You are on page 1of 124

ÔN TẬP LÝ THUYẾT VÀ CÂU HỎI NHẬN BIẾT

THÔNG HIỂU LỚP 12 NĂM HỌC 2022 -2023


Bài 1
PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG
I. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh hiểu được khái niệm, nội dung những đặc trưng cơ bản, bản chất của pháp
luật; mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, chính trị và đạo đức.
- Giúp học sinh hiểu được vai trò và giá trị của pháp luật trong đời sống đối với cá nhân, tổ
chức, xã hội.
2. Kĩ năng:
- Biết đánh giá hành vi cư xử của bản thân và những người xung quanh theo các chuẩn
mực xã hội.
3. Thái độ:
- Có ý thức tôn trọng pháp luật, tự giác sống, học tập và làm theo pháp luật.
- Nghiêm chỉnh chấp hành những qui định của pháp luật; phê phán những hành vi vi phạm
pháp luật.
II. Tiến trình dạy học.
1. Củng cố các kiến thức cơ bản.
a. Mục tiêu:
- Giúp học sinh hiểu được khái niệm, nội dung những đặc trưng cơ bản, bản chất của pháp
luật; mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, chính trị và đạo đức.
- Giúp học sinh hiểu được vai trò và giá trị của pháp luật trong đời sống đối với cá nhân, tổ
chức, xã hội.
b. Nội dung:
Học sinh quan sát sơ đồ hệ thống hóa kiến thức qua sơ đồ tư duy do giáo viên trình bày để
từ đó rút ra được các kiến thức cơ bản về khái niệm, đặc trưng, bản chất và vai trò của pháp luật.
Làm các bài tập liên quan đến nôi dung trên
c. Sản phẩm:
Học sinh củng cố lại những kiến thức đã học, biết vận dụng các kiến thức này để làm các
bài tập theo sự hướng dẫn của giáo viên
d.Tổ chức thực hiện.
Giáo viên hệ thống hóa kiến thức bằng sơ đồ tư duy dưới đây
e. Những kiến thức trọng tâm cần ôn tập
Nội dung 1. Khái niệm pháp luật.
- Pháp luật là hệ thống qui tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực
hiện bằng quyền lực nhà nước.
- Ví dụ: Luật hôn nhân, luật kinh tế....
- Hiện nay, nhiều người vẫn thường nghĩ rằng pháp luật chỉ là những điều cấm đoán…
Pháp luật không phải chỉ là những điều cấm đoán, mà pháp luật bao gồm các quy định về:
Những việc được làm.
Những việc phải làm.
Những việc không được làm.
- Pháp luật là những quy tắc xử sự chung áp dụng cho mọi đối tượng và chỉ có nhà nước
mới được phép ban hành.
Nội dung 2. Đặc trưng cơ bản của pháp luật.
- Tính qui phạm phổ biến:
+ Tính quy phạm phổ biến là qui tắc xử sự mang tính khuôn mẫu được áp dụng nhiều lần,
nhiều nơi đối với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
+ Tính quy phạm phổ biến làm nên giá trị công bằng, bình đẳng của pháp luật, vì bất kỳ ai
trong điều kiện, hoàn cảnh nhất định phải xử sự theo quy định của pháp luật.
- Tính quyền lực, tính bắt buộc chung:
+ Pháp luật là những qui định do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện bằng quyền lực
của mình.
+ Tính quyền lực, tính bắt buộc chung là quy định bắt buộc đối với tất cả mọi cá nhân, tổ
chức, ai cũng phải xử sự theo quy định của pháp luật.
- Tính xác định chặt chẽ về hình thức:
+ Pháp luật là văn bản có chứa các quy phạm pháp luật, do nhà nước ban hành.
+ Tính xác định chặt chẽ về hình thức là văn bản phải diễn đạt chính xác, một nghĩa, dể
đọc, dể hiểu, dể thực hiện.
Ví dụ:
- Luật hôn nhân qui định nam đủ 20 tuổi trở lên, nữ 18 đủ tuổi trở lên được kết hôn. (chặt
chẽ)
- Không được đi hàng 2 trên phố. (Không chặt chẽ)
- Phải đội mủ bảo hiểm khi điều khiển mô tô, xe máy. (Không chặt chẽ)
Nội dung 3.Bản chất của pháp luật.
a. Bản chất giai cấp của pháp luật:
+ Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành phải phù hợp với ý chí của giai cấp thống
trị mà nhà nước là đại diện.
+ Nhà nước ban hành các quy định để định hướng cho xã hội phù hợp với ý chí của giai
cấp cầm quyền, nhằm giữ gìn trật tự xã hội, bảo vệ quyền, lợi ích của nhà nước.
+ Xâm hại đến lợi ích nhà nước, giai cấp cầm quyền sẽ sử dụng quyền lực cưỡng chế buộc
chấm dứt việc làm trái pháp luật.
*Bản chất giai cấp là biểu hiện chung của bất kỳ pháp luật nào. Tuy nhiên đứng trên lập
trường giai cấp nào thì pháp luật mang bản chất của giai cấp đó.
b. Bản chất xã hội của pháp luật:
+ Pháp luật băt nguồn từ thực tiễn của đời sống xã hội, được xã hội chấp nhận coi là chuẩn
mực, là quy tắc xử sự chung.
+Pháp luật được thực hiện trong đời sống xã hội, vì sự phát triển của xã hội.
Nội dung 4. Mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, chính trị và đạo đức.
- Quan hệ giữa pháp luật và đạo đức:
+ Pháp luật được hình thành trên cơ sở của các các quan niệm về đạo đức có tính phổ biến,
tiến bộ, phù hợp với sự phát triển của xã hội.
+ Pháp luật là phương tiện đặc thù để bảo vệ các giá trị đạo đức.
+ Đạo đức là cơ sở để pháp luật tồn tại và phát triển.
Nội dung 5. Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội.
a. Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội.
- Vì sao nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật.
+ Pháp luật có những đặc trưng cơ bản để quản lý xã hội một cách công bằng, dân chủ
thể hiện ý chí, nguyện vọng và bảo vệ quyền lợi chính đáng cho nhân dân.
+ Pháp luật do nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội một cách thống nhất
bằng quyền lực nhà nước.
+ Pháp luật tạo điều kiện cho xã hội ổn định, trật tự và phát triển.(kiểm tra, kiểm soát…)
- Nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật như thế nào?
+ Xây dựng hệ thống pháp luật, hệ thống pháp luật này phải bảo đảm tính:(Toàn diện,
thống nhất, đồng bộ, phù hợp)
+ Thực hiện pháp luật: bằng cách công khai, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục... dưới nhiều
hình thức khác nhau.
+ Bảo vệ pháp luật : bằng cách phát hiện và xử phạt nghiêm minh những hành vi vi phạm
pháp luật.
b. Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp
của mình.
- Thông qua các quy định của luật và các văn bản dưới luật công dân thực hiện quyền của
mình.
- Thông qua các quy định của pháp luật công dân vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
2. Câu hỏi bài tập trắc nghiệm.
Câu 1. Pháp luật là hệ thống……chung do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng
quyền lực nhà nước. Hãy điền từ còn thiếu vào chỗ trống.
A. cơ bản tương đối B. quan điểm tuyệt đối C. qui tắc xử sự D. ý kiến xử xự
Câu 2. Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự chung do ai ban hành?
A. Nhà nước B. Tòa án C. Chính phủ D. Quốc hội
Câu 3. Quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành là gì?
A. Công văn. B. Nội quy. C. Pháp luật. D. Văn bản.
Câu 4. Chuẩn mực nào của xã hội là quy tắc xử sự chung về những việc được làm, những việc
phải làm, những việc không được làm, những việc cấm đoán?
A. Pháp luật. B. Đạo đức. C. Kinh tế. D. Chính trị.
Câu 5. Câu nào sau đây đúng nhất khi nói về pháp luật?
A. Pháp luật là chuẩn mực về đời sống tình cảm.
B. Pháp luật quy định các hành vi không được làm.
C. Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự chung.
D. Pháp luật quy định các hành vi được làm.
Câu 6. Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (gọi tắt là Ngày Pháp luật
Việt Nam) là ngày nào?
A. Ngày 8 tháng 11. B. Ngày 9 tháng 11.
C. Ngày 10 tháng 11. D. Ngày 11 tháng 11.
Câu 7. Hiến pháp, đạo luật cơ bản đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (nay là nước
Cộng hòa XHCN Việt Nam) được Quốc hội thông qua ngày tháng năm nào?
A. Ngày 8 tháng 11 năm 1946. B. Ngày 9 tháng 11 năm 1946.
C. Ngày 10 tháng 11 năm 1946. D. Ngày 11 tháng 11 năm 1946.
Câu 8. Đặc trưng nào của pháp luật là quy tắc xử sự chung, là khuôn mẫu chung, được áp dụng
nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người trong đời sống xã hội?
A. Tính xác định chặt chẽ về nội dung. B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
C. Tính quy phạm phổ biến. D. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
Câu 9. Đặc trưng nào của pháp luật làm nên giá trị công bằng, bình đẳng, vì bất kì ai ở trong
điều kiện, hoàn cảnh nhất định cũng phải xử sự theo khuôn mẫu được pháp luật quy định?
A. Tính xác định chặt chẽ về nội dung. B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
C. Tính quyền lực, bắt buộc chung . D. Tính quy phạm phổ biến.
Câu 10. Đặc trưng nào của pháp luật là ranh giới để phân biệt pháp luật với các loại quy phạm
xã hội khác?
A. Tính xác định chặt chẽ về nội dung. B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
C. Tính quyền lực, bắt buộc chung . D. Tính quy phạm phổ biến.
Câu 11. Trên đường phố tất cả mọi người nghiêm chỉnh chấp hành quy định của luật giao thông
đường bộ là phản ảnh đặc trưng cơ bản nào của pháp luật?
A. Tính xác định chặt chẽ về nội dung. B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
C. Tính quyền lực, bắt buộc chung . D. Tính quy phạm phổ biến.
Câu 12. Luật hôn nhân gia đình quy định điều kiện kết hôn giữa nam và nữ áp dụng cho tất cả
mọi người, không có ngoại lệ phản ảnh đặc trưng cơ bản nào của pháp luật?
A. Tính xác định chặt chẽ về nội dung. B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
C. Tính quyền lực, bắt buộc chung . D. Tính quy phạm phổ biến.
Câu 13. Luật giao thông đường bộ quy định mọi người khi tham gia giao thông ở Việt Nam đều
chấp hành hiệu lệnh, biển báo, tín hiệu, vạch đường… phản ảnh đặc trưng cơ bản nào của pháp
luật?
A. Tính xác định chặt chẽ về nội dung. B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
C. Tính quyền lực, bắt buộc chung . D. Tính quy phạm phổ biến.
Câu 14. Tính quy phạm phổ biến của pháp luật là quy tắc xử sự chung, là khuôn mẫu chung,
được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người trong đời sống
A. xã hội. B. gia đình. C. tổ dân phố. D. cơ quan, trường học.
Câu 15. Tính quy phạm phổ biến của pháp luật là khuôn mẫu chung, được áp dụng nhiều lần, ở
nhiều nơi, đối với tất cả mọi người trong đời sống xã hội mang
A. quy tắc xử sự chung. B. quy tắc xử sự riêng.
C. quy tắc bắt buộc chung. D. quy tắc bắt buộc riêng.
Câu 16. Đặc trưng nào cơ bản nhất của pháp luật Việt Nam?
A. Tính quốc tế rộng lớn. B. Tính ổn định lâu dài.
C. Tính quyền lực, bắt buộc chung. D. Tính đối ngoại chặt chẽ.
Câu 17. Dựa vào đặc trưng cơ bản nào của pháp luật để phân biệt sự khác nhau giữa pháp luật
với quy phạm đạo đức?
A. Tính xác định chặt chẽ về nội dung. B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
C. Tính quyền lực, bắt buộc chung . D. Tính quy phạm phổ biến.
Câu 18. Pháp luật do nhà nước và bảo đảm thực hiện bằng quyền lực của mình là thể hiện đặc
trưng cơ bản nào của pháp luật?
A. Tính xác định chặt chẽ về nội dung. B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
C. Tính quyền lực, bắt buộc chung . D. Tính quy phạm phổ biến.
Câu 19. Cá nhân không thực hiện đúng pháp luật, bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo
quy định của pháp luật là thể hiện đặc trưng cơ bản nào của pháp luật?
A. Tính xác định chặt chẽ về nội dung. B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
C. Tính quyền lực, bắt buộc chung . D. Tính quy phạm phổ biến.
Câu 20. Tổ chức không thực hiện đúng pháp luật, bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo
quy định của pháp luật buộc họ phải khắc phục hậu quả là thể hiện đặc trưng cơ bản nào của
pháp luật?
A. Tính xác định chặt chẽ về nội dung. B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
C. Tính quyền lực, bắt buộc chung . D. Tính quy phạm phổ biến.
Câu 21. Trường hợp Cảnh sát giao thông xử phạt người tham gia giao thông không chấp hành
qui định của pháp luật là phản ảnh đặc trưng cơ bản nào của pháp luật?
A. Tính xác định chặt chẽ về nội dung. B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
C. Tính quyền lực, bắt buộc chung . D. Tính quy phạm phổ biến.
Câu 22. Trường hợp Cảnh sát giao thông xử phạt bạn A không đội mủ bảo hiểm khi tham gia
giao thông bằng xe gắn máy là thể hiện đặc trưng cơ nào của pháp luật?
A. Tính xác định chặt chẽ về nội dung. B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
C. Tính quyền lực, bắt buộc chung . D. Tính quy phạm phổ biến.
Câu 23. Trường hợp cơ quan Thuế xử phạt công ty A có hành vi trốn thuế theo quy định của
pháp luật là thể hiện đặc trưng cơ nào của pháp luật?
A. Tính xác định chặt chẽ về nội dung. B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
C. Tính quyền lực, bắt buộc chung . D. Tính quy phạm phổ biến.
Câu 24. Pháp luật phải có đặc trưng cơ bản nào sau đây?
A. Tính hiện đại. C. Tính cơ bản. C. Tính truyền thống. D. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
Câu 25. Văn bản đòi hỏi diễn đạt phải chính xác, một nghĩa để công dân hiểu và thực hiện đúng
pháp luật là phản ảnh đặc trưng cơ bản nào?
A. Tính xác định chặt chẽ về nội dung. B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
C. Tính quyền lực, bắt buộc chung . D. Tính quy phạm phổ biến.
Câu 26. Tại sao nội dung của tất cả các văn bản pháp luật không được trái với hiến pháp?
A. Hiến pháp là luật cơ bản nhất của nhà nước. B. Hiến pháp có hiệu lực quốc tế cao nhất.
C. Hiến pháp được xây dựng rộng rãi nhất. D. Hiến pháp có nội dung dài nhất.
Câu 27. Hình thức thể hiện của pháp luật là các văn bản do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
ban hành có chứa điều gì?
A. Vi phạm pháp luật. B. Quy phạm pháp luật. C. Vi phạm thông tư. D. Quy phạm chỉ thị.
Câu 28. Luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất là gì?
A. Nghị định. B. Hiến pháp. C. Thông tư. D. Chỉ thị.
Câu 29. Đâu là một trong các đặc trưng cơ bản của pháp luật?
A. Tính hiện đại. B. Tính truyền thông.
C. Tính truyền thống. D. Tính quy phạm phổ biến.
Câu 30. Tại sao pháp luật mang bản chất giai cấp sâu sắc?
A. Pháp luật do nhà nước ban hành. B. Pháp luật làm hại nhà nước.
C. Pháp luật xử lý người vi phạm. D. Pháp luật bảo vệ nhân dân.
Câu 31. Trường hợp Nhà nước sử dụng quyền lực có tính cưỡng chế của mình buộc người vi
phạm pháp luật phải chấm dứt việc làm trái pháp luật thì phản ảnh bản chất nào của pháp luật?
A. Bản chất giai cấp. B. Bản chất kinh tế. C. Bản chất xã hội. D. Bản chất giáo dục.
Câu 32. Pháp luật Việt Nam do nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giai cấp thống trị mà
nhà nước là đại diện, mang bản chất của giai cấp nào?
A. Giai cấp tư sản và vô sản. B. Giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
C. Giai cấp nông dân và trí thức. D. Giai cấp công chức, viên chức.
Câu 33. Pháp luật Mỹ mang bản chất của giai cấp nào?
A. Giai cấp công nhân. B. Giai cấp tư sản.
C. Giai cấp nông dân. D. Giai cấp, tầng lớp tri thức.
Câu 34. Pháp luật thời Phong Kiến mang bản chất của giai cấp nào?
A. Giai cấp công nhân. B. Giai cấp địa chủ, quý tộc.
C. Giai cấp nông dân. D. Giai cấp, tầng lớp tri thức.
Câu 35. Khi nhà nước đại diện thì các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành phải phù hợp
với
A. ý chí của giai cấp cầm quyền. B. tất cả các quy phạm đạo đức.
C. nguyện vong của nhân dân. D. tất cả mọi tầng lớp nhân dân.
Câu 36. Câu nào đúng nhất khi nói về bản chất xã hội của pháp luật?
A. Pháp luật được thực hiện trong xã hội.
B. Pháp luật chỉ là những điều cấm đoán trong xã hội.
C. Pháp luật xử lý người vi phạm trong xã hội.
D. Pháp luật chỉ mang tính bắt buộc, cưỡng chế trong xã hội.
Câu 37. Bản chất nào của pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống của con người, được chấp
nhận coi là chuẩn mực, là quy tắc xử sự chung?
A. Bản chất giai cấp của pháp luật. B. Bản chất văn hóa của pháp luật.
C. Bản chất xã hội của pháp luật. D. Bản chất giáo dục của pháp luật.
Câu 38. Bản chất nào của pháp luật được thực hiện trong thực tiễn đời sống của con người, vì sự
phát triển của con người?
A. Bản chất giai cấp của pháp luật. B. Bản chất văn hóa của pháp luật.
C. Bản chất xã hội của pháp luật. D. Bản chất giáo dục của pháp luật.
Câu 39. Quy phạm pháp luật trong lĩnh vực nào thể hiện nhiều nhất các quan niệm về đạo đức?
A. Luật hình sự. B. Luật kinh tế. C. Luật hôn nhân- gia đình. D. Luật hành chính.
Câu 40. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về mối quan hệ giữa đạo đức với pháp luật?
A. Đạo đức thành pháp luật sẽ được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh quyền lực nhà nước.
B. Pháp luật là phương tiện đặc thù để bảo vệ các giá trị đạo đức.
C. Đạo đức là cơ sở để pháp luật tồn tại, phát triển.
D. Pháp luật sẽ ràng buộc các quy phạm đạo đức.
Câu 41. Trường hợp có khả năng cứu người, nhưng bác sĩ gây tắc trách dẫn đến chết người là vi
phạm điều gì?
A. Đạo đức và văn hóa. B. Pháp luật và văn hóa.
C. Đạo đức và pháp luật. D. Đạo đức và nghề nghiệp.
Câu 42. Nhà nước Việt Nam quản lí xã hội bằng phương tiện nào sau đây?
A. Pháp luật. B. Đạo đức. C. Kinh tế. D. Chính trị.
Câu 43. Phát biểu nào sai khi nói về vai trò của pháp luật?
A. Nhà nước quản lý xã hội chủ yếu bằng pháp luật.
B. Pháp luật là phương tiện duy nhất để nhà nước quản lý xã hội.
C. Quản lý xã hội bằng pháp luật bảo đảm tính công bằng, dân chủ.
D. Pháp luật được bảo đảm bằng sức mạnh quyền lực của nhà nước.
Câu 44. Phát biểu nào sai khi nói về pháp luật?
A. Pháp luật bảo đảm quyền tự do cơ bản của công dân.
B. Pháp luật phương pháp quản lý dân chủ và hiệu quả nhất.
C. Pháp luật bảo đảm tính công bằng, dân chủ trong quản lí.
D. Pháp luật là phương pháp quản lý cố định duy nhất.
Câu 45. Phát biểu nào sai khi nói về pháp luật?
A. Pháp luật bảo đảm tính công bằng, dân chủ.
B. Pháp luật có tính quy phạm phổ biến trong xã hội.
C. Pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội thống nhất.
D. Pháp luật không phù hợp với quyền lợi, nghĩa vụ chung.
Câu 46. Phát biểu nào sai khi nói về pháp luật?
A. Pháp luật do Quốc hội thông qua.
B. Pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội thống nhất.
C. Pháp luật bảo đảm bằng sức mạnh quyền lực của Nhà nước.
D. Pháp luật là phương tiện duy nhất để Nhà nước quản lý xã hội.
Câu 47. Phát biểu nào sai khi nói về pháp luật?
A. Pháp luật do Nhà nước ban hành, Quốc hội thông qua.
B. Pháp luật là sức mạnh quyền lực của nhà nước.
C. Pháp luật do Nhà nước tuyên truyền, giáo dục.
D. Pháp luật thể hiện ý chí riêng của giai cấp cầm quyền.
Câu 48. Pháp luật có vai trò như thế nào đối với công dân?
A. Bảo vệ quyền, lợi ích tuyệt đối của công dân.
B. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
C. Cưỡng chế mọi nghĩa vụ của công dân.
D. Bảo vệ mọi nhu cầu, lợi ích của công dân.
Câu 49. Ý kiến nào sai khi nói vai trò của pháp luật đối với công dân?
A. Hiến pháp quy định quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân.
B. Luật và các văn bản dưới luật cụ thể hóa nội dung.
C. Căn cứ quy định pháp luật công dân thực hiện quyền của mình.
D. Pháp luật bảo đảm công dân được hưởng quyền theo nhu cầu.
Câu 50. Hiến pháp quy định các
A. trách nhiệm của công dân. B. quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
C. lợi ích hợp pháp của công dân. D. nghĩa vụ và lương tâm của công dân.
Câu 51. Mỗi công dân phải sống và làm việc theo
A. đạo đức và văn hóa. B. phong tục và truyền thống.
C. Hiến pháp và pháp luật. D. nghĩa vụ và lương tâm.
Câu 52. Pháp luật không điều chỉnh quan hệ xã hội nào dưới đây?
A. Quan hệ hôn nhân - gia đình. B. Quan hệ kinh tế.
C.  Quan hệ tình yêu nam - nữ. D. Quan hệ lao động.
Câu 53. Đâu là văn bản quy phạm pháp luật?
A. Điều lệ Hội Luật gia Việt Nam. B. Điều lệ Đoàn TNCS HCM.
C. Nội quy của nhà trường. D. Điều luật hôn nhân gia đình.
Câu 54. Để Cảnh sát phản ứng nhanh hay lực lượng thường trực 24/24h tiếp nhận thông tin và
giải quyết ban đầu và nhanh chóng những vụ, việc liên quan đến an ninh, trật tự và yêu cầu chính
đáng của nhân dân thì báo đến số điện thoại khẩn cấp nào?
A. 113. B. 114. C. 115. D. 116.

BÀI 2
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT.
I. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh nêu được khái niệm, hình thức thực hiện pháp luật.
- Giúp học sinh hiểu được thế nào là vi phạm pháp luật, các loại vi phạm pháp luật và trách
nhiệm pháp lí
2. Kĩ năng:
- Giúp học sinh biết cách thực hiện pháp luật phù hợp với lứa tuổi.
3. Thái độ :
- Giúp học sinh có thái độ tôn trọng pháp luật, ủng hộ hành vi thực hiện đúng pháp luật và
phê phán những hành vi làm trái quy định của pháp luật.
II. Tiến trình dạy học
1. Củng cố các kiến thức cơ bản của bài học.
Giáo viên hệ thống hóa kiến thức bằng sơ đồ tư duy dưới đây

2. Những kiến thức trọng tâm học sinh cần ghi nhớ
a. Khái niệm thực hiện pháp luật.
- Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những qui định của pháp
luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của cá nhân, tổ chức khi tham gia vào
các quan hệ xã hội do pháp luật điều chỉnh.
b. Các hình thức thực hiện pháp luật
Sử dụng pháp luật Sử dụng đúng các quyền của mình, làm những gì pháp luật cho
phép.VD: Tự do kinh doanh, lựa chọn ngành, nghề…
Thi hành pháp luật Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, làm những gì pháp luật qui định. VD:
Nghĩa vụ nộp thuế, bảo vệ môi trường…
Tuân thủ pháp luật Không làm những điều pháp luật cấm. VD: Không buốn bán hàng
cấm.
Áp dụng pháp luật Cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để ra các
quyết định làm phát sinh, chấm dứt hoặc thay đổi việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của cá nhân, tổ
chức. VD: Quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết kết hôn, li hôn. Cơ quan Thuế xử lý
doanh nghiệp vi phạm trốn thuế.
c. Vi phạm pháp luật.
- Là những hành vi không hợp pháp, hành vi trái pháp luật.
- Do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.
- Người vi phạm pháp luật phải có lỗi.(cố ý, cố ý trực tiếp, cố ý gián tiếp, vô ý, vô ý do quá
tự tin, vô ý do cẩu thả)
Vi phạm pháp luật là những hành vi trái pháp luật, có lỗi do người có năng lực, trách
nhiệm pháp lí thực hiện xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
d. Trách nhiệm pháp lí.
- Trách nhiệm pháp lí là nghĩa vụ mà cá nhân, tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ
hành vi vi phạm pháp luật của mình.
- Trách nhiệm pháp lí được áp dụng nhằm mục đích:
+ Buộc chủ thể vi phạm pháp luật chấm dứt ngay hành vi trái pháp luật.
+ Gánh chịu những thiệt hại do họ gây ra.
+ Giáo dục, răng đe người khác tránh, kiềm chế những việc làm trái pháp luật.
e. Các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý.
- Vi phạm hình sự: là những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm được quy
định ở bộ luật hình sự. Vi phạm hình sự phải chịu trách nhiệm hình sự.
- Vi phạm hành chính: là hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp
hơn tội pham, vi phạm đến các quy tắc quản lý của nhà nước. Vi phạm hành chính phải chịu
trách nhiệm hành chính.
- Vi phạm dân sự: là hành vi vi phạm phấp luật, xâm hại đến các quan hệ tài sản, quan hệ
nhân thân. Vi phạm dân sự phải chịu trách nhiệm dân sự.
- Vi phạm kỉ luật: là hành vi vi phạm đến các quan hệ lao động, công vụ nhà nước do pháp
luật lao động và pháp luật hành chính bảo vệ. (Vi phạm nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức).
Vi phạm kỷ luật phải chịu trách nhiệm kỷ luật.
3. Luyện tập câu hỏi bài tập trắc nghiệm.
Câu 1. Pháp luật chỉ thật sự đi vào cuộc sống khi nào?
A. Khi Nhà nước ban hành. B. Khi cá nhân, tổ chức thực hiện.
C. Khi Chính phủ quy định. D. Khi Tòa án thông qua.
Câu 2. Thực hiện pháp luật là hành vi
A. hợp pháp của cá nhân, tổ chức. B. không hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
C. trái pháp luật của cá nhân, tổ chức. D. hợp pháp của cá nhân trong xã hội.
Câu 3. Hình thức thực hiện nào của pháp luật quy định cá nhân, tổ chức sử dụng đúng các
quyền của mình, làm những gì pháp luật cho phép?
A. Áp dụng pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật.
C. Thi hành pháp luật. D. Sử dụng pháp luật.
Câu 4. Trường hợp bạn A đủ 16 tuổi nhưng không sử dụng xe trên 50cm3 là hình thức thực
hiện nào của pháp luật?
A. Áp dụng pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật.
C. Thi hành pháp luật. D. Sử dụng pháp luật.
Câu 5. Hình thức thực hiện nào của pháp luật quy định cá nhân, tổ chức chủ động thực
hiện quyền, không thực hiện cũng không bị ép buộc phải thực hiện?
A. Áp dụng pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật.
C. Thi hành pháp luật. D. Sử dụng pháp luật.
Câu 6. Công dân thực hiện quyền tự do kinh doanh thông qua việc lựa chọn ngành, nghề,
hình thức kinh doanh phù hợp với điều kiện, khả năng của mình là gì?
A. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật.
Câu 7. Sử dụng pháp luật là cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình làm
những gì pháp luật
A. cho phép làm. B. cấm làm.
C. quy định làm. D. không cho phép làm.
Câu 8. Hình thức thực hiện nào của pháp luật quy định cá nhân, tổ chức phải thực hiện đầy
đủ nghĩa vụ, làm những gì pháp luật qui định?
A. Áp dụng pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật.
C. Thi hành pháp luật. D. Sử dụng pháp luật.
Câu 9. Hình thức thực hiện nào của pháp luật quy định cá nhân, tổ chức chủ động thực
hiện nghĩa vụ, không chủ động thực hiện cũng bị bắt buộc phải thực hiện?
A. Áp dụng pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật.
C. Thi hành pháp luật. D. Sử dụng pháp luật.
Câu 10. Người kinh doanh thực hiện nghĩa vụ nộp thuế là hình thức thực hiện pháp luật
nào?
A. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật.
Câu 11. Thi hành pháp luật là cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, chủ động làm
những gì mà pháp luật
A. cho phép làm. B. cấm làm.
C. quy định phải làm. D. không cho phép làm.
Câu 12. Trong kinh doanh, cá nhân, tổ chức chủ động trong việc bảo vệ tài nguyên, môi
trường, cảnh quan, di tích lịch sử... là hình thức thực hiện pháp luật nào?
A. Áp dụng pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật.
C. Thi hành pháp luật. D. Sử dụng pháp luật.
Câu 13. Hình thức thực hiện nào của pháp luật quy định cá nhân, tổ chức không làm
những điều pháp luật cấm?
A. Áp dụng pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật.
C. Thi hành pháp luật. D. Sử dụng pháp luật.
Câu 14. Trường hợp người kinh doanh không kinh doanh những mặt hàng bị cấm kinh
doanh là hình thức thực hiện pháp luật nào?
A. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật.
Câu 15. Trường hợp bạn A vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông là không
A. sử dụng pháp luật. B. thi hành pháp luật.
C. tuân thủ pháp luật. D. áp dụng pháp luật.
Câu 16. Trường hợp ông A giết người là không
A. sử dụng pháp luật. B. thi hành pháp luật.
C. tuân thủ pháp luật. D. áp dụng pháp luật.
Câu 17. Trường hợp ông A buôn bán ma túy là không
A. sử dụng pháp luật. B. thi hành pháp luật.
C. tuân thủ pháp luật. D. áp dụng pháp luật.
Câu 18. Trường hợp ông A cố tình lây nhiễm HIV cho người khác là không
A. sử dụng pháp luật. B. thi hành pháp luật.
C. tuân thủ pháp luật. D. áp dụng pháp luật.
Câu 19. Trường hợp vi phạm luật Hôn nhân - Gia đình, kết hôn khi chưa đủ tuổi là không
A. sử dụng pháp luật. B. thi hành pháp luật.
C. tuân thủ pháp luật. D. áp dụng pháp luật.
Câu 0. Trường hợp ông A trốn thuế trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình là
không
A. sử dụng pháp luật. B. thi hành pháp luật.
C. tuân thủ pháp luật. D. áp dụng pháp luật.
Câu 21. Trường hợp bạn A chưa đủ 16 tuổi nhưng đã sử dụng xe trên 50cm3 là không
A. sử dụng pháp luật. B. thi hành pháp luật.
C. tuân thủ pháp luật. D. áp dụng pháp luật.
Câu 22. Trường hợp ông A chở 3 trên xe máy khi tham gia giao thông là không
A. sử dụng pháp luật. B. thi hành pháp luật.
C. tuân thủ pháp luật. D. áp dụng pháp luật.
Câu 23. Tuân thủ pháp luật là cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật
A. cho phép làm. B. cấm.
C. quy định phải làm. D. bắt buộc làm.
Câu 26. Cơ quan thuế xử phạt ông A trốn thuế trong hoạt động sản xuất kinh doanh là
A. áp dụng pháp luật. B. tuân thủ pháp luật.
C. thi hành pháp luật. D. sử dụng pháp luật.
Câu 27. Công an xử lý ông A về tội buôn bán ma túy là
A. sử dụng pháp luật. B. thi hành pháp luật.
C. tuân thủ pháp luật. D. áp dụng pháp luật.
Câu 28. Cảnh sát giao thông xử lý người vi phạm khi tham gia giao thông là
A. sử dụng pháp luật. B. thi hành pháp luật.
C. tuân thủ pháp luật. D. áp dụng pháp luật
Câu 29. Cảnh sát giao thông xử lý bạn A chưa đủ 16 tuổi nhưng điều khiển xe trên 50cm 3

A. sử dụng pháp luật. B. thi hành pháp luật.
C. tuân thủ pháp luật. D. áp dụng pháp luật
Câu 30. Vi phạm pháp luật là những hành vi trái pháp luật, có lỗi do người
A. có tri thức thức thực hiện. B. có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.
C. có ý chí thực hiện. D. có khả năng gánh chịu hậu quả thực hiện.
Câu 31. Vi phạm pháp luật là những hành vi trái pháp luật, do người có năng lực pháp lý
thực hiện. Dấu hiệu nào còn thiếu để xác định hành vi vi phạm pháp luật?
A. tri thức. B. lỗi. C. ý chí. D. khả năng gánh chịu.
Câu 32. Vi phạm pháp luật là do người có năng lực pháp lý, có lỗi thực hiện. Dấu hiệu nào
còn thiếu để xác định hành vi vi phạm pháp luật?
A. Có tri thức thức thực hiện. B. Hành vi trái pháp luật.
C. Có ý chí thực hiện. D. Có khả năng gánh chịu hậu quả thực hiện.
Câu 33. Vi phạm pháp luật là những hành vi trái pháp luật,….. do người có năng lực pháp
lý thực hiện xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Hãy điều từ còn thiếu vào
chỗ trống.
A. có năng lực B. có tri thức C. có lỗi D. có trách nhiệm
Câu 34. Thể hiện thái độ của người biết hành vi của mình là sai, trái pháp luật, có thể gây
hậu quả không tốt nhưng vẫn cố ý làm hoặc vô tình để mặc cho sự việc xảy ra là phản ảnh dấu
hiệu nào của vi phạm pháp luật?
A. Năng lực pháp lý. B. Hành vi trái pháp luật.
C. Lỗi. D. Hành vi không hợp pháp.
Câu 35. Đạt một độ tuổi nhất định, theo quy định của pháp luật, có thể nhận thức và điều
khiển hành vi của mình, tự quyết định cách cư xử của mình là phản ảnh dấu hiệu nào của vi
phạm pháp luật?
A. Hành vi không hợp pháp. B. Hành vi trái pháp luật.
C. Người có năng lực, trách nhiệm pháp lý. D. Người vi phạm pháp luật phải có lỗi.
Câu 36. Xâm phạm, gây thiệt hại cho những mối quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ là
gì?
A. Hành vi không hợp pháp, trái pháp luật. B. Người có trách nhiệm pháp lý
C. Người có năng lực pháp lý. D. Người vi phạm pháp luật phải có lỗi.
Câu 37. Khi nào công dân bị xem xét về độ tuổi, trạng thái tâm lí, lỗi, động cơ, mục đích,
hậu quả, mức độ nguy hiểm của hành vi?
A. Khi tham gia pháp luật. B. Khi thực hiện pháp luật.
C. Khi vi phạm pháp luật. D. Khi làm nhân chứng.
Câu 38. Nghĩa vụ mà các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi
trái pháp luật của mình là gì?
A. Quyền lợi pháp lí. B. Hậu quả pháp lí.
C. Tính chất pháp lí. D. Trách nhiệm pháp lí.
Câu 39. Trách nhiệm pháp lý áp dụng đối với người vi phạm pháp luật, bản án về tinh thần
là gì?
A. Phạt tiền. B. Buộc xin lỗi công khai. C. Cấm đi lại. D. Phạt tù.
Câu 40. Trách nhiệm pháp lý áp dụng đối với người vi phạm pháp luật, bản án về tài sản
là gì?
A. Cấm cư trú. B. Buộc xin lỗi công khai. C. Cấm đi lại. D. Truy thu thu
nhập.
Câu 41. Trách nhiệm pháp lý áp dụng đối với người vi phạm pháp luật, bản án về tự do là
gì?
A. Phạt tiền. B. Buộc xin lỗi công khai.
C. Phạt cảnh cáo. D. Phạt tù.
Câu 42. Những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm là gì?
A. Vi phạm hình sự. B. Vi phạm hành chính.
C. Vi phạm dân sự. D. Vi phạm kỷ luật.
Câu 43. Độ tuổi nào phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý
hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng?
A. Đủ 8 đến dưới 10 tuổi. B. Đủ 10 đến dưới 12 tuổi.
C. Đủ 12 đến dưới 14 tuổi. D. Đủ 14 đến dưới 16 tuổi.
Câu 44. Độ tuổi nào phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm?
A. Đủ 10 tuổi trở lên. B. Đủ 12 tuổi trở lên.
C. Đủ 14 tuổi trở lên. D. Đủ 16 tuổi trở lên.
Câu 45. Độ tuổi nào phạm tội được áp dụng nguyên tắc giáo dục là chủ yếu để họ sửa chữa
sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội?
A. Đủ 18 đến dưới 22 tuổi. B. Đủ 17 đến dưới 21 tuổi.
C. Đủ 14 đến dưới 18 tuổi. D. Đủ 15 đến dưới 19 tuổi.
Câu 46. Trường hợp do quá tự tin về tay lái của mình, tài xế đã lái xe vượt lũ làm chết 5
người. Hỏi tài xế đã vi phạm pháp luật nào?
A. Vi phạm hình sự. B. Vi phạm hành chính.
C. Vi phạm dân sự. D. Vi phạm kỷ luật.
Câu 47. Thời gian gần đây các tàu chở dầu của Việt Nam liên tục bị cướp biển vùng
Malacca tấn công. Nếu những vụ này được đem ra xét xử thì những tên cướp biển này vi phạm
pháp luật gì của Việt Nam?
A. Vi phạm hình sự. B. Vi phạm hành chính.
C. Vi phạm dân sự. D. Vi phạm kỷ luật.
Câu 48. Trường hợp ông Linh cố ý đánh người gây thương tích trên 30% thuộc loại vi
phạm pháp luật nào?
A. Vi phạm hình sự. B. Vi phạm hành chính.
C. Vi phạm dân sự. D. Vi phạm kỷ luật.
Câu 49. Trường hợp ông Linh buôn bán ma túy thuộc loại vi phạm pháp luật nào?
A. Vi phạm hình sự. B. Vi phạm hành chính.
C. Vi phạm dân sự. D. Vi phạm kỷ luật.
Câu 50. Người có điều kiện mà không cứu giúp người khác đang ở tình trạng nguy hiểm
đến tính mạng, dẫn đến hậu quả người đó chết thì vi phạm pháp luật nào?
A. Vi phạm hình sự. B. Vi phạm hành chính.
C. Vi phạm dân sự. D. Vi phạm kỷ luật.
Câu 51. Hành vi nào dưới đây bị truy cứu trách nhiệm trách nhiệm hình sự?
A. Không phụng dưỡng cha mẹ già.
B. Gây rối trật tự công cộng.
C. Đánh bạn gây thương tích nặng.
D. Vi phạm luật giao thông.
Câu 52. Hành vi nào dưới đây bị truy cứu trách nhiệm trách nhiệm hình sự?
A. Sản xuất hàng giả trị giá 1 tỷ đồng.
B. Không trả tiền đầy đủ, đúng hạn cho người bán.
C. Lấn chiếm 0,2cm đất ở nhà hàng xóm.
D. Bóc lột sức lao động của nhân viên.
Câu 53. Những hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội
phạm, vi phạm đến các quy tắc quản lý của nhà nước là gì?
A. Vi phạm hình sự. B. Vi phạm hành chính.
C. Vi phạm dân sự. D. Vi phạm kỷ luật.
Câu 54. Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật, xâm hại tới
A. các quy tắc quản lý nhà nước. B. quan hệ tài sản và nhân thân.
C. quan hệ lao động và công vụ nhà nước. D. các hành vi nguy hiểm cho xã hội.
Câu 55. Độ tuổi nào bị xử phạt hành chính về vi phạm hành chính do cố ý?
A. Đủ 8 đến dưới 10 tuổi. B. Đủ 10 đến dưới 12 tuổi.
C. Đủ 12 đến dưới 14 tuổi. D. Đủ 14 đến dưới 16 tuổi.
Câu 56. Trường hợp bạn Linh chưa đủ16 tuổi điều khiển xe máy trên 50cm3, không đội mũ
bảo hiểm là
A. vi phạm hình sự. B. vi phạm hành chính.
C. vi phạm dân sự. D. vi phạm kỷ luật.
Câu 57. Trường hợp cửa hàng internet vẫn mở cửa sau 23h đêm là
A. vi phạm hình sự. B. vi phạm hành chính.
C. vi phạm dân sự. D. vi phạm kỷ luật.
Câu 58. Theo quy định của pháp luật, người đủ 16 tuổi được phép lái loại xe có dung tích
xi-lanh bằng bao nhiêu?
A. Từ 50 cm3 đến 70 cm3. B. Dưới 50 cm3.
C. 90 cm .
3
D. Trên 90 cm3.
Câu 59. Độ tuổi nào bị xử phạt hành chính về mọi vi phạm hành do mình gây ra?
A. Đủ 10 tuổi trở lên. B. Đủ 12 tuổi trở lên.
C. Đủ 14 tuổi trở lên. D. Đủ 16 tuổi trở lên.
Câu 60. Hành vi nào dưới đây bị truy cứu trách nhiệm trách nhiệm hành chính?
A. Sản xuất hàng giả trị giá 10 triệu đồng. B. Giết người, cướp của, phi tan xác.
C. Lấn chiếm đất ở nhà hàng xóm. D. Bóc lột sức lao động của nhân viên.
Câu 61. Những hành vi vi phạm pháp luật, xâm hại đến các quan hệ tài sản, quan hệ nhân
thân là gì?
A. Vi phạm hình sự. B. Vi phạm hành chính.
C. Vi phạm dân sự. D. Vi phạm kỷ luật.
Câu 62. Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm hại tới
A. các quy tắc quản lý nhà nước. B. quan hệ tài sản và nhân thân.
C. quan hệ lao động và công vụ nhà nước. D. các hành vi nguy hiểm cho xã hội.
Câu 63. Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới quan hệ gì?
A. Quan hệ xã hội và quan hệ kinh tế. B. Quan hệ lao động và quan hệ xã hội.
C. Quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân. D. Quan hệ kinh tế và quan hệ lao động.
Câu 64. Tòa án nhân dân giải quyết việc phân chia tài sản sau khi ly hôn của vợ chồng là
gì?
A. giải quyết hình sự. B. giải quyết hành chính.
C. giải quyết dân sự. D. giải quyết kỷ luật.
Câu 65. Bên mua hàng không trả tiền mua hàng đầy đủ, đúng thời hạn đã thỏa thuận là
A. vi phạm hình sự. B. vi phạm hành chính.
C. vi phạm dân sự. D. vi phạm kỷ luật.
Câu 66. Theo quy định của pháp luật, nhà hàng không đáp ứng đủ thức ăn theo hợp đồng
thuộc loại vi phạm pháp luật nào?
A. Vi phạm hình sự. B. Vi phạm hành chính.
C. Vi phạm dân sự. D. Vi phạm kỷ luật.
Câu 67. Trường hợp ông Linh kiện gia đình bà Phương hàng xóm lấn 0,5m đất ra tòa, thì
tòa án phải sử dụng luật nào để giải quyết tranh chấp đó?
A. Luật dân sự. B. Luật hình sự.
C. Luật hành chính. D. Luật quốc tế.
Câu 68. Độ tuổi nào khi tham gia các giao dịch dân sự phải được người đại diện theo quy
định của pháp luật đồng ý, có các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm dân sự phát sinh từ giao dịch dân
sự do người đại diện xác lập và thực hiện?
A. Đủ 6 đến dưới 18 tuổi. B. Đủ 8 đến dưới 20 tuổi.
C. Đủ 7 đến dưới 19 tuổi. D. Đủ 9 đến dưới 21 tuổi.
Câu 69. Khi thuê nhà của ông Linh, ông Sơn đã tự sửa chữa, cải tạo mà không hỏi ý kiến
của ông Linh. Ông Sơn đã vi phạm pháp luật gì?
A. Vi phạm hình sự. B. Vi phạm hành chính.
C. Vi phạm dân sự. D. Vi phạm kỷ luật.
Câu 70. Hành vi nào dưới đây bị truy cứu trách nhiệm trách nhiệm dân sự?
A. Chậm chi trả lương cho người lao động. B. Giết người, cướp của, phi tan xác.
C. Lấn chiếm 0,2cm đất ở nhà hàng xóm. D. Bóc lột sức lao động của nhân viên.
Câu 71. Những hành hành vi vi phạm đến các quan hệ lao động, công vụ nhà nước do
pháp luật lao động và pháp luật hành chính bảo vệ là gì?
A. Vi phạm hình sự. B. Vi phạm hành chính.
C. Vi phạm dân sự. D. Vi phạm kỷ luật.
Câu 72. Hình thức chịu trách nhiệm kỷ luật nào không đúng đối với cán bộ, công chức,
viên chức vi phạm kỷ luật?
A. Khiển trách, cảnh cáo. B. Hạ bật lương hay buộc thôi việc.
C. Chuyển công tác khác. D. Xử lý tù treo.
Câu 73. Nam gian lận trong kiểm tra 1 tiết môn giáo dục công dân lớp 12. Trong trường
hợp này Nam vi phạm quy định nào?
A. Vi phạm hình sự. B. Vi phạm hành chính.
C. Vi phạm dân sự. D. Vi phạm kỷ luật.
Câu 74. Dựa vào cơ sở nào để phân chia các loại vi phạm pháp luật?
A. Tính chất, hậu quả. B. Địa vị, chức vụ.
C. Nguyên nhân, mục đích. D. Công danh, quyền lực.
Câu 75. Theo quy định của pháp luật, công nhân A thường xuyên đi làm muộn thuộc loại
vi phạm pháp luật nào?
A. Vi phạm hình sự. B. Vi phạm hành chính.
C. Vi phạm dân sự. D. Vi phạm kỷ luật.
Câu 76. Vi phạm kỷ luật là hành vi vi phạm pháp luật, xâm hại tới
A. các quy tắc quản lý nhà nước. B. quan hệ tài sản và nhân thân.
C. quan hệ lao động và công vụ nhà nước. D. các hành vi nguy hiểm cho xã hội.
Câu 77. Hành vi nào dưới đây bị truy cứu trách nhiệm trách nhiệm kỷ luật?
A. Chậm chi trả lương cho người lao động. B. Giết người, cướp của, phi tan xác.
C. Lấn chiếm đất ở nhà hàng xóm. D. Vu khống, nói xấu đồng nghiệp.
Câu 78. Anh A và anh B (25 tuổi) trong lúc say rượu đã trêu chọc C (C bị bệnh thần kinh)
và bị C đánh A chết, B bị thương. Trong trường hợp này phải xử lí anh C như thế nào?
A. Phạt hình sự. B. Anh C trắng án. C. Phạt hành chính. D. Phạt dân sự.
Câu 79. Một học sinh hay trốn học, cúp tiết bị nhà trường ra quyết định đình chỉ học một
tuần là
A. vi phạm hình sự. B. vi pạm hành chính.
C. vi phạm dân sự. D. vi phạm kỷ luật.

Bài 3
CÔNG DÂN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT
I. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh hiểu được thế nào là công dân bình đẳng về quyền, nghĩa vụ và trách
nhiệm pháp lí
- Giúp học sinh nêu được trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm bình đẳng của
công dân trước pháp luật.
2. Kĩ năng:
- Giúp học sinh khả năng phân biệt được bình đẳng về quyền và nghĩa vụ với bình đẳng về
trách nhiệm pháp lí.
3. Thái độ :
- Giúp học sinh biết tôn trọng quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.
II. Nội dung kiến thức cơ bản.
1. Củng cố các kiến thức cơ bản.
a. Mục tiêu:
- Giúp học sinh hiểu được khái niệm được khái niệm công dân bình đẳng trước pháp luật,
nội dung bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, bình đẳng về trách nhiệm pháp lý. Vận dụng kiến thức
để là các bài tập liên quan.
b. Nội dung:
Học sinh quan sát sơ đồ hệ thống hóa kiến thức qua sơ đồ tư duy do giáo viên trình bày để
từ đó rút ra được các kiến thức cơ bản cần ghi nhớ để phục vụ cho việc ôn tập và thi tốt nghiệp,
vận dụng các kiến thức này để làm các bài tập liên quan đến nôi dung trên
c. Sản phẩm:
Học sinh củng cố lại những kiến thức đã học, biết vận dụng các kiến thức này để làm các
bài tập theo sự hướng dẫn của giáo viên
d.Tổ chức thực hiện.
Giáo viên hệ thống hóa kiến thức bằng sơ đồ tư duy dưới đây
2. Những kiến thức trọng tâm học sinh cần ghi nhớ
a.Khái niệm.
Công dân bình đẳng trước pháp luật có nghĩa là mọi công dân,  nam, nữ  thuộc các dân
tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau trong một quốc gia đều không
bị phân biệt đối xử  trong việc hưởng quyền, nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định
của pháp luật.
b. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là bình đẳng về hưởng quyền và làm
nghĩa vụ trước nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật. Quyền và nghĩa vụ của công dân
được hiểu như sau:
+ Mọi công dân đều được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ của mình.(Quyền phải
gắn liền với nghĩa vụ.)
+ Quyền và nghĩa vụ của công dân không phân biệt giàu nghèo, dân tộc, nam nữ, dân tộc,
tôn giáo…
c. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều bị
xử lí bằng các chế tài theo qui định của pháp luật
III. Luyện tập câu hỏi bài tập trắc nghiệm.
Câu 1. Câu nào đúng khi nói về quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật?
A. Có quyền và nghĩa vụ như nhau nếu cùng giới tính, dân tộc, tôn giáo.
B. Có quyền và nghĩa vụ giống nhau tùy theo địa bàn sinh sống.
C. Có quyền, nghĩa vụ theo quy định của đơn vị, tổ chức, đoàn thể mà họ tham gia.
D. Có quyền, nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật.
Câu 2. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là bình đẳng về hưởng quyền
và làm nghĩa vụ trước
A. gia đình theo quy định của dòng họ.
B. cơ quan, tổ chức theo quy định của nội quy.
C. tổ dân phố theo quy định của xã, phường.
D. Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật.
Câu 2. Trường hợp nào sau đây nói về nghĩa vụ của công dân trước pháp luật?
A. Bạn A đòi sở hữu hợp pháp. B. Bạn A đóng thuế khi kinh doanh.
C. Bạn A mua ô tô. D. Bạn A đi du lịch Việt Nam.
Câu 3. Trường hợp nào sau đây nói về quyền của công dân trước pháp luật?
A. Bạn A chấp hành luật giao thông.
B. Bạn A đóng thuế theo luật định.
C. Người Úc cư trú tại Việt Nam phải tuân theo pháp luật Việt Nam.
D. Bạn A được nhận học bổng khi học giỏi.
Câu 4. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý có nghĩa là bất kỳ công dân
A. ở độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lý như nhau.
B. vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị, đều phải chịu trách nhiệm kỷ luật.
C. nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của pháp luật.
D. thiếu hiểu biết về pháp luật mà vi phạm thì không phải chịu trách nhiệm pháp lý.
Câu 5. Bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi
phạm của mình và bị xử lí theo quy định của pháp luật là gì?
A. Trách nhiệm pháp lí. B. Trách nhiệm kinh tế.
C. Trách nhiệm xã hội. D. Trách nhiệm chính trị.
Câu 6. Tòa án xét xử vụ án sản xuất hàng giả không phụ thuộc vào người bị xét xử là ai,
giữ chức vụ gì. Điều này thể hiện quyền bình đẳng nào của công dân?
A. Quyền tự chủ trong kinh doanh. B. Bình đẳng về nghĩa vụ trong kinh doanh.
C. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lý. D. Bình đẳng về quyền lao động.
Câu 7. Theo quy định của pháp luật, vấn đề nào sau đây không bình đẳng về trách nhiệm
pháp lý?
A. Hành vi bị coi là tội phạm xử lý theo luật hình sự.
B. Xâm phạm quản lý nhà nước thấp hơn tội phạm xử lý theo luật hành chính.
C. Xâm phạm quan hệ sở hữu xử lý theo luật hình sự.
D. Xâm phạm quan hệ nhân thân xử lý theo luật dân sự.
Câu 8. Theo quy định của pháp luật, vấn đề nào sau đây không bình đẳng về trách nhiệm
pháp lý?
A. Hành vi bị coi là tội phạm xử lý theo luật hành chính.
B. Xâm phạm quản lý nhà nước thấp hơn tội phạm xử lý theo luật hành chính.
C. Xâm phạm quan hệ sở hữu xử lý theo luật dân sự.
D. Xâm phạm quan hệ nhân thân xử lý theo luật dân sự.
Câu 9. Theo quy định của pháp luật vấn đề nào sau đây không bình đẳng về trách nhiệm
pháp lý?
A. Hành vi xâm phạm các quan hệ lao động xử lý theo luật hành chính.
B. Xâm phạm quan hệ công vụ nhà nước bị xử lý kỷ luật.
C. Xâm phạm quan hệ sở hữu xử lý theo luật dân sự.
D. Hành vi nguy hiểm cho xã hội bị xử lý hình sự.
Câu 10. Theo quy định của pháp luật vấn đề nào sau đây không bình đẳng về trách nhiệm
pháp lý?
A. Hành vi xâm phạm các quan hệ tài sản xử lý theo luật hành chính.
B. Xâm phạm quan hệ công vụ nhà nước bị xử lý kỷ luật.
C. Xâm phạm quan hệ sở hữu xử lý theo luật dân sự.
D. Hành vi nguy hiểm cho xã hội bị xử lý hình sự.
Câu 11. Theo quy định của pháp luật thì độ tuổi nào sau đây không bình đẳng về trách
nhiệm pháp lý khi bị xử lý trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng?
A. Đủ 13 tuổi. B. Đủ 14 tuổi. C. Đủ 15 tuổi. D. Đủ 16 tuổi.
Câu 12. Theo quy định của pháp luật thì độ tuổi nào sau đây không bình đẳng về trách
nhiệm pháp lý khi bị xử lý trách nhiệm hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng?
A. Đủ 13 tuổi. B. Đủ 14 tuổi. C. Đủ 15 tuổi. D. Đủ 16 tuổi.
Câu 13. Theo quy định của pháp luật thì độ tuổi nào sau đây không bình đẳng về trách
nhiệm pháp lý khi bị xử lý trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm?
A. Đủ 15 tuổi. B. Đủ 16 tuổi. C. Đủ 17 tuổi. D. Đủ 18 tuổi.
Câu 14. Theo quy định của pháp luật thì độ tuổi nào sau đây không bình đẳng về trách
nhiệm pháp lý khi bị xử lý trách nhiệm hành chính do cố ý vi phạm?
A. Đủ 13 tuổi. B. Đủ 14 tuổi. C. Đủ 15 tuổi. D. Đủ 16 tuổi.
Câu 15. Theo quy định của pháp luật thì độ tuổi nào sau đây không bình đẳng về trách
nhiệm pháp lý khi bị xử lý trách nhiệm về mọi vi phạm hành chính?
A. Đủ 15 tuổi. B. Đủ 16 tuổi. C. Đủ 17 tuổi. D. Đủ 18 tuổi.
Câu 16. Câu nào sai khi nói về trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình
đẳng của công dân trước pháp luật?
A. Quy định quyền và nghĩa vụ công dân trong Hiến pháp và Luật.
B. Quy định mọi công dân phải nộp thuế thu nhập cá nhân.
C. Tạo ra các điều kiện bảo đảm cho công dân thực hiện quyền bình đẳng trước pháp luật.
D. Không ngừng đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Câu 17. Câu nào sai khi nói về trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình
đẳng của công dân trước pháp luật?
A. Quy định quyền và nghĩa vụ công dân trong Hiến pháp và Luật.
B. Tạo ra các điều kiện làm hạn chế quyền bình đẳng của công dân.
C. Không ngừng đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
D. Xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm đến quyền bình đẳng của công dân.
Câu 18. Quyền và nghĩa vụ của công dân được Nhà nước quy định ở đâu?
A. Chỉ thị, thông tư. B. Hiến pháp, luật pháp.
C. Quyết định, chính sách. D. Nghị quyết, văn bản.
Câu 19. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2014 quy định mọi
công dân đều
A. bình đẳng trước pháp luật. B. bình đẳng về quyền lợi.
C. bình đẳng về nghĩa vụ. D. bình đẳng trước nhà nước.
Câu 20. Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi
A. dân tộc, giới tính, tôn giáo.                B. thu nhập, tuổi tác, địa vị.
C. dân tộc, địa vị, giới tính, tôn giáo.         D. dân tộc, độ tuổi, giới tính

Bài 4
QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦACÔNG DÂN TRONG MỘT SỐ
LĨNH VỰC CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI.
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh nêu được khái niệm, nội dung quyền bình đẳng của công dân trong một số
lĩnh vực của đời sống xã hội.
- Giúp học sinh nêu được trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm bình đẳng của
công dân thực hiện quyền bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.
2. Kĩ năng:
- Giúp học sinh khả năng thực hiện và nhận xét thực hiện quyền bình đẳng của công dân
trong các lĩnh vực hôn nhân gia đình, lao động, kinh doanh.
3. Thái độ :
- Giúp học sinh có ý thức thực hiện quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong từng lĩnh
vực và đấu tranh phê phán những hành vi vi phạm quyền bình đẳng của công dân.
II. Tiến trình dạy học
1. Củng cố các kiến thức cơ bản của bài học.
Giáo viên hệ thống hóa kiến thức bằng sơ đồ tư duy dưới đây
2. Những kiến thức trọng tâm học sinh cần ghi nhớ
2.1. Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình.
a. Thế nào là bình đẳng trong quan hệ hôn nhân và gia đình?
Bình đẳng trong quan hệ hôn nhân và gia đình là bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ,
chồng và các thành viên trong gia đình trên cơ sở nguyên tắc dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn
nhau, không phân biệt đối xử trong các mối quan hệ ở phạm vi gia đình và xã hội.
b. Nội dung bình đẳng trong hôn nhân và gia đình.
- Nội dung bình đẳng trong hôn nhân và gia đình bao gồm bình đẳng giữa vợ chồng, cha
mẹ và con cái, ông bà và các cháu, anh chị em.
- Bình đẳng giữa vợ và chồng: Có nghĩa là vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về
mọi mặt trong gia đình.
*Quan hệ nhân thân:
+ Vợ chồng chung thủy, yêu thương, quý trọng, giúp đỡ lẫn nhau xây dựng gia đình no
ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc.
+ Tôn trọng, giữ gìn nhân phẩm, danh dự, uy tín của vợ chồng.
+ Giúp đỡ tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt.
*Quan hệ tài sản:
+ Có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, quyền định đoạt, chiếm
hữu và sử dụng. Ngoài ra pháp luật còn thừa nhận vợ chồng có tài sản riêng.
- Bình đẳng giữa cha mẹ và con cái. (yêu thương.., đại diện cho con trước pháp luật…,)
- Bình đẳng giữa ông bà và các cháu.
- Bình đẳng giữa anh chị em với nhau.
2.2. Bình đẳng trong lao động.
a. Thế nào là bình đẳng trong lao động?
Bình đẳng trong lao động được hiểu là bình đẳng giữa mọi công dân trong thực hiện quyền
lao động như: tìm việc làm, bình đẳng giữa người sử dụng lao động và người lao động thông qua
hợp đồng lao động, bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ trong từng cơ quan, doanh
nghiệp trong phạm vi cả nước.
b. Nội dung bình đẳng trong lao động.
*Công dân bình đẳng trong việc thực hiện quyền lao động.
- Mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp phù hợp với khả
năng của mình.
- Quyền lao động của công dân không phân biệt: giới tính, dân tộc, tôn giáo…
*Công dân bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động:
- Trong quan hệ lao động cụ thể, quyền bình đảng của công dân được thực hiện thông qua
hợp đồng lao động.
- Hợp đồng lao động: là Sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động việc
làm có trả công. điều kiện lao động, quyền, nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động
- Vai trò của hợp đồng lao động là cơ sở pháp lí để pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của cả hai bên.
- Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động: tự nguyện, bình đẳng… thực hiện đầy đủ nghĩa
vụ đã cam kết.
*Bình đẳng giữa lao động giữa nam và nữ.
- Lao động nam và lao động nữ được bình đẳng được bình đẳng về quyền trong lao động:
+Cơ hội tiếp cận việc làm.
+Tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng.
+Tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội.
- Tuy nhiên lao động nữ được quan tâm đến đặc điểm về cơ thể, sinh lý và chức năng làm
mẹ.
2.3. Bình đẳng trong kinh doanh.
a. Kinh doanh và bình đẳng trong kinh doanh.
- Kinh doanh: là thực hiện một, một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình đầu tư sản xuất
sản phẩm cung ứng trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.
- Bình đẳng trong kinh doanh là bình đẳng của cá nhân, tổ chức khi tham gia hoạt động
kinh tế từ việc lựa chọn ngành nghề, địa điểm, hình thức…đến quyền lợi và nghĩa vụ.
b. Nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh.
- Tự do lựa chọ hình thức tổ chức kinh doanh, loại hình doanh nghiệp.
- Tự chủ đăng kí kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm.
- Được khuyến khích phát triển lâu dài, hợp tác, cạnh tranh lành mạnh.
- Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
3. Luyện tập câu hỏi bài tập trắc nghiệm.
Câu 1. Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình là bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ,
chồng và các thành viên trong gia đình trên cơ sở nguyên tắc dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn
nhau, không phân biệt đối xử trong các mối quan hệ ở phạm vi
A. cơ quan và trường học. B. gia đình và xã hội.
C. dòng họ và địa phương. D. đồng nghiệp và hàng xóm.
Câu 2. Nguyên tắc đạo đức và cách xử sự của các thành viên trong gia đình hiện nay có
điểm gì khác so với gia đình truyền thống trước đây?
A. Trọng nam, khinh nữ. B. Kính trên, nhường dưới.
C. Đùm bọc, sẽ chia. D. Chung thủy, yêu thương.
Câu 3. Điều nào sau đây không nói lên bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?
A. Bình đẳng giữa vợ chồng. B. Bình đẳng giữa cha mẹ và con cái.
C. Bình đẳng giữa ông bà và các cháu. D. Bình đẳng giữa đồng nghiệp.
Câu 4. Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong
gia đình được thể hiện qua quan hệ nào?
A. Tài năng, trí tuệ. B. Tài sản, nhân thân.
C. Chức vụ, địa vị. D. Việc làm, thu nhập.
Câu 5. Vợ, chồng chung thủy, yêu thương, tôn trọng, giữ gìn nhân phẩm, danh dự, uy tín
của nhau, tạo mọi điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt là bình đẳng
A. về quyền giữa vợ và chồng. B.  trong quan hệ nhân thân của vợ, chồng.
C. về nghĩa vụ giữa vợ và chồng. D. trong quan hệ tài sản của vợ, chồng.
Câu 6. Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong việc lựa chọn biện pháp kế hoạch hóa gia đình,
sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật là bình đẳng
A. về quyền giữa vợ, chồng. B.  trong quan hệ nhân thân của vợ, chồng.
C. về nghĩa vụ giữa vợ, chồng. D. trong quan hệ tài sản của vợ, chồng.
Câu 7. Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu, định đoạt và sử dụng là
nói về quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong
A. việc nuôi dạy con cái. B. quan hệ nhân thân.
C. tìm kiếm việc làm. D. quan hệ về tài sản.
Câu 8. Bình đẳng giữa vợ và chồng là vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền và nghĩa vụ
ngang nhau về mọi mặt
A. trong khu dân cư. B. trong gia đình.
C. trong cơ quan. D. trong xã hội.
Câu 9. Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc lựa chọn nơi cư trú là thể
hiện quyền bình đẳng trong quan hệ
A. nhân thân. B. tài sản chung. C. tài sản riêng. D. tổ dân phố.
Câu 10. Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau tôn trọng, giữ gìn danh dự, nhân
phẩm, uy tín của nhau là thể hiện quyền bình đẳng trong quan hệ
A. nhân thân. B. tài sản chung.
C. tài sản riêng. D. giữa cha mẹ với con cái.
Câu 11. Biểu hiện nào thể hiện sự bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?
A. Người chồng phải giữ vai trò chính trong đóng góp về kinh tế.
B. Người chồng phải quyết định công việc lớn của gia đình.
C. Người chồng phải làm những công việc phức tạp, nguy hiểm, nặng nhọc.
D. Vợ, chồng không phân biệt đối xử trong gia đình và xã hội.
Câu 12. Đâu là tài sản chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân?
A. Tài sản của cha, mẹ vợ cho con gái. B. Tài sản của cha, mẹ chồng cho con trai.
C. Tài sản mà chồng được thừa kế. D. Tài sản do vợ làm ra.
Câu 13. Đâu là tài sản riêng của vợ trong thời kỳ hôn nhân?
A. Tài sản của cha, mẹ vợ cho vợ, chồng. B.  Tài sản của cha, mẹ chồng cho vợ, chồng.
C. Tài sản mà vợ được thừa kế. D. Tài sản do vợ làm ra.
Câu 14. Người chồng không có quyền yêu cầu li hôn trong trường hợp nào?
A. Không còn yêu vợ. B. Vợ ngoại tình. C. Vợ đang có thai. D. Vợ không cho phép.
Câu 15. Người chồng không có quyền yêu cầu li hôn trong trường hợp nào?
A. Không còn yêu vợ. B. Vợ ngoại tình.
C. Con nhỏ dưới 12 tháng tuổi. D. Vợ không cho phép.
Câu 16. Cơ quan nào có thẩm quyền đăng ký kết hôn tại nơi cư trú của một trong hai bên
kết hôn?
A. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. B. Ủy ban nhân dân quận, huyện.
C. Ủy ban nhân dân quận, thành phố. D. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố.
Câu 17. Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết li hôn?
A. Công an nhân dân. B. Viện Kiểm sát nhân dân.
C. Tòa án nhân dân. D. Quân đội nhân dân.
Câu 18. Cơ quan nào có quyền hủy việc kết hôn trái pháp luật?
A. Viện Kiểm sát nhân dân. B. Tòa án nhân dân. C. Úy ban nhân dân. D. Công an nhân
dân.
Câu 19. Luật Hôn nhân và gia đình quy định con có thể tự quản lí tài sản riêng của mình
hoặc nhờ cha mẹ quản lí khi
A. Đủ 15 tuổi trở lên B. Đủ 10 tuổi trở lên
C. Đủ 13 tuổi trở lên D. Đủ 12 tuổi trở lên
Câu 20. Theo quy định của pháp luật, tảo hôn có nghĩa là việc lấy vợ, lấy chồng khi một
bên hoặc cả hai bên
A. chưa đủ tuổi kết hôn. B. chưa đăng kí kết hôn.
C. không đồng ý. D. bắt buộc kết hôn.
Câu 21. Luật hôn nhân gia đình nước ta quy định độ tuổi kết hôn của công dân là bao
nhiêu?
A. Nam từ 20 tuổi trở lên và nữ từ 18 tuổi trở lên.
B. Nam từ 22 tuổi trở lên và nữ từ 20 tuổi trở lên.
C. Cả nam và nữ đều từ 18 tuổi trở lên.
D. Cả nam và nữ đều từ 20 tuổi trở lên.
Câu 22. Khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì quan hệ vợ chồng hai bên nam, nữ
A. phải chấm dứt. B. được thừa nhận.
C. chính thức. D. tạm dừng.
Câu 23. Hôn nhân bắt đầu bằng sự kiện pháp lý nào?
A. Đăng ký với tổ dân phố, nhập hộ khẩu gia đình. B. Làm lễ tại nhà thờ.
C. Đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân phường, xã. D. Làm lễ thành hôn tại gia đình.
Câu 24. Theo luật hôn nhân gia đình nước ta, trong quan hệ của đời sống gia đình quyền
và nghĩa vụ của vợ chồng
A. ngang nhau về mọi mặt. B. tùy thuộc vào phong tục gia đình.
C. tùy thuộc vào dòng họ. D. tùy thuộc vào vị trí của của mỗi người trong xã hội.
Câu 25. Trường hợp anh Linh bắt vợ mình phải nghỉ việc để chăm sóc gia đình. Hỏi anh
Linh đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nào?
A. Quan hệ nhân thân. B. Quan hệ tài sản.
C. Quan hệ huyết thống. D. Quan hệ cha mẹ và con cái.
Câu 26. Ý kiến nào sau đây bình đẳng trong mối quan hệ giữa cha, mẹ và con cái?
A. Cha, mẹ không được phân biệt, đối xử giữa các con.
B. Cha, mẹ cần tạo điều kiện tốt hơn cho con trai học tập, phát triển.
C. Cha, mẹ cần quan tâm, chăm sóc con đẻ hơn con nuôi.
D. Cha, mẹ có quyền quyết định việc chọn ngành học cho con.
Câu 27. Ý kiến nào sau đây bình đẳng trong mối quan hệ giữa cha, mẹ và con cái?
A. Cha, mẹ không có quyền ngang nhau với các con.
B. Cha, mẹ được phân biệt đối xử giữa các con.
C. Cha, mẹ được lạm dụng sử dụng sức lao động của các con.
D. Cha, mẹ phải tôn trọng ý kiến của các con.
Câu 28. Ý kiến nào sau đây bình đẳng trong mối quan hệ giữa cha, mẹ và con cái?
A. Con gái hết bổn phận chăm sóc cha, mẹ khi đã lấy chồng.
B. Con trai phải có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng cha, mẹ.
C. Con rể không có quyền và nghĩa vụ ở nhà cha, mẹ vợ.
D. Con gái không được làm những việc nặng nhọc, độc hại.
Câu 29. Ý kiến nào sau đây bình đẳng trong mối quan hệ giữa cha, mẹ và con cái?
A. Cha mẹ phải yêu thương, chăm sóc, nuôi dưỡng con cái.
B. Cha mẹ được quyền phân biệt đối xử giữa các con.
C. Cha mẹ được lạm dụng sử dụng sức lao động của các con.
D. Cha mẹ được quyền dạy con làm những việc trái đạo đức xã hội.
Câu 30. Luât Hôn nhân và gia đình khẳng định “cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa
các con”. Điều này phù hợp với
A. quy tắc xử sự trong đời sống gia đình và xã hội.
B. chuẩn mực đời sống tình cảm của con người.
C. Nguyện vọng quyền lực của nhà nước.
D. Chuẩn mực đời sống tinh thần của con người.
Câu 31. Ý kiến nào sau đây bình đẳng trong mối quan hệ giữa ông, bà và các cháu?
A. Cháu nội phải được yêu thương hơn cháu ngoại.
B. Ông, bà nội phải sống mẫu mực và nêu gương cho các cháu.
C. Ông, bà nội có quyền chăm cháu hơn ông bà ngoại.
D. Ông ,bà ngoại không có quyền, chỉ có nghĩa vụ chăm cháu.
Câu 32. Ý kiến nào sau đây bình đẳng trong mối quan hệ giữa ông, bà và các cháu?
A. Chỉ có cháu nội mới phải chăm sóc, phụng dưỡng ông bà.
B. Ông bà nội, ngoại đều có quyền và nghĩa vụ chăm nom cháu.
C. Chỉ có cháu nội mới được ông bà yêu thương.
D. Ông bà ngoại không có quyền được chăm sóc, phụng dưỡng.
Câu 33. Ý kiến nào sau đây sai khi nói về quyền bình đẳng trong mối quan hệ giữa anh,
chị, em với nhau?
A. Yêu thương, chăm sóc giúp đỡ lẫn nhau.
B. Có nghĩa vụ đùm bọc lẫn nhau.
C. Có quyền nuôi dưỡng lẫn nhau.
D. Anh trai được thừa kế tài sản nhiều hơn em gái.
Câu 34. Ý kiến nào sau đây bình đẳng trong mối quan hệ giữa anh, chị, em với nhau?
A. Anh trai phải có nghĩa vụ chăm sóc cha mẹ.
B. Em gái không có quyền trong gia đình khi đã lấy chồng.
C. Anh trai có quyền quyết định mọi mặt trong gia đình.
D. Anh, chị, em được đối xử công bằng, tôn trọng lẫn nhau.
Câu 35. Độ tuổi có khả năng lao động, giao kết hợp đồng lao động, có quyền tìm việc làm
cho mình theo quy định của bộ luật Lao động là bao nhiêu?
A. Đủ 15 tuổi trở lên. C. Đủ 16 tuổi trở lên.
C. Đủ 17 tuổi trở lên. D. Ít nhất đủ 18 tuổi trở lên.
Câu 36. Theo quy định của pháp luật, người sử dụng lao động ít nhất phải bao nhiêu tuổi?
A. Phải đủ 15 tuổi B. Phải đủ 16 tuổi.
C. Phải đủ 17 tuổi. D. Phải đủ 18 tuổi.
Câu 37. Theo quy định của pháp luật, độ tuổi nào được coi là người lao động cao tuổi?
A. Nam trên 55 tuổi, nữ trên 50 tuổi. B. Nam trên 40 tuổi, nữ trên 45 tuổi.
C. Nam trên 50 tuổi, nữ trên 40 tuổi. D. Nam trên 60 tuổi, nữ trên 55 tuổi.
Câu 38. Nội dung nào nói về quyền bình đẳng của công dân trong thực hiện quyền lao
động?
A. Tự do việc làm trong công ty theo sở thích của mình.
B. Tự do sử dụng sức lao động của mình.
C. Lựa chọn điều kiện làm việc theo nhu cầu của mình.
D. Bắt buộc ký hợp đồng lao động theo ý muốn chủ quan của mình.
Câu 39. Để tìm việc làm phù hợp, anh Linh có thể căn cứ vào quyền bình đẳng trong thực
hiện
A. tuyển dụng lao động. B. giao kết hợp đồng lao động.
C. nội dung hợp đồng lao động. D. quyền lao động.
Câu 40. Ý kiến nào sau đây không bình đẳng trong lao động?
A. Tạo điều kiện để phát huy tài năng của người lao động có chuyên môn, kỹ thuật cao.
B. Có chính sách ưu đãi đối với người lao động có chuyên môn, kỹ thuật cao.
C. Không cần phải ưu tiên lao động nữ trong doanh nghiệp, trong lao động.
D. Khi tham gia quan hệ lao động người lao động phải đạt một độ tuổi nhất định.
Câu 41. Trong quan hệ lao động cụ thể, quyền bình đẳng của công dân được thực hiện
thông qua
A. hợp đồng lao động. B. lao động xã hội.
C. người lao động. D. người sử dụng lao động.
Câu 42. Sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động việc làm có trả
công. điều kiện lao động, quyền, nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động là gì?
A. Hợp đồng lao động. B. Pháp luật lao động.
C. Đối tượng lao động. D. Thông tin lao động.
Câu 43. Việc giao kết hợp đồng lao động phải tuân theo nguyên tắc nào?
A. Tự do, tự nguyện, bình đẳng. B. Dân chủ, công bằng, tiến bộ.
C. Tích cực, chủ động, tự quyết. D. Tự giác, trách nhiệm, tận tâm.
Câu 44. Để giao kết hợp đồng lao động với công ty B, anh Linh cần phải tuân thủ vào
nguyên tắc nào?
A. Tự do, tự nguyện, bình đẳng. B. Dân chủ, công bằng, văn minh.
C. Tích cực, chủ động, hội nhập. D. Kỷ cương, tình thương, trách nhiệm.
Câu 45. Quyền lao động của công dân trở thành quyền thực tế kể khi nào?
A. Trước khi ký kết hợp đồng lao động. B. Sau khi ký kết hợp đồng lao động.
C. Sau khi hủy ký kết hợp đồng lao động. D. Trước khi thỏa thuận ký kết hợp đồng lao
động.
Câu 46. Kể từ khi nào mỗi bên tham gia kí kết hợp đông lao động đều có quyền và nghĩa
vụ pháp lý nhất định, đều phải có trách nhiệm thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình?
A. Trước khi ký kết hợp đồng lao động. B. Sau khi ký kết hợp đồng lao động.
C. Sau khi hủy ký kết hợp đồng lao động. D. Trước khi thỏa thuận ký kết hợp đồng lao
động.
Câu 47. Một hợp đồng lao động bị coi là vô hiệu nếu vi phạm nguyên tắc cơ bản nào?
A. Tự nguyện và bình đẳng. B. Kí trực tiếp với người lao động.
C. Vì lợi ích tuyệt đối của người lao động. D. Cả hai bên cùng có lợi.
Câu 48. Hợp đồng lao động không được kí kết
A. tự nguyện và bình đẳng. B. trực tiếp với người lao động.
C. vì lợi ích của người lao động. D. gián tiếp với người lao động.
Câu 49. Thực hiện đúng nguyên tắc trong giao kết hợp đồng lao động sẽ đem lại
A. quyền lợi cho người sử dụng lao động.
B. quyền lợi cho người lao động và người sử dụng lao động.
C. nghĩa vụ cho người lao động.
D. nghĩa vụ cho người lao động và người sử dụng lao động.
Câu 50. Hợp đồng lao động được giao kết giữa người lao động và
A. phòng thương binh xã hội. B. ủy ban nhân dân quận.
C. Tòa án nhân dân. D. người sử dụng lao động.
Câu 51. Trong quan hệ lao động cụ thể, cơ sở pháp lí để pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích
của người lao động và người sử dụng lao động là gì?
A. Nội dung của hợp đồng lao động. B. Mục đích kí kết hợp đồng lao động.
C. Tính chất của hợp đồng lao động. D. Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động.
Câu 52. Sau khi ký hợp đồng lao động, người lao động có quyền được
A. trả công theo đúng thỏa thuận. B. nghỉ việc theo nhu cầu của mình.
C. đơn phương chấm dứt hợp đồng. D. thay đổi công việc.
Câu 53. Người sử dụng lao động có quyền
A. cho người lao động nghỉ việc mà không cần nêu lý do.
B. chuyển sang làm việc khác phù hợp với người lao động.
C. tự do sử dụng sức lao động của người lao động.
D. đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
Câu 54. Quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động sau khi ký kết
hợp đồng lao động phải theo
A. quyền lao động. B. quy định của pháp luật.
C. nghĩa vụ lao động. D. thỏa thuận trong hợp đồng lao động.
Câu 55. Theo quy định của Hiến pháp nước ta, lao động là
A. quyền và nghĩa vụ của công dân. B. quyền của công dân.
C. nhân phẩm của công dân. D. nhân phẩm và danh dự của công dân.
Câu 56. Bình đẳng về cơ hội tiếp cận việc làm; tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng; tiền
công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các điều kiện lao động khác là nói về bình đẳng
A. trong giao kết hợp đồng lao động. B. trong thực hiện quyền lao động.
C. giữa lao động nam và lao động nữ. D. trong tự do lựa chọn việc làm.
Câu 57. Người sử dụng lao động được sa thải hoặc chấm dứt hợp đồng lao động với lao
động nữ khi nào?
A. Lao động nữ kết hôn, có thai. B. Nghỉ thai sản.
C. Tự ý nghỉ việc D. Nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.
Câu 58. Được sử dụng lao động nữ vào công việc
A. có tính chất nguy hiểm. B. có tính chất phức tạp.
C. công việc nặng nhọc. D. tiếp xúc với hóa chất độc hại.
Câu 59. Không được sử dụng lao động nữ vào công việc nào?
A. Nguy hiểm. B. Sáng tạo.
C. Kỹ thuật cao. D. Có yếu tố nước ngoài.
Câu 60. Lao động nữ được nghỉ 60 phút mỗi ngày mà vẫn hưởng đủ lương trong thời gian
nào?
A. Trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi. B. Trong thời gian hành kinh.
C. Trong thời gian đang mang thai. D. Trong thời gian nuôi con ốm.
Câu 61. Bộ luật Lao động qui định Nhà nước Việt Nam có chính sách ưu đãi gì đối với
doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ?
A. Xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo cho con của công nữ.
B. Miễn thuế, giảm thuế cho doanh nghiệp.
C. Đào tạo nghề miễn phí cho lao động nữ
D. Xây dựng khu nhà trọ miễn phí cho công nhân nữ.
Câu 62. Theo luật lao động thì mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị
pháp luật cấm là gì?
A. Nghề nghiệp. B. Việc làm. C. Chức vụ. D. Người lao động
Câu 63. Thực hiện một, một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình đầu tư sản xuất sản
phẩm cung ứng trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi là gì?
A. Lao động. B. Kinh doanh. C. Mua bán. D. Sức lao động.
Câu 64. Bình đẳng trong kinh doanh của mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan
hệ kinh tế đều
A. ưu tiên miễn giảm thuế. B. bình đẳng theo quy định của pháp luật.
C. được quyền vay vốn của Nhà nước. D. ưu tiên lựa chọn nơi kinh doanh.
Câu 65. Bình đẳng trong kinh doanh có nghĩa là mọi cá nhân, tổ chức đều bình đẳng theo
quy định của pháp luật khi tham gia vào các
A. quan hệ xã hội. B. quan hệ pháp luật. C. quan hệ kinh tế. D. quan hệ lao
động.
Câu 66. Ý kiến nào sai khi nói về nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh?
A. Tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh, loại hình doanh nghiệp.
B. Không được kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật cấm.
C. Được khuyến khích phát triển lâu dài, hợp tác, cạnh tranh lành mạnh.
D. Không được mở rộng quy mô, ngành nghề kinh doanh.
Câu 67. Ở giai đoạn sơ khai, việc trao đổi, mua bán hàng hóa chỉ mang hình thức nào?
A. Gián tiếp. B. Trực quan.
C. Trực tiếp. D. Trực giác.
Câu 68. Khoa học công nghệ phát triển, việc trao đổi, mua bán, kinh doanh của con người
đã có thêm hình thức mới nào?
A. Trực tuyến. B. Trực quan.
C. Trực tiếp. D. Trực giác.
Câu 69. Pháp luật quy định các mức thuế khác nhau đối với các doanh nghiệp, căn cứ vào
A. ngành, nghề, lĩnh vực, quy mô và địa bàn kinh doanh.
B. uy tín, chất lượng, giá trị, giá cả của sản phẩm làm ra.
C. khả năng ngoại giao của chủ doanh nghiệp.
D. thời gian hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Câu 70. Câu nào sai khi nói về nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh của mọi doanh
nghiệp?
A. Khuyến khích phát triển lâu dài, hợp tác cạnh tranh lành mạnh.
B. Liên doanh trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
C. Mọi doanh nghiệp đều là bộ phận cấu thành của nền kinh tế.
D. Tìm kiếm thị trường, ký kết hợp đồng phải thông qua nhà nước.
Câu 71. Doanh nghiệp nào giữ vai trò chủ đạo, tồn tại phát triển ở những ngành, lĩnh vực
then chốt, quan trọng của nền kinh tế?
A. Doanh nghiệp tư nhân. C. Doanh nghiệp Nhà nước.
B. Tập đoàn kinh tế. D. Hợp tác xã.
Câu 72. Khi công dân giao kết được một hợp đồng lao động, có nghĩa là công dân
A. bắt đầu có thu nhập. B. có vị trí đứng trong xã hội.
C. có việc làm ổn định. D. xác lập quan hệ xã hội do pháp luật điều chỉnh.

Bài 5
BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC DÂN TỘC, TÔN GIÁO

I. Mục tiêu bài học:


1. Kiến thức:
- Giúp học sinh nêu được thế nào là dân tộc, nội dung, ý nghĩa quyền bình đẳng giũa các
dân tộc, tôn giáo.
- Giúp học sinh hiểu được chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước trong việc bảo
đảm bình đẳng giũa các dân tộc, tôn giáo.
2. Kĩ năng:
- Giúp học sinh khả năng phân biệt đúng và sai với qui định trong thực hiện quyền bình
đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.
- Giúp học sinh khả năng xử sự phù hợp với quy định của pháp luật về quyền bình đẳng
giữa các dân tộc, tôn giáo.
3. Thái độ :
- Giúp học sinh có niềm tin đối với pháp luật trong việc thực hiện quyền bình đẳng giữa
các dân tộc, tôn giáo. Đoàn kết dân tộc, tôn giáo, phê phán, lên án, đấu tranh chống lại những
hành vi chia rẽ dân tộc, tôn giáo.
II. Tiến trình dạy học
1. Củng cố các kiến thức cơ bản của bài học.
Giáo viên hệ thống hóa kiến thức bằng sơ đồ tư duy dưới đây

2. Những kiến thức trọng tâm học sinh cần ghi nhớ
1. Bình đẳng giữa các dân tộc.
a. Thế nào là bình đẳng giữa các dân tộc.
- Quyền bình đẳng giữa các dân tộc là không phân biệt đa số, thiểu số, trình độ văn hoá,
chủng tộc, màu da… được nhà nước, pháp luật tôn trọng và tạo điều kiện phát triển.
b. Nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
- Các dân tộc ở Việt Nam đều được bình đẳng về chính trị.
+ Tham gia vào bộ máy nhà nước.
+ Tham gia quản lí nhà nước- xã hội.
+ Thảo luận, góp ý các vấn đề chung của đất nước.
+ Ứng cử, bầu cử
- Các dân tộc ở Việt Nam đều được bình đẳng về kinh tế.
+ Nhà nước luôn quan tâm đầu tư phát triển kinh tế, xã hội đối với tất cả các vùng, đặc
biệt ở những vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Các dân tộc ở Việt Nam đều được bình đẳng về văn hóa, giáo dục.
+ Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình.
+ Những phong tục, tập quán, truyền thống văn hoá tốt đẹp của từng dân tộc được giữ gìn,
khôi phục, phát huy.
+ Các dân tộc ở Việt Nam có quyền hưởng thụ một nền giáo dục của nước nhà.
=>Cơ sở đại đoàn kết toàn dân tộc, là sức mạnh đảm bảo sự phát triển bền vững của đất
nước.
2. Bình đẳng giữa các tôn giáo.
a. Khái niệm bình đẳng giữa các tôn giáo.
Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được thể hiện:
+ Các tôn giáo ở Việt Nam đều có quyền hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ của pháp
luật;
+ Đều bình đẳng trước pháp luật;
+ Những nơi thờ tự tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ.
b. Nội dung quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
* Các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật.
- Bình đẳng về quyền và thực hiện nghĩa vụ.
- Không phân biệt đối xử vì lí do tôn giáo (không đạo, có đạo, khác đạo)
* Các tôn giáo được Nhà nước công nhận có quyền hoạt động tôn giáo theo quy định của
pháp luật.
- Đồng bào theo đạo, chức sắc tôn giáo phải sống tốt đời đẹp đạo,yêu nước.
- Phát huy những giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo.
- Thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ công dân.
* Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật được Nhà nước bảo đảm.
- Quyền hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo phải tôn trọng pháp luật, phát huy giá trị văn hoá,
đạo đức tôn giáo, của dân tộc.
- Các cơ sở tôn giáo hợp pháp như: chùa, nhà thờ, thánh đường, thánh thất, trụ sở, các cơ
sở đào tạo, …được pháp luật bảo hộ.
=> Là cơ sở, tiền đề của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, là sức mạnh tổng hợp của cả dân
tộc ta trong công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước.
III. Luyện tập câu hỏi bài tập trắc nghiệm.
Câu 1. Nội dung nào cơ bản nhất khi nói về quyền bình đẳng giữa các dân tộc?
A. Không phân biệt đa số, thiểu số.
B. Không phân biệt trình độ văn hóa.
C. Không phân biệt chủng tộc, màu da.
D. Đều được Nhà nước, pháp luật tôn trọng, tạo điều kiện phát triển.
Câu 2. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc xuất phát từ quyền bình đẳng của công dân
A. trước pháp luật. B. trong gia đình.
C. trong lao động. D. trước nhà nước.
Câu 3. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc xuất phát từ
A. quyền được mưu cầu hạnh phúc. B. quyền tự do dân chủ.
C. quyền được sống. D. quyền con người.
Câu 4. Ở nước ta, nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong sự giao lưu, hợp tác giữa các dân
tộc là
A. bình đẳng giữa các dân tộc. B. bình đẳng về chính trị.
C. bình đẳng về kinh tế. D. bình đẳng giữa các vùng, miền.
Câu 5. Ở nước ta, điều kiện để khắc phục sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các dân
tộc trên các lĩnh vực khác nhau là
A. bình đẳng về kinh tế. B. bình đẳng về chính trị.
C. bình đẳng về văn hóa, giáo dục. D. bình đẳng giữa các dân tộc.
Câu 6. Số lượng các dân tộc cùng chung sống trên lãnh thổ Việt Nam là
A. 54 B. 56 C. 55 D. 57
Câu 7. Công dân Việt Nam thuộc bất kỳ dân tộc nào đang sinh sống trên đất nước Việt
Nam đều được hưởng
A. quyền và lợi ích ngang nhau. B. quyền và thực hiện nghĩa vụ ngang nhau.
C. nghĩa vụ và trách nhiệm ngang nhau. D. lợi ích và thực hiện nghĩa vụ ngang nhau.
Câu 8. Ở Việt Nam, quyền bình đẳng giữa các dân tộc được thể hiện thông qua quyền
công dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội là gì?
A. Quyền bình đẳng về kinh tế. B. Quyền bình đẳng về chính trị.
C. Quyền bình đẳng về Văn hóa, Giáo dục. D. Quyền bình đẳng về An ninh Quốc phòng.
Câu 9. Ở Việt Nam, quyền bình đẳng giữa các dân tộc được thể hiện thông qua quyền
công dân tham gia vào bộ máy nhà nước là gì?
A. Quyền bình đẳng về kinh tế. B. Quyền bình đẳng về chính trị.
C. Quyền bình đẳng về Văn hóa, Giáo dục. D. Quyền bình đẳng về An ninh Quốc phòng.
Câu 10. Ở Việt Nam, quyền bình đẳng giữa các dân tộc được thể hiện thông qua quyền
công dân tham gia thảo luận, góp ý các vấn đề chung của đất nước là gì?
A. Quyền bình đẳng về kinh tế. B. Quyền bình đẳng về chính trị.
C. Quyền bình đẳng về Văn hóa, Giáo dục. D. Quyền bình đẳng về An ninh Quốc phòng.
Câu 11. Thực hiện theo hai hình thức dân chủ trực tiếp, gián tiếp là quyền bình đẳng giữa
các dân tộc Việt Nam trong lĩnh vực
A. kinh tế. B. chính trị. C.Văn hóa, Giáo dục. D. An ninh Quốc
phòng.
Câu 12. Quyền bình đẳng về chính trị của các dân tộc được thực hiện theo hai hình thức
dân chủ nào?
A. Phổ thông - Đầu phiếu. B. Đề cử - Ứng cử.
C. Trực tiếp - Gián tiếp. D. Phiếu kín - Phiếu trống.
Câu 13. Việc bảo đảm tỉ lệ thích hợp người dân tộc thiểu số trong các cơ quan quyền lực
nhà nước ở trung ương và địa phương thể hiện quyền bình đẳng giữa các
A. dân tộc. B. địa phương. C. vùng, miền. D. công việc.
Câu 14. Chính sách của nhà nước về đầu tư phát triển kinh tế - xã hội cho dân tộc thiểu số
nhằm mục đích
A. xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.
B. khai thác hợp lý và có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
C. nâng cao trình độ dân trí cho đồng bào, dân tộc thiểu số ở miền núi.
D. giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho đồng bào các dân tộc.
Câu 15. Cùng với tiếng phổ thông, các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của dân
tộc mình. Điều này thể hiện các dân tộc bình đẳng về lĩnh vực nào?
A. Quyền bình đẳng về kinh tế. B. Quyền bình đẳng về chính trị.
C. Quyền bình đẳng về Văn hóa, Giáo dục. D. Quyền bình đẳng về An ninh Quốc phòng.
Câu 16. Các dân tộc có quyền giữ gìn, khôi phục, phát huy những phong tục tập quán,
truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình. Điều này thể hiện các dân tộc bình đẳng về lĩnh vực nào?
A. Quyền bình đẳng về kinh tế. B. Quyền bình đẳng về chính trị.
C. Quyền bình đẳng về Văn hóa, Giáo dục. D. Quyền bình đẳng về An ninh Quốc phòng.
Câu 17. Văn hóa được bảo tồn, phát huy thì dân tộc mới phát triển, đó là cơ sở của sự bình
đẳng về văn hóa của các dân tộc và cũng là cơ sở để củng cố
A. sự đoàn kết, thống nhất toàn dân tộc.
B. quyền bình đẳng về chính trị của các dân tộc.
C. quyền bình đẳng về kinh tế của các dân tộc.
D. quyền bình đẳng về giáo dục của các dân tộc.
Câu 18. Nhà nước Việt Nam làm gì để công dân thuộc các dân tộc khác nhau đều bình
đẳng về cơ hội học tập?
A. tạo mọi hạn chế. B. tạo mọi điều kiện. C. đặt mọi điều kiện. D. quan tâm các điều
kiện.
Câu 19. VTV5 là kênh truyền hình dân tộc thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc ở
lĩnh vực nào?
A. Quyền bình đẳng về kinh tế. B. Quyền bình đẳng về chính trị.
C. Quyền bình đẳng về Văn hóa, Giáo dục. D. Quyền bình đẳng về An ninh Quốc phòng.
Câu 20. VOV4 hệ phát thanh dân tộc thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc ở lĩnh vực
nào?
A. Quyền bình đẳng về kinh tế. B. Quyền bình đẳng về chính trị.
C. Quyền bình đẳng về Văn hóa, Giáo dục. D. Quyền bình đẳng về An ninh Quốc phòng.
Câu 21. Ngày 15 tháng 11 năm 2005 UNESCO công nhận không gian văn hóa Cồng
Chiêng Tây Nguyên là kiện tác truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại thể hiện quyền bình
đẳng giữa các dân tộc ở lĩnh vực nào?
A. Quyền bình đẳng về kinh tế. B. Quyền bình đẳng về chính trị.
C. Quyền bình đẳng về Văn hóa, Giáo dục. D. Quyền bình đẳng về An ninh Quốc phòng.
Câu 22. Cơ sở đoàn kết giữa các dân tộc và đại đoàn kết toàn dân tộc, là sức mạnh đảm
bảo sự phát triển bền vững của đất nước, góp phần thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh” nói lên điều gì?
A. Ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
B. Tính chất quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
C. Vai trò quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
D. Nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc
Câu 23. Tôn giáo là một hình thức của
A. mê tín dị đoan. B. hủ tục.
C. tín ngưỡng. D. bói toán.
Câu 24. Một hình thức của tín ngưỡng có tổ chức, chức sắc, giáo lí, nghi lễ là gì?
A. Mê tín dị đoan. B. Phong tục tập quán.
C. Văn hóa. D. Tôn giáo.
Câu 25. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Việt Nam là một quốc gia Phật giáo. B. Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo.
C. Việt Nam là một quốc gia Thiên Chúa giáo. D. Việt Nam là một quốc gia Hồi giáo.
Câu 26. Tìm phát biểu đúng khi nói về tôn giáo?
A. Tôn giáo lớn có quyền hơn tôn giáo nhỏ.
B. Tôn giáo là tín ngưỡng riêng không cần tuân theo pháp luật.
C. Người không tôn giáo có nghĩa vụ công dân nhiều hơn có tôn giáo.
D. Tôn giáo là một hình thức tín ngưỡng của nhân dân.
Câu 27. Đâu không phải là công trình tôn giáo?
A. Văn miếu Quốc Tử Giám. B. Tòa thánh Tây Ninh.
C. Chùa Một Cột. D. Nhà thờ Đức Bà.
Câu 28. Yếu tố quan trọng để phân biêt sự khác nhau giữa tín ngưỡng với mê tín dị đoan là
gì?
A. Niềm tin. B. Nguồn gốc. C. Hậu quả xấu. D. Nghi lễ.
Câu 29. Hành vi nào sau đây thể hiện tín ngưỡng?
A. Thắp hương cho tổ tiên. B. Yểm bùa.
C. Không đi xa vào thứ 6 ngày 13. D. Xem bói.
Câu 30. Khẩu hiệu nào sau đây phản ánh không đúng trách nhiệm của công dân có tín
ngưỡng, tôn giáo đối với đạo pháp và đất nước?
A. Kính chúa yêu nước. B. Buôn thần bán thánh.
C. Tốt đời đẹp đạo. D. Đạo pháp dân tộc.
Câu 31. Cơ sở, tiền đề của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, là sức mạnh tổng hợp của cả dân
tộc ta trong công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước nói lên điều gì?
A. Ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
B. Tính chất quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
C. Vai trò quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
D. Nội dung quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
Câu 32. Bình đẳng giữa các tôn giáo có ý nghĩa gì?
A. Tạo nên sức mạnh của toàn dân tộc.
B. Tạo nên nhiều tôn giáo cho dân tộc.
C. Tạo ra sự đa dạng về hình thức tín ngưỡng.
D. Tạo nên được nhiều người theo tôn giáo.

Bài 6
CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN
I. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh hiểu được khái niệm, nội dung, ý nghĩa một số quyền tự do cơ bản của
công dân.
- Giúp học sinh trình bày được trách nhiệm của nhà nước và công dân trong việc bảo đảm
thực hiện một số quyền tự do cơ bản của công dân.
2. Kĩ năng:
- Biết thực hiện quyền tự do cơ bản của công dân.
- Biết phân biệt những hành vi đúng và hành vi xâm phạm đến quyền tự do cơ bản của
công dân.
3. Thái độ:
- Có ý thức bảo vệ quyền tự do cơ bản của mình và tôn trọng quyền tự do cơ bản của người
khác.
- Phê phán những hành vi xâm phạm quyền tự do cơ bản của công dân.
II. Tiến trình dạy học
1. Củng cố các kiến thức cơ bản của bài học.
Giáo viên hệ thống hóa kiến thức bằng sơ đồ tư duy dưới đây
2. Những kiến thức trọng tâm học sinh cần ghi nhớ
2.1. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
a. Thế nào là quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân có nghĩa là không ai bị bắt nếu không
có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội
quả tang.
b. Nội dung quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
- Không một ai có quyền tự ý bắt, giam, giữ người vì những lý do không chính đáng hoặc
nghi ngờ không có căn cứ.
- Tự tiện bắt, giam, giữ người trái pháp luật là hành vi trái pháp luật phải bị xử lý nghiêm
theo quy định của pháp luât là vi phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
- Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án và một số cơ quan khác được phép bắt, giam,
giữ người để giữ gìn trật tự, an ninh, để điều tra tội phạm nhưng phải tuân theo đúng trình tự, thủ
tục do pháp luật quy định như sau:
Trường hợp 1: Viện Kiểm sát, Tòa án trong phạm vi thẩm quyền theo quy định của pháp
luật có quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo tạm giam để phục vụ cho việc điều tra, truy tố, xét xử khi
bị can, bị cáo gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử.
Trường hợp 2: Bắt người trong trường hợp khẩn cấp.
+ Khi có căn cứ khẳng định người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng
hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
+ Khi có người chính mắt trong thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà
xét thấy cần bắt ngay để người đó không trốn được.
+ Khi có dấu vết của tội phạm ở người hoặc chổ ở của người bị tình nghi thực hiện phạm
tội và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó bỏ trốn.
Trường hợp 3: Bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.
- Phạm tội quả tang: Đang thực hiện phạm tội, hay phạm tội xong đang bỏ trốn bị truy bắt.
Ví dụ: Bắt quả tang trộm vào nhà, cướp giật, giết người...
- Phạm tội truy nã: là những tội phạm đang lẫn trốn, chưa bị bắt, bị truy nã là chắc chắn là
tội phạm nghiêm trọng, gây ảnh hưởng cho người khác, cho xã hội, là tội phạm hình sự.
Ví dụ: Truy nã quốc tế ông Trịnh Xuân Thanh
2.2. Quyền đươc pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm và danh dự
của công dân.
a. Thế nào là quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh
danh dự của công dân?
Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh danh dự của công
dân có nghĩa là không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của
người khác.
b. Nội dung quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh
danh dự của công dân.
- Không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe của người khác:
+ Không được đánh người, giết người, đe dọa giết người.
+ Không được dùng bạo lực đe dọa cưởng dâm, hiếp dâm, xâm hại tình dục..
- Không ai được xâm phạm tới nhân phẩm, danh dự của người khác:
+ Bịa đặt điều xấu.
+ Nói xấu, vu khống.
2.3. Quyền bất khả xâm phạm về chổ ở của công dân.
a. Thế nào là quyền bất khả xâm phạm về chổ ở của công dân?
- Quyền bất khả xâm phạm về chổ ở của công dân có nghĩa là không ai được tự ý vào chổ
ở của người khác nếu không được người đó đồng ý. Chỉ trong trường hợp pháp luật cho phép và
phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được khám, xét chổ ở của người
khác.
- Trong trường hợp này thì việc khám xét cũng không được tiến hành tùy tiện mà phải tuân
theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
b. Nội dung quyền bất khả xâm phạm về chổ ở của công dân.
- Về nguyên tắc không ai được tùy tiện vào chổ ở của người khác, tuy nhiên pháp luật cho
phép khám xét chổ ở của công dân trong những trường hợp sau:
+ Khi có căn cứ khẳng định chổ ở của người nào đó có công cụ, phương tiện để thực hiện
phạm tội hoặc tài liệu liên quan đến vụ án.
+ Khi bắt người đang bị truy nã hoặc tội pham đang lẫn tránh ở đó.
(Tuy nhiên phải theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định)
2.4. Quyền bảo đảm an toàn bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
- Thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật. Việc kiểm soát
thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy định
và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Thư tín, điện thoại, điện tín là phương tiện để công dân trao đổi, thăm hỏi, làm ăn...
- Thư tín, điện thoại, điện tín là phương tiện sinh hoạt tinh thần, là bí mật đời tư cá nhân...
nên phải được bảo đảm.
- Không ai được thu giữ, bóc mở, tiêu hủy thư tín, điện thoại, điện tín của người khác.
- Chỉ có người có thẩm quyền theo qui định của pháp luật và chỉ trong trường hợp thật cần
thiết phục vụ cho công tác điều tra mới được tiến hành kiểm tra thư tín, điện thoại, điện tín của
người khác.
2.5. Quyền tự do ngôn luận.
a. Thế nào là quyền tự do ngôn luận của công dân?
- Quyền tự do ngôn luận có nghĩa là công dân có quyền phát biểu, bày tỏ quan điểm của
mình về các vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước.
- Góp phần làm cho xã hội trong sạch, lành mạnh và phát triển.
b. Nội dung quyền tự do ngôn luận của công dân.
- Trực tiếp: đóng góp ý kiến trong các cuộc họp ở cơ quan, tổ dân phố, trường học...viết bài
đăng báo, đóng góp ý kiến về chủ trương, đường lối, chính sách của đảng và pháp luật của nhà
nước.
- Gián tiếp: đóng góp ý kiến, kiến nghị với đại biểu quốc hội, HĐND về các vấn đề mà
mình quan tâm trong các lĩnh vực đời sống xã hội của địa phương và đất nước.
- Công dân không được lợi dụng quyền tự do ngôn luận để xuyên tạc đường lối, chủ trương
của đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, để tuyên truyền và chống phá chế độ XHCN ở
nước ta.
III. Luyện tập câu hỏi bài tập trắc nghiệm.
Câu 1. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn
của A. Viện kiểm sát. B. Công an.
C. Quân đội. D. Ủy ban nhân dân.
Câu 2. Cơ quan nào có quyền ra quyết định hoặc phê chuẩn để bắt người?
A. Công an, Tòa án. B. Tòa án, Viện kiểm sát.
C. Viện kiểm sát, Công an. D. Sở Tư pháp, Tòa án, Viện Kiểm sát.
Câu 3. Ai có quyền tự ý bắt, giam, giữ người vì những lý do không chính đáng hoặc nghi
ngờ không có căn cứ?
A. Chỉ có cơ quan cao cấp bộ Công an. B. Tòa án, Viện kiểm sát.
C. Viện kiểm sát, Công an. D. Không một ai.
Câu 4. Tự tiện bắt, giam, giữ người trái pháp luật là hành vi trái pháp luật phải bị xử lý
nghiêm theo quy định của pháp luât là vi phạm đến quyền nào của công dân?
A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
B. Quyền pháp luật bảo hộ về tính mạng của công dân.
C. Quyền tư do cư trú của công dân.
D. Quyền tự do đi lại của công dân.
Câu 5. Ông Linh mất xe máy và khẩn cấp trình báo với công an xã. Trong việc này ông
Linh khẳng định anh Tuấn là người lấy cắp. Dựa vào lời khai của ông Linh, công an xã ngay lập
tức bắt anh Tuấn. Việc làm của công an xã là vi phạm đến quyền nào của công dân?
A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
B. Quyền pháp luật bảo hộ về tính mạng của công dân.
C. Quyền tư do cư trú của công dân.
D. Quyền tự do đi lại của công dân.
Câu 6. Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án và một số cơ quan khác có được phép bắt,
giam, giữ người để giữ gìn trật tự, an ninh, để điều tra tội phạm có cần phải tuân theo đúng trình
tự, thủ tục do pháp luật quy định không?
A. Không được, phải tuân theo đúng trình tự, thủ tục pháp luật quy định.
B. Được bắt, không phải tuân theo đúng trình tự, thủ tục pháp luật quy định.
C. Được bắt, phải tuân theo đúng trình tự, thủ tục pháp luật quy định.
D. Không được bắt, không phải tuân theo đúng trình tự, thủ tục pháp luật.
Câu 7. Khi nào Viện Kiểm sát, Tòa án trong phạm vi thẩm quyền theo quy định của pháp
luật có quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo tạm giam để phục vụ cho việc điều tra, truy tố, xét xử?
A. Khi bị can, bị cáo gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử?
B. Khi Viện Kiểm sát, Tòa án muốn.
C. Khi bị can, bị cáo thừa nhận hành vi vi phạm pháp luật của mình.
D. Khi bị can, bị cáo không phải là cán bộ cấp cao.
Câu 8. Bắt người trong trường hợp nào khi có căn cứ khẳng định người đó đang chuẩn bị
thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng?
A. Trường hợp khẩn cấp. B. Trường hợp quả tang.
C. Trường hợp truy nã. D. Trường hợp có quyết định của Viện Kiểm sát
Câu 9. Bắt người trong trường hợp nào khi có người chính mắt trong thấy và xác nhận
đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần bắt ngay để người đó không trốn được?
A. Trường hợp khẩn cấp. B. Trường hợp quả tang.
C. Trường hợp truy nã. D. Trường hợp có quyết định của Tòa án.
Câu 10. Bắt người trong trường hợp nào khi có dấu vết của tội phạm ở người hoặc chổ ở
của người bị tình nghi thực hiện phạm tội và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó bỏ trốn?
A. Trường hợp khẩn cấp. B. Trường hợp quả tang.
C. Trường hợp truy nã. D. Trường hợp Tòa án, Viện Kiểm sát ra quyết định.
Câu 11. Chỉ những người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật mới có quyền ra lệnh
bắt người trong trường hợp nào?
A. Trường hợp khẩn cấp. B. Trường hợp nghi vấn phạm tội.
C. Trường hợp chưa phạm tội. D. Trường hợp vi phạm hành chính.
Câu 12. Trường hợp phạm tội nào mà bất kỳ ai cũng có quyền bắt và giải ngay đến cơ
quan công an, Viện Kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân gần nhất?
A. Trường hợp chưa phạm tội. B. Trường hợp nghi vấn phạm tội.
C. Trường hợp chuẩn bị phạm tội. D. Trường hợp dấu vết phạm tội ở người.
Câu 13. Trường hợp phạm tội nào mà bất kỳ ai cũng có quyền bắt và giải ngay đến cơ
quan công an, Viện Kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân gần nhất?
A. Trường hợp chuẩn bị phạm tội. B. Trường hợp chuẩn bị phạm tội nghiêm trọng.
C. Trường hợp vi phạm hành chính. D. Trường hợp nghi ngờ phạm tội.
Câu 14. Để bảo bảo quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân, pháp luật quy
định, trong mọi trường hợp người ra lệnh bắt khẩn cấp phải báo ngay bằng văn bản cho cơ quan
cùng cấp nào để xét phê chuẩn?
A. Công an. B. Tòa án. C. Viện kiểm sát. D. Ủy ban nhân dân.
Câu 15. Cơ quan nào có quyền phê chuẩn việc bắt người khẩn cấp?
A. Công an. B. Tòa án. C. Viện kiểm sát. D. Ủy ban nhân dân.
Câu 16. Trong thời gian bao nhiêu kể từ khi Viện Kiểm sát nhận được đề nghị xét phê
chuẩn mà không phê chuẩn thì người bị bắt phải được trả tự do ngay?
A. 12 giờ. B. 24 giờ. C. 36 giờ. D. 48 giờ.
Câu 17. Trong trường hợp nào dưới đây thì bất kì ai cũng có quyền được bắt người?
A. Đang chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội.
B. Đang phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.
C. Có dấu hiệu thực hiện hành vi phạm tội.
D. Khi nghi ngờ đã phạm tội.
Câu 18. Công an bắt người trong trường hợp nào dưới đây thì không vi phạm quyền bất
khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A. Hai học sinh gây mất trật tự trong lớp học.
B. Hai nhà hàng xóm to tiếng với nhau.
C. Tung tin, bịa đặt nói xấu người khác.
D. Một người đang bẻ khóa lấy trộm xe máy.
Câu 19. Trong trường hợp nào dưới đây thì bất kì ai cũng có quyền được bắt người?
A. Chuẩn bị phạm tội. B. Đang phạm tội quả tang.
C. Có dấu hiệu phạm tội. D. Nghi ngờ phạm tội.
Câu 20. Việc làm cần thiết ngay sau khi bắt người khẩn cấp là gì?
A. Báo ngay cho Viện Kiểm sát. B. Đưa về đồn công an
C. Báo cho gia đình tội phạm D. Báo cho cơ quan tội phạm.
Câu 21. Quyền của tự do cơ bản của công dân là quyền thuộc lĩnh vực nào?
A. Kinh tế. B. Chính trị. C. Văn hóa xã hội. D. Đời sống xã hội.
Câu 22. Đe dọa giết, giết người là hành vi xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về
A. nhân phẩm của công dân. B. tính mạng và sức khỏe của công dân.
C. tinh thần của công dân. D. danh dự của công dân.
Câu 23. Làm chết người là hành vi xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về
A. nhân phẩm của công dân. B. tính mạng và sức khỏe của công dân.
C. tinh thần của công dân. D. danh dự của công dân.
Câu 24. Đánh người là hành vi xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về
A. nhân phẩm của công dân. B. tính mạng và sức khỏe của công dân.
C. tinh thần của công dân. D. danh dự của công dân.
Câu 25. Bịa đặt điều xấu để hạ uy tín người khác là hành vi xâm phạm quyền được pháp
luật bảo hộ về
A. về nhân phẩm, danh dự của công dân. B. tính mạng và sức khỏe của công dân.
C. tinh thần của công dân. D. thể chất của công dân.
Câu 26. Xúc phạm để hạ uy tín người khác là hành vi xâm phạm quyền được pháp luật bảo
hộ về
A. về nhân phẩm, danh dự của công dân. B. tính mạng và sức khỏe của công dân.
C. tinh thần của công dân. D. thể chất của công dân.
Câu 27. A tung bịa đặt tin xấu về B trên facebook. Nếu là bạn học cùng lớp của A và B,
em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây cho phù hợp với quy định của pháp luật?
A. Coi như không biết vì đây là việc riêng của hai bạn. B. Khuyên A gỡ bỏ tin xấu.
C. Khuyên B nói xấu lại A trên facebook. D. Chia sẻ thông tin đó trên facebook.
Câu 28. Hình phạt nào sau đây không phù hợp để xử lý người nào bịa đặt thông tin để xúc
phạm danh dự, nhân phẩm của người khác?
A. Bị phạt cảnh cáo. B. Cải tạo không giam giữ đến 2 năm.
C. Phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. D. Phạt tù từ trên 2 năm đến 5 năm.
Câu 29. Thanh đánh Tuấn phải nhập viện điều trị và để lại thương tật ở chân. Trong trường
hợp này Thanh đã xâm phạm tới
A. nhân phẩm, danh dự của Tuấn. B. sức khỏe tinh thần của Tuấn.
C. tinh thần, trí tuệ của Tuấn. D. tính mạng, sức khỏe của Tuấn.
Câu 30. Vì ghen gét Lan học giỏi hơn mình nên Loan đã tung tin xấu về Lan liên quan đến
việc mất tiền của một bạn ở lớp trên facebook. Trong trường hợp này Loan đã xâm phạm tới
A. tính mạng, sức khỏe của Lan. B. nhân phẩm, danh dự của Lan.
C. vật chất, tinh thần của Lan. D. sức khỏe, trí tuệ của Lan.
Câu 31. Tài sản riêng hoặc tài sản thuộc quyền sử dụng của công dân, là nơi thờ cúng tổ
tiên, là nơi sum họp nghỉ ngơi của công dân là gì?
A. Chỗ ở của công dân. B. Khách sạn công dân ở.
C. Chỗ làm của công dân. D. Cơ sở tôn giáo.
Câu 32. Được vào chỗ ở của người khác khi nào?
A. Khi mình là chủ sở hữu nơi ở đó. B. Khi người đó đi vắng.
C. Khi người đó đồng ý. D. Khi là bạn của người đó.
Câu 33. Trường hợp khi pháp luật cho phép khám, xét chỗ ở của người khác, việc khám
xét phải được tiến hành như thế nào?
A. Khám bất kỳ lúc nào. B. Khám tùy tiện.
C. Khám khi người đó đi vắng. D. Khám theo trình tự, thủ tục.
Câu 34. Ông Linh cùng con trai tự ý vào nhà ông Sơn khám xét vì nghi ngờ ông Sơn lấy
cắp tiền của mình. Hành vi này của hai cha, con ông Sơn đã xâm phạm đến quyền
A. được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm và danh dự của công dân.
B. được đảm bảo bí mật đời tư của công dân.
C. bất khả xâm phạm thân thể của công dân.
D. bất khả xâm phạm chỗ ở của công dân.
Câu 35. Pháp luật cho phép khám xét chỗ ở của công dân khi có căn cứ
A. là chủ sở hữu nơi ở đó mà cho người khác thuê sử dụng.
B. nghi ngờ chỗ ở có công cụ để thực hiện tội phạm.
C. khẳng định chỗ ở có phương tiện để thực hiện tội phạm.
D. khẳng định chỗ ở không có công cụ gây án.
Câu 36. Pháp luật cho phép khám xét chỗ ở của công dân trong trường hợp nào sau đây?
A. Khi mình là chủ sở hữu nơi ở đó.
B. Khi có căn cứ nghi ngờ chỗ ở có tài liệu liên quan đến vụ án.
C. Khi có căn cứ khẳng định chỗ ở có phương tiện liên quan tới vụ án.
D. Khi có căn cứ khẳng định chỗ ở không có đồ vật để thực hiện tội phạm.
Câu 37. Pháp luật cho phép khám xét chỗ ở của công dân trong trường hợp nào sau đây?
A. Khi mình là chủ sở hữu nơi ở đó.
B. Khi có căn cứ nghi ngờ chỗ ở có công cụ để thực hiện tội phạm.
C. Khi cần bắt người đang bị truy nã đang lẫn trốn ở đó.
D. Khi có căn cứ khẳng định chỗ ở không có phương tiện để thực hiện tội phạm.
Câu 38. Pháp luật cho phép khám xét chỗ ở của công dân trong trường hợp nào sau đây?
A. Khi mình là chủ sở hữu nơi ở đó.
B. Khi có căn cứ nghi ngờ chỗ ở có công cụ để thực hiện tội phạm.
C. Khi có căn cứ khẳng định người phạm tội đang lẩn tránh ở đó.
D. Khi có căn cứ nghi ngờ có tội phạm đang lẫn tránh.
Câu 39. Ai có quyền ra lệnh khám xét chỗ ở của công dân?
A. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp.
B. Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp.
C. Viện trưởng, phó viện trưởng Viện kiểm sát.
D. Giám đốc, phó giám đốc sở Tư pháp.
Câu 40. Ai có quyền ra lệnh khám xét chỗ ở của công dân?
A. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp.
B. Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp.
C. Thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp.
D. Giám đốc, phó giám đốc sở Tư pháp.
Câu 41. Ai có quyền ra lệnh khám xét chỗ ở của công dân?
A. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp.
B. Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp.
C. Chánh án, phó chánh án Tòa án nhân dân.
D. Giám đốc, phó giám đốc sở Tư pháp.
Câu 42. Việc khám nhà, khám người trừ những trường hợp khẩn cấp không được khám
vào thời gian nào?
A. Ban sáng. B. Ban trưa. C. Ban chiều. D. Ban đêm.
Câu 43. Trong thời hạn bao nhiêu giờ, kể từ khi khám xong chỗ ở của công dân, người ra
lệnh khám phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp?
A. 12 giờ. B. 24 giờ. C. 36 giờ. D. 48 giờ.
Câu 44. Trong thời hạn 24h giờ, kể từ khi khám xong chỗ ở của công dân, người ra lệnh
khám phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan cùng cấp nào?
A. Cơ quan Tư pháp. B. Cơ quan Công an. C. Toà án nhân dân. D. Viện Kiểm sát.
Câu 45. Quyền bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín là quyền
A. tự do cơ bản. B. tự do dân chủ.
C. tự do kinh tế. D. tự do chính trị.
Câu 46. Quyền bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín thuộc loại quyền
A. bí mật đời tư cá nhân. B. bí mật tự do xã hội.
C. bí mật tự do nhà nước. D. bí mật đời tư tập thể.
Câu 47. Người nào tự tiện bóc, mở thư, tiêu hủy thư tín, điện thoại, điện tín của người
khác, tùy theo mức độ vi phạm có thể bị xử phạt
A. hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
B. dân sự hoặc truy cứu trách nhiệm hành chính.
C. hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm kỷ luật.
D. hình sự hoặc truy cứu trách nhiệm kỷ luật.
Câu 48. Nam là học sinh lớp 6, mẹ mua cho chiếc điện thoại để thuận tiện trong việc đón,
đưa đi học. Trong lúc Nam đi vắng thì điện thoại có tin nhắn, mẹ Nam đã mở ra đọc. Nhận định
nào sau đây đúng trong trường hợp trên?
A. Mẹ Nam có thể bị xử phạt hành chính.
B. Mẹ Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
C. Mẹ Nam có quyền đọc tin nhắn trên điện thoại con.
D. Nam có quyền tố cáo hành vi trái pháp luật của mẹ mình.
Câu 49. Trong lúc H đang bận việc riêng thì điện thoại có tin nhắn, T đã tự ý mở điện
thoại của H ra đọc tin nhắn. Hành vi này của T đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây?
A. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân.
B. Quyền tự do dân chủ của công dân.
C. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại của công dân.
D. Quyền tự do ngôn luận của công dân.
Câu 50. Quyền tự do ngôn luận là một trong các quyền
A. tự do cơ bản. B. tự do dân chủ. C. tự do kinh tế. D. tự do chính trị.
Câu 51. Quyền tự do ngôn luận là một trong các quyền tự do cơ bản, bảo đảm cho công
dân có điều kiện cần thiết để chủ động, tích cực tham gia vào công việc của
A. văn hóa và xã hội. B. Nhà nước và xã hội.
C. đạo đức và pháp luật. D. kinh tế và chính trị.
Câu 52. Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn
đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước thông qua quyền nào dưới đây?
A. Quyền bầu cử, ứng cử. B. Quyền tự do ngôn luận.
C. Quyền khiếu nại. D. Quyền tố cáo.
Câu 53. Ý kiến nào sau đây sai khi nói về hình thức thực hiện quyền tự do ngôn luận?
A. Công dân có thể sử dụng quyền này tại các cơ quan, trường học, tổ dân phố.
B. Bằng cách trực tiếp phát biểu ý kiến nhằm xây dựng cơ quan, trường học, tổ dân phố.
C. Đóng góp ý kiến về chủ trương, chính sách và pháp luật của nhà nước.
D. Quyền tự do cơ bản của công dân, nên công dân thích nói gì thì nói, làm gì thì làm.
Câu 54. Ý kiến nào sau đây sai khi nói về hình thức thực hiện quyền tự do ngôn luận?
A. Đóng góp ý kiến, kiến nghị với đại biểu quốc hội về các vấn đề mà mình quan tâm.
B. Ý kiến, kiến nghị ủng hộ cái đúng, cái tốt.
C. Đóng góp ý kiến phê phán và phản đối cái sai, cái xấu trong xã hội.
D. Bịa đặt, vu khống hành vi trái pháp luật của người khác.
Câu 55. Khi thực hiện quyền tự do ngôn luận, công dân phải ghi nhớ điều gì?
A. Không lôi kéo mọi người theo mình.
B. Không xuyên tạc chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà
nước.
C. Không lợi dụng ngôn ngữ để làm giàu hợp pháp cho bản thân.
D. Không tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước.

Bài 7
CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN DÂN CHỦ
I. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh nêu được khái niệm, nội dung, ý nghĩa các quyền bầu cử, ứng cử; quyền
tham gia quản lý nhà nước và xã hội; quyền khiếu nại, tố cáo của công dân.
- Giúp học hiểu được trách nhiệm của nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực
hiện đúng đắn các quyền dân chủ.
2. Kĩ năng:
- Biết thực hiện các quyền dân chủ theo đúng qui định của pháp luật.
- Phân biệt những hành vi thực hiện đúng và hành vi không đúng xâm hại đến các quyền tự
do dân chủ của công dân.
3. Thái độ :
- Có ý thức thực hiện quyền dân chủ của mình và tôn trọng quyền dân chủ của người khác.
- Phê phán những hành vi vi phạm quyền tự do dân chủ của công dân.
II. Tiến trình dạy học
1. Củng cố các kiến thức cơ bản của bài học.
Giáo viên hệ thống hóa kiến thức bằng sơ đồ tư duy dưới đây
2. Những kiến thức trọng tâm học sinh cần ghi nhớ
2.1. Quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân.
a. Khái niệm quyền bầu cử, ứng cử.
Quyền bầu cử và ứng cử là các quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực chính
trị, thông qua đó nhân dân thực thi hình thức dân chủ gián tiếp ở từng địa phương và trong phạm
vi cả nước
b. Nội dung quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân.
- Người có quyền bầu cử, ứng cử: Mọi công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền
bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử.
- Cách thức thực hiện quyền bầu cử và ứng cử của công dân.
+ Quyền bầu cử của công dân được thực hiện theo nguyên tắc bầu cử phổ thông, bình
đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
+ Quyền ứng cử của công dân được thực hiện bằng hai con đường: Tự ứng cử và được giới
thiệu ứng cử.
c. Ý nghĩa của quyền bầu cử và ứng cử của công dân.
Là cơ sở pháp lý - chính trị quan trọng để hình thành các cơ quan quyền lực nhà nước,để
nhân dân thể hiện ý chí và nguyện vọng của mình.
Thể hiện bản chất dân chủ, tiến bộ của Nhà nước ta.
2.2. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
a. Khái niệm quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội:
Quyền tham gia quản lí đất nước và xã hội là quyền của công dân tham gia thảo luận vào
các công việc chung của đất nước trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong phạm vi
của cả nước và trong địa phương; quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước về xây dựng bộ
máy nhà nước và phát triển kinh tế xã hội.
b. Nội dung quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
- Phạm vi cả nước, công dân thực hiện quyền lực của mình bằng cách:
+ Thảo luận, góp ý xây dựng các văn bản pháp luật.
+ Thảo luận, biểu quyết các vấn đề trọng đại của đất nước.
- Phạm vi cơ sở, công dân thực hiện quyền lực của mình theo cơ chế: “ Dân biết, dân bàn,
dân làm, dân kiểm tra”
c. Ý nghĩa quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
Phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã
hội của quốc gia.
2.3. Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân
a) Khái niệm quyền khiếu nại, tố cáo của công dân
Quyền khiếu nại, tố cáo là quyền dân chủ cơ bản của công dân được quy định trong hiến
pháp, là công cụ để nhân dân thực hiện dân chủ trực tiếp trong những trường hợp cần bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của công dân ,tổ chức bị hành vi trái pháp luật xâm hại .
Quyền khiếu nại là quyền công dân, cơ quan, tổ chức được đề nghị cơ quan, tổ chức, cá
nhân có thẩm quyền xem xét lại hành vi hành chính khi có căn cứ cho rằng hành vi đó trái pháp
luật, xâm phạm quyền, lợi ích của công dân .
Quyền tố cáo là quyền công dân được phép báo cho cơ quan , tổ chức ,cá nhân có thẩm
quyền về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan , tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc
đe doạ đến lợi ích của Nhà nước , quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức
b) Nội dung quyền khiếu nại, tố cáo của công dân.
* Người có quyền khiếu nại , tố cáo:
Người khiếu nại : mọi cá nhân, tổ chức có quyền khiếu nại.
Người tố cáo : Chỉ có công dân có quyền tố cáo .
*Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo
Người đứng đầu cơ quan hành chính có quyết định, hành vi hành chính bị khiếu nại; người
đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan hành chính có quyết định, hành vi hành chính bị
khiếu nại; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Tổng
Thanh tra Chính phủ, thủ tướng chính phủ.
* Người giải quyết khiếu nại:
Người đứng đầu cơ quan tổ chức có thẩm quyền quản lý người bị tố cáo, người đứng đầu
cơ quan tổ chức cấp trên của cơ quan, tổ chức người bị tố cáo; Chánh Thanh tra các cấp, Tổng
Thanh tra Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
*Quy trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại:
Bước 1: Người khiếu nại nộp đơn khiếu nại đến các cơ quan , tổ chức ,cá nhân có thẩm
quyền giải quyết khiếu nại
Bước 2 : Người giải quyết khiếu nại xem xét giải quyết khiếu nại theo thẩm quyền và trong
thời gian do luật quy định.
Bước 3 : Nếu người khiếu nại đồng ý với kết quả giải quyết thì quyết định của người giải
quyết khiếu nại có hiệu lực thi hành.
Bước 4 : Người giải quyết khiếu nại lần hai xem xét, giải quyết yêu cầu của người khiếu
nại.
*Quy trình tố cáo và giải quyết tố cáo gồm các bước sau:
Bước 1 : Người tố cáo gửi đơn tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải
quyết tố cáo.
Bước 2 : Người giải quyết tố cáo phải tiến hành việc xác minh và giải quyết nội dung tố
cáo.
Bước 3 : Nếu người tố cáo có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo không đúng pháp luật
hoặc quá thời gian quy định mà tố cáo không được giải quyết thì người tố cáo có quyền tố cáo
với cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của người giải quyết tố cáo.
Bước 4 : Cơ quan tổ chức, cá nhân giải quyết tố cáo lần hai có trách nhiệm giải quyết trong
thời gian luật quy định.
3. Luyện tập câu hỏi bài tập trắc nghiệm.
Câu 1. Quyền dân chủ của công dân là quyền thuộc lĩnh vực nào?
A. Kinh tế. B. Chính trị. C. Văn hóa xã hội. D. Đời sống xã hội.
Câu 2. Quyền bầu cử và ứng cử là các quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực
A. kinh tế B. chính trị C. văn hóa xã hội D. an ninh quốc phòng
Câu 3. Hiến pháp quy định công dân Việt Nam đủ bao nhiêu tuổi trở lên có quyền bầu cử?
A. 16. B. 18. C. 17. D. 21.
Câu 4. Hiến pháp quy định công dân Việt Nam đủ bao nhiêu tuổi trở lên có quyền ứng cử?
A. 16. B. 18. C. 17. D. 21.
Câu 5. Điều kiện nào dưới đây là đúng về tự ứng cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân
dân các cấp?
A. Mọi công dân đủ 18 tuổi không vi phạm pháp luật.
B. Mọi công dân đủ 21 tuổi trở lên, có năng lực và tín nhiệm với cử tri.
C. Mọi công dân đủ 20 tuổi trở lên.
D. Mọi công dân Việt Nam.
Câu 6. Trường hợp nào sau đây được thực hiện quyền bầu cử?
A. Người đang chấp hành phạt tù. B. Người đang bị tạm giam.
C. Người đang bị tam thần. D. Người đang thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Câu 7. Người thuộc trường hợp nào dưới đây không được thực hiện quyền bầu cử?
A. Đang điều trị ở bệnh viện. B. Đang thi hành án phạt tù.
C. Đang đi công tác ở biên giới, hải đảo. D. Đang bị nghi ngờ vi phạm pháp luật.
Câu 8. Nhân viên tổ bầu cử gợi ý bỏ phiếu cho ứng cử viên là vi phạm quyền nào dưới đây
của công dân?
A. Quyền bầu cử. B. Quyền ứng cử.
C. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội. D. Quyền tự do suy nghĩ.
Câu 9. Trường hợp nào sau đây có quyền ứng cử?
A. Người đang bị khởi tố hình sự. B. Người chưa được xóa án.
C. Người mất năng lực dân sự. D. Người đang đương chức vụ.
Câu 10. Cơ quan đại biểu nhân dân nào cao nhất?
A. Uỷ ban nhân dân. B. Quốc hội.
C. Ủy ban mặt trận tổ quốc. D. Hội đồng nhân dân.
Câu 11. Bạn Linh sinh ngày 22/5/1998 thì tính đến thời điểm nào có quyền bầu cử?
A. 22/5/2016 B. 22/5/2010 C. 22/5/2015 D. 22/5/2007
Câu 12. Gia đình ông Linh có quốc tịch Mỹ và đang sinh sống và làm việc tại Mỹ, đến kỳ
bầu cử quốc hội ở Việt Nam thì ông Linh có được bầu cử ở Việt Nam không?
A. Phải xem xét lại. B. Được bầu cử.
C. Hỏi ý kiến ông Linh. D. Không được bầu cử.
Câu 13. Quyền bầu cử của công dân được thực hiện theo nguyên tắc nào?
A. Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
B. Cơ sở, bình đẳng, gián tiếp và bỏ phiếu trống.
C. Tiểu học, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
D. Đại học, bình đẳng gián tiếp và bỏ phiếu trống.
Câu 14. Theo nguyên tắc bầu cử bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín thì mỗi cử tri khác
nhau đều
A. có một lá phiếu với giá trị khác nhau.
B. có một lá phiếu với giá trị ngang nhau.
C. tự do, độc lập lựa chọn ứng cử viên ghi trong danh sách.
D. tự viết phiếu và bỏ vào hòm phiếu kín.
Câu 15. Quyền ứng cử của công dân được thực hiện theo hai con đường nào?
A. Phổ thông, bình đẳng ứng cử. B. Tập thể ứng cử và được giới thiệu ứng cử.
C. Tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử. D. Cơ sở ứng cử và bỏ phiếu ứng cử.
Câu 16. Ở phạm vi cơ sở, dân chủ trực tiếp trong bầu cử được thực hiện theo nguyên tắc
nào dưới đây?
A. Bình đẳng, trực tiếp, dân chủ. B. Trực tiếp, thẳng thắn, tự do.
C. Bình đẳng, tự do, dân chủ, tự nguyện. D. Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp, bỏ phiếu
kín.
Câu 17. Trong quá trình bầu cử, tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến chỗ ở
của cử tri để cử tri nhận phiếu và bầu cử thể hiện nguyên tắc gì trong bầu cử?
A. Bỏ phiếu kín. B. Phổ thông. C. Công bằng. D. Bình đẳng.
Câu 18. Quyền bầu cử, ứng cử là cơ sở pháp lí, chính trị quan trọng hình thành các cơ
quan
A. công an. B. quyền lực nhà nước. C. Tòa án . D. Viện Kiểm sát.
Câu 19. Quyền bầu cử, ứng cử là cơ sở pháp lí, chính trị quan trọng hình thành các cơ
quan quyền lực nhà nước, để nhân dân thể hiện ý chí và nguyện vọng của mình thông qua các đại
biểu đại diện cho nhân dân do mình bầu ra. Nội dung trên nói về điều gì?
A. Quyền bầu cử, ứng cử của công dân.
B. Cách thức thực hiện quyền bầu cử, ứng cử của công dân.
C. Cách thức công dân thực hiện quyền bầu cử, ứng cử.
D. Ý nghĩa quyền bầu cử, ứng cử của công dân.
Câu 20. Để thực hiện quyền công dân, quyền con người trên thực tế Nhà nước bảo đảm
cho công dân thực hiện tốt quyền
A. bầu cử, ứng cử B. khiếu nại.
C. học tập. D. tố cáo.
Câu 21. Để tham gia thảo luận vào các công việc chung của đất nước trong tất cả các lĩnh
vực của đời sống xã hội, công dân sử dụng quyền nào?
A. Quyền bầu cử, ứng cử B. Quyền khiếu nại, tố cáo.
C. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội. D. Quyền tự do ngôn luận.
Câu 22. Để kiến nghị với các cơ quan nhà nước về xây dựng bộ máy nhà nước và phát
triển kinh tế xã hội, cong dân sử dụng quyền nào?
A. Quyền bầu cử, ứng cử B. Quyền khiếu nại, tố cáo.
C. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội. D. Quyền tự do ngôn luận.
Câu 23. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội được quy định trong hiến pháp, đây
chính là các quyền gắn liền với việc thực hiện hình thức dân chủ
A. bình đẳng ở nước ta. B. gián tiếp ở nước ta.
C. phổ thông ở nước ta. D. trực tiếp ở nước ta.
Câu 24. Đặc trưng nào sau đây của dân chủ gián tiếp?
A. Người dân bầu ra người đại diện cho mình để quyết định những công việc chung.
B. Phải đủ 20 tuổi trở lên mới được quyền dân chủ gián tiếp.
C. Chỉ có tổ chức mới được quyền dân chủ gián tiếp.
D. Phải có người giới thiệu được quyền dân chủ gián tiếp.
Câu 25. Để nhân dân thực thi dân chủ trực tiếp và dân chủ giáp tiếp, trước tiên nhà nước
phải ghi nhận và quy định các quyền dân chủ của công dân trong
A. Chính sách. B. Hiến pháp. C. Quy định. D. Quy tắc.
Câu 26. Ở phạm vi cả nước nhân dân thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội
bằng cách nào?
A. Dân bàn và quyết định trực tiếp bằng biểu quyết công khai.
B. Dân bàn, dân làm, dân kiểm tra trực tiếp.
C. Tham gia góp ý xây dựng các văn bản pháp luật quan trọng.
D. Tham gia giám sát của nhân dân tại các xã, phường.
Câu 27. Ở phạm vi cả nước nhân dân thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội
bằng cách nào?
A. Dân bàn và quyết định trực tiếp bằng biểu quyết công khai.
B. Dân bàn, dân làm, dân kiểm tra trực tiếp.
C. Thảo luận, biểu quyết các vấn đề trọng đại khi nhà nước trưng cầu ý kiến.
D. Tham gia giám sát của nhân dân tại các xã, phường.
Câu 28. Ở phạm vi cơ sở, dân chủ trực tiếp được thực hiện theo cơ chế nào?
A. Dân biết, dân hỏi, dân nói, dân nghe.
B. Đóng góp ý kiến với nhà nước những vấn đề vướn mắc, bất cập.
C. Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.
D. Tham gia thảo luận xây dựng các văn bản pháp luật quan trọng.
Câu 29. Theo pháp lệnh dân chủ ở cơ sở, những việc phải được thông báo để nhân dân
thực hiện là gì?
A. Dân biết. B. Dân bàn. C. Dân làm. D. Dân kiểm
tra.
Câu 30. Theo pháp lệnh dân chủ ở cơ sở, việc làm nào sau đây được dân bàn và quyết
định trực tiếp bằng biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín tại các hội nghị toàn thể nhân dân?
A. Kế hoạch sử dụng đất của địa phương.
B. Mức đóng góp xây dựng công trình phúc lợi.
C. Các đề án định canh, định cư.
D. Giám sát, kiểm tra dự toán và quyết toán ngân sách.
Câu 31. Theo pháp lệnh dân chủ ở cơ sở, việc làm nào sau đây được dân thảo luận, tham
gia ý kiến trước khi chính quyền xã quyết định?
A. Xây dựng các hương ước, quy ước gia đình.
B. Mức đóng góp xây dựng công trình phúc lợi địa phương.
C. Đề án xây dựng nhà máy thủy điện.
D. Giám sát, kiểm tra dự toán và quyết toán ngân sách nhà nước.
Câu 32. Theo pháp lệnh dân chủ ở cơ sở, việc làm nào sau đây được nhân dân ở xã giám
sát, kiểm tra?
A. Xây dựng các hương ước, quy ước dòng họ.
B. Mức đóng góp xây dựng ngân sách địa phương.
C. Đề án xây dựng nhà máy thủy điện.
D. Việc giải quyết khiếu nại của công dân tại địa phương.
Câu 33. Theo pháp lệnh dân chủ ở cơ sở, trường hợp ông tổ trưởng dân phố đang phổ biến
những quy định mới của luật hôn nhân, gia đình thì thuộc loại quyền tham gia quản lý nhà nước,
xã hội nào sau đây?
A. Dân biết và thực hiện. B. Dân bàn và quyết định.
C. Dân thảo luận và ý kiến. D. Dân giám sát và kiểm tra.
Câu 34. Theo pháp lệnh dân chủ ở cơ sở, trường hợp ông A biểu quyết về số tiền đóng góp
để xây dựng cổng làng tại địa phương thì thuộc loại quyền tham gia quản lý nhà nước, xã hội nào
sau đây?
A. Dân biết và thực hiện. B. Dân bàn và quyết định.
C. Dân thảo luận và ý kiến. D. Dân giám sát và kiểm tra.
Câu 35. Theo pháp lệnh dân chủ ở cơ sở, trường hợp ông A ý kiến về việc lên kế hoạch sử
dụng đất tại địa phương trước khi chính quyền xã quyết định thì thuộc loại quyền tham gia quản
lý nhà nước, xã hội nào sau đây?
A. Dân biết và thực hiện. B. Dân bàn và quyết định.
C. Dân thảo luận và ý kiến. D. Dân giám sát và kiểm tra.
Câu 36. Theo pháp lệnh dân chủ ở cơ sở, trường hợp ông A làm đơn khiếu nại việc làm
đường kém chất lượng ở khu tái định cư tại địa phương thì thuộc loại quyền tham gia quản lý nhà
nước, xã hội nào sau đây?
A. Dân biết và thực hiện. B. Dân bàn và quyết định.
C. Dân giám sát và ý kiến. D. Dân thảo luận và quyết định.
Câu 37. Công dân A tham gia góp ý vào dự thảo luật khi Nhà nước trưng cầu dân ý, ta gọi
công dân A đã thực hiện quyền dân chủ nào?
A. Quyền ứng cử, ứng cử. B. Quyền kiểm tra, giám sát
C. Quyền khiếu nại, tố cáo. D. Quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội
Câu 38. Theo kế hoạch của xã, thôn A phải tiến hành xây dựng đường đi trong năm năm
bằng kinh phí do xã cấp 40% và người dân đóng góp 60%. Trưởng thôn ra quyết định thu của
dân là 60% kinh phí như trên mà không hề triệu tập bất cứ cuộc họp nào để bàn bạc với dân về
vấn đề này, với lí do đã có quyết định của cấp trên. Vậy trưởng thôn đã vi phạm quyền nào sau
đây?
A. Quyền tự do phát triển của công dân. B. Quyền tự do dân chủ của công dân.
C. Quyền sáng tạo của công dân. D. Quyền tự lập của công dân.
Câu 39. Phạm vi cơ sở, dân chủ trực tiếp được thực hiện theo cơ chế:
A. Dân biết, dân hỏi, dân nói. B. Dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.
C. Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. D. Dân hiểu, dân nói, dân bàn, dân sinh.
Câu 40. Cơ sở pháp lý quan trọng để nhân dân tham gia vào các hoạt động của bộ máy nhà
nước, xây dựng bộ máy nhà nước vững mạnh và hoạt động có hiệu quả. Nội dung trên nói lên ý
nghĩa của quyền nào?
A. Quyền tố cáo của công dân. B. Quyền khếu nại của công dân.
C. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội. D. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
Câu 41. Công cụ để nhân dân thực hiện dân chủ trực tiếp trong những trường hợp cần bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức bị hành vi trái pháp luật xâm hại là gì?
A. Quyền bầu cử, ứng cử của công dân. B. Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân.
C. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội. D. Quyền tự do ngôn luận của công dân.
Câu 42. Quyền của công dân, tổ chức được đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm
quyền xem xét lại các quyết định hành chính, hành vi hành chính khi có căn cứ cho rằng trái
pháp luật xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình là gì?
A. Quyền tố cáo của công dân. B. Quyền khiếu nại của công dân.
C. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội. D. Quyền tự do ngôn luận của công dân.
Câu 43. Quyền của công dân được báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết
về hành vi trái pháp luật của cá nhân, cơ quan, tổ chức gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến
lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của mình công dân, tổ chức, nhà nước là gì?
A. Quyền tố cáo của công dân. B. Quyền khiếu nại của công dân.
C. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội. D. Quyền tự do ngôn luận của công dân
Câu 44. Mục đích của khiếu nại là gì?
A. Khôi phục quyền, lợi ích không hợp pháp của người khiếu nại.
B. Khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại.
C. Hủy quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại.
D. Phát hiện, ngăn chặn quyền khiếu nại của công dân.
Câu 45. Mục đích của tố cáo là gì?
A. Khôi phục quyền, lợi ích không hợp pháp của người tố cáo.
B. Khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người tố cáo.
C. Hủy quyền, lợi ích hợp pháp của người tố cáo.
D. Phát hiện, ngăn chặn việc mà trái pháp luật.
Câu 46. Ý kiến nào sau đây đúng?
A. Công dân, tổ chức có đều quyền khiếu nại.
B. Chỉ có công dân mới có quyền khiếu nại.
C. Chỉ có tổ chức mới có quyền tố cáo.
D. Công dân, tổ chức không có quyền khiếu nại.
Câu 47. Ý kiến nào sau đây đúng?
A. Công dân, tổ chức không có quyền khiếu nại.
B. Chỉ có công dân mới có quyền khiếu nại.
C. Chỉ có công dân mới có quyền tố cáo.
D. Công dân, tổ chức không có quyền tố cáo.
Câu 48. Ông A thường xuyên mở nhạc làm ồn tới hàng sớm, bà B đã nhắc nhở nhiều lần
nhưng ông A vẫn tiếp tục làm ồn. Như vậy bà B được thực hiện quyền gì trong phạm vi cho phép
A. Quyền tồn tại. B. Quyền kiểm tra.
C. Quyền tố cáo. D. Quyền khiếu nại.
Câu 49. Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải làm gì?
A. Xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết.
B. Xác minh, kết luận và ra quyết định xử lý.
C. Xác minh, kết luận và đưa ra tòa.
D. Xác minh, kết luận và trình Viện kiểm sát.
Câu 50. Người có thẩm quyền giải quyết tố cáo phải làm gì?
A. Xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết.
B. Xác minh, kết luận và ra quyết định xử lý.
C. Xác minh, kết luận và đưa ra tòa.
D. Xác minh, kết luận và trình Viện kiểm sát.
Câu 51. Nếu hành vi tố cáo có dấu hiệu phạm tội hình sự thì ai giải quyết?
A. Cơ quan người bị tố cáo. B. Các cơ quan tố tụng.
C. Các cơ quan điều tra. D. Các cơ quan chính quyền.
Câu 52. Chị M bị buộc thôi việc trong thời gian đang nuôi con 8 tháng tuổi. Chị M cần căn
cứ vào quyền nào của công dân để bảo vệ mình?
A. Quyền bình đẳng. B. Quyền dân chủ.
C. Quyền tố cáo. D. Quyền khiếu nại.
Câu 53. Khi nhìn thấy kẻ gian đột nhập vào nhà hàng xóm, T đã báo ngay cho cơ quan
công an. T đã thực hiện quyền nào của công dân?
A. Quyền khiếu nại. B. Quyền tố cáo.
C. Quyền tự do ngôn luận. D. Quyền nhân thân.
Câu 54. Ông A có hộ khẩu tại huyện X và nhận chính sách lương thương binh tại huyện X.
Để khiếu nại về việc chậm chi trả lương cho mình thì ông A phải nộp đơn khiếu nại đến cơ quan
nào sau đây của huyện X?
A. Tòa Hành chính huyện X. B. Phòng chính sách xã hội huyện X
C. Ngân hàng huyện X. D. Viện Kiểm sát nhân dân huyện X.
Câu 55. Theo quy trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại đâu không phải là kết quả của
việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại lần thứ nhất?
A. Giữ nguyên, sửa đổi, hủy bỏ quyết định hành chính.
B. Chấm dứt hành vi hành chính bị khiếu nại.
C. Bồi thường thiệt hại cho người khiếu nại.
D. Khởi kiện ra Tòa hành chính.
Câu 56. Ông A có hộ khẩu tại huyện X và nhận chính sách lương thương binh tại huyện X.
Để giải quyết khiếu nại về việc chậm chi trả lương cho ông A thì thủ trưởng cơ quan nào có
trách nhiệm giải quyết?
A. Tòa Hành chính huyện X. B. Phòng chính sách xã hội huyện X
C. Ngân hàng huyện X. D. Viện Kiểm sát nhân dân huyện X.
Câu 57. Ông A có hộ khẩu tại huyện X và nhận chính sách lương thương binh tại huyện X.
Để khiếu nại về việc chậm chi trả lương cho mình. Nhưng ông A không đông ý với kết quả giải
quyết lần thứ nhất thì ông A có thể nộp đơn khiếu nại đến cơ quan nào sau đây của tỉnh X?
A. Kho bạc của tỉnh X. B. Phòng chính sách xã hội tỉnh X
C. Ngân hàng của tỉnh X. D. Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh X.
Câu 58. Ông A có hộ khẩu tại huyện X và nhận chính sách lương thương binh tại huyện X.
Để khiếu nại về việc chậm chi trả lương cho mình, nhưng ông A không đông ý với kết quả giải
quyết lần thứ hai thì ông A có thể nộp đơn khiếu nại đến cơ quan nào sau đây của tỉnh X?
A. Tòa Hành chính tỉnh X. B. Sở tài chính của tỉnh X
C. Ngân hàng tỉnh X. D. Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh X.
Câu 59. Nếu người khiếu nại vẫn không đồng ý với quyết định giải quyết lần 2, thì trong
thời hạn của luật định có quyền
A. khởi kiện ra Tòa Hành chính. B. sở tài chính.
C. ngân hàng. D. Viện Kiểm sát nhân dân.
Câu 60. Mọi quá trình khiếu nại theo con đường hành chính đều kết thúc sau quyết quyết
định giải quyết khiếu nại lần thứ hai. Tuy nhiên người khiếu nại vẫn còn quyền yêu cầu Tòa án
giải quyết khiếu nại của mình theo
A. thủ tục tố tụng. B. thủ tục dân sự.
C. thủ tục hình sự. D. thủ tục địa phương.
Câu 61. Để tố cáo ông A có dấu hiệu phạm tội hình sự thì người tố cáo phải gửi đơn tố cáo
đến cơ quan nào?
A. Cơ quan tố tụng. B. UBND thị trấn.
C. Liên đoàn lao động. D. UB mặt trận tổ quốc.
Câu 62. Bước hai của quy trình tố cáo và giải quyết tố cáo quy định trong thời hạn của luật
định, việc làm đầu tiên người giải quyết tố cáo phải tiến hành là gì?
A. Ra quyết định. B. Kỷ luật cấp dưới.
C. Xác minh, xem xét. D. Đưa lên cấp trên.
Câu 63. Trong quá trình tiếp nhận, giải quyết tố cáo, nếu có dấu hiệu phạm tội kinh tế thì
cơ quan, tổ chức tiếp nhận, giải quyết tố cáo phải chuyển tin báo, chuyển hồ sơ cho cơ quan nào
để giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự?
A. Sở tài chính. B. Ngân hàng nhà nước.
C. Kho bạc nhà nước. D. Cơ quan điều tra.
Câu 64. Nếu người tố cáo có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo không đúng pháp luật
hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo không được giải quyết thì người tố cáo có quyền tố cáo
trực tiếp với.......trực tiếp của người giải quyết tố cáo. Hãy điền cụm từ còn thiếu vào chỗ trống.
A. cơ quan, tổ chức cấp dưới B. cơ quan, tổ chức cấp trước
C. cơ quan, tổ chức cấp trên D. cơ quan, tổ chức cấp sau
Câu 65. Ông A có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo hành vi gian lận công quỹ của
ông B tại phòng tài chính huyện không đúng pháp luật thì ông A có quyền tố cáo trực tiếp đến cơ
nào?
A. Sở tài chính. B. Ngân hàng nhà nước.
C. Kho bạc nhà nước. D. Sở kế hoạch đầu tư.
Câu 66. Ông A có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo hành vi gian lận công quỹ của
ông B tại phòng giáo dục huyện quá thời hạn quy định mà tố cáo không được giải quyết thì ông
A có quyền tố cáo trực tiếp đến cơ nào?
A. Sở tài chính. B. Sở lao động thương binh xã hội.
C. Sở tư pháp. D. Sở giáo dục.
Câu 67. Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân là quyền dân chủ quan trọng trong đời sống
của công dân, thể hiện mối quan hệ giữa
A. Nhà nước và công dân. B. công dân và xã hội.
C. tội phạm và Nhà nước. D. quyền lợi và nghĩa vụ.
Câu 68. Câu nào không nói lên ý nghĩa quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo?
A. Cơ sở pháp lí để công dân thực hiện quyền công dân.
B. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
C. Ngăn chặn những việc làm xâm phạm lợi ích của Nhà nước.
D. Quyết định xử lí của người giải quyết tố cáo cho công dân.
Câu 69. Khôi phục, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, phát hiện, ngăn chặn các việc làm trái
pháp luật xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, tổ chức và công dân là ý nghĩa của quyền
A. khiếu nại và tố cáo. B. tham gia quản lí xã hội.
C. tham gia quản lí nhà nước. D. kiểm tra, kiểm soát.
Bài 8
PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG DÂN

I. Mục tiêu bài học.


1. Kiến thức:
- Giúp học sinh nêu được khái niệm, nội dung, ý nghĩa quyền học tập, sáng tạo và phát triển của
công dân.
2. Kĩ năng:
- Trình bày được trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm thực hiện các quyền học tập,
sáng tạo và phát triển của công dân.
- Biết thực hiện các quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân theo quy định của pháp
luật.
3. Thái độ:
- Có ý thức vươn lên, sáng tạo trong học tập và lao động để trở thành công dân có ích cho đất
nước.
II. Tiến trình dạy học
1. Củng cố các kiến thức cơ bản của bài học.
Giáo viên hệ thống hóa kiến thức bằng sơ đồ tư duy dưới đây
2. Những kiến thức trọng tâm học sinh cần ghi nhớ
2.1. Quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân.
a. Quyền học tập của công dân.
- Học không hạn chế: Tiểu học đến sau đại học.
- Học bất kì ngành nghề nào: Từ KHTN- KHXH- KHKT.
- Học thường xuyên, học suốt đời dưới nhiều hình thức khác nhau:Tại chức, chuyên tu, từ
xa...
- Đối xử bình đẳng, không phân biệt đối xử: Dân tộc, tôn giáo...
b. Quyền sáng tạo của công dân.
- Quyền sáng tạo của công dân là quyền tự do nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo... để tạo ra các
sản phẩm, các công trình khoa học về các lĩnh vực của đời sống xã hội.
- Nhà nước ta khuyến khích công dân tự do sáng tạo: Xây dựng luật, tạo điều kiện về vật
chất, hổ trợ trang thiết bị, nghiêm trị những hành vi xâm hại quyền sáng tạo của công dân...
c. Quyền được phát triển của công dân.
- Công dân được hưởng đời sống vật chất và tinh thần để phát triển toàn diện.
- Công dân được đào tạo, bồi dưỡng để phát triển tài năng.
2.2. Ý nghĩa quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân.
- Là quyền cơ bản của công dân, thể hiện bản chất tốt đẹp của Nhà nước ta.
- Là cơ sở, là điều kiện cần thiết để con người phát triển toàn diện.
- Đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH- HĐH đất nước.
3. Luyện tập câu hỏi bài tập trắc nghiệm.
Câu 1. Quan điểm nào dưới đây sai khi nói về quyền học tập của công dân?
A. Quyền học tập không hạn chế.
B. Quyền học bất cứ ngành, nghề nào.
C. Quyền học thường xuyên, học suốt đời.
D. Quyền học tập khi có sự đồng ý của các cơ quan có thẩm quyền.
Câu 2. Quan điểm nào dưới đây sai khi nói về quyền học tập của công dân?
A. Mọi công dân đều có quyền học tập hạn chế.
B. Mọi công dân đều có quyền học tập từ thấp đến cao.
C. Mọi công dân đều có quyền học tập bất kì ngành nghề nào.
D. Mọi công dân đều có quyền học tập suốt đời.
Câu 3. Quyền học tập của công dân còn có ý nghĩa là mọi công dân đều
A. bị cấm học ngành mà mình không thích.
B. không có quyền học suốt đời.
C. được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập.
D. phải học tới một trình độ nhất định.
Câu 4. Trường hợp nào không bảo đảm quyền bình đẳng về quyền học tập của công dân?
A. Miễn, giảm học phí cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
B. Cộng điểm ưu tiên cho học sinh miền núi.
C. Chính sách ưu tiên cho học sinh dân tộc.
D. Ưu tiên chính quy hơn tại chức.
Câu 5. Chính sách miễn giảm học phí của Nhà nước ta đã tạo điều kiện giúp đỡ nhiều học
sinh có hoàn cảnh khó khăn được học tập. Điều này thể hiện điều gì?
A. Công bằng xã hội trong giáo dục. B. Bất bình đẳng trong giáo dục.
C. Định hướng đổi mới giáo dục. D. Chủ trương phát triển giáo dục.
Câu 6. Việc mở trường trung học phổ thông chuyên ở nước ta hiện nay nhằm mục đích gì?
A. Bảo đảm tính nhân văn trong giáo dục. B. Bảo đảm công bằng trong giáo dục.
C. Đào tạo chuyên gia kỹ thuật cho đất nước. D. Bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.
Câu 7. Anh A năm nay 25 tuôi nhưng vẫn muốn thi đại học, trong trường hợp này anh A
còn có quyền thi đại học hay không?
A.Chỉ được học các trường dân lập. B. Không có quyền thi đại học vì quá tuổi.
C. Chỉ được học các trường dạy nghề. D. Vẫn có quyền thi đại học, vì không hạn chế độ
tuổi.
Câu 8. Vì đặc thù công việc nên anh C tự học nâng cao trình độ bằng cách học đại học tại
chức. Như vậy trong trường hợp này anh C thự hiện quyền?
A. Quyền sáng tạo. B. Quyền giám sát. C. Quyền tồn tại D. Quyền học tập
Câu 9. Chị T là công dân Việt Nam, vào 5 năm trước chị đã bận chuyện gia đình nên phải
dừng việc học. Nay chị muốn hoàn thành việc học đã dỡ của mình thì chị phải thực hiện quyền
gì?
A. Quyền giải trí. B. Quyền tự do ngôn luận. C. Quyền học tập. D. Quyền sáng tác
Câu 10. Việc cộng điểm ưu tiên trong tuyển sinh đại học, cao đẳng cho học sinh là người
dân tộc thiểu số đã thể hiện quyền bình đẳng về điều kiện gì?
A. Điều kiện chăm sóc về thể chất. B. Điều kiện học tập không hạn chế.
C. Điều kiện tham gia các hoạt động văn hóa. D. Điều kiện hưởng thụ các giá trị văn hóa.
Câu 11. Giải thưởng dành cho sinh viên xuất sắc cả nước về học tập và công tác đoàn hội
có tên gọi là gì?
A.Giải thưởng “Tài hoa trẻ”. B.Giải thưởng “Sao tháng giêng”.
C. Giải thưởng “Bông lúa vàng”. D. Giải thưởng “Cánh diều vàng”.
Câu 12. Công dân có quyền học từ Tiểu học đến Trung học, đại học và sau đại học thuộc
quyền nào dưới đây?
A. Quyền học không hạn chế. B. Quyền học bất cứ ngành nghề nào.
C. Quyền học tập thường xuyên. D. Quyền bình đẳng về cơ hội học tập.
Câu 13. Công dân có quyền học phù hợp với năng khiếu, khả năng, sở thích và điều kiện
của mình thuộc nhóm quyền nào dưới đây?
A. Quyền học không hạn chế. B. Quyền học bất cứ ngành nghề nào.
C. Quyền học thường xuyên, học suốt đời. D. Quyền bình đẳng về cơ hội học tập.
Câu 14. Dân tộc thiểu số có quyền được học tập mà không sợ bị phân biệt bởi vấn đề dân
tộc là gì?
A. Quyền học không hạn chế. B. Quyền học bất cứ ngành nghề nào.
C. Quyền học thường xuyên, học suốt đời. D. Quyền bình đẳng trong giáo dục.
Câu 15. Công dân có quyền học phù hợp với năng khiếu, khả năng, sở thích và điều kiện
của mình thuộc nhóm quyền nào dưới đây?
A. Quyền học không hạn chế. B. Quyền học bất cứ ngành nghề nào.
C. Quyền học thường xuyên, học suốt đời. D. Quyền bình đẳng về cơ hội học tập.
Câu 16. Y Liên là dân tộc Bana có quyền học tập mà không sợ bị phân biệt bởi vấn đề dân
tộc là việc làm thực hiện
A. quyền học không hạn chế. B. quyền học bất cứ ngành nghề nào.
C. quyền học thường xuyên, học suốt đời. D. quyền bình đẳng trong giáo dục.
Câu 17. Tác phẩm văn học do công dân tạo ra được pháp luật bảo hộ thuộc quyền nào dưới
đây của công dân?
A. Quyền tác giả. B. Quyền sở hữu công nghiệp.
C. Quyền phát minh sáng chế. D. Quyền được phát triển.
Câu 18. Tác phẩm nghệ thuật do công dân tạo ra được pháp luật bảo hộ thuộc quyền nào
dưới đây của công dân?
A. Quyền tác giả. B. Quyền sở hữu công nghiệp.
C. Quyền phát minh sáng chế. D. Quyền được phát triển.
Câu 19. Trường hợp hình dạng, kiểu dáng võng xếp Duy Lợi được pháp luật bảo hộ nhưng
vẫn bị các công ty khác vẫn làm nhái sản phẩm là vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền phát triển. B. Quyền sở hữu kiểu dáng công nghiệp.
C. Quyền phát học tập. D. Quyền sáng tạo.
Câu 20. Trường hợp sản phẩm võng xếp của công ty Duy Lợi được pháp luật bảo hộ bị
nhưng vẫn bị các công ty khác sản xuất là vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền phát triển. B. Quyền học tập.
C. Quyền phát minh sáng chế. D. Quyền sáng tạo.
Câu 21. Tại sao pháp luật Việt Nam quy định quyền sáng tạo của công dân?
A. Để hạn chế sự sáng tạo của công dân. B. Để quy định sự sáng tạo của công dân.
C. Để bảo vệ quyền sáng tạo của công dân. D. Để khống chế sự sáng tạo của công dân.
Câu 22. Tại sao pháp luật Việt Nam quy định quyền sáng tạo của công dân?
A. Để hạn chế sự sáng tạo của công dân. B. Để quy định sự sáng tạo của công dân.
C. Để khuyến khích sự sáng tạo của công dân. D. Để khống chế sự sáng tạo của công dân.
Câu 23. Quyền sáng tạo của công dân được quy định trong pháp luật nào sau đây?
A. Quyền sở hữu công nghiệp. B. Quyền bầu cử, ứng cử.
C. Quyền khiếu nại, tố cáo. D. Quyền tham gia quản lý nhà nước, xã hội.
Câu 24. Quyền tự do nào của công dân nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra các sản phẩm, các
công trình khoa học về các lĩnh vực của đời sống xã hội?
A. Quyền học tập. B. Quyền phát triển.
C. Quyền lao động. D. Quyền sáng tạo.
Câu 25. Quyền được tự do sáng tác văn học, nghệ thuật, khám phá khoa học, thuộc quyền
nào dưới đây?
A. Quyền tồn tại. B. Quyền phát triển.
C. Quyền học tập. D. Quyền sáng tạo.
Câu 26. Muốn có giải thưởng trong cuộc thi sáng tạo khoa học trẻ của tỉnh, An đã coppy
bản quyền của một tác giả khác, sau đó An ghi tên mình vào sản phẩm và mang dự thi. Vậy An
đã vi phạm điều gì?
A. Quyền lao động . B. Quyền học tập.
C. Quyền được phát triển. D. Quyền tác giả.
Câu 27. Quyền của công dân được hưởng đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ để phát
triển toàn diện thuộc nhóm quyền nào dưới đây?
A. Quyền được sáng tạo. B. Quyền được tham gia.
C. Quyền được phát triển. D. Quyền tác giả, tác phẩm.
Câu 28. Trường hợp nào sau đây sai khi nói về quyền của công dân được hưởng đời sống
vật chất đầy đủ để phát triển toàn diện?
A. Quyền được chăm sóc sức khỏe. B. Quyền được luyện tập thể thao.
C. Quyền được tiếp cận thông tin. D. Quyền được tư vấn dinh dưỡng.
Câu 29. Trường hợp nào sau đây sai khi nói về quyền của công dân được hưởng đời sống
tinh thần đầy đủ để phát triển toàn diện?
A. Quyền được chăm sóc y tế. B. Quyền được giải trí.
C. Quyền được tiếp cận thông tin. D. Quyền được vui chơi.
Câu 30. Quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng của công dân thuộc
nhóm quyền nào dưới đây?
A. Quyền được sáng tạo. B. Quyền được tham gia.
C. Quyền được phát triển. D. Quyền tác giả, tác phẩm.
Câu 31. Trường hợp những học sinh giỏi đạt giải trong các kỳ thi quốc tế được ưu tiên
tuyển thẳng vào đại học là công dân có quyền
A. được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng.
B. quyền được sáng tạo của công dân.
C. quyền được học tập của công dân.
D. quyền được hưởng đời sống vật chất đầy đủ.
Câu 32. Việc thu hút các nhà khoa học, công nghệ giỏi ở nước ngoài về Việt Nam làm
việc đã thể hiện quá trình thực hiện quyền gì của Nhà nước ta?
A. Quyền sáng tạo B. Quyền học tập
C. Quyền phát triển D. Quyền tham gia thảo luận
Câu 33. Chị Lan được tham gia trò chơi “Nốt nhạc vui” trên đài truyền hình là việc làm
thực hiện?
A. Quyền tồn tại. B. Quyền phát triển.
C. Quyền học tập. D. Quyền sáng tạo.
Câu 34. Ý nào sau đây sai khi nói về ý nghĩa quyền học tập, sáng tạo và phát triển của
công dân?
A. Quyền cơ bản của công dân.
B. Cơ sở, điều kiện để con người phát triển toàn diện.
C. Đảm bảo và đáp ứng nhu cầu học tập của mỗi người.
D. Quyền dân chủ của công dân.
Câu 35. Ý nào sau đây sai khi nói về ý nghĩa quyền học tập, sáng tạo và phát triển của
công dân?
A. Thực hiện công bằng trong giáo dục. B. Tạo điều kiện để ai cũng được học hành.
C. Tạo ra một xã hội học tập trên đất nước. D. Bảo đảm đời sống riêng tư của mỗi cá
nhân.
Câu 36. Ý nghĩa quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân là nhằm đáp ứng yêu
cầu của sự nghiệp
A. công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. B. chiến lược phát triển của đất nước.
C. phát triển về văn hóa. D. tăng trưởng kinh tế đất nước.
Câu 37. Quyền học tập, sáng tạo, phát triển là cơ sở, điều kiện cần thiết để con người phát
triển toàn diện là một nội dung thuộc
A. nội dung quyền học tập, sáng tạo, phát triển.
B. ý nghĩa quyền học tập, sáng tạo, phát triển.
C. trách nhiệm về quyền học tập, sáng tạo, phát triển.
D. trách nhiệm công dân về quyền học tập, sáng tạo, phát triển.
Câu 38. Để bảo đảm quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân Nhà nước ban
hành chính sách, pháp luật và thực hiện đồng bộ các
A. biện pháp cần thiết. B. quy định cần thiết.
C. khẩu hiệu cần thiết. D. tiêu chuẩn cần thiết.
Câu 39. Để bảo đảm quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân Nhà nước
A. thực hiện các khẩu hiệu cần thiết.
B. thực hiện công bằng trong giáo dục.
C. hạn chế sự tìm tòi, sáng tạo trong nghiên cứu.
D. đặt điều kiện khó khăn để bồi dưỡng tài năng.
Câu 40. Để bảo đảm quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân Nhà nước
A. thực hiện các khẩu hiệu cần thiết.
B. thực hiện không bình đẳng trong giáo dục.
C. khuyến khích, phát huy sự tìm tòi, sáng tạo trong nghiên cứu.
D. đặt điều kiện khó khăn để phát hiện tài năng.
Câu 41. Để bảo đảm quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân Nhà nước
A. thực hiện các khẩu hiệu cần thiết.
B. thực hiện không bình đẳng trong giáo dục.
C. hạn chế sự tìm tòi, sáng tạo trong nghiên cứu.
D. bảo đảm các điều kiện để phát hiện và bồi dưỡng tài năng.
Câu 42. Tạo điều kiện giúp đỡ cho học sinh nghèo, học sinh là con liệt sĩ, thương binh, trẻ
tàn tật, mồ côi... là Nhà nước
A. ban hành chính sách pháp luật, thực hiện đồng bộ các biện pháp.
B. thực hiện công bằng trong giáo dục.
C. khuyến khích, phát huy sự tìm tòi, sáng tạo trong nghiên cứu.
D. bảo đảm các điều kiện để phát hiện và bồi dưỡng tài năng.
Câu 43. Tạo điều kiện giúp đỡ cho học sinh dân tộc thiểu số, học sinh vùng khó khăn là
Nhà nước
A. ban hành chính sách pháp luật, thực hiện đồng bộ các biện pháp.
B. thực hiện công bằng trong giáo dục.
C. khuyến khích, phát huy sự tìm tòi, sáng tạo trong nghiên cứu.
D. bảo đảm các điều kiện để phát hiện và bồi dưỡng tài năng.
Câu 44. Nhà nước có chính sách về học phí, học bổng để giúp đỡ, khuyến khích người
học là
A. ban hành chính sách pháp luật, thực hiện đồng bộ các biện pháp.
B. thực hiện công bằng trong giáo dục.
C. khuyến khích, phát huy sự tìm tòi, sáng tạo trong nghiên cứu.
D. bảo đảm các điều kiện để phát hiện và bồi dưỡng tài năng.
Câu 45. Nhà nước có chính sách chăm lo điều kiện làm việc, lợi ích vật chất và tinh thần
của người nghiên cứu, phát minh và ứng dụng khoa học công nghệ là
A. ban hành chính sách pháp luật, thực hiện đồng bộ các biện pháp.
B. thực hiện công bằng trong giáo dục.
C. khuyến khích, phát huy sự tìm tòi, sáng tạo trong nghiên cứu.
D. bảo đảm các điều kiện để phát hiện và bồi dưỡng tài năng.
Câu 46. Nhà nước có chính sách bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tác giả là
A. ban hành chính sách pháp luật, thực hiện đồng bộ các biện pháp.
B. thực hiện công bằng trong giáo dục.
C. khuyến khích, phát huy sự tìm tòi, sáng tạo trong nghiên cứu.
D. bảo đảm các điều kiện để phát hiện và bồi dưỡng tài năng.
Câu 47. Nhà nước có chính sách khuyến khích, tạo mọi điều kiện cho người học giỏi, có
năng khiếu được phát triển là
A. ban hành chính sách pháp luật, thực hiện đồng bộ các biện pháp.
B. thực hiện công bằng trong giáo dục.
C. khuyến khích, phát huy sự tìm tòi, sáng tạo trong nghiên cứu.
D. bảo đảm các điều kiện để phát hiện và bòi dưỡng tài năng.
Câu 48. Nhà nước có chính sách xây dựng các trường chuyên, lớp chọn là
A. ban hành chính sách pháp luật, thực hiện đồng bộ các biện pháp.
B. thực hiện công bằng trong giáo dục.
C. khuyến khích, phát huy sự tìm tòi, sáng tạo trong nghiên cứu.
D. bảo đảm các điều kiện để phát hiện và bồi dưỡng tài năng cho đất nước.
Câu 49. Ý kiến nào sai khi nói về trách nhiệm của công dân trong việc bảo đảm và thực
hiện quyền học tập, sáng tạo và phát triển của mình?
A. Có ý thức học tập. B. Không thờ ơ với mục đích học tập.
C. Có ý chí vươn lên trong học tập. D. Không cần có trách nhiệm học tập.

Bài 9
PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA ĐẤT NƯỚC
I. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức:
- Hiểu được vai trò của pháp luật đối với sự phát triển bền vững của đất nước.
- Trình bày được một số nội dung cơ bản của pháp luật trong việc phát triển kinh tế, xã hội,
môi trường, an ninh quốc phòng.
2. Kĩ năng:
- Thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường, an
ninh quốc phòng.
3. Thái độ:
- Có ý thức tôn trọng và thực hiện tốt quy định của pháp luật kinh tế, xã hội, môi trường,
an ninh quốc phòng.
II. Tiến trình dạy học
1. Củng cố các kiến thức cơ bản của bài học.
Giáo viên hệ thống hóa kiến thức bằng sơ đồ tư duy dưới đây

2. Những kiến thức trọng tâm học sinh cần ghi nhớ
a. Một số nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển kinh tế.
* Quyền tự do kinh doanh của công dân
- Quyền tự do kinh doanh được qui định trong Hiến pháp và các luật về kinh doanh.
- Tự do kinh doanh có nghĩa là mọi công dân khi có đủ điều kiện do pháp luật quy định đều
có quyền tiến hành họat động kinh doanh sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp
nhận đăng kí kinh doanh.
* Nghĩa vụ của công dân khi thực hiện các họat động kinh doanh
- Kinh doanh đúng ngành, nghề ghi trong giấy phép kinh doanh và những ngành, nghề mà
pháp luật không cấm;
- Nộp thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật
Bảo vệ môi trường
- Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
- Tuân thủ các quy định về quốc phòng, an ninh, trật tự, an tòan xã hội v.v…
c. Một số nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển xã hội.
- Pháp luật khuyến khích các cơ sở kinh doanh tạo ra nhiều việc làm mới cho người lao
động.
- Pháp luật quy định, Nhà nước sử dụng các biện pháp kinh tế - tài chính để thực hiện xóa
đói, giảm nghèo.
- Luật Hôn nhân và gia đình và Pháp lệnh Dân số đã quy định công dân có nghĩa vụ thực
hiện kế họach hóa gia đình; xây dựng gia đình hạnh phúc bền vững;…
- Luật Bảo vệ, Chăm sóc sứa khỏe nhân dân quy định các biện pháp giảm tỉ lệ mắc bệnh,
nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ và bảo đảm phát triển giống nòi.
- Luật Phòng, chống ma túy, Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm quy định về phòng, chống
tội phạm, ngăn chặn và bài trừ các tệ nạn xã hội, nhất là nạn mại dâm, ma túy; ngăn chặn, đẩy lùi
đại dịch HIV/AIDS,…
d. Một số nội dung cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Để bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, Nhà nước đã ban hành một hệ
thống các văn bản như: Luật bảo vệ môi trường, Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Luật Thủy sản,
Luật Dầu khí, Luật Khóang sản, Luật Tài nguyên nước...
- Pháp luật về bảo vệ môi trường quy định, việc bảo vệ môi trường phải tuân thủ theo
nguyên tắc: bảo vệ môi trường phải gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế và bảo đảm tiến bộ xã
hội để phát triển bền vững đất nước; phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, lịch sử, phù
hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
e. Nội dung cơ bản của pháp luật về quốc phòng, an ninh.
- Để tăng cường quốc phòng, bảo vệ an ninh quốc gia, Nhà nước ban hành hệ thống các
văn bản pháp luật: Luật Quốc phòng, Luật An ninh quốc gia, Luật Công an nhân dân, Luật Nghĩa
vụ quân sự,…
- Nguyên tắc họat động quốc phòng và bảo vệ an ninh quốc gia là huy động sức mạnh tổng
hợp của hệ thống chính trị và tòan dân tộc, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với
tăng cường quốc phòng và bảo vệ an ninh quốc gia; phối hợp có hiệu quả họat động an ninh,
quốc phòng và đối ngọai; chủ động phòng ngừa, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và họat
động xâm phạm an ninh quốc gia; xây dựng nền quốc phòng tòan dân, thế trận quốc phòng tòan
dân gắn với thế trận an ninh nhân dân.
- Pháp luật quy định củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh quốc gia là nhiệm vụ của tòan
dân mà nòng cốt là Quân đội nhân dân và Công an nhân dân.
3. Luyện tập câu hỏi bài tập trắc nghiệm.
Câu 1. Nội dung cơ bản của pháp luật về sự phát triển kinh tế bao gồm quyền và nghĩa vụ
kinh doanh của công dân khi thực hiện các hoạt động
A. lao động. B. sản xuất. C. lưu thông hàng hóa. D. kinh doanh.
Câu 2. Quyền tự do kinh doanh của công dân có nghĩa là khi có điều kiện
A. tự do kinh doanh bất cứ ngành nghề nào, miễn là nộp thuế đầy đủ.
B. có quyền thành lập công ty, doanh nghiệp.
C. theo quy định của pháp luật có quyền kinh doanh.
D. đều có quyền tự do tuyệt đối trong kinh doanh.
Câu 3. Nghiã vụ nào sau đây được xem là rất quan trọng của công dân khi đã thực hiện tốt
các hoạt động kinh doanh của mình là gì?
A. nộp thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật.
B. thực hiện chính sách an sinh xã hội.
C. thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo.
D. nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.
Câu 4. Pháp luật quy nội dung cơ bản về phát triển kinh tế của công dân trong khi thực
hiện các hoạt động kinh doanh là gì?
A. Tính chất và mục đích kinh doanh.
B. Vai trò và tầm quan trọng kinh doanh.
C. Quyền lợi và nghĩa vụ trong kinh doanh.
D. Lợi nhuận và phúc lợi xã hội trong kinh doanh.
Câu 5. Người kinh doanh phải thực hiện nghĩa vụ nào dưới đây đầu tiên trong hoạt động
sản xuất kinh doanh của mình đối với Nhà nước và xã hội?
A. Bảo vệ môi trường. B. Cải tiến kĩ thuật sản xuất.
C. Sản xuất mặt hàng mà nhà nước yêu cầu. D. Bảo vệ uy tín thương hiệu.
Câu 6. Căn cứ vào đâu pháp luật quy định các mức thuế khác nhau đối với các doanh
nghiệp?
A. Ngành nghề, lĩnh vực và địa bàn kinh doanh.
B. Uy tín của người đứng đầu doanh nghiệp.
C. Thời gian kinh doanh của doanh nghiệp.
D. Khả năng kinh doanh của doanh nghiệp.
Câu 7. Nam 15 tuổi, nhưng được thừa hưởng một số tiền rất lớn từ gia đình. Nam dùng số
tiền này vào việc thành lập một công ty kinh doanh hàng nhập khẩu. Nhưng khi đến làm thủ tục
đăng ký kinh doanh thì không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận và cấp phép, vì
A. chưa đủ tuổi B. địa bàn kinh doanh nhỏ, hẹp.
C. chưa đủ vốn. D. đã có nhiều doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng này.
Câu 8. Nhà nước sử dụng các công cụ chủ yếu nào để khuyến khích các hoạt động kinh
doanh trong những ngành nghề có lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước?
A. Tỉ giá ngoại tệ                        B. Thuế.
C. Lãi suất ngân hàng                 D. Tín dụng.
Câu 9. Việc đưa ra các quy định về thuế, pháp luật đã tác động tích cực đến lĩnh vực nào?
A. Môi trường.           B. Kinh tế. C. Văn hóa.                     D. Quốc phòng an ninh.
Câu 10. Giải quyết việc làm cho người lao động là nội dung cơ bản của pháp luật về
A. phát triển kinh tế. B. phát triển các lĩnh vực xã hội.
C. bảo vệ môi trường. D. bảo vệ quốc phòng, an ninh.
Câu 11. Xóa đói, giảm nghèo cho nhân dân là nội dung cơ bản của pháp luật về
A. phát triển kinh tế. B. phát triển các lĩnh vực xã hội.
C. bảo vệ môi trường. D. bảo vệ quốc phòng, an ninh.
Câu 12. Kiềm chế sự gia tăng quá nhanh của dân số là nội dung cơ bản của pháp luật về
A. phát triển kinh tế. B. phát triển các lĩnh vực xã hội.
C. bảo vệ môi trường. D. bảo vệ quốc phòng, an ninh.
Câu 13. Chăm sóc sức khỏe cho nhân dân là nội dung cơ bản của pháp luật về
A. phát triển kinh tế. B. phát triển các lĩnh vực xã hội.
C. bảo vệ môi trường. D. bảo vệ quốc phòng, an ninh.
Câu 14. Phòng chống tệ nạn xã hội là nội dung cơ bản của pháp luật về
A. phát triển kinh tế. B. phát triển các lĩnh vực xã hội.
C. bảo vệ môi trường. D. bảo vệ quốc phòng, an ninh.
Câu 15. Trong xu hướng toàn cầu hóa, quốc tế hóa hiện nay và để đảm bảo sự lâu dài, hiệu
quả, mỗi quốc gia phải chọn phát triển theo hướng nào?
A. Năng động.               B. Sáng tạo.               C. Bền vững.                D. Liên tục.
Câu 16. Trong nội dung cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường, nhà nước đặc biệt
quan tâm đến việc bảo vệ
A. khoáng sản. B. rừng. C. đất đai. D. động vật quí hiếm.
Câu 17. Công ty T xây dựng hệ thống xử lí chất thải trước khi hoạt động sản xuất kinh
doanh. Mục đích của việc này là
A. bảo vệ môi trường sản xuất kinh doanh của công ty.
B. đảm bảo an toàn trong sản xuất kinh doanh.
C. thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong sản xuất kinh doanh.
D. bảo vệ nguồn nước sạch của công ty.
Câu 18. “A và B không có việc làm đã rủ nhau lên rừng chặt cây để bán cho các xưởng
mộc kiếm tiền mưu sinh”. Theo em anh A và B đã vi phạm nội dung nào của pháp luật về sự
phát triển bền vững của đất nước.
A. Pháp luật về phát triển kinh tế.
B. Pháp luật về phát triển các lĩnh vực xã hội.
C. Pháp luật về bảo vệ môi trường.
D. Pháp luật về bảo vệ quốc phòng và an ninh.
Câu 19. Bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt nam là tăng cường quốc phòng để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc; bảo vệ chủ
quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia; phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh,
quốc phòng, đối ngoại vững chắc, giữ vững ổn định
A. chính trị trong nước. B. kinh tế trong nước.
C. xã hội trong nước. D. văn hóa trong nước
Câu 20. Luật Nghĩa vụ quân sự quy định độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình là bao
nhiêu?
A. Từ đủ 18 tuổi đến 27 tuổi. B. Từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi.
C. Từ đủ 17 tuổi đến 27 tuổi. D. Từ đủ 17 tuổi đến 25 tuổi.
Câu 21. An đủ 18 tuổi,vì sợ khổ nên An đã trốn khi có giấy gọi đi nghĩa vụ quân sự. Theo
em An đã vi phạm nội dung nào của pháp luật về sự phát triển bền vững của đất nước.
A. Pháp luật về phát triển kinh tế. B. Pháp luật về phát triển các lĩnh vực xã hội.
C. Pháp luật về bảo vệ môi trường. D. Pháp luật về quốc phòng, an ninh.
Câu 22. Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam là trách nhiệm của
A. công dân đã tham gia nghĩa vụ quân sự. B. công dân nam từ 18 tuổi trở lên.
C. công dân từ 20 tuổi trở lên. D. mọi công dân Việt Nam.
CÂU VẬN DỤNG LỚP 12 THEO CHỦ ĐỀ
CHỦ ĐỀ 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT

Câu 1. Được đồng nghiệp là anh N cảnh giới, anh T đột nhập vào nhà bà M lấy trộm chiếc bình
cổ rồi bán với giá năm trăm triệu đồng. Ba tháng sau, anh T mời anh K và anh H làm cùng cơ
quan đi ăn nhậu. Trong lúc phấn khích, anh T cho anh H xem đoạn phim mà anh đã quay toàn
cảnh vụ trộm trên. Sau đó, anh H tố cáo vụ việc với cơ quan công an. Những ai dưới đây không
vỉ phạm pháp luật hình sự?
A. Anh N, anh T và anh H. B. Bà M và anh H.
c. Anh N, anh T và anh K. D. Anh H và anh K.
Câu 2. Được anh p cung cấp bằng chứng về việc chị T là Trưởng phòng tài chính kế toán dùng
tiền của cơ quan cho vay nặng lãi theo sự chỉ đạo của ông K Giám đốc sở X, anh N là Chánh văn
phòng sở X dọa sẽ công bố chuyện này với mọi người. Biết chuyện, ông K đã kí quyết định điều
chuyển anh N sang làm văn thư một bộ phận khác còn chị T cố tình gạt anh N ra khỏi danh sách
được nâng lương đúng thời hạn. Những ai dưới đây là vi phạm pháp luật ?
A. Chị T, ông K và anh P.
B. Chị T, ông K, anh p và anh N.
C. Chị T, ông K và anh N.
D. Chị T và ông K.
Câu 3. X mượn xe mô tô của chị Q chở bạn gái đi tham quan, do bị thua cá độ, X đã mang xe
của chị Q đi cầm đồ để lấy tiền. Trong trường hợp trên, ai không vi phạm pháp luật ?
A. Anh X. B. Chị Q.
c. Bạn gái X, Chị Q D. Anh X và bạn gái
Câu 4. Anh A lợi dụng đêm tối và sự mất cảnh giác của nhà hàng xóm đã đột nhập vào lấy cắp
một số vật dụng có giá trị của nhà hàng xóm. Hành vỉ của anh A là chưa thực hiện pháp luật theo
hĩnh thức nào dưới đây?
A. Thi hành pháp luật. B.Tuân thủ pháp luật,
C. Sử dụng pháp luật. D. Áp dụng pỊ)áp luật.
Câu 5. Hai Công ty A và B cùng sản xuất mặt hàng sắt, thép. Công ty A trước khi xả thải ra
môi trường đều đã qua hệ thống xử lí đạt tiêu chuẩn cho phép. Ngược lại Công ty B vì lợi nhuận
đã xả trực tiếp chất thải nguy hại ra môi trường. Vậy công ty B đã vi phạm pháp luật nap dưới
đây?
A. Dân sự. B. Hình sự. C. Hành chính. D. Kỉ luật.
Câu 6. Mặc dù bị bạn xấu dụ-dỗ, lôi kéo nhiều lần nhưng học sinh N vẫn cương quyết không
tham gia cổ vũ đua xe. Học sinh N đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
A. Thi hành pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật,
C. Sử dụng pháp luật. D. Áp dụng pháp luật.
Câu 7. Phát hiện anh C đã tung tin đồn thất thiệt về chị T trên mạng xã hội nên chị y với chị T.
Sau khi yêu cầu anh c gỡ bỏ thông tin sai lệch về mình ,T rất bực mình. Thương bạn, chị B đã
tung tin cả nhà anh C nhiễm HIV khiến gia đình anh C bị kì thị còn anh C bị trầm cảm. Chị B đã
vi phạm pháp luật nào dưới đây?
A. Dân sự B.Hình sự. C. Hành chính. D. Kỉ luật,
Câu 8. Trên đường chở bạn gái đi chơi bằng xe mô tô, do phóng nhanh vượt ẩu anh K đã va
chạm vào xe của anh B đang đi ngược đường một chiều nên hai bên to tiếng với nhau. Thấy
người đi đường dừng lại dùng điện thoại di động quay video, anh K và bạn gái vội vả bỏ đi.
Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm hành chính?
A. Anh K và anh B. B. Anh K và bạn gái
C. Anh K, bạn gái và người quay video D. Anh B, K và bạn gái
Câu 9. Làm cùng một công ty, lại là hàng xóm của nhau nên trong giờ làm việc, bảo vệ K đã
nhiều lần tự ý mở cổng cho anh X ra ngoài giải quyết việc riêng. Bảo vệ K và anh X đã vi phạm
pháp luật nào dưới đầy?
A. Dân sự B. Hành chính. C. Hình sự. D. Kỉ luật,
Câu 10. Trong giờ làm việc tạỉ xí nghiệp X, công nhân H đã rủ các anh M, S, Đ cùng chơi bài ăn
tiền, Vì cần tiền lẻ, anh H đưa ba triệu đồng nhờ bảo vệ T ra quán nước đổi giúp. So thua nhiều,
anh S có hành vi gian lận nên bị anh Đ lao vào đánh gãy chân. Những ai dưới đây phải chịu trách
nhiệm pháp lí?
A. Anh H, M, S, Đ và bảo vệ T B. Anh S và anh Đ
C. Anh H,M, S và Đ D. Anh H, S và Đ.
Câu 11. Vào ca trực cua mình tại trạm thủy nông, anh A rủ các anh B, C, D đến liên hoan. Ăn
xong, anh A và B say rượu nên nằm ngủ ngay trên sàn nhà, còn anh C và D thu dọn bát đĩa. Thấy
nhiều đèn nhấp nháy, anh C tò mò bấm thừ, không ngờ chạm phải cầu dao vận hành cửa xả lũ.
Lượng nước lớn, tốc độ xả nhanh đã gây ngập làm thiệt hại người và tài sản quanh vùng. Hoảng
sợ, anh c và D bỏ trốn, Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự?
A. anh B, C và Đ B. Anh A, C và Đ
C. Anh A, B, C và D D. Anh C và D
Câu 12. Do nghi ngờ chị N bịa đặt nói xấu mình nên chị V cùng em gái là đưa tin đồn thiệt về
vợ chồng chi N lên mạng xã hội khiến uy tín của họ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chồng chị N
tức giận đã xông vào nhà chị V mắng chửi nên bị chồng chị V đánh gãy chân. Những ai dưới
đây phải chịu trách nhiệm pháp lí?
A.Vợ chồng chị V, vợ chồng chị N và chị D.
B. Vợ chồng chị N và chị D.
C. Vợ chồng chị V và chị D.
D. Vợ chồng chị V, chồng chị N và chị D
Câu 13. Cảnh sát giao thông xử phạt hành chính người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy không đội
mũ bảo hiểm. Quy định này thể hiện đặc trưng nào đưới đây của pháp luật?
A. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
B. Tính quy phạm phổ biến.
C. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.
D. Tính quyền lực, bắt buộc chúng.
Câu 14. Ông M giám đốc công ty X kí hợp đồng láo động dài hạn với anh T. Nhưng sau 1 tháng
anh bị đuổi việc không rõ lí do. Quá bức xúc anh T tìm cách trả thù giám đốc M, phát hiện việc
làm của chồng mình chị L đã can ngăn nhưng anh T vẫn thuê X đánh trọng thương giám đốc.
Trong trường hợp trên những ai đã vi phạm pháp luật?
A. Anh T và X. B. Ông M, anh T và X.
C. Ông M, anh T, X và chị L. D. Ông M và X.
Câu 15. Anh D được giao làm thủ quỹ công ty G 100% vốn Nhà nước. Trong quá trình làm vỉệc
anh D nảy sinh lòng tham và thông đồng với anh T, kế toán trưởng, chiếm đoạt một số tiền của
công ty G để tiêu xài cá nhân. Anh Y, kế toán viên, phát hiện ra việc làm trên của anh D và anh
T nên đã báo cho giám đốc Q. Giám đốc Q do có quan hệ họ hàng với anh D nên đã làm ngơ và
bỏ qua. Những ai dưới đây vi phạm pháp luật? 1

A. Anh Y, D, T B. Anh D, T, Y, Q
C. Anh Y, D, Q D. Anh D, T, Q
Câu 16. Thấy chị H có hoàn cảnh khó khăn, anh T thường xuyên giúp đỡ. Biết chuyện, chị Ư đã
nói xấu chị H và anh T trên trang cá nhân của mình. Anh T đến nhà chị Ư để nói chuyện thì bị
chị Ư tiếp tục xúc phạm nên anh đã nhờ anh K đánh chị Ư bị bầm tím. Sau đó, anh T nhờ bà S
đưa chị Ư đến bệnh viện. Hành vi của những ái dưới đây vi phạm pháp luật?
A. Anh T và chị H. B. Anh T, anh K và chị Ư.
C. Anh T và anh K. D. Anh T, bà S và chị Ư.
Câu 17. Đến hạn trả nợ theo hợp đồng mà chị V vẫn chưa trả tiền vay cho mình nên chị H đã
nhờ anh K đánh chị V bị gãy tay. Biết chuyện, chồng chị V là anh T đã yêu cầu chị H phải chịu
trách nhiệm trong thời gian vợ mình nằm viện nhưng bị chị H từ chối. Hành vi của những ai dưới
đây vi phạm pháp luật?
A. Chi V, chị H và anh K. B. Chị H, anh K và anh T.
C. Chị V và ánh Tú D. Chị H và anh K.
Câu 18. Bị ông T giám đốc sa thải do thường xuyên đi muộn, bà G đã tung tin ông T có quan hệ
bất chính với cô V thư kí trên trang cá nhân. Biết chuyện, ông T đã nhờ ạnh S dọa bà G đề buộc
bà gỡ bỏ bài viết. Do bà G lớn tiếng thách thức nên anh S đã đánh bà G gãy tay. Hành vi của
những ai dưới đây vi phạm pháp luật?
A. Bà G và ông T. B. Ông T và anh S.
C. ông T. D. anh S
Câu 19: .Sau khi đến cơ quan làm việc, L rủ H (Cùng phòng) đi ăn sáng. Vừa ngồi xuống ghế ở
quán của chị N, L đã cằn nhằn với H: Sáng ra đã bực mỉnh, tôi vừa bị lão K (Trưởng phòng) quát
bà ạ. H nói: Dọa kỷ luật về vụ đi ăn sáng thế này chứ gì. Rồi hai người to nhỏ nói xấu ông K. Bất
bình với thái độ của chị L, K nhưng lại sợ mất khách nên chị N không nói gì mà tối về lại chia sẻ
câu chuyện đó lên mạng xã hội và chê bai ý thức, thái độ của chị L,H. Trong trường hợp này ai là
ngườỉ vi phạm pháp luật?
A. Chỉ ông K B. Chị L, H.
C. Chị H, L, N. D.ỒngK,chịN.
Câu 20: Vào tháng 10/2011, hạt trưởng hạt kiểm lâm huyện A là H đã đòi công ty Y phải chi 30
triệu đồng mới được làm thủ tục vận chuyển 350 m3 gỗ quý và phía công ty đã đưa cho H số
tiền này. Hai bên đã gặp gỡ tại quán cà phê ở thị trấn Đồng Nai, giám đốc công ty Y đưa cho H
bì đựng 10 triệu đồng và hẹn vài ngày sau sẽ đưa tiếp 20 triệu. Khi H vừa đút túi số tiền 10 triệu
đồng thì bị Công an bắt quả tang. Hỏi hành vi vi phạm pháp luật ?
A. Không có ai. B. H.
C. Giám đốc công ty Y. D. H và giám đốc công ty Y.

Câu 21: Vì muốn ghi lại khoảnh khắc ra đời của con trai, anh N đã trèo lên cửa sổ phòng mổ để
quay phim bằng điện thoại di động. Các y, bác sĩ đã nhắc nhở. Ạnh N rất bực tức. Khi các y bác
sĩ từ phòng mổ đi ra, N cùng T (em trai) dùng đèn pin xổng vào đánh làm hai bác sĩ bị trọng
thương phải nhập viện cấp cứu (thương tật 11%). Hành vỉ của N và T đã vi phạm pháp luật.
A. Hình sự. B. kỷ luật. C. dân sự. D. hành chính,
Câu 22: X mượn xe mô tô của chị Q chở bạn gái đi tham quan, do bị thua cá độ, X đã mang xe
của chị Q đi cầm đồ để lấy tiền. Trong trường hợp này, X đã vi phạm pháp luật nào?
A. Kỷ luật B. Hành chính. C. Dân sự. D. Hình sự.
Câu 23: Trên cơ sở quy định pháp luật về trật tự an toàn đô thị, đội trật tự của nh phường X -
Thành phố VT đã yêu cầu mọi ngựời không được bán hàng trên vỉa hè để đảm bảo văn minh đô
thị. Trong trường hợp này, pháp luật đã thể hiện vai trò là :
A. Hình thức cưỡng chế người vi phạm,
B. Công cụ quản lý đô thị hiệu quả.
C. Phương tiện để Nhà nước quản lí xã hội.
D. Phương tiện để đảm bảo trật tự đường phố.
Câu 24: Ông A đã đưa hối lộ cho anh B là cán bộ hải quan để hàng hóa cửa mình nhập khẩu
nhanh mà không cần làm thủ tục hải quan mất nhiều thời gian. Phát hiện hành vi đưa hối lộ và
nhận hối lộ của A và B, K đã yêu cầu A phải đưa cho mình một khoản tiền nếu không sẽ đi tố
cáo A và B. A đồng ý với yêu cầu của K để mọi chuyện được yên. Y là bạn của K biết chuyện K
nhận tiền của A đã đi báo với cơ quan chức năng. Trong tình huống này những ai có hành vi vi
phạm pháp luật?
A. A và B B. B, K và Y
C. K và A D. K, A và B
Câu 25. Nghỉ cuối tuần, L rủ H về nhà K chơi. Nhìn nhà K thì bé mà có khu vườn quá rộng, H
hỏi K: Sao nhà bạn không làm nhà to ở cho thoải mái? K trả lời; Đất vườn không được làm nhà
bạn ạ. Nghe vậy L chêm vào: Ừ, Quê nhà tớ cũng vậy, hình như chỉ đất thổ cư mới được làm
nhà, cậu tớ lấy vợ muốn ra ở riêng mà phải làm đơn đề nghị mãi mới được cho phép làm nhà ở
khu vườn của ông bà. H chép miệng: Rắc rối nhỉ. Hỏi: Việc quy định không được làm nhà trên
đất vườn tròng câu chuyện trên, thể hiện đặc trưng nào của pháp luật?
A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính quyền lực bắt buộc chung.
C; Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức,
D. Tính giai cấp và xã hội.
Câu 26. Phát hiện khách sạn Z không đâm bảo an toàn cháy nổ, anh T đọa sẽ lảm đơn tố cáo.
Bực'tức, giám đốc cùng nhân viên khách sạn tìm cách khống chế và nhốt anh T trong tầng hầm
ba ngày khiến anh bị hoảng loạn tinh thần. Giám đốc khách sạn Z phải chịu trách nhiệm pháp lí
nào dưới đây?
A. Hình sự. B. Quản thúc. C. Dân sự. D. Cảnh cáo.

CHỦ ĐỀ 2: VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ


Câu 1. Sau khỉ cùng vợ nộp đơn thuận tình li hôn ra Tòa án, anh B bàn với chị K kế hoạch tổ
chức tiệc cưới. Được tin này, vốn đã nghi ngờ chị K có ý đồ chiếm đoạt tài sản d được bà s, mẹ
đẻ anh B đã nhiều lần xúi giục, nến con trai anh B đã đón đường lăng mạ, si nhục bố và chị K.
Những ai dưới dây đã vi phạm pháp luật?
A, Chị K bố con anh B. B. Bà s và con trai anh B.
C. bà S và bố con anh B. D. Anh B và chị K.
Câu 2. Chị B thuê anh s sao chép công thức chiết xuất tinh dầu đang trong thời gian độc quyền
sáng chế của anh A, Tuy nhiên, anh s đã bán công thức vừa sao chép được cho chị M vì chị M
trà giá cao hơn. Sau đó, chị M nhận mình là tác giả của công thức chiết xuất tinh dầu trên rồi gửi
tham dự cuộc thi sáng tạo. Những aị dưới »hạm pháp luật?
A.Chị B và anh s. B. Anh s và chị M.
C. Anh A, chị M và chị B D. Anh S, chị M và chị B
Câu 3. Anh M chồng chị X ép buộc vợ mình phải nghỉ việc ở nhà để chăm sóc gia đình dù chị
không muốn. Cho rằng chị X dựa dẫm chồng, bà B mẹ chồng chị khó chịu nên thường xuyên bịa
đặt nói xấu con dâu. Thấy con gái phải nhập viện điều trị dài ngày vì quá căng thẳng. Bà C mẹ
ruột chị X đã bôi nhọ danh dự bà B trên mạng xã hội. Những ai dưới đây đã vi phạm pháp luật?
A. Vợ chồng chị X và bà B B.Anh M và bà B.
C. Anh M và bà C D. Anh M, bà B và bà c.
Câu 4. Anh N không chấp hành Lệnh gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự nên Chủ tịch Ủy ban
dân xã đã xử phạt hành chính với anh. Việc làm của Chủ tịch ủy ban xã là biểu hiện của hình
thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Thi hành pháp luật. B. Áp dụng pháp luật.
C. Tuyên truyền pháp luật. D. Thực hiện quy chế.
Câu 5. Ông A đã đưa hối lộ cho anh B là cán bộ hải quan để hàng hóa của mình nhập khẩu
nhanh mà không cần làm thủ tục hài quan mất nhiều thời gỉan. Phát hiện hành vi đưa hối lộ và
nhận hối lộ của A và B, K đã yêu cầu A phải đưa cho mình một khoản tiền nếu không sẽ đi tố
cáo A và B. A đồng ý vởi yêu cầu của K để mọi chuyện được yên. Y là bạn của K biết chuyện K
nhận tiền của A đã đi báo với cơ quan chức năng. Trong tình huống này những ai không phải
chịu trách nhiệm pháp lý ?
A. A và B B. K và Y. C.KvàA. D. k, A và B.
Câu 6. Ông M giám đốc công ty X kí hợp đồng lao động dài hạn với anh T. Nhưng sau 1 tháng
anh bị đuổi việc không rõ lí do. Quá bức xúc anh T tìm cách trả thù giám đốc M, phát hiện việc
làm của chồng mình chị L đã can ngăn nhưng anh T vẫn thuê Q đánh trọng thương giám đốc.
Trong trường hợp trên những ai đã vi phạm pháp luật?
A. Công T, anh T và Q B. Ông M, Anh T, Q và chị L
C. Ông M và Q D. Anh T và Q
Câu 7. Ông B, bà H lấy nhau và có hai người con là anh T, chị Q. Ông B ốm nặng, xác định
không qua khỏi, ông đã thứ nhận với bà H và các con rằng vì muốn có thêm con trai nên ông đã
có chị V, anh X là con ngoài giá thú, từ trước đến giờ mẹ của cả V, X đều không cho con nhận
bố và cũng không muốn có liên quan gì đến ông, nhưng ông muốn được chia tài sản của mình
cho tất cả các con. Bà H nói: Chúng nó có ở nhà này đâu mà đòi hưởng tài sản nh ư hai đứa T,Q.
Trong trường hợp trên ai không vi phạm pháp luật?
A. Anh X, T, chị Q và bà H.
B.Chỉ TvàX.
C. T, Q, V, X.
D. Chỉ T,Q,X.
Câu 8. Sau khi cùng vợ nộp đơn thuận tình li hôn ra Tòa án, anh B bàn với chị K kế hoạch tổ
chức tiệc cưới. Được tin này, vốn đã nghi ngờ chị K có ý đồ chiếm đoạt tài sản của gia đình, lại
được bà s, mẹ đẻ anh B đã nhiều lần xúi giục, nên con trai anh B đã đón đường lăng mạ, sỉ nhục
bố và chị K. Những ai dưới đây không vi phạm vi phạm pháp luật?
A. Chi K và bố con anh B.
B. Bà s và con trai anh B
C. Bà s và bố con anh B.
D. Anh B và chị K.
Câu 9: Do bố mẹ mất sớm, bản thân lại hay phải đi công tác xa nên anh M gửi em trai là anh N
đang học đại học cho ông H và bà K là ông bà nội của mình nuôi dưỡng. Mặc dù được vợ chồng
bà K quản lí chặt chẽ nhưng anh N vẫn thường xuyên trốn học đi chơi đỉện tử. Một lần, do cố
tình chống đối ông bà nội nên N bị ông H tuyên bố cắt đứt quan hệ và đuổi ra khỏi nhà mặc cho
bà K ra sức can ngăn. Những ai dưới đây đã vi phạm pháp luật ?
A. Ông H và anh M. B. Anh M, anh N và bà K.
c. Ông H, anh M và anh N. D.Ông H và anh N.
Câu 10: Biết chồng giấu một khoản thu nhập để làm tài sản riêng, bà L đã tim cách lấy trộm để
cho cháu gáỉ V chung vốn với người yêu (anh K) để mở cửa hàng kinh doanh quần áo. Thấy cửa
hàng đắt khách, bà L xui cháu V.cất riêng ít tiền vào tài khoản của mình. Biết chuyện này, anh K
đã tìm cách để một mình đứng tên cửa hàng đó khiến V bị trắng tay. Trong trường hợp này,
những ai đã vi phạm pháp luật ?
A. Anh K và V.
B. Vợ chồng bà L, anh K và V.
c. Vợ chồng bà L và V
D. Vợ chồng bà L.
Câu 11: Anh A yà chị B cùng nộp hồ sơ đăng kí kinh doanh thuốc tân dược. Vì đã hứa giúp đỡ
chị B nên anh H lãnh đạo cơ quan chức năng yêu cầu chị P nhân viên dưới quyền hủy hồ sơ của
anh A. Thấy chị B được cấp phép dù thiếu bằng chuyên ngành trong khi hồ sơ của mình đủ điều
kiện vẫn bị loại, anh A đã thuê anh T tung tin đồn chị B thường xuyên phân phối hàng không
đảm bảo chất lượng. Những ai dướỉ đây vi phạm pháp luật?
A Anh H và chi B. B. Anh H, chị B và chị p.
C. Anh H, anh A và chị P D. Anh H, chị P, chị B và anh T
Câu 12. D cùng các bạn đá bóng, không may quả bóng bay vào sân nhà anh M làm Tức giận,
anh M đuổi đánh cả nhóm, do chạy chậm nên D bị anh M bắt giữ và giam trong nhà kho của anh
hai ngày. Anh D phải chịu trách nhiệm pháp lý nào dưới đây
B.Dân sự D.Kỷ luật A. Hình sự C. Kỷ luật
Câu 13. Lợi dụng đêm tối và sự mất cảnh giác của bảo vệ, anh X và T đã đột nhập vào kho đựng
cổ vật của bảo tàng để lấy cắp nhiều cổ vật có giá trị. Hành vi của anh X m hình thức thực hiện
pháp luật nào dưới đây?.
A. Thi hành pháp luật. B. Sử dụng pháp luật,
C. Tuân thủ pháp luật D. Áp dụng pháp luật,
Câu 14. Cùng nhau đi học về, phát hiện anh B đang lấy ví của nạn nhân trong vụ tai nạn giao
thông liên hoàn nghiêm trọng, lập tức sinh viên T đưa điện thoại của mình ra quay video. Sau đỏ,
sinh viên T bám theo anh B tống tiền. Biết chuyện, vợ anh B đã gặp và đe dọa khiến sinh viên T
hoảng loạn tinh thần. Hành vi của những người nào dưới đây vi phạm pháp luật ?
A. Vợ chồng anh B B.Anh B, sinh viên T
C. Vợ anh B D. Vợ chồng anh B và sinh viên T
Câu 15. Do mâu thuẫn với nhau, trên đường đi học về K rủ H đánh P nhưng H từ chối. Nhìn
thấy P, K đã đuổi theo và đánh P bị thương tích. Trong lúc tự vệ, không may P vung tay đập phải
mặt K. Lúc đó, H chứng kiến toàn bộ sự việc đe dọa giết P nếu tố với gia đình, nhà trường hoặc
cơ quan công an. Trong trường họp này những ai đã vi phạm pháp luật?
A. Chỉ có K B. Chỉ có P
C. K và H D. K, H và P
Câu 16. Vì nghi ngờ em Q lấy trộm mỹ phẳm ở của hàng của mình nên chị c đã nhờ anh L bắt
nhốt em Q suốt 5 giờ đồng hồ và dán tờ giấy có nội dung: “Tôi là kẻ trộm" lên người em Q để
chụp ảnh làm bằng chứng. Cô T là nhân viên đã mượn điện thoại của anh A để quay clip và đăng
lên Facebook. Những ai dưới đây không vi phạm pháp luật.
A. Anh A, em Q B. Chị c, cô T, anh A.
C. anh L, chị C, cô T D. Cô T, anh A, em Q.
Câu 17. Là hàng xóm của nhau lại làm cùng công ty, bảo vệ K đã nhiều lần mở làm việc cho
anh X ra ngoài giải quyết công việc riêng, anh T là bảo vệ cùng ca trực đã nhiều lần khuyên anh
K không nên làm như vậy nhưng anh K không nghe lời. Trong trường hợp này những ai phải
chịu trách nhiệm kỷ luật ?
A. Anh K, T B. Anh X, T
C. Anh K, X D. Anh K, X và T
Câu 18. N tham gỉa cuộc thi thiết kể thời trang tỉnh H và đạt giải cao. Một hôm, chị họ của N ở
tỉnh B sang chơi, vô tình thấy những thiết kế thời trang của N nên đã lén chụp lại và gửi cho D.
D đã nhờ người yêu là T nộp những thiết kế đó lên công ty thiết kế thời trang X để mong được
vào đỏ làm việc. Những ai dưới đây vi phạm pháp luật ?
A. Chị họ của N và D. B. N, T và công ty X.
C. Công ty X, D,T. D. N và T.
Câu 19: Đê có tiền trả nợ quán game, anh K và anh c lập kế hoạch cướp tiệm vàng. Đến ngày
hẹn, sợ bị bắt nên c giả vờ bị ốm và nhờ anh M báo với K việc mình phải đi khám bệnh. Do sức
ép của chủ nợ, Kvà N đã cùng thực hiện kế hoạch đó. Trong trường họp này những ai dưới đây
đã vi phạm pháp luật ?
A. Anh K,C,M va N. B. AnhKvàN.
C. Anh K, C và N. D. Anh K, N, M.
Câu 20: X mượn xe mô tô của chị Q chở bạn gái đi tham quan, do bị thua cá độ, X đã mang xe
của chị Q đi cầm đồ để lấy tiền. Trong trường họp này, X đã vi phạm pháp luật nào dưới đây?
A. Kỉ luật. B, Hành chính. C. Dân sự. D. Hình sự.
Câu 21: Bà M thuê anh L phun thuốc trừ sâu cho vườn rau cạnh trường mầm non z. Thấy gió
thổi mạnh, lại đúng giờ các cháu đang tham gia hoạt động ngoài trời, chồng bà M ngăn cản
nhưng bà M vẫn yêu cầu anh L tiếp tục công việc khiến nhiều cháụ phải nhập viện vì bị ngộ độc
thuốc trừ sâu. Trong trường hợp này nhũng ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lý ?.
A. Vợ chồng bà M. B. Bà M.
C. Anh L và bà M. D. AnhL.
Câu 22: Trong giờ làm việc tại xí nghiệp X, công nhấn H đã rủ các anh M, s và D cùng chơi bài
ăn tiền. Vỉ cần tiền lẻ, anh H ra phòng bảo vệ nhờ anh ,T là bảo vệ công ty đổi cho 1 triệu tiền lẻ.
Do thua nhiều, anh H có hành vi gian lận nên bị anh D lao vào đánh gãy chân. Những ai dưới
đây phải chịu trách nhiệm pháp lý ?
A. Anh H, S, D và bảo vệ T, B. Anh H, M, s, D và bảo vệ T.
C. Anh S và D. D. Anh H, M, s và D.
Câu 23: K rủ H sang nhà hang xóm lấy trộm xoài, khi tới cổng thì nhìn thấy một tên trộm đang
bẻ khóa lấy đồ nhà hàng xóm, K đã rút điện thoại ra chụp ảnh rồi đăng lên Facebook của mình và
cò những lời bình luận về tên trộm. Trong trường họp này những aỉ đã vi phạm pháp luật ?
A. K và H B. K, H và tên trộm
C. Tên trộm D. K và tên trộm
Câu 24. Bà H lấn chiếm vía hè để bán hàng gây cản trở người đi bộ, khi bị nhắc và xử phạt bà đã
không chấp hành và có hành vi chống đối làm 1 chiến sĩ công an bị thương nặng . Hành vi của bà
H sẽ bị xử phạt vi phạm
A. Dân sự và hành chính. B. kỷ luật và hành chính.
C. Dân sự và hình sự. D. hành chính và hình sự.
Câu 25. Trong ca trực tại đài kiểm soát không lưu MB, gồm có Y là tổ trưởng, Q và G là nhân
viên. Do Q và G ngủ quên nên nhiều chuyến bay đã không thể hạ cánh, việc này uy hiếm nghiêm
trọng cho an toàn hàng không. Trong trường hợp này những ai phải chịu trách nhiệm pháp lý ?
A. Y và Q. B. Y và G. C. Q và G. D. Y, Q và G.
Câu 26. Mặc dù xe khách đã hết chỗ ngồi nhưng anh K là tài xế vẫn cho chị H cùng chồng là
anh Q lên xe. Bị ép phải ngồi ghép ghế để nhường chỗ cho chị H, anh p là hành khách phản, đòi
lại tiền vé và bị anh T phụ xe nhổ bã kẹo cao su vào không cho ngồi cùng ghế nên anh Q đã đấm
vào mặt ạnh N. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lí?
A. anh K, anh p và anh T. B. Anh K, anh T, anh Q và anh N.
C. Anh T, an P và anh Q. D. Anh K, ạnh T và anh Q.
Câu 27. Giám đốc P điều động toàn bộ nhân viên đến công ty X để chuẩn bị tổ chức hội nghị
khách hàng. Cuối buổi một nhân viên phát hiện mất điện thoại, giẳm đốc p yêu bảo vệ khóa cửa
ra vào rồi cùng trưởng phòng s kiểm tra tư trang của mọi người, Chồng nhân viên B đến đón vợ
nhưng bị bảo vệ ngăn cản. Lời qua tiếng lại, hai bên chửi nhau thậm tệ. Những ai dưới đây đã vi
phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân?
A. Giám đốc p, trưởng phỏng s, chồng cô B và bảo vệ.
B. Chồng cô B và bảo vệ.
C. Giám đốc P, trưởng phòng s, chồng cô B.
D. Giám đốc p và trưởng phòng s.
Câu 28. Trong cuộc họp toàn dân xã X bàn về xây dựng nhà văn hóa, anh T và anh M liên tục có
nhiều ý kiến trái chiều. Trong lúc gay gắt, anh M cho rằng T chỉ là nôngdân không nên phát biểu
nhiều. Thấy vậy, chủ tịch xã cắt ngang ý kiến của 2 anh và đưa ra quyết định cuối cùng. Trong
trường hợp trên, những aỉ vi phạm pháp ?
A. Anh M B. Chủ tịch xã.
C. Chủ tịch xã và anh M. D. Anh M và T.
Câu 29. Có tiền sau khi bán cho ông X chiếc xe máy vừa lấy trộm được, anh N rủ anh S là bạn
học cùng trường đại học đi ăn nhậu. Sau đó, anh s về nhà còn anh K và N tham gia đua xe trái
phép. Bị mất lái, anh N đã đâm xe vào ông B đang đi bộ trên vỉa hè. Những ai dưới đây phải
chịu trách nhiệm pháp lí?
A. ông X, anh K và N B. Anh K, anh N và ông B
C. Ông X, anh N và ông B D. Anh K, anh N
Câu 30: Trên đường đến cơ quan bằng xe mô tô, do sử dụng điện thoại khi đang lái xe nên anh
H đã va chạm với xe đạp điện do chị C là sinh viên điều khỉển đi ngược đường một chiều khiến
chị c bị thương nhẹ. Thấy anh H định bỏ đi, anh T là người chứng kiến sự việc đã đánh anh H
chấn thương sọ não phải nhập viện điều trị dài ngày. Những ai dưới đậy vi phạm pháp luật hành
chính?
A. Anh H, chị c và anh T. B. Anh T và chị c.
C. Anh T và anh H. D.Anh H và chị c.
Câu 31: Bà S cùng chồng là ông M tự ý bày hoa tràn ra hè phố đề bán đồng thời giao cho chị T
pha chế phẩm màu nhuộm hoa trong nhà. Thấy chị p bị dị ứng toàn thân khi giủp mình pha chế
phẩm màu, chị T đã đưa chi p đi bệnh viện. Sau đó, cờ quan chức năng đã kiểm tra và kết luận
toàn bộ số phẩm màu mà bà s dùng để nhuộm hoa đều do bà N tự pha chế và cung cấp khi chưa
có giấy phép sản xuất. Những ai dưới đây vi phạm pháp luật hành chỉnh?
A. Bà s, ông M và chị T. B. Bà s, bà N và ỗng M.
C. Bà s, chị T và bà N. D. Bà S, ông M, chị T và bà N.
Câu 32: Trên đường chở vợ và con gái mười tuổi về quê, xe mô tô do anh K điều khiển đã va
quệt và làm rách phông rạp đám cưới do ông M dựng lấn xuống lòng đường. Anh P là em rể ông
M đã đập nát xe mô tô và đánh anh K gãy tay. Những ai dưới đây vi phạm pháp luật hành chính?
A. Anh K và anh P. B. Anh K, ông M và anh p.
C. Vợ chồng anh K, ông M và anh P. D. Anh K và ông M.
Câu 33: Trên đường đến cơ quan, do sử dụng điện thoại khi đang láỉ xe mô tô, anh H đã va
chạm với xe đạp điện của chị M đang dừng chờ đèn đỏ khiến chị M ngã gãy tay. Đang cùng vợ
là bà s bán hàng rong dướỉ lòng đường gần đó, ông K đến giúp đỡ chị M và cố tình đẩy đổ xe
máy của anh H làm gương xe bị vỡ. Những ai dưới đâỹ vừa phải chịu trách nhiệm hành chính
vừa phải chịu trách nhiệm dân sự?
A. Bà S và ông K. B. Anh H, bà S và ông K,
C. Anh H, bà S và chị M. D. Anh H ỵà ông K.
Câu 34: Ông A tự ý sử dụng lòng đường làm bãi trông giữ xe và để mất xe đạp của chị N. Tại
nhà ông A, do tranh cãi về mức tiền bồi thường, anh M chông chị N đã đập vỡ lọ hoa của ông A
nên bị anh Q con trai ông A đuổi đánh. Anh M lái xe mô tô vượt đèn đỏ bỏ chạy và đã bị cảnh
sát giao thông xử phạt. Nhừng ai dưới đây vừa phải chịu trách nhiệm hành chính vừa phải chịu
trách nhiệm dân sự?
A. Anh M Và chị N. B.Ông A, anh M và chị N.
c. Ông A và anhîM. D.Ông A, anh M và anh Q.
Câu 35: Đến hạn trả khoản nợ năm trăm triệu đồng theo nội dung hợp đồng ông K vay tiền của
bà N, mặc dù đủ khả năng thanh tọán nhưng đo muốn chiêm đoạt số tiền đó nên ông K đã bỏ
trốn. Trong lúc vội vã, xe mô tô do ông K điều khiển đã va chạm với chị V khiến chị bị ngã gãy
chân. Biết chuyện, ông M chồng bà N đã phóng hỏa đốt cháy cửa hàng điện tử của giạ đình ông
K và bị anh s con trai ông K đe dọa trả thù. Những ai dưới đây vừa phải chịu trách nhiệm hình sự
vừa phải chịu trách nhiệm dân sự?
A.Ông M và anh S B. Ông K và ông M
C. Ông K, ông M và anh S D. Ông K, bà N và anh S
Câu 36. Ông A nhận một trăm triệu đồng tiền đặt cọc để chuyển nhượng quầy hàng mình cho bà
B. Vì được trả giá cao hơn nên ông A đã chuyển nhượng cho anh H và trả lại toàn bộ tiền đặt cọc
cho bà B. Bức xúc, bà B cùng chồng là ông P đón đường đập nát xe mô tô của ông A và đánh
trọng thương ông A nhập viện điều trị một tháng. Những ai dưới đầy vừa phải chịu trách 'ìra phải
chịu trách nhiệm dân sự?
A. Ông A, bà B và ông p . B. ông A, anh H, bà B và ông p.
C. Ông A và anh H. D. Bà B và ông p.
Câu 37. Đến hạn trả khoản nợ năm trăm triệu đồng theo nội dung hợp đồng ông K vay tiền của
bà N, mặc dù đủ khả năng thanh toán nhưng do muốn chiếm đoạt số tiền đó bỏ trốn. Trong lúc
vội vã, xe mô tô do ông K điều khiển đã va chạm với chị V khiến chị V bị ngã gãy chân. Biết
chuyện, ông M chồng bà N đã phóng hỏa đốt cháy cửa hàng điện tử của gia đình ông K và bị anh
s con trai ông K đe dọa trả thù. Những ai phải chịu trách nhiệm hình sự pháp lý ?
A. Ông M và anh S B. Ông K và ông M.
C. Ông K, ông M và anh S D. Ông K, bà N và anh s.
Câu 38: Trong cuộc họp của công ty, ông B là Tổng giám đốc đã ngắt lời không chi chị N phát
biểu phê bình chủ tịch công đoàn. Khi anh A đang trình bày ý kiến ủng hộ quan điểm của chị N
thì bị ông H là Phó Tổng giám đốc ra lệnh cho anh M là nhân viên bảo vệ ngoài hội trường buộc
anh A phải ra khỏi cuộc họp. Những ai dưới đây vi phạm pháp luật.
A. Ông B, ông H và anh M. B. Ông H và anh M.
C. ÔngB và ông H D. Ông B, ông H và chị N.
Câu 39: Trong một cuộc họp, ông B là Chủ tịch phường đã ngắt lời không cho anh H tiếp tục
phát biểu khi anh lên tiếng phê bình chị C. Do anh H phản đổi nên ông B đã lệnh cho anh K là
nhân viên bảo vệ ngoài hội trường buộc anh H phải rời cuộc họp. Anh G là nhân viên dưới quyền
ông B nhân chuyện này đã viết bài bịa đặt ông bạo hành lên mạng xã hội làm cho uy tín của ông
B bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Những ai dưới đây vi phạm pháp luật?
A.Anh H và anh G B. Ông B và anh G.
C. Ông B, Anh K và anh G. D. Ông B, anh H và anh G.
Câu 40: Nghi ngờ chị D viết bài nói xấu mình trên mạng xã hội nên ông H là Chủ tịch xã đã
ngăn cản chị D phát biểu trong cuộc họp Hội đồng nhân dân. Thấy vậy, anh M lên tiếng bảo vệ
chị D nhưng bị ông K chủ tọa cuộc họp ngắt lời không cho phát biểu. Chứng kiến sự việc, chị P
rủ bà T ngồi bên cạnh bỏ họp cùng ra về. Những ai dưới đây vi phạm pháp luật?
A. Ông H, ông K và chị p. B. Ông H, ông K và chị D.
C. Chị P và bà T D. Ông H và ông K
Câu 41: Trong một cuộc họp, ông B là Chủ tịch phường đã ngắt lời không cho anh H tiếp tục
phát biểu khi anh lên tiếng phê bình chị C. Do anh H phản đối nên ông B đã lệnh cho anh K là
nhân viên bảo vệ ngoài hội trường buộc anh H phải rời cuộc họp. Anh G là nhân viên dưới quyền
ông B nhân chuyện này đã viết bài bịa đặt ông bạo hành nhân viên đăng lên mạng xã hội làm cho
uy tín của ông B bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Những ai dưới đây đa thực hiện đúng pháp luật ?
A. Ông B và anh G. B.Ông B, anh H và anh G.
C. Ông B, anh K và anh G D.Anh H và anh G.
Câu .42; Được đồng nghiệp là anh N cảnh giới, anh T đột nhập vào nhà bà M lấy trộm chiếc
bình đồ cổ rồi bán với giá năm trăm triệu đồng. Ba tháng sau, anh T mời anh K và anh H làm
cùng cơ quan đi ăn nhậu. Trong lúc phấn khích, anh K cho anh H xem đoạn phim mà anh đã
quay tọàn cảnh vụ trộm trên. Sau đó, anh H tố cáo vụ việc với cơ quan công ạn. Những ai dưới
đây vi phạm pháp luật hình sự?
A. Anh N, ạnh T và anh K. B. Anh T và anh H.
C. Anh H và anh K. D.Anh N, anh T và anh H,
Câu 43: Vì mâu thuẫn với chồng là anh M nên chị B bỏ nhà đi biệt tích trong khi đang chờ bổ
nhiệm chức danh trưởng phòng. Nhân cơ hội này, ông H Giám đốc sở X nơi chị B công tác đã
nhận của anh Q là nhân viên dưới quyền một trâm triệu đồng và kí quyết định điều động anh Q
vào vị trí trưởng phòng dự kiến dành cho chị B trước đây. Biết chuyện, anh K nảy sinh ý định rủ
anh M tống tiền ông H. Những ai dưới đây cần bị tố cáo?
A. Anh M, anh K và anh Q. B. Anh M, ông H, anh Q và anh'K.
C. Ông H, anh M và anh K. D. Chị B, ông H và anh Q.
Câu 44: M và H được tuyển dụng vào công ty X với điểm tuyển ngang nhau.
Nhưng chị L là kế toán công ty đã xếp M được hưởng mức lương cao hơn do tốt nghiệp trước H
một năm. H đã gửi đơn khiếu nại nhưng giám đốc cho rằng đó là chửc năng của phòng nhân sự.
Trong trường hợp này, những ai đã vi phạm pháp luật?
A. Chị L và H. B. Giám đốc và chị L.
C. Chị L và M. D. Giám đốc và H.
Câu 45: Anh K. và anh G cùng đến cơ quan chức nãng của tỉnh M để kê khai thành lập doanh
nghiệp nhưng cả hai đều chưa hoàn thành các thủ tục theo quy định nên chưa được cấp phép.
Được cán bộ cơ quan cấp phép H gợi ý, anh G đã “bồi dưỡng” cho H 20 triệu đồng nên được cấp
phép ngay. Một cán bộ khác tên Ư cũng hứa giúp K nếu anh chi ra 20 triệu nhưng anh không
đồng ý. Những chủ thể nào dưới đây đã vi phạm pháp luật?
A. Anh G, H và Ư. B. Anh G và H.
C. Anh K, G, H và ư. D. Anh K và anh G
Câu 52: Chị Q sử dụng hành lang của khu chung cư để bán hàng ăn sáng là không thực hiện
pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp đụng pháp luật.
Câu 53: Anh A lợi dụng đêm tối và sự mất cảnh gĩác của nhà hàng xóm đã đột nhập vào lấy cắp
một số vật dụng có giá trị của nhà hàng xóm. Hành vi của anh A phải chịu trách nhiệm pháp lý
nào dưới đây?
A.Hành chính B.Dân sự
C. Hình sự D.Kỷ luật
Câu 54: X mượn xe mô tô của chị Q chở bạn gái đi tham quan, do bị thua cá độ, X đã mang xe
của chị Q đi cầm đồ để lấy tiền. Trong trường họp trên, X đã vi phạm pháp luật nào dưới đây?
A. Kỉ luật. B. Hành chính.
C. Dân sự. D. Hình sự.
Câu 55: Thanh niên A khi tham gia giao thông đã vượt đèn đỏ và khi bị CSGT yêu cầu dừng xe
lập biên bản vỉ phạm A đã không chấp hành còn lao xe vào cảnh sát nhằm bỏ chạy dẫn tới một
cảnh sát bị thương nặng. Vậy trong trường họp này thanh niên A phải chịu trách nhiệm pháp lý
nào dưới đây?
A.Hành chính và hỉnh sự B.Dân sự và hình sự
C Hình sự và kỳ luật D.Hành chính và dân sự
Câu 56: Hai Công ty A và B cùng sàn xuất mặt hàng sắt, thép. Công ty A trước khi xả thải ra
môi trường đều đã qua hệ thống xử lí đạt tiêu chuẩn cho phép. Ngược lại Công ty B vì lợi nhuận
đã xả trực tiếp chất thải nguy hại ra môi trường. Vậy hai Công ty đã thực hiện hình thức pháp
luật nào dưới đây?
A. Cả hai Công tý A và B đều thi hành pháp luật
B. Công ty A thi hành pháp luật, Công ty B không thi hành pháp luật
C. Công ty A thi hành pháp luật, Công ty B không tu.ận thủ pháp luật.
D. Công ty A không tuân thủ pháp luật, Công ty B thi hành pháp luật.
Câu 57: Phát hiện ông B làm con dấu giả của một cơ quan hành chính Nhà nước theo đơn đặt
hàng của ông H, sau khi cùng bàn bạc, anh K và anh M liên tục nhắn tin yêu cầu ông B phải nộp
cho hai anh mườỉ triệu đồng. Lo sợ nếu không đưa tiền sẽ bị anh K và anh M tố cáo, ông B buộc
phải đồng ý và hẹn gặp hai anh tại quán cafe X để giao tiền. Trên đường đến điểm hẹn, anh K và
anh M bị công an bắt vì trước đỏ vợ anh M đã kịp thởi phát hiện và báo với cơ quan chức năng
về việc này. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lí?
A. Anh K và anh M.
B. Ông H, ông B, arih K và anh M.
C. Ông H và ông B
D. Ông H, ông B, anh K và vợ chồng anh M
Câu 58: Ông A rủ ông B cùng đột nhập vào tiệm vàng X để ăn trộm, phát hiện có người đang
ngủ. Ông B hoảng sợ bỏ đi. Sau khi lấy hết vàng hiện có trong tiệm X, ông A kể lại toàn bộ sự
việc với người bạn thân là ông T và nhờ ông cất giữ hộ sổ vàng đó nhưng đã bị ông T từ chối.
Ba tháng sau, khi sửa nhà, con trai ông A phát hiện có khá nhiều vàng được chôn dưới phòng
ngủ của bố nên đến trình báo cơ quan công an thì sáng tỏ. Những ai dướỉ đây phải chịu trách
nhiệm pháp lí?
A. Ông A và ông T. B. Ông A và ông B.
A. Ông B và bố con ông A. D. Ông A, ông B và ông T.
Câu 59: Ông X cùng con trai 12 tuổi, mắc nguồn điện 220V vào hàng rào dây thép gai để bảo vệ
đàn gà khỏi bị mất trộm. Bà c là hàng xóm biết chuyện này nhưng không nói gì. Tối hôm đó, anh
B ăn trộm gà nhà ông X đã bị điện giật chết. Những ai dưới đây rách nhiệm pháp lý?
A. Ông X, bà C và anhB. B. Ông X và con trai, anh B.
C. Ông X và con trai. D. Ông X, bà c.
Câu 60: Do mâu thuẫn trên Facebook nên A và M hẹn gặp c và H để hòa giải. Biết chuyện này,
anh trai của A đã rủ N chặn đường gây gổ với H và c. Do bị đuổi đánh nên C đã dùng dao đâm N
bị thương nặng. Những" ai dưới đây không phải chịu trách nhiệm
A. Anh trai A,N,M,C,H. B. Anh trai A,C,H,N.
C. Anh trai A, M, N, H, A. D. Anh trai A, c, M, A.
Câu 61: Hai quầy thuổc tân dược cùa chị T và chị D cùng bán một số biệt dược không có trong
danh mục được cấp phép nhưng khi kiểm tra, cán bộ chức năng p chi xử phạt chị D, còn chị T
được bỏ qua vì trước đó chị đã nhờ người quen tên M là em gái úp đỡ. Những ai dưới đây vi
phạm phảp luật?
A. Chị T, M và cán bộ P. B. Chị T, D, M và cán bộ p.
C. Chị T, D và cán bộ P. D. Chị T, D và M.
Câu 62: Anh M và anh K hướng dẫn cho anh N và anh V sử dụng thiết bị đọc trộm thông tin ở
thẻ ATM và làm thẻ giả để lấy trộm tiền của nhiều người. Một hôm, khi anh N và anh V đang rút
tiền thì bị công an bắt quả tang. Anh N chạy thoát còn anh V bị đưa về trụ sở công an. Những ai
dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự?
A. Anh M, anh K, anh V. B. Anh N, anh V.
A. Anh K, anh N D. Anh M, anh K, anh V, anh N.
Câu 63: Ông A cho ông B vay 100 triệu đồng để kinh doanh và giao hẹn sau 2 năm sẽ trẻ. Vì
kinh loanh thua lỗ nên ông B chưa trả hết nợ. Ông A đã thuê anh C và anh D đến đập phá đồ đạc
và lấy xe máy của ông B để trừ nợ. Ông H là hàng xóm sang can ngăn thị bị anh C đánh trọng
thương vùng đầu. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự.
A. Ông A, anh C, anh D B. Ông B, anh D, ông H
C. Ông A, ông B,. anh D D. Ông A, ông B, anh C, anh D
Câu 64: Do nghi ngờ chị A bịa đặt nói xấu mình nên chị B cùng em gái là chị c đưa tin đồn thất
thiệt về vợ chồng chị A lên mạng xã hội khiến uy tín của họ bị ảnh hường nghiêm trọng. Chồng
chị A tức giận đã xông vào nhà chị B gây gổ và bị em trai chị B là G đánh gãy chân. Những ai
dưới đây không phải chịu trách nhiệm pháp lí?
A. Chị B, G, vợ chồng chị A. B. Chị B, chị c, chồng chị A, G.
C. Chị c, chị A, G. D, Chị B, chị c, vợ chồng chị A.
Câu 65: Anh T lái xe máy phóng nhanh vượt ẩu nên đã gây tai nạn làm chị M bị thương, tổn hại
sức khỏe là 15% và xe mây bị hỏng nặng. Anh T phải chịu những loại trách nhiệm pháp lí nào
dưới đây?
A. Ki luật và dân sự. B. Dân sự và hành chính.
C. Hình sự và dân sự. D. Hĩnh sự và hành chính.
Câu 66: Chị B cho chị N mượn 100 triệu đồng để kinh doanh và giao hẹn 2 năm sau phải trả. Nợ
đến hẹn phải trả nhưng chị N chựa trả nợ được do việc kinh doanh đổ bể. Chi B nhiều lần đến
đòi nợ nhưng không lấy được bèn thuê c đến đe dọa giết con gái chị N, thuê D đập phá đò đạc và
lẩy xe máy của chị N để xiết nợ. Ông H là hàng xóm sang can ngăn thì bị c lấy gậy đuổi đánh
nhưng ông H tránh được. Hành vi của người nào dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự?
A. Chị B, chị N, C, D. B. Chị B, D.
C. Chi B,C, D. D. Chị B, chị N.
Câu 67. Chỗ bạn bè thân quen nên Anh H đã cho anh K vay tiền mà không lấy lãi. Đến khi cần
dùng đến anh H đòi thì anh K cứ lần lữa mãi không trả và nhiều lần trốn tránh không gặp anh H.
Anh H đã nhờ B một tay anh chị chuyên đòi nợ đến nhà anh K dọa dẫm và đập phá một số đồ
đạc nhà anh K. Bực mình vĩ bạn làm vậy anh K đã đến nhà anh H, hai bên to tiếng và xông và
đánh nhau, anh K nhặt được nửa viên gạch ném anh H làm anh H bị thương nặng. Những ai dưới
đây phải chịu trách nhỉệm pháp lí?
A. Anh H, K và B. B. Anh H,K.
C. Anh H và B. D. Anh K và B.
Câu 68. K và Q (học sinh lớp 12) cùng nhau đi xe máý điện đến trường. K vừa điều khiển xe
vừa sử dụng thiết bị âm thanh để nghe nhạc, Q ngồi sau không đội mũ bảo hiểm. K đã đâm vào
anh B đi xe máy và em X (13 tuổi).đỉ xe đạp lao từ trong ngõ ra mà không quan sát. Cảnh sát
giao thông yêu cầu cả bốn ngựời dừng xe để xử lí vi phạm. Trong trường họp này, những chủ thể
nào dưới đây bị xử phạt vi phạm hành chính?
A. Anh B, K và Q. B. Anh B, em X và Q.
C. Anh B và K. D. K và Q.
Câu 69. Sau khi đén cơ quan làm việc, L rủ H (Cùng phòng) đi ăn sáng. Vừa ngồi xuống ghế ở
quán của chị N, L đã cằn nhằn với H: Sáng ra đã bực mình, tôi vừa bị lão K (Trưởng phòng) quát
bà ạ. H nói: Dọa kỷ luật về vụ đi ăn sáng thế này chứ gì. Rồi hai người nhỏ to nói xấu ông K. Bất
bình với thái độ của chị L,K nhưng lại sợ mất khách nên chị N không nói gì mà tối về lại chia sẻ
cấu chuyện đó lên FB và chê bai ý thức, thái độ của chị L,H. Hỏi: Ai là người vi phạm pháp luật?
A. Chỉ ông K B. Chị L, H
C. Chị H, L, N D. Ông K, chị N
Câu 70: Trong kì nghỉ tết nguyên đán, Đ đã rủ s,p, Q cùng xòm tham gỉa chơi bài ăn tiền. Biết
được tin này, em trai của Đ là T cũng gọi theo các bạn của mình đến cổ vũ. Bị thua khá nhiều, Q
đã chơi gian lận nhưng bị T biết được nói cho Đ. Tức tối 2 anh em Đ và T lao vào đánh Q làm Q
bị thương nặng, giám định thương tật là 12%. Những ai nhiệm hình sự ?
A. Anh Đ, S, P, Q. B. Anh Đ, Q.
C. Anh em Đ và T D. Anh Q, Đ và T
Câu 71: Năm nay A 18 tuổi, còn B chưa đầy 16 tuổi. Cả 2 đều là thanh niên lêu A và B đang đi
xe máy trên đoạn đường vắng thì thấy chị H vừa đi vừa nghe điện thoại, trên tay đeo một cái lắc
vàng. A nảy ra ý định muốn cướp điện thoại và lắc vàng bèn rủ B cùng tham gia. Cả hai cùng
tăng tốc áp sát chị H để thực hiện hành vi. Phát hiện có điều lạ, chị H đã tăng tốc thật nhanh,
không may đến đoạn dốc cua chị H không làm chủ được tay lái đã đâm xe vào anh X, làm cả 2
bất tĩnh và bị thương rất nặng. A và B thấy vậy liền phóng xe bỏ đi. Những ai dưới đây phải chịu
trách nhiệm
A. A và B B. A, B và chị H
C. Chị H D. Chị H và anh X.
Câu 72: Do nghi ngờ chị A bịa đặt nói xấu mỉnh nên chị B cùng em gái là chị c đưa tin đồn thất
thiệt về vợ chồng chị A lên mạng xã hội khiến uy tín của họ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chồng
chị A tức giận đã xông vào nhà chị B gây gổ và bị em trai chị B là G đánh gãy chân. Những ai
dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lí?
A. Chị B, chị C, chồng chị A, G. B. Chị B, G, vợ chồng chị A.
C. Chị C, chị A, G D. Chị B, chị c, vợ chồng chị A.
Câu 73: Do không làm chủ tốc độ khi điều khiến xe gắn máy nên anh K đã va chạm vào ông L
đang chở cháu bằng xe đạp điện đi ngược đường một chiều khiến haỉ ông cháu bị ngã. Anh X là
người bán vé số gần đấy thấy anh K không xin lỗi ông L mà còn lớn tiếng quát tháo, liền lao vào
đánh anh K trọng thương, Hai chị H, p đi qua liền dừng lại để can ngăn hai người nhưng không
được nên đã gọi điện cho cảnh sát giao thông đến xử lý. Những ai dưới đây phải chịu trách
nhiệm hành chính?
A. Anh X, chị H và chị P. B. Ông L và anh X.
C. Anh K và anh X D. Anh K và ông L.
Câu 74: Cục cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng đã quyết định xử phạt việc chị K kinh doanh
hàng mĩ phẩm không đảm bảo chất lượng. Việc làm của Cục Cạnh trang và bảo vệ người tiêu
dùng thể hiện đặc trưng nào dưởi đây của pháp luật?
A. Tính chặt chẽ về hình thức B. Tính kỷ luật nghiêm minh
C. Tính quyền lực bắt buộc chung D. Tính quy phạm phổ biến
Câu 75: Trên đường về quê thì xe máy SH của chị X bị chết máy. Thấy anh s đi qua chị đã nhờ
anh sửa xe cho mình. Sau một hồi sửa chữa, s ngồi lên yên khởi động xe và phóng đi mất. Chị X
hô mọi người giữ lại nhưng không được, s đã gửi xe ở nhà anh N, kể lại câu chuyện và dặn N
không tiết lộ nguồn gốc của xe. Sau đó, anh s làm giấy tờ xe giả để bán cho bà V được 40 triệu
đồng và chia cho anh N 10 triệu đồng. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự?
A. Anh s, chị X và bà V. B. Anh N và bà V.
C. Anh s và anh N. D. Anh N, anh s và chị X.
Câu 76: K và Q (học sinh lớp 12) cùng nhau đi xe mảy điện đến trường. K vừa điều khiển xe
vừa sử dụng thiết bị âm thanh để nghe nhạc, Q ngồi sau không đội mũ bảo hiểm. K đã đâm vào
anh B đi xe máy và em X (13 tuổi) đi xe đạp lao từ trong ngõ ra mà không quan sát, Cảnh sát
giao thông yêu cầu K và anh B dừng xe để xử lí vi phạm. Trong trường hợp này, những chủ thể
nào dưới đây bị xừ phạt vi phạm hành chính?
A. Anh B và Q. B. Anh B, em X và Q.
C. Anh B và K. D.K và Q.
Câu 77: Sau khi nhận năm trăm triệu đồng tiền đặt hàng của chị A và chị B, với mong muốn
chiếm đoạt số tiền trên, chị N nói với chồng đó là tiền trúng xổ sổ rồi hai vợ chồng về quê múa
đất làm tráng trại. Quá hạn giao hàng đã lâu, tìm gặp chị N nhiều lần không được, chị A và chị B
đã đến nhà dọa nạt, đập phá đồ đạc và hành hung gây thương tích cho con chị N. Trong lục mọi
người tập trung cấp cửu cháu bé, chị A và chị B lấy xe máy Honda SH của chị N để siết nợ.
Những ai dưới đây đã vị phạm pháp luật hình sự?
A. Vợ chồng chị N, chị A và chị B. B. Chị A và chị
c. Chị N, chị A và chị B. D. Chị A, chi B và chồng chị N.
Câu 78. Năm nay A 15 tuổi lên lớp 10. Để động viên con, bố A đã rnủa xe máy cúp 50 cho A.
Nhưng A đã nói với bố: Con cảm ơn bố, sang năm con sẽ đi học bằng xe này ạ. Bạn A đã thực
hiện đúng hình thức thực hiện pháp luật nào?
A. Tuân thủ pháp luật. B. Tuân hành pháp luật.
C. Thi hành pháp'luật. D. Sử dụng pháp luật.
Câu 79. Bà V cho bà X vaỵ 20 triệu đồng với lãi suất theo quy định của ngân hàng Nhà nước
Việt Nam, có giấy biên nhận vay nợ do bà X kí và ghi rõ họ tên. Đã quá hạn 6 tháng, mặc dù bà
V đòi nhiều lần nhưng bà X vẫn không trả tiền cho bà V. Hành vi không trả tiền của bà x, đổi với
bà K là không thực hiện pháp luật theo hình thức nào ?
A. Áp dụng pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật.
C. Sử dụng pháp luật D. Thi hành pháp luật
Câu 80: Chỗ bạn bè thân quen nên Anh H đã cho anh K vay tỉền mà không lấy lãi. Đến khi cần
dùng đến anh H đòi thì anh K cứ lần lữa mãi không trả và nhiều làn trốn tránh không gặp anh H.
Anh H đã nhờ B một tay anh chị chuyên đòi nợ đến nhà anh K dọa dẫm và phá một số đồ đạc
nhà anh K. Bực mình vì bạn làm vậy anh K đã đến bên to tiếng và xông và đánh nhau, anh K
nhặt được nửa viên gạch ném H bị thương nặng. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm dân
sự?
A. Anh H, K và B B. Anh H
C. Anh H và B D. Anh K và B
Câu 81: K và Q (học sinh lớp 12) cùng nhau đi xe máy điện đến trường. K vừa điều khiển xe
vừa sử dụng thiết bị âm thanh để nghe nhạc, Q ngồi sau không đội mũ bảo 1 vào anh B đi xe
máy và em X (13 tuồi) đi xe đạp lao từ trong ngõ ra mà không quan sát. Cảnh sát giao thông yêu
cầu cả bốn người đừng xe để xử lí vi phạm, Trong trường hợp này , những chủ thể nào dưới đây
bị xử phạt vi phạm hành chính vừa nhiệm dân sự?
A. Anh B, K và Q. B. Anh B, em X và Q.
C. Anh B và K D. K và Q.
Câu 82: Vào ca trực của mình tạỉ trạm thủy nông, anh A rủ các anh B, c, D đến liên hoan. Ăn
xong anh A và B say rượu nên nằm ngủ ngay trên sàn nhà, còn anh c và D thu dọn bát đĩa, Thấy
nhiều đèn nhấp nháy, anh c tò mò bấm thử, không ngờ chạm phải cầu dao vận hành cửa xả lũ.
Lượng nước lớn, tốc độ xả nhanh đã. gây ngập làm thiệt hại về người và tài sản quanh vùng.
Hoảng sợ, anh c và D bỏ trốn. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự?
A. Anh B, C và D. B. AnhA, c và D.
C. Anh A, B, C, D. D. Anh C và D.
Câu 83: Trong kì nghỉ tết nguyên đán, Đ đã rủ s,p, Q cùng xóm tham gia chơi bài ăn tiền,. Biết
được tỉn này, em trai cùa Đ là T cũng gọi theo các bạn của mình đến cổ vũ. Bị thua khá nhiều, Q
đã chơi gian lận nhưng bị T biết được nói cho Đ. Tức tối 2 anh em đánh Q làm Q bị thương
nặng, giám định thương tật là 12%. Những ai nhiệm pháp lý ?
A. Anh Đ, S, p, Q B. Anh Đ, Q.
C. Anh em Đ và T D. Anh Q, Đ và T.
Câu 84: Năm nay A 18 tuổi, còn B chưa đầy 16 tuổi. Cả 2 đều là thanh niên lêu lổng. Một lần A
và B đang đi xe máy trên đoạn đường vắng thì thấy chị H vừa đi vừa , trên tay đeo một cái lắc
vàng, A nảy ra ý định muốn cướp điện thoại và lắc vàng, bèn rủ B cùng tham gia. Cả hai cùng
tăng tốc áp sát chị H để thực hiện hành vi. Phát hiện có điều lạ, chị H đã tăng tốc thật nhanh,
không may đến đoạn dốc của chị H không làm chủ được tay lái đã đâm xe vào anh X, làm cả 2
bất tình và bị thương rất nặng. A và B thấy vậy liền phóng xe bỏ đỉ. Những ai dưới đây không
phải chịu trách nhiệm pháp lý?
A. A và B B. A, B và chị H
C. Chị H D. Anh X
Câu 85: Anh T lái xe máy phóng nhanh vượt ẩu nên đã gây tai nạn làm chị M bị thương, tồn hại
sức khỏe là 15% và xe máy bị hỏng nặng. Anh T phải chịu những loại trách nhiệm pháp lí nào
dưới đây?
A. Hình sự và dân sự. B. Hình sự và hành chính.
C. Dân sự và hành chính. D. Kỉ luật và dân sự.
Câu 86: Phát hiện ông B làm con dấu giả của một cơ quan hành chính Nhà nước theo đơn đặt
hàng của Ông H, sau khi cùng bàn bạc, anh K và anh M liên tục nhắn tin yếu cầu ông B phải nộp
cho hai anh mười triệu đồng. Lo sợ nếu không đưa tiền sẽ bị anh K và anh M tố cáo, ông B buộc
phải đồng ý và hẹn gặp hai anh tại quán cafe X để giao tiền. Trên đường đến điểm hẹn, anh K và
anh M bị công an bắt vì trước đó vợ anh M đã kịp thời phát hiện và báo với cơ quan chức năng
về việc này. Những aỉ dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lí?
A. Anh K và anh M. B. Ông H, ông B, anh K và anh M.
C. Ông H và ông B D. Ông H, ông B, anh K và vợ chồng anh M.
Câu 87. Nhà máy A không xây dựng hệ thống xử lí chất thải khiến môi trường bị ô nhiễm nên bà
con quanh vùng đã làm đơn phản ánh. Nhà máy A phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây?
A. Hỉnh sự. B. Hòa giải.
C. Hành chính. D. Đối chất.
Câu 88. Sau khi mua xe ô tô, anh A đến cơ quan chức năng làm thủ tục đẵng kí xe là thực hiện
pháp luật theo hỉnh thức nào dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật...
C. Thi hành pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. V,
Câu 89. Làm cùng một công ty, lại là hàng xóm của nhau nên trong giờ làm việc, bảo vệ K đã
nhiều lần tự ý mờ cổng cho anh X ra ngoài giải quyết vỉệc riêng. Bảo vệ K và anh X đã vi phạm
pháp luật nào dưới đây?
A. Dân sự. B.Hành chính.
C. Hình sự. D. Kỉ luật.
Câu 90. Trong giờ làm việc tại xí nghiệp X, công nhân H đã rủ các anh M, s, Đ cùng chơi bài ăn
tiền. Vì cần tiền lẻ, anh H đưa ba triệu đồng nhờ bạọ vệ T ra quán nựớc đổi giúp. Dọ thuạ nhiều,
ahh s có hành vi gian lận nên bị anh Đ lao vào đánh gãy chân. Những ai dưới đây phảị chịu trách
nhiệm pháp lí?
A. Anh H, M, s, Đ và bảo vệ T. B. Anh S yà Đ.
C. Anh H, M, S và Đ D. Anh H, S và Đ
Câu 91: Phát hiện bạn trai là anh K có con với người phụ nữ khác, chị L nhờ H lấy máu có
nhiễm HIV rồi thuê Q tiêm vào cháu bé. Một ngày sau, mẹ cháu bé vô tình nghe H kê chuyện
này với bạn vội đưa con đến bệnh viện. Trong trường hợp này, những ai nhiệm hình sự?
A. Anh K, chị L và Q. B. Anh K, mẹ cháu bé, L và Q.
C. Chị L, H và Q. D. Chị L, anh K, Q và H.
Câu 92: Thanh niên A khi tham gia giao thông đã vượt đèn đỏ và khi bị CSGT yêu cầu dừng xe
lập biên bản vi phạm A đã không chấp hành còn lao xe vào cảnh sát nhằm bỏ chạy dẫn tới một
cảnh sát bị thương nặng. Vậy trong trường hợp này thanh niên A nhiệm pháp lý nào dưới đây?
A. Hành chính và hình sự B.Dân sự và hình sự
C. Hình sự và kỷ luật D.Hành chính và dân sự
Câu 93: Việc ủy ban nhân dân xã M ra quyết định xử phạt ông V, vì lỷ do xây nhà hiện hình
thức thực hiện pháp luật nào?
A. Áp dụng pháp luật. B. Sử dụng pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật. D. Thi hành pháp luật,
Câu 94: K và Q (học sinh lớp 12) cùng nhau đi xe máy điện đến trường. K vừa điều xe vừa sử
dụng thiết bị âm thanh để nghe nhạc,.Q ngồi sau không đội mũ bảo 1 vào anh B đi xe máy và em
X (13 tuổi) đi xe đạp. lao từ trong ngõ ra mà không quan sát. Cảnh sát giao thông yêu cầu K và
anh B dừng xe để xử lí vi phạm. Trong trường hợp này, những chủ thể nào dưới đây bị xử phạt vi
phạm hành chính?
A. Anh B và Q. B. Anh B, em X và Q.
C. Anh B và K. D. KvàQ.
Câu 95: Ông A rủ ông B cùng đột nhập vào tiệm vàng X để ăn trộm, phát hiện có người đang
ngủ, ông B hoảng sợ bỏ đi. Sau khi lấy hết vàng hiện cổ trong tiệm X, ông A kể lại toàn bộ sự
việc với người bạn thân là ông T và nhờ ông cất giữ hộ số vàng đó nhưng đã bị ông T từ chối. Ba
tháng sau, khi sửa nhà, con trai ông A phát hiện có khá nhiều vàng dưới phòng ngủ của bố nên
đến trình báo cơ quan công an thì mọi việc được sáng tỏ. Những ai ai dưới đây phải chịu trách
nhiệm pháp lí?
A. Ông A và ông T B. Ông A và ông B
C. Ông B và bố con ông A D. Ông A, ông B và ông T
Câu 96: Anh H lái xe đi ngược đường một chiều làm ùn tắc giao thông. Trong trường hợp trên,
anh H đã Vi phạm pháp luật nào dưới đây?
A. Quy tắc B. Hành chính.
C. Kỉ luật. D. Dân sự.
Câu 97: Chị Q sử dụng hành lang của khu chung cư để bán hàng ăn sáng là không luật theo hình
thức nào dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật B. Thi hành pháp luật
C Tuân thủ pháp luật D. Áp dụng pháp luật
Câu 98. Tại điểm bầu cử X, vô tình thấy chị c lựa chọn ứng cử viên là người có mâu thuẫn với
mình, chị B đã nhờ anh D người yêu của chị c thuyết phục chị gạch tên người đó. Phát hiện chị c
đưa phiếu bầu của mình cho anh D sửa lại, chị N báo cáo với ông K tổ trưởng tồ bầu cử. Vì đang
viết hộ phiếu bầu cho cụ p là người không biết chữ theo ý của cụ, lại muốn nhanh chòng kết thúc
công tác bầu cử nên ông K đã bỏ qua chuyện này. Những ai dưới đây không vi phạm nguyên tắc
bỏ phiếu kín trong bầu cử?
A. Chị N, cụ p và chị c. B. Chị N và cụ p.
C. Chị N, ông K, cụ p và chị c. D. Chị N, ông K và cụ p.
CHỦ ĐỀ 3: QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN TRONG LĨNH VỰC HÔN NHÂN
VÀ GI A ĐÌNH
Câu 1: Sau khi cùng vợ nộp đơn thuận tỉnh lỉ hôn ra Tòa án, anh B bàn với chị K kế tiệc cưới.
Được tin này, vổn đã nghi ngờ chị K có ý đồ chiếm đoạt tài sản của gia đình, lại được bà nội tên
s đã nhiều lần xúi giục nên con trai anh B đã đón đường lăng mạ, sỉ nhục bố và chị K. Những ai
dưới đây đã vi phạm quyền bình đẳng và gia đình?
A. Chị K và bố con anh B. B. Bà s và con trai anh B.
A. Bà S và bố con anh B. D. Anh B và chị K.
Câu 2: Trong thời gian chờ quyết định li hôn của Tòa án, chị A nhận được tin đồn anh B chồng
chị đang tổ chức tiệc cưới với chị H tại nhà hàng X. vốn đã nghi ngờ từ trước, chị A cùng con rể
đến nhà hàng, bắt gặp anh B đang liên hoan vui vẻ với các đồng nghiệp, hai mẹ con lao vào sỉ
nhục anh thậm tệ. Những ai dưới đây vi phạm quyền hôn nhân và gia đỉnh?
A. Chị A, anh B và chị H. B. Chị A và con rể.
C. Chị A, anh B, con rể và chị H. D. Chị A, anh B và con rể.
Câu 3: Cô giáo H đã cho Hội khuyến học phường X mượn ngôi nhà cô được thừa kế riêng làm
điểm mở lớp học tình thương mặc dù chồng cô muốn dành ngôi nhà đó để gia đinh hỉ ngơi vào
cuối tuần. Cô giáo H không vi phạm quyền bình đẳng hôn nhân và gia đình trong quan hệ nào
dưới đây?
A. Đối lập B. Nhân thân
C. Tham vấn D. Tài sản
Câu 4: Bác sĩ H được thừa kế riêng một mành đất kế bên ngôi nhà gia đình chị đang kết hôn, bác
sĩ H tặng lại vợ chồng người em mảnh đất đó dù chồng chị h. không tán thành Bác sĩ H không vi
phạm quyền bình đẳng hôn nhân và gia đình trong quan hệ nào dưới đây?
A. Kinh doanh B Giám hộ. C. Tài sản. D. Nhân thân,
Câu 5: Anh N ép buộc vợ phải nghi việc ở nhà để chăm sóc gia đình nên vợ chồng yên xảy ra
mâu thuẫn. Anh N đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và an hệ nào dưới đây?
A. Đa chiều. B. Huyết thống.
C. Nhân thân. D. Truyền thông
Câu 6: Biết chồng giấu một khoản thu nhập cùa gia đình mình để làm tài sán riêng, Bà L đã tìm
cách lấy trộm để cho cháu gái V chung vốn với người yêu (anh K) để mở doanh quần áo. Thấy
cửa hàng đắt khách, bà L xui cháu V cất riêng ít tiền vào tài khoản của mình. Biết chuyện này,
anh K đã tìm cách để một mình đứng tên hiến V bị trắng tay. Trong trường họp này, những ai đã
vi phạm quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?.
A. Vợ chồng bà L và V B. Vợ chồng bà L
C. Vợ chồng bà L, anh K và V D. Anh K và V
Câu 7: Ông giám đốc D mê giọng hát của cô T nên đã chuyển cô từ phòng hành chính lên ỉàm
thư ký riêng. Do ghen tuông nên vợ ông D đã nói với K ( là con rể) tìm cách làm quen T để tìm
hiểu, không ngờ sau đó K và T nảy sinh tình cảm và quan hệ với nhau như vợ chồng khiến chồng
cô T đòi ly hôn. Trong trường hợp này những ai dưới đây vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia
đình?.
A. Ông giám đốc và cô T. B. Anh K và cô T.
C. Vợ giám đốc. D. Anh K, cô T và vợ giám đổc.
Câu 8. Sạu khi lấy chị o, anh V bắt chị o phải nghỉ việc để ở nhà chăm sóc gia đình. Vì cho rằng
chị o ở nhà ăn bầm chồng nên bà D, mẹ chồng chị nói với anh V rằng mọi việc chi tiêu, mua bán
trong gia đình anh V đều toàn quyền quyết định mà không cần hỏi ý kiến của chị o. Ai đã vi
phạm quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?
A. Chị o và anh V B. Chị o, anh V và bà D
C. Anh V và bà D D. Bà D và chị o
Câu 9. Chị G bị chồng là anh D bắt theo tôn giáo của gia đình nhưng G không chấp thuận. Bố
mẹ D là ông bà s ép G phải bỏ việc để ở nhà chăm lo gia đình. Mặt khác D còn tự ý bán xe máy
riêng của G vốn đã có từ trước khi hai người kết hôn khiến G càng bế tắc. Thấy con gái mình bị
nhà chồng đối xử không tốt nên bà H đã chửi bới bố mẹ D đồng thời nhờ Y đăng bài nói xẩu, bịa
đặt để hạ uy tín của ông bà s trên mạng. Ai dưới đây đã vi phạm nội dung bình đẳng trong quan
hệ nhân thân giữa vợ và chồng?
A. Anh D, chị G và Y. B. Chỉ có anh D.
C. Ông bà s và bà H. D. Bà H, anh DvàY
Câu 10: Anh M chồng chị X ép buộẹ vợ mình phải nghỉ việc ỡ nhà để chăm sóc gia đình dù chị
không muốn. Cho rằng chị X dựa dẫm chồng, bà B mẹ chồng chị khó chịu nên thường xuyên bịa
đặt nóỉ xấu cọn dâu. Thấy con gái phải nhập viện điều trị dài ngày vì quá căng thẳng, bà c mẹ
ruột chị X đã bôi nhọ’ dajih dự bà B trên mạng xã hội. Những ai dưới đây vi phạm nội dung
quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?
A. Vợ chồng chị X và bà B. B. Anh M, bà B và bà c.
C. Anh M và bà B. D. Anh M và bà c.
Câu 11. Ông B, bà H lấy nhau và có haỉ người con là anh T, chị Q. ông B ốm nặng, xác định
không qua khỏi, ông đã thú nhận với bà H và các con rằng vì muốn có thêm con trai nên ông đã
có chị V, anh X là con ngoài giá thú, từ trước đến giờ mẹ của cả v,x đều không cho con nhận bố
và cũng không muốn có liên quan gì đến ông, nhưng ông muốn được chia tàỉ sản của
mình cho tất cả các con. Bà H nói: Chúng nó có ở nhà này đâu mà đòi hưởng tai sân như hai đửa
T,Q. Trong trường hợp trên người con nào được thừa kế tài sản như nhau:
A. Chỉ T và Q B. Chỉ T cà X
C. T, Q, V, X D. Chỉ T, Q, X
Câu 12: Chị H muốn đi học cao học nhưng anh T không cho đi vì cho rằng phụ nữ không nên
học cao hơn chồng mà nên giành nhiều thời gian đề chăm chồng chăm con và lo cho gia đình.
Hành vi của anh T đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng về:
A. Tôn trọng, giữ gìn danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau.
B. Việc tham gia các hoạt động chính trị, xã hộỉ.
C. Giúp ,tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt.
D. Quyền được lao động, cống hiến trong cuộc sống.
Câu 13: Ông T (50 tuổi) và bà G (47 tuổi) có với nhau 2 người con trai (N 25 tuổi, ly hôn được
4. tháng, thì s bị tai nạn chấn thựơng sọ não, sống thực vật. Nhưng ông không có trách nhiệm, bà
G phải một mình chăm sóc, Bà G đề nghị ông có cấp cho s. Theo quy định của Luật Hôn nhân và
gia đình không có trách nhiệm chu cấp cho S. Theo quy định của luật hôn nhân gia đình:
A. Ông T không có trách nhiệm chu cấp cho S vì S đã thành niên
B. Ông T phải có trách nhiệm chu cấp cho S cùng với bà G vì S không còn khả năng lao động.
C. S ở với bà G nên bà phải có trách nhiệm chăm sóc
D. N đã lớn nên phải có trách nhiệm chăm sóc em mình.
Câu 14: Anh G muốn bán 1 chiếc xe ô tồ là tài sản riêng của anh G trước khi kết hôn, nhưng vợ
không đồng ý. Vậy, theo quy định của pháp luật anh G có quyền bán chiếc xe đó khôn?
A. Được, vì chiếc xe thuộc sở hữu của anh G.
B. Không, vì khi kết hôn chiếc xe là tài sản chung.
C. Không, vì đây là tài sản đang tranh chấp
D. Được, nhưng phải được vợ chấp thuận.
Câu 15: Anh Q đi làm xa nhà nên đã yêu cầu vợ mình phải nghỉ việc để chăm sóc gia đình.
Trong trường hợp trên, anh Q đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng nào dưới đây?
A. Công việc B. Thân nhân.
C. Tài sản. D. Nhân thân,
Câu 16: Biết chị H thường xuyên bị chồng là anh K đánh đập nên bà M mẹ chị H đã thuê anh P
đánh anh K gãy tay. Bức xủc, ông T là bố anh K đến nhà bà M lớn tiếng lăng nhục mẹ con bà
trước mặt nhiều người khiến uy tín của chị H bị giảm sút. Những ai dưới đây vi phạm nội dung
quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?
A. Anh K, bà M và anh P. B. Chị H, bà M và ông T.
C. Anh K, bà M và ông T. D. Anh K, chị H và bà M.
Câu 17: Do bố mẹ mất sởm, bản thân lạỉ hay phải đi công tác xa nên anh M gửi em trai là anh N
đang học đại học cho ông H và bà K là ông bà nội của mình nuôi dưỡng. Mặc dù vợ chồng bà K
quản lí chặt chẽ nhưng anh N vẫn thường xuyên trốn học . Một lần, do cố tình chống đối ông bà
nội nên N bị ông H tuyên bố cắt đuổi ra khỏi nhà mặc cho bà K ra sức can ngăn. Những ai dưới
đây đã vi phạm nội dung quyền bình đẵng trong hôn nhân và gia đình?
A. Anh M, Anh N và bà K B. Ông H, anh M và anh N
C. Ông H và anh M D. Ông H và anh N
Câu 18: Vì con trai là anh c kết hôn đã nhiều năm mà chưa có con nên bà G mẹ anh đã thuyết
phục con mình bí mật nhờ chi D vừa li hôn mang thai hộ. Phát hiện việc anh c sống chung như
vợ chồng với chị D là do bà G sắp đặt, chị H vợ anh đã tự ý rút toàn bộ sổ tiền tiết kiệm của gia
đình rồi bỏ đi khỏinhà. Thương con, bà T mẹ chị H sang nhà thông gia mắng chửi bà G. Những
ai dưới đây vỉ phạm nội dung quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?
A. Bà G, anh c, bà T và chị H. B. Bà G, chị D và anh c.
c. Bà G, anh c, chị H và chị D. D. Bà G, anh c và chị H.
Câu 19; Bửc xúc về việc anh H tự ý rút toàn bộ tiền tiết kiệm cùa hai vợ chồng để cá độ bóng
đá, chị M vợ anh bò đi khỏi nhà. Thương cháu nội mới hai tuổi thường xuyên khóc đêm vì nhở
mẹ, bà s mẹ anh H gọi điện xúc phạm thông gia đồng thời ép con trai bỏ vợ. Khi chi M nhận
quyết định li hôn, ôngG bố chị đến nhà bà s gây rối nên bị chị Y con gái bà đuổi về. Những ai
dưới đây đã vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình? .,
A. Anh H, chị M và ông G. B. Chi M, bà s, ông G và chị Y.
C. Anh H, chị M và bà s. D. Anh H, chị M, bà s và ông G.
CHỦ ĐỀ 4: QUYỀN BỈNH ĐẲNG GỦA CÔNG DAN TRONG LĨNH VỰC
LAO ĐỘNG

Câu 1: Nghi ngờ chị M tung tin nói xấu mình nên giám đốc X đã ra quyết định điều chuyển chị
từ phòng kế toán sang làm nhân viên tạp vụ. Giám đốc X đã vỉ phạm nội dung nào dưới đây của
quyền bình đẳng trong lao động?
A. Giao kết hợp đồng lao động. B. Thay đổi cơ cấu tuyển dụng,
C. Xác lập quy trình quản lí. D. Áp dụng chế độ ưu tiên.
Câu 2: Chị A được giám đốc công ty khai thác than z nhận vào làm nhân viên hành chính. Sau
đó giám đốc điều động chị vào làm trong hàm lò và kí thêm phụ lục hợp đồng thỏa thuận trả
lương ở mức cao nên chị đã đồng ý. Nhưng sáu tháng sau chị không nhận được tiền lương tăng
thêm. Giám đốc đã vi phạm nội dung nào dưới đây của quyền bình đẳng trong lao động?
A. Tạo cơ hội tham gia quản lí. B. Áp dụng chế độ ưu tiên,
C. Giao kết lợp đồng lao động. D. Thay đổi cơ cấu tuyển dụng.
Câu 3: Anh A và anh B là nhân viên phòng chăm sóc khách hàng của công ty z. Vì anh A có
trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm và làm việc hiệu quả hơn anh B nên được giám đốc
xét tăng lương sớm. Giám đốc công ty z đã thực hiện đủng nội dung nào dưới đây của quyền
bình đẳng trong lao động?
A. Nâng cao trình độ. B. Thực hiện quyền lạo động,
C. Thay đổi nhân sự. D. Tuyển dụng chuyên gia.
Câu 4: Thấy chị M thường xuyên đi làm muộn nhưng cuối năm vẫn nhận chế độ khen thưởng
thành xuất sắc nhiệm vụ. Chị B nghi ngờ chị M có quan hệ tình cảm với giám đốc K nên đã báo
cho vợ giám đốc biết. Do ghen tuông, vợ giám đốc yêu cầu trưởng phòng p theo dối chị M và
bắt chồng đuổi việc chị. Nể vợ, giám đốc K ngay lập tức sa thải chị M. Những ai dưới đây đã vi
phạm nội dung quyền bình đẳng trong lao động?
A. Vợ chồng giám đốc K, trưởng phòng p và chị M.
B. Giám đốc K và chị M.
C. Vợ chồng giám đốc K và trưởng phòng p.
D. Giám đốc K, trưởng phòng p và chị M.
Câu 5: Anh M và chi K cùng được tuyển dụng vào làm ở phòng kinh doanh của công ty X với
mức lương như nhau. Sau đó do có cảm tình riêng với anh M nên giám đốc ép chị K làm thêm
một phần công việc của anh M. Giám đốc đã vi phạm nội dung nào dưới đây của quyền bình
đẳng trong lao động?
A. Nâng cao trình đô lao động . B. Cơ hội tiếp cận việc làm.
C. Giữa lao động nam và lao động nữ D. Xác lập quy trình quản lý
Câu 6: Sau khi được ra tù, anh B chăm chỉ làm ăn và đến công ty K xỉn việc. Sau khi xem xét hồ
sơ giám đốc công ty K từ chối với lí do anh B đã từng bị đi tù. Việc làm của giám đốc công ty K
đã vi phạm vào nội dung cơ bản nào của bình đẳng trong lảo động?
A. Bình đẳng về quyền xin việc làm.
B. Bình đẳng trong tuyển dụng lao động.
C. Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.
D. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.
Câu 7: Chị T nộp hồ sơ xin làm việc trong công ty may mặc. Đến ngày hẹn, giám đốc đưa cho
chị một bản hợp đồng và đề nghị chị kí. Chị T đọc thấy hợp đồng không có điều khoản quy định
về lương nên chị đề nghị bồ sung. Giám đốc cho rằng chị là người lao động thì không có quyền
thỏa thuận về tiền lương nên không cần ghi trong hợp đồng. Theo em, giám đốc đã vỉ phạm
nguyên tắc nào trong giao kết hợp đồng lao động?
A. Trực tiếp. B. Bình đẳng. C. Tự do. D. Tự nguyện.
Câu 8: M và H được tuyển dụng vào công tỷ X với điểm tuyển ngang nhau. Nhưng chị L là kế
toán công ty đã xếp M được hưởng mức lương cao hơn do tốt nghiệp trước H một năm. H đã gửi
đơn khiếu nại nhưng giám đốc cho rằng đó là chức năng của phòng nhân sự. Trong trường hợp
này, những ai đã vỉ phạm quyền bình đẳng trong lao động?
A. Chị L và H. B. Chị L và M.
C. Giám đốc và chị L. D. Giám đóc và H.
Câu 9: Anh K và chị M cùng làm một công việc với hiệu quả như nhau, nhưng cuối năm giám
đốc công ty X thưởng cho chị M ít hơn anh K. Giám đốc công ty X đã vi phạm quyền bình đẳng
trong lĩnh vực nào dưới đây của công dân?
A. Kinh doanh. B. Lao động.
C. Bảo hộ íáo động. D. An sinh xã hội.
Câu 10: Sau nhỉều lần bày tỏ tình cảm nhưng không được chị N đáp lại, Giám đốc doanh nghiệp
X đã điều chuyển chị xuống làm ở bộ phận pha chế hóa chất mà không có phụ cấp độc hại. Giám
đốc X đã vi phạm quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây?
A. Lao động. B. Đãi ngộ.
C.Tài chính. D. Việc làm.
Câu 11: Nội dung nào dưói đây vi phạm quyền bình đẳng gỉữa nam và nữ trong lao động?
A. Được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc.
B. Ưu tiên lao động nữ trong những vỉệc liêrí qúan đến chức năng làm mệ.
C. Làm mợi công việc không phân bỉệt điều kiện làm việc.
D. Có cơ hội tiếp cận việc làm như nhau.1
Câu 12. Cho rằng chị H có ý chống đối lại mình nên giám đốc công ty s đã quyết định chuyển
chị H sang làm công việc nặng nhọc thuộc danh mục công việc mà pháp luật quy định “không
được sử dụng lao động nữ” trong khi công ty vẫn có lao động nam để làm công việc này. Quyết
định của giám đốc Công ty s đã xâm phạm tới quyền
A. Lựa chọn việc làm cùa lao động nữ.
B. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.
C. Bình đẵng trong hợp đồng lao động.
D. Được hưởng các chế độ xã hội của người lao động.
Câu 13: Để có tiền tiêu sài, bố L bắt L( 13 tuổi) phải nghỉ học để vào làm việc tại quá karaoke.
Vì khá là cao ráo và xinh đẹp nên L thường xuyên được ông chủ cho đi tiếp khách bà được trả rất
nhiều tiền. Một lần L đã bị H ép L sử dụng ma túy. Biết được điều này, bố L đã thuê D đến đập
phá nhà H và tung tin quán X chứa chấp gái mại dâm. Hành vi của ai vi phạm quyền bình đẳng
trong lao động ?
A. Chủ quán X, bố L B. L và bố L
C. Bạn L D. Chủ quán X và H
Câu 14: Hai vợ chồng anh M và chị H cùng làm việc trong công ty z. Vì con hay đau ốm, anh M
đã yêu cầu chị H nghỉ việc chăm con và lo cho gia đình. Chị M cho rằng con là trách nhiệm cả 2
vợ chồng nên bảo chồng cùng thay nhau xin nghỉ để chăm sóc con và chị không muốn nghỉ việc.
Nghe con dâu nói vậy, mẹ anh M đã nhờ bà A, mẹ của Giám đốc công ty z để bảo con trai buộc
phải sa thải chị H. Những phạm quyền bình đẳng trong lao động?
A. Anh B, bà A B. Mẹ con anh M
C. Giám đốc công ty z D. Anh M và giám đốc công ty z
Câu 15: Anh A và anh B là nhân viên phòng chăm sóc khách hàng của công ty z. Vì anh A có
trỉnh độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm và làm việc hiệu quả hon anh B nên được giám đốc
xét tăng lương sớm. Giám đốc công ty z đã thực hiện đúng nội đây của quyền bình đẳng trong
lao động?
A. Nâng cao trình độ. B. Thực hiện quyền lao động.
C. Thay đổi nhân sự. D. Tuyển dụng chuyện gia.
Câu 16: Để tăng lợi nhuận, Công ty B đã thường xuyên và bí mật xả chất thải chưa qua xử lý ra
môi trường đồng thời thuê một số lao động mới 14 tuổi. Công ty B đã vi phạm bình đẳng trong
lĩnh vực nào dưới đây?
A. Kinh doanh và lao động ;
B. Kinh doanh và bảó vệ môi trường
C. Kinh doanh và việc làm
D. Kinh doanh và điều kiện làm việc
Câu 17: Công ti G quyết định sa thài và yêu cầu anh T phải nộp bồi thường vì anh T tự ý nghĩ
việc không có lí do khi chưa hết hạn hợp đồng. Quyết định của công ti G không vi phạm quyền
bình đẳng trong lĩnh vực nậọ dưới đây?
A. Bình đẵng trong giao kết hợp đồng lao động.
B. Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.
C. Bình đẳng trong việc tổ chức lao động.
D. Bình đẳng trong tìm kiếm việc làm.
CHỦ ĐỀ 5: QUYÊN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN TRONG
KINH DOANH

Câu 1: Hai cơ sở chế biến thực phẩm của ông T và ông Q cùng xả chất thải chưa qua xử lí gây ô
nhiễm môi trường! Vì đã nhận tiền của ông T từ trước nên khi đoàn cán bộ chức năng đến kiểm
tra, ông p trưởng đoàn chỉ lập biên bản xử phạt và đình chỉ hoạt động cơ sở chế biến của ông Q.
Bức xúc, ông Q thuê anh G là lao động tự do tung tin bịa đặt cơ sở của ông T thường xuyên sử
dụng hóa chất độc hại khiến lượng khách hàng của ông T giảm sút. Những ai dưới đây không vi
phạm nội dung quyền bình đẳng trong kỉnh doanh?
A: Ông T, ông Q và ông p. B. ông p và anh G.
C. Ông Q D. Ông T, ông Q và anh G.
Câu 2. Sau khi tiếp cận được một số bí quyết kinh doanh từ công ty z,chị L đã tìm cách họp
pháp hóa hồ sơ rồi tự mở cơ sở riêng dưới danh nghĩa của công ty này. Chị L đã vi phạm nội
dung nào dưới đây của quyền bình dẳng trong kinh doanh?
A. Chủ động liên doanh, liên kết. B. Độc lập tham gia đàm phán.
C. Tự chủ đãng kí kinh doanh. D. Phổ biến quy trình kĩ thuật.
Câu 3. Cửa hàng của anh A được cấp giấy phép bán đường sữa, bánh. kẹo. Nhận thấy nhu cầu về
thức ãn nhanh trên thị trường tăng cao nên anh A đáng kí bán thêm mặt hàng này. Anh A đã thực
hiện nội dung nào dưới đây của quyền bình đẳng trong kỉnh doanh?
A. Tự do tuyển dụng chuyên gia. B. Thay đổi loại hình dọạnh nghiệp.
C. Tích cực nhập khẩu nguyên liệu. D. Chủ động mở rộng quy mô.
Câu 4: Ông s đến ủy ban nhân dân huyện để nộp hồ sơ đăng kí kinh doanh đồ điện tử (không
thuộc ngành nghề mà pháp luật cẩm kỉnh dó anh). Hồ sơ của ông họp lệ đáp ứng đầy đủ quy
định của pháp luật. Thông qua việc nằý ông s đã:
A. Thể hiện mong muốn của mình trong kinh doanh.
B. Chủ động lựa chọn nghề trong kinh doanh.
A. Thực hiện quyền tự do kinh doanh của mình.
D. Thúc đẩy kinh doanh phát triển.
Câu 5: Sau khi tốt nghiệp đại học H, K, L đã cùng nhau góp vốn để mở công ty cổ phần. Việc
làm của 3 người trên thể hiện nội dụng nào về bình đẳng trong kinh doanh?
A. Tự do mở rộng ngàiỉh nghề kinh doanh.
B. Tự chủ đãng ký kỉnh doanh
C. Tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh
D. Tự do mở rộng quy mô hinh doanh.
Câu 6: A tâm sự với B: "Sau này có điều kiện kinh doanh mình muốn tham gia vào thành phần
kinh tế nhà nước vì được quan tâm đầu tư và được pháp luật bảo hộ”. B cho rằng ý kiến của A là
chưa chính xác vì theo như B tất cả các thành phần kinh tế của nước ta đều được bình đẳng
trước pháp luật và được pháp luật bảo hộ. Trong trường của bạn nào đúng?
A, Bạn A và B. B. A và B đều sai.
C. Bạn B. D. Bạn A .
Câu 7: Bà M chuyển quyền quản lí doanh nghiệp cho con trai theo đứng quy định nhưng bị cơ
quan chức năng từ chối. Bà M và con cần dựa vào quyền bình đăng trong lĩnh vực nào dưới đây
để bảo vệ lợi ích hợp pháp cửa mình?
A. Gia đình. B. Lao động. C. Đầu tư. D. Kinh doanh.
Câu 8: Chị N lãnh đạo cơ quan chức năng tiếp nhận hai bộ hồ sơ xin mở văn phòng công chứng
của ông A và ông B. Nhận của ông A năm mươi triệu đồng, chị N đã loại hồ sơ đầy đủ của ông B
theo yêu cầu của ông A rồi cùng anh V nhân viên dưới quyền làm giả thêm giấy tờ bổ sung vào
hồ sơ và cấp phép cho ông Ạ. Phát hiện anh V được để làm việc này, ông B tung tin bịa đặt chị N
và anh V có quan hệ tình tín của chị N gỉảm sút. Những ai dưới dây vi phạm nội dung quyền
bình h doanh?
A. Ông A, anh V, chị N và ông B. B. Ông A, chị N và ông B.
C. Ông A, anh V và chị N. D. Chị N, anh V và ông B.
Câu 9: Chị P thuê ông M là chủ một công ty ỉn làm bằng đạí học giả rồi dùng bằng kinh doanh
thuốc tân dược. Đồng thời, chị p tiếp cận với ông T là lãnh đạo cơ quan chức năng nhờ giúp đỡ
mình và loại hồ sơ củạ chị K cũng đang xin đăng kí kinh doanh thuốc tân dược. Sau khi nhận của
chị p năm mươi triệu đồng, ông T đã loại hồ sơ hợp lệ của chị K và cấp giấy phép kinh doanh
cho chị p. Những ai dưới đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh?
A. Chị P, Ông M và ông T. B. Chị p, ông M và chị K.
C. Chị P, Ông M, ông T và chị K. D. Chị p, chị K và ông T.
Câu 10: Hai cơ sở chế biến thực phẩm của ông T và ông Q cụng xả chất thải chưa qua xử lý gây
nhiễm môi trường. Vì đã nhận tiền của ông T từ trước nên khi đoàn cán bộ chức năng đến kiểm
tra, ông p trưởng đoàn chỉ lập biên bản xử phạt và đình chỉ hoạt động cơ sở chế biến của ông Q.
Bức xúc, ông Q thuê anh G là lao động tự do tung tin bịa đặt cơ sở ông T thường xuyên sử dụng
hóa chất độc hại khiến lượng khách hàng của ông T giảm sút. Những ai dưới đây vỉ phạm nội
dung quyền bình đẳng trong kinh doanh?
A. Ông T, ông Q và ông P B. Ông P và anh G
C. Ông T và anh G D. Ông T, ông Q và anh G
Câu 11: Hai cửa hàng kính doanh thuốc tân dược của anh p và anh K cùng bí mật bán thêm thực
phấm chức nãng ngoài danh mục được cấp phép. Trước đợt kiểm tra định kì, anh p đã nhờ chị s
chuyển mười triệu đồng cho ông H trưởng đoàn thanh tra liên ngành để ông bỏ qua chuyện này.
Vì vậy, khỉ tiến hành kiểm tra haỉ quầy thuốc trên, ông H chỉ lập biên bản xử phạt cửa hàng của
anh K. Những ai dưới đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh?
A. Anh p, anh K và ông H. B. Anh p, ông H và chị s.
C. Anh p, anh K và chị s. D. Anh p, anh K, chị s và ông H.
Câu 12: Để tăng lợi nhuận, Công ty B đã thường xuyên và bí mật xả chất thải chưa qua xử lí ra
môi trường đồng thời thuê một số lao động mới 14 tuổi. Công ty B đã vi phạm bình đẳng trong
lĩnh vực nào dưới đây?
A. Kinh doanh và lao “động
B. Kinh doanh và bảo vệ môi trường
C. Kinh doanh và việc làm
'D.Kinh doanh và điều kiện làm việc
Câu 13. Anh K và anh G cùng đến cơ quan chức năng của tỉnh M để kê khai thành lập doanh
nghiệp nhưng cả hai đều chưa hoàn thành các thủ tục theo quy định nên chưa được cấp phép.
Được cán bộ cơ quan cấp phép H gợi ỵ, anh G đã "bồi dưỡng" cho H 20 triệu đồng nên được cấp
phép ngay. Một cán bộ khác tên Ư cũng hứa giủp K nếu anh chi ra 20 triệu nhưng anh K
không đồng ý. Những chủ thể nào dưới đây đã vi phạm quyền bình đẳng trong kinh doanh?
A. Anh K và anh G. B. Anh G và H.
C. Anh K, G, H và Ư. D. Anh G, H và u
Câu 14: Anh A và chị B cùng nộp hồ sơ đăng kí kinh doanh thuốc tân dược. Vì đã hứa giúp đỡ
chị B nên anh H lãnh đạo cờ quan chức năng yêu cầu chị p nhân viên dưới quyền hủy hồ sơ của
anh A. Thấy chị B được cấp phép dù thiếu bằng chuyên ngành trong khi hồ sơ của mình đủ điều
kiện vẫn bị loại, anh A đã thuê anh T tung tin đồn chị B thường xuyên phân phối hàng không
đảm bảo chất lường. Những ai dưới đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong kính doanh?
A. Anh H và chị B. B. Anh H, dhị B và chị p.
C. Anh H, anh A và chị p. D. Anh H, chị p, chị B và anh T.
Câu 15. Anh A và chị B cùng đến UBND huyện c đăng kí kinh doanh. Hồ sơ của hai người đầy
đủ theo luật định. Anh A đăng kí kinh doanh đồ điện tử, chị B đăng kí kinh doanh hàng mỹ
phẩm. Người cấn bộ phòng kỉnh doanh X chỉ chấp nhận lữih vực đăng kí kinh doanh của anh A
và đề ĩighị chị B đổỉ lĩnh vực kinh doanh khác thì mới chấp nhận với lí do khu vực này có nhiều
cửa hàng mỹ phẩm rồi. Anh X đã vi phạm quyền.
A. Tự do lựa chọn hình thức kinh doanh.
B. Chủ động mở rộng quy mô kinh doanh.
C. Tự chủ đăng ký kinh doanh
D. Được bình đẳng trong khuyến khích phát triển lâu dài.
Câu 16: Sau khi tốt nghiệp THPT, L (đã 18 tuổi) xin mở cửa hàng thuốc tân dược nhưng bị cơ
quan đăng kí kính doanh từ chối. Theo em, trong các lí do dưới đây, lí do từ chối nào của cơ
quan đăng kí kinh doanh là phù hợp với pháp luật?
A. L chưa quen kinh doanh thuốc tân dược.
B. L mới học xong THPT
C. L chưa có chứng chi hành nghề thuốc tân dược
D. L chưa nộp thuế
Câu 17: Biết mình không đủ điều kiện nên anh A lấy danh nghĩa em trai mình là dược sĩ đúng
tên trong hồ sơ đăng kí làm đại lí phân phối thuốc tân dược. Sau đó anh A trực tiếp quản lý và
bán hàng, Anh A đã vi phạm nội dung nào dưới đây của quyền bình doanh?
Q. Cải tiến quy trình đào tạo. B. Thay đổi phương thức quản lí.
C. Chủ động giao kết họp đồng. D. Tự chủ đăng kí kinh doanh
Câu 18: Hai quầy thuốc tân dược cùa chị T và chị Đ cùng bán một số biệt dược không có trong
danh mục được cấp phép nhưng khi kiềm tra, cán bộ chức năng p chỉ xử phạt chị D, còn chị T
được bỏ qua vì trước đó chị đã nhờ người quẹn tên M là em gái của cán bộ p giúp đỡ. Những ai
dưới đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh?
A. Chị T, M và cán bộ p. B. Chị T, D, M và cán bộ p.
C. Chị T, D và cán bộ p. D. Chị T, D và M.
Câu 19: X là nữ sinh vừa tốt nghiệp ngành ngân hàng đến Ngận hàng B để xin việc.; Ngân hàng
B nói thẳng với X rằng cơ quan ông không muốn nhận nữ vào làm việc. X nói rằng việc tuyển
người như vậy là trái pháp luật nhưng ông giám đốc vẫn khăng khăng từ chối. Nếu là X em cần
phải làm gì?
A. Tố cáo sụ việc với cơ quan chức năng,
B. Cãi nhau với ông giám đốc.
C. Im lặng ra về, xin việc cơ quan khác,
D. Mang quà tới nhà ông giám đốc để năn nỉ.
Câu 20: Doanh nghiệp B và doanh nghiệp c đều sản xuất hàng may mặc, cùng cạnh về giá cả.
Tuy nhiên, doanh nghiệp B chấp nhận chịu lỗ để bán giá hàng may mặc thấp hơn so với giá hàng
may mặc có trên thị trường. Hành vi của doanh nghiệp B đã vi phạm đến nội dung nào sau đây
thuộc quyền bình đẳng trong kinh doanh?
A. Chủ động tìm kiếm thị trường
B. Tự do liên doanh với các cá nhân.
C. Lựa chọn hình thức tổ chức kỉnh doanh.
D. Hợp tác và tranh lành mạnh.
CHỦ ĐẺ 6: QUYỂN BẤT KHẢ XÂM PHẠM VÊ THÂN THẺ

Câu 1. D cùng các bạn đá bóng, không may quả bỏng bay vào sân nhà anh M làm vỡ bể cá cảnh.
Tức giận, anh M đuổi đánh cả nhóm, do chạy chậm nển D bị anh M bắt giữ và giam trong nhà
kho của anh hai ngày. Anh M đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Được pháp luật bảo hộ về tài sàn.
B. Được pháp luật bảo hộ về quan điểm.
C. Bất khả xâm phạm về thân thể
D. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
Câu 2. Cho rằng trong quá trình xây nhà, ông A đã lấn chiếm một phần lối đi chung của xóm
nên bà c bực tức xông vào nhà ông A chửi mắng và bị con ông A bắt rồi nhốt trong nhà kho hai
ngày. Con ông A đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A.Bất khả xâm phạm về danh tính.
B. Bất khả xâm phạm về thân thể.
C. Được pháp luật bảo vệ tài sản cá nhân.
D. Được pháp luật bảo vệ bí mật đờì tư.
Câu 3: Do va chạm giao thông trên đường đi làm nên H đã bị M đuổi đánh. Tình cờ biết được
nơi ở của M, H rủ T mua vữ khí để trả thù M. Nhưng vì có việc bận nên T không đến địa điểm đã
hẹn. Một mình H vẫn đến nhà đánh M gây thương tích nặng. Trong trường hợp trên, những ai vi
phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân?
A. T và M. B. H, T và M. C. HvàM. D.HvàT.
Câu 4: H và K đang truy đuổi người cướp túi sách, khi vào trong ngõ hẻm thì mất dấu vết, H
nhìn quanh thấy có 1 ngôi nhà đang mỡ cổng nên bảo K và người bị mất cắp vào ngôi nhà đó để
khám còn mình chạy theo hướng khác để truy tìm hung thủ. Trong trường hợp này ai đã vi phạm
quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?
A. HvàK B. K và người bị mất cắp
C. H, K và người bị mất cắp D. H và người bị mất cắp
Câu 5. Do ghen tuông, D đã lén mở điện thoại của H ra xem và phát hiện H có nhắn tin hẹn gặp
với một bạn nữ têrn X đang học lớp 11. D đã bực tức bỏ về nhà và gọi điện thoại cho Q bạn học
cùng lớp. Khi thấy X đang đi đẹii nhà vệ sinh, D và Q đã viện cớ bị đau bụng xin thầy giáo ra
ngoài. Đến nhà vệ sinh D và Q vội vã lao vào tát và giật tóc và lăng nhục X, T tình cờ nhìn thấy
nhưng khôhg lên tiếng, chờ D và Q đi khỏi, lợi dụng lúc X đang chật vật đã giật rách áo và ép X
vào phòng vệ sinh rồi chốt cửa lại. T và Q đã không xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công
dân?
A. Bất khả xâm phạm về thân thể.
B. Bảo đảm an toàn về thư tín.
C. Được pháp luật bảo hộ ỵề sức khỏe.
D. Được pháp luật bảo hộ về danh dự.
Câu 6: Do không hài lòng với mức tiền bồi thường đất, ông B nhiều lần yêu cầu được gặp lãnh
đạo xã Y. Chổ rằng ông B cố tĩnh gây rối, bảo vệ ủy ban nhâri dân xã đã mắng chửi và đuổi ông
vể nên giữa hai bên xảy ra mâu thuẫn. Bảo vệ đã đánh ông B gãy tay và đẩy xe máy của ông
xuống hồ. Bảo vệ ủy ban nhân dân xã Y khống vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Bất khả xâm phạm về tài sản
B. Được pháp luật bảo hộ về danh dự
C. Được pháp luật bảo hộ về sức khỏe
D. Bất khả xâm phạm về thân thể
Câu 7: Do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên D đã trả chậm tiền thuê nhà của bà Thơn 1 tuần. Bà
T bực mình đuổi D ra khỏi phòng trọ, nhưng do D không biết đi đâu nên cứ ở lì trong phòng.
Tức thì bà T khóa trái cửa lại nhốt không cho D ra khỏi phòng. Bà T đã vi phạm quyền nào dưới
đây của công dân ?
A. Quyết bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
B. Không vi phạm quyền gì cà vì đây là nhà của bà T.
C. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
D. Quyền cất khả xâm phạm về thân thể và chỗ ở của công dân.
Câu 8: Nghi ngờ chị M ngoại tình vợi chồng mình, chị H thuê K chặn đường bắt chị nhốt tại nhà
kho của mình đề xét hỏi. Tình cờ trở về nhà tại thời điểm đó, chồng chị H khuên can vợ dừng lại
và đưa bằng chứng chứng minh sự trong sạch của mình nhưng chị H vẫn tiếp tục xét hỏi. Những
ai trong trường hợp trên vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A. Chị H và chống B. Chị H và K.
C. Chị M, H và và K. D. K, chị H và chồng,
Câu 9: Hai con của ông bà là M và T tức giận đã xông vào đánh H bị thương. Hai vợ chồng đã
nhốt H vào nhà kho. Ai đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A. N và H B. Ông K và bà s
C. Ông K, bà S, M và T. D. M và T
Câu 10: Anh K nghi ngờ gia đình ông B tàng trữ ma túy nên đã báo với công an xã . Do vội đi
công tác, anh T phó công an xã yêu cầu anh s công an viên và anh C trưởng thôn đến khám xét
nhà ông B. Vì cổ tình ngăn cản, ông B bị anh s và anh c cùng khống chế rồi giải ông về giam tại
trụ sở cơ an xã. Hai ngày sau, khi anh T trở về thì ông B mới được trả lại tự do. Những ai dưới
đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A. Anh T và anh S. B.Anh s và anh c.
C. Anh C, anh T và anh s. D.Anh T,anh s và anh K.
Câu 11: Ông D là Giám đốc công ty môi giới xuất khẩu lao động s, sau khi nhận tiền đặt cọc tám
trăm triệu đồng của anh T và anh c đã cùng vợ là bà H trốn về quê sinh sống. Khi phát hiện chỗ ở
của ông D, anh T và anh c thuê anh Y bắt giam và đánh bà H đi cấp cứu. Những ai dưới đây vi
phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A. Ông D, bà H. B.Anh Y, anh T, anh c.
C. Ông D, anh T, anh Y. D. Ông D, anh T, anh c.
Câu 12: Anh M nghi ngờ anh H lấy trộm số vàng của gia đình mình nên đã báo với ông an xã.
Do có việc đột xuất nên anh D yêu cầu ông N trưởng xóm cùng anh M đến nhà anh H khám xét.
Do cố tình ngăn cán nên anh H bị ông N và anh M khống chế giải về trụ sở công an xã giảm giữ.
Những ai dưới đây vi phạm quyền bất về thân thể cùa công dân?
A. Anh M và anh D B. Anh M và ông N
C. Anh M, anh D và ông N D. Anh D và ông N
Câu 13. B là học sinh lớp 12, vì nghiện chơi điện từ nên thường trốn học. Biết được điều này, bố
của B rất tức giận đã đánh và cấm em ra khỏi nhà. B giận bố đã lấy trộm của mẹ 10 triệu đồng và
rủ A cùng bỏ đi. A đi kể chuyện của B cho T nghe, Lòng tham nổi lên T và H đã tìm cách bắt,
nhốt B lại và chiếm đoạt 10 triệu đồng. Những ai đưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về
thân thể của cống dân?
A. Bố của B. B. A, T, H. C.TvàH D. Bố B, T và H
Câu 14. Do có mâu thuẫn từ việc thanh toán tiền thuê nhà giữa Công ty TNHH của ông K và bà
Y là ọhủ nhà, bà Y đã gọi hai con frai là M và N đến hành hung ông K, làm ông bị trấn thưong.
ông K vội yàng gọi tổ'bảo vệ của công ty đến và khống chế hành vi của các cọn bậ Y, tiếp tục
dùng vũ lực ép r$N đán nhà kho của công ty gần đó và giam họ sụốt gần 8 tiếng đồng hồ cho đến
khi có lực ỉựợng chửc năng đến giải quyết mới thả ra. ; Vậy ai là người đã xâm phạm đến quyền
bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?I
A. BàY, M,N. B. M,N và bảo vệ. j
C. Ông K và bảo vệ. D. Ông K, bà Y, M,N và bảo vệ. Ị
Câu 15: Ông D là Giám đốc công ty môi giới xuất khẩu Ịao động s, sau khi nhận I tiền đặt cọc
tám trăm triệu đồng của anh T và anh c đã cùng vợ là bà H trốn về quê sinh sống. Khi phát hiện
chỗ ở của ông D, anh T và anh C thuê anh Y bất giam và đánh bà H bị thương phải đi cấp cứu.
Những ai dưới đây không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A. Ông D, anh T, anh Y. B, Ông D, bà H.
C. Ông D, anh T, anh c. D. Anh Y, anh T, anh c.
Câu 16: Được ông Q hối lộ cho một khoản tiền từ trước, nêî) anh T là cán bộ xã p khi được giao
nhiệm vụ giải quyết tranh chấp đất đai giữa ông Q và chị M, đã cử anh X và anh K đi giải quyết
thay mình. Anh X và K nhận lời đến nhà chị M để ép chị phải kí vào giấy chuyển nhượng lại cho
ông Q một phần đất nhằm mở rộng thêm lối đi, nhưng chị M không đồng ý. Tức giận K và X
xông vàọ đánh chị M; đúng lúc đó anhT đến và anh T đã cùng anh K khóa trái cửa lại không cho
chị M ra ngoài. Những ai dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
Q. Anh T và anh K. B. Anh K, chị M và Ồng Q.
C. Anh T và ôhg Q. D. Ông Q, anh T và anh X.
Câu 17. B là học sinh' lớp 12, vì nghiện chơi điện tử nên thường trốn học. Biết được điều này, bố
của B rất'tức giận đã đánh và cấm em: ra khỏi nhà. B giận bố đã lấy trộm của mẹ 10 triệu đồng
và rủ A cùng bỏ đi. A đi kể chuyện của B cho T nghe. Lòng tham nổi lên T và H đã tìm cách bắt,
nhốt B lại và chiếm đoạt 10 triệu đồng. Những ai dưới đây không vi phạm quyền bất khả xâm
phạm về thân thể của công dân?
A. Bố của B B. A, T, H C. T và H D. Bố B, T và H

Câu 18: Do ghen tuông, D đã lén mở điện thoại của H ra xem và phát hiện H có nhắn tin hẹn
gặp với một bạn nữ tên X đang học lớp 11. D đã bực tửc bỏ về nhà và gọi điện thoại cho Q bạn
học cùng lớp. Khi thấy X đang đi đến nhà vệ sinh, D và Q đã viện cớ bị đau bụng xin thầy giáo
ra ngoài. Đến nhà vệ sinh D và Q vội vã lao vào tát và giật tóc lăng nhục X. T tình cờ nhìn thấy
nhưng không lên tiếng, chờ D và Q đi khỏi, lợi dụng lúc X đang chật vật đã giật rách áo và ép X
vào phòng vệ sinh rồi chốt cửa lại. T và Q đã không xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công
dân?
A. Bất khả xâm phạm về thân thể. B. Bảo đảm an toàn về thư tín.
C. Được pháp luật bào hộ về sức khỏe D. Được pháp luật bảo hộ về danh dự.
Câu 19: Ông A làm vườn và treo áo ở đầu hồi nhà. Làm xong, ông lục túi thỉ thấy mất 200.000
đồng. Nghi ngay cho V là đứa trẻ hàng xóm lấy trộm. Ông A xông vào nhà V bắt trói tay V kéo
về nhà mình để tra hỏi, bắt ép V tự nhận đã lẩy tiền của mình mời thả trói. Hành vi của ông A
không vi phạm quyền nào dưới đây?
A. Bảo hộ tính mạng. B. bất khả xâm phạm về chỗ ở.
C. bảo hộ nhân phẩm, dạnh dự. D. bất khả xâm phạm về thân thể.
Câu 20: H say rượu đã đánh A bị trọng thương và bị kết án 1 năm tù giam. Ra tù H đến công ty
K xin việc. Giám đốc Q đã từ chối H vì cho rằng H đã từng có tiền án. Bực t ức H đã rũ M bắt
cóc con gáỉ giám đốc Q để cảnh cáo. Những ai đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm thân thể của
công dân?
A. Q, H B. H, M C. Q, H,M D. Chỉ mình H
Câu 21: Vì hường xuyên bị anh p đánh đập, chị M là vợ anh p đã bỏ đi khỏi nhà. Tình cờ gặp
chị M trong chuyến công tác, anh H là em rể anh p đã ép chị M theo mình về hạt kiểm lâm gần
đó, kề lại toàn bộ sự việc với anh T là Hạt trưởng và được anh T đồng ý giữ chị M tại tại trụ sở
cơ quan chờ anh H quay lại đón. Tuy nhiên, chị M đã được anh Q là một người dân trong vùng
giải thoát sau hai ngày bị giam giữ. Những ai dưới h bất khả xâm phạm về thân thể của công
dân?
A. Anh H và anh P B. Anh H, anh T và anh Q.
C. Anh H, anh T và anh P. D. Anh H và anh T.
Câu 22: Chị K và chị L cùng kinh doanh shop quần áo gần nhau, thấy chị K hay đon đả mời
khách và bán được nhiều hàng hơn mình, chị L nghĩ chị K đang cổ tình giành giật khách hàng
với mình đã đi nói xấu chị K nhập hàng kém chất lượng về bán, Chị K biết được đã rất bức xúc
về việc này .Tình cờ phát hiện chị L đang nói xấu mình với khách chị đã bảo chồng mình là anh
H đến bắt và nhốt chị L lại yêu cầu chấm dứt hành vi nói xấu mình. Những ai dưới đây vi phạm
quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A. Chị K và chị L B. Chị L
C. Chồng chị K D. Vợ chồng chị K
Câu 23: Biết tin anh A chồng mình đang bị anh K là cán bộ lâm nghiệp bắt giam tại một hạt
kiểm lâm về tội tổ chức phá rừng trái phép nhưng vì đang nằm viện nên ba ngày sau chị p mới
đến thăm chồng. Chứng kiến cảnh anh K đánh đập chồng, chị p đã xúc phạm anh K nên bị đồng
nghiệp của anh K là anh M giam vào nhà kho. Hai ngày saụ, khi đi công tác về, ông Q là Hạt
trưởng hạt kiểm lâm mới biết chuyện và báo cho cơ quan công an thì chị p mới được thả. Những
ai dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thề của công dân?
A. Anh K, anh M và anh A. B. Anh K, anh M và ông Q.
C. Anh K và anh M. D. Anh M và ông Q.
Câu 24: Thấy ông K đốt rừng phòng hộ để làm nương rẫy, ông s nhân viên hạt kiểm lâm bắt và
giữ ông K tại đơn vị với sự đồng ý của ông M là Hạt trưởng lúc này đang đi công tác xa. Sau ba
ngày, chi Q là người dân sống gần đó phát hiện ông K bị giam trong nhà kho của hạt kiểm
lâm nên đã báo với cơ quan chức năng. Những ai dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về
thân thể của công dân?
A Ông K và chị Q. B. Ông K, ông s và chị Q.
C. Ông K, ông M và ông s. D. Ông s và chị Q.
Câu 25: Nhận được tin báo nghi chị K đang dụ dỗ để bắt cóc cháu M, ông Q Chủ tịch phường
vội đi công tác nên đã giao anh T nhân viên dưới quyền tìm hiểu thông tin này. Anh T tiếp cận
chị K khai thác thông tin, bị chị K chống đối, anh T đã bắt và nhốt chị tại ủy ban nhân dân
phường hai ngày. Để ép anh T thả vợ mình, anh H là chồng chị K đón đường khống chế, đưa cụ
A mẹ anh T về nhà mình giam giữ ba ngày. Những ai dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm
về thân thể của công dân?
A. Anh T, ông Q và anh H, B. Anh T và anh H.
C. Ông Q, anh T, chị K và anh H. D. Ông Q và anh H.
Câu 26: Thấy ông K đốt rừng phòng hộ để làm hương rẫy, ông S nhân viên hạt kiểm lâm bắt và
giữ ông K tại đơn vị với sự động ý của ông M là Hạt trưởng lúc này đang đi công tác xa. Sau ba
ngày, chị Q là người dân sống gần đóphát hiện ông K bị giam trong nhà kho của hạt kiểm lâm
nên đã báọ với cơ quan chức năng. Những ai dưới đây không vi phạm quyền bất khả xâm phạm
về thân thể cùa công dân?
A. Ông K và chị Q. B. Ông K, ông s và chị Q.
C. Ông s và chị Q. D. Ông K, ông M và ông s.-
CHỦ ĐỀ 7: QUYỀN ĐƯỢC PL BẢO HỘ VỀ TÍNH MẠNG, SỨC KHỎE

Câu 1: thấy chị M hàng xóm phát hiện việc mình đánh haỉ nhân viên bị thương nặng, ông X đã
thuê anh K tìm cách uy hiếp chị M. Anh K rù thêm anh H cùng bắt giam giữ và đói cháu nhỏ con
cùa chị M một ngày. Những ai dưới đây đã xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng
và sức khỏe cửa công dân?
A. Ông X, anh K và anh H B. Ông X và anh K
C. Ông X và anh H . D. Anh K và anh H.
Câu 2: Trong quá trình thực hiện lệnh khám nhà đối với gia đình ông A, vì bị ông A chống đối
và xúc phạm nên cán bộ T đã đập vỡ bình gốm gia truyền rồi tiếp tục lăng mạ và đánh ông A
gay tay. Cán bộ T không vi phạm quyền nào dưới đây cùa công dân?
A,Được bảo hộ về danh dự, nhân phầm.
B. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
C. Được bảo hộ về sức khỏe.
D. Bất khả xâm phạm về tài sản cá nhân.
Câu 3: Do không hàỉ lòng với mức tiền bồi thường đất đai sạu giải tỏa, ông B nhiều lần yêu cầu
được gặp lãnh đạo xã Y. Cho rằng ông B cố tình gây rối, bảo vệ ủy ban mắng chửi và đuổi ông
về nên giữa hai bên xảy ra mâu thuẫn. Bảo vệ đã đánh gãy tay và đẩy xe máy của ông xuống hồ,
Bảo vệ ủy ban .nhân dân xã Y quyền nào dưới đây của công dân?
A. bất khả xâm phạm về thân thể.
B. Bất khả xâm phạm về tài sản
C. Được pháp luật bảo hộ về sức khỏe
D. Được pháp luật bào hộ về danh dự.
Câu 4: Công nhân B đi làm muộn mười phút nên bị bảo vệ xí nghiệp X không cho vào. Xin mãi
không được, công nhân B đã có lờỉ lẽ xúc phạm bảo vệ nên hai bên to tiếng, sỉ nhục nhau. Quá
tức giận, công nhân B phá cổng xông vào đánh bảo vệ phải đi cấp cứu. Công nhân B và bảo vệ vi
phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Bất khả xâm phạm về tài sản.
B. Bất khả xâm phạm về đời tư.
C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
D. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
Câu 5: Cho rằng đàn bò nhà anh s phá nát ruộng lúa nhà mình, nên bà V đã chửi đổng khei61n
anh S tức giận dùng gậy đánh trọng thương bà V phải nhập viện. Anh s đã vi phạm quyền nào
dưới đây của công dân?
A. Bất khả xâm phạm về thân thể.
B. Tự do ngôn luận và báo chí.
C. Bảo vệ các thành quả lao động.
D. Được bảo hộ tính mạng, sức khỏe.
Câu 6: Mâu thuẫn trong việc chia tàỉ sản, A lớn tiếng nạt nộ và nhảy vào đánh em trai là B
nhưng được mọi người can ngăn kịp thời nên B không bị chấn thương. Thấy chống bị đánh, C là
vợ của B đã dùng gậy lao vào đòi đánh A nhưng không thực hiện được hành vi vì được mọi
người can ngăn. Trong trường hợp này, những ai đã xâm phạm quyềnđược pháp luật bảo hộ về
tính mạng, sức khỏe của công dân?
A. Anh B và chị C. B. Anh A và chi c.
C. Chỉ mình anh A D. Anh A, B và chị C
Câu 7. Hai anh K và L đang cãi nhau về việc con chó của L làm hỏng vườn hoa của K, cùng lúc
đó em của K là G cũng có mặt liền xông vào đánh L làm L bị thương phải nhập viện băng bó.
Hành vi của G đã xâm phạm tới quyền gì của công dân?
A. Bất khả xâm phạm về thân thể.
B. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
C. Tự do sáng tạo và phát triển.
D. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
Câu 8. Để có đù số hàng giao đúng hẹn cho công ty của anh A theo hợp đồng đã ký kết, ông B
đã bất chấp điều khoản quy định về chất lượng sản phẩm trong hợp đồng dó bằng cách họp tác
vớỉ anh c làm hàng giả sổ lượng lớn nhằm thu lời bất chính. Biết được việc này, vợ anh c là chi
D liền tìm cách can ngăn chồng chấm dứt làm hàng giả và dọa sẽ tố cáo ông B ra công an. Để
bảo vệ công việc làm ăn của chồng mình, bà E đã thuê anh G và H chặn đánh và gây thương tích
11% cho chị D. Những ai dưới đây đã vi phạm pháp luật hình sự?
A. Vợ chồng ông B, c, G và H. B. Anh c, G, D và H.
C. Bà E, chị D, G, và H. D. Ông B, anh A và H.
Câu 9. Nghi ngờ G lấy điện thoại cùa K nên V đã tung tin về việc G là người thiếu trung thực
trên mạng xã hội, ngày hôm sau G liền nhờ anh p và Q phặn đánh V, K để trả đũa, mặc dù có
kháng cự nhưng K vẫn bị thương. Là bạn cùng lớp với nhau nên D đã can ngăn G không nên làm
thế nhưng lại bị G chửi bới, cho rằng D bênh vực người xấu. Những ai đã xâm phạm đến quyền
được pháp luật bảo hộ về' tính mạng, sức khỏe của công dân?
A. V, K, p và Q. B. Anh P, Q và G.
C. G, D, K và P. D. Hai anh P và Q.
Câu 10: Anh G có trong danh sách cử fri tại tổ bầu cử X nhưng đến ngày bầu cử anh không đi
bỏ phiếu. Ông K, tổ trưởng tổ bầu cử đã đến nhà mắng nhiếc, xỉ nhục anh G và dọa sẽ không cho
gia đình ánh G tham gia các hòạt động của thôn xóm. Anh G và chị H (vợ anh G) đã chửi lại ông
K và đánh ông K bị thương nặng. Những ai dưới đây không vi phạm quyền được pháp luật bảo
hộ về tính mạng, sức khộe của công dân?
A. Anh G. B. Anh G, chị H. C. Ồng K. D. ông K, chị H.
Câu l1: Do mâu thuẫn với nhau, trên đường đi học về K rủ H đánh p nhưng H từ chối. Nhìn thấy
P, K đã đuổi theo và đánh p bị thương tích. Trong lúc tự vệ, không may p vung tay đập phằi mặt
K. Lúc đó, H chứng kiến toàn bộ sự việc đe dọa giết p nếu tố cáo sự việc này với gia đình, nhà
trường hoặc cơ quan công am Trong trường họp này, những ai đã vi phạm quỷễn được pháp luật
bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân?
A. Chỉ có K. B. Chi có P.
C. K và H D. K, H và P.
Câu 12: Vợ chồng anh H dự định đi Hà Nội khám bệnh, do vợ bị say xe nên trước khi đi anh H
đã đến gặp gặp lái xe A và đặt ghế đầu cho vợ và được A đồng ý nhưng khi lên xe ghế mà anh
đặt, anh X phụ xe đã dành ghế đó cho người yêu của mình. Anh H rất bức xúc nên đã chửi bới lái
xe và phụ xe không giữ lời, anh A đã túm cổ áo đe dọa và xô ngã anh H. Những ai dưới đây vi
phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân
A. Vợ chồng anh H. B. Anh A, X.
C.Anh H, A, X. D. Anh A.
Câu 13: Chị A đã xem tin nhắn của con và thấy con thường xuyên có nhắn tin yêu đươngvới K -
một thanh niên hư hỏng trong cùng làng. Chị A đưa cho T (chồng chị) xem. Tức giận chồng chị
đánh con gái, đập nát điện thoại. Đồng thời, T còn thuê Y đánh K để cảnh cáo, Những ai dưới
đây vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe?
A. AT và A B. T, A và Y. C.KvàY. D.TvàY.
Câu 14: Công nhân B đi làm muộn 10 phút nên bị bảo vệ xí nghiệp X không cho vào. Xin mãi
không được, công nhân B đã có lời lẽ xúc phạm bảo vệ nên hai bên to tiếng, sỉ nhục nhau. Quá
tức giận công nhân B phá cổng xông vào đánh bảo vệ phải đi cấp cứu. Công nhân B và bảo vệ vi
phạm quyền'nào dưới đây của công dân?
A. Xâm phạm về thân thể.
B. Xâm phạm về đời tư.
C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự nhân phẩm.
D. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng sức khỏe.
Câu 15: Trong một lần đi dự tiệc sinh nhật của H, vốn sẵn có mâu thuẫn với anh s là bạn của H,
anh B đã đem lời chửi bới anh s. anh s bức xúc rủ thêm các anh K, M, N chặn đường đánh anh B
làm anh B thương tật 30%. Hỏi những ai dưới đây xâm phạm do cơ bản của công dân ?
A. Anh S, K M,N. B. Anh K, M, N.
C. Anh B, K, M,N. D. Anh B, s, K, M và N.
Câu 16: Do va chạm giao thông trên đường đi làm nên H đã bị M đuổi đánh. Tình cờ biết được
nơi ở của M, H rủ T mua vũ khí để trả thù M. Nhưng vì có việc bận nên T không đến địa điểm đã
hẹn. Một mình H vẫn đến nhà đánh M gây thương tích nặng. Trong trường hợp trên, những ai
không vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính của công dân?
A. H và M B. H, T và M. C. H và T. D. T và M.
Câu 17: Do mâu thuẫn, cãi vã to tiếng rồi chửi nhau, học sinh An nóng giận mẩt bình tỉnh nên
đã ném bỉnh hoa ở lớp vào mặt học sinh Bình. Hành vi của học sinh An đã vi phạm quyền gì đối
với học sinh Bình?
A. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân
B. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.
C. Bất khả xâm phạm về thân thể và danh dự của công dân.
D. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân.
Câu 18: Thương con gái mình là chị M bị chồng là anh K đánh trọng thương phài nhập viện điều
trị một tháng, ông N nhờ anh T đến nhà dọa nạt con rể. Trong lúc hai ; bên tranh cãi, anh T đẩy
anh K ngã gãy tay nên anh T bị ông p bố anh K áp giải đến cơ quan công an. Những ai dưới đây
không vi phạm quyền được pháp luật bào hộ về tính mạng, sức khỏe?
A. Chị M, ông N và anh K. B. Anh K và ông p.
C. Anh K và ông N. D. Chị M, ông N và ông p.
Câu 19: Ông H thuê anh s tìm gặp và yêu cầu anh T gỡ bộ bài viết trên mạng xã hội bịạ đặt việc
mình có con ngoài giá thú với chị K. Do anh T không đồng ý và còn lớn tiếng xúc phạm nên anh
s đã đánh anh T gấy chân. Tức giận, ông Q là bố anh T đến nhà ông H để gây rối và đẩy ông H
ngã khiến ông bị chấn thương sọ não. Những ai dưới đây vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ
về tính mạng, sức khỏe của công dân?
A. Anh T, ông Q và anh s. B.ÔngH, anh s và ông Q.
C. Anh s và ông Q. D. Ông H và anh s.
Câu 20: Ông H thuê anh s tìm gặp và yêu cầu anh T gỡ bỏ bài viết trên mạng xã hội bịa đặt việc
mình có con ngoài giá thú với chị K. Do anh T không đồng ý và còn lớn tiếng xúc phạm nên anh
s đã đánh anh T gãy chân. Tức giận, ông Q là bố anh T đến nhà ông H để gây rối và đẩy ông H
ngã khiến ông bị chấn thương sọ não. Những ai dưới đây không vỉ phạm quyền được pháp luật
bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của cổng dân?
A. Ông H, anh s và ông Q. B. Anh s và ông Q.
C. Anh T, ông Q và anh s. D. Ông H và anh T
Câu 21: Bắt quả tang anh M vận chuyển trái phép động vật quý hiếm, anh B là cán bộ chức năng
đã lập biên bản tịch thu tang vật. Anh M đã quyết liệt chống đối nên anh B đẩy anh M ngã gãy
tay. Để trả thù, ông T bố anh M thuê anh K bắt cóc cháu N con gái anh B. Vì bị nhốt và bỏ đói
trong kho chứa đồ của anh K suốt hai ngày, cháu N kiệt sức phải nhập viện điều ừị. Những ai
dưới đây vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dâri?
A. Anh M và anh B. B. Ồng T anh M và anh B.
C. Anh M và ông T. D. Anh B, ông T và anh K.
CHỦ ĐỀ 8: QUYỂN ĐƯỢC PHÁP LUẬT BẢO HỘ VẺ DANH DỰ VÀ NHÂN PHẨM
Câu 1: Để cạnh tranh, chị B đã thuê ngựời phát tán những hỉnh ảnh sai sự thật làm ảnh hưởng
ngiêm trọng đến uy tín của chị H chủ cửa hàng kề bên. Phát hỉện sự việc, chị H đã sỉ nhục chị B
trước đông đảo khách hàng. Chị H đã vi phạm quyền nào dưới đây?
A. Bất khã xâm phạm về thân thể.
B. Được bảo mật thông tin liênngành,
C. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
D. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
Câu 2: Do mâu thuẫn, cãi vã to tiếng rồi chửi nhau, học sinh An nóng giận mất bỉnh nên đã ném
bình hoa ở lớp vào mặt học sinh Bình. Hành vi của học sinh An đã vi phạm quyền gì đối với học
sinh Bình?
A. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
B. Được pháp bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.
C. Bất khả xâm phạm phạm về thân thể và danh dự của công dân.
D. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân.
Câu 3: Nghi ngờ em Q lấy trộm mỹ phẩm trong cửa hàng của mình, chị c đã bắt em Q đứng im
một chỗ trong suốt 5 tiếng và đán giấy có nội dung: “Tôi là kẻ lấy trộm” lên người Q. Cô T là
nhân viên cửa hàng đã mượn đỉện thoại của anh A để quay clip làm bằng chứng. Sau đó cô T tự
đưa clip đó lên facebook. Trong trường hợp này, ai đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm thân thể
và quyền được bào hộ về nhân của công dân?
A. Chị C và anh A. B. Cô T và chị c.
C. Chị C và em Q. D. Cô T, chị c và em Q.
Câu 4: Vào một buổi sáng 5 nữ sinh Trường THPT X đã đến nhà bạn N (HS lớp
12A5 trường THPT C gọi bạn bạn N ra đường để nói chuyện, chửi bới rồi ra tay đánh bạn dã
man, gây thương tích nặng cho N, Hành vi đánh người của 5 nữ sinh trên đã xâm phạm tới quyền
nào dưới đây của N ?
A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể
B. Quyền được đảm bảo an toàn về cá nhân.
C. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dư, nhân phẩm.
D. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
Câu 5: Cho rằng bác sĩ s đã bỏ mặc con mình trong lúc nguy cấp, L đã làm đon tố cáo S với lý
do bịa đặt, rằng s đã nhận nhiều tiền hối lộ của mình. Thấy vậy, bạn của s là G đã đến nhờ A dàn
xếp với L nhưng không được. Do thiếu kiềm chế nên A đã đánh L bị thương phải nhập viện,
chứng kiến cảnh lúc xô xát đó, chị Q liền quay phim và tung lên mạng với nội dung bác sĩ s thuê
người đánh chồng mình nhằm hạ uy tín của S. Những ai đã vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ
về danh dự và nhân phẩm của công dân?
A. Chỉ mình chị Q B. Vợ chồng L và Q
C. S, G, L và A D. X, S, L và G
Câu 6: Anh T đặt bốn vé xe giường nằm nhưng khi lên xe chỉ còn lại hai giường trống. Bức xúc,
anh T đã lãng nhục, chửi bới nhân viên nhà xe và yêu cầu gặp chủ xe để giải quyết. Thấy anh T
bị ánh G lái xe nhổ bã kẹo cao su vào mặt, anh M một hành khách trong xe lên tiếng can ngân thì
bị anh N phụ xe ngắt lời rồi yêu cầu ra khỏi xe. Những ai dưới đây vi phạm quyền được pháp
luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân?
A. Anh T, anh G và anh N. B. Anh T và anh G.
C. Anh G và anh N. D. Anh T, anh G, anh N và anh M.
Câu 7. Giám đốc p điều động toàn bộ nhân viên đến công ty X để chuẩn bị tổ chức hội nghị
khách hàng. Cuối buổi một nhân viên phát hiện mất điện thoại, giám độc p yêu cầu bảo vệ khóa
cửa ra vào rồi cùng trưởng phòng s kiểm tra tư trang của mọi người. Chồng nhân viên B đến đón
vợ nhưng bị bảo vệ ngăn cản. Lời qua tiếng lại, hai bên quát nạt, mắng chửi nhau thậm tệ. Những
ai dưới đây đã vi phạm quyền đưực pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân?
Q. Giám độc p, trưởng phòng s, chồng cô B và bảo vệ.
B. Chồng cô B và bảo vệ.
C. Giám đốc p, trưởng phòng s, chồng cô B.
D. Giám đéc p và trưởng phồng s.
Câu 8: Vốn có tình cảm với anh M nhưng không được đáp lại, nên khi nhìn thấy ảnh của anh M
chụp thân thiết với chị N, chị D rất khó chịu. Chị Đ đã nhờ chị p lấy ảnh cùa N ghép với ảnh của
anh T rồi tung lên mậng xã hội. Do quá ghen tức khi xem ảnh của anh T đang đứng ôm bạn gái
mình là N, nên anh M đã rủ thêm s và G chặn đường để dọa nạt, hành hung gây thương tích cho
anh T. Những ai dưới đây vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của
công dân?
A. Chị p và chị N. B. Chị Đ, phị p, anh M, s, G.
C. Anh T, M, s và G. D. Chị p và chị Đ.
Câu 9. Giám đốc p điều động toàn bộ nhấn viên đến công ty X để chuẩn bị tổ chức hội nghị
khách hàng. Cuối buổi một nhân viên phát hiện mất điện thoại, giám độc p yêu cầu bảo vệ khỏa
cửa ra vào rồi cùng trưởng phòng s kiểm tra tư trang của mọi người. Chồng nhân viên 3 đến đón
vơ nhưng bị bảo vệ ngăn cản. Lời qua tiếng lại, hai bên quát nạt, mắng chửi nhau thậm tệ. Những
ai dưới đây đã vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân pỊiâm của công dân?
A. Giám độc p, trưởng phòng s, chồng cô B và bảo vệ
B. Chồng cô B và bảo vệ.
C. Giám đốc P, trưởng phòng s, chồng cô B
D. Giám đốc P và trưởng phòng S
Câu 10: Chị K và chị L cùng kinh doanh shop quần áo gần nhau, thấy chị K hay đon đả mời
khách và bán được nhiều hàng hơn mình, chị L nghĩ chị K đang cố tình giành giật khách hàng
với mình nên đã đi nói xấu chị K nhập hàng kém chất lượng về bán, đã rất bức xúc về việc
này .Tình cờ phát hiện chị L đang nói xấu mình với khách chị đã bảo chồng mỉnh là anh H đén
bắt và nhốt chị L lại yêu cầu chấm đút hành vi nói xấu mình. Những ai dưới đây vi phạm quyền
được pháp luật bảo hộ về danh n của công dân?
A. Chị K và chị L. B.Chị L.
C. Chồng chị k. D. Vợ chồng chị K.
Câu 11: Nghi ngờ cửa hàng chị c bán hàng kém chất lượng, anh D đã buông những lòi nhục mạ
chị c. Thấy cảnh đó, anh T là chồng của chị c đã đanh anh D gãy tay. Thấy vậy ông B video và
tung lên facebook để hạ uy tín của của hàng chị c. Hành vi của ai vi phạm quyền được pháp luật
bào hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân?
A. Anh T và chị C . B. Anh D và ông B .
C. Anh D và Ïanh T. D. Ông B và anh T
Câu 12: Để cạnh tranh, chị B đã thuê người phát tán những hình ảnh sai sự thật làm ảnh hưởng
nghiêm trọng đến uy tín của chị H chủ cửa hàng kế bền. Phát hiện sự việc, chị H đã sĩ nhục chị
B trước đông đảo khách hàng. Chị B và chị H vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Bất khả xâm phạm về thân thể.
B. Được bảo mật thông tin hên ngành
C. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
D. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
Câu 13: Trong quá trình thực hiện lệnh khám nhà đối với gia đình ông A, vì bị ông A chống đối
và xúc phạm nên cán bộ T đã đập vỡ bình gốm gia truyền rồi tiếp tục lăng mạ và đánh ông A gãy
tay. Cán bộ T không vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Được bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
B. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
C.Được bảo hộ về sức khỏe.
D.Bất khả xâm phạm về tài sàn cá nhân.
Câu 14: T bị mất máy tính, do nghi ngờ H là thủ phạm nên T đã tung tin mẹ H có con riêng với
chủ một sòng bạc khiến H bị bạn bè kì thị, xa lánh. Trong trường hợp này, T đã vi phạm quyền
nào dưới đây của công dân?
A. Bất khả xâm phạm về quan hệ riêng tư.
B. Được bảo hộ về đời sống tình cảm.
C. Được bảo hộ hộ về danh dự, nhân phẩm.
D. Bất khả xâm phạm về tình trạng sức khỏe.
Câu 15: Phát hiện anh B lấy trộm xe máy, anh T đã bắt trói rồỉ giải anh B đi khắp làng để cho
mọi người cùng biết. Nhằm gây sức ép để anh mình được thả, anh E là em trai của anh B đe dọa
đốt nhà anh T. Anh p là sinh viên dã ghi hình toàn bộ sự việc rồi đưa lên mạng xã hội khiến gia
đình anh B rất xấu hổ. Những ai dưới đây vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự,
nhân phầm của công dân?
A. Anh T, anh P và anh B B. Anh T và anh E
C. Anh T và anh P D. Anh T, anh B và anh E
CHỦ ĐÈ 9: QUYỂN BẲT KHẢ XÂM PHẠM VÈ CHỖ Ở

Câu 1. P mượn sách tham khảo của H đã lâu mà chưa trả. Khi cần dùng sách, H đã tự ý vào nhà
p để tìm nhưng bị em trai của p mắng chửi và đuổi về. H đã vi phạm quyền nào dưới đây của
công dân?
A. Bất khả xâm phạm về tài sản. B. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự. D. Được bảo vệ quan điểm cá nhân.
Câu 2. Nhà báo G đã viết bài đăng báo sai lệch về công ty Y. Biết tin, anh K, giám đốc công ty
chỉ đạo hai nhân viên T và H đột nhập vào nhà riêng của anh G và hành hung nhà báo G. Ai đã
vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?
A. Anh G,T, K B. Anh K, G, H
C. Anh G, H, K . D. Anh H, T, K
Câu 3: Biết người yêu mình là anh A nghiện ma túy, chị B cùng gia đình đã chủ động cự tuyệt
và kỉên quyết ngăn cản không cho anh A đến nhà. Sau nhiều lần tìm gặp đều bị người yêu từ
chốij muốn níu kéo tình cảm, anh A đột nhập vào phòng riêng của chị B để lại lá thư có nội dung
đe dọa sẽ tự sát nếu không cưới được chị làm vợ. Anh A đã vi phạm quyền nào dưới đây của
công dân?
A. Đảm bảo an toàn tính mạng. B. Bất khả xâm phạm về thân thể.
C. Đảm bảo bí mật thư tín, điện tín. D. Bẩt khả xâm phạm về chỗ ở.
Câu 4: Bà T dựng xe đạp ngoài cửa hàng để mua thức ăn nhưng quên không mang túi xách vào
nên đã bị mất. Nghi ngờ em C đang chơi gần đó lấy trộm. Bà T đã chửi bới và rủ chị M xông vào
nhà em C để lục soát nên bị chị G - mẹ em C túm tóc và bị bố em C là anh D lấy gậy đánh gãy
xương đùi. Những ai dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?
A. Anh D, chị M. B. Chị G, anh D, em C.
C. Bà T, chị G, anh D, chị M D. Bà T, chị M.
Câu 5. Anh X và chị Y cùng nộp hồ sơ đăng kí kinh doanh mặt hàng T. Vì có quan hệ tình cảm
với chị Y nển anh A lãnh đạo cơ quan chức năng đã yêu cầu chị p nhân viên dưới quyền hủy hồ
sơ của anh X. Nghe được thông'tin anh X tức giận, thuê D đến phá nhà của anh A. Đồng thời anh
X còn thuê bà c tung tin chị Y có quan hệ bất chính với anh A. Những ai dưới , đây vi phạm
quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?
A.AnhX B. Anh X, bà c.
C.Anh X, D. D. Anh A, chị Y, chị p.
Câu 6: Đang truy đuổi tên ăn trộm gà, bỗng không thấy hắn ở đâu ông A và ông B xác định tên
trộm ẩn nâp trong nhà ông c bên cạnh (hiện không có ai ở nhà) ông A và ông B định vào nhà ông
G‘để tiếp tục tìm bắt, nếu là cháu của hai ông A và ông B em chọn cách ửng xử nào sạu đây cho
phù họp với quy định của pháp luật?
A. Nói với hai ông là hãy dừng lại vì hai ông không có quyền bắt trộm.
B. Nói với hai ông hãy chờ chủ nhà về cho phép thì mới tiếp tục truy bắt tên trộm.
C. Nói với hai ông dừng lại vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm
D. Nhanh chóng cùng hai ông vào nhà đó để kịp thời bắt tên trộm không để nó thoát.
CHỦ ĐỀ 10: QUYỂN ĐƯỢC BẢO ĐẢM AN TOÀN, BÍ MẬT THƯ TÍN, ĐIỆN THOẠI
ĐIỆN TÍN

Câu 1: Do có mâu thuẫn với Giám đốc B, nên chị T đã dùng điện thoại chụp trộm nội dung công
văn mật của Giám đốc B để trên bàn, rồi nhờ anh p đăng lên Facebook ;chia sẻ trên trang cá nhân
với nội dung không tốt. Những ai dưới đây vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư
tín, điện thoại, điện tín?
A. Giám đốc B, chị T, anh p, anh K. B. Chị T, anh p, anh K.
C. Giám đốc B, chị T, anh K. D. Giám đốc B, chị T, anh p.
Câu 2: Biết anh H đi công tác nên anh K rủ anh D cùng nhau mở trộm email cá nhân của anh H
để để lấy thông tin khách hàng. Anh K lấy tài liệu chỉnh sửa và nộp cho giám đốc S. Khi về, anh
H phát hiện email của mình bị mở trộm, anh đã làm đơn báo cơ quan chức năng. Trong trường
họp này, ai dưới đây vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín
cửa công dân? A. Anh K, anh D và giám đốc s. B. Anh K và giầm đốc s.
C. Anh K, Anh D D.Anh K.
Câu 3: Hết giờ học, T mượn điện thoại của M để gọi mẹ đến đón. Vì tò mò, T đã tự ý đọc tin
nhắn của M rồi phát tán nội dung đó lên trang thông tin cá nhân. Hôm sau, trong lúc ra ngoài, M
đã tìm cách lấy thư của T rồi đọc cho cả lóp nghe. T và M vi phạm quyền nào dưới đây cùa công
dân?
A. Được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại.
B. Được pháp luật bảo hộ về thân thể.
C. Được pháp luật bảo hộ về tài sản,
D. Được bảo đảm an toàn về nơi cư trú hợp pháp.
Câu 4: Trong lúc anh s đi vắng, chị p người giúp việc cho gia đình đã nhận thay gói bưu phẩm
và tự ý mở ra xem. Trong trường họp trên, chị p đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A.Bất khả xâm phạm về danh tính.
B. Bảo đảm an toàn, bí mật thư tín.
C. Bảo mật quan hệ của cá nhân.
D. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
Câu 5: Chị T nhặt được công văn mật do giám đốc B làm rơi trên đường về nhà nên mở ra xem
rồi nhờ anh p in sao để đăng tảỉ lên mạng xã hội. Nội dung này đã được anh K chia sẽ lên trang
tin cá nhân. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện
thoại, điện tín?
A. Chị T và anh P. B. Giám đốc B, chị T và anh p.
C. Giám đốc B, chị T, anh p và anh K D. Giám đốc B và chị T.
Câu 6. Chị T tự ý kiểm đưa điện thoại cùa con và phát hiện con trai thường xuyên nhắn tin hẹn
bạn đi chơi điện tử nên đã đưa cho chồng xem. Chồng chị giận dữ đánh con và đập nát điện thoại
đó. Vợ chồng chị T đã vỉ phạm quyền nào dưới đây của cồng cỉần?
A. Bất khả xâm phạm về sức khỏe.
B. Bất khả xâm phạm về tài sản.
C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
D. Được bảo đảm an toàn và bí mật diện thoại, điện tỉn.
Câu 7. Chị A đã xem tin nhắn của con và thấy con thường xuyên có nhắn tin yêu đương với K
một thanh niên hư hỏng trong cùng làng. Chị A đưa cho T (chồng chị) xem. Tức giận chồng chị
đánh con gái, đập nát điện thoại. Đồng thời, T còn thuê Y đánh K để cảnh cáo. Những ai dưới
đây vi phạm quyền được pháp luật bảo đảm an toàn, bí mật, thư tín điện thoạỉ điện tín của công
dân?
Ẩ.TvàA. B. T,A và Y. C.KvàY. D.TvàY.
CHỦ ĐỀ 11 : QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN
Câu 1: Công nhân B đi làm muộn 10 phút nên bị bảo vệ xí nghiệp X không cho vào. Xin mãi
không được, công nhân B đã có lời lẽ xúc phạm bảo vệ nên hai bên to tiếng, sỉ nhục nhau. Quá
tức gỉận công nhân B phá cổng xông vào đánh bảo vệ phải đi cấp cứu. Công nhân B và bảo vệ vi
phạm quyền nào dưới đây của công dấn?
A. Bất khả xâm phạm về thân thể.
B. Bất khả xâm phạm về đời tư.
D. Được pháp luật bảo hộ về danh dự nhân phẳm.
D. Được phápluật bảo hộ về tính mạng sức khỏe
Câu 2: Trong một lần đi dự tiệc sinh nhật của H, vén sẵn có mâu thuẫn với anh s là bạn của H,
anh B đã đem lời chửi bới anh s. anh s bức xúc rũ thêm các anh K, M, N chặn đường đánh anh B
làm anh B thương tật 30%. Hỏi những ai dưới đây xâm phạm do cơ bản của công dân ?
A. Anh S, K M, N. B. Anh K, M, N.
C. Anh B, K, M,N. D. Anh B, s, K, M và N.
Câu 3: Bạn Q đưa ra thắc mắc với thầy Đ về chương trình giáo dục có đáp ứng được với đòi hỏi
của cách mạng công nghệ 4.0 trong buổi ngoại khóa của trường. Trong trường hợp này, bạn Q đã
thực hiện quyền tự do cơ bản nào dưới đây của công dân?
A. Tự do ngôn luận. B. Tự do thông tin.
C. Độc lập phán quyết. D. Áp đặt quan điểm cá nhân.
Câu 4: Trong đợt tiếp xúc với cử tri thành phố z, ông E đã bày tỏ quan điểm của mình về quy
trình bổ nhiệm nhân sự. Ông E đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quản lý nhà nước
B. Độc lập phán quyết.
C. Tự do ngôn luận
D. Xử lý thông tin
Câu 5: Trong cuộc họp của tổ dân phố, bà H phản ánh nhà ông p lôi kéo người dân theo đạo hội
thánh đức chúa trời, phá bỏ bàn thờ tổ tiến, hàng sáng tụ tập tại nhà ông p để nghe giảng kinh là
trái trái pháp luật. Ông X cắt ngang lời bà H: Đó là quyền tự do tôn giáo, việc của người ta bà nói
làm gì. Bà V chen vào: Xã ta đã nhiều tôn giáo rồi, cần gì phải thêm tôn giáo nào nữa. Những ai
hiểu sai về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo?
A. Bà v, ông X. B. Bà H, bà V.
C. Ông X. D. Bà H.
Câu 6: Trong cuộc họp thôn, chị s đứng lên trình bày quan điểm của mình về công tác phụ nữ
năm 2018. Khi đi qua phòng họp, anh B thấy quan điểm của chị s đưa ra không hợp lý liền gọi
anh c người chủ trì cuộc họp ra ngoài để trao đổi quan điểm của mình. Những ai dưới đây thực
hiện đúng quyền tự do ngôn luận?
A. Anh B, anh C B. Chị S, anh C
C. Anh B, chị S D. Chị S
Câu 7. Trong cuộc họp lớp, K bị lớp trưởng T phê bình vì nhiều lần gây mất trật tự. K tức tối và
cho rằng lớp trưởng đã nói xấu và bôi nhọ danh dự của mình trước lớp. K đã hiểu không đúng
về quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền tự do ngôn luận. B. Quyền tự do thông tin.
C. Quyền tự do phán quyết. D. Quyền tham vấn
Câu 8: Trong buổi sinh hoạt lớp, giáo viên chủ nhiệm lấy ý kiến của học sinh về việc thi đua
khen thưởng. Học sinh A không đồng ý với quy định đó nên đã nhờ tổ trưởng của tổ mình lấy
danh nghĩa cá nhân để nêu lên quan điểm cho mình. Học sinh c, D không đồng ý với ý kiến của
tổ trưởng nên đã nói lên quan điểm của mình. Tập hợp ý kiến của học sinh, giáo viên chủ nhiệm
đã xây dựng kế hoạch thi đua khen thưởng cho lớp. Hành vi của người nào dưới đây thực hiện
đúng quyền tự do ngôn luận?
A. Học sinh A, tổ trưởng. B. Học sinh c, D.
C. Học sinh c, D và giáo viên chủ nhiệm. D. Giáo viên chủ nhiệm.
Câu 9. Một bác sĩ sau khi khám bệnh cho bệnh nhân đã phát hiện ra bệnh nhân đó nhỉễm HIV,
bác sĩ đã thông báo cho mọi người về tình hình sức khỏe cùa bệnh nhân cho mọi người biết khi
chưa được sự đồng ý của họ. Bác sĩ đã sử dụng sai quyền nào trong các quyền sau?
A. Quyền tự do báo chí. B. Quyền tự do ngôn luận
C. Quyền tố cáo. D. tham gia quản Ịí nhà nước và xã hội.
Câu 10. Do không đồng tình với kết quả cuộc thi hoa hậu, nhà báo X đã đăng lên Facebook cá
nhân quan điểm, thái độ không đọng tình của mình vệ kết quả cuộc thi. Hơn thế nữa ông còn
dùng những lời lẽ thô tục để nói về nhan sắc hoa hậu H. Hội nhà báo X đã xâm phạm đến quyền
nào của hoa hậu H?
A. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm
B. Quyền khiếu nại, tố cáo
C. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
D. Quyền tự do ngôn luận
Câu 11. Theo lời khuyên của anh M, ạnh H đã nói với bố không nên dùng thực phẩm bẩn trong
khậụ chế biến thức ặn phân phối cho các đại lí. Vô tình nghẹ được câu chuyện giữa hai bố con
anh H, ạnh K kể lại với anh p. vốn là đối thủ của bố anh H, anh p lập tức tung tin này lên mạtig
xã hội. Bố anh H đã vộỉ vã thuệ phóng viên viết và đăng bài cải chính đồng thời qụẫng bá chất
lượng sản phẩm của mỉnh. Những ai dưới đây đã thực hiện sai quyền tự cỊo ngôn luận của công
dân?
A. Bố con anh H, anh p, anh K và anh M.
B. Bố anh H, phóng viên và anh p.
C. Bố anh H, anh K, anh P và phóng viên
D. Bố anh H, anh P, anh K và anh M
Câu 12: Giờ sinh hoạt, bị lớp trường phê bình vì thường xuyên gây mất trật tự trong các buổi
học nên K đã phàn đối gay gắt và cho rằng lớp trưởng không được phép nói xấu mình trước tập
thể. K đã hiểu sai quyền nào dưới đây của công dân?
A. Tự do ngôn luận. B. Tự do phán quyết.
C.Tự do tham vấn D. Tự do thông tin.
Câu 13: Không đồng tình với một số ý kiến trong việc đề nghị bổ sung hình thức bán hàng đa
cấp vào luật, chị T viết bài bày tỏ quan điểm của mình trên mạng xã hội. Chị T đã thực hiện
quyền nào dưới đây của công dân?
A. Tham gia quản lý nhà nước, xã hội.
B. Thực thi quyền tự chủ phán quyết.
C. Tự do ngôn luận
D. Chủ động đàm phán.
Câu 14: Theo lời khuyên của anh M, anh H đã nói với bố không nên dùng thực phẩm bẩn trong
khâu chế biến thức ăn phân phối cho các đại lí. Vô tình nghe được câu chuyện giữa hai bố con
anh H, anh K kể lại với anh p. vốn là đối thử của bố anh H, anh P lập tức tung tin này lên mạng
xã hội. Bố anh H đã vội vã thuê phóng viên viết và đăng bài cải chính, đồng thời quảng bá chất
lượng sản phẩm của mình. Những ai dưới đây đã ền tự do ngôn luận của công dân?
A. Bố con anh H, anh p, anh K và anh M.
B. Bố anh H, phóng viên Ỷà anh p.
C. BỐ con anh H, anh K, anh p và phóng viên.
D. Bố anh H, anh p, anh K và anh M.
Câu 15: Trong cuộc họp của công ty, ông B là Tổng giám đốc đã ngắt lởi không cho chị N phát
biểu phê bình chủ tịch công đoàn. Khi anh A đang trình bày ý kiến ủng hộ quan điểm của chị N
thì bị ông H là Phó Tổng giám đốc ra lệnh cho anh M là nhân viên trường buộc anh A phải ra
khỏi cuộc hộp. Những ai dưới đây vi phạm luận của công dân?
A. Ông B. ông H và anh M.
B. Ông H và anh M.
C. Ông B và ông H
D. Ông B, ông H và chị N.
Câu 16: Trong một cuộc họp, ông B là Chủ tịch phường đã ngắt lời không cho anh H tiếp tục
phát biểu khi anh lên tiếng phê bình chị c. Do anh H phản đối nên ông B đã lệnh cho anh K là
nhân viên bảo vệ ngoài hội trường buộc anh H phải rời cuộc hộp. Anh G là nhân viên dưới quyền
ông B nhân chuýện này đã viết bàỉ bịa đặt ông bạo hành nhân viên đăng lên mạng xã hội làm cho
uy tín của ông B bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Những ai dưới đây vi phạm quyền lự do ngôn luận
của công dân?
A. Anh H và anh G B. Ông B và anh G
C. Ông B, anh K và anh G D. Ông B, anh H và anh G
Câu 17: Nghi ngờ chị D viết bài nói xấu mình trên mạng xã hội nên ông H là Chủ tịch xã đã
ngăn cản chị D phát biểu trong cuộc họp Hội đồng nhân dân. Thấy vậy, anh M lên tiếng bảo vệ
chị D nhưng bị ông K chủ tọa cuộc họp ngẳt lời không cho phát biểu. Chứng kiến sự việc, chị p
rủ bà T ngồi bên cạnh bỏ họp cùng ra về. Những aĩ dưới đây vi phạm quyền tự do ngôn luận của
công dân?
A. Ông H, ông K và chị P. B.ÔngH, ông K và chị D.
C. Chị p và bà T. D.Ông H và ông K.
Câu 18: Trong một cuộc họp, ông B là Chủ tịch phường đã ngắt lời không cho anh H tiếp tục
phát biểu khi anh lên tiếng phê bình chị c Do anh H phản đói nên ông B đã lệnh cho anh K là
nhân viên bảo vệ ngoải hội trường buộc anh H phảỉ rời cuộc họp. Anh G là nhân viên dưới quyền
ông B nhân chuyện này đã viết bài bịa đặt ông bạo hành nhận viên đăng lên mạng xã hội làm cho
uy tin của ông B bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Những ai dưới đây vi phạm quyền tự do ngôn luận
của công dân?
A. Ông B và anh G. B. ÔngB, anh H và anh G.
C. Ông B, anh K và anh G. D.Anh H và anh G.
CHỦ ĐẺ 12: QUYÊN BẦU CỬ , ỨNG CỬ
Câu 1: Đúng ngày bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp thì ông A phải điều trị sau phẩu thuật tại
bệnh viện nên nhân viên s thuộc tổ bầu cử lưu động đã tự ý bỏ phiếu thay ông. Nhân viên S đã vi
phạm nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?
A. Công khai B. ủy quyền.
C. Thụ động. D. Trực tiếp,
Câu 2: Vợ chồng anh X gặp khó khăn nên đã vay anh T một khoản tiền lớn. Trong đợt bầu cử
Hội đồng nhân dân tỉnh Y, vợ anh T đã yêu cầu vợ chồng anh X bầu cử cho chồng mình. Mặc dù
thấy anh T không xứng đáng nhưng vì mang ơn nên vợ chồng anh X vẫn chấp nhận làm theo yêu
cầu đó. Trong trường hợp trên, vợ anh T đã vi phạm nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?
A. Bình đẳng B. Trực tiếp. c. Phổ thông. D. Bỏ phiếu kín.
Câu 3: Khi đang giúp chồng bỏ phiếu bầu cử theo đề xuất của anh thì chị A phát hiện anh D có
hành vi gian lận phiếu bầu, chị A đã kể cho bạn thân của mình là anh H và anh T nghe. Vốn mâu
thuẩn với D nên anh H lập tức đăng tin đồn thất thiệt bôi nhọ D trên trang cá nhân, còn anh T
nhắn tin tổng tiền D. Vợ chồng chị A đã vi phạm nguyên tắc bầu cử nào dưới đây ?
A. Bình đẳng B. Trực tiếp. c. Phổ thông. D. Bỏ phiếu kín.
Câu 4: Chị H đã gỉúp anh T bỏ phiếu bầu cử theo đề xuất của anh. Tại điểm bầu cử, phát hiện cụ
M không biết chữ, nhân viên s của tổ bầu cử đã nhờ chị H viết phiếu bầu theo đúng ý cụ rồi đưa
phiếu cho cụ M bỏ vào thùng. Những ai dưới đây đã vi phạm nguyên tắc bầu cử?
A. Anh T và chị H
B. Chị H và nhân viên S
C. An T, chị H và nhân viên S
D. Chị H, cụ M và nhân viên s.
Câu 5: Trước ngày bầu cử ông K bị tai nạn giao thông phải nhập viện, nên không thể tham gia
bầu cử được. Trong ngày bầu cử, do muốn có thành tích là hoàn thành sớm công tác bầu cử, ông
T tố trưởng phụ trách tổ bầu cử nơi ông K đăng kí bầu cử đã chỉ đạo công C mang phiếu bầu cử
đến để vợ ông K bầu hộ. Trong trường hợp trên những ai đã vi phạm nguyên tắc bầu cử?
A. Ông T, công C và vợ ông K B. Ông Tvà vợ ông K
C. Ông T và ông C D. Ông c và vợ ông K
Câu 6: Sau ngày bầu cử đại biểu Quốc hội, một số bạn học sinh lớp 12 ( đã đủ 18 tuổi) đến
trường với niềm tự hào rất lớn trước các em lớp dưới vì lần đầu tiên thực hiện quyền bầu cử của
công dân A hãnh diện khoe. “ Tớ không chỉ có một lá phiếu đâu nhé! Cả bà và mẹ “tín nhiệm
cao” giao phiếu cho tớ bỏ vào thùng phiếu luôn”. Việc làm đó của A đã vi phạm đến những
nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?
A. Nguyên tắc trực tiếp, bỏ phiếu kín.
B. Nguyên tắc bình đẳng, trực tiếp.
C. Nguyên tắc bình đẳng, bỏ phiếu kín
D. Nguyên tắc phổ thông, trực tiếp.
Câu 7: Tại một điểm bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, chị A viết phiếu bầu và bỏ
phiếu vào hòm phiếu giúp cụ K là người không biết chữ. Sau đó, chị A phát hiện anh B và anh c
cùng bàn bạc, thống nhất viết phiếu bầu giống nhau nên yêu cầu hai người làm lại phiếu bầu.
Tuy nhiên, anh B và anh c không đồng ý và mỗi người tự tay bỏ phiếu của mình vào hòm phiếu
rồi ra về. Những ai dưới đây vi phạm nguyên tắc bầu cử trực tiếp?
A. Chị A, cụ K và anh c. B. Anh B và anh c.
C. Chị A và cụ K. D. Çhi A, anh B và anh c,
Câu 8: Tại một điểm bầu cử đại biểu Hộị đồng nhân dân các cấp, anh T bị đạu chân nên sau khi
tự viết phiếu bầu rồi nhờ anh N giúp mình bỏ phiếu vào hòm phiếu nhưng bị anh N từ chối. Chị
H đã nhận lời'giúp anh T và phát hiện anh T bầu cho đối thủ của mình. Chị H nhờ và được anh T
đồng ý sửa lại phiếu theo ý của chị rồi chị bỏ phiếu đó vào hòm phiếu. Những ai dưới đây vi
phạm nguyên tắc bầu cử bỏ phiếu kín?
A, Anh N và chị H. B. Anh T và chị H.
C. Anh T, chị H và anh N. D. Anh T và anh N.
Câu 9: Tại một điểm bầu cử đạỉ biểu Hội đồng nhân dân các cấp, anh T bị đau chân nên sau khi
tự viết phiếu bầu rồi nhờ anh N giúp mình bỏ phiếu vào hòm phiếu nhưng bị anh N từ chối. Chị
H đã nhậnlời giúp anh T và phát hiện anh T bầu cho đối thù của mình. Chị H nhờ và được anh T
đồng ý sửa lại phiếu theo ý của chị rồi chị bỏ phiếu đó vào hòm phiếu. Những aỉ dưới đây vi
phạm nguyên tắc bầu cử trực tiếp ?
A. Anh T và anh N. B. Anh T, chị H và anh N.
C. Anh N và chị H. D. Anh T và chị H.
Câu 10: Tại một điểm bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, biết cụ Q là người không biết
chữ, ông B tổ trưởng tổ bầu cử đã phân công anh T giúp cụ viết phiếu bầu theo ý của cụ. Phát
hiện chị H và chồng là anh A bàn bạc, thông nhât rồi cùng viết hai phiếu bầu giống nhau, anh T
đề nghị hai người nên thể hiện chính kiến cùa riêng mình, nhưng chị H vẫn bỏ hai phiếu đỏ vào
hòm phiếu. Những ai dưới đây vi phạm ! nguyên tắc bầu cử bỏ phiếu kín?
A. Anh Á, chị H, ông B và anh T. B. Anh T, anh A và chị H.
C. Anh A, chị H và cụ Q. D. Anh A, chị H và ông B.
Câu 11: Trong ngày bầu cử đại biểu Hội đồhg nhân dân các cấp, vì anh p đang bị tạm giam để
điều tra nên nhân viên tổ bầu cử đã mang hòm phiếu phụ đến trại tạm giam và hướng dẫn anh p
bỏ phiếu. Anh p đã được thực hiện nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?
A. ủy quyền. B. Trực tiếp. C. Đại diện. D. Công khai.
Câu 12: Tại một điểm bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, ông H bàn bạc vởi chị N và
thống nhất cùng viết phiếu bầu với nội dung giống nhau. Phát hiện sự vỉệc, với sự chứng kiến
của ôngî'M, anh T đề nghị chị N cần chủ động bầu theo ý của mình. Tuy nhiên, chị N vẫn bỏ
phiếu của chị và của ông H vào hòm phiêu rồi ra về. Những ai dưới đây vi phạm nguyên tắc bầu
cử trực tiếp?
A. Chị N, ông H và ống M. B. Chị N và ông M.
C. Chị N và ông H D. Chị N, ông H và anh T
Câu 13: Trong cuộc họp bầu tổ trưởng tổ dân phố, thấy chị H lựa chọn ông K là người có muẫn
với mình, chị B đã nhờ anh I chồng chị H sửa lại phiếu bầu của vợ, Nhân tiên, cụ G nhờ anh I
viết phiếu hộ phiếu bầu cho ông K vì cụ không biết chữ anh I đã gạch luôn tên ông K. Những ai
dưới đây thực hiện đúng quyền bầu cử của công dân?
A. Chị H, cụ G B. Cụ G, ông K.
C. Chị H và ông K D. Chị B và anh I.
Câu 14: Vì bị sốt nên sau khi lựa chọn kỹ danh sách ứng cử viên, anh K đã nhờ đồng nghiệp bõ
phiếu bầu hộ mình. Anh K đã không thực hiện đúng nguyên tắc bầu cử nào dưới đây:
A. Tập trung B. Phổ thông. c. Dân chủ. D. Trực tiếp.
Câu 15: Trong quá trình kiểm phiếu bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp, T và M nằm trong ban
thư kí đã có hành vỉ gian lận để khai khống phiếu bầu cho người thân của mình. Phát hiện việc
đó, H đã khuyên T không nến làm như vậy vì đó là hành vi trái pháp luật, nhưng T vẫn kiên
qụyết làm theo ý mình. Cuối cùng, người thân của T đã trúng cử vào Hội đồng nhân dân các cấp.
Trong trường hợp trên, những ai vi phạm pháp luật về nguyên tắc bầu cử?
A. T và M B.H,T,M. C.HvàT. D.HvàM.
Câu 16: Tại điểm bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp xã X, anh M gợị ý chị c bỏ phiếu cho ứng
cử viên là người thân của mình. Thấy chị c còn băn khoăn, anh M nhanh tay gạch phiếu bầu giúp
chị rồi bỏ luôn lá phiếu đó vào hòm phiếu. Anh M đã vi phạm cử nào dưới đây?
A. Phổ thống B. Trực tiếp. C. ủy quyền D. Gián tiếp,
Câu 17: Tại điểm bầu cử X, vô tình thấy chị c lựa chọn ứng cử viên là người có mâu thuẩn với
mình, chị B đã nhờ anh D người yêu của chị c thuyết phục chị gạch tên người đó. Phát hiện chị
C đưa phiếu bầu của mình cho anh D sửa lại, chị N báo cáo với ông K tổ trưởng tổ bầu cử. Vì
đang viết hộ phiếu bầu cho cụ p là người khòng biết chữ theo ý của cụ, lại muốn nhanh chóng kết
thúc công tác bầu cử nên ông K đã bỏ qua chuyện này. Những ai dưới đây không vi phạm
nguyên tắc bỏ phiếu kín trong bầu cử?
A. Chị N và cụ p. B. Chị N, cụ p và chị c.
C. Chị N, ông K, cụ p và chị c. D. Chị N, ông K và cụ p.
Câu 18: Trong quá trình bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp tại điểm bầu cử A, sau khi
có lời nhờ anh H là người hàng xóm bỏ phiếu thay cho chị gái V của mình đang bận việc đình,
Anh T luôn đứng cạnh anh H theo dõi, giám sát. Nể anh T, anh H buộc phải đồng ý. Ông D tổ
trưởng tổ bầu cír biết chuyện nhưng đang viết hộ và bỏ phiếu giúp bà P là người không biết chữ,
lại muốn nhanh chóng kết thúc công tác bầu cừ nên ông D bỏ qua chuyện này. Những ai dưới
đây khổng vi phạm nguyên tắc bầu cử?
A. Anh H, chị V, ông D. B. Anh H, anh T, chị V, ông D, bà p.
C. Anh H, ông D và bà P D. Bà P
Câu 19. Khi đang giúp chồng bỏ phiếu bầu cử theo đề xuất của anh thì chị A phát hiện anh D có
hành vi gian lận phiếu bầu. Chị A đã kể cho bạn thân của mình là anh H và T nghe, vốn mâu
thuẫn với D nên anh H lập tức đăng tin đồn thất thiệt bôi nhọ D trên trang cá nhân, còn anh T
nhắn tin tống tiền D. Những ai dưới đây vi phạm nguyên tắc bầu cử?
A. Chồng chị A, anh D và anh H.
B. Vợ chồng chị A và anh D.
C. Vợ chồng chị A, anh D, H và T.
D. Chị A, anh D và H.
Câu 20: Chị H giúp anh T bỏ phiếu bầu cử theo đề xuất của anh. Tại điểm bầu cử, phát hiện cụ
M không biết chữ, nhân viên s của tỗ bầu cử đã nhờ chị H viết phiếu bầu theo đúng ý cụ rồi đưa
phiếu cho cụ M bỏ vào thùng. Những ai dưới đây vi phạm nguyên tắc bầu cử?
A. Anh T, chị H và nhân viên s. B. Chị H và nhân viên s.
C. Chị H, cụ M và nhân vîên s. D. Anh T và chị H.
Câu 21.Trong cuộc họp bầu tổ trưởng tổ dân phố, thấy chị H lựa chọn ông K là người có mâu
thuẫn với mình, chị B đã nhờ anh I chồng chị H sửa lại phiếu bầu của vợ. Nhân tiện cụ G nhờ
anh I viểt phiếu hộ phiếu bầu cho ông K vì cụ không biết chữ anh I đã gạch luôn tên ông K.
Những ai dưới đây thực hiện đúng quyền bầu cử của công dân?
A. Anh T, Chị H, cụ G B, Cụ G, ông K.
C. Chị H và ông K. D. Chị B và anh I.
Câu 22: Trong quá trình bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dận các cấp tại điểm bầu cử A, sau khi
có lời nhờ anh H là người hàng xóm bỏ phiếu thay cho chị gái V của mình đang bận việc gia
đình, Anh T luôn đứng cạnh anh H theo dõi, giám sát. Nể anh T, anh Ịỉ buộc phải đồng ý. ông D
tổ trưởng tổ bầu cử biết chuyện nhưng đựng viết hộ và bỏ phiếu giúp bà p là người không biết
chữ, lại muốn nhanh chóng kết thúc công tác bầu cử nên ông D đã bỏ qua chuyện này. Những ái
dưới đây vi phạm nguyên tắc bầu cử?
A. Anh H, chị V, ông D. B. Anh H, anh T, chị V.
C. Anh H, ông D, bà P. D. Anh H, anh T, chị V, ông D, bà p.
Câu 23: Vợ chồng anh X gặp khó khăn nên đã vay ấnh T một khọản tiền lớn. Trong đợt bầu cử
đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Y, vợ anh T đã yêu cầu vợ chồng anh X bầu cử cho chồng mình.
Mặc dù thấy anh T không xứng đáng nhưng vì mang ơn nên vợ chồng anh X vẫn chấp nhận Ịàm
theo yêu cầu đó. Trong trường hợp trên, vợ chồng anh X đã vi phạm nguyên tắc bầu cử nào dưới
đây?
A. Bỉnh đẳng. B. Trực tiếp. c. Phổ thông. B. Bỏ phiếu kín.
CHỦ ĐỀ 13: QUYỀN THAM GIA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC XÃ HỘI

Câu 1: Trong cuộc họp tổng kết của xã X, kế toán M từ chối công khai việc thu chi ngân sách
nên bị người dân phản đối. Ông K yêu cầu được chất vấn trực tiếp kế toán nhưng bị Chủ tịch xã
ngăn cản. Chủ thể nào dưới đây đã vận dụng đúng quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội?
A. Chủ tịch xã và ông K B. Người dân xã X và ông K
C. Chủ tịch và người dân xã X D. Kế toán M, ông K và người dân xã X
Câu 2: Trong hội nghị tổng kết cuối năm, một số người dân xã S đã yêu cầu kế toán xã giải trình
về khoản thu, chi quỹ "Đền ơn đáp nghĩa". Người dân xã S đã thực hiện quyền tham gia quản lý
nhà nước và xã hội theo cơ chế nào dưới đây?
A. Dân giám sát và kiểm tra B. Dân bàn và quyết định
C. Dân thảo luận và đóng góp ý kiến D. Dân hiểu và đồng tình
Câu 3: Tại cuộc họp bàn về việc xây dựng đường liên thôn của xã, chị M không tán thành ý kiến
của chị K đề cử chị S làm tổ trưởng tổ giám sát. Tuy nhiên, chị S vẫn được bầu làm tổ trưởng và
sau đó giới thiệu người thân của mình vào tổ này nên bị bà Q quyết liệt phản đối. Khi đó, ông N
chủ tọa cuộc họp yêu cầu bà Q dừng phát biểu khiến bà bực tức rủ chị M bỏ họp ra về. Những ai
dưới đây đã thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội?
A. Ông N, chị M và chị S B. Chị K, Chị S, chị M và bà Q
C. Chị K, bà Q, ông N và chị M D. Chị K, chị M và ông N
Câu 4: Trong cuộc họp với đại diện các hộ gia đình, anh D lên tiếng phản đối mức kinh phí đóng
góp xây dựng nhà văn hóa do ông A chủ tịch xã đề xuất nhưng chị K là thư ký cuộc họp không
ghi ý kiến của anh D vào biên bản. Khi bà M phát hiện và phê phán việc này, ông A ngắt lời,
đuổi bà M ra khỏi cuộc họp. Sau đó chị G là con gái bà M đã viết bài nói xấu ông A trên mạng
xã hội. Những ai dưới đây vi phạm quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của công dân?
A. Ông A và chị G B. Ông A, chị K, chị G và bà M
C. Ông A và chị K D. Ông A, chị K và chị G
Câu 5: Ông B chủ tịch xã chỉ đạo chị M là văn thư không gửi giấy mời cho anh H là trưởng thôn
tham dự cuộc họp triển khai kế hoạch xây dựng đường liên xã đi qua thôn của anh H. Biết
chuyện nên anh K đã thẳng thắn phê bình ông B trong cuộc họp và bị anh T chủ tọa ngắt lời,
không cho trình bày hết ý của mình. Bực tức, anh K đã bỏ họp ra về. Những ai dưới đây không vi
phạm quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội?
A. Chị M, anh H và anh K B. Chị M, anh K và ông B
C. Chị M, anh H và ông B D. Anh H, anh K và anh T
Câu 6: Anh K chủ tịch xã cố ý không gửi giấy mời họp cho bà A mặc dù bà A có tên trong danh
sách họp bàn về phương án xây dựng đường liên thôn. Mặc dù vậy, cô N là thư ký cuộc họp đã
ghi vào biên bản nội dung bà A có ý kiến ủng hộ mọi quan điểm của anh K. Phát hiện điều này,
anh M đã lớn tiếng phê phán nên bị anh P là phó chủ tịch ngắt lời và đuổi ra ngoài. Những ai
dưới đây vi phạm quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của công dân?
A. Anh P, anh M và cô N B. Anh K, cô N và anh P
C. Anh K, cô N và anh M D. Anh K, anh P và anh M
Câu 7: Vì đã được trao đổi từ trước nên trong cuộc họp của cơ quan A, dù không muốn anh B
vẫn phải dùng danh nghĩa cá nhân mình trình bày quan điểm của ông A trưởng phòng nhân sự về
vấn đề khen thưởng. Vô tình được chị M thông tin về việc này, vốn sẵn có mâu thuẫn với ông B
nên khi anh A đang phát biểu, anh D đã tìm cách gây rối và ngăn cản buộc anh A phải dừng ý
kiến. Những ai dưới đây thực hiện chưa đúng quyền tự do ngôn luận của công dân?
A. Ông B và anh A B. Ông B và anh D
C. Ông B, chị M và anh D. Ông B, anh A và anh D
Câu 8: Trong cuộc họp toàn dân xã X bàn về xây dựng nhà văn hóa, anh T và anh M liên tục có
nhiều ý kiến trái chiều. Trong lúc gay gắt, anh M cho rằng T chỉ là nông dân không nên phát biểu
nhiều. Thấy vậy, chủ tịch xã cắt ngang ý kiến của 2 anh và đưa ra quyết định cuối cùng. Trong
trường hợp trên, những ai vi phạm pháp luật về quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội?
A. Anh M B. Chủ tịch xã
C. Chủ tịch xã và anh M D. Anh M và T
Câu 9: Nhân dân thôn A họp bàn và quyết định mức góp tiền của từng hộ để xây dựng điểm sinh
hoạt cộng đồng, việc này cũng được lãnh đạo xã chấp thuận và ủng hộ kinh phí. Việc họp bàn và
quyết định của bà con thôn A thể hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội ở phạm vi:
A. Xã hội B. Cơ sở C. Văn hóa D. Cả nước
Câu 10: Hội đồng nhân dân xã B tổ chức họp để đánh giá hoạt động định kỳ của UBND và cán
bộ công chức của xã, thông qua cuộc họp này nhiều vấn đề về giải quyết khiếu nại, tố cáo của
nhân dân được làm sáng tỏ. Theo Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở thì hoạt động nói trên của Hội đồng
nhân dân xã B thuộc những việc nhân dân:
A. Phải được thông báo để biết và thực hiện
B. Được tham gia ý kiến trước khi xã quyết định
C. Bàn và quyết định trực tiếp
D. Ở xã giám sát, kiểm tra
Câu 11: Mặc dù ông H có tên trong danh sách họp bàn về phương án giải phóng mặt bằng thôn
A, nhưng vì thường xuyên có ý kiến trái chiều nên chủ tịch xã đã cố ý không gửi giấy mời cho
ông H. Thấy vợ có giấy mời họp và được chỉ định thay mặt cho Hội phụ nũ xã đề xuất về các
khoản đóng góp, ông H càng bức xúc nên muốn vợ phải ở nhà. Vì bị chồng đe dọa sẽ ly hôn nếu
vợ không chịu nghe lời, chị H buộc lòng phải nghỉ họp. Những ai dưới đây vi phạm quyền tham
gia quản lý nhà nước và xã hội của công dân?
A. Chủ tịch xã và ông H B. Chủ tịch xã và vợ chồng ông H
C. Vợ ông H và chủ tịch xã D. Vợ chồng ông H
Câu 12: Trong cuộc họp khu dân cư X, biết anh A bất bình với ý kiến áp đặt của tổ trưởng dân
phố, Anh B ngồi cạnh khuyên anh A nên thể hiện chính kiến cá nhân. Thấy anh A vẫn im lặng vì
sợ mất lòng tổ trưởng nên anh B đã đứng lên thẳng thắn phê bình anh A. Đồng thời bày tỏ toàn
bộ quan điểm của mình, anh B đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân?
A. Tự do ngôn luận B. Cung cấp thông tin
C. Khiếu nại, tố cáo D. Kiểm tra, giám sát
Câu 13: Nhân dân xã A biểu quyết công khai việc xây dựng nhà văn hóa với sự đóng góp của
các hộ gia đình. Việc làm này là biểu hiện quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền tự do bày tỏ ý kiến của mình B. Quyền tự do ngôn luận
C. Quyền công khai minh bạch D. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã
hội
Câu 14: Trong cuộc họp tại thôn A bàn về việc đóng góp để xây dựng nhà văn hóa của thôn.Có
rất nhiều ý kiến khác nhau: Trưởng thôn A quy định, mỗi hộ trong thôn phải nộp một triệu đồng.
Bà B thì cho ràng nên thu mỗi hộ 500 ngàn. Anh D thì có ý kiến ai cò tiền thì nộp tiền, còn
không thì quy ra ngày công lao động. Chị H cho rằng trưởng thôn là người đứng đầu, vậy cứ theo
quyết định của người đứng đầu mà làm. Theo em, ý kiến của ai không đúng với nội dung về
quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của công dân?
A. Trưởng thôn X B. Bà B và anh D
C. Trưởng thôn X và chị H D. Chị H
Câu 15: UBND xã X tổ chức lấy ý kiến của người dân về kế hoạch xây nhà sinh hoạt cộng đồng
là thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội ở phạm vi cơ sở theo cơ chế nào dưới
đây?
A. Dân bàn B. Dân hiểu
C. Dân giám sát D. Dân kiểm tra
Câu 16: Bác H tham gia đóng góp ý kiến xây dựng hương ước của làng, xã. Trong trường hợp
trên, bác H đã thể hiện dân chủ theo cơ chế nào dưới đây?
A. Dân giám sát và kiểm tra B. Dân biết và thực hiện
C. Dân bàn và quyết định D. Dân xây dựng và quản lý
Câu 17: Trong cuộc họp toàn dân xã X bàn về xây dựng nhà văn hóa, anh T và anh M liên tục có
nhiều ý kiến trái chiều. Trong lúc gay gắt, anh M cho rằng T chỉ là nông dân không nên phát biểu
nhiều. Thấy vậy chủ tịch xã cắt ngang ý kiến của 2 anh và đưa ra quyết định cuối cùng. Trong
trường hợp trên, chủ tịch xã đã vi phạm quyền nào của công dân?
A. Quản lý nhà nước B. Độc lập phán quyết
C. Tự do ngôn luận D. Xử lý thông tin
Câu 18: Trong đợt tiếp xúc cử tri thành phố Z, ông E đã bày tỏ quan điểm của mình về quy trình
bổ nhiệm nhân sự. Ông E đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quản lý nhà nước B. Độc lập phán quyết
C. Tự do ngôn luận D. Xử lý thông tin
CHỦ ĐỀ 14: QUYỀN KHIẾU NẠI TỐ CÁO
Câu 1: Cùng nhau đi học về, phát hiện anh B đang lấy ví của nạn nhân trong vụ tai nạn giao
thông liên hoàn nghiêm trọng, lập tức sinh vie6nT đưa điện thoại cu3aanh cho sinh viên K quay
video. Sau đó nhân viên T bám theo anh B tống tiền. Biết chuyện vợ anh B đã gặp và đe dọa
khiến sinh viên T hoảng loạn tinh thần. Hành vi của người nào dưới đây cần bị tố cáo.
A. anh B, sinh viên K và T B. Vợ chồng anh B, sinh viên K và T
C. Vợ chồng anh B và sinh viên T D. Vợ chồng anh B và sinh viên K
Câu 2: Nhân viên S phát hiện giám đốc cơ quan Z có hành vi lợi dụng chức vụ để chiếm đoạt tài
sản công nên đã đưa thông tin này lên mạng xã hội. Nhân viên Z vận dụng sai quyền nào dưới
đây của công dân?
A. Kiến nghị B. Đàm phán C. Tố cáo D. Khiếu nại
Câu 3: Chị M làm đơn xin nghỉ thêm một tháng sau thời gian hưởng chế độ thai sản và được
giám đốc X chấp nhận. Vì thiếu người làm, giám đốc X đã tiếp nhận nhân viên mới thay thế vị
trí của chị M. Khi đi làm trở lại, chị M bị giám đốc điều chuyển sang công việc khác nặng nhọc
hơn. Chị M phải sử dụng quyền nào dưới đây để bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình?
A. Phản biện B. Kháng nghị C. Tố cáo D. Khiếu nại
Câu 4: Anh B là cảnh sát giao thông đề nghị chị A đưa cho anh 3 triệu đồng để bỏ qua lỗi chị A
đã điều khiển xe ô tô vượt quá tốc độ quy định. Vì bị chị A từ chối, anh B đã lập biên bản xử
phạt thêm lỗi khác mà chị không vi phạm. Sau đó chị A phát hiện vợ anh B là chị N đang công
tác tại sở X nơi anh D chồng mình làm giám đốc nên chị đã xúi giục chồng điều chuyển công tác
chị N. Đúng lúc anh D vừa nhận của anh K năm mươi triệu đồng nên đã chuyển chị N đến công
tác ở vùng khó khăn hơn rồi bổ nhiệm anh K vào vị trí cua chị. Những ai dưới đây là đối tượng
vừa bị khiếu nại vừa bị tố cáo.
A. Anh B và anh D, B B. Anh D, chị A và anh K
C. Anh B, chị A và anh D D. Anh B và chị A
Câu 5: Thấy vợ mình là chị M bị ông T giám đốc sở X ra quyết định điều chuyển công tác đến
một đơn vị ở xa dù đang nuôi con nhỏ, anh N chồng chị đã thuê anh K chặn xe ô tô công vụ do
ông T sử dụng đi đám cưới để đe dọa ông này. Do hoảng sợ ông T điều khiển xe chạy sai làn
đường nên bị anh H cảnh sát giao thông dừng xe, yêu cầu đưa 5 triệu đồng để bỏ qua lỗi này. Vì
ông T từ chối đưa tiền nên anh H đã lập biên bản xử phạt thêm lỗi khác mà ông T không vi
phạm. Những ai dưới đây là đối tượng vừa bị khiếu nại vừa tố cáo.
A. Ông T, anh H và anh K B. Ông T, Anh H, anh K và anh N
C. Anh H và anh K D. Ông T và anh H
Câu 6: Được anh P cung cấp bằng chứng về việc chị T là trưởng phòng tài chính kế toán dùng
tiền của cơ quan cho vay nặng lãi theo sự chỉ đạo của ông K giám đốc Sở X, anh N là Chánh văn
phòng sở X dọa sẽ công bố chuyện này với mọi người. Biết chuyện, ông K đã ký quyết định điều
chuyển anh N sang làm văn thư một bộ phận khác còn chị T cố tình gạt anh N ra khỏi danh sách
được nâng lương đúng thời hạn. Những ai dưới đây là đối tượng vừa bị khiếu nại, vừa bị tố cáo.
A. Chị T, ông K và anh N B. Chị T, ông K, anh P và anh N
C. Chị T, ông K và anh P D. Chị T và ông K
Câu 7: Được chị M đồng nghiệp cho biết việc chị N là kế toán đã lập hồ sơ khống rút 200 triệu
đồng của cơ quan X, chị K đã đe dọa chị N, buộc chị phải chia cho mình một nửa số tiền đó.
Biết chuyện ông G là Giám đốc Sở Xđã ký quyết định điều chuyển chị M xuống đơn vị cơ sở ở
xã và đưa anh T vào thay thế vị trí của chị M sau khi nhận của anh này một trăm triệu đồng.
Nhân cơ hội đó, chị N đã có ý trì hoãn việc thanh toán các khoản phụ cấp theo đúng quy định
cho chị M. Những ai dưới đây là đối tượng vừa bị khiếu nại, vừa bị tố cáo?
A. Chị N và ông G B. Chị N, ông G và anh T
C. Chị N và chị K D. Chị M, ông G và anh T
Câu 8: Do phải đi làm ăn xa nên chị A đã gửi cháu V vừa tròn 16 tuổi, nhờ gia đình anh họ tên T
chăm sóc và nói sẽ gửi tiền nhờ anh T nuôi cháu V ăn học. Vợ chồng anh T đã chiếm đoạt số tiền
chị A gửi về còn bắt cháu V phải nghỉ học và đi làm nhân viên cho quán karaoke X. Một lần
đang dọn dẹp phòng hát, cháu V đã bị anh H giở trò đồi bại. Hoảng sợ V đã lấy chai rượu đập
vào người anh H làm anh H bị thương. Hành vi của ai cần bị tố cáo?
A. Vợ chồng anh T B. Chủ quán X, H
C. Vợ chồng anh T, H D. Cháu V
Câu 9: Sau khi được N - hạt trưởng hạt kiểm lâm X nhận vào làm bảo vệ, Anh K đã đôi lần bắt
gặp N nhận tiền của H để tiếp tay cho H và đồng bọn vào khai thác gỗ tại rừng nguyên sinh. Anh
K kể chuyện này cho vợ nghe còn đưa ra cả bằng chứng cho vợ xem. Vợ anh K đã gọi điện và
tống tiền hạt trưởng kiểm lâm X. Những ai cần bị tố cáo?
A. Vợ chồng K, N, H B. Hạt trưởng N
C. Vợ K, N, H D. H và đồng bọn
Câu 10: Do con ốm, chị H đi muộn mất 30 phút mà không kịp xin phép.Giám đốc công ty đã kỷ
luật chị với hình thức buộc thôi việc. Chị H đã làm đơn gửi tới ông Giám đốc đề nghị xem xét lại
vì cho rằng quyết định của Giám đốc là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích của mình. Chị
H cần làm đơn nào dưới đây cho đúng pháp luật?
A. Đơn tố cáo B. Đơn khiếu nại
C. Đơn phản đối D. Đơn trình bày
Câu 11: Hôm trước trên đường đi học về, N nhìn thấy anh T và K đang điều khiển 1 chiếc xe tải
chở các loại động vật quý hiếm bị chú cảnh sát giao thông P giữ lại . Anh T dúi vào tay chú cảnh
sát một phong bì tiền và được chú cho đi. Theo quy định của pháp luật ai là người cần bị tố cáo?
A. P B. T, K, P C. T, K D. T, P
Câu 12: Đang khai thác trộm gỗ trong rừng, anh T bị hai cán bộ kiểm lâm H và K đi tuần tra
phát hiện. Trong lúc cán bộ H lập biên bản thì cán bộ K nhận tiền hối lộ của T và đề nghị cán bộ
H bỏ qua chuyện này. Cán bộ H cần sử dụng quyền nào dưới đây cho phù hợp với quy định của
pháp luật?
A. Điều tra B. Khiếu nại C. Phán quyết D. Tố cáo
Câu 13: Ông A phát hiện chủ tịch UBND xã X, huyện Y có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn
để tham nhũng. Theo em ông A cần gửi đơn tố cáo đến đâu?
A. Chủ tịch UBND xã X B. Chủ tịch UBND huyện Y
C. Viện kiểm sát huyện Y D. Công an huyện Y
Câu 14: Lò gạch nung truyền thống của ông D, mỗi lần hoạt động khói lò gạch đã ảnh hưởng tới
trang trại gia súc của ông H. Theo em, để bảo vệ lợi ích của mình ông H sẽ gửi đơn khiếu nại tới
chủ thể nào dưới đây?
A. Chủ tịch xã B. Chủ tịch huyện
C. Trưởng thôn D. Ông D
Câu 15: Chị M là kế toán của xã Y. Do mâu thuẩn với chủ tịch xã nên chị đã cố ý tạo chứng từ
giả để tố ông về tội lạm dụng công quỹ và làm chứng từ giả với cơ quan có thẩm quyền. Trong
trường hợp này, chị M đã thực hiện không đúng quyền:
A. Tự do B. Khiếu nại C. Quản lý D. Tố cáo
Câu 16: Tháng 10/2011, hạt trưởng hạt kiểm lâm huyện A là anh K đòi công ty X phải trả cho
mình 30 triệu đồng mới làm thủ tục vận chuyển 350m3 gỗ quý nằm trong danh mục cấm. Hai bên
gặp nhau tại quán café, anh N (giám đốc công ty X) đưa tiền cho K. Khi K vừa đút túi số tiền 30
triệu đồng thì bị công an bắt quả tang. Những ai dưới đây là người bị tố cáo?
A. Anh N B. Hạt kiểm lâm huyện A
C. Anh K D. Anh K và N
Câu 17. Bức xức vì vợ mình là chị C bị công ty X sa thải mà không rõ lý do, anh B đã đến gặp
ông A là giám đốc công ty X để hỏi thì bị bà P là phó giám đốc chửi bới, nói những lời bịa đặt
xúc phạm đến danh dự chị C. Không những vậy anh B cobnf bị ông H và G là bảo vệ công ty
đánh đập. Những ai dưới đây cần bị tố cáo?
A. Ông G, A và bà P B. Bà P, ông H và G
C. Ông H, G và B D. Ông A, G và C
Câu 18. Nghi ngờ con gái mình bị anh Q trấn lột tiền, anh T nhờ anh M bí mật theo dõi anh Q.
Vô tình phát hiện cháu H con gái anh Q đi một mình trên đường, anh M đã đe dọa sẽ bắt giữ
khiến cháu bé hoảng loạn rồi ngất xỉu. bức xúc, vợ anh Q thuê anh K xông vào nhà đạp phá đồ
đạc và đánh anh M gãy tay. Hành vi của những ai dưới đây cần bị tố cáo?
A. Anh M, anh K , vợ anh Q và anh T B. Anh M, anh K và anh T
C. Anh M, vợ anh Q và anh K D. Anh M, anh K và vợ chồng anh Q.
Câu 19: Khi đo đất để cấp sổ đỏ cho nhà ông A, cán bộ địa chính xã vì tư lợi nên đã đo lấn
chiếm sang nhà ông N 10 m đất. Gia đình ông N đã gửi đơn lên Chủ tịch UBND xã nhưng không
được giải quyết thỏa đáng. Gia đình ông N nên chọn cách nào dưới đây để tiếp tục bảo vệ quyền
của mình theo quy định của pháp luật?
A. Khởi kiện vụ án hình sự tại Tòa án nhân dân.
B. Khởi kiện vụ án theo Luật tố tụng hình sự.
C. Đề nghị truy cứu trách nhiệm Chủ tịch UBND huyện
D. Kiện ra tòa hành chính theo Luật tố tụng hành chính.
Câu 20: Gia đình ông Q bị chủ tịch UBND huyện ra quyết định phá dỡ công trình đang xây
dựng. Khi cho rằng quyết định trên là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp
của mình, gia đình ông Q cần chọn cách giải quyết nào dưới đây theo đúng quy định pháp luật?
A. Tố cáo lên Trưởng công an xã
B. Tố cáo lên Thanh tra xây dựng huyện
C. Khiếu nại lên chủ tịch UBND huyện
D. Khiếu nại lên Bí thư huyện.
Câu 21: Chị H là giáo viên hợp đồng của trường THPT X. Do gia đình có việc bận chị đã viết
đơn xin nghỉ làm 5 ngày và đã được Hiệu trưởng nhà trường đồng ý. Sau 5 ngày nghỉ trở lại làm
việc, chị nhận được quyết định chấm dứt hợp đồng từ phía nhà trường với lý do đã bố trí đủ giáo
viên. Chị H không đồng ý với quyết định đó làm đơn khiếu nại. Ai sẽ là người giải quyết khiếu
nại lần đầu của chị?
A. Công đoàn trường THPT X. B. Giám đốc Sở giáo dục đào tạo tỉnh.
C. Chủ tịch UBND tỉnh D. Hiệu trưởng trường THPT X.
Câu 22: G phát hiện bố có ý định rút tiền của công ty gia đình để mua nhà cho cô H (người tình
của bố) đúng lúc chuẩn bị đi du học. G chán nản nên lên kế hoạch và rủ X chặn đường đánh cô H
bị thương nặng. Mẹ G lo lắng nên đã đặt cọc 3.000USD cho ông T giám đốc sở giáo dục nhờ
chạy học bổng cho con đi du học ở Mỹ. hành vi của người nào dưới đây cần bị tố cáo?
A. G, X và ông T B. Mẹ con V, X và ông T
C. Bố G, cô H, X và ông T D. Bố mẹ G, cô H, X và ông T
Câu 23: Trong dịp tết nguyên đán vừa qua, xã L triển khai công tác trợ cấp tiền cho người nghèo
ăn tết theo quy định của cấp trên. Sẵn có mâu thuẫn cá nhân, ông Q đã vận động bà T, anh S
thuộc diện không được trợ cấp đi phát tờ rơi để nói xấu chủ tịch xã L với nội dung chi tiền không
đúng đối tượng. Sau đó, Q tự ý lấy điện thoại của con gái để đăng nội dung này lên mạng xã hội.
Hành vi của những ai dưới đây cần bị tố cáo?
A. Bố con ông Q, bà T và anh S
B. Ông Q, bà T và anh S
C. Chủ tịch xã L, anh S và ba T
D. Chủ tịch xã L và bố con ông Q.
Câu 24: Bà M chuyển quyền quản lý doanh nghiệp cho con trai theo đúng quy định của pháp
luật nhưng bị cơ quan chức năng từ chối. Bà M và con cần dựa vào quyền bình đẳng trong lĩnh
vực nào dưới đây để bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình?
A. Điều tra B. Khiếu nại C. Phán quyết D. Tố cáo
CHỦ ĐỀ 15: PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG DÂN

Câu 1: Sau khi tập thơ của anh A được nhà xuất bản X phát hành, cho rằng anh A có hành vi vi
phạm bản quyền nên chị B đã làm đơn tố cáo. Khi cơ quan chức năng chưa đưa ra quyết định
chính thức, anh A vẫn được hưởng quyền nào dưới đây của công dân?
A. Tác giả B. Chuyển giao công nghệ
C. Sáng chế C. Sở hữu công nghiệp
Câu 2: Trường C đặc cách cho em B vào lớp một vì em mới năm tuổi đã biết đọc, viết và tính
nhẩm thành thạo nên bị phụ huynh học sinh M cùng lớp tố cáo. Phụ huynh học sinh M đã hiểu
sai quyền nào dưới đây của công dân?
A. Được tham vấn B. sáng tạo
C. Thẩm định D. Được phát triển
Câu 3: Vì bị ông N là bố anh K, đối thủ của mình trong cuộc thi thiết kế thời trang, đe dọa giết
nên T hoảng sợ buộc phải kí cam kết dừng tất cả những hoạt động liên quan đến lĩnh vực thiết
kế. Trong khi đó, anh K đã chủ động đề nghị và được chị S đồng ý chuyển nhượng quyền sử
dụng thiết kế mới nhất của chị. Sau đó, anh K tự nhận mình là tác giả rồi gửi thiết kế đó tham dự
cuộc thi trên. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền sáng tạo của công dân?
A. Anh K và chị S
B. Anh K, ông N và chị S
C. Anh K và ông N
D. Anh K, chị S, ông N và anh T
Câu 4: Chị H đã bí mật sao chép bản thiết kế tác phẩm kiến trúc mà anh S mới hoàn thiện rồi
dùng tên mình đăng kí quyền tác giả. Sau đó, theo đề nghị của ông K là Giám đóc một công ty,
chị H đã đồng ý cho ông K sử dụng bản thiết kế đó để xây dựng khu nghỉ dưỡng của gia đình
mình. Vô tình thấy bản thiết kế trong máy tính chị gái, anh N em trai chị H đã sử dụng để làm đồ
án tổ nghiệp và được hội đồng chấm đồ án đánh giá cao. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền
sáng tạo của công dân?
A. Chị H, anh N và ông K B. Chị H, anh N, ông K và anh S
B. Chị H và anh N D. Chị H và ông K
Câu 5: Chị B thuê anh S sao chép công thức chiết suất tinh dầu đang trong thời gian chờ cấp
bằng độc quyền sáng chế của anh A. Tuy nhiên, anh S đã bán công thức vừa sao chép được cho
chị M vì chị M trả giá cao hơn. Sau đó, chị M nhận mình là tác giả của công thức chiết xuất tinh
dầu trên rồi gửi tham dự cuộc thi sáng tạo. Những ai dưới đây vi phạm quyền sáng tạo của công
dân?
A. Anh S và chị M B. Anh S, chị M và chị B
C. Chị B và anh S D. anh A, chị M và chị B
Câu 6: Ông C thuê anh A và anh B thiết kế mẫu máy lọc nước tự động. Sau khi thử nghiệm sản
phẩm thành công, ông C đã đăng kí bảo hộ kiểu dáng công nghiệp cho thiết kế đó. Tuy biết rõ
điều này nhưng ông Y vẫn bí mật chờ anh D thỏa thuận với anh B để mua lại mẫu thiết kế trên
rồi nhận mình là tác giả và gửi tham dự một cuộc thi sáng tạo kĩ thuật. Vì bị ông C phát hiện
chuyện mua bán và đe dọa giết nên anh B buộc phải kí cam kết chấm dứt hoàn toàn mọi công
việc liên quan đến thiết kế. Những ai dưới đây vi phạm quyền sáng tạo của công dân?
A. Anh B, ông Y và anh D B. Anh B, ông C và anh D
C. Anh B, ông Y và ông C D. Anh B, ông Y , anh D và ông C
Câu 7. Thủ khoa lưu Văn Hiện - người đạt 29,3 điểm trường ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2017
đã được trao học bổng toàn phần và còn có thể nhận thêm học bổng danh cho sinh viên tài năng
để khuyến khích những sinh viên tài năng có hoàn cảnh khó khăn, phát triển năng lực cá nhân.
Việc này thể hiện quyền nào dưới đây của công dân?
A. Học suốt đời B. Được nhận học bổng
C. Phát triển D. Sáng tạo
Câu 8. Gia đình ông Tám có một đứa con trai tên là Ân, em rất có năng khiếu về ca hát. Gia đình
đã tạo điều kiện cho Ân tham gia thi chương trình sô lô cùng Bolero của đài truyền hình Vĩnh
Long. Vậy em Ân đã được thực hiện quyền gì?
A. Quyền được phát triển B. Quyền tác giả
C. Quyền được sáng tạo C. Quyền được học tập
Câu 9: Thấy tiểu thuyết của nhà văn M hay, đạo diễn H đã quyết định xây dựng thành phim mà
không nói cho nhà văn M biết để tạo bất ngờ. Đạo diễn H đã vi phạm quyền nào dưới đây của
công dân?
A. Giải trí B. Học tập C. Phát triển C. Sáng tạo
Câu 10: Được anh T thông tin việc anh P nhờ anh C hoàn thiện hồ sơ để đăng ký bản quyền đề
tài Y, chị H đã đề nghị anh T bí mật sao chép lại toàn bộ nội dung đề tài này rồi cùng mang bán
cho chị Q. Sau đó, chị Q thay đổi tên đề tài, lấy tên mình là tác giả rồi gửi tham dự cuộc thi tìm
kiến tài năng tỉnh X. Những ai dưới đây vi phạm quyền sáng tạo của công dân?
A. chị Q và anh T B. Chị H và chị Q
C. Chị H, chị Q và anh T D. Chị H, chị Q và anh P
Câu 11: Trường X tặng học bổng cho học sinh nghèo học giỏi là thực hiện phương hướng cơ
bản nào dưới đây của chính sách giáo dục và đào tạo?
A. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục
B. Ưu tiên đầu tư cho giáo dục
C. Mở rộng quy mô giáo dục
D. Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục
Câu 12: A đã nhờ anh K và N sửa giúp máy tính. Phát hiện trong hòm thư điện tử của A có mẫu
thiết kế máy gặt lúa liên hoàn, anh K và N đã vội vã sao chép. Sau đó K tâm sự với giám đốc
công ty Z. Vì mẫu mới và hữu ích, nên đã được giám đốc mua mới một khoản tiền lớn. Sau đó
giám đốc tiến hành sản xuất theo mẫu thiết kế lấy thương hiệu công ty Z và bán ra thị trường.
Trong trường hợp này ai đã vi phạm quyền sáng tạo của công dân?
A. Anh K và giám đốc công ty Z B. Giám đốc công ty Z
C.Anh K, N và giám đốc công ty Z D. Anh K, N
Câu 13: H có năng khiếu về âm nhạc và đã thi đỗ vào trường học viện âm nhạc Quốc Gia Việt
nam nhưng bố mẹ bắt H nghỉ học và làm công nhân may để phụ giúp kinh tế gia đình. Bố mẹ H
đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Học tập B. Bình đẳng C. Sáng tạo D. Thể hiện tài năng
Câu 14: Được anh S thông tin việc anh H nhờ anh T hoàn thiện hồ sơ để đăng ký bản quyền đề
tài X, chị L đã đề nghị anh S bí mật sao chép toàn bộ nội dung đề này rồi cùng mang bán cho chị
M. Sau đó chị M thay đổi tên đề tài, lấy tên mình là tác giả rồi gửi tham gia cuộc thi sáng tạo của
tỉnh K. Những ai dưới đây vi phạm quyền sáng tạo của công dân?
A. Chị M và anh N B. Chị L và chị M
C. Chị M, chị L và anh S D. Chị M, chị N và anh H
Câu 15: N tham gia cuộc thi thiết kế thời trang tỉnh H và đạt giải cao. Một hôm, chị họ của N ở
tỉnh B sang chơi, vô tình thấy những thiết kế thời trang của chị N nên đã lén lút chụp lại và gửi
cho D. D đã nhờ người yêu là T nộp những thiết kế đó lên công ty thiết kết thời trang X để mong
được vào đó làm việc. Những ai dưới đây không vi phạm quyền sáng tạo của công dân?
A. Chị họ của N và D. B. N, T và công ty X
C. Công ty X, D, T D. N và T
Câu 16: Anh L được chị Q cho xem bài luận văn thạc sỹ mà cô N nhờ sửa cho hoàn chỉnh để
chuẩn bị bảo vệ. Thấy nội dung bài luận văn hay và đặc sắc, anh L đã sao chép toàn bộ nội dung
bài luận văn của cô N mà không ghi rõ nguồn gốc và tên tác giả chính thức rồi mang bán cho học
viên Đ. Sau đó, học viên Đ tự thay đổi tên đề tài và ghi tên mình rồi đưa lên mạng. Những ai
dưới đây vi phạm quyền sáng tạo của công dân?
A. Chị Q và học viên Đ B. Chị Q và cô N
C. Anh L, chị Q và cô N D. Anh L và học viên Đ
Câu 17: X, M, K và P cùng học lớp 12, nhưng gia đình của X và M nghèo nên hai bạn quyết
định đi làm công nhân sau khi thi tốt nghiệp. Hai bạn K và P làm hồ sơ thi vào hai trường đại học
có khả năng lấy điểm chuẩn khác nhau. K học giỏi và đều các môn nên chọn thi vào trường lấy
điểm cao. P chọn thi vào trường lấy điểm chuẩn thấp để phù hợp với sức học của mình. Kết quả
K và P đều trúng tuyển vào trường mình chọn. Những ai dưới đây đã thực hiện quyền học không
hạn chế?
A. K và P B. X và M
C. K, P và M D. X, M và P
Câu 18: Chị B cho chị N mượn 100 triệu đồng để kinh doanh và giao hẹn 2 năm sau phải trả. Nợ
đến hẹn phải trả nhưng chị N chưa trả được do công việc kinh doanh đỗ bể. Chị B nhiều lần đến
đòi nợ nhưng không lấy được bèn thuê C đến đe dọa giết con gái chị N, thuê D đập phá đồ đạc
và lấy xe máy của chị N để xiết nợ. Ông H là hàng xóm sang can ngăn thì bị C lấy gậy đuổi đánh
nhưng ông H tránh được. Hành vi của người nào dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự?
A. Chị B, chị N, C, D B. Chị B, D
C. Chị B, chị N D. Chị B, C và D
CHỦ ĐỀ 16: PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC

Câu 1: Học sinh A giành Huy chương vàng Olympic quốc tế nên được một số trường đại học xét
tuyển thẳng. Học sinh A đã hưởng quyền được phát triển ở nội dung nào sau đây?
A. Thay đổi thông tin B. Phát minh sáng chế
C. Ứng dụng kĩ thuật tiên tiến D.Bồi dưỡng phát triển tài năng
Câu 2: Vì cha mẹ không muốn cho Q đi bộ đội nên mẹ Q đã đưa cho ông P một khoản tiền để lo
lót cho ông T là cán bộ quân dự địa phương để loại Q ra khỏi danh sách trúng tuyển. Trong
trường hợp này.những ai đã vi phạm chính sách quốc phòng và an ninh của Đảng và Nhà nước
ta?
A. Bố Q, mẹ Q và ông P B. Bố Q, mẹ Q và Q
C. Mẹ Q, ông P, ông T D. Bố Q, mẹ Q và ông T
Câu 3: ông B là người say mê với các hoạt động phục dựng, truyền dạy các bài hát cổ của dân
tộc mình cho con cháu và được nhà nước nhiều lần khen thưởng. Việc làm của ông B thể hiện
nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên phương diện chủ yếu nào?
A. Giáo dục B. chính trị C. Kinh tế D. Văn hóa
Câu 4: Sau khi tốt nghiệp đại học, Q quyết định khởi nghiệp kinh doanh sản phẩm miến và
tương vì đó là nghề truyền thống của gia đình. Mẹ Q không đồng ý vì muốn anh làm việc ở thành
phố. Bố Q cho rằng: làm ở đâu, nghề nào cũng được quan trọng là mình quyết tâm và sáng tạo,
bố sẽ hỗ trợ và giúp đỡ con. Chị gái Q hừa sẽ tìm giúp thị trường tiêu thụ. Q rủ bạn S,. X cùng
làm những S nói: tớ đang đợi bố xin việc ở chỗ lương cao nghề nhàn. X cho rằng: mình tốt
nghiệp bằng giỏi nên đang đợi các công ty lớn gọi đi làm. Những ai dưới đây hiểu đúng chính
sách giải quyết việc làm của nhà nước?
A. Bố Q, chị gái Q và Q B. Bố Q, chị gái Q và S
C. S, X và hai chị em Q D. Mẹ Q, S và X
Câu 5: Sắp đến gày thực hiện lệnh gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân dự, N bàn với mẹ đưa cho
xô X một khoản tiền để làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe nhằm trốn nghĩa vụ quân sự. Sau
khi nhận tiền, cô X đồng ý giúp đỡ. Trong quá trình khám và làm hồ sơ bệnh án cô X bị anh D
phát hiện và yêu cầu cô nộp cho anh hai mươi triệu đồng, nếu không anh sẽ tố cáo vơi Ban chỉ
huy quân sự huyện K. cô X lo sợ nên đồng ý đứa tiền cho Đ tại nhà của mình, nhưng bị cơ quan
chức năng bắt vì được bố N thông báo cụ thể sự việc. Những ai dưới đây không thực hiện đúng
trách nhiệm của công dân với chính sách quốc phòng và an ninh?
A. Anh D cô X, và bố N B. Cô X bà hai bố con N
C. Hai mẹ con N, cô X và anh D D. Anh D và hai bố con N
Câu 6. Nam thanh niên đủ điều kiện theo quy định của pháp luật tham gia khám tuyển nghĩa vụ
quân sự là nội dung cơ bản của pháp luật về lĩnh vực
A. Phòng chống tệ nạn B. An ninh xã hội
C. Quốc phòng, an ninh D. Ngăn ngừa tội phạm
LỚP 11 THEO BÀI
BÀI 1: CÔNG DÂN VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
Câu 1: Yếu tố nào dưới đây là tư liệu lao động?
A. Sợi để dệt vải B. Vật liệu xây dựng
C. Máy cày D. Không khí
Câu 2: Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất gồm
A. sức lao động, đối tượng lao động,tư liệu lao động.
B. sức lao động, công cụ lao động,tư liệu lao động.
C. sức lao động, đối tượng lao động,công cụ lao động.
D. sức lao động, tư liệu lao động,công cụ sản xuất.
Câu 3: Đối tượng lao động và tư liệu lao động kết hợp lại thành
A. lực lượng sản xuất. B. tư liệu sản xuất.
C. phương thức sản xuất. D. quá trình sản xuất.
Câu 4: Người lao động với tư liệu sản xuất kết hợp thành
A. lực lượng sản xuất. B. quá trình sản xuất.
C. phương thức sản xuất. D. tư liệu sản xuất.
Câu 5: Những yếu tố tự nhiên mà lao động của con người tác động vào nhằm biến đổi nó cho
phù hợp với mục đích của con người được gọi là gì?
A. Đối tượng lao động. B. Tài nguyên thiên nhiên
C. Công cụ lao động. D. Tư liệu lao động.
Câu 6: Khả năng của lao động là
A. sức khoẻ của người lao động B. năng lực sáng tạo.
C. sức sản xuất. D. sức lao động.
Câu 7: Nội dung nào dưới đây không phải là yếu tố của quá trình sản xuất?
A. Sức lao động. B. Quản lí sản xuất.
C. Tư liệu lao động. D. Đối tượng lao động.
Câu 8: Sức lao động của con người là
A. năng lực thể chất của con người được vận dụng vào trong quá trình sản xuất.
B. năng lực tinh thần của con người được vận dụng vào trong quá trình sản xuất.
C. năng lực thể chất và tinh thần được tồn tại trong mỗi con người.
D. năng lực thể chất và tinh thần của con người vận dụng vào trong quá trình sản xuất.
Câu 9: Kết cấu hạ tầng của sản xuất thuộc yếu tố cơ bản nào dưới đây của quá trình sản xuất?
A. Đối tượng lao động. B. Tư liệu lao động.
C. Nguyên vật liệu nhân tạo. D. Công cụ lao động.
Câu 10: Vải là đối tượng lao động của chủ thể nào dưới đây?
A. Thợ hồ. B. Thợ máy. C. Thợ may. D. Thợ mộc.
Câu 11: Bên cạnh chức năng thừa nhận và chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất
và tiêu dùng, thị trường còn có chức năng
A. mua – bán. B. kiểm tra. C. thông tin. D. thực hiện.
Câu 12: Một trong những tác động tích cực của quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng
hóa là kích thích lực lượng sản xuất phát triển và
A. san bằng mọi lợi nhuận. B. duy trì kinh tế tự cấp.
C. nâng cao tỉ lệ lạm phát. D. tăng năng suất lao động.
Câu 13: Giá trị xã hội của hàng hóa được xác định bởi
A. thời gian lao động cá biệt của người sản xuất ra nhiều hàng hóa tốt nhất.
B. thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa.
C. thời gian lao động cá biệt của người sản xuất ra hàng hóa tốt nhất.
D. thời gian lao động hao phí bình quân của mọi người sản xuất hàng hóa.
Câu 14: Khi trao đổi hàng hoá vượt ra khỏi biên giới quốc gia thì tiền tệ làm chức năng
A. phương tiện thanh toán. B. tiền tệ thế giới.
C. giao dịch quốc tế. D. phương tiện lưu thông.
Câu 15: Quan hệ về số lượng hay tỉ lệ trao đổi giữa các hàng hoá có giá trị sử dụng khác nhau là
A. giá trị. B. giá trị sử dụng. C. giá trị cá biệt. D. giá trị trao đổi.
Câu 16: Đâu là chức năng của tiền tệ?
A. Phương tiện thanh toán. B. Phương tiện giao dịch.
C. Phương tiện mua bán. D. Phương tiện trao đổi.
Câu 17: Giá trị trao đổi là một quan hệ về số lượng, hay tỉ lệ trao đổi giữa các hàng hoá có giá trị
sử dụng
A. ngang nhau. B. khác nhau. C. bằng nhau. D. giống nhau.
Câu 18: Trên thị trường, giá cả hàng hóa có thể thấp hoặc cao hơn gí trị là do
A. tác động của cạnh tranh. B. tác động của cung - cầu.
C. tác động của người bán. D. tác động của người mua.
Câu 19: Chị H nuôi bò để bán lấy tiền rồi dùng tiền để mua xe máy. Vậy tiền đó thực hiện chức
năng nào sau đây?
A. Phương tiện lưu thông. B. Thước đo giá trị.
C. Phương tiện cất trữ. D. Phương tiện thanh toán.
Câu 20: Tiền được dùng để chi trả sau khi giao dịch, mua bán. Khi đó tiền thực hiện chức năng
gì dưới đây?
A. Phương tiện thanh toán B. Phương tiện cất trữ
C. Thước đo giá trị D. Phương tiện lưu thông
Câu 21: Tiền tệ thực hiện chức năng thước đo giá trị khi
A. tiền dùng để chi trả sau khi giao dịch mua bán.
B. tiền dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hoá.
C. tiền dùng làm phương tiện lưu thông.
D. tiền rút khỏi lưu thông và được cất trữ lại.
Câu 22: Trong nền kinh tế hàng hoá, giá trị của hàng hoá chỉ được tính đến khi hàng hoá đó
A. đã được sản xuất ra. B. được đem ra trao đổi.
C. đã được bán cho người mua. D. được đem ra tiêu dùng.
Câu 23: Mục đích mà người tiêu dùng hướng đến hàng hóa là
A. mẫu mã của hàng hóa. B. lợi nhuận .
C. công dụng của hàng hóa. D. giá cả của hàng hóa.
Câu 24: Một trong những chức năng của thị trường là chức năng
A. thực hiện. B. kiểm tra hàng hóa.
C. đánh giá. D. trao đổi hàng hóa.
Câu 25: Cùng với sự phát triển của nền sản xuất, sự tiến bộ của khoa học – kĩ thuật, công dụng
của hàng hoá được phát hiện dần và
A. ngày càng đa dạng, phong phú. B. không ngừng được hoàn thiện.
C. ngày càng trở nên tinh vi. D. không ngừng được khẳng định.
Câu 26: Một trong những chức năng của thị trường là
A. thông tin. B. thực hiện hàng hóa.
C. trao đổi hàng hóa. D. đánh giá hàng hóa.
Câu 27: Tiền tệ thực hiện chức năng phương tiện cất trữ khi
A. tiền thúc đẩy quá trình mua bán hàng hóa.
B. tiền dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa.
C. tiền rút khỏi lưu thông và đi vào cất trữ.
D. tiền dùng để chi trả sau khi giao dịch mua bán.
Câu 28: Lao động xã hội của người sản xuất hàng hoá kết tinh trong hàng hoá được gọi là
A. giá trị của hàng hoá. B. thời gian lao động xã hội cần thiết.
C. thời gian lao động cá biệt. D. tính có ích của hàng hoá.
Câu 29: Yếu tố nào dưới đây quyết định giá cả hàng hoá?
A. Giá trị của hàng hoá. B. Xu hướng của người tiêu dùng.
C. Giá trị sử dụng của hàng hoá. D. Quan hệ cung - cầu về hàng hoá.
Câu 30: Tiền tệ thực hiện chức năng nào sau đây khi tiền được dùng để đo lường và biểu hiện
giá trị của hàng hóa?
A. Phương tiện lưu thông. B. Phương tiện thanh toán.
C. Phương tiện cất trữ. D. Thước đo giá trị.
Câu 31: Tiền rút khỏi lưu thông và được cất trữ, khi cần đem ra mua hàng là thực hiện chức
năng
A. tiền tệ thế giới. B. phương tiện thanh toán.
C. giao dịch quốc tế. D. phương tiện lưu thông.
Câu 32: Bà A bán thóc được 12 triệu đồng. Bà dùng tiền đó gửi tiết kiệm phòng những lúc đau
ốm. Trong trường hợp này tiền thực hiện chức năng gì dưới đây?
A. Phương tiện lưu thông. B. Phương tiện thanh toán.
C. Phương tiện cất trữ. D. Thước đo giá trị.

BÀI 2: HÀNG HÓA – TIỀN TỆ - THỊ TRƯỜNG


Câu 1: Thị trường cung cấp những thông tin, quy mô cung cầu, chất lượng, cơ cấu, chủng loại
hàng hóa, điều kiện mua bán là thể chức năng nào dưới đây của thị trường?
A. Thông tin.
B. Thừa nhận giá trị và giá trị sử dụng.
C. Điều tiết sản xuất.
D. Mã hóa.
Câu 2: Đâu là chức năng của tiền tệ trong những ý sau đây?
A. Phương tiện mua bán. B. Phương tiện giao dịch.
C. Phương tiện lưu thông. D. Phương tiện trao đổi.
Câu 3: Sản phẩm của lao động chỉ mang hình thái hàng hoá khi nó là đối tượng
A. được xã hội thừa nhận. B. mua – bán trên thị trường.
C. có giá trị sử dụng. D. được đưa ra để bán trên thị trường.
Câu 4: Trong nền kinh tế hàng hóa, tiền tệ không thực hiện chức năng nào dưới đây?
A. Quản lí sản xuất. B. Phương tiện cất trữ.
C. Tiền tệ thế giới. D. Thước đo giá trị.
Câu 5: Sản phẩm của lao động có thể thoả mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua
trao đổi mua bán là
A. tiền tệ. B. hàng hóa. C. lao động. D. thị trường.
Câu 6: Lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác
định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ được gọi là
A. chợ. B. sàn giao dịch.
C. thị trường. D. thị trường chứng khoán.
Câu 7: Hàng hóa có những thuộc tính nào sau đây?
A. Giá trị sử dụng. B. Giá trị trao đổi.
C. Giá trị thương hiệu. D. Giá trị, giá trị sử dụng.
Câu 8: Sự phát triển các chức năng của tiền tệ phản ánh sự phát triển của
A. sản xuất và lưu thông hàng hoá. B. lượng hàng hoá được sản xuất.
C. lượng vàng được dự trữ. D. lượng ngoại tệ do Nhà nước nắm giữ.
Câu 9: Hàng hóa có thể trao đổi được với nhau vì chúng có
A. giá trị và giá trị sử dụng B. giá trị sử dụng khác nhau
C. giá trị bằng nhau D. giá cả khác nhau.
Câu 10: A dùng tiền trả cho B khi mua quần áo của B là thể hiện chức năng nào dưới đây của
tiền tệ?
A. Phương tiện lưu thông. B. Thước đo giá trị.
C. Phương tiện cất trữ. D. Phương tiện thanh toán.
Câu 11: Một trong những chức năng của thị trường là chức năng
A. đánh giá hàng hóa. B. trao đổi hàng hóa.
C. thực hiện hàng hóa. D. điều tiết hàng hóa.
Câu 12: Anh A trồng rau sạch bán lấy tiền mua dụng cụ học tập cho con. Trong trường hợp này,
tiền tệ thể hiện chức năng nào sau đây?
A. Thước đo giá trị. B. Phương tiện lưu thông.
C. Phương tiện cất trữ. D. Phương tiện thanh toán.
Câu 13: Khi thấy giá bất động sản tăng, anh B đã bán căn nhà mà trước đó anh đã mua nên thu
được lợi nhuận cao. Anh B đã vận dụng chức năng nào dưới đây của thị trường?
A. Thanh toán. B. Lưu thông. C. Thông tin. D. Đại diện.
Câu 14: Các nhân tố cơ bản của thị trường là
A. hàng hoá, tiền tệ, giá cả.
B. hàng hoá, tiền tệ, người mua, người bán.
C. hàng hoá, giá cả, địa điểm mua bán.
D. tiền tệ, người mua, người bán.
Câu 15: Bên cạnh chức năng thừa nhận và chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất
và tiêu dùng, thị trường còn có chức năng
A. mua – bán. B. kiểm tra. C. thông tin. D. thực hiện.
Câu 16: Một trong những tác động tích cực của quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng
hóa là kích thích lực lượng sản xuất phát triển và
A. san bằng mọi lợi nhuận. B. duy trì kinh tế tự cấp.
C. nâng cao tỉ lệ lạm phát. D. tăng năng suất lao động.
Câu 17: Giá trị xã hội của hàng hóa được xác định bởi
A. thời gian lao động cá biệt của người sản xuất ra nhiều hàng hóa tốt nhất.
B. thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa.
C. thời gian lao động cá biệt của người sản xuất ra hàng hóa tốt nhất.
D. thời gian lao động hao phí bình quân của mọi người sản xuất hàng hóa.
Câu 18: Khi trao đổi hàng hoá vượt ra khỏi biên giới quốc gia thì tiền tệ làm chức năng
A. phương tiện thanh toán. B. tiền tệ thế giới.
C. giao dịch quốc tế. D. phương tiện lưu thông.
Câu 19: Quan hệ về số lượng hay tỉ lệ trao đổi giữa các hàng hoá có giá trị sử dụng khác nhau là
A. giá trị. B. giá trị sử dụng. C. giá trị cá biệt. D. giá trị trao đổi.
Câu 20: Đâu là chức năng của tiền tệ?
A. Phương tiện thanh toán. B. Phương tiện giao dịch.
C. Phương tiện mua bán. D. Phương tiện trao đổi.
Câu 21: Giá trị trao đổi là một quan hệ về số lượng, hay tỉ lệ trao đổi giữa các hàng hoá có giá trị
sử dụng
A. ngang nhau. B. khác nhau. C. bằng nhau. D. giống nhau.
Câu 22: Trên thị trường, giá cả hàng hóa có thể thấp hoặc cao hơn gí trị là do
A. tác động của cạnh tranh. B. tác động của cung - cầu.
C. tác động của người bán. D. tác động của người mua.
Câu 23: Chị H nuôi bò để bán lấy tiền rồi dùng tiền để mua xe máy. Vậy tiền đó thực hiện chức
năng nào sau đây?
A. Phương tiện lưu thông. B. Thước đo giá trị.
C. Phương tiện cất trữ. D. Phương tiện thanh toán.
Câu 24: Tiền được dùng để chi trả sau khi giao dịch, mua bán. Khi đó tiền thực hiện chức năng
gì dưới đây?
A. Phương tiện thanh toán B. Phương tiện cất trữ
C. Thước đo giá trị D. Phương tiện lưu thông
Câu 25: Tiền tệ thực hiện chức năng thước đo giá trị khi
A. tiền dùng để chi trả sau khi giao dịch mua bán.
B. tiền dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hoá.
C. tiền dùng làm phương tiện lưu thông.
D. tiền rút khỏi lưu thông và được cất trữ lại.
Câu 26: Trong nền kinh tế hàng hoá, giá trị của hàng hoá chỉ được tính đến khi hàng hoá đó
A. đã được sản xuất ra. B. được đem ra trao đổi.
C. đã được bán cho người mua. D. được đem ra tiêu dùng.
Câu 27: Mục đích mà người tiêu dùng hướng đến hàng hóa là
A. mẫu mã của hàng hóa. B. lợi nhuận .
C. công dụng của hàng hóa. D. giá cả của hàng hóa.
Câu 28: Một trong những chức năng của thị trường là chức năng
A. thực hiện. B. kiểm tra hàng hóa.
C. đánh giá. D. trao đổi hàng hóa.
Câu 29: Cùng với sự phát triển của nền sản xuất, sự tiến bộ của khoa học – kĩ thuật, công dụng
của hàng hoá được phát hiện dần và
A. ngày càng đa dạng, phong phú. B. không ngừng được hoàn thiện.
C. ngày càng trở nên tinh vi. D. không ngừng được khẳng định.
Câu 30: Một trong những chức năng của thị trường là
A. thông tin. B. thực hiện hàng hóa.
C. trao đổi hàng hóa. D. đánh giá hàng hóa.

BÀI 3: QUY LUẬT GIÁ TRỊ TRONG SẢN XUẤT VÀ LƯU THÔNG HÀNG HÓA
Câu 1: Giá cả hàng hóa bao giờ cũng vận động xoay quanh trục
A. giá trị trao đổi B. giá trị sử dụng của hàng hóa
C. giá trị hàng hóa D. thời gian lao động cá biệt
Câu 2: Quy luật giá trị tác động đến sản xuất và lưu thông hàng hóa bởi yếu tố nào sau đây?
A. Phân hóa giàu – nghèo giữa những người sản xuất .
B. Điều tiết dòng vốn trên thị trường.
C. Điều tiết tiền công lao động.
D. Kích thích tiêu dùng tăng lên.
Câu 3: Quy luật giá trị yêu cầu tổng thời gian lao động cá biệt để sản xuất ra tổng hàng hóa phải
phù hợp với
A. tổng thời gian lao động cộng đồng. B. tổng thời gian lao động tập thể.
C. tổng thời gian lao động xã hội. D. tổng thời gian lao động cá nhân.
Câu 4: Người sản xuất vi phạm quy luật giá trị trong trường hợp nào ?
A. Thời gian lao động cá biệt bằng thời gian lao động xã hội cần thiết
B. Thời gian lao động cá biệt lớn hơn thời gian lao động xã hội cần thiết
C. Thời gian lao động cá biệt nhỏ hơn thời gian lao động xã hội cần thiết
D. Thời gian lao động cá biệt ít hơn thời gian lao động xã hội cần thiết
Câu 5: Quy luật nào sau đây giữ vai trò là quy luật kinh tế căn bản của sản xuất và lưu thông
hàng hoá?
A. Quy luật tiết kiệm thời gian lao động. B. Quy luật tăng năng suất lao động.
C. Quy luật giá trị. D. Quy luật giá trị thặng dư.
Câu 6: Quy luật giá trị tác động đến sản xuất và lưu thông hàng hóa bởi yếu tố nào sau đây?
A. Kích thích tiêu dùng tăng lên. B. Hạn chế tiêu dùng.
C. Quyết định đến chất lượng hàng hóa. D. Kích thích LLSX phát triển.
Câu 7: Để đóng xong một cái bàn, hao phí lao động của anh B tính theo thời gian mất 4 giờ. Vậy
4 giờ lao động của anh B được gọi là gì?
A. Thời gian lao động của anh B. B. Thời gian lao động thực tế.
C. Thời gian lao động cá biệt. D. Thời gian lao động xã hội cần thiết.
Câu 8: Ý nào sau đây là sai khi nói đến sự xuất hiện của quy luật giá trị?
A. Quy luật giá trị xuất hiện do yếu tố chủ quan.
B. Quy luật giá trị xuất hiện do yếu tố khách quan.
C. Sản xuất và lưu thông hàng hóa ràng buộc bởi quy luật giá trị.
D. Có sản xuất và lưu thông hàng hóa thì có quy luật giá trị.
Câu 9: Quy luật giá trị tác động đến sản xuất và lưu thông hàng hóa bởi yếu tố nào sau đây?
A. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.
B. Điều tiết dòng vốn trên thị trường.
C. Điều tiết tiền công lao động.
D. Quyết định đến chất lượng hàng hóa.
Câu 10: Người sản xuất, kinh doanh muốn thu nhiều lợi nhuận, phải tìm cách cải tiến kỹ thuật,
tăng năng suất lao động, nâng cao tay nghề của người lao động, hợp lý hóa sản xuất là tác động
nào sau đây của quy luật giá trị ?
A. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá.
B. Phân hoá giàu – nghèo giữa những người sản xuất hàng hoá.
C. Tăng năng suất lao động.
D. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển.
Câu 11: Những người không có điều kiện thuận lợi, làm ăn kém cỏi, gặp rủi ro trong kinh doanh
nên bị thua lỗ dẫn tới phá sản trở thành nghèo khó là tác động nào sau đây của quy luật giá trị?
A. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá.
B. Phân hoá giàu – nghèo giữa những người sản xuất
C. Tăng năng suất lao động.
D. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển.
Câu 12: Một trong những mặt tích cực của quy luật giá trị là
A. Người sản xuất ngày càng giàu có.
B. Kích thích lực lượng sản xuất, năng xuất lao động tăng.
C. Người tiêu dùng mua được hàng hóa rẻ.
D. Người sản xuất có thể sản xuất nhiều loại hàng hóa.
Câu 13: Quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất và trao đổi hàng hóa là quy luật nào dưới đây?
A. Quy luật cạnh tranh. B. Quy luật cung cầu.
C. Quy luật kinh tế D. Quy luật giá trị
Câu 14: Khẳng định nào dưới đây đúng khi nói mặt hạn chế của quy luật giá trị?
A. Phân biệt giàu - nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa.
B. Làm cho giá trị hàng hóa giảm xuống.
C. Làm cho chi phí sản xuất hàng hóa tăng lên.
D. Làm cho hàng hóa phân phối không đều giữa các vùng.
Câu 15: Giá cả của hàng hóa trên thị trường biểu hiện
A. luôn xoay quanh giá trị. B. luôn cao hơn giá trị.
C. luôn ăn khớp với giá trị. D. luôn thấp hơn giá trị.
Câu 16: Muốn cho giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị xã hội của hàng hóa, đòi hỏi
người sản xuất phải
A. vay vốn ưu đãi. B. nâng cao năng suất lao động.
C. đào tạo gián điệp kinh tế. D. sản xuất một loại hàng hóa.
Câu 17: Muốn cho giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị xã hội của hàng hóa, đòi hỏi
người sản xuất phải
A. nâng cao uy tín cá nhân. B. cải tiến khoa học kĩ thuật.
C. đào tạo gián điệp kinh tế. D. vay vốn ưu đãi.
Câu 18: Quy luật giá trị quy định người sản xuất và lưu thông hàng hóa trong quá trình sản xuất
và lưu thông phải căn cứ vào đâu?
A. Thời gian cần thiết
B. Thời gian lao động cá biệt
C. Thời gian lao động xã hội cần thiết
D. Thời gian hao phí để sản xuất ra hàng hóa
Câu 20: Trên thị trường, sự tác động của nhân tố nào sau đây khiến cho giá cả của hàng hoá trở
nên cao hoặc thấp so với giá trị?
A. Cung – cầu. B. Người mua nhiều, người bán ít.
C. Người mua ít, người bán nhiều. D. Độc quyền.
Câu 21: Quy luật giá trị yêu cầu tổng giá cả hàng hóa sau khi bán phải bằng
A. tổng thời gian lao động tập thể.
B. tổng thời gian lao động xã hội.
C. tổng giá trị hàng hóa được tạo ra trong quá trình sản xuất.
D. tổng thời gian lao động cá nhân.
Câu 22: Quy luật giá trị tác động đến điều tiết và lưu thông hàng hóa thông qua
A. giá cả trên thị trường. B. giá trị xã hội cần thiết của hàng hóa.
C. giá trị hàng hóa. D. quan hệ cung cầu.
Câu 23: Quy luật giá trị quy định trong lưu thông, tổng sản phẩm biểu hiện như thế nào dưới
đây?
A. Tổng giá cả # Tổng giá trị. B. Tổng giá cả = Tổng giá trị.
C. Tổng giá cả > Tổng giá trị. D. Tổng giá cả < Tổng giá trị.
Câu 24: Quy luật giá trị tồn tại trong nền sản xuất nào sau đây?
A. Nền sản xuất hàng hoá. B. Nền sản xuất hàng hoá giản đơn.
C. Mọi nền sản xuất hàng hoá. D. Nền sản xuất tự cung tự cấp.
Câu 25: Yếu tố cơ bản nào làm cho giá cả hàng hóa có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá trị của
hàng hóa?
A. Cung -cầu, cạnh tranh B. Nhu cầu của người tiêu dùng
C. Khả năng của người sản xuất D. Số lượng hàng hóa trên thị trường
Câu 26: Việc thực hiện cơ chế một giá thống nhất trong cả nước là sự vận dụng quy luật giá trị
của
A. người sản xuất. B. nhà nước.
C. doanh nhiệp. D. đại lí phân phối sản phẩm.
Câu 27: Muốn cho giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị xã hội của hàng hóa, đòi hỏi
người sản xuất phải
A. vay vốn ưu đãi. B. sản xuất một loại hàng hóa.
C. nâng cao uy tín cá nhân. D. hợp lí hóa sản xuất, thực hành tiết kiệm.
Câu 28: Sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở nào ?
A. Thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa
B. Thời gian lao động cá biệt để sản xuất ra hàng hóa
C. Thời gian cần thiết để sản xuất ra hàng hóa
D. Chi phí để sản xuất ra hàng hóa
Câu 29: Quy luật giá trị phát huy tác dụng của nó thông qua yếu tố nào dưới đây?
A. Giá trị thặng dư.
B. Quan hệ cung cầu.
C. Giá trị sử dụng.
D. Giá cả thị trường.
Câu 30: Việc chuyển từ sản xuất mũ vải sang sản xuất vành mũ bảo hiểm chịu tác động nào của
quy luật giá trị?
A. Điều tiết sản xuất.
B. Tỷ suất lợi nhuận cao của quy luật giá trị.
C. Tự phát từ quy luật giá trị.
D. Điều tiết trong lưu thông.
Câu 31: Giá cả của hàng hóa trên thị trường biểu hiện như thế nào?
A. Luôn ăn khớp với giá trị B. Luôn cao hơn giá trị
C. Luôn thấp hơn giá trị D. Luôn xoay quanh giá trị
Câu 32: Nhà nước ta đã vận dụng quy luật giá trị như thế nào ?
A. Khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển.
B. Xóa bỏ mô hình kinh tế cũ.
C. Xây dựng và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
D. Để mọi cá nhân tự do sản xuất bất cứ mặt hàng nào.
Câu 33: Quy luật giá trị điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa thông qua
A. nhu cầu của người tiêu dùng B. nhu cầu của người sản xuất
C. số lượng hàng hóa trên thị trường D. giá cả thị trường

BÀI 4: CẠNH TRANH TRONG SẢN XUẤT VÀ LƯU THÔNG HÀNG HÓA
Câu 1: Trong sản xuất và lưu thông hàng hoá cạnh tranh dùng để gọi tắt cho cụm từ nào sau
đây?
A. Cạnh tranh văn hoá. B. Cạnh tranh kinh tế.
C. Cạnh tranh chính trị. D. Cạnh tranh sản xuất.
Câu 2: Câu tục ngữ “Thương trường như chiến trường” phản ánh quy luật kinh tế nào dưới đây?
A. Quy luật cung cầu B. Quy luật giá trị
C. Quy luật lưu thông tiền tệ D. Quy luật cạnh tranh
Câu 3: Cạnh tranh có vai trò nào sau đây trong sản xuất và lưu thông hàng hoá?
A. Cơ sở sản xuất hàng hoá. B. Một đòn bẩy kinh tế.
C. Nền tảng của sản xuất hàng hoá. D. Một động lực kinh tế.
Câu 4: Yếu tố nào dưới đây không phải là mặt tích cực của cạnh tranh?
A. Khai thác tối đa mọi nguồn lực của đất nước.
B. Khai thác tài nguyên làm cho môi trường suy thoái.
C. Kích thích lực lượng sản suất, khoa học kĩ thuật phát triển.
D. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nâng cao năng lực cạnh tranh.
Câu 5: Người sản xuất, kinh doanh cố giành lấy các điều kiện thuận lợi, tránh được những rủi ro, bất
lợi trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, dịch vụ là một trong những
A. tính chất của cạnh tranh. B. nguyên nhân của sự ra đời hàng hóa.
C. nguyên nhân của sự giàu nghèo. D. nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh.
Câu 6: Tính chất của cạnh tranh là gì?
A. Ganh đua, đấu tranh B. Thu được nhiều lợi nhuận
C. Giành giật khách hàng D. Giành quyền lợi về mình
Câu 7: Kích thích lực lượng sản xuất, khoa học kĩ thuật phát triển và năng suất lao động xã hội
tăng lên là biểu hiện của nội dung nào dưới đây của cạnh tranh kinh tế?
A. Mặt hạn chế của cạnh tranh. B. Nguyên nhân của cạnh tranh.
C. Mặt tích cực của cạnh tranh. D. Mục đích của cạnh tranh.
Câu 8: Nội dung nào sau đây được xem là mặt hạn chế của cạnh tranh?
A. Đầu cơ tích trữ gây rối loạn thị trường. B. Khai thác tối đa mọi nguồn lực.
C. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. D. Kích thích sức sản xuất.
Câu 9: Sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa
nhằm giành những điều kiện thuận lợi để thu được nhiều lợi nhuận là nội dung của khái niệm
A. lợi tức. B. tranh giành. C. cạnh tranh. D. đấu tranh.
Câu 10: Mục đích cuối cùng của cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hoá là nhằm giành
lấy
A. khoa học và công nghệ. B. thị trường.
C. lợi nhuận. D. nhiên liệu.
Câu 11: Hành vi nào sau đây là biểu hiện của sự cạnh tranh không lành mạnh?
A. Khuyến mãi để thu hút khách hàng.
B. Hạ giá thành sản phẩm.
C. Đầu cơ tích trữ để nâng giá .
D. Áp dụng khoa học – kĩ thuật tiên tiến trong sản xuất.
Câu 12: Khái niệm cạnh tranh xuất hiện từ
A. khi ngôn ngữ xuất hiện.
B. khi sản xuất và lưu thông hàng hoá xuất hiện.
C. khi xã hội loài người xuất hiện.
D. khi con người biết lao động.
Câu 13: Trong các nguyên nhân sau, đâu là một trong những nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh?
A. Điều kiện sản xuất và lợi ích khác nhau.
B. Chi phí sản xuất khác nhau.
C. Sự khác nhau về tiền vốn ban đầu.
D. Sự hấp dẫn của lợi nhuận.
Câu 14: Do sự tồn tại nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập, tự do sản
xuất, kinh doanh là một trong những
A. nguyên nhân của sự giàu nghèo. B. nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh.
C. nguyên nhân của sự ra đời hàng hóa. D. tính chất của cạnh tranh.
Câu 15: Việc sản xuất và kinh doanh hàng giả là mặt hạn chế nào dưới đây của cạnh tranh?
A. Đầu cơ tích trữ gây rối loạn thị trường
B. Sử dụng những thủ đoạn phi pháp, bất lương
C. Làm cho môi trường suy thoái và mất cân bằng nghiêm trọng
D. Phân hóa giàu – nghèo giữa những người sản xuất
Câu 16: Hành vi nào sau đây là biểu hiện của sự cạnh tranh không lành mạnh?
A. Áp dụng khoa học – kĩ thuật tiên tiến trong sản xuất.
B. Khuyến mãi để thu hút khách hàng.
C. Hạ giá thành sản phẩm.
D. Đầu cơ tích trữ để nâng giá cao.
Câu 17: Nội dung nào sau đây được xem là mặt hạn chế của cạnh tranh?
A. Khai thác tối đa mọi nguồn lực. B. Làm cho môi trường bị suy thoái.
C. Kích thích sức sản xuất. D. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Câu 18: Nội dung nào dưới đây là nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh?
A. Sự tồn tại nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập.
B. Sự tồn tại của một số chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập.
C. Sự tồn tại nhiều chủ sở hữu với tư cách là những chủ thể cạnh tranh.
D. Sự tồn tại một chủ sở hữu với tư cách là đơn vị kinh tế độc lập.
Câu 19: Trong các việc làm sau, việc làm nào được pháp luật cho phép trong cạnh tranh?
A. Khai báo không đúng mặt hàng kinh doanh.
B. Bỏ nhiều vốn để đầu tư sản xuất.
C. Bỏ qua yếu tố môi trường trong quá trình sản xuất.
D. Đầu cơ tích trữ để nâng giá cao.
Câu 20: Một trong những nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh là
A. sự khác nhau về tiền vốn ban đầu. B. sự hấp dẫn của lợi nhuận.
C. chi phí sản xuất khác nhau. D. điều kiện sản xuất và lợi ích khác nhau.
Câu 21: Người sản xuất, kinh doanh cố giành lấy các điều kiện thuận lợi, tránh được những rủi
ro, bất lợi trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, dịch vụ là một trong những
A. nguyên nhân của sự ra đời hàng hóa. B. tính chất của cạnh tranh.
C. nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh. D. nguyên nhân của sự giàu nghèo.
Câu 22: Nội dung nào dưới đây thể hiện mặt tích cực của cạnh tranh?
A. Bảo vệ môi trường tự nhiên B. Đa dạng hóa các quan hệ kinh tế
C. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế D. Nâng cao chất lượng cuộc sống
Câu 23: Để hạn chế mặt tiêu cực của cạnh tranh, nhà nước cần
A. giáo dục, pháp luật và các chính sách kinh tế xã hội.
B. ban hành các chính sách xã hội.
C. giáo dục, răn đe, thuyết phục.
D. ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật.
Câu 24: Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh?
A. Sự tồn tại nhiều chủ sở hữu có điều kiện sản xuất khác nhau.
B. Sự tồn tại nhiều chủ sở hữu có lợi ích khác nhau.
C. Sự tồn tại nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập.
D. Sự tồn tại nhiều chủ sở hữu có điều kiện sản xuất giống nhau.
Câu 25: Nội dung nào dưới đây không phải là mục đích của cạnh tranh?
A. Khai thác ưu thế về khoa học và công nghệ.
B. Khai thác thị trường, nơi đầu tư, các hợp đồng.
C. Khai thác nguyên liệu và các nguồn lực sản xuất khác.
D. Khai thác tối đa mọi tiềm năng sáng tạo của con người.

BÀI 5 : CUNG – CẦU TRONG SẢN XUẤT VÀ LƯU THÔNG HÀNG HÓA
Câu 1: Khối lượng hàng hoá, dịch vụ hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường trong
một thời kì nhất định, tương ứng với mức giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất xác định

A. cầu. B. khả năng cung cấp.
C. tổng cung. D. cung.
Câu 2: Khi trên thị trường cung lớn hơn cầu thì xảy ra trường hợp nào sau đây?
A. Giá cả tăng B. Giá cả giảm
C. Giá cả giữ nguyên D. Giá cả bằng giá trị
Câu 3: Nhà sản xuất sẽ quyết định thu hẹp sản xuất, kinh doanh khi
A. cung giảm. B. cầu giảm. C. cung tăng. D. cầu tăng.
Câu 4: Trên thị trường, khi giá cả giả xuống, cầu sẽ
A. ổn định. B. không tăng. C. giảm xuống. D. tăng lên.
Câu 5: Điều gì sẽ xảy ra dưới đây khi trên thị trường lượng cầu giảm xuống?
A. Lượng cung tăng. B. Lượng cung giảm.
C. Lượng cung giữ nguyên. D. Lượng cung cân bằng.
Câu 6: Cầu là khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì xác
định tương ứng với giá cả và
A. khả năng xác định. B. sản xuất xác định.
C. nhu cầu xác định. D. thu nhập xác định.
Câu 7: Mối quan hệ cung - cầu là mối quan hệ tác động giữa ai với ai?
A. Người bán và người bán. B. Người mua và người mua.
C. Người sản xuất với người tiêu dùng. D. Người sản xuất và người đầu tư.
Câu 8: Điều gì sẽ xảy ra dưới đây khi trên thị trường lượng cầu tăng lên?
A. Lượng cung tăng. B. Lượng cung giảm.
C. Lượng cung cân bằng. D. Lượng cung giữ nguyên
Câu 9: Khi trên thị trường giá cả tăng thì xảy ra trường hợp nào sau đây?
A. Cung tăng, cầu giảm. B. Cung giảm, cầu tăng.
C. Cung và cầu giảm. D. Cung và cầu tăng.
Câu 10: Thông thường, trên thị trường, khi cung giảm sẽ làm cho giá cả tăng và cầu
A. giảm. B. đứng im. C. tăng. D. ổn định.
Câu 11: Trường hợp nào sau đây được gọi là cung?
A. Công ty A xây dựng nhà máy sản xuất hàng hóa.
B. Anh A khảo sát nhu cầu thị trường để sản xuất hàng hóa.
C. Công ty A ngày mai sẽ sản xuất thêm 1 triệu sản phẩm.
D. Công ty B thảo kế hoạch sản xuất 1 triệu sản phẩm.
Câu 12: Nhà sản xuất sẽ quyết định thu hẹp sản xuất, kinh doanh khi
A. cung giảm. B. cầu tăng. C. cầu giảm. D. cung tăng.
Câu 13: Khi cầu tăng, sản xuất kinh doanh mở rộng, cung tăng thuộc biểu hiện nào của quan hệ
cung – cầu?
A. Giá cả thị trường ảnh hưởng đến cung - cầu.
B. Cung - cầu độc lập với nhau.
C. Cung - cầu tác động lẫn nhau.
D. Cung - cầu ảnh hưởng tới giá cả thị trường.
Câu 14: Trên thị trường, khi nào giá cả bằng giá trị?
A. Cung > cầu. B. Cung = cầu.
C. Cung < cầu. D. Cung khác cầu.
Câu 15: Nội dung nào sau đây không phải là biểu hiện của quan hệ cung - cầu
A. Cung - cầu ảnh hưởng tới giá cả thị trường.
B. Giá cả thị trường ảnh hưởng đến cung - cầu.
C. Cung - cầu độc lập với nhau.
D. Cung - cầu tác động lẫn nhau.
Câu 16: Khi cung lớn hơn cầu hoặc cung nhỏ hơn cầu đều ảnh hưởng
A. đến giá cả thị trường. B. đến lưu thông hàng hoá.
C. đến quy mô thị trường. D. tiêu cực đến người tiêu dùng.
Câu 17: Biểu hiện nào dưới đây không phải là cung?
A. Quần áo được bày bán ở các cửa hàng thời trang
B. Đồng bằng sông Cửu Long chuẩn bị thu hoạch 10 tấn lúa để xuất khẩu
C. Công ty sơn H hàng tháng sản xuất được 3 triệu thùng sơn để đưa ra thị trường
D. Rau sạch được các hộ gia đình trồng để ăn, không bán
Câu 18: Vận dụng quan hệ cung – cầu để lí giải tại sao có tình trạng “cháy vé” trong một buổi ca
nhạc có nhiều ca sĩ nổi tiếng biểu diễn?
A. Do cung < cầu B. Do cung = cầu
C. Do cung, cầu rối loạn D. Do cung > cầu
Câu 19: Khi là người mua hàng trên thị trường, để có lợi, em chọn trường hợp nào sau đây?
A. Cung = cầu. B. Cung < cầu. C. Cung > cầu. D. Cầu tăng.
Câu 20: Trên thị trường, khi giá cả tăng lên, cầu sẽ
A. ổn định. B. tăng lên. C. không tăng. D. giảm xuống.
Câu 21: Khi trên thị trường giá cả giảm thì xảy ra trường hợp nào sau đây?
A. Cung tăng, cầu giảm. B. Cung giảm, cầu tăng.
C. Cung và cầu giảm. D. Cung và cầu tăng.
Câu 22: Những yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến cầu?
A. Giá cả, thu nhập, tâm lý, thị hiếu, phong tục tập quán.
B. Giá cả, thu nhập, sở thích, tâm lý.
C. Thu nhập, tâm lý, phong tục tập quán.
D. Giá cả, thu nhập, tâm lý, thị hiếu.
Câu 23: Khi cầu về mặt hàng quạt điện giảm mạnh vào mùa đông, yếu tố nào dưới đây của thị
trường sẽ giảm theo?
A. Cạnh tranh B. Giá cả
C. Giá trị D. Giá trị sử dụng
Câu 24: Thông thường, trên thị trường, khi cầu tăng lên, sản xuất, kinh doanh mở rộng, lượng
cung hàng hoá sẽ
A. tăng lên. B. giảm. C. không tăng. D. ổn định.
Câu 25: Khi cầu giảm dẫn đến sản xuất thu hẹp làm cho cung giảm là nội dung của biểu hiện
nào trong quan hệ cung - cầu?
A. Giá cả ảnh hưởng đến cung, cầu. B. Cung, cầu tác động lẫn nhau.
C. Cung, cầu ảnh hưởng đến giá cả. D. Thị trường chi phối cung, cầu.
Câu 26: Khi nhu cầu của người tiêu dùng về mặt hàng nào đó tăng cao thì người sản xuất sẽ làm
theo phương án nào dưới đây?
A. Giữ nguyên quy mô sản xuất B. Tái cơ cấu sản xuất
C. Mở rộng sản xuất D. Thu hẹp sản xuất
Câu 27: Trong nền sản xuất hàng hoá mục đích của sản xuất là gì?
A. Để tặng. B. Để cung ứng cho một số người.
C. Để tiêu dùng. D. Để trưng bày.
Câu 28: Khi là người bán hàng trên thị thị trường, để có lợi, em chọn trường hợp nào sau đây?
A. Cung tăng. B. Cung < cầu. C. Cung = cầu. D. Cung > cầu.
Câu 29: Cung và giá cả có mối quan hệ như thế nào?
A. Giá thấp thì cung tăng
B. Giá cao thì cung giảm
C. Giá cao thì cung tăng
D. Giá biến động nhưng cung không biến động.
Câu 30: Thông qua pháp luật, chính sách nhằm cân đối lại cung – cầu là sự vận dụng quan hệ
cung cầu của chủ thể nào sau đây?
A. nhà nước. B. người kinh doanh.
C. người tiêu dùng. D. người sản xuất.
Câu 31: Điều gì sẽ xảy ra dưới đây khi trên thị trường lượng cầu giảm xuống?
A. Lượng cung giữ nguyên. B. Lượng cung cân bằng.
C. Lượng cung tăng. D. Lượng cung giảm.
Câu 32: Giả sử cung về ô tô trên thì trường là 30.000 chiếc, cầu về mặt hàng này là 20.000
chiếc, giá cả của mặt hàng này trên thị trường sẽ
A. Giảm B. Tăng C. Tăng mạnh D. ổn định
Câu 33: Trường hợp cung lớn hơn cầu thì giá cả thị trường thường so với hơn giá trị hàng hoá sẽ
A. nhỏ hơn. B. bằng nhau.
C. lớn hơn rất nhiều. D. lớn hơn.
Câu 34: Nhu cầu về mặt hàng vật liệu xây dựng tăng mạnh vào cuối năm, nhưng nguồn cung
không đáp ứng đủ thì sẽ xảy ra tình trạng gì dưới đây?
A. Giá vật liệu xây dựng tăng B. Giá vật liệu xây dựng giảm
C. Giá cả ổn định D. Thị trường bão hòa
Câu 35: Trên thực tế, sự vận động của cung, cầu diễn ra
A. cầu thường lớn hơn cung.
B. cung, cầu thường cân bằng.
C. cung thường lớn hơn cầu.
D. cung, cầu thường vận động không ăn khớp nhau.
Câu 36: Điều gì sẽ xảy ra dưới đây khi trên thị trường lượng cầu tăng lên?
A. Lượng cung cân bằng. B. Lượng cung tăng.
C. Lượng cung giảm. D. Lượng cung giữ nguyên
Câu 37: Cầu và giá cả có mối quan hệ như thế nào?
A. Giá cao thì cầu giảm. B. Giá cao thì cầu tăng.
C. Giá tăng thì cầu tăng. D. Giá thấp thì cầu thấp.
Câu 38: Nhà sản xuất sẽ quyết định mở rộng kinh doanh khi
A. cung tăng. B. cầu tăng. C. cung giảm. D. cầu giảm.
Câu 39: Nhà sản xuất sẽ quyết định mở rộng kinh doanh khi
A. cung giảm. B. cầu giảm. C. cung tăng. D. cầu tăng.
Câu 40: Mối quan hệ giữa số lượng cung và giá cả hàng hoá vận động
A. không liên quan. B. bằng nhau. C. tỉ lệ thuận. D. tỉ lệ nghịch.
Câu 41: Trường hợp nào sau đây được gọi là cầu?
A. Anh A mua xe máy thanh toán trả góp.
B. Ông B mua xe đạp hết 1 triệu đồng.
C. Chị C muốn mua ô tô nhưng chưa có tiền.
D. Trời nắng nóng nên chị H có nhu cầu mua điều hòa.
Câu 42: Trên thị trường, khi giá cả tăng lên, lượng cung sẽ
A. ổn định. B. tăng lên. C. không tăng. D. giảm xuống.
Câu 43: Yếu tố nào ảnh hưởng đến cung mang tính tập trung nhất?
A. Chi phí sản xuất. B. Giá cả.
C. Năng suất lao động. D. Nguồn lực.
Câu 44: Trường hợp cung nhỏ hơn cầu thì giá cả thị trường so với hơn giá trị hàng hoá sẽ
A. nhỏ hơn rất nhiều. B. bằng nhau.
C. nhỏ hơn. D. lớn hơn.
Câu 45: Khi cầu tăng dẫn đến sản xuất mở rộng dẫn đến cung tăng là nội dung của biểu hiện nào
trong quan hệ cung - cầu?
A. Giá cả ảnh hưởng đến cung, cầu. B. Cung, cầu tác động lẫn nhau.
C. Cung, cầu ảnh hưởng đến giá cả. D. Thị trường chi phối cung, cầu.
Câu 46: Mối quan hệ giữa số lượng cung và giá cả hàng hoá vận động như thế nào với nhau?
A. Tỉ lệ nghịch. B. Tỉ lệ thuận. C. Không liên quan. D. Bằng nhau.
Câu 47: Trong nền kinh tế hàng hoá khái niệm cầu được dùng để gọi tắt cho cụm từ nào sau
đây?
A. Nhu cầu tiêu dùng hàng hoá. B. Nhu cầu của mọi người.
C. Nhu cầu có khả năng thanh toán. D. Nhu cầu của người tiêu dùng.

You might also like