You are on page 1of 29

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - TIN HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA LUẬT

2111010052165– NHÓM 9

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI


CHỦ NGHĨA VIỆT NAM, NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
HIỆN NAY

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN


ĐẠI CƯƠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - TIN HỌC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT

2111010052165– NHÓM 9

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI


CHỦ NGHĨA VIỆT NAM, NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
HIỆN NAY

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN


ĐẠI CƯƠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Giảng viên: VĂN DIỆU THƠ

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021


DANH SÁCH SINH VIÊN NHÓM… - DCPLVN- MÃ LỚP…

STT Tên MSSV

1. Nguyễn Ngọc Quỳnh An 21DH717740

2. Phan Nguyễn Hồng Anh 21DH717813


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình của bản thân tôi. Các nội dung nghiên
cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực, chưa được ai công bố trong bất cứ
công trình nào. Nếu có bất kỳ sự gian lận nào, tôi xin chịu trách nhiệm trước hội
đồng chấm thi.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 1 năm 2021


Sinh viên

2|Page
CÂU HỎI
1. Tổ chức và hoạt động bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Vi ệt
Nam, những vấn đề lý luận và thực tiễn hiện nay
2. Xây dựng 1 tình huống pháp luật và phân tích các yếu tố c ấu thành c ủa vi
phạm pháp luật

3|Page
MỤC LỤC
Lời mở đầu...............................................................................................................4
1. CÁC NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ MÁY NHÀ
NƯỚC....................................................................................................................... 5
1.1 Nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm
soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và
tư pháp................................................................................................................................6
1.2. Nguyên tắc Đảng lãnh đạo các cơ quan nhà nước...................................................6
1.3 Nguyên tắc tập trung dân chủ..................................................................................7
1.4 Nguyên tắc công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công
dân giữa các dân tộc...........................................................................................................8
1.5 Nguyên tắc nhà nước được tổ chức, hoạt động và quản lý xã hội bằng Hiến pháp
và pháp luật........................................................................................................................8
2. Các cơ quan nhà nước...............................................................................9
2.1. Chế định Chủ tịch nước.........................................................................................10
2.2 Cơ quan Quyền lực nhà nước................................................................................11
2.3. Cơ quan hành chính nhà nước...............................................................................17
2.4. Cơ quan tư pháp (102 – 106 – Hiến pháp 2013)...................................................21
2.5. Cơ quan kiểm sát tư pháp và thực hành công tố (107-109 Hiến pháp 2013)........22
2.6. Hội đồng bầu cử quốc gia......................................................................................23
2.7. Kiểm toán nhà nước...............................................................................................23
3. Tình huống pháp luật và các yếu tố cấu thành của vi phạm pháp luật23
Kết luận.................................................................................................................. 25
Link tham khảo.....................................................................................................26

4|Page
Lời mở đầu
Kiểu nhà nước có thể xem là tiến bộ nhất và cuối cùng trong lịch sử đang được các
nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng hướng đến là nhà nước xã hội
chủ nghĩa. Vai trò của nhà nước là rất quan trọng ở bất kỳ một quốc gia nào.
Phương pháp và cách thức quản lý hiệu quả của nhà nước ảnh hưởng trực tiếp và
quyết định đối với sự phát triển mọi mặt của quốc gia.Chủ tịch Hồ Chí Minh và
Đảng từ lâu đã xác định được quan điểm chính xác, chặt chẽ và đúng đắn về nhà
nước xã hội chủ nghĩa rằng: “Nhà nước của dân, do dân, vì dân”. Ngay khi đất nước
đổi mới, Đảng ta càng đặc biệt coi trọng sự phát triển, vận dụng và cụ thể hoá vấn
đề nhà nước của dân, do dân, vì dân. Vì vậy, việc nhà nước quản lý mọi mặt của đời
sống xã hội tác động một cách mạnh mẽ đối với sự phát triển và bộ mặt của đất
nước. Vấn đề hết sức hệ trọng, luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm cũng như
chú ý và đưa ra trong các kỳ Đại hội Đảng chính là nâng cao chức năng của nhà
nước. Chính vì thế chúng ta cần hiểu rõ về bộ máy nhà nước, đặc biệt là tổ chức và
hoạt động của bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa để đưa ra hình thức quản lý cũng
như hướng dẫn cho mọi hoạt động chung diễn ra theo một đường lối của nhà nước
tốt hơn.

5|Page
1. CÁC NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ MÁY NHÀ
NƯỚC
Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam được xây dựng và hoạt động trên cơ sở
đáp ứng các nguyên tắc cơ bản sau:
1.1 Nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và
kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập
pháp, hành pháp và tư pháp1
Khoản 3 Điều 2 của Hiến pháp năm 2013 đã quy định nguyên tắc trên như sau :
“Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các
cơ quan nhà nước trong việc thực hành các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” với
nội dung:
Thứ nhất, quyền lực nhà nước ở Việt Nam là thống nhất. Về bình diện chính trị,
quyền lực nhà nước tập trung thống nhất ở Nhân dân thể hiện qua nguyên tắc chủ
quyền nhân dân. Về bình diện tổ chức thực hành: quyền lực nhà nước thống nhất ở
Quốc hội. Quốc hội là cơ quan đại diện cao nhất do nhân dân bầu ra, trao toàn bộ
quyền lực của mình cho Quốc hội.
Thứ hai, quyền lực nhà nước phải được giám sát, có sự phân chia và xác định
một cách rõ ràng, cụ thể: Quốc hội là nơi thống nhất quyền lực nhà nước, nhưng
Quốc hội không trực tiếp thực hành cả 3 quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp trong
bộ máy nhà nước mà có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà
nước (Quốc hội thực hiện quyền lập pháp, Chính phủ thực hành quyền hành pháp,
Tòa án thực hiện quyền tư pháp). Tuy nhiên, Quốc hội luôn có quyền kiểm soát tối
cao đối với các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước.
Với mục tiêu là đảm bảo quyền lực nhà nước được thống nhất, các bộ máy nhà
nước hoạt động có hiệu quả thì cần có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà
nước về công năng, nhiệm vụ. Đồng thời, phải có sự kiểm tra và giám sát giữa các
cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp.

1
GIÁO TRÌNH PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG (trang 63-64)

6|Page
1.2. Nguyên tắc Đảng lãnh đạo các cơ quan nhà nước2
Nguyên tắc này bắt buộc trong tổ chức và hoạt động quản lý nhà nước, các cơ
quan nhà nước một mặt phải có nhiệm vụ đưa đường lối, chủ trương, chính sách của
Đảng vào thực tiễn đời sống xã hội và đảm bảo sự kiểm tra, giám sát của Đảng; mặt
khác phải thừa nhận sự và chịu sự lãnh đạo của Đảng đó là:
- Đảng đề ra đường lối, chủ trương, chính sách định hướng cho quá
trình tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
- Đảng phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng những đảng viên có phẩm chất,
năng lực và giới thiệu họ vào đảm nhận các chức vụ trong bộ máy nhà nước
thông qua con đường bầu cử dân chủ.
- Đảng kiểm tra hoạt động của các cơ quan nhà nước trong việc thực
hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng.
- Các đảng viên và các tổ chức của Đảng gương mẫu trong việc thực
hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng.
Sự lãnh đạo của Đảng có vai trò quyết định đối với việc xác định phương
hướng hoạt động của nhà nước XHCN, là điều kiện quyết định để nâng cao
hiệu lực quản lý nhà nước.
1.3 Nguyên tắc tập trung dân chủ3
Đây là nguyên tắc hoạt động cơ bản của hệ thống chính trị, trong đó có Đảng và
Nhà nước, được quy định tại Điều 8 Hiến pháp năm 2013: “Nhà nước thực hiện
nguyên tắc tập trung dân chủ.” Nội dung nguyên tắc biểu thị ở chỗ:
- Trong các cơ quan nhà nước, những vấn đề quan trọng nhất thường được quyết
định bởi tập thể theo chế độ tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
- Trong một tập thể thì thiểu số tuân theo đa số, tức là khi quyết định đã đưa ra bởi
tập thể thì tất cả phải thực hiện quyết định đó.
- Cấp dưới phục tùng cấp trên, địa phương phục tùng trung ương. Tuy nhiên, trước
khi ra quyết định thì cấp trên, trung ương phải tham khảo quan điểm cấp dưới, tạo
điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh mẽ hơn tính chủ động của địa phương.

2
GIÁO TRÌNH PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG ( trang 65-66)
3
GIÁO TRÌNH PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG ( trang 66-67)

7|Page
Nguyên tắc tập trung dân chủ thể hiện sự phối hợp hài hòa giữa sự chỉ đạo tập
trung, thống nhất của cơ quan nhà nước cấp trên về việc mở rộng dân chủ. Nhằm
bảo đảm sự nhất quán trong hoạt động của bộ máy nhà nước từ trung ương tới địa
phương, nhưng vẫn khuyến khích được sự chủ động, sáng tạo của cấp dưới và của
chính quyền địa phương, qua đó có thể tránh được sự quan liêu của cấp trên, trung
ương.
1.4 Nguyên tắc công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền
công dân giữa các dân tộc4
Tại Điều 5, Hiến pháp 2013 ghi nhận: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt
Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam;
các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm
cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc.”
Nội dung cơ bản của nguyên tắc này là Nhà nước phải hết sức coi trọng vấn đề
quyền con người, nhà nước phải coi nâng cao chất lượng cuộc sống, phát triển con
người là mục đích cao nhất và là mục đích cuối cùng của mình và điều này phải
được thể hiện trong tổ chức cũng như hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung và
các cơ quan nhà nước nói riêng:
- Nhà nước công nhận quyền con người, quyền công dân;
- Nhà nước tôn trọng quyền con người, quyền công dân;
- Nhà nước bảo vệ quyền con người, quyền công dân;
- Nhà nước bảo đảm quyền con người, quyền công dân.
1.5 Nguyên tắc nhà nước được tổ chức, hoạt động và quản lý xã hội bằng Hiến
pháp và pháp luật.5
Nguyên tắc này yêu cầu việc tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước,
nhân viên nhà nước đều phải nghiêm chỉnh và triệt để tôn trọng pháp luật, tăng
cường kiểm tra giám sát và xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm pháp luật dựa vào
Hiến pháp và pháp luật của nhà nước, cụ thể:

4
GIÁO TRÌNH PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG ( trang 67-68)
5
GIÁO TRÌNH PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG ( trang 68-69)

8|Page
- Các cơ quan nhà nước phải chịu sự giám sát của công dân và của xã
hội.
- Tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước phải trong phạm vi
thẩm quyền do pháp luật quy định, không vượt quyền.
- Hoạt động quản lý nhà nước phải được tiến hành theo đúng trình tự,
thủ tục do pháp luật quy định.
- Các quyết định quản lý nhà nước được ban hành đúng luật.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát mọi hoạt động của cơ quan, tổ chức,
cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; xử lý nghiêm minh các hành
vi vi phạm pháp luật
Đây là nguyên tắc cốt lõi trong việc bảo đảm cho tổ chức và hoạt động của bộ
máy nhà nước tuân theo ý chí của nhân dân, làm cho bộ máy nhà nước hoạt động
đồng bộ, nhịp nhàng, phát huy được hiệu lực quản lý nhà nước.
2. Các cơ quan nhà nước6
Có nhiều cách phân loại cơ quan nhà nước, nhưng ta chủ yếu tìm hiểu theo chức
năng của các nhánh cơ quan từ trung ương đến địa phương, cụ thể như sau: các cơ
quan quyền lực nhà nước bao gồm Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, đây là
các cơ quan đại diện của nhân dân và do nhân dân trực tiếp bầu ra theo nguyên tắc
bầu cử phổ thông bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Các cơ quan hành chính nhà
nước, còn gọi là các cơ quan quản lí nhà nước bao gồm Chính phủ, các bộ, các cơ
quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan quản lí chuyên môn của
Ủy ban nhân dân như sở, phòng, ban và tương đương. Các cơ quan xét xử bao gồm
Tòa án nhân dân tối cao và các tòa án khác do luật định. Các cơ quan kiểm sát bao
gồm Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các viện kiểm sát khác do luật định. Ngoài
bốn hệ thống nói trên còn có một thiết chế đặc biệt là Chủ tịch - nước nguyên thủ
quốc gia, người thay mặt nhà nước về mặt đối nội cũng như đối ngoại và hai thiết
chế độc lập vừa được thành lập là Hội Đồng bầu cử quốc gia và Cơ quan kiểm toán
nhà nước.

6
GIÁO TRÌNH PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG ( trang 60-61)

9|Page
2.1. Chế định Chủ tịch nước7
Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà là người đại diện cho nước Việt Nam
dân chủ cộng hoà về mặt đối nội và đối ngoại.
Chế định chủ tịch nước hình thành sau Cách mạng tháng Tám 1945 – được quy
định trong Hiến pháp 1946 (Chương IV. Chính Phủ). Chính phủ gồm có 1 Chủ tịch,
1 Phó Chủ tịch, 1 Cố vấn, 1 Chủ tịch Kháng chiến Ủy viên hội, 1 Phó Chủ tịch
Kháng chiến Ủy viên hội và 10 Bộ trưởng. Điều 45 (Hiến pháp 1946 – Chương IV.
Chính phủ) quy định: "Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được chọn trong
Nghị viện nhân dân và phải được hai phần ba tổng số nghị viên bỏ phiếu thuận.
Trong trường hợp bỏ phiếu lần đầu mà không đủ số phiếu ấy, thì lần thứ nhì sẽ theo
đa số tương đối. Chủ tịch nước Việt Nam được bầu trong thời hạn 5 năm và có thể
được bầu lại. Trong vòng một tháng trước khi kết thúc nhiệm kỳ của Chủ tịch, Ban
thường vụ phải triệu tập Nghị viện để bầu Chủ tịch mới.".
Điều 61 Hiến pháp 1959, Chủ tịch nước có chế định riêng. Điểm khác biệt so với
bản hiến pháp năm 1946 đó là bản Hiến pháp năm 1959 xây dựng trên nguyên tắc
tập quyền xã hội chủ nghĩa. Đây được xem là bản hiến pháp xã hội chủ nghĩa đầu
tiên của Việt Nam. Trong bản Hiến pháp này, chế định nguyên thủ quốc gia vẫn là
chủ tịch nước, nhưng đã có những điểm đổi thay về cơ bản so với chế định chủ tịch
nước trong Hiến pháp năm 1946. So với bản hiến pháp trước đó, chế định chủ tịch
nước cũng có nhiều thay đổi.
Điều 98 Hiến pháp 1980, được thay thế bằng chế định Hội đồng Nhà nước (chủ
tịch tập thể). Hiến pháp năm 1980 đã "sáp nhập" hai chức năng của Ủy ban thường
vụ quốc hội với chức năng của chủ tịch nước là cá nhân trong Hiến pháp 1959 vào
một cơ quan duy nhất là Hội đồng Nhà nước.
Hiến pháp 1992 (sđ, bs 2001) và Hiến pháp 2013, chế định riêng của Chủ tịch
nước được khôi phục lại. Nhiều quy định của hiến pháp 1980 đã không còn phù hợp
với điều kiện kinh tế, xã hội của đất nước sau một thời gian phát huy hiệu lực. Chế
định Hội đồng Nhà nước (nguyên thủ quốc gia tập thể) ngày càng lộ rõ những hạn
chế trong quá trình hoạt động. Tại kỳ họp thứ 11 vào ngày 15 tháng 4 năm 1992,
7
https://jii.li/NffIl

10 | P a g e
Quốc hội khóa VIII đã thông qua Hiến pháp mới thay thế Hiến pháp 1980, đó là
Hiến pháp năm 1992. Tổ chức bộ máy Nhà nước có nhiều thay đổi cơ bản so với bộ
máy Nhà nước theo quy định của Hiến pháp năm 1980, trong đó có chế định chủ
tịch nước.
Do đó nhiệm vụ, vai trò chính là “đại diện” nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam , vì thế Chủ tịch nước bị hạn chế về mặt quyền hạn trong tổ chức, hoạt động
bộ máy Nhà nước.
Theo Hiến pháp năm 2013 – Điều 87: "Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm
kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chủ tịch nước tiếp tục thực hiện
nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu ra Chủ tịch nước". Nhiệm kỳ của một
khóa Quốc hội là 5 năm. Do đó nhiệm kỳ của Chủ tịch nước cũng là 5 năm.
Chủ tịch nước đương nhiệm:
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc (sinh ngày 20 tháng 7 năm 1954 tại Quảng
Nam) của nước Cộng hòa xã hội Việt Nam hiện tại là một chính trị gia người Việt
Nam. Ông hiện nay đang giữ chức vụ Chủ tịch nước thứ 10 của nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam – một trong những chức vụ cao nhất trong hệ thống chính
trị Việt Nam và là Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản
Việt Nam khóa XIII. Ông từng giữ chức vụ Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh Việt
Nam, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV thuộc Đoàn Đại biểu Quốc hội thành
phố Hải Phòng. Ông cũng đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Hội nghị cấp cao ASEAN
nhiệm kỳ 2020. Từ ngày 12 tháng 11 năm 1983, Nguyễn Xuân Phúc gia nhập Đảng
Cộng sản Việt Nam.8

2.2 Cơ quan Quyền lực nhà nước


2.2.1 Quốc hội9
a) Thành lập

8
https://jii.li/rDjOZ
9
https://jii.li/JEyKA

11 | P a g e
Theo các sắc lệnh năm 1945 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa về cuộc tổng tuyển cử đầu tiên và các văn kiện tại 2 kỳ họp đầu tiên
của Quốc hội khoá I năm 1946 - tên gọi ban đầu của cơ quan lập pháp là Quốc dân
Đại hội hay Quốc dân Đại biểu Đại hội (còn gọi là Toàn quốc Đại biểu Đại hội).
Trong văn bản thường được gọi tắt là Quốc hội.
Ngày 9 tháng 11 năm 1946, Hiến pháp năm 1946 được thông qua tại kỳ họp thứ
2 (Quốc hội khoá I) đã xác định tên chính thức của cơ quan lập pháp là Nghị viện
Nhân dân. Tuy nhiên, bản Hiến pháp này không được công bố/thực thi trong hoàn
cảnh chiến tranh, vì vậy tên gọi và các chức vụ cũ trong Quốc hội vẫn được giữ
nguyên khi hoạt động.
Ngày 31 tháng 12 năm 1959, Hiến pháp năm 1959 được thông qua tại kỳ họp
thứ 11 (Quốc hội khóa I) và được Chủ tịch nước ký lệnh công bố vào ngày 01 tháng
1 năm 1960 - hiến định tên chính thức của cơ quan lập pháp này là Quốc hội. Cho
đến nay, trải qua các bản Hiến pháp sửa đổi sau này, đây là tên gọi cố định cho "cơ
quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất" của
Việt Nam.
b) Chức năng
Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà
nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội thực hiện
chức năng lập hiến, lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và
giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước. Cụ thể, theo Điều 70 Hiến pháp
năm 2013, Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể như: Làm Hiến pháp
và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sự đổi luật; thực hiện quyền giám sát tối cao việc
tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội; xét báo cáo công tác của Chủ
tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện
kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước và cơ
quan khác do Quốc hội thành lập; Quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm
vụ cơ bản phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; Quyết định chính sách cơ bản về
tài chính, tiền tệ quốc gia; quy định, sửa đổi hoặc bài bạc thủ thuế, quyết định phản
chia các khoản thu và nhiệm vụ chỉ giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa

12 | P a g e
phương; quyết định mức giới hạn an toàn nợ quốc gia, nợ công, nợ chính phủ; quyết
định dự toán ngân sách nhà nước và phân bố ngân sách trung ương, phê chuẩn
quyết toán ngân sách nhà nước; Quyết định chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo
của Nhà nước; Quy định tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính
phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm
toán nhà nước, chính quyền địa phương và cơ quan khác do Quốc hội thành lập;
Quyết định đại xá; Quyết định vấn đề chiến tranh và hòa bình, quy định về tình
trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt khắc đảm bảo quốc phòng và an ninh quốc
gia; Quyết định trưng cầu ý dân...
Bộ máy và cách thức hoạt động của Quốc Hội :
 Cơ quan thường trực: Ủy ban thường vụ Quốc hội ( Chủ tịch Quốc hội, các
Phó chủ tịch Quốc hội và các Ủy viên); Hội đồng dân tộc; các Ủy ban của
Quốc hội: Ủy ban Pháp luật; Ủy ban Tư pháp; Ủy ban Kinh tế; Ủy ban Tài
chính, Ngân sách; Ủy ban Quốc phòng và An ninh; Ủy ban Văn hóa, Giáo
dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng; Ủy ban về Các vấn đề xã hộ; Ủy
ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Ủy ban Đối ngoại.10
 Nhiệm kỳ QH 5 năm: Nhiệm kỳ của mỗi khóa Quốc hội là 5 năm. Tổng số
đại biểu Quốc hội không quá 500 đại biểu. Trong trường hợp đặc biệt, nếu
được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành thì
Quốc hội quyết định rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ của mình theo đề nghị
của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Việc kéo dài nhiệm kỳ của một khóa Quốc
hội không được quá mười hai tháng trừ hợp có chiến tranh.11
 1 năm Quốc hội họp ít nhất 2 kỳ: Quốc hội họp mỗi năm hai kỳ. Trường
hợp Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc
ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội yêu cầu thì Quốc hội họp bất
thường. Uỷ ban thường vụ Quốc hội triệu tập kỳ họp Quốc hội.
 Thông qua luật khi có quá bán đại biểu tán thành. Trong trường hợp đặc
biệt, nếu được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán

10
GIÁO TRÌNH PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG (trang 133)
11
GIÁO TRÌNH PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG (trang 133)

13 | P a g e
thành thì Quốc hội quyết định sửa đổi, thông qua Hiến pháp, bãi nhiệm đại
biểu Quốc hội, rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ theo đề nghị của Ủy ban
thường vụ Quốc hội.12
c) Thực tiễn về Quốc hội:
Quốc hội khóa XV gồm có: Chủ tịch quốc hội Vương Đình Huệ làm chức vụ
Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam; các phó chủ
tịch quốc hội gồm: Trần Thanh Mẫn làm chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ
tịch Thường trực Quốc hội nước CHXHCH Việt Nam, Nguyễn Khắc Định làm
chức vụ Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội nước CHXHCH Việt
Nam, Nguyễn Đức Hải làm chức vụ Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc
hội nước CHXHCH Việt Nam, Trần Quang Phương làm chức vụ Ủy viên Trung
ương Đảng, Thượng tướng, Phó Chủ tịch Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam;
cùng với các Đoàn đại biểu khắp các tỉnh thành trong đó Đoàn đại biểu thành phố
Hồ chí Minh gồm có: Tô Thị Bích Châu với chức vụ Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh, Nguyễn Minh Đức với chức vụ Phó Chủ
nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, Dương Ngọc Hải làm chức vụ
Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, Nguyễn Thị Hồng
Hạnh làm chức vụ Phó Giám đốc Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh, Đỗ Đức
Hiển làm chức vụ Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Nguyễn
Minh Hoàng làm chức vụ Thiếu tướng, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Thành phố Hồ
Chí Minh. Đặng Văn Lẫm với chức vụ Thiếu tướng, Phó Tư lệnh Quân khu 7,
Phạm Khánh Phong Lan với chức vụ Trưởng Ban Quản lý An toàn thực phẩm
Thành phố Hồ Chí Minh, Nguyễn Thị Lệ với chức vụ Phó Bí thư Thành ủy, Chủ
tịch HĐND Thành phố Hồ Chí Minh, Phan Văn Mãi với chức vụ Ủy viên Trung
ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí
Minh, Trần Hoàng Ngân với chức vụ Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển
Thành phố Hồ Chí Minh, Trương Trọng Nghĩa với chức vụ Phó Chủ nhiệm Đoàn
Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh, Nguyễn Thiện Nhân với chức vụ Ủy viên Bộ
Chính trị khóa XI (từ 5/2013), XII; Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh
12
https://jii.li/JEyKA

14 | P a g e
(5/2017 - 10/2020), Lê Thanh Phong với chức vụ Thẩm phán cao cấp, Chánh án
Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Nguyễn Xuân Phúc làm chức vụ Ủy viên
Bộ Chính trị, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam, Phan Thị Thanh Phương làm
chức vụ Bí thư Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh, Vũ Hải Quan làm chức vụ Ủy
viên Trung ương Đảng, Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh,
Nguyễn Sỹ Quang làm chức vụ Đại tá, Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra, Phó
Giám đốc Công an Thành phố Hồ Chí Minh, Nguyễn Thanh Sang làm chức vụ Phó
Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Dương Văn Thăng
làm chức vụ Thiếu tướng, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án
quân sự Trung ương, Hà Phước Thắng làm chức vụ Chánh Văn phòng UBND
Thành phố Hồ Chí Minh, Nguyễn Tri Thức làm chức vụ Giám đốc Bệnh viện Chợ
Rẫy, Thành phố Hồ Chí Minh, Trần Thị Diệu Thúy làm chức vụ Chủ tịch Liên đoàn
Lao động Thành phố Hồ Chí Minh, Nguyễn Trần Phương Trân Làm chức vụ Chủ
tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh, Lê Minh Trí làm nhiệm vụ Ủy
viên Trung ương Đảng, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Nguyễn Anh
Tuấn với chức vụ Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn,
Trần Anh Tuấn làm chức vụ Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ
Chí Minh, Văn Thị Bạch Tuyết với chức vụ Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn
đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh, Phan Văn Xựng với chức vụ Thiếu
tướng, Chính ủy Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Trần Kim Yến với chức vụ
Bí thư Quận ủy Quận 1, TP Hồ Chí Minh.13

2.2.2 Hội đồng nhân dân các cấp


 Là cơ quan quyền lực
Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý
chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách
nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên, góp phần đảm bảo
pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Hội đồng nhân dân quyết

13
https://baucuquochoi.vn/ky-hop/quoc-hoi-viet-nam-khoa-xv-37.vnp

15 | P a g e
định các vấn đề của địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân
dân.14
 Nguyên tắc tổ chức và hoạt động.
Nhiệm kỳ của mỗi khóa Hội đồng nhân dân là 05 năm, kể từ kỳ họp thứ nhất của
Hội đồng nhân dân khóa đó đến kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân khóa sau.
Chậm nhất là 45 ngày trước khi Hội đồng nhân dân hết nhiệm kỳ, Hội đồng nhân
dân khóa mới phải được bầu xong. Việc rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ của Hội
đồng nhân dân do Quốc hội quyết định theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc
hội.
 Hội đồng nhân dân từng cấp có nhiệm vụ và quyền hạn khác nhau:
Hội đồng nhân dân thực hiện chế độ thông báo tình hình của địa phương cho
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân, lắng nghe ý kiến, kiến nghị
của các tổ chức này về xây dựng chính quyền và phát triển kinh tế - xã hội ở địa
phương phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân động
viên nhân dân cùng Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng
an ninh ở địa phương. Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và người đứng
đầu tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương được mời tham dự các kỳ họp Hội đồng
nhân dân và được mời tham dự hội nghị Ủy ban nhân dân cùng cấp khi bàn các vấn
đề có liên quan.15
 Tóm tắt tình hình thực tiễn HDND hiện nay:
- Từ ngày 01/7/2021, mô hình chính quyền địa phương ở các phường tại Hà
Nội sẽ không còn HĐND như hiện nay.16
- Từ 01/7/2021 TP. Hồ Chí Minh chính thức bỏ HĐND quận, phường. Chính
quyền địa phương ở Thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi là Thành phố) là
cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố
và Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố.17

14
GIÁO TRÌNH PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG (trang 143-144)
15
https://jii.li/Bopdl
16
https://jii.li/AwQAk
17
https://jii.li/lbdIJ

16 | P a g e
2.3. Cơ quan hành chính nhà nước.
a) Chính phủ18
- Lịch sử: Hiến pháp 1946, bản Hiến pháp đầu tiên thông qua ngày 9 tháng
11 năm 1946 gọi là Chính phủ. Chủ tịch nước đứng đầu Chính phủ, giúp việc cho
Chủ tịch nước có Nội các do Thủ tướng đứng đầu cùng các Bộ trưởng, Thứ
trưởng, Phó Thủ tướng.Hiến pháp 1959, có hiệu lực từ ngày 31 tháng 12 năm 1959,
gọi với tên gọi Hội đồng Chính phủ. Hiến pháp 1980, có hiệu lực từ ngày 18 tháng
12 năm 1980, gọi là Hội đồng Bộ trưởng. Hiến pháp 1992, có hiệu lực từ ngày 15
tháng 4 năm 1992 được đổi lại là Chính phủ. Hiến pháp 2013, có hiệu lực từ ngày 1
tháng 1 năm 2014 vẫn giữ nguyên tên gọi Chính phủ.
Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992 (2001), Chính phủ là cơ quan chấp hành của
Quốc hội – là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất nhưng chưa khẳng định chức
năng này trong Hiến pháp. Đến Hiến pháp 2013 mới khẳng định là cơ quan thực
hiện quyền hành pháp.
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo
công tác với Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, chủ tịch nước và chịu sự giám
sát của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Cơ cấu tổ chức Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng
Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Cơ cấu, số lượng thành
viên Chính phủ do Quốc hội quyết định.19(Điều 95 của Chương VII – Chính Phủ)
Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội.( Điều 98 của
Chương VII – Chính Phủ)20
- Nhiệm vụ, quyền hạn21: Tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của
Quốc
hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của
Chủ tịch nước.

18
https://jii.li/wdrsF
19
https://jii.li/HWVhW
20
GIÁO TRÌNH PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG (trang 134-135)
21
GIÁO TRÌNH PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG (trang 135-136)

17 | P a g e
Đề xuất, xây dựng chính sách trình Quốc hội, Uy ban thường vụ Quốc hội quyết
định hoặc quyết định theo tham quyền để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định
tại Điều này, trình dự án luật, dụ án ngân sách nhà nước và các dự án khác trước
Quốc hội; trình dự án pháp lệnh trước Ủy ban thường vụ Quốc hội;
Thống nhất quản lý và kinh tế, văn hóa, xã hội giáo dục y tế, khoa học, công
nghệ môi trường thông tin truyền thông đối ngoại quốc phòng, an ninh quốc gia, trật
tự, an toàn xã hội, thi hành lệnh tổng động viên hoạt động viên cục bộ lệnh ban bố
tình trạng khẩn cấp và các biện pháp cần thiết khác để bảo vệ Tổ quốc đảm bảo tính
mạng, tài sản của Nhân dân.
Trình Quốc hội quyết định thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ; thành lập,
giải thể nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương, đơn vị hành chính. Kinh tế đặc biệt, trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết
định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính dưới tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương, thống nhất quản lý hành chính quốc gia; thực hiện
quản lý về cán bộ, công chức, viên chức và công vụ trong các cơ quan nhà nước tổ
chức công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống quan
liêu, tham nhũng trong bộ máy nhà nước lãnh đạo công tác của các bộ, cơ quan
ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp; hướng dẫn, kiểm tra
Hội đồng nhân dân trong việc thực hiện văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, tạo
điều kiện để Hội đồng nhân dân thực hiện nhiệm vụ quyền hạn các luật định.
Bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và xã hội quyền con người, quyền công dân
cảnh báo trật tự an toàn xã hội.
Tổ chức đàm phán ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước theo ủy quyền của
Chủ tịch nước; quyết định việc kí, gia nhập, phê duyệt hoặc đám dứt hiệu lực điều
ước quốc tế nhân danh phủ, trừ điều ước quốc tế trình Quốc hội phê chuẩn quy định
tại khoản 14 Điều 70, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích chính đáng của tổ chức
và công dân Việt Nam ở nước ngoài; phối hợp với Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của tổ chức chính trị-xã hội trong việc thực
hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

18 | P a g e
Theo các quy định của Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015 về phiên họp
của Ủy ban nhân dân các cấp, trong đó có quy định Ủy ban nhân dân họp thường kỳ
mỗi tháng ít nhất một lần, không kể các phiên họp bất thường theo yêu cầu của
người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước cấp trên trực tiếp (thủ tướng hoặc chủ
tịch nước), hoặc theo yêu cầu của 1/3 số thành viên UBND hoặc do Chủ tịch Ủy
ban nhân dân quyết định (liên quan đến công việc khẩn cấp như lũ lụt, tai nạn giao
thông, vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường,…).22
Chính phủ họp thường kỳ mỗi tháng một lần. Chính phủ họp bất thường theo
quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc theo yêu cầu của ít nhất 1/3 tổng số
thành viên Chính phủ để giải quyết các công việc đột xuất hoặc theo chuyên đề.
Việc chuẩn bị, triệu tập, tổ chức công việc liên quan đến phiên họp bất thường được
thực hiện theo sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Thủ tướng Chính phủ chủ tọa
phiên họp Chính phủ. Khi cần thiết, Thủ tướng phân công một Phó Thủ tướng thay
Thủ tướng chủ tọa phiên họp.
Hiện nay, Chính phủ có 18 bộ và 4 cơ quan ngang bộ:23
18 Bộ thuộc Chính phủ bao gồm: Bộ Quốc phòng; Bộ Công an; Bộ Ngoại giao;
Bộ Nội vụ; Bộ Tư pháp; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Tài chính; Bộ Công thương;
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Giao thông vận tải; Bộ Xây dựng; Bộ
Tài nguyên và Môi trường; Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ
Giáo dục và Đào tạo; Bộ Y tế.
Các cơ quan ngang bộ gồm: Ủy ban Dân tộc; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Thanh tra Chính phủ; Văn phòng Chính phủ.
b) Ủy ban nhân dân các cấp
Uỷ ban nhân dân là khái niệm được dùng từ khi có Hiến pháp năm 1980 đến
nay, còn theo Hiến pháp năm 1959 và Hiến pháp năm 1946 cơ quan này được gọi là
Uỷ ban hành chính. Theo pháp luật hiện hành Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân
dân cùng cấp bầu ra, gồm chủ tịch, các phó chủ tịch và uỷ viên.24
22
https://jii.li/NqIEn
23
https://jii.li/eqDTM
24
https://jii.li/bVhkS

19 | P a g e
Hiến pháp năm 2013 có quy định: Ủy ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương
do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu và là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân
dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương (Điều 5-Luật
chính quyền địa phương 2015)đó là: phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, quản lý
xã hội bằng pháp luật; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ. Hiện đại, minh bạch,
phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân. Hội đồng nhân dân làm việc
theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số. Ủy ban nhân dân hoạt động theo chế
độ tập thể Ủy ban nhân dân kết hợp với trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân.
25

Ủy ban nhân dân gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên, số lượng cụ thể Phó
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp do Chính phủ quy định.26
Nhiệm kì của mỗi khóa Quốc hội là 5 năm, kể từ ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất
của Quốc hội khóa đó đến ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa sau.
Sáu mươi ngày trước khi Quốc hội hết nhiệm kì, Quốc hội khóa mới phải được bầu
xong. Trong trường hợp đặc biệt, nếu được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu
Quốc hội biểu quyết tán thành thì Quốc hội quyết định rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm
kỳ của mình theo đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Các hoạt động chỉ thị chống dịch của UBND Thành phố Hồ Chí Minh:27
- Công văn 3251/UBND-ĐT ngày 01/10/021 về phối hợp, hỗ trợ người dân lưu
thông trong trường hợp cần thiết do UBND TP.HCM ban hành;
- Công văn 3239/UBND-ĐT ngày 01/10/2021 về công tác cấp Giấy nhận diện (có
mã QR) đối với các phương tiện vận tải hàng hóa do UBND TP.HCM ban hành;
- Công văn 3232/UBND-ĐT ngày 30/9/2021 về phối hợp vận chuyển người lao
động từ các tỉnh, thành phố đến làm việc tại TP.HCM trong tình hình mới;
- Công văn 3120/UBND-ĐT ngày 21/9/2021 về tạo điều kiện thuận lợi công tác xét
nghiệm của lực lượng giao hàng (shipper) tiến tới quản lý bằng công nghệ do
UBND TP.HCM ban hành;
25
GIÁO TRÌNH PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG (trang 144)
26
https://jii.li/OcOub
27
https://jii.li/gfxNr

20 | P a g e
- Công văn 3086/UBND-VX ngày 16/9/2021 về thay đổi phương thức làm việc của
các cơ quan, đơn vị nhà nước phù hợp với các biện pháp phòng, chống dịch
COVID-19 trên địa bàn TP.HCM;
2.4. Cơ quan tư pháp (102 – 106 – Hiến pháp 2013)
Theo Hiến pháp năm 2013, tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.Tòa án nhân dân có nhiệm
vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội
chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá
nhân.
Bằng hoạt động của mình, tòa án nhân dân góp phần giáo dục công dân trung thành
với Tổ quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc
sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác.
Các tòa án nhân dân được tổ chức độc lập theo thẩm quyền xét xử. Nguyên tắc
đặc biệt chủ yếu về hoạt động của tòa án nhân dân là những nguyên tắc sau: đảo
đảm chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm; xét xử sơ thẩm có Hội thẩm tham gia. Thẩm
phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật: xét xử tập thể và xét xử
kịp thời, công bằng, công khai. Tổ chức bộ máy của tòa án nhân dân gồm có: Tòa
án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộ tỉnh và
tương đương và Tòa án quân sự.
Vụ việc gần đây được TAND xét xử là:
Chiều 24-12, sau hai ngày xét xử và nghị án, TAND TP Hà Nội đã đưa ra phán
quyết với 10 bị cáo trong vụ án Trường đại học Đông Đô cấp hàng trăm văn bằng 2
tiếng Anh và chứng nhận giả để thu lợi trên 7 tỉ đồng.28
2.5. Cơ quan kiểm sát tư pháp và thực hành công tố (107-109 Hiến pháp 2013)
Chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp và thực hành quyền công tố do hệ thống
cơ quan viện kiểm sát nhân dân thực hiện.
Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ
quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích
28
https://jii.li/NSekf

21 | P a g e
của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm
pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân do Viện trưởng
lãnh đạo. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dẫn cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dẫn cấp trên. Viện trưởng các Viện kiểm sát nhân dân
cấp dưới chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối
cao. Viện kiểm sát nhân cấp trên có trách nhiệm kiểm tra, xử lý nghiêm minh đối
với vi phạm pháp luật của Viện kiểm sát cấp dưới. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân
dân có trách nhiệm kiểm tra, xử lý nghiêm minh đối với vi phạm pháp luật của
Kiểm sát viên khi thực hiện nhiệm vụ được giao; có quyền rút, đình chỉ hoặc hủy bỏ
các quyết định trái pháp luật của Kiểm sát viên.
Hệ thống Viện kiểm sát nhân dân gồm có:Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện
kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương, Viện kiểm sát nhân dân, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương,
Viện kiểm sát quân sự các cấp.29
Vụ việc được xét xử gần đây là:
Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã khởi tố bị can đối với ông
Nguyễn Quang Tuấn về tội “vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm
trọng”, theo Điều 222 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Các
quyết định và lệnh trên cũng đã được Viện Kiểm sát nhân dân tối cao phê chuẩn. 30
2.6. Hội đồng bầu cử quốc gia
Là cơ quan do Quốc hội thành lập, có nhiệm vụ tổ chức bầu cử đại biểu Quốc
hội; chỉ đạo và huớng dẫn công tác bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
Bao gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên.

29
GIÁO TRÌNH PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG (trang 141-142)
30
https://tuoitre.vn/khoi-to-giam-doc-benh-vien-bach-mai-nguyen-quang-tuan-
20211021122905362.htm?
fbclid=IwAR38P0k7nrLGGRl68k9FL_8dsaaGl2eOzxygQlfbxxo6TdSjclDdbAUZG
Po

22 | P a g e
2.7. Kiểm toán nhà nước
Là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật,
thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính nhà nước và tài sản công.
Tổng Kiểm toán nhà nước là người đứng đầu Kiểm toán nhà nước do Quốc hội
bầu. Nhiệm kỳ của Tổng Kiểm toán nhà nước do luật định. Tổng Kiểm toán nhà
nước chịu trách nhiệm và báo cáo kết quả kiểm toán, báo cáo công tác trước Quốc
hội; trong thời gian Quốc hội không họp, chịu trách nhiệm và báo cáo trước Ủy ban
Thường vụ Quốc hội.
Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Kiểm toán nhà nước do luật định.hh31
3. Tình huống pháp luật và các yếu tố cấu thành của vi phạm pháp luật
Tình huống: Ngày 23/10/2021, vào lúc 21h, anh Nguyễn Văn A (28 tuổi)
thấy chị H đeo sợi dây chuyền vàng trị giá 30 triệu ở trên cổ vì muốn có tiền chữa
bệnh cho con nên lợi dụng đường vắng, anh A tạo hiện trường tai nạn giả để lấy
sợi dây chuyền vàng của chị H. Lợi dụng lúc vừa tông xe xong, lúc chị H còn
hoảng loạn, anh A đã đánh chị H bằng cục đá to ở ven đường vào đầu chị H để lấy
sợi dây chuyền của chị H. Vậy A phạm tội gì?
(i) Mặt khách quan:
Anh A đã có hành vi trái pháp luật đó là dùng vũ lực (cố tình đâm xe tạo
tai nạn giả và dùng cục đá to đánh vào đầu chị H) để nhằm chiếm đoạt tài
sản (lấy sợi dây chuyền vàng trị giá 30 triệu) vào lúc 21h ngày
23/10/2021. Dẫn tới hậu quả thực tế là chị H bị tổn hại sức khỏe (chấn
thương vùng đầu) và hậu quả trực tiếp mà anh A mong muốn là mất sợi
dây chuyền vàng. Đây là hành vi dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản, là
hành vi trực tiếp gây ra thiệt hại.
(ii) Mặt chủ quan:
Lỗi của anh A là cố ý trực tiếp vì anh A biết rõ hành vi của mình là sai
trái (đánh người) và biết rõ thiệt hại mà mình gây ra cho chủ tài sản (chị
H) nhưng anh A vẫn thực hiện với mong muốn chiếm đoạt tài sản đó.
Động cơ của anh A là vì muốn có tiền chữa bệnh cho con nên anh A đã
31
GIÁO TRÌNH PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG (trang 143)

23 | P a g e
thực hiện hành vi trái pháp luật ấy của mình với mục đích chiếm được sợi
dây chuyền.
(iii) Chủ thể:
Là anh Nguyễn Văn A, 28 tuổi, vì tình huống không đề cập đến các bệnh
lý gây mất khả năng nhận thức và khả năng điều chỉnh hành vi của anh
cho nên có thể hiểu rằng anh A hoàn toàn bình thường. Nên anh Nguyễn
Văn A hoàn toàn có đầy đủ năng lực trách nhiệm pháp lý.
(iv) Khách thể:
Tài sản (sợi dây chuyền vàng) bị mất là khách thể chính; thiệt hại về sức
khỏe (chấn thương vùng đầu) là khách thể phụ.
 Do đó anh A đã phạm tội cướp tài sản được quy định tại điều 168 Bộ luật
hình sự năm 2015.

Kết luận
Trên phương diện thực tiễn, việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt
Nam đạt nhiều thành tựu quan trọng. Hệ thống pháp luật được hoàn thiện một bước
cơ bản, bảo đảm yêu cầu quản lý, ổn định, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng, bảo
vệ Tổ quốc. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, lập pháp, quyết định những vấn đề

24 | P a g e
quan trọng của đất nước, giám sát tối cao có nhiều đổi mới, chất lượng và hiệu quả
được nâng cao. Vai trò, quyền làm chủ của nhân dân được củng cố, phát huy, bảo
đảm và lan tỏa tinh thần tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, cơ chế dân
chủ trực tiếp, dân chủ đại diện, đặc biệt là dân chủ ở cơ sở dựa trên phương châm:
“Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Bộ máy
nhà nước bước đầu được sắp xếp theo hướng tinh gọn, hiện đại, hoạt động hiệu lực,
hiệu quả; cơ chế phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan nhà
nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp ngày càng rõ
hơn và có chuyển biến tích cực. Hoạt động cơ quan hành pháp chủ động, tích cực,
tập trung vào quản lý, điều hành, tháo gỡ rào cản, phục vụ, hỗ trợ phát triển. Cải
cách hành chính, tư pháp có bước đột phá; chất lượng hoạt động có tiến bộ, bảo vệ
tốt hơn lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức và
cá nhân; tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Tuy nhiên,
hệ thống pháp luật còn một số quy định chưa thống nhất, đồng bộ, chưa đáp ứng kịp
thời yêu cầu thực tiễn. Cơ chế kiểm soát quyền lực chưa hoàn thiện; vai trò giám sát
của nhân dân chưa được phát huy mạnh mẽ. Phân công, phân cấp, phân quyền, còn
thiếu đi đôi với phân bổ nguồn lực và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đây là
yếu tố quan trọng để việc phân cấp phân quyền hiệu quả.
Để xây dựng và hoạt động tốt bộ máy nhà nước Nhà nước xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam cần xác định rõ: nhân dân là cốt lõi, là động lực; việc đổi mới và phát
triển bộ máy nhà nước không chỉ dựa trên tiêu chí “do dân và vì dân” mà còn phải
nghiên cứu, tham khảo một cách có chọn lọc các kinh nghiệm từ thực tiễn của thế giới
và thời đại để đất nước phát triển, mang hơi thở của thời đại.

Link tham khảo


(không ngày tháng). Đã truy lục 12 24, 2021, từ Nội dung chức năng nhiệm vụ -
Chính phủ: https://jii.li/tMULg

25 | P a g e
(không ngày tháng). Đã truy lục 12 24, 2012, từ Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
của HĐND, UBND huyện: https://jii.li/Bopdl

(không ngày tháng). Đã truy lục 12 24, 2012, từ Quốc hội Việt Nam:
https://jii.li/JEyKA

(2015, 6 19). Đã truy lục 12 24, 2021, từ Luật tổ chức chính quyền địa phương
2015: https://jii.li/OcOub

(2019, 12 10). Đã truy lục 12 24, 2021, từ Bắt đầu thí điểm bỏ HĐND phường tại
Hà Nội từ ngày 01/7/2021: https://jii.li/AwQAk

(2019, 9 4). Đã truy lục 12 24, 2021, từ Luật tổ chức Chính phủ năm 2015: những
nội dung cần tiếp tục sửa đổi hoàn thiện: https://jii.li/wdrsF

(2020, 12 10). Đã truy lục 12 24, 2021, từ Từ 01/7/2021, TP. Hồ Chí Minh chính
thức bỏ HĐND quận, phường: https://jii.li/lbdIJ

(2021, 3 19). Đã truy lục 12 24, 2021, từ Phiên họp của Ủy ban nhân dân là gì? Tiến
hành phiên họp thường kỳ của UBND?: https://jii.li/NqIEn

(2021, 7 23). Đã truy lục 12 24, 2021, từ Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026 gồm 18
Bộ và 4 cơ quan ngang Bộ: https://jii.li/eqDTM

(2021, 2 17). Đã truy lục 12 24, 2021, từ Ủy ban nhân dân là gì? Chức năng, vị trí
của Ủy ban nhân dân?: https://jii.li/ccjnB

(2021, 12 15). Đã truy lục 12 24, 2021, từ Tổng hợp văn bản chỉ đạo phòng chống
dịch Covid-19 tại TP.HCM: https://jii.li/gfxNr

(2021, 10 21). Đã truy lục 12 24, 2021, từ Khởi tố giám đốc Bệnh viện Bạch Mai
Nguyễn Quang Tuấn: https://tuoitre.vn/khoi-to-giam-doc-benh-vien-bach-
mai-nguyen-quang-tuan-20211021122905362.htm?
fbclid=IwAR38P0k7nrLGGRl68k9FL_8dsaaGl2eOzxygQlfbxxo6TdSjclDdb
AUZGPo

26 | P a g e
Chế định Chủ tịch nước Việt Nam. (2021, 10 15). Đã truy lục 12 24, 2021, từ Chế
định Chủ tịch nước Việt Nam: https://jii.li/NffIl

Nguyễn Xuân Phúc. (2021, 12 11). Đã truy lục 12 24, 2021, từ Nguyễn Xuân Phúc:
https://jii.li/rDjOZ

Chương VII: Chính phủ. (không ngày tháng). Đã truy lục 12 24, 2021, từ Hiến pháp
năm 2013 - Chính phủ: https://jii.li/HWVhW

Dương, L. s. (2021, 1 30). Đã truy lục 12 24, 2021, từ Ủy ban nhân dân là gì? Chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn của UBND?: https://jii.li/bVhkS

Hùng, Q. (2021, 12 24). Đã truy lục 12 24, 2021, từ 12 năm tù giam đồi với nguyên
Hiệu trưởng Đại học Đông Đô trong vụ bằng giả: https://jii.li/NSekf

TS. Bùi Kim Hiếu - TS. Nguyễn Ngọc Anh Đào. (2021). GIÁO TRÌNH PHÁP
LUẬT ĐẠI CƯƠNG. Trong GIÁO TRÌNH PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
(trang 61-62, 63-69, 132-144). Hồ Chí Minh: KHOA HỌC XÃ HỘI.

27 | P a g e

You might also like