You are on page 1of 48

PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

THS. LÊ THỊ NGỌC MAI


KHOA LUẬT, ĐẠI HỌC SÀI GÒN

EMAIL: ltnmai@sgu.edu.vn
HỌC LIỆU

• Giáo trình Pháp luật đại cương;


• Hiến pháp, các Luật về tổ chức bộ máy nhà nước;
• Luật Tố tụng hành chính;
• Bộ luật Hình sự; Bộ luật Tố tụng hình sự;
• Bộ luật Dân sự; Bộ luật Tố tụng dân sự;
• Luật Doanh nghiệp; Luật Đầu tư;
• Luật Hôn nhân và gia đình;
• Luật Phòng chống tham nhũng;…
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC VÀ NHÀ
NƯỚC PHÁP QUYỀN XHCN VIỆT NAM

Nguồn gốc nhà nước và kiểu nhà nước


Những vấn đề
Đặc trưng và bản chất nhà nước
cơ bản về nhà
nước Chức năng nhà nước
Hình thức nhà nước và bộ máy nhà nước

Nhà nước
pháp quyền Bản chất nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam
XHCN Việt
Nam Bộ máy nhà nước Việt Nam
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC

• Nhà nước là gì:

“Nhà nước là tổ chức quyền lực đặc biệt của xã hội, bao gồm một
lớp người được tách ra từ xã hội để chuyên thực thi quyền lực,
nhằm tổ chức và quản lý xã hội, phục vụ lợi ích chung của toàn xã
hội cũng như lợi ích của lực lượng cầm quyền trong xã hội”
(Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Đại học Luật Hà Nội)
1. NGUỒN GỐC NHÀ NƯỚC

Thuyết thần học


• Nhà nước do Thượng đế tạo ra
• Quyền lực Nhà nước do Thượng đế ban cho, nhà vua là thiên tử, là sứ giả của thần linh…

Thuyết gia trưởng


• Nhà nước là kết quả của sự phát triển tự nhiên của gia đình
• “Nhà là cái nước nhỏ, nước là cái nước to”

Thuyết khế ước xã hội


• Nhà nước bắt đầu từ xã hội
• Xã hội vốn không có nhà nước, con người tự do, tự bảo vệ quyền của mình
• Xã hội có khế ước chung thành lập ra nhà nước, trao quyền cho nhà nước
1. NGUỒN GỐC NHÀ NƯỚC

Thuyết bạo lực


• Nhà nước là sản phẩm của cuộc chiến tranh giữa các thị tộc
• Thị tộc chiến thắng lập ra nhà nước như cơ quan bạo lực đặc biệt để nô dịch kẻ bại trận

Chủ nghĩ Mác-Lênin


• Nhà nước là sản phẩm của đời sống xã hội khi xã hội phát triển đến một giai đoạn nhất định, trong
XH xuất hiện chế độ tư hữu và phân chia thành giai cấp đối kháng
• Sự xuất hiện nhà nước là một quá trình lâu dài, gắn liền sự biến đổi của đời sống XH
2. KIỂU NHÀ NƯỚC

Khái niệm
• Kiểu nhà nước là tổng thể những đặc điểm, đặc thù của một nhóm nhà nước, qua đó phân biệt
với nhóm nhà nước khác
• Đây thực chất là việc phân nhóm (phân loại) nhà nước

Các kiểu nhà nước Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin
• Nhà nước chủ nô
• Nhà nước phong kiến
• Nhà nước tư sản
• Nhà nước xã hội chủ nghĩa
2. KIỂU NHÀ NƯỚC

Nhà nước chủ nô


• Cơ sở kinh tế: là quan hệ sản xuất chiếm hữu nô lệ, đất
đai, các tư liệu sản xuất khác
• Cơ sở xã hội: Quan hệ giữa giai cấp chủ nô và nô lệ
2. KIỂU NHÀ NƯỚC

Nhà nước phong kiến


• Cơ sở kinh tế: là quan hệ sản xuất phong kiến, đặc trưng là sở
hữu địa chủ, phong kiến về ruộng đất, bóc lột nông dân qua
phát canh, thu tô
• Cơ sở xã hội: Quan hệ giữa địa chủ và nông dân
• NNPk thường phát động chiến tranh xâm lược, thôn tính lẫn
nhau.
2. KIỂU NHÀ NƯỚC

Nhà nước tư sản


• Cơ sở kinh tế: là quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa (QHSX giữa
nhà tư bản với công nhân lao động làm thuê)
• Cơ sở xã hội: là MQH giữa các giai tầng, mà cốt lõi là giữa giai cấp
tư sản và giai cấp vô sản
• Các giai đoạn phát triển: Chủ nghĩa TB tự do cạnh tranh; Chủ nghĩa
đế quốc, TB độc quyền, lũng đoạn; Chủ nghĩa TB hiện đại
2. KIỂU NHÀ NƯỚC

Nhà nước xã hội chủ nghĩa


• Cơ sở kinh tế: là QHSX xã hội chủ nghĩa, đặc trưng là chế độ công
hữu về tư liệu sx
• Cơ sở xã hội: là QH giữa các giai tầng, nền tảng là liên minh công
nhân-nông dân-trí thức
3. ĐẶC TRƯNG CỦA NHÀ NƯỚC

1 Nhà nước có quyền lực đặc biệt

Nhà nước thực hiện việc quản lý dân cư theo lãnh thổ
2

3 Nhà nước thực thi chủ quyền quốc gia

Nhà nước ban hành pháp luật, dùng PL làm công cụ quản lý xã hội
4

5 Nhà nước quy định và thực hiện việc thu thuế, phát hành tiền
3. ĐẶC TRƯNG CỦA NHÀ NƯỚC

Nhà nước có quyền lực đặc biệt (quyền lực nhà nước)
• Quyền lực NN là khả năng của nhà nước nhờ đó các cá nhân, tổ chức trong
XH phải phục tùng ý chí nhà nước
• Quyền lực NN phụ thuộc vào sức mạnh vật chất, sức mạnh bạo lực, uy tín
của NN, khả năng vận động quần chứng của NN…
• Quyền lực NN tồn tại trong MQH giữa NN và các cá nhân, tổ chức trong XH,
các thành viên của NN
• Quyền lực NN là quyền lực đặc biệt, bao trùm xã hội, được thực hiện bởi
bộ máy nhà nước
3. ĐẶC TRƯNG CỦA NHÀ NƯỚC

Nhà nước thực hiện việc quản lý cư dân theo lãnh thổ
• Người dân không phân biệt huyết thống, dân tộc, giới tính… sống
trên một lãnh thổ nhất định sẽ chịu sự quản lý của một nhà nước
nhất định
• Người dân thực hiện quyền và nghĩa vụ trước nhà nước theo nơi
mà họ cư trú
3. ĐẶC TRƯNG CỦA NHÀ NƯỚC

Nhà nước thực thi chủ quyền quốc gia


• Nhà nước có quyền lực bao trùm phạm vi lãnh thổ QG, đứng trên
mọi cá nhân, tổ chức trong XH => là chủ thể duy nhất thực thi và
bảo vệ chủ quyền quốc gia
• Trong Nhà nước không có dân chủ, CQQG thuộc về Nhà nước.
Trong Nhà nước dân chủ CQQG thuộc về nhân dân, ND ủy quyền
cho nhà nước thay mặt thực hiện và bảo vệ CQQG
3. ĐẶC TRƯNG CỦA NHÀ NƯỚC

Nhà nước ban hành pháp luật, dùng pháp luật làm công cụ
quản lý xã hội
• Pháp luật là phương tiện quan trọng để tổ chức và quản lý xã hội
• Nhà nước là tổ chức duy nhất có quyền ban hành pháp luật
• Mọi cá nhân, tổ chức trong XH phải tôn trọng và thực hiện pháp
luật nghiêm chỉnh
3. ĐẶC TRƯNG CỦA NHÀ NƯỚC

Nhà nước quy định và thực hiện việc thu thuế, phát hành
tiền
• Chỉ Nhà nước được quy định và thực hiện thu thuế, để duy trì hoạt
động của BMNN và phục vụ phát triển xã hội
• Nhà nước phát hành tiền làm phương tiện trao đổi trong sản xuất,
phân phối, tiêu dùng của cải trong XH
4. BẢN CHẤT CỦA NHÀ NƯỚC

Tính giai cấp của nhà nước

Tính xã hội của nhà nước


4. BẢN CHẤT CỦA NHÀ NƯỚC

• Xác lập, thực hiện và bảo vệ các lợi ích cơ


bản, lâu dài của quốc gia, dân tộc, công dân;
• Tập hợp và huy động mọi tầng lớp trong XH
thực hiện nhiệm vụ chung để bảo vệ chủ
Tính xã hội quyền, phát triển kinh tế, xã hội;
• Duy trì trật tự xã hội, giải quyết các vấn đề
phát sinh trong nước và quốc tế;
• Tạo điều kiện cho các hoạt động xã hội
được tiến hành hiệu quả…
4. BẢN CHẤT CỦA NHÀ NƯỚC

• Nhà nước là công cụ bảo vệ lợi ích cho


các giai tầng trong XH, mà chủ yếu là giai
cấp thống trị
• Là công cụ thực hiện nhiệm vụ kinh tế,
Tính giai cấp chính trị của giai cấp thống trị
• Duy trì sự thống trị về KT, chính trị, tư
tưởng của giai cấp thống trị
• Tính giai cấp thể hiện khác nhau trong
mỗi kiểu nhà nước
5. CHỨC NĂNG CỦA NHÀ NƯỚC

• Chức năng nhà nước là những mặt hoạt động cơ bản


của nhà nước, phù hợp với bản chất, mục đích, nhiệm
vụ của nhà nước và được xác định bởi điều kiện kinh
tế xã hội của đất nước trong những giai đoạn phát
triển của nó
5. CHỨC NĂNG CỦA NHÀ NƯỚC

Phân loại theo phạm vi hoạt động của nhà nước


• Chức năng đối nội
• Chức năng đối ngoại
5. CHỨC NĂNG CỦA NHÀ NƯỚC

Phân loại theo hoạt động của nhà nước trong các lĩnh vực
• Chức năng kinh tế
• Chức năng xã hội
• Chức năng trấn áp
• Chức năng bảo vệ PL, bảo vệ quyền, lợi ích hợp phảo của các cá nhân,
tổ chức
• Chức năng bảo vệ tổ quốc
• Chức năng ngoại giao
5. CHỨC NĂNG CỦA NHÀ NƯỚC

Phân loại theo hình thức thực hiện chức năng


• Chức năng lập pháp
• Chức năng hành pháp
• Chức năng tư pháp
6. HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC

• Hình thức nhà nước là cách thức tổ chức


quyền lực nhà nước và phương pháp thực
hiện quyền lực nhà nước
6. HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC
6. HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC
6.1. HÌNH THỨC CHÍNH THỂ

• Hình thức chính thể là cách thức và trình tự thành lập


cơ quan cao nhất của quyền lực nhà nước, xác lập
mối quan hệ giữa cơ quan đó với cơ quan cấp cao
khác và với nhân dân
6. HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC
6.1. HÌNH THỨC CHÍNH THỂ

Quyền lực tối cao của NN được trao cho cơ quan nào?

Cách thức và trình tự thiết lập cơ quan đó

MQH của cơ quan đó với cơ quan cấp cao khác của NN

Sự tham gia của nhân dân vào việc tổ chức, hoạt động của cơ quan đó
6. HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC
6.1. HÌNH THỨC CHÍNH THỂ

Hình
thức • Chính thể quân chủ
chính
• Chính thể cộng hòa
thể bao
gồm:
6. HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC
6.1. HÌNH THỨC CHÍNH THỂ
Chính thể quân chủ
• Là chính thể mà trong đó quyền lực tối cao của nhà nước tập trung toàn bộ hoặc một phần vào tay
một cá nhân (vua, quốc vương…) theo phương thức cha truyền con nối (thế tập)

Dạng cơ bản
• Quân chủ tuyệt đối: Vua có quyền lực tối cao và vô hạn trong cả 3 lĩnh vực lập pháp, hành pháp, tư
pháp
• Quân chủ hạn chế: Vua chỉ nắm giữ một phần quyền lực tối cao của NN, có cơ quan khác để chia
sẻ quyền lực với vua (nghị viện, chính phủ…).
6. HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC
6.1. HÌNH THỨC CHÍNH THỂ
Chính thể cộng hòa
• Là chính thể mà trong đó quyền lực cao nhất của NN thuộc về cơ quan đại diện của ND được
thành lập theo phương thức bầu cử (quốc hội, nghị viện…)

Dạng cơ bản
• Cộng hòa quý tộc: quyền bầu cử cơ quan tối cao của quyền lực nhà nước thuộc về tầng lớp quý
tộc
• Cộng hòa dân chủ: quyền bầu cử cơ quan tối cao của quyền lực nhà nước thuộc về các tầng lớp
nhân dân
6. HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC
6.2. HÌNH THỨC CẤU TRÚC

• Hình thức cấu trúc nhà nước là cách thức tổ chức


quyền lực nhà nước theo các đơn vị hành chính
– lãnh thổ và xác lập quan hệ giữa các cấp
chính quyền nhà nước với nhau
6. HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC
6.2. HÌNH THỨC CẤU TRÚC

Các dạng • Nhà nước đơn nhất


cơ bản • Nhà nước liên bang
6. HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC
6.2. HÌNH THỨC CẤU TRÚC
Nhà nước đơn nhất
• Chủ quyền quốc gia do chính quyền trung ương nắm giữ
• Địa phương là những đơn vị hành chính lãnh thổ ko có chủ quyền
• Cả nước có một hệ thống chính quyền và một hệ thống pháp luật
• QH giữ CQTW và CQĐP là quan hệ cấp trên và cấp dưới

Nhà nước liên bang


• Được hình thành bằng nhiều con đường khác nhau (tự nguyện liên kết, xâm chiếm, mua bán lãnh thổ)
• Chủ quyền quốc gia vừa do chính quyền liên bang, vừa do chính quyền các bang nắm giữ
• Có sự phân chia quyền lực giữa chính quyền liên bang và chính quyền các bang
• Các bang tự tổ chức chính quyền, tự ban hành pháp luật của bang mình
• Cả nước tồn tại nhiều hệ thống chính quyền, hệ thống PL của liên bang và của các bang…
6. HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC
6.3. CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ

Chế độ chính trị là gì?


• Là tổng thể các phương pháp mà nhà nước sử dụng
để thực hiện quyền lực nhà nước

Dạng cơ bản
• Chế độ chính trị dân chủ
• Chế độ chính trị phản dân chủ
6. HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC
6.3. CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ

Chế độ chính trị phản dân chủ


• NN sử dụng các cách thức, thủ đoạn chuyên quyền, độc đoán
trong tổ chức và hoạt động của BMNN
• Các quyền, tự do chính trị của dân không được NN thừa nhận
hoặc bị hạn chế, chà đạp
• Phương pháp cưỡng chế được chú trọng…
• Các biến dạng cực đoan: chế độ độc tài, chế độ phát xít, chế
độ phân biệt chủng tộc, chế độ diệt chủng
6. HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC
6.3. CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ

Chế độ chính trị dân chủ


• Nhân dân có quyền tham gia vào việc tổ chức, hoạt động của các CQNN, bạn
bạc, thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng của NN
• Nhà nước sử dụng các phương pháp dân chủ trong tổ chức và hoạt động của
bộ máy NN
• NN thừa nhận, bảo đảm, bảo vệ các quyền tự do chính trị cuả ND
• Hoạt động của NN được thực hiện công khai
• Phương pháp giáo dục thuyết phục được coi trọng…
• Có nhiều hình thức khác nhau: dân chủ thực chất, dân chủ giả hiệu, dân chủ
rộng rãi, dân chủ hạn chế, dân chủ trực tiếp, dân chủ gián tiếp…
HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC QUA CÁC
KIỂU NHÀ NƯỚC
• Tự nghiên cứu
II. NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XHCN VIỆT NAM

• 1. Bản chất nhà nước pháp


quyền XHCN Việt Nam
Nội dung • 2. Bộ máy nhà nước pháp
quyền XHCN Việt Nam
1.BẢN CHẤT NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XHCN
VIỆT NAM

Cơ sở kinh tế
• Là QHSX được xây dựng trên cơ sở chế độ sở hữu nhiều hình thức, thực hiện
chính sách xây dựng và phát triển nền KT thị trường định hướng XHCN với
nhiều thành phần KT, trong đó KT Nhà nước giữ vai trò chủ đạo

Cơ sở xã hội
• Nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí
thức, được tập hợp thống nhất dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân mà
đội tiên phong là Đảng Cộng sản Việt Nam
1.BẢN CHẤT NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XHCN
VIỆT NAM (TIẾP)

Là nhà nước PQXHCN của dân, do dân, vì dân

Trực tiếp tổ chức và quản lý hầu hết các mặt quan trọng của đời sống xã hội

Là nhà nước dân chủ, một công cụ thực hiện dân chủ XHCN ở Việt Nam

Là nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam

Luôn đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản VN

Là nhà nước của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội


2. BỘ MÁY NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XHCN VIỆT
NAM

• Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà


nước từ trung ương tới địa phương, được tổ
chức và hoạt động theo quy định của pháp luật
để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà
nước
2.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA BỘ MÁY NHÀ
NƯỚC VIỆT NAM HIỆN NAY

Mang tính nhân dân sâu sắc

Được tổ chức và hoạt động trên cơ sở các nguyên tắc dân chỉ, tiến bộ xuất phát từ bản
chất nhà nước XHCN

Đang dần chuyển sang tính chất phục vụ nhân dân

Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
2.2. CẤU TRÚC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VIỆT NAM HIỆN
NAY

Cơ quan quyền
lực nhà nước

Kiểm toán nhà


Chủ tịch nước
nước

Hội đồng bầu Cơ quan quản


cử quốc gia lý nhà nước

Cơ quan kiểm
Cơ quan xét xử
sát
2.2. CẤU TRÚC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VIỆT NAM HIỆN
NAY

• Quốc hội • Chính phủ • VKSND tối


• Hội đồng Chủ tịch nước • Ủy ban nhân Cơ quan xét xử cao Hội đồng bầu
dân các cấp • Các VKS khác cử quốc gia
nhân dân
các cấp do luật định
• TAND tối cao
Cơ quan Cơ quan hành • Các tòa án Cơ quan kiểm Kiểm toán nhà
quyền lực NN chính NN khác do luật sát nước
định
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ
NƯỚC
2.3. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG TỔ CHỨC VÀ HOẠT
ĐỘNG CỦA BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VIỆT NAM HIỆN NAY

Nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân

Nguyên tắc quyền lực NN là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa
các cơ quan nhà nước trong thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp

Nguyên tắc Đảng Cộng sản VN lãnh đạo đối với tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà
nước
2.3. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG TỔ CHỨC VÀ HOẠT
ĐỘNG CỦA BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VIỆT NAM HIỆN NAY
(TIẾP)

Nguyên tắc tập trung dân chủ

Nguyên tắc BMNN được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và
pháp luật

Nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc

You might also like