You are on page 1of 8

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP

I. TRẮC NGHIỆM ( 7ĐIỂM )


Câu 1: Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được đảm
bảo thực hiện bằng
A. tính tự giác của nhân dân. B. tiềm lực tài chính quốc gia.
C. quyền lực nhà nước. D. sức mạnh chuyên chính.
Câu 2: Pháp luật do chủ thể nào dưới đây ban hành?
A. Do nhà nước ban hành. B. Do cơ quan, tổ chức ban hành.
C. Do cá nhân ban hành. D. Do địa phương ban hành.
Câu 3: Luật Giao thông đường bộ quy định tất cả mọi người tham gia giao thông phải chấp
hành chỉ dẫn của tín hiệu đèn giao thông là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính thống nhất.
C. Tính nghiêm minh. D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức
Câu 4: Giá trị công bằng, bình đẳng của pháp luật được tạo nên bởi
A. Tính kỉ luật. B. Tính răn đe. C. Tính quy phạm phổ biến. D. Tính phổ biến.
Câu 5: Nội dung của văn bản luật cấp dưới không được trái với nội dung của văn bản luật
cấp trên là thể hiện
A. tính bắt buộc chung. B. quy phạm phổ biến.
C. tính cưỡng chế. D. tính xác định chặt chẽ về hình thức.
Câu 6: Một trong những đặc trưng cơ bản của pháp luật là
A. tính truyền thống. B. tính hiện đại.
C. tính đa nghĩa. D. tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
Câu 7: Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của
pháp luật
A. đi vào cuộc sống. B. gắn bó với thực tiễn.
C. quen thuộc trong cuộc sống. D. có chỗ đứng trong thực tiễn.
Câu 8:Hành vi nào dưới đây là áp dụng pháp luật?
A. Công dân thực hiện quyền tự do kinh doanh. B. Đi xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm.
C. Cảnh sát giao thông phạt người vi phạm. D. đưng xe trước đèn đỏ
Câu 9: Đâu là hành vi thi hành pháp luật?
A. Đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện.B. Giám đốc công ty ra quyết định tiếp nhận cán bộ.
C. Không đốt pháo, vận chuyển pháo.D. nam nữ đủ tuổi đăng kí kết hôn
Câu 10: Cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật
cho phép làm là thực hiện pháp luật theo hình thức
A. sử dụng pháp luật B. tuân thủ pháp luật C. áp dụng pháp luật D. thi hành pháp luật
Câu 11: Các tổ chức cá nhân không làm những việc mà pháp luật cấm là
A. tuân thủ pháp luật. B. áp dụng pháp luật C. sử dụng pháp luật. D.thi hành pháp luật.
Câu 12: Người có hành vi cố ý gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là vi phạm
A. hành chính.       B. hình sự. C. dân sự.       D. kỉ luật.
Câu 13: Cán bộ, công chức vi phạm công vụ nhà nước thì phải chịu trách nhiệm
A. dân sự.       B. kỉ luật. C. hình sự.       D. hành chính.
Câu 14:Xâm phạm các quy tắc về quản lí nhà nước là hành vi vi phạm pháp luật
A. hành chính. B. hình sự. C. dân sự. D. kỉ luật.
Câu 15:Bồi thường thiệt hại về vật chất khi có hành vi xâm phạm tới các quan hệ tài sản và
quan hệ nhân thân được áp dụng với người có hành vi vi phạm
A. hành chính. B. dân sự. C. hình sự. D. kỉ luật.
Câu 16: Người uống rượu say gây ra hành vi vi phạm pháp luật được xem là
A. không có năng lực trách nhiệm pháp lí. B. bị hạn chế năng lực trách nhiệm pháp lí.
C. bị mất khả năng kiểm soát hành vi. D. không có lỗi.
Câu 17: Luật Hôn nhân và gia đình quy định. Nữ từ đủ 18t trở lên, nam từ đủ 20t trở lên mới
được kết hôn. Quy định này thể hiện đặc trưng nào của pháp luật?
A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. D. Tính thực tiễn xã hội.
Câu 18: Nhờ có pháp luật, nhà nước mới kiểm tra, kiểm soát được các hoạt động của mọi cá
nhân, tổ chức, cơ quan trong phạm vi lãnh thổ của mình. Nhận định này muốn đề cập đến
A. vai trò của pháp luật. B. nhiệm vụ của pháp luật.
C. đặc trưng của pháp luật. D. chức năng của pháp luật.
Câu19: Vì sao Nhà nước phải quản lí xã hội bằng pháp luật?
A. Để quản lí một cách phù hợp nhất. B. Để quản lí dân chủ và hiệu quả nhất.
C. Để đất nước ngày càng tự do. D. Để đất nước ngày càng giàu mạnh.
Câu 20:Người điều khiển xe mô tô đi vào đường cấm nên đã bị cảnh sát giao thông lập biên
bản xử phạt. Việc xử phạt của cảnh sát giao thông thể hiện vai trò nào dưới đây của pháp
luật?
A. Giáo dục chung. B. Răn đe người khác. C. Tổ chức xã hội. D. Quản lí xã hội.
Câu 21. Pháp luật là phương tiên để nhà nước làm gi?
A. Quản lý xã hội. B. Phục vụ lợi ích của mình.
C. Phát huy quyền lực chính trị. D. Kiểm soát hoạt động của mỗi công dân.
Câu 22: Bạn H cho rằng “Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lý xã hội” nhận định
này xuất phát từ
A. bản chất của pháp luật. B. đặc trưng của pháp luật.
C. vai trò của pháp luật. D. chức năng cuả pháp luật.
Câu 23: Người có năng lực trách nhiệm pháp lý vi phạm pháp luật hình sự khi thực hiện hành
vi nào sau đây?
A. Bán hàng rong dưới lòng đường. B. Xả rác thải nơi công cộng.
C. Tranh chấp quyền lợi khi ly hôn. D. Chống người thi hành công vụ.
Câu 24: Theo quy định của pháp luật, cửa hàng kinh doanh đồ ăn không đảm bảo an toàn vệ
sinh môi trường là vi phạm pháp luật nào dưới đây?
A. Dân sự. B. Kỉ luật. C. Hành chính. D. Hình sự.
Câu 25: Người làm nghề tự do thực hiện không đúng thời gian như thỏa thuận trong hợp
đồng vận chuyển hành khách phải chịu trách nhiệm pháp lí nào sau đây?
A. Dân sự. B. Hình sự. C. Hành chính. D. Kỷ luật.
Câu 26: Công chức nhà nước vi phạm kỷ luật khi thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Tự ý nghỉ việc không phép. B. Từ chối hiến máu nhân đạo.
B. Công khai tài sản thừa kế. D. Né tránh hoạt động thiện nguyện.
Câu 27: Theo quy định của pháp luật, cá nhân nào sau đây phải chịu trách nhiệm kỉ luật khi
có hành vi vi phạm quan hệ lao động, công vụ nhà nước?
A. Công chức, viên chức. B. giám đốc tư nhân.
C. Người lao động tự do. D. Mọi cá nhân trong xã hội.
Câu 28: Ở hình thức thực hiện pháp luật nào thì chủ thể có thể thực hiện hoặc không thực hiện
quyền được pháp luậtcho phép theo ý chí của mình mà không bị ép buộc phải thực hiện?
A. Tuân thủ pháp luật. B. Thi hành pháp luật.
C. Sử dụng pháp luật. D. Áp dụng pháp luật.
Câu 29: Ông H là Phó Giám đốc sở X nhờ anh P nhân viên dưới quyền làm giả bằng đại học
cho anh K hàng xóm đang thất nghiệp. Phát hiện anh P bàn giao bằng giả cho anh K, anh M
đã làm đơn tố cáo nên bị anh K thuê anh N là người làm nghề tự do đánh trọng thương.
Những ai dưới đây vi phạm pháp luật?
A. Ông H, anh P và anh K. B. Ông H và anh P.
C. Anh P, anh N và ông H, anh K. D. Anh K và anh N.
Câu 30: Bức xúc vì vợ mình là chị C bị công ty X sa thải mà không rõ lý do, anh B đã đến
gặp ông A là giám đốc công ty X để hỏi thì bị bà P là phó giám đốc chửi bới, nói những lời
bịa đặt xúc phạm đến danh dự chị C. Không những vậy anh B còn bị ông H và G là bảo vệ
công ty đánh đập. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lý ?
A. Ông A, G và C. B. Ông H, G và B.
C. Ông G, A và bà P. D. Bà P, ông H và G.
Câu 31: Trong giờ làm việc tại xí nghiệp X, công nhân H đã rủ các anh M, S, Đ cùng chơi
bài ăn tiền. Vì cần tiền lẻ, anh H đưa ba triệu đồng nhờ bảo vệ T ra quán nước đổi giúp. Do
thua nhiều, anh S có hành vi gian lận nên bị anh Đ lao vào đánh gãy chân. Những ai dưới đây
phải chịu trách nhiệm pháp lí?
A. Anh H, M, S, Đ và bảo vệ T. B. Anh S và Đ.
C. Anh H, M, S và Đ. D. Anh H, S và Đ.
Câu 32: Bà M thuê anh L phun thuốc trừ sâu cho vườn rau cạnh trường mầm non Z. Thấy gió
thổi mạnh, lại đúng giờ các cháu đang tham gia hoạt động ngoài trời, chồng bà M ngăn cản
nhưng bà M vẫn yêu cầu anh L tiếp tục công việc khiến nhiều cháu phải nhập viện vì bị ngộ
độc thuốc trừ sâu. Trong trường hợp này những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lý ?.
A. Bà M. B. Vợ chồng bà M. C. Anh L và bà M. D. Anh L.
Câu 33: Trong thời gian chị A xin nghi việc để chăm sóc con nhỏ mười tháng tuổi bị ốm,
giám đốc cơ quan nơi chị công tác là ông Q bất ngờ kí quyết định sa thải chị. Ông Q đã vi
phạm quyền bình đẳng trong lao động ờ nội dung nào sau đây?
A. Thanh toán bảo hiểm nhân thọ. B. Nâng cao năng lực quản lí.
C. Giao kết hợp đồng lao động. D. Thay đổi quy trình tuyển dụng.
Câu 34: Anh A có nhiều phát minh, sáng kiến mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp nên
được tăng lương trước thời hạn. Anh A đã thực hiện nội dung nào dưới đây của quyền bình
đẳng trong lao động ?
A. Quyết định mức lương và phụ cấp chức vụ. B. Lựa chọn nghề nghiệp và nơi làm việc.
C. Tự chủ giao kết hợp đồng lao động. D. Ưu đãi người có trình độ chuyên môn cao.
Câu 35 : Vợ anh A là chị B giấu chồng rút toàn bộ tiền tiết kiệm của hai vợ chồng để kinh
doanh cùng bạn nhưng bị thua lỗ. Phát hiện sự việc, anh A đã đánh đập và ép vợ đến làm việc
tại xưởng mộc do anh làm quản lí mặc dù chị không đồng ý. Chị B và anh A cùng vi phạm
quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào sau đây?
A. Hợp tác và đầu tư B. Hôn nhân và gia đình.
C. Lao động và công vụ. D. Sản xuất và kinh doanh.
Câu 36: Anh S chỉ muốn chia tài sản cho các con riêng của anh và vợ trước. Bởi vậy, anh S
đã ép buộc vợ sau của mình là chị Q không được sinh con nhưng chị Q không đồng ý. Hành
vi của anh S đối với chị Q đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nào
dưới đây?
A. Tài sản. B. Một chiều. C. Phụ thuộc. D. Nhân thân
Câu 37: Anh X là con cả trong gia đình, sau khi cha mẹ qua đời, anh X và vợ đã gọi em gái
là K đến bàn bạc về việc phân chia tài sản. Vì là con cả nên anh X nhận ngôi nhà của cha mẹ
để lại còn em gái K được một khoản tiền 100 triệu đồng cùng với trách nhiệm phải tổ chức
các đợt cúng giỗ cho cha mẹ. Bất bình vì điều đó chị K đã kể với chồng là H và anh H đã thuê
người đến để đánh anh X về việc phân chia tài sản hậu quả là anh X bị gãy tay. Những ai
dưới đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?
A. Anh X và chị K. B. Anh X, chị K và anh H.
C. Anh X và vợ. D. Anh H và anh X.
Câu 38: Vì vợ bị vô sinh, giám đốc K cặp bồ với cô T để có con nối dõi tông đường. Khi biết
mình có thai, cô T ép giám đốc sa thải chị M trợ lí đương nhiệm và kí quyết định cho cô vào
vị trí đó. Được M kể lại, vợ giám đốc là bà N ghen tuông đã cho người đến đánh đập, xúc
phạm và buộc chồng phải thôi việc T. Nể vợ ông K đành chấp nhận. Trong trường hợp này, ai
đã vi phạm nội dung bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động?
A. Ông K và bà N B. Giám đốc K và cô T
C. Bà N và cô M D. Giám đốc K
Câu 39: Chủ một nhà hàng là anh K không làm đủ cỗ cưới theo hợp đồng cho bà T. Bà T yêu
cầu anh K phải bồi thường gấp đôi như đã thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng anh K không
chịu và chỉ bồi thường cho bà T đúng số tiền bằng số cỗ chưa làm. Bà T không đồng ý nên đã
gọi con trai của mình là anh Q đến thương lượng với anh K. Không thương lượng được, anh
Q đã đập phá cửa hàng của anh K. Thấy vậy, vợ anh K là chị L đã lớn tiếng xúc phạm và đuổi
2 mẹ con bà T ra khỏi cửa hàng. Những ai dưới đây đã vi phạm pháp luật dân sự?
A. Anh K và anh Q. B. Chị L, anh Q và anh K.
C. Bà T, anh Q và chị L. D. Anh K và bà T.
Câu 40: Phát hiện ông B làm giả chứng chỉ để hoàn thiện hồ sơ quy hoạch cán bộ sở X. Anh
K chánh văn phòng đã xúi giục anh M là lao động tự do nhắn tin yêu cầu ông B nộp năm
mươi triệu đồng nếu không sẽ tố cáo. Lo sợ bị phát hiện, ông B đã đồng ý và hẹn gặp anh M
tại quán cafe Z để giao tiền. Trên đường đến điểm hẹn, anh M bị công an bắt vì trước đó chị
T làm cùng cơ quan với anh K trong một lần đi muộn đã nghe được câu chuyện của anh K
với anh M nên báo với cơ quan chức năng. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm kỷ luật?
A. Ông B, anh K, anh M chị T. B. Ông B, anh K và chị T.
C. Anh K, anh M và chị T. D. Ông B, anh M và chị T.
Câu 41:Hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện
bằng quyền lực nhà nước được gọi là
A. quy đinh. B.quy chế. C. pháp luật D. Nội quy.
Câu 42: Khái niệm nào dưới đây là quy tắc xử sự chung về những việc được làm, những việc
phải làm, những việc không được làm, những việc cấm đoán?
A. Pháp luật. B. Đạo đức. C. Kinh tế. D. Chính trị.
Câu 43: Pháp luật mang bản chất giai cấp vì pháp luật do
A. Nhà nước ban hành. B. Nhân dân ban hành.
C. Các đoàn thể quần chúng ban hành. D. Chính quyền các cấp ban hành.
Câu 44: Văn bản đòi hỏi diễn đạt phải chính xác, một nghĩa để công dân hiểu và thực hiện
đúng pháp luật là phản ảnh đặc trưng cơ bản nào?
A. Tính quyền lực, bắt buộc chung . B. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.
C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. D. Tính quy phạm phổ biến.
Câu 45: Giá trị công bằng, bình đẳng của pháp luật được tạo nên bởi
A. Tính kỉ luật. B. Tính răn đe. C. Tính quy phạm phổ biến. D. Tính phổ biến
Câu 46: Phương tiện hữu hiệu nhất để Nhà nước quản lý xã hội là
A. kế hoạch. B. pháp luật. C. tổ chức . D. giáo dục.
Câu 47: Qúa trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc
sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức là
A. thực hiệnphápluật. B. phổ biếnphápluật.
C. tư vấnphápluật. D. giáo dục phápluật.
Câu 48: Các cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà
pháp luật quy định phải làm là
A. sử dụng pháp luật B. thi hành pháp luật
C. tuân thủ pháp luật D. áp dụng pháp luật
Câu 49: Cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật
cho phép làm là thực hiện pháp luật theo hình thức
A. sử dụng pháp luật B. tuân thủ pháp luật
C. áp dụng pháp luật D. thi hành pháp luật
Câu 50: Cơ quan công chức nhà nước có thẩm quyền ra quyết định xử lí người vi phạm pháp
luật là hình thức
A. áp dụng pháp luật. B. thi hành pháp luật.
C. sử dụng pháp luật. D. tuân thủ pháp luật.
Câu 51: Sử dụng pháp luật là các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình,
làm những gì pháp luật
A. khuyến khích làm. B. cho phép làm. C. quy định làm. D. bắt buộc làm.

Câu 52:Xâm phạm các quy tắc về quản lí nhà nước là hành vi vi phạm pháp luật
A. hành chính. B. hình sự. C. dân sự. D. kỉ luật.
Câu 53:Trách nhiệm hình sự được áp dụng đối với người vi phạm hs từ đủ bao nhiêu tuổi trở
lên?
A. Từ đủ 12 tuổi trở lên. B. Từ đủ 14 tuổi trở lên..
C. Từ đủ 16 tuổi trở lên. D. Từ đủ 18 tuổi trở lên.
Câu 54:Trách nhiệm pháp lý được áp dụng nhằm
A. buộc các chủ thể vppl chấm dứt hành vi trái pháp luật.
B. buộc các chủ thể phải nộp phạt hành chính.
C. bắt người vi phạm giao cho công an.
D. buộc các chủ thể tiếp tục hành vi vi phạm pháp luật.
Câu 55: Bồi thường thiệt hại về vật chất khi có hành vi xâm phạm tới các quan hệ tài sản và
quan hệ nhân thân được áp dụng với người có hành vi vi phạm
A. hành chính. B. dân sự. C. hình sự. D. kỉ luật.
Câu 56: Viphạm kỉluậtlàhành vi viphạmpháp luậtxâmphạmcácquan hệlaođộng và
A. giao dịchdân sự. B. trao đổihànghóa.
C. chuyểnnhượng tàisản. D. công vụnhànước.
Câu 57:Nội dung nào dưới đây không thể hiện vai trò của nhà nước trong quản lý xã hội
bằng pháp luật?
A. Nhà nước ban hành pháp luật trên quy mô toàn xã hội.
B. Nhà nước công bố pháp luật đến mọi người dân.
C. Công dân chủ động tìm hiểu và thực hiện pháp luật.
D. Phổ biến pháp luật qua các phương tiện truyền thông.
Câu 58:Trên cơ sở quy định pháp luật về trật tự an toàn đô thị, đội đảm bảo trật tự của thị
trấn Thuận Châu đã yêu cầu mọi người không được bán hàng trên vỉa hè để đảm bảo văn
minh đô thị. Trong trường hợp này, pháp luật đã thể hiện vai trò là
A. hình thức cưỡng chế người vi phạm, B. công cụ quản lý đô thị hiệu quả.
C. phương tiện để Nhà nước quản lí xã hội. D. phương tiện để đảm bảo trật tự đường phố.
Câu 59: Nhờ có pháp luật, nhà nước mới kiểm tra, kiểm soát được các hoạt động của mọi cá
nhân, tổ chức, cơ quan trong phạm vi lãnh thổ của mình. Nhận định này muốn đề cập đến
A. vai trò của pháp luật. B. nhiệm vụ của pháp luật.
C. đặc trưng của pháp luật. D. chức năng của pháp luật.
Câu 60: Vì sao Nhà nước phải quản lí xã hội bằng pháp luật?
A. Để quản lí một cách phù hợp nhất. B. Để quản lí dân chủ và hiệu quả nhất.
C. Để đất nước ngày càng tự do. D. Để đất nước ngày càng giàu mạnh.
Câu 61: K điều khiển xe mô tô đi vào đường cấm nên đã bị cảnh sát giao thông lập biên bản
xử phạt. Việc xử phạt của cảnh sát giao thông thể hiện vai trò nào dưới đây của pháp luật?
A. Giáo dục chung. B. Răn đe người khác. C. Tổ chức xã hội. D. Quản lí xã hội.
Câu 62: Bạn H cho rằng “Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lý xã hội” nhận định
này xuất phát từ
A. bản chất của pháp luật. B. đặc trưng của pháp luật.
C. vai trò của pháp luật. D. chức năng cuả pháp luật.
Câu 63: Vi phạm kỉ luật là hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến các quan hệ lao động và
A. công vụ nhà nước. B. nội quy trường học.
C. các quan hệ xã hội. D. các quan hệ giữa nhà trường và học sinh.
Câu 64: Người sản xuất hàng hóa để bán ra thị trường mà không có giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh của cơ quan có thẩm quyền là vi phạm
A. dân sự. B. hành chính. C. Hình sự. D. Kỷ luật
Câu 65: Người từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm ?
A. 14 B.16 C. 17 .D. 18
Câu 66: Người vi phạm pháp luật, gây thiệt hại về tài sản của người khác thì phải chịu trách
nhiệm pháp lí nào dưới đây ?
A. hành chính. B. dân sự .C. xã hội. D. kỉ luật.
Câu 67:Người uống rượu say gây ra hành vi vi phạm pháp luật được xem là
A. không có năng lực trách nhiệm pháp lí. B. bị hạn chế năng lực trách nhiệm pháp lí.
C. bị mất khả năng kiểm soát hành vi. D. không có lỗi.
Câu 68 Người xây dựng nhà ở đô thị mà không xin phép cơ quan có thẩm quyền là biểu hiện
của vi phạm
A. hành chính. B. kỉ luật. C. trật tự đô thị. D. chính sách nhà ở.
Câu 69: Có tiền sau khi bán cho ông X chiếc xe máy vừa lấy trộm được, anh N rủ anh S và
anh K là bạn học cùng trường đại học đi ăn nhậu. Sau đó, anh S về nhà còn anh K và anh N
tham gia đua xe trái phép. Bị mất lái, anh N đã đâm xe vào ông Q đang đi bộ trên vỉa hè.
Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lí?
A. Ông X, anh K và anh N. B. Anh K, anh N và ông Q.
C. Ông X, anh N và ông Q. D. Anh K và anh N.
Câu 70: K rủ H sang nhà hàng xóm lấy trộm xoài, khi tới cổng thì nhìn thấy một tên trộm
đang bẻ khóa lấy đồ nhà hàng xóm, K đã rút điện thoại ra chụp ảnh rồi đăng lên Facebook
của mình và có những lời bình luận về tên trộm. Trong trường hợp này những ai đã vi phạm
pháp luật ?
A. K và H. B. K, H và tên trộm C. Tên trộm. D. K và tên trộm
Câu 71: Những hành vi xâm phạm các quan hệ lao động, công vụ nhà nước là vi phạm
A. dân sự. B. hình sự. C. kỉ luật. D. hành chính.
Câu 72: Tranh thủ gia đình anh S đi vắng, H lẻn vào lấy trộm xe đạp điện. Bất ngờ, con trai anh S
đi về và phát hiện H đang dắt xe ra ngoài ngõ nên đã cùng bạn là D dùng hung khí đánh H trọng
thương. Vì lo cho con trai, anh S đã sơ cứu cho H yêu cầu H không nói ra sự thật. Ai sẽ phải chịu
trách nhiệm hình sự?
A. H, con trai anh S và D. B. H, bố con anh S và D.
C. Bố con anh S, và H D. Bố con anh S và D.
Câu 73: Anh A có nhiều phát minh, sáng kiến mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp nên
được tăng lương trước thời hạn. Anh A đã thực hiện nội dung nào dưới đây của quyền bình
đẳng trong lao động ?
A. Quyết định mức lương và phụ cấp chức vụ. B. Lựa chọn nghề nghiệp và nơi làm việc.
C. Tự chủ giao kết hợp đồng lao động. D. Ưu đãi người có trình độ chuyên môn
cao.
Câu 74: Anh M và chị K cùng được tuyển dụng vào làm ở phòng kinh doanh của công ty X
với mức lương như nhau. Sau đó do có cảm tình riêng với anh M nên giám đốc ép chị K làm
thêm một phần công việc của anh M. Giám đốc đã vi phạm nội dung nào dưới đây của quyền
bình đẳng trong lao động?
A. Cơ hội tiếp cận việc làm. B. Nâng cao trình độ lao động.
C. Xác lập quy trình quản lí. D. Giữa lao động nam và lao động nữ.
Câu 75: Anh S chỉ muốn chia tài sản cho các con riêng của anh và vợ trước. Bởi vậy, anh S
đã ép buộc vợ sau của mình là chị Q không được sinh con nhưng chị Q không đồng ý. Hành
vi của anh S đối với chị Q đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nào
dưới đây?
A. Tài sản. B. Một chiều. C. Phụ thuộc. D. Nhân thân
Câu 76: Sau nhiều lần bày tỏ tình cảm nhưng không được chị N đáp lại, Giám đốc doanh
nghiệp X đã điều chuyển chị xuống làm ở bộ phận pha chế hóa chất mà không có phụ cấp độc
hại. Giám đốc X đã vi phạm quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây?
A. Lao động. B. Đãi ngộ. C. Tài chính. D. Việc làm.
Câu 77: Ổng S là giám đốc; anh B, anh D, chị A là nhân viên và chị Q là nhân viên tập sự
cùng làm việc tại công ty X. Anh D tố cáo việc anh B đe dọa chị A làm chị A đột ngột bỏ
việc trốn đi biệt tích. Vì thế, cán bộ cơ quan chức năng đến gặp ông S để xác minh sự việc.
Cho rằng anh D cố tình hạ thấp uy tín của mình, ông S đã kí quyết định sa thải anh và phân
công chị Q tạm thời đảm nhận phần việc của anh D. Những ai sau đây vi phạm quyền bình
đẳng trong lao động?
A. Chị A và ông S. B. Ông S và chị Q.
C. Ông S, chị A và chị Q. D. Chị A, ông S và anh B.
Câu 78: Để có tiền đi học nâng cao trình độ, chị V đã bán số vàng bố mẹ cho trước khi kết
hôn. Mẹ chồng chị V là bà K, biết chuyện đã rất tức giận nên yêu cầu chị V không được đi
học. Chồng chị V mặc dù không phản đối chị đi học, nhưng không đồng ý với việc vợ bán
vàng mà không hỏi ý kiến của mình. Chị V buồn phiền và kể lại chuyện này với mẹ đẻ là bà
P. Vì thương con gái, bà P lập tức gọi điện và có những lời lẽ xúc phạm bà K. Những ai dưới
đây đã vi phạm quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?
A. Vợ chồng chị V, bà K và bà P. B. Bà K và chồng chị V.
C. Bà K và bà P. D. Bà K, chồng chị V và bà P.
Câu 79: Công ty S do ông V làm giám đốc đã gây thất thoát hàng chục tỷ đồng của nhà nước,
đồng thời ông V còn chỉ đạo kế toán công ty là chị T tiêu hủy các chứng từ có liên quan. Biết
chuyện đó nên anh X là nhân viên công ty đã tố cáo ông V, thấy vậy con ông V là M đã nhờ
S, Q và K hành hung anh X, đồng thời đưa ông V trốn đi xa. Còn chị T do được chồng là anh
Y vận động đã ra đầu thú và bị xử lí theo pháp luật. Những ai đã thi hành pháp luật?
A. Anh X và anh Y. B. Anh X và anh M C. Chị T và anh Y. D. Chị T và ông V.
Câu 80: Phát hiện cán bộ xã X là ông S đã làm giả giấy tờ chiếm đoạt 500 triệu đồng tiền quỹ
xây nhà tình nghĩa của xã, ông D làm đơn tố cáo gửi cơ quan chức năng. Lãnh đạo cơ quan
chức năng là anh V đã phân công anh N đến xã X xác minh thông tin đơn tố cáo này. Muốn
giúp chồng thoát tội, vợ ông S là bà B đưa 50 triệu đồng nhằm hối lộ anh N nhưng bị anh N
từ chối. Sau đó, anh N kết luận nội dung đơn tố cáo của ông D là đúng sự thật. Những ai sau
đây đã thi hành pháp luật?
A. Ông D, anh V và bà B. B. Ông D, anh N và anh V.
C. Anh V, anh N và bà B. D. Ông D, ông S và anh V.

You might also like