You are on page 1of 4

Câu 41: Công dân, cơ quan, tổ chức được đề nghị cơ quan tổ chức cá nhân có thẩm quyền xem xét

lại hành vi,


quyết định hành chính khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật là thực hiện quyền
A. tố cáo. B. khiếu nại. C. tự do ngôn luận. D. quản lí nhà nước.
Câu 42: Mục đích của khiếu nại là nhằm
A. bảo vệ lợi ích của người lao động đã bị xâm phạm.
B. bảo vệ lợi ích hợp pháp của công dân đã bị xâm phạm.
C. bảo vệ lợi ích của tổ chức, doanh nghiệp đã bị xâm phạm.
D. khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại đã bị xâm phạm.
Câu 43: Quyền khiếu nại là quyền của công dân, cơ quan, tổ chức được đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có
thẩm quyền
A. thay đổi quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật.
B. xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật.
C. điều chỉnh quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật.
D. hủy bỏ quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật.
Câu 44: Những ai dưới đây có thẩm quyền giải quyết khiếu nại ?
A. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. B. Mọi cán bộ nhà nước.
C. Mọi cơ quan nhà nước. D. Cơ quan tư pháp.
Câu 45: Giải quyết khiếu nại là
A. chấp nhận yêu cầu khiếu nại. C. xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết
B. điều chỉnh theo đề nghị trong đơn khiếu nại. D. phê chuẩn yêu cầu khiếu nại
Câu 46: Công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo là thể hiện hình thức dân chủ
A. trực tiếp. B. chỉ định. C. tập trung. D. gián tiếp.
Câu 47: Việc công dân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của
bất cứ cơ quan tổ chức cá nhân nào gây thiệt hại cho nhà nước hoặc cơ quan tổ chức cá nhân là thực hiện quyền
A. tố cáo. B. khiếu nại. C. áp giải. D. phán quyết.
Câu 48: Mục đích của tố cáo là
A. bảo vệ quyền tự do của công dân đã bị xâm hại.
B. khôi phục danh dự và nhân phẩm của công dân.
C. phát hiện, ngăn chặn việc làm trái pháp luật.
D. khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Câu 49: Theo quy định của pháp luật, công dân cần thực hiện quyền khiếu nại khi nhận được
A. kế hoạch giao kết hợp đồng lao động. B. phiếu thăm dò ý kiến cá nhân.
C. quyết định buộc thôi việc không rõ lí do. D. thông báo tuyển dụng nhân sự.
Câu 50: Công dân được thực hiện quyền khiếu nại trong trường hợp nào dưới đây?
A. Phát hiện kẻ gian đột nhập vào nhà. B. Chứng kiến việc vận chuyển ma túy.
C. Nhận quyết định tăng lương trước thời hạn. D. Nhận quyết định đền bù chưa thỏa đáng.

Câu 51: Chủ thể nào sau đây có quyền “khiếu nại ?
A. Mọi công dân, tổ chức biết về việc làm trái pháp luật gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước.
B. Người chứng kiến hành vi vi phạm pháp luật.
C. Người phát hiện hành vi phạm tội của một cá nhân nào đó.
D. Tổ chức bị ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp do quyết định trái pháp luật của cơ quan nhà nước.
Câu 52: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào thể hiện quyền khiếu nại ?
A. Tham gia bầu cử đại biểu Hội đông nhân dân địa phương.
B. Tham gia thảo luận, góp ý kiến xây dựng các văn bản pháp luật.
C. Tố cáo người có hành vi trộm xe máy.
D. Yêu cầu nhà trường xem xét về quyết định thôi học của bạn A.
Câu 53: Theo quy định của pháp luật, công dân có thể thực hiện quyền tố cáo trong trường hợp nào sau đây?
A. Phát hiện cơ sở sản xuất tiền giả. B. Phải kê khai tài sản cá nhân.
C. Bị buộc thôi việc không rõ lí do. D. Nhận tiền công khác với thỏa thuận.
Câu 54: Công dân có thể thực hiện quyền tố cáo trong trường hợp phát hiện
A. thông tin niêm yết chứng khoán. B. dấu hiệu biến đổi khí hậu.
C. sự thay đổi của chủng virus mới. D. hành vi khai thác gỗ trái phép.
Câu 55: Công dân sử dụng quyền nào sau đây để góp phần ngăn chặn những hành vi trái pháp luật, xâm
phạm lợi ích của Nhà nước, tổ chức, công dân?
A.Quyền khiếu nại của công dân.
B.Quyền tự do ngôn luận của công dân.
C.Quyền tố cáo của công dân.
D.Quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội của công dân.
Câu 56: Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính xâm phạm đến quyền và lợi ích
hợp pháp của mình thì công dân được sử dụng quyền nào dưới đây?
A. Tố cáo. B. Phản biện. C. Phán quyết. D. Khiếu nại.
Câu 57: Để giải quyết khiếu nại lần đầu của người dân đối với hành vi vi phạm hành chính của một cán bộ
phường thì người khiếu nại gửi đơn tới
A. Chủ tịch ủy ban nhân dân phường B. Chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố
C. Tòa án nhân dân D. Trưởng công an thành phố
Câu 58: Khi phát hiện người có hành vi nhập cảnh trái phép, công dân thực hiện quyền tố cáo nhằm mục đích
ngăn chặn
A. hình thức thay đổi nơi cư trú. B. hành vi vi phạm pháp luật.
C. cách thức điều tra nhân khẩu. D. hoạt động giao thương quốc tế.
Câu 67: Ông A không đồng ý với Quyết định của Ủy ban nhân dân huyện về thu hồi 2.000 m2 đất của gia
đình ông để giao cho Công ty Trách nhiệm hữu hạn K sử dụng. Trong trường hợp này, ông A cần viết đơn
khiếu nại gửi đến ai để bảo vệ quyền lợi cho gia đình mình?
A. Chủ tịch huyện. B. Trưởng phòng tài nguyên môi trường huyện.
C. Giám đốc sở tài nguyên môi trường. D. Nhân viên phòng ủy ban huyện.
Câu 68: Chị H là giáo viên hợp đồng tại trường tiểu học X. Do có việc cá nhân nên chị đã viết đơn xin nghỉ
việc một thời gian. Sau đó, chị nhận được quyết định chấm dứt hợp đồng từ phía nhà trường vì lý do đã bố trí
đủ giáo viên. Chị H không đồng ý với quyết định đó và muốn khiếu nại. Chị H phải gửi đơn khiếu nại đến
A. Hiệu trưởng trường Tiểu học X. B. Trưởng phòng giáo dục huyện.
C. Chủ tịch ủy ban nhân dân xã. D. Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện.
Câu 69: Sau khi nhận được Quyết định của chủ tịch Ủy ban nhân dân xã về việc thu hồi diện tích đất canh tác
mà gia đình đang sử dụng, anh A cảm thấy quyết định này không phù hợp với quy định của pháp luật, xâm
phạm đến quyền và lợi ích của mình nên anh đã viết đơn đề nghị Ủy ban nhân dân xã xem xét lại quyết định
trên. Trường hợp này anh A đã sử dụng quyền dân chủ nào của công dân?
A. Tố cáo. B. Khiếu nại. C. Chống đối. D. Đàm phán.
Câu 70: Ông A làm việc trong công ty X, địa điểm huyện B. Ông A muốn gửi đơn tố cáo môt nhân viên tổ
chức của công ty có hành vi tham nhũng. Ông A cần gửi đơn tố cáo đến ai?
A. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện B. B. Giám đốc công ty X.
C. Hội đồng nhân dân huyện B. D. Công an huyện B .
Câu 74: Trong dịp tết Nguyên đán vừa qua, xã L triển khai công tác trợ cấp tiền cho người nghèo ăn tết theo
quy định của cấp trên. Sẵn có mâu thuẫn cá nhân, ông Q đã vận động bà T, anh S thuộc diện không được trợ
cấp đi phát tờ rơi để nói xấu chủ tịch xã L với nội dung chi tiền không đúng đối tượng. Sau đó, ông Q tự ý lấy
điện thoại của con gái để đăng nội dung này lên mạng xã hội. Hành vi của những ai dưới đây cần bị tố cáo?
A. Ông Q, bà T và anh S. B. Bố con ông Q, bà T và anh S.
C. Chủ tịch xã L, anh S và bà T. D. Chủ tịch xã L và bố con ông Q.

Câu 1: Theo quy định của pháp luật, một trong những nội dung của quyền học tập là mọi công dân đều được
A. đặc cách trong tất cả các kì thi. B. cộng điểm ưu tiên.
C. miễn, giảm học phí. D. học thường xuyên, học suốt đời.
Câu 2: Công dân có quyền học ở các cấp học, từ tiểu học đến đại học và sau đại học theo qui định của pháp
luật là thực hiện quyền nào dưới đây?
A. Học ở nhiều bậc học B. Quyền học không hạn chế
C. Quyền học thường xuyên D. Quyền học suốt đời
Câu 3: Theo quy định của pháp luật, một trong những nội dung của quyền học tập là mọi công dân đều được
A. học bất cứ ngành nghề nào. B. bảo mật chương trình học.
C. ưu tiên trong tuyển sinh. D. thử nghiệm giáo dục quốc tế.
Câu 4: Theo quy định của pháp luật, một trong những nội dung của quyền học tập là mọi công dân đều được
A. học không hạn chế. B. hưởng mọi ưu đãi.
C. miễn, giảm học phí. D. cộng điểm khu vực.
Câu 5: Một trong những nội dung cơ bản của quyền học tập là mọi công dân đều được
A. thay đổi đồng bộ chương trình. B. cấp học bổng toàn phần.
C. điều chỉnh phương thức đào tạo. D. học bằng nhiều hình thức.
Câu 6: Mọi công dân đều có quyền học tập từ thấp lên cao được hiểu là
A. học không hạn chế. B. học thường xuyên.
C. học bất cứ ngành nghề nào. D. học bằng nhiều hình thức.
Câu 7: Công dân có thể đăng ký học các ngành, nghề mà công dân nhận thấy
A. phù hợp với nhu cầu, sở thích và năng khiếu của mình.
B. phù hợp với năng khiếu, sở thích và điều kiện của mình.
C. phù hợp với năng khiếu, khả năng, sở thích và điều kiện của mình.
D. phù hợp với năng khiếu, sở thích nhu cầu và điều kiện của mình.
Câu 8: Việc học tập của công dân không bị phân biệt đối xử về dân tộc, tôn giáo, nguồn gốc của gia đình là thể
hiện quyền nào dưới đây của công dân?
A. Bình đẳng về cơ hội học tập. B. Bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.
C. Bình đẳng về thời gian học tập. D. Bình đẳng về hoàn cảnh gia đình.
Câu 9: Nội dung nào dưới đây thể hiện quyền học thường xuyên, học suốt đời của công dân?
A. Công dân có quyền phát minh, sáng chế, cải tiến kĩ thuật.
B. Công dân có thể học ở nhiều loại trường lớp khác nhau.
C. Công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, địa vị xã hội.
D. Công dân có quyền học những ngành nghề phù hợp với khả năng, sở thích, điều kiện.
Câu 10: Pháp luật quy định quyền học tập của công dân nhằm
A. giáo dục, bồi dưỡng phát triển tài năng của công dân.
B. giáo dục và tuyển chọn nhân tài cho đất nước.
C. đáp ứng nhu cầu học tập của công dân.
D. tạo điêu kiện cho mọi người được học tập.
Câu 11: Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục nhằm:
A. Đảm bảo quyền học tập suốt đời của công dân.
B. Tạo môi trường cho công dân nâng cao nhận thức.
C. Đáp ứng nhu cầu học tập của công dân.
D. Tạo mọi điều kiện để người nghèo có cơ hội được học tập.
Câu 12: Khẳng định nào dưới đây là đúng về quyền học tập của công dân?
A. Công dân có quyền học không hạn chế thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển.
B. Công dân có thể tự do vào học ở các trường học.
C. Mọi công dân có thể vào học đại học mà không cần có điều kiện gì.
D. Mọi công dân có thể học ở bất kỳ trường đại học nào.
Câu 13: Công dân có thể học trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học thông qua các kì thi và xét
tuyển là biểu hiện của quyền
A. học thường xuyên, học suốt đời. B. học không hạn chế.
C. bình đẳng về cơ hội học tập. D. học bất cứ nơi nào.
Câu 14: Học sinh sau khi tốt nghiệp THPT, không đủ điều kiện để theo học đại học có thể lựa chọn hệ vừa học
vừa làm. Trong trường hợp này, học sinh đã thực hiện quyền học tập ở nội dung nào dưới đây?
A. Học bất cứ ngành nghề nào. B. Học không hạn chế.
C. Học thường xuyên, học suốt đời. D. Học từ thấp đến cao.
Câu 15: Ý kiến nào sau đây không đúng với quyền học tập của công dân?
A. Công dân được học bất cứ trường nào mình muốn.
B. Công dân đều có quyền học bất cứ ngành nghề nào.
C. Công dân đều có quyền học từ thấp đến cao.
D. Công dân có thể học thường xuyên, học suốt đời.
Câu 16: Khẳng định nào dưới đây là đúng về quyền học tập của công dân ?
A. Mọi công dân đểu có quyền học đại học và sau đại học.
B. Mọi công dân đều được ưu tiên trong tuyển chọn vào các trường đại học, cao đẳng như nhau.
C. Công dân có thể học bất cứ ngành, nghề nào phù hợp với khả năng và điều kiện của mình.
D. Mọi công dân khi tham gia học tập đều phải đóng học phí theo quy định.
Câu 17: Việc học sinh thuộc hộ cận nghèo, hộ nghèo được miễn giảm học phí là nhằm đảm bảo quyền nào
dưới đây?
A. Quyền bình đẳng về điều kiện học tập. B. Quyền bình đẳng về cơ hội học tập.
C. Quyền được khuyến khích, bồi dưỡng. D. Quyền học tập không hạn chế.
Câu 18: Việc cộng điểm ưu tiên cho học sinh là người dân tộc thiểu số đã thể hiện quyền bình đẳng về:
A. Chủ trương phát triển giáo dục. B. Bất bình đẳng trong giáo dục.
C. Công bằng xã hội trong giáo dục. D. Định hướng đổi mới trong giáo dục.
Câu 19: Do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, A không tiếp tục học lên
Đại học mà đi làm ở công ty X. Hàng ngày, ngoài giờ làm việc, A còn đăng kí lớp học Đại học tại chức vào buổi
tối. Việc làm này thể hiện nội dung nào về quyền học tập của công dân?
A. Quyền học không hạn chế. B. Học thường xuyên, học suốt đời.
C. Bình đẳng về cơ hội học tập. D. Học tích cực, học suốt đời.
Câu 20: Anh P đang theo học ở trường Đại học Y Hà Nội nhưng muốn học thêm một chuyên ngành khác để bổ
trợ chuyên môn cho mình nên anh P đã chọn học văn bằng 2 ở một trường Cao đẳng về ngành Dược sỹ. D đã
được hưởng quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền tự do học tập. B. Quyền học thường xuyên, học suốt đời.
C. Quyền lao động thường xuyên, liên tục. D. Quyền được phát triển toàn diện.
Câu 21: M là người dân tộc Kinh, N là người dân tộc Khmer. Cả M và N đều nộp hồ sơ xét tuyển vào trường
THPT X và đủ điều kiện theo quy định nên được nhận vào học. Việc làm của trường THPT X đã đảm bảo nội
dung nào dưới đây?
A. Bình đẳng về nghĩa vụ tuyển sinh. B. Bình đẳng về quyền lợi tuyển sinh.
C. Bình đẳng giữa các vùng miền. D. Bình đẳng về cơ hội học tập.

You might also like