You are on page 1of 14

BÀI 6: CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN ( TIẾT 2 )

I. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

1, Thư tín, điện thoại, điện tín là gì?

-Thư tín, điện thoại, điện tín là phương tiện cần thiết trong đời sống riêng tư của con người.
Đây là phương tiện để thăm hỏi trao đổi tin tức, để cùng nhau bàn bạc công việc kinh doanh.

2, Thế nào là Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín ?

- Thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.

- Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được thực hiện trong trường hợp
pháp luật có quy định và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Mở rộng: Quyền này được ghi nhận tại Điều 21 – Hp 2013.


1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí
mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Thông tin về đời sống riêng
tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn.
2. Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi
thông tin riêng tư khác. Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín,
điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.
3, Nội dung quyền được bảo đảm và bí mật thư tín, điện thoại, điện tin:
• Không ai được tự tiện bóc mở, thu giữ, tiêu hủy -> PHẢI ĐẾN TAY NGƯỜI NHẬN,
KHÔNG ĐƯỢC GIAO NHẦM, ĐỂ MẤT (thư, điện tín của người khác; những người làm
nhiệm vụ chuyển thư, điện tín phải chuyển đến tay người nhận, không được giao nhầm cho
người khác, không được để mất thư, điện tín của nhân dân.)
• Chỉ có những người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và chỉ trong những trường
hợp CẦN THIẾT mới được tiến hành kiểm soát thư, điện thoại, điện tín của người khác.
• (Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thọai, điện tín là điều kiện cần thiết để
bảo đảm đời sống riêng tư của mỗi cá nhân trong xã hội. Trên cơ sở quyền này, công dân có
một đời sống tinh thần thoải mái mà không ai được tùy tiện xâm phạm tới.)

*4, Ý nghĩa quyền được bảo đảm và bí mật thư tín, điện thoại, điện tin:

- Là điều kiện cần thiết bảo đảm đời sống riêng tư của mỗi cá nhân trong xã hội không bị
xâm phạm
4, Vậy những hành vi vi phạm đến bí mật an toàn thư tín điện thoại, điện tín là gì?

- Chiếm đoạt thư, điện báo, telex, fax, hoặc các văn bản khác được truyền bằng
phương tiện viễn thông và máy tính.
- Xem trộm thư
- Nghe trộm điện thoại của người khác
- Nhặt được thư người khác vứt đi
- Tự ý thu giữ, hủy thư tín của người khác…
Mở rộng: Điều 159 Bộ luật Hình sự quy định về tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư
tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác
Chi tiết Điều 159 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Điều 159. Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao
đổi thông tin riêng tư khác của người khác

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử
phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo,
phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam
giữ đến 03 năm:
2. a) Chiếm đoạt thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được
truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông dưới bất kỳ hình thức nào;
3. b) Cố ý làm hư hỏng, thất lạc hoặc cố ý lấy các thông tin, nội dung của thư tín,
điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng
mạng bưu chính, viễn thông;
4. c) Nghe, ghi âm cuộc đàm thoại trái pháp luật;
5. d) Khám xét, thu giữ thư tín, điện tín trái pháp luật;

đ) Hành vi khác xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín, telex, fax hoặc
hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác.

Câu hỏi tự luận : Nếu thấy bạn nghe trộm điện thoại của ngươi khác thì các bạn sẽ làm
gì?

- Nhắc nhờ bạn không được làm như vậy.


- Phân tích để bạn thấy đó là hành vi vi phạm pháp luật.

1/ Hiểu như thế nào là đúng về quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện
thoại, điện tín?

A. Thư tín không bị bóc mở.

B. Thư tín không bị thất lạc.

C. Thư tín được đảm bảo an toàn và bí mật.

D. Thư tín được bảo đảm bí mật tuyệt đối.

Đáp án: C

2/ Hành vi xâm phạm rất nghiêm trọng do cố ý bí mật, an toàn thư tín, điện thoại, điện
tín của người khác thì bị xử lí

A. hình sự.

B. dân sự.

C. hành chính.

D. kỉ luật.

Đáp án A

e. Quyền tự do ngôn luận

3/ Ai có quyền bóc mở, lưu giữ, tiêu hủy thư, điện tín của người khác?

A. Mọi công dân trong xã hội.

B. Những người có thẩm quyền theo qui định pháp luật

C. Người có nhiệm vụ chuyển thư.

D. Cán bộ công chức nhà nước

Đáp án : B

4/ Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín thuộc về quyền?

A. Bí mật của công dân


B. Bí mật của công chức

C. Bí mật đời tư

D. Bí mật của công chức

Đáp án: D

5/ Hành vi nào sau đây là xâm phạm an toàn và bí mật thưu tín, điện thoại, điện tín?

A Kiểm tra số lượng trước khi gửi

B. Nhận thư không đúng tên mình gửi, trả lại cho bưu điện.

C. Đọc giùm thư cho bạn khiếm thị

D. Bóc xem các thư gửi nhầm địa chỉ

Đáp án D

II/ Quyền tự do ngôn luận

1, Vậy tự do ngôn luận là gì ?

Tự do ngôn luận (freedom of speech) là nguyên tắc đảm bảo cho một cá nhân hay một cộng
đồng quyền tự do nói ra rõ ràng quan điểm và ý kiến của mình mà không sợ bị trả thù, kiểm
duyệt, hay trừng phạt pháp lý.

Tự do ngôn luận còn được dùng để nói đến cả hành động tìm kiếm, tiếp nhận. và chia sẻ
thông tin hoặc quan niệm, bất kể bằng cách sử dụng phương tiện truyền thông nào.

Mở rộng:

**Pháp luật Việt Nam

+Hiến pháp năm 2013

+Luật hình sự 2015

+ Luật Báo chí 2016 số 103/2016/QH13 quy định về quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn
luận trên báo chí của công dân; tổ chức và hoạt động báo chí

***Pháp luật Quốc tếL

Quyền tự do ngôn luận được thừa nhận là một quyền của con người:
+Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền (1948)

+Luật Nhân quyền Quốc tế (1966)

+Công ước Quốc tế về các Quyền dân sự và chính trị

2, Vậy QUYỀN tự do ngôn luận là gì ?

- Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề
chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước

Mở rộng: Điều 25 Hiến pháp 2013 quy định như sau: Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự
do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp
luật quy định.

***Có ý kiến cho rằng, quyền tự do ngôn luận tức là mình thích gì nói đấy, không cần
quan tâm đến người khác. Liệu ý kiến này có thực sự đúng???

Phát biểu, đặt điều nói sai sự thật.


Đưa tin sai sự thật
Điều 156 Bộ luật Hình sự về tội vu khống

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng
đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng
đến 01 năm:
2. a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm
trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người
khác;
3. b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm
3, Quyền tự do ngôn luận của công dân được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau.

A Trực tiếp

+Các cuộc họp ở cơ quan, trường học, tổ dân phố … trực tiếp phát biểu ý kiến xây dựng

+ Đóng góp ý kiến, kiến nghị với đại biểu Quốc hội và hội đồng nhân dân trong dịp đại
biểu tiếp xúc với cử tri ở cơ sở hoặc công dân có thể viết thư cho đại biểu Quốc hội trình
bày, đề đạt nguyện vọng.
B Gián tiếp:

+ Có thể viết bài gửi đăng báo, bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình về chủ trường, chính
sách và pháp luật của nhà nước như về chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước;
về xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh; về ủng hộ cái đúng, cái tốt, phê phán
và phản đối cái sai, cái xấu trong đời sống xã hội.
4, Ý nghĩa quyền tự do ngôn luận của công dân

- Là cơ sở để công dân chủ động tham gia tích cực vào các hoạt động của nhà nước và xã
hội

- Đảm bảo quyền tự do, dân chủ, có quyền lực thực sự của nhân dân.

Câu hỏi

1/ Hiểu như thế nào là đúng về quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện
thoại, điện tín?

A. Thư tín không bị bóc mở.

B. Thư tín không bị thất lạc.

C. Thư tín được đảm bảo an toàn và bí mật.

D. Thư tín được bảo đảm bí mật tuyệt đối.

Đáp án: C

2. Quyền tự do ngôn luận của công dân có nghĩa là


A. muốn nói gì và làm gì cũng được.

B. muốn viết gì gửi đăng báo cũng được.

C. được bày tỏ quan điểm của mình ở mọi nơi, mọi lúc.

D. được bày tỏ quan điểm về xây dựng nhà văn hóa thôn.

Đáp án D

3. Hành vi xâm phạm rất nghiêm trọng do cố ý bí mật, an toàn thư tín, điện thoại, điện
tín của người khác thì bị xử lí

A. hình sự.

B. dân sự.

C. hành chính.

D. kỉ luật.

Đáp án A

4.Công dân được bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã
hội của đất nước thông qua quyền nào dưới đây?

A. Quyền khiếu nại.

B. Quyền tố cáo.

C. Quyền bầu cử, ứng cử.

D. Quyền tự do ngôn luận.

Đáp án D

e. Quyền tự do ngôn luận

5.Ai có quyền bóc mở, lưu giữ, tiêu hủy thư, điện tín của người khác?

E. Mọi công dân trong xã hội.


F. Những người có thẩm quyền theo qui định pháp luật

G. Người có nhiệm vụ chuyển thư.

H. Cán bộ công chức nhà nước

Đáp án : B

6. Quyền tự do ngôn luận của công dân được qui định tại điều nào trong hiến pháp năm
2013?

A. Điều 23

B. Điều 23

C. Điều 25

D. Điều 26

Đáp án C

7. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín thuộc về quyền?

E. Bí mật của công dân

F. Bí mật của công chức

G. Bí mật đời tư

H. Bí mật của công chức

Đáp án: D

4/ Hành vi nào thể hiện quyền tự do ngôn luận của công dân?

A. Làm đơn tố cáo với cơ quan Nhà nước về cán bộ có hành vi tham nhũng.

B. Viết bài đăng báo phản ánh việc làm gây thiệt hại đến tài sản Nhà nước.

C. Quay lại Clip người có hành vi xâm phạm tài sản Nhà nước.
D. Làm đơn khiếu nại đại biểu Hội đồng nhân dân trong kì tiếp xúc cử tri.

Đáp án B

8/ Hành vi nào sau đây là xâm phạm an toàn và bí mật thưu tín, điện thoại, điện tín?

A Kiểm tra số lượng trước khi gửi

B. Nhận thư không đúng tên mình gửi, trả lại cho bưu điện.

C. Đọc giùm thư cho bạn khiếm thị

D. Bóc xem các thư gửi nhầm địa chỉ

Đáp án D

Câu 9: Người bao nhiêu tuổi vi phạm quyền tự do ngôn luận phải chịu trách nhiệm
hình sự?

A. Từ đủ 13 tuổi.

B. Từ đủ 14 tuổi.

C. Từ đủ 15 tuổi.

D. Từ đủ 16 tuổi.

Đáp án D

Câu 10: Học sinh phát biểu ý kiến trong buổi sinh hoạt lớp là thể hiện quyền nào?

A. Quyền tự do ngôn luận.

B. Quyền khiếu nại.

C. Quyền tố cáo.

D. Quyền xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

Đap án A
Câu 11: Quyền tự do ngôn luận có ý nghĩa là?

A. Phát huy tính tích cực và quyền làm chủ của công dân.

B. Góp phần xây dựng nhà nước.

C. Góp phần quản lí nhà nước.

D. Cả A,B,C.

Đấp án D

Câu 12: Quyền tự do ngôn luận được quy định tại cơ quan nào cao nhất?

A. Hiến pháp.

B. Quốc hội.

C. Luật.

D. Cả A,B,C.

Đáp án D

Câu 13 Biểu hiện việc thực hiện sai quyền tự do ngôn luận là?

A. Tung tin đồn nhảm về dịch lợn tại địa phương.

B. Nói xấu Đảng, Nhà nước trên facebook.

C. Viết bài tuyên truyền Đạo Thánh Đức chúa trời trên facebook.

D. Cả A, B, C.

Đáp án D

Câu 14: Việc làm nào sau đây cần bị phê phán?

A. Tuyên truyền để phòng chống tệ nạn xã hội.

B. Đưa thông tin sai sự thật để bôi nhọ người khác.

C. Tuyên truyền, vận động để nhân dân không tin vào mê tín dị đoan.

D. Tuyên truyền đoàn kết trong nhân dân.


Đáp án B

You might also like