You are on page 1of 4

PHIẾU ÔN TẬP HỌC KÌ II

Câu 1. Hành vi nào sau đây xâm phạm đến thân thể của công dân?
A. Đánh người gây thương tích. B. Đặt điều nói xấu, vu cáo người khác.
C. Giam giữ người quá thời gian quy định. D. Đi xe máy gây tai nạn cho người khác.
Câu 2. Chị T nhặt được công văn mật do giám đốc B làm rơi trên đường về nhà nên mở ra
xem rồi nhờ anh P in sao để đăng tải lên mạng xã hội. Nội dung này đã được anh K chia sẻ
lên trang tin cá nhân. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật
thư tín, điện thoại, điện tín?
A. Chị T và anh P. B. Giám đốc B, chị T và anh P.
C. Giám đốc B, chị T, anh P và anh K. D. Giám đốc B và chị T.
Câu 3. Nghĩ là cô tiếp viên lấy trộm chiếc điện thoại của mình, hành khách B đã mắng,
chửi đồng thời tát vào mặt cô tiếp viên. Hành khách B đã vi phạm những quyền tự do cơ
bản nào sau đây của công dân?
A. Bất khả xâm phạm về thân thể và sức khỏe.
B. Bất khả xâm phạm về chỗ ở và danh dự.
C. Được pháp luật bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
D. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe và danh dự, nhân phẩm.
Câu 4. Khi bắt được người trộm chó nhà mình, anh H đã xông vào đấm, đá túi bụi khiến
người đó ngất xỉu. Anh H đã xâm phạm quyền nào sau đây của công dân?
A. Bất khả xâm phạm về thân thể.
B. Bất khả xâm phạm về tính mạng.
C. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
D. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
Câu 5. Do tò mò bạn N đã tự ý mở thư của bạn K ra xem, sau đó dán lại như cũ. Hành vi
của bạn N đã vi phạm quyền nào sau đây của công dân?
A. Bất khả xâm phạm về thân thể.
B. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
D. Được bảo đảm an toàn, bí mật thư tín, điện thoại
Câu 6. Công dân từ bao nhiêu tuổi trở lên có quyền bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân
dân ?
A. Từ đủ 18 tuổi. B. Từ đủ 19 tuổi. C. Từ đủ 20 tuổi. D. Từ đủ 21 tuổi.
Câu 7. Nguyên tắc bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân là
A. phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
B. dân chủ, công bằng, tiến bộ, văn mình.
C. khẩn trương, công khai, minh bạch.
D. phổ biến, rộng rãi, chính xác.
Câu 8. Một trong các nội dung quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội là quyền của công dân
tham gia
A. thảo luận vào các công việc chung của đất nước.
B. xây dựng văn bản pháp luật về chính trị, kinh tế.
C. phê phán cơ quan nhà nước trên Facebook.
D. giữ gìn an ninh, trật tự xã hội.
Câu 9. Người nào dưới đây không được thực hiện quyền bầu cử ?
A. Người đang phải cháp hành hình phạt tù.B. Người đang bị tình nghi vi phạm pháp luật.
C. Người đang ốm nằm điều trị ở nhà. D. Người đang đi công tác xa nhà.
Câu 10. Nội dung nào dưới đây không thuộc quyền được phát triển của công dân ?
A. Những người phát triển sớm về trí tuệ có quyền được học vượt lớp.
B. Những học sinh là con thương binh, bệnh binh được miễn giảm học phí.
C. Những học sinh học xuất sắc có thể được học ở các trường chuyên.
D. Những người đoạt giải trong các kỳ thi quốc gia được tuyển thẳng vào đại học.
Câu 11. Được anh T thông tin việc anh P nhờ anh C hoàn thiện hồ sơ để đăng ký bản quyền đề tài
Y, chị H đã đề nghị anh T bí mật sao chép lại toàn bộ nội dung đề tài này rồi cùng mang bán cho
chị Q. Sau đó, chị Q thay đổi tên đề tài, lấy tên mình là tác giả rồi gửi tham dự cuộc thi tìm kiếm
tài năng tỉnh X. Những ai dưới đây vi phạm quyền sáng tạo của công dân?
A. Chị Q và anh T. B. Chị H và chị Q.
C. Chị H, chị Q và anh T. D. Chị H, chị Q và anh P.
Câu 12. Dù đạt giải Nhất kì thi quốc gia môn Lịch sử nhưng H không nộp hồ sơ ở những nghành
được phép tuyển thẳng mà lại chịn thi vào Trường Đại học y dược để thỏa mãn niềm đam mê trở
thành bác sĩ của mình. H đã thực hiện quyền nào dưới đây?
A. Học không hạn chế B. Học bất cứ ngành nghề nào.
C. Học thường xuyên. D. Đối xử bình đẳng về cơ hội học tâp.
Câu 13. Bạn L có sở thích môn đá cầu và đạt được nhiều giải từ cấp tỉnh và cấp huyện, để
phát triển bản thân bạn lựa chọn xuống tỉnh học trường năng khiếu. Việc làm của bạn L thể
hiện
A. mọi công dân có quyền học tập không hạn chế.
B. công dân có thể học bất cứ ngành, nghề nào.
C. công dân có quyền học thường xuyên, học suốt đời.
D. công dân được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập.
Câu 14. Quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền hoạt động khoa học, công
nghệ là nội dung của
A. quyền học tập của công dân. B. quyền sáng tạo của công dân.
C. quyền được phát triển của công dân. D. quyền tự do của công dân.
Câu 15. Nhận định nào sai: Dân được hưởng quyền bầu cử và ứng cử một cách bình đẳng,
không phân biệt
A. giới tính, dân tộc, tôn giáo. B. tình trạng pháp lý.
C. thời hạn cư trú nơi bầu cử, ứng cử. D. trình độ văn hoá, nghề nghiệp
Câu 16. Nhận định nào sai khi xác định người không được thực hiện quyền ứng cử
A. người bị khởi tố dân sự.
B. người đang chấp hành quyết định hình sự của Toà án.
C. người đang bị xử lý hành chính về giáo dục tại địa phương.
D. người đã chấp hành xong bản án hình sự nhưng chưa được xoá án.
Câu 17. Khi đang giúp chồng bỏ phiếu bầu cừ theo đề xuất của anh thì chị A phát hiện anh
D có hành vi gian lận phiếu bầu, chị A đã kể cho bạn thân cùa mình là anh H và anh T
nghe, vốn mâu thuẫn với D nên anh H lập tức đăng tin đồn thất thiệt bôi nhọ D ừên trang
tin cá nhân, còn anh T nhắn tin tống tiền D. Những ai dưới đây vi phạm nguyên tắc bầu cử?
A. Chồng chị A, anh D và H. B. Vợ chồng chị A và anh D.
C. Vợ chồng chị A, anh D, H và T. D. Chị A, anh D và H.
Câu 18. Tại điểm bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp xã X, anh M gợi ý chị C bỏ phiếu cho ứng cử
viên là người thân của mình. Thấy chị C còn băn khoăn, anh M nhanh tay gạch phiếu bầu giúp chị
rồi bỏ luôn lá phiếu đó vào hòm phiếu. Anh M đã vi phạm nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?
A. Trực tiếp. B. Phổ thông. C. Ủy quyền. D. Gián tiếp.
Câu 19. Cách thức nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua các đại biểu và cơ quan
quyền lực nhà nước - cơ quan đại biểu nhân dân là một nội dung thuộc
A. ý nghĩa quyền bầu cử, ứng cử. B. nội dung quyền bầu cử, ứng cử.
C. khái niệm quyền bầu cử, ứng cử.D. bình đẳng trong thực hiện quyền bầu cử, ứng cử.
Câu 20. Tham gia thảo luận, góp ý kiến xây dựng các văn bản pháp luật quan trọng, liên quan đến
các quyền và lợi ích cơ bản của công dân là việc thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước ở
A. phạm vi cả nước. B. phạm vi cơ sở.
C. phạm vi địa phương. D. phạm vi cơ sở và địa phương.
Câu 21. Chị H đã giúp anh T bỏ phiếu bầu cử theo đề xuất của anh. Tại điểm bầu cử, phát hiện cụ
M không biết chữ, nhân viên S của tổ bầu cử đã nhờ chị H viết phiếu bầu theo đúng ý cụ rồi đưa
phiếu cho cụ M bỏ vào thùng. Những ai dưới đây đã vi phạm nguyên tắc bầu cừ?
A. Anh T và chị H. B. Chị H và nhân viên S.
C. Anh T, chị H và nhân viên S. D. Chị H, cụ M và nhân viên S.
Câu 22. Cùng nhau đi học về, phát hiện anh B đang lấy ví của nạn nhân trong vụ tai nạn giao
thông liên hoàn nghiêm trọng, lập tức sinh viên T đưa điện thoại của mình cho sinh viên K quay
video. Sau đó, sinh viên T bám theo anh B tống tiền. Biết chuyện, vợ anh B đã gặp và đe dọa khiến
sinh viên T hoảng loạn tinh thần. Hành vi của những người nào dưới đây cần bị tố cáo?
A. Anh B, sinh viên K và T. B. Vợ chồng anh B, sinh viên K và T.
C. Vợ chồng anh B và sinh viên T. D. Vợ chồng anh B và sinh viên K.
Câu 23. Công an bắt người vì nghi lấy trộm xe máy là vi phạm quyền
A. bất khả xâm phạm về thân thể.
B. bất khả xâm phạm về chỗ ở.
C. được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, tính mạng.
D. được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
Câu 24. Không ai bị coi là tội phạm và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của
A. Công an. B. Luật sư. C. Kiểm sát viên. D. Tòa án.
Câu 25. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm có
nghĩa là
A. không ai được tùy tiện vào chỗ ở của người khác.
B. không ai bị bắt, bị giam giữ khi không có lý do chính đáng.
C. không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe của người khác.
D. không ai được tự tiện bóc mở, thu giữ, tiêu hủy thư, điện tín của người khác.
Câu 26. Ai cũng có quyền bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã và giải ngay
đến
A. Mặt trận Tổ quốc. B. nhà văn hóa. C. Viện Kiểm sát. D. Tòa án Nhân dân.
Câu 27. Đánh người gây thương tích là vi phạm quyền
A. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
B. bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
C. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân.
D. được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.
Câu 28. Trong trường hợp nào sau đây ai cũng có quyền bắt người?
A. Người bị tòa án đưa ra xét xử. B. Người đang đang bị truy nã.
C. Người bị khởi tố hình sự. D. Người vi phạm luật giao thông.
Câu 29. Theo lời khuyên của anh M, anh H đã nói với bố không nên dùng thực phẩm bẩn trong
khâu chế biến thức ăn phân phối cho các đại lí. Vô tình nghe được câu chuyện giữa hai bố con anh
H, anh K kể lại với anh P. vốn là đối thủ của bố anh H, anh p lập tức tung tin này lên mạng xã hội.
Bố anh H đã vội vã thuê phóng viên viết và đăng bài cải chính đồng thời quảng bá chất
lượng sản phẩm cùa mình. Những ai dưới đây đã thực hiện không đúng quyền tự do ngôn
luận của công dân?
A. Bố con anh H, anh p, anh K và anh M. B. Bố anh H, phóng viên và anh P.
C. Bố anh H, anh K, anh p và phóng viên. D. Bố anh H, anh p, anh K và anh M.
Câu 30. Giám đốc P điều động toàn bộ nhân viên đến công ty X để chuẩn bị tổ chức hội
nghị khách hàng. Cuối buổi một nhân viên phát hiện mất điện thoại, giám đốc p yêu cầu
bảo vệ khóa cửa ra vào rồi cùng trưởng phòng S kiểm tra tư trang của mọi người. Chồng
nhân viên B đến đón vợ nhưng bị bảo vệ ngăn cản. Lời qua tiếng lại, hai bên quát nạt,
mắng chửi nhau thậm tệ. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về
danh dự, nhân phẩm của công dân?
A. Giám đốc P, trưởng phòng S, chồng cô B và bảo vệ.
B. Chồng cô B và bảo vệ.
C. Gỉám đốc P trưởng phòng S, chồng cô B
D. Giám đốc P và trưởng phòng S.
Câu 31. Nghĩ là cô tiếp viên lấy trộm chiếc điện thoại của mình, hành khách B đã mắng,
chửi đồng thời tát vào mặt cô tiếp viên. Hành khách B đã vi phạm những quyền tự do cơ
bản nào sau đây của công dân?
A. Bất khả xâm phạm về thân thể và sức khỏe.
B. Bất khả xâm phạm về chỗ ở và danh dự.
C. Được pháp luật bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
D. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe và danh dự, nhân phẩm.
Câu 32. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của công dân có nghĩa là
A. công dân tham gia thảo luận các công việc chung của đất nước.
B. công dân trực tiếp giải quyết các công việc chung của đất nước.
C. chỉ cán bộ lãnh đạo mới có quyền thảo luận các công việc chung của đất nước.
D. mọi công dân đều có quyền quyết định các công việc chung của đất nước.
Câu 33. Hiến pháp nước ta quy định người có quyền bầu cử và ứng cử vào cơ quan đại
biểu của nhân dân có độ tuổi là
A. đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và ứng cử.
B. đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử.
C. nam đủ 20 tuổi trở lên và nữ đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và ứng cử.
D. đủ 20 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử và bầu cử.
Câu 34. Tác phẩm văn học do công dân tạo ra được pháp luật bảo hộ thuộc quyền nào dưới
đây của công dân?
A. Quyền tác giả. B. Quyền sở hữu công nghiệp
C. Quyền phát minh sáng chế. D. Quyền được phát triển.
Câu 35. Quan điểm nào dưới đây sai khi nói về quyền học tập của công dân?
A. Quyền học tập không hạn chế.
B. Quyền học bất cứ ngành, nghề nào.
C. Quyền học thường xuyên, học suốt đời.
D. Quyền học tập khi có sự đồng ý của các cơ quan có thẩm quyền.
Câu 36. Chính sách miễn giảm học phí của Nhà nước ta đã tạo điều kiện giúp đỡ nhiều học
sinh có hoàn cảnh khó khăn được học tập. Điều này thể hiện
A. công bằng xã hội trong giáo dục. B. bất bình đẳng trong giáo dục.
C. định hướng đổi mới giáo dục. D. chủ trương phát triển giáo dục.
Câu 37. Việc mở trường trung học phổ thông chuyên ở nước ta hiện nay nhằm
A. bảo đảm tính nhân văn trong giáo dục. B. bảo đảm công bằng trong giáo dục.
C. đào tạo chuyên gia kỹ thuật cho đất nước. D. bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.
Câu 38. Dù 83 tuổi , cụ Lê Phước Thiệt ở Quảng Nam vẫn đang theo học Cao học ngành
Quản trị kinh doanh tại trường Đại học Duy Tân ( Đà Nẵng) để nối lại con đường học tập
dang dở trước kia của mình. Cụ thiệt đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân?
A. Học không hạn chế B. Học bất cứ ngành nghề nào.
C. Học thường xuyên. D. Đối xử bình đẳng về cơ hội học tâp.
Câu 40. Biện pháp nào dưới đây được nhà nước sử dụng để xóa đói giảm nghèo?
A. Chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. B. Tạo ra nhiều việc làm mới.
C. Mở rộng các hình thức trợ giúp người nghèo. D. Phòng chống tệ nạn xã hội.

---- Hết ----

You might also like