You are on page 1of 6

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ II KHỐI 12.

Nội dung ôn tập: Bài 6, 7

Câu 1: Trong trường hợp được pháp luật cho phép khám xét chỗ ở của người khác thì việc khám xét
đó
A. Được tiến hành tùy tiện.
B. Được thực hiện tùy ý.
C. Phải tuân theo trình tự , thủ tục do pháp luật quy định.
D. Phải tiến hành theo trình tự nhất định.
Câu 2: Pháp luật cho phép khám xét chỗ ở của công dân trong trường hợp
A. Chỗ ở đó xây dựng trái pháp luật.
B. Cần bắt người phạm tội lẩn tránh ở đó.
C. Nghi ngờ chỗ ở đó có chứa phương tiện gây án.
D. Nghi ngờ chỗ ở đó có chứa tài liệu liên quan đến vụ án.
Câu 3: Trường hợp nào dưới đây không được phép khám xét chỗ ở của công dân:
A. Có căn cứ để khẳng định chỗ ở của người nào đó có công cụ để thực hiện tội phạm.
B. Khi cần bắt người đang bị truy nã hoặc tội phạm đang lẩn tránh ở đó.
C. Có căn cứ để khẳng định chỗ ở của người đó có tài liệu liên quan đến vụ án.
D. Nghi ngờ chỗ ở của người đó có tài liệu liên quan đến vụ án.
Câu 4: Hành vi nào dưới đây không phải là hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người khác
A. Đánh người gây thương tích. B. Làm chết người.
C. Nói xấu người khác trên Facebook. D. Đe dọa đánh người.
Câu 5: Hành vi nào dưới đây là xâm phạm đến sức khỏe của người khác ?
A. Đánh người gây thương tích. B. Tự tiện bắt người.
C. Tự tiện giam giữ người. D. Tự ý xông vào nhà người khác.
Câu 6: Hành vi đặt điều, tung tin xấu làm ảnh hưởng đến uy tín của người khác là vi phạm quyền
A. bình đẳng.
B. bí mật cá nhân.
C. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
D. được bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.
Câu 7 : C và D cãi nhau, C dùng lời lẽ xúc phạm D trước các bạn trong lớp. Hành vi của C đã xâm
phạm
A. quyền được pháp luật bảo vệ về uy tín cá nhân.
B. quyền bất khả xâm phạm về bí mật đời tư.
C. quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.
D. quyền được pháp luật bảo vệ về tính mạng, sức khỏe.
Câu 8: Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác là vi phạm quyền
A. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ.
B. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
C. được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.
D. bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
Câu 9 : Khẳng định nào dưới đây là đúng về quyền tự do ngôn luận của công dân ?
A. Công dân chỉ được bày tỏ ý kiến của mình trong các cuộc họp thuộc phạm vi thẩm quyền quy định.
B. Công dân không được tùy tiện viết bài đăng báo.
C. Công dân có quyền đóng góp ý kiến với các đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.
D. Công dân được tự do lập hội, tự do biểu tình dưới bất kì hình thức nào.
Câu 10 : Quyền tự do ngôn luận có nghĩa là :
A. Mọi người có quyền tự do nói những gì mà mình thích.
B. Không ai được phép can thiệp tới phát ngôn của người khác.
C. CD có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề cuả đất nước.
D. Không ai có quyền bác bỏ ý kiến của người khác.
Câu 11 : Trường hợp nào dưới đây vi phạm quyền tự do ngôn luận ?
A. Phát biểu ý kiến nhằm xây dựng cơ quan, trường học, địa phương mình.
B. Kiến nghị với đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân trong các dịp đại biểu tiếp xúc cử
tri.
C. Phát biểu những nội dung vượt quá thẩm quyền cho phép.
D. Góp ý cho dự thảo luật mới.
Câu 12. Công dân có thể sử dụng quyền tự do ngôn luận bằng cách
A. Phát biểu xây dựng trong các cuộc họp ở cơ quan, trường học.
B. Phát biểu ở bất cứ nơi nào.
C. Phê phán cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước trên mạng Facebook.
D. Gửi đơn tố cáo cán bộ, công chức đến cơ quan có thẩm quyền.
Câu 13. Công dân có thể phát biểu ý kiến xây dựng cơ quan, trường học ở nơi nào dưới đây ?
A. Ở bất cứ nơi nào. B. Trong các cuộc họp ở cơ quan, trường học.
C. Ở nhà riêng của mình. D. Ở nơi tụ tập đông người.
Câu 14. Khám chỗ ở đúng pháp luật là khám trong trường hợp
A. Được pháp luật cho phép. B. Do nghi ngờ có tội phạm.
C. Được lãnh đạo cơ quan, đơn vị cho phép. D. Do cần tìm đồ vật bị mất.
Câu 15. Pháp luật cho phép khám chỗ ở của công dân trong trường hợp nào dưới đây ?
A. Cần bắt người đang bị truy nã hoặc người tội phạm đang lẩn tránh ở đó.
B. Cần bắt người bị tình nghi thực hiện tội phạm.
C. Cần bắt người đang có ý định thực hiện tội phạm.
D. Cần khám để tìm hàng hóa buôn lậu.
Câu 16. Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được thực hiện trong trường hợp
A. Có ý kiến của lãnh đạo cơ quan. B. Có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
C. Có tin báo của nhân dân. D. Có nghi ngờ chứa thông tin không lành mạnh.
Câu 17. A là sinh viên ở cùng với B. Trong lúc B không có nhà, A đã đọc thư bố mẹ gửi cho B. Hành
vi này của A đã xâm phạm tới quyền nào dưới đây của B ?
A. Quyền được đảm bảo thông tin cá nhân.
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
C. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín.
D. Quyền bí mật thông tin.
Câu 18. Tự tiện bóc mở, thu giữ, tiêu hủy thư, điện tín của ngưởi khác là hành vi xâm phạm quyền nào
dưới đây của công dân ?
A. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
B. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
C. Quyền bí mật đời tư.
D. Quyền tự do cá nhân.
Câu 19. Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm về các vấn đề chính trị, kinh tế,
văn hóa, xã hội của đất nước là biểu hiện của quyền nào dưới đây của công dân ?
A. Quyền tự do báo chí. B. Quyền tự do ngôn luận.
C. Quyền chính trị. D. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
Câu 20. Việc công dân kiến nghị với đại biểu Hội đồng nhân dân trong dịp đại biểu tiếp xúc với cử tri
là biểu hiện
A. Quyền xây dựng chính quyền. B. Quyền tự do ngôn luận.
C. Quyền tự do cá nhân. D. Quyền xây dựng đất nước.
Câu 21. Việc công dân viết bài đăng báo, bày tỏ quan điểm của mình phê phán cái xấu, đồng tình với
cái tốt là biểu hiện quyền nào dưới đây của công dân ?
A. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội. B. Quyền tự do ngôn luận.
C. Quyền tự do tư tưởng. D. Quyền tự do báo chí.
Câu 22. Khi nào thì được xem tin nhắn trên điện thoại của bạn thân ?
A. Đã là bạn thân thì có thể tự ý xem.
B. Chỉ được xem nếu bạn đồng ý.
C. Khi được nhờ bạn cầm điện thoại hộ.
D. Bạn đã đồng ý thì mình có thể xem hết cả các tin nhắn khác.
Câu 23. Ai trong những người dưới đây được kiểm soát thư, điện thoại, điện tín của người khác ?
A. Cha mẹ có quyền kiểm soát thư, điện thoại của con.
B. Những người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
C. Bạn bè thân có thể xem tin nhắn của nhau.
D. Anh, chị có quyền nghe điện thoại của em.
Câu 24. Hành vi nào dưới đây là trái với quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân ?
A. Sang chữa cháy nhà hàng xóm khi chủ nhân không có nhà.
B. Tự ý đuổi người khác khỏi chỗ ở của họ.
C. Công an vào khám nhà khi có lệnh của người có thẩm quyền.
D. Khi cần bắt người phạm tội đang lẩn trốn ở đó.
Câu 25. Khám chỗ ở của công dân trong trường hợp nào dưới đây là đúng pháp luật ?
A. Khi có nghi ngờ người phạm pháp đang lẩn trốn ở đó.
B. Khi được pháp luật cho phép và có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
C. Công an vào khám nhà để kiểm tra hộ khẩu.
D. Công an vào khám nhà để tìm kiếm chứng cứ liên quan đến vụ án.
Câu 26. Học sinh có thể thực hiện quyền tự do ngôn luận bằng cách nào dưới đây ?
A. Đưa tin tức không hay về trường mình lên Facebook.
B. Phát biểu ý kiến xây dựng trường, lớp mình trong các cuộc họp.
C. Chê bai trường mình ở nơi khác.
D. Tự do nói bất cứ điều gì về trường mình.
Câu 27. Nghĩ là cô tiếp viên lấy trộm chiếc điện thoại của mình, hành khách B đã mắng, chửi, xúc
phạm cô tiếp viên. Hành khách B đã vi phạm quyền tự do cơ bản nào sau đây của công dân?
A. Bất khả xâm phạm về thân thể và sức khỏe.
B. Bất khả xâm phạm về chỗ ở và danh dự.
C. Được pháp luật bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
D. Được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm của công dân.
Câu 28. Vì có mâu thuẫn cá nhân với K nên vào một buổi tối, L đã xếp sẵn mấy viên gạch chặn đường
đi trong thôn làm K ngã và bị chấn thương ở tay. L đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân
?
A. Quyền được đảm bảo về nhân thân.
B. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
C. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
D. Quyền được bảo đảm an toàn giao thông.
Câu 29. Khi bắt được người trộm chó nhà mình, anh H đã xông vào đấm, đá túi bụi khiến người đó
ngất xỉu. Anh H đã xâm phạm quyền nào sau đây của công dân?
A. Bất khả xâm phạm về thân thể.
B. Bất khả xâm phạm về tính mạng.
C. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
D. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
Câu 30. Nghi ngờ tên ăn trộm xe đạp chạy vào một gia đình trong ngõ, hai người đàn ông chạy thẳng
vào nhà mà không chờ chủ nhà đồng ý, đồng thời còn yêu cầu cho khám nhà để tìm kẻ trộm. Hành vi
của hai người đàn ông trên đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân ?
A. Quyền được bảo vệ chỗ ở. B. Quyền bí mật về chỗ ở.
C. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. D. Quyền bất khả xâm phạm nhà dân.
Câu 31. Biết C và D yêu nhau, H đã tìm cách đã tìm cách đọc trộm tin nhắn của D rồi kể cho một số
bạn trong lớp nghe làm D rất bực mình. H đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây của D ?
A. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.
B. Quyền bí mật thông tin cá nhân.
C. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
D. Quyền tự do yêu đương.
Câu 32. Do mâu thuẫn với nhau nên C đã bịa đặt tung tin xấu về D trên Facebook. Việc làm của C đã
xâm phạm tới quyền nào dưới đây của D ?
A. Quyền bảo vệ bí mật đời tư cá nhân.
B. Quyền tự do cá nhân.
C. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
D. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện tín.
Câu 33. Đang truy đuổi tên ăn trộm gà, bỗng không thấy hắn ở đâu ông A và ông B xác định tên trộm
ẩn nấp trong nhà ông C bên cạnh (hiện không có ai ở nhà) ông A và ông B định vào nhà ông C để tiếp
tục tìm bắt, nếu là cháu của hai ông A và ông B em chọn cách ửng xử nào sạu đây cho phù hợp với quy
định của pháp luật?
A. Nói với hai ông là hãy dừng lại vì hai ông không có quyền bắt trộm.
B. Nói với hai ông hãy chờ chủ nhà về cho phép thì mới tiếp tục truy bắt tên trộm.
C. Nói với hai ông dừng lại vì làm thế là vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
D. Nói với hai ông là cứ vào đi, không sao cả.
Câu 34. Công dân từ bao nhiêu tuổi trở lên có quyền bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân
A. Đủ 18 tuổi. B. Đủ 19 tuổi. C. Đủ 20 tuổi. D. Đủ 21 tuổi.
Câu 35. Quyền ứng cử của công dân được thực hiện bằng những cách nào dưới đây ?
A. Tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử.
B. Vận động người khác giới thiệu mình.
C. Giới thiệu về mình với tổ bầu cử.
D. Tự tuyên truyền về mình trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Câu 36. Công dân đủ bao nhiêu tuổi trở lên mới được quyền ứng cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng
nhân dân ?
A. Đủ 21 tuổi. B. Đủ 20 tuổi. C. Đủ 19 tuổi. D. Đủ 18 tuổi.
Câu 37. Nguyên tắc bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân là
A. Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. B. Dân chủ, công bằng, tiến bộ, văn minh.
C. Khẩn trương, công khai, minh bạch. D. Phổ biến, rộng rãi, chính xác.
Câu 38. Một trong các nội dung quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội là quyền của công dân
tham gia
A. Thảo luận vào các công việc chung của đất nước.
B. Xây dựng văn bản pháp luật về chính trị, kinh tế.
C. Phê phán cơ quan nhà nước trên Facebook.
D. Gây rối trật tự an toàn, xã hội.
Câu 39. Người nào dưới đây không được thực hiện quyền bầu cử ?
A. Người đang phải chấp hành hình phạt tù. B. Người đang bị tình nghi vi phạm pháp luật.
C. Người đang ốm nằm điều trị ở nhà. D. Người đang đi công tác xa nhà.
Câu 40. Công dân tham gia góp ý kiến với Nhà nước về các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội của đất
nước là thực hiện
A. Quyền tham gia quản lý nhà nước. B. Quyền tham gia ban hành chính sách kinh tế - xã hội.
C. Quyền xây dựng bộ máy nhà nước. D. Quyền tự do ngôn luận.
Câu 41. Ai dưới đây có quyền khiếu nại ?
A. Mọi cá nhân, tổ chức. B. Chỉ có cá nhân.
C. Những người từ 20 tuổi trở lên. D. Chỉ những người là công chức nhà nước.
Câu 42. Khi bầu cử, mỗi cử tri đều có một lá phiếu với giá trị ngang nhau là thể hiện nguyên tắc bầu
cử
A. Bình đẳng. B. Phổ thông C. Công bằng. D. Dân chủ.
Câu 43. Chủ thể nào dưới đây có quyền tố cáo ?
A. Mọi công dân. B. Mọi cá nhân, tổ chức.
C. Chỉ những người có thẩm quyền. D. Chỉ cán bộ, công chức nhà nước.
Câu 44. Chủ thể nào dưới đây có thẩm quyền giải quyết khiếu nại ?
A. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo quy định
B. Mọi cán bộ, công chức nhà nước.
C. Mọi cơ quan nhà nước.
D. Các cơ quan tư pháp.
Câu 45. Công dân có quyền khiếu nại trong trường hợp nào dưới đây ?
A. Không đồng ý với quyết định kỷ luật của giám đốc cơ quan.
B. Phát hiện người buôn bán động vật quý hiếm.
C. Phát hiện người lấy cắp tài sản của cơ quan.
D. Phát hiện một ổ cờ bạc.
Câu 46. Công dân có quyền tố cáo trong trường hợp nào dưới đây ?
A. Thấy có nhóm người khai thác gỗ trái phép.
B. Bị cơ quan quản lý thị trường xử phạt quá mức.
C. Không đồng ý với quyết định xử phạt của cơ quan thuế.
D. Phản đối hành vi thiếu dân chủ trong cuộc họp của lãnh đạo.
Câu 47. Nhà báo G đã viết bài đăng báo sai lệch về công ty Y. Biết tin, anh T và anh H – nhân viên của
công ty là người nhà của giám đốc X đã tự ý lên kế hoạch đột nhập vào nhà riêng của anh G và hành
hung nhà báo G. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
A. Ông X , anh H. B. Anh T và anh H.
C. Anh G và anh T. D. Anh X, G, H.
Câu 48. Công dân thực hiện quyền bầu cử bằng cách nào dưới đây là đúng pháp luật ?
A. Trực tiếp viết phiếu bầu và bỏ phiếu.
B. Nhờ người thân bỏ phiếu hộ.
C. Nhờ những người trong tổ bầu cử bỏ phiếu hộ.
D. Nhờ người khác viết phiếu hộ, rồi tự mình đi bỏ phiếu.
Câu 49. Trong trường hợp không đồng ý với quyết định kỷ luật của Giám đốc Sở, cán bộ cơ quan có
thể làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình ?
A. Khiếu nại quyết định của Giám đốc Sở. B. Tố cáo với người có thẩm quyền.
C. Nói chuyện đó với nhiều người. D. Đăng thông tin trên Facebook.
Câu 50. Việc làm nào dưới đây là thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của công dân
?
A. Phát biểu và biểu quyết về xây dựng đường làng, xóm.
B. Giữ gìn vệ sinh môi trường.
C. Tuyên truyền pháp luật giao thông trong trường học.
D. Tham gia hoạt động từ thiện.
Câu 51. Phát hiện, ngăn chặn các việc làm trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích của Nhà
nước, tổ chức và công dân là
A. Mục đích của tố cáo. B. Nguyên tắc của tố cáo.
C. Trách nhiệm của người tố cáo. D. Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo.
Câu 52. Pháp luật quy định thế nào về thời hạn giải quyết khiếu nại tố cáo ?
A. Vô thời hạn. B. Có thời hạn theo quy định của pháp luật.
C. Theo thời gian thích hợp có thể thực hiện được. D. Tùy từng trường hợp.
Câu 53. Phát hiện thấy một nhóm nguời đang cưa trộm gỗ trong vườn quốc gia, Q đã báo ngay cho cơ
quan kiểm lâm. Q đã thực hiện quyền nào dưới đây ?
A. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội. B. Quyền tự do ngôn luận.
C. Quyền tố cáo. D. Quyền khiếu nại.
Câu 54: Đâu là nguyên tắc đúng của bầu cử
A. Công khai B. Trực tiếp. C. Gián tiếp. D. Dân chủ.
Câu 55. Trường Trung học phổ thông X tổ chức cho học sinh góp ý vào Dự thảo Luật Giáo dục. Có
nhiều ý kiên đóng góp liên quan đến quyền và nghĩa vụ của học sinh, vậy các bạn học sinh đã thực hiện
quyền nào dưới đây của công dân ?
A. Quyền tự do ngôn luận. B. Quyền được tham gia.
C. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội. D. Quyền bày tỏ ý kiến.
Câu 56. Chị L là nhân viên Công ty X có hai lần đi làm muộn nên bị Giám đốc Công ty ra quyết định
kỷ luật với hình thức hạ bậc lương. Không đồng ý với quyết định của Giám đốc, chị L có thể làm gì
trong các cách dưới đây để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình ?
A. Viết đơn đề nghị giám đốc xem lại. B. Gửi đơn khiếu nại đến cơ quan cấp trên.
C. Gửi đơn tố cáo đến cơ quan cấp trên. D. Gửi đơn khiếu nại đến Giám đốc Công ty.
Câu 57. Cho rằng quyết định của Giám đốc Công ty kỷ luật mình với hình thức “Chuyển công tác
khác” là trái pháp luật, chị D làm đơn khiếu nại quyết định này. Chị D có thể gửi đơn khiếu nại đến ai
dưới đây ?
A. Gửi đến cơ quan cấp trên của Công ty. B. Gửi cơ quan công an.
C. Gửi đến Giám đốc Công ty. D. Gửi đến tổ chức Đảng của Công ty.
Câu 58. Trước khi được ban hành, Hiến pháp năm 2013 đã được đưa ra thảo luận, lấy ý kiến trong
nhân dân. Việc nhân dân tham gia góp ý kiến vào Dự thảo Hiến pháp năm 2013 là thực hiện quyền nào
dưới đây của công dân ?
A. Quyền tự do ngôn luận. B. Quyền tự do dân chủ.
C. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội. D. Quyền tham gia xây dựng đất nước.
Câu 59. Thấy trong khu dân cư của mình có lò giết mổ gia cầm gây ô nhiễm môi trường, nhân dân
trong khu dân cư cần lựa chọn cách xử sự nào dưới đây để thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước
và xã hội trên địa bàn khu dân cư mình ?
A. Yêu cầu lò mổ gia cầm ngừng hoạt động.
B. Đòi lò giết mổ gia cầm bồi thường vì để ô nhiễm.
C. Kiến nghị với Ủy ban nhân dân phường để ngừng hoạt động của cơ sở này.
D. Đe dọa những người làm việc trong lò giết mổ gia cầm.
Câu 60. Biết được trong Nhà trẻ M có một cô giáo hay đánh các cháu bé mỗi khi cháu không chịu ăn,
L đã báo cho Ủy ban nhân dân phường. L đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân ?
A. Quyền tự do ngôn luận. B. Quyền khiếu nại.
C. Quyền tố cáo. D. Quyền bảo vệ trẻ em.
Câu 61. Vì muốn em trai mình trúng cử đại biểu Hội đồng nhân dân phường, bà V đã vận động một số
người bỏ phiếu cho em trai mình. Hành vi của bà V là vi phạm nguyên tắc bầu cử nào dưới đây ?
A. Phổ thông. B. Bình đẳng. C. Bỏ phiếu kín. D. Trực tiếp.
Câu 62: Do anh T phải cách ly y tế theo quy định, nên chị H đã giúp anh T bỏ phiếu bầu cử theo đề
xuất của anh. Tại điểm bầu cử, phát hiện cụ M không biết chữ, nhân viên S của tổ bầu cử đã nhờ chị H
viết phiếu bầu theo đúng ý cụ rồi đưa phiếu cho cụ M bỏ vào thùng. Anh T và chị H đã vi phạm
nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?
A. Phổ thông. B. Bình đẳng. C. Công khai. D. Trực tiếp
Câu 63. Chị H bị Giám đốc Công ty kỷ luật với hình thức “Chuyển công tác khác”. Chị H muốn làm
đơn gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền vì cho rằng quyết định của Giám đốc là trái pháp luật,
xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Vậy chị H phải làm đơn gì dưới đây cho đúng pháp
luật ?
A. Đơn tố cáo. B. Đơn trình bày. C. Đơn khiếu nại. D. Đơn phản đối.
Câu 64. Là học sinh lớp 12, em có thể thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội bằng cách
nào dưới đây ?
A. Tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.
B. Tham gia các hoạt động từ thiện do nhà trường tổ chức.
C. Góp ý kiến xây dựng các luật liên quan đến học sinh.
D. Tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa.
Câu 65. Anh Q đi xe máy vượt đèn đỏ, bị Cảnh sát giao thông xử phạt tiền 400.000 đồng. Cho rằng,
mức phạt như vậy là quá cao anh Q có thể làm gì trong các việc làm dưới đây cho đúng pháp luật ?
A. Khiếu nại đến Giám đốc công an tỉnh.
B. Tố cáo đến thủ trưởng đơn vị người Cảnh sát đã phạt mình.
C. Đăng bài lên Facebook nói xấu người Cảnh sát này.
D. Khiếu nại đến người Cảnh sát giao thông đã xử phạt mình.
Câu 66. Do chạy quá tốc độ và vượt sai quy định nên xe của anh H đã va quệt vào xe anh M khiến anh
M bị thương nặng phải vào viện điều trị. Tức giận vì em mình bị thương do va chạm giao thông nên
anh D đã tìm đến đánh anh H bị gãy tay. Những ai dưới đây vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về
tính mạng, sức khỏe của công dân?
A. Anh H và anh M. B. Anh H.
C. Các anh H, M và D. D. Anh D và anh H.
Câu 67. Đúng ngày bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp thì ông A phải điều trị sau phẫu thuật tại bệnh
viện nên nhân viên S thuộc tổ bầu cử lưu động đã tự ý bỏ phiếu thay ông. Nhân viên S đã vi phạm
nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?
A. Công khai B. Ủy quyền .C. Thụ động. D. Trực tiếp,
Câu 68. Sau ngày bầu cử đại biểu Quốc hội, một số bạn học sinh lớp 12 ( đã đủ 18 tuổi) đến trường với
niềm tự hào rất lớn trước các em lớp dưới vì lần đầu tiên thực hiện quyền bầu cử của công dân A hãnh
diện khoe. “ Tớ không chỉ có một lá phiếu đâu nhé! Cả bà và mẹ “tín nhiệm cao” giao phiếu cho tớ bỏ
vào thùng phiếu luôn”. Việc làm đó của A đã vi phạm đến những nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?
A. Nguyên tắc trực tiếp, bỏ phiếu kín. B. Nguyên tắc bình đẳng, trực tiếp.
C. Nguyên tắc bình đẳng, bỏ phiếu kín D. Nguyên tắc phổ thông, trực tiếp.
Câu 69. Trong quá trình kiểm phiếu bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp, T và M nằm trong ban thư kí
đã có hành vi gian lận để khai khống phiếu bầu cho người thân của mình. Phát hiện việc đó, H đã khuyên
T không nên làm như vậy vì đó là hành vi trái pháp luật, nhưng T vẫn kiên qụyết làm theo ý mình. Cuối
cùng, người thân của T đã trúng cử vào Hội đồng nhân dân các cấp. Trong trường hợp trên, những ai vi
phạm pháp luật về nguyên tắc bầu cử?
A. T và M B. H,T,M. C. H và T. D. H và M.
Câu 70: Do nghi ngờ chị B có quan hệ lén lút với chồng mình, nên chị A đã buộc chồng là anh H đang
làm Tổng giám đốc công ty X đuổi việc chị B. Vì nể vợ nên anh H đã điều chuyển chị B đi đến chi
nhánh khác, làm việc trong môi trường độc hại mặc dù chị đang nuôi con nhỏ. Để thế chỗ chị B anh H
đã nhận của anh K năm mươi triệu đồng rồi bổ nhiệm anh K vào vị trí của chị B. Quá bức xúc, anh N
chồng chị B đã chặn xe ô tô công vụ do anh H sử dụng đi đám cưới để đe dọa anh này, làm anh hoảng
sợ, điều khiển xe chạy sai làn đường nên bị anh Q cảnh sát giao thông dừng xe, yêu cầu đưa 10 triệu
đồng để bỏ qua lỗi này, nhưng anh H từ chối. Những ai dưới đây có thể là đối tượng vừa bị khiếu nại
vừa bị tố cáo?
A. Anh H, anh K, chị A và anh N. B. Chị A, chị B, anh K và anh N.
C. Chị A, anh K, anh H, anh Q và anh N. D. Chỉ mình Tổng giám đốc H.

You might also like