You are on page 1of 30

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ

KHOA PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH

TÊN ĐỀ TÀI: MÔ HÌNH TỔ CHỨC BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ


NƯỚC NHẬT BẢN, LIÊN HỆ VỚI BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM

Học phần: Luật hành chính so sánh

Mã phách:

MỤC LỤC
MỤC LỤC.........................................................................................................1
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
1.Lý do chọn đề tài............................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu.....................................................................................1
3. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................2
5. Kết cấu tiểu luận............................................................................................2
CHƯƠNG 1 CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔ HÌNH TỔ CHỨC BỘ MÁY HÀNH
CHÍNH CỦA NHẬT BẢN...............................................................................3
1.1. Cơ sở lý luận về bộ máy hành chính nhà nước..........................................3
1.1.1. Khái niệm về bộ máy hành chính nhà nước.........................................3
1.1.2.Vai trò của bộ máy hành chính nhà nước trong bộ máy nhà nước được
thể hiện cụ thể như sau:..................................................................................4
1.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính nhà nước......................................5
1.2.Mô hình tổ chức bộ máy hành chính của Nhật Bản....................................7
1.2.1.Bộ máy hành chính trung ương Nhật Bản.............................................7
1.2.1.2.Nhật hoàng......................................................................................7
1.2.1.2. Chính phủ.......................................................................................7
1.2.2.Các cơ quan tự quản địa phương Nhật Bản..........................................8
CHƯƠNG 2 LIÊN HỆ MÔ HÌNH TỔ CHỨC BỘ MÁY HÀNH CHÍNH
CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY........................................................................12
2.1 Mô hình tổ chức bộ máy hành chính của Việt Nam hiện nay...................12
2.1.1. Chính phủ...........................................................................................12
2.1.2. Các cơ quan quản lý Nhà nước ở trung ương....................................13
2.1.3. Các cơ quan quản lý Nhà nước ở địa phương....................................14
2.3 Tình hình hoạt động của bộ máy hành chính của Việt Nam hiện nay......15
2.4 Đánh giá bộ máy hành chính của Việt Nam..............................................18
2.4.1. Nhứng mặt tích cực đã đạt được của tổ chức bộ máy hành chính của
Việt Nam......................................................................................................18
2.4.2. Những hạn chế còn tồn tại.................................................................21

2
2.4.3. Nguyên nhân hạn chế.........................................................................22
2.5 Khả năng áp dụng mô hình tổ chức bộ máy hành chính của Nhật Bản ở
Việt Nam.........................................................................................................22
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
CỦA TỔ CHỨC BỘ MÁY HÀNH CHÍNH CỦA VIỆT NAM.....................24
3.1. Sắp xếp lại bộ máy cấp xã, sở, ngành cấp tỉnh.........................................24
3.2. Giảm số lượng đơn vị trong các Bộ.........................................................25
KẾT LUẬN.....................................................................................................26
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................27

MỞ ĐẦU

1.Lý do chọn đề tài


Bộ máy hành chính nhà nước là một bộ phận không tách rời khỏi bộ
máy nhà nước nói riêng và hệ thống chính trị của một quốc gia nói chung, nên
nó chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các yếu tố chính trị, yếu tố kinh tế - xã hội,
cũng như mang tính đặc trưng khác của mỗi quốc gia như truyền thống văn
hóa, lịch sử hình thành và phát triển… CCHC ở các nước khác nhau nên cũng
mang sắc thái riêng, được tiến hành trên những cấp độ khác nhau, ở nội dung
khác nhau. Ở Việt Nam, CCHC được xác định là một bộ phận quan trọng của
công cuộc đổi mới, là trọng tâm của tiến trình cải cách nhà nước Cộng hòa Xã
hội chủ nghĩa Việt Nam.Một đất nước phát triển bền vững hay không phụ
thuộc rất lớn vào khả năng điều hành hoạt động của bộ máy hành chính của
nhà nước. Một trong đất nước tiểu biểu như Nhật Bản, đất nước phát triển tiên
tiên tiến hiện đại hàng đầu thế giới cũng là một trong những tấm gương để
chúng ta học hỏi. Chính vì thế tôi chọn dề tài: “Mô hình tổ chức bộ máy
hành chính nhà nước của Nhật Bản, liên hệ với bộ máy hành chính nhà
nước Việt Nam”. Qua đó giúp tôi hiểu hơn về bộ máy hành chính của Nhật
Bản và Việt Nam, từ đó đưa ra tình hình tổ chức bộ máy nhà nước của Việt

3
Nam chỉ ra được hạn chế và đưa ra giáp pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động của bộ máy hành chính của đất nước.

2. Mục đích nghiên cứu


-Nêu ra hệ thống tổ chức bộ máy hành chính nhà nước Nhật Bản

- Liên hệ với hệ thống bộ máy hành chính nhà nước Việt Nam,

-Đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ
máy nhà nước Việt Nam.

3. Đối tượng nghiên cứu


Tiểu luận nghiên cứu về lý thuyết về bộ máy hành chính nhà nước và
hệ thống tổ chức bộ máy hành chính nhà nước của Nhật Bản, qua đó liên hệ
với bộ máy nhà nước Việt Nam hiện nay.

- Qua đó rút ra những hạn chế đưa ra giải pháp phù hợp nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chình nước ta hiện nay giúp đất nước
ngày càng phát triển hơn.

4. Phương pháp nghiên cứu


- Phương pháp luận: Chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật
lịch sử, những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin. Tiểu luận nghiên
cứu dựa trên lý luận của chủ nghĩa Mác- Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về
Nhà nước và Pháp luật, các quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng về tổ
chức và hoạt động của hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước, cải cách hành
chính, cải cách tư pháp đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa Việt Nam.

4
- Phương pháp nghiên cứu: Luận án áp dung phương pháp, tổng hợp,
phân tích, so sánh, thống kê, nghiên cứu tài liệu, điều tra xã hội học...

5. Kết cấu tiểu luận


Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu của
đề tài nghiên cứu gồm 3 chương:

Chương 1 Cơ sở lý luận về mô hình tổ chức bộ máy hành chính nhà


nước của Nhật Bản

Chương 2 Liên hệ mô hình tổ chức bộ máy hành chính của Việt Nam
hiện nay.

Chương 3 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy hành
chính của Việt Nam hiện nay.

CHƯƠNG 1 CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔ HÌNH TỔ CHỨC BỘ MÁY


HÀNH CHÍNH CỦA NHẬT BẢN

1.1. Cơ sở lý luận về bộ máy hành chính nhà nước


1.1.1. Khái niệm về bộ máy hành chính nhà nước
Do sự khác biệt về chính trị, kinh tế, truyền thống văn hóa và xã hội
nên bộ máy hành chính nhà nước ở các quốc gia khác nhau được tổ chức
không giống nhau. Vì vây, nhiều tác giả cũng có cách tiếp cận khác nhau về
bộ máy hành chính nhà nước như sau: Theo Từ điển Luật học: “Bộ máy hành
chính nhà nước là tổng thể hệ thống các cơ quan chấp hành và điều hành lập
ra để quản lý toàn diện hoặc quản lý ngành, lĩnh vực trong cả nước hoặc trên
phạm vi lãnh thổ nhất định. Bộ máy hành chính thường là bộ phận phát triển
và phức tạp nhất của bộ máy nhà nước của một quốc gia. Bộ máy hành chính

5
Nhà nước được tổ chức thành hệ thống thống nhất theo đơn vị hành chính từ
Trung ương đến địa phương, đứng đầu là Chính phủ. Theo, Từ điển.; Giải
thích thuật ngữ hành chính thì bộ máy hành chính nhà nước là “hệ thống các
cơ quan hành chính nhà nước hợp thành chỉnh thể thống nhất (Chính phủ, các
bộ, các cơ quan ngang bộ…và ủy ban nhân dân các cấp, các sở, phòng…của
Ủy ban nhân dân), có chức năng, nhiệm vụ được pháp luật quy định rõ ràng,
được tổ chức theo một trật tự thứ bậc và hoạt động trong mối quan hệ truyền
đạt, điều phối, kiểm tra…để thực hiện quyền hành pháp và quản lý, điều hành
mọi mặt đời sống xã hội của một quốc gia” Từ cách tiép cận trên có thể hiểu
một cách chung nhất của bộ máy hành chính nhà nước là một hệ thống các cơ
quan hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương được lập ra để thực
hiện chức năng quản lý nhà nước theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.

1.1.2.Vai trò của bộ máy hành chính nhà nước trong bộ máy nhà
nước được thể hiện cụ thể như sau:
Thứ nhất: Về chính trị

Đây là nhiệm vụ cơ bản của hành chính nhà nước, cũng là chức năng
cơ bản của tổ chức hành chính nhà nước, còn gọi là chức năng thống trị.
Tất cả các quốc gia trên thế giới đều phải thông qua các thiết chế thuộc hệ
thống bộ máy hành chính nhà nước như công an, an ninh quốc gia, quân sự,
tình báo… để điều khiển các chức năng mang tính bắt buộc, khống chế, bảo
vệ, phòng ngự, trấn áp nhằm giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, an ninh quốc gia.
Thứ hai: Về kinh tế

Thông qua các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế của bộ máy hành
chính nhà nước như các Bộ, các ngành để tổ chức và quản lý kinh tế – xã hội.
Chức năng kinh tế được thể hiện thông qua các hoạt động như: Định ra chiến
lược, kế hoạch phát triển xã hội và nền kinh tế quốc dân, bao gồm các quy

6
hoạch, kế hoạch phát triển xã hội và kinh tế khu vực; các quy hoạch, kế hoạch
phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế; ban hành chính sách, văn bản pháp luật,
quy định tiêu chuẩn, định mức, quy phạm kinh tế – kỹ thuật chủ yếu; phối
hợp hài hòa những mối quan hệ kinh tế và kế hoạch phát triển giữa các ngành,
địa phương, các xí nghiệp; chỉ đạo và thúc đẩy sự hợp tác kinh tế giữa các
ngành với các địa phương…
Thứ ba: Về văn hóa

 Chức năng văn hóa được thể hiện thông qua các hoạt động như: Định ra
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch tổng thể phát triển khoa học, văn hóa, giáo
dục; ban hành chính sách, văn bản pháp luật để quản lý văn hóa, giáo dục,
khoa học, kỹ thuật…; chỉ đạo, giám sát, hiệp đồng các ngành nghiên cứu khoa
học – kỹ thuật và các đơn vị giáo dục; phát triển đội ngũ cán bộ có năng lực
nhằm nâng cao hiệu quả của chức năng văn hóa của bộ máy hành chính nhà
nước, thúc đẩy sự 29 phát triển của khoa học, văn hóa, giáo dục, khoa học,
công nghệ; nâng cao chất lượng văn hóa, tư tưởng của toàn dân tộc, xây dựng
xã hội văn minh.
Thứ tư: Về xã hội
Đây là một chức năng rộng, bao hàm trong nhiều hoạt động của bộ máy
hành chính nhà nước.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tất cả những chức năng
quản lý của bộ máy hành chính nhà nước đối với các “công việc chung” trên
một phạm vi rộng đều được gọi là chức năng xã hội.
Chức năng này được thể hiện thông qua việc xây dựng các bộ máy chuyên
ngành để thực thi sự quản lý đối với các công việc như phúc lợi xã hội, bảo
hiểm xã hội và cung cấp dịch vụ công cộng như y tế, bảo vệ trẻ em, bảo vệ
môi trường và xây dựng các công trình phúc lợi công cộng…

7
1.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính nhà nước
Cơ cấu tổ chức theo cấp bậc hành chính - lãnh thổ

Đó là cơ cấu tổ chức bảo đảm cho hệ thống hành chính nhà nước thông
suốt từ trên xuống tận cơ sở. Theo đó, hệ thống hành chính nhà nước chia ra
làm hai nhóm: - Bộ máy hành chính trung ương, bao gồm các cơ quan hành
chính nhà nước trung ương có vai trò quản lý hành chính nhà nước trên phạm
vi toàn quốc; - Bộ máy hành chính địa phương, bao gồm các cơ quan hành
chính nhà nước tại địa phương nhằm thực thi nhiệm vụ quản lý hành chính
nhà nước tại địa phương.

Cơ cấu tổ chức theo chức năng

Cơ cấu tổ chức theo chức năng được phân định theo chức năng và chuyên
môn hoá, tạo thành những cơ quan quản lý các ngành, các lĩnh vực khác nhau
của nền hành chính nhà nước. Theo khái niệm này, bộ máy hành chính trung
ương (Chính phủ) chia ra thành các bộ; bộ máy hành chính địa phương các
cấp lại chia ra thành nhiều đơn vị với các tên gọi và thẩm quyền khác nhau.
Tương tự như vậy, cơ cấu tổ chức của từng cơ quan, tổ chức thuộc bộ máy
hành chính nhà nước lại được phận chia 30 thành các đơn vị nhỏ hơn. Đó là
cấu trúc bên trong của từng cơ quan hành chính thực hiện chức năng quản lý
hành chính nhà nước trên các lĩnh vực khác nhau.

8
1.2.Mô hình tổ chức bộ máy hành chính của Nhật Bản
1.2.1.Bộ máy hành chính trung ương Nhật Bản
1.2.1.2.Nhật hoàng
Hiến pháp năm 1947 có hiệu lực thì nước Nhật đã từ một chế độ quân
chủ nhị nguyên trở thành quân chủ lập hiến. Điều 1 ghi: " Nhật Hoàng là biểu
tượng của nhà nước và sự thống nhất của nhân dân nắm giữ chủ quyền."
Những cơ quan quan trọng của bộ máy nhà nước cũ đã bị giải thể, nhưng:
Viện cơ mật và Bộ hoàng gia - những cơ quan trực tiếp thuộc Hoàng đế và có
vị trí cao hơn cả Nghị viện và Chính phủ vẫn còn. Hiện nay, Nhật Hoàng có
chức năng: bổ nhiệm Thủ tướng theo quyết định của Nghị viện; công bố các
sắc lệnh của Chính phủ và các hiệp ước; phê chuẩn việc bổ nhiệm và bãi chức
các Bộ trưởng và những người có chức vụ khác. Tất cả hành vi của Nhật
Hoàng đều phụ thuộc vào hệ thống các văn bản pháp luật đã được ban hành.
Hoàng đế, về mặt hình thức không có quyền tham dự "chính trị" (không có
quyền can thiệp vào hoạt động của Nghị viện và Nội các) Về mặt thực tế: do
tính truyền thống của người Nhật được coi trọng nên Nhật Hoàng có những
ảnh hưởng mạnh mẽ đối với đời sống chính trị và tư tưởng của đất 21 nước.
Thêm vào đó, Hiến pháp hiện hành không tước bỏ khả năng ảnh hưởng tích
cực của người đứng đầu nhà nước đến quá trình chính trị, không loại trừ khả
năng Hoàng đế bãi bỏ các quyết định của Chính phủ, trong trường hợp khẩn
cấp Nhật hoàng có thể hành động chống lại đường lối của Chính phủ

1.2.1.2. Chính phủ


Quyền hành pháp ở Nhật được thực hiện bởi Nội các các Bộ trưởng
Chính phủ . Địa vị của Chính phủ, ngoài Hiến pháp còn được quy định trong
Luật về Nội các (1947) và Luật về quản lý nhà nước (1948). Thành phần của
Nội các gồm có Thủ tướng, các Bộ trưởng (về nguyên tắc, lãnh đạo công tác

9
của các bộ tương ứng, một số Bộ trưởng có thể đồng thời đứng đầu các cục và
các Uỷ ban trực thuộc Văn phòng Thủ tướng hoặc thuộc Nội các các Bộ
trưởng) và các Bộ trưởng không bộ (lãnh đạo các bộ phận cấu thành của Văn
phòng Thủ tướng). Tổng thư ký Nội các (từ năm 1966 được gọi là Bộ trưởng)
và Thủ tưởng Văn phòng lập pháp của Nội các cũng là thành viên của Nội
các.

1.2.2.Các cơ quan tự quản địa phương Nhật Bản


Cơ chế Nhà nước - chính trị của Nhật tồn tại trước sự đầu hàng năm
1945, được nhận xét là một hệ thống quan liêu - tập trung hoá quản lý địa
phương . Với việc Hiến pháp 1947 bắt đầu có hiệu lực và đạo luật về tự quản
địa phương năm 1947 đã đánh dấu xu hưởng phi tập trung hoá quản lý địa
phương . Hiến pháp đã củng cố nguyên tắc "drichi" (tự quản địa phương)
cùng với các nguyên tắc chủ quyền nhân dân tính tối cao của nghị viện là cơ
sở cho chế độ Nhà nước sau chiến tranh của Nhật Bản. 24 Đạo luật về tự quản
địa phương bao gồm trên 300 điều. Song song với đạo luật này còn có hiệu
lực vài chục các quyết định quy phạm khác - các đạo luật , các sắc lệnh Chính
phủ , các quyết định của các bộ khác nhau và các nha. Sự tự trị của những c
dân cưó đặc điểm lần đầu tiên được ghi nhận ở trong đạo luật về tự quản địa
phương một thủ tục tiến hành trưng cầu dân ý ở phạm vi địa phương có liên
quan tới việc đa bởi một bộ phận nhất định của c dân của đơn vị hành chính
lãnh thổ những đơn thỉnh cầu về việc thông qua, bãi bỏ hoặc sửa đổi những
nghị định địa phương, về việc thực hiện thanh tra hoạt động của các hội nghị
cộng đồng địa phương, về việc triệu hồi các đại biểu của chúng, về việc miễn
nhiệm những người đứng đầu các cơ quan địa phương và các người có chức
vụ khác.

10
Ngoài điều đó Hiến pháp qui định rằng: "một đạo luật đặc biệt được
thông qua trong quan hệ chỉ có đối với một cơ quan địa phương của quyền lực
công cộng có thể được ban hành bởi nghị viện không bằng một cách nào khác
nhau là với sự thoả thuận của đa số cử tri sống ở trên lãnh thổ của cơ quan địa
phương tương ứng của quyền lực công". Mức độ thực tế của sự tự quản của
các công xã địa phương được xác định bởi cơ chế phức tạp của sự tác động
qua lại của chúng với trung ương . Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan
trung ương và địa phương và cũng như của các cơ quan địa phương với nhau
được đặt lên vai của Bộ về các vấn đề tự quản (Đrisiô) được thành lập vào
năm 1960. Ở Nhật Bản đã hình thành một hệ thống hai cấp của tự quản địa
phương (cơ quan tỉnh và thị chính). Cơ quan tỉnh và thị chính là cơ quan
thông thường của tự quản địa phương song song với chúng thì có thể được
thành lập các cơ quan đặc biệt của tự quản địa phương - những quận đặc biệt
ở thủ đô, những liên hiệp phát triển quận, các tổ hợp các cơ quan tự quản địa
phương , những vùng tài chính - công nghiệp. Hệ thống pháp luật Nhật Bản
quy định những tiêu chí khúc triết để phân định những vùng thành phố và
nông thôn. theo đạo luật về tự quản địa phương (điều 8) để nhận được quy chế
của thành phố thì điểm công dân cần phải thoả mãn các yêu cầu sau:

- Dân số của nó cần phải hơn 50 nghìn người.

- Hơn 60% các công trình xây dựng nhà ở cần phải ở trong phần trung
tâm của điểm dân cư.

- Hơn 60% dân cư phải hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp và
thương mại hoặc những lĩnh vực khác tiêu biểu đối với thành phố .

- Điểm dân cư cần phải có những công trình xây dựng thành phố và
những dịch vụ , danh mục của chúng được xác định bởi các quyết định của
các cơ quan tỉnh. Khối lượng thẩm quyền của các cơ quan địa phương được

11
ghi nhận trong Hiến pháp và Luật về tự quản địa phương . Trong Hiến pháp
điều nầy được ghi dới dạng chung nhất (điều 94): " Các cơ quan quyền lực
công địa phương có quyền quản lý những tài sản của mình, tiến hành quản lý
hành chính , chúng có thể ban hành các nghị định của mình trong phạm vi của
luật".

Các chức năng được thực hiện bởi các cơ quan địa phương bao gồm
hưởng hoạt động có thể được hợp nhất thành 3 nhóm cơ bản:

- Những chức năng mang tính chất địa phương thuần tuý.

- " Các quyền hạn hành chính " chúng được hiểu là các chức năng
mang tính địa phương , nhưng đòi hỏi sự cưỡng chế Nhà nước trong việc thực
hiện chúng và các chế tài trong trường hợp vị phạm chúng từ phía các công
dân.

- Những chức năng được các cơ quan trung ương uỷ quyền. Đến năm
1989 thì danh mục các việc thuộc thẩm quyền của cơ quan Nhà nước được
trao cho tỉnh trưởng thực hiện bao gồm 126 điểm, cho thị trưởng (mer) những
25 thành phố lớn - 28, cho người đứng đầu các thành phố thị trấn, điểm dân
cư và các làng xã - 52. Việc thực hiện các công việc này cần phải được cung
cấp tài chính từ ngân sách Nhà nước . Như vậy, các tỉnh trưởng, thị trưởng và
xã trưởng…là các cơ quan tự quản địa phương , đồng thời hoạt động với tư
cách là cơ quan của Nhà nước .

Khi thực hiện các chức năng được uỷ quyền thì những người đứng đầu
của cơ quan hành chính địa phương chịu trách nhiệm trước các Bộ trưởng
tương ứng của Nội các. Mỗi đơn vị hành chính - lãnh thổ trực tiếp được hình
thành bởi các cử tri một hội nghị hàng tỉnh (thành phố , thị trấn, làng xã).
Những hội nghị địa phương được bầu ra với thời hạn 4 năm. Trong đạo luật tự

12
quản địa phương đề ra khả năng đối với cấp thị trấn, thị xã và làng xã có thể
thay đôỉ các hội nghị địa phương bằng một công cụ dân chủ trực tiếp như đại
hội chung của những người sống chung trong thị trấn hoặc làng xã. Song trên
thực tế ở cấp độ này thường hơn là được hình thành các hội nghị mang tính
chất đại diện. Thành phần của hội nghị địa phương phụ thuộc vào số lượng
dân cư. Hội nghị hàng tỉnh bao gồm từ 40 đến 120 người; hội nghị thành phố
30- 100 thị trấn và làng xã - từ 12- 30.

Người đứng đầu của cơ quan hành chính địa phương ở tỉnh là tỉnh
trưởng, ở các thành phố và thị trấn - mer (thị trưởng) ở các làng xã - các xã
trưởng. tất cả những người có chức vụ này được bầu trực tiếp bởi dân cư sống
ở trong đơn vị lãnh thổ đó với thời hạn 4 năm. Người đứng đầu cơ quan hành
chính địa phương ngoài các quyền hạn mang tính chấp hành - điều hành còn
có quyền đa vào hội nghị địa phương xem xét các dự án quyết định mang tính
chất chung, có thể phủ quyết đối với các quyết định của hội nghị (sự phủ
quyết này có thể được vượt qua nếu như hội nghị thông qua lại quyết định bởi
đa số 2/3) giải tán hội nghị trước thời hạn. Nó được trao quyền đình chỉ hoặc
là không thực hiện các hành động của các nha tổng cục trung ương trên lãnh
thổ của mình… và những quyền hạn khác. Chức năng chấp hành trong cơ
quan địa phương được hoàn thành bởi các Uỷ ban hành chính khác nhau - về
giáo dục, nhân sự, về an ninh an toàn xã hội, về lao động…Các ban hành
chính này có tính độc lập lơn, điều đó được đảm bảo bởi trình tự hình thành
chúng. Chúng được bổ nhiệm bởi người đứng đầu của cơ quan hành chính địa
phương với sự thoả thuận của hội nghị địa phương hoặc được bầu bởi hội
nghị địa phương . Luật về tự quản địa phương quy định rằng số các sở đối với
các tỉnh thủ đô và đối với các tỉnh còn lại phụ thuộc vào số lượng c dân. trong
đạo luật chứa đựng một sự phân định mẫu các chức năng giữa các bộ phận
cấu thành và những người có chức vụ của bộ máy chấp hành ở địa phương.

13
Bảo đảm quan trọng cho sự tự trị của quyền lực địa phương là việc tách hoạt
động công vụ địa phương với tư cách là một dạng độc lập của hoạt động công
vụ.

CHƯƠNG 2 LIÊN HỆ MÔ HÌNH TỔ CHỨC BỘ MÁY HÀNH CHÍNH


CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.

2.1 Mô hình tổ chức bộ máy hành chính của Việt Nam hiện nay
2.1.1. Chính phủ
Theo hiến pháp 1992 - Điều 109 quy định:"Chính phủ là cơ quan chấp
hành của Quốc hội, cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước
CHXHCNVN"

Như vậy Hiến pháp 1992 đã khẳng định rằng về hoạt động chính Nhà
(hoạt động hành pháp) thì Chính phủ là cơ quan cao nhất của Nhà nước ta, tức
là cơ quan đứng đầu hệ thống hành pháp. Địa vị pháp lý của chính phủ còn
được thể hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội, quốc phòng an
ninh và đối ngoại của Nhà nước, bảo đảm hiệu lực của bộ máy Nhà nước từ
Trung ương đến cơ sở, bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành hiến pháp và
pháp luật, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm ổn định và nâng cao đời sống vật chất và văn hoá
của nhân dân. (Điều 109 khoản 2)

Xuất phát từ địa vị pháp lý, từ vai trò nhiệm vụ của Chính phủ"căn cứ
vào Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh, Nghị quyết của Uỷ
ban thường vụ Quốc hội, Lệnh, Quyết định của Chủ tịch nước, Chính phủ ban
hành Nghị quyết, Nghị định"(Điều 15. Luật ban hành văieọt nam bản quy
định phạm pháp luật).

Các văn bản của Chính phủ có hiệu lực trong phạm vi toàn quốc và là

14
cơ sở pháp lý quan trọng cho hoạt động của cả hệ thống bộ máy quản lý là
phương tiện chủ yếu đảm bảo việc thi hành các nhiệm vụ, chức năng quản lý
trên phạm vi cả nước.

Chế độ Thủ tướng thể hiện cụ thể và rõ nét nhất trong các quyền hạn cụ
thể của Thủ tướng. Điều 114 - Hiến pháp 1992 đã quy định cụ thể cho Thủ
tướng một số quyền hạn rất quan trọng mà trước đây thuộc quyền hạn của Hội
đồng bộ trưởng hoặc của Hội đồng nhân dân dân tỉnh. Đặc biệt thủ tướng
chính phủ còn có thẩm quyền ban hành quyết định và chỉ thị. (Điều 15 - Luật
ban hành văn bản quy phạm pháp lý). Các văn bản của Thủ tướng chính phủ
có hiệu lực trong toàn quốc trên cơ sở văn bản của các cơ quan Nhà nước cấp
trên và kiểm tra việc thi hành các văn bản đó (Điều 115 - Hiến pháp 1992).

Như vậy theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996
(sửa đổi bổ sung năm 2002) thì hệ thống văn bản pháp luật của Chính phủ đã
đơn giản và khoa học hơn trước. Theo hiến pháp mới tập thể Chính phủ và
Thủ tướng chính phủ ban hành 4 loại văn bản (Nghị định, Nghị quyết, Quyết
định, Chỉ thị) và chúng phân biệt rõ ràng với nhau về tên gọi, trình tự ban
hành. Điều đó chứng tỏ địa vị pháp lý của Chính phủ cũng đã được thay đổi
so với trước kia.

2.1.2. Các cơ quan quản lý Nhà nước ở trung ương.


"Bộ, chính quyền ngang bộ là chính quyền của Chính phủ, thực hiện
chức năng quản lý Nhà nước đối với ngành hoặc lĩnh vực công tác trong
phạm vi cả nước" (Điều 22 Luật tổ chức Chính phủ, thông qua ngày
30/9/1992, Điều 1 Nghị quyết số 15 Công ty cổ phần vật liệu và xây lắp
Nghĩa Hưng của Chính phủ ngày 2/3/1993 về nhiệm vụ, quyền hạn và trách
nhiệm quản lý Nhà nước của bộ, cơ quan ngang bộ).

Các cơ quan quản lý Nhà nước ở Trung ương (sau đây gọi chung là

15
"Bộ" thực hiện chức năng "quản lý Nhà nước của bộ và hoạt động của các tổ
chức kinh doanh sự nghiệp "Điều 2 Nghị định số 15/CP). Đặc biệt, Hiến pháp
1992 quy định rõ trách nhiệm của Bộ trưởng và các thành viên khác của
Chính phủ phải "bảo đảm quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh
của các cơ sở theo quy định của pháp luật" (Điều 116)

Như vậy vị trí và tính chất pháp lý của Bộ được quy định khá rõ ràng
trong các văn bản luật của Nhà nước. Để có những quyền hạn cụ thể để quản
lý được tốt, Luật ban hành văn bản quy định pháp luật đã trao thẩm quyền cho
Bộ trưởng, Thủ tướng chính quyền ngang Bộ, Thủ tướng cơ quan thuộc Bộ,
Thủ tướng cơ quan Chính phủ"căn cứ vào Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của
Quốc hội, Pháp lệnh, Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Lệnh,
Quyết định, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ tướng cơ quan
ngang Bộ, Thủ tướng cơ quan thuộc Chính phủ ban hành Quyết định, Chỉ thị,
Thông tư".

Để thực hiện các quyền hạn của mình ngoài việc ban hành văn bản thì
việc đồng thời với nó là Bộ trưởng và Thủ tướng các cơ quan quản lý ngành
và lĩnh vực thuộc Chính phủ phải kiểm tra việc thi hành các văn bản đó với tất
cả các ngành, các địa phương và cơ sở. Những Quyết định, Chỉ thị, Thông tư
trái pháp luật của Bộ trưởng và Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ thì
bị Thủ tướng đình chỉ hoặc bãi bỏ.

2.1.3. Các cơ quan quản lý Nhà nước ở địa phương.


Hiến pháp 1992 quy định "UBND do Hội đồng nhân dân bầu là chính
quyền chấp hành Hội đồng nhân dân, chính quyền hành chính Nhà nước ở địa
phương chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, Luật, các văn bản của các cơ
quan Nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân (Điều 123)"

UBND là cơ quan quản lý thẩm quyền chung đứng đầu bộ máy quản lý

16
thuộc đơn vị hành chính - lãnh thổ của mình. Như tiểu Chính phủ ở địa
phương, UBND thực hiện chức năng quản lý tổng thể theo tổng lãnh thổ đối
với mọi ngành, lĩnh vực trực thuộc địa phương mình, bảo đảm việc thi hành
pháp luật, văn bản của cấp trên và của Hội đồng nhân dân cấp mình ở địa
phương, giám sát việc thi hành pháp luật của các cơ quan cấp trên ở điạ
phương trong phạm vi những vấn đề thuộc quyền quản lý theo lãnh thổ, củng
cố theo pháp chế XHCN, bảo vệ lợi ích Nhà nước, quyền tự do và lợi ích hợp
pháp của công dân, của các cơ quan tổ chức.

Để thực hiện nhiệm vụ, chức năng, các quyền chung của mình, UBND
được quyền ra Quyết định, Chỉ thị trong phạm vi thẩm quyền và kiểm tra việc
thi hành những văn bản đó.

2.3 Tình hình hoạt động của bộ máy hành chính của Việt Nam hiện nay
Xuất phát từ yêu cầu hoàn thiện nhà nước và thực tiễn cải cách tổ chức
bộ máy nhà nước trong giai đoạn đổi mới đất nước, Nhà nước ta đã có nhiều
văn bản chỉ đạo đối với việc tinh gọn bộ máy nhà nước, hoạt động hiệu lực,
hiệu quả. Trong Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai
đoạn 2011 - 2020 đã nêu rõ: “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể
chế về tổ chức và hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước; sửa đổi,
bổ sung và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức và hoạt
động của Chính phủ, Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân các cấp”[1].
Tiếp đến là Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung
ương lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII “Một số vấn đề về đổi
mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu
lực, hiệu quả”; Kết luận số 34-KL/TVV ngày 07/8/2018 của Bộ Chính trị về
thực hiện một số mô hình thí điểm theo Nghị quyết số 18-NQ/TVV, Kế hoạch
số 07-KH/TVV ngày 27/11/2017 của Bộ Chính trị về thực hiện Nghị quyết số

17
18-NQ/TVV và Nghị quyết số 56/2017/ QH14 ngày 24/11/2017 của Quốc hội
về việc tiếp tục cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt
động hiệu lực, hiệu quả.

Đối với hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước, Chính phủ đã có
nhiều văn bản chỉ đạo tổ chức sắp xếp bộ máy hành chính nhà nước đáp ứng
yêu cầu của Đảng và Quốc hội về hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà
nước theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Hiện nay nước ta đang chủ trương xây dựng bộ máy hành chính nhà
nước tinh gọn, hiệu quả theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước là một chủ trương lớn, quan
trọng, được đề cập trong nhiều văn kiện của Đảng, nhất là Nghị quyết số 39-
NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về “Tinh giản biên chế và cơ cấu lại
đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức”
Hiện nay, những mục tiêu, quan điểm quan trọng về cải cách bộ máy
hành chính được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm triển khai. Hệ
thống tổ chức của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị -
xã hội đã được đổi mới; chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ công tác của từng
tổ chức đã được phân định, điều chỉnh hợp lý hơn. Nhiều địa phương đã ráo
riết thực hiện, với sự thống nhất và đồng thuận cao, theo lộ trình từng bước,
nhằm xây dựng tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh, gọn, hoạt động
hiệu lực, hiệu quả; xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, phân định rõ trách nhiệm
giữa các cơ quan, các cấp chính quyền, tập thể và người đứng đầu cơ quan
hành chính nhà nước. Việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống
chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đã đạt được nhiều kết quả
quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội,

18
củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân vào sự lãnh
đạo của Đảng..
Tổng hợp sơ bộ đến ngày 31/10/2018, các cơ quan Trung ương đã giảm
7 tổng cục; 202 vụ, cục; hơn 14.800 đơn vị cấp phòng. Qua đó, giảm 11 lãnh
đạo tổng cục; gần 180 lãnh đạo cấp vụ, cục; gần 900 lãnh đạo cấp phòng và
giảm hơn 900 biên chế.
Ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, việc tinh gọn bộ máy đã giảm
65 tổ chức cấp sở; 5.120 đầu mối cấp phòng; hơn 170 lãnh đạo cấp sở;
khoảng 8.350 lãnh đạo cấp phòng và hơn 59.700 biên chế. Việc triển khai
kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo quản lý và hợp nhất một số mô hình tổ chức
bộ máy cũng đạt kết quả đáng kể. Có gần 600 đơn vị cấp huyện (trên tổng số
713 đơn vị cấp huyện) thực hiện thí điểm Trưởng ban Ban Tuyên giáo đồng
thời là Giám đốc Trung tâm bồi dưỡng chính trị. Tám địa phương sáp nhập
Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện với các ban tham mưu cấp ủy hoặc
với các cơ quan khác, giúp giảm gần 600 lãnh đạo cấp phòng, hơn 130 biên
chế.
Ngoài ra, gần một nửa trong hơn 700 đơn vị cấp huyện đã thí điểm Trưỏng
ban Ban Tổ chức đồng thời là Trưởng phòng Phòng Nội vụ, giảm 36 lãnh đạo
cấp phòng và 11 biên chế; 23 quận, huyện của 13 tỉnh, thành phố đã có Chủ
nhiệm ủy ban Kiểm tra đồng thời là Chánh Thanh tra, giảm 23 lãnh đạo cấp
phòng và 9 biên chế.

Theo báo cáo tình hình thực hiện công tác cải cách hành chính năm
2018 của Bộ Nội vụ, nhiều bộ, ngành, địa phương đã thực hiện sắp xếp, tinh
gọn bộ máy(3). Cụ thể, trong năm 2018, Bộ Công an đã sắp xếp, bỏ 6 tổng
cục, giảm gần 60 đơn vị cấp cục và gần 300 đơn vị cấp phòng; sáp nhập 20
Sở Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy vào Công an tỉnh, thành phố; đồng thời,

19
giảm hơn 500 đơn vị cấp phòng thuộc Công an tỉnh, gần 1.000 đơn vị cấp đội
thuộc Công an huyện. Bộ Tài chính giải thể 43 phòng giao dịch của Kho bạc
Nhà nước cấp tỉnh, tạo điều kiện cho việc sắp xếp, tinh gọn đầu mối quản lý
và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống Kho bạc Nhà nước trong thời
gian tới. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính đã ban hành Kế hoạch sắp xếp, sáp nhập
các chi cục thuế cấp huyện thành các chi cục thuế khu vực thuộc cục thuế cấp
tỉnh. Đến nay, 6 địa phương đã thí điểm hợp nhất chi cục thuế cấp huyện
thành chi cục thuế khu vực, giúp cắt giảm 18 chi cục thuế và 110 đội thuế.
Tổng cục Hải quan đã cắt giảm được 239 đội, tổ thuộc các chi cục hải quan và
đơn vị tương đương.

2.4 Đánh giá bộ máy hành chính của Việt Nam


2.4.1. Nhứng mặt tích cực đã đạt được của tổ chức bộ máy hành chính
của Việt Nam
Việc phân định nhiệm vụ, quyền hạn đặc thù của chính quyền đô thị có
những điểm khác biệt với chính quyền nông thôn. Chính quyền ở thành phố
thuộc tỉnh, thị xã ngoài việc quyết định các vấn đề của địa phương giống như
đối với địa bàn nông thôn, còn tập trung quyết định các vấn đề quy hoạch
phát triển, xây dựng kết cấu hạ tầng, quản lý và tổ chức đời sống dân cư đô
thị… Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền ở cấp quận và phường được điều
chỉnh phù hợp với yêu cầu quản lý thống nhất, liên thông trong khu vực nội
thành, nội thị tại các đô thị.
Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, bộ máy của hội đồng nhân dân
và ủy ban nhân dân đã được sắp xếp, điều chỉnh theo các quy định của pháp
luật và của chính quyền thành phố, phù hợp hơn với đặc điểm, tính chất của
quản lý đô thị.

20
Phương thức hoạt động của hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân từng bước
được đổi mới, hoàn thiện theo hướng bảo đảm tính thống nhất, thông suốt,
nhanh nhạy trong hoạt động quản lý, điều hành của chính quyền đô thị.
Trình độ, năng lực, trách nhiệm, phong cách, thái độ của đội ngũ cán bộ, công
chức của chính quyền đô thị đã có những tiến bộ đáng kể. Kết quả, chất lượng
cung cấp dịch vụ công từng bước được cải thiện, đáp ứng ngày càng tốt hơn
yêu cầu của các tổ chức và người dân.

Báo cáo tại Hội nghị giao ban ngành Tổ chức Xây dựng Đảng ngày
02/01/2019 của Ban Tổ chức Trung ương(2) cho thấy việc thực hiện chủ
trương sắp xếp lại bộ máy của hệ thống chính trị thời gian qua đã đạt kết quả
tích cực. Tổng hợp sơ bộ đến ngày 31/10/2018, các cơ quan Trung ương đã
giảm 7 tổng cục; 202 vụ, cục; hơn 14.800 đơn vị cấp phòng. Qua đó, giảm 11
lãnh đạo tổng cục; gần 180 lãnh đạo cấp vụ, cục; gần 900 lãnh đạo cấp phòng
và giảm hơn 900 biên chế.

Ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, việc tinh gọn bộ máy đã
giảm 65 tổ chức cấp sở; 5.120 đầu mối cấp phòng; hơn 170 lãnh đạo cấp sở;
khoảng 8.350 lãnh đạo cấp phòng và hơn 59.700 biên chế. Việc triển
khai kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo quản lý và hợp nhất một số mô hình tổ
chức bộ máy cũng đạt kết quả đáng kể. Có gần 600 đơn vị cấp huyện (trên
tổng số 713 đơn vị cấp huyện) thực hiện thí điểm Trưởng ban Ban Tuyên giáo
đồng thời là Giám đốc Trung tâm bồi dưỡng chính trị. Tám địa phương sáp
nhập Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện với các ban tham mưu cấp ủy
hoặc với các cơ quan khác, giúp giảm gần 600 lãnh đạo cấp phòng, hơn 130
biên chế.

21
Cả nước có gần 250 quận, huyện thực hiện thí điểm Trưởng ban Ban
Dân vận đồng thời là Chủ tịch ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp, đã giảm
khoảng 220 lãnh đạo cấp phòng và gần 70 biên chế. Có 13 tỉnh, Trưởng ban
Ban Dân vận đồng thời là Chủ tịch ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp, giúp
giảm 13 lãnh đạo ban, sở, ngành cấp tỉnh.

Ngoài ra, gần một nửa trong hơn 700 đơn vị cấp huyện đã thí điểm
Trưỏng ban Ban Tổ chức đồng thời là Trưởng phòng Phòng Nội vụ, giảm 36
lãnh đạo cấp phòng và 11 biên chế; 23 quận, huyện của 13 tỉnh, thành phố đã
có Chủ nhiệm ủy ban Kiểm tra đồng thời là Chánh Thanh tra, giảm 23 lãnh
đạo cấp phòng và 9 biên chế.

Theo báo cáo tình hình thực hiện công tác cải cách hành chính năm
2018 của Bộ Nội vụ, nhiều bộ, ngành, địa phương đã thực hiện sắp xếp, tinh
gọn bộ máy(3). Cụ thể, trong năm 2018, Bộ Công an đã sắp xếp, bỏ 6 tổng
cục, giảm gần 60 đơn vị cấp cục và gần 300 đơn vị cấp phòng; sáp nhập 20
Sở Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy vào Công an tỉnh, thành phố; đồng thời,
giảm hơn 500 đơn vị cấp phòng thuộc Công an tỉnh, gần 1.000 đơn vị cấp đội
thuộc Công an huyện. Bộ Tài chính giải thể 43 phòng giao dịch của Kho bạc
Nhà nước cấp tỉnh, tạo điều kiện cho việc sắp xếp, tinh gọn đầu mối quản lý
và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống Kho bạc Nhà nước trong thời
gian tới. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính đã ban hành Kế hoạch sắp xếp, sáp nhập
các chi cục thuế cấp huyện thành các chi cục thuế khu vực thuộc cục thuế cấp
tỉnh. Đến nay, 6 địa phương đã thí điểm hợp nhất chi cục thuế cấp huyện
thành chi cục thuế khu vực, giúp cắt giảm 18 chi cục thuế và 110 đội thuế.
Tổng cục Hải quan đã cắt giảm được 239 đội, tổ thuộc các chi cục hải quan và
đơn vị tương đương.

22
Tại tỉnh Long An, sau khi sắp xếp đã giảm 95 đầu mối tổ chức trực
thuộc các sở, ngành, huyện; giảm 84 lãnh đạo, quản lý (49 cấp trưởng và 35
cấp phó); giảm 192 đầu mối đơn vị sự nghiệp công lập trên toàn tỉnh và giảm
175 lãnh đạo, quản lý tại các đơn vị này (128 cấp trưởng và 47 cấp phó).

Tỉnh Kiên Giang đã giảm 19 phòng chuyên môn thuộc 8 sở và tương


đương; giải thể 11 phòng dân tộc và 13 phòng y tế thuộc ủy ban nhân dân cấp
huyện; cắt giảm 48 đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tỉnh.

Tỉnh Bắc Ninh giảm được 29 cơ quan, đơn vị, 38 lãnh đạo và 197 biên
chế, trong đó, giải thể Sở Ngoại vụ và chuyển nhiệm vụ ngoại vụ về Văn
phòng ủy ban nhân dân tỉnh; sáp nhập sáp nhập 7 bệnh viện đa khoa, 8 trung
tâm y tế và 8 trung tâm dân số - kế hoạch hóa gia đình thành 8 trung tâm y
tế cấp huyện đa chức năng.

Tỉnh Lào Cai đã hợp nhất sở Giao thông vận tải với Sở Xây dựng thành
Sở Giao thông vận tải - Xây dựng. Tỉnh Hà Giang hợp nhất Sở Nội vụ với
Ban Tổ chức Tỉnh ủy thành Ban Tổ chức - Nội vụ; hợp nhất Thanh tra tỉnh
với ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy thành cơ quan Kiểm tra - Thanh tra tỉnh. Một số
địa phương đã hợp nhất Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch với Sở Thông tin và
Truyền thông, như tỉnh Bạc Liêu, Quảng Trị..

2.4.2. Những hạn chế còn tồn tại


Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước còn một số hạn chế, yếu kém(4)
như:

Thứ nhất, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của một số
cơ quan, tổ chức chưa thật rõ, còn chồng chéo, trùng lắp. Việc phân công,
phân cấp, phân quyền giữa các ngành, các cấp và trong từng cơ quan, tổ chức

23
chưa hợp lý, thiếu đồng bộ, còn tình trạng bao biện, làm thay hoặc bỏ sót
nhiệm vụ.

Thứ hai, kiện toàn tổ chức bộ máy gắn với tinh giản biên chế, cơ cấu lại
đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chưa đạt kết quả cao.

Thứ ba, công tác quản lý nhân sự chưa chặt chẽ, tỉ lệ người phục vụ
cao, số lãnh đạo cấp phó nhiều, việc bổ nhiệm cấp “hàm” ở một số cơ quan
Trung ương chưa hợp lý. Số người hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách nhà
nước lớn, người hoạt động không chuyên trách cấp xã và thôn, tổ dân phố còn
nhiều.

Trong công tác tổ chức bộ máy, năng lực quản lý, điều hành và hiệu
lực, hiệu quả hoạt động của một số cơ quan nhà nước còn hạn chế. Sự phối
hợp giữa các cấp, các ngành, các địa phương thiếu chặt chẽ. Chưa phân định
rõ tính đặc thù của chính quyền đô thị, nông thôn, hải đảo. Các đơn vị hành
chính địa phương nhìn chung quy mô nhỏ, nhiều đơn vị cấp huyện, cấp xã
chưa bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định.

2.4.3. Nguyên nhân hạn chế


Một là, mô hình tổng thể về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị chưa
hoàn thiện, một số bộ phận, lĩnh vực chưa phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của
thời kỳ mới.

Hai là, công tác quản lý tổ chức bộ máy và biên chế thiếu chặt chẽ và
chưa tập trung thống nhất vào một đầu mối. Trong nhiều văn bản quy phạm
pháp luật chuyên ngành quy định về tổ chức bộ máy, biên chế chưa phù hợp.
Cơ chế, chính sách khuyến khích việc sắp xếp tinh gọn tổ chức, biên chế chưa
đồng bộ, thiếu quyết liệt. Việc phân bổ kinh phí thường xuyên theo biên chế

24
chưa gắn với kết quả và hiệu quả hoạt động của các tổ chức, cơ quan, đơn vị
là một trong những nguyên nhân làm tăng biên chế.

Ba là, công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát chưa thường xuyên, chưa
xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân có những vi phạm đối với việc sắp xếp
tổ chức, tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quán
triệt và tổ chức thực hiện các chủ trương, nghị quyết, quy định về sắp xếp,
kiện toàn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế thiếu kiên quyết, còn tình trạng
nể nang, né tránh, ngại va chạm, lợi ích cục bộ...

Bốn là, công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu khoa học về tổ chức bộ
máy của hệ thống chính trị, hệ thống tổ chức nhà nước chưa được coi trọng,
việc thực hiện sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm chưa tiến hành kịp thời.

2.5 Khả năng áp dụng mô hình tổ chức bộ máy hành chính của
Nhật Bản ở Việt Nam
Nền công vụ Nhật Bản vẫn áp dụng chế độ tuyển dụng “suốt đời”, đề
cao tính chuyên nghiệp, thâm niên công tác, tập trung sử dụng một cách tối
ưu nguồn nhân lực có kinh nghiệm trong hệ thống công vụ của mình. Từ năm
2012, Nhật Bản bắt đầu quan tâm xác định lộ trình thăng tiến của công chức
dựa trên năng lực và kết quả công tác (không chỉ dựa trên bằng cấp chuyên
môn, kết quả thi đầu vào công chức và thâm niên công tác như trước). Công
tác phát triển đội ngũ công chức lãnh đạo trong Chính phủ Trung ương được
đặc biệt chú trọng 38 . Chính phủ chú trọng xây dựng hình ảnh đội ngũ công
bộc tâm huyết phục vụ nhân dân. Họ vận dụng nhiều biện pháp của Tổ chức
Minh bạch Quốc tế và các khuyến nghị của OECD (1998) để nâng cao các
hành vi đạo đức trong hệ thống công vụ và phòng chống tiêu cực, tham
nhũng. Phẩm chất đạo đức và ý thức công dân của công chức, cũng như việc
bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn cho công chức, chú trọng năng lực

25
và kết quả công tác của công chức là những vấn đề mà Chính phủ Nhật Bản
hết sức quan tâm

Thứ nhất, bên cạnh các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trực
tiếp đưa ra các chính sách cải cách hành chính như Nội các và Nghị viện, thì
các cơ quan tư vấn như các Hội đồng và các Ủy ban Cải cách hành chính đã
thường xuyên được sử dụng như những tổ chức trung tâm để đưa ra các báo
cáo về thực trạng và đề xuất các chính sách, biện pháp cải cách hành chính.
Các Hội đồng, Ủy ban Cải cách hành chính, với thành phần tham gia gồm đại
diện của nhiều tầng lớp, nhiều nhóm lợi ích trong xã hội, có quan hệ rất mật
thiết với hệ thống chính trị của Nhật Bản. Do đó, “tiếng nói” của các cơ quan
tư vấn này thực sự đủ mạnh để tác động đến các chính sách và biện pháp cải
cách hành chính. 

- Thứ hai, để tiến trình cải cách hành chính nhận được sự đồng thuận
giữa các chủ thể liên quan, cần xác lập cơ chế vận hành hợp lý giữa các chủ
thể liên quan đến chính sách cải cách. 

Chẳng hạn, việc đề cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các Bộ
trưởng trong việc đưa ra các chính sách cải cách hành chính ở ngành, lĩnh vực
của mình – ngay cả khi quan điểm của Bộ trưởng có thể khác biệt với quan
điểm của Thủ tướng - là đáng xem xét. Sự tồn tại của một cơ quan có chức
năng đẩy mạnh sự phối hợp trong cải cách hành chính giữa các Bộ, tránh mâu
thuẫn lợi ích giữa các Bộ như Cơ quan Quản lý và Phối hợp (MCA) là đặc
biệt cần thiết và đã phát huy được hiệu quả trong cải cách hành chính ở Nhật
Bản. 

- Thứ ba, việc thành lập một Ủy ban đặc biệt về cải cách hành chính
thuộc Nghị viện để xem xét, thảo luận kỹ lưỡng về các đề xuất liên quan đến

26
cải cách hành chính do Nội các đệ trình là cần thiết và có ý nghĩa. Điều này
tránh tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi” của cơ quan hành pháp trong cải
cách hành chính - đặc biệt trong bối cảnh Nội các là cơ quan đề xuất tới 80%
các dự thảo chính sách và dự thảo luật như ở Nhật Bản (và nhiều quốc gia).

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT


ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC BỘ MÁY HÀNH CHÍNH CỦA VIỆT NAM.

3.1. Sắp xếp lại bộ máy cấp xã, sở, ngành cấp tỉnh
Quy định hiện hành yêu cầu cấp xã phải từ 30 km2 và 5.000 người trở
lên, tuy nhiên cả nước có tới hơn 700 xã chưa đạt một nửa tiêu chí về dân số
và diện tích tự nhiên, thậm chí nhiều xã - phường chưa đến một km2. Hiện
trung bình mỗi xã có trên 20 công chức, chưa kể những người hoạt động
không chuyên trách. Việc sáp nhập hàng trăm xã sẽ giúp tiết kiệm cho ngân
sách cả nghìn tỷ đồng mỗi năm. Ông Phạm Văn Hòa,  đại biểu Quốc hội tỉnh 
Đồng Tháp, đề xuất: "Có lộ trình từ 2021, hợp nhất các xã, huyện không đạt
tiêu chuẩn quy mô dân số diện tích. Khi các huyện, xã đã hợp nhất lại thì đơn
vị hành chính trực thuộc tỉnh sẽ ít đi. Nghiên cứu hợp nhất các tỉnh có đơn vị
hành chính chưa đủ số lượng, quy mô dân số thấp. Việt Nam có 63 tỉnh, thành
phố như hiện nay là quá nhiều đầu mối. Đề nghị Chính phủ đề xuất Quốc hội
sửa đổi một số điều trong Hiến pháp là không có HĐND cấp huyện, xã, tăng
đại biểu HĐND cấp tỉnh ở huyện thực hiện chức năng giám sát trên địa bàn
huyện nơi mình ứng cử. Đề nghị thực hiện luôn Bí thư cấp ủy xã đồng thời là
Chủ tịch UBND thống nhất trong cả nước".

Về tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, nhiều ý kiến
cho rằng phải phân cấp mạnh cho địa phương, không áp khung chung cho tất
cả tỉnh, thành như trước mà tạo cơ chế mở, trao quyền chủ động cho cơ sở.
Chính quyền địa phương được quyền xem xét, quyết định nên hợp nhất, giải

27
thể, có thành lập hay không sở ngành nào để phù hợp với điều kiện kinh tế -
xã hội trên địa bàn. Tương tự, Trung ương chỉ quy định chung về số lượng
cấp phó và địa phương được quyền bố trí cụ thể, miễn sao không vượt khung.
Việc cắt giảm người làm lãnh đạo, quản lý sẽ giúp ngân sách bớt gánh nặng
về phương tiện, trụ sở, phụ cấp... Bà Phương Thị Thanh, đại biểu Quốc hội
tỉnh Bắc Kạn, kiến nghị: "Chính phủ sớm rà soát chỉ đạo  ban hành các văn
bản theo hướng  Chính phủ chỉ quy định tiêu chí thành lập và khung số lượng
bên trong của các cơ quan chuyên môn của cấp tỉnh của bộ, cần phân cấp cho
chính quyền địa phương quyết định việc thành lập hoặc không tổ chức phòng,
chi cục trên điều kiện đặc thù của địa phương để thành lập cho phù hợp. Đề
nghị các bộ khi quy định biên chế thì quy định khung để địa phương dễ thực
hiện".

3.2. Giảm số lượng đơn vị trong các Bộ


Nhiều đại biểu thống nhất yêu cầu tinh gọn đầu mối bên trong, giảm cơ
bản số lượng tổng cục, cục, vụ, phòng; không thành lập tổ chức mới, không
thành lập phòng trong vụ. Thực tế cho thấy nhiều năm qua, số Tổng cục tăng
gấp đôi, lên 42 đơn vị. Nghĩa là bộ máy có 42 Tổng cục trưởng, khoảng 200
Tổng cục phó, chưa kể các đơn vị bên trong tổng cục. Ngoài ra, cần tiếp tục
nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về phạm vi quản lý đa ngành, đa lĩnh
vực của một số bộ, ngành, nhất là những cơ quan có chức năng tương đồng,
trùng lắp để có giải pháp phù hợp. Ông Phan Viết Lượng, đại biểu Quốc hội
tỉnh Bình Phước, cho rằng: "Cần ưu tiên các nhiệm vụ giải pháp có tính đột
phá, gắn với lộ trình cụ thể. Trước mắt  cần sửa đổi quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của các bộ, ngành theo hướng tinh gọn, giảm cấp trung gian. Quy định
cụ thể về tiêu chí thành lập, số lượng đầu mối số biên chế, cấp phó của các vụ,
cục cơ quan chuyên môn để sắp xếp cơ cấu tổ chức bên trong giảm đầu mối
cơ quan quản lý , cán bộ lãnh đạo của các bộ, cơ quan ngang bộ, địa phương;

28
đẩy mạnh cải cách hành chính, giảm phiền hà trong các thủ tục, tăng tính
công khai minh bạch".

Nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước là một
chủ trương lớn của Việt Nam. Việc triển khai đồng bộ các biện pháp sẽ bảo
đảm tính tổng thể, liên thông, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc
gia.

KẾT LUẬN
Với sự nổ lực và quyết tâm của những người lãnh đạo và dân chúng cải
cách hành chính ở Nhật Bản đã thu được kết quả khá tốt. Điểm hết sức quan
trọng là cải cách hành chính ở Nhật Bản đã chuyển từ số lượng sang chất
lượng trong môi trường thị trường mở. Thực tế bộ máy hành chính của Nhật
Bản vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại. Song, những kinh nghiệm để Việt Nam ta
học hỏi trong thời gian qua của Nhật Bản sẽ là những bài học bổ ích cho
công cuộc cải cách hành chính của Việt Nam hiện nay và trong tương lai. 

Thực hiện Nghị quyết Đại hội ĐBTQ lần thứ XIII của Đảng; với việc
tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của
Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Qua đó, thiết thực góp phần củng cố,
tăng cường niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ
nghĩa; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phát huy
ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại;
đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại
hóa; xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình,
ổn định; phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển,
theo định hướng xã hội chủ nghĩa

29
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.PGS.TS. Ngô Thành Can - Học viện Hành chính Quốc gia, (16/07/2019),
Tinh gọn bộ máy hành chính nhà nước để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt
động.
https://www.moha.gov.vn/tin-noi-bat/tiep-tuc-xay-dung-bo-may-hanh-
chinh-nha-nuoc-tinh-gon-hoat-dong-hieu-luc-hieu-qua-theo-tinh-than-nghi-
quyet-dai-hoi-xiii-cua-dang-46091.html

2.Tạp chí Tài chính, (3/20270), Thực trạng và giải pháp cải cách hành chính
ở Việt Nam hiện nay

http://snv.daknong.gov.vn/thuc-trang-va-giai-phap-cai-cach-hanh-
chinh-o-viet-nam-hien-nay/

3.PGS. TS Nguyễn Xuân Đức, TS. Hoàng Thị Ngân (dịch), Luật hành chính
một số nước trên thế giới

4.Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật, Trường Đại học Luật Hà Nôi,
Nxb Công an nhân dân.

30

You might also like