You are on page 1of 6

TỔ 1

Câu 1: Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ
ở của công dân?

A. Tự ý vào chỗ ở của hàng xóm để tìm đồ vật bị mất.

B. Khám nhà khi có lệnh của cơ quan có thẩm quyền.

C. Cưỡng chế giải tỏa nhà xây dựng trái phép.

D. Vào nhà hàng xóm để giúp chữa cháy.

Câu 2: Học sinh có thể thực hiện quyền tự do ngôn luận bằng cách nào
dưới đây ?

A. Đưa tin tức không hay về trường mình lên Facebook.

B. Phá biểu ý kiến xây dựng trường, lớp mình trong các cuộc họp.

C. Chê bai trường mình ở nơi khác.

D. Tự do nói bất cứ điều gì về trường mình

Câu 3: Theo quy định của pháp luật nước ta, thư tín, điện thoại, điện tín
của cá nhân được bảo đảm

A. An toàn và công khai.

B. An toàn trong quá trình vận chuyền

C. An toàn và bí mật
D. An toàn sau khi đã được kiểm duyệt

Câu 4: Công dân có thể thực hiện quyền tự do ngôn luận bằng cách
nào?

A. Trực tiếp phát biểu ý kiến trong các cuộc họp ở cơ quan, trường
học, khu dân cư nơi mình cư trú.

B. Tự do phát biểu ở bất cứ nơi nào, về bất cứ điều gì theo sở thích


của mình.

C. Tập trung đông người để phản đối việc làm sai trái của chính
quyên địa phương.

D. Đăng bài nói xấu người khác trên các trang mạng xã hội.

Câu 5: "Công dân có thể trực tiếp phát biểu ý kiến nhằm xây dựng cơ
quan, trường học, địa phương mình trong các cuộc họp." là một nội dung
thuộc

A. Bình đẳng về quyền tự do ngôn luận

B. Ý nghĩa về quyền tự do ngôn luận

C. Nội dung về quyền tự do ngôn luận

D. Khái niệm về quyền tự do ngôn luận

Câu 6: "Những người làm nhiệm vụ chuyển thư, điện tín không được
giao nhầm cho người khác, không được để mất thư, điện tín của nhân
dân." là một nội dung thuộc
A. Bình đẳng về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín,
điện thoại, điện tín

B. Ý nghĩa về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện
thoại, điện tín

C. Nội dung về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện
thoại, điện tín

D. Khái niệm về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín,
điện thoại, điện

Câu 7: Trong dịp đại biểu Hội đồng nhân dân xã Q tiếp xúc với cử tri,
nhân dân xã kiến nghị với cử tri về hoạt động sản xuất kinh doanh của
xã. Đây là biểu hiện quyền nào dưới đây của công dân ?

A. Quyền tự do ngôn luận.

B. Quyền tự do tư tưởng.

C. Quyền bày tỏ ý kiến.

D. Quyền xây dựng chính quyền.

Câu 8: Khám chỗ ở như thế nào là đúng pháp luật?

A. Khám chỗ ở khi nghỉ ngờ có tội phạm ở đó.

B. Khám chỗ ở khi có lệnh của công an xã.

C. Khám chỗ ở khi có nhiều người chứng kiến.


D. Khám chỗ ở khi có lệnh của những người có thẩm quyền và
thực hiện đúng theo trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định.

Câu 9: Công dân có thể phát biểu ý kiến xây dựng cơ quan, trường học
ở nơi nào dưới đây ?

A. Ở bất cứ nơi nào.

B. Trong các cuộc họp ở cơ quan, trường học.

C. Ở nhà riêng của mình.

D. Ở nơi tụ tập đông người.

Câu 10: Hành vi nào dưới đây là trái với quyền bất khả xâm phạm về
chỗ ở của công dân ?

A. Sang chữa cháy nhà hàng xóm khi chủ nhân không có nhà.

B. Tự ý đuổi người khác khỏi chỗ ở của họ.

C. Công an vào khám nhà khi có lệnh của người có thẩm quyền.

D. Khi cần bắt người phạm tội đang lẩn trốn ở đó.

Câu 11: Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm về
các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước là biểu hiện
của quyền nào dưới đây của công dân ?

A. Quyền tự do báo chí.

B. Quyền tự do ngôn luận.


C. Quyền chính trị.

D. Quyền văn hóa – xã hội.

Câu 12: Hành vi nào dưới đây là đúng về pháp luật về quyền bất khả
xâm phạm về chỗ ở của công dân ?

A. Cưỡng chế giải tỏa nhà xây dựng trái phép.

B. Công an vào khám nhà dân khi có lệnh của cơ quan có thẩm
quyền.

C. Xây nhà lấn chiếm sang đất nhà hàng xóm.

D. Vào nhà hàng xóm để tìm đồ bị mất.

Câu 13: Ai mới được ra lệnh khám xét chỗ ở của công dân theo đúng
quy định của pháp luật?

A. Công an.

B. Chủ tịch xã.

C. Người có thẩm quyền theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình
sự.

D. Người có thẩm quyền theo quy định của Hiến pháp.

Câu 14: Biết C và D yêu nhau, H đã tìm cách đã tìm cách đọc trộm tin
nhắn của D rồi kể cho một số bạn trong lớp nghe làm D rất bực mình. H
đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây của D ?

A. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.


B. Quyền bí mật thông tin cá nhân.

C. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện
tín.

D. Quyền tự do yêu đương.

Câu 15: Pháp luật quy định về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của
công dân để tránh hành vi tùy tiện, lạm dụng quyền của các cơ quan
chức năng khi thi hành công vụ. Khẳng định này muốn đề cập đến:

A. Khái niệm bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

B. Nội dung quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

C. Ý nghĩa bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

D. Mục tiêu bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

You might also like