You are on page 1of 28

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.

HCM
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ


MÔN HỌC: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

TIỂU LUẬN

LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI

CHỦ NGHĨA VÀ VẬN DỤNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU TRONG VIỆC

THỰC HIỆN TỰ DO NGÔN LUẬN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.

GVHD: TS. NGUYỄN THỊ TRI LÝ

SVTH:

1. Trần Lê Mỹ Hạnh 22109092


2. Đinh Thị Hồng Huế 22109098
3. Lương Thị Quỳnh 22109135
4. Nguyễn Thị Kim Thoa 22109143
5. Trịnh Thị Thanh Tuyền 22109154

Mã lớp học: LLCT120405_22_2_28

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 5 năm 2023


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………

Điểm số:………………………………....

Ký tên

…………….………………………….
MỤC LỤC

Contents
PHẦN 1. PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................... 1

1.1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 1

1.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................. 2

1.3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ..................................................... 2

1.4. Kết cấu đề tài ................................................................................................... 2

PHẦN 2. KIẾN THỨC CƠ BẢN .............................................................................. 4

QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA .............................................................................................................. 4

2.1. Lý luận chung về nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ............................................ 4

2.1.1. Quan niệm về dân chủ ................................................................................. 4

2.1.2. Quá trình hình thành, phát triển của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa............... 5

2.2. Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ................................................... 6

2.2.1. Bản chất về chính trị .................................................................................... 6

2.2.2. Bản chất về kinh tế ...................................................................................... 8

2.2.3. Bản chất tư tưởng – văn hóa – xã hội ........................................................... 8

2.3. Ý nghĩa phương pháp luận .............................................................................. 9

2.3.1. Ý nghĩa lý luận ............................................................................................ 9

2.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ....................................................................................... 10

PHẦN 3. KIẾN THỨC LIÊN HỆ ........................................................................... 12

LIÊN HỆ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU TRONG VIỆC THỰC HIỆN TỰ DO NGÔN


LUẬN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY .......................................................................... 12

3.1. Vai trò của quá trình thực hiện tự do ngôn luận ở Việt Nam hiện nay ....... 12

3.1.1. Thực hiện quyền tự do ngôn luận nhằm phát huy tinh thần đoàn kết, yêu nước
của Việt Nam ...................................................................................................... 12
3.1.2. Thực hiện quyền tự do ngôn luận nhằm phát triển kinh tế - xã hội, hướng đến
mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh .................. 13

3.2. Thực trạng việc thực hiện quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam hiện nay .... 14

3.2.1. Những thành tựu đạt được trong quá trình thực hiện quyền tự do ngôn luận ở
Việt Nam hiện nay .............................................................................................. 14

3.2.2. Những khó khăn, thách thức trong việc thực hiện quyền tự do ngôn luận .. 15

3.2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện quyền tự do ngôn luận ... 16

3.3. Những giải pháp nhằm đảm bảo việc thực hiện quyền tự do ngôn luận ở Việt
Nam hiện nay ........................................................................................................ 17

3.3.1. Nhóm giải pháp về lãnh đạo, quản lý ......................................................... 17

3.3.2. Nhóm giải pháp về kinh tế - xã hội ............................................................ 18

3.3.3. Nhóm giải pháp về văn hóa – tư tưởng ...................................................... 18

PHẦN 4. PHẦN KẾT LUẬN .................................................................................. 20

4.1. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài................................................................ 20

4.2. Ý nghĩa cho bản thân ..................................................................................... 20

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................. 22


Phần 1

PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Chúng ta đều biế t rằ ng vị lãnh tụ vĩ đại chủ tịch Hồ Chí Minh là người rấ t đề cao
tinh thần đoàn kế t toàn dân nhằm phát huy sức ma ̣nh sâu sắc của toàn thể nhân dân. Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân,
vì dân là chủ” vì vậy tư tưởng nhân dân cũng là tư tưởng dân chủ. Dân chủ thể hiện ở
việc đảm bảo về quyền con người và quyền công dân. Dân chủ không dừng lại với tư
cách như là một chế độ xã hội của một quốc gia, mà còn có ý nghĩa biểu thị mối quan
hệ quốc tế, hòa bình giữa các dân tộc. Dân chủ là nền tảng cơ bản để con người đạt tới
tự do, giải phóng toàn diện những năng lực vốn có của mỗi cá nhân. Đặc trưng cơ bản
của dân chủ là tất cả các công dân đều có quyền tham gia vào đời sống chính trị, mọi
công dân đều có quyền bình đẳng trước pháp luật. Dân chủ xã hội chủ nghĩa là tất cả
quyền lực thuộc về nhân dân và kết quả hoạt động tự giác của quần chúng nhân dân dưới
sự lãnh đạo của giai cấp công nhân. Người dân tự mình làm chủ chính là bản chất của
chủ nghĩa xã hội.
“Các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác – Lênin cho rằng đấu tranh cho dân chủ là một quá
trình lâu dài, phức tạp và giá trị của nền dân chủ tư sản chưa phải là hoàn thiện nhất, tất
yếu xuất hiện một nền dân chủ mới, cao hơn nền dân chủ tư sản đó là nền dân chủ vô
sản hay còn gọi nền dân chủ xã hội chủ nghĩa”. Mục tiêu của nền dân chủ xã hội chủ
nghĩa mà tất cả nhân dân Việt Nam đều mong muốn là xây dựng một đất nước có dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Nếu được đông đảo người dân ủng hộ
nhiệt tình thông qua các hoạt động thực tế tại cơ quan, tổ chức khi đó vai trò của dân
chủ sẽ phát huy tác dụng. Người dân sẽ ủng hộ chính quyền một cách mạnh mẽ để thực
hiện các chính sách mà Đảng và nhà nước đã đề ra giúp chính quyền thực hiện nền dân
chủ xã hội chủ nghĩa một cách tốt hơn.
Ở Việt Nam, việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm mục đích vì con
người, bảo đảm các quyền cơ bản của con người, trong đó có quyền tự do ngôn luận,
hiện là yêu cầu cấp thiết nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn và sự nghiệp xây dựng một
nền dân chủ xã hội chủ nghĩa hoàn thiện. Nhưng không phải ai trong chúng ta đều thực

1
hiện quyền tự do ngôn luận một cách đúng đắn. Bên cạnh những người sử dụng quyền
tự do ngôn luận một cách có ích vẫn có nhiều người lợi dụng quyền tự do ngôn luận để
phát tán những thông tin sai sự thật, lừa gạt để đạt được mục đích cá nhân của chính bản
thân họ… Có những trường hợp phát hiện và ngăn chặn kịp thời nhưng những hành vi
trên vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Nên vấn đề nghiên cứu trong việc thực hiện tự do
ngôn luận là vấn đề cấp bách trong xã hội phát triển ở Việt Nam như hiện nay.
Trong quá trình tham gia lớp học chúng em đặc biệt chú ý đến vấn đề này nên
nhóm quyết định chọn chủ đề này làm đề tài cho bài tiểu luận “Lý luận của chủ nghĩa
Mác – Lênin về nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và vận dụng vấn đề nghiên cứu trong việc
thực hiện tự do ngôn luận ở việt nam hiện nay”.

1.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu


Trong phạm vi bài tiểu luận “Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về nền dân chủ
xã hội chủ nghĩa và vận dụng vấn đề nghiên cứu trong việc thực hiện tự do ngôn luận ở
Việt nam hiện nay”, mục đích của đề tài là nghiên cứu lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin
về nền dân chủ xã hội chủ nghĩa để giải quyết vấn đề trong việc thực hiện tự do ngôn
luận ở việt nam hiện nay.
Để đạt được mục đích đó, đề tài giải quyết những vấn đề sau:
Một là, trình bày quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về nên dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Hai là, thực trạng của quá trình thực hiện tự do ngôn luận ở Việt Nam hiện nay.
Ba là, rút ra ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu đối với bản thân.
1.3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận: Bài luận dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về nền
dân chủ xã hội chủ nghĩa và vận dụng vấn đề nghiên cứu trong việc thực hiện tự do ngôn
luận ở Việt Nam hiện nay.
Phương pháp nghiên cứu: Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp
luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng kết hợp với một số phương pháp cụ thể khác như
so sánh, phân tích- tổng hợp, lịch sử, logic,… trong đó phương pháp kết hợp logic, lịch
sử, phân tích tổng hợp là phương pháp nghiên cứu cơ bản.
1.4. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo tiểu luận được chia làm 2 phần, 6 tiết.

2
Phần 1: Kiến thức cơ bản
Quan niệm của chủ nghĩa Mác-Lênin nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Phần 2: Phần kiến thức liên hệ
Liên hệ vấn đề nghiên cứu trong việc thực hiện tự do ngôn luận ở Việt Nam hiện nay.

3
Phần 2

KIẾN THỨC CƠ BẢN

QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN


VỀ NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
2.1. Lý luận chung về nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
2.1.1. Quan niệm về dân chủ
Dân chủ là tôn trọng quyền con người, xây dựng, củng cố một nền dân chủ mang
tính tham gia luôn là cơ sở và là một động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội lâu dài,
bền vững của một quốc gia, sự phát triển tự do của mỗi cá nhân. Đó chính là một mục
tiêu mà xã hội ta vươn đến trong tương lai.

Dân chủ là phạm trù chính trị, là sản phẩm của mối quan hệ giai cấp, là một trong
những hình thức tổ chức bảo vệ nhà nước của xã hội thực thi quyền lực của giai cấp
thống trị, tồn tại trong giai đoạn lịch sử nhất định và chỉ ra đời khi xã hội có phân chia
giai cấp.

Sản phẩm của quan hệ giai cấp là dân chủ và là một tổ chức quyền lực chính trị
của giai cấp cầm quyền đối với xã hội. Dân chủ được tạo nên dựa vào nhiều thành tố
khác nhau và thay đổi qua các thời kì từ xã hội này sang xã hội khác. Dẫn đến có một
số đặc trưng cơ bản mà nền dân chủ nào cũng phải đảm bảo. “Một là thừa nhận một
nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số. Hai là thừa nhận quyền tự do, bình đẳng giữa các
công dân, sự bình đẳng đó được thể hiện về nghĩa vụ và quyền lợi trước pháp luật. Ba
là thừa nhận nhân dân là cội nguồn của quyền lực.”

Chế độ dân chủ tư sản là một bước tiến lớn góp phần thủ tiêu quan hệ phong kiến
phản động, tạo động lực cho sự phát triển toàn diện của chủ nghĩa tư bản. Đó cũng là
thành quả chung của sự phát triển loài người trên tất cả các lĩnh vực tư tưởng, văn hóa
và sau nhiều thế kỷ tồn tại và phát triển, nền dân chủ tư sản đã đạt tới một trình độ mới
với đa số những thành quả to lớn đó là xây dựng một xã hội công dân và là một thể chế
xã hội thúc đẩy cho sản xuất hàng hóa thị trường tư bản chủ nghĩa phát triển. Tuy có
nhiều tiến bộ và những thành tựu đáng kể nhưng bản chất của nền dân chủ tư sản vẫn
không thể thay đổi, bởi nó vẫn là nền dân chủ có số lượng ít, bên cạnh đó còn phải chịu

4
sự chi phối của quyền lực giai cấp tư sản và bảo vệ lợi ích của giai cấp này, dân chủ
chỉ được thực hiện trong khuôn khổ sự thống trị của các tổ chức độc quyền đối với
toàn bộ xã hội.

2.1.2. Quá trình hình thành, phát triển của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
Quá trình hình thành và phát triển của nền dân chủ trong lịch sử là trực tiếp nhất,
nền dân chủ tư sản theo như tổng kết thực tiễn, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác –Lênin
cho rằng, đấu tranh cho dân chủ là một quá trình lâu dài, phức tạp và giá trị của một nền
dân chủ mới, nền dân chủ mới này cao hơn nền dân chủ tư sản và đó chính là nền dân
chủ vô sản hay còn gọi là nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa mới chính thức được xác lập từ thực tiễn của cuộc
đấu tranh giai cấp ở Pháp và Công xã Pari năm 1871 tuy nhiên chỉ đến khi Cách mạng
Tháng Mười Nga thành công thì sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên
thế giới vào năm 1917. Đánh dấu bước phát triển mới về chất của dân chủ trong sự ra
đời của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Quá trình phát triển của một nền dân chủ xã hội
chủ nghĩa đi lên theo trình tự thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện. Sự tiếp
nối và phát triển những giá trị tinh hoa của nền dân chủ trước đây, bổ sung và góp phần
làm sâu sắc thêm những giá trị của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Theo chủ nghĩa Mác
– Lênin nếu không có sự chuẩn bị kĩ càng thì họ không thể hoàn thành cuộc cách mạng
xã hội chủ nghĩa, để có thể thuận lợi tiến tới cuộc cách mạng thì họ có thể thông qua
cuộc đấu tranh cho dân chủ. Có một điều mà họ có thể chắc chắn rằng chủ nghĩa xã hội
không thể duy trì và thắng lợi, nếu không thực hiện đầy đủ dân chủ. Một nguyên tắc cơ
bản không thể thiếu của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là luôn luôn mở rộng dân chủ,
ngày càng nâng cao mức độ giải phóng cho những người lao động nhằm thu hút họ tự
giác tham gia vào công việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Càng hoàn thiện thì nền
dân chủ xã hội chủ nghĩa lại càng tự tiêu vong bấy nhiêu. Theo V.I.Lênin thì sự tiêu
vong thực chất là tính chính trị của dân chủ, nó sẽ mất đi nếu dựa trên cơ sở không
ngừng mở rộng dân chủ đối với nhân dân nhằm xác lập địa vị chủ thể quyền của nhân
dân. Bên cạnh đó tạo điều kiện để họ tham gia ngày càng đông đảo và có ý nghĩa quyết
định ngày càng cao vào sự quản lý nhà nước. Tuy chủ nghĩa Mác - Lênin cũng lưu ý
đây là quá trình một lâu dài, khi xã hội đã đạt trình độ phát triển cao thì xã hội không
còn sự phân chia giai cấp, đó là xã hội cộng sản chủ nghĩa đạt tới mức độ hoàn chỉnh,

5
khi đó dân chủ xã hội chủ nghĩa với tư cách là một chế độ nhà nước cũng tiêu vong,
không còn nữa.

Từ những điều nói trên, ta có thể hiểu rằng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là một
nên dân chủ cao hơn về chất so với nền dân chủ có trong lịch sử nhân loại. Dân chủ xã
hội chủ nghĩa là một nền dân chủ mà ở đó mọi quyền lực thuộc về nhân dân, dân là chủ
và dân làm chủ. Còn dân chủ và pháp luật nằm trong sự thống nhất biện chứng được
thực hiện công khai bằng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Nhưng có một vài điều lưu ý rằng, cho đến nay thì sự ra đời của nền dân chủ xã
hội chủ nghĩa mới chỉ phát triển trong một thời gian ngắn, ở một số nước có sự bắt đầu
về kinh tế, xã hội rất thấp, bên cạnh đó thì lại thường xuyên bị kẻ thù tấn công, gây chiến
tranh do vậy mức độ dân chủ ở những nước này còn rất nhiều những hạn chế ở hầu hết
các lĩnh vực đời sống xã hội. Trong nhiều năm qua, để tồn tại và thích nghi thì chủ nghĩa
tư bản đã có nhiều lần điều chỉnh về xã hội tuy nhiên bản chất của chủ nghĩa tư bản là
không thay đổi. Dân chủ tư sản có nhiều có nhiều tiến bộ đồng thời nó vẫn bị hạn chế
bởi bản chất của chủ nghĩa tư bản.

Quyền lực thực sự thuộc về dân trong chế độ xã hội chủ nghĩa, ngoài yếu tố giai
cấp công nhân lãnh đạo thông qua Đảng Cộng sản thì còn đòi hỏi cần nhiều yếu tố như
trình độ dân trí phải cao, xây dựng cơ chế pháp luật đảm bảo quyền tự do cá nhân, quyền
làm chủ nhà nước và quyền tham gia vào các quyết sách của nhà nước.

2.2. Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
2.2.1. Bản chất về chính trị
Bản chất chính trị: Dưới sự lãnh đạo duy nhất một đảng của giai cấp công nhân
trên mọi lĩnh vực xã hội nhằm thực thi quyền lực của nhân dân, biểu hiện qua các
quyền dân chủ, làm chủ, quyền con người, nhằm đáp ứng được ngày càng cao hơn nữa
các nhu cầu và các lợi ích của nhân dân.

Chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ rõ quan điểm: Bản chất chính trị của nền dân chủ xã
hội chủ nghĩa là sự chỉ đạo chính trị của giai cấp công nhân thông qua đảng của nó cho
toàn xã hội, song không phải chỉ để thực hiện quyền lực và lợi ích riêng cho giai cấp
công nhân, mà chủ yếu nhằm đảm bảo quyền lực và lợi ích cho toàn thể nhân dân,

6
trong đó có giai cấp công nhân. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản lãnh
đạo - yếu tố quan trọng để bảo đảm quyền lực thật sự thuộc về nhân dân, bởi vì, Đảng
Cộng sản tượng trưng cho trí tuệ, lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và
toàn dân tộc. Với nghĩa trên, dân chủ xã hội chủ nghĩa mang tính thống nhất trong
chính trị. Sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua Đảng Cộng sản đối với toàn
xã hội trên nhiều mặt - V.I. Lênin gọi là sự thống trị chính trị.

Trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhân dân lao động chính là người làm chủ
các quan hệ chính trị trong xã hội. Họ có quyền đề cử các đại biểu tham gia vào bộ
máy chính quyền từ trung ương đến địa phương, tham gia để đóng góp ý kiến về việc
xây dựng chính sách, pháp luật và bộ máy, cán bộ, nhân viên nhà nước. Quyền được
tham gia rộng rãi vào công việc quản lý nhà nước của nhân dân cũng chính là nội dung
dân chủ trên lĩnh vực chính trị. V.I. Lênin đã khẳng định như vậy: Dân chủ xã hội chủ
nghĩa là chế độ dân chủ của đại đa số dân cư, của những người lao động bị bóc lột, là
chế độ mà nhân dân ngày càng tham gia nhiều vào công việc nhà nước. Với ý nghĩa
như vậy, V.I. Lênin đã diễn đạt một cách khái quát và ngắn gọn nhất về bản chất và
mục tiêu của dân chủ xã hội chủ nghĩa là: “Chế độ dân chủ vô sản so với bất cứ chế độ
dân chủ tư sản nào, cũng dân chủ hơn gấp triệu lần”.

Nói về quyền làm chủ của nhân dân trên lĩnh vực chính trị, Hồ Chí Minh cũng
đã chỉ ra rằng: Trong chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa thì bao nhiêu quyền lực đều là
của dân, bao nhiêu sức mạnh đều ở nơi dân, bao nhiêu lợi ích đểu là vì dân... Chế độ
dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhà nước xã hội chủ nghĩa ngày nay về bản chất là của nhân
dân, do nhân dân và vì nhân dân. Cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa (1946) theo Hồ Chí Minh là một dịp mà cho toàn thể quốc dân tự
do lựa chọn những người có tài, có đức để gánh vác công việc nhà nước nên “hễ là
những người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử; hễ là công dân thì đều có
quyền đi bầu cử”. Quyền được tham gia rộng rãi vào công việc quản lý nhà nước chính
là nội dung dân chủ trên lĩnh vực chính trị.

Xét về bản chất chính trị, dân chủ xã hội chủ nghĩa không chỉ có bản chất giai
cấp công nhân, mà còn có tính nhân dân rộng rãi, tính dân tộc sâu sắc. Do vậy, nền dân
chủ xã hội chủ nghĩa này khác về chất so với nền dân chủ tư sản ở bản chất giai cấp

7
(giai cấp công nhân và giai cấp tư sản); ở cơ chế nhất nguyên và cơ chế đa nguyên;
một đảng hay nhiều đảng; ở bản chất nhà nước (nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
và nhà nước pháp quyền tư sản).

2.2.2. Bản chất về kinh tế


Bản chất kinh tế: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa căn cứ trên chế độ sở hữu xã hội
về các tư liệu sản xuất chủ yếu của toàn xã hội và đáp ứng sự phát triển ngày càng cao
của lực lượng sản xuất dựa trên cơ sở khoa học - công nghệ hiện đại nhằm đáp ứng
ngày càng cao các yêu cầu vột chết và tinh thần của toàn thể nhân dân lao động.

Bản chất kinh tế của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa chỉ được thực hiện triệt để
thông qua một quá trình ổn định chính trị, thúc đẩy sự phát triển sản xuất và nâng cao
đời sống của toàn xã hội, dưới sự dẫn dắt của đảng Mác - Lênin và sự chỉ đạo, hướng
dẫn, giúp đỡ của nhà nước xã hội chủ nghĩa; bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân đối
với những tư liệu sản xuất chủ yếu; quyền làm chủ trong quá trình sản xuất kinh doanh,
quản lý và phân phối, phải xem lợi ích kinh tế của người lao động là động lực căn bản
nhất có sức thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Bản chất kinh tế của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa tuy khác với bản chất kinh tế
của những chế độ tư hữu, áp bức, bóc lột, bất công, nhưng cũng như tất cả nền kinh tế
xã hội chủ nghĩa, nó không hình thành từ “hư vô” theo ý muốn của bất cứ ai. Nó cũng
là sự kế tục và phát huy tất cả thành tựu nhân loại đã tạo dựng nên trong lịch sử, nhằm
xóa bỏ các nhân tố tiêu cực, lạc hậu, trì trệ... của các chế độ kinh tế trước đó, kể cả là
bản chất tư hữu, bóc lột, chèn ép bất công... với đại đa số nhân dân.

Khác hẳn với nền dân chủ tư sản về bản chất kinh tế của nền dân chủ xã hội chủ
nghĩa là thực hiện chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu và thực hiện chế độ
phân phối lợi ích theo kết quả lao động là chủ yếu.

2.2.3. Bản chất tư tưởng – văn hóa – xã hội


Bản chất tư tưởng - văn hóa - xã hội: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa sử dụng hệ
tư tưởng Mác - Lênin - hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, làm chủ đạo đối với mọi
hình thái ý thức xã hội khác trong xã hội mới. Đồng thời kế tục và phát triển các tinh
hoa văn hóa truyền thống dân tộc; kế thừa những giá trị tư tưởng - văn hóa, văn minh,

8
tiến bộ xã hội... mà nhân loại đã tạo ra ở toàn thể các quốc gia, dân tộc... Trong nền
dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhân dân được quyền thụ hưởng các giá trị văn hóa tinh thần;
được nâng cao trình độ văn hóa, có điều kiện để tự hoàn thiện bản thân. Dưới góc độ
ấy, dân chủ phản ánh khát vọng tự do được sáng tạo và hoàn thiện của con người.

Trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa có sự phối hợp hài hòa về lợi ích giữa cá
nhân, lợi ích tập thể và lợi ích của toàn xã hội. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa luôn luôn
động viên, khuyến khích và phát huy hiệu quả tối đa mọi tiềm năng sáng tạo, tính tích
cực xã hội của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng xã hội mới.

Với các bản chất như trên, dân chủ xã hội chủ nghĩa trước hết và chủ yếu vẫn tiếp
tục được thực hiện bằng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, là kết quả hoạt động
tự giác của quần chúng nhân dân dưới sự dẫn dắt của giai cấp công nhân, dân chủ xã
hội chủ nghĩa chỉ có thể có được với điều kiện trước hết là bảo đảm vai trò lãnh đạo
duy nhất của Đảng Cộng sản. Bởi lẽ, do nắm rõ hệ tư tưởng cách mạng và khoa học
của chủ nghĩa Mác - Lênin và truyền bá nó tới quần chúng, Đảng đem lại giúp phong
trào quần chúng tính chủ động và tự giác cao trong quá trình xây dựng nền dân chủ xã
hội chủ nghĩa; thể hiện qua công tác vận động, giáo dục, tuyên truyền của mình, Đảng
đẩy cao trình độ giác ngộ chính trị, trình độ văn hóa dân chủ của nhân dân để họ có
khả năng đáp ứng hiệu quả các yêu cầu dân chủ phản ánh đúng quy luật phát triển xã
hội. Có dưới sự lãnh đạo của Đảng ta và nhân dân mới đấu tranh có hiệu quả chống lại
mọi mưu đồ phá hoại dân chủ vì những động cơ trái lại với lợi ích của nhân dân.

Bằng các ý nghĩa đấy, dân chủ xã hội chủ nghĩa nhất nguyên về chính trị, đảm
bảo vai trò lãnh đạo độc nhất của Đảng Cộng sản không loại trừ nhau mà ngược lại,
chính sự lãnh đạo của Đảng là điều kiện cho dân chủ xã hội chủ nghĩa ra đời, tồn tại
và phát triển lớn mạnh.

2.3. Ý nghĩa phương pháp luận


2.3.1. Ý nghĩa lý luận
Mỗi người trong chúng ta ai cũng mong muốn có một cuộc sống dựa trên cơ sở
của sự tiến bộ và phát triển chứ không phải vì lợi nhuận mà bóc lột lẫn nhau về mọi
mặt và chà đạp lên phẩm giá vốn có của con người. Chúng ta thật sự đang rất cần sự
phát triển về kinh tế đi đôi với những cải tiến, chứ không phải là làm gia tăng khoảng
9
cách giàu nghèo ngày càng lớn và bất bình đẳng xã hội. Chúng ta cần xây dựng một
xã hội đoàn kết, yêu thương, cùng nhau phát triển và luôn hướng tới các giá trị tiến bộ,
văn minh, chứ không phải cạnh tranh khốc liệt, dẫm đạp và đè bẹp lên nhau vì lợi ích
của một số ít cá nhân và các bè phái.

Chúng ta cần sự phát triển lâu dài, hòa hợp với thiên nhiên để bảo đảm môi trường
sống trong lành không bị ô nhiễm hay bị tàn phá cho các thế hệ hiện tại và tương lai,
chứ không phải để khai thác một cách vô tội vạ, chiếm đoạt tài nguyên, tiêu dùng vật
chất vô hạn và trực tiếp phá hủy môi trường. Và chúng ta cần một hệ thống chính trị
thực sự phục vụ lợi ích của nhân dân, chứ không phải chỉ phục vụ cho một số ít người
giàu có và có quyền lực. Phải chăng đó là những mong ước tốt đẹp, những giá trị đích
thực của chủ nghĩa xã hội và cũng chính là mục tiêu, là con đường mà Chủ tịch Hồ Chí
Minh, Đảng và nhân dân ta đang hướng tới và chọn làm mục tiêu để phát triển đất
nước.

2.3.2. Ý nghĩa thực tiễn


Việc thực hiện dân chủ trong các hoạt động của Đảng như công tác lý luận, tư
tưởng, tổ chức, cán bộ và công tác kiểm tra đã có những chuyển biến tích cực. Đường
lối đúng đắn là do dân chủ thảo luận và Đảng đã lắng nghe ý kiến của các cán bộ, đảng
viên, các nhà khoa học và nhân dân cả nước đóng góp. Đảng còn thường xuyên đổi
mới, nâng cao chất lượng các hoạt động tuyên truyền, thuyết phục và vận động quần
chúng. Đảng đã triển khai đồng bộ các khâu đánh giá định kỳ, quy hoạch, đào tạo, bồi
dưỡng, luân chuyển, bố trí, sử dụng và thực hiện chính sách cán bộ. Công tác tổ chức,
cán bộ chuyển hướng theo hướng dân chủ hóa.

Dân chủ trong Đảng đi đôi với dân chủ trong Nhà nước. Tuy nhiên, dân chủ trong
Nhà nước cũng có những nét đặc thù. Nhà nước đã tạo điều kiện để nhân dân có thể
nắm bắt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đồng thời nắm bắt được
các thủ tục hành chính để có thể giải quyết các công việc liên quan, biết được kế hoạch
của Nhà nước về sử dụng đất đai, về dự toán, quyết toán ngân sách, v.v..

Dân chủ trong Đảng, dân chủ trong Nhà nước và dân chủ trong xã hội có liên hệ
mật thiết với nhau, trong đó dân chủ trong Đảng có ý nghĩa quyết định. Nếu dân chủ
trong Đảng chưa tốt, chưa phát triển thì dân chủ trong Nhà nước và trong xã hội cũng
10
bị trì trệ và không tiến bộ lên được. Việc thể chế hóa của Nhà nước về những chủ
trương đó nên dân chủ trong xã hội đã có những bước đệm đáng kể ví dụ như người
dân đã chủ động bàn bạc, tham gia và đóng góp ý kiến, thực hiện quyền làm chủ, bày
tỏ chính kiến của mình. Tạo động lực cho nhân dân tích cực tham gia vào công tác xây
dựng Đảng, chính quyền, thể hiện tốt vai trò giám sát đối với cán bộ, đảng viên và
thẳng thắn đóng góp ý kiến về các hoạt động của cơ quan nhà nước ở địa phương. Một
trong thành tựu thiết yếu của đổi mới là nền dân chủ đang được hình thành, đang đóng
vai trò là động lực của sự phát triển xã hội.

11
Phần 3

KIẾN THỨC LIÊN HỆ

LIÊN HỆ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU TRONG VIỆC THỰC HIỆN


TỰ DO NGÔN LUẬN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
3.1. Vai trò của quá trình thực hiện tự do ngôn luận ở Việt Nam hiện nay
3.1.1. Thực hiện quyền tự do ngôn luận nhằm phát huy tinh thần đoàn kết, yêu nước của
Việt Nam
Bắt nguồn từ phẩm chất quý giá vốn có của con người mà con người có những
đặc quyền tự nhiên khác nhau được cộng đồng quốc tế và quốc gia thừa nhận, tôn trọng
và bảo đảm như quyền sống; quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe; quyền học tập;
quyền tự do ngôn luận;... Trong đó quyền tự do ngôn luận của con người là một nguyên
tắc đảm bảo cho một cá nhân hay một cộng đồng quyền tự do nói ra các quan điểm và ý
kiến của mình mà không sợ bị trừng phạt pháp lý, kiểm duyệt, trả thù,... đó cũng được
xem là một quyền để con người có thể tự do biểu đạt ý kiến của bản thân trong nền dân
chủ xã hội chủ nghĩa ngày càng phát triển.

Trong tư tưởng của Đảng thì con người là một khối đại đoàn kết dân tộc vừa là
cốt lõi, vừa làm nên dấu ấn quan trọng trong quá trình lãnh đạo của Đảng. Đoàn kết dân
tộc còn được thể hiện rõ qua thế giới quan, quan điểm, lập trường và được cụ thể hóa
qua các luận điểm, phương pháp, nguyên tắc nhằm phát huy sức mạnh của việc tự do
ngôn luận con người. Qua đó cho thấy quyền tự do ngôn luận của con người giúp ích
cho bộ máy nhà nước ngày càng hoàn thiện hơn nhờ vào các ý kiến, quan niệm riêng
của cộng đồng. Nhà nước luôn lắng nghe ngôn luận của cộng đồng từ đó ngày càng phát
huy tinh thần đoàn kết giữa nhà nước với nhân dân.

Mỗi ý kiến của cộng đồng đóng góp lên nhà nước qua các trang báo, mạng xã
hội,... đều xuất phát từ tinh thần yêu nước của mỗi người trong cộng đồng. Vì tình yêu
đối với đất nước nên mỗi người trong cộng đồng đã cùng nhau đóng góp ý kiến của
mình vào những vấn đề chung của xã hội một cách không ngần ngại để giúp nhà nước
tìm ra nhũng giải pháp tốt nhất để xử lý các vấn đề. Vậy nên ngày nay mở ra rất nhiều
các phương tiện truyền thông, các trang web khác nhau để mỗi người trong cộng đồng

12
có thể tiếp cận cũng như bày tỏ các ý kiến của bản thân cách dễ dàng hơn. Qua đó thấy
rõ tinh thần đoàn kết, yêu nước của mỗi người trong cộng đồng được thể hiện và phát
huy qua quyền tự do ngôn luận của mỗi người trong cộng đồng.

3.1.2. Thực hiện quyền tự do ngôn luận nhằm phát triển kinh tế - xã hội, hướng đến mục
tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh
Chúng ta tự hào về những tiến bộ đạt được lại vừa phải suy ngẫm về trình độ phát
triển của ta xét dưới góc độ để thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ,
công bằng, văn minh. So với trước đây dân ta đã giàu hơn, xã hội văn minh hơn nhưng
so với các nước trên thế giới, cả những nước đang phát triển trong khu vực thì thấy rõ
nước ta còn đang thua kém rất nhiều về sự giàu có, văn minh. Nước ta nghèo do còn
đang nằm trong khu vực nước có thu nhập thấp, về mặt vật chất còn kém văn minh hơn.
Còn về dân chủ và công bằng xã hội tuy là điểm mạnh về bản chất của chế độ nước ta
nhưng thực tế cũng còn nhiều mặt yếu kém do sự suy thoái đạo đức, lãng phí và do nhiều
vấn đề xã hội bức xức khác mà chưa được giải quyết cách triệt để.

Với sự phát triển của nhân loại cho thấy đặc quyền tự do ngôn luận của mỗi người
góp phần tạo nên một thế giới ngày càng văn minh, phát triển thì cần phải dựa trên trí
tuệ con người để đạt đến những đỉnh cao để kiến tạo và cải biến xã hội loài người. Sự
thắng lợi của chủ xã hội chủ nghĩa trước hết là được thiết lập từ sự phát triển mạnh mẽ
của lực lượng sản xuất, tạo nên của cải vật chất dồi dào làm cho đời sống nhân dân ngày
càng giàu có. Vậy nên cần phát triển mạnh về nền kinh tế tri thức để đất nước ngày càng
phát triển, đưa đất nước ngày càng tiến dần đến công nghiệp hóa – hiện đại hóa và thúc
đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.

Mỗi người trong cộng đồng cần đưa ra ý kiến để giúp tái tạo cơ sở cho thể chế
kinh mới định hướng xã hội chủ nghĩa để đem lại những thay đổi to lớn cho đất nước.
Cùng với nền kinh tế ngày càng phát triển thì cần tiến hành đổi mới, Đảng xác định mục
tiêu xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Vì thế muốn nắm vị thế cũng
như nâng cao tiếng nói của đất nước thì cần phải dựa trên nguyên tắc tự do ngôn luận
của mỗi người trong cộng đồng dựa vào nó làm nguồn mạch, tiền đề cho sự phát triển
của kinh tế - xã hội và hướng đến mục tiêu dân giàu nước, nước mạnh, xã hội dân chủ,
văn minh, công bằng.

13
3.2. Thực trạng việc thực hiện quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam hiện nay
3.2.1. Những thành tựu đạt được trong quá trình thực hiện quyền tự do ngôn luận ở Việt
Nam hiện nay
Các thành tựu rõ nét trong việc đảm bảo quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam thể
hiện qua các con số thống kê đặc biệt là về Internet. Theo thống kê của
“wearesocial.net”, tính đến tháng 11/2015 trên thế giới đã có hơn 3,3 tỷ người sử dụng
Internet, trong đó, Châu Á đang là nơi có số người sử dụng Internet nhiều nhất và Việt
Nam đứng thứ 6 trong top 10 nước về số lượng dân số sử dụng Internet với con số 45,5
triểu người theo thống kê đến tháng 6/2016.

Về số lượng giờ sử dụng Internet, tính tới tháng 1/2015, người Việt Nam đang
đứng thứ 4 trên thế giới về thời gian sử dụng với 5,2 giờ mỗi ngày, chỉ sau Philippines
đứng đầu là 6 giờ, tiếp đó là Thái Lan với 5,5 giờ và Brazin là 5,4 giờ/ ngày.

Trong đó mạng xã hội được nhiều người, thế hệ ở Việt Nam ưa chuộng phải kể
đến Facebook. Thống kê mới nhất cho thấy, Việt Nam hiện có 30 triệu người dùng
mạng xã hội này (trong đó có 27 triệu người dụng hoạt động trên di động). Riêng mỗi
ngày có đến khoảng 20 triệu người dùng, cao hơn mức sử dụng xã hội trung bình mỗi
ngày trên toàn cầu 13%.

Không riêng Facebook, người Việt còn có rất nhiều kênh khác để cập nhật thông
tin. Những năm gần đây, truyền hình thông tin điện tử ra đời ở Việt Nam phát triển
mạnh với hàng trăm tờ báo và tạp chí điện tử ra đời, hàng nghìn trang thông tin điện
tử tổng hợp được cấp phép. Thậm chí, chính phủ Việt Nam và nhiều cơ quan nhà nước
đang sử dụng mạng xã hội để truyền tải thông tin tới đông đảo người dân.

Ngoài Internet trong những năm qua, Nhà nước Việt Nam đặc biệt quan tâm xây
dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo đảm tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do thông
tin. Điều này được thể hiện trong Hiến pháp và cụ thể hóa trong các bộ luật liên quan.
Tính đến năm 2022, cả nước có 127 cơ quan báo, 670 cơ quan tạp chí (có 327 tạp chí
lý luận chính trị và khoa học, 72 tạp chí văn học nghệ thuật), 72 cơ quan phát thanh,
194 kênh truyền hình, 57 kên nước ngoài. Tôn trọng, bảo vệ, thúc đẩy quyền con người

14
trong đó có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí là quan điểm xuyên suốt, nhất quán
của Đảng, Nhà nước ta.

3.2.2. Những khó khăn, thách thức trong việc thực hiện quyền tự do ngôn luận
Trong những năm gần đây, thông tin đa chiều tạo điều kiện thuận lợi để mọi
người ở những khu vực địa lý khác nhau có thể hiểu biết, chia sẻ thông tin với nhau.
Sự phát triển của thông tin đa chiều, đặc biệt là truyền thông trực tuyến cũng tạo điều
kiện để mở rộng quá trình dân chủ trong xã hội. Tuy nhiên, truyền thông đa chiều cũng
đặt ra các thách thức cần giải quyết. Thể hiện ranh giới rất mong manh từ tính đa chiều
của truyền thông đến sự nhiễu loạn thông tin. Thực hiện tự do ngôn luận hay “ngôn
luận tự do” là một mặt hạn chế tạo ra quá trình khó khăn trong việc thực hiện tốt quyền
tự do ngôn luận ấy.

Một trong những khó khăn, hạn chế nữa về quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam
chính là việc “lá cải” hóa báo chí. Lá cải là những tờ báo lợi dụng việc đưa tin tức giật
gân, đưa tin về người nổi tiếng trong giới giải trí, thể thao để thu hút sự chú ý của độc
giả, từ đó dẫn đến hành vi tiêu dùng (mua báo hoặc truy cập để đọc báo). Lá cải hóa
có xu hướng làm lẫn lộn ranh giới giữa thông tin và giải trí, qua đó làm giảm đi chất
lượng những cuộc thảo luận của công chúng và những đề tài quan trọng. Gây ra những
sự nhầm lẫn giữ thông tin và giải trí, thâm chí xảy ra những suy nghĩ cái nhìn tiêu cực
mà “lá cải” đề ra.

Không thể phủ nhận rằng, truyền thông xã hội luôn có hai mặt, vừa tích cực và
tiêu cực. Sự nhìn nhận thiếu ý thức, kiến thức hạn hẹp kèm theo đó là sự lúng túng mất
kiểm soát hành vi của cá nhân, biết nhưng cố tình “lách” luật. Trong khi sức lan tỏa
của thông tin trên mạng cực kỳ rộng lớn thì độ chính xác thông tin lại không cao, thậm
chí mang màu sắc chủ quan và cảm tính của cá nhân. Các cá nhân, có xu hướng đưa ra
những bình luận, lời bình có xu thế chủ quan theo cách nhìn của riêng mình dẫn tới
một số hành vi của một số cá nhân tổ chức xấu, phản động lợi dụng kích động, cố tình
đưa tin sai lệch, thiên kiến, vụ lợi hoặc bôi nhọ cá nhân, tổ chức thậm chí là Đảng và
Nhà nước.

15
3.2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện quyền tự do ngôn luận
Xã hội ngày càng phát triển, con người có nhiều cách để tiếp cận được với thông
tin trong quá trình tiếp cận ấy giai đoạn con người ta đưa ra những nhận thức về thế
giới quan, về vấn đề về sự vật hiện tượng, sự việc sẽ thường bị dao động bởi một số
sự việc, luồng thông tin của một số người khác và trong một số trường hợp gây ra
không ít những tiêu cực cho xã hội thậm chí cho chính bản thân người thực hiện quyền
tự do ngôn luận. Những sự dao động ấy hình thành và phát triển và tồn tại hoàn toàn
do ý muốn của con người và vì con người. Vì thế tâm lý con người có tác động vô
cùng to lớn đến quá trình con người ta thực hiện quyền tự do ngôn luận.

Xu thế phát triển của thế giới cách mạng công nghiệp số, hiện đại hóa đất nước
sự phát triển của kinh tế, ổn định của chính trị, văn hóa và xã hội. Nhiều doanh nghiệp,
tổ chức kinh tế phát triển năng lực công nghệ được hiện rõ ở năng lực sáng tạo và phát
triển ứng dụng công nghệ của một quốc gia dưa trên trình độ phát triển của công nghệ
mạng. Năng lực công nghệ phát triển đồng bộ sẽ giúp quốc gia tự chủ, khai quát tốt
sức mạnh vốn có. Sự kiểm soát, định hướng trong việc đưa thông tin ra bên ngoài đến
với sự tiếp cận của người dân cần được thể hiện đảm bảo tính chặt chẽ nghiêm minh.
Tránh những tác động xấu đến đời sống xã hội nước ta, nhất là về văn hóa, chính trị,
tư tưởng, đạo đức, lối sống. Văn hóa tinh thần là sức mạnh mềm của mỗi quốc gia,
phát triển văn hóa tạo nguồn lực tinh thần là điều vô cùng quan trọng trong quá trình
xây dựng, phát triển đất nước.

Do đó, để đảm bảo quyền tự do ngôn luận, tự do trao đổi, thảo luận các vấn đề
văn hóa, xã hội của mỗi cá nhân trong khuôn khổ pháp luật là điều được Đảng và Nhà
nước quan tâm. Tự do ngôn luận là một quyền con người cơ bản được ghi nhận và bảo
vệ trong luật nhân quyền quốc tế và pháp luật Việt Nam. Trong quá trình xây dựng
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, mọi hoạt động của xã hội được quản lý và
điểu chỉnh theo luật pháp. Ở Việt Nam, mọi người đều bình đẳng như nhau trước pháp
luật, nếu vi phạm đều bị xử phạt theo quy định; pháp luật phải được thượng tôn, không
ai đứng ngoài pháp luật, đứng trên pháp luật.

16
3.3. Những giải pháp nhằm đảm bảo việc thực hiện quyền tự do ngôn luận ở Việt
Nam hiện nay
3.3.1. Nhóm giải pháp về lãnh đạo, quản lý
Tuy đã có sự “phản công” của các cơ quan quản lí, lãnh đạo nhưng không thể
nào phủ nhận được một điều rằng hiện nay sự phát triển của Internet là một xu thế tất
yếu, chúng ta đang “sống chung” với nó và không thể nào phủ nhận điều ấy được. Vì
thế, phải đặt ra nguyên tắc là “Quản lí phải theo kịp sự phát triển”. Để thực hiện được
điều này thì không hề dễ dàng một chút nào, bởi lẽ công nghệ Internet đang phát triển
một cách chóng mặt và là môi trường mở mang tính toàn cầu, hướng tới tự do cho cộng
đồng mà không bị giới hạn về địa lý, lãnh thổ. Nói thật thì, Internet đã phản ánh toàn
diện các hoạt dộng của đời sống thật và cũng có Bộ Thông tin và Truyền thông cũng với
Bộ Công an là không thể nào quản lí hết và hiệu quả được.
Để đảm bảo quyền tự do ngôn luận của công dân được thực hiện cũng như tiếp
cận thông tin trên Internet và ngăn chặn, xử lý nghiêm, kịp thời các thông tin xấu cần
thực thi một chế độ trách nhiệm pháp lý nghiêm minh và kịp thời. Những thông tin đăng
tải không được xâm phạm đến quyền và lợi ích chính đáng của người khác, không xâm
phạm đến an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe cộng đồng, đạo đức xã hội.
Nhà nước cần xử lý mạnh các hàn vi vi phạm pháp luận về thông tin mạng Internet. Cần
phải xem xét nhằm nội luận hóa tốt hơn Công ước quốc tế về các quyền dân sự - chính
trị khi xây dựng và hoàn thiện pháp luận nhằm đảm bảo tốt hơn quyền tự do ngôn luận,
đặc biệt là quyền tự do ngôn luận thông qua mạng xã hội. Các ban ngành đoàn thể cùng
với các lãnh đạo, quản lý tích cực cùng nhau tuyên truyền và tổ chức triển khai thực hiện
nghiêm túc các quy định của Đảng, Nhà nước trong lĩnh vực báo chí, đặc biệt triển khai
Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đagr với yêu cầu “Xây dựng nền báo chí, truyền
thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”, triển khai các quy định của Hiến pháp về
quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí. Tổ chức thực hiện pháp luật về đảm bảo quyền tự
do ngôn luận, đảm bảo xử lý nghiêm những hành vi vi phạm, tăng cường hiệu lực thi
hành của pháp luật. Các cấp ủy, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội chú trọng giáo
dục ý thức và trách nhiệm chính trị, trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm đạo đức và trách
nhiệm xã hội của từng thành viên trong thực hiện quyền tự do ngôn luận. Cần chú trọng
quan tâm đầu tư hạ tầng và phương tiện kỹ thuật - công nghệ số để nâng cao hiệu quả

17
quản lý nhà nước trong quá trình bảo đảm, phát huy quyèn tự do ngôn luận của công
dân trong môi trường truyền thông online trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp lần
thứ tư, số hóa toàn cầu. Bên cạnh đó, cần có phương trình, kế hoạnh đào tạo, bồi dưỡng
thực chất, nghiêm túc đội ngũ nhà báo, nhất là người đứng đầu cơ quan báo chí đáp ứng
yêu cầu góp phần chia sẻ, lan tỏa thông tin tích cực, lành mạnh.
3.3.2. Nhóm giải pháp về kinh tế - xã hội
Hiện nay, công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam đã và đang đạt được
những thành tựu vượt bậc sau 35 năm đổi mới. Về cơ sở bảo đảm quyền tự do ngôn
luận, ở Việt Nam không ngừng được cải thiện, nâng cấp. Chỉ tính riêng về hệ thống báo
chí, tuyền thông đại chúng đang phát triển, thậm chí phát triển vượt trên nhu cầu của
nền kinh tế - xã hội. Quyền tự do ngôn luận đều có giới hạn nhất định, giới hạn này đặt
ra để bảo đảm quyền tự do chính đáng cho số đông mọi người, luôn nói và viết chỉ vì
ích kỷ của cá nhân. Như đợt dịch Covid-19, nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt
Nam phải đối mặt với loại vỉrut nguy hiểm này mang còn phải đối diện với hàng loạt tin
tức giả tràn lan trên mạng xã hội. Phần lớn những tin giá này xuất phát từ những người
lợi dụng tự do ngôn luận để lan truyền thông tin sai trái, thất thiệt, tác động tiêu cực đến
dư luận xã hội và an ninh truyền thông và gây ảnh hưởng đến đời sống tinh thần, văn
hóa, xã hội và cả kinh tế của của toàn xã hội.
Để ngăn chặn được những vấn nạn ấy, chúng ta cần tuyên truyền cho mọi người biết
nhằm nâng cao trách nhiệm của người sử dụng mạng và tinh thần cảnh giác trước mọi
tin đồn. Nần cao nhận thức và năng lực sàng lọc thông tin của người dân và cộng đồng,
hình thành thói quen hành xử tích cực tên môi trường mạng. Tuyển dụng, đào tạo đội
ngũ chuyên gia giỏi về cộng nghệ thông tin có khả năng thực hiện hiệu quả các biện
pháp nghiệp vụ kỹ thuật. Khuyến khích phát triển mạng xã hội ở Việt Nam đồng thời
phối hợp với các nhà cung cấp dịch vụ mạng lớn từ nước ngoài như Facebook, YouTube,
Google, Instargam,..để kịp thời năng chặn, xử lý, loại trừ các nguy cơ gây ảnh hưởng
đến an toàn xã hội, an toàn quốc gia.
3.3.3. Nhóm giải pháp về văn hóa – tư tưởng
Hầu hết các đối tượng tham gia mạng xã hội đều là giới trẻ, mà tư tưởng của giới
trẻ hiện nay đều muốn theo xu hướng, muôn mình được nổi bật, thích được thể hiện cá
tính riêng của mình, luôn muốn mình được chú ý, quan tâm nên nhiều bạn trẻ bất chấp

18
đúng sai mà tung những tin đồn thứ thiệt, những phát ngôn gây tranh cãi để thu về những
vượt like lượt view để thỏa mãn ham muốn của bản thân, cư xử không hay trên mạng xã
hội mà quên đi văn hóa và lối ứng xử chung của cộng đồng. Môi trường Internet là nơi
giới trẻ chi cho nó rất nhiều thời gian nên đây cũng là một môi trường lý tưởng để giáo
dục ý thức cho người sử dụng Internet, đặc biệt là giới trẻ. Học sinh, sinh viên cần tự ý
thức được để bảo vệ chính mình và trở thành bộ lọc thông tin, hướng dẫn mọi người
xung quanh nhận biết và sàng lọc thông ytin một cách thông minh và sáng suốt nhất và
bản thân mỗi người tự ý thức về trách nhiệm của công dân đối với nhà nước, xã hội
trước khi đưa ra bất cứ phát ngôn nào hoặc phát tán những loại thông tin, tài liệu nào
trên mạng xã hội, Inernet. Chúng ta cần lên án những hành vi lạm dụng quyền tự do
ngôn luận gây ảnh hưởng đến xã hội, không nên hùa theo và tố cáo nếu như phát hiện
ra những hành vi sai trái ấy. Cần thường xuyên theo dõi, khảo sát, đánh giá, kịp thời
điều chỉnh hệ thống pháp luận, cơ chế, chính sách giúp quản lý hiệu quả, cừa phù hợp
quy tắc điều chỉnh hành vi văn hóa trong sinh hoạt xã hội và cộng đồng, vừa theo kịp sự
phát triển của xã hội.
Như vậy, tự do ngôn luận là quyền của mỗi người nhưng để xã hội phát triển, văn
minh thì quyền tự do ấy cần được phải kiểm soát một cách hợp lý, đề ra những giải pháp
phù hợp để tạo nên một môi trường mạng, môi trường sống văn minh và lành mạnh thì
cần sự chung tay của toàn cộng đồng chứ không phải riêng của một cá nhân nào cả. Và
các biện pháp trên là các giải pháp trực tiếp, quan trọng tác động trực tiếp đến các tầng
lớp tri thức, có trình độ xã hội, nhìn nhận lý luận ở góc độ , góc độ thực tiễn để xem xét
tính xác thực của lý luận.

19
Phần 4

PHẦN KẾT LUẬN


4.1. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài
Những quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
sự ra đời và phát triển của từng giai đoạn, những lý luận của Mác – Lênin về nền dân
chủ được hình thành với thắng lợi cách mạng vô sản xóa bỏ chế độ tư hữu, xác lập chế
độ sở hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Từ đó xây dựng nền dân chủ với những
bản chất về chính trị, kinh tế, tư tưởng – văn hóa – xã hội mang những nét đặc trưng
riêng biệt một nền dân chủ của người lao động.

Chính vì vậy, từ việc tìm hiểu những quan điểm lý luận chung của Mác – Lênin
về nền dân chủ xã hội chủ nghĩa đưa ra cái nhìn tổng quan và đúng đắn và ảnh hưởng
của những lý luận ấy trong quá trình xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước ta hiện
nay. Ngoài ra còn ứng dụng vào việc nghiên cứu làm rõ áp dụng vào các vấn đề thực
tiễn đời sống như việc thực hiện tự do ngôn luận ở Việt Nam hiện nay. Góp phần tạo ra
một xã hội chủ nghĩa hoàn chỉnh, một xã hội công bằng, văn minh, dân chủ một đất
nước dân giàu, nước mạnh.

4.2. Ý nghĩa cho bản thân


Là một sinh viên đại học có học thức, có nhận thức chúng em biết rằng mình nên
sử dụng quyền tự do ngôn luận trên tinh thần văn minh, thiện chí, trong sáng để đem lại
lợi ích chung. Nhưng vẫn còn một bộ phận ngoài kia đang hiểu nhầm giữa quyền tự do
ngôn luận và việc được phép ngôn luận tự do (nói gì cũng được). Đây là một sai lầm tệ
hại không đáng có và là sự biểu hiện của cách hành xử thiếu văn minh. Quyền tự do
ngôn luận không mang theo yếu tố gây hại cho người khác, cho xã hội; không có sự
xuyên tạc nhằm mục đích xấu; không phải buông ra những lời không đẹp gây suy đồi
văn hóa giao tiếp,… Tự do ngôn luận với thái độ đúng đắn, thiện chí và mang tính xây
dựng, chứ không nên cho đó là quyền riêng tư gây nên những tác động tiêu cực đến xã
hội và những thái độ phẫn nộ thì không mấy tốt đẹp.

Như vậy chúng ta thấy được rằng quyền phải gắn liền với trách nhiệm, con người
muốn được tự do phải nhận thức rõ nghĩa vụ, bổn phận của mình trước pháp luật và

20
trước xã hội, mình được làm gì và không được làm gì, quyền tự do ngôn luận cũng phải
ở trong khuôn khổ như vậy.Thời gian qua cả nước ta không chỉ đối mặt với đại dịch
Covid mà còn là bão lũ nặng nề, Đảng, nhà nước và nhân dân đã và đang thực hiện có
hiệu quả việc phòng chống, đẩy lùi đại dịch, ngăn chặn và hạn chế sự tàn phá của bão
lũ, thành công của chúng ta trong phòng chống dịch bệnh và thiên tai được cộng đồng
quốc tế công nhận và đánh giá cao, thành công đó ngoài các hành động cụ thể thiết thực
và hiệu quả còn là việc làm tốt công tác thông tin tuyên truyền, tạo sự đồng thuận cao
trong xã hội. Tuy nhiên cũng còn rất nhiều người cố tình lợi dụng quyền tự do ngôn luận
để đưa ra những thông tin sai sự thật, bóp méo, xuyên tạc sự thật, bình luận không chính
xác, thiếu khách quan… trên mạng xã hội, nhiều hành vi đã bị xử lý kịp thời một cách
nghiêm minh, tuy nhiên những hành vi trên vẫn không ngừng tái diễn vẫn còn lặp đi lặp
lại các thông tin sai sự thật, gây nhiễu thông tin các cấp, chính quyền ngoài việc cung
cấp kịp thời thông tin và tuyên truyền trong nhân dân, cần đẩy mạnh công tác kiểm tra,
sử dụng các biện pháp kỹ thuật cũng như những biện pháp hành chính, hình sự để ngăn
ngừa và xử lý, không cho phép các hành vi đó tiếp diễn.

Việc nghiên cứu và tìm hiểu về vấn đề tự do ngôn luận ở Việt Nam hiện nay giúp
cho chúng em có thể cập nhật đầy đủ thông tin, từ đó đưa ra những thông tin chính xác
và hợp pháp để không vi phạm các luật pháp liên quan đến vấn đề tự do ngôn luận hiện
nay. Đồng thời việc nghiên cứu này cũng giúp cho chúng em hiểu rõ hơn về quyền tự
do ngôn luận của mọi công dân trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Qua đó cũng giúp
đỡ, hỗ trợ cho chúng em góp phần phát triển cho đất nước và xã hội. Chính vì vậy, việc
nhìn nhận đúng đắn về cách thức sử dụng quyền tự do ngôn luận một cách hợp lí nhất
là hoàn toàn cần thiết trong xã hội ngày nay.

21
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học (Dành cho bậc đại
học hệ không chuyên lí luận chính trị), Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021,
trang 132, 133, 134, 135, 136, 137, 138, 139, 140, 141; ngày trích 21/04/2023.

[2]. Công an tỉnh Kon Tum, “Việt Nam luôn tôn trọng và bảo đảm quyền tự do ngôn
luận, tự do báo chí”. Ngày truy cập 17/04/2023. Đường dẫn:
https://congan.kontum.gov.vn/an-ninh-trat-tu/chong-dien-bien-hoa-binh-/viet-nam-
luon-ton-trong-va-bao-dam-quyen-tu-do-ngon-luan-tu-do-bao-chi.html.

[3]. Cổng thông tin điện tử Học viện chính trị khu vực II, “Thực hiện mục tiêu “dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”. Truy cập ngày 29/04/2023. Đường dẫn:
https://hcma2.hcma.vn/nghiencuukhoahoc/Pages/con-duong-di-len-
cnxh.aspx?CateID=345&ItemID=11949.

[4]. Trang thông tin điện tử Hội đồng lý luận Trung ương, “Dân chủ và thực trạng
thực hiện dân chủ những năm qua”. Truy cập ngày 30/04/2023. Đường dẫn:
https://hdll.vn/vi/nghien-cuu---trao-doi/dan-chu-va-thuc-trang-thuc-hien-dan-chu-
nhung-nam-qua.html.

[5]. Tạp chí cộng sản, “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”. Truy cập ngày 30/04/2023. Đường dẫn:
https://www.tapchicongsan.org.vn/media-story/-
/asset_publisher/V8hhp4dK31Gf/content/mot-so-van-de-ly-luan-va-thuc-tien-ve-chu-
nghia-xa-hoi-va-con-duong-di-len-chu-nghia-xa-hoi-o-viet-nam

[6]. Tạp chí điện tử Kiểm sát, ““Tự do ngôn luận” hay “ngôn luận tự do” để xuyên
tạc, kích động chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân”. Truy cập ngày 29/04/2023.
Đường dẫn: https://kiemsat.vn/tu-do-ngon-luan-hay-ngon-luan-tu-do-de-xuyen-tac-
kich-dong-chong-pha-dang-nha-nuoc-va-nhan-dan-56473.html.

[7]. Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, “Phát huy tinh thần yêu nước theo tinh thần
Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng”. Truy cập ngày 29/04/2023. Đường dẫn:

22
https://dangcongsan.vn/tu-tuong-van-hoa/phat-huy-tinh-than-yeu-nuoc-theo-tinh-than-
nghi-quyet-dai-hoi-xiii-cua-dang-597553.html

[8]. Tạp chí cộng sản, “Đấu tranh phòng, chống lợi dụng quyền tự do ngôn luận trên
không gian mạng”. Ngày truy cập 30/04/2023. Đường dẫn:
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/van_hoa_xa_hoi/-/2018/821534/dau-
tranh-phong%2C-chong-loi-dung-quyen-tu-do-ngon-luan--tren-khong-gian-
mang.aspx.

[9]. Cổng thông tin điện tử Học viện chính trị khu vực II, “Quyền tự do ngôn luận, tự
do báo chí theo quy định của pháp luật Việt Nam”. Ngày truy cập 20/04/2023. Đường
dẫn: https://hcma3.hcma.vn/tintuc/Pages/dien-dan-chinh-tri-tu-
tuong.aspx?CateID=0&ItemID=50298.

[10]. https://123docz.net/trich-doan/2748820-giai-phap-tang-cuong-bao-dam-quyen-
tu-do-ngon-luan-tren-bao-chi-cua-cong-dan-o-viet-nam.htm. Ngày truy cập
29/04/2023.

[11]. https://123docz.net/document/2721852-dan-chu-xa-hoi-chu-nghia-noi-chung-va-
nen-dan-chu-o-nuoc-ta-hien-nay.htm. Ngày truy cập 29/04/2023.

[12]. https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-tra-vinh/luat-thuong-
mai/quyen-tu-do-ngon-luan-thong-qua-mang-xa-hoi-o-viet-nam-hien-nay/24763741.
Ngày truy cập 21/04/2023.

23

You might also like