You are on page 1of 7

A. lạm dụng quyền hạn. B. mê tín dị đoan.

C. phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo. D. không thiện chí với tôn giáo khác.
Câu 20. Nội dung nào dưới đây nói về quyền bình đẳng giữa các dân tộc:
A. Phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
B. Tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số duy trì mọi phong tục, tập quán riêng.
C. Bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc.
D. Tạo sức mạnh cho sự phát triển riêng của các dân tộc thiểu số.

BÀI 6: CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN

I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT


1. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân
a. Khái niệm
Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm
sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang.
b. Nội dung
Không một ai, dù ở cương vị nào có quyền tự ý bắt và giam, giữ người vì những lí do không
chính đáng hoặc do nghi ngờ không có căn cứ.
- Các trường hợp được phép bắt, giam, giữ người theo quy định của PL:
Trường hợp 1: Bắt người theo LỆNH
sẽ gây khó khăn cho việc điều tra,
truy tố, xét xử;
Toàn án tạm giam bị can, khi
Viện Kiểm sát bị cáo
sẽ tiếp tục phạm tội

Trường hợp 2: Bắt người KHẨN CẤP


- Rất nghiêm trọng
Người đó chuẩn bị thực hiện tội phạm
Bắt người - Đặc biệt nghiêm trọng
Khi
Khẩn cấp

Xét thấy bắt ngay để trốn không được

Ngăn chặn việc bỏ trốn.

Trường hợp 3: AI cũng có quyền bắt


phạm tội quả tang bất kì ai
Bắt
người cũng có
quyền bắt
đang bị truy nã

25
c. Ý nghĩa:
Nhằm ngăn chặn mọi hành vi tùy tiện bắt giữ người trái với quy định của pháp luật
2. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân
a. Khái niệm
Công dân có quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, được bảo vệ danh dự và nhân
phẩm; không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác.
b. Nội dung
Thứ nhất: Không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe của người khác.

Đánh người làm tổn hại sức khỏe người khác.


Nghiêm cấm
mọi hành vi Xâm phạm đến tính mạng: giết người,
đe dọa giết người, làm chết người

Thứ hai: Không ai được xâm phạm tới danh dự và nhân phẩm của người khác.

- Bịa đặt điều xấu


Để hạ uy tín và gây thiệt hại
- Tung tin xấu, nói xấu
Không ai được về danh dự cho người đó.
- Xúc phạm người khác

c. Ý nghĩa:
­ Nhằm xác định địa vị pháp lí của công dân trong mối quan hệ với Nhà nước và xã hội.
­ Đề cao nhân tố con người trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
3. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
a. Khái niệm: (Xem SGK)

b. Nội dung:

Không ai được tự ý vào và khám xét chỗ ở của người khác.


Quyền bất khả
xâm phạm
Khi có công cụ, phương tiện,
về chỗ ở Cho phép cán bộ nhà nước
đồ vật liên quan đến vụ án.
có thẩm quyền khám xét chỗ ở
Khi cần bắt người đang bị truy nã
hoặc người phạm tội đang lẫn tránh.

4. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thọai, điện tín
Không ai được tự tiện bóc mở, thu giữ, tiêu hủy thư, điện tín của người khác
Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thọai, điện tín là quyền tự do cơ bản của
công dân thuộc loại quyền bí mật đời tư của các nhân được mọi người tôn trọng, được PL bảo vệ.
Chỉ có những người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và chỉ trong những trường hợp
cần thiết mới được tiến hành kiểm soát thư, điện thoại, điện tín của người khác.
5. Quyền tự do ngôn luận
Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chính trị,
26
kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước.

Phát biểu trực tiếp tại các cuộc họp ở các cơ quan, trường học, tổ dân phố,…

Hình thức
Viết bài gửi đăng báo, trong đó bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình

Đóng góp ý kiến trực tiếp hoặc viết thư cho các đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân

II. MỘT SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


Câu 1. Nghi ngờ Vợ mình đang tham gia truyền đạo trái phép tại nhà ông P, anh T đã tự ý xông vào
nhà ông P để tìm vợ. Anh T vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền được bảo vệ chỗ ở. B. Quyền bí mật về chỗ ở.
C. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. D. Quyền bất khả xâm phạm nhà dân.
Câu 2. Biết tin anh A chồng mình đang bị anh K là cán bộ lâm nghiệp bắt giam tại một hạt kiểm
lâm về tội tổ chức phá rừng trái phép nhưng vì đang nằm viện nên ba ngày sau chị P mới đến thăm
chồng. Chứng kiến cảnh anh K đánh đập chồng, chị P đã xúc phạm anh K nên bị đồng nghiệp của
anh K là anh M giam vào nhà kho. Hai ngày sau, khi đi công tác về, ông Q là Hạt trưởng hạt kiểm
lâm mới biết chuyện và báo cho cơ quan công an thì chị P mới được thả. Những ai dưới đây vi
phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A. Anh K, anh M và anh A. B. Anh K và anh M.
C. Anh M và ông Q. D. Anh K, anh M và ông Q.
Câu 3. Phát hiện anh B lấy trộm xe máy, anh T đã bắt trói rồi giải anh B đi khắp làng để cho mọi
người cùng biết. Nhằm gây sức ép để anh mình được thả, anh E là em trai của anh B đe dọa đốt nhà
anh T. Anh P là sinh viên đã ghi hình toàn bộ sự việc rồi đưa lên mạng xã hội khiến gia đình anh B
rất xấu hổ. Những ai dưới đây vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của
công dân?
A. Anh T, anh B và anh E. B. Anh T và anh P.
C. Anh T và anh E. D. Anh T, anh P và anh B.
Câu 4. Hành vi nào dưới đây xâm hại đến quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng và sức khỏe
của công dân?
A. Tự tiện bắt người B. Đánh người gây thương tích
C. Tự tiện giam giữ người D. Đe dọa đánh người
Câu 5. Hành vi nào sau đây xâm hại đến quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm và danh dự
của công dân?
A. Vu khống người khác. B. Bóc mở thư của người khác.
C. Tự tiện vào chổ ở của người khác . D. Bắt người không lí do chính đáng.
Câu 6. Công dân vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín khi
thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Công khai lịch trình chuyển phát. B. Vận chuyển bưu phẩm đường dài.
C. Tự ý thu giữ thư tín của người khác. D. Thông báo giá cước dịch vụ viễn thông.
Câu 7. Công dân được bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội
của đất nước thông qua quyền nào dưới đây?
A. Quyền tự do ngôn luận. B. Quyền bầu cử, ứng cử.
C. Quyền khiếu nại. D. Quyền tố cáo.
Câu 8. P mượn sách tham khảo của H đã lâu mà chưa trả. Khi cần dùng sách, H đã tự ý vào nhà P
để tìm nhưng bị em trai của P mắng chửi và đuổi về. H đã vi phạm quyền nào dưới đây của công
dân?
A. Được bảo vệ quan điểm cá nhân. B. Được pháp luật bảo hộ về danh dự.
27
C. Bất khả xâm phạm về tài sản. D. Bất khả xám phạm về chỗ ở.
Câu 9. Bà A là giám đốc, bà T là phó giám đốc, ông M và chị H là nhân viên, anh B là bảo vệ cùng
làm việc tại công ty X. Trong một cuộc họp, ông M nêu ý kiến trái chiều nên đã bị bà A yêu cầu
dừng phát biểu. Mặc dù vậy, ông M vẫn kiên quyết trinh bày quan điểm cùa mình. Thấy vậy, bà T
ép ông M dừng lời và chỉ đạo anh B đuổi ông ra ngoài. Có mặt trong cuộc họp, chị H đã dùng điện
thoại quay lại toàn bộ sự việc và chia sẻ với nhiều người. Những ai sau đầy đã vi phạm quyền tự do
ngôn luận của công dân?
A.Bà Avà chị H. B. Bà T, bà A và anh B.
C. Bà T, chị H và anh B. D. Bà A và bà T.
Câu 10. Không đồng tình với một số ý kiến trong việc đề nghị bổ sung hình thức bán hàng đa cấp
vào luật, chị T viết bài bày tỏ quan điểm của minh trên mạng xã hội. Chị T đã thực hiện quyền nào
dưới đây của công dân?
A. Thực thi quyền tự chủ phán quyết. B. Chủ động đàm phán.
C. Tự do ngôn luận. D. Tham gia quản lí nhà nước, xã hội.
Câu 11. Thấy ông K đốt rừng phòng hộ để làm nương rẫy, ông S nhân viên hạt kiểm lâm bắt và giữ
ông K tại đơn vị với sự đồng ý của ông M là Hạt trưởng lúc này đang đi công tác xa. Sau ba ngày,
chị Q là người dân sống gần đó phát hiện ông K bị giam trong nhà kho của hạt kiểm lâm nên đã báo
với cơ quan chức năng. Những ai dưới đây không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể
của công dân?
A. Ông K và chị Q. B. Ông K, ông S và chị Q.
C. Ông S và chị Q. D. Ông K, ông M và ông S.
Câu 12. Học sinh A đánh học sinh B gây thương tích. Hành vi của học sinh A là hành vi xâm phạm
quyềnđược pháp luật
A. bảo vệ tính mạng. B. bảo hộ về nhân phẩm của công dân.
C. bảo hộ về danh dự của công dân. D. bảo hộ về sức khỏe của công dân.
Câu 13. Để thực hiện quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân đòi hỏi mỗi người phải tôn
trọng
A. nhân phẩm người khác. B. danh dự người khác.
C. chỗ ở của người khác. D. uy tín của người khác.
Câu 14. Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín cùa người khác chỉ được thực hiện theo
A. yêu cầu của bưu điện. B. quy định của pháp luật.
C. đề xuất của người gửi. D. kiến nghị của người nhận.
Câu 15. Công dân tự ý vào nơi cư trú của người khác là vi phạm quyền bất khả xâm phạm về
A. bí mật gia truyền B. thông tin riêng biệt C. danh tính D. chỗ ở
Câu 16. Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chính
trị, kinh tế, xã hội của đất nước là biểu hiện của quyền nào của công dân?
A. Quyền tự do báo chí. B. Quyền văn hóa – xã hội.
C. Quyền tự do dân chủ D. Quyền tự do ngôn luận
Câu 17. Công dân không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở khi tự ý vào nhà người khác
để
A. tìm kiếm người thân B. thu thập bằng chứng
C. cấp cứu người bị nạn. D. khai thác thông tin mật
Câu 18. Bất kỳ ai cũng có quyền bắt và giải ngay đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc UBND
nơi gần nhất những người thuộc đối tượng
A. đang chuẩn bị thực hiện hành vi. B. bị nghi ngờ phạm tội
C. có dấu hiệu thực hiện hành vi phạm tội. D. đang thực hiện tội phạm.
Câu 19. Có trách nhiệm phê phán, đấu tranh, tố cáo những việc làm trái pháp luật, vi phạm quyền

28
tự do cơ bản của công dân là trách nhiệm của
A. Nhân dân. B. công dân. C. Nhà nước. D. lãnh đạo nhà nước.
Câu 20. Người nào bịa đặt những điều nhằm xúc phạm đến danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền,
lợi ích hợp pháp của người khác thì mức phạt nặng nhất có thể bị
A. phạt án treo. B. cải tạo không giam giữ đến hai năm.
C. phạt cảnh cáo. D. phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
Câu 21. Theo quy định của pháp luật, cơ quan nào dưới đây có thẩm quyền ra quyết định hoặc phê
chuẩn lệnh bắt và giam, giữ người?
A. Viện kiểm sát B. Ủy ban nhân dân
C. Chủ tịch nước D. Quốc hội
Câu 22. Tổ chức và xây dựng bộ máy các cơ quan bảo vệ pháp luật để bảo vệ các quyền tự do cơ
bản của công dân là trách nhiệm của
A. công dân. B. Nhà nước. C. Nhân dân. D. lãnh đạo nhà nước.
Câu 23. Ông H thuê anh S tìm gặp và yêu cầu anh T gỡ bỏ bài viết trên mạng xã hội bịa đặt việc
mình có con ngoài giá thú với chị K. Do anh T không đồng ý và còn lớn tiếng xúc phạm nên anh S
đã đánh anh T gãy chân. Tức giận, ông Q là bố anh T đến nhà ông H để gây rối và đẩy ông H ngã
khiến ông bị chấn thương sọ não. Những ai dưới đây vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính
mạng, sức khỏe của công dân?
A. Ông H, anh S và ông Q. B. Anh S và ông Q.
C. Anh T, ông Q và anh S. D. Ông H và anh S.
Câu 24. Một trong những ý nghĩa quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân là nhằm
A. ngăn chặn hành vi tùy tiện bắt giữ người. B. bảo vệ uy tín cho lãnh đạo Nhà nước.
C. bảo vệ danh dự nhân phẩm cho công dân. D. bảo vệ thông tin riêng của công dân.
Câu 25. Qua các buổi tiếp xúc cử tri “Công dân có quyền đóng góp ý kiến, kiến nghị với các đại
biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân về những vấn đề mình quan tâm”, thông qua quyền
nào dưới đây?
A. Quyền tố cáo. B. Quyền bầu cử, ứng cử. C. Quyền khiếu nại. D. Quyền tự do ngôn luận.
Câu 26. Đặt điều nói xấu người khác là vi phạm quyền
A. được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.
B. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân.
C. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
D. bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
Câu 27. Giam giữ người quá thời hạn qui định là vi phạm quyền
A. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
B. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân.
C. được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.
D. bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
Câu 28. Do nghi ngờ bà B lấy điện thoại di động của mình, bà A đã chửi rũa bà B trước mặt nhiều
người. Hành vi của bà A là vi phạm quyền
A. bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
B. được pháp luật bảo hộ về tính mạng của công dân.
C. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
D. được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân.
Câu 29. Tự tiện khám chỗ ở của công dân là vi phạm quyền
A. bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
B. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân.
29
C. được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.
D. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
Câu 30. Trong quá trình tác nghiệp nhà báo A đã xâm nhập vào lò giết mổ gia cầm Đại Việt. Sau
đó nhân viên quản lý đã thuê một nhóm người hành hung nhà báo A. Hành vi của nhân viên quản lý
đã vi phạm quyền
A. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân.
B. bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
C. được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.
D. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
Câu 31. Nghi ngờ anh D lấy trộm xe máy của ông X, công an phường đã bắt giam anh D và dọa
nạt, ép anh phải nhận tội. Việc làm này của công an phường đã vi phạm đến quyền nào của công
dân?
A. Quyền tự do cá nhân. B. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ.
C. Quyền tự do đi lại. D. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
Câu 32. Nghi ngờ tên ăn trộm xe đạp chạy vào nhà một gia đình trong ngõ, hai người đàn ông chạy
thẳng vào nhà mà không chờ chủ nhà đồng ý, đồng thời còn yêu cầu cho khám nhà để tìm kẻ trộm.
Hành vi của hai người đàn ông đã xâm phạm đến quyền nào của công dân?
A. Quyền được bảo vệ chỗ ở. B. Quyền bí mật về chỗ ở.
C. Quyền tự do đi lại. D. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
Câu 33. Nghi ngờ cháu A lấy trộm đồ chơi tại siêu thị X, nơi mình làm quản lí, nên ông M đã chỉ
đạo nhân viên bảo vệ là anh D bắt giữ cháu. Sau một ngày tìm kiếm, bố cháu A là ông B phát hiện
con bị bỏ đói tại nhà kho của siêu thị X nên đã đến tìm gặp và hành hung làm cho anh D bị đa chấn
thương. Những ai sau đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A. Ông M và ông B. B. Anh D và ông B.
C. Ông M và anh D. D. Ông M, anh D và ông B.
Câu 34. Công dân không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể khi bắt người đang thực
hiện hành vi nào sau đây?
A. Cướp giật tài sản. B. Theo dõi phiên tòa
C. Điều tra vụ án. D. Giải cứu bị can.
Câu 35. Theo quy định của pháp luật, hành vi nào dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về
thân thể của công dân?
A. Giải cứu con tin. B. Đe dọa bằng vũ lực.
C. Khống chế nạn nhân. D. Cố ý gây thương tích.
Câu 36. Nghi ngờ nhân viên của mình là anh Minh có thái độ làm việc không tốt, ảnh hưởng đến
lợi ích của công ty, ông Bình đã bí mật kiểm tra email trên điện thoại của anh Minh. Trong trường
hợp này hành vi của ông Bình đã vi phạm quyền nào sau đây của công dân?
A. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.
B. Quyền phát triển của công dân.
C. Quyền được đảm bảo an toàn bí mật điện thoại, điện tín.
D. Quyền bất khả xâm phạm.
Câu 37. Hành vi nào dưới đây là hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công
dân?
A. Xúc phạm người khác trước mặt nhiều người. B. Tự tiện khám chỗ ở của công dân.
C. Tự ý bóc mở thư của người khác. D. Tự ý bắt giam giữ người.
Câu 38. Nhân lúc siêu thị đông người, P móc túi lất tiền anh Q, nhưng bị anh S là bảo vệ bắt quả
tang. Trong trường hợp này, anh S cần xử sự thế nào theo giải pháp sau đây cho đúng quy định của
pháp luật?

30
A. Đánh cho P một trận. B. Đánh P xong thì giải đến cơ quan công an.
C. Giam P lại trong phòng kín của siêu thị. D. Giải ngay đến cơ quan công an.
Câu 39. Những ai dưới đây có quyền tự do ngôn luận?
A. Công dân từ 18 tuổi trở lên. B. Chỉ những người từ 16 tuổi trở lên.
C. Mọi công dân. D. Chỉ những người là cán bộ công chức.
Câu 40. Không ai được tự ý vào chỗ ở của ngưới khác nếu không được người đó
A. mời. B. gọi điện. C. đồng ý. D. phản đối.

BÀI 7: CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN DÂN CHỦ

I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT


1. Quyền bầu cử và quyền ứng cử các cơ quan đại biểu của nhân dân
a. Khái niệm
Quyền bầu cử và ứng cử là các quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực chính trị, thông
qua đó, nhân dân thực thi hình thức dân chủ GIÁN TIẾP ở từng địa phương và trong phạm vi cả
nước
b. Nội dung
* Người có quyền bầu cử và ứng cử vào cơ quan đại biểu của nhân dân:
Mọi công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền
ứng cử vào Quốc Hội, Hội đồng nhân dân.

bị tòa án tước quyền bầu cử

đang phải chấp hành hình phạt tù


Không được bầu cử khi

mất năng lực hành vi dân sự…

*Cách thực hiện quyền bầu cử và ứng cử của công dân

Phổ thông: Mọi công dân đều có quyền bầu cử

Bình đẳng: Tất cả phiếu bầu đều có giá trị ngang nhau
Các nguyên tắc không phụ thuộc vào giới tính, địa vị, dân tộc, tôn giáo….
bầu cử
Trực tiếp: Cử tri tự mình bỏ phiếu bầu 31
vào hòm phiếu (Không nhờ người khác đi bầu cử thay mình,

You might also like