54
4.3.6. Kết quả phân tích khác biệt trung bình so sánh giữa các nhóm ...................... 63
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ................................................................................................. 67
CHƯƠNG 5: THẢO LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .. 68
5.1. Giới thiệu ................................................................................................................ 68
v

5.2. Kết quả nghiên cứu chính ..................................................................................... 68


5.3. Thảo luận về kết quả nghiên cứu ......................................................................... 71
5.4. Khuyến nghị từ hàm ý của kết quả nghiên cứu.................................................. 73
5.4.1. Khuyến nghị đối với sinh viên ......................................................................... 74
5.4.2. Khuyến nghị đối với các cơ sở đào tạo ............................................................ 75
5.4.3. Khuyến nghị đối với các doanh nghiệp ........................................................... 75
5.4.4. Khuyến nghị đối với cơ quan Nhà nước .......................................................... 76
5.5. Đóng góp của Đề tài .............................................................................................. 76
5.6. Hạn chế của nghiên cứu và định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo ............ 76
5.6.1. Hạn chế nghiên cứu ......................................................................................... 76
5.6.2. Định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo ....................................................... 77
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 ................................................................................................. 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................ 80
PHỤ LỤC .......................................................................................................................... 85
vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


STT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ Giải nghĩa (nếu có)
The Association of Chartered
1 ACCA Kế toán công chứng Anh Quốc
Certified Accountant
American Institute Of Viện Kế toán công chứng Hoa
2 AICPA
Certified Public Accountants Kỳ
3 BCTC Báo cáo tài chính -
4 BDT Behavioural decision theory Lý thuyết quyết định hành vi
5 CPA Certified Public Accountants Kế toán viên công chứng
6 CTKT Công ty kiểm toán -
7 ĐH Đại học -
Institute of Chartered
Viện Kế toán Công chứng Anh
8 ICAEW Accountant in England and
và xứ Wales
Wales
9 SV Sinh viên -
10 TP Thành phố -
11 TPB Theory of Planned Behavior Lý thuyết dự định về hành vi
12 TRA Theory Reasoned Action Lý thuyết hành vi hợp lý
vii

DANH MỤC BẢNG


Bảng 1.1: Tóm tắt một số nghiên cứu liên quan …………………………………………10
Bảng 3.1: Các biến quan sát về quy định liên quan đến kỳ thi CPA ………………………33
Bảng 3.2: Các biến quan sát về quan điểm cá nhân về nghề nghiệp ………………………33
Bảng 3.3: Các biến quan sát về yếu tố kỳ vọng ……………………………………….….34
Bảng 3.4: Các biến quan sát về yếu tố sở thích ……………………………………………35
Bảng 3.5: Các biến quan sát về thái độ đối với việc dự thi CPA …………………………35
Bảng 3.6: Các biến quan sát về phí ôn thi và lệ phí thi ……………………………………36
Bảng 3.7: Các biến quan sát về sự hỗ trợ từ trường đại học ………………………………37
Bảng 3.8: Các biến quan sát về mức độ chấp nhận rủi ro …………………………………37
Bảng 3.9: Các biến quan sát về ý định dự thi CPA ………………………………………38
Bảng 4.1: Cấu trúc mẫu theo giới tính ……………………………………………………45
Bảng 4.2: Cấu trúc mẫu theo GPA ……………………………………………………….45
Bảng 4.3: Thông tin chung khác về mẫu nghiên cứu …………………………………….45
Bảng 4.4: Kết quả phân tích mô tả ……………………………………………………….46
Bảng 4.5: Kết quả mô hình hồi quy các nhân tố …………………………………………56
Bảng 4.6: Kết quả phân tích ANOVA của hồi quy tuyến tính bội ……………………….56
Bảng 4.7: Thống kê đa cộng tuyến ……………………………………………………….56
Bảng 4.8: Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa …………………………………………………57
Bảng 4.9: Hệ số hồi quy chuẩn hóa ………………………………………………………58
Bảng 4.10: Kết quả mô hình hồi quy các nhân tố …………………………………………59
Bảng 4.11: Kết quả phân tích ANOVA của hồi quy tuyến tính bội ………………………59
Bảng 4.12: Thống kê đa cộng tuyến ………………………………………………………60
Bảng 4.13: Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa ……………………………………………….60
Bảng 4.14: Hệ số hồi quy chuẩn hóa …………………………………………………….61
Bảng 4.15: Kết quả kiểm định giả thuyết …………………………………………………62
Bảng 4.16: Bảng mã hóa …………………………………………………………………65
Bảng 4.17: Kết quả kiểm định sự khác biệt trung bình của biến Năm học ………………65
Bảng 4.18: Kết quả thống kê mô tả nhóm ……………………………………………...... 65
Bảng 4.19: Kết quả kiểm định sự khác biệt trung bình của biến Giới tính ………………66
Bảng 4.20: Kết quả thống kê mô tả nhóm ………………………………………………...66
Bảng 4.21: Kết quả kiểm định sự khác biệt trung bình của biến Ngành học ………………66
Bảng 4.22: Kết quả thống kê mô tả nhóm ………………………………………………...66
Bảng 4.23: Kết quả kiểm định sự khác biệt trung bình của biến Trường học ……………67
viii

Bảng 4.24: Kết quả thống kê mô tả nhóm ………………………………………………...67


Bảng 4.25: Kết quả kiểm định tính đồng nhất của phương sai ……………………………67
Bảng 4.26: Kết quả kiểm định ANOVA …………………………………………………68
Bảng 4.27: Thống kê mô tả biến điểm GPA ………………………………………………68
ix

DANH MỤC HÌNH


Hình 1.1: Mô hình nghiên cứu ý định dự thi CPA ………………………………………….7
Hình 1.2: Mô hình nghiên cứu ý định theo đuổi chứng chỉ CPA ………………………….8
Hình 1.3: Mô hình nghiên cứu ý định theo đuổi chứng chỉ CPA ………………………….9
Hình 1.4: Mô hình nghiên cứu ý định dự thi chứng chỉ Kế toán viên và Kiểm toán viên ...9
Hình 2.1: Điều kiện dự thi lấy chứng chỉ CPA Việt Nam …………………………………16
Hình 2.2: Lộ trình trở thành kiểm toán viên với CPA Việt Nam …………………………17
Hình 2.3: Mô hình lý thuyết hành vi hợp lý ………………………………………………23
Hình 2.4: Mô hình lý thuyết dự định hành vi …………………………………………….23
Hình 2.5: Mô hình lý thuyết quyết định hành vi ………………………………………….25
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ………………………………………………………….28
Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu đề xuất ……………………………………………………29
1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU


1.1. Tính cấp thiết về đề tài nghiên cứu
Theo Trung tâm nghiên cứu kinh tế Nhật Bản (JCER, 2020), Việt Nam được dự báo
sẽ trở thành nước có thu nhập trung bình cao vào năm 2023, đây cũng là mục tiêu dài hạn
mà Nhà nước Việt Nam hướng tới trong giai đoạn phát triển kinh tế xã hội 2021-2030. Tuy
nhiên, nền kinh tế Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế nhất là về quy mô thị trường tài chính
nhỏ hơn so với các nước trong khu vực. Để mở rộng và phát triển thị trường tài chính xứng
tầm với tiềm năng của nó, các doanh nghiệp trong nước cần tích cực thu hút nguồn vốn đầu
tư trong và ngoài nước. Đây sẽ vừa là cơ hội, đồng thời cũng là thách thức đối với các
doanh nghiệp khi muốn các nhà đầu tư ra quyết định đầu tư, doanh nghiệp phải đáp ứng
được bản báo cáo tài chính (BCTC) đủ tin cậy và thuyết phục. Để đạt được điều đó, yêu
cầu về kế toán viên có chuyên môn là chưa đủ. Thực tế, Việt Nam đã trải qua những bất
thường trong gian lận kế toán, điều này tương tự với những quốc gia khác như vụ bê bối
Enron và Worldcom ở Hoa Kỳ (Pontell và Geis, 2007; Miura, 2006). Cụ thể, số liệu trên
BCTC của nhiều doanh nghiệp trong mùa công bố báo cáo kiểm toán 2019 được xác nhận
là có sự chênh lệch lợi nhuận sau khi tiến hành kiểm toán (Khắc Lâm và Hà Nguyễn, 2020).
Đây là hồi chuông cảnh báo cho tình trạng BCTC thiếu tin cậy và đang có chiều hướng tăng
lên trong tình hình kinh tế hiện nay. Do đó, để chất lượng BCTC được đảm bảo đồng thời
đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp, việc đáp ứng nguồn nhân lực kiểm toán viên chuyên
nghiệp dồi dào, có chất lượng cao là vô cùng cần thiết. Để làm được điều đó, việc gia tăng
tỷ lệ người tham gia thi chứng chỉ CPA có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Xuyên suốt, nhất quán với mục tiêu của Đảng và Nhà nước, Bộ Tài chính cũng đã
nỗ lực tạo điều kiện nhằm khuyến khích việc dự thi CPA. Cụ thể, hệ thống chuẩn mực kiểm
toán đã và đang được xây dựng phù hợp và thống nhất với thông lệ kiểm toán quốc tế, giúp
sinh viên (SV) dễ dàng hơn trong việc học và dự thi chứng chỉ CPA. Bộ Tài chính đã thừa
nhận chứng chỉ kiểm toán viên của một số tổ chức nghề nghiệp nước ngoài như ACCA,
ICAEW, CPA Úc,... (thông tư số 91/2017/TT-BTC). Khi muốn được cấp chứng chỉ CPA
Việt Nam, họ cần trải qua kỳ thi sát hạch về luật pháp Việt Nam.
Các kiểm toán viên có chứng chỉ nghề quốc tế được tạo điều kiện tham gia thị trường
Việt Nam đã khiến các tổ chức nghề nghiệp lớn như ACCA, CPA,... đẩy mạnh các hoạt
động tổ chức đào tạo, các hội thảo chuyên ngành,... một cách tích cực. Từ đó, giúp cập nhật
kiến thức kiểm toán, góp phần tăng trình độ kiểm toán viên và tăng cơ hội vượt qua kỳ thi
chứng chỉ CPA cho các thí sinh.
2

Các chứng chỉ chuyên môn thể hiện khả năng đào tạo chuyên biệt và báo hiệu khả
năng vượt trội của người sở hữu, giúp họ tạo được sự khác biệt trên thị trường lao động
(Brody và cộng sự, 2016). Do đó, việc có trong tay các chứng chỉ nghề nghiệp sẽ giúp cho
SV chiếm ưu thế cả về tiền lương và triển vọng nghề nghiệp trong tương lai. Với những
điều kiện thuận lợi như vậy, SV cần nhận thấy rằng việc tham gia thi và đạt được chứng chỉ
CPA không chỉ phục vụ cho nền kinh tế nước nhà, mà còn đem lại lợi ích cho bản thân họ.
Đối lập với nhu cầu cấp thiết của thị trường và sự khuyến khích từ các tổ chức, theo
Nguyễn Thúy An và cộng sự (2021), số lượng kiểm toán viên có chứng chỉ hành nghề tính
đến năm 2020 là 5500 người trong đó chỉ có 2250 kiểm toán viên đang làm việc tại các đơn
vị kiểm toán trong nước, số lượng này vẫn là quá ít so với sự gia tăng trong nhu cầu kiểm
toán hiện nay. Theo báo cáo của AICPA về “Xu hướng cung ứng sinh viên tốt nghiệp kế
toán và nhu cầu tuyển dụng CPA” (2019), 74% các doanh nghiệp cho biết họ mong muốn
tuyển dụng SV tốt nghiệp kế toán, kiểm toán ở trình độ tương đương hoặc cao hơn. Điều
này cho thấy số lượng SV tham dự kỳ thi chứng chỉ CPA là không cao, gây ra mất cân bằng
trong cung - cầu lao động chất lượng cao trên thị trường kiểm toán.
Trên thế giới đã xuất hiện nhiều báo cáo nghiên cứu về các nhân tố tác động đến ý
định dự thi CPA (Coe và cộng sự, 2013, 2016; Wen và cộng sự, 2015, Owusu và cộng sự,
2018). Nghiên cứu về ý định dự thi chứng chỉ CPA tuy đã được thực hiện tại Việt Nam
nhưng vẫn chưa được khai thác nhiều (Nguyễn Thúy An và cộng sự, 2021).
Vì tính cấp thiết về cả mặt lý luận và thực tiễn đối với các chủ thể liên quan và nhận
thấy rằng những nghiên cứu về chủ đề này tại Việt Nam còn hạn chế, nhóm tác giả quyết
định thực hiện nghiên cứu đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định dự thi CPA của sinh
viên chuyên ngành Kế toán, Kiểm toán tại Hà Nội” với mong muốn góp phần làm rõ thực
trạng dự thi CPA tại Hà Nội và đề xuất một số khuyến nghị giúp tăng số lượng dự thi chứng
chỉ CPA, góp phần nâng cao chất lượng kiểm toán tại Việt Nam.
1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu
1.2.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu trên thế giới
Trên phạm vi quốc tế, đã có nhiều công trình nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến
ý định và quyết định lựa chọn kế toán, kiểm toán nói chung và ý định dự thi chứng chỉ CPA
nói riêng. Các nghiên cứu này được thực hiện trên các góc nhìn, phương pháp và hoàn cảnh
khác nhau, trong đó có các nghiên cứu tiêu biểu sau đây.
Thứ nhất, nghiên cứu về ý định và quyết định lựa chọn chuyên ngành, nghề
nghiệp kế toán, kiểm toán nói chung.
3

Felton và cộng sự (1994) đã nghiên cứu yếu tố tác động đến sự lựa chọn nghề nghiệp
kế toán, kiểm toán của SV kinh doanh tại Úc. Phương pháp định lượng được áp dụng kết
hợp khảo sát tập trung vào SV kinh doanh trong đó đặc biệt tập trung vào SV năm 4. Các
nhân tố ảnh hưởng bao gồm các yếu tố nội tại, thu nhập dài hạn, thu nhập ban đầu, thị
trường lao động. Kết quả đã chỉ ra rằng SV kinh doanh có xu hướng quan tâm các yếu tố
nội tại, tính chất công việc và thu nhập ban đầu hơn trong khi các SV kế toán lại coi trọng
thu nhập dài hạn và cân nhắc thị trường việc làm hơn.
Tiếp tục tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn nghề nghiệp, nghiên cứu
định lượng của Felton và cộng sự (1995) đã vận dụng mô hình hành động hợp lý (TRA)
gồm 2 nhân tố chính “thái độ” và “niềm tin”. Các nhân tố ảnh hưởng bao gồm “niềm tin
rằng sự nghiệp kế toán chuyên nghiệp sẽ đem lại những kết quả nhất định và đánh giá những
kết quả đó”, “niềm tin của cá nhân hoặc nhóm cụ thể nghĩ rằng một người nên hoặc không
nên trở thành kế toán viên chuyên nghiệp” và “thái độ đối với nghề kế toán”. Không nằm
ngoài dự đoán, các SV kế toán, kiểm toán có “thái độ” tích cực hơn với lựa chọn nghề kiểm
toán so với SV các ngành khác. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng việc thay đổi thái độ hành
vi có thể là chìa khóa để thu hút nhiều SV đến với nghề hơn. SV chuyên ngành có tiềm
năng sẽ lựa chọn nếu họ tin rằng lợi ích họ nhận được là phù hợp mặc dù họ cũng nhận thức
được việc chi phí là khá cao. Ngược lại, những SV chuyên ngành khác có niềm tin tương
đối thấp với những kết quả mà sự nghiệp kiểm toán chuyên nghiệp có thể mang lại cho họ.
Ahm và cộng sự (1997) áp dụng nghiên cứu tại New Zealand trên cơ sở kế thừa các
nhân tố của Felton và cộng sự (1994) đồng thời bổ sung thêm các nhân tố và mở rộng điều
tra nhân tố đó để đem lại độ chính xác cao hơn. Nhóm tác giả xây dựng giả thuyết dựa trên
mối quan hệ giữa các nhân tố đã được thừa nhận trước đó và tiến hành khảo sát với 295 SV
kế toán, kiểm toán tại New Zealand. Bao gồm 4 nhóm nhân tố chính “yếu tố nội tại”, “yếu
tố liên quan đến tài chính và công việc”, “nhận thức của SV về lợi ích và chi phí theo đuổi
nghề nghiệp” và “yếu tố khác” (cha mẹ, bạn vè, kinh nghiệm làm việc, sự tiếp xúc với kế
toán từ cấp trung học). Kết quả chỉ ra rằng “yếu tố liên quan đến tài chính và công việc” và
“nhận thức về lợi ích và chi phí” mang vai trò quyết định. Trái lại, “yếu tố nội tại” có ảnh
hưởng không cao và các “yếu tố khác” không có ý nghĩa đối với quyết định nghề nghiệp
này. Nghiên cứu còn phát hiện ra rằng những SV ngành khác coi nghề kế toán là buồn tẻ
và nhàm chán vì cho rằng tỷ lệ lợi ích – chi phí là trung bình thấp.
Tan và Laswad (2006) đã mở rộng mô hình lý thuyết dự định về hành vi (TPB) để
nghiên cứu đối với SV đã tham gia một khóa học kế toán nhập môn tại New Zealand, bao
gồm “nhận thức cá nhân”, “nhận thức của những người quan trọng” và “nhận thức kiểm
4

soát”. Kết quả tìm thấy sự tác động đáng kể từ các nhân tố trên đến nhận thức của SV.
“Nhận thức của những người quan trọng”, cụ thể là cha mẹ có mức độ ảnh hưởng khác
nhau đến quyết định chọn ngành kế toán của SV ở các khu vực khác nhau. “Nhận thức cá
nhân” được nhận thấy là nhân tố khiến SV không chọn ngành này. Trong khi SV chuyên
ngành có thái độ tích cực và thích các đặc trưng của nghề thì SV ngoài ngành nghĩ rằng kế
toán, kiểm toán là một ngành liên quan đến các con số và nhàm chán. “Nhận thức kiểm
soát” bao gồm “cơ hội việc làm”, “kỹ năng tính toán”, “thành tích học tập”, “khối lượng
công việc” và “sự thích thú với kế toán” cũng là yếu tố cản trở SV chọn ngành kế toán.
Sugahara và cộng sự (2008) đã tìm hiểu nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn chuyên
ngành kế toán, kiểm toán của SV Úc. Nghiên cứu được thực hiện tại hai trường đại học lớn
của Úc. Mẫu nghiên cứu thu thập được 114 phiếu trả lời hợp lệ của cả SV đã tốt nghiệp và
chưa tốt nghiệp; SV ngành kế toán, kiểm toán và kinh tế; SV trong nước và SV quốc tế.
Các nhân tố bao gồm “khả năng sáng tạo vốn có”, “kỳ vọng nghề nghiệp” (giá trị nội tại,
sự quan tâm thị trường làm việc, địa vị, môi trường làm việc), “nhận thức về nghề kế toán”
(thủ tục kế toán, sự chi tiết, sự phân tích và tính cấu trúc). Kết quả đưa ra rằng SV ở Úc
sáng tạo hơn và cảm thấy công việc chuyên ngành là một công việc tỉ mỉ hơn SV Trung
Quốc và Châu Á nên xu hướng lựa chọn ngành kế toán ít hơn SV các khu vực này. Nhân
tố “khả năng sáng tạo vốn có” và “thủ tục kế toán” có tác động ngược chiều đến ý định
chọn ngành kế toán. Với các nhân tố “giá trị nội tại”, “sự quan tâm đến thị trường việc làm”
không tìm thấy sự khác biệt giữa SV trong nước và SV quốc tế. SV càng nhận thấy được
nhiều giá trị nội tại của nghề kế toán thì càng thích nghề kế toán, SV càng quan tâm đến thị
trường việc làm thì càng thích kế toán. Bên cạnh đó, các SV quốc tế chưa tốt nghiệp cảm
thấy giá trị nội tại của ngành ít hơn SV Úc và quốc tế đã tốt nghiệp nên ít thích ngành kế
toán, kiểm toán hơn nhưng nhận thức tiêu cực này có thể được bù đắp.
Jackling và Keneley (2009) nghiên cứu nhân tố tác động đến việc cung cấp SV kế
toán đã tốt nghiệp tại Úc tập trung vào SV quốc tế và nhận được 428 phiếu trả lời hợp lệ.
Tác giả đã nghiên cứu thực nghiệm với dữ liệu định lượng áp dụng hồi quy tuyến tính.
Những nhân tố bao gồm “thái độ cá nhân” (lợi ích nội tại, lợi ích bên ngoài) và “ảnh hưởng
xã hội” ảnh hưởng đến việc cung cấp SV đã tốt nghiệp qua nhân tố trung gian “lựa chọn
nghề nghiệp”. Kết quả các nhân tố này đều có ảnh hưởng tích cực đáng kể. Có sự khác biệt
giữa SV quốc tế và SV trong nước. Về giới tính, SV nữ chọn học kế toán nhiều hơn SV
nam. SV Úc bị tác động bởi lợi ích nội tại nhiều hơn SV quốc tế, trái lại sự tác động của lợi
ích bên ngoài là như nhau. “Ảnh hưởng xã hội” ảnh hưởng đến SV quốc tế nhiều hơn SV
Úc. Nguyên nhân được đưa ra là do chính sách về thẻ thường trú của chính phủ Úc.
5

Law (2010) đã sử dụng lý thuyết TRA để giải thích hành vi lựa chọn nghề nghiệp
kế toán công thực hành của SV kế toán sau vụ bê bối Enron. Nghiên cứu thực nghiệm tiến
hành hồi quy bội để phân tích 214 phiếu trả lời của SV tại 3 trường đại học ở Hồng Kông.
Dựa vào lý thuyết TRA, nghiên cứu có 2 nhóm nhân tố chính là “thái độ đối với hành vi”
(nhân tố nội tại, phần thưởng tài chính, trường trung học chuyên kế toán, giới tính, sự linh
hoạt trong các lựa chọn nghề nghiệp) và “chuẩn chủ quan” (ảnh hưởng của bố mẹ). Hai
nhân tố này tác động đến “hành vi chọn nghề” thông qua “ý định chọn nghề”. Kết quả đồng
tình với mô hình TRA rằng “thái độ đối với hành vi” và “chuẩn chủ quan” có tác động đáng
kể và độc lập đối với việc dự đoán “hành vi lựa chọn nghề nghiệp” của SV nhưng lại không
thống nhất với nghiên cứu trước đó tại New Zealand và Canada. Trong đó, “sự linh hoạt”
có ảnh hưởng mạnh nhất, tiếp đến là “nhân tố nội tại”. “Phần thưởng tài chính" và "trường
trung học chuyên kế toán" không ảnh hưởng đến hành vi sau bê bối Enron, điều trái ngược
với kết quả trong giai đoạn trước bê bối Enron. Kết quả còn cho thấy nữ giới chiếm ưu thế
hơn nam giới khi gia nhập vào nghề.
Swain và Olsen (2012) đã đóng góp nghiên cứu chiều dọc về quá trình chọn lọc các
yếu tố của quyết định đào tạo kế toán, kiểm toán và quyết định theo đuổi, duy trì nghề
nghiệp. Nghiên cứu thực nghiệm tại Mỹ với 717 phiếu trả lời, áp dụng kiểm định Chi-bình
phương và phân tích biến trung gian. Nghiên cứu sử dụng lý thuyết Jung để phân tích về
tính cách gồm ba nhóm khía cạnh là quá trình (cảm nhận và trực giác, suy nghĩ và cảm
nhận), thái độ (hướng ngoại và hướng nội) và định hướng (cảm nhận và đánh giá). Nhóm
tác giả đưa vào các biến độc lập là MBTI (tính cách, tuổi, giới tính, kết quả bài kiểm tra đại
học), các biến trung gian là thái độ, ý định và quyết định thực hiện (giai đoạn từ khi học ở
trường đại học đến sau khi tốt nghiệp). Mô hình phân tích nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn
nghề nghiệp gồm biến độc lập là MBTI, chuyên ngành, GPA trước khi tốt nghiệp, giới tính
và biến trung gian là công việc đầu tiên. Kết quả chỉ ra rằng SV có tính cách cảm nhận và
xét đoán đánh giá sẽ bị thu hút và duy trì sự nghiệp kế toán hơn so với SV có tích cách trực
giác và cảm nhận, điều này đồng nhất với các nghiên cứu trước. Kết quả cũng chỉ ra SV
thu thập thông tin bằng kinh nghiệm sẽ có thái độ tốt cùng với “ý định lựa chọn chuyên
ngành kế toán” cao hơn so với SV thu thập bằng việc hiểu ý nghĩa. SV đưa ra quyết định
có kế hoạch, trật tự thực hiện việc lựa chọn ngành kế toán cao hơn so với SV trì hoãn quyết
định để thu thập thông tin của tất cả khía cạnh. Cảm biến chọn kế toán là công việc đầu tiên
trong khi trực giác lại chọn công việc khác, đặc điểm tính cách này gây ảnh hưởng đến sự
lựa chọn công việc lâu dài. Thêm vào đó, nghiên cứu cũng chỉ ra tính cách hướng nội hay
hướng ngoại không ảnh hưởng đến sở thích và việc lựa chọn kế toán.
6

Churchman (2013) nghiên cứu yếu tố tác động đến “quyết định lựa chọn ngành kế
toán” của những SV giỏi nhất và sáng giá nhất dựa trên lý thuyết TPB. Nghiên cứu dựa trên
349 phiếu trả lời thu được từ 6 trường cao đẳng và đại học khác nhau về quy mô và vị trí
địa lý. Các yếu tố bao gồm “thái độ đối với nghề nghiệp”, “chuẩn chủ quan” và “cảm nhận
về kiểm soát hành vi” được đánh giá dựa trên mô hình cấu trúc tuyến tính. Nghiên cứu chỉ
ra ảnh hưởng của “thái độ đối với nghề nghiệp” và “chuẩn chủ quan” đến việc đưa ra “quyết
định chọn ngành kế toán” là lớn nhất. Không có sự chênh lệch ảnh hưởng giữa những ứng
viên tốt nhất và những ứng viên không phải tốt nhất.
Aziz và cộng sự (2017) nghiên cứu giữa “nhận thức cá nhân” và “ý định theo đuổi
kế toán chuyên nghiệp” với 345 SV kế toán tại Malaysia. Mô hình dựa trên suy luận suy
diễn theo một quy trình có cấu trúc dẫn, từ đó giúp xác định các quan hệ nhân quả, kết luận
logic và đưa ra các dự đoán theo các mức độ tin cậy khác nhau (McKerchar, 2008). Tác giả
đưa ra 7 biến độc lập và cho thấy chỉ có 6,3% sự thay đổi ý định theo đuổi kế toán chuyên
nghiệp là được giải thích bởi mô hình. Kết quả chỉ ra có ba biến độc lập trực tiếp có ý nghĩa
với ý định của SV là “sự đảm bảo và ổn định về công việc”, “sự hỗ trợ tài chính” và “tính
cách can đảm”. “Mức độ chấp nhận rủi ro” không tác động nhiều đến ý định của SV.
Hammour (2018) đã nghiên cứu ý định lựa chọn nghề kế toán của SV tại Ả-rập. Bài
nghiên cứu dựa trên mô hình lý thuyết TPB và tiến hành thu thập bảng hỏi trực tuyến với
cỡ mẫu 442 SV chưa tốt nghiệp. Ngoài nhân tố “thái độ”, “chuẩn chủ quan”, “nhận thức
kiểm soát hành vi”, nhóm tác giả còn đưa thêm 2 biến độc lập là “điểm trung bình GPA”
và “giới tính”. “Thái độ” được coi là yếu tố gắn liền với ý định chọn ngành kế toán của SV.
Theo giả thuyết của TPB, ý định của SV về một nghề nào đó thường được nhìn nhận tích
cực thông qua một thái độ tích cực liên quan đến nghề. Trái lại, “chuẩn chủ quan” có tác
động không đáng kể đến ý định của SV mặc dù có sự quan tâm của cha mẹ đến ngành học.
“Nhận thức kiểm soát hành vi” tiếp tục được tìm thấy không có mối liên hệ với ý định chọn
ngành kế toán. Ảnh hưởng của biến “điểm GPA” và “giới tính” là không đáng kể.
Thứ hai, các nghiên cứu về ý định dự thi chứng chỉ CPA.
Coe và cộng sự (2013) thảo luận về “ý định dự thi CPA” và đưa ra các giả thuyết
liên quan đến 4 nhân tố bao gồm “yếu tố liên quan đến kỳ thi”, “yếu tố về chi phí”, “yếu tố
hỗ trợ” và “yếu tố về nghề nghiệp”. Áp dụng khảo sát lấy mẫu với 235 SV từ 2 bang của
Hoa Kỳ là Iowa và Illinois, kết quả chỉ ra các yếu tố tác động theo hướng tích cực đến “ý
định dự thi CPA” của SV là “yếu tố liên quan đến kỳ thi”, “yếu tố hỗ trợ từ gia đình, bạn
bè” và “yếu tố nghề nghiệp”. Sự lựa chọn 120 giờ tín chỉ so với 150 giờ tín chỉ được phát
hiện có liên quan tích cực ngay khi đủ điều kiện của SV. Nhận thức về “sự hỗ trợ từ gia
7

đình, bạn bè” liên quan tích cực đến ý định tham gia kỳ thi CPA. “Sự hỗ trợ của giảng viên”
cũng đem lại cho SV thái độ tích cực, ý thức về năng lực, giá trị bản thân và hướng SV đến
các mục tiêu. Việc doanh nghiệp hỗ trợ tài chính cho nhân viên khiến nhiều SV sẽ trì hoãn
việc dự thi CPA và chờ đến khi nhận được hỗ trợ từ phía nhà tuyển dụng, liên quan tiêu
cực đến “ý định dự thi CPA”. Bên cạnh đó, “sự hấp dẫn của việc vượt qua kỳ thi” và “sự
nỗ lực và cố gắng” có ý nghĩa tích cực đến ý định dự thi. Kết quả cho thấy nỗ lực cá nhân
tạo ra cảm giác cải thiện năng lực có thể khiến SV thực hiện được các nhiệm vụ khó khăn
như tham dự kỳ thi CPA. Nghiên cứu không tìm thấy sự tác động của “sự cấp bách khi
tham dự kỳ thi” và “yếu tố chi phí” đến “ý định dự thi CPA”.
Hình 1.1. Mô hình nghiên cứu ý định dự thi CPA

Nguồn: Coe và cộng sự (2013)


Wen và cộng sự (2015) nghiên cứu ý định theo đuổi CPA của SV kế toán tại Trung
Quốc. Nhóm tác giả sử dụng lý thuyết TPB với 32 câu hỏi chia làm ba phần: (1) “nền tảng
giáo dục, kinh nghiệm làm việc, kế hoạch nghề nghiệp và nhân khẩu học về giới tính”; (2)
“tầm quan trọng của chứng chỉ CPA đối với SV”; (3) “nhận thức của SV liên quan đến
chứng chỉ CPA” và thực hiện khảo sát 288 SV kế toán. Các nhân tố được đưa vào là “thái
độ” (danh tiếng xã hội, khả năng tiếp thị và tìm việc làm, tiềm năng thu nhập, sự thú vị của
công việc), “ảnh hưởng từ những người quan trọng” (chuẩn chủ quan), “khó khăn để thi đỗ
CPA và duy trì chứng chỉ” (cảm nhận kiểm soát hành vi) và các nhân tố có thể kiểm soát
như giới tính, trình độ đại học và việc làm. Kết quả cho thấy “sự thú vị của công việc”, “sự
tự do trong công việc”, “sự khó khăn để thi đỗ chứng chỉ CPA và duy trì chứng chỉ” làm
giảm “ý định dự thi CPA”. “Khả năng tìm việc làm” và “ảnh hưởng từ những người quan
trọng” có ý nghĩa tích cực đến ý định dự thi. “Danh tiếng xã hội” và “thu nhập tiềm năng”
được phát hiện không có mối liên hệ với ý định của SV. Về nhóm đặc điểm của SV, ý định
không bị tác động bởi “giới tính”, được tác động bởi “trình độ đại học” và bị tác động giới
hạn bởi “việc làm”.
8

Hình 1.2. Mô hình nghiên cứu ý định theo đuổi chứng chỉ CPA

Nguồn: Wen và cộng sự (2015)


Coe và cộng sự (2016) đã tiếp tục nghiên cứu ý định dự thi CPA của SV tại Hoa Kỳ.
Cuộc khảo sát kế thừa áp dụng bốn nhóm nhân tố của Coe và cộng sự (2013). Kết quả được
chỉ ra có sự đồng tình với nghiên cứu của bài nghiên cứu trước đó. Các “yếu tố liên quan
đến kỳ thi”. “yếu tố hỗ trợ từ gia đình, bạn bè”, “yếu tố về nghề nghiệp” có ảnh hưởng tích
cực. “Hỗ trợ tài chính từ doanh nghiệp” khiến “ý định dự thi CPA” của SV bị trì hoãn. Các
“yếu tố về chi phí” tiếp tục được chỉ ra không có ý nghĩa ảnh hưởng.
Owusu và cộng sự (2018) đã nghiên cứu ý định tham dự CPA của SV kinh tế tại
Ghana. Nghiên cứu có 641 câu trả lời và đánh giá ảnh hưởng nhân tố dựa theo mô hình hồi
quy tuyến tính. Những nhân tố được xét đến là “niềm tin về chứng chỉ CPA”, “sở thích” và
các “hạn chế/rào cản” đối với SV (khó khăn để vượt qua kỳ thi, duy trì chứng chỉ, chi phí
và quá trình thi có thời gian dài). Kết quả chỉ ra rằng “niềm tin” và “sở thích” có tác động
làm tăng “ý định dự thi CPA”. Biến “Hạn chế/rào cản” được xác định không có ý nghĩa
thống kê. Về đặc điểm, SV chuyên ngành theo đuổi chứng chỉ CPA nhiều hơn SV các ngành
khác gấp 4 lần. SV có GPA cao hơn có xu hướng theo đuổi chứng chỉ cao hơn SV có GPA
thấp gấp 2 lần. Giới tính không có mối liên hệ nào đến ý định theo đuổi chứng chỉ.
Hình 1.3. Mô hình nghiên cứu ý định theo đuổi chứng chỉ CPA

Nguồn: Owusu và cộng sự (2018)


9

1.2.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu tại Việt Nam
Nguyễn Thúy An và cộng sự (2021) đã nghiên cứu thực nghiệm “Các nhân tố ảnh
hưởng đến ý định dự thi chứng chỉ Kế toán viên và Kiểm toán viên tại Cần Thơ” đối với
SV và người đã đi làm có chuyên ngành kế toán, kiểm toán. Mô hình của nhóm nghiên cứu
được xây dựng dựa trên các lý thuyết TRA và TPB, đồng thời xử lý dữ liệu bằng các phương
pháp phân tích EFA, CFA và SEM. Các nhân tố gồm “thái độ đối với việc dự thi chứng chỉ
CPA”, “sự hỗ trợ từ trường đại học”, “phí ôn thi và lệ phí của kỳ thi” và “mức độ chấp nhận
rủi ro”. Trong đó, “thái độ đối với việc dự thi” được xét ảnh hưởng bởi ba yếu tố “quy định
liên quan đến kỳ thi CPA”, “quan điểm cá nhân về nghề nghiệp”, “yếu tố về kỳ vọng”. Kết
quả tìm ra “quan điểm cá nhân về nghề nghiệp” có tác động lớn nhất đến “thái độ dự thi”.
“Yếu tố kỳ vọng” và “quy định liên quan đến kỳ thi CPA” tác động cùng chiều đến “thái
độ dự thi”. Bên cạnh đó, “thái độ dự thi” và “sự hỗ trợ từ trường đại học đào tạo” lại tác
động cùng chiều đến “ý định dự thi”. Nghiên cứu chưa tìm thấy mối liên hệ giữa “mức độ
chấp nhận rủi ro” và “ý định dự thi” bởi đối tượng đáp viên là người trẻ, họ có khả năng
chấp nhận rủi ro cao hơn các đối tượng khác và rủi ro của việc thi chứng chỉ không lớn.
“Phí ôn thi và lệ phí của kỳ thi” cho kết quả khá bất ngờ khi không có ý nghĩa thống kê.
Hình 1.4. Mô hình nghiên cứu ý định dự thi chứng chỉ Kế toán viên và Kiểm
toán viên

Nguồn: Nguyễn Thúy An và cộng sự (2021)


Bảng 1.1. Tóm tắt một số nghiên cứu liên quan
Các nhân tố đã được chứng minh
Tác giả Tên nghiên cứu
Các nhân tố Kết quả
Coe và Ý định dự thi chứng chỉ Điều kiện dự thi 120 giờ tín chỉ +
cộng sự CPA: Điều tra các yếu tố Sự cấp bách của kỳ thi Không ảnh hưởng
(2013) về chi phí, kỳ thi, sự hỗ
Sự nỗ lực và cố gắng +
10

trợ, nghề nghiệp. Câu hỏi khó và may mắn +


Hiệu quả bản thân +
Sự hấp dẫn của việc vượt qua kì +
thi
Chi phí chuẩn bị Không ảnh hưởng
Chi phí tham gia dự thi Không ảnh hưởng
Hỗ trợ tài chính từ gia đình +
Hỗ trợ xã hội +
Tiếp cận với hình mẫu +
Hỗ trợ từ giảng viên +
Hỗ trợ tài chính từ nhà tuyển -
dụng tương lai
Thái độ nghề nghiệp chuẩn mực +
Wen và Tìm hiểu ý định dự thi Danh tiếng xã hội Không ảnh hưởng
cộng sự CPA của sinh viên kế Khả năng tìm việc làm +
(2015) toán ở Trung Quốc
Tiềm năng thu nhập Không ảnh hưởng
Công việc thú vị -
Tìm kiếm sự độc lập trong công -
việc
Ảnh hưởng từ người quan trọng +
Khó khăn thi đỗ CPA -
Khó khăn duy trì CPA -
Coe và Các yếu tố ảnh hưởng Điều kiện 120 giờ tín chỉ +
cộng sự đến ý định dự thi CPA Sự cấp bách tham dự kì thi Không ảnh hưởng
(2016) của sinh viên
Kết quả thành công kỳ thi từ khả +
năng
Hiệu quả bản thân +
11

Sự hấp dẫn vượt qua kỳ thi Không ảnh hưởng


Chi phí kỳ thi Không ảnh hưởng
Hỗ trợ xã hội +
Tiếp cận hình mẫu +
Hỗ trợ tài chính từ nhà tuyển -
dụng tương lai
Thái độ nghề nghiệp chuẩn mực +
Owusu Điều gì giải thích ý định Niềm tin về chứng chỉ +
và cộng của sinh viên để theo Sở thích +
sự (2018) đuổi chứng chỉ CPA?
Hạn chế/rào cản -
Nguyễn Các nhân tố ảnh hưởng Quy định liên quan đến kỳ thi +
Thúy An đến ý định dự thi chứng Quan điểm cá nhân về nghề +
và cộng chỉ Kế toán viên và nghiệp
sự (2021) Kiểm toán viên - Nghiên
Yếu tố về kỳ vọng +
cứu thực nghiệm tại Cần
Thơ Thái độ đối với việc dự thi +
Sự hỗ trợ từ trường đại học +
Phí ôn thi và lệ phí thi Không ảnh hưởng
Mức độ chấp nhận rủi ro Không ảnh hưởng
Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp
1.2.3 Khoảng trống nghiên cứu
Sau khi thực hiện tổng quan nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định dự thi
CPA, nhóm tác giả nhận thấy cần hoàn thiện một số các khoảng trống nghiên cứu trước đó.
Thứ nhất, các nhân tố “quy định về kỳ thi”, “chi phí ôn thi” và “yếu tố kỳ vọng”
được đưa ra trong hầu hết các nghiên cứu nhưng còn nhiều tranh cãi về mức độ ảnh hưởng.
Một số chỉ ra rằng các nhân tố này ảnh hưởng mạnh đến “ý định dự thi CPA” nhưng một
số khác lại cho rằng ảnh hưởng là không đáng kể. Chiều tác động của nhân tố đến “ý định
dự thi CPA” cũng cần được xem xét khi cùng một nhân tố được cho là tác động tiêu cực
đến ý định nhưng lại tích cực trong một nghiên cứu khác. Bên cạnh đó, chủ đề này chưa
được quan tâm nhiều tại Việt Nam, cụ thể là tại TP Hà Nội chưa tìm thấy nghiên cứu tương
tự nào. Do vậy, việc thực hiện đề tài này sẽ đóng góp thêm cho tổng quan bằng việc đưa
12

những bằng chứng về sự tác động của các nhân tố đến “ý định dự thi CPA” thông qua quá
trình nghiên cứu định tính và định lượng.
Thứ hai, tổng quan nghiên cứu cho thấy có nhiều mô hình được áp dụng để đánh giá
nhân tố ảnh hưởng đến “ý định dự thi chứng chỉ CPA”, trong đó có mô hình ý định dự thi
CPA của Coe và cộng sự (2013) được kế thừa và phát triển bởi Nguyễn Thúy An và cộng
sự (2021). Thuyết TPB được ứng dụng rộng rãi trong các nghiên cứu về “ý định và quyết
định lựa chọn ngành học, nghề nghiệp kế toán, kiểm toán chuyên nghiệp” và “ý định dự thi
chứng chỉ CPA”. Bên cạnh đó, lý thuyết BDT ít được sử dụng hơn nhưng cũng đem lại kết
quả khá thú vị trong nghiên cứu Owusu và cộng sự (2018). Mô hình của Nguyễn Thúy An
và cộng sự (2021) kế thừa từ mô hình TPB (Ajzen, 1991) kết hợp với mô hình đề xuất bởi
Coe và cộng sự (2013), các nhân tố được hoàn thiện và hiệu chỉnh phù hợp với đặc điểm
kinh tế - xã hội tại Việt Nam. Mặc dù đã chú trọng tới “thái độ dự thi” của SV nhưng “yếu
tố nội tại” như sở thích, sự thích thú cá nhân - được đánh giá có quan hệ chặt chẽ tới việc
quyết định thái độ (Wen và cộng sự, 2015) lại chưa được xem xét và quan tâm nhiều. Từ
những lý do trên, nhóm tác giả mong muốn hoàn thiện thêm mô hình nghiên cứu dựa trên
mô hình nền tảng của Nguyễn Thúy An và cộng sự (2021) và sẽ xét thêm ảnh hưởng của
nhân tố “sở thích” tới “thái độ đối với việc dự thi của SV” từ đó đánh giá mức độ tác động
đến “ý định dự thi chứng chỉ CPA của SV” để khắc phục khoảng trống này.
Thứ ba, về bối cảnh tại Việt Nam, các quy định về kỳ thi CPA tại thông tư số
91/2017/TT-BTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/10/2017 được ban hành vẫn chưa có
nhiều đổi mới so với kỳ vọng của người dự thi. Cần đổi mới toàn diện từ chính sách đến
việc tổ chức thực hiện kỳ thi, cấp chứng chỉ CPA để phù hợp hơn với điều kiện Việt Nam
(Bùi Văn Mai, 2013; Nguyễn Hà Lê và Hà Thị Tường Vy, 2019). Bộ Tài chính là chủ thể
tổ chức thi cũng như ra đề thi trực tiếp có thể dẫn đến tính chất thiếu khách quan của kỳ thi.
Cùng với đó, đề thi hiện nay nặng về mặt lý thuyết nên chưa đánh giá đúng năng lực yêu
cầu chuyên môn của kiểm toán viên. Địa điểm tổ chức kỳ thi tại 2 TP Hà Nội và Hồ Chí
Minh cũng gây khó khăn cho các thí sinh có nhu cầu dự thi mà không có đủ điều kiện về
thời gian, tài chính. Do đó, nhóm nghiên cứu sẽ thiết kế một số câu hỏi về quy định của kỳ
thi để xem xét mức độ ảnh hưởng ảnh hưởng đến “ý định dự thi chứng chỉ CPA”.
Từ những khoảng trống nêu trên, nhóm tác giả quyết định tiến hành nghiên cứu “Các
nhân tố ảnh hưởng tới ý định dự thi CPA của SV chuyên ngành Kế toán, Kiểm toán tại Hà
Nội” và đưa ra một số giải pháp cùng khuyến nghị nhằm gia tăng số lượng thí sinh dự thi
chứng chỉ CPA đồng thời nâng cao chất lượng đội ngũ kế toán, kiểm toán tại Việt Nam.
13

1.3 Mục tiêu nghiên cứu


1.3.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát
Đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định dự thi CPA của sinh viên chuyên ngành
Kế toán, Kiểm toán tại Hà Nội” nhằm tìm hiểu, khám phá về các nhân tố ảnh hưởng tới ý
định dự thi CPA của SV chuyên ngành Kế toán, Kiểm toán tại Hà Nội và mức độ ảnh hưởng
của từng nhân tố. Dựa vào cơ sở đánh giá các tác nhân đó, nhóm nghiên cứu đưa ra những
đề xuất góp phần gia tăng số lượng thí sinh dự thi CPA, nâng cao chất lượng của kế toán,
kiểm toán viên tại Việt Nam.
1.3.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
● Hệ thống hóa những lý luận cơ bản các nhân tố ảnh hưởng đến ý định dự thi CPA.
● Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến “ý định dự thi CPA” của SV chuyên ngành Kế
toán, Kiểm toán tại Hà Nội.
● Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến “ý định dự thi” của SV chuyên
ngành Kế toán, Kiểm toán tại Hà Nội.
● Xác định mô hình, kiểm định các giả thuyết về ảnh hưởng của các nhân tố đến ý
định dự thi CPA của SV.
● Đưa ra khuyến nghị cho sinh viên, trường Đại học, các doanh nghiệp và tổ chức đào
tạo, cơ quan quản lý Nhà nước nhằm tăng số lượng SV có ý định dự thi CPA, nâng
cao chất lượng kế toán, kiểm toán viên.
1.4 Câu hỏi nghiên cứu
Dựa vào những mục tiêu đề ra, công trình khoa học này tập trung nghiên cứu những
vấn đề sau đây:
Câu hỏi một: Cơ sở lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định dự thi chứng
chỉ CPA là gì?
Câu hỏi hai: Những nhân tố nào ảnh hưởng đến ý định dự thi chứng chỉ CPA của
SV chuyên ngành Kế toán, Kiểm toán tại Hà Nội?
Câu hỏi ba: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến ý định dự thi của SV chuyên
ngành Kế toán, Kiểm toán tại Hà Nội?
Câu hỏi bốn: Các khuyến nghị cho SV, các cơ sở đào tạo giáo dục, cơ quan quản lý
Nhà nước và doanh nghiệp nhằm tăng số lượng SV có ý định dự thi CPA tại Hà Nội?
1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
1.5.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các nhân tố ảnh hưởng đến ý định dự thi chứng chỉ CPA
của SV chuyên ngành Kế toán, Kiểm toán tại địa bàn TP Hà Nội.
14

Đối tượng khảo sát là SV học chuyên ngành Kế toán, Kiểm toán tại các trường đại
học trên địa bàn TP Hà Nội. Nghiên cứu tập trung nghiên cứu ý định của SV về việc dự thi
CPA. Họ là là nguồn nhân lực nòng cốt trong tương lai, có khả năng nhận thức, hiểu biết
chuyên môn cao về lĩnh vực kế toán, kiểm toán, tài chính.
1.5.2 Phạm vi nghiên cứu
Nhóm tác giả tiến hành tổng hợp những vấn đề lý luận liên quan đến ý định dự thi
CPA, đánh giá, luận giải tổng quát các kết quả nghiên cứu đã có; thừa kế, phát triển những
mô hình, phương pháp từ những công trình khoa học đã được thực hiện. Đầu tiên, tìm kiếm
các nhân tố ảnh hưởng đến “ý định dự thi CPA” của SV, tiến hành nghiên cứu, đánh giá.
Từ đó, xác định và kết luận được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến “ý định dự thi
CPA”. Cuối cùng, nhóm tác giả sẽ đưa ra một số khuyến nghị cho SV, các cơ sở đào tạo
giáo dục, cơ quan quản lý Nhà nước và doanh nghiệp nhằm tăng số lượng SV có ý định dự
thi CPA, nâng cao chất lượng kế toán, kiểm toán viên trong tương lai.
Phạm vi nghiên cứu về không gian
Phạm vi nghiên cứu là các SV học chuyên ngành Kế toán, Kiểm toán tại các trường
đại học trên địa bàn TP Hà Nội.
Phạm vi nghiên cứu về thời gian
Đối với các dữ liệu thứ cấp nhóm quyết định lựa chọn giai đoạn từ tháng 11 năm
2021 đến tháng 1 năm 2022 để thu thập.
Đối với các dữ liệu sơ cấp nhóm lựa chọn giai đoạn từ 20 tháng 1 năm 2021 đến 5
tháng 3 năm 2022 để thu thập.
1.6 Phương pháp nghiên cứu
Nhằm mục tiêu đánh giá và giải quyết các vấn đề nghiên cứu đặt ra đồng thời đạt
được mục tiêu nghiên cứu của đề tài, nhóm tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn
hợp bao gồm nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Sau khi xây dựng khung
nghiên cứu lý thuyết, nhóm tiến hành xây dựng bảng hỏi chuyên gia, thu thập, tổng hợp dữ
liệu thứ cấp; kết quả nghiên cứu định tính sẽ được áp dụng trong việc phát triển bảng hỏi
cho đáp viên; dữ liệu sơ cấp sẽ được xử lý bởi phần mềm SPSS. Kết quả dữ liệu sẽ được
nhóm tác giả phân tích và đưa ra kết luận cuối cùng.
Nội dung phần này sẽ được trình bày cụ thể ở chương 3.
1.7 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
Từ kết quả nghiên cứu của đề tài có thể biết được những nhân tố nào ảnh hưởng đến
“ý định dự thi CPA” của SV chuyên ngành Kế toán, Kiểm toán tại Hà Nội và mức độ ảnh
hưởng của từng nhân tố đó ra sao. Qua đó, nghiên cứu không chỉ đóng góp về mặt lý luận
15

mà còn có thể áp dụng thực tiễn tại Việt Nam. Về mặt lý luận, nghiên cứu là sự tiếp thu từ
các nghiên cứu đã công bố và sẽ góp thêm những lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến “ý
định dự thi CPA” của SV, đưa ra cái nhìn khác nhau dẫn đến ý định dự thi CPA. Đồng thời
nghiên cứu còn hỗ trợ và tạo tiền đề cho những nghiên cứu về ý định dự thi CPA tiếp theo
tại Việt Nam. Về mặt thực tiễn, nghiên cứu sẽ đưa ra các góc nhìn về tác động tiêu cực hay
tích cực của các nhân tố đến “ý định dự thi CPA”. Từ đó, giúp các cơ sở giáo dục đào tạo
có thể xem xét, cập nhật chương trình đào tạo, đưa ra các giải pháp để nâng cao ý định dự
thi CPA của SV đồng thời hỗ trợ cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp tại Việt Nam
đưa ra những chính sách hợp lý, các điều kiện thuận lợi nhằm cải thiện số lượng SV có ý
định dự thi CPA tại Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung.
1.8 Kết cấu của Đề tài nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu gồm các nội dung chính như sau:
Chương 1: Giới thiệu về đề tài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết về ý định dự thi chứng chỉ CPA
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Chương 5: Thảo luận và khuyến nghị từ kết quả nghiên cứu
16

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ Ý ĐỊNH DỰ THI CHỨNG CHỈ CPA


2.1 Chứng chỉ Kế toán viên công chứng
2.1.1 Định nghĩa
Chứng chỉ CPA (Certified Public Accountants) là chứng chỉ Kế toán viên công
chứng dành cho những người làm việc trong ngành kế toán, kiểm toán được cấp phép bởi
các tổ chức nghề nghiệp, cơ quan có thẩm quyền. Chứng chỉ CPA Việt Nam là chứng chỉ
hành nghề của kế toán viên và kiểm toán viên được cấp bởi Bộ Tài chính dành cho những
cá nhân đã vượt qua kỳ thi theo quy định. Chứng chỉ này có thể giúp nhà tuyển dụng xác
định được sự phù hợp về năng lực, phẩm chất của một kế toán viên, kiểm toán viên. Đặc
biệt, những người có chứng chỉ CPA mới có quyền hành với vai trò kiểm toán viên trong
các cuộc kiểm toán, còn lại là trợ lý kiểm toán.
2.1.2 Quy định, tiêu chuẩn, điều kiện dự thi
2.1.2.1. Đối tượng dự thi
Đối tượng có thể tham gia dự thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên là người Việt Nam
hoặc người nước ngoài có đủ điều kiện dự thi được quy định tại Điều 4 Thông tư số
91/2017/TT-BTC.
2.1.2.2. Điều kiện dự thi
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 91/2017/TT-BTC, đối tượng tham gia dự thi
phải đáp ứng các điều kiện liên quan đến phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, bằng tốt nghiệp
đại học, thời gian công tác thực tế, hồ sơ dự thi, chi phí dự thi và đối tượng hành nghề.
Hình 2.1. Điều kiện dự thi lấy chứng chỉ CPA Việt Nam
17

2.1.2.3. Nội dung dự thi


Theo quy định tại khoản 2, Điều 6 Thông tư số 91/2017/TT-BTC, người dự thi lấy
chứng chỉ kiểm toán viên phải thi 7 môn bao gồm “Pháp luật về kinh tế và Luật doanh
nghiệp”; “Tài chính và quản lý tài chính nâng cao”; “Thuế và quản lý thuế nâng cao”; “Kế
toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao”; “Kiểm toán và dịch vụ bảo đảm nâng cao”; “Phân
tích hoạt động tài chính nâng cao”; “Ngoại ngữ” (trình độ C) - chọn 1 trong 5 ngôn ngữ
Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức.
Người dự thi đạt yêu cầu 7 môn thi trên (mỗi môn thi đạt 5 điểm trở lên) với tổng số
điểm các môn thi (trừ Ngoại ngữ) đạt 38 điểm trở lên sẽ được cấp chứng chỉ kiểm toán viên
(Điều 18 Thông tư số 91/2017/TT-BTC).
Theo Điều 4, Thông tư 91/2017/TT-BTC, đối với người đã có Chứng chỉ hành nghề
kế toán muốn dự thi lấy Chứng chỉ kiểm toán viên CPA phải đạt 12,5 điểm trở lên (trừ môn
môn ngoại ngữ chỉ xét đạt), trong đó mỗi môn không được dưới 5 điểm với các môn: “Kiểm
toán và dịch vụ bảo đảm nâng cao”; “Phân tích hoạt động tài chính nâng cao”; “Ngoại ngữ”
(trình độ C) - 1 trong 5 ngoại ngữ Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức.
2.1.2.4. Lộ trình trở thành Kiểm toán viên với chứng chỉ CPA Việt Nam
Tại Việt Nam, CPA là chứng chỉ Kế toán và Kiểm toán viên và là điều kiện bắt buộc
để trở thành hội viên của “Hiệp hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam” (VACPA).
Hình 2.2. Lộ trình trở thành kiểm toán viên với CPA Việt Nam

Nguồn: VACPA, năm 2015


18

2.2 Ý định dự thi chứng chỉ CPA


2.2.1 Định nghĩa ý định hành vi
“Ý định hành vi” lần đầu được nhắc đến trong nghiên cứu của Fishbein và Ajzen
(1975). Trong nghiên cứu này, ý định hành vi được định nghĩa là “thang đo mức độ dự định
thực hiện hành vi cụ thể của một người”. Sau đó, Ajzen và Fishbein đã phát triển, hoàn
thiện và đưa ra định nghĩa rõ ràng hơn về là “khả năng một cá nhân thực hiện một hành vi
cụ thể” vào năm 1980. Vào năm 1985, Warshaw và Davis đã định nghĩa ý định hành vi là
“mức độ mà một người đặt ra các kế hoạch có chủ đích để thực hiện hoặc không thực hiện,
đo lường khả năng cá nhân sẽ thực hiện một hành vi cụ thể trong tương lai”.
Trong nghiên cứu về mô hình lý thuyết TPB, Ajzen (1991) đã định nghĩa “ý định
hành vi” là “thước đo của sự sẵn sàng thử nghiệm và nỗ lực của một cá nhân trong việc
thực hiện một hành vi cụ thể”. Nó là điều kiện tiên quyết của việc thực hiện hành vi.
2.2.2 Định nghĩa ý định dự thi chứng chỉ CPA
Nhóm quyết định sử dụng định nghĩa “ý định hành vi” của Warshaw và Davis (1985)
trong bài. Qua đó, nhóm nghiên cứu định nghĩa ý định dự thi CPA là “mức độ mà một
người đặt ra các kế hoạch có chủ đích để thực hiện hoặc không thực hiện, đo lường khả
năng cá nhân sẽ thực hiện hành vi dự thi CPA trong tương lai”.
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định dự thi CPA
Dựa vào phần tổng quan nghiên cứu, nhóm nhận thấy các nghiên cứu đi trước đã sử
dụng các nhóm nhân tố ảnh hưởng tương đối đa dạng. Mô hình của Coe và cộng sự (2013)
đã chỉ ra 4 nhóm nhân tố là “yếu tố liên quan đến kỳ thi”, “yếu tố chi phí”, “yếu tố hỗ trợ”
và “yếu tố về nghề nghiệp”. Mô hình tiếp theo của Wen và cộng sự (2015) dựa vào bối cảnh
nghiên cứu cụ thể đã chia các nhân tố thành 3 nhóm nhân tố chính bao gồm “thái độ sinh
viên” (bên ngoài, nội tại), “ảnh hưởng xã hội” và “cảm nhận kiểm soát hành vi”. Owusu và
cộng sự (2018) bên cạnh đó lại chỉ ra ý định dự thi CPA được kiểm soát bởi 3 nhóm nhân
tố chính là “niềm tin”, “sở thích” và “hạn chế”. Tại Việt Nam, Nguyễn Thúy An và cộng
sự (2021) đã kế thừa và phát triển thêm để đưa ra các nhân tố bao gồm “thái độ đối với việc
dự thi chứng chỉ CPA”, “sự hỗ trợ từ trường đại học”, “phí ôn thi và lệ phí của kỳ thi” và
“mức độ chấp nhận rủi ro”. Mặc dù có các nhân tố không giống nhau nhưng các nghiên cứu
sử dụng chung lý thuyết nền TRA và TPB nên vẫn có những điểm chung nhất định. Và qua
tổng hợp, nhóm Tác giả quyết định lựa chọn các nhân tố kế thừa từ nghiên cứu của Nguyễn
Thúy An và cộng sự (2021) và bổ sung thêm nhân tố nội tại “sở thích” tác động đến thái độ
dự thi. Nghiên cứu bao gồm 4 nhân tố chính: “thái độ của sinh viên đối với việc dự thi
chứng chỉ CPA” (nhân tố trung gian được tác động bởi 4 nhân tố: “quy định liên quan đến
19

kỳ thi CPA”, “quan điểm cá nhân về nghề nghiệp”, “yếu tố về kỳ vọng”, “sở thích”), “sự
hỗ trợ từ trường đại học”, “phí ôn thi và lệ phí của kỳ thi” và “mức độ chấp nhận rủi ro”.
2.3.1 Quy định liên quan đến kỳ thi CPA
“Quy định liên quan đến kỳ thi CPA” là các quy định liên quan đến việc tổ chức,
thời gian công tác thực tế, nội dung thi và đối tượng dự thi CPA (Nguyễn Thúy An và cộng
sự, 2021). Đã có một sự tranh cãi trong các kết quả liên quan đến sự ảnh hưởng của nhân
tố này. Trong khi một số cho rằng “quy định kỳ thi” ảnh hưởng đáng kể và cùng chiều đến
“ý định dự thi CPA” (Solikhah, 2014; Coe và cộng sự, 2013, 2016) thì có quan điểm lại
cho rằng sự ảnh hưởng là không đáng kể và tiêu cực (Owusu và cộng sự, 2018). Ở một khía
cạnh khác, Nguyễn Thúy An và cộng sự (2021) nhận thấy sự rõ ràng, minh bạch trong quy
định kỳ thi CPA ở Việt Nam sẽ giúp gia tăng “ý định dự thi CPA”. Có thể thấy rằng, việc
quy định về kỳ thi ở các quốc gia khác nhau dẫn đến sự ảnh hưởng của nhân tố kỳ thi là
khác nhau. Trong khi các nghiên cứu khác nhấn mạnh về quy định khó khăn của kì thi thì
Nguyễn Thúy An và cộng sự (2021) lại nhấn mạnh sự minh bạch và phù hợp của quy định.
2.3.2 Quan điểm cá nhân về nghề nghiệp
“Quan điểm cá nhân về nghề nghiệp” được nhận thấy đề cập đến sự nhận thức về
trách nhiệm trong việc phát triển nghề nghiệp, sự tự do và khẳng định bản thân cũng như
sự thành công nghề nghiệp trong việc giải quyết các tình huống. Theo Coe và cộng sự
(2013), SV sẽ nhận thức về sự thay đổi của môi trường làm việc, sự thay đổi trong yêu cầu
công việc, sự không ổn định của chuẩn mực kiểm toán từ đó có nhu cầu nâng cao năng lực
và trình độ của bản thân để đáp ứng thị trường việc làm, từ đó làm tăng ý định dự thi CPA.
Trong khi đó, Nguyễn Thúy An và cộng sự (2021) lại nhấn mạnh rằng, SV có “quan điểm
về nghề nghiệp” tích cực, có niềm tin vào sự lựa chọn nghề nghiệp của mình sẽ làm tăng ý
định dự thi và ngược lại (Wen và cộng sự, 2015; Owusu và cộng sự, 2018). Theo đó, SV
sẽ quyết định chuyên ngành và công việc thích hợp với phong cách và năng khiếu cá nhân.
SV cảm thấy kế toán, kiểm toán là công việc việc nhàm chán và lặp đi lặp lại nên không
thích nghề và không theo đuổi chứng chỉ CPA. Môi trường làm việc kiểm toán thường theo
nhóm các thành viên hợp tác trong một dự án nên SV thích sự tự chủ sẽ không thích nghề
từ đó cũng không có ý định theo đuổi (Owusu và cộng sự, 2018).
2.3.3. Yếu tố về kỳ vọng
“Yếu tố kỳ vọng” trong các nghiên cứu đề cập đến bao gồm sự kỳ vọng về cơ hội
việc làm, tiềm năng thu nhập, cơ hội thăng tiến trong tương lai và danh tiếng xã hội. Dựa
vào lý thuyết kỳ vọng của Vroom (1964), một cá nhân có động lực khi được coi trọng và
tin rằng nỗ lực cao hơn sẽ dẫn đến hiệu suất cao hơn, từ đó dẫn đến phần thưởng lớn hơn.
20

Điều này ám chỉ rằng động lực thúc đẩy của một SV đạt được thành công trong việc dự thi
CPA được giải thích bởi sự hấp dẫn (giá trị) của việc thực hiện tốt và dự đoán rằng một
mức độ nỗ lực cụ thể sẽ dẫn đến hoạt động tốt (Harrell và cộng sự, 1985).
Việc vượt qua kỳ thi CPA có sức hấp dẫn đối với SV sẽ khiến ý định dự thi CPA
tăng lên (Coe và cộng sự, 2013; 2016). Việc đạt được chứng chỉ CPA có thể dẫn đến cơ hội
việc làm nhiều hơn và tốt hơn (Cục Thống kê Lao Động Hoa Kỳ, 2021). Wen và cộng sự
(2015) cũng đề cập đến cơ hội việc làm và cơ hội thăng tiến có ảnh hưởng tích cực đáng kể
đến ý định dự thi CPA do thị trường việc làm tại Trung Quốc ngày càng mở rộng dẫn đến
tính cạnh tranh và khốc liệt cao. Theo Nguyễn Thúy An và cộng sự (2021), “yếu tố về kỳ
vọng” được nhận thấy có tác động thuận chiều đến “thái độ dự thi chứng chỉ CPA”, từ đó
làm tăng “ý định dự thi CPA”. Ý định sở hữu chứng chỉ sẽ tịnh tiến theo những kỳ vọng
mà nó mang lại cho SV. Do vậy, mức độ kỳ vọng về nghề nghiệp càng cao thì thái độ hướng
tới dự thi kỳ thi CPA càng tích cực.
Tầm quan trọng của “tiềm năng thu nhập” được nhận thấy phụ thuộc vào sự khác
nhau giữa các quốc gia. Tại Hoa Kỳ và Nhật Bản, thu nhập được đánh giá là rất quan trọng
đối với SV (Allen, 2004; Sugahara và Boland, 2006). Nhưng tại Úc, yếu tố thu nhập là
không ảnh hưởng đến SV (Felton và cộng sự, 1994). Wen và cộng sự (2015) lại cho rằng
sự ảnh hưởng là tích cực nhưng không đáng kể đến ý định của SV vì nền văn hóa của Trung
Quốc không coi trọng phần thưởng bằng tiền.
2.3.4. Sở thích
“Sở thích” được định nghĩa là các mục tiêu của cá nhân, nó không chỉ đơn giản là
các phương pháp để hài lòng mà mỗi cá nhân sẽ có được thông qua một quá trình học tập,
làm việc ngoài xã hội (Gintis, 2007). Sở thích là yếu tố nội tại của mỗi cá nhân, được đề
cập liên quan đến sự yêu thích làm việc tại một công ty kiểm toán (CTKT), kế toán và sự
hứng thú đối với những thử thách của việc theo đuổi chứng chỉ CPA. Kết quả của Owusu
và cộng sự (2018) nhận thấy “sở thích” có ảnh hưởng quan trọng đến “ý định dự thi CPA”
của SV, ngược lại với kết quả của yếu tố liên quan đến các điều kiện hạn chế.
2.3.5. Thái độ đối với việc dự thi chứng chỉ CPA
“Thái độ hành vi” là thái độ của một cá nhân bất kỳ khi xem xét một hành vi cụ thể
(Fishbein và Ajzen, 1975), thái độ hành vi có thể tốt hoặc không tốt, điều đó được đo lường
bằng mức độ niềm tin và sự đánh giá niềm tin của cá nhân này đối với những thuộc tính cụ
thể của hành vi thực hiện (Hale, 2003). Nói cách khác, “thái độ hành vi” là mức độ mà một
cá nhân có nhìn nhận thuận lợi hoặc không thuận lợi đối với hành vi cụ thể (Ajzen, 1991).
Thuyết TRA và TPB đều chỉ ra rằng thái độ hành vi có tác động đến ý định thực hiện hành
21

vi của cá nhân đó, điều này càng được củng cố nhờ một loạt các công trình nghiên cứu sau
này. “Thái độ” được coi là yếu tố gắn liền với ý định và quyết định chọn ngành, nghề kế
toán, kiểm toán (Churchman, 2013; Hammour, 2018; Solikhah, 2014) của SV. Nghiên cứu
gần đây của Nguyễn Thúy An và cộng sự (2021), “thái độ đối với việc dự thi chứng chỉ
CPA” được đưa vào với tư cách là một biến trung gian và nhận thấy có tác động cùng chiều
lên “ý định dự thi CPA”.
2.3.6. Sự hỗ trợ từ Trường đại học
Sự hỗ trợ từ giảng viên là sự tương tác giữa giảng viên với SV (Coe và cộng sự,
2013). Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng có mối quan hệ giữa sự hỗ trợ của giảng viên
và sự nỗ lực của SV (Pascarella và cộng sự, 1983; Campbell và Campbell, 1997). Sự hỗ trợ
này bao gồm sự hỗ trợ về mặt tâm lý và chức năng đối với hành vi của SV. Một số hành vi
tương tác của giảng viên sẽ hỗ trợ tâm lý của SV, giúp họ có sự tin tưởng hơn vào năng lực
và giá trị bản thân trong khi một số các hành vi khác về mặt chức năng sẽ hỗ trợ và hướng
SV đến việc hoàn thành và đạt được mục tiêu cụ thể (Shelton, 2003). Cụ thể, một số biểu
hiện của việc hỗ trợ tâm lý SV được xác định là sự quan tâm, thấu hiểu, gần gũi, khuyến
khích tạo động lực cho SV và tôn trọng SV, không phán xét, trung thực, cởi mở với các
quan điểm và mong muốn khác nhau của SV (Myton và cộng sự, 1992; Hanson và Smith,
1996). Mặt khác, các hành vi hỗ trợ chức năng của giảng viên được xác định là sự sẵn sàng
giúp đỡ SV trong các tình huống; việc giao tiếp rõ ràng và kỳ vọng hợp lý; trình bày thông
tin rõ ràng, cung cấp phản hồi hữu ích và sự nhận định công bằng; có chức năng là hình
mẫu và hỗ trợ SV lập kế hoạch trong tương lai (Myton và cộng sự, 1992; Schaefer và
Schaefer, 1993; Sieh và Bell, 1994; Hanson và Smith, 1996).
Phát triển từ nhân tố “yếu tố hỗ trợ” của Coe và cộng sự (2013), Nguyễn Thúy An
và cộng sự (2021) đã xem xét bối cảnh nghiên cứu tại Việt Nam và đưa vào mô hình nghiên
cứu nhân tố “sự hỗ trợ từ trường đại học” bao gồm việc khuyến khích dự thi, truyền đạt
kiến thức và cho SV làm các bài tập hữu ích liên quan đến kỳ thi.
2.3.7. Phí ôn thi và lệ phí của kỳ thi
“Phí ôn thi và lệ phí của kỳ thi” được đề cập đến bao gồm các khoản lệ phí (phí hồ
sơ, lệ phí thi) và các khoản chi phí liên quan đến việc ôn thi (khóa học ôn thi, chi phí tài
liệu,…). Những chi phí này có thể có liên quan đến ý định dự thi CPA của một cá nhân.
Trong bối cảnh nền kinh tế của các đất nước đang phát triển, thu nhập bình quân đầu người
được đánh giá là tương đối thấp nên những hạn chế về tình hình tài chính của cá nhân có lẽ
sẽ là rào cản của ý định dự thi CPA.
Yếu tố này đã được nhắc tới trong bài của nhiều tác giả khác nhau (Coe và cộng sự,
22

2013; Owusu và cộng sự, 2018; Nguyễn Thúy An và cộng sự, 2021). Kết quả hầu như đều
chỉ ra rằng chi phí tài chính nói chung và chi phí chuẩn bị, tham gia dự thi nói riêng không
ảnh hưởng đến ý định dự thi CPA của SV. Nghiên cứu của Coe và cộng sự (2013) được
thực hiện tại Hoa Kỳ, đây là một nước phát triển bậc nhất trên thế giới vì vậy chi phí tài
chính không ảnh hưởng quá nhiều đến sinh viên nơi đây. Cùng với đó, Nguyễn Thúy An
và cộng sự (2021) thực hiện nghiên cứu tại TP Cần Thơ đưa ra chi phí dự thi CPA rơi vào
khoảng 250.000 đồng/môn theo quy định của Bộ Tài chính năm 2019. Theo đó, khoản phí
này là hợp lý cũng như sự sắp xếp kế hoạch tài chính riêng và khoảng thời gian dành cho
ôn thi nếu cá nhân chọn ôn thi thông qua các khóa học. Ngược lại với kết quả trên, Owusu
và cộng sự (2018) lại chỉ ra rằng tại một quốc gia đang phát triển như Ghana, mức thu nhập
cá nhân là tương đối thấp khiến yếu tố “chi phí tài chính của kỳ thi” vẫn làm giảm “ý định
dự thi” nhưng không đáng kể.
2.3.8. Mức độ chấp nhận rủi ro
“Mức độ chấp nhận rủi ro” là phạm vi mà một cá nhân cảm nhận một cách chủ quan
về khả năng thiệt hại, mất mát về mặt tài chính và phi tài chính có thể xảy ra khi thực hiện
các hành động chưa chắc chắn và không dự báo được chính xác kết quả (Yang và cộng sự,
2015). Theo Aziz và cộng sự (2017), việc chấp nhận rủi ro là một trong những nhân tố tác
động lên ý định dự thi chứng chỉ của một cá nhân. Thêm vào đó, khi thực hiện nghiên cứu
tại Việt Nam với đối tượng là thế hệ trẻ (từ 18 đến 22 tuổi) thì “mức độ chấp nhận rủi ro”
được đo lường là khá cao vì sự không chắc chắn về kết quả không gây thiệt hại quá nhiều
về vật chất, tinh thần,... cho họ (Nguyễn Thúy An và cộng sự, 2021). Từ đó, “ý định dự thi
CPA” của SV sẽ được tác động một cách tích cực bởi “mức độ chấp nhận rủi ro”.
2.4. Tổng quan các lý thuyết liên quan sử dụng trong đề tài nghiên cứu
2.4.1. Lý thuyết dự định về hành vi
2.4.1.1 Nội dung lý thuyết
Ajzen (1991) đã phát triển mô hình TPB trên cơ sở thuyết TRA của Fishbein và
Ajzen (1975). Năm 1975, Fishbein và Ajzen đã xây dựng mô hình TRA nhằm tìm hiểu về
sự qua lại giữa hành vi, thái độ, ý định và niềm tin. Theo đó, hành vi cá nhân được dẫn đến
bởi “ý định hành vi”, “thái độ đối với hành vi” kết hợp cùng với “chuẩn chủ quan” xung
quanh việc thực hiện hành vi đó (Fishbein và Ajzen, 1975).
23

Hình 2.3. Mô hình lý thuyết hành vi hợp lý

Nguồn: Davis và cộng sự, 1989


Tuy nhiên, mô hình TRA vẫn tồn tại những nhược điểm nhất định do hành vi của
con người chỉ được nhận định hoàn toàn bởi lý trí. Nhằm khắc phục hạn chế này, Ajzen
(1991) đã cho ra đời thuyết dự định hành vi TPB với sự phát triển bổ sung nhân tố “nhận
thức kiểm soát hành vi” so với mô hình TRA (Fishbein và Ajzen,1975).
Hình 2.4. Mô hình lý thuyết dự định về hành vi

Nguồn: Ajzen, 1991


Theo lý thuyết này, “ý định hành vi” sẽ bị tác động bởi “thái độ đối với hành vi”,
“chuẩn chủ quan” và “nhận thức kiểm soát hành vi”.
“Thái độ đối với hành vi” là “mức độ mà một cá nhân có đánh giá thuận lợi hoặc
không thuận lợi đối với hành vi được đề cập”. Trong đó, mức độ này được đo lường bởi sự
đánh giá niềm tin của cá nhân đối với những ảnh hưởng và thuộc tính cụ thể của hành vi
thực hiện (Ajzen, 2006).
“Chuẩn chủ quan” là sự nhận thức đến từ ảnh hưởng xã hội để quyết định đồng ý
hay từ chối hành vi. Nó được xác định bởi niềm tin của mỗi người đối với sự kỳ vọng từ
24

những đối tượng quan trọng. Mức độ niềm tin được đo lường bởi động lực để nghe theo
các đối tượng đó (Ajzen, 2006).
“Nhận thức kiểm soát hành vi” là mức độ dễ dàng hay khó khăn đối với hành vi
được nhận thức bởi cá nhân, được xác định bởi niềm tin về sự xuất hiện của các nhân tố tạo
điều kiện hoặc gây ra các rào cản cho một hành vi cụ thể. Mức độ niềm tin kiểm soát được
đánh giá bởi nhận thức của cá nhân về độ kiểm soát nhân tố (Ajzen, 2006).
“Ý định hành vi” là sự báo trước về việc cá nhân sẵn lòng thực hiện hành vi cụ thể,
có thể xem là giai đoạn trước khi đi đến hành vi (Ajzen, 2006).
Tầm quan trọng của các nhân tố “thái độ đối với hành vi”, “chuẩn chủ quan” và
“nhận thức kiểm soát hành vi” trong mối quan hệ ảnh hưởng đến “ý định hành vi” sẽ không
giống nhau trong các hoàn cảnh khác nhau. “Ý định hành vi” có khi được xác định chỉ có
nhân tố thái độ là ảnh hưởng đáng kể (Hammour, 2018), có khi lại được ảnh hưởng bởi
“thái độ đối với hành vi” và “nhận thức kiểm soát hành vi” (Solikhah, 2014). Nhưng hầu
hết, các nghiên cứu chỉ ra rằng cả ba nhân tố “thái độ đối với hành vi”, “chuẩn chủ quan”
và “nhận thức kiểm soát hành vi” đều đóng góp hình thành “ý định hành vi của cá nhân”
(Coe và cộng sự, 2013, 2016; Wen và cộng sự, 2015; Nguyễn Thúy An và cộng sự, 2021).
2.4.1.2 Ứng dụng lý thuyết
Lý thuyết TPB sẽ là lý thuyết chính trong mô hình nghiên cứu của đề tài. Ứng dụng
lý thuyết TPB trong ý định dự thi CPA nhằm xác định và giải thích các nhân tố ảnh hưởng
đến ý định dự thi CPA. Trong đó, “ý định dự thi CPA” thể hiện khả năng một cá nhân thực
hiện dự thi chứng chỉ CPA, đóng vai trò trong mô hình nghiên cứu là ý định hành vi của
SV. Các nhân tố tác động trực tiếp đến “ý định dự thi CPA” bao gồm “thái độ của sinh viên
liên quan đến việc dự thi CPA” đóng vai trò trong mô hình là “thái độ hành vi”; “sự hỗ trợ
từ trường đại học” đóng vai trò “chuẩn chủ quan” bởi khi nhận được sự hỗ trợ từ trường
đại học, SV sẽ thực hiện theo những kỳ vọng, hướng dẫn của trường; “phí ôn thi và lệ phí
của kỳ thi” và “mức độ chấp nhận rủi ro” sẽ đóng vai trò là “nhận thức kiểm soát hành vi”
do các nhân tố này được đánh giá bởi nhận thức của mỗi cá nhân về việc kiểm soát nhân tố
chi phí cũng như chấp nhận khả năng rủi ro của mình. Trong đó, các nhân tố gián tiếp ảnh
hưởng lên “ý định dự thi” thông qua “thái độ dự thi chứng chỉ CPA” của SV là: “quy định
liên quan đến kỳ thi CPA”, “quan điểm cá nhân về nghề nghiệp”, “yếu tố về kỳ vọng” và
“sở thích”. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến “thái độ của sinh viên đối với việc
dự thi chứng chỉ CPA” được xác định bởi “niềm tin của SV đối với những thuộc tính của
kỳ thi” (quy định về kỳ thi) và ảnh hưởng mà kết quả dự thi mang lại.
2.4.2. Lý thuyết quyết định hành vi
25

2.4.2.1 Nội dung lý thuyết


Lý thuyết quyết định hành vi (BDT) được bắt nguồn bởi Simon và cộng sự (1959).
Lý thuyết BDT là một lý thuyết tâm lý mô tả về sự phán đoán, ra quyết định và hành vi của
con người. Mô hình lý thuyết quyết định hành vi được trình bày ở Hình 2.5.
Hình 2.5. Mô hình lý thuyết quyết định hành vi

Nguồn: Owusu và cộng sự, 2018


Niềm tin là sự cảm nhận của cá nhân đề cập đến các sản phẩm của các quá trình xã
hội được chia sẻ giữa các cá nhân.
Sở thích là những hoạt động, thói quen tập trung vào khuynh hướng của các cá nhân,
tác động lên việc đưa ra quyết định của chủ thể thực hiện hành vi. Gintis (2007) khẳng định
rằng địa vị của một cá nhân trong xã hội có mức độ ảnh hưởng quan trọng đến việc ra quyết
định vì các nhân tố lý trí sẽ có xu hướng cân nhắc những việc họ muốn.
Hạn chế là những khía cạnh bên ngoài, không xuất phát từ chủ thể mà là các rào cản
khách quan kìm hãm việc thực hiện một hoạt động cụ thể.
Lý thuyết quyết định hành vi có liên quan chặt chẽ đến kinh tế học hành vi và tài
chính hành vi. Kinh tế học hành vi là một nỗ lực để hiểu hành vi kinh tế thực tế của con
người, và tài chính hành vi nghiên cứu hành vi của con người trên thị trường tài chính.
Nghiên cứu về quá trình ra quyết định của mọi người đại diện cho một phần quan trọng của
các lĩnh vực này, trong đó các khía cạnh khác nhau trùng lặp với phạm vi của lý thuyết
quyết định hành vi. Lý thuyết quyết định hành vi tập trung vào các hiện tượng ra quyết định
có thể chia thành những hiện tượng chắc chắn, những rủi ro và những hiện tượng khác trong
điều kiện không chắc chắn bao gồm sự mơ hồ và thiếu hiểu biết.
Lý thuyết quyết định hành vi bao gồm một loạt các biến thể đáng kể của các biểu
thức lý thuyết, bao gồm các lý thuyết đã được phát triển về mặt toán học (chẳng hạn như lý
thuyết triển vọng) và những lý thuyết chỉ được thể hiện bằng ngôn ngữ tự nhiên (chẳng hạn
như các mô hình quá trình ra quyết định đa thuộc tính). Lý thuyết quyết định hành vi đã
26

tích hợp các hàm ý của lý thuyết quy phạm, lý thuyết mô tả và lý thuyết quy định để giúp
mọi người đưa ra quyết định tốt hơn.
Lý thuyết này cho rằng một cá nhân có lý trí hành động để đáp lại niềm tin, sở thích
và các ràng buộc liên quan đến hành động được thực hiện. (Owusu và cộng sự, 2018).;
Gintis, 2007). Gintis (2007) chỉ ra rằng BDT quy định “niềm tin của cá nhân”, “sở thích”
và “các yếu tố hạn chế” có liên quan đến một hành vi cụ thể.
2.4.2.2 Ứng dụng lý thuyết
Áp dụng lý thuyết BDT cho việc nghiên cứu ý định dự thi chứng chỉ CPA, yếu tố
tác động lên ý định dự thi CPA được sử dụng là yếu tố sở thích của cá nhân liên quan đến
việc dự thi.
“Sở thích” có tác động đến quyết định “hành vi dự thi CPA” của SV tương tự như
các yếu tố được thể hiện trong các mô hình lý thuyết TRA và TPB. Một SV có sự yêu thích,
đam mê đối với tính chất công việc và việc theo đuổi chứng chỉ CPA càng cao sẽ có “thái
độ dự thi” càng khả quan đối với việc dự thi CPA. Thông qua đó, “ý định dự thi CPA” của
SV cũng càng cao.
27

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2


Trong chương này, nhóm tác giả đã giới thiệu chứng chỉ CPA Việt Nam và một số
các quy định liên quan đến việc dự thi thi do Bộ tài chính ban hành theo Thông tư số
91/2017/TT-BTC.
Các lý luận liên quan đến “ý định dự thi CPA” và các nhân tố ảnh hưởng đến ý định
dự thi bao gồm “quy định liên quan đến kỳ thi CPA”, “quan điểm cá nhân về nghề nghiệp”,
“yếu tố kỳ vọng”, “sở thích”, “thái độ đối với việc dự thi chứng chỉ CPA”, “sự hỗ trợ từ
trường Đại học”, “phí ôn thi và lệ phí của kỳ thi” và “mức độ chấp nhận rủi ro” cũng được
trình bày trong chương này dựa trên phần tổng quan nghiên cứu trước. Ngoài ra, các lý
thuyết nền của việc xây dựng mô hình cũng được đề cập đến trong chương này. Nhóm
nghiên cứu sẽ tiến hành các nội dung nghiên cứu tiếp theo dựa trên các cơ sở khoa học này.
28

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1 Quy trình nghiên cứu
Từ tổng quan các nghiên cứu trước đó, nhóm tác giả đã tiến hành nghiên cứu với
quy trình được trình bày ở Hình 3.1. như sau:
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu

3.2 Phương pháp nghiên cứu định tính


Thực hiện qua quá trình phỏng vấn các chuyên gia trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán.
29

Mục tiêu phỏng vấn: Việc thực hiện phỏng vấn các chuyên gia nhằm xin ý kiến về
sự phù hợp của các nhân tố đưa vào mô hình, quy trình nghiên cứu, mô hình nghiên cứu và
đối tượng khảo sát. Trong quá trình thực hiện, nhóm có nghiên cứu các biến độc lập dựa
trên các lý thuyết nền bao gồm thuyết TPB của Ajzen (1991) và thuyết BDT của Simon và
cộng sự (1959) đã được trình bày ở chương 2. Thông qua đó nhóm xây dựng mô hình
nghiên cứu đề xuất.
Đối tượng nghiên cứu:
Để thực hiện phỏng vấn, nhóm nghiên cứu đã gửi bảng câu hỏi thông qua biểu mẫu
khảo sát Google Form và thư điện tử cho các chuyên gia có kinh nghiệm theo trình tự sau:
● Phỏng vấn giảng viên có nhiều kinh nghiệm nghiên cứu trong lĩnh vực kế toán, kiểm
toán (tổng số: 5).
● Phỏng vấn chuyên gia có kinh nghiệm làm việc lâu năm trong lĩnh vực kế toán và
kiểm toán tại các CTKT trên địa bàn TP Hà Nội (tổng số: 3).
3.3 Phương pháp nghiên cứu định lượng
3.3.1 Mô hình nghiên cứu dự kiến
Qua tổng quan và phân tích cơ sở lý thuyết, nhóm nghiên cứu đã chọn lọc và lựa
chọn các nhân tố phù hợp nhất với đặc điểm kinh tế - xã hội tại Việt Nam để đưa vào mô
hình nghiên cứu ý định dự thi, bao gồm 8 nhân tố: “quy định liên quan đến kỳ thi CPA”,
“quan điểm cá nhân về nghề nghiệp”, “yếu tố về kỳ vọng”, “sở thích”, “thái độ đối với việc
dự thi chứng chỉ CPA”, “sự hỗ trợ từ trường đại học”, “phí ôn thi và lệ phí thi của kỳ thi”
và “mức độ chấp nhận rủi ro”. Mô hình nghiên cứu được trình bày ở Hình 3.2.
Hình 3.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất

Từ mô hình ở Hình 3.2, nhóm tác giả đưa ra 2 phương trình hồi quy như sau:
Phương trình 1:
TD = β0 + β1*QD + β2*NN + β3*KV + β4*ST + ε (1)
Trong đó:
30

TD: Thái độ đối với việc dự thi chứng chỉ CPA


QD: Quy định liên quan đến kỳ thi CPA
NN: Quan điểm cá nhân về nghề nghiệp
KV: Yếu tố về kỳ vọng
ST: Sở thích
β0: Hệ số chặn
β1, β2, β3, β4: Hệ số hồi quy
ε: sai số ngẫu nhiên
Phương trình 2:
DT = β5 + β6*TD + β7*DH + β8*PH + β9*RR + ω (2)
Trong đó:
DT: Ý định dự thi CPA
TD: Thái độ đối với việc dự thi chứng chỉ CPA
DH: Sự hỗ trợ từ trường đại học
PH: Phí ôn thi và lệ phí thi của kỳ thi
RR: Mức độ chấp nhận rủi ro
β5: Hệ số chặn
β6, β7, β8, β9: Hệ số hồi quy
ω: sai số ngẫu nhiên
3.3.2 Các giả thuyết nghiên cứu
Căn cứ vào mô hình đề xuất ở trên, để trả lời các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra, nhóm
tác giả đã xây dựng các giả thuyết nghiên cứu sau đây.
Để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu thứ ba là “Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến
ý định dự thi của sinh viên chuyên ngành Kế toán, Kiểm toán tại Hà Nội?”, nhóm tác giả
đưa ra 8 giả thuyết sau:
Giả thuyết 1: Quy định liên quan đến kỳ thi CPA có tác động cùng chiều đến thái
độ đối với việc dự thi chứng chỉ CPA của sinh viên.
Giả thuyết này được xây dựng trên cơ sở kết quả của nhiều nghiên cứu cho thấy “yếu
tố liên quan đến kỳ thi” là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến “ý định dự thi chứng chỉ CPA”
(Coe và cộng sự, 2013; Wen và cộng sự, 2015; Nguyễn Thúy An và cộng sự, 2021). Các
kết quả nghiên cứu trước đó không đồng nhất về sự tác động của các “quy định kỳ thi” đến
“ý định dự thi CPA”. Nghiên cứu của Coe và cộng sự (2013), Wen và cộng sự (2015) cho
rằng “quy định kỳ thi” ảnh hưởng đáng kể đến “ý định dự thi” còn Owusu và cộng sự (2018)
lại cho rằng tác động của yếu tố này là không đáng kể. Nguyễn Thúy An và cộng sự (2021)
31

chỉ ra rằng “quy định kỳ thi” ảnh hưởng cùng chiều đến “thái độ dự thi”, từ đó ảnh hưởng
đến “ý định dự thi”. Thực tế, các quy định về việc thi và cấp chứng chỉ CPA tại Việt Nam
đặt ra hoàn toàn rõ ràng và phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Đồng thời, việc đáp ứng yêu
cầu của kỳ thi cũng góp phần làm tăng năng lực của người dự thi. Do đó, quy định liên quan
đến kỳ thi được đánh giá là tác động ảnh hưởng thuận chiều.
Giả thuyết 2: Quan điểm cá nhân về nghề nghiệp ảnh hưởng cùng chiều đến thái
độ đối với việc dự thi chứng chỉ CPA của sinh viên.
Nhìn chung, các nghiên cứu trước đó đều chỉ ra rằng “quan điểm cá nhân về nghề
nghiệp” tích cực sẽ ảnh hưởng tích cực và đáng kể đến “ý định dự thi CPA” (Coe và cộng
sự, 2013; Wen và cộng sự, 2015; Owusu và cộng sự, 2018; Nguyễn Thúy An và cộng sự,
2021). Thực tế, thị trường lao động ngày càng cạnh tranh, yêu cầu công việc ngày càng cao
làm cho nhận thức của người lao động đối với việc phát triển năng lực cũng tăng lên. Tuy
nhiên, nhóm tác giả muốn kiểm chứng lại kết luận này tại bối cảnh nền kinh tế và thị trường
lao động tại TP Hà Nội.
Giả thuyết 3: Yếu tố về kỳ vọng có ảnh hưởng cùng chiều đến thái độ đối với việc
dự thi chứng chỉ CPA của sinh viên.
Theo Sugahara và Boland (2009) và Wen và cộng sự (2015), người càng có nhiều
kỳ vọng về khả năng nghề nghiệp thì ý định tham dự thi CPA càng cao. Trong khi đó, đối
với kỳ vọng về thu nhập thì lại có sự tranh cãi giữa các nghiên cứu trước đó. Cụ thể, tại các
nước đang phát triển, kỳ vọng về thu nhập ảnh hưởng đáng kể và tích cực đến ý định trong
khi tại các nước phát triển, yếu tố kỳ vọng về thu nhập lại gần như không ảnh hưởng đến ý
định. Do đó, nhóm tác giả muốn chứng minh lại kết luận trên tại bối cảnh Việt Nam là một
nước đang phát triển, cụ thể tại TP Hà Nội.
Giả thuyết 4: Sở thích có ảnh hưởng cùng chiều đến thái độ đối việc dự thi chứng
chỉ CPA của sinh viên.
Nghiên cứu của Owusu và cộng sự (2018) đã chỉ ra rằng yếu tố “sở thích” có ảnh
hưởng đáng kể đến “ý định dự thi”. Nhóm tác giả muốn kiểm chứng lại mức độ ảnh hưởng
của “sở thích” đến “ý định dự thi CPA” của sinh viên chuyên ngành Kế toán, Kiểm toán tại
TP Hà Nội.
Giả thuyết 5: Thái độ đối với việc dự thi chứng chỉ CPA có ảnh hưởng cùng chiều
đến ý định dự thi chứng chỉ CPA của sinh viên.
Theo các nghiên cứu được phát triển qua các năm của Ajzen, thái độ tích cực có ảnh
hưởng tích cực đến “ý định thực hiện hành vi”. Nguyễn Thúy An và cộng sự (2021) cho
rằng “thái độ dự thi” được đưa vào với tư cách là một biến trung gian và kết quả cũng cho
32

thấy có sự tác động tích cực lên “ý định dự thi”. Ở đây, nhóm tác giả đồng ý với vai trò
biến trung gian của nhân tố thái độ, tuy nhiên, nhóm tác giả muốn kiểm chứng lại chiều và
mức độ tác động của nhân tố thái độ đến “ý định dự thi CPA” của sinh viên Hà Nội.
Giả thuyết 6: Sự hỗ trợ từ trường đại học có ảnh hưởng cùng chiều đến ý định
dự thi chứng chỉ kiểm toán CPA của sinh viên.
Các nghiên cứu trước đó chỉ ra rằng “sự hỗ trợ từ trường đại học” có ảnh hưởng tích
cực và đáng kể đến “ý định dự thi CPA” (Coe và cộng sự 2013; Nguyễn và cộng sự, 2021).
Nhóm tác giả muốn kiểm tra lại kết luận này đối với sinh viên tại địa bàn TP Hà Nội.
Giả thuyết 7: Phí ôn thi và lệ phí thi của kỳ thi có ảnh hưởng ngược chiều đến ý
định dự thi chứng chỉ CPA của sinh viên.
Các kết quả nghiên trước đó đều bất ngờ chỉ ra rằng yếu tố chi phí không ảnh hưởng
đến “ý định dự thi CPA” của SV (Coe và cộng sự, 2013; Nguyễn Thúy An và cộng sự,
2021). Thực tế, chi phí của các khóa ôn thi có thể khác nhau tại các địa bàn khác nhau của
Việt Nam do đó “phí ôn thi và lệ phí thi” có thể sẽ ảnh hưởng khác tới “ý định dự thi” của
SV tại địa bàn TP Hà Nội. Do đó, nhóm tác giả muốn kiểm tra lại giả thuyết này.
Giả thuyết 8: Mức độ chấp nhận rủi ro có ảnh hưởng cùng chiều đến ý định dự
thi chứng chỉ CPA của sinh viên.
Các nghiên cứu trước đó chỉ ra rằng mức độ chấp nhận rủi ro cao có ảnh hưởng tích
cực đến ý định (Aziz và cộng sự, 2017; Nguyễn Thúy An và cộng sự, 2021). Thực tế, thế
hệ trẻ Việt Nam (từ 18 đến 22 tuổi) có mức độ chấp nhận rủi ro cao vì họ cho rằng “rủi ro
không đạt kết quả cao hay rủi ro bị trượt kỳ thi không làm cho họ bị thiệt hại vật chất nhiều
hoặc các vấn đề khác” (Nguyễn Thúy An và cộng sự, 2021). Dù vậy, nhóm tác giả vẫn
muốn kiểm tra lại kết luận này đối với SV tại TP Hà Nội.
3.3.3 Đo lường khái niệm ban đầu
Như đề xuất ở trên, nhóm tác giả đưa ra mô hình gồm 9 nhân tố. Đồng thời, tiến
hành sử dụng các biến quan sát đã được kiểm định ở các công bố trước để định hình dàn
bài thảo luận cho nghiên cứu định tính nhằm hiệu chỉnh các biến quan sát và tìm kiếm nhân
tố mới.
Cụ thể, tất cả các biến quan sát của các biến độc lập, ý định dự thi CPA đều sử dụng
bảng thang đo Likert năm (5) mức độ.
(1) Hoàn toàn không đồng ý
(2) Không đồng ý
(3) Trung lập
(4) Đồng ý
33

(5) Hoàn toàn đồng ý


3.3.3.1 Đo lường quy định liên quan đến kỳ thi CPA
“Quy định liên quan đến kỳ thi CPA” được ký hiệu là QD, với ba biến quan sát.
Nhóm nghiên cứu lựa chọn các biến quan sát về yếu tố liên quan đến kỳ thi dựa trên nghiên
cứu của Nguyễn Thúy An và cộng sự (2021), các biến này đã được hiệu chỉnh phù hợp với
bối cảnh tại Việt Nam.
Bảng 3.1. Các biến quan sát về quy định liên quan đến kỳ thi CPA

STT Mã hóa Biến quan sát Nguồn

1 QD1 Quy định về thời gian công tác là phù hợp khi Nguyễn Thúy An và
tham dự kỳ thi cộng sự (2021)

2 QD2 Các môn dự thi theo quy định của kỳ thi là hợp Nguyễn Thúy An và
lý cộng sự (2021)

3 QD3 Đối tượng dự thi là phù hợp Nguyễn Thúy An và


cộng sự (2021)

3.3.3.2 Đo lường quan điểm cá nhân về nghề nghiệp


Nhân tố “quan điểm cá nhân về nghề nghiệp” sử dụng ký hiệu là NN, với bốn biến
quan sát. Nhóm tác giả đã lựa chọn các biến quan sát về quan điểm cá nhân về nghề nghiệp
dựa trên nghiên cứu của Coe và cộng sự (2013).
Bảng 3.2. Các biến quan sát về quan điểm cá nhân về nghề nghiệp
STT Mã hóa Biến quan sát Nguồn

1 NN1 Anh/chị tự quyết định nghề nghiệp của mình Coe và cộng sự (2013)

2 NN2 Anh/chị nhận thức được trách nhiệm trong Coe và cộng sự (2013)
việc phát triển nghề nghiệp của mình

3 NN3 Đối với anh/chị, thành công chính là anh/chị Coe và cộng sự (2013)
có được sự tự do và khẳng định vị trí trong
công việc
34

4 NN4 Thành công nghề nghiệp chính là anh/chị xử Coe và cộng sự (2013)
lý được linh hoạt trong mọi tình huống nghề
nghiệp

3.3.3.3 Đo lường yếu tố kỳ vọng


“Yếu tố kỳ vọng” được sử dụng ký hiệu KV với bốn biến quan sát bao gồm: “sự kỳ
vọng về cơ hội việc làm”, “thu nhập tiềm năng” và “khả năng thăng tiến trong công việc”.
Các biến quan sát được đưa vào dựa trên nghiên cứu của Sugahara và Boland (2006), Tan
và Lasward (2006) và Coe và cộng sự (2013).
Bảng 3.3. Các biến quan sát về yếu tố kỳ vọng
STT Mã hóa Biến quan sát Nguồn

1 KV1 Đạt được chứng chỉ CPA sẽ giúp cho Sugahara và Boland (2006);
anh/chị kiếm được việc làm mong muốn Coe và cộng sự (2013)

2 KV2 Đạt được chứng chỉ CPA sẽ giúp cho Sugahara và Boland (2006);
anh/chị đạt được nhiều cơ hội nghề Tan và Lasward (2006)
nghiệp trong và ngoài nước

3 KV3 Anh/chị có thể kiếm được việc làm Coe và cộng sự (2013)
mong muốn mà không cần có chứng chỉ
CPA

4 KV4 Đạt được chứng chỉ CPA sẽ giúp anh/chị Sugahara và Boland (2006);
có thu nhập nhiều hơn và thăng tiến Tan và Lasward (2006); Coe
và cộng sự (2013).

3.3.3.4 Đo lường sở thích


Nhân tố “sở thích” được ký hiệu là ST, với bốn biến quan sát để đo lường. Yếu tố
nội tại đến từ sự thú vị và tự do trong công việc, sở thích của SV và quan điểm cá nhân về
nghề nghiệp. Nhóm nghiên cứu sẽ lựa chọn các biến quan sát liên quan yếu tố nội tại dựa
trên nghiên cứu của Owusu và cộng sự (2018).
35

Bảng 3.4. Các biến quan sát về yếu tố sở thích

STT Mã hóa Biến quan sát Nguồn

Việc trở thành thành viên của CPA khiến


1 ST1 Owusu và cộng sự (2018)
anh/chị trở nên tốt hơn

Việc trở thành thành viên của CPA sẽ hoàn


2 ST2 Owusu và cộng sự (2018)
thiện mục tiêu cá nhân của anh/chị

Anh/chị thích làm việc ở một công ty kiểm


3 ST3 Owusu và cộng sự (2018)
toán và kế toán

Anh/chị thích sự thử thách của việc theo


4 ST4 Owusu và cộng sự (2018)
đuổi chứng chỉ CPA

3.3.3.5 Đo lường thái độ đối với việc dự thi CPA


Nhân tố “thái độ đối với việc dự thi chứng chỉ CPA” được ký hiệu là TD. Nhóm tác
giả lựa chọn bốn biến quan sát liên quan đến thái độ để đo lường. “Thái độ đối với việc dự
thi chứng chỉ CPA” của SV bao gồm mức độ cảm nhận cần thiết và thái độ hào hứng, hài
lòng của SV về các thông tin liên quan đến kỳ thi CPA.
Bảng 3.5. Các biến quan sát về thái độ đối với việc dự thi CPA

STT Mã hóa Biến quan sát Nguồn

1 TD1 Chứng chỉ CPA Việt Nam là cần thiết và quan Churchman (2013);
trọng đối với kế toán và kiểm toán viên ở Việt Solikhah (2014);
Nam và vì thế việc dự thi là cần thiết Hammour (2018)

2 TD2 Anh/chị nghĩ rằng thông tin về chứng chỉ CPA Nguyễn Thúy An và
Việt Nam nên được phổ biến rộng rãi cho sinh cộng sự (2021)
viên càng sớm càng tốt để thúc đẩy việc dự thi
càng sớm càng tốt
36

3 TD3 Anh/chị có thái độ hào hứng khi nhận được chia Nguyễn Thúy An và
sẻ và/hoặc chia sẻ thông tin về chứng chỉ này cộng sự (2021)

4 TD4 Anh/chị hài lòng về các quy định liên quan đến Nguyễn Thúy An và
kỳ thi CPA cộng sự (2021)

3.3.3.6 Đo lường phí ôn thi và lệ phí thi


Phí ôn thi và lệ phí thi được ký hiệu là PH với bốn biến quan sát. Nhóm tác giả sử
dụng các biến quan sát của Coe và cộng sự (2013). Cùng với đó, nhóm bổ sung thêm một
biến quan sát của Nguyễn Thúy An và cộng sự (2021) đã được kiểm định và hiệu chỉnh phù
hợp với bối cảnh phát triển tại Việt Nam.
Bảng 3.6. Các biến quan sát về phí ôn thi và lệ phí thi

STT Mã hóa Biến quan sát Nguồn

1 PH1 Anh/chị nghĩ học phí của khóa ôn thi kỳ thi CPA Coe và cộng sự
là đắt (2013)

2 PH2 Nếu anh/chị dự thi, anh/chị nghĩ rằng anh/chị Coe và cộng sự
khó có thể tham gia khóa ôn thi (2013)

3 PH3 Chi phí tham dự thi bao gồm phí hồ sơ và lệ phí Nguyễn Thúy An và
thi là cao cộng sự (2021)

4 PH4 Nếu anh/chị dự thi, anh/chị nghĩ rằng anh/chị Coe và cộng sự
không có khả năng tài chính để trang trải cho chi (2013)
phí của kỳ thi

3.3.3.7 Đo lường sự hỗ trợ từ Trường Đại học


“Sự hỗ trợ từ trường Đại học” được ký hiệu là DH. Nhóm nghiên cứu đã đo lường
biến này với ba biến quan sát được kế thừa và áp dụng từ nghiên cứu của Coe và cộng sự
(2013); Solikhah (2014).
37

Bảng 3.7. Các biến quan sát về sự hỗ trợ từ Trường Đại học
STT Mã hóa Biến quan sát Nguồn

1 DH1 Giảng viên bộ môn đã khuyến khích anh/chị Coe và cộng sự (2013);
dự thi Solikhah (2014)

2 DH2 Giảng viên bộ môn đã chỉ ra các nội dung có Coe và cộng sự (2013);
liên quan đến kỳ thi trong quá trình giảng dạy Solikhah (2014)
môn học

3 DH3 Giảng viên bộ môn đã cho bài tập hữu ích có Coe và cộng sự (2013);
liên quan để giúp anh/chị tham dự kỳ thi Solikhah (2014)

3.3.3.8 Đo lường mức độ chấp nhận rủi ro


Nhân tố “mức độ chấp nhận rủi ro” được ký hiệu là RR. Nhóm tác giả tiến hành đo
lường với ba biến quan sát được sử dụng trong công trình của Aziz và cộng sự (2017). Cùng
với một biến quan sát đã được xây dựng phù hợp với bối cảnh Việt Nam từ nghiên cứu của
Nguyễn Thúy An và cộng sự (2021).
Bảng 3.8. Các biến quan sát về mức độ chấp nhận rủi ro

STT Mã hóa Biến quan sát Nguồn

1 RR1 Anh/chị sẵn sàng chấp nhận kết quả không đạt Aziz và cộng sự (2017)
trong trường hợp thi trượt

2 RR2 Anh/chị sẵn lòng ôn thi nữa để thi lần sau Aziz và cộng sự (2017)

3 RR3 Nhìn chung, anh/chị dễ dàng vượt qua được Nguyễn Thúy An và
nỗi buồn phiền khi có kết quả không tốt cộng sự (2021)

3.3.3.9 Đo lường ý định dự thi CPA


Ý định dự thi CPA được ký hiệu là DT với bốn biến quan sát. Nhóm nghiên cứu sử
dụng các biến quan sát của Coe và cộng sự (2013). Cùng với đó, nhóm bổ sung thêm một
biến quan sát của Nguyễn Thúy An và cộng sự (2021) đã được kiểm định và hiệu chỉnh phù
hợp với bối cảnh phát triển tại Việt Nam.
38

Bảng 3.9. Các biến quan sát về ý định dự thi CPA


STT Mã hóa Biến quan sát Nguồn

1 DT1 Anh/chị có ý định dự thi lấy chứng chỉ CPA Coe và cộng sự (2013)

2 DT2 Anh/chị sẽ lên kế hoạch dự thi lấy chứng chỉ Nguyễn Thúy An và
CPA cộng sự (2021)

3 DT3 Anh/chị sẽ tham dự kỳ thi lấy chứng chỉ CPA Coe và cộng sự (2013)
Việt Nam ngay khi đủ điều kiện

4 DT4 Anh/chị sẽ giới thiệu cho những người khác về Coe và cộng sự (2013)
chứng chỉ này

3.4. Thiết kế mẫu


Với phạm vi nghiên cứu đã được xác định, mẫu nghiên cứu được nhóm tác giả lựa
chọn phi ngẫu nhiên theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện.
Đối tượng khảo sát: SV chuyên ngành Kế toán, Kiểm toán các trường đại học trên
địa bàn TP Hà Nội.
Kích thước mẫu: đối với phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA, kích thước
mẫu tối thiểu phải gấp 5 lần tổng số biến quan sát (Hair và cộng sự,1998):
n = 5*m = 5*33 = 165
(n: kích thước mẫu; m: số lượng câu hỏi khảo sát)
Đối với phân tích hồi quy đa biến, kích thước mẫu tối thiểu cần đạt được:
n = 50+8*m = 50+8*8 = 114
(n: kích thước mẫu; m: số biến độc lập)
Do đó, nhóm tác giả sẽ chọn cỡ mẫu tối thiểu để nghiên cứu là n = 165.
Cách thức khảo sát: thực hiện gửi khảo sát trực tuyến, chủ yếu thông qua các mối
quan hệ của nhóm khảo sát. Mỗi câu hỏi khảo sát được đo lường bằng thang đo Likert 5
mức độ. Thời gian thực hiện khảo sát từ ngày 20 tháng 1 đến ngày 5 tháng 3 năm 2022.
Sau khi thực hiện khảo sát, nhóm nghiên cứu đã thu được 288 câu trả lời hợp lệ (lớn
hơn cỡ mẫu tối thiểu 150), đã đạt yêu cầu về cỡ mẫu nghiên cứu.
3.5. Thu thập và xử lý dữ liệu
3.5.1. Dữ liệu định tính
3.5.1.1. Thu thập dữ liệu
39

Nhóm tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu bán cấu trúc với những câu hỏi
mở nhằm mục đích khám phá ra các nhân tố mới. Ngoài ra, nhóm cũng sử dụng phương
pháp phỏng vấn sâu có cấu trúc nhằm mục đích đánh giá tính phù hợp của mô hình, các
biến được đưa vào mô hình, quy trình cũng như phương pháp nghiên cứu mà nhóm thực
hiện đối với đề tài ý định dự thi chứng chỉ CPA của SV chuyên ngành Kế toán, Kiểm toán
tại Hà Nội. Do tình hình dịch bệnh diễn biến kéo dài, nhóm tác giả đã thực hiện phỏng vấn
thông qua hình thức phỏng vấn qua mạng đồng thời gửi email. Quá trình nghiên cứu định
tính sẽ kết thúc khi việc thu thập thêm không cho thêm thông tin mới có giá trị nào nữa.
Đối tượng được phỏng vấn là 8 người bao gồm các giảng viên thuộc chuyên ngành
kế - kiểm tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân và kiểm toán viên đang làm việc tại CTKT
trên địa bàn TP Hà Nội. Các đối tượng được phỏng vấn đều là những người am hiểu với
kinh nghiệm làm việc trung bình trong lĩnh vực này lên đến 21 năm. Đa số các chuyên gia
là giảng viên chuyên ngành kế-kiểm cũng đã có kinh nghiệm làm việc nhiều năm tại các
CTKT trước đó nên việc lựa chọn đối tượng khảo sát định tính của nhóm là phù hợp và có
tính đại diện.
3.5.1.2. Xử lý dữ liệu
Quy trình xử lý gồm các bước sau:
❖ Bước 1: Thiết kế bảng hỏi định tính bằng công cụ Google Forms.
❖ Bước 2: Tiến hành phỏng vấn. Gửi link bảng hỏi định tính đến đối tượng được phỏng
vấn qua địa chỉ email và các tài khoản mạng cá nhân.
❖ Bước 3: Tổng hợp kết quả.
❖ Bước 4: Phân tích kết quả thu được nhằm phục vụ mục đích nghiên cứu.
3.5.2. Dữ liệu định lượng
3.5.2.1. Thu thập dữ liệu
Các bước thu thập dữ liệu định lượng bao gồm:
❖ Xây dựng bảng hỏi: Bảng hỏi được xây dựng dựa vào các nhân tố ảnh hưởng và
các biến quan sát để đo lường các nhân tố đó. Sau đó, bảng hỏi được lấy ý kiến từ
các học giả, các chuyên gia, các SV ngành kế - kiểm về nội dung các câu hỏi sao
cho người trả lời hiểu đúng nội dung các câu hỏi như ý người hỏi. Trên cơ sở đó,
nhóm tác giả đã hoàn thành xây dựng bảng hỏi khảo sát định lượng như Phụ lục 2.
❖ Chọn mẫu khảo sát: Đối tượng điều tra là các SV chuyên ngành Kế toán, Kiểm
toán trên địa bàn TP Hà Nội, trong đó chủ yếu là SV trường Đại học Kinh tế Quốc
dân cùng với một số SV tại các trường đại học có đào tạo chuyên ngành kế toán,
40

kiểm toán như Đại học Ngoại thương, Đại học Thương mại, Học viện Tài chính,
Học viên ngân hàng, Đại học Kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội.
❖ Gửi bảng hỏi đến người được điều tra: Bảng hỏi được gửi đến SV bằng phiếu
khảo sát online và phỏng vấn sâu.
❖ Thu thập bảng hỏi đã được trả lời: Câu trả lời từ phiếu khảo sát online được cập
nhật ngay khi người trả lời hoàn thành bảng hỏi.
3.5.2.2. Xử lý dữ liệu
Dữ liệu sau khi thu thập từ các bảng hỏi sẽ được xử lý như sau:
❖ Xử lý bảng hỏi thu thập được: loại bỏ các bảng thu về không hợp lệ như các câu
trả lời được trả lời theo quy luật nhất định. Các bảng hỏi có nhiều lựa chọn trong
một câu hỏi hay các bảng hỏi chưa hoàn thành toàn bộ câu hỏi sẽ được hệ thống loại
bỏ tự động theo thiết lập ban đầu của người tạo bảng hỏi (nhóm tác giả). Các bảng
hỏi được đánh số thứ tự từ 1 cho đến hết khi nhập dữ liệu vào phần mềm SPSS 26.0
trên nguyên tắc bảng hỏi nào thu hồi trước thì sẽ được nhập dữ liệu vào trước. Các
bảng hỏi được nhập vào phần khai biến và dữ liệu biến trong phần mềm SPSS 26.0
theo quy định mã hóa trong mô hình nghiên cứu.
❖ Phân tích dữ liệu: Dữ liệu thu thập được sẽ được dùng để tính toán cho mẫu và
kiểm định cho tổng thể.
Nhóm tác giả thực hiện phân tích dữ liệu sơ cấp qua phần mềm SPSS 26.0 với các
bước cụ thể như sau:
● Mã hóa dữ liệu: nhóm nghiên cứu đã tiến hành mã hóa dữ liệu (Bảng 4.16).
● Thống kê các đặc điểm của mẫu quan sát: Các yếu tố thuộc nhân khẩu học được kết
hợp quan sát gồm: năm học, ngành học, trường học, điểm GPA, giới tính
● Kiểm định độ tin cậy thang đo: đo lường độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha
● Đánh giá giá trị thang đo: phân tích nhân tố khám phá EFA, phương pháp phép xoay
Varimax và trích Principal Components Analysis.
● Kiểm định hệ số tương quan: phân tích tương quan Pearson.
● Phân tích hồi quy và kiểm định giả thuyết: phương pháp Linear Regression.
● Kiểm định sự khác biệt trung bình so sánh giữa các nhóm: dùng Levene test xem
phương sai có bằng nhau không, dùng F-test (one way ANOVA) kiểm tra sự khác
biệt, dùng T-test để kiểm định cho sự khác biệt thực sự (trung bình của nhóm nào
lớn hơn nhóm nào) giữa hai nhóm độc lập (independent samples) và hai nhóm có
mối quan hệ cặp (paired samples).
41

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3


Chương 3 đã đề cập các nội dung liên quan đến quy trình nghiên cứu và phương
pháp nghiên cứu bao gồm: nghiên cứu định tính, nghiên cứu định lượng. Trong đó, đối với
nghiên cứu định tính, nhóm tác giả đã tiến hành phỏng vấn với đối tượng là các chuyên gia
hoạt động lâu năm trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán. Nghiên cứu định lượng sẽ được tiến
hành sau đó bằng cách thu thập bảng hỏi từ các đáp viên. Mô hình nghiên cứu định lượng
và các giả thuyết cũng được nêu trong chương này. Ngoài ra, chương 3 cũng mô tả chi tiết
phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu nghiên cứu. Nhóm tác giả đã sử dụng phần mềm
SPSS 26.0 để xử lý dữ liệu của nghiên cứu định lượng. Kết quả của quá trình nghiên cứu
sẽ được trình bày và bàn luận ở chương tiếp theo trong báo cáo.
42

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN


4.1. Giới thiệu
Chương 4 đi vào khái quát thực trạng dự thi CPA tại Việt Nam và đưa ra kết quả của
phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Dựa vào các góp ý, chỉ sửa
của các chuyên gia trong lĩnh vực kế - kiểm, nhóm thực hiện đưa ra kết quả nghiên cứu
định tính. Cùng với đó, điều chỉnh các thang đo sao cho phù hợp và đưa vào nghiên cứu
định lượng. Sau khi thực hiện cuộc khảo sát, nhóm nghiên cứu tiến hành phân tích dữ liệu
để xác minh sự phù hợp của mô hình ý định dự thi CPA của SV tại TP Hà Nội. Các bước
phân tích được sử dụng bao gồm kiểm định đo tin cậy thang đo, đánh giá giá trị thang đo,
kiểm định giá trị các biến, kiểm định hệ số tương quan, phân tích hồi quy và kiểm định giả
thuyết. Cuối cùng, dựa trên những kết quả kiểm định đó, nhóm nghiên cứu tiến hành thảo
luận, phân tích kết quả đạt được và đồng thời so sánh với những nghiên cứu đã có trước
đây tại Việt Nam.
4.2. Kết quả nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định tính được thực hiện bằng cách phỏng vấn 8 chuyên gia. Nhóm
nghiên cứu phỏng vấn bằng cách gọi điện xin ý kiến trực tiếp thông qua số điện thoại đồng
thời gửi thư phỏng vấn bằng email. Các chuyên gia bao gồm các giảng viên nghiên cứu tại
trường Đại học Kinh tế Quốc dân và kiểm toán viên có kinh nghiệm làm việc lâu năm tại
các CTKT trên địa bàn TP Hà Nội.
Thông qua quá trình gửi bảng hỏi qua mạng, nhóm nghiên cứu đã nhận được 8 câu
trả lời, người tham gia phỏng vấn là 8 chuyên gia. Với những người là giảng viên của trường
Đại học Kinh tế Quốc dân, nhóm thực hiện xin ý kiến và nhận được 1 ý kiến đóng góp về
“mức độ chấp nhận rủi ro” còn lại hầu hết đã nhất trí và không thu thêm được thông tin mới
nên nhóm quyết định dừng lại ở số lượng 5 chuyên gia. Bên cạnh đó, sau khi trao đổi với
các kiểm toán viên làm việc ở các CTKT, nhóm đã thu nhận được 1 ý kiến đóng góp về sự
hỗ trợ từ trường đại học, những người khác đều đồng tình và không thu thêm được thông
tin mới nên nhóm dừng lại ở số lượng 3 chuyên gia.
Tóm tắt kết quả phỏng vấn:
Thứ nhất, đa số các chuyên gia cho rằng mô hình và các nhân tố mà nhóm đã đưa ra
bao gồm: “quy định liên quan đến kỳ thi CPA”, “quan điểm cá nhân về nghề nghiệp”, “yếu
tố về kỳ vọng”, “sở thích”, “thái độ đối với việc dự thi chứng chỉ CPA”, “sự hỗ trợ từ trường
đại học”, “phí ôn thi và lệ phí của kỳ thi”, “mức độ chấp nhận rủi ro” đều có mối quan hệ
với “ý định dự thi chứng chỉ CPA”. Tuy nhiên có 2/8 ý kiến chuyên gia cho rằng các biến
về “sự hỗ trợ từ trường đại học” và “mức độ chấp nhận rủi ro” sẽ có ảnh hưởng không đáng
43

kể đến “ý định dự thi CPA”. Với biến “sự hỗ trợ từ trường đại học”, chuyên gia là kiểm
toán viên cấp cao cho rằng người dự thi CPA là những người đã đi làm và có kinh nghiệm
làm việc tối thiểu là 3 năm, do đó sẽ ít bị ảnh hưởng bởi những ý kiến của giảng viên tại
đại học. Tuy nhiên, khách thể nghiên cứu của công trình mà nhóm tập trung đến là các SV
ngành kế toán - kiểm toán nên biến “sự hỗ trợ từ trường đại học” vẫn sẽ có ý nghĩa. Tiếp
đó, biến “mức độ chấp nhận rủi ro” được giảng viên cho rằng không ảnh hưởng đáng kể
đến ý định, tuy nhiên, nhóm muốn giữ lại nhân tố này để kiểm tra mức độ tác động khi áp
dụng nghiên cứu tại địa bàn TP Hà Nội.
Thứ hai, các chuyên gia đều đồng tình với hầu hết các biến quan sát. Sau khi được
góp ý, hầu như không thay đổi về mặt nội dung so với các biến quan sát gốc. Các biến đã
được các chuyên gia góp ý nhằm mục đích chỉnh sửa câu từ để làm rõ nghĩa và dễ hiểu hơn
đối với SV là đối tượng nghiên cứu cũng như phù hợp hơn với bối cảnh tại Việt Nam.
Dựa vào kết quả phỏng vấn trên, nhóm nghiên cứu khẳng định lại các biến độc lập
bao gồm: “quy định liên quan đến kỳ thi CPA”, “quan điểm cá nhân về nghề nghiệp”, “yếu
tố về kỳ vọng”, “sở thích”, “thái độ đối với việc dự thi chứng chỉ CPA”, “sự hỗ trợ từ trường
đại học”, “phí ôn thi và lệ phí của kỳ thi”, “mức độ chấp nhận rủi ro” đều có tác động lên
“ý định dự thi CPA”. Sau khi nhận được những ý kiến góp ý của các chuyên gia, một số
câu hỏi đã được điều chỉnh để rõ ràng hơn (kết quả điều chỉnh bảng hỏi được trình bày chi
tiết trong phụ lục 3 - kết quả phỏng vấn chuyên gia).
Dựa trên bảng hỏi khảo sát đã được điều chỉnh bởi các chuyên gia, nhóm nghiên cứu
tiếp tục tiến hành khảo sát thử nghiệm đối với nhóm 10 SV đang học kế toán – kiểm toán
tại trường đại học Kinh tế Quốc dân trước khi khảo sát trên diện rộng. Nhóm SV được lựa
chọn đã tham gia trả lời các nội dung trong bảng hỏi, sau đó đưa ra thảo luận góp ý về
những vấn đề xuất hiện trong bảng hỏi. Từ kết quả này, nhóm nhận thấy rằng các SV tham
gia khảo sát đều nhận xét nội dung và cấu trúc của bảng hỏi đã trình bày rõ ràng, sáng nghĩa
và thuận tiện cho việc đưa ra các câu trả lời. Vậy nên, nhóm nghiên cứu đã tiến hành gửi
bảng hỏi trên quy mô rộng nhằm phục vụ cho nghiên cứu định lượng.
4.3. Kết quả nghiên cứu định lượng
Trong thời gian từ ngày 20 tháng 01 đến ngày 05 tháng 03 năm 2022, nhóm nghiên
cứu đã thu thập được 300 câu trả lời. Sau khi tiến hành xem xét, kiểm tra nhóm đã loại bỏ
12 câu trả lời không hợp lệ do thông tin không đáng tin cậy, tương ứng với 4% tổng số câu
trả lời thu về. Số câu hợp lệ, đạt tiêu chuẩn với đầy đủ các thông tin và độ tin cậy cao là
288, chiếm 96% trên tổng số phiếu trả lời đã thu thập được.
4.3.1. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu
44

Bảng 4.1: Cấu trúc mẫu theo giới tính


Giới tính Nam Nữ Tổng

Số lượng (người) 116 172 288

Tỷ lệ (%) 40,3 59,7 100


(Nguồn: Nhóm nghiên cứu tự tổng hợp)
Đối tượng được khảo sát của đề tài nghiên cứu là tất cả SV kế toán - kiểm toán đang
học tại TP Hà Nội. Dữ liệu tổng hợp là 116 SV thuộc giới tính nam, 172 SV thuộc giới tính
nữ, lần lượt tương ứng chiếm 40,3% và 59,7% trên tổng số 288 mẫu nghiên cứu. Điều này
cho thấy giới tính nữ chiếm đa số.
Bảng 4.2: Cấu trúc mẫu theo GPA
GPA (hệ 4) Số lượng Tỷ lệ (%)
3.60-4.00 55 19,1
3.20-3.59 179 62,2
2.50-3.19 39 13,5
2.00-2.49 15 5,2
Tổng 288 100
(Nguồn: Nhóm nghiên cứu tự tổng hợp)
Về mức điểm GPA trung bình, các phiếu trả lời có cơ cấu mẫu tương đối đa dạng,
mức điểm GPA trung bình của mẫu là 3.20-3.59, mức GPA thấp nhất của đối tượng là 2.00-
2.49, cao nhất là 3.60-4.00. Mức GPA từ 3.20-3.56 chiếm số lượng cao nhất với 62,2%,
theo sau đó là nhóm có mức GPA từ 3.60-4.00 chiếm 19,1% và nhóm GPA từ 2.00-2.49
chiếm tỷ trọng thấp nhất là 5,2%.
Bảng 4.3. Thông tin chung khác về mẫu nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu n = 288
Đặc điểm
Số lượng (người) Tỷ lệ (%)
Năm Năm 3 128 44,4
học Năm 4 160 55,6
Ngành Kế toán 149 51,7
học Kiểm toán 139 48,3
Trường Kinh tế quốc dân 181 62,8
đại học Khác 107 37,2
(Nguồn: Nhóm nghiên cứu tự tổng hợp)
45

4.3.2. Đánh giá thang đo


4.3.2.1. Kiểm định dạng phân phối của các thang đo
Bảng 4.4: Kết quả phân tích mô tả
N Giá trị Giá trị Giá Độ lệch Độ lệch Độ nhọn
nhỏ lớn trị chuẩn
nhất nhất trung
bình

Thố Thống Thống Thốn Thống Thống Sai số Thống Sai số


ng kê kê g kê kê kê chuẩn kê chuẩn

QD1 288 1 5 3,74 0,839 -0,540 0,144 0,708 0,286

QD2 288 1 5 3,89 0,829 -0,337 0,144 -0,106 0,286

QD3 288 1 5 3,85 0,823 -0,508 0,144 0,456 0,286

NN1 288 1 5 3,94 0,820 -0,190 0,144 -0,652 0,286

NN2 288 1 5 4,09 0,811 -0,239 0,144 -1,231 0,286

NN3 288 1 5 3,89 0,847 -0,279 0,144 -0,330 0,286

NN4 288 1 5 3,86 0,844 -0,397 0,144 0,113 0,286

KV1 288 1 5 3,72 0,826 -0,378 0,144 0,441 0,286

KV2 288 1 5 3,68 0,827 -0,508 0,144 0,720 0,286

KV4 288 1 5 3,75 0,831 -0,239 0,144 0,060 0,286

ST1 288 1 5 3,78 0,815 -0,130 0,144 -0,217 0,286

ST2 288 1 5 3,84 0,835 -0,025 0,144 -0,782 0,286

ST3 288 1 5 3,92 0,837 0,044 0,144 -1,340 0,286

ST4 288 1 5 3,76 0,810 -0,327 0,144 0,299 0,286

TD1 288 1 5 3,78 0,802 -0,162 0,144 -0,097 0,286


46

TD2 288 1 5 3,89 0,844 -0,067 0,144 -0,874 0,286

TD3 288 1 5 3,74 0,886 -0,130 0,144 -0,373 0,286

TD4 288 1 5 3,83 0,811 -0,272 0,144 -0,035 0,286

PH1 288 1 5 3,61 0,827 -0,173 0,144 0,248 0,286

PH2 288 1 5 3,50 0,831 -0,287 0,144 0,539 0,286

PH3 288 1 5 3,58 0,839 -0,254 0,144 0,367 0,286

PH4 288 1 5 3,37 0,816 -0,238 0,144 0,638 0,286

DH1 288 1 5 3,72 0,813 -0,233 0,144 0,181 0,286

DH2 288 1 5 3,78 0,822 -0,099 0,144 -0,285 0,286

DH3 288 1 5 3,81 0,835 -0,034 0,144 -0,690 0,286

RR1 288 1 5 3,70 0,851 -0,589 0,144 0,792 0,286

RR2 288 1 5 3,74 0,821 -0,284 0,144 0,181 0,286

RR3 288 1 5 3,78 0,813 -0,159 0,144 -0,156 0,286

DT1 288 1 5 3,80 0,824 0,096 0,144 -0,795 0,286

DT2 288 1 5 3,86 0,847 -0,154 0,144 -0,498 0,286

DT3 288 1 5 3,84 0,833 -0,159 0,144 -0,363 0,286

DT4 288 1 5 3,70 0,822 -0,391 0,144 0,479 0,286

Giá 288
trị
hợp
lệ

Kết quả tổng hợp cho thấy các giá trị nhỏ nhất và lớn nhất của các thang đo được sử
dụng giới hạn ở các giá trị lần lượt là 1 và 5.
47

Các giá trị trung bình của các thang đo trong tất cả các nhóm QD, NN, KV, ST, TD,
PH, DH, RR, DT nằm trong khoảng từ trên 3 đến dưới 5 trên thang đo Likert 5 điểm. Điều
này chứng tỏ các SV trả lời đều đồng ý với các thang đo này
Bên cạnh đó, giá trị tuyệt đối của hệ số lệch Skewness đều nhỏ hơn 3 và giá trị tuyệt
đối của hệ số nhọn Kurtosis đều nhỏ hơn 5, đều nằm trong giới hạn cho phép. Vì vậy, tất
cả các thang đo có phân phối chuẩn, đảm bảo điều kiện thực hiện các kiểm định và phân
tích ở phần tiếp theo.
4.3.2.2. Độ tin cậy của thang đo
“Kiểm định độ tin cậy của thang đo” là việc đánh giá sự phù hợp của thang đo với
các biến tương ứng. Nhóm nghiên cứu tiến hành đo lường độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s
Alpha khi thực hiện phân tích dữ liệu.
Đánh giá bằng Cronbach’s Alpha: sử dụng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha để kiểm
định mức độ chặt chẽ của thang đo. Hệ số Cronbach’s Alpha có giá trị biến thiên trong
khoảng [0;1] và hệ số này càng cao thì thang đo càng đáng tin cậy. Tuy nhiên, nếu hệ số
Cronbach’s Alpha có giá trị quá lớn (>0.95) sẽ có hiện tượng đa cộng tuyến, nhiều câu của
thang đo có ý nghĩa giống nhau hoặc cùng đo lường một nội dung, hiện tượng này gọi là
“trùng lắp trong thang đo” (Nguyễn Đình Thọ, 2013).
Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), mức giá trị hệ số Cronbach’s
Alpha đưa ra tiêu chuẩn lựa chọn thang đo:
• Từ 0,8 đến gần bằng 1: thang đo lường rất tốt.
• Từ 0,7 đến gần bằng 0,8: thang đo lường sử dụng tốt.
• Từ 0,6 trở lên: thang đo lường đủ điều kiện.
Loại biến rác: Một biến sẽ không đạt yêu cầu nếu biến đó có hệ số tương quan biến
tổng < 0.3 (Nunnally, 1978).
Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo căn cứ vào phụ lục 4 cho thấy:
● Nhân tố “Quy định liên quan đến kỳ thi CPA” có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,761
và các hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3.
● Nhân tố “Quan điểm cá nhân về nghề nghiệp” có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,776
và các hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3.
● Nhân tố “Yếu tố về kỳ vọng” có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,778 và các hệ số tương
quan biến tổng đều lớn hơn 0,3.
● Nhân tố “Sở thích” có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,810 và các hệ số tương quan biến
tổng đều lớn hơn 0.3.
48

● Nhân tố “Thái độ đối với việc dự thi CPA” có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,784 và
các hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.3.
● Nhân tố “Phí ôn thi và lệ phí thi” có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,826 và các hệ số
tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.3.
● Nhân tố “Sự hỗ trợ từ trường đại học” có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,787 và các hệ
số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.3.
● Nhân tố “Mức độ chấp nhận rủi ro” có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,763 và các hệ
số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.3.
● Nhân tố “Ý định dự thi CPA” có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,794 và các hệ số tương
quan biến tổng đều lớn hơn 0,3.
Hệ số Cronbach’s Alpha của các nhân tố được kiểm định đều cho kết quả lớn hơn
0,7 cho thấy thang đo sử dụng tốt. Hệ số tương quan biến tổng của tất cả các nhân tố lớn
hơn 0.3 thể hiện các thang đo đều đảm bảo độ tin cậy, việc đo lường có đóng góp cho sự
mô tả chung các nhân tố. Thêm vào đó, không phát hiện hiện tượng đa cộng tuyến (các hệ
số Cronbach’s Alpha nhỏ hơn 0,95). Do đó, tất cả các nhân tố đều đạt điều kiện để tiến
hành phân tích các bước tiếp theo.
4.3.2.3. Phân tích mô tả
Các biến quan sát được đo lường theo thang đo Likert 5 mức độ, tương đương với
các ý kiến của SV thực hiện tham gia khảo sát theo 5 mức độ: (1) Hoàn toàn không đồng
ý; (2) Không đồng ý; (3) Trung lập; (4) Đồng ý; (5) Hoàn toàn đồng ý.
Kết quả phân tích mô tả các biến quan sát căn cứ vào phụ lục 5 cho thấy:
Kết quả thang đo quan điểm trải dài trên cả 5 mức độ từ mức (1) Hoàn toàn không
đồng ý đến mức (5) Hoàn toàn đồng ý cho thấy các đối tượng được khảo sát có nhiều quan
điểm khác nhau về vấn đề nghiên cứu.
Đa số câu trả lời thu được là “Đồng ý” chiếm tỷ lệ lớn nhất (40,66%), tiếp sau đó là
“Trung lập” (34,93%). Hầu hết các nhóm nhân tố đều có các biến quan sát có giá trị trung
bình từ 3,5 - 4. Trong đó, biến có giá trị trung bình cao nhất là NN2 đạt mức 4,09, biến có
giá trị trung bình thấp nhất là PH4 ở mức 3,37. Các chỉ số trung bình chỉ ra rằng nhiều SV
cho ý kiến đồng ý về “Quy định liên quan đến kỳ thi CPA”, “Quan điểm cá nhân về nghề
nghiệp”, “Yếu tố về kỳ vọng”, “Sở thích”, “Thái độ đối với việc dự thi chứng chỉ CPA”,
“Sự hỗ trợ từ trường đại học”, “Mức độ chấp nhận rủi ro” và “Ý định dự thi CPA”. Đặc
biệt, giá trị trung bình của “Phí ôn thi và lệ phí của kỳ thi” là 3,515 cho thấy các SV cho ý
kiến ở trong khoảng trung lập và đồng ý.
49

Kết quả thống kê này có hàm ý rằng hầu hết các SV chuyên ngành kế toán, kiểm
toán đều đánh giá “quy định liên quan đến của kỳ thi” là hợp lý và có sự nhận thức cao về
nghề nghiệp của mình. Cùng với đó, SV có mức độ kỳ vọng cao khi đạt được chứng chỉ
CPA và sở thích cá nhân liên quan đến nghề nghiệp. SV có một “thái độ với việc dự thi”
tương đối tích cực và nhận được “sự hỗ trợ từ các giảng viên” trên trường đại học của mình.
Họ thể hiện sự sẵn sàng chấp nhận các rủi ro khi thi trượt và ôn để thi lại lần nữa. Ngoài ra,
về nhân tố “Phí ôn thi và lệ phí của kỳ thi”, một số SV được khảo sát bày tỏ ý kiến trung
lập và một số khác lại cho ý kiến đồng ý về mức học phí và chi phí của khóa ôn thi.
Cụ thể, biến có giá trị trung bình cao nhất là của biến quan sát NN2 (4,09), cho thấy
rằng các SV ý thức được việc phát triển nghề nghiệp là trách nhiệm của bản thân. Giá trị
trung bình thấp nhất là của biến quan sát PH4 (3,37), cho biết đa số SV có thể chi trả được
các khoản chi phí của kỳ thi.
Độ lệch chuẩn của tất cả các biến quan sát đều nhỏ hơn 1 chỉ ra rằng các SV có nhiều
ý kiến tương đối đồng nhất với nhau về các vấn đề đưa ra: “quy định liên quan đến kỳ thi”,
“quan điểm cá nhân về nghề nghiệp”, “yếu tố kỳ vọng”, “sở thích”, “thái độ dự thi”, “sự hỗ
trợ từ trường đại học”, “phí ôn thi và lệ phí” và “mức độ chấp nhận rủi ro”.
Tóm lại, từ giá trị trung bình của mỗi nhóm nhân tố có thể nhận thấy rằng đa số các
SV được khảo sát cho rằng “quy định của kỳ thi CPA” là hợp lý và nhận được “sự hỗ trợ
từ phía các giảng viên”. Đối với cá nhân SV, họ nhận thức cao về nghề nghiệp, có mức độ
kỳ vọng cao khi đạt được chứng chỉ CPA và sở thích cá nhân liên quan đến nghề nghiệp.
SV có “thái độ với việc dự thi” tương đối tích cực và thể hiện có “mức độ chấp nhận rủi
ro” khi thi trượt cao. Ngoài ra, các SV vẫn chưa đưa ra ý kiến thực sự rõ ràng về các tác
động của “phí ôn thi và lệ phí của kỳ thi”.
4.3.3. Đánh giá giá trị thang đo
Sau khi thang đo được đánh giá là đảm bảo độ tin cậy, nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục
tiến hành đánh giá giá trị thang đo bằng phân tích EFA để đánh giá mối quan hệ giữa các
biến quan sát ở tất cả các nhân tố, từ đó giúp phát hiện những biến quan sát không phù hợp
(biến xấu).
Một số chỉ tiêu đánh giá:
● Hệ số KMO (Kaiser - Meyer - Olkin) dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích
nhân tố đối với dữ liệu nghiên cứu. Nếu 0.5 ≤ KMO ≤ 1 cho thấy phân tích nhân tố
là thích hợp. Nhỏ hơn 0.5 phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp.
50

● Kiểm định Bartlett (Bartlett’s test of sphericity) kiểm định giả thuyết các biến không
có tương quan trong tổng thể. Kiểm định có ý nghĩa thống kê khi Sig Bartlett’s Test
< 0.05 chứng tỏ rằng các biến quan sát có mối tương quan với nhau trong tổng thể.
● Hệ số tải nhân tố (Factor Loading) biểu thị mối quan hệ tương quan giữa biến quan
sát với nhân tố. Chỉ tiêu này càng cao thể hiện mức độ tương quan giữa biến quan
sát với nhân tố càng lớn và ngược lại (Hair và cộng sự 2009). Với cỡ mẫu khảo sát
n = 288 nhóm nghiên cứu sẽ chọn hệ số tải 0.5 làm tiêu chuẩn.
● Trị số Eigenvalue dùng để xác định số lượng nhân tố, chỉ cho phép giữ lại những
nhân tố có trị số Eigenvalue lớn hơn bằng 1.
● Tổng phương sai trích (Total Variance Explained) thể hiện phân tích nhân tố giải
thích được bao nhiêu phần trăm biến quan sát. Trị số này lớn hơn 50% cho thấy mô
hình EFA là phù hợp.
Trong phân tích, nhóm nghiên cứu tiến hành sử dụng phương pháp phép xoay
Varimax và trích Principal Components Analysis.
4.3.3.1. Phân tích nhân tố trong phương trình hồi quy 1
4.3.3.1.1. Phân tích biến độc lập
Qua việc chạy dữ liệu trên SPSS 26.0 kết hợp với các phương pháp trên nhóm đã
thu được kết quả phân tích EFA đối với các biến quan sát như sau:
Qua phụ lục 6 ta thấy: Kết quả phân tích nhân tố khám phá với các biến quan sát đều
cho kết quả tốt và có độ tin cậy cao.
● 0,5 ≤ KMO = 0,816 ≤ 1 thể hiện việc sử dụng EFA là phù hợp, sig. Bartlett’s Test =
0,000 < 0,05 có ý nghĩa thống kê và các biến quan sát có tương quan với nhau trong
nhân tố và tổng thể.
● Hệ số tải của các nhân tố đều > 0,5 và giá trị hệ số hội tụ Eigenvalue của các nhân
tố này đều > 1 chứng minh rằng các biến quan sát có mối quan hệ với nhân tố gốc.
● Tổng phương sai trích của 4 nhóm nhân tố = 67,24% >50% thể hiện mô hình EFA
là phù hợp và các nhân tố giải thích được 67,24% biến quan sát.
Tuy nhiên, có 2 biến xấu là ST1 và NN2 nhóm tác giả cần xem xét để loại bỏ:
● Biến ST1 tải lên ở cả hai nhóm nhân tố 3 và 1 với hệ số tải lần lượt là 0,623 và 0,524
mức chênh lệch hệ số tải là 0,099 < 0,2
● Biến NN2 tải lên ở cả hai nhóm nhân tố 1 và 2 với hệ số tải lần lượt là 0,675 và
0,596 mức chênh lệch hệ số tải là 0,079 < 0,3
Sau khi căn cứ vào ý kiến đề xuất của giảng viên hướng dẫn, nhóm tác giả tiến hành
loại bỏ một lượt các biến xấu trong một lần phân tích EFA. Từ 14 biến quan sát ở lần phân
51

tích EFA thứ nhất, loại bỏ 2 biến ST1 và NN2 và đưa 12 biến quan sát còn lại tiến hành
phân tích EFA lần thứ hai.
Kết quả phân tích nhân tố EFA (phụ lục 7) sau khi đã loại bỏ biến quan sát ST1 và
NN2:
● 0,5 ≤ KMO = 0,823 ≤ 1 thể hiện việc sử dụng EFA là phù hợp, sig. Bartlett’s Test =
0,000 < 0,05 có ý nghĩa thống kê và các biến quan sát có tương quan với nhau trong
nhân tố và tổng thể.
● Hệ số tải của các nhân tố đều > 0,5 và giá trị hệ số hội tụ Eigenvalue của các nhân
tố này đều > 1 chứng minh rằng các biến quan sát có mối quan hệ với nhân tố gốc.
● Tổng phương sai trích của 4 nhóm nhân tố = 66,759% >50% cho thấy mô hình EFA
là phù hợp và các nhân tố giải thích được 66,759% biến quan sát.
Như vậy, đối với phương trình hồi quy (1) phân tích EFA cho các biến độc lập được
thực hiện hai lần. Lần thứ nhất, 14 biến quan sát được đưa vào phân tích giúp loại bỏ được
2 biến chưa đạt điều kiện là ST1 và NN2. Lần phân tích thứ hai (lần cuối cùng), cho kết
quả 12 biến quan sát đều hội tụ và phân biệt thành 4 nhân tố:
● “Quy định liên quan đến kỳ thi” (QD1, QD2, QD3)
● “Quan điểm cá nhân về nghề nghiệp” (NN1, NN3, NN4)
● “Yếu tố kỳ vọng” (KV1, KV2, KV4)
● “Sở thích” (ST2, ST3, ST4)
4.3.3.1.2 Phân tích biến phụ thuộc
Qua kết quả tổng hợp (phụ lục 8) nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng các biến quan sát
của thái độ SV đối với ý định dự thi cho kết quả tốt:
● Các hệ số tải đều thỏa mãn > 0,5 các biến quan sát đều tải về nhân tố. Kết quả của
phân tích có sự tin cậy cao với hệ số 0,5 ≤ KMO = 0,774 ≤ 1 và Sig. = 0,000 < 0,05.
● Giá trị hệ số hội tụ Eigenvalue = 2,436 > 1 và tổng phương sai trích = 60,904% cho
thấy các biến quan sát của biến phụ thuộc hội tụ khá tốt và nhân tố này giải thích
được 60,904% sự biến thiên của 4 biến quan sát trên.
Kết luận, nhân tố “Thái độ của sinh viên đối với việc dự thi chứng chỉ CPA” có khả
năng đại diện cho các biến khảo sát ban đầu.
4.3.3.2. Phân tích nhân tố trong phương trình hồi quy 2
4.3.3.2.1. Phân tích biến độc lập
Tương tự như trên, nhóm tác giả tiến hành chạy dữ liệu trên SPSS 26.0 kết hợp phân
tích EFA đối với các biến quan sát sau:
Kết quả ở phụ lục 9 cho thấy:
52

● Hệ số 0,5 ≤ KMO = 0,808 ≤ 1 thể hiện việc sử dụng EFA là phù hợp, sig. Bartlett’s
Test = 0,000 < 0,05 có ý nghĩa thống kê và các biến quan sát có tương quan với nhau
trong nhân tố và tổng thể.
● Hệ số tải của các nhân tố đều > 0.5 và giá trị hệ số hội tụ Eigenvalue của các nhân
tố này đều > 1 cho thấy rằng các biến quan sát có mối quan hệ với nhân tố gốc.
● Tổng phương sai trích của 4 nhóm nhân tố = 67,419% >50% cho thấy mô hình EFA
là phù hợp và các nhân tố giải thích được 67,419% biến quan sát.
Tuy nhiên, có 1 biến xấu là PH2 nhóm tác giả cần xem xét để loại bỏ:
● Biến PH2 tải lên ở cả hai nhóm nhân tố 3 và 2 với hệ số tải lần lượt là 0,640 và -
0,629 mức chênh lệch độ lớn hệ số tải là 0,011 < 0,3
Sau khi căn cứ vào ý kiến đề xuất của giảng viên hướng dẫn, nhóm tác giả tiến hành
loại bỏ một lượt các biến xấu trong một lần phân tích EFA. Từ 14 biến quan sát ở lần phân
tích EFA thứ nhất, loại bỏ 1 biến PH2 và đưa 13 biến quan sát còn lại tiến hành phân tích
EFA lần thứ hai.
Kết quả phân tích nhân tố EFA sau khi đã loại bỏ biến quan sát PH2 (phụ lục 10):
● 0,5 ≤ KMO = 0,820 ≤ 1 thể hiện việc sử dụng EFA là phù hợp, sig. Bartlett’s Test =
0,000 < 0,05 có ý nghĩa thống kê và các biến quan sát có tương quan với nhau trong
nhân tố và tổng thể.
● Hệ số tải của các nhân tố đều > 0,5 và giá trị hệ số hội tụ Eigenvalue của các nhân
tố này đều > 1 cho thấy rằng các biến quan sát có mối quan hệ với nhân tố gốc.
● Tổng phương sai trích của 4 nhóm nhân tố = 66,691% > 50% thể hiện mô hình EFA
là phù hợp và các nhân tố giải thích được 66,691% biến quan sát.
Như vậy, đối với phương trình hồi quy (2) phân tích EFA cho các biến độc lập được
thực hiện hai lần. Lần thứ nhất, 14 biến quan sát được đưa vào phân tích giúp loại bỏ được
1 biến chưa đạt điều kiện là PH2. Lần phân tích thứ hai (lần cuối cùng), cho kết quả 13 biến
quan sát đều hội tụ và phân biệt thành 4 nhân tố:
 Thái độ sinh viên đối với việc dự thi chứng chỉ CPA (TD1, TD2, TD3, TD4)
 Sự hỗ trợ từ trường Đại học (DH1, DH2, DH3)
 Phí ôn thi và lệ phí thi (PH1, PH3, PH4)
 Mức độ chấp nhận rủi ro (RR1, RR2, RR3)
4.3.3.2.2 Phân tích biến phụ thuộc
Qua kết quả ở phụ lục 11 nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng các biến quan sát của ý
định dự thi cho kết quả tốt:
53

● Các hệ số tải đều thỏa mãn >0,5 các biến quan sát đều tải về nhân tố. Kết quả phân
tích có sự tin cậy cao với hệ số 0,5 ≤ KMO = 0,795 ≤ 1 và Sig. Bartlett’s Test =
0,000 < 0,05.
● Giá trị hệ số hội tụ Eigenvalue = 2,475 > 1 và tổng phương sai trích = 61,867% cho
thấy các biến quan sát của biến phụ thuộc hội tụ khá tốt và nhân tố này giải thích
được 61,867% sự biến thiên của 4 biến quan sát trên.
Kết luận, nhân tố “Ý định dự thi chứng chỉ CPA” có khả năng đại diện cho các biến
khảo sát ban đầu.
4.3.4. Kiểm định hệ số tương quan
Tại bước này, nhóm tác giả sẽ thực hiện phân tích tương quan Pearson nhằm mục
đích kiểm tra mối tương quan tuyến tính giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập cũng như
có thể phát hiện sớm nếu xuất hiện hiện tượng đa cộng tuyến. Trong đó, hệ số tương quan
Pearson (r) được sử dụng để lượng hóa độ chặt chẽ của mối liên hệ tuyến tính giữa các biến:
● r thuộc miền giá trị từ -1 đến 1 và chỉ có ý nghĩa thống kê khi sig < 0,05
● r = 0: hai biến không có bất kỳ mối tương quan tuyến tính nào hoặc có quan hệ phi
tuyến tính.
● r = -1 hoặc r = 1: hai biến có mối tương quan tuyến tính tuyệt đối.
● 0 < r < 1 cho thấy hai biến có mối tương quan dương (cùng chiều) và ngược lại, hệ
số - 1 < r < 0 có nghĩa hai biến có tương quan âm (ngược chiều).
● Độ lớn r càng gần giá trị 1 thể hiện mối tương quan tuyến tính càng mạnh, còn độ
lớn r càng gần giá trị 0 tương quan tuyến tính càng yếu.
Sau đây, nhóm tác giả sẽ trình bày kết quả phân tích hệ số tương quan giữa các biến
trong mô hình nghiên cứu.
4.3.4.1 Phương trình hồi quy 1
Qua kết quả phân tích ở phụ lục 12, các giá trị Sig < 0,05 cho thấy hệ số tương quan
Pearson (r) có ý nghĩa thống kê tại tất cả các cặp biến. Khi đó, mối tương quan giữa các
biến được nhận xét như sau:
● Mức độ tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc là mạnh do hệ số tương
quan r đều lớn hơn 0,5.
● Mức độ tương quan giữa các biến độc lập là trung bình và không phát hiện đa cộng
tuyến giữa do hệ số tương quan r giữa các biến độc lập đều nhỏ hơn 0,7 và lớn hơn
0,3.
4.3.4.2 Phương trình hồi quy 2
54

Qua kết quả phân tích (phụ lục 13), các giá trị Sig < 0,05 cho thấy hệ số tương quan
Pearson (r) có ý nghĩa thống kê tại tất cả các cặp biến. Khi đó mối tương quan giữa các biến
được nhận xét như sau:
● Mối tương quan giữa biến phụ thuộc DT với các biến độc lập TD, DH và RR là
thuận chiều còn ngược chiều với biến PH. Trong đó, mối tương quan với biến TD
và DH là mạnh nhất (r > 0,05).
● Độ lớn hệ số tương quan r giữa các biến độc lập đều nhỏ hơn 0,7 và gần 0,3 cho thấy
mức độ tương quan trung bình và yếu, không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra
giữa các biến.
4.3.5. Phân tích hồi quy và kiểm định giả thuyết nghiên cứu
4.3.5.1. Kiểm định mô hình với các biến phụ thuộc
Phần mềm SPSS 26.0 được dùng để phân tích ý định dự thi CPA dựa trên phương
pháp hồi quy tuyến tính từ 288 phiếu khảo sát hợp lệ đã được thu thập.
Phương trình hồi quy:
Y = α + β1X1 + β2X2 + ... + βnXn + ε
Trong đó: Xn: biến giải thích
Y: biến được giải thích
βi: hệ số hồi quy chuẩn hóa của Xi
ε: sai số ngẫu nhiên
α: hằng số
Phương trình 1:
Phương trình hồi quy xem xét ảnh hưởng của “Thái độ đối với việc dự thi CPA” dựa
trên 4 biến độc lập là “Quy định liên quan đến kỳ thi”, “Quan điểm cá nhân về nghề nghiệp”,
“Yếu tố kỳ vọng”, “Sở thích”. Kết quả phân tích được tổng hợp ở bảng 4.5.
Bảng 4.5: Kết quả mô hình hồi quy các nhân tố

Mô Hệ số R bình Hệ số R bình phương hiệu Sai số tiêu


R
hình phương chỉnh chuẩn

1 0,794a 0,631 0,626 0,39869

(Nguồn: Nhóm nghiên cứu tự tổng hợp)


Hệ số R bình phương hiệu chỉnh được sử dụng để phản ánh mức độ tác động của các
biến giải thích đến biến được giải thích (TD). Trong mô hình này, hệ số xác định hiệu chỉnh
55

là 0,626 tức là các nhân tố trong mô hình giải thích 62,6% sự thay đổi của biến phụ thuộc
“thái độ đối với việc dự thi CPA”, giá trị này cho thấy mô hình nghiên cứu là tốt.
Bảng 4.6: Kết quả phân tích ANOVA của hồi quy tuyến tính bội

Tổng bình Bậc tự Trung bình bình


Mô hình Tỉ số F Sig.
phương do phương

Hồi quy 76,952 4 19,238 121,027 0,000b


1
Sai số 44,985 283 0,159

Tổng
121,937 287
cộng
(Nguồn: Nhóm nghiên cứu tự tổng hợp)
Giá trị Sig. trên bảng ANOVA được dùng để đánh giá sự phù hợp của mô hình. Giá
trị Sig. của kiểm định F là 0,000 (<0,05). Do vậy, mô hình hồi quy tuyến tính được xây
dựng tương đối phù hợp so với tổng thể và có thể sử dụng được.
Bảng 4.7: Thống kê đa cộng tuyến
Thống kê đa cộng tuyến
Mô hình
Độ chấp nhận (Tolerance) Hệ số phóng đại phương sai (VIF)

(Hằng số) 1,325

QD 0,755 1,294

NN 0,773 1,304

KV 0,767 1,288

ST 0,776 1,325
(Nguồn: Nhóm nghiên cứu tự tổng hợp)
Giá trị hệ số phóng đại phương sai và hệ số độ chấp nhận được sử dụng để kiểm tra
xem hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến giải thích có xảy ra hay không. Nếu VIF < 2
hay Tolerance > 0.5 thì biến số không có hiện tượng đa cộng tuyến (Hoàng Trọng và Chu
Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Kết quả cho thấy giá trị VIF của cả 4 biến giải thích đều nhỏ
56

hơn 2 và chỉ số Tolerance đều lớn hơn 0.5 và nhỏ hơn 1. Do vậy không xảy ra hiện tượng
đa cộng tuyến với các biến trong mô hình nghiên cứu “Thái độ đối với vi dự thi CPA”.
Bảng 4.8: Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa
Hệ số hồi quy
Mô hình chưa chuẩn hóa t Sig.
β Sai số chuẩn

(Hằng số) -0,239 0,186 -1,286 0,200

QD 0,251 0,040 6,340 0,000

NN 0,282 0,040 7,017 0,000

KV 0,282 0,039 7,239 0,000

ST 0,245 0,040 6,061 0,000


(Nguồn: Nhóm nghiên cứu tự tổng hợp)
Giá trị Sig. được dùng để xác định mức ý nghĩa của hệ số hồi quy của các biến giải
thích trong mô hình nghiên cứu. Các kiểm định giả thuyết thống kê đều áp dụng mức ý
nghĩa là 5% hay Sig. < 0,05 mới được coi là có ý nghĩa. Căn cứ vào bảng 4.8, tất cả các
biến giải thích đều có giá trị Sig. < 0,05. Vậy nên, bốn giải thích “Quy định liên quan đến
kỳ thi CPA”, “Quan điểm cá nhân về nghề nghiệp”, “Yếu tố kỳ vọng”, “Sở thích” đều có ý
nghĩa thống kê trong mô hình đã đề ra, không có biến nào bị loại khỏi mô hình.
Bảng 4.9: Hệ số hồi quy chuẩn hóa
Mô hình Hệ số hồi quy chuẩn hóa t Sig.

Beta

(Hằng số) -1,286 0,200

QD 0,264 6,340 0,000

NN 0,288 7,017 0,000

KV 0,298 7,239 0,000

ST 0,248 6,061 0,000


(Nguồn: Nhóm nghiên cứu tự tổng hợp)
57

Theo bảng 4.9, phương trình các nhân tố tác động lên “Thái độ đối với việc dự thi
CPA” của SV ngành kế - kiểm tại TP Hà Nội được hình thành như sau:
Thái độ đối với việc dự thi chứng chỉ CPA = 0.264*Quy định liên quan đến kỳ
thi CPA + 0.288*Quan điểm cá nhân về nghề nghiệp + 0.298*Yếu tố kỳ vọng +
0.248*Sở thích + sai số ngẫu nhiên
Mức ý nghĩa của các hệ số hồi quy chuẩn hóa của các biến giải thích trong phương
trình trên có thể được giải thích như sau:
● β1 = 0,264 > 0: nhân tố “quy định liên quan đến kỳ thi CPA” tăng lên 1 đơn vị
(các nhân tố khác không đổi) thì “thái độ đối với việc dự thi CPA” của SV kế toán, kiểm
toán tại Hà Nội tăng 0,264 đơn vị.
● β2 = 0,288 > 0: nhân tố “Quan điểm cá nhân về nghề nghiệp” tăng lên 1 đơn vị
(các nhân tố khác không đổi) thì “thái độ đối với việc dự thi CPA” của SV kế toán, kiểm
toán tại Hà Nội tăng 0,288 đơn vị.
● β3 = 0,298 > 0: nhân tố “yếu tố kỳ vọng” tăng lên 1 đơn vị (các nhân tố khác
không đổi) thì “thái độ đối với việc dự thi CPA” của SV kế toán, kiểm toán tại Hà Nội tăng
0,298 đơn vị.
● β4 = 0,248 > 0: nhân tố “sở thích” tăng lên 1 đơn vị (các nhân tố khác không đổi)
thì “thái độ đối với việc dự thi CPA” của SV kế - kiểm tại Hà Nội tăng 0,248 đơn vị.
Nhóm đánh giá sự quan trọng của các biến độc lập thông qua hệ số Beta chuẩn hóa
nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của từng biến đến “thái độ đối với việc dự thi chứng chỉ
CPA” của SV tại Hà Nội. Từ đó, có thể thấy “thái độ đối với việc dự thi chứng chỉ CPA”
chịu ảnh hưởng lớn nhất từ nhân tố “yếu tố kỳ vọng” (β3 = 0,298); tiếp đến là “quan điểm
cá nhân về nghề nghiệp” (β2 = 0,288); sau đó “quy định liên quan đến kỳ thi CPA” (β1 =
0,264) và cuối cùng là “sở thích” (β4 = 0,248).
Tổng quát, bốn nhân tố “quy định liên quan đến kỳ thi CPA”, “quan điểm cá nhân
về nghề nghiệp”, “yếu tố kỳ vọng”, “sở thích” tăng lên làm cho “thái độ đối với việc dự thi
CPA” của SV ngành kế toán kiểm toán tăng lên.
Phương trình 2:
Mô hình hồi quy nghiên cứu biến độc lập của “ý định dự thi CPA” dựa trên 4 biến
độc lập là “thái độ đối với việc dự thi CPA”, “sự hỗ trợ từ trường đại học”, “phí ôn thi và
lệ phí thi” và “mức độ chấp nhận rủi ro”. Kết quả phân tích được tổng hợp ở bảng 4.10.
58

Bảng 4.10: Kết quả mô hình hồi quy các nhân tố


Mô hình R Hệ số R bình Hệ số R bình Sai số tiêu chuẩn
phương phương hiệu chỉnh

2 0,750a 0,562 0,556 0,43596


(Nguồn: Nhóm nghiên cứu tự tổng hợp)
Hệ số R bình phương hiệu chỉnh được sử dụng để phản ánh mức độ tác động của các
biến độc lập đối với biến phụ thuộc (DT). R bình phương hiệu chỉnh của mô hình là 0,556
thể hiện rằng 55,6% sự thay đổi của biến phụ thuộc “ý định dự thi CPA” được giải thích
bởi các tác nhân độc lập cho thấy mô hình nghiên cứu là tốt.
Bảng 4.11: Kết quả phân tích ANOVA của hồi quy tuyến tính bội
Tổng bình Bậc tự Trung bình bình Tỉ số
Mô hình Sig.
phương do phương F

Hồi quy 68,983 4 17,246 90,737 0,000b

2 Sai số 53,787 283 0,190

Tổng cộng 122,770 287


(Nguồn: Nhóm nghiên cứu tự tổng hợp)
Giá trị Sig. được sử dụng để xem xét sự thích hợp của mô hình dựa vào bảng phân
tích ANOVA. Thông qua kết quả, giá trị Sig. của kiểm định F là 0,000 (<0,05). Do vậy, mô
hình hồi quy tuyến tính xây dựng tương đối phù hợp so với tổng thể và có thể sử dụng được.
Bảng 4.12: Thống kê đa cộng tuyến
Thống kê đa cộng tuyến
Mô hình
Độ chấp nhận (Tolerance) Hệ số phóng đại phương sai (VIF)

(Hằng số)

TD 0,837 1,195

PH 0,795 1,257

DH 0,813 1,230
59

RR 0,788 1,269
(Nguồn: Nhóm nghiên cứu tự tổng hợp)
Giá trị hệ số phóng đại phương sai và hệ số độ chấp nhận ở trong bảng trên được sử
dụng để đánh giá sự xảy ra của hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập. Biến số
không có hiện tượng đa cộng tuyến khi VIF <2 hay Tolerance> 0,5 (Hoàng Trọng và Chu
Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Kết quả cho thấy giá trị VIF của cả 4 biến độc lập đều có giá
trị nhỏ hơn 2 và chỉ số Tolerance đều lớn hơn 0.5 và nhỏ hơn 1. Do vậy các biến trong mô
hình “Ý định dự thi CPA” không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.
Bảng 4.13: Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa
Mô hình Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa t Sig.

B Sai số chuẩn

(Hằng số) 0,600 0,316 1,897 0,059

TD 0,467 0,043 10,826 0,000

PH -0,047 0,042 -1,106 0,270

DH 0,396 0,041 9,559 0,000

RR 0,025 0,042 0,582 0,561


(Nguồn: Nhóm nghiên cứu tự tổng hợp)
Nhóm đánh giá mức ý nghĩa của hệ số hồi quy các biến độc lập trong mô hình thông
qua hệ số Sig. Các giả thuyết là có ý nghĩa khi mức ý nghĩa là 5% (Sig. < 0,05). Căn cứ vào
bảng 4.13, hai biến “thái độ đối với việc dự thi CPA”, “sự hỗ trợ từ trường đại học” là có ý
nghĩa, không bị loại khỏi mô hình. Tuy nhiên, hai biến còn lại là “phí ôn thi và lệ phí của
kỳ thi” và “mức độ chấp nhận rủi ro” không yêu cầu (Sig. > 0,05) trong mô hình đã đề ra,
bị loại khỏi mô hình.
Bảng 4.14: Hệ số hồi quy chuẩn hóa
Mô hình Hệ số hồi quy chuẩn hóa t Sig.

Beta

(Hằng số) 1,897 0,059


60

TD 0,466 10,826 0,000

PH -0,049 -1,106 0,270

DH 0,417 9,559 0,000

RR 0,026 0,582 0,561


(Nguồn: Nhóm nghiên cứu tự tổng hợp)
Theo kết quả trên, phương trình các nhân tố ảnh hưởng đến “Ý định dự thi CPA”
của SV tại TP Hà Nội được hình thành như sau:
Ý định dự thi CPA= 0.466*Thái độ đối với việc dự thi chứng chỉ CPA +
0.417*Sự hỗ trợ từ trường đại học + sai số ngẫu nhiên
Việc phân tích phương trình trên thông qua các hệ số hồi quy chuẩn hóa như sau:
● β6 = 0,466 > 0: nhân tố “thái độ đối với việc dự thi CPA” tăng lên 1 đơn vị (các
nhân tố khác không đổi) thì “ý định dự thi CPA” của SV tại Hà Nội tăng 0,466 đơn vị.
● β8 = 0,417 > 0: nhân tố “sự hỗ trợ từ trường đại học” tăng lên 1 đơn vị (các nhân
tố khác không đổi) thì “ý định dự thi CPA” của SV tại Hà Nội tăng 0,417 đơn vị.
Nhóm đánh giá vai trò của các biến độc lập thông qua giá trị hệ số Beta chuẩn hóa
nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của từng biến đến “Ý định dự thi CPA” của SV ngành
kế - kiểm toán TP Hà Nội. Từ đó, “ý định dự thi CPA” chịu tác động chính từ “thái độ đối
với việc dự thi CPA” (β6 = 0,466); tiếp đến là “sự hỗ trợ từ trường đại học” (β8 = 0,417).
Tổng quát, hai nhân tố “thái độ đối với việc dự thi CPA” và “sự hỗ trợ từ trường đại
học” tăng lên làm cho “ý định dự thi CPA” của SV tăng lên. Hai nhân tố “phí ôn thi và lệ
phí thi” và “mức độ chấp nhận rủi ro” không được SV cảm nhận thấy quan trọng khi xem
xét “ý định dự thi chứng chỉ CPA”.
4.3.5.2. Kết quả của kiểm định giả thuyết
Bảng 4.15: Kết quả kiểm định giả thuyết
Mã Giả thuyết Hệ số Mức ý Kết
hồi quy nghĩa luận

H1 Quy định liên quan đến kỳ thi CPA có ảnh hưởng 0,264 0,000 Chấp
cùng chiều đến thái độ đối với việc dự thi chứng chỉ nhận
CPA của sinh viên
61

H2 Quan điểm cá nhân về nghề nghiệp ảnh hưởng cùng 0,288 0,000 Chấp
chiều đến thái độ đối với việc dự thi chứng chỉ CPA nhận
của sinh viên

H3 Yếu tố về kỳ vọng có ảnh hưởng cùng chiều đến thái 0,298 0,000 Chấp
độ đối với việc dự thi chứng chỉ CPA của sinh viên nhận

H4 Sở thích có ảnh hưởng cùng chiều đến thái độ đối 0,248 0,000 Chấp
với việc dự thi chứng chỉ CPA của sinh viên nhận

H5 Thái độ đối với việc dự thi chứng chỉ CPA có ảnh 0,466 0,000 Chấp
hưởng cùng chiều đến ý định dự thi chứng chỉ CPA nhận
của sinh viên

H6 Sự hỗ trợ từ trường đại học có ảnh hưởng cùng chiều 0,417 0,000 Chấp
đến ý định dự thi chứng chỉ CPA của sinh viên nhận

H7 Phí ôn thi và lệ phí thi của kỳ thi có ảnh hưởng -0,049 0,270 Loại
ngược chiều đến ý định dự thi chứng chỉ CPA của bỏ
sinh viên

H8 Mức độ chấp nhận rủi ro có ảnh hưởng cùng chiều 0,026 0,561 Loại
đến ý định dự thi chứng chỉ CPA của sinh viên bỏ
(Nguồn: Nhóm nghiên cứu tự tổng hợp)
Kết quả kiểm định giả thuyết đã loại bỏ 2 trong số 8 giả thuyết được đặt ra. “Phí ôn
thi và lệ phí của kỳ thi” và “mức độ chấp nhận rủi ro” không tác động lên “ý định dự thi
CPA” của SV kế - kiểm tại TP Hà Nội. “Quy định liên quan đến kỳ thi”, “quan điểm cá
nhân về nghề nghiệp”, “yếu tố kỳ vọng” và “sở thích” có tác động cùng chiều đến “thái độ
đối với việc dự thi chứng chỉ CPA”. Thêm vào đó, “thái độ đối với việc dự thi chứng chỉ
CPA” và “sự hỗ trợ từ trường đại học” làm tăng “ý định dự thi CPA” của SV ngành kế -
kiểm tại TP Hà Nội.
Giả thuyết H1 phát biểu rằng “Quy định liên quan đến kỳ thi CPA có ảnh hưởng
cùng chiều đến thái độ đối với việc dự thi chứng chỉ CPA của sinh viên”. Kết quả nghiên
cứu chỉ ra mối quan hệ giữa “quy định liên quan đến kỳ thi” và “ý định dự thi CPA” của
SV chuyên ngành Kế toán, Kiểm toán tại TP Hà Nội có hệ số Beta = 0,264 với mức ý nghĩa
thống kê Sig = 0,000 < 0,05. Do đó chấp nhận giả thuyết H1. Qua đó, có thể thấy “quy định
62

liên quan đến kỳ thi” ảnh hưởng cùng chiều đến “thái độ đối với việc dự thi chứng chỉ
CPA” của SV. Tác động của nhân tố “quy định liên quan đến kỳ thi CPA” quan trọng hơn
so với nhân tố “sở thích” dựa vào mức độ ảnh hưởng tương đối lớn hơn.
Giả thuyết H2 phát biểu rằng “Quan điểm cá nhân về nghề nghiệp ảnh hưởng
cùng chiều đến thái độ đối với việc dự thi chứng chỉ CPA của sinh viên”. Hệ số Beta =
0,288, mức ý nghĩa Sig = 0,000 < 0,05, do đó giả thuyết H2 được chấp nhận. Từ đó có thể
nhận ra được rằng “quan điểm cá nhân về nghề nghiệp” tác động cùng chiều đến “thái độ
đối với việc dự thi chứng chỉ CPA” của SV chuyên ngành Kế toán, Kiểm toán tại TP Hà
Nội. Điều này thể hiện các đặc điểm cá nhân của SV như có thái độ tích cực về nghề nghiệp,
ham học hỏi và phát triển bản thân để đáp ứng nhu cầu của thị trường việc làm, cảm thấy
công việc kiểm toán thú vị sẽ có “thái độ đối với việc dự thi chứng chỉ CPA” theo hướng
tích cực hơn.
Giả thuyết H3 phát biểu rằng “Yếu tố về kỳ vọng có ảnh hưởng cùng chiều đến thái
độ đối với việc dự thi chứng chỉ CPA của sinh viên”. Hệ số Beta = 0,298 với mức ý nghĩa
thống kê Sig = 0,000 < 0,05, do đó giả thuyết H3 được chấp nhận. Có thể cho rằng “yếu tố
về kỳ vọng” của SV càng mạnh thì “thái độ đối với việc dự thi CPA” của họ càng có xu
hướng tăng. Mức độ ảnh hưởng tương đối lớn so với các nhân tố khác thể hiện tác động
của nhân tố “yếu tố kỳ vọng” quan trọng hơn so với các nhân tố còn lại. Điều này hàm ý
kỳ vọng về cơ hội công việc có thu nhập tốt của SV càng lớn thì “thái độ đối với việc dự
thi chứng chỉ CPA” sẽ càng cao.
Giả thuyết H4 phát biểu rằng “Sở thích có ảnh hưởng cùng chiều đến thái độ đối
với việc dự thi chứng chỉ CPA của sinh viên”. Hệ số Beta = 0,288 với mức ý nghĩa thống
kê Sig = 0,000 < 0,05, do đó giả thuyết H4 được chấp nhận. Điều này đã chỉ ra rằng yếu tố
“sở thích” có tác động cùng chiều đến “thái độ đối với việc dự thi chứng chỉ CPA”.
Giả thuyết H5 phát biểu rằng “Thái độ đối với việc dự thi chứng chỉ CPA có ảnh
hưởng tích cực đến ý định dự thi chứng chỉ CPA của sinh viên”. Hệ số Beta = 0,466 với
mức ý nghĩa thống kê Sig = 0,000 < 0,05, do đó giả thuyết H5 được chấp nhận. “Thái độ
đối với việc dự thi chứng chỉ CPA” có tác động cùng chiều đến “ý định dự thi CPA”. Điều
này chỉ ra rằng các nhân tố “quy định liên quan đến kỳ thi”, “quan điểm cá nhân về nghề
nghiệp”, “yếu tố kỳ vọng” và “sở thích” tác động càng nhiều đến “thái độ đối với việc dự
thi chứng chỉ CPA” thì “ý định dự thi CPA” càng bị tác động thuận chiều.
Giả thuyết H6 phát biểu rằng “Sự hỗ trợ từ trường đại học có ảnh hưởng cùng
chiều đến ý định dự thi chứng chỉ CPA của sinh viên”. Hệ số Beta = 0,417 với mức ý
nghĩa thống kê Sig = 0,000 < 0,05, do đó giả thuyết H6 được chấp nhận. Như vậy, “thái độ
63

đối với việc dự thi chứng chỉ CPA” có tác động cùng chiều đến “ý định dự thi CPA”. Điều
này chứng tỏ khi SV nhận được nhiều “sự hỗ trợ từ giảng viên và nhà trường” thì SV sẽ có
“ý định dự thi CPA” cao hơn.
Giả thuyết H7 và H8 phát biểu rằng “Phí ôn thi và lệ phí thi của kỳ thi có ảnh
hưởng thuận chiều đến ý định dự thi chứng chỉ CPA của sinh viên” và “Mức độ chấp
nhận rủi ro có ảnh hưởng tích cực đến ý định dự thi chứng chỉ CPA của sinh viên”. Hệ
số hồi quy lần lượt là -0,049 và 0,026 với mức ý nghĩa thống kê Sig lần lượt là 0,270 và
0,561 > 0,05, do đó giả thuyết H7 và H8 không được chấp nhận. Lý do có thể là chi phí ôn
thi và lệ phí thi CPA Việt Nam được đánh giá là không quá cao so với chi phí mà SV phải
bỏ ra để đạt được các chứng chỉ nghề nghiệp khác. Bên cạnh đó, mức độ chấp nhận rủi ro
không ảnh hưởng đến ý định là do đáp viên hoàn toàn là SV năm 3 và năm 4. Đây là thế hệ
trẻ tự tin, gan dạ và nhiệt huyết. Vì lẽ đó, đáp viên cảm thấy rằng rủi ro khi trượt kỳ thi
CPA không gây ra nhiều thiệt hại vật chất hay các vấn đề khác.
Dựa trên kết quả định lượng, nhóm đã đưa ra mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến ý
định dự thi CPA của SV chuyên ngành Kế toán, Kiểm toán trên địa bàn TP Hà Nội. Tuy
nhiên, nghiên cứu vẫn còn cần sử dụng mẫu mang tính khách quan và đại diện hơn, các
biến quan sát có ý nghĩa thiết thực hơn và mô tả tốt hơn ý nghĩa của các nhân tố để có thêm
bằng chứng chứng minh các nhận định trên.
4.3.6. Kết quả phân tích khác biệt trung bình so sánh giữa các nhóm
Bảng 4.16: Bảng mã hóa
Nhóm Mã hóa dạng số
Năm học Năm 3 0
Năm 4 1
Giới tính Nữ 0
Nam 1
Ngành học Kế toán 0
Kiểm toán 1
Trường học Kinh tế quốc dân 0
Khác 1
Điểm GPA 2.00-2.49 1
2.50-3.19 2

3.20-3.59 3
64

3.60-4.00 4
(Nguồn: Nhóm nghiên cứu tự tổng hợp)
4.4.6.1. Kết quả phân tích theo Năm học
Bảng 4.17: Kết quả kiểm định sự khác biệt trung bình của biến Năm học
Levene’s Test for Equality t-test for Equality of
of Variances Means
Sig. Sig. (2-tailed)
Equal variances assumed 0,686 0,015
Equal variances not assumed 0,014
(Nguồn: Nhóm nghiên cứu tự tổng hợp)
Bảng 4.18: Kết quả thống kê mô tả nhóm
Năm học N Trung bình Độ lệch chuẩn

Năm 3 128 3,6953 0,63983

Năm 4 160 3,8844 0,65510


(Nguồn: Nhóm nghiên cứu tự tổng hợp)
Tại bảng 4.17, giá trị Sig. trong kiểm định Levene’s Test = 0,686 và giá trị Sig. (2-
tailed) tại dòng Equal variances assumed = 0,015. Có thể hiểu rằng sự chênh lệch trung
bình về “ý định dự thi CPA” giữa các SV có năm đào tạo khác nhau có ý nghĩa thống kê.
Cụ thể, thông qua bảng 4.18, có thể cho rằng “ý định dự thi CPA” của SV năm 4 cao hơn
“ý định dự thi CPA” của SV năm 3.
4.4.6.2. Kết quả phân tích theo Giới tính
Bảng 4.19: Kết quả kiểm định sự khác biệt trung bình của biến Giới tính
Levene’s Test for Equality t-test for Equality of
of Variances Means
Sig. Sig. (2-tailed)
Equal variances assumed 0,715 0,878
Equal variances not assumed 0,876
(Nguồn: Nhóm nghiên cứu tự tổng hợp)
Bảng 4.20: Kết quả thống kê mô tả nhóm
Giới tính N Trung bình Độ lệch chuẩn

Nam 116 3,7931 0,62752


65

Nữ 172 3,8052 0,67311


(Nguồn: Nhóm nghiên cứu tự tổng hợp)
Tại bảng 4.19, giá trị Sig. trong kiểm định Levene’s Test = 0,715 và giá trị Sig. (2-
tailed) tại dòng Equal variances assumed = 0,878. Kết quả này cho thấy sự khác nhau
về “giới tính” lên “ý định dự thi CPA” của SV không có ý nghĩa thống kê.
4.4.6.3. Kết quả phân tích theo Ngành học
Bảng 4.21: Kết quả kiểm định sự khác biệt trung bình của biến Ngành học
Levene’s Test for Equality t-test for Equality of
of Variances Means
Sig. Sig. (2-tailed)
Equal variances assumed 0,417 0,000
Equal variances not assumed 0,000
(Nguồn: Nhóm nghiên cứu tự tổng hợp)
Bảng 4.22: Kết quả thống kê mô tả nhóm
Ngành học N Trung bình Độ lệch chuẩn

Kế toán 149 3,9799 0,62569

Kiểm toán 139 3,6079 0,63063


(Nguồn: Nhóm nghiên cứu tự tổng hợp)
Tại bảng 4.21, giá trị Sig. trong kiểm định Levene’s Test = 0,417 và giá trị Sig. (2-
tailed) tại dòng Equal variances assumed = 0,000. Có thể hiểu rằng sự chênh lệch về “ý
định dự thi CPA” giữa các SV có ngành học khác nhau có ý nghĩa thống kê. Cụ thể, thông
qua bảng 4.22, có thể cho rằng “ý định dự thi CPA” của SV kế toán cao hơn “ý định dự thi
CPA” của SV kiểm toán.
4.4.6.4. Kết quả phân tích theo Trường học
Bảng 4.23: Kết quả kiểm định sự khác biệt trung bình của biến Trường học
Levene’s Test for Equality t-test for Equality of
of Variances Means
Sig. Sig. (2-tailed)
Equal variances assumed 0,434 0,294
Equal variances not assumed 0,300
(Nguồn: Nhóm nghiên cứu tự tổng hợp)
66

Bảng 4.24: Kết quả thống kê mô tả nhóm


Trường học N Trung bình Độ lệch chuẩn

Khác 107 3,8315 0,64166


Kinh tế quốc dân 181 3,7477 0,67424
(Nguồn: Nhóm nghiên cứu tự tổng hợp)
Tại bảng 4.23, giá trị Sig. trong kiểm định Levene’s Test = 0,434 và giá trị Sig. (2-
tailed) tại dòng Equal variances assumed = 0,294. Theo đó, sự khác biệt giữa “ý định dự thi
CPA” của các SV có trường đại học khác nhau không có ý nghĩa thống kê.
4.4.6.5. Kết quả phân tích theo điểm GPA
Bảng 4.25: Kết quả kiểm định tính đồng nhất của phương sai
Levene Statistic df1 df2 Sig.
Based on Mean 0,663 3 284 0,576
(Nguồn: Nhóm nghiên cứu tự tổng hợp)
Bảng 4.26: Kết quả kiểm định ANOVA
Sum of Squares df Mean Square F Sig.
Between Group 0,476 3 0,159 0,369 0,776
Within Groups 122,294 284 0,431
Total 122,770 287
(Nguồn: Nhóm nghiên cứu tự tổng hợp)
Bảng 4.27: Thống kê mô tả biến điểm GPA
N Trung bình Độ lệch chuẩn Sai số chuẩn
2.00-2.49 55 3,8273 0,67336 0,09080
2.50-3.19 179 3,8087 0,67096 0,05015
3.20-3.59 39 3,7885 0,57793 0,09254
3.60-4.00 15 3,6333 0,59662 0,15405
Tổng 288 3,8003 0,65404 0,03854
(Nguồn: Nhóm nghiên cứu tự tổng hợp)
Trong bảng 4.25 và 4.26, giá trị Sig trong kiểm định tính đồng nhất của phương sai
= 0,663 và giá trị Sig. trong ANOVA = 0,776. Vì vậy, sự chênh lệch về “ý định dự thi CPA”
giữa các SV có điểm GPA khác nhau không có ý nghĩa thống kê.
67

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4


Nội dung chính của chương này là trình bày các kết quả nghiên cứu bao gồm nghiên
cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Qua nghiên cứu định tính, mô hình và các biến
quan sát mà nhóm tác giả đưa ra đã được đa số các chuyên gia chấp nhận là thích hợp với
bối cảnh tại Việt Nam và việc sử dụng các thang đo, kiểm định như nhóm đề xuất là hoàn
toàn phù hợp. Đây cũng là căn cứ để xây dựng bảng hỏi cho nghiên cứu định lượng. Kết
quả nghiên cứu định lượng thu được cho thấy:
 Nhóm kiểm định Cronbach’s Alpha và phân tích EFA nhận thấy “thái độ đối với
việc dự thi chứng chỉ CPA” và “ý định dự thi CPA” của SV đều có tính đại diện.
 4 nhân tố: “quy định liên quan đến kỳ thi”, “quan điểm cá nhân về nghề nghiệp”,
“yếu tố về kỳ vọng”, “sở thích” đều có tác động thuận chiều đến “thái độ đối với
việc dự thi chứng chỉ CPA” của SV chuyên ngành Kế toán, Kiểm toán. Trong đó,
“yếu tố về kỳ vọng” và “quan điểm cá nhân về nghề nghiệp” là nhân tố có mức độ
lớn nhất đến “thái độ đối với việc dự thi chứng chỉ CPA”.
 Nhân tố “phí ôn thi và lệ phí thi” và “mức độ chấp nhận rủi ro” không ảnh hưởng
đến “ý định dự thi CPA” của SV chuyên ngành Kế toán, Kiểm toán.
 Nhân tố “thái độ đối với việc dự thi chứng chỉ CPA” có tác động mạnh nhất đến “ý
định dự thi CPA”. Tiếp đến là nhân tố “sự hỗ trợ từ trường Đại học” cũng có tác
động thuận chiều với “ý định dự thi CPA” của SV chuyên ngành Kế toán, Kiểm
toán.
 Ý định dự thi CPA của SV năm 4 cao hơn SV năm 3.
 Ý định dự thi CPA của SV kế toán cao hơn SV kiểm toán.
 Yếu tố giới tính, trường học, điểm GPA không quyết định đến ý định dự thi của SV.
Kết quả này là căn cứ để nhóm tác giả thảo luận và đưa ra một vài khuyến nghị được
nêu trong chương 5.
68

CHƯƠNG 5: THẢO LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


5.1. Giới thiệu
Chương 5 đưa ra kết luận và tổng kết quy trình thực hiện của nhóm. Việc xây dựng
mô hình dựa trên các công bố trước đây với nền tảng dựa trên lý thuyết TRA, lý thuyết TPB
và lý thuyết BDT. Sau đó, kết hợp phương pháp định tính và định lượng để kiểm định cho
mô hình trong bối cảnh Việt Nam. Từ đó, nhóm nghiên cứu tổng hợp lại kết quả, đưa ra kết
luận, hàm ý, khuyến nghị cho các chủ thể liên quan giúp gia tăng số lượng SV dự thi chứng
chỉ CPA. Ngoài ra, chương 5 còn nêu ra các đóng góp của đề tài về mặt lý luận và thực tiễn
đồng thời chỉ ra những mặt hạn chế của đề tài và gợi ý hướng nghiên cứu cho các nghiên
cứu tiếp theo trong tương lai.
5.2. Kết quả nghiên cứu chính
Dựa trên việc phát triển mô hình nghiên cứu của Nguyễn Thúy An và cộng sự (2021)
kết hợp với tham khảo những đề tài trước đó, mô hình “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định
dự thi CPA của sinh viên tại Hà Nội” được xây dựng, sử dụng kết hợp phương pháp nghiên
cứu định tính cùng với định lượng. Phương pháp định tính được thực hiện để kiểm tra mô
hình và phát hiện các nhân tố mới trong điều kiện tại Việt Nam, thông qua cuộc phỏng vấn
sâu với các chuyên gia trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán tại Việt Nam. Phương pháp định
lượng được thực hiện bằng cách gửi bảng khảo sát online trên các trang mạng xã hội để thu
thập thông tin từ 288 SV. Nhóm nghiên cứu phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS 26.0
qua các kỹ thuật như kiểm định Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố EFA, thống kê mô tả,
hồi quy đa biến,… để đạt tiêu chuẩn nghiên cứu đưa vào kiểm định. Kết quả thu được theo
các mục tiêu ban đầu đề ra.
Hai nhân tố chính ảnh hưởng đến ý định dự thi CPA của SV chuyên ngành Kế toán,
Kiểm toán tại TP Hà Nội là “thái độ đối với việc dự thi chứng chỉ CPA” và “sự hỗ trợ từ
trường đại học”. Trong đó, có bốn nhân tố được nhận thấy tỷ lệ thuần với “thái độ dự thi”
bao gồm “yếu tố về kỳ vọng”, “quan điểm cá nhân về nghề nghiệp”, “quy định liên quan
đến kỳ thi CPA” và “sở thích”. Các tác nhân này đã được xác định phù hợp với các công
bố trước đây với bối cảnh nghiên cứu tại Việt Nam.
Thái độ đối với việc dự thi chứng chỉ CPA
Các nhân tố “yếu tố về kỳ vọng”, “quan điểm cá nhân về nghề nghiệp”, “quy định
liên quan đến kỳ thi CPA” và “sở thích” có tác động thuận chiều đến “ý định dự thi CPA”.
Trong đó, “yếu tố về kỳ vọng” có tác động mạnh nhất, tiếp đến là “quan điểm cá nhân về
nghề nghiệp”, “quy định liên quan đến kỳ thi CPA” và cuối cùng là “sở thích”. Kết quả và
69

giá trị cụ thể của một vài nhân tố có điểm giống cũng như những điểm khác khi đối chiếu
những nghiên cứu nước ngoài trước đây.
Mô hình hồi quy đa biến được thể hiện:
TD = 0,264*QD + 0,288*NN + 0,298*KV + 0,248*ST + ε (1)
Trong đó:
TD: Thái độ đối với việc dự thi chứng chỉ CPA
QD: Quy định liên quan đến kỳ thi CPA
NN: Quan điểm cá nhân về nghề nghiệp
KV: Yếu tố về kỳ vọng
ST: Sở thích
ε: sai số ngẫu nhiên
Dựa vào kết quả thu được từ mô hình hồi quy, những SV có yếu tố về kỳ vọng lớn,
quan điểm cá nhân về nghề nghiệp tích cực, đánh giá quy định kỳ thi là thích hợp và có sở
thích liên quan đến việc “dự thi chứng chỉ CPA” thì họ sẽ có “thái độ đối với việc dự thi
CPA” càng lớn. Trong đó, mạnh nhất là “yếu tố về kỳ vọng”, sau đó đến “quan điểm cá
nhân về nghề nghiệp”, “quy định liên quan đến kỳ thi CPA” và cuối cùng tác nhân có tác
động thấp nhất là “sở thích”.
Mô hình có khả năng giải thích 62,6% (Adjusted R Square=%), điều này thể hiện
các biến độc lập (QD, NN, KV, ST) giải thích được 62,6% sự biến thiên của biến phụ thuộc
(TD), còn 37,4% được giải thích bởi các biến khác nằm ngoài mô hình và sai số ngẫu nhiên.
Con số này khá cao nếu so sánh với nghiên cứu trong nước về ý định dự thi CPA. Điều này
có thể bởi những số liệu được nhóm thu thập chưa chính xác hoặc số lượng mẫu và quy mô
mẫu nghiên cứu còn nhỏ.
Ý định dự thi chứng chỉ CPA
“Ý định dự thi chứng chỉ CPA” được xác định bởi “thái độ đối với việc dự thi chứng
chỉ CPA” và “sự hỗ trợ từ trường đại học”. Hai nhân tố này đều phù hợp với nghiên cứu
trước đây và có độ tin cậy hợp với dữ liệu thị trường.
Cả 2 nhân tố “thái độ đối với việc dự thi chứng chỉ CPA” và “sự hỗ trợ từ trường đại
học” đều có tác động tỷ lệ thuận “ý định dự thi CPA” nhưng mức độ mỗi tác nhân là khác
nhau. Giá trị thể hiện mức độ là khác biệt khi đối chiếu những nghiên cứu trước đây, thể
hiện những phát hiện mới khi áp dụng tại Việt Nam và cụ thể là tại TP Hà Nội.
Mô hình hồi quy đa biến được thể hiện:
DT = 0,466*TD + 0,417DH + ω (2)
Trong đó:
70

DT: Ý định dự thi chứng chỉ CPA của sinh viên


TD: Thái độ đối với việc dự thi chứng chỉ CPA
DH: Sự hỗ trợ từ trường đại học
ω: sai số ngẫu nhiên
Theo kết quả phân tích, SV kế toán, kiểm toán có “thái độ đối với việc dự thi chứng
chỉ CPA” tích cực, nhận được nhiều “sự hỗ trợ của trường đại học” sẽ có tác động tích cực
đến “ý định dự thi CPA”. Trong đó, “thái độ đối với việc dự thi chứng chỉ CPA” có tác
động đến “ý định dự thi” mạnh hơn so với nhân tố “sự hỗ trợ từ trường đại học”.
Mô hình nghiên cứu có khả năng giải thích 55,6% (Adjusted R Square=%), điều này
thể hiện các biến độc lập (TD, DH, PH, RR) giải thích được 55,6% sự biến thiên của biến
phụ thuộc (YD), 44,4% còn lại được giải thích bởi các biến ngoài mô hình và sai số ngẫu
nhiên. Mức độ giải thích này có thể chấp nhận được do dạng dữ liệu nghiên cứu và bối cảnh
kinh tế thay đổi nhanh chóng qua từng ngày.
Ngoài ra, trên góc độ thống kê mô tả, nghiên cứu đã cung cấp nhiều thông tin quan
trọng và ý nghĩa. Các SV tham gia trả lời khảo sát có đặc điểm sau: 59,7% là nữ, 55,6% là
năm 4, SV kế toán chiếm 51,7%, SV Kinh tế quốc dân chiếm 62,8% và trong đó có 62,2%
SV có GPA từ 3.20-3.59, điều này phù hợp với đặc điểm của SV khối ngành kế toán - kiểm
toán tại Hà Nội. Từ đặc điểm nhân khẩu học, nhóm rút ra kết luận thứ nhất SV năm 4 sẽ có
ý định dự thi CPA cao hơn SV năm 3. Bởi SV năm 4 đã hoàn thành chương trình đào tạo
và đã được tiếp xúc với công việc kế toán thực tế. Đồng thời, khi ra trường, đối mặt với vấn
đề việc làm, SV năm 4 sẽ có kế hoạch nghề nghiệp rõ ràng hơn SV năm 3. Thứ hai, SV
ngành kế toán sẽ có ý định dự thi CPA cao hơn SV ngành kiểm toán. Thực tế, SV ngành kế
toán - kiểm toán không phân chia rạch ròi ngành học và công việc. Bởi kiến thức của 2
ngành này có sự tương tự nhau và khả năng trở thành kiểm toán của SV kế toán không thể
thấp hơn SV kiểm toán. Thông thường, do lo ngại về vấn đề rủi ro pháp lý trong quá trình
làm việc, nhiều SV kế toán mong muốn trở thành kiểm toán viên hơn, muốn cả khả năng
cạnh tranh thị trường việc làm với SV kiểm toán nên ý định dự thi cũng cao hơn. Thứ ba,
SV thuộc các nhóm điểm GPA khác nhau lại có ý định dự thi CPA gần giống nhau. Thực
tế, điểm số không hoàn toàn thể hiện được năng lực của SV bởi kết quả học tập phụ thuộc
nhiều vào các nhân tố khác như số giờ học, sự chăm chỉ,... Ngoài ra, định hướng phát triển
của SV có thể ảnh hưởng đến điểm số của SV. Hiện nay, nhiều SV cho rằng các doanh
nghiệp ít quan tâm hơn đến điểm số và yêu cầu nhiều hơn về kinh nghiệm nên muốn tham
gia nhiều hoạt động ngoại khóa hơn để tích lũy kinh nghiệm thay vì dành thời gian cho học
tập. Bên cạnh đó, với bảng điểm ko quá xuất sắc, SV sẽ thường tìm đến các chứng chỉ khác
71

để làm đẹp cho sơ yếu lý lịch, đặc biệt là các chứng chỉ quốc tế và CPA là một trong số đó.
Thứ tư, không có sự khác biệt giữa SV nam và SV nữ, SV Kinh tế quốc dân và SV các
trường khác.
Về các nhân tố ảnh hưởng, các “quy định liên quan đến kỳ thi” đang được thiết lập
tương đối hợp lý và phù hợp, tạo điều kiện thúc “đẩy thái độ đối với việc dự thi” của SV.
Nhân tố “quan điểm cá nhân về nghề nghiệp” cũng đang tác động tích cực đến “thái độ”
thể hiện qua nhận thức về trách nhiệm trong công việc và thành công, có 67,7% người được
khảo sát đồng ý với ý kiến “họ tự quyết định nghề nghiệp của mình”, có 72,6% người được
khảo sát đồng ý với ý kiến “họ nhận thức được trách nhiệm trong việc phát triển nghề
nghiệp của mình”. “Yếu tố kỳ vọng” được đánh giá là tác động chính đến “thái độ dự thi”,
có 60,8% người đồng ý rằng “đạt được chứng chỉ CPA giúp họ có thu nhập nhiều hơn và
thăng tiến”. Bên cạnh đó, các sở thích của SV như “thích làm việc ở công ty kiểm toán” và
“thích sự thử thách khi theo đuổi chứng chỉ CPA” cũng làm tăng thái độ đối với việc dự
thi.
Ngoài ra, “thái độ đối với việc dự thi” cũng tác động tích cực nhờ việc phổ biến
chứng chỉ CPA rộng rãi trong cộng đồng SV kế - kiểm. Có 62,8% SV tham gia khảo sát
đồng ý rằng “chứng chỉ CPA nên được phổ biến rộng rãi cho SV càng sớm càng tốt” và có
66,6% người trả lời cho rằng “họ cảm thấy hào hứng khi được chia sẻ hoặc chia sẻ thông
tin về chứng chỉ CPA”. Đặc biệt, 60,1% người trả lời nói rằng họ có ý định dự thi CPA khi
họ được các giảng viên khuyến khích dự thi và 60,4% người trả lời cho rằng họ dự định dự
thi CPA nếu giảng viên chỉ ra các nội dung có liên quan đến kỳ thi trong quá trình giảng
dạy. Kết quả nghiên cứu đã làm rõ được mức độ ảnh hưởng và sự tương quan giữa các nhân
tố có ảnh hưởng tới “ý định dự thi CPA” của SV ngành kế toán - kiểm toán tại Hà Nội.
Thông qua kết quả này có thể cung cấp những thông tin cần thiết cho các nhà tổ chức kiểm
toán chuyên nghiệp để từ đó đưa ra những chiến dịch truyền thông nhằm phổ biến rộng rãi
thông tin liên quan tới chứng chỉ CPA trong cộng đồng SV kế - kiểm. Đồng thời, kết quả
này cũng khuyến khích các trường đại học đưa thêm nhiều nội dung liên quan đến kỳ thi
CPA vào chương trình đào tạo.
5.3. Thảo luận về kết quả nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu xây dựng mô hình dựa trên nền tảng các lý thuyết chính gồm TPB
(Ajzen, 1991) và BDT (Simon và cộng sự, 1959) và kế thừa từ các nghiên cứu tương tự cả
trong nước và quốc tế, kết hợp với các yếu tố quan sát được để đề xuất mô hình nghiên cứu
của mình.
72

So với các nghiên cứu trước đây, nghiên cứu này đã thể hiện tác động cùng chiều
của biến trung gian “thái độ đối với việc dự thi chứng chỉ CPA”, tương ứng với đề tài của
Nguyễn Thúy An và cộng sự (2021). Cùng với đó, mối quan hệ này cũng giúp khẳng định
“thái độ của cá nhân là một tác nhân quan trọng của dự định hành vi” (Churchman, 2013;
Coe và cộng sự, 2016; Hammour, 2018; Solikhah, 2014). Sự khẳng định này ám chỉ rằng
một cá nhân có thái độ tích cực hơn về việc dự thi, tin tưởng hơn vào chứng chỉ CPA Việt
Nam thì “ý định dự thi” của họ sẽ được tăng cao. Tức là, muốn nâng cao “ý định dự thi
chứng chỉ CPA Việt Nam” trước tiên phải tác động nhằm nâng cao “thái độ dự thi” của họ.
Cụ thể, có 4 nhân tố tác động cùng chiều đến “thái độ dự thi”, đó là:
(1) Nhân tố “Yếu tố về kỳ vọng” được nhận thấy cùng chiều với “thái độ dự thi” và
đã được xác định trước đó (Ahmed và cộng sự, 1997; Chen và cộng sự, 2005; Tan và
Lasward, 2006; Coe và cộng sự, 2016; Wen và cộng sự, 2015; Nguyễn Thúy An và cộng
sự, 2021). Theo đó, dễ dàng nhận thấy rằng sự kỳ vọng về lợi ích của chứng chỉ CPA Việt
Nam càng nhiều thì họ sẽ càng có mục tiêu để phấn đấu nỗ lực để sở hữu được chứng chỉ
này. Nói cách khác, cần tạo cho cá nhân các kỳ vọng về nghề nghiệp trong tương lai để họ
có cái nhìn thiện cảm trong việc tham dự kỳ thi lấy chứng chỉ CPA.
(2) Nhân tố “Quan điểm cá nhân về nghiệp” thuận chiều với “thái độ đối với việc dự
thi chứng chỉ” của SV, kết luận này tương đồng với nghiên cứu của Coe và cộng sự (2013),
Wen và cộng sự (2015), Owusu và cộng sự (2018) và Nguyễn Thúy An và cộng sự (2021).
Nếu “quan điểm cá nhân về nghề nghiệp” của SV là tích cực thì họ sẽ có niềm tin và hy
vọng cao hơn vào nghề nghiệp của mình, từ đó “thái độ dự thi” của họ cũng tích cực hơn.
Do đó, cần có những cách thức tác động phù hợp đến cách nhìn nhận về nghề nghiệp của
mỗi cá nhân.
(3) Nhân tố “Quy định liên quan đến kỳ thi CPA” có tác động cùng chiều đến “thái
độ dự thi”. Mối quan hệ này được nhận thấy đồng tình với các đề tài đã đưa ra (Solikhah,
2014; Nguyễn Thúy An và cộng sự, 2021). Việc cần thiết là xây dựng các quy định kỳ thi
một cách minh bạch, rõ ràng nhằm tạo điều cho đối tượng dự thi, thúc đẩy “thái độ dự thi”
theo hướng tích cực.
(4) Nhân tố “Sở thích” cùng chiều với “thái độ dự thi” cũng được khẳng định trong
nghiên cứu này, tương ứng với nghiên cứu của Owusu và cộng sự (2018). Một cá nhân có
sự yêu thích, thích thú đặc biệt đối với môi trường làm việc, tính chất công việc và sự thử
thách bản thân trong việc theo đuổi chứng chỉ. Chứng chỉ CPA Việt Nam là một phần để
hoàn thiện mục tiêu cá nhân và phát triển bản thân họ. Do đó cần tạo điều kiện cho SV kế
toán, kiểm toán tiếp xúc, tìm hiểu về công việc kế toán, kiểm toán cũng như chứng chỉ CPA
73

Việt Nam.
Ngoài “thái độ đối với việc dự thi chứng chỉ CPA”, yếu tố “sự hỗ trợ từ trường đại
học” cũng sẽ làm tăng “ý định dự thi CPA”. Các điều kiện hỗ trợ học tập, nghiên cứu cho
SV càng thuận lợi sẽ dẫn đến “ý định dự thi” càng cao. Kết luận này cũng đã được đưa ra
trước đó (Coe và cộng sự, 2013; Nguyễn Thúy An và cộng sự, 2021). Vì vậy việc nâng cao
các hoạt động hỗ trợ đến sự hình thành và thúc đẩy “ý định dự thi CPA” của SV là điều các
trường đại học cần đẩy mạnh.
Theo bài nghiên cứu thì nhân tố “Phí ôn thi và lệ phí của kỳ thi” là nhân tố không có
mối tương quan với “ý định dự thi CPA” của SV chuyên ngành Kế toán, Kiểm toán tại Hà
Nội, kết quả này đồng tình với Nguyễn Thúy An và cộng sự (2021). Lệ phí tham gia dự thi
rơi vào mức 250,000 đồng/môn theo quy định được cập nhật của Bộ Tài chính năm 2019.
Về phí ôn thi của chứng chỉ CPA, nó sẽ dao động tùy thuộc vào địa điểm, hình thức ôn
thi,... Các cá nhân có thể chủ động chọn cách thức ôn thi và tự lập một kế hoạch tài chính
phù hợp hoàn cảnh nhằm chi trả được chi phí này cũng như sắp xếp dành thời gian hợp lý
để ôn thi. Các mức chi phí này là không quá sức để chi trả so với chi phí mà SV phải bỏ ra
để đạt được các chứng chỉ nghề nghiệp khác.
Bên cạnh đó, nhân tố “mức độ chấp nhận rủi ro” là nhân tố không ảnh hưởng đến “ý
định dự thi CPA” của SV chuyên ngành Kế toán, Kiểm toán tại Hà Nội. Nguyên nhân của
kết quả này là do đối tượng nghiên cứu là SV năm 3, năm 4 nên họ có khả năng chấp nhận
rủi ro cao, có xu hướng khám phá và thử thách bản thân cũng như sự mạnh dạn, tự tin để
thực hiện các hành động có kết quả xảy ra không chắc chắn. Bên cạnh đó, các rủi ro thi
trượt kỳ thi và các rủi ro về tài chính được đánh giá là không quá cao, có thể chấp nhận
được và những người dự thi đều xác định sẵn sàng thi lại lần nữa nếu không thi đỗ.
Nhìn chung, nhóm đã khái quát ảnh hưởng của các nhân tố đến “ý định dự thi CPA”
của SV tại Hà Nội, bao gồm các đặc điểm SV. Với hoàn cảnh nguồn thí sinh tham gia dự
thi chứng chỉ CPA đang ngày càng có xu hướng giảm như hiện nay, việc nghiên cứu tại
Việt Nam lại tương đối ít, bài nghiên cứu của nhóm tác giả mang tính khái quát cao, có thể
tham khảo áp dụng các giải pháp cải thiện tỷ lệ thí sinh “dự thi CPA” và chất lượng lao
động ngành kế toán, kiểm toán cùng hướng đi cho các đề tài sau này.
5.4. Khuyến nghị từ hàm ý của kết quả nghiên cứu
Các kết quả về các nhân tố ảnh hưởng đến “ý định dự thi CPA” có ý nghĩa về cả mặt
lý luận và thực tiễn. Căn cứ vào đó, nhóm tác giả hy vọng đề ra các ý kiến phù hợp cho đối
tượng SV, các cơ sở đào tạo và các cơ quan quản lý Nhà nước nhằm khuyến khích gia tăng
số lượng SV có ý định tham dự thi CPA.
74

5.4.1. Khuyến nghị đối với sinh viên


Nâng cao “thái độ của SV đối với việc dự thi CPA” sẽ gia tăng số lượng và chất
lượng nguồn nhân lực kiểm toán viên hành nghề để đáp ứng được nhu cầu của thị trường
trong nước và quốc tế. Nghiên cứu về ý định dự thi CPA của SV sẽ giúp SV có các quyết
định, kế hoạch phù hợp với nghề nghiệp của mình để tích lũy kiến thức và kĩ năng nhằm
đảm bảo cho sự nghiệp trong tương lai của SV được thành công và đáp ứng những mong
muốn về công việc cũng như thu nhập của SV.
Để gia tăng ý định dự thi CPA của SV ngành kế toán – kiểm toán tại Việt Nam, SV
cần tự nâng cao thái độ đối với kỳ thi của mình. Trên cơ sở kết quả thu về, nhóm tác giả
xin đưa ra một số giải pháp đối với SV như sau:
Một là, “yếu tố kỳ vọng” của SV là rất quan trọng khi xem xét “ý định dự thi CPA”
của họ. SV phải hiểu rõ được các kỳ vọng của bản thân đối với những lợi ích mà chứng chỉ
CPA đem lại trong quá trình hành nghề kiểm toán viên, đánh giá mặt lợi ích thu được và
chi phí bỏ ra có liên quan. Chứng chỉ CPA là một chứng chỉ cần thiết nếu SV muốn theo
đuổi nghề nghiệp là kiểm toán viên. Nghề kiểm toán được đánh giá là một nghề có thu nhập
cao và được nhiều nhà tuyển dụng tìm kiếm. Ngày cảng nhiều doanh nghiệp có nhu cầu vì
thế là dễ hiểu khi có nhiều công ty kiểm toán lớn tại Việt Nam như EY, KPMG, PwC,
Deloitte,… Chính vì thế, hoàn toàn phù hợp khi kỳ vọng vào việc chứng chỉ CPA có thể
giúp SV thành công hơn trên con đường sự nghiệp của mình.
Hai là, “quan điểm cá nhân về nghề nghiệp” cũng ảnh hưởng nhiều đến “ý định dự
thi CPA”. SV cần xác định rõ con đường nghề nghiệp mà mình muốn theo đuổi, những mặt
tích cực và tiêu cực khi theo đuổi nghề kiểm toán. Kiểm toán được nhận định là một công
việc có nhiều cơ hội nghề nghiệp rộng mở nhưng đồng thời cũng yêu cầu sự tỉ mỉ, chính
xác và có phần áp lực cùng với khối lượng công việc lớn. Quan điểm là khác nhau ở những
người khác nhau và ở những giai đoạn khác nhau. Thực tế, với SV, quan điểm sẽ còn thiếu
sót nhiều và rất khác với những người đã có kinh nghiệm làm việc thực tế. Tuy nhiên cá
nhân mỗi người vẫn có những quan điểm của riêng mình. Nhất là trong thời đại 4.0 như
hiện nay, thông tin càng ngày càng được phổ biến rộng rãi, SV ngày càng có thể tiếp cận
dễ dàng hơn đến công việc tương lai mà bản thân hướng đến. Nhiều cuộc thi tìm hiểu về
nghề nghiệp kiểm toán viên được tổ chức với quy mô lớn hàng năm cũng kéo gần khoảng
cách giữa SV kế toán, kiểm toán và những kiểm toán viên thực thụ như The Audit Race,
Deloitte Passport Program,…
Ba là, “quy định liên quan đến kỳ thi” cũng thuận chiều với “ý định dự thi CPA”.
Tuy nhiên, điều này SV không thể thay đổi được mà chỉ có thể thích nghi với các quy định
75

đó. Nhìn chung, các quy định hiện tại để đủ điều kiện thi CPA và trở thành kiểm toán viên
chuyên nghiệp tương đối hợp lý và phù hợp với quy định của quốc tế, cung cấp đầy đủ các
kiến thức cần thiết cho một kiểm toán viên. SV kế - kiểm nên quan tâm nhiều hơn và tìm
hiểu kỹ những quy định này để đặt ra cho bản thân những kế hoạch học tập môn học và làm
việc phù hợp từ đó đủ điều kiện dự thi và tự tin chinh phục được chứng chỉ CPA.
Bốn là, “sở thích” cũng ảnh hưởng đến “ý định dự thi CPA” của SV kế toán, kiểm
toán. Sở thích của mỗi người là không đồng nhất và nó góp phần cho việc theo đuổi một
quyết định cụ thể. Được làm công việc mình yêu thích sẽ là động lực khiến SV kiên trì và
quyết tâm. Tuy nhiên, để thực sự hiểu được bản thân, mỗi SV cần trải nghiệm. Công việc
kiểm toán không phải là một công việc dễ dàng nhưng lại có nhiều cơ hội để tích lũy kinh
nghiệm, có được kỹ năng xử lý nhiều vấn đề khác nhau, được đi nhiều nơi. đi xa, đi tới
nhiều nơi khác nhau để làm việc. Với mỗi SV, hiện đang là thế hệ gen Z, mỗi cá nhân phải
chủ động nắm bắt cơ hội trải nghiệm, rèn luyện và trau dồi bản thân.
5.4.2. Khuyến nghị đối với các cơ sở đào tạo
“Sự hỗ trợ từ phía trường học, giảng viên” giữ vai trò quan trọng với “ý định dự thi
CPA” của SV. Giảng viên và trường đại học không những phải chú tâm đào tạo về mặt
chuyên môn, lý thuyết mà còn cần thiết phổ cập thường xuyên đến SV về chứng chỉ CPA
nói riêng và các chứng chỉ khác nói chung, sự cần thiết cũng như ý nghĩa của việc sở hữu
các chứng chỉ này. Điều này sẽ giúp hình thành “ý định theo đuổi chứng chỉ CPA” của SV
từ sớm. Trường đại học có thể cập nhật giáo trình, chương trình học theo những điều kiện
mới nhất của nghề nghiệp. Giảng viên có thể linh hoạt lồng ghép những kiến thức liên quan
đến chứng chỉ, kỳ thi với những kinh nghiệm thực tiễn của bản thân trong quá trình lên lớp
với SV nhằm tăng sự hứng thú và cái nhìn tích cực của SV đối với “ý định dự thi chứng chỉ
CPA”. Cơ sở đào tạo cũng cần tích cực hợp tác với các Hiệp hội nghề nghiệp lớn như
ACCA, ICAEW, VAA,... và các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực này như Big4 để tổ chức
các buổi hội thảo tiếp cận với SV.
5.4.3. Khuyến nghị đối với các doanh nghiệp
Với thực trạng thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực kế toán, kiểm
toán tại thị trường Việt Nam như hiện nay, việc thu hút đối tượng dự thi chứng chỉ CPA là
hết sức cần thiết, đặc biệt là đối tượng SV thuộc ngành kế - kiểm. Việc các SV có nhận thức
của từ sớm về chứng chỉ và các lợi ích có thể đạt được có thể làm tăng kỳ vọng của họ từ
đó dẫn đến “ý định dự thi CPA” cao hơn. Các doanh nghiệp có thể đẩy mạnh phát triển
hình ảnh nhằm tăng mức độ phổ biến đến nhiều đối tượng. Doanh nghiệp có thể tổ chức
các buổi tọa đàm với chuyên gia, các cuộc thi về kiểm toán viên tương lai và chương trình
76

học bổng hay mở ra các khóa đào tạo ngắn hạn tại chính doanh nghiệp dành cho SV kế -
kiểm tại các trường Đại học.
5.4.4. Khuyến nghị đối với cơ quan Nhà nước
Kết quả đã cho thấy nhân tố “quy định liên quan đến kỳ thi CPA” có mối quan hệ tỷ
lệ thuận với “thái độ đối với việc dự thi chứng chỉ CPA”. Phần lớn các SV đều đồng tình
với các quy định về điều kiện dự thi và các môn thi trong kỳ thi chứng chỉ CPA Việt Nam.
Lệ phí thi cũng được đánh giá là không tác động đến “ý định dự thi” của SV kế toán, kiểm
toán và phần lớn SV đều cho rằng chi phí này là không cao và hoàn toàn có thể chi trả. Đây
là dấu hiệu tích cực cho thấy rằng, các quy định của Bộ tài chính ban hành về việc thi chứng
chỉ CPA là phù hợp. Việc cần thiết là xây dựng các quy định kỳ thi một cách minh bạch, rõ
ràng và tạo điều kiện cho thí sinh dự thi để thúc đẩy thái độ dự thi theo hướng ngày càng
tích cực.
5.5. Đóng góp của Đề tài
Từ kết quả thu được, bài nghiên cứu đã cho thấy một số đóng góp cả về mặt lý luận
và mặt thực tiễn:
Đóng góp về mặt lý luận: Khẳng định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định dự thi chứng
chỉ CPA của SV tại Hà Nội. Nghiên cứu đã góp phần củng cố thêm nghiên cứu về vấn đề
dự thi chứng chỉ nghề nói chung và bổ sung phát hiện mới về vấn đề “dự thi chứng chỉ CPA
Việt Nam”. Kết quả nghiên cứu khẳng định vai trò của “thái độ đối với việc dự thi chứng
chỉ CPA” và “sự hỗ trợ từ trường đại học” đối với “ý định dự thi CPA”. Ngoài ra, nhóm
cũng chỉ ra các đặc điểm năm học, giới tính, ngành học, trường đại học, điểm GPA trong
mối quan hệ giữa các nhân tố và “ý định dự thi CPA” đồng thời chứng minh bối cảnh của
Việt Nam là địa điểm nghiên cứu phù hợp để sử dụng mô hình. Từ đó, hỗ trợ đối chiếu
những điểm khác nhau giữa các nhân tố của “ý định dự thi chứng chỉ CPA” trong các quốc
gia có nền kinh tế và văn hóa khác nhau trên thế giới.
Đóng góp về mặt thực tiễn: Đưa ra cái nhìn thực tế khi xem xét nguồn lao động có
năng lực cao của ngành kế toán, kiểm toán tại Việt Nam và chỉ ra những nguyên nhân khiến
tỷ lệ dự thi CPA Việt Nam giảm. Thông qua các kết quả phân tích, nhóm nghiên cứu đề ra
một số kiến nghị cho SV, các cơ sở đào tạo, các cơ quan quản lý Nhà nước và các doanh
nghiệp để cải thiện những hạn chế, xây dựng các giải pháp cải thiện phù hợp nhằm gia tăng
số lượng thí sinh dự thi chứng chỉ CPA Việt Nam.
5.6. Hạn chế của nghiên cứu và định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo
5.6.1. Hạn chế nghiên cứu
77

Tuy đã đi đến kết quả và kết luận như trên nhưng đề tài nghiên cứu vẫn còn tồn đọng
một số hạn chế do các giới hạn về thời gian, nguồn lực,... và ảnh hưởng từ yếu tố dịch bệnh.
Thứ nhất, có thể có một số các nhân tố của “ý định dự thi CPA” đã bị bỏ sót. Đối
với phần định lượng, nhóm đã khảo sát và chọn ra được 288 mẫu đủ điều kiện để thực hiện
các bước phân tích, tuy nhiên mẫu này có thể vẫn chưa đảm bảo được yêu cầu về quy mô,
số lượng người tham gia khảo sát do đó tính đại diện mẫu có thể còn chưa cao.
Thứ hai, về thu thập dữ liệu, bảng hỏi khảo sát được gửi trong thời gian dịch bệnh
Covid-19 tăng cao và được thực hiện hoàn toàn trực tuyến mà nhóm chưa thể phỏng vấn
sâu với đáp viên nên không loại trừ khả năng có chứa các sai sót tiềm ẩn trong các câu trả
lời mà nhóm đã thu thập được (đáp viên chưa thực sự hiểu câu hỏi và không được giải đáp).
Đối với định tính, số lượng chuyên gia tham gia đóng góp cho nghiên cứu có thể chưa được
đầy đủ. Còn về kích thước mẫu của nghiên cứu định lượng mặc dù đã đủ điều kiện gấp 5
lần số biến quan sát có trong mô hình và đạt số lượng khá cao so với các đề tài trước đó
cùng chủ đề. Tuy nhiên, nếu quy mô mẫu cao hơn thì có thể giúp tăng tính đại diện trên
tổng thể.
Thứ ba, khi xử lý dữ liệu định lượng, nhóm đã phân tích biến trung gian “Thái độ
của sinh viên đối với ý định dự thi” bằng Sobel Test để xác định mức độ ảnh hưởng của
nhóm nhân tố: “quy định liên quan đến kỳ thi”, “quan điểm cá nhân về nghề nghiệp”, “yếu
tố kỳ vọng”, “sở thích” đến biến “thái độ” và mức độ ảnh hưởng của biến trung gian đến
biến phụ thuộc. Nhưng đây có thể chưa phải phương pháp ưu việt nhất. Đối với mô hình có
biến trung gian còn có các cách phân tích khác như sử dụng kỹ thuật Bootstrap với Hayes
Process Marco, SEM với AMOS.
Thứ tư, hạn chế về nội dung và phạm vi nghiên cứu. Về phạm vi, đề tài hiện đang
tập trung chủ yếu vào đối tượng khảo sát là SV năm 3, năm 4 theo học chuyên ngành kế
toán, kiểm toán tại các trường đại học ở TP Hà Nội nên chưa bao quát được các đối tượng
khác (SV chuyên ngành khác, các đối tượng đã tốt nghiệp và đi làm). Bên cạnh đó, về khía
cạnh nội dung, nghiên cứu hiện dừng lại phân tích các yếu tố đối với “ý định dự thi CPA”
vì lựa chọn đối tượng nghiên cứu là sinh viên nên chưa tìm hiểu về sự tác động đến “hành
vi dự thi CPA”. Các biến quan sát của “Quan điểm cá nhân về nghề nghiệp” có thể gây khó
hiểu bởi đáp viên đang là SV và chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc nên quan điểm về
nghề nghiệp còn chưa đầy đủ. Do đó có thể khiến mức độ của tác nhân này bị đánh giá kém
chính xác hơn so với khi áp dụng nghiên cứu đối tượng là những người đã có kinh nghiệm
làm việc.
5.6.2. Định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo
78

Từ kết quả thu được và những mặt cần khắc phục, những hướng nghiên cứu tiếp
theo có thể phát triển và thực hiện là:
Thứ nhất, mở rộng phạm vi nghiên cứu, khảo sát trên các khu vực khác nhau trên cả
nước để mẫu mang tính khách quan, đại diện hơn. Kết hợp phương pháp định tính và
phương pháp định lượng đồng thời áp dụng phạm vi không gian và thời gian lớn hơn. Cùng
với đó, mở rộng đối tượng khảo sát là những người đã tốt nghiệp và nhân viên đã đi làm
liên quan đến lĩnh vực kiểm toán, kế toán.
Thứ hai, có thể tìm hiểu mức độ tác động của ý định đến việc quyết định thực hiện
hành vi dự thi CPA khi thực hiện mở rộng đối tượng nghiên cứu theo hướng thứ nhất. Bởi
theo Ajzen (2006) thì ý định là tiền thân của hành vi, dẫn đến hành vi với mục tiêu nhất
định trong trường hợp cụ thể
Thứ ba, có thể nghiên cứu các nhân tố khác tác động đến “ý định dự thi chứng chỉ
CPA” của SV. Kết hợp với việc mở rộng thời gian ở hướng thứ nhất, các nhóm nghiên cứu
tiếp theo có thể chọn mẫu là các SV ngành kế-kiểm tại các trường khác nhau để tiến hành
nghiên cứu dài hạn xem liệu ý định dự thi và những yếu tố khác có thực sự dẫn đến “hành
vi dự thi chứng chỉ CPA”.
79

KẾT LUẬN CHƯƠNG 5


Chương 5 trình bày các hàm ý từ kết quả nghiên cứu, từ đó nhóm nghiên cứu bàn
luận đồng thời so sánh điểm giống và khác nhau qua việc đối chiếu những kết quả trước
đây. Đồng thời, nhóm nghiên cứu cũng xây dựng một số đề xuất tới các đối tượng là SV,
cơ sở đào tạo, doanh nghiệp và cơ quan Nhà nước thông qua kết quả thu được với hy vọng
rằng các đối tượng có thể tích cực thực hiện nhằm thúc đẩy gia tăng số lượng người dự thi
chứng chỉ CPA từ đó cải thiện số lượng kiểm toán viên hành nghề trong tương lai. Ngoài
ra, chương 5 cũng trình bày một số hạn chế và hướng đi cho những đề tài tiếp theo trong
tương lai về các vấn đề liên quan đến ý định dự thi chứng chỉ CPA.
80

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tài liệu tiếng Việt:
1. Bộ tài chính, 2017. Thông tư số 91/2017/TT-BTC, ban hành ngày 31/8/2017.
2. Bùi Văn Mai, 2013. Khi nào chứng chỉ CPA của Việt Nam được các nước thừa
nhận? Báo kiểm toán số 43/2013.
3. Đào Thanh Tùng, 2020. Nhật Bản: Khả năng Việt Nam trở thành nước có thu nhập
trung bình cao vào năm 2023, từ <https://baotintuc.vn/kinh-te/nhat-ban-kha-nang-
viet-nam-tro-thanh-nuoc-co-thu-nhap-trung-binh-cao-vao-nam-2023-
20201214153044434.htm>
4. Đặng Thị Thúy Hằng, 2016. Ảnh hưởng của thông tin kế toán công bố đến quyết
định của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Viện Đào tạo SĐH.
5. Khắc Lâm và Hà Nguyễn, 2020. Chênh lệch số liệu kiểm toán gây lộn xộn thị trường,
từ <https://tapchitaichinh.vn/ke-toan-kiem-toan/chenh-lech-so-lieu-kiem-toan-gay-
lon-xon-thi-truong-322923.html>
6. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với
SPSS tập 1, tập 2, NXB Hồng Đức.
7. Nguyễn Đình Thọ, 2013. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, NXB
Tài chính, Tái bản lần 2, trang 413.
8. Nguyễn Hà Lê và Hà Thị Tường Vy, 2019. Đổi mới phương thức tổ chức thi và cấp
chứng chỉ nghề nghiệp kế toán và kiểm toán ở Việt Nam, Tạp chí Kế toán và Kiểm
toán của Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (VAA).
9. Nguyễn Thúy An, Lê Phước Hương, Huỳnh Nhựt Phương, 2021. Các nhân tố ảnh
hưởng đến ý định dự thi chứng chỉ Kế toán viên và Kiểm toán viên -Nghiên cứu thực
nghiệm tại Cần Thơ. Tạp chí Khoa học Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh - Kinh
tế và quản trị kinh doanh, 17(2), 78-92.
10. VACPA, 2015. Con đường trở thành hội viên VACPA từ
<http://www.vacpa.org.vn/Page/Detail.aspx?newid=4845>

Tài liệu tiếng Anh:


11. Ahmed, Alam, & Alam, 1997. An empirical study of factors affecting accounting
students' career choice in New Zealand. Accounting Education: An International
Journal
12. AICPA Reports, 2019. The AICPA Trends in the Supply of Accounting Graduates
and the Demand for Public Accounting Recruits, từ
81

<https://us.aicpa.org/interestareas/accountingeducation/newsandpublications/aicpa-
trends-report>
13. Ajzen, I, 1991. The Theory of Planned Behavior. Organizational Behavior and
Human Decision Processes, 179-211.
14. Ajzen, I, 2006. The Theory of Planned Behavior. Retrieved October 24, 2011,
15. Allen, 2004. Business students’ perception of the image of accounting. Managerial
Auditing Journal,19(2), 235–258.
16. Aziz, D. A., Ibrahim, M. A., Sidik, M. H. J., & Tajuddin, M., 2017. Accounting
students’ perception and their intention to become professionally qualified
accountants. In SHS Web of Conferences (Vol. 36, p. 00008). EDP Sciences.
17. Bagley, P. L., Dalton, D., & Ortegren, M, 2012. The factors that affect accountants'
decisions to seek careers with big 4 versus non-big 4 accounting firms. Accounting
Horizons, 26(2), 239-264.
18. Brody, R. G., Li, S., & Zhou, L., 2016. Beyond the CPA: Student awareness of
accounting certifications. The Accounting Educators' Journal, 26.
19. Bureau of Labor Statistics, U.S. Department of Labor, Occupational Outlook
Handbook, Accountants and Auditors, từ <https://www.bls.gov/ooh/business-and-
financial/accountants-and-
auditors.htm?fbclid=IwAR1wL8RkAp35yAvhRPleGssJkTPLtdzw8RMRxN9rB71
OkXuoSecXHWX4no4>
20. Campbell, T. A., & Campbell, D. E., 1997. Faculty/student mentor program: Effects
on academic performance and retention. Research in higher education, 38(6), 727-
742.
21. Charron, K., & Lowe, D. J., 2009. Becoming a CPA: Evidence from recent
graduates. The Accounting Educators' Journal, 19.
22. Chen, C., Jones, K. T., & Mcintyre, D. D., 2008. Analyzing the factors relevant to
students' estimations of the benefits and costs of pursuing an accounting career.
Accounting Education: an international journal, 17(3), 313-326.
23. Churchman, R. J., 2013. Attracting the best and brightest: An examination of the
factors that influence students' intent to enter the accounting profession. Anderson
University.
24. Coe, M. J., 2013. Intention to sit for the CPA examination: An investigation of cost,
exam, support and career factors. St. Ambrose University.
82

25. Coe, M. J. (2016). Factors that influence a student’s intention to sit for the CPA
Exam, từ <https://www.cpajournal.com/2016/08/01/factors-influence-students-
intention-sit-cpa-exam/>
26. Felton, S., Buhr, N., & Northey, M., 1994. Factors influencing the business student's
choice of a career in chartered accountancy. Issues in Accounting education, 9(1),
131.
27. Felton, S., Dimnik, T., & Northey, M., 1995. A theory of reasoned action model of
the chartered accountant career choice. Journal of Accounting Education, 13(1), 1-
19.
28. Fishbein, M., & Ajzen, I. (1975). Belief. Attitude, Intention, and Behavior: An
introduction to theory and research, 50(2), 179-221.
29. Gintis, H., 2007. Unifying the behavioral sciences II. Behavioral and brain sciences,
30(1), 45-53.
30. Hair, Joseph F. Jr., Anderson, Rolph E., Tatham, Ronald L và Black, William C.,
1998. Multivariate data analysis 5th edition. UK: Cengage Learning EMEA.
31. Hair, J.F., Black, W.C., Babin, B.J., Anderson, R.E., 2009. Multivariate Data
Analysis, 7th Edition.
32. Hale, J. L., Householder, B. J., & Greene, K. L., 2002. The theory of reasoned action.
The persuasion handbook: Developments in theory and practice, 14(2002), 259-286.
33. Hammour, H., 2018. Influence of the attitudes of Emirati students on their choice of
accounting as a profession. Accounting Education, 27(4), 433-451.
34. Hanson, L. E., & Smith, M. J., 1996. Nursing students' perspectives: Experiences of
caring and not-so-caring interactions with faculty. Journal of Nursing Education,
35(3), 105-112.
35. Harrell, A., Caldwell, C., & Doty, E., 1985. Within-Person Expectancy Theory
Predictions of Accounting Students' Motivation to Achieve Academic Success.
Accounting Review, 60(4), 724-735.
36. Jackling, B., & Calero, C., 2006. Influences on undergraduate students' intentions to
become qualified accountants: Evidence from Australia. Accounting Education: an
international journal, 15(4), 419-438.
37. Jackling, B., & Keneley, M., 2009. Influences on the supply of accounting graduates
in Australia: a focus on international students. Accounting & Finance, 49(1), 141-
159.
83

38. Law, 2010. A theory of reasoned action model of accounting students’ career choice
in public accounting practices in the post-Enron.Journal of Applied Accounting
Research, 11(1), 58–73.
39. Miura, J., 2006. “Analysis: WorldCom scandal acts as Livedoor benchmark”,
Yomiuri Shinbun.
40. Mustapha, M., & Hassan, M. H. A., 2012. Accounting Students' Perception on
Pursuing Professional Examination. International Journal of Education, 4(4), 1.
41. Myton, C. L., 1992. Students in Transition: Services for Retention and
Outplacement. Nursing Outlook, 40(5), 227-30.
42. Owusu, G. M. Y., Obeng, V. A., Ofori, C. G., Kwakye, T. O., & Bekoe, R. A., 2018.
What explains student’s intentions to pursue a certified professional accountancy
qualification?. Meditari Accountancy Research.
43. Pascarella, E. T., Duby, P. B., & Iverson, B. K., 1983. A text and reconceptualization
of a theoretical model of college withdrawal in a commuter institution setting.
Sociology of education, 88-100.
44. Pontell, H. N., & Geis, G., 2007. Black mist and white collars: economic crime in
the United States and Japan. Asian Journal of Criminology, 2(2), 111-126.
45. Schaefer, C. E., & Schaefer, K.A., 1993. Clinical psychology students’ perceptions
of an academic climate for caring programs, Psychological Reports, 1223-1227.
46. Schoenfeld, J., Segal, G., & Borgia, D., 2017. Social cognitive career theory and the
goal of becoming a certified public accountant. Accounting Education, 26(2), 109-
126.
47. Simon, H. A., 1959. Theories of Decision Making in Economics and Behavioral
Science. American Economic Review 49(1): 253-283.
48. Shelton, E., 2003. Faculty support and student retention. Journal of Nursing
Education, 68-76.
49. Sieh, S., & Bell, S. K., 1994. Perceptions of effective clinical teachers in associate
degree programs. Journal of Nursing Education, 33(9), 389-394.
50. Solikhah, B., 2014. An application of Theory of Planned Behavior towards CPA
career in Indonesia. Procedia-Social and Behavioral Sciences, 164, 397-402.
51. Sugahara, S., & Boland, G., 2006. Perceptions of the certified public accountants by
accounting and non‐accounting tertiary students in Japan. Asian Review of
Accounting.
84

52. Sugahara, S., Boland, G., & Cilloni, A., 2008. Factors influencing students' choice
of an accounting major in Australia. Accounting Education: an international
journal, 17(S1), S37-S54.
53. Sugahara, S., Hiramatsu, K., & Boland, G., 2009. The factors influencing accounting
school students' career intention to become a Certified Public Accountant in Japan.
Asian Review of Accounting.
54. Swain, M. R., & Olsen, K. J., 2012. From student to accounting professional: A
longitudinal study of the filtering process. Issues in Accounting Education, 27(1),
17-52.
55. Tan, L. M., & Laswad, F., 2006. Students' beliefs, attitudes and intentions to major
in accounting. Accounting Education: an international journal, 15(2), 167-187.
56. Verbeke, W., & Viaene, J., 1999. Beliefs, attitude and behaviour towards fresh meat
consumption in Belgium: empirical evidence from a consumer survey. Food quality
and preference, 10(6), 437-445.
57. Wen, L., Hao, Q., & Bu, D., 2015. Understanding the intentions of accounting
students in China to pursue certified public accountant designation. Accounting
Education, 24(4), 341-359.
58. Wolk, C. M., & Cates, T. A., 1994. Problem-solving styles of accounting students:
Are expectations of innovation reasonable? Journal of Accounting education, 12(4),
269-281.
59. Yang, Y., Liu, Y., Li, H., & Yu, B., 2015. Understanding perceived risks in mobile
payment acceptance. Industrial Management & Data Systems.
85

PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng hỏi chuyên gia
KÍNH GỬI: Quí Ông/Bà
Chúng tôi là nhóm nghiên cứu khoa học, hiện đang theo học tại Trường Đại học
Kinh tế Quốc dân. Chúng tôi đang tiến hành nghiên cứu về “Các nhân tố ảnh hưởng đến
ý định dự thi CPA của sinh viên tại Hà Nội”.
Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của các
nhân tố đến ý định dự thi CPA của sinh viên. Cùng với đó đề xuất các giải pháp cho kế toán
viên, kiểm toán viên, các cơ sở giáo dục, cơ quan quản lý và hiệp hội nghề nghiệp nhằm
tăng số lượng sinh viên có ý định dự thi CPA, nâng cao năng lực chuyên môn kế toán, kiểm
toán viên.
Kính mong Quí Ông/Bà dành chút thời gian để hoàn thành Phiếu khảo sát này. Tất
cả các câu trả lời của Ông/Bà đều rất có giá trị cho nghiên cứu của chúng tôi. Chúng tôi xin
cam đoan mọi thông tin trong Phiếu khảo sát chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa
học và thông tin cá nhân của Quí Ông/Bà được bảo mật tuyệt đối.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
Phần 1: Thông tin về người trả lời
Tuổi đời:
 ≤ 30 tuổi  từ 31 – 40 tuổi
 từ 41 – 50 tuổi  từ 51 – 60 tuổi
 > 60 tuổi
 Giới tính:  Nam  Nữ
 Vị trí nghiên cứu, công tác: ………………………………….
 Số năm nghiên cứu, công tác trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán: ………năm
 Ông/Bà có bằng/chứng chỉ về lĩnh vực kế toán/kiểm toán?
 Có  Không
Phần 2: Đánh giá sự phù hợp của phương pháp nghiên cứu Đề tài
Câu hỏi 1: Theo Ông/Bà, quy trình nghiên cứu lần lượt theo trình tự dưới đây có phù hợp
với mục đích nghiên cứu của Đề tài không?
Trình tự nghiên cứu:
1. Tổng quan tài liệu: Các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam
2. Nghiên cứu định tính: Phỏng vấn các chuyên gia có kinh nghiệm
3. Nghiên cứu định lượng: Khảo sát bằng Bảng hỏi và sử dụng phần mềm SPSS
4. Tổng hợp, phân tích kết quả nghiên cứu
86

5. Đề xuất giải pháp, kiến nghị


6. Hoàn thiện và công bố kết quả nghiên cứu
 Có  Không
Đề xuất:
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
Câu hỏi 2: Theo Ông/Bà, việc đưa các nhân tố ảnh hưởng đến ý định dự thi chứng chỉ CPA
dưới đây vào mô hình nghiên cứu có phù hợp với bối cảnh Việt Nam hiện tại hay không?
Các nhân tố ảnh hưởng:
1. Quy định liên quan đến kỳ thi CPA
2. Quan điểm cá nhân về nghề nghiệp
3. Yếu tố về kỳ vọng
4. Sở thích
5. Thái độ đối với việc dự thi chứng chỉ CPA
6. Sự hỗ trợ từ Trường Đại học
7. Phí ôn thi và lệ phí thi của kỳ thi
8. Mức độ chấp nhận rủi ro
 Có  Không
Đề xuất:
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
Câu hỏi 3: Theo Ông/Bà, mô hình nghiên cứu được xây dựng có phù hợp với bối cảnh
nghiên cứu tại Việt Nam hay không?

 Có  Không
87

Đề xuất:
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
Câu hỏi 4: Theo Ông/Bà, nghiên cứu hướng đến đối tượng khảo sát là các sinh viên của
các trường đại học trên địa bàn TP Hà Nội có phù hợp hay không?
 Có  Không
Đề xuất:
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
Câu hỏi 5: Theo Ông/Bà, việc sử dụng mẫu khảo sát Google Form và thư điện tử để khảo
sát đối tượng sinh viên có phù hợp hay không?
 Có  Không
Đề xuất:
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
Câu hỏi 6: Theo Ông/Bà, việc sử dụng phần mềm SPSS 26.0 để thực hiện phân tích dữ liệu
từ bảng hỏi khảo sát trên diện rộng có phù hợp hay không?
 Có  Không
Đề xuất:
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
Câu hỏi 7: Theo Ông/Bà, việc sử dụng T-test để kiểm định sự khác biệt giữa 2 nhóm độc
lập và 2 nhóm liên hệ cặp có phù hợp hay không?
 Có  Không
Đề xuất:
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
Câu hỏi 8: Theo Ông/Bà, việc áp dụng các kiểm định để đánh giá sự khác biệt về giá trị
trung bình (mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến ý định dự thi CPA của sinh viên) có phù
88

hợp hay không?


 Có  Không
Đề xuất:
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
Câu hỏi 9: Theo Ông/Bà, phần “Thông tin cá nhân” của Bảng hỏi khảo sát (phụ lục 2) có
phù hợp với mục đích nghiên cứu của Đề tài hay không?
 Có  Không
Đề xuất:
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
Câu hỏi 10: Theo Ông/Bà, phần “Nhân tố ảnh hưởng đến ý định dự thi CPA” của Bảng hỏi
khảo sát (phụ lục 2) được xây dựng với các câu hỏi và biến quan sát có phù hợp với Đề tài
hay không?
 Có  Không
Đề xuất:
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
Xin chân thành cảm ơn Ông/Bà!
89

Phụ lục 2: Bảng hỏi khảo sát

PHIẾU CÂU HỎI


Chúng tôi là nhóm nghiên cứu khoa học, sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc
dân, hiện đang tiến hành một nghiên cứu về ảnh hưởng của các nhân tố đến ý định dự thi
CPA của sinh viên tại Hà Nội. Chúng tôi rất mong nhận được sự chia sẻ/giúp đỡ của các
Anh/Chị bằng cách điền vào các phương án trả lời sẵn có trong phiếu này. Sẽ không có
câu trả lời nào là đúng hay sai. Những câu trả lời của Anh/Chị sẽ chỉ được sử dụng cho
mục đích nghiên cứu khoa học. Các thông tin cá nhân sẽ được giữ bí mật. Xin chân thành
cảm ơn.

Phần 1: Thông tin cá nhân


Xin Anh/Chị hãy đánh dấu (x) vào những ô thích hợp. Thông tin này sẽ chỉ được sử
dụng cho mục đích phân tích số liệu và sẽ được đảm bảo bí mật.
1. Anh/Chị là sinh viên năm…..  3 4

2. Giới tính  Nam  Nữ

3. Ngành học  Kế toán  Kiểm toán

4. GPA  3.60-4.00  2.50-3.19


 3.20-3.59  2.00-2.49

Phần 2: Nhân tố ảnh hưởng đến ý định dự thi


Những nhân tố ảnh hưởng sau đây có mức độ ảnh hưởng như thế nào đến ý định dự thi
CPA của Anh/Chị? Anh/Chị hãy thể hiện mức độ ảnh hưởng bằng cách đánh dấu (x) vào ô
thích hợp (số càng lớn thể hiện mức độ ảnh hưởng càng cao)
90

C1. Quy định liên quan đến kỳ thi CPA ảnh hưởng đến ý định dự thi CPA
Hoàn toàn ……………………. Hoàn toàn
không đồng ý đồng ý

1. Quy định về thời gian công 1 2 3 4 5


tác là phù hợp khi tham dự
kỳ thi

2. Các môn dự thi theo quy 1 2 3 4 5


định của kỳ thi là hợp lý

3. Đối tượng dự thi là phù hợp 1 2 3 4 5

C2. Quan điểm cá nhân về nghề nghiệp ảnh hưởng đến ý định dự thi CPA
Hoàn toàn ………………….. Hoàn toàn
không đồng ý đồng ý

1. Anh/chị tự quyết định nghề 1 2 3 4 5


nghiệp của mình

2. Anh/chị nhận thức được 1 2 3 4 5


trách nhiệm trong việc phát
triển nghề nghiệp của mình

3. Đối với anh/chị, thành công 1 2 3 4 5


chính là anh/chị có được sự
tự do và khẳng định vị trí
trong công việc

4. Thành công nghề nghiệp 1 2 3 4 5


chính là anh/chị xử lý được
linh hoạt trong mọi tình
huống nghề nghiệp
91

C3. Yếu tố kỳ vọng ảnh hưởng đến ý định dự thi CPA


Hoàn toàn ………………............ Hoàn toàn
không đồng ý đồng ý

1. Đạt được chứng chỉ CPA sẽ 1 2 3 4 5


giúp cho anh/chị kiếm được
việc làm mong muốn

2. Đạt được chứng chỉ CPA sẽ 1 2 3 4 5


giúp cho anh/chị đạt được
nhiều cơ hội nghề nghiệp

3. Anh/chị có thể kiếm được 1 2 3 4 5


việc làm mong muốn mà
không cần có chứng chỉ CPA

4. Đạt được chứng chỉ CPA sẽ 1 2 3 4 5


giúp anh/chị có thu nhập
nhiều hơn và thăng tiến.

C4. Sở thích ảnh hưởng đến ý định dự thi CPA


Hoàn toàn ………………............ Hoàn toàn
không đồng ý đồng ý

1. Việc trở thành thành viên của 1 2 3 4 5


CPA khiến anh/chị trở nên
tốt hơn

2. Việc trở thành thành viên của 1 2 3 4 5


CPA sẽ hoàn thiện mục tiêu
cá nhân của anh/chị

3. Anh/chị thích làm việc ở một 1 2 3 4 5


công ty kiểm toán và kế toán
92

4. Anh/chị thích sự thử thách 1 2 3 4 5


của việc theo đuổi chứng chỉ
CPA

C5. Thái độ đối với việc dự thi CPA ảnh hưởng đến ý định dự thi CPA
Hoàn toàn ………………............ Hoàn toàn
không đồng ý đồng ý

1. Chứng chỉ CPA Việt Nam là 1 2 3 4 5


cần thiết và quan trọng đối
với kế toán và kiểm toán viên
ở Việt Nam và vì thế việc dự
thi là cần thiết

2. Anh/chị nghĩ rằng thông tin 1 2 3 4 5


về chứng chỉ CPA Việt Nam
nên được phổ biến rộng rãi
cho sinh viên càng sớm càng
tốt để thúc đẩy việc dự thi
càng sớm càng tốt

3. Anh/chị có thái độ hào hứng 1 2 3 4 5


khi nhận được chia sẻ
và/hoặc chia sẻ thông tin về
chứng chỉ này

4. Anh/chị hài lòng về các quy 1 2 3 4 5


định liên quan đến kỳ thi
CPA
93

C6. Phí ôn thi và lệ phí thi ảnh hưởng đến ý định dự thi
Hoàn toàn ………………............ Hoàn toàn
không đồng ý đồng ý

1. Anh/chị nghĩ học phí của 1 2 3 4 5


khóa ôn thi kỳ thi CPA là đắt

2. Nếu anh/chị dự thi, anh/chị 1 2 3 4 5


nghĩ rằng anh/chị khó có thể
tham gia khóa ôn thi

3. Chi phí tham dự thi bao gồm 1 2 3 4 5


phí hồ sơ và lệ phí thi là cao

4. Nếu anh/chị dự thi, anh/chị 1 2 3 4 5


nghĩ rằng anh/chị không có
khả năng tài chính để trang
trải cho chi phí của kỳ thi

C7. Sự hỗ trợ từ Trường đại học ảnh hưởng đến ý định dự thi
Hoàn toàn ………………............ Hoàn toàn
không đồng ý đồng ý

1. Giảng viên bộ môn đã 1 2 3 4 5


khuyến khích anh/chị dự thi

2. Giảng viên bộ môn đã chỉ ra 1 2 3 4 5


các nội dung có liên quan đến
kỳ thi trong quá trình giảng
dạy môn học

3. Giảng viên bộ môn đã cho 1 2 3 4 5


bài tập hữu ích có liên quan
để giúp anh/chị tham dự kỳ
thi
94

C8. Mức độ chấp nhận rủi ro ảnh hưởng đến ý định dự thi
Hoàn toàn ………………............ Hoàn toàn
không đồng ý đồng ý

1. Anh/chị sẵn sàng chấp nhận 1 2 3 4 5


kết quả không đạt trong
trường hợp thi trượt

2. Anh/chị sẵn lòng ôn thi nữa 1 2 3 4 5


để thi lần sau

3. Nhìn chung, anh/chị dễ dàng 1 2 3 4 5


vượt qua được nỗi buồn
phiền khi có kết quả không
tốt

Phần 3: Ý định dự thi


Hoàn toàn ………………............ Hoàn toàn
không đồng ý đồng ý

1. Anh/chị sẽ tham dự kỳ thi lấy 1 2 3 4 5


chứng chỉ CPA Việt Nam
ngay khi đủ điều kiện

2. Anh/chị có ý định dự thi lấy 1 2 3 4 5


chứng chỉ CPA

3. Anh/chị sẽ lên kế hoạch dự 1 2 3 4 5


thi lấy chứng chỉ CPA

4. Anh/chị sẽ giới thiệu cho 1 2 3 4 5


những người khác về chứng
chỉ này
95

Phụ lục 3: Kết quả phỏng vấn chuyên gia


Biến quan sát ban đầu Tác giả Biến quan sát sau chỉnh
sửa

Quy định Quy định về thời gian Nguyễn Thúy An Quy định về thời gian
liên quan công tác là phù hợp khi và cộng sự (2021) công tác là phù hợp khi
đến kỳ thi tham dự kỳ thi tham dự kỳ thi
CPA
Các môn dự thi theo quy Nguyễn Thúy An Các môn dự thi theo quy
định của kỳ thi là hợp lý và cộng sự (2021) định của kỳ thi là hợp lý

Đối tượng dự thi là phù Nguyễn Thúy An Đối tượng dự thi là phù
hợp và cộng sự (2021) hợp

Quan điểm Anh/chị tự quyết định Coe và cộng sự Anh/chị tự quyết định
cá nhân về nghề nghiệp của mình (2013) nghề nghiệp của mình
nghề
Anh/chị nhận thức được Coe và cộng sự Anh/chị nhận thức được
nghiệp
trách nhiệm trong việc (2013) trách nhiệm trong việc
phát triển nghề nghiệp phát triển nghề nghiệp
của mình của mình

Đối với anh/chị, thành Coe và cộng sự Đối với anh/chị, thành
công chính là anh/chị có (2013) công chính là việc anh/chị
được sự tự do và khẳng có được sự tự do và khẳng
định vị trí trong công việc định vị trí trong công việc

Thành công nghề nghiệp Coe và cộng sự Thành công nghề nghiệp
chính là anh/chị xử lý (2013) chính là anh/chị xử lý
được linh hoạt trong mọi được linh hoạt trong mọi
tình huống nghề nghiệp tình huống nghề nghiệp

Yếu tố về Đạt được chứng chỉ CPA Sugahara và Đạt được chứng chỉ CPA
kỳ vọng sẽ giúp cho anh/chị kiếm Boland (2006); sẽ giúp anh/chị kiếm
được việc làm mong Coe và cộng sự được việc làm mong
muốn (2013) muốn
96

Đạt được chứng chỉ CPA Sugahara và Đạt được chứng chỉ CPA
sẽ giúp cho anh/chị đạt Boland (2006); sẽ giúp anh/chị đạt được
được nhiều cơ hội nghề Tan và Lasward nhiều cơ hội nghề nghiệp
nghiệp (2006)

Anh/chị có thể kiếm được Coe và cộng sự Anh/chị có thể kiếm được
việc làm mong muốn mà (2013) việc làm mong muốn mà
không cần có chứng chỉ không cần có chứng chỉ
CPA CPA

Đạt được chứng chỉ CPA Sugahara và Đạt được chứng chỉ CPA
sẽ giúp anh/chị có thu Boland (2006); sẽ giúp anh/chị có thu
nhập nhiều hơn và thăng Tan và Lasward nhập nhiều hơn và thăng
tiến (2006); Coe và tiến
cộng sự (2013)

Sở thích Việc trở thành thành viên Owusu và cộng sự Việc trở thành thành viên
của CPA khiến anh/chị (2018) của CPA khiến bản thân
trở nên tốt hơn anh/chị trở nên tốt hơn

Việc trở thành thành viên Owusu và cộng sự Việc trở thành thành viên
của CPA sẽ hoàn thiện (2018) của CPA sẽ hoàn thiện
mục tiêu cá nhân của mục tiêu cá nhân của
anh/chị anh/chị

Anh/chị thích làm việc ở Owusu và cộng sự Anh/chị thích làm việc ở
một công ty kiểm toán và (2018) một công ty kiểm toán và
kế toán kế toán

Anh/chị thích sự thử Owusu và cộng sự Anh/chị thích sự thử


thách của việc theo đuổi (2018) thách của việc theo đuổi
chứng chỉ CPA chứng chỉ CPA

Thái độ Chứng chỉ CPA Việt Nam Churchman Chứng chỉ CPA Việt Nam
đối với việc là cần thiết và quan trọng (2013); Solikhah là cần thiết và quan trọng
dự thi đối với kế toán và kiểm đối với kế toán và kiểm
97

chứng chỉ toán viên ở Việt Nam và (2014); Hammour toán viên ở Việt Nam và
CPA vì thế việc dự thi là cần (2018) vì thế việc dự thi là cần
thiết thiết

Anh/chị nghĩ rằng thông Nguyễn Thúy An Anh/chị nghĩ rằng thông
tin về chứng chỉ CPA và cộng sự (2021) tin về chứng chỉ CPA
Việt Nam nên được phổ Việt Nam nên được phổ
biến rộng rãi cho sinh biến rộng rãi cho sinh
viên càng sớm càng tốt để viên càng sớm càng tốt để
thúc đẩy việc dự thi càng thúc đẩy việc dự thi càng
sớm càng tốt sớm càng tốt

Anh/chị có thái độ hào Nguyễn Thúy An Anh/chị có thái độ hào


hứng khi nhận được chia và cộng sự (2021) hứng khi nhận được chia
sẻ và/hoặc chia sẻ thông sẻ và/hoặc chia sẻ thông
tin về chứng chỉ này tin về chứng chỉ này

Anh/chị hài lòng về các Nguyễn Thúy An Anh/chị hài lòng về các
quy định liên quan đến kỳ và cộng sự (2021) quy định liên quan đến kỳ
thi CPA thi CPA

Sự hỗ trợ Giảng viên bộ môn đã Coe và cộng sự Giảng viên bộ môn đã


từ trường khuyến khích anh/chị dự (2013); Solikhah khuyến khích anh/chị dự
đại học thi (2014) thi

Giảng viên bộ môn đã chỉ Coe và cộng sự Giảng viên bộ môn đã chỉ
ra các nội dung có liên (2013); Solikhah ra các nội dung có liên
quan đến kỳ thi trong quá (2014) quan đến kỳ thi trong quá
trình giảng dạy môn học trình giảng dạy môn học

Giảng viên bộ môn đã cho Coe và cộng sự Giảng viên bộ môn đã cho
bài tập hữu ích có liên (2013); Solikhah bài tập hữu ích có liên
quan để giúp anh/chị (2014) quan để giúp anh/chị
tham dự kỳ thi tham dự kỳ thi
98

Phí ôn thi Anh/chị nghĩ học phí của Coe và cộng sự Anh/chị nghĩ học phí của
và lệ phí khóa ôn thi kỳ thi CPA là (2013) khóa ôn thi kỳ thi CPA là
của kỳ thi đắt đắt

Nếu anh/chị dự thi, Coe và cộng sự Nếu anh/chị dự thi,


anh/chị nghĩ rằng anh/chị (2013) anh/chị nghĩ rằng mình
khó có thể tham gia khóa khó có thể tham gia khóa
ôn thi ôn thi

Chi phí tham dự thi bao Nguyễn Thúy An Chi phí tham dự thi bao
gồm phí hồ sơ và lệ phí thi và cộng sự (2021) gồm phí hồ sơ và lệ phí thi
là cao là cao

Nếu anh/chị dự thi, Coe và cộng sự Nếu anh/chị dự thi,


anh/chị nghĩ rằng anh/chị (2013) anh/chị nghĩ rằng mình
không có khả năng tài không có đủ khả năng tài
chính để trang trải cho chi chính để trang trải cho chi
phí của kỳ thi phí của kỳ thi

Mức độ Anh/chị sẵn sàng chấp Aziz và cộng sự Anh/chị sẵn sàng chấp
chấp nhận nhận kết quả không đạt (2017) nhận kết quả không đạt
rủi ro trong trường hợp thi trượt trong trường hợp thi trượt

Anh/chị sẵn lòng ôn thi Aziz và cộng sự Anh/chị sẵn lòng ôn thi
nữa để thi lần sau (2017) lại để thi lần sau

Nhìn chung, anh/chị dễ Nguyễn Thúy An Nhìn chung, anh/chị dễ


dàng vượt qua được nỗi và cộng sự (2021) dàng vượt qua được nỗi
buồn phiền khi có kết quả buồn khi có kết quả
không tốt không tốt

Ý định dự Anh/chị sẽ tham dự kỳ thi Coe và cộng sự Anh/chị sẽ tham dự kỳ thi


thi CPA lấy chứng chỉ CPA Việt (2013) lấy chứng chỉ CPA Việt
Nam ngay khi đủ điều Nam ngay khi đủ điều
kiện kiện
99

Anh/chị có ý định dự thi Coe và cộng sự Anh/chị có ý định dự thi


lấy chứng chỉ CPA (2013) lấy chứng chỉ CPA

Anh/chị sẽ lên kế hoạch Nguyễn Thúy An Anh/chị sẽ lên kế hoạch


dự thi lấy chứng chỉ CPA và cộng sự (2021) dự thi lấy chứng chỉ CPA

Anh/chị sẽ giới thiệu cho Coe và cộng sự Anh/chị sẽ giới thiệu cho
những người khác về (2013) những người khác về
chứng chỉ này chứng chỉ này
(Nguồn: Nhóm nghiên cứu tự tổng hợp)
100

Phụ lục 4: Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo
Nhóm nhân tố Mã Tương quan Hệ số Cronbach’s Hệ số
hóa biến tổng Alpha đã loại biến Cronbach’s
Alpha

Quy định liên QD1 0,596 0,676 0,761


quan đến kỳ thi
QD2 0,590 0,682
CPA
QD3 0,590 0,682

Quan điểm cá NN1 0,563 0,731 0,776


nhân về nghề
NN2 0,604 0,710
nghiệp
NN3 0,613 0,704

NN4 0,540 0,743

Yếu tố về kỳ vọng KV1 0,634 0,679 0,778

KV2 0,607 0,708

KV4 0,602 0,714

Sở thích ST1 0,716 0,719 0,810

ST2 0,567 0,790

ST3 0,645 0,753

ST4 0,584 0,781

Thái độ đối với TD1 0,629 0,713 0,784


việc dự thi CPA
TD2 0,595 0,730

TD3 0,560 0,749

TD4 0,583 0,736


101

Phí ôn thi và lệ PH1 0,597 0,806 0,826


phí thi
PH2 0,695 0,761

PH3 0,677 0,769

PH4 0,638 0,787

Sự hỗ trợ từ DH1 0,626 0,713 0,787


trường đại học
DH2 0,614 0,726

DH3 0,642 0,695

Mức độ chấp RR1 0,599 0,678 0,763


nhận rủi ro
RR2 0,571 0,709

RR3 0,615 0,660

Ý định dự thi DT1 0,610 0,741 0,794


CPA
DT2 0,602 0,745

DT3 0,615 0,738

DT4 0,591 0,750


102

Phụ lục 5: Kết quả phân tích mô tả các biến quan sát
Nhóm nhân tố Biến quan Giá trị trung Độ lệch Trung bình
sát bình chuẩn nhóm

Quy định liên quan đến QD1 3,74 0,839 3,827


kỳ thi CPA
QD2 3,89 0,829

QD3 3,85 0,823

Quan điểm cá nhân về NN1 3,94 0,820 3,945


nghề nghiệp
NN2 4,09 0,811

NN3 3,89 0,847

NN4 3,86 0,844

Yếu tố về kỳ vọng KV1 3,72 0,826 3,717

KV2 3,68 0,827

KV4 3,75 0,831

Sở thích ST1 3,78 0,815 3,825

ST2 3,84 0,835

ST3 3,92 0,837

ST4 3,76 0,810

Thái độ đối với việc dự TD1 3,78 0,802 3,810


thi CPA
TD2 3,89 0,844

TD3 3,74 0,886

TD4 3,83 0,811

Phí ôn thi và lệ phí thi PH1 3,61 0,827 3,515


103

PH2 3,50 0,831

PH3 3,58 0,839

PH4 3,37 0,816

Sự hỗ trợ từ trường đại DH1 3,72 0,813 3,770


học
DH2 3,78 0,822

DH3 3,81 0,835

Mức độ chấp nhận rủi ro RR1 3,70 0,851 3,740

RR2 3,74 0,821

RR3 3,78 0,813

Ý định dự thi CPA DT1 3,80 0,824 3,800

DT2 3,86 0,847

DT3 3,84 0,833

DT4 3,70 0,822


104

Phụ lục 6: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA của biến độc lập (phương trình
1)
Biến quan sát Nhóm nhân tố

1 2 3 4

ST3 0,782

ST4 0,770

ST2 0,706

ST1 0,675 0,596

KV1 0,803

KV4 0,788

KV2 0,783

NN3 0,795

NN1 0,746

NN4 0,706

NN2 0,524 0,623

QD2 0,797

QD1 0,777

QD3 0,766

Eigenvalue 5,228 1,527 1,493 1,166

Tổng phương sai trích 67,24%

KMO = 0,816 Sig. = 0,000


105

Phụ lục 7: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA của biến độc lập sau điều chỉnh
(phương trình 1)
Biến quan sát Nhóm nhân tố

1 2 3 4

KV2 0,801

KV1 0,799

KV4 0,788

QD2 0,801

QD1 0,777

QD3 0,767

ST4 0,778

ST2 0,763

ST3 0,758

NN3 0,792

NN4 0,754

NN1 0,737

Eigenvalue 4,149 1,375 1,332 1,155

Tổng phương sai trích 66,759%

KMO = 0,823 Sig. = 0,000


106

Phụ lục 8: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA của biến phụ thuộc (phương
trình 1)
Biến quan sát Hệ số tải

TD1 0,808

TD2 0,782

TD3 0,777

TD4 0,754

Eigenvalue 2,436

Phương sai trích 60,904%

KMO 0,774

Sig. 0,000
107

Phụ lục 9: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA của biến độc lập (phương trình
2)
Biến quan sát Nhóm nhân tố

1 2 3 4

TD4 0,786

TD1 0,764

TD2 0,753

TD3 0,738

RR1 0,796

RR3 0,789

RR2 0,782

PH3 0,829

PH4 0,797

PH1 0,733

PH2 - 0,629 0,640

DH3 0,842

DH1 0,814

DH2 0,766

Eigenvalue 4,738 1,971 1,500 1,230

Tổng phương sai trích 67,419%

KMO = 0,808 Sig. = 0,000


108

Phụ lục 10: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA của biến độc lập sau điều chỉnh
(phương trình 2)
Biến quan sát Nhóm nhân tố

1 2 3 4

TD4 0,786

TD1 0,766

TD2 0,750

TD3 0,739

DH3 0,843

DH1 0,815

DH2 0,767

RR3 0,815

RR1 0,796

RR2 0,781

PH3 0,815

PH4 0,800

PH1 0,762

Eigenvalue 4,210 1,748 1,483 1,230

Tổng phương sai trích 66,691%

KMO = 0,820 Sig. = 0,000


109

Phụ lục 11: Kết quả phân tích nhân tố EFA biến phụ thuộc (phương trình 2)
Biến quan sát Hệ số tải

DT3 0,795

DT1 0,791

DT2 0,785

DT4 0,776

Eigenvalue 2,475

Phương sai trích 61,867%

KMO 0,795

Sig. 0,000
110

Phụ lục 12: Kết quả phân tích mối tương quan giữa các nhóm nhân tố trong phương
trình hồi quy 1
Nhóm nhân tố TD QD NN KV ST

TD Hệ số tương quan 1 0,575** 0,578** 0,588** 0,553**

Sig. (2-tailed) 0,000 0,000 0,000 0,000

QD Hệ số tương quan 1 0,378** 0,396** 0,340**

Sig. (2-tailed) 0,000 0,000 0,000

NN Hệ số tương quan 1 0,329** 0,372**

Sig. (2-tailed) 0,000 0,000

KV Hệ số tương quan 1 0,363**

Sig. (2-tailed) 0,000

ST Hệ số tương quan 1

Sig. (2-tailed)
**. Tương quan có ý nghĩa ở mức 1% (2-tailed).
111

Phụ lục 13: Kết quả phân tích mối tương quan giữa các nhóm nhân tố trong phương
trình hồi quy 2
Nhóm nhân tố DT TD PH DH RR

DT Hệ số tương quan 1 0,625** 0,317** 0,594** 0,306**

Sig. (2-tailed) 0,000 0,000 0,000 0,000

TD Hệ số tương quan 1 -0,294** 0,330** 0,267**

Sig. (2-tailed) 0,000 0,000 0,000

PH Hệ số tương quan 1 -0,290** -0,387**

Sig. (2-tailed) 0,000 0,000

DH Hệ số tương quan 1 0,329**

Sig. (2-tailed) 0,000

RR Hệ số tương quan 1

Sig. (2-tailed)

**. Tương quan có ý nghĩa ở mức 1% (2-tailed).

You might also like