You are on page 1of 23

Bài 6.

CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN


1. Các quyền tự do cơ bản của công dân
a. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân
* Khái niệm: Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ
trường hợp phạm tội quả tang.
* Nội dung :
- Không một ai, dù ở cương vị nào có quyền tự ý bắt và giam, giữ người chỉ vì do nghi ngờ không có căn cứ PL. Tự
tiện bắt và giam, giữ người trái PL là xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể của CD, là hành vi trái PL,
phải bị xử lí nghiêm minh theo PL
- Theo quy định của PL, chỉ được bắt người trong ba trường hợp sau đây, nhưng phải theo đúng trình tự và thủ tục
mà PL qua định:
+ TH1: Viện Kiểm sát, Tòa án trong phạm vi thẩm quyền theo quy định của pháp luật có quyền ra lệnh bắt bị can, bị
cáo để tạm giam
+ TH2: Bắt người trong TH khẩn cấp được tiến hành khi thuộc một trong ba căn cứ theo quy định của pháp luật và
chỉ có những người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật mới có quyền ra lệnh bắt
+ TH3: Bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã
Đối với người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã thì bất kì ai cũng có quyền bắt và giải ngay đến cơ quan Công
an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất
* Ý nghĩa: (Đọc thêm)
b. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân
* Khái niệm: Công dân có quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, được bảo vệ danh dự và nhân phẩm;
không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác.
* Nội dung:
- Thứ nhất: Không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe của người khác. Xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe
của người khác là hành vi cố ý hoặc vô ý làm tổn hại đến tính mạng và sức khỏe của người khác
PL nước ta qui định:
+ Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm đến tính mạng của người khác như giết người, đe dọa giết người, làm chết
người.
+ Nghiêm cấm những hành vi đánh người, đặc biệt đánh người gây thương tích, làm tổn hại cho sức khỏe người
khác.
- Thứ hai: Không ai được xâm phạm tới danh dự và nhân phẩm của người khác.
+ Xâm phạm tới danh dự và nhân phẩm của người khác là hành vi bịa đặt điều xấu, tung tin xấu, nói xấu, xúc phạm
người khác để hạ uy tín và gây thiệt hại về danh dự cho người đó.
+ Mọi hành vi xâm phạm tới danh dự và nhân phẩm của CD đều vừa trái đạo đức xã hội, vừa vi phạm PL, phải bị xử
lí theo qui định của PL
*Ý nghĩa:(Đọc thêm)
c. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
* Khái niệm: Chỗ ở của công dân được Nhà nước và mọi người tôn trọng, không ai được tự ý vào chỗ ở của người
khác nếu không được người đó đồng ý. Chỉ trong trường hợp được pháp luật cho phép và phải có lệnh của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền mới được khám xét chỗ ở của một người. Trong trường hợp này thì việc khám xét cũng
không được tiến hành tùy tiện mà phải tuân theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
* Nội dung:
- Về nguyên tắc, không ai được tự tiện vào chỗ ở của người khác.Tuy nhiên, pháp luật cho phép khám xét chỗ ở của
công dân trong các trường hợp sau:
+ Trường hợp thứ nhất, khi có căn cứ để khẳng định chỗ ở, địa điểm của người nào đó có công cụ, phương tiện (ví
dụ: gậy gộc, dao, búa, rìu, súng,…) để thực hiện tội phạm hoặc có đồ vật, tài liệu liên quan đến vụ án.
+ Trường hợp thứ hai, việc khám chỗ ở, địa điểm của người nào đó được tiến hành khi cần bắt người đang bị truy nã
hoặc người phạm tội đang lẫn tránh ở đó.
+ Khám chỗ ở đúng PL là thực hiện khám trong những trường hợp PL qui định: chỉ những người có thẩm quyền theo
qui định của Bộ luật Tố tụng Hình sự mới có quyền ra lệnh khám; nười tiến hành khám phải thực hiện theo đúng thể
thức mà PL qui định
*Ý nghĩa: (Đọc thêm)
d. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thọai, điện tín
* Khái niệm: Thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật. Việc kiểm soát thư tín, điện
thoại, điện tín của cá nhân được thực hiện trong trường hợp pháp luật có qui định và phải có quyết định của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền
* Nội dung: Chỉ có những người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và chỉ trong những trường hợp cần thiết
mới được tiến hành kiểm soát thư, điện thoại, điện tín của người khác. Người nào tự tiện bóc, mở thư, tiêu hủy thư,
điện tín của người khác thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách
nhiệm hình sự
* Ý nghĩa: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thọai, điện tín là điều kiện cần thiết để bảo đảm đời
sống riêng tư của mỗi cá nhân trong xã hội. Trên cơ sở quyền này, công dân có một đời sống tinh thần thoải mái mà
không ai được tùy tiện xâm phạm tới.
e. Quyền tự do ngôn luận
* Khái niệm: Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế,
văn hóa, xã hội của đất nước.
* Nội dung:
- Có nhiều hình thức và phạm vi để thực hiện quyền này:
+ CD có thể trực tiếp phát biểu ý kiến nhằm xây dựng cơ quan, trường học, địa phương mình.
+ CD có thể viết bài gửi đăng báo để bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình về chủ trương, chính sách và pháp luật
của Nhà nước; về ủng hộ cái đúng, cái tốt, phê phán và phản đối cái sai, cái xấu trong đời sống xã hội.
+ CD có quyền đóng góp ý kiến, kiến nghị với các đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân trong dịp đại
biểu tiếp xúc với cử tri cơ sở, hoặc công dân có thể viết thư cho đại biểu Quốc hội trình bày, đề đạt nguyện vọng về
những vấn đề mình quan tâm
* Ý nghĩa: Quyền tự do ngôn luận là chuẩn mực của một xã hội mà trong đó nhân dân có tự do, dân chủ, có quyền
lực thực sự; là cơ sở, điều kiện để nhân dân tham gia chủ động và tích cực vào các hoạt động của nhà nước và XH
2. Trách nhiệm của NN và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện các quyền tự do cơ bản của công dân
a. Trách nhiệm của Nhà nước. (Đọc thêm)
b. Trách nhiệm của công dân
Phải học tập, tìm hiểu để nắm được nội dung các quyền tự do cơ bản của mình.
Phê phán, đấu tranh, tố cáo những việc làm trái pháp luật, vi phạm quyền tự do cơ bản của công dân.
Tích cực tham gia giúp đỡ các cán bộ nhà nước thi hành quyết định bắt người, khám người trong những trường hợp
được pháp luật cho phép.
Tự rèn luyện, nâng cao ý thức pháp luật để sống văn minh, tôn trọng PL, tự giác tuân thủ pháp luật của NN, tôn
trọng quyền tự do cơ bản của người khác.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân có nghĩa là
A. trong mọi trường hợp không ai có thể bị bắt. B. Công an có thể bắt người nếu nghi ngờ người đó phạm
tội.
C. chỉ được bắt người khi có lệnh bắt người của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
D. không ai có thể bị bắt, nếu không có quyết định của Tòa án, phê chuẩn của Viện Kiểm sát, trừ trường hợp phạm
tội quả tang.
Câu 2. Khám chỗ ở của công dân trong trường hợp nào dưới đây là đúng pháp luật?
A. Khi có nghi ngờ người phạm tội đang lẩn tránh ở đó.
B. Khi được pháp luật cho phép và có quyết định của cơ qua nhà nước có thẩm quyền.
C. Khi công an cần khám nhà để kiểm tra hộ khẩu. D. Khi công an cần khám nhà để tìm kiếm chứng cứ liên
quan đến vụ án.
Câu 3. Là học sinh THPT em đã thực hiện quyền tự do ngôn luận
A. bày tỏ quan điểm về chủ trương, chính sách của Nhà nước. B. bày tỏ ý kiến với đại biểu Quốc hội.
C. bày tỏ ý kiến trong giờ sinh hoạt lớp, sinh hoạt Đoàn. D. bày tỏ ý kiến với đại biểu Hội đồng nhân dân.
Câu 4. Thời hạn tạm giam, giữ một người theo thủ tục hành chính, khi chưa có quyết định của cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền
A. từ 12giờ đến không quá 24giờ. B. từ 12giờ đến không quá 36giờ.
C. từ 24giờ đến không quá 48giờ. D. từ 24giờ đến không quá 36giờ.
Câu 5. Khi nào cơ quan điều tra phát lệnh truy nã? A. Để truy bắt bị can. B. Để truy bắt bị can bỏ trốn khi
được tại ngoại.
C. Để lùng bắt bị can khi bị can trốn hoặc không biết ở đâu. D. Để khởi tố, điều tra, truy tố, xét
xử.
Câu 6. Pháp luật cho phép khám xét chỗ ở của công dân:
A. tại chỗ ở của người đó, có người bị truy nã đang lẩn trốn. B. nghi ngờ chỗ ở của người đó, có người phạm tội
đang lẩn tránh.
C. nghi ngờ chỗ ở nơi đó, có người bị truy nã đang lẩn tránh. D. nghi ngờ chỗ ở của người đó có đồ vật, tài liệu liên
quan đến vụ án.
Câu 7. Việc công dân viết bài đăng báo, bày tỏ quan điểm của mình, phê phán cái xấu, đồng tình với cái tốt là biểu
hiện quyền nào dưới đây của công dân?
A. quyền tham gia ý kiến. B. quyền tự do ngôn luận. C. quyền tự do tư tưởng. D. quyền tự do báo
chí.
Câu 8. Hành động nào dưới đây xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe của người khác?
A. Nói xấu người khác nhằm hạ uy tín của họ. B. Đe dọa giết người.
C. Tự tiện bắt giữ người. D. Tự tiện bóc, mở thư của người khác.
Câu 9. Bà Hiệp dựng xe đạp ở hè phố nhưng quên mang túi xách vào nhà. Quay trở ra không thấy túi xách đâu, bà
Hiệp hoảng hốt vì trong túi có hơn 1 triệu đồng và một chiếc điện thoại di động. Bà Hiệp nghi cho Toàn (13 tuổi) lấy
trộm vì Toàn đang chơi ở gần đó. Bà Hiệp đòi vào khám nhà Toàn. Mặc dù Toàn không đồng ý song bà Hiệp vẫn
xông vào nhà lục soát. Hành vi của bà Hiệp đã vi phạm quyền nào sau đây?
A. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật riêng tư. B. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công
dân.
C. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe. D. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và
nhân phẩm.
Câu 10. Khi nào cần tạm giữ người theo thủ tục hành chính?
A. Khi người đó tham gia giao thông đường bộ bằng xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm.
B. Khi cần ngăn chặn những hành vi của người xúc phạm nhân phẩm, danh dự người khác.
C. Khi cơ quan nhà nước cần thu thập, xác minh những tình tiết quan trọng làm căn cứ.
D. Khi cần xử phạt hành chính một người nào đó.
Câu 11. Trong lúc A đang bận việc riêng thì có tin nhắn, T đã tự ý mở điện thoại của A ra xem tin nhắn, hành vi này
xâm phạm quyền gì của công dân? A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể. B. Quyền nhân thân của
công dân.
C. Quyền bí mật thư tìn, điện thoại, điện tín. D. Quyền bất khả xâm phạm chỗ ở của
công dân.
Câu 12. Pháp luật cho phép khám chỗ ở của công dân trong trường hợp nào sau đây?
A. Cần bắt người đang bị tuy nã hoặc người phạm tội đang lẩn tránh ở đó. B. Cần bắt người bị tình nghi thực
hiện tội phạm.
C. Cần bắt người đang có ý định thực hiện tội phạm. D. Cần khám để tìm hàng hóa buôn lậu.
Câu 13. Người nào dưới đây mới có quyền tự do ngôn luận?
A. Chỉ nhà báo. B. chỉ cán bộ công chức nhà nước. C. Chỉ người từ 18 tuổi trở lên. D. Mọi công
dân.
Câu 14. Hành vi nào dưới đây xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân?
A. Tự tiện bắt người. B. Đánh người gây thương tích. C. Tự tiện giam giữ người. D. Đe dọa đánh
người.
Câu 15. Công ty A chậm thanh toán cho ông K tiền thuê văn phòng, ông K đã khóa trái cửa văn phòng làm việc,
nhốt 4 nhân viên công ty trong suốt 3 giờ. Ông K đã xâm phạm tới quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng. B. Quyền được bảo đảm an toàn về sức khỏe.
C. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể . D. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
Câu 16. Vì có mâu thuẫn cá nhân với K nên vào một buổi tối, L đã xếp sẵn mấy viên gạch chặn đường đi trong thôn
làm K ngã và bị chấn thương ở tay. L đã xâm phạm tới quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền được bảo đảm về sức khỏe. B. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
C. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe. D. Quyền được bảo đảm an toàn giao thông.
Câu 17. Vì ghen ghét H mà Y đã tung tin xấu, bịa đặt về H với các bạn trong lớp. Nếu là bạn của H, em sẽ lựa chọn
cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp với qui định của pháp luật?
A. Coi như không biết nên không nói gì. B. Nêu vấn đề này ra trước lớp để các bạn phê bình Y.
C. Mắng Y một trận cho hả giận. D. Nói chuyện trực tiếp với Y và khuyên Y không nên làm như vậy.
Câu 18. Tự ý bắt và giam, giữ người vì những lí do không chính đáng, không có căn cứ pháp lí là xâm phạm tới
quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền bất khả xâm phạm về nhân thân. B. Quyền tự do cá nhân.
C. Quyền tự do tinh thần. D. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
Câu 19. Người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã thì A. ai cũng có quyền bắt
B. chỉ công an mới có quyền bắt . C. phải xin lệnh khẩn cấp để bắt. D. phải chờ ý kiến của cấp trên.
Câu 20. Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội
của đất nước là biểu hiện quyền nào đưới đây của công dân?
A. Quyền tự do báo chí. B. Quyền tự do ngôn luận. C. Quyền chính trị. D. Quyền văn hóa – xã hội.
Câu 21. Nghi ngờ ông S lấy trộm xe máy của ông X, Công an phường Q đã bắt giam ông S và dọa nạt, ép ông phải
nhận tội. Việc làm này của công an phường Q đã xâm phạm tới quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe. B. Quyền tự do cá nhân.
C. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể . D. Quyền tự do đi lại.
Câu 22. Nghi ngờ tên trộm xe đạp chạy vào một gia đình trong ngõ, hai người đàn ông chạy thẳng vào nhà mà không
chờ chủ nhà đồng ý, đồng thời yêu cầu cho khám nhà để tìm kẻ trộm. Hành vi của hai người đàn ông trên đã xâm
phạm tới quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền được bảo vệ chỗ ở.
B. Quyền bí mật về chỗ ở. C. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. D. Quyền bất khả xâm phạm nhà
dân.
Câu 23. Anh Q và anh P bắt được kẻ đang ăn trộm xe máy. Hai anh đang lúng túng không biết nên làm gì tiếp theo.
Trong trường hợp này, em sẽ khuyên hai anh cách xử sự nào dưới đây cho phù hợp với pháp luật?
A. Đánh tên ăn trộm một trận cho sợ. B. Chửi tên ăn trộm một hồi cho hả giận.
C. Lập biên bản, trói lại, giữ xe rồi thả ra. D. Giải về cơ quan công an nơi gần nhất.
Câu 24. Tự tiện bắt và giam giữ người trái pháp luật là hành vi xâm phạm
A. quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. B. quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng của
công dân.
C. quyền tự do cá nhân của công dân D. quyền tự do đi lại của công dân.
Câu 25. Công dân có thể sử dụng quyền tự do ngôn luận bằng cách
A. phát biểu trong các cuộc họp ở cơ quan, trường học. B. phát biểu ở bất cứ nơi nào.
C. phê phán cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước trên mạng Facebook.
D. gửi đơn tố cáo cán bộ, công chức đến các cơ quan có thẩm quyền.
Câu 26. Nghi ngờ cháu B lấy trộm điện thoại di động của mình, ông C đã nhốt cháu trong nhà mình suốt 2 giờ để
buộc cháu B phải khai nhận. Hành vi của ông C đã xâm phạm tới quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền
được an toàn thân thể .
B. Quyền được bảo đảm an toàn sức khỏe. C. Quyền tự do cá nhân. D. Quyền bất khả xâm phạm về
thân thể.
Câu 27. Biết C và D yêu nhau, H đã tìm cách đọc trộm tin nhắn của D rồi kể cho một số bạn trong lớp nghe làm D
rất bực mình. H xâm phạm đến quyền nào dưới đây của D?
A. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm. B. Quyền bí mật thông tin cá nhân.
C. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thọai, điện tín. D. Quyền tự do yêu đương.
Câu 28. Nếu một người tung tin bịa đặt nói xấu mình, em sẽ lựa chọn cách xử sự nào dưới đây mà em cho là đúng
pháp luật?
A. Coi như không biết gì. B. Mắng cho một trận để hả giận.
C. Không chơi với người đó nữa. D. Khuyên bảo người đó để người đó không có hành vi như vậy nữa.
Câu 29. Tự ý bắt và giam giữ người không có căn cứ là hành vi xâm phạm tới quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe. B. Quyền tự do cá nhân.
C. Quyền tự do thân thể . D. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
Câu 30. Công dân có thể sử dụng quyền tự do ngôn luận bằng cáchphát biểu ý kiến
A. trong các cuộc họp ở cơ quan, trường học B. ở bất cứ nơi nào.
C. theo sở thích của mình. D. ở nơi tập trung đông người.
Câu 31. Do mâu thuẫn với nhau nên C đã bịa đặt tung tin xấu về D trên Facebook. Việc làm của C đã xâm phạm tới
quyền nào dưới đây của D? A. Quyền bảo vệ bí mật đời tư của cá nhân . B. Quyền tự do các nhân.
C. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm. D. Quyền được bảo đảm bí mật thư tín, điện tín.
Câu 32. Trong lúc chơi game, giữa H và K xảy ra mâu thuẫn dẫn đến chửi nhau trên mạng. Hai bên thách đố và tìm
gặp nhau, đánh nhau. Kết quả là H đã đánh K gây thương tích. Hành động của H đã xâm phạm tới quyền nào dưới
đây của công dân?
A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể. B. Quyền bất khả xâm phạm về sức khỏe.
C. Quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe. D. Quyền được bảo đảm an toàn về thân thể.
Câu 33. Không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát thì không ai bị bắt, trừ
trường hợp
A. phạm tội quả tang. B. nghi ngờ gây án. C. bao che người phạm tội. D. không tố giác tội phạm.
Câu 34. Chỗ ở của công dân được Nhà nước và mọi người
A. tôn tạo. B. tôn trọng. C. bảo mật. D. bảo vệ.
Câu 35. Tự ý vào nhà người khác để tìm kiếm đối tượng trộm cắp là vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Bất khả xâm phạm về chỗ ở. B. Được bảo hộ về tài sản riêng.
C. Bảo mật nơi cư trú hợp pháp. D. Khai báo tạm trú, tạm vắng.
Câu 36. Sau khi kết thúc cuộc đàm thoại, thấy nữ tiếp viên hãng hàng không X nhắc nhở hành khách B vì hành vi
hút thuốc lá trên máy bay, hành khách A đã chuyển điện thoại sang chế độ video để quay clip. Đúng lúc tiếp viên
trưởng đi qua, ông dọa sẽ báo công an nếu A không xóa bỏ đoạn clip đó. Trong trường hợp này, những ai đã vi phạm
quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe? A. hành khách B và nữ tiếp viên. B. hành khách A
và hành khách B.
C. hành khách A, B và nữ tiếp viên. D. hành khách A, B và tiếp viên trưởng.
Câu 37. K ra ngoài nhưng quên không tắt máy tính. T là nhân viên cùng phòng thấy vậy đã tự ý vào trang cá nhân
của K và mạo danh K để làm quen với các bạn gái. T đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Được bảo hộ về tài sản riêng. B. Được bảo hộ về nơi làm việc.
C. Được bảo đảm an toàn thông tin cá nhân. D. Được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín.
Câu 38. Thấy con gái bị từ chối tiêm vắc xin phòng bệnh sởi theo chương trình tiêm chủng mở rộng, dù chưa hỏi rõ
lí do, chị B đã đánh nhân viên y tế. Chị B đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Chọn hình thức bảo hiểm y tế. B. Bất khả xâm phạm về thân thể.
C. Cung cấp thông tin và chăm sóc sức khỏe. D. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
Câu 39. Sau nhiều lần khuyên B từ bỏ chơi game không được, A đã nghĩ cách vào quán game tìm B đồng thời mạt
sát chủ quán vì tội chứa chấp nên bị chủ quán game sỉ nhục và đánh đuổi. Chủ quán game và A đã vi phạm quyền
nào dưới đây của công dân?
A. Bất khả xâm phạm về chỗ ở. B. Bất khả xâm phạm về thân thể.
C. Được bảo hộ về nhân phẩm, danh dự. D. Không được xâm phạm bí mật đời tư.
Câu 40. Trong trường hợp nào dưới đây thì bất kì ai cũng có quyền được bắt người?
A. Đang chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội. B. Đang phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.
C. Có dấu hiệu thực hiện hành vi phạm tội. D. Bị nghi ngờ phạm tội.
Câu 41. Đánh người là hành vi xâm phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm của công dân. B. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng và
sức khỏe.
C. Quyền bất khả xâm phạm về tinh thần của công dân. D. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự của
công dân.
Câu 42. Công dân được bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước
thông qua quyền nào dưới đây? A. Quyền bầu cử, ứng cử. B. Quyền tự do ngôn luận. C. Quyền khiếu
nại. D. Quyền tố cáo.
Câu 43. Nghi ngờ ông A lấy cắp tiền của mình, ông B cùng con trai tự ý vào nhà ông A khám xét. Hành vi này xâm
phạm đến quyền nào dưới đây?
A. quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm và danh dự của công dân. B. quyền được đảm bảo bí mật đời tư
của công dân.
C. quyền nhân thân của công dân. D. quyền bất khả xâm phạm chỗ ở của công dân.
Câu 44. Trong lúc H đang bận việc riêng thì điện thoại có tin nhắn, T đã tự ý mở điện thoại của H ra đọc tin nhắn.
Hành vi này của T đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây?
A. quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân. B. quyền tự do dân chủ của công
dân.
C. quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại của công dân. D. quyền tự do ngôn luận của công
dân.
Câu 45. Công an bắt người trong trường hợp nào dưới đây thì không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể
của công dân? A. Hai học sinh gây mất trật tự trong lớp học. B. Hai nhà hàng xóm to tiếng với nhau.
C. Tung tin, bịa đặt nói xấu người khác. D. Một người đang bẻ khóa lấy trộm xe máy.
Câu 46. B và T là bạn thân, học cùng lớp với nhau. Khi giữa hai người nảy sinh mâu thuẫn, T đã tung tin xấu, bịa đặt
về B trên facebook. Nếu là bạn học cùng lớp của T và B, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây cho phù hợp với
quy định của pháp luật?
A. Coi như không biết vì đây là việc riêng của T. B. Khuyên T gỡ bỏ tin vì đã xâm phạm nhân phẩm, danh dự của
người khác.
C. Khuyên B nói xấu lại T trên facebook. D. Chia sẻ thông tin đó trên facebook.
Câu 47. Giờ ra chơi H và P ở lại trong lớp, thấy điện thoại của V để trên bàn có tin nhắn, H nói P đọc và P nhanh
chóng đọc tin nhắn trên điện thoại của V. Hành vi này của P đã xâm phạm đến:
A. Quyền bí mật đời tư của V. B. quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự.
C. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại của công dân. D. Quyền bất khả xâm phạm thông
tin cá nhân.
Câu 48. Hai anh công an đang đuổi bắt một tên trộm xe máy. Nghi ngờ tên trộm chạy vào một nhà dân, hai anh cần
lựa chọn cách xử sự nào dưới đây để vừa có thể tìm bắt được kẻ trộm, vừa đảm bảo đúng pháp luật?
A. chạy ngay vào nhà khám xét. B. yêu cầu chủ nhà cho khám xét, nét không đồng ý thì
cũng cứ khám.
C. đề nghị chủ nhà cho khám, nếu không đồng ý thì bỏ đi. D. đề nghị chủ nhà cho khám, nếu đồng ý thì mới
vào khám
Câu 49. Bắt người trong trường hợp khẩn cấp được tiến hành khi có căn cứ để cho rằng người đó
A. đang có ý định phạm tội. B. đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng.
C. sẽ xúi giục người khác phạm tội. D. đang họp bàn thực hiện.
Câu 50. Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được thực hiện trong trường hợp A. có ý kiến của
lãnh đạo cơ quan.
B. có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. C. có tin báo của nhân dân. D. có nghi ngờ chứa thông tin
không lành mạnh.
Câu 51. Hai sinh viên L và M cùng thuê chung nhà ở của ông N. Do chậm trả tiền thuê nhà nên ông N đã yêu cầu hai
bạn ra khỏi nhà, nhưng L và M không đồng ý. Thấy vậy, ông N khóa trái cửa nhà và nhốt hai bạn lại. Hành vi của
ông N xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân? A. bất khả xâm phạm về chỗ ở. B. được bảo hộ về
sức khỏe.
C. bất khả xâm phạm về thân thể. D. được đảm bảo an toàn về thân thể.
Câu 52. H và C là hai chị em ruột. Vì muốn biết tình cảm của chi H và anh Q nên có lần C đã đọc trộm tin nhắn của
anh Q gửi chị H. Hành vi này của C đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây của chị H? A. quyền bí mật đời tư.

B. quyền bí mật thông tin cá nhân. C. quyền được đảm bảo an toàn và bí mật điện thoại. D. quyền bình đẳng
giữa chị và em.
Câu 53. Hai bạn học sinh lớp 12 trao đổi với nhau về quyền tự do ngôn luận của công dân, theo em, những ai dưới
đây có quyền tự do ngôn luận? A. chỉ những người từ 18 tuổi trở lên. B. chỉ những người từ 20 tuổi trở
lên.
C. Mọi công dân. D. chỉ những người là cán bộ công chức.
Câu 54. Nhân lúc siêu thị đông người, P đã móc túi lấy trộm tiền của Q, nhưng bị anh S là bảo vệ bắt quả tang.
Trong trường hợp này, anh S cần xử sự như thế nào theo các giải pháp dưới đây cho đúng với pháp luật?
A. Đánh cho P một trận. B. Đánh P xong thì giải đến cơ quan công an.
C. Giam P lại trong phòng kín của siêu thị. D. Giải ngay đến cơ quan công an.
Câu 55. Chị D thuê căn phòng của bà B. Một lần chị D không có nhà, bà B mở khóa phòng để vào kiểm tra. Bà B có
quyền tự ý vào phòng chị D khi chị D không có nhà hay không? Vì sao?
A. Bà B có quyền vào bất cứ khi nào vì đây là nhà của bà. B. bà B có thể vào rồi sau đó nói với chị D
C. Bà B có thể vào, vì bà chỉ xem mà không động vào tài sản. D. Bà B không có quyền vì đây là chỗ ở của người
khác.
Câu 56. Trong trường hợp cần thiết theo qui định của pháp luật thì ai trong những người dưới đây có quyền ra lệnh
bắt và giam người? A. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp. B. Những người có thẩm quyền thuộc Viện
kiểm sát, Tòa án.
C. Cán bộ nhà nước đang thi hành công vụ. D. Cán bộ các cơ quan công an.
Câu 57. Ở một số nơi có hiện tượng nhiều học sinh “đánh hội đồng” một học sinh khác, quay clip rồi tung lên mạng
xã hội. Hành vi này đã xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe và quyền nào dưới đây của công dân?
A. quyền được bảo đảm an toàn uy tín cá nhân. B. quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.
C. quyền được bảo đảm an toàn cuộc sống. D. quyền được tôn trọng.
Câu 58. Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của người khác chỉ được thực hiên theo
A. yêu cầu của bưu điện. B. qui định của pháp luật. C. đề xuất của người gửi. D. kiến nghị của
người nhận.
Câu 59. Việc khám xét chỗ ở của công dân phải tuân theo đúng A. nguyện vọng của nhà chức trách.
B. tính chất, mức độ của vi phạm. C. khả năng của người quản lí. D. trình tự, thủ tục của pháp luật.
Câu 60. Trường hợp nào dưới đây thể hiện quyền tự do ngôn luận của công dân? A. Biểu quyết công khai trong hội
nghị.
B. Đóng góp ý kiến trong cuộc họp. C. Bài xích mọi ý tưởng sáng tạo. D. Áp đặt quam điểm cá nhân.
Câu 61. Theo qui định của pháp luật, bắt người trong trường hợp khẩn cấp được tiến hành khi có căn cứ cho rằng
người đó đang bị
A. tổ chức phát tán bí mật gia truyền B. thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng.
C. tham gia tranh chấp đất đai. C. tung tin nói xấu người khác
Câu 62. Công dân có hành vi bịa đặt, tung tin xấu để hạ uy tín người khác là xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ
về
A. nâng cấp nơi ở. B. danh dự, nhân phẩm. C. điều tra nhân khẩu. D. tự do cư trú.
Câu 63. Công dân không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở khi tự ý vào nhà người khác để
A. tìm kiếm người thân. B. khai thác thông tin mật. C. cấp cứu người bị nạn. D. thu thập bằng
chứng.
Câu 64. Học sinh có hành vi xúc phạm bẹn bè nhằm hạ uy tín của người đó là xâm phạm quyền được pháp luật bảo
hộ về
A. danh dự, nhân phẩm. B. quan hệ đa phương. C. sở thíc riêng biệt. D. nhu cầu cá
nhân.
Câu 65. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân qui định việc bắt và giam, giữ người chỉ được thực hiện
khi có quyết định hoặc phê chuẩn của A. Viện Kiểm sát. B. Hội đồng nhân dân. C. Tổng thanh tra. D. Ủy ban
nhân dân.
Câu 66. Công dân không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở khi tự ý vào nhà người khác để
A. thăm dò tin tức nội bộ. B. tiếp thị sản phẩm đa cấp. C. dập tắt vụ hỏa hoạn. D. tìm đồ đạt bị
mất trộm.
Câu 67. Công dân chủ động bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chung của đất nước là thực hiện quyền
A. hoạch định chính sách. B. tự do ngôn luận. C. quản lí nhà nước. D. độc lập phán quyết.
Câu 68. Công dân tự ý vào nơi cư trú của người khác là vi phạm quyền bất khả xâm phạm về
A. chỗ ở. B. danh tính. C. thông tin liên ngành. D. bí mật gia truyền.
Câu 69. Cho rằng trong quá trình xây nhà, ông A đã lấn chiếm một phần lối đi chung của xóm nên bà C bực tức
xông vào nhà ông A chửi mắng và bị con ông A bắt rồi nhốt trong nhà kho hai ngày. Con ông A đã vi phạm quyền
nào dưới đây của công dân?
A. Bất khả xâm phạm về danh tính. B. Bất khả xâm phạm về thân thể.
C. Được pháp luật bảo vệ tài sản cá nhân. D. Được pháp luật bảo vệ bí mật đời tư.
Câu 70. P mượn sách tham khảo của H đã lâu mà chưa trả. Khi cần dùng sách, H đã tự ý vào nhà P để tìm nhưng bị
em trai của P mắng chửi và đuổi về. H đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân? A. Bất khả xâm
phạm về tài sản.
B. Bất khả xâm phạm về chỗ ở. C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự. D. Được bảo vệ quan điểm
cá nhân.
Câu 71. Chị T tự ý kiểm tra điện thoại của con và phát hiện coi trai thường xuyên nhắn tin hẹn bạn đi chơi điện tử
nên đã đưa cho chồng xem. Chồng chị giận dữ đánh con và đập nát điện thoại đó. Vợ chồng chị T đã vi phạm quyền
nào dưới đây của công dân?
A. Bất khả xâm phạm về sức khỏe. B. Bất khả xâm phạm về tài sản.
C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm. D. Được bảo đảm an toàn và bí mật về điện thoại, điện tín.
Câu 72. Giờ sinh hoạt, bị lớp trưởng phê bình vì thường xuyên gây mất trật tự trong các buổi học nên K đã phản đối
gay gắt và cho rằng lớp trưởng không được phép nói xấu mình trước tập thể. Kđã hiểu sai quyền nào dưới đây của
công dân?
A. Tự do ngôn luận. B. Tự do phán quyết. B. Tư do tham vấn. D. tự do thông tin.
Câu 73. Trong lúc chị B ra ngoài, thấy điện thoại của chị báo có tin nhắn, anh C cùng phòng mở ra đọc rồi xóa tin
nhắn đó. Anh C đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, uy tín, nhân phẩm. B. Được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện
thoại, điện tín.
C. Được tự do lựa chọn thông tin. D. Được bảo đảm an toàn về tài sản.
Câu 74. Trong quá trình thực hiện lệnh khám nhà đối với gia đình ông A, vì bị ông A chống đối và xúc phạm nên
cán bộ T đã đập vỡ bình gốm gia tuyền rồi tiếp tục lăng mạ và đánh ông A gãy tay. Cán bộ T không vi phạm quyền
nào dưới đây của công dân?
A. Được bảo hộ về danh dự, nhân phẩm. B. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
C. Được bảo hộ về sức khỏe. D. Bất khả xâm phạm về tài sản cá nhân.
Câu 75. Không đồng tình với một số ý kiến trong việc đề nghị bổ sung hình thức bán hàng đa cấp vào luật, chị T viết
bài bày tỏ quan điểm của mình trên mạng xã hội. Chị T đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân?
A. Chủ động đàm phán. B. Tự do ngôn luận. C. Thực thi quyền tự chủ phán quyết. D. Tham gia quản lí nhà nước
và xã hội.
Câu 76. Hết giờ học, T mượn điện thoại của M để gọi mẹ đến đón. Vì tò mò, T đã tự ý đọc tin nhắn của M rồi phát
tán nội dung đó lên mạng thông tin cá nhân. Hôm sau, trong lúc T ra ngoài, M đã tìm cách lấy thư của T rồi đọc cho
cả lớp nghe. T và M vi phạm quyền nào dưới đây của công dân? A. Được pháp luật bảo hộ về tài sản. B.
Được pháp luật bảo hộ về thân thể.
C. Được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại. D. Được bảo đảm an toàn về nơi cư trú hợp pháp.
Câu 77. Công nhân B đi làm muộn mười phút nên bị bảo vệ xí nghiệp X không cho vào. Xin mãi không được, công
nhân B đã có lời lẻ xúc phạm bảo vệ nên hai bên to tiếng, sỉ nhục nhau. Quá tức giận, công nhân B đã phá cổng xông
vào đánh bảo vệ phải đi cấp cứu. Công nhân B và bảo vệ vi phạm quyền nào dưới đây của công dân? A. Được pháp
luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
B. Bất khả xâm phạm về tài sản. C. Bất khả xâm phạm về đời tư. D. Được pháp luật bảo hộ về danh
dự, nhân phẩm.
Câu 78. Do không hài lòng với mức tiền bồi thường đất đai sau giải tỏa, ông B nhiều lần yêu cầu được gặp lãnh đạo
xã Y. Cho rằng ông B cố tình gây rối, bảo vệ Ủy ban nhân dân xã đã mắng chửi và đuổi ông về nên giữa hai bên xảy
ra mâu thuẫn. Bảo vệ đã đánh ông B gãy tay và đẩy xe máy ông xuống hồ. Bảo vệ Ủy ban nhân dân xã Y không vi
phạm quyền nào dưới đay của công dân?
A. Bất khả xâm phạm về tài sản. B. Được pháp luật bảo hộ về sức khẻo.
C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự. D. Bất khả xâm phạm về thân thể.
Câu 79. Để cạnh tranh, chị B đã thuê người phát tán những hình ảnh sai sự thật làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy
tín của chị H chủ cửa hàng kế bên. Phát hiện sự việc, chị H đã sỉ nhục chị B trước đông đảo khách hàng. Chị B và chị
H vi phạm quyền nào dưới đây của công dân? A. Bất khả xâm phạm về thân thể. B. Được pháp luật bảo hộ về danh
dự nhân phẩm.
C. Bất khả xâm phạm về chỗ ở. D. Được bảo mật thông tin liên ngành.
Câu 80. D cùng các bạn đá bóng, không may quả bóng bay vào sân nhà anh M làm vỡ bể cá cảnh. Tức giận, anh M
đuổi đánh cả nhóm, do chạy chậm nên D bị anh M bắt giữ và giam trong nhà kho của anh hai ngày. Anh M đã vi
phạm quyền nào dưới đây của công dân? A. Được pháp luật bảo hộ về tài sản. D. Được pháp luật bảo hộ
về quan điểm.
C. Bất khả xâm phạm về chỗ ở. D. Bất khả xâm phạm về thân thể.
Câu 81. Chị T nhặt được công văn mật do giám đốc B làm rơi trên đường về nhà nên mở ra xem rồi nhờ anh P in sao
để đăng lên mạng xã hội. Nội dung này đã được anh K chia sẻ lên trang in cá nhân. Những ai dưới đây đã vi phạm
quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín?
A. Chị T và anh P. B. Giám đốc B, chị T, anh P. C. Giám đốc B, chị T, anh P và anh K. D. Giám
đốc B và chị T.
Câu 82. Do nghi ngờ chị N bịa đặt nói xấu mình nên chị V cùng em gái là chị D đưa tin đồn thất thiệt về vợ chồng
chị N lên mạng xã hội khiến uy tín của họ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chồng chị N tức gận đã xông vào nhà chị V
mắng chửi nên bị chồng chị V đánh gãy chân. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lí? A. Vợ chồng chị V,
vợ chồng chị N và chị D.
B. Vợ chồng chị N và chị D. C. Vợ chồng chị V và chị D. D. Vợ chồng chị V, chồng chị N và
chị D.
Câu 83. Thấy chị M hàng xóm phát hiện việc mình đánh hai nhân viên bị thương nặng, ông X đã thuê anh K tìm
cách uy hiếp chị M. Anh K rủ thêm H cùng bắt, giam giữ rồi bỏ đói cháu nhỏ con của chị M một ngày. Những ai
dưới đây đã xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng và sức khỏe của công dân?
A. Ông X, anh K và anh H. B. Ông X và anh K. C. Ông X và anh H. D. Anh K và anh H.
Câu 84. Giám đốc P điều động toàn bộ nhân viên đến công ty để chuẩn bị tổ chức hội nghị khách hàng. Cuối buổi
một nhân viên phát hiện mất điện thoại, giám đốc P yêu cẩu bảo vệ khóa cửa ra vào rồi cùng trưởng phòng S kiểm
tra tư trang của mọi người. Chồng nhân viên B đến đón vợ nhưng bị bảo vệ ngăn cản. Lời qua tiếng lại, hai bên quát
nạt, mắng chửi nhau thậm tệ. Những ai dưới đây vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của
công dân?
A. Giám đốc P, trưởng phòng S, chồng cô B và bảo vệ. B. Chồng cô B và bảo vệ.
C. Giám đốc P, trưởng phòng S, chồng cô B. C. Giám đốc P, trưởng phòng S.
Câu 85. Theo lời khuyên của anh M, anh H đã nói với bố không nên dùng thực phẩm bẩn trong khâu chế biến thức
ăn phân phối cho các đại lí. Vô tình nghe được câu chuyện giữa hai bố con anh H, anh K kể lại với anh P. Vốn là đối
thủ của bố anh H, anh P lập tức tung tin này lên mạng xã hội. Bố anh H đã vội thuê phóng viên viết và đăng bài cải
chính đồng thời quản bá chất lượng sản phẩm của mình. Những ai dưới đây thực hiện sai quyền tự do ngôn luận của
công dân?
A. Bố anh H, anh P, anh K và anh M. B. Bố anh H, phóng viên và anh P.
C. Bố anh H, anh K, anh P và phóng viên. D. Bố anh H, anh P, anh K và anh M.
Bài 7. CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN DÂN CHỦ
1. Quyền bầu cử và quyền ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân
a. Khái niệm quyền bầu cử và quyền ứng cử
Quyền bầu cử và quyền ứng cử là các quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực chính trị, thông qua đó ,
nhân dân thực thi hình thức dân chủ gián tiếp ở từng địa phương và trong phạm vi cả nước
b. Nội dung quyền bầu cử và quyền ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân
- Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội
đồng nhân dân.
CD được hưởng quyền bầu cử và ứng cử một cách bình đẳng, không bị phân biệt đối xử theo giới tính, dân tộc, tôn
giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thời hạn cư trú tại nơi họ thực hiện quyền bầu cử, ứng cử, trừ một số người vi
phạm pháp luật thuộc trường hợp luật bầu cử qui định không được thực hiện quyền bầu cử và ứng cử
*Cách thực hiện quyền bầu cử và ứng cử của công dân
Quyền bầu cử của công dân thực hiện theo các nguyên tắc bầu cử phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
Quyền ứng cử của công dân được thực hiện theo hai con đường: tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử.
c. Ý nghĩa của quyền bầu cử và ứng cử của công dân
Là cơ sở pháp lí - chính trị quan trọng để hình thành các cơ quan quyền lực nhà nước, để nhân dân thể hiện ý chí
và nguyện vọng của mình, thông qua các đại biểu đại diện cho nhân dân ở Trung ương và địa phương do mình bầu
ra.
Nhà nước đảm bảo cho CD thực hiện tốt quyền bầu cử và quyền ứng cử cũng chính là bảo đảm thực hiện quyền
CD, quyền con người trên thực tế.
2. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội
a. Khái niệm về quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội
Quyền tham gia quản lí đất nước và xã hội là quyền của công dân tham gia thảo luận vào các công việc chung của
đất nước trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong phạm vi của cả nước và trong địa phương; quyền kiến
nghị với các cơ quan nhà nước về xây dựng bộ máy nhà nước và phát triển kinh tế xã hội.
b. Nội dung cơ bản của quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội
- Ở phạm vi cả nước, nhân dân thực hiện quyền bằng cách:
+ Tham gia thảo luận, góp ý kiến xây xựng các văn bản pháp luật quan trọng.liên quan đén các quyền và lợi ích cơ
bản của mọi CD như: Hiến pháp, Bộ luật Dân sự, Luật giáo dục, Luật Hôn nhân và gia đình…
+ Thảo luận và biểu quyết các vấn đề trọng đại khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân.
- Ở phạm vi cơ sở, dân chủ trực tiếp được thực hiện theo cơ chế “Dân biết, dân bàn, dân làm , dân kiểm tra”:
Bằng cơ chế “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, nhân dân được thông tin đầy đủ về chính sách, pháp luật
của nhà nước, trên cơ sở đó bàn bạc và trực tiếp quyết định những công việc thiết thực, cụ thể gắn liền với quyền lợi
và nghĩa vụ của người dân ở ngay cơ sở nơi họ sinh sống. Ví dụ: Bàn bạc và quyết định mức đóng góp xây dựng các
công trình phức lợi công cộng hoặc cơ sở hạ tầng; thảo luận, tham gia ý kiến vào dự thảo qui hoạch, kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội của xã, các đề án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng do xã quản lí
c. Ý nghĩa của quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội
Là cơ sở pháp lí quan trọng để nhân dân tham gia vào hoạt động của bộ máy Nhà nước, nhằm động viên và phát huy
sức mạnh của toàn dân, của toàn xã hội về việc xây dựng bộ máy nhà nước vững mạnh và hoạt động có hiệu quả.
3. Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân
a. Khái niệm quyền khiếu nại, tố cáo của công dân
- Quyền khiếu nại là quyền của CD, cơ quan, tổ chức được đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem
xét lại quyết định, hành vi hành chính khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền,
lợi ích của mình.
- Quyền tố cáo là quyền của CD được báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm PL
của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ đến lợi ích của NN, quyền, lợi ích hợp pháp của
công dân, cơ quan, tổ chức
b. Nội dung quyền khiếu nại , tố cáo của công dân.
* Người có quyền khiếu nại , tố cáo:
- Người khiếu nại: mọi cá nhân, tổ chức đều có quyền khiếu nại.
- Người tố cáo: Chỉ có công dân có quyền tố cáo .
* Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo
Giải quyết khiếu nại là việc xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết của người giải quyết khiếu nại. Giải
quyết tố cáo là việc xác minh, kết luận về nội dung tố cáo và việc quyết định xử lí của người giải quyết tố cáo.
- Người giải quyết khiếu nại: là cơ quan, tổ chức cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại theo qui định của
Luật Khiếu nại, tố cáo. Người đứng đầu cơ quan hành chính có quyết định, hành vi hành chính bị khiếu nại; người
đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan hành chính có quyết định, hành vi hành chính bị khiếu nại; Chủ tịch
UBND cấp tỉnh, Bộ trưởng , Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Tổng Thanh tra Chính phủ, thủ tướng chính phủ.
- Người giải quyết tố cáo: là cơ quan, tổ chức cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo theo qui định của Luật
Khiếu nại, tố cáo. Người đứng đầu cơ quan tổ chức có thẩm quyền quản lý người bị tố cáo, người đứng đầu cơ quan
tổ chức cấp trên của cơ quan, tổ chức người bị tố cáo; Chánh Thanh tra các cấp, Tổng Thanh tra Chính phủ , Thủ
tướng Chính phủ. Nếu hành vi bị tố cáo có dấu hiệu tội phạm thì do các cơ quan tố tụng giải quyết
* Quy trình khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại tố cáo
- Quy trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại:
+ Bước 1: Người khiếu nại nộp đơn khiếu nại đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại
+ Bước 2: Người giải quyết khiếu nại xem xét giải quyết khiếu nại theo thẩm quyền và trong thời gian do luật quy
định.
+ Bước 3: Nếu người khiếu nại đồng ý với kết quả giải quyết thì quyết định của người giải quyết khiếu nại có hiệu
lực thi hành. Nếu người khiếu nại không đồng ý thì họ có quyền lựa chọn một trong hai cách: hoặc tiếp tục khiếu nại
lên người đứng đầu cơ quan hành chính cấp trên, hoặc kiện ra Tòa Hành chính thuộc Tòa án nhân dân.
+ Bước 4 : Người giải quyết khiếu nại lần hai xem xét, giải quyết yêu cầu của người khiếu nại. Nếu người khiếu
nại vẫn không đồng ý với quyết định giải quyết lần hai thì trong thời hạn do luật định, có quyền khởi kiện ra Tòa
hành chính thuộc Tòa án nhân dân.
- Quy trình tố cáo và giải quyết tố cáo gồm các bước sau:
+ Bước 1: Người tố cáo gửi đơn tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo.
+ Bước 2: Trong thời hạn luật định, người giải quyết tố cáo phải tiến hành các việc xác minh và phải ra quyết định
giải quyết nội dung tố cáo.
+ Bước 3: Nếu người tố cáo có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo không đúng pháp luật thì người tố cáo có
quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của người giải quyết tố cáo.
+ Bước 4: Cơ quan tổ chức, cá nhân giải quyết tố cáo lần hai có trách nhiệm giải quyết trong thời hạn luật định.
c. Ý nghĩa của quyền tố cáo, khiếu nại của công dân
- PL về quyền khiếu nại, tố cáo là cơ sở pháp lí để công dân thực hiện một cách có hiệu quả quyền công dân, để
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, ngăn chặn những việc làm trái pháp luật, xâm phạm lợi ích của Nhà
nước, tổ chức và công dân.
- Thông qua việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, quyền công dân được bảo đảm, bộ máy nhà nước ngày càng được
củng cố vững mạnh để thực sự là bộ máy của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
4. Trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc thực hiện các quyền dân chủ của công dân
a. Trách nhiệm của Nhà nước (Đoc thêm)
b. Trách nhiệm của công dân
Công dân cần chủ động tham gia tích cực vào việc thực hiện các quyền dân chủ của mình ở trong phạm vi cả nước
và trong phạm vi từng đia phương, cơ sở với ý thức của người làm chủ nhà nước và xã hội
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Ở phạm vi cơ sở, dân chủ trực tiếp trong bầu cử được thực hiện theo nguyên tắc nào dưới đây?
A. Bình đẳng, trực tiếp, dân chủ. B. Trực tiếp, thẳng thắn, tự do.
C. Bình đẳng, tự do, dân chủ, tự nguyện. D. Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp, bỏ phiếu kín.
Câu 2. Người thuộc trường hợp nào dưới đây không được thực hiện quyền bầu cử?
A. Đang điều trị ở bệnh viện. B. Đang thi hành án phạt tù.
C. Đang đi công tác ở biên giới, hải đảo. D. Đang bị nghi ngờ vi phạm pháp luật.
Câu 3. Nhân viên tổ bầu cử gợi ý bỏ phiếu cho ứng cử viên là vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền bầu cử. B. Quyền ứng cử. C. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội. D. Quyền tự do ngôn luận.
Câu 4. Chị M bị buộc thôi việc trong thời gian đang nuôi con 8 tháng tuổi. Chị M cần căn cứ vào quyền nào của
công dân để bảo vệ mình? A. Quyền bình đẳng. B. Quyền dân chủ. C. Quyền tố cáo. D. Quyền khiếu nại.
Câu 5. Khi nhìn thấy kẻ gian đột nhập vào nhà hàng xóm, T đã báo ngay cho cơ quan công an. T đã thực hiện quyền
nào của công dân? A. Quyền khiếu nại. B. Quyền tố cáo. C. Quyền tự do ngôn luận. D. Quyền nhân
thân.
Câu 6. Điều kiện nào dưới đây là đúng về tự ứng cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp?
A. Mọi công dân đủ 18 tuổi không vi phạm pháp luật. B. Mọi công dân đủ 21 tuổi trở lên, có năng lực và tín
nhiệm với cử tri.
C. Mọi công dân đủ 20 tuổi trở lên. D. Mọi công dân Việt Nam.
Câu 7. Bầu cử là quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực A. xã hội. B. quản lí. C. văn hóa. D.
chính trị.
Câu 8. Công dân được khiếu nại trong trường hợp quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị
A. thu hồi. B. phát tán. C. xâm hại. D. ảnh hưởng.
Câu 9. Mỗi cử tri đều có một lá phiếu với giá trị ngang nhau là thể hiện nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?
A. Phổ thông. B. Bình đẳng. C. Tự quyết. D. Tập trung.
Câu 10. Khi đến thăm trường phổ thông dân tộc nội trú B, anh M đã vô tình phát hiện việc giám thị A nhốt học sinh
vi phạm kỉ luật trong phòng tối. Anh M cần thực hiện quyền nào dưới đây để bảo vệ lợi ích hợp pháp của học sinh?
A. Tố cáo. B. Khiếu nại. C. Bảo vệ. D. Chăm sóc.
Câu 11. Là đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, ông T góp ý xây dựng các văn bản pháp luật quan trọng. Ông T đã thực
hiện quyền dân chủ nào dưới đây của công dân? A. Chia sẻ thông tin nội bộ. B. Triển khai kế hoạch liên
ngành.
C. Bàn bạc việc biểu quyết công khai. D. Tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
Câu 12. Sau khi được Hạt trưởng hạt kiểm lâm X nhận vào làm bảo vệ, anh K đôi lần bắt gặp Hạt trưởng tiếp tay cho
lâm tặc vào khai thác gỗ tại rừng nguyên sinh. Trong trường hợp này, anh K cần lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây
cho phù hợp với quy định của pháp luật? A. Gửi đơn tố cáo. B. Làm đơn khiếu nại. C. Nhờ phóng viên
viết bài. D. Im lặng vì nể nang.
Câu 13. Quyền ứng cử của công dân được thực hiện bằng những cách nào dưới đây?
A. Tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử. B. Vận động người khác giới thiệu mình.
C. Giới thiệu mình với tổ bầu cử. D. Tự tuyên truyền về mình trên các phương tiện thông tin đại
chúng.
Câu 14. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội là quyền của ai dưới đây? A. tất cả mọi người sinh sống ở
Việt Nam.
B. mọi công dân. C. riêng cho những người lớn. D. riêng cho cán bộ, công chức nhà nước.
Câu 15. Phát hiện thấy một nhóm người đang cưa trộm gỗ trong vườn quốc gia, Q đã báo cho cơ quan kiểm lâm, Q
đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội. B. quyền tự do ngôn luận. C. quyền tố cáo. D. quyền khiếu nại.
Câu 16. Chị V bị Giám đốc công ty kỉ luật với hình thức “chuyển công tác”. Khi cho rằng quyết định của giám đốc
công ty là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình, chị V cần sử dụng quyền nào dưới đây của
công dân theo qui định của pháp luật? A. quyền tố cáo. B. quyền tự do ngôn luận. C. quyền bình đẳng của công
dân trước pháp luật. D. quyền khiếu nại.
Câu 17. Người thuộc trường hợp nào dưới đây không được thực hiện quyền bầu cử? A. Người đang bị nghi ngờ vi
phạm pháp luật.
B. Người đang phải chấp hành hình phạt tù. C. Người đang đi công tác ở biên giới, hải đảo. D. Người đang
bị kỉ luật.
Câu 18. Quyền bầu cử của công dân được qui định
A. chỉ cán bộ, công chức nhà nước mới có quyền dầu cử . B. ai cũng có quyền bầu cử.
C. công dân bị kỉ luật ở cơ quan thì không được bầu cử. D. công dân từ đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử.
Câu 19. Trường THPT X tổ chức cho học sinh góp ý vào dự thảo Luật Giáo dục. Có nhiều ý kiến đóng góp liên quan
đế quyền và nghĩa vụ của học sinh. Vậy các bạn học sinh đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân? A. quyền
tự do ngôn luận.
B. quyền được tham gia. C. quyền được tham gia quản lí nhà nước và xã hội. D. quyền bày tỏ ý kiến.
Câu 20. Chị L là nhân viên của Công ty X có hai lần đi làm muộn nên đã bị giám đốc Công ty ra quyết định kỉ luật
với hình thức hạ bậc lương. Không đồng ý với quyết định của giám đốc, chị L có thể làm gì trong các cách dưới đây?
A. Viết đơn đề nghị Giám đốc xem xét lại. B. Gửi đơn khiếu nại đến cơ quan cấp trên.
C. Gửi đơn tố cáo đến cơ quan cấp trên. D. Gửi đơn khiếu nại đến Giám đốc công ty.
Câu 21. Nguyên tắc bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân là A. phổ biến, rộng rãi, chính xác.

B. dân chủ, công bằng, tiến bộ, văn minh. C. khẩn trương, công khai, minh bạch . D. phổ thông, bình đẳng, trực
tiếp, bỏ phiếu kín.
Câu 22. Một trong các nội dung quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội là quyền của công dân tham gia
A. thảo luận các công việc chung của đất nước. B. xây dựng các văn bản pháp luật về chính trị, kinh tế.
C. phê phán các cơ quan nhà nước trên Facebook. D. giữ gìn an ninh, trật tự xã hội.
Câu 23. Quyền tố cáo là quyền của
A. mọi công dân, tổ chức. B. mọi công dân. C. mọi cơ quan, tổ chức. D. những người có thẩm quyền.
Câu 24. Cho rằng quyết định của giám đốc công ty kỉ luật chị D với hình thức “chuyển công tác khác” là sai, chị D
làm đơn khiếu nại quyết định này. Chị D có thể gửi đơn khiếu nại đến ai dưới đây?
A. Cơ quan cấp trên của công ty . B. Cơ quan công an. C. Giám đốc công ty. D. Tổ chức Đảng của công
ty.
Câu 25. Trước khi được ban hành, hiến pháp năm 2013 đã được đưa ra thảo luận, lấy ý kiến trong nhân dân. Việc
nhân dân tham gia góp ý kiến vào dự thảo Hiến pháp năm 2013 là thực hiện quyền nào dưới đây của công dân? A.
quyền tự do ngôn luận.
B. quyền tự do dân chủ. C. quyền tham gia xây dựng đất nước. D. quyền tham gia quản lí nhà
nước và xã hội.
Câu 26. Thấy trong khu dân cư của mình có lò giết mổ gia cầm gây ô nhiễm môi trường, nhân dân trong khu dân cư
cần lựa chọn cách xử sự nào dưới đây để thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội trên địa bàn dân cư
mình?
A. Yêu cầu lò giết mổ gia cầm ngừng hoạt động. B. Đòi lò giết mổ gia cầm bồi thường vì ô nhiễm.
C. Kiến nghị với UBND phường để ngừng hoạt động cơ sở này . D. đe dọa những người làm việc trong lò
giết mổ gia cầm.
Câu 27. Công dân tham gia góp ý kiến với nhà nước về các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước là thực hiện
A. quyền tự do ngôn luận. B. quyền tham gia ban hành chính sách kinh tế, xã hội.
C. quyền xây dựng bộ máy nhà nước. D. quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
Câu 28. Ai dưới đây có quyền khiếu nại?
A. Mọi cá nhân, tổ chức. B. Chỉ có cá nhân. C. Chỉ những người từ 20 tuổi trở lên. D. Chỉ những người là
nhân viên.
Câu 29. Người giải quyết khiếu nại là cơ quan, tổ chức, cá nhân A. bất kì.
B. có thẩm quyền giải quyết khiếu nại. C. chuyên trách làm nhiệm vụ giải quyết khiếu nại. D. thuộc
ngành thanh tra.
Câu 30. Vì muốn em trai mình trúng cử Hội đồng nhân dân phường, bà V đã vận động một số người bỏ phiếu cho
em trai mình. Hành vi cảu bà V đã vi phạm nguyên tắc bầu cử nào dưới đây? A. phổ thông. B. bình đẳng. C.
bỏ phiếu kín. D. trực tiếp.
Câu 31. Là học sinh lớp 12, em có thể thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội bằng cách nào dưới đây?
A. Tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường. B. Tham gia các hoạt đọng từ thiện do trường tổ
chức.
C. Góp ý xây dựng các dự thảo luật liên quan đến học sinh. D. Tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa.
Câu 32. Anh Q đi xe máy vượt đèn đỏ, bị cảnh sát giao thông xử phạt tiền 400 000 đồng. Cho rằng, mức phạt như
vậy quá cao, anh Q Có thể làm gì trong các việc làm dưới đây cho đúng pháp luật?
A. Khiếu nại đến Giám đốc Công an tỉnh. B. Tố cáo với thủ trưởng đơn vị của người cảnh sát đã xử
phạt mình.
C. Đăng bài lên Facebook nói xấu người cảnh sát này. D. Khiếu nại đến người cảnh sát đã xử phạt mình.
Câu 33. Ai trong những người dưới đây có quyền tố cáo?
A. Mọi công dân. B. Mọi cá nhân, tổ chức. C. Những người có thẩm quyền. D. Các cơ quan nhà
nước.
Câu 34. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại thuộc về những ai dưới đây? A. Mọi cán bộ, công chức nhà nước.
B. Mọi cơ quan nhà nước. C. Các cơ quan tư pháp. D. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.
Câu 35. Thấy một nhóm thanh niên đang tiêm chích ma túy trong hẻm nhỏ, T và H bàn với nhau nên tố cáo với ai
dưới đây cho đúng theo qui định của pháp luật? A. Tố cáo với bất kì người lớn nào.
B. Tố cáo với bố mẹ. C. Tố cáo với thầy, cô giáo. D. Tố cáo với công an xã phường.
Câu 36. Công dân có quyền khiếu nại trong trường hợp nào dưới đây?
A. Phát hiện một ổ cờ bạc. B. Phát hiện người buôn bán động vật quí hiếm
C. Phát hiện người lấy cắp tài sản của cơ quan. D. Không đồng ý với quyết định kỉ luật của Giám đốc cơ
quan.
Câu 37. Công dân có quyền tố cáo trong trường hợp nào dưới đây?
A. Thấy nhóm người khai thác gỗ trái phép. B. Bị cơ quan quản lí thị trường xử phạt quá mức.
C. Không đồng ý với quyết định xử phạt của cơ quan thuế. Phản đối hành vi thiếu dân chủ trong cuộc họp của
lãnh đạo.
Câu 38. Mọi công dân đủ 18 tuổi trở lên đều được tham gia bầu cử, trừ các trường hợp đặc biệt bị pháp luật cấm là
nội dung của nguyên tắc bầu cử nào dưới đây? A. bình đẳng. B. phổ thông. C. bỏ phiếu kín.
D. trực tiếp.
Câu 39. Ở phạm vi cơ sở, dân chủ trực tiếp được thực hiện tại các hội nghị toàn thể nhân dân hoặc chủ hộ gia đình
về các chủ trương và mức đóng góp bằng cách A. tự do phát biểu ý kiến
B. không đồng tình với quyết định của chính quyền. C. biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín. D. không
có biểu hiện gì.
Câu 40. Trong đợt bỏ phiếu bầu cử Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp, ông P đến gần một số người và đề nghị
không bỏ cho những người mà ông không thích. Hành vi của ông P vi phạm nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?
A. Bỏ phiếu kín. B. Phổ thông. C. Trực tiếp. D. Bình đẳng.
Câu 41. L 14 tuổi, làm thuê cho một cửa hàng cơm gần nhà M 15 tuổi. Chứng kiến cảnh L bị chủ mắng chửi, đánh
đập, M rất thương L nhưng không biết làm sao. Theo em, M có quyền tố cáo với cơ quan công an không? Tại sao?
A. Không, vì trẻ em không có quyền tố cáo. B. Có, vì học sinh đủ 15 tuổi có quyền tố cáo.
C. Không, vì tố cáo là điều không có lợi cho trẻ em. D. Có, vì tố cáo là quyền của mọi công dân.
Câu 42. Công dân thực hiện quyền bầu cử bằng cách nào dưới đây là đúng pháp luật?
A. Trực tiếp viết phiếu bầu và bỏ phiếu. B. Nhờ người thân bỏ phiếu hộ
C. Nhờ những người trong tổ bầu cử bỏ phiếu hộ. D. Nhờ người khác viết phiếu hộ, rồi bỏ phiếu.
Câu 43. Sau khi phát hiện hành vi nhận hối lộ của một cán bộ huyện N, bà M muốn gửi đơn tố cáo đến cơ quan có
thẩm quyền. Vậy bà M phải gửi đến cơ quan nào dưới đây cho đúng pháp luật? A. Cơ quan Công an bất kì.
B. Ủy ban nhân dân tỉnh. C. Ủy ban nhân dân huyện N. D. Viện kiểm sát nhân dân huyện.
Câu 44. Chị T là cán bộ Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn bị Giám đốc sở này ra quyết định kỉ luật “chuyển
công tác khác”. Chị T có thể gửi đơn khiếu nại đền người nào dưới đây cho đúng pháp luật? A. Chủ tịch UBND
tỉnh .
B. Thanh tra Chính phủ . C. Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn. D. Cơ quan Công
an tỉnh.
Câu 45. Ông P cơi nới thêm tầng nhà. Mặc dù ông P được phép của cơ quan có thẩm quyền, nhưng hai người Thanh
tra xây dựng của Sở Xây dựng đến kiểm tra và yêu cầu đưa tiền thì mới được phép tiếp tục thi công. Biết được việc
này, ông Q hàng xóm muốn phản ánh với cơ quan nhà nước. Vậy ông Q phải làm thế nào trong các phương án dưới
đây cho đúng với qui định của pháp luật?
A. Gửi đơn khiếu nại đến Sở Xây dựng. B. Gửi đơn khiếu nại đến Chủ tịch UBND tỉnh.
C. Tố cáo đến Công an tỉnh. D. Gửi đơn tố cáo đến Giám đốc Sở Xây dựng.
Câu 46. Nếu nhìn thấy một người trộm xe máy của người khác, em sẽ lựa chọn cách xử sự nào dưới đây cho đúng
với qui định của pháp luật? A. lờ đi, coi như không biết.
B. báo cho Ủy ban nhân dân. C. báo cơ quan công an. D. hô lên để người khác biết và đến bắt.
Câu 47. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội được qui định trong các văn bản nào dưới đây?
A. Luật Doanh nghiệp. B. Hiến pháp. C. Luật Hôn nhân và gia đình. D. Luật Bảo vệ môi
trường.
Câu 48. M ở gần nhà mẫu giáo, thường xuyên chứng kiến bảo mẫu đánh các em nhỏ. Theo em, M cần làm gì để thực
hiện quyền tố cáo của công dân?A. Báo ngay cho cô giáo mình. B. Báo cho bạn bè cùng biết.
C. Báo ngay cho Tòa án nhân dân huyện. D. Báo ngay cho Ủy ban nhân dân xã mình.
Câu 49. Mỗi cử tri đều tự viết phiếu bầu là thực hiện nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?
A. trực tiếp. B. tự giác. C. bình đẳng. D. tự do.
Câu 50. Ở bước đầu tiên người tố cáo cần gửi đơn đến đâu? A. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền

B. Cơ quan Công an. C. Ủy ban nhân dân các cấp. D. Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
Câu 51. Pháp luật qui định thế nào về thời gian giải quyết khiếu nại, tố cáo? A. vô thời hạn.
B. có thời hạn theo qui định của pháp luật. C. theo thời gian thích hợp có thể thực hiện được. D. tùy từng trường
hợp.
Câu 52. Việc vận động người khác không bỏ phiếu cho một người là vi phạm quyền nào dưới đây?
A. Quyền bầu cử. B. Quyền ứng cử. C. Duyền tự do dân chủ. D. quyền tự do cá nhân.
Câu 53. Nhà nước bảo đảm cho công dân thực hiện tốt quyền bầu cử và ứng cử cũng chính là
A. bảo đảm thực hiện quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
B. bảo đảm thực hiện quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm, danh dự của công dân.
C. bảo đảm thực hiện quyền công dân, quyền con người trên thực tế. D. bảo đảm quyền tự do, dân chủ của công
dân.
Câu 54. Quyền bầu cử và quyền ứng cử là cơ sở pháp lý – chính trị quan trọng để
A. thực hiện cơ chế “ Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. B. nhân dân thực hiện hình thức dân chủ
trực tiếp.
C. đại biểu của nhân dân chịu sự giám sát của cử tri.
D. hình thành các cơ quan quyền lực nhà nước, để nhân dân thể hiện ý chí và nguyện vọng của mình.
Câu 55. Điền vào chổ trống: “Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội được qui định trong Hiến pháp, đây chính
là các quyền gắn liền với việc thực hiện … ở nước ta” A. quy chế hoạt động của chính quyền cơ sở.
B. trật tự, an toàn xã hội. C. hình thức dân chủ gián tiếp. D. hình thức dân chủ trực tiếp.
Câu 56. Công dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội là thực hiện hình thức dân chủ
A. trực tiếp. B. gián tiếp. C. chuyên chế. D. đại diện.
Câu 57. Quyền bầu cử và ứng cử của công dân không thực hiện theo nguyên tắc
A. phổ thông. B. bình đẳng. C. công khai. D. trực tiếp.
Câu 58. Nhằm phát hiện, ngăn chặn những việc làm trái pháp luật, xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá
nhân là mục đích của quyền A. đề xuất. B. khiếu nại. C. tố cáo. D. kiến
nghị.
Câu 59. Ở phạm vi cơ sở, công dân thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội trong trường hợp nào dưới
đây?
A. Nhà nước tổ chứ trưng cầu ý dân. B. Biểu quyết xây dựng hương ước làng xã.
C. Góp ý sử đổi dự thảo Hiến pháp. D. Hoàn thiện Bộ luật Tố tụng Hình sự.
Câu 60. Quyền khiếu nại, tố cáo là công cụ để nhân dân thực hiện hình thức dân chủ
A. chỉ định. B. gián tiếp. C. trực tiếp. D. tập trung.
Câu 61. Theo qui định của pháp luật, nhân dân thực thi hình thức dân chủ gián tiếp thông qua quyền
A. độc lập phán quyết. B. tự do ngôn luận. C. khiếu nại và tố cáo. D. bầu cử và ứng cử.
Câu 62. Ở phạm vi cơ sở, dân chủ trực tiếp được thực hiện theo cơ chế dân biết, dân bàn, dân làm, dân
A. quản lí. B. điều hành. C. tự quyết. D. kiểm tra.
Câu 63. Theo qui định của pháp luật, bất kì công dân nào vi phạm nguyên tắc bầu cử đều phải
A. thay đổi hệ tư tưởng. B. bổ sung phiếu bầu. C. chịu trách nhiệm pháp lí. D. công khai xin
lỗi.
Câu 64. Công dân không được thực hiện quyền bầu cử trong trường hợp đang
A. hưởng trợ cấp thất nghiệp. B. điều trị sau phẫu thuật. C. bị nghi ngờ phạm tội. D. chấp hành hình
phạt tù.
Câu 65. Theo qui định của pháp luật, công dân thể hiện ý chí và nguyên vọng của mình thông qua đại biểu đại diện
bằng hình thức thực hiện quyền A. khiếu nại, tố cáo. B. quản lí nhà nước. C. kiểm tra, giám sát. D. bầu cử,
ứng cử.
Câu 66. Công dân đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính xâm phạm quyền, lợi ích hợp
pháp của mình là thực hiện quyền A. phản biện. B. thẩm định. C. tố cáo. D. khiếu
nại.
Câu 67. Ở phạm vi cơ sở, quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân không được thực hiện theo cơ
chế
A. dân kiểm tra. B. dân bàn. C. dân quản lí. D. dân biết.
Câu 68. Công dân được thực hiện quyền bầu cử trong trường hợp đang
A. mất năng lực hành vi dân sự. B. bị tước quyền công dân. C. chấp hành hình phạt tù. D. công
tác ngoài hải đảo.
Câu 69. Mọi công dân đủ điều kiện theo qui định của pháp luật đều được ứng cử vào Hội đồng nhân dân các cấp là
thể hiện bình đẳng về A. trách nhiệm. B. bổn phận. C. nghĩa vụ. D. quyền.
Câu 70. Công dân thực hiện quyền ứng cử bằng hình thức tự ứng cử và được
A. giới thiệu ứng cử. B. bí mật tranh cử. C. tác động đề cử. D. nhờ người
tuyển cử.
Câu 71. Ở phạm vi cơ sở, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân phải được nhân dân
A. chỉ đạo thực hiện B. tham gia tư vấn. C. giám sát, kiểm tra. D. bàn bạc, phán quyết.
Câu 72. Quyền khiếu nại, tố cáo là công cụ để nhân dân thực hiện hình thức dân chủ
A. tập trung. B. trực tiếp. C. gián tiếp. D. đại diện.
Câu 73. Theo qui định của pháp luật, cơ quan nào dưới đây có thẩm quyền ra quyết định hoặc phê chuẩn lệnh bắt và
giam, giữ người? A. Ủy ban nhân dân. B. Chính phủ. C. Viện Kiểm sát. D. Quốc
hội.
Câu 74. Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì công
dân được sử dụng quyền A. phán quyết. B. phản biện. C. khiếu nại. D. tố cáo.
Câu 75. Anh A nhờ con thay mình đi bỏ phiếu bầu cử nhưng con anh đã từ chối. Con anh A không vi phạm nguyên
tắc bầu cử nào dưới đây? A. Gián tiếp. B. Đại diện. B. Ủy quyền. D. Trực tiếp.
Câu 76. Ủy ban nhân dân xã Y tổ chức lấy ý kiến của người dân về kế hoạch lắp đặt hệ thống loa phát thanh ở địa
phương là thực hiện nội dung quyền dân chủ nào dưới đây của công dân? A. Tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

B. Chủ động kiểm toán ngân sách quốc gia. C. Tự do ngôn luận. D. Độc lập phán quyết.
Câu 77. Nhân viên S phát hiện giám đốc cơ quan Z có hành vi lợi dụng chức vụ để chiếm đoạt tài sản công nên đã
đưa thông tin này lên mạng xã hội. Nhân viên S vận dụng sai quyền nào dưới đây của công dân?
A. Kiến nghị. B. Đàm phán. C. Tố cáo. D. Khiếu nại.
Câu 78. Đang khai thác trộm gỗ trong rừng, anh T bị hai cán bộ kiểm lâm H và K đi tuần tra phát hiện. Trong lúc
cán bộ H lập biên bản thì cán bộ K nhận hối lộ của T và đề nghị cán bộ H bỏ qua chuyện này. Cán bộ H cần sử dụng
quyền nào dưới đây cho phù hợp với qui định của pháp luật? A. Điều tra. B. Khiếu nại. C. Phán quyết. D.
Tố cáo.
Câu 79. Ủy ban nhân dân xã X tổ chức lấy ý kiến của người dân về kế hoạch xây nhà sinh hoạt cộng đồng là thực
hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội ở phạm vi cơ sở theo cơ chế nào dưới đây?
A. Dân bàn. B. Dân biểu. C. Dân giám sát. D. Dân kiểm tra.
Câu 80. Trong hội nghị tổng kết cuối năm, một số người dân xã S đã yêu cầu kế toán xã giải trình về khoản thu, chi
quĩ “Đền ơn đáp nghĩa”. Người Dân xã S đã thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội theo cơ chế nào
dưới đây?
A. Dân hiểu và đồng tình. B. Dân giám sát và kiểm tra. C. Dân bàn và quyết định. D. Dân thảo luận và góp
ý kiến.
Câu 81. Chị M làm đơn xin nghỉ thêm một tháng sau thời gian hưởng chế độ thai sản và được giám đóc X chấp
nhận. Vì thiếu người làm, giám đốc X đã tiếp nhận nhân viên mới thay thế vị trí của chị M. Khi đi làm trở lại, chị M
bị giám đốc điều chuyển sang công việc khác nặng nhọc hơn. Chị M phải sử dụng quyền nào dưới đây để bảo vệ lợi
ích hợp pháp của mình?
A. Phản biện. B. Khiếu nại. C. Tố cáo. D. Kháng nghị.
Câu 82. Đúng ngày bầu cử hội đồng nhân dân các cấp thì ông A phải điều trị sau phẫu thuật tại bệnh viện nên nhân
viên S thuộc tổ bầu cử lưu động đã tự ý bỏ phiếu thay ông. Nhân viên S đã vi phạm nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?
A. Ủy quyền. B. Trực tiếp. C. Thụ động. D. Công khai.
Câu 83. Trong cuộc họp tổng kết của xã X, kế toán M từ chối công khai việc thu chi ngân sách nên bị người dân
phản đối. Ông K yêu cầu được chất vấn trực tiếp kế toán nhưng bị Chủ tịch xã ngăn cản. Chủ thể nào dưới đây đã
vận dụng đúng quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội? A. Chủ tịch xã và ông K. B. Người
dân xã X và ông K.
C. Chủ tịch và người dân xã X. D. Kế toán M, ông K và người dân xã X.
Câu 84. Cùng nhu đi học về, phát hiện anh B đang lấy ví của nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông liên hoàn nghiệm
trọng, lập tức sinh viên T đưa điện thoại của mình cho sinh viên K quay video. Sau đó, sinh viên T bám theo anh B
tống tiền. Biết chuyện, vợ anh B đã gặp và đe dọa khiến sinh viên T hoảng loạn tinh thần. Hành vi của những người
nào dưới đây cần bị tố cáo?
A. Anh B, sinh viên K và T. B. Vợ chồng anh B, sinh viên K và T.
C. Vợ chồng anh B và sinh viên T. D. Vợ chồng anh B và sinh viên K.
Câu 85. Khi đang giúp chồng bỏ phiếu bầu cử theo đề xuất của anh thì chi A phát hiện anh D có hành vi gian lận
phiếu bầu, chị A đã kể cho bạn thân của mình là anh H và anh T nghe. Vốn mâu thuẫn với D nên H lập tức đăng tin
đồn thất thiệt bội nhọ trên trang tin cá nhân, còn T nhắn ti tống tiền D. Những ai dưới đây vi phạm nguyên tắc bầu
cử?
A. Chồng chị A, anh D và H. B. Vợ chồng chị A và anh D. C. Vợ chồng chị A, anh D, H và T. D. Chị A,
anh D và H.
Câu 86. Chị H đã giúp anh T bỏ phiếu bầu cử theo đề xuất của anh. Tại điểm bầu cử, phát hiện cụ M không biết chữ,
nhân viên S của tổ bầu cử đã nhờ chị H viết phiếu bầu theo đúng ý cụ rồi đưa phiếu cho cụ M bỏ vào thùng. Những
ai dưới đây vi phạm nguyên tắc bầu cử? A. Anh T và chị H. B. Chị H và nhân viên S. C. Anh T, chị H và
nhân viên S. D. Chị H, cụ M và nhân viên S.
Bài 8. PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG DÂN
1. Quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân
a. Quyền học tập của công dân
- Khái niệm: Học tập là một trong những quyền cơ bản của con người, của công dân, mọi công dân đều có quyền
học từ thấp đến cao, có thể học bất cứ ngành, nghề nào, có thể học bằng nhiều hình thức và có thể học thường xuyên,
học suốt đời.
- Nội dung:
+ Mọi công dân đều có quyền học không hạn chế, từ Tiểu học đến Trung học, Đại học và Sau đại học theo qui định
của pháp luật về giáo dục, thông qua các kì thi tuyển sinh hoặc xét tuyển.
+ Công dân có thể học bất kì ngành ngề nào phù hợp với năng khiếu, khả năng, sở thích và điều kiện của mình.
+ Công dân có quyền học thường xuyên, học suốt đời. Quyền học tập này của công dâm có thể được thực hiện
bằng nhiều hình thức khác nhau và các loại hình trường lớp khác nhau
+ Mọi công dân đều được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập. Quyền này của CD không bị phân biệt bởi dân tộc,
tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoặc hoàn cảnh kinh tế
b. Quyền sáng tạo của công dân
- Khái niệm: Quyền sáng tạo của mỗi CD là quyền của mỗi người được tự do nghiên cứu khoa học, tự do tìm tòi,
suy nghĩ để đưa ra các phát minh, sáng chế, sáng kiến, cải tiến kĩ thuật, hợp lí hóa sản xuất; quyền về sáng tác văn
học, nghệ thuật, khám phá khoa học để tạo ra các sản phẩm, công trình khoa học về các lĩnh vực đời sống xã hội.
- Nội dung: CD có quyền sáng tạo ra các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; các tác phẩm báo chí; các sáng
chế, kiểu dáng công nghệ, nhãn hiệu hàng hóa và tạo ra các sản phẩm mang tính sáng tạo trong hoạt động khoa học,
công nghệ.
c. Quyền được phát triển của công dân
- Khái niệm: Quyền được phát triển là quyền của công dân được sống trong môi trường xã hội và tự nhiên có lợi
cho sự tồn tại và phát triển về thể chất, tinh thần, trí tuệ, đạo đức; có mức sống đầy đủ về vật chất; được học tập, nghỉ
ngơi, vui chơi, giải trí, tham gia các họat động văn hóa; được cung cấp thông tin và chăm sóc sức khỏe; được khuyến
khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng.
- Nội dung:
+ Quyền của CD được hưởng đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ để phát triển toàn diện, phù hợp với điều kiện
kinh tế của đất nước.
+ Công dân có quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng.
2. Ý nghĩa quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân
- Quyền học tập, sáng tạo và phát triển là quyền cơ bản của công dân, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội
ta, là cơ sở, điều kiện cần thiết để con người được phát triển toàn diện.
- Quyền học tập, sáng tạo và phát triển của CD đáp ứng và bảo đảm nhu cầu học tập của mỗi người, thực hiện
công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện ai cũng được học hành
3. Trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện quyền học tập, sáng tạo và phát
triển của cd
a. Trách nhiệm của NN
Ban hành chính sách, pháp luật, thực hiện đồng bộ các biện pháp cần thiết để các quyền này thực sự đi vào đời
sống của mỗi người dân.
- Nhà nước thực hiện công bằng XH trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành. Thông qua chính sách
về học phí, học bổng để giúp đỡ, khuyến khích người học, đặc biệt là học sinh thuộc diện chính sách.
Nhà nước khuyến khích, phát huy sự tìm tòi, sáng tạo trong nghiên cứu khoa học, có chính sách chăm lo điều kiện
làm việc, lợi ích vật chất và tinh thần của người nghiên cứu, phát minh và ứng dụng khoa học công nghệ.
Nhà nước bảo đảm những điều kiện để phát hiện và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, tạo điều kiện cho những
người học giỏi, có năng khiếu được phát triển
b. Trách nhiệm của CD
Có ý thức học tập tốt để có kiến thức, xác định mục đích học tập là học cho mình, cho gia đình và cho đất nước để
trở thành người có ích trong cuộc sống.
Có ý chí vươn lên, luôn chịu khó tìm tòi và phát huy tính sáng tạo trong học tập, nghiên cứu khoa học, lao động
sản xuất để tạo ra nhiều sản phẩm vật chất và tinh thần cần thiết cho xã hội.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng của công dân thuộc nhóm quyền nào dưới đây?
A. Quyền được sáng tạo. B. Quyền được tham gia. C. Quyền được phát triển. D. Quyền tác giả.
Câu 2. Tác phẩm văn học do công dân tạo ra được pháp luật bảo hộ thuộc quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền tác giả. B. Quyền sở hữu công nghiệp. C. Quyền phát minh sáng chế. D. Quyền được phát triển.
Câu 3. Quan điểm nào dưới đây sai khi nói về quyền học tập của công dân?
A. Quyền học tập không hạn chế. B. Quyền học bất cứ ngành, nghề nào.
C. Quyền học thường xuyên, học suốt đời. D. Quyền học tập khi có sự đồng ý của các cơ quan có thẩm quyền.
Câu 4. Chính sách miễn giảm học phí của Nhà nước ta đã tạo điều kiện giúp đỡ nhiều học sinh có hoàn cảnh khó
khăn được học tập. Điều này thể hiện A. công bằng xã hội trong giáo dục.
B. bất bình đẳng trong giáo dục. C. định hướng đổi mới giáo dục. D. chủ trương phát triển giáo dục.
Câu 5. Việc mở trường trung học phổ thông chuyên ở nước ta hiện nay nhằm A. bảo đảm tính nhân văn trong
giáo dục.
B. bảo đảm công bằng trong giáo dục. C. đào tạo chuyên gia kỹ thuật cho đất nước. D. bồi dưỡng nhân tài cho
đất nước.
Câu 6. Việc cộng điểm ưu tiên trong tuyển sinh đại học, cao đẳng cho học sinh là người dân tộc thiểu số đã thể hiện
quyền bình đẳng về A. điều kiện chăm sóc về thể chất. B. điều kiện học tập không hạn chế.
C. điều kiện tham gia các hoạt động văn hóa. D. điều kiện hưởng thụ các giá trị văn hóa.
Câu 7. Mọi công dân đều có quyền được học A. giáo trình nâng cao.
B. chương trình liên kết. C. không bị hạn chế. D. theo chủ đề tự chọn.
Câu 8. Công dân được cung cấp thông tin và chăm sóc sức khỏe là nội dung quyền được
A. học tập. B. sáng tạo. C. phát triển. D. bảo vệ.
Câu 9. Công dân có thể học bằng nhiều hình thức khác nhau phù hợp với khả năng và điều kiện của mình là thực
hiện hình thức học A. giáo trình liên thông. B. chương trình song ngữ. C. thường xuyên, suốt đời.
D. gián đoạn, chuyển tiếp.
Câu 10. A đạt giải nhất cuộc thi INTEL ISEF (khoa học kĩ thuật) do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức nên được một
số trường đại học chọn tuyển thẳng, A đã được thực hiện quyền nào dưới đây của công dân?
A. Được ủy nhiệm. B. Được phát triển. C. Đăng kí bản quyền. D. Chuyển giao công nghệ.
Câu 11. Nhà trường phát động cuộc thi vẽ tranh với chủ đề “Bảo vệ biển đảo quê hương”. M đã tự ý sao chép bức
tranh của chị gái và gửi dự thi với tên mình. M đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Sáng tạo. B. Ứng dụng. C. Ủy nhiệm. D. Chuyển nhượng.
Câu 12. N có năng khiếu về âm nhạc và đã thi đỗ vào Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật nhưng bố mẹ bắt N nghỉ
học và làm công nhân may để phụ giúp kinh tế gia đình. Bố mẹ N đã vi phạm những quyền nào dưới đây của công
dân?
A. Học tập và sáng tạo. B. Học tập và lao động. C. Lao động và giải trí. D. Lao động và
phát triển.
Câu 13. Quyền đưa ra phát minh, sáng chế, sáng kiến, cải tiến kĩ thuật là thuộc quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền lao động. B. Quyền được phát triển. C. Quyền học tập. D. Quyền sáng tạo.
Câu 14. Một trong những nội dung quyền phát triển của công dân là
A. công dân có quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng. B. công dân được học ở các trường
đại học.
C. công dân được học ở nơi nào mình thích. D. công dân được học môn nào mình thích.
Câu 15. Quyền học tập của công dân không bao gồm nội dung nào dưới đây?
A. Quyền học không hạn chế. B. Quyền học ở bất cứ trường đại học nào theo sở thích.
C. Quyền học thường xuyên, học suốt đời. D. Quyền được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập.
Câu 16. Vì gia đình có hoàn cảnh khó khăn nên chị P không có điều kiện học tiếp ở đại học. Sau mấy năm, chị P vừa
làm việc ở nhà máy vừa theo học đại học tại chức. Chị P đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền
học thường xuyên.
B. quyền lao động thường xuyên. C. quyền được phát triển. D. Quyền tự do học tập.
Câu 17. H có năng khiếu âm nhạc, đã giành giải thưởng Quốc gia về đàn Piano. Nên H được tuyển thẳng vào Học
viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Vậy H đã được hưởng quyền nào dưới đây của công dân?
A. quyền học tập theo sở thích. B. quyền học tập không hạn chế
C. quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng. D. quyền được học tập có điều kiện trong môi
trường âm nhạc.
Câu 18. Quyền sáng tạo của công dân không bao gồm nội dung nào dưới đây?
A. Tự do nghiên cứu khoa học. B. Kiến nghị với các cơ quan trường học.
B. Đưa ra phát minh, sáng chế. D. Sáng tác, văn học, nghệ thuật.
Câu 19. Là học sinh giỏi, H được vào học ở trường Chuyên của tỉnh. H được hưởng quyền nào dưới đây của công
dân?
A. Quyền học không hạn chế. B. Quyền ưu tiên trong tuyển sinh.
C. Quyền được phát triển của công dân. D. Quyền ưu tiên trong lựa chọn nơi học tập.
Câu 20. L không đủ điểm xét tuyển nên không được vào học ở trường đại học. Nhưng L vẫn có quyền học tập. Vậy
L có thể tiếp tục thực hiện quyền học tập như thế nào dưới đây?
A. Có thể học bất cứ ngành nào. B. Có thể học bất cứ sở giáo dục nào mà mình
muốn.
C. Có thể tiếp tục học theo các hình thức khác nhau. D. Có thể học không hạn chế.
Câu 21. Quyền học tập không hạn chế của công dân có nghĩa là, công dân có quyền
A. học ở mọi bậc học thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển. B. học bất cứ trường nào mà không cần thi tuyển
hoặc xét tuyển
C. học ở mọi lúc, mọi nơi. D. học bất cứ ngành nghề nào theo sở thích mà không cần điều kiện gì.
Câu 22. Nội dung nào dưới đây không phải là trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm quyền học tập của công
dân?
A. Miễn giảm học phí cho học sinh thuộc diện chính sách. B. Ưu tiên chọn trường đại học cho tất cả mọi
người.
C. Cấp học bổng cho học sinh học giỏi. D. Giúp đỡ học sinh vùng có điều kiện đặc biệt khó
khăn.
Câu 23. Quy chế tuyển sinh đại học theo qui định những học sinh đạt giải trong kì thi học sinh giỏi quốc gia và quốc
tế được ưu tiên tuyển thẳng vào các trường đại học là thể hiện quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền được khuyến khích. B. Quyền học tập. C. Quyền được phát triển. D. Quyền
được ưu tiên.
Câu 24. Nội dung nào dưới đây không thuộc quyền được phát triển của công dân?
A. Những người phát triển sớm trí tuệ có quyền được học vượt lớp. B. Những học sinh nghèo được miễn giảm
học phí.
C. Những học sinh xuất sắc có thể được học ở các trường chuyên.
D. Những người đạt giải trong các kì thi quốc gia được tuyển thẳng vào đại học.
Câu 25. Trong kì thi tuyển sinh năm nay, V không trúng tuyển vào đại học nên đã cho rằng mình không được thực
hiện quyền học tập nữa. Còn X thì nói V vẫn có quyền học tập. Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây?
A. quyền học tập của V đã chấm dứt vì V không còn khả năng học. B. quyền học tập của V đã chấm dứt vì V không
còn cơ hội học.
C. V vẫn có quyền học tập vì có thể học thường xuyên, học suốt đời. D. V vẫn có quyền học tập vì không ai tước
quyền của mình.
Câu 26. Quyền của công dân được hưởng đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ để phát triển toàn diện là nội dung
quyền nào dưới đây của công dân? A. Qyền được tham gia. B. Quyền được học tập. C. Quyền được sống
còn. D. Quyền được phát triển.
Câu 27. Nếu không trúng tuyển vào các trường đại học công lập, công dân có thể thực hiện quyền học tập thường
xuyên, học suốt đời của mình bằng cách nào dưới đây?
A. Học ở trường tư thục. B. Học hệ tại chức. C. Học hệ từ xa. D. Học ở các loại trường khác.
Câu 28. Sau hai năm tìm tòi, nghiên cứu, anh A là kĩ sư nhà máy để tạo ra sáng kiến hợp lí hóa qui trình sản xuất,
đưa năng xuất lao động cao hơn trước. Anh A đã thực hiện quyền nào dưới đây của mình?
A. Quyền học tập. B. Quyền được phát triển. C. Quyền sáng tạo. D. Quyền lao động.
Câu 29. Việc công dân học bất cứ ngành nghề nào phù hợp với sở thích, khả năng và điều kiện của mình là một
trong các nội dung của A. quyền học tập của công dân.
B. quyền được phát triển của công dân. C. quyền tự do của công dân. D. quyền lựa chọn ngành nghề của CD.
Câu 30. Khẳng định nào dưới đây là đúng về quyền học tập của công dân?
A. Công dân có quyền học không hạn chế thong qua thi tuyển hoặc xét tuyển. B. Công dân có thể tự do vào học ở
các trường.
C. Mọi công dân có thể vào học đại học mà không cần điều kiện gì. D. Mọi công dân có thể học ở bất cứ trường
đại học nào.
Câu 31. Bạn L học giỏi nên đã được vào học lớp chuyên Tiếng Anh của trường THPT X. Vậy L đã được hưởng
quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền học không hạn chế.
B. Quyền học thường xuyên, học suốt đời. C. Quyền được phát triển. D. Quyền học tập theo sở thích.
Câu 32. Công dân được tự do khám phá khoa học để tạo ra sản phẩm trong các lĩnh vực của đời sống xã hội là thực
hiện quyền
A. sáng tạo. B. chỉ định. C. phán quyết. D. đại diện.
Câu 33. Những người phát triển sớm về trí tuệ được học trước tuổi, học vượt lớp là thể hiện nội dung quyền được
A. phủ định. B. bình chọn. C. phát triển. D. phán quyết.
Câu 34. Học thường xuyên, học suốt đời nghĩa là mọi công dân học bằng A. tất cả giáo trình nâng cao.
B. những cách thức thống nhất. C. các phương tiện hiện đại. D. nhiều hình thức khác nhau.
Câu 35. Nội dung nào dưới đây không thuộc quyền được phát triển của công dân? A. Xử lí thông tin
liên ngành.
B. Nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí. C. Khuyến khích bồi dưỡng tài năng. D. Tham gia các hoạt động
văn hóa.
Câu 36. Công dân được tự do nghiên cứu, chế tạo ra các sản phẩm khoa học là nội dung quyền
A. sáng tạo. B. đại diện. C. chỉ định. D. phán xét.
Câu 37. Mọi công dân có thể học bằng nhiều hình thức và ở các loại trường, lớp khác nhau là thực hiện nội dung
quyền
A. dự thi lấy chứng chỉ nghề. B. đổi mới giáo trình nâng cao. C. lựa chọ chương trình song ngữ. D. học thường
xuyên, học suốt đời.
Câu 38. Trẻ em được hưởng chế độ chăm sóc sức khỏe ban đầu là thể hiện nội dung quyền được
A. tham vấn. B. phát triển. C. phán xét. D. lựa chon.
Câu 39. Nội dung nào dưới đây thể hiện quyền học không hạn chế của công dân?
A. Học thay người đại diện. B. Học theo sự ủy quyền. C. Học khi được chỉ định. D. Học từ thấp đến
cao.
Câu 40. Những người có tài năng được tạo mọi điều kiện để làm việc và cống hiến cho đất nước là nội dung quyền
được
A. phát triển. B. chỉ định. C. giám sát. D. phán quyết.
Câu 41. Mọi công dân đều được học ở các trường cao đẳng, đại học thông qua tuyển sinh là thể hiện nội dung quyền
học tập
A. theo chỉ định. B. trực tuyến. C. liên thông. D. không hàn chế.
Câu 42. Những tác phẩm, công trình khoa học của công dân đã đăng kí bản quyền được nhà nước và pháp luật
A. chuyển nhượng. B. bảo mật. C. chuyển giao. D. bảo vệ.
Câu 43. Nội dung nào dưới đây không thuộc quyền học tập của công dân? A. Học bất cứ ngành, nghề nào phù
hợp.
B. học từ thấp đến cao. C. Học theo sự ủy quyền. D. Học bằng nhiều hình thức khác nhau.
Câu 44. Công dân được tự do tìm tòi, suy nghĩ để đưa ra các phát minh, sáng chế là thực thực hiện nội dung quyền
A. phán quyết. B. thẩm vấn. C. sáng tạo. D. ưu đãi
Câu 45. Công dân được hưởng mức sống đầy đủ về vật chất và tinh thần là thể hiện nội dung quyền được
A. đàm phán. B. lựa chọn. C. tự quyết. D. phát triển.
Câu 46. Nhà nước đầu tư tài chính để xây dựng hệ thống trường lớp ở vùng sâu, vùng xa là thể hiện quyền bình đẳng
giữa các dân tộc trong lĩnh vực A. truyền thông. B. dân vận. C. giáo dục. D. hợp tác.
Câu 47. Một trong những nội dung của quyền học tập là mọi công dân đều được
A. bình đẳng về cơ hội học tập. B. ưu tiên chọn trường học. C. học chương trình chuyên biệt. D. miễn học
phí toàn phần.
Câu 48. Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền sáng tạo của công dân? A. chuyển giao qui trình quản lí.
B. làm giả nhãn hiệu hàng hóa. C. Chủ động đăng kí bản quyền. D. Ứng dụng công nghệ tiên tiến.
Câu 49. Người lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao được Nhà nước và người sử dụng lao động ưu đãi, tao
điều kiện thuận lợi để A. phát triển năng lực. B. phát huy tài năng. C. tham gia quản lí Nhà nước. D. tiếp
tục học cao hơn.
Câu 50. Mặc dù bố mẹ A muốn con mình trở thành bác sĩ nhưng A lại đặng kí vào trường sư phạm. A đã vận dụng
quyền học tập ở nội dung nào dưới đây?
A. Học theo chỉ định. B. Học vượt cấp, vượt lớp. C. Học thường xuyên, liên tục. D. Học bất cứ
ngành nghề nào.
Câu 51. Trường C đặc cách cho em B vào lớp một vì em mới năm tuổi đã biết đọc, viết và tính nhẩm thành thạo nên
bị phụ huynh học sinh M cùng lớp tố cáo. Phụ huynh học sinh M đã hiểu sai quyền nào dưới đây của công dân?
A. Được tham vấn. B. Sáng tạo. C. Thẩm định. D. Được phát triển.
Câu 52. Học sinh A giành giải Huy chương vàng Olympic quốc tế nên được một số trường đại học xét tuyển thẳng.
Học sinh A đã hưởng quyền được phát triển ở nội dung nào dưới đây?
A. Ứng dụng kĩ thuật tiên tiến. B. Thay đổi thông tin. C. Phát minh sáng chế. D. Bồi dưỡng phát triển
tài năng.
Câu 53. Sau khi tập thơ của anh A được nhà xuất bản X phát hành, cho rằng anh A có hành vi vi phạm bản quyền
nên chị B đã làm đơn tố cáo. Khi cơ quan chức năng đưa ra quyết định chính thức, anh A vẫn được hưởng quyền nào
dưới đây của công dân?
A. Chuyến giao công nghệ. B. Tác giả. C. Sở hữu công nghiệp. D. Sáng chế.
Bài 9: PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA ĐẤT NƯỚC
1. Vai trò của PL đối với sự phát triển bền vững của đất nước (Đọc thêm)
2. Nội dung cơ bản của pháp luật về sự phát triển bền vững của đất nước
a. Một số nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển kinh tế
* Quyền tự do kinh doanh của công dân
- Quyền tự do kinh doanh có nghĩa là mọi công dân khi có đủ điều kiện do pháp luật quy định đều có quyền tiến
hành họat động kinh doanh sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận đăng kí kinh doanh.
- CD có quyền tự mìnhquyết định kinh doanh mặt hàng nào, qui mô kinh doanh lớn hay nhỏ, tổ chức theo hình
thức nào.
* Nghĩa vụ của công dân khi thực hiện các họat động kinh doanh
Kinh doanh đúng ngành, nghề ghi trong giấy phép kinh doanh và những ngành, nghề mà pháp luật không cấm.
Nộp thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật
Bảo vệ môi trường.
b. Nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển về văn hóa (Đọc thêm)
c. Nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển các lĩnh vực xã hội
- Pháp luật khuyến khích các cơ sở kinh doanh tạo ra nhiều việc làm mớicho những người đang trong độ tuổi lao
động.
- PL qui định, Nhà nước sử dụng các biện pháp kinh tế - tài chính để thực hiện xóa đói, giảm nghèo bằng cách tăng
nguồn vốn xóa đói, giảm nghèo, mở rộng các hình thức trợ giúp người nghèo để sản xuất – kinh doanh
- PL có những qui định nhằm kiềm chế sự gia tăng nhanh dân số, góp phần làm cho kinh tế xã hội phát triển lành
mạnh.
- Trong vấn đề phòng chống tệ nạn xã hội, PL qui định về đấu tranh phòng, chống tội phạm, giữ gìn trật tự kỉ
cương xã hội, ngăn chặn và bài trừ các tệ nạn xã hội, nhất là nạn mại dâm, ma túy; ngăn chặn, tiến tới đầy lùi đại
dịch HIV/AIDS, xây dựng lối sống văn minh, lành mạnh.
e. Nội dung cơ bản của pháp luật về quốc phòng, an ninh.
- PL qui định củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh quốc gia là nhiệm vụ của toàn dân mà nòng cốt là Quân đội nhân
dân và Công an nhân dân. Mọi cơ quan, tổ chức và công dân có trách nhiệm, nghĩa vụ tham gia củng cố quốc phòng,
bảo vệ an ninh quốc gia. Mọi hành vi xâm phạm an ninh quốc gia đều bị xử lí nghiêm minh, kịp thời
- Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và là quyền cao quí của CD. Nhà nước ban hành chế độ nghĩa vụ quân
sự, thực hiện giáo dục quốc phòng trong các cơ quan, tổ chức và đối với mọi người dân; tuyên truyền, giáo dục bảo
vệ an ninh quốc gia.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Quyền tự do kinh doanh của công dân có nghĩa là mọi công dân
A. được tự do kinh doanh bất cứ ngành nghề nào, miễn là nộp thuế đầy đủ. B. đều có quyền thành lập doanh
nghiệp.
C. khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều có quyền hoạt động kinh doanh.
D. đều được quyền tự do tuyệt đối trong kinh doanh.
Câu 2. Doanh nghiệp được phép hoạt động khi có
A. nguồn vốn ổn định. B. thị trường tiêu thụ. C. trình độ chuyên môn. D. giấy phép kinh
doanh.
Câu 3. Việc lồng ghép giảng dạy pháp luật với các chủ đề liên quan đến bạo lực học đường, ma túy, HIV/AIDS...
trong chương trình giáo dục công dân cấp trung học phổ thông là thực hiện nội dung cơ bản của pháp luật về
A. vấn đề an sinh xã hội.
B. chăm sóc sức khỏe cộng đồng. C. ngăn ngừa lây lan dịch bệnh. D. phòng chống tệ nạn xã hội.
Câu 4. Đội thanh niên xung kích trường trung học phổ thông X đã giúp bà con vùng lũ dọn dẹp vệ sinh và tư vấn
cách xử lí nguồn nước ô nhiễm. Đội thanh niên xung kích đã thực hiện nội dung cơ bản của pháp luật trong lĩnh vực
nào dưới đây?
A. Bảo vệ môi trường. B. Tiết kiệm tài nguyên. C. Chăm sóc sức khỏe. D. Xóa đói giảm
nghèo.
Câu 5. Nhà máy S sản xuất nước giải khát đã xả chất thải chưa được xử lí xuống dòng sông bên cạnh nhà máy. Nhà
máy S đã vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nào dưới đây?
A. Lao động. B. Dịch vụ. C. Sản xuất, kinh doanh. D. Công nghiệp.
Câu 6. C bị Công an bắt vì hành vi buôn bán, vận chuyển trái phép ma túy. Hành vi này của C đã vi phạm pháp luật
nào dưới đây? A. Phòng, chống tội phạm. B. kinh doanh trái phép. C. phòng, chống ma túy.
D. tàng trữ ma túy.
Câu 7. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của A. mọi tổ chức cá nhân.
B. riêng cán bộ kiểm lâm. C. riêng cán bộ, công chức nhà nước. D. những người quan tâm.
Câu 8. Theo qui định của pháp luật, người kinh doanh không phải thực hiện nghĩa vụ nào dưới đây? A. Nộp thuế
đầy đủ.
B. công khai thu nhập trên báo chí. C. bảo vệ môi trường. D. tuân thủ các qui định về quốc phòng, an
ninh.
Câu 9. Sau khi tốt nghiệp THPT, L xin mở của hàng bán thuốc tân dược, nhưng bị cơ quan đăng kí kinh doanh từ
chối. Theo em, trong các lí do dưới đây, lí do từ chối nào của cơ quan đăng kí kinh doanh là đúng pháp luật?
A. L mới học xong Trung học phổ thông. B. L chưa quen kinh doanh thuốc tân dược.
C. L chưa có chứng chỉ hành nghề kinh doanh thuốc tân dược. D. L chưa nộp thuế.
Câu 10. Công dân nam dưới bao nhiêu tuổi thì không phải đăng kí nghĩa vụ quân sự?
A. dưới 17 tuổi. B. dưới 18 tuổi. C. dưới 19 tuổi. D. dưới 20 tuổi.
Câu 11. Pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội qui định về A. ngăn chặn và bài trừ tệ nạn xã hội
B. phòng chống thiên tai. C. thúc đẩy phát triển dân số. D. phòng, chống nạn thất nghiệp
Câu 12. Pháp luật qui định những mức thuế khác nhau đối với các doanh nghiệp, căn cứ vào
A. uy tín của người đứng đầu doanh nghiệp. B. ngành, nghề, lĩnh vực và địa bàn kinh doanh.
C. khả năng kinh doanh của doanh nghiệp. D. chủ trương kinh doanh của doanh nghiệp.
Câu 13. Bình đẳng trong kinh doanh không bao gồm nội dung nào dưới đây?
A. Bình đẳng trong việc lựa chọn loại hình kinh doanh. B. Bình đẳng trong việc tìm kiếm thị trường kinh doanh.
C. Bình đẳng trong việc giao kết hợp đồng lao động. D. Bình đẳng trong tự do lựa chọn hình thức kinh doanh.
Câu 14. Công ty A ở tỉnh Cao bằng và Công ty B ở tỉnh Hải Dương cùng sản xuất vở học sinh, Công ty A phải đóng
thuế thu nhập doanh nghiệp với mức thấp hơn Công ty B. Căn cứ vào yếu tố nào dưới đây hai công ty lại có hai mức
thuế khác nhau?
A. Lợi nhuận thu được. B. Quan hệ quen biết. C. Địa bàn kinh doanh. D. Khả năng kinh
doanh.
Câu 15. Quyền tự do kinh doanh của công dân có nghĩa là công dân có quyền kinh doanh
A. trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm. B. bất cứ ngành nghề nào theo sở thích.
C. ở bất cứ địa điểm nào. D. vào bất cứ thời gian nào trong ngày.
Câu 16. Để phòng, chống tệ nạn xã hội, pháp luật qui định về ngăn chặn và bài trừ các tệ nạn xã hội, trong đó có
A. bài trừ nạn ma túy, mại dâm. B. bài trừ nạn hút thuốc lá. C. cấm uống rượu. D. hạn chế chơi
game.
Câu 17. Công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ
đến hết bao nhiêu tuổi? A. 25 tuổi. B. 27 tuổi. C. 28 tuổi. D. 29 tuổi.
Câu 18. Ông N đốt rừng làm rẫy dẫn đến làm cháy gần một héc-ta rừng đặc dụng gần khu di tích lịch sử - văn hóa.
Hành vi của ông N là trái pháp luật về A. bảo vệ di sản văn hóa. B. bảo vệ cảnh quan thiên nhiên .
C. bảo vệ và phát triển rừng. D. bảo vệ nguồn lợi rừng.
Câu 19. Một trong những nội dung của quyền tự do kinh doanh của công dân?
A. Công dân được tự do kinh doanh bất cứ mặt hàng nào . B. Công dân kinh doanh ở bất cứ nơi nào .

C. Mọi công dân đềucó quyền thành lập doanh nghiệp.


D. Công dân có đủ điều kiện do pháp luật qui định đều có quyền hoạt động kinh doanh.
Câu 20. Theo Luật Doanh Nghiệp, trường hợp nào dưới đây không được thành lập và quản lí doanh nghiệp?
A. Cán bộ, công chức nhà nước. B. Người đang không có việc làm. C. Nhân viên doanh nghiệp tư nhân. D.
Sinh viên.
Câu 21. Sau khi tốt nghiệp THPT, anh H xin mở của hàng kinh doanh hàng may mặc. Em đồng ý với ý kiến nào
dưới đây?
A. Anh H chưa đủ điều kiện xin mở cửa hàng vì chưa đủ 20 tuổi. B. Anh H có thể mở cửa hàng mà không
cần đăng kí.
C. Anh H có đủ điều kiện đăng kí mở cửa hàng kinh doanh. D. Anh H cần học xong đại học mới được
kinh doanh.
Câu 22. Sau khi tốt nghiệp THPT, chị H định xin mở cửa hàng bán thuốc tân dược. Theo em, chị H có quyền mở cửa
hàng này không? A. Chị H không có quyền mở của hàng, vì chưa có bằng tốt nghiệp đại học.
B. Chị H không được phép mở của hàng, vì chưa đủ vốn đăng kí.
C. Chị H không được mở của hàng, vì chưa có bằng tốt nghiệp Trung cấp Y dược.
D. Chị H được phép mở của hàng, vì đây là quyền tự do kinh doanh của công dân.
Câu 23. Nội dung nào dưới đây nói về quyền tự do kinh doanh của công dân?
A. Công dân có quyền lựa chọn kinh doanh hàng hóa nào nếu đáp ứng điều kiện theo qui định của pháp luật.
B. Công dân được kinh doanh bất cứ mặc hàng nào. C. Công dân có quyền tuyệt đối trong việc lựa chọn hàng
hóa kinh doanh.
D. Công dân được kinh doanh ở bất cứ lĩnh vực nào theo nhu cầu của mình.
Câu 24. Một trong các nghĩa vụ của người kinh doanh là A. giữ gìn trật tự an toàn xã hội .
B. bảo đảm tăng trưởng kinh tế đất nước. C. phòng, chống buôn bán ma túy. D. bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng.
Câu 25. Cơ sở sản xuất nước mắm T sản xuất nước mắm chai có dán nhãn “Nước mắm cá cơm”, nhưng thành phần
không có một chút nào từ cá mà được sản xuất hoàn toàn bằng nước, muối và hóa chất mua ở chợ. Hành vi này của
cơ sở sản xuất đã xâm phạm tới A. qui trình sản xuất kinh doanh. B. công thức sản xuất nước mắm.
C. pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dung. D. pháp luật về cạnh tranh.
Câu 26. Sau sự cố ô nhiễm môi trường, Công ty Formosa đã đền bù cho những người bị thiệt hại và lắp đặt hệ thống
xử lí chất thải theo công nghệ tiến tiến. Việc làm này của Công ty Formosa là A. phòng, chống sự cố môi
trường.
B. ứng phó sự cố môi trường. C. khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường. D. đánh giá thiệt hại môi
trường.
Câu 27. Để thực hiện xóa đói, giảm nghèo, Nhà nước áp dụng một trong những biện pháp nào dưới đây?
A. Cho người nghèo vay vốn ưu đãi để sản xuất kinh doanh. B. Cho người nghèo mua thực phẩm với giá ưu đãi.
C. Tặng quà cho đối tương này trong dịp lễ, tết. D. Yêu cầu các gia đình giàu giúp đỡ các gia đình
nghèo.
Câu 28. Pháp luật nước ta qui định: “mọi người có quyền kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không
cấm”, là qui định quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền tự chủ trong nền kinh tế thị trường.
B. Quyền tự do kinh doanh. C. Quyền lao động. D. Quyền tự tìm kiếm việc làm.
Câu 29. Pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội không qui định về nội dung nào dưới đây?
A. ngăn chặn và bài trừ tệ nạn xã hội. B. phòng, chống mại dâm. C. phòng, chống nạn tảo hôn. D. phòng,
chống ma túy.
Câu 30. Người kinh doanh không phải thực hiện nghĩa vụ nào dưới đây? A. bảo vệ môi trường.
B. đóng góp vào quĩ xóa đói giảm nghèo. C. nộp thuế đầy đủ theo qui định. D. kinh doanh đúng ngành nghề
đăng kí.
Câu 31. Công ty sản xuất thực phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm là đã thực hiện nghĩa vụ nào dưới đây của người
sản suất kinh doanh? A. Đảm bảo chất lượng thực phẩm. B. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
C. Bảo vệ an toàn sức khỏe cho nhân dân. D. Đảm dảo chất lượng cuộc sống.
Câu 32. Ông Đ nuôi 15 con cầy hương - con vật thuộc doanh mục động vật hoang dã, quí hiếm mà Nhà nước cấm
kinh doanh. Việc làm của ông Đ đã xâm phạm A. pháp luật kinh doanh
B. chính sách bảo vệ thiên nhiên. C. pháp luật về bảo vệ môi trường. D. chính sách môi trường.
Câu 33. Do bị bạn bè rủ rê, K đã một số lần thử hút thuốc có chứa chất ma túy, đến khi bố mẹ biết thì K đã trở thành
con nghiện. Hành vi sử dụng ma túy của K đã vi phạm pháp luật về lĩnh vực nào dưới đây? A. Pháp luật về
lĩnh vực giáo dục.
B. Pháp luật về trật tự an toàn xã hội. C. Pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội . D. Pháp luật về phòng, chống tệ
nạn hút thuốc lá.
Câu 34. Bảo vệ môi trường là nghĩa vụ của A. mọi công dân. B. riêng cán bộ ngành Tài nguyên, môi trường.
C. riêng cán bộ, công chức nhà nước. D. riêng cán bộ được giao nhiệm vụ.
Câu 34. Hành vi nào dưới đây vi phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội?
A. Buôn bán động vật quí hiếm thuộc danh mục cấm. B. Buôn bán, sử dụng đồ cổ trái phép.
C. Buôn bản, sử dụng, vận chuyển ma túy. D. Đi xe phóng nhanh vượt ẩu.
Câu 35. Tốt nghiệp THPT, M làm thủ tục và được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh. M đã mở của hàng bán
quần áo may sẵn. Việc làm này của M là thực hiện quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền lao động. B. Quyền kinh tế. C. Quyền tự do kinh doanh. D. Quyền buốn bán tự do.
Câu 36. Ông A và ông B săn bắt động vật hoang dã trong rừng thuộc danh mục cấm của nhà nước. Hành vi của ông
A và ông B đã vi phạm pháp luật về A. sử dụng tài sản rừng.
B. sử dụng tài nguyên thiên nhiên. C. bảo vệ và phát triển rừng. D. bảo vệ nguồn lợi rừng.
Câu 37. Công ty C chế biến hải sản để xuất khẩu, Công ty D sản xuất rượu có nồng độ cồn cao, Công ty C đóng thuế
thu nhập doanh nghiệp thấp hơn Công ty D. Căn cứ vào yếu tố nào dưới đây hai công ty lại có hai mức thuế khác
nhau?
A. lợi nhuận thu được. B. doanh thu của mỗi công ty. C. mặt hàng sản xuất kinh doanh. D. khả năng sản xuất
kinh doanh.
Câu 38. Mọi công dân khi có đủ điều kiện pháp luật, đều được hoạt động kinh doanh sau khi có Giấy chứng nhận
đăng kí kinh doanh là thể hiện A. quyền tự do kinh doanh. B. quyền tự do tìm kiếm việc làm.
C. quyền nghiên cứu thị trường. D. quyền xây dựng kinh tế.
Câu 39. Công ty sản xuất ống nhựa B áp dụng các biện pháp xử lí tốt chất thải công nghiệp trong quá trình sản suất.
Việc làm của Công ty B đã thực hiện nghĩa vụ nào dưới đây của người kinh doanh? A. Giữ gìn môi trường của
Công ty.
B. Bảo vệ môi trường. C. Bảo vệ danh dự, uy tín Công ty. D. Bảo vệ an toàn sức khỏe cho
nhân dân.
Câu 40. Ông Đ lấn chiếm một héc-ta đất thuộc khu rừng phòng hộ đầu nguồn để trồng cây lương thực. Hành vi của
ông Đ là trái pháp luật về A. bảo vệ tài nguyên rừng. B. bảo vệ cảnh quan thiên nhiên. C. bảo vệ và phát triển rừng.
D. bảo vệ nguồn lợi rừng.
Câu 41. Sau khi tốt nghiệp đại học chuyên ngành kinh tế, anh Q có ý định mở văn phòng tư vấn pháp luật. Theo em,
anh Q có quyền mở văn phòng này không? A. Được, vì tư vấn pháp luật đang là nhu cầu bức thiết của xã hội.
B. Được, vì tư vấn pháp luật giúp người được tư vấn hiểu rõ về pháp luật hơn.
C. Không, vì anh Q chưa có bằng tốt nghiệp ngành Luật và chứng chỉ hành nghề.
D. Được phép mở, vì đây là quyền tự do kinh doanh của công dân.
Câu 42. Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam là trách nhiệm của A. công dân nam từ 17 tuổi trở lên.
B. công dân nam từ 18 tuổi trở lên. C. công dân từ 20 tuổi trở lên. D. mọi công dân Việt Nam.
Câu 43. Công ty T xây dựng hệ thống xử lí chất thải trước khi hoạt động sản xuất kinh doanh. Mục đích của việc này

A. bảo vệ môi trường sản xuất kinh doanh của công ty. B. đảm bảo an toàn trong sản xuất kinh
doanh.
C. thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong sản xuất kinh doanh. D. bảo vệ nguồn nước sạch của công ty.
Câu 44. Công dân nam bao nhiêu tuổi trở lên thì phải đăng kí nghĩa vụ quân sự?
A. Đủ 17 tuổi B. Đủ 18 tuổi C. Đủ 19 tuổi D. Đủ 20 tuổi
Câu 45. Bảo vệ môi trường là nghĩa vụ của A. mọi công dân.
B. riêng cán bộ ngành Tài nguyên và môi trường. C. riêng cán bộ công chức nhà nước. D. riêng cán bộ được
giao nhiệm vụ.
Câu 46. Công dân đủ bao nhiêu tuổi được gọi nhập ngũ?A. Đủ 19 tuổi. B. Đủ 20 tuổi C. Đủ 21 tuổi. D. Đủ 18
tuổi.
Câu 47. Ông V nuôi con cáo lửa, cầy hương, chồn bay thuộc danh mục động vật hoang dã, quí hiếm mà nhà nước
cấm kinh doanh. Việc làm của ông V xâm phạm tới
A. pháp luật kinh doanh. B. chính sách bảo vệ thiên nhiên. C. pháp luật về bảo vệ môi trường. D. chính
sách môi trường.
Câu 48. Một trong những nghĩa vụ của người kinh doanh là A. bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
B. giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. C. bảo đảm tăng trưởng kinh tế đất nước. D. phòng chống buôn bán
ma túy.
Câu 49. Pháp luật qui định các mức thuế khác nhau đối với các doanh nghiệp căn cứ vào
A. uy tín của người đứng đầu doanh nghiệp. B. ngành, nghề, lĩnh vực và địa bàn kinh doanh.
C. khả năng kinh doanh của doanh nghiệp. D. chủ trương kinh doanh của doanh nghiệp.
Câu 50. Học sinh tham gia phòng, chống bạo lực học đường là thực hiện nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển
các lĩnh vực
A. kinh tế. B. quốc phòng. C. xã hội. D. du lịch.
Câu 51. Nhà nước cho người nghèo vây vốn ưu đãi để kinh doanh là thực hiện nội dung cơ bản của pháp luật về phát
triển các lĩnh vực A. văn hóa. B. hành chính. C. xã hội. D. công vụ.
Câu 52. Công dân kinh doanh đúng ngành, nghề đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép là thực hiện nội dung cơ
bản của pháp luật về A. hoàn trả tài sản. B. phát triển kinh tế. C. thu hút chuyên gia. D
qui trình hợp tác.
Câu 53. Công dân nộp thuế đầy đủ, đúng qui định khi tiến hành các hoạt động kinh doanh là thực hiện nội dung cơ
bản của pháp luật về phát triển A. chứng khoán. B. nguồn đất. C. kinh tế. D. cổ
phiếu.
Câu 54. Học sinh tham gia các hoạt động “Vì biển đảo quê hương” là thực hiện nội dung cơ bản của pháp luật về
A. quốc phòng, an ninh. B. điều phối nhân lực. C. qui trình hội nhập. D. xử lí truyền
thông.
Câu 55. Lực lượng nào dưới đây giữ vai trò nòng cốt trong công tác củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh quốc gia?
A. Quần chúng nhân dân và Công an nhân dân. B. Quân đội nhân dân và Công an nhân dân.
C. Quân đội nhân dân và dân quân tự vệ. D. Quân đội nhân dân và thanh niên xung kích.
Câu 56. Bảo tồn và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên là một trong những nội dung cơ bản của pháp luật về
A. tìm kiếm năng lượng. B. bảo vệ môi trường. C. khắc phục ô nhiễm. D. tái tạo nhiên
liệu.
Câu 57. Học sinh tham gia tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ Tổ quốc là thực hiện nội dung cơ bản của pháp luật
trong lĩnh vực nào dưới đây? A. Quốc phòng, an ninh. B. Hợp tác và phát triển. C. Kĩ thuật, quân sự.
D. Tiếp cận và hội nhập.

You might also like