You are on page 1of 162

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH




NGUYỄN THỊ LINH PHƢƠNG

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG


ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG VÍ ĐIỆN TỬ
TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


NGUYỄN THỊ LINH PHƢƠNG

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG


ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG VÍ ĐIỆN TỬ
TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh


Mã số: 60340102

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:


GS.TS. ĐOÀN THỊ HỒNG VÂN

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2013


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế này là công trình nghiên cứu của
bản thân, đƣợc đúc kết từ quá trình học tập và nghiên cứu thực tiễn trong thời
gian qua. Các thông tin và số liệu đƣợc sử dụng trong luận văn là hoàn toàn
trung thực.

Thành phố Hồ Chí Minh năm 2013


Ngƣời cam đoan

Nguyễn Thị Linh Phƣơng


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ TỰ VIẾT TẮT


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Chƣơng 1. TỔNG QUAN 1
1.1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 2
1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 3
1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................................. 3
1.3.2. Đối tƣợng khảo sát...................................................................................... 3
1.3.3. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 3
1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................... 3
1.5. Tính mới của đề tài............................................................................................ 4
1.6. Kết cấu của đề tài .............................................................................................. 5
Chƣơng 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 7
2.1. Ví điện tử ........................................................................................................ 7
2.1.1. Định nghĩa .................................................................................................. 7
2.1.2. Chức năng của Ví điện tử ........................................................................... 7
2.1.3. Quy trình thanh toán bằng Ví điện tử ....................................................... 10
2.1.4. Lợi ích của Ví điện tử................................................................................ 13
2.1.5. Một số quy định của Pháp luật liên quan đến lĩnh vực Ví điện tử ........... 16
2.2. Một số mô hình lý thuyết về ý định và hành vi sử dụng công nghệ mới ..... 18
2.2.1. Thuyết Hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action) .......................... 18
2.2.2. Thuyết hành vi kế hoạch (Theory of Planned Behavior) .......................... 18
2.2.3. Mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model - TAM) . 19
2.2.4. Mô hình kết hợp TAM và TPB (C-TAM-TPB) .......................................... 22
2.2.5. Mô hình động cơ thúc đẩy (Motivational model – MM) .......................... 23
2.2.6. Mô hình của việc sử dụng máy tính cá nhân (Model of PC Utilization) .. 23
2.2.7. Thuyết phổ biến sự đổi mới (Innovation Diffusion Theory) ..................... 25
2.2.8. Thuyết nhận thức xã hội (Social Cognitive Theory – SCT) ...................... 26
2.2.9. Thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (Unified Theory
of Acceptance and Use of Technology – UTAUT) .............................................. 27
2.3. Một số nghiên cứu về Ví điện tử .................................................................. 30
2.3.1. Sự chấp nhận Ví di động (Mobile wallet) tại Sabah: Nghiên cứu thực
nghiệm tại Malaysia ............................................................................................ 30
2.3.2. Sự từ chối công nghệ: trƣờng hợp Ví di động (Cell phone wallet) .......... 30
2.3.3. Sự chấp nhận và phổ biến của Ví điện tử ................................................. 31
2.4. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu ................................................................ 31
TÓM TẮT CHƢƠNG 2 ......................................................................................... 35
Chƣơng 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36
3.1. Quy trình nghiên cứu .................................................................................... 36
3.1.1. Giai đoạn nghiên cứu sơ bộ ...................................................................... 37
3.1.2. Giai đoạn nghiên cứu chính thức ............................................................. 37
3.2. Kết quả nghiên cứu định tính ....................................................................... 38
3.2.1. Thang đo Hữu ích mong đợi ..................................................................... 38
3.2.2. Thang đo Dễ sử dụng mong đợi................................................................ 40
3.2.3. Thang đo Ảnh hƣởng xã hội ..................................................................... 41
3.2.4. Điều kiện thuận lợi ................................................................................... 43
3.2.5. Thang đo Tin cậy cảm nhận...................................................................... 44
3.2.6. Thang đo Chi phí cảm nhận...................................................................... 46
3.2.7. Thang đo Hỗ trợ Chính phủ ...................................................................... 47
3.2.8. Thang đo Cộng đồng ngƣời dùng ............................................................. 49
3.2.9. Thang đo Ý định sử dụng .......................................................................... 50
3.3. Đánh giá sơ bộ thang đo ............................................................................... 51
3.3.1. Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha........................ 51
3.3.2. Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố EFA ...................................... 52
3.4. Phƣơng pháp chọn mẫu và xử lý dữ liệu ...................................................... 53
3.4.1. Mẫu và thông tin mẫu ............................................................................... 53
3.4.2. Phƣơng pháp xử lý dữ liệu........................................................................ 54
TÓM TẮT CHƢƠNG 3 ......................................................................................... 54
Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 55
4.1. Thống kê mô tả mẫu ..................................................................................... 55
4.2. Kiểm định thang đo ...................................................................................... 57
4.2.1. Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha .............................................. 57
4.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) ........... 58
4.3. Kiểm định mô hình hồi quy .......................................................................... 60
4.3.1. Xem xét mối tƣơng quan giữa các biến độc lập ....................................... 60
4.3.2. Phân tích hồi quy tuyến tính bội ............................................................... 61
4.4. Phân tích sự khác biệt của các biến định tính ............................................... 68
4.4.1. Phân tích sự khác biệt về Giới tính........................................................... 68
4.4.2. Phân tích sự khác biệt về Kinh nghiệm .................................................... 69
4.4.3. Phân tích sự khác biệt về Độ tuổi ............................................................. 71
4.4.4. Phân tích sự khác biệt về Trình độ ........................................................... 74
4.4.5. Phân tích sự khác biệt về Thu nhập .......................................................... 76
TÓM TẮT CHƢƠNG 4 ......................................................................................... 78
Chƣơng 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 80
5.1. Ý nghĩa và đóng góp của nghiên cứu ........................................................... 80
5.2. Kiến nghị đối với doanh nghiệp cung cấp Ví điện tử................................... 81
5.2.1. Nâng cao mức độ Tin cậy cảm nhận ........................................................ 81
5.2.2. Gia tăng tính Hữu ích mong đợi ............................................................... 82
5.2.3. Gia tăng tính Dễ sử dụng mong đợi ......................................................... 82
5.2.4. Phát huy Ảnh hƣởng xã hội ...................................................................... 82
5.2.5. Xây dựng Cộng đồng ngƣời dùng ............................................................. 83
5.2.6. Xây dựng chính sách giá hợp lý................................................................ 83
5.2.7. Lƣu ý đến các thông tin nhân khẩu học .................................................... 84
5.3. Kiến nghị đối với cơ quan quản lý ............................................................... 84
5.4. Hạn chế của đề tài và hƣớng nghiên cứu tiếp theo....................................... 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ TỰ VIẾT TẮT

Ký tự viết tắt Nghĩa tiếng Anh Ý nghĩa

ATM Automated Teller Machine Máy giao dịch tự động


BI Behavior Intention Ý định hành vi
C-TAM-TPB Combined TAM – TPB Mô hình kết hợp TAM và TPB
DNCƢVĐT Doanh nghiệp cung ứng ví điện tử
ĐTDĐ Điện thoại di động
EE Effort Expectancy Dễ sử dụng mong đợi
FC Facilitating Conditions Điều kiện thuận lợi
GS Government Support Hỗ trợ Chính phủ
IDT Innovation Diffusion Theory Thuyết phổ biến sự đổi mới
MM Motivation Model Mô hình động lực thúc đẩy
MPCU Model of PC Utilization Mô hình về việc sử dụng máy tính
cá nhân
NHNN Ngân hàng Nhà nƣớc
PCo Perceived Cost Chi phí cảm nhận
PCr Perceived Credibility Tin cậy cảm nhận
PE Performance Expectancy Hữu ích mong đợi
SCT Social Cognitive Theory Thuyết nhận thức xã hội
SI Social Influcences Ảnh hƣởng xã hội
SMS Short Message Service Tin nhắn văn bản
TAM/TAM2 Technology Acceptance Model Mô hình chấp nhận công nghệ
TKNH Tài khoản ngân hàng
TMĐT Thƣơng mại điện tử
TPB Theory of Planned Behavior Thuyết hành vi kế hoạch
TRA Theory of Resoned Action Thuyết hành động hợp lý
TTĐT Thanh toán điện tử
TTTT Thanh toán trực tuyến
UC User’s community Cộng đồng ngƣời dùng
UTAUT Unified Theory of Acceptance Thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử
and Use of Technology dụng công nghệ
VĐT Ví điện tử
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU

Bảng 2.1. So sánh chức năng của một số Ví điện tử tại Việt Nam …………………9
Bảng 2.2. Hình thức giao dịch và khả năng bảo vệ ngƣời dùng của một số VĐT...13
Bảng 3.1. Thang đo Hữu ích mong đợi ……………………………..…………….39
Bảng 3.2. Thang đo Dễ sử dụng mong đợi ……………………………….……….41
Bảng 3.3. Thang đo Ảnh hƣởng xã hội ……………………...………………….…42
Bảng 3.4. Thang đo Điều kiện thuận lợi ……..……………….………………..….44
Bảng 3.5. Thang đo Tin cậy cảm nhận ……………………………………..……..45
Bảng 3.6. Thang đo Chi phí cảm nhận ….………………………………….….….47
Bảng 3.7. Thang đo Hỗ trợ Chính phủ ………………………………......…….…..48
Bảng 3.8. Thang đo Cộng đồng ngƣời dùng ………………………………………50
Bảng 3.9. Thang đo Ý định sử dụng ……………………………….…………..….51
Bảng 4.1. Tổng hợp số liệu thống kê mô tả mẫu …………………………………55
Bảng 4.2. Tổng hợp hệ số Cronbach’s Alpha của các thang đo ……………......…57
Bảng 4.3. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA ……………………………..59
Bảng 4.4. Ma trận tƣơng quan …………………………………………………….61
Bảng 4.5. Hệ số phƣơng trình hồi quy …………………………………………….62
Bảng 4.6. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội ………………………………63
Bảng 4.7. Kết quả kiểm định F ……………………………………………………64
Bảng 4.8. Hệ số phƣơng trình hồi quy chƣa loại biến …………………………….64
Bảng 4.9. Kết quả kiểm định giả thuyết …………………………………………..65
Bảng 4.10. Kiểm định T-Test theo Giới tính …………………..………………….68
Bảng 4.11. Giá trị trung bình theo Giới tính ………………………………………69
Bảng 4.12. Kiểm định T-Test theo Kinh nghiệm ……………………………........69
Bảng 4.13. Giá trị trung bình theo Kinh nghiệm ………………………………….70
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình 2.1. Mô hình hoạt động của Ví điện tử ………………………………...…...10


Hình 2.2. Quy trình thanh toán bằng VĐT qua mạng internet …………….…..….11
Hình 2.3. Quy trình thanh toán bằng VĐT qua điện thoại di động…………….….12
Hình 2.4. Mô hình thuyết Hành động hợp lý …………………………………..….18
Hình 2.5. Mô hình thuyết hành vi kế hoạch …………………………………..…..19
Hình 2.6. Mô hình chấp nhận công nghệ ………………………………………….20
Hình 2.7. Mô hình chấp nhận công nghệ 2 …………………………………......…21
Hình 2.8. Mô hình kết hợp TAM và TPB …………………………………………22
Hình 2.9. Mô hình động cơ thúc đẩy ………………………………...………...….23
Hình 2.10. Mô hình của việc sử dụng máy tính cá nhân ………………...…….…24
Hình 2.11. Thuyết phổ biến sử đổi mới …………………………………...…..…..25
Hình 2.12. Thuyết nhận thức xã hội ………………………………………………26
Hình 2.13. Lý thuyết nhận thức xã hội …………………………………….……...27
Hình 2.14. Thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ ………….……..29
Hình 2.15. Mô hình nghiên cứu đề xuất …………………………………………..34
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu …………………………………………………...36
1

Chƣơng 1. TỔNG QUAN


1.1. Lý do chọn đề tài
Theo thống kê của eMarketer, doanh số bán lẻ trực tuyến toàn thế giới năm
2012 đã vƣợt 1 nghìn tỷ USD, tăng 21,7% so với năm 2011 và dự đoán trong các
năm 2013, 2014, 2015, 2016, 2017 sẽ tăng tƣơng ứng 17,1%, 18,3%, 14,5%, 12,4%
và 11% [48]. Điều này cho thấy vai trò ngày càng quan trọng của Thƣơng mại điện
tử (TMĐT) trong quá trình phát triển kinh tế trên toàn thế giới và việc ứng dụng
TMĐT vào hoạt động sản xuất kinh doanh là xu thế tất yếu đối với các quốc gia,
các doanh nghiệp và cá nhân trong thời đại hiện nay. Sớm nhận thức đƣợc điều này,
từ những năm 2000, Chính phủ Việt Nam đã không ngừng nâng cấp cơ sở hạ tầng,
hoàn thiện hành lang pháp lý và đề ra nhiều chính sách hỗ trợ cho quá trình phát
triển TMĐT. Theo báo cáo TMĐT năm 2012 của Cục TMĐT và CNTT, doanh thu
bán lẻ trực tuyến của Việt Nam đạt khoảng 700 triệu USD và dự đoán đạt 1,3 tỷ
USD vào năm 2015. Ngoài ra, trong hơn 3000 doanh nghiệp tham gia khảo sát thì
100% doanh nghiệp có trang bị máy tính, 99% doanh nghiệp có kết nối với internet,
42% doanh nghiệp có website (tăng 12% so với năm 2011), 38% doanh nghiệp có
chức năng đặt hàng trực tuyến trên website (tăng 6% so với 2011) [13].
Thực tiễn phát triển của TMĐT Việt Nam trong những năm qua đặt ra nhu cầu
về một hệ thống thanh toán trực tuyến (TTTT) hiện đại về công nghệ và đa dạng về
dịch vụ để hỗ trợ doanh nghiệp và ngƣời tiêu dùng tận dụng tối đa lợi ích của
phƣơng thức kinh doanh mới này. Thị trƣờng TTTT tại Việt Nam đƣợc kỳ vọng sẽ
phát triển mạnh với lợi thế hơn 31,3 triệu ngƣời sử dụng internet, chiếm 35,58%
dân số và trong đó có 79,02% ngƣời dùng internet đã tham gia mua sắm trực tuyến
[8].
Hiện nay, Ví điện tử (VĐT) đƣợc đánh giá là một trong những phƣơng thức
TTTT an toàn, tiện lợi, phù hợp với điều kiện công nghệ và nhu cầu của ngƣời tiêu
dùng Việt Nam. Đƣợc cấp phép hoạt động thí điểm từ cuối năm 2008 và số lƣợng
VĐT đã phát triển rất nhanh. Theo thống kê của Vụ Thanh toán – NHNN, cuối năm
2009 có khoảng 70.000 VĐT đƣợc mở, và đến cuối Quý II/2011 tổng số VĐT phát
hành đã lên đến hơn 546.000, tăng gần 8 lần sau một năm rƣỡi. Lƣợng giao dịch
2

qua các doanh nghiệp cung ứng VĐT (DNCƢVĐT) đạt hơn 1,5 triệu lƣợt, với tổng
giá trị giao dịch hơn 3.400 tỷ đồng, bình quân khoảng 2,3 triệu đồng/giao dịch [12]
và tính đến hết năm 2012, tổng số lƣợng VĐT đƣợc phát hành bởi các tổ chức này
là hơn 1,3 triệu ví, số lƣợng giao dịch đạt hơn 16 triệu với giá trị gần 5.832 tỷ đồng
[49]. Điều này chứng tỏ VĐT là phƣơng thức thanh toán phù hợp với nhu cầu thực
tế của ngƣời dân trong TTTT nói riêng và thanh toán điện tử (TTĐT) nói chung.
Tuy nhiên, tại Việt Nam vẫn chƣa có một nghiên cứu chính thức nào khảo sát, đánh
giá về nhu cầu, thái độ và hành vi của khách hàng trong việc sử dụng VĐT.
Từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Nghiên cứu các nhân tố tác động đến
ý định sử dụng Ví điện tử tại Việt Nam” nhằm khảo sát nhu cầu sử dụng VĐT
trong TTTT tại Việt Nam, đồng thời xác định các nhân tố và mức độ tác động của
chúng đến ý định sử dụng VĐT của khách hàng cá nhân tại Việt Nam. Từ đó làm
cơ sở để các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ ví điện tử (DNCƢVĐT), Ngân hàng
Nhà nƣớc (NHNN) và các cơ quan, tổ chức có liên quan đƣa ra giải pháp giúp phát
triển bền vững thị trƣờng VĐT tại Việt Nam.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu


- Xây dựng mô hình nghiên cứu, xây dựng và kiểm định thang đo trong đo
lƣờng các nhân tố tác động đến ý định sử dụng VĐT của khách hàng cá nhân
tại Việt Nam.
- Xác định các nhân tố và mức độ tác động của từng nhân tố đến ý định sử
dụng VĐT của khách hàng cá nhân tại Việt Nam.
- Đề xuất một số kiến nghị nhằm gia tăng ý định sử dụng VĐT của khách hàng
cá nhân tại Việt Nam.
Từ các mục tiêu trên, đề tài tập trung nghiên cứu và trả lời các câu hỏi sau:
Câu hỏi nghiên cứu 1: Các nhân tố nào tác động đến ý định sử dụng dịch vụ ví
điện tử của các khách hàng cá nhân tại Việt Nam?
Câu hỏi nghiên cứu 2: Mức độ tác động của từng nhân tố trên đến ý định sử
dụng dịch vụ ví điện tử của các khách hàng cá nhân tại Việt Nam là nhƣ thế nào?
3

1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu


1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu: ý định sử dụng VĐT trong TTTT của khách hàng
cá nhân và các nhân tố tác động đến ý định sử dụng VĐT trong TTTT của
khách hàng cá nhân.
1.3.2. Đối tƣợng khảo sát: khách hàng cá nhân có hiểu biết về VĐT và đang sinh
sống hoặc làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh.
1.3.3. Phạm vi nghiên cứu:
- Thông tin, dữ liệu thứ cấp đƣợc nghiên cứu, thu thập trên các bài báo, bài nghiên
cứu khoa học, sách chuyên ngành về lĩnh thƣơng mại điện tử, TTĐT và VĐT.
- Thông tin, dữ liệu sơ cấp sẽ đƣợc điều tra, thu thập thông qua khảo sát bảng câu
hỏi với hình thức phỏng vấn trực tiếp và gửi qua email đến các đối tƣợng khảo
sát.
- Thời gian và địa điểm: từ tháng 4 đến tháng 9 năm 2013 tại Tp. HCM, Việt
Nam.

1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu


Nghiên cứu này đƣợc tiến hành theo hai bƣớc chính: nghiên cứu sơ bộ và nghiên
cứu chính thức.
Nghiên cứu sơ bộ đƣợc thực hiện bằng phƣơng pháp nghiên cứu định tính và
định lƣợng. Nghiên cứu định tính đƣợc tiến hành thông qua phỏng vấn một số
chuyên gia trong lĩnh vực TTĐT, VĐT và kết hợp với phƣơng pháp thảo luận nhóm
với các cá nhân đã và đang sử dụng VĐT trong TTTT tại Việt Nam. Nội dung
phỏng vấn, thảo luận sẽ đƣợc ghi chép lại làm cơ sở cho việc xây dựng, hiệu chỉnh
và bổ sung các biến quan sát trong thang đo. Các thang đo này sẽ đƣợc kiểm định
về độ tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố EFA thông qua nghiên cứu
định lƣợng sơ bộ với 50 bảng câu hỏi khảo sát. Kết quả của nghiên cứu sơ bộ này sẽ
là một bảng câu hỏi sẵn sàng cho nghiên cứu chính thức.
Nghiên cứu chính thức đƣợc thực hiện bằng phƣơng pháp nghiên cứu định
lƣợng. Mẫu đƣợc thu thập thông qua bảng câu hỏi khảo sát trực tiếp và qua email.
Sau khi thu thập đủ số lƣợng mẫu yêu cầu, dữ liệu đƣợc xử lý bằng phần mềm
4

SPSS nhằm kiểm định thang đo thông qua hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân
tích nhân tố khám phá EFA. Sau đó các nhân tố đƣợc rút trích từ tập dữ liệu sẽ đƣợc
đƣa vào phân tích hồi quy nhằm đánh giá mô hình đề xuất và kiểm định các giả
thuyết.

1.5. Tính mới của đề tài


Đề tài “Nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định sử dụng Ví điện tử tại
Việt Nam” sẽ cung cấp những thông tin bổ ích về thị trƣờng VĐT tại Việt Nam, các
nhân tố và mức độ tác động của chúng đến ý định sử dụng VĐT của khách hàng cá
nhân.
Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến ý định sử dụng của khách hàng
đối với các dịch vụ công nghệ mới, nhƣng có rất ít nghiên cứu về ý định sử dụng
của khác hàng cá nhân đối với dịch vụ VĐT – một phƣơng thức TTĐT thông minh,
ngày càng phát triển mạnh mẽ và đƣợc ƣa chuộng trên thế giới. Trên thế giới đã có
một vài nghiên cứu về lĩnh vực này, nhƣ: “Sự chấp nhận và phổ biến của Ví điện tử
” của Sahut (2009); “Sự chấp nhận Ví di động tại Sabah” của Amin (2009) và “Sự
từ chối công nghệ: trƣờng hợp ví di động” của Swilley (2010). Tuy nhiên các
nghiên cứu này đều dựa trên mô hình chấp nhận công nghệ TAM của Davis F.D
(1989).
Trong đề tài nghiên cứu này tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu dựa trên
thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT) của Venkatesh et al.
(2003). Mô hình UTAUT gồm 4 nhóm nhân tố chính tác động đến ý định và hành
vi sử dụng sản phẩm/dịch vụ công nghệ nhƣ: Hữu ích mong đợi (Performance
Expectancy), Dễ sử dụng mong đợi (Effort Expectancy), Ảnh hƣởng xã hội (Social
Influences) và Điều kiện thuận lợi (Faciliating conditions) và các biến kiểm soát Độ
tuổi, Giới tính, Kinh nghiệm và Trình độ.
Ngoài 04 nhân tố từ mô hình UTAUT, trong nghiên cứu này có bổ sung thêm 03
nhân tố (Tin cậy cảm nhận (Perceived Credibility), Chi phí cảm nhận (Perceived
Cost), Hỗ trợ Chính phủ (Government Support)) từ kết quả nghiên cứu lý thuyết và
5

khám phá thêm 01 nhân tố mới (Cộng đồng ngƣời dùng (User’s Community)) từ kết
quả phỏng vấn ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực VĐT tại Việt Nam.
Các thang đo cho các khái niệm nghiên cứu trong đề tài này đƣợc xây dựng lại
cho phù hợp với lĩnh vực VĐT và điều kiện nghiên cứu tại Việt Nam, thông qua
phỏng vấn xin ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực TTĐT và VĐT tại Việt
Nam.
Với những đặc điểm nêu trên, tác giả hy vọng đề tài nghiên cứu này sẽ cung cấp
thêm nhiều kiến thức để ngƣời đọc hiểu sâu hơn về phƣơng thức TTTT thông qua
VĐT, cũng nhƣ mang lại một nghiên cứu có ý nghĩa, thiết thực, làm nền tảng cơ sở
cho các DNCƢVĐT đề ra những giải pháp đúng đắn để nâng cao chất lƣợng dịch
vụ, thu hút đƣợc nhiều ngƣời sử dụng và là cơ sở để các cơ quan quản lý ban hành
các quy định, chính sách phù hợp, kịp thời nhằm quản lý và hỗ trợ cho sự phát triển
của thị trƣờng VĐT. Từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triển của TMĐT và giảm tỷ
lệ tiền mặt trong thanh toán theo chủ trƣơng chung của Nhà nƣớc về phát triển
thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế.

1.6. Kết cấu của đề tài


Đề tài gồm có 5 chƣơng và các phần tài liệu tham khảo, phụ lục, đƣợc sắp
xếp theo bố cục sau:
Chƣơng 1: Tổng quan - Trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu và câu hỏi nghiên
cứu, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu, phƣơng pháp nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn
của đề tài và kết cấu của đề tài.
Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu - Trình bày về khái niệm
VĐT, chứa năng của VĐT, lợi ích của VĐT, quy trình thanh toán bằng VĐT và một
số quy định của Pháp luật liên quan đến lĩnh vực VĐT. Trong chƣơng này cũng sẽ
trình bày một số mô hình lý thuyết về các nhân tố tác động đến ý định và hành vi sử
dụng công nghệ và kết quả của một số nghiên cứu trƣớc đây về ý định sử dụng
VĐT - Ví di động của khách hàng cá nhân.
Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu - Trình bày về qui trình nghiên cứu, cách
thức xây dựng thang đo, phƣơng pháp chọn mẫu, quá trình thu thập thông tin, công
6

cụ xử lý dữ liệu và các kỹ thuật phân tích thống kê đƣợc sử dụng trong nghiên cứu.
Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu – Trình bày và diễn giải kết quả của nghiên cứu
định lƣợng chính thức, bao gồm các kết quả phân tích thống kê mô tả mẫu, kiểm
định độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi
quy bội, phân tích T-test và ANOVA.
Chƣơng 5: Kết luận và kiến nghị - Trình bày những kết quả đáng chú ý thu đƣợc
từ công trình nghiên cứu này, đồng thời đề xuất một số kiến nghị cho các doanh
nghiệp cung ứng dịch vụ VĐT và các cơ quan quản lý liên quan để có thể thu hút
nhiều ngƣời sử dụng VĐT trong TTTT nói riêng và TTĐT nói chung.
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
7

Chƣơng 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Trong chƣơng 2 sẽ trình bày về khái niệm VĐT, quy trình thanh toán bằng
VĐT, lợi ích của VĐT, các lý thuyết và mô hình về ý định sử dụng công nghệ mới,
kết quả của một số nghiên cứu trƣớc đây liên quan đến VĐT, và đề xuất mô hình
nghiên cứu cũng nhƣ các giả thuyết.

2.1. Ví điện tử
2.1.1. Định nghĩa
Theo NHNN, trong Dự thảo Thông tƣ hƣớng dẫn về hoạt động cung ứng
dịch vụ trung gian thanh toán [7], “Dịch vụ Ví điện tử” đƣợc định nghĩa là dịch vụ
cung cấp cho khách hàng một tài khoản điện tử định danh do các doanh nghiệp
cung ứng dịch vụ tạo lập trên một vật mang tin (nhƣ chip điện tử, sim điện thoại di
động, máy chủ…), cho phép lƣu trữ một giá trị tiền tệ đƣợc đảm bảo bằng giá trị
tiền mặt tƣơng đƣơng và đƣợc sử dụng để thanh toán thay thế cho tiền mặt.
Theo công ty chuyển mạch tài chính Quốc gia (Banknetvn), “Ví điện tử” là
một tài khoản điện tử, nó giống nhƣ “ví tiền” của ngƣời dùng trên internet và đóng
vai trò nhƣ 1 chiếc ví tiền mặt trong TTTT, giúp ngƣời dùng thực hiện công việc
thanh toán các khoản phí trên internet, gửi tiền một cách nhanh chóng, đơn giản và
tiết kiệm cả về thời gian, công sức lẫn tiền bạc.
2.1.2. Chức năng của Ví điện tử
Tính đến nay, NHNN đã cấp phép hoạt động thí điểm cho 09 DNCƢVĐT1 và
mỗi DNCƢVĐT có chiến lƣợc phát triển riêng biệt nhắm vào các đối tƣợng khách
hàng khác nhau. Do vậy sản phẩm VĐT của mỗi doanh nghiệp lại có những tiện ích
và đặc tính khác nhau.

_____________________________________________________________________________

1. 09 VĐT đƣợc NHNN cấp phép: MobiVi (Cty Việt Phú); Payoo (Cty VietUnion); VnMart (Cty
VNPAY); Smartlink (Cty Smartlink); Vcash (Cty VINAPAY); Ngân lƣợng (Cty PeaceSoft); Momo
(Cty M-services); Megapayment (Cty VNPT-EPAY) và Edong (Cty ECPAY).
8

Tuy nhiên, hầu hết các VĐT tại Việt Nam hiện nay đều có 04 chức năng chính là:
- Nhận và chuyển tiền: sau khi đăng ký và kích hoạt thành công thì tài khoản
VĐT đó có thể nhận tiền chuyển vào từ nhiều hình thức khác nhau nhƣ: nạp
tiền trực tiếp tại quầy giao dịch của DNCƢVĐT, nạp tiền tại quầy giao dịch
ngân hàng kết nối với DNCƢVĐT, nạp tiền trực tuyến từ tài khoản VĐT
cùng loại, nạp tiền trực tuyến từ tài khoản ngân hàng (TKNH) …Và khi có
tiền trong tài khoản VĐT, chủ tài khoản VĐT có thể chuyển tiền sang VĐT
khác cùng loại, chuyển tiền sang TKNH có liên kết hoặc chuyển cho ngƣời
thân/bạn bè theo đƣờng bƣu điện và qua các chi nhánh ngân hàng.
- Lƣu trữu tiền trên tài khoản điện tử: khách hàng có thể sử dụng VĐT làm nơi
lƣu trữ tiền dƣới dạng tiền số hóa (tiền điện tử) một cách an toàn và tiện lợi.
Và số tiền ghi nhận trên tài khoản VĐT tƣơng đƣơng với giá trị tiền thật đƣợc
chuyển vào.
- Thanh toán trực tuyến: khi đã có tiền trong tài khoản VĐT thì khách hàng
cũng có thể sử dụng số tiền này để thanh toán cho các giao dịch mua sắm trực
tuyến trên các gian hàng/website TMĐT tại Việt Nam hoặc ở nƣớc ngoài có
tích hợp chức năng thanh toán bằng VĐT đó.
- Truy vấn tài khoản: với chức năng này, chủ tài khoản VĐT có thể thực hiện
các thay đổi về thông tin cá nhân, mật khẩu, tra cứu số dƣ, xem lịch sử giao
dịch trong tài khoản VĐT của mình.
Ngoài ra các DNCƢVĐT tại Việt Nam hiện nay còn phát triển và tích hợp thêm
nhiều chức năng phụ khác [Xem bảng 2.1] nhằm đem lại nhiều tiện ích hơn cho
khách hàng khi sử dụng VĐT, nhƣ:
- Thanh toán hóa đơn: các DNCƢVĐT đã mở rộng liên kết, hợp tác với các
doanh nghiệp cung ứng các dịch vụ sinh hoạt thiết yếu nhƣ các điện thoại,
internet, điện lực, nƣớc, truyền hình … cho phép khách hàng có thể thanh
toán các loại hóa đơn sinh hoạt này thông qua tài khoản VĐT một cách chủ
động và thuận tiện.
- Nạp thẻ cào điện thoại, thẻ game online, trả phí tham gia diễn đàn: khi sở
9

hữu VĐT ngƣời dùng internet cũng có thể sử dụng tiền trong tài khoản VĐT
để chi trả những khoản phí nhỏ cho các dịch vụ nội dung số trên internet dễ
dàng, nhanh chóng với chi phí thấp hơn so với các phƣơng thức TTĐT khác.
- Mua vé điện tử: với sự gia tăng của nhu cầu mua vé điện tử nhƣ vé máy bay,
vé tàu, vé xe, vé xem phim, ca nhạc …các DNCƢVĐT đã mở rộng thêm
chức năng mua vé điện tử nhằm đáp ứng nhu cầu và gia tăng tiện ích cho
ngƣời dùng VĐT.
- Thanh toán học phí: khi sử dụng VĐT ngƣời dùng có thể thanh toán học phí
cho các khóa học online, đào tạo từ xa …một cách dễ dàng và tiện lợi.
- Thanh toán đặt phòng: hiện nay một số DNCƢVĐT tại Việt Nam đã liên kết
với các trang đặt phòng khách sạn để tích hợp chức năng thanh toán tiền đặt
phòng trực tuyến cho khách hàng có tài khoản VĐT.
- Mua bảo hiểm ôtô – xe máy …

Bảng 2.1. So sánh chức năng của một số Ví điện tử tại Việt Nam
Chức năng Chuyển/ Mua Truy Thanh Nạp thẻ Mua Đóng Thanh
nhận sắm vấn tài toán điện vé học toán
tiền trực khoản hóa thoại, điện phí đặt
Ví điện tử tuyến đơn thẻ tử phòng
game …
MobiVi X X X X X X X -
Ngân lƣợng X X X - X X - X
Momo X X X X X X - -
Megapayment X X X - X X - -
Vnmart X X X X X X - -
Payoo X X X X X X X -
VCash X X X - X - - -
E-Dong X - X X X - X -

Nguồn: tác giả tổng hợp từ website của các DNCƢVĐT


10

2.1.3. Quy trình thanh toán bằng Ví điện tử


Sau khi khách hàng đăng ký và kích hoạt thành công tài khoản VĐT thì các
DNCƢVĐT sẽ có trách nhiệm quản lý tài khoản VĐT của khách hàng và xử lý các
giao dịch phát sinh trên hệ thống khi diễn ra những hoạt động nạp, rút tiền, mua bán
hàng hóa/dịch vụ của khách hàng; tính toán nghĩa vụ và thông báo tới ngân hàng để
thực hiện ghi nợ và ghi có đối với các tài khoản tiền thật tƣơng ứng của các bên có
liên quan [Xem hình 2.1].

Ngân hàng

Tài khoản A Tài khoản B

Tài khoản DNCƢVĐT

DOANH NGHIỆP CUNG ỨNG VĐT

Ví điện tử Ví điện tử
A B

Khách hàng A Khách hàng B

Hình 2.1. Mô hình hoạt động của Ví điện tử [12]


Để đảm bảo cho các giao dịch TTTT nói chung và TTTT qua VĐT diễn ra một
cách thuận lợi và an toàn, NHNN đã ban hành Công văn số 6251/NHNN-TT vào
ngày 11/08/2011 về việc thực hiện giao dịch thanh toán trực tuyến và ví điện tử.
Theo đó, NHNN yêu cầu các DNCƢVĐT phải bố trí một TKNH riêng biệt để theo
dõi toàn bộ lƣợng tiền đang lƣu hành trên VĐT của khách hàng và phải đảm bảo số
dƣ của tài khoản này đúng bằng tổng số tiền trên các VĐT của khách hàng.
Dựa vào môi trƣờng và phƣơng tiện xử lý giao dịch, các loại VĐT tại Việt Nam
hiện nay có thể chia làm 2 nhóm: VĐT thanh toán trên website qua mạng internet
và VĐT thanh toán dựa vào ứng dụng hoặc tin nhắn (SMS) trên điện thoại di động
(ĐTDĐ) qua mạng viễn thông.
11

a. Quy trình thanh toán bằng Ví điện tử qua mạng internet


Quy trình thanh toán bằng VĐT trên mạng internet có thể tổng quát thành 3 giai
đoạn: giai đoạn đặt hàng, giai đoạn thanh toán và giai đoạn nhận hàng. Các giai
đoạn này lại đƣợc chia ra làm các bƣớc nhỏ khi thao tác trên giao diện tại các gian
hàng/webiste TMĐT của ngƣời bán đã đƣợc tích hợp chức năng TTTT bằng VĐT.

Bƣớc 1: Chọn hàng hóa/dịch vụ trên các


gian hàng hoặc website TMĐT
Giai đoạn đặt hàng
Bƣớc 2: Điền thông tin ngƣời mua và
hình thức giao hàng

Bƣớc 3: Đăng nhập vào tài khoản VĐT*


(nhập tên tài khoản và mật khẩu)

Bƣớc 4: Chọn hình thức thanh toán ngay


hoặc thanh toán đảm bảo (nếu có)** Giai đoạn thanh toán

Bƣớc 5: Xác nhận thanh toán bằng mật


khảu OTP (nhận đƣợc qua SMS hoặc
email)***

Bƣớc 6: Nhận thông báo kết quả giao


Giai đoạn nhận hàng
dịch và chờ giao hàng

Hình 2.2. Quy trình thanh toán bằng Ví điện tử qua mạng internet

(**) Hiện nay chỉ có 4 VĐT triển khai hình thức thanh toán đảm bảo (thanh toán
tạm giữ): Momo, Ngân lƣợng, V-cash và Payoo.
(*; *** ) Tất cả các VĐT thanh toán qua mạng internet đều áp dụng chính sách bảo
mật tài khoản bằng hai lớp mật khẩu (mật khẩu đăng nhập - AP và mật khẩu xác
nhận sử dụng một lần – OTP) [Xem bảng 2.2].
12

b. Quy trình thanh toán bằng Ví điện tử qua mạng viễn thông
Hiện nay tại Việt Nam có hai VĐT hoạt động trên ứng dụng ĐTDĐ là: VĐT
Momo (M-service) và VĐT E-dong (EC PAY) [Xem bảng 2.2]. Tuy nhiên các
VĐT này chỉ có thể dùng để thanh toán hóa đơn điện, nƣớc, chuyển tiền cho các
VĐT cùng loại, chuyển tiền vào TKNH liên kết, mua thẻ điện thoại, thẻ game …
mà chƣa đƣợc kích hoạt chức năng TTTT, mua vé điện tử, thanh toán đặt phòng …
Trên hình 2.3 trình bày quy trình thanh toán bằng VĐT trên ứng dụng ĐTDĐ.

Bƣớc 1: Bật ứng dụng VĐT trên ĐTDĐ

Bƣớc 2: Chọn loại giao dịch cần thực


hiện (chuyển tiền/mua thẻ/thanh toán)

Bƣớc 3: Chọn dịch vụ cần thanh toán


(Điện, nƣớc, điện thoại …)

Bƣớc 4: Nhập mã dịch vụ

Bƣớc 5: Nhập mã hóa đơn

Bƣớc 6: Nhập số tiền cần thanh toán

Bƣớc 7: Nhập số điện thoại khách hàng

Bƣớc 8: Nhập mật khẩu đăng nhập VĐT

Bƣớc 9: Kiểm tra thông tin và xác nhận


thanh toán

Hình 2.3. Quy trình thanh toán bằng VĐT qua điện thoại di động
13

Bảng 2.2. Hình thức giao dịch và khả năng bảo vệ ngƣời dùng của một số VĐT
Giao dịch Giao dịch Thanh Bảo mật
qua mạng qua mạng toán đảm Dấu hiệu Xác thực
internet viễn thông bảo an toàn giao dịch
MobiVi Có Không Không GlogalSign AP và OTP
Ngân lƣợng Có Không Có Trustwave AP và OTP
Momo Có Có Có VerySign AP và OTP
Megapayment Có Không Không VerySign AP và
OTP/MK2
Vnmart Có Không Không VerySign AP và OTP
Payoo Có Không Có GlobalSign AP và OTP
VCash Có Không Có Trustvn AP và OTP
E-Dong Không Có Không - AP
Smartlink Có Không Không Trustvn AP và OTP*

Nguồn: tác giả tổng hợp từ website của các DNCƢVĐT


2.1.4. Lợi ích của Ví điện tử
VĐT đƣợc đánh giá là một phƣơng thức TTĐT thông minh và sẽ là xu hƣớng
thanh toán phổ biến trong tƣơng lai, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của TMĐT và
quá trình hội nhập, giao thƣơng quốc tế ngày càng sâu rộng trên toàn thế giới. Với
các đặc điểm và chức năng của mình, các VĐT cho thấy rằng dịch vụ này mang lại
nhiều lợi ích cho các chủ thể liên quan, nhƣ:
2.1.4.1. Đối với nhà nƣớc
- Thúc đẩy sự phát triển của TMĐT: VĐT - đƣợc đánh giá là công cụ TTTT
phù hợp với nhu cầu và tâm lý của ngƣời tiêu dùng tại Việt Nam. Khắc phục
đƣợc tâm lý lo ngại khi tiết lộ thông tin tài khoản thẻ tín dụng, thẻ ngân hàng
trên môi trƣờng internet của ngƣời tiêu dùng. Khi thực hiện các giao dịch
thanh toán, khách hàng chỉ cần khai báo thông tin tài khoản VĐT – nơi chứa
số lƣợng tiền nhỏ mà khách hàng chuyển vào. Hơn nữa các DNCƢVĐT còn
cam kết đảm bảo cho ngƣời mua và ngƣời bán khi thực hiện giao dịch qua
VĐT, tránh đƣợc tình trạng lừa đảo khi tham gia giao dịch TMĐT. Vì vậy
14

VĐT đƣợc kỳ vọng sẽ là một công cụ TTTT an toàn, tiện lợi giúp cho thị
trƣờng TMĐT của Việt Nam phát triển tƣơng xứng với tiềm năng.
- Hạn chế tiền mặt lƣu thông trong nền kinh tế: doanh thu TMĐT của Việt
Nam năm 2012 là khoảng 700 triệu USD [13], tuy nhiên hầu hết các giao dịch
đều đƣợc thanh toán bằng tiền mặt khi giao hàng. Do đó sự ra đời của VĐT
đƣợc kỳ vọng sẽ giúp cho ngƣời tiêu dùng tin tƣởng thực hiện TTTT khi mua
sắm trên các gian hàng/website TMĐT. Từ đó sẽ góp phần làm giảm lƣu
thông tiền mặt trong nền kinh tế.
- Hạn chế nạn tiền giả: tiền lƣu giữ trong tài khoản VĐT là tiền số hóa và có
giá trị tƣơng đƣơng với tiền thật đƣợc chuyển vào TKNH đối ứng. Do đó cơ
quan quản lý có thể dễ dàng kiểm soát lƣợng tiền trong nền kinh tế và hạn chế
đƣợc nạn in và sử dụng tiền giả.
2.1.4.2. Đối với doanh nghiệp
- Tăng doanh số bán hàng: hiện nay rất nhiều doanh nghiệp đã xây dựng và
triển khai kênh bán hàng trực tuyến qua mạng internet. Theo báo cáo TMĐT,
năm 2012 có 38 % doanh nghiệp triển khai bán hàng qua website (so với 30%
trong năm 2011) và 17 % doanh nghiệp tích hợp chức năng TTTT trên
website của mình (so với 7% trong năm 2011) [13]. Nhờ tính an toàn và tiện
lợi trong TTTT, VĐT sẽ giúp ngƣời tiêu dùng và doanh nghiệp yên tâm hơn
khi tham gia giao dịch qua mạng internet. Từ đó sẽ giúp cho doanh nghiệp gia
tăng đƣợc doanh số bán hàng thông qua kênh TMĐT.
- Tránh các chi phí phát sinh do đơn hàng giả: khi các giao dịch đƣợc thực
hiện thông qua VĐT thì doanh nghiệp hoàn toàn yên tâm không bị các đơn
hàng giả vì đã đƣợc các DNCƢVĐT đảm bảo xác thực tài khoản VĐT của
ngƣời mua. Các DNCƢVĐT sẽ trừ tiền trong tài khoản VĐT của ngƣời mua
và sẽ chuyển cho ngƣời bán khi giao dịch thành công và không có khiếu nại
nào từ ngƣời mua và ngƣời bán nữa.
- Tránh thất thoát tiền vì kiểm, đếm sai hoặc nhận phải tiền giả, tiền rách trong
quá trình giao dịch: các giao dịch thanh toán sẽ đƣợc thực hiện tự động và
15

chính xác bàng máy tính điện tử do đó sẽ ngƣời bán hàng không sợ bị thất
thoát tiền do đếm sai, hoặc nhận phải tiền giả, tiền rách.
2.1.4.3. Đối với ngƣời tiêu dùng
- Hạn chế tối đa thiệt hại do mất thông tin tài khoản tài chính: So với các
phƣơng thức TTTT khác (thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, mobile banking, internet
banking), khi bị kẻ gian lấy đƣợc thông tin chủ tài khoản thì mức thiệt hại tài
chính đối với chủ tài khoản VĐT là nhỏ nhất. Vì các phƣơng thức khác đều
liên kết trực tiếp với TKNH mà trong đó thƣờng có chứa số lƣợng tiền lớn.
Còn VĐT chỉ chứa số tiền vừa phải do chủ tài khoản nạp vào để thực hiện
một vài giao dịch nhất định.
- Tránh bị lừa đảo khi mua sắm trực tuyến: khi TTTT bằng VĐT, ngƣời tiêu
dùng sẽ đƣợc các DNCƢVĐT bảo vệ quyền lợi nhờ hình thức thanh toán tạm
giữ (thanh toán đảm bảo). Với phƣơng thức này, DNCƢVĐT sẽ trừ tiền trong
tài khoản VĐT của ngƣời mua khi đặt hàng và “tạm giữ” số tiền đó trong tài
khoản của DNCƢVĐT và chỉ chuyển cho ngƣời bán khi ngƣời mua đã nhận
đƣợc hàng hóa/dịch vụ đúng nhƣ mô tả và không có khiếu nại nào từ phía
ngƣời mua và ngƣời bán. Thời gian “tạm giữ” tiền trong tài khoản của
DNCƢVĐT do ngƣời mua chỉ định và thƣờng không quá 7 ngày làm việc.
- Tránh thất thoát tiền vì kiểm, đếm sai hoặc nhận phải tiền giả, tiền rách trong
quá trình giao dịch: các giao dịch thanh toán sẽ đƣợc thực hiện tự động và
chính xác bàng máy tính điện tử do đó ngƣời mua hàng không sợ bị thất thoát
tiền do đếm sai, hoặc nhận phải tiền giả, tiền rách trong quá trình giao dịch.
2.1.4.4. Đối với các ngân hàng:
Theo quy định hiện nay của NHNN, khách hàng muốn đăng ký sử dụng VĐT
thì yêu cầu phải có TKNH. Việc kết nối của Ngân hàng với VĐT sẽ đem lại những
lợi ích sau:
- Tăng tính năng cho TKNH, gia tăng giá trị các dịch vụ tiện ích cho khách
hàng nhất là trong TTTT, nhờ đó nâng cao khả năng giữ chân khách hàng
trung thành nhờ có nhiều tiện ích thanh toán gắn với chi tiêu hàng ngày của
họ.
16

- Tăng lƣợng tài khoản thanh toán.


- Gia tăng tính cạnh tranh với các ngân hàng khác, từ đó góp phần mở rộng &
đẩy mạnh thƣơng hiệu của ngân hàng.
- Ngân hàng có thể tận dụng đƣợc hạ tầng kỹ thuật, công nghệ của các doanh
nghiệp cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán nhƣ các DNCƢVĐT trong
việc phát triển đa dạng hóa phƣơng thức thanh toán.
- Ngân hàng sẽ thu đƣợc khoản phí nhờ việc xử lý thanh toán dịch vụ nạp tiền,
chuyển tiền và rút tiền trên các tài khoản VĐT.
2.1.5. Một số quy định của Pháp luật liên quan đến lĩnh vực Ví điện tử
- Luật giao dịch điện tử số 51/2005/QH: đƣợc Quốc hội khoá XI thông qua
ngày 29/11/2005 tại kỳ họp thứ 8, chính thức có hiệu lực từ ngày 01/03/2006.
Luật Giao dịch điện tử quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động của các
cơ quan nhà nƣớc, lĩnh vực dân sự, kinh doanh, thƣơng mại và các lĩnh vực
khác do pháp luật quy định. Luật gồm 8 chƣơng, 54 điều bao gồm hầu hết các
yếu tố, bên liên quan đến giao dịch điện tử nhƣ: Chữ ký điện tử, tổ chức cung
cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử, giá trị pháp lý chữ ký điện tử, giá trị
pháp lý của hợp đồng ký bằng chữ ký điện tử, trách nhiệm các bên liên quan
đến bảo mật thông tin, giải quyết tranh chấp liên quan đến giao dịch điện tử.
- Nghị định 26/2007/NĐ-CP: quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử
về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số. Nghị định quy định về việc
quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số. Đây là những
quy định nền tảng để thiết lập một cơ chế đảm bảo an ninh, an toàn và độ tin
cậy của các giao dịch điện tử.
- Nghị định 27/2007/NĐ-CP: Quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử
trong hoạt động tài chính. Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá
nhân lựa chọn sử dụng giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính. Nghị định
quy định chi tiết về giá trị pháp lý của chứng từ, hóa đơn điện tử; quy định cụ
thể về quyền hạn, trách nhiệm, tố tụng, tranh chấp và xử lý vi phạm liên quan
đến các giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính.
17

- Nghị định 35/2007/NĐ-CP: Quy định chi tiết giao dịch điện tử trong lĩnh vực
ngân hàng. Nghị định áp dụng cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân đƣợc quyền
lựa chọn giao dịch bằng phƣơng tiện điện tử hoặc giao dịch theo phƣơng thức
truyền thống. Nghị định quy định về điều kiện cung ứng dịch vụ giao dịch
điện tử trong lĩnh vực ngân hàng; quy định về định dạng, tính hiệu lực pháp
lý của chứng từ điện tử; quy định về việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố
tụng và xử lý vi phạm liên quan đến các giao dịch điện tử trong lĩnh vực ngân
hàng.
- Thông tƣ 6251/NHNN-TT: Về việc thực hiện giao dịch TTTT và VĐT. Cụ
thể, văn bản này đề nghị các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, các tổ chức
đã đƣợc NHNN cho phép thực hiện thí điểm cung ứng dịch vụ VĐT cần tăng
cƣờng thực hiện các biện pháp an ninh, bảo mật nhằm đảo bảo an toàn cho
khách hàng khi sử dụng các dịch vụ thanh toán thẻ, TTTT qua internet, điện
thoại di dộng do mình cung cấp. Các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán khi
cung ứng dịch vụ VĐT cho khách hàng (nếu có) cần bố trí một tài khoản
riêng biệt để theo dõi toàn bộ lƣợng tiền đang lƣu hành trên VĐT; đảm bảo số
dƣ của tài khoản bằng tổng số tiền trên các VĐT cung cấp cho khách hàng.
- Dự thảo thông tƣ hƣớng dẫn về hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh
toán (2013): hƣớng dẫn về hoạt động cung ứng các dịch vụ trung gian thanh
toán nhƣ dịch vụ chuyển mạch tài chính, dịch vụ trung gian bù trừ điện tử,
dịch vụ cổng TTĐT, dịch vụ thu hộ/chi hộ, dịch vụ hỗ trợ chuyển tiền điện tử
và dịch vụ VĐT. Đối tƣợng áp dụng của Thông tƣ này là các tổ chức, cá nhân
có liên quan đến hoạt động cung ứng và sử dụng dịch vụ trung gian thanh
toán qua tổ chức không phải là ngân hàng. Thông tƣ quy định chi tiết về điều
kiện và thủ tục cấp phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán,
trách nhiệm bảo mật thông tin, xử lý vi phạm, giải quyết tranh chấp giữa các
bên tham gia tổ chức/sử dụng dịch vụ trung gian thanh toán.
18

2.2. Một số mô hình lý thuyết về ý định và hành vi sử dụng công nghệ mới
2.2.1. Thuyết Hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action)
Thuyết hành động hợp lý (TRA) đƣợc phát triển bởi Fishbein và Ajzen vào năm
1975 trong lĩnh vực tâm lý xã hội, dựa trên giả định rằng các cá nhân dựa vào lý trí
và sử dụng các thông tin sẵn có một cách có hệ thống để thực hiện hành động. Theo
thuyết hành động hợp lý, nhân tố quan trọng nhất quyết định hành vi của cá nhân là
Ý định hành vi, chứ không phải là thái độ của họ. Ý định hành vi của một cá nhân
là sự kết hợp của Thái độ và Chuẩn chủ quan.

Thái độ
Ý định hành vi Hành vi thực sự

Chuẩn chủ
quan

Hình 2.4. Mô hình thuyết Hành động hợp lý (TRA) [25]


Các nhân tố chính trong mô hình TRA đƣợc định nghĩa nhƣ sau:
Thái độ: Cảm xúc tích cực hay tiêu cực của một cá nhân về việc thực hiện hành
vi mục tiêu.
Chuẩn chủ quan: cảm nhận hầu hết những ngƣời quan trọng với anh ấy/cô ấy
cho rằng anh ấy/cô ấy nên/không nên thực hiện hành vi trong mục hỏi.
Ý định: là một dấu hiệu về sự sẵn sàng của cá nhân để thực hiện một hành vi
nào đó. Ý định đƣợc xem nhƣ là tiền tố ngay trƣớc hành vi.
Chính vì dựa trên giả định rằng hành vi đƣợc kiểm soát bởi lý trí, nên thuyết
hành vi hợp lý có nhƣợc điểm là chỉ áp dụng để nghiên cứu các hành vi có chủ ý và
chuẩn bị trƣớc. Những hành vi theo cảm xúc, thói quen và các hành vi không đƣợc
cân nhắc một cách lý trí thì không thể giải thích bằng lý thuyết này.
2.2.2. Thuyết hành vi kế hoạch (Theory of Planned Behavior)
Thuyết hành vi kế hoạch (TPB) đƣợc Ajzen đề xuất vào năm 1991. Ngoài các
nhân tố Thái độ và Chuẩn chủ quan, Ajzen đã thêm vào nhân tố Cảm nhận kiểm
soát hành vi (PBC) để phù hợp cho các tình huống mà cá nhân không có đƣợc sự
19

kiểm soát hoàn toàn đối với việc thực hiện hành vi. Cảm nhận kiểm soát hành vi
(PBC) và Ý định (Intention) đều là những nhân tố quan trọng để dự đoán hành vi
(Behavior), tùy vào các điều kiện cụ thể mà mức độ quan trọng của từng nhân tố sẽ
khác nhau (Ajzen, 1991).

Thái độ

Ý định hành vi
Chuẩn chủ quan Hành vi thực sự

Cảm nhận kiểm


soát hành vi

Hình 2.5. Mô hình thuyết hành vi kế hoạch (TPB) [14]


Định nghĩa các nhân tố trong mô hình TPB:
Thái độ: Cảm xúc tích cực hay tiêu cực của một cá nhân về việc thực hiện hành
vi mục tiêu.
Chuẩn chủ quan: cảm nhận hầu hết những ngƣời quan trọng với anh ta cho
rằng anh ta nên/không nên thực hiện hành vi trong mục hỏi.
Ý định: là một dấu hiệu về sự sẵn sàng của cá nhân để thực hiện một hành vi
nào đó. Ý định đƣợc xem nhƣ là tiền tố ngay trƣớc hành vi.
Cảm nhận kiểm soát hành vi: nhận thức về mức độ dễ dàng/ khó khăn khi
thực hiện hành vi.
2.2.3. Mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model - TAM)
Nhằm giải thích hành vi sử dụng của cá nhân trong lĩnh vực công nghệ thông
tin, Fred Davis (1989) đã giới thiệu mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) dựa trên
thuyết hành động hợp lý (TRA) của Ajzen & Fishbein. Trong mô hình chấp nhận
công nghệ, Davis đã thay thế hai biến thái độ và chuẩn chủ quan bằng hai biến mới
là Cảm nhận hữu ích (Perceived Usefullness) và Cảm nhận Dễ sử dụng (Perceived
Ease of Use).
20

Cảm nhận hữu


ích
Ý định hành vi Hành vi thực sự

Cảm nhận Dễ
sử dụng

Hình 2.6. Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) [23]


Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) đƣợc áp dụng để nghiên cứu về hành vi
sử dụng trong nhiều lĩnh vực công nghệ và nhiều đối tƣợng khách hàng khác nhau.
Tuy nhiên, mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) cũng có những hạn chế nhất định.
Sun & Zhang (2006) và Venkatesh et al. (2003) đã chỉ ra hai nhƣợc điểm chính
trong các nghiên cứu sử dụng mô hình TAM: (1) Độ giải thích của mô hình không
cao và (2) Mối tƣơng quan giữa các nhân tố trong mô hình bị mâu thuẫn trong các
nghiên cứu với lĩnh vực và đối tƣợng khác nhau. Sau khi thu thập kết quả nghiên
cứu từ 55 bài báo, Sun & Zhang (2006) và Venkatesh et al. (2003) thấy rằng hệ số
phù hợp của mô hình (R2) đạt trung bình 40%. Hơn nữa các giả thuyết về mối
tƣơng quan giữa các nhân tố chính trong mô hình không phải lúc nào cũng đạt nhƣ
đã đề xuất trong mô hình TAM.
Lee et al. (2003) còn chỉ ra một nhƣợc điểm của mô hình TAM là chỉ đƣợc áp
dụng khi nghiên cứu một loại công nghệ, một đối tƣợng và một thời điểm nhất định.
Để hạn chế các nhƣợc điểm trên, Venkatesh và Davis (2000) đã tiến hành các
nghiên cứu theo chiều dọc với 4 hệ thống công nghệ ở 4 tổ chức tại 3 thời điểm
khác nhau, và đề xuất một mô hình mới TAM2. TAM 2 – là mô hình mở rộng của
TAM có thêm vào các biến liên quan đến các ảnh hƣởng xã hội (Chuẩn chủ quan,
Sự tự nguyện và Hình ảnh) và liên quan đến nhận thức về phƣơng tiện (Phù hợp với
công việc, Chất lƣợng đầu ra, Tính minh chứng của kết quả).
Các nhân tố chính trong TAM2 đƣợc định nghĩa nhƣ sau:
Cảm nhận hữu ích (PU): mức độ mà cá nhân tin rằng sử dụng hệ thống công
nghệ giúp anh ấy/cô ấy nâng cao hiệu quả trong công việc.
21

Cảm nhận dễ sử dụng (PEOU): Cảm nhận của cá nhân về mức độ dễ dàng khi
sử dụng hệ thống công nghệ.
Chuẩn chủ quan (SN): cảm nhận hầu hết những ngƣời quan trọng với anh ta
cho rằng anh ta nên/không nên thực hiện hành vi trong mục hỏi.
Hình ảnh (Image): mức độ cảm nhận của cá nhân rằng vị thế xã hội của anh
ấy/cô ấy đƣợc nâng cao khi anh ấy/cô ấy sử dụng công nghệ mới.
Phù hợp với công việc (Job revelance): Cảm nhận của cá nhân về mức độ phù
hợp của hệ thống công nghệ với công việc của anh ấy/cô ấy.
Chất lƣợng đầu ra (Output Quality): Mức độ mà cá nhân tin rằng hệ thống
công nghệ hoàn thành tốt các nhiệm vụ trong công việc của anh ấy/cô ấy.
Tính minh chứng của kết quả (Result demonstrability): Tính hữu hình của
các kết quả khi sử dụng công nghệ mới.
Behavioral intention: mức độ mà cá nhân xây dựng các kế hoạch để thực hiện/
không thực hiện một hành vi cụ thể trong tƣơng lai.
Sự tự nguyện: mức độ mà những ngƣời dùng tiềm năng cảm nhận rằng quyết
định sử dụng là không bắt buộc.

Kinh nghiệm Sự tự nguyện


Chuẩn chủ quan

Hình ảnh

Phù hợp với Cảm nhận


công việc hữu ích
Ý định Hành
hành vi vi thực
Chất lƣợng đầu sự
ra Cảm nhận Dễ
sử dụng
Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM)
Tính minh
chứng của kết
quả
Hình 2.7. Mô hình chấp nhận công nghệ 2 (TAM 2) [44]
22

2.2.4. Mô hình kết hợp TAM và TPB (C-TAM-TPB)


Taylor và Todd (1995) đã xây dựng một mô hình lai bằng cách kết hợp các nhân
tố của Thuyết hành vi kế hoạch (TPB) với các nhân tố trong mô hình chấp nhận
công nghệ (TAM). Mô hình này còn đƣợc gọi là Thuyết hành vi kế hoạch đƣợc
phân tách (Decomposed Theory of Planned behavior), bởi vì các nhân tố niềm tin
đƣợc phân tách trong mô hình này.
Thái độ (Attitude) đƣợc phân tách thành Cảm nhận hữu ích (Perceived
Usefullness), Cảm nhận dễ sử dụng (Perceived Ease of Use) và Tính tƣơng thích
(Compatibility); Nhân tố niềm tin quy chuẩn (Normative belief) phân tách thành
Ảnh hƣởng từ bạn bè (Peer Influence) và Ảnh hƣởng từ cấp trên (Superior
influence); Nhân tố Niềm tin kiểm soát (Control belief) đƣợc phân tách thành Sự tự
tin (Self-efficacy), Nguồn lực hỗ trợ (Resource facilitating conditions) và Hỗ trợ kỹ
thuật (Technology facilitating conditions).

Cảm nhận hữu ích

Thái độ
Cảm nhận Dễ sử
dụng
Ý định Hành
hành vi vi thực
Tính tƣơng thích sự
Chuẩn chủ quan
Ảnh hƣởng từ bạn
bè Cảm nhận kiểm
Nguồn lực hỗ trợ
soát hành vi
Ảnh hƣởng từ cấp
trên
Hỗ trợ kỹ thuật Sự tự tin

Hình 2.8. Mô hình kết hợp TAM và TPB (C-TAM-TPB) [39]


Các nhân tố trong mô hình kết hợp C-TAM-TPB đƣợc định nghĩa giống nhƣ
trong mô hình TPB [xem 2.2.2] và TAM [Xem 2.2.3.].
23

2.2.5. Mô hình động cơ thúc đẩy (Motivational model – MM)


Trong nghiên cứu tâm lý học, Thuyết động cơ thúc đẩy đƣợc xem nhƣ là một
đóng góp quan trọng để giải thích về hành vi con ngƣời. Có nhiều nghiên cứu đã áp
dụng Thuyết động cơ thúc đẩy để tìm hiểu về hành vi con ngƣời ở các lĩnh vực khác
nhau. Davis et al. (1992) áp dụng thuyết động cơ thúc đẩy để nghiên cứu về sự chấp
nhận và sử dụng công nghệ thông tin. Thuyêt động cơ thúc đẩy cho rằng hành vi
của các cá nhân phụ thuộc vào các động lực thúc đẩy bên trong và bên ngoài họ.
Động lực bên ngoài đƣợc hiểu là cảm nhận rằng ngƣời sử dụng muốn thực hiện
một hành vi “bởi vì hành vi ấy sẽ giúp anh ấy/cô ấy đạt đƣợc những kết quả có giá
trị, ví dụ nhƣ nâng cao hiệu quả công việc, tăng lƣơng, thăng tiến …” (Davis et al.,
1992, p. 1112). Một vài ví dụ về Động lực bên ngoài nhƣ: Cảm nhận hữu ích
(Perceived usefullness), Cảm nhận dễ sử dụng (Perceived Ease of Use), Chuẩn chủ
quan (Subjective norm), …
Động lực bên trong có thể hiểu là cảm giác vui thích và hài lòng khi thực hiện
một hành vi (Vallerand, 1997). Những ngƣời sử dụng thực hiện hành vi “không vì
điều gì khác hơn chính quá trình thực hiện hành vi đó” (Davis et al., 1992, p. 1112).
Một vài ví dụ về Động lực bên trong: Sự vui thích máy tính (Computer
Playfulness), Sự thích thú (Ejoyment), …

Động lực bên


trong
Hành vi

Động lực bên


ngoài

Hình 2.9. Mô hình động cơ thúc đẩy (MM) [24]


2.2.6. Mô hình của việc sử dụng máy tính cá nhân (Model of PC Utilization)
Đƣợc xây dựng bởi Triandis (1977) để nghiên cứu về thái độ và hành vi của con
ngƣời. Thompson et al. (1991) đã chỉnh sửa lại mô hình của Trandis để dự đoán về
hành vi sử dụng máy tính cá nhân. “Hành vi đƣợc xác định bởi những gì mà con
ngƣời muốn làm (Thái độ), những gì mà họ nghĩ là họ nên làm (Chuẩn xã hội),
24

những gì mà họ thƣờng làm (Thói quen) và bởi những kết quả kỳ vọng từ hành vi
của họ” (Thompson et al., 1991, p. 126).
Các nhân tố chính trong mô hình và định nghĩa của chúng:
Sự thích hợp với công việc (Job-fit): mức độ mà một cá nhân tin rằng sử dụng
công nghệ giúp nâng cao hiệu quả công việc của anh ấy/cô ấy.
Tính phức tạp (Complexity): mức độ cảm nhận rằng công nghệ tƣơng đối khó
hiểu và khó sử dụng.
Kết quả lâu dài (Long-term consequences): Những kết quả thƣởng phạt trong
tƣơng lai.
Cảm xúc đối với việc sử dụng (Affect Towards Use): Các cảm giác nhƣ thích
thú, phấn chấn, vui vẻ hoặc ức chế, chán nản, buồn tẻ, hoặc căm ghét của cá nhân
đối với một hoạt động cụ thể.
Các yếu tố xã hội (Social Factors): Sự tiếp thu của cá nhân đối với văn hóa của
một nhóm tham khảo và những thỏa hiệp cụ thể giữa cá nhân đó với những cá nhân
khác trong những tình huống cụ thể.
Điều kiện thuận lợi (Facilitating Conditions): Việc cung cấp PC cho ngƣời sử
dụng là một dạng của điều kiện thuận lợi có thể ảnh hƣởng đến việc sử dụng hệ
thống.

Tính phức tạp Sự thích hợp với


công việc

Kết quả lâu dài

Việc sử dụng PC
Cảm xúc đối với
việc sử dụng

Các yếu tố xã hội Điều kiện thuận


lợi

Hình 2.10. Mô hình của việc sử dụng máy tính cá nhân (MPCU) [40]
25

2.2.7. Thuyết phổ biến sự đổi mới (Innovation Diffusion Theory)


Đƣợc xây dựng bởi Everett Rogers, trình bày trong quyển sách Sự phổ biến của
đổi mới (1962) và đƣợc hiệu chỉnh bổ sung trong bản in thứ hai (1983), nhằm giải
thích cách thức, lý do và mức độ phổ biến của một ý tƣởng và công nghệ mới qua
các nền văn hóa khác nhau. Thuyết phổ biến sự đổi mới (IDT) gồm 5 nhân tố chính
là: Lợi thế tƣơng đối (Relative Advantage), Tính tƣơng thích (Compability), Tính
phức tạp/Tính đơn giản (Complexity/Simplicity), Tính thử nghiệm (Trialability) và
Tính quan sát (Observability). IDT đƣợc áp dụng để nghiên cứu rất nhiều sự đổi
mới ở nhiều lĩnh vực khác nhau từ các nông cụ cho đến sự cải tiến tổ chức
(Tornatzky and Klein, 1982). Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, Thuyết phổ biến
sự đổi mới (IDT) của Rogers đã đƣợc Moore và Benbasat (1991) điều chỉnh các
nhân tố chính trong mô hình cho phù hợp để nghiên cứu sự chấp nhận công nghệ
của các cá nhân.

Lợi thế tƣơng đối Tính tƣơng thích

Dễ sử dụng

Hình ảnh Sử dụng công nghệ

Tính trực quan

Tính minh chứng


của kết quả Tính tự nguyện

Hình 2.11. Thuyết phổ biến sử đổi mới (IDT) [32]


Các nhân tố trong IDT đƣợc định nghĩa nhƣ sau:
Lợi thế tƣơng đối (Relative Advantage): mức độ cảm nhận rằng sự đổi mới là
tốt hơn so với tiền thân của nó.
Dễ sử dụng (Ease of use): mức độ cảm nhận rằng sự đổi mới là khó sử dụng.
Hình ảnh (Image): mức độ cảm nhận rằng sự đổi mới giúp nâng cao hình ảnh
và địa vị của cá nhân trong xã hội.
26

Tính trực quan (Visibility): mức độ mà một cá nhân nhìn thấy những ngƣời
khác trong tổ chức sử dụng hệ thống.
Tính tƣơng thích (Compatibility): mức độ cảm nhận rằng sự đổi mới là phù
hợp với những giá trị, nhu cầu và kinh nghiệm của các ngƣời dùng tiềm năng.
Tính minh chứng của kết quả (Result Demonstrability): tính hữu hình của
kết quả khi sử dụng cái mới, bao gồm khả năng quan sát và tƣơng tác đƣợc với
những kết quả này.
Tính tự nguyện (Voluntariness of Use): mức độ cảm nhận rằng việc sử dụng
cái mới là hoàn toàn tự nguyện .
2.2.8. Thuyết nhận thức xã hội (Social Cognitive Theory – SCT)
Dựa trên Thuyết hiểu biết xã hội (SLT) của Miller và Dollard (1941), Albert
Bandura (1986) đã xây dựng nên Thuyết nhân thức xã hội (SCT). Trong đó thể hiện
mối quan hệ qua lại lẫn nhau giũa 3 nhóm nhân tố: Các nhân tố môi trƣờng
(Environment factors); Các yếu tố cá nhân (personal factors) và Các nhân tố hành vi
(Behaviors).
Hành vi

Các yếu tố cá nhân Các nhân tố môi trƣờng


(các sự kiện nhận thức,
cảm xúc, sinh học)

Hình 2.12. Thuyết nhận thức xã hội (SCT) [17]


Năm 1995, Compeau và Higgins đã áp dụng Thuyết nhận thức xã hội (SCT) khi
nghiên cứu về hành vi sử dụng máy tính của các cá nhân trong lĩnh vực công nghệ
thông tin. Compeau và Higgins (1995) đã điều chỉnh và đề nghị rằng Hành vi sử
dụng máy tính của các cá nhân chịu tác động bởi các nhân tố: kết quả hiệu suất
mong đợi (Performance-Outcome Expectancy), kết quả cá nhân mong đợi
(Personal-Outcome Expectancy), sự tự tin (Seft-Efficacy), sự xúc động (Affect) và
sự lo lắng (Anxiety).
27

Các nhân tố chính trong Thuyết nhận thức xã hội (SCT) đƣợc định nghĩa nhƣ
sau:
Kết quả hiệu suất mong đợi (Performance-Outcome Expectancy): Hiệu suất
liên quan đến kết quả hành vi. Đặc biệt là Hiệu suất mong đợi có liên quan đến kết
quả công việc.
Kết quả cá nhân mong đợi (Personal-Outcome Expectancy): Các kết quả
hành vi của cá nhân. Đặc biệt là những kỳ vọng có liên quan đến việc cá nhân coi
trọng và ý thức về những thành tựu đạt đƣợc.
Sự tự tin (Seft-Efficacy): Sự đánh giá về khả năng của một cá nhân sử dụng
công nghệ (ví dụ nhƣ máy vi tính) để thực hiện một nhiệm vụ hoặc công việc cụ
thể.
Sự xúc động (Affect): Sự yêu thích của một cá nhân đối với một hành vi cụ thể.
Sự lo lắng (Anxiety): Sự lo lắng hoặc các phản ứng cảm xúc khi thực hiện hành
vi.
Kết quả - hiệu suất mong đợi

Kết quả cá nhân mong đợi

Sự tự tin Hành vi

Sự lo lắng

Sự xúc động

Hình 2.13. Lý thuyết nhận thức xã hội (SCT) [21]


2.2.9. Thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (Unified Theory
of Acceptance and Use of Technology – UTAUT)
Venkatesh et al. (2003) nhận thấy rằng các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực công
nghệ thông tin và hệ thống máy tính gặp nhiều khó khăn khi chọn lựa mô hình
nghiên cứu phù hợp và thƣờng lựa chọn kết hợp một số khái niệm từ một vài mô
hình khác nhau. Do đó Venkatesh và các cộng sự nhận thấy cần phải tổng hợp và
28

đƣa ra một mô hình hợp nhất để nghiên cứu về sự chấp nhận công nghệ của ngƣời
dùng.
Thông qua các nghiên cứu hiện trƣờng theo chiều học tại 4 tổ chức khác nhau
đối với các cá nhân đƣợc giới thiệu một công nghệ mới tại nơi làm việc, Venkatesh
et al. (2003) đã tiến hành so sánh thực nghiệm 8 mô hình2 đã và đang đƣợc sử dụng
phổ biến trong các nghiên cứu về lĩnh vực công nghệ thông tin và máy tính. Việc đo
lƣờng đƣợc tiến hành ở 3 thời điểm khác nhau: trƣớc huấn luyện, 1 tháng sau khi sử
dụng và 3 tháng sau khi sử dụng; trong đó hành vi sử dụng thực sự đƣợc đo lƣờng
sau 6 tháng. Dữ liệu đƣợc chia làm hai nhóm: Ép buộc và Tự nguyện. Các tác giả
cũng kiểm tra sự tác động của các biến kiểm soát nhƣ: kinh nghiệm, độ tuổi, giới
tính và sự tự nguyện.
Venkatesh et al. (2003) đã chọn lọc và kết hợp các yếu tố tác động mạnh nhất
trong 8 mô hình trƣớc để xây dựng nên Thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử dụng
công nghệ (UTAUT). UTAUT [Xem hình 2.14] gồm có 4 nhân tố chính (Hữu ích
mong đợi, Dễ sử dụng mong đợi, Ảnh hƣởng xã hội, Điều kiện thuận lợi); 4 biến
kiểm soát (Độ tuổi, Giới tính, Kinh nghiệm, Sự tự nguyện) và có thể giải thịch đến
70% Ý định hành vi (Venkatesh et al., 2003).
Các khái niệm trong UTAUT đƣợc tổng hợp từ các yếu tố ảnh hƣởng mạnh nhất
trong 8 mô hình trƣớc và đƣợc định nghĩa lại nhƣ sau:
Hữu ích mong đợi (Performance expectancy) là mức độ mà cá nhân tin rằng
sử dụng công nghệ sẽ giúp anh ấy/cô ấy nâng cao hiệu quả trong công việc. Hữu
ích mong đợi (PE) đƣợc tổng hợp từ 5 khái niệm: Cảm nhận hữu ích (TAM/TAM2
và C-TAM-TPB), động lực thúc đẩy bên ngoài (MM), lợi thế tƣơng đối (IDT), Phù
hợp với công việc (MPCU) và Kết quả mong đợi (SCT).

____________________________________________
2. Venkatesh et al. đã xem xét và so sánh 8 mô hình đƣợc sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu
về hành vi chấp nhận công nghệ, gồm: Thuyết hành động hợp lý (TRA), Thuyết hành vi kế hoạch
(TPB), Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM/TAM2), Mô hình kết hợp C-TAM-TPB, Thuyết sự phổ
biến của đổi mới (DOI), Mô hình động lực thúc đẩy (MM) và Mô hình của việc sử dụng máy tính
cá nhân (MPCU).
29

Hữu ích mong Sự tự nguyện


đợi (PE)

Dễ sử dụng
mong đợi (EE)
Ý định sử Hành vi thật
dụng (BI) sự (AU)
Ảnh hƣởng xã
hội (SI)

Điều kiện
thuận lợi (FC)

Độ tuổi Giới tính Kinh nghiệm

Hình 2.14. Thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT) [44]
Kết quả nghiên cứu của Venkatesh et al. (2003) còn cho thấy tác động của Hữu
ích mong đợi có sự khác biệt theo giới tính và độ tuổi; sự tác động này mạnh hơn
đối với phái nam, trẻ tuổi.
Dễ sử dụng mong đợi (Effort Expectancy) là mức độ dễ dàng liên quan đến
việc sử dụng của hệ thống. Khái niệm đƣợc xây dựng từ 3 khái niệm của các mô
hình trƣớc: Dễ sử dụng cảm nhận (TAM/TAM2), Tính phức tạp (MPCU) và Dễ sử
dụng (IDT).
Ảnh hƣởng xã hội (Social Influences) là mức độ mà cá nhân tin rằng những
ngƣời quan trọng khuyên họ nên sử dụng hệ thống mới. Ảnh hƣởng xã hội đƣợc xây
dựng từ ba khái niệm: Chuẩn chủ quan (TRA, TAM2, TPB/DTPB và C-TAM-
TPB), nhân tố xã hội (MPCU) và hình ảnh (IDT).
Điều kiện thuận lợi (Facilitating Conditions) là mức độ mà một cá nhân tin
rằng hạ tầng kỹ thuật của tổ chức hiện có hỗ trợ họ sử dụng hệ thống. Khái niệm
này đƣợc kết hợp từ ba khái niệm của các mô hình khác nhau: Cảm nhận kiểm soát
30

hành vi (TPB, C-TAM-TPB), Điều kiện thuận lợi (MPCU) và tính tƣơng thích
(IDT).
Ý định sử dụng (BI): là một dấu hiệu về sự sẵn sàng của cá nhân để thực hiện
một hành vi nào đó. Ý định đƣợc xem nhƣ là tiền tố ngay trƣớc hành vi.

2.3. Một số nghiên cứu về Ví điện tử


2.3.1. Sự chấp nhận Ví di động (Mobile wallet) tại Sabah: Nghiên cứu thực
nghiệm tại Malaysia
Amin (2009) đã tiến hành cuộc nghiên cứu thực nghiệm tại Sabah – Malaysia về
các nhân tố tác động đến Ý định sử dụng Ví di động của khách hàng cá nhân. Tác
giả bổ sung thêm vào mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) các nhân tố nhƣ Cảm
nhận biểu cảm, cảm nhận tin cậy, hiểu biết về ví di động. Nghiên cứu định lƣợng
chính thức đƣợc tiến hành với 150 phiếu khảo sát và thu về 117 phiếu trả lời hợp lệ.
Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy các nhân tố Cảm nhận hữu ích, Cảm nhận dễ sử
dụng, Cảm nhận biểu cảm và hiểu biết về ví di động có tác động đến Ý định sử
dụng ví di động của khách hàng cá nhân tại Sabah – Malaysia với mức ý nghĩa
95%.
2.3.2. Sự từ chối công nghệ: trường hợp Ví di động (Cell phone wallet)
Swilley (2010) đã dựa trên mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) để xây
dựng một mô hình 7 nhân tố gồm Cảm nhận hữu ích, Cảm nhận dễ sử dụng, Chuẩn
chủ quan, Cảm nhận rủi ro, An toàn/Bảo mật, Thái độ và Ý định sử dụng. Để kiểm
định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu, Swilley đã tiến hành hai cuộc khảo sát
độc lập. Cuộc khảo sát thứ nhất tiến hành thông qua phỏng vấn trực tiếp bằng bảng
câu hỏi khảo sát với đối tƣợng là sinh viên đại học và thu đƣợc 226 phiếu trả lời.
Cuộc khảo sát thứ hai đƣợc tiến hành qua email và thu đƣợc 480 phản hồi. Kết quả
phân tích dữ liệu từ hai cuộc khảo sát trên đều cho thấy Cảm nhận dễ sử dụng ảnh
hƣởng dƣơng đến Cảm nhận hữu ích, Cảm nhận rủi ro ảnh hƣởng dƣơng đến Thái
độ đối với Ví di động và An toàn/Bảo mật ảnh hƣởng âm đến Thái độ đối với Ví di
động và Thái độ đối với Ví di động có ảnh hƣởng âm lên ý định sử dụng.
31

2.3.3. Sự chấp nhận và phổ biến của Ví điện tử


Đây là bài báo với mục tiêu phân tích các nhân tố tác động đến việc chấp
nhận sử dụng VĐT của Sahut (2009) đăng trên Tạp chí Quốc tế về Khoa học xã hội
và con ngƣời. Trong bài báo này, Sahut (2009) đã sử dụng mô hình chấp nhận công
nghệ (TAM) và có tính toán đến chi phí sử dụng VĐT để phân tích trƣờng hợp của
VĐT Moneo – VĐT duy nhất đang hoạt động tại Pháp. Sau quá trình phân tích và
nghiên cứu tình hình thực tế của VĐT Moneo, Sahut (2009) đƣa ra kết luận rằng:
Tính an toàn, tính bảo mật của các giao dịch, Chi phí giao dịch và Sự đa dạng chức
năng của VĐT là các nhân tố quan trọng đối với sự thành công của phƣơng thức
thanh toán này.

2.4. Đề xuất mô hình và giả thuyết nghiên cứu


Căn cứ vào kết quả phân tích các mô hình và lý thuyêt về hành vi chấp nhận sử
dụng công nghệ mới, tác giả nghiên cứu nhận thấy Thuyết hợp nhất về chấp nhận
sử dụng công nghệ (UTAUT) – là mô hình tổng hợp từ 8 lý thuyết phổ biến trong
nghiên cứu về hành vi sử dụng công nghệ mới và UTUAT đƣợc chứng minh là có
mức độ giải thích cao hơn 8 mô hình tiền thân của nó với hệ số R2 điều chỉnh đạt
70% (Venkatesh et al. 2003).
Vì vậy trong đề tài nghiên cứu này, tác giả đề xuất sử dụng Thuyết hợp nhất về
chấp nhật sử dụng công nghệ (UTAUT) làm cơ sở để xây dựng mô hình nghiên cứu
về các nhân tố tác động đến ý định sử dụng VĐT tại Việt Nam.
Dựa trên mô hình UTAUT [Xem mục 2.2.9], trong đề tài nghiên cứu này tác giả
đề xuất các giả thuyết nhƣ sau:
H1: Hữu ích mong đợi (PE) có tác động DƢƠNG lên Ý định sử dụng VĐT
của khách hàng cá nhân tại Việt Nam.
H2: Dễ sử dụng mong đợi (EE) có tác động DƢƠNG lên Ý định sử dụng
VĐT của khách hàng cá nhân tại Việt Nam.
H3: Ảnh hƣởng xã hội (SI) có tác động DƢƠNG lên Ý định sử dụng VĐT
của khách hàng cá nhân tại Việt Nam.
H4: Điều kiện thuận lợi (FC) có tác động DƢƠNG lên Ý định sử dụng VĐT
của khách hàng cá nhân tại Việt Nam.
32

Trong UTAUT, Venkatesh đƣa ra giả thuyết Điều kiện thuận lợi (FC) tác động
trực tiếp đến hành vi sử dụng thực sự bởi vì trong môi trƣờng tổ chức các điều kiện
thuận lợi (đào tạo, hỗ trợ, trang thiết bị …) đƣợc cung cấp nhƣ nhau cho tất cả
ngƣời sử dụng. Vì vậy, Điều kiện thuận lợi (FC) có thể đại diện cho khả năng kiểm
soát hành vi thực sự (actual behavioral control) và tác động trực tiếp đến hành vi
thực sự (Ajzen, 1991). Tuy nhiên, trong môi trƣờng ngƣời tiêu dùng cá nhân (nhƣ
trong nghiên cứu này), thì các điều kiện thuận lợi là không nhƣ nhau đối với mỗi
ngƣời dùng khi lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ, công nghệ và sở hữu các thiết bị
không giống nhau. Trong trƣờng hợp này, điều kiện thuận lợi sẽ đƣợc hiểu gần hơn
với khái niệm cảm nhận kiểm soát hành vi (perceived behavioral control) trong
Thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) và tác động đến cả ý định sử dụng và hành vi sử
dụng thật sự (Ajzen, 1991).
Căn cứ vào kết quả phân tích các nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam về ý
định sử dụng dịch vụ tài chính điện tử (Ví điện tử, Internet banking, Mobile
banking), tác giả nghiên cứu đề xuất kiểm định sự tác động của các nhân tố: Chi phí
cảm nhận Tin cậy cảm nhận, Hỗ trợ Chính phủ đến Ý định sử dụng VĐT tại Việt
Nam. Cụ thể:
 Tin cậy cảm nhận (PCr) là sự đánh giá của một cá nhân về vấn đề bảo mật
và an toàn của hệ thống ví di động ( Amin, 2009). Tin cậy cảm nhận ám chỉ
hai thành phần quan trọng là tính an toàn và tính bảo mật (Wang et al.,
2003). Tin cậy cảm nhận (PCr) đƣợc chứng minh là có tác động đến Ý định
sử dụng của khách hàng cá nhân trong các nghiên cứu về Internet banking
của (Wang et al., 2003; Yuen et al., 2011); về Mobile banking của (Laurn &
Lin, 2005; Yu, 2012 và Amin et al., 2008).
Do đó tác giả đề tài nghiên cứu này đề xuất giả thuyết nhƣ sau:
H5: Tin cậy cảm nhận (PCr) có tác động DƢƠNG lên Ý định sử dụng VĐT
của khách hàng cá nhân tại Việt Nam.
 Chi phí cảm nhận (PCo): liên quan đến số tiền mà một cá nhân tìn rằng
anh/cô ấy sẽ phải chi trả để sử dụng dịch vụ công nghệ mới (Luarn & Lin,
2005). Chi phí có thể bao gồm phí giao dịch, phí duy trì dịch vụ của nhà
33

cung cấp; phí mạng điện thoại/internet để gửi lƣu lƣợng truy cập thông tin
liên lạc và chi phí máy tính/điện thoại di dộng. Nhân tố Chi phí cảm nhận
(PCo) đã đƣợc chứng minh là có tác động đến Ý định sử dụng dịch vụ tài
chính điện tử của khách hàng cá nhân trong các nghiên cứu về Online
banking của (Chong et al., 2010); về Mobile banking của (Laurn & Lin,
2005; Yu, 2012 và Phan Lê Thị Diệu Thảo & Nguyễn Minh Sáng, 2012);
về ATM của (Nguyễn Chí Hùng, 2012).
Do đó tác giả đề tài nghiên cứu này đề xuất giả thuyết nhƣ sau:
H6: Chi phí cảm nhận (PCo) có tác động ÂM lên Ý định sử dụng VĐT của
khách hàng cá nhân tại Việt Nam.
 Hỗ trợ Chính phủ (GS): Sự hỗ trợ của Chính phủ rất quan trọng đối với sự
phát triển của TMĐT tại Việt Nam, ngoài việc đầu tƣ cơ sở hạ tầng thì Chính
phủ cũng cần hỗ trợ và khuyến khích ngƣời dân sử dụng các dịch vụ TTTT
(Chong et al., 2010). Hỗ trợ Chính phủ đƣợc chứng minh là một trong những
nhân tố quan trọng tác động lên Ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng trực
tuyến trong các nghiên cứu của (Tan & Teo, 2000; Jaruwachirathanakul &
Fink, 2005 và Chong et al., 2010).
Do đó tác gải đề tài nghiên cứu này đề xuất giả thuyết nhƣ sau:
H7: Hỗ trợ Chính phủ (GS) có tác động DƢƠNG lên Ý định sử dụng VĐT của
khách hàng cá nhân tại Việt Nam.
 Cộng đồng ngƣời dùng (UC):
Trong mô hình nghiên cứu đề xuất còn đƣợc bổ sung thêm nhân tố Công đồng
ngƣời dùng (UC) sau khi tham khảo ý kiến của các chuyên gia – là các lãnh đạo
trong các doanh nghiệp cung ứng VĐT tại Việt Nam. Theo đó, khi một cá nhân
nhận thấy Cộng đồng ngƣời dùng đông đảo thì anh/cô ấy sẽ có Ý định sử dụng
VĐT cao hơn so với những cá nhân có cảm nhận thấp về Cộng đồng ngƣời dùng.
Do đó tác gải đề tài nghiên cứu này đề xuất giả thuyết nhƣ sau:
H8: Cộng đồng ngƣời dùng (UC) có tác động DƢƠNG lên Ý định sử dụng
VĐT của khách hàng cá nhân tại Việt Nam.
Kết quả mô hình đề xuất cho nghiên cứu về các nhân tố tác động đến Ý định sử
dụng VĐT tại Việt Nam bao gồm 9 nhân tố nhƣ trong hình 2.15.
34

Hữu ích mong đợi (PE)

Dễ sử dụng mong đợi (EE)

Ảnh hƣởng xã hội (SI)

Điều kiện thuận lợi (FC)

UTAUT

Tin cậy cảm nhận (PCr) Ý định sử dụng (BI)

Chi phí cảm nhận (PCo)

Hỗ trợ Chính phủ (GS)

Cộng đồng ngƣời dùng


(UC)

Hình 2.15. Mô hình nghiên cứu đề xuất

Trong đề tài nghiên cứu này còn tiến hành kiểm định sự khác biệt về các yếu
tố nhân khẩu học nhƣ Giới tính, Độ tuổi, Trình độ và Thu nhập đối với các nhân tố
chính trong mô hình nghiên cứu.
35

TÓM TẮT CHƢƠNG 2

Trong chƣơng 2 đã trình bày chi tiết về khái niệm VĐT; quy trình TTTT bằng
VĐT trên website qua mạng internet, quy trình thanh toán bằng VĐT trên các ứng
dụng/sms điện thoại di động qua mạng viễn thông; những lợi ích mà VĐT mang lại
cho khách hàng cá nhân, cho nhà nƣớc, cho các ngân hàng và cho các doanh nghiệp
cung cấp hàng hóa/dịch vụ và một số quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực
VĐT. Trong chƣơng này cũng đã trình bày một số lý thuyết và mô hình về ý định
sử dụng công nghệ mới (TRA; TPB; TAM/TAM2; C-TAM-TPB; MM; IDT; SCT;
MCPU; UTAUT) cũng nhƣ trình bày kết quả của một số nghiên cứu trƣớc đây
trong lĩnh vực VĐT nhƣ (Sahut, 2009; Amin, 2009 và Swilley, 2010). Dựa trên
các lý thuyết, kết quả các nghiên cứu trên trƣớc đây kết hợp với ý kiến của các
chuyên gia trong lĩnh vực VĐT tại Việt Nam, tác giả đề tài này đã xây dựng mô
hình nghiên cứu về các nhân tố tác động đến ý định sử dụng VĐT tại Việt Nam
gồm 9 nhân tố [Xem hình 2.14] và đề xuất 08 giả thuyết nghiên cứu cần đƣợc kiểm
định trong đề tài này.
36

Chƣơng 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Chƣơng 3 sẽ trình bày về quy trình nghiên cứu, xây dựng thang đo cho các
khái niệm nghiên cứu, đánh giá sơ bộ thang đo của các khái niệm nghiên cứu và
trình bày phƣơng pháp chọn mẫu cho nghiên cứu định lƣợng chính thức.

3.1. Quy trình nghiên cứu


Nghiên cứu đƣợc tiến hành qua hai giai đoạn: nghiên cứu sơ bộ và nghiên
cứu chính thức. Giai đoạn nghiên cứu sơ bộ đƣợc thực hiện bằng phƣơng pháp định
tính và phƣơng pháp định lƣợng. Giai đoạn nghiên cứu chính thức đƣợc thực hiện
bằng phƣơng pháp định lƣợng.

Mục tiêu nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết Bản phỏng vấn sơ bộ 1

Bản phỏng vấn sơ bộ 2 Phỏng vấn chuyên gia

Thảo luận nhóm (n=10) Bản phỏng vấn sơ bộ 3

Điều chỉnh mô hình và Nghiên cứu định


thang đo lƣợng sơ bộ (n=50)

Bản phỏng vấn chính thức Nghiên cứu định lƣợng chính thức
(n=265):
- Thống kê, mô tả dữ liệu
- Phân tích Cronbach’s Alpha
- Phân tích EFA
Viết báo cáo
- Phân tích hồi quy, T-Test, ANOVA.

Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu


37

3.1.1. Giai đoạn nghiên cứu sơ bộ


Phƣơng pháp nghiên cứu định tính đƣợc sử dụng để xây dựng, hiệu chỉnh các
biến quan sát đo lƣờng các khái niệm nghiên cứu và phát hiện, khám phá thêm các
nhân tố tác động đến Ý định sử dụng VĐT của khách hàng cá nhân tại Việt Nam.
Bài phỏng vấn ý kiến chuyên gia đƣợc xây dựng dựa vào cơ sở lý thuyết và kết quả
của các nghiên cứu trƣớc đây liên quan đến các khái niệm nghiên cứu: Hữu ích
mong đợi, Dễ sử dụng mong đợi, Ảnh hƣởng xã hội, Điều kiện thuận lợi, Tin cậy
cảm nhận, Chi phí cảm nhận, Hỗ trợ Chính phủ và Ý định sử dụng VĐT.
Các thang đo của các khái niệm nghiên cứu sau khi đƣợc xây dựng từ phƣơng
pháp chuyên gia đƣợc đƣa ra để thảo luận nhóm nhằm hiệu chỉnh về từ ngữ và nội
dung cho phù hợp với nhận thức của khách hàng cá nhân tại Việt Nam. Kết quả của
bƣớc nghiên cứu định tính là một bảng câu hỏi đƣợc sử dụng cho nghiên cứu định
lƣợng sơ bộ tiếp theo.
Phƣơng pháp định lƣợng sơ bộ đƣợc sử dụng để đánh giá thang đo của các
khái niệm nghiên cứu thông qua hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân
tố khám phá EFA. Nghiên cứu đƣợc tiên hành bằng cách phỏng vấn trực tiếp 50
ngƣời thông qua bảng câu hỏi đƣợc xây dựng từ nghiên cứu định tính sơ bộ trƣớc
đó. Kết quả nghiên cứu định lƣợng sơ bộ đƣợc sử dụng để hiệu chỉnh mô hình và
các giả thuyết, đồng thời xây dựng đƣợc bảng câu hỏi khảo sát để phục vụ cho
nghiên cứu định lƣợng chính thức.
3.1.2. Giai đoạn nghiên cứu chính thức
Nghiên cứu định lƣợng đƣợc sử dụng trong giai đoạn nghiên cứu chính thức
thông qua bảng câu hỏi khảo sát. Dựa trên kích thƣớc mẫu cần thiết cho nghiên cứu,
bảng câu hỏi khảo sát chính thức đƣợc gửi trực tiếp hoặc qua email đến các cá nhân
có hiểu biết về Ví điện tử và đang sinh sống/làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Kết quả khảo sát đƣợc tập hợp và làm sạch, sau đó đƣợc mã hóa, nhập liệu
vào phần mềm xử lý dữ liệu thống kê SPSS 16.0 để tiến hành phân tích đánh giá
thang đo, kiểm định mô hình lý thuyết và các giả thuyết nghiên cứu.
38

3.2. Kết quả nghiên cứu định tính


Các khái niệm nghiên cứu trong đề tài này gồm: 05 khái niệm nghiên cứu đƣợc
lựa chọn từ thuyết hợp nhất về chấp nhận sử dụng công nghệ (UTAUT) của
Venkatesh et al. 2003; 03 khái niệm nghiên cứu từ các nghiên cứu trƣớc đây trong
lĩnh vực TTĐT (Luarn & Lin, 2004; Amin, 2009 và Chong et al., 2012) và 01 khái
niệm nghiên cứu từ ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực VĐT tại Việt Nam.
Các thang đo đƣợc xây dựng, bổ sung và hiệu chỉnh sau giai đoạn nghiên cứu định
tính cho phù hợp với đối tƣợng, lĩnh vực nghiên cứu cũng nhƣ phù hợp với đối
tƣợng khách hàng cá nhân tại Việt Nam. Các thang đo đƣợc sử dụng trong nghiên
cứu này là thang đo Likert 5 điểm.
Phƣơng pháp chuyên gia đƣợc tiến hành thông qua phỏng vấn trực tiếp và qua
điện thoại với 8 chuyên gia là lãnh đạo trong các doanh nghiệp cung ứng VĐT tại
Việt Nam [Xem muc 3.1, Phụ lục 3]. Nội dung các cuộc phỏng vấn này đƣợc ghi
nhận và sử dụng để xây dựng thang đo cho các khái niệm nghiên cứu. Kết quả hình
thành một bảng câu hỏi chuẩn bị cho thảo luận nhóm [Xem Phụ lục 2].
Phƣơng pháp thảo luận nhóm đƣợc thực hiện với một nhóm 10 ngƣời, đã từng
sử dụng VĐT trong TTTT. Mục đích của phƣơng pháp thảo luận nhóm nhằm hiệu
chỉnh về mặt từ ngữ và nội dung của các biến quan sát cho dễ hiểu đối với khách
hàng cá nhân tại Việt Nam.
Các thang đo nhận đƣợc từ bƣớc nghiên cứu định tính sẽ đƣợc sử dụng trong
bƣớc nghiên cứu định lƣợng sơ bộ tiếp theo [Xem phụ lục 4].
3.2.1. Thang đo Hữu ích mong đợi
Thang đo Hữu ích mong đợi (PE) đƣợc dùng để đo lƣờng mức độ mà một cá
nhân tin rằng sử dụng VĐT sẽ giúp anh/cô ấy đạt đƣợc hiệu quả tốt hơn khi thực
hiện TTTT.
 Kết quả phƣơng pháp chuyên gia:
Khi đƣợc hỏi về việc đánh giá hiệu quả mà VĐT mang lại cho khách hàng, Ông
Trần Việt Vĩnh - Công ty CP Ngân lƣợng, trả lời: “VĐT đƣợc đánh giá là phƣơng
thức TTTT rất hữu ích và sẽ là công cụ thanh toán phổ biến trong TMĐT. Hơn nữa
39

khi TTTT bằng VĐT, ngƣời bán và ngƣời mua có thể hoàn toàn yên tâm về quá
trình giao dịch của mình nhờ có cam kết bảo đảm quyền lợi từ doanh nghiệp cung
ứng VĐT”. Đây là cơ sở để xây dựng biến quan sát PE1 và PE2.
Bà Lê Thị Lan Anh - Công ty CP giải pháp thanh toán Điện lực và Viễn thông,
cho rằng: “Với nhiều chức năng thanh toán khác nhau, VĐT giúp cho ngƣời dùng
có thể thực hiện việc thanh toán (từ hóa đơn tiện ích sinh hoạt hàng ngày đến các
dịch vụ số hóa trên mạng internet) một cách nhanh chóng, chủ động ngay tại nhà và
kể cả trong ngày nghỉ với chi phí thấp. Hơn nữa khách hàng sẽ có nhiều cơ hội nhận
đƣợc khuyến mãi, giảm giá khi mua hàng trên mạng”. Đây là cơ sở để xây dựng
biến quan sát PE3, PE4, PE5 và PE6.
 Kết quả phƣơng pháp thảo luận nhóm:
Đa số các thành viên tham gia thảo luận nhóm cho rằng biến quan sát PE3 và
PE4 có sự trùng lắp về nội dung, vì vậy nên kết hợp lại thành một biến quan sát cho
ngắn gọn hơn. Tƣơng tự, các biến quan sát PE5 và PE6 đƣợc cho là diễn đạt dài
dòng, vì vậy hai biến quan sát này nên kết hợp lại thanh một biến quan sát cho
mạch lạc và súc tích hơn.
Bảng 3.1. Thang đo Hữu ích mong đợi
Thang đo đề xuất Thang đo hiệu chỉnh
(phƣơng pháp chuyên gia) (phƣơng pháp thảo luận nhóm)
Tên Biến quan sát Biến quan sát Tên
biến biến
PE1 Tôi thấy rằng VĐT là phƣơng thức Không thay đổi
TTTT rất hữu ích PE1
PE2 VĐT giúp tôi quản lý và kiểm soát PE2
các giao dịch TTTT hiệu quả hơn Không thay đổi
PE3 VĐT giúp tôi tiết kiệm thời gian khi
mua sắm trực tuyến Thanh toán trực tuyến
PE4 Sử dụng VĐT, tôi có thể thực hiện bằng VĐT giúp tôi tiết PE3
các giao dịch TTTT bấy kỳ khi nào kiệm thời gian và công
và bất kỳ đâu sức
PE5 Khi thanh toán hoặc mua hàng trực
tuyến bằng VĐT, tôi nhận đƣợc
40

nhiều ƣu đãi về giá và phí giao dịch. Tôi thấy sử dụng VĐT PE4
PE6 Ngoài chức năng thanh toán trực mang lại nhiều lợi ích
tuyến, tôi có thể dùng VĐT để thanh
toán tiền điện, nƣớc, điện thoại, mua
vé máy may, vé phim …

3.2.2. Thang đo Dễ sử dụng mong đợi


Thang đo Dễ sử dụng mong đợi (EE) đƣợc dùng để đo lƣờng cảm nhận của cá
nhân về mức độ dễ dàng đối với việc sử dụng VĐT.
 Kết quả phƣơng pháp chuyên gia
Khi đƣợc hỏi về các yếu tố nào tạo nên tính đơn giản và dễ sử dụng của VĐT,
Bà Lê Thị Thuột – Công ty CP DV Trực tuyến Cộng đồng Việt, cho rằng: “Để làm
cho VĐT trở nên đơn giản và dễ sử dụng cho nhiều đối tƣợng khách hàng khác
nhau thì cần phải xây dựng quy trình thanh toán đơn giản, dễ hiểu, dễ thao tác, đồng
thời cũng cần có tài liệu hƣớng dẫn chi tiết và cụ thể.”.
Ông Hà Năng Việt - Công ty CP Hỗ trợ thanh toán Việt Phú, nói: “Để VĐT trở
nên dễ sử dụng đối với khách hàng, các DNCƢVĐT cần không ngừng cải tiến công
nghệ, hạn chế tối đa việc khách hàng phải ghi nhớ cú pháp lệnh và phải điền quá
nhiều thông tin trong quá trình thanh toán. Và đây cũng là vấn đề mà Công ty CP
Hỗ trợ thanh toán Việt Phú ƣu tiên cải tiến trong thời gian tới sao cho các đơn hàng
thanh toán qua VĐT Mobivi sẽ đƣợc tự động điền thông tin và khách hàng chỉ cần
nhập mật khẩu xác nhận. Nhƣ vậy thì khách hàng sẽ cảm thấy tự tin và thích thú
hơn khi sử dụng phƣơng thức thanh toán này”.
Các ý kiến trên là cơ sở để xây dựng các biến quan sát EE1-EE5 cho khái niệm
Dễ sử dụng mong đợi.
 Kết quả phƣơng pháp thảo luận nhóm
Các thành viên trong nhóm thảo luận đều đồng ý rằng các biến quan sát trong
thang đo Dễ sử dụng mong đợi khá đầy đủ để đo lƣờng cho khái niệm nghiên cứu.
Tuy nhiên các thành viên trong nhóm thảo luận đề nghị kết hợp hai biến quan sát
EE3 và EE4 thành một biến quan sát cho ngắn gọn và súc tích hơn.
41

Bảng 3.2 Thang đo Dễ sử dụng mong đợi


Thang đo đề xuất Thang đo hiệu chỉnh
(phƣơng pháp chuyên gia) (phƣơng pháp thảo luận nhóm)
Tên Biến quan sát Biến quan sát Tên
biến biến
EE1 Học cách sử dụng VĐT sẽ rất dễ Không thay đổi
dàng đối với tôi EE1
EE2 Tôi có thể dễ dàng sử dụng VĐT Không thay đổi EE2
một cách thành thạo
Tôi thấy qui trình thanh toán bằng Tôi thấy các bƣớc thanh toán EE3
EE3 VĐT rất rõ ràng và dễ hiểu bằng VĐT đều đƣợc hƣớng
EE4 Tôi thấy các tài liệu hƣớng dẫn sử dẫn cụ thể và dễ hiểu
dụng VĐT rất đầy đủ và cụ thể
EE5 Tôi thấy thanh toán trực tuyến bằng Không thay đối EE4
VĐT rất đơn giản

3.2.3. Thang đo Ảnh hưởng xã hội


Thang đo Ảnh hƣởng xã hội (SI) đƣợc dùng để đo lƣờng mức độ mà một cá
nhân cảm nhận thấy những xung quanh cho rằng anh/cô ấy nên sử dụng VĐT.
 Kết quả của phƣơng pháp chuyên gia
Khi đƣợc hỏi về việc các yếu tố xã hội nào có thể gây ảnh hƣởng đến ý định sử
dụng VĐT của một cá nhân, Ông Nguyễn Trinh Thiết – Công ty CP DV Trực tuyến
Cộng đồng Việt, cho rằng: “Những môi trƣờng xã hội có ảnh hƣởng nhiều nhất đến
tâm lý và hành vi của một cá nhân là gia đình và các mối quan hệ bạn bè, đồng
nghiệp. Nói chung, những ngƣời thân thuộc, có uy tin sẽ có thể tác động đến suy
nghĩ và hành vi của cá nhân”.
Bà Đỗ Thanh Hà – Công ty CP Ngân lƣợng, nói: “Thực tế cho thấy, con ngƣời
thƣờng bắt chƣớc các nhân vật nổi tiếng nhƣ các diễn viên, các ca sỹ nổi tiếng mà
họ yêu thích. Do đó khi các nhân vật này sử dụng sản phẩm/dịch vụ nào đó thì mọi
ngƣời thƣờng sẽ có xu hƣớng bắt chƣớc theo”.
Ông Trần Sơn Tùng – Công ty CP Giải pháp thanh toán Việt Nam: “Chính sự
giới thiệu, hƣớng dẫn một cách nhiệt tình, thậm chí là “lôi kéo” của các
42

DNCƢVĐT cũng sẽ là một yếu tố bên ngoài có tác động mạnh đến ý định sử dụng
VĐT của khách hàng, đặc biệt là trong bối cảnh bùng nổ và cạnh tranh gay gắt của
nhiều loại VĐT trên thị trƣờng nhƣ hiện nay”.
Các ý kiến trên sẽ là cơ sở để xây dựng các biến quan sát SI1 đến SI5 trong
thang đo Ảnh hƣởng xã hội.
 Kết quả của phƣơng pháp thảo luận nhóm
Các thành viên trong nhóm thảo luận đánh giá thang đo Ảnh hƣởng xã hội là
khá đầy đủ và dễ hiểu. Tuy nhiên hai biến quan sát SI2 và SI3 nên gộp thành một
biến quan sát thì sẽ phù hợp hơn về nội dung, vì theo các thanh viên nhóm thảo luận
thì ý kiến của bạn bè và đồng nghiệp sẽ có mức độ quan trọng tƣơng đƣơng nhau
đối với một cá nhân.
Bảng 3.3 Thang đo Ảnh hƣởng xã hội
Thang đo đề xuất Thang đo hiệu chỉnh
(phƣơng pháp chuyên gia) (phƣơng pháp thảo luận nhóm)
Tên Biến quan sát Biến quan sát Tên
biến biến
SI1 Những ngƣời thân trong gia đình Những ngƣời quan trọng với SI1
tôi nghĩ rằng tôi nên sử dụng VĐT tôi nghĩ rằng nên sử dụng VĐT
để thanh toán trực tuyến để thanh toán trực tuyến
SI2 Thành viên trên các diễn đàn,
mạng xã hội mà tôi tham gia nghĩ Bạn bè/ đồng nghiệp của tôi
rằng tôi nên sử dụng VĐT để nghĩ rằng nên sử dụng VĐT để
thanh toán trực tuyến thanh toán trực tuyến SI2
SI3 Đồng nghiệp của tôi nghĩ rằng tôi
nên sử dụng VĐT để thanh toán
trực tuyến
SI4 Những ngƣời có uy tín đối với tôi Không thay đổi SI3
cho rằng nên sử dụng VĐT để
thanh toán trực tuyến
SI5 Nhân viên của doanh nghiệp cung Không thay đổi SI4
ứng VĐT rất nhiệt tình giới thiệu
và thuyết phục tôi sử dụng VĐT
43

3.2.4. Điều kiện thuận lợi


Thang đo Điều kiện thuận lợi (FC) đƣợc dùng để đo lƣờng mức độ mà một cá
nhân tin rằng anh/cô ấy đƣợc hỗ trợ từ các nguồn lực sẵn có (thiết bị, công nghệ,
kiến thức… ) cho việc sử dụng VĐT.
 Kết quả của phƣơng pháp chuyên gia
Khi đƣợc hỏi về những yếu tố nào có thể xem là những nguồn lực sẵn có hỗ trợ
cho việc sử dụng VĐT của một cá nhân, Ông Nguyễn Mạnh Tƣờng – Công ty CP
DV di đọng trực tuyến M-services, cho rằng: “Nếu VĐT dễ dàng tích hợp vào các
thiết bị mà khách hàng đang sở hữu thì họ cũng dễ dàng chấp nhận sử dụng VĐT
hơn là việc họ phải bỏ thêm chi phí để sắm một thiết bị mới để có thể sử dụng đƣợc
VĐT. Đây cũng là điều mà các DNCƢVĐT đã lƣờng trƣớc và thiết kế ra các ứng
dụng VĐT có thể dễ dàng cài đặt trên điện thoại di động hoặc sử dụng trực tiếp trên
internet qua máy vi tính/điện thoại thông minh”. Đây là cơ sở để xây dựng biến
quan sát FC1.
Ông Hà Năng Việt - Công ty CP Hỗ trợ thanh toán Việt Phú, nói: “Với những
ngƣời quen sử dụng các sản phẩm công nghệ, điện tử số (nhƣ internet, điện thoại,
thẻ ngân hàng …) thì họ cũng dễ dàng chấp nhận sử dụng VĐT hơn là những ngƣời
chƣa biết sử dụng các sản phẩm công nghệ, điện tử số. Vì họ không phải mất nhiều
thời gian, công sức để làm quen và học cách sử dụng một công nghệ mới”. Đây là
cơ sở để xây dựng biến quan sát FC2 và FC3.
Bà Lê Thị Lan Anh - Công ty CP giải pháp thanh toán Điện lực và Viễn thông,
có ý kiến: “VĐT là một dịch vụ TTĐT, nó liên quan đến tiền của khách hàng. Do
đó khách hàng luôn có xu hƣớng cẩn trọng khi đƣa ra quyết định sử dụng. Nếu
khách hàng cảm nhận rằng sẽ luôn nhận đƣợc sự giúp đỡ và có thể giải quyết đƣợc
các khó khăn, vƣớng mắc trong quá trình sử dụng VĐT thì khách hàng sẽ yên tâm
và tự tin hơn khi ra quyết định sử dụng VĐT”. Đây là cơ sở để xây dựng biến quan
sát FC4.
44

 Kết quả của phƣơng pháp thảo luận nhóm


Các thành viên trong nhóm thảo luận đều cho rằng các biến quan sát trong thang
đo Điều kiện thuận lợi là dễ hiểu và đầy đủ để đo lƣờng khái niệm nghiên cứu.
Bảng 3.4 Thang đo Điều kiện thuận lợi
Thang đo đề xuất Thang đo hiệu chỉnh
(phƣơng pháp chuyên gia) (phƣơng pháp thảo luận nhóm)
Tên Biến quan sát Biến quan sát Tên
biến biến
Tôi có máy tính/điện thoại di động có Không thay đổi
FC1 FC1
thể sử dụng VĐT
Tôi có kiến thức cần thiết để sử dụng Không thay đổi
FC2 FC2
VĐT
VĐT tƣơng thích với các công nghệ Không thay đổi
FC3 FC3
khác mà tôi đang sử dụng
Tôi sẽ luôn tìm đƣợc sự giúp đỡ nếu Không thay đổi
FC4 tôi gặp khó khăn, thắc mắc trong khi FC4
sử dụng VĐT

3.2.5. Thang đo Tin cậy cảm nhận


Thang đo Tin cậy cảm nhận đƣợc dùng để đo lƣờng mức độ cảm nhận của một
cá nhân về tính an toàn và bảo mật khi thanh toán trực tuyến bằng VĐT.
 Kết quả của phƣơng pháp chuyên gia
Khi đƣợc hỏi về các yếu tố tạo nên cảm nhận tin cậy của các khách hàng cá
nhân tại Việt Nam, Ông Trần Việt Vĩnh - Công ty CP Ngân lƣợng, cho rằng “Lý do
chính cản trở quyết định TTTT của khách hàng hiện nay là tâm lý không muốn tiết
lộ thông tin tài chính trên mạng. Và VĐT sẽ giúp khắc phục trở ngại này, khách
hàng sẽ yên tâm hơn vì khi TTTT qua VĐT khách hàng không cần cung cấp thông
tin TKNH, thẻ tín dụng … trên các website TMĐT nhƣ các phƣơng thức TTTT
trƣớc đây”.
Theo Bà Lê Thị Thuột - Công ty CP DV Trực tuyến Cộng đồng Việt: “Hiện
nay tại Việt Nam, ngoài các ngân hàng thƣơng mại, có 09 DNCƢVĐT đƣợc cấp
phép hoạt động của NHNN. Do đó các DNCƢVĐT và các NHTM cung cấp dịch vụ
45

VĐT đều hoạt động theo quy định Luật pháp về điều kiện công nghệ, điều kiện tài
chính và các tiêu chuẩn về bảo mật thông tin …Vì vậy, có thể nói trong các phƣơng
thức TTĐT hiện nay thì VĐT là phƣơng thức TTTT đáng tin cậy và phù hợp nhất
với nhu cầu mua sắm nhỏ lẻ trên mạng internet của khách hàng tại Việt Nam”.
Theo Ông Nguyễn Mạnh Tƣờng – Công ty CP DV di đọng trực tuyến M-
services: “Để nâng cao tính cạnh tranh cho sản phẩm VĐT của mình, một số
DNCƢVĐT tại Việt Nam đã rất thành công khi cho phép khách hàng thực hiện việc
thanh toán đảm bảo khi mua sắm trực tuyến. Nhờ tính năng này mà khách hàng có
thể yên tâm mua sắm trực tuyến mà không sợ bị lừa đảo hoặc mua hàng kém chất
lƣợng vì nếu hàng nhận đƣợc không đúng với mô tả của ngƣời bán thì ngƣời mua
có quyền khiếu nại và trả lại hàng”.
Các ý kiến trên là cơ sở để xây dựng biến quan sát PCr1- PCr5 cho thang đo
Tin cậy cảm nhận.
 Kết quả của phƣơng pháp thảo luận nhóm:
Các thành viên trong nhóm thảo luận đều nhất trí rằng các biến quan sát trong
thang đo Tin cậy cảm nhận là đầy đủ để đo lƣờng khái niệm nghiên cứu và dễ hiểu
đối với ngƣời tham gia trả lời khảo sát.
Bảng 3.5 Thang đo Tin cậy cảm nhận
Thang đo đề xuất Thang đo hiệu chỉnh
(phƣơng pháp chuyên gia) (phƣơng pháp thảo luận nhóm)
Tên Biến quan sát Biến quan sát Tên
biến biến
PCr1 Khi sử dụng VĐT, Tôi tin rằng thông Không thay đổi PCr1
tin và tiền trong TKNH của tôi sẽ an
toàn
PCr2 Khi thanh toán trực tuyến bằng VĐT, Không thay đổi PCr2
Tôi tin rằng thông tin cá nhân của tôi
sẽ đƣợc giữ bí mật
PCr3 Khi sử dụng VĐT, Tôi không lo sợ bị Không thay đổi PCr3
lừa đảo khi mua sắm trực tuyến
PCr4 Tôi tin rằng các giao dịch thanh toán Không thay đổi PCr4
trực tuyến bằng VĐT đƣợc thực hiện
46

chính xác.
PCr5 Nói chung, tôi tin tƣởng vào tính an Không thay đổi PCr5
toan và bảo mật của VĐT

3.2.6. Thang đo Chi phí cảm nhận


Thang đo Chi phí cảm nhận đƣợc dùng để đo lƣờng mức độ cảm nhận của
một cá nhân về các chi phí phải bỏ ra để sử dụng VĐT (bao gồm chi phí giao
dịch, chi phí thiết bị và chi phí truyền dữ liệu trên mạng internet/mạng viễn
thông…).
 Kết quả của phƣơng pháp chuyên gia
Khi đƣợc hỏi về các yếu tố tạo thành chi phí cho khách hàng khi sử dụng VĐT,
Bà Lê Thị Lan Anh - Công ty CP giải pháp thanh toán Điện lực và Viễn thông, cho
rằng: “Cũng tƣơng tự nhƣ các dịch vụ TTĐT khác (nhƣ mobile banking, internet
banking, ATM qua máy POS, thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ …), thì để sử dụng đƣợc
VĐT khách hàng cần trả phí đăng ký, phí duy trì hoạt động và phí giao dịch cho
nha cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên, VĐT là phƣơng thức thanh toán khá mới tại Việt
Nam, nên để thu hút ngƣời sử dụng thì hầu hết các DNCƢVĐT vẫn chƣa thu phí
đăng ký, phí duy trì hoạt động và phí giao dịch”.
Theo Ông Nguyễn Trinh Thiết –Công ty CP VD trực tuyến Cộng đồng Việt:
“Các giao dịch thanh toán bằng VĐT đƣợc thực hiện thông qua máy vi tính kết nối
internet hoặc qua tin nhắn trên điện thoại di động, vì vậy ngoài các loại phí trả cho
DNCƢVĐT thì khách hàng phải tốn phí để trang bị máy vi tính/ĐTDĐ (nếu chƣa
có), phí truyền dữ liệu internet và tin nhắn điện thoại”.
Bà Đỗ Thanh Hà – Công ty CP Ngân lƣợng, lƣu ý thêm: “Đối với dịch vụ
VĐT, nếu khách hàng nạp/chuyển/rút tiền giữa tài khoản VĐT và TKNH thì sẽ phải
chịu thêm phí dịch vụ từ phía ngân hàng nữa”.
Các ý kiến trên là cơ sở để xây dựng các biến quan sát từ PCo1 đến PCo5 cho
thang đo Chi phí cảm nhận.
47

 Kết quả của phƣơng pháp thảo luận nhóm


Các thành viên trong nhóm thảo luận đều nhất trí rằng các biến quan sát trong
thang đo Tin cậy cảm nhận là đầy đủ để đo lƣờng khái niệm nghiên cứu và có nội
dung dễ hiểu đối với ngƣời tham gia trả lời khảo sát.
Bảng 3.6 Thang đo Chi phí cảm nhận
Thang đo đề xuất Thang đo hiệu chỉnh
(phƣơng pháp chuyên gia) (phƣơng pháp thảo luận nhóm)
Tên Biến quan sát Biến quan sát Tên
biến biến
PCo1 Chi phí giao dịch thanh toán bằng Không thay đổi PCo1
VĐT cao hơn các phƣơng thức
thanh toán khác
PCo2 Chi phí đăng ký và duy trì hoạt động Không thay đổi PCo2
của VĐT là quá cao
PCo3 Chi phí cho thiết bị (máy tính/điện Không thay đổi PCo3
thoại) để sử dụng VĐT là quá cao
PCo4 Chi phí đƣờng truyền internet/tin Không thay đổi PCo4
nhắn điện thoại khi thanh toán bằng
VĐT là quá cao
PCo5 Nói chung, Chi phí để sử dụng dịch Không thay đổi PCo5
vụ VĐT là quá cao đối với tôi

3.2.7. Thang đo Hỗ trợ Chính phủ


Thang đo Hỗ trợ Chính phủ đƣợc dùng để đo lƣờng mức độ cảm nhận của một
cá nhân về những hỗ trợ của Chính phủ nhƣ chủ trƣơng, chính sách, cơ sở hạ tầng
kỹ thuật/công nghệ và hành lang pháp lý nhằm khuyến khich và thúc đẩy sự phát
triển của VĐT.
 Kết quả của phƣơng pháp chuyên gia
Khi đƣợc hỏi về các yếu tố nào đƣợc xem là sự Hỗ trợ của Chính phủ đối với
dịch vụ VĐT, Ông Hà Năng Việt - Công ty CP Hỗ trợ thanh toán Việt Phú, cho
biết: “VĐT có chức năng chính là dùng để thanh toán khi mua sắm trực tuyến, và
đƣợc kỳ vọng sẽ góp phần thúc đẩy sực phát triển của TMĐT tại Việt Nam. Do đó
48

các cơ quan quản lý cũng rất quan tâm và tạo điều kiện cho hoạt động của phƣơng
thức thanh toán bằng VĐT thông qua việc đầu tƣ cơ sở hạ tầng kỹ thuật, ban hành
luật, nghị định, thông tƣ hƣớng dẫn và quản lý hoạt động của các phƣơng thức giao
dịch điện tử nói chung và của VĐT nói riêng”.
Ông Nguyễn Mạnh Tƣờng – Công ty CP DV di đọng trực tuyến M-services,
cho rằng: “Chủ trƣơng đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế
của Chính phủ và các chính sách phát triển TMĐT đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho
sự ra đời và phát triển của VĐT”.
Các ý kiến trên là cơ sở để xây dựng các biến quan sát từ GS1 đến GS4 cho
thang đo Hỗ trợ Chính phủ.
 Kết quả của phƣơng pháp thảo luận nhóm
Các thành viên trong nhóm thảo luận đều cho rằng các biến quan sát trong
thang đo Hỗ trợ Chính phủ là khá đầy đủ để đo lƣờng khái niệm nghiên cứu và cách
diễn đạt súc tích và dễ hiểu.
Bảng 3.7 Thang đo Hỗ trợ Chính phủ
Thang đo đề xuất Thang đo hiệu chỉnh
(phƣơng pháp chuyên gia) (phƣơng pháp thảo luận nhóm)
Tên Biến quan sát Biến quan sát Tên
biến biến
GS1 Chính phủ khuyến khich và thúc đẩy Không thay đổi GS1
phát triển thƣơng mại điện tử và
thanh toán điện tử
GS2 Cơ sở hạ tầng công nghệ và đƣờng Không thay đổi GS2
truyền internet đáp ứng tốt cho hoạt
động thanh toán bằng VĐT
GS3 Chính phủ có chủ trƣơng và định Không thay đổi GS3
hƣớng cho sự phát triển thanh toán
trực tuyến bằng VĐT
GS4 Chính phủ ban hành đầy đủ luật và Không thay đổi GS4
quy định cho hoạt động thanh toán
bằng VĐT
49

3.2.8. Thang đo Cộng đồng người dùng


Thang đo Cộng đồng ngƣời dùng (UC) đƣợc dùng để đo lƣờng mức độ cảm nhận
của cá nhân về quy mô mạng lƣới phục vụ cho việc sử dụng VĐT (bao gồm số
lƣợng điểm chấp nhận thanh toán bằng VĐT, số lƣợng các địa điểm/cách thức
nạp/chuyển/rút tiền từ tài khoản VĐT và số lƣợng các địa điểm/cách thức đăng ký
sử dụng).
 Kết quả của phƣơng pháp chuyên gia
Theo Ông Nguyễn Trinh Thiết – Công ty CP DV trực tuyến Cộng đồng Việt,
cho rằng: “Để tạo đƣợc cộng đồng ngƣời dùng VĐT đông đảo, trƣớc tiên là việc
tham gia sử dụng phải thật dễ dàng, thuận tiện về cả địa điểm cũng nhƣ quy trình
đăng ký”. Đây là cơ sở để xây dựng biến quan sát UC1.
Ông Trần Sơn Tùng – Công ty CP Giải pháp thanh toán Việt Nam, cho rằng: “số
lƣợng các quầy giao dịch và các kênh nạp/chuyển/rút tiền cũng có tác động đến
quyết định sử dụng VĐT của khách hàng. Càng có nhiều địa điểm và cách thức giao
dịch, thì VĐT càng dễ dàng tiếp cận và thu hút đƣợc khách hàng sử dụng”. Đây là
cơ sở để xây dựng biến quan sát UC2.
Bà Đỗ Thanh Hà – Công ty CP Ngân lƣợng, cho biết: “Để VĐT có thể phát
triển tƣơng xứng với tiềm năng, thì điều quan trọng là tập trung phát triển mạng
lƣới các điểm chấp nhận thanh toán bằng VĐT. Khi có nhiều nhà cung cấp hàng
hóa/dịch vụ chấp nhận thanh toán qua VĐT, với đặc điểm chi phí thấp và tính an
toàn cao thì chắc chắn VĐT sẽ thu hút nhiều ngƣời tham gia sử dụng”. Đây là cớ sở
để xây dựng biến quan sát UC3.
 Kết quả của phƣơng pháp thảo luận nhóm
Các thành viên trong nhóm thảo luận đều đồng ý rằng các biến quan sát UC1,
UC2 và UC3 là đầy đủ để đo lƣờng khái niệm Cộng đồng ngƣời dùng và có nội
dung ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu.
50

Bảng 3.8 Thang đo Cộng đồng ngƣời dùng


Thang đo đề xuất Thang đo hiệu chỉnh
(phƣơng pháp chuyên gia) (phƣơng pháp thảo luận nhóm)
Tên Biến quan sát Biến quan sát Tên
biến biến
UC1 Địa điểm và cách thức đăng ký sử dụng Không thay đổi UC1
VĐT rất thuận tiện đối với tôi
UC2 Có nhiều địa điểm và cách thức để tôi Không thay đổi UC2
có thể thực hiện các giao dịch
nạp/chuyển/rút tiền qua VĐT của mình
UC3 Tôi nghĩ rằng có nhiều website thƣơng Không thay đổi UC3
mại điện tử tại Việt Nam chấp nhận
thanh toán trực tuyến bằng VĐT

3.2.9. Thang đo Ý định sử dụng


Thang đo Ý định sử dụng (BI) là đo lƣờng ý định để thực hiện một hành vi cụ
thể (Fishbein & Ajzen, 1975). Sự đo lƣờng ý định hành vi bao gồm ý định, dự báo,
kế hoạch sử dụng công nghệ (Suha A & Anne M, 2008).
 Kết quả của phƣơng pháp chuyên gia
Bà Đỗ Thanh Hà – Công ty CP Ngân lƣợng, cho rằng: “Ý định sử dụng VĐT
của một cá nhân thể hiện ở chỗ anh ấy/cô ấy có cân nhắc, suy nghĩ đến việc sử dụng
VĐT trong tƣơng lai”. Đây là cơ sở để xây dựng biến quan sát BI1 và BI2.
Còn theo ý kiến của Ông Trần Sơn Tùng – Công ty CP Giải pháp thanh toán
Việt Nam, thì: “Khi một cá nhân có kế hoạch sử dụng VĐT trong tƣơng lai thì cũng
có thể nói là anh ấy/chị ấy có Ý định sử dụng VĐT”. Đây là cơ sở để xây dựng biến
quan sát BI3.
 Kết quả của phƣơng pháp thảo luận nhóm
Các thành viên trong nhóm thảo luận đều đồng ý rằng các biến quan sát BI1,
BI2 và BI3 là đầy đủ để đo lƣờng khái niệm Cộng đồng ngƣời dùng và có nội dung
ngắn gọn và dễ hiểu.
51

Bảng 3.9 Thang đo Ý định sử dụng


Thang đo đề xuất Thang đo hiệu chỉnh
(phƣơng pháp chuyên gia) (phƣơng pháp thảo luận nhóm)
Tên Biến quan sát Biến quan sát Tên
biến biến
BI1 Tôi có cân nhắc đến việc sử dụng VĐT Không thay đổi BI1
trong tƣơng lai
BI2 Tôi nghĩ rằng tôi sẽ sử dụng VĐT trong Không thay đổi BI2
tƣơng lai
BI3 Tôi có kế hoạch sử dụng VĐT trong Không thay đổi BI3
tƣơng lai

3.3. Đánh giá sơ bộ thang đo


Các thang đo đƣợc điều chỉnh sau bƣớc nghiên cứu định tính sẽ đƣợc sử dụng
trong nghiên cứu định lƣợng sơ bộ để chọn thang đo cho nghiên cứu định lƣợng
chính thức. Số lƣợng 50 mẫu sẽ đƣợc sử dụng trong nghiên cứu định lƣợng sơ bộ
thông qua phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố EFA.
3.3.1. Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha
Hệ số Cronbach Alpha đƣợc sử dụng để xác định độ tin cậy của thang đo và để
loại bỏ các biến không phù hợp ra khỏi thang đo. Tiêu chuẩn để lựa chọn biến quan
sát và thang đo khi nó có hệ số tƣơng quan biến tổng (item – total correlation) của
biến quan sát lớn hơn 0.3 và hệ số Cronbach Alpha của thang đo lớn hơn 0,6
(Nguyễn Đình Thọ, 2011).
Kết quả phân tích sơ bộ hệ số Cronbach’s Alpha cho thấy các biến quan sát PCo2
và GS4 có hệ số tƣơng quan biến-tổng biến lần lƣợt là 0.260 và 0.199 (nhỏ hơn 0.3)
[Xem bảng 5.12 và 5.16 , Phục lục 5] và sẽ bị loại khỏi thang đo Chi phí cảm nhận
và Hỗ trợ Chính phủ. Hai thang đo Chi phí cảm nhận và Hỗ trợ Chính phủ sau khi
loại bỏ các biến quan sát không đạt yêu cầu, đƣợc tiến hành phân tích hệ số
Cronbach’s Alpha lần thứ hai. Kết quả phân cho thấy các thang đo sơ bộ đều đạt
yêu cầu với hệ số Cronbach’s Alpha đạt từ 0.745 đến 0.881 và các hệ số tƣơng quan
biến – tổng biến đại từ 0.427 đến 0.843 [Xem mục 5.1, Phụ lục 5].
52

3.3.2. Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố EFA


Phân tích nhân tố khám phá sẽ đƣợc sử dụng để thu nhỏ và gom các biến lại, xác
định số lƣợng các nhân tố trong thang đo, xem xét mức độ hội tụ của các biến quan
sát theo từng thành phần và giá trị phân biệt giữa các nhân tố. Nghiên cứu này sử
dụng phƣơng pháp phân tích nhân tố khám phá EFA để khẳng định mức độ phù hợp
của 9 thang đo với 34 biến quan sát. Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng
Ngọc (2005), các tham số thống kê quan trọng trong phân tích nhân tố bao gồm:
- Chỉ số KMO (Kaiser – Meyer – Olkin Measure of Simping Adequacy): đƣợc
dùng để kiểm định sự thích hợp của phân tích nhân tố. Chỉ số KMO phải đủ
lớn (>0,5) (Hair et al., 2006) thì phân tích nhân tố là thích hợp, còn nếu nhỏ
hơn 0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với dữ liệu.
- Chỉ số Eigenvalue: đại diện cho lƣợng biến thiên đƣợc giải thích bởi nhân tố.
Chỉ những nhân tố có Eigenvalue lớn hơn 1 mới đƣợc giữ lại trong mô hình
phân tích, các nhân tố có Eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ bị loại khỏi mô hình (Hair
et al., 2006).
- Phƣơng sai trích (Variance Explained Criteria): tổng phƣơng sai trích phải
lớn hơn 50% (Hair et al., 2006).
- Hệ số tải nhân tố (factor loadings): là hệ số tƣơng quan đơn giữa các biến và
nhân tố. Hệ số này càng lớn cho biết các biến và nhân tố càng có quan hệ chặt
chẽ với nhau. Hệ số tải nhân tố đƣợc chấp nhận là lớn hơn 0.5 (Hair et al.,
2006), các biến có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0.5 sẽ bị loại khỏi mô hình.
- Kiểm định Bartlett để kiểm tra độ tƣơng quan giữa các biến quan sát và tổng
thể, phân tích chỉ có ý nghĩa khi sig có giá trị nhỏ hơn 5% (0.05) (Hair et al.,
2006).
Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA cho các thang đo sơ bộ cho thấy: 31
biến quan sát của các biến độc lập đƣợc nhóm thành 8 nhân tố với chỉ số KMO =
0.591 > 0.5, Barlett’s sig=0.000 < 0.05, tổng phƣơng sai trích = 77.331% > 50% và
các hệ số eigenvalue đều lớn hơn 1. Và 3 biến quan sát của biến phụ thuộc đƣợc
nhóm thành 1 nhân tố với chỉ số KMO = 0.727 > 0.5, Barlett’s sig=0.000 < 0.05,
53

tổng phƣơng sai trích = 75.835% > 50% và có hệ số eigenvalue = 2.275 > 1 [Xem
mục 5.2, Phụ lục 5].

3.4. Phƣơng pháp chọn mẫu và xử lý dữ liệu


3.4.1. Mẫu và thông tin mẫu
Nhƣ đã trình bày ở phần thiết kế nghiên cứu, nghiên cứu chính thức đƣợc áp
dụng là phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng với phƣơng pháp lấy mẫu thuận tiện.
Đây là phƣơng pháp chọn mẫu phi xác suất trong đó nhà nghiên cứu tiếp cận với
các đối tƣợng nghiên cứu bằng phƣơng pháp thuận tiện. Điều này có nghĩa là nhà
nghiên cứu có thể chọn các đối tƣợng mà họ có thể tiếp cận đƣợc (Nguyễn Đình
Thọ, 2011).
Kích thƣớc mẫu thƣờng tùy thuộc vào các phƣơng pháp ƣớc lƣợng trong nghiên
cứu và có nhiều quan điểm khác nhau, Green (1991) đã tổng hợp các nghiên cứu và
cho rằng cỡ mẫu phù hợp cho phân tích hồi qui đa biến tối thiểu là N = 50 + 8m,
với m số biến độc lập. Dựa trên quan điểm này, mô hình nghiên cứu đề xuất gồm có
8 biến độc lập nên kích thƣớc mẫu tối thiểu là 114 mẫu.
Ngoài ra, theo Cattell (1978), số lƣợng mẫu cho phân tích nhân tố khám phá là
tối thiểu từ 3 đến 6 lần của tổng số biến quan sát. Số biến quan sát trong nghiên cứu
này là 34, vậy số mẫu tối thiểu cho nghiên cứu này là 34*6, tức 204 mẫu.
Dựa trên các lý thuyết về số mẫu nghiên cứu nhƣ trên, nghiên cứu này đƣa ra
kích thƣớc mẫu n trong khoảng 250 mẫu. Để đạt đƣợc kích thƣớc mẫu đề ra, các
bảng câu hỏi khảo sát đƣợc gửi đến cho các cá nhân có biết về Ví điện tử, đang sinh
sống hoặc làm việc tại Tp. Hồ Chí minh thông qua phỏng vấn trực tiếp3 hoặc gửi
qua email4.

________________________________________
3. Phỏng vấn trực tiếp đƣợc tiến hành tại Trƣờng ĐH Kinh tế Tp. HCM; Học viện Hàng
Không Việt Nam và Khu Phần mềm Quang Trung.
4. Bảng câu hỏi khảo sát đƣợc gửi qua email với đƣờng dẫn: https://docs.google.com/
forms/d/1OxrgAiq2TyKLfy2egxyNLhinUMAzTsGkalWcyAqdIDo/viewform
54

3.4.2. Phương pháp xử lý dữ liệu


Dữ liệu sau khi đƣợc thu thập sẽ đƣợc làm sạch, mã hóa, nhập liệu để sử dụng
cho phân tích dữ liệu thông qua phần mềm SPSS phiên bản 16.0. Các bƣớc phân
tích đƣợc tiến hành nhƣ sau:
 Thống kê mô tả dữ liệu
 Kiểm định độ tin cậy của các thang đo (Cronbach’s Alpha)
 Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis)
 Phân tích hồi qui tuyến tính bội
 Kiểm định T-Test và ANOVA

TÓM TẮT CHƢƠNG 3

Trong chƣơng 3 đã trình bày về quy trình nghiên cứu, xây dựng thang đo cho
9 khái niệm nghiên cứu gồm Hữu ích mong đợi, Dễ sử dụng mong đợi, Ảnh hƣởng
xã hội, Điều kiện thuận lợi, Tin cậy cảm nhận, Chi phí cảm nhận, Hỗ trợ Chính phủ,
Cộng đồng ngƣời dùng và Ý định sử dụng. Và một nghiên cứu định lƣợng sơ bộ
đƣợc tiến hành với 50 mẫu khảo sát nhằm đánh giá sơ bộ các thang đo và kết quả
đƣợc sử dụng để xây dựng bảng câu hỏi chuẩn bị cho nghiên cứu định lƣợng chính
thức. Ngoài ra, trong chƣơng 3 còn trình bày phƣơng pháp chọn mẫu và phƣơng
pháp xử lý dữ liệu.
55

Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chƣơng 4 sẽ đi sâu phân tích, trình bày các kết quả đạt đƣợc sau khi tổng hợp và
xử lý dữ liệu: kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbatch Alpha, phân tích
nhân tố khám phá, phân tích hồi qui tuyến tính bội, kiểm định mô hình lý thuyết
cũng nhƣ kiểm định các giả thuyết nghiên cứu đã đề ra về các nhân tố tác động đến
ý định sử dụng VĐT của khách hàng cá nhân tại Việt Nam.

4.1. Thống kê mô tả mẫu


Để đạt đƣợc kích thƣớc 250 mẫu đề ra cho nghiên cứu, 350 bảng câu hỏi khảo
sát đƣợc gửi trực tiếp và 150 bảng câu hỏi đƣợc gửi qua email đến các cá nhân đang
sinh sống hoặc làm việc tại Tp. HCM. Trong vòng hai tháng từ tháng 6 đến tháng 7
năm 2013, thu về đƣợc 302 bảng trả lời, trong đó 92 bảng (chiếm 30.46%) thu đƣợc
qua email và 210 bảng (chiếm 69.54%) thu đƣợc từ phỏng vấn trực tiếp. Sau khi
kiểm tra, 37 bảng bị loại do có quá nhiều ô trống hoặc có cùng 1 câu trả lời từ đầu
đến cuối bảng câu hỏi. Cuối cùng, 265 bảng trả lời hợp lệ (chiếm 87.75%) đƣợc đƣa
vào phần mềm SPSS 16.0 để tiến hành phân tích dữ liệu.
Các số liệu thống kê mô tả về 265 mẫu khảo sát đƣợc trình bày trong bảng 4.1.
Bảng 4.1. Tổng hợp số liệu thống kê mô tả mẫu
Thông tin Tần số Tỷ lệ phần trăm
Kinh nghiệm sử dụng internet
Có 257 96.98%
Không 8 3.02%
Tổng 100%
Kinh nghiệm sử dụng Ví điện tử
Có 144 54.34%
Không 121 45.66%
Tổng 100%
56

Độ tuổi
Dƣới 18 tuổi 14 5.28%
Từ 18-23 tuổi 111 41.89%
Từ 24-30 tuổi 90 33.96%
Từ 30-45 tuổi 41 15.47%
Trên 45 tuổi 9 3.4%
Tổng 100%
Trình độ
Phổ thông 27 10.19%
Trung cấp/Cao đẳng 100 37.74%
Đại học 117 44.15%
Sau đại học 21 7.92 %
Tổng: 100%
Nghề nghiệp
Học sinh/Sinh viên 94 35.47%
Công nhân/Lao động phổ thông/Nội trợ 24 9.06%
Nhân viên kỹ thuật/Nhân viên văn phòng 108 40.75%
Trƣởng/Phó phòng 20 7.55%
Giám đốc/Phó giám đốc/Chủ doanh nghiệp 19 7.17%
Tổng: 100%
Thu nhập
Dƣới 5 triệu 106 40.00%
Từ 5-10 triệu 102 38.49%
Trên 10 triệu 57 21.51%
Tổng: 100%
57

4.2. Kiểm định thang đo


Các thang đo sẽ đƣợc đánh giá về độ tin cậy, độ hội tụ và tính phân biệt bằng
phƣơng pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phƣơng pháp phân tích nhân tố
khám phá EFA với dữ liệu thu đƣợc từ nghiên cứu định lƣợng chính thức thông qua
khảo sát số lƣợng 265 mẫu.
4.2.1. Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha
Tiêu chuẩn để lựa chọn biến quan sát và thang đo khi các biến quan sát có hệ số
tƣơng quan biến tổng (item – total correlation) lớn hơn 0.3 và hệ số Cronbach’s
Alpha của thang đo lớn hơn 0,6 (Nguyễn Đình Thọ, 2011).
Theo kết quả trình bày trong bảng 4.2, tất cả 34 biến quan sát của các khái niệm
Hữu ích mong đợi, Dễ sử dụng mong đợi, Ảnh hƣởng xã hội, Điều kiện thuận lợi,
Tin cậy cảm nhận, Chi phí cảm nhận, Hỗ trợ Chính phủ, Cộng đồng ngƣời dùng và
Ý định sử dụng đểu đạt yêu cầu và tiếp tục đƣợc sử dụng để phân tích nhân tố khám
phá EFA. [xem phụ lục 7]
Bảng 4.2. Tổng hợp hệ số Cronbach’s Alpha của các thang đo
Biến quan sát Tƣơng quan biến – tổng biến
Hữu ích mong đợi : Hệ số Cronbach’s Alpha = 0.857
PE1 0.848
PE2 0.781
PE3 0.807
PE4 0.829
Dễ sử dụng mong đợi : Hệ số Cronbach’s Alpha = 0.890
EE1 0.859
EE2 0.877
EE3 0.871
EE4 0.825
Ảnh hƣởng xã hội : Hệ số Cronbach’s Alpha = 0.727
SI1 0.624
SI2 0,682
SI3 0.666
SI4 0.691
Điều kiện thuận lợi : Hệ số Cronbach’s Alpha = 0.839
FC1 0.821
FC2 0.807
FC3 0.785
FC4 0.772
58

Tin cậy cảm nhận : Hệ số Cronbach’s Alpha = 0.909


PCr1 0.895
PCr2 0.882
PCr3 0.896
PCr4 0.899
PCr5 0.872
Chi phí cảm nhận : Hệ số Cronbach’s Alpha = 0.908
PCo1 0.866
PCo3 0.885
PCo4 0.905
PCo5 0.863
Hỗ trợ Chính phủ : Hệ số Cronbach’s Alpha = 0.918
GS1 0.898
GS2 0.847
GS3 0.896
Cộng đồng ngƣời dùng : Hệ số Cronbach’s Alpha = 0.880
UC1 0.839
UC2 0.794
UC3 0.858
Ý định sử dụng : Hệ số Cronbach’s Alpha = 0.898
BI1 .830
BI2 .867
BI3 .865
[Xem mục 7.1, Phụ lục 7]
4.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis)
Nghiên cứu này sử dụng phƣơng pháp phân tích nhân tố khám phá EFA, phƣơng
thức Principal Component Analysis và phép quay Varimax với 34 biến quan sát để
xác định số lƣợng nhân tố, xem xét mức độ hội tụ của các biến quan sát theo từng
thành phần và giá trị phân biệt giữa các nhân tố.
Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA đƣợc trình bày trong bảng 4.3 cho thấy
31 biến quan sát của các biến độc lập đƣợc nhóm thành 8 nhân tố: Hữu ích mong
đợi, Dễ sử dụng mong đợi, Ảnh hƣởng xã hội, Điều kiện thuận lợi, Tin cậy cảm
nhận, Chi phí cảm nhận, Hỗ trợ Chính phủ và Cộng đồng ngƣời dùng với chỉ số
KMO = 0.812 > 0.5, Barlett’s sig=0.000 < 0.05, tổng phƣơng sai trích = 76.247% >
50% và các hệ số eigenvalue đều lớn hơn 1. Và 3 biến quan sát của biến phụ thuộc
đƣợc nhóm thành 1 nhân tố với chỉ số KMO = 0.747 > 0.5, Barlett’s sig=0.000 <
59

0.05, tổng phƣơng sai trích = 83.123% > 50% và có hệ số eigenvalue = 2.494 > 1.
Bảng 4.3. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA
Biến quan sát Nhân tố
1 2 3 4 5 6 7 8
Các biến độc lập
PCr1 .795 -.134 .142 .162 5.839E-5 .146 .119 -.098
PCr2 .845 .060 .044 .160 -.053 .008 .190 -.084
PCr3 .780 -.047 -.031 .220 -.148 .111 .130 -.079
PCr4 .772 .030 .097 .184 -.027 .085 .135 .039
PCr5 .798 -.037 .220 .278 -.006 .209 .172 .003
PE1 .085 -.243 .786 .098 .132 .051 .048 -.066
PE2 .082 -.054 .855 .155 -.096 .125 .105 -.023
PE3 .323 -.059 .774 .021 -.114 .154 .092 -.073
PE4 -.066 .049 .754 .080 -.326 .304 .039 .117
EE1 .209 -.112 .236 .830 .103 -.110 .047 .047
EE2 .393 .040 -.160 .754 .058 .158 .076 .080
EE3 .346 -.023 .238 .722 -.246 -.005 .127 -.054
EE4 .242 .047 .105 .859 -.128 .074 .185 .094
GS1 .139 -.243 .137 -.071 .031 .854 .147 .024
GS2 .150 -.261 .250 .103 -.042 .847 .105 .057
GS3 .251 -.238 .174 .065 -.077 .811 .080 .100
PCo1 -.066 .826 -.095 -.075 .274 -.171 -.150 .022
PCo3 -.063 .849 -.012 -.110 .138 -.144 -.132 .055
PCo4 .130 .773 -.179 .128 .150 -.255 -.040 -.051
PCo5 -.065 .894 -.047 .031 .141 -.153 -.092 .081
FC1 -.065 .078 .106 .121 .834 -.037 -.077 .033
FC2 -.065 .308 -.176 -.196 .661 .087 -.302 .073
FC3 -.051 .158 -.083 -.059 .823 -.108 .065 .010
FC4 -.048 .252 -.224 -.097 .753 .028 -.154 .044
UC1 .211 -.145 .155 .129 -.079 .133 .815 -.068
UC2 .231 -.139 .054 .074 -.131 .107 .857 -.074
UC3 .222 -.107 .051 .140 -.086 .077 .807 -.103
SI1 -.108 -.027 .040 .098 -.089 .014 -.128 .783
SI2 .009 -.105 .049 .038 -.060 .103 -.038 .751
SI3 .044 .124 -.013 -.010 .138 -.044 -.042 .751
60

SI4 -.108 .106 -.139 -.005 .120 .058 -.001 .688


KMO = 0.812
Bartlett’s sig. = .000
Phƣơng sai trích 12.929 23.814 33.662 43.150 52.383 60.695 68.702 76.247
Eigenvalue 8.368 4.067 2.759 2.271 2.160 1.559 1.436 1.017
Biến phụ thuộc
BI1 .926
BI2 .904
BI3 .906
KMO = 0.747
Bartlett’s sig. = .000
Phƣơng sai trích 83.123
Eigenvalue 2.494
[Xem mục 7.2, Phụ lục 7]
Các nhân tố này đạt yêu cầu và đƣợc sử dụng phân tích hồi quy ở bƣớc tiếp theo.

4.3. Kiểm định mô hình hồi quy


Theo mô hình nghiên cứu, các nhân tố tác động đến Ý định sử dụng VĐT của
khách hàng đƣợc đề nghị thể hiện qua phƣơng trình tuyến tính:
Ý định sử dụng = const + β1*Hữu ích mong đợi + β2*Dễ sử dụng mong đợi +
β3*Ảnh hƣởng xã hội + β4*Điều kiện thuận lợi + β5*Tin cậy
cảm nhận - β6*Chi phí cảm nhận + β7*Hỗ trợ Chính phủ +
β8*Cộng đồng ngƣời dùng (4.1)
Các hệ số của phƣơng trình trên sẽ đƣợc xác định bằng phƣơng pháp phân tích
hồi quy tuyến tính bội.
4.3.1. Xem xét mối tương quan giữa các biến độc lập
Mối quan hệ tuyến tính giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc cần đƣợc kiểm
tra trƣớc khi tiến hành phân tích hồi quy tuyến tính bội. Trong nghiên cứu này, ma
trận hệ số tƣơng quan Pearson đƣợc sử dụng để đánh giá mối liên hệ tuyến tính giữa
các biến độc lập Hữu ích mong đợi, Dễ sử dụng mong đợi, Ảnh hƣởng xã hội, Điều
kiện thuận lợi, Tin cậy cảm nhận, Chi phí cảm nhận, Hỗ trợ Chính phủ, Cộng đồng
ngƣời dùng và biến phụ thuộc Ý định sử dụng.
61

Bảng 4.4. Ma trận tƣơng quan


Hữu Dễ sử Điều Chi Cộng Tin
ích dụng Ảnh kiện phí Hỗ trợ đồng cậy
mong mong hƣởng thuận cảm Chính ngƣời cảm
đợi đợi xã hội lợi nhận phủ dùng nhận
Ý Hệ số Pearson .514** .573** .123* -.204** -.356** .526** .500** .624**
định Sig. (2-tailed) .000 .000 .046 .001 .000 .000 .000 .000
sử
dụng N 265 265 265 265 265 265 265 265
[Xem bảng 8.1, Phụ lục 8]
**. Tƣơng quan có ý nghĩa ở mức 1% và *. Tƣơng quan có ý nghĩa ở mức 5%.
Theo kết quả trình bày trong bảng 4.4 cho thấy các biến độc lập trong mô hình
có mối liên hệ tuyến tính với biến phụ thuộc. Do đó các biến này đƣợc phép đƣa
vào phân tích hồi quy tuyến tính bội.
4.3.2. Phân tích hồi quy tuyến tính bội
Trong phƣơng pháp phân tích hồi quy bội, các giả định cần thiết phải đƣợc kiểm
tra trƣớc khi tiến hành phân tích hồi quy tuyến tính (Nguyễn Đình Thọ, 2011;
Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008):
- Giả định liên hệ tuyến tính
- Giả định không có hiện tƣợng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập
- Giả định phƣơng sai phần dƣ không đổi
- Giả định phân dƣ có phân phối chuẩn
- Giả định không có hiện tƣợng tự tƣơng quan giữa các phần dƣ
4.3.2.1. Kiểm định các giả định của mô hình hồi quy
a. Giả định liên hệ tuyến tính
Đồ thị phân tán giữa các phân dƣ và giá trị dƣ đoán của mô hình hồi quy tuyến
tính sẽ đƣợc sử dụng để kiểm tra giả định liên hệ tuyến tính (Hoàng Trọng và Chu
Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Với phần dƣ trên trục tung và giá trị dự đoán trên trục
hoành, đồ thị phân tán giữa các phần dƣ và giá trị dự đoán của mô hình cho thấy
các phần dƣ phân tán ngẫu nhiên trong một vùng xung quanh đƣờng đi qua tung độ
0 [Xem hình 8.1, Phụ lục 8]. Vậy giả định liên hệ tuyến tính đƣợc thỏa mãn.
62

b. Giả định không có hiện tƣợng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập
Để kiểm tra hiện tƣợng đa cộng tuyến, chỉ số thƣờng dùng là hệ số phóng đại
phƣơng sai VIF (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Theo kết quả trình bày trong bảng 4.5,
tất cả các biến độc lập trong mô hình hồi quy có giá trị VIF từ 1.093 đến 1.920, đều
rất nhỏ hơn 10. Do đó ta có thể kết luận không có hiện tƣợng đa cộng tuyến giữa
các biến độc lập trong mô hình hồi quy.
Bảng 4.5. Hệ số phƣơng trình hồi quy

Hệ số chƣa Hệ số chuẩn
chuẩn hóa hóa Đa cộng tuyến
Độ lệch
Mô hình B chuẩn Beta T Sig. Sai số VIF
1 Hằng số -1.400 .398 -3.516 .001
Hữu ích
.290 .056 .217 5.157 .000 .756 1.323
mong đợi
Dễ sử dụng
.309 .067 .218 4.634 .000 .605 1.653
mong đợi
Ảnh hƣởng
.341 .069 .191 4.974 .000 .915 1.093
xã hội
Tin cậy cảm
.349 .059 .298 5.870 .000 .521 1.920
nhận
Chi phí cảm
-.155 .048 -.139 -3.257 .001 .735 1.361
nhận
Hỗ trợ
.169 .054 .148 3.155 .002 .609 1.642
Chính phủ
Cộng đồng
.150 .041 .161 3.635 .000 .682 1.465
ngƣời dùng
[Xem bảng 8.7, Phụ lục 8]
c. Giả định phƣơng sai phần dƣ không đổi
Để kiểm tra giả định phƣơng sai phần dƣ không đổi, ta cần sử dụng kiểm định
tƣơng quan hạng Spearman giữa giá trị tuyệt đối phần dƣ và các biến độc lập. Kết
quả tất cả các kiểm định Spearman đều có sig. > 0.05 [Xem bảng 8.8 , Phụ lục 8].
Ngoài ra đồ thị phân tán giữa phần dƣ và giá trị dự đoán cho thấy các phần dƣ phân
tán ngẫu nhiên quanh đƣờng tung độ 0 [Xem hình 8.1, Phụ lục 8]. Do đó, có thể kết
63

luận giả định phƣơng sai phần dƣ không đổi không vi phạm.
d. Giả định phần dƣ có phân phối chuẩn
Để kiểm tra giả định phần dƣ có phân phối chuẩn, ta sử dụng biểu đồ tần số
Histogram, biểu đồ Q-Q Plot, biểu đồ P-P Plot và kiểm định Kolmogorov-Smirnov
một mẫu (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Biểu đồ tần số
Histogram cho thấy phân phổi của phần dƣ có giá trị trung bình bằng 5.21E-15 (xấp
xỉ bẳng 0) và độ lệch chuẩn bằng 0.987 (xấp xỉ bằng 1) [Xem hình 8.2, Phụ lục 8].
Biểu đồ P-P Plot và Q-Q Plot cho thấy các điểm quan sát tập trung sát đƣờng chéo
[Xem hình 8.3 & 8.4,, Phụ lục 8]. Kiểm định Kolmogorov-Smirnov một mẫu cho
thấy phân phối phần dƣ có giá trị trung bình bằng 0 và độ lệch chuẩn xấp xỉ bằng 1
(0.98665336) với sig. = 0.289> 0.05 [Xem bảng 8.9 , Phụ lục 8]. Do đó, ta có thể
kết luận rằng giả định phần dƣ có phân phối chuẩn không vi phạm.
e. Giả định không có hiện tƣợng tự tƣơng quan giữa các phần dƣ
Hệ số Durbin-Watson (d) có thể dùng để kiểm định tƣơng quan của các sai số kề
nhau. Hệ số d có giá trị từ 1 đến 3 cho biết các phần dƣ độc lập với nhau (Hoàng
Ngọc Nhậm, 2008). Theo kết quả trình bày trong bảng 4.6, ta thấy hệ số d = 1.639,
nằm trong khoảng từ 1 đến 3. Do đó ta có thể kết luận các phần dƣ trong mô hình
hồi quy là độc lập với nhau.
Bảng 4.6. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội
Độ lệch
2
R hiệu chuẩn của Durbin-
2
Mô hình R R chỉnh ƣớc lƣợng Watson
a
1 .809 .655 .645 .53071 1.639
[Xem bảng 8.5, Phụ lục 8]
4.3.2.2. Kết quả phân tích hồi quy
a. Kiểm tra sự phù hợp của mô hình hồi quy
Kết quả phân tích hồi quy trong bảng 4.6 cho thấy hệ số R2 hiệu chỉnh bằng
0.645, nghĩa là mô hình hồi quy tuyến tính phù hợp 64,5% với tập dữ liệu. Ngoài ra,
kết quả kiểm định F trong bảng 4.7 có Sig. < 0.05 cho thấy giả thuyết R2 = 0 không
thỏa mãn. Và bảng 4.5 cho thấy kết quả của kiểm định t có giá trị sig. < 0.05, có
64

nghĩa là giả thuyết các hệ số β = 0 bị bác bỏ với mức ý nghĩa 95%. Nhƣ vậy, ta có
thể khẳng định mô hình hồi quy phù hợp với tập dữ liệu và 64.5% biến thiên của Ý
định sử dụng đƣợc giải thích bởi các nhân tố Hữu ích mong đợi, Dễ sử dụng mong
đợi, Ảnh hƣởng xã hội, Tin cậy cảm nhận, Chi phí cảm nhận, Hỗ trợ Chính phủ và
Cộng đồng ngƣời dùng.
Bảng 4.7. Kết quả kiểm định F
Tổng các Bình
bình phƣơng
Mô hình phƣơng Df trung bình F Sig.
1 Hồi quy 137.168 7 19.595 69.574 .000
Phần dƣ 72.384 257 .282
Tổng 209.552 264
[Xem bảng 8.6, Phụ lục 8]
b. Đánh giá tầm quan trọng của các biến trong mô hình
Phân tích hồi quy tuyến tính bội đƣợc thực hiện bằng phƣơng pháp Enter với 8
biến độc lập và 1 biến phụ thuộc. Kết quả phân tích trong bảng 4.8 cho thấy biến
Điều kiện thuận lợi (FC) không tác động đến Ý định sử dụng (BI); Các biến Hữu
ích mong đợi (PE), Dễ sử dụng mong đợi (EE), Ảnh hƣởng xã hội (SI), Điều kiện
thuận lợi (FC), Tin cậy cảm nhận (PCR), Hỗ trợ Chính phủ (GS) và Cộng đồng
ngƣời dùng (UC) tác động dƣơng đến Ý định sử dụng (BI); Còn biến Chi phí cảm
nhận (PCO) tác động âm đến Ý định sử dụng (BI).
Bảng 4.8. Hệ số phƣơng trình hồi quy chƣa loại biến
Hệ số chƣa Hệ số
chuẩn hóa chuẩn hóa Đa cộng tuyến
Độ lệch
Mô hình B chuẩn Beta T Sig. Sai số VIF
1 Hằng số -1.634 .436 -3.752 .000
Hữu ích
.303 .057 .227 5.314 .000 .733 1.364
mong đợi
Dễ sử dụng
.311 .067 .220 4.673 .000 .605 1.654
mong đợi
Ảnh hƣởng
.339 .068 .190 4.957 .000 .915 1.093
xã hội
65

Điều kiện
.081 .062 .056 1.316 .189 .743 1.345
thuận lọi
Tin cậy cảm
.350 .059 .299 5.896 .000 .521 1.920
nhận
Chi phí cảm
-.181 .052 -.163 -3.516 .001 .626 1.599
nhận
Hỗ trợ
.158 .054 .138 2.907 .004 .593 1.685
Chính phủ
Cộng đồng
.158 .042 .170 3.792 .000 .668 1.497
ngƣời dùng
[Xem bảng 8.4, Phụ lục 8]

Sau khi loại bỏ biến Điều kiện thuận lợi (FC) có sig. = 0.189 > 0.05, ta tiến hành
phân tích hồi quy lần 2 và thu đƣợc kết quả nhƣ trình bày trong bảng 4.5. Do đó, giả
thuyết H4 bị bác bỏ và các giả thuyết H1, H2, H3, H5, H6, H7, H8 đƣợc chấp nhận
với mức ý nghĩa 95% [Xem bảng 4.9].
Bảng 4.9. Kết quả kiểm định giả thuyết
Mối quan hệ Giả thuyết Kết quả
H1 PE – BI Ảnh hƣởng dƣơng Chấp nhận
H2 EE – BI Ảnh hƣởng dƣơng Chấp nhận
H3 SI – BI Ảnh hƣởng dƣơng Chấp nhận
H4 FC – BI Ảnh hƣởng dƣơng Không chấp nhận
H5 PCR – BI Ảnh hƣởng dƣơng Chấp nhận
H6 PCO – BI Ảnh hƣởng âm Chấp nhận
H7 GS – BI Ảnh hƣởng dƣơng Chấp nhận
H8 UC – BI Ảnh hƣởng dƣơng Chấp nhận

Từ kết quả phân tích hồi quy lần 2 trong bảng 4.5, ta có thể viết đƣợc phƣơng
trình hồi quy nhƣ sau:
Ý định sử dụng = 0.218*Hữu ích mong đợi + 0.217*Dễ sử dụng mong đợi
+ 0.191*Ảnh hƣởng xã hội + 0.298*Tin cậy cảm nhận
– 0.139*Chi phí cảm nhận + 0.148* Hỗ trợ Chính phủ
+ 0.161*Cồng đồng ngƣời dùng (4.2)
66

Kết quả phân tích dữ liệu nghiên cứu cho thấy các nhân tố Hữu ích mong đợi
(PE), Dễ sử dụng mong đợi (EE), Ảnh hƣởng xã hội (SI), Tin cậy cảm nhận (PCR),
Chi phí cảm nhận (PCO), Hỗ trợ Chính phủ (GS), Cộng đồng ngƣời dùng (UC) tác
động đến Ý định sử dụng; và nhân tố Điều kiện thuận lợi (FC) không tác động đến
Ý định sử dụng VĐT của các khách hàng cá nhân. Cụ thể nhƣ sau:
- Tin cậy cảm nhận (PCR) tác động mạnh nhất đến Ý định sử dụng VĐT của
khác hàng (β = 0.289). Điều này phù hợp với kết quả các nghiên cứu trƣơc
đây của (Wang et al., 2003; Yuen et al., 2011; Laurn & Lin, 2005; Amin et
al., 2008 và Yu, 2012). Kết quả này cho thấy đối với các dịch vụ tài chính
điện tử nói chung và dịch vụ VĐT nói riêng, khách hàng rất quan tâm đến
tính an toan và bảo mật, họ lo sợ bị đánh cắp các thông tin cá nhân, thông tin
tài khoản và nhƣ vậy có nhiều khả năng họ sẽ bị mất quyền riêng tƣ cá nhân
và mất tiền trong tài khoản điện tử. Do đó, khi khách hàng có mức độ Tin cậy
cảm nhận cao thì họ sẽ có Ý định sử dụng dịch vụ cao hơn.
- Hữu ích mong đợi (PE) là nhân tố tách động mạnh thứ hai đến Ý định sử
dụng VĐT của khách hàng (β = 0.218). Điều này phù hợp với các nghiên cứu
trƣớc đây của (Venkatesh et al., 2003; Amin, 2009; Chong et al., 2010; Yu,
2012; Lê Phan Thị Diệu Thảo & Trần Minh Sáng, 2012 và Nguyễn Chí
Hùng, 2012). Khi khách hàng có cảm nhận cao về hiệu quả và lợi ích của việc
sử dụng VĐT mang lại thì họ sẽ có ý định sử dụng dịch vụ đó cao hơn.
- Dễ sử dụng mong đợi (EE) là nhân tố tác động mạnh thƣ ba đến Ý định sử
dụng VĐT của khách hàng (β = 0.217). Điều này phù hợp với các nghiên cứu
trƣớc đây (Venkatesh et al., 2003; Amin, 2009; Chong et al., 2010; Yu, 2012;
Lê Phan Thị Diệu Thảo & Trần Minh Sáng, 2012 và Nguyễn Chí Hùng,
2012). Khi khách hàng nhận thấy công nghệ mới dễ sử dụng thì họ sẽ có ý
định sử dụng công nghệ đó cao hơn.
- Ảnh hƣởng xã hội (SI) tác động tích cực đến Ý định sử dụng VĐT của
khách hàng (β = 0.191). Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu trƣớc đây
của (Venkatesh et al., 2003 và Yu, 2012) và phù hợp với xã hội có tính tập
67

thể cao với dân số trẻ nhƣ Việt Nam. Khi những ngƣời quan trọng, nhƣ ngƣời
thân, bạn bè, đồng nghiệp và những ngƣời nổi tiếng, có uy tín khuyên dùng
thì khách hàng sẽ có ý định sử dụng dịch vụ cao hơn.
- Cộng đồng ngƣời dùng (UC) tỷ lệ thuận với Ý định sử dụng VĐT của khách
hàng (β = 0.161). Điều này hoàn toàn phù hợp vì tại Việt Nam VĐT là một
sản phẩm công nghệ khá mới đới với ngƣời dùng, do đó số lƣợng ngƣời mua
và ngƣời bán chấp nhận thanh toán chƣa nhiều và các doanh nghiệp cung cấp
dịch vụ VĐT chƣa liên thông, liên kết với nhau. Điều này đã và đang gây cản
trở đối với ý định sử dụng của khách hàng. Vì vậy, nếu cảm nhận của khách
hàng về Cộng đồng ngƣời dùng đƣợc nâng cao thì Ý định sử dụng VĐT của
họ sẽ cao hơn.
- Hỗ trợ Chính phủ (GS) có tác động tích cực đến Ý định sử dụng VĐT của
khách hàng (β = 0.148). Điều này phù hợp với các nghiên cứu trƣớc đây (Tan
& Teo, 2000; Jaruwachirathanakul and Fink, 2005; Chong et al., 2010). Khi
khách hàng nhận thấy sự đảm bảo về chính sách, cơ sở hạ tầng thanh toán và
hành lang pháp lý từ phía cơ quan quản lý thì họ sẽ có Ý định sử dụng dịch
vụ cao hơn.
- Chi phí cảm nhận (PCo) có tác động ngƣợc chiều đến Ý định sử dụng VĐT
của khách hàng (β = -0.139). Điều này phù hợp với kết quả của các nghiên
cứu trƣơc (Tan & Teo, 2000; Sahut, 2009; Lê Phan Thị Diệu Thảo & Trần
Minh Sáng, 2012). Khi khách hàng có Chi phí cảm nhận càng cao thì Ý định
sử dụng VĐT càng thấp và ngƣợc lại.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy Điều kiện thuận lợi (FC) không ảnh hƣởng đến
Ý định sử dụng VĐT của khách hàng cá nhân tại Việt Nam. Điều này là
hoàn toàn có thể lý giải đƣợc, vì ngày nay các thiết bị công nghệ nhƣ máy vi
tính, điện thoại thông minh, internet đã trở nên phổ biến, rất dễ dàng tiếp cận
và sử dụng đối với khách hàng. Và để quyết định sử dụng một dịch vụ tài
chính điện tử nhƣ VĐT thì khách hàng thƣờng quan tâm đến các nhân tố khác
nhƣ đã phân tích ở trên. Do đó, kết luận Điều kiện thuận lợi (FC) không ảnh
hƣởng đến ý định sử dụng VĐT là hợp lý.
68

4.4. Phân tích sự khác biệt của các biến định tính
Sau khi phân tích hồi quy, giả thuyết H4 không đƣợc chấp nhận, còn các giả
thuyết H1, H2, H3, H5, H6, H7, H8 đƣợc chấp nhận với mức ý nghĩa 95%. Các
nhân tố trong các giả thuyết H1, H2, H3, H5, H6, H7, H8 đƣợc gọi là các nhân tố
chính trong mô hình hồi quy và sẽ đƣợc phân tích để khám phá thông tin sâu hơn
theo Giới tính, Kinh nghiệm, Độ tuổi, Trình độ và Thu nhập.
4.4.1. Phân tích sự khác biệt về Giới tính
Phân tích này đƣợc thực hiện bằng phép kiểm định Independent Samples T-Test
để đánh giả sự khác biệt về giới tính đối với các nhân tố Hữu ích mong đợi, Dễ sử
dụng mong đợi, Ảnh hƣởng xã hội, Tin cậy cảm nhận, Chi phí cảm nhận, Hỗ trợ
Chính phủ, Cộng đồng ngƣời dùng và Ý định sử dụng.
Kết hợp kết quả phân tích T-Test trong bảng 4.10 và bảng 4.11, ta thấy:
- Nhóm nữ có cảm nhận chi phí sử dụng VĐT cao hơn nhóm nam.
- Không có sự khác biệt giữa nhóm nam và nhóm nữ về Hữu ích mong đợi, Dễ
sử dụng mong đợi, Ảnh hƣởng xã hội, Hỗ trợ Chính phủ, Cộng đồng ngƣời
dùng và Ý định sử dụng.

Bảng 4.10. Kiểm định T-Test theo Giới tính

Kiểm định Levene Kiểm định T cho


cho sự cân bằng sự bằng nhau của
phƣơng sai các trung bình
Sig. Sig. (2-tailed)
Hữu ích mong đợi Phƣơng sai bằng nhau .238 .387
Dễ sử dụng mong Phƣơng sai bằng nhau
.410 .998
đợi
Ảnh hƣởng xã hội Phƣơng sai bằng nhau .322 .482
Tin cậy cảm nhận Phƣơng sai bằng nhau .062 .149
Chi phí cảm nhận Phƣơng sai bằng
.184 .000
nhau
Hỗ trợ Chính phủ Phƣơng sai bằng nhau .001 .920
Phƣơng sai khác nhau .916
69

Cộng đồng ngƣời Phƣơng sai bằng nhau


.707 .064
dùng
Ý định sử dụng Phƣơng sai bằng nhau .003 .075
Phƣơng sai khác nhau .084
[Xem bảng 9.2, Phụ lục 9]
Bảng 4.11. Giá trị trung bình theo Giới tính
Kinh nghiệm N Trung bình
Cảm nhận chi phí 0 114 3.9101
1 151 3.2550
[Xem bảng 9.1, Phụ lục 9]
4.4.2. Phân tích sự khác biệt về Kinh nghiệm
Trong nghiên cứu này, đối tƣợng khảo sát là những ngƣời có hiểu biết về dịch vụ
VĐT. Tuy nhiên, có ngƣời đã có kinh nghiệm sử dụng VĐT trong TTTT, cũng có
những ngƣời chƣa có kinh nghiệm. Kiểm định Independent Samples T-Test đƣợc
sử dụng để đánh giá sự khác biệt về kinh nghiệm đối với các nhân tố chính trong
mô hình.
Bảng 4.12. Kiểm định T-test theo Kinh nghiệm
Kiểm định Levene Kiểm đinh T cho
cho sự cân bằng sự bằng nhau của
phƣơng sai các trung bình
Sig. Sig. (2-tailed)
Hữu ích mong đợi Phƣơng sai bằng nhau .001 .000
Phƣơng sai khác nhau .000
Dễ sử dụng mong Phƣơng sai bằng nhau .000 .000
đợi Phƣơng sai khác nhau .000
Ảnh hƣởng xã hội Phƣơng sai bằng nhau .001 .555
Phƣơng sai khác nhau .566
Tin cậy cảm nhận Phƣơng sai bằng nhau .001 .000
Phƣơng sai khác nhau .000
Chi phí cảm nhận Phƣơng sai bằng nhau .022 .000
Phƣơng sai khác nhau .000
Hỗ trợ Chính phủ Phƣơng sai bằng nhau .437 .000
Cộng đồng ngƣời Phƣơng sai bằng nhau .792 .000
dùng
70

Ý định sử dụng Phƣơng sai bằng nhau .000 .000


Phƣơng sai khác nhau .000
[Xem bảng 9.4, Phụ lục 9]
Kết quả kiểm định T-Test trong bảng 4.12 và 4.13, cho thấy rằng:
- Không có sự khác biệt về Ảnh hƣởng xã hội giữa nhóm có kinh nghiệm và
nhóm chƣa có kinh nghiệm sử dụng VĐT.
- Nhóm có kinh nghiệm sử dụng VĐT có cảm nhận về Hữu ích mong đợi, Dễ
sử dụng mong đợi, Tin cậy cảm nhận, Hỗ trợ Chính phủ, Cộng đồng ngƣời
dùng và Ý định sử dụng cao hơn nhóm chƣa có kinh nghiệm.
- Nhóm có kinh nghiệm sử dụng VĐT có mức Chi phí cảm nhận thấp hơn
nhóm chƣa có kinh nghiệm.
Bảng 4.13. Giá trị trung bình theo Kinh nghiệm
Kinh nghiệm N Trung bình
Hữu ích mong đợi 0 121 3.5434
1 144 4.0191
Dễ sử dụng mong đợi 0 121 3.2583
1 144 3.6545
Ảnh hƣởng xã hội 0 121 3.3698
1 144 3.4062
Tin cậy cảm nhận 0 121 2.7864
1 144 3.5653
Chi phí cảm nhận 0 121 3.8161
1 144 3.3021
Hỗ trợ Chính phủ 0 121 2.7052
1 144 3.4097
Cộng đồng ngƣời dùng 0 121 2.6143
1 144 3.6412
Ý định sử dụng 0 121 2.8540
1 144 4.0498

[Xem bảng 9.3, Phụ lục 9]


71

4.4.3. Phân tích sự khác biệt về Độ tuổi


4.4.3.1. Kiểm định ANOVA với biến Hữu ích mong đợi
Kiểm định Levene giữa các nhóm có sig. = .209, nghĩa là phƣơng sai giữa
các nhóm bằng nhau và kết quả phân tích ANOVA có sig. = .000 [Xem bảng 9.6 &
9.7, Phụ lục 9]. Do đó ta có thể kết luận rằng có sự khác biệt về Hữu ích mong đợi
giữa các nhóm độ tuổi. Theo kiểm định Post Hoc (Bonferroni) và giá trị trung bình
mẫu [Xem bảng 9.5 & 9.8, Phụ lục 9], có thể nói rằng:
- Nhóm dƣới 18 tuổi và nhóm trên 45 tuổi có mức độ cảm nhận về Hữu ích
mong đợi nhỏ hơn nhóm 18 – 23 tuổi, nhóm 24 – 30 tuổi và nhóm 30 – 45
tuổi.
- Giữa nhóm dƣới 18 tuổi và nhóm trên 45 tuổi không có sự khác biệt về mức
độ cảm nhận Hữu ích mong đợi.
- Và giữa các nhóm 18 – 23 tuổi, nhóm 24 – 30 tuổi và nhóm 30 – 45 tuổi
không có sự khác biệt về mức độ cảm nhận Hữu ích mong đợi.
4.4.3.2. Kiểm định ANOVA với biến Dễ sử dụng mong đợi
Kiểm định Levene giữa các nhóm có sig. = .257, nghĩa là phƣơng sai giữa
các nhóm bằng nhau và phân tích ANOVA có sig. = .000 [Xem bảng 9.10 & 9.11,
Phụ lục 9]. Do đó ta có thể kết luận rằng có sự khác biệt về Dễ sử dụng mong đợi
giữa các nhóm độ tuổi. Theo kiểm định Post Hoc (Bonferroni) và giá trị trung bình
mẫu [Xem bảng 9.9 & 9.12, Phụ lục 9], có thể nói rằng:
- Nhóm dƣới 18 tuổi và nhóm trên 45 tuổi có mức độ cảm nhận về Dễ sử dụng
mong đợi nhỏ hơn nhóm 18 – 23 tuổi, nhóm 24 – 30 tuổi và nhóm 30 – 45
tuổi.
- Giữa nhóm dƣới 18 tuổi và nhóm trên 45 tuổi không có sự khác biệt mức độ
cảm nhận về Dễ sử dụng mong đợi.
- Và giữa các nhóm 18 – 23 tuổi, nhóm 24 – 30 tuổi và nhóm 30 – 45 tuổi
không có sự khác biệt mức độ về cảm nhận Dễ sử dụng mong đợi.
72

4.4.3.3. Kiểm định ANOVA với biến Ảnh hƣởng xã hội


Kiểm định Levene giữa các nhóm cho thấy sig. = .191, có nghĩa là phƣơng sai
giữa các nhóm bằng nhau và kết quả phân tích ANOVA cho thấy sig. = .000 [Xem
bảng 9.14 & 9.15, Phụ lục 9]. Do đó ta có thể kết luận rằng có sự khác biệt về Ảnh
hƣởng xã hội giữa các nhóm độ tuổi. Theo kiểm định Post Hoc (Bonferroni) và giá
trị trung bình mẫu [Xem bảng 9.13 & 9.16, Phụ lục 9], có thể nói rằng độ tuổi càng
lớn thì mức độ cảm nhận về Ảnh hƣởng xã hội càng thấp và ngƣợc lại.
4.4.3.4. Kiểm định ANOVA với biến Tin cậy cảm nhận
Kiểm định Levene giữa các nhóm có sig. = .000, nghĩa là phƣơng sai giữa các
nhóm không bằng nhau và kết quả phân tích ANOVA có sig. = .000 [Xem bảng
9.18 & 9.19, Phụ lục 9]. Do đó ta có thể kết luận rằng có sự khác biệt về Tin cậy
cảm nhận giữa các nhóm độ tuổi. Theo kiểm định Post Hoc (Tamhane) và giá trị
trung bình mẫu [Xem bảng 9.17 & 9.20, Phụ lục 9], có thể nói rằng:
- Nhóm dƣới 18 tuổi và nhóm trên 45 tuổi có mức độ về Tin cậy cảm nhận nhỏ
hơn nhóm 18 – 23 tuổi, nhóm 24 – 30 tuổi và nhóm 30 – 45 tuổi.
- Giữa nhóm dƣới 18 tuổi và nhóm trên 45 tuổi không có sự khác biệt về mức
độ Tin cậy cảm nhận.
- Và giữa các nhóm 18 – 23 tuổi, nhóm 24 – 30 tuổi và nhóm 30 – 45 tuổi
không có sự khác biệt về mức độ Tin cậy cảm nhận.
4.4.3.5. Kiểm định ANOVA với biến Chi phí cảm nhận
Kiểm định Levene giữa các nhóm có sig. = .051, nghĩa là phƣơng sai giữa các
nhóm bằng nhau và phân tích ANOVA có sig. = .038 [Xem bảng 9.22 & 9.23, Phụ
lục 9]. Kết quả kiểm định Post Hoc (Bonferroni) cho thấy các giá trị sig. đều lớn
hơn 0.05 [Xem bảng 9.24, Phụ lục 9]. Do đó, ta có thể kết luận rằng không có sự
khác biệt về Chi phí cảm nhận giữa các nhóm độ tuổi với mức ý nghĩa 95%.
4.4.3.6. Kiểm định ANOVA với biến Hỗ trợ Chính phủ
Kiểm định Levene giữa các nhóm có sig. = .015, nghĩa là phƣơng sai giữa các
nhóm không bằng nhau và kết quả phân tích ANOVA có sig. = .008 [Xem bảng
9.26 & 9.27, Phụ lục 9]. Do đó ta có thể kết luận rằng có sự khác biệt về Hỗ trợ
73

Chính phủ giữa các nhóm độ tuổi. Theo kiểm định Post Hoc (Tamhane) và giá trị
trung bình mẫu [Xem bảng 9.25 & 9.28, Phụ lục 9], có thể nói rằng:
- Nhóm dƣới 18 tuổi và trên 45 tuổi có mức độ cảm nhận về Hỗ trợ Chính phủ
nhỏ hơn nhóm 18 – 23 tuổi, nhóm 24 – 30 tuổi và nhóm 30 – 45 tuổi.
- Giữa nhóm dƣới 18 tuổi và nhóm trên 45 tuổi không có sự khác biệt mức độ
cảm nhận về Hỗ trợ Chính phủ.
- Và giữa các nhóm 18 – 23 tuổi, nhóm 24 – 30 tuổi, nhóm 30 – 45 tuổi không
có sự khác biệt mức độ cẩm nhận về Hỗ trợ Chính phủ.
4.4.3.7. Kiểm định ANOVA với biến Cộng đồng ngƣời dùng
Kiểm định Levene giữa các nhóm cho thấy sig. = .008, có nghĩa là phƣơng sai
giữa các nhóm bằng nhau và kết quả phân tích ANOVA cho thấy sig. = .000 [Xem
bảng 9.30 & 9.31, Phụ lục 9]. Do đó ta có thể kết luận rằng có sự khác biệt về
Cộng đồng ngƣời dùng giữa các nhóm độ tuổi. Theo kiểm định Post Hoc
(Tamhane) và giá trị trung bình mẫu [Xem bảng 92.9 & 9.32, Phụ lục 9], có thể nói
rằng:
- Nhóm dƣới 18 tuổi có mức độ cảm nhận về Cộng đồng ngƣời dùng nhỏ hơn
các nhóm 18 – 23 tuổi, 24 – 30 tuổi, 30 – 45 tuổi và trên 45 tuổi.
- Không có sự khác biệt mức độ cảm nhận về Cộng đồng ngƣời dùng giữa các
nhóm 18 – 23 tuổi, nhóm 24 – 30 tuổi, nhóm 30 – 45 tuổi và nhóm trên 45
tuổi.
4.4.3.8. Kiểm định ANOVA với biến Ý định sử dụng
Kiểm định Levene giữa các nhóm cho thấy sig. = .411, có nghĩa là phƣơng sai
giữa các nhóm không bằng nhau và kết quả phân tích ANOVA cho thấy sig. = .000
[Xem bảng 9.34 & 9.35, Phụ lục 9]. Do đó ta có thể kết luận rằng có sự khác biệt về
Ý định sử dụng giữa các nhóm độ tuổi. Theo kiểm định Post Hoc (Bonferroni) và
giá trị trung bình mẫu [Xem bảng 9.33 & 9.36, Phụ lục 9], có thể nói rằng:
- Nhóm dƣới 18 tuổi và nhóm trên 45 tuổi có Ý định sử dụng thấp hơn nhóm
18 – 23 tuổi, nhóm 24 – 30 tuổi và nhóm 30 – 45 tuổi.
74

- Giữa nhóm dƣới 18 tuổi và nhóm trên 45 tuổi không có sự khác biệt về Ý
định sử dụng.
- Và giữa các nhóm 18 – 23 tuổi, nhóm 24 – 30 tuổi và nhóm 30 – 45 tuổi
không có sự khác biệt về Ý định sử dụng.
4.4.4. Phân tích sự khác biệt về Trình độ
4.4.4.1. Kiểm định ANOVA với biến Hữu ích mong đợi
Kiểm định Levene giữa các nhóm có sig. = .665, nghĩa là phƣơng sai giữa các
nhóm bằng nhau và kết quả phân tích ANOVA có sig. = .000 [Xem bảng 9.38 &
9.39, Phụ lục 9]. Do đó ta có thể kết luận rằng có sự khác biệt về Hữu ích mong đợi
giữa các nhóm Trình độ. Theo kiểm định Post Hoc (Bonferroni) và giá trị trung
bình mẫu [Xem bảng 9.37 & 9.40, Phụ lục 9], có thể nói rằng:
- Nhóm phổ thông có mức độ cảm nhận về Hữu ích mong đợi thấp hơn các
nhóm trung cấp/cao đẳng, nhóm đại học và nhóm sau đại học.
- Và giữa các nhóm trung cấp/cao đẳng, đại học và sau đại học không có sự
khác biệt về mức độ cảm nhận Hữu ích mong đợi.
4.4.4.2. Kiểm định ANOVA với biến Dễ sử dụng mong đợi
Kiểm định Levene giữa các nhóm có Sig. = .003, nghĩa là phƣơng sai giữa các
nhóm không bằng nhau và kết quả phân tích ANOVA có sig. = .000 [Xem bảng
9.42 & 9.43, Phụ lục 9]. Do đó ta có thể kết luận rằng có sự khác biệt về Dễ sử
dụng mong đợi giữa các nhóm Trình độ. Theo kiểm định Post Hoc (Tamhane) và
giá trị trung bình mẫu [Xem bảng 9.41 & 9.44, Phụ lục 9], có thể nói rằng:
- Nhóm phổ thông có mức độ cảm nhận về Dễ sử dụng mong đợi thấp hơn
nhóm trung câp/cao đẳng, nhóm đại hoc và nhóm sau đại học.
- Và giữa các nhóm trung câp/cao đẳng, nhóm đại hoc và nhóm sau đại học
không có sự khác biệt về cảm nhận Dễ sử dụng mong đợi.
4.4.4.3. Kiểm định ANOVA với biến Ảnh hƣởng xã hội
Kiểm định Levene giữa các nhóm cho thấy sig. = .000, có nghĩa là phƣơng sai
giữa các nhóm không bằng nhau và kết quả phân tích ANOVA cho thấy sig. = .000
[Xem bảng 9.46 & 9.47, Phụ lục 9]. Do đó ta có thể kết luận rằng có sự khác biệt về
75

Ý định sử dụng giữa các nhóm độ tuổi. Theo kiểm định Post Hoc (Bonferroni) và
giá trị trung bình mẫu [Xem bảng 9.45 & 9.48, Phụ lục 9], có thể nói rằng trinh độ
học vấn càng cao thì cảm nhận về Ảnh hƣởng xã hội càng thấp và ngƣợc lại.
4.4.4.4. Kiểm định ANOVA với biến Tin cậy cảm nhận
Kiểm định Levene giữa các nhóm cho thấy sig. = .000, có nghĩa là phƣơng sai
giữa các nhóm không bằng nhau và kết quả phân tích ANOVA cho thấy sig. = .000
[Xem bảng 9.50 & 9.51, Phụ lục 9]. Do đó ta có thể kết luận rằng có sự khác biệt về
Tin cậy cảm nhận giữa các nhóm Trình độ. Theo kiểm định Post Hoc (Bonferroni)
và giá trị trung bình mẫu [Xem bảng 9.49 & 9.52, Phụ lục 9], có thể nói rằng trình
độ học vấn càng cao thì mức độ Tin cậy cảm nhận càng cao và ngƣợc lại.
4.4.4.5. Kiểm định ANOVA với biến Chi phí cảm nhận
Kiểm định Levene giữa các nhóm cho thấy sig. = .146, có nghĩa là phƣơng sai
giữa các nhóm bằng nhau [Xem bảng 9.54, Phụ lục 9]. Theo kiểm định Post Hoc
(Bonferroni) các giá trị sig. đều lớn hơn 0.05 [Xem bảng 9.56, Phụ lục 9], có thể
nói rằng Trình độ không ảnh hƣởng đến Chi phí cảm nhận với mức ý nghĩa 95%.
4.4.4.6. Kiểm định ANOVA với biến Hỗ trợ Chính phủ
Kiểm định Levene giữa các nhóm có sig. = .366, nghĩa là phƣơng sai giữa các
nhóm bằng nhau và kết quả phân tích ANOVA có sig. = .001 [Xem bảng 9.58 &
9.59, Phụ lục 9]. Do đó ta có thể kết luận rằng có sự khác biệt về cảm nhận Hỗ trợ
Chính phủ giữa các nhóm Trình độ. Theo kiểm định Post Hoc (Bonferroni) và giá
trị trung bình mẫu [Xem bảng 9.57 & 9.60, Phụ lục 9], có thể nói rằng:
- Nhóm phổ thông có mức độ cảm nhận về Hỗ trợ Chính phủ thấp hơn nhóm
trung cấp/cao đẳng, nhóm đại học và nhóm sau đại học.
- Và giữa các nhóm trung cấp/cao đẳng, nhóm đại học và nhóm sau đại học
không có sự khác biệt về mức độ cảm nhận Hỗ trợ Chính phủ.
4.4.4.7. Kiểm định ANOVA với biến Cộng đồng ngƣời dùng
Kiểm định Levene giữa các nhóm cho thấy sig. = .317, có nghĩa là phƣơng sai
giữa các nhóm bằng nhau và kết quả phân tích ANOVA cho thấy sig. = .000 [Xem
bảng 9.62 & 9.63, Phụ lục 9]. Do đó ta có thể kết luận rằng có sự khác biệt về
76

Cộng đồng ngƣời dùng giữa các nhóm Trình độ. Theo kiểm định Post Hoc
(Bonferroni) và giá trị trung bình mẫu [Xem bảng 9.61 & 9.64, Phụ lục 9], có thể
nói rằng trình độ học vấn càng cao thì mức độ cảm nhận về Cộng đồng ngƣời dùng
càng lớn và ngƣợc lại.
4.4.4.8. Kiểm định ANOVA với biến Ý định sử dụng
Kiểm định Levene giữa các nhóm cho thấy sig. = .841, có nghĩa là phƣơng sai
giữa các nhóm bằng nhau và kết quả phân tích ANOVA cho thấy sig. = .000 [Xem
bảng 9.66 & 9.67, Phụ lục 9]. Do đó ta có thể kết luận rằng có sự khác biệt về Ý
định sử dụng giữa các nhóm Trình độ. Theo kiểm định Post Hoc (Bonferroni) và
giá trị trung bình mẫu [Xem bảng 9.65 & 9.78, Phụ lục 9], có thể nói rằng:
- Nhóm phổ thông có Ý định sử dụng thấp hơn nhóm trung cấp/cao đẳng,
nhóm đại học và nhóm sau đại học.
- Và giữa các nhóm trung cấp/cao đẳng, đại học, sau đại học không có sự khác
biệt về Ý định sử dụng.
4.4.5. Phân tích sự khác biệt về Thu nhập
4.4.5.1. Kiểm định ANOVA với biến Hữu ích mong đợi
Kiểm định Levene giữa các nhóm cho thấy sig. = .126, có nghĩa là phƣơng sai
giữa các nhóm bằng nhau [Xem bảng 9.70, Phụ lục 9]. Kết quả phân tích ANOVA
cho thấy sig. = .912 và kiểm định Post Hoc (Bonfferoni) có các giá trị sig. đều lớn
hơn .005 [Xem bảng 9.71 & 9.72, Phụ lục 9], có thể nói rằng không có sự khác biệt
về cảm nhận Hữu ích mong đợi giữa các nhóm Thu nhập.
4.4.5.2. Kiểm định ANOVA với biến Dễ sử dụng mong đợi
Kiểm định Levene giữa các nhóm cho thấy sig. = .007, có nghĩa là phƣơng sai
giữa các nhóm không bằng nhau [Xem bảng 9.74, Phụ lục 9]. Kết quả phân tích
ANOVA cho thấy sig. = .248 và kiểm định Post Hoc (Tamhane) có các giá trị sig.
đều lớn hơn .005 [Xem bảng 9.75 & 9.76, Phụ lục 9], có thể nói rằng không có sự
khác biệt về cảm nhận Dễ sử dụng mong đợi giữa các nhóm Thu nhập.
77

4.4.5.3. Kiểm định ANOVA với biến Ảnh hƣởng xã hội


Kiểm định Levene giữa các nhóm có sig. = .070, nghĩa là phƣơng sai giữa các
nhóm bằng nhau và kết quả phân tích ANOVA có sig. = .001 [Xem bảng 9.78 &
9.79, Phụ lục 9]. Do đó ta có thể kết luận rằng có sự khác biệt về cảm nhận Ảnh
hƣởng xã hội giữa các nhóm Thu nhập. Theo kiểm định Post Hoc (Bonfferoni) và
giá trị trung bình [Xem bảng 9.77 & 9.80, Phụ lục 9], có thể nói rằng:
- Nhóm có thu nhập dƣới 5 triệu (nhóm 0) có mức độ Ảnh hƣởng xã hội cao
hơn các nhóm có thu nhập trên 5 triệu (nhóm 1, 2).
- Không có sự khác biệt về Ảnh hƣởng xã hội giữa nhóm có thu nhập từ 5 đến
10 triệu (nhóm 1) và nhóm có thu nhập trên 10 triệu (nhóm 2).
4.4.5.4. Kiểm định ANOVA với biến Tin cậy cảm nhận
Kiểm định Levene giữa các nhóm có sig. = .045, nghĩa là phƣơng sai giữa các
nhóm không bằng nhau [Xem bảng 9.82, Phụ lục 9]. Kết quả phân tích ANOVA có
sig. = .570 và kiểm định Post Hoc (Tamhane) có các giá trị sig. đều lớn hơn .005
[Xem bảng 9.83 & 9.84, Phụ lục 9]. Do đó ta có thể nói rằng không có sự khác biệt
về Tin cậy cảm nhận giữa các nhóm Thu nhập.
4.4.5.5. Kiểm định ANOVA với biến Chi phí cảm nhận
Kiểm định Levene giữa các nhóm có sig. = .169, nghĩa là phƣơng sai giữa các
nhóm bằng nhau và kết quả phân tích ANOVA có sig. = .000 [Xem bảng 9.86 &
9.87, Phụ lục 9]. Do đó ta có thể kết luận rằng có sự khác biệt về Chi phí cảm nhận
giữa các nhóm Thu nhập. Theo kiểm định Post Hoc (Bonferroni) và giá trị trung
bình [Xem bảng 9.85 & 9.88, Phụ lục 9], có thể nói rằng thu nhập càng cao thì mức
độ Chi phí cảm nhận càng thấp và ngƣợc lại.
4.4.5.6. Kiểm định ANOVA với biến Hỗ trợ Chính phủ
Kiểm định Levene giữa các nhóm có sig. = .078, nghĩa là phƣơng sai giữa các
nhóm bằng nhau [Xem bảng 9.90, Phụ lục 9]. Kết quả phân tích ANOVA có sig. =
.172 và kiểm định Post Hoc (Bonferroni) [Xem bảng 9.91 & 9.92, Phụ lục 9]. Do
đó ta có thể kết luận rằng không có sự khác biệt về mức độ cảm nhận Hỗ trợ Chính
phủ giữa các nhóm Thu nhập.
78

4.4.5.7. Kiểm định ANOVA với biến Cộng đồng ngƣời dùng
Kiểm định Levene giữa các nhóm có sig. = .531, nghĩa là phƣơng sai giữa các
nhóm bằng nhau [Xem bảng 9.82, Phụ lục 9]. Kết quả phân tích ANOVA có sig. =
0.470 và kiểm định Post Hoc (Bonferroni) có các giá trị sig. đều lớn hơn .005 [Xem
bảng 9.83 & 9.84, Phụ lục 9]. Do đó ta có thể nói rằng không có sự khác biệt về
Cộng đồng ngƣời dùng giữa các nhóm Thu nhập.
4.4.5.8. Kiểm định ANOVA với biến Ý định sử dụng
Kiểm định Levene giữa các nhóm có sig. = .153, nghĩa là phƣơng sai giữa các
nhóm bằng nhau [Xem bảng 9.98, Phụ lục 9]. Kết quả phân tích ANOVA có sig. =
.901 và kiểm định Post Hoc (Bonferroni) có các giá trị sig. đều lớn hơn .005 [Xem
bảng 9.99 & 9.100, Phụ lục 9]. Do đó ta có thể kết luận rằng không có sự khác biệt
về Ý định sử dụng giữa các nhóm Thu nhập.

TÓM TẮT CHƢƠNG 4

Trong chƣơng 4 đã trình bày (1) kết quả thống kê mô tả về mẫu khảo sát, (2) kết
quả kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha cho thấy tất cả các thang đo đều đạt
yêu cầu, (3) phân tích nhân tố khám phá EFA đƣợc tiến hành với 34 biến khảo sát
bằng phƣơng pháp Principal component và phép quay varimax. Kết quả thu đƣợc 8
nhân tố độc lập là Hữu ích mong đợi (PE), Dễ sử dụng mong đợi (EE), Ảnh hƣởng
xã hội (SI), Điều kiện thuận lợi (FC), Tin cậy cảm nhận (PCR), Chi phí cảm nhận
(PCO), Hỗ trợ Chính phủ (GS) và Cộng đồng ngƣời dùng (UC) và 01 nhân tố phụ
thuộc là Ý định sử dụng (BI). (4) Phân tích hồi quy tuyến tính bội bằng phƣơng
pháp Enter cho thấy Ý định sử dụng VĐT của khách hàng cá nhân chịu sử ảnh
hƣởng của các nhân tố Hữu ích mong đợi (β = 0.218), Dễ sử dụng mong đợi (β =
0.217), Ảnh hƣởng xã hội (β = 0.191), Tin cậy cảm nhận (β = 0.298), Chi phí cảm
nhận (β = - 0.139), Hỗ trợ Chính phủ (β = 0.148) và Cộng đồng ngƣời dùng (β
=0.161). Ý định sử dụng VĐT của khách hàng cá nhân tại Việt Nam không chịu tác
động bởi nhân tố Điều kiện thuận lợi (FC).
79

(5) Kết quả kiểm định T-Test và One-Way ANOVA với mức ý nghĩa 95% cho
thấy:
- Giữa các nhóm Giới tính có sự khác biệt về Chi phí cảm nhận; mà không có
sự khác biệt về Hữu ích mong đợi, Dễ sử dụng mong đợi, Ảnh hƣởng xã hội, Tin
cậy cảm nhận, Hỗ trợ Chính phủ, Cộng đồng ngƣời dùng và Ý định sử dụng.
- Giữa nhóm có Kinh nghiệm và không có kinh nghiệm sử dụng VĐT có sự
khác biệt về mức độ cảm nhận Hữu ích mong đợi, Dễ sử dụng mong đợi, Tin cậy
cảm nhận, Chi phí cảm nhận, Hỗ trợ Chính phủ, Cộng đồng ngƣời dùng và Ý định
sử dụng; Nhƣng không có sự khác biệt về Ảnh hƣởng xã hội giữa nhóm có kinh
nghiệm và nhóm không có kinh nghiệm sử dụng VĐT.
- Giữa các nhóm Độ tuổi có sự khác biệt về mức độ cảm nhận Hữu ích mong
đợi, Dễ sử dụng mong đợi, Ảnh hƣởng xã hội, Tin cậy cảm nhận, Hỗ trợ Chính phủ,
Cộng đồng ngƣời dùng và Ý định sử dụng; Không khác biệt về Chi phí cảm nhận.
- Giữa các nhóm Trình độ có sự khác biệt về mức độ cảm nhận Hữu ích mong
đợi, Dễ sử dụng mong đợi, Ảnh hƣởng xã hội, Tin cậy cảm nhận, Hỗ trợ Chính phủ,
Cộng đồng ngƣời dùng và Ý định sử dụng; Không có sự khác biệt về Chi phí cảm
nhận.
- Giữa các nhóm Thu nhập có sự khác biệt về mức độ cảm nhận về Ảnh hƣởng
xã hội, Chi phí cảm nhận; Không khác biệt về mức độ cảm nhận Hữu ích mong đợi,
Dễ sử dụng mong đợi, Tin cậy cảm nhận, Cộng đồng ngƣời dùng, Hỗ trợ Chính và
Ý định sử dụng.
80

Chƣơng 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Chƣơng 5 sẽ trình bày về ý nghĩa và đóng góp của nghiên cứu; đồng thời sẽ
đƣa ra một số kiến nghị cho các doanh nghiệp và cơ quan quản lý giúp cho thị
trƣờng VĐT ngày càng phát triển tạo ra kênh TTĐT an toàn, nhanh chóng, hiệu
quả. Từ đó góp phần phát triển vững mạnh thƣơng mại điện tử tại Việt Nam và làm
giảm tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt trong nền kinh tế. Ngoài ra, trong chƣơng 5 sẽ
trình bày các hạn chế của nghiên cứu và định hƣớng cho nghiên cứu tiếp theo.

5.1. Ý nghĩa và đóng góp của nghiên cứu


Đây là nghiên cứu chính thức đầu tiên về Ý định sử dụng VĐT của khách hàng
cá nhân tại Việt Nam dựa trên mô hình thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử dụng
công nghệ UTAUT. Đã có một số nghiên cứu trên thế giới về Ví di động (Sahut,
2009; Amin, 2009; Swilley, 2010). Tuy nhiên, các nghiên cứu trên đều sử dụng
mô hình chấp nhận công nghệ (TAM ) – là một trong tám mô hình tiền thân của mô
hình hợp nhất UTAUT.
Nghiên cứu này đã xây dựng mô hình và các thang đo để nghiên cứu về Ý định
sử dụng VĐT của khách hàng cá nhân tại Việt Nam, dựa trên lý thuyết hợp nhất về
chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT) của Venkatesh et al. (2003). Ngoài 4
nhân tố trong mô hình UTAUT, sau quá trình nghiên cứu lý thuyết và tham khảo ý
kiến các chuyên gia trong lĩnh vực VĐT tại Việt Nam, trong nghiên cứu này có 4
nhân tố đƣợc bổ sung vào mô hình để xem xét mối tƣơng quan và mức độ tác động
đến Ý định sử dụng VĐT, gồm: Tin cậy cảm nhận (PCR), Chi phí cảm nhận (PCO),
Hỗ trợ Chính phủ (GS) và Cộng đồng ngƣời dùng (UC).
Các thang đo của các khái niệm nghiên cứu đã đƣợc xây dựng và điều chỉnh cho
phù hợp với ngôn ngữ, lĩnh vực nghiên cứu và đối tƣợng khảo sát là các khách hàng
cá nhân tại Việt Nam. Kết quả đánh giá độ tin cậy và kiểm định thang đo cho thấy
tất cả các thang đo Hữu ích mong đợi (PE), Dễ sử dụng mong đợi (EE), Ảnh hƣởng
xã hội (SI), Điều kiện thuận lợi (FC), Tin cậy cảm nhận (PCR), Chi phí cảm nhận
(PCO), Hỗ trợ Chính phủ (GS), Cộng đồng ngƣời dùng (UC) và Ý định sử dụng
81

(BI) đều đạt yêu cầu với hệ số Cronbach’s Alpha > 0.7.
Kết quả kiểm định mô hình hồi quy cho thấy các nhân tố Hữu ích mong đợi, Dễ
sử dụng mong đợi, Ảnh hƣởng xã hội, Tin cậy cảm nhận, Chi phí cảm nhận, Hỗ trợ
Chính phủ và Cộng đồng ngƣời dùng có tác động đến Ý định sử dụng VĐT của
khách hàng cá nhân tại Việt Nam với mức độ giải thích đạt 64,5%.
Các nhà nghiên cứu có thể sử dụng các thang đo và mô hình nghiên cứu này để
thực hiện những nghiên cứu trong lĩnh vực TTĐT (nhƣ mobile banking, internet
banking, ATM, thẻ tín dụng, …) hoặc các nghiên cứu lặp lại để kiểm tra và xác
nhận kết quả nghiên cứu.
Các DNCƢVĐT, các doanh nghiệp/cá nhân cung cấp hàng hóa/dịch vụ trên các
gian hàng/website TMĐT và các cơ quan quản lý có thể tham khảo kết quả của
nghiên cứu này để đƣa ra các giải pháp phù hợp để phát triển bền vững các hoạt
động kinh doanh TMĐT và quản lý tốt hơn thị trƣờng VĐT.
5.2. Kiến nghị đối với doanh nghiệp cung cấp Ví điện tử
5.2.1. Nâng cao mức độ Tin cậy cảm nhận
Theo kết quả nghiên cứu cho thấy Tin cậy cảm nhận là nhân tố chính tác động
mạnh nhất đến ý định sử dụng VĐT của khách hàng tại Việt Nam hiện nay. Vì vậy
để khách hàng tin tƣởng và sử dụng VĐT, các DNCƢVĐT cần phải gia tăng tính
bảo mật, an ninh, an toàn cho tài khoản của ngƣời dùng. Cụ thể:
- Các DNCƢVĐT cần phải không ngừng cải tiến, nâng cấp công nghệ để đáp
ứng các tiêu chuẩn cao về bảo mật thông tin, an toàn trong xử lý, lƣu trữ và
truyền phát dữ liệu điện tử.
- Đối với việc xác thực mật khẩu tài khoản trong giao dịch thanh toán, bên
cạnh các hình thức xác thực bằng mật khẩu một lần (OTP), ma trận mật khẩu
(VITOS) nhƣ hiện nay, các DNCƢVĐT nên nâng cấp ứng dụng cho phép
khách hàng nhập mật khẩu từ bàn phím ảo để hạn chế tối đa bị lộ mật khẩu và
thông tin tài khoản bởi các phần mềm gián điệp ghi lại thông tin nhập vào từ
bàn phím vật lý.
82

5.2.2. Gia tăng tính Hữu ích mong đợi


Hữu ích mong đợi là nhân tố tác động mạnh thứ hai đến Ý định sử dụng VĐT của
khách hàng cá nhân tại Việt Nam. Vì vậy các DNCƢVĐT cần phải chú trọng đến
các giải pháp nhằm gia tăng tính Hữu ích mong đợi cho ngƣời sử dụng đối với sản
phẩm VĐT của mình. Cụ thể:
- Để mang lại hiệu quả và sự tiện lợi cao nhất cho khách hàng sử dụng VĐT,
các DNCƢVĐT cần tìm hiểu và nắm bắt kịp các nhu cầu TTĐT ngày càng
mở rộng của khách hàng và tích hợp các tiện ích thanh toán đa dạng trong
nhiều lĩnh vực nhƣ thanh toán hóa đơn sinh hoạt, thanh toán vé điện tử, thanh
toán đặt phòng du lịch … và thậm chí là chuyển/nhận tiền hoặc thanh toán
quốc tế cho các sản phẩm/ dịch vụ mua ở nƣớc ngoài.
- Nhằm giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và tiền bạc, các DNCƢVĐT nên
tích hợp cho VĐT chức năng tự động tìm kiếm và đề xuất cho khách hàng
mức giá ƣu đãi nhất đối với sản phẩm/dịch vụ mà khách hàng có nhu cầu mua
sắm.
5.2.3. Gia tăng tính Dễ sử dụng mong đợi
Nhân tố tiếp theo có tác động mạnh đến Ý định sử dùng VĐT tại Việt Nam là Dễ
sử dụng mong đợi. Do đó để gia tăng tính dễ sử dụng cho VĐT, các DNCƢVĐT
cần phải không ngừng cải tiến kỹ thuật, công nghệ để:
- Cải tiến quy trình, gia tăng tính năng tự động điền thông tin ngƣời mua trên
các đơn hàng/hóa đơn điện tử nhằm rút ngắn thời gian và giúp cho ngƣời sử
dụng cảm thấy thoái mái và dễ dàng hơn khi thực hiện các giao dịch bằng
VĐT.
- Hƣớng dẫn và chỉ dẫn rõ ràng cụ thể cho khách hàng trƣớc và trong quá trình
thực hiện giao dịch thanh toán bằng VĐT.
5.2.4. Phát huy Ảnh hưởng xã hội
Kết quả nghiên cứu cho thấy Ảnh hƣởng xã hội là một trong những nhân tố tác
động mạnh đến Ý định sử dụng VĐT của khách hàng cá nhân tại Việt Nam. Vì vậy
để tận dụng và phát huy đƣợc đặc điểm này, các DNCƢVĐT nên:
83

- Tận dụng sức lan tỏa của các phƣơng tiện thông tin, truyền hình, mạng xã hội,
các diễn đàn trực tuyến để giới thiệu, tuyên truyền, phổ biến về sản phẩm
VĐT.
- Tận dụng sức ảnh hƣởng của các nhân vật nổi tiếng, có uy tín để quảng bá
cho sản phẩm VĐT.
5.2.5. Xây dựng Cộng đồng người dùng
Để xây dựng đƣợc Cộng đồng ngƣời dùng rộng lớn thì các DNCƢVĐT cần:
- Các DNCƢVĐT cần chủ động liên kết, hợp tác và có chính sách hỗ trợ về giá
và công nghệ đối với các nhà cung cấp hàng hóa/dịch vụ để xây dựng, mở
rộng mạng lƣới điểm chấp nhận thanh toán bằng VĐT.
- Một thực tế hiện nay là khách hàng sở hữu VĐT của DNCƢVĐT nào thì chỉ
có thể thanh toán cho các sản phẩm/dịch vụ của các nhà cung cấp có hợp tác
với DNC ƢVĐT đó. Điều này đã làm hạn chế khả năng thanh toán của các
VĐT và dẫn đến hiện tƣợng một khách hàng sở hữu nhiều VĐT của nhiều
DNCƢVĐT khác nhau. Vì vậy, để tạo thuận tiện cho khách hàng cũng nhƣ
tạo ra một cộng đồng ngƣời dùng VĐT lớn mạnh thì điều tất yếu là các
DNCƢVĐT cần phải hợp tác, liên kết với nhau để khách hàng của
DNCƢVĐT này cũng có thể thanh toán cho các nhà cung cấp hàng hóa/dịch
vụ hợp tác với DNCƢVĐT khác và ngƣợc lại.
5.2.6. Xây dựng chính sách giá hợp lý
Theo kết quả nghiên cứu, nhân tố Chi phí cảm nhận có tác động âm đến Ý định sử
dụng VĐT của khách hàng cá nhân tại Việt Nam. Vì vậy để thu hút khách hàng và
nâng cao tính cạnh tranh của VĐT so với các phƣơng thức TTĐT khác nhƣ Internet
banking, Mobile banking, thẻ ATM, thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ … các DNCƢVĐT
cần xây dựng và duy trì chính sách chi phí thấp, có nhiều ƣu đãi đối với khách hàng
nhất là trong giai đoạn mới phát triển nhƣ hiện nay. Bên cạnh đó, các DNCƢVĐT
cần chủ động liên kết, hợp tác với các nhà cung cấp hàng hóa/dịch vụ để đƣa ra các
chính sách khuyến mãi, giảm giá cho khách hàng khi thanh toán bằng VĐT.
84

5.2.7. Lưu ý đến các thông tin nhân khẩu học


Tuy thuộc vào mục tiêu, chiến lƣợc kinh doanh và đối tƣợng khách hàng mục tiêu
mà các DNCƢVĐT cần xem xét đến sự ảnh hƣởng của các yếu tố Độ tuổi, Giới
tính, Trình độ, Kinh nghiệm và Thu nhập để xây dựng cho mình những chính sách
phù hợp giúp cho doanh nghiệp phát triển vững mạnh và đạt đƣợc mục tiêu, chiến
lƣợc đã đề ra.
5.3. Kiến nghị đối với cơ quan quản lý
Nhân tố Hỗ trợ Chính phủ có tác động tích cực với Ý định sử dụng VĐT của
khách hàng cá nhân tại Việt Nam. Do đó để thúc đẩy cho sự phát triển của các
phƣơng thức TTĐT nói chung và VĐT nói riêng, các cơ quan quản lý cần phải có
những chủ trƣơng, chính sách và định hƣớng cụ thể về các vấn đề:
- Không ngừng đầu tƣ, hoàn thiện hệ thống công nghệ, kỹ thuật phục vụ cho
TTĐT.
- Không ngừng hoàn thiện hành lang pháp lý làm cơ sở để quản lý, điều hành,
xử lý các tranh chấp, khiếu nại và vi phạm trong lĩnh vực TTĐT nói chung và
VĐT nói riêng. Cụ thể, trƣớc mắt hiện nay cần nhanh chóng sửa đổi và ban
hành thông tƣ hƣớng dẫn về thanh toán trực tuyến và ví điện tử để quản lý tốt
hơn và tạo điều kiện cho thị trƣờng VĐT phát triển xứng với tiềm năng, đáp
ứng nhu cầu TTTT ngày càng tăng của ngƣời dân.
- Ban hành các chính sách ƣu đãi, miễn, giảm về thuế, phí cho các giao dịch
TTĐT

5.4. Hạn chế của đề tài và hƣớng nghiên cứu tiếp theo
Ngoài những đóng góp thiết thực về mặt lý luận và thực tiễn cho lĩnh vực VĐT
nói riêng và TTĐT nói chung, đề tài nghiên cứu này cũng tồn tại một số hạn chế
nhƣ sau:
- Dữ liệu nghiên cứu đƣợc thu thập trong thời gian ngắn (trong hai tháng từ
tháng 6 đến tháng 7 năm 2013) và với cỡ mẫu 265 vẫn còn nhỏ do đó khả
năng tổng quát của đề tài nghiên cứu chƣa cao. Nghiên cứu tiếp theo cần thực
hiện với một cỡ mẫu lớn hơn và thời gian lâu hơn để dữ liệu thu thập có hiệu
85

quả hơn.
- Nghiên cứu chỉ tiến hành với những cá nhân đang sinh sống/làm việc tại
Thành phố Hô Chí Minh do đó kết quả nghiên cứu có thể chƣa phản ánh đúng
tổng thể của toàn thị trƣờng Việt Nam. Nghiên cứu tiếp theo cần mở rộng
phạm vi nghiên cứu toàn thị trƣờng Việt Nam để khả năng bao quát cao hơn
và phản ánh đúng thực trạng hơn.
- Nghiên cứu chọn mẫu theo phƣơng pháp thuận tiện, một trong những phƣơng
pháp chọn mẫu phi xác xuất, nên tính đại diện cũng thấp, khả năng khái quát
cho đám đông chƣa cao. Nghiên cứu tiếp theo nên chọn mẫu theo phƣơng
pháp phân tầng, một trong những phƣơng pháp chọn mẫu xác suất thì hiệu
quả thống kê sẽ cao hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt
1. Chính phủ, 2007. Nghị định số 26/2007/NĐ-CP: Quy định chi tiết thi hành
Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số.
2. Chính phủ, 2007. Nghị định số 27/2007/NĐ-CP: Quy định chi tiết thi hành
Luật Giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính.
3. Chính phủ, 2007. Nghị định số 35/2007/NĐ-CP: Quy định chi tiết giao dịch
điện tử trong lĩnh vực ngân hàng.
4. Hoàng Ngọc Nhậm, 2008. Giáo trình kinh tế lƣợng, NXB lao động – xã hội.
5. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008, Phân tích dữ liệu với
SPSS, NXB Hồng Đức.
6. Ngân hàng Nhà nƣớc, 2011. Thông tƣ số 625/NHNN-TT: Về việc thực hiện
giao dịch thanh toán trực tuyến và Ví điện tử.
7. Ngân hàng Nhà nƣớc, 2013. Dự thảo thông tƣ hƣớng dẫn về hoạt động
cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.
8. Nguyễn Bắc Son, 2013. Báo cáo ứng dụng công nghệ thông tin năm 2012,
Bộ Thông tin và Tuyên truyền.
9. Nguyễn Chí Hùng, 2012. Nhân tố tác động đến thái độ của ngƣời dùng thẻ
ATM để thanh toán qua máy POS, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, ĐH Kinh tế
Tp. HCM.
10. Nguyễn Đình Thọ, 2011. Phƣơng pháp nghiên cứu khoa học trong kinh
doanh, NXB Lao động xã hội.
11. Phan Lê Thị Diệu Thảo và Nguyễn Minh Sáng, 2012. Giải pháp phát triển
ứng dụng Mobile banking tại Việt Nam, Thị trƣờng tài chính tiền tệ, số 350,
trang 21-25&33.
12. Trần Hữu Linh, 2012. Báo cáo thƣoơng mại điện tử 2011, Cục Thƣơng mại
Điện tử Việt Nam.
13. Trần Hữu Linh, 2013. Báo cáo thƣơng mại điện tử năm 2012, Cục Thƣơng
mại Điện tử Việt Nam.
Tiếng Anh
14. Ajzen, I., 1991, The Theory of Planned Behavior, Organizational Behavior
and Human Decision Processes (50:2), pp. 179-211.
15. Amin et al., 2008, Factors affecting the intentions of customers in Malaysia
to use mobile phone credit cards, Management Research News, Vol. 31 Iss:
7, pp.493 – 503.
16. Amin, H., 2009, Mobile wallet acceptance in Sabah: an empirical analysis,
Labuan Bulletin of International Businesss & Finance, vol. 7, 33-52.
17. Bandura, A., 1986, Social Foundations of Thought and Action: A Social
Cognitive Theory, Prentice Hall, Englewood Cliffs, NJ.
18. Cattel R. B., 1978. The Scientific Use of Factor Analysis in Behavioral and
Life Sciences. New York: Plenum.
19. Chong A. Y. L. et al., 2010, Online banking adoption: an empirical
analysis, International Journal of Bank Marketing, vol. 28, No. 4, pp. 267-
287.
20. Compeau, D. R., and Higgins, C. A., 1995a, Application of Social Cognitive
Theory to Training for Computer Skills, Information Systems Research
(6:2), pp. 118-143.
21. Compeau, D. R., and Higgins, C. A., 1995b, Computer Self-Efficacy:
Development of a Measure and Initial Test, MIS Quarterly (19:2), pp. 189-
211.
22. Compeau, D. R., Higgins, C. A., and Huff S., 1999, Social Cognitive
Theory and Individual Reactions to Computing Technology: A Longitudinal
Study, MIS Quarterly (23:2), pp. 145-158.
23. Davis, F. D., 1989, Perceived Usefulness, Perceived Ease of Use, and User
Acceptance of Information Technology, MIS Quarterly, vol. 13, No. 3.
24. Davis, F. D. et al., 1992, Extrinsic and Intrinsic Motivation to Use
Computers in the Workplace, Journal of Applied Social Psychology (22:14),
pp. 1111-1132.
25. Fishbein, M., and Ajzen, I., 1975, Belief, Attitude, Intention and Behavior:
An Introduction to Theory and Research, Addison-Wesley, Reading, MA.
26. Green S. B., 1991. How many subjects does it take to do a regression
analysis?, Multivariate Behavioral Research, 26(3), pp. 499-510.
27. Hair et al., 2006. Multivariate Data Analysis, 6thed, Upper Saddle River NJ:
Prenctice-Hall.
28. Jaruwachirathanakul, B. and Fink, D., 2005, Internet banking adoption
strategies for development country: the case of Thailand, Internet Research,
Vol. 15 No. 3, pp. 295-311.
29. Lee et al., 2003, The Technology Acceptance Model: Past, Present, and
Future, Communications of the Association for Information Systems. Vol.
12, Article 50.
30. Luarn, P., and H. H. Lin, 2005, Toward an understanding of the behavioral
intention to use mobile banking, Computers I Human Behavior, Vol. 21:
873-891.
31. Miller, N. E., and Dollard, J., 1941, Social learning and imitation, New
Haven, CT, US: Yale University Press, xiv, 341 pp.
32. Moore, G. C., and Benbasat, I., 1991, Development of an Instrument to
Measure the Perceptions of Adopting an Information Technology
Innovation, Information Systems Research (2:3), pp. 192-222.
33. Rogers, E., 1995, Diffusion of Innovations, Free Press, New York.
34. Sahut, J. M., 2009, The Adoption and Diffusion of Electronic Wallets,
International Journal of Human and Social Sciences, Vol. 4, No.3.
35. Sun, H., & Zhang, P., 2006. The Role of Moderating Factors in User
Technology Acceptance. International Journal of Human-Computer Studies,
64(2), 53-78.
36. Swilley, E., 2010, Technology rejection: the case of the wallet phone,
Journal of Consumer Marketing, Vol. 27 · No. 4, 304–312.
37. Tan M., and Teo T. S. H., 2000, Factors influencing the adoption of
Internet banking, Journal of the Association for Information Systems, Vol.
1, Article 5.
38. Taylor, S. and Todd, P. A., 1995a, Assessing IT Usage: The Role of Prior
Experience, MIS Quarterly (19:2), pp. 561-570.
39. Taylor, S. and Todd, P. A., 1995b, Understanding Information Technology
Usage: A Test of Competing Models, Information Systems Research (6:4),
pp. 144-176.
40. Thompson, R. L. et al., 1991, Personal Computing: Toward a Conceptual
Model of Utilization, MIS Quarterly (15:1), pp. 124-143.
41. Tornatzky, L. G., and Klein, K. J., 1982, Innovation Characteristics and
Innovation adoption -Implementation: A Meta-Analysis of Findings, IEEE
Transactions on Engineering Management, (29:1), 1982, pp. 28-45.
42. Triands, H. C., 1977, Interpersonal Behavior, Brooke/Cole, Monterey, CA.
43. Vallerand, R. J., 1997, Toward a Hierarchical Model of Instrinsic and
Extrinsic Motivation, in Advances in Experimental Social Psychology (29),
M. Zanna (ed.), Academic Press, New York, pp. 271-360.
44. Venkatesh, V. and Davis, F. D., 2000, A Theoretical Extension of the
Technology Acceptance Model: Four Logitudinal Field Studies,
Management Science, 46, pp. 186-204.
45. Venkatesh, V. et al., 2003, User acceptance of information technology:
Toward a unified view, MIS Quarterly, Vol. 27, No. 3: 425-478.
46. Wang, Y. S. et al., 2003, Determinants of user acceptance of Internet
banking: an empirical study, International Journal of Service Industry
Management, Vol. 14, No. 5: 501-519.
47. Yu C. S., 2012, Factors affecting individuals to adopt mobile banking:
empirical evidence from the UTAUT model, Journal of Electronic
Commerce Research, Vol. 13, No. 2.
48. Yuen, Y. Y. et al., 2011, Internet banking adoption: Comparing developed
and developing countries, The Journal of Computer Information Systems,
Vol. 51, No. 1: 52-61.

Website:
49. http://www.emarketer.com/Article/B2C-Ecommerce-Climbs-Worldwide-
Emerging-Markets-Drive-Sales-Higher/1010004
50. http://nif.mof.gov.vn/portal/page/portal/nif/Newdetail?p_page_id=1&pers_i
d=42972397&item_id=96254411&p_details=1
51. https://www.megapayment.net.vn
52. https://www.vnmart.vn
53. https://www.mobivi.vn
54. https://vcash.vinapay.com.vn
55. https://payoo.com.vn
56. https://www.edong.vn/
57. https://momo.vn
58. https://nganluong.vn
59. https://smartlink.com.vn
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1. BẢNG PHỎNG VẤN SƠ BỘ 1
(PHƢƠNG PHÁP CHUYÊN GIA)
BẢNG CÂU HỎI
Họ và tên đáp viên: ……………………………………………..…………................
Số điện thoại: ………………………..Email:…………….………….........................
Địa điểm phỏng vấn: …………………Ngày phỏng vấn:………………....................

Xin chào Anh/Chị,


Tôi hiện đang thực hiện một nghiên cứu về “Các nhân tố tác động đến Ý định
sử dụng Ví điện tử tại Việt Nam”. Mong Anh/Chị dành ít thời gian để trả lời những
câu hỏi bên dƣới và chia sẻ những kinh nghiệm quí báu của Anh/Chị về lĩnh vực
này. Xin chân thành cảm ơn!
1. Anh/Chị đã làm việc trong thị trƣờng dịch vụ ví điện tử trong bao lâu?
2. Anh/Chị có thể cho biết nhận định của mình về thƣc trạng tình hình thị trƣờng
dịch vụ VĐT tại Việt Nam hiện nay nhƣ thế nào?
3. Anh/Chị cho rằng dịch vụ VĐT tại Việt Nam cần có thêm những điều kiện nào
và phải cải tiến ra sao để có thể xứng với tiềm năng thị trƣờng và bắt kịp sự
phát triển so với các quốc gia khác?
4. Theo Anh/Chị khi nói đến Hữu ích mong đợi tác động đến Ý định sử dụng
VĐT của khách hàng cá nhân tại Việt Nam thì sẽ bao gồm những yếu tố nào?
5. Theo Anh/Chị khi nói đến Dễ sử dụng mong đợi mong đợi tác động đến Ý định
sử dụng VĐT của khách hàng cá nhân tại Việt Nam thì sẽ bao gồm những yếu
tố nào?
6. Theo Anh/Chị khi nói đến Ảnh hƣởng xã hội tác động đến Ý định sử dụng
VĐT của khách hàng cá nhân tại Việt Nam thì sẽ bao gồm những yếu tố nào?
7. Theo Anh/Chị khi nói đến Điều kiện thuận lợi tác động đến Ý định sử dụng
VĐT của khách hàng cá nhân tại Việt Nam thì sẽ bao gồm những yếu tố nào?
8. Theo Anh/Chị khi nói đến Tin cậy cảm nhận tác động đến Ý định sử dụng VĐT
của khách hàng cá nhân tại Việt Nam thì sẽ bao gồm những yếu tố nào?
9. Theo Anh/Chị khi nói đến Chi phí cảm nhận tác động đến Ý định sử dụng VĐT
của khách hàng cá nhân tại Việt Nam thì sẽ bao gồm những yếu tố nào?
10. Còn khi nói đến Hỗ trợ Chinh phủ tác động đến Ý định sử dụng VĐT của
khách hàng cá nhân tại Việt Nam thì sẽ bao gồm những yếu tố nào?
11. Ngoài những nhân tố trên, Anh/Chị thấy rằng còn nhân tố nào cũng sẽ tác động
đến ý định sử dụng VĐT của khách hàng cá nhân tại Việt Nam?
12. Anh/Chị vui lòng chia sẻ chi tiết hơn về những những nhân tố đó sẽ tác động
đến ý định sử dụng VĐT của khách hàng cá nhân tại Việt Nam nhƣ thế nào?
13. Theo kinh nghiệm của Anh/Chị thì có thể dựa vào những đặc điểm nào để biết
khách hàng có ý định sử dụng VĐT hay không?
14. Anh/Chị thấy rằng cần phải có những giải pháp cải thiện nhƣ thế nào để nâng
cao ý định sử dụng VĐT của khách hàng cá nhân tại Việt Nam?

Xin cảm ơn Anh/Chị đã giúp hoàn thành Bảng câu hỏi này!
PHỤC LỤC 2. BẢNG PHỎNG VẤN SƠ BỘ 2
(PHƢƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM)

Chào các Anh/Chị,


Tôi là Nguyễn Thị Linh Phƣơng - học viên cao học ngành Quản trị kinh
doanh của khoa Quản Trị Kinh Doanh - Trƣờng Đại Học Kinh Tế TP. HCM. Hiện
tại, tôi đang thực hiện đề tài “Nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định sử
dụng Ví điện tử tại Việt Nam”. Dƣới đây là các thang đo đƣợc xây dựng để đo
lƣờng mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến ý định sử dụng VĐT của khách hàng
cá nhân tại Việt Nam. Xin Anh/Chị cho biết các biến quan sát trong các thang đo
này đã đầy đủ chƣa hay cần điều chỉnh, bổ sung thêm và về mặt nội dung, từ ngữ có
cần điều chỉnh nhƣ thế nào cho dễ hiểu đối với ngƣời đọc không?

Thang đo Hữu ích mong đợi (PE)


Tên Biến quan sát
biến
PE1 Tôi thấy rằng VĐT là phƣơng thức TTTT rất hữu ích
PE2 VĐT giúp tôi quản lý và kiểm soát các giao dịch TTTT hiệu quả hơn
PE3 VĐT giúp tôi tiết kiệm thời gian khi mua sắm trực tuyến
PE4 Sử dụng VĐT, tôi có thể thực hiện các giao dịch TTTT bấy kỳ khi nào và bất
kỳ đâu
PE5 Khi thanh toán hoặc mua sắm trực tuyến bằng VĐT, tôi nhận đƣợc nhiều ƣu
đãi về giá và phí giao dịch.
PE6 Ngoài chức năng thanh toán trực tuyến, tôi có thể dùng VĐT để thanh toán
tiền điện, nƣớc, điện thoại, mua vé máy may, vé phim …
Thang đo Dễ sử dụng mong đợi (EE)
Tên Biến quan sát
biến
EE1 Học cách sử dụng VĐT sẽ rất dễ dàng đối với tôi
EE2 Tôi có thể dễ dàng sử dụng VĐT một cách thành thạo
EE3 Tôi thấy qui trình thanh toán bằng VĐT rất rõ ràng và dễ hiểu
EE4 Tôi thấy các tài liệu hƣớng dẫn sử dụng VĐT rất đầy đủ và cụ thể
EE5 Tôi thấy thanh toán trực tuyến bằng VĐT rất đơn giản
Thang đo Ảnh hƣởng xã hội (SI)
Tên Biến quan sát
biến
SI1 Những ngƣời thân trong gia đình tôi nghĩ rằng tôi nên sử dụng VĐT để thanh
toán trực tuyến
SI2 Thành viên trên các diễn đàn, mạng xã hội mà tôi tham gia nghĩ rằng tôi nên
sử dụng VĐT để thanh toán trực tuyến
SI3 Đồng nghiệp của tôi nghĩ rằng tôi nên sử dụng VĐT để thanh toán trực tuyến
SI4 Những ngƣời có uy tín đối với tôi cho rằng nên sử dụng VĐT để thanh toán
trực tuyến
SI5 Nhân viên của doanh nghiệp cung ứng VĐT rất nhiệt tình giới thiệu và thuyết
phục tôi sử dụng VĐT
Thang đo Điều kiện thuận lợi (FC)
Tên Biến quan sát
biến
FC1 Tôi có máy tính/điện thoại di động có thể sử dụng VĐT
FC2 Tôi có kiến thức cần thiết để sử dụng VĐT

FC3 VĐT tƣơng thích với các công nghệ khác mà tôi đang sử dụng
Tôi sẽ luôn tìm đƣợc sự giúp đỡ nếu tôi gặp khó khăn, thắc mắc trong khi sử
FC4
dụng VĐT
Thang đo Tin cậy cảm nhận (PCr)
Tên Biến quan sát
biến
PCr1 Khi sử dụng VĐT, Tôi tin rằng thông tin và tiền trong TKNH của tôi sẽ an
toàn
PCr2 Khi thanh toán trực tuyến bằng VĐT, Tôi tin rằng thông tin cá nhân của tôi sẽ
đƣợc giữ bí mật
PCr3 Khi sử dụng VĐT, Tôi không lo sợ bị lừa đảo khi mua sắm trực tuyến
PCr4 Tôi tin rằng các giao dịch thanh toán trực tuyến bằng VĐT đƣợc thực hiện
chính xác.
PCr5 Nói chung, tôi tin tƣởng vào tính an toan và bảo mật của VĐT
Thang đo Chi phí cảm nhận (PCo)
Tên Biến quan sát
biến
PCo1 Chi phí giao dịch thanh toán bằng VĐT cao hơn các phƣơng thức thanh toán
khác
PCo2 Chi phí đăng ký và duy trì hoạt động của VĐT là quá cao
PCo3 Chi phí cho thiết bị (máy tính/điện thoại) để sử dụng VĐT là quá cao
PCo4 Chi phí đƣờng truyền internet/tin nhắn điện thoại khi thanh toán bằng VĐT là
quá cao
PCo5 Nói chung, Chi phí để sử dụng dịch vụ VĐT là quá cao đối với tôi
Thang đo Hỗ trợ Chính phủ (GS)
Tên Biến quan sát
biến
GS1 Chính phủ khuyến khich và thúc đẩy phát triển thƣơng mại điện tử và thanh
toán điện tử
GS2 Cơ sở hạ tầng công nghệ và đƣờng truyền internet đáp ứng tốt cho hoạt động
thanh toán bằng VĐT
GS3 Chính phủ có chủ trƣơng và định hƣớng cho sự phát triển thanh toán trực
tuyến bằng VĐT
GS4 Chính phủ ban hành đầy đủ luật và quy định cho hoạt động thanh toán bằng
VĐT
Thang đo Cộng đồng ngƣời dùng (UC)
Tên Biến quan sát
biến
UC1 Địa điểm và cách thức đăng ký sử dụng VĐT rất thuận tiện đối với tôi
UC2 Có nhiều địa điểm và cách thức để tôi có thể thực hiện các giao dịch
nạp/chuyển/rút tiền qua VĐT của mình
UC3 Tôi nghĩ rằng có nhiều website thƣơng mại điện tử tại Việt Nam chấp nhận
thanh toán trực tuyến bằng VĐT
Thang đo Ý định sử dụng (BI)
Tên Biến quan sát
biến
BI1 Tôi có cân nhắc đến việc sử dụng VĐT trong tƣơng lai
BI2 Tôi nghĩ rằng tôi sẽ sử dụng VĐT trong tƣơng lai
BI3 Tôi có kế hoạch sử dụng VĐT trong tƣơng lai
PHỤ LỤC 3. THÔNG TIN VỀ CÁC CHUYÊN GIA
VÀ THANH VIÊN NHÓM THẢO LUẬN
3.1. Danh sách các chuyên gia
1. Ông Nguyễn Trinh Thiết – Trƣởng phòng phát triển thị trƣờng – Công ty CP DV
Trực tuyến Cộng đồng Việt.
2. Ông Trần Sơn Tùng – Giám đốc Kinh doanh – Công ty CP Giải pháp thanh toán
Việt Nam.
3. Bà Đỗ Thanh Hà – Phó Giám đốc Vận hành & Marketing – Công ty CP Ngân
lƣợng.
4. Ông Trần Việt Vĩnh - Giám đốc Kinh doanh và Phụ trách đối tác – Công ty CP
Ngân lƣợng.
5. Bà Lê Thị Thuột - Giám đốc kinh doanh – Công ty CP DV Trực tuyến Cộng đồng
Việt.
6. Bà Lê Thị Lan Anh - Giám đốc Marketing – Công ty CP giải pháp thanh toán Điện
lực và Viễn thông.
7. Ông Hà Năng Việt - Phó Tổng Giám đốc Kinh doanh – Công ty CP Hỗ trợ thanh
toán Việt Phú.
8. Ông Nguyễn Mạnh Tƣờng – Phó tổng giám đốc – Công ty CP DV di đọng trực
tuyến M-services.
3.2. Danh sách các thành viên nhóm thảo luận
1. Đặng Thanh Sơn – học viên cao học ĐH Ngoại Thƣơng – Tp. HCM.
2. Nguyễn Thị Bích Trâm - học viên cao học ĐH Ngoại Thƣơng – Tp. HCM.
3. Nguyễn Văn Ngọc – học viên cao học ĐH Ngoại Thƣơng – Tp. HCM.
4. Phạm Thị Phƣơng Lan – học viên cao học ĐH Ngoại Thƣơng – Tp. HCM.
5. Nguyễn Việt Cƣờng – phó giám đốc chi nhánh Viettel quận Bình Thạnh –
Tp. HCM.
6. Nguyễn Thị Trúc – SV ĐH Công nghiệp – Tp. HCM.
7. Nguyễn Thị Vinh – SV ĐH Công nghiệp – Tp. HCM.
8. Trần Thị Thu Thủy – SV ĐH Công nghiệp – Tp. HCM.
9. Đoàn Thị Thanh Mai – SV ĐH Mở – Tp. HCM.
10. Nguyễn Văn Huynh – SV ĐH Công nghiệp – Tp. HCM.
PHỤ LỤC 4. BẢNG PHỎNG VẤN SƠ BỘ 3
(KHẢO SÁT ĐỊNH LƢỢNG SƠ BỘ VỚI 50 MẪU)
Chào các Anh/Chị
Tôi là Nguyễn Thị Linh Phƣơng - học viên cao học ngành Quản trị kinh
doanh của khoa Quản Trị Kinh Doanh - Trƣờng Đại Học Kinh Tế TP. HCM. Hiện
tại, tôi đang thực hiện đề tài “ Nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định sử
dụng Ví điện tử tại Việt Nam”. Mục đích của nghiên cứu này nhằm xác định mức
độ ảnh hƣởng và tầm quan trọng của các nhân tố bên dƣới tác động nhƣ thế nào đến
ý định sử dụng VĐT của các Anh/Chị, không có câu trả lời nào là đúng hay sai.
Mọi câu trả lời của các Anh/Chị đều hữu ích với đề tài nghiên cứu.

A. Phần câu hỏi khảo sát


 Anh/Chị có biết về phƣơng thức thanh toán bằng Ví điện tử không?

□ Có (Xin trả lời tiếp) □ Không (Xin dừng ở đây)

Anh/chi hãy đánh dấu X vào mức độ cảm nhận của các Anh/Chị cho các
phát biểu dƣới đây:
Lưu ý: ① hoàn toàn không đồng ý; ② không đồng ý; ③ bình thƣờng;
④ đồng ý; ⑤ hoàn toàn đồng ý

STT Các phát biểu Mức độ đồng ý


1 Tôi thấy VĐT là một phƣơng thức thanh toán trực ①②③④⑤
tuyến rất hữu ích
2 VĐT giúp tôi quản lý và kiểm soát các giao dịch thanh ①②③④⑤
toán trực tuyến hiệu quả hơn.
3 Thanh toán trực tuyến bằng VĐT giúp tôi tiết kiệm thời ①②③④⑤
gian và công sức.
4 Tôi thấy sử dụng VĐT mang lại nhiều lợi ích. ①②③④⑤
5 Học cách sử dụng VĐT (sẽ) rất dễ dàng đối với tôi. ①②③④⑤
6 Tôi có thể dễ dàng sử dụng VĐT một cách thành thạo. ①②③④⑤
7 Tôi thấy các bƣớc thanh toán bằng VĐT đều đƣợc ①②③④⑤
hƣớng dẫn cụ thể và dễ hiểu.
8 Tôi thấy thanh toán trực tuyến bằng VĐT rất đơn giản. ①②③④⑤
9 Những ngƣời quan trọng với tôi nghĩ rằng nên sử dụng ①②③④⑤
VĐT để thanh toán trực tuyến.
10 Bạn bè/ đồng nghiệp của tôi nghĩ rằng nên sử dụng ①②③④⑤
VĐT để thanh toán trực tuyến.
11 Những ngƣời có uy tín đối với tôi cho rằng nên sử dụng ①②③④⑤
VĐT để thanh toán trực tuyến.
12 Nhân viên của doanh nghiệp cung ứng VĐT rất nhiệt ①②③④⑤
tình giới thiệu và thuyết phục tôi sử dụng VĐT.
13 Tôi có máy tính/điện thoại di động có thể sử dụng ①②③④⑤
VĐT.
14 Tôi có kiến thức cần thiết để sử dụng VĐT. ①②③④⑤
15 VĐT tƣơng thích với các công nghệ khác mà tôi đang ①②③④⑤
sử dụng.
16 Tôi sẽ luôn tìm đƣợc sự giúp đỡ nếu tôi gặp khó khăn, ①②③④⑤
thắc mắc trong khi sử dụng VĐT.
17 Khi sử dụng VĐT, Tôi tin rằng thông tin và tiền trong ①②③④⑤
TKNH của tôi sẽ an toàn.
18 Khi thanh toán trực tuyến bằng VĐT, Tôi tin rằng ①②③④⑤
thông tin cá nhân của tôi sẽ đƣợc giữ bí mật.
19 Khi sử dụng VĐT, Tôi không lo sợ bị lừa đảo khi mua ①②③④⑤
sắm trực tuyến.
20 Tôi tin rằng các giao dịch thanh toán trực tuyến bằng ①②③④⑤
VĐT đƣợc thực hiện chính xác.
21 Nói chung, tôi tin tƣởng vào tính an toan và bảo mật ①②③④⑤
của VĐT.
22 Chi phí giao dịch thanh toán bằng VĐT cao hơn các ①②③④⑤
phƣơng thức thanh toán khác.
23 Chi phí đăng ký và duy trì hoạt động của VĐT là quá ①②③④⑤
cao
24 Chi phí cho thiết bị (máy tính/điện thoại) để sử dụng ①②③④⑤
VĐT là quá cao.
25 Chi phí đƣờng truyền internet/tin nhắn điện thoại khi ①②③④⑤
thanh toán bằng VĐT là quá cao.
26 Nói chung, Chi phí để sử dụng dịch vụ VĐT là quá cao ①②③④⑤
đối với tôi.
27 Chính phủ khuyến khich, thúc đẩy phát triển thƣơng ①②③④⑤
mại điện tử và thanh toán điện tử.
28 Cơ sở hạ tầng công nghệ và đƣờng truyền internet đáp ①②③④⑤
ứng tốt cho hoạt động thanh toán trực tuyến bằng VĐT.
29 Chính phủ có chủ trƣơng và định hƣớng cho sự phát ①②③④⑤
triển thanh toán trực tuyến bằng VĐT.
30 Luật và quy định về hoạt động thanh toán bằng VĐT ①②③④⑤
đƣợc Chính phủ ban hành khá đầy đủ
31 Địa điểm và cách thức đăng ký sử dụng VĐT rất thuận ①②③④⑤
tiện đối với tôi.
32 Có nhiều địa điểm và cách thức để tôi có thể ①②③④⑤
nạp/chuyển/rút tiền từ tài khỏa VĐT của mình.
33 Tôi nghĩ rằng có nhiều gian hàng/website TMĐT tại ①②③④⑤
Việt Nam chấp nhận thanh toán trực tuyến bằng VĐT.
34 Tôi có cân nhắc đến việc sử dụng VĐT trong tƣơng lai. ①②③④⑤
35 Tôi nghĩ rằng tôi sẽ sử dụng VĐT trong tƣơng lai ①②③④⑤
36 Tôi có kế hoạch sử dụng VĐT trong tƣơng lai ①②③④⑤
B. Phần thông tin thêm
(Các thông tin này được mã hóa nhằm thống kê số liệu. Tôi xin cam kết giữ bí
mật thông tin cá nhân của Anh/Chị)
1. Xin vui lòng cho biết giới tính của Anh/Chị
□Nam □ Nữ
2. Xin vui lòng cho biết tuổi của Anh/Chị
□ dƣới 18 tuổi  □ 18-23 tuổi □ 24-30 tuổi □ 31-45 tuổi □ trên 45
tuổi
3. Xin vui lòng cho biết trình độ học vấn của Anh/Chị
□ Phổ thông □ Cao đẳng/trung cấp □ Đại học □ Sau đại học
4. Xin vui lòng biết thu nhập hàng tháng của Anh/Chị
□ Dƣới 5 triệu □ 5-10 triệu  □ 10-20 triệu □ Trên 20 triệu
5. Xin vui lòng cho biết nghề nghiệp của Anh/Chị
□ Học sinh/sinh viên  □ Nhân viên văn phong/nhân viên kỹ thuật
□ Lao động phổ thông/nội nợ □ Trƣởng/phó phòng
□ Giám đốc/phó giám đốc
6. Xin vui lòng cho biết Anh/Chị có đang sinh sống/làm việc tại Tp. HCM không?
□ Có □ Không
Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của Anh/Chị!
PHỤ LỤC 5. KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH THANG ĐO SƠ BỘ
5.1. Kết quả kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha
5.1.1. Thang đo Hữu ích mong đợi (PE)
Bảng 5.1. Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.792 4

Bảng 5.2. Item-Total Statistics


Scale Mean if Item Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha if
Deleted Item Deleted Total Correlation Item Deleted
PE1 11.84 2.423 .689 .740
PE2 12.06 1.853 .561 .774
PE3 11.56 2.088 .593 .745
PE4 12.00 1.755 .676 .703

5.1.2. Thang đo Dễ sử dụng mong đợi (EE)


Bảng 5.3.Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items

.745 4

Bảng 5.4. Item-Total Statistics


Scale Mean if Item Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha if
Deleted Item Deleted Total Correlation Item Deleted
EE1 10.40 1.592 .550 .679
EE2 10.58 1.555 .629 .634
EE3 10.72 1.838 .388 .765
EE4 10.72 1.593 .597 .652

5.1.3. Thang đo Ảnh hƣởng xã hội (SI)


Bảng 5.5. Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.761 4

Bảng 5.6. Item-Total Statistics


Scale Mean if Item Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha if
Deleted Item Deleted Total Correlation Item Deleted
SI1 10.94 1.772 .602 .681
SI2 11.04 1.958 .427 .779
SI3 11.10 1.929 .551 .710
SI4 10.78 1.767 .679 .642
5.1.4. Thang đo Điều kiện thuận lợi (FC)
Bảng 5.7. Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items

.868 4

Bảng 5.8. Item-Total Statistics


Scale Mean if Item Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha if
Deleted Item Deleted Total Correlation Item Deleted
FC1 10.22 4.012 .680 .847
FC2 10.52 4.010 .745 .821
FC3 10.50 3.724 .748 .819
FC4 10.64 4.072 .707 .836

5.1.5. Thang đo Tin cậy cảm nhận (PCr)


Bảng 5.9. Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items

.881 5

Bảng 5.10. Item-Total Statistics


Scale Mean if Item Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha if
Deleted Item Deleted Total Correlation Item Deleted
PCr1 13.80 6.367 .646 .871
PCr2 13.72 5.716 .772 .842
PCr3 13.92 6.198 .672 .866
PCr4 13.40 6.408 .678 .864
PCr5 13.80 5.755 .813 .832

5.1.6. Thang đo Chi phí cảm nhận (PCo)


 Thang đo trƣớc khi loại biến
Bảng 5.11. Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.818 5

Bảng 5.12. Item-Total Statistics


Scale Mean if Item Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha if
Deleted Item Deleted Total Correlation Item Deleted
PCo1 13.10 5.235 .775 .728
PCo2 14.88 7.332 .260 .877
PCo3 13.38 6.363 .651 .775
PCo4 12.88 6.230 .708 .761
Bảng 5.12. Item-Total Statistics
Scale Mean if Item Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha if
Deleted Item Deleted Total Correlation Item Deleted
PCo1 13.10 5.235 .775 .728
PCo2 14.88 7.332 .260 .877
PCo3 13.38 6.363 .651 .775
PCo4 12.88 6.230 .708 .761
PCo5 13.28 5.104 .738 .741

 Thang đo sau khi loại biến


Bảng 5.13. Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items


.877 4

Bảng 5.14. Item-Total Statistics


Scale Mean if Item Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha if Item
Deleted Item Deleted Total Correlation Deleted
PCo1 11.10 3.929 .776 .826
PCo3 11.38 4.812 .693 .860
PCo4 10.88 4.761 .726 .850
PCo5 11.28 3.675 .789 .825

5.1.7. Thang đo Hỗ trợ Chính phủ (GS)


 Thang đo trƣớc khi loại biến
Bảng 5.15. Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items


.760 4

Bảng 5.16. Item-Total Statistics


Scale Mean if Item Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha if Item
Deleted Item Deleted Total Correlation Deleted
GS1 8.34 2.392 .703 .616
GS2 8.52 2.418 .716 .610
GS3 8.82 2.681 .691 .637
GS4 9.90 3.520 .199 .877
 Thang đo sau khi loại biến
Bảng 5.17. Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items


.877 3

Bảng 5.18. Item-Total Statistics


Scale Mean if Item Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha if Item
Deleted Item Deleted Total Correlation Deleted
GS1 6.38 1.547 .784 .809
GS2 6.56 1.517 .843 .751
GS3 6.86 1.919 .677 .900

5.1.8. Thang đo Cộng đồng ngƣời dùng (UC)


Bảng 5.19. Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items


.839 3

Bảng 5.20. Item-Total Statistics


Scale Mean if Item Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha if Item
Deleted Item Deleted Total Correlation Deleted
UC1 6.24 2.962 .714 .766
UC2 6.84 2.994 .693 .785
UC3 5.88 2.761 .702 .778

5.1.9. Thang đo Ý định sử dụng (BI)


Bảng 5.21. Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.837 3

Bảng 5.22. Item-Total Statistics


Scale Mean if Item Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha if
Deleted Item Deleted Total Correlation Item Deleted
BI1 6.42 2.289 .692 .782
BI2 6.78 2.175 .702 .775
BI3 7.28 2.573 .717 .766
5.2. Kết quả phân tích nhân tố EFA
5.2.1. Phân tích nhân tố biến độc lập
Bảng 5.23. KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .591
Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 1.159E3
Df 465
Sig. .000

Bảng 5.24. Communalities


Initial Extraction
PCr1 1.000 .801
PCr2 1.000 .781
PCr3 1.000 .749
PCr4 1.000 .665
PCr5 1.000 .863
PE1 1.000 .783
PE2 1.000 .623
PE3 1.000 .711
PE4 1.000 .837
EE1 1.000 .668
EE2 1.000 .791
EE3 1.000 .764
EE4 1.000 .712
GS1 1.000 .857
GS2 1.000 .910
GS3 1.000 .773
PCo1 1.000 .849
PCo3 1.000 .811
PCo4 1.000 .796
PCo5 1.000 .830
FC1 1.000 .855
FC2 1.000 .787
FC3 1.000 .817
FC4 1.000 .772
UC1 1.000 .832
UC2 1.000 .794
UC3 1.000 .779
SI1 1.000 .710
SI2 1.000 .554
SI3 1.000 .696
SI4 1.000 .802
Extraction Method: Principal Component
Analysis.
Bảng 5.25. Total Variance Explained
Extraction Sums of Squared
Initial Eigenvalues Loadings Rotation Sums of Squared Loadings
Comp % of Cumulative % of Cumulative % of
onent Total Variance % Total Variance % Total Variance Cumulative %
1 7.072 22.813 22.813 7.072 22.813 22.813 3.722 12.005 12.005
2 4.022 12.975 35.788 4.022 12.975 35.788 3.647 11.763 23.768
3 3.211 10.357 46.145 3.211 10.357 46.145 2.993 9.656 33.424
4 2.680 8.644 54.790 2.680 8.644 54.790 2.955 9.531 42.955
5 2.204 7.110 61.900 2.204 7.110 61.900 2.778 8.963 51.918
6 2.115 6.824 68.724 2.115 6.824 68.724 2.776 8.954 60.871
7 1.498 4.831 73.555 1.498 4.831 73.555 2.580 8.324 69.195
8 1.171 3.777 77.331 1.171 3.777 77.331 2.522 8.136 77.331
9 .911 2.940 80.271
10 .791 2.552 82.823
11 .754 2.431 85.254
12 .660 2.129 87.383
13 .594 1.917 89.300
14 .504 1.626 90.925
15 .473 1.527 92.452
16 .411 1.326 93.778
17 .278 .896 94.674
18 .244 .788 95.462
19 .230 .741 96.203
20 .198 .639 96.843
21 .185 .596 97.438
22 .169 .546 97.984
23 .133 .430 98.414
24 .101 .326 98.741
25 .090 .290 99.031
26 .071 .229 99.259
27 .070 .226 99.486
28 .063 .204 99.690
29 .038 .121 99.811
30 .032 .104 99.915
31 .026 .085 100.000
Extraction Method: Principal Component
Analysis.

Bảng 5.26. Rotated Component Matrixa


Component
1 2 3 4 5 6 7 8
PCr1 .703 .201 .007 .231 .419 -.170 .088 -.034
PCr2 .845 -.070 .108 -.142 -.026 -.114 .053 .120
PCr3 .805 -.045 .176 -.157 -.041 -.143 .112 -.093
PCr4 .718 .118 .167 -.134 .119 .003 .180 .209
PCr5 .845 .224 .095 .102 -.001 .118 .142 .215
PE1 -.151 -.014 -.298 .807 .021 .109 .074 .030
PE2 -.173 -.051 -.120 .705 .082 .183 -.194 .021
PE3 .150 -.041 -.128 .776 -.187 .140 .110 .029
PE4 -.075 -.452 -.092 .627 -.153 .316 -.272 .167
EE1 .012 .293 .185 .112 .108 .018 .137 .710
EE2 .182 .301 .036 -.122 .217 -.276 -.025 .726
EE3 .224 -.386 .091 .165 -.085 -.059 -.336 .637
EE4 .096 -.015 -.017 .024 -.019 .011 .245 .801
GS1 -.077 .053 -.079 .158 .001 .900 .080 .010
GS2 -.132 -.225 -.300 .253 -.158 .804 .131 -.023
GS3 -.012 -.156 -.202 .153 .132 .784 -.135 -.184
PCo1 .054 .172 .794 -.212 .135 -.341 -.081 .017
PCo3 .280 -.116 .768 -.309 -.132 .036 -.107 .056
PCo4 .180 .267 .621 -.358 -.168 -.338 -.149 .115
PCo5 .159 .097 .855 -.056 .077 -.183 .092 .111
FC1 .062 .834 -.043 .242 -.073 -.053 .007 .296
FC2 .225 .802 .147 -.038 .013 -.140 -.219 -.050
FC3 -.088 .834 -.038 -.247 -.119 -.158 -.063 .093
FC4 .119 .746 .274 -.221 .260 .060 -.051 .047
UC1 .188 .109 .056 .034 -.124 .022 .867 .117
UC2 .063 -.357 -.270 -.135 -.071 -.120 .723 .170
UC3 .407 -.205 -.042 -.043 .005 .136 .739 .048
SI1 .060 -.088 -.153 -.023 .808 .030 -.016 .141
SI2 .118 -.019 .225 .021 .646 .113 -.164 -.179
SI3 -.036 .119 -.110 -.227 .620 -.133 -.426 .183
SI4 .007 .067 .048 -.021 .883 -.045 .094 .070
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.
a. Rotation converged in 8 iterations.
5.2.2. Phân tích nhân tố biến phụ thuộc
Bảng 5.27. KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .727
Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 57.078
Df 3
Sig. .000

Bảng 5.28. Communalities


Initial Extraction
BI1 1.000 .746
BI2 1.000 .757
BI3 1.000 .771
Extraction Method: Principal
Component Analysis.

Bảng 5.29. Total Variance Explained


Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings
Compon
ent Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative %
1 2.275 75.835 75.835 2.275 75.835 75.835
2 .381 12.690 88.525
3 .344 11.475 100.000
Extraction Method: Principal Component Analysis.

Bảng 5.30
Component Matrix a

Component
1
BI1 .864
BI2 .870
BI3 .878
Extraction Method:
Principal Component
Analysis.
a. 1 components extracted.
PHỤ LỤC 6. BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT CHÍNH THỨC

Chào các Anh/Chị


Tôi là Nguyễn Thị Linh Phƣơng - học viên cao học ngành Quản trị kinh doanh
của khoa Quản Trị Kinh Doanh - Trƣờng Đại Học Kinh Tế TP. HCM. Hiện tại, tôi
đang thực hiện đề tài “ Nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định sử dụng Ví
điện tử tại Việt Nam”. Mục đích của nghiên cứu này nhằm xác định mức độ ảnh
hƣởng và tầm quan trọng của các nhân tố bên dƣới tác động nhƣ thế nào đến ý định
sử dụng VĐT của các Anh/Chị, không có câu trả lời nào là đúng hay sai. Mọi câu
trả lời của các Anh/Chị đều hữu ích với đề tài nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các Anh/Chị!

A. Phần câu hỏi khảo sát


 Anh/Chị có biết về phƣơng thức thanh toán bằng Ví điện tử không?
□ Có (Xin trả lời tiếp) □ Không (Xin dừng ở đây)
 Anh/Chị đã từng sử dụng internet chƣa?
□ Có □
Không
 Anh/Chị đã từng sử dụng Ví điện tử trong thanh toán trực tuyến chƣa?
□ Có □ Không
Anh/chi hãy đánh dấu X vào mức độ cảm nhận của các Anh/Chị cho các phát
biểu dƣới đây:
Lưu ý: ① hoàn toàn không đồng ý; ② không đồng ý; ③ bình thƣờng;
④ đồng ý;⑤ hoàn toàn đồng ý

STT Các phát biểu Mức độ đồng ý


1 Tôi thấy VĐT là một phƣơng thức thanh toán trực ①②③④⑤
tuyến rất hữu ích
2 VĐT giúp tôi quản lý và kiểm soát các giao dịch thanh ①②③④⑤
toán trực tuyến hiệu quả hơn.
3 Thanh toán trực tuyến bằng VĐT giúp tôi tiết kiệm thời ①②③④⑤
gian và công sức.
4 Tôi thấy sử dụng VĐT mang lại nhiều lợi ích. ①②③④⑤
5 Học cách sử dụng VĐT (sẽ) rất dễ dàng đối với tôi. ①②③④⑤
6 Tôi có thể dễ dàng sử dụng VĐT một cách thành thạo. ①②③④⑤
7 Tôi thấy các bƣớc thanh toán bằng VĐT đều đƣợc ①②③④⑤
hƣớng dẫn cụ thể và dễ hiểu.
8 Tôi thấy thanh toán trực tuyến bằng VĐT rất đơn giản. ①②③④⑤
9 Những ngƣời quan trọng với tôi nghĩ rằng nên sử dụng ①②③④⑤
VĐT để thanh toán trực tuyến.
10 Bạn bè/ đồng nghiệp của tôi nghĩ rằng nên sử dụng ①②③④⑤
VĐT để thanh toán trực tuyến.
11 Những ngƣời có uy tín đối với tôi cho rằng nên sử dụng ①②③④⑤
VĐT để thanh toán trực tuyến.
12 Nhân viên của doanh nghiệp cung ứng VĐT rất nhiệt ①②③④⑤
tình giới thiệu và thuyết phục tôi sử dụng VĐT.
13 Tôi có máy tính/điện thoại di động có thể sử dụng ①②③④⑤
VĐT.
14 Tôi có kiến thức cần thiết để sử dụng VĐT. ①②③④⑤
15 VĐT tƣơng thích với các công nghệ khác mà tôi đang ①②③④⑤
sử dụng.
16 Tôi sẽ luôn tìm đƣợc sự giúp đỡ nếu tôi gặp khó khăn, ①②③④⑤
thắc mắc trong khi sử dụng VĐT.
17 Khi sử dụng VĐT, Tôi tin rằng thông tin và tiền trong ①②③④⑤
TKNH của tôi sẽ an toàn.
18 Khi thanh toán trực tuyến bằng VĐT, Tôi tin rằng ①②③④⑤
thông tin cá nhân của tôi sẽ đƣợc giữ bí mật.
19 Khi sử dụng VĐT, Tôi không lo sợ bị lừa đảo khi mua ①②③④⑤
sắm trực tuyến.
20 Tôi tin rằng các giao dịch thanh toán trực tuyến bằng ①②③④⑤
VĐT đƣợc thực hiện chính xác.
21 Nói chung, tôi tin tƣởng vào tính an toan và bảo mật ①②③④⑤
của VĐT.
22 Chi phí giao dịch thanh toán bằng VĐT cao hơn các ①②③④⑤
phƣơng thức thanh toán khác.
23 Chi phí cho thiết bị (máy tính/điện thoại) để sử dụng ①②③④⑤
VĐT là quá cao.
24 Chi phí đƣờng truyền internet/tin nhắn điện thoại khi ①②③④⑤
thanh toán bằng VĐT là quá cao.
25 Nói chung, Chi phí để sử dụng dịch vụ VĐT là quá cao ①②③④⑤
đối với tôi.
26 Chính phủ khuyến khich, thúc đẩy phát triển thƣơng ①②③④⑤
mại điện tử và thanh toán điện tử.
27 Cơ sở hạ tầng công nghệ và đƣờng truyền internet đáp ①②③④⑤
ứng tốt cho hoạt động thanh toán trực tuyến bằng VĐT.
28 Chính phủ có chủ trƣơng và định hƣớng cho sự phát ①②③④⑤
triển thanh toán trực tuyến bằng VĐT.
29 Địa điểm và cách thức đăng ký sử dụng VĐT rất thuận ①②③④⑤
tiện đối với tôi.
30 Có nhiều địa điểm và cách thức để tôi có thể ①②③④⑤
nạp/chuyển/rút tiền từ tài khỏa VĐT của mình.
31 Tôi nghĩ rằng có nhiều gian hàng/website TMĐT tại ①②③④⑤
Việt Nam chấp nhận thanh toán trực tuyến bằng VĐT.
32 Tôi có cân nhắc đến việc sử dụng VĐT trong tƣơng lai. ①②③④⑤
33 Tôi nghĩ rằng tôi sẽ sử dụng VĐT trong tƣơng lai ①②③④⑤
34 Tôi có kế hoạch sử dụng VĐT trong tƣơng lai ①②③④⑤

B. Phần thông tin thêm

(Các thông tin này được mã hóa nhằm thống kê số liệu. Tôi xin cam kết giữ bí
mật thông tin cá nhân của Anh/Chị)
1. Xin vui lòng cho biết giới tính của Anh/Chị
□Nam □ Nữ
2. Xin vui lòng cho biết tuổi của Anh/Chị
□ dƣới 18 tuổi  □ 18-23 tuổi □ 24-30 tuổi □ 31-45 tuổi □ trên 45
tuổi
3. Xin vui lòng cho biết trình độ học vấn của Anh/Chị
□ Phổ thông □ Cao đẳng/trung cấp □ Đại học □ Sau đại học
4. Xin vui lòng biết thu nhập hàng tháng của Anh/Chị
□ Dƣới 5 triệu □ 5-10 triệu  □ 10-20 triệu □ Trên 20 triệu
5. Xin vui lòng cho biết nghề nghiệp của Anh/Chị
□ Học sinh/sinh viên  □ Nhân viên văn phong/nhân viên kỹ thuật
□ Lao động phổ thông/nội nợ □ Trƣởng/phó phòng □ Giám đốc/phó giám
đốc/Chủ doanh nghiệp
6. Xin vui lòng cho biết Anh/Chị đang sinh sống/làm việc tại đâu?
□ Tp. Hồ Chí Minh □ Khác

Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của Anh/Chị!


PHỤ LỤC 7. KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH THANG ĐO CHÍNH THỨC
7.1. Kết quả kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha
7.1.1. Thang đo Hữu ích mong đợi (PE)
Bảng 7.1. Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.857 4

Bảng 7.2. Item-Total Statistics


Scale Mean if Item Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha if
Deleted Item Deleted Total Correlation Item Deleted
PE1 11.45 4.590 .624 .848
PE2 11.31 3.986 .786 .781
PE3 11.22 3.916 .728 .807
PE4 11.64 4.291 .672 .829

7.1.2. Thang đo Dễ sử dụng mong đợi (EE)


Bảng 7.3. Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.890 4

Bảng 7.4. Item-Total Statistics


Scale Mean if Item Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha if
Deleted Item Deleted Total Correlation Item Deleted
EE1 10.27 3.648 .755 .859
EE2 10.22 3.741 .709 .877
EE3 10.59 3.694 .724 .871
EE4 10.54 3.702 .856 .825

7.1.3. Thang đo Ảnh hưởng xã hội (SI)


Bảng 7.5. Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.727 4

Bảng 7.6. Item-Total Statistics


Scale Mean if Item Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha if
Deleted Item Deleted Total Correlation Item Deleted
SI1 9.91 2.297 .590 .624
SI2 10.17 2.226 .498 .682
SI3 10.27 2.207 .522 .666
SI4 10.28 2.702 .481 .691
7.1.4. Thang đo Điều kiện thuận lợi (FC)
Bảng 7.7. Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.839 4

Bảng 7.8. Item-Total Statistics


Scale Mean if Item Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha if
Deleted Item Deleted Total Correlation Item Deleted
FC1 10.26 3.588 .618 .821
FC2 10.36 3.519 .649 .807
FC3 10.46 3.667 .701 .785
FC4 10.44 3.481 .726 .772

7.1.5. Thang đo Tin cậy cảm nhận (PCr)


Bảng 7.9. Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.909 5

Bảng 7.10. Item-Total Statistics


Scale Mean if Item Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha if
Deleted Item Deleted Total Correlation Item Deleted
PCr1 12.92 9.695 .741 .895
PCr2 12.92 9.211 .805 .882
PCr3 12.94 9.336 .738 .896
PCr4 12.51 9.770 .720 .899
PCr5 13.04 8.979 .852 .872

7.1.6. Thang đo Chi phí cảm nhận (PCo)


Bảng 7.11. Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.908 4
Bảng 7.12. Item-Total Statistics
Scale Mean if Item Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha if
Deleted Item Deleted Total Correlation Item Deleted
PCo1 10.57 5.571 .836 .866
PCo3 10.85 6.462 .793 .885
PCo4 10.26 6.691 .728 .905
PCo5 10.76 5.053 .855 .863
7.1.7. Thang đo Hỗ trợ Chính phủ (GS)
Bảng 7.13. Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.918 3
Bảng 7.14. Item-Total Statistics
Scale Mean if Item Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha if
Deleted Item Deleted Total Correlation Item Deleted
GS1 5.94 2.561 .813 .898
GS2 6.20 2.307 .877 .847
GS3 6.38 2.722 .820 .896

7.1.8. Thang đo Cộng đồng người dùng (UC)


Bảng 7.15. Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.880 3

Bảng 7.16. Item-Total Statistics


Scale Mean if Item Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha if
Deleted Item Deleted Total Correlation Item Deleted
UC1 6.36 3.858 .759 .839
UC2 6.65 3.856 .810 .794
UC3 6.06 3.925 .737 .858

7.1.9. Thang đo Ý định sử dụng (BI)


Bảng 7.17. Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.898 3

Bảng 7.18. Item-Total Statistics


Scale Mean if Item Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha if
Deleted Item Deleted Total Correlation Item Deleted
BI1 6.79 3.180 .826 .830
BI2 6.69 3.253 .785 .867
BI3 7.60 3.507 .787 .865

7.2. Kết quả phân tích nhân tố EFA


7.2.1. Phân tích nhân tố biến độc lập
Bảng 7.19. KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .812
Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 5.800E3
Df 465
Sig. .000
Bảng 7.20. Communalities
Initial Extraction
PCr1 1.000 .742
PCr2 1.000 .791
PCr3 1.000 .718
PCr4 1.000 .668
PCr5 1.000 .837
PE1 1.000 .720
PE2 1.000 .801
PE3 1.000 .758
PE4 1.000 .796
EE1 1.000 .828
EE2 1.000 .791
EE3 1.000 .777
EE4 1.000 .874
GS1 1.000 .854
GS2 1.000 .897
GS3 1.000 .835
PCo1 1.000 .828
PCo3 1.000 .798
PCo4 1.000 .756
PCo5 1.000 .864
FC1 1.000 .740
FC2 1.000 .710
FC3 1.000 .731
FC4 1.000 .719
UC1 1.000 .800
UC2 1.000 .850
UC3 1.000 .759
SI1 1.000 .661
SI2 1.000 .595
SI3 1.000 .605
SI4 1.000 .533
Extraction Method: Principal
Component Analysis.

Bảng 7.21. Total Variance Explained


Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings Rotation Sums of Squared Loadings
Comp % of Cumulative % of Cumulative % of Cumulative
onent Total Variance % Total Variance % Total Variance %
1 8.368 26.993 26.993 8.368 26.993 26.993 4.008 12.929 12.929
2 4.067 13.120 40.113 4.067 13.120 40.113 3.374 10.885 23.814
3 2.759 8.900 49.012 2.759 8.900 49.012 3.053 9.849 33.662
4 2.271 7.326 56.338 2.271 7.326 56.338 2.941 9.488 43.150
5 2.160 6.969 63.307 2.160 6.969 63.307 2.862 9.233 52.383
6 1.559 5.028 68.336 1.559 5.028 68.336 2.577 8.313 60.695
7 1.436 4.632 72.968 1.436 4.632 72.968 2.482 8.007 68.702
8 1.017 3.279 76.247 1.017 3.279 76.247 2.339 7.545 76.247
9 .892 2.879 79.126
10 .766 2.472 81.598
11 .607 1.959 83.556
12 .528 1.703 85.259
13 .493 1.591 86.850
14 .431 1.389 88.239
15 .394 1.271 89.509
16 .380 1.226 90.735
17 .325 1.047 91.782
18 .298 .962 92.744
19 .290 .934 93.679
20 .260 .840 94.519
21 .243 .785 95.304
22 .210 .679 95.983
23 .204 .658 96.641
24 .171 .550 97.191
25 .157 .505 97.697
26 .151 .487 98.184
27 .144 .466 98.650
28 .131 .424 99.074
29 .126 .407 99.480
30 .086 .278 99.758
31 .075 .242 100.000
Extraction Method: Principal Component
Analysis.
Bảng 7.22. Rotated Component Matrixa
Component
1 2 3 4 5 6 7 8
PCr1 .795 -.134 .142 .162 5.839E-5 .146 .119 -.098
PCr2 .845 .060 .044 .160 -.053 .008 .190 -.084
PCr3 .780 -.047 -.031 .220 -.148 .111 .130 -.079
PCr4 .772 .030 .097 .184 -.027 .085 .135 .039
PCr5 .798 -.037 .220 .278 -.006 .209 .172 .003
PE1 .085 -.243 .786 .098 .132 .051 .048 -.066
PE2 .082 -.054 .855 .155 -.096 .125 .105 -.023
PE3 .323 -.059 .774 .021 -.114 .154 .092 -.073
PE4 -.066 .049 .754 .080 -.326 .304 .039 .117
EE1 .209 -.112 .236 .830 .103 -.110 .047 .047
EE2 .393 .040 -.160 .754 .058 .158 .076 .080
EE3 .346 -.023 .238 .722 -.246 -.005 .127 -.054
EE4 .242 .047 .105 .859 -.128 .074 .185 .094
GS1 .139 -.243 .137 -.071 .031 .854 .147 .024
GS2 .150 -.261 .250 .103 -.042 .847 .105 .057
GS3 .251 -.238 .174 .065 -.077 .811 .080 .100
PCo1 -.066 .826 -.095 -.075 .274 -.171 -.150 .022
PCo3 -.063 .849 -.012 -.110 .138 -.144 -.132 .055
PCo4 .130 .773 -.179 .128 .150 -.255 -.040 -.051
PCo5 -.065 .894 -.047 .031 .141 -.153 -.092 .081
FC1 -.065 .078 .106 .121 .834 -.037 -.077 .033
FC2 -.065 .308 -.176 -.196 .661 .087 -.302 .073
FC3 -.051 .158 -.083 -.059 .823 -.108 .065 .010
FC4 -.048 .252 -.224 -.097 .753 .028 -.154 .044
UC1 .211 -.145 .155 .129 -.079 .133 .815 -.068
UC2 .231 -.139 .054 .074 -.131 .107 .857 -.074
UC3 .222 -.107 .051 .140 -.086 .077 .807 -.103
SI1 -.108 -.027 .040 .098 -.089 .014 -.128 .783
SI2 .009 -.105 .049 .038 -.060 .103 -.038 .751
SI3 .044 .124 -.013 -.010 .138 -.044 -.042 .751
SI4 -.108 .106 -.139 -.005 .120 .058 -.001 .688
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.

a. Rotation converged in 7 iterations.

7.2.2. Phân tích nhân tố biến phụ thuộc


Bảng 7.23. KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .747
Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 471.159
Df 3
Sig. .000
Bảng 7.24. Communalities
Initial Extraction
BI1 1.000 .857
BI2 1.000 .816
BI3 1.000 .820
Extraction Method: Principal
Component Analysis.
Bảng 7.25
Total Variance Explained
Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings
Compon
ent Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative %
1 2.494 83.123 83.123 2.494 83.123 83.123
2 .289 9.626 92.749
3 .218 7.251 100.000
Extraction Method: Principal Component Analysis.

Bảng 7.26. Component Matrixa


Component
1
BI1 .926
BI2 .904
BI3 .906
Extraction Method: Principal
Component Analysis.
a. 1 components extracted.
PHỤ LỤC 8. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HỒI QUY
8.1. Kết quả phân tích tƣơng quan
Bảng 8.1. Correlations
PE EE SI PCR PCO GS UC FC BI
PE Pearson
1 .313** -.046 .309** -.262** .422** .287** -.267** .514**
Correlation
Sig. (2-tailed) .000 .455 .000 .000 .000 .000 .000 .000
N 265 265 265 265 265 265 265 265 265
EE Pearson
.313** 1 .034 .593** -.099 .213** .359** -.150* .573**
Correlation
Sig. (2-tailed) .000 .577 .000 .106 .000 .000 .014 .000
N 265 265 265 265 265 265 265 265 265
SI Pearson
-.046 .034 1 -.103 .095 .054 -.182** .102 .123*
Correlation
Sig. (2-tailed) .455 .577 .093 .123 .378 .003 .097 .046
N 265 265 265 265 265 265 265 265 265
PCR Pearson
.309** .593** -.103 1 -.128* .373** .469** -.147* .624**
Correlation
Sig. (2-tailed) .000 .000 .093 .037 .000 .000 .017 .000
N 265 265 265 265 265 265 265 265 265
PCO Pearson
-.262** -.099 .095 -.128* 1 -.459** -.309** .437** -.356**
Correlation
Sig. (2-tailed) .000 .106 .123 .037 .000 .000 .000 .000
N 265 265 265 265 265 265 265 265 265
GS Pearson
.422** .213** .054 .373** -.459** 1 .332** -.149* .526**
Correlation
Sig. (2-tailed) .000 .000 .378 .000 .000 .000 .016 .000
N 265 265 265 265 265 265 265 265 265
UC Pearson
.287** .359** -.182** .469** -.309** .332** 1 -.293** .500**
Correlation
Sig. (2-tailed) .000 .000 .003 .000 .000 .000 .000 .000
N 265 265 265 265 265 265 265 265 265
FC Pearson
-.267** -.150* .102 -.147* .437** -.149* -.293** 1 -.204**
Correlation
Sig. (2-tailed) .000 .014 .097 .017 .000 .016 .000 .001
N 265 265 265 265 265 265 265 265 265
BI Pearson
.514** .573** .123* .624** -.356** .526** .500** -.204** 1
Correlation
Sig. (2-tailed) .000 .000 .046 .000 .000 .000 .000 .001
N 265 265 265 265 265 265 265 265 265
**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).
*. Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed).
8.2. Kết quả phân tích hồi quy chƣa loại biến
Bảng 8.2. Model Summaryb
Std. Error of the
Model R R Square Adjusted R Square Estimate Durbin-Watson
a
1 .810 .657 .646 .52995 1.664
a. Predictors: (Constant), UC, SI, PE, FC, EE, GS, PCO, PCR
b. Dependent Variable: BI

Bảng 8.3. ANOVAb


Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.
1 Regression 137.654 8 17.207 61.267 .000a
Residual 71.897 256 .281
Total 209.552 264
a. Predictors: (Constant), UC, SI, PE, FC, EE, GS, PCO, PCR
b. Dependent Variable: BI

Bảng 8.4. Coefficientsa

Standardized
Unstandardized Coefficients Coefficients Collinearity Statistics
Model B Std. Error Beta t Sig. Tolerance VIF
1 (Constant) -1.634 .436 -3.752 .000

PE .303 .057 .227 5.314 .000 .733 1.364


EE .311 .067 .220 4.673 .000 .605 1.654
SI .339 .068 .190 4.957 .000 .915 1.093
FC .081 .062 .056 1.316 .189 .743 1.345
PCR .350 .059 .299 5.896 .000 .521 1.920
PCO -.181 .052 -.163 -3.516 .001 .626 1.599
GS .158 .054 .138 2.907 .004 .593 1.685
UC .158 .042 .170 3.792 .000 .668 1.497
a. Dependent Variable: BI

8.3. Kết quả phân tích hồi quy đã loại biến


Bảng 8.5. Model Summaryb
Std. Error of the
Model R R Square Adjusted R Square Estimate Durbin-Watson
a
1 .809 .655 .645 .53071 1.639
a. Predictors: (Constant), UC, SI, PE, PCO, EE, GS, PCR
b. Dependent Variable: BI
Bảng 8.6. ANOVAb
Model Sum of Squares Df Mean Square F Sig.
1 Regression 137.168 7 19.595 69.574 .000a
Residual 72.384 257 .282
Total 209.552 264
a. Predictors: (Constant), UC, SI, PE, PCO, EE, GS, PCR
b. Dependent Variable: BI

Bảng 8.7. Coefficientsa

Standardized
Unstandardized Coefficients Coefficients Collinearity Statistics
Model B Std. Error Beta t Sig. Tolerance VIF
1 (Constant) -1.400 .398 -3.516 .001

PE .290 .056 .217 5.157 .000 .756 1.323


EE .309 .067 .218 4.634 .000 .605 1.653
SI .341 .069 .191 4.974 .000 .915 1.093
PCR .349 .059 .298 5.870 .000 .521 1.920
PCO -.155 .048 -.139 -3.257 .001 .735 1.361
GS .169 .054 .148 3.155 .002 .609 1.642
UC .150 .041 .161 3.635 .000 .682 1.465
a. Dependent Variable: BI

Bảng 8.8. Correlations

PE EE SI PCR PCO GS UC ABSRESID


Spearman's PE Correlation
1.000 .375** -.045 .291** -.257** .404** .273** -.030
rho Coefficient
Sig. (2-tailed) . .000 .466 .000 .000 .000 .000 .629
N 265 265 265 265 265 265 265 265
EE Correlation
.375** 1.000 -.086 .561** -.109 .195** .312** -.056
Coefficient
Sig. (2-tailed) .000 . .161 .000 .076 .001 .000 .364
N 265 265 265 265 265 265 265 265
SI Correlation
-.045 -.086 1.000 -.178** .153* .028 -.228** -.048
Coefficient
Sig. (2-tailed) .466 .161 . .004 .013 .653 .000 .434
N 265 265 265 265 265 265 265 265
PCR Correlation
.291** .561** -.178** 1.000 -.133* .458** .446** .014
Coefficient
Sig. (2-tailed) .000 .000 .004 . .030 .000 .000 .822
N 265 265 265 265 265 265 265 265
PCO Correlation
-.257** -.109 .153* -.133* 1.000 -.381** -.324** .020
Coefficient
Sig. (2-tailed) .000 .076 .013 .030 . .000 .000 .741
N 265 265 265 265 265 265 265 265
GS Correlation
.404** .195** .028 .458** -.381** 1.000 .326** .016
Coefficient
Sig. (2-tailed) .000 .001 .653 .000 .000 . .000 .794
N 265 265 265 265 265 265 265 265
UC Correlation
.273** .312** -.228** .446** -.324** .326** 1.000 .011
Coefficient
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 .000 . .859
N 265 265 265 265 265 265 265 265
ABS Correlation
-.030 -.056 -.048 .014 -.020 .016 .011 1.000
RESI Coefficient
D
Sig. (2-tailed) .629 .364 .434 .822 .741 .794 .859 .
N 265 265 265 265 265 265 265 265
**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).
*. Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed).

Bảng 8.9. One-Sample Kolmogorov-Smirnov Test


Standardized Residual
N 265
Normal Parametersa Mean .0000000
Std. Deviation .98665336
Most Extreme Differences Absolute .060
Positive .051
Negative -.060
Kolmogorov-Smirnov Z .983
Asymp. Sig. (2-tailed) .289
a. Test distribution is Normal.
Hình 8.1

Hình 8.2
Hình 8.3

Hình 8.4
PHỤ LỤC 9. KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH T-TEST VÀ ANOVA
9.1. Theo giới tính (Independent T-Test)
Bảng 9.1. Group Statistics
GEN N Mean Std. Deviation Std. Error Mean
PE 0 114 3.7610 .54182 .05075
1 151 3.8328 .74818 .06089
EE 0 114 3.4737 .67293 .06303
1 151 3.4735 .59732 .04861
SI 0 114 3.4145 .48521 .04544
1 151 3.3709 .50896 .04142
PCR 0 114 3.2873 .80789 .07567
1 151 3.1510 .72147 .05871
PCO 0 114 3.9101 .68010 .06370
1 151 3.2550 .77054 .06271
GS 0 114 3.0936 .61048 .05718
1 151 3.0839 .88796 .07226
UC 0 114 3.0468 .94476 .08849
1 151 3.2671 .95918 .07806
BI 0 114 3.3918 .98489 .09224
1 151 3.5883 .80595 .06559

Bảng 9.2. Independent Samples Test

Levene's Test
for Equality of
Variances t-test for Equality of Means

95% Confidence
Interval of the
Difference
Sig. (2- Mean Std. Error
F Sig. t df tailed) Difference Difference Lower Upper
PE Equal variances
assumed 1.400 .238 -.867 263 .387 -.07182 .08280 -.23486 .09123

Equal variances
-.906 262.582 .366 -.07182 .07926 -.22788 .08425
not assumed
EE Equal variances
assumed .680 .410 .002 263 .998 .00017 .07828 -.15396 .15431

Equal variances
.002 226.928 .998 .00017 .07959 -.15666 .15701
not assumed
SI Equal variances
assumed .984 .322 .705 263 .482 .04361 .06190 -.07827 .16550

Equal variances
.709 249.179 .479 .04361 .06149 -.07749 .16471
not assumed
PCR Equal variances
assumed 3.510 .062 1.446 263 .149 .13629 .09427 -.04934 .32191

Equal variances
1.423 227.819 .156 .13629 .09577 -.05243 .32500
not assumed
PCO Equal variances
assumed 1.772 .184 7.203 263 .000 .65512 .09095 .47603 .83421

Equal variances
7.329 256.599 .000 .65512 .08938 .47910 .83114
not assumed
GS Equal variances
assumed 10.613 .001 .100 263 .920 .00968 .09689 -.18110 .20046

Equal variances
.105 260.879 .916 .00968 .09215 -.17176 .19113
not assumed
UC Equal variances
assumed .142 .707 -1.863 263 .064 -.22032 .11824 -.45315 .01250

Equal variances
-1.867 245.365 .063 -.22032 .11799 -.45273 .01209
not assumed
BI Equal variances
9.113 .003 -1.785 263 .075 -.19649 .11009 -.41325 .02028
assumed
Equal variances
-1.736 214.783 .084 -.19649 .11318 -.41958 .02661
not assumed

9.2. Theo kinh nghiệm (Independent T-Test)


Bảng 9.3. Group Statistics
EX N Mean Std. Deviation Std. Error Mean
PE 0 121 3.5434 .70466 .06406
1 144 4.0191 .54842 .04570
EE 0 121 3.2583 .75203 .06837
1 144 3.6545 .43048 .03587
SI 0 121 3.3698 .58639 .05331
1 144 3.4062 .41167 .03431
PCR 0 121 2.7864 .72755 .06614
1 144 3.5653 .58910 .04909
PCO 0 121 3.8161 .67990 .06181
1 144 3.3021 .82088 .06841
GS 0 121 2.7052 .67795 .06163
1 144 3.4097 .71255 .05938
UC 0 121 2.6143 .80738 .07340
1 144 3.6412 .81276 .06773
BI 0 121 2.8540 .80265 .07297
1 144 4.0498 .51703 .04309
Bảng 9.4. Independent Samples Test
Levene's Test
for Equality of
Variances t-test for Equality of Means
95% Confidence
Interval of the
Difference
Sig. (2- Mean Std. Error
F Sig. t df tailed) Difference Difference Lower Upper
PE Equal variances
12.292 .001 -6.176 263 .000 -.47571 .07703 -.62737 -.32404
assumed
Equal variances
-6.045 224.449 .000 -.47571 .07869 -.63078 -.32064
not assumed
EE Equal variances
21.189 .000 -5.364 263 .000 -.39625 .07387 -.54171 -.25079
assumed
Equal variances
-5.132 183.502 .000 -.39625 .07721 -.54858 -.24392
not assumed
SI Equal variances
11.108 .001 -.592 263 .555 -.03642 .06154 -.15760 .08477
assumed
Equal variances
-.574 209.782 .566 -.03642 .06339 -.16138 .08855
not assumed
PCR Equal variances
11.019 .001 -9.629 263 .000 -.77891 .08089 -.93819 -.61964
assumed
Equal variances
-9.456 230.047 .000 -.77891 .08237 -.94121 -.61662
not assumed
PCO Equal variances
5.303 .022 5.486 263 .000 .51403 .09370 .32953 .69853
assumed
Equal variances
5.576 262.951 .000 .51403 .09219 .33250 .69557
not assumed
GS Equal variances
.605 .437 -8.196 263 .000 -.70449 .08595 -.87373 -.53524
assumed
Equal variances
-8.232 258.944 .000 -.70449 .08558 -.87301 -.53596
not assumed
UC Equal variances
.069 .792 -10.276 263 .000 -1.02688 .09993 -1.22365 -.83011
assumed
Equal variances
-10.282 255.756 .000 -1.02688 .09987 -1.22356 -.83020
not assumed
BI Equal variances
25.234 .000 -14.629 263 .000 -1.19577 .08174 -1.35672 -1.03483
assumed
Equal variances
-14.111 198.061 .000 -1.19577 .08474 -1.36288 -1.02867
not assumed
9.3. Theo độ tuổi (One-Way ANOVA)
9.3.1. Hữu ích mong đợi
Bảng 9.5. Descriptives
PE

95% Confidence Interval for Mean

N Mean Std. Deviation Std. Error Lower Bound Upper Bound Minimum Maximum
0 14 2.7679 .64647 .17278 2.3946 3.1411 1.25 3.25
1 111 3.9189 .63529 .06030 3.7994 4.0384 1.25 5.00
2 90 3.8389 .60697 .06398 3.7118 3.9660 2.00 5.00
3 41 3.9146 .56072 .08757 3.7376 4.0916 2.00 5.00
4 9 3.0833 .25000 .08333 2.8912 3.2755 3.00 3.75
Total 265 3.8019 .66707 .04098 3.7212 3.8826 1.25 5.00

Bảng 9.6. Test of Homogeneity of Variances


PE
Levene Statistic df1 df2 Sig.
1.477 4 260 .209

Bảng 9.7. ANOVA


PE
Sum of Squares df Mean Square F Sig.
Between Groups 21.781 4 5.445 14.795 .000
Within Groups 95.693 260 .368
Total 117.474 264

Bảng 9.8. Multiple Comparisons


PE
Bonferroni
95% Confidence Interval
Mean Difference
(I) AGE (J) AGE (I-J) Std. Error Sig. Lower Bound Upper Bound
0 1 -1.15106* .17206 .000 -1.6382 -.6639
*
2 -1.07103 .17430 .000 -1.5645 -.5776
*
3 -1.14678 .18779 .000 -1.6785 -.6151
4 -.31548 .25920 1.000 -1.0493 .4184
*
1 0 1.15106 .17206 .000 .6639 1.6382
2 .08003 .08605 1.000 -.1636 .3237
3 .00428 .11087 1.000 -.3096 .3182
4 .83559* .21026 .001 .2403 1.4309
2 0 1.07103* .17430 .000 .5776 1.5645
1 -.08003 .08605 1.000 -.3237 .1636
3 -.07575 .11431 1.000 -.3994 .2479
*
4 .75556 .21209 .004 .1551 1.3560
3 0 1.14678* .18779 .000 .6151 1.6785
1 -.00428 .11087 1.000 -.3182 .3096
2 .07575 .11431 1.000 -.2479 .3994
*
4 .83130 .22332 .002 .1990 1.4636
4 0 .31548 .25920 1.000 -.4184 1.0493
1 -.83559* .21026 .001 -1.4309 -.2403
*
2 -.75556 .21209 .004 -1.3560 -.1551
3 -.83130* .22332 .002 -1.4636 -.1990
*. The mean difference is significant at the 0.05 level.

9.3.2. Dễ sử dụng cảm nhận


Bảng 9.9. Descriptives
EE
95% Confidence Interval for
Mean

N Mean Std. Deviation Std. Error Lower Bound Upper Bound Minimum Maximum
0 14 2.6429 .60219 .16094 2.2952 2.9906 2.00 3.50
1 111 3.5248 .52218 .04956 3.4266 3.6230 2.00 4.25
2 90 3.6667 .55334 .05833 3.5508 3.7826 2.00 5.00
3 41 3.4817 .57116 .08920 3.3014 3.6620 2.00 4.25
4 9 2.1667 .35355 .11785 1.8949 2.4384 2.00 3.00
Total 265 3.4736 .62972 .03868 3.3974 3.5498 2.00 5.00

Bảng 9.10. Test of Homogeneity of Variances


EE
Levene Statistic df1 df2 Sig.
1.335 4 260 .257

Bảng 9.11. ANOVA


EE
Sum of Squares df Mean Square F Sig.
Between Groups 28.683 4 7.171 24.529 .000
Within Groups 76.007 260 .292
Total 104.690 264
Bảng 9.12. Multiple Comparisons
EE
Bonferroni
95% Confidence Interval
Mean Difference
(I) AGE (J) AGE (I-J) Std. Error Sig. Lower Bound Upper Bound
*
0 1 -.88192 .15335 .000 -1.3161 -.4478
*
2 -1.02381 .15534 .000 -1.4636 -.5840
3 -.83885* .16737 .000 -1.3127 -.3650
4 .47619 .23100 .403 -.1778 1.1302
*
1 0 .88192 .15335 .000 .4478 1.3161
2 -.14189 .07669 .654 -.3590 .0752
3 .04307 .09881 1.000 -.2367 .3228
*
4 1.35811 .18739 .000 .8276 1.8886
2 0 1.02381* .15534 .000 .5840 1.4636
1 .14189 .07669 .654 -.0752 .3590
3 .18496 .10187 .706 -.1035 .4734
*
4 1.50000 .18902 .000 .9648 2.0352
*
3 0 .83885 .16737 .000 .3650 1.3127
1 -.04307 .09881 1.000 -.3228 .2367
2 -.18496 .10187 .706 -.4734 .1035
4 1.31504* .19903 .000 .7516 1.8785
4 0 -.47619 .23100 .403 -1.1302 .1778
*
1 -1.35811 .18739 .000 -1.8886 -.8276
2 -1.50000* .18902 .000 -2.0352 -.9648
*
3 -1.31504 .19903 .000 -1.8785 -.7516
*. The mean difference is significant at the 0.05 level.

9.3.3. Ảnh hưởng xã hội


Bảng 9.13. Descriptives
SI
95% Confidence Interval for
Mean

N Mean Std. Deviation Std. Error Lower Bound Upper Bound Minimum Maximum
0 14 4.0357 .21611 .05776 3.9109 4.1605 3.50 4.25
1 111 3.6509 .32030 .03040 3.5907 3.7111 3.00 4.50
2 90 3.2944 .35470 .03739 3.2202 3.3687 2.00 4.00
3 41 2.8780 .44060 .06881 2.7390 3.0171 1.50 4.00
4 9 2.4444 .46398 .15466 2.0878 2.8011 1.75 3.25
Total 265 3.3896 .49842 .03062 3.3293 3.4499 1.50 4.50
Bảng 9.14. Test of Homogeneity of Variances
SI
Levene Statistic df1 df2 Sig.
1.539 4 260 .191

Bảng 9.15. ANOVA


SI
Sum of Squares df Mean Square F Sig.
Between Groups 33.007 4 8.252 65.859 .000
Within Groups 32.577 260 .125
Total 65.584 264

Bảng 9.16. Multiple Comparisons


SI
Bonferroni
95% Confidence Interval
Mean Difference
(I) AGE (J) AGE (I-J) Std. Error Sig. Lower Bound Upper Bound
0 1 .38481* .10039 .002 .1006 .6690
*
2 .74127 .10169 .000 .4534 1.0292
*
3 1.15767 .10957 .000 .8475 1.4679
*
4 1.59127 .15123 .000 1.1631 2.0194
1 0 -.38481* .10039 .002 -.6690 -.1006
*
2 .35646 .05021 .000 .2143 .4986
*
3 .77285 .06469 .000 .5897 .9560
4 1.20646* .12268 .000 .8591 1.5538
2 0 -.74127* .10169 .000 -1.0292 -.4534
1 -.35646* .05021 .000 -.4986 -.2143
*
3 .41640 .06669 .000 .2276 .6052
*
4 .85000 .12375 .000 .4996 1.2004
3 0 -1.15767* .10957 .000 -1.4679 -.8475
*
1 -.77285 .06469 .000 -.9560 -.5897
2 -.41640* .06669 .000 -.6052 -.2276
*
4 .43360 .13030 .010 .0647 .8025
*
4 0 -1.59127 .15123 .000 -2.0194 -1.1631
1 -1.20646* .12268 .000 -1.5538 -.8591
*
2 -.85000 .12375 .000 -1.2004 -.4996
3 -.43360* .13030 .010 -.8025 -.0647
*. The mean difference is significant at the 0.05 level.
9.3.4. Tin cậy cảm nhận
Bảng 9.17. Descriptives
PCR
95% Confidence Interval for
Mean

N Mean Std. Deviation Std. Error Lower Bound Upper Bound Minimum Maximum
0 14 2.0821 .15885 .04245 1.9904 2.1739 1.75 2.20
1 111 3.2559 .75084 .07127 3.1146 3.3971 1.60 4.60
2 90 3.3644 .61995 .06535 3.2346 3.4943 2.00 4.60
3 41 3.4049 .63951 .09987 3.2030 3.6067 2.00 4.60
4 9 1.9556 .72648 .24216 1.3971 2.5140 1.60 3.80
Total 265 3.2096 .76137 .04677 3.1175 3.3017 1.60 4.60

Bảng 9.18. Test of Homogeneity of Variances


PCR
Levene Statistic df1 df2 Sig.
7.435 4 260 .000

Bảng 9.19. ANOVA


PCR
Sum of Squares df Mean Square F Sig.
Between Groups 35.909 4 8.977 19.927 .000
Within Groups 117.129 260 .450
Total 153.038 264

Bảng 9.20. Multiple Comparisons


PCR
Tamhane
95% Confidence Interval
Mean Difference
(I) AGE (J) AGE (I-J) Std. Error Sig. Lower Bound Upper Bound
*
0 1 -1.17371 .08295 .000 -1.4113 -.9361
2 -1.28230* .07793 .000 -1.5066 -1.0580
3 -1.32274* .10852 .000 -1.6404 -1.0051
4 .12659 .24585 1.000 -.7932 1.0464
*
1 0 1.17371 .08295 .000 .9361 1.4113
2 -.10859 .09669 .953 -.3823 .1652
3 -.14902 .12269 .925 -.5019 .2038
4 1.30030* .25243 .005 .3855 2.2151
2 0 1.28230* .07793 .000 1.0580 1.5066
1 .10859 .09669 .953 -.1652 .3823
3 -.04043 .11935 1.000 -.3846 .3038
*
4 1.40889 .25082 .003 .4932 2.3246
3 0 1.32274* .10852 .000 1.0051 1.6404
1 .14902 .12269 .925 -.2038 .5019
2 .04043 .11935 1.000 -.3038 .3846
*
4 1.44932 .26195 .002 .5346 2.3640
4 0 -.12659 .24585 1.000 -1.0464 .7932
*
1 -1.30030 .25243 .005 -2.2151 -.3855
2 -1.40889* .25082 .003 -2.3246 -.4932
*
3 -1.44932 .26195 .002 -2.3640 -.5346
*. The mean difference is significant at the 0.05 level.

9.3.5. Chi phí cảm nhận


Bảng 9.21. Descriptives
PCO

95% Confidence Interval for Mean

N Mean Std. Deviation Std. Error Lower Bound Upper Bound Minimum Maximum
0 14 4.0179 .51389 .13734 3.7211 4.3146 3.00 4.75
1 111 3.5653 .84053 .07978 3.4072 3.7234 1.75 5.00
2 90 3.4750 .80295 .08464 3.3068 3.6432 2.00 4.75
3 41 3.3476 .75804 .11839 3.1083 3.5868 1.75 4.75
4 9 3.9167 .39528 .13176 3.6128 4.2205 3.25 4.75
Total 265 3.5368 .80058 .04918 3.4400 3.6336 1.75 5.00

Bảng 9.22. Test of Homogeneity of Variances


PCO
Levene Statistic df1 df2 Sig.
2.397 4 260 .051

Bảng 9.23. ANOVA


PCO
Sum of Squares df Mean Square F Sig.
Between Groups 6.441 4 1.610 2.572 .038
Within Groups 162.763 260 .626
Total 169.204 264

Bảng 9.24. Multiple Comparisons


PCO
Bonferroni
95% Confidence Interval
Mean Difference
(I) AGE (J) AGE (I-J) Std. Error Sig. Lower Bound Upper Bound
0 1 .45254 .22440 .448 -.1828 1.0879
2 .54286 .22731 .176 -.1007 1.1864
3 .67030 .24492 .066 -.0231 1.3637
4 .10119 .33804 1.000 -.8559 1.0583
1 0 -.45254 .22440 .448 -1.0879 .1828
2 .09032 .11223 1.000 -.2274 .4081
3 .21775 .14460 1.000 -.1916 .6271
4 -.35135 .27422 1.000 -1.1277 .4250
2 0 -.54286 .22731 .176 -1.1864 .1007
1 -.09032 .11223 1.000 -.4081 .2274
3 .12744 .14908 1.000 -.2946 .5495
4 -.44167 .27661 1.000 -1.2248 .3415
3 0 -.67030 .24492 .066 -1.3637 .0231
1 -.21775 .14460 1.000 -.6271 .1916
2 -.12744 .14908 1.000 -.5495 .2946
4 -.56911 .29125 .518 -1.3937 .2555
4 0 -.10119 .33804 1.000 -1.0583 .8559
1 .35135 .27422 1.000 -.4250 1.1277
2 .44167 .27661 1.000 -.3415 1.2248
3 .56911 .29125 .518 -.2555 1.3937

9.3.6. Hỗ trợ Chính phủ


Bảng 9.25. Descriptives
GS
95% Confidence Interval for
Mean

N Mean Std. Deviation Std. Error Lower Bound Upper Bound Minimum Maximum
0 14 2.5714 .40146 .10730 2.3396 2.8032 2.00 3.00
1 111 3.1862 .87465 .08302 3.0217 3.3507 1.00 5.00
2 90 3.0889 .69383 .07314 2.9436 3.2342 2.00 5.00
3 41 3.1301 .74862 .11691 2.8938 3.3664 1.00 4.67
4 9 2.4815 .29397 .09799 2.2555 2.7074 2.33 3.00
Total 265 3.0881 .77945 .04788 2.9938 3.1823 1.00 5.00

Bảng 9.26. Test of Homogeneity of Variances


GS
Levene Statistic df1 df2 Sig.
3.163 4 260 .015
Bảng 9.27. ANOVA
GS
Sum of Squares df Mean Square F Sig.
Between Groups 8.189 4 2.047 3.497 .008
Within Groups 152.201 260 .585
Total 160.390 264
Bảng 9.28. Multiple Comparisons
GS
Tamhane
95% Confidence Interval
Mean Difference
(I) AGE (J) AGE (I-J) Std. Error Sig. Lower Bound Upper Bound
*
0 1 -.61476 .13566 .001 -1.0227 -.2068
*
2 -.51746 .12985 .005 -.9131 -.1218
3 -.55865* .15869 .010 -1.0271 -.0902
4 .08995 .14531 1.000 -.3654 .5453
*
1 0 .61476 .13566 .001 .2068 1.0227
2 .09730 .11064 .992 -.2159 .4105
3 .05610 .14339 1.000 -.3563 .4685
*
4 .70470 .12843 .000 .3069 1.1026
2 0 .51746* .12985 .005 .1218 .9131
1 -.09730 .11064 .992 -.4105 .2159
3 -.04119 .13791 1.000 -.4394 .3570
*
4 .60741 .12227 .001 .2203 .9946
*
3 0 .55865 .15869 .010 .0902 1.0271
1 -.05610 .14339 1.000 -.4685 .3563
2 .04119 .13791 1.000 -.3570 .4394
4 .64860* .15255 .002 .1915 1.1057
4 0 -.08995 .14531 1.000 -.5453 .3654
*
1 -.70470 .12843 .000 -1.1026 -.3069
2 -.60741* .12227 .001 -.9946 -.2203
*
3 -.64860 .15255 .002 -1.1057 -.1915
*. The mean difference is significant at the 0.05 level.

9.3.7. Cộng đồng người dùng


Bảng 9.29. Descriptives
UC
95% Confidence Interval for
Mean

N Mean Std. Deviation Std. Error Lower Bound Upper Bound Minimum Maximum
0 14 1.8571 .63669 .17016 1.4895 2.2248 1.00 2.67
1 111 3.1772 .93508 .08875 3.0013 3.3531 1.00 5.00
2 90 3.3296 .89595 .09444 3.1420 3.5173 2.00 5.00
3 41 3.2683 1.01165 .15799 2.9490 3.5876 1.33 4.67
4 9 3.1481 .41201 .13734 2.8314 3.4648 2.67 4.00
Total 265 3.1723 .95747 .05882 3.0565 3.2881 1.00 5.00
Bảng 9.30. Test of Homogeneity of Variances
UC
Levene Statistic df1 df2 Sig.
3.544 4 260 .008

Bảng 9.31. ANOVA


UC
Sum of Squares df Mean Square F Sig.
Between Groups 26.828 4 6.707 8.104 .000
Within Groups 215.191 260 .828
Total 242.019 264

Bảng 9.32. Multiple Comparisons


UC
Tamhane
95% Confidence Interval
Mean Difference
(I) AGE (J) AGE (I-J) Std. Error Sig. Lower Bound Upper Bound
*
0 1 -1.32003 .19192 .000 -1.9203 -.7198
*
2 -1.47249 .19461 .000 -2.0777 -.8672
3 -1.41115* .23220 .000 -2.1031 -.7192
*
4 -1.29101 .21867 .000 -1.9745 -.6075
*
1 0 1.32003 .19192 .000 .7198 1.9203
2 -.15245 .12960 .936 -.5195 .2146
3 -.09112 .18122 1.000 -.6158 .4335
4 .02903 .16352 1.000 -.5016 .5596
2 0 1.47249* .19461 .000 .8672 2.0777
1 .15245 .12960 .936 -.2146 .5195
3 .06134 .18407 1.000 -.4708 .5935
4 .18148 .16668 .968 -.3538 .7167
*
3 0 1.41115 .23220 .000 .7192 2.1031
1 .09112 .18122 1.000 -.4335 .6158
2 -.06134 .18407 1.000 -.5935 .4708
4 .12014 .20934 1.000 -.5091 .7494
*
4 0 1.29101 .21867 .000 .6075 1.9745
1 -.02903 .16352 1.000 -.5596 .5016
2 -.18148 .16668 .968 -.7167 .3538
3 -.12014 .20934 1.000 -.7494 .5091
*. The mean difference is significant at the 0.05 level.
9.3.9. Ý định sử dụng
Bảng 9.33. Descriptives
BI
95% Confidence Interval for
Mean

N Mean Std. Deviation Std. Error Lower Bound Upper Bound Minimum Maximum
0 14 2.1190 .53281 .14240 1.8114 2.4267 1.00 3.00
1 111 3.7673 .77208 .07328 3.6220 3.9125 1.00 5.00
2 90 3.5852 .69295 .07304 3.4400 3.7303 2.00 5.00
3 41 3.4634 .88468 .13816 3.1842 3.7427 1.00 5.00
4 9 1.7778 .72648 .24216 1.2194 2.3362 1.00 2.67
Total 265 3.5038 .89093 .05473 3.3960 3.6115 1.00 5.00

Bảng 9.34. Test of Homogeneity of Variances


BI
Levene Statistic df1 df2 Sig.
.994 4 260 .411

Bảng 9.35. ANOVA


BI
Sum of Squares df Mean Square F Sig.
Between Groups 62.026 4 15.506 27.329 .000
Within Groups 147.526 260 .567
Total 209.552 264

Bảng 9.36. Multiple Comparisons


BI
Tamhane
95% Confidence Interval
Mean Difference
(I) AGE (J) AGE (I-J) Std. Error Sig. Lower Bound Upper Bound
*
0 1 -1.64822 .16015 .000 -2.1498 -1.1467
*
2 -1.46614 .16004 .000 -1.9676 -.9647
3 -1.34437* .19841 .000 -1.9339 -.7548
4 .34127 .28093 .940 -.5960 1.2786
*
1 0 1.64822 .16015 .000 1.1467 2.1498
2 .18208 .10347 .566 -.1109 .4750
3 .30385 .15640 .441 -.1496 .7574
*
4 1.98949 .25301 .000 1.0749 2.9041
2 0 1.46614* .16004 .000 .9647 1.9676
1 -.18208 .10347 .566 -.4750 .1109
3 .12177 .15628 .997 -.3316 .5751
4 1.80741* .25294 .000 .8927 2.7221
*
3 0 1.34437 .19841 .000 .7548 1.9339
1 -.30385 .15640 .441 -.7574 .1496
2 -.12177 .15628 .997 -.5751 .3316
*
4 1.68564 .27880 .000 .7588 2.6125
4 0 -.34127 .28093 .940 -1.2786 .5960
*
1 -1.98949 .25301 .000 -2.9041 -1.0749
*
2 -1.80741 .25294 .000 -2.7221 -.8927
3 -1.68564* .27880 .000 -2.6125 -.7588
*. The mean difference is significant at the 0.05 level.

9.4. Theo trình độ (One-Way ANOVA)


9.4.1. Hữu ích mong đợi
Bảng 9.37. Descriptives
PE
95% Confidence Interval for
Mean

N Mean Std. Deviation Std. Error Lower Bound Upper Bound Minimum Maximum
0 27 2.8981 .70799 .13625 2.6181 3.1782 1.25 5.00
1 100 3.9250 .58008 .05801 3.8099 4.0401 3.00 5.00
2 117 3.8803 .61026 .05642 3.7686 3.9921 2.00 5.00
3 21 3.9405 .40237 .08781 3.7573 4.1236 3.00 4.50
Total 265 3.8019 .66707 .04098 3.7212 3.8826 1.25 5.00

Bảng 9.38 Test of Homogeneity of Variances


PE
Levene Statistic df1 df2 Sig.
.526 3 261 .665
Bảng 9.39. ANOVA
PE
Sum of Squares df Mean Square F Sig.
Between Groups 24.691 3 8.230 23.152 .000
Within Groups 92.783 261 .355
Total 117.474 264

Bảng 9.40. Multiple Comparisons


PE
Bonferroni
95% Confidence Interval
Mean Difference
(I) EDU (J) EDU (I-J) Std. Error Sig. Lower Bound Upper Bound
*
0 1 -1.02685 .12931 .000 -1.3706 -.6831
2 -.98219* .12730 .000 -1.3206 -.6438
3 -1.04233* .17348 .000 -1.5035 -.5811
1 0 1.02685* .12931 .000 .6831 1.3706
2 .04466 .08120 1.000 -.1712 .2605
3 -.01548 .14312 1.000 -.3960 .3650
*
2 0 .98219 .12730 .000 .6438 1.3206
1 -.04466 .08120 1.000 -.2605 .1712
3 -.06013 .14130 1.000 -.4358 .3155
*
3 0 1.04233 .17348 .000 .5811 1.5035
1 .01548 .14312 1.000 -.3650 .3960
2 .06013 .14130 1.000 -.3155 .4358
*. The mean difference is significant at the 0.05 level.

9.4.2. Dễ sử dụng mong đợi


Bảng 9.41. Descriptives
EE
95% Confidence Interval for
Mean

N Mean Std. Deviation Std. Error Lower Bound Upper Bound Minimum Maximum
0 27 2.4722 .59781 .11505 2.2357 2.7087 2.00 3.50
1 100 3.3350 .42227 .04223 3.2512 3.4188 2.00 4.25
2 117 3.7521 .49838 .04607 3.6609 3.8434 2.00 5.00
3 21 3.8690 .61552 .13432 3.5889 4.1492 2.00 5.00
Total 265 3.4736 .62972 .03868 3.3974 3.5498 2.00 5.00

Bảng 9.42. Test of Homogeneity of Variances


EE
Levene Statistic df1 df2 Sig.
4.651 3 261 .003

Bảng 9.43. ANOVA


EE
Sum of Squares df Mean Square F Sig.
Between Groups 41.357 3 13.786 56.811 .000
Within Groups 63.334 261 .243
Total 104.690 264

Bảng 9.44. Multiple Comparisons


EE
Tamhane
95% Confidence Interval
Mean Difference
(I) EDU (J) EDU (I-J) Std. Error Sig. Lower Bound Upper Bound
*
0 1 -.86278 .12255 .000 -1.2055 -.5201
*
2 -1.27991 .12393 .000 -1.6256 -.9343
3 -1.39683* .17685 .000 -1.8848 -.9089
1 0 .86278* .12255 .000 .5201 1.2055
2 -.41714* .06250 .000 -.5831 -.2512
3 -.53405* .14080 .005 -.9374 -.1307
*
2 0 1.27991 .12393 .000 .9343 1.6256
*
1 .41714 .06250 .000 .2512 .5831
3 -.11691 .14200 .961 -.5226 .2887
*
3 0 1.39683 .17685 .000 .9089 1.8848
1 .53405* .14080 .005 .1307 .9374
2 .11691 .14200 .961 -.2887 .5226
*. The mean difference is significant at the 0.05 level.

9.4.3. Ảnh hưởng xã hội


Bảng 9.45. Descriptives
SI
95% Confidence Interval for
Mean
Std.
N Mean Deviation Std. Error Lower Bound Upper Bound Minimum Maximum
0 27 3.6944 .70142 .13499 3.4170 3.9719 1.75 4.25
1 100 3.6375 .39787 .03979 3.5586 3.7164 1.50 4.50
2 117 3.2094 .37709 .03486 3.1404 3.2784 2.00 4.00
3 21 2.8214 .26390 .05759 2.7013 2.9416 2.25 3.25
Total 265 3.3896 .49842 .03062 3.3293 3.4499 1.50 4.50

9.46. Test of Homogeneity of Variances


SI
Levene Statistic df1 df2 Sig.
6.756 3 261 .000

Bảng 9.47. ANOVA


SI
Sum of Squares df Mean Square F Sig.
Between Groups 19.233 3 6.411 36.100 .000
Within Groups 46.351 261 .178
Total 65.584 264

Bảng 9.48. Multiple Comparisons


SI
Tamhane
95% Confidence Interval
Mean Difference
(I) EDU (J) EDU (I-J) Std. Error Sig. Lower Bound Upper Bound
0 1 .05694 .14073 .999 -.3388 .4527
*
2 .48504 .13942 .009 .0920 .8781
3 .87302* .14676 .000 .4637 1.2823
1 0 -.05694 .14073 .999 -.4527 .3388
*
2 .42810 .05290 .000 .2876 .5686
3 .81607* .07000 .000 .6228 1.0094
2 0 -.48504* .13942 .009 -.8781 -.0920
*
1 -.42810 .05290 .000 -.5686 -.2876
3 .38797* .06732 .000 .2007 .5752
*
3 0 -.87302 .14676 .000 -1.2823 -.4637
1 -.81607* .07000 .000 -1.0094 -.6228
*
2 -.38797 .06732 .000 -.5752 -.2007
*. The mean difference is significant at the 0.05 level.

9.4.4. Tin cậy cảm nhận


Bảng 9.49. Descriptives
PCR
95% Confidence Interval for
Mean

N Mean Std. Deviation Std. Error Lower Bound Upper Bound Minimum Maximum
0 27 1.9981 .24980 .04807 1.8993 2.0970 1.60 2.60
1 100 3.1420 .68301 .06830 3.0065 3.2775 2.00 4.60
2 117 3.4650 .59875 .05535 3.3553 3.5746 1.60 4.60
3 21 3.6667 .75982 .16581 3.3208 4.0125 1.60 4.60
Total 265 3.2096 .76137 .04677 3.1175 3.3017 1.60 4.60

Bảng 9.50. Test of Homogeneity of Variances


PCR
Levene Statistic df1 df2 Sig.
10.967 3 261 .000

Bảng 9.51. ANOVA


PCR
Sum of Squares df Mean Square F Sig.
Between Groups 52.099 3 17.366 44.904 .000
Within Groups 100.939 261 .387
Total 153.038 264

Bảng 9.52. Multiple Comparisons


PCR
Tamhane
95% Confidence Interval
Mean Difference
(I) EDU (J) EDU (I-J) Std. Error Sig. Lower Bound Upper Bound
*
0 1 -1.14385 .08352 .000 -1.3675 -.9202
2 -1.46681* .07332 .000 -1.6636 -1.2701
3 -1.66852* .17264 .000 -2.1645 -1.1726
1 0 1.14385* .08352 .000 .9202 1.3675
*
2 -.32296 .08792 .002 -.5566 -.0893
3 -.52467* .17932 .040 -1.0333 -.0160
*
2 0 1.46681 .07332 .000 1.2701 1.6636
*
1 .32296 .08792 .002 .0893 .5566
3 -.20171 .17480 .835 -.7015 .2981
*
3 0 1.66852 .17264 .000 1.1726 2.1645
1 .52467* .17932 .040 .0160 1.0333
2 .20171 .17480 .835 -.2981 .7015
*. The mean difference is significant at the 0.05 level.

9.4.5. Chi phí cảm nhận


Bảng 9.53. Descriptives
PCO
95% Confidence Interval for
Mean

N Mean Std. Deviation Std. Error Lower Bound Upper Bound Minimum Maximum
0 27 3.7685 .64646 .12441 3.5128 4.0243 1.75 4.75
1 100 3.6650 .82970 .08297 3.5004 3.8296 1.75 5.00
2 117 3.4295 .79658 .07364 3.2836 3.5753 1.75 4.75
3 21 3.2262 .71109 .15517 2.9025 3.5499 2.00 4.75
Total 265 3.5368 .80058 .04918 3.4400 3.6336 1.75 5.00

Bảng 9.54. Test of Homogeneity of Variances


PCO
Levene Statistic df1 df2 Sig.
1.806 3 261 .146

Bảng 9.55. ANOVA


PCO
Sum of Squares df Mean Square F Sig.
Between Groups 6.467 3 2.156 3.457 .017
Within Groups 162.737 261 .624
Total 169.204 264

Bảng 9.56. Multiple Comparisons


PCO
Bonferroni
95% Confidence Interval
Mean Difference
(I) EDU (J) EDU (I-J) Std. Error Sig. Lower Bound Upper Bound
0 1 .10352 .17125 1.000 -.3518 .5588
2 .33903 .16859 .272 -.1092 .7872
3 .54233 .22975 .114 -.0685 1.1531
1 0 -.10352 .17125 1.000 -.5588 .3518
2 .23551 .10754 .176 -.0504 .5214
3 .43881 .18954 .128 -.0651 .9427
2 0 -.33903 .16859 .272 -.7872 .1092
1 -.23551 .10754 .176 -.5214 .0504
3 .20330 .18714 1.000 -.2942 .7008
3 0 -.54233 .22975 .114 -1.1531 .0685
1 -.43881 .18954 .128 -.9427 .0651
2 -.20330 .18714 1.000 -.7008 .2942

9.4.6. Hỗ trợ Chính phủ


Bảng 9.57. Descriptives
GS
95% Confidence Interval for
Mean

N Mean Std. Deviation Std. Error Lower Bound Upper Bound Minimum Maximum
0 27 2.5679 .59063 .11367 2.3343 2.8015 2.00 5.00
1 100 3.1333 .83820 .08382 2.9670 3.2997 1.00 5.00
2 117 3.1140 .74299 .06869 2.9779 3.2500 1.00 5.00
3 21 3.3968 .63787 .13919 3.1065 3.6872 2.00 4.00
Total 265 3.0881 .77945 .04788 2.9938 3.1823 1.00 5.00

Bảng 9.58. Test of Homogeneity of Variances


GS
Levene Statistic df1 df2 Sig.
1.062 3 261 .366

Bảng 9.59. ANOVA


GS
Sum of Squares df Mean Square F Sig.
Between Groups 9.591 3 3.197 5.533 .001
Within Groups 150.799 261 .578
Total 160.390 264

Bảng 9.60. Multiple Comparisons


GS
Bonferroni
95% Confidence Interval
Mean Difference
(I) EDU (J) EDU (I-J) Std. Error Sig. Lower Bound Upper Bound
*
0 1 -.56543 .16485 .004 -1.0037 -.1272
2 -.54606* .16229 .005 -.9775 -.1146
*
3 -.82892 .22116 .001 -1.4169 -.2410
1 0 .56543* .16485 .004 .1272 1.0037
2 .01937 .10352 1.000 -.2558 .2946
3 -.26349 .18246 .899 -.7486 .2216
*
2 0 .54606 .16229 .005 .1146 .9775
1 -.01937 .10352 1.000 -.2946 .2558
3 -.28287 .18014 .705 -.7618 .1960
*
3 0 .82892 .22116 .001 .2410 1.4169
1 .26349 .18246 .899 -.2216 .7486
2 .28287 .18014 .705 -.1960 .7618
*. The mean difference is significant at the 0.05 level.

9.4.7. Cộng đồng người dùng


Bảng 9.61. Descriptives
UC
95% Confidence Interval for
Mean

N Mean Std. Deviation Std. Error Lower Bound Upper Bound Minimum Maximum
0 27 2.0741 .87380 .16816 1.7284 2.4197 1.00 4.00
1 100 2.9833 .79755 .07975 2.8251 3.1416 1.00 4.67
2 117 3.4729 .89618 .08285 3.3088 3.6370 2.00 5.00
3 21 3.8095 .73463 .16031 3.4751 4.1439 3.00 5.00
Total 265 3.1723 .95747 .05882 3.0565 3.2881 1.00 5.00

Bảng 9.62. Test of Homogeneity of Variances


UC
Levene Statistic df1 df2 Sig.
1.183 3 261 .317

Bảng 9.63. ANOVA


UC
Sum of Squares df Mean Square F Sig.
Between Groups 55.237 3 18.412 25.729 .000
Within Groups 186.782 261 .716
Total 242.019 264

Bảng 9.64. Multiple Comparisons


UC
Bonferroni
95% Confidence Interval
Mean Difference
(I) EDU (J) EDU (I-J) Std. Error Sig. Lower Bound Upper Bound
*
0 1 -.90926 .18347 .000 -1.3970 -.4215
2 -1.39886* .18061 .000 -1.8790 -.9187
*
3 -1.73545 .24614 .000 -2.3898 -1.0811
1 0 .90926* .18347 .000 .4215 1.3970
*
2 -.48960 .11521 .000 -.7959 -.1833
3 -.82619* .20306 .000 -1.3660 -.2863
*
2 0 1.39886 .18061 .000 .9187 1.8790
1 .48960* .11521 .000 .1833 .7959
3 -.33659 .20049 .566 -.8696 .1964
*
3 0 1.73545 .24614 .000 1.0811 2.3898
1 .82619* .20306 .000 .2863 1.3660
2 .33659 .20049 .566 -.1964 .8696
*. The mean difference is significant at the 0.05 level.

9.4.8. Ý định sử dụng


Bảng 9.65. Descriptives
BI
95% Confidence Interval for
Mean

N Mean Std. Deviation Std. Error Lower Bound Upper Bound Minimum Maximum
0 27 2.0617 .85253 .16407 1.7245 2.3990 1.00 4.67
1 100 3.5650 .71613 .07161 3.4229 3.7071 1.00 4.67
2 117 3.7436 .73159 .06764 3.6096 3.8775 1.67 5.00
3 21 3.7302 .82070 .17909 3.3566 4.1037 1.67 5.00
Total 265 3.5038 .89093 .05473 3.3960 3.6115 1.00 5.00

Bảng 9.66. Test of Homogeneity of Variances


BI
Levene Statistic df1 df2 Sig.
.278 3 261 .841

Bảng 9.67. ANOVA


BI
Sum of Squares df Mean Square F Sig.
Between Groups 64.326 3 21.442 38.536 .000
Within Groups 145.225 261 .556
Total 209.552 264

Bảng 9.68. Multiple Comparisons


BI
Bonferroni
(I) EDU (J) EDU Mean Difference Std. Error Sig. 95% Confidence Interval
(I-J) Lower Bound Upper Bound
*
0 1 -1.50327 .16178 .000 -1.9334 -1.0732
2 -1.68186* .15926 .000 -2.1053 -1.2585
*
3 -1.66843 .21704 .000 -2.2454 -1.0914
*
1 0 1.50327 .16178 .000 1.0732 1.9334
2 -.17859 .10159 .480 -.4487 .0915
3 -.16516 .17905 1.000 -.6412 .3109
*
2 0 1.68186 .15926 .000 1.2585 2.1053
1 .17859 .10159 .480 -.0915 .4487
3 .01343 .17678 1.000 -.4565 .4834
3 0 1.66843* .21704 .000 1.0914 2.2454
1 .16516 .17905 1.000 -.3109 .6412
2 -.01343 .17678 1.000 -.4834 .4565
*. The mean difference is significant at the 0.05 level.

9.5. Theo thu nhập (One-Way ANOVA)


9.5.1. Hữu ích mong đợi
Bảng 9.69. Descriptives
PE
95% Confidence Interval for
Mean

N Mean Std. Deviation Std. Error Lower Bound Upper Bound Minimum Maximum
0 106 3.7925 .62723 .06092 3.6717 3.9133 1.25 5.00
1 102 3.8235 .61196 .06059 3.7033 3.9437 1.25 5.00
2 57 3.7807 .82655 .10948 3.5614 4.0000 2.00 5.00
Total 265 3.8019 .66707 .04098 3.7212 3.8826 1.25 5.00

Bảng 9.70. Test of Homogeneity of Variances


PE
Levene Statistic df1 df2 Sig.
2.085 2 262 .126

Bảng 9.71. ANOVA


PE
Sum of Squares df Mean Square F Sig.
Between Groups .083 2 .041 .092 .912
Within Groups 117.391 262 .448
Total 117.474 264
Bảng 9.72. Multiple Comparisons
PE
Bonferroni
95% Confidence Interval
Mean Difference
(I) INC (J) INC (I-J) Std. Error Sig. Lower Bound Upper Bound
0 1 -.03108 .09284 1.000 -.2548 .1926
2 .01175 .10994 1.000 -.2532 .2767
1 0 .03108 .09284 1.000 -.1926 .2548
2 .04283 .11070 1.000 -.2239 .3095
2 0 -.01175 .10994 1.000 -.2767 .2532
1 -.04283 .11070 1.000 -.3095 .2239

9.5.2. Dễ sử dụng mong đợi


Bảng 9.73. Descriptives
EE
95% Confidence Interval for
Mean

N Mean Std. Deviation Std. Error Lower Bound Upper Bound Minimum Maximum
0 106 3.5519 .52066 .05057 3.4516 3.6522 2.00 5.00
1 102 3.4118 .71809 .07110 3.2707 3.5528 2.00 5.00
2 57 3.4386 .64136 .08495 3.2684 3.6088 2.00 5.00
Total 265 3.4736 .62972 .03868 3.3974 3.5498 2.00 5.00

Bảng 9.74. Test of Homogeneity of Variances


EE
Levene Statistic df1 df2 Sig.
5.099 2 262 .007

Bảng 9.75. ANOVA


EE
Sum of Squares df Mean Square F Sig.
Between Groups 1.110 2 .555 1.403 .248
Within Groups 103.581 262 .395
Total 104.690 264

Bảng 9.76. Multiple Comparisons


EE
Tamhane
95% Confidence Interval
Mean Difference
(I) INC (J) INC (I-J) Std. Error Sig. Lower Bound Upper Bound
0 1 .14012 .08725 .295 -.0701 .3504
2 .11329 .09886 .586 -.1269 .3535
1 0 -.14012 .08725 .295 -.3504 .0701
2 -.02683 .11078 .993 -.2949 .2412
2 0 -.11329 .09886 .586 -.3535 .1269
1 .02683 .11078 .993 -.2412 .2949

9.5.3. Ảnh hưởng xã hội


Bảng 9.77. Descriptives
SI
95% Confidence Interval for
Mean

N Mean Std. Deviation Std. Error Lower Bound Upper Bound Minimum Maximum
0 106 3.5330 .46043 .04472 3.4443 3.6217 2.00 4.50
1 102 3.2941 .55781 .05523 3.1846 3.4037 1.50 4.25
2 57 3.2939 .38418 .05089 3.1919 3.3958 2.25 4.00
Total 265 3.3896 .49842 .03062 3.3293 3.4499 1.50 4.50

Bảng 9.78. Test of Homogeneity of Variances


SI
Levene Statistic df1 df2 Sig.
2.683 2 262 .070

Bảng 9.79. ANOVA


SI
Sum of Squares df Mean Square F Sig.
Between Groups 3.633 2 1.816 7.682 .001
Within Groups 61.951 262 .236
Total 65.584 264

Bảng 9.80. Multiple Comparisons


SI
Bonferroni
95% Confidence Interval
Mean Difference
(I) INC (J) INC (I-J) Std. Error Sig. Lower Bound Upper Bound
*
0 1 .23890 .06745 .001 .0764 .4014
2 .23916* .07987 .009 .0467 .4316
*
1 0 -.23890 .06745 .001 -.4014 -.0764
2 .00026 .08041 1.000 -.1935 .1940
2 0 -.23916* .07987 .009 -.4316 -.0467
1 -.00026 .08041 1.000 -.1940 .1935
*. The mean difference is significant at the 0.05 level.

9.5.4. Tin cậy cảm nhận


Bảng 9.81. Descriptives
PCR
95% Confidence Interval for
Mean

N Mean Std. Deviation Std. Error Lower Bound Upper Bound Minimum Maximum
0 106 3.2679 .74008 .07188 3.1254 3.4105 2.00 4.20
1 102 3.1569 .83376 .08255 2.9931 3.3206 1.60 4.60
2 57 3.1956 .66361 .08790 3.0195 3.3717 1.75 4.60
Total 265 3.2096 .76137 .04677 3.1175 3.3017 1.60 4.60

Bảng 9.82. Test of Homogeneity of Variances


PCR
Levene Statistic df1 df2 Sig.
3.143 2 262 .045
Bảng 9.83. ANOVA
PCR
Sum of Squares df Mean Square F Sig.
Between Groups .655 2 .328 .563 .570
Within Groups 152.383 262 .582
Total 153.038 264

Bảng 9.84. Multiple Comparisons


PCR
Tamhane
95% Confidence Interval
Mean Difference
(I) INC (J) INC (I-J) Std. Error Sig. Lower Bound Upper Bound
0 1 .11106 .10946 .674 -.1525 .3746
2 .07231 .11355 .893 -.2025 .3471
1 0 -.11106 .10946 .674 -.3746 .1525
2 -.03875 .12059 .984 -.3302 .2527
2 0 -.07231 .11355 .893 -.3471 .2025
1 .03875 .12059 .984 -.2527 .3302

9.5.5. Chi phí cảm nhận


Bảng 9.85. Descriptives
PCO
95% Confidence Interval for
Mean

N Mean Std. Deviation Std. Error Lower Bound Upper Bound Minimum Maximum
0 106 4.0377 .63037 .06123 3.9163 4.1591 2.00 5.00
1 102 3.3603 .67080 .06642 3.2285 3.4921 1.75 4.75
2 57 2.9211 .73975 .09798 2.7248 3.1173 1.75 4.75
Total 265 3.5368 .80058 .04918 3.4400 3.6336 1.75 5.00

Bảng 9.86. Test of Homogeneity of Variances


PCO
Levene Statistic df1 df2 Sig.
1.790 2 262 .169

Bảng 9.87. ANOVA


PCO
Sum of Squares df Mean Square F Sig.
Between Groups 51.388 2 25.694 57.139 .000
Within Groups 117.815 262 .450
Total 169.204 264

Bảng 9.88. Multiple Comparisons


PCO
Bonferroni
95% Confidence Interval
Mean Difference
(I) INC (J) INC (I-J) Std. Error Sig. Lower Bound Upper Bound
*
0 1 .67744 .09301 .000 .4533 .9015
*
2 1.11668 .11014 .000 .8513 1.3821
*
1 0 -.67744 .09301 .000 -.9015 -.4533
2 .43924* .11089 .000 .1720 .7064
*
2 0 -1.11668 .11014 .000 -1.3821 -.8513
1 -.43924* .11089 .000 -.7064 -.1720
*. The mean difference is significant at the 0.05 level.

9.5.6. Hỗ trợ Chính phủ


Bảng 9.89. Descriptives
GS
95% Confidence Interval for
Mean

N Mean Std. Deviation Std. Error Lower Bound Upper Bound Minimum Maximum
0 106 2.9843 .70730 .06870 2.8481 3.1205 1.00 5.00
1 102 3.1863 .75718 .07497 3.0376 3.3350 1.00 5.00
2 57 3.1053 .92401 .12239 2.8601 3.3504 1.00 5.00
Total 265 3.0881 .77945 .04788 2.9938 3.1823 1.00 5.00
Bảng 9.90. Test of Homogeneity of Variances
GS
Levene Statistic df1 df2 Sig.
2.578 2 262 .078

Bảng 9.91. ANOVA


GS
Sum of Squares df Mean Square F Sig.
Between Groups 2.142 2 1.071 1.774 .172
Within Groups 158.247 262 .604
Total 160.390 264

Bảng 9.92. Multiple Comparisons


GS
Bonferroni
95% Confidence Interval
Mean Difference
(I) INC (J) INC (I-J) Std. Error Sig. Lower Bound Upper Bound
0 1 -.20200 .10779 .186 -.4617 .0577
2 -.12099 .12765 1.000 -.4286 .1866
1 0 .20200 .10779 .186 -.0577 .4617
2 .08101 .12852 1.000 -.2287 .3907
2 0 .12099 .12765 1.000 -.1866 .4286
1 -.08101 .12852 1.000 -.3907 .2287

9.5.7. Cộng đồng người dùng


Bảng 9.93. Descriptives
UC
95% Confidence Interval for
Mean

N Mean Std. Deviation Std. Error Lower Bound Upper Bound Minimum Maximum
0 106 3.1321 .92087 .08944 2.9547 3.3094 1.00 5.00
1 102 3.2614 .95167 .09423 3.0745 3.4484 1.00 5.00
2 57 3.0877 1.03611 .13724 2.8128 3.3626 1.00 5.00
Total 265 3.1723 .95747 .05882 3.0565 3.2881 1.00 5.00

Bảng 9.94. Test of Homogeneity of Variances


UC
Levene Statistic df1 df2 Sig.
.635 2 262 .531
Bảng 9.95. ANOVA
UC
Sum of Squares df Mean Square F Sig.
Between Groups 1.390 2 .695 .757 .470
Within Groups 240.630 262 .918
Total 242.019 264

Bảng 9.96. Multiple Comparisons


UC
Bonferroni
95% Confidence Interval
Mean Difference
(I) INC (J) INC (I-J) Std. Error Sig. Lower Bound Upper Bound
0 1 -.12936 .13292 .994 -.4496 .1909
2 .04436 .15741 1.000 -.3349 .4236
1 0 .12936 .13292 .994 -.1909 .4496
2 .17372 .15848 .822 -.2081 .5556
2 0 -.04436 .15741 1.000 -.4236 .3349
1 -.17372 .15848 .822 -.5556 .2081

9.5.8. Ý định sử dụng


Bảng 9.97. Descriptives
BI
95% Confidence Interval for
Mean

N Mean Std. Deviation Std. Error Lower Bound Upper Bound Minimum Maximum
0 106 3.4748 .81772 .07942 3.3174 3.6323 1.00 5.00
1 102 3.5310 .98188 .09722 3.3382 3.7239 1.00 5.00
2 57 3.5088 .86397 .11444 3.2795 3.7380 1.33 5.00
Total 265 3.5038 .89093 .05473 3.3960 3.6115 1.00 5.00

Bảng 9.98. Test of Homogeneity of Variances


BI
Levene Statistic df1 df2 Sig.
1.894 2 262 .153

Bảng 9.99. ANOVA


BI
Sum of Squares df Mean Square F Sig.
Between Groups .166 2 .083 .104 .901
Within Groups 209.386 262 .799
Total 209.552 264
Bảng 9.100. Multiple Comparisons
BI
Bonferroni
95% Confidence Interval
Mean Difference
(I) INC (J) INC (I-J) Std. Error Sig. Lower Bound Upper Bound
0 1 -.05620 .12399 1.000 -.3550 .2426
2 -.03393 .14683 1.000 -.3877 .3199
1 0 .05620 .12399 1.000 -.2426 .3550
2 .02227 .14784 1.000 -.3339 .3785
2 0 .03393 .14683 1.000 -.3199 .3877
1 -.02227 .14784 1.000 -.3785 .3339

You might also like