You are on page 1of 2

Giữa kì thi trắc nghiệm chương 1,2,3. Cuối kì thi tự luận.

Xem E Learning

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ

1.1. Khái quát về môn học

 Đối tượng môn học: Quản lý Nhà nước về kinh tế là một khoa học giáp ranh giữa kinh tế học,
khoa học quản lý và Nhà nước pháp quyền, có đối tượng nghiên cứu là các quy luật và các vấn đề
mang tính quy luật về sự ra đời, hình thành, tác động qua lại của các mối quan hệ giữa các thực
thể có liên quan đến các hoạt động kinh tế và quản lí kinh tế của một nước
 Phương pháp nghiên cứu môn học:
 Các phương pháp điều tra xã hội học
 Các phương pháp thống kê toán
 Các phương pháp phân tích hệ thống
 Các phương pháp lịch sử,…

1.2. Nhà nước và vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế

 Nguồn gốc của Nhà nước:


 Thuyết thần học: Thượng đế là người sáng lập và sắp đặt mọi trật tự trên trái đất Nhà
nước do Thượng đế sáng tạo, thể hiện ý chí của Thượng đế thông qua người đại diện của
mình là nhà vua. Do đó việc tuân theo quyền lực của nhà vua là tuân theo ý trời, và nhà
nước tồn tại vĩnh cửu.
 Thuyết gia trưởng: Cho rằng nhà nước là kết quả của sự phát triển gia đình, là hình thức
tổ chức tự nhiên của cuộc sống con người. Vì vậy, cũng như gia đình, nhà nước tồn tại
trong mọi xã hội và quyền lực nhà nước về bản chất cũng giống như quyền gia trưởng
của người chủ trong gia đình.
 Thuyết khế ước xã hội: Cho rằng sự xuất hiện của nhà nước là kết quả của một khế ước
(hợp đồng) được ký kết giữa những con người sống trong trạng thái tự nhiên, không có
nhà nước. Nhà nước phản ánh lợi ích của các thành viên trong xã hội, chủ quyền nhà
nước thuộc về nhân dân. -> Nhà nước không giữ được vai trò của mình, các quyền tự
nhiên bị vi phạm thì nhân dân có quyền lật đổ nhà nước và ký kết khế ước mới.
 Học thuyết Mác – Lênin:
 Nhà nước là một hiện tượng xã hội có quá trình phát sinh, tồn tại, phát triển và
tiêu vong mang tính tất yếu lịch sử.
 Nhà nước ra đời là kết quả của sự phát triển nội tại của các mâu thuẫn xã hội.
Tiền đề kinh tế cho sự ra đời của nhà nước là chế độ tư hữu tài sản. Tiền đề xã
hội là sự phân chia xã hội thành những giai cấp, tầng lớp có những lợi ích đối lập
nhau.
 Khái niệm nhà nước
 Nhà nước ra đời khi sản xuất và văn minh xã hội phát triển đạt đến một trình độ nhất
định, cùng với sự xuất hiện chế độ tư hữu và sự xuất hiện giai cấp trong XH.
 Nhà nước là một thiết chế quyền lực c hính trị - là cơ quan thống trị giai cấp của một
hoặc toàn bộ các giai cấp khác trong xã hội, vừa là quyền lực công đại diện cho lợi ích
chung của cộng đồng xã hội nhằm duy trì và phát triển xã hội trước lịch s ử và các nhà
nước khác.

Đại diện cho kinh tế cổ điển: Adam Smith

You might also like