You are on page 1of 17

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM 4 PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Câu 1: Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể khi
A. điều tra hiện trường gây án B. giam giữ người tố cáo.
C. bảo mật thông tin quốc gia. D. truy tìm đối tượng phản động.
Câu 2: Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của
người khác khi thực hiện hành vi nào dưới đây?
A. Giải cứu nạn nhân. B. Điều tra tội phạm.
C. Theo dõi nghi phạm. D. Khống chế con tin.
Câu 3: Bắt người trái pháp luật là xâm phạm đến quyền nào sau đây của công dân?
A. bắt người hợp pháp của công dân.
B. bất khả xâm phạm thân thể của công dân.
C. bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân.
D. bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
Câu 4: Giam giữ người quá thời hạn qui định là vi phạm quyền nào của công dân ?
A. Bất khả xâm phạm về thân thể. B. Pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
C. Bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. D. Pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ.
Câu 5: Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể khi
A. đánh người gây thương tích. B. đã tham gia giải cứu nạn nhân.
C. bắt người theo quyết định của Toà án. D. giam giữa người trái pháp luật.
Câu 6: Theo quy định của pháp luật, cơ quan nhà nước có thẩm quyền không vi phạm quyền bất
khả xâm phạm về thân thể khi bắt giữ người đang
A. thực hiện hành vi phạm tội. B. giám hộ trẻ em khuyết tật.
C. bảo trợ trẻ em khuyết tật. D. truy tìm tù nhân vượt ngục.
Câu 7: Pháp luật quy định không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án, quyết định phê
chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trýờng hợp
A. đã có chứng cứ rõ ràng, đầy đủ.
B. gây khó khăn cho việc điều tra.
C. phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.
D. cần ngăn chặn ngay người phạm tội bỏ trốn.
Câu 8: Theo quy định của pháp luật, hành vi nào dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về
than thể của công dân?
A. Theo dõi nạn nhân. B. Khống chế tội phạm.
C. Bắt cóc con tin. D. Đe dọa giết người.
Câu 9: Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể khi
A. Theo dõi nhân chứng B. Giam, giữ người trái pháp luật
C. theo dõi tội phạm nguy hiểm D. bảo trợ người già neo đơn.
Câu 10: Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể khi
A. theo dõi phạm nhân vượt ngục. B. giám hộ trẻ vị thành niên
C. Truy đuổi kẻ gian D. giam giữ con tin.
Câu 11: Theo quy định của pháp luật, công dân không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân
thể khi bắt người
A. đang thực hiện hành vi phạm tội. B. đã chứng thực di chúc thừa kề.
C. đã tham gia giải cứu nạn nhân. D. đang tìm hiểu hoạt động tín ngưỡng.
Câu 12: Theo quy định của pháp luật, cơ quan nhà nước có thẩm quyền vi phạm quyền bất khả
xâm phạm về thân thể khi bắt giữ người đang
A. Khống chế và bắt giữ con tin. B. thực hiện hành vi giết người.
C. Khống chế và bắt giữ tên trộm. D. thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng.
Câu 13: Cơ quan chức năng vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân khi tạm
giữ người đang thực hiện hành vi nào sau đây?
Trang 1/17 - Mã đề thi DH
A. Sản xuất tiền giả. B. Tổ chức khủng bố.
C. Tham gia bạo loạn. D. Theo dõi phiên tòa.
Câu 14: Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của
người khác trong trường hợp tiến hành việc bắt giữ một người nào đó đang
A. cướp giật tài sản. B. truy lùng tội phạm. C. phạm tội quả tang. D. khống chế con tin.
Câu 15: Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể khi
thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Giam giữ nhân chứng. B. Truy tìm tội phạm.
C. Đầu độc tù nhân. D. Theo dõi bị can.
Câu 16: Công dân không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể khi bắt người đang thực
hiện hành vi nào sau đây?
A. Cướp giật tài sản. B. Thu thập vật chứng.
C. Điều tra vụ án. D. Theo dõi nghi phạm.
Câu 17: Hành vi bắt, giam giữ người trái pháp luật là xâm phạm đến quyền nào dưới đây của
công dân?
A. Được đảm bảo về tính mạng. B. Tự do đi lại và lao động.
C. Bất khả xâm phạm về thân thể. D. Pháp luật bảo hộ về sức khỏe.
Câu 18: Theo quy định của pháp luật, cơ quan nhà nước có thẩm quyền không vi phạm quyền bất
khả xâm phạm về thân thể khi bắt giữ người đang
A. tìm hiểu hoạt động tín ngưỡng. B. bị truy nã toàn quốc.
C. kiểm tra hóa đơn dịch vụ. D. kiểm soát truyền thông
Câu 19: Theo quy định của pháp luật, công dân có hành vi nào sau đây xâm phạm đến danh dự,
nhân phẩm của người khác?
A. Khống chế và bắt giữ tên trộm. B. Xúc phạm nhằm hạ uy tín người khác.
C. Theo dõi phạm nhân vượt ngục. D. Điều tra hiện trường gây án
Câu 20: Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính
mạng, sức khỏe khi
A. thực hiện tố cáo nặc danh. B. mạo danh lực lượng chức năng.
C. đánh người gây thương tích. D. theo dõi phạm nhân vượt ngục.
Câu 21: Hành vi đánh người, làm tổn hại cho sức khỏe của người khác là xâm phạm đến quyền tự
do cơ bản nào của công dân?
A. Bất khả xâm phạm về thân thể. B. Bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
C. Tự do về thân thể của công dân. D. Bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
Câu 22: Theo quy định của pháp luật, công dân có hành vi đặt điều nói xấu người khác là vi phạm
quyền
A. được bảo đảm an toàn, bí mật, thư tín, điện tín.
B. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
C. được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
D. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
Câu 23: Theo quy định của pháp luật, công dân có hành vi nào sau đây xâm phạm đến danh dự,
nhân phẩm của người khác?
A. Tung tin, bịa đặt nói xấu người khác. B. Đang thực hiện hành vi phạm tội.
C. Theo dõi tội phạm nguy hiểm D. Lan truyền bí mật quốc gia.
Câu 24: Xúc phạm để hạ uy tín người khác là hành vi xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về
A. tính mạng và sức khỏe của công dân. B. tinh thần của công dân.
C. thể chất của công dân. D. về nhân phẩm, danh dự của công dân.
Câu 25: Công dân vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của người khác
khi thực hiện hành vi nào dưới đây?
A. Hạ nhục người khác. B. Đe dọa giết người.
Trang 2/17 - Mã đề thi DH
C. Bắt người trái phép. D. Tố giác tội phạm.
Câu 26: Theo quy định của pháp luật, công dân có hành vi làm chết người là hành vi xâm phạm
quyền được pháp luật bảo hộ về
A. danh dự của công dân. B. tính mạng và sức khỏe của công dân.
C. nhân phẩm của công dân. D. tinh thần của công dân.
Câu 27: Theo quy định của pháp luật, công dân xâm hại đến tính mạng, sức khỏe của người khác
khi thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Tự vệ chính đáng. B. Khống chế tên trộm.
C. Bắt giữ người phạm tội. D. Đánh người gây thương tích.
Câu 28: Theo quy định của pháp luật, hành vi đánh người gây thương tích là vi phạm quyền được
pháp luật tự do cơ bản nào dưới đây của công dân?
A. Bất khả xâm phạm về thân thể. B. Tự do về thân thể của công dân.
C. Bảo hộ về danh dự, nhân phẩm. D. Bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
Câu 29: Theo quy định của pháp luật, công dân có hành vi nào sau đây xâm phạm đến danh dự,
nhân phẩm của người khác?
A. Trêu chọc bạn trong lớp. B. Giáo viên phê bình học sinh trên lớp.
C. Xúc phạm hạ uy tín người khác. D. Cha mẹ phê bình con khi mắc lỗi.
Câu 30: Theo quy định của pháp luật, hành vi nào dưới đây xâm phạm quyền được pháp luật bảo
hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân?
A. Giải cứu con tin. B. Bảo vệ nhân chứng.
C. Tố cáo nghi phạm. D. Đầu độc nạn nhân.
Câu 31: Công dân có hành vi bịa đặt để hạ uy tín của người khác là xâm phạm quyền được pháp
luật bảo hộ về
A. năng lực thể chât. B. danh dự, nhân phẩm.
C. tính mạng sức khỏe. D. tự do thân thể.
Câu 32: Theo quy định của pháp luật, công dân có hành vi nào sau đây xâm phạm đến danh dự,
nhân phẩm của người khác?
A. Ghép ảnh xúc phạm cá nhân. B. Chủ động đối thoại trực tuyến.
C. Bày tỏ sở thích cá nhân D. Đề xuất đổi mới chính sách
Câu 33: Công dân có hành vi bịa đặt để hạ uy tín người khác là xâm phạm đến quyền được pháp
luật bảo hộ về
A. danh dự nhân phẩm. B. Năng lực thể chất.
C. tự do thân thể. D. tính mạng, sức khoẻ.
Câu 34: Mọi công dân có hành vi xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm của người khác đều bị
A. xét xử lưu động. B. bắt giữ khẩn cấp.
C. tước bỏ nhân quyền. D. xử lí theo pháp luật.
Câu 35: Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự,
nhân phẩm khi
A. chuyển nhượng bí quyết gia truyền. B. tự công khai đời sống của bản thân.
C. chủ động chia sẻ kinh nghiệm cá nhân. D. xúc phạm nhằm hạ uy tín người khác.
PHẦN II: TRẮC NGHIỆM PHÁT BIỂU LẠI KHÁI NIỆM
Câu 36: Phát biểu nào sau đây là sai về quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A. Mọi công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
B. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án.
C. Không ai bị bắt nếu không có phê chuẩn của Viện kiểm sát.
D. Công dân phạm tội quả tang thì không có quyền được bắt.
Câu 37: Phát biểu nào sau đây là sai về quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A. Mọi công dân đều có quyền bắt, giam giữ người nếu thấy cần thiết.
B. Tùy tiện bắt, giam giữ người khác là hành vi vi phạm pháp luật.

Trang 3/17 - Mã đề thi DH


C. Việc bắt giữ người phải tuân thủ trình tự do pháp luật quy định.
D. Mọi công dân đều có quyền bắt người đang bị truy nã toàn quốc.
Câu 38: Phát biểu nào sau đây là sai về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công
dân?
A. Đánh người gây thương tích là hành vi vi phạm pháp luật.
B. Làm chết người là xâm phạm tính mạng, sức khỏe công dân.
C. Đe dọa giết người là xâm phạm danh dự, nhân phẩm công dân.
D. Pháp luật nghiêm cấm các hành vi tra tấn, truy bức với công dân.
Câu 39: Phát biểu nào sau đây là sai về quyền được pháp luật bảo hộ về danh sự, nhân phẩm của công
dân?
A. Danh dự của cá nhân được pháp luật và mọi người tôn trọng.
B. Nhân phẩm của cá nhân là cao quý không bị ai xâm phạm.
C. Bịa đặt điều xấu cho người khác là xâm phạm tính mạng, sức khỏe công dân.
D. Tung tin xấu, nói xấu, xúc phạm để hạ uy tín công dân là vi phạm pháp luật.
PHẦN III: TRẮC NGHIỆM ĐỌC TÌNH HUỐNG TRẢ LỜI CÂU HỎI
Câu 40: Đọc thông tin và trả lời các câu hỏi bên dưới
Phát hiện chiếc xe đạp của mình bị mất cách đây 2 ngày trong sân nhà bà H, bà M cùng cháu
gái của mình là Q xông vào nhà bà H để lấy về. Thấy bà M và Q tự vào nhà mình, bà H đã lớn
tiếng mắng chửi rồi cùng con trai của mình là S khống chế bắt giữ Q nhốt vào nhà kho khiến cháu
vô cùng hoảng loạn. Trong lúc giằng co, anh S vô tình đẩy bà M ngã bị gãy chân phải nhập viện
điều trị. Biết chuyện, chồng bà M là ông X đã sang nhà bà H đập phá đồ đạc, giải cứu cháu Q rồi
đưa vợ đi cấp cứu.
Câu 1: Những ai sau đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A. Ông X, bà H và anh S. B. Bà H, ông X và bà M.
C. Anh S và bà H. D. Anh S và ông X.
Câu 2: Hành vi của chủ thể nào dưới đây đã xâm phạm đến quyền được pháp luật bảo hộ về danh
dự và nhân phẩm của công dân?
A. Anh S. B. Bà M. C. Bà H. D. Ông X.
Câu 3: Hành vi của chủ thể nào dưới đây đã xâm phạm đến quyền được pháp luật bảo hộ về tính
mạng, sức khỏe của công dân?
A. Anh S. B. Bà M. C. Bà H. D. Ông X.
Câu 4: Hậu quả của hành vi vi phạm quyền quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe
của công dân trong thông tin trên là gì?
A. Bị xúc phạm về tinh thần. B. Bị khủng hoảng tâm lý.
C. Bị gẫy chân phải nhập viện. D. Bị giam giữ nhiều ngày.
Câu 41: Đọc thông tin và trả lời các câu hỏi bên dưới
Biết tin anh A chồng mình đang bị anh K là cán bộ lâm nghiệp bắt giam tại một hạt kiểm lâm
về tội tổ chức phá rừng trái phép nhưng vì đang nằm viện nên ba ngày sau chị P mới đến thăm
chồng. Chứng kiến cảnh anh K đánh đập chồng, chị P đã xúc phạm anh K nên bị đồng nghiệp của
anh K là anh M giam vào nhà kho. Hai ngày sau, khi đi công tác về, ông Q là Hạt trưởng hạt kiểm
lâm mới biết chuyện và báo cho cơ quan công an thì chị P mới được thả.
Câu 1: Những ai dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A. Anh K và anh M. B. Anh K, anh M và anh A.
C. Anh M và ông Q. D. Anh K, anh M và ông Q.
Câu 2: Việc anh K có hành vi đánh đập anh A là vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Bất khả xâm phạm về thân thể. B. Bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
C. Bảo hộ về danh dự, nhân phẩm. D. Bất khả xâm phạm đời tư.
Câu 3: Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chồng, chị P có thể sử dụng quyền dân chủ nào
dưới đây của công dân.
A. Quyền khiếu nại. B. Quyền tố cáo. C. Quyền bầu cử. D. Quyền ứng cử.
Trang 4/17 - Mã đề thi DH
Câu 4: Chứng kiến cảnh anh K đánh đập chồng, thay vì việc chị P xúc phạm anh K, chị có thể sử
dụng quyền dân chủ nào dưới đây của công dân?
A. Quyền khiếu nại. B. Quyền tố cáo. C. Quyền bầu cử. D. Quyền ứng cử.
Câu 42: Đọc thông tin và trả lời các câu hỏi bên dưới
Giám đốc một công ty tổ chức sự kiện là anh M yêu cầu nhân viên là anh S khống chế và giữ
khách hàng là anh Q tại nhà kho do anh Q có hành vi gây rối. Sau hai ngày tìm kiếm, vợ anh Q là
chị T phát hiện anh bị giam ở công ty này nên nhờ anh B đến giải cứu chồng. Vì anh S không
đồng ý thả anh Q nên anh B đã đánh khiến anh S bị gãy tay. Chứng kiến sự việc, anh Y một bảo
vệ làm trong công ty đã dùng điện thoại quay lại rồi phát lên mạng hội khiến uy tín của anh B và
anh S bị suy giảm nghiêm trọng, yêu cầu anh Y gỡ bài và đính chính không được, anh S đã uy
hiếp anh Y sau đó đập vỡ điện thoại của anh Y khiến anh vô cùng bực tức.
Câu 1: Những ai sau đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của côngdân'?
A. Anh M và anh S. B. Anh M, anh S và chị T.
C. Anh M, chị T và anh B. D. Anh S và anh B.
Câu 2: Chủ thể nào đã vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng và sức khỏe của công
dân?
A. Anh M và anh S. B. Anh Q và anh Y. C. Anh Y và anh S. D. Anh B và anh M.
Câu 3: Những ai dưới đây bị xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm của công
dân?
A. Anh B và anh S. B. Anh Q và anh B. C. Anh Y và anh Q. D. Anh Y và anh B.
Câu 43: Đọc thông tin và trả lời các câu hỏi bên dưới
Xác định chị T là người mấy tuần trước có hành vi lừa đảo, giao bán cho công ty mình khẩu
trang y tế đã qua sử dụng hiện đang đứng ở cổng công ty tiếp tục có hành vi bán hàng giả, anh Q,
phó giám đốc công ty Z, chỉ đạo anh X là bảo vệ, bắt giữ chị T giải về đồn công an. Biết chuyện
vợ mình bị bắt, anh K đến công ty Z gặp giám đốc M hỏi chuyện. Trong lúc hai bên to tiếng, anh
K không kiềm chế, đánh ông M bị thương. Tức giận, ông M chỉ đạo anh X bắt và giam anh K vào
nhà kho của công ty. Do bị bỏ đói nhiều ngày nên anh K bị hoảng loạn tinh thần nên được anh X
gọi người nhà đưa vào viện cấp cứu.
Câu 1: Trong trường hợp này những ai sau đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của
công dân?
A. Anh X và ông M. B. Anh K, anh Q và anh X.
C. Anh X, anh Q và ông M. D. Ông M và anh Q.
Câu 2: Những ai dưới đây đã vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng và sức khỏe của công
dân?
A. Anh K và ông M. B. Anh K và anh X.
C. Anh K, ông M và anh X. D. Anh Q, anh K và anh X.
Câu 3: Hậu quả của hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể và được pháp luật bảo hộ về
tính mạng sức khỏe là làm cho người bị vi phạm
A. mua phải hàng giả. B. tổn hại về sức khỏe.
C. bị giám đốc sa thải. D. bán được ít hàng hóa.
PHẦN IV: TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI
Câu 44: Câu trắc nghiệm đúng sai. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc
sai:
Do mẫu thuẫn trong buôn bán nên chị Q đã nhiều lần tung tin bịa đặt nói xấu anh K trên mạng
xã hội khiến thu nhập của nhà anh K giảm sút nghiêm trọng. Bức xúc nên anh K cùng vợ là chị T
đã nói chuyện với chị Q nhưng không thành và bị anh M chồng chị Q đánh anh K trọng thương.
Thấy vậy chị T liền thuê anh G và anh H bắt con chị Q về nhà mình và giữ trong nhiều giờ với
mục đích khủng bố tinh thần gia đình Q.
A. Anh K vừa bị xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm vừa bị xâm
phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng và sức khỏe của công dân.
Trang 5/17 - Mã đề thi DH
B. Chị Q không phải chịu trách nhiệm pháp lý về hành vi của mình, anh M phải chịu trách
nhiệm pháp lý về hành vi vi phạm của mình.
C. Chị T không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
D. Anh G và anh H vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
Lệnh hỏi Trả lời Gợi ý trả lời
Anh K bị chị K tung tin bịa đặt nói xấu trên mạng và bị
Ý ( a) Đúng
chồng chị Q đánh trọng thương
Cả chị Q và chồng là anh M đều phải chịu trách nhiệm
Ý ( b) Sai
pháp lý về hành vi vi phạm
Chị T liền thuê anh G và anh H bắt con chị Q về nhà mình
Ý ( c) Sai nên chị T là đồng phạm cũng vi phạm quyền bất khả xâm
phạm về thân thể
Anh G và anh H bắt con chị Q về nhà mình nên đã vi
Ý ( d) Đúng
phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể
Câu 45: Câu trắc nghiệm đúng sai. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc
sai:
Nhận được tin báo nghi chị K đang dụ dỗ để bắt cóc cháu M, ông Q Chủ tịch phường vội đi
công tác nên đã giao anh T nhân viên dưới quyền tìm hiểu thông tin này. Anh T tiếp cận chị K
khai thác thông tin, bị chị K chống đối, anh T đã bắt và nhốt chị tại Ủy ban nhân dân phường hai
ngày. Để ép anh T thả vợ mình, anh H là chồng chị K đón đường khống chế, đưa cụ A mẹ anh T
về nhà mình giam giữ. Ba ngày sau, do cụ A có dấu hiệu bị khủng hoảng tinh thần, anh H phải
đưa cụ vào viện cấp cứu và báo cho anh T.
A. Chị K và anh T cùng vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
B. Anh H vừa vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể vừa vi phạm quyền được pháp luật
bảo hộ về tính mạng sức khỏe.
C. Chị K có quyền làm đơn tố cáo về hành vi giam giữ người trái pháp luật của anh T.
D. Anh H phải chịu trách nhiệm pháp lý về hành vi vi phạm pháp luật do mình gây ra.
Lệnh hỏi Trả lời Gợi ý trả lời
Chị K chưa vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể,
Ý ( a) Sai
Anh T vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể
Vì bị anh H giam giữ nên mẹ anh T là cụ A đã bị khủng
hoảng về tinh thần nên anh H vừa vi phạm quyền bất khả
Ý ( b) Đúng
xâm phạm về thân thể vừa vi phạm quyền được pháp luật bảo
hộ về tính mạng sức khỏe.
Chị K không vi phạm mà bị anh T bắt về giam tại nhà kho, chị
Ý ( c) Sai
bị xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp nên có quyền khiếu nại
Anh H có thể phải bị xử lý hình sự về hành vi giam giữ người
Ý ( d) Đúng
trái pháp luật và bồi thường dân sự cho cụ A
Câu 46: Câu trắc nghiệm đúng sai. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc
sai:
Do mâu thuẫn với chị H, D đã viết bài đăng lên mạng xã hội bịa đặt, vu khống chị H có quan
hệ không lành mạnh với anh S nhằm xúc phạm nhân phẩm, danh dự của chị H. Sau đó, bài viết đã
được nhiều người bình luận, chia sẻ, làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm của chị H. Hành vi
của D đã bị Toà án tuyên phạt 40 triệu đồng và buộc phải xin lỗi, công khai cải chính thông tin
trên mạng xã hội.
A. Anh D vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm của công dân.
B. Chị H là người bị vi phạm còn anh S không bị vi phạm vì bài viết của anh D chỉ hướng tới
chị H.
C. Những người bình luận, chia sẻ bài viết của anh D cũng vi phạm quyền được pháp luật bảo
hộ về danh dự và nhân phẩm của công dân.
Trang 6/17 - Mã đề thi DH
D. Việc D đã bị Toà án tuyên phạt 40 triệu đồng và buộc phải xin lỗi, công khai cải chính
thông tin trên mạng xã hội là trách nhiệm pháp lý do hành vi vi phạm của anh D.
Lệnh hỏi Trả lời Gợi ý trả lời
D đã viết bài đăng lên mạng xã hội bịa đặt, vu khống chị H
Ý ( a) Đúng có quan hệ không lành mạnh với anh S nhằm xúc phạm nhân
phẩm, danh dự của chị H
Cả chị H và anh S đều bị vi phạm quyền được pháp luật
Ý ( b) Sai
bảo hộ về danh dự và nhân phẩm của công dân.
Những người bình luận, chia sẻ bài viết của anh D cũng vi
Ý ( c) Đúng phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm
của công dân.
Đây là hậu quả trách nhiệm pháp lý anh D phải gánh chịu do
Ý ( d) Đúng
hành vi vi phạm của mình gây ra
Câu 47: Câu trắc nghiệm đúng sai. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc
sai
Vốn có tình cảm với anh M nhưng không được đáp lại, nên khi nhìn thấy ảnh của anh M chụp
thân thiết với chị N, chị Đ rất khó chịu. Chị Đ đã nhờ chị P lấy ảnh của N ghép với ảnh của anh T
rồi tung lên mạng xã hội. Do quá ghen tức khi xem ảnh của anh T đang đứng ôm bạn gái mình là
N, nên anh M đã rủ thêm S và G chặn đường để dọa nạt, hành hung gây thương tích cho anh T.
A. Chị Đ và chị P cùng vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công
dân.
B. Anh M không vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân.
C. Anh S và anh G cùng vi phạm quyền được pháo luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công
dân.
D. Anh T có quyền yêu cầu bồi thường đối với những cá nhân có hành vi vi phạm quyền được pháp
luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân.
Lệnh hỏi Trả lời Gợi ý trả lời
Chị Đ và chị P cùng vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ
Ý ( a) Sai
về danh dự và nhân phẩm
Anh M đã rủ thêm S và G chặn đường để dọa nạt, hành
hung gây thương tích cho anh T, ở đây anh M là đồng phạm
Ý ( b) Sai
nên cũng vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng,
sức khỏe của công dân.
Anh M đã rủ thêm S và G chặn đường để dọa nạt, hành
hung gây thương tích cho anh T, ở đây anh S và G vi phạm
Ý ( c) Đúng
quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của
công dân.
Anh T có quyền yêu cầu bồi thường đối với những cá nhân có
Ý ( d) Đúng hành vi vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng,
sức khỏe của công dân
----------- HẾT ----------

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM 4 PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Câu 1: Theo quy định của pháp luật, cơ quan nhà nước có thẩm quyền được khám xét chỗ ở của
công dân khi có căn cứ khẳng định chỗ ở của người đó có

A. hồ sơ đề nghị vay vốn ưu đãi. B. công cụ để thực hiện tội phạm.

Trang 7/17 - Mã đề thi DH


C. quyết định điều động nhân sự. D. đối tượng tố cáo nặc danh.

Câu 2: Theo quy định của pháp luật, cơ quan nhà nước có thẩm quyền được khám xét chỗ ở của
công dân khi có căn cứ khẳng định chỗ ở của người đó có

A. bảo trợ người già neo đơn. B. đối tượng bị truy nã.

C. quản lí hoạt động truyền thông. D. giám hộ trẻ em khuyết tật.

Câu 3: Theo quy định của pháp luật, cơ quan nhà nước có thẩm quyền được khám xét chỗ ở của
công dân khi có căn cứ khẳng định chỗ ở của người đó có

A. đối tượng đang bị truy nã. B. kiểm tra hóa đơn dịch vụ.

C. thực hiện giãn cách xã hội. D. hồ sơ thế chấp tài sản riêng.

Câu 4: Theo quy định của pháp luật, công dân không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
của người khác khi tự ý vào nhà người khác để

A. cấp cứu người bị nạn. B. kiểm tra căn cước công dân.

C. tuyên truyền bán hàng đa cấp. D. giới thiệu dịch vụ bảo hiểm.

Câu 5: Theo quy định của pháp luật, công dân không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
của người khác khi tự ý vào nhà người khác để

A. xác định thông tin dịch tễ. B. dập tắt vụ hỏa họa.

C. tìm hiểu bí quyết gia truyền. D. giới thiệu sản phẩm.

Câu 6: Theo quy định của pháp luật, việc khám xét chỗ ở của người nào đó được tiến hành khi
đủ căn cứ khẳng định ở đó có

A. hoạt động tôn giáo. B. tranh chấp tài sản.

C. người lạ tạm trú. D. tội phạm lẩn trốn.

Câu 7: Theo quy định của pháp luật, việc khám xét chỗ ở của người nào đó không được tiến
hành khi đủ căn cứ khẳng định ở đó chỉ có

A. người đang bị truy nã. B. phương tiện gây án.

C. bạo lực gia đình. D. tội phạm đang lẩn trốn.

Câu 8: Việc khám xét chỗ ở của một người không được tiến hành tùy tiện mà phải tuân theo

A. trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. B. chỉ đạo của cơ quan điều tra.

C. yêu cầu của Viện Kiểm sát. D. yêu cầu của

Câu 9: Theo quy định của pháp luật, việc khám xét chỗ ở của người nào đó được tiến hành khi
đủ căn cứ để khẳng định ở đó có

A. công cụ gây án. B. hoạt động tín ngưỡng.

Trang 8/17 - Mã đề thi DH


C. tổ chức sự kiện. D. bạo lực gia đình.

Câu 10: Theo quy định của pháp luật, hành vi nào dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về
chỗ ở của công dân?

A. Tự ý mở điện thoại của bạn. B. Đe dọa đánh người.

C. Tự ý vào nhà người khác. D. Tung ảnh nóng của bạn lên facebook.

Câu 11: Theo quy định của pháp luật, tự tiện vào nhà của người khác là vi phạm quyền bất khả
xâm phạm về

A. chỗ ở. B. tự do cá nhân. C. nơi làm việc. D. bí mật đời tư.

Câu 12: Anh B tự ý xông vào nhà anh N khám xét vì nghi ngờ anh N lấy trộm điện thoại của
mình, hành vi này xâm phạm đến quyền nào dưới đây?

A. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

B. Quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm, danh dự.

C. Quyền được đảm bảo bí mật đời tư của công dân.

D. Quyền nhân thân của công dân.

Câu 13: Ông L mất xe máy và khẩn cấp trình báo với công an xã. Ông L khẳng định anh T là
người lấy cắp. Dựa vào lời khai của ông L, công an xã ngay lập tức xông vào nhà khám xét và bắt
giữ anh T. Việc làm của công an xã là vi phạm đến quyền nào dưới đây của công dân?

A. Bảo hộ về tính mạng, sức khỏe. B. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.

C. Bảo hộ về danh dự, nhân phẩm. D. Quyền tự do cư trú của công dân.

Câu 14: Nghi ngờ con trai mình sang nhà ông H để cá độ bóng đá, ông K đã tự ý xông vào nhà
ông H để tìm con. Ông K đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?

A. Bất khả xâm phạm về thân thể. B. Được pháp luật bảo hộ về sức khỏe.

C. Bất khả xâm phạm về chỗ ở. D. Được pháp luật bảo hộ về danh dự.

Câu 15: Tự tiện khám chỗ ở của người khác là xâm phạm đến quyền cơ bản nào của công dân?

A. Bảo hộ về tính mạng sức khỏe. B. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.

C. Bất khả xâm phạm về thân thể. D. Bảo hộ về danh dự nhân phẩm.

Câu 16: Theo quy định của pháp luật, cơ quan chức năng có thẩm quyền được phép khám chỗ ở
của công dân khi có căn cứ cho rằng ở đó có

A. người phạm tội đang lẩn trốn. B. tài sản quý hiếm.

C. tình báo viên đang cư trú. D. nhiều người tụ tập.

Câu 17: Theo quy định của pháp luật, hành vi tự tiện khám chỗ ở của công dân là vi phạm quyền

Trang 9/17 - Mã đề thi DH


A. bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

B. bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân.

C. bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.

D. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

Câu 18: Tự ý vào nhà người khác kiểm tra vì nghi ngờ có chứa hàng cấm là công dân đã vi phạm
quyền nào dưới đây?

A. Bất khả xâm phạm về tài sản. B. Được bảo hộ về danh dự.

C. Được bảo hộ về đời tư. D. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.

Câu 19: Nghi ngờ nhà bà B sản xuất hàng giả, công an phường và dân quân tự ý phá cửa nhà bà B và
vào khám nhà bà. Thấy vậy, con trai bà B là anh K đã xông vào và đánh bị thương công an viên N.
Hành vi của công an phường và dân quân đã vi phạm quyền nào sau đây?

A. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, B. Bất khả xâm phạm về thân thể.

C. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. D. Quyền tự do ngôn luận.

Câu 20: Một trong những hậu quả của hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của
công dân là xâm phạm đến

A. quyền bầu cử, ứng cử. B. quyền bí mật đời tư.

C. tài sản công cộng. D. quyền tự do ngôn luận.

Câu 21: Theo quy định của pháp luật, với chỗ ở hợp pháp của công dân, hành vi nào dưới đây vi
phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở?

A. Vào nhà dập tắt vụ hỏa họa. B. Chiếm giữ chỗ ở trái phép.

C. Phá cửa để cấp cứu người bị nạn. D. Chia sẻ công khai địa điểm cư trú.

Câu 22: Nội dung nào dưới đây không thể hiện hậu quả của hành vi vi phạm quyền bất khả xâm
phạm về chỗ ở của công dân là xâm phạm đến

A. Gây mất an ninh trật tự xã hội. B. Xâm phạm trật tự hành chính.

C. Xâm phạm bí mật đời tư. D. Xâm phạm tài sản công cộng.

Câu 23: Đối với xã hội, việc vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân có thể dẫn
đến hậu quả nào dưới đây?

A. Gây thiệt hại về tinh thần. B. Gây thiệt hại về danh dự.

C. Gây mất ổn định xã hội. D. Ảnh hưởng đến tính mạng.

Câu 24: Đối với xã hội, việc vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân có thể dẫn
đến hậu quả nào dưới đây?

Trang 10/17 - Mã đề thi DH


A. Ảnh hưởng đến danh dự công dân. B. Xâm phạm quyền nhân thân cá nhân.

C. Ảnh hưởng đến uy tín cơ quan nhà nước. D. Ảnh hưởng danh dự nhân phẩm công dân.

Câu 25: Đối với xã hội, việc vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân có thể dẫn
đến hậu quả nào dưới đây?

A. Xâm phạm bí mật đời tư công dân.

B. Xâm phạm trật tự quản lý hành chính.

C. Xâm phạm quan hệ nhân thân của cá nhân.

D. Xâm phạm quan hệ tài sản của cá nhân.

Câu 26: Đối với công dân, việc vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân có thể
dẫn đến hậu quả nào dưới đây?

A. Công dân bị mất chỗ ở. B. Nhà nước mất thu thuế.

C. Nhà nước phải cứu trợ. D. Công dân được cấp nhà.

Câu 27: Đối với công dân, việc vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân có thể
dẫn đến hậu quả nào dưới đây?

A. Xâm phạm quản lý nhà nước. B. Giảm uy tín cơ quan nhà nước.

C. Gây thiệt hại về tinh thần cho công dân. D. Thúc đẩy việc gia tăng tỷ lệ thất nghiệp.

Câu 28: Đối với công dân, việc vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân có thể
dẫn đến hậu quả nào dưới đây?

A. Xã hội gia tăng bạo lực. B. Sức khỏe công dân bị suy giảm.

C. Mất ổn định an ninh trật tự. D. Thúc đẩy bất động sản gia tăng.

Câu 29: Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân có thể
dẫn đến hậu quả nào dưới đây?

A. Khám xét trái pháp luật chỗ ở người khác.

B. Thực hiện lệnh khám xét chỗ ở người khác.

C. Tố cáo hành vi vi phạm chỗ ở công dân.

D. Khiếu nại hành vi vi phạm chỗ ở công dân.

Câu 30: Hành vi dùng vũ lực để đe dọa người khác phải dời khỏi chỗ ở hợp pháp của họ là hành
vi vi phạm quyền

A. được pháp luật bảo hộ về danh dự. B. được bảo vệ quan điểm cá nhân.

C. bất khả xâm phạm về thân thể. D. bất khả xâm phạm về chỗ ở.

Trang 11/17 - Mã đề thi DH


Câu 31: Biện pháp nào dưới đây không được áp dụng đối với người có hành vi vi phạm quyền
bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

A. Xử phạt hành chính. B. Xử lý hình sư.

C. Bồi thường thiệt hại. D. Đe dọa dùng vũ lực.

Câu 32: Biện pháp nào dưới đây không được áp dụng đối với người có hành vi vi phạm quyền
bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

A. Xử phạt hành chính. B. Xử lý hình sư.

C. Bồi thường thiệt hại. D. Khủng bố tinh thần.

Câu 33: Với chỗ ở hợp pháp của công dân, pháp luật nghiêm cấm người khác có hành vi nào dưới
đây?

A. Vào nhà dập tắt vụ hỏa họa. B. Phá cửa cấp cứu người bị nạn.

C. Chiếm giữ trái pháp luật. D. Thực hiện lệnh khám xét.

Câu 34: Với chỗ ở hợp pháp của công dân, pháp luật nghiêm cấm người khác có hành vi

A. chiếm giữ chỗ ở của họ. B. chia sẻ vị trí ngôi nhà.

C. định vị trên bản đồ số. D. điều chỉnh vị trí số nhà

Câu 35: Đối với học sinh, để thực hiện quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân, việc làm
nào dưới đây chúng ta không nên khuyến khích?

A. Tích cực tìm hiểu pháp luật. B. Tôn trọng chỗ ở người khác.

C. Xâm nhập chỗ ở người khác. D. Tố cáo hành vi vi phạm.

Câu 36: Đối với học sinh, để thực hiện quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân, việc làm
nào dưới đây chúng ta không nên khuyến khích?

A. Từ chối vào chỗ ở khi không cho phép. B. Tố cáo hành vi xâm nhập chỗ ở trái phép.

C. Bí mật vào nhà người khác để trộm cắp. D. Lợi dụng vào nhà người khác để trộm cắp.

Câu 37: Theo quy định của pháp luật, hành vi tự ý khám xét chỗ ở của người khác là vi phạm
quyền bất khả xâm phạm về

A. chỗ ở. B. danh tính. C. bí mật đời tư. D. thân thể.

Câu 38: Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý trừ
trường hợp

A. công an cho phép. B. có người làm chứng.

C. pháp luật cho phép. D. trưởng ấp cho phép.

Câu 39: Khám chỗ ở đúng pháp luật là thực hiện khám trong trường hợp nào sau đây?

Trang 12/17 - Mã đề thi DH


A. Do pháp luật quy định. B. Có nghi ngờ tội phạm.

C. Cần tìm đồ vật quý. D. Do một người chỉ dẫn.

PHẦN II: TRẮC NGHIỆM PHÁT BIỂU LẠI KHÁI NIỆM

Câu 40: Phát biểu nào sau đây là sai về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân ?

A. Chỗ ở là nhà ở, phương tiện mà công dân sử dụng để cư trú.

B. Không ai được tự ý xâm phạm chỗ ở trái phép của công dân.

C. Cơ quan chức năng có quyền khám chỗ ở trong mọi trường hợp.

D. Khi pháp luật cho phép cơ quan chức năng được phép khám chỗ ở của công dân.

Câu 41: Phát biểu nào sau đây là sai về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân ?

A. Việc khám xét chỗ ở của công dân được thực hiện theo trình tự pháp luật quy định.

B. Trong mọi trường hợp chỉ được vào chỗ ở của công dân khi có sự đồng ý của người đó.

C. Khi thấy chỗ ở của người nào đó có tài liệu liên quan đến vụ án thì cơ quan có thẩm quyền
có quyền khám xét chỗ ở của công dân.

D. Phát hiện chỗ ở của người nào đó có đối tượng bị truy nã lẩn trốn thì cơ quan có thẩm
quyền có quyền khám xét chỗ ở của công dân.

Câu 42: Phát biểu nào sau đây là sai về hậu quả của hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về
chỗ ở của công dân ?

A. Xâm phạm chỗ ở của công dân là hành vi trái luật cần xử lý nghiêm minh.

B. Xâm phạm chỗ ở của công dân làm ảnh hưởng đến sự bình yên của công dân.

C. Xâm phạm chỗ ở của công dân gây thiệt hại về vật chất và tinh thân cho công dân.

D. Xâm phạm chỗ ở của công dân là gây thiệt hại về tài sản đối với cơ quan nhà nước.

PHẦN III: TRẮC NGHIỆM ĐỌC TÌNH HUỐNG TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu 43: Đọc thông tin và trả lời các câu hỏi bên dưới

Vợ chồng chị V, anh N và vợ chồng chị P, anh D cùng sống tại một khu phố, trong đó anh D là
chủ một siêu thị điện máy. Một lần phát hiện anh N đột nhập vào siêu thị với mục đích trộm cắp
tài sản, anh D lập tức khống chế và bắt anh N. Ngay sau đó, anh D áp giải anh N đến cơ quan
công an và vô ý làm anh N bị thương. Tại trụ sở công an, anh D viết đơn kiến nghị khởi tố anh N.
Biết chuyện của chồng, chị V cùng em trai là anh S đang làm bảo vệ tại một công trường xây
dựng đã tự ý vào nhà anh D để yêu cầu anh phải rút đơn. Vì anh D đi vắng và bị chị P ngăn cản
nên chị V và anh S đã uy hiếp, bắt, giữ chị P và đưa về nhà anh S. Nhận được tin nhắn đe dọa của
chị V, anh D tìm cách vào nhà anh S và giải cứu được chị P.

Trang 13/17 - Mã đề thi DH


Câu 1: Hành vi viết đơn đề nghị cơ quan chức năng khởi tố anh N là thể hiện công dân đã thực
hiện quyền dân chủ nào dưới đây ?

A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể. B. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội.

C. Quyền được bảo hộ về danh dự, nhân phẩm. D. Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân.

Câu 2: Theo quy định của pháp luật, những ai sau đây có hành vi xâm phạm trái phép chỗ ở của
công dân ?

A. Anh D, chị P và anh S. B. Anh D, chị V và anh S.

C. Anh N, chị V và anh S. D. Chị P, anh D và anh N.

Câu 3: Những ai sau đây vừa vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể vừa vi phạm quyền
bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

A. Chị V và anh S. B. Chị V, anh S và anh D.

C. Anh N và anh D. D. Anh S, anh D và anh N.

Câu 44: Đọc thông tin và trả lời các câu hỏi bên dưới

Tại một khu chợ dân sinh có chị N và chị Q cùng là người kinh doanh. Chị N có chồng là anh
X và con gái chín tuổi là cháu A, còn chị Q có chồng là anh V. Sau khi nghe chị N kể về việc bị
chị Q tranh giành khách hàng, anh X đã tự ý vào phòng trọ của vợ chồng chị Q đặt máy quay để
theo dõi. Có được những dữ liệu từ máy quay, anh X bí mật cắt ghép làm sai lệch hình ảnh của
chị Q rồi phát tán lên mạng xã hội khiến uy tín của chị Q bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Bức xúc,
chị Q bàn với anh V tìm anh X để yêu cầu anh X gỡ bỏ những hình ảnh đó. Khi đến nhà anh X,
thấy cháu A chơi một mình trong lúc vợ chồng anh X đi vắng, anh V trèo tường vào nhà dọa nạt
cháu A làm cháu bị sang chấn tâm lí phải nằm viện điều trị dài ngày. Tiếp đó, anh V tung tin cháu
A bị mắc bệnh truyền nhiễm khiến cháu bị bàn bè xa lánh.

Câu 1: Hậu quả của hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở và quyền được phạm luật
bảo hộ về danh dự và nhân phẩm của công dân làm đã làm

A. Người vi phạm bị tổn hại về tinh thần.

B. Người bị vi phạm ảnh hưởng về danh dự.

C. lượng khách hành bị sụt giảm nghiêm trọng.

D. gây rối an ninh trật tự xã hội tại địa phương.

Câu 2: Những ai dưới đây đã vi phạm quyền quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân
phẩm của công dân?

A. Anh X và chị Q. B. Anh X và anh V. C. Anh V và chị Q. D. Chị N và anh V.

Câu 3: Ngoài hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân, trong trường hơp
trên anh V còn vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền khiếu nại, quyền tố cáo và quyền được bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.
Trang 14/17 - Mã đề thi DH
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng sức khỏe và danh dự nhân phẩm.

C. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội và quyền bầu cử, ứng cử.

D. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng sức khỏe và quyền khiếu nại.

Câu 4: Những ai sau đây đồng thời vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở và quyền được
pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân?

A. Chị N, anh X và chị Q. B. Chị N và anh V.

C. Anh V, anh X và chị N. D. Anh X và anh V.

Câu 45: Đọc thông tin và trả lời các câu hỏi bên dưới

Các anh S, H, N và chị M cùng là công nhân một công ty, trong đó chị M và anh N là vợ
chồng. Do có việc bận, anh S nhờ anh H mang quà công ty đến nhà chị M. Vì chị M đi vắng và
không khóa cửa. Anh H đã mở cửa vào nhà và để quà trên bàn ăn. Khi quay ra, thấy nhân viên
bưu chính để thư của chị M ở cửa nhà chị, tò mò anh H đã bóc thư ra đọc rồi chụp lại đăng lên
mạng xã hội với lời lẽ vu khống chị M có quan hệ tình cảm với một nhân viên khác trong công ty.
Sau khi bị chị M phát hiện và kể chuyện này với chồng, anh N đã yêu cầu anh H gỡ bài và công
khai xin lỗi nhưng bị anh H từ chối. Cho là anh H cố ý phá hoại hạnh phúc gia đình mình, nhân
lúc anh H đi vắng, anh N đã lẻn vào nhà anh H và để máy tính mà anh S nhờ sửa hộ trong nhà
anh H. Sau đó, anh N tung tin anh H lấy trộm máy tính của anh S.

Câu 1: Chị M và anh N có thể sử dụng quyền dân chủ nào dưới đây của công dân để bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong trường hợp trên?

A. Quyền khiếu nại. B. Quyền tố cáo. C. Quyền bầu cử. D. Quyền ứng cử.

Câu 2: Những ai dưới đây bị vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

A. Chị M và anh H. B. Anh H và chị N. C. Anh S và chị M. D. Anh S và anh N.

Câu 3: Những ai sau đây cùng vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm và
bất khả xâm phạm chỗ ở của công dân?

A. Anh N và anh S. B. Anh Q và anh S. C. Anh H và anh Q. D. Anh H và anh N.

PHẦN IV: TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI

Câu 46: Câu trắc nghiệm đúng sai. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng
hoặc sai:

Địa bàn X có ông Q là trưởng công an xã; anh K là công an xã; anh T, vợ chồng anh N và chị
S là người dân. Nghi ngờ chị S tổ chức đánh bạc tại nhà, anh K bí mật xông vào nhà chị S để
kiểm tra. Vì chị S kiên quyết không thừa nhận lại lớn tiếng xúc phạm mình, nên anh K đã tát chị
S đồng thời báo cáo tình hình với ông Q. Ngay sau đó, ông Q trực tiếp đến nhà chị S yêu cầu chị
về trụ sở để lấy lời khai. Vào thời điểm đó, anh T đã chứng kiến và quay video toàn bộ sự việc,
rồi nhắn tin đe dọa chị S. Yêu cầu anh T xóa vi deo không được, chị S cùng anh N tới nhà anh T
nói chuyện, do cửa không khóa, anh N và chị S mở cửa xông vào nhà. Đúng lúc đó anh T đi làm

Trang 15/17 - Mã đề thi DH


về, thấy anh N và chị S ở trong nhà mình, anh T vu khống hai người vào lấy trộm tài sản nên hai
bên xảy ra xô xát, anh N vô ý làm anh T bị ngã tay, nên bị vợ anh N gọi điện báo anh K. Sau khi
được anh K phân tích, anh N đã xin lỗi và đồng ý bồi thường cho anh T.

A. Anh K không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở vì anh là công an xã có quyền bí
mật vào chỗ ở của người khác để bắt quả tang hành vi vi phạm.

B. Hành vi quay vi deo rồi nhắn tin đe dọa chị S của anh T là xâm phạm tới quyền được pháp
luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm của công dân.

C. Anh K và anh N đều vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng và sức khỏe của
công dân.

D. Vì cửa không khóa nên anh N và chị S vào nhà anh T là không vi phạm quyền bất khả xâm
phạm về chỗ ở của công dân.

Lệnh hỏi Trả lời Gợi ý trả lời

Anh K tự ý vào nhà người khác kiểm tra là vi phạm quyền


Ý ( a) Sai
bất khả xâm phạm về chỗ ở

Quay vi deo rồi nhắn tin đe dọa chị S của anh T là xâm
Ý ( b) Đúng phạm tới quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân
phẩm của công dân.

Ý ( c) Đúng Anh K đánh chị S còn anh N làm anh T bị ngã gãy tay.

Dù cửa không khóa nhưng anh N và chị S cũng ko có quyền vào chỗ
Ý ( d) Sai ở của người khác nếu ko được họ đồng ý

Câu 47: Câu trắc nghiệm đúng sai. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng
hoặc sai

Tại khu trọ bình dân X có vợ chồng chị N, anh K, vợ chồng chị H, anh D và con gái chín tuổi
là cháu A. Sau khi nghe chị N kể việc chị thường xuyên bị mất đồ và nghi ngờ cháu A là thủ
phạm, lợi dụng lúc gia đình chị H đi vắng, anh K đã bí mật vào nhà anh D lục soát. Phát hiện
trong phòng anh D có chiếc điện thoại đắt tiền, kiểm tra thấy trong máy có một số hình ảnh nhạy
cảm của anh D với chị B đồng nghiệp cùng công ty, anh K đã bí mật sao chép. Có được những dữ
liệu từ việc sao chép này, anh K in ấn và thuê anh P là người chuyển phát trong khu vực chuyển
cho chị H. Khi tới nhà chị H, do chị không có nhà, cửa lại không khóa anh P đã mở cửa vào nhà,
đúng lúc đó ông M chủ nhà trọ tới gặp chị H thu tiền thuê phòng, vì gặp ông M nên anh P đã nhờ
ông chuyển bưu phẩm cho chị H rồi ra về. Thấy bưu phẩm có ghi chú đặc biệt, ông M tò mò mở
ra xem thì anh D đi làm về, mặc dù biết ông M tự ý vào nhà mình là vi phạm, tuy nhiên vì sợ ông
tố cáo về nội dung bưu phẩm với vợ nên anh đành bỏ qua cho ông M và hủy toàn bộ nội dung
bưu phẩm của chị H.

a. Anh K và anh P cùng vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

b. Ông M là chủ nhà trọ, ông tới gặp chị H thu tiền thuê phòng nên có quyền vào nhà mình cho
thuê là đúng pháp luật.
Trang 16/17 - Mã đề thi DH
c. Hành vi sao chép những hình ảnh riêng tư trong điện thoại người khác sau đó phát tán những
hình ảnh này cho người khác của anh K là vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và
nhân phẩm.

d. Chị H có thể sử dụng quyền khiếu nại để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Lệnh hỏi Trả lời Gợi ý trả lời

Cả 2 đều vào chỗ ở của chị H mà không được sự đồng ý


Ý ( a) Đúng
của chủ nhà

Khi đã cho người khác thuê nhà thì chỗ cho thuê đó là chỗ
ở hợp pháp của chủ thể đã thuê, người cho thuê cũng ko được
Ý ( b) Sai tự ý vào chỗ ở của họ nếu hợp đồng thuê nhà vẫn còn nên
hành vi của ông M là viphạm quyền bất khả xâm phạm về
chỗ ở của công dân

Sao chép những hình ảnh riêng tư trong điện thoại người
khác sau đó phát tán những hình ảnh này cho người khác của
Ý ( c) Đúng anh K là vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và
nhân phẩm.

Chị H có thể sử dụng quyền tố cáo để tố cáo những hành vi vi phạm


Ý ( d) Sai pháp luật

----------- HẾT ----------

Trang 17/17 - Mã đề thi DH

You might also like