You are on page 1of 4

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 1 - NĂM HỌC 2023 - 2024

MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 12 MĐ: 244


Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề
Họ, tên thí sinh.................................................Số báo danh.......................
Câu 1: Nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong hợp tác và giao lưu giữa các dân tộc là
A. tôn trọng. B. bình đẳng. C. dân chủ. D. đoàn kết.
Câu 2: Người đủ năng lực trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật có hành vi vi phạm
pháp luật, xâm phạm quan hệ nhân thân phải
A. chịu trách nhiệm dân sự. B. từ bỏ mọi loại giao kết.
C. tự cách li cộng đồng. D. bảo mật dữ liệu cá nhân.
Câu 3: Cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm là thực hiện pháp luật theo hình
thức
A. sử dụng pháp luật. B. thi hành pháp luật.
C. tuân thủ pháp luật. D. áp dụng pháp luật.
Câu 4 : Trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm khi có đủ điều kiện theo quy định của
pháp luật thì mọi doanh nghiệp đều có quyền
A. tự chủ đăng kí kinh doanh. B. kinh doanh không cần đăng kí.
C. miễn giảm thuế. D. tăng thu nhập.
Câu 5: Vợ chồng tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau thể hiện quyền bình đẳng
trong quan hệ
A. nhân thân. B. gia đình. C. tình cảm. D. xã hội.
Câu 6: Theo quy định của pháp luật, việc khám xét chỗ ở của người nào đó được tiến hành khi đủ
căn cứ để khẳng định ở đó có
A. công cụ gây án. B. hoạt động tín ngưỡng. C. tổ chức sự kiện. D. bạo lực gia đình.
Câu 7: Việc bảo đảm tỉ lệ thích hợp người dân tộc thiểu số trong các cơ quan quyền lực nhà nước
thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên lĩnh vực
A. kinh tế. B. văn hóa. C. chính trị. D. giáo dục.
Câu 8: Dù hợp đồng giữa chị K và công ty Z còn thời hạn, nhưng sau khi nghỉ thai sản 6 tháng, chị K đi
làm lại thì giám đốc thông báo đã tìm được người thay thế và chấm dứt hợp đồng lao động với chị. Chị
K bị vi phạm nội dung nào của quyền bình đẳng trong lao động?
A. Quyền lao động. B. Lao động nam và nữ.
C. Tìm kiếm việc làm. D. Hợp đồng lao động.
Câu 9: Sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công,
điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động được gọi là
A. thỏa thuận lao động. B. hợp đồng lao động.
C. thỏa ước lao động. D. cam kết lao động.
Câu 10: Nội dung nào dưới đây không thể hiện mục đích của việc áp dụng trách nhiệm pháp lí?
A. Kiềm chế việc làm sai phạm. B. Răn đe người khác không vi phạm.
C. Giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật. D. Công khai bí mật đời tư.
Câu 11: Bình đẳng giữa các dân tộc trên lĩnh vực giáo dục không thể hiện ở việc các dân tộc đều
được
A. tham gia học bán trú. B. dự ngày hội đoàn kết.
C. đăng ký học cử tuyển. D. nhận hỗ trợ học tập
Câu 12 : Nguyên tắc nào sau đây được thể hiện trong quyền bình đẳng hôn nhân và gia đình
A. tập trung, dân chủ. B. dân chủ, công bằng.
C. công bằng, văn minh. D. văn minh, lịch sự.
Câu 13 : Hành vi nào sau đây không xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm, danh
dự của công dân?
A. Nói những điều không đúng về người khác. B. Nói xấu, tung tin về người khác.
C. Trêu đùa làm người khác bực mình. D. Chửi người khác khi họ xúc phạm mình.
Câu 14 : Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động được thể hiện thông qua
Trang 1/4 - Mã đề 244
A. tìm việc làm. B. kí hợp đồng lao động.
C. sử dụng lao động. D. thực hiện nghĩa vụ lao động.
Câu 15: Theo quy định của pháp luật, quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên trong lĩnh vực giáo
dục thể hiện ở chỗ, các dân tộc khác nhau đều bình đẳng về
A. phát triển chính trị. B. phát triển văn hóa.
C. đời sống xã hội. D. cơ hội học tập.
Câu 16: Theo quy định của pháp luật, quyền bình đẳng trong trên lĩnh vực chính trị thể hiện ở việc
các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam đều được
A. phát triển kinh tế du lịch cộng đồng. B. đóng góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp.
C. bảo tồn trang phục dân tộc. D. tổ chức lễ hội truyền thống.
Câu 17: Anh N không chấp hành Lệnh gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự nên Chủ tịch ủy ban
nhân dân xã đã xử phạt hành chính với anh. Việc làm của Chủ tịch ủy ban xã là biểu hiện của hình
thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Thực hiện quy chế. B. Thi hành pháp luật.
C. Áp dụng pháp luật. D. Tuyên truyền pháp luật.
Câu 18: Theo quy định của pháp luật, không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án, quyết
định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang, là thể hiện quyền
A. bất khả xâm phạm thân thể của công dân. B. bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân.
C. bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. D. bắt người hợp pháp của công dân.
Câu 19: Là hàng xóm nhưng quan hệ giữa gia đình bà Q và bà T không được tốt. Được biết gia
đình bà T có nuôi được đàn gà lớn và đang có ý định bán để lấy tiền tiêu tết. Vô tình phát hiện gia
đình bà T có việc phải về quê lên muộn, anh L con trai bà Q rủ bạn là anh B lẻn vào và bí mật bỏ
thuốc chuột vào thức ăn của đàn gà, đến sáng hôm sau đàn gà nằm chết la liệt. Nghi ngờ gia đình
bà Q, bà T thuê anh V sang đập phá đồ đạt nhà bà Q và đánh anh L phải đi cấp cứu. Những ai dưới
đây đã vi phạm pháp luật?
A. Anh L, anh V và bà T. B. Anh L, anh V và bà Q.
C. Anh B, anh V, anh L và bà T. D. Bà Q, bà T và anh V.
Câu 20: Anh A và chị B cùng nhau đến UBND phường để xin đăng ký kết hôn. Anh H là cán bộ
phòng tư pháp của phường, sau khi xem xét đã tham mưu để lãnh đạo phường cấp giấy chứng
nhận đăng ký kết hôn cho 2 người. Các đối tượng trên đã thực hiện pháp luật thuộc hình thức nào?
A. A và B áp dụng pháp luật, H thi hành pháp luật.
B. A và B sử dụng pháp luật, H áp dụng pháp luật.
C. H áp dụng pháp luật, A và B tuân thủ pháp luật.
D. A và B thi hành pháp luật, H sử dụng pháp luật.
Câu 21: Bất kỳ ai cũng có quyền bắt người trong trường hợp
A. có dấu hiệu thực hiện hành vi phạm tội. B. phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.
C. chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội. D. bị nghi ngờ là người đã từng phạm tội.
Câu 22: Văn bản pháp luật của cấp dưới ban hành không được trái với văn bản của cấp trên,
không dược trái với Hiến pháp, là đặc trưng cơ bản nào của pháp luật?
A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
C. Tính quyền lực, bắt buộc chung . D. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.
Câu 23: Theo quy định của pháp luật, quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực chính trị
thể hiện ở việc các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam đều có quyền
A. tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội. B. hỗ trợ chi phí học tập.
C. khám chữa bệnh theo quy định. D. xây dựng thiết chế văn hóa.
Câu 24: Mọi doanh nghiệp đều có quyền chủ động mở rộng quy mô kinh doanh là thực hiện pháp
luật theo hình thức nào?
A. Phổ biến pháp luật B. Tuân thủ pháp luật. C. Sử dụng pháp luật. D. Áp dụng pháp luật

Câu 25: Bình đẳng giữa vợ và chồng được thể hiện trong mối quan hệ nào?
A. Tài sản và sở hữu. B. Nhân thân và tài sản.
Trang 2/4 - Mã đề 244
C. Dân sự và xã hội. D. Nhân thân và lao động.
Câu 26: Bạn B mời các bạn trong lớp đến nhà chơi và dự tiệc sinh nhật tròn 18 tuổi của mình, sau
một thời gian dự tiệc sinh nhật bạn B, bạn Q thấy nhớ người yêu nên đã tự ý vào phòng của bố mẹ
bạn B nằm nghỉ và sử dụng điện thoại để nhắn tin. Hành vi này của bạn Q đã xâm phạm đến quyền
A. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. B. được đảm bảo bí mật đời tư của công dân.
C. được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm, danh dự. D. bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
Câu 27: Biết người yêu mình là anh K bị nghiện ma túy, chị Q đã chủ động chia tay và kiên quyết
ngăn cản không cho anh K đến nhà. Sau nhiều lần tìm gặp đều bị người yêu từ chối, muốn níu kéo
tình cảm, anh K đã nhắn tin đe dọa sẽ đăng hình ảnh nhạy cảm của hai người trên mạng xã hội.
Anh K đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Ðảm bảo an toàn bí mật thư tín, điện tín.
B. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
C. Ðược đảm bảo an toàn tính mạng, sức khỏe.
D. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
Câu 28: Do cần tiền để tham gia cá độ bóng đá, anh Q có vay của anh S chủ một cơ sở cho vay
nặng lãi số tiền 300 triệu đồng. Đến hạn trả nợ, do anh Q chưa có khả năng thanh toán, anh S đã
yêu cầu anh Q chuyển nhượng lại cho một phần trang trại mà anh Q quản lý để trừ nợ nhưng bị
anh Q từ chối. Quá hạn trả, do bị anh S đe dọa giết, anh Q đã liên hệ với anh Y là chủ một doanh
nghiệp kinh doanh xăng dầu để vay tiền. Sau khi biết lý do, anh Y đề nghị anh Q cho mình thuê lại
mảnh đất trong khu vực trang trại nhà anh Q với thời hạn 3 năm, đổi lại anh Y sẽ chuyển cho anh
Q số tiền thuê đất trong 3 năm 300 triệu đồng để anh trả nợ nên được anh Q đồng ý. Sau đó anh Q
phát hiện, anh Y đã tổ chức pha chế và sản xuất xăng giả ngay trên mảnh đất anh cho thuê với quy
mô lớn nên đã làm đơn tố cáo với cơ quan chức năng, đồng thời đơn phương chấm dứt hợp đồng
với anh Y. Biết anh Q là người tố cáo mình, anh Y đã yêu cầu anh Q hòan trả số tiền đã đặt cọc
trong hợp đồng nhưng bị anh Q từ chối, không lấy được tiền lại bị đình chỉ hoạt động, anh Y đã
thuê anh T đánh anh Q bị chấn thương sọ não phải nhập viện điều trị hơn một tháng. Những ai
dưới đây có thể đồng thời phải chịu trách nhiệm hình sự và dân sự?
A. Anh Q, anh S và anh Y. B. Anh Q, anh S và anh T.
C. Anh Q, anh Y và anh T. D. Anh S, anh Y và anh T.
Câu 29: Bà H kinh doanh trên vỉa hè, lấn chiếm hành lang an toàn giao thông, hành vi của bà H
phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây?
A. Kỉ luật. B. Hành chính. C. Công vụ. D. Hình sự.
Câu 30: Chị Y mượn máy tính của anh K để gửi tài liệu, do có việc gấp nên quên xóa mật khẩu
đăng nhập trên gmail. Khi chị H mở máy tính của chồng là anh K lên để làm việc thì vô tình đăng
nhập vào gmail của chị Y. Trong gmail này, chị H phát hiện có nhiều mẫu thiết kế thời trang nên
kêu anh K sao chép lại. Sau đó, anh K nhờ chị X làm môi giới để bán mẫu thiết kế cho công ty
thời trang Z nên được công ty Z đã trả một khoản tiền lớn vì mẫu đẹp. Những ai đã vi phạm quyền
được pháp luật bảo đảm an toàn, bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín?
A. Anh K, chị H và chị X. B. Anh K và chị H.
C. Anh K và chị X. D. Anh K, chị X và công ty Z.
Câu 31: Anh P và anh M cùng nộp hồ sơ để tham gia đấu thầu môt số khu đất trên địa bàn huyện
P. Vì còn thiếu hồ sơ đánh giá năng lực tài chính nên anh M đã hối lộ năm mươi triệu đồng nhờ
ông H lãnh đạo Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh X phê duyệt hồ sơ của mình. Ngay lập tức, ông H yêu
cầu anh T em rể mình làm giả giấy tờ rồi chính mình tiếp nhận hồ sơ đấu thầu cho anh M. Thấy có
dấu hiệu lợi ích nhóm trong công tác đấu thầu, anh P làm đơn tố cáo gửi tới các cơ quan chức
năng. Những ai dưới đây vi phạm quyền bình đẳng trong kinh doanh?
A. Ông H, anh M và anh T. B. Anh M và ông H.
C. Anh M và anh T. D. Ông H và anh T.
Câu 32: Được ông Q hối lộ cho một khoản tiền từ trước, nên anh T là cán bộ phòng tài nguyên
môi trường huyện P khi được giao nhiệm vụ giải quyết mâu thuẫn về việc gia đình chị M xây nhà
làm hư hỏng nhà ông Q, đã cử anh X và anh K đi giải quyết thay mình. Anh X và K nhận lời đến
Trang 3/4 - Mã đề 244
nhà chị M để ép chị phải kí vào giấy bồi thường thiệt hại 200 triệu đồng cho ông Q, nhưng chị M
không đồng ý. Tức giận K và X xông vào đánh chị M; đúng lúc đó anh T đến và anh T đã cùng
anh K khóa trái cửa lại không cho chị M ra ngoài. Những ai dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm
phạm về thân thể của công dân?
A. Ông Q, anh T và anh X. B. Anh K, chị M và ông Q.
C. Anh T và ông Q. D. Anh T và anh K.
Câu 33: Những quy tắc xử sự chung được áp dụng đối với tất cả mọi người là thể hiện đặc trưng
nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
C. Tính chặt chẽ về hình thức. D. Tính kỉ luật nghiêm minh.
Câu 34: Anh H mua chiếc xe máy trị giá hơn 30 triệu đồng từ tiền chung của hai vợ chồng mà
không bàn bạc với chị M. Hành vi của anh H là không thể hiện bình đẳng giữa vợ và chồng trong
quan hệ nào dưới đây?
A. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài chính. B. Quan hệ tài sản và chi tiêu trong gia đình.
C. Quan hệ tài sản giữa vợ và chồng. D. Quan hệ nhân thân và chi tiêu trong gia đình.
Câu 35: Quyền bình đẳng giữa người lao động và người sử dụng lao động được thể hiện thông
qua
A. văn bàn dự thảo. B. hợp đồng lao động.
C. thỏa thuận mua bán. D. dịch vụ truyền thông.
Câu 36: Cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào quy định của pháp luật để đưa ra
quyết định phát sinh chấm dứt hoặc thay đổi các quyền nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức là
A. tuân thủ pháp luật. B. sử dụng pháp luật. C. thi hành pháp luật. D. áp dụng pháp luật.
Câu 37: T và H cùng làm việc trong một công ty có mức lương như nhau. T còn độc thân còn H
đã có gia đình với hai con nhỏ và cha mẹ già không có lương hưu. T phải đóng thuế thu nhập cá
nhân còn H thì không. Việc H không phải đóng thuề còn T phải đóng thuế thể hiện sự
A. bình đẳng về nghĩa vụ. B. bất bình đẳng về quyền.
C. bất bình đẳng về trách nhiệm pháp lí. D. bất bình đẳng về nghĩa vụ.
Câu 38: Hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm các quan hệ lao động, công vụ nhà nước do pháp
luật lao động và pháp luật hành chính bảo vệ là loại vi phạm
A. kỉ luật. B. hình sự. C. dân sự. D. hành chính.
Câu 39: Phát hiện một cơ sở kinh doanh cung cấp thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh, T đã
báo với cơ quan chức năng để kiểm tra và xử lý. T đã thực hiên pháp luật theo hình thức
A. thi hành pháp luật. B. tuân thủ pháp luật.
C. áp dụng pháp luật. D. sử dụng pháp luật.
Câu 40: Theo quy định của pháp luật, công dân tự tiện mở thư của người khác là vi phạm quyền
được bảo đảm an toàn và bí mật
A. an sinh xã hội. B. thông tư liên ngành.
C. thư tín, điện tín. D. di sản quốc gia.

------------------- HẾT ----------------

Trang 4/4 - Mã đề 244

You might also like