You are on page 1of 7

1 ý thức pháp luật ?

_Ý thức pháp luật là sự hiểu biết, nhận thức


và thái độ của cá nhân, tổ chức đối với pháp luật.
_ý thức pháp luật thể hiện ở sự tôn trọng, tuân
thủ pháp luật của mỗi cá nhân, tổ chức trong xã
hội. Nó là yếu tố quan trọng góp phần đảm bảo
sự ổn định, phát triển lành mạnh của xã hội.
+)Đặc điểm ý thức pháp luật?
_Là sản phẩm của điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể :Ý thức
pháp luật phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, chính trị, văn
hóa, xã hội của mỗi giai đoạn.
_Có tính lịch sử và giai cấp:Ý thức pháp luật thay đổi theo
thời kỳ lịch sử và giữa các giai cấp khác nhau trong xã hội.
_có sự tương đồng với ý thức chính trị, đạo đức xã hội:Ý
thức pháp luật gắn liền với nhận thức chính trị, đạo đức của con
người.
_Thể hiện ở nhận thức và hành vi:Ý thức pháp luật vừa thể
hiện qua nhận thức, vừa thể hiện qua hành vi tuân thủ pháp luật.
_Có sự thống nhất giữa nhận thức và hành vi:Nhận thức đúng
đắn sẽ dẫn đến hành vi tuân thủ pháp luật tốt.
_Cần được xây dựng và giáo dục:Ý thức pháp luật của công
dân cần được hình thành và nâng cao thông qua giáo dục, tuyên
truyền pháp luật.
+)Cấu trúc ý thức pháp luật
_Yếu tố nhận thức luật pháp:
* Hiểu biết về hệ thống pháp luật
* Hiểu các quy phạm pháp luật
* Nhận thức đúng đắn về bản chất, vai trò của pháp luật
_Yếu tố động cơ tuân thủ pháp luật
*Thái độ tôn trọng pháp luật
*Mong muốn tuân thủ pháp luật tự nguyện
*Trách nhiệm thực thi pháp luật
_Yếu tố hành vi thực hiện pháp luật
*Hành vi tuân thủ các quy định pháp luật
* Không vi phạm pháp luật
*Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật
—>Ba yếu tố này tạo nên sự thống nhất trong cấu trúc ý
thức pháp luật.

—Phân loại—
1)Theo đối tượng thực hiện:
1.1)Ý thức pháp luật của công dân
1.2)Ý thức pháp luật của cán bộ, công chức nhà nước
1.3)Ý thức pháp luật của tổ chức, doanh nghiệp
2)Theo mức độ nhận thức và tuân thủ pháp luật:
2.1)Ý thức pháp luật tích cực: nhận thức đúng, tự giác
chấp hành pháp luật
2.2)Ý thức pháp luật tiêu cực: không hiểu biết, cố tình vi
phạm pháp luật
2.3)Ý thức pháp luật trung lập: nhận thức đúng nhưng tuân
thủ có điều kiện
3)Theo phạm vi pháp luật:
3.1)Ý thức chấp hành pháp luật nhà nước
3.2)Ý thức tôn trọng pháp luật quốc tế
3.3)Ý thức thực hiện các chuẩn mực xã hội
2)Thực hiện pháp luật?
Thực hiện pháp luật là việc các cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân áp
dụng các quy phạm pháp luật vào thực tiễn cuộc sống, điều chỉnh các quan hệ
xã hội theo đúng những quy định của pháp luật.
+)Các hình thức thực hiện pl
_ Tuân thủ pháp luật :
->Đây là hình thức phổ biến và cơ bản nhất.
->Cá nhân, tổ chức tự nguyện thực hiện theo đúng các quy
định của pháp luật.

_Sử dụng pháp luật:


->Các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền sử dụng các
quy định pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội.
_Áp dụng pháp luật:
->Các cơ quan nhà nước áp dụng cưỡng chế nhà nước để bảo
đảm thi hành pháp luật khi cần thiết.
_Sử dụng biện pháp pháp lý:
->Cá nhân, tổ chức sử dụng các biện pháp pháp lý như tố cáo,
khiếu nại, tố tụng để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình theo quy định.
+Phân tích và cho vd minh hoạ từng hình thức thực hiện pl
1. Tuân thủ pháp luật:
vd1 :Người dân chấp hành các quy định về giao thông, không vi phạm luật giao
thông đường bộ.
vd2 :Doanh nghiệp thực hiện đúng các quy định về lao động, bảo hiểm xã hội,
thuế,...
2. Sử dụng pháp luật:
vd1 : Tòa án sử dụng Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự để xét xử các vụ án.
vd2:Cơ quan thuế sử dụng Luật Thuế để quản lý thu ngân sách.
3. Áp dụng pháp luật:
vd1:Cưỡng chế thi hành án đối với người đã bị kết tội nhưng không chấp hành bản
án
vd2:Xử phạt vi phạm hành chính đối với người vi phạm luật giao thông, môi
trường…
4. Sử dụng biện pháp pháp lý:
vd1:Khởi kiện ra tòa khi bị vi phạm hợp đồng.
vd2:Khiếu nại lên cơ quan có thẩm quyền khi bị cưỡng chế trái pháp luật.

+)Mối quan hệ giữa ý thức pháp luật và thực hiện pháp luật

Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có muc dich nhäm bien các quy
định của pháp luật trở thành hoạt động thực tiễn của các chủ thể pháp luật.
Ý thức pháp luật là nhân tố thúc đẩy việc thực hiện pháp luật trong đời
sống xã hội bởi vì khi tham gia quan hệ pháp luật, hoạt động nhận thức đối với
yêu cầu của pháp luật để xác lập cách thức xử sự luôn xảy ra trước khi thực
hiện hành vi; vì thế, hiệu quả của việc thực hiện pháp luật phụ thuộc vào sự
nhận thức và hiểu biết pháp luật của các chủ thể, hay nói cách khác là phụ
thuộc vào ý thức pháp luật.

+)Mối quan hệ thể hiện như thế nào

 Nếu chủ thể có sự hiểu biết và nhận thức đúng về pháp luật thì việc
thực hiện pháp luật được chủ động, đạt hiệu quả cao, đảm bảo hiệu lực
và hiệu quả của hệ thống pháp luật.
 Ngược lại, nếu chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật không có sự
pháp luật hay hiểu biết pháp luật kém sẽ dẫn đến việc thực hiện pháp
luật thụ động, thiếu hiệu quả, khả năng bảo đảm tính hợp pháp thấp

—-Ví dụ minh hoạ

 Mua bán trái phép chất ma túy tùy vào mức độ nghiêm trọng của hành vi mà có
thể thuộc loại tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm
đặc biệt nghiêm trọng. Theo đó, với mỗi loại tội phạm sẽ có mức phạt khác nhau
tương ứng với loại tội phạm đó. Nếu chúng ta có những hiểu biết đúng về luật
pháp của chính phủ và tác hại của ma túy như thế nào thì chúng ta sẽ không bao
giờ sử dụng hay buôn bán nó tuân thủ theo đúng pháp luật. Nhưng ở những
vùng sâu vùng xa, kinh tế và pháp luật chưa phát triển, những người ở đây
chưa có sự hiểu biết về luật pháp hay tác dụng của mai thúy vì thế mà tình trạng
buôn bán và sử dụng ở đây còn rất nghiêm trọng.

3)Hoạt động tuyên truyền ?


Tuyên truyền là việc đưa ra các thông tin (vấn đề) với mục đích đẩy thái độ,
suy nghĩ, tâm lý và ý kiến của quần chúng theo chiều hướng nào đấy mà người nêu
thông tin mong muốn.

+)cho ví dụ cụ thể để minh hoạ


1. Tuyên truyền miệng
VD: Trường học tổ chức các buổi tuyên truyền luật an toàn giao
thông cho học sinh và mời các chú công an giao thông về để truyền
đạt cho học sinh
2. Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hệ thống truyền thanh cơ sở,
báo in, báo hình, loa đài
VD: Hiện nay có nhiều kênh đài có những chương trình tuyên truyền
pháp luật cho người dân
3. Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động giáo dục pháp luật
trong nhà trường
VD: Ở các bậc giáo dục đều có những môn liên quan đến pháp luật
như Giáo Dục Công Dân

You might also like