You are on page 1of 4

TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẢO LỘC

TỔ: SỬ–ĐỊA–GDCD–TD-QP

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II


GDCD 12, NĂM HỌC 2023 - 2024

I. HÌNH THỨC
- 100% trắc nghiệm (đề gồm 40 câu), thời gian làm bài: 45 phút
II. NỘI DUNG
Bài 6. Công dân với các quyền tự do cơ bản
- Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
- Quyền đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín
- Quyền tự do ngôn luận
Bài 7: Công dân với các quyền dân chủ
Câu 1. Không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe của người khác là nội dung quyền nào dưới đây
của công dân?
A. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
B. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
C. Quyền được đảm bảo an toàn về thân thể.
D. Quyền được bảo đảm thư tín, điện thoại điện tín.
Câu 2. Không ai được xâm phạm tới danh dự và nhân phẩm của người khác là nội dung quyền nào dưới
đây của công dân?
A. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.
B. Quyền được bảo đảm an toàn thanh danh của người khác.
C. Quyền nhân thân.
D. Quyền được pháp luật bảo hộ về uy tín.
Câu 3. Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được thực hiện trong trường hợp pháp luật
có quy định và phải có quyết định của
A. thủ trưởng cơ quan. B. cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
C. cơ quan công an xã, phường. D. Viện kiểm sát.
Câu 4. Khám chỗ ở đúng pháp luật là thực hiện khám trong trường hợp nào dưới đây?
A. Do pháp luật quy định. B. Có nghi ngờ tội phạm.
C. Cần tìm đồ vật quý. D. Do một người chỉ dẫn.
Câu 5. Đánh người gây thương tích, làm tổn hại đến tính mạng và sức khỏe của người khác là hành vi
xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
C. Quyền được đảm bảo an toàn sức khỏe.
D. Quyền được đảm bảo an toàn tính mạng.
Câu 6. Chỗ ở của công dân là nơi bất khả xâm phạm, không một ai có quyền tuỳ tiện vào chỗ ở của người
khác nếu không được người đó
A. đồng ý. B. chuẩn y. C. Chứng nhận. D. cấm đoán.
Câu 7. Để thể hiện quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân, đòi hỏi mỗi người phải
A. tôn trọng chỗ ở của người khác.
B. tôn trọng bí mật của người khác.
C. tôn trọng tự do của người khác.
D. tôn trọng quyền riêng tư của người khác.
Câu 8. Chỉ được khám xét nơi ở của công dân trong trường hợp nào sau đây?
A. Lấy lại đồ đã cho mượn nhưng người đó đi vắng.
B. Nghi ngờ nhà đó lấy trộm đồ của mình.
C. Cần bắt người bị truy nã đang lẩn trốn ở đó.
D. Nghi ngờ có dấu vết phạm tội.
Câu 9. Vì mâu thuẫn với nhau, N đã tung tin nói xấu về M lên Facebook. Hành vi của N vi phạm quyền
nào dưới đây của công dân?
A. Quyền bí mật đời tư.
B. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín.
C. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
D. Quyền được bảo đảm an toàn Facebook.
Câu 10. Những hành vi hung hãn côn đồ, đánh người gây thương tích, làm tổn hại đến sức khỏe của
người khác thì pháp luật nước ta
A. nghiêm cấm. B. răn đe. C. phản đối. D. cho phép.
Câu 11. Hành vi đặt điều, tung tin xấu làm ảnh hưởng đến uy tín của người khác là vi phạm quyền
A. đảm bảo bình đẳng công dân. B. đảm bảo bí mật cá nhân.
C. bất khả xâm phạm về thân thể. D. được bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
Câu 12. Không ai được bịa đặt nói xấu người khác là nói về quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền được đảm bảo uy tín cá nhân.
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
C. Quyền được tôn trọng.
D. Quyền được đảm bảo an toàn trong cuộc sống.
Câu 13. Quyền bầu cử và quyền ứng cử là các quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực chính
trị, thông qua đó nhân dân thực thi hình thức
A. dân chủ gián tiếp. B. dân chủ trực tiếp.
C. dân chủ nguyên tắc. D. dân chủ tập trung.
Câu 14. Để xây dựng bộ máy nhà nước và xây dựng, phát triển kinh tế xã hội công dân thực hiện quyền
nào sau đây?
A. Kiến nghị với các cơ quan nhà nước. B. Thảo luận với các cơ quan nhà nước.
C. Ý kiến với các cơ quan nhà nước. D. Gặp mặt với các cơ quan nhà nước.
Câu 15. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội được quy định trong Hiến pháp, đây chính là các
quyền gắn liền với việc thực hiện hình thức dân chủ nào dưới đây?
A. Hình thức dân chủ gián tiếp. B. Hình thức dân chủ trực tiếp.
C. Hình thức dân chủ tập trung. D. Hình thức dân chủ không tập trung.
Câu 16. Quyền khiếu nại tố cáo là quyền dân chủ cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp, là
công cụ để nhân dân thực hiện hình thức dân chủ nào sau đây?
A. Tập trung. B. Nguyên tắc. C. Gián tiếp. D. Trực tiếp.
Câu 17. Theo quy định của pháp luật trường hợp nào thì công dân có quyền khiếu nại và tố cáo?
A. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức bị hành vi trái pháp luật xâm hại.
B. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân bị hành vi trái pháp luật xâm hại.
C. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức bị hành vi trái pháp luật xâm phạm.
D. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức bị hành vi trái pháp luật xâm hại.
Câu 18. “Quyền của ông A được báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi
phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi
ích của nhà nước, đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức” là quyền nào sau đây?
A. Tố cáo. B. Khiếu nại. C. Bầu cử. D. Ứng cử.
Câu 19. Trong phạm vi nào nhân dân được quyền thảo luận và biểu quyết các vấn đề trọng đại khi nhà
nước tổ chức trưng cầu ý dân?
A. phạm vi cả nước B. phạm vi cơ sở.
C. phạm vi địa phương. D. phạm vi huyện xã.
Câu 20. Quyền bầu cử là quyền dân chủ của công dân trong lĩnh vực
A. chính trị. B. kinh tế. C. văn hóa. D. xã hội.
Câu 21. Ngoài việc tự ứng cử thì quyền ứng cử của công dân còn được thực hiện bằng con đường nào
dưới đây?
A. Tự đề cử. B. Tự bầu cử.
C. Được giới thiệu ứng cử. D. Được lựa chọn.
Câu 22. Công dân thực hiện quyền bầu cử bằng cách nào dưới đây là đúng pháp luật?
A. Trực tiếp viết phiếu bầu và bỏ phiếu.
B. Nhờ người khác bỏ phiếu.
C. Nhờ những người trong tổ bầu cử bỏ phiếu.
D. Nhờ người khác viết phiếu rồi tự mình bỏ phiếu.
Câu 23. Việc nhờ người khác bỏ phiếu hộ khi nhà nước tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội hoặc đại biểu
Hội đồng nhân dân đã vi phạm nguyên tắc nào của Luật Bầu cử?
A. Phổ thông. B. Trực tiếp. C. Bỏ phiếu kín. D. Bình đẳng.
Câu 24. Trong quá trình bầu cử, việc mỗi người được tự do, độc lập thể hiện sự lựa chọn của mình đối
với những người trong danh sách ứng cử viên đã thể hiện nguyên tắc gì trong bầu cử?
A. Phổ thông. B. Bình đẳng C. Trực tiếp. D. Bỏ phiếu kín
Câu 25. Theo quy định của pháp luật người nào có quyền khiếu nại?
A. Cá nhân, công dân. B. Cá nhân.
C. Cá nhân, tổ chức. D. Chỉ có công dân.
Câu 26. Theo quy định của pháp luật người nào có quyền tố cáo?
A. Cá nhân, công dân. B. Cá nhân.
C. Cá nhân, tổ chức. D. Chỉ có công dân.
Câu 27. Ý nào dưới đây nói về mục đích của khiếu nại?
A. Nhằm phát hiện ngăn chặn các việc làm trái pháp luật.
B. Nhằm khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại.
C. Nhằm ngăn chặn hành vi xâm hại đến lợi ích của nhà nước, tổ chức và của công dân.
D. Xóa bỏ án tích cho người khiếu nại khi họ đề nghị xem xét quyết định hành chính.
Câu 28. Theo em học sinh THPT có quyền nào sau đây?
A. Thảo luận đóng góp ý kiến để xây dựng trường và lớp.
B. Tự do tham gia quản lí các vấn đề của địa phương.
C. Giải quyết khiếu nại tố cáo.
D. Tham gia ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân.
Câu 29. Kiểm tra thường niên hoạt động các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, anh T - trưởng đoàn kiểm tra
phát hiện doanh nghiệp I do anh K làm giám đốc đã vi phạm nghĩa vụ bảo vệ môi trường. Anh T yêu cầu
chị G kế toán công ty đưa 50 triệu đồng để bỏ qua lỗi này. Vì chị G từ chối đưa tiền nên anh T đã lập biên
bản xử phạt thêm lỗi khác mà công ty không vi phạm. Những ai dưới đây là đối tượng vừa bị khiếu nại,
vừa bị tố cáo?
A. Anh T, anh K và chị G. B. Anh T và anh K.
C. Anh T và chị G. D. Anh T.
Câu 30. Bà T dựng xe đạp ngoài cửa hàng để mua thức ăn nhưng quên không mang túi xách vào nên đã
bị mất. Nghi ngờ em C đang chơi gần đó lấy trộm. Bà T đã chửi bới và rủ chị M xông vào nhà em C để
lục soát nên bị chị G - mẹ em C túm tóc và bị bố em C là anh D lấy gậy đánh gãy xương đùi. Những ai
dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?
A. Anh D, chị M. B. Chị G, anh D, em C.
C. Bà T, chị G, anh D, chị M. D. Bà T, chị M.
Câu 31. Anh B vào nhà ông C lấy trộm máy vi tính bị anh C cùng anh H và anh M bắt quả tang. Thấy
vậy, anh E là một trong những người đến xem sự việc bảo đem anh B vào nhốt ở nhà kho của hợp tác xã.
Nghe lời anh E, H và M đem nhốt anh B vào kho. Chẳng may đến sáng hôm sau, anh B vì lạnh và đói
ngất đi, phải đưa vào bệnh viện cấp cứu. Những ai dưới đây đã xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về
chỗ ở của công dân?
A. Anh M. B. Anh E. C. Anh H. D. Anh B.
Câu 32. Do ghét N nên A đã bàn với anh M nhân viên bưu điện để mình đưa thư cho N giúp anh. Vì bận
việc và thấy cũng tiện đường với A nên anh M đã đồng ý. Nhưng A không đưa thư cho N mà mở ra xem
và hủy luôn thư. Khi biết chuyện, N cùng với bạn của mình là T đến nhà đập phá và đe dọa đánh A. Sự
việc đến tai ông H trưởng công an xã, ông H đã cho người đến mời N và A về cơ quan để giải quyết.
Những ai dưới đây vi phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín của
công dân?
A. M, A và T. B. M,A và H. C. M và A. D. H và T.
Câu 33. Biết anh H đi công tác nên anh K rủ anh D cùng nhau mở trộm email cá nhân của anh H để lấy
thông tin khách hàng. Anh K lấy tài liệu chỉnh sửa và nộp cho giám đốc S. Khi về, anh H phát hiện email
của mình bị mở trộm, anh đã làm đơn báo với giám đốc và cơ quan chức năng. Trong trường hợp này, ai
dưới đây vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân?
A. Anh K. B. Anh K, anh D.
C. Anh K và giám đốc S. D. Anh K, anh D và giám đốc S.
Câu 34. Nghi ngờ chị D viết bài nói xấu mình trên mạng xã hội, ông H Chủ tịch xã đã ngăn cản khi chị
phát biểu trong cuộc họp Hội đồng nhân dân. Thấy vậy, anh M lên tiếng bảo vệ chị D nhưng bị ông K chủ
tọa cuộc họp ngắt lời không cho phát biểu. Chứng kiến sự việc, chị P đã viết bài đăng báo, tố cáo ông K
có hành vi tham nhũng. Những ai dưới đây đã thực hiện quyền tự do ngôn luận của công dân?
A. Ông H, ông K và chị P. B. Ông H, ông K và chị P.
C. Chị D, anh M và chị P. D. Chị P, chị D và ông K.
Câu 35. Theo lời khuyên của anh M, anh H đã nói với bố không nên dùng thực phẩm bẩn trong khâu chế
biến thức ăn phân phối cho các đại lí. Vô tình nghe được câu chuyện giữa hai bố con anh H, anh K kể lại
với anh P. vốn là đối thủ của bố anh H, anh p lập tức tung tin này lên mạng xã hội. Bố anh H đã vội vã
thuê phóng viên viết và đăng bài cải chính đồng thời quảng bá chất lượng sản phẩm cùa mình. Những ai
dưới đây đã thực hiện không đúng quyền tự do ngôn luận của công dân?
A. Bố con anh H, anh p, anh K và anh M.
B. Bố anh H, phóng viên và anh P.
C. Bố anh H, anh K, anh p và phóng viên.
D. Bố anh H, anh p, anh K và anh M.

You might also like