You are on page 1of 148

BÀI 1: NGUỒN GỐC NHÀ NƯỚC

2:38 CH

I. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU


1. Đối tượng nghiên cứu của một Khoa học là gì?
a. Đối tượng nghiên cứu của LL NN & PL
- Các quy luật phát sinh, phát triển đặc thù của NN & PL
- Các thuộc tính bên trong cơ bản của NN & PL
- Các biểu hiện bên ngoài quan trọng nhất của NN & PL: hình thức, bộ máy, chức năng nhà
nước, nguồn của PL.
b. Khoa học LL NN & PL
- Nghiên cứu những vấn đề chung nhất, cơ bản nhất của 2 hiện tượng NN & PL II.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
❖ Khoa học LL NN & PL có cơ sở phương pháp luận là Chủ nghĩa duy vật biện chứng.
- Phương pháp luận là lập trường nhận thức.
- Chủ nghĩa duy vật biện chứng: nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và sự phát triển
- Chủ nghĩa duy vật lịch sử: phạm trù hình thái KTXH ❖ Các phương pháp nghiên cứu cụ
thể:
- Phương pháp trù tượng khoa học
- Phương pháp phân tích và tổng hợp
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp xã hội học
Câu hỏi chính: Nhà nước do đâu mà có?

III. CÁC HỌC THUYẾT TIÊU BIỂU VỀ NGUỒN GỐC NHÀ NƯỚC
- Học thuyết thần quyền
- Học thuyết gia trưởng
- Học thuyết khế ước xã hội - Học thuyết Mác - Lênin
▪ Lý giải nguồn gốc nhà nước ntn
▪ Tồn tại giai đoạn nào chủ yếu
▪ Ảnh hưởng ntn
❖ Thuyết thần quyền
- Được tạo từ lực lượng siêu nhiên. Nhà nước có nguồn gốc thần thánh => người đứng đầu nhà nước
vừa có quyền lực xã hội vừa có thần quyên => quyền lực rất lớn.
VD: Phương Đông: Trung Quốc. Thuyết Nho giáo: thiên mệnh => nhà vua: thiên tử => độc tài, lạm
dụng quyền lực.

VD: Bộ luật Manu, Ấn độ: “Vua được tạo ra từ những phần của các vị thánh tối cao…Người là vị
thánh tối cao mang hình người”.
VD: Bộ Luật Hammurabi, phần mở đầu: "…Trẫm, Hammurabi, kẻ chăn dắt do thần Enlin chỉ
định, kẻ làm nên sự phồn vinh và giàu có, làm nên tất cả cho thành phố Nippua, làm cho trời
đất điều hòa, và trở thành kẻ bảo hộ của đền Êcua quang vinh”.

LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Page 1


hòa, và trở thành kẻ bảo hộ của đền Êcua quang vinh”.

- Người đứng đầu nhà nước là sự hóa thân của thần thánh hoặc nhận quyền lực từ lực lượng siêu nhiên.
- Người đứng đầu nhà nước phải được tôn thờ và tuyệt đối được phục tùng như thần thánh. - Quan hệ
nhà nước - thần dân: mqh xin - cho - Nhận xét:
• NN lý giải nguồn gốc NN theo thuyết thần quyền sẽ tạo ra chế độ tài chuyên chế lịch sử. VD:
Trung Quốc: thời đại của Tần Thủy Hoàng.
• Giải thích nguồn gốc nhà nước mang tính duy tâm
• Học thuyết này không mang tính chất dân chủ, tiến bộ
• Nhà nước đóng vai trò cai trị xã hội chứ không phải phục xã hội. Quan hệ giữa NN và Nhà vua là
mối quan hệ xin - cho.
• Là cơ sở tư tưởng cho các nhà nước quân chủ chuyên chế

❖ Thuyết gia trưởng


- Khái quát:
• Nhà nước là kết quả của gia đình và quyền gia trưởng. Trong xã hội, đầu tiên là gia đình, gia đình
cần phải được quản lý, người cha trong nhà là người đứng đầu, tạo ra 1 dòng tộc và dòng tộc đó
cần có người đứng đầu là tộc trưởng. Nhiều dòng tộc tạo thành 1 xã hội rộng lớn và xã hội này
cũng cần 1 người đứng đầu để quản lý. Từ đó Nhà nước ra đời. Đây là hình thức phát triển mang
tính tự nhiên của xã hội loài người (từ gia đình đến dòng tộc và đến xã hội).
• Người đứng đầu để đảm bảo lợi ích chung của gia đình, dòng tộc hay xã hội.
• Nhà nước là mô hình của một gia tộc mở rộng và quyền lực nhà nước chính là quyền gia trưởng
được nâng cao lên.

• Sự xuất hiện của nhà nước là trực tiếp từ nhu cầu quản lý cộng đồng xã hội nhằm bảo đảm cho
mọi người có cuộc sống tốt đẹp và an toàn.
- Nhận xét:
• Điểm hợp lý của quan điểm này là cho rằng nhà nước xuất hiện từ nhu cầu quản lý xã hội, bảo vệ
an toàn cho mọi người và bảo vệ lợi ích chung.
• Tuy nhiên, học thuyết này đã biện minh cho sự bất bình đẳng, sự nô dịch và thống trị con người
trong xã hội, coi đó như một điều tự nhiên, tất yếu.

❖ Thuyết khế ước xã hội


- Thuyết khế ước xã hội là cơ sở để thực hiện cuộc cách mạng tư sản, tập hợp quần chúng nhân dân lao
động để chống lại chế độ phong kiến áp bức, bóc lột.
- Thuyết khế ước xã hội là cơ sở lý thuyết để tạo ra các nhà nước dân chủ tư sản ngày nay
- Tương tự như thuyết thần quyền, không chỉ về mặt lý thuyết là lý giải về mặt tư tưởng mà còn được áp
dụng vào trong đời sống thực tiễn chính trị. Đến ngày nay vẫn còn được áp dụng trong các nhà nước
hiện đại.
- Sự tồn tại xã hội loài người
• Giai đoạn 1: Trạng thái tự nhiên: chưa có nhà nước. Con người có quyền tự nhiên. Tự do: thích
làm gì làm theo một cách tự nhiên, không có giới hạn. Bình đẵng: không có người nào có quyền

LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Page 2


làm gì làm theo một cách tự nhiên, không có giới hạn. Bình đẵng: không có người nào có quyền
lực hơn người nào.

• Giai đoạn 2: Trạng thái chính trị: xuất hiện nhà nước
- Khái quát:
• Nhà nước ra đời từ một bản khế ước giữa các thành viên trong xã hội (Hợp đồng xã hội).
▪ Trước khi có nhà nước XH tồn tại tự nhiên, con người có những quyền vốn có tạo hóa ban
cho họ như quyền tự do, bình đẳng... nhưng còn nghèo nàn, chiến tranh liên miên, k có tổ
chức, luật lệ nào bảo vệ họ. Bởi vậy con người có nhu cầu được sống trong xã hội hòa bình
hơn, an ninh hơn, được bảo đảm quyền tự do, được quyền sở hữu tài sản chính đáng và
những thỏa thuận đó, sự thống nhất về nhu cầu đó tạo thành ý chí chung. Từ ý chí đó đã tạo
ra nhà nước. Đây chính là hợp đồng xã hội (khế ước xã hội).
▪ Khế ước xã hội (hợp đồng xã hội): sự thỏa thuận (để hi sinh những quyền tự nhiên vốn có
của mình để đổi lấy quyền có trong NN và PL) và thống nhất ý chí.
▪ Khế ước xã hội là một khái niệm, phạm trù mang tính giả định, trừu tượng chứ không phải là
1 hợp đồng cụ thể.
• Thừa nhận quyền bình đẳng tự nhiên của mỗi người.
▪ Bình đẳng tự nhiên tức là không ai phải nghe mệnh lệnh của ai hay phục tùng ai.
▪ Chính bình đẳng tự nhiên, tự do nhiên nên xã hội mới dẫn đến chiến tranh, nghèo nàn, khổ
sở. Chính vì vậy, mà con người có nhu cầu đổi lấy quyền tự do, tự nhiên này. Từ đó khế ước
xã hội ra đời.
▪ Khế ước xã hội cũng chính là cơ sở để tạo ra nhà nước.
▪ VD: Trạng thái tự nhiên theo John Locke: “Trạng thái mà mọi người tồn tại một cách tự
nhiên.... (mọi người tự) sắp xếp cho hành động của họ, sắp đặt tài sản và cá nhân họ
theo
những gì mà họ cho là thích hợp, trong khuôn khổ của luật tự nhiên, mà không phải hỏi
xin phép và không phụ thuộc vào ý chí của bất kỳ ai khác”.
▪ VD: Trạng thái tự nhiên Rousseau: “Cái mà con người mất đi khi chấp nhận khế ước xã hội
là sự tự do thiên nhiên và sự vô giới hạn trong những việc anh ta muốn làm và muốn
chiếm giữđược; bù lại cái mà anh ta nhận được là sự tự do trong văn minh và quyền sở
hữu chính đáng những gì mà anh ta có”.
• Con người phải đổi lấy quyền tự do tự nhiên để có quyền tự do trong khuôn khổ pháp luật, an
ninh và quyền sở hữu chính đáng.
- Nhận xét:
• Nhà nước có nguồn gốc từ xã hội chứ không phải từ lực lượng siêu nhiên.
• Nhà nước đóng vai trò phục vụ chứ không phải cai trị.
▪ Nhà nước phục vụ cho xã hội công dân, chứ không phải cai trị. Bởi vì ra đời dựa trên lợi ích
của các thành viên trong xã hội.
▪ Đây là một bước ngoặc của quá trình phát triển dân chủ xã hội loài người, thay đổi quan hệ
giữa NN và cá nhân.
▪ Trước đây, xã hội được gọi là xã hội thần dân, xã hội này thì nhà vua sẽ cai trị, dân chúng
phải phục tùng cho quyền lực của nhà nước một cách tuyệt đối, chứ không được đòi quyền
lợi, kiểm soát lợi ích nhà nước. Còn đối với lý thuyết này thì là cơ sở để tạo ra nhà nước
hướng tới mục địch phục vụ nhân dân. Vị thế của nhà nước ở đây là phục vụ nhân dân, còn
nhân dân là người chủ thực sự.

LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Page 3


dân, còn nhân dân là người chủ thực sự.
▪ Đây cũng là cơ sở để tạo ra nhà nước hiện đại ngày đây, đó chính là các nhà nước chính thể
cộng hòa dân chủ. Các thiết chế quyền lực của nhà nước như Tổng thống, Nghị viện,... đều
do người dân bầu ra.
▪ Các chính sách của nhà nước, quy định của pháp luật đều hướng tới phục vụ cho người dân.
QCN, QCD cũng phát sinh từ đây.
• Học thuyết này mang tính dân chủ, tiến bộ, thừa nhận chủ quyền nhân dân.
▪ Hình thành bằng con đường bầu cử.
▪ Đảm bảo các quyền tự do cơ bản của nhân dân

• Là cơ sở tư tưởng cho các NN cộng hòa dân chủ.


• So với thuyết thần quyền và thuyết gia trưởng thì thuyết khế ước xã hội dân chủ hơn, tiến
bộ hơn. Bởi vì, thuyết khế ước xã hội ra đời bằng sự thỏa hiệp giữa các thành viên trong xã
hội, tôn trọng các quyền tự nhiên của con người
• Hạn chế của khế ước xã hội:
• Phương pháp tiếp cận trên chủ nghĩa duy tâm khi giải thích về nguồn gốc nhà nước.
• Giả tưởng, trù tượng.
• Khi thực thi, dễ dàng tạo ra một chế độ mang tính dân chủ hình thức => xã hội toàn trị.

• Cẩn trọng dân chủ và chế độ dân chủ.

❖ Quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về nguồn gốc nhà nước
- Nhà nước là lực lượng nảy sinh từ xã hội và chỉ xuất hiện khi xã hội phát triển đến một trình độ nhất
định.
• NN được sinh ra từ xã hội. Không phải sinh ra từ nhu cầu, ý chí chủ quan của các chủ thể xã hội
mà từ sự phát triển khách quan của xã hội. Từ đó tạo ra cở sở để hình thành nhà nước.
• Không phải mọi xã hội đều có cơ sở cho sự tồn tại của NN đó, chỉ khi xã hội phát triển đến một
trình độ nhất định. Lúc đó mới có cơ sở khách quan để tạo ra nhà nước và sự tồn tại của nhà
nước.
• Xã hội loài người trải qua 5 giai đoạn: CSNT, CHNL, PK, TBCN, CSCN. Trong các giai đoạn này thì
giai đoạn CHNL xuất hiện nhà nước. Bởi vì, xã hội này có sự phân hóa giai cấp chủ nô và nô lệ.
Nhưng mà quyền lực không chỉ xuất hiện trong xã hội này mà trước đó là giai đoạn CSNL cũng có
quyền lực (quyền lực xã hội).
- Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được. NN xuất
hiện đầu tiên trong xã hội chiếm hữu nô lệ.
• Sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được, tức là nhà nước
được sinh ra từ mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh giai cấp.
• Đấu tranh giai cấp: Nguyên nhân. • Nhà nước: Kết quả
• Trong xã hội còn có nhà nước thì xã hội còn tồn tại giai cấp và đấu tranh giai cấp.
- Nhà nước không phải là hiện tượng xã hội vĩnh cửu và bất biến.
• NN không phải tồn tại mãi mãi mà nhà nước mất đi. Đến một giai đoạn nào đó NN sẽ được đưa
vào viện bảo tàng đồ cổ bên cạnh chiếc rìu bằng đồng và chiếc xe kéo sợi. Nhà nước không còn
vai trò và có ích cho xã hội nữa.
Theo Mác - Lênin đến xã hội CSCN thì không còn NN. Bởi vì không còn mâu thuẫn và đấu tranh
• Theo Mác - Lênin đến xã hội CSCN thì không còn NN. Bởi vì không còn mâu thuẫn và đấu tranh
giai cấp, mâu thuẫn giai cấp đã được điều hòa, không còn chế độ tư hữu và TLSX (bởi vì cơ sở cho

LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Page 4


sự tồn tại giai cấp không còn nữa). Lúc này xã hội sẽ tốt đẹp: làm theo năng lực, hưởng theo nhu
cầu.
• Mỗi một kiểu nhà nước là một bước tiến trong quá trình phát triển của nhà nước nói chung và xã
hội nói chung. Tức là NN càng về sau thì NN càng dân chủ, càng tiến bộ hơn.
- Sự xuất hiện của nhà nước là sự vận động phát triển khách quan của xã hội.
- Ưu điểm và hạn chế của quan điểm này so với các thuyết phi mác xít về nhà nước:
• Khế ước xã hội: duy tâm chủ quan, cho rằng con người mong muốn có nhà nước.
• Thuyết thần quyền: duy tâm khách quan, cho rằng lực lượng siêu nhiên tạo ra nhà nước.
• Quan điểm của Mác Lênin: mang tính khách quan khi lý giải về nguồn gốc nhà nước (Nguồn gốc
nhà nước ra đời không phải mong muốn chủ quan của các thành viên trong xã hội, cũng không
phải từ lực lượng siêu nhiên mà từ sự phát triển tự nhiên của xã hội tạo ra cơsở và điều kiện
khách quan làm xuất hiện nhà nước. Cở sở và điều kiện khách quan ấy chính là mâu thuẫn và
đấu tranh giai cấp)
- Cộng sản nguyên thủy chưa có giai cấp => chưa có nhà nước.
- Chủ nô, phong kiến, tư sản, chủ nghĩa có đấu tranh giai cấp => có nhà nước.
 Mqh giữa mâu thuẫn giai cấp và nhà nước là mqh nhân quả.

 Nhà nước không tồn tại mãi mãi, luôn vận động và phát triển.
- Nhận xét:
• Học thuyết này lý giải nguồn gốc nhà nước mang tính chất khách quan dựa trên cở sở duy vật
biện chứng nói chung và duy vật lịch sử nói riêng.
• Trên cơ sở này xác định bản chất thực sự của nhà nước (phục vụ cho lợi ích của giai cấp thống
trị).
• Chỉ ra mục tiêu giải phóng giai cấp, nhà nước tiến đến xã hội không còn giai cấp và nhà nước nữa.

IV. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH NHÀ NƯỚC THEO QUAN ĐIỂM MÁC LÊNIN
1. Chế độ cộng sản nguyên thủy và tổ chức bộ tộc, bộ lạc:
a. Cơ sở kinh tế - xã hội
-
Cộng sản tức là sở hữu chung về tài sản. Đây là cơ sở kinh tế của tồn tại xã hội này.
-
Kinh tế: Chế độ sở hữu chung về TLSX. Xã hội cùng làm, cùng ăn, cùng chia, không có sở
hữu tư nhân, không có người giàu người nghèo.
▪ Xã hội không có sở hữu tư nhân. Bởi vì phương thức sản xuất còn lạc hậu (trình đọ
và kỹ năng của người lao động thấp kém, công cụ lao động còn thô sơ, sản phẩm
tạo ra còn ít, không có của cải dư thừa nên không có sở hữu tư nhân. Ngoài ra, còn
phụ thuộc vào thiên nhiên, thú dữ rất nhiều. Từ đó, người ta cùng lao động, cùng
sinh sống, cùng che chở với nhau.
-
Xã hội: QHXH có tính bình đẳng, tổ chức XH dựa trên mối quan hệ huyết thống.
▪ Quan hệ xã hội giữa người với người mang tính chất bình đẳng, không có kẻ giàu
người nghèo, không có người này bóc lột người kia. Cho nên xã hội này

LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Page 5


giàu người nghèo, không có người này bóc lột người kia. Cho nên xã hội này không
có giai cấp. Nếu không giai cấp thì không xuất hiện nhà nước.
▪ Xã hội cộng sản nguyên thủy => không có sở hữu tư nhân => không có mâu thuẫn giai

cấp => không có nhà nước.

b. Tổ chức quản lý xã hội và quyền lực xã hội:


 Tổ chức theo nguyên tắc huyết thống.
 Tổ chức đầu tiên trên thế giới là thị tộc (nguyên tắc huyết thống). Tính theo họ mẹ (do
không có khái niệm vợ chồng).
 Bởi vì, xã hội này thì quan hệ tính giao là quan hệ quần hôn hoặc tạp hôn.
 Nhiều thị tộc hợp lại thành bào tộc. Nhiều bào tộc hợp thành bộ lạc.
- Hội đồng thị tộc: là tổ chức quyền lực cao nhất, quyết định các vấn đề chung của cộng đồng.
- Tù trưởng và thủ lĩnh quân sự: Là những người đứng đầu thị tộc, do thị tộc bầu ra để thực
hiện quyền lực và quản lý các công việc chung của thị tộc.
 Hội đồng thị tộc sẽ bầu ra người đứng đầu và thủ lĩnh quân sự.
 Chọn những người có năng lực, uy tín, lớn tuổi và có nhiều kinh nghiệm, có võ
nghệ cao cường.
- Quyền lực xã hội: Quyền lực gắn liến với xã hội và phục vụ cho lợi ích của cộng đồng, chưa
có bộ máy cưỡng chế chuyên biệt.
 Quyền lực xã hội thuộc về toàn xã hội, không bị chi phối bởi giai cấp này hay giai
cấp kia.
 Mục đích của quyền lực xã hội: bảo đảm lợi ích chung của toàn xã hội (Xã hội sở
hữu chung về tư liệu sản xuất. Không phụ thuộc vào bất kỳ giai cấp nào).
 Phương tiện bảo đảm thực hiện quyền lực xã hội: dư luận xã hội, uy tín của người

đứng đầu, sự tự nguyện của các thành viên trong xã hội không có bộ máy cưỡng
chế đặc biệt (quân đội, nhà tù, cảnh sát).

2. Sự tan rã của xã hội CSNT và sự xuất hiện NN:


a. Sự chuyển biến về kinh tế:
-
Theo chủ nghĩa Mác - Lênin, cụ thể là chủ nghĩa duy vật lịch sử lý giải sự vận động phát
triển của xã hội là từ lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất thay đổi dẫn đến quan hệ

sản xuất thay đổi (tức là cơ sở hạ tầng thay đổi) dẫn tới kiến trúc thượng
tầng thay đổi. Trong kiến trúc thượng tầng thì có nhà nước và pháp luật. Vì vậy, nguyên
lý chung để lý giải sự vận động và phát triển của nhà nước, pháp luật phải bắt nguồn từ
cơ sở kinh tế. Trong cơ sở kinh tế, yếu tố đầu tiên là lực lượng sản xuất
(Người lao động và công cụ lao động).
-
Sự phát triển của LLSX (tức là trình độ kỹ năng của người lao động thay đổi, công cụ lao
động cải tiến, hoàn thiện hơn) dẫn đến 3 lần phân công lao động xã hội:

 Phân công lao động:

LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Page 6


◊ Trước đây, trong xã hội CSNT thì vẫn có phân công lao động, nhưng phân công lao động
không mang tính xã hội mà mang tính tự nhiên.

LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Page 7


công lao động không mang tính xã hội mà mang tính tự nhiên.
◊ Phân công lao động mang tính tự nhiên khác phân công lao động mang tính
xã hội ở chỗ nào? Trong xã hội CSNT, nền kinh tế như Ăngghen mô tả đó là
nền kinh tế tự nhiên, tiếm đoạt (tức là con người chưa biết sản xuất, săn
bắn, hái lượm những thứ có sẵn trong tự nhiên phục vụ nhu cầu của mình.
Chưa biết tận dụng những thứ có trong tự nhiên để sản xuất ra cái khác
phục vụ cho mình. Tương ứng với nền kinh tế này là sự phân công lao động
mang tính tự nhiên (dựa vào lứa tuổi, vào giới tính để phân công cho phù
hợp)
◊ Nhưng lực lượng sản xuất phát triển thì bước sang nền kinh tế sản xuất (biết
tận dụng những thứ có trong tự nhiên để sản xuất ra cái khác phục vụ cho
mình). Tương ứng với kinh tế sản xuất ấy thì xuất hiện sự phân công lao
động.
◊ Cụ thể có 3 lần phân công lao động xã hội:
 Lần 1: Chăn nuôi tách khỏi trồng trọt.
◊ Chăn nuôi phát triển từ ngành săn bắt trước đây. Dần dần kĩ
năng, trình độ của người lao động phát triển lên nên ngta bẫy
được thú, dùng cung tên để bắn, dùng lao để phóng.
 Lần 2: Thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp.
◊ Thủ công nghiệp: là ngành lao động tạo ra công cụ lao động,
đồ dùng sinh hoạt trong gia đình.
◊ Con người lao động chuyên môn hóa hơn, sản phẩm tạo ra
nhiều hơn.
 Lần 3: Thương nghiệp ra đời
◊ Chính vì sản phẩm tạo ra nhiều hơn nên con người có nhu cầu
trao đổi sản phẩm.
◊ Thương nghiệp: trao đổi, buôn bán với nhau. Đầu tiên, thì trao
đổi hàng trực tiếp (tuy nhiên trao đổi theo phương thức này
thì không phải trong cùng thị tộc mà còn mở rộng ra các thị tộc
khác). Hình thành tầng lớp người chuyên đi trao đổi, buôn bán,
dần dần phát triển lên gọi là tầng lớp thương nhân.
◊ Từ đó con người hình thành đồng tiền để trao đổi hàng hóa
với nhau. Hình thành phương thức trao đổi mới đó là hàng -
tiền - hàng.
◊ Thương nghiệp ra đời thúc đẩy cho hoạt động sản xuất và từ
đây nền kinh tế phát triển, tạo ra rất nhiều của cải cho xã hội.
 Hệ quả của 3 lần phân công lao động xã hội: Chế độ tư hữu hình thành và phát triển.

Nguyên tắc bình quân trong phân phối sản phẩm bị phá sản.

b. Sự chuyển biến về mặt xã hội:


- Chuyển biến về xã hội là kết quả tất yếu của việc chuyển biến về kinh tế.
- Trước hết là sự phân hóa giàu nghèo, phân hóa giai cấp, dẫn đến mâu thuẫn và đấu tranh
giai cấp.

LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Page 8


▪ Các nhà kinh điển Mác - Lênin cho rằng giai cấp là những tập đoàn người có địa vị khác
nhau trong quá trình sản xuất, thể hiện ở 3 khía cạnh: sở hữu, phân công lao động,
phân phối sản phẩm lao động.
động, phân phối sản phẩm lao động.
- Kết quả của sự xuất hiện chế độ tư hữu là xã hội phân chia người giàu, người nghèo. Những
người này sẽ trở thành những giai cấp khác nhau.
- Xã hội này có thể chia thành 3 giai cấp khác nhau:
▪ Giai cấp quý tộc chủ nô

 Hình thành từ những người giàu (là những người có quyền lực trong tổ chức thị
tộc trước đây, dùng quyền lực để chiếm của cải, tài sản chung của thị tộc làm của
riêng, họ còn là những thương nhân làm ăn phát đạt, là những người làm trong
lĩnh nông nghiệp và khá lên trở thành tầng lớp quý tộc).
▪ Giai cấp công nhân, thợ thủ công
 Trực tiếp lao động, tham gia lao động và có tự do riêng
▪ Giai cấp nô lệ
 Bắt nguồn từ những người nghèo, không có tư liệu sản xuất, phải lao động sản
xuất để lấy tư liệu sản xuất từ giai cấp chủ nô. Trên cở sở đó thì giai cấp chủ nô
phân phối lại sản phẩm lao động. Từ đây hình thành cơ sở bóc lột giai cấp.
 Ngoài ra còn bắt nguồn từ những người tham gia chiến tranh mà bị thua cuộc,
cũng bị thu nạp về làm nô lệ.
→ Có sự chuyển biến là các giai cấp xuất hiện.
→ Sự xuất hiện giai cấp dẫn đến hệ quả:
 Tạo nên mâu thuẫn mang tính chất đối kháng, không thể điều hòa được giữa giai
cấp chủ nô và giai cấp nô lệ
◊ Mẫu thuẫn chủ yếu về lợi ích kinh tế. Trong đó, chủ nô chiếm số lượng ít
trong xã hội nhưng sở hữu phần lớn tư liệu sản xuất, không tham gia lao
động sản xuất nhưng lại bóc lột sức lao động. Còn ngược lại, nô lệ là lực
lượng sản xuất chính, chiếm số lượng đông đảo trong xã hội, tham gia lao
động sản xuất nhưng lại bị bóc lột.
◊ Mẫu thuẫn này trước hết là về lợi ích kinh tế, nó dẫn đến đối kháng về mặt
xã hội.
 Tổ chức quản lý thị tộc không còn phù hợp với điều kiện mới của xã hội:
◊ Tổ chức quản lý thị tộc điều kiện trước đây không còn phù hợp nữa. Cần có
nhu cầu là phải xuất hiện một tổ chức mới để quản lý xã hội phù hợp với
điều kiện mới (theo nguyên tắc sở hữu chung bình quân, mọi người bình
đẳng với nhau) chính là nhà nước.
 Ăng ghen cho rằng: Nhà nước xuất hiện như một đòi hỏi khách quan để làm dịu
bớt xung đột, mâu thuẫn giai cấp và giữ cho những xung đột, mâu thuẫn ấy nằm
trong giới hạn trật tự.
◊ Nhà nước xuất hiện chỉ để làm dịu bớt mâu thuẫn giai cấp, chứ không phải
giai quyết mâu thuẫn giai cấp. Bởi vì, nhà nước không phải là tổ chức trung
được thành lập ra bởi một giai cấp khác ngoài giai cấp chủ nô và giai cấp nô

LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Page 9


lệ. Mà nhà nước xuất hiện là do giai cấp chủ nô có quyền lực về kinh tế, sở
hữu tư liệu sản xuất cho nên họ có khả năng thành lập ra nhà nước (tức là họ
thực hiện quyền lực chính trị). Họ lập nhà nước là tổ chức có sức mạnh bạo
lực để trước hết là trấn áp giai cấp nô lệ và các giai cấp khác để duy trì
bạo lực để trước hết là trấn áp giai cấp nô lệ và các giai cấp khác để duy trì
lợi ích, quyền lợi của họ.
◊ Nhưng mà cũng không trấn áp đến mức bảo vệ hoàn toàn lợi ích của giai cấp
chủ nô, mà phải chú ý đến lợi ích chung của xã hội hay các giai cấp khác.
→ Vì vậy nhà nước ra đời chỉ có tác dụng làm dịu bớt xung đột, chứ không phải
giải quyết.
→ Hệ quả: mâu thuẫn mang tính chất đối kháng, không thể điều hòa giữa giai
cấp chủ nô và nô lệ.
- Sự ra đời nhà nước là tất yếu dựa trên những tiền đề về kinh tế và xã hội:
 Tiền đề kinh tế: Chế độ tự hữu về tài sản (tư liệu sản xuất và tư liệu sinh hoạt
quan trọng).
 Tiền đề xã hội: Mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được.
- Tiền đề kinh tế và xã hội ra đời nhà nước cũng chính là nguyên nhân và cơ sở tồn tại của
nhà nước.
- Tất yếu dẫn đến mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh giai cấp.

LIÊN HỆ THỰC TIỄN XÃ HỘI VIỆT NAM: CÁC NƯỚC THEO HỆ THỐNG XHCN (LIÊN XÔ, TRUNG
QUỐC, VIỆT NAM, CUBA, TRIỀU TIÊN,...) XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ TẬP TRUNG BAO CẤP VỚI
NỀN TẢNG CƠ SỞ QUAN TRỌNG LÀ SỞ HỮU NHÀ NƯỚC (SỞ HỮU TOÀN DÂN). TRONG KHI

ĐÓ CÁC NƯỚC PHƯƠNG TÂY (HOA KỲ,...) XÂY DỰNG MỘT NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG TỰ
DO
VỚI NỀN TẢNG CƠ SỞ LÀ PHẢI THỪA NHẬN QUYỀN SỞ HỮU TƯ NHÂN. TẠI SAO, VIỆT NAM
HƯỚNG TỚI XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ TẬP TRUNG BAO CẤP, CÒN CÁC NƯỚC PHƯƠNG TÂY
LẠI HƯỚNG TỚI NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG?
Trả lời: Các nước XHCN trước đây mong muốn tiến đến xã hội không còn giai cấp và
nhà nước. Xứ mệnh quan trọng của nhà nước XHCN là hướng tới giải phóng giai cấp,
nhà nước và xã hội để tiến tới xã hội CSCN. Mà tiến tới xã hội CSCN thì cơ sở tồn tại
cho nhà nước đó không tồn tại, không còn sở hữu tư nhân và không còn giai cấp. Tuy
nhiên, trên thực tế thì Liên bang Xô Viết đã sụp đổ năm 1991, Trung Quốc phải cải cách
năm 1978, Việt Nam cũng đổi mới và chuyển sang nền kinh tế thị trường năm 1986
theo Nghị quyết của đại hội Đảng lần thứ 6. Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi của các
nước XHCN là do các nước này nóng vội, chủ quan, duy ý chí. Theo Mác Ăngghen -

Lênin nói về sự thay đổi của xã hội để tiến đến xã hội không còn giai cấp, nhà nước. Đó
là quá trình vận động, phát triển khách quan của xã hội (tức là sự vận động, phát triển
khách quan của xã hội làm cho sở hữu tư nhân không còn tồn tại, giai cấp không còn
tồn tại). Chứ không phải bản thân mình muốn là được. Điều kiện để
tiến tới CSCN chưa chín muồi, chưa tới nhưng mình mốn cho nó tới. Chính vì vậy sự
thay đổi này mới thất bại. Thực tế ở Việt Nam thì mục tiêu xây dựng XHCN tiến tới

LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Page 10


CSCN vẫn không đổi nhưng chúng ta đặt với điều kiện thực tế hơn (tức là xây dựng
thời kỳ quá độ lên XHCN, phải chuẩn bị đầy đủ điều kiện theo quy luật khách quan của
xã hội). Nhưng nền kinh tế thị trường của VN khác với tư bản ở chỗ là nền kinh tế thị
trường của ta theo định hướng XHCN, ta chỉ xây dựng những điều kiện, cơ sở để tạo ra
XHCN và tiến tới CSCN

LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Page 11


BÀI 2: BẢN CHẤT NHÀ NƯỚC
1:39 CH

I. KHÁI NIỆM BẢN CHẤT NHÀ NƯỚC


1. Khái niệm bản chất nhà nước và ý nghĩa của việc tìm hiểu
bản chất nhà nước - Khái niệm:
• Nhà nước:
▪ Theo Ăngghen: "Nhà nước là một bộ máy trấn áp đặc biệtcủa giai cấp này đối với
giai cấp khác" □ Nhà nước là bộ máy nghĩa là nó bao gồm các cơ quan được
tổ chức từ trung ương đến địa phương.
□ Bộ máy trấn áp tức là dẹp sự chống đối của các giai cấp đối nghịch khác bằng bạo
lực.
□ NN chính là công cụ mà giai cấp thống trị sử dụng để cai trị xã hội, dẹp sự
chống đối của các giai cấp, các tầng lớp khác trong xã hội.
▪ Theo Lênin: "Nhà nước là một bộ máy dùng để duy trì sự thống trịcủa giai cấp này
đối với giai cấp khác"
□ NN là công cụ, phương tiện mà giai cấp thống trị dùng để duy trì quyền lực
của mình, sự cai trị, sự thống trị trong xã hội. Nhưng trên thực tế, NN từ
khi ra đời nó đã là công cụ mà giai cấp thống trị sử dụng để cai trị xã hội.
Mục đích đầu tiên là bảo vệ quyền lợi của giai cấp cầm quyền. Nhưng NN
không đơn thuần là công cụ để bảo vệ quyền lợi cho giai cấp thống trị mà
trong chừng mực nào đó NN còn là công cụ để quản lý các lĩnh vực trong
đời sống xã hội (việc này mang lại lợi ích cho các tầng lớp, các giai cấp
khác trong xã hội chứ không riêng gì giai cấp cầm quyền).
▪ Theo góc độ bản chất nhà nước: "Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền
lực chính trị, một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện những
chức năng quản lý đặc biệt nhằm duy trì trật tự xã hội, thực hiện mục đích bảo vệ
địa vị của giai cấp thống trị trong xã hội"
□ NN vẫn là công cụ mà giai cấp thống trị cũng sử dụng bảo vệ quyền lợi cho giai cấp
mình. Bên cạnh đó, NN còn phương tiện để duy trì trật tự xã hội, mang lại lợi ích,
phát triển ổn định cho xã hội.
□ Quyền lực chính trị:
 Theo quan điểm của Ăngghen: quyền lực chính trị đồng nhất với
quyền lực NN. Quyền lực chính trị chính là bạo lực có tổ chức của giai
cấp này đối với giai cấp khác.
 Nhưng xét về chủ thể thực hiện quyền lực chính trị trong xã hội thì
quyền lực đó không đơn thuần chỉ có giai cấp thống trị mà còn bao
gồm nhiều chủ thể khác cũng tham gia vào thực hiện quyền lực chính
trị.
• Bản chất nhà nước là toàn bộ những thuộc tính, mối liên hệ và quy luật bên trong
quyết định những đặc điểm và khuynh hướng phát triển của nhà nước.
- Ý nghĩa:

LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Page 12


• Xác định khuynh hướng vận động và phát triển của nhà nước.
• Xác định chức năng và nhiệm vụ của nhà nước cho phù hợp.

2. Nội dung khái quát bản chất nhà nước


a) Tính giai cấp của nhà nước
- Tính giai cấp của NN là sự tác động của yếu tố giai cấp đến đặc điểm và xu hướng phát
triển cơ bản của NN.
• Nguyên nhân hình thành tính giai cấp của NN:
▪ NN có nguồn gốc giai cấp
□ NN là một hiện tượng khách quan và nó chỉ ra đời khi và chỉ khi xã hội loài
người đã phát triển đến một trình độ nhất định (tức là xuất hiện chế độ
tư hữu và sự phân chia xã hội thành các giai cấp có lợi ích đối kháng. Khi
NN ra đời bao giờ cũng bảo vệ quyền lợi cho giai cấp thống trị.
□ Bất kỳ một NN nào từ khi ra đời cho đến suốt quá trình tồn tại của mình thì NN đó
luôn luôn thuộc về 1 giai cấp hoặc 1 liên minh giai cấp. NN đó luôn mang bản chất
giai cấp một cách sâu sắc.
NN là bộ máy, công cụ trấn áp đặc biệt
▪ NN là bộ máy, công cụ trấn áp đặc biệt
□ Mục đích: nhằm để trấn áp, để dẹp sự chống đối của các giai cấp khác, các tầng lớp
khác trong xã hội khi nó đối nghịch với NN.
• Nội dung tính giai cấp: NN chính là bộ máy cưỡng chế đặc biệt do giai cấp thống trị tổ chức ra
để trấn áp các giai cấp khác, nhằm duy trì, củng cố, bảo vệ và phục vụ lợi ích của giai cấp thống
trị xã hội.
▪ Việc dẹp sự chống đối của các giai cấp đối nghịch này nhằm mục đích cho NN duy trì
quyền lực của mình, để NN có thể củng cố, có thể phục vụ, bảo vệ lợi ích của giai cấp
mình.
▪ Trong xã hội luôn tồn tại những tầng lớp có sự khác nhau về quyền lợi kinh tế.
Vì thế họ thường đấu tranh với nhau, mau thuẫn với nhau.
• Biểu hiện tính giai cấp:
▪ Về mặt thực tế để nhận diện được tính giai cấp của NN, ngta thường nhận diện trên 3 lĩnh
vực:
□ Sự thống trị về kinh tế:
 Là khả năng buộc các giai cấp khác phải phụ thuộc giai cấp thống trị về kinh tế:
 Trong đời sống xã hội, con người có rất nhiều các MQH xã hội với
nhau. Trong số các MQH mà
con người tham gia thì quan hệ sở hữu là quan trọng nhất. Bởi vì, khi
xác định quan hệ sở hữu thì đồng thời chúng ta cũng có thể xác định
địa vị xã hội, vị trí vai trò của giai cấp, tầng lớp đó trong xã hội.
 Trong lịch hình thành các hình thái kinh tế của NN thì giai cấp thống
trị bao giờ cũng là chủ thể nắm trong tay TLSX chủ yếu của xã hội.
Còn các giai cấp, các tầng lớp khác hoặc là không có TLSX hoặc là có
nhưng rất ít. Vì vậy họ buộc phải phụ thuộc vào giai cấp thống trị về
mặt kinh tế.
◊ Tạo ra sự lệ thuộc

LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Page 13


◊ NN bảo vệ và phát triển nền tảng kinh tế
◊ NN đảm bảo cơ sở vật chất để duy trì quyền lực.
□ Sự thống trị về chính trị
 Là khả năng buộc giai cấp khác phải phụ thuộc giai cấp thống trị về
mặt ý chí
 Bất kỳ NN nào bao giờ cũng xây dựng cho mình bộ máy bạo lực (quân đội, cảnh
sát, nhà tù, tòa án, trại giam) để thực hiện sự thống trị giai cấp, sẵn sàng dẹp sự
chống đối của các giai cấp, các tầng lớp khác trong xã hội. Nhằm mục đích:
◊ Duy trì quan hệ bóc lột
◊ Chống lại sự phản kháng của giai cấp khác
◊ BMNN là công cụ trấn áp của giai cấp thống trị

□ Sự thống trị về tưtưởng


 Bất kỳ 1 NN nào bằng sự hỗ trợ về quyền lực kinh tế và quyền lực tư
tưởng thì NN đó cũng xây dựng cho minh hệ tư tưởng thống trị và
tuyên truyền hệ tư tưởng đó vào trong đời sống xã hội nhằm tạo ra
sự nhận thức thống nhất, sự thực hiện mang tính tự nguyện của các
giai cấp, các tầng lớp khác trong xã hội. Đấy chính là sự thiết lập
quyền lực về tư tưởng. NN phải giải thích cho người dân hiểu rằng sự
thống trị của NN là cần thiết, là đúng đắn và làm cho xã hội chấp
nhận. Vì vậy, bất kỳ 1 NN cũng xây dựng cho mình 1 hệ tư tưởng
thống trị và tuyên truyền phổ biến vào trong đời sống xã hội.
 Để đưa hệ tư tưởng vào trong đời sống xã hội thì NN có thể sử dụng
rất nhiều biện pháp khác nhau như: tuyên truyền, phổ biến trong đời
sống xã hội để cho mn hiểu, nắm được và tự nguyện tuân theo bằng
việc NN kiểm soát các ấn phẩm xuất bản để đảm bảo nó không trái
với định hướng, tư tưởng của NN và trong những trường hợp đặc
biệt NN có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế đưa để hệ tư tưởng
của mình vào đời sống xã hội.
 VD: Nhà tư tưởng nổi tiếng người Ý là Niccolò Machiavelli trong tác phẩm
"Quân Vương" đã nói rằng: "Bản chất con người là hay thay đổi. Thuyết phục
thì dễ nhưng duy trì niềm tin mới là điều khó. Bởi vậy cần phải đảm bảo rằng,
khi người ta không còn tin nữa thì phải dùng vũ lực buộc người ta phải tin."
người ta phải tin."
▪ Sự thống trị trên 3 lĩnh vực này tương ứng với 3 loại
quyền lực của NN: □ Quyền lực về kinh tế
□ Quyền lực về chính trị
□ Quyền lực về tư tưởng
- Theo Mác-Lênin: "NN là sản phẩm của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa
được".
- Nhà nước chính là công cụ thống trị của giai cấp thống trị.

LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Page 14


- Trong quá trình đấu tranh giai cấp, giai cấp nào có quyền lực kinh tế sẽ thống trị về
mặt chính trị => tổ chức ra nhà nước => tổ chức ra quân đội, nhà tù. Giai cấp này sẽ trở

thành giai cấp thống trị, còn giai cấp kia trở thành giai cấp bị trị.
❖ Quyền lực kinh tế:
• Do giai cấp thống trị là chủ sở hữu các tư liệu sản xuất chủ yếu trong xã hội => khả năng bắt
các giai cấp khác phụ thuộc mình về mặt kinh tế.
• Không đủ sức cho giai cấp thống trị thống trị nô lê.
❖ Quyền lực chính trị:
• Dựa trên cơ sở quyền lực kinh tế, giai cấp thống trị tổ chức ra nhà nước (tổ chức có sức mạnh
bạo lực) => bắt các giai cấp khác phụ thuộc vào mình về mặt chính trị.
• V.I.Lenin: "Nhà nước là bộ máy để củng cố sự thống trị của một giai cấp đối với giai cấp
khác".

• Tính giai cấp của Nhà nước VN ẩn phía sau tính nhân dân => nền tảng là công
nhân, nông dân, đội ngũ trí thức
► Kết luận:
• Vì vậy, nhà nước được hiểu là tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị mang tính
giai cấp - là công cụ bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị.
• Nên“mềm hóa” quan điểm về giai cấp trong thực tiễn đời sống chính trị.

b) Tính xã hội của nhà nước

• Tính xã hội của NN chính là sự tác động của yếu tố xã hội đến đặc điểm, xu hướng
phát triển cơ bản của NN. Bất kỳ một NN cũng mang bản chất xã hội.
• Hình thái kinh tế xã hội đầu tiên của lịch sử xã hội loài người là công xã nguyên
thủy. Mặc dù chưa có NN nhưng đã là 1 cộng đồng 1 xã hội đều hoạt động chung,
vì mục đích chung thì cũng có 1 cơ quan để quản lý và trong xã hội đó cơ quan
quản lý đó chính là hội đồng thị tộc. Cơ quan này thực hiện chức năng quản lý các
lĩnh vực của đời sống xã hội vì lợi ích chung của cả cộng đồng. Nhưng do sự phát
triển kinh tế xã hội dẫn đến sự di chuyển dân cư, từ đó xã hội công xã nguyên thủy
tan rã nhường chỗ cho hình thái kinh tế xã hội mới ra đời và trong đó có NN. NN
khi ra đời, bên cạnh việc chú ý bảo vệ lợi ích của giai cấp mình, thì cũng cần phải
chú ý tới cái nhu cầu, cái vấn đề chung trong xã hội. Những vấn đề chung của xã

hội bắt nguồn từ chính trong xã hội công xã nguyên thủy trước kia. Và khi NN ra
đời thì NN phải tiếp tục kế thừa vai trò đó.
• Tại sao NN có tính xã hội?
▪ Lý do thứ 1: bắt nguồn từ vai trò xã hội trong chế độ công xã nguyên thủy
▪ Lý do thứ 2: Phải giải quyết những vấn đề nảy sinh trong xã hội. Giải thích: khi NN ra đời
trong quá trình tồn tại và phát triển của mình thì có rất nhiều vấn đề mới nảy sinh và
những vấn đề này có thể là trước đây chưa có nhưng bây giờ có (VD: trước đây ngta
không quan tâm đến vấn đề về môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng hiện nay
thì đây là 1 vấn đề được NN đặc biệt quan tâm).

LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Page 15


• Nội dung tính xã hội của NN:
▪ Là tổ chức đại diện chính thức cho toàn xã hội
□ Chỉ có NN mới có quyền đại diện chơ cư dân sống trong lãnh thổ đó, trong các MQH
quốc tế, trong các lĩnh vực quan trọng về đời sống xã hội.
▪ Là bộ máy để tổ chức, điều hành và quản lý xã hội
Nhằm làm cho quan hệ xã hội đó phát triển 1 cách ổn định, theo mong muốn, mục đích của
NN nhưng
□ Nhằm làm cho quan hệ xã hội đó phát triển 1 cách ổn định, theo mong
muốn, mục đích của NN nhưng đồng thời nó cũng có thể hài hòa lợi ích
của các chủ thể khác trong xã hội.
• Tính xã hội của NN có thể hiểu rằng đấy chính là sự quan tâm của NN đến lợi ích,
nhu cầu của các giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội
• Nhà nước không thuần túy là công cụ thống trị giai cấp mà còn là phương tiện bảo

đảm lợi ích chung của xã hội.

• Biểu hiện của tính NN:


▪ Là công cụ chủ yếu bảo đảm những điều kiện cần thiết cho quá trình sản xuất

của xã hội.
□ VD: Việt Nam trước năm 1992 ở nền kinh tế VN chỉ thừa nhận 2 thành
phần kinh tế là: kinh tế quốc doanh và kinh tế hợp tác xã (kinh tế tập
thể). Và NN chính thức thừa nhận như vậy thì tức là các thành phần kinh
tế khác như: kinh tế tư nhân không được phép thực hiện hoạt động kinh

doanh 1 cách tự do. Nhưng đến sau năm 1992, trong HP nước ta khẳng
định rằng công dân VN có quyền tự do kinh doanh theo quy định của
pháp luật. Điều đó chúng ta thừa nhận nhiều thành phần kinh tế khác
nhau thì tất cả người dân đều có quyền tự do kinh doanh. ĐẤY CHÍNH LÀ
CƠ HỘI MÀ NN TẠO RA CHO CÁC CHỦ THỂ CỦA MÌNH. Bên cạnh đó bằng
việc đặt ra pháp luật, các quy tắc xử xự mang tính bắt buộc chung, NN

đưa ra 1 giới hạn về hành lang pháp lý, 1 khuôn khổ nhất định để cho các
chủ thể có thể tự do kinh doanh trong giới hạn đó và sẽ được NN bảo vệ.
▪ Là chủ thể chủ yếu giải quyết hiệu quả các vấn đề nảy sinh từ xã hội.
□ Về vấn đề môi trường, dịch bệnh, thiên tai.

□ Vai trò của NN thể hiện trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã
hội.

▪ Là công cụ đảm bảo trật tự an toàn xã hội.


□ Trong xã hội, mỗi con người là 1 cá thể. Vì thế sẽ có những tranh chấp,
mâu thuẫn nảy sinh. NN với vai trò là người bảo vệ, với vai trò là trọng
tài, với vai trò là người tổ chức sẽ đứng ra giải quyết, đảm bảo trật tự an
toàn xã hội đó.

LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Page 16


□ VD: kẹt xe ở thành phố HCM

▪ Công cụ giữ gìn, phát triển văn hóa tinh thần,....


□ Giữ gìn những phong tục tạp quán tốt đẹp của dân tộc, giữ gìn bản sắc văn
hóa dân tộc.
□ Sự khác nhau giữa dân tộc này với dân tộc khác đó chính là yếu tố văn hóa. Một dân
tộc mà mất đi bản sắc văn hóa của mình thì dân tộc đó tiêu vong. Vì vậy, NN với vai
trò là chủ thể quản lý xã hội, NN sẽ đưa ra những biện pháp để gìn giữ, bảo vệ
những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
▪ Trong điều kiện toàn cầu hóa, vai trò và giá trị xã hội của NN được đề cao hơn.
□ Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày nay thì vai trò của NN không chỉ đơn
thuần là quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội trong phạm vi lãnh thổ
quốc gia, mà NN còn giữ vai trò định hướng, đón trước, dự báo những xu
hướng vận động và phát triển của thế giới. Từ đó, NN đưa ra những kế
hoạch, những chính sách phù hợp nhằm giúp cho các chủ thể trong nước
có thể tham gia, hòa nhập và mang lại
hiệu quả về kinh tế.
□ VD: VN đã ký kết thành công Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên
Thái Bình Dương. Hiệp định này là 1 trong những cơ hội mở ra cho các
doanh nghiệp VN có thể tham gia vào 1 thị trường lớn hơn
□ Tong lĩnh vực kinh tế thì có quan điểm cho rằng: NN đã chuyển vai trò từ
người cầm chèo sang người cầm lái. Tức là NN không chỉ là tham gia vào
các quan hệ kinh tế mà NN còn giữ vai trò là người định hướng đưa ra
những dự báo để cho các chủ thể trong lĩnh vực kinh tế hộ định hướng
được.
• Đương nhiên, tính xã hội ở bất kỳ một kiểu NN nào cũng có nhưng mức độ biểu hiện của nó sẽ
không giống nha. Trong xã hội hiện đại ngày nay thì tính xã hội của NN nó vẫn có thể duy trì và
ngày càng tiến bộ hơn.
• Bất kỳ 1 NN thì nó luôn chứa đựng cho đựng cho mình 2 đặc tính cơ bản: tính giai cấp và tính
xã hội.
Cũng có NN sẽ coi trọng tính giai cấp, nhưng cũng có NN sẽ coi trọng tính xã hội. Vậy thì
việc coi trọng tính xã
• Cũng có NN sẽ coi trọng tính giai cấp, nhưng cũng có NN sẽ coi trọng tính xã hội.
Vậy thì việc coi trọng tính xã hội hay tính giai cấp đó nó sẽ ảnh hưởng đến khuynh
hướng vận động và phát triển của NN.
• Trong tác phẩm Tư bản Mác viết: "nhà nước phải hoàn thành những công việc chung
xuất phát từ bản chất của bất kì xã hội nào và những chức năng giai cấp đặc biệt" .
• Vai trò và giá trị xã hội của Nhà nước được thể hiện thông qua các hoạt động. Ví
dụ:
▪ Tổ chức quản lý kinh tế.
▪ Xây dựng các công trình phúc lợi xã hội
▪ Chống ô nhiễm, dịch bệnh

LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Page 17


Tính giai cấp và tính xã hội đây là 2 mặt đối lập trong 1 hệ thống nhất là NN.
• Có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau:
▪ Nếu như tính giai cấp càng phát triển thì tính xã hội càng thu hẹp
▪ Nếu tính xã hội càng phát triển thì tính giai cấp càng thu hẹp ▪ Khi tính xã hội
phát triển đến mức độ tuyệt đối □ Tính giai cấp sẽ không còn nữa □ Nhà nước sẽ tiêu

▪ Bảo vệ trật tự công cộng


▪ Sách: Nghị quyếtđại hội Đảng
C) Mối tươ ng quan giữa tính giai cấp và xã hội

-
vong.
□ Mác đã nói rằng: Lịch sử loài người tất yếu tiến tới CNCS và trong xã hội
đó sẽ không còn giai cấp và không còn NN.
▪ Trong 1 NN, thuộc tính giai cấp vượt trội hơn so với tính xã hội thì NN đó sẽ
phát triển ntn?
□ Trong 1 NN, nếu giai cấp thống trị bảo vệ quyền lợi của mình nhiều hơn việc bảo vệ
quyền lợi của đa số người dân trong xã hội thì NN đó không dân chủ. Đấy chính là
những kiểu NN bóc lột trong lịch sử (Chủ nô, PK, Tư sản)
▪ Trong 1 NN, thuộc tính xã hội vượt trội, mở rộng hơn so với tính giai cấp thì
NN đó sẽ ntn?
□ Trong 1 NN, nếu tính giai cấp bắt đầu thu hẹp và tính xã hội bắt đầu mở
rộng hơn so với tính giai cấp thì NN này chỉ bắt đầu có tính dân chủ.
▪ Trong 1 NN, thuộc tính giai cấp tịnh tiến tới 0 thì NN đó sẽ ntn?
□ Trong 1 NN, nếu tính giai cấp tịnh tiến tới 0 (tương ứng với nhà nước XHCN) tức là
trong NN đã có sự dân chủ. Bởi vì trong NN XHCN thì giai cấp cầm quyền, giai cấp
thống trị nó là tuyệt đại đa số người dân trong xã hội (tức là NN đó thuộc về số
đông). Nếu trong 1 NN mà quyền lực NN thuộc về số đông thì có nghĩa là nó đã
mang bản chất dân chủ. Nó thể hiện được quyền lực, ý chí của đa số người dân
trong xã hội.

II.NHỮNG ĐẶC TRƯNG CỦA NHÀ NƯỚC


❖ Nhà nước có quyền lực công cộng đặc biệt (quyền lực nhà nước):

- Bất kỳ 1 NN nào để có thể quản lý được xã hội thì cũng đều phải có quyền lực.
Quyền lực mà NN sử dụng trong xã hội có NN, có giai cấp là quyền lực công cộng
đặc biệt.

LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Page 18


- Quyền lực công cộng đặc biệt chính là khả năng sử dụng sức mạnh, vũ lực của NN
thông qua các lực lượng vũ trang. Quyền lực không phải là 1 hiện tượng chỉ xuất
hiện trong xã hội có NN mà nó xuất hiện trong mọi xã hội. Khi NN ra đời trải qua các
lần phân công lao động xã hội dẫn tới sự xuất hiện của NN. Trong xã hội có NN thì tồn
- Khi NN ra đời trải qua các lần phân công lao động xã hội dẫn tới sự xuất hiện của
NN. Trong xã hội có NN thì tồn tại giai cấp thống trị và giai cấp bị trị với giai nhiều
giai cấp, tầng lớp khác nhau, thì NN không chỉ đơn thuần sử dụng quyền lực xã hội
mà NN cần phải có 1 quyền lực khác mạnh hơn, đủ để duy trì địa vị xã hội của
mình, bảo vệ lợi ích của mình và cho xã hội đó ổn định trong 1 trật tự mà NN
mong muốn. Đó chính là quyền lực công cộng đặc biệt.
- Sự khác biệt giữa quyền lực công cộng đặc biệt với quyền lực xã hội phụ thuộc vào các đặc
trưng sau:
▪ Tính chất công cộng (áp đặt chung): là quyền lực có tác động phổ biến, áp đặt
với các chủ thể. Bất kỳ 1 cá nhân, tổ chức nào rơi vào điều kiện, hoàn cảnh mà
pháp luật NN ban hành ra thì họ dù muốn hay không muốn, họ cũng phải điều
chỉnh hành vi của mình cho phù hợp.
▪ Thực hiện chủ yếu bằng công cụ pháp luật: tác rời khỏi xã hội và được thực
hiện bởi bộ máy cưỡng chế chuyên nghiệp. Chỉ có NN mới có quyền thành lập
ra quân đội, cảnh sát, nhà tù, tòa án, trại giam,... Đây chính là công cụ bạo lực
vật chất mà NN tổ chức ra để thực hiện hoạt động cưỡng chế chuyên nghiệp.
▪ Được độc quyền sử dụng bạo lực: trong xã hội, không phải chủ thể nào, người nào, tổ
chức nào cũng có quyền sử dụng sức mạnh bạo lực mà chỉ có NN mới được quyền sử
dụng bạo lực. Việc sử dụng bạo lực của các tổ chức khác trong xã hội nếu như không
được sự cho phép của NN thì đó chính là sự bất hợp.
▪ Việc sử dụng quyền lực của NN mang tính giai cấp. Bất kỳ 1 NN nào khi ra đời
và tồn tại nó cũng luôn luôn thuộc về 1 giai cấp nào đó hoặc 1 liên minh giai
cấp. Vì vậy, quyền lực đó trước hết nó phục vụ cho lợi ích của giai cấp cầm
quyền. Nó sử dụng bạo lực để định hướng cho các quan hệ xã hội phát triển
theo mong muốn mà NN đặt ra.
▪ Thông qua bộ máy NN: dựa trên nguồn lực lớn trong xã hội về kinh tế, chính
trị, tư tưởng.
 Quyền lực nhà nước hiểu khái quát là khả năng áp đặt ý chí của nhà nước đối với
toàn xã hội bằng hình thức pháp luật.

TẠI SAO NN CÓ QUYỀN LỰC CÔNG CỘNG ĐẶC BIỆT?


▪ NN đại diện cho xã hội: chỉ có NN là chủ thể đại diện chính thức cho xã hội, không chỉ
cho phạm vi lãnh thổ quốc gia, mà NN còn đại diện chính thức cho mối quan hệ với
các chủ thể quốc tế khác.
▪ Quản lý các lĩnh vực của đời sống: các lĩnh vực của đời sống xã hội đòi hỏi không chỉ là
sự tuyên truyền, giáo dục, phổ biến các quy định của PL. Mà trong nhiều trường hợp
nó còn đòi hỏi phải có quyền sử dụng sức mạnh bạo lực của NN để các chủ thể thực
hiện.
▪ Có nguồn lực vật chất. Chỉ có NN với tưcách là chủ thể nắm trong quyền lực kinh tế,
thực hiện sự thống trị về kinh tế thì NN mới có đầy đủ điều kiện để xây dựng cho
mình bộ máy và nuôi dưỡng bộ máy đó một cách có hiệu quả nhất.

LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Page 19


❖ Nhà nước quản lý cư dân theo sự phân chia lãnh thổ:
- Nhà nước trong phạm vi của biên giới lãnh thổ của mình có tư cách là người đại
diện chính thức và duy nhất của toàn xã hội.
- Nhà nước phân chia lãnh thổ thành các đơn vị hành chính và quản lý cư dân theo sự phân chia
này.
- Trong xã hội CXNT, mô hình đầu tiên chính là thị tộc. Thị tộc là tổ chức của những
người có cùng huyết thống, cùng sinh sống trên 1 địa bàn và họ cùng bình đẳng
với nhau. Để quản lý được thành viên của mình thì thị tộc căn cứ vào huyết thống.
- Khi nghiên cứu về sự xuất hiện của NN, do sự phát triển của kinh tế xã hội mà dẫn tới sự thay
đổi nghề nghiệp, sự di chuyển dân cư (từ khu vực địa lý này sang khu vực địa lý khác). Ở khu
vực địa lý mới đó, những người sống trong cùng 1 khu vực, họ không phải là có mối quan hệ
huyết thống với nhau.
- Vì vây khi NN ra đời không thể lựa chọn cách dựa vào huyết thống để quản lý dân
cư, mà NN cần phải lựa chọn 1 cách thức quản lý xã hội hiệu quả hơn. Hầu hết các
NN trên thế giới đều lựa chọn cách thức quản lý dân cư theo sự phân chia lãnh
thổ, chia lãnh thổ của mình thành các đơn vị hành chính lãnh thổ và thực hiện
quản lý dân cư theo sự phân chia lãnh thổ đó.
Trong xã hội cũng chỉ có NN mới có thẩm quyền này. VD: ở VN tính đến thời điểm
ngày 11/5/2015 có 63 tỉnh,
- Trong xã hội cũng chỉ có NN mới có thẩm quyền này. VD: ở VN tính đến thời điểm
ngày 11/5/2015 có 63 tỉnh, thành; 713 huyện, 10732 xã. Ở VN chia thành 3 cấp
chính quyền địa phương: cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. Ở mỗi 1

đơn vị hành chính NN lại thiết lập 1 hệ thống các cơ quan quản lý tương ứng. Các cơ
quản này thực hiện chức năng mà NN giao cho mà không phụ thuộc vào các yếu tố
như các tổ chức khác, như: không phụ thuộc vào giới tính nào, độ tuổi nào, huyết
thống nào, nghề nghiệp nào. Trong khi các tổ chức khác như Đoàn thanh niên, Hội
Liên hiệp Phụ nữ, Hội cựu chiến binh,... họ có thể dựa vào các tiêu chí về độ tuổi,
giới tính,... để quản lý thành viên của mình. Nhưng NN thì không căn cứ vào
những yếu tố đó mà NN phân chia lãnh thổ của mình thành các đơn vị hành chính
lãnh thổ và thực hiện chức năng quản lý dân cư theo lãnh thổ đó.

TẠI SAO NN QUẢN LÝ DÂN CƯ THEO LÃNH THỔ?


▪ Xuất phát từ nhu cầu quản lý xã hội. Do sự di chuyển dân cư, do sự thay đổi về nghề
nghiệp. Vì thế dẫn đến ở mỗi khu vực địa lý nhất định sẽ có những con người khác nhau,
độ tuổi khác nhau, giới tính khác nhau, nghề nghiệp khác nhau. Vì vậy để quản lý được thì
NN phải phân chia lãnh thổ của mình thành các cấp độ hành chính khác nhau.
▪ Sự phân chia này dựa trên đặc điểm về không gian địa lý, đối tượng quản lý, văn hóa,...
NN chia thành các đơn vị hành chính lãnh thổ và NN thiết lập hệ thống các cơ quan quản
lý tương ứng từ trung ương đến địa phương. VD: Ở VN hiện nay, tại Điều 110 HP 2013 thì
nước ta chia thành các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; các tỉnh thì chia thành các
huyện, thị xã thuộc tỉnh; thành phố trực thuộc trung ương thì chia thành các quận, huyện,
thị xã và đơn vị hành chính tương đương; đơn vị cấp huyện thì chia thành xã, thị trấn; thị
xã và thành phố thuộc tỉnh thì chia thành phường và xã, quận thì chia thành các phường.
Chúng ta có các cấp độ khác nhau: cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. Ở mỗi 1 đơn vị hành chính
thì chúng ta có 1 hệ thống cơ quan quản lý tương ứng.

LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Page 20


❖ Nhà nước có chủ quyền quốc gia:
- Chủ quyền quốc gia hiểu 1 cách chung nhất là khả năng và mức độ tác động của
quyền lực NN tới cư dân và lãnh thổ.
- Trong 1 NN khái niệm chủ quyền quốc gia chỉ thuộc về 1 chủ thể duy nhất đó là
NN. Tùy thuộc vào hình thức cấu trúc của NN mà chủ quyền quốc gia cũng có một
vài khác biệt.
▪ VD: trong mô hình chính thể cấu trúc NN đơn nhất thì chủ quyền quốc gia chỉ
thuộc về NN. Nhưng hình thức cấu trúc NN liên bang thì chủ quyền quốc gia
có sự phân biệt giữa chủ quyền quốc gia của chính quyền liên bang và đối với
từng tiểu bang tức là thành phần tạo thành chính quyền liên bang đó sẽ có 1
số thẩm quyền nhất định.
- Chủ quyền quốc gia mang nội dung chính trị - pháp lý thể hiện quyền độc lập tự
quyết của nhà nước về các vấn đề đối nội và đối ngoại mà không phụ thuộc vào
các yếu tố bên ngoài.
- Có 2 căn cứ chủ yếu xác định chủ quyền quốc gia của nhà nước:
▪ Lãnh thổ.
▪ Công dân của quốc gia đó.
- Chủ quyền quốc gia mang tính tối cao và không thể chia cắt được. - Chủ quyền quốc
gia đại diện cho nhà nước CHXHCNVN.

□ Chủ quyền quốc gia là 1 khái niệm chính trị pháp lý và chỉ thuộc về chủ thể đại diện

cho dân tộc đó, cho cư dân đó, cho NN đó.


▪ NN là bộ máy quản lý xã hội
▪ NN - chủ thể độc lập trong quan hệ quốc tế
▪ Các chủ thể quốc tế là độc lập - bình đẳng
Không bên nào có quyền can thiệp vào công việc nội bộ.
□ Không bên nào có quyền can thiệp vào công việc nội bộ.
□ Dựa trên nguyên tắc: tôn trọng, độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ.
- Lãnh thổ quốc gia chính là khoảng không gian tự quyết của nhân dân và trong
phạm vi đó NN thực hiện chủ quyền. Cấu thành lãnh thổ quốc gia có nhiều bộ
phận khác nhau để hợp thành. Trong phạm vi lãnh thổ quốc gia đó thì người dân
có quyền thành lập ra cơ quan quyền lực NN cao nhất, có quyền thành lập ra cơ
quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng của mình. Trong phạm vi lãnh thổ, NN có

TẠI SAO NN CÓ CHỦ QUYỀN QUỐC GIA?


▪ NN đại diện cho cư dân, cho quốc gia
quyền thiết lập các quan hệ đối ngoại với các chủ thể quốc tế khác. Đồng thời,
người dân cũng có quyền thực hiện những hoạt động để bảo vệ, giữ gìn toàn vẹn

LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Page 21


lãnh thổ của Tổ quốc, nhằm chống lại mọi sự xâm chiếm, mọi sự tác động bên
ngoài vào lãnh thổ quốc gia.
- Xét về mặt phạm vi, chủ quyền quốc gia được xem xét trên 2 góc độ:
▪ Chủ quyền về mặt đối nội:
□ NN có quyền tối cao trong hoạch định chính sách, tổ chức thực thi chính sách. Không
có chủ thể quốc tế nào có quyền can thiệp vào.
□ Đối tượng chịu sự tác động: các cư dân và các tổ chức
sống trên lãnh thổ ▪ Chủ quyền về mặt đối ngoại:
□ Là việc thực hiện quyền lực của NN đối với những công việc bên ngoài của quốc gia
đó, trong quan hệ quốc tế với các NN, các dân tộc và các chủ thể quốc tế khác.

❖ Nhà nước ban hành pháp luật và quản lý xã hội bằng pháp luật:
- Bất kỳ 1 NN nào cũng có hệ thống pháp luật. Trong hệ thống đó thì HP được coi là văn bản có

hiệu lực pháp lý cao nhất, dưới đó thì còn có rất nhiều các văn bản, các đạo luật, bộ luật và các
văn bản VPPL dưới luật khác.
- Gồm những đặc trưng sau:
▪ PL là công cụ, phương tiện quan trọng nhất để quản lý xã hội
▪ NN đặt ra các quy tắc xử sự chung cho xã hội: được áp dụng đối với tất cả các
chủ thể ▪ Chỉ có NN mới có quyền đặt ra PL
▪ NN hoạt động trong khuôn khổ PL
▪ NN đảm bảo cho PL được thực hiện: sự phù hợp về mặt nội dung của PL; áp dụng các biện
pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục PL; trong những trường hợp đặc biệt NN còn có thể
áp dụng các biện pháp cưỡng chế.
- Ban hành pháp luật là việc nhà nước đặt ra các quy tắc xử sự chung chủ yếu bằng hình thức

văn bản luật hoặc văn bản dưới luật cho xã hội và nhà nước.
- Nhà nước bảo đảm cho các quy phạm pháp luật được thực hiện trên thực tế bằng nhiều biện
pháp khác nhau, đặc biệt là biện pháp cưỡng chế.
- Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện pháp luật nhưng nhà nước cũng phải
tôn trọng pháp luật.

❖ Nhà nước thu các khoản thuế dưới dạng bắt buộc:
- Thuế là khoản trích nộp bằng tiền mà các tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ phải đóng góp cho quỹ
ngân sách NN theo quy định của PL thuế thông qua con đường quyền lực NN.
- Không phải cá nhân, tổ chức nào cũng phải đóng thuế cho NN như nhau mà tùy thuộc vào
từng quy định của từng sắc thuế mà các cá nhân, tổ chức sẽ đóng thuế cho NN khác nhau.
Thuế chính là nguồn thu chính của ngân sách NN.
- Bản chất của thuế:
▪ Mang tính quyền lực NN và là một nguồn thu quan trọng của Ngân sách NN: Đây là hoạt
động mang tính chất quyền lực NN, NN quy định ra các loại thuế và buộc các chủ thể khi
họ thỏa mãn các sắc thuế đó phải đóng thuế cho NN.

LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Page 22


▪ Không mang tính đối giá và hoàn trả trực tiếp ▪ Là khoản thu không có đối
khoản trực tiếp:
Số tiền thu được từ thuế sẽ được NN chỉ dùng cho nhiều mục tiêu khác
nhau: giáo dục, y tế, giao

LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Page 23


□ Số tiền thu được từ thuế sẽ được NN chỉ dùng cho nhiều mục tiêu khác
nhau: giáo dục, y tế, giao thông, không có quy định cụ thể rằng là khoản
thuế này được chia cho mục đích nào. □ Việc định ra một loại thuế không
nhằm đáp ứng một khoản chi cụ thể của NN.

TẠI SAO NN PHẢI THU THUẾ?


- NN tách biệt khỏi quá trình sản xuất, chuyên làm nhiệm vụ quản lý.

▪ Những người làm việc trong bộ máy nhà nước họ là công chức họ và viên chức
cho bộ máy nhà nước họ đã tách ra khỏi quá trình sản xuất vật chất của xã hội vfa
họ chuyên làm công việc quản lí tức là họ cung cấp những dịch vụ hàng hóa công
cụ đặc biệt cho xã hội mà họ trực tiếp tham gia vào quá trình tạo ra của cải vật
chất cho xã hội để họ có thể duy trì cho bộ máy đó hoạt động một cách hiệu quả
thì bộ máy đó phải có
một nguồn thu.
- Nhiều lĩnh vực cần có sự đầu tư của NN
▪ Ý tế, giáo dục, giao thông, thậm chí là xây dựng các công trình văn hóa mang tính chất tâm
linh, tinh thần thì cũng cần phải có tiền.
- Thực hiện các chính sách xã hội
▪ Hỗ trợ cho trẻ mồ côi, người già neo đơn, những vùng bị thiên tai, địch họa,...
▪ Tất cả những hoạt động này đều cần có tiền và vì thế NN cần phải có 1 nguồn thu để tạo ra
ngân sách cho mình

KHI TIỀN THU THUẾ KHÔNG


ĐỦ CHI CHO HOẠTĐỘNG CỦA MÌNH THÌ NN SẼ PHẢI LÀMĐỂGÌBÙ VÀO KHOẢN BỊ
THIẾU?

- Nhà nước thu thuế nhằm mục đích:

▪ Nguồn kinh phí cho bộ máy nhà nước hoạt động.


▪ Nhằm đầu tư trở lại xã hội.
□ Xây dựng cơ sở vật chất. VD: xây dựng trụ sở cho các cơ quan NN, mua sắm tài
sản công,...
▪ Thực hiện công bằng xã hội.

□ Cứu trợ cho những vùng bị thiên tai, địch họa


□ Hỗ trợ cho những gia đình có chính sách, người có công với cách mạng,...

▪ Khi nguồn thu NN không đủ để chi cho những khoản chi của NN thì NN có thể huy
động bằng việc NN phát hành ra trái phiếu để vay nợ của người dân, để phục vụ

cho những công trình quốc kế dân sinh (hệ thống

LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Page 24


giao thông, cầu,...)
- Trong xã hội, NN là chủ thể có quyền in ra tiền
- Thu thuế là việc nhà nước bắt buộc các tổ chức, cá nhân đóng góp tài chính vào
nguồn ngân sách nhà nước.
- Nghị viện quyết đoán ngân sách.
- Nhà nước có thuế thì không được kinh doanh.

Đây là 5 dấu hiệu để có thể phân biệt, nhận diện được NN trên thực tế; để phân biệt NN với xã hội
CXNT trước kia; để phân biệt NN với các tổ chức khác trong xã hội có giai cấp, có NN. Chỉ có NN mới
có những dấu hiệu đặc trưng này. Chính những dấu hiệu đặc trưng này nó tạo thành ưu thế cho NN
so với những tổ chức khác trong xã hội.

III. MỐI QUAN HỆ CỦA NHÀ NƯỚC VỚI NHỮNG YẾU TỐ CƠ BẢN TRONG XÃ HỘI CÓ GIAI CẤP

1. Nhà nước và xã hội có giai cấp


- Xã hội có giai cấp là xã hội có các giai cấp, tầng lớp khác nhau cùng tồn tại và các giai
cấp này có sự khác biệt về quyền lợi kinh tế. Chính vì có quyền lợi kinh tế khác nhau
nên thế các giai cấp này mới thương xuyên mâu
quyền lợi kinh tế. Chính vì có quyền lợi kinh tế khác nhau nên thế các giai cấp này mới thương
xuyên mâu thuẫn, đấu tranh với nhau.
▪ VD: Trong lịch sử, có giai cấp nô lệ, giai cấp nông dân và giai cấp quý tộc,...Giữa
NN và xã hội có nhiều giai cấp, tầng lớp như vậy thì chúng thống nhất và khác biệt
với nhau ở điểm nào?

- Khi xem xét mối liên hệ giữa NN và xã hội có giai cấp sẽ có 2 vấn đề:
▪ Sự thống nhất:
□ NN chỉ xuất hiện, tồn tại và phát triển trong xã hội có giai cấp.
 NN chỉ ra đời và tồn tại khi và chỉ khi xã hội đã xuất hiện giai cấp và phân
chia xã hội thành các giai cấp đối kháng nhau. Khi mẫu thuẫn giai cấp đến
mức gây gắt không thể điều hòa được thì NN ra đời.Như vậy, NN bao giờ
cũng gắn liền với xã hội, với giai cấp.
□ Xã hội có giai cấp không thể tồn tại thiếu NN
 Khi trong xã hội, có các giai cấp khác nhau. Để cho xã hội đó ổn định, phát triển
trong 1 trật tự theo mong muốn của giai cấp cầm quyền hoặc giữ cho nó trong 1
vòng trật tự nhất định thì xã hội đó cần phải có NN. NN là 1 nhu cầu tất yếu khách
quan mà xã hội cần phải có. Vì vậy, xã hội có giai cấp không thể tồn tại nếu không có
NN.
▪ Sự khác biệt:
□ Xã hội có giai cấp giữ vai trò quyết định đối
với NN  Xã hội thay đổi thì dẫn đến
chức năng, BMNN thay đổi.
◊ VD: Trong tổ chức BMNN CHXHCNVN, vấn đề về môi trường, vấn đề về khủng
bố, vấn đề toàn cầu hóa,... đòi hỏi bản thân mỗi NN muốn thích nghi được thì
NN phải có sự thay đổi, thích ứng cho phù hợp.

LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Page 25


 Môi trường, khủng bố, toàn cầu hóa,... dẫn đến NN thay đổi.
□ NN có tác động trở lại đối với
xã hội có giai cấp  Tác động
tích cực:
◊ VD: Khi 1 chính đảng lên cầm quyền cũng dẫn đến những ảnh hưởng
nhất định. Chẳng hạn như: từ năm 2000 - 2008, dưới thời cầm quyền
của Tổng thống Mỹ George Walker Bush. Chính sách của Đảng Cộng
hòa so với chính sách của Đảng Dân chủ của Barack Obama cũng có
sự thay đổi. Cụ thể là sự thay đổi về chính sách đối ngoại. Dưới thời
George Walker Bush thì trong cuộc chiến chống khủng bố ở bên
ngoài nước Mỹ và ngay trong bản thân nước Mỹ, thì ông sử dụng rất
nhiều cụm từ đao to, búa lớn nhưng không mang lại hiểu quả như
ông mong muốn (với việc mang quân ra nước ngoài tham chiến một

cách trực tiếp). Nhưng khi Barack Obama lên cầm quyền thì chính
sách của Tổng thống đã có sự thay đổi, chuyển từ chính sách đơn
phương sang chính sách đa phương (lôi kéo sự tham gia của nhiều
nước đồng minh tham gia vào cuộc chiến chống khủng bố). Vào năm
2008 - 2011, chính quyền Obama đã thực hiện ít nhất 293 vụ tấn
công bí mật bằng máy bay không người lái nhiều hơn so với con số
44 vụ dưới thời tổng thống George W. Bush. Mang lại hiệu quả nhiều
hơn so với thời kỳ trước đó.
 Tác động tiêu cực:
◊ VD: Sự thay đổi chính phủ ở 1 NN cũng có thể có sự tác động đến xã
hội biểu tình ở Thái Lan. Vào năm 2004, khi cựu Thủ tướng Thái Lan
Thaksin Shinawatra bị lật đổ bằng 1 cuộc đảo chính dẫn đến sự bất
ổn về mặt chính trị, hàng loạt các cuộc biểu tình giữa phe chống đối
và phe ủng hộ đã diễn ra. Xã hội Thái Lan không thể ổn định, phát
triển. Và nó ảnh hưởng rất nhiều đến các lĩnh vực khác nhau, ảnh
hưởng lớn nhất đó chính là lĩnh vực du lịch.

Vai trò của NN đối với xã hội:


- Vai trò của NN đối với xã hội:
▪ NN tổ chức, điều hành, quản lý xã hội, làm dịu xung đột,... Để xã hội tồn tại và phát triển.
□ Thomas Hobber:"Cuộc sống mà không có 1 NN có hiệu lực để duy trì trật tự thì rất
đơn đọc, nghèo nàn, đồi bại, tàn bạo và ngắn ngủi".

▪ NN đề ra các chủ trương đường lối chính sách, pháp luật trong từng giai đoạn
và tổ chức thực hiện. ▪ Vai trò của NN thay đổi theo từng thời kỳ.

- Xã hội có giai cấp giữ vai trò quyết định đối với nhà nước. Xã hội có giai cấp là tiền đề,
cơ sở cho sự hình thành, tồn tại và phát triển của nhà nước.

LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Page 26


- Nhà nước tác động trở lại đối với xã hội có giai cấp bằng chính sách, pháp luật. Sự tác
động này có thể là theo hướng tích cực hoặc tiêu cực.
2.Nhà nước với cơ sở kinh tế
- Đây là mối quan hệ giữa 1 yếu tố thuộc KTTT và 1 yếu tố thuộc CSHT.
- Trong đó CSHT bao giờ cũng giữ vai trò quyết định đối với KTTT và KTTT tác động trở
lại đối với CSHT.
- NN phụ thuộc vào cơ sở kinh tế:
▪ Quyết định sự ra đời của NN

▪ Quyết định đến việc tổ chức và hoạt động của BMNN


□ Kinh tế nông nghiệp, tự cung tự cấp, lạc hậu,... -> tổ chức và hoạt động của BMNN
phong kiến. ▪ Sự thay đổi của cơ sở kinh tế tất yếu dẫn đến sự thay đổi của

NN
□ KTTT thay thế cho kinh tế nông nghiệp, tự cung tự cấp -> thay đổi vị trí, vai trò,
cách thức tổ chức, hoạt động của BMNN tư bản.
- Sự tác động của NN đối với cơ sở kinh tế:
▪ Tác động tích cực đến sự phát triển của cơ sở kinh tế, thúc đẩy nó phát triển
nhanh thông qua các chính sách kinh tế phù hợp.

▪ Có thể kìm hãm sự phát triển của kinh tế nếu các chính sách, pháp luật của NN
không phản ánh được các quy luật vận động và phát triển của kinh tế.

- Cơ sở kinh tế có vai trò quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của nhà nước.
- Nhà nước có sự tác động trở lại đối với nền kinh tế bằng chính sách và pháp luật, theo
hướng tích cực hoặc tiêu cực.

3. Nhà nước và Pháp luật


- Nhà nước ban hành PL và bảo đảm cho PL được thực hiện trong đời sống.
- PL là cơ sở cho tổ chức và hoạt động của nhà nước. Quyền lực nhà nước chỉ có thể
triển khai và thực hiện có hiệu quả trên cơ sở PL.

4. NN với các thiết chế của hệ thống chính trị

IV.BẢN CHẤT CỦA NHÀ NƯỚC CHỦ NÔ, PHONG KIẾN, TƯ SẢN VÀ XHCN
Bản chất nhà nước chủ nô, phong kiến, Bản chất nhà nước XHCN tư sản

-Mang bản chất bóc lột còn gọi là -Mang bản chất dân chủ còn gọi là "1/2 nhà nước" (ủy thác quyền lực).

"nhà nước nguyên nghĩa". -Nhà nước XHCN do giai cấp công nhân và nhân dân lao động (là giai cấp
chiếm
Giai cấp thống trị của các kiểu nhà đa số trong xã hội) tổ chức ra nhằm thực hiện nhiệm vụ giải
phóng giai cấp, nhà

LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Page 27


đa số trong xã hội) tổ chức ra nhằm thực hiện nhiệm vụ giải phóng giai cấp, nhà
- Giai cấp thống trị của các kiểu nhà
nước và xã hội.
nước này là giai cấp thiểu số trong
xã hội, tổ chức ra nhà
ướcnnhằm
trấn áp và bóc lột các giai cấp khác.

LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Page 28


• Là cách tổ chức quyền lực nhà n ư ớc

▪ Tổ chức quyền lực nhà n ước theo chiều ngang (hình thức chính thể ): cách
thức tổ chức quyền lực nhà n ước ở trung ươ ng

□ Chính thể quân chủ: có vua


□ Chính thể cộng hòa: do dân bầu ra

BÀI 5: HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC


3:01 CH

I. KHÁI NIỆM HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC

□ Lập pháp, tư pháp, hành pháp


▪ Tổ chức quyền lực nhà nước theo chiều dọc (hình thức cấu trúc nhà nước):
cách tổ chức quyền lực nhà nước theo cơ cấu lãnh thổ
□ Do lãnh thổ rộng lớn cơ quan trung ương không thể kiểm soát hết =>
bắt buộc phải phân chia địa phương thành 2 loại:
□ Chia quyền cho địa phương => nhà nước liên bang, mỗi bang có thẩm
quyền riêng
□ Tập trung quyền lực lên trung ương => nhà nước đơn nhất
□ Chế độ chính trị phản dân chủ

II. HÌNH THỨC CHÍNH THỂ

Chỉnh thể quân chủ:

LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Page 29


• Phương pháp để thực hiện quyền lực nhà nước
▪ Chế độ chính trị: phương thức thực hiện quyền lực nhà
nước □ Chế độ chính trị dân chủ
- Chỉnh thể quân chủ:
▪ Là hình thức chính thể trong đó quyền lực NN tập trung một phần hay
toàn bộ vào trong tay người đứng đầu NN và được chuyển giao theo
nguyên tắc thừa kế
▪ Nguyên tắc truyền ngôi có 3 nguyên tắc:
□ Trọng nam
□ Trọng trưởng: con lớn
□ Bất khả phân
▪ Có vua, theo hình thức cha truyền con nối
▪ Làm suốt đời ▪ Triều đình chỉ giúp việc
❖ Phân loại:
• Quân chủ tuyệt đối: vua là người đứng đầu nhà nước nắm giữ
tất cả quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp (VD: Oman,

Brunay,...)
• Quân chủ hạn chế (quân chủ lập hiến): nhà vua chỉ nắm một
phần quyền lực nhà nươc hay bị hạn chế (VD: nữ hoàng Anh,
hoàng tộc ở Nhật Bản,...). Chia làm 2 loại:
 Quân chủ nhị nguyên: Quyền của nguyên thủ bị hạn chế
trong lãnh vữ lập pháp, song lại rất rộng trong lãnh vực
hành pháp
 Quân chủ đại nghị: nhà vua không có quyền hạn lập pháp
và quyền hành pháp bị hạn chế. Vua đóng vai trò tượng
trung cho dân tộc - Chính thể cộng hòa:
▪ Là hình thức chính thể trong đó quyền lực NN thuộc về một cơ quan
được bầu trong thời gian nhất định
▪ do dân bầu ra, bầu cử
▪ Có nhiệm kì
❖ Phân loại:
• Công hòa quý tộc: quyền tham gia bầu củ thành lập ra CQ QLNN
của NN chỉ quy định đối với tầng lớp quý tộc

LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Page 30


• Cộng hòa dân chủ: quyền tham gia bầu cử thành lập ra CQ
QLNN của NN quy định đối với tất cả tầng lớp nhân dân. Chia
làm 2 loại:
 Cộng hòa dân chủ tư sản:
◊ Cộng hòa tổng thống: quyền lực tập trung trong tay
tổng thống (VD: Hoa Kỳ, Philipine, Indonesia)
 Tổng thống do cử tri cả nước bầu ra: vừa là
người
đứng đầu NN vừa nhà người đứng đầu Chính phủ
đứng đầu NN vừa nhà người đứng đầu Chính
phủ (nguyên thủ quốc gia). Quyền hành pháp
rất lớn: không có thủ tướng
 Chính phủ do tổng thống thành lập ra. Chính
phủ chỉ chịu trách nhiệm trước tổng thống,
không chịu trách nhiệm trước nghị viện. Tổng
thống không được quyền giải tán nghị viện và
nghị viện không được quyền phế chức tổng
thống. Quyền tư pháp thuộc về Tòa án
◊ Cộng hòa đại nghị: quyền lực tập trung vào nghị viện
(VD: Đức, Ý, Singapore)
 Tổng thống do nghị viện bầu ra.
 Tổng thống chỉ là nguyên thủ quốc gia không
đứng đầu chính phủ. Thủ tướng đứng đầu
chính phủ.
 Chính phủ do nghị viện lập ra và chịu trách
nhiệm trước nghị viện
 Mối quan hệ giữa nghị viện và chính phủ gần
giống nhau.
◊ Cộng hòa lưỡng tính (hỗn hợp): có cả đặc điểm của
CHTT và CHĐN (VD: Pháp, Liên bang Nga)

 Tổng thống do cử tri bầu ra, vừa là nguyên thủ


quốc gia, vừa là người đứng đầu chính phủ và
đề ra đường lối chính sách, tổng thống đứng
đầu hành pháp
 Có thủ tướng và thủ tướng thực thi đường lối
chính sách do tổng thống lập ra

LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Page 31


❖ Khái niệm:

❖ P hân loại:

 Chính phủ vừa chịu trách nhiệm trước tổng


thống và nghị viện => mối quan hệ có tính cân
bằng

 Tổng thống được quyền giải tán nghị viện =>


tổng thống có quyền to lớn
 Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
◊ Không tổ chức theo nguyên tác phân quyền mà tập
trung quyền lực vào cơ quan
◊ 1 đảng lãnh đạo
 Dựa vào mô hình, cách thức: cộng hòa dân chủ tiến bộ hơn
 Dựa trên thực tế thì đôi khi quân chủ lại tiến bộ hơn
III. CẤU TRÚC NHÀ NƯỚC

- Nhà nước đơn nhất: VD: Việt Nam


• Có chủ quyền chung thống nhất trên toàn lãnh thổ, các đơn vị hành chính
không có chủ quyền riêng
• Có một BMNN
• Có một hệ thống PL thống nhất
• Công dân có một quốc tịch: mối quan hệ chính trị pháp lý tương đối bền
vững, ổn định.
- Nhà nước liên bang: VD: Hoa Kỳ
• Tồn tại hai loại chủ quyền: liên bang và các bang
▪ Quyền của liên bang: quân đội, ngoại giao => do PL và bộ máy liên bang
thực hiện

LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Page 32


▪ Quyền của các ban: bệnh viện, trường học, y tế => do PL và bộ máy các
bang thực hiện
• Có hai hệ thống cơ quan NN: liên bang và các bang
▪ Cơ quan nghị viện liên bang thực hiện hành pháp liên bang
▪ Cơ quan chính phủ liên bang thực hiện tư pháp liên bang
▪ Cơ quan tòa án liên bang thực hiện việc xét xử của
liên bang ▪ Tương tự với các bang ▪ Hệ thống tòa án liên
bang:
0 Tòa tối cao (có 1 tòa)
○ Tòa phúc thẩm liên bang (có 13 tòa)
○ Tòa sơ thẩm liên bang (50 bang có 94 tòa sơ thẩm)
○ Tại 1 bang có thể có tòa của bang và liên bang
○ Hai hệ thống khác nhau không có cấp trên, cấp dưới
Có hai hệ thông PL

LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Page 33


• Có hai hệ thông PL
▪ 1 hệ thống PL của liên bang quy định cho 50 bang
▪ 1 hệ thống PL của bang
▪ Luật sư hành nghề ở Mỹ của bang này thì không thể làm luật sư của bang kia.
Vì mỗi bang sẽ có những điều luật riêng biệt, khác nhau.
• Công dân có hai "quốc tịch"
▪ Quốc tịch của bang
• Ưu điểm của liên bang sẽ là nhược điểm của đơn nhất ▪ Ưu điểm liên bang:
0 Phát huy sự sáng tạo của bang. Vì mỗi bang sẽ có những luật
riêng
▪ Nhược điểm liên bang:
○ Triển khai quyền lực NN sẽ chậm hơn ○ Sự
thông nhất tập trung quyền lực không có ▪ Ưu điểm
của đơn nhất:
○ Triển khai quyền lực NN rất
nhanh ▪ Nhược điểm đơn nhất:
○ Sự phát huy chủ động của các địa phương không cao. Ở các tỉnh sẽ
không có những thuế riêng mà phải theeo ngân sách chung của NN
- Các trường hợp đặc biệt:
• Nhà nước liên minh: liên minh Châu Âu EU: ▪ Có đồng tiền chung Euro
▪ Có thể di chuyển tự do qua các nước
• Khu tự trị:
▪ Khu vực tồn tại dân tộc thiểu số, ít người => không thể áp dụng chính sách
chung của NN
▪ Khu này sẽ có ngân sách riêng, chính sách riêng
▪ Không có quân đội và ngoại giao. Vì 2 điều này sẽ tạo thành một NN ▪
VD: khu tự trị Tân Cương
• Khu hành chính đặc biệt:
▪ Không phải là đơn vị hành chính trong BMNN

▪ VD: Hong Kong


▪ Hong Kong được Anh trả cho Trung Quốc năm 1997

▪ Không thể xem Hong Kong là một tỉnh của Trung Quốc CHẾ

ĐỘ CHÍNH TRỊ
Khái niệm:
❖ Khái niệm:

LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Page 34


- Là tổng thể các phương pháp, thủ đoạn mà các cơ quan NN sử dụng để thực hiện
quyền lực NN.
- Có 2 phương pháp: dân chủ và phản dân chủ
❖ Khái niệm dân chủ:
- Về nguồn gốc: dân chủ là chính quyền của nhân dân
- Về mực đính: dân chủ là chính quyền hành động nhân danh vì lợi ích của nhân dân.
- Về thủ tục thành lập cơ quan chính quyền: chính quyền phải do nhân dan thành lập
thông qua con đường bầu cử.
Bầu cử có thực chất hay không hay chỉ bầu cử là hình thức?
Việc làm của NN có cho nhân dân đóng góp và tham gia hay không? Và đóng góp có
được tiếp nhận không?
Các quyền cơ bản con người có được quan tâm không?
❖ Phân loại:
- Chế độ chính trị dân chủ: là phương pháp thực hiện quyền lực NN thuộc về nhân
dân cũng như bảo đảm các quyền tự do cơ bản của con người
• VD: Anh rời khỏi liên minh EU. Sau khi nghe ý kiến dân thì NN Anh quyết định
rời khỏi EU
• Ngoài việc hỏi ý kiến nhân dân nhà nước còn phải chú ý quyền cơ bản của con
người

• Quyền tự do của con ng ười:

▪ Đư ợc làm những gì PL cho phép


▪ Không làm những gì PL cấm
• Quyền tự do t ư t ưởng của con ng ười:
- Hai hình thức:

• Trực tiếp: tự mình thực hiện quyền lực NN


▪ VD: tr ưng cầu ý dân của Anh

LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Page 35


▪ Trưng cầu ý dân là 1 trong những cái quan trọng nhất. Có 2 vấn đề quan
trọng để tổ chức trưng cầu ý dân:
○ Vấn đề liên quan đến vận mệnh của quốc gia. VD: Anh hỏi về việc
rời hay ở lại EU
○ Phúc quyết thông qua HP
▪ VD: Thụy Sĩ là nước có luật trưng cầu ý dân lâu đời nhất trên thế giới.
• Đại diện: các cơ quan NN sẽ thực hiện quyền lực NN
▪ VD: Quốc hội, HĐND các cập là những cơ quan đại diện
• Tuy nhiên trình độ dân trí thấp mà đòi dân chủ sẽ dẫn đến hình thức toàn trị
và những người độc tài
trị và những người độc tài

- Chế độ chính trị phản dân chủ: là phương pháp thực hiện quyền lực NN không bảo
đảm nguyên tắc quyền lực NN thuộc về nhân dân cũng như không bảo đảm các quyền
tự do cơ bản của con người - Có hai hình thức:
• Chế độ độc tài: không phản ý lợi ích chung của nhân dân mà chỉ tập trung lợi
ích quyền lực cho bản thân
▪ VD: Bắc Triều Tiên
• Chế độ phát xít:
▪ VD: Đức và Nhật
▪ Sau khi chiến tranh thế giới thứ 2 thì đã thành lập Liên hợp quốc.

BÀI 4: BỘ MÁY NHÀ NƯỚC


4:36 CH

1)KHÁI NIỆM BỘ MÁY NHÀ NƯỚC


❖ Khái niệm: BMNN là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa
phương, được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc chung thống nhất, tạo
thành một cơ chế đồng bộ để thực hiện các nhiệm vụ và chức năng của nhà nước.
• BMNN không phải là một tập hợp ngẫu nhiên của các CQNN mà là một hệ thông các
cơ quan nhà nước:

LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Page 36


▪ Mối liên hệ về mặt tổ chức: các cơ quan trong BMNN được sắp xếp, liên
kết với nhau trong một chỉnh thể, tồn tại trong một trật tự thứ bậc nhất

định.
✓ Tức là các quan có tầng lớp, cơ quan này có thể thành lập ra cơ
quan kia, cơ quan này chịu trách nhiệm trước cơ quan kia).
✓ VD: Trong BMNN của CHXHCNVN hiện nay, nhân dân là người bầu
ra các cơ quan quyền lực NN là QH, HĐND các cấp. QH - cơ quan
quyền lực NN cao nhất, QH có thể thành lập các cơ quan NN khác
như là Thủ tướng CP là người đứng đầu CP, CTN, Chánh án TANDTC,
Viện trưởng VKSNDTC. Thủ tướng CP lại lập danh sách thành viên
của CP và đưa cho QH phê chuẩn sau đó CTN tiến hành bổ nhiệm
các chức danh đó. CP là cơ quan hành chính cao nhất ở Trung ương,
UBND là cơ quan hành chính cao nhất ở địa phương. CP và UBND có
quan hệ mật thiết với nhau.
▪ Mối liên hệ về mặt hoạt động: mỗi CQNN có chức năng khác nhau nhưng
trong sự vận hành, có mối liên kết chặt chẽ, phối hợp với nhau, kiểm tra
giám sát lẫn nhau.
✓ VD: Trong BMNN CHXHCNVN hiện nay, QH 1 năm hoạt động 2 kỳ
(xuân thu nhị kỳ),
còn CP thì hoạt động thương xuyên liên tục. QH là cơ quan quyền
lực NN, CP là cơ quan hành chính NN. Vì thế, chức năng của 2 cơ
quan này không giống nhau, sự hoạt động cũng khác nhau. CP do

QH lập ra nên CP phải chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước QH.

 Từ 2 mối liên hệ ta thấy giữa các cơ quan trong BMNN nó không phải là một tập hợp ngẫu

nhiên mà nó luôn luôn là một hệ thống, một chỉnh thể thống nhất. Bất kỳ 1 hoạt động, 1
cơ quan nào thì nó cũng có thể ảnh hưởng, tương tác với các cơ quan khác.

• BMNN được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc chung, thống nhất:

▪ Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của BMNN là những nguyên lý hay tư
tưởng chỉ đạo phải tuân theo.
▪ Là cở sở kiến trúc nên BMNN và bảo đảm cho BMNN hoạt động thống
nhất, đồng bộ và có hiệu quả.
▪ Ví dụ, Nguyên tắc đảng lãnh đạo, nguyên tắc tập quyền và
phân quyền ▪ Phân biệt nguyên tắc và quy tắc:
Nguyên tắc, quy tắc: những điều đặt ra phải làm theo.
✓ Nguyên tắc, quy tắc: những điều đặt ra phải làm theo.
✓ Quy tắc: đặt ra để làm theo trong một tình huống trường hợp cụ
thể.

LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Page 37


✓ Nguyên tắc: đặt ra cho hàng loạt các việc làm phải tuân thủ theo.
▪ Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của BMNN được hiểu là những nguyên
lý, tư tưởng
chỉ đạo mà trong toàn bộ quá trình tổ chức và hoạt động, BMNN phải
tuân thủ theo những nguyên lý hay tư tưởng chỉ đạo này.
▪ VD: Nguyên tắc tổ chức và hoạt của BMNN CHXHCNVN: Đảng lãnh đạo và
tập trung dân chủ.
✓ Tập trung và dân chủ là 2 vế trong 1 nguyên tắc:
✓ Tập trung: có nghĩa là tập trung quyền lực, ở VN nhân dân là người
tiến hành bầu ra các cơ quan quyền lực NN như là QH và HĐND. Tất
cả quyền lực NN tập trung vào nhân dân (nhân dân là chủ thể quyền
lực NN). Tính chất tập trung còn thể hiện tùy vào CQNN như là cơ
quan quyền lực NN làm việc theo chế độ tập thể khác với CQNN làm
việc theo chế độ thủ trưởng.
* Nếu cơ quan làm việc theo nguyên tắc tập quyền thì tính chất
tập trung được thể hiện trong việc làm việc tập thể, khi biểu
quyết là biểu quyết theo đa số và quyết định theo đa số.
* Nếu cơ quan làm việc theo chế độ thủ trưởng thì sẽ có cấp
dưới thì tính chất tập trung được thể hiện ở chỗ là các đơn vị
cấp dưới phục tùng mệnh lệnh của cấp trên.
✓ Dân chủ: tập trung nhưng vẫn phải dân chủ.
* Ở các cơ quan làm việc theo chế độ tập thể dù biểu quyết theo
đa số nhưng trước khi biểu quyết thì phải tham khảo ý kiến
của các thành viên trong tập thể đấy.
* Ở các cơ quan làm việc theo chế độ thủ trưởng thì trước khi
thủ trưởng đưa ra quyết định thì phải tham khảo ý kiến của
cấp dưới, cơ quan cấp dưới. Chứ không phải đơn phương ra
quyết định.
✓ Nguyên tắc Đảng lãnh đạo: Ở VN chỉ có 1 Đảng cầm quyền, Đảng đề
ra các đường hướng chỉ đạo (Điều 4 HP 2013). Đương nhiên trong
BMNN sẽ có sự chỉ đạo của Đảng. Đảng không chỉ chỉ đạo trong các
chủ trương, chính sách mà còn đề ra các sự chỉ đạo về mặt nhân sự

của các CQNN.

• Vai trò của BMNN là phương tiện để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của
nhà nước:
□ Nhà nước sẽ đề ra các nhiệm vụ, mục tiêu cần phải đặt được sau đó đưa
ra các định hướng các chức năng tức là các mặt chính yếu chủ yếu cần
đặt được của nhà để thực hiện các nhiệm vụ các mục tiêu, các chức năng
các nhiệm vụ có thể thực hiện được hay không còn tùy thuộc kiến thiết
lên bộ máy như thế nào, bộ máy nhà nước ra sao để có thể thực hiện
được cho chức năng nhiệm vụ đó. Việc kiến thiết như thế nào để thực

LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Page 38


hiện cho các chức năng cho phù hợp, một chức năng của nhà nước hay
nhiệm vụ của nhà nước được thực hiện thông qua một cơ quan của bộ
máy nhà nước. Vd để thực hiện chức năng giáo dục thì thành lập bộ giáo
dục.
Một chức năng có thể do nhiều cơ quan thực hiện nó. VD: chức năng giáo dục ở trung
□ Một chức năng có thể do nhiều cơ quan thực hiện nó. VD: chức năng giáo
dục ở trung ương thì có bộ giáo dục, ở địa phương thì có phòng giáo dục,
sở giáo dục.
□ Các chức năng nhiệm vụ của nhà nước nó thay đỏi tùy theo từng thời kỳ
vì các cơ quan nhà nước cũng phải được hình thành soa cho phù hợp với
chức năng củ thời kỳ đó. Vd trước năm 1946 kinh tế thành phần chủ yếu

là tập thể nhà nnước không cạnh tranh , sau đỏi mới nền kinh tế thị
trường có cạnh tranh khôc liẹt nên có bộ quản lí cạnh tranh của bộ công
thương để quản lí cho phù hợp.

□ Các chức năng, nhiệm vụ nhà nước được thực hiện thông qua BMNN là
các cơ quan NN;
□ Hiệu quả hoạt động của BMNN ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hoàn
thành nhiệm vụ NN và hiệu quả thực hiện chức năng NN.
□ Ví du, hiệu quả thực hiện chức năng quản lý giáo dục phụ thuộc trực tiếp
vào hiệu quả
hoạt động của Bô giáo dục và đào tạo.
□ VD: NN có chức năng quản lý công nghiệp thương nghiệp -> bộ công
thương
□ VD: NN có chức năng quản lý giáo dục -> bộ giáo dục
 Tóm lại, bất kỳ BMNN nào cũng phải đáp ứng các điều kiện sau:
• BMNN phải bao gồm hệ thống các CQNN.
• Được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc nhất định.
• Là phương tiện, công cụ để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của NN.

LIÊN HỆ CQNN TRONG BMNN VIỆT NAM:


□ Hệ thống bộ máy nhà nước ta có hệ thống cơ quan nhát định ví dụ như cơ
quan quyền lực nhà nước quốc hội và hđnd các các , cơ quan hành chính
nhà nước chính phủ và ubnd , cơ quan xét xử hệ thống tòa án , cơ quan
kiểm sát hệ thống viện kiểm sát . Các cơ quan sẽ liên kết phối hợp với
nhau theo những nguyên tắc nhất định ví dụ như quốc hội và hội đồng
nhân dân các cấp thì sẽ tiến hành bầu ra các cơ quan như quốc hội bầu
ra chính phủ. Hđnd cấp nào thì sẽ bầu ubnd cấp đó , bầu ra cơ quan nào

thì sẽ chiu trách nhiệm trước hội đồng nhân cấp đó.

• BMNN là một hệ thông các cơ quan nhà nước:

LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Page 39


▪ Cơ quan nhà nước là yếu tố hợp thành BMNN
▪ BMNN không phải là sự tập hợp ngẫu nhiên các cơ quan NN mà giữa các
cơ quan luôn có mối liên hệ chặt chẽ. Ví dụ, liên hệ về tổ chức, hoạt
động, trên dưới, phối hợp.
▪ Hệ thống: một sự vật hiện tượng có nhiều bộ phận hơp thành và các bộ
phận phải liên quan với nhau
▪ BMNN: bộ phận hợp thành là cơ quan nhà nước, có quan hệ mật thiệt với
nhau

2) KHÁI NIỆM , ĐẶC ĐIỂM CƠ QUAN NHÀ NƯỚC


❖ Khái niệm: CQNN là một tổ chức được thành lập trên cơ sở pháp luật và được
giao những nhiệm vụ, quyền hạn nhất định để thực hiện chức năng và nhiệm vụ
của nhà nước trong phạm vi luật định.
định.
• VD: Quốc hội, Chính phủ,

UBND, HĐND • CQNN là một

thành tố, 1 bộ phận của BMNN


❖ Dấu hiệu:
• Được thành lập theo một trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
▪ VD: QH được thành lập dựa trên cơ sở đó là văn bản pháp luật - Luật tổ
chức QH. CP được thành lập dựa trên văn bản Luật tổ chức CP.
▪ Mỗi CQNN trong BMNN được thành lập tùy theo những văn bản do NN
quy định về trình tự thủ tục, thẩm quyền để thành lập ra các cơ quan đó.
Chứ không phải sự tùy tiện trong việc thành lập ra các CQNN.
▪ VD: Trình tự thành lập UBND: Trước hết phải thành lập ra HĐND - cơ quan
quyền lực NN ở địa phương. HĐND sẽ bầu ra các cơ quan hành chính ở
địa phương. Việc thành lập dựa trên văn bản là Luật tổ chức chính quyền
địa phương.
▪ Đây là đặc điểm rất riêng biệt chỉ có ở CQNN. Bởi vì, được thành lập và
hoạt động dựa trên cở sở các trình tự, thủ tục do PL quy định, nghĩa là
phải có các văn bản QPPL quy định cho việc thành lập và hoạt động của
cơ quan; cũng như là cơ cấu, quyền hạn,
thẩm quyền của các cơ quan đó. Chứ không phải sự tùy tiện thành lập nên có quan đó.
• Độc lập tương đối về cơ cấu tổ chức và cơ sở vật chất - tài chính (được đảm
bảo bằng ngân sách nhà nước)
▪ Mỗi 1 CQNN như 1 cỗ máy, có sự chặt chẽ trong cơ cấu tổ chức của nó.
VD: mỗi 1 cơ quan sẽ có trụ sở riêng, trong trụ sở sẽ có những phòng
ban, cơ cấu tổ chức trong trụ sở đó, mỗi phòng ban sẽ đảm nhiệm những
chức năng nhất định trong CQNN đó.

LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Page 40


▪ Mỗi CQNN đều có 1 tư cách đó là tu cách pháp nhân. Mỗi pháp nhân
được thành lập 1 cách hợp pháp, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, tự chịu
trách nhiệm, có nguồn tài sản riêng. CQNN cũng như vậy: có cơ sở vật
chất, tài chính riêng.
▪ Ngân sách NN: túi tiền, quỹ của NN.
▪ Chính ngân sách NN là túi tiền để nuôi dưỡng hoạt động của CQNN. Bởi
vì, CQNN không trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất; CQNN chỉ
thực hiện các dịch vụ công, hoạt động quản lý, phục vụ cho người dân.
Tất cả CQNN đều phải được ngân sách nhà nước chi trả cho hoạt động
của cơ quan đó.
▪ Nguồn ngân sách này dùng để:
○ Trả lương.
○ Đảm bảo việc xây dựng cơ sở vật chất cho CQNN.
▪ Đây là đặc điểm riêng biệt của CQNN. Bởi vì, so với các tổ chức xã hội, tổ
chức kinh tế khác thì các tổ chức này có nguồn tiền riêng để hoạt động.
Ngay cả tổ chức chính trị xã hội như Đoàn TNCS HCM muốn hoạt động
cũng phải có quỹ đoàn.
▪ Đã là thành viên của cơ quan này thì không được là thành viên của cơ
quan nhà nước khác => cơ cấu riêng
▪ Cơ quan nhà nước chỉ được hưởng ngân sách của nhà nước => hưởng
ngân sách riêng ▪ Tổ chức xã hội tự đóng góp ngân sách

LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Page 41


• Đặc điểm: Nhân danh nhà nước thực hiện quyền lực NN theo thẩm quyền luật
định - Đại diện cho NN để thực hiện quyền lực NN.
▪ Thẩm quyền của CQNN là tổng thể những quyền và nghĩa vụ của CQNN do
pháp luật quy định.
▪ VD: bị cảnh sát GT bắt => đầu tiên chào (tức là nhân danh NN) => kiểm tra
giấy tờ
▪ Cơ quan NN được quyền đơn phương ra các quyết đinh có giá trị bắt buộc thi
hành (cưỡng chế thi hành, không tổ chức nào có khả năng cưỡng chế thi
hành bằng cơ quan NN).
▪ Có giới hạn (thẩm quyền, mỗi cơ quan NN có thẩm quyền khác nhau).

• Dấu hiệu: Người đảm nhiệm chức trách trong CQNN (cán bộ, công chức NN) phải
là công dân (người có quốc tịch của NN đó):
▪ Các cán bộ, công chức, viên chức NN không mang quốc tích nước ngoài.
▪ Các nhân viên chính yếu hoạt động trong CQNN đó phải là công dân, các cán
bộ công chức (tức là mang quốc tịch của quốc gia đó). Người công có mối
liên hệ về mặt địa vị pháp lý rất quan trọng đối với NN sở tại thông qua yếu
tố yếu tố quốc tịch

TẠI SAO TRONG CÁC CQNN, CÁC CÁN BỘ CÔNG CHỨC PHẢI LÀ CÔNG DÂN CỦA NN ĐÓ?

- Khi nói đến công dân (tức là người đó phải mang quốc tịch của quốc gia đó).
Người công dân là người mới có thể đại diện cho tính chất về mặt quyền lực của
NN.

3) PHÂN LOẠI CƠ QUAN NHÀ NƯỚC


❖ Căn cứ theo chức năng pháp lý:
▪ Cơ quan lập pháp: Quốc hội, Nghị viện (đóng vai trò lập pháp)
✓ Ban hành ra đạo luật
✓ Nắm trong tay túi tiền
✓ Quốc hội ngoài chức năng lập pháp còn làm tài chính (financial function)=>
phát triển Nghị viện
✓ Nghị viện phản ánh được ý chí nhân dân (thể hiện tinh thần dân chủ)
✓ Nghị viện lúc mới thành lập có thể làm tất cả => càng về sau Nghị viện ngày
càng yếu thể hơn Chính phủ
✓ Nghị viện dự tính ngân sách
✓ Nghị viện còn đại diện
✓ Nghị viện còn giám sát Chính phủ (làm cho Nghị viện có quyền lực) => yêu
cầu Chính phủ giải bày (Chính phủ có xu hướng lạm quyền)

▪ Cơ quan hành pháp: Chính phủ (đóng vai trò thi hành pháp luật)
✓ Thi hành pháp luật
✓ Nắm trong tay cây kiếm (quân sự)
✓ Chính phủ hành pháp
Hành pháp khác với hành chính (hành pháp rộng hơn hành chính)
✓ Hành pháp khác với hành chính (hành pháp rộng hơn hành chính)
✓ Hành pháp bao gồm: hành chính và chính trị
✓ Hành chính: quản lý quốc gia dựa trên luật
✓ Chính phủ còn có quyền lập quy và ủy quyền lập pháp
0 Lập quy: hướng dẫn chi tiết thi hành đạo luật của Nghị viện
○ Ủy quyền lập pháp: nghị định không đầu
✓ Có một số quốc gia giới hạn điều kiện nào được ban hành văn bản dưới luật.
✓ Ở Việt Nam rất nhiều văn bản dưới luật => tạo ra nhiều sự khó khăn, rườm
rà ▪ Cơ quan tư pháp: Tòa án (đóng vai trò xét xử)
✓ Xét xử (dựa trên pháp luật)
✓ Tòa án có nhiệm vụ bảo đảm công lý
✓ Có quyền bảo hiến (cái khiên) -> hủy bỏ các quy định của Tổng thống.
✓ Nếu đồng nhất luật với văn băn xảy ra 3 trường hợp:
0 Luật chưa có quy định

○ Luật có quy định nhưng chưa cụ thể


○ Luật có quy định có cụ thể nhưng chưa thể
áp dụng ❖ Căn cứ theo lãnh thổ:
▪ CQNN trung ương:
✓ VD: Quốc hội, Chính phủ ▪ CQNN địa phương:
✓ VD: HDND, UBND ❖ Căn cứ theo thẩm quyền
▪ CQNN có thẩm quyền chung
✓ VD: Chính phủ, UBND
▪ CQNN có thẩm quyền chuyên môn:
✓ VD: Bộ, Sở, Phòng,...

4) NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ MÁY NHÀ NƯỚC


❖ Khái niệm: Nguyên tắc là những nguyên lý, tư tưởng, quan điểm chỉ đạo mà trong quá
trình tổ chức và hoạt động BMNN phải tuân theo.
❖ Mỗi BMNN được tổ chức và hoạt động theo một hệ thống các nguyên tắc
❖ Phân loại:
▪ Nguyên tắc trong tổ chức và hoạt động của BMNN dướu góc độ quyền lực NN:
▪ Nguyên tắc trong tổ chức và hoạt động của BMNN chính trị - pháp lý
▪ Nguyên tắc chung cho toàn bộ BMNN và nguyên tắc riêng trong từng hệ thống cơ
quan NN
❖ Nguyên tắc tập quyền
▪ Quyền lực NN tập trung vào trong tay một người hoặc một
cơ quan ▪ Có 2 loại tập quyền:
✓ Tập quyền phi dân chủ: quyền lực tập trung vào trong tay một người (nhà
vua) ○ Nhà vua nắm giữ cả 3 quyền:
* Lập pháp
Hành pháp
* Hành pháp
* Tư pháp
0 Các cơ quan nhà nước khác đóng vai trò giúp việc cho nhà vua
○ Dễ dẫn đến tình trạng độc tài
✓ Tập quyền dân chủ: quyền lực tập trung vào một cơ quan
0 Quyền lực nhà nước được tập trung vào trong tay cơ quan đại diện cao
nhất. VD: Quốc hội, Xô Viết tối cao
○ Cơ quan này do nhân dân bầu ra và thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân.
❖ Nguyên tắc phân quyền
▪ Quyền lực NN được phân thành các bộ phận khác nhau và giao cho CQNN khác
nhau nắm giữ:
✓ Quyền lập pháp giao cho nghị viện
✓ Quyền hành pháp giao cho chính phủ
 Lập pháp và hành pháp kiểm soát lẫn nhau
✓ Quyền tư pháp giao cho tòa án
▪ Các nhánh quyền lực này phải hoạt động theo cơ chế"kiềm chế và đối trong"lẫn
nhau nhằm tránh lạm quyền.

5) BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CỦA CÁC KIỂU NHÀ NƯỚC TRONG LỊCH SỬ
BÀI 3: CHỨC NĂNG NHÀ NƯỚC
4:42 CH

I. KHÁI NIỆM VÀ CHỨC NĂNG NHÀ NƯỚC

1. Khái niệm chức năng nhà nước


- Chức năng nhà nước: những phương diện, loại hoạt động cơ bản của nhà nước nhằm
thực hiện những nhiệm vụ đặt ra trước NN.
• VD: nhà nước có chức năng quản lý nền kinh tế: ban hành luật doanh nghiệp cạnh
tranh, phá sản,
tổ chức cơ quan tòa án để giải quyết tranh chấp về kinh tế.
• VD: nhà nước có chức năng quản lý giáo dục: nhà nước có luật giáo dục, bộ máy
giáo dục, cải cách giáo dục.
- Chức năng của con người:
• Sản xuất của cải vật chất • Sáng tạo ra giá trị tinh thần
• Duy trì nòi giống.

2. Nhiệm vụ nhà nước


- Khái niệm nhiệm vụ: những mục tiêu nhà nước cần đạt tới, vấn đề đặt ra nhà nước cần
giải quyết. VD: Một cá nhân có nhiệm vụ học tập. Đây là nhiệm vụ mà chúng ta cần phải
giải quyết, đạt tới.

• Mục tiêu: những kết quả cần đạt đc xác định trc, thể hiện ý chí chủ quan của con
người.

▪ VD: mục tiêu xóa đói giảm nghèo, mục tiêu phổ cập giáo dục, mục tiêu tăng
trưởng GDP.
▪ VD: QH đặt ra mục tiêu năm nay phải tăng trưởng 7% GDP, xóa 3% hộ nghèo.

7% và 3% là những kết quả, những mục tiêu, tiêu chí cần đạt tới, hướng trước
khi trước thực hiện.

• Vấn đề khách quan đặt ra cần được nhà nước giải quyết không phụ thuộc vào ý chí,
mong muốn của con người

▪ Tuy nhiên, vẫn có những việc NN phải làm mà không cần đặt ra mục tiêu. VD:
một trận bão lụt, một trận dịch bệnh, động đất,... mà nó không được sắp đặt
trước. Trong trường hợp này, NN không thể chối bỏ nhiệm vụ của mình. Tuy
nhiên trong 1 số trường hợp thì việc đó là của xã hội, cá nhân, tổ chức; nhưng
trong nhiều trường hợp thì việc đó của NN. Lúc đó thì NN không tính toán
trước được, nó khác với mục tiêu. VD: không có NN nào đặt ra mục tiêu năm
nay chỉ giải quyết 3 trận bão.
▪ NN thụ động, không phụ thuộc vào mong muốn của NN cũng như của con
người.
- Phân loại nhiệm vụ:

• Xét về phạm vi: Nhiệm vụ chung, nhiệm vụ cụ thể


▪ Nhiệm vụ chung tức là chung cho nhiều loại cơ quan trong BMNN từ trung

ương đến địa phương, chung cho nhiều mặt, nhiều lĩnh vực (kinh tế, văn hóa,
xã hội). VD: nhiệm vụ chung: xây dựng XHCN.
Nhiệm vụ cụ thể tức là nó gắn với một giai đoạn cụ thể, thời điểm cụ thể, cho 1 cơ quan cụ
▪ Nhiệm vụ cụ thể tức là nó gắn với một giai đoạn cụ thể, thời điểm cụ thể, cho
1 cơ quan cụ thể. VD: Tòa án đang xét xử, nhiệm vụ này chỉ dành cho Tòa án;
thu nhập bình quân đầu người, KHKT hiện đại, lao động chất xám nhiều hơn
lao động chân tay.
• Xét về thời gian: Nhiệm vụ lâu dài, nhiệm vụ cấp bách

▪ Nhiệm vụ lâu dài tức là thời gian thực hiện rất lâu nhưng cũng rất quan trọng.
VD: xây dựng kinh tế thị trường theo định hướng XHCN là cơ bản, lâu dài; xây
dựng XHCN.
▪ Nhiệm vụ cấp bách tức là những nhiệm vụ trước mắt. VD: khủng hoảng kinh
tế năm 2008, khủng hoảng kinh tế năm 1997. Trước mắt phải ổn định thị
trường tiền tệ, ổn định hệ thống ngân hàng. Nhiệm vụ trước mắt nằm trong
tổng thể lâu dài là xây dựng kinh tế thị trường theo định hướng XHCN.

 Nhiệm vụ là công việc NN cần phải giải quyết, những mục tiêu NN cần phải đặt tới.

- Nhiệm vụ nhà nước quyết định chức năng nhà nước


- NN như một tổ chức sinh ra để quản lý xã hội, có những việc đặt ra cho NN và NN phải
giải quyết.
CHỨC NĂNG CỦA NN HÌNH THÀNH NTN?
▪ Hoàn cảnh xã hội, điều kiện khách quan thay đổi (thay đổi bao hàm cả xuất
hiện, biến mất, thay đổi nội dung). VD: Khoa học công nghệ phát triển, xuất
hiện mạng Internet, xuất hiện nhân bản vô tính, thành tựu trong công nghệ
sinh học.
▪ Sự thay đổi này tác động đến con người (con người ở đây là những cử tri, con
người có thẩm quyền, cơ quan NN) rằng là phải có luật. VD: vấn đề mang thai
hộ do sự phát triển của công nghệ sinh học, vấn đề này tác động đến con
người và con người suy nghĩ rằng có cần phải giữ trật tự quan hệ đấy hay
không, có cần phải điều chỉnh không. Bởi vì, mang thai hộ dẫn đến nhiều hệ
quả. Việc này nó tác động đến con người, cơ quan NN.
▪ Từ đó nó cũng tác động đến người ra quyết định. Tức là người ra quyết định
xem là có luật hay không, có giải quyết vấn đề này hay không và giải quyết
bằng cách nào. VD: tác động đến cơ quan NN, tác động đến UBNN thành phố,
tác động đến QH đến mức phải xem xét là có nên lấy vấn đề này làm nhiệm vụ
hay không? Khi người ra quyết định này quyết định thì chịu ảnh hưởng bởi 2
yếu tố:
□ Yếu tố thứ 1: Lợi ích của xã hội hoặc lợi ích của chính cá nhân người đó
thấy rằng cần làm hoặc không cần làm.
- Chính vì vậy, chức n ăng NN vô cùng quan trọng.

• Mục tiêu khác nhau => việc làm khác nhau


▪ VD: mục tiêu chỉ cần qua môn: thi chỉ cần 5 điểm

□ Yếu tố thứ 2: Nhận thức trình độ của chính con người đó.
▪ Nếu như người ra quyết định cho rằng đây là nhiệm vụ cần phải làm thì họ phải
đặt ra mục tiêu, nhiệm vụ của NN. Đặt ra mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể, đặt ra
nhiệm vụ cho cơ quan NN tương ứng.
▪ Khi đặt ra nhiệm vụ, mục tiêu thì xác định hoạt động nào sẽ được thực hiện .
VD: nhiệm vụ đặt ra ở đây là dịch bệnh thì nhiệm vụ phải thực hiện là phòng
dịch, tiêm phòng, tiêu hủy mầm bệnh, cấm di chuyển, tuyên truyền,...
▪ Nếu như hoạt động đó được thực hiện thì phải xác định cơ quan nào thực
hiện.
- Tuy nhiên, trên thực tế không phải lúc nào cũng diễn ra suôn sẻ. VD: Ở thành phố HCM,
rất nhiều năm đề ra mục tiêu chống ngập lụt mà vẫn không thể chống được. Việc này có
thể xuất phát từ việc thiết kế các hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của CQNN có lỗi hoặc
xác định hoạt động giải quyết không

kế các hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của CQNN có lỗi hoặc xác định hoạt động giải

quyết không phù hợp.


▪ VD: mục tiêu loại giỏi: học tập siêng năng
▪ VD: mục tiêu lớn: tích lũy kiến thức làm nền tảng => ra trường hòa nhập với
công việc nhanh => làm luật sự quốc tế
• Mục tiêu của nhà nước khác nhau => việc làm khác
nhau • Việc làm để thực hiện mục tiêu
▪ VD: mục tiêu chung: kinh tế: dân giàu nước mạnh
▪ VD: mục tiêu chung: văn hóa: văn minh
▪ VD: mục tiêu cụ thể: kinh tế: "trồng cây gì, nuôi con gì" - Thủ tướng Phan Văn
Khải, áp dụng kỹ thuật do chăn nuôi trồng trọt, trồng cây organic
• Mục tiêu vừa mang tính khách quan, chủ quan
▪ Khách quan: yêu cầu nhà nước đề ra
▪ Chủ quan: người nhận mục tiêu
• Nhiệm vụ nhà nước => chức năng nhà nước => bộ
máy nhà nước ▪ Bộ máy nhà nước nhằm thực
hiện chức năng nhà nước.

3. Mối quan hệ giữa chức năng


-
và nhiệm vụ Vai trò của nhiệm
vụ đối với chức năng:
• Nhiệm vụ có trước
▪ VD: Có ngập lụt thì chúng ta mới thiết kế được hoạt động, chứng năng của
CQNN để giải quyết ngập lụt.
• Nhiệm vụ quyết định số lượng, cách thức thực hiện chức năng
▪ VD: 1 nhiệm vụ cơ bản lâu dài => thực hiện nhiều chức năng VD: nhiệm vụ
nâng cao tri thức, nhiệm vụ dân giàu
▪ VD: nhiệm vụ nâng cao tri thức, nhiệm vụ dân giàu
• Một nhiệm vụ cơ bản, chiến lược thông thường được thực hiện nhiều chức năng
khác nhau
-
Vai trò của chức năng đối với nhiệm vụ
• Ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành nhiệm vụ
• Một chức năng có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ.
▪ VD: Tuyên truyền pháp luật là 1 chức năng chung, được thực hiện cho nhiều
nhiệm vụ khác nhau. Chằng hạn như tuyên truyền pháp luật cho giao thông,
tuyên truyền pháp luật cho hoạt động chống dịch bệnh,...

 Phải xác định đúng nhiệm vụ, đúng việc cần phải làm, mục tiêu đặt ra phải đúng, phù hợp.
 Thiết kế các hoạt động đủ, phù hợp, hiệu quả cho từng nhiệm vụ.
4. Mối quan hệ giữa chức năng và bộ máy nhà nước
- Chức năng thay đổi -> Bộ máy nhà nước thay đổi
• Cái gốc của vấn đề là nằm ở trong hoạt động, chức năng của NN, còn hệ quả là làm
thay đổi BMNN.
• VD: chức năng quản lý thông tin trên mạng Internet làm xuất hiện cơ quan nhà
nước tương ứng.
• Trong xã hội sẽ có nhiều lĩnh vực mở rộng ra, nhiều lĩnh vực sẽ mất đi. Chính vì vậy
nó làm thay
đổi BMNN, chúng ta phải dự báo được sự phát triển của CQNN (tìm hiểu sự chuyển
biến của xã hội, tìm hiểu chức năng NN quản lý, tìm hiểu CQNN tương ứng). VD:
Lĩnh vực sở hữu trí tuệ phát triển thì cần phải quản lý nhiều hơn, cần bộ máy nhiều
hơn, cơ quan nhiều hơn và cần nhiều luật sư hơn.

- Tính chất của chức năng ảnh hưởng đến cách thức tổ chức bộ máy nhà nước.

• VD: chức năng lập pháp và quyết định những vấn đề quan trọng đòi hỏi cơ cấu tổ
chức của Quốc hội phải đại diện cho các thành phần dân cư.

- Cách thức tổ chức bộ máy ảnh hưởng đến phương thức và hiệu quả hoạt động của cơ
quan nhà nước ▪ VD: phương thức tổ chức tòa án sẽ ảnh hưởng đến hoạt động xét xử
của tòa án.

5. Chức năng với nhiệm vụ và bộ máy NN


- Nhiệm vụ
• Những mục tiêu nhà nước cần đạt tới, vấn đề đặt ra nhà nước cần giải quyết
- Chức năng
• Những phương diện, loại hoạt động cơ bản của nhà nước nhằm thực hiện những
nhiệm vụ đặt ra trước nhà nước - Bộ máy
• Những phương diện, loại hoạt đồng cơ bản của nhà nước nhằm thực hiện những
nhiệm vụ đặt ra trước nhà nước.

II. PHÂN LOẠI CHỨC NĂNG NHÀ NƯỚC


II. PHÂN LOẠI CHỨC NĂNG NHÀ NƯỚC
Căn cứ phân chia dựa trên phạm vi lãnh thổ

- Chức năng đối nội: những hoạt động chủ yếu của nhà nước trong nội bộ quốc gia.
• Giải quyết những vấn đề bên trong quốc gia đó, bên trong không chỉ là địa giới
hành chính lãnh thổ mà còn bao gồm cả chủ quyền quốc gia.

• Đối nội luôn luôn là chức năng quan trọng ảnh hưởng đến đối ngoại.
• VD: ổn định kinh tế, phát triển kinh tế quốc gia luôn luôn là việc quan trọng và ảnh
hưởng đến đối ngoại. Nếu kinh tế vững mạnh thì mới có thể thực hiện được kinh tế
đối ngoại. Nếu quân sự vững mạnh, kinh tế giàu có thì chúng ta mới có thể bảo vệ
tốt được chủ quyền biển đảo của chúng ta. Chúng ta có thể chủ động được trong
quan hệ với các nước, tham gia vào các tổ chức quốc tế và có tư cách, vị thế.
Ngược lại, nếu kinh tế, đối nội yếu kém thì xã hội mất ổn định, rối loạn, xung đột thì
những quan hệ quốc tế sẽ kém đi về vị thế, về tiếng nói và tầm quan trọng trên
trường quốc tế.
- Chức năng đối ngoại: những mặt hoạt động chủ yếu của nhà nước thể hiện vai trò của
nhà nước với các quốc gia và dân tộc khác.
• Bên ngoài là những việc bên ngoài hành chính lãnh thổ, thuộc quan hệ quốc tế với
các quốc gia khác
► Chức năng đối nội và đối ngoại ảnh hưởng, tác động lẫn nhau.

Chức năng lập pháp, hành pháp, tư pháp


- Chức năng lập pháp: là hoạt động xây dựng pháp luật (cả quá trình làm ra luật)
- Chức năng hành pháp (chính phủ): là hoạt động thi hành pháp luật
- Chức năng tư pháp (tòa án): là hoạt động bảo vệ pháp luật, xét xử khi có người vi phạm
pháp luật. - Đây là sự phân loại phổ biến trong các NN hiện nay.

Lưu ý:
- Chức năng nhà nước:
• Những mặt hoạt động chung của NN được thực hiện thông qua bộ máy nhà nước.
• Là chức năng chung của toàn bộ BMNN.
• Thể hiện qua việc thực hiện chức năng của các CQNN.
• VD: Chức năng quản lý kinh tế thì QH cũng tham gia vào quản lý kinh tế bằng việc
đặt ra quy định pháp luật; CP và cơ quan hành pháp, tư pháp cũng thực hiện quản
lý kinh tế.
- Chức năng cơ quan nhà nước:
• Những mặt hoạt động của từng cơ quan NN trong bộ máy nhà nước.
• Là chức năng, hoạt động của từng CQNN cụ thể.
• Góp phần thực hiện chức năng chung.

• Việc thiết kế các chức năng này phải nhịp nhàng, phối hợp
• VD: cơ quan hành pháp, tư pháp, lập pháp; cơ quan trung ương, địa phương;
UBND, HĐND tất cả đều phải phối hợp nhịp nhàng với nhau sao cho nhiệm vụ cuối
cùng là kinh tế phát triển.
Các loại chức năng khác:
- Chức năng văn hóa: quản lý NN về lĩnh vực văn hóa.
- Chức năng kinh tế: quản lý NN về lĩnh vực kinh tế.
- Chức năng xã hội: quản lý NN về lĩnh vực xã hội.
I. HÌNH THỨC THỰC HIỆN CHỨC NĂNG

- Hình thức là những cái hiện ra bên ngoài. Việc nhận biết hình thức giúp chúng ta nhận
diện được hoạt động của NN. Từ đó đánh giá chức năng của NN.
- Hình thức mang tính pháp lý: tức là những hoạt động, dạng tồn tại của chức năng NN
dưới dạng pháp lý là phổ biến nhất.
• Xây dựng pháp lý
→ Luật phải hài hòa lợi ích

• Thực hiện pháp lý


• Bảo vệ pháp lý
• Một NN làm 1 việc gì đó thì chúng ta đều biết được dưới dạng này. Bởi vì, NN là
quản lý xã hội, NN có quyền công cộng đặc biệt cho nên có ảnh hưởng rất lớn đến
xã hội, có khả năng vi phạm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích cá nhân. Chính vì vậy,

NN làm gì cũng phải thể hiện rõ ra bên ngoài, không được mờ ám. Và ngta có thể
dễ dàng dự báo được hoạt động đó, dễ dàng xem xét, theo dõi, đánh giá được hoạt
động đó.
• Tất cả các hoạt động của NN gần như đều đang hướng đến dưới hình thức pháp lý
trong khuôn khổ pháp luật, hiện ra bằng hoạt động; chứ không thể tùy tiện, không
thể không có hình dáng.
• Phương tiện để nhà nước thực hiện: pháp luật.

- Hình thức không / ít mang tính pháp lý: thể hiện trong các hoạt động tổ chức vật chất,
tuyên truyền, giáo dục.

II. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN CHỨC NĂNG


II. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN CHỨC NĂNG
- Dựa trên tính chất của việc thực hiện quyền lực NN chia thành:
• Phương pháp cưỡng chế: thực hiện bằng sức mạnh vũ lực
▪ Dùng sức mạnh bắt buộc các chủ thể khác phải làm theo, thực hiện theo
mệnh lệnh của NN, theo kế hoạch của NN.
• Phương pháp giáo dục, thuyết phục: tác động thông qua tư tưởng để chủ thể tực

thực hiện, mang tính tự nguyện.


• VD: Khi NN cần giải thể 1 đoạn đường để xây dựng trường học. Thì cách 1: NN sẽ ép

buộc các chủ thể phải di dời để xây dựng. Cách 2: NN thuyết phục người dân, vận
đồng người dân di dời để người dân tự nguyện di dời.
• Trên thực tế, NN luôn luôn kết hợp 2 cách này. Cách phổ biến nhất là NN tuyên
truyền, động viên, giáo dục, thuyết phục trước; sau đó mới cưỡng chế.
- Dựa trên sự tương tác với nhiệm vụ:
• NN trực tiếp can thiệp, tác động
• NN can thiệp gián tiếp: qua cơ chế thị trường, chính sách, thuế, thông tin, tuyên
truyền,...
- Tùy trường hợp sẽ áp dụng từng phương pháp khác nhau

- Nếu phạm tội thì dùng phương pháp cưỡng chế III. ĐÁNH GIÁ
BÀI 6: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁP LUẬT
1. Nguồn gốc của pháp luật
- Theo quan điểm Mác lê nin:
- Nguyên nhân khách quan: xã hội xuất hiện chế độ tư hữu và đấu tranh giai
cấp. Nhà nước dâud tiên có pháp luật là chủ nô
- Nguyên nhân chủ quan: pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa
nhận . Bản chất nhà nước vừa mang tính giai cấp vừa mang tính xã hội->
nên luật pháp cũng mang tĩnh chất ấy

* Pháp luật hình thành bằng ba con đường chủ yếu: 


- Tập quán pháp: Nhà nước thừa nhận những tập quán đã có từ trước phù
hợp với lợi ích của mình và nâng lên thành pháp luật.; 
- Án lệ pháp: Nhà nước thừa nhận các quyết định có trước về từng vụ việc cụ
thể của cơ quan xét xử hoặc cơ quan hành chính cấp trên để trở thành khuôn
mẫu cho các cơ quan cấp dưới tương ứng giải quyết những vụ việc tương tự
xảy ra sau này. 
- Văn bản quy phạm pháp luật: Nhà nước ban hành những quy phạm pháp
luật mới để điều chỉnh các quan hệ xã hội mới nảy sinh do nhu cầu quản lý và
duy trì trật tự xã hội. 
2. Bản chất pháp luật
 Bản chất pháp luật: bản chất pháp luật là những mặt, thuộc tính và mối
liên hệ bên trong quyết định những đặc điểm và khuynh hướng phát triển
cơ bản của pháp luật.
 Theo các quan điểm thần học và quan điểm tư sản: Pháp luật không
có thuộc tính riêng. 
+ Quan điểm thần học: Bản chất PL gắn liền với bản chất của Người
nắm quyền (người đại diện đấng siêu nhiên). 
+ Quan điểm tư sản: Bản chất PL là thể hiện ý chí của tất cả mọi người
trong xã hội, do đó không mang tính giai cấp. 
+ Quan điểm học thuyết Mác – Lênin cho rằng bản chất Pháp luật mang
thuộc tính giai cấp và thuộc tính xã hội. Pháp luật chỉ phát sinh tồn tại
và phát triển trong xã hội có giai cấp. Bản chất của pháp luật thể hiện ở
tính giai cấp của nó, không có “pháp luật tự nhiên” hay pháp luật không
mang tính giai cấp.
 Xác định bản chất pháp luật nhằm trả lời câu hỏi pháp luật là gì?
- Pháp luật được hiểu là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành
hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị
trong xã hội. 
- Đây không chỉ là biện pháp giúp ổn định xã hội mà còn là nhân tố để
điều chỉnh các quan hệ xã hội chủ yếu của bất kỳ quốc gia nào.
2.1. Tính giai cấp
 Nội dung điều chỉnh của pháp luật phản ánh ý chí của giai cấp thống trị
vì:
– Các giai cấp thống trị trong lịch sử đều theo đuổi mục đích củng cố
và bảo vệ quyền thống trị của mình, tìm mọi cách để đạt mục đích
đó. Một trong những cách có hiệu quả nhất là biến ý chí của giai cấp
thống trị thành ý chí của nhà nước và từ ý chí của nhà nước sẽ thể
hiện ra thành các quy định cụ thế của pháp luật, tức là thành các quy
tắc xử sự có giá trị bắt buộc phải tôn trọng hoặc thực hiện trong toàn
xã hội. Làm như vậy, giai cấp thống trị có thể hướng hoạt động của
toàn xã hội vào việc đạt mục đích của nó.

– Pháp luật điều chỉnh quan hệ giữa các giai cấp, điều chỉnh các
quan hệ xã hội theo chiều hướng mà giai cấp thống trị hay lực
lượng cầm quyền mong muốn nhằm bảo vệ lợi ích, quyền và địa vị
thống trị của lực lượng này. Vì thế, trong pháp luật có nhiều quy định
thể hiện tính giai cấp của nó như: Quy định thừa nhận và bảo vệ
quyền sở hữu tài sản, quyền thống trị về chính trị và tư tưởng của giai
cấp thống trị…

 Mục đích điều chỉnh của pháp luật nhằm bảo vệ lợi ích của giai cấp thống
trị trước hết và chủ yếu;
 Ý chí của giai cấp thống trị (nội dung của pháp luật) bị quy định bởi điều
kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp thống trị;
 Ví dụ, pháp luật tư sản bảo vệ chế độ tư hữu, còn pháp luật XHCN xây
dựng chế độ công hữu.
2.2. Tính xã hội
 Nội dung của pháp luật phản ánh ý chí và lợi ích chung của xã hội, là
công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội, nhằm thiết lập và giữ gìn trật tự
xã hội, bảo vệ lợi ích chung của cả cộng đồng, vì sự phát triển chung của
xã hội.
 Trong đời sống xã hội, do đòi hỏi của các quan hệ giao tiếp giữa mọi
người nên đã hình thành các thói quen, các quy tắc, các chuẩn mực ứng
xử có tính chất chân lý, thể hiện ý chí chung của cả cộng đồng, được cả
cộng đồng chấp thuận và tuân thủ. Ví dụ: cách ứng xử giữa cha mẹ và
các con, ông bà và các cháu, giữa người mua và người bán… Khi nhà
nước thừa nhận các quy tắc này thì tạo nên tính xã hội của pháp luật.
 Mục đích điều chỉnh của pháp luật nhằm bảo đảm trật tự và lợi ích chung
của xã hội; hạn chế, loại bỏ các hành vi tiêu cực và thúc đẩy các hành vi
tích cực;
 Pháp luật là phương tiện để giải quyết khía cạnh “xã hội” của đời sống
như phòng, chống và khắc phục hậu quả chiến tranh, thiên tai, phòng,
chống dịch bệnh, hỗ trợ người lang thang, cơ nhỡ… Nói cách khác, pháp
luật luôn hàm chứa các giá trị xã hội phổ biến, thuộc về con người
  Pháp luật là biểu tượng của nền công lý, công bằng xã hội, nó bảo đảm
cho các chủ thể ngang quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm với nhau trong
những mối quan hệ xã hội nhất định. Pháp luật là một trong những công
cụ để bảo vệ những công trình và những giá trị văn hoá, tinh thần chung
của xã hội, những giá trị đạo đức, truyền thống và một số phong tục, tập
quán của dân tộc.
 Pháp luật bị quy định bởi /phản ánh điều kiện kinh tế - xã hội khách quan
của xã hội. những quan niệm đạo đức truyền thống tốt đẹp, thuần phong,
mỹ tục… của dân tộc – Vì thế, trong pháp luật có nhiều quy định thể hiện
tính xã hội của nó: Quy định về chế độ phổ cập giáo dục bắt buộc cho
công dân, bảo vệ trật tự an ninh, an toàn giao thông, bảo đảm thông tin,
liên lạc, bảo vệ môi trường sống…
 Ví dụ, pháp luật bảo vệ môi trường; an toàn vệ sinh thực phẩm, trật tự an
toàn xã hội.
2.3. Mối liên hệ tính giai cấp và tính xã hội
* Pháp luật ra đời cùng với sự ra đời của nhà nước nên xét về bản chất, pháp
luật cũng là một hiện tượng xã hội luôn thể hiện hai tính chất: tính xã hội và
tính giai cấp.
 Tính giai cấp và tính xã hội vừa thống nhất vừa mâu thuẫn;

 Quyết định đặc điểm và xu hướng phát triển cơ bản của pháp luật.

Khái niệm pháp luât


Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành hoặc thừa
nhận và được NN bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và
xã hội, là yếu tố điều chỉnh các quan hệ xã hội.
3. Các mối liên hệ của pháp luật
3.1. Pháp luật với kinh tế
Thứ nhất, kinh tế quyết định pháp luật: sự thay đổi các điều kiện, quan hệ kinh tế là
nguyên nhân quyết định sự ra đời và phát triển của pháp luật. Quan hệ kinh tế khác nhau
thì pháp luật khác nhau. Vd như sở hữ tư nhân > còn thì pháp luật còn .
Thứ hai, pháp luật tác động trở lại đối với kinh tế theo 2 hướng tích cực hoặc tiêu cực.
Pháp luật phù hợp với kinh tế thì kt phát triển và ngược lại thì kinh tế bị cản trở chính
sách mở cửa

3.2 Pháp luật với chính trị


• Sự tác động của chính trị đối với pháp luật: các quan hệ chính trị, chế độ chính trị
ảnh hưởng đến nội dung, tính chất và xu hướng phát triển của pháp luật. Xu hướng
phát triển hiện nay tưng bươc phát triển án lệ.
• Vd nhà nước có các cơ quan hành pháp , lập pháp, tư pháp để xác định được cơ quan
nào làm việc gì thì dựa vào pháp luật
• Tác động của pháp luật đối với chính trị: Pháp luật là hình thức thể hiện ý chí của
giai cấp thống trị và biến ý chí đó trở thành quy tắc xử sự chung; pháp luật là khuôn
khổ cho các hoạt động chính trị

3.3 Pháp luật với nhà nước


 Vai trò của NN đối với pháp luật: Nhà nước ban hành, đảm bảo
việc thực hiện pháp luật.
 Vai trò của pháp luật đối với NN: Tổ chức và hoạt động của nhà
nước phải dựa trên khuôn khổ pháp luật; Nhà nước thực hiện
quyền lực phải tôn trọng pháp luật.
        3.4. Pháp luật với các quy phạm xã hội khác
 Pháp luật thể chế hoá nhiều quy phạm đạo đức, tập quán tiến bộ
thành quy phạm pháp luật;
 Các quy phạm xã hội khác hỗ trợ hoặc cản trở pháp luật phát huy
hiệu quả trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội;
4. Các thuộc tính cơ bản của pháp luật
4.1 Tính quy phạm phổ biến
 Tính quy phạm: 
o Khuôn mẫu cho hành vi xử sự, nêu ra cách thức xử sự trong những
điều kiện, hoàn cảnh nhất định: cấm, bắt buộc, cho phép
o Chuẩn mực đánh giá hành vi xử sự hợp pháp hay không hợp pháp
 Tính phổ biến: 
o Tác động tới mọi chủ thể trong cùng điều kiện, hoàn cảnh
o Phạm vi tác động về không gian rộng lớn.
4.2. Tính xác định chặt chẽ về hình thức
 Nội dung pháp luật được thể hiện dưới những hình thức nhất định  như
VBQPPL, án lệ.
 Nội dung pháp luật được diễn đạt bằng ngôn ngữ pháp lý: cụ thể, rõ ràng,
một nghĩa.
  Thuộc tính này phản ánh tính minh bạch, rõ ràng của pháp luật.

4.3. Tính được đảm bảo bằng nhà nước
Nhà nước đảm bảo thực hiện pháp luật bằng các biện pháp: 
  Biện pháp: tư tưởng, kinh tế, tổ chức…

  Biện pháp cưỡng chế nhà nước - biện pháp đặc thù của pháp luật
5. Chức năng của pháp luật
 Khái niệm: là những phương diện, mặt tác động chủ yếu của pháp luật,
thể hiện bản chất và giá trị xã hội của pháp luật.
 Các chức năng chủ yếu:
 Chức năng điều chỉnh: 
+ Ghi nhận các quan hệ phổ biến; 
+ Hướng dẫn cách ứng xử của con người phù hợp với sự phát triển các quan
hệ xã hội.
 Chức năng giáo dục: tác động vào ý thức của con người 🡺 hình thành
cách thức ứng xử.
 Chức năng bảo vệ các quan hệ xã hội
6. Hình thức pháp luật
 Khái niệm: là yếu tố biểu hiện bên ngoài chứa đựng nội dung của pháp
luật – phương thức tồn tại thực tế của pháp luật.
 Các hình thức: 
o Tập quán pháp
o Tiền lệ pháp (án lệ)
o Văn bản quy phạm pháp luật

6.1. Tập quán pháp


 Khái niệm: là hình thức của pháp luật theo đó một số tập quán đã lưu
truyền trong xã hội được nhà nước thừa nhận và nâng chúng lên thành
pháp luật.
 Đặc điểm: nâng lên từ tập quán
 để trở thành tqp thì tập quán phải phù hợp
 Đặc điểm: nâng lên từ tập quán
 để trở thành tqp thì tập quán phải phù hợp

 Tập quán pháp được sử dụng phổ biến trong các nhà nước chủ nô, phong
kiến.
 Hình thức pháp luật này được thừa nhận chính thức ở VN. Ví dụ, BLDS
2015, Luật HN và GĐ, Luật TM…
 Ưu điểm: 
 Có tính ổn định, lâu bền
 Bảo vệ các giá trị văn hóa bản địa, nhất là đối với đất nước đa dạng sắc
tộc.
 Được xã hội chấp nhận, thực hiện với tinh thần tự nguyện cao.
 Nhược điểm:

 Tạo ra sự khác biệt, thậm chí mâu thuẫn tập quán pháp giữa các vùng
miền.
 Tập quán pháp có nguồn gốc từ tập quán tồn tại dưới hình thức bất thành
văn, nên có thể hiểu về nội dung không thống nhất.
 Không tạo nên sự công bằng nên chủ yếu dùng trong các vụ việc không
có qui định trong pháp luật,

6.2 Tiền lệ pháp (án lệ)


 Khái niệm: là hình thức nhà nước thừa nhận các quyết định của cơ quan
xét xử đã có hiệu lực pháp luật khi giải quyết các vụ việc cụ thể làm cơ
sở để áp dụng các vụ việc có nội dung tương tự xảy ra sau này.
 Là hình thức phổ biến của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là hệ
thống common law (như Anh, Mỹ).
 Hình thức này được thừa nhận chính chức ở Việt Nam.  Luật tổ chức 
TAND năm 2014, Nghị quyết 04 năm 2019.
 Ưu điểm
 Thứ nhất, mềm dẻo, linh hoạt hơn văn bản quy phạm luật;
  Thứ hai, khắc phục các lỗ hổng của pháp luật một cách nhanh chóng kịp
thời.
 Hạn chế
 Thứ nhất, áp dụng án lệ có thể cứng nhắc;
 Thứ hai, án lệ thiếu tính hệ thống và khái quát vì được hình thành theo
những tình tiết của mỗi vụ việc nên khó nắm bắt, theo dõi trong quá trình
áp dụng
 thẩm phán khó khăn khi nhận định lkhi có vụ án xảy ra
 Thực trạng đã xảy ra quá lâu có thể không phù hợp

6.3. Văn bản quy phạm pháp luật


 Khái niệm: là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành theo thẩm quyền,
trình tự, thủ tục luật định, trong đó chứa đựng những quy tắc xử sự mang
tính bắt buộc chung, được nhà nước bảo đảm thực hiện.
 Phổ biến: Là hình thức pháp luật tiến bộ, được nhiều quốc gia sử dụng,
đặc biệt là ở các nước civil law và các nước XHCN
 Ưu điểm
 Thứ nhất, chuyển tải nội dung pháp luật rõ ràng, chuẩn xác nên  dễ hiểu,
dễ thực hiện;
 Thứ hai, có tính đồng bộ, hệ thống cao về hình thức, nội dung và hiệu lực
pháp lý.
 Có tính ổn định cao , dễ điều chỉnh

 Hạn chế
 Thứ nhất, VBQPPL mang tính khái quát cao nên không phải lúc nào
cũng đầy đủ để giải quyết các tình huống, hoàn cảnh xảy ra trong cuộc
sống.
 Thứ hai, VBQPPL thường cứng nhắc hơn án lệ khi áp dụng vì nó là hình
thức pháp luật thành văn có câu chữ rõ ràng.
 Tạo ra những lỗ hổng không phù hợp ,
 Do nhiều chủ thể ban hahf, các ý chí của chủ ban hành có thể chồng chéo
nội dung và hình thức

BÀI 7: QUY PHẠM PHÁP LUẬT


1. Khái niệm, đặc điểm
1.1.Khái niệm 
- Là quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, do nhà nước ban hành hoặc
thừa nhận, được nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan
hệ xã hội .( hành vi ứng xử giữa con người vói con người ) Chia lamf
hai loại quy phạm kỹ thuật và quy phạm xã hội.
1.2. Đặc điểm
 Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự mang tính bắt buộc
chung.
• +Quy tắc xử sự: dùng để hướng dẫn hành vi xử sự của con người trong
từng hoàn cảnh, trường hợp nhất định. 
• QPPL là quy tắc xử sự mang tính khái quát hay là khuôn mẫu, chuẩn mực
cho hành vi xử sự. VD: đèn đỏ dừng lại, đèn xanh được đi; đội mũ bảo
hiểm khi tham gia giao thông.
• QPPL có phạm vi tác động (bắt buộc) rộng khắp về không gian, phổ biến
về đối tượng. 
• QPPL thường có hiệu lực trong một thời gian dài và được quy định thời
điểm phát sinh và chấm dứt hiệu lực.
 Là khuôn mẫu chuân rmực hướng dẫn hành vi xử xự  cấm , bắt buộc,
cho phép
 Quy phạm pháp luật mang tính bắt buộc chung ( phổ biến về mătj đối
tượng, tất cả đối tương) rộng lớn về mặt không gian
 Thường có hiệu lực một thời gian dài và được qui định thời điểm phát
sinh và kết thúc

 Nội dung của quy phạm pháp luật thường chứa đựng quyền
pháp lý hoặc nghĩa vụ pháp lý.
 Quyền pháp lý: khả năng xử sự của chủ thể được pháp luật cho phép.
VD: Quyền kết hôn, quyền kinh doanh,...
 Nghĩa vụ pháp lí là cách thức xử lí ( bao hàm cả 2 những hành vi cấm,
bát buộc )
Nghĩa vụ pháp lý: các thức xử sự pháp luật bắt buộc chủ thể phải thực hiện
hoặc không được thực hiện (cấm). VD: gặp một người nguy hiểm bắt buộc
phải cứu, kinh doanh tới một mức độ nào đó phải đóng thuế,...; cấm giết
người, buôn bán ma túy
 Quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận
 Nhà nước ban hành: thông qua các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban
hành các QPPL. VD: Quốc hội ban hành các Bộ luật, Luật.
 Quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành : thông qua các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền ban hành ( do nhà nước tạo ra hoặc thừa nhận các
qpxh đã có sẵn trong xã hội nâng lên làm pháp luật )
 Nhà nước thừa nhận: các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thừa nhận các
quy phạm xã hội có sẵn trong xã hội và nâng chúng lên thành pháp luật.
VD: thừa nhận cá quy tắc tập quán, đạo đức bằng con đường lập pháp
hoặc tư pháp (Điều 5, 6 BLDS 2015).

 Quy phạm pháp luật được nhà nước bảo đảm thực hiện
 Qppl được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng nhiều hình thức biện
pháp cưỡng chế, chế tài là biện pháp quan trọng nhất
 Các QPPL là những khuôn mẫu, mô hình hướng dẫn hành vi xử sự tồn
tại trong các văn bản pháp luật
 VD: Nhà nước cần phải có biện pháp bảo đảm thực hiện chung trong
thực tế đời sống - hành vi hợp pháp.
 Nhà nước bảo đảm cho các QPPL thực hiện bằng nhiều biện pháp như:
tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức PL, khuyến khích thực hiện và
quan trọng nhất vẫn là bằng biện pháp cưỡng chế nhà nước.

2. Cơ cấu của quy phạm pháp luật


 Quan điểm thứ nhất cho rằng, QPPL gồm 2 bộ phận: Điều kiện
(nếu)… Kết quả (thì)
 Quan điểm thứ hai cho rằng, QPPL có ba bộ phận gồm: Giả định

(nếu)…Quy định (thì)… Chế tài  (nếu không thì bị) Chế tài dự
kiến áp dụng bất lợi đối với người vi phạm

2.1. Giả định
 Khái niệm: bộ phận của quy phạm pháp luật nêu những điều kiện,
hoàn cảnh có thể xảy ra và cá nhân hay tổ chức trong những điều
kiện đó, chịu sự tác động của quy phạm pháp luật 
 Vai trò: xác định phạm vi tác động của quy phạm pháp luật
 Phân loại: 
 Giả định đơn giản: nêu lên một điều kiện, hoàn cảnh
 Giả định phức tạp: nêu lên nhiều điều kiện, hoàn cảnh và giữa
chúng có mối liên hệ
Ví dụ
 Giả định đơn giản: Điều 33 của Hiến pháp 2013: “Mọi người có
quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật
không cấm.”
 Giả định phức tạp: khoản 1,  Điều 102 BLHS năm1999:
“ Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm
đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu
quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ
đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm
2.2. Quy định
 Khái niệm: bộ phận của quy phạm pháp luật, chứa đựng mệnh lệnh của
nhà nước, nêu cách thức xử sự đối với chủ thể trong hoàn cảnh đã nêu tại
giả định.
 Vai trò: mô hình hoá ý chí nhà nước; cụ thể hoá cách thức xử sự của các
chủ thể.
 Phân loại:
 Quy định dứt khoát: nêu ra một cách thức xử sự chủ thể không có sự
lựa chọn;
  Quy định không dứt khoát: nêu ra nhiều cách thức xử sự chủ thể có thể
lựa chọn.

 Ví dụ minh họa
 Quy định dứt khoát: khoản 1, Điều 46 Luật sở hữu trí tuệ 2005: “Hợp
đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan phải được lập
thành văn bản gồm những nội dung chủ yếu ...”
 Quy định không dứt khoát: khoản 1, Điều 50 Luật sở hữu trí tuệ 2005:
“Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có thể
trực tiếp hoặc uỷ quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp đơn đăng ký
quyền tác giả, quyền liên quan”

2.3. Chế tài


 Khái niệm: bộ phận của quy phạm pháp luật, nêu biện pháp mà nhà nước
dự kiến áp dụng đối với chủ thể không thực hiện đúng nội dung phần quy
định.
 Vai trò: bảo đảm cho quy phạm pháp luật được thực hiện.
 Phân loại :
 Chế tài cố định: nêu ra một biện pháp áp dụng
 Chế tài không cố định: nêu ra nhiều biện pháp áp dụng

 Ví dụ minh họa
 Chế tài cố định: khoản 2, Điều 59 Nghị định số 56/2006/NĐ-CP ngày
6/6/2006: “2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một
trong các hành vi sau:
a) Làm hư hại hoặc chiếm dụng tài liệu thư viện có giá trị từ 500.000
đồng đến dưới 1.000.000 đồng…”
 Chế tài không cố định: Điều 151 BLHS 1999: “Người nào ngược đãi
hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ, chồng, con, cháu hoặc người có công
nuôi dưỡng mình gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành
chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo
không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm”

3. Phân loại
 Căn cứ vào nội dung và mục đích của quy phạm;
 Căn cứ vào tính chất mệnh lệnh của quy phạm;
 Căn cứ vào tác dụng của quy phạm

3.1. Căn cứ vào nội dung và mục đích của quy phạm
 Quy phạm định nghĩa: xác định các khái niệm pháp lý chứ không điều chỉnh hành
vi;(chỉ định nghĩa chứ không có cấm bắt buộc
 Quy phạm điều chỉnh: xác định các quyền và nghĩa vụ pháp lý hay trực tiếp điều
chỉnh hành vi(quan trọng nhất)
 Quy phạm bảo vệ: xác định các biện pháp gây hậu quả bất lợi đối với hành vi vi
phạm pháp luật nhằm bảo vệ lợi ích và trật tự xã hội.

Ví dụ minh họa
 Quy phạm định nghĩa: Điều 163 BLDS 2005: “Tài sản bao gồm vật,
tiền, các giấy tờ có giá và các quyền về tài sản”.
 Quy phạm điều chỉnh: Điều 29 BLDS 2005: “Cá nhân sinh ra có quyền
được khai sinh”.
 Quy phạm bảo vệ: Điều 130 BLHS 1999: “Người nào dùng vũ lực hoặc
có hành vi nghiêm trọng khác cản trở phụ nữ tham gia hoạt động chính
trị, kinh tế, khoa học, văn hoá, xã hội, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không
giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm”.

3.2. Căn cứ vào tính chất mệnh lệnh của quy phạm
 Quy phạm trao quyền: Điều 26 BLDS 2005: “cá nhân có quyền có họ,
tên”
 Quy phạm cấm: Điều 100 BLHS 1999: “Người nào đối xử tàn ác,
thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình làm
người đó tự sát, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm”.
 Quy phạm bắt buộc: Điều 274 BLDS 1995: “Chủ sở hữu nhà phải lắp
đặt đường dẫn nước sao cho nước mưa từ mái nhà của mình không được
chảy xuống bất động sản của chủ sở hữu bất động sản liền kề”

3.3. Căn cứ vào vai trò của quy phạm


 Quy phạm nội dung: xác định quyền và nghĩa vụ của chủ thể khi tham
gia vào các quan hệ xã hội. Ví dụ, các quy phạm pháp luật trong BLDS
 Quy phạm hình thức: xác định trình tự, thủ tục pháp lý thực hiện các
quyền và nghĩa vụ pháp lý trong luật nội dung. Ví dụ, các quy phạm pháp
luật trong BLTTDS.

4. Phương thức thể hiện quy phạm pháp luật


4.1. Thể hiện theo cơ cấu các bộ phận của quy phạm
 Quy phạm bao gồm giả định và quy định. Ví dụ, Điều 26 BLDS 2005:
“cá nhân có quyền có họ, tên”
 Quy phạm bao gồm phần giả định và chế tài. Ví dụ, Điều 100 BLHS
1999: “Người nào đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc
làm nhục người lệ thuộc mình làm người đó tự sát, thì bị phạt tù từ hai
năm đến bảy năm
4.2 Thể hiện trong Điều luật của VBQPPL
Một Điều luật chứa đựng một quy phạm pháp luật. 
Ví dụ, Điều 100 BLHS 1999: “Người nào đối xử tàn ác, thường xuyên ức
hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình làm người đó tự sát,
thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm
Một Điều luật chứa đựng nhiều quy phạm pháp luật. 
VD Điều 303, BLDS 2005:
 « 1. Khi bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ giao vật đặc định thì
người có quyền được quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải giao đúng vật
đó; nếu vật không còn hoặc bị hư hỏng thì phải thanh toán giá trị của vật.
2. Khi bên có nghĩa vụ không thực hiện được nghĩa vụ giao vật cùng loại
thì phải thanh toán giá trị của vật. 
3. Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện được nghĩa vụ theo
quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà gây thiệt hại cho bên có
quyền thì ngoài việc thanh toán giá trị của vật còn phải bồi thường thiệt
hại cho bên có quyền »
4.3. Thể hiện nội dung của quy phạm
 Thể hiện trực triếp nội dung: Thông tin của quy phạm thể hiện đầy đủ
trong nội dung của chính quy phạm
 Viện dẫn các Điều luật khác: Nắm được thông tin của quy phạm phải dẫn
chiếu đến các Điều luật khác
 Thể hiện theo mẫu: thông tin của quy phạm chỉ mang tính nguyên tắc
khái quát.
Ví dụ
 Thể hiện trực tiếp: khoản 1 Điều 102 BLHS 1999: “Người nào thấy
người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều
kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh
cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai
năm”
 Viện dẫn Điều luật khác: khoản 3,  Điều 1 Pháp lệnh xử lý vi phạm
hành chính 2002: “Các biện pháp xử lý hành chính khác được áp dụng
đối với cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn
xã hội nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định
tại các điều 21, 22, 23, 24 và 25 của Pháp lệnh này …
 Thể hiện theo mẫu: khoản 3,  Điều 1 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành
chính 2002: “Người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính mà sách
nhiễu, dung túng, bao che, không xử lý hoặc xử lý không kịp thời, không
đúng mức, xử lý vượt quá thẩm quyền quy định thì tuỳ theo tính chất,
mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
nếu gây thiệt hại vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp
luật”.
BÀI 8: HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VÀ HỆ THỐNG VĂN
BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
1. Khái niệm hệ thống pháp luật
- Hệ thống là một chỉnh thể bao gồm những ý tưởng, vấn đề hoặc
bộ phận có liên quan mật thiết với nhau được sắp xếp theo một trật
tự logic, khách quan và khoa học
1, phải có các bộ phận
2, phải có mối liên kết chặt chẽ khoa học với nhau

- HTPL là tổng thể các quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại
thống nhất với nhau, được phân định thành các chế định pháp luật,
các ngành luật
2. Các yếu tố hợp thành hệ thống pháp luật
(i) Quy phạm pháp luật
 Có tính khái quát do có

 Là đơn vị nhỏ nhất của HTPL., là một thành phần không thể
tách rời
 Điều chỉnh một dạng QHXH nhất định.
 Hay còn gọi là chế tài
 .

(ii) Chế định pháp luật


Là một nhóm QPPL có đặc điểm chung, cùng điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội có
cùng tính chất, không được chồng chéo
Hiệu lực bao giờ cũng có mặt pháp lí cao hơn giữa các văn bản qui định nên phải chống
chồng chéo với nhau
 Ví dụ, chế định hợp đồng, thừa kế trong ngành luật dân sự; chế định ly hôn, kết hôn
trong ngành luật hôn nhân gia đình.

(iii) Ngành luật


 Khái niệm: Là hệ thống các QPPL dùng để
điều chỉnh các quan hệ xã hội cùng loại trong
một lĩnh vực (một phạm vi) nhất định của đời
sống xã hội.
 Mỗi ngành luật sẽ có 1 quan hệ xã hội để điều
chỉnh
 Ví dụ, ngành luật dân sự, hình sự, hành chính.
 Để phân định giữa cách ngành luật dựa vào đối tượng điều
chính(căn cứ quan trọng ) mỗi một ngành luật sẽ có 1 mối quan
hệ xã hội để điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh

 Căn cứ phân định các ngành luật:


* Đối tượng điều chỉnh  
 Là những QHXH cùng loại, thuộc một lĩnh vực của đời
sống xã hội cần có sự điều chỉnh bằng pháp luật.
 Mỗi ngành luật sẽ điều chỉnh một loại QHXH đặc thù;
 Ví dụ, ngành luật dân sự điều chỉnh loại quan hệ tài sản
và quan hệ nhân thân; ngành luật hình sự điều chỉnh
quan hệ giữa NN và người phạm tội..
* Phương pháp điều chỉnh
 Là cách thức tác động của pháp luật vào quan hệ xã hội
thuộc phạm vi điều chỉnh của ngành luật đó
 Mỗi ngành luật sẽ có phương pháp điều chỉnh đặc thù;

 Có hai phương pháp điều chỉnh chủ yếu:


 Phương pháp bình đẳng thỏa thuận;

+ Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào các


QHPL mà chỉ định ra khuôn khổ.
+ Các bên có thể thỏa thuận với nhau trong
khuôn khổ:
 về quyền và nghĩa vụ của các bên
 cách thức giải quyết khi có tranh chấp
xảy ra
+ Các bên bình đẳng với nhau về quyền và
nghĩa vụ.
+ Thích hợp điều chỉnh các QHXH có tính chất
bình đẳng. Ví dụ, ngành luật dân sự, kinh tế.
 Phương pháp quyền uy phục tùng.
+ Một bên trong quan hệ pháp luật  là Nhà
nước có quyền ra mệnh lệnh, còn bên kia phải
phục tùng. 
+ Thích hợp điều chỉnh các QHXH có tính chất
bất bình đẳng. Ví dụ, ngành luật hình sự, hành
chính.

Sự phân chia mang tính chất tương đối


 Sự khác nhau trong quan điểm lý luận khi phân chia;

 Pháp luật không điều chỉnh mọi QHXH, mức độ đ/chỉnh


QHXH khác nhau;
 Sự phân chia mang tính chủ quan của con người
3. HỆ THỐNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
3.1. Khái niệm hệ thống VBQPPL
 Khái niệm: Là tổng thể các văn bản quy phạm pháp luật do
Nhà nước ban hành có mối liên hệ chặt chẽ về nội dung và hiệu
lực pháp lý
 .
 Mối liên hệ hiệu lực pháp lý: các VBQPPL tồn tại theo một
trật tự thứ bậc về hiệu lực pháp lý từ cao xuống thấp, trong đó
hiến pháp có hiệu lực pháp lý cao nhất;
 Mối liên hệ về nội dung: các VBQPPL thống nhất nhau về nội
dung không mâu thuẫn, chống chéo.

3.2. Khái niệm và đặc điểm VBQPPL


 Khái niệm: Là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành theo
thẩm quyền, hình thức, thủ tục luật định, trong đó có quy tắc
xử sự mang tính bắt buộc chung, được nhà nước bảo đảm
thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội và được áp
dụng nhiều lần trong đời sống xã hội.
 Đặc điểm:
 Chỉ cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành ra văn bản
qppl ( có thể lầ cá nhân hoặc tập thể )
 Ban hành theo thủ tục do pl qui định ( nếu thiếu bc thì sẽ
không được công nhân)
 Văn bản qppl có giới hạn áp dụng( chủ thể, phạm vi
 Vb qppl được nhà nước đảm bảo thực hiện(chế tài, cưỡng
chế, tuyên truyền,..)

 Do CQNN ban hành theo thẩm quyền, hình thức và thủ tục
do PL quy định;
 Chứa đựng quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung;
 Được NN đảm bảo thực hiện;
 Được áp dụng nhiều lần trong đời sống xã hội
 Mối liên hệ về hiệu liệu pháp luêtj các văn bản qppl luôn nằm
trong một trình có sự sắp xếp cao thấp

3.3..Phân loại
 Tiêu chí khác nhau 🡺 nhiều loại VBQPPL khác nhau
 Phổ biến 🡺 dựa vào hiệu lực pháp lý
o Văn bản luật: Do QH ban hành
o Do cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ban
hành theo hình thức và thủ tục luật định
o Hiến pháp
o Luật
o Nghị quyết
o

o Văn bản dưới luật: Do các CQNN khác ban


hành
Văn bản QPPL dưới luật
-Do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc phối hợp
ban hành theo thẩm quyền thủ tục và hình thức được luật quy định
và có hiệu lực pháp lý thấp hơn văn bản luật. Ví dụ, nghị định,
thông tư..
Các loại VBQPPL
(Điều 4 Luật BHVBQPPL 2015)

  
3.4. Hiệu lực của VBQPPL
(i) Hiệu lực theo thời gian của VBQPPL
Là khoảng thời gian văn bản QPPL bắt đầu phát sinh hiệu lực đến
khi chấm dứt hiệu lực  

Phải sử dụng văn bản đúng hiệu lực có hiệu lực là thời gian và không gian . Thời gian là
vấn đề quan trọng nhất .

 Phát sinh hiệu lực


 Chấm dứt hiệu lực
 Tạm ngưng hiệu lực
 Hiệu lực hồi tố

Thời điểm phát sinh hiệu lực của văn bản


 Cách 1: Có điều khoản xác định rõ ngay trong văn bản đó
(khoản 1 điều 151 Luật ban hành VBQPPL 2015 )
 Cách 2: Không có điều khoản xác định đó (khoản 2 điều 151
Luật ban hành VBQPPL 2015 )
 Cách thử nhất phổ biến , có ghi trong văn bản. Có điều kiện kèm
theo hông được sớm hơn 45 ngày kể từ ngảy văn bản thồn qua
để người dân có thời gian chuẩn bị.
 Cách hai dự liệu trong trường hợp khẩn cấp có hiệu lưc ngay có
đk kèm theo đăng công báo trên các phương tiện thông tin đại
chúng,.. Chậm nhất là 3 ngày sau khi có công văn
Thời điểm chấm dứt hiệu lực của văn bản
 Cách 1:Có điều khoản xác định rõ (K1 Đ 154)

 Cách 2: Không có điều khoản xác định (K2,3,4, Điều 154)


 Nghị quyết 19/QH 12 (03/6/2008) Về việc thí điểm cho tổ chức,
cá nhân nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam:
 hiệu lực: 1/1/2009 và được áp dụng thí điểm trong thời hạn 5
năm
 31/12/2013
 QĐ số 30/2010 của UBND TP.HCM
 Việc áp dụng chế tài xử phạt nặng trên địa bàn đô thị trong (t)
từ 20/5/2010  đến hệt 20/5/2013
 Cách 1 hiếm hông phổ biến
 Cách 2 có văn bản thay thế cho nó , văn bản bị bãi bỏ, những
văn bản mà phạm vị hơn bị bãi bỏ thì luật con cũng bị bãi bỏ
(i) Được thay thế bằng VB mới của chính cơ quan đã ban
hành ra VB đó
(ii) Bị bãi bỏ bằng 1 VB của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền
 Pháp lệnh nghĩa vụ lao động công ích (3/9/1999 –
1/1/2000)
 NQ 1014/2006 (5/4/2006) của UBTVQH11 về chấm dứt
hiệu lực của Pháp lệnh nghĩa vụ lao động 
Hiệu lực trở về trước của văn bản
 Hiệu lực hồi tố: Là việc CQNN có thẩm quyền hoặc nhà chức
trách căn cứ vào VBQPPL mới ban hành hoặc mới phát sinh
hiệu lực để giải quyết những vụ việc cụ thể đã xảy ra trước đó

Điều 152/2015
 TW: Chỉ trong trường hợp thật cần thiết để bảo đảm lợi
ích chung của xã hội, thực hiện các quyền, lợi ích của tổ
chức, cá nhân.
 Địa phương: Không áp dụng 

K2Đ 152. Không được quy định hiệu lực trở về trước đối với
các trường hợp sau đây:
 Quy định trách nhiệm pháp lý mới đối với hành vi mà vào
thời điểm thực hiện hành vi đó pháp luật không quy định
trách nhiệm pháp lý; Quy định trách nhiệm pháp lý nặng
hơn
 Ví dụ, BLHS 2015
 Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người
(Đ 154)
  Tội xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp
cận thông tin, quyền biểu tình của công dân (Đ 167)
  Tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại (Đ 187)
 Tội làm giả tài liệu trong hồ sơ chào bán, niêm yết chứng
khoán (212), ...
 Ví dụ, Không hồi tố: Quy định trách nhiệm pháp lý nặng
hơn
 Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân (Đ 113):
trong trường hợp đe doạ xâm phạm tính mạng hoặc có
những hành vi khác uy hiếp tinh thần
 BLHS 2015: phạt tù từ 05 năm đến 10 năm 
 BLHS 1999: mức phạt tù từ 02 năm đến 07 năm

Hiệu lực theo không gian của văn bản


 Là giới hạn tác động của văn bản trên phạm vi lãnh thổ
QG, một địa phương hoặc một vùng nhất định;
 VB của Trung ương: Có hiệu lực trong phạm vi cả nước
trừ trường hợp VB có quy định khác.
 VB của Địa phương: Có hiệu lực trong phạm vi đơn vị
hành chính đó
Hiệu lực theo đối tượng tác động của văn bản
 Là phạm vi các cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự tác động
của văn bản;
 Dựa vào nội dung của văn bản đó.
VD: Thông tư 32/2010/TT-BLĐTBXH về bảo hiểm
thất nghiệp :
“Đối với người đang hưởng lương hưu hằng tháng, trợ
cấp mất sức lao động hằng tháng có giao kết hợp đồng
lao động, hợp đồng làm việc với người sử dụng lao động
không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp.”
4.  Các tiêu chuẩn cơ bản đánh giá mức độ hoàn thiện của hệ
thống pháp luật 
4. 1. Tính toàn diện
- Nội dụng: đòi hỏi phải có đầy đủ các ngành luật, các chế định
pháp luật, các quy phạm pháp luật
- Mức độ chung: Đầy đủ các ngành luật, các chế định pháp
luật ;
- Mức độ cụ thể: Đầy đủ các quy phạm pháp luật. 
 

 4.2. Tính đồng bộ


- Đòi hỏi HTPL phải có tính thống nhất, không mâu thuẫn,
chồng chéo hay trùng lặp giữa các ngành luật, các chế định pháp
luật và các QPPL;
- Mức độ chung: Các ngành luật trong HTPL phải đồng bộ với
nhau;
- Mức độ cụ thể: Trong từng ngành luật, các chế định PL và các
QPPL cũng cần thống nhất, không mâu thuẫn, không trùng lặp
với nhau.
4.3. Tính phù hợp
- Yêu cầu hệ thống pháp luật phải tương thích với trình độ phát
triển của xã hội, với quy luật vận động và phát triển của các
quan hệ xã hội;
- Ngoài ra, HTPL cũng phải phù hợp với một số yếu tố khác
như: truyền thống, tập quán, đạo đức, thông lệ quốc tế..v..v.
 4.4. Trình độ, kỹ thuật lập pháp
 Mức độ phát triển của nhận thức pháp lý và kỹ năng xây dựng
pháp luật
  Biểu hiện:
 Xác định mục đích nguyên tắc của pháp luật phù hợp;
 Cơ cấu của hệ thống pháp luật hợp lý;
 Ngôn ngữ, hình thức thể hiện chặt chẽ rõ ràng
5. HỆ THỐNG HÓA PHÁP LUẬT
 Đọc đề cương

BÀI 9: QUAN HỆ PHÁP LUẬT


1. Khái niệm, đặc điểm quan hệ pháp luật
- QHPL là quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật điều chỉnh,
trong đó các bên tham gia đáp ứng được những điều kiện do nhà
nước quy định, có những quyền và nghĩa vụ pháp lý.
Đặc điểm quan hệ pháp luật
 QHPL là QHXH được quy phạm pháp luật điều chỉnh.
 QHPL là hình thức pháp lý của QHXH, chủ thể có quyền và nghĩa
vụ pháp lý
 Quan hệ pháp luật mang tính ý chí: Nhà nước và các bên tham gia
QHPL.
 QHPL được nhà nước bảo đảm thực hiện.

 Ý chí của nhà nước có thể không tham gia trực tiếp
ý chí thể hiện trong nội dung của văn bản pháp luật( so với
cá xã hội khác )

Bài tập 1:
Xác định quan hệ pháp luật
A là một tín đồ, tặng cho B (người đứng đầu một cơ sở tôn giáo)
một mảnh đất để xây dựng nơi tiến hành lễ nghi.
1- Đây có phải là quan hệ pháp luật hay không ? Đây là quan hệ
pháp luật được qui phạm pháp luật điều chỉnh . Quan hệ hiện diện
là sự quan hệ các bên
2- Nếu là QHPL thì dấu hiệu nào cho thấy quan hệ pháp luật đã tồn
tại và thực hiện?
Điều 457. Hợp đồng tặng cho tài sản, Bộ Luật DS 2015: "Hợp đồng
tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho
giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng
cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận."
3- Ý chí thể hiện trong quan hệ này như thế nào?( thể hiện qua hành
vi)
Sự tham gia của các bên là bên a là đề nghị cho và bên b là sự chấp
thuận và sự sắp đặt của nhà nước nếu trái thì anh phải chấp nhận sự
trừng
2. Thành phần của quan hệ pháp luật
2.1 Chủ thể quan hệ pháp luật
- Chủ thể QHPL là cá nhân, tổ chức đáp ứng được những điều
kiện do pháp luật quy định và tham gia vào quan hệ pháp luật.
- Điều kiện do pháp luật quy định được gọi là năng lực chủ thể.
Năng lực chủ thể
 Năng lực pháp luật là khả năng có quyền và nghĩa vụ pháp lý
của chủ thể theo quy định của pháp luật
 Năng lực hành vi là khả năng của chủ thể được nhà nước thừa
nhận, bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền và nghĩa
vụ pháp lý. Đối với cá nhân xác định NLHV dựa vào: độ tuổi,
khả năng nhận thức, sức khỏe…
Mối quan hệ giữa năng lực pháp luật và năng lực hành vi
 Năng lực pháp luật là điều kiện cần, năng lực hành vi là điều
kiện đủ.
 NLPL là tiền đề của NLHV nên không thể có chủ thể có NLHV
mà không có NLPL trong một lĩnh vực nhất định.
 Nếu chủ thể có NLPL mà không có, mất hoặc bị hạn chế NLHV
thì tham gia QHPL thụ động và hạn chế. 
Tính chất của năng lực chủ thể
 Năng lực pháp luật và năng lực hành vi không phải là thuộc tính
tự nhiên mà là những thuộc tính pháp lý của chủ thể.
  Đối với các nhà nước khác nhau, trong mỗi giai đoạn khác
nhau, năng lực chủ thể được quy định cũng khác nhau.
2.1.2 Phân loại chủ thể QHPL
Chủ thể là cá nhân
 Công dân

 Người nước ngoài


 Người không có quốc tịch
 CÁ NHÂN :

 Công dân: 
- Năng lực pháp luật: có từ khi được sinh ra và chấm dứt
khi chết.
- Năng lực hành vi: xuất hiện muộn hơn và phát triển theo
quá trình phát triển tự nhiên của con người, thường dựa trên
độ tuổi, sức khỏe, khả năng nhận thức…
- Người nước ngoài và người không có quốc tịch thì năng lực
pháp luật của họ bị hạn chế hơn so với công dân.
Chủ thể là pháp nhân
Pháp nhân là tổ chức đáp ứng được các điều kiện do pháp
luật quy định;
Pháp nhân là chủ thể nhân tạo.

Pháp nhân
Bộ luật dân sự Việt Nam quy định các điều kiện để một tổ chức
là pháp nhân như sau:
- Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có
liên quan;
- Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;
- Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu
trách nhiệm bằng tài sản của mình;
- Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Năng lực chủ thể
 Năng lực pháp luật: mang tính chuyên biệt, phát sinh từ thời
điểm được thành lập hoặc cho phép hoạt động và chấm dứt khi
pháp nhân không tồn tại.
 Năng lực hành vi: phát sinh và chấm dứt cùng thời điểm với
năng lực pháp luật của pháp nhân
Phân loại
 Pháp nhân thương mại: hoạt động vì mục đích lợi nhuận. Ví dụ,
Công ty TNHH, Công ty cổ phần.
 Pháp nhân phi thương mại: hoạt động không vì mục đích lợi
nhuận.  Ví dụ, Các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị.
Các loại chủ thể khác
 Nhà nước là chủ thể đặc biệt của quan hệ pháp luật bởi nhà
nước nguồn lực to lớn trong xã hội và có thể áp đặt ý chí trong
quan hệ pháp luật.
 Các thực thể nhân tạo khác có thể trở thành chủ thể của quan hệ
pháp luật khi có năng lực chủ thể như: tổ hợp tác, doanh nghiệp
tư nhân… 
2.2 Nội dung quan hệ pháp luật
2.2.1 Quyền của chủ thể
Khái niệm
- Là khả năng lựa chọn xử sự của chủ thể trong khuôn khổ quy
định của pháp luật.
Quy phạm pháp luất trên lí thuyế cón quan hệ pháp luật trong thực
tế
Vd được quyền trao đổi tài sản...

Đăc điểm:
 Khả năng xử sự theo cách thức được cho phép.
 Khả năng yêu cầu các chủ thể có liên quan thực hiện nghĩa vụ
hoặc chấm dứt những hành vi cản trở việc thực hiện quyền chủ
thể.
 Khả năng yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ
quyền, lợi ích của mình.
 • Khả năng xử sự theo cách thức được cho phép
 . • VD: được quyền mua bán hàng hóa, được quyền trao tặng. •
 Khả năng yêu cầu các chủ thể có liên quan thực hiện nghĩa vụ
(VD: chúng ta yêu cầu bên kia giá cả, hình thức giao hàng và
bên kia có nghĩa vụ làm theo yêu cầu của ta).
 • Chấm dứt những hành vi cản trở việc thực hiện quyền chủ thể.
 • Buộc bên kia phải chấm dứt hành vi vi phạm, buộc bên kia
phải bồi thường hoặc xin lỗi.
 • Khả năng yêu cầu các cơ quan NN có thăm
 quyền bảo vệ quyền, lợi ích của mình.
 • Buộc bên kia phải chấm dứt hành vi vi phạm, buộc bên kia
phải bồi thường hoặc xin lỗi. Nếu nhiều lần bên kia không tuân
theo thì ta được quyền kiện ra Tòa.
 • Cơ quan NN chỉ can thiệp vào khi có yêu cầu của bên đưa ra
yêu cầu

2.2.2 Nghĩa vụ của chủ thể
Khái niệm
 Là cách xử sự mà nhà nước bắt buộc chủ thể phải tiến hành theo
quy định của pháp luật nhằm đáp ứng việc thực hiện quyền của
chủ thể khác.
Đặc điểm:
 Sự bắt buộc xử sự hoặc chấm dứt hành vi cản trở việc thực hiện
quyền chủ thể khác.
 Trong trường hợp cần thiết, nghĩa vụ pháp lý được đảm bảo
bằng sự cưỡng chế Nhà nước.


  ĐÃ LÀ QUYỀN THÌ KHÔNG THỂ LÀ NGHĨA VỤ
 Bài tập 4: Xác định nội dung quan hệ pháp luật
 Công ty A ký kết hợp đồng mua bán tài sản với Nguyễn Văn B
hãy xác định:
 Một hình thức biểu hiện quyền và nghĩa vụ trong quan hệ trên.
Là quyền là công ty a phải yeu cầu b giao hàng đúng hạn, b có
nghĩa vụ phải giao hàng đúng hàng
 Việc A yêu cầu B giao hàng đúng hạn có biểu hiện nghĩa vụ hay
không?
 Hai bên thống nhất giải quyết tranh chấp bằng hòa giải là biểu
hiện của quyền hay nghĩa vụ?
 Là quyền
 Các bên thỏa thuận mức bồi thường thiệt hại là quyền hay nghĩa
vụ của bên gây thiệt hại?
 Là nghĩa vụ củ bên gây thiệt hại

2.3 Khách thể quan hệ pháp luật
Khái niệm: 
 Khách thể là những lợi ích vật chất hoặc tinh thần mà các bên
tham gia QHPL mong muốn đạt được.
Vai trò: 
- Khách thể là yếu tố thúc đẩy chủ thể tham gia quan hệ pháp
luật.

Bài tập 5: xác định khách thể quan hệ pháp luật


• A (nam) và B (nữ) ra tòa xin ly hôn. Lý do của A là B
không thanh toán số tiền lo hộ khẩu TP cho B. B cho
rằng A không đăng ký được hộ khẩu TP (quận 1) cho B.
• Nhà nước sẽ bảo vệ (có thể bằng biện pháp cưỡng chế)
nội dung nào: (1) thỏa thuận về hộ khẩu giữa A và B
hoặc (2) cuộc sống chung hạnh phúc?
• Khách thể trong quan hệ giữa người vi phạm pháp luật
giao thông (vượt đèn đỏ) và cảnh sát giao thông là gì?.

3. Sự kiện pháp lý


3.1 Khái niệm sự kiện pháp lý
Khái niệm
 Sự kiện pháp lý là điều kiện, hoàn cảnh, tình huống của đời
sống thực tế mà sự xuất hiện hay mất đi của chúng được quy
phạm pháp luật gắn với sự phát sinh, thay đổi, chấm dứt QHPL.
 Thời gian thì sự kiện pháp lí có trước kết quả là quan hệ pháp
luật

Đặc điểm
 Điều kiện, hoàn cảnh, tình huống thực tế.
 Được pháp luật gắn với sự phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ
pháp luật.
 Tính có trước so với quan hệ pháp luật.

3.2 Phân loại sự kiện pháp lý


Phân biệt theo tác dụng 
 Sự kiện pháp lý làm xuất hiện quan hệ pháp luật. Ví dụ,
hành vi nộp đơn khiếu nại làm phát sinh QHPL hành chính
giữa người khiếu nại và cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu
nại.
 Sự kiện pháp lý làm thay đổi quan hệ pháp luật. Ví dụ, thỏa
thuận chuyển hợp đồng thuê hàng hóa thành hợp đồng mua
bán.
 Sự kiện pháp lý làm chấm dứt quan hệ pháp luật. Ví dụ,
người  vợ hoặc chồng chết sẽ làm chấm dứt quan hệ hôn nhân.
Phân loại theo tính chất ý chí
 Sự kiện pháp lý làm xuất hiện quan hệ pháp luật. Ví dụ,
hành vi nộp đơn khiếu nại làm phát sinh QHPL hành chính
giữa người khiếu nại và cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu
nại.
 Sự kiện pháp lý làm thay đổi quan hệ pháp luật. Ví dụ, thỏa
thuận chuyển hợp đồng thuê hàng hóa thành hợp đồng mua
bán.
 Sự kiện pháp lý làm chấm dứt quan hệ pháp luật. Ví dụ,
người  vợ hoặc chồng chết sẽ làm chấm dứt quan hệ hôn nhân.
 Sự biến: những hiện tượng tự nhiên không phụ thuộc vào ý chí
của con người mà được pháp luật gắn với sự xuất hiện, thay đổi
và chấm dứt quan hệ pháp luật.
 Hành vi: 
 Hành vi hoạt động
 Hành vi hợp pháp vd: nộp đợn
 Hành vi bất hợp pháp phát sinh quy phạm bất hợp pháp xử
phạm hành chính vd:gây thương tích cho người khác
 Hành vi không hoạt động
 Hành vi không hành động hợp pháp
 Hành vi không hành động bất hợp pháp vd:mình có đk nhưg
không cứu giúp , không đi nghĩa vụ...

Phân loại theo mức độ phức tạp


 Sự kiện pháp lý giản đơn: có một sự kiện làm phát sinh, thay
đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật.
 Sự kiện pháp lý phức tạp: có nhiều sự kiện và có mối liên hệ
chặt chẽ giữa chúng làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ
pháp luật. . Rất khó tìm được quan hệ pháp luật. Vd như thấy
người chết xác định tìm ai giết thì mới tìm được ai là giết quan
hệ chịu tội với cơ quan nhà nước
3.3 Vai trò của sự kiện pháp lý
 Sự kiện pháp lý là cầu nối giữa quy phạm pháp luật và quan hệ
pháp luật
 Sự kiện pháp lý ảnh hướng để phân định loại quan hệ phap luật
 Sự kiện pháp lý ảnh hưởng đến nội tính chất quan hệ pháp lý

 Sự kiện pháp lý có liên hệ mật thiết với phần giả định của quy
phạm pháp luật.

BÀI 10: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VÀ ÁP DỤNG


PHÁP LUẬT
1. Khái niệm thực hiện pháp luật và các hình thức thực hiện
pháp luật
1.1. Khái niệm:
 NGHĨA RỘNG: Thực hiện pháp luật là một quá trình hoạt
động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào
cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các
chủ thể pháp luật.
 NGHĨA HẸP: Thực hiện pháp luật là hành vi hợp pháp của chủ
thể khi thực hiện các quyền và nghĩa vụ do pháp luật quy định.
 NẾU BIỂU HIỆN HÀNH VI CỤ THẺ RA BÊN NGOÀI
MỚI CHỊU SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA PHÁP LUẬT

1.2. Các hình thức thực hiện pháp luật


 Tuân theo pháp luật: không thực hiện điều PL cấm

 Thi hành pháp luật: thực hiện điều PL bắt buộc


 Sử dụng pháp luật: thực hiện điều PL cho phép
 Áp dụng pháp luật: chủ thể mang quyền lực nhà nước tổ
chức cho các cá nhân, tổ chức thực hiện các quyền và nghĩa
vụ, hoặc ra quyết định làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt
QHPL
TÌNH HUỐNG MINH HỌA:

Nộp đơn đăng ký kết hôn3


Công chứng hợp đồng mua bán nhà4
Dừng xe khi gặp đèn đỏ1
Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp2
Giải quyết tranh chấp thừa kế4
Không tố giác hành vi phạm tội5
Xử phạt hành vi đánh bạc4
Không khiếu nại hành vi gây phiền hà của cán bộ3NH HUỐNG
2. Áp dụng pháp luật
2.1. Các trường hợp cần áp dụng pháp luật
1. Khi cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước đối với
các chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật;
2. Khi các quyền và nghĩa vụ của chủ thể không thể mặc nhiên
phát sinh, thay đổi, chấm dứt nếu thiếu sự can thiệp của nhà
nước;
3. Khi các quyền và nghĩa vụ của chủ thể đã phát sinh nhưng có
sự tranh chấp mà các chủ thể không thể tự giải quyết được và
yêu cầu nhà nước can thiệp;
4. Khi nhà nước thấy cần phải tham gia để kiểm tra, giám sát
các bên tham gia quan hệ pháp luật hoặc để xác nhận sự tồn
tại hay không tồn tại của một sự kiện thực tế nào đó.
2.2. Đặc điểm của áp dụng pháp luật
 Áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính tổ chức, thể hiện
quyền lực nhà nước;
 Áp dụng pháp luật có hình thức và thủ tục chặt chẽ;
 Áp dụng pháp luật mang tính cá biệt, cụ thể;
 Áp dụng pháp luật mang tính sáng tạo

2.3. Các giai đoạn của quá trình áp dụng pháp luật
 Phân tích, làm sáng tỏ những tình tiết của vụ việc cần áp
dụng pháp luật và các đặc trưng pháp lý của chúng;
 Lựa chọn quy phạm pháp luật cần áp dụng và làm sáng tỏ nội
dung, ý nghĩa của quy phạm pháp luật đó;
 Ban hành văn bản áp dụng pháp luật;
 Tổ chức thực hiện văn bản áp dụng pháp luật.
Giai đoạn 1: Phân tích, làm sáng tỏ những tình tiết của vụ việc
 Nội dung: nghiên cứu, phân tích từng tình tiết, diễn biến của vụ
việc, dựa vào những căn cứ nhất định để làm sáng rõ tất cả
những khía cạnh, những nội dung các tình tiết của vụ việc.
Đồng thời cần xác định xem vụ việc, tình tiết đó có ý nghĩa
pháp lý không.
 Mục đích: giúp xác định được tính chân thực, đúng đắn của vụ
việc.
 Yêu cầu: 
 Xác định chính xác vụ việc thực tế xảy ra
 Tuân thủ tất cả các quy định mang tính thủ tục gắn với mỗi loại
vụ việc. 
 Ý nghĩa: Giai đoạn này nếu thực hiện tốt sẽ là tiền đề cho việc 
thực hiện những giai đoạn sau thực sự có hiệu quả 
       Giai đoạn 2: Lựa chọn quy phạm pháp luật cần áp dụng
 Nội dung: chọn quy phạm pháp luật phù hợp và giải thích nội
dung quy phạm pháp luật.
  Mục đích: chọn quy phạm pháp luật để áp dụng giải quyết vụ
việc
  Yêu cầu: chọn quy phạm pháp luật đang có hiệu lực pháp lý và
đúng với nội dung vụ việc cần áp dụng.
  Ý nghĩa: tìm được quy phạm pháp luật phù hợp để áp dụng và
đảm bảo cho việc ra văn bản pháp luật trong giai đoạn sau được
đúng đắn.
 Nếu như không lựa chọn được có thể cđình chỉ hợăc lập ra một
vb mới

     Giai đoạn 3: Ban hành văn bản áp dụng pháp luật



Nội dung: cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào kết quả
của những giai đoạn trước để ra văn bản áp dụng pháp luật trên
thực tế.
 Mục đích: các quyền và nghĩa vụ pháp lý chứa đựng trong các
quy phạm pháp luật được cá biệt hóa, cụ thể hóa đối với các chủ
thể nhất định.
 Yêu cầu: văn bản phải đúng hình thức, nội dung, trình tự, thẩm
quyền… và có tính khả thi cao.
 Ý nghĩa: cơ sở pháp lý phát sinh quyền và nghĩa vụ cho các chủ
thể, là biểu hiện quan trọng của quá trình áp dụng pháp luật.

Giai đoạn 4: Tổ chức thực hiện văn bản áp dụng pháp luật.
 Nội dung: nhà chức trách, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến
hành tổ chức cho các chủ thể thực hiện những nội dung, yêu cầu
nêu trong văn bản áp dụng pháp luật.
 Mục đích: đảm bảo thi hành nội dung quyết định được nêu
trong văn bản áp dụng pháp luật.
 Yêu cầu: thực hiện đúng, đủ các nội dung của văn bản áp dụng
pháp luật.
 Ý nghĩa: là một giai đoạn có ý nghĩa quan trọng đối với quá
trình áp dụng pháp luật; là kết quả của toàn bộ quá trình.
2.4. Áp dụng pháp luật tương tự
 Khái niệm: là hình thức sáng tạo trong hoạt động áp dụng pháp

luật nhằm khắc phục kịp thời các “lỗ hổng” của pháp luật. .
(ngược lại thì còn có ban hành văn bản pháp luật)

  Các hình thức:


 Áp dụng tương tự quy phạm pháp luật;
Khái niệm: Là việc áp dụng một quy phạm pháp luật để giải
quyết một quan hệ xã hội chưa có quy phạm pháp luật trực tiếp
điều chỉnh nhưng quan hệ xã hội này có tính chất tương tự với
quan hệ xã hội mà quy phạm pháp đó điều chỉnh.
Điều kiện:
1. Cần điều chỉnh bằng pháp luật;
2. Chưa có quy phạm pháp luật trực tiếp điều chỉnh
3. Có tính chất tương tự với QHXH có QPPL điều chỉnh
Ví dụ: Sử dụng quy định hợp đồng vay để giải quyết tranh chấp
về HỤI trước đây.

 Áp dụng tương tư pháp luật: 


  Khái niệm: là việc sử dụng những nguyên tắc pháp lý và ý thức
pháp luật để giải quyết  một vụ việc cụ thể mà chưa có quy
phạm pháp luật trực tiếp điều chỉnh, cũng không thể áp dụng
tương tự quy phạm pháp luật
Điều kiện:
1. Cần điều chỉnh bằng pháp luật;
2. Chưa có quy phạm pháp luật trực tiếp điều chỉnh
3. Không thể áp dụng tương tự QPPL
Điều kiện áp dụng pl tương tự

Bài 11: VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ


TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ
I. VI PHẠM PHÁP LUẬT
1. Khái niệm: 
VPPL là hành vi nguy hại cho xã hội, trái pháp luật, có lỗi, do chủ
thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại hoặc đe dọa
xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. 
3. Các dấu hiệu của VPPL
2.1 Hành vi xác định của con người

 Không phải là suy nghĩ, tư tưởng.


 Hành vi: là yếu tố biểu hiện ra bên ngoài dưới sự kiểm soát của
lý trí, là hoạt động có nhận thức của con người.
2.2. Hành vi trái pháp luật
 Trái pháp luật: ngược lại những gì pháp luật quy định. Biểu
hiện:
 Thực hiện hành vi pháp luật cấm (Ví dụ, giết người, cướp tài
sản…)
 Không thực hiện hành vi pháp luật bắt buộc ( ví dụ, không đội
mũ bảo hiểm khi lái xe, trốn thuế… );
 Thực hiện hành vi vượt quá giới hạn pháp luật cho phép (Ví
dụ, ký hợp đồng tình dục…)
 VI PHẠM PHÁP LUẬT LÀ HÀNH VI TRÁI PHÁP LUẬT


2.3. Hành vi trái pháp luật này có lỗi


  Khái niệm: Lỗi là trạng thái tâm lý phản ánh thái độ tiêu cực
của chủ thể đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả
do hành vi đó gây ra hoặc nguy cơ gây ra hậu quả do chủ thể
gây ra.
 Căn cứ xác định:

 Lý trí: Khả năng nhận thức và điều khiển hành vi;

 Ý chí: Khả năng lựa chọn hành vi


2.4. Do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện
 Khái niệm: khả năng chịu trách nhiệm (hậu quả bất lợi) của chủ
thể thực hiện hành vi trái pháp luật.
 Căn cứ xác định: (cá nhân)

 Độ tuổi;

 Khả năng nhận thức và điều khiển hành vi;


 Các yếu tố khác..
3. Cấu thành vi phạm pháp luật
 Mặt khách quan của VPPL
 Khái niệm: Là những biểu hiện bên ngoài của VPPL mà con
người có thể nhận thức được bằng trực quan;
 Các yếu tố:
 Hành vi trái pháp luật dạng hành động hoặc không hành
động;
 Hậu quả do hành vi trái pháp luật gây ra: thiệt hại vật chất
hoặc tinh thần;
 Mối quan hệ nhân - quả giữa hành vi trái pháp luật và sự thiệt
hại;
 Các yếu tố khác: thời gian, địa điểm, phương tiện vi phạm…
 HÀNH VI TRÁI PHÁP LUẬT

 HẨU QUẢ :
 Hậu quả do hành vi trái pháp luật gây ra: thiệt hại vật chất
hoặc tinh thần( sự thiệt hại xã hội)(là yếu tố bắt buộc phải
chứng minh)
 Có thể chứng minh hoặc không chứng minh
nhân bao giờ cũng xảy ra trước

 Tổn thất từ hành vi trái pháp luật là hậu quả từ


mối quan hệ nhân quả

• Cácc yếu tố khác như : dụng cụ, địa điểm , thời gian

 Mặt chủ quan của VPPL


 Khái niệm: là yếu tố phản ánh trạng thái tâm lý của chủ thể
thực hiện hành vi trái pháp luật.
 Các yếu tố:  
- Lỗi;
 Cố ý trực tiếp: chủ thể nhận thức được hành vi của mình là
nguy hiểm và có khả năng gây thiệt hại cho XH và mong muốn

cho hậu quả xảy ra; vd ông a có nhà sát ôb mâu thuẫn đất đai, ôa
chửi ôbôb rợt ôa và đâm vào ôa 100 nhát ( nặng nhất )

 Cố ý gián tiếp: chủ thể nhận thức được hành vi của mình là
nguy hiểm và có khả năng gây thiệt hại cho XH nhưng có ý để
mặc cho hậu quả xảy ra; ôa trồng lúa nhưng bị chuột ăn nên đặt
dây chì có điệnôb đạp dâychì chết
CÁC HÌNH THỨC LỖI:
• Vô ý vì quá tự tin: chủ thể nhận thức được hành vi của mình
là nguy hiểm và có khả năng gây thiệt hại cho XH nhưng hi
vọng, tin tưởng hậu quả không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn
được. Vd ôa chạy xe ẩu trên đường vô ý tông vào bà b do quá tự
tin là mình chyạ xe tốt
• Vô ý do cẩu thả: Do khinh suất, cẩu thả nên chủ thể không
nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm mặc dù có thể
và cần phải thấy trước.vd 3 người abc nhậu trên chung cư ở
tầng 7 bỏ bia từ trên tầng 7 trúng người chết

- Động cơ;

 Động cơ: là yếu tố thúc đẩy chủ thể VPPL (ví dụ: động cơ trả
thù, đê hèn, ganh tỵ, đua đòi, ghen tuông…);
- Mục đích
 Mục đích: là kết quả cuối cùng mà chủ thể VPPL mong muốn
đạt được (dục vọng, tài sản, tính mạng, thương tích…)

 Chủ thể của VPPL


 Khái niệm: Là những cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi trái
pháp luật có năng lực trách nhiệm pháp lý.

 Năng lực trách nhiệm pháp lý: khả năng chịu trách nhiệm của
chủ thể. Đối với cá nhân thường căn cứ vào: Độ tuổi; Khả năng
nhận thức; Các yếu tố khác.

 Khách thể của VPPL


 Khái niệm: Là những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ và
bị hành vi VPPL xâm hại tới.
 Không phải đối tượng vd như mất laptop thì khách thể là
chủ cái laptop

 Ví dụ:
- Quan hệ trong trật tự quản lý nhà nước trên các lĩnh vực;
 Quan hệ sở hữu;

 …

 
4. Phân loại vi phạm pháp luật
Căn cứ vào tính chất của hành vi vi phạm, có 4 loại:
 Vi phạm hình sự tức là tội phạm, là hành vi nguy hiểm, trái PL
hình sự, có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm hình sự thực
hiện.
 Vi phạm hành chính: là hành vi nguy hiểm nhưng chưa đến mức
bị coi là tội phạm.
 Vi phạm dân sự: là hành vi vi phạm các quan hệ về tài sản, nhân
thân được pháp luật dân sự bảo vệ. 
 Vi phạm kỷ luật: là những hành vi có lỗi, trái PL, kỷ luật của
đơn vị, cơ quan.

 II. TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ

1. Khái niệm: Trách nhiệm pháp lý là hậu quả bất lợi mà chủ thể
vi phạm pháp luật phải gánh chịu, phát sinh trên cơ sở vi phạm
pháp luật, được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế
của nhà nước.
2. Đặc điểm: 
 Cơ sở thực tế của TNPL là VPPL.
 TNPL gắn liền hậu quả bất lợi.
 Cơ sở pháp lý của TNPL là VBADPL có hiệu lực của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền.
TNPL liên quan mật thiết đến cưỡng chế nhà nước.
1. Phân loại trách nhiệm pháp lý
 Tương ứng với 04 loại VPPL có 04 loại TNPL, gồm:
– Trách nhiệm hình sự vd ôa đâm xe chết ngươig
– Trách nhiệm hành chính
– Trách nhiệm dân sựvd bồi thường tiền
– Trách nhiệm kỷ luậtvd đuổi việc
– Hành sự không bao h đi đôi

NHẬN ĐỊNH PHẦN NHÀ NƯỚC


1. Đặc trưng của hình thức chính thể cộng hòa tổng thống là Quốc hội có thể giải tán Chính
phủ.
- Nhận định Sai.
- Chỉ có Tổng thống mới có quyền giải tán Chính phủ. Bởi vì, Chính phủ bao gồm: phó
tổng thống và các bộ trưởng do tổng thống bổ nhiệm và cách chức. Tổng thống là
người bổ nhiệm các thành viên của chính phủ nên tổng thống sẽ có quyền cách chức
các thành viên trong CP dẫn đến giải tán CP. Còn QH là cơ quan lập pháp có trách
nhiệm giám sát và tác động các mặt điều hành của Chính phủ như phê chuẩn ngân sách
quốc gia, chất vấn các quan chức chính phủ về những hành động và quyết định của họ
nhằm các mục tiêu như chống lãng phí, các hành vi dối trá, bảo đảm việc tuân thủ pháp
luật của các thành viên thuộc nhánh hành pháp, chứ không có quyền giải tán CP.
2. Những học thuyết phi Mác xít lý giải không chân thực và thiếu khoa học về nguồn gốc,
bản chất nhà nước.
- Nhận định Sai.
- Những học thuyết phi Mác xít bao gồm: thuyết thần quyền, thuyết gia trưởng, thuyết
bạo lực, thuyết khế ước xã hội, thuyết tâm lý,... Trong đó, thuyết khế ước xã hội cho
rằng NN ra đời trên cơ sở 1 hợp
- đồng hay 1 thỏa thuận xã hội tự nguyện giữa các thành viên trong xã hội nhằm bảo tồn
cuộc sống tự do và tài sản của họ. Do vậy quyền lực NN là xuất phát từ nhân dân, do
nhân dân ủy quyền cho NN. Chính vì vậy, NN có nguồn gốc từ xã hội chứ không phải
từ lực lượng siêu nhiên, đóng vai trò phục vụ nhân dân chứ không phải cai trị. Học
thuyết này đánh dấu bước phát triển nhận thức mới của con người về nguồn gốc NN,
tiến bộ, thừa nhận chủ quyền nhân dân.
3. Các cơ quan nhà nước không có tính hệ thống.
- Nhận định Sai.
- Các CQNN có tính hệ thống. Bởi vì, CQNN được thành lập và hoạt động dựa trên cơ
sở các trình tự, thủ tục do PL quy định, nghĩa là phải có các văn bản QPPL quy định
cho việc thành lập và hoạt động của cơ quan; cũng như là cơ cấu, quyền hạn, thẩm
quyền của các cơ quan đó. Chứ không phải sự tùy tiện thành lập nên các cơ quan đó.
Mặc dù, mỗi CQNN đều có thẩm quyền riêng nhưng các CQNN luôn tồn tại trong hệ
thống thống nhất là BMNN.
4. Khái niệm Nhà nước xã hội chủ nghĩa không còn là nhà nước nguyên nghĩa mà chỉ là
« nửa nhà nước ».
- Nhận định Đúng.
- Trong quan điểm của các nhà kinh điển mác - xít, nhà nước là một bộ máy cai trị của
giai cấp thống trị, vì thế chức năng giai cấp và chức năng xã hội luôn thống nhất và
quan hệ biện chứng với nhau. Khi chức năng giai cấp yếu thì chức năng xã hội mạnh và
ngược lại, cho nên, khi chức năng giai cấp yếu đi thì chức năng xã hội ngày một mạnh
hơn và đến khi chức năng giai cấp không còn nữa (khi xã hội không còn giai cấp) thì
nhà nước chỉ còn chức năng xã hội, lúc đó nhà nước không còn bản chất của bộ máy
cai trị của giai cấp thống trị nữa mà chuyển thành bộ máy tự quản của cộng đồng.
Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, với những đặc trưng cơ bản về kinh tế (chế độ công hữu
về tư liệu sản xuất cơ bản) và xã hội (giai cấp công nhân là giai cấp thống trị, nhưng lợi
ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động là thống nhất với nhau; làm theo năng
lực, hưởng theo lao động), vì thế trong xã hội này, chức năng xã hội của nhà nước nổi
trội hơn cả hay nói cách khác chức năng giai cấp của nhà nước ngày một yếu đi, chức
năng xã hội của nhà nước ngày một mạnh hơn. Đây là những biểu hiện cho thấy, nhà
nước xã hội chủ nghĩa không còn “nguyên bản” nhà nước nữa mà chuyển dần sang
thiết chế tự quản, phi giai cấp.
5. Chức năng chính của Chính phủ là xây dựng pháp luật.
- Nhận định Sai.
- Chức năng chính của CP là thực hiện quyền hành pháp, tức là thi hành pháp luật. Còn
thực hiện quyền lập pháp, tức là xây dựng pháp luật thì là chức năng chính của QH.
6. Nhà nước là một hiện tượng bất biến trong xã hội.
Nhận định Sai.
Nhà nước chỉ tồn tại khi còn giai cấp, còn mâu thuẫn và đấu tranh giai cấp đến mức gây
gắt không thể điều hòa được. Trong lịch sử đã trải qua 5 hình thái xã hội là công xã
nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa.
Trong đó, nhà nước cộng sản chủ nghĩa được cho là 1 kiểu nhà nước hoàn hảo, quan hệ
sản xuất của kiểu nhà nước này là công hữu về tư liệu sản xuất. Chính vì vậy, nhà nước
này sẽ không xuất hiện tình trạng kẻ giàu người nghèo nên không có phân chia giai
cấp, mâu thuẫn và đấu tranh giai cấp. Nếu không còn giai cấp thì tất yếu điều kiện để
hình thành nhà nước không còn nữa và dẫn đến không xuất hiện nhà nước trong hình
thái xã hội cộng sản nguyên thủy.

7. Nhà nước tư bản chủ nghĩa không còn là nhà nước nguyên nghĩa mà chỉ là nhà nước nửa
nhà nước.
● Nhận định Đúng.
● Trong quan điểm của các nhà kinh điển mác - xít, nhà nước là một bộ máy cai trị của
giai cấp thống trị, vì thế chức năng giai cấp và chức năng xã hội luôn thống nhất và
quan hệ biện chứng với nhau. Khi chức năng giai cấp yếu thì chức năng xã hội mạnh và
ngược lại, cho nên, khi chức năng giai cấp yếu đi thì chức năng xã hội ngày một mạnh
hơn và đến khi chức năng giai cấp không còn nữa (khi xã hội không còn giai cấp) thì
nhà nước chỉ còn chức năng xã hội, lúc đó nhà nước không còn bản chất của bộ máy
cai trị của giai cấp thống trị nữa mà chuyển thành bộ máy tự quản của cộng đồng.
Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, với những đặc trưng cơ bản về kinh tế (chế độ công hữu
về tư liệu sản xuất cơ bản) và xã hội (giai cấp công nhân là giai cấp thống trị, nhưng lợi
ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động là thống nhất với nhau; làm theo năng
lực, hưởng theo lao động), vì thế trong xã hội này, chức năng xã hội của nhà nước nổi
trội hơn cả hay nói cách khác chức năng giai cấp của nhà nước ngày một yếu đi, chức
năng xã hội của nhà nước ngày một mạnh hơn. Đây là những biểu hiện cho thấy, nhà
nước xã hội chủ nghĩa không còn “nguyên bản” nhà nước nữa mà chuyển dần sang
thiết chế tự quản, phi giai cấp.
1. Chế độ chính trị dân chủ chỉ tồn tại trong nhà nước quân chủ.

Nhận định Sai.

Chế độ chính trị dân chủ không chỉ tồn tại trong nhà nước quân chủ mà còn tồn tại trong nhà
nước cộng hòa dân chủ. Trong nhà nước quân chủ (cụ thể là nhà nước quân chủ lập hiến) thì
chế độ chính trị dân chủ thể hiện ở mọi quyền lực, mọi chi phối các hoạt động trong xã hội
không còn tập trung trong tay vua hay nữ hoàng, quyền lực của nhà vua bị quyền lập pháp của
nghị viện hạn chế bằng hiến pháp; mang tính hình thức, nghi lễ; vua với tư cách là người đứng
đầu nhà nước, là biểu tượng của dân tộc, còn quyền lập pháp được giao cho nghị viện, quyền
hành pháp được giao cho chính phủ, quyền tư pháp giao cho toà án. Và các cơ quan như nghị
viện, chính phủ, tòa án sẽ do nhân dân bầu ra. Trong nhà nước cộng hòa dân chủ thì chế độ
chính trị dân chủ thể hiện ở chỗ chủ thể có quyền bầu cử và quyền được bầu cử chính là các
tầng lớp nhân dân; bầu cử theo các nguyên tắc: trực tiếp, phổ thông, bình đẳng, bỏ phiếu kín.
2. Tòa án phải độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.

Nhận định Đúng.

Sự độc lập của Tòa án có nghĩa là cả hệ thống Tòa án, cũng như từng thẩm phán phải có khả
năng thực hiện trách nhiệm nghề nghiệp của mình mà không chịu ảnh hưởng của các nhánh
quyền lực lập pháp và hành pháp. Dựa trên nguyên tắc phân quyền, quyền lực của Tòa án phải
được tách rời khỏi sự ảnh hưởng của quyền lực lập pháp và hành pháp. Ngoài ra, tính độc lập
của thẩm phán chính là một trong những yếu tố cơ bản của bộ máy tư pháp độc lập. Thẩm
phán chỉ có thể hoàn thành tốt vai trò của mình khi hoàn toàn được độc lập trong hoạt động
chuyên môn. Chính hoạt động độc lập chỉ tuân theo pháp luật của thẩm phán là nhằm mục
đích bảo đảm quyền con người, quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật, tránh mọi sự
lợi dụng chức quyền.

3. Trong công xã nguyên thủy không tồn tại hệ thống quản lý và quyền lực.

Nhận định Sai.

Chế độ công xã nguyên thủy là hình thái kinh tế xã hội đầu tiên của xã hội loài người. Mặc dù
chưa có sự phân chia thành giai cấp và chưa có nhà nước, nhưng trong xã hội này vẫn tồn tại
hệ thống quản lý và quyền lực. Điều đó được thể hiện ở chỗ cơ quan quản lý cao nhất của thị
tộc là Hội đồng thị tộc, cơ quan này bàn bạc dân chủ và cùng đưa ra những quyết định tập thể
một cách bình đẳng về những vấn đề quan trọng của thị tộc. Quyết định của hội đồng thị tộc là
sự thể hiện ý chí chung, có tính bắt buộc đối với mọi thành viên và họ thực hiện một cách tự
nguyện. Nếu một thành viên không tự giác thực hiện thì hội đồng thị tộc sẽ dùng các biện pháp
cưỡng chế tự nhiên mang tính chất cộng đồng mạnh mẽ để xử phạt. Ngoài ra, hội đồng thị tộc
còn bầu tù trưởng (người có quyền cầm đầu trong thời bình) và người thủ lĩnh (có quyền trong
hoạt động quân sự). Họ là những người thực hiện quyền lực và quản lý công việc của chung
của thị tộc, nhưng hoàn toàn không có bất kỳ đặc quyền đặc lợi nào so với các thành viên
khác.

4. Cơ quan cơ quan lập pháp là đại diện.


5. Chức năng nhà nước là nhiệm vụ của nhà nước

Nhận định Sai.

Chức năng nhà nước là những phương hướng, phương diện, mặt hoạt động chủ yếu của nhà
nước nhằm thực hiện các nhiệm vụ đặt ra trước nhà nước. Còn nhiệm vụ của nhà nước là mục
tiêu mà nhà nước cần đạt được, những vấn đề đặt ra mà nhà nước phải giải quyết. Từ đó, ta
thấy nhiệm vụ sẽ quyết định chức năng của nhà nước. Ví dụ: Ở nhà nước CHXHCNVN để
thực hiện nhiệm vụ xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội thì nhà nước phải thực hiện các
chức năng như: chức năng tổ chức và quản lý kinh tế, văn hóa, giáo dục; chức năng bảo vệ trật
tự pháp luật,... Ngược lại, để thực hiện chức năng tổ chức và quản lý kinh tế thì nhà nước phải
đặt ra những nhiệm vụ như: tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhiệm vụ hợp tác kinh tế
quốc tế,....

6. Đặc trưng của hình thức chính thể quân chủ là nhà vua đóng vai trò nguyên thủ quốc gia.

Nhận định Đúng.


Trong hình thức chính thể quân chủ bao gồm: chính thể quân chủ tuyệt đối và chính thể quân
chủ hạn chế. Đối với chính thể quân chủ tuyệt đối thì vua giữ vai trò nguyên thủ quốc gia, nắm
giữ quyền lực tuyệt đối từ lập pháp, hành pháp đến tư pháp. Đối với chính thể quân chủ hạn
chế thì lại chia thành quân chủ nhị nguyên và quân chủ đại nghị. Trong quân chủ nhị nguyên
thì vua với tư cách là nguyên thủ quốc gia, giữ quyền hành pháp; và nghị viện nắm quyền lập
pháp; cụ thể là Vương quốc Maroc, Gioóc-đa-ni. Còn quân chủ đại nghị thì vua giữa vai trò
nguyên thủ quốc gia nhưng không có thực quyền mà chủ mang tính biểu tượng cho tinh thần
đoàn kết, thống nhất quốc gia, dân tộc; cụ thể là Canada, Thái Lan, Nhật Bản,...

7. Bộ máy nhà nước có tính hệ thống

Nhận định Đúng.

Bởi vì BMNN là một hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương được tổ
chức theo nguyên tắc chung thống nhất, tạo thành cơ chế đồng bộ để thực hiện các nhiệm vụ
và chức năng của nhà nước. Tức là, BMNN không phải là một tập hợp ngẫu nhiên của các
CQNN mà là một hệ thống các cơ quan nhà nước, các cơ quan có mối liên hệ về tổ chức và
hoạt động. Bất kỳ 1 hoạt động, 1 cơ quan nào nó cũng có thể ảnh hưởng, tương tác với các cơ
quan khác. Ví dụ: Hệ thống bộ máy nhà nước nước ta có cơ quan quyền lực nhà nước
quốc hội và HĐND các các , cơ quan hành chính nhà nước chính phủ và UBND, cơ
quan xét xử là hệ thống tòa án , cơ quan kiểm sát là hệ thống viện kiểm sát . Các cơ
quan sẽ liên kết phối hợp với nhau theo những nguyên tắc nhất định ví dụ như quốc
hội bầu ra chính phủ. HĐND cấp nào thì sẽ bầu UBND cấp đó, bầu ra cơ quan nào
thì cơ quan đó sẽ chịu trách nhiệm cơ quan cấp trên. Ngoài ra, BMNN được tổ chức và
hoạt động theo những nguyên tắc chung, thống nhất, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của
BMNN là những nguyên lý hay tư tưởng chỉ đạo phải tuân theo, ví dụ nguyên tắc Đảng lãnh
đạo, nguyên tắc tập quyền,…

8. Hình thức chính thể cộng hòa dân chủ chỉ có trong nhà nước tư bản chủ nghĩa.

Nhận định Sai.

Hình thức chính thể cộng hòa dân chủ không chỉ có trong nhà nước tư bản chủ nghĩa mà còn
tồn tại ở nhà nước xã hội chủ nghĩa. Trong tất cả các kiểu nhà nước trong lịch sử đều có chính
thể cộng hòa dân chủ như cộng hòa dân chủ chủ nô (Aten); cộng hòa dân chủ phong kiến
(Napoli - Italia, Nopgorot - Nga); cộng hòa dân chủ tư sản và cộng hòa xã hội chủ nghĩa.
Chính thể cộng hòa dân chủ xã hội chủ nghĩa được thể hiện dưới ba hình thức là Công xã Pari,
cộng hòa xô viết, cộng hòa dân chủ nhân dân.

9. Nhà nước và xã hội là hai hiện tượng hoàn toàn có thể đồng nhất.

Nhận định Sai.

Nhà nước là một tổ chức chính trị đại diện cho dân cư sinh sống trên một vùng lãnh thổ, nắm
giữ quyền lực công cộng để thực hiện chủ quyền, quản lý điều hành xã hội và xác lập trật tự
pháp luật nhằm bảo vệ lợi ích của nhà nước và toàn xã hội. Xã hội là một thực thể tồn tại
quanh ta, chứa đựng từng cá nhân trong xã hội, những mối quan hệ xã hội, những vấn đề xoay
quanh, tác động trong đời sống của con người. Khác với Nhà nước sử dụng biện pháp hành
chính, thì các tổ chức xã hội hướng dẫn hành vi của thành viên dựa trên các giá trị xã hội.
10. Nhiệm vụ của nhà nước là vĩnh cửu và bất biến.

Nhận định Sai.

Nhiệm vụ của nhà nước là những mục tiêu mà nhà nước cần đạt được, những vấn đề đặt ra mà
nhà nước phải giải quyết. Tùy vào từng hoàn cảnh, trường hợp và tình hình đất nước mà nhà
nước sẽ đưa ra những nhiệm vụ lâu dài hoặc nhiệm vụ cấp bách. Nếu một nhiệm vụ đặt ra và
được hoàn thành thì nhiệm vụ đó sẽ mất và tiếp tục hình thành một nhiệm vụ mới. VD: khủng
hoảng kinh tế năm 2008, khủng hoảng kinh tế năm 1997. Trước mắt phải ổn định thị trường
tiền tệ, ổn định hệ thống ngân hàng. Nhiệm vụ trước mắt nằm trong tổng thể lâu dài là xây
dựng kinh tế thị trường theo định hướng XHCN.

11. Quyền ban hành và quản lý xã hội bằng pháp luật được thực hiện bởi các tổ chức chính trị
trong xã hội.
Nhận định sai.
Nhà nước là tổ chức chính trị cơ bản nhất của hệ thống chính trị và là tổ chức chính trị duy
nhất trong xã hội có khả năng ban hành pháp luật và quản lý xã hội bằng pháp luật.
12. Chủ quyền quốc gia luôn tập trung ở chính quyền trung ương.
Nhận định đúng.
Chủ quyền quốc gia là quyền làm chủ đối với quốc gia, là thuộc tính chính trị – pháp lý không
thể tách rời khỏi quốc gia. Chủ quyền quốc gia bao gồm nhiều nội dung, trong đó có các
quyền cơ bản là quyền bất khả xâm phạm lãnh thổ, quyền tự quyết định những công việc của
quốc gia, quyền độc lập trong quan hệ đối ngoại. Trong đó, quyền làm chủ đối với quốc gia
được tập trung ở chính quyền trung ương.
13. Nhà nước xã hội chủ nghĩa chỉ bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
Nhận định sai.
Nhà nước xã hội chủ nghĩa là một kiểu tổ chức quyền lực đặc biệt của nhân dân lao động, đặt
dưới sự lãnh đạo của chính đảng, của giai cấp công nhân. Nhà nước xã hội chủ nghĩa là kiểu
nhà nước của dân, do dân và vì dân, bảo vệ lợi ích của toàn thể nhân dân.
14. Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội hoặc Nghị viện là đặc trưng của chế độ cộng
hòa đại nghị.
Nhận định sai.
Trong chính thể cộng hòa đại nghị, chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội hoặc Nghị
viện. Nhưng chính thể cộng hòa đại nghị không phải chính thể duy nhất có đặc điểm này.
Chính vì vậy, đặc điểm chính phủ chịu trách nhiệm trước nghị viện hoặc quốc hội không phải
đặc trưng của chính thể cộng hòa đại nghị. Chính thể quân chủ đại nghị cũng có đặc điểm
này.
15. Bộ máy nhà nước không có tính hệ thống chặt chẽ.
Nhận định sai.
Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương xuống địa phương được
tổ chức theo những nguyên tắc chung thống nhất, tạo thành cơ chế đồng bộ để thực hiện các
nhiệm vụ và chức năng của nhà nước. Tính hệ thống của nhà nước được thể hiện ở chỗ, các
cơ quan trong bộ máy nhà nước không phải là những bộ phận riêng biệt, tách rời nhau mà
giữa chúng luôn có mối liên kết, ràng buộc lẫn nhau.
16. Trong hình thức chính thể quân chủ có thể có dân chủ.
Nhận định đúng.
Hình thức chính thể quân chủ lập hiến tồn tại chế độ dân chủ, cụ thể là hình thức chính thể
quân chủ hạn chế. . Trong hình thức chính thể này, vua vẫn giữ vai trò là nguyên thủ quốc gia,
song, vua không nắm giữ quá nhiều quyền lực hoặc thậm chí không có thực quyền; mọi
quyền lực, mọi chi phối các hoạt động trong xã hội do nghị viện, thủ tướng do người dân bầu
ra lãnh đạo.
17. Sự biến đổi của nhiệm vụ sẽ dẫn đến sự biến đổi chức năng của nhà nước. Câu 5 nhận định
đề AUF46.
Nhận định đúng. Nhận định đúng. Nhiệm vụ nhà nước là mục tiêu mà nhà nước cần đạt
được, những vấn đề đặt ra mà nhà nước phải giải quyết. Chức năng nhà nước là phương diện
thực hiện nhiệm vụ của nhà nước. Chức năng nhà nước được hình thành và cụ thể hóa trên
cơ sở những nhiệm vụ cơ bản nhằm đạt được mục đích đặt ra trước nhà nước. Như vậy, sự
thay đổi nhiệm vụ nhà nước dẫn đến sự thay đổi chức năng nhà nước.
18. Nhà nước xã hội chủ nghĩa không thể là công cụ trấn áp giai cấp.
Nhận định đúng. Nhà nước xã hội chủ nghĩa là một kiểu tổ chức quyền lực đặc biệt của nhân
dân lao động, đặt dưới sự lãnh đạo của chính đảng, của giai cấp công nhân. Nhà nước xã hội
chủ nghĩa là kiểu nhà nước của dân, do dân và vì dân, bảo vệ lợi ích của toàn thể nhân dân.
19. Thẩm quyền là một trong những yếu tố căn bản để phân biệt cơ quan nhà nước với tổ chức
xã hội.
Nhận định đúng. Thẩm quyền được hiểu là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ hành động, quyết
định của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống bộ máy Nhà nước do pháp luật quy định. Như
vậy chỉ có cơ quan nhà nước mới được pháp luật quy định. Thẩm quyền là một trong những
yếu tố căn bản để phân biệt cơ quan nhà nước với tổ chức xã hội.

20. Đặc trưng của chế độ đại nghị là nghị viện không thể thành lập và giải tán chính phủ.
Nhận định sai. Trong chế độ đại nghị, nghị viện không thể thành lập chính phủ nhưng có thể giải
tán chính phủ. Trong hình thức chính thể quân chủ đại nghị, trong trường hợp nghị viện không tín
nhiệm chính phủ thì có thể tiến hành bỏ phiếu bất tín nhiệm, với một tỷ lệ bất tín nhiệm nhất
định chính phủ phải từ chức hoặc bị giải tán.
21. Nhà nước quản lý ít nhất là tốt nhất.
Đây là nhận định đúng. nhà nước phải đánh giá đúng thực trạng quốc gia và xu hướng phát
triển để lựa chọn chính sách cho phù hợp mới là yếu tố quyết định để vận hành thành công
công tác quản lý của nhà nước . nên nhà nước nên tạo điều kiện để những người dân tự lo
cho mình và đóng thuế cho nhà nước. thì nhà nước quản lí ít quản lý hơn mà dễ đạt đến sự
ấm no. như vật quan niệm trên là đúng nhưng cần tránh chồng chéo chức năng giữa các cơ
quan trong hệ thống quản lý để thúc đẩy nền kinh tế
22. Nhà nước có quyền lực công cộng đặc biệt.
đây là nhận định đúng. bởi vì nhà nước là đại diện cho xã hội. Là chủ thể đại diện chính thức
cho xã hội trong phạm vi lãnh thổ quốc gia mà nhà nước còn đại diện chính thức cho mối
quan hệ với các chủ thể quốc tế. Quản lý các lĩnh vực của đời sống. Các lĩnh vực của đời sống
xã hội thì nó đòi hỏi không chỉ là sự tuyên truyền giáo dục phổ biến các quy định của pháp
luật mà trong nhiều trường hợp thì nó còn đòi hỏi phải có quyền sử dụng sức mạnh bạo lực
của nhà nước để buộc các chủ thể thực hiện .Có nguồn lực vật chất . Chỉ có nhà nước với tư
cách là chủ thể nắm trong tay quyền lực về kinh tế thực hiện quyền thống trị về kinh thì nhà
nước có đầy đủ điều kiện để xây dựng cho mình bộ máy và nuôi dưỡng bộ máy đó một cách
có hiệu quả nhất

23. Chế độ chính trị dân chủ chỉ tồn tại trong nhà nước cộng hòa. ( câu 5 lớp f)

24. Nhà nước chỉ là bộ máy trấn áp giai cấp của giai cấp thống trị.
nhận định sai . nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, một bộ máy chuyên
làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện những chức năng quản lý đặc biệt nhằm duy trì trật tự
xã hội , thực hiện mục đích bảo vệ địa vị của giai cấp thống trị trong xã hội . nhà nước vẫn là
công cụ mà giai cấp thống trị sử dụng để bảo vệ quyền lực cho giai cấp mình , tuy nhiên bên
cạnh đó nó còn là phương tiện để duy trì trật tự xã hội mang lại lợi ích phát triển ổn định cho
xã hội
25. Áp dụng nguyên tắc phân quyền là sự đảm bảo quyền dân chủ cho nhân dân.

đây là nhận định đúng. bộ máy nhà nước phân quyền lực thành 3 nhánh : hành pháp , lập và
tư pháp nhờ đó người dân mới có thể tham gia vào việc quyết định các chính sách của mỗi
quốc gia hay quyết định sự hình thành bộ máy nhà nước thông qua bầu cử
26. Quyền ban hành và quản lý xã hội bằng pháp luật được thực hiện bởi cơ quan nhà nước.
nhận định sai. để ban hành và quản lí xã hội bằng pháp luật được nhà nước đảm bảo thực
hiện như tuyên truyền giáo dục phổ biến pháp luật và trong những trường hợp đặc biệt nhà
nước quyền áp dụng những biện pháp cưỡng chế
27. Việc thực hiện chức năng nhà nước có thể tác động đến nhiệm vụ của nhà nước.
nhận định đúng . Ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành nhiệm vụ của nhà nước nếu chức
năng nhà nước nếu được thực hiện tốt thì nhiệm sẽ nhanh hoàn thành hơn và ngược lại Một
chức năng có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ

28. Chính phủ không chịu trách nhiệm trước Quốc hội hay Nghị viện.
đây là nhận định sai. bởi vì chính phủ là cơ quan được quốc hội hay nghị viện thành lập ra và
chịu sự giám sát của quốc hội hoặc nghị viện nên chính phủ phải chịu trách nhiệm trước quốc
hội và nghị viện
29. Bản chất giai cấp của các kiểu nhà nước là không khác nhau.
đây là nhận định đúng. tuy mỗi kiểu nhà nước có cơ cấu giai cấp, tính chất quan hệ
trong xã hội,.. là khác nhau tuy nhiên bản chất của tính giai cấp của nhà nước là thể
hiện ý chí giai cấp và sự bảo vệ lợi ích giai cấp trong tổ chức và hoạt động của nhà nước
30. Toà án cần độc lập trong xét xử.
nhận định đúng. tòa án độc lập có nghĩa là đòi hỏi không một chủ thể nào được can
thiệp một cách vô cớ hay không thoả đáng vào quá trình xét xử, cũng như không được
xét lại các phán quyết của Tòa án. nhờ thế quy trình xét xử của tòa án được diễn ra
khép kín , ít bị tác động của các nhân tố khác nên sẽ có tính khách quan
31. Trong mọi chính thể cộng hòa đại nghị, thủ tướng là nguyên thủ quốc gia.

Nhận định Sai.


Trong chính thể cộng hòa đại nghị, tổng thống mới là nguyên thủ quốc gia. Tổng thống do
nghị viện bầu ra, giữ vai trò nguyên thủ quốc gia nhưng không có thực quyền, chức danh
mang tính biểu tượng, hình thức. Điều này được giải thích rằng tổng thống không phải do dân
bầu ra nên người dân không ủy thác quyền lực cho tổng thống, nên tổng thống không có thực
quyền. Một số quốc gia theo chính thể này như Đan Mạch, Singapore,...

32. Một trong những đặc trưng của nhà nước là có quyền lực công cộng đặc biệt.

Nhận định Đúng

Bất kỳ 1 NN nào để có thể quản lý được xã hội thì cũng đều phải có quyền lực. Quyền lực mà
NN sử dụng trong xã hội có NN, có giai cấp là quyền lực công cộng đặc biệt. Quyền lực công
cộng đặc biệt chính là khả năng sử dụng sức mạnh, vũ lực của NN thông qua các lực lượng vũ
trang. Trong xã hội có NN thì tồn tại giai cấp thống trị và giai cấp bị trị với giai nhiều giai cấp,
tầng lớp khác nhau, thì NN không chỉ đơn thuần sử dụng quyền lực xã hội mà NN cần phải có
1 quyền lực khác mạnh hơn, đủ để duy trì địa vị xã hội của mình, bảo vệ lợi ích của mình và
cho xã hội đó ổn định trong 1 trật tự mà NN mong muốn.

33. Nhà nước được thực hiện những công việc mà pháp luật quy định.

Nhận định Đúng.

Trong xã hội hiện đại, người dân đòi hỏi nhà nước mặc dù có quyền đặt ra pháp luật nhưng nội
dung của pháp luật phải phản ánh ý chí của nhân dân. Nhà nước cũng phải tôn trọng pháp luật
và đặt mình, hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật.

34. Bản chất giai cấp của nhà nước thực chất chỉ là một giai cấp nhất định nắm quyền lực nhà
nước.

Nhận định Đúng.

Tính giai cấp của NN là sự tác động của yếu tố giai cấp đến đặc điểm và xu hướng
phát triển cơ bản của NN. Bất kỳ một NN nào từ khi ra đời cho đến suốt quá trình
tồn tại của mình thì NN đó luôn luôn thuộc về 1 giai cấp hoặc 1 liên minh giai cấp.
NN chính là bộ máy cưỡng chế đặc biệt do giai cấp thống trị tổ chức ra để trấn áp
các giai cấp khác, nhằm duy trì, củng cố, bảo vệ và phục vụ lợi ích của giai cấp
thống trị xã hội.

35. Nguyên thủ quốc gia chỉ tồn tại trong các nhà nước quân chủ.

Nhận định Sai.

Nguyên thủ quốc gia không chỉ tồn tại trong các nhà nước quân chủ mà còn tồn tại trong các
nhà nước cộng hòa. Chẳng hạn như cộng hòa tổng thống, cộng hòa đại nghị và cộng hòa hỗn
hợp thì tổng thống là cũng là nguyên thủ quốc gia.

36. Chức năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa là quản lý kinh tế - xã hội.

Nhận định Sai.


Chức năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa gồm chức năng đối nội và chức năng đối ngoại
Quản lý kinh tế - xã hội chỉ là một trong những chức năng của chức năng đối nội. Ngoài ra đối
ngoại còn có những chức năng khác như chức năng bảo vệ tổ quốc; chức năng củng cố, mở
rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước.

37. Mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp không thể là kiềm chế, đối trọng

Nhận định Sai.

Mối quan hệ giữa cơ quan hành pháp và cơ quan lập pháp phụ thuộc vào hình thức chính thể
của nhà nước đó. Ở các quốc gia theo hình thức chính thể quân chủ đại nghị, đảng nào chiếm
tỷ lệ quá bán trong nghị viện (gọi là đảng cầm quyền) sẽ giành quyền kiểm soát nghị viện,
thành lập chính phủ. Trong trường hợp này chính phủ và nghị viện gần như là hai cơ quan
thuộc một đảng phái chính trị cầm quyền, thủ lĩnh của đảng cầm quyền sẽ được lựa chọn bầu
làm thủ tướng. Trong trường hợp không có đảng chiếm tỷ lệ quả bán hoặc đa số trong nghị
viện các đảng phái lớn sẽ phải hợp tác thỏa hiệp thành lập "chính phủ liên minh" trong trường
hợp này giữa nghị viện và chính phủ, tức cơ quan hành pháp và lập pháp dễ xảy ra xung đột
chính trị trong mối quan hệ lập pháp với hành pháp. Ở Việt Nam, Chính phủ (cơ quan hành
pháp) có trách nhiệm phải tuân thủ và thực hiện các luật, nghị quyết của Quốc hội, báo cáo
công tác trước Quốc hội, chịu trách nhiệm giải trình trước Quốc hội (cơ quan lập pháp) về việc
thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân công.

38. Một trong những cách xác định bản chất nhà nước là việc trả lời câu hỏi nhà nước của ai,
do ai và vì ai.

Nhận định Sai.

Việc xác định bản chất giai cấp của nhà nước mới là việc trả lời cho câu hỏi nhà của của ai, do
ai và vì ai. NN chỉ ra đời khi và chỉ khi xã hội loài người đã phát triển đến một trình độ nhất
định (tức là xuất hiện chế độ tư hữu và sự phân chia xã hội thành các giai cấp có lợi ích đối
kháng. Khi NN ra đời bao giờ cũng bảo vệ quyền lợi cho giai cấp thống trị. NN là bộ máy,
công cụ trấn áp đặc biệt để dẹp sự chống đối của các giai cấp khác, các tầng lớp khác trong xã
hội khi nó đối nghịch với NN. NN chính là bộ máy cưỡng chế đặc biệt do giai cấp thống trị tổ
chức ra để trấn áp các giai cấp khác, nhằm duy trì, củng cố, bảo vệ và phục vụ lợi ích của giai
cấp thống trị xã hội.

39. Trong hình thức chính thể quân chủ, người đứng đầu nhà nước nắm giữ cả ba quyền lực:
quyền lập pháp, quyền hành pháp, quyền tư pháp.

Nhận định Sai.

Chỉ có hình thức chính thể quân chủ tuyệt đối và chính thể quân chủ nhị nguyên thì vua mới
nắm giữ quyền lực tuyệt đối trong 3 lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp. Còn hình thức
chính thể quân chủ đại nghị thì quyền lực của nhà vua bị hạn chế bởi các thiết chế quyền lực
khác trong tổ chức BMNN, vua không có thực quyền mà quyền lực chỉ mang tính biểu tượng
cho tinh thần đoàn kết, thống nhất quốc gia, dân tộc.

40. Chức năng của nhà nước không bị ảnh hưởng bởi bản chất của nhà nước.
Nhận định sai. Chức năng nhà nước có mối quan hệ trực tiếp với bản chất nhà nước. Chức
năng nhà nước là biểu hiện ra bên ngoài thuộc tính cơ bản bên trong của bản chất nhà nước.
Khi bản chất nhà nước thay đổi thì chức năng nhà nước cũng thay đổi theo cho phù hợp với
bản chất nhà nước.
41. Theo Chủ nghĩa Mác- Lênin, nhà nước có thể xuất hiện trước khi xã hội đã phân chia
thành các giai cấp và đấu tranh giai cấp.
Nhận định sai. Theo chủ nghĩa Mác - Lênin, nhà nước xuất hiện trực tiếp từ sự tan rã chế độ
cộng sản nguyên thủy và chỉ xuất hiện ở nơi nào và thời gian nào khi đã tồn tại chế độ tư hữu
và xã hội đã phân chia thành các giai cấp đối kháng.
42. Bản chất giai cấp của nhà nước trước hết là vì lợi ích của giai cấp bị trị.
Nhận định sai. Bản chất giai cấp của nhà nước trước hết là vì bảo vệ lợi ích của giai cấp thống
trị. NN là một hiện tượng khách quan và nó chỉ ra đời khi và chỉ khi xã hội loài người đã phát
triển đến một trình độ nhất định (tức là xuất hiện chế độ tư hữu và sự phân chia xã hội thành
các giai cấp có lợi ích đối kháng. Khi NN ra đời bao giờ cũng bảo vệ quyền lợi cho giai cấp
thống trị.NN là bộ máy, công cụ trấn áp đặc biệt nhằm để trấn áp, để dẹp sự chống đối của
các giai cấp khác, các tầng lớp khác trong xã hội khi nó đối nghịch với NN.
43. Đối với tất cả các chính thể, cơ quan đại diện là cơ quan thiết lập nên cơ quan hành pháp.
Nhận định sai. Cơ quan đại diện là nghị viện hay quốc hội không phải lúc nào cũng là cơ quan
thiết lập nên cơ quan hành pháp - chính phủ. Trong chính thể quân chủ nhị nguyên, vua có
toàn quyền thành lập, bổ nhiệm và lãnh đạo chính phủ.
44. Trong chính thể quân chủ có thể có nguyên thủ quốc gia là tổng thống.
Nhận định sai. Trong chính thể quân chủ nguyên thủ quốc gia là vua. Tổng thống là chức danh
chỉ tồn tại ở hình thức chính thể cộng hòa.
45. Nhà nước ra đời không vì nhu cầu quản lý xã hội.
Nhận định đúng. NN là một hiện tượng khách quan và nó chỉ ra đời khi và chỉ khi xã hội loài
người đã phát triển đến một trình độ nhất định (tức là xuất hiện chế độ tư hữu và sự phân
chia xã hội thành các giai cấp có lợi ích đối kháng. Khi NN ra đời bao giờ cũng bảo vệ quyền
lợi cho giai cấp thống trị.NN là bộ máy, công cụ trấn áp đặc biệt nhằm để trấn áp, để dẹp sự
chống đối của các giai cấp khác, các tầng lớp khác trong xã hội khi nó đối nghịch với NN.
46. Sự tham gia trực tiếp của nhân dân vào bộ máy nhà nước là một căn cứ đánh giá tính chất
dân chủ của nhà nước.
Nhận định sai. Một căn cứ đánh giá tính chất dân chủ của nhà nước là sự tham gia của nhân
dân vào bộ máy nhà nước.
47. Nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước nguyên nghĩa.
Nhận định sai. Nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước một nửa nhà nước. Trong quan điểm
của các nhà kinh điển mác - xít, nhà nước là một bộ máy cai trị của giai cấp thống trị, vì thế
chức năng giai cấp và chức năng xã hội luôn thống nhất và quan hệ biện chứng với nhau. Khi
chức năng giai cấp yếu thì chức năng xã hội mạnh và ngược lại, cho nên, khi chức năng giai
cấp yếu đi thì chức năng xã hội ngày một mạnh hơn và đến khi chức năng giai cấp không còn
nữa (khi xã hội không còn giai cấp) thì nhà nước chỉ còn chức năng xã hội, lúc đó nhà nước
không còn bản chất của bộ máy cai trị của giai cấp thống trị nữa mà chuyển thành bộ máy tự
quản của cộng đồng. Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, với những đặc trưng cơ bản về kinh tế
(chế độ công hữu về tư liệu sản xuất cơ bản) và xã hội (giai cấp công nhân là giai cấp thống
trị, nhưng lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động là thống nhất với nhau; làm
theo năng lực, hưởng theo lao động), vì thế trong xã hội này, chức năng xã hội của nhà nước
nổi trội hơn cả hay nói cách khác chức năng giai cấp của nhà nước ngày một yếu đi, chức
năng xã hội của nhà nước ngày một mạnh hơn. Đây là những biểu hiện cho thấy, nhà nước xã
hội chủ nghĩa không còn “nguyên bản” nhà nước nữa mà chuyển dần sang thiết chế tự quản,
phi giai cấp.
48. Chính phủ thường là cơ quan xây dựng pháp luật.
Nhận định sai. Chính phủ là cơ quan hành pháp, nhân danh nhà nước thực hiện quyền lực
nhà nước. Cơ quan xây dựng pháp luật tức thực hiện hoạt động lập pháp là nghị viện hay
quốc hội, cơ quan đại diện do nhân dân bầu ra.
49. Nhà nước có thể ra đời khi xã hội xuất hiện các giai cấp và mâu thuẫn đến mức không thể
điều hòa được.
Nhận định đúng. Theo chủ nghĩa Mác - Lênin, nhà nước xuất hiện trực tiếp từ sự tan rã chế
độ cộng sản nguyên thủy và chỉ xuất hiện ở nơi nào và thời gian nào khi đã tồn tại chế độ tư
hữu và xã hội đã phân chia thành các giai cấp đối kháng. Nhưng cũng có một vài ngoại lệ như
các quốc gia chiếm hữu nô lệ phương Đông vẫn xuất hiện nhà nước khi mâu thuẫn chưa đến
mức gây gắt không thể điều hòa được nhưng có yếu tố trị thủy, chiến tranh thúc đẩy.
50. Bản chất nhà nước và bản chất giai cấp của nhà nước là hai khái niệm không thể đồng
nhất.
đây là nhận định đúng. Bản chất nhà nước là toàn bộ những thuộc tính, mối liên hệ và
quy luật bên trong quyết định những đặc điểm và khuynh hướng phát triển của nhà
nước. Nhà nước là một hiện tượng xã hội vì vậy nhà nước còn phải tuân thủ các quy
luật. theo quan điểm chủ nghĩa mác lênin thì nhà nước mang bản chất giai cấp chớ
không thể đánh đồng hai khái niệm được

51. Tổng thống có thể không do nhân dân trực tiếp bầu ra.
đây là nhận định sai. Tổng thống là người được bầu ra qua sự lựa chọn của người dân
một cách trực tiếp hay gián tiếp, tuân theo hiến pháp của quốc gia đó.
52. Tòa án là cơ quan có chức năng bảo vệ pháp luật.
đây là nhận định sai. chức của tòa án là bảo vệ công lý bảo vệ quyền con người quyền
công dân bảo vệ chế độ của của nhà nước, lợi ích của giai cấp thống trị
53. Chức năng nhà nước có thể thay đổi.
đây là nhận định đúng. những sự thay đổi về kinh tế xã hội từ đó sẽ dẫn đến những sự
thay đổi này tác động đến con người . Con người ở đây là những cử tri người có thẩm
quyền tác động đến cơ quan nhà nước tác động đến rằng phải có luật. Vì thế tác động
đến người đưa ra quyết định để giải quyết những vẫn đề trên . Chức năng của nhà
nước rất quan trọng để giải quyết các vấn đề xác định cơ quan các tổ chức để thực hiện
nhiệm vụ. nên khi nhiệm vụ thay đổi thì chức năng của nhà nước thay đổi
54. Tòa án không nhất thiết phải độc lập khi xét xử. ( giải thích ngược câu 30)
đây là nhận định sai.

55. Sự phân quyền và đối trọng trong bộ máy nhà nước là một trong những biểu hiện dân chủ.
đây là nhận định Sai. Biểu hiện của một chế độ dân chủ thường bao gồm bốn yếu tố
chính: Có một hệ thống chính trị mà việc lựa chọn và thay thế các chính phủ thông qua
bầu cử tự do và công bằng; bảo đảm sự tham gia tích cực của công dân trong chính trị
và đời sống dân sự; bảo vệ quyền con người, quyền công dân; bảo đảm pháp quyền,
trong đó tất cả mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, không ai đứng trên luật
pháp.
56. Bản chất giai cấp của nhà nước xã hội chủ nghĩa khác với bản chất của các kiểu nhà nước
khác.
đây là nhận định đúng . Nhà nước CHXHCN nằm trong tay giai cấp công nhân và nhân
dân lao động. Đó là kiểu nhà nước có bản chất hoàn toàn khác với kiểu nhà nước bóc
lột và là kiểu nhà nước cao nhất trong lịch sử, là nhà nước của dân, do dân và vì dân.
Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân và vì nhân dân mà nền tảng là liên minh
giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức Nhà nước bảo đảm cho
nhân dân thực sự tham gia vào quản lý nhà nước và quản lý xã hội, đảm bảo quyền ứng
cử vào bộ máy nhà nước
57. Xã hội có giai cấp là xã hội chưa có nhà nước.
đây là nhận định sai. Theo quan điểm CN Mác Lênin, nhà nước là sản phẩm của những mâu
thuẫn giai cấp không thể điều hòa được.Nhà nước chính là công cụ thống trị của giai cấp
thống trị.Trong quá trình đấu tranh giai cấp, giai cấp nào có quyền lực kinh tế sẽ thống trị về
mặt chính trị - tổ chức ra nhà nước. Giai cấp này sẽ trở thành giai cấp thống trị, còn giai cấp
kia sẽ trở thành giai cấp bị trị . sự tác động của yếu tố giai cấp đến đặc điểm và xu hướng
phát triển cơ bản của nhà nước. nên xã hội có mâu thuẫn giai cấp sẽ xuất hiện nhà nước

58. Cơ quan lập pháp không thể là cơ quan đại diện.


nhận định sai. cơ quan lập pháp ngoài chức năng chính là làm luật thì trên thực tế còn có
nhiều chức năng và trong đó có chức năng đại diện nên cơ quan lập pháp có có tính chất đặc
biệt là đại diện
59. Bộ máy nhà nước có tính hệ thống chặt chẽ.
nhận định đúng. Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước được tổ chức một cách
chặt chẽ từ trung ương đến địa phương, đây là hệ thống được tổ chức và thực hiện theo
những nguyên tắc chung nhất định, mang tính quyền lực nhà nước, thực hiện các chức năng,
nhiệm vụ trong phạm vi thẩm quyền của mình
60. Nhà nước xã hội chủ nghĩa không còn chức năng bảo vệ lợi ích giai cấp thống trị.

Nhận định Đúng.

Bởi vì trong nhà nước xã hội chủ nghĩa không còn tồn tại giai cấp thống trị mà thay vào đó là
giai cấp lãnh đạo. Hiện nay, cơ quan quyền lực của nhà nước do nhân dân bầu ra, đại diện cho
nhân dân và nhân dân ủy thác quyền lực cho cơ quan đó. Chính vì vậy, nhà nước xã hội chủ
nghĩa không còn bảo vệ lợi ích cho giai cấp thống trị mà chỉ bảo vệ quyền và lợi ích của nhân
dân.

61. Quyền lực chỉ xuất hiện và tồn tại trong xã hội cộng sản nguyên thủy.

Nhận định Sai.

Quyền lực không chỉ xuất hiện và tồn tại trong xã hội cộng sản nguyên thủy mà còn xuất hiện
trong xã hội phong kiến, tư sản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt trong xã hội phong
kiến thì quyền lực thể hiện vô cùng đậm nét. Bởi vì trong xã hội này thì giai cấp thống trị sử
dụng quyền lực về kinh tế, chính trị để bóc lột đàn áp giai cấp bị trị. Trong xã hội cộng sản
nguyên thủy thì quyền lực này được gọi là quyền lực xã hội; còn trong nhà nước phong kiến,
tư sản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa thì quyền lực này được gọi là quyền lực công cộng đặc
biệt.
62. Bộ máy nhà nước và xã hội là hai hiện tượng hoàn toàn có thể đồng nhất (GIỐNG CÂU 9)
63. Mối quan hệ kiểm tra, giám sát giữa các cơ quan nhà nước chỉ tồn tại trong những nước áp
dụng nguyên tắc tập quyền.

Nhận định Sai.

Theo đó, nguyên tắc phân quyền tức là quyền lực nhà nước được phân chia thành các bộ phận
khác nhau và giao cho các cơ quan nhà nước khác nhau nắm giữ, cụ thể: lập pháp giao cho
nghị viện, hành pháp giao cho chính phủ và tư pháp giao cho tòa án. Đặc biệt, 3 nhánh quyền
lực này phải hoạt động theo nguyên tắc “kiềm chế, đối trọng” lẫn nhau. Bên cạnh đó, mỗi cơ
quan vừa đảm nhận một nhánh quyền lực độc lập; vừa kiểm tra, giám sát các nhánh quyền lực
còn lại nhằm bảo đảm sự cân bằng giữa 3 nhánh này và không có cơ quan nào có quyền cao
hơn. Chính vì thế mà mối quan hệ kiểm tra, giám sát giữa các cơ quan nhà nước thể hiện rõ nét
nhất ở những nước áp dụng nguyên tắc phân quyền.

64. Nhà nước không quản lý mọi mặt hoạt động của xã hội.
65. Nhà nước là một hiện tượng bất biến trong xã hội.

Nhận định Sai.

Theo chủ nghĩa Mác – Lênin thì nhà nước không phải là sản phẩm của tự nhiên, cũng không
phải là hiện tượng xã hội vĩnh cửu và bất biến, mà là một phạm trù lịch sử có quá trình phát
sinh phát triển và tiêu vong. Nhà nước là lực lượng nảy sinh từ xã hội và chỉ xuất hiện khi xã
hội đã phát triển đến một trình độ nhất định. Tức là, khi nào xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu
sản xuất và xã hội đã phân chia thành các giai cấp đối kháng thì nhà nước mới ra đời. Chính vì
vậy, trong xã hội cộng sản nguyên thủy sẽ không còn nhà nước vì lúc này quan hệ kinh tế là
chế độ công hữu và sẽ không tồn tại giai cấp đối kháng.

66. Chủ quyền quốc gia là quyền lực của nhà nước đối với cư dân và lãnh thổ.

Nhận định Đúng.

Hiện nay, đa số các nhà nước đều tuyên bố chủ quyền quốc gia thuộc về nhân dân, nhưng nhân
dân chỉ có thể thực hiện chủ quyền của mình thông qua tổ chức hợp pháp là nhà nước và ủy
quyền cho nhà nước thực hiện. Do đó, trong một quốc gia chỉ nhà nước mới có khả năng và đủ
tư cách đại diện cho cư dân sinh sống trên lãnh thổ quốc gia thực hiện chủ quyền.

67. Sự biến đổi của nhiệm vụ sẽ dẫn đến sự biến đổi chức năng của nhà nước.

Nhận định Đúng.

Nhiệm vụ của nhà nước là mục tiêu mà nhà nước cần đạt được, những vấn đề đặt ra mà nhà
nước phải giải quyết. Từ đó, ta thấy nhiệm vụ sẽ quyết định chức năng của nhà nước. Còn
chức năng nhà nước là những phương hướng, phương diện, mặt hoạt động chủ yếu của nhà
nước nhằm thực hiện các nhiệm vụ đặt ra trước nhà nước. Từ đó, nhiệm vụ nhà nước sẽ quyết
định chức năng của nhà nước; nếu nhiệm vụ thay đổi thì chức năng của nhà nước cũng thay
đổi theo. Ví dụ: Ở nhà nước CHXHCNVN để thực hiện nhiệm vụ xây dựng thành công chủ
nghĩa xã hội thì nhà nước phải thực hiện các chức năng như: chức năng tổ chức và quản lý
kinh tế, văn hóa, giáo dục; chức năng bảo vệ trật tự pháp luật
68. Trong hình thức chính thể cộng hòa đại nghị, người đứng đầu chính phủ là thủ tướng.

Nhận định Đúng.

Ở những quốc gia có nền Cộng hòa đại nghị thường không có quyền hành pháp rộng lớn bởi vì
nhiều quyền trong đó được trao cho người đứng đầu chính phủ (thường được gọi là thủ tướng).
Tuy nhiên, người đứng đầu chính phủ và nguyên thủ quốc gia có thể là một chức vụ ở nền
cộng hòa đại nghị (như ở Cộng hòa Nam Phi). Có một số trường hợp cá biệt, theo luật, tổng
thống được có quyền hành pháp để điều hành công việc hàng ngày của chính phủ (ví dụ Phần
Lan) nhưng thông thường họ không dùng những quyền này. Do đó, một số nền cộng hòa đại
nghị được xem như là một chế độ bán tổng thống nhưng hoạt động dưới quyền nghị viện.

69. Những học thuyết phi Mác xít giải thích một cách duy vật biện chứng về nguồn gốc và bản
chất của nhà nước.

Nhận định Sai.

Để giải thích về nguồn gốc và bản chất của nhà nước thì phải dựa trên các học thuyết Mác xít
và theo chủ nghĩa duy vật biện chứng.

70. Bộ máy nhà nước có tính hệ thống vì được tổ chức theo những nguyên tắc chung, thống
nhất.
Nhận định đúng.
Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương xuống địa phương được
tổ chức theo những nguyên tắc chung thống nhất, tạo thành cơ chế đồng bộ để thực hiện các
nhiệm vụ và chức năng của nhà nước. Tính hệ thống của nhà nước được thể hiện ở chỗ, các
cơ quan trong bộ máy nhà nước không phải là những bộ phận riêng biệt, tách rời nhau mà
giữa chúng luôn có mối liên kết, ràng buộc lẫn nhau.
CQNN được thành lập và hoạt động dựa trên cơ sở các trình tự, thủ tục do PL quy định, nghĩa
là phải có các văn bản QPPL quy định cho việc thành lập và hoạt động của cơ quan; cũng như
là cơ cấu, quyền hạn, thẩm quyền của các cơ quan đó. Chứ không phải sự tùy tiện thành lập
nên các cơ quan đó. Mặc dù, mỗi CQNN đều có thẩm quyền riêng nhưng các CQNN luôn tồn
tại trong hệ thống thống nhất là BMNN.

71. Nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước nguyên nghĩa vì nó bảo vệ lợi ích giai cấp bóc lột.
Nhận định sai.
Nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước một nửa nhà nước. Trong quan điểm của các nhà kinh
điển mác - xít, nhà nước là một bộ máy cai trị của giai cấp thống trị, vì thế chức năng giai cấp
và chức năng xã hội luôn thống nhất và quan hệ biện chứng với nhau. Khi chức năng giai cấp
yếu thì chức năng xã hội mạnh và ngược lại, cho nên, khi chức năng giai cấp yếu đi thì chức
năng xã hội ngày một mạnh hơn và đến khi chức năng giai cấp không còn nữa (khi xã hội
không còn giai cấp) thì nhà nước chỉ còn chức năng xã hội, lúc đó nhà nước không còn bản
chất của bộ máy cai trị của giai cấp thống trị nữa mà chuyển thành bộ máy tự quản của cộng
đồng. Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, với những đặc trưng cơ bản về kinh tế (chế độ công hữu
về tư liệu sản xuất cơ bản) và xã hội (giai cấp công nhân là giai cấp thống trị, nhưng lợi ích của
giai cấp công nhân và nhân dân lao động là thống nhất với nhau; làm theo năng lực, hưởng
theo lao động), vì thế trong xã hội này, chức năng xã hội của nhà nước nổi trội hơn cả hay nói
cách khác chức năng giai cấp của nhà nước ngày một yếu đi, chức năng xã hội của nhà nước
ngày một mạnh hơn. Đây là những biểu hiện cho thấy, nhà nước xã hội chủ nghĩa không còn
“nguyên bản” nhà nước nữa mà chuyển dần sang thiết chế tự quản, phi giai cấp.

72. Đặc trưng của hình thức chính thể cộng hòa tổng thống là lập pháp có thể giải tán hành
pháp.
Nhận định sai. Giữa nghị viện và chính phủ mà đại diện cao nhất là tổng thống không có
quyền lực đổ hay giải tán lẫn nhau.Điều này xuất phát từ nguồn gốc quyền lực chính trị của 2
thiết chế này được trao trực tiếp từ người dân thông qua bầu cử nên cả hai phải chịu trách
nhiệm trước nhân dân mà không chịu trách nhiệm lẫn nhau.
NHẬN ĐỊNH PHÁP LUẬT
73. Pháp luật luôn tác động tích cực đối với kinh tế, thúc đẩy kinh tế phát triển.
Nhận định sai. Pháp luật tác động tích cực đối với kinh tế, thúc đẩy kinh tế pháp triển khi
pháp luật phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, tương thích với trình độ phát triển của xã
hội. Trong trường hợp ngược lại, trong trường hợp pháp luật được xây dựng không phù hợp
với thực tiễn kinh tế, không phù hợp với trình độ phát triển kinh tế xã hội, pháp luật sẽ tác
động tiêu cực đến kinh tế, kìm hãm kinh tế phát triển.
74. Pháp luật là tiêu chuẩn duy nhất đánh giá hành vi của con người
Nhận định sai. Pháp luật không phải là chuẩn mực duy nhất đánh giá hành vi của con người.
Ngoài pháp luật còn rất nhiều những chuẩn mực khác, ví dụ như đạo đức, lối sống, tôn giáo,…
75. Chỉ có pháp luật mới mang tính chuẩn mực hành vi xử sự của con người.
Nhận định sai. Pháp luật không phải là chuẩn mực duy nhất đánh giá hành vi của con người.
Ngoài pháp luật còn rất nhiều những chuẩn mực khác, ví dụ như đạo đức, lối sống, giáo lý tôn
giáo,...
76. Tiền lệ pháp là hình thức pháp luật lạc hậu, thể hiện trình độ pháp lý thấp
Nhận định sai. Tiền lệ pháp (án lệ): là hình thức nhà nước thừa nhận các quyết định của cơ
quan xét xử, đã có hiệu lực pháp luật khi giải quyết các vụ việc cụ thể để áp dụng đối với các
vụ việc xảy ra tương tự sau này. Đây là hình thức phổ biến của pháp luật chủ nô, phong kiến,
tư sản. Án lệ không phải hình thức pháp luật lạc hậu vì án lệ hình thành từ thực tế qua các vụ
việc vụ thể, tính phù hợp cao với xã hội. Đồng thời, trong một bản án, phần lập luận mới
được sử dụng cho lần sau, cho nên phán quyết của những vụ việc khác nhau là khác nhau,
tùy theo điều kiện hoàn cảnh nhất định của các chủ thể trong quan hệ pháp luật ấy mà cơ
quan xét xử đưa ra phán quyết. Điều này cho thấy, án lệ có tính pháp lí cao. Điển hình trên
thế giới có hai nhà nước mà pháp luật hình thành chủ yếu từ án lệ là Anh và Mỹ.
77. Nền chính trị của giai cấp cầm quyền quy định bản chất, nội dung của pháp luật.
Nhận định sai. Ban hành PL cần dựa trên nền tảng quan hệ xã hội về điều kiện cơ sở vật chất:
quan hệ về tư liệu sản xuất, quan hệ sở hữu.. Điều này sẽ quyết định nội dung, bản chất của
PL. Tức là vật chất quyết định ý thức, cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng đấy.
78. Pháp luật là phương tiện mô hình hóa cách thức xử sự của con người.
Nhận định đúng.
Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do Nhà nước ban hành
hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và là nhân tố điều
chỉnh các quan hệ xã hội phát triển phù hợp với lợi ích của giai cấp mình. Pháp luật quy định
những điều con người được làm, không được làm và phải làm, mô hình hóa cách thức xử sự
của con người.
79. Pháp luật chỉ có thể được hình thành theo con đường Nhà nước ban hành.
Nhận định sai. Nhận định sai. Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc do
nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, chớ không nhất thiết phải được nhà nước ban hành.
trong quá trình làm luật nhà nước có thể thừa nhận một số hình thức để viết thành luật như
tập quán pháp, tiền lệ pháp
80. Pháp luật có thể được hình thành theo con đường Nhà nước thừa nhận các quy phạm xã
hội đang tồn tại.
đây là nhân định sai. vì PL là những quy tắc xử sự chung, do NN ban hành hoặc thừa nhận.
Ngoài việc ban hành Nhà nước còn có thể thừa nhận các tập quán trong xã hội bằng cách
pháp điển hóa, ghi nhận trong luật thành văn chứ không phải thừa nhận quy phạm xã hội
81. Chức năng giáo dục của pháp luật chỉ tồn tại trong xã hội Xã hội chủ nghĩa
nhận định sai. pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành và đảm bảo
thực hiện. vì vậy pháp luật không chỉ là phương tiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội mà còn
là nhân tố tác động lên ý thức của con người hay còn gọi là chức năng giáo dục. chức năng
giáo dục ảnh hướng đến chức năng điều chỉnh là chức năng cơ bản nhất của pháp luật nêu
chức năng này tồn tại ở mọi nhà nước
82. Quy phạm xã hội trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ do Hội đồng thị tộc ban hành
nhận định sai.

83. Pháp luật và các quy phạm xã hội khác luôn hỗ trợ nhau trong việc điều chỉnh các quan
hệ xã hội.
nhận định sai. Quy phạm pháp luật chỉ điều chỉnh các quan hệ xã hội mang tính phổ biến mà
Nhà nước thấy cần thiết thể chế hóa thành những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung,
thể hiện ý chí của nhà nước.

Ngoài những quan hệ xã hội được điều chỉnh bằng pháp luật ra, còn có những quan hệ xã hội
được điều chỉnh bằng quy phạm tập quán, quy phạm đạo đức, quy phạm tôn giáo.
84. Chỉ pháp luật mới được đảm bảo bằng biện pháp cưỡng chế Nhà nước.
nhận định đúng. Đúng vì khi có người VPPL, NN dùng các biện pháp để cưỡng chế và được
đảm bảo thực hiện bằng quân đội, công an…
85. Chỉ pháp luật mới có tính quy phạm.
đay là nhận định sai vì đạo đức, tôn giáo, tín ngưỡng cũng có tính quy phạm. Các quy phạm
khác cũng quy định những chuẩn mực khác của con người.
86. Các quy phạm đạo đức, tôn giáo không mang tính giai cấp.
đây là nhận định sai vì ngoài QPPL các quy phạm XH khác như quy phạm đạo đức, tôn giáo,
chính trị cũng mang tính giai cấp.
87. Chức năng bảo vệ của pháp luật thể hiện ở việc pháp luật bảo đảm cho sự phát triển của
các quan hệ xã hội.
đây là nhận định sai. pháp luật bảo đảm cho sự phát triển của các quan hệ xã hội đây là chức
năng điều chỉnh của pháp luật
88. Tính giai cấp chỉ có ở quy phạm pháp luật, không có ở các quy phạm xã hội khác.
đay là nhận định sai vì ngoài QPPL các quy phạm XH khác như quy phạm đạo đức, tôn giáo,
chính trị cũng mang tính giai cấp.
89. Quy phạm pháp luật chỉ có thể là quy phạm xã hội do Nhà nước cho phép tồn tại.
nhận định sai . ngoài quy phạm pháp luật thì trong xã hội còn tồn tại nhiều quy phạm khác
như quy phạm tôn giáo, quy phạm đạo đức ,...
90. Chế tài của quy phạm pháp luật chính là biện pháp trách nhiệm pháp lý mà Nhà nước áp
dụng đối với cá nhân hay tổ chức không thực hiện đúng mệnh lệnh được nêu ở bộ phận
quy định.

Nhận định Đúng.

Chế tài của QPPL là biện pháp mà nhà nước dự kiến áp dụng đối với chủ thể không thực hiện
đúng mệnh lệnh của nhà nước được nêu ở phần quy định. Tuy nhiên mệnh lệnh của nhà nước
ở phần giả định là những xử sự bắt buộc phải thực hiện và/ hoặc không được thực hiện. Vì
vậy, việc làm trái với nội dung phần quy định cần được hiểu là không thực hiện hành vi mà
pháp luật yêu cầu hoặc thực hiện những hành vi mà pháp luật cấm.

91. Giả định của quy phạm pháp luật nêu lên hoàn cảnh, điều kiện xảy ra trong thực tế đời
sống, xác định phạm vi tác động của pháp luật.

Nhận định Sai.

Giả định là bộ phận QPPL nêu những điều kiện, hoàn cảnh có thể xảy ra và cá nhân hay tổ
chức trong những điều kiện đó, chịu sự tác động của QPPL. Vai trò nhằm xác định phạm vi tác
động của QPPL, chứ không phải xác định phạm vi tác động của pháp luật. Yêu cầu đặt ra với
bộ phận giả định là về nội dung những điều kiện, hoàn cảnh được nêu ra phải đầy đủ, rõ ràng,
chính xác và sát với thực tế. Vì vậy, phần giả định sẽ nêu lên những điều kiện hoàn cảnh có
thể xảy ra trong đời sống thực tế, chứ không nhất thiết phải xảy ra trong thực tế đời sống.

92. Nội dung của mỗi quy phạm pháp luật thể hiện ở hai mặt: cho phép và bắt buộc.

Nhận định Đúng.

Quy phạm pháp luật là công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội, nội dung của nó thể hiện hai mặt là
cho phép và bắt buộc, tức là nội dung của QPPL thường chứa đựng quyền pháp lý hoặc nghĩa
vụ pháp lý. Trong đó:

● Quyền pháp lý là cho phép chủ thể làm theo những gì NN quy định, khả năng xử sự của
chủ thể được pháp luật cho phép.
○ VD: Quyền kết hôn, quyền kinh doanh,...
● Nghĩa vụ pháp lý: các thức xử sự pháp luật bắt buộc chủ thể phải thực hiện hoặc không
được thực hiện (cấm).
○ VD: thực hiện nghĩa vụ quân sự, đóng thuế doanh nghiệp,...
93. Các quy phạm xã hội khác có sự tác động qua lại với quy phạm pháp luật.

Nhận định Đúng.

Việc xác định phạm vi đối tượng điều chỉnh của văn bản quy phạm pháp luật. Khi đánh giá
mức độ quan trọng của một nhóm quan hệ xã hội, cần xem xét chúng trong mối quan hệ, tác
động qua lại với các quan hệ xã hội khác. Những quan hệ xã hội nào phát sinh từ những vấn đề
quan trọng, có sức chi phối, tác động lớn tới các quan hệ xã hội khác thì được xác định là quan
trọng. Thông thường, các cơ quan có địa vị pháp lý cao trong bộ máy nhà nước chỉ ban hành
văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh những quan hệ xã hội quan trọng; những quan hệ
xã hội ít quan trọng hơn thường được điều chỉnh bởi văn bản của cơ quan có địa vị pháp lý
thấp hơn trong bộ máy nhà nước. Từ đó cũng dẫn đến việc các quy phạm xã hội khác cũng sẽ
tác động qua lại với quy phạm pháp luật.
94. Chỉ có quy phạm pháp luật mới mang tính giai cấp.
95. Mọi quy phạm xã hội được Nhà nước cho phép tồn tại đều là quy phạm pháp luật.

Nhận định Sai.

Quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện. Nghĩa là do các
cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt ra, thừa nhận hoặc phê chuẩn, do vậy quy phạm pháp
luật thể hiện ý chí nhà nước, chúng chứa đựng trong mình những tư tưởng, quan điểm chính trị
- pháp lí của nhà nước, của lực lượng cầm quyền trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội. Vì
vậy, quy phạm pháp luật không hẳn là những quy phạm xã hội được Nhà nước cho phép tồn
tại, mà nó còn là do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt ra, thừa nhận hoặc phê chuẩn.

96. Quy phạm pháp luật là các quy tắc xử sự trong đó chỉ ra quyền và nghĩa vụ pháp lý của
chủ thể.

Nhận định Đúng.

Quy phạm pháp luật là công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội, nội dung của nó thể hiện hai mặt là
cho phép và bắt buộc, tức là nội dung của QPPL thường chứa đựng quyền pháp lý hoặc nghĩa
vụ pháp lý. Trong đó:

● Quyền pháp lý là cho phép chủ thể làm theo những gì NN quy định, khả năng xử sự của
chủ thể được pháp luật cho phép.
○ VD: Quyền kết hôn, quyền kinh doanh,...
● Nghĩa vụ pháp lý: các thức xử sự pháp luật bắt buộc chủ thể phải thực hiện hoặc không
được thực hiện (cấm).
○ VD: thực hiện nghĩa vụ quân sự, đóng thuế doanh nghiệp,...
97. Thuộc tính quy phạm là một trong những đặc điểm của quy phạm pháp luật.

Nhận định Sai.

Điểm khác biệt giữa quy phạm pháp so với các quy phạm khác là những quy tắc xử sự chung
và có hiệu lực bắt buộc chung. Đặc điểm này cũng thể hiện một trong những thuộc tính cơ bản
của pháp luật – tính quy phạm phổ biến. Quy tắc xử sự chung tức là quy tắc này áp dụng cho
tất cả mọi chủ thể và hiệu lực bắt buộc chung có nghĩa là nó có tính bắt buộc với tất cả các chủ
thể trong xã hội. Tính quy phạm phổ biến có hiệu lực trên phạm vi cả nước, không phân biệt
người này, người kia. VD: đèn đỏ dừng lại, đèn xanh được đi; đội mũ bảo hiểm khi tham gia
giao thông.

98. Bộ phận quy định của quy phạm pháp luật là sự mô hình hóa ý chí của Nhà nước.

Nhận định Đúng.

Bộ phận quy định của QPPL là sự mô hình hóa ý chí của NN bởi vì mục đích của nhà làm luật
khi xây dựng QPPL nhằm đảm bảo chủ thể thực hiện hành vi theo chuẩn mục định trước,
muốn như vậy cần những thông tin hỗ trợ, nếu không thực hiện hành vi phù hợp với ý chí của
NN sẽ chịu những hậu quả nhất định.
99. Việc đảm bảo tính ổn định của hệ thống pháp luật đòi hỏi số lượng các ngành luật phải
không có sự thay đổi.
100. Nhà nước hoàn toàn không can thiệp vào các quan hệ pháp luật được điều chỉnh bằng
phương pháp bình đẳng thỏa thuận.
Nhận định: SAI
Đối với phương pháp bình đẳng thỏa thuận Nhà Nước không can thiệp trực tiếp vào các quan
hệ pháp luật nhưng Nhà Nước có can thiệp gián tiếp.
101. Văn bản quy phạm pháp luật chỉ có thể điều chỉnh những quan hệ xã hội xuất hiện từ sau
khi văn bản đó phát sinh hiệu lực.
Nhận định đúng. VBQPPL không được phép có hiệu lực pháp lý ngay lập tức mà thời điểm có
hiệu lực phải cách thời điểm văn bản đó được thông qua hoặc ký ban hành một khoảng thời
gian nhất định được tính bằng ngày. Điều này đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi cho công tác
tổ chức triển khai của các chủ thể hữu quan cũng như tống đạt thông tin đầy đủ đến các cá
nhân, tổ chức là đối tượng điều chỉnh trực tiếp của văn bản.
102. Chủ thể của tập hợp hóa chỉ có thể thực hiện bởi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban
hành văn bản quy phạm pháp luật.
103. Kết quả của tập hợp hóa là một văn bản quy phạm pháp luật có sự thay đổi về nội
dung và hiệu lực pháp lý.
104. Tính phù hợp của hệ thống pháp luật thể hiện ở sự phù hợp với trình độ phát triển
kinh tế-xã hội.
Nhận định đúng. hệ thống pháp luật không được vượt quá trình độ phát triển của xã hội và
trình độ phát triển xã hội nào thì phải áp dụng đúng hệ thống pháp luật đấy. Đồng thời nó
cũng phải phản ánh thực tế điều kiện phát triển kinh tế xã hội, không được cao hơn cũng
không được thấp hơn trình độ phát triển kinh tế xã hội.
105. Văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan Nhà nước, các cá nhân, tổ chức ban
hành.
Nhận định sai. Văn bản pháp luật do do cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền ban hành để
điều chỉnh các quan hệ xã hội. Không phải cá nhân, tổ chức nào cũng được quyền ban hành
văn bản quy phạm pháp luật.
106. Trong hoạt động quản lý, các cơ quan Nhà nước đều cần đến hoạt động ban hành
văn bản quy phạm pháp luật.
107. Căn cứ vào hiệu lực pháp lý, văn bản quy phạm pháp luật được chia thành văn bản có
hiệu lực xác định và không có hiệu lực xác định.
Nhận định sai.
Căn cứ vào hiệu lực pháp lý, văn bản quy phạm pháp luật được chia thành văn bản luật và
văn bản quy phạm pháp luật dưới luật. Đây là cách chia phổ biến trong khoa học pháp lý hiện
nay.
108. Bộ luật là một trong những yếu tố thuộc hệ thống cấu trúc của pháp luật.
Nhận định sai.
Hệ thống cấu trúc của pháp luật gồm ba yếu là quy phạm pháp luật, chế định pháp luật và
ngành luật.
109. Nhà nước hoàn toàn không can thiệp vào các quan hệ pháp luật được điều chỉnh
bằng phương pháp bình đẳng thỏa thuận.
Nhận định sai.
Đối với phương pháp bình đẳng thỏa thuận Nhà Nước không can thiệp trực tiếp vào các quan
hệ pháp luật nhưng Nhà Nước có can thiệp gián tiếp.

110. Hệ thống hoá pháp luật là hoạt động nhằm khắc phục những “lỗ hổng” của pháp
luật.
nhận định đúng. hệ thống hóa pháp luật cho phép các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có
sự nhìn nhận tổng quát về pháp luật hiện hành, phát hiện những quan điểm không phù hợp,
mâu thuẫn ,chồng chéo và những lỗ hổng của sự điều chỉnh pháp luật, từ đó có biện pháp
khắc phục, hoàn thiện.
111. Việc đảm bảo tính ổn định của hệ thống pháp luật đòi hỏi số lượng các ngành luật
phải không có sự thay đổi. ( giống câu 99)

112. Áp dụng pháp luật được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc các
chủ thể được nhà nước trao quyền.
nhận định đúng. Áp dụng pháp luật là hoạt động thực hiện pháp luật mang tính tổ chức
quyền lực nhà nước, được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhà chức trách
hoặc tổ chức xã hội được Nhà nước trao quyền, nhằm cá biệt hoá quy phạm pháp luật vào
các trường hợp cụ thể, đối với cá nhân, tổ chức cụ thể
113. Mọi hoạt động của con người đều là điều kiện để hình thành ý thức pháp luật

114. Xử lý vi phạm pháp luật một cách nghiêm minh, kịp thời là điều kiện đảm bảo pháp chế

115. Tôn trọng tính tối cao của pháp luật là một trong các yêu cầu cơ bản của pháp chế
116. Pháp chế chính là pháp luật.
117. Biểu hiện của sự phụ thuộc của ý thức pháp luật vào tồn tại xã hội là khi tồn tại xã hội
biến đổi thì ý thức pháp luật cũng biến đổi theo.
118. Tăng cường công tác tổ chức thực hiện pháp luật là biện pháp góp phần giáo dục, nâng
cao ý thức pháp luật
119. Tăng cường công tác tổ chức thực hiện pháp luật là biện pháp góp phần giáo dục, nâng
cao ý thức pháp luật.
120. Ý thức pháp luật là tiền đề tư tưởng trực tiếp cho việc áp dụng pháp luật.
121. Ý thức pháp luật của mọi chủ thể là như nhau.
122. Tình cảm của con người đối với pháp luật là biểu hiện của hệ tư tưởng pháp luật.
123. Ý thức pháp luật xã hội là ý thức của toàn thể các thành viên trong xã hội.
124. Công cụ của quá trình điều chỉnh pháp luật là hành vi của các chủ thể.
125. Trách nhiệm pháp lý là yếu tố tham gia vào mọi giai đoạn của quá trình điều chỉnh pháp
luật.
126. Chủ thể của quá trình điều chỉnh pháp luật là nhà nước.
127. Điều chỉnh pháp luật là quá trình nhà nước sửa đổi pháp luật cho phù hợp với thực tế
cuộc sống.
128. Pháp chế là một yếu tố trong cơ chế điều chỉnh pháp luật
129. Bốn giai đoạn của quá trình áp dụng pháp luật không nhất thiết phải thực hiện theo một
trình tự nhất định.
Nhận định Sai.
Dựa vào những đặc điểm của áp dụng pháp luật ta thấy áp dụng pháp luật là hoạt động mang
tính tổ chức, thể hiện quyền lực NN, phải có trình tự thủ tục; áp dụng PL có hình
thức và thủ tục chặt chẽ, diễn ra theo trình tự thủ tục nhất định. Bởi vì thủ tục có
tính chất thứ tự, khuôn mẫu và bắt buộc mọi chủ thể phải tuân theo thì nó mới tạo
ra được sự thống nhất và công bằng. Từ đó, các giai đoạn của quá trình áp dụng
pháp luật phải được thực hiện theo một trình tự nhất định. Tuy nhiên, trong các giai
đoạn của áp dụng pháp luật ta có thể dừng lại ở bất kỳ giai đoạn nào, không nhất
thiết phải áp dụng hết toàn bộ các giai đoạn trên. VD: giai đoạn 1 không tìm ra
được đặc trưng pháp lý thì cũng bắt buộc phải dừng lại. Tương tự các giai đoạn sau
cũng vậy.

130. Một quan hệ xã hội không thể cùng bị điều chỉnh bởi pháp luật và quy phạm tập
quán.
Nhận định sai.

Các quan hệ xã hội được điều chỉnh bởi các quy phạm đạo đức và các quy phạm pháp luật.
Bởi lẽ các quy phạm đạo đức có thể được thể chế hóa và đưa lên thành các quy phạm pháp
luật.

Tuy nhiên, không phải quy phạm đạo đức nào cũng trở thành luật. Tồn tại xã hội quyết định ý
thức xã hội cho nên các quy tắc ứng xử được coi là các chuẩn mực đạo đức đó không nhất
thiết phải được xem là pháp luật mà nó song song tồn tại trong xã hội.

131. Chỉ pháp luật mới có tính bắt buộc chung.


Nhận định đúng.
Pháp luật được Nhà nước ban hành hay thừa nhận không chỉ dành riêng cho một cá nhân, tổ
chức cụ thể mà áp dụng cho tất cả các chủ thể.
132. Bản chất, nội dung của pháp luật luôn phù hợp với nền chính trị của giai cấp cầm quyền.
Nhận định sai.
Pháp luật là phạm trù thuộc về ý thức, kiến trúc thượng tầng, trong khi đó kiến trúc thượng
tầng phải phù hợp với cơ sở hạ tầng. Cho nên khi ban hành pháp luật cần thiết phải dựa trên
nền tảng về quan hệ trong xã hội về điều kiện cơ sở vật chất: quan hệ về tư liệu sản xuất,
quan hệ sở hữu, về nhu cầu, phương hướng phát triển của xã hội… Điều này sẽ quyết định
nội dung, bản chất của PL. Tức là vật chất quyết định ý thức, cơ sở hạ tầng quyết định kiến
trúc thượng tầng đấy.
133. Tiền lệ pháp là hình thức pháp luật thể hiện trình độ pháp lý cao.
Nhận định đúng.
Tiền lệ pháp (án lệ): là hình thức nhà nước thừa nhận các quyết định của cơ quan xét xử, đã
có hiệu lực pháp luật khi giải quyết các vụ việc cụ thể để áp dụng đối với các vụ việc xảy ra
tương tự sau này. Đây là hình thức phổ biến của pháp luật chủ nô, phong kiến, tư sản. Án lệ
thể hiện trình độ pháp lý cao vì án lệ hình thành từ thực tế qua các vụ việc vụ thể, tính phù
hợp cao với xã hội. Đồng thời, trong một bản án, phần lập luận mới được sử dụng cho lần
sau, cho nên phán quyết của những vụ việc khác nhau là khác nhau, tùy theo điều kiện hoàn
cảnh nhất định của các chủ thể trong quan hệ pháp luật ấy mà cơ quan xét xử đưa ra phán
quyết. Điều này cho thấy, án lệ có tính pháp lý cao. Điển hình trên thế giới có hai nhà nước
mà pháp luật hình thành chủ yếu từ án lệ là Anh và Mỹ.
134. Pháp luật càng phát triển thì càng hạn chế việc thể chế hoá các quy phạm xã hội thành
pháp luật.
135. Pháp luật luôn đem lại hiệu quả cao nhất trong việc điều chỉnh quan hệ xã hội so với
những quy phạm xã hội khác.
Nhận định đúng.
Pháp luật được ban hành và đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước nên có khả năng
điều chỉnh quan hệ xã hội hiệu quả hơn so với những quy phạm xã hội khác.
136. Mọi quy phạm pháp luật đều phải có đầy đủ ba bộ phận: giả định, quy định và chế tài.
Nhận định này sai.
Không phải mọi quy phạm pháp luật luôn có đủ 3 bộ phận giả định, quy định và chế tài.
Ví dụ “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không
cấm.” (Điều 33 Hiến pháp năm 2013). Có thể thấy rằng quy phạm pháp luật này chỉ có Bộ
phận quy định là “có quyền tự do kinh doanh” (được làm gì).

137. Số lượng quy phạm pháp luật trong một điều luật căn cứ vào số lượng hoàn cảnh, điều
kiện được nêu trong bộ phận giả định.
Nhận định sai.
Một điều luật chỉ điều chỉnh một quan hệ pháp luật, chứa đựng một quy phạm pháp luật.
138. Mọi biện pháp cưỡng chế nhà nước luôn được nêu trong bộ phận chế tài của quy phạm
pháp luật.
Nhận định đúng.
Bộ phận chế tài chỉ ra những biện pháp tác động mà Nhà nước sẽ áp dụng. Đối với những chủ
thể không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy tắc xử sự chung. Đã được nêu rõ
trong phần giả định của quy phạm và cũng là hậu quả pháp lý bất lợi mà chủ thể sẽ phải gánh
chịu nếu không thực hiện đúng nội dung tại phần quy định.
139. Bộ phận chế tài trong quy phạm pháp luật chính là cưỡng chế nhà nước

140. Bộ phận chế tài trong quy phạm pháp luật chính là trách nhiệm pháp lý mà chủ thể phải
gánh chịu khi vi phạm pháp luật
141. Hoạt động áp dụng pháp luật không thể sáng tạo vì nó ảnh hưởng đến tính pháp chế
142. Chỉ có cơ quan nhà nước mới có thể sử dụng pháp luật. Các cá nhân không thể sử dụng
pháp luật.
Nhận định sai.
Mọi chủ thể đều có thể sử dụng pháp luật
143. Hệ thống pháp luật hoàn thiện là cơ sở cho việc củng cố và tăng cường pháp chế.
144. Pháp chế là điều kiện để đưa pháp luật trở thành hành vi hợp pháp trong thực tế của các
chủ thể.
145. Đảm bảo tính.thống nhất của pháp chế trên quy mô toàn quốc là bảo đảm sự thống nhất
của pháp luật trên phạm vi toàn quốc.
146. Văn hóa và văn hóa pháp lý là điều kiện đảm bảo của pháp chế
147. Ý thức pháp luật chịu sự quy định của tồn tại xã hội
148. Quan niệm của con người về pháp luật là biểu hiện của ý thức pháp luật có tính lý luận.
lOMoARcPSD|11460745

Bài tập nhận định

Lý luận Nhà Nước và pháp luật (Trường Đại học Kinh tế – Luật, Đại học Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh)
StuDocu is not sponsored or endorsed by any college or university
Downloaded by Nhân Võ (hanhnhan0856@gmail.com)
BÀI TẬP NHẬN ĐỊNH LÍ LUẬN

Chương I.
1. Mọi quy tắc xử sự tồn tại trong xã hội có Nhà nước đều là pháp luật.=>Sai
2. Nhà nước ra đời, tồn tại và phát triển gắn liền với xã hội có giai cấp.
=>Đúng
3. Tùy vào các kiểu Nhà nước khác nhau mà bản chất Nhà nước có thể là bản chất giai cấp hoặc
bản chất xã hội. => Sai

4. Nhà nước mang bản chất giai cấp có nghĩa là Nhà nước chỉ thuộc về một giai cấp hoặc một
liên minh giai cấp nhất định trong xã hội.
=> Đúng . Nhận định này Sai. Nhà nước mang bản chất giai cấp, nghĩa là Nhà nước là một bộ
máy trấn áp đặc biệt của giai cấp này đối với giai cấp khác, là công cụ bạo lực để duy trì sự thống
trị của giai cấp.

5. Nhà nước là một bộ máy cưỡng chế đặc biệt do giai cấp thông trị tổ chức ra và sử dụng để
thể hiện sự thống trị đối với xã hội.
=>Đúng

6. Không chỉ Nhà nước mới có bộ máy chuyên chế làm nhiệm vụ cưỡng chế, điều đó đã tồn tại
từ xã hội cộng sản nguyên thủy.
=> Nhận định này Sai. Sự cưỡng chế trong xã hội cộng sản nguyên thủy không phải là một bộ
máy chuyên chế, mà do toàn bộ thị tộc bộ lạc tổ chức.

7. Nhà nước là một bộ máy bạo lực do giai cấp thống trị tổ chức ra để trấn áp các giai cấp đối
kháng.
=> Nhận định này Đúng. Từ sự phân tích bản chất giai cấp của Nhà nước cho thấy: Nhà nước là
một bộ máy bạo lực do giai cấp thống trị tổ chức ra để chuyên chính các giai cấp đối kháng.

8. Nhà nước trong xã hội có cấp quản lý dân cư theo sự khác biệt về chính trị, tôn giáo, địa vị
giai cấp.
=> Nhận định này Sai. Đặc điểm cơ bản của Nhà nước là phân chia dân cư theo lãnh thổ, tổ chức
thành các đơn vị hành chính-lãnh thổ trong phạm vi biên giới quốc gia.

9. Trong ba loại quyền lực kinh tế, quyền lực chính trị, quyền lực tư tưởng thì quyền lực chính
trị đóng vai trò quan trọng nhất vì nó đảm bảo sức mạnh cưỡng chế của giai cấp thống trị đối
với giai cấp bị trị.
=> Đúng

14. Giai cấp thống trị đã thông qua Nhà nước để xây dựng hệ tư tưởng của giai cấp mình
thành hệ tư tưởng thống trị trong xã hội. => Đúng

LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Page 124


17. Nhà nước là chủ thể duy nhất có khả năng ban hành pháp luật và quản lý xã hội bằng
pháp luật. => Đúng

18. Nhà nước thu thuế của nhân dân với mục đích duy nhất nhằm đảm bảo công bằng trong
xã hội và tiền thuế nhằm đầu tư cho người nghèo. => Sai

19. Thông qua hình thức Nhà nước biết được ai là chủ thể nắm quyền lực Nhà nước và việc
tổ chức thực thi quyền lực Nhà nước như thế nào. => Sai

20. Căn cứ chính thể của Nhà nước, ta biết được Nhà nước đó có dân chủ hay không. => Sai

21. Chế độ chính trị là toàn bộ các phương pháp , cách thức thực hiện quyền lực của Nhà
nước. => Đúng

22. Chế độ chính trị thể hiện mức độ dân chủ của Nhà nước.=> Đúng
23. Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có hình thức cấu trúc Nhà nước đơn nhất.
=> Đúng
24. Cơ quan Nhà nước có nhiệm vụ, quyền hạn mang tính quyền lực Nhà nước.=> Đúng

25. Bộ máy Nhà nước là tập hợp các cơ quan Nhà nước từ trung ương đến địa phương. =>
Đúng

26. Cơ quan Nhà nước làm việc theo chế độ tập thể trước khi quyết định phải thảo luận dân
chủ, quyết định theo đa số. =>
CHƯƠNG II.
27. Quốc hội là cơ quan hành chính cao nhất của nước cộng hòa xả hội chủ nghĩa Việt Nam.
=>

28. Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân.=>

29. Quốc hội là cơ quan quyền lực nhất của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam.
=>

30. Chủ quyền quốc gia là quyền độc lập tự quyết của quốc gia trong lĩnh vực đối nội. =>

31. Chủ tịch nước không bắt buộc là đại biểu quốc hội.=>

LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Page 125


32. Thủ tướng chính phủ do chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm.=>

33. Hội đồng nhân dân là cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, do nhân dân bầu ra.
=>

34. Ủy ban nhân dân địa phương có quyền ban hành nghị định, quyết định.=>

35. Tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân là hai cơ quan có chức năng xét xử ở nước ta.
=>

36. Đảng cộng sản Việt Nam là một cơ quan trong bộ máy nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam.
=>
CHƯƠNG III
37. Chỉ có pháp luật mới mang tính quy phạm.=> Sai

38. Ngôn ngữ pháp lý rõ ràng, chính xác thể hiên tính quy phạm phổ biến của pháp luật.
=> Sai

39. Văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan Nhà nước, các cá nhân tổ chức ban hành.
=> Sai

40. Nhà nước bảo đảm cho pháp luật được thực hiện bằng những biện pháp như giáo dục
thuyết phục, khuyến khích và cưỡng chế. => Sai

41. Pháp luật Việt Nam thừa nhận tập quán, tiền lệ là nguồn chủ yếu của pháp luật.
=> Sai

42. Pháp luật Việt Nam chỉ thừa nhận nguồn hình thành pháp luật duy nhất là các văn bản
quy phạm pháp luật.
=> Sai
43. Tập quán là những quy tắc xử sự được xã hội công nhận và truyền từ đời này sang đời
khác. => Đúng

44. Tiền lệ là những quy định hành chính và án lệ.=> Sai


CHƯƠNG IV:

CHƯƠNG V
45. Chủ thể pháp luật chính là chủ thể quan hệ pháp luật và ngược lại.=> Sai

LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Page 126


46. Những quan hệ pháp luật mà Nhà nước tham gia thì luôn thể hiện ý chỉ của Nhà nước.
=> Đúng

47. Quan hệ pháp luật phản ánh ý chí của các bên tham gia quan hệ.=> Đúng

48. Công dân đương nhiên là chủ thể của mọi quan hệ pháp luật.=> Sai

49. Cá nhân tham gia vào quan hệ pháp luật sẽ trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật.
=> Sai

50. Năng lực hành vi của mọi cá nhân là như nhau.=> Sai

51. Năng lực pháp luật của mọi pháp nhân là như nhau.=> Sai

52. Năng lực pháp luật của chủ thể là khả năng thực hiện các quyền và nghĩa vụ do chủ thể
đó tự quy định.
=> Sai
53. Năng lực pháp luật của chủ thể trong quan hệ pháp luật phụ thuộc vào pháp luật của
từng quốc gia. => Đúng

54. “Năng lực hành vi của chủ thể” phụ tuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe, trình độ của
chủ thể. => Sai

55. Chủ thể không có năng lực hành vi thì không thể tham gia vào các quan hệ pháp luật.
=> Sai

56. Năng lực pháp luật phát sinh kể từ khi các cá nhân được sinh ra.=> Đúng

57. Khi cá nhân bị hạn chế về năng lực pháp luật thì đương nhiên cũng bị hạn chế về năng
lực hành vi. => Đúng

58. Năng lực pháp luật của Nhà nước là không thể bị hạn chế.=> Sai

59. Nội dung của quan hệ pháp luật đồng nhất với năng lực pháp luật vì nó bao gồm quyền
và nghĩa vụ pháp lý. => Sai

60. Nghĩa vụ pháp lý của chủ thể chính là hành vi pháp lý.=> Sai

LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Page 127


61. Khách thể của quan hệ pháp luật là những yếu tố thúc đẩy cá nhân, tổ chức tham gia
vào quan hệ pháp luật.
=> Đúng
62. Sự kiện pháp lý là yếu tố thúc đẩy chủ thể tham gia vào các quan hệ pháp luật.
=> Sai

63. Các quan hệ pháp luật xuất hiện do ý chí các cá nhân.=> Sai

64. Đối với cá nhân, năng lực hành vi gắn với sự phát triển của con người và do các cá
nhân đó tự quy định. => Sai

65. Người bị hạn chế về năng lực hành vi thì không bị hạn chế về năng lực pháp luật.
=> Sai

66. Người bị kết án tù có thời hạn chỉ bị hạn chế về năng lực hành vi, không bị hạn chế
năng lực pháp luật. => Sai

67. Người say rượu là người có năng lực hành vi hạn chế.=> Sai

68. Năng lực pháp luật có tính giai cấp, còn năng lực hành vi không có tính giai cấp.
=> Đúng

69. Người đủ từ 18 tuổi trở lên là chủ thể của mọi quan hệ pháp luật.=> Sai

70. Nhà nước là chủ thể của mọi quan hệ pháp luật.=> Sai

71. Nghĩa vụ pháp lý đồng nhất với hành vi pháp lý của chủ thể.
=> SAI
72. Chủ thể của hành vi pháp luật luôn là chủ thể của quan hệ pháp luật và ngược lại. =>
Sai

73. Năng lực pháp luật của người đã thành niên thì rộng hơn người chưa thành niên. =>
Sai

74. Năng lực pháp luật của các cá nhân chỉ được quy định trong các văn bản pháp luật. =>
Đúng

LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Page 128


CHƯƠNG VI
75. Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều là những hành vi trái pháp luật.=> Đúng

76. Mọi biện pháp cưỡng chế của Nhà nước đều là biện pháp trách nhiệm pháp lý.
=> Đúng

77. Những quan điểm tiêu cực của chủ thể vi phạm pháp luật được xem là biểu hiện bên
ngoài (mặt khách quan) của vi phạm pháp luật. => Sai

78. Hậu quả do hành vi vi phạm pháp luật gây ra đều phải là sự thiệt hại về vật chất.
=> Sai
79. Sự thiệt hại về vật chất là dấu hiệu bắt buộc của vi phạm pháp luật.=> Sai
80. Chủ thể của vi phạm pháp luật có thể chịu đồng thời nhiều trách nhiệm pháp lý.
=> Nhận định này Đúng. Ví dụ một người phạm tội vừa có thể bị phạt tiền, vừa có thể phải ngồi
tù, tùy theo loại, mức độ vi phạm và các tình tiết tăng nặng.
81. Không thấy trước hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội thì không bị xemlà có lỗi.
=> Sai
82. Hành vi chưa gây thiệt hại cho xã hội thì chưa bị xem là vi phạm pháp luật.=> Sai
83. Phải là người đủ 18 tuổi trở lên thì mới được coi là chủ thể của vi phạm pháp luật.
=> Sai
84. Sự thiệt hại thực tế xảy ra cho xã hội là dấu hiệu bắt buộc trong mặt khách quan của vi
phạm pháp luật. => Sai
85. Một hành vi vừa có thể đồng thời là vi phạm pháp luật hình sự vừa là vi phạmpháp luật
hành chính, nhưng không thể đồng thời là vi phạm pháp luật dân sự, vừa là vi phạm pháp luật
hình sự
=> Sai
86. Trách nhiệm pháp lý là bộ phận chế tài trong quy phạm pháp luật.=> Sai

87. Mọi biện pháp cưỡng chế của Nhà nước đều là biện pháp trách nhiệm pháp lývà ngược
lại. => Đúng

88. Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lý.=> Sai

89. Mọi hành vi trái pháp luật đều là hành vi vi phạm pháp luật.=> Sai

90. Quan điểm tiêu cực của các chủ thể vi phạm pháp luật được xem là biểu hiện bên
ngoài của vi phạm pháp luật. => Sai

91. Mọi hậu quả do vi phạm pháp luật gây ra đều phải được thực hiện dưới dạng vật chất.
=> Sai

LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Page 129


92. Một vi phạm pháp luật không thể đồng thời gánh chịu nhiều loại trách nhiệm pháp lý.
=> Nhận định này Sai. Một vi phạm pháp luật vẫn có thể vừa gánh trách nhiệm hành chính, vừa
gánh trách nhiệm dân sự.

93. Tiền lệ pháp là hình thức pháp luật lạc hậu, thể hiện trình độ pháp lý thấp.=> Sai

94. Pháp luật luôn tác động tích cực đối với kinh tế, thúc đẩy kinh tế phát triển.=> Sai. Nếu
pháp luật tiến bộ, phản ánh được thực tiễn, dự báo được tình hình phát triển của xã hội thì sẽ
thúc đẩy tiến bộ xã hội. Ngược lại sẽ kìm hãm sự phát triển xã hội.

95. Pháp luật là tiêu chuẩn (chuẩn mực) duy nhất đánh giá hành vi của con người. => Sai

96. Tiền lệ pháp không phải là một hình thức pháp luật chính yếu ở Việt Nam.=> Đúng

97. Các quy phạm xã hội luôn đóng vai trò hỗ trợ việc thực hiện pháp luật.=> Đúng

98. Mọi Nhà nước đều phải trải qua 4 kiểu Nhà nước.=> Sai

99. Nhà nước là một hiện tượng bất biến trong xã hội.=> Sai

100. Quyền lực chỉ xuất hiện và tồn tại trong xã hội có giai cấp và đấu tranh giai cấp. => Sai

101. Công xã nguyên thủy không tồn tại Nhà nước vì không tồn tại hệ thống quảnlý quyền
lực.
=> Sai. Quyền lực thị tộc vẫn cần hệ thống quản lý.
102. Nhu cầu trị thủy là yếu tố căn bản hình thành Nhà nước ở các quốc gia phương Đông.
=> Đúng
CHƯƠNG VII
103. Văn bản quy phạm pháp luật là nguồn duy nhất của luật dân sự.
=> Sai
104. Luật dân sự điều chỉnh tất cả các quan hệ tài sản và nhân thân trong giaolưu dân sự.
=> Sai. Vì ngoài Luật DS thì còn những ngành khác điều chỉnh các quan hệ tài sản và nhân thân
như Luật hôn nhân – gia đình, luật lao động.

105. Người bị bệnh tâm thần là người bị mất năng lực hành vi dân sự.

LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Page 130


=> Sai
106. Cha, mẹ là người giám hộ đương nhiên của con chưa thành niên.
=> Sai
107. Trách nhiệm dân sự của pháp nhân là trách nhiệm hữu hạn.
=> Đúng
108. Khi người giám hộ chết thì việc giám hộ chấm dứt.
=> Sai. Vì theo điều 158 BLDS thì người thành niên nếu bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi
dân sự thì cần có người giám hộ, việc giám hộ không chấm dứt.

109. Đối tượng điều chỉnh của luật dân sự là tất cả các quan hệ xã hội phát sinh từ lợi ích vật
chất và tinh thần giữa các chủ thể trong xã hội.

=> Sai
110. Mọi pháp nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau.
=> Sai
111. Di chúc vô hiệu là di chúc bất hợp pháp.
=> Sai. Di chúc vô hiệu được hiểu là di chúc không có hiệu lực pháp luật. Di chúc được coi là vô
hiệu một phần hoặc vô hiệu toàn bộ khi không đáp ứng được các điều kiện để di chúc hợp pháp
hoặc thuộc các trường hợp không có hiệu lực của di chúc. Di chúc được coi là vô hiệu một phần
hoặc vô hiệu toàn bộ khi không đáp ứng được các điều kiện để di chúc hợp pháp hoặc thuộc các
trường hợp không có hiệu lực của di chúc.

112. Người nước ngoài phạm tội trên máy bay của Việt Nam khi máy bay đó đang hoạt động
trên không phận quốc tế thì không bị coi là phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam.
=> Đúng
113. Luật hình sự là văn bản pháp luật quy định tội phạm và hình phạt?
=>
114. Đạo luật hình sự là Bộ luật Hình sự Việt Nam?
=>
115. Người bị mắc bệnh tâm thần luôn không phải chịu trách nhiệm hình sự?
=>
116. Khi áp dụng luật hình sự chỉ phải xác định hậu quả của tội phạm nếu như tội đó là tội có
cấu thành tội phạm vật chất?
=>
117. Tất cả các quan hệ xã hội bị tội phạm xâm hại đều là khách thể trực tiếp của tội phạm đó?
=>

LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Page 131


118. Mọi hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm khi hành vi đó gây ranhững thiệt hại
đáng kể?
=>
119. Đối tượng Điều chỉnh của luật hình sự là tất cả các quan hệ xã hội phát sinh khi có một tội
phạm được thực hiện.
=>
120. Nếu người đưa hối lộ chủ động khái báo thì họ được coi là không có lỗi?
=>
121. Trong mọi trường hợp một tội phạm chỉ được coi là thực hiện tại Việt Nam nếu tội phạm
đó bắt đầu và kết thúc trên lãnh thổ Việt Nam.
=>
122. Khách thể của tội phạm là các quan hệ xã hội mà luật hình sự có nhiệm vụ Điều chỉnh.
=>
123. Mọi trường hợp biểu lộ ý định phạm tội đều không bị xử lý theo pháp luật hình sự.
=>
124. Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội không bị coi là phạm tội.
=>
125. Tội giết người là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. =>
BONUS THÊM:
ĐỀ 1:
Câu 1: Mọi trường hợp cá nhân không có năng lực hành vi đều có thể thông qua người thứ 3 để
thực hiện các quyền cho mình.
 Sai. Vì trong 1 số trường hợp cá nhân không có năng lực hành vi không thể thông qua
người thứ 3 để thực hiện các quyền cho mình như việc kết hôn, hoặc ly hôn.
Câu 2: Thẩm quyền của cơ quan Nhà nước do Quốc Hội quy định.  Sai. Vì do pháp
luật quy định.
Câu 3: Hình thức của nhà nước gồm: Hình thức chính thể, hình thức cấu trúc và chế độ chính trị.
 Đúng.
Câu 4: Sự ra đời của Nhà nước XHCN luôn gắn liền với Cách mạng XHCN.
 Đúng
Câu 5: Pháp luật do Nhà nước ban hành và chỉ được thể hiện bằng hình thức văn bản quy phạm
pháp luật.
 Sai. Vì ngoài văn bản quy phạm pháp luật, thì pháp luật còn thể hiện dưới hình thức tập
quán pháp và tiền lệ pháp.
Câu 6: Người nghiện ma tuý hoặc các chất kích thích dẫn đến phá tài sản gia đình là người bị hạn
chế năng lực hành vi dân sự.
 Sai.
Câu 7: Nhà nước ra đời xuất phát từ nhu cầu của xã hội cần phải có một bộ máy quản lý xã hội.

LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Page 132


 Sai. Vì còn bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị.
Câu 8: Pháp luật là tiêu chuẩn (chuẩn mực) duy nhất đánh giá hành vi con người.
 Sai.
Câu 9: Sự thay thế kiểu Nhà nước này bằng kiểu Nhà nước khác là một quá trình đấu tranh của
giai cấp thống trị.
 Sai. Vì sự thay thế kiểu Nhà nước này bằng kiểu Nhà nước khác là một quá trình đấu tranh
của giai cấp thống trị với giai cấp bị trị trong xã hội. Câu 10: Quy phạm pháp luật là quy tắc xử
sự được áp dụng một lần trong đời sống xã hội.
 Sai
Câu 11: Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lý.
 Sai. Vì trong một số trường hợp vi phạm pháp luật không truy cứu trách nhiệm pháp lý như:
Quá thời hiệu truy cứu trách nhiệm pháp lý.
Câu 12: Nhà nước pháp quyền là kiểu Nhà nước tiến bộ nhất.
 Sai. Vì Nhà nước pháp quyền không phải là một kiểu Nhà nước.
Câu 13: Không hành động cũng có thể vi phạm pháp luật.
 Đúng
Câu 14: Năng lực hành vi của cá nhân có từ khi cá nhân đó được sinh ra và mất khi chết.
 Sai
Câu 15: Tiền lệ pháp chỉ được hình thành từ cơ quan hành pháp.
 SAI
Câu 16: Để xác định một hệ thống pháp luật hoàn thiện chỉ dựa vào 2 tiêu chí: Tính toàn diện,
đồng bộ và tính thống nhất của hệ thống pháp luật.
 Sai. Vì ngoài ra còn tính phù hợp, tính khả thi và ngôn ngữ, kỹ thuật xây dựng pháp luật.
Câu 17: Pháp luật và pháp chế không thể tách rời và không phụ thuộc vào trình độ văn hoá của
cán bộ, công chức, công dân.
 Sai. Vì pháp luật và pháp chế muốn phát huy hiệu quả cần phải phụ thuộc vào trình độ văn
hoá của cán bộ, công chức, công dân.
Câu 18: Ý thức của pháp luật được cấu thành từ: Ý thức pháp luật thông thường, ý thức pháp
luật có tính lý luận khoa học và ý thức pháp luật nghề nghiệp.
 Bỏ không nói nhiều
Câu 19: Một quy phạm pháp luật có thể khuyết 3 yếu tố: Giả định, quy định và chế tài.
 Saini
Câu 20: Nhà nước xã hội chủ nghĩa ra đời khi các giai cấp bóc lột bị xoá bỏ và quan hệ sản xuất
dựa trên sự công hữu về tư liệu sản xuất.
 Đúng
Câu 21: Tiền lệ pháp không phải là một hình thức pháp luật chính yếu ở Việt
Nam.
 Đúng. Vì ở Việt Nam hình thức pháp luật chính là văn bản quy phạm pháp luật.

LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Page 133


Câu 22: Trong lịch sử loài người chỉ có văn bản quy phạm pháp luật mới được coi là hình thức
của pháp luật.
 Sai
Câu 23: Tiền lệ pháp được hình thành từ cơ quan lập pháp.
 Sai
Câu 24: Cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên đều có năng lực pháp lý.
 Sai
Câu 25: Tương ứng với mổi hình thái kinh tế xã hội là một kiểu nhà nước.
 Sai. Vì hình thái kinh tế xã hội công xã nguyên thuỷ không có Nhà nước.
Câu 26: Nhà nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ nghĩa Việt Nam không áp dụng học thuyết tam quyền
phân lập.
 Sai
Câu 27: Pháp luật chỉ do Nhà nước ban hành để điều chỉnh tất cả các quan hệ diễn ra trong xã
hội.
 Sai
Câu 28: Việt Nam đã trải qua 3 hình thái kinh tế xã hội và 2 kiểu Nhà nước.
 Sai. Vì Việt Nam chỉ trải qua 2 hình thái kinh tế xã hội và 2 kiểu nhà nước.
Câu 29: Nhà nước ra đời và tồn tại bất biến, vĩnh cửu.
 Sai
Câu 30: Người sống với nhau như vợ chồng không đăng ký kết hôn thì không được pháp luật
công nhận là vợ chồng.
 Sai. Vì nếu như người sống với nhau như vợ chồng trước ngày 03/01/1987 mà không
đăng ký kết hôn thì pháp luật vẫn công nhận họ là vợ chồng. Câu 31: Tài sản được tạo ra trong
thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng.
 Sai. Vì nếu như trong thời ký hôn nhâ vợ, chồng được thừa kế riêng hoặc tặng cho riêng thì
tài sản đó là tài sản riêng của vợ, chồng.

BÀI TẬP NHẬN ĐỊNH LÝ LUẬN


1. Năng lực pháp luật là tiền đề của năng lực hành vi :

2.
3. Mọi quy tắc xử sự tồn tại trong xã hội có nhà nước đều là pháp luật.
Sai. Các quan hệ xã hội của chúng ta được điều chỉnh bởi các quy phạm đạo đức và các quy
phạm pháp luật, mà các quy phạm đạo đức thì có thể được thể chế hóa và đưa lên thành các
quy phạm pháp luật nhưng không phải quy phạm đạo đức nào cũng được dưa lên thành luật
cả. Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội cho nên các quy tắc ứng xử được coi là các chuẩn
mực đạo đức đó đó không nhất thiết phải được xem là pháp luật mà nó song song tồn tại
trong xã hội.
2. Nhà nước ra đời, tồn tại và phát triển gắn liền với xã hội có giai cấp.
Đúng. Nhà nước mang bản chất giai cấp. Nó ra đời, tồn tại và phát triển trong xã hội có giai
cấp, là sản phẩm của đấu tranh giai cấp và do một hay một liên minh giai cấp nắm giữ.

LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Page 134


3. Tùy vào các kiểu nhà nước khác nhau mà bản chất nhà nước có thể là bản chất giai
cấp hoặc bản chất xã hội.
Sai. Nhà nước nào cũng mang bản chất giai cấp.
4. Nhà nước mang bản chất giai cấp có nghĩa là nhà nước chỉ thuộc về một giai cấp
hoặc một liên minh giai cấp nhất định trong xã hội.
Sai. Nhà nước mang bản chất giai cấp, nghĩa là nhà nước là một bộ máy trấn áp đặc biệt của
giai cấp này đối với giai cấp khác, là công cụ bạo lực để duy trì sự thống trị của giai cấp.
5. Nhà nước là một bộ máy cưỡng chế đặc biệt do giai cấp thống trị tổ chức ra và sử
dụng để thể hiện sự thống trị đối với xã hội.
Đúng. Nhà nước là một bộ máy trấn áp đặc biệt của giai cấp này đối với giai cấp khác, là
công cụ bạo lực để duy trì sự thống trị của giai cấp.
6. Không chỉ nhà nước mới có bộ máy chuyên chế làm nhiệm vụ cưỡng chế, điều đó đã
tồn tại từ xã hội cộng sản nguyên thủy.
Sai. Sự cưỡng chế trong xã hội cộng sản nguyên thủy không phải là một bộ máy chuyên chế,
mà do toàn bộ thị tộc bộ lạc tổ chức.
7. Nhà nước là một bộ máy bạo lực do giai cấp thống trị tổ chức ra để trấn áp các giai
cấp đối kháng.
Đúng. Từ sự phân tích bản chất giai cấp của nhà nước cho thấy: nhà nước là một bộ máy bạo
lực do giai cấp thống trị tổ chức ra để chuyên chính các giai cấp đối kháng .
8. Nhà nước trong xã hội có cấp quản lý dân cư theo sự khác biệt về chính trị, tôn giáo,
địa vị giai cấp.
Sai. Đặc điểm cơ bản của nhà nước là phân chia dân cư theo lãnh thổ, tổ chức thành các đơn
vị hành chính-lãnh thổ trong phạm vi biên giới quốc gia.
9. Trong ba loại quyền lực kinh tế, quyền lực chính trị, quyền lực tư tưởng thì quyền
lực chính trị đóng vai trò quan trọng nhất vì nó đảm bảo sức mạnh cưỡng chế của giai
cấp thống trị đối với giai cấp bị trị.
Sai. Quyền lực kinh tế là quan trọng nhất, vì kinh tế quyết định chính trị, từ đó đảm bảo
quyền áp đặt tư tưởng.
10. Kiểu nhà nước là cách tổ chức quyền lực của nhà nước và những phương pháp để
thực hiện quyền lực nhà nước.
Sai. Kiểu nhà nước là tổng thể các đặc điểm cơ bản của nhà nước, thể hiện bản chất giai
cấp,vai trò xã hội, những điều kiện tồn tại và phát triển của nhà nước trong một hình thái
kinh tế xã hội nhất định.
11. Chức năng lập pháp của nhà nước là hoạt động xây dựng pháp luật và tổ chức thực
hiện pháp luật.
Sai. Quyền lập pháp là quyền làm luật, xây dựng luật và ban hành những văn bản luật trên tất
cả các lĩnh vực của xã hội.
12. Chức năng hành pháp của nhà nước là mặt hoạt động nhằm đảm bảo cho pháp luật
được thực hiện nghiêm minh và bảo vệ pháp luật trước những hành vi vi phạm.
Sai. chức năng hành pháp bao gồm 2 quyền, quyền lập quy và quyền hành chính :
+) Quyền lập quy là quyền ban hành những văn bản dưới luật nhắm cụ thể luật pháp do cơ
quan lập pháp ban hành
+) Quyền hành chính là quyền tổ chức tất cả các mặt các quan hệ xã hội bằng cách sử dụng
quyền lực nhà nước.
13. Chức năng tư pháp của nhà nước là mặt hoạt động bảo vệ pháp luật.
Sai. Chức năng tư pháp là chức năng của nhà nước có trách nhiệm duy trì , bảo vệ công lý và
trật tự pháp luật.
14. Giai cấp thống trị đã thông qua nhà nước để xây dựng hệ tư tưởng của giai cấp
mình thành hệ tư tưởng thống trị trong xã hội.

LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Page 135


Đúng. Do nắm quyền lực kinh tế và chính trị bằng con đường nhà nước, giai cấp thống trị đã
xây dựng hệ tư tưởng của giai cấp mình thành hệ tư tưởng thống trị trong xã hội buộc các
giai cấp khác bị lệ thuộc về tư tưởng.
15. Chức năng xã hội của nhà nước là giải quyết tất cả các vấn đề khác nảy sinh trong
xã hội.
Sai. Chức năng xã hội của nhà nước chỉ thực hiện quản lý những hoạt động vì sự tồn tại của
xã hội, thỏa mãn một số nhu cầu chung của cộng đồng.
16. Lãnh thổ, dân cư là những yếu tố cấu thành nên một quốc gia.
Sai. Các yếu tố cấu thành nên một quốc gia gồm có : Lãnh thổ xác định, cộng đồng dân cư ổn
định, Chính phủ với tư cách là người đại diện cho quốc gia trong quan hệ quốc tế, Khả năng
độc lập tham gia vào các quan hệ pháp luật quốc tế.
17. Nhà nước là chủ thể duy nhất có khả năng ban hành pháp luật và quản lý xã hội
bằng pháp luật.
Đúng. Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước đặt ra nhằm điều chỉnh các mối
quan hệ xã hội phát triển theo ý chí của nhà nước.
18. Nhà nước thu thuế của nhân dân với mục đích duy nhất nhằm đảm bảo công bằng
trong xã hội và tiền thuế nhằm đầu tư cho người nghèo.
Sai. Nhà nước thu thuế của nhân dân nhằm :
• Tất cả mọi hoạt động của chính quyền cần phải có nguồn tài chính
để chi (đầu tiên là nuôi bộ máy nhà nước); nguồn đầu tiên đó là các khoản thu từ thuế.
• Thuế là công cụ rất quan trọng để chính quyền can thiệp vào sự hoạt động của nền kinh tế
bao gồm cả nội thương và ngoại thương.
• Chính quyền cung ứng các hàng hóa công cộng cho công dân, nên công dân phải có nghĩa
vụ ủng hộ tài chính cho chính quyền (vì thế ở Việt Nam và nhiều nước mới có thuật ngữ
"nghĩa vụ thuế").
• Giữa các nhóm công dân có sự chênh lệch về thu nhập và do đó là chênh lệch về mức sống,
nên chính quyền sẽ đánh thuế để lấy một phần thu nhập của người giàu hơn và chia cho
người nghèo hơn (thông qua cung cấp hàng hóa công cộng).
• Chính quyền có thể muốn hạn chế một số hoạt động của công dân (ví dụ hạn chế vi phạm
luật giao thông hay hạn chế hút thuốc lá, hạn chế uống rượu) nên đánh thuế vào các hoạt
động này.
• Chính quyền cần khoản chi tiêu cho các khoản phúc lợi xã hội và phát triển kinh tế.
• Rõ ràng rằng, tiền thuế không chỉ nhằm đầu tư cho người nghèo.
19. Thông qua hình thức nhà nước biết được ai là chủ thể nắm quyền lực nhà nước và
việc tổ chức thực thi quyền lực nhà nước như thế nào.
Sai. Quyền lực nhà nước được hiểu là sự phản ánh cách thức tổ chức và phương pháp thực
hiện quyền lực nhà nước của mỗi kiểu nhà nước trong một hình thái kinh tế xã hội nhất định.
Như vậy, để xác định những điều trên, ngoài hình thức nhà nước, phải xác định xem hình thái
kinh tế xã hội ở đây là gì.
20. Căn cứ chính thể của nhà nước, ta biết được nhà nước đó có dân chủ hay không.
Sai. nhà nước dân chủ hay không chỉ căn cứ chính thể của nhà nước, mà còn căn cứ vào
những điều được quy định trong hiến pháp và thực trạng của nhà nước đó.
21. Chế độ chính trị là toàn bộ các phương pháp , cách thức thực hiện quyền lực của
nhà nước.
Đúng. Chế độ chính trị là toàn bộ phương pháp, thủ đoạn, cách thức mà giai cấp thống trị sử
dụng để thực hiện quyền lực nhà nước của mình.
22. Chế độ chính trị thể hiện mức độ dân chủ của nhà nước
Sai. Chế độ chính trị chỉ quyết định một phần mức độ dân chủ của nhà nước, ngoài ra mức độ
đó còn phụ thuộc vào thực trạng của nhà nước đó.

LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Page 136


23. Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có hình thức cấu trúc nhà nước đơn
nhất.
Đúng. Hình thức cấu trúc nhà nước CHXHCN VN là nhà nước đơn nhất, được Hiến pháp
1992 quy định tại điều 1: Nước CHXHCN VN là một nhà nước độc lập, có chủ quyền, thống
nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời.
24. Cơ quan nhà nước có nhiệm vụ, quyền hạn mang tính quyền lực nhà nước.
Đúng. Hoạt động của cơ quan nhà nước mang tính quyền lực và được đảm bảo bởi nhà
nước.
25. Bộ máy nhà nước là tập hợp các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương.
Đúng. Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước từ TW đến địa phương được tổ
chức và hoạt động theo nguyên tắc chung, thống nhất nhằm thực hiện những nhiệm vụ và
chức năng của nhà nước, vì lợi ích của giai cấp thống trị.
26. Cơ quan nhà nước làm việc theo chế độ tập thể trước khi quyết định phải thảo luận
dân chủ, quyết định theo đa số.
Sai. Cơ quan nhà nước hoạt động dựa trên các quy phạm pháp luật và văn bản chỉ đạo của cơ
quan cấp cao hơn.
27. Quốc hội là cơ quan hành chính cao nhất của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam.
Sai. Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là
cơ quan chấp hành của quốc hội.
28. Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân.
Đúng. Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, do dân bầu ra và là cơ quan
quyền lực nhất của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
29. Quốc hội là cơ quan quyền lực nhất của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Đúng. Theo hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tất cả quyền lực thuộc về
nhân dân, mà quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, do dân bầu ra nên đây là
cơ quan quyền lực nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
30. Chủ quyền quốc gia là quyền độc lập tự quyết của quốc gia trong lĩnh vực đối nội.
Sai. Chủ quyền quốc gia là quyền độc lập tự quyết của quốc gia cả trong lĩnh vực đối nội và
đối ngoại.
31. Chủ tịch nước không bắt buộc là đại biểu quốc hội.
Sai. Căn cứ điều 87 hiến pháp 2013, chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số các đại biểu
quốc hội.
32. Thủ tướng chính phủ do chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm.
Sai. Căn cứ điều 98 hiến pháp 2013, thủ tướng chính phủ do Quốc hội bầu trong số đại biểu
quốc hội.
33. Hội đồng nhân dân là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, do nhân dân bầu
ra.
Đúng. Theo điều 1 luật Tổ chức hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân (2003) Hội đồng
nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và
quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân
dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.
34. Ủy ban nhân dân địa phương có quyền ban hành nghị định, quyết định.
Sai. Nghị định là chủ trương đường lối chỉ do chính phủ ban hành.
35. Tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân là hai cơ quan duy nhất có chức năng
xét xử ở nước ta.
Sai. Tòa án nhân dân là cơ quan duy nhất có chức năng xét xử.
36. Đảng cộng sản Việt Nam là một cơ quan trong bộ máy nước cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.
Sai. Đảng cộng sản Việt Nam là tổ chức lãnh đạo Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Page 137


37. Chỉ có pháp luật mới mang tính quy phạm.
Sai. Ngoài pháp luật, các quy phạm xã hội khác cũng mang tính quy phạm.
38. Ngôn ngữ pháp lý rõ ràng,chính xác thể hiện tính quy phạm phổ biến của pháp luật.
Sai. Tính quy phạm phổ biến của pháp luật thể hiện ở chỗ Pháp luật là những quy tắc xử sự
chung, được coi là khuôn mẫu chuẩn mực đối với hành vi của một cá nhân hay tổ chức.
39. Văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước, các cá nhân tổ chức ban
hành.
Sai. Văn bản quy phạm nhà nước do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các cá nhân có
thẩm quyền ban hành.
40. Nhà nước bảo đảm cho pháp luật được thực hiện bằng những biện pháp như giáo
dục thuyết phục, khuyến khích và cưỡng chế.
Sai. Nhà nước bảo đảm cho pháp luật bằng duy nhất biện pháp cưỡng chế.
41. Pháp luật việt nam thừa nhận tập quán, tiền lệ là nguồn chủ yếu của pháp luật.
Sai. Các văn bản quy phạm pháp luật là nguồn chủ yếu của pháp luật Việt Nam.
42. Pháp luật việt nam chỉ thừa nhận nguồn hình thành pháp luật duy nhất là các văn
bản quy phạm pháp luật.
Sai. Ngoài các văn bản quy phạm pháp luật, nguồn của pháp luật còn bắt nguồn từ tiền lệ, tập
quán, các quy tắc chung của quốc tế…
43. Tập quán là những quy tắc xử sự được xã hội công nhận và truyền từ đời này sang
đời khác.
Sai. Tập quán chỉ được cộng đồng nơi tồn tại tập quán đó thừa nhận.
44. Tiền lệ là những quy định hành chính và án lệ.
Sai. Tiền lệ bao gồm hệ thống các án lệ, những vụ việc đã đc xét xử trước đó, được nhà nước
xem là khuôn mẫu. Các quy định hành chính được nhà nước ban hành, không phải tiền lệ.
45. Chủ thể pháp luật chính là chủ thể quan hệ pháp luật và ngược lại.
Sai. Chủ thể pháp luật là Cá nhân, tổ chức có khả năng có quyền và nghĩa vụ pháp lý theo
quy định của pháp luật. Chủ thể pháp luật khác với chủ thể quan hệ pháp luật. Để trở thành
chủ thể pháp luật chỉ cần có năng lực pháp luật, nhưng để trở thành chủ thể của một quan hệ
pháp luật cụ thể thì phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi pháp luật, tức là phải có
khả năng tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

46. Những quan hệ pháp luật mà Nhà nước tham gia thì luôn thể hiện ý
chí của Nhà nước.
o Nhận định này Đúng. Nhà nước là chủ thể đặc biệt ( nhà nước tạo ra pháp
luật  mang theo ý chí nn) của những quan hệ pháp luật, pháp luật do
Nhà nước đặt ra. Khi tham gia những quan hệ pháp luật, thì những quan
hệ đó luôn luôn thể hiện ý chí của Nhà nước và các bên tham gia quan hệ
pháp luật.
47. Quan hệ pháp luật phản ánh ý chí của các bên tham gia quan hệ.
o Nhận định này Đúng. Quan hệ pháp luật hình thành, tồn tại trên cở sở
nhận thức của con người. Thông qua hành vi của chủ thể khi tham gia
vào quan hệ pháp luật, ta biết được ý chí của chủ thể đó . có thể là ý chí

LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Page 138


đơn phương của một bên khi tham gia quan hệ pháp luật trong khuôn khổ
ý chí của các bên khi tham gia quan hệ pháp luật
48. Công dân đương nhiên là chủ thể của mọi quan hệ pháp luật.
o Nhận định này Sai. Chủ thế pháp luật có thể là cá nhân hoặc tổ chức đáp
ứng được nhưnc điều kiện nào pháp luật qui định .
49. Cá nhân tham gia vào quan hệ pháp luật sẽ trở thành chủ thể của
quan hệ pháp luật.
o Nhận định này Sai. Muốn trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật đó, cá
nhân phải có năng lực hành vi
o Giải thích muốn trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật thì cá nhân đó phải
có năng lực chủ thể , tức là phải đáp ứng được những điều kiện mà nhà nước
qui định . năng lực chủ thể bao gồm: năng lực pháp lực và năng lực hành vi
50. Năng lực hành vi của mọi cá nhân là như nhau.
Nhận định này Sai. Năng lực hành vi của mỗi cá nhân có thể khác nhau, ví dụ
người dưới 18 tuổi so với ngưới từ 18 tuổi trở lên.
Đối với cá nhân , năng kực hành vi pháp lí thường được xem xét dưới 3
phương diệnn : độ tuổi, khả năng nhận thức, tình trạng sức khỏe , thể lực .
ngoài ra còn có một số yếu tố khác như: trình độ chuyên môn, tài sản,...
51. Năng lực pháp luật của mọi pháp nhân là như nhau.
=> Nhận định này Sai. Các pháp nhân được quy định năng lực pháp luật ở
mức độ khác nhau, dựa trên quy định của pháp luật.
Quyền, nghĩa vụ của từng pháp nhân được ghi nhận lệ thuộc vào
ngành, nghê, lĩnh vực mà pháp nhân hoạt động, kinh doanh cũng như
phạm vi hoạt động. Như vậy, các pháp nhân sẽ không có năng lực
pháp luật như nhau vì có sự khác biệt về ngành nghề hoặc phạm vi
hoạt động ngành nghề.
52. Năng lực pháp luật của chủ thể là khả năng thực hiện các quyền và nghĩa
vụ do chủ thể đó tự quy định.
=> Nhận định này Sai. Năng lực pháp luật của chủ thể là khả năng được
hưởng quyền các quyền và nghĩa vụ do pháp luật quy định.
53. Năng lực pháp luật của chủ thể trong quan hệ pháp luật phụ thuộc vào
pháp luật của từng quốc gia.

LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Page 139


=> Nhận định này Đúng. Năng lực pháp luật của chủ thể do pháp luật quy
định, mỗi pháp luật lại phụ thuộc vào quốc gia ban hành.
54. “Năng lực hành vi của chủ thể” phụ tuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe,
trình độ của chủ thể.
=> Nhận định này Sai. Nó không phụ thuộc vào trình độ của chủ thể.
55. Chủ thể không có năng lực hành vi thì không thể tham gia vào các quan
hệ pháp luật.
=> Nhận định này Sai. Chủ thể không có năng lực hành vi có thể tham gia
vào các quan hệ pháp luật thông qua người ủy quyền, người giám hộ…
(người đại diện ) thực hiệmn các quyền và nghĩa vụ đó
56. Năng lực pháp luật phát sinh kể từ khi các cá nhân được sinh ra.
=> Nhận định này Đúng. Chỉ có năng lực pháp luật của cá nhân có từ khi
người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết.
Theo khoản 3 điều 16 của bộ luật dân sự năm 2015 thì năng lực pháp luật của
cá nhân có từ khi người đó sính ra và chấm dứt khi người đó chết
57. Khi cá nhân bị hạn chế về năng lực pháp luật thì đương nhiên cũng bị hạn
chế về năng lực hành vi.
=> Nhận định này Đúng. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng
của cá nhân bằng hành vi củ a mình xác lập, thực hi ện quyền, nghĩa vụ dân
sự (Điều 17 Bộ luật dân sự) do đó khi bị chế năng lực pháp luật, thì đương
nhiên cũng bị hạn chế về năng lực hành vi. Năng lực pháp luật là tiền đề của
năng lực hanh vi pháp lí, vì vậy không có chủ thể nào có năng lực hành vi
pháp lý mà không có năng lực pháp luật
58. Năng lực pháp luật của Nhà nước là không thể bị hạn chế.
=> Nhận định này Sai. Năng lực pháp luật của Nhà nước bị hạn chế bởi pháp
luật.
59. Nội dung của quan hệ pháp luật đồng nhất với năng lực pháp luật vì nó
bao gồm quyền và nghĩa vụ pháp lý.
=> Nhận định này Sai. Năng lực pháp luật xuất hiện từ lúc sinh, tuy nhiên
quan hệ pháp luật phụ thuộc vào một số yêu tố khác (Ví dụ: từ đủ 18 tuổi mới
có thể kết hôn…)
Những quyền và nghĩa vụ pháp lí ở trạng thái tĩnh (năng lực pháp luật ) luôn
luôn có sẵn , tồn tại như một thuộc tính pháp lí của chủ thể. Nhưng những
quyền và nghĩa vụ này chỉ trở thành hiện thực khi chủ thể thực hiện những
quyền và nghĩa vụ đó, tham gia vào QHPL.

LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Page 140


Quan hệ pháp luật
60. Nghĩa vụ pháp lý của chủ thể chính là hành vi pháp lý.
=> Nhận định này Sai. Nghĩa vụ pháp lý là những hành vi mà pháp luật quy
định các cá nhân, tổ chức có nghĩa vụ phải thực hiện. Hành vi pháp lý là
những sự kiện xảy ra theo ý chí của con người (Ví dụ: hành vi trộm cắp…)
Sai, nghĩa vụ pháp lí của chủ thể quan hệ pháp luật là các xử sự bắt buộc của
chủ thể để đáp ứng quyền của chủ thể khác khi tham gia qhpl trong những
điều kiện cụ thể theo qui định của pháp luật. Hành vi pháp lý là những sự
kiện xảy ra theo ý chí của con người (Ví dụ: hành vi trộm cắp…)

61. Khách thể của quan hệ pháp luật là những yếu tố thúc đẩy cá nhân, tổ
chức tham gia vào quan hệ pháp luật.
=> Nhận định này Đúng. Khách thể của quan hệ pháp luật là những lợi ích
mà các chủ thể mong muốn đạt được khi tham gia vào quan hệ pháp luật đó.
Nên thúc đẩy những cá nhân , tổ chức tham gia vào quan hệ pháp luật
62. Sự kiện pháp lý là yếu tố thúc đẩy chủ thể tham gia vào các quan hệ pháp
luật.
=> Nhận định này Sai. Sự kiện pháp lý là những sự việc cụ thể xảy ra trong
đời sống phù hợp với những điều kiện, hoàn cảnh đã được dự liệu trong một
quy phạm pháp luật từ đó làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt một QHPL cụ
thể. Một sự kiện pháp lý có thể làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt môttj
hoặc nhiều qhpl.
63. Các quan hệ pháp luật xuất hiện do ý chí các cá nhân.
=> Nhận định này Sai. Các quan hệ pháp luật xuất hiện do ý chí các cá nhân,
tuy nhiên cũng phải trong khuôn khổ ý chí của Nhà nước. QHPL manhg tính
ý chí nhà nước và các bên tham gia QHPL tuy nhiên cũng phải trong khuôn
khổ ý chí của nhà nước
64. Đối với cá nhân, năng lực hành vi gắn với sự phát triển của con người và
do các cá nhân đó tự quy định.
=> Nhận định này Sai. Năng lực hành vi của mỗi cá nhân là do pháp luật quy
định.
Đối với cá nhân , năng lực hành vi pháp lý do nhà nước thừa nhận thông qua
việc qui định về độ tuổi , khả năng nhận thức và tình trạng sức khỏe .
65. Người bị hạn chế về năng lực hành vi thì không bị hạn chế về năng lực
pháp luật.

LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Page 141


=> Nhận định này Sai. Người bị hạn chế về năng lực pháp luật cũng đồng
thời bị hạn chế về năng lực hành vi.
Nhận định sai. NLPL là tiền đề của NLHV. Nếu chủ thể có NLHV MÀ
không óc , mất hoẵ bị hạn chế NLHV thì chủ thể tham gia QHPL thụ động
và hạn chế

66. Người bị kết án tù có thời hạn chỉ bị hạn chế về năng lực hành vi, không
bị hạn chế năng lực pháp luật.
=> Nhận định này Sai. Những người này bị hạn chế về năng lực pháp luật (Ví
dụ: không có năng lực pháp luật để ký kết hợp đồng kinh tế)
Nhận định này Sai. Người bị kết án tù có thời hạn chỉ bị hạn chế về
năng lực pháp luật, chứ không bị hạn chế năng lực hành vi. Bởi vì,
năng lực pháp luật là khả năng hưởng quyền và nghĩa vụ pháp lý
theo quy định của pháp luật. Chính vì vậy, khi người đó bị kết án tù
sẽ mất đi một số quyền và nghĩa vụ pháp lí. Ví dụ: không có năng
lực pháp luật để ký kết hợp đồng kinh tế. Còn năng lực hành vi là
khả năng của chủ thể được xem xét trên 3 phương diện: độ tuổi, khả
năng nhận thức, tình trạng sức khỏe, thể lực .

67. Người say rượu là người có năng lực hành vi hạn chế.
=> Nhận định này Sai. Người có năng lực hành vi hạn chế là người được tòa
án tuyên bố bị hạn chế năng lực hành vi.
68. Năng lực pháp luật có tính giai cấp, còn năng lực hành vi không có tính
giai cấp.
=> Nhận định này Đúng.
– Năng lực pháp luật là khả năng của cá nhân (thể nhân), pháp nhân (tổ chức,
cơ quan) hưởng quyền và nghĩa vụ theo luật định. Do vậy, khả năng này chịu
ảnh hưởng sâu sắc của tính giai cấp, và do đặc trưng giai cấp quyết định. Mỗi
giai cấp cầm quyền sẽ có đặc trưng khác nhau, xây dựng một chế độ khác
nhau nên sẽ trao cho công dân của mình những quyền và nghĩa vụ khác nhau.
– Còn Năng lực hành vi (hay còn gọi là năng lực hành vi dân sự của cá nhân)
là khả năng của một người, thông qua các hành vi của mình để xác lập
hoặc/và thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự đối với người khác. Như vậy,
có thể hiểu là năng lực hành vi dân sự gắn với từng người, mang tính cá nhân,

LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Page 142


phát sinh khi cá nhân mỗi người bằng khả năng nhận thức và điều khiển hành
vi của mình, xác lập quan hệ với người hay tổ chức khác, nó không phụ thuộc
vào đặc trưng giai cấp.
69. Người đủ từ 18 tuổi trở lên là chủ thể của mọi quan hệ pháp luật.
=> Nhận định này Sai. Chủ thể của quan hệ pháp luật có thể là tổ chức có tư
cách pháp nhân.
70. Nhà nước là chủ thể của mọi quan hệ pháp luật.
=> Nhận định này Sai. Chủ thể củ a các quan hệ pháp lu ật có thể là các cá
nhân có đầy đủ năng lực, hoặc các tổ chức có tư cách pháp nhân.
71. Nghĩa vụ pháp lý đồng nhất với hành vi pháp lý của chủ thể.
=> Nhận định này Sai. Nghĩa vụ pháp lý là những điều được quy định trong
văn bản pháp lý. Hành vi pháp lý là những hành vi xảy ra phụ thuộc vào ý chí
của cá nhân (có thể phù hợp hoặc vi phạm văn bản pháp lý)
72. Chủ thể của hành vi pháp luật luôn là chủ thể của quan hệ pháp luật và
ngược lại.
=> Nhận định này Sai. các quan hệ pháp luật chỉ xuất hiện khi có sự kiện
pháp lý chủ thể của hành vi pháp luật thì không.
73. Năng lực pháp luật của người đã thành niên thì rộng hơn người chưa
thành niên.
=> Nhận định này Sai. Năng lực pháp luật của mọi người là như nhau, xuất
hiện từ khi ra đời (trừ khi bị hạn chế bởi pháp luật).
74. Năng lực pháp luật của các cá nhân chỉ được quy định trong các văn bản
pháp luật.
=> Nhận định này Đúng. NLPL của các cá nhân chỉ được quy định trong các
văn bản pháp luật mà nội dung của nó phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế ,
chính trị, xã hội…
75. Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều là những hành vi trái pháp luật.
=> Nhận định này Đúng. Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, vi phạm
những quy định trong các quy phạm pháp luật, gây thiệt hại cho xã hội.
76. Mọi biện pháp cưỡng chế của Nhà nước đều là biện pháp trách nhiệm
pháp lý.
=> Nhận định này Đúng. Trách nhiệm pháp lý luôn gắn liền với các biện
pháp cưỡng chế Nhà nước được quy định trong phần chế tài củ a các quy
phạm pháp luật. Đây là điểm khác biệt giữa trách nhiệm pháp lý với các biện

LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Page 143


pháp cưỡng chế khác của Nhà nước như bắt buộc chữa bệnh, giải phóng mặt
bằng…
77. Những quan điểm tiêu cực của chủ thể vi phạm pháp luật được xem là
biểu hiện bên ngoài (mặt khách quan) của vi phạm pháp luật.
=> Nhận định này Sai. Biểu hiện của vi phạm pháp luật phải là những hành
vi, không phải quan điểm.
78. Hậu quả do hành vi vi phạm pháp luật gây ra đều phải là sự thiệt hại về
vật chất.
=> Nhận định này Sai. Hậu quả do hành vi trái pháp luật gây ra có thể là thiệt
hại về mặt vật chất, tinh thần hoặc những thiệt hại khác cho xã hội.
79. Sự thiệt hại về vật chất là dấu hiệu bắt buộc của vi phạm pháp luật.
=> Nhận định này Sai. Nó còn có thể là thiệt hại về tinh thần.
Vi phạm pháp luật
80. Chủ thể của vi phạm pháp luật có thể chịu đồng thời nhiều trách nhiệm
pháp lý.
=> Nhận định này Đúng. Ví dụ một người phạm tội vừa có thể bị phạt tiền,
vừa có thể phải ngồi tù, tùy theo loại, mức độ vi phạm và các tình tiết tăng
nặng.
81. Không thấy trước hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội thì không bị
xem là có lỗi.
=> Nhận định này Sai. Đây là lỗi vô ý do cẩu thả. Chủ thể không nhìn thấy
trước hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội trong điều kiện mà đáng lẽ ra
phải thấy trước.
82. Hành vi chưa gây thiệt hại cho xã hội thì chưa bị xem là vi phạm pháp
luật.
=> Nhận định này Sai. Hành vi mà gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt h ại
cho xã hội, được quy định trong các văn bản pháp luật là hành vi vi phạm
pháp luật.
83. Phải là người đủ 18 tuổi trở lên thì mới được coi là chủ thể của vi phạm
pháp luật.
=> Nhận định này Sai. Chủ thể của hành vi vi phạm pháp luật có thể là bất cứ
cá nhân tổ chức nào có năng lực trách nhiệm pháp lý.
84. Sự thiệt hại thực tế xảy ra cho xã hội là dấu hiệu bắt buộc trong mặt khách
quan của vi phạm pháp luật.

LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Page 144


=> Nhận định này Sai. Chỉ cần đe dọa gây thiệt hại cho xã hội cũng có thể là
dấu hiệu trong mặt khách quan của vi phạm pháp luật.
85. Một hành vi vừa có thể đồng thời là vi phạm pháp luật hình sự vừa là vi
phạm pháp luật hành chính, nhưng không thể đồng thời là vi phạm pháp luật
dân sự, vừa là vi phạm pháp luật hình sự
=> Nhận định này Sai. Hành vi vi phạm hành chính thì chủ thể chưa cấu
thành t ội phạm, còn hành vi vi phạm luật hình sự thì chủ thể là tội phạm, gây
nguy hại hoặc đe dọa gây nguy hại cho xã hội.
86. Trách nhiệm pháp lý là bộ phận chế tài trong quy phạm pháp luật.
=> Nhận định này Sai. Đây chỉ là định nghĩa trách nhiệm pháp lý theo hướng
tiêu cực. Theo hướng tích cực, các biện pháp cưỡng chế hành chính nh ắm
ngăn chặn dịch bệnh không là bộ phận chế tài trong quy phạm pháp luật.
87. Mọi biện pháp cưỡng chế của Nhà nước đều là biện pháp trách nhiệm
pháp lý và ngược lại.
=> Nhận định này Đúng. Biện pháp trách nhiệm pháp lý luôn gắn liền với
biện pháp cưỡng chế của Nhà nước.
88. Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lý.
=> Nhận định này Sai. Ví dụ : hành vi hiếp dâm là vi phạm pháp luật, nhưng
trong đa số trường hợp, nếu nạn nhân bác đơn hoặc không tố giác thì chủ thể
sẽ không phải chịu trách nhiệm pháp lý.
89. Mọi hành vi trái pháp luật đều là hành vi vi phạm pháp luật.
=> Nhận định này Sai. Không phải tất cả hành vi trái pháp luật đều là vi
phạm pháp luật. Vì chỉ có hành vi trái pháp luật nào được chủ thể thực hiện
một cách cố ý hoặc vô ý mới có thể là hành vi vi phạm pháp luật. Dấu hiệu
trái pháp luật mới chỉ là biểu hiện bên ngoài của hành vi. Để xác định hành vi
vi phạm pháp luật cần xem xét cả mặt chủ quan của hành vi nghĩa là xác định
trạng thái tâm lý của người thực hiện hành vi đó, xác định lỗi của họ. Bởi vì
nếu một hành vi được thực hiện do những điều kiện và hoàn cảnh khách quan
và chủ thể không thể ý thức được, từ đó không thể lựa chọn được cách xử sự
theo yêu cầu của pháp luật thì hành vi đó không thể coi là có lỗi, không thể
coi là vi phạm pháp luật. Bên cạnh đó hành vi trái pháp luật của những người
mất trí (tâm thần), trẻ em (chưa đến độ tuổi theo quy định của PL) cũng
không được coi là VPPL vì họ không có khả năng nhận thức điều khiển được
hành vi của mình.

LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Page 145


90. Quan điểm tiêu cực của các chủ thể vi phạm pháp luật được xem là biểu
hiện bên ngoài của vi phạm pháp luật.
=> Nhận định này Sai. Biểu hiện của vi phạm pháp luật phải là những hành
vi, không phải quan điểm.
91. Mọi hậu quả do vi phạm pháp luật gây ra đều phải được thực hiện dưới
dạng vật chất.
=> Nhận định này Sai. Nó còn có thể hiện dưới dạng tổn hại tinh thần hoặc đe
dọa tổn hại.
92. Một vi phạm pháp luật không thể đồng thời gánh chịu nhiều loại trách
nhiệm pháp lý.
=> Nhận định này Sai. Một vi phạm pháp luật vẫn có thể vừa gánh trách
nhiệm hành chính, vừa gánh trách nhiệm dân sự.
93. Tiền lệ pháp là hình thức pháp luật lạc hậu, thể hiện trình độ pháp lý thấp.
=> Nhận định này Sai. Rất nhiều nước tiến bộ trên thế giới bây giờ trong hệ
thống pháp luật của họ chủ yếu là tồn tại dưới dạng không thành văn, thừa
nhận rất nhiều Án lệ: những nước trong hệ thống luật Anh- Mĩ.
94. Pháp luật luôn tác động tích cực đối với kinh tế, thúc đẩy kinh tế phát
triển.
=> Nhận định này Sai. Nếu pháp luật tiến bộ, phản ánh được thực tiễn, dự
báo được tình hình phát triển của xã hội thì sẽ thúc đẩy tiến bộ xã hội. Ngược
lại sẽ kìm hãm sự phát triển xã hội.
95. Pháp luật là tiêu chuẩn (chuẩn mực) duy nhất đánh giá hành vi của con
người.
=> Nhận định này Sai. Ngoài pháp luật còn rất nhiều những chuẩn mực khác:
Đạo đức chẳng hạn.
96. Tiền lệ pháp là hình thức pháp luật lạc hậu, thể hiện trình độ pháp lý thấp.
=> Nhận định này Sai. Rất nhiều nước tiến bộ trên thế giới bây giờ trong hệ
thống pháp luật của họ chủ yếu là tồn tại dưới dạng không thành văn, thừa
nhận rất nhiều Án lệ: những nước trong hệ thống luật Anh – Mĩ.
97. Các quy phạm xã hội luôn đóng vai trò hỗ trợ việc thực hiện pháp luật.
=> Nhận định này Đúng. Các quy phạm xã hội khác như quy phạm đạo đức
thể hiện phong tục tập quán, tư tưởng của quần chúng nhân dân. Nếu QPPL
được ban hành hợp tình, hợp lí thì việc thực hiện trên thực tế sẽ dễ dàng hơn.
Nó đóng vai trò tích cực trong việc hỗ trợ thực hiện PL.

LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Page 146


98. Mọi Nhà nước đều phải trải qua 4 kiểu Nhà nước.
=> Nhận định này Sai. Đơn cử như Việt Nam, Việt Nam không trải qua Nhà
nước tư bản chủ nghĩa mà từ phong kiến tiến lên XHCN. Trong Cương lĩnh
của Nguyễn Ái Quốc 3-2-1930 có đề cập. Thực tiến cũng chứng minh như
thế: sau CM T8, Nhà Nguyễn sụp đổ chấm dứt sự tồn tại của chế độ phong
kiến ở Việt Nam, Việt Nam xây dựng NN XHCN, bỏ qua giai đoạn Tư bản
chủ nghĩa.
99. Nhà nước là một hiện tượng bất biến trong xã hội.
=> Nhận định này Sai. Trả lời dựa theo kết luận của Các Mác về hiện tượng
Nhà nước: Nhà nước không phải là một hiện tượng bất biến mà là 1 hiện
tượng xã hội có tính lịch sử, nó chỉ xuất hiện trong những điều kiện nhất định
và mất đi cùng với sự mất đi của những điều kiện đó.
100. Quyền lực chỉ xuất hiện và tồn tại trong xã hội có giai cấp và đấu tranh
giai cấp.
=> Nhận định này Sai. Trả lời: Phải nói rõ là quyền lực gì, quyền lực đã xuất
hiện trong xã hội nguyên thủy, là quyền lực xã hội hay quyền lực thị tộc.
101. Công xã nguyên thủy không tồn tại Nhà nước vì không tồn tại hệ thống
quản lý quyền lực.
=> Nhận định này Sai. Quyền lực thị tộc vẫn cần hệ thống quản lý.
Xã hội nguyên thủy
102. Nhu cầu trị thủy là yếu tố căn bản hình thành Nhà nước ở các quốc gia
phương Đông.
=> Nhận định này Đúng. Xem lại lịch sử hình thành các quốc gia phương
đông: Do đặc thù của nghề trồng lúa nước, trị thủy và chống giặc ngoại xâm
=> vai trò cộng đồng được đề cao.

LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Page 147


LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Page 148

You might also like