You are on page 1of 11

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM


KHOA LUẬT

UNIVERSITY

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN


MÔN HỌC: LUẬT HIẾN PHÁP

Đề tài: Kiểm soát thực hiện quyền hành pháp của một số nước
trên thế giới và khuyến nghị cho Việt Nam

Giảng viên hướng dẫn: Lê Na


Sinh viên thực hiện: Lê Thành Đạt
Mã số sinh viên: 31221025452
Khóa-Lớp: K48-LKC02
Mã lớp học phần: 22C1LAW51106106
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU...................................................................................................................2
PHẦN 1: KIỂM SOÁT QUYỀN HÀNH PHÁP Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN
THẾ GIỚI.................................................................................................................4
1.1. Khái niệm quyền hành pháp.........................................................................4
1.2. Sự cần thiết trong việc kiểm soát quyền hành pháp...................................5
1.3. Kiểm soát thực hiện quyền hành pháp ở một số nước trên thế giới..........5
1.3.1. Kiểm soát quyền hành pháp ở Anh............................................................5
1.3.2. Kiểm soát quyền hành pháp ở Pháp...........................................................6
1.3.3. Kiểm soát quyền hành pháp ở Mỹ.............................................................7
PHẦN 2: KINH NGHIỆM DÀNH CHO VIỆT NAM DỰA TRÊN VIỆC
NGHIÊN CỨU KIỂM SOÁT QUYỀN HÀNH PHÁP Ở MỘT SỐ NƯỚC
TRÊN THẾ GIỚI.....................................................................................................8
2.1. Thực trạng kiểm soát quyền lực Nhà nước trong thời gian vừa qua........8
2.2. Kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc hoàn thiện, kiểm soát, củng cố
việc thực hiện quyền hành pháp..........................................................................8
KẾT LUẬN.............................................................................................................10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................11

2
MỞ ĐẦU
Quyền lực Nhà nước đã và đang là một vấn đề được quan tâm, nghiên cứu sâu sắc,
đặc biệt trong bối cảnh chuyển biến về kinh tế hiện nay. Vấn đề đặt ra là nghiên
cứu về việc tổ chức và kiểm soát quyền lực nhà nước sao cho phù hợp với yêu cầu
của xã hội, của thời cuộc. Trong đó, quyền hành pháp – một loại quyền lực đặc biệt
với vị trí là trung tâm quyền lực của nhà nước luôn tiềm ẩn những nguy cơ lộng
hành, lộng quyền gây ảnh hưởng tiêu cực và xâm hại đến lợi ích của Quốc gia, xã
hội và nhân dân. Chính vì vậy, việc kiểm soát quyền hành pháp là một yêu cầu
mang tính khách quan, vừa là một nhiệm vụ cấp bách trong việc tổ chức và vận
hành một đất nước. Trong cơ chế thực hiện quyền lực Nhà nước ở Việt Nam hiện
nay, việc xác định chính xác vị trí, vai trò của quyền hành pháp có ảnh hưởng rất
lớn đến các quyền khác trong cơ cấu quyền lực nhà nước và toàn bộ các lĩnh vực
của đời sống xã hội. Vậy cơ quan Nhà nước Việt Nam đã thật sự làm tốt nhiệm vụ
của mình trong việc kiểm soát quyền hành pháp hay chưa, thông qua việc nghiên
cứu và tìm hiểu cách thức kiểm soát quyền hành pháp của các nước trên thế giới sẽ
đem lại những kinh nghiệm cũng như bài học cho Việt Nam. Đó cũng là lý do tác
giả lựa chọn đề tài “Kiểm soát thực hiện quyền hành pháp của một số nước trên thế
giới và khuyến nghị cho Việt Nam”.

3
PHẦN 1:
KIỂM SOÁT QUYỀN HÀNH PHÁP Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
Trước khi tìm hiểu, nghiên cứu về việc kiểm soát quyền hành pháp, ta cùng
tìm hiểu khái quát về quyền hành pháp.
1.1. Khái niệm quyền hành pháp:
Có rất nhiều quan niệm về quyền hành pháp:
- Theo quan niệm của Montesquieu, quyền hành pháp là quyền “quyết định việc
hòa hay chiến, gửi đại sứ đi các nước, thiết lập an ninh, đề phòng xâm lược”. 1
- Bách khoa thư về quyền lực (Encyclopedia of Power) do Keith Dowding (giáo
sư Đai học quốc gia Úc) chủ biên (xuất bản năm 2011), quyền hành pháp được tác
giả định nghĩa rằng“quyền hành pháp là thẩm quyền thực thi các đạo luật và bảo
đảm rằng các đạo luật này được thi hành như ý định đặt ra các đạo luật ấy”.2
Một số nghiên cứu, quan điểm của nhiều chuyên gia ở Việt Nam về quyền
hành pháp:
- Theo TS. Trần Anh Tuấn (ủy viên thường trực ban biên tập sử đổi Hiến pháp
1992), “quyền hành pháp là quyền khởi xướng hoạch định chính sách và tổ chức
thi hành chính sách, bao gồm các hoạt động: đề xuất, khởi xướng việc hoạch định
chính sách và điều hành chính sách; tổ chức thi hành Hiến pháp và pháp luật, bảo
đảm trật tự công”.
- Từ điển luật học do Viện Khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp) biên soạn dưới sự chỉ
đạo của TS. Nguyễn Đình Lộc (chủ tịch Hội đồng biên soạn) năm 2006 có định
nghĩa về quyền hành pháp như sau: quyền hành pháp theo cuốn từ điển này là
“quyền quản lý hành chính nhà nước về mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa,
xã hội, giáo dục, quốc phòng, an ninh, đối ngoại… trên phạm vi toàn lãnh thổ
quốc gia.” 3
- GS. Phạm Hồng Thái lại cho rằng “quyền hành pháp” chính là “quyền điều hành
đất nước” một cách liên tục, không ngưng trệ và nhấn mạnh rằng “hành pháp
mạnh” là hành pháp “biết quản lý, biết dẫn dắt các quá trình xã hội phát triển
phù hợp với các quy luật của tự nhiên và xã hội tất yếu dẫn đất nước tới phát
triển, phồn vinh” và ngược lại. 4

1
 Montesquieu, Bàn về tinh thần pháp luật (bản dịch của Hoàng Thanh Đạm) (Hà Nội: NXB Lý luận chính trị,
2006) tr. 105-106.
2
Andre Kaiser, “Executive Power” in Keith Dowding (ed.), Encyclopedia of Power (London: Sage, 2011) at
228 (nguyên văn: “the executive power is the authority to enforce laws and to ensure that they are implemented
as intended”).
3
 Viện Khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp), Từ điển luật học (Hà Nội: NXB Từ điển bách khoa, 2006) tr. 65
4
GS.TS. Phạm Hồng Thái, “Sự liên tục của hành pháp và quyền lực hành chính”

4
Qua việc tìm hiểu khái niệm về quyền hành pháp nêu trên, có thể thấy quan điểm
của các học giả đều có phần tương đồng nhau. Từ đó, tác giả có thể hiểu đơn giản
quyền hành pháp tức là quyền thi hành pháp luật.
1.2. Sự cần thiết trong việc kiểm soát quyền hành pháp:
“Ở đâu có quyền lực thì ở đó có lạm dụng quyền lực”, kiểm soát quyền lực
hành pháp chưa bao giờ là một nhiệm vụ dễ dàng cho các cơ quan hành pháp
nhà nước. Đây là một vấn đề quan trọng cấp bách, ảnh hưởng về lâu dài trong
sự phát triển của một quốc gia. Tính phức tạp của vấn đề này nằm ở chỗ:
Thứ nhất, việc kiểm soát quyền hành pháp đã và đang là một yêu cầu tất
yếu đối với bất cứ Nhà nước dân chủ và pháp quyền nào.
Thứ hai, việc kiểm soát này phải đảm bảo không làm mất đi tính mềm dẻo
linh hoạt trong việc thi hành những công việc của Chính phủ và cơ quan nhà
nước các cấp.
Bên cạnh đó, lạm quyền cũng là một vấn đề nhức nhối trong bộ máy nhà
nước. Do vậy, việc kiểm soát quyền lực cũng là một điều cần thiết, lý do là
bởi vì:
- Hành pháp là một trong những loại quyền lực của nhà nước do người dân ủy
nhiệm. Các công chức trong bộ máy nhà nước cần phải có nghĩa vụ quản lí đất
nước theo pháp luật một cách nghiêm minh, công bằng, dân chủ.
- Đây là ý chí chung của xã hội nhưng được giao cho một số ít người có khả
năng hữu hạn để thực thi. Đôi khi, có thể mắc những sai lầm nhưng hậu quả
của những sai lầm này không chỉ là cá nhân mà toàn cộng đồng, xã hội phải
gánh chịu.
Từ những lý do trên, việc kiểm soát quyền hành pháp cần và nên kiểm soát
một cách triệt để.
1.3. Kiểm soát thực hiện quyền hành pháp ở một số nước trên thế giới:
1.3.1. Kiểm soát quyền hành pháp ở Anh:
Quyền hành pháp ở Vương quốc Anh thuộc về nguyên thủ quốc gia và
Chính phủ nhưng thực chất, cơ quan nắm giữ quyền lực này chủ yếu là Chính
phủ.
Sau khi Hạ viện được thành lập thì Nữ hoàng sẽ trực tiếp bổ nhiệm người
đứng đầu đảng chiếm phần lớn ghế trong Hạ viện làm Thủ tướng. Trường hợp
không có đảng nào chiếm phần lớn ghế trong Hạ viện thì việc bổ nhiệm Thủ
tướng sẽ được thương lượng với nhau giữa Nữ hoàng với những người đứng
đầu đảng trong Hạ viện. Về nguyên tắc, Nghị viện có quyền giám sát đối với

5
Chính phủ, đơn giản là vì Thủ tướng được lập ra bởi Nghị viện nên có trách
nhiệm trước Nghị viện. Tuy nhiên sự kiểm soát của Nghị viện phải có tính
mềm dẻo, linh hoạt bởi vì theo khía cạnh văn hóa, chính trị của người Anh thì
kỷ luật đảng luôn được nêu cao và coi trọng.
Xem xét cách thức tổ chức bộ máy nhà nước của Anh, Chính phủ mặc dù
nắm giữ hầu hết quyền lực nhưng phải chịu sự kiểm soát của Nghị viện. Đây
là sự bất cân bằng giữa các nhánh quyền lực. Nghị viện có thể kết tội các quan
chức cấp cao trong bộ máy hành pháp. Tiếp đó là Hạ viện sẽ tiến hành các thủ
tục truy tố, Thượng viện sẽ xét xử và kết tội. Các quan chức phải chịu các hình
phạt thỏa đáng, thậm chí là tử hình. Bên cạnh đó, Hạ viện có quyền bỏ phiếu
không tín nhiệm đối với Chính phủ, buộc Chính phủ từ chức mà không cần
thông qua sự phê chuẩn của Thượng viện hoặc Nữ hoàng.
Tóm lại, quyền kiểm soát quyền lực ở Anh không phải từ cấu trúc nhà
nước, dựa trên những cơ sở pháp lý mà hình thành một cách khuôn mẫu theo
truyền thống văn hóa, từ những cam kết và sự kiểm soát chính trị của giới cầm
quyền.
1.3.2. Kiểm soát quyền hành pháp ở Pháp:
Mô hình tổ chức quyền hành pháp ở Pháp trong chính thể Cộng hòa hỗn hợp
hay còn gọi là Cộng hòa lưỡng tính là dạng chính thể có cả đặc trưng của Cộng hòa
đại nghị lẫn Cộng hòa Tổng thống. Theo nguyên tắc này, bộ máy hành pháp bao
gồm 2 cơ quan, một là Tổng thống, hai là Thủ tướng Chính phủ và Nội các. Quyền
hành pháp sẽ thuộc về Tổng thống – đại diện hành pháp duy nhất.
Tổng thống là người được nhân dân trực tiếp bầu ra theo nguyên tắc phổ thông đầu
phiếu với nhiệm kỳ là 5 năm. Thủ tướng được bầu cử bởi đa số thành viên trong
Nghị viện và được Tổng thống bổ nhiệm. Nội các, thường gồm những thành viên
của đảng cầm quyền ở Hạ viện và phải chịu trách nhiệm trước Hạ viện. Hoạt động
của Nội các được Nghị viện giám sát, bên cạnh đó Hạ viện có thể bỏ phiếu bất tín
nhiệm đối với Nội các và yêu cầu Nội các từ chức.
Khi các thành viên Chính phủ phạm tội thì một Tòa án cấp cao sẽ được Nghị
viện thành lập để xét xử. Hệ thống Tòa án Pháp được chia thành ba hệ thống: Tòa
án tư pháp, Tòa án Hiến pháp (hay còn gọi là Hội đồng bảo hiến) và Tòa án hành
chính. Việc xét xử các vụ án trong lĩnh vực hành chính sẽ do Tòa án hành chính
đảm nhiệm và được chia làm hai nhóm là Tòa án hành chính có thẩm quyền chung
và Tòa án hành chính có thẩm quyền chuyên biệt. Tham chính viện, một trong ba
cấp của Tòa án hành chính có thẩm quyền chuyên biệt là Tòa án hành chính tối cao
của Pháp đồng thời cũng là cơ quan tham mưu của Chính phủ với thẩm quyền giải
quyết những tranh chấp, khiếu kiện liên quan đến quyết định và hành vi hành chính
của cơ quan hành chính như:

6
- Khiếu kiện đối với Nghị định và pháp lệnh của Chính phủ
- Khiếu kiện đối với các quyết định là văn bản quy phạm pháp luật của các bộ
trưởng cũng như các văn bản áp dụng pháp luật
- Khiếu kiện các văn bản hành chính có phạm vi áp dụng vượt ra ngoài quản hạt
của một tòa án hành chính cấp sơ thẩm
- Khiếu kiện đối với những Quyết định hành chính của cơ quan đại diện Pháp ở
nước ngoài
- Khiếu kiện về tính hợp hiến, hợp pháp của văn bản hành chính
- Khiếu kiện về sự xâm hại của quyết định xử phạt hành chính của cơ quan hành
chính độc lập ban hành
- Khiếu kiện các quyết định bầu cử đại biểu vùng
Tóm lại, ở Pháp, Thủ tướng là người đứng đầu bộ máy hành pháp và có quyền
chỉ đạo Chính phủ thực thi những chính sách quốc gia của Tổng thống và chịu
trcash nhiệm trước việc thực hiện những chính sách này.
1.3.3. Kiểm soát quyền hành pháp ở Mỹ:
Theo chính thể cộng hòa Tổng thống tại Mỹ thì quyền hành pháp được giao cho
Tổng thống – nguyên thủ quốc gia người nắm toàn bộ quyền quản lý, điều hành
quốc gia đồng thời cũng là người đứng đầu cơ quan hành pháp.
Nghị viện tại Mỹ không trực tiếp kiểm soát hành pháp tuy nhiên có thể thực hiện
thủ tục luận tội đối với các cơ quan liên bang khác như Tổng thống, Phó Tổng
thống, bộ trưởng,… Hình phạt cao nhất có thể là khả năng truất quyền đối với
những người nói trên. Tuy nhiên, nhánh hành pháp cũng có sự kiểm soát ngược lại
đối với nhánh tư pháp và lập pháp. Chính phủ Mỹ có tiếng nói nhất định trong việc
ban hành luật pháp của Nghị viện. Quốc hội có quyền ban hành các đạo luật nhưng
Tổng thống còn có quyền phủ quyết các dự luật do Quốc hội trực tiếp thông qua.
Mặt khác, Quốc hội có thể bác bỏ sự phủ quyết của Tổng thống dựa trên cơ sở 2/3
số phiếu đồng ý của cả 2 viện. Do vậy, để đảm bảo luật sẽ được thi hành một cách
chính xác, Tổng thống sẽ đưa ra những lệnh thi hành và các quy định liên bang,
Tòa án lúc này sẽ có nhiệm vụ giải thích luật.
Với cơ chế tam quyền phân lập, nước Mỹ đã phân công quyền lực một cách rõ
ràng, rành mạch, triệt để giữa ba nhánh hành pháp, lập pháp và tư pháp. Mỗi nhánh
quyền lực đều thực hiện việc kiểm soát, kìm tỏa quyền đối với các nhánh khác, do
đó kiểm soát quyền lực ở Mỹ có sự cân bằng nhất định.

7
PHẦN 2:
KINH NGHIỆM DÀNH CHO VIỆT NAM DỰA TRÊN VIỆC NGHIÊN CỨU
KIỂM SOÁT QUYỀN HÀNH PHÁP Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
Thông qua những nghiên cứu làm tiền đề ở phần 1, việc rút kinh nghiệm trong việc
kiểm soát quyền hành pháp cho Việt Nam là một điều cần được quan tâm và chú
trọng.
2.1. Thực trạng kiểm soát quyền lực Nhà nước trong thời gian vừa qua:
Trong những năm qua, Việt Nam luôn cố gắng hết mình trong việc xây dựng
một hệ thống chính trị vững chắc, mạnh mẽ hơn. Đặc biệt luôn chú trọng đến vai
trò lãnh đạo của Đảng nhằm xây dựng một hệ thống pháp luật một hệ thống pháp
luật ngày càng hoàn thiện, góp phần xây dựng đất nước ngày càng vững mạnh. Tuy
nhiên những biến đổi phức tạp của nhân loại trong thời gian qua, đặc biệt là dịch
bệnh Covid-19 đã gây ra vô vàn khó khăn cũng như thách thức cho việc củng cố hệ
thống chính trị của đất nước. Thực trạng quyền lực Nhà nước ta trong giai đoạn vừa
qua còn bộc lộ nhiều điểm yếu có thể kể đến như:
- Năng lực quản lý, điều hành đất nước của Đảng, Nhà nước cũng như chính quyền
các cấp chưa được nhất quán, đồng bộ, kém hiệu quả và chưa đáp ứng được đòi hỏi
trong thời kỳ chuyển biến xã hội mới.
- Bộ máy quản lý nhà nước chưa được linh hoạt, chậm thay đổi.
- Tình trạng tham nhũng, quan liêu bao cấp vẫn còn tồn đọng trong bộ máy chính
trị
- Năng lực quản lý, phẩm chất điều hành của một số cán bộ chưa tương xứng với
chức vụ, chưa đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân
- Một số bộ phận đội ngũ cán bộ có tư tưởng, phẩm chất đạo đức ngày càng tha hóa
và biến chất.
2.2. Kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc hoàn thiện, kiểm soát, củng cố
việc thực hiện quyền hành pháp:
Bằng những kiến thức đã nghiên cứu ở phần 1 cũng như dừa trên thực trạng
kiểm soát quyền lực Nhà nước như đã nêu ở trên, tác giả xin đưa ra một số kinh
nghiệm, cũng như giải pháp trong việc kiểm soát thực hiện quyền hành pháp tại
Việt Nam:

8
- Tiếp tục củng cố và phát huy những quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng
và Nhà nước ta. Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của
dân, do dân và vì dân. Tất cả các cơ quan thực hiện quyền lực Nhà nước phải đặt
lợi ích của nhân dân, của đất nước lên hàng đầu, không vì lợi ích cá nhân mà đánh
mất trách nhiệm và nghĩa vụ đối với dân tộc.
- Nâng cao vai trò kiểm soát quyền lực của cơ quan tư pháp đối với cơ quan lập
pháp và hành pháp, trường hợp điều này không khả thi thì cần phải tang cường các
hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội trong các kỳ họp quan trọng như bỏ phiếu,
giám soát tối cao theo chuyên đề.
- Việc coi trọng vai trò của Tòa án trong kiểm soát thực hiện quyền hành pháp cũng
là một điều đáng lưu tâm. Nhằm mục đích tăng cường, đảm bảo kiểm soát việc
thực hiện quyền hành pháp một cách hiệu quả hơn thông qua hoạt động xét xử của
Tòa án thì việc thực hiện một số các giải pháp như mở rộng thẩm quyền của Tòa án
trong xét xử các vụ án hành chính, nghiên cứu các quyết định, chính sách. Cần trao
cho Tòa án nhân dân tối cao quyền được xem xét và hủy bỏ đình chỉ thi hành các
quyết định quy phạm trái với Hiến pháp, pháp luật tại địa phương ban hành.
- Kiểm soát đối với quyền lực hành pháp phải đảm bảo yêu cầu hướng tới việc xây
dựng một nền hành pháp liêm chính, nghiêm minh và trách nhiệm. Kiểm soát ở đây
không chỉ là tập trung vào việc phát hiện, xử lý dứt điểm các trường hợp lạm
quyền, các hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức Nhà nước đang làm
việc tại các cơ quan hành pháp mà quan trọng hơn là kiểm soát thực hiện quyền
hành pháp phải linh hoạt, mềm dẻo trong việc thi hành những công việc của Chính
phủ cũng như đất nước.
- Cần tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các cơ quan báo chí truyền thông tham
gia việc tuyên truyền, khuyến khích trong việc kiểm soát quyền lực. Những vụ án
tham nhũng, trái với quy định của pháp luật được đưa ra xét xử đều có đóng góp
của các phương tiện truyền thông này.
- Tăng cường những khóa huấn luyện đào tạo chính trị cho các lớp cán bộ trẻ trong
cơ quan hành pháp. Công việc này là tiền đề nhằm xây dựng ý thức, khả năng nắm
vững các kiến thức về chính trị, chủ trương của Đảng và Nhà nước góp phần xây
dựng một bộ máy chính trị nghiêm minh ngay từ những giai đoạn đầu, đồng thời
đáp ứng được những yêu cầu của thời cuộc trong công cuộc hiện đại hóa đất nước,
hội nhập quốc tế.
- Cuối cùng, tham gia kiểm soát quyền hành pháp phải luôn là trách nhiệm chung
của cả hệ thống chính trị nói riêng và toàn thể nhân dân nói chung. Đây là vấn đề
then chốt, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc tổ chức và vận hành của bộ
máy nhà Nước. Vấn đề cần lưu tâm là phải đảm bảo thực hiện trên thực tế, do sự ủy

9
quyền của nhân dân, giao quyền lực cho cơ quan Nhà nước mà không được làm
mất quyền, lạm quyền nói chung và quyền hành pháp nói riêng – quyền lực ảnh
hưởng, tác động nhiều nhất đến lợi ích của nhân dân. Có như vậy, đất nước ta mới
có thể pháp triển bền vững, ngày càng có vị thế trên trường quốc tế.

KẾT LUẬN
Thông qua đề tài nghiên cứu, tác giả đã làm rõ được những vấn đề cơ bản
của quyền hành pháp cũng như cách thức tổ chức, kiểm soát quyền hành pháp ở
một số nước trên thế giới. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã chỉ ra những hạn chế trong
thực trạng việc kiểm soát quyền hành pháp ở Việt Nam để từ đó rút ra những kinh
nghiệm, giải pháp phù hợp để xây dựng, kiểm soát quyền hành pháp một cách chặt
chẽ và nghiêm minh, đúng với tư tưởng của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh trong
việc xây dựng đất nước. Trong bối cảnh xã hội hiện nay, quyền hành pháp của Việt
Nam cần được tiếp tục xây dựng theo hướng đề cao vai trò của Đảng và Chính phủ,
năng động, linh hoạt, sáng tạo trong việc quản lý đất nước, không ngừng củng cố,
phát huy để xây dựng một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đảm bảo nguyện
vọng và mong muốn của nhân dân cũng như đáp ứng được những yêu cầu khách
quan trong việc xây dựng quyền hành pháp độc lập, hiệu quả, sáng tạo.

10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Montesquieu, Bàn về tinh thần pháp luật (bản dịch của Hoàng Thanh Đạm) (Hà
Nội: NXB Lý luận chính trị, 2006)
2. Andre Kaiser, “Executive Power” in Keith Dowding (ed.), Encyclopedia of
Power (London: Sage, 2011)
3. Viện Khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp), Từ điển luật học (Hà Nội: NXB Từ điển
bách khoa, 2006)
4. Nguyễn Minh Đoan, Một số vấn đề về tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước,
Sách tham khảo, Nxb CTQG, H.2009.

5. TS. Phan Thị Lan Hương (2019), Kiểm soát thực hiện quyền hành pháp của tòa
án Hoa Kỳ và một số khuyến nghị cho Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số
17 (393), tháng 8/2019.

6. Uyên CT (2021, 5 tháng 11). Kiểm tra giám sát thực hiện quyền hành pháp của
một số nước trên thế giới và một số khuyến nghị cho Việt Nam . Luật Sư
Online. https://iluatsu.com/hien-phap/kiem-soat-thuc-hien-quyen-hanh-phap-cua-
mot-so-nuoc-tren-the-gioi/

11

You might also like