You are on page 1of 9

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC


KHOA LUẬT

BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ


HỌC PHẦN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

Chủ đề số 5

Họ và tên sinh viên : Hoàng Thị Duyên


Lớp : LIW322(220)_05
Mã sinh viên : DTZ1857720203008
Ngày sinh : 23/10/2000
Giảng viên hướng : Dương Thị Xuân Quý
dẫn

                          

                                           Thái Nguyên, tháng 6/2021


Chủ đề 5: Anh/chị cho biết: Tại sao pháp luật lại mang tính giai cấp? Nội dung tính 
giai cấp của pháp luật là gì? Hãy lấy ví dụ để chứng minh. 

Pháp luật được định nghĩa “Pháp luật là hệ thống các qui tắc xử sự do nhà nước
ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, là
yếu tố điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm tạo lập trật tự, ổn định trong xã hội” pháp
luật và nhà nước có mối liên hệ mật thiết, gắn liền với nhau cùng nhau tồn tại và phát
triển cái này bồi đắp cho cái kia và ngược lại.
Nhà nước và pháp luật là hiện tượng xã hội luôn gắn liền với nhau, từ nguyên
nhân ra đời của nhà nước cũng là nguyên nhân làm xuất hiện pháp luật,việc cả hai đều
là những hiện tượng xã hội mang tính lịch sử , đều là sản phẩm của xã hội có giai cấp
và đấu tranh giai cấp. Chúng chỉ ra đời và tồn tại khi xã hội có những điều kiện nhẩt
định, điều kiện đó là có sự tư hữu, xã hội phân chia thành giai cấp và đấu tranh giai
cấp. Tới sự tác động qua lại với nhau như pháp luật là phương tiện kiểm soát hoạt
động của nhà nước, xác định giới hạn cho phép hay không cho phép, đảm bảo sự kiểm
soát đối với nhà nước bằng pháp luật mà quy định cơ cấu tổ chức bên trong và hoạt
động của nhà nước,của các cơ quan nhà nước và nhờ có pháp luật mà nhà nước thực
hiện được các nhiệm vụ, chức năng, chính sách đối nội và đối ngoại của mình, xác
định chế độ chính trị, kinh tế, xã hội, quy chế pháp lý đối với cá nhân. Như đã đề cập ở
trên gốc rễ của bản chất pháp luật một phần là do tính giai cấp cấu thành, vậy liên hệ
bản chất của pháp luật điều đầu tiên phải nói đến là tính giai cấp của nó.
Quá trình phát triển từ công xã nguyên thủy thời kỳ mà xã hội loài được tóm gọn
trong cụm từ “ ăn lông ở lỗ”, khái niệm tư hữu về tư liệu sản xuất chưa được hình
thành, hình thức tổ chức xã hội là thị tộc, bộ lạc, hôn nhân quần hôn không có giai cấp
thống trị cho tới giai đoạn con người có sự phát triển về thể lực và trí lực, dư giả của
cải vật chất,con người có nhu cầu trao đổi hàng hóa với nhau do giá trị hàng hóa trao
đổi không ngang bằng nên đồng tiền xuất hiện từ đó kéo theo hệ quả phân hóa giàu
nghèo,xã hội phân chia hai giai cấp giữa một bên là giai cấp thống trị một bên là bị trị,
mâu thuẫn hình thành từ đây,giai cấp bị trị vùng lên đấu tranh chống lại ách bóc lột
giành lại quyền lợi,mâu thuẫn gay gắt dẫn tới nhà nước được hình thành dưới tay của
giai cấp thống trị một mặt là duy trì trật tự,ổn định xã hội một mặt nhằm bảo vệ lợi ích

Hoà ng Thị Duyên


DTZ1857720203008 Page 1
củng cố quyền lực. Và để duy trì được trật tự,quản lý được nhà nước thì pháp thì cần
có công cụ để quản lý từ đó pháp luật được hình thành, đây chính là câu giải thích đầu
tiên cho câu hỏi tại sao pháp luật lại mang tính giai cấp: pháp luật mang bản chất giai
cấp sâu sắc vì pháp luật do nhà nước đại diện do giai cấp cầm quyền ban hành và bảo
đảm thực hiện.

Thứ hai các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giai
cấp cầm quyền mà nhà nước là đại diện. Nói cách khác là pháp luật phản ánh ý chí nhà
nước của giai cấp thống trị trong xã hội. Theo nghĩa thông thường, ý chí được hiểu là
“Sự tự giác xác định mục đích cho hành động và hướng hoạt động của mình khắc phục
khó khăn nhằm đạt mục đích đó”

Ý chí chỉ xuất hiện ở loài người mà không có ở bất kỳ loài động vật nào khác,
các loài động vật khác chỉ hành động theo bản năng mà không có ý chí còn con người
khi đã có khả năng nhận thức đầy đủ thì hành vi của họ luôn nhằm đạt tới một mục
đích nhất định.

Các giai cấp thống trị lực lượng cầm quyền trong lịch sử đều theo đuổi mục đích
củng cố và bảo vệ quyền thống trị của mình, chúng tìm mọi cách để đạt mục đích đó.
Một trong những cách hiệu quả nhất là biến ý chí của chúng thành ý chí của nhà nước
và từ ý chí của nhà nước sẽ thể hiện thành các qui định cụ thể của pháp luật, tức là
thành các quy tắc xử sự có giá trị bắt buộc phải tôn trọng hoăc thực hiện trong toàn xã
hội.

C. Mác và Ănghen khi nghiên cứu về pháp luật tư sản đã đi đến kết luận: Pháp
luật tư sản chẳng qua chỉ là ý chí của giai cấp tư sản được đề lên thành luật, cái ý chí
mà nội dung của nó là do điều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp tư sản quyết định.
Nhờ nắm trong tay quyền lực nhà nước, giai cấp thống trị đã thông qua nhà nước để
thể hiện ý chí của giai cấp mình một cách tập trung, thống nhất và hợp pháp hoá thành
ý chí của nhà nước. Ý chí đó được cụ thể hoá trong các văn bản pháp luật do nhà nước
cơ quan có thêm  quyền ban hành. Nhà nước ban hành và đảm bảo cho pháp luật được
thực hiện.

Hoà ng Thị Duyên


DTZ1857720203008 Page 2
Thứ ba bản chất của giai cấp là thuộc tính chung của bất kỳ kiểu pháp luật nào
nhưng mỗi kiểu pháp luật lại có những nét riêng và cách biểu hiện riêng.Ví dụ: Pháp
luật chủ nô công khai quy định quyền lực vô hạn của chủ nô, tình trạng vô quyền của
nô lệ. Pháp luật phong kiến công khai qui định đặc quyền, đặc lợi của địa chủ phong
kiến cũng như quy định các chế tài hà khắc dã man để đàn áp nhân dân lao động. Pháp
luật tư sản quy định cho nhân dân được hưởng các quyền tự do, dân chủ nhưng về cơ
bản vẫn thực hiện ý chí và phục vụ cho lợi ích của giai cấp tư sản. Pháp luật xã hội chủ
nghĩa mang bản chất của giai cấp công nhân mà đại diện là nhà nước của nhân dân lao
động.

Nội dung tính giai cấp của pháp luật được thể hiện ở những nội dung

- Pháp luật phản ánh ý chí nhà nước của giai cấp thống trị trong xã hội. Do nắm trong
tay quyền lực nhà nước, giai cấp thống trị thông qua nhà nước để thể hiện ý chí của
giai cấp mình một cách tập trung, thống nhất thành ý chí của nhà nước. Hay biểu đạt
bằng cách khác là pháp luật là ý chí của lực lượng cầm quyền được nâng lên thành luật
bởi vì:

 Các giai cấp thống trị trong lịch sử đều theo đuổi mục đích củng cố và bảo vệ
quyền thống trị của mình, tìm mọi cách để đạt mục đích đó. Một trong những cách có
hiệu quả nhất là biến ý chí của giai cấp thống trị thành ý chí của nhà nước và từ ý chí
của nhà nước sẽ thể hiện ra thành các quy định cụ thế của pháp luật, tức là thành các
quy tắc xử sự có giá trị bắt buộc phải tôn trọng hoặc thực hiện trong toàn xã hội. Làm
như vậy, giai cấp thống trị có thể hướng hoạt động của toàn xã hội vào việc đạt mục
đích của nó. Ví dụ như một số văn bản quy phạm pháp luật:

Văn bản luật là loại văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội- cơ quan quyền lực
nhà nước cao nhất ban hành trong đó có Hiến pháp ví dụ cụ thể như:

+Hiến pháp năm 1946 : được Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa khóa I,
kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 09/11/1946 . Bao gồm : Lời nói đầu, 7 chương, 70 điều

Hoà ng Thị Duyên


DTZ1857720203008 Page 3
+Hiến pháp năm 1959 : được Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa khóa I,
kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 31/12/1959 . Bao gồm : Lời nói đầu, 10 chương, 112
điều. Hiến pháp năm 1980 : được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
khóa VI , kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 18/12/1980 . Bao gồm : Lời nói đầu , 12
chương , 147 điều .

+ Hiến pháp năm 1992 : được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khóa VIII , kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 15/4/1992 . Bao gồm Lời nói đầu , 12
chương và 147 điều . Hiến pháp năm 1992 được Quốc hội khóa X , kỳ họp 10 sửa đổi
bổ sung một số điều , thông qua ngày 25/12/2001 .

+ Hiến pháp năm 2013 : được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khóa XIII , kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 28/11/2013 . Bao gồm Lời nói đầu , 11
chương và 120 điều .

Văn bản luật là loại văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội- cơ quan quyền lực
nhà nước cao nhất ban hành là các luật và bộ luật (có giá trị pháp lý cao chỉ sau Hiến
pháp) ví dụ cụ thể như:

+ Luật như: Luật Đất đai ; Luật Hôn nhân và gia đình , Luật Phòng , chống ma
túy ; Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ; Luật Chứng khoán ...

+ Bộ luật như: Bộ luật Lao động; Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự , Bộ luật Hàng
hải ; Bộ luật Tố tụng hình sự ...

Văn bản dưới luật (những văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước hoặc
người có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục và hình thức được pháp luật quy
định) ví dụ như:

+ Quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước.

+ Nghị quyết của Hội đồng nhân dân các cấp .

Hoà ng Thị Duyên


DTZ1857720203008 Page 4
+ Quyết định của Ủy ban nhân dân các cấp.

+ Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

+ Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

+ Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.

+ Nghị định của Chính phủ.

+ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

+ Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy
ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ; Nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với
Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ) .

+ Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng
Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.

+Thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng , Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ với Chánh án
Tòa án nhân dân tối cao , Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao .

- Bản chất giai cấp của pháp luật còn thể hiện ở mục đích điều chỉnh các quan hệ xã
hội, định hướng cho các quan hệ xã hội phát triển theo một trật tự, một mục tiêu phủ
hợp với ý chí của giai cấp thống trị, bảo vệ và củng cố địa vị của giai cấp thống trị. Vì
thế trong pháp luật có nhiều quy định thể hiện tính giai cấp của nó như : quy phạm
pháp luật, quy phạm đạo đức, quy tắc của các tổ chức xã hội, nội quy của trường học,
tín điều tôn giáo....cụ thể một vài ví dụ điển hình:

+ Quy định thừa nhận và bảo vệ quyền sở hữu tài sản

Hoà ng Thị Duyên


DTZ1857720203008 Page 5
+ Quyền thống trị về chính trị và tư tưởng của giai cấp thống trị

+ Quy định 117/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế

+ Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử

- Sự biểu hiện tính giai cấp trong các kiểu pháp luật khác nhau là khác nhau, phụ thuộc
vào tương quan, đối sánh lực lượng giai cấp, sự khốc liệt hay không khốc liệt của mâu
thuẫn giai cấp. VD:

+ Pháp luật chủ nô thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp chủ nô và tính giai
cấp của kiểu pháp luật này thể hiện khá công khai, rõ rệt.

+Pháp luật phong kiến thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp địa chủ, phong
kiến và tính giai cấp của kiếu pháp luật này cũng thể hiện công khai, rõ rệt

+Pháp luật tư sản thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản, song biểu hiện
tính giai cấp của kiểu pháp luật này có sự thay đổi qua các giai đoạn phát triển của xã
hội tư bản chủ nghĩa. Ở giai đoạn của chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, tính giai cấp
của pháp luật tư sản chưa thể hiện công khai thì ở giai đoạn của chủ nghĩa để quốc,
tính giai cấp của pháp luật tư sản thể hiện công khai và rõ rệt hơn nhiều so với giai
đoạn trước; còn ở giai đoạn của chủ nghĩa tư bản hiện đại, tính giai cấp của pháp luật
tư sản có xu hướng thể hiện mờ nhạt hơn so với giai đoạn trước.

+ Pháp luật xã hội chủ nghĩa thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân
và những người lao động khác dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản, là sự thể chế hóa
đường lối, chính sách của đảng này. Tính giai cấp của kiểu pháp luật này thể hiện mờ
nhạt nhất trong tất cả các kiêu pháp luật vì giai cấp thống trị trong xã hội này chiếm
tuyệt đại đa số dân cư.

Hoà ng Thị Duyên


DTZ1857720203008 Page 6
- Ngoài ra, tính giai cấp của pháp luật còn phụ thuộc vào những đặc điểm của sự phát
triển kinh tế, truyền thống, tôn giáo, đạo đức, dân tộc...một ví dụ sau đây là minh
chứng

Nói lợi ích kinh tế là động lực trực tiếp của các chủ thể và hoạt động kinh tế - xã
hội Con người tiến hành các hoạt động kinh tế trước hết là để thỏa mãn các nhu cầu
vật chất, nâng cao phương thức và mức độ thỏa mãn các nhu cầu vật chất của mình .
Trong nền kinh tế thị trường, phương thức và mức độ thỏa mãn các nhu cầu vật chất
tùy thuộc vào mức thu nhập. Do đó, mức thu nhập càng cao, phương thức và mức độ
thỏa mãn các nhu cầu vật chất càng tốt. Vì vậy, mọi chủ thể kinh tế đều phải hành
động để nâng cao thu nhập của mình. Thực hiện lợi ích kinh tế của các giai tầng xã hội
, đặc biệt của người dân vừa là cơ sở bảo đảm cho sự ổn định và phát triển xã hội, vừa
là biểu hiện của sự phát triển . “ Nước độc lập mà dân không được hưởng ấm no , hạnh
phúc thì độc lập cũng không có ý nghĩa gì ? ”

Về khía cạnh kinh tế, tất cả các chủ thể kinh tế đều hành động trước hết vì lợi ích
chính đáng của mình. Tất nhiên, lợi ích này phải đảm bảo trong sự liên hệ với các chủ
thể khác trong xã hội. Phương thức và mức độ thỏa mãn các nhu cầu vật chất trước hết
phụ thuộc vào số lượng, chất lượng hàng hóa và dịch vụ mà xã hội có được. Mà tất cả
các nhân tố đó lại là sản phẩm của nền kinh tế và phụ thuộc vào quy mô và trình độ
phát triển của nổ , " Theo đuổi lợi ích kinh tế chính đáng của mình , các chủ thể kinh tế
đã đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế . Vì lợi ích chính đáng của mình , người
lao động phải tích cực lao động sản xuất, nâng cao tay nghề, cải tiến công cụ lao
động ;chủ doanh nghiệp phải tìm cách nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực, đáp
ứng các nhu cầu , thị hiếu của khách hàng bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm ,
thay đổi mẫu mã , nâng cao tinh thần trách nhiệm trong phục vụ người tiêu dùng ... Tất
cả những điều đó đều có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất, của
nền kinh tế và nâng cao đời sống của người dân cũng chính là phục vụ lợi ích của giai
cấp.

Hoà ng Thị Duyên


DTZ1857720203008 Page 7
Hoà ng Thị Duyên
DTZ1857720203008 Page 8

You might also like