You are on page 1of 7

GDCD 12: GV NGUYỄN TRIỀU TIÊN

Câu 1: Theo quy định của pháp luật, công dân dù ở địa vị nào khi vi phạm pháp luật đều phải
A. được bảo mật danh tính. B. từ bỏ quyền thừa kế.
C. thay thế người bảo trợ. D. chịu trách nhiệm pháp lí.
Câu 2: Theo quy định của pháp luật, lao động nam và lao động nữ được bình đẳng về cơ hội
A. duy trì lạm phát. B. cân bằng giới tính.
C. lũng đoạn thị trường. D. tiếp cận việc làm.
Câu 3 : Sau khi thông tư về quy chế xét thăng hạng giáo viên của Bộ giáo dục và đào tạo ban hành, ông X
giám đốc Sở giáo dục và đào tạo tỉnh T đã có văn bản hướng dẫn chỉ đạo thực hiện nội dung thông tư trên,
Việc làm của ông X thể hiện đặc trưng nào của pháp luật
A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. D. Tính giáo dục của pháp luật.
Câu 4: Một trong những nội dung của bình đẳng trong hôn nhân và gia đình là vợ, chồng có quyền và nghĩa
vụ ngang nhau trong việc lựa chọn biện pháp
A. kế hoạch hóa gia đình. B. sử dụng sức mạnh bạo lực.
C. che giấu hành vi sai phạm. D. định đoạt tài sản công.
Câu 5: Trong công tác phòng, chống dịch COVID-19, công dân sử dụng pháp luật khi thực hiện hành vi nào
sau đây?
A. Từ chối khai báo dịch tễ. B. Thực hiện cách li y tế.
C. Né tránh việc giãn cách xã hội. D. Ủng hộ quỹ vắc xin phòng dịch.
Câu 6: Khi bàn với chồng là anh C về việc dùng một phần tiền tiết kiệm của hai vợ chồng để ủng hộ quỹ
vacxin phòng, chống dịch COVID-19, chị H phát hiện anh C đã tự ý cho bạn anh vay toàn bộ số tiền tiết
kiệm đó. Bức xúc do không lấy lại được số tiền cho vay, chị H bỏ về nhà mẹ đẻ là bà Q sinh sống. Vì đang
tham gia làm tình nguyện viên tại một khu cách li y tế tập trung nên năm ngày sau bà Q mới biết chuyện.
Cho rằng con gái mình không được con rể tôn trọng, bà Q đến gặp bà B là mẹ anh C đề nghị bà B yêu cầu
anh C phải đón chị H về nhà đồng thời công khai xin lỗi chị. Vốn có định kiến với bà Q, bà B đã lớn tiếng
xúc phạm và đuổi bà Q ra về. Những ai sau đây vi phạm quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?
A. Anh C và chị H. B. Anh C, bà B và bà Q.
C. Bà Q và bà B. D. Anh C, chị H và bà B.
Câu 7: Cơ quan nhà nước ra quyết định giải quyết tranh chấp giữa các cá nhân, tổ chức là thực hiện pháp
luật theo hình thức nào sau đây?
A. Hoàn thiện pháp luật. B. Áp dụng pháp luật.
C. Phổ biến pháp luật. D. Tuân thủ pháp luật.
Câu 8: Một trong những đặc trưng cơ bản của pháp luật Việt Nam là
A. tính tồn tại bất biến. B. tính thích ứng, vĩnh cửu.
C. tính quy phạm phổ biến. D. tính độc đoán, bảo thủ.
Câu 9: Theo quy định của pháp luật, bình đẳng giữa người lao động và người sử dụng lao động được thể
hiện thông qua
A. báo cáo tài chính. B. hợp đồng lao động.
C. cam kết thi đua. D. hồ sơ nhân sự.
Câu 10: Buộc các chủ thể vi phạm pháp luật phải chịu những thiệt hại, hạn chế nhất định do hành vi vi phạm
pháp luật của mình gây ra là mục đích của
A. hòa giải cộng đồng. B. thực hiện pháp luật.
C. trách nhiệm pháp lí. D. hành động phạm tội.

1
GDCD 12: GV NGUYỄN TRIỀU TIÊN

Câu 11: Pháp luật của Nhà nước Việt Nam có vai trò là phương tiện để công dân
A. chia đều quyền lực xã hội. B. đảm bảo mọi lợi ích.
C. độc chiếm địa vị cá nhân. D. bảo vệ quyền hợp pháp.
Câu 12: Công dân thi hành pháp luật khi chủ động thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Cấp bản quyền trí tuệ nhân tạo. B. Tổ chức tìm kiếm thân nhân.
C. Đăng kí và sử dụng tài khoản tín dụng. D. Tuân theo Hiến pháp và pháp luật.
Câu 13: Tại một điểm làm thẻ căn cước công dân gắn chíp điện tử, bức xúc vì phải chờ quá lâu nên anh M
đã lăng mạ, xúc phạm anh Q là cán bộ chức năng và bị anh N là bảo vệ ngăn cản. Trong lúc anh N gọi điện
báo cáo tình hình cho cấp trên, anh M đã hất tay anh N khiến điện thoại của anh N rơi xuống đất và bị hư
hỏng nhẹ. Anh M phải chịu trách nhiệm pháp lí nào sau đây?
A. Dân sự và kỉ luật. B. Hình sự và dân sự.
C. Hành chính và kỉ luật. D. Hành chính và dân sự.
Câu 14: Mọi công dân đều phải thực hiện luật giao thông đường bộ là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của
pháp luật?
A. Quyền lực, bắt buộc chung. B. Quy phạm phổ biến.
C. Tính bảo mât tuyệt đối. D. Áp đảo chuyên quyền.
Câu 15: Bình đẳng trong hôn nhân gia đình là bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng và giữa các
thành viên trong gia đình trên cơ sở nguyên tắc
A. dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau. B. dân chủ, tự do, tôn trọng lẫn nhau.
C. dân chủ, công bằng, thiện chí với nhau. D. dân chủ, bác ái, tôn trọng lẫn nhau.
Câu 16: Hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm được quy định tại Bộ luật Hình sự là vi phạm
A. hình sự. B. kỉ luật. C. hành chính. D. dân sự.
Câu 17: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để ra quyết định làm phát sinh các quyền,
nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức là
A. áp dụng pháp luật. B. sửa đổi pháp luật.
C. thẩm tra pháp luật. D. điều phối pháp luật.
Câu 18: Ông A phát hiện mình có triệu chứng mắc Covid -19 nên ông đã kịp thời khai báo y tế xã. Trong
trường hợp này, ông A đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
A. thi hành pháp luật. B. tuân thủ pháp luật. C. sử dụng pháp luật. D. áp dụng pháp luật.
Câu 19: Nội dung nào dưới đây không thể hiện quyền bình đẳng về chính trị giữa các dân tộc?
A. Công dân thuộc mọi dân tộc đều có quyền tham gia vào bộ máy nhà nước.
B. Công dân có quyền ứng cử và tự ứng cử theo quy định của pháp luật.
C. Công dân có quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội.
D. Công dân thuộc các dân tộc đa số mới có quyền khiếu nại, tố cáo.
Câu 20: Áp dụng pháp luật được hiểu là các cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền có thể ra các quyết
định làm phát sinh, chấm dứt hoặc thay đổi việc thực hiện
A. các quyền và nghĩa vụ cụ thể của công dân
B. những việc không được làm của công dân.
C. các hành vi cụ thể của mỗi công dân bất kì
D. các quyền và lợi ích nói chung của công dân.
Câu 21: Chủ tịch UBND huyện M đã không lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản của nhà
nước. Chủ tịch UBND huyện M đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
A. Thi hành pháp luật. B. Sử dụng pháp luật. C. Áp dụng pháp luật. D. Tuân thủ pháp luật.
2
GDCD 12: GV NGUYỄN TRIỀU TIÊN

Câu 22: Luật Giáo dục quy định: Học sinh, sinh viên được hưởng chế độ miễn, giảm giá vé khi sử dụng các
dịch vụ công cộng về giao thông, giải trí, tham quan viện bảo tàng, di tích lịch sử, công trình văn hóa theo
quy định của Chính phủ. Điều này thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính xác định chặt chẽ về hệ thống.
C. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
D. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.
Câu 23: Khi cá nhân chấp hành chưa tốt pháp luật, làm những gì pháp luật cấm là chưa
A. sử dụng PL B. tuân thủ PL C. giáo dục PL D. tư vấn PL
Câu 24: Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình không bao gồm quan hệ nào dưới đây?
A. Nhân thân. B. Xã hội. C. Tài sản chung. D. Tài sản riêng.
Câu 25: Theo quy định của pháp luật, công dân dù ở địa vị nào khi vi phạm pháp luật đều phải
A. được bảo mật danh tính B. từ bỏ quyền thừa kế
C. thay thế người bảo trợ D. chịu trách nhiệm pháp lí
Câu 26: Trường hợp cá nhân thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, làm những gì mà pháp luật quy định phải
làm là thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
A. sử dụng pháp luật. B. thi hành pháp luật. C. giáo dục pháp luật. D. tư vấn pháp luật
Câu 27: Để giao kết hợp đồng lao động, chị Q cần căn cứ vào nguyên tắc nào dưới đây?
A. Tự do, tự nguyện, bình đẳng. B. Dân chủ, công bằng, tiến bộ.
C. Tích cực, chủ động, tự quyết. D. Tự giác, trách nhiệm, tận tâm.
Câu 28: Trường hợp người có năng lực trách nhiệm pháp lý, có hành vi trái pháp luật, có lỗi khi đã xâm
phạm đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ đó là hành vi
A. điều tiết pháp luật. B. thẩm tra pháp luật. C. bổ trợ pháp luật. D. vi phạm pháp luật
Câu 29: Sau 3 năm yêu nhau N và T đã quyết định đi đến hôn nhân. Hai bạn đã tự nguyện đi đến Ủy ban
nhân dân phường V để đăng kí kết hôn. Hai bạn đã hoàn thành mọi thủ tục pháp lí để chính thức được cấp
giấy đăng kí kết hôn. Việc hai bạn N và T hoàn thành các thủ tục đăng kí kết hôn là thuộc hình thức thực
hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Tuân thủ PL B. Sử dụng PL C. Thi hành PL D. Áp dụng PL
Câu 30: Công dân Việt Nam thuộc các dân tộc khác nhau khi đủ điều kiện mà pháp luật quy định đều có
quyền bầu cử và ứng cử, quyền này thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc về
A. kinh tế. B. chính trị. C. văn hóa. D. xã hội.
Câu 31: Khi không làm những điều mà pháp luật cấm là công dân thực hiện pháp luật theo hình thức
A. Sửa đổi pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật.
C. Áp dụng pháp luật. D. Hoàn thiện pháp luật.
Câu 32: Theo quy định của pháp luật, người có đủ năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện hành vi nào sau
đây phải chịu trách nhiệm hình sự?
A. vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông. B. sản xuất trái phép vũ khí quân dụng.
C. giao hàng sai địa điểm thoả thuận. D. điều khiển ô tô không thắt dây an toàn.
Câu 33: Sau khi bị ông B chủ một xưởng sản xuất đồ gỗ đập phá xe máy và đe dọa giết, chị A hoảng loạn
tinh thần phải nằm viện điều trị dài ngày. Sau khi ra viện, chị A cùng chồng là anh M tới nhà ông B yêu cầu
bồi thường, do mâu thuẫn trong việc đền bù, anh M đã đánh ông B bị chấn thương sọ não phải đưa vào viện
cấp cứu trong tình trạng nguy kịch, nên bị anh Q con ông B bắt giữ. Ông B và anh M đồng thời phải chịu
trách nhiệm pháp lý nào dưới đây?
A. Dân sự và kỉ luật. B. Kỉ luật và hình sự.
C. Hình sự và dân sự. D. Hành chính và hình sự.
3
GDCD 12: GV NGUYỄN TRIỀU TIÊN

Câu 34: Khi tiến hành kiểm tra đột xuất cơ sở chế biến suất ăn cho công nhân, anh M trưởng đoàn thanh tra
đã chỉ ra những thiếu sót về vệ sinh an toàn thực phẩm và nguồn gốc xuất xứ hàng hóa. Vì vậy đã lập biên
bản đình chỉ hoạt động để khắc phục những tồn tại thiếu sót. Sau một thời gian, khi đã khắc phục những tồn
tại, và hạn chế, cơ sở đã làm đơn đề nghị để được hoạt động trở lại và được cơ quan chức năng cho phép
hoạt động. Việc làm trên của cơ quan chức năng đã thể hiện đặc trưng
A. tính quy phạm phổ biến. B. tính xác định chặt chẽ về nội dung.
C. tính áp đặt cưỡng chế. D. tính quyền lực bắt buộc chung.
Câu 35: Các dân tộc dùng tiếng nói, chữ viết của mình cùng với tiếng phổ thông là thực hiện quyền bình
đẳng giữa các dân tộc trên phương diện
A. tôn giáo. B. văn hóa. C. tín ngưỡng. D. chính trị.
Câu 36: Các quy tắc xử sự chung về những việc được làm, phải làm và không được làm là biểu hiện phương
diện nào sau đây của pháp luật?
A. Nội dung. B. Vai trò. C. Đặc trưng. D. Bản chất.
Câu 37: Trong kinh doanh, bình đẳng về nghĩa vụ trước pháp luật có nghĩa là mọi doanh nghiệp đều phải
A. kinh doanh đúng ngành nghề đăng kí.
B. sử dụng các dịch vụ bảo hiểm.
C. tuyển dụng chuyên gia cao cấp.
D. nhập khẩu nguyên liệu tự nhiên.
Câu 38: Thi hành pháp luật là cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ chủ động làm những gì mà
pháp luật
A. quy định phải làm. B. cấm không được làm.
C. khuyến khích nên làm. D. cho phép được làm.
Câu 39: Nội dung của các văn bản pháp luật đều phải phù hợp, không được trái với Hiến pháp là thể hiện
đặc trưng nào sau đây của pháp luật?
A. Tính quy phạm phổ biến của văn bản.
B. Tính bắt buộc chung đối với công dân.
C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
D. Tính phù hợp chặt chẽ về mặt nội dung.
Câu 40: Anh H tự quyết định việc chọn nơi ở của gia đình mà không bàn bạc với vợ. Anh H đã vi phạm
quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ
A. thống nhất. B. nhân thân. C. tài sản. D. sở hữu.
Câu 41: Công trình xây dựng K không tuân thủ các quy định về an toàn lao động nên đã xảy ra sự cố sập
giàn giáo làm ba công nhân bị thương vong. Cơ quan Cảnh sát điều tra quận X, nơi xảy ra vụ tai nạn trên đã
khởi tố hình sự đối với chủ đầu tư công trình K. Việc làm này của Cảnh sát quận X đã thể hiện đặc trưng nào
dưới đây của pháp luật?
A. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
C. Tính quy phạm phổ biến.
D. Tính giáo dục của pháp luật.
Câu 42: Anh H được cấp giấy phép mở đại lý cung cấp vật liệu xây dựng. Do làm ăn thua lỗ, anh H thường
xuyên nộp thuế không đúng thời hạn nên bị cơ quan chức năng đình chỉ hoạt động kinh doanh. Anh H đã
phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây?
A. Hình sự. B. Kỉ luật.
C. Dân sự. D. Hành chính.

4
GDCD 12: GV NGUYỄN TRIỀU TIÊN

Câu 43: Trong cuộc họp với các gia đình trong bản, ông H trưởng bản đã động viên khen ngợi gia đình anh
M, đã sử dụng có hiệu có nguồn vốn vay của nhà nước để thoát nghèo, từng bước vươn lên làm giàu. Ngoài
ra ông cũng phê bình và nhắc nhở gia đình ông D cần thay đổi phương thức làm ăn để sử dụng có hiệu quả
nguồn vốn nhà nước hỗ trợ đồng bào dân tộc. Gia đình anh M đã thực hiện tốt chính sách bình đẳng giữa các
dân tộc của nhà nước ta trên phương diện
A. Kinh tế. B. Tôn giáo.
C. Chính trị. D. Văn hóa.
Câu 44: Trong quá trình tham gia giao thông, do phóng nhanh, vượt ẩu xe máy của anh M đã đâm vào xe
máy do anh K điều khiển, hậu quả làm xe máy của anh bị hỏng nặng, anh K bị xây sát nhẹ. Khi cán bộ chức
năng đến giải quyết thì phát hiện, anh K là người vừa đi về từ vùng có dịch mà không khai báo y tế nên đã
đưa anh K và anh M đến khu cách ly y tế tập trung của huyện. Anh K và anh M có thể cùng phải chịu trách
nhiệm pháp lý nào dưới đây
A. Hành chính. B. Hình sự.
C. Kỉ luật và dân sự. D. Dân sự và hành chính.
Câu 45: Nội dung nào dưới đây không thể hiện quyền bình đẳng trong kinh doanh của công dân?
A. Chủ động mở rộng sản xuất. B. Khuyến khích phát triển lâu dài.
C. Cấp vốn cho mọi doanh nghiệp. D. Tích cực tìm kiếm khách hàng.
Câu 46: Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố danh mục các bộ sách giáo khoa lớp 6 và lớp 2, Giám đốc
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh H đã có văn bản chỉ đạo các trường THPT trên địa bàn tỉnh triển khai công tác
lựa chọn sách theo đúng hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp
luật?
A. Tính thực tiễn xã hội.
B. Tính quy phạm phổ biến.
C. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
Câu 47: Bạn Sình A Tống, người dân tộc H’mông, có hộ khẩu thường trú trong thời gian học Trung học phổ
thông trên 18 tháng tại Khu vực 1 khi tham gia xét tuyển đại học bạn được ưu tiên cộng điểm. Điều này thể
hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên lĩnh vực
A. kinh tế. B. giáo dục.
C. chính trị. D. văn hóa.
Câu 48: Để mở rộng kinh doanh, anh T đã đã bán mảnh đất được cha mẹ cho hai vợ chồng mà
không bàn bạc với vợ. Anh T đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng về quyền và nghĩa vụ
trong
A. sử dụng tài sản chung. B. định đoạt tài sản chung.
C. chiếm hữu tài sản chung. D. tặng cho tài sản chung.
Câu 49: Doanh nghiệp của ông Q ký được hợp đồng thu mua sản phẩm cho một công ty nước
ngoài. Dù đã bị xử phạt hành chính vì làm hàng giả nhưng do hám lợi nên ông Q vẫn tiếp tục chỉ
đạo nhân viên của mình làm hàng giả với số lượng lớn để giao cho khách gây mất uy tín nghiêm
trọng cho các doanh nghiệp của Việt Nam. Hành vi của ông Q phải chịu những trách nhiệm pháp lí
nào dưới đây?
A. Hành chính và hình sự. B. Hình sự và dân sự.
C. Dân sự và hành chính. D. Hình sự và kỉ luật.
Câu 50: Nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong hợp tác, giao lưu giữa các dân tộc ở nước ta là các
dân tộc phải được đảm bảo quyền
A. bình đẳng. B. sáng tạo.
C. tự do. D. phát triển.
5
GDCD 12: GV NGUYỄN TRIỀU TIÊN

Câu 51: Khi nơi ở bị cách li bởi có người nhiễm Covid – 19, chị G đã không khai báo y tế. Sau đó
chị G đã thuê ông M lái thuyền chở mình vượt sông và trốn sang địa phương khác. Chị G đã vi
phạm pháp luật theo hình thức nào sau đây?
A. Áp dụng pháp luật và tuân thủ pháp luật. 
B. Tuân thủ pháp luật và sử dụng pháp luật.
C. Sử dụng pháp luật và thi hành pháp luật. 
D. Tuân thủ pháp luật và thi hành pháp luật.
Câu 52: Anh H là tiếp viên của hãng hàng không X đã cố ý làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người
trong quá trình làm việc thì phải chịu trách nhiệm pháp lí nào sau đây?
A. hành chính. B. hình sự.
C. dân sự. D. kỉ luật.
Câu 53: Theo quy định của pháp luật, vợ chồng bình đẳng với nhau được thể hiện trong mối quan hệ?
A. chiếm hữu và phụ thuộc. B. dân chủ và công bằng.
C. hôn nhân và huyết thống. D. nhân thân và tài sản.
Câu 54: Theo quy định của pháp luật, người phạm tội được áp dụng nguyên tắc lấy giáo dục là chủ
yếu có độ tuổi từ đủ?
A. 14 tuổi đến dưới 18 tuổi. B. 15 tuổi đến đủ 18 tuổi.
C. 16 tuổi đến đủ 18 tuổi. D. 14 tuổi đến đủ 18 tuổi.

Câu 55: Theo quy định của pháp luật, người chưa thành niên phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự
về mọi tội phạm có độ tuổi từ đủ?
A. 13 tuổi trở lên.
C. 14 tuổi trở lên.
B. 15 tuổi trở lên.
D. 16 tuổi trở lên.
Câu 56: Mọi công dân nam, nữ thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều
không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí
theo quy định của pháp luật là?
A. bình đẳng trước pháp luật. B. bảo đảm mọi nhu cầu.
C. quyền gắn với trách nhiệm. D. ngang bằng về lợi ích.
Câu 57: Trong thời kì hôn nhân, tài sản nào sau đây là tài sản riêng của vợ, chồng?
A. Tiền trợ cấp của vợ khi nghỉ sinh con. B. Khoản tiền trúng xổ số của người vợ.
C. Tài sản mỗi người có trước khi kết hôn. D. Lương hàng tháng của vợ, chồng.
Câu 58: Công dân tuân thủ pháp luật khi từ chối thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Trồng cây thuốc phiện. B. Bảo vệ an ninh quốc gia.
C. Thực hiện nghĩa vụ bầu cử. D. Sử dụng thẻ thanh toán điện tử.
Câu 59: Anh H lấn chiếm vỉa hè để bán hàng, gây cản trở cho người đi bộ. Khi bị cảnh sát nhắc
nhở và xử phạt anh H đã không chấp hành mà còn có hành vi chống đối, lăng mạ, sỉ nhục và dùng
hung khí làm một chiến sĩ cảnh sát bị thương nhẹ. Anh H đã vi phạm pháp luật
A. dân sự và hành chính. B. dân sự và hình sự.
C. hành chính và hình sự. D. kỷ luật và hành chính.
Câu 60: Theo quy định của pháp luật, công dân tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh, chủ
động khởi nghiệp là bình đẳng trước pháp luật về
A. quyền công dân. B. bảo vệ lợi ích kinh doanh.
C. trách nhiệm pháp lý. D. nghĩa vụ công dân

6
GDCD 12: GV NGUYỄN TRIỀU TIÊN

You might also like