You are on page 1of 7

CÂU HỎI ÔN TẬP

Câu 1: Nội dung nào dưới đây là quyền tự do cơ bản của công dân?
A. Bầu cử và ứng cử của công dân. B. Khiếu nại và tố cáo của công dân.
C. Tham gia quản lí nhà nước và xã hội. D. Bất khả xâm phạm thân thể của công dân.
Câu 2: Trong trường hợp nào dưới đây ai cũng có quyền bắt người?
A. Người đang bị truy nã. B. Người phạm tội rất nghiêm trọng.
C. Người phạm tội lần đầu. D. Người chuẩn bị trộm cắp.
Câu 3: Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm đến tính mạng của người khác, đe dọa giết
người, làm chết người là nội dung của quyền nào dưới đây?
A. Quyền bất khả xâm phạm về tinh thần của công dân.
C. Quyền bất khả xâm phạm về tự do ngôn luận của công dân.
A. Quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm của công dân.
D. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng và sức khỏe của công dân.
Câu 4: Đi xe máy gây tai nạn cho người khác là vi phạm quyền
A. tự do ngôn luận.
B. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
C. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
D. được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
Câu 5: Ai có quyền bóc mở thu giữ, tiêu hủy thư, điện tín của người khác?
A. Mọi công dân trong xã hội .
B. Cán bộ, công chức nhà nước.
C. Người làm nhiệm vụ chuyển thư.
D. Những người có thẩm quyền theo quy định pháp luật.
Câu 6: Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề
chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước là
A. quyền tự do ngôn luận. B. quyền tự do phát biểu.
C. quyền tự do phát ngôn. D. quyền tự do chính trị.
Câu 7: Trường hợp nào dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?
A. Giúp chủ nhà phá khóa để vào nhà.
B. Con cái vào nhà không xin phép bố mẹ.
C. Hết hạn thuê nhà nhưng không chịu dọn đi.
D. Trèo qua tường nhà hàng xóm để lấy đồ bị rơi.
Câu 8: Công an bắt người trong trường hợp nào dưới đây thì không vi phạm quyền bất khả
xâm phạm về thân thể của công dân?
A. Hai học sinh gây mất trật tự trong lớp học.
B. Hai nhà hàng xóm to tiếng với nhau.
C. Tung tin, bịa đặt nói xấu người khác.
D. Công an bắt người khi có căn cứ thực hiện hành vi phạm tội.
Câu 9: Nội dung nào dưới đây không phải là quyền tự do cơ bản của công dân?
A. Quyền tự do ngôn luận.
B. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
C. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
D. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ.
Câu 10: Việc xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân được thể
hiện qua việc làm nào dưới đây ?
A. Đọc trộm tin nhắn. B. Khám xét nhà khi không có lệnh.
C. Đánh người gây thương tích. D. Bắt, giam, giữ người trái pháp luật.
Câu 11: Chị H và N cùng làm ở một công ty, ở chung một phòng trọ. Khi về đến phòn trọ, chị H có việc
đi ra ngoài và để quên chiếc điện thoại ở phòng, lúc đó có tin nhắn đến, N đã cầm điên thoại và mở xem
hành vi của N đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây?
A. Quyền bảo vệ tài sản riêng .
B. Quyền tự do ngôn luận.
C. Quyền bảo vệ thông tin cá nhân.
D. Quyền bảo đảm an toàn, bí mật về thư tín, điện tín.
Câu 12: Hai nữ sinh chưa thanh toán tiền thuê nhà theo hợp đồng, bà A là chủ nhà đã khóa
trái cửa nhà và giam lỏng hai bạn nữ sinh gần 3 giờ, sau đó họ mới được giải thoát nhờ sự can
hiệp của công an phường. Hành vi của bà A đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây?
A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
B. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
C. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng của công dân.
D. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.
Câu 13: Ngoài việc tự ứng cử thì quyền ứng cử của công dân còn được thực hiện bằng con
đường
A. tự đề cử. B. tự bầu cử.
C. tự tiến cử. D. được giới thiệu ứng cử.
Câu 14: Việc nhờ người khác bỏ phiếu hộ khi nhà nước tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội
hoặc đại biểu Hội đồng Nhân dân là vi phạm nguyên tắc nào của Luật bầu cử?
A. Phổ thông. B. Trực tiếp. C. Công khai. D. Bình đẳng.
Câu 15: Cơ quan nào có trách nhiệm giới thiệu ứng cử viên về nơi công tác hoặc nơi cư trú
để lấy ý kiến của hội nghị cử tri trước khi lập danh sách ứng viên chính thức?
A. Hội đồng nhân dân. B. Uỷ ban nhân dân.
C. Huyện ủy. D. Mặt trận Tổ quốc.
Câu 16: Mọi công dân đủ 18 tuổi trở lên đều được tham gia bầu cử, trừ những trường hợp
đặc biệt bị pháp luật cấm là nội dung của nguyên tắc nào dưới đây?
A. Phổ thông. B. Trực tiếp. C. Bỏ phiếu kín. D. Bình đẳng.
Câu 17: Một trong các nội dung quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội là quyền của
công dân tham gia
A. thảo luận vào các công việc chung của đất nước.
B. xây dựng văn bản pháp luật về chính trị, kinh tế.
C. phê phán cơ quan nhà nước trên Facebook.
D. giữ gìn an ninh, trật tự xã hội.
Câu 18: Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội ở phạm vi cơ sở được thực hiện theo
nguyên tắc
A. dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.
B. dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch.
C. dân bàn, dân làm, dân giám sát, dân theo dõi.
D. Dân quyết định, dân làm, dân kiểm tra.
Câu 19: Việc mỗi cử tri có một lá phiếu với giá trị ngang nhau thể hiện nguyên tắc nào trong
bầu cử?
A. Trực tiếp. B. Phổ thông. C. Bình đẳng. D. Bỏ phiếu kín.
Câu 20: Công dân A sinh ngày 10/11/1998, đến thời gian nào sau đây thì công dân A có
quyền được bầu cử theo quy định?
A. 09/11/2016. B. 10/11/2016. C. 10/11/2015. D. 09/11/2014.
Câu 21: Nội dung nào dưới đây không đúng với quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội
của công dân ở phạm vi cả nước?
A. Anh X là giáo viên đóng góp ý kiến về sửa đổi Luật Đất đai với đại biểu Quốc hội.
B. Anh B phản ánh những bất cập của Luật Đất đai với đại biểu Quốc hội.
C. Ông C tham gia biểu quyết vấn đề người cao tuổi khi được trưng cầu ý kiến.
D. Em D học lớp 10 lên mạng Facebook viết về bất cập trong quản lý đất đai hiện nay.
Câu 22: Học sinh lớp 12B đóng góp ý kiến vào Dự thảo luật Giáo dục là thể hiện quyền nào
dưới đây của công dân?
A. Quyền tự do ngôn luận.
B. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
C. Quyền tự do dân chủ và quyền tự do cá nhân.
D. Quyền dân chủ của công dân trong lĩnh vực chính trị.
Câu 23: Trong hội nghị tổng kết cuối năm, một số người dân xã S đã yêu cầu kế toán xã S
giải trình về khoản thu chi quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”. Kế toán xã S từ chối việc ông khai việc
thu chi. Ông K yêu cầu được chất vấn trực tiếp kế toán nhưng bị Chủ tịch xã S ngăn cản. Chủ
thể nào vận dụng đúng quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội?
A. Chủ tịch xã S và ông kế toán. B. Chủ tịch xã S và người dân.
C. Người dân xã S và ông K. D. Ông kế toán và người dân xã S.
Câu 24: Chủ tịch xã P đã kí hợp đồng với công ty X về việc cho thuê đất để làm trang trại
chăn nuôi gia súc mà không lấy ý kiến của nhân dân trong xã. Theo em chủ tịch xã X đã vi
phạm cơ chế dân chủ nào dưới đây?
A. Dân biết. B. Dân bàn. C. Dân làm. D. Dân kiểm tra.
Câu 25: Mặc dù ông H có tên trong danh sách họp bàn về phương án giải phóng mặt bằng
thôn A nhưng vì thường xuyên có ý kiến trái chiều nên Chủ tịch xã đã cố ý không gửi giấy
mời cho ông. Thấy vợ có giấy mời họp và được chỉ định đi thay mặt cho hội phụ nữ xã đề
xuất các khoản đóng góp, ông H càng bức xúc nên muốn vợ phải nghỉ ở nhà. Vì bị chồng đe
dọa sẽ li hôn nếu vợ không chịu nghe lời, vợ ông H buộc lòng phải nghỉ họp.Những ai dưới
đây vi phạm quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội?
A. Chủ tịch xã và ông H. B. Chủ tịch xã và vợ chồng ông H.
C. Vợ ông H và chủ tịch xã. D. Vợ chồng ông H.
Câu 26: Ông B Chủ tịch xã chỉ đạo chị M là văn thư không gửi giấy mời cho anh H là trưởng
thôn tham dự cuộc họp triển khai kế hoạch xây dựng đường liên xã đi qua thôn của anh H.
Biết chuyện nên anh K đã thẳng thắn phê bình ông B trong cuộc họp và bị anh T chủ tọa ngắt
lời, không cho trình bày hết ý kiến của mình. Bực tức, anh K đã bỏ họp ra về. Những ai dưới
đây không vi phạm quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội?
A. Chị M, anh H và anh K. B. Chị M, anh K và ông B.
C. Chị M, anh H và ông B. D. Anh H, anh K và anh T.
Câu 27: Công dân có quyền học bằng nhiều hình thức khác nhau và ở các loại hình trường
lớp khác nhau là thể hiện
A. quyền học không hạn chế của công dân.
B. quyền học bất cứ ngành nghề nào của công dân.
C. quyền học thường xuyên, học suốt đời.
D. quyền được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập.
Câu 28: Mọi công dân có quyền học từ Tiểu học đến Trung học, Đại học và sau Đại học là
thể hiện
A. quyền học tập không hạn chế.
B. quyền học bất cứ ngành nghề nào.
C. quyền học thường xuyên, học suốt đời.
D. quyền bình đẳng về cơ hội học tập của công dân.
Câu 29: Quyền sáng tác văn học nghệ thuật,khoa học thuộc quyền nào dưới đây của công
dân?
A. Lao động. B. Học tập. C. Sáng tạo. D. Phát triển.
Câu 30: Quyền nào dưới đây là quyền sáng tạo của công dân?
A. Học tập suốt đời.
B. Tự do nghiên cứu khoa học.
C. Được cung cấp thông tin và chăm sóc sức khỏe.
D. Được khuyến khích để phát triển tài năng.
Câu 31: Mọi công dân có thể học bất cứ ngành nghề nào phù hợp với
A. năng khiếu, khả năng, điều kiện yêu cầu của mình.
B. điều kiện, sở thích, đam mê yêu cầu của xã hội.
C. năng khiếu, khả năng, sở thích, điều kiện của mình.
D. sự yêu thích, say mê, mơ ước, điều kiện của mình.
Câu 32: Trong học tập công dân không bị phân biệt đối xử bởi nguồn gốc gia đình và địa vị
xã hội là thể hiện
A. quyền học không hạn chế.
B. có quyền học bất cứ ngành nghề nào.
C. quyền học thường xuyên, học suốt đời.
D. quyền được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập.
Câu 33: Nội dung nào dưới đây không thể hiện quyền học tập của công dân?
A. Học tập suốt đời. B. Học không hạn chế.
C. Tự do nghiên cứu khoa học. D. Học bất cứ ngành nghề nào.
Câu 34: Nhà nước ban hành chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho những người học
giỏi, có năng khiếu được phát triển nhằm
A. phát triển đất nước.
B. đảm bảo công bằng trong giáo dục.
C. đảm bảo quyền được phát triển của công dân.
D. khuyến khích, phát huy sự sáng tạo của công dân.
Câu 35: Việc Nhà nước có chính sách cho sinh viên nghèo vay vốn với lãi suất ưu đãi thể
hiện chính sách
A. bất bình đẳng trong giáo dục. B. công bằng xã hội trong giáo dục.
C. phát hiện và bồi dưỡng nhân tài. D. phát triển giáo dục và đào tạo.
Câu 36: Việc học sinh là người dân tộc thiểu số được cộng điểm ưu tiên trong tuyển sinh đại
học và cao đẳng. Điều này thể hiện công dân được hưởng
A. điều kiện chăm sóc về thể chất. B. điều kiện học tập không hạn chế.
C. công bằng xã hội trong giáo dục D. điều kiện hưởng thụ các giá trị văn hóa.
Câu 37: Công dân được hưởng chế độ chăm sóc y tế là thể hiện quyền được
A. phát triển. B. sáng tạo. C. học tập. D. bảo vệ.
Câu 38: Trong kì xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2018 bạn A đã lựa chọn đăng kí xét tuyển
vào ngành kế toán Học viện Ngân hàng vì đã từ lâu A mơ ước trở thành kế toán. Việc làm
này thể hiện nội dung nào trong thực hiện quyền học tập của A?
A. Học không hạn chế. B. Học bất cứ ngành nghề nào.
C. Bình đẳng về cơ hội học tập. D. Học thường xuyên, học suốt đời.
Câu 39: Sau một năm nghiên cứu, anh H là kỹ sư nhà máy đã cải tiến máy móc, rút ngắn
quy trình sản xuất, nâng cao năng suất lao động. Anh H đã thực hiện quyền nào dưới đây của
công dân?
A. Quyền được phát triển. B. Quyền sáng tạo.
C. Quyền cải tiến máy móc. D. Quyền lao động sáng tạo.
Câu 40: Bạn A đạt giải nhì kì thi học sinh giỏi Quốc gia nên đã được tuyển thẳng vào trường
đại học.Vậy bạn A đã được hưởng quyền nào dưới đây?
A. Quyền được sáng tạo. B. Quyền được phát triển.
C. Quyền được học tập. D. Quyền tác giả.
Câu 41: Là học sinh giỏi toán cấp quốc gia, N đã được trường Đại học Bách khoa TP. HCM
tuyển thẳng mà không phải thi tuyển nhằm
A. tiếp tục bồi dưỡng, phát triển tài năng. B. thực hiện chủ trương xã hóa học tập.
C. tạo điều kiện học tập cho N. D. tạo môi trường sống thuận lợi.
Câu 42: Bạn A, người dân tộc H’mông, có hộ khẩu thường trú trong thời gian học Trung học
phổ thông trên 20 tháng tại khu vực 1 khi tham gia xét tuyển đại học bạn được ưu tiên cộng 1
điểm. Điều này phù hợp với
A. quyền tự do của công dân. B. quyền học tập của công dân.
C. quyền sáng tạo của công dân. D. quyền được phát triển của công dân.
Câu 43: A đã nhờ anh K và N sửa giúp máy tính. Phát hiện trong hòm thư điện tử của A có
mẫu thiết kế máy gặt lúa liên hoàn, anh K và N đã vội vã sao chép. Sau đó K tâm sự với
Giám đốc công ty Z. Vì mẫu mới và hữu ích, nên đã được Giám đốc mua mới một khoản tiền
lớn. Sau đó Giám đốc tiến hành sản xuất theo mẫu thiết kế lấy thương hiệu công ty Z và bán
ra thị trường. Trong trường hợp này ai đã vi phạm quyền sáng tạo của công dân?
A. Anh K và giám đốc công ty Z. B. Giám đốc công ty Z.
C. Anh K, N và Giám đốc công ty Z. D. Anh K, N.
Câu 44: Chị B thuê anh S sao chép công thức chiết suất tinh dầu đang trong thời gian chờ
cấp bằng độc quyền sáng chế của anh A. Tuy nhiên, anh S đã bán công thức vừa sao chép
được cho chị M vì chị M trả giá cao hơn. Sau đó, chị M nhận mình là tác giả của công thức
chiết xuất tinh dầu trên rồi gửi tham dự cuộc thi sáng tạo. Những ai dưới đây vi phạm quyền
sáng tạo của công dân?
A. Anh S và chị M. B. Anh S, chị M và chị B.
C. Chị B và anh S. D. anh A, chị M và chị B.
Câu 45: Nghĩa vụ nào dưới đây rất quan trọng, cần phải được người sản xuất, kinh doanh
nghiêm chỉnh thực hiện?
A. Bảo đảm an toàn thực phẩm.
B. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
C. Nộp thuế đầy đủ theo quy định pháp luật.
D. Tuân thủ quy định về trật tự, an toàn xã hội.
Câu 46: Mọi công dân khi có đủ điều kiện do pháp luật quy định đều có quyền tiến hành hoạt
động kinh doanh sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận
A. đăng ký kinh doanh. B. tiền lót tay.
C. sự xin phép. D. chi hoa hồng.
Câu 47: Công dân đủ bao nhiêu tuổi trở lên thì được đăng kí kinh doanh?
A. 17 tuổi. B. 18 tuổi. C. 20 tuổi. D. 21 tuổi.
Câu 48: Pháp luật quy định các mức thuế khác nhau đối với các doanh nghiệp, căn cứ vào
A. uy tín của người đứng đầu doanh nghiệp.
B. ngành, nghề, lĩnh vực và địa bàn kinh doanh.
C. thời gian kinh doanh của doanh nghiệp.
D. khả năng kinh doanh của doanh nghiệp.
Câu 49: Một thủ tục quan trọng mang tính bắt buộc khi các cá nhân tham gia vào quá trình
kinh doanh
A. phải có vốn. B. phải có kinh nghiệm kinh doanh.
C. phải có giấy phép kinh doanh. D. lựa chọn được lĩnh vực kinh doanh.
Câu 50: Khi tiến hành hoạt động kinh doanh không cần phải thực hiện nghĩa vụ nào dưới
đây?
A. Nộp thuế đầy đủ. B. Bảo vệ môi trường.
C. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. D. Công khai thu nhập trên mạng xã hội.
Câu 51: Nhà máy D sản xuất tinh bột mì đã xả chất thải chưa qua xử lí ra môi trường. Nhà
máy đã vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nào dưới đây?
A. Lao động. B. Sản xuất kinh doanh.
C. Kinh doanh trái phép. D. Công nghiệp.
Câu 52: Để bảo vệ môi trường, hành vi nào dưới đây bị pháp luật nghiêm cấm?
A. Phục hồi môi trường. B. Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên.
C. Bồi thường thiệt hại theo quy định. D. Thải chất thải chưa được xử lí ra môi
trường.
Câu 53: Để bảo vệ môi trường, những hành vi nào dưới đây bị pháp luật nghiêm cấm?
A. Phục hồi môi trường.
B. Bảo tồn tài nguyện thiên nhiên.
C. Bồi thường thiệt hại theo quy định.
D. Đánh bắt nguồn tài nguyên bằng công cụ hủy diệt.
Câu 54: Anh X thường lén lên rừng đặc dụng khai thác gỗ Hương bán kiếm tiền. Hành vi
này của X đã vi phạm
A. pháp luật kinh doanh. B. chính sách bảo vệ thiên nhiên.
C. pháp luật về bảo vệ môi trường. D. chính sách môi trường.
Câu 55: Anh H là trưởng phòng kinh doanh của một công ty X, cuối năm anh H được công
ty thưởng 500 triệu đồng và chủ động đến cơ quan nộp thuế. Trong trường hợp này anh H đã
thực hiện nghĩa vụ thuế nào dưới đây?
A. Thuế thu nhập doanh nghiệp. B. Thuế giá trị gia tăng.
C. Thuế tiêu thụ đặc biệt. D. Thuế thu nhập cá nhân.
Câu 56: Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, B xin mở cửa hàng bán thuốc tân dược,
nhưng bị cơ quan có thẩm quyền không chấp nhận. Theo em, vì sao cơ quan có thẩm quyền
không chấp nhận đăng kí kinh doanh?
A. B chưa nộp thuế cho nhà nước.
B. B mới học xong trung học phổ thông.
C. B chưa quen kinh doanh thuốc tân dược
D. B chưa có chứng chỉ kinh doanh thuốc tân dược.
Câu 57: Sau khi nhận bằng tốt nghiệp Trường Đại học Luật Hà Nội, anh M có ý định mở
Văn phòng Luật sư. Anh M cần có điều kiện nào dưới đây để có thể đăng ký mở Văn phòng
luật sư?
A. Bằng thạc sỹ luật. B. Không cần bằng cấp nào nữa.
C. Chứng chỉ hành nghề luật sư. D. Giấy chứng nhận kinh nghiệm làm luật sư.
Câu 58: Ông A là Giám đốc công ty X nhưng ông luôn tìm cách phát triển, mở rộng quy mô
sản xuất, kinh doanh giúp đỡ người lao động. Trong trường hợp này, ông A thực hiện biện
pháp giải quyết việc làm nhằm
A. Tạo thêm lợi nhuận cho công ty.
B. Bảo vệ quyền lợi người lao động.
C. Chăm sóc việc làm cho người lao động.
D. Tạo ra nhiều việc làm mới cho người lao động
Câu 59: Mẹ của em có giấy phép kinh doanh hàng tạp hóa nhưng lại bán thêm một số mặt
hàng khác không có trong giấy phép kinh doanh. Trong trường hợp này em sẽ chọn cách nào
dưới đây để giúp mẹ?
A. Im lặng vì đó là việc của người lớn.
B. Kể lại chuyện đó với các bạn của mình.
C. Ủng hộ mẹ vì các mặt hàng này đem lại thu nhập cao.
D. Khuyên mẹ chỉ kinh doanh các mặt hàng có trong giấy phép kinh doanh.
Câu 60: Ông A chủ tịch xã X, nhận được thông tin xã được hổ trợ 10 con bò giống để cho
các hộ nghèo phát triển kinh tế, tuy nhiên ông cùng với anh T là cán bộ chính sách xã làm
khống hồ sơ để nhận. Sau đó ông A và anh H đem bán 05 con bò đó cho anh N chủ lò mổ và
05 con bò cho anh H ở xã Y. Theo em trong trường hợp trên ai bị xử lý về việc vi phạm chính
sách xóa đói giảm nghèo cho dân?
A. Ông A. B. N và H. C. Anh T. D. Ông A và anh T.

You might also like