You are on page 1of 2

Pháp luật đại cương

1
CHƯƠNG I
ĐẠI CƯƠNG VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
I. ĐẠI CƯƠNG VỀ NHÀ NƯỚC
1. Nguồn gốc và sự ra đời của Nhà nước
Nhà nước là một hiện tượng xã hội phức tạp. Muốn hiểu rõ và đầy đủ, khái
niệm, bản chất của Nhà nước, cần phải làm sáng tỏ nguồn gốc, sự ra đời của Nhà
nước. Có nhiều quan điểm giải thích khác nhau về vấn đề này.
Các nhà tư tưởng theo thuyết thần học cho rằng, Thượng đế là người sắp đặt trật
tự xã hội. Nhà nước cũng do Thượng đế tạo ra để bảo vệ trật tự chung; Nhà nước là
lực lượng siêu nhiên, và đương nhiên quyền lực nhà nước là vĩnh cửu và sự phục
tùng quyền lực ấy là tất yếu. Những nhà tư tưởng theo thuyết gia trưởng lại chứng
minh rằng, Nhà nước là kết quả của sự phát triển gia đình, là hình thức phát triển tự
nhiên của con người. Nhà nước tồn tại trong mọi xã hội, và quyền lực nhà nước, về
bản chất, cũng giống như quyền gia trưởng của người đứng đầu gia đình vậy.
Nhằm chống lại sự chuyên quyền độc đoán của Nhà nước phong kiến, đòi hỏi sự
bình đẳng cho giai cấp tư sản trong việc tham gia nắm quyền lực nhà nước, đa số học
giả tư sản đều tán thành quan điểm Nhà nước là sản phẩm của “khế ước xã hội”
được
ký kết trước hết bởi những con người sống trong trạng thái tự nhiên không có Nhà
nước; vì vậy, Nhà nước phản ánh lợi ích của các thành viên trong xã hội và mỗi thành
viên đều có quyền yêu cầu Nhà nước phục vụ và vì lợi ích của họ. Khi nhà nước trở
nên chuyên quyền, độc đoán, không bảo vệ được lợi ích của người dân thì khế ước
hết hiệu lực và xã hội phải ký kết một khế ước mới để thành lập ra nhà nước mới tiến
bộ hơn.
Những quan điểm trên đều kết luận Nhà nước ra đời, tồn tại và phát triển tách
rời những điều kiện vật chất của xã hội, tách rời với những cơ sở kinh tế. Họ cho rằng
Nhà nước là một thiết chế phải có của mọi hình thái xã hội, một lực lượng cần thiết
cho phép xã hội tồn tại, một trọng tài công minh từ bên ngoài áp đặt vào xã hội, đứng
trên xã hội để giải quyết các tranh chấp, duy trì xã hội trong tình trạng ổn định và
phồn vinh. Theo những quan điểm đó, Nhà nước nước không thuộc một giai cấp nào,
Nhà nước là của chung mọi người trong xã hội, là một phạm trù vĩnh cửu và bất biến.
Khi nghiên cứu nguồn gốc, sự ra đời của Nhà nước, các nhà kinh điển chủ nghĩa
Mác có một quan điểm khác, rằng Nhà nước là sản phẩm của mâu thuẫn giai cấp và
đấu tranh giai cấp không thể điều hòa; Nhà nước không phải là một phạm trù vĩnh
cửu, bất biến mà là một phạm trù lịch sử, có phát sinh, phát triển và cũng sẽ tiêu
vong; Nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội phát triển đến một mức độ nhất định và cũng
sẽ tiêu vong khi những điều kiện khách quan cho sự tồn tại của nó không còn nữa.
Nghiên cứu nguồn gốc của Nhà nước, chủ nghĩa Mác xuất phát từ việc xem xét các
cơ sở kinh tế-xã hội, cách tổ chức xã hội, các quy tắc xử sự chung đã xuất hiện trong
xã hội như thế nào, bắt đầu từ hình thái kinh tế-xã hội Cộng sản nguyên thủy.

You might also like