You are on page 1of 25

ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

------

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ


MÔN ĐẠI CƯƠNG NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

ĐỀ TÀI: QUY PHẠM PHÁP LUẬT: KHÁI NIỆM, CẤU TRÚC, CÁC QUY
PHẠM PHÁP LUẬT VÀ CHO VÍ DỤ MINH HỌA

Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Huyền

Hà Nội, 02 – 2022
ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

------

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ


MÔN ĐẠI CƯƠNG NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

ĐỀ TÀI: QUY PHẠM PHÁP LUẬT: KHÁI NIỆM, CẤU TRÚC, CÁC QUY
PHẠM PHÁP LUẬT VÀ CHO VÍ DỤ MINH HỌA

Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Hùng


Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Thanh Huyền
Mã sinh viên: : 21050444
Lớp : QH-2021-E TCNH CLC 3
Mã học phần : 211_THL1057 3

Hà Nội, 02 – 2022
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu
được trình bày trong tiểu luận là trung thực, khách quan và các thông tin trích dẫn đã được
ghi rõ nguồn gốc. Nếu phát hiện có bất kỳ sự sao chép nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
trước bộ môn, khoa và nhà trường.
TÁC GIẢ

Nguyễn Thị Thanh Huyền

1
DANH MỤC VIẾT TẮT

QPPL : Quy phạm pháp luật

2
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................... 1
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................. 4
CHƯƠNG 1 ............................................................................................................................ 6
TỔNG QUAN VỀ QUY PHẠM PHÁP LUẬT ................................................................... 6
I. Các khái niệm .................................................................................................................... 6
1. Quy phạm ...................................................................................................................... 6
2. Quy phạm xã hội ........................................................................................................... 6
3. Quy phạm kỹ thuật ........................................................................................................ 6
4. Quy phạm pháp luật ...................................................................................................... 7
II. Đặc trưng của quy phạm pháp luật ................................................................................. 7
1. Tính phổ biến, bắt buộc chung ...................................................................................... 7
2. Tính được xác định chặt chẽ về mặt hình thức ............................................................. 7
3. Tính được đảm bảo thực hiện ....................................................................................... 8
4. Thể hiện ý chí của nhân dân.......................................................................................... 8
CHƯƠNG 2 ............................................................................................................................ 9
CƠ CẤU CỦA QUY PHẠM PHÁP LUẬT ......................................................................... 9
I. Ý nghĩa và các quan điểm khác nhau về cơ cấu quy phạm pháp luật .............................. 9
II. Các bộ phận cấu thành của quy phạm pháp luật ........................................................... 9
1. Giả định ...................................................................................................................... 9
1.1. Khái niệm................................................................................................................ 9
1.2. Phân loại giả định ................................................................................................. 10
2. Quy định ...................................................................................................................... 11
2.1. Khái niệm.............................................................................................................. 11
2.2. Phân loại quy định ................................................................................................ 12
3. Chế tài ......................................................................................................................... 14
3.1. Khái niệm.............................................................................................................. 14
3.2. Phân loại chế tài: .................................................................................................. 15
CHƯƠNG 3 .......................................................................................................................... 16
CÁC LOẠI QUY PHẠM PHÁP LUẬT ............................................................................ 16
I. Tiêu chí phân loại............................................................................................................ 16
II. Các loại quy phạm pháp luật ........................................................................................ 16
KẾT LUẬN ........................................................................................................................... 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 23
3
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài


Trong đời sống xã hội, pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng. Là phương tiện không
thể thiếu trong việc đảm bảo cho sự tồn tại, vận hành của xã hội nói chung và nhà nước nói
riêng. Pháp luật là một công cụ quản lý xã hội hữu hiệu của nhà nước, việc tăng cường vai trò
của pháp luật được đặt ra như một tất yếu khách quan. Điều đó không chỉ nhằm mục đích xây
dựng một xã hội trật tự, kỷ cương, văn minh mà còn hướng đến bảo vệ và phát triển các giá
trị tốt đẹp, điều chỉnh ngăn chặn và giảm thiểu những hậu quả tiêu cực do con người gây ra.
Do vậy, ngày nay xã hội ngày càng phát triển, hoạt động xây dựng pháp luật càng trở nên
phức tạp, đòi hỏi trí tuệ và trách nhiệm của nhà nước.
Trong thời kì đổi mới và hội nhập hiện nay, dân chủ hóa mọi mặt trong đời sống xã hội,
hoạt động xây dựng pháp luật của Nhà nước đang có nhiều sự thay đổi. Các quy phạm pháp
luật (QPPL) được xây dựng và ban hành nhiều hơn, nhằm đưa pháp luật rộng rãi và phù hợp
đến các tầng lớp xã hội. Việc ban hành QPPL đã tạo ra cơ sở pháp lý, thiết lập lại trật tự trong
xã hội, trong hoạt động xây dựng các quan hệ xã hội trong bối cảnh văn minh, hiện đại.
Việc nghiên cứu về QPPL nhằm hiểu rõ hơn về khái niệm, vai trò, ý nghĩa các loại của
quy phạm pháp luật. Từ việc hiểu rõ mới có thể giúp cá nhân thực thi pháp luật và mang lại
các hiểu quả tích cực cho tương lai.
Với những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài: “ Quy phạm pháp luật: Khái niệm, cấu
trúc, các loại vi phạm pháp luật và cho ví dụ minh họa”.
2. Tình hình nghiên cứu
Theo kết quả tìm hiểu trong thời gian qua, trước đó có ít tác giả nghiên cứu về vấn đề
trên. Một đề tài có thể kể đến là đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ “Cơ sở lý luận và thực tiễn
về hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật xung đột ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Bá
Chiến. Khi tìm kiếm các bài luận đề tài nghiên cứu về vấn đề này trên các trang mạng, hầu
như tôi thấy được rằng vấn đề này được nêu lên để các tác giả nghiên cứu về các vấn đề văn
bản quy phạm pháp luật và các vấn đề nghiên cứu liên quan đến văn bản pháp luật.
Qua đó, có thể thấy rằng, các đề tài nghiên cứu sâu và được công bố về vấn đề trên còn
rất hạn chế. Chính vì thế, với đề tài “ Quy phạm pháp luật: Khái niệm, cấu trúc, phân loại các
vi phạm pháp luật và cho ví dụ minh họa”, tôi mong có thể nghiên cứu và mang đến kiến thức
về quy phạm pháp luật một cách chi tiết, đầy đủ hơn.

4
3. Phạm vi nghiên cứu
- Các vấn đề lý thuyết về quy phạm pháp luật như:
+ Khái niệm
+ Ý nghĩa, đặc trưng
+ Cấu trúc
+ Phân loại
+ Ý nghĩa phân loại
- Đưa ra các ví dụ chi tiết về từng loại vi phạm pháp luật
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể bao gồm:
Phân tích, tổng hợp, quy nạp.
Phương pháp phân tích được sử dụng ở chương 3 và phần kết luận của bài luận nhằm
tiến hành nghiên cứu mục đích của đề tài.
Phương pháp tổng hợp và quy nạp được ử dụng chủ yếu trong việc tiến đến kết luận của
quá trình nghiên cứu đề tài.
5. Đóng góp mới của đề tài về lý luận và thực tiễn
- Phân tích sâu hơn về quy phạm pháp luật
- Chỉ ra sự khác biệt, giúp phân loại các loại quy phạm pháp luật
6. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
Ngoài phần lời cam đoan, mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
đề tài nghiên cứu gồm có:
- Chương 1: Tổng quan về quy phạm pháp luật
- Chương 2 : Cơ cấu của quy phạm pháp luật
- Chương 3: Các loại quy phạm pháp luật

5
CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ QUY PHẠM PHÁP LUẬT

I. Các khái niệm

1. Quy phạm

Quy phạm là quy tắc hành vi mang tính chất chung, thể hiện những quy luật khách quan
của tự nhiên và xã hội, được hình thành trong hoạt động có ý thức và ý chí của con người,
chứa đựng những thông tin vê một trật tự hợp lý của hoạt động trong những điều kiện, tình
huống xã hội nhất định, nhằm điều chỉnh hành vi của con người trong các quan hệ xã hội và
trong sự tương tác với tự nhiên, kỹ thuật1.

Các loại quy phạm được chia làm hai loại cơ bản:: quy phạm xã hội và quy phạm kỹ
thuật.

2. Quy phạm xã hội

Quy phạm xã hội là quy tắc hành vi, điều chỉnh các quan hệ xã hội giữa con người với
nhau và các tổ chức của họ. Mỗi một tổ chức, cộng đồng xã hội đều xây dựng các quy phạm
xã hội tương ứng để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong tổ chức mình. Cả xã hội lại xây dựng
nên những quy phạm xã hội điều chính chung, phổ biến trên quy mô toàn xã hội.

Giữa các loại quy phạm xã hội tuy có sự khác nhau, song cũng có những điểm chung
gặp nhau, đó là: trong mỗi quy phạm xã hội thường chỉ ra: trong điều kiện nào, hoàn cảnh nào
thì con người phải và được xử sự theo quy định đã được nêu ra trong các quy phạm tương
ứng; hậu quả của việc không xử sự đúng theo quy định của quy phạm tương ứng.

3. Quy phạm kỹ thuật

Quy phạm kỹ thuật là quy tắc tác động (tương tác) của con người đối với các lực lượng
tự nhiên, các khách thể của tự nhiên, kỹ thuật, công cụ, phương tiện lao động, mệnh lệnh dựa
trên sự nhận thức về các quy luật tự nhiên, điều chỉnh hành vi con người trong mối quan hệ
giữa con người với công cụ lao động.

1GS. TS. Hoàng Thị Kim Quế, Giáo trình lý luận nhà nước và pháp luật: nxb Đại học Quốc gia Hà
Nội, 2015
6
4. Quy phạm pháp luật

QPPL là một trong những phạm trù cơ bản của lý luận nhà nước và pháp luật, có ý nghĩa
khoa học và thực tiễn đặc biệt quan trọng.

QPPL là một trong những dạng quy phạm xã hội, vừa có những đặc điểm chung của
quy phạm xã hội, vừa có những đặc điểm riêng. Những đặc điểm riêng của quy phạm pháp
luật trước hết có cơ sở từ mối quan hệ giữa pháp luật với quyền lực nhà nước.

Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự (quỵ tắc hành vi) do nhà nước xây dựng, ban hành
hoặc thừa nhận, có tính phổ biến, bắt buộc chung, tính được xác định chặt chẽ về hình thức,
thể hiện ý chí nhân dân, được nhà nước đám háo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã
hội2.

II. Đặc trưng của quy phạm pháp luật

Các đặc trưng cơ bản của quy phạm pháp luật được thể hiện ở: tính phổ biến, bắt buộc
chung; tính được xác định định chặt chẽ về mặt hình thức; tính được đảm bảo thực hiện bằng
sức mạnh cưỡng chế, thuyết phục, giáo dục, hỗ trợ, các biện pháp đảm bảo khác của nhà nước
và ý thức tự giác của con người.

1. Tính phổ biến, bắt buộc chung

QPPL là quy tắc hành vi, quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, được đặt ra không
phải cho một chủ thể cụ thể nào mà là cho các chủ thể không xác định, không chỉ cho một
trường hợp cụ thể nào mà là cho mọi trường hợp của các mối quan hệ xã hội nhất định được
quy phạm pháp luật điều chỉnh, dự liệu trước.

QPPL là những quy tắc xử sự chung, là khuôn mẫu chung, được áp dụng nhiều lần, ở
nhiều nơi đối với mọi người, trong mọi lĩnh vực đời sống. Đây chính là sự khác nhau cơ bản
giữa quy phạm pháp luật và các loại quy phạm xã hội khác.

➤ Ví dụ: Khi tham gia giao thông, người tham gia giao thông bắt buộc phải đội nón bảo
hiểm, đi đúng làn đường quy định và chấp hành hệ thống báo hiệu.

2. Tính được xác định chặt chẽ về mặt hình thức

2GS. TS. Hoàng Thị Kim Quế, Giáo trình lý luận nhà nước và pháp luật: nxb Đại học Quốc gia Hà
Nội, 2Nội, tr 365
7
QPPL có tính được xác định chặt chẽ về mặt hình thức, bởi vì hình thức thể hiện của
quy phạm pháp luật là các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền
ban hành, Các văn bản này đòi hỏi diễn đạt phải chính xác, một nghĩa để mọi công dân đọc
cũng hiểu được đúng và thực hiện chính xác các quy định; cơ quan nhà nước nào có thẩm
quyền ban hành những hình thức văn bản nào đều phải được quy định chặt chẽ trong Hiến
pháp và Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

➤ Ví dụ: Hiến pháp năm 1992, Điều 64 quy định về nguyên tắc “Nhà nước và xã hội không
thừa nhận việc phân biệt đối xử giữa các con”. Phù hợp với Hiến Pháp, Luật Hôn nhân và gia
đình năm 2002, Điều 34 khẳng định quy tắc chung “Cha mẹ không được phân biệt đối xử
giữa các con3.

3. Tính được đảm bảo thực hiện

QPPL được đảm bảo thực hiện bởi nhà nước bằng những biện pháp bao gồm biện pháp
cưỡng chế, thuyết phục, giáo dục, tài trợ, v.v... QPPL do nhà nước ban hành và có tính bắt
buộc đối với tất cả các cá nhân, tổ chức, ai cũng phải tuân theo. Đây chính là đặc điểm phân
biệt sự khác nhau giữa quy phạm pháp luật và quy phạm đạo đức. Người xử sự không đúng
với quy định sẽ bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng những biện pháp cần thiết để
bộc họ phải tuân theo hoặc để khắc phục hậu quả do việc làm trái với quy phạm pháp luật mà
họ gây nên.

➤ Ví dụ: Người không chấp hành luật giao thông như không đội mũ bảo hiểm khi tham gia
giao thông, đi sai làn đường quy định, vượt đèn đỏ,... thì bị xử lí vi phạm hành chính trong
lĩnh vực giao thông đường bộ.

4. Thể hiện ý chí của nhân dân

Dù được thể hiện ở hình thức nào: quy định điều cấm, điều cho phép, hay điều bẳt buộc
thực hiện một nghĩa vụ, quy phạm pháp luật vẫn là sự thể hiện ý chí nhân dân, ý chí nhà nước
với tư cách là thiết chế đại diện cho quyền lực nhân dân, xây dựng, ban hành quy phạm pháp
luật và tổ chức thực hiện quy phạm pháp luật. Tính quyền lực nhà nước được thể hiện ngay
cả trong trường hợp đối với những quy phạm do nhà nước phê chuẩn, được nhà nước thừa
nhận, quy tắc đó vẫn thể hiện ý chí nhà nước, ý chí nhân dân.

3
SGK Giáo dục công dân 12 nxb Giáo dục Việt Nam, 2011, tr 5
8
CHƯƠNG 2

CƠ CẤU CỦA QUY PHẠM PHÁP LUẬT

I. Ý nghĩa và các quan điểm khác nhau về cơ cấu quy phạm pháp luật

Xác định cơ cấu quy phạm pháp luật một cách rõ ràng có ý nghĩa lý luận và thực tiễn
quan trọng giúp cho sự nhận thức, thực hiện, áp dụng thống nhất, đúng đắn các quy phạm
pháp luật trong cuộc sống.

Trong lý luận chung về nhà nước và pháp luật có một số quan niệm khác nhau về cơ
cấu của quy phạm pháp luật. Theo đó, có các quan điểm cơ bản là: quan điểm “cơ cấu quy
phạm pháp luật hai bộ phận” và quan điểm “cơ cấu quy phạm pháp luật ba bộ phận.

- Theo quan điểm thứ nhất, trong một quy phạm pháp luật chỉ có hai bộ phận là quy
định và chế tài. Theo quan điểm thứ hai, một quy phạm pháp luật có ba bộ phận: giả định,
quy định, chế tài. Trong đó, quan điểm hai là quan điểm phổ biến được thừa nhận chung.
- Quan điểm cơ cấu của quy phạm pháp luật có ba bộ phận cấu thành có thể coi đây
chính là quan điểm về cơ cấu logic của quy phạm pháp luật. Cơ cấu ba bộ phận của quy phạm
pháp luật thể hiện mục đích, yêu cầu của điều chỉnh pháp luật đối với các quan hệ xã hội: dự
liệu tình huống, xác định yêu cầu, phương án xử sự, biện pháp tác động - phản ứng của nhà
nước nếu không tuân thủ yêu cầu đã được xác định. Mồi một quan điểm về cơ cấu quy phạm
pháp luật đều có những hạt nhân hợp lý.

➤ Theo đó, công thức chung - cơ cấu xét về mặt logic của quy phạm pháp luật là: nếu có
những tình huống, hoàn cảnh nhất định (giả định), thì con người ta sẽ phải sử sự như thế nào
theo ý chí nhà nước (quy định)? Trường hợp không xử sự đúng yêu cầu đó thì chủ thể sẽ phải
chịu hậu quả bất lợi nào (chế tài).

II. Các bộ phận cấu thành của quy phạm pháp luật

Các yếu tố cấu thành quy phạm pháp luật bao gồm 3 bộ phận là Giả định, quy định và chế tài.

1. Giả định
1.1. Khái niệm

Giả định là bộ phận của quy phạm quy định địa điểm, thời gian, chủ thể, hoàn cảnh, tình
huống mà khi xảy ra trong thực tế cuộc sống thì cần phải thực hiện quy phạm pháp luật tương
9
ứng, nghĩa là xác định môi trường - phạm vi tác động của quy phạm pháp luật. Giả định nêu
lên, trong những trường hợp nào thì ở các chủ thể của quan hệ được điều chỉnh sẽ xuất hiện
những quyền và nghĩa vụ pháp lý do quy phạm pháp luật đó xác định.

Hiểu theo một khác, giả định là bộ phận nêu lên những điều kiện của đời sống thực tế,
trong đó chủ thể cần chấp hành quy tắc đã xác định. Những điều kiện này có thể là thời gian,
có thể là địa điểm (ở đâu, trên máy bay, ở nơi công cộng, là chủ thể (ví dụ cán bộ nhà nước,
người có công, người tàn tật v.v...), những tình huống, hoàn cảnh nhất định (đạt được một độ
tuổi nhất định khi tham gia giao thông v.v...).

➤ Ví dụ: Khoản 1 Điều 107, Bộ luật Hình sự quy định về tội không cứu giúp người đang ở
trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng: “Người nào thấy người khác đang ở trong tình
trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp, dần đến chết người, thì
bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến I năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm...'”.

Đoạn in nghiêng trong điều luật nêu trên là bộ phận giả định, khi gặp tình huống nêu
trên, các chủ thể thực hiện phải tuân thủ theo yêu cầu của quy phạm pháp luật, đây cũng chính
là sự xác định trong trường hợp nào thì áp dụng quy phạm pháp luật.

1.2. Phân loại giả định

Giả định được phân thành các loại cơ bản sau; giá định xác định, giả định tương đối:

- Giả định xác định (còn gọi là giả định đơn giản) nêu lên một cách chính xác, rõ ràng
hoàn cảnh cụ thể được áp dụng quy phạm pháp luật tương ứng.
- Giả định tương đối xác định (còn gọi là giả định phức tạp)quy định cho chủ thể áp
dụng pháp luật khả năng giải quyết vấn đề trong mỗi trường hợp cụ thể, nêu dữ liệu nhiều
điều kiện, hoàn cảnh, tình huống.

➤ Ví dụ: Điều 90, Bộ luật tố tụng hành chính năm 2015 quy định về “Bảo quản tài liệu,
chứng cứ”

1. Tài liệu, chứng cứ đã được giao nộp tại Tòa án thì việc bảo quản tài liệu, chứng cứ đó
do Tòa án chịu trách nhiệm.

2. Tài liệu, chứng cứ không thể giao nộp được tại Tòa án thì người đang lưu giữ tài liệu,
chứng cứ đó có trách nhiệm bảo quản.

10
3. Trường hợp cần giao tài liệu, chứng cứ cho người thứ ba bảo quản thì Thẩm phán ra
quyết định và lập biên bản giao cho người đó bảo quản. Người nhận bảo quản phải ký
tên vào biên bản, được hưởng thù lao và phải chịu trách nhiệm về việc bảo quản tài liệu,
chứng cứ theo quy định của pháp luật.

4.. Nghiêm cấm việc hủy hoại tài liệu, chứng cứ.

2. Quy định

2.1. Khái niệm

Quy định là bộ phận nêu quy tắc xử sự mà mọi chủ thể phải tuân theo khi gặp hoàn cảnh
đã nêu trong giả định của quy phạm pháp luật đó. Quy định là bộ phận trung tâm của quy
phạm pháp luật, bởi chính đây là bản thân quy tắc hành vi thể hiện ý chí - mệnh lệnh của pháp
luật mà các chủ thể phải thực hiện khi gặp những tình huống mà nhà làm luật đã dự liệu ở
phần giả định. Bộ phận quy định của quy phạm nêu quyền và nghĩa vụ của các chủ thể của
quan hệ xã hội được điều chỉnh. Bộ phận quy định nêu những hành vi phải làm hay hành vi
được phép làm, hành vi bị cấm đối với các chủ thể khi gặp các trường hợp đã nêu ở giả định.

Về cơ bản, quy định nêu những hành vi phải làm hay hành vi được phép làm, hành vi bị
cấm đối với các chủ thể khi gặp các trường hợp đã nêu ở giả định.

Trong pháp luật hình sự, pháp luật hành chính về xử lý vi phạm, thông thường, bộ phận
quy định chính là phần của điều luật về mô tả cấu thành tội phạm hay cấu thành vi phạm pháp
luật hành chính. Bản thân phần mô tả này đã nói lên yêu cầu của nhà nước đối với mọi chủ
thể là không được thực hiện những hành vi đó, những hành vi nguy hiểm ở những mức độ
nhất định cho xã hội, trái pháp luật và trái đạo đức xã hội, nghĩa là những hành vi bị cấm.

➤ Ví dụ: Theo điều 9, Luật giao thông đường bộ 2008 về “ quy tắc chung” quy định:

1. Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường,
phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.

2. Xe ô tô có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước
trong xe ô tô phải thắt dây an toàn.

Trong pháp luật hình sự, pháp luật hành chính về xử lý vi phạm, thông thường, bộ phận
quy định chính là phần của điều luật về mô tả cấu thành tội phạm hay cấu thành vi phạm pháp

11
luật hành chính. Bản thân phần mô tả này đã nói lên yêu cầu của pháp luật đối với mọi chủ
thể là không được thực hiện những hành vi đó, những hành vi nguy hiểm ở những mức độ
nhất định cho xã hội, trái pháp luật và trái đạo đức xã hội, phương hại đến quyền, lợi ích của
cá nhân, tổ chức, trật tự, lợi ích chung, tức đây là những hành vi bị cấm.

➤ Ví dụ: Theo khoản 1, Điều 380, Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về tội không chấp
hành bản án: “ Người nào có điều kiện mà không chấp hành bản án hoặc quyết định của Tòa
án đã có hiệu lực pháp luật mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định của
pháp luật hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt
tù từ 03 tháng đến 02 năm”.

- Theo khoản 1, Điều 369, Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về tôi không truy cứu trách
nhiệm hình sự người có tội: “Người nào có thẩm quyền mà không truy cứu trách nhiệm hình
sự người mà mình biết rõ là có tội, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm”.

( Phần in nghiêng trong các ví dụ trên là bộ phần quy định mô tả cấu thành tội phạm)

2.2. Phân loại quy định

Có nhiều cách thức, dựa vào các tiêu chí khác nhau về phân loại bộ phận quy định của
quy phạm pháp luật. Cách phân loại phổ biến nhất là căn cứ vào tính chất, phương pháp tác
động của các quy phạm pháp luật lên các quan hệ xã hội, có thể phân chia thành; các quy định
cấm, quy định bắt buộc - quy định nghĩa vụ và quy định cho phép - giao quyền, quy định tùy
nghi.

Quy định cấm và bắt buộc của quy phạm là loại quy định nêu cách xử sự dứt khoát buộc
các chủ thể phải tuân theo mà không có sự lựa chọn khác.

➤ Ví dụ về quy định bắt buộc: Theo khoản 2, Điều 15, Luật phòng chống tham nhũng năm
2018 quy định: “Trường hợp báo chí đăng tải thông tin về vi phạm pháp luật và có yêu cầu
trả lời các vấn đề liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao thì cơ quan, tổ
chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền phải giải trình và công khai nội dung giải trình trên báo
chí theo quy định của pháp luật” .

➤ Ví dụ về quy định cấm: Theo điều 5, Luật Phòng chống ma túy năm 2021 đưa ra những
hành vi bị nghiêm cấm như sau:

12
1. Trồng cây có chứa chất ma túy, hướng dẫn trồng cây có chứa chất ma túy.

2. Nghiên cứu, giám định, kiểm nghiệm, kiểm định, sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, bảo
quản, tồn trữ, mua bán, phân phối, xử lý, trao đổi, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái
xuất, tạm xuất, tái nhập, quá cảnh trái phép chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện,
thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược
chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc, thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất.

3. Chiếm đoạt chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền
chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất
dùng làm thuốc, thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất.

4. Giao nhận, quản lý, kiểm soát, lưu giữ, cấp phát, bảo quản chất ma túy, tiền chất trái
quy định của pháp luật; cho phép người sử dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện hoặc
thuốc hướng thần tới quy định của pháp luật.

5. Sử dụng, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy; cưỡng bức, lôi kéo người khác sử
dụng trái phép chất ma túy; chứa chấp, hỗ trợ việc sử dụng trái phép chất ma túy.

6. Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất
hoặc sử dụng trái phép chất ma túy.

7. Chống lại hoặc cản trở việc xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể, xác định tình trạng
nghiện ma túy, quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy, cai nghiện ma túy, quản lý
sau cai nghiện ma túy.

8. Trả thù hoặc cản trở người thực thi nhiệm vụ phòng, chống ma túy, người tham gia
phòng, chống ma túy.

9. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp để vi phạm pháp luật về phòng, chống ma
túy.

10. Hướng dẫn sản xuất, hướng dẫn sử dụng trái phép chất ma túy; quảng cáo, tiếp thị
chất ma túy.

11. Kỳ thị người sử dụng trái phép chất ma túy, người cai nghiện ma túy, người sau cai
nghiện ma túy.

12. Các hành vi bị nghiêm cấm khác do luật định liên quan đến ma túy.

13
Quy định tùy nghi của quy phạm pháp luật là loại quy định không nêu một cách xử sự
dứt khoát cụ để mà nêu lên hai hay nhiều cách xử sự để cho các chủ thể có liên quan được
quyền lựa chọn cách xử sự phù hợp.

➤ Ví dụ: Theo điều 67, Bộ luật Dân sự năm 2015 về quyền của người quản lý tài sản của
người vắng mặt tại nơi cư trú quy định:

1. Quản lý tài sản của người vắng mặt.

2. Trích một phần tài sản của người vắng mặt để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, nghĩa
vụ thanh toán nợ đến hạn, nghĩa vụ tài chính khác của người vắng mặt.

3. Được thanh toán các chi phí cần thiết trong việc quản lý tài sản của người vắng mặt.

3. Chế tài

3.1. Khái niệm

Chế tài là bộ phận quy phạm pháp luật nêu lên những biện pháp cưỡng chế (biện pháp
trách nhiệm pháp lý) áp dụng đối với chủ thể có hành vi vi phạm các yêu cầu của bộ phận quy
định của quy phạm pháp luật. Chế tài là bộ phận nêu lên những hậu quả bất lợi đối với chủ
thể vi phạm pháp luật.

Đây là quan niệm phổ biến về khái niệm chế tài: chế tài được hiểu là biện pháp cưỡng
chế được áp dụng đối với chủ thể vi phạm quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, cường chế pháp
luật còn có nội dung rộng hơn, được áp dụng kể cả trong những trường hợp không do căn
nguyên vi phạm pháp luật mà xuất phát từ yêu cầu, mục đích bảo vệ trật tự công cộng, lợi ích
cộng đồng và xã hội.

➤ Ví dụ: Theo khoản 1 Điều 250, Bộ luật Hình sự năm 2015 về tàng trữ ma túy:” Người nào
vận chuyển trái phép chất ma túy mà không nhằm mục đích sản xuất, mua bán, tàng trữ trái
phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07
năm”.

- Theo khoản 1 Điều 141, Bộ luật Hình sự năm 2015 về tội hiếp dâm: “Người nào dùng vũ
lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ
đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn
nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm”.

14
( Phần in nghiêng trong các ví dụ trên là bộ phận chế tài)

3.2. Phân loại chế tài:

Thông thường căn cứ vào tính chất của các biện pháp xử lý (còn được gọi là tính chất
của sự phản ứng pháp lý) đối với vi phạm phần quy định, có thể phân các chế tài thành: chế
tài hình phạt, chế tài khôi phục, chế tài phủ định pháp luật:

- Chế tài hình phạt đối với hành vi vi phạm pháp luật; chế tài hình sự, chế tài hành chính
v.v.....

- Chế tài khôi phục pháp luật hướng biện pháp xử phạt đến việc khôi phục trạng thái
trước đây, phục hồi lại trật tự pháp luật đã bị xâm hại.

- Chế tài phủ nhận, chế tài này thể hiện sự không thừa nhận tính pháp lý của một số
quan hệ xã hội, ví dụ, sự không thừa nhận quan hệ hôn nhân thực tế nếu không có đăng ký
kết hôn theo quy định pháp luật.

Theo mức độ xác định, chế tài được phân thành ba loại cơ bản; chế tài xác định tuyệt
đối, chế tài xác định tương đối, chế tài lựa chọn.

- Chế tài tuyệt đối xác định là những rõ biện pháp tác động ở dạng tuyệt đối. Còn chế
tài xác định tương đối chỉ nêu các biện pháp tác động bằng cách chỉ rõ giới hạn tối thiểu và
giới hạn tối đa. Các cơ quan áp dụng pháp luật sẽ căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng vụ
việc mà lựa chọn mức xử lý cụ thể trong khoảng tối thiểu và tối đa đó. Loại chế tài này thường
bắt gặp trong phần riêng của Bộ luật Hình sự hay trong các quy phạm pháp luật về xử lý vi
phạm hành chính.

- Chế tài lựa chọn nêu ra một số biện pháp tác động, trên cơ sở đó các cơ quan nhà nước
có thẩm quyền áp dụng pháp luật sẽ có quyền lựa chọn loại biện pháp nào cho phù hợp với
tính chất, mức độ của từng vụ việc vi phạm pháp luật.

Theo tiêu chí các ngành luật, các loại vi phạm pháp luật - trách nhiệm pháp lý và trong
quan niệm pháp lý - phổ thông, các loại chế tài pháp luật thường được phân thành: chế tài
hình sự, chế tài hành chính, chế tài dân sự, v.v…

15
CHƯƠNG 3

CÁC LOẠI QUY PHẠM PHÁP LUẬT

I. Tiêu chí phân loại

Các quan hệ xã hội được quy phạm pháp luật điều chỉnh vô cùng đa dạng, phong phú,
do vậy các quy phạm pháp luật điều chỉnh chúng cũng rất đa dạng, vừa có những đặc điểm
chung, vừa có các đặc điểm riêng. Từ đó có nhiều cách phân loại các quy phạm pháp luật dựa
vào các tiêu chí khác nhau. Dưới đây là một số cách phân loại cơ bản nhất:

- Dựa vào tiêu chí các ngành luật (trước hết là dựa vào tiêu chí đối tượng điều chỉnh
pháp luật), có các quy phạm pháp luật hiến pháp, hành chính, dân sự; lao động; hình sự, hôn
nhân và gia đình, v.v...

- Dựa vào vai trò của các quy phạm pháp luật trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội
và dựa vào tính chất của bộ phận quy định của quy phạm pháp luật, phân thành: các quy phạm
điều chỉnh, các quy phạm bảo vệ và quy phạm chuyên môn.

- Dựa vào phạm trù nội dung và hình thức của quy phạm pháp luật, các quy phạm pháp
luật được phân thành: quy phạm nội dung (quy phạm vật chất), quy phạm thủ tục (quy phạm
hình thức).

II. Các loại quy phạm pháp luật

Căn cứ vào đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh pháp luật có thể phân chia
các phân quy phạm pháp luật thành các nhóm lớn tương ứng là các ngành luật: quy phạm
pháp luật hành chính, quy phạm pháp luật dân sự,… Với cách tiếp cận này còn có thể chia
các quy phạm pháp luật thành những nhóm nhỏ hơn như phân ngành luật, chế định pháp
luật…

Căn cứ vào nội dung của quy phạm pháp luật có thể chia quy phạm pháp luật thành:
Quy phạm pháp luật điều chỉnh và quy phạm pháp luật bảo vệ.

- Quy phạm pháp luật bảo vệ có nội dung xác định các biện pháp cưỡng chế mà nhà
nước cho phép áp dụng đối với các chủ thể thực hiện không đúng các quy định pháp luật, vi
phạm pháp luật.

16
➤ Ví dụ: Theo khoản 1, điều 155, Bộ luật hình sự năm 2015 về tội làm nhục người khác quy
định: “Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt
cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam
giữ đến 03 năm”.

- Quy phạm chuyên môn được chia ra thành: quy phạm xác định tổng quan, quy phạm
định nghĩa, quy phạm nguyên tắc.

➤ Ví dụ về quy phạm xác định tổng quan: Theo điều 1, Hiến pháp năm 2013: “Nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn
lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời”.

➤ Ví dụ về quy phạm pháp luật định nghĩa: Theo khoản 10, Điều 2 , Luật phòng, chống ma
túy năm 2021 quy định về khái niệm người sử dụng trái phép chất ma túy: “Người sử dụng
trái phép chất ma túy là người có hành vi sử dụng chất ma túy mà không được sự cho phép
của người hoặc cơ quan chuyên môn có thẩm quyền và xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể
có kết quả dương tính.”.

➤ Ví dụ về quy phạm pháp luật nguyên tắc: Theo khoản 1, Điều 3, Bộ luật Dân sự về các
nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định: “Người sử dụng trái phép chất ma túy là
người có hành vi sử dụng chất ma túy mà không được sự cho phép của người hoặc cơ quan
chuyên môn có thẩm quyền và xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể có kết quả dương tính”.

- Các quy phạm điều chỉnh là các quy phạm pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ pháp
lý của các chủ thể quan hệ pháp luật và được phân chia thành: quy phạm bắt buộc, quy phạm
cấm đoán, các quy phạm giao quyền.

+ Quy phạm pháp luật bắt buộc (quy phạm nghĩa vụ) có bộ phận quy định buộc chủ thể
phải thực hiện một số hành vi nhất định.

➤ Ví dụ: Điều 13, Luật Giao thông đường bộ năm 2008, về “sử dụng làn đường” quy định:

1. Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ
phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và
chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép-, khi chuyển làn đường phải có tín
hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.

17
2. Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường
bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.

3. Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về
bên phải.

+ Quy phạm pháp luật cấm đoán quy định nghĩa vụ không được thực hiện những hành
vi bị cấm, có hại cho xã hội, tức những hành vi không được phép.

➤ Ví dụ: Theo Điều 8, Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định các hành vi bị nghiêm
cấm

1. Phá hoại đường, cầu, hầm, bến phà đường bộ, đèn tín hiệu, cọc tiêu, biển báo hiệu,
gương cầu, dải phân cách, hệ thống thoát nước và các công trình, thiết bị khác thuộc kết
cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

2. Đào, khoan, xẻ đường trái phép; đặt, để chướng ngại vật trái phép trên đường; đặt, rải
vật nhọn, đổ chất gây trơn trên đường; để trái phép vật liệu, phế thải, thải rác ra đường;
mở đường, đấu nối trái phép vào đường chính; lấn, chiếm hoặc sử dụng trái phép đất
của đường bộ, hành lang an toàn đường bộ; tự ý tháo mở nắp cống, tháo dỡ, di chuyển
trái phép hoặc làm sai lệch công trình đường bộ.

3. Sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép.

4. Đưa xe cơ giới, xe máy chuyên dùng không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và
bảo vệ môi trường tham gia giao thông đường bộ.

5. Thay đổi tổng thành, linh kiện, phụ kiện xe cơ giới để tạm thời đạt tiêu chuẩn kỹ thuật
của xe khi đi kiểm định.

6. Đua xe, cổ vũ đua xe, tổ chức đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng.

7. Điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà trong cơ thể có chất ma túy.

+ Quy phạm pháp luật cho phép (quy phạm giao quyền) có bộ phận quy định cho phép
chủ thể có thể tự xử sự theo những cách thức nhất định ( thường là những quy định về quyền
và tự do của các chủ thể pháp luật)4.

4GS. TS. Nguyễn Minh Đoan, TS. Nguyễn Văn Năm Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và
pháp luật, nxb Tư pháp, tái bản lần thứ 4, tr 327
18
➤ Ví dụ: Theo Điều 21, Luật trẻ em năm 2016 về quyền tài sản: “Trẻ em có quyền sở hữu,
thừa kế và các quyền khác đối với tài sản theo quy định của pháp luật”.

Phụ thuộc vào hình thức mệnh lệnh nếu trong bộ phận quy định của quy phạm pháp luật
có thể chia quy phạm pháp luật thành quy phạm pháp luật dứt khoát, quy phạm pháp luật
không dứt khoát và quy phạm pháp luật hướng dẫn.

- Quy phạm pháp luật dứt khoát là quy phạm trong đó bộ phận quy định chỉ nêu ra một
cách xử sự rõ ràng, chặt chẽ.

➤ Ví dụ: Theo điều 62, Luật giao thông đường bộ năm 2008 về điều kiện của người điều
khiển xe máy chuyên dùng khi tham gia giao thông quy định:

1. Người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khỏe
phù hợp với ngành nghề lao động và có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao
thông đường bộ, bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng do cơ sở đào tạo
người điều khiển xe máy chuyên dùng cấp.

2. Người điều khiển xe máy chuyên dùng khi tham gia giao thông phải mang theo các
giấy tờ sau đây:

a) Đăng ký xe;

b) Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, bằng hoặc chứng
chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng;

c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe máy
chuyên dùng quy định tại Điều 57 của Luật này.

- Quy phạm pháp luật không dứt khoát là quy phạm trong đó bộ phận quy định nêu ra
nhiều cách xử sự và cho phép chủ thể lựa chọn cho mình một cách xử sự từ những cách đã
nêu.

➤ Ví dụ: Theo điều 13, Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 về hòa giải mâu thuẫn,
tranh chấp do gia đình, dòng họ tiến hành: “Gia đình có trách nhiệm kịp thời phát hiện và hòa
giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình. Trường hợp gia đình không hòa giải
được hoặc có yêu cầu của thành viên gia đình thì người đứng đầu hoặc người có uy tín trong
dòng họ chủ động hòa giải hoặc mời người có uy tín trong cộng đồng dân cư hòa giải”.

19
- Quy phạm pháp luật hướng dẫn là quy phạm trong đó bộ phận quy định của quy phạm
thường đưa ra những lời khuyên và hướng dẫn các chủ thể tự giải quyết một số công việc nhất
định.

➤ Ví dụ: Theo Điều 213, Bộ luật hình sự năm 2015 về “Sở hữu chung của vợ chồng”

1. Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia.

2. Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung; có quyền ngang nhau trong
việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.

3. Vợ chồng thỏa thuận hoặc ủy quyền cho nhau chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản
chung.

4. Tài sản chung của vợ chồng có thể phân chia theo thỏa thuận hoặc theo quyết định
của Tòa án.

5. Trường hợp vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận theo quy định của pháp
luật về hôn nhân và gia đình thì tài sản chung của vợ chồng được áp dụng theo chế độ
tài sản này.

Căn cứ và nội dung, tác dụng của quy phạm pháp luật có thể chia các quy phạm pháp
luật thành quy phạm nội dung và quy phạm hình thức( thủ tục).

- Quy phạm pháp luật nội dung là những quy phạm xác định về quyền, nghĩa vụ hay
trách nhiệm của các chủ thể pháp luật.

➤ Ví dụ: Theo khoản 1, Điều 103, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 về quyền, nghĩa vụ
giữa các thành viên khác trong gia đình: “Các thành viên gia đình có quyền, nghĩa vụ quan
tâm, chăm sóc, giúp đỡ, tôn trọng nhau. Quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản của
các thành viên gia đình quy định tại Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan
được pháp luật bảo vệ.

- Quy phạm pháp luật hình thức ( thủ tục) là những quy phạm quy định trình tự, thủ tục
để chủ thể thực hiện các quyền, nghĩa vụ pháp lí của mình hay tiến hành áp dụng pháp luật
để giải quyết các vụ việc xảy ra trong thực tế5.

5GS. TS. Nguyễn Minh Đoan, TS. Nguyễn Văn Năm Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và
pháp luật, nxb Tư pháp, tái bản lần thứ 4, tr 328
20
Căn cứ vào tính chất lĩnh vực quan hệ xã hội mà pháp luật điều chỉnh (chủ thể và lợi ích
mà pháp luật bảo vệ) có thể chia thành quy phạm pháp luật thành quy phạm pháp luật công
pháp và quy phạm pháp luật tư pháp.

- Quy phạm pháp luật công pháp là quy phạm điều chỉnh những quan hệ xã hội giữa
các cơ quan nhà nước với nhau và giữa cơ quan nhà nước với tư nhân, liên quan đến lợi ích
chung của nhà nước và xã hội.

➤ Ví dụ: Theo Điều 14, Luật phòng chống tham nhũng năm 2018 về quyền yêu cầu cung cấp
thông tin quy định

1. Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan báo chí, trong
phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có
trách nhiệm cung cấp thông tin về tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị đó
theo quy định của pháp luật.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu, cơ quan, tổ chức, đơn vị được
yêu cầu phải cung cấp thông tin, trừ trường hợp nội dung thông tin đã được công khai
trên phương tiện thông tin đại chúng, được phát hành ấn phẩm hoặc được niêm yết công
khai; trường hợp không cung cấp hoặc chưa cung cấp được thì phải trả lời bằng văn bản
cho cơ quan, tổ chức đã yêu cầu và nêu rõ lý do.

2. Công dân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước cung cấp thông tin theo quy định của
pháp luật về tiếp cận thông tin.

3. Việc cung cấp thông tin của cơ quan, tổ chức, đơn vị cho cán bộ, công chức, viên
chức, người lao động, cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang công tác, làm việc tại cơ
quan, tổ chức, đơn vị đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về thực hiện dân
chủ ở cơ sở và quy định của pháp luật có liên quan.

- Quy phạm pháp luật tư pháp là quy phạm điều chỉnh những quan hệ giữa các tư nhân
với nhau, liên quan đến lợi ích riêng của tư nhân.

➤ Ví dụ: Theo điều 105, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về quyền, nghĩa vụ của anh,
chị, em: “Anh, chị, em có quyền, nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau; có quyền,
nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều
kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con”.
21
KẾT LUẬN

Tóm lại, việc tìm hiểu kiến thức về quy phạm pháp luật đóng vai trò quan trọng trong
việc thực thi pháp luật và tính đảm bảo thực hiện pháp luật của nhà nước. Qua tìm hiểu có thể
thấy rằng, QPPL đều đã được nhà nước quy định rõ ràng về nội dung của các thành phần cấu
thành nên QPPL và của riêng từng loại quy phạm. Mỗi thành phần này đóng vai trò riêng
trong cấu thành nên quy phạm pháp luật và mỗi một loại quy phạm sẽ mang một hành động
riêng, nhiệm vụ riêng.

Đồng thời, dù giữa các kiểu quy phạm có điểm tương đồng giống nhau, dễ gây nhầm
lẫn nhưng khi tách ra, căn cứ vào các tiêu chí riêng thì các kiểu quy phạm này có những điểm
khác biệt. Việc phân biệt được các kiểu quy phạm này giúp cho mỗi cá nhân hiểu và thực thi
tốt pháp luật, góp phần làm cho bộ máy nhà nước càng thêm vững chắc.

Khi đưa các ví dụ về từng bộ phận của QPPL và các kiểu QPPL, giúp cho cá nhân thêm
hiểu rõ thêm về ý nghĩa, vai trò của từng thành phần này và hiểu rõ thêm, thêm kiến thức và
áp dụng vào trong cuộc sống.

22
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. GS. TS. Hoàng Thị Kim Quế, Giáo trình lý luận nhà nước và pháp luật: nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội (2015)
2. GS. TS. Nguyễn Minh Đoan, TS. Nguyễn Văn Năm Giáo trình Lý luận chung về nhà
nước và pháp luật, nxb Tư pháp (tái bản lần thứ 4)
3. SGK Giáo dục công dân 12, nxb Giáo dục Việt Nam (2011)
4. Luật Hình sự ( 2015)
5. Luật Dân sự ( 2015)
6. Luật phòng, chống tham nhũng (2018)
7. Luật Hôn nhân và Gia đình (2014)
8. Luật Giao thông đường bộ (2008)
9. Luật phòng, chống ma túy (2021)
10. Luật trẻ em (2016)
11. Luật Tố tụng hành chính (2015)
12. Hiến pháp (2013)
13. Luật phòng, chống bạo lực gia đình (2007)
14. Phạm Kim Oanh (2021), Quy phạm pháp luật là gì? Các loại quy phạm pháp luật
https://luathoangphi.vn/quy-pham-phap-luat-la-gi/

23

You might also like