You are on page 1of 9

phân tích vai trò của pháp luật trong

việc bảo đảm, bảo vệ quyền con người,


tự do cá nhân

Họ và Tên: Đinh Thị Trà My


Lớp: 2250A02- ngành Luật
I.Khái niệm pháp luật
Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra
hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của Nhà nước để
điều chỉnh các quan hệ xã hội đồng thời bảo vệ địa vị giai cấp thống trị
hay giai cấp cầm quyền.
II.Khái niệm quyền con người
Quyền con người là khả năng con người được tự do lựa chọn hành
động, tự do lựa chọn cách thức và mức độ thể hiện thái độ cũng như
hành động theo ý mình, không bị hạn chế, ràng buộc, cấm đoán một
cách vô lí.
Quyền con người là một trong những vấn đề được cả nhân loại quan tâm
và nghiên cứu. Ở Việt Nam, sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
VI(1986), công cuộc đổi mới của Đảng cộng sản Việt Nam đã làm thay
đổi nhận thức về vấn đề bảo vệ quyền con người. Hiến pháp năm 1992
ban hành, sửa đổi, bổ sung một số điều đã khẳng định cơ sở pháp lí vững
chắc cho việc đảm bảo quyền con người trong mọi lĩnh vực với sự giám
sát chặt chẽ của lực lượng đông đảo quần chúng nhân dân. Sự nghiệp
bảo vệ quyền con người đã trở thành ý chí thống nhất của toàn Đảng,
toàn dân.
III.Vai trò của pháp luật trong việc bảo đảm,bảo vệ quyền con
người, tự do cá nhân
1.Pháp luật là phương tiện chính thức hóa các giá trị xã hội của
quyền con người
Các quyền đó được pháp luật hóa và mang tính bắt buộc, được xã hội
thừa nhận, bảo vệ. Nếu không có sự thừa nhận của xã hội thông qua
pháp luật thì chưa trở thành quyền thực sự. Ngược lại, quyền con người
khi đã được quy định trong pháp luật thì nó sẽ trở thành quyền pháp
định, là ý chí chung của toàn xã hội, được xã hội thừa nhận phục tùng,
được quyền lực nhà nước tôn trọng bảo vệ. Khi quyền con người được
quy định trong hiến pháp và pháp luật thì nó sẽ trở thành “tối thượng” có
giá trị bắt buộc đối với toàn xã hội, ngay cả với cơ quan cao nhất của
nhà nước. Điều này có nghĩa là một khi nhân quyền được thừa nhận thì
không ai có quyền chối bỏ, xâm phạm cho dù đó là cơ quan chính
quyền.
VD: Trong chương V tại điều 71 Hiến pháp 1992 quy định: “công dân
có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính
mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm. Không ai bị bắt nếu không có quy
định của Tòa án nhân dân, quy định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát
nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang…
2.Pháp luật là tiền đề, nền tảng tạo cơ sở pháp lí để công dân đấu
tranh bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ

Pháp luật được xem xét không chỉ với tư cách là công cụ, phương tiện
của Nhà nước mà còn là công cụ, vũ khí của mọi công dân trong xã hội
để thực hiện, bảo vệ quyền con người. Pháp luật là đại lượng mang giá
trị phổ biến, là chuẩn mực của sự công bằng, do đó pháp luật có thể đo
được hành vi của mọi cá nhân kể cả các cơ quan tổ chức, công chức nhà
nước. Nó là cơ sở, là căn cứ để công dân đánh giá, kiểm tra, đối chiếu
các hành vi từ phía nhà nước và các hành vi trong xã hội, đấu tranh bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Thông qua Nhà nước ban hành các đạo luật điều luật liên quan đến việc
bảo vệ quyền con người như: Hiến pháp, Bộ luật dân sự các điều 32 đến
37.....
VD:điều 34, Bộ luật dân sự 2015 quy định về quyền được bảo vệ danh
dự, nhân phẩm, uy tín: “danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất
khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ; cá nhân có quyền yêu cầu Tòa
án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín
của mình;...”

3.Vai trò hàng đầu của pháp luật trong việc thực hiện quyền con
người thể hiện trong mối quan hệ giữa các điều kiện khác

Vai trò của pháp luật trong việc thực hiện và bảo vệ quyền con người
còn thể hiện trong mối quan hệ giữa pháp luật và các điều kiện đảm bảo
khác (chính trị, kinh tế, văn hóa...). Các điều kiện trên đều phải thông
qua pháp luật, thể hiện dưới hình thức pháp luật mới trở thành giá trị xã
hội ổn định, được thực hiện hóa trên quy mô toàn xã hội. Chỉ có như vậy
thì các điều kiện đó mới phát huy được vai trò của mình trong việc thực
hiện và bảo vệ quyền con người như:

*Điều kiện chính trị: Đường lối chính trị của một quốc gia nhằm xây
dựng và bảo vệ lãnh thổ, bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng nền kinh tế
phát triển, nền dân chủ thực sự. Đường lối chính trị đó phải được thể chế
hóa trong Hiến pháp và pháp luật. Hiến pháp quy định chế độ chính trị,
chế độ kinh tế, văn hóa xã hội, tổ chức hoạt động của các cơ quan nhà
nước và tổ chức xã hội, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân... Đó
chính là cơ sở pháp lí để xây dựng một xã hội có cơ cấu tổ chức và chế
độ chính trị hướng tới tôn trọng, bảo vệ quyền con người.
Ở Việt Nam, sự lãnh đạo của Đảng cộng sản là điều kiện tiên quyết đảm
bảo Nhà nước Việt Nam là Nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân.
Muốn dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh, bảo
đảm định hướng xã hội chủ nghĩa trong sự nghiệp phát triển kinh tế, văn
hóa xã hội, tạo điều kiện đảm bảo thực hiện, bảo vệ quyền con người.

*Điều kiện kinh tế: Phát triển kinh tế, tạo cơ sở vật chất là một trong
những điều kiện quan trọng đảm bảo quyền con người. Nhưng muốn
phát triển kinh tế thì đường lố chính sách, cơ chế phải được cụ thể hóa
trong pháp luật. Pháp luật sẽ tạo khuôn khổ môi trường pháp lí thuận lợi
cho việc sản xuất kinh doanh dịch vụ phát huy được mọi tiềm năng, hạn
chế được mặt tiêu cực.

*Điều kiện văn hóa: Phát triển văn hóa giáo dục, nâng cao dân trí cũng
phải được thể chế hóa trong hệ thống pháp luật, bảo đảm cho con người
phát triển tự do và toàn diện, tạo điều kiện cho mọi người được độc lập
nghiên cứu, nâng cao nhận thức về mọi mặt. Mặt khác, pháp luật có vai
trò giáo dục tích cực, mạnh mẽ đối với tất cả các thành viên trong xã hội,
góp phần hình thành văn hóa pháp lí ở mọi người, giúp cho mọi người
biết sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, biết tự bảo vệ các
quyền và lợi ích hợp pháp của mình, biết tôn trong các quyền và lợi ích
hợp pháp của người khác trong cộng đồng.
4. Pháp luật hiện diện ở tất cả các điều kiện khác, tạo cơ sở pháp lí cho
các điều kiện ấy phát huy được vai trò và hiệu quả của chúng trong việc
thực hiện quyền con người trên quy mô toàn xã hội.

Pháp luật là phương tiện để thể hiện sự cam kết và hòa nhập giữa pháp
luật quốc gia và pháp luật quốc tế, bảo đảm việc bảo vệ quyền con người
ở mỗi quốc gia trên toàn thế giới. Trong điều kiện hiện nay, nhiều nội
dung cụ thể của quyền con người cũng như việc bảo vệ quyền con người
đòi hỏi phải có sự đấu tranh hợp tác giải quyết, phối hợp của nhiều quốc
gia hoặc cộng đồng quốc tế ( đấu tranh chống tội phạm, giải trừ vũ khí
hạt nhân, đói nghèo và các vấn đề xã hội khác...). Đó đều là những vấn
đề đòi hỏi sự hợp tác, phối hợp của các quốc gia với nhau trong cộng
đồng thế giới.

Nói tóm lại, pháp luật Việt Nam giữ vai trò quan trọng, là công cụ cần
thiết, tối thượng trong việc bảo đảm, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng
của con người, đặc biệt khi nước ta đang trong quá trình xây dựng nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, pháp luật ngày càng được khẳng
định vai trò và vị trí trong việc điều chỉnh quan hệ xã hội tại Việt Nam.

Tham khảo tại: Luật Minh Khuê, Luật Dương Gia và một số nguồn khác.

You might also like