You are on page 1of 30

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP.

HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ VẬN TẢI

TIỂU LUẬN
PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

ĐỀ TÀI: “ CƠ CẤU, TỔ CHỨC CỦA BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CỘNG


HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM”

Nhóm học phần: 010100121216


Giảng viên HD: Hà Kiều Phương Dung
Lớp: QL2303A
Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Thanh Thùy 074305005309
Nguyễn Thị Kim Uyên 070305010079
Nguyễn Khánh Lam 070305007470
Hồ Thị Hằng 070305010100
Ao Thị Ngọc Trâm 074305005133
Lê Thị Phương Thảo 072305004827
Lê Cẩm Tú 072305000428
Lý Ngọc Bích 074305001620

TP. Hồ Chí Minh, tháng 10-2023

0
LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên nhóm chúng em xin cảm ơn ThS. Hà Kiều Phương Dung đã tận tình giảng
dạy và hướng dẫn chúng em trong suốt thời gian môn học vừa qua. Trong quá trình
học tập và tìm hiểu môn Pháp luật đại cương, em đã nhận được nhiều sự quan tâm,
giúp đỡ, hướng dẫn tâm huyết và tận tình của cô. Cô đã giúp chúng em tích lũy thêm
nhiều kiến thức về môn học này để có thể hoàn thành được bài tiểu luận về đề tài: Cơ
cấu, tổ chức của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Tiếp đến, nhóm chúng em xin gửi lời tri ân đến các thầy cô Đại học GTVT TP. Hồ Chí
Minh - Những người đã cùng góp sức truyền đạt kiến thức để giúp chúng em có được
nền tảng tốt như ngày hôm nay.

Chúng em đã cố gắng vận dụng những kiến thức đã học được và tìm tòi thêm nhiều
thông tin để hoàn thành bào tiểu luận này. Tuy nhiên, do kiến thức còn hạn chế và
không có nhiều kinh nghiệm trên thực tiễn nên khó tránh khỏi những thiếu sót trong
quá trình hoàn thành bài tiểu luận. Rất kính mong cô cho chúng em thêm những góp ý
để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn. Nhóm 2 chúng em xin chân thành cảm ơn!

1
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

1. CHXHCNVN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

2. UBND Ủy ban nhân dân

3. TANDTC Tòa án nhân dân tối cao

4. TANDCC Tòa án nhân dân các cấp

5. TAQS Tòa án quân sự

6. TAND Tòa án nhân dân

7. VKSND Viện kiểm soát nhân dân

8. ĐCS VN Đảng cộng sản Việt Nam

2
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ 1
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT .......................................................................2
PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................................4
I. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 4
PHẦN NỘI DUNG ..............................................................................................5
I. KHÁI NIỆM ................................................................................................ 5
II. NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ HOẠT ĐỘNG ....................6
III. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CHXHCNVN ............ 12
1. Cách phân chia các cơ quan ................................................................ 12
2. Đặc điểm ................................................................................................ 13
3. Các loại cơ quan nhà nước CHXHCN Việt Nam ..............................14
3.1. Hệ thống các cơ quan quyền lực: ....................................................14
3.1.1. Khái niệm ................................................................................. 14
3.1.2. Chức năng .................................................................................15
3.1.3. Nhiệm kỳ .................................................................................. 15
3.1.4. Cơ cấu tổ chức ..........................................................................15
3.2. Hệ thống cơ quan quản lý ............................................................... 16
3.2.1. Khái niệm ................................................................................. 16
3.2.2. Chức năng .................................................................................16
3.2.3. Nhiệm kỳ .................................................................................. 17
3.2.4. Cơ cấu tổ chức ..........................................................................17
3.2.5. Loại văn bản ban hành ............................................................. 20
3.3. Hệ thống cơ quan xét xử ..................................................................20
3.3.1. Khái niệm ................................................................................. 20
3.3.2. Chức năng .................................................................................20
3.3.3. Nhiệm kỳ .................................................................................. 20
3.3.4. Cơ cấu tổ chức ..........................................................................20
3.4. Hệ thống cơ quan kiểm soát ............................................................ 22
3.4.1. Khái niệm ................................................................................. 22
3.4.2. Chức năng .................................................................................23
3.4.3. Nhiệm kỳ .................................................................................. 24
3.4.4. Cơ cấu tổ chức ..........................................................................24
3.4.5. Loại văn bản ban hành ............................................................. 26
3.5. Chủ tịch nước .................................................................................26
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 29

3
PHẦN MỞ ĐẦU

CƠ CẤU, TỔ CHỨC CỦA BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CHXHCN VIỆT


NAM

I. Lý do chọn đề tài
Từ khi con người bắt đầu khai sinh ra cho đến nay, chúng ta đã trải qua 4 kiểu nhà
nước, đó là: nhà nước đầu tiên là chiếm hữu nô lệ, thứ hai là nhà nước phong kiến, thứ
ba là nhà nước tư sản và nhà nước cuối cùng là nhà nước xã hội chủ nghĩa. Dù ở kiểu
nhà nước nào thì con người ta vẫn luôn hướng tới bình đẳng, bác ái ở các tầng lớp
trong xã hội và nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước đang được các quốc gia trên các
châu lục nói chung và Việt Nam nói riêng hướng đến, bởi đây có thể coi là kiểu nhà
nước tiến bộ và phát triển nhất trong lịch sử. Vì vậy, vai trò nhà nước ở mỗi quốc gia
nào cũng đều vô cùng quan trọng. Và trong đó bộ máy nhà nước đóng vai trò quan
trọng hơn cả trong việc quản lý cũng như là điều chỉnh các hoạt động của quốc gia. Nó
ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, xã hội và chính trị của một quốc gia. Nghiên cứu
bộ máy nhà nước sẽ giúp ta hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động, cơ chế quyết định và
hệ thống các cơ quan quản lý của nước nhà. Ngoài ra còn giúp ta tìm ra những giải
pháp và phương pháp quản lý hiệu quả để giải quyết các vấn đề phức tạp như tham
nhũng, buôn người trái phép, cờ bạc,….. Cách thức quản lý của nhà nước sẽ ảnh hưởng
trực tiếp và quyết định sự phát triển cũng như sống còn về mọi mặt của một quốc gia
đó.Xuất phát từ những điều trên, chúng tôi chọn đề tài “ Cơ cấu, tổ chức của bộ máy
nhà nước CHXHCN Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu.

4
PHẦN NỘI DUNG

I. KHÁI NIỆM
Nhà Nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, bao gồm một lớp người
được tách ra từ xã hội để chuyên thực thi quyền lực. Nhà nước có vai trò quan trọng
trong việc đảm bảo trật tự xã hội, bảo vệ quyền lợi và tự do của mọi giai cấp, quản lý
tài nguyên và cung cấp dịch vụ công cộng như giáo dục, y tế, an ninh và giao thông;
ngoài ra còn thiết lập và duy trì các mối quan hệ với các quốc gia khác trên toàn thế
giới. Nhưng thực tế lại cho thấy, chức năng của nhà nước ngày càng phức tạp, phạm vi
hoạt động của nhà nước ngày càng mở rộng, số lượng thành viên của nhà nước ngày
càng đông đảo, đòi hỏi nhà nước phải được tổ chức thành các cơ quan nhà nước với
cách thức tổ chức hoạt động, nhiệm vụ quyền hạn, phạm vi hoạt động khác nhau. Vì
vậy, để duy trì quyền lực và thực hiện chức năng của mình thì nhà nước cần phải tổ
chức ra bộ máy để thực hiện chức năng nhà nước. Bộ máy đó được gọi là bộ máy nhà
nước.

Từ đó các nhiệm vụ và chức năng của nhà nước được phân chia thực hiện chủ yếu
bởi bộ máy nhà nước. Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung
ương đến địa phương, được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc chung, thống
nhất thành một cơ chế đồng bộ, nhằm thực hiện những nhiệm vụ và chức năng của nhà
nước, vì lợi ích của giai cấp thống trị.

Qua đó, chúng ta rút ra được khái niệm về bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam là
một hệ thống gồm nhiều cơ quan thuộc nhiều ngành, nhiều cấp khác nhau, được thành
lập, tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc chung thống nhất tạo thành một cơ
chế đồng bộ nhằm thực hiện những nhiệm vụ, chức năng của nhà nước.

5
II. NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ HOẠT ĐỘNG
Nguyên tắc tổ chức cơ cấu bộ máy Nhà nước CHXHCNVN là nguyên tắc phân
quyền trong quản lý và điều hành các cấp, nguyên tắc tập trung và phân tán đồng thời,
nguyên tắc sự dân chủ và nguyên tắc sự kết hợp giữa quyền tổ chức và quyền kiểm
soát. Cụ thể, nguyên tắc này có những điểm chính sau:
 Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công - phổi hợp, kiểm soát giữa các

cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư
pháp.Bộ máy nhà nước phong kiến tổ chức theo nguyên tắc tập quyền chuyên chế
tức là toàn quyền lực nhà nước tập trung vào nhà vua.
 Bộ máy nhà nước Tư sản tổ chức theo nguyên tắc phân quyền, “tam quyền
phân lập - quyền lực chia làm 3 nhánh: Nghị viện - lập pháp. Chính phủ - hành
pháp, Tòa án - từ pháp; độc lập với nhau và kiến chế đối trọng, kiểm soát lẫn
nhau.
 Nhà nước xã hội chủ nghĩa có bản chất, mục đích, cơ sở kinh tế - xã hội khác
với các kiểu nhà nước phong kiến, tư sản, là kiểu nhà nước nửa nhà nước nên bộ
máy nhà nước tổ chức theo nguyên tắc lập quyền xã hội chủ nghĩa. Do đó, quyền
lực nhà nước lập trung vào tay của nhân dân và nhân dân ủy thác cho cơ quan
Quốc Hội. Hội Đồng Nhân Dân thực hiện quyền lực nhà nước.
 Ở điều khoản “3 Điều 2 Hiến pháp” hiện hành của nước ta quy định:“Quyền
lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ
quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp".
Quy định này đã trở thành một trong các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ
máy Nhà nước Việt Nam hiện nay.
 Bản chất nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân, "tất cả quyền lực
nhà nước thuộc về nhân dân mả nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với
giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”. Do đó, quyền lực nhà nước phải tập trung
thống nhất thì mới đảm bảo tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
 Nói quyền lực nhà nước là thống nhất trước tiên là sự thống nhất ở mục tiêu
chính trị. Ca ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp tuy có chức năng, nhiệm

6
vụ và quyền hạn khác nhau nhưng đều thống nhất với nhau ở mục tiêu chính trị
chung là xây dựng một nhà nước "đảm bảo và không ngừng phát huy quyền làm
chủ về mọi mặt của Nhân dân, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh",
 Đảng Cộng sản lãnh đạo Nhà nước và xã hội
 “Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là
đội tiên phong của nhân dân lực động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác-
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo của
nhà nước và xã hội".
 Đảng vạch ra cương lĩnh, đường lối, chủ trương, chính sách lớn làm cơ sở cho
chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội trong quản lý nhà nước; về tổ
chức bộ máy nhà nước và chính sách cán bộ; Đảng lãnh đạo nhà nước bằng công
tác cán bộ tìm kiếm, quy hoạch, bồi dưỡng. đào tạo, giới thiệu cán bộ, Đảng viên
có đủ năng lực, phẩm chất vào các cương vị chủ chốt của Bộ máy nhà nước để
nhân dân hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền bầu, bổ nhiệm.
 Nguyên tắc này góp phần củng cố vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng trong sự
nghiệp giải phóng đất nước thời chiến, cũng như trong sự nghiệp xây dựng đất
nước thời bình, củng cố thêm niềm tin của nhân dân vào vai trò quan trọng của
Đảng, và thực sự, lịch sử cũng đã chứng minh vấn đề này rất rõ.Lịch sử đã
chứng minh vai trò lãnh đạo của ĐCS Việt Nam qua cuộc đấu tranh giải phóng
dân tộc trong thế kỉ XX và qua những thành tựu trong công cuộc đổi mới đi lên
chủ nghĩa xã hội trong 25 năm qua. Với vai trò là hạt nhân chính trị trong hệ
thống chính trị, ĐCS Việt Nam thực hiện sự lãnh đạo chính trị đối với toàn bộ tổ
chức và hoạt động của hệ thống chính trị, trong đó có Nhà nước. Sự lãnh đạo
chính trị của Đảng được thể hiện thông qua quyền quyết định và quyền kiểm tra,
giám sát việc thực hiện đường lối chính trị.

7
 Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội

bằng Hiến pháp và pháp luật


 Cơ sở hiến định: "Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiểu pháp và pháp
luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung
dân chủ"
 Pháp luật là cơ sở để thiết lập, củng cố và tăng cường quyền lực nhà nước.Nhu
cầu về luật pháp còn là nhu cầu tự thân của bộ máy quốc gia. Bộ máy nhà nước
là một thiết chế phức tạp bao gồm nhiều bộ phận (nhiều loại cơ quan quốc gia).
Để bộ máy đó hoạt động có hiệu quả đòi hỏi phải xác định đúng chức năng,
thẩm quyền, trách nhiệm của mỗi loại cơ quan, mỗi cơ quan; phải xác lập mối
quan hệ dùng dẫn giữa chúng; phải có những phương pháp tổ chức và hoạt động
thích hợp để tạo ra một cơ chế đồng bộ trong quá trình thiết lập và thực thi
quyền lực quốc gia. Đảng ta khẳng định: “Trong điều kiện Đảng cầm quyền,
lãnh đạo quản lý kinh tế và tổ chức đời sống, đường lối, chính sách và các nghị
quyết của Đảng được biển thành kế hoạch Nhà nước, thành pháp luật, mệnh lệnh,
quy chế của Nhà nước, Vì thế, chấp hành kế hoạch, pháp luật, mệnh lệnh, quy
chế của Nhà nước cũng chính là chấp hành đường lối và các nghị quyết của
Đảng". Việc Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật là phù hợp
với yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Việc thực hiện
nghiêm túc nguyên tắc Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật sẽ
nâng cao tính độc lập,chủ động phát huy vai trò quản lý xã hội của Nhà nước,
tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, nâng cao tính nghiêm minh của Hiến
pháp, pháp luật, góp phần thúc đẩy xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa.

8
 Tất cả quyền lực của Nhà nước thuộc về Nhân dân
 "Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân" chỉ rõ nguồn gốc, bản chất và
mục đích của quyền lực nhà nước là thống nhất thuộc về nhân dân. Nguyên lý đó
không những được quy định trong Hiến pháp nước ta mà còn được quy định
trong hầu hết các ban Hiến pháp các nước có chế độ chính trị dân chủ và pháp
quyển trên thế giới.Do đó, thông qua Hiến pháp nhân dân giao quyền, ủy quyền
quyền lực nhà nước của mình cho Nhà nước.
 Cơ sở hiến định: "Nước CHXHCNVN do Nhân dân làm chủ tất cả quyền lực
Nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân
với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức " và "Nhân dân thực hiện quyền lực
nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội
đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của nhà nước.
 Lấy tập trung làm nền tảng – đỏ là sự chỉ đạo thống nhất từ trung trong xuống
đại phương, giữa cấp trên với cấp dưới, giữa thủ trưởng với cơ quan các
cấp.Đồng thời, phải phát huy tính dân chủ - sự chủ động, sáng tạo, khả năng độc
lập nhất định của địa phương, cấp dưới... khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn,
phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
 Trong thực tiễn tổ chức bộ máy nhà nước, tuy chỉ Quốc hội và HĐND các cấp
là các cơ quan do Nhân dẫn trực tiếp bầu ra, nhưng điều đó không có nghĩa rằng
chỉ có các cơ quan này mới là các cơ quan được Nhân dân ủy thác quyền lực.
Nguyên tắc “tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân" hàm ý rằng, quyền
lực nhà nước do các cơ quan nhà nước khác thực hiện và là sản phẩm của sự trao
quyền một cách trực tiếp hoặc gián tiếp từ Nhân dân (thông qua Hiến pháp và
pháp luật).Tinh thần đó đòi hỏi,trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà
nước, bất kể là cơ quan thực hiện quyền lập pháp (Quốc hội), cơ quan thực hiện
quyền hành pháp (Chính phủ), cơ quan thực hiện quyền tư pháp (Tòa án nhân
dân) và các cơ quan nhà nước khác trong bộ máy nhà nước đều phải bảo bảo tinh
thần vì lợi ích của Nhân dân để phục vụ.

9
 Tập trung dân chủ
 Trong những năm tiến hành sự nghiệp đổi mới, Đảng ta thường xuyên coi trọng
việc xây dựng, củng cố Đảng về tổ chức, bảo đảm nội bộ luôn đoàn kết thống
nhất, có sức chiến đấu cao. Xây dựng, củng cố Đảng về tổ chức bao gồm nhiều
việc, trong đó phải đặc biệt quan tâm thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ
và xây dựng, hoàn thiện hệ thống tổ chức của Đảng.Tổ chức và hoạt động của bộ
máy nhà nước nói chung mang tính tập trung dân chủ nhằm thực hiện quyền lực
nhà nước. Bất cứ ở xã hội và kiểu nhà nước nào việc quản lý xã hội và thực hiện
quyền lực đều phải có sự tập trung quyền lực.
 Cơ sở hiến định: "Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp
luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc trung lập
dân chủ".
 Quyết định của các cơ quan nhà nước ở trung ương có tính bắt buộc thực hiện
đối với các cơ quan nhà nước ở địa phương, quyết định của cơ quan nhà nước
cấp trên có tỉnh bắt buộc thực hiện đối với cơ quan nhà nước cấp dưới. Tuy
nhiên, việc tập trung trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước không
mang tính quan liêu mà phải mang tính dân chủ, đòi hỏi các cơ quan nhà nước ở
trung ương, cơ quan nhà nước cấp trên trước khi ra quyết định phải điều tra,
khảo sát thực tế, phải tiếp thu các ý kiến, kiến nghị hợp lý của địa phương, của
cấp dưới và ca ý kiến. kiến nghị của nhân dân, cơ quan nhà nước làm việc theo
chế độ tập thể trước khi biểu quyết phải thảo luận dân chủ.
 Tập trung và dân chủ là hai mặt không thể tách rời trong quản lý hành chính
Nhà nước, tập trung hỗ trợ đảm bảo cho dân chủ thực hiện trong khuôn khổ, có
sự kiểm soát, dân chủ giúp cho tập trung thực hiện linh hoạt, đạt hiệu quả cao
trong quản lý. Vì vậy cần phải có sự phối hợp một cách đồng bộ, chặt chẽ việc
bảo đảm cả hai yếu tố này trong hoạt động quản lý hành chính Nhà nước. Nếu
chỉ có sự lãnh đạo tập trung mà không mở rộng dân chủ thì sẽ tạo của quyển,
tham nhũng phát triển. Ngược lại, không có sự lãnh đạo tập trung thống nhất sẽ
dẫn đến tình trạng tùy tiện, vô chính phủ, cục bộ địa phương.

10
 Bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ giữa các dân tộc
 Vấn đề dân tộc và công tác dân tộc luôn được Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm,
chỉ đạo trong suốt quá trình hoạt động cách mạng của Người vì tính chất quan
trọng đặc biệt của công tác nảy. Hồ Chí Minh luôn kêu gọi và chủ trương các
dân tộc sống trên đất nước Việt Nam phải bình đẳng, đoàn kết giúp đỡ nhau. Đó
là cơ sở lý luận để Đảng ta đưa ra những nguyên tắc cơ bản, xuyên suốt trong
chính sách dân tộc của mình là “Bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp nhau cùng
phát triển”.
 Cơ sở hiến định:"Nước CHXHCNVN là quốc gia thống nhất của các dân tộc
cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn
trọng và giúp nhau cùng phát triển, nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân
tộc".
 Về bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển giữa các dân tộc,
không phải hình thành ngay một lúc, mà trải qua một quá trình được bổ sung,
hoàn thiện, nâng cao để ngày nay trở thành một bộ phận cấu thành, một nét độc
đáo vào bậc nhất trong di sản tư tưởng mà Người để lại cho các thế hệ hôm nay
và mai sau của dân tộc Việt Nam, chúng ta cần nghiên cứu, vận dụng thực hiện
để tiếp tục xây dựng khối đại đoàn kết giữa các dân tộc ngày càng bền chặt trong
thời kỳ mở cửa, hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay.Vấn đề này cũng đã được
Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm triệt để. Đưa vấn đề tương trợ giữa các dân tộc
lên thành một nguyên tắc của chính sách dân tộc ngang hàng với các nguyên tắc
bình đẳng, đoàn kết là một nét độc đáo trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Tư tưởng
này nảy sinh và bắt nguồn từ trái tim và tâm hồn yêu nước, thương nòi của người
dân mất độc lập, tự do trong một nước thuộc địa, nửa phong kiến. Về gốc rễ sâu
xa hơn nữa nó bắt nguồn từ dòng chảy của nền văn hóa Việt Nam đầy tính nhân
văn cao cả, tử truyền thống giữ nước và dựng nước của dân tộc Việt Nam.

11
III. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CHXHCNVN

1. Cách phân chia các cơ quan

 Thứ nhất, căn cứ vào thẩm quyền theo phạm vi lãnh thổ

Căn cứ vào thẩm quyền theo phạm vi lãnh thổ, có thể chia thành các cơ quan nhà
nước ở trung ương và các cơ quan nhà nước ở địa phương:

 Cơ quan nhà nước ở trung ương là cơ quan có thẩm quyền hoạt động trên toàn
lãnh thổ, ví dụ: Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao…
 Cơ quan nhà nước ở địa phương là cơ quan có thẩm quyền hoạt động trong
phạm vi một địa phương. Ví dụ: Hội đồng nhân dân hoặc Ủy ban nhân dân các
địa phương…

 Thứ hai , căn cứ vào con đường hình thành, tính chất, chức năng, các cơ quan
nhà nước

a. Căn cứ vào chức năng của các cơ quan nhà nước, có thể chia thành:

 Cơ quan lập pháp là cơ quan ban hành luật. Ví dụ: Quốc hội hay Nghị viện.
 Cơ quan hành pháp là cơ quan tổ chức thực hiện pháp luật. Ví dụ: Chính phủ,
Nội các.
 Cơ quan tư pháp là cơ quan bảo vệ pháp luật. Ví dụ: Tòa án.

b. Căn cứ vào con đường hình thành, tính chất, chức năng, các cơ quan nhà nước
được chia thành:

 Cơ quan quyền lực nhà nước: do nhân dân bầu ra, đại diện cho nhân dân để
thực thi quyền lực nhà nước.

 Nguyên thủ quốc gia: người đứng đầu nhà nước, đại diện chính thức cho nhà
nước trong các quan hệ đối nội và đối ngoại.

12
 Cơ quan quản lý nhà nước: được hình thành từ cơ quan quyền lực nhà nước,
thực hiện chức năng quản lý, điều hành công việc hàng ngày của đất nước trong
các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại.
 Cơ quan xét xử: xét xử các vụ án.
 Cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp.

 Ngoài ra còn căn cứ vào thời gian hoạt động

Căn cứ vào thời gian hoạt động, các cơ quan nhà nước được chia thành cơ quan
thường xuyên và cơ quan lâm thời:

 Cơ quan thường xuyên là cơ quan được thành lập để thực hiện những công việc
thường xuyên của nhà nước, tồn tại thường xuyên trong bộ máy nhà nước.

 Cơ quan lâm thời là cơ quan được thành lập để thực hiện những cồng việc có
tính chất nhất thời của nhà nước, sau khi thực hiện xong công việc đó nó sẽ tự
giải tán, ví dụ, Ủy ban sửa đổi Hiến pháp, các cơ quan bầu cử ở nước ta…

2. Đặc điểm

Cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước CHXHCNVN bao gồm các cơ quan chính phủ
thuộc 3 lĩnh vực chính gồm: lĩnh vực chính trị, lĩnh vực hành chính và lĩnh vực tư pháp.
Vì vậy, các đặc điểm với bản bao gồm:
 Thứ nhất, nhà nước CHXHCNVN là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tất cả
quyền lực trong bộ máy nhà nước thuộc quyền kiểm soát của ĐCS Việt Nam. Đảng
là lực lượng lãnh đạo duy nhất, không cho phép tồn tại các đối tác chính trị độc lập.
 Thứ hai, nhà nước CHXHCNVN là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Người dân
có quyền tham gia vào quản lý, lựa chọn các đại biểu đại diện và tham gia vào các
quyết định, hoạt động quan trọng của nước nhà. Nhà nước cũng thể hiện sự quan
tâm đến phúc lợi của người dân qua đảm bảo và phát triển các chính sách của xã hội,
như chăm lo người già, trẻ em, tạo cơ hội giáo dục và chất lượng y tế cho người dân.

13
 Thứ ba, trong nhà nước CHXHCNVN, giữa nhà nước và công dân có mối quan hệ
bình đẳng giữa quyền và nghĩa vụ của hai bên. Công dân có quyền được bình đẳng
trước pháp luật, quyền tự do ngôn luận, tôn giáo và tự do hội họp, tụ tập. Quyền của
công dân được bảo đảm và bảo vệ bởi nhà nước.
 Thứ tư, nhà nước CHXHCNVN là nhà nước dân chủ, nhà nước đảm bảo và không
ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân. Nhà nước thực hiện bằng
cách tổ chức các cuộc bỏ phiếu bầu cử, đảm bảo quyền tự do ngôn luận, quyền thành
lập tổ chức, quyền tham gia vào các quyết định quan trọng của đất nước.
 Thứ năm, nhà nước CHXHCNVN là nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh
sống trên một lãnh thổ.Việt Nam là một đất nước đa dân tộc, gồm nhiều dân tộc
khác nhau như Kinh, Tày, Thái, Mường, Khơ Mú, Dao, Nùng, Gia Rai, Chăm, Ê Đê,
và nhiều dân tộc khác.Nhà nước đảm bảo quyền tự do và bình đẳng cho tất cả các
dân tộc trên lãnh thổ và khuyến khích việc bảo vệ, phát huy và phát triển các giá trị
văn hóa, ngôn ngữ, tập tục, truyền thống của các dân tộc khác nhau.
 Thứ sáu, nhà nước CHXHCNVN là nhà nước yêu hòa bình, muốn làm bạn với tất cả
các dân tộc trên thế giới. Việt Nam đã ký và thực thi nhiều hiệp định quốc tế về hòa
bình, an ninh, kinh tế và phát triển bền vững.Nhà nước thường thể hiện tinh thần yêu
hòa bình và tôn trọng chủ quyền của các quốc gia khác, tham gia tích cực vào các tổ
chức quốc tế như Liên Hợp Quốc, ASEAN, APEC và nhiều tổ chức quốc tế khác.

3. Các loại cơ quan nhà nước CHXHCN Việt Nam

3.1. Hệ thống các cơ quan quyền lực:


3.1.1. Khái niệm

Cơ quan quyền lực nhà nước là:


 Cơ quan do nhân dân trực tiếp bầu ra để thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà
nước.
 Cơ quan đại biểu cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, được cấu thành từ những
đại diện ưu tú đại diện cho công nhân, nông dân, trí thức, các dân tộc, tôn giáo, các
thành phần xã hội khác trong cả nước hay từng địa phương.

14
3.1.2. Chức năng

Cơ quan quyền lực nhà nước có quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật,
quyết định những vấn đề quan trọng để thi hành trên cả nước hoặc trong địa phương,
giám sát hoạt động các cơ quan nhà nước. Cụ thể hơn là:
 Về chức năng của Quốc hội, Hiến pháp năm 2013 đã xác định rõ hơn, khái quát hơn
trên ba phương diện: thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp; quyết định những
vấn đề quan trọng của đất nước; giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.
 Hội đồng nhân dân có ba chức năng: quyết định những vấn đề quan trọng ở địa
phương; đảm bảo việc thực hiện các quy định và quyết định của cơ quan nhà nước
cấp trên và trung ương ở địa phương; giám sát việc thi hành pháp luật ở địa phương,
giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước cùng cấp và cấp dưới.

3.1.3. Nhiệm kỳ
 Nhiệm kỳ của mỗi khóa Quốc hội là 05 năm kể từ ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất
của Quốc hội khóa đó đến ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa sau.
Sáu mươi ngày trước khi Quốc hội hết nhiệm kỳ.
 Nhiệm kỳ của mỗi khóa Hội đồng nhân dân là 05 năm kể từ kỳ họp thứ nhất của Hội
đồng nhân dân khóa đó đến kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân khóa sau. Chậm
nhất là 45 ngày trước khi Hội đồng nhân dân hết nhiệm kỳ, Hội đồng nhân dân khóa
mới phải được bầu xong.
3.1.4. Cơ cấu tổ chức
Cơ quan quyền lực nhà nước gồm Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Đây là
các cơ quan đại diện của nhân dân, do nhân dân trực tiếp bầu ra theo nguyên tắc bầu cử
phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Trong đó:
 Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước
cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền
lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với
hoạt động của Nhà nước. (theo Điều 69 Hiến Pháp 2013) .Cơ cấu tổ chức của Quốc
hội gồm: Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban Quốc hội.

15
 Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương đại diện cho ý chỉ,
nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu
trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.
3.2. Hệ thống cơ quan quản lý
3.2.1. Khái niệm
 Là một tập hợp các cơ quan, tổ chức và cơ chế quản lý có tính chuyên nghiệp trong
một quốc gia.
 Là tổ chức (cá nhân) mang quyền lực Nhà nước được thành lập và có thẩm quyền
theo quy định của Pháp luật nhằm thực thi và kiểm soát quyền lực của nhà nước,
đảm bảo an ninh, trật tự xã hội.
3.2.2. Chức năng
Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước có nhiều chức năng nhằm đảm bảo sự hoạt
động hiệu quả của chính phủ và các cơ quan quản lý khác. Các chức năng đó là:
 Quyết định chính sách: hệ thống cơ quan quản lý nhà nước có nhiệm vụ đề xuất, xây
dựng và thực hiện các chính sách và quyết định của chính phủ. Họ nghiên cứu, thu
nhập thông tin, đánh giá tình hình và đưa ra các quyết định chính sách phù hợp với
mục tiêu và lợi ích của quốc gia.Đây là chức năng quan trọng để định hình hướng đi
và mục tiêu phát triển của quốc gia.
 Quản lý và điều hành: hệ thống cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm quản lý và
điều hành các ngành, lĩnh vực và các cơ quan quản lý khác nhau. Điều này bao gồm
giám sát và kiểm soát hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trong quá
trình thực hiện các quy định, luật pháp và chính sách đã được thiết lập.
 Quy định và pháp lý: cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm quản lý và điều hành
các hoạt động của các lĩnh vực khác nhau. Họ đảm bảo rằng các quy định này tuân
thủ và thực hiện một cách công bằng và công khai, nhằm bảo vệ lợi ích của cộng
đồng và đảm bảo sự phát triển bền vững của quốc gia.
 Cung cấp dịch vụ công: cơ quan quản lý nhà nước cung cấp dịch vụ công cần thiết
cho công dân, doanh nghiệp và tổ chức trong quốc gia. Điều này có thể bao gồm

16
cung cấp thông tin cấp phép, xử lý thủ tục hành chính, quản lý tài chính và hỗ trợ
cho các hoạt động kinh doanh và cá nhân.
 Giám sát và kiểm tra: cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm giám sát và kiểm tra
các hoạt động của nhà nước. Điều này có thể bao gồm quản lý và giám sát các ngành
công nghiệp, thương mại, môi trường, giáo dục, y tế, giao thông vận tải và nhiều
lĩnh vực khác. Họ đảm bảo rằng các hoạt động được tuân theo đúng quy trình và
đánh giá đúng hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước.
Ngoài những chức năng trên, cơ quan quản lý nhà nước còn có các chức năng khác
như: quản lý tài chính và nguồn lực; thu nhập, phân tích và cung cấp thông tin; quản lý
công việc của cơ quan và nhân viên nhà nước và bảo vệ quyền và lợi ích của công dân.
3.2.3. Nhiệm kỳ
Xác định bởi quy định pháp lý và điều lệ của từng quốc gia. Thời gian và cách thức
xác định nhiệm kỳ có thể khác nhau tùy theo quy định của mỗi quốc gia. Thông
thường, nhiệm kỳ của các cơ quan quản lý nhà nước được quy định là 5 năm kể từ
ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của Quốc Hội khoá đó đến ngày khai mạc kỳ họp thứ
nhất của Quốc Hội khoá sau. Sáu mươi ngày trước khi Quốc Hội hết nhiệm kỳ.Quốc
hội khóa mới phải được bầu xong.Điều này cũng tạo điều kiện cho sự thay đổi và tuần
tra trong cơ quan quản lý nhà nước, đảm bảo tính hợp lý và minh bạch trong quá trình
quản lý và quyết định của cơ quan này.
3.2.4. Cơ cấu tổ chức
Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước bao gồm Chính Phủ, các Bộ và cơ quan ngang
Bộ, các cơ quan trực thuộc Chính Phủ, các chính quyền địa phương:
a) Chính Phủ: là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của Việt Nam, thực hiện
quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc Hội. Nhiệm vụ của Chính Phủ
thường được xác định bởi hệ thống chính trị và quyền lực của Nhà nước, đó là:bảo vệ
an ninh và quốc phòng; quản lý kinh tế và xã hội; quản lý và bảo vệ tài nguyên môi
trường; quản lý tài chính và thuế; bảo vệ quyền lợi của công dân và đại diện ngoại giao,
hợp tác quốc tế.Chính Phủ chịu trách nhiệm trước Quốc Hội và báo cáo công tác trước
Quốc Hội, uỷ ban thường vụ Quốc Hội, Chủ Tịch Nước. Chính Phủ gồm Thủ tướng

17
Chính Phủ, các Phó Thủ tướng Chính Phủ, các Bộ trưởng và Thủ tướng cơ quan ngang
Bộ. Trong đó:
 Thủ Tướng chính phủ là người đứng đầu Chính Phủ, chịu trách nhiệm trước
Quốc Hội về hoạt động của Chính Phủ và những nhiệm vụ được giao; báo cáo
công tác của Chính Phủ, Thủ tướng Chính phủ trước Quốc hội, Uỷ ban thường
vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
 Phó Thủ tướng Chính phủ giúp Thủ Tướng chính phủ làm nhiệm vụ theo sự
phân công của Thủ tướng Chính Phủ và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng
Chính Phủ về nhiệm vụ được phân công. Khi Thủ tướng Chính Phủ vắng mặt,
một Phó Thủ tướng Chính phủ được Thủ tướng Chính phủ uỷ nhiệm thay mặt
Thủ Tướng Chính phủ lãnh đạo công tác của Chính phủ.
 Bộ trưởng, Thủ tướng cơ quan ngang bộ chịu trách nhiệm cá nhân trước Thủ
tướng Chính phủ, Chính phủ và Quốc hội về ngành, lĩnh vực được phân công
phụ trách, cùng các thành viên khác của Chính phủ chịu trách nhiệm tập thể về
hoạt động của Chính phủ.
 Thủ tướng Chính Phủ, các Phó Thủ tướng Chính Phủ, các Bộ trưởng và Thủ
tướng cơ quan ngang Bộ ban hành văn bản pháp luật để thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn của mình, kiểm tra việc thi hành các văn bản đó và xử lý các văn
bản trái pháp luật theo quy định của pháp luật.
b) Bộ và cơ quan ngang Bộ ( gọi chung là Bộ) là cơ quan của Chính phủ thực hiện
chức năng quản lý nhà nước về một hoặc một số ngành, lĩnh vực và dịch vụ công thuộc
ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc.Theo Nghị quyết 03/2011/QH13, Chính phủ
gồm có 22 Bộ và cơ quan ngang Bộ. Các cơ quan ngang Bộ bao gồm Uỷ ban Dân tộc,
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thanh tra Chính phủ và Văn phòng Chính phủ.
 Khác với Chính phủ - cơ quan quản lý nhà nước thẩm quyền chung, Bộ là cơ quan
quản lý theo ngành hoặc lĩnh vực công tác( quản lý nhà nước thẩm quyền riêng). Vì
vậy, có 2 loại Bộ: Bộ quản lý theo ngành và Bộ quản lý theo lĩnh vực:
 Bộ quản lý ngành: là cơ quan của chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà
nước những ngành kinh tế,kỹ thuật hoặc sự nghiệp như: nông nghiệp, công

18
nghiệp, giao thông vận tải, y tế, giáo dục,... Bộ thực hiện quản lý thống nhất
trong ngành, chỉ đạo toàn diện những cơ quan, đơn vị trực thuộc từ trung ương
tới địa phương.
 Bộ quản lý theo lĩnh vực: là cơ quan của chính phủ, thực hiện chức năng quản
lý nhà nước theo từng lĩnh vực như: tài chính, kế hoạch đầu tư, lao động xã hội,
khoa học công nghệ,...hoạt động của Bộ này có liên quan đến hoạt động của tất
cả các Bộ, các cấp quản lý, tổ chức xã hội và công dân. Nhưng, không can thiệp
vào hoạt động quản lý nhà nước của các cấp chính quyền và quyền tự chủ, sản
xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế. Bộ quản lý lĩnh vực này có trách nhiệm
giúp chính phủ nghiên cứu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng các
dự án kế hoạch tổng hợp và cân đối liên ngành, xây dựng chính sách
chung( tham mưu).
 Bộ Trưởng là thành viên chính phủ, người đứng đầu cơ quan quản lý ngành hay lĩnh
vực, một mặt tham gia cùng chính phủ quyết định tập thể những nhiệm vụ của chính
phủ tại các kỳ họp chính phủ; mặt khác chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về lĩnh
vực ngành mình phụ trách trong phạm vi cả nước.
c) Các chính quyền địa phương hay được gọi là UBND do Hội đồng Nhân dân cùng
cấp bầu, là cơ quan chấp hành của Hội đồng Nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước
ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương, Hội đồng nhân dân cùng
cấp và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên. Hội đồng Nhân dân gồm các đại biểu
Hội đồng Nhân dân do cử tri ở địa phương bầu ra, là cơ quan quyền lực nhà nước của
địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, chịu
trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.
d) Tổ chức và cơ quan trong cơ cấu hệ thống cơ quan quản lý nhà nước thường có mối
quan hệ phối hợp, liên kết và phụ thuộc lẫn nhau. Mục tiêu của hệ thống này là đảm
bảo quản lý và triển khai các chính sách theo đúng quy định để phục vụ lợi ích và phát
triển của quốc gia nói chung và nhân dân nói riêng.

19
3.2.5. Loại văn bản ban hành
 Hiến pháp
 Luật, Nghị quyết của Quốc hội
 Pháp lệnh, Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội
 Lệnh, Quyết định của Chủ tịch nước.
3.3. Hệ thống cơ quan xét xử
3.3.1. Khái niệm
Cơ quan xét xử là hệ thống cơ quan riêng biệt trong bộ máy nhà nước nhằm xem
xét, đánh giá bản chất pháp lý của vụ việc nhằm đưa ra một phán xét về tính chất, mức
độ pháp lý của vụ việc, từ đó nhân danh Nhà nước đưa ra một phán quyết tương ứng
với bản chất, mức độ trái hay không trái pháp luật của vụ việc (xét xử vụ án hình sự,
dân sự, kinh doanh, thương mại, ...).
3.3.2. Chức năng
 Cơ quan xét xử có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền
công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và
lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
 Bằng hoạt động của mình, Tòa án góp phần giáo dục công dân trung thành với
Tổ quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc
sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật
khác. (Theo bộ luật Tổ chức tòa án nhân dân Chương 1 điều 2).
3.3.3. Nhiệm kỳ
 Nhiệm kỳ của chánh án TANDTC theo nhiệm kỳ của quốc hội và kết thúc vào
thời điểm quốc hội bầu chánh án theo nhiệm kỳ mới
 Nhiệm kỳ của phó chánh án TANDTC là 5 năm kể từ ngày bổ nhiệm
3.3.4. Cơ cấu tổ chức
Hệ thống cơ quan xét xử ở Việt Nam gồm có:
a) Hệ thống tòa án nhân dân đứng đầu là Tòa án nhân dân Tối cao, bên dưới được
chia ra thành 2 nhánh tòa dân sự và quân sự.

20
 Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC):
 TANDTC là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, thực hiện giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án các cấp
đã có hiệu lực bị kháng nghị theo quy định của pháp luật.
 Trong cơ cấu tổ chức của TANDTC, Hội đồng thẩm phán TANDTC (HĐTP)
là cơ quan được trao quyền xét xử, ban hành các nghị quyết hướng dẫn Tòa án
các cấp áp dụng thống nhất pháp luật.
 Nhánh tòa dân sự gồm: TAND cấp cao và TAND địa phương gồm có: TAND tỉnh
và các cấp tương đương, TAND cấp huyện và các cấp tương đương.
 Tòa án nhân dân cấp cao (TANDCC):
 So với hệ thống Tòa án theo quy định của Luật tổ chức tòa án nhân dân năm
2002, TANDCC là một cấp Tòa án mới được đưa vào hệ thống tổ chức Tòa án
Việt Nam.
 Tòa án nhân dân cấp cao là một cấp Tòa mới được bổ sung tại Luật tổ chức Tòa
án nhân dân 2014 có hiệu lực vào ngày 1/6/2015. Hiện nay, cả nước có 3 Tòa án
nhân dân cấp cao được đặt tại Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh, Có
thể nhận thấy TANDCC thực hiện cả chức năng giám đốc thẩm, tái thẩm như
TANDTC.
 Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (TAND tỉnh)
 TAND tỉnh thực hiện chức năng xét xử sơ thẩm những vụ việc thuộc thẩm
quyền theo quy định của luật tố tụng; phúc thẩm bản án, quyết định của TAND
huyện chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của
luật tố tụng; kiểm tra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND
huyện khi phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới, kiến nghị với
Chánh án TANDCC, Chánh án TANDTC để xem xét kháng nghị.
 TAND tỉnh là Tòa án cấp địa phương nên được pháp luật trao cho thẩm quyền
lớn trong việc xét xử, giải quyết các vụ việc.

21
 Trong TAND tỉnh có các tòa chuyên trách: tòa hình sự, tòa dân sự, tòa hành
chính, tòa kinh tế, tòa lao động, tòa gia đình và người chưa thành niên được
thành lập để trực tiếp giải quyết các vụ việc.
 Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (TAND huyện)
 Khi xét xử, giải quyết các vụ việc, TAND huyện chỉ có thẩm quyền giải quyết
sơ thẩm các vụ việc thuộc thẩm quyền của mình theo quy định của luật tố tụng.
 Ở cấp huyện, các Tòa chuyên trách chỉ được thành lập theo yêu cầu của Chánh
án TANDTC, theo yêu cầu và thực tế xét xử ở mỗi TAND huyện.
b) Nhánh Tòa án quân sự bao gồm: Tòa án quân sự Trung ương; Tòa án quân sự
Quân khu; Tòa án quân sự Khu vực và Quân chủng.
 Tòa án quân sự (TAQS): TAQS trung ương; TAQS quân khu và tương đương;
TAQS khu vực.
Khi xác định thẩm quyền theo vụ việc, TAQS chỉ tham gia giải quyết các vụ việc
hình sự theo sự phân định thẩm quyền của Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS). Theo
đó:
 TAQS khu vực có chức năng xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo quy định của
Bộ luật tố tụng hình sự;
 TAQS trung ương có chức năng phúc thẩm vụ án hình sự mà bản án, quyết
định sơ thẩm của TAQS quân khu và tương đương chưa có hiệu lực bị kháng cáo,
kháng nghị.
3.4. Hệ thống cơ quan kiểm soát
3.4.1. Khái niệm
 Viện kiểm sát Nhân dân là một hệ thống cơ quan nhà nước độc lập trong cơ cấu tổ
chức của các cơ quan nhà nước.
 Viện kiểm sát Nhân dân là cơ quan có chức năng thực hiện quyền công tố và kiểm
sát hoạt động tư pháp của nước CHXHCN Việt Nam theo quy định tại Hiến pháp
nước CHXHCN Việt Nam.

22
3.4.2. Chức năng
 Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư
pháp của nước CHXHCN Việt Nam.
 Thực hành quyền công tố: là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng
hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực
hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong
suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.
Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố nhằm bảo đảm:
 Mọi hành vi phạm tội, người phạm tội phải được phát hiện, khởi tố, điều tra,
truy tố, xét xử kịp thời, nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật,
không làm oan người vô tội, không để lọt tội phạm và người phạm tội;
 Không để người nào bị khởi tố, bị bắt, tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế quyền con
người, quyền công dân trái luật.
 Kiểm sát hoạt động tư pháp là hoạt động của VKSND để kiểm sát tính hợp pháp của
các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp, được
thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị
khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự; trong việc giải quyết vụ án
hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động;
việc thi hành án, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt
động tư pháp khác theo quy định của pháp luật. VKSND kiểm sát hoạt động tư pháp
nhằm bảo đảm:
 Việc bắt, tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù, chế độ tạm giữ, tạm giam,
quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù theo đúng quy định của pháp
luật; quyền con người và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của người bị bắt, tạm
giữ, tạm giam, người chấp hành án phạt tù không bị luật hạn chế phải được tôn
trọng và bảo vệ
 Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành
nghiêm chỉnh;

23
 Mọi vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp phải được phát hiện, xử lý kịp
thời, nghiêm minh.
 Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền
con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà
nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật
được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
3.4.3. Nhiệm kỳ
 Toàn bộ hệ thống Viện kiểm sát đặt dưới sự quản lý, chỉ đạo và điều hành của Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
 Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi
nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch nước.
 Nhiệm kỳ của Viện trưởng VKSND tối cao theo nhiệm kỳ của Quốc hội (5 năm).
Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Viện trưởng VKSND tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi
Quốc hội khóa mới bầu ra Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
3.4.4. Cơ cấu tổ chức
a) Viện kiểm sát nhân dân tối cao (đứng đầu)
 Gồm có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng, các Kiểm sát viên và các Điều tra viên.
 Nhiệm vụ: Thực hành quyền công tố nhà nước và kiểm sát các hoạt động điều tra,
giam giữ, xét xử và thi hành án.
b) Viện kiểm sát nhân dân cấp cao
 Gồm có: Ủy ban kiểm sát; các viện và tương đương,văn phòng
 VKSND cấp cao có Viện trưởng VKSND cấp cao, các Phó Viện trưởng VKSND
cấp cao, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, công chức khác và người lao động khác.
 Nhiệm vụ, thẩm quyền:
 Phúc thẩm vụ việc mà bản án, quyết định sơ thẩm của TAND cấp tỉnh thuộc
phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo,
kháng nghị.

24
 Giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa
án nhân dân cấp tỉnh, TAND cấp huyện và tương đương thuộc phạm vi thẩm
quyền theo lãnh thổ bị kháng nghị.
c) Viện kiểm sát nhân dân địa phương
Nhiệm vụ: VKSND địa phương có thẩm quyền thực hành quyền công tố, kiểm sát
hoạt động tư pháp trong phạm vi địa phương mình.
 VKSND dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
 Tổ chức bộ máy của VKSND cấp tỉnh gồm có:Ủy ban kiểm sát,văn phòng,các
phòng và tương đương.
 VKSND cấp tỉnh có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên, Kiểm
tra viên, công chức khác và người lao động khác.
 Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện và các cấp tương đương
 Tổ chức bộ máy của VKSND cấp huyện gồm có văn phòng và các phòng;
những nơi chưa đủ điều kiện thành lập phòng thì có các bộ phận công tác và bộ
máy giúp việc.
 VKSND cấp huyện có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên, Kiểm
tra viên, công chức khác và người lao động khác.
d) Viện kiểm sát quân sự
 Nhiệm vụ
 Bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo
vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp
pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm
chỉnh và thống nhất.
 Bảo vệ an ninh, quốc phòng, kỷ luật và sức mạnh chiến đấu của quân đội; bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của quân nhân, công chức, viên chức và người lao
động khác trong quân đội; bảo đảm mọi hành vi phạm tội và vi phạm pháp luật
phải được xử lý nghiêm minh.

25
 Viện kiểm sát quân sự Trung ương
 VKSND trung ương gồm có: Ủy ban kiểm sát; Văn phòng; Cơ quan điều tra;
Các phòng và tương đương.
 VKSND trung ương có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên, Kiểm
tra viên; Thủ trưởng, các Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, quân
nhân khác, công chức, viên chức và người lao động khác.
 Viện kiểm sát quân sự Quân khu và tương đương
 Ủy ban kiểm sát VKSND quân khu và tương đương gồm có: Viện trưởng; Các
Phó Viện trưởng; Các Phó Viện trưởng và Một số Kiểm sát viên.
 Viện kiểm sát quân sự Khu vực
 Tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát quân sự khu vực gồm có các bộ phận công
tác và bộ máy giúp việc.
 Viện kiểm sát quân sự khu vực có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng, Kiểm sát
viên, Kiểm tra viên, quân nhân khác, công chức, viên chức và người lao động
khác.
3.4.5. Loại văn bản ban hành
 Thông tư Viện trưởng VKSNDTC;
 Thông tư liên tịch của Viện Trưởng VKSTC với Chánh án TANDTC
3.5. Chủ tịch nước
Ngoài bốn hệ thống cơ quan Nhà nước nói trên, trong tổ chức bộ máy Nhà nước
CHXHCN Việt Nam còn có Chủ tịch nước:
 Theo điều 86 Hiến Pháp 2013,Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay
mặt nước CHXHCN Việt Nam về đối nội và đối ngoại.
 Theo điều 87 Hiến Pháp 2013, Chủ tịch do Quốc Hội bầu trong số các đại biểu
Quốc Hội. Do vậy mà Chủ tịch nước phải chịu trách nhiệm cũng như báo cáo
công tác của mình với Quốc Hội.
 Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc Hội (tức 05 năm). Khi Quốc
Hội hết nhiệm kỳ, Chủ Tịch Nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa
mới bầu ra Chủ tịch nước.

26
 Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ Tịch Nước:
 Công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh; đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem
xét lại pháp lệnh trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày pháp lệnh được thông qua,
nếu pháp lệnh đỏ vẫn được Uỷ ban thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành mà
Chủ tịch nước vẫn không nhất trí thì Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định tại
kỳ họp gần nhất.
 Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phủ Chủ tịch nước, Thủ tướng
Chính phủ; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách
chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ.
 Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án Toà án nhân dân tối
cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; căn cứ vào nghị quyết của
Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;
bổ nhiệm. miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm
phán các Tòa án khác, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên, VKSND tối cao, quyết
định đặc xá; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, công bố quyết định đại xá.
 Quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương, các giải thưởng nhà nước,
danh hiệu vinh dự nhà nước; quyết định cho nhập quốc tịch, thôi quốc tịch, trở
lại quốc tịch hoặc tước quốc tịch Việt Nam.
 Thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc
phòng và an ninh; quyết định phong, thăng, giảng, tước quân hàm cấp tướng,
chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc hải quân; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức
Tổng tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt
Nam; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội hoặc của Uỷ ban thường vụ Quốc hội,
công bố, bãi bỏ quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh; căn cứ vào nghị
quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, ra lệnh tổng động viên hoặc động viên
cục bộ, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp; trong trường hợp Uỷ ban thường vụ
Quốc hội không thể họp được, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước
hoặc ở từng địa phương.

27
 Tiếp nhận đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ngoài; căn cứ vào nghị quyết
của Ủy ban thường vụ Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm; quyết định cử, triệu hồi
đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phong
hàm, cấp đại sứ; quyết định đàm phán, ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước;
trình Quốc hội phê chuẩn. quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước
quốc tế quy định tại khoản 14 Điều 70; quyết định phê chuẩn, gia nhập hoặc
chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế khác nhân danh Nhà nước

28
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bài giảng Pháp luật đại cương (Th.s Ngô Thùy Dung)
2. Luật Tổ chức Viện kiểm soát nhân dân 2014
3. Viện kiểm soát nhân dân tối cao. (2018, 11 20). vị trí, chức năng và nhiệm vụ của
Viện kiểm soát. Retrieved October 24, 2023, from https://vksndtc.gov.vn/gioi-
thieu/Pages/default.aspx?ItemID=30
4. Công ty luật Minh. (2022, December 9). Cơ quan quyền lực nhà nước là gì? Cơ
quan quyền lực nhà nước Việt Nam. Luật Minh Khuê. Retrieved October 24, 2023,
from https://luatminhkhue.vn/co-quan-quyen-luc-nha-nuoc.aspx
5. Công ty luật Minh Khuê. (2022, November 26). Cơ quan quản lý nhà nước là gì?
Cơ quan quản lý nhà nước là cơ quan nào? Luật Minh Khuê. Retrieved October 24,
2023, from https://luatminhkhue.vn/co-quan-quan-ly-nha-nuoc-la-gi.aspx
6. Gia, H. (n.d.). Cơ Quan Xét Xử Là Gì? [Chi Tiết 2022]. Luật ACC. Retrieved
October 24, 2023, from https://accgroup.vn/co-quan-xet-xu
7. Nguyễn, S. (2022, November 4). Hệ thống tổ chức Viện kiểm sát nhân dân Việt Nam.
Thư viện pháp luật. Retrieved October 24, 2023, from
https://thuvienphapluat.vn/banan/tin-tuc/he-thong-to-chuc-vien-kiem-sat-nhan-dan-
viet-nam-7465
8. Tieu luan phap luat dai cuong he thong co quan quan ly nha nuoc cong hoa xhcn
viet nam. (n.d.). Studocu. Retrieved October 24, 2023, from
https://www.studocu.com/vn/document/dai-hoc-ton-duc-thang/phap-luat-dai-
cuong/tieu-luan-phap-luat-dai-cuong-he-thong-co-quan-quan-ly-nha-nuoc-cong-hoa-
xhcn-viet-nam/25693746

29

You might also like