You are on page 1of 22

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

Khoa Truyền thông và Văn hoá Đối ngoại

-----dc&dc-----

TIỂU LUẬN GIỮA KỲ


Học phần: Pháp luật đại cương

Đề tài: Nhà nước Pháp quyền


Nhóm: 2

Lớp: TT47C3

Khoa: Truyền thông và văn hoá đối ngoại

Hà Nội, ngày 24 tháng 5 năm 2021


DANH SÁCH THÀNH VIÊN

1. Lê Phương Anh ( nhóm trưởng): TT47C3-0514


2. Nguyễn Thị Hải Anh: TT47C3-0515
3. Vũ Hoàng Nguyệt Hà: TT47C3-0519
4. Đinh Mỹ Hạnh: TT47C3-0520
5. Trần Khánh Linh: TT47C3-0513
6. Hồ Thị Lam Luyến: TT47C3-0522
7. Phạm Ngọc Mai: TT47A3-0592
8. Nguyễn Thị An Nguyên: TT47C3-0523
9. Lê Duy Anh Tuân: TT47C3-0526
10. Nguyễn Thị Như Trang: TT47C3-0527
11. Trần Hương Trà: TT47C3-0528

2
MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
LỜI MỞ ĐẦU 2
NỘI DUNG3
PHẦN 1 : LÝ LUẬN 3
I. Định nghĩa Pháp quyền, Pháp trị - Phân biệt Pháp quyền và Pháp trị 3
II.Đặc điểm của Nhà nước Pháp quyền 4
III.Các yếu tố để đánh giá một Nhà nước Pháp quyền 5
IV. Các thể hiện của Pháp quyền 5
1. Tam quyền phân lập 5
2. Đồng thuận Washington 6
V.Chức năng của Pháp quyền 6
1.Về mặt xã hội 6
2.Về mặt kinh tế 7
3.Về mặt chính trị 9
PHẦN 2: LIÊN HỆ THỰC TẾ 10
I. Các quốc gia có thể chế Pháp quyền đặc biệt trên thế giới 10
1.Đan Mạch 10
2. Anh 11
3.Triều Tiên 12
II.Nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam 13
1.Khái niệm nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam 13
2.Các thành tựu của nhà nước Pháp quyền Việt Nam 13
3.Các vấn đề còn tồn đọng 14
KẾT LUẬN 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO 18

3
A. LỜI MỞ ĐẦU

Vừa qua cuộc bầu cử toàn quốc ngày 23/5 đã diễn ra thành công tốt đẹp
với số cử tri đông đảo dù dịch bệnh Covid 19 đang hoành hoành. “Bầu cử vừa là
quyền, vừa là nghĩa vụ của công dân”. Và để có thể hoàn thành một cách trọn
vẹn quyền cũng như là nghĩa vụ ấy, việc có những hiểu biết cơ bản về “Nhà
nước Pháp quyền” cũng như “Nhà nước Pháp quyền chủ nghĩa Việt Nam” đóng
vai trò rất quan trọng. Không chỉ ở Việt Nam, vấn đề Pháp quyền đang ngày
càng trở nên quan trọng khi càng ngày những cuộc biểu tình, đảo chính, bạo
loạn ngày càng diễn ra nhiều hơn và trở nên cực kỳ nghiêm trọng. Theo các
chuyên gia việc xảy ra những tình trạng xấu như vậy là một trong những hậu
quả của việc thiếu Pháp quyền ở một số quốc gia. Nhận thấy tầm quan trọng của
vấn đề, nhóm chúng em đã lựa chọn chủ đề “Nhà nước Pháp quyền” để nghiên
cứu và đã thu được những thành quả nhất định.Nghiên cứu về đề tài này, nhóm
chúng em muốn mang đến một cái nhìn tổng quan, sâu rộng hơn về Nhà nước
Pháp quyền và các vấn đề có liên quan. Từ đó, chúng em mong muốn rút ra tầm
quan trọng và vai trò của Nhà nước Pháp quyền trong việc phát triển và giữ gìn
trật tự của một quốc gia.

Trong bài tiểu luận này, chúng em sẽ đề cập đến định nghĩa và những đặc
điểm của Pháp quyền; cũng như so sánh với Pháp trị để giúp nhận thấy những
khác biệt rõ ràng. Đặc biệt, thông qua những nghiên cứu về hai quốc gia là Đan
Mạch và Venezuela, chúng em đã rút ra vai trò của Pháp quyền trong đời sống
và những ảnh hưởng tiêu cực của một quốc gia thiếu Pháp quyền. Đồng thời
chúng em cũng tìm hiểu về những nét độc đáo trong Pháp quyền ở một vài quốc
gia tiêu biểu là Anh và Triều Tiên.

Về ý nghĩa lý luận, đề tài này đã cung cấp những hiểu biết cơ bản về định
nghĩa và đặc điểm của một Nhà nước Pháp quyền. Đồng thời, cũng mang đến
những điểm đặc sắc mới mẻ trong hệ thống Pháp quyền ở những quốc gia khác.
Về ý nghĩa thực tiễn, đề tài này đã chỉ ra vai trò thiết yếu của Pháp quyền từ đó
hướng đến việc phát triển Việt Nam trở thành một Nhà nước Pháp quyền hơn
nữa.

4
B. NỘI DUNG
PHẦN I: LÝ LUẬN

I. Định nghĩa Pháp quyền, Pháp trị - Phân biệt Pháp quyền và Pháp trị

Pháp quyền là tư tưởng thể hiện quyền lực thống trị của pháp luật trong xã
hội có nhà nước, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội và duy trì trật tự xã hội. 1

Nhà nước Pháp quyền là Nhà nước lấy pháp luật làm cơ sở pháp lý thống
nhất cho việc điều hành mọi mặt hoạt động của nhà nước, của xã hội, của mọi
công dân, dùng pháp luật làm chuẩn mực để phân biệt tính hợp pháp và không
hợp pháp; việc được làm và không được làm trong thi hành pháp luật của các cơ
quan và cán bộ nhân viên nhà nước, trong việc tuân thủ pháp luật của mọi công
dân. Tóm lại là một nhà nước phục tùng một trật tự pháp lí loại trừ tình trạng vô
chính phủ và tư nhân phục thù, các quyền dân chủ công dân đều được bảo đảm.
Trong nhà nước Pháp quyền không một cơ quan, tổ chức nào, không một cá
nhân nào đứng trên pháp luật và đứng ngoài pháp luật. 2

Pháp quyền và Pháp trị là 2 phạm trù khác nhau. Pháp trị có nguồn gốc từ
Trung Hoa cổ đại. Luật lệ được người hoặc giới cai trị ban hành. Chính vì thế
quyền lực nằm toàn bộ trong tay giới cai trị. Điều này rất dễ xâm phạm đến
những quyền lợi cơ bản của con người vì quyền lực tập trung trong tay một
hoặc nhóm đối tượng. Sự độc đoán và chuyên chế là đặc điểm nổi bật của nhà
nước Pháp trị. Nhà nước phong kiến là ví dụ điển hình cho sự độc đoán. Vua và
giới cai trị có mọi quyền hành và không ai có thể xâm phạm. Pháp quyền có
nguồn gốc từ các quan điểm của các triết gia cổ đại, quyền lực cần được hạn chế
và không tập trung vào tay một cơ quan nhất định. Pháp quyền đề cao pháp luật,
lấy pháp luật làm cơ sở pháp lí thống nhất cho việc điều hành mọi mặt hoạt
động của nhà nước, của xã hội, của mọi công dân. Sự phân chia quyền lực cho
________________________________

1
LawNet, N., 2021. Pháp quyền là gì?. [online] Ngân Hàng Hỏi - Đáp Pháp Luật. Available at:
https://nganhangphapluat.thukyluat.vn/tu-van-phap-luat/linh-vuc-khac/phap-quyen-la-gi-124319 [Accessed 24
May 2021].

5
2 LawNet, N., 2021. Nhà nước pháp quyền là gì?. [online] Ngân Hàng Hỏi - Đáp Pháp Luật. Available at:
https://nganhangphapluat.thukyluat.vn/tu-van-phap-luat/bo-may-hanh-chinh/nha-nuoc-phap-quyen-la-gi-122661 [Accessed 24 May
2021].

các cơ quan Nhà nước là một biểu hiện của nhà nước Pháp quyền. Khẳng định
và bảo vệ quyền con người, quyền công dân, tôn trọng sự bình đẳng của mọi cá
nhân là biểu hiện cao nhất của nhà nước Pháp quyền. 3
II. Đặc điểm của Nhà nước Pháp quyền

Đầu tiên là tính thượng tôn của pháp luật. Nhà nước Pháp quyền là nguyên
tắc pháp lý mà luật pháp điều chỉnh một quốc gia, trái ngược với việc bị điều
chỉnh bởi các quyết định độc đoán của những người nắm quyền. Bản thân
những người có quyền lực phải chịu sự ràng buộc của luật pháp trong việc thực
hiện quyền lực của mình và không được hành động theo ý muốn.

Thứ hai đó là tính chắc chắn của luật. Tức là không ai có thể bị trừng phạt
hoặc phải gánh chịu hậu quả trừ khi người đó đã vi phạm pháp luật rõ ràng và
một người vô tội cho đến khi được chứng minh là có tội bởi thẩm phán bằng
những chứng cứ và nhân chứng xác thực.

Thứ ba, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Bình đẳng trước pháp
luật có nghĩa là luật pháp không được dựa trên giai cấp của con người. Điều đó
cũng có nghĩa là mọi người đều phải được pháp luật bảo vệ và trị tội một cách
bình đẳng, công bằng như nhau.

Thứ tư, mọi người đều có quyền của cá nhân đối với tự do cá nhân. Quyền
và tự do của cá nhân phải được pháp luật bảo đảm và tôn trọng bởi nhà nước.
Nhà nước không có thẩm quyền can thiệp vào quyền tự do cá nhân của mỗi
công dân hay bắt ép họ làm những gì vi phạm quyền tự do của họ.

Cuối cùng là sự độc lập về tư pháp. Nghĩa là, các tòa án không nên chịu
ảnh hưởng bất chính từ các nhánh khác của chính phủ hoặc từ các lợi ích tư
nhân hoặc đảng phái nhằm bảo vệ các quyền và đặc quyền được cung cấp bởi
một hiến pháp hạn chế và ngăn chặn sự xâm phạm của hành pháp và lập pháp
đối với các quyền đó.

________________________________

6
3
Phan Trung Lý và Nguyễn Trung Thành, 2021. Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và những
vấn đề đặt ra đối với việc thực hiện công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình. [online] Lapphap.vn.
Available at: http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=210628 [Accessed 24 May 2021].

III. Các yếu tố để đánh giá một Nhà nước Pháp quyền

Theo rule of law index - một nguồn hàng đầu thế giới về dữ liệu độc lập,
nguyên bản về Pháp quyền đã đưa ra 8 tiêu chí đánh giá để từ đó xếp hạng về
chỉ số Pháp quyền của các nước trên thế giới. 4

Yếu tố 1 là mức độ mà những người quản lý bị ràng buộc bởi luật pháp mà
theo đó quyền hạn của chính phủ và các quan chức và đại lý của chính phủ bị
hạn chế và chịu trách nhiệm theo luật. Yếu tố 2 là mức đo lường sự không có
tham nhũng trong chính phủ. Yếu tố 3 là sự cởi mở của chính phủ. Yếu tố này
đo lường xem các luật và thông tin cơ bản về quyền hợp pháp có được công bố
rộng rãi hay không và đánh giá chất lượng của thông tin được chính phủ công
bố. Yếu tố 4 là chỉ số đánh giá về quyền cơ bản của nhân dân như việc họ có
được đảm bảo các quyền cốt lõi của con người hay không. Yếu tố 5 là mức độ
xã hội đảm bảo an ninh cho con người và tài sản. Yếu tố 6 là đánh giá các quy
định được thực thi và thực thi một cách công bằng và hiệu quả. Yếu tố 7 là số
liệu về việc người dân bình thường có thể giải quyết những bất bình của họ một
cách hòa bình và hiệu quả thông qua hệ thống tư pháp dân sự hay không. hiệu
quả hay không. Yếu tố 8 là sự đánh giá hệ thống tư pháp hình sự của một quốc
gia.

IV. Các thể hiện của Pháp quyền

1.Tam quyền phân lập

Tam quyền phân lập là một học thuyết về tổ chức bộ máy nhà nước, dựa
trên quan điểm cho rằng phải hạn chế sự độc quyền bằng việc không tập trung
quá nhiều quyền lực nhà nước vào tay một cơ quan nhất định. Theo tam quyền
phân lập, quyền lực của nhà nước được phân chia cho 3 cơ quan độc lập nắm
giữ quyền lập pháp giao cho quốc hội, quyền hành pháp giao cho chính phủ và
quyền tư pháp giao cho tòa án. Các quyền này được thực hiện độc lập với nhau,
kiểm soát lẫn nhau, kiềm chế lẫn nhau. Tuy nhiên, trong thực tế thì không thể có

7
sự phân định rạch ròi giữa ba nhánh quyền lực này, chúng rất phức tạp và có
tính chồng chéo lên nhau.
________________________________

4
Ở Việt Nam,
Worldjusticeproject.org. Nhà
2021. nước
WJP taLaw
Rule of không
Index.có tamAvailable
[online] quyền at:
phân lập. Việt Nam tổ chức
https://worldjusticeproject.org/rule-
of-law-index [Accessed 24 May 2021]
quyền lực nhà nước theo nguyên tắc quyền lực thống nhất, không "phân lập",
nhưng có sự "phân công" giữa các cơ quan nhà nước. Quốc hội là cơ quan
quyền lực nhà nước cao nhất - được phân công công quyền lập pháp, các cơ
quan nhà nước khác do quốc hội lập ra, phải báo cáo cho Quốc hội và bị Quốc
hội giám sát.

2.Đồng thuận Washington

Đồng thuận Washington là cụm từ xuất hiện từ đầu thập niên 1990 để mô
tả một chương trình cải cách kinh tế bao gồm mười chính sách khác nhau được
các tổ chức đóng trụ sở tại Washington (Mỹ) như IMF, Ngân hàng Thế giới, Bộ
Tài chính Mỹ đề nghị áp dụng ở những nước trải qua khủng hoảng kinh tế.

Mô hình “Đồng thuận Washington” cho rằng: sở hữu tư nhân, mở cửa kinh
tế, tự do hoá hệ thống tài chính, ổn định vĩ mô, và tự do hoá chính trị là cốt yếu
để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; nói cách khác nhà nước can thiệp ở mức ít nhất
có thể vào nền kinh tế.

Ngược lại với mô hình này có thể kể đến “Đồng thuận Bắc Kinh” - mô
hình nhấn mạnh vai trò chủ động của nhà nước. Mặc dù cả hai mô hình này đều
theo cơ chế thị trường và ủng hộ doanh nghiệp, “Đồng thuận Washington” thể
hiện tư tưởng Pháp quyền khi đặt vai trò của nhà nước sau vai trò của thị
trường, trong khi “Đồng thuận Bắc Kinh” lại hướng theo tư tưởng Pháp trị khi
nhấn mạnh và đưa vai trò của nhà nước lên hàng đầu.

V. Chức năng của Pháp quyền

1.Về mặt xã hội

Về mặt xã hội, Pháp quyền đóng góp rất nhiều trong việc giảm nghèo cùng
cực và thúc đẩy thịnh vượng chung. Vào năm 1981, gần một nửa dân số toàn
cầu sống trên $ 1,25 hoặc ít hơn một ngày. Ngày nay, con số đối với những

8
người sống trong cảnh nghèo cùng cực (trên $ 1,90 trở xuống) chỉ là khoảng
10%.

Đó cũng chính là trọng tâm trong chương trình nghị sự cốt lõi của Ngân
hàng Thế giới. Sự thiếu vắng công lý và Pháp quyền vừa tạo ra đói nghèo, vừa
cản trở quá trình giảm nghèo và tăng cường bình đẳng. Không có gì ngạc nhiên
khi ngày càng có nhiều dẫn chứng cho thấy tầm quan trọng của các thể chế tư
pháp có trách nhiệm và hiệu quả trong việc tạo môi trường thuận lợi cho sự phát
triển - từ cải thiện cung cấp dịch vụ cơ bản đến tăng đầu tư của khu vực tư nhân
5
và giảm tham nhũng.

Không những vậy, việc đề cao Pháp quyền còn nâng cao hiệu quả hoạt
động của các thể chế trong lĩnh vực tư pháp, trở nên dễ tiếp cận, hiệu quả và
công bằng hơn, đồng thời thúc đẩy công bằng trong các lĩnh vực phát triển như
đất đai, vùng ngoại ô và phát triển đô thị. Pháp quyền là còn nhịp cầu kết nối sự
phát triển với hòa bình, giảm xung đột. Điều này được minh họa bằng một vụ
tranh chấp đất đai ở một ngôi làng ở Mali, một trong số những vụ án công lý
được Viện Quốc tế hóa Luật pháp Hague. Các vấn đề như bất bình đẳng, nghèo
đói và thất nghiệp có tác động rất lớn đến nguy cơ xung đột. Vì vậy, khi nói đến
xung đột, chúng ta nên xem các chỉ số phát triển. Đồng thời, sự phát triển không
thể thực sự bền vững nếu không có hòa bình và công lý. Các thể chế hợp pháp,
hợp pháp và Pháp quyền giúp bảo vệ các quốc gia khỏi bạo lực và khỏi “sự phát
6
triển ngược lại”.

2.Về mặt kinh tế

Một lợi ích nữa không thể không nhắc tới của Pháp quyền chính là việc nâng
cao hiệu quả kinh tế của quốc gia. Nếu hoạt động đúng cách, chính hệ thống
Pháp quyền sẽ giúp phân phối hiệu quả các nguồn lực, từ đó tạo được tính đồng
nhất, công bằng và tự do cạnh tranh cho các thành phần và chủ thể kinh tế. Điều
này đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo sự vận hành và tăng
trưởng của nền kinh tế quốc gia. Bên cạnh đó, hệ thống Pháp quyền cũng đề cao
tự do ngôn luận, phòng chống tham nhũng, độc quyền… nên có thể tạo một môi

9
trường công bằng cho tự do cạnh tranh. Có như vậy, nền kinh tế của đất nước
mới có thể phát triển.
________________________________

5
World Bank. 2015. Justice and Rule of Law. [online] Available at:
https://www.worldbank.org/en/topic/governance/brief/justice-and-rule-of-law [Accessed 24 May 2021].
6
Lilianne Ploumen, 2015. Without rule of law, conflict-affected areas will become poverty ghettoes. [online] the
Guardian. Available at:
https://www.theguardian.com/global-development/2015/nov/17/without-rule-of-law-conflict-affected-areas-will-
become-poverty-ghettoes?
fbclid=IwAR1ZdXUxZ3wCaKy8scixZhm7YTvqRku6kEUSiAgDE2RqSdZkPxBniG0fBNI [Accessed 24 May
2021].Vậy đặt vấn đề ngược lại, nếu một nền kinh tế thiếu đi tính Pháp quyền thì

chuyện gì sẽ xảy ra? Chúng ta hãy cùng nhìn nhận trường hợp của Venezuela,
quốc gia có chỉ số thực thi Pháp quyền thấp nhất thế giới theo Rules of Law
Index, được thực hiện hàng năm bởi World Jutice Project.

Venezuela - quốc gia có chỉ số thực thi Pháp quyền thấp nhất thế giới

Về bản chất, Venezuela từ hơn 30 năm trở lại đây đã vận hành kinh tế theo
hướng kinh tế kế hoạch tập trung (hay còn gọi là kinh tế chỉ huy). Điểm chính
của cơ chế này chính là việc nhà nước kiểm soát toàn bộ các yếu tố sản xuất,
phân phối và đầu tư. Theo đó, toàn bộ sự phân bổ tài sản và tài nguyên của xã
hội cho đến việc phân phối sản phẩm làm ra là hoàn toàn tuân theo kế hoạch
mang tính mệnh lệnh, cưỡng chế do nhà nước đề ra. Và rõ ràng là điều này đang
đi ngược lại hoàn toàn với xu thế tự do, dân chủ trong vận hành kinh tế ở phần
lớn các quốc gia trên thế giới. Điều này khiến quyền lực của chính phủ ngày
càng lớn, cùng với đó thì không gian cho doanh nghiệp tư nhân và thị trường tự
chủ ngày càng thu hẹp. Sản xuất quốc gia thì dần mang tính phụ thuộc, ngày
càng trở nên trì trệ và mất đi động lực cạnh tranh.

Hậu quả là Venezuela – một quốc gia từng rất giàu mạnh với nguồn tài
nguyên trời phú bỗng chốc sụp đổ, một đế chế thương mại bỗng chốc trở thành
con nợ khổng lồ với ngân khố trống rỗng. Khu vực kinh tế tư nhân dần biến
mất, hàng loạt ngành công nghiệp phá sản, và quốc gia này chỉ có thể trông cậy
vào nguồn khai thác dầu khí, khí đốt tự nhiên, các mỏ quặng kim loại. Việc này
khiến cho nền kinh tế quốc gia trở nên quá phụ thuộc vào dầu mỏ, hậu quả là
các cuộc khủng hoảng dầu mỏ từ năm 1973 đến nay đã hoàn toàn đánh sụp nền

10
kinh tế của quốc gia này. Cho tới nay, Venezuela đã mất hoàn toàn khả năng
kiểm soát tỷ giá, khiến lạm phát trong 7 năm liên tiếp đều ở mức cao nhất thế
giới (ở mức gần 3000% trong năm 2020). Sự kiểm soát quá đà của chính phủ
khiến giá cả của các mặt hàng thiết yếu dẫn đến sự khan hiếm hàng hóa và tham
nhũng tăng cao, chi tiêu công mất kiểm soát, đói ăn, cướp bóc và các hệ quả xã
hội trở nên ngày càng nặng nề…

Đây là hệ quả được cho là tất yếu của việc đi ngược lại với nền kinh tế thị
trường và sự can thiệp quá sâu của chính phủ vào nền kinh tế quốc gia. Nhiều
chuyên gia kinh tế và chính trị gia trên thế giới cho rằng việc cải tổ cục bộ hệ
thống Pháp quyền quốc gia chính là một trong những chìa khóa quan trọng nhất
để đưa quốc gia này ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - chính trị hiện tại.

3.Về mặt chính trị

Về mặt chính trị, Pháp quyền cũng chiếm một vị trí đặc biệt. Dưới góc độ
Nhà nước, nó góp phần vào việc xây dựng nhà nước Pháp quyền với vai trò
thượng tôn pháp luật. Không ai có thể nằm ngoài sự quản lý của pháp luật và
tuân thủ pháp luật. Không chỉ vậy, Pháp quyền còn giúp mỗi quốc gia hoạch
định chính sách và xây dựng chiến lược phát triển theo đúng tinh thần của luật
pháp. Pháp quyền đóng vai trò trong việc công bằng quyền lợi của người dân tại
quốc gia đó. Đặc biệt, tại các nhà nước thượng tôn Pháp quyền, tình trạng thực
thi quyền lực quá phát hay độc quyền của người đứng đầu cũng được đẩy lùi. Ở
một góc độ khác, Pháp quyền không những là một công cụ giúp Chính phủ quản
lý xã hội mà nó còn là một quy tắc xã hội, thúc đẩy nền dân chủ phát triển.

Dưới góc độ quốc tế, theo tuyên bố của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc tại
Cuộc họp cấp cao về nhà nước Pháp quyền ở cấp quốc gia và quốc tế vào năm
2012: “Human rights, the rule of law and democracy are interlinked and
mutually reinforcing and that they belong to the universal and indivisible core
values and principles of the United Nations” (Có thể được hiểu là: Các quyền
con người, Pháp quyền và dân chủ có mối liên hệ với nhau và củng cố lẫn nhau
và chúng thuộc các giá trị và nguyên tắc cốt lõi phổ quát, không thể chia cắt của
Liên hợp quốc). Tuyên bố này cho thấy Pháp quyền cũng có một vai trò quan
11
trọng đối với cộng đồng quốc tế. Nó giúp cân bằng lợi ích quốc tế giữa các quốc
gia trong các tổ chức. Ngoài ra, Pháp quyền còn giúp giải quyết các vấn đề
tranh chấp bằng biện pháp hòa bình theo hình thức đối thoại, đàm phán và ngoại
giao. Điển hình như tại Liên Hợp quốc, các thành viên trong Đại Hội đồng và
Hội đồng bảo an đã cùng nhau bầu ra những người đại diện cho cơ quan luật
pháp của tổ chức này, đó là Tòa án Công lý Quốc tế. Theo đó, những người
trong Tòa án Công lý Quốc tế không đại diện cho bất kỳ một quốc gia nào mà
có nhiệm vụ bảo đảm lợi ích và giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia. Từ đó,
Pháp quyền cũng thể hiện trong lĩnh vực giúp hòa bình, ổn định tình hình chính
trị và an ninh thế giới.

PHẦN 2: LIÊN HỆ THỰC TIỄN

I. Các quốc gia có thể chế Pháp quyền đặc biệt trên thế giới

1.Đan Mạch

Đan Mạch được biết tới là một trong những đất nước có hệ thống Pháp
quyền hoàn thiện và tuyệt đối nhất toàn cầu. Căn cứ theo nghiên cứu của tổ
chức World Justice Project về Chỉ số Pháp quyền của các quốc gia trên thế giới,
Đan Mạch là đất nước có chỉ số dẫn đầu bảng xếp hạng suốt 5 năm liền kể từ
7
khi dự án này được thành lập.

Đan Mạch đã là một đất nước theo chế độ quân chủ kể từ thời kì trung cổ.
Hiến chương đăng quang của vua Christian III từ năm 1536 đã bao gồm các quy
định rằng nhà vua phải đưa ra các phán quyết một cách công bằng, bất kể giai
cấp hay nguồn gốc của bị cáo; rằng các thẩm phán có thể bị sa thải nếu họ bị
mua chuộc; và rằng nhà vua phải tuân theo luật pháp của đất nước như tất cả
những công dân khác và có thể bị tòa án truy tố nếu vi phạm.8 Ngày nay, Đan
Mạch theo thể chế quân chủ lập hiến với chế độ tam quyền phân lập và hệ thống
chính trị đa đảng, đứng đầu Nhà nước là Vua hoặc Nữ hoàng, tuy nhiên chỉ
mang tính lễ nghi chứ không còn quyền lực chính trị. Quyền lập pháp nằm trong
tay Quốc hội, quyền hành pháp do Chính phủ đảm nhiệm và quyền tư pháp độc
lập.

12
Các điều khoản trong Hiến pháp trước đây đã hình thành một nền tảng
vững chắc cho Đan Mạch để thành lập nên một nhà nước Pháp quyền ổn định.
Trên thực tế, nhà nước Đan Mạch vẫn luôn đảm bảo đầy đủ an sinh xã hội cho
tất cả các công dân thông qua những chính sách trợ cấp xã hội (trợ cấp cho các
gia đình có hoàn cảnh khó khăn, trợ cấp thất nghiệp, miễn phí học tập,...) và
chính sách xóa đói giảm nghèo; bảo vệ các quyền cơ bản của công dân như
quyền tài sản, tự
________________________________

7
Worldjusticeproject.org. n.d. WJP Rule of Law Index. [online] Available at:
https://worldjusticeproject.org/rule-of-law-index/ [Accessed 23 May 2021].
do8 Johansen,
ngôn luận, tựAbsolutism
J., 2006. do tôn andgiáo, tự do
the ‘rule lậpinhội
of law’ và tự
Denmark do hội
1660–c. 1750.họp. Đan ofMạch
The Journal Legal cũng
History, 27(2), pp.153-173
vẫn giữ được sự minh bạch trong quy trình xét xử của tòa án và quá trình làm
việc của quan chức, đặc biệt là trong vấn đề chống tham nhũng. Bằng chứng là
theo Chỉ số nhận thức tham nhũng của Tổ chức Minh bạch Quốc tế, Đan Mạch
là quốc gia ít tham nhũng nhất trên thế giới suốt 5 năm liên tiếp. 9

2.Anh

Là một nước kiểu mẫu của nhà nước Pháp quyền, thế nhưng nước Anh lại
có hệ thống luật pháp khác biệt so với các quốc gia khác ở chỗ là không có một
bản hiến pháp thành văn. Mặc dù nơi đây là nơi có một trong những bản hiến
pháp lâu đời nhất thế giới. Bất thành văn nhưng không có nghĩa là không có
hiến pháp. Hiến pháp nước Anh bao gồm nhiều đạo luật, nhưng những đạo luật
này không được thừa nhận là đạo luật cơ bản, và không thống nhất là 1 bản duy
nhất. Bên cạnh những đạo luật do Quốc Hội Anh thông qua và được nhà Vua
ban hành còn có những tập tục chính trị khác được hình thành dần dần thời xa
xưa, mà khi thi hành pháp luật nhà nước lực lượng cầm quyền buộc phải áp
dụng. Với đầu óc bảo thủ và thực tiễn, những gì đã chứa đựng trong tập tục trở
thành văn hóa của người Anh thì lại rất khó thay đổi.

Tại sao tư tưởng Pháp quyền lại thấm nhuần trong mỗi người dân anh và
pháp luật Anh trở đất nước kiểu mẫu cho các đất nước khác học tập mà
không cần thông qua hiến pháp thành văn nào?

13
Câu trả lời được khai thác dựa trên khía cạnh lịch sử:

Sự kiện đầu tiên gắn liền với Bản Hiến Chương Tự Do do Vua Henry I đã
ban hành năm 1100. Bản Hiến chương tuyên bố: “Nhờ ơn Thượng đế và Hội
đồng quý tộc của toàn thể Vương quốc Anh mà ta được trao vương miện Hoàng
đế”. Do đó, nhà vua thừa nhận quyền cai trị đất nước của Vua không những
xuất phát từ ý chí Thượng đế mà còn từ ý chí của Hội đồng quý tộc. Có thể nói,
đây là bước đầu chuyển từ tư tưởng quân chủ chuyên chế sang tư tưởng quân
chủ lập hiến. Đây được xem là sự kiện manh nha những tư tưởng Pháp quyền.
________________________________

9
Studyindenmark.dk. n.d. Denmark is the least corrupt country in the world. [online] Available at:
https://studyindenmark.dk/news/denmark-is-the-least-corrupt-country-in-the-world [Accessed 23
MayMốc2021].sự kiện tiếp theo diễn ra vào năm 1215, Vua John của Anh đã phải ký

vào Đại Hiến chương Magna Carta. Đây là văn bản pháp lý chấm dứt quyền lực
tuyệt đối của các bậc quân vương nước Anh, và yêu cầu nhà vua cũng phải chịu
trách nhiệm trước pháp luật. Đây cũng là nền móng trong việc xây dựng đất
nước Pháp quyền.

Kể từ đó, trong suốt 800 năm, để có được một vương quốc trường tồn, phát
triển theo trật tự và ổn định như hôm nay, thì từ chính các tư tưởng Pháp quyền
đã xuất hiện từ vài trăm năm trước đã thấm nhuần vào ý thức mỗi con người.
Như đã nói ở trên với đầu óc bảo thủ và thực tiễn của người Anh, thì những gì
đã chứa đựng trong tập tục trở thành văn hóa rất khó thay đổi. Chính điều này
đã tạo ra khuôn khổ, phép tắc và một đường lối không thể đi lệch vì vậy mà
nước Anh là đất nước Pháp quyền nhưng lại không cần hiến pháp.

3.Triều Tiên

Triều Tiên coi những tuyên bố của Kim Nhật Thành, Kim Jong Il và Kim
Jong Un là luật lệ cao nhất của đất nước. Các quy tắc do Đảng Công nhân Hàn
Quốc đặt ra và Mười nguyên tắc thiết lập một hệ thống tư tưởng nhất thể có tầm
quan trọng tiếp theo, và chỉ sau đó mới được tuân theo bởi Hiến pháp xã hội chủ
nghĩa của đất nước và nhiều luật khác.

14
Đây là một quốc gia chuyên chế nghiêm cấm mọi quyền tự do ngôn luận,
lập hội hoặc tôn giáo. Các phương tiện truyền thông được kiểm soát chặt chẽ,
chỉ có một số ít người trong chính phủ và giới học thuật có quyền truy cập vào
internet toàn cầu. Ba thế hệ của gia đình Kim đã cai trị đất nước từ năm 1948
mà không có sự minh bạch hoặc trách nhiệm giải trình; sự chống đối bị xử lý
một cách tàn bạo. Sự kiểm soát của nhà nước đối với nền kinh tế và hệ thống
phân bổ lương thực công khai khiến nhiều người bị đói và suy dinh dưỡng,
trong khi lực lượng an ninh sử dụng các biện pháp giam giữ, hành quyết, mất
tích và tra tấn tùy tiện để kiểm soát dân chúng qua nỗi sợ hãi. 10
________________________________

10
Thae Yong Ho, 2019. North Korea must embrace the rule of law. [online] Daily NK. Available at:
https://www.dailynk.com/english/thae-yong-ho-north-korea-must-embrace-the-rule-of-law/?
fbclid=IwAR0T2IxJLCwo38D4SizQkfI3yfhJVjuOHPbiGVYK_5C4jDYERorj515YSE0 [Accessed
24 May 2021].

II.Nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1.Khái niệm nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Nhà nước Pháp quyền XHCN là một mô hình trong đó kết hợp giữa một
số yếu tố cơ bản của “xã hội Pháp quyền” với đặc thù của hệ thống chính trị
nước ra, đó là hệ thống chính trị nhất nguyên, do một đảng chính trị là Đảng
Cộng sản Việt Nam lãnh đạo và đi theo hệ tư tưởng Mác Lênin. 11

2.Các thành tựu của nhà nước Pháp quyền Việt Nam

Nhà nước đã xác lập rõ nền tảng tư tưởng cho người dân: Trong những vấn
đề cơ bản, người dân biết cái nào là đúng, cái nào sai, điều gì là vi phạm pháp
luật và điều gì không.

Bộ máy quản lý được đổi mới ngày càng hiệu quả: Quốc hội đổi mới từ
bầu cử đại biểu đến hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động, làm
tốt hơn chức năng lập pháp. Công tác quản lý của Chính phủ được đổi mới,
nâng cao hiệu quả. Bộ máy Tòa án nhân dân bảo vệ tốt hơn quyền lợi của nhân
dân.

Việc đấu tranh chống tham nhũng và tiêu cực đạt nhiều kết quả: Những
biểu hiện suy thoái đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên đã
15
giảm nhiều và đang tiếp tục được cảnh tỉnh, răn đe. Một số nơi tham nhũng,
quan liêu, lãng phí, trong đó có không ít vụ việc tồn đọng kéo dài nhiều năm, đã
được giải quyết.12

Thành tựu nổi bật nhất là dân chủ: thể hiện trong nhiều lĩnh vực: quyền tự
do - tự chủ sản xuất, kinh doanh, bầu cử thông qua hình thức dân chủ trực tiếp
và gián tiếp, trình độ năng lực làm chủ của nhân dân đã được nâng lên. 13
________________________________

11
Phan Trung Lý và Nguyễn Trung Thành, 2021. Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và những
vấn đề đặt ra đối với việc thực hiện công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình . [online] Lapphap.vn.
Available at: http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=210628 [Accessed 24 May 2021].
12
Trịnh Đức Thảo, 2015. Thành tựu và kinh nghiệm trong lãnh đạo xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa. [online] Tcnn.vn. Available at:
https://tcnn.vn/news/detail/21707/Thanh_tuu_va_kinh_nghiem_trong_lanh_dao_xay_dung_nha_nuoc_phap_qu
yen_xa_hoi_chu_nghiaall.html [Accessed 24 May 2021].
13
Quốc Bình, 2016. Thành tựu to lớn, có ý nghĩa đặc biệt. [online] Moha.gov.vn. Available at:
https://moha.gov.vn/baucu/van-ban-huong-dan/thanh-tuu-to-lon-co-y-nghia-dac-biet-25577.html
[Accessed 24 May 2021].

3.Các vấn đề còn tồn đọng

Tuy nhiên, dù đã rất cố gắng trong việc xây dựng Nhà nước Pháp quyền,
nhưng Việt Nam vẫn còn tồn tại một số vấn đề chưa được giải quyết triệt để

Hệ thống pháp luật chưa có tính thống nhất

Hiện nay, hệ thống pháp luật tại Việt Nam vẫn còn thiếu thống nhất, nhiều
tình trạng văn bản quy phạm pháp luật được ban hành mà không được kiểm
định kỹ càng, sai về nội dung, thẩm quyền. “Hơn 10 năm qua, Cục Kiểm tra văn
bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp đã thực hiện kiểm tra hơn 3,6 triệu văn
bản, phát hiện hơn 90.000 văn bản có dấu hiệu sai phạm và đã được xử lý ở các
mức độ khác nhau” 14

Việc ban hành văn bản sai phạm gây ra nhiều hậu quả pháp lý và nhiều
thiệt hại khác. Một số văn bản văn bản hướng dẫn thi hành luật còn đưa ra các
yêu cầu, điều kiện rất khó thực hiện, ảnh hưởng đến tính khả thi của các văn bản
pháp luật. Tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo giữa các văn bản pháp luật còn tồn

16
tại, gây ảnh hưởng đến giá trị pháp lý của các văn bản quy phạm pháp luật,
đồng thời làm mất niềm tin của nhân dân vào luật pháp.

Một ví dụ dễ thấy là quyết định 33/2008/QĐ-BYT ngày 30/9/2008 quy


định Tiêu chuẩn sức khỏe người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới
đường bộ là: “Vòng ngực trung bình dưới 72cm thì không được cấp bằng lái xe
A1”. Thế nhưng quyết định này bị bãi bỏ sau đó bởi Quyết định 4392/QĐ-BYT
của Bộ Y tế.

Tổ chức thi hành pháp luật còn thiếu hiệu quả, chưa nghiêm ngặt

Hiện nay tại Việt Nam, luật về tổ chức thi hành pháp luật vẫn chưa được
ban hành, nhiều quy định pháp lý về vấn đề này vẫn còn đang được nghiên cứu,
bổ sung, như mục tiêu, quy trình, cơ chế thi hành… Điều này sẽ khiến cho việc
thực thi pháp luật chặt chẽ, nghiêm túc không được đảm bảo, dẫn đến hiệu quả
của pháp luật bị giảm.
________________________________

14
Đàm Hoa,an
Luật 2015.
toànRagiao
văn bản tùy tiện,
thông hiệntráinay
phápcũng
luật, xử thế nào?.
vướng phải[online]
vấn đềVOV.VN. Available
này, dù rằng luật
at: https://vov.vn/vov-binh-luan/ra-van-ban-tuy-tien-trai-phap-luat-xu-the-nao-413024.vov
pháp đã quy định rất rõ về các quy định khi tham gia giao thông nhưng ở nhiều
[Accessed 24 May 2021].
nơi, người dân vẫn cố tình tìm cách lách luật, trốn luật, hay một bộ phận công
an giao thông không thực hiện đúng, nghiêm trách nhiệm của mình (ví dụ như
bỏ qua cho người nhà, người quen, ...)

Những hành vi xấu, gây ảnh hưởng đến nhà nước

Dù đã rất cố gắng để ngăn chặn và giảm thiểu, tuy nhiên các hiện tượng
tiêu cực vẫn còn tồn tại khá phổ biến trong đời sống thường ngày. Những hiện
tượng như: đưa tiền cho cảnh sát giao thông để tránh vé phạt, hối lộ người thi
hành công vụ, hay những người ở chức vụ cao có thái độ quan liêu, hạch sách,
không tôn trọng kỉ luật,.... rất dễ để bắt gặp trong đời sống. Những hiện tượng
như thấy này gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến uy tín của Đảng và Nhà
nước, gây mất lòng tin ở nhân dân.

17
C. KẾT LUẬN
Trên đây là ý kiến của nhóm 2 về vấn đề trên. Tuy nhiên, đây là một câu
hỏi lớn mà vẫn cần rất nhiều thời gian để chứng minh. Còn quan điểm nhóm là:

Thứ nhất, bất cứ mô hình nào, lý thuyết nào đều có những điểm mạnh và
điểm yếu, điều nó đã làm tốt và còn thiếu sót, không có điều gì là hoàn hảo cả.
Ưu điểm chính là rõ ràng, tức là để không có nhánh nào có thể chiếm đoạt
quyền lực so với nhánh kia. Phân chia quyền lực là một học thuyết của luật hiến
pháp theo đó ba nhánh của chính phủ (hành pháp, lập pháp và tư pháp) được
tách biệt. Điều này còn được gọi là hệ thống kiểm tra và cân bằng, bởi vì mỗi
chi nhánh được trao một số quyền hạn nhất định để kiểm tra và cân bằng các chi
nhánh khác. Sự phân chia quyền lực, do đó, đề cập đến việc phân chia trách
nhiệm của chính phủ thành các chi nhánh riêng biệt để hạn chế bất kỳ một chi
nhánh nào thực hiện các chức năng cốt lõi của chi nhánh khác. Mục đích là để
18
ngăn chặn sự tập trung của quyền lực và cung cấp cho kiểm tra và cân bằng.
Một mô hình tổ chức chính trị thành công là một mô hình không chỉ logic về lý
luận mà còn cần phải phù hợp với tình hình chính trị, lịch sử và văn hoá, phong
tục, nếp nghĩ, ý thức hệ của quốc gia đó. Một mô hình tốt mà không phù hợp thì
cũng không thể thành công. Mô hình này mang tính lịch sử, xã hội và sự vận
dụng còn phụ thuộc vào truyền thống văn hóa, điều kiện lịch sử, quan hệ cũng
như tương quan lực lượng giữa các giai cấp và trong từng giai cấp trong xã hội.
Cho nên, chưa nên và không nên vận dụng vào Việt Nam hiện nay.

Thứ hai, bất cứ mô hình nào đều nên hướng về một mục tiêu chung nhất:
bảo vệ những quyền cơ bản của con người và thúc đẩy sự phát triển của đất
nước. Bên cạnh đó, những ưu điểm và nhược điểm của việc phân chia quyền lực
là gì? Ưu điểm là tạo ra sự tranh luận, cạnh tranh tích cực giữa các nhánh quyền
lực và tạo điều kiện cho các nhánh kiềm chế quyền lực lẫn nhau, tránh tình
trạng độc tài khi quyền lực tập trung tuyệt đối vào một nhánh; còn nhược điểm
chính là họ có thể thông đồng với nhau để chiếm đoạt quyền lực hoặc tranh
giành nội bộ, đấu đá lẫn nhau giành quyền lực khiến tình hình kinh tế - chính trị
- xã hội rơi vào tình trạng bất ổn.

Thứ ba, những bất cập, bất công luôn tồn tại trong tất cả các xã hội, các mô
hình chính trị. Điều quan trọng là những người đứng đầu phải có khả năng dung
hoà lợi ích, giảm thiểu tối đa những bất công đó để có thể trấn an người dân và
ổn định tình hình.

Vậy nên nhóm 2 nghĩ rằng, mô hình tam quyền phân lập có thể không áp
dụng, nhưng điều quan trọng hơn cả đó là mỗi chúng ta cần bảo vệ tư tưởng,
tinh thần Pháp quyền, đó mới là điều mấu chốt. Mỗi người dân cần tôn trọng
luật pháp, có ý thức rõ ràng về trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của bản thân để
có thể thông qua luật pháp, dũng cảm đứng lên bảo vệ bản thân khi quyền lợi bị
xâm phạm và tố cáo những bất công trong xã hội. Pháp quyền nên được áp dụng
một cách linh hoạt, vì không phải thể hiện nào của nó cũng nên áp dụng ở Việt
Nam.

19
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu Nước Ngoài

1. Johansen, J., 2006. Absolutism and the ‘rule of law’ in Denmark 1660–c. 1750. The
Journal of Legal History, 27(2), pp.153-173

Tài liệu trực tuyến

2. Lawteacher.net. 2018. The Rule of Law Lecture. [online] Available at:


https://www.lawteacher.net/lectures/public-law/the-rule-of-law [Accessed 24 May 2021].
3. Nigerian Scholars. n.d. Rule of Law | Principles of Democratic Government. [online]
Available at: https://nigerianscholars.com/tutorials/principles-of-democratic-government/rule-of-
law [Accessed 24 May 2021].
4. ThuKyLuat.vn. n.d. Pháp quyền là gì?. [online] Available at:
<https://nganhangphapluat.thukyluat.vn/tu-van-phap-luat/linh-vuc-khac/phap-quyen-la-gi-
124319>  [Accessed 24 May 2021]

20
5. ThuKyLuat.vn. n.d. Nhà nước pháp quyền là gì?. [online] Ngân Hàng Hỏi - Đáp Pháp
Luật. Available at:https://nganhangphapluat.thukyluat.vn/tu-van-phap-luat/bo-may-hanh-
chinh/nha-nuoc-phap-quyen-la-gi-122661  [Accessed 24 May 2021].
6. Phan Trung Lý và Nguyễn Trung Thành, 2020. Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa
Việt Nam và những vấn đề đặt ra đối với việc thực hiện công khai, minh bạch và trách nhiệm
giải trình. [online] Nghiên cứu lập pháp. Available at:
http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=210628 [Accessed 24 May 2021]
7. Stephen R. Hurt. n.d. Washington Consensus | History, Facts, & Impact. [online]
Available at: https://www.britannica.com/topic/Washington-consensus [Accessed 24 May 2021]
8. Nguyễn Quang A, 2011. “Đồng thuận Washington” và “Đồng thuận Bắc Kinh”. [online]
Laodong.vn. Available at: https://laodong.vn/archived/dong-thuan-washington-va-dong-thuan-
bac-kinh-707410.ldo [Accessed 24 May 2021]
9. Courses.lumenlearning.com. n.d. Reading: Rule of Law and Economic Growth |
Macroeconomics. [online] Available at: https://courses.lumenlearning.com/suny-
macroeconomics/chapter/rule-of-law-and-economic-growth [Accessed 24 May 2021]
10. Minh Ngọc, 2019. Venezuela, Zimbabwe: Quốc hữu hóa kinh tế và con đường đến bờ
vực sụp đổ. [online] Trí Thức VN. Available at: https://trithucvn.org/kinh-te/venezuela-va-
zimbabwe-quoc-huu-hoa-kinh-te-va-con-duong-den-bo-vuc-sup-do.html [Accessed 24 May
2021]
11. United Nations, n.d. Rule of Law and Democracy: Addressing the Gap Between Policies
and Practices. [online] United Nations. Available at:
https://www.un.org/en/chronicle/article/rule-law-and-democracy-addressing-gap-between-
policies-and-practices [Accessed 24 May 2021].
12. Lê Minh Trường, 2021. Toà án công lý quốc tế của Liên Hợp Quốc là gì? Thẩm quyền
tòa ICJ và tòa ITLOS. [online] Công ty Luật TNHH Minh Khuê. Available at:
https://luatminhkhue.vn/toa-an-cong-ly-quoc-te-cua-lien-hop-quoc-la-gi-tham-quyen-toa-icj-va-
toa-itlos.aspx [Accessed 24 May 2021].
13. Pilar Domingo, 2016. Rule of law, politics and development. The politics of rule of law
reform. [online] Available at: https://cdn.odi.org/media/documents/10420.pdf?
fbclid=IwAR0M9cPDrU7S2rDUcfL7Yyazo8onLs0rGWCUmLBb4-RWjQpNOg47O4PsSDg
[Accessed 24 May 2021]
14. Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội, n.d. Lịch sử tư tưởng lập hiến và các đặc điểm cơ bản
của Hiến pháp Anh. [online] Tks.edu.vn. Available at: https://tks.edu.vn/thong-tin-khoa-hoc/chi-
tiet/119/575 [Accessed 24 May 2021]
15. LawNet, N., 2021. Pháp quyền là gì?. [online] Ngân Hàng Hỏi - Đáp Pháp Luật.
Available at: https://nganhangphapluat.thukyluat.vn/tu-van-phap-luat/linh-vuc-khac/phap-
quyen-la-gi-124319 [Accessed 24 May 2021].
2 LawNet, N., 2021. Nhà nước pháp quyền là gì?. [online] Ngân Hàng Hỏi - Đáp Pháp Luật. Available at: https://nganhangphapluat.thukyluat.vn/tu-
16.
van-phap-luat/bo-may-hanh-chinh/nha-nuoc-phap-quyen-la-gi-122661 [Accessed 24 May 2021].

17. Phan Trung Lý và Nguyễn Trung Thành, 2021. Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ
nghĩa Việt Nam và những vấn đề đặt ra đối với việc thực hiện công khai, minh bạch và trách
nhiệm giải trình. [online] Lapphap.vn. Available at:
http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=210628 [Accessed 24 May 2021].
18. Worldjusticeproject.org. 2021. WJP Rule of Law Index. [online] Available at:
https://worldjusticeproject.org/rule-of-law-index [Accessed 24 May 2021]

21
19. World Bank. 2015. Justice and Rule of Law. [online] Available at:
https://www.worldbank.org/en/topic/governance/brief/justice-and-rule-of-law [Accessed 24
May 2021].
6
20. Lilianne Ploumen, 2015. Without rule of law, conflict-affected areas will become
poverty ghettoes. [online] the Guardian. Available at:
21. https://www.theguardian.com/global-development/2015/nov/17/without-rule-of-law-
conflict-affected-areas-will-become-poverty-ghettoes?
fbclid=IwAR1ZdXUxZ3wCaKy8scixZhm7YTvqRku6kEUSiAgDE2RqSdZkPxBniG0fBNI
[Accessed 24 May 2021].
22. Worldjusticeproject.org. n.d. WJP Rule of Law Index. [online] Available at:
https://worldjusticeproject.org/rule-of-law-index/ [Accessed 23 May 2021].
23. Studyindenmark.dk. n.d. Denmark is the least corrupt country in the world. [online]
Available at: https://studyindenmark.dk/news/denmark-is-the-least-corrupt-country-in-the-
world [Accessed 23 May 2021].
24. Thae Yong Ho, 2019. North Korea must embrace the rule of law. [online] Daily NK.
Available at: https://www.dailynk.com/english/thae-yong-ho-north-korea-must-embrace-the-
rule-of-law/?
fbclid=IwAR0T2IxJLCwo38D4SizQkfI3yfhJVjuOHPbiGVYK_5C4jDYERorj515YSE0
[Accessed 24 May 2021].
25. Phan Trung Lý và Nguyễn Trung Thành, 2021. Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ
nghĩa Việt Nam và những vấn đề đặt ra đối với việc thực hiện công khai, minh bạch và trách
nhiệm giải trình. [online] Lapphap.vn. Available at:
http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=210628 [Accessed 24 May 2021].
12
26. Trịnh Đức Thảo, 2015. Thành tựu và kinh nghiệm trong lãnh đạo xây dựng nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. [online] Tcnn.vn. Available at:
https://tcnn.vn/news/detail/21707/Thanh_tuu_va_kinh_nghiem_trong_lanh_dao_xay_dung_n
ha_nuoc_phap_quyen_xa_hoi_chu_nghiaall.html [Accessed 24 May 2021].
13
27. Quốc Bình, 2016. Thành tựu to lớn, có ý nghĩa đặc biệt. [online] Moha.gov.vn.
Available at: https://moha.gov.vn/baucu/van-ban-huong-dan/thanh-tuu-to-lon-co-y-nghia-
dac-biet-25577.html [Accessed 24 May 2021].
28. Đàm Hoa, 2015. Ra văn bản tùy tiện, trái pháp luật, xử thế nào?. [online] VOV.VN.
Available at: https://vov.vn/vov-binh-luan/ra-van-ban-tuy-tien-trai-phap-luat-xu-the-nao-
413024.vov [Accessed 24 May 2021].

22

You might also like