You are on page 1of 5

HỌ VÀ TÊN: VÕ VĂN HOÀNG

MSSV: 33221020436
NHÓM 1

ĐỀ TÀI LỰA CHỌN: “Bình luận về nhận định: "Không có con đê pháp luật án ngữ
thì tự do chỉ là một dòng sông phá hoại".

J. B. Say (1767-1832) là một doanh


nhân, nhà kinh tế nổi tiếng người Pháp.
Ông được xem là cha đẻ của Nguyên lý
Say hay gọi là nguyên lý thị trường của
Say mà hạt nhân cốt yếu chính là: “Tự
bản thân cung cũng sẽ sinh ra cầu”.
Không những thế, ông được các thế hệ
Jean–Baptiste Say (1767 – 1832).
đời sau đặc biệt trong giới Luật rất hay
truyền tai nhau và hay nói về câu danh
ngôn bất hủ của J.B.Say: “Không có
con đê pháp luật án ngữ thì tự do chỉ
là một dòng sông phá hoại.”

Từ thuở sơ khai, khi con người còn bị thiên nhiên kìm hãm, họ khao khát chinh
phục để nhận thức thế giới chung quanh mình. Rồi khi xã hội xuất hiện giai cấp,
thì con người lại kìm hãm con người, kẻ mạnh áp đặt và tướt đoạt những quyền cơ
bản của kẻ yếu, nước lớn cướp quyền tự chủ của nước yếu… khi ấy con người lại
đấu tranh đòi tự do cho dân tộc, cho đất nước, đòi lịa quyền sống, quyền làm
người cho chính bản thân mình. Giữa thế kỷ 20, nhân loại chứng kiến sự đấu tranh
mạnh mẽ của các nước thuộc địa để giành lại độc lập, tự do và các quyền cơ bản
cho con người. Qua đó, mới thấy được tự do luôn là khát khao, mong muốn hàng
đầu của con người. Bởi vậy, ta mới thấy được hai chữ “tự do” tuy ngắn gọn nhưng
chứa đựng những khao khát cháy bổng của nhân loại.
Locke (John Locke 1632-1704) đã từng nhận định rằng “Tự do là khả
năng con người có thể làm bất cứ điều gì mà mình mong muốn mà không gặp bất
kỳ cản trở nào”. Như vậy, tự do ở đây chỉ là khả năng của con người. Còn nhà triết
học cận đại Hegel (G.W Friedrich Hegel 1770-1831) thì cho rằng: “Tự do là cái tất
yếu được nhận thức”. Như vậy, ở đây tự do không chỉ là nhận thức mà cả ở hành
động. Vậy “tự do” là tình trạng khi cá nhân không chịu sự ép buộc, có cơ hội để
lựa chọn và hành động theo đúng với ý chí nguyện vọng của chính mình. Nhà văn
Victor Huy-gô đã từng nói rằng: “Con người được sáng tạo ra không phải để mang
xiềng xích mà để tung cánh bay lượn trên bầu trời”. Phải chăng vì sứ mệnh cao cả
đó, mà loài người qua lịch sử tranh đấu với mục tiêu cuối cùng cũng chỉ vì hai chữ
tự do.
Tự do là điều bất kì chúng ta ai cũng muốn nhưng sự tự do vượt quá khuôn
khổ cho phép, tự do của người này sẽ đe dọa, tổn hại và xâm phạm đến người khác
và điều tất yếu xã hội sẽ loạn. Vì vậy, lúc này “pháp luật” được xem là án ngữ,
lằn ranh giới để tạo ra sự giới hạn cho tự do của cá nhân và nhà nước.
Theo định nghĩa, “pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt
ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục
đích, định hướng của nhà nước”. Chính sự xuất hiện của pháp luật làm cho dòng
sông tự do ấy có tính hệ thống và quy củ hơn rất nhiều, ít tạo ra những sóng gió dữ
dội đến mức tùy tiện.
Điều này được chúng ta nhận thấy rõ ràng hơn qua thực tế nhiều quốc gia
ngày nay, tổ chức mô hình nhà nước pháp quyền. Với công cụ quản lý nhà nước là
pháp luật đảm bảo sự phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quyền tự do của công
dân. Các quyền con người lần đầu tiên được trang trọng ghi nhận trong Tuyên
ngôn độc lập của Mĩ năm 1776: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình
đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những
quyền đó có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Hay
Bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp năm 1791 cũng khẳng định:
“Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải luôn được tự do và bình
đẳng về quyền lợi”. Các quyền tự do cơ bản của công dân được luật pháp quốc tế
bảo vệ. Ở mỗi nước, các quyền tự do cơ bản của công dân được ghi nhận trong
Hiến pháp và các luật liên quan. Mỗi nhà nước đều thừa nhận công dân có các
quyền cơ bản về thân thể, tinh thần, tự do lao động và sáng tạo, tự do kinh doanh,
học tập và tự do nghiên cứu khoa học… Khi dựa vào các quyền tự do cơ bản của
công dân trong Hiếp pháp và pháp luật, chúng ta có thể đánh giá được mức độ dân
chủ, nhân đạo, tiến bộ và các mối quan hệ nhà nước, xã hội. Bằng chứng là tại Mỹ,
nơi được xem là quốc gia của sự tự do nhưng tại Điều 2385 Bộ Luật Hình sự đã có
quy định nghiêm cấm mọi hành vi "in ấn, xuất bản, biên tập, phát thanh, truyền bá,
buôn bán, phân phối hoặc trưng bày công khai bất kỳ tài liệu viết hoặc in nào có
nội dung vận động, xúi giục hoặc giảng giải về trách nhiệm, sự cần thiết tham
vọng hoặc tính đúng đắn của hành vi lật đổ hoặc tiêu diệt bất kỳ chính quyền cấp
nào tại Mỹ bằng vũ lực hoặc bạo lực" Và Tòa án tối án của Mỹ được phép đưa ra
những hình phạt pháp lý khi phát hiện ra các hành vi phá hoại, lăng nhục, vu
khống, xúc phạm nhà nước, xã hội và cá nhân. Bởi trên thực tế rất nhiều quốc gia
không coi quyền tự do là tuyệt đối cả. Bởi nếu sự tự do mà mang tính tuyệt đối thì
xã hội, đất nước sẽ hỗn loạn bởi các cuộc đấu đá, tự do cướp bóc, giết người, hãm
hiếp… Do vậy, ở mỗi quốc gia khác nhau, quyền tự do con người sẽ được giới hạn
trong khuôn khổ của pháp luật mỗi nước.
Ở Việt Nam, kể từ khi thành lập cho đến ngày nay Nhà nước luôn rất tôn
trọng các quyền tự do cơ bản của công dân và xem nó là môt trong những nguyên
tắc để xây dựng pháp luật của nhà nước. Và các quyền tự do cơ bản của công dân
được nhà nước ghi nhận trong Hiến pháp và pháp luật. Từ các quyền tự do cơ bản
ấy mà mỗi công dân sẽ dựa vào đó để lựa chọn và thực hiện các quyền tự do trong
khuôn khổ của pháp luật mà không có sự ngăn cản, hạn chế nào cả. Ở Việt Nam,
các quyền tự do của công dân do pháp luật quy định gồm: Quyền bình đẳng trước
pháp luật, quyền tự do cư trú, quyền tự do kinh doanh, tự do đi lại, tự do tín
ngưỡng, tự do ngôn luận và báo chí, tiếp cận thông tin, tự do nghiên cứu…
Cụ thể là trong Hiến pháp 1992, quyền tự do kinh doanh lần đầu tiên được ghi
nhận chính thức tại Điều 57, theo đó “Công dân có quyền tự do kinh doanh theo
quy định của pháp luật”. Kế thừa tinh thần đó, điều 33 Hiến pháp 2013 khẳng định
người dân có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không
cấm. Quyền tự do kinh doanh trong Hiến pháp 2013 đã có một bước tiến mới, cởi
mở với nguyên tắc: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành
nghề mà pháp luật không cấm” (Điều 33)
Qua đó, ta thấy quy định này chứa định hai hàm ý quan trọng là: mọi người có
quyền tự do kinh doanh; và giới hạn của quyền tự do đó là những gì luật cấm, nói
cách khác là muốn cấm kinh doanh mặt hàng nào thì nhà nước quy định rõ ràng
bằng luật. Nếu không có quy định từ pháp luật về các mặt hàng cấm kinh doanh thì
cá nhân, doanh nghiệp… sẽ kinh doanh tự do các mặt hàng như: ma túy, buôn bán
người… sẽ làm hỗn loạn và chính nhờ các quy định của pháp luật đã giúp cho kinh
doanh được diễn ra trật tự và ổn định.
Tự do ngôn luận là một trong những quyền cơ bản của con người. Ở Việt
Nam, Điều 25 của Hiến pháp năm 2013 khẳng định công dân có quyền tự do ngôn
luận đồng thời nhấn mạnh “Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”.
Điều đó là tương ứng với yêu cầu được đặt ra trong các văn bản quốc tế mà Việt
Nam đã ký kết. Điều 19 Tuyên ngôn quốc tế về quyền con người (Tuyên ngôn)
xác định mọi người đều có quyền tự do quan niệm, tự do phát biểu quan điểm, tìm
kiếm, tiếp nhận và phổ biến tin tức, ý kiến bằng phương tiện truyền thông không
kể biên giới quốc gia; đồng thời, Điều 29 Tuyên ngôn khẳng định khi thực hiện
quyền này, mọi người phải tuân thủ những hạn chế do luật định nhằm bảo đảm
việc thừa nhận, tôn trọng quyền của người khác, đáp ứng các đòi hỏi chính đáng
về đạo đức, trật tự công cộng, phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ. khoản 2
Điều 19 Công ước Quốc tế về các quyền Chính trị và Dân sự khẳng định “Mọi
người có quyền tự do ngôn luận”, đồng thời khoản 3 Điều 19 nhấn mạnh việc thực
hiện quyền này kèm theo nghĩa vụ, trách nhiệm đặc biệt, phải chịu một số hạn chế
được quy định trong pháp luật để tôn trọng quyền, uy tín của người khác, bảo vệ
an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khỏe, đạo đức...
Một thực tế hiện nay khi internet và các mạng xã hội ngày một phát triển với
tốc độ vũ bão, thì không chỉ Việt Nam mà các nước trên thế giới phải đối diện với
những thách thức rất lớn từ các quan điểm của sự tự do ngôn luận trên mạng xã
hội: các trường hợp bị xúc phạm, bôi nhọa, tấn công trên mạng xã hội hoặc chà
đạp thanh danh, chửi bới nhau … xuất hiện tràn lan và ngày một gia tang rất nhiều
thậm chí có nhiều quốc gia có nguy cơ rơi vào tình trạng hỗn loạn về thông tin –
yếu tố có thể gây rối loạn xã hội. Điều này đã làm cho không chỉ Việt Nam mà còn
các nước trên thế giới phải có những biện pháp kiên quyết về pháp luật, vừa
khuyến cáo công dân có những hành vi ứng xử văn minh trên mạng xã hội, để tự
do ngôn luận được diễn ra tích cực, lan tỏa những giá trị văn minh, nhân văn trong
xã hội, thế giới đến tất cả mọi người. Từ việc căn cứ các yếu tố liên quan đến xã
hội, văn hóa, bối cảnh kinh tế - lịch sự mà các quốc gia xây dựng các hệ thống về
tiêu chí luật pháp riêng về tự do ngôn luận cho đất nước, quốc gia của mình.
Ờ Mỹ, giới hạn về tự do ngôn luận thể hiện qua án lệ của tòa án, cho phép chính
quyền có quyền ngăn cản, chừng phạt đồi với các phát ngôn mang tính khiêu dâm,
phỉ bang, tục tĩu, xúc phạm hoặc kích động người khác. Hay ở các nước Pháp,
Đức… có các bộ Luật liên quan đến tự do ngôn luận đều đặt ra các giới hạn, chế
tài rất nghiêm khắc đối với các hành vi lạm dụng tự do ngôn luận làm ảnh hưởng
đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Đồng thời, chống lịa việc vu khống,
bôi nhọ, phân biệt chủng tộc, tôn giáo, kích động… Ở Singapore, với Luật bảo vệ
sự thao túng và lùa dối trực tuyến, tin giả mà làm tổn hại an ninh và an toàn cộng
đồng, làm tổn hại sức khỏe, kích động các nhóm xã hội… nếu bị phát hiện đưa tin
giả có thể phạt đến 20.000 đô Singapore hoặc 12 tháng tù (hoặc cả hai).
Tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những quyền cơ bản của con
người được ghi nhận và bảo vệ theo Luật Nhân quyền quốc tế và Hiến pháp
của hầu hết quốc gia, trong đó có Việt Nam. Ngay trong văn kiện nền tảng nhất
của ngành luật này là Tuyên ngôn nhân quyền thế giới (UDHR, 1948) đã ghi nhận
quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong Điều 18 cùng với quyền tự do tư tưởng và
lương tâm. Điều 18 UDHR nêu: "Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, lương
tâm và tôn giáo, bao gồm tự do thay đổi tín ngưỡng hoặc tôn giáo của mình và tự
do dưới hình thức cá nhân hay tập thể, tại nơi công cộng hoặc nơi riêng tư, bày tỏ
tín ngưỡng hay tôn giáo của mình bằng các hình thức như truyền giảng, thực hành,
thờ cúng và tuân thủ các nghi lễ". Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo, với các tôn
giáo lớn như: Công giáo, Phật giáo, Tin lành, Cao Đài… Tuy nhiên, có rất nhiều
thế lực chống phá, thù địch đã lợi dụng lòng tin của tôn giáo mà lôi kéo, kích động
hoặc bày ra các thủ đoạn làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự xã hội mà
còn làm xói mòn đức tin của tín đồ đối với các tôn giáo. Vì vậy, Quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo được quy định tại khoản 1, 2 điều 24 Hiến pháp năm 2013, cụ
thể: “1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một
tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật; 2. Nhà nước tôn trọng và bảo
hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo”. Cùng với bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng,
tôn giáo của mọi người, Nhà nước ta cũng kiên quyết đấu tranh với các hành vi
lạm dụng quyền, gây ảnh hưởng đến lợi ích của cá nhân, tổ chức khác trong xã
hội.
Qua các dẫn chứng, ta thấy được sự tự do nếu nằm trong khuôn khổ cho
pháp luật sẽ giúp cho xã hội ổn định, đất nước phát triển. Nhưng không phải
thế mà chúng ta đề cao tuyệt đối pháp luật thay vào đó phải hết sức tỉnh táo để
thấy rằng, pháp luật không thể lấy đó để cấm cản sự tự do và can thiệp vào quyền
của con người một cách quá đà. Khi đó, pháp luật không còn là con đê án ngữ mà
là cái lồng kính giam cầm sự tự do.

You might also like