You are on page 1of 7

1/

*Các cách phân loại hiến pháp:

Theo các nguyên tắc khác nhau, hiến pháp có thể chia thành nhiều loại:

+Hiến pháp thành văn và hiến pháp bất thành văn:

Cách chia quan trọng nhất và được phổ biến nhất từ thời mới ra đời của hiến pháp là cách chia thep
hình thức chứa đựng quy định của hiến pháp.

-Hiến pháp thành văn: tức là các quy định hiến pháp được viết thành văn bản nhất định, thường là
một văn bản hết sức ngắn gon, dễ đọc và dễ hiểu, có thể đút vào túi được hoặc có thể trong nhiều
trường hợp hiến pháp bao gồm nhiều văn bản. Nhưng cho dù một hay nhiều văn bản thì nó nhất định
phải được nhà nước tuyên bố hoặc ghi nhận là đạo luật cơ bản của nhà nước.
-Hiến pháp không thành văn là tổng thể các văn bản pháp luật, các quy phạm pháp luật được hình
thành thep tập tục truyền thống, các án lệ của tòa án tối cao có liên quan tới việc tổ chức quyền lực nhà
nước, nhưng không được nhà nước tuyên bố hoặc ghi nhận là luật cơ bản của nhà nước.

+Hiến pháp cổ điển và hiến pháp hiện đại:

Nhằm mục đích khắc phục những khuyết điểm do chính ông chỉ ra, nhà khoa học này đề xuất một
phương pháp phân chia khác hơn dựa theo tính chất nội dung của các quy địng chứa đựng trong hiến
pháp. Dựa theo tiêu chuẩn trên hiến pháp của các nước trên thế giới được ông chia thành hiến pháp cổ
điển và hiến pháp hiện đại.

-Hiến pháp cổ điển: là những hiến pháp được thông qua từ lâu trong những điều kiện khác xa ngày
nay, cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ thứ 19 và vẫn còn hiệu lực pháp lý cho đến ngày nay nhờ có thêm
những chỉnh lý, những tập tục truyền thống hiện đại.
-Hiến pháp hiện đại là những hiến pháp phần lớn được thông qua sau Chiến tranh thế giới thứ nhất
và lần thứ hau. Chức năng chính trị chủ yếu của những hiến pháp này là củng cố địa vị thống trị của
giai cấp tư sản.

+Hiến pháp cương tính và hiến pháp nhu tính:

Căn cứ vào thủ tục thông qua, thay đổi hiến pháp, tác giả Nguyễn Văn Bông còn chia hiến pháp thành
hiến pháp nhu tính và hiến pháp cương tính.

- Hiến pháp nhu tính: Là hiến pháp có thể sửa đổi hay được sửa đổi bới chính cơ quan lập pháp theo
thủ tục thông qua các đạo luật bình thường. Nói như thế có nghĩa là Hiến pháp không có tính ưu thế,
không có sự phân biệt đẳng cấp giữa hiến pháp và các đạo luật khác mặc dù đối tượng điều chỉnh của
chúng có tầm đặc biệt khác nhau.
-Hiến pháp cương tính là hiến pháp có những ưu thế đặc biệt được phân biệt giữa quyền lập hiến,
quyền nguyên thuỷ với quyền lập pháp, quyền được thiết lập từ quyền nguyên thuỷ. Hiến pháp với
những ưu thế của mình phải được một cơ quan đặc biệt thông qua gọi là quốc hội lập hiên, đồng thời
trình tự thông qua từ đầu đến các lần sửa đổi bổ sung trong qua trình thực thi hiến pháp được tiến hành
theo một thủ tục đặc biệt và khá phức tạp

+Hiến pháp tư bản chủ nghĩa và hiến pháp xã hội chủ nghĩa:

Theo bản chất, hiến pháp có thể được chia thành hiến pháp tư bản chủ nghĩa và hiến pháp xã hội chủ
nghĩa.

-Hiến pháp tư sản là hiến pháp của nhà nước tư sản hay các nước phát triển theo chế độ tư bản chủ
nghĩa. Nó có đặc điểm là đều trực tiếp hay gián tiếp tuyên bố bảo vệ quyền tư hữu về tư liệu sản xuất,
quyền sở hữu tư nhân là thiêng liêng bất khả xâm phạm. Hiến pháp tư sản tập trung nói về ba cơ quan
Nhà nước- Quốc Hội (lập pháp), Chính Phủ(hành pháp) và tòa án xét xử(tư pháp) theo xu hướng công
nhận học thuyết “Tam quyền phân lập”
-Hiến pháp XHCN vì ra đời sau nên đã tiếp thu những hạt nhân dân chủ của hiến pháp tư sản tuy
nhiên vẫn có đặc điểm khác: Trong tổ chức bộ máy nhà nước phủ nhận học thuyết “Tam quyền phân
lập”, áp dụng nguyên tắc tập trung thống nhất vào Quốc Hội; Thể chế hóa vai trò lãnh đạo của Đảng
Cộng Sản, Mặt trận dân tộc thống nhất, đoàn thể nhân dân mà đặc biệt là các cơ quan dân cử, cơ quan
đại diện trong nền dân chủ XHCN. Hiến pháp XHCN ghi nhận khẳng định và củng cố các quan hệ sản
xuất mà nó có nhiệm vụ bảo vệ, đó là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, ghi nhận và củng cố các
nguyên tắc cơ bản của đường lối quốc phòng toàn dân, bảo vệ Tổ quốc XHCN, đường lối đối ngoại hòa
bình hợp tác, hữu nghị giữa các dân tộc thể hiện tính chất nhân đạo. tính nhân văn sâu sắc của chế độ
mới đồng thời ghi nhận, khẳng định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, xác định một cơ cấu tổ
chức bộ máy nhà nước theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
Ngoài việc phân chia theo những nguyên tăc nêu trên hiến pháp còn được phân chia thành hiến pháp
của các nước phát triển và hiến pháp của các nước đang phát triển.

*Trên cơ sở đó, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được xếp vào những loại như
sau:
+Hiến pháp thành văn:
Bởi vì:
-Hiến pháp nước Việt Nam được ban hành và các quy định hiến pháp được viết thành văn bản
nhất định chứ không phải được hình thành thep tập tục truyền thống.
-Có nhiều trường hợp hiến pháp bao gồm nhiều văn bản. Các văn bản được viết ngắn gọn, dễ đọc,
dễ hiểu.
-Được nhà nước tuyên bố và ghi nhận là đạo luật cơ bản của nhà nước.
-Chỉ có ba nước trên thế giới có hiến pháp không thành văn đó là Anh, Niu-di-lân và I-xaren.

+Hiến pháp hiện đại:


Bởi vì:
-Chức năng ban đầu là củng cố địa vị thống trị của giai cấp tư sản. Sau chiến tranh thứ hai, được
khẳng định chủ quyền thoát khỏi ách thống trị vào các nước đế quốc thực dân. Phần nhiều các hiến
pháp này vẫn còn hiệu lực pháp lý cho đến ngày nay, Trước cuộc đấu tranh giành quyền dân chủ của
các tầng lớp nhân dân lao động trên phạm vi toàn thế giới và cùng với ảnh hưởng ít nhiều của nội dung
dân chủ của các hiến pháp xã hội chủ nghĩa, hiến pháp hiện đại chứa đựng nhiều điều khoản có nội
dung dân chủ hơn, phản ánh sự nhượng bộ nào đó của giai cấp tư sản thống trị trước cuộc đấu tranh của
nhân loại.
-Là hiến pháp ghi nhận mối tương quan lực lượng xã hội giữa giai cấp thống trị tư sản và nhân dân
lao động.

+Hiến pháp cương tính:


Bởi vì:
-Có những ưu thế đặc biệt được phân quyền giữa quyền lập hiến, quyền nguyên thủy, với quyền lập
pháp, quyền được thiết lập từ quyền nguyên thủy.
-Hiến pháp phải được một cơ quan đặc biệt thông qua: quốc hội lập hiến. Các văn bản luật khác được
quốc hội lập pháp thông qua.

+Hiến pháp xã hội chủ nghĩa:


Bởi vì:
-Đều có nhu cầu quy định một chế độ chính trị dân chủ mà ở đó quyền lực nhà nước đềuu thuộc về
nhân dân, chống lại nhà nước của chế độ phong kiến. Quyền của công dân được quy định cho đa số
công dân không phân biệt tài sản, chủng tộc và nam nữ.
-Áp dụng nguyên tắc tập quyền xã hội chủ nghĩa, tất cả quyền lực nhà nước tập trung thống nhất vào
quốc hội.
-Ghi nhận vai trò lãnh đạo nhà nước, lãnh đạo xã hội của đảng cộng sản.
-Còn quy định nhiều mục tiêu phấn đấu của toàn xã hội làm cho hiến pháp mang tính cương lĩnh.

2/
*Quá trình hình thành và phát triển của Hiến pháp tư sản và Hiến pháp xã hội chủ nghĩa:

+Hiến pháp tư sản:

Hiến pháp tư sản là hình thức văn bản pháp luật có tính chất của đao luật cơ bản của nhà nước lần
đầu tiên ra đời trong xã hội tư sản.
Trong các xã hội tổn tại trước xã hội tư sản, ở phương Đông cũng như ở phương Tây đã từng có các
văn bản pháp luật có tên gọi hoặc trong nội dung có những điều khoản chứa đựng thuật ngữ "hiến
pháp", nhưng Hiến pháp với tính chất là đạo luật cơ bản thì phải đến xã hội tư sản mới xuất hiện.
Hiến pháp ra đời gắn liền với cuộc đấu tranh của các dân tộc, trong đó, giai cấp tư sản thường là
lực lượng lãnh đạo, chống lại các vương triều phong kiến chuyên chế. Giành được chính quyền, các
nhà nước tư sản lần lượt ban hành Hiến pháp, sử dụng Hiến pháp như một vũ khí sắc bén thể chế hoá
quyền thống trị xã hội của giai cấp mình nhằm bảo vệ chế độ sở hữu tư nhân, quan hệ sản xuất tư bản
chủ nghĩa. Ở ngay những nước, nơi cuộc đấu tranh bị chỉ phối bởi những điều kiện lịch sử, đặc thù mà
vương quyền vẫn được duy trì thì Hiến pháp vẫn được ban hành - đó là điều mà giai cấp tư sản không
bao giờ nhượng bộ để thiết lập chế độ quân chủ lập hiến, chính vì vậy, Lênin đã viết: "mọi cuộc cách
mạng tư sản ... cuối cùng, không có gì hơn là quá trình xây dựng một chế độ lập hiến”.
Xét theo bản chất, Hiến pháp với tính cách là đạo luật cơ bản là hình thức văn bản pháp luật rất
thích hợp đối với nhu cầu của giai cấp tư sản với tính cách là một giai cấp thống trị, nắm quyền lãnh
đạo xã hội.
Giành được chính quyền, giai cấp tư sản hiểu rõ không thể thực hiện quyền cai quản xã hội theo
lối cũ mà phải biết lợi dụng ngay ngọn cờ tự do, bình đẳng, đáp ứng một phần đòi hỏi của quần chúng
đông đảo và bằng cách đó, bảo vệ được các lợi ích của giai cấp mình. Một trong những nhu cầu lớn của
thị trường tư bản chủ nghĩa là sự tồn tại của một thị trường lao động gồm những người lao động được
tự do về thân phận. Mặt khác, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa có biểu hiện trực tiếp là quan hệ hợp
đồng, giao dịch phải được thực hiện một cách tự do, ngang quyền, bình đẳng trong thể hiện ý chí và
đảm bảo lợi ích thể hiện thành tự do ý chí, bình đẳng trước pháp luật và phải được thể hiện thành quyền
cơ bản của cá nhân được ghi nhận trong đạo luật cơ bản của Nhà nước - trong Hiến pháp. Giai cấp tư
sản, xét về mặt cấu tạo, trong nội bộ lại luôn tồn tại các tập đoàn tư bản cạnh tranh nhau quyết liệt. Các
cá nhân tư sản, xét một cách khách quan, không thể chấp nhận sự can thiệp dễ dãi của chính quyền vào
công việc làm ăn, kinh doanh, vốn được xem là một lĩnh vực tư, nơi họ có quyền tự do định đoạt. Giai
cấp tư sản tìm thấy ở Hiến pháp với nguyên tác phân chia ba quyền, cơ chế giải quyết các vấn đề nội bộ
phát sinh giữa các tập đoàn, cá nhân tư sản, khí công việc phải được đặt lên ở tầm quốc gia.
Hơn nữa, ra đời trên cơ sở xóa bỏ ách thống trị phong kiến, nhà nước tư sản đứng trước một thực
tế là đông đảo nhân dân lao động đã từng được cổ vũ bởi các lí tưởng về dân chủ, bình đẳng, tự do, về
các quyền con người cơ bản; đồng thời, sự ra đời, phát triển của chế độ tư bản với tính cách là một hình
thái kinh tế - xã hội cao hơn, khi xã hội đã đạt được những thành tựu to lớn về khoa học, kĩ thuật, về
văn hoá, giáo dục, khi nền văn minh thế giới nói chung đã đạt đến trình độ cao hơn nhiều so với các
chế độ cũ, khi những quan niệm, nhận thức về các quyền cơ bản, về dân chủ, tự do, về bình quyền,
bình đẳng đã trở thành những giá trị phổ biến của văn minh nhân loại, thành của cải tinh thần chung
của loài người. Là giai cấp nắm quyền thống trị xã hội, giai cấp tư sản phải thực hiện một sự lựa chọn
có tính lịch sử, bắt buộc phải biết thích nghỉ, kịp thời rút ra những kinh nghiệm lớn từ thực tế đấu tranh
giai cấp quyết liệt, nhiều khi đấm máu ngay ở thời kì đầu, khi nhà nước tư sản mới ra đời. Từ đó, nhà
nước tư sản đã phải, tuy từng bước và hoàn toàn không dễ dàng, đưa vào Hiến pháp, sự thừa nhận một
số quyền tự do, dân chủ, bình đẳng của các công dân nói chung, bằng cách đó, nó có thể đảm đương tốt
hơn sứ mệnh bảo vệ chế độ sở hữu tư nhân tư sản. Nhà nước tư sản đã phải thích nghỉ và đã biết thích
nghỉ, có những điều chỉnh lớn trong các chính sách xã về mặt lập pháp: Đặc biệt, tô vẽ mình như là
người đại đan nách TU man ee ni " Sạn cơ bản, cổ suý cho những quyền đó.
Xét theo tính chất, qua lịch sử lập hiến hơn 200 năm của nhà nước tư sản, có thể chia sự phát
triển đó thành 2 giai đoạn: giai đoạn uảu Đại chiên thế giới lần thứ lÏ trở về trước, Hiên pháp tư sản shủ
yếu làm chức năng thể chế hoá quyên thống tị của giai cấp tư sẵn về mặt tổ chức bộ máy quyền lực nhà
nước, ghi nhận thắng lợi có tính lịch sử cúa gi cấp tư sản trước giai cấp phong kiến, quý tộc, bảo ách
không che giấu quyền sở hữu tư nhân vệ một C€ tự nhân g bước và Ở mức độ tư bản chủ nghĩa, thừa
nhận từng hạn chế khác nhau các quyền tự do, dân chủ, bình đẳng của công dân. Giai đoạn 2 bắt đầu từ
Chiến tranh thế giới lần thứ II kết thúc. Đây là giai đoạn, khi các Hiến pháp tư sản, tuy từng bước
nhưng liên tục phục hưng, ghi nhận lại, mở rộng các quyền tự do, dân chủ mà trước đó đã từng bước
được thừa nhận nhưng đã bị chà đạp, xoá bỏ trong các nhà nước phát xít kiểu Hitle, Mutxôlini... đồng
thời, xuất hiện tình hình mới đòi hỏi tăng cường vai trò của Hiến pháp với tính cách đạo luật cơ bản
của cả xã hội, khi các Hiến pháp lần lượt được bổ sung nội dung về giải phóng phụ nữ, về bảo đảm các
quyền bình đẳng về chính trị - xã hội, về giáo dục thế hệ trẻ, về bảo vệ môi trường... Đây là lúc đã ra
đời khái. niệm xã hội hoá Hiến pháp, đưa vào Hiến pháp các nội dung về xây dựng nhà nước xã hội với
các quy định có khi rất cụ thể, chỉ tiết.

+Hiến pháp xã hội chủ nghĩa:


Được hình thành gắn liền với cuộc cách mạng vô sản. Giai cấp vô sản đã tiến hành phê phán hiến
pháp tư sản, chỉ ra rằng hiến pháp tư sản có bản chất chỉ phục vụ cho lợi ích của giai cấp tư sản, được
gây dựng để ghi nhận thắng lợi của giai cấp vô sản, ghi nhận những nguyên tắc cơ bản về tổ chức
quyền lực nhà nước. Nhận thấy giá trị tích cực của hiến pháp, giai cấp vô sản cho rằng cũng cần phải
xây dựng một hiến pháp mới cho một xã hội mới xã hội chủ nghĩa. Từ đó, hiến pháp xã hội chủ nghĩa
ra đời đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Quá trình phát triển: Trong giai đoạn đầu từ cách mạng tháng mười đến năm 1945, hiến pháp xã hội
chủ nghĩa chỉ tồn tại trong phạm vi nội bộ quốc gia (Liên Bang Nga, sau đó là liên bang Xô viết). Sau
khi nhà nước xã hội chủ nghĩa khác được hình thành, cùng với nó là sự ra đời của các bản Hiến pháp
như hiến pháp việt nam năm 1946, hiến pháp bungari năm 1947, hiến pháp rumani năm 1948, hiến
pháp cộng hòa dân chủ đức năm 1949… Từ 1990 đến nay, khi các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu
tan rã và quay trở lại với hình thức nhà nước tư sản, các hiến pháp xã hội chủ nghĩa ở các nước này đã
được thay đổi trở thành các bản hiến pháp tư sản.

*Cơ sở và nội dung của sự điều chỉnh Hiến pháp tư sản sau khi có sự xuất hiện của Hiến pháp xã hội
chủ nghĩa:

3.So sánh hiến pháp tư sản và hiến pháp xã hội chủ nghĩa:

  Hiến pháp tư sản Hiến pháp xã hội chủ nghĩa


Hiến pháp xã hội chủ nghĩa là hiến
Hiến pháp tư sản là hiến pháp của nhà
Khái pháp được ban hành trong nhà nước
nước tư sản hay các nước phát
niệm XHCN, với bản chất là ý chí
triển theo chế độ tư bản chủ nghĩa
của nhân dân lao động
Chế độ
Không quy định rõ về tính giai cấp Quy định rõ về tính giai cấp
xã hội
Gắn liền với cuộc cách mạng tư sản,
Nguồn là sản phẩm của cách mạng tư sản Gắn liền với cuộc sống cách mạng vô
gốc hình   sản, quá trình đấu tranh đòi quyền lợi
thành của nhân dân lao động.
 

Hình
thức Hiến pháp thành văn hoặc Hiến pháp
bất thành văn. Thường là hiến pháp thành văn.
biểu
hiện
Thể chế hóa vai trò lãnh đạo của
Nội
Không quy định vai trò của các đảng đảng cộng sản, mặt trận dân tộc
dung
phái chính trị, trong khi chúng có vị trí thống nhất, toàn thể nhân dân mà đặc
quy
rất quan trọng trong cơ chế quyền lực biệt là các cơ quan dân chủ, cơ quan
định về
nhà nước tư sản đại diện trong nền dân chủ xã hội chủ
chính trị
nghĩa.
Nôi Ghi nhận, củng cố quyền sở hữu tư
Ghi nhận, củng cố các cơ sở kinh tế,
dung nhân tư bản chủ nghĩa đối với tư liệu
các quan hệ sản xuất mà nó có nhiệm
quy sản xuất và hệ thống kinh tế tư bản
vụ bảo vệ, đó là chế độ công hữu về
định về chủ nghĩa dưới những hình thức khác
tư liệu sản xuất
kinh tế nhau
Nội
dung Bảo vệ quyền lợi và địa vị của giai
quy cấp tư sản nhưng được che dấu và thể Ghi nhận, khẳng đinh các quyền và
định về hiện quyền thống trị của mình dưới nghĩa vụ cơ bản của công dân
nhân khái niệm “chủ quyền nhân dân”
quyền
Nội Thường thể hiện với những biến dạng Xác định một cơ cấu tổ chức nhà
khác nhau nguyên tắc “phân chia
dung
quyền lực” và quy định một cơ cấu tổ
quy nước dựa trên nguyên tắc lập quyền
chức bộ máy nhà nước bảo đảm quyền
định về xã hội chủ nghĩa và tập trung dân chủ
thống trị của giai cấp tư sản, tìm mọi
tổ chức tức là phủ nhận học thuyết tam quyền
cách loại trừ, hạn chế sự tham gia của
nhà phân lập
nhân dân vào việc thực hiện quyền lực
nước
nhà nước

4/
*Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:

+Khái niệm:
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là văn bản pháp luật có giá trị cao nhất
trong hệ thống pháp luật của Việt Nam. Bản hiến pháp đang có hiệu lực là bản của năm 2013, là bản
Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội Việt Nam khóa XIII, kỳ họp
thứ 6 thông qua vào sáng ngày 28 tháng 11 năm 2013.

+Đặc điểm:Hiến pháp Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc những loại:
Hiến pháp thành văn, hiến pháp hiện đại, hiếp pháp cương tính và hiến pháp xã hội chủ nghĩa.

*Hiến pháp Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khác so với các đạo luật thông thường có các điểm
khác là:

+Tính chất:
-Hiến pháp CHXHCN Việt Nam là văn bản thể hiện và bảo vệ chủ quyền của nhân dân, thông qua
việc giới hạn quyền lực của nhà nước và khẳng định các quyền con người, quyền công dân.
-Các đạo luật thông thường là tập hợp những quy tắc cư xử bắt buộc do nhà nước lập ra để quản lý xã
hội nên mang tính chất công cụ pháp lý của nhà nước, phản ánh ý chí của nhà nước.

+Phạm vi và mức độ điều chỉnh:


-Hiến pháp Việt Nam có phạm vi điều chỉnh rất rộng, liên quan đến tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh
tế, văn hóa, xã hội của quốc gia, chỉ tâp trung vào các mối quan hệ cơ bản và chỉ đề cập đến các
nguyên tắc định hướng, nênf tảng không đi sâu.
-Đạo luật thông thường chỉ đề cập đến một lĩnh vực, thậm chí một nhóm quan hệ xã hội trong một
lĩnh vực nhất định nhưng đi sâu điều chỉnh mối quan hệ cụ thể

+Thủ tục xây dựng và sửa đổi: Quy trình xây dựng và sửa đổi hiến pháp bao gồm nhiều thủ tục chặt
chẽ và đòi hỏi nhiều thời gian hơn so với các đạo luật thông thường, đặc biệt với những hiến pháp
cứng. Ngay cả với những hiến pháp mềm dẻo cũng đòi hỏi việc xin ý kiến nhân dân laf bắt buộc khi
xây dựng hiến pháp. Thêm vào đó việc thôgn qua hiến pháp cũng đòi hỏi tỉ lệ biểu quyết cao hơn so
với việc thông qua các đạo luật thông thường.

5/
*Hiến pháp 1946:

Hiến pháp năm 1946 là bản Hiến pháp đầu tiên của đất nước ta. Sau khi đọc bản “Tuyên ngôn độc
lập”, Hồ chủ tịch đã đề ra sáu nhiệm vụ cấp bách của Chính phủ, một trong những nhiệm vụ cấp bách
đó là xây dựng Hiến pháp: “Trước chúng ta đã bị chế độ quân chủ cai trị, rồi đến chế độc thực dân
không kém phần chuyên chế nên nước ta không có hiến pháp, nhân dân ta không được hưởng quyền tự
do, dân chủ. Chúng ta phải có một hiến pháp dân chủ.”. Ngày 09/1/1946 Quốc hội khóa I đã thông qua
Hiến pháp đầu tiên của nước ta. Hiến pháp năm 1946 được xây dựng trên ba nguyên tắc cơ bản: đoàn
kết toàn dân, không phân biệt giống nòi, trai, gái, giai cấp, tôn giáo; bảo đảm các quyền lợi dân chủ;
thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân.
Hiến pháp năm 1946 là một bản Hiến pháp dân chủ, tiến bộ không kém bất kỳ một bản hiến pháp
nào trên thế giới. Lần đầu tiên nhân dân Việt Nam được hưởng các quyền tự do, dân chủ. Và cũng lần
đầu tiên trong lịch sử dân tộc, phụ nữ được ngang quyền với nam giới trên mọi phương diện. Đánh giá
về ý nghĩa của việc ban hành bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã nói: “... bản Hiến pháp đầu tiên trong lịch sử nước nhà... là một vết tích lịch sử Hiến
pháp đầu tiên trong cõi á Đông... Bản Hiến pháp đó chưa hoàn toàn nhưng nó đã làm nên theo một
hoàn cảnh thực tế. Hiến pháp đó tuyên bố với thế giới nước Việt Nam đã độc lập. Hiến pháp đó tuyên
bố với thế giới biết dân tộc Việt Nam đã có đủ mọi quyền tự do… phụ nữ Việt Nam đã được đứng
ngang hàng với đàn ông để được hưởng chung mọi quyền tự do của một công dân. Hiến pháp đó đã
nêu một tinh thần đoàn kết chặt chẽ giữa các dân tộc Việt Nam và một tinh thần liêm khiết, công bình
của các giai cấp”.

*Hiến pháp 1956:

Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, tình hình đất nước ta có sự biến đổi to lớn. Miền Bắc được giải phóng,
tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam kháng chiến chống Mỹ, thống nhất nước nhà. Ở miền
bắc có những biến chuyển to lớn, kinh tế phát triển đạt được những thành tựu nhất định, giai cấp địa
chủ phong kiến bị đánh đổ, liên minh giai cấp công nhân, nông dân ngày càng được củng cố và vững
mạnh. "Trong giai đoạn mới của cách mạng, Quốc hội ta cần sửa đổi bản Hiến pháp năm 1946 cho
thích hợp với tình hình và nhiệm vụ mới" (Lời nói đầu, Hiến pháp 1959). Ngày 31-12-1959, Quốc hội
đã nhất trí thông qua Hiến pháp sửa đổi và ngày 1-1-1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh công bố
Hiến pháp.
Hiến pháp khẳng định nhà nước ta là nhà nước cộng hòa dân chủ, tất cả quyền lực trong nước đều
thuộc về nhân dân. Hiến pháp ghi nhận những thành quả đấu tranh giữ nước và xây dựng đất nước của
nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam. Với Hiến pháp 1959, lần đầu tiên
trong lịch sử lập hiến Việt Nam vai trò lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản
Việt Nam) được ghi nhận bằng đạo luật cơ bản của Nhà nước (tại lời nói đầu). Hiến pháp cũng khẳng
định nước Việt Nam là một khối thống nhất, không thể chia cắt.
Hiến pháp năm 1959 xác định đường lối kinh tế của nước ta trong giai đoạn này là biến nền kinh tế
lạc hậu thành một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, khoa học và
kỹ thuật tiên tiến. Hiến pháp cũng ghi nhận nhiều quyền và nghĩa vụ của công dân, đồng thời quy định
trác nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm các quyền đó.
Hiến pháp năm 1959 là bản hiến pháp được xây dựng theo mô hình xã hội chủ nghĩa, nó là bản hiến
pháp xã hội chủ nghĩa đầu tiên của nước ta.

*Hiến pháp 1980:

Sau chiến thắng năm 1975, nước ta hoàn toàn thống nhất, mở ra một trang mới trong lịch sử dân tộc.
Nước nhà được độc lập, tự do là điều kiện để đưa cả nước quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Ngày
18/12/1980, Quốc hội khóa VI đã nhất trí thông qua bản Hiến pháp mới – Hiến pháp năm 1980.
So với các bản Hiến pháp trước đây, Hiến pháp năm 1980 có nhiều sự đổi khác. Về chế độ
chính trị, Hiến pháp xác định bản chất của nhà nước là chuyên chính vô sản, sứ mệnh lịch sử của nhà
nước là thực hiện quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, động viên và tổ chức nhân dân xây
dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội, tiến lên chủ nghĩa cộng sản. Lần đầu tiên trong lịch sử, Hiến pháp
năm 1980 thể chế hóa vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản đối với nhà nước và xã hội trong một Điều
của Hiến pháp – Điều 4. Về kinh tế, Hiến pháp năm 1980 quốc hữu hóa toàn bộ đất đai (Điều 19).
Đồng thời, theo Điều 18, Nhà nước tiến hành cách mạng về quan hệ sản xuất, hướng dẫn, sử dụng và
cải tạo các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa, thiết lập và củng cố chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa
về tư liệu sản xuất nhằm thực hiện một nền kinh tế quốc dân chủ yếu có hai thành phần: thành phần
kinh tế quốc doanh thuộc sở hữu toàn dân và thành phần kinh tế hợp tác xã thuộc sở hữu tập thể của
nhân dân lao động. Kế tục các bản Hiến pháp trước, Hiến pháp năm 1980 xác định thêm một số quyền
của công dân phù hợp với giai đoạn mới của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, tuy nhiên, một số quyền
mới trong Hiến pháp năm 1980 không phù hợp với thực tế của đất nước nên ko có điều kiện vật chất
bảo đảm thực hiện (ví dụ: quyền khám chữa bệnh không phải trả tiền, quyền được học tập không phải
trả tiền…). Tổ chức bộ máy nhà nước được thiết kế theo mô hình đề cao trách nhiệm tập thể như thành
lập Hội đồng nhà nước (thực hiện chức năng của Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước), Hội
đồng Bộ trưởng.
Tóm lại, Hiến pháp năm 1980 là Hiến pháp của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong
phạm vi cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong phạm vi cả nước.

*Hiến pháp 1992:


Sau một thời gian phát huy hiệu lực, Hiến pháp năm 1980 tỏ ra không phù hợp với điều kiện kinh
tế xã, hội của đất nước. Đại hội Đảng lần VI năm 1986 đã mở ra thời kỳ đổi mới ở nước ta. Ngày
15/4/1992 Quốc hội khóa VIII đã nhất trí thông qua Hiến pháp năm 1992. Đây là “sản phẩm trí tuệ của
toàn dân, thể hiện ý chí và nguyện vọng của đồng bào cả nước”
với Hiến pháp năm 1992, nước ta đã chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung với 2 thành phần
kinh tế chủ yếu là kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể sang nền kinh tế hàng hóa thị trường với nhiều
thành phần kinh tế.
          Về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, so với Hiến pháp năm 1980 thì Hiến pháp năm 1992
có nhiều điều hơn, nhiều quyền và nghĩa vụ được bổ sung và sửa đổi. Bên cạnh các quyền công dân,
Hiến pháp năm 1992 lần đầu tiên quy định: “các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa
và xã hội được tôn trọng” (Điều 50). Đặc biệt, Hiến pháp năm 1992 xác lập quyền tự do kinh doanh
của công dân (Điều 57), đây là chìa khóa quan trọng để mở cánh cửa vào nền kinh tế thị trường.
          Về tổ chức bộ máy nhà nước, Hiến pháp năm 1992 đã quy định một số sự thay đổi so với Hiến
pháp năm 1980, nhằm bảo đảm tính linh động trong việc quản lý điều hành của nhà nước trong nền
kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đặc biệt, sau lần sửa đổi, bổ sung năm 2001, tư tưởng về xây dựng nhà nước pháp quyền lần đầu tiên
được thể hiện trong Hiến pháp “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân… Quyền lực nhà nước là thống nhất,
có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành
pháp và tư pháp”
Tóm lại, Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001 đánh dấu sự chuyển mình của đất nước
ta trong thời kỳ đổi mới toàn diện và sâu sắc về kinh tế, từng bước và vững chắc về chính trị. Đây là
bản Hiến pháp kế thừa có chắt lọc những tinh hoa của các bản Hiến pháp trước. Hiến pháp năm 1992
đã đánh dấu sự phục hưng và phát triển nền tảng kinh tế của xã hội Việt Nam trong thời gian 20 năm
sau khi có hiệu lực.

*Hiến pháp 2013:

Hiến pháp năm 1992  sử đổi, bổ sung năm 2001 được ban hành trong bối cảnh những năm đầu
thực hiện công cuộc đổi mới đất nước do Đại hội  đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (năm 1986)
đề ra và để thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm
1991. Hiến pháp năm 1992 đã tạo cơ sở chính trị - pháp lý quan trọng cho việc thực hiện công cuộc đổi
mới. Qua 20 năm thực hiện Hiến pháp năm 1992, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý
nghĩa lịch sử.  
Đến nay, đất nước ta đã có nhiều thay đổi trong bối cảnh tình hình quốc tế có những biến đổi
to lớn, sâu sắc và phức tạp. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
(bổ sung, phát triển năm 2011) (sau đây gọi chung là Cương lĩnh) và các văn kiện khác của Đại hội  đại
biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã xác định mục tiêu, định hướng phát triển toàn diện, bền vững
đất nước trong giai đoạn cách mạng mới nhằm xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Vì vậy, việc ban hành Hiến pháp năm 2013 là thật sự cần thiết để bảm đảm đổi mới đồng bộ
về cả kinh tế và chính trị, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do
nhân dân và vì nhân dân, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm
tốt hơn quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; xây dựng và bảo vệ đất nước; tích
cực và chủ động hội nhập quốc tế.

You might also like