You are on page 1of 9

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP GIỮA KỲ 2 LỚP 12

Câu 1. A và B là bạn thân, khi A đi vắng B tự ý vào nhà của A là vi phạm


A. vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
B. vi phạm quyền được bảo hộ về tính mạng và sức khỏe.
C. vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
D. vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
Câu 2: A có việc vội ra ngoài không tắt máy tính, B tự ý mở ra đọc những dòng tâm sự của
A trên email. Hành vi này xâm phạm
A. quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân.
B. quyền tự do dân chủ của công dân.
C. quyền bảo đảm an toàn bí mật thư tín của công dân.
D. quyền tự do ngôn luận của công dân.
Câu 3. Áo của B phơi bị bay sang nhà hàng xóm khi họ đi vắng, nếu là bạn B em ứng xử
như thế nào cho phù hợp quy định pháp luật?
A. Cùng B sang nhà đó lấy áo.
B. Từ chối để B đi lấy một mình.
C. Khuyên B chờ chủ nhà về xin vào lấy áo.
D. Khuyên B rủ thêm vài người nữa cùng sang để làm chứng khi B lấy áo.
Câu 4. Việc công dân viết bài đăng báo, bày tỏ quan điểm của mình phê phán cái xấu, đồng
tình với cái tốt là biểu hiện quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền tham gia ý kiến. C. Quyền tự do tư tưởng.
B. Quyền tự do ngôn luận. D. Quyền tự do cơ bản

Câu 5. Tự tiện bóc mở, thu giữ, tiêu hủy thư, điện tín của ngưởi khác là hành vi xâm phạm
quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
B. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
C. Quyền bí mật đời tư.
D. Quyền tự do cá nhân.
Câu 6. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý trừ
trường hợp
A. công an cho phép. C. pháp luật cho phép.
B. có người làm chứng. D. trưởng ấp cho phép.
Câu 7. Để thực hiện quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân đòi hỏi mỗi người
phải tôn trọng
A. nhân phẩm người khác. C. chỗ ở của người khác.
B. danh dự người khác. D. uy tín của người khác.
Câu 8. Hoạt động nào sau đây vi phạm quyền tự do ngôn luận?
A. Phát biểu ý kiến nhằm xây dựng cơ quan, truờng học, địa phương mình
B. Viết bài gửi đăng báo bày tỏ quan điểm của mình.
C. Kiến nghị với đại biểu Quốc hội trong các dịp tiếp xúc cử tri.
D. Viết bài với nội dung xuyên tạc sự thật về chính sách của Đảng, Nhà nước.
Câu 9. Quyền tự do ngôn luận là việc công dân được
A. tự do phát biểu ý kiến ở bất cứ nơi nào mình muốn.
B. tụ tập nơi đông người để nói tất cả những gì mình suy nghĩ.
C. tự do phát biểu ý kiến xây dựng cơ quan, trường lớp, nơi cư trú.
D. tự do tuyệt đối trong phát biểu ý kiến ở bất kỳ nơi nào mình muốn.
Câu 10. Ý kiến nào là đúng với quyền tự do ngôn luận của công dân?
A. Phải hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật.
B. Được phát biểu ở bất cứ nơi nào mình muốn.
C. Được tự do tuyệt đối trong phát biểu ý kiến.
D. Được tùy ý gặp bất cứ ai để phỏng vấn.
Câu 11. Hành vi nào sau đây xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chổ ở của công dân?
A. Tự ý đuổi người khác khỏi chỗ ở của họ.
B. Chủ nhà trọ phá khóa vào phòng chữa cháy khi người thuê không có mặt.
C. Hàng xóm sang chữa cháy khi chủ nhân không có nhà.
D. Công an vào khám nhà khi có lệnh của tòa án.
Câu 12. A 16 tuổi, cha mẹ A thường xuyên kiểm tra điện thoại và xem nhật ký của A. Nếu
là A em sẽ làm gì trong tình huống này?
A. Giận và không nói chuyện với cha mẹ.
B. Xem điện thoại của cha mẹ cho hả giận.
C. Nói chuyện với cha mẹ, mong cha mẹ tôn trọng quyền riêng tư của mình.
D. Kể chuyện này cho người khác biết.
Câu 13. Hành vi tự ý vào nhà hoặc phòng ở của người khác là xâm phạm đến quyền
A. Quyền bí mật đời tư của công dân.
B. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
C. Quyền bất khả xâm phạm về tài sản của công dân.
D. Quyền bí tự do tuiyệt đối của công dân.
Câu 14. Chủ thể nào dưới đây có quyền tự do ngôn luận?
A. Mọi công dân. C. Chỉ những người từ 18 tuổi trở lên.
B. Mọi cán bộ, công chức nhà nước. D. Chỉ nhà báo.
Câu 15. Đang truy đuổi trộm, bỗng không thấy hắn đâu. Ông A định vào ngôi nhà vắng chủ
để khám xét. Nếu em là ông A em chọn cách ứng xử nào sau đây để đúng quy định của
pháp luật?
A. Dừng lại vì mình không có quyền bắt trộm.
B. Vào nhà đó để kịp thời tìm bắt tên trộm.
C. Chờ chủ nhà về cho phép vào tìm người.
D. Đến trình báo với cơ quan công an.
Câu 16. Nghi ngờ tên ăn trộm xe đạp chạy vào một nhà dân, hai người đàn ông đã chạy
thẳng vào nhà mà không chờ chủ nhà đồng ý. Trong trường hợp trên em chọn cách ứng xử
nào cho phù hợp?
A. Xin phép chủ nhà cho vào nhà khám xét.
B. Gọi nhiều người cùng vào nhà khám xét.
C. Chạy vào nhà khám xét.
D. Ở ngoài chờ tên trộm ra rồi bắt.
Câu 17. Pháp luật cho phép khám chỗ ở của công dân trong trường hợp nào dưới đây?
A. Cần bắt người đang bị truy nã hoặc người tội phạm đang lẩn tránh ở đó.
B. Cần bắt người bị tình nghi thực hiện tội phạm.
C. Cần bắt người đang có ý định thực hiện tội phạm.
D. Cần khám để tìm hàng hóa buôn lậu.
Câu 18. Pháp luật quy định về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân nhằm
A. đảm bảo cuộc sống tự do trong xã hội dân chủ văn minh.
B. đảm bảo cuộc sống tự chủ trong xã hội dân chủ văn minh.
C. đảm bảo cuộc sống tự do trong xã hội dân giàu nước mạnh.
D. đảm bảo cuộc sống ý nghĩa trong xã hội dân chủ văn minh.
Câu 19. Đã mấy lần thấy M nói chuyện qua điện thoại, L tìm cách đến gần để nghe. Hành
vi này của L xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền được đảm bảo bí mật thư tín, điện tín.
B. Quyền bí mật điện tín.
C. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về điện thoại.
D. Quyền được pháp luật bảo đảm vê bí mật đời tư.
Câu 20. Hai anh công an đang đuổi bắt một tên trộm xe máy. Nghi ngờ tên trộm xe máy
chạy vào một nhà dân, hai anh cần lựa chọn cách xử sự nào dưới đây để vừa có thể tìm bắt
được kẻ trộm, vừa đảm bảo đúng pháp luật?
A. Chạy ngay vào nhà khám xét.
B. Yêu cầu chủ nhà cho khám xét, nếu không đồng ý thì vẫn cứ khám.
C. Đề nghị chủ nhà cho khám, nếu không đồng ý thì bỏ đi.
D. Đề nghị chủ nhà cho khám xét, nếu đồng ý thì mới vào nhà khám.
Câu 21. Công dân không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở khi tự ý vào nhà
người khác
để thực hiện hành vi nào dưới đây?
A. Tuyên truyền thông tin nội bộ. C. Tiến hành vận động tranh cử.
B. Giới thiệu sản phẩm đa cấp. D. Cấp cứu người bị điện giật.
Câu 22: Trong dịp đại biểu Hội đồng nhân dân xã Q tiếp xúc với cử tri, nhân dân xã kiến
nghị với cử tri về hoạt động sản xuất kinh doanh của xã. Đây là biểu hiện quyền nào dưới
đây của công dân?
A. Quyền tự do ngôn luận. C. Quyền bày tỏ ý kiến.
B. Quyền tự do tư tưởng. D. Quyền xây dựng chính quyền.
Câu 23. Theo quy định của pháp luật, trong những trường hợp cần thiết, chủ thể nào dưới
đây được kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của công dân?
A. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
B. Lực lượng bưu chính viễn thông.
C. Đội ngũ phóng viên báo chí.
D. Nhân viên chuyển phát nhanh.
Câu 24. Anh M nghi ngờ anh H lấy trộm xe đạp của gia đình mình nên đã báo với anh D
trưởng công an xã. Do có việc đột xuất nên anh D yêu cầu ông N trưởng xóm cùng anh M
đến nhà anh H khám xét. Những ai dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm chỗ ở của
công dân?
A. Anh M và anh D. B. Anh M và ông N.
C. Anh M, anh D và ông N. D. Anh D và ông N.
Câu 25: Công dân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi
phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào là thực hiện quyền
A. khiếu nại. C. tố tụng.
B. tố cáo. D. khiếu kiện.
Câu 26: Người tố cáo là
A. chỉ tổ chức. D. chỉ những người trên 18
B. chỉ cá nhân. tuổi.
C. cơ quan, tổ chức và cá
nhân.
Câu 27: Nhằm khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức cá nhân bị xâm
phạm là mục đích của
A. tố cáo. C. khiếu nại.
B. đền bù thiệt hại. D. chấp hành án.
Câu 28: Công dân được thực hiện quyền bầu cử trong trường hợp đang
A. chấp hành hình phạt tù. C. mất năng lực hành vi dân sự.
B. công tác ngoài hải đảo. D. bị tước quyền công dân.
Câu 29: Việc nhờ người khác bỏ phiếu hộ khi Nhà nước tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội
hoặc đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp là vi phạm nguyên tắc bầu cử
A. bình đẳng. C. trực tiếp.
B. bỏ phiếu kín. D. phổ thông .
Câu 30: Nhân dân được thảo luận và biểu quyết các vấn đề trọng đại khi Nhà nước tổ chức
trưng cầu ý dân là thể hiện quyền
A. nâng cấp đồng bộ hạ tầng cơ sở.
B. tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
C. thay đổi kiến trúc thượng tầng.
D. phê duyệt chủ trương và đường lối.
Câu 31. Công dân đủ bao nhiêu tuổi có quyền tham gia ứng cử?
A. 17 tuổi. C. 19 tuổi.
B. 18 tuổi. D. 21 tuổi.
Câu 32: Mỗi phiếu bầu cử đều có giá trị như nhau thể hiện nguyên tắc nào trong bầu cử ?
A. Trực tiếp. C. Bỏ phiếu kín.
B. Phổ thông. D. Bình đẳng.
Câu 33. Quyền ứng cử của công dân đư ợc thực hiện theo
A. một con đường. C. ba con đường.
B. hai con đường. D. bốn con đường.
Câu 34. Anh K nhìn thấy anh B (một người hàng xóm thân thiết với gia đình mình) buôn
bán ma túy, anh K cần lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp với quy định của
pháp luật?
A. Gửi đơn tố cáo. C. Rủ người khác cùng tố cáo.
B. Làm đơn khiếu nại. D. Im lặng vì nể nang.
Câu 35. Ông A bị gãy chân đang nằm viện. Trong thời gian này lại diễn ra bầu cử Đại biểu
Hội đồng nhân dân các cấp. Để đảm bảo quyền bầu cử của mình, ông A được
A. hàng xóm bỏ phiếu thay.
B. cán bộ thôn giúp đỡ mình bỏ phiếu.
C. vợ mình đi bầu.
D. tổ bầu cử mang thùng phiếu đến bệnh viện để ông A tự bỏ phiếu bầu.
Câu 36: Việc Nhà nước lấy ý kiến góp ý của nhân dân cho dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm
2013 là thực hiện dân chủ ở

A. phạm vi cơ sở. C. mọi phạm vi.


B. phạm vi cả nước. D. Phạm vi địa phương.
Câu 37: Một trong những con đường để công dân thực hiện quyền ứng cử là tự
A. quyết định. C. tranh cử.
B. vận động. D. ứng cử.
Câu 38: Quyền nào dưới đây góp phần hình thành các cơ quan quyền lực nhà nước và để nhân
dân thể hiện ý chí và nguyện vọng của mình.
A. Tham gia quản lý nhà nước C. Bầu cử và ứng cử
B. Khiếu nại tố cáo. D. Quản lý xã hội.
Câu 39: Anh A đóng góp ý kiến xây dựng quy ước, hương ước cho thôn của mình là thể
hiện quyền dân chủ nào sau đây?
A. Quyền bầu cử và quyền ứng cử
B. Quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội.
C. Quyền khiếu nại và quyền tố cáo.
D. Quyền tự do lập hội và tự do hội hợp.
Câu 40: Giám đốc một công ty hóa chất là ông A chỉ đạo nhân viên xả chất thải độc hại
chưa qua xử lí ra môi trường gây ô nhiễm nguồn nước. Bị bảo vệ là anh M phát hiện, ông A
đưa cho anh 5 triệu đồng và đề nghị anh M không phát tán thông tin này nhưng anh M từ
chối. Vì vậy, ông A dọa đuổi việc anh M. Anh M có thể thực hiện quyền nào sau đây?
A. Khiếu nại. C. Tố cáo.
B. Khiếu kiện. D. Tố tụng.
Câu 41: Vào ngày bầu cử, gia đình V có việc phải đi ăn cỗ ở xa. V đã sang nhờ R – hàng
xóm đi bỏ phiếu giúp cả nhà. Hành vi này đã vi phạm nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?
A. Bình đẳng. C. Bỏ phiếu kín.
B. Phổ thông. D. Trực tiếp.
Câu 42: Công dân T tham gia thảo luận và đóng góp ý kiến cho dự án mở rộng khu dân cư
của xã. Điều này cho thấy công dân T đã thực hiện quyền dân chủ nào dưới đây?
A. Được cung cấp thông tin nội bộ.
B. Đóng góp ý kiến nơi công cộng
C. Tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
D. Quyền tự do ngôn luận.
Câu 43: Công dân đóng góp ý kiến vào dự thảo sửa đổi các bộ luật là thực hiện quyền tham
gia quản lí nhà nước và xã hội ở phạm vi nào dưới đây?
A. Cả nước. C. Cơ sở.
B. Vùng miền. D. Địa phương.
Câu 44: Cử tri được độc lập lựa chọn người trong danh sách ứng cử viên là thực hiện
nguyên tắc bầu cử nào sau đây?
A. Được ủy quyền. C. Bỏ phiếu kín.
B. Trung gian. D. Gián tiếp.
Câu 45: Khiếu nại là quyền của công dân đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét lại quyết
định hành chính khi có căn cứ cho rằng quyết định đó xâm phạm
A. lợi ích hợp pháp của mình. C. ngân sách quốc gia.
B. tài sản thừa kế của người khác. D. nguồn quỹ phúc lợi.
Câu 46: Công dân tham gia xây dựng hương ước làng xã là thực hiện quyền tham gia quản
lí nhà nước và xã hội ở phạm vi
A. cơ sở. C. lãnh thổ.
B. cả nước. D. quốc gia.
Câu 47: Theo quy định của pháp luật, công dân cần thực hiện quyền tố cáo khi phát hiện
người nào đó đang
A. tổ chức truy bắt tội phạm. C. tham gia hoạt động tôn giáo.
B. kích động biểu tình trái phép. D. bí mật theo dõi nghi can.
Câu 48: Ngày bầu cử diễn ra vào đúng ngày các bạn H, N, M đi học thêm môn Toán nên ba
bạn đã bàn nhau cùng đến điểm bầu cử và để H ở ngoài trông xe, N và M nhận vào và viết
phiếu bầu cho nhanh. Khi vào trong thấy đông người, sợ muộn học N đã nhờ ông T bỏ
phiếu vào thùng giúp cả nhóm. Thấy vậy, ông E tổ trưởng tổ bầu cử không đồng ý. Nhân
lúc không ai để ý, N đã chuyển tất cả phiếu bầu cho anh G đứng trên bỏ giúp vào hòm
phiếu. Những ai dưới đây đã vi phạm nguyên tắc bầu cử trực tiếp?
A. Ông T, anh G và N. C. N, H, M và anh G.
B. N, H, G và ông E. D. Anh G, ông T và N.
Câu 49: Ở phạm vi cơ sở, dân chủ trực tiếp được thực hiện theo cơ chế nào?
A. Dân biết, dân hỏi, dân nói, dân nghe.
B. Đóng góp ý kiến với nhà nước những vấn đề vướng mắc, bất cập.
C. Tham gia thảo luận xây dựng các văn bản pháp luật quan trọng.
D. Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.
Câu 50. Mọi người có quyền nghiên cứu khoa học - công nghệ, sáng tạo văn học nghệ
thuật, đó là quyền
A. học tập của công dân. D. tự do của công dân.
B. sáng tạo của công dân.
C. phát triển của công dân.
Câu 51 : Trường hợp nào dưới đây không được thực hiện quyền bầu cử?
A. Người đang thi hành án phạt tù.
B. Người đang điều trị ở bệnh viện.
C. Người đang bị nghi ngờ vi phạm pháp luật.
D. Người đang đi công tác ở biên giới, hải đảo.
Câu 52: Việc công dân có thể học từ Tiểu học đến Trung học, Đại học và Sau đại học thuộc
quyền
A. học bất kì ngành nghề nào. C. học không hạn chế.
B. học thường xuyên, học suốt đời. D. học bằng nhiều hình thức khác nhau.
Câu 53: Công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính, nguồn
gốc gia đình, địa vị xã hội hoặc hoàn cảnh kinh tế. Đây chính là …………….. về cơ hội học
tập của công dân.
A. quyền bình đẳng. C. quyền ngang nhau.
B. quyền công bằng. D. quyền như nhau.
Câu 54: Công dân có thể học bằng nhiều hình thức khác nhau phù hợp với khả năng và
điều kiện của mình là thực hiện hình thức học
A. giáo trình liên thông. C. thường xuyên, suốt đời.
B. chương trình song ngữ. D. gián đoạn, chuyển tiếp.
Câu 55: Quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng của công dân thuộc
nhóm quyền nào dưới đây?
A. Quyền được sáng tạo. C. Quyền được phát triển.
B. Quyền được học tập. D. Quyền tác giả.
Câu 56: Nhà nước ban hành chính sách về học phí, học bổng, để giúp đỡ khuyến khích
người học nhằm
A. đảm bảo phát huy sự sáng tạo của công dân.
B. đảm bảo quyền học tập của công dân.
C. đảm bảo quyền tự do của công dân.
D. đảm bảo sự phát triển của đất nước.
Câu 57: Biểu hiện nào dưới đây thuộc quyền được phát triển?
A. Học sinh người dân tộc thiểu số được ưu tiên trong tuyển chọn.
B. Học sinh học xuất sắc được vào học trong các trường chuyên.
C. Học sinh con nhà nghèo được nhận học bổng.
D. Học sinh nghèo được giúp đỡ về vật chất để học tập.
Câu 58: Sau khi tốt nghiệp đại học, anh D thi và đỗ vào lớp cao học của Khoa Kinh tế đối
ngoại. Anh D đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền học ở bậc cao hơn. C. Quyền học không hạn chế.
B. Quyền thay đổi nơi học. D. Quyền học suốt đời.
Câu 59. Em Linh là học sinh lớp 11 đã chế tạo ra được máy diệt muỗi thân thiện với môi
trường trong kỳ thi cấp Tỉnh và đạt giải III. Vậy em Linh đã thực hiện quyền gì của công
dân?
A. Quyền học tập. C. Quyền phát triển.
B. Quyền sáng tạo. D. Quyền tự do.
Câu 60. Là học sinh giỏi toán cấp quốc gia, Hương đã được trường Đại học Bách khoa
TP.HCM tuyển thẳng mà không phải thi tuyển nhằm
A. tiếp tục bồi dưỡng, phát triển tài C. tạo điều kiện học tập cho Hương.
năng. D. tạo môi trường sống thuận lợi
B. thực hiện chủ trương xã hóa học
tập.
Câu 61. Bố Lan chỉ cho Lan học hết cấp hai và nghỉ học ở nhà lấy chồng cho yên bề gia
thất. Hành động của bố lan đã vi phạm:
A. quyền được phát triển của công dân.
B. quyền được sáng tạo của công dân
C. quyền học tập của công dân.
D. quyền được tự do cá nhân của công dân.
Câu 62. Theo luật bảo hiểm y tế nhà nước đóng bảo hiểm y tế cho tất cả trẻ em dưới 6 tuổi
việc làm này nhằm thực hiện:
A. quyền được phát triển của trẻ em. C. quyền bình đẳng của trẻ em.
B. quyền được tham gia của trẻ em. D. quyền sống còn của trẻ em.
Câu 63: Anh K mới học hết lớp 9 đã học hỏi mày mò chế tạo được máy cắt lúa có thể thay
thế cho 20 lao động thủ công. Anh K đã thực hiện quyền nào sau đây?
A. Quyền sáng tạo.
B. Quyền phát triển
C. Quyền học tập
D. Quyền bình đẳng trong nghiên cứu khoa học
Câu 64. Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục là để:
A. tạo điều kiện cho ai cũng được học hành.
B. mọi công dân bình đẳng, nhưng phải có sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền.
C. ưu tiên cho các dân tộc thiểu số.
D. ưu tiên tìm tòi nhân tài, góp phần phụng sự đất nước.
D. mục tiêu và động lực.
Câu 65. Lan là học sinh THPT em thường xuyên viết và gửi bài cho báo Hoa học trò. Lan
đang thực hiện:
A. quyền học tập.
B. quyền sáng tạo.
C. quyền được phát triển.
D. quyền phê bình văn học.

Câu 66. An có ý định sau khi tốt nghiệp THPT sẽ không thi đại học mà sẽ học nghề may,
vì đó là nghề mà em rất thích. Điều này là biểu hiện nội dung:
A. công dân được bình đẳng về cơ hội học tập.
B. công dân có quyền học không hạn chế.
C. công dân có quyền học thường xuyên học suốt đời.
D. công dân có thể học bất cứ ngành, nghề nào phù họp với sở thích của mình.
Câu 67. Pháp luật quy định: Công dân có thể học bất cứ ngành, nghề nào:
A. phù hợp với ý muốn, nguyện vọng của bố mẹ.
B. phù hợp với nhu cầu, điều khiện của xã hội.
C. khi được sự đồng ý của họ hàng, người thân.
D. phù hợp với năng khiều, khả năng của bản thân.
Câu 68. Việc công dân có thể học chính quy hoặc giáo dục thường xuyên, học tập trung
hoặc không tập trung, học ban ngày hay buổi tối là nội dung của:
A. quyền học tập không hạn chế.
B. quyền được học bất cứ ngành nghề nào.
C. quyền được học thường xuyên, học suốt đời.
D. quyền được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập.
Câu 69. Nội dung nào sau đây đúng với quyền học tập của công dân?
A. Công dân được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập.
B. Công dân được bình đẳng về cơ hội phát triển bản thân.
C. Công dân được bình đẳng về cơ hội phát triển khả năng.
D. Công dân được được khuyến khích, bồi dưỡng tài năng.
Câu 70. Được anh T thông tin việc anh P nhờ anh C hoàn thiện hồ sơ để đăng ký bản quyền
đề tài Y, chị H đã đề nghị anh T bí mật sao chép lại toàn bộ nội dung đề tài này rồi cùng
mang bán cho chị Q. Sau đó, chị Q thay đổi tên đề tài, lấy tên mình là tác giả rồi gửi tham
dự cuộc thi tìm kiếm tài năng tỉnh X. Những ai dưới đây vi phạm quyền sáng tạo của công
dân?
A. Chị Q và anh T. B. Chị H và chị Q.
C. Chị H, chị Q và anh T. D. Chị H, chị Q và anh
9

You might also like