You are on page 1of 10

KHẾ ƯỚC XÃ HỘI

Thuyết khế ước xã hội là Học thuyết chính trị - pháp lý đầu tiên ra đời trong xã hội
Hy Lạp cổ đại, thế kỉ thứ IV - thế kỉ thứ III (trước Công nguyên) cho rằng nhà
nước và pháp luật ra đời không phải bắt nguồn từ thượng đế mà là kết quả của sự
thỏa thuận thống nhất giữa những con người với nhau như một thứ khế ước, hợp
đồng xã hội với mục đích ngăn chặn tác hại có thể nảy sinh trong quan hệ giữa
người với nhau. Trong thời cận - hiện đại, thuyết khế ước xã hội có một đại biểu
xuất sắc là Ruxô (1712-1788), ông xác định: thể chế chính trị hợp lí là con người
liên kết với nhau thành xã hội, không bị mất đi quyền tự nhiên mà có, nó được xác
lập trên cơ sở những công ước. Ý chí chung của toàn thể dân chúng được công bố
lên sẽ là một hành động của chủ quyền tối cao. Đó tức là luật. Chủ quyền tối cao là
nhằm thực hiện ý chí chung
Nguồn gốc ra đời:
Chế độ phong kiến tồn tại ở Phương Tây trong một thời gian dài cùng với chính
sách ngu dân của giáo hội đã kìm hãm con người trong vòng ngu tối và trở thành
một chướng ngại cho sự phát triển của xã hội. Giai cấp tư sản lớn mạnh dần và
mâu thuẩn giữa tư sản với phong kiến ngày càng gay gắt và các cuộc đấu tranh
chống phong kiến diễn ra trên toàn châu Âu chống lại sự chuyên chế độc đoán của
của nhà nước phong kiến, nhu cầu về thiết lập một trật tự xã hội mới với nền tảng
cơ bản là giải phóng con người, tôn trọng quyền tự do của con người được đặt ra.
Theo Thuyết khế ước xã hội cho rằng con người không thể sống trong trạng thái tự
nhiên vô chính phủ , vì vậy họ cần tự giác ký kết với nhau một khế ước để giao cho
tổ chức trung gian , trọng tài nhằm đảm bảo an ninh , quyến tư hữu, và quyền cá
nhân khác . Vì vậy một tổ chức ra đời trên khế ước ấy: chính là Nhà nước.
Khế ước xã hội là học thuyết lý giải về nguồn gốc ra đời của nhà nước, với những
đại diện tiêu biểu là, Thomas Hobbes, John Locke (1632-1704), Charles Louis
Montesquieu (1689-1775), Jean Jacques Rousseau (1712-1778) …
Lý thuyết về khế ước xã hội lần đầu tiên được Thomas Hobbes đưa ra khi ông cho
rằng con người ban đầu vốn sống ở trạng thái tự nhiên, trong tình trạng vô chính
phủ, khi chưa hề có sự cưỡng bức có tổ chức lên mỗi cá nhân. Con người qua khế
ước xã hội từ bỏ những quyền tự do tự nhiên của mình để được hưởng sự an toàn
và trật tự của xã hội văn minh.
Theo Hobbes, con người sơ khai sống thành bầy đàn để cùng chống lại các kẻ thù,
nhưng không có gì ràng buộc giữa họ. Quyền sở hữu không tồn tại dẫn đến chuyện
tất cả mọi người đều có thể sở hữu tất cả mọi vật. Leviathan, hay trạng thái tự
nhiên của loài người cũng là tên tác phẩm để đời của Hobbes, mô tả chính xác một
sự hỗn độn vô chính phủ mà theo đó vì xã hội chưa công nhận rạch ròi thế nào là
sở hữu cho nên mọi người có thể sẵn sàng gây chiến với người khác để giành lấy
cái mình muốn. Xã hội Leviathan, tuy là xã hội tự do tuyệt đối, nhưng chẳng đem
lại lợi ích cho bất kỳ ai kể cả kẻ mạnh, vì con người dù mạnh đến đâu cũng không
thể đơn độc làm theo ý mình được. Con người buộc phải hy sinh một phần tự do để
có thể chung sống với nhau trong hòa bình. Nói cách khác con người buộc phải
thống nhất với nhau những nguyên tắc cộng đồng để tránh phải sống nơm nớm
trong nỗi lo sợ bảo vệ tính mạng và những gì mình có.
Lý thuyết về khế ước xã hội được John Locke kế thừa và phát triển. Locke xây
dựng chi tiết cụ thể từng giai đoạn phát triển từ trạng thái tự nhiên dẫn đến sự hình
thành nhà nước qua khế ước xã hội và đi đến quan điểm về chủ quyền của nhân
dân đối với nhà nước dù cho đó là nhà nước chuyên chế. Được biết đến trước hết là
một nhà triết học theo trường phái duy nghiệm (empiric), Locke cũng là một tư
tưởng gia xuất sắc trên lĩnh vực chính trị và xã hội. Locke cố gắng giải thích trước
hết quyền sở hữu được con người định nghĩa với nhau thông qua các thỏa hiệp. Bắt
đầu từ việc chiếm hữu bằng sức mạnh, con người dần dần tìm cách sở hữu bằng
lao động. Một khi vấn đề sở hữu được giải quyết, con người đã có đủ các tiền đề
cần thiết để đi đến các thỏa hiệp cao hơn về cuộc sống cộng đồng. Khế ước xã hội
chính là bản thỏa hiệp của các thành viên cộng đồng, theo đó một con người sẽ từ
bỏ quyền tự do tự nhiên - đổi lại anh ta trở thành một thành viên, được cộng đồng
che chở và công nhận. Đối với một quốc gia, nhà nước là tập hợp những người đại
diện đứng ra bảo đảm sự tôn trọng bản thỏa ước.
Đến thời cận - hiện đại, thuyết khế ước xã hội có một đại biểu xuất sắc là Ruxô
(Jean - Jacques Rousseau; 1712 - 1788) - nhà văn và nhà triết học lỗi lạc, lí luận
gia tiêu biểu của Cách mạng Pháp 1789. Ông là người có ảnh hưởng lớn đến các
cuộc cách mạng tư sản, văn học và triết học châu Âu. Tác phẩm  “ khế ước xã hội”
ra đời năm 1762 chứa đựng những tư tưởng tiên phong của cuộc cách mạng dân
chủ, đã đưa tên tuổi của ông vào hàng các vĩ nhân của nước Pháp, có sức cổ vũ,
động viên mạnh mẽ các tầng lớp nhân dân cách mạng đang đấu tranh lật đổ chế độ
phong kiến. 
Ở đây chúng ta bàn về một số nội dung tiêu biểu của thuyết khế ước xã hội được
Ruxo phát triển vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành nhà nước tư sản.

Nội dung học thuyết:


Jean-Jacques Rousseau tiếp tục đi xa hơn khi cho rằng quyền lực phải được trao
cho những người đại diện cho ý chí nguyện vọng của quần chúng. Trong tác phẩm
"Du Contrat Social" - Khế ước xã hội - Rousseau, tiếp nối tư tưởng của Hobbes, đã
mô tả quá trình hình thành các thỏa ước xã hội: một quá trình mà sức mạnh bắt đầu
nhường chỗ cho định chế, lực (forces) nhường chỗ cho quyền (hay quyền lực:
pouvoir, power) Chính trị ra đời như một nhu cầu tất yếu của loài người để tổ chức
xã hội. Đối với một đất nước, Hiến Pháp chính là bản Khế ước xã hội cơ bản nhất,
nền tảng cho tất cả các thỏa ước khác của cộng đồng. Thông qua hiến pháp, con
người chính thức đánh đổi quyền tự do tự nhiên để trở thành một công dân, chính
thức đánh đổi một phần quyền tự do quyết định của mình vào tay một số người
cầm quyền (và do đó anh ta trở thành người bị trị) để có được sự che chở của xã
hội, đại diện bởi luật pháp. Để cho bản hợp đồng trao đổi này được công bằng,
trong Khế ước xã hội cần phải định rõ nguyên tắc lựa chọn người cầm quyền.
Nguyên tắc bình đẳng thể hiện ở chỗ ai cũng có thể lên nắm quyền miễn là được đa
số thành viên ủng hộ. Về phía người cầm quyền, đối trọng với quyền lực anh ta có,
là những ràng buộc về mặt trách nhiệm với cộng đồng. Nếu người cầm quyền
không hoàn thành trách nhiệm của mình, bản hợp đồng giữa anh và cộng đồng phải
bị coi như vô hiệu, và cộng đồng phải có quyền tìm ra một người thay thế mới.
Học thuyết xây dựng trên cơ sở thuyết quyền tự nhiên, thuyết cho rằng: con
người không thể sống trong trạng thái tự nhiên vô chính phủ, vì vậy họ cần tự giác
ký kết với nhau một khế ước để giao cho tổ chức làm trung gian, trọng tài nhằm
đảm bảo an ninh quyền tư hữu và các quyền cá nhân khác. Tổ chức đó chính là nhà
nước.
- Học thuyết về chủ quyền tối thượng của nhân dân: Thể chế chính trị hợp lý là khi
con người liên kết với nhau thành xã hội thì vẫn không mất đi quyền tự nhiên và
duy trì được tự do.
- Về quyền lực nhà nước, các ông đã có sự phân biệt rạch ròi giữa ba quyền: lập
pháp, hành pháp, tư pháp. Quyền lập pháp được quy định do khế ước xã hội.
Quyền lập pháp chỉ có thể là của nhân dân, còn quyền hành pháp được thành lập
bởi văn bản của quyền lực lập pháp có chủ quyền, tức là nhân dân có quyền quyết
định hình thức chính phủ. Chính phủ phải phụ thuộc vào quyền lập pháp.
- Thuyết khế ước xã hội đã chứa đựng yếu tố tiến bộ xã hội đủ để phá vỡ tư tưởng
thần quyền về sự ra đời của nhà nước (cho rằng tất cả vạn vật trên thế giới đều do
Thượng đế sáng tạo ra và để duy trì trật tự thế giới Thượng đế đã sáng tạo ra nhà
nước và trao cho nhà nước quyền lực vô biên, siêu hạng. Quyền lực nhà nước là
vĩnh cửu, bất biến và sự phục tùng quyền lực đó là cần thiết và tất yếu), đồng thời
nhìn nhận quyền lực nhà nước như sản phẩm hoạt động của con người

 Giả thiết hình thành:  Ruxô xuất phát từ giả thiết, ở trạng thái tự nhiên
nguyên thuỷ ban đầu mọi người đều bình đẳng, tự do, chưa biết gì đến bất công xã
hội, quyền tư hữu, sự áp bức và chuyên quyền. Ở đó chỉ có một dạng có thể nói là
bất công, là do thể lực và tuổi tác, sức khoẻ của con rgười rất khác nhau. Ruxô quy
kết nguồn gốc của bất công xã hội là do xuất hiện quyền tư hữu nảy sinh trong quá
trình hoàn thiện công cụ sản xuất, còn quyền tư hữu ra đời kéo theo sự phân hoá
dân cư trong xã hội phân thành người giàu, người nghèo, làm suy đồi đạo đức xã
hội: kẻ giàu càng muốn giàu hơn bằng lao động của người khác. Mâu thuẫn, xung
đột, đấu tranh giữa người và người thường xuyên xảy ra và nhà nước xuất hiện để
bảo vệ quyền tư hữu và quyền thống trị về mặt chính trị và như vậy từ bất công
kinh tế đã làm phát sinh bất công chính trị rồi chuyển hoá thành chuyên chế, lộng
quyền, bạo lực hoành hành và bắt đầu giai đoạn cực đoan của bất công, khi mọi
người trở thành vô quyền như nhau trước một kẻ chuyên quyền. 
Vì vậy thể chế chính trị hợp lí là con người liên kết với nhau thành xã hội, không
bị mất đi quyền tự nhiên của mình mà duy trì được tự do. Trật tự xã hội là một thứ
quyền thiêng liêng làm nền tảng cho mọi thứ quyền khác. Nhưng trật tự xã hội
không phải tự nhiên mà có, nó được xác lập trên cơ sở những công ước, một “Khế
ước xã hội' để xây dựng nhà nước công bằng, bình đẳng, tôn trọng quyền của nhân
dân.
 Bản chất: “ Khế ước xã hội” mang tư tưởng xây dựng chính quyền của nhân
dân, dân chủ cho đa số, ý chí chung của toàn thể dân chúng được công bố lên sẽ là
một hành động của chủ quyền tối cao. Đó tức là luật. Chủ quyền tối cao là nhằm
thực hiện ý chí chung. Cơ quan quyền lực tối cao phải là một con người tập thể.
Tuy nhiên vẫn có mỗi cá nhân có thể có ý chí riêng, không giống hoặc trái với ý
chí chung, cho nên thường có những người hưởng quyền công dân mà không muốn
làm nghĩa vụ công dân, thái độ bất công đó nếu phát triển mãi ra thì sẽ dẫn tới sự
suy đồi của cơ chế chính trị. Vì vậy, muốn cho công ước xã hội không thể trở
thành một công thức suông thì nó phải bao hàm điều ràng buộc với cá nhân. Liên
hệ với một đất nước hiện nay, Hiến pháp chính là bản Khế ước xã hội cơ bản nhất,
nền tảng cho tất cả các thỏa ước khác của cộng đồng. Thông qua hiến pháp, con
người chính thức đánh đổi quyền tự do tự nhiên để trở thành một công dân, chính
thức đánh đổi một phần quyền tự do quyết định của mình vào tay một số người
cầm quyền (và do đó anh ta trở thành người bị trị) để có được sự che chở của xã
hội, đại diện bởi luật pháp. 
 Nguyên tắc người cầm quyền: Để cho bản hợp đồng trao đổi này được công
bằng, trong Khế ước xã hội cần phải định rõ nguyên tắc lựa chọn người cầm
quyền. Nguyên tắc bình đẳng thể hiện ở chỗ ai cũng có thể lên nắm quyền miễn là
được đa số thành viên ủng hộ. Về phía người cầm quyền, đối trọng với quyền lực
anh ta có, là những ràng buộc về mặt trách nhiệm với cộng đồng. Nếu người cầm
quyền không hoàn thành trách nhiệm của mình, bản hợp đồng giữa anh và cộng
đồng phải bị coi như vô hiệu, và cộng đồng phải có quyền tìm ra một người thay
thế mới.

=> Tóm lại: “Khế ước xã hội” là một học thuyết cho rằng nhà nước và pháp luật ra
đời là kết quả của một sự thoả thuận thống nhất giữa những con người với nhau
như một thứ khế ước, hợp đồng xã hội với mục đích thống nhất các nguyên tắc để
cùng chung sống với nhau, ngăn chặn tác hại có thể nảy sinh trong mối quan hệ
giữa người với nhau. Tới thời cận- hiện đại, khế ước xã hội đặc biệt thể hiện tầm
quan trọng của quyền tự do, bình đẳng của con người, việc thoả thuận thống nhất
các nguyên tắc cũng dựa trên sự bình đẳng, tự do ý chí và đặt chính quyền nhân
dân lên làm chủ.

Ý nghĩa:
* Như vậy, điểm tích cực nổi bật của thuyết khế ước xã hội là đã giải thích được
nguồn gốc của quyền lực nhà nước dựa trên cơ sở duy lý. Bản chất của khế ước là
sự liên kết của các thành viên trong cộng đồng, với mục đích bảo vệ con người,
hướng con người tới một cuộc sống nhân bản, tốt đẹp hơn.
Trong thời kỳ phong kiến suy tàn thì học thuyết “khế ước xã hội” là một sự khai
sáng, đặc biệt đánh động đến sự khát khao tự do dân chủ của  các giai cấp trong xã
hội phong kiến , đặc biệt là giai cấp bị trị bị đè nén và áp bức tột độ thì những cuộc
cách mạng dân chủ nổ ra là tất yếu, điển hình là cuộc cách mạng dân chủ tư sản
Pháp- cuộc cách mạng dân chủ tư sản triệt để nhất, sau khi cách mạng tư sản Pháp
thành công, bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền ra đời đã khẳng định quyền
của con người và chủ quyền của nhân dân. Như vậy học thuyết “ khế ước xã hội”
đã có ảnh hưởng thực sự to lớn làm thay nguyên lý cơ bản của xã hội, loại bỏ
những giáo lý cổ hủ hà khắc của xã hội phong kiến, tiến tới xã hội tư sản với các
quyền tự do và bình đẳng.

Sự ra đời của khế ước xã hội đánh dấu bước phát triển nhận thức mới của con
người về nguồn gốc nhà nước: sự ra đời của Nhà nước là kết quả của một khế ước
được ký kết giữa những con người sống trong trạng thái tự nhiên không có nhà
nước, nhà nước phản ánh lợi ích của các thành viên trong xã hội và mỗi thành viên
đều có quyền yêuu cầu nhà nước phục vụ họ, bảo vệ lợi ích của họ. Tư tưởng này
nhằm chống lại sự chuyên quyền độc đoán của chế độ phong kiến, đòi hỏi sự bình
đẳng cho giai cấp tư sản mới ra đời trong việc tham gia nắm chính quyền nhà
nước.
- Về mặt lịch sử, thuyết khế ước xã hội về nguồn gốc nhà nước chứa đựng yếu tố
tiến bộ xã hội: nó phủ nhận thuyết thần học về sự ra đời của nhà nước, đồng thời
coi quyền lực của Nhà nước là sản phẩm hoạt động của con người.
- Thuyết khế ước xã hội là cơ sở cho thuyết dân chủ cách mạng, nó hướng tới tự
do, dân chủ cho con người, đồng thời nó cũng là lý luận vững chắc của cách mạng
tư sản lật đổ các nhà nước phong kiến trên thế giới. Giá trị này có thể giải thích:
Việc ký kết hợp đồng thành lập nhà nước, các cá nhân chuyển một số quyền tự
nhiên của mình cho nhà nước, do đó nhà nước có quyền bảo về sở hữu, an toàn
tính mạng, tài sản cho các công dân, trong trường hợp nhà nước không giữ được
vai trò của mình, các quyền tự nhiên bị vi phạm thì khế ước xã hội sẽ bị mất hiệu
lực và nhân dân có quyền lật đổ nhà nước và ký kết khế ước mới.

* Hạn chế lớn nhất của thuyết này là giải thích nguồn gốc nhà nước trên cơ sở chủ
nghĩa duy tâm, chưa mang tính khoa học toàn diện khi coi sự ra đời của nhà nước
hoàn toàn trên cơ sở ý muốn chủ quan của các bên tham gia khế ước, chưa nhìn
nhận được yếu tố khách quan trong sự tồn tại của nhà nước, không giải thích được
cội nguồn vật chất, yếu tố quyết định từ nền tảng kinh kế - xã hội, cũng như không
chỉ ra bản chất giai cấp của nhà nước.

* Tuy nhiên tư tưởng về khế ước xã hội không hề bị giới hạn ở đó. Chỉ cần có hai
người là đã có thể cho ra đời một bản thỏa ước (giữa họ). Doanh nghiệp chính là
một trường hợp khác vận dụng tinh thần khế ước. Bản điều lệ doanh nghiệp chính
là khế ước xã hội giữa những người góp vốn. Điều lệ doanh nghiệp quy định sự tồn
tại, nguyên tắc hoạt động của doanh nghiệp, quyền lợi và nghĩa vụ của các thành
viên. Giám đốc doanh nghiệp là người đại diện cho doanh nghiệp cũng như Chủ
tịch nước là người đại diện cho đất nước, tuy rằng hai bản khế ước này không có
cùng quy mô như nhau. Quan điểm chúng ta thường gặp là coi giám đốc doanh
nghiệp cũng giống như nhân viên doanh nghiệp. Ông ta bị ràng buộc với doanh
nghiệp bằng một hợp đồng lao động và được trả lương cao hơn vì công việc quản
lý xứng đáng được trả lương cao hơn. Quan điểm này vấp phải một rào cản vô
cùng lớn trong hệ thống luật các nước phát triển, nhất là luật của nước cộng hòa
Pháp, quê hương của Rousseau. Khi Tổng thống phạm sai lầm, người ta không sa
thải tổng thống như ban quản trị doanh nghiệp sa thải giám đốc. Nếu tinh thần bình
đẳng được tôn trọng, nhà nước cũng là một pháp nhân như doanh nghiệp và do đó
cần phải có những định chế đặc biệt đối với giám đốc doanh nghiệp trong trường
hợp ông ta không thực hiện được bản hợp đồng của mình.

CÂU HỎI:
1. Tại sao Rousseau đưa ra những ý niệm hoàn toàn trái ngược lại với cá
nhân chủ nghĩa của Locke và Hobbes vốn đang thịnh hành vào thời đó?
Ruxô khẳng định: ở trạng thái tự nhiên không có nô lệ và các chủ nô, tự do
cũng như bình đẳng là phúc lợi cao nhất của con người.
Ruxô xác định: thể chế chính trị hợp lí là con người liên kết với nhau thành xã
hội, không bị mất đi quyền tự nhiên của mình mà duy trì được tự do. Trật tự xã hội
là một thứ quyền thiêng liêng làm nền tảng cho mọi thứ quyền khác. Nhưng trật tự
xã hội không phải tự nhiên mà có, nó được xác lập trên cơ sở những công ước và
Ruxô đã dành cả tác phẩm chính của mình là “Khế ước xã hội' để giải quyết nhiệm
vụ này.
Ruxô đặt vấn đề là cần phải có một khế ước hoặc có khi ông dùng là “công
ước” xã hội khi con người đã thoát ra khỏi trạng thái tự nhiên để trở thành con
người công dân, dân sự... Tự do là từ bản chất con người mà có. Luật đầu tiên của
tự do là mỗi người phải được chăm lo sự tồn tại của mình. Những điều quan tâm
đầu tiên là quan tâm đến bản thân. Ông chỉ rõ: phương pháp duy nhất để con người
tự bảo vệ là họ phải kết hợp lại với nhau thành một lực lượng chung, được điều
khiển bằng một động cơ chung, khiến cho mọi người đều bình đẳng một cách hài
hoà; tìm ra một hình thức kết liên với nhau để dùng sức mạnh chung mà bảo vệ
mọi thành viên: mỗi thành viên trong khi khép mình vào tập thể, dùng sức mạnh
tập thể, vẫn được tự do đầy đủ như trước, vẫn chỉ tuân theo bản thân mình. Đó là
vấn đề cơ bản mà khế ước xã hội đề ra để giải quyết và khế ước xã hội có thể quy
vào một công thức sau: mỗi người đặt mình và quyền lực của mình dưới sự điều
khiển tối cao của ý chí chung và chúng tiếp nhận mỗi thành viên như một bộ phận
không thể tách rời của toàn thể.
Ý chí chung của toàn thể dân chúng được công bố lên sẽ là một hành động của
chủ quyền tối cao. Đó tức là luật. Chủ quyền tối cao là nhằm thực hiện ý chí
chung. Cơ quan quyền lực tối cao phải là một con người tập thể.
Kế thừa tư tưởng chủ quyền nhân dân của những người đi trước, đến lượt mình
Ruxô đã phát triển, nâng cao nó khi khẳng định: chủ quyền nhân dân là một thực
thể tập thể, nó không thể được đại diện bởi cá nhân nào, mà quyền lực được tiến
hành bởi ý chí chung hay ý chí của đa số không thể phân chia. Nó luôn luôn thuộc
về nhân dân và không thể bị hạn chế bởi bất kì đạo luật nào.
Đặt ngược lại vấn đề, Ruxô đề cập trường hợp cá biệt, nhưng vẫn thường xảy
ra: thật ra mỗi cá nhân có thể có ý chí riêng, không giống hoặc trái với ý chí chung.
Lợi ích riêng tư có thể nói với anh ta không như tiếng nói của lợi ích chung, cho
nên thường có những người hưởng quyền công dân mà không muốn làm nghĩa vụ
thần dân, và ông nhận xét, thái độ bất công đó nếu phát triển mãi ra thì sẽ dẫn tới
sự suy đồi của cơ chế chính trị. Vì vậy, muốn cho công ước xã hội không thể trở
thành một công thức suông thì nó phải bao hàm điều ràng buộc với cá nhân. Nhưng
ông cũng lưu ý: Muốn cho một ý chí trở thành ý chí chung, không nhất thiết lúc
nào cũng phải tuyệt đối trăm người như một và điều cần thiết là mỗi tiếng nói đều
được đếm xỉa tới. Nếu gạt bỏ một tiếng nói nào thì tính chất chung sẽ bị tổn
thương.
2. Ưu và nhược điểm của khế ước xã hội?
3. Thuyết khế ước xã hội có thực sự được áp dụng sau cách mạng tư sản
không, nếu có thì đâu là biểu hiện?
BIỂU HIỆN CỦA THUYẾT KHẾ ƯỚC XÃ HỘI
Ngày nay nhiều quan điểm trong thuyết Khế ước xã hội vẫn là những nguyên tắc
pháp lý chi phối sâu sắc đến sự phát triển của nhà nước và pháp luật hiện đại.
Những quan điểm ấy được thể hiện trong các bản Tuyên ngôn độc lập, Hiến pháp,
trong cách thức tổ chức bộ máy nhà nước TSCN…
1. Trong tuyên ngôn độc lập
Tuyên ngôn độc lập là văn bản tuyên bố sự độc lập của một quốc gia, được ra đời
để khẳng định chủ quyền của quốc gia vừa giành lại từ tay ngoại bang. Có văn bản
không mang tên như vậy, nhưng có ý nghĩa tương tự, cũng được coi là tuyên ngôn
độc lập.
Như bản tuyên ngôn độc lập của Mỹ: Nội dung chính của bản tuyên ngôn được
dựa trên tư tưởng của John Locke, “mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, tự
do và mưu cầu hạnh phúc…” ba quyền cơ bản không thể bị tước đoạt của con
người là quyền được sống, được tự do và được sở hữu. Quyền sở hữu được
Jefferson đề cập tới trong bản tuyên ngôn là "quyền được mưu cầu hạnh phúc".
Những ý tưởng khác của John Locke cũng được Jefferson đưa vào bản tuyên ngôn
như sự bình đẳng, Nhà nước hạn chế, quyền được lật đổ Chính quyền khi Chính
quyền không còn phù hợp.
Bản Tuyên ngôn đã truyền cảm hứng cho nhiều bài phát biểu nổi tiếng khác
như của Martin Luther King Jr. và Abraham Lincoln. Bản Tuyên ngôn cũng ảnh
hưởng đến nhiều tuyên ngôn độc lập của các nước khác như Việt Nam và
Zimbabwe.
Cuộc cách mạng tư sản đã mở đầu lịch sử thế giới cận đại bằng hàng loạt các cuộc
cách mạng lớn như ở Anh, Pháp, Hoa kì… và có ảnh hưởng lớn đến tiến trình lịch
sử của thế giới. Sự ra đời nhà nước tư sản là hệ quả tất yếu của quá trình phát triển
phương thức tư bản chủ nghĩa và song song với nó là sự ra đời của pháp luật tư
sản. Có thể nói sự ra đời của pháp luật tư sản đã đánh dấu một bước ngoặt lớn
trong lịch sử lập pháp của lịch sử nhân loại. Từ đây loài người được biết đến một
bản hiến pháp, trong đó quy định những quyền và tự do của công dân mà trước đây
chưa bao giờ dám nghĩ đến.

2. Trong hiến pháp


Nếu xét về mặt thuật ngữ "Hiến Pháp" đã tồn tại rất lâu với ý nghĩa là xác định,
quy định. Các Hoàng đế La Mã cổ đại dung từ "Constitutio" để gọi các văn bản
quy định của nhà nước. Từ "Hiến" được sử dụng trong Kinh Thi với ý nghĩa khuôn
phép cho vua, chúa. Hiến pháp ra đời muộn so với các luật khác nhưng ngay từ
khi xuất hiện nó bắt tất cả các văn bản khác phải suy tôn nó. Hiến pháp của Hợp
chúng quốc Hoa Kỳ năm 1787 được coi là bản Hiến pháp thành văn đầu tiên trong
lịch sử lập hiến hiện đại. Trước khi có Hiến pháp, Hoa Kỳ đã có các bản kiến ước
của một số tiểu bang và đặc biệt là Tuyên ngôn Độc lập ngày 4/7/1776. Chính vì
vậy mà từ đó người ta thường gắn Hiến pháp với sự kiện lập quốc và coi Hiến pháp
là biểu tượng của nền độc lập.
Hiến pháp là đạo luật cơ bản của nhà nước, nó xác định những điều cơ bản nhất,
quan trọng nhất của nhà nước và xã hội như chính trị, kinh tế- xã hội, văn hóa, an
ninh quốc phòng đối ngoại, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, tổ chức và
hoạt động của bộ máy nhà nước.
Hiến pháp được coi là Luật cơ bản của Nhà nước, có giá trị và vị trí pháp lý cao
nhất, việc ban hành và sửa đổi phải tuân theo một trình tự đặc biệt.( Hiến pháp năm
1958 của Cộng hòa Pháp, Hiến pháp năm 1949 của Cộng hòa Liên bang Đức cũng
tương tự. Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1787 trong khoảng 220 năm tồn tại đã có 27 lần
bổ sung và điều khoản thay thế. Chỉ có Hiến pháp năm 1946 của Nhật Bản là chưa
có sự sửa đổi, bổ sung nào.)
Theo Tự Điển Luật Pháp của Black - Henry Campbell Black – Mỹ: Hiến pháp là
“một hợp đồng giữa chính quyền và người dân theo đó quyền cai trị của chính
quyền do người dân trao cho” . Hiến pháp đề ra hình thể của chính quyền. Nó chỉ
định mục đích của chính quyền, quyền hạn của mỗi nha, bộ trong chính quyền,
quan hệ chính quyền và xã hội, quan hệ giữa các cơ quan trong chính quyền, và
những giới hạn của chính quyền. Lý thuyết tự do cổ điển cho rằng quan hệ giữa
chính quyền là khế ước xã hội to lớn. Theo lý thuyết này thì, trong một đất nước
dân chủ tự do, hiến pháp là bộ phận chủ yếu của khế ước xã hội này; nó chính là
khế ước cơ bản giữa chính quyền và xã hội dân sự
4. Hiện nay học thuyết này còn giá trị không?
5. Đến năm 2020 có còn tồn tại khế ước xã hội không? Nếu còn thì có tồn
tại điểm bất cập nào không?
Trả lời:
Khế ước xã hội 2020 kế thừa Khế ước xã hội của Jean Jacques Rousseau thế kỷ
18, bổ sung những tư tưởng mới trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo, cũng như những
nguyên lý tổ chức một thế giới mới, giải quyết những vấn đề cấp bách đặt ra từ đại
dịch Covid-19.
Khế ước xã hội 2020 nêu luận điểm khá hợp lý: Thế giới đã kết nối qua
Internet, và chuẩn mực để kết nối trên Internet là TCP/IP, các quốc gia đã kết nối
và giao dịch sâu rộng trên Internet, toàn cầu hoá đã trở nên sâu sắc.
Những bất cập: Thiếu những chuẩn mực chính trị xã hội để kết nối giữa các
quốc gia, giữa các nhánh quyền lực trong xã hội (Chính phủ, Quốc hội, Toà án,
Doanh nghiệp, Xã hội công dân, Công dân, Trợ lý trí tuệ nhân tạo), cũng như kết
nối kinh tế thế giới hôm nay cần có những chuẩn mực để liên kết, hợp tác, không
chỉ trên lợi nhuận.

You might also like