You are on page 1of 18

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.

HỒ CHÍ MINH
BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
Môn thi: Pháp luật đại cương

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Ngọc Giáng Tuyết


MSSV: 050609211660 Lớp học phần: LAW349_2111_9_GE30

THÔNG TIN BÀI THI


Bài thi có: (bằng số): 10 trang
(bằng chữ): mười trang

YÊU CẦU
Sinh viên lựa chọn 1 trong CÁC đề tài dưới đây:

1. Chức năng đối nội của của Nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và sự thể
hiện trong cuộc chiến chống đại dịch Covid 19.

2. Bảo vệ chủ quyền quốc gia từ thực tiễn bảo vệ biển đông của Nhà nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam

3. Bảo vệ người yếu thế nghiên cứu từ thực tiễn chính sách hỗ trợ người dân do ảnh
hưởng của đại dịch Covid 19

4. Kiểm soát Chính phủ của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
nghiên cứu từ thực tiễn kiểm soát nợ công của Chính phủ

5. Kiểm soát Chính phủ của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
nghiên cứu từ thực tiễn kiểm soát đầu tư công của Chính phủ

6. Nguyên nhân của tình trạng trẻ hoá tội phạm ở Việt Nam

7. Nguyên nhân và giải pháp pháp lý để ngăn ngừa tình trạng bạo lực học đường ở Việt
Nam.

8. Luận giải sự cần thiết và vai trò của nhà nước trong xã hội đương đại.
9. Bảo đảm sự bình đẳng của cộng đồng LGBT ở Việt Nam bằng pháp luật.

10. Nghiên cứu xây dựng quy định về chế độ lao động cho người chuyển giới ở Việt Nam

11. Nội dung bản chất “vì dân” của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

12. Nội dung bản chất “của dân, do dân” của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam

13. Tìm hiểu nguyên nhân hình thành nhà nước Việt Nam trong mối quan hệ với nguyên
nhân hình thành nước theo học thuyết Mác Lê nin

14. Ý thức pháp luật của người dân trong bối cảnh văn hoá Việt Nam: Nghiên cứu từ thực
trạng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông

15. Bình luận tình trạng vi phạm pháp luật trong thực tiễn phòng chống dịch Covid 19
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

------------

BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN

MÔN: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

ĐỀ TÀI: BẢO ĐẢM SỰ BÌNH ĐẲNG CỦA CỘNG ĐỒNG LGBT


Ở VIỆT NAM BẰNG PHÁP LUẬT

Họ và tên: Nguyễn Ngọc Giáng Tuyết

MSSV: 050609211660

Lớp: HQ9 – GE30

Khóa học: Khóa 9

GVHD: Viên Thế Giang

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 1 năm 2022


MỤC LỤC

Trang

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

MỞ ĐẦU..........................................................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................................1

2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................................1

3. Kết cấu của đề tài ...................................................................................................................2

CHƯƠNG 1: LGBT LÀ GÌ ? ........................................................................................................3

1.1. Hệ thống khái niệm .............................................................................................................3

1.1.1. Khái niệm giới tính .........................................................................................................3

1.1.2. Khái niệm giới ................................................................................................................3

1.1.3. Khái niệm về LGBT .......................................................................................................3

1.1.4. Khái niệm bản sắc giới ...................................................................................................4

CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN VÀ PHÁP LUẬT CỦA CỘNG


ĐỒNG LGBT Ở VIỆT NAM .........................................................................................................5

2.1. Những vấn đề lý luận về quyền đối với cộng đồng LGBT ...............................................5

2.2. Pháp luật về quyền của cộng đồng LGBT .........................................................................5

2.2.1. Hôn nhân đồng giới ........................................................................................................5

2.2.2. Quyền người chuyển giới ...............................................................................................6

2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng và thi hành pháp luật về quyền của cộng
đồng LGBT tại Việt Nam ...........................................................................................................6

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ ĐỊNH KIẾN, KỲ THỊ DẪN ĐẾN NHỮNG
TỔN THƯƠNG VỀ MẶT TÂM LÝ ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG LGBT .....................................7

3.1. Định kiến, kỳ thị và phân biệt đối xử với cộng đồng LGBT ở Việt Nam .......................7

3.2. Những tổn thương về mặt tâm lý của cộng đồng LGBT trước các định kiến, kỳ thị và
phân biệt đối xử của xã hội ........................................................................................................7

i
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM SỰ BÌNH ĐẲNG CỦA CỘNG ĐỒNG LGBT Ở
VIỆT NAM BẰNG PHÁP LUẬT .................................................................................................8

4.1. Các giải pháp nâng cao nhận thức về cộng đồng LGBT ..................................................8

4.2. Các giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về cộng đồng LGBT tại Việt Nam .........8

4.2.1. Khuyến nghị sửa đổi Luật Bình đẳng giới......................................................................8

4.2.2. Khuyến nghị sửa đổi Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em .................................9

4.3. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy việc thi hành pháp luật về quyền của cộng đồng
LGBT tại Việt Nam ....................................................................................................................9

KẾT LUẬN ...................................................................................................................................10

TÀI LIỆU THAM KHẢO

ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Nguyên nghĩa

UDHR Universal Declaration of Human Rights

International Covenant on Civil and


ICCPR
Political Rights

International Covenant on Economic,


ICESCR
Social and Cultural Rights

ISEE Independent School Entrance Exam

iii
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Thời kì hội nhập, giao thoa giữa các nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới đã
góp phần thay đổi tư tưởng, nhận định và bổ sung thêm lượng kiến thức nhằm thúc đẩy
tư duy của con người. Ngoại trừ những vấn đề phổ biến dễ dàng thích nghi được với
nền văn hoá mới thì LGBT vẫn là một cụm từ gây tranh cãi khi được nhắc đến tại Việt
Nam.

Trong quá trình thảo luận về dự thảo Luật Hôn nhân và Gia đình tại Quốc hội,
đã có những ý kiến cho rằng nên thừa nhận hôn nhân giữa người đồng giới nên tiếp tục
cấm. Trên thực tế, Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định Xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án
dân sự, phá sản doanh nghiệp và hợp tác xã đã loại bỏ chế tài xử phạt hành chính đối
với hành vi “kết hôn giữa những người cùng giới tính”. Tiếp đến, quy định cấm kết hôn
giữa những người cùng giới tính đã được loại bỏ khi thông qua Luật Hôn nhân và Gia
đình. Đây được xem như là một chương mới và cơ bản nhất trong hành trình vươn tới
việc được công nhận quyền nuôi con của người đồng tính.

Như đã nêu trên, trong mối quan hệ chung sống, có 02 vấn đề chính mà các cặp
đôi cùng giới tính phải giải quyết là: (i) tài sản sau khi hết hôn và (ii) sinh con, nhận
nuôi. Trong đó, những vấn đề phát sinh về tải sản chung có thể được xử lý qua các thoả
thuận giữa hai người và các cam kết đó được tiến hành dựa trên các quy định của Bộ
Luật Dân sự. Còn vấn đề con nuôi sẽ được giải quyết theo quy định của pháp luật về
nuôi con nuôi, chăm sóc trẻ em. Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện tại ở Việt Nam thì
các tác giả nghiên cứu về quyền có liên quan đến tính đa dạng giới và tính dục. Bên
cạnh đó, chủ đề được quan tâm nhất chính là quyền kết hôn hoặc đăng ký sống chung
của các cặp đôi đồng tính.

2. Phương pháp nghiên cứu

Nhằm để cho tiểu luận có những lập luận chặt chẽ, gắn kết thì em đã tổng hợp
lại hệ thống những phương pháp nghiên cứu cùng với sự phân tích dựa trên các phương
pháp, nghiên cứu từ các tài liệu để hiểu rõ về bối cảnh và làm cơ sở cho việc nghiên
1
cứu, phỏng vấn các đối tượng trên thực tế qua đó sẽ bảo đảm giúp nhóm nghiên cứu có
được bức tranh toàn cảnh và ý kiến nhiều chiều, đa dạng và hữu ích cho quá trình phân
tích và đưa ra các khuyến nghị.

3. Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung đề tài bao gồm 4

chương:

Chương 1. LGBT là gì ?

Chương 2: Những vấn đề lý luận về quyền và pháp luật của cộng đồng LGBT ở
Việt Nam.

Chương 3: Thực trạng về vấn đề định kiến, kỳ thị dẫn đến những tổn thương về
mặt tâm lý đối với cộng đồng LGBT

Chương 4: Giải pháp bảo đảm sự bình đẳng của cộng đồng LGBT ở Việt Nam
bằng pháp luật

2
CHƯƠNG 1: LGBT LÀ GÌ ?

1.1. Hệ thống khái niệm

1.1.1. Khái niệm giới tính

Giới tính là đặc điểm sinh học tạo nên sự khác biệt giữa nam giới và nữ giới.
Giới tính là bẩm sinh và đồng nhất, nghĩa là giữa nam và nữ ở khắp mọi nơi trên thế
giới đều có những sự khác biệt như nhau về mặt sinh học, không thể thay đổi được
giữa nam và nữ, do các yếu tố sinh học quyết định. Ví dụ, phụ nữ có bộ phận sinh dục
nữ và có thể mang bầu, sinh con và cho bú bằng chính bầu sữa của mình, còn nam giới
có bộ phận sinh dục nam và có thể sản xuất ra tinh trùng. (Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Như
Thu Trúc, 2019)

1.1.2. Khái niệm giới

Giới là sự khác biệt về mặt xã hội giữa nam giới và phụ nữ như vai trò, thái độ,
hành vi ứng xử và các giá trị. Vai trò giới được biết đến thông qua quá trình học tập và
khác nhau theo từng nền văn hóa và thời gian, do vậy giới có thể thay đổi được.
(Nature.org.vn, 2018)

1.1.3. Khái niệm về LGBT

LGBT bao gồm 4 loại, 4 loại đó đồng nghĩa với 4 chữ cái: Lesbian,Gay,
Bisexual, Transgender. (Viet Linh, 2021)

Trong đó:

 Gay – đồng tính nam: Đồng tính nam là một người nam bị thu hút bởi những
người cùng giới nam.

 Transgender – Người chuyển giới: là những người là nam hoặc nữ về mặt sinh
học nhưng tâm sinh lý lại là nữ hoặc nam. Điều này cũng giống như việc họ bị
nhầm cơ thể.

 Lesbian – đồng tính nữ: là người có giới tính nữ về mặt sinh học nhưng lại có
xu hướng tình dục đồng tính luyến ái, bị hấp dẫn bởi những người phái nữ khác.

 Bisexual – Song tính: là người có giới tính nam hoặc nữ nhưng lại bị hấp dẫn.
Song tính thường có xu hướng tính dục với người cùng giới hoặc người khác
giới (cả nam cả nữ) tùy theo cảm xúc.
3
1.1.4. Khái niệm bản sắc giới

Bản dạng giới hay còn được gọi là nhân dạng giới là sự nhận thức chủ quan của
một người về giới của bản thân họ. Bản dạng giới của một người có thể đồng nhất hoặc
không đồng nhất với giới được chỉ định sau sinh dựa trên giới tính sinh học của họ.
Thể hiện giới thường phản ánh bản dạng giới của một người, nhưng điều này không
phải lúc nào cũng chính xác trong mọi trường hợp. Một người có thể có những hành vi,
thái độ và ngoại hình đồng nhất với một vai trò giới cụ thể, nhưng cách thể hiện ấy
không nhất thiết phải phản ánh chính xác bản dạng giới của họ. Bản dạng giới của một
người có thể là nam, nữ, hay thuộc vào nhóm phi nhị nguyên giới, trong đó bao gồm
các nhãn giới khác như vô giới, linh hoạt giới, androgyne[1], hay song giới, bán giới …
(Wikipedia, 2021)

[1]
Androgyne: hay còn gọi là lưỡng tính, có nghĩa là mang cả đặc tính hay bản chất của cả nam và nữ
4
CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN VÀ PHÁP LUẬT
CỦA CỘNG ĐỒNG LGBT Ở VIỆT NAM

2.1. Những vấn đề lý luận về quyền đối với cộng đồng LGBT

Về nguyên tắc không phân biệt đối xử: Như đã nói, nguyên tắc không phân biệt
đối xử là một trong các nguyên tắc nền tảng của quyền con người được đề cập trong
các văn kiện quốc tế như UDHR[2], ICCPR[3], ICESCR.[4]

Nguyên tắc không phân biệt đối xử lần đầu được khẳng định tại UDHR. Cụ thể,
Điều 1 UDHR khẳng định rằng: “Mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về
nhân phẩm và quyền....”; Điều 2 UDHR quy định: “mọi người đều được hưởng tất cả
các quyền và tự do... mà không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, màu da,
giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hoặc quan điểm khác, nguồn gốc dân
tộc hoặc xã hội, tài sản, thành phần xuất thân hay bất cứ thân trạng nào khác”.

2.2. Pháp luật về quyền của cộng đồng LGBT

2.2.1. Hôn nhân đồng giới

Điều 36 Khoản 1 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm
2013 đã quy định nguyên tắc hôn nhân là "một vợ - một chồng, vợ chồng bình đẳng",
do vậy nếu quy định về kết hợp dân sự chung sống đồng giới thì sẽ là trái với hiến pháp
Việt Nam (vi hiến), bởi kiểu chung sống này sẽ không có ai là vợ hoặc chồng. Theo
nguyên tắc, các bộ luật của 1 quốc gia luôn phải tuân thủ theo Hiến pháp, vì vậy mọi
bộ luật tại Việt Nam đều không được phép công nhận hôn nhân đồng giới và kết hợp
dân sự. Luật Hôn nhân và Gia đình sửa đổi năm 2014 bỏ quy định "cấm kết hôn giữa
những người cùng giới tính" từ ngày 1 tháng 1 năm 2015. Tuy nhiên, Luật 2014 vẫn
quy định "không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính" (khoản 2 Điều
8). Điều này có nghĩa là những người đồng giới tính vẫn có thể chung sống, nhưng khi
có tranh chấp xảy ra thì sẽ không áp dụng Luật hôn nhân và gia đình để giải quyết.
Luật sư Nguyễn Hoàng Tiến (Đoàn luật sư Hà Nội) cho hay: những người đồng tính
sinh sống với nhau nếu có sự tranh chấp thì sẽ áp dụng theo Bộ luật Dân sự chứ không
áp dụng Bộ luật Hôn nhân và Gia đình.

[2]
UDHR: Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền là tuyên ngôn về các quyền cơ bản của con người
[3]
ICCPR: là một công ước quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị
[4]
ICESCR: là Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa
5
2.2.2. Quyền người chuyển giới

Năm 2008, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định quy định việc "xác định lại
giới tính" đối với người có khuyết tật bẩm sinh về giới tính hoặc giới tính chưa được
định hình chính xác. Ngày 24 tháng 11 năm 2015, Quốc hội thông qua Bộ luật Dân sự
(sửa đổi), trong đó có quy định về chuyển đổi giới tính và các quyền, nghĩa vụ liên
quan. Luật có hiệu lực thi hành từ đầu năm 2017. Điều 37, Bộ luật này quy định: "Việc
chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới
tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ
tịch; có các quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định
của Bộ luật này và luật khác có liên quan". Như vậy, Việt Nam chính thức cho phép
việc chuyển đổi giới tính.

2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng và thi hành pháp luật về
quyền của cộng đồng LGBT tại Việt Nam

- Điều kiện kinh tế: 14 người trong cuộc phỏng vấn sâu lưu ý Nhóm nghiên cứu
về vai trò của điều kiện kinh tế đối với việc ra quyết định nhận con nuôi hay có con đẻ
và nuôi con. Qua những buổi thảo luận nhóm, họcũng nêu rõ tầm quan trọng của việc
ổn định cuộc sống trước khi đưa ra quyết định có con.

- Kiến thức, kỹ năng: Đa phần người trả lời đều nhận định kiến thức, kỹ năng
để chung sống, nuôi con chung của người nuôi con có vai trò “rất quan trọng” hoặc
“quan trọng” tác động đến việc chung sống và nuôi con. Tuy nhiên, những người tham
gia phỏng vấn cũng thừa nhận kiến thức, kỹ năng để chung sống và nuôi con của họ
hiện nay còn hạn chế bởi theo các ý kiến chia sẻ, phần lớn người quen của họ đều còn
khá trẻ, còn nhiều mối quan tâm hơn là kiến thức, kỹ năng chung sống và nuôi con.

6
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ ĐỊNH KIẾN, KỲ THỊ DẪN ĐẾN
NHỮNG TỔN THƯƠNG VỀ MẶT TÂM LÝ ĐỐI VỚI

CỘNG ĐỒNG LGBT

3.1. Định kiến, kỳ thị và phân biệt đối xử với cộng đồng LGBT ở Việt Nam

Tại Việt Nam, một nghiên cứu của Viện nghiên cứu Kinh tế, Xã hội và Môi
trường (ISEE) [5]về sự kỳ thị người đồng tính nam cho thấy “1,5% đã bị đuổi học khi bị
phát hiện là người đồng tính; 4,1% bị kỳ thị về vấn đề nhà ở; 4,5% từng bị tấn công và
bị đánh đập vì là người đồng tính; 15,1% cho biết bị gia đình chửi mắng vì là người
đồng tính”. Hội chứng sợ đồng tính luyến ái đã dẫn đến những hậu quả tiêu cực, đe dọa
đời sống tinh thần và sức khỏe người đồng tính khiến cho việc hoà nhập xã hội của họ
gặp nhiều khó khăn. Sự gia tăng hay ngầm không phản những hành vi kỳ thị trên đồng
thời là dấu hiệu đi xuống của đạo đức khi con người mặc nhiên để những điều bất công
đó được tồn tại

3.2. Những tổn thương về mặt tâm lý của cộng đồng LGBT trước các định
kiến, kỳ thị và phân biệt đối xử của xã hội

Ở Việt Nam hiện nay, kỳ thị và phân biệt đối xử với những người đồng tính và
chuyển giới được thể hiện dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Thực tế cho thấy đã có
nhiều người bị dèm pha, xa lánh, sợ hãi, đánh đập. Nguyên nhân của điều này đến từ
việc thiếu kiến thức chính thống, đầy đủ về người đồng tính, song tính và chuyển giới
(LGBT) dẫn đến thái độ phân biệt đối xử và bạo lực. Tình trạng này đã từng xảy ra
ngay từ các mối quan hệ bên ngoài và trong gia đình họ. Bên cạnh đó, những mô tả sai
lệch của truyền thông và thái độ đối xử thiếu thân thiện của nhân viên y tế khi họ có
nhu cầu chăm sóc sức khỏe cũng khiến cho người của cộng đồng LGBT gặp nhiều khó
khăn, khiến họ nhiều khi phản ứng tiêu cực, gây ra những hậu quả không đáng có.

[5]
ISEE: là một tổ chức phi chính phủ Việt Nam làm việc vì quyền của các nhóm thiểu số trong xã hội.
7
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM SỰ BÌNH ĐẲNG CỦA CỘNG
ĐỒNG LGBT Ở VIỆT NAM BẰNG PHÁP LUẬT

4.1. Các giải pháp nâng cao nhận thức về cộng đồng LGBT

Chống phân biệt đối xử là nâng cao ý thức xã hội, tập trung rất nhiều vào việc
phổ biến kiến thức đúng cho mọi người, đặc biệt là người có chức trách như nhà
trường, giáo viên, công an, nhân viên y tế. Tăng cường hoạt động hội, nhóm, tổ chức
của người LGBT. Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thay đổi các quy định pháp luật
liên quan tới hôn nhân cùng giới, chuyển đổi giới tính. Luật chống phân biệt đối xử
được coi là quan trọng, cần thiết có một luật riêng và bao quát các điểu khoản chống
phân biệt đối xử với người LGBT.

Các tổ chức chính trị xã hội cần có các chương trình hội thảo, tuyên truyền tập
huấn nâng cao nhận thức về lĩnh vực LGBT cho cán bộ công chức, giáo viên, nhân
viên y tế, công an và người dân.

Thành lập các trung tâm tư vấn dành cho cha mẹ có con là LGBT. Đồng thời
Nhà nước tăng cường trách nhiệm trong việc giải quyết các trường hợp bạo lực gia
đình do phân biệt đối xử trên cơ sở bản dạng giới

Các nhà chính tri, người nổi tiếng, giới truyền thông cũng nên tham gia và đưa
ra các thông điệp có sức lan tỏa, có sức ảnh hưởng đến cộng đồng.

4.2. Các giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về cộng đồng LGBT tại
Việt Nam

4.2.1. Khuyến nghị sửa đổi Luật Bình đẳng giới

Với quy định hiện hành của Luật Bình đẳng giới, các khái niệm mới chỉ dừng lại
ở “giới” và “giới tính”. Trong khi đó, các khái niệm mới như “xu hướng tính dục” hay
“bản dạng giới” ngày càng trở nên phổ biến và đang có nhiều cách hiểu đa dạng trong
xã hội. Có quan điểm cho rằng cần luật hóa các khái niệm mới này và bổ sung quy định
bình đẳng giới phải thể hiện cả quan điểm không phân biệt đối xử vì xu hướng tính dục
và bản dạng giới, không chỉ đơn thuần vì các khác biệt về “giới” hay “giới tính” . Nếu
các khái niệm pháp lý về “giới”, “bình đẳng giới” được mở rộng thì sẽ có tác động
đáng kể vào các chế định pháp lý đối với tất cả mọi người, bao gồm cả người đồng
tính, song tính và chuyển giới và các chế định về nuôi con nuôi, chăm sóc và bảo vệ trẻ
8
em hiện nay, đặc biệt trong việc ghi nhận bản dạng giới của nhóm người chuyển giới
trong quá trình thực hiện việc nhận nuôi.

4.2.2. Khuyến nghị sửa đổi Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em

Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em hiện nay ghi nhận nguyên tắc không
phân biệt đối xử với trẻ em, theo đó, trẻ em, không phân biệt gái, trai, con trong giá
thú, con ngoài giá thú, con đẻ, con nuôi, con riêng, con chung; không phân biệt dân tộc,
tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội, chính kiến của cha mẹ hoặc người giám
hộ, đều được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, được hưởng các quyền theo quy định của
pháp luật 80. Sẽ là toàn diện hơn nếu nguyên tắc này của Luật ghi nhận thêm rằng sự
đa dạng về giới tính và tính dục của bản thân trẻ em hay của cha mẹ hoặc người giám
hộ của trẻ cũng không là tiêu chí để phân biệt đối xử trẻ em.

4.3. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy việc thi hành pháp luật về quyền của
cộng đồng LGBT tại Việt Nam

Quyền xác định lại giới tính: Mặc dù Bộ Luật Dân sự 2005 không cấm việc
chuyển đổi giới tính nhưng một nghị định hướng dẫn thi hành Bộ Luật Dân sự 2005 về
xác định lại giới tính chỉ được thực hiện với người liên giới tính.Vấn đề này đòi hỏi khi
sửa đổi Bộ Luật Dân sự cần nghiên cứu khả năng công nhận giới tính theo bản dạng
giới trong trường hợp bản dạng giới không trùng khớp với giới tính được chỉ định khi
sinh ra. Thêm vào đó, Nhóm nghiên cứu cũng khuyến nghị cần đưa ra thêm lựa chọn
“khác” bên cạnh nam và nữ trên giấy tờ tuỳ thân, đặc biệt là dành cho các cá nhân liên
giới tính, trong đó có quyền không bị can thiệp về y học lên cơ thể để được “xác định
lại” giới tính, và quyền được chọn giới tính của bản thân mà không phụ thuộc vào chẩn
đoán hay quyết định của bác sĩ. Luật cần loại bỏ định nghĩa người liên giới tính là bị
khuyết tật bẩm sinh về giới tính nhằm ngăn chặn sự phân biệt đối xử đối với người liên
giới tính.

9
KẾT LUẬN

Phần lớn người tham gia nghiên cứu mong muốn hệ thống pháp luật được sửa
đổi theo hướng ghi nhận quyền kết hôn và nuôi con chung của các cặp đôi cùng giới
tính. Nếu pháp luật, chính sách không coi người đồng tính, song tính và chuyển giới là
một nhóm yếu thế trong xã hội thì họ mong muốn không bị kỳ thị và được đối xử bình
đẳng trong việc thực hiện các quyền con người. Cũng xuất phát từ những mong muốn
này. Nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng một số khái niệm pháp lý về “giới”, “bình đẳng
giới” cần được mở rộng hơn theo hướng xác định bản dạng giới mà không xét trên giới
tính sinh học. Nếu những khái niệm pháp lý này được mở rộng thì cũng sẽ tác động khá
lớn vào các chế định pháp lý đối với những người đa dạng về giới và tính dục.

Rà soát các quy định của pháp luật Việt Nam. Nhóm Nghiên cứu không thấy có
quy định cấm hoặc điều kiện đối với xu hướng tính dục hay bản dạng giới của người
nhận nuôi con nuôi hoặc của người giám hộ, người đại diện,cho nên sự khác biệt về xu
hướng tính dục hay bản dạng giới không làm một cá nhân mất đi các quyền này. Tuy
nhiên, các quy định pháp luật chưa được thực sự rõ ràng, một số quy định còn mang
tính chủ quan nên đã dẫn tới khả năng phân biệt đối xử trong việc xem xét chấp thuận
người nuôi con nuôi, người giám hộ dựa trên xu hướng tính dục và bản dạng giới.

Hiện nay đã và đang dần cởi mở hơn với sự đa dạng giới và tính dục và việc
chung sống của các cặp đôi cùng giới tính, dù vẫn có những lo lắng về sự ảnh hưởng
của xu hướng tính dục và bản dạng giới đến khả năng làm cha mẹ và sự phát triển của
trẻ em. Đối tượng tham gia nghiên cứu cũng khẳng định khả năng chăm sóc trẻ của họ
không bị ảnh hưởng bởi xu hướng tính dục hay bản dạng giới. Điều quan trọng là pháp
luật cần phải tạo điều kiện một cách công bằng để tất cả các cha mẹ và trẻ em đều được
hưởng những điều kiện tương tự như nhau mà không có sự phân biệt đối xử dựa trên
xu hướng tính dục hay bản dạng giới.

10
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Thư viện pháp luật 2013, Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá
sản doanh nghiệp, hợp tác xã, Truy cập tại <https://thuvienphapluat.vn/van-
ban/Doanh-nghiep/Nghi-dinh-110-2013-ND-CP-xu-phat-vi-pham-hanh-chinh-bo-
tro-tu-phap-hanh-chinh-tu-phap-208274.aspx> [Truy cập ngày 16/01/2022]

10. TS – BS Nguyễn Như Thu Trúc 2019, Bạn biết gì về giới tính và chuyển giới,
Truy cập tại < https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/san-phu-
khoa-va-ho-tro-sinh-san/ban-biet-gi-ve-gioi-tinh-va-chuyen-
gioi/#:~:text=Gi%E1%BB%9Bi%20t%C3%ADnh%20l%C3%A0%20%C4%91%
E1%BA%B7c%20%C4%91i%E1%BB%83m,t%E1%BB%91%20sinh%20h%E1
%BB%8Dc%20quy%E1%BA%BFt%20%C4%91%E1%BB%8Bnh.> [Truy cập
ngày 16/01/2022]

2. Quang, N.T.L, Lập, N.N.H, Linh, Đ.H.P & Huyền, P.T.T.L (2015), Nghiên cứu
“Quyền nuôi con nuôi của người đồng tính, song tính và chuyển giới (LGBT) tại
Việt Nam – Thực trạng và Khuyến nghị”, Truy cập tại <http://luanvan.net.vn/luan-
van/bao-cao-quyen-nuoi-con-nuoi-cua-nguoi-dong-tinh-song-tinh-va-chuyen-gioi-
lgbt-tai-viet-nam-thuc-trang-va-khuyen-nghi-76203/> [Truy cập ngày 15/01/2022]

3. congdongfreelove 2019, Quyền nuôi con của người đồng tính, song tính và
chuyển giới tại Việt Nam, Truy cập tại <
https://fliphtml5.com/fnxxn/undu/basic/101-144> [Truy cập ngày 15/01/2022]

4. Liên Hợp Quốc Việt Nam 2015, Quyền nuôi con nuôi của người đồng tính, song
tính và chuyển giới tại Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị, Truy cập tại <
https://vietnam.un.org/vi/9284-quyen-nuoi-con-nuoi-cua-nguoi-dong-tinh-song-
tinh-va-chuyen-gioi-tai-viet-nam-thuc-trang-va> [Truy cập ngày 15/01/2022]
5.Wikipedia 2021, Bản dạng giới, Truy cập tại <
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA%A3n_d%E1%BA%A1ng_gi%E1%BB
%9Bi> [Truy cập tại 15/01/2022]

6. Lý Tưởng 2021, Giới và Giới tính là gì? Sự khác biệt cơ bản, Truy cập tại <
https://lytuong.net/gioi-va-gioi-tinh/> [Truy cập ngày 15/01/2022]
7. Viet Linh 2021, LGBT là gì?, Truy cập tại < https://giaingo.info/lgbt-la-gi/>
[Truy cập ngày 16/01/2022]

8.Wikipedia 2022, Quyền LGBT ở Việt Nam, Truy cập tại <
https://vi.wikipedia.org/wiki/Quy%E1%BB%81n_LGBT_%E1%BB%9F_Vi%E1
%BB%87t_Nam> [Truy cập ngày 15/01/2022]

9. Cù Hoàng Lâm Vũ 2018, Nghiên cứu về cách ứng xử với LGBT trong học
trường, Truy cập tại <https://truongthptcaugiay.edu.vn/ung-xu-voi-lgbt-trong-
truong-hoc_1414.html> [Truy cập ngày 16/01/2022]

You might also like