You are on page 1of 6

Vai trò của dư luận xã hội trong việc thực hiện pháp luật

Tên:Nguyễn Diệp Linh 


MSSV:31181022885 lớp LQ001
Số điện thoại:0906541520
Địa chỉ email:dieplinh9999qn@gmail.com
A.Lời mở đầu
Để quản xã hội,nhà nước ta cần xây dựng và ban hành hệ thống pháp luật1.Vì đó là các
chuẩn mực về những việc được làm,những việc không được làm nhằm đảm bảo an ninh,an
sinh xã hội,quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc
thực hiện pháp luật như yếu tố văn hóa,xã hội...Trong đó thì dư luận xã hội lại ảnh hưởng
sâu rộng,hiệu quả trong việc thực thi pháp luật.
B.Nội dung  
I.Các khái niệm
1.Dư luận xã hội:  
Dư luận xã hội là tập hợp các ý kiến,thái độ có tính chất phán xét,đánh giá của các nhóm
xã hội hay của xã hội nói chung trước những vấn đề mang tính thời sự,có liên quan tới lợi
ích chung,thu hút được sự quan tâm của nhiều người và được thể hiện trong các nhận định
hoặc hành động thực tiễn của họ.Trong lịch sử dân tộc,khi nhà nước còn chưa thành
lập,chưa có pháp luật,thì con người ta sử dụng dư luận xã hội như một cách thức để làm
hài hòa cân bằng các mối quan hệ,định hướng tư tưởng của con người.
Dư luận là hiện tượng tâm lý bắt nguồn từ một nhóm người, biểu hiện bằng những phán
đoán, bình luận, quan điểm về một vấn đề nào đó kèm theo thái độ cảm xúc và sự đánh giá
nhất định, được truyền từ người này tới người kia, nhóm này sang nhóm khác. Nó có thể
được truyền đi một cách tự phát hoặc được tạo ra một cách cố ý. Nếu được lan truyền rộng
rãi và lặp lại thì trở thành dư luận xã hội. Dư luận cũng có thể hình thành từ những định
kiến xã hội hay là từ những tác động truyền thông, phong trào,.... Dư luận có mặt tích cực
và tiêu cực dựa vào các nguồn tin mà từ đó nó hình thành. Nếu nó hình thành dựa vào
nguồn tin xác thực thì sẽ trở thành thông tin hữu ích khi nói lên những gì mà mọi người
nghĩ về sự việc đó, còn nếu hình thành khi không có căn cứ hoặc dựa vào nguồn thông tin
không rõ ràng cho dù là cố ý hay vô ý, nó có thể tạo tin đồn nhảm và có thể bị sử dụng cho
một mục đích nào đó. Dư luận đôi khi có thể xâm phạm rất mạnh vào quyền riêng tư của
cá nhân cho dù là đúng hay không.
2.Thực hiện pháp luật:  
Định nghĩa thực hiện pháp luật:
Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích mà các chủ thể pháp luật bằng
hành vi của mình thực hiện các quy định pháp luật trong thực tế đời sống.
*Các hình thức thực hiện pháp luật: Căn cứ vào tính chất của hoạt động thực hiện pháp luật
khoa học pháp lý xác định những hình thức thực hiện pháp luật như sau
+ Tuân thủ pháp luật: là hình thức thực hiện những quy phạm pháp luật mang tính chất
1
PGS.TS Nguyễn Minh Đoan,Hướng dẫn môn học lý luận nhà nước và pháp luật,nxb Tư Pháp,2014

1
ngăn cấm bằng hành vi thụ động, trong đó các chủ thể pháp luật kiềm chế không làm
những việc mà pháp luật cấm.
VD: một công dân không thực hiện những hành vi tội phạm được quy định trong bộ luật
hình sự, tức là công dân đó tuân thủ những quy định của bộ luật này.
+ Thi hành pháp luật: là hình thức thực hiện pháp luật một cách tích cực trong đó các chủ
thể bằng hành vi của mình thực hiện nghĩa vụ của mình bằng những hành động tích cực mà
pháp luật yêu cầu.
VD: một người thấy người khác đang lâm vào tình trạng có thể nguy hiểm đến tính mạng
và người đó giúp đỡ, tức là người đó đã bằng hành động tích cực thi hành quy định về
nghĩa vụ công dân hay nộp thuế đầy đủ,đúng hạn cho nhà nước.
+ Sử dụng pháp luật: là hình thức thực hiện những quy định về quyền chủ thể của pháp
luật, trong đó các chủ thể pháp luật chủ động, tự mình đưa ra quyết định cách ứng xử mà
pháp luật cho phép.Có thể chọn giữa hành động hoặc không hành động.
_ Như vậy hình thức này khác với 2 hình thức trên ở chỗ chủ thể không bị buộc không
được làm hoặc phải làm một việc nào đó mà được tự do lựa chọn theo ý chí của mình.
VD: việc thực hiện các quyền bầu cử và ứng cử, quyền khiếu nại và tố cáo…
+ Áp dụng pháp luật: là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó nhà nước thông qua cơ
quan có thẩm quyền hoặc nhà chức trách tổ chức cho các chủ thể pháp luật thực hiện
những qui định pháp luật hoặc chính hành vi của mình căn cứ vào những qui định của pháp
luật để ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ hay chấm dứt một quan hệ pháp
luật.
VD: cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng pháp luật tuyên phạt.
II.Vai trò của dư luận xã hội đối với việc thực hiện pháp luật
1.Vai trò quan trọng trong tuyên truyền, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức pháp
luật cho công dân:    
Trong cấu trúc của dư luận xã hội luôn có mặt tất cả các thành phần, các yếu tố cấu thành ý
thức xã hội: Nhận thức, tình cảm và ý chí, tâm lý xã hội và hệ tư tưởng, ý thức chính trị, ý
thức pháp quyền, ý thức đạo đức và thẩm mỹ,...Bất kỳ khi nào, có một sự việc, sự kiện,
hiện tượng xã hội nào đó có đụng chạm đến lợi ích của cộng đồng xã hội và thu hút được
sự quan tâm chú ý của họ, thì khi đó sẽ nảy sinh dư luận xã hội. Dư luận xã hội giáo dục
con người đôi khi còn mạnh mẽ hơn các biện pháp hành chính Ví dụ:Khi quyền lợi của
quốc gia, dân tộc bị xâm hại thì dư luận xã hội xuất hiện lên án, phản đối gay gắt các cá
nhân có hành vi xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc,…sẽ hình thành tính lan
truyền.Hay một quan chức nhà nước nếu không làm tròn bổn phận,trách nhiệm của mình
thì sẽ bị dư luận bàn tán sẽ làm ảnh hưởng đến uy tín,danh dự không chỉ của chính bản
thân họ mà còn cho gia đình của họ.Do đó,nếu không muốn bị dị nghị thì họ phải hoàn
thành nghĩa vụ của mình. Nếu xét ở góc độ ý thức pháp luật,thì dư luận xã hội có tính lan
truyền rộng rãi,từ đó đưa ra các ý kiến nhận xét nào đó về hiện tượng pháp lý cũng lan
nhanh trong xã hội.Ban đầu chỉ là những ý kiến lẻ tẻ của từng cá nhân sau đó được lan
truyền càng rộng càng làm cho mọi người trong xã hội nhận thức sâu sắc hơn những vấn
đề mang tính bản chất của pháp luật và các hiện tượng pháp luật. Thông qua dư luận xã hội
việc nâng cao ý thức pháp luật,điều chỉnh hành vi con người,duy trì trật tự an ninh,an sinh
xã hội đã phát huy đúng chức năng của nó.Nó góp phần giúp ta nhận thức cái tốt ,cái

2
xấu,điều nên làm và điều không nên làm để từ đó răn đe con người tránh xa những mặt tiêu
cực trong xã hội.Đồng thời, dư luận xã hội cũng góp phần tăng cường,cung cấp thông
tin,nâng cao sự hiểu biết cơ bản về pháp luật của người dân.Như việc trưng cầu ý dân về
Hiến pháp chẳng hạn2.Việc tạo điều kiện cho người dân tham gia đóng góp ý kiến một
cách đông đảo về văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý đã đem lại hiệu quả trong việc
tuyên truyền pháp luật của nhà nước.Và nó cũng sẽ là phương tiện để các cơ quan nhà
nước cấp cao có thể đánh giá được khả năng nhận thức,việc sử dụng pháp luật và các ý
kiến đóng góp,cần bổ sung,sửa chữa của nhân dân đối với các vấn đề pháp luật, từ đó tiến
hành các hoạt động thực hiện pháp luật như thế nào cho phù hợp với khả năng nhận thức
và thực hiện pháp luật ở đại đa số quần chúng nhân dân. Chúng ta có thể xem dư luận xã
hội là một "trợ thủ đắc lực" trong việc bảo vệ những quyền lợi, các giá trị phổ biến của xã
hội, cũng như các giá trị, lợi ích chính đáng của con người. Do vậy, trong quá trình xây
dựng, nâng cao ý thức pháp đối với từng cá nhân, nhà nước cần phát huy những luồng dư
luận có tác động tích cực.
2.Vai trò đấu tranh,phòng chống các biểu hiện tiêu cực của dư luận xã hội
Dư luận xã hội tác động trực tiếp đến ý thức pháp luật của con người. Thông qua dư luận
xã hội, con người sẽ ý thức được đâu là hành vi vi phạm pháp luật cần lên án hoặc đâu là
những hành vi hợp pháp cần được khích lệ, cổ vũ, động viên. Nó như là một phương tiện
giáo dục hiệu quả,phòng ngừa hành vi vi phạm pháp luật.Bởi sự phán xét,lên án của số
động ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành hành vi xử sự hợp pháp của mọi người
dân.Không ai có thể tránh được bầu trời dư luận vì vậy không ai có thể thực hiện hành vi vi
phạm pháp luật mà ko bị lên án,chỉ trích.Chẳng hạn, những vụ vi phạm pháp luật hình sự
đặc biệt nghiêm trọng như giết người dã man, xâm hại an ninh quốc gia,…đã gây xôn xao
dư luận trong xã hội, khiến cho dư luận xã hội hết sức căm phẫn, đòi trừng phạt nghiêm
khắc kẻ phạm tội.Như vụ giết người thảm khốc ở Bình Phước hay Trung Quốc chiếm
Hoàng Sa,Trường Sa của Việt Nam với thái độ ngang ngược,lời lẽ xảo trá...đã khiến cho
dư luận hết sức căm phẫn,đòi trừng phạt nghiêm khắc kẻ phạm tội.Điều đó cho thấy dư
luận xã hội có tác dụng củng cố,bảo vệ tính dân chủ,tính khoa học và tính xã hội của hệ tư
tưởng pháp luật.Từ đó ngăn ngừa các biểu hiện tiêu cực trong sử dụng quyền lực của nhà
nước,áp dụng pháp luật,bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cả dân tộc. Ngày nay nhân
dân phòng chống đấu tranh tiêu cực thông qua việc khiếu nại,tố cáo,thông qua các diễn đàn
nhân dân,nhất là bằng các phương tiện thông tin đại chúng.Ngoài việc đóng góp ý kiến trực
tiếp với cán bộ cấp cao,người dân còn gửi thư đóng góp ý kiến đến các cơ quan chức
năng,cơ quan thông tin báo chí ở trung ương,địa phương,phát hiện những sai phạm về suy
giảm kinh tế,tình trạng tham nhũng.Trong khi đó hiệu quả hoạt động của các cơ quan
chuyên trách về phòng chống tham nhũng (PCTN) còn hạn chế; vai trò của xã hội trong
công tác PCTN chưa được phát huy đầy đủ. Công tác giám sát, kiểm tra, giữ gìn kỷ cương,
kỷ luật ở nhiều nơi, nhiều cấp chưa thường xuyên; công tác kiểm toán, thanh tra, điều tra
hiệu quả chưa cao; việc xử lý hành vi tham nhũng trong một số trường hợp còn chưa
nghiêm, chưa kịp thời, còn có biểu hiện nương nhẹ.Trong năm 2013, ngành thanh tra phát
hiện 80 vụ, 90 người có hành vi liên quan đến tham nhũng với số tiền 117,5 tỷ đồng, kiến
nghị thu hồi 117,5 tỷ đồng; đã thu hồi 59 tỷ đồng, kiến nghị xử lý hành chính đối với 4 tập
thể, 28 cá nhân, chuyển cơ quan điều tra hình sự 11 vụ, 34 người3. Nhờ có sự tham gia tích
cực rộng rãi của nhân dân vào công tác thanh tra,giám sát trực tiếp hoặc gián tiếp mà nhiều
2
https://dantri.com.vn/chinh-tri/quoc-hoi-chinh-thuc-thong-qua-luat-trung-cau-y-dan-
20151125170450816.htm
3
https://news.zing.vn/phat-hien-tham-nhung-chu-yeu-qua-du-luan-xa-hoi-post362277.html

3
vụ tiêu cực đã được đưa ra ánh sáng.Bên cạnh đó,dưới áp lực dư luận,đã có nhiều vụ bê bối
của cán bộ được phanh phui nhằm đảm bảo sự công bằng,nghiêm minh của pháp luật,hạn
chế tình trạng cậy chức,cậy quyền,đổi trắng thay đen”đổi trắng thay đen”.Ví dụ vụ sửa
điểm thi THPT quốc gia ở Hà Giang.Hành vi sửa điểm có thể bị xem xét về tội Giả mạo
trong công tác, quy định tại Điều 359 Bộ luật Hình sự 20154. Người phạm tội này có thể bị
phạt tù lên đến 20 năm, thấp nhất 12 tháng, tùy theo tính chất, mức độ phạm tội.Nếu không
có sự lên tiếng của dư luận có lẽ những hành vi này sẽ mãi chìm trong bóng tối, như con
sâu đục khoét toàn bộ bộ máy nhà nước.
3.Vai trò đánh giá
Các quy định của pháp luật để được ban hành và hơn hết là được áp dụng một cách ổn
thỏa trong đời sống xã hội thì phải trải qua không ít khó khăn.Để những quy định đó phát
huy đúng và đầy đủ hiệu quả của nó thì dư luận xã hội đóng một vai trò không nhỏ trong
việc hình thành các quy định này.Thông qua việc nghiên cứu sâu về dư luận xã hội,các dữ
liệu,con số có được qua điều tra,xem xét sẽ phần nào cung cấp cho chúng ta những thông
tin đúng-sai,mặt tích cực-tiêu cực của những quy định pháp luật.Ví dụ năm 2008,Tiêu chí
sức khỏe người lái xe của Bộ Y tế bị "thổi còi"5,vì đưa ra tiêu chuẩn sức khỏe người lái xe
một cách vô lý,,khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô và quy định về cơ sở y tế
khám sức khỏe của người lái xe đề ngày ⅞ , người dân muốn đủ điều kiện lái xe ô tô và xe
máy phải đáp ứng được 83 tiêu chuẩn về sức khỏe.Ngày 24/10, Cục Kiểm tra văn bản đã
có văn bản gửi Bộ Y tế đề nghị đình chỉ ngay việc thi hành, tạm ngưng thời hiệu áp dụng
đối với hai Quyết định 33 về tiêu chuẩn sức khỏe của người điều khiển phương tiện giao
thông cơ giới đường bộ và Quyết định 34 về tiêu chuẩn sức khoẻ người tàn tật điều khiển
xe mô tô, xe ba bánh dành cho người khuyết tật.Dự thảo này vô lý và ngay lập tức tạo nên
làn sóng phản đối mạnh mẽ và hiển nhiên không được thông qua.
Trên cơ sở của việc đánh giá,phán xét về các sự kiện,hiện tượng pháp luật diễn ra trong đời
sống thường ngày,dư luận xã hội đã tác động vào tri thức của con người và làm nảy sinh
các quan điểm,tư tưởng,đạo đức và phản ánh những vấn đề liên quan đến pháp luật và hiện
tượng xã hội một cách mạnh mẽ.Điều này cũng đã góp phần nói lên quá trình nhận thức
pháp luật,khi ta đã nhận thức đúng ,hiểu đúng và toàn diện,việc đó tất yếu sẽ dẫn đến ý
thức thực hiện pháp luật một cách chủ động,tự giác,đồng đều.
4. Vai trò đánh giá, giám sát, tư vấn của dư luận xã hội
Dư luận xã hội còn có vai trò giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước,các tổ chức xã
hội. Do điều kiện sinh hoạt, khả năng nhận thức, đánh giá của mỗi người không giống nhau
nên người dân thường dựa vào dư luận xã hội, thông qua dư luận xã hội để đánh giá, nhận
xét các chủ trương, chính sách, các quy định pháp luật của Đảng, nhà nước và hoạt động
thực tiễn của cán bộ, công chức. Trong khi đó các quy định của pháp luật kể từ khi ban
hành đến khi thực hiện trong cuộc sống là một khoảng thời gian dài. Để những quy định đó
phát huy hiệu quả thì phải thông qua dư luận xã hội. Qua việc nghiên cứu dư luận xã hội,
những thông tin thu thập được qua điều tra, thăm dò sẽ cung cấp cho chúng ta những đánh
giá khái quát về những mặt của vấn đề, xem nó có phù hợp với thực tiễn đời sống hay
không, từ đó có những biện pháp sửa đổi, bổ sung…Hoạt động giám sát của dư luận xã hội
đối với việc thực hiện pháp luật được thể hiện như sau:
• Đối với việc tuân thủ pháp luật: Các chủ thể không được thực hiện các hành vi mà pháp
luật cấm.Nếu không thì họ sẽ bị chuốc lấy hậu quả nặng nề,trở thành mục tiêu tấn công,chỉ
trích của dư luận xã hội.Nhờ vậy,việc tuân thủ pháp luật
4
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Trach-nhiem-hinh-su/Bo-luat-hinh-su-2015-296661.aspx

5
https://www.giaoduc.edu.vn/tieu-chi-suc-khoe-nguoi-lai-xe-cua-bo-y-te-bi-thoi-coi.htm

4
• Đối với việc thi hành pháp luật: Các chủ thể bắt buộc phải hoàn thành nghĩa vụ,trách
nhiệm pháp lý, làm tròn bổn phận của mình đối với nhà nước,xã hội.
• Đối với việc sử dụng pháp luật: Các chủ thể phải có nghĩa vụ thực hiện đúng và đủ các
quyền lực của bản thân một cách hợp lý và không được vượt quá phạm vi cho phép.Nhờ có
dư luận xã hội mà bộ máy quản lý nhà nước đã cải thiện rất nhiều trong việc quản lý các
cấp,ngành và từ đó tình trạng tham ô,lộng hành,lợi dụng chức quyền đã giảm đáng kể.Ví
dụ về vụ của hai cựu sĩ quan Ngô Thanh Phong(nguyên trưởng phòng CSĐT tội phạm về
kinh tế và chức vụ công an tỉnh Tiền Giang) và Phạm Văn Út(nguyên đội trưởng đội tham
mưu văn phòng cơ quan CSĐT công an Tiền Giang) đã cấu kết với Nguyễn Văn Nên
(nguyên Phó thủ trưởng Cơ quan CSĐT công an Tiền Giang) trong việc lấy tiền tang vật
của một nhóm người buôn xăng dầu Trần Thế Hùng( Hùng "Xì Tẹc") và sau đó tự gửi tiền
vào ngân hàng để lấy lãi chia cho nhau.6 Vụ việc này đã được cảnh sát tỉnh Tiền Giang vào
cuộc và điều tra một cách rất chặt chẽ.
• Đối với hoạt động áp dụng pháp luật: nếu không có sự giám sát của người dân, thì hoạt
động áp dụng pháp luật trên thực tế dễ bị tùy tiện, kém hiệu quả,gây ảnh hưởng đến quyền
lợi con người,quyền công dân.Khi gặp bất kì vấn đề nào nan giải hoặc gây bức xúc cho
cộng đồng thì bấy giờ người dân chúng ta sẽ là tiếng nói để bảo vệ cho lẽ phải,làm khai
sáng những vấn đề đã đặt ra đó.Ví dụ vụ án oan sai của ông Huỳnh Văn Nén phải chịu tù
oan hơn 17 năm vì bị buộc tội giết bà Lê Thị Bông cướp tài sản năm 1998 tại thị trấn Tân
Minh(huyện Hàm Tân)đã gây chấn động trong nước7. Nếu không phải do Thành(người gọi
ông Nén là dượng) làm đơn tố cáo kết hợp với sự bức xúc của dư luận buộc Tòa Án Nhân
Dân tỉnh Bình Thuận điều tra thì có lẽ vụ án bã bị chôn vùi mà không một ai biết?
5.Những hạn chế của dư luận xã hội trong việc thực hiện pháp luật
Thứ nhất,sự mù quáng,không nắm bắt được chính xác thông tin,hoặc đa phần là chạy theo
ý kiến số đông của một số bộ phận người dân có thể là công cụ cho các thế lực phản động
truyền bá tư tương lệch lạc,gây kích động,chống lại các chính quyền địa phương, cơ quan
nhà nước ta.
Thứ hai,các chính sách,điều lệ nhằm kiểm tra cách thức hoạt động đối với một số địa
phương ,đơn vị xã,phường,cơ quan nhà nước còn lỏng lẻo,tạo điều kiện thuận lợi cho một
số bộ phận có hành vi lạm dụng chức quyền,tham nhũng của cải của người dân.
Thứ ba,trong việc đưa ra các điều lệ trong việc tạo điều kiện cho nhân dân ta đóng
góp,xây dựng ý kiến cũng còn yếu kém,cơ chế và cách thức làm việc còn chưa rõ ràng.
Thứ tư,các Đảng và chính quyền cũng còn hạn chế trong công tác đấu tranh phê bình cũng
như tự kiểm điểm lại bản thân,việc thực hiện dân chủ công khai ở một số địa phương còn
hạn chế dẫn đến việc mất cân bằng dân chủ,quan liêu trong một số cơ quan,đơn
vị,xã,phường. 
Thứ năm,việc áp dụng dư luận xã hội vào đời sống chưa thật sự triệt để,đôi lúc ta cũng chỉ
xem nó là một cách thức để làm qua loa,sơ lược nhằm xoa dịu lại dư luận và làm cho
những vụ việc phức tạp lắng xuống tạm thời.
III. Giải pháp phát huy vai trò của dư luận xã hội với việc thực hiện pháp luật:
1.Nâng cao trình độ văn hóa chính trị của nhân dân:
Việc năng cao tri thức cũng như nhận thức của người dân không còn quá mới lạ nhưng nó
là một trong những nền tảng cơ bản nhằm phát huy,nâng cao vai trò của dư luận xã
6
https://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/trung-ta-canh-sat-lam-quyen-trong-thi-hanh-cong-vu-
2390672.html

7
https://nld.com.vn/huynh-van-nen.html

5
hội.Nếu một đất nước mà ở đó trình độ văn hóa,chính trị của người dân được nâng cao thì
đồng nghĩa với việc đóng góp,xây dựng và quản lý nhà nước cũng ngày một cải thiện.
2.Luôn lắng nghe,tiếp thu ý kiến của nhân dân:
Nỗ lực trong việc thực hiện phương châm:dân biết,dân bàn,dân tham gia góp ý kiến và dân
kiểm tra đồng thời khi ban hành một chính sách hay đưa ra một vấn đề quan trọng nào đó
phải luôn thăm dò dư luận,lắng nghe và nắm bắt phản ứng đa chiều.Tiếp thu những ý kiến
sáng tạo để có thể đưa ra những giải pháp phù hợp,mang tính dân chủ,tránh xa thời quần
chúng,xa rời thực tiễn của một số chính sách.Thế nên việc trưng cầu ý dân là một trong
những cách thức thức hiện dân chủ trực tiếp,có hiệu quả cao và dựa trên cơ sở đó các cơ
quan nhà nước mới có thể ban hành những quyết định tương ứng.
3. Dân chủ hóa các lĩnh vực của đời sống xã hội:
Các lĩnh vực về kinh tế,chính trị,xã hội xưa nay luôn là một vấn đề nhức nhối,trường tồn
và rất khó để giải quyết một cách hoàn thiện.Thế nên việc chống lại những hành vi tiêu
cực,vi phạm pháp luật là một phương án khả thi trong môi trường phức tạp như thế
này.Việc tạo một môi trường dân chủ,công bằng,phản ánh đúng và đầy đủ quyền lợi của
nhân dân tạo điều kiên rất tốt trong việc phát huy vai trò của mỗi cá nhân. Do vậy, cần phải
có những quy định, cơ chế rõ ràng để tạo điều kiện thuận lợi cho dư luận xã hội phát huy
vai trò tích cực của mình.
4. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật:
Nếu muốn một quy định của pháp luật thực thi có hiệu quả và được sự đồng tình của dư
luận xã hội thì việc chọn một người có khả năng lãnh đạo,uy tín nắm vai trò để tạo điều
kiện trong việc thúc đẩy việc hiện thực hóa các quy định của pháp luật đạt hiệu quả
cao.Công khai phê bình,xử phạt đối với một số bộ phận công viên chức cấp cao để tránh
việc dư luận xã hội lên án mạnh mẽ việc bao che,thông đồng cho những người có chức
vụ ,quyền hạn cao.Việc xử lý mạnh tay các hành vi vi phạm pháp luật góp phần tạo nên
một môi trường lành mạnh hơn,tốt đẹp hơn.
5. Định hướng dư luận xã hội:
Để các nguồn thông tin được minh bạch hóa,hạn chế những thông tin sai lệch và tránh
những tin đồn thất thiệt thì các lực lượng cộng tác viên,đội ngũ của bộ phận thông
tin,truyền thông phải có năng lực phán xét,phân tích và chắt lọc những thông tin nào là
chính xác,thông tin nào chỉ là tin đồn gây tác động tiêu cực trong đời sống xã hội.Việc
phản ánh đúng thông tin cũng góp phầntạo nên sự lên án kịp thời của dư luận sẽ làm cho
các phần tử phản động phải chùn tay, e ngại trước những hành vi của mình.
KẾT LUẬN
Như vậy,dư luận xã hội có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và thực hiện pháp
luật.Cho dù ở bất kỳ thời đại nào,chế độ xã hội nào,nếu xét ở góc độ pháp luật thì dư luận
xã hội luôn tồn tại hai mặt của nó.Thế nên thay vì lãng tránh,bác bỏ mặt tiêu cực thì ta nên
xem nó như một phần không thể thiếu trong việc hoàn thiện và phát huy để ngày một cải
thiện hệ thống pháp luật,nhà nước cũng đồng thời nâng cao trình độ văn hóa,ứng xử văn
minh trong các mối quan hệ giữa người với người.Việc hạn chế những khuyết điểm,tiến tới
xóa bỏ những yếu kém còn tồn đọng không phải chỉ là sự nỗ lực có hiệu quả tức thời,mà
nó đòi hỏi sự kiên nhẫn,đồng lòng,chung tay góp sức của toàn bộ người dân. Nhưng đồng
thời,mỗi người chúng ta cần có tư tưởng đổi mới,hiểu biết nhất định về pháp luật để không
có cơ sở cho kẻ xấu lợi dụng và đồng thời đảm bảo quyền lợi,lợi ích của mọi người.

You might also like