You are on page 1of 10

BÀI 1: PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG

Câu 1: Theo quy định của pháp luật, văn bản nào dưới đây là văn bản quy phạm pháp luật?
A. Điều luật hôn nhân gia đình. B. Điều lệ Hội Luật gia Việt Nam.
C. Điều lệ Đoàn TNCS HCM. D. Nội quy của nhà trường.
Câu 2: Pháp luật: hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng
A. sức mạnh chuyên chính. B. tiềm lực tài chính quốc gia.
C. quyền lực nhà nước. D. tính tự giác của nhân dân.
Câu 3: Hình thức thể hiện của pháp luật là các văn bản do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành là
A. vi phạm pháp luật. B. quy phạm thông tư.
C. quy phạm chỉ thị. D. quy phạm pháp luật.
Câu 4: Những quy tắc xử sự chung được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi đối với tất cả mọi người là thể hiện
đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính chặt chẽ về hình thức. B. Tính kỉ luật nghiêm minh.
C. Tính quy phạm phổ biến. D. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
Câu 5: Tất cả mọi cá nhân, tổ chức ai cũng phải xử sự theo pháp luật. Điều đó thể hiện đặc trưng nào dưới
đây của pháp luật?
A. Tính công khai. B. Tính dân chủ.
C. Tính quyền lực, bắt buộc chung. D. Tính quy phạm phổ biến.
Câu 6: Văn bản pháp luật phải chính xác, dễ hiểu để người dân bình thường cũng có thể hiểu được là đặc
trưng nào sau đây của pháp luật?
A. Tính quyền lực bắt buộc chung. B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
C. Tính quy phạm phổ biến. D. Tính cưỡng chế.
Câu 7: Nội dung của văn bản luật cấp dưới không được trái với nội dung của văn bản luật cấp trên là thể
hiện
A. tính bắt buộc chung. B. quy phạm phổ biến.
C. tính xác định chặt chẽ về hình thức. D. tính cưỡng chế.
Câu 8: Cảnh sát giao thông xử phạt hành chính người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm.
Quy định này thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính xác định chặt chẽ về nội dung. B. Tính quy phạm phổ biến.
C. Tính quyền lực, bắt buộc chung. D. Tính xác định chặt chẽ về hình
Câu 9: Trên đường phố tất cả mọi người nghiêm chỉnh chấp hành quy định của luật giao thông đường bộ là
phản ảnh đặc trưng cơ bản nào của pháp luật?
A. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. B. Tính quy phạm phổ biến.
C. Tính quyền lực, bắt buộc chung . D. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.
Câu 10: Cá nhân không thực hiện đúng pháp luật, bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định
của pháp luật là thể hiện đặc trưng cơ bản nào của pháp luật?
A. Tính xác định chặt chẽ về nội dung. B. Tính quyền lực, bắt buộc chung .
C. Tính quy phạm phổ biến D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
Câu 11: Luật Giao thông đường bộ quy định tất cả mọi người tham gia giao thông phải chấp hành chỉ dẫn
của tín hiệu đèn giao thông là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính xác định chặt chẽ về hình thức B. Tính quy phạm phổ biến.
C. Tính nghiêm minh. D. Tính thống nhất.
Câu 12: Đặc trưng nào của pháp luật làm nên giá trị công bằng, bình đẳng, vì bất kì ai ở trong điều kiện,
hoàn cảnh nhất định cũng phải xử sự theo khuôn mẫu được pháp luật quy định?
A. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. B. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.
C. Tính quy phạm phổ biến. D. Tính quyền lực, bắt buộc chung .
Câu 13: Đặc trưng nào của PL là ranh giới để phân biệt PL với các loại quy phạm xã hội khác?
A. Tính quyền lực, bắt buộc chung. B. Tính quy phạm phổ biến.
C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. D. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.

Trang 1/10
Câu 14: Dấu hiệu nào sau đây của pháp luật là một trong những đặc điểm để phân biệt pháp luật với đạo
đức
A. pháp luật không bắt buộc đối với trẻ em. B. pháp luật bắt buộc đối với cán bộ công chức.
C. pháp luật bắt buộc đối với người phạm tội. D. pháp luật bắt buộc đối với mọi cá nhân tổ chức.
Câu 15: Luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất là gì?
A. Nghị định. B. Chỉ thị. C. Hiến pháp. D. Thông tư.
Câu 16: Pháp luật mang bản chất xã hội vì pháp luật
A. bắt nguồn từ thực tiễn của đời sống xã hội. B. phản ánh lợi ích của giai cấp cầm quyền
C. luôn tồn tại trong mọi xã hội. D. đứng trên xã hội.
Câu 17: Quy tắc xử sự: “Thuận mua, vừa bán” là thể hiện bản chất nào dưới đây của pháp luật?
A. Bản chất xã hội. B. Bản chất chính trị. C. Bản chất giai cấp. D. Bản chất kinh tế.
Câu 18: Pháp luật do Nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền là thể hiện bản chất nào
của pháp luật?
A. Xã hội. B. Giai cấp. C. Chính trị. D. Kinh tế.
Câu 19: Trong mối quan hệ với đạo đức, thì pháp luật được coi là một phương tiện
A. bậc nhất. B. độc nhất. C. đặc thù. D. quyền năng.
Câu 20: Khi đạo đức trở thành nội dung của quy phạm pháp luật thì các giá trị đạo đức được nhà nước bảo
đảm thực hiện bằng
A. sức mạnh quyền lực của nhà nước. B. sức ép của dư luận xã hội.
C. lương tâm của mỗi cá nhân. D. niềm tin của mọi người trong xã hội.
Câu 21: Phương pháp quản lí xã hội một cách dân chủ và hiệu quả nhất là quản lí bằng phương tiện
A. giáo dục. B. pháp luật. C. đạo đức. D. kế hoạch.
Câu 22: Pháp luật có vai trò như thế nào đối với công dân?
A. Cưỡng chế mọi nghĩa vụ của công dân. B. Bảo vệ mọi nhu cầu, lợi ích của công dân.
C. Bảo vệ quyền, lợi ích tuyệt đối của công dân. D. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Câu 23: Khi biết chị T mang thai, giám đốc công ty X đã ra quyết định chấm dứt hợp đồng với chị, chị đã
làm đơn khiếu nại lên ban giám đốc công ty. Trong trường hợp này, pháp luật có vai trò như thế nào ?
A. Nhà nước quản lý các tổ chức. B. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.
C. Nhà nước quản lý công dân. D. Thực hiện nghĩa vụ hợp pháp của công dân.
Câu 24: Các bạn T, H, M, N cùng thảo luận về các đặc trưng cơ bản của pháp luật. T cho rằng tính quy
phạm phổ biến đã làm nên giá trị công bằng, bình đẳng của pháp luật. M đồng ý với T nhưng khi nghe N nói
tính quyền lực bắt buộc chung mới tạo sự công bằng được thì M lại ủng hộ N. H thì phân vân không hiểu ai
nói đúng. Q ngồi cạnh bên nghe được thì cho rằng cả hai đặc trưng đó đều giống nhau. Trường hợp này ai
chưa hiểu đúng về đặc trưng của pháp luật?
A. M, N, H và Q. B. T, Q và H. C. M và N. D. M, N và Q
Câu 25: Chủ một nhà hàng là anh M bị cơ quan chức năng xử phạt 10 triệu đồng vì có hành vi bán thuốc lá
điện tử cho trẻ em và kinh doanh trái phép một số hàng hóa không có trong danh mục đăng ký kinh doanh.
Việc xử phạt của cơ quan chức năng thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. B. Tính quy phạm phổ biến.
C. Tính xác định chặt chẽ về nội dung. D. Tính quyền lực, bắt buộc chung .
Câu 26: Luật Giáo dục quy định: “Người học có thành tích trong học tập, rèn luyện được nhà trường, cở sở
giáo dục, cơ sở quản lý giáo dục khen thưởng, trường hợp có thành tích đặc biệt xuất sắc được khen thưởng
theo quy định của pháp luật” thể hiện đặc trưng nào của pháp luật?
A. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. B. Tính xác định chặt chẽ về mặt nội dung.
C. Tính quyền lực bắt buộc chung. D. Tính quy phạm phổ biến.
Câu 27: Căn vào các quy định của pháp luật, sau thời gian nghỉ tết khi quay trở lại tỉnh H làm việc. Anh D
đã chủ động đến cơ quan chức năng khai báo y tế và được lấy mẫu xét nghiệm cũng như được hướng dẫn về
phòng chống dịch. Việc làm này của anh D thể hiện đặc trưng cơ bản nào dưới đây của pháp luật..
A. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. B. Tính quy phạm phổ biến.
C. Tính quyền lực, bắt buộc chung . D. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.

Trang 2/10
Câu 28: Hiến pháp quy định “Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập”. Phù hợp với Hiến pháp, Luật Giáo
dục khẳng định quy định chung: “Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nam nữ,
nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập”. Sự phù hợp của Luật
giáo dục với Hiến pháp thể hiện đặc trưng nào của pháp luật?
A. Xác định chặt chẽ về mặt hình thức. B. Quyền lực, bắt buộc chung.
C. Quy phạm phổ biến. D. Quy phạm pháp luật.
Câu 29: Khi nói về bản chất của pháp luật, anh K khẳng định pháp luật luôn thể hiện ý chí của giai cấp cầm
quyền mà Nhà nước là đại diện. Nhưng chị H và chị X đều phản đối vì cho rằng điều này chỉ đúng trong các
nhà nước trước đây chứ ở nước ta thì không đúng. Chị N đồng ý với anh K nhưng anh Đ nói thêm, pháp luật
bắt nguồn từ đời sống xã hội nên nó mang bản chất xã hội. Những ai dưới đây đã hiểu đúng về bản chất của
pháp luật?
A. Chị H, chị X và anh Đ. B. Anh K, anh Đ và chị N.
C. Chị H và chị X. D. Anh K và chị N.

BÀI 2: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT


Câu 30: Quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành
những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức là
A. giáo dục pháp luật. B. thực hiện pháp luật.
C. phổ biến pháp luật. D. tư vấn pháp luật.
Câu 31: Hình thức thực hiện nào của pháp luật quy định cá nhân, tổ chức sử dụng đúng các quyền của
mình, làm những gì pháp luật cho phép?
A. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật.
Câu 32: Hình thức thực hiện nào của pháp luật quy định cá nhân, tổ chức chủ động thực hiện nghĩa vụ, chủ
động làm những gì mà pháp luật qui định phải làm ?
A. Thi hành pháp luật. B. Sử dụng pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật.
Câu 33: Cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm là thực hiện pháp luật theo hình thức
A. áp dụng pháp luật. B. tuân thủ pháp luật. C. sử dụng pháp luật. D. thi hành pháp luật.
Câu 34: Cơ quan công chức nhà nước có thẩm quyền ra quyết định xử lí người vi phạm pháp luật là hình
thức
A. áp dụng pháp luật. B. sử dụng pháp luật. C. tuân thủ pháp luật. D. thi hành pháp luật.
Câu 35: Phát hiện một cơ sở kinh doanh cung cấp thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh, T đã báo với
cơ quan chức năng để kiểm tra và kịp thời ngăn chặn. T đã thực hiện hình thức
A. thi hành pháp luật B. tuân thủ pháp luật. C. áp dụng pháp luật. D. sử dụng pháp luật.
Câu 36: Chị Q sử dụng vỉ hè để bán hàng ăn sáng là không thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới
đây?
A. Tuân thủ pháp luật. B. Thi hành pháp luật.
C. Áp dụng pháp luật. D. Sử dụng pháp luật.
Câu 37: Anh D là trưởng đoàn thanh tra liên ngành lập biên bản xử phạt và tịch thu toàn bộ số mỹ phẩm giả
mà cơ sở T đã sản xuất. Anh D đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
A. Phổ biến pháp luật B. Sử dụng pháp luật C. Tuân thủ pháp luật D. Áp dụng pháp luật
Câu 38: Bạn L viết bài chia sẻ về lí tưởng sống của thanh niên hiện nay để đăng lên trang Web của nhà
trường. Bạn L đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào sau đây?
A. Tuân thủ pháp luật. B. Thi hành pháp luật.
C. Áp dụng pháp luật. D. Sử dụng pháp luật.
Câu 39: Hành vi nào sau đây là không thi hành pháp luật?
A. Không dùng hóa chất làm tươi sống thực phẩm.
B. Không phụng dưỡng cha mẹ già.
C. Không vượt đèn đỏ.

Trang 3/10
D. Không sản xuất pháo trái phép.
Câu 40: Công dân chấp hành các quy định của pháp luật về giãn cách xã hội là thực hiện pháp luật theo
hình thức nào dưới đây?
A. Thi hành pháp luật. B. Thực hiện quy chế.
C. Sử dụng pháp luật D. Tuân thủ pháp luật.
Câu 41: Ông Y thực hiện quyền kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật. Trong trường hợp này ông Y đã thực
hiện hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Thi hành pháp luật . B. Tuân thủ pháp luật.
C. Sử dụng pháp luật. D. Áp dụng pháp luật.
Câu 42: Anh A và chị B cùng nhau đến UBND phường để xin đăng ký kết hôn. Anh H là cán bộ phòng tư
pháp của phường, sau khi xem xét đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn cho 2 người. Các đối tượng trên
đã thực hiện pháp luật thuộc hình thức nào?
A. A và B áp dụng pháp luật, H thi hành pháp luật.
B. A và B thi hành pháp luật, H sử dụng pháp luật.
C. A và B sử dụng pháp luật, H áp dụng pháp luật.
D. H áp dụng pháp luật, A và B tuân thủ pháp luật.
Câu 43: Bị chị B đã đặt điều nói xấu, lăng mạ trên facebook nên chị A đã chặn đường đánh chị B bị thương
nặng. Anh C thấy vậy liền ôm giữ chị A lại nhằm giúp chị B chạy thoát. Chị A và chị B chưa thực hiện pháp
luật theo hình thức nào dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật. B. Áp dụng pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật. D. Thi hành pháp luật.
Câu 44: Doanh nghiệp X đã lắp đặt hệ thống xử lí chất thải đạt quy chuẩn kĩ thuật môi trường và không bán
những mặt hàng nằm ngoài danh mục được cấp phép. Doanh nghiệp X đã thực hiện pháp luật theo hình thức
nào dưới đây?
A. Thi hành pháp luật và tuân thủ pháp luật B. Tuân thủ pháp luật và áp dụng pháp luật.
C. Sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật. D. Áp dụng pháp luật và thi hành pháp luật.
Câu 45: Bác U mở cửa hàng bán bánh kẹo, hàng năm bác đều nộp thuế đầy đủ và không bán hàng giả, hàng
nhái. Như vậy bác U đã thực hiện pháp luật theo những hình thức nào dưới đây?
A. Thi hành pháp luật, tuân thủ pháp luật, áp dụng pháp luật.
B. Sử dụng pháp luật, thi hành pháp luật, áp dụng pháp luật.
C. Sử dụng pháp luật, tuân thủ pháp luật, áp dụng pháp luật.
D. Sử dụng pháp luật, thi hành pháp luật, tuân thủ pháp luật.
Câu 46: Do anh N không chấp hành Lệnh gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự nên Chủ tịch ủy ban nhân
dân xã đã xử phạt hành chính với anh. Việc làm của anh N và chủ tịch ủy ban xã là biểu hiện của hình thức
thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Anh N không thi hành pháp luật, chủ tịch xã áp dụng pháp luật.
B. Anh N không thi hành pháp luật, chủ tịch xã tuân thủ pháp luật.
C. Anh N không tuân thủ pháp luật, chủ tịch xã sử dụng pháp luật.
D. Anh N không sử dụng pháp luật, chủ tịch xã áp dụng pháp luật.
Câu 47: Sau khi được chị H cho mượn 10 lượng vàng để kinh doanh lan đột biến, do việc kinh doanh bị thất
bại, nên đến ngày hẹn trả chị H, ông K đã tìm cách tránh mặt. Sau nhiều lần tìm gặp ông K không được.
Cho rằng ông K cố tình chiếm đoạt số vàng trên, chị H đã làm đơn kiện ông K ra tòa án dân sự. Sau khi xem
xét hồ sơ, tòa án ra quyết định buộc ông K phải hoàn trả số vàng đã vay cho chị H.
A. Chị H tuân thủ pháp luật, ông K không tuân thủ pháp luật, tòa án áp dụng pháp luật.
B. Chị H sử dụng pháp luật, ông K tuân thủ pháp luật, tòa án áp dụng pháp luật.
C. Chị H thi hành pháp luật, ông K không tuân thủ pháp luật, tòa án áp dụng pháp luật.
D. Chị H sử dụng pháp luật, ông K không tuân thủ pháp luật, tòa án áp dụng pháp luật.
Câu 48: Trong thời gian cách ly y tế, do để quên đồ trong cốp xe nên chị V cùng chồng là anh P xuống tầng
hầm của chung cư X để lấy đồ thì được anh H thành viên tổ công tác phòng chống dịch Covid-19 yêu cầu
đeo khẩu trang và sát khuẩn tay. Chẳng những không chấp hành mà vợ chồng chị V còn có thái độ chống
đối, giật khẩu trang, hành hung anh H nên bị anh K tổ trưởng tổ công tác nhắc nhở và tát vào mặt của anh P.
Trang 4/10
Do có mâu thuẫn với chị V nên anh T là nhân viên bảo vệ đã quay clip ghi lại toàn bộ sự việc và tung lên
mạng xã hội. Những ai dưới đây vừa không tuân thủ vừa không thi hành pháp luật?
A. Chị V và anh P. B. Chị V, anh P và anh K.
C. Anh P, chị V, anh T. D. Anh P, anh H và anh K.
Câu 49: Hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện là biểu hiện của
A. vi phạm dân sự. B. vi phạm hình sự. C. vi phạm pháp luật. D. vi phạm hành chính.
Câu 50: Hành vi xâm phạm, gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ là hành vi
A. trái cuộc sống. B. trái pháp luật.
C. trái mong muốn của cá nhân. D. trái phong tục tập quán.
Câu 51: Bất kì công dân nào khi vi phạm pháp luật đều phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi của mình
là thể hiện bình đẳng về
A. nghĩa vụ phát sinh. B. trách nhiệm pháp lí.
C. trách nhiệm đạo đức. D. nghĩa vụ công dân.
Câu 52: Theo quy định của pháp luật, vi phạm hình sự là hành vi
A. nguy hiểm cho xã hội. B. ành hưởng quy tắc quản lí.
C. thay đổi quan hệ công vụ. D. tác động quan hệ nhân thân.
Câu 53: Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm thấp hơn tội phạm, xâm
phạm các
A. quy tắc kỉ luật lao động. B. nguyên tắc quản lí hành chính.
C. quy tắc quản lí của nhà nước. D. quy tắc quản lí xã hội.
Câu 54: Người trong độ tuổi nào dưới đây khi tham gia các giao dịch dân sự phải được người đại diện theo
pháp luật đồng ý ?
A. Từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 17 tuổi B. Từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi.
C. Từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi. D. Từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 16 tuổi.
Câu 55: Vi phạm dân sự là những hành vi xâm phạm tới các
A. quan hệ tài sản và quan hệ gia đình. B. quan hệ sở hữu và quan hệ gia đình.
C. quan hệ kinh tế và quan hệ tình cảm. D. quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.
Câu 56: Hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm các quan hệ lao động, công vụ nhà nước... do pháp luật lao
động và pháp luật hành chính bảo vệ là loại vi phạm
A. hình sự. B. kỉ luật. C. dân sự. D. hành chính.
Câu 57: Độ tuổi nào phạm tội được áp dụng nguyên tắc giáo dục là chủ yếu để họ sửa chữa sai lầm, phát
triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội?
A. Đủ 17 đến dưới 21 tuổi. B. Đủ 14 đến dưới 18 tuổi.
C. Đủ 18 đến dưới 22 tuổi. D. Đủ 15 đến dưới 19 tuổi.
Câu 58: Người có hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông phải chịu trách nhiệm
A. kỉ luật. B. hành chính. C. bồi thường. D. buộc thôi việc.
Câu 59: Hành vi trái pháp luật nào dưới đây do người có năng lực pháp lí thực hiện?
A. Anh A trong lúc say rượu đã đánh bạn mình bị thương nặng.
B. Anh C trong lúc nên cơn động kinh đã đập vỡ cửa kính nhà hàng
C. Em H bị tâm thần nên đã lấy đồ của cửa hàng mà không trả tiền.
D. Chị C bị trầm cảm nên đã sát hại con đẻ của mình.
Câu 60: Ông H đã không thực hiện đúng các điều khoản trong hợp đồng kinh tế với một công ty. Hành vi
của ông H vi phạm pháp luật
A. dân sự. B. hành chính. C. hình sự. D. kỉ luật.
Câu 61: Người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện hành vi nào sau đây là vi phạm pháp luật hình sự?
A. Tái chế khẩu trang bán ra thị trường. B. Nhân viên công ty thường xuyên đi làm muộn.
C. Tiến hành sàng lọc giới tính thai nhi. D. Nói xấu bạn trên facebook.
Câu 62: Theo quy định của pháp luật, người có đủ năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện hành vi nào sau
đây phải chịu trách nhiệm hình sự?
A. Bóc lột sức lao động của nhân viên. B. Lấn chiếm hè phố để kinh doanh.
Trang 5/10
C. Tổ chức đưa người ra nước ngoài trái phép. D. Lấn chiếm đất ở nhà hàng xóm.
Câu 63: Công chức, viên chức nhà nước thực hiện hành vi nào sau đây là vi phạm pháp luật kỉ luật?
A. Thông báo về tranh chấp dân sự B. quyết định điều động nhân sự.
C. Nhận hối lộ khi giải quyết công việc. D. Xử phạt hành chính về thuế .
Câu 64: Công chức, viên chức nhà nước thực hiện hành vi nào sau đây là vi phạm pháp luật kỉ luật?
A. Ban hành kết luận điều tra. B. Thăm dò dư luận xã hội.
C. Sử dụng văn bằng giả. D. Cấp giấy chứng nhận kết hôn.
Câu 65: Người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện hành vi nào sau đây phải chịu trách nhiệm hành
chính?
A. Kinh doanh khi chưa được cấp phép. B. Tổ chức hoạt động khủng bố.
C. Từ chối nhận tài sản thừa kế. D. Giao hàng không đúng địa chỉ
Câu 66: Công dân dù ở địa vị nào, làm bất cứ nghề gì khi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm
A. pháp lí. B. cải chính. C. giám sát. D. bồi thường.
Câu 67: Ông K đánh ông H gây thương tích 11% và làm thiệt hại một số tài sản của ông H. Theo em, ông K
phải chịu trách nhiệm pháp lý gì?
A. Trách nhiệm dân sự và kỷ luật. B. Trách kỷ luật và hình sự.
C. Trách nhiệm hành chính và dân sự. D. Trách nhiệm hình sự và dân sự.
Câu 68: Người phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm do mình gây ra có độ tuổi nào dưới đây?
A. Từ 15 tuổi trở lên. B. Từ đủ 16 tuổi trở lên.
C. Từ đủ 14 tuổi trở lên. D. Từ 16 tuổi trở lên.
Câu 69: Người phải chịu trách nhiệm hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra có độ tuổi nào
dưới đây?
A. Từ 15 tuổi trở lên. B. Từ đủ 16 tuổi trở lên.
C. Từ đủ 14 tuổi trở lên. D. Từ 16 tuổi trở lên.
Câu 70: Người phải chịu trách nhiệm hành chính và trách nhiệm hình sự có độ tuổi nào dưới đây?
A. Từ 15 tuổi trở lên. B. Từ đủ 16 tuổi trở lên.
C. Từ đủ 14 tuổi trở lên. D. Từ 16 tuổi trở lên.
Câu 71: Đối tượng phải bắt đầu phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý là
những người
A. đủ 20 tuổi trở lên. B. đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.
C. 18 tuổi đến dưới 20 tuổi. D. đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.
Câu 72: Anh K là cán bộ sở X. Chị L và chị M đều là nhân viên dưới quyền của anh K. Trong quá trình làm
việc, chị M phát hiện anh K có quan hệ tình cảm bất chính với chị L nên đã kể lại chuyện này với vợ anh K
là chị H, chủ một cửa hàng may mặc. Tức giận, chị H đã đến nơi làm việc của chồng để xúc phạm chị L
trước mặt nhiều người khiến uy tín của chị L bị giảm sút. Biết chuyện, anh K đã quyết định chuyển chị M
đi công tác ở nơi khác đúng lúc chị M nghỉ ốm quá thời gian quy định. Những ai dưới đây đồng thời phải
chịu trách nhiệm hành chính và kỉ luật?
A. Anh K và chị H. B. Anh K và chị L.
C. Anh K, chị L và chị M. D. Anh K, chị L và chị H.
Câu 73: Ông P cùng vợ là bà T tự ý lấn chiếm đất thuộc hành lang an toàn lưới điện để xây dựng nhà ở. Cơ
quan chức năng đến lập biên bản, yêu cầu dừng xây dựng nhưng ông P không chấp hành. Ông P và bà T vẫn
tiếp tục thuê anh N, anh M đến làm mái che sân thượng và anh L thì chở vật liệu cho mình. Do bất cẩn trong
khi đang thi công nên anh M bị ngã gãy tay. Anh L chở vật liệu cồng kềnh đã va quệt với người đi đường
làm họ bị thương nhẹ. Những ai dưới đây vừa phải chịu trách nhiệm hành chính vừa phải chịu trách nhiệm
dân sự?
A. Bà T, anh N và anh M. B. Ông P, anh M và anh N.
C. Ông P, anh L và bà T. D. Anh L, anh N và anh M.
Câu 74: Thấy mặt hàng nước rửa tay kháng khuẩn đang bán rất chạy. L rủ T chung vốn để nhập hàng về
bán kiếm lời. L và T đã đến cơ sở sản xuất của anh X để kiểm tra sản phẩm và quy trình sản xuất. Sau khi ra
về, T từ chối làm chung và khuyên L không nên nhập hàng của X vì sản phẩm sản xuất không đạt tiêu chuẩn

Trang 6/10
chất lượng, cơ sở sản xuất cũng không có giấy phép kinh doanh. L không nghe và bí mật rủ H buôn chung.
Hai người đã bán trót lọt một lô hàng cho chị B và kiếm được số tiền lãi khá lớn. Những ai dưới đây phải
chịu trách nhiệm pháp lí?
A. T, H, X. B. X, L, H. C. L, B, H. D. T, B, L.

BÀI 3: CÔNG DÂN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT


Câu 75: Mọi công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách
nhiệm pháp lí là
A. ngang bằng về lợi nhuận. B. thỏa mãn tất cả nhu cầu.
C. đáp ứng mọi sở thích. D. bình đẳng trước pháp luật.
Câu 76: Trong cùng một điều kiện như nhau, công dân được hưởng quyền và nghĩa vụ như nhau, nhưng
mức độ sử dụng các quyền và nghĩa vụ đó đến đâu phụ thuộc nhiều vào yếu tố nào sau đây của mỗi người?
A. Khả năng về kinh tế, tài chính. B. Khả năng, điều kiện và hoàn cảnh.
Câu 77: Công dân dù ở cương vị nào, khi vi phạm pháp luật đều bị xử lí theo quy định là
A. công dân bình đẳng về kinh tế. B. công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
C. công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí. D. công dân bình đẳng về chính trị.
Câu 78: Anh A sống độc thân, anh B có mẹ già và con nhỏ. Cả 2 anh làm việc cùng một cơ quan và có cùng
một mức thu nhập. Cuối năm anh A phải đóng thuế thu nhập cao hơn anh B. Điều này thể hiện:
A. Sự không công bằng B. Sự bất bình đẳng.
C. Sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. D. Sự mất cân đối.
Câu 79. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận A cùng Giám đốc Công ty B lợi dụng chức vụ để tham ô 10 tỉ
đồng. Mặc dù cả hai đều giữ chức vụ cao nhưng vẫn bị xét xử nghiêm minh. Điều này thể hiện công dân
bình đẳng về
A. trách nhiệm kinh doanh. B. nghĩa vụ pháp lí.
C. trách nhiệm pháp lí. D. nghĩa vụ kinh doanh.

BÀI 4: QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC ĐỜI SỐNG XH
Câu 80: Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình dựa trên cơ sở nguyên tắc nào sau đây?
A. Dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử.
B. Tự do, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử.
C. Công bằng, lắng nghe, kính trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử.
D. Chia sẻ, đồng thuận, quan tâm lẫn nhau, không phân biệt đối xử.
Câu 81: Theo quy của pháp luật, vợ chồng phải có trách nhiệm tôn trọng giữ gìn, danh dự, nhân phẩm, uy
tín của nhau,cùng nhau quyết định lựa chọn nơi cư trú, biện pháp kế hoạch hóa gia đình chăm sóc con cái là
thể hiện quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ
A. nhân thân. B. tài sản. C. việc làm. D. Xã giao.
Câu 82: Theo quy của pháp luật, tài sản chung của vợ, chồng là những tài sản mà hai vợ chồng có được
A. sau khi kết hôn. B. trong gia đình. C. trước khi kết hôn. D. do thừa kế riêng.
Câu 83: Theo quy định của pháp luật, những tài sản của vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng riêng
trong thời kì hôn nhân thì vợ hoặc chồng có quyền sở
A. chung. B. riêng. C. tập thể. D. gia đình.
Câu 84: Theo quy định của pháp luật, việc hai vợ, chồng cùng chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung
là thể hiện quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong
A. quan hệ nhân thân. B. quan hệ về tài sản.
C. việc nuôi dạy con cái. D. tìm kiếm việc làm.
Câu 85: Ý kiến nào dưới đây là đúng về quyền bình đẳng giữa cha mẹ và con?
A. Cha, mẹ cần tạo điều kiện tốt hơn cho con trai học tập phát triển.
B. Cha mẹ cần quan tâm, chăm sóc con đẻ hơn con nuôi.
C. Cha, mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con.

Trang 7/10
D. Cha mẹ có quyền quyết định trong việc chọn ngành học cho con
Câu 86: Ông bà có nghĩa vụ và quyền….., sống mẫu mực và nêu gương tốt cho các cháu; cháu có bổn
phận…
A. trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu - kính trọng,chăm sóc, phụng dưỡng ông bà.
B. nuôi dưỡng, trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu - kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà.
C. trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu - kính trọng, phụng dưỡng ông bà.
D. nuôi dưỡng, trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu - kính trọng, phụng dưỡng ông bà.
Câu 87: Anh Y muốn bán một chiếc xe ô tô là tài sản riêng của anh Y trước khi kết hôn nhưng vợ anh Y
không đồng ý. Vậy, theo qui định của pháp luật anh Y có quyền bán chiếc xe đó không?
A. Không, vì đây là tài sản đang tranh chấp.
B. Được, nhưng phải được vợ đồng ý.
C. Không, vì khi kết hôn chiếc xe sẽ là tài sản chung.
D. Được, vì chiếc xe thuộc sở hữu của anh Y.
Câu 88: Vợ anh A là chị B giấu chồng rút toàn bộ tiền tiết kiệm của hai vợ chồng để kinh doanh cùng bạn
nhưng bị thua lỗ. Phát hiện sự việc, anh A đã đánh đập và yêu cầu chị phải dừng theo học lớp trung cấp
chính trị và đến làm việc tại xưởng mộc do anh làm quản lí mặc dù chị không đồng ý. Anh A đã vi phạm
quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nào dưới đây
A. Hợp tác và đầu tư B. Tài sản và nhân thân
C. Lao động và công vụ. D. Tải sản chung của vợ chồng.
Câu 89: Vì con trai là anh S kết hôn đã nhiều năm mà chưa có con nên bà G mẹ anh đã thuyết phục con
mình bí mật nhờ chị K vừa li hôn mang thai hộ. Phát hiện việc anh S sống chung như vợ chồng với chị K là
do bà G sắp đặt, chị H vợ anh đã tự ý rút toàn bộ số tiền tiết kiệm của gia đình rồi bỏ đi khỏi nhà. Thương
con, bà T mẹ chị H sang nhà thông gia mắng chửi bà G. Những ai dưới đây vi phạm nội dung quyền bình
đẳng trong hôn nhân và gia đình?
A. Bà G, anh S, chị H và chị K. B. Bà G, chị K và anh S.
C. Bà G, anh S và chị H. D. Bà G, anh S, bà T và chị H.
Câu 90: Bố mẹ mất sớm không để lại di chúc. Anh D cậy mình là con trưởng đã tự ý gọi người bán ngôi
nhà của bố mẹ để lấy tiền mở công ty tư nhân. Anh B là em không đồng ý bán nhà. Hai anh em tranh chấp
dẫn đến xô xát. Anh D dùng gậy đánh anh B gây thương tích. Anh D đã vi phạm vào nội dung nào dưới
quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây?
A. Bình đẳng trong kinh doanh B. Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình.
C. Bình đẳng trong lao động. D. Bình đẳng trong tìm kiếm việc làm.
Câu 91: Do bất đồng quan điểm sống, anh T đã nhiều lần đánh vợ mình là chị X nên chị đã viết đơn li hôn
gửi Tòa án nhân dân. Chị gái của chị X là chị M vì thương em nên đã bôi nhọ danh dự anh T trên mạng xã
hội khiến uy tín của anh ở cơ quan bị ảnh hưởng. Bà Q là mẹ ruột của anh T biết chuyện liền đuổi chị X ra
khỏi nhà mình. Bà Q còn gọi điện cho bố mẹ chị X để lăng mạ, xúc phạm gia đình thông gia. Những ai sau
đây vi phạm quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?
A. Anh T và bà Q. B. Anh T và chị M.
C. Anh T, bà Q và chị M. D. Chị X, anh T và chị M.
Câu 92: Công dân đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được tự do tìm kiếm việc làm phù hợp với khả
năng của mình là thực hiện quyền
A. đầu tư. B. quản lí. C. lao động. D. phân phối.
Câu 93: Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động được thể hiện thông qua
A. tìm kiếm, lựa chọn việc làm. B. sử dụng lao động.
C. thực hiện nghĩa vụ lao động. D. kí hợp đồng lao động.
Câu 94: Theo quy định của pháp luật, bình đẳng trong lao động không thể hiện ở việc lao động nam và lao
động nữ
A. được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc.
B. được đảm bảo các điều kiện làm việc.
C. làm mọi công việc không phân biệt.
D. có cơ hội tiếp cận việc làm như nhau.

Trang 8/10
Câu 95: Theo quy định của pháp luật, nội dung quyền bình đẳng trong lao động không thể hiện ở nội dung
nào dưới đây?
A. Bình đẳng giữa người sử dụng lao động và người lao động.
B. Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.
C. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.
D. Bình đẳng giữa những người sử dụng lao động.
Câu 96: Người sử dụng lao động ưu tiên đối với người lao động có trình độ chuyên môn, tay nghề cao, điều
này thể hiện bình đẳng trong
A. lao động nam và lao động nữ. B. thực hiện quyền lao động.
C. giao dịch hợp đồng lao động. D. việc sử dụng người lao động
Câu 97: Sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện
lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động là đề cập đến nội dung của khái niệm nào
dưới đây?
A. Hợp đồng kinh doanh. B. Hợp đồng lao động.
C. Hợp đồng kinh tế. D. Hợp đồng làm việc.
Câu 98: Theo quy định của pháp luật, để giao kết hợp đồng lao động các bên cần phải tuân thủ vào nguyên
tắc nào?
A. Trực tiếp, tự do, tự nguyện, bình đẳng, không trái pháp luật và thoả ước lao động tập thể;
B. Dân chủ, công bằng, văn minh.
C. Tích cực, chủ động, hội nhập.
D. Kỷ cương, tình thương, trách nhiệm.
Câu 99: Theo qui định của pháp luật, lao động nữ được tạo điều kiện để thực hiện tốt chức năng làm mẹ là
thể hiện nội dung quyền bình đẳng giữa
A. nhà đầu tư và đội ngũ nhân công. B. lực lượng lao động và bên đại diện.
C. người sử dụng lao động và đối tác. D. lao động nam và lao động nữ.
Câu 100: Độ tuổi có khả năng lao động, giao kết hợp đồng lao động, có quyền tìm việc làm cho mình theo
quy định của bộ luật Lao động là bao nhiêu?
A. Đủ 15 tuổi trở lên. B. Đủ 16 tuổi trở lên.
C. Đủ 17 tuổi trở lên. D. Ít nhất đủ 18 tuổi trở lên.
Câu 101: Theo quy định của pháp luật, người sử dụng lao động ít nhất phải bao nhiêu tuổi?
A. Phải đủ 15 tuổi B. Phải đủ 16 tuổi. C. Phải đủ 17 tuổi. D. Phải đủ 18 tuổi.
Câu 102: Bình đẳng về cơ hội tiếp cận việc làm; tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng; tiền công, tiền thưởng,
bảo hiểm xã hội và các điều kiện lao động khác là nói về bình đẳng
A. trong giao kết hợp đồng lao động. B. trong thực hiện quyền lao động.
C. giữa lao động nam và lao động nữ. D. trong tự do lựa chọn việc làm.
Câu 103: T là kỹ sư điện, làm việc tại công ty M. Hết thời gian thử việc, do T bị ốm nên công ty M đã kí
kết hợp đồng lao động chính thức với bạn của T là anh Q. Việc giao kết hợp đồng lao động này của công ty
M đã vi phạm nguyên tắc nào?
A. Tự nguyện. B. Bình đẳng.
C. Giao kết trực tiếp. D. Tự do.
Câu 104: Dù hợp đồng giữa chị O và công ty Z còn thời hạn, nhưng sau khi nghỉ thai sản 6 tháng, chị O đi làm lại
thì giám đốc thông báo đã tìm được người thay thế và chấm dứt hợp đồng lao động với chị. Chị O bị vi phạm nội
dung nào của quyền bình đẳng trong lao động?
A. Hợp đồng lao động. B. Tìm kiếm việc làm.
C. Quyền lao động. D. Lao động nam và nữ.
Câu 105: Thấy chị T được công ty tạo điều kiện cho nghỉ giữa giờ làm việc 30 phút vì đang nuôi con nhỏ 7
tháng tuổi. Chị N (đang độc thân) cũng yêu cầu được nghỉ như chị T vì cùng lao động như nhau. Theo quy
định của pháp luật thì chị N có được nghỉ như chị T không?
A. Không được nghỉ vì không thuộc đối tượng ưu tiên của pháp luật.
B. Cũng được nghỉ để đảm bảo về thời gian lao động vì cùng là lao động nữ.
C. Không được nghỉ vì ảnh hưởng đến công việc của công ty.
D. Cũng được nghỉ để đảm bảo sức khoẻ lao động vì cùng là lao động nữ.

Trang 9/10
Câu 106: Giám đốc công ty X đã quyết định chuyển chị S sang làm công việc nặng nhọc, thuộc danh mục
công việc mà pháp luật quy định “không được sử dụng lao động nữ”, trong khi công ty vẫn có lao động nam
để làm công việc này. Quyết định này của giám đốc đã xâm phạm tới quyền
A. được hưởng chế độ ưu tiên lao động nữ.
B. được lựa chọn việc làm của lao động nữ.
C. bình đẳng trong tự do tiếp cận việc làm.
D. bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.
Câu 107: Bình đẳng trong kinh doanh có nghĩa là mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ kinh
tế, từ việc….. đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong quá trình sản xuất kinh doanh đều bình đẳng theo
quy định của pháp luật.
A. mở rộng thị trường kinh doanh, hình thức tổ chức kinh doanh.
B. lựa chọn ngành, nghề, địa điểm kinh doanh, hình thứckí kết hợp đồng.
C. lựa chọn ngành, nghề, tìm kiếm thị trường, hình thức tổ chức kinh doanh .
D. lựa chọn ngành, nghề, địa điểm kinh doanh, hình thức tổ chức kinh doanh.
Câu 108: Do làm ăn ngày càng có lãi, doanh nghiệp tư nhân X đã quyết định mở rộng thêm quy mô sản
xuất. Doanh nghiệp X đã thực hiện quyền nào của mình dưới đây?
A. Mở rộng quy mô kinh doanh. B. Quyền tự chủ đăng kí kinh doanh.
C. Quyền kinh doanh đúng ngành nghề. D. Quyền định đoạt tài sản kinh doanh.
Câu 109: Khi tiến hành hoạt động kinh doanh, mọi công dân không phải thực hiện nghĩa vụ nào sau đây?
A. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. B. Kinh doanh đúng ngành nghề đăng kí.
C. A. Nộp thuế đầy đủ theo quy định. D. Tham gia bào hiểm nhân thọ.
Câu 110: Khi tiến hành hoạt động kinh doanh, mọi công dân thực hiện nghĩa vụ nào sau đây?
A. Bảo vệ môi trường, quốc phòng an ninh. B. Cổ phần hóa tài sản doanh nghiệp.
C. Lắp đặt hệ thống phần mềm quản lí. D. Thành lập quỹ bảo trợ xã hội.
Câu 111: Sau khi tốt nghiệp đại học H, K, L đã cùng nhau góp vốn để mở công ty cổ phần. Việc làm của 3
người trên thể hiện nội dung nào về bình đẳng trong kinh doanh?
A. Tự do mở rộng quy mô kinh doanh
B. Tự do mở rộng ngành nghề kinh doanh.
C. Tự chủ đăng ký kinh doanh
D. Tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh
Câu 112: Ông S đến Ủy ban nhân dân huyện để nộp hồ sơ đăng kí kinh doanh đồ điện tử (không thuộc
ngành nghề mà pháp luật cấm kinh doanh). Hồ sơ của ông hợp lệ đáp ứng đầy đủ quy định của pháp luật.
Thông qua việc này ông S đã
A. thể hiện mong muốn của mình trong kinh doanh.
B. chủ động lựa chọn nghề trong kinh doanh.
C. thực hiện quyền tự do kinh doanh của mình.
D. thúc đẩy kinh doanh phát triển.
Câu 113: Sau khi tiếp cận được một số bí quyết kinh doanh từ công ty Z, chị L đã tìm cách hợp pháp hóa hồ
sơ rồi tự mở cơ sở riêng dưới danh nghĩa của công ty này. Chị L đã vi phạm nội dung nào dưới đây của
quyền bình đẳng trong kinh doanh?
A. Tự chủ đăng kí kinh doanh. B. Phổ biến quy trình kĩ thuật,
C. Chủ động liên doanh, liên kết. D. Độc lập tham gia đàm phán.
Câu 114: Chị V được cấp giấy phép kinh doanh mặt hàng văn phòng phẩm, nhờ bà Q môi giới chị V đã bán
thêm một số hàng mỹ phẩm và được rất nhiều khách hàng ưa chuộng. Bức xúc anh P chủ cửa hàng mỹ
phẩm bên cạnh tung tin chị V kinh doanh hàng giả, hàng nhái. Chị V đã vi phạm nội dung nào dưới đây của
quyền bình đẳng trong kinh doanh?
A. Mở rộng thị trường kinh doanh.
B. Kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký.
C. Kinh doanh hàng kém chất lượng.
D. Chủ động lựa chọn ngành, nghề kinh doanh.

Trang 10/10

You might also like