You are on page 1of 1

2.1.

Thomas Hobbes: - được xem là cha đẻ của Khế ước xã hội:

- Leviathan là tác phẩm để đời của Hobbes, mô tả một sự hỗn độn của trạng thái tự nhiên (vô chính phủ)

-> con người buộc phải thống nhất với nhau những nguyên tắc cộng đồng để tránh phải sống
nơm nớm trong nỗi lo sợ bảo vệ tính mạng và những gì mình có.

=> Vì thế mà quyền tự do cá nhân cần phải được giao ước để trao tuyệt đối cho một hoặc một số
cá nhân, và Hobbes là người ủng hộ chế độ quân chủ chuyên chế.

2.2 John Locke:

Lý thuyết về khế ước xã hội được John Locke kế thừa và phát triển.

Khế ước xã hội chính là bản thỏa hiệp của các thành viên cộng đồng, theo đó một con người
sẽ từ bỏ quyền tự do tự nhiên - đổi lại anh ta trở thành một thành viên, được cộng đồng che
chở và công nhận.

2.3. Jean-Jacques Rousseau: (1712 - 1788) - đại biểu xuất sắc của Thuyết Khế ước xã hội:

tác phẩm "Du Contrat Social" - Bàn về Khế ước xã hội: Jean-Jacques Rousseau cho rằng quyền
lực phải được trao cho những người đại diện cho ý chí nguyện vọng của quần chúng. Để
cho bản hợp đồng trao đổi này được công bằng, trong Khế ước xã hội cần phải định rõ nguyên
tắc lựa chọn người cầm quyền.

=> Chính những ý tưởng này đã châm ngòi cho cả cuộc Cách mạng Pháp và Mỹ. Thomas
Jefferson, một trong những người là Cha đẻ của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ và bản Tuyên ngôn
Độc lập tiếp tục hoàn thiện lý thuyết khi cho rằng quyền tự nhiên của con người phải là một phần
của khế ước xã hội và quyền lực của nhà nước chỉ có thể thực hiện khi xuất phát từ sự đồng
thuận của chính những người bị trị.

You might also like