You are on page 1of 3

Thuyết khế ước xã hội

Phần 1. GIỚI THIỆU THUYẾT KHẾ ƯỚC XÃ HỘI

1. Bối cảnh ra đời của thuyết Khế ước xã hội

Chế độ phong kiến tồn tại ở Phương Tây trong một thời gian dài cùng với chính sách
ngu dân của giáo hội đã kìm hãm con người trong vòng ngu tối và trở thành một chướng ngại
cho sự phát triển của xã hội. Giai cấp tư sản lớn mạnh dần và mâu thuẩn giữa tư sản với phong
kiến ngày càng gay gắt và các cuộc đấu tranh chống phong kiến diễn ra trên toàn châu Âu
chống lại sự chuyên chế độc đoán của của nhà nước phong kiến, nhu cầu về thiết lập một trật tự
xã hội mới với nền tảng cơ bản là giải phóng con người, tôn trọng quyền tự do của con người
được đặt ra.
Theo Thuyết khế ước xã hội cho rằng con người không thể sống trong trạng thái tự nhiên
vô chính phủ , vì vậy họ cần tự giác ký kết với nhau một khế ước để giao cho tổ chức trung
gian , trọng tài nhằm đảm bảo an ninh , quyến tư hữu, và quyền cá nhân khác . Vì vậy một tổ
chức ra đời trên khế ước ấy : chính là Nhà nước .

2. Các học giả tiêu biểu

Các nhà tư tưởng tiêu biểu của thuyết Khế ước xã hội là :
- Jean Bodine( 1530-1596) với “Phương pháp luận về lịch sử và pháp luật của Bodin”
- Thomas Hobbes (1588-1679) với “Leavithan”,
- Jonh Locke (1632-1704) với “Hai Chuyên Luận về Nhà nước”
- Charles Louis Montesquieu (1689-1775) với “Bàn về tinh thần pháp luật”
- Jean Jacques Rousseau (1712-1778) với “Bàn về khế ước xã hội”
- Denis Dirdeot (1713-1784)....

3. Nội dung Thuyết Khế ước xã hội

Học thuyết xây dựng trên cơ sở thuyết quyền tự nhiên, thuyết cho rằng: con
người không thể sống trong trạng thái tự nhiên vô chính phủ, vì vậy họ cần tự giác
ký kết với nhau một khế ước để giao cho tổ chức làm trung gian, trọng tài nhằm
đảm bảo an ninh quyền tư hữu và các quyền cá nhân khác. Tổ chức đó chính là nhà
nước.
Học thuyết về chủ quyền tối thượng của nhân dân: Thể chế chính trị hợp lý là khi
con người liên kết với nhau thành xã hội thì vẫn không mất đi quyền tự nhiên và
duy trì được tự do.
Về quyền lực nhà nước, các ông đã có sự phân biệt rạch ròi giữa ba quyền: lập
pháp, hành pháp, tư pháp. Quyền lập pháp được quy định do khế ước xã hội.
Quyền lập pháp chỉ có thể là của nhân dân, còn quyền hành pháp được thành lập
bởi văn bản của quyền lực lập pháp có chủ quyền, tức là nhân dân có quyền quyết
định hình thức chính phủ. Chính phủ phải phụ thuộc vào quyền lập pháp.
Thuyết khế ước xã hội đã chứa đựng yếu tố tiến bộ xã hội đủ để phá vỡ tư tưởng
thần quyền về sự ra đời của nhà nước (cho rằng tất cả vạn vật trên thế giới đều do
Thượng đế sáng tạo ra và để duy trì trật tự thế giới Thượng đế đã sáng tạo ra nhà
nước và trao cho nhà nước quyền lực vô biên, siêu hạng. Quyền lực nhà nước là
vĩnh cửu, bất biến và sự phục tùng quyền lực đó là cần thiết và tất yếu), đồng thời
nhìn nhận quyền lực nhà nước như sản phẩm hoạt động của con người.

Phần 2. BIỂU HIỆN CỦA THUYẾT KHẾ ƯỚC XÃ HỘI:

Ngày nay nhiều quan điểm trong thuyết Khế ước xã hội vẫn là những nguyên tắc
pháp lý chi phối sâu sắc đến sự phát triển của nhà nước và pháp luật hiện đại.
Những quan điểm ấy được thể hiện trong các bản Tuyên ngôn độc lập, Hiến pháp,
trong cách thức tổ chức bộ máy nhà nước TSCN…

1. Trong tuyên ngôn độc lập

Tuyên ngôn độc lập là văn bản tuyên bố sự độc lập của một quốc gia, được ra đời
để khẳng định chủ quyền của quốc gia vừa giành lại từ tay ngoại bang. Có văn bản
không mang tên như vậy, nhưng có ý nghĩa tương tự, cũng được coi là tuyên ngôn
độc lập.

2. Trong hiến pháp

Hiến pháp là đạo luật cơ bản của nhà nước, nó xác định những điều cơ bản nhất, quan
trọng nhất của nhà nước và xã hội như chính trị, kinh tế- xã hội, văn hóa, an ninh quốc phòng đối
ngoại, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.

Phần 3. Ý NGHĨA CỦA THUYẾT KHẾ ƯỚC XÃ HỘI

Sự ra đời của khế ước xã hội đánh dấu bước phát triển nhận thức mới của con
người về nguồn gốc nhà nước: sự ra đời của Nhà nước là kết quả của một khế ước
được ký kết giữa những con người sống trong trạng thái tự nhiên không có nhà
nước, nhà nước phản ánh lợi ích của các thành viên trong xã hội và mỗi thành viên
đều có quyền yêuu cầu nhà nước phục vụ họ, bảo vệ lợi ích của họ. Tư tưởng này
nhằm chống lại sự chuyên quyền độc đoán của chế độ phong kiến, đòi hỏi sự bình
đẳng cho giai cấp tư sản mới ra đời trong việc tham gia nắm chính quyền nhà
nước.
Về mặt lịch sử, thuyết khế ước xã hội về nguồn gốc nhà nước chứa đựng yếu tố
tiến bộ xã hội: nó phủ nhận thuyết thần học về sự ra đời của nhà nước, đồng thời
coi quyền lực của Nhà nước là sản phẩm hoạt động của con người.
Thuyết khế ước xã hội là cơ sở cho thuyết dân chủ cách mạng, nó hướng tới tự
do, dân chủ cho con người, đồng thời nó cũng là lý luận vững chắc của cách mạng
tư sản lật đổ các nhà nước phong kiến trên thế giới. Giá trị này có thể giải thích:
Việc ký kết hợp đồng thành lập nhà nước, các cá nhân chuyển một số quyền tự
nhiên của mình cho nhà nước, do đó nhà nước có quyền bảo về sở hữu, an toàn
tính mạng, tài sản cho các công dân, trong trường hợp nhà nước không giữ được
vai trò của mình, các quyền tự nhiên bị vi phạm thì khế ước xã hội sẽ bị mất hiệu
lực và nhân dân có quyền lật đổ nhà nước và ký kết khế ước mới.
Hạn chế lớn nhất của thuyết này là giải thích nguồn gốc nhà nước trên cơ sở chủ
nghĩa duy tâm, chưa mang tính khoa học toàn diện khi coi sự ra đời của nhà nước
hoàn toàn trên cơ sở ý muốn chủ quan của các bên tham gia khế ước, chưa nhìn
nhận được yếu tố khách quan trong sự tồn tại của nhà nước, không giải thích được
cội nguồn vật chất, yếu tố quyết định từ nền tảng kinh kế - xã hội, cũng như không
chỉ ra bản chất giai cấp của nhà nước.

You might also like