You are on page 1of 5

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM GDCD 12

BÀI 1. PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG


Câu 1: Pháp luật là:
A. Hệ thống các quy tắc xử sự được hình thành theo điều kiện cụ thể của từng địa phương.
B. Hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện
bằng quyền lực nhà nước
C. Những luật và điều luật cụ thể trong thực tế đời sống.
D. Hệ thống các văn bản và nghị định do các cấp ban hành và thực hiện.
Câu 2: Nhờ có luật sư tư vấn nên việc khiếu nại của gia đình ông B đã được giải quyết. Trường hợp
này thể hiện pháp luật là phương tiện để công dân bảo vệ quyền và
A. lợi ích hợp pháp của mình. B. lợi ích của mình.
C. nghĩa vụ của mình. D. trách nhiệm của mình.
Câu 3: Dựa vào nội dung nào dưới đây của pháp luật mà nhà nước có thể kiểm tra, kiểm soát được
các hoạt động của mọi công dân?
A. Bản chất của pháp luật. B. Đặc trưng của pháp luật.
C. Vai trò của pháp luật. D. Chức năng của pháp luật.
Câu 4: Pháp luật có đặc điểm là:
A. Mang bản chất giai cấp và bản chất xã hội.
B. Pháp luật có tính quy phạm phổ biến ; mang tính quyền lực, bắt buộc chung; có tính xác
định chặt chẽ về mặt hình thức
C. Vì sự phát triển của xã hội.
D. Bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội.
Câu 5: Hiến pháp và Luật giáo dục đều quy định công dân có quyền và nghĩa vụ học tập. Khẳng định
này phản ánh đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính quy phạm phổ biến B. Tính quyền lực
C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức D. Tính bắt buộc chung
Câu 6: Những quy tắc xử sự chung, được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người,
trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội là nội dung đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính quyền lực, bắt buộc chung. B. Tính quy phạm phổ biến.
C. Tính quy định phổ biến. D. Tính chính xác chặt chẽ về mặt hình thức
Câu 7: Công dân có thể thực hiện quyền kinh doanh phù hợp với khả năng, điều kiện của mình là
biểu hiện pháp luật có vai trò nào dưới đây?
A. Là phương tiện để công dân bảo vệ quyền và nghĩa vụ của mình.
B. Là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội.
C. Là phương tiện để nhà nước phát huy quyền lực của mình.
D. Là phương tiện để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Câu 8: Phát biểu nào sau đây là sai khi trả lời câu hỏi tại sao quản lí xã hội bằng pháp luật là dân chủ
và hiệu quả nhất?
A. Pháp luật do nhà nước ban hành.
B. Pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội thống nhất.
C. Pháp luật bảo đảm sức mạnh quyền lực của nhà nước.
D. Pháp luật là phương tiện duy nhất quản lí xã hội.
Câu 9: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về vai trò của pháp luật?
A. nhà nước quản lí xã hội chủ yếu bằng pháp luật.
B. pháp luật là phương tiện duy nhất để nhà nước quản lí xã hội.
C. quản lí xã hội bằng pháp luật đảm bảo tính công bằng dân chủ.
D. pháp luật được đảm bảo bằng sức mạnh của nhà nước.
Câu 10: Phát biểu nào sai khi nói về pháp luật?
A. Pháp luật bảo đảm quyền tự do cơ bản của công dân.
B. Pháp luật phương pháp quản lý dân chủ và hiệu quả nhất.
C. Pháp luật bảo đảm tính công bằng, dân chủ trong quản lí.
D. Pháp luật là phương pháp quản lý cố định duy nhất.
Câu 11: Phát biểu nào sai khi nói về pháp luật?
A. Pháp luật bảo đảm tính công bằng, dân chủ.
B. Pháp luật có tính quy phạm phổ biến trong xã hội.
C. Pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội thống nhất.
D. Pháp luật không phù hợp với quyền lợi, nghĩa vụ chung.
Câu 12: Bức tường nhà chị H bị hỏng nặng do anh nhà anh D hàng xóm xây nhà mới. Sau khi được
trao qui định của pháp luật về trách nhiệm của người xây dựng công trình, anh D đã xây mới lại bức
tường. Trong trường hợp này pháp luật thể hiện vai trò gì?
A. Phương tiện để nhà nước phát huy quyền lực của mình.
B. Phương tiện để nhà nước quản lý xã hội.
C. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
D. Bảo vệ các quyền tự do cơ bản của công dân.
Câu 13: Khi phát hiện con gái mình có dấu hiệu bị xâm hại bởi một đối tượng gần nhà, chị M đã gửi đơn tố
cáo lên cơ quan công an thành phố. Trong trường hợp này, pháp luật thể hiện vai trò nào dưới đây?
A. Phương tiện bảo vệ quyền và tài sản của công dân.
B. Phương tiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
C. Phương tiện để nhà nước phát huy quyền lực.
Câu 14: Hình thức thể hiện của pháp luật là các văn bản có chứa
A. Quy định pháp luật. B. Quy tắc chung.
C. Chuẩn mực chung. D. Quy định bắt buộc
Câu 15 : Nhà nước đưa các quy phạm đạo đức có tính phổ biến, phù hợp với sự phát triển của xã hội
vào trong các quy phạm pháp luật nhằm bảo vệ
A. Tính quyền lực của pháp luật B. Các giá trị đạo đức
C. Các quyền của công dân D. Tính phổ biến của pháp luật
Câu 16: Mỗi quy tắc xử sự thường được thể hiện thành
A. Một quy phạm pháp luật. B. Một số quy định pháp luật.
C. Nhiều quy phạm pháp luật. D. Nhiều quy định pháp luật.
Câu 17: Nội dung nào dưới đây không thể hiện vai trò của nhà nước trong quản lí xã hội bằng pháp luật?
A. Nhà nước công bố pháp luật tới mọi người dân.
B. Nhà nước ban hành pháp luật dựa trên quy mô toàn xã hội.
C. Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các phương tiện truyền thông.
D. Công dân chủ động, tự giác tìm hiểu và thực hiện đúng pháp luật.
Câu 18: Pháp luật là một trong những phương tiện để nhà nước thực hiện vai trò nào dưới đây?
A. Bảo vệ các công dân. B. Quản lí xã hội.
C. Bảo vệ các giai cấp. D. Quản lí công dân.
Câu 19: Nội dung của tất cả các văn bản pháp luật đều phải phù hợp, không được trái Hiến pháp vì
Hiến pháp là
A. Văn bản xác định chặt chẽ về mặt hình thức
B. Văn bản pháp lí mang tính quy phạm phổ biến
C. Văn bản pháp luật do nhà nước ban hành
D. Luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lí cao nhất
Câu 20: Mục đích của việc ban hành pháp luật là điều chỉnh cách xử sự của công dân theo các quy
tắc, cách thức phù hợp với yêu cầu của chủ thể nào dưới đây?
A. Nhà nước B. Xã hội C. Tổ chức D. Cộng đồng
BÀI 2. THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
Câu 1: Thực hiện pháp luật là hành vi
A. hợp pháp của cá nhân, tổ chức. B. không hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
C. trái pháp luật của cá nhân, tổ chức. D. hợp pháp của cá nhân trong xã hội.
Câu 2: Hình thức thực hiện nào của pháp luật quy định cá nhân, tổ chức sử dụng đúng các quyền của
mình, làm những gì pháp luật cho phép?
A. Áp dụng pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật.
C. Thi hành pháp luật. D. Sử dụng pháp luật.
Câu 3: Trường hợp bạn A đủ 16 tuổi nhưng không sử dụng xe trên 50cm 3 là hình thức thực hiện nào
của pháp luật?
A. Áp dụng pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật.
C. Thi hành pháp luật. D. Sử dụng pháp luật.
Câu 4: Hình thức thực hiện nào của pháp luật quy định cá nhân, tổ chức chủ động thực hiện nghĩa vụ,
không chủ động thực hiện cũng bị bắt buộc phải thực hiện?
A. Áp dụng pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật.
C. Thi hành pháp luật. D. Sử dụng pháp luật.
Câu 5: Trường hợp nào dưới đây thuộc hình thức áp dụng pháp luật?
A. Cá nhân, tổ chức làm những việc pháp luật cho phép.
B. Cá nhân, tổ chức làm những việc pháp luật quy định phải làm.
C. Cá nhân, tổ chức không làm những việc pháp luật cấm.
D. Cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ.
Câu 6: Trường hợp nào dưới đây thuộc hình thức sử dụng pháp luật?
A. Cá nhân, tổ chức làm những việc pháp luật quy định phải làm.
B. Cá nhân, tổ chức không làm những việc pháp luật cấm.
C. Cơ quan, công chức nhà nước thực hiện nghĩa vụ.
D. Cá nhân, tổ chức làm những việc pháp luật cho phép.
Câu 7: Cá nhân, tổ chức sử dụng pháp luật tức là làm những gì mà pháp luật
A. quy định phải làm. B. không cho phép làm.
C. quy định cho làm. D. cho phép làm.
Câu 8: Hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây có chủ thể thực hiện khác với các hình thức còn
lại?
A. Thi hànhPL. B. Sử dụng PL. C. Áp dụng PL. D. Tuân thủ PL.
Câu 9: Tuân thủ pháp luật là việc các cá nhân, tổ chức không làm những điều mà
A. xã hội kì vọng. B. pháp luật cấm. C. tập thể hạn chế. D. đạo đức chi phối.
Câu 10: Trường hợp nào dưới đây là hình thức áp dụng pháp luật?
A. Xử phạt hành chính trong giao thông. B. Đăng kí kết hôn theo luật định.
C. Xử lí thông tin liên ngành. D. Sử dụng dịch vụ truyền thông.
Câu 11: Ông A rủ ông B cùng đột nhập vào tiệm vàng X để ăn trộm, phát hiện có người đang ngủ.
Ông B hoảng sợ bỏ đi. Sau khi lấy hết vàng hiện có trong tiệm X, ông A kể lại toàn bộ sự việc với
người bạn thân là ông T và nhờ ông cất giữ hộ sổ vàng đó nhưng đã bị ông T từ chối. Ba tháng sau,
khi sửa nhà, con trai ông A phát hiện có khá nhiều vàng được chôn dưới phòng ngủ của bố nên đến
trình báo cơ quan công an thì sáng tỏ. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lí?
A. Ông A và ông T. B. Ông A và ông B.
C. Ông B và bố con ông A. D. Ông A, ông B và ông T.
Câu 12: Cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy
định phải làm là hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Áp dụng pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật.
C. Sử dụng pháp luật. D. Thi hành pháp luật.
Câu 13: Công dân có hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới các quan hệ nhân thân và quan hệ tài
sản thuộc loại vi phạm nào sau đây?
A. Vi phạm dân sự B. Vi phạm công vụ
C. Vi phạm hành chính D. Vi phạm quy chế
Câu 14: Trường hợp nào dưới đây là hình thức áp dụng pháp luật?
A. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
B. Sử dụng dịch vụ truyền thông.
C. Thu thập và xử lí thông tin.
D. Đăng kí kết hôn theo luật định.
Câu 15: Hành vi trái pháp luật nào dưới đây do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện?
A. Em H bị tâm thần nên đã lấy đồ của cửa hàng mà không trả tiền.
B. Anh A trong lúc say rượu đã đánh bạn mình bị thương nặng.
C. Chị C bị trầm cảm nên đã sát hại con đẻ của mình.
D. Anh C trong lúc lên cơn động kinh đã đập vỡ cửa kính nhà hàng.
Câu 16: Cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật cho
phép làm là biểu hiện cả hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Áp dụng pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật.
C. Sử dụng pháp luật. D. Thi hành pháp luật.
Câu 17: Sử dụng pháp luật được hiểu là công dân sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những
gì mà pháp luật
A. Cho phép làm. B. Không cho phép làm.
C. Quy định phải làm. D. Quy định cấm làm.
Câu 18: Theo quy định của pháp luật, người có hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm
thì phải
A. hủy bỏ đơn tố cáo. B. chịu khiếu nại vượt cấp.
C. chịu trách nhiệm hình sự. D. hủy bỏ mọi thông tin.
Câu 19: Tuân thủ pháp luật được hiểu là việc các cá nhân, tổ chức
A. Thực hiện những điều mà pháp luật cho phép
B. Không thực hiện những điều mà pháp luật ràng buộc
C. Không thực hiện những điều mà pháp luật cấm
D. Thực hiện những điều mà pháp luật bắt buộc
Câu 20: Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp
luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi nào dưới đây của các cá nhân và tổ chức?
A. Chính đáng. B. Hợp pháp. C. Đúng đắn. D. Phù hợp.
Câu 21: Thực hiện pháp luật là hành vi
A. hợp pháp của cá nhân trong xã hội B. trái pháp luật của cá nhân, tổ chức
C. hợp pháp của cá nhân, tổ chức D. không hợp pháp của cá nhân, tổ chức
Câu 22: Dấu hiệu nào dưới đây không phải là biểu hiện hành vi trái pháp luật?
A. Công dân làm những việc xâm phạm đến các quan hệ xã hội.
B. Công dân không làm những việc phải làm theo quy định pháp luật.
C. Công dân làm những việc được pháp luật cho phép làm.
D. Công dân làm những việc không được làm theo quy định pháp luật.
Câu 23: Những hoạt động có mục đích, làm cho các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống và trở
thành những hành vi hợp pháp của công dân là nội dung khái niệm nào dưới đây?
A. Ban hành pháp luật. B. Xây dựng pháp luật.
C. Phổ biến pháp luật. D. Thực hiện pháp luật.
Câu 24: Cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền ban hành các quyết định trong quản lí, điều
hành là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Thi hành pháp luật. B. Áp dụng pháp luật.
C. Sử dụng pháp luật. D. Tuân thủ pháp luật.
Câu 25: Ông A cho ông B vay 100 triệu đồng để kinh doanh và giao hẹn sau 2 năm sẽ trả. Vì kinh
doanh thua lỗ nên ông B chưa trả hết nợ. Ông A đã thuê anh C và anh D đến đập phá đồ đạc và lấy xe
máy của ông B để trừ nợ. Ông H là hàng xóm sang can ngăn thì bị anh C đánh trọng thương vùng
đầu. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự?
A. Ông A, anh C, anh D. B. Ông B, anh D, ông H.
C. Ông A, ông B, anh D. D. Ông A, ông B, anh C, anh D.

You might also like