You are on page 1of 173

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYỄN MINH ĐỨC

PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY LUẬT HỢP DANH


TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYỄN MINH ĐỨC

PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY LUẬT HỢP DANH


TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC


Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 9 38 01 07

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Vũ Thị Lan Anh
2. PGS. TS. Nguyễn Như Phát

HÀ NỘI - 2022
i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng
tôi. Số liệu sử dụng phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả
nghiên cứu trong luận án do tôi tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách
quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Các kết quả này chưa từng được
công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào.

Tác giả luận án

Nguyễn Minh Đức


ii

LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc đối với PGS.TS.
Vũ Thị Lan Anh và PGS.TS. Nguyễn Như Phát đã tận tình hướng dẫn tác giả
hoàn thành bản luận án này.
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, các thầy, cô, anh,
chị, em, bạn bè đồng nghiệp đã luôn động viên, khích lệ và đóng góp những ý
kiến quý báu để tác giả có thể hoàn thành được luận án của mình.

Tác giả luận án

Nguyễn Minh Đức


iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

CTCP Công ty cổ phần


CTLHD Công ty luật hợp danh
CTLTNHH Công ty luật trách nhiệm hữu hạn
CTHD Công ty hợp danh
DN Doanh nghiệp
HĐTV Hội đồng thành viên
LLS Luật Luật sư
LHD Luật hợp danh
TCHNLS Tổ chức hành nghề luật sư
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TVHD Thành viên hợp danh
UBND Ủy ban nhân dân
XHCN Xã Hội Chủ Nghĩa
iv

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................... 3
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ................................. 4
5. Những đóng góp mới của Luận án ...................................................... 6
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án .................................................. 7
7. Kết cấu luận án .................................................................................... 7
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
NGHIÊN CỨU ............................................................................................................. 8
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài ......................... 8
1.1. Các công trình nghiên cứu lý luận chung về luật sư, công ty luật hợp danh
và pháp luật về công ty luật hợp danh trong bối cảnh hội nhập quốc tế ..................... 8
1.2. Các công trình nghiên cứu thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành
pháp luật về công ty luật hợp danh trong bối cảnh hội nhập trên thế giới và Việt
Nam ................................................................................................................................. 20
1.3. Các công trình nghiên cứu về hoàn thiện pháp luật, cơ chế đảm bảo, nâng
cao hiệu lực, hiệu quả của pháp luật về công ty luật hợp danh trong bối cảnh hội
nhập quốc tế .................................................................................................................... 25
2. Đánh giá các công trình liên quan tới đề tài và định hướng nghiên
cứu của luận án ............................................................................................. 27
2.1. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu .................................................. 27
2.2. Những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu.................................................. 30
3. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên
cứu ................................................................................................................. 31
3.1. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu ............................................................................ 31
3.2. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ............................................ 34
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN VỀ CÔNG TY LUẬT HỢP DANH VÀ PHÁP
LUẬT VỀ CÔNG TY LUẬT HỢP DANH ............................................................. 36
1.1. Lý luận về công ty luật hợp danh ................................................... 36
v

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm công ty hợp danh ..................................................... 36


1.1.2. Khái quát về dịch vụ pháp lý và tổ chức hành nghề luật sư .................... 44
1.1.3. Khái niệm, đặc điểm của công ty luật hợp danh ...................................... 53
1.1.4. Những yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động của công ty luật hợp danh ......... 61
1.2. Lý luận pháp luật về công ty luật hợp danh .................................. 64
1.2.1. Khái niệm pháp luật về công ty luật hợp danh ......................................... 64
1.2.2. Nội dung pháp luật về công ty luật hợp danh ........................................... 68
1.2.3. Vai trò điều chỉnh của pháp luật về công ty luật hợp danh trong bối cảnh
hội nhập quốc tế ............................................................................................................. 70
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH
PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY LUẬT HỢP DANH TRONG BỐI CẢNH HỘI
NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY .................................................. 74
2.1. Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về thành viên
trong công ty luật hợp danh .......................................................................... 74
2.1.1. Thực trạng pháp luật về thành viên trong công ty luật hợp danh và một
số nhận xét ...................................................................................................................... 74
2.1.2. Thực tiễn thi hành pháp luật về thành viên trong công ty luật hợp danh
và một số nhận xét .......................................................................................................... 85
2.2. Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về tổ chức
quản lý công ty luật hợp danh ...................................................................... 88
2.2.1. Thực trạng pháp luật về tổ chức, quản lý công ty luật hợp danh và một
số nhận xét ...................................................................................................................... 88
2.2.2. Thực tiễn thi hành pháp luật về tổ chức, quản lý công ty luật hợp
danh và một số nhận xét .............................................................................................. 92
2.3. Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về quyền,
nghĩa vụ của công ty luật hợp danh và các dịch vụ pháp lý do công ty luật
hợp danh cung ứng ........................................................................................ 97
2.3.1. Thực trạng pháp luật về quyền, nghĩa vụ của công ty luật hợp danh, các
dịch vụ pháp lý do công ty luật hợp danh cung ứng và một số nhận xét ..................... 97
2.3.2. Thực tiễn thi hành pháp luật về quyền, nghĩa vụ của công ty luật hợp
danh, các dịch vụ pháp lý do công ty luật hợp danh cung ứng và một số nhận xét 103
vi

2.4. Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về thành lập,
tổ chức lại và chấm dứt hoạt động công ty luật hợp danh ......................... 107
2.4.1. Thực trạng pháp luật về thành lập, tổ chức lại, chấm dứt hoạt động công
ty luật hợp danh và một số nhận xét ........................................................................... 107
2.4.2. Thực tiễn thi hành pháp luật về thành lập, tổ chức lại, chấm dứt hoạt
động công ty luật hợp danh và một số nhận xét ........................................................ 112
2.5. Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về hành nghề
của luật sư nước ngoài, công ty luật hợp danh nước ngoài tại Việt Nam
trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay ................................................... 116
2.5.1. Thực trạng pháp luật về hành nghề của luật sư nước ngoài, công
ty luật hợp danh nước ngoài tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế và
một số nhận xét ............................................................................................ 118
2.5.2. Thực tiễn thi hành pháp luật về hành nghề của luật sư nước ngoài, công
ty luật hợp danh nước ngoài tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế và một số
nhận xét ......................................................................................................................... 124
CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
VỀ CÔNG TY LUẬT HỢP DANH VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THI HÀNH
TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ ......................... 129
3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về công ty luật hợp danh trong
bối cảnh hội nhập quốc tế ........................................................................... 129
3.1.1. Hoàn thiện pháp luật về công ty luật hợp danh phải phù hợp với đặc
điểm phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa pháp lý của Việt Nam................................ 129
3.1.2. Hoàn thiện pháp luật về công ty luật hợp danh phải đáp ứng yêu cầu của
điều kiện cải cách tư pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ..... 130
3.1.3. Hoàn thiện pháp luật về công ty luật hợp danh nhằm đảm bảo tính đồng
bộ trong hệ thống pháp luật về công ty hợp danh ..................................................... 131
3.1.4. Hoàn thiện pháp luật về công ty luật hợp danh cần đảm bảo tính linh
hoạt của hành nghề luật sư nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động............................ 132
3.1.5. Hoàn thiện pháp luật về công ty luật hợp danh tạo điều kiện để các luật
sư hoàn thiện sứ mệnh bảo vệ quyền con người và quyền công dân....................... 133
3.1.6. Hoàn thiện pháp luật về công ty luật hợp danh nhằm đáp ứng yêu cầu
hội nhập quốc tế ........................................................................................................... 134
vii

3.2. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về công ty luật hợp danh trong
bối cảnh hội nhập quốc tế ở Việt Nam ........................................................ 135
3.2.1. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật luật sư liên quan tới công ty luật hợp
danh ............................................................................................................................... 135
3.2.2. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật doanh nghiệp liên quan tới công ty
luật hợp danh ................................................................................................................ 140
3.2.3. Hoàn thiện các quy định nâng cao trách nhiệm nghề nghiệp, đạo đức
hành nghề của luật sư và công ty luật hợp danh....................................................... 144
3.2.4. Sửa đổi, thống nhất các quy định về hành nghề của luật sư nước ngoài,
công ty luật hợp danh nước ngoài ở Việt Nam .......................................................... 147
3.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về công ty luật
hợp danh trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở Việt Nam .............................. 148
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 156
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ ............................................................... 158
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 159
1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài


Ở Việt Nam, cùng với với công cuộc đổi mới và quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế, các doanh nghiệp được thành lập ngày càng nhiều và ngày càng khẳng
định vai trò của mình trong việc phát triển kinh tế, xã hội. Hội nhập kinh tế quốc
tế có tác động mạnh mẽ tới mọi lĩnh vực đời sống và đặc biệt ảnh hưởng đến khả
năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Bên cạnh những thời cơ phát
triển sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cũng phải đương đầu với những rủi
ro pháp lý. Điều đó dẫn đến một nhu cầu thiết yếu của các thương nhân, cá nhân
sử dụng các dịch vụ pháp lý do các tổ chức hành nghề luật sư cung cấp để dự
liệu và hành động nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp trong đàm phán,
giao kết và thực hiện giao dịch. Đồng thời bảo vệ quyền lợi hợp pháp trong quá
trình giải quyết tranh chấp, thi hành án.. Thực tế cho thấy, nhu cầu sử dụng dịch
vụ pháp lý đang tăng lên một cách rõ rệt.
Trên thế giới, nghề luật sư được tổ chức theo nhiều hình thức và rất đa
dạng. Sự đa dạng này xuất phát từ đặc thù lịch sử, văn hóa cũng như hệ thống
pháp luật của mỗi nước. Trong hơn 30 năm đổi mới từ 1986 đến nay, cùng với quá
trình cải cách tư pháp, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc đổi mới tổ chức và
hoạt động của luật sư. Các hoạt động của luật sư và các tổ chức hành nghề luật sư
đã đáp ứng kịp thời một phần nhu cầu về dịch vụ pháp lý ngày càng cao của cá
nhân, tổ chức; góp phần quan trọng trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
các bên tranh chấp. Đồng thời góp phần từng bước tạo lập môi trường pháp lý
thuận lợi và tin cậy cho các hoạt động đầu tư, kinh doanh, thương mại trong bối
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, đẩy mạnh hiệu quả thị trường và tăng cường niềm
tin cho các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, những kết quả đó mới là bước đầu, tổ chức và hoạt động luật
sư, các tổ chức hành nghề luật sư còn bộc lộ nhiều hạn chế, chất lượng đội ngũ
luật sư và hiệu quả hoạt động của các tổ chức hành nghề luật sư hiện nay chưa
2

cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của cải cách tư pháp và hội nhập kinh tế quốc
tế. Điều này được lý giải bởi các quy định của pháp luật về luật sư, hành nghề
luật sư, trong đó có công luật hợp danh chưa thực sự minh bạch, thống nhất, còn
những bất cập cả trên lý luận và thực tiễn thi hành. Ngoài ra, hoạt động của các
tổ chức hành nghề luật sư nói chung, công ty luật hợp danh nói riêng chưa được
quan tâm, nghiên cứu về bản chất cũng như đặc thù của loại hình kinh doanh đặc
biệt này.
Khuôn khổ, cách thức vận hành của công ty luật hợp danh không chỉ chịu
sự tác động của môi trường pháp lý, điều kiện kinh tế, chính trị mà còn bị ảnh
hưởng bởi văn hóa, tập quán, trình độ hiểu biết pháp lý của người dân ở mỗi
vùng miền, quốc gia. Thêm vào đó, danh tiếng và thành công của các công ty
luật hợp danh nói riêng, các tổ chức hành nghề luật sư nói chung được tạo nên
bởi đạo đức hành nghề, lĩnh vực hoạt động và đặc biệt là chuyên môn của các
luật sư trong công ty. Việc hướng tới một mô hình công ty luật hợp danh minh
bạch và hiệu quả không chỉ là mục tiêu của hoạch định chính sách pháp luật mà
còn thể hiện nhu cầu, mong mỏi của các nhà đầu tư. Bởi đối với công ty luật nói
chung, luật hợp danh nói riêng, không chỉ đơn thuần là một loại hình công ty
thương mại thuần túy mà còn cung cấp các sản phẩm dịch vụ pháp lý cho người
tiêu dùng, có thể ảnh hưởng nhiều mặt tới cuộc sống tinh thần và vật chất của
khách hàng.
Duy trì cạnh tranh trong một thế giới biến động, các công ty luật hợp danh
phải cải cách và điều chỉnh thông lệ quản lý, điều hành công ty của họ để đáp
ứng được các yêu cầu mới và giành được các cơ hội mới. Điều này đòi hỏi
không chỉ tự thân các công ty luật hợp danh thay đổi mà còn từ môi trường pháp
lý hiệu quả. Các quy định pháp luật liên quan tới tổ chức, quản lý và điều hành
công ty luật hợp danh phải phù hợp với thông lệ quốc tế, khuc vực... Từ nhận
thức đó, việc lựa chọn đề tài “Pháp luật về công ty luật hợp danh trong bối
cảnh hội nhập quốc tế” làm đề tài tiến sĩ là hết sức cần thiết, có ý nghĩa trên
phương diện lý luận và thực tiễn.
3

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu


2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích những vấn đề lý luận về tổ chức hành nghề luật sư,
công ty luật hợp danh, pháp luật về công ty luật hợp danh cũng như thực trạng
pháp luật và thực tiễn thi hành lĩnh vực pháp luật này ở Việt Nam trong bối cảnh
hội nhập quốc tế, Luận án đề xuất những định hướng và giải pháp hoàn thiện
pháp luật, nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về công ty luật hợp danh theo
hướng cụ thể, đầy đủ, toàn diện, từ đó thúc đẩy sự phát triển của công ty luật hợp
danh trong bối cảnh hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với mục đích nghiên cứu ở trên, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án được
xác định như sau:
Thứ nhất, hệ thống hóa và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận của pháp luật
về công ty luật hợp danh theo hướng hội nhập kinh tế quốc tế, cụ thể như sau:
- Lý luận về công ty luật hợp danh gồm các nội dung sau: Khái niệm, đặc
điểm công ty luật hợp danh, những yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động của công ty
luật hợp danh.
- Lý luận pháp luật về công ty luật hợp danh, trong đó bao gồm các vấn đề
như: thành lập công ty luật hợp danh, quản trị công ty luật hợp danh, trách nhiệm
pháp lý của các thành viên hợp danh…
Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về công ty luật hợp danh
trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay, từ đó làm rõ những
thành tựu và hạn chế trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Thứ ba, trên cơ sở những vấn đề lý luận và thực trạng của pháp luật về công ty
luật hợp danh trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Luận án tập trung đưa ra những giải
pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về công ty luật hợp
danh trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
4

Đối tượng nghiên cứu của luận án là: (i) Các quan điểm khoa học pháp lý
về công ty luật hợp danh, bao gồm các quan điểm của các nhà khoa học trong và
ngoài nước tại các công trình khoa học đã được công bố; (ii) Các quy định pháp
luật hiện hành về công ty luật hợp danh, một số quy định về công ty luật hợp
danh của một số quốc gia điển hình trên thế giới; các điều ước quốc tế mà Việt
Nam là thành viên liên quan đến dịch vụ pháp lý; (iii) Thực tiễn thi hành pháp
luật về công ty luật hợp danh tại Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Với yêu cầu về dung lượng, luận án giới hạn về phạm vi nghiên cứu như sau:
Về không gian, luận án nghiên cứu pháp luật Việt Nam có liên quan tới
công ty luật hợp danh, cụ thể là pháp luật doanh nghiệp, pháp luật luật sư... Một
số quy định pháp luật quốc tế, pháp luật của các quốc gia như: Pháp, Đức, Anh,
Mỹ khác chỉ mang tính tham khảo và so sánh đánh giá nhằm rút ra bài học kinh
nghiệm để hoàn thiện pháp luật Việt Nam về công ty luật hợp danh trong bối
cảnh hội nhập quốc tế. Đây là những quốc gia đại diện tiêu biểu cho hệ thống
pháp luật common law và civil law, cũng là những quốc gia có nghề luật phát
triển lâu đời cùng với những công ty luật hàng đầu thế giới, trong đó có những
công ty luật hợp danh.
Về thời gian, luận án nghiên cứu bối cảnh kinh tế- xã hội, pháp luật Việt
Nam từ sau Đại hội Đảng VI (1986) đến nay, cụ thể từ khi Pháp lệnh Tổ chức
luật sư năm 1989 được ban hành tới nay.
Về nội dung, để đảm bảo nội dung chuyên sâu của đề tài nghiên cứu và
phù hợp với yêu cầu, nội dung nghiên cứu của luận án được giới hạn ở những
quy định pháp luật Việt Nam về công ty hợp danh và công ty luật hợp danh.
Những quy định về công ty luật hợp danh theo pháp luật nước ngoài được
nghiên cứu tham khảo, lấy cơ sở so sánh và rút ra những bài học kinh nghiệm.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng và Nhà
5

nước về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Để đạt được kết quả nghiên cứu, tác giả luận án đã sử dụng các phương pháp
nghiên cứu cụ thể sau đây:
- Phương pháp phân tích: Đây là phương pháp nghiên cứu luật học cơ bản
và được sử dụng chủ yếu trong quá trình làm luận án. Phương pháp này được sử
dụng với mục đích phân tích thực trạng quy định pháp luật và thực trạng thực
hiện các quy định về công ty luật hợp danh trên thực tế. Đồng thời, phương pháp
phân tích được sử dụng để giải thích các quan điểm khoa học được trình bày
trong Luận án. Phương pháp này được sử dụng trong toàn bộ luận án tiến sĩ.
- Phương pháp so sánh: Bên cạnh phương pháp phân tích, luận án còn sử
dụng phương pháp so sánh nhằm có một cái nhìn toàn diện hơn về những quy
định pháp luật Việt Nam về công ty luật hợp danh trong bối cảnh hội nhập.
Ngoài ra, việc sử dụng phương pháp so sánh rất cần thiết để giúp luận án
tìm hiểu về những điểm tương đồng và khác biệt giữa pháp luật Việt Nam với
pháp luật một số quốc gia trên thế giới quy định về công ty luật hợp danh. Để từ
đó, Luận án có thể tiếp thu những quy định tiến bộ và đề xuất với nhà nước chọn
lọc, vận dụng cho việc hoàn thiện quy định pháp luật về công ty luật hợp danh
trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Phương pháp so sánh được sử dụng chủ yếu
trong chương 1, chương 2 của Luận án khi so sánh các quy định pháp luật nước
ngoài và việc thực hiện pháp luật về công ty luật hợp danh.
- Phương pháp chứng minh bằng dẫn chứngcó: phương pháp này được sử
dụng chủ yếu ở chương 2 với những ví dụ thực tiễn về công ty luật hợp danh để
làm sáng tỏ các luận cứ khoa học, giải quyết mối liên hệ giữa quy định pháp luật
về công ty luật hợp danh và thực tiễn thi hành các quy định đó nhằm phục vụ
cho việc đánh giá những thành công và hạn chế của pháp luật về công ty luật hợp
danh trong bối cảnh hội nhập ở Việt Nam hiện nay.
- Phương pháp thống kê: Phương pháp này được Luận án sử dụng nhằm
trình bày các số liệu cụ thể về tình hình công ty luật hợp danh, các thủ tục pháp
lý, các điều kiện thành lập công ty luật hợp danh áp dụng ở Việt Nam hiện nay.
- Phương pháp hệ thống hóa: Phương pháp hệ thống hóa được sử dụng để
6

trình bày các vấn đề, nội dung từ lý luận tới thực tiễn một cách chặt chẽ, có
logic. Từ đó có thể khái quát các luận điểm khoa học trong các công trình nghiên
cứu đã được công bố, và tiếp thu có chọn lọc để chuyển hóa vào nội dung của
Luận án. Phương pháp hệ thống hóa đảm bảo các giải pháp của Luận án có tính
kế thừa, hợp lý và tính khoa học cao.
Trong số các phương pháp trên, phương pháp hệ thống, phân tích và so sánh
luật học được sử dụng chủ yếu và xuyên suốt hầu hết các nội dung của luận án.
5. Những đóng góp mới của Luận án
Trên cơ sở có chọn lọc kết quả của các công trình nghiên cứu trước đây về
công ty luật hợp danh, luận án có những đóng góp mới về khoa học liên quan tới
công ty luật hợp danh trong bối cảnh hội nhập quốc tế sau đây:
Thứ nhất, luận án hệ thống hóa và phân tích làm sâu sắc thêm một số vấn
đề lý luận về công ty luật hợp danh, bao gồm khái niệm, đặc điểm, tổ chức và
hoạt động của công ty luật hợp danh, trách nhiệm pháp lý của các thành viên và
quản lý nhà nước đối với công ty luật hợp danh….; làm rõ vai trò của công ty
luật hợp danh trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
Thứ hai, luận án phân tích, đánh giá quy định pháp luật hiện hành của Việt
Nam ở Hiến pháp, Luật Luật sư, các văn bản có liên quan khác về các vấn đề
liên quan tới công ty luật hợp danh, đánh giá thực tiễn thi hành pháp luật để từ
đó chỉ ra những thành công, những hạn chế cũng như nguyên nhân của những
bất cập trong pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về công ty luật hợp danh ở
Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Thứ ba, luận án phân tích các định hướng trong việc hoàn thiện pháp luật
về công ty luật hợp danh ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập, từ đó luận án đưa
ra một số giải pháp hoàn thiện hình thức và nội dung pháp luật và nâng cao hiệu
quả thi hành pháp luật về công ty luật hợp danh phù hợp với nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cũng như trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
7

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án


6.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung, hoàn thiện và làm sâu
sắc những vấn đề lý luận về công ty luật hợp danh cũng như pháp luật về công ty
luật hợp danh trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở Việt Nam. Qua đó, góp phần
phát triển, hoàn thiện những tri thức lý luận về luật học nói chung và về quản lý
nhà nước đối với công ty luật hợp danh nói riêng.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Luận án là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu và giảng
dạy khoa học pháp lý, cũng như các nhà hoạt động thực tiễn,
- Các giải pháp mà luận án đề xuất góp phần hoàn thiện chính sách, pháp
luật về công ty luật hợp danh, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay
với sự cạnh tranh của các hãng luật hợp danh toàn cầu.
- Các giải pháp luận án đưa ra có giá trị tham khảo đối với các cơ quan có
thẩm quyền trong quá trình tổ chức thực hiện pháp luật về công ty luật hợp danh.
- Kết quả của luận án là tài liệu tham khảo giúp cho các công ty luật hợp
danh có thêm định hướng trong hoạt động cũng như nâng cao năng lực cạnh
tranh trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay.
7. Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu, phần tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý
thuyết nghiên cứu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án được
kết cấu gồm 03 chương như sau:
Chương 1. Lý luận về công ty luật hợp danh và pháp luật về công ty luật
hợp danh
Chương 2. Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về công ty
luật hợp danh ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế
Chương 3. Định hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về công ty luật hợp
danh và nâng cao hiệu quả thi hành tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế
8

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU


VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU

1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài
Nghiên cứu việc cung cấp dịch vụ pháp lý của các tổ chức hành nghề luật
sư nói chung, của công ty luật hợp danh nói riêng trong bối cảnh hội nhập quốc
tế chưa được nghiên cứu nhiều ở Việt Nam. Tuy nhiên, những công trình nghiên
cứu pháp luật về công ty luật, công ty luật hợp danh không phải là vấn đề mới
trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam.
Tác giả trình bày những kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học
đã công bố ở trong và ngoài nước liên quan đến các vấn đề cần giải quyết của đề
tài luận án theo những nội dung sau đây:
1.1. Các công trình nghiên cứu lý luận chung về luật sư, công ty luật
hợp danh và pháp luật về công ty luật hợp danh trong bối cảnh hội nhập
quốc tế
1.1.1. Các nghiên cứu lý luận chung về luật sư và vai trò của luật sư
Hiện nay có nhiều công trình đã đề cập tới quan niệm, lịch sử hình thành
nghề luật sư và tổ chức hành nghề luật sư nói chung, có thể kể đến một số công
trình như sau:
- Trong nghiên cứu "Lawyers in the Mist" (Luật sư trong màn sương)
đăng trên tạp chí Science Digest tháng 5/1990 của Tiến sĩ Mark Johnson1 đã
khẳng định sự phát triển và lịch sử của luật sư gắn liền với sự phát triển và lịch
sử của loài người. Giống như mối quan hệ cộng sinh giữa cây cối và nấm, luật sư
có mối quan hệ quan trọng gắn bó từ thời bình minh của loài người, gắn liền với
áp bức, bất công, danh dự, nhân phẩm và sinh mạng…
Các nhà nhân học pháp lý (Legal anthropologists2) cho rằng chứng cứ

1
Johnson, Dr. Mark (1990). "Lawyers in the Mist?", Science Digest, May 1990
2
Legal anthropology, anthropology of laws là một phân ngành của nhân học chuyên về "nghiên cứu giữa văn
hóa về trật tự xã hội". Các câu hỏi mà các nhà Nhân học pháp lý tìm cách trả lời liên quan đến việc luật pháp
hiện diện như thế nào trong lịch sử, văn hóa loài người? Nó biểu hiện như thế nào? Các nhà nhân học có thể
đóng góp như thế nào vào sự hiểu biết về luật pháp?
9

hoàn chỉnh đầu tiên về văn bản được cho là của luật sư được phát hiện có niên
đại cách đây 150.000 năm. Bản tóm tắt bằng hình ảnh trên đá được tìm thấy liên
quan đến tranh chấp ranh giới đất đai giữa bộ tộc người Neanderthal và bộ tộc
người Cro-Magnons. Quyết định có lợi cho bộ tộc Cro-Magnon này đã dẫn đến
một loạt các vụ việc liên tiếp, đánh dấu kết cục cho bộ tộc người Neanderthal.
Cùng với cách mạng nông nghiệp, phát minh ra chữ viết và khởi nguồn các nền
văn mình, dần dần, nghề luật sư đã xuất hiện ở châu Âu từ thời Hy Lạp và La
Mã cổ đại.
- Trong nghiên cứu “Lawyers, the Legal Profession & Access to Justice in
the United States: A Brief History”3 (Lịch sử Luật sư, Nghề luật & Quyền tiếp
cận Tư pháp ở Hoa Kỳ) của Giáo sư Robert W. Gordon, trường Luật Stanford
năm 20194 cho rằng, về mặt lý tưởng, công lý là một lợi ích phổ quát: luật pháp
bảo vệ quyền bình đẳng của người giàu, có quyền lực với người nghèo, yếu thế.
Bài nghiên cứu đề cập đến lịch sử tiếp cận công lý - tư pháp dân sự - và
vai trò của luật sư, các tổ chức nghề luật trong việc thúc đẩy và hạn chế quyền
tiếp cận đó. Trong thế kỷ trước, các chuyên gia pháp lý đã cố gắng cung cấp các
dịch vụ pháp lý và tư vấn pháp lý cho những người không có đủ khả năng có thể
tiếp cận các quyền này. Bằng cách đó, đã tiến gần hơn đến những lý tưởng về
phổ quát công lý.
Nghiên cứu đã phân tích vai trò cũng như lịch sử nghề luật tại Hoa Kỳ,
trong lịch sử lập quốc 300 năm để làm rõ vai trò của Luật sư, nghề luật với
quyền tiếp cận công lý. Tại công trình này cũng phân loại các dịch vụ pháp lý
được cung cấp bởi các tổ chức hành nghề luật sư một cách khái quát.
- Bài báo “The Medieval of the Legal Profession: Canonists, Civilians,

Nguồn https://www.oxfordbibliographies.com/view/document/obo-9780199766567/obo-9780199766567-
0049.xml truy cập 10/02/2022
3
Robert W. Gordon (2019), Lawyers, the Legal Profession & Access to Justice in the United States: A Brief
History3, Stanford Law School.
4
https://www.amacad.org/sites/default/files/publication/downloads/19_Winter_Daedalus_Gordon.pdf truy
cập 06/062021
10

and Courts”5 (Nghề luật thời trung cổ: giáo sĩ, dân thường và Tòa án) của tác
giả Brundage, James A. trong tạp chí của Đại học Chicago, nghề luật được xem
xét chủ yếu trên ba phương diện: (i) Lịch sử hình thành và phát triển nghề luật;
(ii) Thành tố tác động tới nghề luật và (iii) Đạo đức pháp lý của luật sư.
Trong bài báo, tác giả đã khảo sát, xác định vào khoảng thế kỷ V trước
Công nguyên, trong nhà nước Hy Lạp cổ, tổ chức tòa án hình thành và việc xét
xử có sự tham gia của mọi người dân. Nguyên cáo hoặc bị cáo có thể tự trình
bày ý kiến, lý lẽ của mình trước Tòa hoặc nhờ người khác có tài hùng biện trình
bày hộ ý kiến, lý lẽ trước Toà. Việc bào chữa xuất phát tự nhiên nhằm minh oan
cho bạn bè hoặc người thân. Trong xã hội dần dần hình thành nhóm người
chuyên sâu, am hiểu về pháp luật và việc diễn giải pháp luật của họ được xem
xét như hoạt động nghề nghiệp. Hoạt động của các thày cãi - luật sư được chấp
nhận và uy tín của họ trong xã hội ngày càng được nâng cao.
- Cuốn sách “Business Development for Lawyers: Principles and
Practice”6 (Phát triển kinh doanh cho luật sư: Nguyên tắc và thực hành) của tác
giả Laurie Young, do nhà xuất bản Ark Group ấn hành năm 2010, đề cập tới quản
trị công ty luật bao gồm: trật tự quản lý, quản lý công ty luật về tài chính và kế
toán trong đó phân tích lợi nhuận, tự quản, kế hoạch về thuế,… hoặc các chính
sách sáp nhập, mua bán…của các công ty luật đa quốc gia và xuyên quốc gia.
Bên cạnh đó, trong cuốn sách dày 85 trang, tác giả cũng cung cấp những
số liệu thực tiễn về quản lý thương hiệu hay doanh thu trên cơ sở các bản báo
cáo tài chính về lợi nhuận, về phân tích tài chính… góp phần xây dựng nên một
mô hình quản lý công ty luật một cách khoa học và hiệu quả. Công trình nghiên
cứu trên đây giúp đưa ra một hệ thống các vấn đề liên quan đến quản trị tài chính
của công ty luật và những lời khuyên khả thi được đưa ra để xây dựng và phát
triển kế hoạch kinh doanh tốt nhất của công ty luật. Có thể nói, đây là một nguồn
tài liệu có giá trị thực tiễn và công trình nghiên cứu này rất có giá trị tham khảo

5
Brundage, James A. (2008), The Medieval of the Legal Profession: Canonists, Civilians, and Courts,
University of Chicago Press
6
Laurie Young, Business Development for Lawyers: Principles and Practice, Ark Group, 2010
11

có thể hổ trợ cho quá trình nghiên cứu của tác giả.
- Cuốn sách “Đạo đức & kỹ năng của luật sư trong nền kinh tế thị trường
định hướng Xã hội chủ nghĩa”7 của GS.TS. Lê Hồng Hạnh làm chủ biên, NXB
Đại học sư phạm 2002, chứa đựng nhiều nội dung về hoạt động của luật sư, đặc
điểm và phương thức dịch vụ luật sư, đặc biệt là các kỹ năng thực hành của cán
bộ luật. Nội dung chủ yếu được trình bày gồm: đánh giá khái quát hệ thống pháp
luật Việt Nam và xem xét những lĩnh vực cơ bản của pháp luật kinh tế; phân tích
những kỹ năng pháp luật thực hành cần thiết như: kỹ năng tư vấn pháp luật, soạn
thảo văn bản, kỹ năng trọng tài, kỹ năng tranh tụng. Những kỹ năng này rất cần
thiết để cán bộ pháp luật hoạt động một cách có hiệu quả trong nền kinh tế thị
trường, đồng thời gợi mở những vấn đề thực tiễn. Công trình này chủ yếu đề cập
về kỹ năng của cán bộ pháp luật. Trong những khía cạnh nhất định, những kỹ
năng cũng gắn liền với tổ chức hành nghề luật sư, cũng như các luật sư.
- Tham luận “Vị trí, vai trò và đặc thù của nghề luật sư trong xã hội”8 của
tác giả Nguyễn Tiến Lập trong Hội thảo về đạo đức nghề nghiệp luật sư do Bộ
Tư pháp chủ trì, Hồ Chí Minh, 2001. Trong bài tham luận của mình, tác giả cho
rằng lịch sử hình thành luật sư và nghề luật sư còn nhiều tranh cãi trên thế giới,
nhưng xuất phát điểm của việc hình thành luật sư và nghề luật sư có căn nguyên
sâu xa từ những áp bức và bất công trong xã hội.
Tương quan giữa nhà nước và người dân thực chất là các mối quan hệ
không ngang bằng. Nhà nước nắm quyền lực cai trị nên vì lợi ích tồn tại của
chính mình, có xu hướng bành trướng quyền lực, thậm chí lạm dụng luật pháp và
có nhiều phương tiện thuận lợi để thực hiện điều này. Trong khi đó, người dân
thường không có công cụ nào khác ngoài sử dụng luật pháp và dựa vào pháp
luật. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội, khi các luật lệ ngày càng
nhiều, ngày càng tinh vi và phức tạp thì đa số người dân ngày càng ít có điều
kiện để am hiểu và sử dụng công cụ pháp luật. Một loại hình nghề nghiệp mới đã

7
Lê Hồng Hạnh (chủ biên) (2002), Đạo đức & kỹ năng của luật sư trong nền kinh tế thị trường định hướng
Xã hội chủ nghĩa, NXB Đại học sư phạm
8
Nguyễn Tiến Lập (2001), Vị trí, vai trò và đặc thù của nghề luật sư trong xã hội, Tham luận Hội thảo về
đạo đức nghề nghiệp luật sư do Bộ Tư pháp chủ trì, Hồ Chí Minh
12

ra đời để trợ giúp người dân giải quyết khó khăn này, đó là nghề luật sư, những
người hoạt động trong lĩnh vực pháp luật.
- Bài báo “Một số vấn đề về nhu cầu điều chỉnh bằng pháp luật đối với
hoạt động luật sư trong nền kinh tế thị trường”9 của TS. LS. Phan Trung Hoài
đăng trên Tạp chí Khoa học Pháp lý số 02/2010. Luật sư Phan Trung Hoài có rất
nhiều công trình nghiên cứu về tổ chức hành nghề luật sư, từ các bài báo khoa
học tới Luận án Tiến sĩ Luật học. Trong bài nghiên cứu trên, tác giả xác định nhu
cầu điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động của luật sư trong điều kiện nền
kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay cần được làm rõ về mặt cơ sở lý luận.
Vì thế, môi trường pháp lý cho hoạt động của luật sư vẫn còn bị hạn chế,
chưa hoàn thiện và chưa tạo ra động lực cho sự phát triển mạnh mẽ đội ngũ luật
sư chuyên nghiệp ở nước ta trong quá trình hội nhập quốc tế. Một số ý kiến trong
bài viết là những vấn đề mang tính gợi mở, cần được trao đổi rộng rãi trong giới
nghiên cứu khoa học pháp lý và những người làm công tác thực tiễn.
- Bài báo “Tổ chức hoạt động luật sư ở Việt Nam quá trình hình thành và
phát triển”10 của TS. Nguyễn Văn Tuân, đăng trên tạp chí Dân chủ pháp luật -
Số chuyên đề 75 năm ngành Tư pháp11 năm 2020, trình bày khái quát quá trình
hình thành tổ chức và hoạt động của luật sư ở Việt Nam. từ năm 1930 trở về
trước người Pháp chiếm độc quyền nghề luật sư. Với Sắc lệnh ngày 25/5/1930,
thực dân Pháp mới tổ chức Hội đồng luật sư ở Hà Nội và Sài Gòn có người Việt
Nam tham gia.
Cách mạng tháng Tám thành công, chính quyền về tay nhân dân, bộ máy
tư pháp được tổ chức lại. Chỉ hơn một tháng sau khi Nhà nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 46/SL ngày
10/10/1945 tổ chức đoàn thể luật sư.
Sắc lệnh số 46/SL ngày 10/10/1945 duy trì tổ chức luật sư cũ với một số

9
Phan Trung Hoài (2010), Một số vấn đề về nhu cầu điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động luật sư
trong nền kinh tế thị trường, Tạp chí Khoa học Pháp lý, 02/2010
10
Nguyễn Văn Tuân (2020), Bộ Tư Pháp, Tổ chức hoạt động luật sư ở Việt Nam quá trình hình thành và
phát triển, Dân chủ pháp luật - Số chuyên đề 75 năm ngành Tư pháp
11
https://moj.gov.vn/qt/cacchuyenmuc/70TuPhapVietNam/Pages/tu-lieu-nganh.aspx?ItemID=27 truy cập
15/01/2022
13

điểm sửa đổi cho thích hợp với tình hình mới. Ngoài ra, bằng Sắc lệnh số 217/SL
ngày 22/1/1946 cho phép các thẩm phán đệ nhị cấp (tỉnh và khu) có bằng luật
khoa cử nhân được bổ nhiệm sau 19/8/1945, có thể ra làm luật sư mà không phải
tập sự tại một Văn phòng luật sư.
Hiện nay, luật sư có thể tự mình thành lập Văn phòng luật sư của riêng
mình, cùng với các luật sư khác thành lập Công ty luật hợp danh, công ty Luật
TNHH. Đây là những bước tiến bộ của hệ thống pháp luật Việt Nam về tổ chức
hành nghề Luật sư.
Các công trình khoa học này là những tài liệu quý phục vụ cho việc
nghiên cứu của tác giả luận án trong việc xác định giá trị “cốt lõi” của nghề luật
trong lịch sử hình thành và phát triển qua các thời kỳ và trong điều kiện kinh tế
xã hội cụ thể của mỗi quốc gia
1.1.2. Các nghiên cứu lý luận về công ty luật hợp danh và pháp luật về
công ty luật hợp danh
- Bài báo “The Impact of Partnership Law on the Legal Profession” 12

(Tác động của Luật hợp danh đối với nghề luật) của tác giả Robert W. Hillman
(giáo sư Luật tại Đại học California, Hoa Kỳ), đăng trên tạp chí Fordham Law
Review số 2/1998, trình bày nội dung công ty luật là phương tiện chính, thông
qua đó các luật sư liên kết, tổng hợp chuyên môn và tài chính của họ, đồng thời
tham gia vào thị trường cạnh tranh cao về dịch vụ pháp lý. Hình thức liên kết
được lựa chọn để tổ chức hoạt động kinh doanh là công ty hợp danh. Đến lượt
mình, luật về hợp danh xác định mối quan hệ, quyền và nghĩa vụ giữa những luật
sư thành viên tham gia công ty. Bài nghiên cứu tìm hiểu cách thức quy định, các
mối quan hệ pháp lý, hình thành cấu trúc pháp lý và hoạt động của pháp luật đối
với công ty luật hoạt động theo mô hình hợp danh.
Trong nghiên cứu của mình, tác giả Robert W. Hillman nhấn mạnh một
thực tế rằng bản chất của công ty luật hợp danh là những luật sư thực hiện dịch
vụ pháp lý dưới danh nghĩa của công ty. Do đó nhân sự của một công ty luật hợp

12
https://ir.lawnet.fordham.edu/cgi/viewcontent.cgi?article=3508&context=flr truy cập 10/01/2022.
14

danh sẽ bao gồm các luật sư hợp danh và nhân viên của công ty. Các nhân viên
được thuê, thực hiện công việc để nhận một mức lương cố định và trong một số
trường hợp, được nhận một phần nhỏ trong lợi nhuận của công ty. Mối quan hệ
của họ với công ty được xác định bởi hợp đồng, điều lệ và các luật khác liên
quan đến lao động, việc làm.
Công trình nghiên cứu cho thấy các yếu tố cấu thành một công ty luật hoạt
động theo mô hình hợp danh. Mặc dù nghiên cứu theo Luật hợp danh thống nhất
và Luật hợp danh thống nhất sửa đổi của Hoa Kỳ năm 1997 (Uniform Partnership
Act – UPA và Revised Uniform Partnership Act - RUPA), nhưng có những giá trị
liên quan tới bản chất hợp danh của các luật sư trong một công ty luật.
- Bài báo “The Power of Law Firm Partnership” 13 (Sức mạng của công ty
luật hợp danh) của tác giả Matthew S. Winings – trường Luật, Đại học Indiana,
đăng trên SSRN (Social Science Research Network – Mạng lưới nghiên cứu
khoa học xã hội) vào tháng 5/2005, phân tích những ưu nhược điểm của loại
hình hợp danh đối với các công ty luật.
Trong công trình này, tác giả đề cập một số quan điểm cho rằng mô hình
hợp danh mà hầu như tất cả các công ty luật hoạt động đã lỗi thời và không hiệu
quả. Để giảm bớt sự kém hiệu quả này, các nhà bình luận cho rằng các công ty
luật có thể thu được lợi nhuận to lớn thông qua việc áp dụng mô hình quản lý
công ty. Các giải pháp được đề xuất yêu cầu các hãng luật hợp danh chuyển đổi
hoạt động theo các mô hình quản trị hiện đại như các công ty kinh doanh.
Mặc dù về mặt lý thuyết, tác giả lập luận rằng việc chuyển đổi như vậy có
thể khó khăn bởi vì các công ty luật chủ yếu dựa vào các luật sư giỏi, tài năng
của mình và những luật sư này tạo ra một lượng doanh thu lớn và thu hút khách
hàng dựa trên uy tín của họ. Do đó, tác giả khẳng định những cố gắng trong
chuyển đổi mô hình hoạt động, cơ cấu quản lý của công ty luật còn nhiều khó
khăn và quan trọng nhất cần phải được sự chấp thuận của chính những luật sư
hợp danh trong công ty. Nghiên cứu này cho thấy tầm quan trọng của quan hệ

13
https://papers.ssrn.com/sol3/papers.cfm?abstract_id=713881 truy cập 06/02/2022
15

hợp danh đối với sự tồn tại và phát triển của công ty luật hợp danh cũng như
những nguyên lý cơ bản nhất của một công ty luật hợp danh.
- Trong bài báo “The legal profession and the business of law” 14 (nghề
luật sư và việc kinh doanh) của tác giả Joanne Bagust (Tiến sĩ, giảng viên của
Khoa Kinh doanh và Luật, Trường Luật, Đại học Deakin, Úc) đăng trong tạp chí
The Sydney law review tháng 3 năm 2012. Trong bài viết này, tác giả lập luận
rằng trong thị trường dịch vụ pháp lý đã phát triển và có tính cạnh tranh cao,
thay vì làm việc với tư cách là các chuyên gia độc lập, các luật sư nhận thấy
mình cần phải liên kết với các luật sư trong những lĩnh vực pháp luật khác nhau
một cách chuyên nghiệp hơn. Dựa trên các cuộc phỏng vấn với luật sư của các
công ty luật lớn tại Úc, tác giả cho rằng các luật sư tại các công ty luật này vừa
cân bằng giữa danh tiếng cá nhân với danh tiếng của công ty (hãng luật hợp
danh) để có thể thu hút khách hàng và tăng lợi nhuận. Đây là một nghiên cứu
làm rõ sự thay đổi giữa quan điểm về việc hành nghề tự do của luật sư và việc
hợp tác trong một công ty luật.
- Bài viết ngắn “The Agony and the Ecstasy of Law Firm Partnership” 15
của hai tác giả luật sư Joseph Altonji và luật sư Yvonne Nath trên website
jdsupra.com trình bày về những ưu điểm và hạn chế của loại hình công ty luật
hợp danh. Hai luật sư sử dụng những từ ngữ đầy tính sức mạnh (agony, ecstasy)
để trình bày những suy nghĩ của mình về loại hình công ty luật hợp danh với
việc phát triển về quy mô và quan hệ đối tác từ một vài luật sư đối tác đến hàng
trăm, đặc biệt hàng nghìn luật sư cũng như nhân viên tại một số công ty luật toàn
cầu. Với quy mô đó, mọi thứ rõ ràng không hoạt động tốt. Các công ty luật hợp
danh không tránh khỏi những tác động và rủi ro của mối quan hệ đối tác hợp
danh, một số đối tác không muốn tiếp tục gánh chịu rủi ro vốn có trong bản chất
của quan hệ hợp danh. Thành viên của các công ty luật hợp danh vừa phải chịu
tác động của vấn đề đạo đức, vừa đóng vai trò là những doanh nhân và cũng phải

14
https://www.researchgate.net/publication/258630906_The_Legal_Profession_and_the_Business_of_Law
truy cập 15/02/2022
15
https://www.jdsupra.com/legalnews/the-agony-and-the-ecstasy-of-law-firm-24455/ truy cập 10/02/2022
16

giải quyết các vấn đề của cuộc sống.


Trước những thách thức và yêu cầu đó, hai tác giả đặt ra giả thuyết vì sao
các luật sư đối tác muốn tiếp tục là đối tác hợp danh của nhau? Đó là vì bản chất
của nghề luật cũng như những niềm tin mà luật sư có như việc bảo vệ công lý, lẽ
phải, bảo vệ thân chủ. Với tư cách hợp danh, các luật sư hoạt động tốt hơn cá
nhân trong nhiều lĩnh vực pháp lý khác nhau. Với những suy nghĩ của mình, hai
luật sư đề cập tới bản chất nghề nghiệp đã giúp các luật sư có thể giảm bớt các
hạn chế trong tổ chức và hoạt động của công ty luật hợp danh, kể cả với quy mô
lớn như hiện nay.
- Luận án tiến sĩ “Công ty luật hợp danh hoạt động trong lĩnh vực cung
cấp dịch vụ pháp lý theo pháp luật Việt Nam”16 của tác giả Đồng Thái Quang
bảo vệ tại Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2019. Trong luận án của mình, tác
giả đã xây dựng lý luận pháp luật về công ty hợp danh cung cấp dịch vụ pháp lý
theo pháp luật Việt Nam. Theo đó, pháp luật về công ty hợp danh hoạt động
trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý bao gồm các nội dung chủ yếu sau: (i)
Các quy định về bản chất pháp lý của công ty, (ii) Các quy định về thành lập và
đăng ký hoạt động công ty. Đây là quá trình khai sinh ra công ty, thông qua quá
trình này, tư cách pháp lý của công ty được hình thành. (iii) Các quy định về
thành viên của CTHD hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL, (iv) Các quy
định pháp luật về cơ cấu tổ chức, quản trị điều hành công ty. Với yêu cầu của
nguyên tắc tự do kinh doanh, cơ cấu tổ chức, quản trị (nội bộ) công ty trước hết
và chủ yếu thuộc quyền quyết định của chủ sở hữu công ty, (v) Các quy định về
vốn của công ty…
Nghiên cứu của tiến sĩ Đồng Thái Quang có phạm vi, góc độ tiếp cận chủ
yếu liên quan tới công ty hợp danh nói chung và loại hình công ty này hoạt động
trong lĩnh vực dịch vụ pháp lý. Đây là một đề tài có liên quan trực tiếp tới đề tài
của tác giả thực hiện. Tuy nhiên tác giả có phạm vi nghiên cứu rộng hơn về công
ty luật nói chung, chưa chuyên sâu về loại hình công ty luật hợp danh trước

16
Đồng Thái Quang (2019), Công ty luật hợp danh hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý theo
pháp luật Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Đại học Luật Hà Nội
17

những thách thức mới của bối cảnh hội nhập.


- Bài báo “Công ty luật hợp danh nhận diện và những yếu tố tác động”17 của
tác giả Nguyễn Quý Trọng, Nguyễn Minh Đức đăng trên số 4/2018 Tạp chí Dân
chủ và Pháp luật chỉ ra công ty luật hợp danh là một trong các tổ chức hành nghề
luật sư. Công ty luật hợp danh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, đẩy mạnh hiệu
quả thị trường và tăng cường niềm tin cho các nhà đầu tư. Bài viết đề cập một số
vấn đề cơ bản về nhận diện công ty luật hợp danh và các yếu tố tác động đến sự tồn
tại và phát triển bền vững của công ty trong nền kinh tế thị trường.
Trong bài báo, các tác giả chỉ ra các dấu hiệu/đặc điểm nhận diện công ty
luật hợp danh như công ty luật hợp danh có tư cách pháp nhân, thành viên công
ty luật hợp danh phải là luật sư và không có thành viên góp vốn, thành viên hợp
danh chịu trách nhiệm vô hạn và liên đới… Đồng thời các tác giả cũng phân tích
các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động của công ty luật hợp danh.
Đây là một trong những nghiên cứu cơ bản, khái quát hóa các đặc điểm
của công ty luật hợp danh. Tác giả luận án sử dụng những kiến thức này trong
chương một của luận án, xây dựng hệ thống lý luận cho đề tài nghiên cứu.
- Luận văn Thạc sĩ Luật học “Pháp luật về công ty Luật ở Việt Nam”18 của
tác giả Đậu Huy Giang, Khoa luật Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2014 cũng đã
đề cập tới khái niệm, nội dung cơ bản của pháp luật về công ty luật nói chung,
trong đó có loại hình công ty luật hợp danh. Theo tác giả Đậu Huy Giang, pháp
luật về công ty luật chịu sự điều chỉnh trực tiếp của Luật Doanh nghiệp và Luật
Luật sư. Luật Doanh nghiệp đưa ra khung pháp lý về các loại hình doanh nghiệp.
Luật Luật sư dựa trên Luật Doanh nghiệp, quy định những vấn đề riêng đặc thù
cho nghề luật sư. Pháp luật về công ty luật gồm những quy phạm gắn liền với
tính chất hoạt động nghề nghiệp của luật sư là hành nghề độc lập và chịu trách
nhiệm cá nhân về hoạt động nghề nghiệp của mình. Những nhận định này có giá
trị tham khảo đối với tác giả luận án trong quá trình xây dựng lý luận pháp luật

17
Nguyễn Quý Trọng, Nguyễn Minh Đức (2018), Công ty luật hợp danh nhận diện và những yếu tố tác
động, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, 4/2018
18
Đậu Huy Giang (2014), Pháp luật về công ty Luật ở Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa luật Đại
học Quốc gia Hà Nội.
18

về công ty luật hợp danh.


Liên quan tới nội dung nghiên cứu pháp luật, đối với pháp luật về công ty
hợp danh nói chung, có thể kể tên một số công trình như sau:
- Luận án tiến sĩ “Pháp luật về công ty hợp danh ở Việt Nam”19 của tác
giả Nguyễn Thị Huế, bảo vệ tại Học viện Khoa học xã hội năm 2012. Trong
Luận án, tác giả đã phân tích và làm rõ nhiều vấn đề cốt yếu, xây dựng được một
số khái niệm mới liên quan đến CTHD, phân tích kỹ lưỡng thực trạng pháp luật
về CTHD, chỉ ra những khiếm khuyết của pháp luật Việt Nam và đưa ra được
khá nhiều giải pháp có tính khả thi nhằm hoàn thiện pháp luật về CTHD ở Việt
Nam. Đây cũng là một nội dung có liên quan tới đề tài nghiên cứu của tác giả,
giúp tác giả có thể khái quát pháp luật về công ty hợp danh nói chung, từ đó triển
khai nghiên cứu pháp luật về công ty luật hợp danh.
- Chuyên đề nghiên cứu “Công ty hợp danh theo pháp luật một số nước
trên thế giới” trong đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường của Trường Đại học
Luật Hà Nội "Xây dựng nội dung học phần Pháp luật thương mại của một số
quốc gia trên thế giới" do TS. Nguyễn Thị Dung làm chủ biên năm 2012 đã trình
bày khái quát lịch sử mô hình hợp danh, cũng như các loại hình hợp danh trên
thế giới, từ đó đề xuất sửa đổi Luật Doanh nghiệp để bổ sung loại hình công ty
hợp danh hữu hạn.
Theo các tác giả, sự ra đời của công ty hợp danh xuất phát từ nhu cầu tất
yếu khách quan của đời sống xã hội. Trong xã hội, khi việc sản xuất hàng hóa đã
phát triển đến một mức độ nhất định, xuất hiện nhu cầu phải mở rộng việc kinh
doanh và tăng cường vốn. Bên cạnh đó, còn xuất hiện nhu cầu chia sẻ rủi ro
trong kinh doanh cho những người khác. Vì thế, trên cơ sở quen biết, tin tưởng
nhau, các nhà kinh doanh đã liên kết với nhau dưới mô hình hợp danh.
Các tài liệu lịch sử đã cho thấy khái niệm hợp danh xuất hiện từ thời
Babylone, Hi Lạp và La Mã cổ đại. Những chỉ dẫn đầu tiên tới hình thức này là
trong Bộ luật Hammurabi, khoảng 2300 năm trước công nguyên. Người Do

19
Nguyễn Thị Huế (2012), Pháp luật về công ty hợp danh ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện
Khoa học xã hội
19

Thái, vào khoảng những năm 2000 trước công nguyên đã hình thành thuật ngữ
shutolin (một dạng hợp danh phi thương mại). Sau này, những hợp danh mang
tính chất thương mại của người Do Thái hình thành từ những đoàn hội buôn.
Khái niệm hợp danh theo đạo luật Justinian của Đế chế La mã cổ đại vào thế kỉ
VI, xét về bản chất không có sự khác biệt so với khái niệm quy định trong pháp
luật hiện đại. Có lẽ vì xuất hiện từ lâu đời, lại có cung cách hoạt động đơn giản
nên ngày nay, công ty hợp danh vẫn thể hiện vai trò không thể thiếu của nó
trong nền kinh tế hiện đại, và đặc biệt phù hợp với các ngành nghề như Luật sư,
Kiểm toán…
- Ngoài ra, các giáo trình về Luật Thương mại, Luật Doanh nghiệp, Luật
Công ty, Chủ thể kinh doanh của các trường đại học chuyên ngành Luật có đề
cập tới pháp luật về công ty hợp danh nói chung. Những giáo trình này đều phân
tích một cách có hệ thống, cơ bản về các loại hình công ty, trong đó có trình bày
về công ty hợp danh theo quan niệm thế giới và công ty hợp danh theo Luật
Doanh nghiệp hiện hành.
Theo đó, công ty hợp danh có một số đặc điểm sau: có các thành viên là
cá nhân, chịu trách nhiệm vô hạn và liên đới; các thành viên có quyền ngang
nhau, không phụ thuộc vốn góp; các thành viên có thể hoạt động đại diện cho
hãng hợp danh của mình theo Luật Doanh nghiệp, công ty hợp danh tại Việt
Nam có thể bao gồm cả các thành viên góp vốn.
Ngoài những công trình kể trên, còn rất nhiều các công trình nghiên cứu
khác hoặc hệ thống luật lệ ở các quốc gia khác nhau về công ty luật, như Trung
Quốc, Đức hay Hoa Kỳ)... Đây là những quốc gia có hệ thống pháp luật về công
ty luật, quản trị công ty phát triển hoặc có điều kiện kinh tế, xã hội gần với điều
kiện của Việt Nam.
Việc tiếp cận ở mức độ khái quát hay cụ thể về công ty nói chung, công ty
luật nói riêng …để đưa ra những đánh giá khoa học về lý luận cũng như bài học
kinh nghiệm thực tiễn áp dụng ở mức độ cao hơn luôn là một mục tiêu phát triển
của hệ thống pháp luật công ty luật của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới hiện
20

nay, trong đó có Việt Nam.


1.2. Các công trình nghiên cứu thực trạng pháp luật và thực tiễn thi
hành pháp luật về công ty luật hợp danh trong bối cảnh hội nhập trên thế
giới và Việt Nam
- Cuốn sách “Fundamentals of Law Office Management: Systems,
Procedures and Ethics”20 (Nền tảng của quản trị công ty luật: cơ chế, thủ tục và
đạo đức) tái bản lần thứ 4 của tác giả Pamela Everett-Nollkamper, NXB
Cengage Learning 2003. Theo các tác giả, điều hành một công ty luật cần kết
hợp hai tuyến: Tuyến hành chính bao gồm quản trị tài chính, quản trị văn
phòng... và tuyến quản trị bao gồm quản trị cộng sự, quản trị khách hàng, quản
trị tiếp thị, quản trị nhân sự... Theo tác giả, phân loại mô hình quản trị công ty
luật thành chuyên quyền (autocratic) và dân chủ (democratic) và mô hình hỗn
hợp. Mô hình quản trị dân chủ được chia thành hai loại: Mô hình dân chủ theo
đó tất cả luật sư cộng sự tham gia biểu quyết quyết định vấn đề và mô hình dân
chủ theo đó chỉ có những người chủ của công ty biểu quyết quyết định công việc
của công ty. Mô hình hỗn hợp kết hợp giữa mô hình chuyên quyền và mô hình
dân chủ. Theo đó, có những vấn đề của công ty sẽ do chủ công ty quyết định và
có những vấn đề do các luật sư cộng sự cùng tham gia quyết định
- Cuốn sách “Show Me The Math: The importance of cost estimates when
engaging a law firm”21 (Cho tôi bài toán: Tầm quan trọng của ước tính chi phí
khi tham gia vào một công ty luật) của tác giả Richard Brzakala, xuất bản năm
2021 của Nhà xuất bản Globe Law and Business. Trong bối cảnh hội nhập hiện
nay, thị trường dịch vụ pháp lý cũng cạnh tranh không chỉ trên phạm vi quốc gia
mà còn trên quy mô toàn cầu. Các công ty tư vấn mới khi tham gia thị trường dịch
vụ đặc biệt này đối mặt với nhiều vấn đề từ quản trị, sức ép cạnh tranh… Mặc dù
được coi là kinh doanh trên cơ sở tri thức (based on knowledge) nhưng những
công ty luật mới vẫn phải giải được bài toán chi phí để có thể tồn tại. Ngoài ra, đối

20
Everett-Nollkamper, Pamela (2008), Fundamentals of Law Office Management: Systems, Procedures and
Ethics, West Legal Studies Series (4th ed.)
21
Richard Brzakala (2021), Show Me The Math: The importance of cost estimates when engaging a law
firm”, Globe Law and Business.
21

với các công ty luật hợp danh, còn bị áp lực từ phía các thành viên, từ đó phải tìm
kiếm sự hợp nhất và hợp tác mới trên thị trường như là một trong những biện pháp
cắt giảm chi phí pháp lý và nâng cao chất lượng dịch vụ của mình.
Theo tác giả cuốn sách, để đảm bảo được các yếu tố đó, các công ty luật
cần áp dụng nguyên tắc Ba vấn đề pháp lý (Dimensional Legal Thinking - DLT)
liên quan đến việc một hoạt động kinh doanh dịch vụ pháp lý thành công hay
không, bắt nguồn từ việc đơn giản phục vụ và tư vấn cho khách hàng trong các
giao dịch mà khách hàng chỉ định cho mình. Nếu so sánh với cách làm việc
truyền thống và phương pháp tư vấn chăm sóc khách hàng mới, các công ty luật
mới có thể nhận ra nhiều khác biệt đáng kể. Từ những lập luận này, tác giả trình
bày quy định pháp luật cũng như việc áp dụng trên thực tế cũng như chi phí có
liên quan tới việc thành lập một công ty luật, trong đó có loại hình công ty luật
hợp danh.
- Luận án tiến sỹ luật học “Quản trị công ty luật theo pháp luật Việt
Nam”22 của tác giả Nguyễn Văn Bốn, Học viện Khoa học xã hội 2019 đã tiếp
cận về quản trị công ty và quản trị công ty luật trên phương diện lý luận và thực
tiễn các quy định pháp luật về quản trị công ty luật, trong đó tác giả đã gắn liền
với vấn đề hành nghề luật sư và tổ chức hành nghề luật sư dưới hình thức công
ty luật hợp danh và công ty luật TNHH. Nội dung chủ yếu của luận án này, tác
giả đã đề cập đến các vấn đề như: đánh giá khái quát và hệ thống các quan điểm
của các chuyên gia trong và ngoài nước về quản trị công ty, từ đó tác giả đưa ra
khái niệm về quản trị công ty; phân tích những nguyên tắc trong quản trị công ty
như: chuyên môn hóa/phân công hóa lao động; quản trị doanh nghiệp khó có thể
thực hiện được nếu không tạo được uy tín lãnh đạo và trách nhiệm giải trình;
quản trị doanh nghiệp gắn liền với nguyên tắc kỷ luật; Thống nhất về mệnh lệnh;
thống nhất về đường lối; lợi ích chung cần đặt lên trên hết; thù lao; tập trung
hóa; xích lãnh đạo; trật tự; sự công bằng và công lý nên thấm nhuần vào tư
tưởng của tổ chức, cả trong nguyên tắc lẫn hành động; ổn định về thâm niên

22
Nguyễn Văn Bốn (2019), Quản trị công ty luật theo pháp luật Việt Nam, Luận án tiến sỹ luật học, Học
viện Khoa học xã hội.
22

nhiệm vụ; sáng kiến và tinh thần đoàn kết.


Những nguyên tắc này theo tác giả là cần thiết cho quản trị công ty nói chung
và quản trị công ty luật theo pháp luật trong giai đoạn hiện nay. Bên cạnh đó, tác giả
còn phân tích và đưa ra các đặc trưng của hoạt động hành nghề luật sư bao gồm:
dịch vụ của luật sư hướng tới việc bảo vệ công lý trong từng vụ việc cụ thể; nghề
luật sư không phụ thuộc nhiều vào vốn mà phụ thuộc chủ yếu vào kiến thức pháp
luật và kỹ năng hành nghề của luật sư; luật sư hoạt động độc lập hoặc liên kết với
nhau theo những hình thức tổ chức luật định; luật sư hoạt động độc lập, tự chịu
trách nhiệm cá nhân ngay cả khi tham gia dưới những tổ chức hành nghề.
- Luận văn thạc sĩ Luật “Công ty luật hợp danh theo pháp luật Việt Nam
từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh”23 của tác giả Nguyễn Minh Đức, Học viện
Khoa học xã hội năm 2018, đã chỉ ra sự tương đồng, khác biệt giữa công ty luật
hợp danh với các tổ chức hành nghề luật sư khác. Công ty luật hợp danh là một
dạng liên kết mang bản chất đối nhân giữa các luật sư, các luật sư thành viên hợp
danh trong công ty chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ của công ty luật
hợp danh. Công ty luật hợp danh là công ty trong đó có ít nhất hai luật sư thành
lập cùng nhau quản lý và cùng chia sẻ lợi nhuận lẫn rủi ro. Ngoài ra, luận văn
thạc sĩ còn phân tích các quan hệ pháp luật về tổ chức của công ty luật hợp danh
phát sinh trong các giai đoạn: (i) gia nhập thị trường; (ii) giai đoạn quản trị
doanh nghiệp hay còn gọi là giai đoạn hoạt động của công ty luật hợp danh,
trong đó pháp luật chỉ quy định ràng buộc mang tính nguyên tắc, và dành cho
các chủ sở hữu loại hình này quyền chủ động quyết định trong việc điều hành
quản lý công ty;(iii) giai đoạn rút lui khỏi thị trường của công ty luật hợp danh
nếu không rơi vào tình trạng phá sản hoặc giải thể bắt buộc…bên cạnh đó, tác
giả này đã có những phân tích thực trạng các văn bản pháp luật, các quy định có
liên quan đến công ty luật hợp danh theo nhiều khía cạnh khác nhau. Có thể nói,
nội dung của luận văn đã trình bày về lý luận của công ty hợp danh nói chung và
công ty luật hợp danh nói riêng, đây là công trình của chính tác giả luận án,

Nguyễn Minh Đức (2018), Công ty luật hợp danh theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí
23

Minh, Luận văn thạc sĩ Luật, Học viện Khoa học xã hội
23

những nghiên cứu trong luận văn thạc sĩ được phát triển, hoàn thiện tại Luận án
tiến sĩ của tác giả.
- Luận văn thạc sĩ luật học “Pháp luật về hành nghề luật sư ở Việt Nam”24
của tác giả Hoàng Thị Anh Thư, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2019
cũng đã có những phân tích về thực trạng pháp luật Việt Nam về hành nghề luật
sư, trong đó có đề cập tới các quy định về tổ chức và hoạt động của công ty luật
hợp danh. Các quy định này được nghiên cứu, phân tích, chỉ ra những điểm đạt
được, hạn chế tại Chương 2 – Thực trạng pháp luật về hành nghề luật sư ở Việt
Nam trong luận văn. Những phân tích này giúp tác giả luận án tiếp cận thực tiễn
pháp luật có sự so sánh, đối chiếu với những nghiên cứu của mình.
- Bài báo “Quản trị nội bộ công ty luật hợp danh – Góc nhìn từ thực
tiễn“25 của tác giả Nguyễn Quý Trọng, Nguyễn Minh Đức đăng trên Số chuyên
đề 2, Tạp chí Dân Chủ và Pháp Luật, năm 2018 đề cập tới quản trị công ty luật
từ những quy định pháp luật tới thực tiễn thi hành tại Việt Nam. Trong nghiên
cứu này, các tác giả trình bày nhận diện quản trị công ty luật hợp danh bao gồm
các dấu hiệu: chủ thể quản trị là các luật sư; cơ chế phân chia quyền lực; nguồn
lực để chủ thể quản trị khai thác và vận dụng trong quá trình quản trị… Từ đó
nêu các hạn chế, bất cập trong quản trị công ty luật hợp danh, như hạn chế về cơ
chế “bình quyền” giữa các luật sư thành viên công ty luật hợp danh; hạn chế về
yêu cầu được cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động của công ty luật; hạn
chế về vấn đề thừa kế trong công ty luật hợp danh.
Đây là những nội dung rất cụ thể, phân tích thực trạng thực hiện các quy
định pháp luật về tổ chức, quản lý công ty luật hợp danh ở Việt Nam hiện nay.
Tác giả luận án kế thừa và phân tích rõ nét hơn những nội dung này trong luận
án tiến sĩ của mình.
Đối với phạm vi cung cấp dịch vụ pháp lý của công ty luật hợp danh, UN
và WTO đã ban hành các tài liệu giúp cho việc phân loại các dịch vụ pháp lý

24
Hoàng Thị Anh Thư (2019), Ph/áp luật về hành nghề luật sư ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa
Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
25
Nguyễn Quý Trọng, Nguyễn Minh Đức (2018), Quản trị nội bộ công ty luật hợp danh – Góc nhìn từ thực
tiễn, Tạp chí Dân Chủ và Pháp Luật, Số chuyên đề o2/2018
24

này, cũng như việc đàm phán nhằm mở cửa thị trường dịch vụ pháp lý của các
quốc gia trong bối cảnh hội nhập. Có thể kể tới một số tài liệu như sau:
- Liên hợp quốc ban hành tài liệu “Central Product Classification” (Hệ
thống phân loại dịch sản phẩm trung ương)26. Đây là một trong những hệ thống
phân loại mà WTO, cũng như các quốc gia sử dụng để đàm phán các hiệp định
thương mại tự do, FTA thế hệ mới như BTA Việt Nam – Hoa Kỳ, EV FTA… đó
là hệ thống phân loại sản phẩm trung ương (CPC) của Liên Hiệp Quốc.
Hệ thống phân loại sản phẩm trung ương CPC của Liên Hiệp Quốc đã
được sửa đổi 3 lần kể từ phiên bản tạm thời năm 1991. Phiên bản mới nhất hiện
nay được đưa ra vào tháng 12/2008 – CPC 2.0, giữ lại phần lớn các yếu tố nhưng
có thay đổi về mã của dịch vụ pháp lý và việc giải thích đơn giản hơn.
Theo đó, dịch vụ Pháp lý có mã 861 và được phân tiếp thành các tiểu
ngành dịch vụ như dịch vụ đại diện, dịch vụ tư vấn… Trong phân loại CPC 2.0
dịch vụ pháp lý đã được liệt kê trong mã 821. Lần đầu tiên trong việc phân loại
các dịch vụ pháp lý CPC 2.0 đã chỉ ra rõ ràng dịch vụ tư vấn và đại diện về luật
quốc tế (mã 8212). Thêm vào đó, CPC 2.0 đã đề cập đến các dịch vụ về bằng
sáng chế và quyền tác giả như những hoạt động thuộc dịch vụ chứng nhận và
chứng từ pháp lý 8213, CPC 2.0 cũng đã bổ sung dịch vụ trọng tài và hòa giải
như là một phân loại của dịch vụ pháp lý, không liên quan tới các dịch vụ tư vấn
quản lý như CPC prov. Việc phân loại dịch vụ pháp lý thành các dịch vụ nhỏ
như vậy giúp các quốc gia có thể đưa ra cam kết mở cửa thị trường dịch vụ pháp
lý. Mặc dù vậy, việc phân loại theo CPC bị đánh giá là không phản ánh đúng
thực tiễn thương mại dịch vụ pháp lý.
- WTO ban hành tài liệu có mã số MTN.GNS/W/12027 xây dựng dịch vụ
pháp lý theo hệ thống phân loại sản phẩm trung ương của Liên Hiệp Quốc.
Trong quá trình xây dựng cam kết theo GATS, Năm 2002, Australia đã đưa ra đề

26
CPC 1991 http://unstats.un.org/unsd/cr/registry/regcst.asp?Cl=9&Lg=1 truy cập 04/05/2021
CPC 2.0 http://unstats.un.org/unsd/cr/registry/regcst.asp?Cl=25&Lg=1 truy cập 06/05/2021
27
https://docs.wto.org/dol2fe/Pages/FE_Search/FE_S_S009DP.aspx?language=E&CatalogueIdList=179576&
CurrentCatalogueIdInd+ex=0&FullTextHash=&HasEnglishRecord=True&HasFrenchRecord=True&HasSpa
nishRecord=True truy cập 06/02/2022
25

xuất cách phân loại khác thích hợp hơn trong việc mô tả các mức độ mở cửa thị
trường khác nhau trong dịch vụ pháp lý, được đề cập trong tài liệu S/CSC/W/32,
Negotiating Proposal: Legal Services Classification Supplement28.
Theo cách phân loại này, các nước khi gia nhập WTO sẽ cam kết hạn chế
hoặc mở rộng việc cung cấp các dịch vụ pháp lý liên quan tới luật của nước tiếp
nhận dịch vụ, luật của nước cung cấp dịch vụ, luật của nước thứ ba hoặc luật
quốc tế… Cách phân loại này đã được WTO đưa ra trong tài liệu S/CSC/W/4629,
Joint Statement on Legal Services, về tuyên bố chung về dịch vụ pháp lý vào
năm 2005. Trong tuyên bố chung này, cũng đã đưa ra khái niệm rộng về dịch vụ
pháp lý bao gồm: Dịch vụ tư vấn pháp luật (legal advisory services); Dịch vụ
đại diện (legal representational services); Dịch vụ trọng tài và hòa giải
(arbitration and conciliation/mediation services) và Dịch vụ tư vấn, chứng từ
pháp lý và chứng thực được thực hiện bởi các nhà cũng cấp dịch vụ được ủy
thác bởi các chức năng công, như dịch vụ công chứng.
Thực tế cho thấy trong quá trình gia nhập WTO, chỉ có 13 thành viên sử
dụng phân loại dịch vụ pháp lý theo CPC prov 861 mà không có bất kỳ sửa đổi
nào (trong đó có Việt Nam) và khoảng 60 thành viên đã thay thế bằng cách phân
loại như trên theo tài liệu S/C/W/31830
Như vậy, có thể thấy, việc phân loại dịch vụ pháp lý đã diễn ra trong thời
gian dài và Luật Luật sư Việt Nam khi liệt kê các phân ngành của dịch vụ pháp
lý cũng sử dụng những cách phân loại như trên.
1.3. Các công trình nghiên cứu về hoàn thiện pháp luật, cơ chế đảm
bảo, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của pháp luật về công ty luật hợp danh
trong bối cảnh hội nhập quốc tế

28
https://docs.wto.org/dol2fe/Pages/FE_Search/FE_S_S009DP.aspx?language=E&CatalogueIdList=108521,6
5042,84403,61918,52790,63458,98200,108250,79566,19646&CurrentCatalogueIdIndex=5&FullTextHash=
&HasEnglishRecord=True&HasFrenchRecord=True&HasSpanishRecord=True truy cập 06/02/2022
29
https://docs.wto.org/dol2fe/Pages/FE_Search/FE_S_S009DP.aspx?language=E&CatalogueIdList=108521,6
5042,84403,61918,52790,63458,98200,108250,79566,19646&CurrentCatalogueIdIndex=4&FullTextHash=
&HasEnglishRecord=True&HasFrenchRecord=True&HasSpanishRecord=True truy cập 06/02/2022
30
https://docs.wto.org/dol2fe/Pages/FE_Search/FE_S_S009DP.aspx?language=E&CatalogueIdList=93951,65
273,16540,41871,2539,28812,5291&CurrentCatalogueIdIndex=0&FullTextHash=&HasEnglishRecord=True
&HasFrenchRecord=True&HasSpanishRecord=True truy cập 06/02/2022
26

Thực tế hiện nay chưa có nhiều công trình nghiên cứu về nội dung này,
tuy nhiên có một số công trình đã trình bày về những giải pháp có liên quan, có
giá trị tham khảo đối với hoàn thiện pháp luật về công ty luật hợp danh ở Việt
Nam hiện nay. Có thể liệt kê các công trình sau:
- Luận án tiến sĩ Luật học “Xây dựng chế định pháp luật về công ty hợp
vốn đơn giản ở Việt Nam”31 của tác giả Nguyễn Vinh Hưng, Khoa Luật, Đại học
Quốc gia Hà Nội năm 2014 có trình bày các giải pháp về loại hình công ty hợp
vốn đơn giản. Trong luận án, tác giả Vinh Hưng trình bày giải pháp tách mô hình
công ty hợp danh truyền thống (chỉ có thành viên hợp danh) với mô hình công ty
hợp vốn đơn giản (có các thành viên hợp danh và thành viên góp vốn) trong Luật
Doanh nghiệp hiện hành. Đây cũng là những giải pháp có thể áp dụng đối với
việc hoàn thiện pháp luật về công ty luật hợp danh.
- Bài báo “Hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của công ty luật
hợp danh ở Việt Nam hiện nay”32 của tác giả Nguyễn Minh Đức đăng trên Tạp
chí Nhà nước và pháp luật, số 12/2021 đã đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn
thiện pháp luật cũng như nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về công ty luật
hợp danh ở Việt Nam. Các giải pháp được đưa ra trong bài báo bao gồm: nhóm
giải pháp đơn giản hóa điều kiện thành lập công ty luật hợp danh, tác giả đề xuất
bãi bỏ quy định luật sư phải hành nghề liên tục hai năm, chuyển sinh hoạt Đoàn
luật sư và các giấy tờ chứng minh trụ sở của tổ chức hành nghề luật sư…; nhóm
giải pháp hoàn thiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại và mua bảo hiểm trách nhiệm
nghề nghiệp cho luật sư trong công ty luật hợp danh; nhóm giải pháp bổ sung
loại hình công ty hợp danh hữu hạn trong Luật Doanh nghiệp và các quy định về
giám sát hành nghề của luật sư nước ngoài tại Việt Nam. Những giải pháp trên
được tác giả xây dựng và hoàn thiện trong luận án tiến sĩ của mình.
- Bài báo “Pháp luật về hành nghề của Luật sư nước ngoài tại Việt

31
Nguyễn Vinh Hưng (2014), Xây dựng chế định pháp luật về công ty hợp vốn đơn giản ở Việt Nam, Luận án
tiến sĩ Luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
32
Nguyễn Minh Đức (2021), Hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của công ty luật hợp danh ở Việt
Nam hiện nay, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 12/2021
27

Nam”33 của tác giả Nguyễn Minh Đức, đăng trên Tạp chí Luật học số 12/2021.
Bài báo trình bày quy định tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài được thành lập
công ty luật hợp danh giữa tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và công ty luật
hợp danh Việt Nam chưa có cơ chế thực hiện. Trên thực tế, từ khi Luật Luật sư
có hiệu lực, chưa có một công ty luật hợp danh giữa công ty luật hợp danh Việt
Nam và tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài nào được thành lập tại Việt Nam.
Điều này chứng tỏ việc mở rộng hình thức tổ chức hành nghề càng tăng thêm
khả năng lựa chọn nhưng chỉ hình thức nào phù hợp, phổ biến, dễ thành lập và
quản lí thì mới trở thành ưu tiên lựa chọn của tổ chức luật sư nước ngoài. Từ đó
bài báo đề xuất cần bổ sung loại hình công ty hợp danh hữu hạn trong Luật
Doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế của công ty luật hợp danh nước
ngoài hoạt động ở Việt Nam.
2. Đánh giá các công trình liên quan tới đề tài và định hướng nghiên
cứu của luận án
2.1. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu
Tiếp cận những công trình khoa học nêu trên có thể nhận thấy rằng: dù
nghiên cứu ở phương diện, phương pháp và với mục đích khác nhau thì các công
trình của các tác giả đều đưa ra nhận diện về mô hình công ty nói chung trong đó
có vấn đề về công ty luật hợp danh nói riêng.
Đây là những tài liệu có giá trị, phục vụ cho việc tiếp tục nghiên cứu của
tác giả trong đề tài. Tuy nhiên, các công trình khoa học này chủ yếu tiếp cận về
theo phương diện rộng mà chưa nghiên cứu, đánh giá về cụ thể về công ty luật,
công ty luật hợp danh, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế một cách toàn
diện, đầy đủ ở mức độ chuyên sâu trên phương diện lý luận và thực tiễn.
Từ việc tiếp cận các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về công ty
luật, cho thấy các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài tập trung ở những
nội dung cơ bản sau:
(i) Thứ nhất, về lý luận.

33
Nguyễn Minh Đức (2021), Pháp luật về hành nghề của Luật sư nước ngoài tại Việt Nam, Tạp chí Luật
học, số 12/2021
28

Các công trình, bài viết nghiên cứu nêu trên đã làm rõ được một số khái
niệm cần thiết như: khái niệm về luật sư, nghề luật sư, hành nghề luật sư, các đặc
điểm và vai trò của luật sư, tổ chức luật sư với nhiều góc độ pháp lý khác nhau
theo thông lệ quốc tế, đã xác định tính đa dạng và phong phú của hoạt động hành
nghề luật sư. Đây là nội dung cực kỳ quan trọng để trên cơ sở đó, Luận án giải
quyết các vấn đề tiếp theo liên quan tới tổ chức hành nghề luật sư theo mô hình
công ty hợp danh trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
(ii) Thứ hai, về thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành.
Dù có những khác biệt về kinh tế, chính trị, quan điểm pháp lý ở các quốc
gia, nhưng đều thống nhất về bản chất pháp lý của công ty luật. Công ty luật là
một mô hình công ty trong hệ thống các công ty theo quy định của hệ thống pháp
luật quốc tế và quốc gia. Đối với công ty luật Việt Nam hiện nay được tổ chức
theo mô hình công luật TNHH và công ty luật hợp danh. Mỗi một loại hình công
ty tùy thuộc vào sở hữu, cấu trúc vốn hay phân chia lợi ích, không đồng nhất với
nhau, có cái chung và có cái mang tính đặc thù phù hợp với quản lý và điều hành
của công ty.
Các công trình nghiên cứu trong nước, dưới góc độ luật học đã phần nào
mô tả được khung pháp luật về tổ chức hành nghề luật sư ở Việt Nam nói chung,
pháp luật về công ty luật hợp danh nói riêng hiện nay và chỉ ra được những bất
cập cần khắc phục cũng như đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện những bất cập
đó. Có thể nói, đây là một trong những kết quả quan trọng mà Luận án có thể kế
thừa, trên cơ sở đó đề ra những giải pháp cụ thể trong bối cảnh hội nhập quốc tế
mà luận án đặt ra.
(iii) Thứ ba, về hoàn thiện pháp luật
Mặc dù các công trình nghiên cứu có đề cập tới hoàn thiện pháp luật về
công ty luật hợp danh gần đây đã có các đề xuất hoàn thiện pháp luật về doanh
nghiệp, luật sư và các văn bản hướng dẫn thi hành… Tuy nhiên, những kết quả
nghiên cứu đã công bố thường trong phạm vi hẹp về từng nội dung nhỏ của pháp
luật về công ty luật hợp danh như giải pháp hoàn thiện pháp luật về thành lập, tổ
29

chức hoạt động; thực trạng quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp danh trong
công ty luật hợp danh…
Đây là các kết quả quan trọng, để tác giả luận án có thể kế thừa, phát triển
và hoàn thiện trong chương 3 của luận án.
(iv) Thứ tư, về phương pháp nghiên cứu
Qua tìm hiểu tổng quan tình hình nghiên cứu, tác giả rút ra được những
phương pháp nghiên cứu chính mà các công trình đã sử dụng để đưa đưa ra kết
quả nghiên cứu; bao gồm:
Một là, phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
Các tác giả sử dụng phương pháp luận này để giải mã khái niệm, nguồn
gốc, bản chất của sự vật, hiện tượng. Luận giải mối quan hệ tương thích lẫn nhau
giữa sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác. Nghiên cứu, xem xét
quá trình ra đời, hình thành và phát triển của sự vật, hiện tượng để phân tích,
đánh giá.
Hai là, phương pháp nghiên cứu hệ thống, liên ngành.
Nghiên cứu pháp luật về công ty luật hợp danh được các nhà nghiên cứu
nghiên cứu có hệ thống, theo trật tự logic đi từ việc giải quyết những vấn đề lý
luận đến đánh giá, phân tích thực tiễn thực hiện trên thực tế. Các phát hiện đưa
ra đều được luận giải cơ sở khoa học và có minh chứng bằng ví dụ thực tế (minh
chứng thực định). Mặt khác, chủ đề này được tiếp cận, xem xét từ các góc độ đa
chiều cạnh từ kinh tế - xã hội, pháp lý, thương mại … Sự nghiên cứu liên ngành,
đa chiều cạnh giúp cho nhà nghiên cứu nhìn nhận, nhận diện vấn đề rõ ràng, toàn
diện, cụ thể và đầy đủ hơn.
Ba là, phương pháp phân tích, lập luận logics.
Đây là phương pháp phổ biến, cơ bản được sử dụng trong nghiên cứu.
Những kết quả, phát hiện trong các công trình liên quan đến đề tài được công bố
được rút ra từ sự phân tích, lập luận chặt chẽ, có cơ sở khoa học với những ví dụ,
số liệu minh chứng thực tế mang tính thuyết phục.
Những phương pháp nghiên cứu chủ yếu mà các công trình nghiên cứu
30

liên quan đến đề tài đã công bố được tác giả tiếp thu, kế thừa và sử dụng trong
quá trình nghiên cứu, hoàn thành bản luận án tiến sĩ của mình.
2.2. Những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu
Xuất phát từ các đánh giá nêu trên, luận án tiếp tục nghiên cứu các nội
dung chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, luận án đưa ra quan điểm cụ thể về pháp luật về công ty luật
hợp danh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
Ở đây, có thể thấy rõ, mặc dù nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam chưa
thương mại hóa dịch vụ pháp lý, còn nhiều hạn chế trong việc thừa nhận tính thị
trường của dịch vụ pháp lý. Tuy nhiên, dịch vụ pháp lý đã, đang và sẽ được đặt ra
trong các phiên đàm phán về mở cửa thị trường trong các hiệp định thương mại
song phương, đa phương. Điều đó cho thấy, tính thương mại đòi hỏi mở cửa thị
trường pháp lý để các nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư vào các công ty luật.
Thứ hai, luận án phân tích vai trò và ưu thế của công ty luật hợp danh
cung cấp dịch vụ pháp lý so với các mô hình tổ chức hành nghề luật sư khác.
Cùng với nhu cầu khách quan của các luật sư, bên cạnh cạnh tranh, hợp
tác cũng là xu thế tất yếu, đặc biệt việc liên kết theo xu hướng chuyên môn hóa
về lĩnh vực ngành nghề. Luật sư chuyên về đầu tư, kinh doanh hợp danh với luật
sư chuyên về dân sự, hình sự, tranh tụng… Điều này được lý giải do các lĩnh vực
pháp luật khác nhau với số lượng các quy định pháp luật cụ thể khổng lồ khiến
cho một luật sư không thể đủ khả năng cung cấp tất cả dịch vụ pháp lý trong mọi
lĩnh vực mà khách hàng có nhu cầu. Vì vậy, các luật sư phải liên kết, hỗ trợ nhau
nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất.
Loại hình công ty luật hợp danh phù hợp với yêu cầu trên khi các thành
viên – luật sư hợp danh có thể phát huy được uy tín cá nhân, đồng thời phát triển
hãng luật hợp danh của mình và cộng sự. Thêm vào đó, mô hình công ty luật hợp
danh cũng tạo điều kiện cho các luật sư hợp danh có thể hoạt động tự do. Đây là
một trong các điểm đặc thù trong quá trình sử lý công việc của các luật sư.
Thứ ba, luận án phân tích và đánh giá thực trạng pháp luật cũng như thực
31

tiễn thi hành pháp luật về công ty luật hợp danh trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Để đảm bảo nội dung chuyên sâu của đề tài nghiên cứu và phù hợp với yêu cầu,
nội dung nghiên cứu của luận án được giới hạn ở những quy định pháp luật về
công ty luật hợp danh và việc thực hiện những quy định này trên thực tế. Các
quy định về gia nhập thị trường kinh doanh dịch vụ pháp lý của nhà đầu tư nước
ngoài được nghiên cứu tham khảo, so sánh về bối cảnh hội nhập quốc tế.
Thứ tư, Luận án nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp
luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về công ty luật hợp danh trong bối
cảnh hội nhập.
Trên cơ sở kế thừa một số quan điểm và phát triển, phân tích các quan
điểm ấy, luận án phân tích các yêu cầu hoàn thiện pháp luật về công ty luật hợp
danh theo các hướng: (i) hoàn thiện pháp luật về công ty luật hợp danh ở Việt
Nam phải đảm bảo thực hiện đúng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước về hội nhập quốc tế và tham gia tiến trình toàn cầu hóa; (ii) hoàn thiện
pháp luật về công ty luật hợp danh phải căn cứ vào nhu cầu thực tiễn ở Việt
Nam; (iii) hoàn thiện pháp luật về công ty luật hợp danh phải tôn trọng các
nguyên tắc cơ bản của bản chất loại hình hợp danh, quản trị công ty luật…
3. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết
nghiên cứu
3.1. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu
Luận án sử dụng các lý thuyết sau
(i) Học thuyết K. Marx - Lennin về nhà nước và pháp luật, đặc biệt là
hệ thống các tri thức lý luận về thực hiện pháp luật.
Theo lý thuyết này, mọi hoạt động trong xã hội nói chung và xử lý gian
lận xuất xứ hàng hóa nói riêng của bất cứ tổ chức, cơ quan, người dân nào đều
phải tuân thủ các quy định của pháp luật. Đề cao vai trò quản lý của nhà nước
thông qua biện pháp quản lý xã hội bằng pháp luật. Lên án và xử lý nghiêm minh
các hành vi vi phạm pháp luật, coi thường pháp luật; đảm bảo thực hiện tốt, hiệu
quả nguyên tắc “Sống, làm việc theo hiến pháp và pháp luật”.
32

Bên cạnh đó, Luận án còn dựa trên quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng
sản Việt Nam về hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế trong điều kiện hội nhập,
hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở Việt
Nam. Có nghĩa là luận án quán triệt, bám sát các quan điểm, đường lối của Đảng về
xây dựng nhà nước, pháp quyền XHCN; xây dựng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh,
khả thi góp phần đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước, của xã hội, của
người dân và thúc đầy hiệu quả quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam.
(ii) Lý thuyết về nền kinh tế thị trường
Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế dựa trên cơ sở kết hợp chặt chẽ giữa
nguyên tắc tự do và nguyên tắc công bằng xã hội, trên cơ sở nền kinh tế thị
trường hướng vào mục tiêu khuyến khích, động viên mọi sáng tạo của cá nhân,
doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh nhằm khơi dậy và đánh thức tiềm
năng, thế mạnh của mọi thành phần kinh tế, mọi chủ thể tham gia thị trường và
xóa bỏ mọi rào cản đối với nhà đầu tư. Lý thuyết về nền kinh tế thị trường được
vận dụng đối với thị trường dịch vụ pháp lý nói chung biểu hiện ở chỗ: một thị
trường dịch vụ pháp lý được vận hành trên cơ sở định hướng của nhà nước, với
môi trường đầu tư thuận lợi, an toàn và hiệu quả, hướng tới cạnh tranh lành
mạnh với các quy luật khách quan của thị trường. Từ lý thuyết này đặt ra việc
hoàn thiện pháp luật để các công ty luật hợp danh có khả năng gia nhập thị
trường, hoạt động kinh doanh cung ứng dịch vụ pháp lý, phù hợp với quy luật
của nền kinh tế thị trường.
(iii) Lý thuyết về công ty
Lý thuyết này cho rằng bản chất chung của các công ty là tối đa hóa lợi
nhuận, có nghĩa là tạo ra nhiều khoảng cách giữa doanh thu và chi phí. Mục tiêu
của công ty là xác định giá cả và nhu cầu trong thị trường và phân bổ các nguồn
lực để tối đa hóa lợi nhuận ròng. Trong lý thuyết này, hành vi của bất kì công ty
nào được cho là được thúc đẩy bởi tối đa hóa lợi nhuận. Lý thuyết chi phối việc
ra quyết định có mặt trong nhiều khía cạnh bao gồm phân bổ nguồn lực, kĩ thuật
sản xuất, điều chỉnh giá và khối lượng sản xuất. Áp dụng lý thuyết này vào
33

nghiên cứu pháp luật về công ty hợp danh để phân tích tính hợp lý hoặc không
của các quy định pháp luật đối với bản chất của một loại hình công ty đối nhân.
Việc đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả thi hành cũng
phải đặt dưới góc nhìn của lý thuyết công ty về lợi nhuận và chi phí.
(iv) Lý thuyết về hội nhập quốc tế
Lý thuyết này hình thành cùng với quá trình toàn cầu hóa về kinh tế là xu
hướng không thể đảo ngược được. Ngày nay, không có bất kỳ một quốc gia nào
cho dù là các cường quốc về kinh tế hay là những nước nghèo, lạc hậu đứng
ngoài xu thế này. Có thể viện dẫn một tác phẩm tiêu biểu trong số các tác phẩm
đề cập, phân tích về quá trình hội nhập quốc tế; đó là, trong tác phẩm nổi tiếng
“Thế giới phẳng” (The World is Flat) của Thomas Friedman, một biên tập viên
chuyên mục ngoại giao và kinh tế của tạp chí New York Times có những tác
phẩm và công trình nghiên cứu về vấn đề toàn cầu hóa rất thành công. Thomas
Friedman đã luận giải sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trên thế giới
khi mà sự phân công xã hội, chuyên môn hóa đạt trình độ rất cao. Sự cát cứ, bế
quan tỏa cảng trong phạm vi mỗi quốc gia sẽ bóp chết và là tiếng chuông cáo
chung nền kinh tế của mỗi quốc gia. Toàn cầu hóa tạo ra những cơ hội và những
thách thức đối với mỗi quốc gia trong quá trình cạnh tranh gay gắt về kinh tế.
Hội nhập quốc tế góp phần thúc đẩy sự phát triển thương mại quốc tế cho Việt
Nam song cũng đặt ra những thách thức cần phải giải quyết mà một trong những
thách thức đó là đấu tranh, xử lý gian lận xuất xứ hàng hóa.
(v) Lý thuyết về pháp nhân
Lý thuyết về pháp nhân được sử dụng để lý giải về việc pháp luật Việt
Nam, cụ thể là Luật Doanh nghiệp quy định về công ty hợp danh có tư cách pháp
nhân. Lý thuyết pháp nhân được xây dựng dựa trên các học thuyết pháp lý kinh
điển như: Học thuyết hư cấu (fiction) mà theo đó có thể hình thành một loại chủ
thể pháp luật trừu tượng không phải là người để phân biệt với con người (thể
nhân); Học thuyết tách bạch mà theo đó tài sản của pháp nhân là một thực thể tài
sản được phân biệt (tách bạch) với tài sản của các thành viên; Học thuyết về khối
34

tài sản thống nhất mà theo đó, tài sản của pháp nhân là một khối thống nhất
không thể chia được, được coi như thuộc sở hữu của pháp nhân, và vì vậy, khi
các thành viên góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu và áp dụng
nguyên tắc cấm rút vốn trực tiếp khi các thành viên có nhu cầu rút vốn ra khỏi tư
cách thành viên của pháp nhân.34
Ngoài ra là các lý thuyết về sự công bằng, minh bạch trong thương mại
quốc tế; lý thuyết về quyền bảo hộ trong thương mại của các quốc gia;
3.2. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được thực hiện để tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi sau:
Câu hỏi 1: Pháp luật về Công ty luật hợp danh là gì và vị trí trong hệ
thống pháp luật về chủ thể kinh doanh?
Giả thuyết nghiên cứu: Pháp luật về công ty luật hợp danh là một bộ phận
trong hệ thống pháp luật về tổ chức hành nghề luật sư, luật doanh nghiệp. Theo
đó pháp luật về công ty luật hợp danh là tổng thể các quy phạm pháp luật do Nhà
nước ban hành hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội phát
sinh trong quá trình thành lập, tổ chức hoạt động và giải thể của công ty luật hợp
danh trên thị trường.
Dự kiến kết quả nghiên cứu: Dự kiến giải quyết câu hỏi nghiên cứu này tại
Chương 1. Luận án hệ thống hoá và phân tích khái niệm pháp luật về công ty
luật hợp danh.
Câu hỏi 2: Pháp luật hiện hành ở Việt Nam về công ty luật hợp danh có
khả năng đáp ứng được nhu cầu thực tiễn cũng như đòi hỏi của thị trường trong
bối cảnh hội nhập quốc tế không?
Giả thuyết nghiên cứu: Pháp luật về công ty luật hợp danh ở Việt Nam đã
tôn trọng bản chất của loại hình công ty này, nhưng chưa đầy đủ, khả năng đáp
ứng nhu cầu thực tiễn trong bối cảnh hội nhập quốc tế chưa cao.
Dự kiến kết quả nghiên cứu: Dự kiến kết quả được giải quyết tại chương 2
luận án, trong đó phân tích và chứng minh được yếu tố thực tiễn: Pháp luật hiện

34
Karl Larenz (1977), Luật dân sự, phần chung, NXB C.H. beck, CHLB Đức, tr 111 - 112
35

hành quy định về địa vị pháp lý của công ty luật hợp danh nhưng chưa đáp ứng
được nhu cầu hội nhập quốc tế
Câu hỏi 3: Nhà nước cần phải làm gì trong việc hoàn thiện pháp luật và
nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về công ty luật hợp danh trong bối cảnh hội
nhập quốc tế của Việt Nam?
Giả thuyết nghiên cứu: Nhà nước ban hành chính sách và pháp luật về
công ty luật hợp danh cần phải căn cứ vào đòi hỏi từ thực tiễn và xem xét tới các
nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế thị trường, đặc biệt đối với Việt Nam trong
bối cảnh hội nhập quốc tế.
Dự kiến kết quả nghiên cứu: Dự kiến câu hỏi nghiên cứu được giải quyết
xuyên suốt trong Luận án và đặc biệt tại Chương 3. Luận án đưa ra và chứng
minh được các vấn đề mà Nhà nước cần làm: Đề xuất các giải pháp tổng thể về
ban hành Luật và các chính sách thúc đẩy phát triển công ty luật hợp danh; Đề
xuất xây dựng, bổ sung, thay đổi những nội dung pháp luật về công ty luật hợp
danh phù hợp với bối cảnh hội nhập quốc tế.
36

CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN VỀ CÔNG TY LUẬT HỢP DANH
VÀ PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY LUẬT HỢP DANH

1.1. Lý luận về công ty luật hợp danh


1.1.1. Khái niệm, đặc điểm công ty hợp danh
Bất kỳ một hiện tượng kinh tế nào cũng đều có quá trình hình thành và phát
triển. Thời gian tồn tại có thể ngắn hoặc dài tùy thuộc điều kiện lịch sử kinh tế - xã
hội. Công ty là một sản phẩm tất yếu của nền kinh tế, là một hiện tượng kinh tế đặc
biệt ra đời từ rất lâu và đem lại rất nhiều lợi ích quan trọng cho loài người.
Một trong những loại hình công ty có mặt sớm nhất trong lịch sử đó là công
ty hợp danh. Các tài liệu lịch sử đã cho thấy khái niệm hợp danh xuất hiện từ thời
Babylone, Hi Lạp và La Mã cổ đại. Những chỉ dẫn đầu tiên tới hình thức này là
trong Bộ luật Hammurabi, khoảng 2300 năm trước công nguyên. Người Do Thái,
vào khoảng những năm 2000 trước công nguyên đã cho ra đời thuật ngữ shutolin
(chỉ một dạng hợp danh phi thương mại)35. Sau này, những hợp danh mang tính
chất thương mại của người Do Thái hình thành từ những đoàn hội buôn.
Đế chế La Mã vào thế kỷ VI, đã có những quy định tương đồng với hợp
danh hiện đại trong bộ luật Justinian, trong đó có nguyên tắc sự lựa chọn của cá
nhân (delectus personas) xác định sự lựa chọn của các thương nhân khi cộng tác
cùng nhau. Hoặc nguyên tắc thực hiện hành vi thông qua hành vi của người khác
(qui facit per alium facit per se)
Từ việc kinh doanh đơn lẻ, các thương nhân tìm cách liên kết kinh doanh
để có thể kết hợp được kinh nghiệm của nhiều thương nhân và quan trọng nữa là
có được một số vốn lớn. Việc liên kết vừa phục vụ nhu cầu phát triển kinh
doanh, vừa đáp ứng nhu cầu phân chia rủi ro và tạo nên những mô hình công ty
kinh doanh.
Dựa theo giác độ khoa học pháp lý, công ty được chia thành hai nhóm cơ

35
John Micklethwait, Adrian Wooldridge (2003) , The Company - A Short History of a Revolutionary Idea,
Modern Library New York, pg. 45
37

bản là các công ty đối nhân và các công ty đối vốn. Các công ty đối vốn không
quan tâm đến tư cách cá nhân các thành viên của công ty mà chỉ quan tâm đến
phần vốn góp vào công ty. Đặc điểm quan trọng của loại hình công ty này là các
công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty bằng tài sản của công
ty. Trong phạm vi nghiên cứu, luận án không đề cập sâu tới loại hình công ty
này, chỉ phân tích, so sánh và làm nổi bật các đặc điểm của loại hình công ty đối
vốn và được áp dụng với công ty luật hợp danh.
Công ty đối nhân là những công ty mà sự liên kết dựa trên cơ sở độ tin cậy
về nhân thân các cá nhân tham gia, sự hùn vốn là yếu tố thứ yếu. Công ty đối
nhân có đặc điểm quan trọng là không có sự tách bạch tài sản cá nhân các thành
viên và tài sản công ty. Các thành viên hoặc ít nhất một thành viên công ty phải
chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ của công ty. Công ty đối nhân có thể
được tổ chức dưới các dạng như công ty hợp danh, công ty hợp vốn đơn giản36
Tuy vậy, hạn chế của công ty đối nhân là không thể tạo ra mô hình kinh
doanh với quy mô lớn, vì như vậy sẽ phá vỡ yếu tố nhân thân của thành viên.
Trong công ty đối nhân, yếu tố nhân thân sẽ chi phối tổ chức và hoạt động của
công ty còn trong công ty đối vốn, yếu tố chi phối sẽ là tỷ lệ vốn của các thành
viên trong vốn điều lệ. Vì thế, trong công ty hợp danh nói chung, các thành viên
hợp danh đều có quyền quản lý ngang nhau, không lệ thuộc vào phần góp vốn
của người đó.
Công ty hợp danh là loại hình đặc trưng của công ty đối nhân. Có lẽ vì
xuất hiện từ lâu đời, lại có cách thức tổ chức hoạt động đơn giản nên công ty hợp
danh khi mới ra đời đã được chào đón và trở thành một loại hình công ty được
ưa chuộng ở nhiều nước. Ngày nay, công ty hợp danh vẫn thể hiện vai trò không
thể thiếu của nó trong nền kinh tế hiện đại.
Việt Nam có xuất phát điểm là một nước nông nghiệp, lấy nông nghiệp
làm nghề gốc, thủ công nghiệp và thương mại chỉ xuất hiện như nghề nghiệp bổ
sung. Thương mại Việt Nam thời xưa diễn ra chủ yếu trên các chợ, người buôn

Nguyễn Như Phát, Phạm Duy Nghĩa (chủ biên) (2001), Giáo trình Luật Kinh tế Việt Nam, NXB Đại học
36

Quốc gia Hà Nội. tr. 135


38

vốn liếng nhỏ, tổ chức kinh doanh đơn giản, nếu có hùn vốn cũng thường mang
tính nhất thời. Trong bối cảnh đó, các mô hình công ty du nhập vào Việt Nam và
lịch sử hình thành các loại hình công ty ở Việt Nam muộn hơn nhiều nước khác
trên thế giới37.
Từ cuối thế kỉ XIX, khi Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp, người
Pháp đã đem áp dụng vào Việt Nam hệ thống pháp luật của Pháp, đặc biệt là dân
luật qua ba bộ luật là Dân luật Bắc kì, Dân luật Trung kì và Dân luật Nam kì.
Cũng bắt đầu từ đây, cùng với khái niệm về doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp
tư thông thường (société en commandite simple), công ty trách nhiệm hữu
hạn…, khái niệm về công ty hợp danh bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam dưới hình
thức Hội buôn.38
Luật lệ về công ty được quy định lần đầu tiên tại Việt Nam trong “Dân
luật được thi hành tại các tòa án Bắc kì” năm 1913, trong đó có nói về hội buôn.
Đạo luật này chia các công ty (Hội buôn) thành hai loại: Hội người và Hội vốn.
Trong Hội người chia thành Hội hợp danh (Công ty hợp danh), Hội hợp tư
(Công ty hợp vốn đơn giản) và Hội đồng lợi. Trong Hội vốn chia thành Vô danh
(Công ty cổ phần) và Hội hợp cổ (Công ty hợp vốn cổ phần đơn giản). Trong
luật này không có công ty trách nhiệm hữu hạn.
Ngày 20/12/1972, với Sắc luật số 29 của chính quyền miền Nam Việt
Nam, Bộ luật Thương mại mới được ban hành, là sự tổng hợp hai bộ luật là Bộ
luật Thương mại Trung phần và Bộ luật Thương mại Pháp đang được thi hành ở
Miền Nam. Tại Bộ luật này, công ty hợp danh (hội hợp danh) đã được quy định
về định nghĩa (Điều 171), góp vốn, phân chia lợi nhuận, tư cách và trách nhiệm
của hội viên, quản lý điều hành và giải tán hội một cách cụ thể và đầy đủ39.
Như vậy, mặc dù chưa có tên chính thức là Công ty hợp danh nhưng loại
hình này đã sớm xuất hiện ở nước ta. Luật Công ty 1990 không quy định loại
hình công ty này, phải đến năm 1999, công ty hợp danh mới được chính thức ghi
nhận trong Luật Doanh nghiệp.

37
Phạm Duy Nghĩa (2004), Chuyên khảo Luật Kinh tế, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 183 - 184
38
Trần Thùy Anh (2001), Một số khía cạnh pháp lí về công ty hợp danh, Luận văn thạc sĩ, tr.7.
39
Lê Tài Triển (1973), Luật Thương mại Việt Nam dẫn giải, Kim Lai Ấn Quán - Sài Gòn, tr. 763
39

1.1.1.1. Khái niệm công ty hợp danh


Không giống các loại hình công ty khác, công ty hợp danh cho đến nay
vẫn chưa có một định nghĩa chung, thống nhất ở các hệ thống pháp luật. Do
nhiều nguyên nhân khác nhau như điều kiện kinh tế, xã hội, trình độ lập pháp, xu
hướng phát triển của cơ chế pháp luật trong thời kỳ hội nhập toàn cầu khiến cho
việc xây dựng một định nghĩa đầy đủ và cụ thể là không thể thực hiện.
Tại Đức, công ty hợp danh là “công ty trong đó các thành viên cùng nhau
tiến hành một hoạt động thương mại dưới một hãng chung và cùng liên đới chịu
trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ của công ty”40
Công ty hợp danh (Société en nom collectif) theo pháp luật của Cộng hòa
Pháp là “công ty mà trong đó các thành viên đều có tư cách thương gia chịu
trách nhiệm vô hạn và liên đới về các khoản nợ của công ty”41.
Như vậy, theo hệ thống pháp luật civil law, công ty hợp danh mang bản
chất đối nhân tuyệt đối; các thành viên trong công ty hợp danh phải có tư cách
thương gia, và cùng nhau chịu trách nhiệm vô hạn về các nghĩa vụ của công ty.
Ở Vương quốc Anh, Đạo luật Hợp danh năm 1890 (The Partnership Act
1890) định nghĩa một hợp danh là “mối quan hệ tồn tại giữa những người tiến
hành trên một doanh nghiệp chung nhằm thu lợi nhuận.”42.
Năm 1776, khi Hoa Kỳ áp dụng hệ thống luật thông lệ của Anh thì pháp
luật về công ty hợp danh cũng bắt đầu được áp dụng. Khái niệm về công ty hợp
danh (Partnership) được ghi nhận tại Luật Hợp danh thống nhất năm 1914. Hiện
nay, theo mục 6, Điều 101 Luật Hợp danh thống nhất sửa đổi 1997 của Hoa Kỳ
(6, Section 101, UPA), hợp danh là “một tổ chức kinh doanh được thành lập bởi
ít nhất hai thành viên hợp danh, có thể là các cá nhân hoặc công ty. Mỗi thành
viên hợp danh phải chịu trách nhiệm cá nhân, liên đới và vô hạn đối với tất cả

40
Friedrich Fubler, Jurgen Simon (1992), Mấy vấn đề pháp luật kinh tế Cộng hòa Liên bang Đức, Nhà xuất
bản Pháp lý, tr. 31
41
Nguyễn Thị Thùy Giang (2012), Pháp luật Việt Nam về công ty hợp danh, Luận văn Thạc sĩ luật học,
Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 7
42
Keith Abbott, Norman Pendlebury, Kevin Wardman (2007), Business Law 8th edition, South-Western, pp.
343 - 349.
40

các khoản nợ và nghĩa vụ của công ty”43. Có thể hiểu ngắn gọn về sự hợp danh
theo pháp luật Hoa Kỳ, đó là sự hợp tác của từ hai chủ thể trở lên (có thể là
người, các công ty…) trên phương diện nhân thân, vốn, công sức lao động nhằm
kinh doanh thu lợi nhuận.
Tại Miền Nam Việt Nam trước đây, Điều 171 của Bộ luật Thương mại
1972 ghi nhận: “hội hợp danh là một hội lập giữa hai hay nhiều người trong đó
toàn thể hội viên, mà số ít nhất phải là hai người được coi là thương gia và chịu
trách nhiệm liên đới và vô hạn định về mọi trái khoản của hội, trên tất cả tài sản
của họ”.
Qua nghiên cứu khái niệm về công ty hợp danh của một số quốc gia trên
thế giới, có thể thấy công ty hợp danh là công ty thuộc loại hình của công ty đối
nhân và công ty hợp danh chỉ có duy nhất một loại thành viên là thành viên hợp
danh. Các thành viên hợp danh liên kết dựa trên cơ sở thân thiết, hay sự tin
tưởng, tin cậy lẫn nhau. Đồng thời, thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm
liên đới và vô hạn đối với mọi khoản nợ của công ty hợp danh.
Do đó, có thể hiểu công ty hợp danh là một loại hình công ty đối nhân,
trong đó các thành viên (hợp danh) phải cùng chịu trách nhiệm vô hạn và liên
đới đối với mọi hoạt động kinh doanh của công ty.
Đối với nội dung này, cần phải phân tích về tính hợp lý của quy định về
công ty hợp danh theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam từ năm 1999 đến nay. Theo
những quy định này, công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó phải có ít nhất
hai thành viên hợp danh; ngoài các thành viên hợp danh, có thể có thành viên
góp vốn. Với quy định tại Điều 95 Luật Doanh nghiệp 1999 như trên, có thể thấy
các nhà làm luật Việt Nam đã mở rộng khái niệm hợp danh truyền thống, gộp
chung hai loại hình hợp danh thông thường và hợp danh hữu hạn. Hai loại hình
công ty này đều mang bản chất của công ty đối nhân, những có những đặc điểm
riêng biệt.
Chính quy định với nội hàm rộng như vậy đã gây khó khăn, thiếu thống
nhất giữa các quy định của pháp luật doanh nghiệp và pháp luật luật sư trong
43
Gero Pfeiffer, Wirtschaftsjurist, Sven Timmerbeil (2008), “US-American Company Law – An Overview”,
zeitschift fur das Juristische Studium.
41

thực tiễn về mô hình công ty luật hợp danh. Những nội dung này được tác giả
phân tích trong Chương 3 của luận án.
1.1.1.2. Đặc điểm công ty hợp danh
Pháp luật mỗi nước có những quy định riêng cho loại hình này, và do đó,
công ty hợp danh ở những nước khác nhau cũng sẽ có những điểm khác biệt nhất
định. Tuy nhiên, khi tìm hiểu về công ty hợp danh có thể rút ra một số đặc điểm
chung nổi bật của loại hình này, đó là:
Thứ nhất, yếu tố nhân thân của các thành viên hợp danh luôn giữ vai trò
quan trọng và quyết định trong việc hình thành, tổ chức và quản lý công ty. Bất
kỳ một công ty nào khi thành lập đều đòi hỏi ở các thành viên sự tham gia đóng
góp phần vốn nhất định. Nhưng trong công ty hợp danh yếu tố nhân thân chi
phối đến quản lý và hoạt động của công ty hợp danh. Yếu tố này được thể hiện
không chỉ dưới dạng vật chất như đa số ở các các loại hình công ty khác, mà còn
thể hiện dưới nhiều dạng khác như tay nghề, kinh nghiệm, uy tín cá nhân, bằng
sáng chế…phù hợp với việc kinh doanh trong các dịch vụ như pháp lý, kiểm
toán hay kế toán. Trong mô hình công ty hợp danh, quyền quyết định các vấn đề
về quản trị, điều hành không phục thuộc số vốn góp mà phụ thuộc vào uy tín
nghề nghiệp nói trên. Bằng bản Điều lệ trong công ty, các thành viên ghi nhận,
dành số quyền biểu quyết cao hơn cho thành viên được đánh giá là có uy tín và
năng lực cao hơn phần còn lại để họ có thể định hướng công ty hoạt động đúng
hướng, hiệu quả và lợi nhuận.
Năng lực cá nhân của từng thành viên hợp danh luôn luôn không giống
nhau, bởi vậy việc lựa chọn thành viên tham gia vào công ty hợp danh không hề
đơn giản. Điều này kéo theo hệ quả là việc rút khỏi công ty của mỗi thành viên
đều ảnh hưởng đến sự tồn tại của công ty. Đối với công ty đối vốn, hoạt động
dựa vào liên kết góp vốn, thì khi một thành viên rút khỏi công ty, chỉ ảnh hưởng
đến phần vốn góp của thành viên đó mà không ảnh hưởng đến sự tồn tại của
công ty. Nhưng ở công ty hợp danh – công ty đối nhân, con người/nhân thân là
quan trọng, các thành viên phải hiểu nhau, tin tưởng nhau mới cùng nhau hùn
42

hạp kinh doanh dưới một tên gọi chung, việc một thành viên rút khỏi công ty sẽ
khiến cho những yếu tố này không còn, và công ty có nguy cơ chấm dứt hoạt
động. Do đó, pháp luật về tổ chức và hoạt động công ty hợp danh trên thế giới
đều có những quy định liên quan tới việc hạn chế rời khỏi công ty của thành viên
hợp danh.
Đó cũng là yếu tố khiến cho sự liên kết giữa các thành viên chặt chẽ hơn,
và cũng là lý do dẫn đến chế độ trách nhiệm của các thành viên.
Thứ hai, về chế độ trách nhiệm của các thành viên trong công ty. Nếu
trong công ty hợp danh có bản chất đối nhân tuyệt đối, thì trách nhiệm của tất cả
các thành viên là vô hạn và liên đới trước mọi nghĩa vụ của công ty. Đây là một
đặc điểm pháp lý đặc biệt và chỉ có ở công ty hợp danh. Đặc điểm đặc thù này
tạo nên sự hấp dẫn cho các đối tác kinh doanh của công ty.
Như đã phân tích ở trên, chính đặc điểm nhân thân của mỗi cá nhân thành
viên tạo ra chế độ trách nhiệm liên đới lẫn nhau, do đó khi các thành viên này
hoạt động kinh doanh với danh nghĩa công ty sẽ tạo trách nhiệm liên đới tới các
thành viên còn lại.
Thứ ba, tư cách pháp lý của thành viên hợp danh không thể chuyển
nhượng hay để lại thừa kế (trừ khi được các thành viên đồng ý). Điều này xuất
phát từ bản chất đối nhân của công ty. Vì thế, khi một thành viên ra khỏi công ty,
hoặc chết thì công ty đó có thể sẽ phải giải thể.
Thứ tư, tư cách thương nhân, công ty hợp danh có tư cách thương nhân
độc lập, ngoài ra mỗi thành viên cũng có tư cách thương nhân, các thành viên có
thể cùng nhau điều hành và đại diện cho công ty hoặc thỏa thuận phân công
trách nhiệm và quyền đại diện cho từng người. Đây là quan niệm truyền thống
về công ty đối nhân, các thành viên hợp danh có tư cách thương nhân mà không
phải thực hiện thủ tục đăng ký. Do đó, thành viên hợp danh có thể cống hiến cho
công ty hợp danh cùng các thành viên hợp danh khác. Tuy nhiên, các quốc gia
theo các trường phái học thuyết khác nhau có quy định pháp luật cụ thể khác
nhau về tư cách thương nhân của công ty hợp danh cũng như của thành viên hợp
danh trong công ty đó. Theo pháp luật Việt Nam, tư cách thương nhân được
43

dành cho công ty hợp danh, còn các thành viên hợp danh chỉ là đồng chủ sở hữu
chung của công ty, tuy nhiên những quy định cụ thể này, không làm mất đi tư
cách thương nhân của công ty cũng như mối quan hệ giữa công ty với các thành
viên hợp danh trong công ty.
Điểm này cũng làm cho thành viên của công ty hợp danh khác hẳn với
thành viên của các loại hình công ty khác. Các bên có quyền thỏa thuận các hình
thức góp vốn (bằng tiền, hiện vật, các bản quyền...) thậm chí "vốn góp" chỉ là uy
tín kinh doanh của cá nhân. Trong công ty hợp danh, việc thay đổi thành viên là
rất khó khăn, chỉ cần một thành viên chết, xin ra khỏi công ty là lý do quan trọng
để giải thể.
Thêm vào nữa là yếu tố tên gọi của công ty hợp danh phản ánh mối liên
hệ chặt chẽ giữa các thành viên hợp danh, và thường liên quan đến nhân thân của
thành viên. Đối với loại hình công ty hợp danh, tên gọi không chỉ dùng để nhận
diện doanh nghiệp thuần túy mà còn mang ý nghĩa rất quan trọng. Tên gọi của
công ty hợp danh luôn đi kèm với nhân thân của thành viên hợp danh, tên công
ty thường là tên gọi của các thành viên ghép lại, hoặc tên gọi của những người
có uy tín nhất và không bao giờ kèm theo tên của thành viên góp vốn.
Đối với tư cách pháp lý của hợp danh, pháp luật của một số quốc gia coi
hợp danh là công ty có tư cách pháp nhân nhưng một số quốc gia khác lại coi là
không có tư cách pháp nhân. Ví dụ như Bộ luật Thương mại Pháp quy định công
ty hợp danh không có tư cách pháp nhân; bang Arkansas (Hoa Kỳ) quy định các
công ty hợp danh hữu hạn có tư cách pháp nhân nhưng hợp danh thông thường
không có tư cách pháp nhân... Ở Việt Nam, Luật Doanh nghiệp 1999 không thừa
nhận tư cách pháp nhân của công ty hợp danh, nhưng từ Luật Doanh nghiệp
2005 tới hiện nay đều đã quy định công ty hợp danh có tư cách pháp nhân.
Như vậy, với một số đặc điểm pháp lý nêu trên, có thể nhận dạng công ty
hợp danh và phân biệt được chúng với các loại hình công ty khác một cách rõ
ràng. Qua sự phân tích các quan niệm về công ty hợp danh ở một số quốc gia, ta
có thể thấy sự quy định rõ ràng và khá cởi mở của pháp luật dành cho loại hình
liên kết này. Và qua đó cũng thấy được sự phù hợp của mô hình công ty hợp
danh đối với việc hành nghề của luật sư. Các luật sư hợp danh với nhau để mở
44

rộng lĩnh vực pháp luật mà mình có thể hành nghề và ngoài ra là sự tin tưởng lẫn
nhau trong nghề nghiệp với trách nhiệm vô hạn và liên đới.
1.1.2. Khái quát về dịch vụ pháp lý và tổ chức hành nghề luật sư
1.1.2.1. Luật sư
Cùng với thương mại dịch vụ, dịch vụ pháp lý là lĩnh vực mới của thời đại
ngày nay, trong khi đó, nghề luật và nghề luật sư đã có lịch sử lâu đời.
Trong thời kỳ cổ đại, các thủ lĩnh hoặc ông vua của các xã hội nhỏ đã thực
hiện việc xét xử như một phần của vai trò lãnh đạo chính trị chung. Khi quyền
lực của họ mở rộng, những nhà lãnh đạo này giao chức năng tư pháp cho các
chuyên gia. Trong giai đoạn ban đầu, các công việc pháp lý được đảm nhiệm bởi
các quan chức hoàng gia.44
Một tầng lớp chuyên gia pháp lý không phải là thẩm phán lần đầu tiên
xuất hiện trong nền văn minh Hy Lạp-La Mã từ năm 200 trước Công nguyên đến
năm 600 sau Công nguyên. Tổ chức tòa án hình thành và việc xét xử có sự tham
gia của mọi người dân. Nguyên cáo hoặc bị cáo có thể tự trình bày ý kiến, lý lẽ
của mình trước Tòa hoặc nhờ người khác có tài hùng biện trình bày hộ ý kiến, lý
lẽ trước Toà. Một loại “hiệp sỹ” đặc biệt xuất hiện, hiệp sỹ này không dùng khí
giới hay cơ bắp mà sử dụng thiên tài ngôn ngữ và sự hiểu biết rộng rãi về cổ luật
để đứng ra bênh vực cho kẻ nghèo nàn, yếu thế... Những người này thường đã
trải qua thời kỳ làm thẩm phán hoặc là linh mục. Việc bào chữa xuất phát tự
nhiên nhằm minh oan cho bạn bè hoặc người thân. Trong xã hội dần dần hình
thành nhóm người chuyên sâu, am hiểu về pháp luật và việc diễn giải pháp luật
của họ được xem xét như hoạt động nghề nghiệp, Họ được gọi là chuyên gia
pháp lý (experts in the law, Jurist) hoặc luật sư (lawyer), hoạt động của các luật
sư được chấp nhận và uy tín của họ trong xã hội ngày càng được nâng cao. Bước
sang thời kỳ Trung cổ, luật sư thời kỳ này cùng với tổ chức tòa án được xây
dựng nhằm mục đích phục vụ tôn giáo.45

44
Nguyễn Văn Tuân (2004), “Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực tố tụng tư pháp ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí
Dân chủ và Pháp luật, Bộ Tư pháp, Số 7/2004.
45
https://westcolumbialawyer.com/the-history-of-lawyers/ truy cập 10/08/2021
45

Dưới chế độ tư bản, nghề luật sư được tổ chức chặt chẽ với những điều
kiện khắt khe hơn thì “công lý” mà các luật sư bảo vệ không chỉ liên quan đến
nhân phẩm và danh giá của con người, hoạt động của luật sư không chỉ là đại
diện trước tòa mà còn là việc tư vấn những vấn đề liên quan đến giao dịch, quan
hệ và tranh chấp, liên quan tới tài sản có giá trị thương mại lớn, có thể cân đong
đo đếm và trả giá bằng tiền. Từ xuất phát điểm của những “hiệp sỹ” tự nguyện
thực hiện việc bào chữa vì sự thật và công lý, nghề luật sư dần dần trở thành
nghề dịch vụ, nghề làm để hưởng thù lao.
Tiêu chuẩn phổ biến để được công nhận luật sư và được cấp chứng chỉ
hành nghề bao gồm: là công dân nước sở tại và có phẩm chất đạo đức tốt và mọi
quốc gia đều có thêm những tiêu chuẩn liên quan tới đào tạo nghề luật sư, tập sự
hành nghề cũng như các hình thức hành nghề… Ngoài tiêu chuẩn chung là phải có
bằng cử nhân Luật còn phải qua một khóa đào tạo nghề (Anh, Pháp, Nhật Bản…),
Pháp quy định thời gian đào tạo là 12 tháng (3 tháng lý thuyết, 9 tháng thực hành),
trong khi Đức, Nhật quy định là 2 năm. Một số nước, việc thực tập có thể thực
hiện tại Tòa án, viện công tố, văn phòng luật sư46... Sau khi được đào tạo nghề,
các luật sư tương lai phải trải qua kỳ thi công nhận luật sư. Nội dung chủ yếu của
kỳ thi tập trung vào kiểm tra kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp của luật sư. Có thể
nói đây là điều kiện bắt buộc đánh giá khả năng hành nghề luật sư.
Ngoài ra, trước khi chính thức hành nghề, luật sư thường cần phải trải qua
thời gian tập sự. Thời gian tập sự hành nghề của các nước quy định khác nhau.
Một số quốc gia đòi hỏi thời gian tập sự là 2 năm (như Hy Lạp, Bỉ, Ý, Anh…),
một số quốc gia khác lại quy định thời gian tập sự là 12 tháng như Thái Lan, có
nước như Singapore chỉ đòi hỏi thời gian tập sự là 6 tháng. Về nơi tập sự, hầu
hết các nước quy định luật sư phải tập sự tại văn phòng, công ty luật (như Hy
Lạp, Bỉ, Anh, Nhật Bản, Pháp…), một số còn quy định Luật sư có thể tập sự tại
Tòa án, Viện công tố (như Đức, Thuỵ Sĩ…).
Ở Việt Nam, Luật Luật sư 2006, sửa đổi 2012 (sau đây gọi tắt là Luật Luật
46
Lê Thu Hà, Ngô Hoàng Oanh, Phạm Trí Hùng (2016), Đào tạo luật sư ở một số nước trên thế giới và
những kinh nghiệm để hoàn thiện công tác đào tạo Luật sư ở Việt Nam, Tạp Chí Nghề Luật Số 3/2016
46

sư 2012) quy định để có thể trở thành luật sư, hành nghề luật sư, một người phải
đáp ứng đủ 2 điều kiện: (i) Điều kiện cần, được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư
do Bộ Tư pháp cấp – yêu cầu về chuyên môn và (ii) Điều kiện đủ, gia nhập một
Đoàn luật sư – yêu cầu mang tính nghề nghiệp, thể hiện tính chất đặc thù của
nghề luật sư. Như vậy, để trở thành luật sư, một người phải trải qua 3 giai đoạn
đào tạo: đào tạo ở trường đại học để được cấp bằng cử nhân luật; đào tạo nghề
luật sư để được cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư... và đào tạo
thực tiễn nghề nghiệp trong thời gian tập sự hành nghề luật sư để sau khi kết
thúc, phải trải qua kỳ thi do Liên đoàn Luật sư Việt Nam tổ chức để được Bộ Tư
pháp cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư.
1.1.2.2. Dịch vụ pháp lý của luật sư
Phạm vi cũng như lĩnh vực hành nghề của luật sư trong thời đại ngày nay
càng ngày càng mở rộng, với các tổ chức hành nghề luật sư toàn cầu, các luật sư
tham gia tư vấn cho Chính phủ các quốc gia về chính sách thương mại, đầu tư
quốc tế. Đặc biệt, khi các quốc gia ký kết các hiệp định thương mại, gia nhập các
tổ chức thương mại khu vực và quốc tế thì việc mở cửa thị trường dịch vụ pháp
lý là đòi hỏi tất yếu. Từ đó, đặt ra vấn đề cần phải đưa ra khái niệm cũng như
phân loại dịch vụ pháp lý, làm căn cứ để các quốc gia đàm phán về mở cửa thị
trường đối với dịch vụ này cho nhà đầu tư nước ngoài.
Có hai xu hướng quy định về dịch vụ pháp lý ở các quốc gia: Một số quốc
gia như Đức, Úc, Trung Quốc… coi luật sư là nhà cung cấp dịch vụ pháp lý độc
quyền và quy định hầu hết các dịch vụ pháp lý đều do luật sư cung cấp. Một số
quốc gia khác lại liệt kê các loại hình của dịch vụ pháp lý với những điều kiện cụ
thể khi cung ứng dịch vụ, theo đó, tùy thuộc vào loại dịch vụ pháp lý, sẽ do các
chủ thể đáp ứng điều kiện cung ứng, ví dụ như luật sư, công chứng viên, thừa
phát lại…47.

47
Nguyễn Thị Minh (2006), “Dịch vụ pháp lý và phạm vi hành nghề của luật sư”, Số chuyên đề Luật luật sư,
Tạp chí dân chủ và pháp luật, Bộ tư pháp, Hà Nội, tr 37 - 44
47

Các tổ chức quốc tế, các hiệp định thương mại tự do giữa các quốc gia sử
dụng cách thứ hai, theo đó liệt kê các dịch vụ pháp lý thường được dẫn chiếu tới
hệ thống phân loại sản phẩm trung ương của Liên Hiệp quốc (Central Product
Classification – CPC)48. Ví dụ, trong Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa
Kỳ, Hiệp định chung về thương mại dịch vụ của WTO hay Hiệp định thương
mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu đều dẫn chiếu cách phân loại của Liên
Hợp quốc trên khi đưa ra các cam kết về ngành dịch vụ nói chung. Theo đó, dịch
vụ pháp lý được phân loại vào CPC mã 861, cụ thể:
861 Dịch vụ pháp lý
8611 Dịch vụ đại diện và tư vấn pháp lý trong các lĩnh vực luật pháp
khác nhau
86111 Dịch vụ đại diện và tư vấn pháp lý đối với luật hình sự
86119 Dịch vụ tư vấn và đại diện trong quá trình xét xử tòa án liên quan
tới các lĩnh vực luật pháp khác
8612 86120 Dịch vụ tư vấn và đại diện trong quá trình tố tụng của các cơ
quan, ủy ban tương tự tòa án
8613 86130 Dịch vụ tập hợp và chứng nhận văn bản pháp lý
8619 86190 Các dịch vụ thông tin và tư vấn pháp lý khác
Bên cạnh đó, ngoài mục 861 về dịch vụ pháp lý, còn có thêm một tiểu
mục có liên quan đến dịch vụ pháp lý nhưng lại thuộc về mã 866 "Các dịch vụ
liên quan tới tư vấn quản lý", đó là “dịch vụ trọng tài và hòa giải”, tiểu mục
86602.
Có thể thấy, Liên hợp quốc phân loại dịch vụ pháp lý trước hết dựa vào
các loại dịch vụ (công việc) được cung ứng bao gồm các dịch vụ được thực hiện
trong hoặc ngoài tòa án. Riêng trong dịch vụ đại diện và tư vấn pháp lý có sự
phân chia nhóm lĩnh vực luật hình sự và nhóm các lĩnh vực pháp luật khác.
Trên thực tế, khi gia nhập WTO, các nước cam kết mở cửa thị trường dịch
vụ đã phân biệt các dịch vụ pháp lý dựa trên tiêu chí dịch vụ pháp lý được cung
cấp là pháp luật nước nào: pháp luật của nước mình (home country law), pháp
48
Phiên bản đầu tiên tạm thời của CPC năm 1991 và được Ủy ban thống kê của Liên Hợp quốc thông qua
chính thức vào 2/1997.
48

luật của nước tiếp nhận dịch vụ (host country law), pháp luật nước thứ ba hay
pháp luật quốc tế? Tiêu chí này phản ánh mức độ mở cửa thị trường dịch vụ
pháp lý, đó là các mức độ sau:
- Cung cấp dịch vụ pháp lý liên quan tới pháp luật của nước tiếp nhận dịch
vụ (ví dụ, tổ chức luật sư nước ngoài cung cấp dịch vụ tư vấn/tranh tụng theo
pháp luật của nước nơi họ làm việc);
- Cung cấp dịch vụ pháp lý liên quan tới pháp luật nước mình (tổ chức luật
sư nước ngoài cung cấp dịch vụ liên quan tới pháp luật của nước họ) và/ hoặc
pháp luật nước thứ ba;
- Cung cấp dịch vụ pháp lý liên quan tới pháp luật quốc tế.
Các dịch vụ pháp lý không chỉ là các dịch vụ đại diện, tranh tụng hay tư
vấn pháp luật mà còn là các dịch vụ pháp lý liên quan tới chuẩn bị hồ sơ, soạn
thảo hợp đồng, điều lệ... và chứng nhận văn bản pháp lý, thông tin pháp luật...
Trong tất cả các trường hợp nêu trên, thành viên WTO có thể chỉ cam kết
mở cửa dịch vụ tư vấn (như trường hợp Việt Nam) hoặc mở rộng cho cả dịch vụ
tranh tụng, theo đó luật sư nước ngoài có thể đại diện cho khách hàng trước tòa
án hoặc tổ chức trọng tài ở nước tiếp nhận dịch vụ. Ngành dịch vụ pháp lý đã thể
hiện sự phát triển vững vàng và liên tục trong những thập kỷ qua. Đó chính là
kết quả của sự phát triển thương mại quốc tế và sự xuất hiện các lĩnh vực mới
của thực tiễn, nhất là lĩnh vực pháp luật kinh doanh. Các vấn đề như cơ cấu lại
doanh nghiệp, cổ phần hóa, sáp nhập và mua bán doanh nghiệp (M&A) xuyên
biên giới, quyền sở hữu trí tuệ (IPR), các công cụ tài chính mới và luật cạnh
tranh làm phát sinh nhu cầu ngày càng tăng về các dịch vụ pháp lý trong những
năm qua.
Ở Việt Nam, mỗi loại hình chủ thể được cung ứng tương ứng với một
hoặc nhiều loại hình dịch vụ pháp lý (luật sư, công chứng viên... theo lĩnh vực
hành nghề), tức là theo xu hướng thứ hai. Cụ thể, theo quy định tại Điều 4 Luật
Luật sư về dịch vụ pháp lý của luật sư và được cụ thể hơn tại Điều 22 về phạm vi
hành nghề của luật sư có thể chia các dịch vụ pháp lý mà luật sư thực hiện bao
gồm: (i) Dịch vụ tư vấn pháp luật; (ii) Dịch vụ đại diện ngoài tố tụng; (iii) Dịch
49

vụ tranh tụng. Trong lĩnh vực tranh tụng, Việt Nam bảo lưu, chưa cho phép luật
sư nước ngoài được tranh tụng tại Tòa án Việt Nam
Trong phạm vi nghiên cứu luận án tiến sĩ, tác giả chỉ đề cập tới các dịch
vụ pháp lý được luật sư cung cấp thông qua tổ chức hành nghề đó là công ty luật
hợp danh. Với những phân tích trên, có thể thấy các dịch vụ được cung cấp bao
gồm dịch vụ tư vấn pháp luật, dịch vụ tranh tụng, dịch vụ đại diện ngoài tố tụng.
1.1.2.3. Tổ chức hành nghề luật sư
Do đặc điểm của dịch vụ pháp lý, đặc biệt là cung ứng dịch vụ pháp lý của
luật sư, nên việc lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh của các luật sư không
đơn giản và pháp luật thường hạn chế các loại hình tổ chức kinh doanh cho họ
lựa chọn. Ví dụ như ở Mỹ, nghề luật sư ra đời muộn hơn so với các nước ở châu
Âu như Anh, Pháp, Đức… Thường là các luật sư một số nước châu Âu khi sang
Mỹ làm ăn sinh sống mang theo luật, kiến thức pháp luật của nước mình và áp
dụng luôn trong phạm vi lãnh địa mà họ chiếm cứ. Nước Mỹ sau khi giành độc
lập đã lựa chọn áp dụng hệ thống luật án lệ, nhưng không muốn rập khuôn hoàn
toàn như mô hình của nước Anh. Ở Mỹ, không có sự phân biệt giữa 2 nghề luật
sư như ở Anh (luật sư tư vấn và luật sư tranh tụng), và với chế độ liên bang, mỗi
bang có mô hình tư pháp đặc thù nhưng mô hình nghề luật sư thì là duy nhất.
Mô hình một nghề luật sư duy nhất ra đời ở Mỹ trong điều kiện của nền
kinh tế thị trường tự do được khuyến khích phát triển. Hệ thống luật của Mỹ là
hệ thống luật không thành văn, là hệ thống luật án lệ làm cho người dân rất khó
hiểu vì tính phức tạp của nó. Vì không hiểu biết pháp luật cho nên chỉ khi ra Toà,
người dân mới biết mình đúng hay sai. Số lượng án lệ của Hoa Kỳ là con số
khổng lồ, khiến cho việc tra cứu, tìm hiểu hết sức khó khăn, người dân cần đến
luật sư để có thể bảo vệ được quyền và lợi ích của mình tốt nhất. Hoa Kỳ cũng là
quốc gia có tỷ lệ luật sư trên tỷ lệ dân cư cao nhất trên thế giới, trên 1,2 triệu luật
sư trên tổng số dân khoảng 312 triệu, với tỉ lệ khoảng 01 luật sư/300 người dân49

49
Phan Trung Hoài, Một góc nhìn nghề luật sư ở Mỹ, https://laodong.vn/archived/mot-goc-nhin-nghe-luat-
su-o-my675886.ldo#:~:text=S%E1%BB%91%20li%E1%BB%87u%20kh%E1%BA%A3o%20s%C3%A1t
%20h%C3%A0ng,lu%E1%BA%ADt%20s%C6%B0%2F300%20ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20d%C3%A
2n. truy cập 10/3/2022.
50

Xuất phát từ đặc thù riêng của nước Mỹ, nên phạm vi hoạt động của luật
sư rất rộng, can thiệp vào mọi lĩnh vực pháp luật. Do đó, Mỹ đã ban hành nhiều
đạo luật để điều chỉnh lĩnh vực luật sư, quy định cho phép luật sư thành lập các
công ty luật hợp danh, văn phòng luật sư hoặc luật sư hành nghề tự do. Ngoài ra,
ở Mỹ, luật sư có thể theo hợp đồng cho Chính phủ, doanh nghiệp, tổ chức... Với
tư cách là luật sư hợp đồng (in house lawyer), trách nhiệm của luật sư được quy
định cụ thể theo hợp đồng được hai bên ký kết. Luật sư có thể mở văn phòng luật
sư do cá nhân mình làm chủ, tự quản lý điều hành và chịu trách nhiệm về mọi
nghĩa vụ của văn phòng.
Cùng với đó, các hội nghề nghiệp của luật sư cũng được thành lập như
hội luật sư về luật công ty, hội luật sư trên internet... và ở từng bang đều có
hội nghề nghiệp của luật sư. Một số bang quy định việc gia nhập đoàn luật sự
là không bắt buộc, hoàn toàn do ý nguyện của luật sư. Nhưng có bang quy định
muốn hành nghề luật sư phải gia nhập đoàn luật sư. Luật sư tham gia các hội
nghề nghiệp để được cung cấp các thông tin pháp luật, bồi dưỡng về nghiệp vụ,
trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp... Ở cấp liên bang có Hội Luật gia Mỹ được
thành lập năm 1878 tại NewYork. Thành viên Hội Luật gia Mỹ bao gồm luật sư,
thẩm phán, công tố viên, giáo sư luật, công chức chính phủ có liên quan đến hoạt
động pháp luật.
Ở Đức, cũng như truyền thống, luật sư hoạt động một cách độc lập. Các
luật sư cũng có thể liên kết với nhau trong các văn phòng hợp danh (Sozietaet)
(hoặc hợp vốn nhưng ít xảy ra) hoặc trong văn phòng chung (Buerogemeinschaft).
Văn phòng hợp danh là một hình thức pháp lý về mặt tổ chức để nhận và thực hiện
các công việc của luật sư dưới danh nghĩa văn phòng, trong khi các luật sư trong
văn phòng chung vẫn hoạt động hoàn toàn độc lập. Văn phòng chung là địa chỉ
chung. Văn phòng luật sư phải có ít nhất là một luật sư phụ trách điều hành, và
có thể có trụ sở ở nhiều nơi khác nhau
Kể từ thời điểm khi tòa án liên bang cho phép thành lập công ty luật trách
nhiệm hữu hạn luật và việc thay đổi quy tắc hành nghề, cho phép thành lập các
văn phòng hợp danh quốc tế, từ năm 1990 cho đến nay, tại Đức có những văn
51

phòng hợp danh có hàng trăm thành viên. Đó là các văn phòng luật sư quốc tế,
trong đó luật sư Đức liên danh với các văn phòng luật sư nước ngoài như Anh, Mỹ
Việc lựa chọn các hình thức tổ chức hành nghề luật sư, cung ứng dịch vụ
pháp lý phụ thuộc vào các yếu tố sau:
Thứ nhất, đối với các chủ thể đủ điều kiện cung cấp dịch vụ pháp lý, với
đặc trưng nghề nghiệp, họ hành nghề một cách tự do, dịch vụ mà họ cung cấp là
dịch vụ có hàm lượng trí tuệ cao – ngành dịch vụ tri thức (knowledge-based
services). Phẩm chất, uy tín, kỹ năng là điều quan trọng nhất, mô hình họ lựa
chọn để hoạt động sao cho phải thúc đẩy được sự tự do, sáng tạo và toàn quyền
quản lý trong công việc của mình. Ngoài ra, tiêu chí để họ lựa chọn nhân sự hợp
tác cũng không phải là yếu tố vốn góp mà là mối quan hệ hợp tác. Họ cần có
được một người cộng sự có thể hợp tác, cộng đồng gánh vác trách nhiệm với độ
tin cậy cao về phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp, chứ không cần một nhà đầu tư
có nhiều vốn.
Thứ hai, đối với yêu cầu điều chỉnh của pháp luật, đó là việc khó khăn
trong việc tính toán trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu bên cung ứng dịch vụ
pháp lý có lỗi. Việc tư vấn pháp luật sai lầm có thể làm hỏng cả dự án đầu tư
hoặc việc làm mất tài liệu, chứng cứ có thể dẫn đến việc thua kiện… Do đó,
trong một thời gian dài, tính chịu trách nhiệm hữu hạn, khó có thể được chấp
nhận, áp dụng đối với các chủ thể cung ứng dịch vụ pháp lý, cũng tương tự như
bác sỹ hoặc kiểm toán viên. Quan niệm truyền thống, các chủ thể cung ứng dịch
vụ này phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình.
Qua đó, có thể thấy, cung ứng dịch vụ pháp lý trên thế giới chủ yếu là các
chuyên gia độc lập và công ty hợp danh. Bởi lĩnh vực pháp luật rộng lớn, do đó,
không một luật sư nào có thể am hiểu mọi lĩnh vực luật. Do đó, các luật sư liên
kết với nhau để có thể cung cấp được phạm vi dịch vụ đầy đủ hơn, chẳng hạn
một luật sư chuyên về kinh doanh, thương mại sẽ liên kết với một luật sư chuyên
về tranh tụng hình sự... Ngoài ra, vì khó khăn trong tính toán trách nhiệm nên
các luật sư, nhà cung cấp dịch vụ pháp lý luôn chịu trách nhiệm vô hạn đối với
những dịch vụ mà họ cung cấp, thể hiện đạo đức, vai trò cũng như tầm quan
52

trọng của trách nhiệm nghề nghiệp. Chính vì thế, mô hình truyền thống khi các
luật sư liên kết với nhau đó chính là công ty hợp danh.
Tuy nhiên, trong thế giới hiện đại, “công lý” mà các luật sư bảo vệ không
chỉ còn là tính mạng, phẩm giá của con người, mà còn là các giao dịch kinh
doanh thương mại có giá trị lớn, các luật sư cũng phải đóng vai trò là các nhà
“kinh doanh” ngoài đem lại lợi nhuận, còn phải hạn chế rủi ro trong việc hành
nghề của mình. Do đó, ở Mỹ, Pháp, Đức các luật sư còn có thể hành nghề dưới
tất cả các hình thức kinh doanh thông thường như: Công ty TNHH, Công ty CP,
Công ty Liên doanh. Một số nước như Mỹ, Anh, Luật sư có thể làm thuê cho
Chính phủ với tư cách độc lập cá nhân, tuy nhiên chủ thuê luật sư đồng thời là
khách hàng duy nhất của luật sư đó. Nội dung về các loại hình công ty luật hợp
danh theo quy định của một số quốc gia trên thế giới được phân tích ở nội dung
sau của luận án.
Ở Việt Nam, tổ chức hành nghề luật sư trong luật chuyên ngành (Điều 32
khoản 1, Luật Luật sư 2012) khái niệm tổ chức hành nghề luật sư được mô tả
theo phương pháp liệt kê bao gồm: Văn phòng luật sư và công ty luật; công ty
luật bao gồm công ty luật hợp danh và công ty luật TNHH; công ty luật TNHH
bao gồm công ty luật TNHH hai thành viên trở lên và công ty luật TNHH một
thành viên (Điều 34).
Như vậy có thể thấy, các hình thức tổ chức hành nghề của luật sư nhằm
cung cấp dịch vụ pháp lý truyền thống bao gồm các loại hình văn phòng do một
luật sư làm chủ (hoạt động như doanh nghiệp tư nhân), công ty luật hợp danh và
công ty Luật trách nhiệm hữu hạn nhằm hạn chế rủi ro cho luật sư đối với việc
cung cấp các dịch vụ pháp lý của mình.
Tổ chức hành nghề luật sư là một loại hình tổ chức nghề nghiệp của Luật
sư được thành lập/đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật. Hoạt động
nghề nghiệp/cung cấp dịch vụ pháp lý của các tổ chức hành nghề luật sư đặt dưới
sự quản lý của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và tổ chức xã hội - nghề
nghiệp của Luật sư hoặc Hiệp hội luật sư.
53

Từ những nội dung đã trình bày trên đây, tác giả luận án tìm hiểu cụ thể
về loại hình công ty luật hợp danh – đối tượng nghiên cứu của luận án tiến sĩ của
mình, để làm cơ sở cho việc nghiên cứu các vấn đề liên quan.
1.1.3. Khái niệm, đặc điểm của công ty luật hợp danh
1.1.3.1. Khái niệm công ty luật hợp danh
Có thể hiểu một cách đơn giản, công ty luật hợp danh trước hết là một tổ
chức hành nghề luật sư, hoạt động theo mô hình công ty hợp danh và có ngành
nghề kinh doanh là cung cấp các dịch vụ pháp lý.
Ở các quốc gia khác nhau với quy định khác nhau về tổ chức hành nghề
luật sư, công ty hợp danh, do đó các quy định về công ty luật hợp danh cũng
khác nhau. Có quốc gia quy định trực tiếp loại hình này phải theo tiêu chuẩn nào
mới được thành lập, có quốc gia quy định về công ty hợp danh trong luật công
ty, và sau đó công ty luật hợp danh lại bị chi phối riêng bởi luật chuyên ngành về
cung cấp dịch vụ pháp lý. Có thể tìm hiểu quan niệm của một số quốc gia về tổ
chức hành nghề luật sư theo mô hình công ty hợp danh như sau:
Tại Anh Quốc, luật sư biện hộ hoạt động chủ yếu là bào chữa, bảo vệ
quyền lợi của khách hàng trước các Tòa án cấp cao. Tại các phiên tòa luật sư
biện hộ xuất hiện trong trang phục truyền thống là bộ áo dài đen và đội tóc giả.
Do ảnh hưởng của truyền thống, luật sư biện hộ không được thành lập công ty. Ở
Luân Đôn, các luật sư biện hộ hành nghề tại các văn phòng trong một khu vực.
Các luật sư biện hộ có thể cùng nhau làm việc trong một văn phòng, tuy nhiên họ
hành nghề độc lập và không có nghĩa vụ, trách nhiệm với nhau, có chăng chỉ có
việc cùng nhau chia sẻ chi phí của văn phòng.
Luật sư tư vấn có thể hành nghề với tư cách cá nhân hoặc trong một công
ty hợp danh. Công ty luật hợp danh là tổ chức hành nghề do các luật sư tư vấn
kết hợp với nhau thành lập, bao gồm công ty luật hợp danh thông thường và
công ty luật hợp danh trách nhiệm hữu hạn. Các luật sư tư vấn tham gia công ty
luật hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn về hoạt động của công ty.
Công ty luật hợp danh thông thường là mô hình kinh doanh có sự kết hợp
của ít nhất từ hai luật sư tư vấn trở nên, các luật sư này cùng chịu trách nhiệm vô
54

hạn về các nghĩa vụ tài sản của hợp danh. Công ty luật hợp danh thông thường
theo pháp luật của Anh không có tư cách pháp nhân50, không có sự tách bạch
giữa tài sản của các luật sư thành viên và tài sản của hợp danh; trách nhiệm giữa
các luật sư thành viên luôn là trách nhiệm liên đới (Điều 9 Luật Hợp danh -
Partnership Act 2002)51.
Khác với công ty luật hợp danh thông thường, công ty luật hợp danh trách
nhiệm hữu hạn ở Anh được ghi nhận bởi Luật Hợp danh trách nhiệm hữu hạn
năm 2000, đáp ứng được nhu cầu của các luật sư đang phải đối mặt với chế độ
trách nhiệm liên đới ngày càng tăng được gây ra bởi hành vi của các đồng
nghiệp. Vì vậy, công ty luật hợp danh trách nhiệm hữu hạn ngày càng được các
luật sư sử dụng nhiều để hành nghề bởi nó kết hợp được cả ưu điểm của công ty
luật hợp danh thông thường là không phải chịu thuế ở cấp độ thực thể và ưu
điểm của các loại hình công ty khác là chế độ trách nhiệm hữu hạn.
Công ty luật hợp danh trách nhiệm hữu hạn là một pháp nhân, có tư cách
pháp lý độc lập với tư cách của các thành viên (Điều 1.2 Luật hợp danh trách
nhiệm hữu hạn - Limited Liability Partnership Act 200052), trách nhiệm của các
luật sư thành viên được giới hạn trong phạm vi tài sản đóng góp vào công ty.
Còn tại Cộng hòa Pháp, hiện nay có loại hình cung cấp dịch vụ pháp lý
được sử dụng phổ biến53 đó là Công ty dân sự nghề nghiệp hợp danh, đây là loại
hình “công ty dân sự tư nhân có tính chất nghề nghiệp”. Với loại hình này, người
chủ “doanh nghiệp” chịu rủi ro đối với hoạt động của mình không chỉ bằng tài
sản mình đưa vào công ty mà còn bằng tài sản cá nhân. Về bản chất pháp lý, loại
doanh nghiệp này có 02 thành viên trở lên và các thành viên cùng phải thực hiện
hoạt động nghề nghiệp của công ty;
Tại Hoa Kỳ, dịch vụ pháp lý do luật sư thực hiện được cung cấp thông qua
các công ty luật hợp danh, văn phòng luật. Trong hệ thống pháp luật của Hoa

50
Andrea Cahn and David C. Donald (2010), Comparative company law: text and cases on the laws
governing corporations in Germany, the UK and the USA, Cambridge University Press. Page. 34
51
https://www.legislation.gov.uk/ukpga/Vict/53-54/39/contents truy cập 23/3/2022
52
https://www.legislation.gov.uk/ukpga/2000/12/contents truy cập 23/3/2022
53
Điều 17 Luật Luật sư Pháp (Lawyer’s law of France - Law N0 71-1130). Sắc lệnh số: 91/1197 (1991) về
Luật sư Pháp ngày 31/12/1971 (sửa đổi năm 1990).
55

Kỳ, hợp danh là một trong những hình thức tổ chức kinh doanh được các luật sư
sử dụng nhiều nhất bên cạnh các loại hình doanh nghiệp khác. Có ba loại hợp
danh chính mà thông qua đó các luật sư có thể hành nghề đó là: công ty luật hợp
danh thông thường (General Law Partnership), công ty luật hợp danh hữu hạn
(Limited Law Partnership) và công ty luật hợp danh trách nhiệm hữu hạn
(Limited Liability Law Partnership). Đây đều là những hình thức của công ty
hợp danh hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý và là các dạng công
ty hợp danh đặc thù; vì vậy, chúng cũng chịu sự điều chỉnh của pháp luật về
công ty hợp danh nói chung như Luật Hợp danh thống nhất, Luật Hợp danh hữu
hạn thống nhất....
Ở Trung Quốc, các luật sư có thể thành lập công ty luật hợp danh thông
thường (general law partnership) hoặc công ty luật hợp danh thông thường đặc
biệt (special general law partnership) để hành nghề (Điều 15 Luật Luật sư Trung
Quốc 2007 - Law of the People’s Republic of China on lawyers 200754). Số lượng
các luật sư tham gia thành lập tối thiểu phải là ba và có ít nhất ba năm kinh
nghiệm hành nghề luật. Các luật sư là thành viên sẽ phải chịu trách nhiệm tương
ứng với mô hình hợp danh mà họ lựa chọn để thành lập.
Với những yếu tố chung của pháp luật thế giới quy định về công ty luật
hợp danh. Có thể hiểu công ty luật hợp danh là hình thức tổ chức hành nghề luật
sư đặc thù, cung cấp dịch vụ pháp lý, do ít nhất hai luật sư thành lập, cùng nhau
tiến hành hoạt động kinh doanh và chịu trách nhiệm liên đới bằng toàn bộ tài
sản của mình về mọi nghĩa vụ của công ty.
1.1.3.2. Đặc điểm công ty luật hợp danh
Về cơ bản, công ty luật hợp danh có các đặc điểm sau:
Thứ nhất, các thành viên hợp danh của công ty luật hợp danh phải là luật
sư vì hành nghề cung cấp dịch vụ pháp lý là một nghề mang tính đặc thù. Luật
sư phải đáp ứng các điều quy định về năng lực hành vi dân sự, về trình độ năng
lực, phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp... Các luật sư hợp danh đều có quyền đại

54
http://www.npc.gov.cn/zgrdw/englishnpc/Law/2007-12/11/content_1383584.htm truy cập 23/9/2022
56

diện pháp luật cho công ty và do đó, có những quyết định quản lý chỉ cần luật sư
thành viên đó quyết định, ví dụ như luật sư thành viên có thể ký hợp đồng dịch
vụ tư vấn với danh nghĩa của công ty. Trong điều lệ công ty, cần quy định việc
thống nhất, phân công đảm nhiệm các chức danh quản lý để có thể điều hành
hoạt động của công ty.
Thứ hai, công ty luật hợp danh là loại hình công ty đối nhân, yếu tố nhân
thân của các thành viên công ty luôn được đặt lên hàng đầu. Các luật sư khi thành
lập công ty luật hợp danh hầu hết đều quan tâm đến đạo đức của luật sư thành viên
mà mình sẽ hợp tác, sau đó mới quan tâm đến khả năng, năng lực của thành viên
đó. Khi hành nghề luật sư với hình thức hợp danh, thì chủ thể này ngoài sự ràng
buộc và điều chỉnh bởi pháp luật chuyên ngành, pháp luật chung còn phải chịu sự
chi phối và điều chỉnh bởi các quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư.
Do kinh doanh dựa trên tri thức, uy tin cá nhân nên đối với dịch vụ pháp
lý, yếu tố vốn không quá quan trọng như các ngành nghề kinh doanh khác. Như
đã phân tích ở những nội dung trên, mô hình hợp danh phù hợp với các ngành
nghề như dịch vụ y tế, kiểm toán, kế toán và đặc biệt là pháp luật. Đây là những
ngành nghề mà người kinh doanh không thể chịu trách nhiệm hữu hạn, họ phải
chịu trách nhiệm không chỉ bằng toàn bộ tài sản mà còn là uy tín cá nhân trong
quá trình cung cấp dịch vụ.
Cùng với nhu cầu khách quan của các luật sư, bên cạnh cạnh tranh, hợp
tác cũng là xu thế tất yếu, đặc biệt việc liên kết theo xu hướng chuyên môn hóa
về lĩnh vực ngành nghề. Luật sư chuyên về công ty hợp danh với luật sư chuyên
về dân sự, hình sự… và mô hình công ty hợp danh vẫn tạo điều kiện hoạt động
tự do cho các thành viên hợp danh, không bị hạn chế bởi thành viên khác.
Thứ ba, về dịch vụ pháp lý do công ty luật hợp danh cung ứng. Công ty
luật hợp danh cung cấp tất cả những dịch vụ pháp lý mà luật sư có quyền cung
cấp, loại trừ những dịch vụ liên quan tới công chứng giấy tờ hoặc trọng tài
thương mại. Những dịch vụ pháp lý do công ty luật hợp danh cung cấp bao gồm
dịch vụ tư vấn pháp luật, dịch vụ tranh tụng, dịch vụ đại diện ngoài tòa án.
57

Tư vấn pháp luật là việc giải đáp pháp luật, hướng dẫn cá nhân, tổ chức xử
sự đúng pháp luật; cung cấp, trợ giúp các dịch vụ pháp lý, nhờ đó các cá nhân, tổ
chức thực hiện và bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tư vấn pháp
luật có tính chất dự liệu những vấn đề pháp lý có thể xảy ra, những hậu quả pháp
lý khi thực hiện công việc nào đó, luật sư cung cấp thông tin pháp luật giúp các
cá nhân, tổ chức phòng tránh rủi ro, giải quyết các vấn đề55.
Đối với dịch vụ tranh tụng, luật sư của công ty luật hợp danh thực hiện
những công việc như: Hướng dẫn khách hàng trong việc quyết định khởi kiện;
viết đơn và chuẩn bị hồ sơ khởi kiện; thu thập chứng cứ; cung cấp chứng cứ cho
Tòa án. Và tùy theo phạm vi dịch vụ cụ thể, luật sư tham gia phiên tòa với tư
cách là luật sư bảo vệ quyền lợi, nghĩa vụ hoặc người đại diện theo ủy quyền cho
khách hàng tại phiên tòa. Hoạt động tham gia tố tụng của luật sư đã đảm bảo
quyền được bào chữa của bị can bị cáo, làm rõ sự thật khách quan, xét xử đúng
người, đúng tội, giải quyết tranh chấp hợp lý, đúng pháp luật.
Đối với đại diện ngoài tòa án, đây là mảng dịch vụ có phạm vi cung cấp
rất lớn của các luật sư trong công ty luật hợp danh. Việc đại diện ngoài tòa án
được thực hiện thông qua hợp đồng dịch vụ, hợp đồng ủy quyền. Luật sư có thể
cung cấp các dịch vụ liên quan tới thủ tục thành lập doanh nghiệp, đầu tư dự án...
Đại diện cho khách hàng làm thủ tục thành lập, thay đổi nội dung đăng ký kinh
doanh, chia tách, sáp nhập, giải thể, các loại hình doanh nghiệp…
Thứ tư, về trách nhiệm. Công ty luật hợp danh thông thường chịu trách
nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính
của công ty. Các luật sư là thành viên hợp danh sẽ chịu chế độ trách nhiệm vô
hạn. Trong công ty luật hợp danh, không có sự tách bạch về tài sản của công ty
với tài sản của các thành viên hợp danh và do vậy, các thành viên này phải chịu
trách nhiệm vô hạn đối với nghĩa vụ của công ty.
Điều này thể hiện chỗ, khi các luật sư cùng nhau thành lập công ty luật
hợp danh, tài sản cá nhân của các luật sư có thể khác nhau, người nhiều, người ít,

55
Trường Đại học Luật Hà Nội (2014), Giáo trình: Một số hợp đồng trong thương mại và kỹ năng đàm phán
soạn thảo hợp đồng, NXB Công an Nhân dân, tr. 157
58

khi có một khoản nợ phát sinh từ công ty thì mỗi thành viên hợp danh đều phải
có nghĩa vụ chia sẻ trách nhiệm bằng tất cả tài sản của mình. Và đây chính là yếu
tố khiến cho việc chọn lựa đối tác hết sức quan trọng và trở thành rào cản khá
lớn cho việc phát triển về số lượng công ty luật hợp danh trên thực tế hiện nay.
Thứ năm, về cơ chế tổ chức quản lý công ty Luật hợp danh. Có thể nói
trong công ty luật hợp danh không có sự phân chia quyền quản lý rõ ràng giữa
các thành viên công ty (luật sư); hơn nữa, sự phân chia quyền lực trong mô hình
kinh doanh này không đơn thuần chỉ dựa vào phần vốn góp vào của các thành
viên vào công ty mà còn dựa vào tư cách pháp lý của thành viên. Đây là một
điểm thể hiện tính đặc thù của công ty luật hợp danh so với các loại hình công ty
đối vốn khác như công ty TNHH hay công ty cổ phần. Nếu trong công ty cổ
phần, quyền lực trong công ty được phân chia rõ ràng phụ thuộc vào tỷ lệ góp
vốn chịu sự chi phối của cấu trúc vốn thì trong công ty luật hợp danh, do là công
ty đối nhân là yếu tố nhân thân lại là yếu tố quan trọng hàng đầu; cho nên trong
công ty luật hợp danh pháp luật quy định quyền đại diện thuộc về tất cả các
thành viên và họ lựa chọn thống nhất người đại diện cho công ty trong số các
TVHD. Quyền bình đẳng giữa các thành viên luôn được pháp luật ghi nhận mà
không phụ thuộc vào việc góp vốn nhiều hay ít, điều này tạo nên sự khác biệt cơ
bản trong quản trị điều hành công ty luật hợp danh so với các loại hình công ty
đối vốn khác.
Mô hình công ty luật hợp danh có sự tương đồng và khác biệt so với các
mô hình tổ chức hành nghề luật sư khác như văn phòng luật sư hay công ty luật
trách nhiệm hữu hạn. Điểm tương đồng quan trọng nhất đó là chỉ luật sư mới
được tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư. Người muốn trở thành luật
sư phải là những người có bằng, trình độ về pháp luật, đáp ứng các điều kiện về
sức khỏe, năng lực, phẩm chất theo quy định. Họ cần phải trải qua thời gian đào
tạo nghiệp vụ và đạo đức hành nghề luật sư. Người hoàn thành chương trình đào
tạo nghề luật sư được cơ sở đào tạo nghề luật sư cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp
đào tạo nghề luật sư và phải đăng ký tập sự tại các tổ chức hành nghề luật sư.
Kết thúc thời gian tập sự, những người này tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành
59

nghề luật sư và có thể được cấp Giấy chứng chỉ hành nghề luật sư trên cơ sở đề
đáp ứng các điều kiện.
Một luật sư bị hạn chế quyền thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức
hành nghề luật sư. Mặc dù như nhiều công trình nghiên cứu về quyền tự do kinh
doanh, quyền thành lập doanh nghiệp là một trong những nội dung của quyền tự
do kinh doanh, cũng như quyền con người. Nhưng việc hạn chế quyền này của
luật sư xuất phát từ trách nhiệm cá nhân vô hạn và liên đới của luật sư khi cung
ứng dịch vụ pháp lý. Thêm vào đó, để có thể thành lập tổ chức hành nghề luật
sư, các luật sư phải đảm bảo các điều kiện về thời gian, năng lực. Cụ thể, luật sư
thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư phải có kinh
nghiệm hành nghề liên tục, làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành
nghề luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho
cơ quan, tổ chức.
Ngoài những điểm tương đồng nêu trên, công ty luật hợp danh có những
điểm khác biệt đặc thù so với các loại hình tổ chức hành nghề luật sư khác.
Về mô hình, văn phòng luật sư do một luật sư thành lập được tổ chức và
hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Luật sư Trưởng Văn phòng là chủ
sở hữu văn phòng luật sư, chịu trách nhiệm toàn bộ về mọi hoạt động của văn
phòng. Đối với công ty luật hợp danh do ít nhất hai luật sư thành lập và hoạt động
theo mô hình doanh nghiệp. Luật sư là thành viên hợp danh trong công ty liên đới
chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính của công ty.
Đối với công ty luật trách nhiệm hữu hạn, đây là mô hình tổ chức hành
nghề luật sư mới, được ra đời do đòi hỏi của chính các luật sư. Vai trò chính của
luật sư trước đây là bào chữa, và hoạt động nghề luật được tổ chức xung quanh
Tòa án, với mỗi đoàn luật sư gắn bó với một tòa địa phương nhất định. Tuy nhiên,
cùng với sự phát triển của thương mại và sự xuất hiện của những lĩnh vực mới
trong luật pháp như kinh doanh, thương mại làm cho việc đại diện trước tòa trở
lên kém quan trọng hơn. Thay đổi trong thực hành luật này đã làm phát sinh một
loại hình dịch vụ mới, chủ yếu tham gia tư vấn, khác với luật sư bào chữa truyền
thống với vai trò chính là đại diện trước tòa. Và vì hoạt động trong các lĩnh vực
60

thương mại, cũng đã thể hiện rõ tính chất thương mại của các dịch vụ pháp lý mà
luật sư cung cấp, luật sư cũng là những nhà kinh doanh56.
Khi cung cấp dịch vụ pháp lý trong nền kinh tế thị trường tự do, các luật sư
phải đóng vai trò của các nhà kinh doanh, trong đó việc hạn chế rủi ro là một trong
những nhu cầu cơ bản của người kinh doanh. Truyền thống nghĩa vụ của luật sư là
vô hạn bằng toàn bộ những thứ họ có đối với lời tư vấn, việc bảo vệ khách hàng
trước những cáo buộc, nhưng thời đại thị trường, nghĩa vụ truyền thống này cũng
khác đi ít nhiều do liên quan tới các giá trị tài sản, giao dịch. Khi các luật sư thực
hiện hoạt động hành nghề dưới mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn sẽ hạn chế
được rủi ro của mình, nhưng những rủi ro này lại chuyển sang khách hàng. Đây là
sự khác biệt của mô hình công ty luật trách nhiệm hữu hạn và công ty luật hợp
danh. Với công ty luật hợp danh, khách hàng có thể tin tưởng nhiều hơn về trách
nhiệm và nghĩa vụ của luật sư so với mô hình công ty luật trách nhiệm hữu hạn.
Về chia sẻ quyền lực. Đối với văn phòng luật sư, hoặc công ty luật trách
nhiệm hữu hạn do một luật sư thành lập, vì do một luật sư thành lập nên mô hình
tổ chức hành nghề luật sư này không có sự chia sẻ quyền lực trong tổ chức và hoạt
động. Đối với mô hình công ty luật trách nhiệm hữu hạn do hai luật sư thành lập
lên thì việc chia sẻ quyền lực dựa theo tỷ lệ vốn góp của họ trong vốn điều lệ của
công ty, tức sẽ có luật sư thành viên có nhiều quyền trong quản trị hơn so với các
luật sư thành viên khác. Tuy nhiên, hai nguyên tắc trên không áp dụng đối với
công ty luật hợp danh. Thông thường các luật sư hợp danh phân chia quyền quản
trị ngang nhau không phụ thuộc phần vốn góp do tính trách nhiệm vô hạn và liên
đới của họ57. Các luật sư hợp danh hoạt động với sự tin tưởng lẫn nhau không chỉ
trong hoạt động kinh doanh mà còn trong chuyên môn, đạo đức hành nghề, như
vậy, công ty luật hợp danh mới có sự gắn kết và phát triển
Về người đại diện. Đối với văn phòng luật sư thì Trưởng Văn phòng là
người đại diện và là người chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Văn phòng
luật sư. Đối với mô hình công ty luật trách nhiệm hữu hạn, người đại diện theo
56
Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế quốc tế (2007), Tổng quan các vấn đề tự do hóa thương mại dịch vụ -
Chương 5: Dịch vụ pháp lý, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Trg. 177
57
Nguyễn Quý Trọng, Nguyễn Minh Đức (2018), Quản trị nội bộ công ty luật hợp danh – Góc nhìn từ thực
tiễn, Tạp chí Dân Chủ và Pháp Luật, Số chuyên đề 02/2018
61

pháp luật của công ty do Điều lệ công ty quy định, thường là giám đốc/tổng giám
đốc hoặc chủ tịch hội đồng thành viên. Như vậy, các hợp đồng được ký bởi một
bên là văn phòng luật sư hoặc công ty luật trách nhiệm hữu hạn sẽ phải được
người có quyền đại diện ký. Tuy nhiên, trong công ty luật hợp danh, các luật sư
hợp danh đều có quyền đại diện cho công ty trước pháp luật. Các luật sư hợp
danh có thể phân công nhau đảm nhiệm các chức danh quản lý và kiểm soát
công ty trong điều hành hoạt động kinh doanh của công ty.
1.1.4. Những yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động của công ty luật hợp danh
Thực tế cho thấy có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình vận hành công
ty luật hợp danh. Có những yếu tố bên trong và có yếu tố bên ngoài, có yếu tố
ảnh hưởng trực tiếp và có yếu tố ảnh hưởng gián tiếp. Cụ thể:
Thứ nhất, điều lệ công ty. Trong các văn kiện cấu thành công ty thì Bản
điều lệ đóng vai trò rất quan trọng khi công ty hoạt động. Bản điều lệ công ty
được coi là một trong những “cốt lõi” làm nên sự thành công của công ty58. Bản
điều lệ được hình thành trên nền tảng của sự đồng thuận hay cam kết của các luật
sư. Thực tế cho thấy, do hệ thống pháp luật chưa thực sự minh bạch, rõ ràng vì
vậy các vấn đề về tổ chức, điều hành, quyền và nghĩa vụ của các thành viên ...
càng cần thiết trong Bản điều lệ công ty. Điều lệ công ty không được trái với các
quy định của pháp luật, tuy nhiên hiện nay, các quy định của Luật Doanh nghiệp
về loại hình công ty hợp danh nói riêng, các loại hình công ty nói chung đều tôn
trọng tối đa sự thỏa thuận của các bên. Các điều luật đều dự phòng trong trường
hợp điều lệ công ty không quy định hoặc có quy định khác. Do đó, các quy định
trong điều lệ công ty luật hợp danh cần cụ thể hóa các nguyên tắc về quản trị, cơ
cấu bộ máy điều hành, thể hiện sự đồng thuận của các luật sư thành viên trong
công ty. Bởi vậy, các quy định của điều lệ công ty có tính chất bắt buộc thi hành
với công ty và các thành viên của nó. Điều lệ công ty không chỉ điều chỉnh các
quan hệ đối nội bộ giữa các thành viên trong công ty với nhau, thành viên công
ty với chính công ty mà còn điều chỉnh mối quan hệ đối ngoại của công ty với
58
Nguyễn Quý Trọng, Nguyễn Minh Đức (2018), Công ty luật hợp danh nhận diện và những yếu tố tác
động, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, 4/2018
62

những người liên quan. Do đó một Bản điều lệ tốt cũng là nhân tố khẳng định
trình độ quản lý, khả năng phát triển công ty.
Thứ hai, cơ chế phân chia quyền lực trong công ty luật hợp danh. Cơ cấu
tổ chức, điều hành, cơ chế quản lý công ty luật hợp danh dựa trên nền tảng mà ở
đó chịu sự chi phối của những yếu tố khác nhau. Trong cơ cấu tổ chức bộ máy
quản lý công ty luật hợp danh không có sự phân chia quyền lực rõ ràng giữa các
thành viên. Sự phân chia quyền lực này không chỉ phụ thuộc vào tỷ lệ tỷ lệ vốn
của thành viên mà còn do các thành viên thỏa thuận tỷ lệ. Đây là một điểm khác
biệt với việc phân chia quyền lực trong công ty luật hợp danh với các loại hình
công ty khác, như công ty luật TNHH từ hai thành viên trở lên. Trong công ty
luật hợp danh, các luật sư thành viên thống nhất lựa chọn người đại diện cho
công ty trong số các luật sư thành viên công ty. Như vậy, việc thiết lập quyền
bình đẳng giữa các luật sư thành viên đã được ghi nhận mà không phụ thuộc vào
tỷ lệ chiếm hữu vốn trong công ty nhiều hay ít. Đối với công ty luật hợp danh thì
người đại diện là thành viên công ty và phải là luật sư được ghi nhận tại hợp
đồng thành lập công ty, điều lệ và trong giấy đăng ký hoạt động của công ty luật
hợp danh. Như vậy, khuôn khổ pháp lý điều chỉnh tổ chức và hoạt động của
công ty luật hợp danh là các thiết chế pháp luật doanh nghiệp nói chung và được
điều chỉnh bởi các thiết chế pháp luật chuyên ngành luật sư, phù hợp với lĩnh
vực ngành nghề, phong tục, tập quán, quy ước và đạo đức nghề nghiệp của luật
sư. Khuôn khổ pháp lý đó tạo ra sự chuyên nghiệp, bền vững trong quan trị công
ty luật hợp danh và là sự khác biệt so với các loại hình tổ chức hành nghề luật sư
khác như công ty luật trách nhiệm hữu hạn.
Thứ ba, cơ cấu thành viên của công ty: Công ty thông thường có thể/và
không chỉ gồm một loại thành viên. Việc phân loại thành viên công ty căn cứ theo
những tiêu chí khác nhau như: nguồn vốn đầu tư, tư cách pháp lý hay mức độ và
tỷ lệ chiếm giữ vốn góp trong công ty. Mỗi loại thành viên có một địa vị pháp lý
khác nhau trong quá trình thành lập, tồn tại và phát triển của công ty. Khác với
những công ty thông thường, thành viên công ty luật hợp danh phải là các luật sư,
63

không có thành viên góp vốn. Việc quy định như vậy mang tính đặc thù đối với
các tổ chức hành nghề luật sư, trong đó có công ty luật hợp danh. Đồng thời cũng
đảm bảo tính liên đới trách nhiệm của các luật sư là thành viên công ty. Đối với
công ty luật hợp danh thì tính chất đồng chủ sở hữu trong công ty tạo nên “xương
sống” quyết định việc chia sẻ quyền lực trong công ty cũng như tạo ra các dòng
“huyết mạch” nuôi sống và làm bền vững hoạt động công ty59.
Thứ tư, trình độ, năng lực lãnh đạo và đạo đức nghề nghiệp của luật sư –
thành viên công ty. Luật sư khi hành nghề trong công ty luật hợp danh không chỉ
là những nhà đầu tư thuần túy mà họ còn là những người có thể cung cấp các sản
phẩm dịch vụ pháp lý cao mang tính chuyên môn và chuyên nghiệp hóa cho
khách hàng. Trình độ, năng lực của luật sư góp phần rất lớn trong tổ chức, điều
hành công ty luật. Sự hướng tới chuyên môn hóa và chuyên nghiệp hóa của luật
sư là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, với góc nhìn nghề luật là một nghề đặc biệt thì
trình độ, năng lực của luật sư không chỉ chịu sự điều chỉnh của các thiết chế
pháp luật với tư cách là một nhà kinh doanh mà hơn nữa trách nhiệm của họ phải
luôn đi cùng với đạo đức nghề nghiệp - nghề luật60. Đây vừa là một đòi hỏi và
cũng là một vinh dự cho những người hành nghề luật - một nghề đặc biệt trong
đời sống xã hội và đời sống pháp lý. Trách nhiệm đó đòi hỏi ở các luật sư không
chỉ trình độ, năng lực mà còn cần sự cẩn trọng, trung thành và mẫn cán của luật
sư đối với cộng đồng vì công lý và mang tính nhân văn cao cả.
Nghề luật sư là một nghề mang tính tự do, dựa trên sự hiểu biết pháp luật
và áp dụng pháp luật, mà chức năng cơ bản là phụng sự công lý và mục đích cao
cả của hoạt động tư pháp. Nghề luật sư là nghề tự do, các luật sư hành nghề độc
lập theo quy định của pháp luật và quy tắc đạo đức nghề nghiệp61. Nghề luật sư
là một nghề đặc biệt so với các ngành nghề khác, thể hiện ở những điểm sau: (i)
Hành nghề luật sư không lấy điểm xuất phát là vốn và cũng không dựa vào vốn

59
Nguyễn Minh Đức (2018), Công ty luật hợp danh theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí
Minh, Luận văn thạc sĩ Luật, Học viện Khoa học xã hội, trg. 45
60
Nguyễn Minh Đức (2018), Công ty luật hợp danh theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí
Minh, Luận văn thạc sĩ Luật, Học viện Khoa học xã hội, trg. 46
61
Nguyễn Minh Đức (2018), Công ty luật hợp danh theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí
Minh, Luận văn thạc sĩ Luật, Học viện Khoa học xã hội, trg. 47
64

mà dựa vào kiến thức pháp luật và kỹ năng hành nghề của luật sư. Chính vì vậy,
luật sư không những là một chuyên gia pháp luật, là một cố vấn pháp luật mà ở
họ có những kỹ năng nghề nghiệp thực thụ, các luật sư cần có kiến thức pháp
luật, thông thạo kỹ năng nghề nghiệp để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình; (ii)
Luật sư với tư cách là một người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể
pháp lý nên luật sư có nhiệm vụ bảo đảm sự công bằng, khách quan của pháp
luật. Vì thế, các nước trên thế giới đều cho rằng nghề luật sư là một nghề trong
xã hội, là công cụ hữu hiệu góp phần bảo đảm công lý.; (iii) Nguyên tắc hành
nghề luật sư là phải độc lập, liêm chính, nhân đạo và dũng cảm. Nghề luật sư rất
chú ý đến vai trò cá nhân, uy tín nghề nghiệp của luật sư và tính chất của nghề tự
do trong tổ chức hành nghề luật sư. Đây là yêu cầu cần thiết để luật sư có thể
hoàn thành tốt trách nhiệm của mình.
1.2. Lý luận pháp luật về công ty luật hợp danh
1.2.1. Khái niệm pháp luật về công ty luật hợp danh
Hiện nay có một số quan niệm khác nhau về pháp luật điều chỉnh tổ chức
hành nghề luật sư, trong đó có nội dung về công ty luật hợp danh. Có quan điểm
cho rằng pháp luật về tổ chức hành nghề luật sư nói chung là chế định pháp luật
về dân sự; có quan điểm khác lại cho rằng pháp luật về tổ chức hành nghề luật sư
là một chế định pháp luật về kinh doanh thương mại v.v…
Quan điểm cho rằng pháp luật về tổ chức hành nghề luật sư nói chung là
một chế định của pháp luật dân sự62, cho rằng ngay bản thân luật sư là một chủ
thể pháp luật độc lập trong quan hệ pháp luật dân sự, bản thân luật sư và tổ chức
hành nghề luật sư cũng không phải là tổ chức kinh tế và không hoạt động vì mục
tiêu thương mại đơn thuần. Đặc thù tự do hành nghề, bình đẳng thỏa thuận nhằm
hướng tới mục tiêu bảo vệ quan hệ tài sản, bảo vệ quyền nhân thân, bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của “khách hàng” không phân biệt cá nhân hay pháp
nhân, hoặc các cơ quan Nhà nước hay tổ chức kinh tế/xã hội và cũng không phân
biệt rõ ràng mục đích thương mại hay phi thương mại, v.v… Hợp đồng dịch vụ

62
Nguyễn Văn Điệp và Nguyễn Hữu Ước (2011) (đồng chủ biên), Bài giảng về luật sư và nghề luật sư, Học
viện Tư pháp, Hà Nội, tr. 51.
65

pháp lý do tổ chức hành nghề luật sư cung cấp được điều chỉnh dựa trên nền tảng
của Bộ Luật dân sự.
Theo quan điểm pháp luật về tổ chức hành nghề luật sư là chế định pháp
luật kinh doanh, thương mại, cho rằng63 chế định pháp luật này điều chỉnh các
quan hệ có tính chất dịch vụ, kinh doanh thương mại, bởi thỏa mãn các thuộc
tính về đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của Luật kinh tế. Bên
cung cấp dịch vụ là các tổ chức hành nghề luật sư, được tổ chức hoạt động theo
mô hình doanh nghiệp tư nhân (văn phòng luật sư) hoặc công ty hợp danh, công
ty TNHH. Mục đích của khách hàng là được bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, dự
liệu các tình huống pháp lý phát sinh, từ đó tìm kiếm lợi nhuận trong hoạt động
kinh doanh…
Các quan điểm trên chưa phản ánh được đầy đủ về bản chất điều chỉnh
của pháp luật về tổ chức hành nghề luật sư nói chung, cũng như chưa bao quát
được phạm vi điều chỉnh của pháp luật đối với công ty luật hợp danh, bởi nếu
cho rằng pháp luật về tổ chức hành nghề luật sư là chế định pháp luật dân sự, hay
chế định pháp luật kinh doanh, thương mại thì chưa bao hàm được các quy phạm
pháp luật của ngành luật khác điều chỉnh điều chỉnh hoạt động của công ty luật
hợp danh như pháp luật về tố tụng, mối quan hệ giữa đạo đức hành nghề và mục
tiêu thương mại…
Do đó, theo tác giả, có thể hiểu pháp luật về công ty luật hợp danh là hệ
thống các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, điều
chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa luật sư, công ty luật hợp danh với khách
hàng, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong quá trình tổ chức và hoạt động
cung cấp dịch vụ pháp lý của công ty luật hợp danh thông qua các luật sư.
Pháp luật về công ty luật hợp danh được quy định bởi cả hệ thống pháp
luật về luật sư, hành nghề luật sư và các luật lệ về kinh doanh. Ở hầu hết các
nước, tổ chức hành nghề luật sư thường được tổ chức dưới các mô hình công ty
luật quy mô nhỏ, các công ty luật lớn vẫn còn là hiếm hoi ở một số nước theo

63
Nguyễn Văn Điệp và Nguyễn Hữu Ước (2011)[đồng chủ biên], Bài giảng về luật sư và nghề luật sư, Học
viện tư pháp, Hà Nội, trg. 50
66

Luật Anglo – Saxon và luật án lệ64. Trong nền kinh tế thị trường, luật sư còn
đóng vai trò là nhà kinh doanh – doanh nhân, nghề nghiệp thương mại của họ là
dịch vụ pháp lý. Họ vừa thỏa mãn các quy định về đạo đức hành nghề luật sư,
vừa phải đảm bảo yếu tố lợi nhuận để có thể duy trì công ty, tạo công ăn việc
làm cho nhân viên. Pháp luật về luật sư hài hòa, thống nhất, đồng bộ các quy
định về hành nghề luật sư, đạo đức nghề nghiệp với khung khổ pháp luật về đầu
tư, kinh doanh.
Ngoài ra, pháp luật điều chỉnh công ty luật hợp danh trong bối cảnh hội
nhập hiện nay còn mang tính chất hỗ trợ và hoạch định chính sách. Như phân
tích về nhu cầu của chủ thể sử dụng dịch vụ pháp lý, các cá nhân sử dụng dịch
vụ pháp lý để nhận được sự trợ giúp về mặt pháp luật bởi các nhà cung ứng dịch
vụ, bởi lẽ hệ thống pháp luật phức tạp khiến không phải ai cũng am tường về
pháp luật, còn các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ pháp lý để hỗ trợ, thúc đẩy quá
trình sản xuất kinh doanh, kiếm lời.
Nhưng trong quá trình hội nhập kinh tế, quốc tế hiện nay, đặc biệt của
Việt Nam, các luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam (đặc biệt là các luật sư
Anh, Pháp, Hoa Kỳ) có đóng góp tích cực trong việc tham gia xây dựng pháp
luật liên quan quan đến đầu tư, kinh doanh, thương mại, tăng cường năng lực
hoạt động của hệ thống các cơ quan tư pháp của Việt Nam; Công việc họ làm đã
giúp phần hỗ trợ thi hành, hoạch định chính sách về môi trường đầu tư của Việt
Nam nhằm thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài, thúc đẩy sự phát
triển quan hệ thương mại thương mại giữa Việt Nam với các nước.
Với quan niệm như vậy, khi chủ thể này tiến hành các giao dịch của mình
với tư cách là chủ thể kinh doanh dịch vụ pháp lý, đối tượng điều chỉnh của pháp
luật về công ty luật hợp danh là các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động
cung cấp dịch vụ pháp lý của công ty luật hợp danh. Công ty luật hợp danh đăng

64
Council for Trade in Services - WTO (1998), Legal Services
https://docs.wto.org/dol2fe/Pages/FE_Search/FE_S_S009-
DP.aspx?language=E&CatalogueIdList=113629,93951,88539,65042,61918,41747,5291&CurrentC
atalogueIdIndex=6&FullTextHash=&HasEnglishRecord=True&HasFrenchRecord=True&HasSpa
ishRecord=True truy cập 23/3/2022
67

ký hoạt động kinh doanh tương tự như đối với doanh nghiệp, công ty thực hiện
nghĩa vụ thuế, các nghĩa vụ khác đối với ngân sách nhà nước như một chủ thể
kinh doanh. Ngoài ra, pháp luật chuyên ngành về luật sư còn quy định các điều
kiện đối với việc thành lập công ty luật hợp danh như việc tất cả các thành viên
hợp danh phải là luật sư và không cho phép công ty luật hợp danh có thành viên
góp vốn.
Phương pháp điều chỉnh của pháp luật về công ty luật hợp danh cũng
mang các đặc trưng truyền thống của ngành luật kinh tế, đó là sự kết hợp giữa
phương pháp hành chính - kinh tế và phương pháp bình đẳng thỏa thuận. Trong
quan hệ với các cơ quan Nhà nước, các cơ quan tiến hành tố tụng, các luật sư
trong công ty luật hợp danh chịu sự quản lý hành chính Nhà nước của các cơ
quan nhà nước có thẩm quyền và của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tư
pháp, thực hiện trách nhiệm xã hội, pháp lý, nghề nghiệp đối với các hoạt động
bào chữa theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, thực hiện trợ giúp pháp lý
cho người nghèo, đối tượng chính sách, v.v... Trong quan hệ với khách hàng,
công ty luật hợp danh có quyền bình đẳng thỏa thuận trong các hoạt động của
mình, giao kết các hợp đồng dịch vụ pháp lý, thỏa thuận thù lao với khách hàng
trừ trường hợp thù lao trong vụ án hình sự và bào chữa (chỉ định) theo yêu cầu
của cơ quan tiến hành tố tụng như đã nói ở trên.
Nguồn luật đối với pháp luật về công ty luật hợp danh trong bối cảnh hội
nhập khá đa dạng, bao gồm các văn bản quy phạm pháp luật về hành nghề luật
sư, tổ chức hành nghề luật sư, các văn bản quy phạm pháp luật về kinh doanh
dịch vụ pháp lý..., cụ thể như: Luật Luật sư số 65/2006/QH11; Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Luật sư số 20/2012/QH13; Nghị định 123/2013/NĐ-
CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật luật sư, Nghị định
137/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 123/2013/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật
luật sư; Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; Luật Doanh nghiệp số
59/2020/QH14...
68

Thêm vào đó, với những đặc thù riêng của dịch vụ pháp lý, việc hành
nghề của các luật sư trong công ty luật hợp danh còn phải đảm bảo tuân thủ các
nguyên tắc nghề nghiệp, đạo đức hành nghề của luật sư.1.2.2. Nội dung pháp
luật về công ty luật hợp danh
Xác định rõ nội dung pháp luật điều chỉnh đối với công ty luật hợp danh là
vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với các chủ thể đầu tư – luật sư nhằm nhận diện
cụ thể, đầy đủ những yêu cầu của pháp luật đối với đối với công ty luật hợp danh
là gì để trên cơ sở đó các luật sư thực hiện đúng, đầy đủ và cao hơn là thực hiện
có hiệu quả trong quá trình cung ứng dịch vụ pháp lý của mình.
Nghiên cứu tổng quan pháp luật về hành nghề luật sư hiện hành bao gồm
nhiều Luật cùng điều chỉnh, cùng với những hoạt động thực tiễn mà luật sư phải
thực hiện, phải đáp ứng trước yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong
quá trình thực hiện các dịch vụ pháp lý cho thấy, nội dung pháp luật điều chỉnh
đối với công ty luật hợp danh gồm những nhóm quy phạm chủ yếu sau đây:
(i) Nhóm quy phạm pháp luật về thành viên trong công ty luật hợp danh
Nhóm quy phạm này điều chỉnh về tư cách thành viên của công ty luật
hợp danh – những luật sư thỏa mãn điều kiện hành nghề đầy đủ; quyền hạn,
nghĩa vụ của thành viên công ty luật hợp danh; Việc hình thành tư cách thành
viên cũng như chấm dứt tư cách thành viên của thành viên công ty luật hợp
danh. Những quy định này có tính đặc thù, khác biệt ra sao đối với các loại hình
công ty khác nói chung và công ty luật TNHH nói riêng...
(ii) Nhóm quy phạm pháp luật về tổ chức, quản lý công ty luật hợp danh
Nhóm quy phạm này tôn trọng quyền tự do kinh doanh, trong đó quyền
định đoạt về cơ cấu tổ chức, quản trị của công ty do chủ sở hữu công ty quyết
định. Đối với công ty luật hợp danh, vấn đề quản trị công ty không quá phức tạp.
Do bản chất của công ty hợp danh là công ty đối nhân nên các thành viên tự thỏa
thuận và quyết định theo sự thống nhất chung. Các quy định về tổ chức, quản lý
công ty luật hợp danh chỉ xác lập những nguyên tắc chung, tạo khung pháp lý
cho việc quản trị công ty luật hợp danh, bao gồm xác định cơ cấu tổ chức bộ
69

máy quản lý, thẩm quyền và thể thức hoạt động của bộ máy quản lý, cơ chế đại
diện của thành viên khi tiến hành các hoạt động kinh doanh...(iii) Nhóm quy
phạm pháp luật về quyền, nghĩa vụ của công ty luật hợp danh và các dịch vụ
pháp lý do công ty luật hợp danh cung ứng
Dịch vụ pháp lý do công ty luật hợp danh cung ứng bao gồm tất cả các
dịch vụ mà luật sư được phép hành nghề. Theo đó là việc thực hiện các dịch vụ
pháp lý theo hợp đồng; thực hiện các vụ/việc theo ủy quyền cho khách hàng;
thực hiện các dịch vụ theo yêu cầu của cơ quan nhà nước, cơ quan tiến hành tố
tụng theo chỉ định.v.v...
Pháp luật về công ty luật hợp danh cần có những quy định về nhóm dịch
vụ pháp lý do công ty luật hợp danh cung ứng vì đây là ngành nghề kinh doanh
“đặc thù”, phải có những quy định đặc thù cũng như quy định về các vấn đề khác
có liên quan, nhằm đảm bảo hoạt động quản lý và điều hành các công ty luật hợp
danh có hiệu quả;
(iv) Nhóm quy phạm pháp luật về thành lập, tổ chức lại và chấm dứt hoạt
động của công ty luật hợp danh
Xuất phát từ việc xác định công ty luật hợp danh là hình thức tổ chức hành
nghề luật sư, hoạt động dưới loại hình công ty hợp danh được điều chỉnh bởi luật
luật sư và các luật về doanh nghiệp kinh doanh. Vì thế nên vấn đề thành lập/đăng ký
hoạt động, tổ chức lại, giải thể/hay chấm dứt hoạt động của công ty luật hợp danh
không thể thực hiện chỉ theo các quy định của pháp luật về doanh nghiệp mà cần
phải có những quy định đặc thù, phù hợp hơn với lĩnh vực hành nghề luật sư.
Thành lập công ty luật nói chung, công ty luật hợp danh nói riêng là một
thủ tục pháp lý được thực hiện tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tùy thuộc
vào loại hình công ty; tùy thuộc vào mức độ cải cách hành chính và thái độ của
nhà nước đối với quyền tự do kinh doanh của công dân, mà thủ tục pháp lý này
đơn giản hay phức tạp. Theo đó, thủ tục thành lập công ty luật hợp danh bao
gồm thủ tục xin phép thành lập và thủ tục đăng ký hoạt động. Việc đăng ký hoạt
động là thủ tục bắt buộc, nó cho phép xác lập tư cách pháp lý của công ty luật.
70

Ngoài ra, công ty luật hợp danh cũng không nằm ngoài mối quan hệ giữa
sinh tồn và phát triển, do đó, nội dung quy định pháp luật về tổ chức lại và chấm
dứt hoạt động của công ty luật hợp danh nhằm cụ thể hóa những nhu cầu của các
luật sư thành viên trong công ty luật hợp danh theo những điều kiện hoạt động,
điều kiện thị trường thay đổi khác nhau.(v) Nhóm quy phạm pháp luật về hành
nghề của luật sư nước ngoài, công ty luật hợp danh nước ngoài tại Việt Nam
trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay
Yêu cầu về mở cửa thị trường dịch vụ pháp lý, cam kết cho phép luật sư
nước ngoài cũng như tổ chức luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam đã xuất
hiện ngay từ khi Việt Nam bắt đầu chính sách đổi mới, thu hút nhà đầu tư nước
ngoài. Các nhà đầu tư nước ngoài khi vào thị trường Việt Nam, luôn có nhu cầu
về sử dụng dịch vụ pháp lý để có thể phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Trong
khi đó, số lượng chuyên gia, tổ chức luật sư Việt Nam có thể đáp ứng được trình
độ chuyên môn, ngoại ngữ, am hiểu pháp luật, tập quán thương mại quốc tế lại
hạn chế. Thêm vào đó, dịch vụ pháp lý cũng là một lĩnh vực mà các tổ chức hành
nghề luật sư nước ngoài muốn được đầu tư, gia nhập thị trường, hành nghề tại
Việt Nam, đặc biệt là khi sức cạnh tranh từ các luật sư của Việt Nam còn yếu,
chưa có tổ chức luật sư nào thực sự chiếm lĩnh và làm chủ thị trường. Chế định
pháp luật này chính là việc nội luật hóa các cam kết của Việt Nam về mở cửa thị
trường cho luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam dưới loại hình công ty
luật hợp danh. Các quy định cụ thể về hình thức hành nghề, phạm vi hành nghề
đã tương thích, phù hợp hay chưa trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới của
Việt Nam hiện nay.
1.2.3. Vai trò điều chỉnh của pháp luật về công ty luật hợp danh trong
bối cảnh hội nhập quốc tế
Pháp luật về công ty luật hợp danh là một bộ phận của pháp luật luật sư.
Vì vậy, vai trò điều chỉnh của pháp luật đối với công ty luật hợp danh cũng chính
là vai trò pháp luật đối với hoạt động hành nghề luật sư và ngoài ra là đối với
hoạt động kinh doanh, thương mại. Cụ thể:
71

Thứ nhất, sự điều chỉnh của pháp luật đối với công ty luật hợp danh không
chỉ đáp ứng vai trò của hoạt động kinh doanh như lợi nhuận, hiệu quả kinh tế,
cạnh tranh trong kinh doanh… mà còn phải đáp ứng vai trò điều chỉnh về đạo đức
hành nghề với những đặc thù như: công bằng xã hội, bảo vệ công lý, tôn trọng văn
hóa, lịch sử truyền thống, phong tục, tập quán…
Thứ hai, sự điều chỉnh của pháp luật về công ty luật hợp danh vừa đảm
bảo vai trò của quyền tự do kinh doanh vừa bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
cá nhân, tổ chức và xã hội trong lĩnh vực pháp lý. Quyền tự do kinh doanh là
quyền cơ bản của con người, quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp năm
2013 ghi nhận: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề
mà pháp luật không cấm” (Điều 33). Để thực thi quyền này của công dân, Nhà
nước có các giải pháp pháp lý đảm bảo như thể chế hóa quyền tự do kinh doanh
trong từng ngành, nghề, lĩnh vực kinh doanh thông qua các quy định về điều
kiện kinh doanh, cấp giấy phép kinh doanh, quyền và nghĩa vụ của chủ thể kinh
doanh… Theo đó, sự điều chỉnh của pháp luật không được gây trở ngại, can
thiệp không cần thiết vào hoạt động của công ty luật hợp danh, đặc biệt là những
hãng luật hợp danh nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Các quy định của pháp
luật ghi nhận, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của luật sư hành nghề; tạo quyền
chủ động, linh hoạt cho các công ty luật hợp danh trong quá trình kinh doanh,
từng bước hạn chế sự can thiệp bởi các công cụ hành chính ngặt nghèo, là rào
cản lớn đối với công ty luật hợp danh.
Thứ ba, vai trò của pháp luật về công ty luật hợp danh nhằm đảm bảo tôn
trọng và phù hợp các quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường. Trong nền
kinh tế thị trường, hoạt động cung ứng dịch vụ pháp lý diễn ra sôi động, có tác
động tới không chỉ lợi nhuận mà còn là số phận con người. Hoạt động này không
chỉ chịu sự điều chỉnh của chính sách, pháp luật mà còn bị tác động bởi các quy
luật khách quan của kinh tế thị trường và các yếu tố khác. Các quy luật khách
quan của kinh tế thị trường hoàn toàn nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người
nói chung và của nhà làm luật nói riêng. Muốn hoạt động của công ty luật hợp
danh tôn trọng các yêu cầu trên thì pháp luật về lĩnh vực này phải đi vào cuộc
72

sống và phát huy hiệu quả tích cực trong điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ
chức. Điều này chỉ có được khi sự điều chỉnh của pháp luật phù hợp với đòi hỏi
của thực tiễn, phù hợp với các quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường.
Thứ tư, pháp luật về hoạt động của công ty luật hợp danh đóng vai trò
ngăn ngừa; phát hiện kịp thời những sai phạm và xử lý nghiêm minh hành vi vi
phạm pháp luật của các chủ thể trong hoạt động cung ứng dịch vụ pháp lý. Cung
ứng dịch vụ pháp lý là hoạt động phức tạp, khó khăn và chịu sự tác động của
nhiều yếu tố khách quan và chủ quan trong bối cảnh xây dựng nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế ở nước ta. Để điều chỉnh hoạt
động của các công ty luật hợp danh theo đúng “quỹ đạo” quản lý của Nhà nước,
đòi hỏi các nhà làm luật phải nhận diện, dự liệu các tình huống để ngăn ngừa,
phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh hành vi vi phạm pháp luật của các công
ty luật hợp danh trong hoạt động cung ứng dịch vụ pháp lý.
73

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

1. Công ty luật hợp danh là một tổ chức hành nghề luật sư đặc thù, đòi hỏi có
những nguyên tắc tổ chức, quản trị tốt, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập, chịu nhiều
sức ép về cạnh tranh trên thị trường dịch vụ pháp lý. Để có thể vận hành công ty
luật hợp danh, không chỉ cần có hệ thống pháp luật phù hợp, mà còn phải hài hòa
với các điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, tập quán của mỗi quốc gia.
2. Pháp luật về công ty luật hợp danh là hệ thống các quy phạm pháp luật do
Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa
luật sư, công ty luật hợp danh với khách hàng, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
trong quá trình tổ chức và hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý của luật sư thông
qua công ty luật hợp danh.
Pháp luật về công ty luật hợp danh được quy định bởi cả hệ thống pháp luật
về luật sư, hành nghề luật sư và các luật lệ về kinh doanh.
3. Nội dung cơ bản của pháp luật về công ty luật hợp danh trong bối cảnh hội
nhập quốc tế bao gồm: Quy định về thành lập công ty luật hợp danh; Quy định về
thành viên công ty luật hợp danh; Quy định về tổ chức, quản lý công ty luật hợp
danh; Quy định về dịch vụ pháp lý do công ty luật hợp danh cung ứng; Quản lý nhà
nước đối với công ty luật hợp danh.
4. Việc xây dựng hệ thống lý luận pháp luật về công ty luật hợp danh trong
bối cảnh hội nhập quốc tế là cơ sở để tác giả tiến hành phân tích thực trạng pháp
luật cũng như thực tiễn thi hành pháp luật về công ty luật hợp danh hiện nay tại
chương 2 luận án.
74

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH PHÁP LUẬT
VỀ CÔNG TY LUẬT HỢP DANH TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP
QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1. Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về thành
viên trong công ty luật hợp danh
2.1.1. Thực trạng pháp luật về thành viên trong công ty luật hợp danh
và một số nhận xét
2.1.1.1. Thực trạng pháp luật về thành viên trong công ty luật hợp danh
(i) Điều kiện của luật sư thành viên hợp danh trong công ty luật hợp danh
Theo quy định tại khoản 1, điều 34 của Luật Luật sư 2006, được sửa đổi
bổ sung 2012 (sau đây gọi tắt là LLS 2012), công ty luật hợp danh do ít nhất hai
luật sư thành lập và không có thành viên góp vốn. Quy định như vậy phù hợp
bản chất của công ty luật hoạt động dưới mô hình hợp danh. Bản chất của công
ty hợp danh là sự liên kết của các thương nhân đơn lẻ (sole trader hay sole
proprietorship) để kinh doanh dưới một tên hãng chung, đề cao uy tín, vốn
không phải yếu tố quyết định.
Điều 2 LLS 2012 quy định: “Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện
hành nghề luật sư, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của khách hàng”. Theo
đó, công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp
luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật
sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khỏe bảo đảm hành nghề
luật sư thì có thể trở thành luật sư (Điều 10 LLS 2012).
Việc quy định cụ thể tiêu chuẩn luật sư góp phần tạo điều kiện thuận lợi
cho việc xem xét cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư, thu hồi Chứng chỉ hành nghề
luật sư, cho đăng ký gia nhập Đoàn luật sư. Để có thể trở thành luật sư, hành
nghề luật sư, phải đáp ứng đủ 2 điều kiện: Điều kiện cần, được cấp Chứng chỉ
hành nghề luật sư do Bộ Tư pháp cấp – yêu cầu về chuyên môn và Điều kiện đủ,
75

gia nhập một Đoàn luật sư – yêu cầu mang tính nghề nghiệp, thể hiện tính chất
đặc thù của nghề luật sư. Hoặc, xét về mặt thời gian, để trở thành luật sư phải
trải qua 3 giai đoạn: đào tạo ở trường Đại học; đào tạo nghề luật sư và đào tạo
trong thời gian tập sự hành nghề luật sư65.
Điều kiện cần, yêu cầu về chuyên môn. Tốt nghiệp đại học chuyên ngành
luật, qua đào tạo nghề luật sư, tập sự hành nghề luật sư và được cấp chứng chỉ
hành nghề luật sư. Người có bằng cử nhân luật là người có bằng tốt nghiệp đại
học chuyên ngành luật do Cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam hoặc do Cơ sở
giáo dục đại học của nước ngoài cấp và được công nhận tại Việt Nam. Thời gian
học bậc cử nhân trang bị cho người học những kiến thức nền tảng khoa học luật,
hệ thống pháp luật Việt Nam...
Xuất phát từ yêu cầu chuyên nghiệp hóa, chuyên môn hóa của nghề luật
sư, pháp luật yêu cầu người hành nghề luật sư phải được đào tạo về nghề. Nội
dung, chương trình đào tạo nghề luật sư tập trung chủ yếu vào những kỹ năng
hành nghề luật sư cơ bản; những vấn đề về đạo đức nghề nghiệp luật sư. Người
có bằng cử nhân luật được đăng ký tham dự khóa đào tạo nghề luật sư trong thời
gian 12 tháng. Sau khi hoàn thành chương trình, học viên được cấp Giấy chứng
nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư.
Người được đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài, muốn trở thành luật sư
Việt Nam thì phải thực hiện thủ tục đề nghị công nhận đào tạo nghề luật sư ở
nước ngoài. Bộ trưởng Bộ Tư pháp có thẩm quyền công nhận Giấy chứng nhận
đào tạo nghề luật sư do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp
(Điều 12 LLS 2012).
Một số đối tượng được miễn đào tạo nghề luật sư được quy định tại Điều
13 LLS 2012 bao gồm: thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên; Giáo sư, phó
giáo sư chuyên ngành luật; tiến sỹ luật… Hiện nay, đối tượng được miễn đào tạo
nghề luật sư rộng hơn so với các quy định trước đây và thường là những người
đã hoạt động, thực hành nghề luật trên thực tế. Đây là những quy định hợp lý,

65
Lê Thu Hà, Ngô Hoàng Oanh, Phạm Trí Hùng (2016), Đào tạo luật sư ở một số nước trên thế giới và
những kinh nghiệm để hoàn thiện công tác đào tạo Luật sư ở Việt Nam, Tạp chí nghề luật, số 03/2016
76

phù hợp với thực tiễn hành nghề cũng như đào tạo của các chủ thể trên về kiến
thức pháp luật, kỹ năng hành nghề luật sư.
Người tốt nghiệp khóa đào tạo nghề luật sư có thể lựa chọn một tổ chức
hành nghề luật sư để tập sự và phải đăng ký việc tập sự tại Đoàn luật sư địa
phương nơi tổ chức hành nghề luật sư mà mình tập sự đăng ký hoạt động. Một
số trường hợp miễn, giảm thời gian tập sự quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều
16 của LLS 2012.
Mục đích của việc tập sự hành nghề luật sư là giúp người tập sự có điều
kiện thực tế để rèn luyện những kỹ năng hành nghề đã được học trong thời gian
đào tạo nghề luật sư. Trong thời gian tập sự, dưới sự hướng dẫn của luật sư
hướng dẫn tập sự, người tập sự hành nghề luật sư có thể tiếp cận trực tiếp với vụ
việc để học cách tự mình giải quyết vụ việc. Tuy nhiên, trong thời gian tập sự
hành nghề luật sư, người tập sự hành nghề luật sư không được nhận và thực hiện
dịch vụ pháp lý cho khách hàng.
Việc kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư được quy định tại Điều 15
của Luật Luật sư. Bộ Tư pháp chủ trì phối hợp với Tổ chức luật sư toàn quốc tổ
chức kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư.
Người đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư, có đầy đủ hồ
sơ hợp lệ và không phải đối tượng bị từ chối, được xem xét cấp Chứng chỉ hành
nghề luật sư. Một trong những điểm chú ý của LLS 2012 là không cho phép
người đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội
phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý được hành nghề luật sư ngay cả khi họ đã
được xóa án tích (Điểm d, Khoản 4, Điều 17 LLS 2012). Quy định này xuất phát
từ quan điểm đề cao danh dự, uy tín của nghề luật sư cũng như đòi hỏi cao hơn
về phẩm chất đạo đức đối với luật sư.
Điều kiện đủ - yêu cầu mang tính nghề nghiệp. LLS 2012 quy định người
được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư phải gia nhập một Đoàn luật sư để hành
nghề luật sư. Người gia nhập Đoàn luật sư được Tổ chức luật sư toàn quốc cấp
Thẻ luật sư theo đề nghị của Đoàn luật sư.
77

Tóm lại, một người chỉ được coi là “Luật sư” khi có đủ hai điều kiện trên.
Khi đã trở thành luật sư, thì luật sư đó có quyền được và phải hành nghề luật sư
(cung cấp dịch vụ pháp lý). Pháp luật về luật sư của nước ta không thừa nhận
luật sư không hành nghề như một số nước khác.
Pháp luật về hành nghề luật sư của các nước trên thế giới cũng có quy
định tương tự về điều kiện hành nghề luật sư. Tiêu chuẩn phổ biến để được công
nhận luật sư và được cấp chứng chỉ hành nghề bao gồm: Là công dân nước sở tại
và có phẩm chất đạo đức tốt; Các quốc gia như Hy Lạp, Bỉ, Italia, Singapore,
Anh, Thái Lan, Pháp… đều có thêm những tiêu chuẩn khác như:
Tập sự hành nghề luật sư, Thời gian tập sự của các nước quy định khác
nhau. Một số quốc gia đòi hỏi thời gian tập sự là 2 năm (như Hy Lạp, Bỉ, Italia,
Anh…) một số quốc gia khác lại chỉ quy định thời gian tập sự là 12 tháng như
Thái Lan, có nước như Singapore thì chỉ đòi hỏi thời gian tập sự là 6 tháng. Về
nơi tập sự, hầu hết các nước quy định luật sư phải tập sự tại văn phòng, công ty
luật (như Hy Lạp, Bỉ, Anh, Đức, Nhật Bản, Pháp…), một số còn quy định Luật
sư có thể tập sự tại Tòa án, Viện công tố (như Đức, Thuỵ Sĩ, …)
Khóa đào tạo Luật sư, ngoài tiêu chuẩn chung là phải có bằng cử nhân
Luật còn phải qua một khóa đào tạo nghề (Anh, Pháp, Nhật Bản…), Pháp quy
định thời gian đào tạo là 12 tháng (3 tháng lý thuyết, 9 tháng thực hành), trong
khi Đức, Nhật quy định là 2 năm.
Kỳ thi công nhận luật sư, nội dung chủ yếu của kỳ thi tập trung vào kiểm
tra kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp của luật sư. Có thể nói đây là điều kiện bắt
buộc đánh giá khả năng hành nghề Luật sư66.
(ii) Quy định về quyền hạn và nghĩa vụ của luật sư thành viên hợp danh
Luật sư thành viên hợp danh chịu chế độ trách nhiệm vô hạn và liên đới
bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các nghĩa vụ và khoản nợ của công ty. Chủ
nợ có quyền yêu cầu bất cứ luật sư thành viên hợp danh nào thanh toán các
khoản nợ của công ty đối với chủ nợ. Mặt khác, các luật sư thành viên hợp danh

66
Địa vị pháp lý của luật sư Việt Nam và luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam theo quy định của Luật
luật sư. http://tuvanluatvietnam.net/?url=detail&id=680 truy cập 11/05/2021
78

phải bằng toàn bộ tài sản của mình chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty
luật hợp danh.
Với một chế độ trách nhiệm vô hạn như vậy, Luật Doanh nghiệp đồng
thời trao cho luật sư thành viên hợp danh những quyền hạn chủ yếu trong việc
điều hành và quản lý công ty luật hợp danh. Nói cách khác, luật sư thành viên
hợp danh giữ vai trò quyết định sự hình thành, phát triển và tồn tại của công ty
luật hợp danh về cả mặt pháp lý lẫn thực tế.
Luật Doanh nghiệp 2020 đã quy định những quyền hạn và nghĩa vụ cơ
bản của thành viên hợp danh trong công ty hợp danh nói chung và được áp dụng
đối với luật sư thành viên hợp danh trong công ty luật hợp danh.
Trong công ty hợp danh, luật sư thành viên hợp danh có quyền, nghĩa vụ
liên quan tới việc quản lý, điều hành và kể cả sử dụng tài sản của công ty để
nhân danh công ty trong hoạt động kinh doanh và quản lý nội bộ khác… Nghĩa
vụ quan trọng nhất của luật sư hợp danh đó là phải chịu trách nhiệm vô hạn và
liên đới đối với mọi khoản nợ, nghĩa vụ tài chính của công ty hợp danh. Như
vậy, có thể thấy, các luật sư hợp danh trong công ty luật hợp danh nói riêng hoặc
các thành viên hợp danh trong công ty hợp danh nói chung là những người chủ
của công ty, tương đồng với chủ sở hữu trong doanh nghiệp tư nhân.
Theo quy định tại Điều 186 LDN 2020, Luật sư hợp danh phải chịu trách
nhiệm kể từ khi đăng ký vào danh sách thành viên công ty, bất kể thành viên đó
có trực tiếp tham gia vào các hoạt động phát sinh trách nhiệm ấy hay không, trừ
trường hợp có thỏa thuận khác. Kể cả trong trường hợp không còn là thành viên
công ty hợp danh, thì trong hai năm, thành viên đó vẫn phải liên đới chịu trách
nhiệm đối với các khoản nợ của công ty đã phát sinh trước ngày chấm dứt tư
cách thành viên theo quy định tại Khoản 5, Điều 185 LDN 2020.
* Hạn chế quyền của luật sư thành viên hợp danh
Cũng chính từ vai trò quan trọng và chế độ trách nhiệm vô hạn của thành
viên hợp danh mà Luật Doanh nghiệp 2020 đã có một số quy định hạn chế đối
với quyền của thành viên hợp danh, những quy định này cũng được LLS 2012 cụ
79

thể hóa để áp dụng đối với luật sư thành viên hợp danh trong công ty luật hợp
danh, đó là:
- Một luật sư chỉ được thành lập hoặc tham gia thành lập một tổ chức hành
nghề luật sư (Điều 32 LLS 2012), quy định này cũng phù hợp với quy định tại
LDN 2020 là thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân
hoặc làm thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác (trừ trường hợp được
sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại).
Quy định hạn chế trên phù hợp với bản chất về trách nhiệm vô hạn và liên
đới của thành viên hợp danh công ty hợp danh nói chung, luật sư thành viên hợp
danh của công ty luật hợp danh nói riêng. Trong công ty luật hợp danh, mỗi luật
sư thành viên đều có quyền nhân danh công ty, sử dụng uy tín, danh nghĩa của
mình để thực hiện hoạt động kinh doanh một cách cẩn trọng và trung thực vì sự
phát triển chung của công ty. Nếu họ đồng thời là luật sư thành viên của một công
ty luật hợp danh khác, hành vi trên sẽ không được bảo đảm. Mỗi luật sư thành
viên của công ty luật hợp danh là đồng bảo lãnh liên đới đối với công ty, khối tài
sản của họ là sự bảo đảm cho bên thứ ba trong quan hệ với công ty. Khi một người
cùng là luật sư thành viên của nhiều công ty luật hợp danh khác nhau, biện pháp
bảo đảm cho các chủ nợ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi vì các chủ nợ của công
ty không chỉ phải cạnh tranh với nhau mà còn phải cạnh tranh với cả các chủ nợ
của doanh nghiệp khác đối với khối tài sản của luật sư thành viên đó.
- Luật sư thành viên hợp danh không được quyền nhân danh cá nhân hoặc
nhân danh người khác thực hiện kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của
công ty đó để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác (Khoản 2,
Điều 180 LDN 2020).
Quy định hạn chế này nhằm bảo vệ quyền lợi của công ty và người thứ ba
trong các giao dịch, hạn chế sự nhầm lẫn về tư cách luật sư thành viên trong giao
dịch khi mà luật sư thành viên vừa là người kinh doanh nhân danh công ty lại
thực hiện hoạt động kinh doanh nhân danh cá nhân mình trong cùng ngành nghề
kinh doanh của công ty luật hợp danh.
80

Hạn chế này không chỉ xuất phát từ chế độ trách nhiệm vô hạn mà còn do
đặc thù về ngành nghề của công ty luật hợp danh, đó là việc kinh doanh trong
lĩnh vực đòi hỏi uy tín nghề nghiệp, trình độ chuyên môn cao về pháp luật của
các luật sư, cho nên hạnbất kỳ hoạt động kinh doanh nào mang ý nghĩa cá nhân
của một luật sư thành viên trùng với hoạt động của công ty đều có thể làm ảnh
hưởng tới quyền lợi của các thành viên khác, thậm chí gây thiệt hại cho cả công
ty luật hợp danh và các thành viên đó.
- Luật sư thành viên hợp danh không được quyền chuyển một phần hoặc toàn
bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác nếu không được sự chấp
thuận của các luật sư thành viên hợp danh còn lại (Khoản 3, Điều 180 LDN 2020).
Hạn chế này xuất phát từ bản chất “đối nhân” của công ty hợp danh nói
chung. Việc tham gia công ty của bất kỳ thành viên hợp danh nào cũng cần sự
đồng ý của các thành viên hợp danh còn lại, thể hiện yếu tố gắn kết về mặt con
người, ngoài ra cũng thể hiện trách nhiệm liên đới của các luật sư thành viên hợp
danh khi đã đồng thuận thành lập công ty luật hợp danh.
Với nội dung trên, liên quan tới việc hạn chế quyền của luật sư hợp danh,
có thể hiểu bởi những luật sư này đóng vai trò liên quan tới sự tồn tại và phát
triển của công ty hợp danh, do đó những thay đổi về vốn, thay đổi về tư cách
thành viên, thay đổi về quyền và nghĩa vụ của những thành viên hợp danh này
cũng có tác động lớn tới nội bộ cũng như việc tồn tại và phát triển của công ty
hợp danh – một loại hình công ty đối nhân cơ bản.
Để tạo sự linh hoạt cho các thành viên hợp danh trong hoạt động kinh
doanh, pháp luật một số nước đã trao tư cách thương nhân cho loại thành viên
này, có nghĩa là thành viên hợp danh có quyền hoạt động thương mại một cách
độc lập, nhân danh chính bản thân mình hoặc nhân danh công ty hợp danh. Luật
sư từ một nghề hoạt động vì công lý, đã dần trở thành một nghề dịch vụ mang
tính thương mại.
Về vấn đề này, pháp luật Việt Nam không có quy định cụ thể, nhưng xét
trên tinh thần chung của các văn bản hiện hành: Luật Thương mại Việt Nam
81

2005 quy định: “Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp
pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng
ký kinh doanh”. Đồng thời, theo Luật doanh nghiệp thì thành viên hợp danh có
quyền “nhân danh công ty tiến hành các hoạt động kinh doanh các ngành, nghề
kinh doanh đã đăng ký” và “không được quyền nhân danh cá nhân hoặc nhân
danh người khác thực hiện kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty
đó để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác”. Theo đó, pháp luật
Việt Nam ghi nhận cá nhân cũng có tư cách thương nhân nếu đáp ứng những
điều kiện nhất định, tức là cá nhân đó có quyền nhân danh chính mình để hoạt
động thương mại một cách độc lập. Ở đây có thể thấy sự khác biệt của pháp luật
công ty Việt Nam đối với quan niệm về tư cách thương nhân của thành viên
hợp danh trong công ty hợp danh. Luật Doanh nghiệp hiện hành chỉ cho phép
thành viên hợp danh nhân danh công ty tiến hành vì lợi ích công ty, không
được kinh doanh nhân độc lập với tư cách của riêng mình. Qua đó, có thể
thấy, pháp luật thương mại Việt Nam hiện nay không công nhận tư cách
thương nhân của các thành viên hợp danh. Chỉ có công ty hợp danh nói
chung, công ty luật hợp danh mới là chủ thể kinh doanh thực sự và có tư cách
thương nhân.
(iii) Quy định về chấm dứt tư cách luật sư thành viên hợp danh
Về việc chấm dứt tư cách luật sư thành viên của công ty luật hợp danh,
được áp dụng theo các quy định của LDN 2020. Theo đó, tư cách luật sư thành
viên của một công ty luật hợp danh chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
* Tự nguyện rút vốn khỏi công ty;
LDN 2020 cho phép các luật sư hợp danh có quyền rút vốn ra khỏi công
ty, cho phép các luật sư hợp danh này tạm ngừng kinh doanh, chuyển hướng các
mô hình kinh doanh khác vì hoàn cảnh cá nhân, điều kiện của thị trường... đã tạo
cơ chế thông thoáng, linh hoạt và phù hợp với thực tiễn.
Tuy nhiên, những thay đổi này đều ảnh hưởng tới yếu tố đối nhân như
thành viên, quản lý điều hành, do đó LDN 2020 vẫn thiết kế các quy định mang
82

tính thủ tục, ràng buộc đối với những quyết định rút vốn như đã nêu. Cụ thể,
theo Khoản 2 Điều 185 LDN 2020: luật sư thành viên hợp danh chỉ được rút vốn
nếu được Hội đông thành viên chấp thuận và phải thông báo bằng văn bản yêu
cầu rút vốn chậm nhất sáu tháng trước ngày rút vốn; chỉ được rút vốn vào thời
điểm kết thúc năm tài chính và báo cáo năm tài chính đó đã được thông qua. Và
đương nhiên, khi đã rút vốn ra khỏi công ty thì cũng đồng nghĩa với việc luật sư
đó không còn tư cách là thành viên hợp danh của công ty luật hợp danh nữa.
* Chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết
Trường hợp này, người thừa kế của luật sư thành viên đó được hưởng
phần giá trị tài sản tại công ty sau khi đã trừ đi phần nợ thuộc trách nhiệm của
thành viên đó. Việc người thừa kế có thể được trở thành thành viên hợp danh của
công ty nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận phải thỏa mãn thêm điều kiện
người thừa kế đó cũng phải là luật sư theo các quy định của LLS 2012.
* Bị Tòa án tuyên bố là mất tích, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc
mất năng lực hành vi dân sự;
Như đã phân tích trong những nội dung về đặc điểm của thành viên hợp
danh trong công ty hợp danh nói chung và cụ thể là các luật sư hợp danh trong
công ty luật hợp danh, vai trò cá nhân của luật sư hợp danh là hết sức quan trọng.
Họ được đề cao yếu tố về uy tín, năng lực và thậm chí là các yếu tố liên quan tới
nhận diện thương mại như tên của công ty luật hợp danh... Do đó, việc vắng mặt
hay có những vấn đề liên quan tới năng lực hành vi của thành viên hợp danh đều
ảnh hưởng tới công ty, do đó tư cách thành viên của người đó phải chấm dứt.
Trong trường hợp này, phần vốn góp của người đó được hoàn trả công bằng và
thỏa đáng.
* Bị khai trừ khỏi công ty;
Khi bị công ty khai trừ, tức là luật sư thành viên hợp danh đó đã làm
những việc không đúng, không đáp ứng yêu cầu và làm ảnh hưởng tiêu cực đến
công ty, họ không còn xứng đáng là thành viên của công ty và bị chấm dứt tư
cách thành viên. Khoản 3 Điều 185 LDN 2020 đã quy định những trường hợp
83

thành viên hợp danh bị khai trừ khỏi công ty, đó là: Không có khả năng góp vốn
hoặc không góp vốn như đã cam kết sau khi công ty đã có yêu cầu lần thứ hai;
Vi phạm quy định tại Điều 180 Luật Doanh nghiệp; Tiến hành công việc kinh
doanh không trung thực, không cẩn trọng hoặc có hành vi không thích hợp khác
gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của công ty và các thành viên khác; Không
thực hiện đúng các nghĩa vụ của thành viên hợp danh.
* Các trường hợp khác do điều lệ công ty quy định.
Như vậy, có thể nhận thấy luật sư thành viên hợp danh nắm giữ vai trò
quan trọng trong quản lý và điều hành mọi công việc của công ty luật hợp danh,
đồng thời chịu chế độ trách nhiệm liên đới và vô hạn đối với mọi khoản nợ cũng
như các nghĩa vụ của công ty luật hợp danh.
2.1.1.2. Một số nhận xét thực trạng pháp luật về luật sư thành viên trong
công ty luật hợp danh
(i) Thứ nhất, về điều kiện trở thành luật sư
Khoản 3 điều 14 Luật luật sư quy định “Người tập sự hành nghề luật sư
được giúp luật sư hướng dẫn trong hoạt động nghề nghiệp nhưng không được đại
diện, bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng tại phiên tòa,
không được ký văn bản tư vấn pháp luật”.
Như vậy là người tập sự hành nghề luật sư bị cấm làm tất cả mọi hoạt
động thuộc phạm vi nghề nghiệp của luật sư, thậm chí không được làm những
việc mà mọi công dân bình thường đều được làm (như đại diện theo ủy quyền,
thay thế các đương sự tham gia tố tụng tại phiên toà; giúp thảo đơn, nộp đơn;
dịch tài liệu; đại diện theo ủy quyền để tham gia khiếu nại, tố cáo; giúp giải
thích, hướng dẫn luật lệ cho người khác)… Những việc này, mọi công dân đủ 18
tuổi trở lên, có đủ năng lực hành vi dân sự đều được làm nhưng người tập sự
hành nghề luật sư không được làm. Trong một bài viết trên báo Pháp luật Thành
phố Hồ Chí Minh, Luật sư, tiến sỹ Phan Đăng Thanh cho rằng “về tư cách pháp
lý, người tập sự hành nghề luật sư cũng được liệt vào như loại người … mất
84

năng lực hành vi dân sự”.67 Tất cả nhưng việc người tập sự hành nghề luật sư
được làm là nghe luật sư hướng dẫn nói, nhìn luật sư hướng dẫn làm, được thực
hiện một số công việc “bên cạnh” hoạt động nghề nghiệp của luật sư đó là “giúp
luật sư hướng dẫn”.
Điều 27 Luật luật sư quy định: Trong trường hợp người tập sự hành nghề
luật sư đi cùng với luật sư hướng dẫn trong các vụ việc dân sự, vụ án hành chính
theo quy định tại khoản 3 Điều 14 của Luật luật sư “thì khi liên hệ với cá nhân,
cơ quan, tổ chức, luật sư hướng dẫn xuất trình Giấy chứng nhận người tập sự
hành nghề luật sư và giấy tờ xác nhận có sự đồng ý của khách hàng”. Quy định
này tạo cơ sở pháp lý cho người tập sự hành nghề luật sư có thể học hỏi được
cách làm việc của luật sư hướng dẫn khi tham gia các hoạt động tố tụng. Tuy
nhiên những thủ tục quy định trong đó khó có thể thực hiện được. Luật sư chính
thức khi tham gia hoạt động tố tụng còn bị cơ quan tố tụng gây khó khăn thì liệu
những người tập sự hành nghề luật sư sẽ được “tạo điều kiện” thế nào khi họ đi
cùng luật sư chính?
Với những quy định như trên, nhiều người tập sự hành nghề luật sư đã
không trực tiếp thực tập ở tổ chức hành nghề, vì dù có muốn tập sự thì họ cũng
chỉ được thực hiện những công việc như một “chân sai vặt” của luật sư mà thôi.
(ii) Thứ hai, về quy định một luật sư chỉ được thành lập hoặc tham gia
thành lập một tổ chức hành nghề.
Nghĩa là một luật sư chỉ được là thành viên của duy nhất một tổ chức hành
nghề. Đây là điểm khác biệt giữa tổ chức hành nghề luật sư và các loại hình
doanh nghiệp khác. Thêm nữa, khác với các loại hình công ty hợp danh được
quy định trong luật doanh nghiệp, công ty luật hợp danh không được kết nạp
thành viên góp vốn. Với vấn đề này, LLS quy định chặt chẽ và hợp lý hơn so với
LDN. Hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý của luật sư liên quan tới danh dự,
nhân phẩm, quyền lợi con người cũng như các giá trị thương mại lớn trong thời
đại ngày nay. Do đó, với việc hạn chế góp vốn đã yêu cầu các luật sư phải

67
Hương Nguyên, Luật sư tập sự: Không cho xuống nước sao thành kình ngư? https://nhandan.vn/thoi-su-
phap-luat/luat-su-tap-su-khong-cho-xuong-nuoc-sao-thanh-kinh-ngu-417273/ truy cập 22/3/2022
85

chuyên tâm vào công việc cao quý của mình nhằm đem lại kết quả cao nhất
trong hoạt động nghề nghiệp.
(iii) Thứ ba, thiếu thống nhất giữa quy định tiếp nhận thành viên mới của công
ty hợp danh và hạn chế chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên hợp danh.
Trong trường hợp thành viên hợp danh chuyển nhượng một phần hoặc
toàn bộ phần vốn góp của họ cho người khác thì cũng đồng nghĩa với việc người
nhận chuyển nhượng sẽ là thành viên hợp danh mới của công ty. Để làm được
điều đó, việc chuyển nhượng này phải được sự chấp thuận của tất cả các thành
viên hợp danh còn lại.
Trong khi đó, tại Điều 186 LDN 2020, việc tiếp nhận thành viên hợp danh
mới phải được hội đồng thành viên chấp thuận. Và điểm c, Khoản 3 Điều 182
quy định phải có số phiếu tán thành của ít nhất ba phần tư (3/4) tổng số thành
viên hợp danh. Quy định chưa thực sự thống nhất như vậy, sẽ gây khó khăn
trong quá trình thực thi, tạo sự phân biệt đối xử không cần thiết cho các cá nhân
khác nhau khi góp vốn để trở thành thành viên hợp danh bằng hai con đường
riêng biệt.
2.1.2. Thực tiễn thi hành pháp luật về thành viên trong công ty luật hợp
danh và một số nhận xét
2.1.2.1. Thực tiễn thi hành pháp luật về thành viên trong công ty luật hợp danh
(i) Thứ nhất, về số lượng luật sư
Có thể thấy đội ngũ luật sư là yếu tố nền tảng của công ty luật hợp danh.
Hiện nay, theo báo cáo tổng kết công tác bổ trợ tư pháp của Cục bổ trợ tư pháp –
Bộ Tư pháp, năm 2017, cả nước có tổng số 12.581 luật sư đã được cấp chứng chỉ
hành nghề thì đến năm 2021, Bộ Tư pháp đã cấp chứng chỉ hành nghề luật sư
cho thêm 1.566 trường hợp, nâng số luật sư được cấp chứng chỉ hành nghề lên
trên 16.500 người đang hoạt động tại 4.758 tổ chức hành nghề luật sư (trong số
đó, Liên đoàn Luật sư Việt Nam cấp thẻ hành nghề cho 13.900 luật sư); cấp và
gia hạn Giấy phép hành nghề tại Việt Nam cho 63 luật sư nước ngoài. Từ năm
2016 đến nay, trung bình mỗi năm các tổ chức hành nghề luật sư đã thực hiện
86

trên 125.000 vụ việc, nộp thuế trên 200 tỷ đồng, ngày càng đóng góp tích cực
trong việc nâng cao chất lượng hoạt động tố tụng, chất lượng tranh tụng tại phiên
tòa68. Mặc dù số lượng luật sư tăng nhanh, chất lượng đội ngũ luật sư được nâng
lên một bước nhưng số lượng các luật sư ở Việt Nam so với dân số còn thấp và
có sự phát triển mất cân đối giữa khu vực thành thị và nông thôn.
Tỷ lệ trung bình của luật sư ở nước ta là 1/14000 dân trong khi đó tỷ lệ
này ở Thái Lan là 1/1.526, ở Singapore là 1/1000, Pháp là 1/1000 và ở Mỹ là
1/25069. Số lượng luật sư ở nước ta chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn đặc
biệt là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
(ii) Thứ hai, về chất lượng luật sư
Thực tế cho thấy, chất lượng luật sư thành viên công ty luật hợp danh đáp
ứng tiêu chuẩn về chuyên môn, tiêu chuẩn về đạo đức từng bước được nâng cao
đáp ứng hiệu quả hơn yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế. Số luật sư có
trình độ cử nhân luật chiếm khoảng 99%, trong đó, số luật sư đã qua đào tạo
nghề luật sư chiếm gần 80%; số luật sư có trình độ trên đại học chiếm trên 5%
tổng số luật sư của cả nước; khoảng 20 luật sư đã có quá trình tập sự hành nghề
trong các tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam. Có khoảng 10 luật
sư Việt Nam đã theo học các khóa đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài và được
công nhận là luật sư của nước Hoa Kỳ, Úc và Pháp70
Tuy nhiên, chất lượng luật sư ở Việt Nam vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng
được yêu cầu phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế. Khi cung cấp dịch vụ pháp
lý, họ còn thiếu về kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng hành về và đôi khi không
tuân thủ đầy đủ quy tắc ứng xử nghề nghiệp. Trong lĩnh vực tư vấn pháp luật, số
luật sư chuyên sâu về kinh doanh, thương mại còn chiếm tỷ lệ rất thấp 1,2%71.
Thời gian qua, phần lớn các tranh chấp quốc tế, các tổ chức của Việt Nam vẫn
phải thuê luật sư nước ngoài làm đại diện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

68
Bộ Tư pháp (2021), Báo cáo số 01/BC-BTP - Tổng kết công tác tư pháp năm 2021 và phương hướng,
nhiệm vụ, giải pháp công tác năm 2021, Hà Nội, tr. 09
69
https://lsvn.vn/phat-trien-nguon-nhan-luc-hay-phat-trien-cac-dich-vu-phap-ly1610355429.html truy cập
16/02./2022
70
Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định phê duyệt chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020, Hà Nội
71
Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định phê duyệt chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020, Hà Nội
87

của mình. Luật sư chuyên sâu trong lĩnh vực thương mại quốc tế còn rất khiêm
tốn và chưa đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Số luật sư
giỏi có năng lực và uy tín nghề nghiệp cao được khách hàng, cộng đồng quốc tế
thừa nhận còn rất ít72.
2.1.2.2. Một số nhận xét thực tiễn thi hành pháp luật về luật sư thành viên
trong công ty luật hợp danh
Có thể thấy mức độ chuyên sâu, chuyên nghiệp của luật sư thành viên
trong công ty luật nói chung, công ty luật hợp danh nói riêng chưa đồng đều, còn
có sự khác biệt giữa các công ty với các điều kiện kinh tế, xã hội khác nhau.
Điều này là do trình độ phát triển kinh tế xã hội, nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý
tập trung chủ yếu ở những vùng có địa lý – kinh tế phát triển, từ đó số lượng luật
sư phân bố không đồng đều.
Nhiều công ty luật hợp danh thường chỉ có 2-3 luật sư nên tính chuyên
nghiệp hóa để giải quyết những vụ việc, vụ án hoặc thực hiện dịch vụ tư vấn
nhiều khi còn vượt quá khả năng của luật sư và công ty. Luật sư chưa có nhiều
kinh nghiệm trong việc tham gia tổ chức, điều hành công ty luật chưa cao, nhiều
khi còn mang tính chủ quan. Bên cạnh đó, hiệu quả tham gia tố tụng của luật sư
vẫn còn chưa đáp ứng được yêu cầu tranh tụng tại phiên tòa theo tinh thần cải
cách tư pháp. Khi tham gia tố tụng trong vụ án theo yêu cầu của cơ quan tiến
hành tố tụng, một số luật sư bào chữa còn có tâm lý bào chữa qua loa, chưa thực
sự đầu tư thời gian, công sức và chuyên môn để bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của người được bào chữa… Số lượng luật sư thông thạo ngoại ngữ, am
hiểu pháp luật quốc tế và pháp luật nước ngoài, đủ khả năng tham gia đàm phán,
ký kết hợp đồng, giải quyết các tranh chấp quốc tế, luật sư chuyên sâu trong các
lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương mại còn ít. Việc tuân thủ Quy tắc đạo đức và
ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam vẫn chưa được nhận thức một cách đầy đủ,
chưa trở thành ý thức tự giác, một số luật sư còn bị xử lý kỷ luật, thậm chí, bị

72
Bộ Tư pháp, Luật sư phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế: Cần tăng cường cả về chất và lượng,
http://www.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/hoatdong-cua-cac-don-vi-thuoc-bo.aspx?ItemID=2590, truy cập
15/07/2021
88

truy cứu trách nhiệm hình sự73.


2.2. Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về tổ chức
quản lý công ty luật hợp danh
2.2.1. Thực trạng pháp luật về tổ chức, quản lý công ty luật hợp danh và
một số nhận xét
2.2.1.1. Thực trạng pháp luật về tổ chức, quản lý công ty luật hợp danh
Là loại hình công ty đối nhân nên việc tổ chức quản lý nội bộ của công ty
luật hợp danh mang nhiều nét khác biệt và đặc trưng so với các loại hình công ty
khác. Luật Luật sư năm 2012 chỉ quy định nguyên tắc về thể chế quản lý trong
công ty luật hợp danh, những vấn đề khác của công ty luật hợp danh không được
Luật Luật sư quy định thì áp dụng quy định của Luật Doanh nghiệp. Theo quy
định của Luật Doanh nghiệp 2020, cơ cấu tổ chức của công ty hợp danh nói
chung bao gồm HĐTV, Chủ tịch HĐTV kiêm Giám đốc hoặc TGĐ công ty nếu
Điều lệ công ty không có quy định khác (Điều 182 LDN 2020).
Thực tế cho thấy, hầu hết các công ty luật hợp danh được thành lập đều
vận dụng quy định của Luật Doanh nghiệp để thiết lập cơ cấu tổ chức, quản lý,
điều hành công ty luật như các quy định về HĐTV, Chủ tịch HĐTV, Giám đốc
hoặc TGĐ, vốn góp, phân chia lợi nhuận, chế độ tài chính, thuế... Trong điều
hành hoạt động kinh doanh của công ty, thành viên hợp danh phân công nhau
đảm nhiệm các chức danh quản lý và kiểm soát công ty.
Hội đồng thành viên là cơ quan quản lý cao nhất trong công ty luật hợp
danh. Hội đồng thành viên gồm tất cả các thành viên trong công ty có quyền
quyết định tất cả công việc kinh doanh của công ty. Hội đồng thành viên bầu một
thành viên hợp danh làm chủ tịch hội đồng thành viên, đồng thời kiêm giám đốc
hoặc tổng giám đốc công ty nếu điều lệ công ty không có quy định khác. Thành
viên hợp danh có quyền yêu cầu triệu tập họp hội đồng thành viên để thảo luận
và quyết định công việc kinh doanh của công ty. Thành viên yêu cầu triệu tập
họp phải chuẩn bị nội dung, chương trình và tài liệu họp. Khi biểu quyết, mỗi

73
Nguyễn Minh Đức, Nguyễn Quý Trọng (2018), Quản trị nội bộ công ty luật hợp danh – Góc nhìn từ thực
tiễn, Tạp chí Dân Chủ và Pháp Luật, Số chuyên đề 02/2018
89

thành viên hợp danh có một phiếu biểu quyết trừ trường hợp điều lệ công ty quy
định khác. Các quyết định quản lý, điều hành trong công ty luật hợp danh cần
phải được sự thống nhất của đa số các thành viên hợp danh, các tỷ lệ cụ thể được
quy định tại Điều 182 LDN 2020. Quy định tại Điều 182 LDN 2020 cũng tương
đồng với việc phân chia quyền lực quản lý trong công ty hợp danh tại các quốc
gia trên thế giới, có nhóm quyết định chỉ cần 1 thành viên hợp danh thông qua;
có nhóm quyết định phải được 2/3 hoặc 3/4 số lượng thành viên hợp danh thông
qua; và có những quyết định phải được toàn bộ số lượng thành viên hợp danh
thông qua.
Như vậy, có thể thấy vai trò của người đứng đầu công ty luật hợp danh
cũng có sự khác biệt so với vị trí, vai trò của người đứng đầu công ty trách
nhiệm hữu hạn. Trong công ty trách nhiệm hữu hạn, vai trò của chủ tịch, giám
đốc/ tổng giám đốc hết sức quan trọng trong quá trình quản lý, điều hành công ty
trách nhiệm hữu hạn. Tuy nhiên, trong công ty hợp danh lại không như vậy, điều
này đã thể hiện thông qua quyền hạn và nghĩa vụ của các thành viên hợp danh,
cũng như hội đồng thành viên trong công ty hợp danh.
Cụ thể, Giám đốc hoặc tổng giám đốc do hội đồng thành viên cử ra trong
số các thành viên hợp danh (kiêm chủ tịch hội đồng thành viên nếu điều lệ công
ty không có quy định khác), có trách nhiệm điều hành hoạt động của công ty,
giám đốc hoặc tổng giám đốc có các nhiệm vụ sau: (i) Quản lý và điều hành
công việc kinh doanh hàng ngày của công ty với tư cách là thành viên hợp danh;
(ii) Triệu tập và tổ chức họp hội đồng thành viên; ký các quyết định hoặc nghị
quyết của hội đồng thành viên; (iii) Phân công, phối hợp công việc kinh doanh
giữa các thành viên hợp danh; ký các quyết định về quy chế, nội dung và các
công việc tổ chức nội bộ khác của công ty; (iv) Tổ chức sắp xếp, lưu trữ đầy đủ
và trung thực sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ và các tài liệu khác của công ty theo
quy định của pháp luật; (v) Là người đại diện theo pháp luật của công ty, đại
diện công ty trong quan hệ với cơ quan nhà nước; đại diện cho công ty với tư
cách là bị đơn hoặc nguyên đơn trong các vụ kiện, tranh chấp; (vi) Các nhiệm vụ
90

khác do điều lệ công ty quy định (Điều 137, Luật Doanh nghiệp).
Trong điều hành hoạt động kinh doanh của công ty, thành viên hợp danh
phân công nhau đảm nhiệm các chức danh quản lý và kiểm soát công ty. Khi
một số hoặc tất cả thành viên hợp danh cùng thực hiện một số công việc kinh
doanh thì quyết định được thông qua theo nguyên tắc đa số. Hoạt động do thành
viên hợp danh thực hiện ngoài phạm vi hoạt động kinh doanh các ngành, nghề
kinh doanh đã đăng ký của công ty đều không thuộc trách nhiệm của công ty, trừ
trường hợp hoạt động đó đã được các thành viên còn lại chấp thuận. Công ty có
thể mở một hoặc một số tài khoản tại ngân hàng. Hội đồng thành viên chỉ định
thành viên được ủy quyền gửi và rút tiền từ các tài khoản đó. Như vậy, trong
công ty luật hợp danh, Hội đồng thành viên là cơ quan có quyền hành cao nhất,
các thành viên hợp danh có quyền đại diện theo pháp luật và tổ chức điều hành
hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty.
Tuy nhiên, sự phân chia quyền lực trong tổ chức, điều hành công ty luật
hợp danh xuất phát từ bản chất mang tính đối nhân của công ty. Quyền lực trong
hệ thống công ty được xác lập trên cơ sở tư cách pháp lý của thành viên, tỷ lệ
vốn góp hay tuân thủ sự thỏa thuận, thống nhất giữa các luật sư thành viên hợp
danh. Trong công ty luật hợp danh, các luật sư thành viên hợp danh không chỉ
tham gia với tư cách là thành viên hợp danh - chủ sở hữu công ty mà bản thân họ
còn mang tư cách là các luật sư sẽ bình đẳng với nhau trong quá trình hành nghề
luật sư. Các luật sư trong công ty luật có thể thống nhất phân công nhau đảm
nhiệm các chức danh quản lý và kiểm soát công ty trong điều hành hoạt động
kinh doanh của công ty. Điều đó thể hiện tính liên kết và chia sẻ rủi ro trong
công ty được xác lập và đảm bảo không phải duy nhất vào tỷ lệ vốn góp mà gắn
kết trên cơ sở niềm tin, danh dự và phẩm giá của luật sư. Vì vậy, đây là yếu tố
gắn kết mang tính bền vững trong công ty luật.
Đây là điểm khác biệt với việc phân chia quyền lực trong Văn phòng luật
sư hay công ty luật trách nhiệm hữu hạn. Đối với văn phòng luật sư thì Trưởng
Văn phòng là người đại diện và là người chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của
91

Văn phòng luật sư. Trong công ty luật trách nhiệm hữu hạn cơ chế phân chia
quyền lực có thể được xác lập theo một số tiêu chí: (i) Loại hình doanh nghiệp
một chủ sở hữu hay nhiều chủ sở hữu; (ii) Tỷ lệ vốn góp của thành viên vào
công ty.
2.2.1.2. Một số nhận xét thực trạng pháp luật về tổ chức quản lý công ty
luật hợp danh
(i) Thứ nhất, về luật điều chỉnh liên quan tới tổ chức, quản lý công ty luật
hợp danh
Quy định về tổ chức, quản lý công ty luật hợp danh đã được quy định
trong các văn bản quy phạm pháp luật về luật sư và hành nghề luật sư (Luật Luật
sư và các văn bản hướng dẫn thi hành), văn bản quy phạm pháp luật về doanh
nghiệp (Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành). Đây là nền
tảng, cơ sở pháp lý quan trọng cho việc tổ chức quản lý công ty luật hợp danh.
Luật Luật sư 2012 là luật chuyên ngành quy định về tổ chức quản lý công ty luật
hợp danh, tập trung quy định về tiêu chuẩn, điều kiện trở thành luật sư thành
viên của công ty luật hợp danh; các vấn đề về cơ cấu tổ chức của công ty luật
hợp danh, cơ chế phân chia quyền lực và kiểm soát công ty luật hợp danh.
Luật Luật sư quy định mang tính nguyên tắc, Luật Doanh nghiệp 2020 với
tư cách là luật chung quy định về tổ chức quản lý công ty hợp danh nói chung áp
dụng chung cho tất cả các lĩnh vực, trong đó có công ty luật; quy định về cơ cấu
tổ chức của công ty hợp danh; cách thức phân chia quyền lực và kiểm soát trong
công ty hợp danh .... Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp và Luật Luật sư đều chưa có
quy định có tính chất đặc thù cho công ty luật hợp danh về cơ cấu tổ chức, cách
thức phân chia quyền lực và kiểm soát công ty luật.
Từ những quy định chung như vậy, Luật Luật sư và Luật Doanh nghiệp tạo
điều kiện cho các luật sư thành viên hợp danh cùng nhau xây dựng Điều lệ của
công ty luật hợp danh, làm căn cứ để phân chia quyền lực, lợi nhuận, cũng như
gánh chịu rủi ro giữa các luật sư thành viên hợp danh. Ngoài ra, điều lệ cũng là cơ
chế để kiểm soát quyền lực đối với các luật sư thành viên hợp danh. Bởi lẽ, nếu
92

không kiểm soát được các luật sư hợp danh này, không còn đầy đủ niềm tin vào
việc hợp danh, các luật sư thành viên hoàn toàn có thể “gây hại” cho công ty, cho
thành viên hợp danh khác bởi bản chất đối nhân của công ty luật hợp danh.
(ii) Thứ hai, về cơ chế “bình quyền” giữa các luật sư thành viên trong
công ty luật hợp danh
Với bản chất của công ty hợp danh, nhu cầu hợp tác của các luật sư, cơ
chế “bình quyền” cho phép bảo đảm mọi luật sư là thành viên đều có quyền tham
gia việc tổ chức, quản lý và kiểm soát công ty. Mặt tích cực là phát huy được
những lợi thế hay thế mạnh của tất cả các luật sư thành viên công ty, đặc biệt là
các luật sư có trình độ chuyên sâu và kinh nghiệm trong các lĩnh vực đặc thù.
Tuy nhiên, khi mà các thành viên hợp danh đều có quyền đại diện cho công ty
thì việc “phân quyền” trong tổ chức, quản lý công ty sẽ gặp khó khăn khi mà
“chiếc bánh lợi ích” được chia không rõ ràng. Vì vậy, nếu không có sự minh
bạch trong quy định thẩm quyền giữa những người đại diện thì có thể dẫn đến
những hành động lạm quyền gây tổn hại cho công ty, thành viên và khách hàng.
Thậm chí có minh bạch nhưng nếu có hành vi vi phạm thì chế tài cũng chủ yếu
là do các thành viên xem xét quyết định. Do đó, giữa “lý và tình” trong góc độ
này cũng bị ảnh hưởng hoặc lạm dụng. Thực tế cho thấy, có những luật sư không
trực tiếp tham gia điều hành công ty nhưng khi thực hiện, khi ký kết các hợp
đồng thì họ nhân danh công ty. Chính vì vậy, cần phải có cơ chế để dự phòng
những tổn thất gây ra cho người thứ ba trong trường hợp giao kết hợp đồng với
luật sư thành viên mà trong thời gian đó họ không nắm giữ chức năng quản lý và
kiểm soát. Đặc biệt là đối với việc lạm quyền khi giao dịch ký kết các hợp đồng
với khách hàng có thể mang lại bất lợi cho thành viên khác, cho công ty nhưng
lại có lợi cho luật sư trực tiếp ký kết hợp đồng. Trong trường hợp đó, cần xem
xét trách nhiệm của các luật sư này như thế nào? Mức độ áp dụng đến đâu?...
2.2.2. Thực tiễn thi hành pháp luật về tổ chức, quản lý công ty luật
hợp danh và một số nhận xét
2.2.2.1. Thực tiễn thi hành pháp luật về tổ chức, quản lý công ty luật hợp danh
93

(i) Về tổ chức, quản lý


Trên thực tế hiện nay, công ty luật hợp danh ở Việt Nam thường sắp xếp
cơ cấu như sau: Người đại diện theo pháp luật của công ty luật hợp danh; Luật
sư điều hành, Luật sư hợp danh; Luật sư làm việc theo hợp đồng; Người tập sự
hành nghề luật sư; Nhân viên văn phòng v.v…
- Người đại diện của công ty luật hợp danh trước cơ quan quản lý Nhà
nước: Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, các luật sư thành viên hợp danh
đều có quyền đại diện theo pháp luật của công ty. Nhưng người đại diện theo
pháp luật cho công ty luật hợp danh trước các cơ quan quản lý nhà nước, Tòa
án... thông thường là Giám đốc công ty. Giám đốc là luật sư được các luật sư
thành viên khác của công ty thỏa thuận cử làm Giám đốc. Việc thỏa thuận cử
Giám đốc công ty thường được lập thành văn bản và có chữ ký của tất cả các
luật sư thành viên. Trong công ty luật hợp danh thường có những chức danh
nghề nghiệp sau:
- Luật sư điều hành: là luật sư giữ chức danh Giám đốc/tổng giám đốc
công ty và là đại diện hợp pháp điều hành mọi hoạt động của công ty.
- Luật sư hợp danh: là thành viên của công ty luật hợp danh. Luật sư hợp
danh có thể là luật sư điều hành của công ty.
- Luật sư làm việc theo hợp đồng: là luật sư cộng tác với công ty bằng
hình thức hợp đồng với công ty (tương tự như luật sư làm việc theo hợp đồng
với văn phòng luật sư/công ty luật TNHH).
- Người tập sự hành nghề luật sư: Là người có Giấy chứng nhận tốt
nghiệp đào tạo nghề luật sư đăng ký tập sự hành nghề luật sư tại công ty (tương
tự như Người tập sự hành nghề luật sư tại VPLS/công ty luật TNHH).
- Nhân viên văn phòng: là người phụ trách việc hành chính (tương tự như
nhân viên hành chính tại văn phòng luật sư /công ty luật TNHH).
Ngoài ra còn có thể có: Văn thư, Kế toán, Thủ quỹ của công ty. Đối với
một số công ty luật có quy mô lớn và có nhiều chi nhánh (tương tự như
VPLS/công ty luật TNHH), trong công ty có thể còn bao gồm: Người phụ trách
94

tư liệu, người phiên dịch, trợ lý giám đốc/Tổng giám đốc, v.v…
(ii) Về thực hiện về cơ cấu tổ chức, phân chia quyền lực và kiểm soát
trong công ty luật hợp danh
Về tổng thể, các công ty luật hợp danh được thành lập hợp pháp ở Việt
Nam đều tuân thủ những quy định bắt buộc theo pháp luật ở khía cạnh quản trị
nhân sự, dịch vụ trong công ty luật. Việc lựa chọn luật sư, quản trị nguồn nhân
lực này đang ngày càng được chú trọng trong các công ty luật hợp danh.
Các công ty luật hợp danh nói riêng đã thực hiện quản trị tài chính theo
quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật về luật sư. Về chế độ tài
chính, thuế, công ty luật hợp danh phải thực hiện theo quy định của pháp luật về
luật sư, pháp luật về tài chính, pháp luật về thuế như việc thu thù lao của luật sư,
chế độ kế toán, thống kê, kê khai thuế và nộp thuế. Các công ty luật hợp danh đã
thực hiện khá tốt trách nhiệm cung cấp thông tin cho Ngân hàng Nhà nước để
xây dựng cân đối tiền tệ, xây dựng cán cân thanh toán của Việt Nam, đánh giá,
dự báo xu hướng phát triển của thị trường tiền tệ. Ngoài ra, công ty luật hợp
danh còn phải thực hiện các chế độ khác trong quản trị tài chính như vấn đề góp
vốn, trình tự, thủ tục góp vốn, quản lý vốn, tài sản, phân chia lợi nhuận và rủi ro
theo quy định của Điều lệ công ty luật.
Thực tế cho thấy, điều lệ các công ty luật hợp danh thường quy định
nguyên tắc phân chia lợi nhuận, chế độ sổ sách, tài chính như sau:
- Trước khi quyết định phân chia lợi nhuận sau thuế, HĐTV có quyền giữ
lại một phần lợi nhuận để bổ sung vào các quỹ nội bộ để hỗ trợ cho hoạt động
hành nghề của công ty;
- Tỷ lệ lợi nhuận phân bổ vào các quỹ, mục đích và nguyên tắc sử dụng
các quỹ này sẽ do HĐTV quyết định dựa trên việc xem xét kết quả hoạt động
của công ty và tùy thuộc vào yêu cầu của pháp luật;
- Trong bất kỳ năm tài chính nào trong đó công ty có được khoản lãi sau
thuế, công ty sẽ phân chia lợi nhuận đó cho các thành viên theo tỷ lệ phần vốn
góp, trừ đi bất kỳ khoản tiền nào mà HĐTV quyết định giữ lại trong công ty.
95

Mỗi thành viên đều phải có trách nhiệm thanh toán bất kỳ khoản thuế được yêu
cầu trên lợi nhuận được phân chia cho cơ quan thuế Việt Nam;
- Nếu công ty bị lỗ, HĐTV có thể quyết định chuyển lỗ sang năm tài chính
kế tiếp;
- Việc tính khấu hao tài sản cố định của công ty sẽ sử dụng phương pháp
do HĐTV quyết định. Thời gian khấu hao tài sản cố định (máy móc, thiết bị,
phương tiện vận tải và các thiết bị điện tử) sẽ được áp dụng theo quy định của
pháp luật;
- Công ty chỉ được chia lợi nhuận cho các thành viên khi có lãi, hoàn
thành các nghĩa vụ thuế và tài chính khác; đồng thời bảo đảm thanh toán đủ các
khoản nợ và nghĩa vụ tài sản đến hạn trả khác sau khi chia lợi nhuận;
- Công ty sẽ lưu trữ hồ sơ kế toán theo loại hình của các hoạt động hành
nghề mà công ty tham gia. Những hồ sơ này phải chính xác, cập nhật, có hệ
thống và phải đủ để chứng minh và giải trình các giao dịch của công ty.
(iii) Về yêu cầu được cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động của
công ty luật hợp danh
Thành viên hợp danh trong công ty có quyền yêu cầu công ty, thành viên
hợp danh khác cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh của công ty; kiểm tra
tài sản, sổ kế toán và các tài liệu khác của công ty khi xét thấy cần thiết. Việc
minh bạch hóa thông tin trong quản trị công ty là một việc làm cần thiết trong
việc bảo vệ lợi ích của công ty và thành viên công ty. Tuy nhiên, cũng cần nhấn
mạnh đến trường hợp có thể lạm dụng việc yêu cầu cung cấp thông tin để trục lợi
và/hoặc làm tổn hại đến bí mật kinh doanh của công ty, gây phương hại tới công
ty và thành viên. Vì vậy, việc xác định yêu cầu được cung cấp các thông tin là
quyền của thành viên hợp danh nhưng cũng cần chỉ rõ trường hợp nào là trường
hợp được coi là “cần thiết”. Đồng thời quyền yêu cầu của thành viên nhưng xuất
phát từ bản chất pháp lý của công ty luật hợp danh thì việc yêu cầu đó cần phải
được sự đồng ý của tất cả các thành viên còn lại. Thiết nghĩ điều đó vừa bảo đảm
96

quyền của thành viên, vừa thực hiện được cơ chế tổ chức, quản lý của công ty74.
2.2.2.2. Một số nhận xét thực tiễn thi hành pháp luật về tổ chức quản lý
công ty luật hợp danh
(i) Thứ nhất, việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của luật sư trong quá trình
điều hành hoạt động của công ty.
Trong quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ khi tham gia tố tụng, điều tra
trong vụ án hình sự thì các luật sư hợp danh còn gặp nhiều khó khăn, vướng
mắc. Mặc dù các quy định của pháp luật tố tụng đã tạo điều kiện tốt cho các luật
sư, nhưng việc thực hiện các quy định này trên thực tế bởi một số cơ quan quản
lý nhà nước, cơ quan tiến hành tố tụng cũng như người tiến hành tố tụng còn
chưa nghiêm túc, hạn chế quyền của luật sư.
Các luật sư gặp khó khăn ngay từ hoạt động điều tra do sự chậm trễ cũng
như khó khăn trong việc cấp giấy chứng nhận bào chữa của cơ quan điều tra.
Một số cơ quan hành chính cũng chưa thật sự tôn trọng luật sư khi có luật sư
tham gia bảo vệ, quyền lợi ích cho khách hàng, thậm chí có cơ quan không cho
luật sư tham dự các buổi làm việc mặc dù luật sư đã xuất trình đầy đủ các giấy tờ
theo luật quy định.
(ii) Thứ hai, quy mô của các tổ chức hành nghề luật sư, công ty luật hợp
danh còn khiêm tốn.
Trung bình mỗi công ty luật hợp danh chỉ có khoảng 2 đến 3 luật sư, hoạt
động nhỏ lẻ, ít có tính liên kết trong hành nghề, doanh thu còn rất hạn chế, thậm
chí có rất nhiều công ty luật hợp danh báo cáo không có doanh thu trong suốt
thời gian dài.
Một số công ty luật chưa nghiêm túc chấp hành các quy định về hoạt động
hành nghề như hoạt động không đúng trụ sở đã đăng ký, không mua bảo hiểm
trách nhiệm nghề nghiệp luật sư; thực hiện không nghiêm túc các quy định về
việc kê khai, đăng ký, nộp thuế; không thực hiện nghĩa vụ thông báo, đăng báo
khi đăng ký thành lập, thay đổi; vi phạm quy định về treo bảng hiệu; không thực

74
Nguyễn Quý Trọng, Nguyễn Minh Đức (2018), Quản trị nội bộ công ty luật hợp danh – Góc nhìn từ thực
tiễn, Tạp chí Dân chủ & Pháp luật, số 02/2018
97

hiện việc niêm yết biểu phí, danh sách luật sư, đăng ký lao động; không thực
hiện chế độ báo cáo về tổ chức và hoạt động cho cơ quan quản lý nhà nước,…”75
2.3. Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về quyền,
nghĩa vụ của công ty luật hợp danh và các dịch vụ pháp lý do công ty luật
hợp danh cung ứng
2.3.1. Thực trạng pháp luật về quyền, nghĩa vụ của công ty luật hợp danh,
các dịch vụ pháp lý do công ty luật hợp danh cung ứng và một số nhận xét
2.3.1.1. Thực trạng pháp luật về quyền, nghĩa vụ của công ty luật hợp
danh và các dịch vụ pháp lý do công ty luật hợp danh cung ứng
(i) Quy định về quyền và nghĩa vụ của công ty luật hợp danh
Theo quy định của Luật Luật sư, công ty luật nói chung, công ty luật hợp
danh nói riêng, được hoạt động thực hiện các dịch vụ pháp lý. Trong hoạt động,
công ty luật hợp danh có quyền được quy định ở Điều 39 LLS 2012: thực hiện
dịch vụ pháp lý; nhận thù lao từ khách hàng; thuê luật sư Việt Nam, luật sư nước
ngoài và nhân viên làm việc cho công ty; tham gia xây dựng chính sách, pháp
luật của Nhà nước; tham gia tư vấn, giải quyết các vụ việc của cá nhân, cơ quan,
tổ chức khi được yêu cầu; hợp tác với tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài;
thành lập chi nhánh, văn phòng giao dịch trong nước; đặt cơ sở hành nghề ở
nước ngoài; các quyền khác theo quy định của Luật Luật sư và quy định khác
của pháp luật có liên quan.
Nghĩa vụ của công ty luật hợp danh được quy định chung tại điều 40 LLS
2012. Ngoài ra, công ty luật hợp danh cũng phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ
theo quy định của điều 8 LDN 2020. Khi vi phạm các nghĩa vụ này, công ty luật
hợp danh phải chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật. Khác với
trách nhiệm pháp lý của luật sư, công ty luật hợp danh không phải là đối tượng
phải chịu trách nhiệm kỷ luật và trách nhiệm hình sự. Tổ chức hành nghề luật sư
có hành vi vi phạm phải chịu trách nhiệm dân sự và trách nhiệm hành chính.

75
UBND TP Hồ Chí Minh (2018), Báo cáo tổng kết 5 năm thi hành Luật Luật sư trên địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh, tr. 4, TP Hồ Chí Minh. Nguồn: http://www.hcmcbar.org/NewsDetail.aspx?CatPK=1&NewsPK=35
truy cập 20/02/2022
98

Bộ luật Dân sự không có các quy định cụ thể cho công ty luật hợp danh,
tuy nhiên công ty luật hợp danh cũng là một đối tượng thuộc sự điều chỉnh của
Bộ luật Dân sự nên khi vi phạm các nghĩa vụ dân sự, công ty luật hợp danh cũng
phải chịu các trách nhiệm dân sự theo quy định.
Bên cạnh đó, để đảm bảo mở rộng, nâng cao hiệu quả hoạt động, công ty
luật hợp danh có thể thành lập các chi nhánh. Chi nhánh của công ty được thành
lập ở trong hoặc ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức
hành nghề luật sư đăng ký hoạt động. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của công ty,
hoạt động theo sự ủy quyền của công ty phù hợp với lĩnh vực hành nghề ghi
trong Giấy đăng ký hoạt động.
Công ty luật hợp danh phải chịu trách nhiệm về hoạt động của chi nhánh
do mình thành lập. Công ty cử một luật sư làm Trưởng chi nhánh. Trưởng chi
nhánh và thành viên của công ty làm việc tại chi nhánh có thể là luật sư của
Đoàn luật sư ở địa phương nơi tổ chức hành nghề luật sư đăng ký hoạt động
hoặc nơi có trụ sở của chi nhánh. Chi nhánh của công ty luật hợp danh phải đăng
ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có trụ sở của chi nhánh. Công ty
luật hợp danh phải có hồ sơ đăng ký hoạt động của chi nhánh gửi Sở Tư pháp.
Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Tư pháp cấp
Giấy đăng ký hoạt động cho chi nhánh; trường hợp từ chối thì phải thông báo
bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Chi nhánh được hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động.
Công ty phải thông báo bằng văn bản về hoạt động của chi nhánh cho Sở Tư
Pháp, Đoàn luật sư ở địa phương trong thời hạn 7 ngày. Việc thành lập, hoạt
động hoặc chấm dứt các chi nhánh của công ty luật hợp danh tuân thủ theo quy
định của pháp luật và điều lệ công ty.
(ii) Quy định về dịch vụ pháp lý do công ty luật hợp danh cung ứng
Hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý của công ty luật hợp danh thực hiện
bằng các phương thức sau:
Thứ nhất, thực hiện dịch vụ pháp lý theo hợp đồng cung cấp dịch vụ pháp
99

lý với khách hàng.


Công ty luật hợp danh có quyền nhận yêu cầu cung cấp dịch vụ pháp lý
của khách hàng, được nhận thù lao để thực hiện dịch vụ. Khi nhận yêu cầu cung
cấp dịch vụ pháp lý, công ty luật hợp danh phải lập hợp đồng dịch vụ pháp lý với
khách hàng, trong đó có thỏa thuận về nội dung dịch vụ, thời hạn thực hiện hợp
đồng; quyền và nghĩa vụ của các bên, phương thức tính thù lao và mức thù lao
cụ thể, trách nhiệm do vi phạm hợp đồng và phương thức giải quyết tranh chấp
(Điều 26 LLS 2012).
Hợp đồng dịch vụ pháp lý phải được làm thành văn bản, và như vậy việc
nhận yêu cầu dịch vụ từ khách hàng, thanh toán tiền thù lao đều phải thông qua
công ty luật hợp danh. Trong trường hợp các luật sư của công ty luật hợp danh gây
thiệt hại cho khách hàng khi tư vấn pháp luật hoặc cung cấp dịch vụ pháp lý khác
thì công ty luật hợp danh có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho khách hàng.
Thứ hai, thực hiện nhiệm vụ bào chữa chỉ định (cho bị can, bị cáo) theo
yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng trong vụ án hình sự
Khi được cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu cử luật sư bào chữa chỉ định.
Đơn cử như, trong các trường hợp sau đây nếu người bị buộc tội, người đại diện
hoặc người thân thích của họ không mời người bào chữa thì cơ quan có thẩm
quyền tiến hành tố tụng (ví dụ như: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa
án) phải chỉ định người bào chữa cho họ: (1) Bị can, bị cáo về tội mà Bộ Luật
hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù, tù chung thân,
tử hình;(2) Người bị buộc tội có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào
chữa; người có nhược điểm về tâm thần hoặc là người dưới 1 tuổi (theo Khoản 1
Điều 76, Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2015); Và cơ quan có thẩm quyền tiến
hành tố tụng phải yêu cầu hoặc đề nghị các tổ chức sau đây cử người bào chữa
cho các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 76 nêu trên: (a) Đoàn Luật sư
phân công công ty luật hợp danh cử người bào chữa (theo điểm a, khoản 2, Điều
76, Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2015).
Như vậy, có thể nói khi có yêu cầu của các cơ quan nhà nước có thẩm
100

hoặc cơ quan tiến hành tố tụng, thì Đoàn Luật sư có nhiệm vụ phân công công ty
luật hợp danh phải cử luật sư của tổ chức mình thực hiện nhiệm vụ bào chữa chỉ
định theo yêu cầu.
Thứ ba, thực hiện dịch vụ pháp lý qua hoạt động trợ giúp pháp lý
Theo quan niệm chung hiện nay, thì trợ giúp pháp lý (viết tắt là TGPL)
được hiểu là sự giúp đỡ pháp lý miễn phí của Nhà nước và xã hội cho người
nghèo, người yếu thế có hoàn cảnh đặc biệt và các đối tượng khác theo quy định
của pháp luật tiếp cận với các dịch vụ pháp lý như: Tư vấn pháp luật, đại diện, bào
chữa, hòa giải,…v.v, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ, đảm bảo cho
mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật và thực hiện công bằng xã hội.
Theo Điều 2, Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017, thì: “Trợ giúp pháp lý là
việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý trong vụ
việc trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này, góp phần bảo đảm quyền con
người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật”.
Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về luật sư
và Luật Trợ giúp pháp lý. Khi luật sư tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý với tư
cách là cộng tác viên của Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước theo quy định
của Luật trợ giúp pháp lý và Quy chế cộng tác viên trợ giúp pháp lý. Khi đó, luật
sư làm cộng tác viên tham gia trợ giúp pháp lý trong phạm vi thỏa thuận bằng
hợp đồng cộng tác với Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước ở địa phương, được
Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước thanh toán tiền bồi dưỡng theo quy định
của pháp luật.
Luật sư tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý tại công ty luật hợp danh của
mình khi công ty luật hợp danh đã đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý tại Sở Tư
pháp, nơi công ty luật hợp danh có trụ sở. Khi đó, thì luật sư thực hiện trợ giúp pháp
lý theo sự phân công của Giám đốc công ty luật, và Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà
nước sẽ thanh toán tiền bồi dưỡng theo quy định cho công ty luật hợp danh.
101

2.3.1.2. Một số nhận xét thực trạng pháp luật về quyền, nghĩa vụ của công
ty luật hợp danh và các dịch vụ pháp lý do công ty luật hợp danh cung ứng
(i) Thứ nhất, về nghĩa vụ bồi thương thiệt hại của công ty luật hợp danh
Trong các quy định về nghĩa vụ của tổ chức hành nghề luật sư nói chung,
công ty luật hợp danh nói riêng, đáng lưu ý nhất là nội dung công ty luật hợp
danh phải có nghĩa vụ: “Bồi thường thiệt hại do lỗi mà luật sư của tổ chức mình
gây ra cho khách hàng” (Khoản 5, Điều 40 LLS 2012). Nghĩa vụ này phù hợp
với nguyên tắc bồi thường thiệt hại do người của tổ chức gây ra. Đối với công ty
luật hợp danh, nếu có thiệt hại gây ra cho khách hàng bởi luật sư của mình, công
ty phải đứng ra chịu trách nhiệm vì luật sư đã đại diện cho công ty, cung cấp các
dịch vụ pháp lý cho khách hàng. Sau đó, luật sư gây ra thiệt hại phải chịu trách
nhiệm nội bộ đối với công ty.
Tuy nhiên, trên thực tế, phương thức bồi thường như thế nào? tổ chức
hành nghề luật sư, công ty luật hợp danh bồi thường trước hay luật sư gây ra
thiệt hại cho khách hàng bồi thường trước? Nhiều trường hợp giữa công ty và
luật sư còn đùn đẩy, trốn tránh trách nhiệm. Điều khoản nói trên của Luật Luật
sư và các văn bản hướng dẫn chưa có quy chế pháp lý điều chỉnh vấn đề này.
Vì vậy, pháp luật về tổ chức, hoạt động của công ty luật hợp danh vẫn còn
quy định chưa rõ ràng về chế định bồi thường thiệt hại cho khách hàng khi luật sư
của công ty luật hợp danh có lỗi. Đây là vấn đề hết sức quan trọng mà hiện nay
pháp luật về tổ chức hành nghề luật sư nói chung, công ty luật hợp danh nói riêng
đang thiếu và cần được bổ sung quy định cụ thể để điều chỉnh lĩnh vực này.
(ii) Thứ hai, về nghĩa vụ mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho luật sư
Nội dung về nghĩa vụ mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho luật sư
hiện nay được quy định tại Khoản 6, Điều 40 Luật Luật sư. Thực hiện chế độ
bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp luật sư là một biện pháp quan trọng nhằm
ngăn ngừa và hạn chế bớt những rủi ro trong hành nghề luật sư và lành mạnh hóa
102

sự cạnh tranh trong thị trường kinh doanh/cung cấp dịch vụ pháp lý76. Chính vì
vậy, hầu hết các quốc gia đều quy định về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp
luật sư và đều có quy chế bảo hiểm bắt buộc đối với lĩnh vực hoạt động đặc thù
của luật sư. Ở Việt Nam hiện nay, để tiến hành hoạt động cung cấp dịch vụ pháp
lý, thì luật sư và các công ty luật hợp danh phải thực hiện nghĩa vụ bắt buộc mua
bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho luật sư của tổ chức mình.
Với các tổ chức kinh doanh bảo hiệm, đây là hoạt động chuyên ngành,
chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, ở đây là luật sư. Mặc dù trách nhiệm
dân sự nghề nghiệp luật sư thường ít bị truy cứu vì không ai giúp khách hàng đi
kiện ngược một luật sư khác77. Nhưng trong thực tế, đã có nhiều trường hợp
khách hàng khiếu nại về những thiệt hại nảy sinh từ việc tư vấn pháp luật không
đúng của luật sư, về việc luật sư làm mất tài liệu, chứng từ có giá trị… Vì thế,
nhu cầu về việc các công ty luật có nghĩa vụ phải mua bảo hiểm trách nhiệm
nghề nghiệp không chỉ xuất phát từ sự đảm bảo việc bồi thường cho khách hàng
khi tư vấn sai, có sai phạm trách nhiệm nghề nghiệp do bất cẩn hoặc khinh suất,
mà còn nâng cao uy tín xã hội của chính luật sư và công ty luật, tạo được sự tin
cậy cho khách hàng.
Hiện nay, các công ty luật hợp danh sẽ mua bảo hiểm trách nhiệm nghề
nghiệp cho các luật sư hoạt động tại công ty. Tuy nhiên, có một số tổ chức hành
nghề luật sư và luật sư khi hành nghề còn né tránh, không mua bảo hiểm trách
nhiệm nghề nghiệp hoặc chỉ thực hiện việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề
nghiệp mang tính tượng trưng, đối phó trong công tác kiểm tra vi phạm hành
chính của cơ quan quản lý Nhà nước. Đây cũng là một trong những nguyên nhân
không làm rõ được trách nhiệm nghề nghiệp của luật sư và công ty luật, do luật
pháp chưa quy định chi tiết, không dẫn chiếu cụ thể và chưa thể chế hóa các quy
định đối với lĩnh vực bảo hiểm “bắt buộc” cho luật sư v.v…

76
Phan Trung Hoài, Từng bước hoàn thiện các quy định pháp lý liên quan chế độ bảo hiểm trách nhiệm nghề
nghiệp luật sư. Nguồn: http://www.hcmcbar.org/NewsDetail.aspx?CatPK=2&NewsPK=60 truy cập
30/10/2021
77
Trần Thị Phụng, Nghề Luật sư – trách nhiệm nghề nghiệp và tính độc lập.
Nguồn: http://www.hcmcbar.org/NewsDetail.aspx?CatPK=4&NewsPK=138 truy cập 30/10/2021
103

2.3.2. Thực tiễn thi hành pháp luật về quyền, nghĩa vụ của công ty luật
hợp danh, các dịch vụ pháp lý do công ty luật hợp danh cung ứng và một số
nhận xét
2.3.2.1. Thực tiễn thi hành pháp luật về quyền, nghĩa vụ của công ty luật
hợp danh và các dịch vụ pháp lý do công ty luật hợp danh cung ứng
Trên thực tế, một công ty luật hợp danh nói riêng hay các tổ chức hành
nghề luật sư nói chung đều cung ứng một cách chuyên nghiệp tất cả các lĩnh vực
của dịch vụ pháp lý. Các công ty luật hợp danh thường chọn một vài lĩnh vực mà
mình có thế mạnh để hoạt động, chẳng hạn InvestConsult Group chọn lĩnh vực
hoạt động chủ yếu là kinh tế, thương mại, đầu tư78… Đa số công ty luật hoạt
động trên tất cả các lĩnh vực như: Tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật, các dịch vụ
pháp lý khác và đại diện ngoài tố tụng.
(i) Thứ nhất, cung cấp dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực tố tụng hình sự. Luật
sư của công ty luật hợp danh tham gia tố tụng hình sự với tư cách là người bào
chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc là người bảo vệ quyền lợi của
người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan trong vụ án hình sự. Tham gia tố tụng hình sự vẫn luôn là lĩnh vực hoạt
động chủ yếu của các công ty luật hợp danh và có tầm quan trọng đặc biệt đối
với các luật sư. Tỉ lệ số việc bào chữa do công dân mời ngày càng tăng so với
việc bào chữa do cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu. Việc bào chữa cho bị can, bị
cáo theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng được các luật sư tích cực tham
gia, đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ chính trị tại địa phương, đặc biệt là các
tỉnh miền núi, vùng sâu vùng xa.
(ii) Thứ hai, cung cấp dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực tố tụng dân sự, tố
tụng hành chính với tư cách là người đại diện hoặc là người bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
trong các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương
mại, lao động, hành chính, việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh

78
InvestConsult Group, http://vi.investconsult.vn/dich-vu.html truy cập 15/02/2022
104

doanh, thương mại, lao động và các vụ việc khác theo quy định của pháp luật.
(iii) Thứ ba, hoạt động dịch vụ tư vấn pháp luật. Công ty luật hợp danh và
luật sư của công ty luật hợp danh nhận thực hiện tư vấn pháp luật có thể là việc
giải đáp pháp luật, hướng dẫn thực hiện pháp luật, đưa ra ý kiến pháp lý, cung
cấp thông tin pháp luật,v.v…Sau đó có thể tự mình thực hiện các công việc pháp
lý giúp đỡ khách hàng, chẳng hạn như soạn thảo hợp đồng mà khách hàng là một
bên trong hợp đồng,v.v…Tư vấn pháp luật có thể thực hiện bằng miệng hoặc
bằng văn bản; tư vấn bằng thư tín, điện tín hoặc thông qua phương tiện thông tin
khác,v.v…
- Đối với những vụ việc tư vấn đơn giản, Luật sư của công ty luật hợp
danh có thể thực hiện phải tư vấn ngay và ghi chép những nội dung chính vào
phiếu tư vấn và giao cho khách hàng một bản, có thể lưu hồ sơ một bản;
- Đối với những vụ việc tư vấn phức tạp, thì luật sư của công ty luật hợp
danh sẽ ghi phiếu hẹn (hẹn lịch tư vấn của luật sư) để luật sư có thời gian nghiên
cứu hồ sơ vụ việc, xác minh các giấy tờ/tài liệu hoặc yêu cầu khách hàng bổ
sung giấy tờ, chứng từ/tài liệu còn thiếu. Sau đó, luật sư có thể sẽ tư vấn, giúp đỡ
khách hàng hoặc là trả lời bằng văn bản cho khách hàng
- Trong trường hợp khách hàng yêu cầu tư vấn vụ/việc được chuyển đến
công ty luật hợp danh bằng email/thư tín.v.v…thì luật sư nhận tư vấn có thể sẽ
trả lời bằng văn bản thông thường trong thời hạn từ mười (10) đến mười lăm
(15) ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của khách hàng.
(iv) Thứ tư, thực hiện dịch vụ pháp lý đại diện ngoài tố tụng cho khách
hàng. Dịch vụ đại diện pháp luật (ngoài tố tụng) được hiểu là người đại diện thay
mặt khách hàng trước cơ quan có thẩm quyền, trước bạn hàng của khách hàng để
thực hiện các công việc đúng pháp luật, theo sự ủy quyền của khách hàng nhằm
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng và có thu phí. Ví dụ: Luật sư
của công ty luật hợp danh nhận làm đại diện theo ủy quyền để thực hiện dịch vụ
thủ tục xin cấp Giấy phép, thành lập doanh nghiệp, chuyển nhượng bất động sản,
đăng ký nhãn hiệu, xuất nhập cảnh…
105

Kết quả đạt được trong các lĩnh vực này là số lượng vụ việc mà cá nhân,
tổ chức sử dụng dịch vụ của công ty luật ngày càng tăng, mở ra nhiều cơ hội, tạo
nhiều việc làm cho luật sư.
(v) Thứ năm, thực hiện các dịch vụ pháp lý khác. Hoạt động dịch vụ pháp
lý khác của luật sư và công ty luật hợp danh bao gồm các dịch vụ giúp đỡ khách
hàng thực hiện công việc liên quan đến thủ tục hành chính, ví dụ như: Soạn thảo
đơn, văn bản, chuẩn bị hồ sơ cần thiết trước khi gặp cơ quan hành chính Nhà
nước; giúp đỡ về pháp luật trong trường hợp giải quyết khiếu nại; dịch thuật
hoặc xác nhận giấy tờ, các giao dịch và giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc
khác theo quy định của pháp luật.
2.3.2.2. Một số nhận xét thực tiễn thi hành pháp luật về quyền, nghĩa vụ của
công ty luật hợp danh và các dịch vụ pháp lý do công ty luật hợp danh cung ứng
Một số công ty luật hàng đầu của Việt Nam đã tham gia tư vấn những hợp
đồng thương mại, dự án đầu tư lớn mang tầm quốc gia như: Công ty luật VILAF
Hồng Đức tư vấn dự án lọc dầu Dung Quất, dự án lọc dầu Nghi Sơn, dự án điện
Nghi Sơn, dự án điện Vĩnh Tân 1, Công ty luật YKVN tư vấn các hợp đồng mua
máy bay Boeing, dự án điện hạt nhân Ninh Thuận79... đạt kết quả tốt, tạo được
tiếng vang trên thị trường dịch vụ pháp lý trong khu vực và quốc tế, có tên trong
bảng xếp hạng các công ty luật đang hoạt động tại Việt Nam của những tạp chí
chuyên ngành như International Financial Law Review và Asia- Pacific Legal.
Cùng với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra một cách sâu rộng,
nhiều tổ chức hành nghề luật sư, công ty luật hợp danh đã chủ động, có những
bước chuẩn bị tốt cho hoạt động nghề nghiệp, dần thích nghi, có kinh nghiệm và
chuyên nghiệp hơn trong hoạt động hành nghề luật sư có yếu tố nước ngoài.
Theo đó, các công ty luật hợp danh ngày càng phát huy thế mạnh, từng bước
khẳng định năng lực hoạt động hành nghề luật sư ở các lĩnh vực dịch vụ pháp lý
mới như thương mại, đầu tư, tài chính, bảo hiểm, sở hữu trí tuệ... các lĩnh vực
mà trước đây vốn là thế mạnh của các tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài.

79
Tiến Hùng, Thời của luật sư Việt, Tuổi trẻ online, https://tuoitre.vn/thoi-cua-luat-su-viet-102255.htm truy
cập 20/02/2022.
106

Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, pháp luật chưa có quy định riêng về thị
trường dịch vụ pháp lý, chỉ có các quy định về hình thức, thẩm quyền quản lý,
cung cấp/thực hiện một hoặc nhiều hoạt động là dịch vụ pháp lý tại Luật Luật sư,
Luật Trợ giúp pháp lý… và các văn bản hướng dẫn thi hành. Nội dung các văn
bản này quy định rõ về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng; quy định cụ
thể về tiêu chuẩn hành nghề, chứng chỉ hành nghề, hình thức hành nghề, quyền
và nghĩa vụ của các chức danh; trình tự thủ tục hành nghề và về thù lao, chi phí,
nội dung quản lý nhà nước theo phạm vi tương ứng.
Theo Báo cáo số 09/BC-LĐLSVN ngày 04/5/2020 của Liên đoàn Luật sư
Việt Nam, từ tháng 6/2009 đến hết năm 2019, các luật sư đã tham gia 333.907
vụ, việc về tố tụng80, 121.744 vụ việc về dân sự và hôn nhân gia đình, 54.170 vụ
việc về kinh tế, thương mại, 11.725 vụ việc về hành chính, lao động. Hiện nay,
100% các vụ án theo yêu cầu của các cơ quan tiến hành tố tụng đều có luật sư
tham gia. Một số vụ án oan sai đã được chỉ ra khi có sự tham gia của luật sư (Vụ
án ông Nguyễn Thanh Chấn, ông Hàn Đức Long).
Hoạt động tham gia tố tụng của luật sư đã góp phần quan trọng trong việc
bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo, giảm tình trạng oan sai, làm sáng tỏ
sự thật khách quan, xét xử đúng người đúng tội, bước đầu thực hiện có hiệu quả
nguyên tắc tranh tụng tại phiên tòa.
Hoạt động tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp, tổ chức trong các lĩnh vực
đầu tư, thương mại quốc tế đã tạo được tín nhiệm trên thị trường dịch vụ pháp lý
trong khu vực, trở thành “đối tác” cạnh tranh với các tổ chức hành nghề luật sư
nước ngoài như Công ty luật TNHH Quốc Tế Việt Nam (Vilaf - Hồng Đức),
YKVN, Tư vấn độc lập, Bizlink, LNT, Rajah&Tan... Các luật sư, tổ chức hành
nghề luật sư đã tích cực, chủ động tham gia trợ giúp, hợp tác với các công ty luật
nước ngoài trong quá trình giải quyết vụ việc về phòng vệ thương mại của nước
ngoài đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam, giải quyết tranh chấp theo cơ
chế giải quyết tranh chấp của WTO mà một bên tham gia là Chính phủ Việt Nam

80
Trong đó có 146.268 vụ án hình sự (72.028 vụ án do khách hàng mời, 74.240 vụ án do cơ quan tiến hành
tố tụng yêu cầu
107

(Vụ Saigon Metropolitan, vụ kiện Trịnh Vĩnh Bình, vụ kiện Dialasie, vụ kiện
South Fork, các vụ kiện tôm, cá ba sa...).
Hoạt động đại diện ngoài tố tụng và các dịch vụ pháp lý khác như dịch vụ
liên quan đến thành lập doanh nghiệp, chuyển nhượng bất động sản, xuất nhập
cảnh... cũng có chiều hướng gia tăng trong thời gian gần đây.
2.4. Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về thành
lập, tổ chức lại và chấm dứt hoạt động công ty luật hợp danh
2.4.1. Thực trạng pháp luật về thành lập, tổ chức lại và chấm dứt hoạt
động công ty luật hợp danh và một số nhận xét
2.4.1.1. Thực trạng pháp luật về thành lập, tổ chức lại và chấm dứt hoạt
động của công ty luật hợp danh
(i) Về thành lập và đăng ký hoạt động của công ty luật hợp danh
Thành lập và đăng ký hoạt động của công ty luật hợp danh ghi nhận sự ra
đời công ty đồng thời là cơ sở pháp lý quan trọng để công ty thực hiện các
quyền, nghĩa vụ. Về nguyên tắc, việc thành lập công ty luật hợp danh cũng tuân
thủ các điều kiện thành lập doanh nghiệp. Những yếu tố liên quan đến nhân thân
người thành lập được quy định cụ thể trong Bộ luật Dân sự, luật Doanh nghiệp
và các văn bản hướng dẫn khác. Độ tuổi theo quy định của pháp luật có đầy đủ
khả năng chịu trách nhiệm trước các hợp đồng do mình ký kết là 18 tuổi. Người
thành lập phải không thuộc một các đối tượng được quy định tại Điều 17 luật
Doanh nghiệp 2020. Tuy nhiên, đối với Luật sư có thể tham gia hành nghề thông
qua việc thành lập công ty luật hợp danh – một trong các tổ chức hành nghề luật
sư. Công ty luật hợp danh do ít nhất hai luật sư thành lập. Công ty luật hợp danh
không có thành viên góp vốn. Một luật sư chỉ được thành lập hoặc tham gia
thành lập một tổ chức hành nghề luật sư tại địa phương nơi có Đoàn luật sư mà
luật sư đó là thành viên. Trong trường hợp luật sư ở các Đoàn luật sư khác nhau
cùng tham gia thành lập một công ty luật thì có thể lựa chọn thành lập và đăng
ký hoạt động tại địa phương nơi có Đoàn luật sư mà một trong các luật sư đó là
thành viên.
108

Cũng như các mô hình kinh doanh, việc đăng ký hoạt động của công ty
luật hợp danh có vai trò “khai sinh” ra công ty luật. Tuy nhiên công ty luật nói
chung, công ty luật hợp danh nói riêng không thực hiện tại phòng đăng ký kinh
doanh thuộc sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh như các doanh nghiệp khác. Công
ty luật hợp danh đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có Đoàn
luật sư mà Giám đốc công ty luật là thành viên. Công ty luật do luật sư ở các
Đoàn luật sư khác nhau cùng tham gia thành lập thì đăng ký hoạt động tại Sở Tư
pháp ở địa phương nơi có trụ sở của công ty.
Hồ sơ đăng ký hoạt động là điều kiện cần và đủ để Nhà nước xem xét
quy định một công ty luật có được ra đời hay không. Hồ sơ đăng ký hoạt động
của công ty luật cũng có sự khác biệt với hồ sơ đề nghị đăng ký kinh doanh của
các doanh nghiệp thông thường.
Trình tự đăng ký hoạt động
Trình tự thủ tục đăng ký hoạt động được pháp luật quy định cụ thể tại
Điều 35 LLS 2012, theo đó việc đăng ký hoạt động được tiến hành tại Sở Tư
pháp qua các bước sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có
đoàn luật sư mà giám đốc công ty luật là thành viên.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ đăng ký hoạt động
Bước 3: Giải quyết hồ sơ đăng ký hoạt động. Theo quy định của pháp luật
hiện hành, thì trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở
Tư pháp cấp giấy đăng ký hoạt động cho công ty luật; trong trường hợp từ chối,
thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do, người bị từ chối cấp giấy đăng
ký hoạt động có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.
Công ty luật được hoạt động kể từ ngày được cấp giấy đăng ký hoạt động.
Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày được cấp giấy đăng ký hoạt động,
giám đốc công ty luật phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao giấy đăng
ký hoạt động cho đoàn luật sư mà mình là thành viên.
109

(ii) Về hợp nhất, sáp nhập và chuyển đổi công ty luật hợp danh
* Hợp nhất công ty luật hợp danh.
Theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 123/2013/NĐ-CP ngày
14/10/2013 được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 137/2018/NĐ-CP quy định
chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật luật sư, thì điều kiện và thủ tục
hợp nhất công ty luật như sau:
Về điều kiện hợp nhất công ty luật: Dựa vào đặc thù của nghề luật sư, nên
pháp luật quy định về điều kiện và thủ tục hợp nhất công ty luật riêng không
giống như Luật Doanh nghiệp, theo đó: Hai hoặc nhiều công ty luật trách nhiệm
hữu hạn có thể thỏa thuận hợp nhất thành một công ty luật trách nhiệm hữu hạn
mới. Hai hoặc nhiều công ty luật hợp danh có thể thỏa thuận hợp nhất thành một
công ty luật hợp danh mới.
Trình tự đăng ký hợp nhất: Hồ sơ hợp nhất công ty luật được gửi 01 bộ
đến Sở Tư pháp nơi công ty luật hợp nhất đăng ký hoạt động. Trong thời hạn 10
ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp cấp giấy đăng ký hoạt động
cho công ty luật hợp nhất; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và
nêu rõ lý do.
* Sáp nhập công ty luật hợp danh
Theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 123/2013/NĐ-CP ngày
14/10/2013, được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 137/2018/NĐ-CP quy định
chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật luật sư, thì điều kiện và thủ tục
sáp nhập công ty luật như sau:
Điều kiện để sáp nhập: Một hoặc nhiều công ty luật trách nhiệm hữu hạn
có thể sáp nhập vào một công ty luật trách nhiệm hữu hạn khác. Một hoặc nhiều
công ty luật hợp danh có thể sáp nhập vào một công ty luật hợp danh khác.
Trình tự đăng ký sáp nhập: Hồ sơ sáp nhập công ty luật được gửi 01 bộ
đến Sở Tư pháp nơi công ty luật nhận sáp nhập đăng ký hoạt động. Trong thời
hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp cấp giấy đăng ký hoạt
động cho công ty luật nhận sáp nhập; trường hợp từ chối phải thông báo bằng
110

văn bản và nêu rõ lý do. Thủ tục công bố nội dung đăng ký hoạt động của công
ty luật nhận sáp nhập được thực hiện như khi mới thành lập. Sau khi công ty luật
nhận sáp nhập được cấp giấy đăng ký hoạt động, các công ty luật bị sáp nhập
chấm dứt hoạt động.
* Chuyển đổi công ty luật trách nhiệm hữu hạn và công ty luật hợp danh
Điều kiện và thủ tục chuyển đổi công ty luật trách nhiệm hữu hạn và công
ty luật hợp danh như sau:
Điều kiện và hình thức chuyển đổi: Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một
thành viên có thể chuyển đổi sang hình thức công ty luật trách nhiệm hữu hạn
hai thành viên trở lên. Công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có
thể chuyển đổi sang hình thức công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Công ty luật trách nhiệm hữu hạn có thể chuyển đổi sang hình thức công ty luật
hợp danh. Công ty luật hợp danh có thể chuyển đổi sang hình thức công ty luật
trách nhiệm hữu hạn.
Thủ tục chuyển đổi: Hồ sơ chuyển đổi công ty luật được gửi 01 bộ đến Sở
Tư pháp nơi công ty luật chuyển đổi đăng ký hoạt động. Trong thời hạn 07 ngày
làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp cấp giấy đăng ký hoạt
động cho công ty luật chuyển đổi; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn
bản và nêu rõ lý do. Thủ tục công bố nội dung đăng ký hoạt động của công ty
luật chuyển đổi được thực hiện như khi mới thành lập.
(iii) Về chấm dứt hoạt động của công ty luật hợp danh
Việc chấm dứt hoạt động của công ty thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện
hoặc bắt buộc. Ví dụ, trường hợp công ty chấm dứt hoạt động trên cơ sở thống
nhất của các thành viên tự chấm dứt hoạt động hoặc do các điều kiện khách quan
như: công ty bị hợp nhất, sáp nhập. Theo đó, công ty luật hợp danh phải thông
báo bằng văn bản cho Sở Tư pháp, Đoàn luật sư ở địa phương nơi đăng ký hoạt
động và nơi có trụ sở của chi nhánh chậm nhất là ba mươi ngày, trước thời điểm
dự kiến chấm dứt hoạt động. Trong trường hợp không thể thực hiện xong hợp
đồng dịch vụ pháp lý đã ký với khách hàng thì phải thỏa thuận với khách hàng
111

về việc thực hiện hợp đồng dịch vụ pháp lý đó.


Tuy nhiên, việc chấm dứt hoạt động của công ty khi có những hoạt động
vi phạm pháp luật bị thu hồi Giấy đăng ký hoạt động hoặc Tất cả các thành viên
của công ty luật hợp danh bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư. Trong thời
hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày thu hồi Giấy đăng ký hoạt động, Chứng chỉ
hành nghề luật sư, Sở Tư pháp có trách nhiệm thông báo bằng văn bản với Đoàn
luật sư, cơ quan thuế ở địa phương nơi đăng ký hoạt động và nơi có trụ sở của
chi nhánh về việc thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư,
Chứng chỉ hành nghề luật sư.
2.4.1.2. Một số nhận xét thực trạng pháp luật về thành lập, tổ chức lại và
chấm dứt hoạt động công ty luật hợp danh
(i) Thứ nhất, về tổ chức lại và chấm dứt hoạt động công ty luật hợp danh
Theo quy định tại khoản 3 Điều 32 LLS 2012, điều kiện cần là chỉ có các
Luật sư mới có thể tham gia thành lập công ty luật hợp danh, một luật sư chỉ được
thành lập hoặc tham gia thành lập một tổ chức hành nghề luật sư tại địa phương
nơi có Đoàn luật sư mà luật sư đó là thành viên. Thêm vào đó, Luật Luật sư quy
định điều kiện đủ là luật sư đó phải có ít nhất hai (02) năm hành nghề liên tục hoặc
hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức
(Điểm a khoản 3 Điều 32 LLS 2012).
Theo tác giả, bản chất của nghề luật sư là nghề tự do, tự chịu trách nhiệm
về mọi rủi ro phát sinh trong quá trình hành nghề và có nghĩa vụ bắt buộc phải
bồi thường mọi thiệt hại cho khách hàng do lỗi của luật sư trong hoạt động nghề
nghiệp gây ra. Do đó, quy định như trên chưa bảo đảm quyền tự do kinh doanh,
hạn chế hoạt động nghề nghiệp của luật sư. Đây thực sự là một rào cản cần được
sớm sửa đổi để phù hợp với điều kiện hiện nay.
(ii) Thứ hai, quy định về “chuyển sinh hoạt Đoàn luật sư”
Khi các luật sư thành lập, tham gia thành lập công ty luật hợp danh không
phải là thành viên của Đoàn luật sư nơi có công ty luật hợp danh phải chuyển về
gia nhập Đoàn Luật sư nơi có công ty luật hợp danh hoặc chi nhánh của công ty
112

luật hợp danh (Khoản 5 Điều 32 LLS 2012), hiện nay là khá “cứng nhắc”. Quy
định này đặt ra để quản lý về số lượng thành viên của Đoàn Luật sư, mà không
lý giải được sự cần thiết cho nhiệm vụ quản lý của Đoàn Luật sư. Với sự phát
triển của khoa học công nghệ hiện nay, việc quản lý thành viên của Đoàn luật sư
các tỉnh hoàn toàn có thể liên thông trên mạng, không cần thiết phải khai báo khi
hành nghề ở địa phương khác.
(iii) Thứ ba, về giấy tờ chứng minh trụ sở công ty luật
Theo Điều 35 LLS 2012, quy định hồ sơ đăng ký hoạt động của công ty
luật “phải” có “giấy tờ chứng minh về trụ sở của tổ chức hành nghề luật sư”.
Tuy nhiên, đến nay, các văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành Luật Luật sư
không có bất cứ giải thích, hướng dẫn chi tiết “giấy tờ nào chứng minh trụ sở
của tổ chức hành nghề luật sư” bao gồm những loại giấy tờ gì? Vì vậy, trong
thực tế, khi cấp Giấy đăng ký hoạt động cho công ty luật hợp danh, các địa
phương yêu cầu cung cấp “giấy tờ chứng minh trụ sở của tổ chức hành nghề
luật sư” không thống nhất. Một số địa phương yêu cầu cung cấp giấy tờ chứng
minh quyền sử dụng, hợp đồng thuê nhà, thuê văn phòng… do vậy, gây khó
khăn cho việc đăng ký thành lập tổ chức hành nghề luật sư nói chung và công ty
luật hợp danh nói riêng.
2.4.2. Thực tiễn thi hành pháp luật về thành lập, tổ chức lại, chấm dứt
hoạt động công ty luật hợp danh và một số nhận xét
2.4.2.1. Thực tiễn thi hành pháp luật về thành lập, tổ chức lại và chấm dứt
hoạt động công ty luật hợp danh
(i) Về thành lập công ty luật hợp danh
Với quy định chung của Luật luật sư cùng nghị định hướng dẫn về thủ tục
hành chính thành lập và đăng ký hoạt động của công ty luật hợp danh, quy trình
tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký hoạt động của công ty luật nói chung, công
ty luật hợp danh nói riêng như sau:
Bước 1: Luật sư nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
của Sở Tư pháp, thành phần hồ sơ theo quy định cụ thể tại Khoản 2 Điều 35,
113

Luật Luật sư hiện hành.


Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Tư pháp tiếp nhận hồ sơ,
kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ.
+ Trường hợp hồ sơ hợp lệ và đầy đủ theo quy định thì cấp Biên nhận hồ sơ;
+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ, công chức được phân
công tiếp nhận hướng dẫn bằng văn bản cho người nộp hồ sơ bổ sung và hoàn
thiện hồ sơ theo quy định.
Bước 3: Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ
sơ hợp lệ, Sở Tư pháp cấp giấy đăng ký hoạt động cho tổ chức hành nghề
luật sư. Trường hợp từ chối, thì thông báo bằng văn bản, có nêu rõ lý do.
Bước 4: Luật sư căn cứ vào ngày hẹn trên Biên nhận đến nhận kết quả giải
quyết tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp.
Theo con số thống kê của Bộ Tư pháp năm 2020, cả nước có 4.758 tổ
chức hành nghề luật sư bao gồm 3.064 văn phòng luật sư và 1.694 công ty luật.
Còn theo số liệu thống kê của Đoàn luật sư thành phố Hà Nội, hiện nay trên địa
bàn thành phố có khoảng 1098 tổ chức hành nghề luật sư (bao gồm công ty luật
TNHH, văn phòng luật sư và CTLHD) thì trong khoảng 588 công ty luật, chỉ có
khoảng 30 CTLHD.
(ii) Về tổ chức lại công ty luật hợp danh
Bản chất của vấn đề tổ chức lại công ty luật hợp danh là những cách thức,
biện pháp làm thay đổi quy mô, hình thức pháp lý và tính chất tổ chức quản lý,
điều hành đã được xác lập của công ty luật hợp danh.
Trên thực tế, dễ dàng nhận thấy rằng các quy định trong Luật Luật sư
2012 và Nghị định 123/2013/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số
137/2018/NĐ-CP mới chỉ là “liệt kê” và “gọi tên” các biện pháp tổ chức lại tổ
chức hành nghề luật sư mà thôi. Qua thực tiễn thực hiện các quy định về tổ chức
lại cho thấy, đến nay chưa có trường hợp nào áp dụng biện pháp hợp nhất, sáp
nhập công ty luật hợp danh.
114

(iii) Về chấm dứt hoạt động công ty luật hợp danh


Trước thời điểm dự kiến chấm dứt hoạt động, chậm nhất là ba mươi (30)
ngày, công ty luật hợp danh phải thông báo bằng văn bản cho Sở Tư pháp và
Đoàn Luật sư nơi công ty luật hợp danh đăng ký hoạt động về việc chấm dứt
hoạt động của công ty luật hợp danh.
Kèm theo thông báo chấm dứt hoạt động, công ty luật phải có các giấy tờ
sau đây:
- Quyết định chấm dứt hoạt động. Đối với công ty luật hợp danh thì ngoài
Quyết định chấm dứt hoạt động, phải có thêm Biên bản họp hội đồng thành viên
về việc chấm dứt hoạt động;
- Giấy xác nhận không còn nợ thuế của Chi cục thuế quản lý doanh nghiệp;
- Văn bản cam kết của chủ thể này không còn các khoản nợ khác;
- Biên bản thanh lý hợp đồng lao động đã ký với luật sư, nhân viên (nếu có);
- Văn bản xác nhận không nợ bảo hiểm xã hội;
- Văn bản cam kết đã thực hiện xong các hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ký
với khách hàng. Trong trường hợp không thể thực hiện xong hợp đồng dịch vụ
pháp lý đã ký với khách hàng thì, công ty luật hợp danh phải có văn bản thỏa
thuận với khách hàng về việc thực hiện dịch vụ pháp lý đó;
- Văn bản báo cáo về việc thanh lý tài sản của công ty luật hợp danh giải thể;
- Giấy tờ chứng minh công ty luật hợp danh đã đăng báo trong ba số liên
tiếp của báo trung ương hoặc địa phương về việc chấm dứt hoạt động công ty
luật hợp danh
- Giấy chứng nhận đã thu hồi con dấu của cơ quan công an đã cấp;
- Bản chính Giấy đăng ký hoạt động của công ty luật hợp danh giải thể.
Cuối cùng, Sở Tư pháp ra Quyết định thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của
công ty luật hợp danh và giao cho người đại diện chủ thể đăng ký chấm dứt hoạt
động. Đến thời điểm này được xem như công ty luật hợp danh đã chính thức
hoàn tất các thủ tục rút lui khỏi thị trường cung cấp dịch vụ pháp lý.
115

2.4.2.2. Một số nhận xét thực tiễn thi hành pháp luật về thành lập, tổ chức
lại và chấm dứt hoạt động công ty luật hợp danh
(i) Thứ nhất, về quy mô, tổ chức của công ty luật hợp danh
Tổ chức, quy mô và chất lượng hoạt động của công ty luật hợp danh đã
bài bản, chuyên nghiệp hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Một số
công ty luật hợp danh có xu hướng hoạt động chuyên sâu trong các giao dịch đầu
tư, mua bán - tái cấu trúc doanh nghiệp, thị trường vốn, thị trường bất động sản,
sở hữu trí tuệ, hàng hải, logistics, tham gia tranh tụng và trọng tài thương mại có
yếu tố nước ngoài… và có xu hướng “quốc tế hóa”, phát triển thị trường ra nước
ngoài; tuyển dụng luật sư nước ngoài làm việc; quan tâm đào tạo luật sư thông
qua việc thuyên chuyển luật sư tới các văn phòng luật sư tại các nước Châu Á,
Châu Mỹ; tổ chức hội thảo về kỹ năng hành nghề trong lĩnh vực thương mại
quốc tế với sự tham gia của luật sư trong và ngoài nước.
(ii) Thứ hai, về thành lập công ty luật hợp danh
Trên thực tế, Sở Tư pháp các địa phương trong quá trình cấp phép, quản
lý nhà nước đối với công ty luật hợp danh hầu như không áp dụng Luật Doanh
nghiệp khi thực hiện việc cấp phép đăng ký hoạt động, thay đổi nội dung đăng
ký hoạt động... của công ty luật nói chung, công ty luật hợp danh nói riêng, mà
chỉ áp dụng Luật Luật sư để xác định điều kiện.
Đối với công ty luật hợp danh, thực tế đăng ký hoạt động, cơ quan đăng
ký không ghi vốn điều lệ và cơ quan cấp phép cũng không quan tâm đến vấn đề
này. Theo đó khó có thể xác định căn cứ pháp lý xác lập quyền sở hữu phần vốn
góp. Như vậy có thể nhận thấy, nếu có tranh chấp phát sinh thì việc giải quyết là
rất phức tạp. Việc quản lý nhà nước đối với các công ty luật chưa hiệu quả, tình
trạng các công ty luật hoạt động không có trụ sở chưa được xử lý....
116

2.5. Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về hành
nghề của luật sư nước ngoài, công ty luật hợp danh nước ngoài tại Việt Nam
trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay
Thành tựu sau hơn 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới đã chứng minh
chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta trong việc chuyển đổi nền kinh tế
sang vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát huy nền
dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện cải cách hành chính, cải cách tư pháp, tiến
tới xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của dân, do dân
và vì dân.
Mức tăng trưởng kinh tế ổn định hàng năm, trình độ văn hoá - xã hội có
tiến bộ; đời sống tinh thần và việc đáp ứng các nhu cầu của nhân dân ngày càng
được cải thiện. Điều này, đã dẫn tới trình độ dân trí và ý thức pháp luật của quần
chúng được nâng cao rõ rệt. Do việc phát triển nền kinh tế thị trường theo định
hướng xã hội chủ nghĩa, có sự quản lý và điều tiết vĩ mô của Nhà nước, nên việc
phát triển kinh tế luôn gắn liền với phát triển các mặt của đời sống xã hội, có sự
thống nhất giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng và tiến bộ xã hội.
Phát triển nền kinh tế thị trường đồng nghĩa với việc phát triển một thị
trường hàng hoá và dịch vụ. Trong số các hoạt động dịch vụ được quan tâm phát
triển và mở rộng thị trường, dịch vụ pháp lý nói riêng và các dịch vụ thương mại
nói chung có một vị trí quan trọng trong việc thúc đẩy các hoạt động kinh doanh
khác trong nền kinh tế. Đặc biệt, trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa, dịch vụ pháp lý không những góp phần đảm bảo an toàn cho các quan
hệ kinh doanh, mà còn đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể
kinh doanh, của thị trường và xã hội.
Trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động dịch vụ
pháp lý ngày càng phát huy mạnh mẽ vai trò của mình trong việc thông thương
hoá các hoạt động thương mại. Các tiêu chuẩn và điều kiện cho hoạt động dịch
vụ pháp lý đã được ghi nhận trong nhiều điều ước quốc tế và khẳng định nó như
một giá đỡ vững chắc cho các hoạt động thương mại quốc tế toàn cầu. Bối cảnh
117

toàn cầu hóa cho phép các luật sư thực hiện dịch vụ pháp lý đưa ra các ý kiến tư
vấn pháp luật về các hệ thống pháp luật khác nhau. Không ít trường hợp, các tổ
chức cá nhân trong nước phải sử dụng dịch vụ pháp lý của các tổ chức tư vấn
pháp luật nước ngoài để bảo vệ quyền lợi của mình trước một hệ thống tư pháp,
tài phán nước khác.
Ở Việt Nam, có lẽ chưa bao giờ trong lịch sử nghề luật, nghề luật sư và
việc cung ứng các dịch vụ pháp lý lại được coi trọng và trở nên cần thiết như giai
đoạn hiện nay. Cùng với sự chuyển đổi cơ chế hoạt động của nền kinh tế, nhu
cầu về cung cấp dịch vụ pháp lý đã phát triển liên tục, không ngừng, đặc biệt là
trong lĩnh vực tư vấn pháp luật. Dịch vụ pháp lý đã góp phần quan trọng trong
việc thu hút và khuyến khích hoạt động đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài,
thúc đẩy nền kinh tế thị trường Việt Nam phát triển.
Đặc biệt, chủ trương xuyên suốt, nhất quán của Đảng và Nhà nước ta qua
các Văn kiện Đại hội Đảng là xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa có trình độ phát triển ngày càng cao, huy động tối đa mọi nguồn lực để
nâng cao hiệu quả kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân, đảm bảo cho các quan hệ
trong xã hội công bằng, dân chủ và ngày càng văn minh. Trong việc hình thành
đồng bộ các yếu tố thị trường, cần thiết phải: “... Xúc tiến việc hình thành đồng
bộ các loại thị trường đi đôi với việc tạo lập khung pháp luật bảo đảm sự quản lý
và giám sát của Nhà nước...”81, “... Phát triển các thị trường dịch vụ như ... dịch
vụ pháp lý, dịch vụ tư vấn pháp luật...”82. Như vậy, có thể hiểu, theo chủ trương,
đường lối của Đảng, hoạt động dịch vụ pháp lý, dịch vụ tư vấn pháp luật cần
được định hướng phát triển như một loại hình dịch vụ thương mại và cần thiết
phải tạo lập một thị trường riêng, sôi động, lành mạnh, hiệu quả. Điều này cũng
phù hợp các quy định của GATS/WTO về dịch vụ pháp lý.
Cụ thể hóa các chủ trường, chính sách của Đảng, các quy định pháp luật
về hành nghề của luật sư nước ngoài, tổ chức luật sư nước ngoài nói chung,

81
Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), “Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX”, NXB. Chính trị Quốc
gia, Hà Nội, tr. 321.
82
Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), “Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX”, NXB. Chính trị Quốc
gia, Hà Nội, tr. 325
118

trong đó có công ty luật hợp danh nước ngoài tại Việt Nam đã được ban hành
trong Luật Luật sư, cũng như được cam kết trong các văn kiện khi Việt Nam
tham gia các Điều ước quốc tế. Tuy nhiên, các quy định này còn nhiều hạn chế
cả về mặt lập pháp cũng như thực tiễn thi hành.
2.5.1. Thực trạng pháp luật về hành nghề của luật sư nước ngoài, công
ty luật hợp danh nước ngoài tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế và
một số nhận xét
2.5.1.1. Thực trạng pháp luật về hành nghề của luật sư nước ngoài, công
ty luật hợp danh nước ngoài tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế
Nội dung quy định pháp luật về hành nghề của luật sư nước ngoài tại Việt
Nam thực chất là việc “nội luật hóa” các cam kết của Việt Nam về mở cửa thị
trường dịch vụ pháp lý tại LLS 2012 khi Việt Nam tham gia các hiệp định
thương mại quốc tế song phương (BTA) và đa phương.
Thông qua các cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam tại BTA Việt
Nam – Hoa Kỳ, gia nhập WTO và gần đây nhất là EVFTA, CPTPP, về cơ bản
Việt Nam đã mở cửa các dịch vụ pháp lý, tổ chức luật sư các nước thành viên
được phép cung cấp tất cả các dịch vụ pháp lý theo CPC 861 ngoại trừ (bị cấm)
tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa hoặc người đại diện cho khách
hàng của mình trước tòa án Việt Nam và dịch vụ về giấy tờ và công chứng pháp
lý trong phạm vi luật pháp Việt Nam.
Đặc biệt, đối với phương thức Hiện diện thương mại, các tổ chức luật sư
nước ngoài có quyền thành lập hiện diện thương mại của họ tại Việt Nam, theo
đó, tổ chức luật sư nước ngoài được phép thiết lập hiện diện thương mại tại Việt
Nam dưới các hình thức:
- Chi nhánh;
- Công ty con của tổ chức luật sư nước ngoài;
- Công ty luật nước ngoài, là tổ chức do một hoặc nhiều tổ chức luật sư
nước ngoài thành lập tại Việt Nam với mục đích hành nghề luật ở Việt Nam;
- Công ty luật hợp danh giữa tổ chức luật sư nước ngoài và công ty luật
119

hợp danh Việt Nam.


Các hiện diện thương mại trên được quyền tư vấn luật trong tất cả các lĩnh
vực, riêng đối với tư vấn luật Việt Nam, được phép thực hiện nếu luật sư tư vấn
đã tốt nghiệp trình độ đại học ngành luật của Việt Nam và đáp ứng được các yêu
cầu áp dụng cho luật sư hành nghề tương tự của Việt Nam.
Khi đáp ứng các yêu cầu trên về hiện diện thương mại, Việt Nam không
có hạn chế gì về đối xử quốc gia, các hiện diện thương mại của tổ chức luật sư
nước ngoài được đối xử như các văn phòng luật sư và công ty luật Việt Nam.
Các văn phòng luật sư, công ty luật Việt Nam có thể thuê các luật sư Việt Nam
để thực hiện các dịch vụ pháp lý thì các hiện diện thương mại của tổ chức luật sư
nước ngoài cũng có thể thuê các luật sư Việt Nam để tư vấn pháp luật Việt Nam,
bởi việc một luật sư nước ngoài có bằng đại học ngành luật của Việt Nam đáp
ứng được các yêu cầu về điều kiện hành nghề tương tự như luật sư Việt Nam để
tư vấn pháp luật Việt Nam theo cam kết là tương đối khó.
Đối với các tổ chức hành nghề luật sư của các nước thành viên WTO,
trong phụ lục IV, biểu cam kết cụ thể của Việt Nam về di chuyển của thể nhân,
có thêm điều kiện "ít nhất 20% tổng số các nhà quản lý, giám đốc điều hành
hoặc chuyên gia phải là công dân Việt Nam" để khuyến khích việc chuyển giao
công nghệ, quản lý cho công dân Việt Nam. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp,
mỗi hiện diện thương mại của nước ngoài đều được quyền có tối thiểu là 3 nhà
quản lý, giám đốc điều hành hoặc chuyên gia không phải là người Việt Nam83.
Cam kết này của Việt Nam tương tự như cam kết của rất nhiều thành viên
WTO khác.
Trong tiến trình xây dựng Luật Luật sư 2006 cũng như sửa đổi, bổ sung
vào 2012 sau này đã nội luật hóa các cam kết trên, tạo thành chế định pháp luật
về hành nghề của luật sư nước ngoài ở Việt Nam.
Với sự ra đời của Luật Luật sư, lần đầu tiên, những vấn đề về tổ chức,
hoạt động của tổ chức luật sư nước ngoài, luật sư nước ngoài tại Việt Nam và

83
https://trungtamwto.vn/file/20617/phu-luc-iv-bieu-cam-ket-cua-vn-ve-di-chuyen-the-nhan.pdf, truy cập
ngày 21/10/2021
120

hành nghề của luật sư Việt Nam được điều chỉnh trong cùng một văn bản pháp
luật thống nhất, có hiệu lực pháp lý cao (Chương IV của Luật Luật sư, từ Điều
45 đến Điều 69). Cụ thể như sau:
(i) Về điều kiện hành nghề luật sư
Các quy định về điều kiện hành nghề theo LLS 2012 đã được đơn giản
hoá rất nhiều so với trước đây. Đối với tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, có
ba điều kiện cơ bản quy định tại Điều 68 LLS 2012: (i) Tổ chức luật sư nước
ngoài phải cam kết và tuân thủ Hiến pháp, pháp luật của Việt Nam; (ii) Tổ chức
hành nghề luật sư nước ngoài bảo đảm có hai luật sư nước ngoài, Trưởng chi
nhánh và Giám đốc công ty luật nước ngoài có mặt và hành nghề tại Việt Nam
183 ngày trở lên trong mười hai tháng liên tục; (iii) Trưởng chi nhánh, Giám đốc
công ty luật nước ngoài phải có hai năm hành nghề luật sư liên tục.
Đối với luật sư nước ngoài, điều kiện hành nghề được quy định tại Điều
74 LLS 2012. Luật sư nước ngoài phải có Chứng chỉ hành nghề luật sư đang còn
hiệu lực do nước họ cấp; Luật sư nước ngoài phải có kinh nghiệm hoạt động
trong lĩnh vực dịch vụ pháp lý như tư vấn pháp luật, đặc biệt là pháp luật quốc
tế; họ phải cam kết tuân thủ Hiến pháp, pháp luật cũng như bộ quy tắc đạo đức
nghề luật sư của Việt Nam; điều kiện quan trọng nhất, luật sư nước ngoài phải
được tuyển dụng và làm việc tại các tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài đang
hoạt động tại Việt Nam.
(ii) Về hình thức pháp lý của tổ chức hành nghề luật sư
Luật Luật sư xác định một cách cụ thể hơn với việc quy định tại khoản 1,
Điều 69, LLS 2012, tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt
Nam dưới các hình thức sau: (i) Chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước
ngoài; (ii) Công ty luật trách nhiệm hữu hạn 100% vốn nước ngoài, công ty luật
trách nhiệm hữu hạn dưới hình thức liên doanh, và đặc biệt là hình thức công ty
luật hợp danh giữa tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và công ty luật hợp
danh Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay chưa có quy định cụ thể trong các văn bản
hướng dẫn của Luật Luật sư và Luật Doanh nghiệp về loại hình công ty hợp
121

danh này. Nội dung sau của bài báo sẽ phân tích rõ, cũng như đề xuất giải pháp
giải quyết vấn đề trên.
LLS 2012 đã mở rộng hình thức hành nghề của tổ chức hành nghề luật sư
nước ngoài tại Việt Nam khi thừa nhận loại hình công ty luật trách nhiệm hữu
hạn. Chế độ trách nhiệm hữu hạn sẽ giảm thiểu rủi ro pháp lý, tạo thuận lợi cho
các tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Việc quy định
chế độ trách nhiệm hữu hạn của loại hình công ty luật nước ngoài là một điểm
thuận lợi cơ bản cho tổ chức luật sư nước ngoài, luật sư nước ngoài hành nghề
tại Việt Nam. Quy định này của LLS 2012 phù hợp với xu thế phát triển của
nghề luật sư trên thế giới khi ngày càng có nhiều công ty luật với chế độ trách
nhiệm hữu hạn thay vì mô hình công ty luật truyền thống có trách nhiệm vô hạn.
Tuy nhiên, quy định tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài được thành lập
công ty luật hợp danh giữa tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và công ty luật
hợp danh Việt Nam lại chưa thực sự hiệu quả. Trên thực tế, từ khi Luật Luật sư
có hiệu lực, chưa có một công ty luật hợp danh giữa công ty luật hợp danh Việt
Nam và tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài nào được thành lập tại Việt Nam.
Điều này chứng tỏ việc mở rộng hình thức tổ chức hành nghề càng tăng thêm
khả năng lựa chọn, nhưng chỉ hình thức nào phù hợp, phổ biến, dễ thành lập và
quản lý thì mới trở thành ưu tiên lựa chọn của tổ chức luật sư nước ngoài.
Theo quy định tại điều 75 LLS 2012, luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt
Nam dưới các hình thức: (i) Làm việc với tư cách thành viên cho một chi nhánh
hoặc một công ty luật nước ngoài tại Việt Nam; (ii) Làm việc theo hợp đồng cho
chi nhánh, công ty luật nước ngoài, tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam.
Phạm vi hành nghề của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài được quy
định tại Điều 70 LLS 2012, theo đó, Chi nhánh, Công ty luật nước ngoài hành
nghề tại Việt Nam được thực hiện như sau: (i) Tư vấn pháp luật và các dịch vụ
pháp lý khác; (ii) Không được cử luật sư trong tổ chức (bao gồm cả luật sư nước
ngoài và luật sư Việt Nam) tham gia tố tụng trước Tòa án Việt Nam hoặc thực
hiện các dịch vụ về giấy tờ pháp lý và công chứng liên quan tới pháp luật Việt
122

Nam. Đây là lĩnh vực hành nghề mà nhiều quốc gia trên thế giới cũng không mở
cửa thị trường. LLS 2012 đã nội luật hóa các cam kết này; (iii) Được cử luật sư
Việt Nam tư vấn pháp luật Việt Nam.
Phạm vi hành nghề của Luật sư nước ngoài được quy định tại Điều 76
Luật Luật sư, theo đó luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam được tư vấn
pháp luật nước ngoài và pháp luật quốc tế, và thực hiện các dịch vụ pháp lý liên
quan đến pháp luật nước ngoài. Nếu luật sư nước ngoài có bằng cử nhân luật của
Việt Nam cũng như đáp ứng các điều kiện về hành nghề luật sư ở Việt Nam thì
sẽ được tư vấn pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, những quy định này chỉ trên hình
thức, còn thực tế việc cung cấp dịch vụ pháp lý liên quan tới pháp luật của quốc
gia khác thì thường được giao cho luật sư nước ngoài, còn liên quan đến pháp
luật Việt Nam thường được giao cho luật sư Việt Nam để đảm bảo luật sư nắm
chắc pháp luật quốc gia đó.
Ngoài ra, luật sư nước ngoài không được tham gia tố tụng với tư cách là
người đại diện, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
đương sự trước Tòa án Việt Nam.
Như vậy, phạm vi hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài
cũng như luật sư nước ngoài ở Việt Nam đã được nới rộng, thông thoáng hơn rất
nhiều so với trước kia. Quá trình mở cửa dịch vụ pháp lý là kết quả của việc Việt
Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu và rộng. Mặc dù pháp luật do Nhà nước
ban hành thể hiện ý chí của Nhà nước, là chủ quyền quốc gia84, nhưng rõ ràng
với nguyên tắc có đi – có lại trong quan hệ quốc tế, Việt Nam đã hài hòa, mở cửa
thị trường dịch vụ pháp lý, cho phép luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam,
nhưng cũng đồng thời hạn chế trong những lĩnh vực được coi là bất khả xâm
phạm như các dịch vụ hành chính tư pháp, hoạt động báo chí...
2.5.1.2. Một số nhận xét về thực trạng pháp luật về hành nghề của luật sư
nước ngoài, công ty luật hợp danh nước ngoài tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
(i) Thứ nhất, tồn tại các quy định khác biệt về công ty luật hợp danh nước

84
Nguyễn Đình Lộc (2006), ”Luật luật sư – một bước phát triển dài của chế định pháp luật luật sư Việt
Nam”, Tạp chí Nghề Luật, Số 5/2006, tr.27.
123

ngoài hoạt động ở Việt Nam theo Luật Luật sư và quy định của Luật Doanh nghiệp.
Loại hình công ty luật hợp danh giữa tổ chức hành nghề luật sư nước
ngoài và Công ty luật hợp danh Việt Nam được quy định theo Luật Luật sư.
Theo quy định, tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài có thể hoạt động dưới hình
thức công ty luật hợp danh. Công ty luật hợp danh là tổ chức hành nghề luật sư
hợp danh giữa tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và công ty luật hợp danh
Việt Nam (Khoản 1, Điều 69 Luật Luật sư), tức là các tổ chức/ pháp nhân là
thành viên hợp danh.
Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp hiện nay là văn bản thống nhất điều chỉnh
các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam, khi quy định về mô hình công ty hợp
danh có yêu cầu tối thiểu hai thành viên hợp danh là cá nhân. Ngoài ra, công ty
hợp danh theo quy định hiện nay gồm cả mô hình công ty hợp danh thông
thường, các thành viên đều là hợp danh (general partnership) và mô hình công ty
hợp vốn đơn giản, bao gồm cả thành viên hợp danh và thành viên góp vốn
(limited partnership). không có công ty hợp danh giữa 2 tổ chức/pháp nhân (cá
nhân là thành viên hợp danh). Như vậy, ở Việt Nam, các thành viên hợp danh
phải là cá nhân, các công ty luật (là tổ chức) không thể thành lập công ty hợp
danh, là thành viên hợp danh được, mà chỉ có thể là thành viên góp vốn theo
Luật Doanh nghiệp. Do đó, quy định tại Luật Luật sư về mô hình hợp danh luật
sư nước ngoài hoạt động tại Việt Nam không tương thích với Luật Doanh nghiệp
và không cơ chế thực hiện. Có lẽ đó là lý do chủ yếu dẫn đến tình trạng chưa có
bất kỳ công ty hợp danh kiểu này được thành lập ở Việt Nam kể từ khi ban hành
Luật Luật sư.
(ii) Thứ hai, quy định về điều kiện, phạm vi hành nghề của luật sư nước
ngoài hoạt động ở Việt Nam còn chưa hợp lý.
Đối với điều kiện hành nghề của luật sư nước ngoài tại Việt Nam lại được
quy định đơn giản so với luật sư Việt Nam. Điều 74 Luật Luật sư không đòi hỏi
luật sư nước ngoài phải gia nhập một đoàn luật sư địa phương (như đòi hỏi đối
với luật sư trong nước tại Điều 11 Luật Luật sư), hoặc đòi hỏi phải qua một cuộc
124

kiểm tra chuyên môn, hoặc trải qua một thời gian hành nghề nhất định mà hoàn
toàn dựa vào việc họ được công nhận là luật sư ở nước sở tại.
Tuy nhiên, mặc dù đơn giản về điều kiện hành nghề, phạm vi hành nghề
của luật sư nước ngoài lại bị hạn chế. Rào cản quan trọng nhất là các điều kiện
hành nghề luật sư ở Việt Nam, nhưng kể cả khi luật sư nước ngoài đáp ứng được
các điều kiện này, họ cũng chỉ có thể tư vấn pháp luật Việt Nam, không được
tham gia tố tụng. Hiện nay, tại Trường Đại học Luật Hà Nội và Học viện Tư
pháp đã có các học viên người nước ngoài theo học bằng cử nhân luật hệ chính
quy và học lớp đào tạo nghề luật sư, thể hiện nhu cầu thực tiễn của người nước
ngoài muốn được hành nghề luật sư đầy đủ ở Việt Nam.
(iii) Thứ ba, Luật Luật sư chưa đề cập đến vấn đề kinh doanh đa ngành nghề.
Một tổ chức kinh tế nước ngoài muốn thành lập công ty TNHH tại Việt
Nam để kinh doanh đồng thời các dịch vụ như dịch vụ kiểm toán, dịch vụ tư vấn
sở hữu trí tuệ và tư vấn pháp luật có được hay không? Đây là những lĩnh vực
dịch vụ có quan hệ mật thiết với nhau, có thể thực tiễn kinh doanh nghề luật ở
Việt Nam chưa nảy sinh vấn đề phức tạp, hoặc các nhà quản lý lập pháp chưa dự
kiến được những vấn đề phát sinh trong hoạt động kinh doanh đa ngành nghề,
nhất là khi các dịch vụ này được mở cửa cho các nhà cung cấp dịch vụ nước
ngoài, vì thế chưa có quy định pháp luật cụ thể. Tuy nhiên, pháp luật cần dự liệu
để điều chỉnh xu hướng đa ngành nghề có thể gia tăng trong thời gian tới.
2.5.2. Thực tiễn thi hành pháp luật về hành nghề của luật sư nước
ngoài, công ty luật hợp danh nước ngoài tại Việt Nam trong bối cảnh hội
nhập quốc tế và một số nhận xét
2.5.2.1. Thực tiễn thi hành pháp luật về hành nghề của luật sư nước
ngoài, công ty luật hợp danh nước ngoài tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
quốc tế
Với sự hiện diện tại Việt Nam, các tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài
chủ yếu tham gia tư vấn cho các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam,
đã tạo tâm lý tin cậy và an tâm cho các nhà đầu tư nước ngoài làm ăn tại Việt
125

Nam, qua đó góp phần quan trọng trong việc thu hút và thúc đẩy đầu tư trực tiếp
nước ngoài, tạo thành công cho nhiều dự án lớn tại Việt Nam trong một số lĩnh
vực vực trọng điểm. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc thực
hiện chính sách phát triển kinh tế thị trường ở nước ta, tạo điều kiện chủ động
hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
Trong hoạt động hành nghề, các chi nhánh, công ty luật nước ngoài hợp
tác chặt chẽ với các tổ chức hành nghề tư vấn pháp luật của Việt Nam (văn
phòng luật sư, công ty luật), qua đó giúp các luật sư Việt Nam có thêm cơ hội
học hỏi, nâng cao kiến thức và kỹ năng hành nghề tư vấn pháp luật chuyên
nghiệp, cũng như trình độ về quản lý. Trong thời gian qua, các tổ chức hành
nghề luật sư nước ngoài đã duy trì quan hệ hợp tác với các tổ chức tư vấn pháp
luật của Việt Nam để thực hiện tư vấn cho các dự án đầu tư lớn hoặc các yêu cầu
của khách hàng có liên quan đến tư vấn về pháp luật của Việt Nam. Hình thức
hợp tác khá đa dạng như ký kết hợp đồng theo vụ việc, hợp đồng khung dài
hạn... Đa số các tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài duy trì quan hệ hợp tác
thường xuyên với nhiều đối tác Việt Nam; thiết lập, củng cố quan hệ chặt chẽ
với nhiều Đoàn luật sư và các văn phòng luật sư, công ty luật, công ty tư vấn đầu
tư, tư vấn về sở hữu trí tuệ của Việt Nam tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
Các tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài đã chủ động tiếp nhận và tích
cực đào tạo nhiều luật sư tập sự, cử nhân luật Việt Nam tập sự hành nghề. Đây là
một nguồn nhân lực trẻ, giỏi và năng động, thông thạo ngoại ngữ, nắm vững kiến
thức và kỹ năng hành nghề, tạo sơ sở để phát triển đội ngũ luật sư Việt Nam
trong tương lai. Bên cạnh đó, các tổ chức luật sư nước ngoài còn thu hút hàng
trăm nhân viên lao động là người Việt Nam, tạo điều kiện về việc làm và thông
qua công việc đã bồi dưỡng cho họ kiến thức nghiệp vụ, kỹ năng và kinh nghiệm
trong nhiều lĩnh vực, trong công tác quản lý, quản trị văn phòng.
Phần lớn các tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài đã tích cực hợp tác với
cơ quan, tổ chức của Việt Nam trong một số lĩnh vực: bồi dưỡng, đào tạo đội
ngũ luật sư Việt Nam; chủ trì tổ chức nhiều hội thảo, tọa đàm; tham gia nghiên
126

cứu, đóng góp ý kiến cho các dự thảo văn bản pháp luật quan trọng; cấp học
bổng cho sinh viên luật; tài trợ cho một số đoàn nghiên cứu, khảo sát ở nước
ngoài... Một số luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam (đặc biệt là các luật
sư Anh, Pháp, Hoa Kỳ, Canada) có đóng góp tích cực trong việc tham gia xây
dựng dự thảo các văn bản pháp luật liên quan quan đến đầu tư, kinh doanh,
thương mại, tăng cường năng lực hoạt dộng của hệ thống các cơ quan tư pháp
của Việt Nam; tham gia không thu phí nhằm hỗ trợ thi hành Hiệp định Thương
mại Việt Nam – Hoa Kỳ; quảng bá về môi trường đầu tư của Việt Nam nhằm thu
hút sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài, thúc đẩy sự phát triển quan hệ
thương mại thương mại giữa Việt Nam với các nước85.
2.5.2.2. Một số nhận xét về thực tiễn thi hành pháp luật về hành nghề của
luật sư nước ngoài, công ty luật hợp danh nước ngoài tại Việt Nam trong bối
cảnh hội nhập quốc tế
Các công ty luật hợp danh Việt Nam đã tiếp cận và tận dụng những thời
cơ mới trong quá trình hội nhập quốc tế nhưng chủ yếu tập trung ở các thành phố
lớn. Trong bối cảnh sức ép cạnh tranh của các tổ chức hành nghề luật sư nước
ngoài đã gia nhập thị trường, hành nghề tại Việt Nam, các tổ chức hành nghề
luật sư Việt Nam nói chung, công ty luật hợp danh nói riêng đã tận dụng thời cơ
để học hỏi, nâng cao trình độ và cung cấp dịch vụ pháp lý đạt trình độ cao.
Theo báo cáo của các địa phương, trong hoạt động hành nghề của các
công ty luật, văn phòng luật sư có 446 luật sư, chuyên gia pháp luật chuyên sâu
trong lĩnh vực thương mại quốc tế. Số này chủ yếu tập trung ở hai thành phố lớn
nhất cả nước là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh86. Một số công ty luật hàng
đầu của Việt Nam như công ty luật hợp danh YKVN đã mời luật sư nước ngoài
tham gia tư vấn cho các dự án đầu tư lớn như dự án về năng lượng, phát hành
trái phiếu, phòng vệ thương mại, hỗ trợ Chính phủ giải quyết các vụ, việc tranh

85
https://www.liendoanluatsu.org.vn/post/h%E1%BB%99i-ngh%E1%BB%8B-t%E1%BB%95ng-
k%E1%BA%BFt-t%E1%BB%95-ch%E1%BB%A9c-ho%E1%BA%A1t-%C4%91%E1%BB%99ng-
n%C4%83m-2020-v%C3%A0-ph%C6%B0%C6%A1ng-h%C6%B0%E1%BB%9Bng-ho%E1%BA%A1t-
%C4%91%E1%BB%99ng-n%C4%83m-2021, truy cập ngày 25/08/2021.
86
Nguyễn Văn Bốn (2016), Ba năm thi hành Luật sửa đổi, bổ sung Luật Luật sư - kết quả, hạn chế và kiến
nghị, Tạp chí Dân chủ & Pháp luật số tháng 10 (295) năm 2016.
127

chấp thương mại có yếu tố nước ngoài. Một số công ty luật phát triển chuyên sâu
trong các giao dịch đầu tư, mua bán - tái cấu trúc doanh nghiệp, thị trường vốn,
thị trường bất động sản, sở hữu trí tuệ, hàng hải, logistics, tham gia tranh tụng và
trọng tài thương mại có yếu tố nước ngoài, thậm chí liên kết, hợp tác với tổ chức
luật sư nước ngoài, phát triển thị trường ra nước ngoài, cung cấp dịch vụ qua
biên giới, mở cơ sở hành nghề luật sư ở nước ngoài.
Một số công ty luật đã cung cấp dịch vụ qua biên giới, có cơ sở hành nghề
tại Singapore, Hà Lan... Bên cạnh đó, khá nhiều công ty luật hợp danh đã thực
hiện việc tuyển dụng luật sư nước ngoài làm việc, quan tâm đào tạo luật sư thông
qua việc thuyên chuyển luật sư tới các văn phòng luật sư tại các nước Châu Á,
Châu Mỹ. Những thực tiễn tích cực trên cho phép khẳng định rằng các công ty
luật hợp danh của Việt Nam đã từng bước khẳng định vị trí, vai trò và năng lực
cạnh tranh trong khu vực và quốc tế.
128

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

1. Các quy định pháp luật điều chỉnh công ty luật hợp danh không chỉ
trong Luật Doanh nghiệp, Luật Luật sư mà còn ở nhiều văn bản pháp luật khác
nhau, trong đó có cả các nguyên tắc về đạo đức hành nghề, quyền và nghĩa vụ
của luật sư… đó là khung pháp lý cho việc tổ chức và hoạt động của công ty luật
hợp danh.
2. Bối cảnh hội nhập hiện nay đã có những ảnh hưởng tới quá trình hình
thành và phát triển của công ty luật hợp danh ở Việt Nam. Việc áp dụng các quy
định của pháp luật về công ty luật hợp danh ở Việt Nam đã đạt được những kết
quả nhất định trên nhiều phương diện như: số lượng luật sư hành nghề tăng lên
theo từng năm, số lượng tổ chức hành nghề luật sư nói chung, công ty luật hợp
danh phát triển cả về chất và lượng, ý thức trách nhiệm và hiệu quả hoạt động
của luật sư đối với khách hàng và xã hội.
3. Tuy nhiên, qua phân tích thực trạng các quy định về công ty luật hợp
danh và thực tiễn thi hành các quy định này trên thực tế, trong thời gian qua đã
cho thấy một số hạn chế, bất cập. Những hạn chế này bao gồm cả những hạn chế
mang tính lý luận về loại hình công ty luật hợp danh giữa tổ chức hành nghề luật
sư nước ngoài và công ty luật hợp danh Việt Nam thiếu thống nhất với luật
doanh nghiệp, các quy định về tổ chức lại, chuyển đổi loại hình công ty luật hợp
danh… không được triển khai vì thiếu cơ chế như đã được phân tích ở chương 2.
Những bất cập và hạn chế này do nhiều nguyên nhân, nhưng đây là cơ sở
để hoàn thiện pháp luật cũng như nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về công
ty luật hợp danh trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay ở Việt Nam.
129

CHƯƠNG 3
ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY
LUẬT HỢP DANH VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THI HÀNH TẠI VIỆT
NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ

3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về công ty luật hợp danh trong
bối cảnh hội nhập quốc tế
3.1.1. Hoàn thiện pháp luật về công ty luật hợp danh phải phù hợp với
đặc điểm phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa pháp lý của Việt Nam
Với tính chất là các bộ phận cấu thành của kiến trúc thượng tầng, pháp
luật nói chung, pháp luật về công ty luật hợp danh nói riêng có ảnh hưởng qua lại
lẫn nhau với văn hóa pháp lý. Văn hóa pháp lý, nhất là dấu ấn của thời kỳ
chuyển đổi đã tạo ra những hạn chế nhất định đối với pháp luật về công ty luật
hợp danh. Đôi khi pháp luật, thậm chí các phán quyết của Tòa án không được
thực hiện, một phần do khiếm khuyết, một phần do việc thực thi của các cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền. Với lý do như vậy, các cá nhân, doanh nghiệp thay vì
trông đợi vào sự minh bạch của pháp luật, việc thuê tư vấn để thực hiện đúng
pháp luật, họ lại cố gắng tạo ra các “mối liên kết” với cơ quan hành chính, và
thiết chế thực thi pháp luật. Một số doanh nghiệp thay vì nghiên cứu kỹ và thực
hiện nghiêm các quy định trong khuôn khổ hệ thống pháp luật về kinh doanh thì
họ lại chỉ cần tìm kiếmcác “mối quan hệ” với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
như Ủy ban các cấp, thuế vụ, thậm chí cả Tòa án… Chi phí cho các “mối quan
hệ” đó đôi khi thấp hơn các chi phí luật định, chi phí về thời gian khi họ thực
hiện đúng pháp luật mà chưa cần kể đến chi phí để sử dụng dịch vụ pháp lý. Đây
là những hành vi sai trái cần phải loại bỏ nhưng rất tiếc vẫn tồn tại đâu đó trong
cách ứng xử của một bộ phận doanh nghiệp.
Vì vậy, hoàn thiện pháp luật vể công ty hợp danh nói chung, công ty luật
hợp danh nói riêng phải hài hòa với truyền thống pháp lý, hạn chế được những
nhược điểm của thói quen dễ dãi trong pháp luật, ngại việc ra tòa cũng như nâng
cao được ý thức tôn trọng pháp luật của người dân.
130

3.1.2. Hoàn thiện pháp luật về công ty luật hợp danh phải đáp ứng yêu
cầu của điều kiện cải cách tư pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa
Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và
hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm
2020 nêu rõ định hướng xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật phải đáp ứng
nhu cầu đa dạng về hỗ trợ pháp lý của nhân dân, doanh nghiệp; thực hiện xã hội
hóa mạnh mẽ các hoạt động bổ trợ tư pháp; kết hợp quản lý nhà nước với tự
quản của các tổ chức xã hội nghề nghiệp. Do đó, cần sớm hoàn thiện hệ thống
pháp luật liên quan đến lĩnh vực tư pháp phù hợp mục tiêu của chiến lược xây
dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Coi trọng việc hoàn thiện chính sách hình
sự và thủ tục tố tụng tư pháp, hoàn thiện pháp luật liên quan đến lĩnh vực tư pháp
là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công cuộc cải cách tư pháp.
Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết 48-NQ/TW, chúng ta đã tổng kết những
điểm thành công, những mặt hạn chế và tiếp tục nghiên cứu, xây dựng nội dung
Chiến lược pháp luật Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 để đưa
vào Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII về xây dựng và hoàn
thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Pháp luật về công ty luật nói chung, công ty luật hợp danh là hệ thống
pháp luật quy định về hình thức tổ chức hành nghề luật sư. Để đáp ứng yêu cầu
công cuộc cải cách tư pháp, pháp luật về công ty luật hợp danh cần phải tiếp tục
hoàn thiện cả về nội dung và hình thức. Hệ thống pháp luật về công ty luật hợp
danh cần quy định một cách đồng bộ, thống nhất, đảm bảo tính khả thi cao, tạo
cơ sở pháp lý quan trọng cho sự phát triển cả về số lượng và chất lượng đội ngũ
luật sư. Đội ngũ luật sư đóng vai trò quan trọng đối với việc áp dụng, thi hành
các quy định về đổi mới thủ tục tố tụng tư pháp, nâng cao chất lượng xét xử của
tòa án... Hoàn thiện pháp luật về công ty luật hợp danh là tất yếu, khách quan,
qua đó nâng cao vị thế, vai trò của luật sư trong tiến trình cải cách tư pháp ở Việt
Nam. Quá trình đó đòi hỏi những vấn đề sau đây:
131

- Cần khẳng định luật sư là một nghề trong xã hội và vì vậy tổ chức, hoạt
động luật sư cần được xây dựng trên những nguyên tắc là một nghề chuyên
nghiệp, nghề tự do;
- Cần tạo khuôn khổ và môi trường pháp lý thuận lợi để thúc đẩy phát
triển đội ngũ luật sư, đặc biệt là các luật sư có khả năng, trình độ cao, có thể thực
hiện các dịch vụ pháp lý xuyên biên giới cũng như toàn cầu.
- Từng bước chuẩn hóa các tiêu chuẩn luật sư phù hợp với các yêu cầu, điều
kiện cụ thể của sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, nhưng phải bảo đảm đáp
ứng các chuẩn mực về mặt chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp, phù
hợp với điều kiện hành nghề của luật sư trong khu vực và trên thế giới;
- Đề cao trách nhiệm cá nhân của luật sư, luật sư là thành viên công ty
nâng cao vai trò tự quản của tổ chức nghề nghiệp của luật sư, đồng thời nâng cao
hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với nghề luật sư;
- Từng bước hoàn chỉnh hệ thống văn bản điều chỉnh nghề luật sư, tạo cơ
sở pháp lý thuận lợi cho nghề luật sư Việt Nam phát triển, hội nhập khu vực và
quốc tế.
3.1.3. Hoàn thiện pháp luật về công ty luật hợp danh nhằm đảm bảo
tính đồng bộ trong hệ thống pháp luật về công ty hợp danh
Tính đồng bộ của pháp luật về công ty luật hợp danh trong hệ thống các
quy định về công ty hợp danh thể hiện ở chỗ, nó là một chỉnh thể ở cả nội dung
và hình thức, được cấu thành bởi các quy phạm, các chế định có nội dung tương
thích, không mâu thuẫn, không chồng chéo lẫn nhau giữa Luật Doanh nghiệp
quy định về loại hình công ty hợp danh và Luật Luật sư quy định về tổ chức
hành nghề luật sư hoạt động dưới mô hình công ty hợp danh.
Nội dung tính đồng bộ của pháp luật về công ty luật hợp danh trong hệ
thống pháp luật về công ty hợp danh biểu hiện ở những điểm cơ bản như: Các
quy phạm pháp luật về công ty hợp danh, tổ chức hành nghề luật sư được đảm
bảo không mâu thuẫn, chồng chéo lẫn nhau... Pháp luật về công ty luật hợp danh
được quy định trong cả hệ thống luật về kinh doanh, thương mại và hệ thống
132

pháp luật về hành nghề luật sư. Việc đảm bảo tính đồng bộ của pháp luật về công
ty luật hợp danh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các luật sư cũng như các cơ quan
áp dụng pháp luật trong việc nhận thức và áp dụng pháp luật về công ty luật hợp
danh; giúp tăng cường hiệu lực và hiệu quả quản lý, kiểm soát của Nhà nước đối
với tổ chức và hoạt động của công ty luật hợp danh.
3.1.4. Hoàn thiện pháp luật về công ty luật hợp danh cần đảm bảo tính
linh hoạt của hành nghề luật sư nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
Nghề luật sư là một nghề đặc biệt, không chỉ đòi hỏi kiến thức chuyên
môn còn phải đảm bảo được những yêu cầu về đạo đức hành nghề. Hơn nữa,
hành nghề luật sư còn là một nghệ thuật, nghệ thuật trong hùng biện, nghệ thuật
trong tư vấn và mang những dấu ấn cá nhân87. Hoạt động nghề nghiệp của luật
sư là hành nghề độc lập và chịu trách nhiệm cá nhân về hoạt động nghề nghiệp
của mình.
Tuy nhiên, để hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong hành nghề, đồng thời đáp ứng nhu
cầu của khách hàng, nâng cao uy tín trước khách hàng, các luật sư có thể hợp tác
với nhau trong các tổ chức hành nghề nhất định và công ty luật hợp danh là một loại
hình tổ chức thực sự phù hợp với việc hành nghề luật sư của các luật sư.
Xuất phát từ đặc thù riêng của nghề luật sư, cần phải tập trung hoàn thiện
các quy định liên quan đến địa vị pháp lý của công ty luật hợp danh trong hệ
thống các tổ chức hành nghề luật sư sao cho phù hợp với đặc điểm chung của
nghề luật sư. Khi hình thức của công ty luật hợp danh phù hợp với nghề luật sư,
sẽ tạo điều kiện để luật sư hành nghề một các hiệu quả, luật sư có thể tự lựa chọn
hành nghề theo tư cách cá nhân hoặc hành nghề trong các công ty luật hợp danh.
Ngoài ra, pháp luật về công ty luật hợp danh cũng cần hoàn thiện về tổ
chức và hoạt động của công ty luật hợp danh, để tạo điều kiện cho luật sư có cơ
sở pháp lý để hành nghề một cách độc lập. Thực tế ở nước ta cho thấy, các công
ty luật nói chung, công ty luật hợp danh nói riêng thường có quy mô nhỏ. Các
công ty luật hợp danh thực hiện điều hành lỏng lẻo, thiếu tính chuyên nghiệp

87
Phùng Trung Tập (2010), Khẩu khí và thuật học hùng biện trong nghề luật, NXB Tư Pháp, tr. 15
133

như trụ sở đặt tại nhà riêng của cá nhân luật sư hoặc của người dân. Số lượng
công ty luật hợp danh có khả năng cung cấp dịch vụ pháp lý cho các tổ chức
kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài còn ít.
Để hoàn thiện pháp luật cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động cho các
công ty luật hợp danh, thì trước hết phải hoàn thiện các quy định của pháp luật
về tổ chức và hoạt động của công ty luật hợp danh. Khi những quy định này phù
hợp với hành nghề luật sư sẽ đảm bảo tính linh hoạt và các luật sư hành nghề có
hiệu quả, từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ pháp lý của luật sư và công ty luật
hợp danh.
3.1.5. Hoàn thiện pháp luật về công ty luật hợp danh tạo điều kiện để
các luật sư hoàn thiện sứ mệnh bảo vệ quyền con người và quyền công dân
Để đảm bảo quyền con người, Nhà nước thực hiện thông qua nhiều thiết
chế khác nhau, trong đó các tổ chức xã hội đóng một vai trò không nhỏ trong
việc thực hiện quyền con người. Tổ chức luật sư là một tổ chức xã hội nghề
nghiệp được thành lập để hỗ trợ Nhà nước trong lĩnh vực hoạt động tư pháp. Với
vị trí, vai trò của mình, tổ chức luật sư, mà cụ thể là các luật sư đã góp phần tích
cực vào việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân.
Do trình độ dân trí của nước ta còn thấp, một bộ phận người dân chưa am
hiểu pháp luật, do đó khi tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự, kinh tế, lao
động... họ không biết được quyền và nghĩa vụ của mình nên không thể bảo vệ
được các quyền và lợi ích hợp pháp của chính mình, do đó luật sư lúc này là chỗ
dựa tốt nhất của người dân. Trong lĩnh vực tố tụng, đặc biệt là tố tụng hình sự,
vai trò của luật sư trong việc bảo vệ quyền con người càng được thể hiện rõ nét
hơn. Sự tham gia của luật sư trong tố tụng góp phần xác định sự thật khách quan
của vụ án, giúp việc điều tra, truy tố và xét xử được nhanh chóng, chính xác,
tránh làm oan người vô tội, để lọt tội phạm.
Để tạo điều kiện cho các luật sư hoàn thành sứ mệnh bảo vệ quyền con
người và quyền công dân, pháp luật về tổ chức hành nghề luật sư, công ty luật
hợp danh cần hoàn thiện theo hướng quy định đầy đủ, đồng bộ và thống nhất, tạo
134

điều kiện cho các công ty luật hợp danh có cơ sở pháp lý để hoạt động phù hợp
với đặc trưng của nghề luật sư, qua đó tạo điều kiện cho các luật sư hoàn thiện
sứ mệnh bảo vệ quyền con người và quyền công dân một cách tốt nhất.
3.1.6. Hoàn thiện pháp luật về công ty luật hợp danh nhằm đáp ứng yêu
cầu hội nhập quốc tế
Việt Nam đã hội nhập vào khu vực và thế giới ngày càng toàn diện và sâu
sắc trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội như: Khu vực thương mại tự
do ASEAN (AFTA), diễn đàn kinh tế Á - Âu (ASEM), Châu Á - Thái Bình
Dương (APEC), Tổ chức thương mại thế giới (WTO)... Việt Nam cũng ký kết
các thỏa thuận về FTA thế hệ mới như EVFTA và đặc biệt là Hiệp định Đối tác
toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Hội nhập quốc tế tạo ra
nhiều cơ hội nhưng cũng tạo ra nhiều thách thức đối với Việt Nam.
Trong xu thế đó, dịch vụ pháp lý nói chung và hoạt động của công ty luật
hợp danh nói riêng là một thị trường ngày càng được tự do hóa và có tính cạnh
tranh rất cao. Khi nhu cầu dịch vụ pháp lý cho khách hàng ở trong nước và nước
ngoài tăng lên, trong tương lai, việc mở rộng hoạt động hành nghề của luật sư
Việt Nam ra nước ngoài là xu hướng tất yếu. Bên cạnh đó, cùng với xu hướng
toàn cầu hóa kinh tế, thì các tranh chấp quốc tế, đặc biệt là tranh chấp liên quan
đến đầu tư, thương mại ngày càng gia tăng, với giá trị tranh chấp lớn.
Khách hàng quốc tế của luật sư Việt Nam ngày càng nhiều và đa dạng,
các vụ án liên quan đến tranh chấp thương mại quốc tế ngày càng tăng. Tuy
nhiên, số luật sư am hiểu luật pháp quốc tế hoặc có kinh nghiệm hành nghề trong
môi trường đa quốc gia còn thiếu, rất ít luật sư thành thạo ngoại ngữ và có
chuyên môn sâu trong các lĩnh vực kinh doanh, thương mại. Hiện nay, chủ yếu
các công ty luật Việt Nam "có gì làm nấy", không chuyên sâu. Sự hội nhập và
mở cửa thị trường dịch vụ pháp lý đã đặt ra những thách thức không nhỏ tạo nên
sức ép phải tồn tại và phát triển cho các công ty luật nói chung, công ty luật hợp
danh nói riêng. Nhất là khi thị trường pháp lý hiện nay đang có sự tham gia của
các công ty luật nước ngoài được cấp phép, đặt ra sự canh tranh gay gắt giữa các
135

công ty luật của Việt Nam với các công ty luật nước ngoài
Trong bối cảnh đó, hoạt động của luật sư Việt Nam trong các tổ chức hành
nghề luật sư như công ty luật hợp danh cần phải được hoàn thiện, nâng cao năng
lực, phát triển ngang tầm với khu vực và thế giới. Hội nhập quốc tế sâu rộng, tạo
động lực mới để thúc đẩy đổi mới, hoàn thiện môi trường pháp lý, thể chế kinh
tế thị trường, cải cách hành chính, chính sách kinh tế, cơ chế quản lý trong nước
ngày càng minh bạch hơn, làm thông thoáng môi trường đầu tư, kinh doanh
trong nước, thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư của các thành phần kinh tế, các nhà đầu tư
trong và ngoài nước, đặc biệt là các công ty xuyên quốc gia có tiềm lực tài chính
lớn, công nghệ cao, trình độ quản lý tiên tiến. Do đó, việc cung cấp dịch vụ pháp
lý cho những khách hàng như vậy cần phải được thực hiện một cách chuyên
nghiệp hơn, các công ty luật của Việt Nam nói chung, trong đó có loại hình công
ty luật hợp danh cần phải được tổ chức, hoạt động theo thông lệ của quốc tế. Các
khách hàng là nhà đầu tư lớn của nước ngoài khi tiếp xúc, làm việc có được niềm
tin và từ đó sử dụng dịch vụ của các công ty luật hợp danh của Việt Nam.
Vì vậy, đổi mới, hoàn thiện pháp luật về công ty luật hợp danh cũng góp
phần hội nhập quốc tế về nghề luật sư nhằm phát triển đội ngũ luật sư, công ty
luật hợp danh của Việt Nam ngang tầm quốc tế.
3.2. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về công ty luật hợp danh
trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở Việt Nam
3.2.1. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật luật sư liên quan tới công ty
luật hợp danh
3.2.1.1. Về điều kiện thành lập công ty luật hợp danh
(i) Như phân tích ở chương 3 luận án, một trong những tồn tại cản trở việc
thành lập công ty luật hợp danh đối với những luật sư trẻ là phải hành nghề liên
tục hai (02) năm.
Theo tác giả, quy định như vậy chưa hợp lý, bởi lẽ yêu cầu này làm cho việc
thành lập công ty luật hợp danh của các luật sư trẻ trở nên khó khăn, tạo rào cản
không cần thiết. Bản chất của nghề luật sư là nghề tự do, tự chịu trách nhiệm về mọi
136

rủi ro phát sinh trong quá trình hành nghề và có nghĩa vụ bắt buộc phải bồi thường
mọi thiệt hại cho khách hàng do lỗi của luật sư trong hoạt động nghề nghiệp gây ra.
Do đó, quy định như trên hạn chế hoạt động nghề nghiệp của luật sư.
Do đó, tác giả kiến nghị nên bãi bỏ quy định “…luật sư phải có ít nhất hai
năm hành nghề liên tục …” mới đủ điều kiện thành lập tổ chức hành nghề luật sư
tại điểm a, khoản 3 Điều 32, Luật Luật sư hiện hành.
(ii) Quy định luật sư phải “chuyển sinh hoạt Đoàn luật sư” khi luật sư
tham gia thành lập công ty luật hợp danh mà không phải là thành viên của Đoàn
luật sư nơi có công ty luật hợp danh phải chuyển về gia nhập Đoàn Luật sư nơi
có công ty luật hợp danh hoặc chi nhánh của công ty luật hợp danh (Khoản 5
Điều 32, LLS 2012). Đây là quy định “cứng nhắc” mang tính miễn cưỡng, và là
rào cản không cần thiết.
Quy định này được đặt ra chỉ để quản lý về số lượng thành viên của Đoàn
Luật sư mình quản lý nhiều hay ít, mà không lý giải được tính tất yếu và sự cần
thiết cho nhiệm vụ quản lý của Đoàn Luật sư. Trái lại, việc luật sư ở tỉnh này, khi
thành lập tổ chức hành nghề luật sư trong đó có công ty luật hợp danh ở một tỉnh
khác buộc phải chuyển về gia nhập Đoàn Luật sư nơi có trụ sở công ty luật hợp
danh cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất cân đối về số
lượng luật sư giữa các Đoàn Luật sư của các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương
trên phạm vi cả nước. Ngoài ra, hiện nay với cách mạng công nghệ 4.0, việc quản
lý thành viên của Đoàn luật sư các tỉnh hoàn toàn có thể liên thông trên mạng,
không cần thiết phải khai báo khi hành nghề ở địa phương khác.
Do đó, tác giả kiến nghị nên bãi bỏ quy định tại khoản 5 Điều 32 của LLS
2012, quy định này đang gây trở ngại cho hoạt động hành nghề luật sư.
(iii) Quy định tại điểm d, khoản 2 Điều 35, LLS 2012: hồ sơ đăng ký
thành lập/đăng ký hoạt động phải có “Giấy tờ chứng minh về trụ sở của tổ chức
hành nghề luật sư”.
Thực tế cho thấy đến nay các văn bản dưới luật (Nghị định, thông tư) đã
không có bất cứ một văn bản nào giải thích, hướng dẫn chi tiết “loại giấy tờ nào
137

chứng minh trụ sở của Tổ chức hành nghề luật sư” và gồm những giấy tờ gì, và
thực tế việc thành lập doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp hiện nay cũng không
yêu cầu những giấy tờ loại này, mà trong giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp,
người đăng ký doanh nghiệp chỉ cần cam kết có quyền sử dụng đối với trụ sở của
công ty.
Tác giả kiến nghị sửa đổi điểm d, khoản 2 Điều 35, LLS 2012 theo hướng
các chủ thể đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động tổ chức hành nghề
luật sư chỉ cần có “văn bản tự cam kết có trụ sở làm việc của tổ chức hành nghề
luật sư” là hợp lệ.
3.2.1.2. Về nghĩa vụ bồi thường thiệt hại của công ty luật hợp danh
Theo quy định tại khoản 5 Điều 40, LLS 2021, khi luật sư của tổ chức hành
nghề luật sư gây ra thiệt hại cho khách hàng thì tổ chức hành nghề luật sư phải có
trách nhiệm bồi thường trước cho khách hàng do lỗi mà luật sư của tổ chức mình
gây ra trong quá trình hành nghề. Tuy nhiên, sau đó nghĩa vụ của luật sư gây ra
hậu quả phải bồi hoàn do lỗi của họ ra sao thì chưa được quy định rõ.
Có thể thấy, thuật ngữ bồi hoàn ít được nhắc đến trong đời sống hàng ngày
cũng như các quy định pháp luật. Theo tác giả, bồi hoàn với nghĩa pháp lý được
hiểu là một hình thức trách nhiệm mà một người có nghĩa vụ hoàn lại cho người
đã bồi thường thiệt hại thay cho mình trong trách nhiệm liên đới.
Chủ thể được hoàn lại đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do
chủ thể đó và người có nghĩa vụ hoàn lại cùng gây ra. Sau khi thực hiện xong toàn
bộ nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, người được hoàn lại có quyền yêu cầu người có
trách nhiệm liên đới hoàn lại phần trách nhiệm của họ cho mình
Cụ thể đối với công ty luật hợp danh, khi luật sư của công ty luật hợp
danh có lỗi dẫn đến hậu quả là khách hàng bị thiệt hại, thì phải bồi hoàn lại công
ty khoản bồi thường mà công ty luật hợp danh đã trả cho khách hàng.
Tuy nhiên, theo tác giả, có thể bổ sung thêm tại khoản 5, Điều 40 LLS
2012 quy định “Luật sư gây thiệt hại phải bồi hoàn khoản tiền cho tổ chức hành
nghề luật sư đã chi trả khoản tiền bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy
138

định của pháp luật; trường hợp không hoàn trả thì tổ chức hành nghề luật sư có
quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo pháp luật”
Quy định rõ ràng như vậy sẽ tạo điều kiện hơn trong việc hợp tác giữa các
luật sư hợp danh với nhau trong công ty luật hợp danh.
3.2.1.3. Về nghĩa vụ mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho luật sư
Theo quy định tại khoản 6, Điều 40 LLS 2012, để tiến hành hoạt động
cung cấp dịch vụ pháp lý, thì luật sư và các công ty luật hợp danh phải thực hiện
nghĩa vụ bắt buộc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho luật sư của tổ
chức mình. Các công ty luật hợp danh sẽ mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp
cho các luật sư hoạt động tại công ty. Ngoài ra, hiện này chưa có quy định chi
tiết, không dẫn chiếu cụ thể và chưa thể chế hóa các quy định đối với lĩnh vực
bảo hiểm “bắt buộc” cho luật sư,v.v…
Theo tác giả, cần phải cụ thể hóa quy định này bằng cách sửa đổi nghị
định hướng dẫn thi hành LLS, bổ sung quy định cụ thể hóa khoản 6. Điều 40,
LLS theo hướng Liên đoàn Luật sư Việt Nam mua bảo hiểm tập thể, với nguồn
tài chính lớn hơn, việc bồi thường cho khách hàng khi sự kiện bảo hiểm xảy ra
sẽ cao hơn, vừa tạo niềm tin cho khách hàng sử dụng dịch vụ pháp lý, vừa hạn
chế chi phí bảo hiểm cho cá nhân mỗi luật sư. Hoặc lập một quỹ bảo hiểm trách
nhiệm nghề nghiệp của luật sư thành viên. Quỹ này, bắt buộc các luật sư thành
viên khi hành nghề phải đóng một khoản phí “Bảo hiểm” nhất định, căn cứ vào
điều kiện, tình hình thực tế.
3.2.1.4. Mở rộng loại hình dịch vụ pháp lý của luật sư nước ngoài hoạt
động tại Việt Nam
Hiện nay, luật sư nước ngoài nếu đáp ứng đầy đủ các yêu cầu tương tự
như đối với một luật sư Việt Nam về chuyên môn, đạo đức hành nghề, tinh thần
thượng tôn pháp luật thì chỉ được phép tư vấn pháp luật Việt Nam, không được
tham gia tố tụng. Mặc dù đây là quan niệm về chủ quyền quốc gia khi mở cửa
dịch vụ pháp lý, nhưng đây lại là hạn chế đối xử quốc gia.
Để có thể dung hòa được yêu cầu này, cần phải làm rõ, hiểu bản chất của
139

việc tranh tụng tại Tòa án. Đây là công việc chỉ được thực hiện bởi Luật sư được
đào tạo các kỹ năng chuyên về tranh tụng, với kinh nghiệm lâu năm. Hoàn toàn
có thể quy định điều kiện để tranh tụng tại Tòa án Việt Nam là luật sư nước
ngoài phải có thời gian hành nghề tại Việt Nam từ 5 năm trở lên, có trình độ
tiếng Việt nhất định và các điều kiện khác theo các tiêu chí mà Việt Nam đưa ra,
để nếu luật sư nước ngoài đáp ứng được, hoàn toàn có thể thực hiện tranh tụng
tại tòa án Việt Nam.
3.2.1.5. Cụ thể hóa các quy định về giám sát hành nghề của luật sư nước
ngoài tại Việt Nam
Trong việc nội luật hóa các cam kết về mở cửa thị trường, Luật Luật sư còn có
những “khoảng trống” để cho tổ chức luật sư nước ngoài, luật sư nước ngoài hành
nghề tự do sau khi cấp phép. Bản chất của hoạt động quản lý luật sư đòi hỏi có sự
tham gia giám sát của các Đoàn Luật sư địa phương như ở hầu hết các nước trên thế
giới. Nếu luật sư Việt Nam vi phạm thì có cơ chế kỷ luật được thực hiện bởi Đoàn
Luật sư, còn luật sư nước ngoài thì hiện nay không cơ chế giám sát và chế tài kỷ luật
nào như đang áp dụng với luật sư Việt Nam, ngoài việc rút giấy phép. Nhưng cơ chế
rút giấy phép tương đối khó thực hiện và theo thủ tục hành chính nhà nước.
Luật Luật sư cần quy định các luật sư nước ngoài phải chịu sự kiểm tra,
giám sát hành nghề của Liên đoàn Luật sư Việt Nam và các Đoàn Luật sư địa
phương (bên cạnh sự giám sát của Bộ Tư Pháp và Sở Tư Pháp). Liên đoàn Luật
sư và các Đoàn Luật sư được phép quản lý các luật sư, tổ chức luật sư nước
ngoài có hoạt động trên địa bàn (các luật sư, tổ chức luật sư Việt Nam hiện nay
đang được quản lý theo mô hình này).
Để hành nghề tại Việt Nam, các luật sư nước ngoài không chỉ phải cam
kết tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam mà còn phải tuân thủ các quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp như của
luật sư Việt Nam. Nếu vi phạm sẽ bị kỉ luật với hình thức thu hồi giấy phép hoạt
động của tổ chức hoặc giấy phép hành nghề đối với cá nhân là luật sư nước
ngoài. Đoàn luật sư phối hợp với sở Tư pháp ở các địa phương, quản lý luật sư
140

và các tổ chức hành nghề luật sư trong nước và nước ngoài, có ý kiến xác nhận
khi gia hạn giấy phép hành nghề của luật sư nước ngoài.
3.2.2. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật doanh nghiệp liên quan tới
công ty luật hợp danh
3.2.2.1. Bổ sung loại hình công ty hợp danh hữu hạn trong Luật Doanh
nghiệp phù hợp với nhu cầu thực tế của công ty luật hợp danh nước ngoài hoạt
động ở Việt Nam
Như phân tích ở chương 3 của luận án, pháp luật hành nghề luật sư của
nhiều quốc gia trên thế giới cho phép ngoài hình thức hành nghề luật sư mang
tính truyền thống như công ty luật hợp danh thông thường, luật sư còn được
hành nghề với hình thức công ty luật hợp danh hữu hạn.
Hình thức công ty hợp danh thông thường (general partnership), công ty
hợp danh hữu hạn (limited partnership) được quy định tại các đạo luật về công
ty. Theo đó công ty hợp danh thông thường thành viên hợp danh cùng nhau
thành lập, điều hành công ty cũng như cùng chịu trách nhiệm và cùng hưởng lợi
nhuận thu được. Các thành viên hợp danh trong công ty hợp danh thông thường
chịu trách nhiệm cá nhân và liên đới đối với các nghĩa vụ của công ty. Công ty
hợp danh hữu hạn do ít nhất hai thành viên trở lên thành lập, trong đó có ít nhất
một thành viên chịu trách nhiệm vô hạn về các nghĩa vụ của công ty, còn thành
viên góp vốn khác chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi góp vốn vào công
ty. Hai loại hình công ty hợp danh này được áp dụng cho mô hình công ty luật
hợp danh của các quốc gia đó trên thế giới.
Có thể thấy loại hình công ty hợp danh hữu hạn có những điểm tương
đồng và khác biệt so với công ty trách nhiệm hữu hạn. Trong công ty trách
nhiệm hữu hạn, tất cả các thành viên đều được hưởng chế độ trách nhiệm hữu
hạn trong phạm vi số vốn họ cam kết góp đối với các khoản nợ và nghĩa vụ của
công ty. Còn trong mô hình công ty hợp danh hữu hạn, luôn có 1 thành viên phải
chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình, và điều đó là phù hợp
với kinh doanh dịch vụ pháp lý. Luật sư sáng lập sẽ là thành viên chịu trách
141

nhiệm vô hạn trong hoạt động kinh doanh và công ty có khả năng huy động vốn
góp từ các thành viên khác được hưởng trách nhiệm hữu hạn.
Luật Doanh nghiệp 2020 hiện nay của Việt Nam chỉ quy định về mô hình
công ty hợp danh, trong đó bao gồm cả thành viên hợp danh (tối thiểu là 2 cá
nhân) và có thể có thành viên góp vốn (có thể là cá nhân hoặc tổ chức). Nếu áp
dụng mô hình công ty hợp danh hữu hạn thì quy định tại Luật Doanh nghiệp không
phù hợp vì yêu cầu luôn phải có 2 thành viên hợp danh cá nhân. Do đó, hiện nay có
hai quan điểm liên quan tới mô hình công ty luật hợp danh thông thường và công
ty luật hợp danh hữu hạn, đó là:
- Quan điểm thứ nhất, thừa nhận mô hình công ty luật hợp danh hữu hạn
trong LLS nhưng có yêu cầu phải ít nhất có hai luật sư là thành viên hợp danh,
có thể huy động vốn từ thành viên góp vốn là các luật sư hoặc tổ chức hành nghề
luật sư khác. Với sửa đổi như vậy thì không phải sửa đổi chế định về công ty hợp
danh trong Luật Doanh nghiệp, bởi vẫn phù hợp với những quy định đang có.
Tuy nhiên, nếu chỉ chỉnh sửa LLS, thừa nhận công ty luật hợp danh hữu
hạn phải có tối thiểu hai luật sư thành viên hợp danh thì mô hình này chưa đáp
ứng được cam kết mở của thị trường dịch vụ pháp lý của Việt Nam, cho phép tổ
chức luật sư nước ngoài được liên kết với công ty luật hợp danh của Việt Nam
để thành lập công ty luật hợp danh mới (khoản 1, Điều 69 và khoản 2 Điều 72
LLS 2012.
- Quan điểm thứ hai, tách loại hình công ty hợp danh đang có trong LDN
2020 và bổ sung cụ thể loại hình công ty hợp danh hữu hạn. Theo đó công ty hợp
danh – general partnership (theo đúng nghĩa hợp danh thông thường) chỉ bao
gồm các thành viên hợp danh và công ty hợp danh hữu hạn - limited partnership
(công ty hợp vốn đơn giản) - trong đó có ít nhất 1 thành viên chịu trách nhiệm vô
hạn và còn lại là các thành viên góp vốn.
Khi bổ sung thêm loại hình công ty hợp danh hữu hạn vào chế định công
ty hợp danh của LDN sẽ giải quyết hết các vấn đề liên quan tới thực tiễn, nhu
cầu góp vốn của các luật sư vào công ty luật hợp danh và cam kết mở cửa thị
142

trường của Việt Nam về dịch vụ pháp lý, cũng như tính phù hợp, liên thông giữa
LDN và LLS. Ở đây cũng có thể hiểu theo kỹ thuật lập pháp, đó là việc tách
riêng hai loại hình công ty này, không gộp chung trong loại hình công ty hợp
danh như quy định hiện nay của Luật Doanh nghiệp.
Việt Nam có thể tham khảo kinh nghiệm của Trung Quốc trong vấn đề
này. Luật Hợp danh Trung Quốc được ban hành năm 2006, bao gồm 6 chương
với 109 điều khoản88. Đây là Luật điều chỉnh hoạt động của hợp danh trong
nước. Vấn đề đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc theo hình thức hợp danh được
điều chỉnh bởi những Quy định về đầu tư nước ngoài theo hình thức hợp danh
(Foreign Investment Partnership Regulations – FIPR), có hiệu lực từ ngày
01/03/2010.
Công ty hợp danh ở Trung Quốc được chia thành hai loại là: Công ty hợp
danh thông thường (Common Partnership Enterprises) và Công ty hợp danh
trách nhiệm hữu hạn (Limited Liability Partnership Enterprises).
Công ty hợp danh thông thường (Common Partnership Enterprises) được
định nghĩa tại Điều 2, Luật công ty hợp danh 2006 thì đây là doanh nghiệp chỉ
bao gồm các thành viên hợp danh. Những thành viên này chịu trách nhiệm vô
hạn và liên đới đối với mọi nghĩa vụ phát sinh của công ty. Để thành lập một
công ty hợp danh thông thường, Điều 14 quy định cần đáp ứng các điều kiện sau
đây: có tối thiểu là hai thành viên; thỏa thuận thành lập hợp danh bằng văn bản;
đăng ký vốn đóng góp của các thành viên hoặc có số vốn thực góp của các thành
viên; đăng ký tên doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động và trụ sở hoạt động của
doanh nghiệp; các điều kiện khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, một công ty hợp danh thông thường đòi hỏi có ít nhất hai thành
viên. Thành viên của loại công ty hợp danh này có thể là cá nhân, pháp nhân
hoặc các tổ chức khác theo quy định pháp luật (Điều 2). Các cơ quan nhà nước,
công ty nhà nước, công ty niêm yết hay các tổ chức xã hội… không thể trở thành

88
Luật Công ty hợp danh năm 2006 của Trung Quốc - Partnership Enterprise Law of the People's Republic
of China có thể xem tại website:
www.fdi.gov.cn/.../Laws/GeneralLawsandRegulations/BasicLaws/P020061018643910006967.pdf truy cập
26/02/2022
143

thành viên hợp danh. Qua đây, có thể thấy sự khác biệt trong các quy định về
công ty hợp danh của Việt Nam, như đã phân tích, thành viên hợp danh chỉ có
thể là cá nhân, con người cụ thể. Trải qua 3 lần sửa đổi kể từ Luật Doanh nghiệp
1999, đến hiện nay, quy định trên vẫn không thay đổi. Điều này có lẽ được lý
giải bởi các nhà làm luật Việt Nam dựa vào tính trách nhiệm vô hạn, chỉ con
người cụ thể mới có khả năng trả nợ đến hết. Kể cả số tài sản hiện có không còn
đủ để trả nợ, thì trong tương lai, bằng khả năng lao động, công sức, người đó
hoàn toàn phải chịu trách nhiệm tới tận cùng đối với khoản nợ, không được xóa.
3.2.2.2. Quy định thống nhất về tiếp nhận thành viên mới của công ty hợp
danh và hạn chế chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên hợp danh
Theo quy định của LDN 2020, trong trường hợp thành viên hợp danh
chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của họ cho người khác thì
cũng đồng nghĩa với việc người nhận chuyển nhượng sẽ là thành viên hợp danh
mới của công ty. Để làm được điều đó, việc chuyển nhượng này phải được sự
chấp thuận của tất cả các thành viên hợp danh còn lại.
Điều 186; điểm c, Khoản 3 Điều 182 LDN 2020 quy định việc tiếp nhận
thành viên hợp danh mới phải được hội đồng thành viên chấp thuận, có số phiếu
tán thành của ít nhất ba phần tư (3/4) tổng số thành viên hợp danh.
Hai quy định trên không thống nhất, gây khó khăn trong quá trình thực
thi. Do đó, tác giả kiến nghị thống nhất việc tiếp nhận thành viên hợp danh mới,
cũng như cho phép thành viên hợp danh chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ
phần vốn góp của mình cho người ngoài phải được chấp thuận của tất cả các
thành viên hợp danh còn lại. Bởi lẽ loại hình công ty hợp danh là loại hình công
ty “đối nhân” điển hình, các thành viên tin tưởng, chấp nhận hợp tác để tạo lên
“hợp danh”. Đối với công ty luật hợp danh, đó là việc tên các luật sư thành viên
hợp danh được gắn lên bảng hiệu của hãng luật hợp danh. Do đó, khi tiếp nhận
thành viên, khi người nhận chuyển nhượng có thể trở thành thành viên hợp danh
thì phải được sự chấp thuận của tất cả các thành viên hợp danh còn lại trong
công ty.
144

3.2.2.3. Thống nhất cơ quan đăng ký doanh nghiệp đối với công ty luật
hợp danh
Hiện nay vẫn còn có sự chưa hợp lý, thiếu thống nhất trong các quy định
của pháp luật về đăng ký, cấp phép đối với công ty luật hợp danh. Theo quy định
hiện hành, thẩm quyền xem xét, ra quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập
công ty luật hợp danh thuộc Sở Tư pháp (cơ quan hành chính có thẩm quyền
chuyên môn cấp tỉnh).
Điều này chưa nhất quán với pháp luật doanh nghiệp về cơ quan có thẩm
quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, tạo ra sự thiếu thống nhất, mâu
thuẫn và khó thực hiện cho nhà đầu tư cũng như hoạt động quản lý nhà nước.
Tác giả kiến nghị LLS cần quy định thống nhất với LDN là công ty luật
(bao gồm công ty luật TNHH và công ty luật hợp danh) thực hiện đăng ký doanh
nghiệp theo các quy định của LDN, sau đó làm thủ tục đáp ứng các điều kiện của
LLS về công ty luật hợp danh hoặc công ty luật TNHH. Quy định như vậy sẽ tạo
sự thống nhất về các yêu cầu thuế, lao động, kế toán, kiểm toản, bảo đảm được
tính thống nhất trong các quy định của pháp luật về đăng ký doanh nghiệp.
Nói cách khác, dịch vụ pháp lý là một dịch vụ thương mại, được đặt trên
bàn đàm phán khi mở cửa thị trường dịch vụ của các quốc gia. Đặc biệt trong bối
cảnh hội nhập, các công ty luật nước ngoài với tư cách của các nhà đầu tư nước
ngoài tới đầu tư tại Việt Nam, họ cũng cần được đối xử bình đẳng về thủ tục
pháp lý như các ngành dịch vụ khác. Chúng ta có thể quan niệm dịch vụ pháp lý
của công ty luật hợp danh, các tổ chức hành nghề luật sư khác như một ngành,
nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Các điều kiện này được kiểm soát bởi Sở
Tư pháp cấp tỉnh nơi công ty luật đặt trụ sở.
3.2.3. Hoàn thiện các quy định nâng cao trách nhiệm nghề nghiệp, đạo
đức hành nghề của luật sư và công ty luật hợp danh
Luật sư không chỉ mang trên mình trách nhiệm theo quy định của pháp
luật trong hoạt động nghề nghiệp, mà còn có trách nhiệm đạo đức đối với khách
hàng và xã hội. Trách nhiệm nghề nghiệp của luật sư được thể hiện bởi sự giới
145

hạn những hành vi của luật sư trong hoạt động nghề nghiệp, điều đó có nghĩa là
luật sư phải tuân thủ các quy định của pháp luật điều chỉnh hoạt động hành nghề
luật sư. Trong trường hợp luật sư không tôn trọng các quy tắc hành nghề thì sẽ
phải chịu trách nhiệm về hình phạt và bồi thường vì những vi phạm đó.
Trong quy tắc đạo đức nghề nghiệp của luật sư, luật sư phải bảo đảm cả
trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm pháp lý. Trách nhiệm đạo đức thể hiện
lương tâm nghề nghiệp, đạo đức nghề nghiệp của luật sư, còn trách nhiệm pháp
lý là trách nhiệm luật sư phải chịu khi vi phạm các quy định của pháp luật về
hành nghề luật sư. Để nâng cao trách nhiệm nghề nghiệp của luật sư và tổ chức
hành nghề luật sư, trước hết cần hoàn thiện các quy định của Luật Doanh nghiệp
và Luật Luật sư một cách đầy đủ, đồng bộ và thống nhất. Tác giả đề xuất hoàn
thiện, cần phân định rõ việc xử lý kỷ luật đối với luật sư, tổ chức hành nghề luật
sư và giải quyết tranh chấp liên quan đến hoạt động hành nghề luật sư.
Theo quy định hiện nay, LLS 2012 đang có sự đồng nhất giữa chấm dứt tư
cách hành nghề luật sư của cá nhân và chấm dứt hoạt động của tổ chức hành
nghề luật sư, công ty luật hợp danh. Cụ thể:
Khoản 2 Điều 47 LLS 2012 quy định: “Trong trường hợp chấm dứt hoạt
động theo quy định tại điểm b (bị thu hồi Giấy đăng ký hoạt động) và điểm c (bị
thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư) khoản 1 Điều 47 Luật Luật sư, thì trong
thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày thu hồi Giấy đăng ký hoạt động, chứng
chỉ hành nghề luật sư, Sở Tư pháp có trách nhiệm thông báo bằng văn bản với
Đoàn Luật sư, cơ quan thuế ở địa phương nơi đăng ký hoạt động và nơi có trụ
sở của chi nhánh về việc thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề
luật sư, Chứng chỉ hành nghề luật sư”.
Còn theo điểm c, khoản Điều 47 LLS 2012, tổ chức hành nghề luật sư
chấm dứt hoạt động trong trường hợp Trưởng Văn phòng luật sư, Giám đốc
Công ty luật trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên hoặc tất cả các thành
viên của Công ty luật hợp danh, thành viên của Công ty luật TNHH hai thành
viên trở lên bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư. Có nghĩa rằng, công ty luật
146

hợp danh chấm dứt hoạt động kể từ ngày (những) luật sư thành lập tổ chức đó bị
thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư; và Sở Tư pháp chỉ có trách nhiệm thông
báo cho các cơ quan có liên quan như đoàn luật sư, cơ quan thuế… về việc thu
hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư của (những) luật sư này mà thôi. Không một
điều khoản nào trong Luật Luật sư quy định Sở Tư pháp chịu trách nhiệm thu
hồi Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư bị chấm dứt hoạt động
theo điểm c, khoản 1 Điều 47 LLS 2012. Từ đó, Sở Tư pháp trở nên đuối lý khi
yêu cầu nộp lại Giấy đăng ký hoạt động hoặc tổ chức hành nghề luật sư có quyền
từ chối nộp lại Giấy đăng ký hoạt động cho Sở này.
Trong hệ thống pháp luật hiện hành, tổ chức hành nghề luật sư chỉ được
coi là đã chính thức chấm dứt hoạt động khi được cơ quan thuế đồng ý đóng mã
số thuế, hoàn trả con dấu cho cơ quan công an và nộp lại Giấy đăng ký hoạt
động cho Sở Tư pháp. Như vậy, việc thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư chỉ
chấm dứt việc hành nghề của luật sư đó, không thể làm chấm dứt hoạt động của
một tổ chức.
Ngay cả đối với công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà luật
sư đó bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư thì công ty với tư cách một pháp
nhân độc lập vẫn đang tồn tại, và vẫn đang chịu các nghĩa vụ liên quan tới thuế,
tài chính vì tổ chức này chưa thực hiện các thủ tục về chấm dứt hoạt động. Vì
vậy, chiếu theo các quy định hiện hành của Luật Luật sư, sự chấm dứt hoạt động
của tổ chức hành nghề luật sư, công ty luật hợp danh chỉ được xem là sự chấm
dứt “trên lý thuyết” mà thôi.
Ngoài ra, khi bị chấm dứt hoạt động, tổ chức hành nghề luật sư phải thỏa
thuận với khách hàng về việc thực hiện hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ký với họ
nhưng chưa thực hiện xong. Luật chỉ quy định phải thỏa thuận với khách hàng,
còn việc các bên có thỏa thuận được với nhau hay không thì Luật không đề cập
đến cũng như không quy định về trách nhiệm liên đới của (những) luật sư thành
lập tổ chức đó sau khi chấm dứt hoạt động.
Do đó, tác giả đề xuất, cần phải thống nhất với LDN 2020, quy định thời
147

gian đủ dài là 180 ngày để hoàn tất thủ tục hành chính về thuế, cũng như trách
nhiệm liên đới của các thành viên tổ chức hành nghề luật sư, công ty luật hợp danh.
3.2.4. Sửa đổi, thống nhất các quy định về hành nghề của luật sư nước
ngoài, công ty luật hợp danh nước ngoài ở Việt Nam
3.2.4.1. Thống nhất các quy định chưa tương đồng giữa cam kết mở cửa
thị trường dịch vụ pháp lý với các quy định của pháp luật trong nước
Như đã phân tích ở chương 2, giữa Luật luật sư và các văn bản cam kết
mở cửa thị trường dịch vụ pháp lý khi Việt Nam gia nhập các tổ chức quốc tế
như Nghị quyết 71/QH11 phê chuẩn Việt Nam gia nhập WTO vẫn có nhiều điểm
không tương đồng.
Hiện nay, hình thức hành nghề của tổ chức luật sư nước ngoài được quy
định tại Biểu cam kết khi Việt Nam gia nhập các tổ chức quốc tế (WTO); phụ
lục tại Nghị quyết 71/2006/QH11 và Luật Luật sư và có sự thiếu thống nhất
trong các văn bản trên cùng với Luật Doanh nghiệp.
Quy định về luật sư nước ngoài đáp ứng đầy đủ các yêu cầu như đối với
luật sư Việt Nam, chỉ được phép tư vấn pháp luật Việt Nam, không được tham
gia tố tụng, đối với WTO, thì đây là hạn chế đối xử quốc gia.
Để có thể hài hòa được những sự khác biệt, cần phải phân định rõ ràng về
điều kiện cung cấp dịch vụ tư vấn và dịch vụ tranh tụng của Luật sư. Luật sư có
thể tranh tụng, cần phải có kinh nghiệm lâu năm, được đào tạo các kỹ năng
chuyên về tranh tụng, trải qua thực tế tranh tụng và tham gia tố tụng. Còn luật sư
tư vấn, chỉ cần đáp ứng các điều kiện ít khó khăn hơn. Đối với tác giả, khi đề
xuất giải pháp này, cũng thấy cần phải thay đổi căn bản về tư duy đào tạo nghề
luật sư, và do đó cần phải có chiến lược, thời gian cũng như những thay đổi lớn
về tư duy của các cơ quan quản lý, đào tạo nghề luật sư ở Việt Nam trong thời
gian tới. Tuy nhiên, nếu thực hiện được, sẽ tạo ra sự khác biệt về chất, nâng tầm
luật sư tranh tụng cũng như luật sư tư vấn tại Việt Nam, hạn chế các công ty tư
vấn luật, nhưng lại núp bóng dưới hình thức tư vấn đầu tư, sở hữu trí tuệ… như
hiện trạng hiện nay của Việt Nam
148

3.2.4.2. Hoàn thiện các quy định của Luật Luật sư để tạo điều kiện cho
công ty luật Việt Nam có thể cạnh tranh bình đẳng với công ty luật nước ngoài
trên lãnh thổ Việt Nam và liên quan đến việc tư vấn pháp luật Việt Nam.
Hiện nay, pháp luật không phân định rõ phạm vi giấy phép hành nghề của
tổ chức luật sư nước ngoài nói chung, công ty luật hợp danh nói riêng, cũng như
vai trò, năng lực và điều kiện hành nghề của luật sư Việt Nam trong tổ chức luật
sư nước ngoài. Luật Luật sư không đưa ra cơ chế để khuyến khích các công ty và
dự án trong nước sử dụng luật sư Việt Nam. Trên thực tế, các công ty của Trung
Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản thường thuê luật sư của nước họ và luật sư đó sẽ đi
thuê luật sư nước ngoài khác. Đây là cơ chế để luật sư Việt Nam học hỏi kinh
nghiệm luật sư nước ngoài để giúp doanh nghiệp Việt Nam và Chính phủ Việt
Nam giám sát luật sư nước ngoài.
3.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về công ty
luật hợp danh trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở Việt Nam
(i) Thứ nhất, đào tạo, phát triển đội ngũ luật sư
Bản chất của nghề luật sư là nghề chuyên môn và tự do, nên sự phát triển
của đội ngũ luật sư trước hết phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng, sự phát triển của
kinh tế và xã hội. Do đó, việc phát triển số lượng luật sư phải được thực hiện
trong một tổng thể của các giải pháp không chỉ mang tính nghề nghiệp mà còn
giải pháp kinh tế, giải pháp mang tính xã hội.
Nâng cao nhận thức của cơ quan, tổ chức và của mỗi người dân về vị trí, vai
trò của luật sư trong xã hội, góp phần tăng tính hấp dẫn của nghề luật sư, thu hút
ngày càng đông đội ngũ cử nhân luật mới ra trường tham gia hành nghề luật sư
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến về luật sư và hành nghề luật sư;
Mở rộng các diễn đàn phù hợp để luật sư tiếp xúc với cơ quan, tổ chức, người
dân, đặc biệt là diễn đàn luật sư - doanh nghiệp để tạo cầu nối và cơ chế dễ dàng
tiếp cận với luật sư và dịch vụ pháp lý của luật sư;
Việc đào tạo định hướng nghề nghiệp luật sư cần được thực hiện trong
chương trình đào tạo cử nhân luật để sinh viên có kiến thức về nghề luật sư, từ
149

đó hình thành sự quan tâm và nguyện vọng trở thành luật sư;
Cần nghiên cứu thực hiện đào tạo liên thông cử nhân luật hướng nghiệp tư
pháp và đào tạo nghề để khơi dậy tính nghề ngay từ khi còn đang học đại học
qua đó có thể rút ngắn được thời gian đào tạo nghề luật sư sau này.
Luật sư, tổ chức hành nghề luật sư, Đoàn Luật sư, Liên đoàn Luật sư Việt
Nam phải xây dựng và duy trì uy tín, danh dự nghề nghiệp; cơ chế pháp lý bảo
đảm quyền, nghĩa vụ của luật sư trong hành nghề phải được thực hiện nghiêm
chỉnh để người dân và xã hội thực sự tin tưởng vào vị trí, vai trò của luật sư
trong xã hội.
Tiếp tục phát triển thị trường dịch vụ pháp lý ở Việt Nam, kích thích nhu
cầu sử dụng dịch vụ pháp lý của luật sư từ phía các cơ quan, tổ chức và cá nhân.
Hình thành và phát triển thị trường dịch vụ pháp lý chất lượng cao phục vụ nhu
cầu tư vấn pháp luật và giải quyết tranh chấp thương mại của doanh nghiệp, đặc
biệt là trong giao dịch thương mại quốc tế.
Bộ Tư pháp xây dựng và ban hành Chương trình khung đào tạo nghề luật
sư; trên cơ sở Chương trình khung, các cơ sở đào tạo nghề luật sư xây dựng
chương trình đào tạo cụ thể của mình. Việc xây dựng chương trình đào tạo nghề
luật sư trước hết phải xuất phát từ mục tiêu chính là cung cấp cho học viên
những kỹ năng hành nghề cơ bản.
Chương trình đào tạo nghề luật sư phải kết hợp giữa đào tạo về lý thuyết
với thực hành nghề nghiệp. Việc đào tạo lý thuyết cũng phải thông qua các tình
huống cụ thể để áp dụng pháp luật thực định. Thời gian thực hành nghề nghiệp
tại tổ chức hành nghề luật sư, cơ quan tư pháp và cơ quản quản lý nhà nước cần
chiếm tỷ lệ hợp lý.
Cải cách phương pháp đào tạo nghề luật sư, thay thế phương pháp diễn
giảng độc thoại và nặng về lý thuyết sang phương pháp phát huy tính chủ động,
sáng tạo trong tư duy của học viên, đào tạo tập trung vào kỹ năng hành nghề,
kinh nghiệm thực tiễn. Việc đào tạo nghề luật sư nên được thực hiện thông qua
những công việc thực tế tại các tổ chức hành nghề luật sư. Theo cách thức này,
học viên được phân chia thành các nhóm và được gửi luân phiên đến các tổ chức
150

hành nghề luật sư, cơ quan tư pháp, cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp để
học trực tiếp từ công việc.
Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên thông qua việc trang bị cho đội
ngũ giảng viên đào tạo nghề luật sư phương pháp đào tạo mới, theo đó học viên
đóng vai trò trung tâm, giảng viên chỉ là người dẫn dắt học viên phát triển ý
tưởng và khái quát hóa ý tưởng của học viên trở thành lý thuyết, cần có sự tham
gia nhiều hơn của đội ngũ các luật sư kỳ cựu để truyền đạt những kinh nghiệm,
những kỹ năng, những kỹ thuật trong hành nghề dựa trên nguyên tắc "đứng trên
vai người khổng lồ sẽ cao hơn người khổng lồ".
Tăng cường trách nhiệm của Đoàn Luật sư trong việc giám sát người tập
sự hành nghề luật sư, luật sư hướng dẫn, tổ chức hành nghề luật sư trong việc
tuân theo quy chế tập sự hành nghề luật sư. Tạo điều kiện thuận lợi để người tập
sự hành nghề luật sư được trực tiếp tham gia hoạt động nghề nghiệp, nâng cao
kỹ năng hành nghề.
Thường xuyên cập nhật kiến thức pháp luật và bồi dưỡng về kỹ năng hành
nghề nói chung, kỹ năng tranh tụng nói riêng, văn hóa ứng xử và đạo đức nghề
nghiệp cho luật sư một cách thường xuyên, định kỳ. Liên đoàn Luật sư Việt Nam
cùng các Đoàn Luật sư các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cần xây dựng
kế hoạch, chương trình bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho luật sư phù hợp
với từng thời kỳ và tình hình thực tiễn về tổ chức, hoạt động luật sư của khu vực
và từng địa phương. Liên đoàn Luật sư Việt Nam và Đoàn Luật sư tổ chức các
lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ bắt buộc cho luật sư theo định kỳ.
Trước thực tiễn hiện nay trong nhiều vụ tranh chấp thương mại quốc tế, cơ
quan, tổ chức, doanh nghiệp của nước ta phải thuê các công ty luật nước ngoài tư
vấn, đại diện trong quá trình giải quyết, chi phí cho việc thuê công ty luật nước
ngoài, luật sư nước ngoài rất cao, trong khi đó, chúng ta lại không chủ động
được về thời gian và nắm bắt diễn biến giải quyết tranh chấp; vấn đề cung cấp và
bảo mật thông tin trong một số trường hợp cũng gây nhiều khó khăn cho các
bên. Chính vì vậy việc phát triển được đội ngũ luật sư giỏi phục vụ hội nhập
kinh tế quốc tế là vấn đề cấp thiết. Để thực hiện có hiệu quả mục tiêu này, cần
151

xây dựng chương trình chuyên biệt để đào tạo luật sư chuyên về hội nhập.
Chương trình này song song cùng với chương trình đào tạo nghề luật sư. Chương
trình chuyên biệt đào tạo luật sư hội nhập phải bảo đảm cho học viên khi tốt
nghiệp đáp ứng được các tiêu chí như được trang bị kiến thức, kỹ năng giải
quyết các vấn đề về thương mại nói chung và thương mại quốc tế nói riêng và sử
dụng thành thạo một ngoại ngữ trong hoạt động hành nghề luật sư.
Thành lập thí điểm cơ sở liên doanh, liên kết với cơ sở đào tạo luật sư
nước ngoài để đào tạo luật sư chuyên sâu về hội nhập kinh tế quốc tế. Sau thời
gian thí điểm trong việc liên doanh, liên kết với nước ngoài để đào tạo đội ngũ
luật sư hội nhập kinh tế quốc tế thì Chính phủ sẽ đánh giá về hoạt động này, nếu
tốt có thể cần có chính sách khuyến khích liên doanh, liên kết để đào tạo luật sư
hội nhập kinh tế quốc tế. Tuyển chọn và gửi một số luật sư đáp ứng điều kiện về
chuyên môn và khả năng ngoại ngữ đi đào tạo ở nước ngoài. Các luật sư được
đào tạo ở nước ngoài sẽ là nòng cốt để phát triển đội ngũ luật sư phục vụ yêu cầu
hội nhập kinh tế quốc tế.
Xây dựng chương trình chuẩn quốc gia về đào tạo luật sư chuyên sâu về
hội nhập. Đối tượng tham gia có thể là cử nhân luật hoặc luật sư đang hành nghề;
Nội dung của khóa học bao gồm kiến thức và kỹ năng hành nghề trong lĩnh vực
thương mại quốc tế và ngoại ngữ, thời gian của khóa học từ hai đến ba năm,
trong đó thời gian học trên lớp dự kiến sáu tháng, thời gian còn lại học viên được
gửi đến các tổ chức hành nghề luật sư của Việt Nam và nước ngoài được lựa
chọn để thực hành nghề nghiệp.
(ii) Thứ hai, đổi mới việc thực hiện những vấn đề liên quan đến hoạt động
công ty luật, công ty luật hợp danh trong mối quan hệ với các tổ chức xã hội –
nghề nghiệp luật sư
Có thể nói, khi tổ chức xã hội-nghề nghiệp của luật sư (Liên Đoàn luật sư
Việt Nam, Đoàn Luật sư địa phương) thực hiện đầy đủ vai trò tự quản của mình
sẽ tác động tích cực đến hoạt động nghề nghiệp của luật sư thành viên, nhiệm vụ
này hết sức cần thiết và phải được thực hiện thường xuyên nhằm nhắc nhở luật
sư thành viên phải tuân thủ pháp luật, giữ gìn đạo đức, ứng xử nghề nghiệp trong
152

hoạt động hành nghề.


Tuy nhiên, hiện nay ngoại trừ một số luật sư đăng ký hành nghề với tư cách cá
nhân, phần nhiều các luật sư hoạt động hành nghề tại tổ chức hành nghề luật sư của
họ. Do đó, Liên Đoàn luật sư Việt Nam và Đoàn Luật sư khó có thể tham gia trực
tiếp để tác động đến hoạt động tự quản của chủ thể này, đặc biệt là đối với các công
ty luật hợp danh khi mà pháp luật chưa quy định điều chỉnh các mối quan hệ này.
Mặt khác, để đảm bảo việc kết hợp giữa công tác quản lý Nhà nước với
vai trò tự quản của tổ chức xã hội-nghề nghiệp của luật sư thì khi kiểm tra, giám
sát hoạt động hành nghề luật sư của các tổ chức hành nghề luật sư, công ty luật,
nên có sự kết hợp giữa cơ quan quản lý Nhà nước với tổ chức xã hội-nghề
nghiệp của luật sư (Bộ Tư pháp/Sở Tư pháp phối hợp với Liên Đoàn luật sư Việt
Nam/Đoàn Luật sư địa phương). Thông qua đó, tổ chức xã hội-nghề nghiệp của
luật sư mới có thể kiểm tra; giám sát hoạt động của luật sư, của các công ty luật;
cũng thông qua sự kết hợp này, tổ chức xã hội-nghề nghiệp của luật sư nắm bắt
được mức độ tự giác tuân thủ pháp luật của luật sư và tổ chức hành nghề luật sư
trong hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý. Vì vậy, việc hoàn thiện pháp luật về
giám sát hoạt động của luật sư thành viên và các tổ chức hành nghề luật sư là hết
sức cần thiết nhằm phát huy vai trò tự quản của các tổ chức hành nghề luật sư
trong công tác tổ chức cũng như hoạt động của chủ thể này.
(iii) Thứ ba, đảm bảo hạn chế tối đa sự vi phạm pháp luật, nâng cao hiệu
quả của luật sư, công ty luật hợp danh
Ngoài việc tạo sự chủ động, dân chủ trong hoạt động của công ty luật hợp
danh thì việc các cơ quan nhà nước thường xuyên kiểm tra và xử lý vi phạm một
cách triệt để, rõ ràng là điều cần thiết. Nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà
nước có thẩm quyền về luật sư là kiểm tra, thanh tra việc tuân thủ pháp luật của
tổ chức luật sư và hành nghề luật sư. Thông qua việc kiểm tra, thanh tra, một mặt
nhà nước phát hiện những bất cập, hạn chế về chính sách, quy định của pháp luật
về luật sư và hành nghề luật sư để kịp thời sửa đổi, bổ sung. Đồng thời, cũng
thông qua kiểm tra, thanh tra nhà nước phát hiện và xử lý những vi phạm pháp
luật của tổ chức luật sư và hành nghề luật sư, công ty luật hợp danh. Mặt khác,
153

kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về tổ chức luật sư
và hành nghề luật sư là tăng cường sự quản lý nhà nước về luật sư nhằm mục
đích giúp tổ chức luật sư và hành nghề luật sư phát triển đúng đường lối, chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
(iv) Thứ tư, tiến hành đồng bộ giữa xây dựng pháp luật và thực hiện hiệu
quả pháp luật về công ty luật hợp danh, kết hợp kiểm tra, giám sát việc thực hiện
pháp luật về công ty luật hợp danh
Ban hành pháp luật nói chung, pháp luật điều chỉnh hoạt động về công ty
luật hợp danh nói riêng nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, trật tự, củng cố và
phát triển chúng theo những định hướng mong muốn nhằm đạt được những kết
quả, mục tiêu nhất định. Trong đó có mục tiêu đảm bảo cơ chế hoạt động của
công ty luật hợp danh, góp phần vào việc đảm bảo thực hiện pháp luật, đáp ứng
nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý của người dân trong xã hội.
Điều đó chỉ có thể đạt được khi những yêu cầu, chỉ dẫn của các quy định
trong pháp luật về công ty luật hợp danh được thi hành có hiệu quả trong đời
sống xã hội. Do đó, quan trọng không phải là ban hành thật nhiều quy định, mà
quan trọng là thực hiện có hiệu quả những quy định đó trên thực tế.
Thi hành pháp luật về công ty luật hợp danh là hình thức để nhà nước thực
hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình, quản lý, bảo vệ, thúc đẩy phát triển hoạt
động của các công ty luật hợp danh. Còn đối với các công ty luật hợp danh thì đó
là việc thực hiện các quyền hoặc các nghĩa vụ pháp lý của họ mà pháp luật đã
quy định, vì lợi ích của công ty luật hợp danh cũng như của cả cộng đồng xã hội.
Hiệu quả thi hành pháp luật là một đại lượng “định tính”, “so sánh”, thể
hiện ở kết quả và chất lượng của việc thi hành các quy định pháp luật trên thực
tế. Việc xem xét, đánh giá hiệu quả thi hành pháp luật cần được tiến hành trong
những phạm vi giới hạn về không gian, thời gian với những số lượng và chất
lượng nhất định ở tất cả các hình thức thực hiện pháp luật. Ngoài ra, một quy
định pháp luật nào đó nếu không được thi hành có hiệu quả có thể sẽ làm ảnh
hưởng tới hiệu quả việc thi hành các quy định pháp luật khác và ngược lại nếu
nó được thi hành có hiệu quả thì có thể sẽ làm cho việc thi hành các quy định
154

pháp luật khác cũng có hiệu quả. Do vậy, sự đồng bộ trong xây dựng và thi hành
pháp luật có một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả thi
hành pháp luật nói chung, pháp luật về công ty luật hợp danh nói riêng trong
thực tiễn.
Do đó, cần phải nâng cao nhận thức và thực hiện pháp luật nói chung,
pháp luật về công ty luật hợp danh nói riêng trong đời sống. Không ngừng nâng
cao chất lượng của các quy định pháp luật về công ty luật hợp danh, đồng thời
thường xuyên kiểm tra, giám sát, theo dõi việc thi hành pháp luật, kịp thời phát
hiện các sai phạm và xử lý nghiệm minh mọi vi phạm pháp luật về công ty luật
hợp danh. Thực hiện đồng bộ, hiệu quả các hoạt động trên, sẽ giúp cho các quy
định về công ty luật hợp danh được thực hiện hiệu quả trên thực tế.
155

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

1. Việc hoàn thiện pháp luật về công ty hợp danh trong bối cảnh hội nhập
xuất phát từ những yêu cầu: Hoàn thiện pháp luật về công ty luật hợp danh phải
đáp ứng yêu cầu của điều kiện cải cách tư pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa; Hoàn thiện pháp luật về công ty luật hợp danh cần đảm bảo
tính linh hoạt của hành nghề luật sư nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động; Hoàn
thiện pháp luật về công ty luật hợp danh phải phù hợp với đặc điểm phát triển
kinh tế, xã hội, văn hóa pháp lý của Việt Nam; Hoàn thiện pháp luật về công ty
luật hợp danh nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
2. Cùng với việc xác định các yêu cầu hoàn thiện các chế định về công ty
luật hợp danh cũng như hoàn thiện pháp luật về luật sư, hành nghề luật sư, tác
giả đã xây dựng các quan điểm nhằm đưa ra phương hướng hoàn thiện pháp
luật liên quan đến tổ chức và hoạt động của công ty luật hợp danh trong bối
cảnh hội nhập.
3. Từ những hạn chế bất cập được phân tích trong chương 2, các yêu cầu,
quan điểm hoàn thiện pháp luật, tác giả đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp
luật về công ty luật hợp danh trong bối cảnh hội nhập.
Các giải pháp được chia thành các nhóm liên quan tới hoàn thiện pháp
luật luật sư, pháp luật doanh nghiệp liên quan tới công ty luật hợp danh; hoàn
thiện các quy định pháp luật về phạm vi hành nghề của luật sư nước ngoài, công
ty luật hợp danh nước ngoài ở Việt Nam.
Đi đôi với nhóm giải pháp hoàn thiện pháp luật là nhóm giải pháp nâng
cao hiệu quả thi hành pháp luật trên thực tế. Những giải pháp này bao gồm việc
nâng cao chất lượng luật sư, đào tạo luật sư có chất lượng cao, có khả năng tranh
tụng quốc tế.
156

KẾT LUẬN

1. Công ty luật hợp danh là một trong những loại hình tổ chức hành nghề
luật sư có lịch sử phát triển từ lâu đời. Lĩnh vực pháp luật rộng lớn, không một
luật sư nào đủ khả năng có thể hiểu biết đầy đủ tất cả các ngành luật, do đó các
luật sư đã hợp danh với nhau để cùng nhau hoạt động trong hãng luật hợp danh.
Do đó, công ty luật hợp danh là loại hình công ty phù hợp với nhu cầu hành nghề
của các luật sư. Vì vậy, pháp luật điều chỉnh công ty luật hợp danh là một nhu
cầu khách quan cần thiết mà các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải thực
hiện, tôn trọng, tạo điều kiện thực hiện cũng như bảo đảm bối cảnh hội nhập
quốc tế hiện nay.
2. Dưới phương diện pháp lý, pháp luật về công ty luật hợp danh là hệ
thống các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, điều chỉnh
các quan hệ xã hội phát sinh giữa luật sư, công ty luật hợp danh với khách hàng,
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong quá trình tổ chức và hoạt động cung cấp
dịch vụ pháp lý của luật sư thông qua công ty luật hợp danh.
3. Cấu trúc pháp luật về công ty luật hợp danh bao gồm quy phạm về
thành viên trong công ty luật hợp danh; quy phạm về tổ chức, quản lý công ty
luật hợp danh; quy phạm về quyền, nghĩa vụ của công ty luật hợp danh và các
dịch vụ pháp lý do công ty luật hợp danh cung ứng; quy phạm về thành lập, tổ
chức lại và chấm dứt hoạt động của công ty luật hợp danh; quy phạm về hành
nghề của luật sư nước ngoài, công ty luật hợp danh nước ngoài tại Việt Nam qua
các cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ pháp lý của Việt Nam trong bối cảnh
hội nhập
4. Các quy định về điều kiện hành nghề luật sư, tổ chức và hoạt động của
công ty luật hợp danh, đặc biệt là các quy định về hành nghề của luật sư nước
ngoài và công ty luật hợp danh nước ngoài là những công cụ để nhà nước quản
lý các chủ thể hoạt động trong lĩnh vực này, là biện pháp bảo vệ gián tiếp các
quan hệ xã hội và lợi ích của các chủ thể khác trước tác động từ hoạt động cung
157

ứng dịch vụ pháp lý của công ty luật hợp danh.


Hệ thống pháp luật điều chỉnh công ty luật hợp danh đã có những thành
công đạt được, thống nhất điều chỉnh hoạt động của luật sư và công ty luật hợp
danh. Hai văn bản quan trọng trong lĩnh vực này là Luật Doanh nghiệp và Luật
luật sư liên tục được sửa đổi, bổ sung và ban hành mới qua từng thời kỳ, đáp ứng
kịp thời yêu cầu điều chỉnh bằng pháp luật của Nhà nước.
5. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm thì hệ thống pháp luật Việt Nam về
công ty luật hợp danh vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần hoàn thiện như: quy
định về điều kiện để luật sư thành lập công ty luật hợp danh; quy định về chuyển
đổi loại hình công ty luật; quy định về loại hình công ty luật hợp danh có tổ chức
hành nghề luật sư nước ngoài… Quá trình thực hiện pháp luật về công ty luật
hợp danh cho thấy một số khó khăn, đặc biệt là việc thành lập công ty luật hợp
danh, cũng như các quy định về phân biệt đối xử giữa luật sư trong nước và luật
sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam.
6. Để pháp luật về công ty luật hợp danh được thực hiện trên thực tế thì
việc hoàn thiện về chính sách, pháp luật một cách thống nhất, đồng bộ cùng với
việc thực thi các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về công ty
luật hợp danh là vấn đề cấp thiết. Tuy nhiên, nếu chỉ có hệ thống pháp luật đầy
đủ, minh bạch, khách quan, nhưng trên thực tế việc cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền liên quan không thực hiện trách nhiệm của mình thì các công ty luật hợp
danh cũng gặp khó khăn trong tổ chức và hoạt động, từ đó các tổ chức, cá nhân
có nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý cũng sẽ không được thụ hưởng, bảo vệ
quyền và nghĩa vụ hợp pháp của mình một cách đầy đủ. Do đó, việc hoàn thiện
pháp luật và nâng cao nhận thức hành động là vấn đề quan trọng, thường xuyên
và liên tục, là cơ sở để pháp luật về công ty luật hợp danh được thực hiện trong
thực tiễn và nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước./.
158

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ


LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ

1. Nguyễn Minh Đức, Nguyễn Quý Trọng (2018), Công ty luật hợp danh
nhận diện và những yếu tố tác động, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, 4/2018
2. Nguyễn Minh Đức, Nguyễn Quý Trọng (2018), Quản trị nội bộ công ty
luật hợp danh – Góc nhìn từ thực tiễn, Tạp chí Dân Chủ và Pháp Luật, Số
chuyên đề 02/2018
3. Nguyễn Minh Đức (2019), Pháp luật về công ty luật hợp danh ở Việt
Nam: Quá trình hình thành và phát triển, Tạp chí Công Thương, số 22 - tháng
12/2019
4. Nguyễn Minh Đức (2020), Những yêu cầu và giải pháp hoàn thiện
pháp luật về công ty luật hợp danh ở Việt Nam, Tạp chí Công Thương, số 2 -
tháng 2/2020
5. Nguyễn Minh Đức (2021), Hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt
động của công ty luật hợp danh ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Nhà nước và pháp
luật, số 12/2021
6. Nguyễn Minh Đức (2021), Pháp luật về hành nghề của Luật sư nước
ngoài tại Việt Nam, Tạp chí Luật học, số 12/2021
159

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. Các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam và văn bản pháp luật
1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ XIII, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, tập 1.
2. Hiến pháp năm 2013
3. Luật Doanh nghiệp năm 2020
4. Luật Đầu tư năm 2020
5. Luật Thương mại năm 2005
6. Luật Luật sư năm 2005
7. Luật Luật sư năm 2006
8. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư 2012
9. Nghị định số 123/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2013 của Chính
phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Luật sư;
10. Nghị định số 137/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính
phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2013/NĐ-CP ngày 14
tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi
hành Luật Luật sư;
11. Thông tư số 05/2021/TT-BTP ngày 24 tháng 6 năm 2021 của Bộ Tư
pháp hướng dẫn một số điều và biện pháp thi hành Luật Luật sư, Nghị định quy
định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Luật sư
12. Biểu cam kết cụ thể về dịch vụ khi gia nhập WTO của Việt Nam, Tài
liệu WT/ACC/VNM/48/Add.2 năm 2006
B. Các tài liệu tham khảo khác
Tiếng Việt
13. Trần Thùy Anh (2001), Một số khía cạnh pháp lí về công ty hợp danh,
Luận văn thạc sĩ, tr.7.
14. Bộ Tư pháp (2021), Báo cáo số 01/BC-BTP - Tổng kết công tác tư pháp
năm 2021 và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp công tác năm 2021, Hà Nội
160

15. Nguyễn Văn Bốn (2016), Ba năm thi hành Luật sửa đổi, bổ sung Luật
Luật sư - kết quả, hạn chế và kiến nghị, Tạp chí Dân chủ & Pháp luật số tháng
10 (295) năm 2016
16. Nguyễn Văn Bốn (2019), Quản trị công ty luật theo pháp luật Việt
Nam, Luận án tiến sỹ luật học, Học viện Khoa học xã hội.
17. Nguyễn Văn Điệp và Nguyễn Hữu Ước (2011) [đồng chủ biên], Bài
giảng về luật sư và nghề luật sư, Học viện tư pháp, Hà Nội. Trg. 21
18. Nguyễn Minh Đức (2018), Công ty luật hợp danh theo pháp luật Việt
Nam từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ Luật, Học viện Khoa
học xã hội
19. Nguyễn Minh Đức (2021), Hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt
động của công ty luật hợp danh ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Nhà nước và Pháp
luật, số 12/2021
20. Nguyễn Minh Đức (2021), Pháp luật về hành nghề của Luật sư nước
ngoài tại Việt Nam, Tạp chí Luật học, số 12/2021
21. Friedrich Fubler, Jurgen Simon (1992), Mấy vấn đề pháp luật kinh tế
Cộng hòa Liên bang Đức, Nhà xuất bản Pháp lý, tr. 31
22. Đậu Huy Giang (2014), Pháp luật về công ty Luật ở Việt Nam, Luận
văn Thạc sĩ Luật học, Khoa luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
23. Nguyễn Thị Thùy Giang (2012), Pháp luật Việt Nam về công ty hợp
danh, Luận văn Thạc sĩ luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 7
24. Lê Thu Hà, Ngô Hoàng Oanh, Phạm Trí Hùng (2016), Đào tạo luật sư
ở một số nước trên thế giới và những kinh nghiệm để hoàn thiện công tác đào
tạo Luật sư ở Việt Nam, Tạp Chí Nghề Luật Số 3/2016
25. Lê Hồng Hạnh (chủ biên) (2002), Đạo đức & kỹ năng của luật sư trong
nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa, NXB Đại học sư phạm
26. Phan Trung Hoài (2010), Một số vấn đề về nhu cầu điều chỉnh bằng
pháp luật đối với hoạt động luật sư trong nền kinh tế thị trường, Tạp chí Khoa
học Pháp lý, 02/2010
161

27. Nguyễn Thị Huế (2012), Pháp luật về công ty hợp danh ở Việt Nam,
Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Khoa học xã hội
28. Nguyễn Vinh Hưng (2014), Xây dựng chế định pháp luật về công ty
hợp vốn đơn giản ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Khoa Luật, Đại học
Quốc gia Hà Nội
29. Nguyễn Tiến Lập (2001), Vị trí, vai trò và đặc thù của nghề luật sư
trong xã hội, Tham luận Hội thảo về đạo đức nghề nghiệp luật sư do Bộ Tư pháp
chủ trì, Hồ Chí Minh
30. Nguyễn Đình Lộc (2006) “Luật luật sư – một bước phát triển dài của
chế định pháp luật luật sư Việt Nam”, Tạp chí Nghề Luật, Số 5/2006, tr.27.
31. Nguyễn Thị Minh (2006), “Dịch vụ pháp lý và phạm vi hành nghề của
luật sư”, Số chuyên đề Luật luật sư, Tạp chí dân chủ và pháp luật, Bộ tư pháp,
Hà Nội, tr 37 - 44
32. Phạm Duy Nghĩa (2004), Chuyên khảo Luật Kinh tế, NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội
33. Đồng Thái Quang (2019), Công ty luật hợp danh hoạt động trong lĩnh
vực cung cấp dịch vụ pháp lý theo pháp luật Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Đại học
Luật Hà Nội
34. Hoàng Thị Anh Thư (2019), Pháp luật về hành nghề luật sư ở Việt
Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
35. Nguyễn Văn Tuân (2004), “Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực tố tụng tư
pháp ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Bộ Tư pháp, Số
7/2004
36. Nguyễn Văn Tuân (2020), Bộ Tư Pháp, Tổ chức hoạt động luật sư ở
Việt Nam quá trình hình thành và phát triển, Dân chủ pháp luật - Số chuyên đề
75 năm ngành Tư pháp
37. Lê Tài Triển (1973), Luật Thương mại Việt Nam dẫn giải, Kim Lai Ấn
Quán - Sài Gòn.
38. Nguyễn Quý Trọng, Nguyễn Minh Đức (2018), Công ty luật hợp danh
nhận diện và những yếu tố tác động, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, 4/2018
162

39. Nguyễn Quý Trọng, Nguyễn Minh Đức (2018), Quản trị nội bộ công
ty luật hợp danh – Góc nhìn từ thực tiễn, Tạp chí Dân Chủ và Pháp Luật, Số
chuyên đề 02/2018
40. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định phê duyệt chiến lược phát
triển nghề luật sư đến năm 2020, Hà Nội
Tiếng nước ngoài
41. Andrea Cahn and David C. Donald (2010), Comparative company
law: text and cases on the laws governing corporations in Germany, the UK and
the USA, Cambridge University Press. Page. 34
42. Brundage, James A. (2008), The Medieval of the Legal Profession:
Canonists, Civilians, and Courts, University of Chicago Press
43. Everett-Nollkamper, Pamela (2008), Fundamentals of Law Office
Management: Systems, Procedures and Ethics, West Legal Studies Series (4th ed.)
44. Johnson, Dr. Mark (1990). "Lawyers in the Mist?", Science Digest,
May 1990
45. John Micklethwait, Adrian Wooldridge (2003), The Company - A
Short History of a Revolutionary Idea, Modern Library
46. Keith Abbott, Norman Pendlebury, Kevin Wardman (2007), Business
Law 8th edition, South-Western, pp. 343 - 349.
47. Laurie Young, Business Development for Lawyers: Principles and
Practice, Ark Group, 2010
48. Lawyer’s law of France (Law N0 71-1130), ngày 31/12/1971 (sửa đổi
năm 1990), Luật Luật sư Pháp. Sắc lệnh số: 91/1197 (1991) về Luật sư Pháp.
Điều 17
49. Richard Brzakala (2021), Show Me The Math: The importance of cost
estimates when engaging a law firm”, Globe Law and Business.
50. Robert W. Gordon (2019), Lawyers, the Legal Profession & Access to
Justice in the United States: A Brief History1, Stanford Law School.
163

C. Internet
51. http://unstats.un.org/unsd/cr/registry/regcst.asp?Cl=9&Lg=1 truy cập
ngày 04/05/2021
52.https://docs.wto.org/dol2fe/Pages/FE_Search/FE_S_S009DP.aspx?lang
uage=E&CatalogueIdList=179576&CurrentCatalogueIdInd+ex=0&FullTextHas
h=&HasEnglishRecord=True&HasFrenchRecord=True&HasSpanishRecord=Tr
ue truy cập ngày 06/02/2022
53.https://docs.wto.org/dol2fe/Pages/FE_Search/FE_S_S009DP.aspx?lang
uage=E&CatalogueIdList=108521,65042,84403,61918,52790,63458,98200,108
250,79566,19646&CurrentCatalogueIdIndex=5&FullTextHash=&HasEnglishRe
cord=True&HasFrenchRecord=True&HasSpanishRecord=True truy cập ngày
06/02/2022
54.https://docs.wto.org/dol2fe/Pages/FE_Search/FE_S_S009DP.aspx?lang
uage=E&CatalogueIdList=93951,65273,16540,41871,2539,28812,5291&Curren
tCatalogueIdIndex=0&FullTextHash=&HasEnglishRecord=True&HasFrenchRe
cord=True&HasSpanishRecord=True truy cập ngày 06/02/2022
55.https://ir.lawnet.fordham.edu/cgi/viewcontent.cgi?article=3508&conte
xt=flr truy cập ngày 10/01/2022.
56. https://papers.ssrn.com/sol3/papers.cfm?abstract_id=713881 truy cập
ngày 06/02/2022
57.https://www.researchgate.net/publication/258630906_The_Legal_Prof
ession_and_the_Business_of_Law truy cập ngày 15/02/2022
58.https://www.jdsupra.com/legalnews/the-agony-and-the-ecstasy-of-law-
firm-24455/ truy cập ngày 10/02/2022
59. https://westcolumbialawyer.com/the-history-of-lawyers/ truy cập ngày
10/08/2021
60. http://tuvanluatvietnam.net/?url=detail&id=680 truy cập ngày
11/05/2021
61. https://lsvn.vn/phat-trien-nguon-nhan-luc-hay-phat-trien-cac-dich-vu-
phap-ly1610355429.html truy cập ngày 16/02/2022
164

62. http://www.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/hoatdong-cua-cac-don-vi-
thuoc-bo.aspx?ItemID=2590, truy cập 15/07/2021
63. http://www.hcmcbar.org/NewsDetail.aspx?CatPK=1&NewsPK=35
truy cập ngày 20/02/2022
64. http://vi.investconsult.vn/dich-vu.html truy cập ngày 15/02/2022
65. https://tuoitre.vn/thoi-cua-luat-su-viet-102255.htm truy cập ngày
20/02/2022
66. http://www.hcmcbar.org/NewsDetail.aspx?CatPK=2&NewsPK=60
truy cập ngày 30/10/2021
67. http://www.hcmcbar.org/NewsDetail.aspx?CatPK=4&NewsPK=138
truy cập ngày 30/10/2021
68. https://trungtamwto.vn/file/20617/phu-luc-iv-bieu-cam-ket-cua-vn-ve-
di-chuyen-the-nhan.pdf truy cập ngày 21/10/2021
69. https://www.liendoanluatsu.org.vn/post/h%E1%BB%99i-
ngh%E1%BB%8B-t%E1%BB%95ng-k%E1%BA%BFt-t%E1%BB%95-
ch%E1%BB%A9c-ho%E1%BA%A1t-%C4%91%E1%BB%99ng-n%C4%83m-
2020-v%C3%A0-ph%C6%B0%C6%A1ng-h%C6%B0%E1%BB%9Bng-
ho%E1%BA%A1t-%C4%91%E1%BB%99ng-n%C4%83m-2021, truy cập ngày
25/08/2021.
70.www.fdi.gov.cn/.../Laws/GeneralLawsandRegulations/BasicLaws/P020
061018643910006967.pdf truy cập ngày 26/02/2022
71. https://www.oxfordbibliographies.com/view/document/obo-
9780199766567/obo-9780199766567-0049.xml truy cập ngày 10/02/2022
72. https://moj.gov.vn/qt/cacchuyenmuc/70TuPhapVietNam/Pages/tu-
lieu-nganh.aspx?ItemID=27 truy cập ngày 15/01/2022

You might also like