You are on page 1of 17

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM


MÔN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Đề bài:

Trình bày tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng


nhà nước trong sạch, vững mạnh. Vận dụng tư
tưởng Hồ Chí Minh trong việc làm trong sạch bộ
máy nhà nước ở Việt Nam hiện nay

Lớp: N07. TL4


Nhóm: 01

Hà Nội, 2023
BẢNG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM
Nhóm: 01 Lớp: 4630B (N07.TL4)
Đề bài: Trình bày tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước trong sạch,
vững mạnh. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc làm trong sạch bộ máy
nhà nước ở Việt Nam hiện nay.
1. Kế hoạch làm việc của nhóm
- 28/02/2023: Đưa ra ý tưởng cho bài tập nhóm; Giao công việc cụ thể cho từng
thành viên;
- 12/03/2023: Hoàn Thành các nội dung được giao, tổng hợp thông tin;
- 17/03/2023: Đóng góp ý kiến, kiểm tra và hoàn thiện.
2. Phân chia công việc và họp nhóm

Mức độ hoàn Thành Số điểm


STT Họ và tên
Không tốt Khá Tốt đề xuất

Nguyễn Quỳnh Mai


1
(463021)

Nguyễn Lê Minh
2
(463022)

Nguyễn Ngọc Minh


3
(463023)

Nguyễn Ngọc Quang


4 Minh
(463024)

Võ Ngọc Minh
5
(463025)

Đoàn Thu Nga


6
(463026)
Nguyễn Kim Ngân
7
(463027)

Hà Nội, ngày 20 tháng 03 năm 2023


Nhóm trưởng
MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................... 1


MỞ ĐẦU...................................................................................................... 2
NỘI DUNG.................................................................................................. 2
I. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC TRONG SẠCH,
VỮNG MẠNH ................................................................................................ 2
1. Tăng cường pháp luật đi đôi với giáo dục đạo đức ................. 2
2. Kiểm soát quyền lực nhà nước.................................................. 3
3. Phòng, chống tiêu cực trong nhà nước ..................................... 4
II. VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG VIỆC
LÀM TRONG SẠCH BỘ MÁY NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN
NAY .................................................................................................................. 7
1. Thực trạng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc trong
sạch bộ máy nhà nước ở Việt Nam hiện nay ................................ 7
2. Một số đề xuất nhằm đẩy mạnh việc làm trong sạch bộ máy
nhà nước Việt Nam hiện nay ....................................................... 11
KẾT LUẬN ............................................................................................... 12
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................. 13
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ĐĐ Đạo đức
ĐNCB Đội ngũ cán bộ
NN Nhà nước
PL Pháp luật
TW Trung ương
VN Việt Nam

1
MỞ ĐẦU
Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước trong sạch, vững mạnh của là một
trong những di sản tư tưởng bao trùm và xuyên suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của
Người. Đồng thời, đây cũng là tư tưởng có ý nghĩa chỉ đạo đối với sự nghiệp cách mạng
Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng trong trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng đất nước
hiện nay. Nhận thấy tính cấp thiết và ý nghĩa của vấn đề, nhóm sinh viên tập trung nghiên
cứu và phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về NN trong sạch, vững mạnh, đồng thời vận
dụng tư tưởng trong việc làm trong sạch bộ máy NN Việt Nam hiện nay.
NỘI DUNG
I. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH
1. Tăng cường pháp luật đi đôi với giáo dục đạo đức
Suốt cuộc đời, Hồ Chí Minh luôn chủ trương xây dựng nền chính trị ĐĐ được bảo
đảm bởi luật pháp. Để thực hiện điều đó, bên cạnh việc chắt lọc những hạt nhân hợp lý
trong thuyết "nhân trị" của Khổng Tử, thuyết "pháp trị" của Tuân Tử, Hàn Phi Tử...
theo văn hóa phương Đông, Người còn khéo léo vận dụng chủ nghĩa Mác - Lê-nin về
mối quan hệ giữa ĐĐ và PL vào thực tiễn cách mạng VN.
Từ việc soạn thảo bản “Yêu sách của nhân dân An Nam” gửi Hội nghị Véc-xay
(Versailles) năm 1919, Người đã phê phán mạnh mẽ, toàn diện chế độ cai trị thuộc địa,
chế độ NN, PL tư sản, qua đó yêu cầu “cải cách nền pháp lý Đông Dương,... thay thế
chế độ ra sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật” 1. Năm 1922, Người chuyển thể các nội
dung của bản Yêu sách này thành bài “ Việt Nam yêu cầu ca”, trong đó toát lên tinh
thần PL của bản Hiến pháp:
“ Bảy xin Hiến pháp ban hành
Trăm điều phải có thần linh pháp quyền”
Theo Bác, “thần linh” được Bác nói ở đây không phải là một sức mạnh siêu nhân
nào đó, mà là sức mạnh của nền dân chủ của NN pháp quyền. NN dân chủ Việt Nam
không thể thiếu PL. Vì PL là “bà đỡ” cho dân chủ. Dân chủ đích thực bao giờ cũng đi
liền với kỷ cương phép nước. Mọi quyền dân chủ của người dân phải được thể chế hóa
bằng hiến pháp và PL; ngược lại, hệ thống PL phải bảo đảm cho quyền tự do, dân chủ
của người dân được tôn trọng trong thực tế.
Hay những trăn trở trong “Di chúc” của Người: “Đối với nạn nhân của chế độ xã
hội cũ như trộm cắp, gái điếm, cờ bạc, buôn lậu,... thì NN phải dùng vừa giáo dục, vừa
phải dùng PL để cải tạo họ, giúp họ trở nên những người lao động lương thiện”2…đã
cho thấy tư tưởng trọng ĐĐ, đề cao PL, được Hồ Chí Minh thể hiện nhất quán trong
suốt quá trình lãnh đạo cách mạng VN. Sự kết hợp này không mang tính rập khuôn,

1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t.1, tr. 469.
2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.15, tr. 617.
2
máy móc mà hết sức linh hoạt, cụ thể.
Trong 24 năm trên cương vị Chủ tịch nước, “Hồ Chí Minh vừa là nhà lập pháp,
đồng thời là nhà hành pháp có công lớn nhất trong sự nghiệp lập hiến và lập pháp ở
nước ta, đã hai lần đứng đầu Ủy ban soạn thảo Hiến pháp 1946 và Hiến pháp 1959, đã
ký công bố 16 đạo luật, 613 sắc lệnh và nhiều văn bản dưới luật” 3. Bác còn để lại nhiều
các tác phẩm tiêu biểu bàn về các chuẩn mực ĐĐ trong số gần 50 bài và tác phẩm.4
Song điều mà Hồ Chí Minh càng quan tâm hơn là tính hiệu lực của Hiếp pháp, PL trong
thực tế cuộc sống. Người yêu cầu từ Chủ tịch nước đến cán bộ, đảng viên và nhân dân
đều phải làm theo luật. Những cán bộ, đảng viên mà vi phạm, Người xử lý rất nghiêm
khắc, kể cả những cán bộ cấp cao của Đảng và NN.
Có thể nói, “Phép trị nước” của Hồ Chí Minh là kết hợp cả “pháp trị” và “đức trị
- nhân trị”, trong đó “pháp trị” rất nghiêm khắc, công minh và “đức trị - nhân trị” cũng
rất tình người, bao dung, thấu tình đạt lý. Theo Người, ĐĐ và PL là hai thành tố quan
trọng, có mối quan hệ biện chứng với nhau: PL là “Đạo đức tối thiểu”, ĐĐ là “Pháp
luật tối đa”. Một hệ thống PL hoàn thiện cần được xây dựng trên nền tảng ĐĐ, ngược
lại, PL chính là công cụ, biện pháp để xã hội thực hành các chuẩn mực ĐĐ. Vì thế, ĐĐ
và PL phải cùng bổ trợ cho nhau để tạo ra động lực thúc đẩy xã hội ngày càng phát
triển, hướng tới những giá trị tiến bộ. Ở Bác: “Đạo đức là gốc, Pháp luật là chuẩn”5.
2. Kiểm soát quyền lực nhà nước
Để giữ vững bản chất NN, bảo đảm cho NN hoạt động có hiệu quả, phòng chống
thoái hóa, biến chất trong ĐNCB, Bác rất chú trọng vấn đề kiểm soát quyền lực NN.
Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, kiểm soát quyền lực NN là tất yếu. Các cơ
quan NN, ĐNCB, dù ít hay nhiều đều nắm giữ quyền lực trong tay. Quyền lực này là
do nhân dân ủy thác cho. Nhưng một khi đã nắm giữ quyền lực, cơ quan NN hay ĐNCB
đều có thể trở nên lạm quyền. Người chỉ rõ: “dân ghét các ông chủ tịch, các ông Ủy
viên vì cái tật ngông nghênh, cậy thế, cậy quyền. Những ông này không hiểu nhiệm vụ
và chính sách của Việt Minh, nên khi nắm được chút quyền trong tay vẫn hay lạm
dụng”6. Vì thế, để đảm bảo tất cả mọi quyền lực thuộc về nhân dân, cần kiểm soát quyền
lực NN. Về hình thức kiểm soát quyền lực NN, theo Hồ Chí Minh, trước hết, cần phát
huy vai trò, trách nhiệm của Đảng. Đảng là đội tiền phong của giai cấp công nhân, của
nhân dân lao động và của dân tộc, là Đảng cầm quyền, lãnh đạo NN và xã hội, chính vì
vậy, Đảng có quyền và có trách nhiệm kiểm soát quyền lực NN. Hồ Chí Minh chỉ rõ:

3Ngô Ngọc Thắng, Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền, truy cập ngày 13/03/2023 tại https://noichinh.vn/nghien-cuu-trao-
doi/201402/tu-tuong-ho-chi-minh-ve-nha-nuoc-phap-quyen-293760/.
4
Những tác phẩm tiêu biểu như: “Sửa đổi lối làm việc” (năm 1947), “Cần kiệm liêm chính” (năm 1949), “Đạo đức cách
mạng” (năm 1958), “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” (năm 1969) và “Di chúc” (năm 1969)
được xem là những quy tắc, chuẩn mực ĐĐ căn bản, là kim chỉ nam cho việc gìn giữ, rèn luyện, phát huy ĐĐ cách mạng
của ĐNCB, đảng viên.
5 Vũ Đình Hòe, Pháp quyền Nhân nghĩa Hồ Chí Minh, Nxb. Văn hoá Thông tin, Hà Nội, 2001, tr. 327-338.
6
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.51.
3
“Công việc của Đảng và NN ngày càng nhiều. Muốn hoàn thành tốt mọi việc, thì toàn
thể đảng viên và ĐNCB phải chấp hành nghiêm chỉnh đường lối và chính sách của
Đảng. Và muốn như vậy, thì các cấp ủy đảng phải tăng cường công tác kiểm tra. Vì
kiểm tra có tác dụng thúc đẩy và giáo dục đảng viên và ĐNCB làm trọn nhiệm vụ đối
với Đảng, đối với NN, làm gương mẫu tốt cho nhân dân” 7. Để kiểm soát có kết quả
tốt, theo Hồ Chí Minh, cần có hai điều kiện là việc kiểm soát phải có hệ thống và người
đi kiểm soát phải là những người rất có uy tín. Người còn nêu rõ hai cách kiểm soát là
từ trên xuống và từ dưới lên. Người nhấn mạnh, phải “khéo kiểm soát”. Vấn đề kiểm
soát quyền lực NN dựa trên cách thức tổ chức bộ máy NN và việc phân công, phân
nhiệm giữa các cơ quan thực thi quyền lực NN bước đầu cũng đã được Hồ Chí Minh
đề cập đến. Hiến pháp năm 1946 do Hồ Chí Minh ghi rõ một số hình thức kiểm soát
bên trong NN, trong đó nổi bật là kiểm soát của Nghị viện nhân dân đối với Chính phủ,
chẳng hạn, Nghị viện nhân dân có quyền “Kiểm soát và phê bình Chính phủ”, “Bộ
trưởng nào không được Nghị viên tín nhiệm thì phải từ chức”, v.v…Nhân dân là chủ
thể tối cao của quyền lực NN, vì thế, nhân dân có quyền kiểm soát quyền lực NN. Đây
là hình thức được Hồ Chí Minh đề cập rất cụ thể. Người nhấn mạnh: “Phải tổ chức sự
kiểm soát, mà muốn kiểm soát đúng thì cũng phải có quần chúng giúp mới được” 8.
Đảng cầm quyền cần phát huy vai trò kiểm soát quyền lực của nhân dân, bởi so với số
nhân dân thì số đảng viên chỉ là tối thiểu, hàng trăm người dân mới có một đảng viên.
Nếu không có dân giúp sức, thì Đảng không làm được việc gì hết. Đối với NN, là công
bộc của dân, “mọi công tác phải dựa hẳn vào quần chúng, hoan nghênh quần chúng đôn
đốc và kiểm tra”9.
3. Phòng, chống tiêu cực trong nhà nước

Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Hội nghị phổ biến nghị quyết của Bộ Chính trị về cuộc vận động "Nâng cao ý
thức trách nhiệm, tăng cường quản lý kinh tế tài chính, cải tiến kỹ thuật, chống tham ô, lãng phí, quan liêu"
(Cuộc vận động "Ba xây, ba chống"), năm 1963 - Nguồn: hochiminh.vn
3.1. Các căn bệnh trong tiêu cực nhà nước
Đặc quyền, đặc lợi

7
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.14, tr.362.
8
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.325.
9
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.8,tr.507.
4
Từ điển Tiếng Việt giải thích: “Đặc quyền, đặc lợi là quyền lợi đặc biệt chỉ dành
riêng cho một người hay một nhóm, một tầng lớp nào đó được hưởng mà những người
bình thường khác không thể có được”. Đặc quyền đặc lợi khoét sâu thêm khoảng cách
“quan-dân”, hình thành các đẳng cấp xã hội, làm sâu thêm những bất công, làm giảm
động lực phấn đấu của ĐNCB, công chức, gia tăng tình trạng chạy chức, chạy quyền,
nạn hối lộ, đút lót và nghiêm trọng nhất là suy giảm niềm tin của nhân dân với Đảng,
NN; thậm chí khiến dân khinh, dân ghét lãnh đạo.
Hồ Chí Minh sớm nhìn ra và cảnh báo những căn bệnh nguy hiểm từ sự tha hóa
quyền lực nói trên. Người chỉ rõ: “Ǎn muốn cho ngon, mặc muốn cho đẹp, càng ngày
càng xa xỉ, càng ngày càng lãng mạn, thử hỏi tiền bạc ấy ở đâu ra? Thậm chí lấy của
công dùng vào việc tư, quên cả thanh liêm, ĐĐ. Ông ủy viên đi xe hơi, rồi bà ủy viên,
cho đến các cô, các cậu ủy viên, cũng dùng xe hơi của công. Thử hỏi những hao phí đó
ai phải chịu?”. Rồi hiện tượng con quan thì lại làm quan, "cài cắm" người nhà vào các
vị trí lãnh đạo, ưu tiên tuyển dụng người thân: “Kéo bè kéo cánh, bà con bạn hữu mình,
không tài năng gì cũng kéo vào chức này, chức nọ. Người có tài, có đức, nhưng không
vừa lòng mình thì đẩy ra ngoài”, “bênh vực lớp này, chống lại lớp khác”.
Tham ô, lãng phí, quan liêu
Hồ Chí Minh coi tham ô, lãng phí, quan liêu là “giặc nội xâm”, “giặc ở trong
lòng”, thứ giặc nguy hiểm hơn giặc ngoại xâm. Người phê bình những người “lấy của
công dùng vào việc tư, quên cả thanh liêm, ĐĐ” 10. Theo Bác: “Tham ô, lãng phí và
bệnh quan liêu, dù cố ý hay không, cũng là bạn đồng minh của thực dân và phong
kiến… Tỗi lỗi ấy cũng nặng như tội lỗi Việt gian, mật thám” 11. Ngày 26/01/1946, Hồ
Chí Minh ký lệnh nói rõ tội tham ô, trộm cắp đến mức cao nhất là tử hình. Ngày
27/11/1946, Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh ấn định hình phạt tội đưa và nhận hối lộ với
mức từ 5 năm đến 20 năm tù khổ sai và phải nộp phạt gấp đôi số tiền nhận hối lộ.
Điển hình như vụ án Trần Dụ Châu - cựu Cục trưởng Cục Quân nhu bị xử tử hình
vì tham nhũng (1950). Người yêu cầu phải thẳng tay trừng trị những kẻ bất liêm, bất kỳ
kẻ ấy ở địa vị nào, làm nghề nghiệp gì. Mỗi người phải nhận rằng, tham lam là một điều
rất xấu hổ, kẻ tham lam là có tội với nước, với dân; phải nghiêm trị.
Lãng phí là một căn bệnh mà Bác lên án gay gắt. Chính bản thân Người luôn làm
gương, tích cực thực hành chống lãng phí trong cuộc sống và công việc hằng ngày.
Người quý trọng từng đồng xu, bát gạo do dân đóng góp cho hoạt động của bộ máy
NN. Lãng phí ở đây được Bác xác định là lãng phí sức lao động, lãng phí thời giờ, lãng
phí tiền của. Chống lãng phí là biện pháp để tiết kiệm, là quốc sách của mọi quốc gia.

10
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.65.
11
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr. 357-358.
5
Bệnh quan liêu không những có ở cấp TW, ở cấp tỉnh, ở cấp huyện mà còn có
ngay ở cả cấp cơ sở. Hồ Chí Minh phê bình những người và các cơ quan lãnh đạo từ
cấp trên đến cấp dưới không sát công việc thực tế, không theo dõi và giáo dục ĐNCB,
không gần gũi quần chúng. Đối với công việc thì trọng hình thức mà không xem xét
khắp mọi mặt, không đi sâu từng vấn đề. Bệnh quan liêu làm cho chúng ta chỉ biết khai
hội, viết chỉ thị, xem báo cáo trên giấy, chứ không kiểm tra đến nơi đến chốn… thành
thử có mắt mà không thấy suốt, có tai mà không nghe thấu, có chế độ mà không giữ
đúng, có kỷ luật mà không nắm vững… Thế là bệnh quan liêu đã ấp ủ, dung túng, che
chở cho nạn tham ô, lãng phí. Vì vậy, đây là bệnh gốc sinh ra các bệnh tham ô, lãng
phí; muốn trừ sạch bệnh tham ô, lãng phí thì trước hết phải tẩy sạch bệnh quan liêu.
Tư túng, chia rẽ, kiêu ngạo
Những căn bệnh trên gây mất đoàn kết, gây rối cho công tác. Hồ Chí Minh kịch
liệt lên án tệ kéo bè, kéo cánh, tệ nạn bà con bạn hữu mình không tài năng gì cũng kéo
vào chức này chức nọ. Người có tài có đức, nhưng không vừa lòng mình thì đẩy ra
ngoài. Trong chính quyền, còn hiện tượng gây mất đoàn kết, còn có người “bệnh vực
lớp này, chống lại lớp khác”. Ngoài bệnh cậy thế, có người còn kiêu ngạo, “tưởng mình
ở trong cơ quan Chính phủ là thần thánh rồi… cử chỉ lúc nào cũng vác mặt “quan cách
mạng”” 12, làm mất uy tín của Chính phủ.
3.2. Nguyên nhân nảy sinh tiêu cực
Để tìm ra biện pháp phòng, chống tiêu cực trong bộ máy NN, Hồ Chí Minh đã
dày công luận giải nguyên nhân nảy sinh tiêu cực và tiếp cận rất toàn diện. Trước hết
là nguyên nhân chủ quan, bắt nguồn từ căn “bệnh mẹ” là chủ nghĩa cá nhân, tự sự thiếu
tu dưỡng, rèn luyện của bản thân ĐNCB. Bên cạnh đó còn có những nguyên nhân khách
quan, từ gần đến xa, là do công tác ĐNCB của Đảng và NN chưa tốt; do cách tổ chức,
vận hành trong Đảng, trong NN, sự phối hợp giữa Đảng với NN chưa thật sự khoa học,
hiệu quả; do trình độ phát triển còn thấp của đời sống xã hội; do tàn dư của những chính
sách phản động của chế độ thực dân, phong kiến; do âm mưu chống phá của các lực
lượng thù địch, v.v.. Các nguyên nhân không tồn tại biệt lập, mà có sự kết hợp với nhau,
tiến công vào ĐNCB.
3.3. Những biện pháp phòng, chống tiêu cực của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Trong nhiều tác phẩm khác nhau, ở nhiều thời điểm khác nhau, Hồ Chí Minh đã
nêu lên nhiều biện pháp khác nhau. Khái quát lại, có thể thấy nổi bật một hệ thống biện
pháp cơ bản như sau:
Một là, nâng cao trình độ dân chủ trong xã hội, thực hành dân chủ rộng rãi, phát
huy quyền làm chủ của nhân dân đó là giải pháp căn bản và có ý nghĩa lâu dài.
Hai là, pháp luật của NN, kỷ luật của Đảng phải nghiêm minh. Công tác kiểm tra

12
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.66.
6
phải thường xuyên. ĐNCB, đảng viên phải nghiêm túc và tự giác tuân thủ pháp luật, kỷ
luật. Đối với những kẻ thoái hóa, biến chất, pháp luật phải “thẳng tay trừng trị”, bất kỳ
kẻ ấy ở địa vị nào, làm nghề nghiệp gì. Trong NN “trăm đều phải có thần linh pháp
quyền” thì tuyệt nhiên không có bất cứ vùng cấm nào.
Ba là, phạt nghiêm minh, nghiêm khắc, đúng người đúng tội là cần thiết, song việc
gì cũng xử phạt thì lại không đúng. Cần coi trọng giáo dục, lấy giáo dục, cảm hóa làm
chủ yếu. Trong giáo dục ĐNCB, xây dựng hệ chuẩn mực ĐĐ của người cầm quyền,
khơi dậy lương tâm trong mỗi con người. Người đã chỉ rõ: “cán bộ các cơ quan, các
đoàn thể, cấp cao thì quyền to, cấp thấp thì quyền nhỏ. Dù to hay nhỏ, có quyền mà
thiếu lương tâm là có dịp đục khoét, có dịp ăn của đút, có dịp “dĩ công vi tư”” 13.
Bốn là, ĐNCB phải làm gương, giữ chức vụ càng cao thì trách nhiệm càng lớn.
Người đứng đầu có ý thức nêu gương tu dưỡng ĐĐ, chống tiêu cực, sẽ có tác động rất
mạnh mẽ đến cấp dưới, góp phần gây nên những đức tính tốt trong nhân dân.
Năm là, phải huy động sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước vào cuộc chiến chống
lại tiêu cực trong con người, trong xã hội và trong bộ máy NN. Bất kỳ người VN nào
có lòng tự hào, tự tôn dân tộc, thì dù là người dân bình thường, hay cán bộ, đảng viên,
thì đều phải có trách nhiệm tu dưỡng và thực hành ĐĐ cách mạng.
II. VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG VIỆC LÀM TRONG SẠCH
BỘ MÁY NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
1. Thực trạng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc trong sạch bộ máy nhà
nước ở Việt Nam hiện nay
1.1. Thực trạng tăng cường pháp luật đi đôi với giáo dục đạo đức
Trong giai đoạn 2005 - 2019, hệ thống PL của nước ta không ngừng được hoàn
thiện. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh, trong những năm qua, Đảng và NN ta đã và
đang hoàn thiện, bổ sung hệ thống luật pháp, đặc biệt là các luật hỗ trợ việc đẩy lùi
những tiêu cực trong bộ máy NN, dựa trên nền tảng tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan
hệ giữa ĐĐ và PL: Luật Phòng chống tham nhũng; Luật Thực hành tiết kiệm, chống
lãng phí; Luật Hình sự… Công tác xây dựng và hoàn thiện trên các lĩnh vực cơ bản
được thể chế hóa kịp thời, đầy đủ, đúng đắn đường lối, chủ trương của Đảng, đáp ứng
yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.
Tuy nhiên, tâm lý, nếp sống của người sản xuất nhỏ vẫn còn khá phổ biến. Đây
đó, dấu ấn phong kiến vẫn còn" phép vua thua lệ làng", nặng về hình, nhẹ về luật nên ý
thức tôn trọng luật và sống theo luật cũng chưa trở thành thói quen, nề nếp. Luật ban
hành nhiều nhưng chưa đủ, thiếu đồng bộ, chưa bao quát được mọi lĩnh vực của đời
sống xã hội. Nội dung luật pháp còn chồng chéo, thậm chí mâu thuẫn, chất lượng thấp.
Đặc biệt, việc tổ chức thi hành PL gắn với xây dựng, hoàn thiện hệ thống PL vẫn còn

13
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.6, tr.127.
7
chưa theo kịp yêu cầu của sự phát triển, bộc lộ những tồn tại, hạn chế nhất định: chưa
nhận thức đúng, đầy đủ về vị trí, vai trò, ý nghĩa của công tác tổ chức thi hành PL; thực
hiện chỉ là mang tính hình thức, đối phó với kiểm tra của cơ quan NN cấp trên…
1.2. Thực trạng kiểm soát quyền lực nhà nước
Lần đầu tiên vấn đề kiểm soát quyền lực NN được quy định một cách chính thức
trong Hiến pháp 2013 - văn bản quy phạm PL có giá trị pháp lý cao nhất trong hệ thống
văn bản quy PL của VN. “Tất cả quyền lực NN thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên
minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.Quyền lực NN
là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan NN trong việc
thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”. 14 Theo đó Hiến pháp năm 2013 đã
xác lập rạch ròi 3 chế định cơ bản của nhà nước pháp quyền: Quốc hội - lập pháp; Chính
phủ - hành pháp và Tòa án - tư pháp.15 Trên tinh thần thể chế hóa Hiến pháp 2013, các
đạo luật liên quan đến kiểm soát quyền lực NN không ngừng được bổ sung, hoàn thiện,
hình thành và thiết lập cơ chế kiểm soát quyền lực phù hợp với vị trí, tính chất của từng
thiết chế quyền lực như: Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ
chức Tòa án nhân dân, Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân, Luật Tổ chức chính
quyền địa phương, Luật Thanh tra, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo...
Có thể nói hoạt động kiểm soát quyền lực NN ở VN được Đảng và NN ta đặc biệt
quan tâm, chỉ đạo sát sao và rất quyết liệt. Qua đó, đã đạt được những kết quả rất đáng
ghi nhận: “Cơ chế phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan NN
trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp ngày càng rõ hơn và có
chuyển biến tích cực” 16; “công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng được chỉ đạo tập
trung, quyết liệt, toàn diện, đồng bộ, có nhiều đổi mới, có hiệu lực, hiệu quả, nhất là ở
cấp TW; hoạt động của cấp uỷ, uỷ ban kiểm tra các cấp được tăng cường, ngày càng
siết chặt kỷ luật, kỷ cương”17. Tuy nhiên, “Cơ chế kiểm soát quyền lực chưa hoàn thiện;
vai trò giám sát của nhân dân chưa được phát huy mạnh mẽ” 18 là một số khuyết điểm
còn tồn đọng:
Thứ nhất, cơ chế kiểm soát quyền lực trong bộ máy NN mặc dù đã được thiết lập,
nhưng chưa thể hiện được đầy đủ tinh thần được ghi nhận trong “Cương lĩnh xây dựng
đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” (bổ sung, phát triển năm 2011)
cũng như trong Hiến pháp 2013 là có sự “kiểm soát lẫn nhau giữa các cơ quan trong
việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”.19 Chỉ thiết lập được cơ chế kiểm
soát quyền lực của Quốc hội đối với cơ quan hành pháp và tư pháp, mà chưa có cơ chế

14 Xem: Điều 2 Hiến pháp Việt Nam năm 2013.


15 Xem: các Điều 69, 94, 102, 107 Hiến pháp Việt Nam năm 2013.
16 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2021, t.1, tr.72.
17 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Sđd, t.1, tr.75.
18 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Sđd, t.1, tr.89.
19 Điều 3 Hiến pháp Việt Nam năm 2013.

8
kiểm soát ngược lại, tức là chưa có cơ chế kiểm soát quyền lực của hai cơ quan này đối
với Quốc hội.
Thứ hai, ngay cả các cơ chế kiểm soát quyền lực NN đã được xác lập, được ghi
nhận trong Hiến pháp, hay được thể chế hóa trong các điều luật, trên thực tế, tính hiệu
lực và hiệu quả của chúng vẫn còn khá khiêm tốn. Cho đến nay, trong quá trình thực
hiện quyền giám sát tối cao của mình, Quốc hội hiếm khi đưa ra quyết định về việc bãi
bỏ một phần hay toàn bộ văn bản quy phạm PL của các đối tượng mà mình giám sát.
Bên cạnh đó, cơ chế kiểm soát quyền lực NN từ phía xã hội mặc dù ngày càng được
chú trọng, nhưng nhìn chung, hiệu quả chưa cao. Nguyên nhân là do những quy định
về cách thức tham gia kiểm soát của các đối tượng còn chưa phù hợp; thẩm quyền, năng
lực chuyên môn của các đối tượng tham gia kiểm soát còn hạn chế…
1.3. Thực trạng về phòng, chống tiêu cực trong nhà nước
Dưới tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế hiện nay,
nhiều giá trị văn hóa, ĐĐ bị xuống cấp nghiêm trọng. Một bộ phận cán bộ “suy thoái
về tư tưởng chính trị, ĐĐ, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý
tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài,
kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc” 20; nguy hại hơn,
“tình trạng suy thoái về tư tưởng, chính trị, ĐĐ, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng
viên, chưa bị đẩy lùi; có mặt, có bộ phận còn diễn biến phức tạp hơn” 21, “tham nhũng
lãng phí trên một số lĩnh vực, địa bàn vẫn còn nghiêm trọng, phức tạp, với những biểu
hiện ngày càng tinh vi, gây bức xúc trong xã hội”…22. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh,
Đảng và NN ta đã đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
trong nhiều năm qua. Kiên quyết làm trong sạch đội ngũ bộ máy NN, khắc phục các
biểu hiện sa sút, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” về phẩm chất, ĐĐ, lối sống và xử lý
nghiêm minh, thích đáng những hiện tượng tham nhũng, lãng phí, quan liêu, cửa quyền,
công tác về phòng, chống tiêu cực NN đã đạt được những thành quả nhất định:
Theo số liệu do Tổ chức Minh bạch thế giới (TI) công bố, Chỉ số cảm nhận tham
nhũng (CPI) của VN trong những năm gần đây đã tăng lên, thể hiện một chỉ báo tích
cực đối với các nỗ lực của Đảng và NN ta trong công tác phòng, chống tham nhũng.
Cụ thể, năm 2018, VN đạt 33/100 điểm, xếp hạng 117/180 toàn cầu. Trong năm 2018,
Đảng và NN đã có nhiều nỗ lực đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, điển
hình là việc nhanh chóng, kiên quyết xử lý các vụ án tham nhũng lớn và hoàn thiện
khuôn khổ pháp lý về phòng, chống tham nhũng. Tháng 11/2018, Quốc hội đã thông
qua Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) gồm 10 chương với 96 Điều. Chính phủ
đã chỉ đạo tăng cường kiểm tra và tổ chức thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống

20 Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2012, tr. 22.
21 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2016, tr. 44.
22 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, t.2, tr. 93.

9
tham nhũng như: đề cao tính liêm chính trong khu vực công, thực hiện hiệu quả công
tác kê khai và công khai tài sản, thu nhập của ĐNCB... Vì vậy, chỉ số CPI của VN năm
2019 đạt 37/100 điểm, tăng 4 điểm so với năm 2018, đứng thứ 96/180 quốc gia, vùng
lãnh thổ trong bảng xếp hạng toàn cầu, tăng 21 bậc so với năm 2018. Đây là mức điểm
cao nhất mà TI đánh giá đối với VN và là năm có mức tăng điểm cao nhất từ trước đến
nay; cũng là sự khẳng định những kết quả tích cực trong công tác phòng, chống tham
nhũng ở VN.
Điểm CPI của Việt Nam qua các năm
40
35
30
25
2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019

Theo Hội nghị Toàn quốc: Tổng kết 10 năm công tác đấu tranh phòng, chống tham
nhũng, tiêu cực giai đoạn 2012 – 2022 tại Hà Nội vào ngày 30/6/2022: Trong giai đoạn
2012-2022, cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật 2.740 tổ chức đảng, hơn
167.700 ĐNCB, đảng viên, trong đó có 7.390 đảng viên bị kỷ luật do tham nhũng; đã
kỷ luật 170 ĐNCB thuộc diện TW quản lý, trong đó có 4 Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên
Uỷ viên Bộ Chính trị; 29 Ủy viên TW, nguyên Ủy viên TW; 50 sĩ quan cấp tướng trong
lực lượng vũ trang. Riêng từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII đến nay đã thi hành kỷ luật 50
ĐNCB thuộc diện TW quản lý (cao hơn gấp 4 lần so với nhiệm kỳ khóa XI và bằng
gần một nửa số ĐNCB cấp cao bị xử lý của nhiệm kỳ khóa XII). Xử lý, thu hồi được
hơn 975 nghìn tỷ đồng, gần 76 nghìn ha đất; xử lý trách nhiệm gần 44.700 tập thể, cá
nhân; chuyển cho cơ quan điều tra, xử lý gần 1.200 vụ việc có dấu hiệu phạm tội; kiến
nghị sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, thay thế hơn 2.000 văn bản. Các cơ quan tố tụng trong cả
nước đã khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm gần 16.000 vụ án tham nhũng, chức
vụ, kinh tế với hơn 30.300 bị cáo. Riêng Ban Chỉ đạo TW về phòng, chống tham nhũng
đã đưa vào diện theo dõi, chỉ đạo gần 1.000 vụ án, vụ việc ở 3 cấp độ; trong đó trực tiếp
theo dõi, chỉ đạo 313 vụ án, vụ việc tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, đã
đưa ra xét xử sơ thẩm 120 vụ án, 1.083 bị cáo, trong đó có 37 ĐNCB diện TW quản lý,
bị xử lý hình sự.
Có thể khẳng định rằng, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được Đảng
và NN triển khai thực hiện quyết liệt, quyết tâm chính trị cao hơn, trở thành xu thế,
“không có vùng cấm”, “không có ngoại lệ”; đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận;
nạn tham nhũng đã bị ngăn chặn, đẩy lùi; niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của
Đảng, sự quản lý của NN được nâng lên.
Bên cạnh kết quả đạt được, vẫn còn một số hạn chế như: công tác tuyên truyền,

10
giáo dục về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực hiệu quả chưa cao, hiện tượng phải hối
lộ, bôi trơn hoặc tác động bằng hình thức khác để được thuận lợi hơn trong giải quyết
công việc còn phổ biến; một số cơ chế, chính sách còn thiếu chặt chẽ, chưa phù hợp với
thực tiễn; thực thi PL có lúc, có nơi chưa nghiêm. Công tác tổ chức ĐNCB, kiểm soát
tài sản, thu nhập còn nhiều hạn chế, vướng mắc; vấn đề phát hiện, xử lý tham nhũng
chưa đáp ứng yêu cầu, nhất là tự phát hiện, xử lý tham nhũng trong nội bộ...
2. Một số đề xuất nhằm đẩy mạnh việc làm trong sạch bộ máy nhà nước Việt Nam
hiện nay
Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, ĐĐ, phong cách
Hồ Chí Minh về mọi mặt nói chung và về NN trong sạch, vững mạnh nói riêng. Đồng
thời, tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng đối với NN: thể chế hóa đường lối, chủ
trương của Đảng, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng và phát huy vai trò quản lý của NN;
đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với NN: lãnh đạo bằng đường lối, bằng tổ
chức, bộ máy của Đảng trong các cơ quan NN, bằng vai trò tiên phong, gương mẫu của
đội ngũ đảng viên hoạt động trong bộ máy NN, bằng công tác kiểm tra, Đảng không
làm thay công việc quản lý của NN. Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ trong
hệ thống chính trị trên cơ sở bảo đảm chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của NN theo
luật định. Bản chất, tính chất của NN ta gắn liền với vai trò, trách nhiệm của Đảng cầm
quyền, do đó, đến lượt Đảng, một tiền đề tất yếu được đặt ra là sự trong sạch, vững
mạnh của Đảng chính là yếu tố quyết định cho thành công của việc xây dựng NN pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Thứ hai, xây dựng ĐNCB đủ đức và đủ tài. Giữ vững nền tảng tư tưởng, thường
xuyên giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương
của Đảng, chính sách, PL của NN, nhiệm vụ và yêu cầu đặt ra đối với ĐNCB, đảng
viên trong từng giai đoạn. Thực hành tiết kiệm; dân chủ hóa công tác ĐNCB, quy định
rõ trách nhiệm, quyền hạn của mỗi tổ chức, mỗi cấp trong xây dựng đội ngũ ĐNCB,
có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất ĐĐ trong sáng, có trình độ, năng lực chuyên
môn để thực thi trách nhiệm công vụ, đáp ứng yêu cầu của giai đoạn mới. ĐNCB phải
thường xuyên tự phê bình, luôn luôn có ý thức và hành động vì sự lớn mạnh, trong sạch
của NN. Xây dựng cơ chế, chính sách đãi ngộ, thu hút và trọng dụng nhân tài. Đồng
thời, phải xây dựng mối liên hệ mật thiết với nhân dân và tận tụy, tận trung với nước,
tận hiếu, với dân.
Thứ ba, đổi mới và hoàn thiện hệ thống PL có chất lượng, vừa theo tiêu chuẩn,
nguyên tắc pháp quyền hiện đại, vừa mang trong mình những chuẩn mực giá trị ĐĐ
đương đại, tạo tiền đề pháp lý vững chắc cho mọi hoạt động hiệu quả của NN, là công
cụ để nhân dân làm chủ, kiểm tra, giám sát quyền lực NN. Đưa các chuẩn mực ĐĐ cơ
bản vào nội dung các văn bản PL. Một mặt đề cao ĐĐ sẽ góp phần đắc lực hạn chế

11
những khiếm khuyết của PL; mặt khác, phải đưa những chuẩn mực ĐĐ mới vào PL,
luật hóa những chuẩn mực ĐĐ đó để PL thực sự là một công cụ hữu hiệu bảo vệ và
phát triển ĐĐ. Nói một cách khác, trong sự kết hợp thống nhất biện chứng giữa ĐĐ và
PL thì ĐĐ với sự giáo dục, thuyết phục sẽ tăng sức lan tỏa lâu bền, PL với sức mạnh
cưỡng chế sẽ tạo nên xung lực mới. Tăng cường kỷ luật nghiêm minh chính là thứ
“thuốc đặc trị” để chặn đà suy thoái về ĐĐ, lối sống trong bộ máy NN hiện nay.
Thứ tư, cần nâng cao hơn nữa nhận thức về vai trò của ĐĐ, PL và sự kết hợp giữa
chúng trong quản lý xã hội. Giáo dục PL trong nhân dân để dân hiểu và tự giác thực
hiện. Phát huy vai trò tích cực của báo chí, truyền thông, kiểm soát, quản lý tốt các hoạt
động báo chí, xuất bản, internet và mạng xã hội. Tuyên truyền, giáo dục PL vừa phổ
thông đại chúng, vừa hấp dẫn theo phương châm: ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thực hành; đồng
thời, đấu tranh với các luận điệu thù địch, sai trái, phòng, chống “tự diễn biến”, “tự
chuyển hóa”. Trong thời buổi kinh tế thị trường và cạnh tranh gay gắt, nếu chỉ hô hào
chung chung về lương tâm, ĐĐ mà không gắn với giáo dục và thực thi PL, hoặc chỉ
dùng sức mạnh cưỡng chế lạnh lùng của luật pháp với bản chất đúng nghĩa của nó là
có giới hạn thì sẽ không thể điều chỉnh, kiểm soát được mọi hành vi của con người.
Thứ năm, xác định rõ cơ chế phân công, phối hợp thực thi quyền lực NN, nhất là
cơ chế kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan NN trong việc thực hiện các quyền lập
pháp, hành pháp, tư pháp trên cơ sở quyền lực NN là thống nhất. Xác định rõ hơn quyền
hạn và trách nhiệm của mỗi bên quyền lực. Đồng thời, quy định rõ hơn cơ chế phối hợp
trong việc thực hiện và kiểm soát các quyền ở các cấp chính quyền. Tiếp tục phân định
rõ thẩm quyền và trách nhiệm giữa các cơ quan NN ở TW và địa phương và của mỗi
cấp chính quyền địa phương để khắc phục bằng được sự lạm quyền, lộng quyền và lợi
dụng quyền lực.
Thứ sáu, cần hoàn thiện chính sách tiền lương và chế độ đãi ngộ để từng bước
nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và lợi ích thiết thân của ĐNCB. Đây được xem là
một trong những giải pháp rất quan trọng để ngăn ngừa hành vi tiêu cực, tham nhũng
trong ĐNCB.
KẾT LUẬN
Tư tưởng Hồ Chí Minh về dựa vào dân để xây dựng NN, làm cho NN ngày càng
trong sạch, vững mạnh, gắn bó “máu thịt” với nhân dân, vì hạnh phúc của nhân dân, là
nhiệm vụ then chốt có vị trí rất quang trọng trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của
dân tộc. Việc vận dụng tư tưởng của Người vào việc làm trong sạch bộ máy NN Việt
Nam hiện nay sẽ góp phần to lớn vào công cuộc đổi mới toàn diện, xây dựng và phát
triển đất nước giàu mạnh, thịnh vượng, thực sự của dân, do dân và vì dân.

12
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Văn bản Pháp luật:
1. Hiến pháp năm 1946.
2. Hiến pháp năm 1959.
3. Hiến pháp năm 2013.
4. Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018.
5. Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2013.
Các tài liệu tham khảo khác:
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh (Dành cho bậc đại học
hệ không chuyên lý luận chính trị), Nxb. Chính trị Quốc gia sự thật, Hà Nội, 2022.
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t.1.
3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t.15.
4. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t.4.
5. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t.14.
6. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t.5.
7. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t.8.
8. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t.7.
9. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t.6.
10. Ngô Ngọc Thắng, Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền, truy cập ngày
13/03/2023 tại https://noichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/201402/tu-tuong-ho-chi-
minh-ve-nha-nuoc-phap-quyen-293760/.
11. Nguyên Văn Hùng, Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về dựa vào dân để xây dựng
Đảng trong sạch, vững mạnh trong thời kỳ mới, truy cập ngày 11/03/2023 tại
https://hdll.vn/vi/nghien-cuu---trao-doi/van-dung-tu-tuong-ho-chi-minh-ve-dua-
vao-dan-de-xay-dung-dang-trong-sach-vung-manh-trong-thoi-ky-
moi.html?fbclid=IwAR2uekklwQycqHa7BKdgAnPto21dA8uEvPdogNuYoSHxY
SaLPRPPnF6qXxY.
12. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật,
Hà Nội, 2016.
13. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia sự thật,
Hà Nội, 2021, t.1.
14. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia sự thật,
Hà Nội, 2021, t.2.
15. Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, Nxb. Chính trị
quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2012.
16. Vũ Đình Hòe, Pháp quyền Nhân nghĩa Hồ Chí Minh, Nxb. Văn hoá Thông tin, Hà
Nội, 2001.
13

You might also like