You are on page 1of 7

BÀI 6: QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN

(Phần học kì 2)
Câu 33: Theo quy định của pháp luật, việc khám xét chỗ ở của người nào đó được tiến hành khi đủ căn
cứ khẳng định ở đó có
A. hoạt động tôn giáo. B. tranh chấp tài sản.
C. người lạ tạm trú. D. tội phạm lẩn trốn.
Câu 34: Theo quy định của pháp luật, việc khám xét chỗ ở của người nào đó không được tiến hành khi
đủ căn cứ khẳng định ở đó chỉ có
A. người đang bị truy nã. B. phương tiện gây án.
C. bạo lực gia đình. D. tội phạm đang lẩn trốn.
Câu 35: Việc khám xét chỗ ở của một người không được tiến hành tùy tiện mà phải tuân theo
A. trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. B. chỉ đạo của cơ quan điều tra.
C. yêu cầu của Viện Kiểm sát. D. yêu cầu của
Câu 36: Công dân không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở khi tự ý vào nhà người khác để
A. thăm dò tin tức nội bộ. B. tiếp thị sản phẩm đa cấp.
C. dập tắt vụ hỏa hoạn. D. tìm đồ đạc bị mất ừộm.
Câu 37: Theo quy định của pháp luật, việc khám xét chỗ ở của người nào đó được tiến hành khi đủ căn
cứ để khẳng định ở đó có
A. công cụ gây án. B. hoạt động tín ngưỡng.
C. tổ chức sự kiện. D. bạo lực gia đình.
Câu 38: Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?
A. Tự ý mở điện thoại của bạn. B. Đe dọa đánh người.
C. Tự ý vào nhà người khác. D. Tung ảnh nóng của bạn lên facebook.
Câu 39: Nghi ngờ cháu M lấy điện thoại của mình, ông P đã xông vào nhà cháu M trong lúc chỉ có
mình M ở nhà để khám xét. Hành vi của ông P xâm phạm đến quyền nào của công dân?
A. bất khả xâm phạm chỗ ở. B. nhân thân và tài sản.
C. được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm. D. được đảm bảo bí mật đời tư.
Câu 40: Tự tiện khám chỗ ở của người khác là xâm phạm đến quyền cơ bản nào của công dân
A. Bảo hộ về tính mạng sức khỏe. B. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
C. Bất khả xâm phạm về thân thể. D. Bảo hộ về danh dự nhân phẩm.
Câu 41: Chị I thuê căn phòng của bà B. Một lần chị không có nhà, bà B đã mở khóa phòng để vào
kiểm tra. Bà B có quyền tự ý vào phòng chị I khi chị không có nhà hay không? Vì sao?
A. Bà B có quyền vào vì sau đó nói với chị .
B. Bà B có quyền vào vì đây là nhà của bà.
C. Bà B có quyền vào vì bà chỉ kiểm tra không lấy tài sản.
D. Bà B không có quyền vì đây là chỗ ở của người khác.
Câu 42: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân được hiểu là
A. không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý
B. không ai được tự ý thay đổi chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý
C. mọi người đều có quyền vào chỗ ở của người khác khi thấy cần thiết
D. mọi người được tự do vào chỗ ở của người khác
Câu 43: Công dân tự ý khám xét chỗ ở của người khác là vi phạm quyền bất khả xâm phạm về
A. chỗ ở. B. danh tính. C. bí mật đời tư. D. thân thể.

Trang 1/7 – CHỦ ĐỀ BÌNH CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN
Câu 44: Tài sản riêng hoặc tài sản thuộc quyền sử dụng của công dân, là nơi thờ cúng tổ tiên, là nơi
sum họp nghỉ ngơi của công dân là gì?
A. Chỗ ở của công dân. B. Khách sạn công dân ở.
C. Chỗ làm của công dân. D. Cơ sở tôn giáo.
Câu 45: Trường hợp nào sau đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?
A. Giúp chủ nhà phá khóa để vào nhà.
B. Con cái vào nhà không xin phép bố mẹ.
C. Trèo qua tường nhà hàng xóm để lấy đồ bị rơi.
D. Hết hạn thuê nhà nhưng không chịu dọn đi.
Câu 46: Khám chỗ ở đúng pháp luật là thực hiện khám trong trường hợp nào sau đây?
A. Do pháp luật quy định. B. Có nghi ngờ tội phạm.
C. Cần tìm đồ vật quý. Do một người chỉ dân.
Câu 47: Theo quy định của pháp luật, cơ quan có thẩm quyền được thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín
khi
A. đính chính thông tin cá nhân. B. thống kê bưu phẩm đã giao.
C. cần chứng cứ để điều tra vụ án. D. kiểm tra hóa đơn dịch vụ.
Câu 48: Theo quy định của pháp luật, cơ quan có thẩm quyền được kiểm soát thư tín, điện thoại, điện
tín khi
A. cần phục vụ công tác điều tra. B. xác minh địa chỉ giao hàng.
C. sao lưu biên lai thu phí. D. thống kê bưu phẩm thất lạc.
Câu 49: Theo quy định của pháp luật, trong những trường hợp cần thiết, việc kiểm soát điện thoại, điện
tín của công dân chỉ được tiến hành bởi
A. người có thẩm quyền. B. lực lượng bưu chính.
C. cơ quan ngôn luận. D. phóng viên báo chí.
Câu 50: Trong lúc chị B ra ngoài, thấy điện thoại của chị báo có tin nhắn, anh C cùng phòng mở ra đọc
rồi xóa tin nhắn đó. Anh C đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, uy tín, nhân phẩm.
B. Được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
C. Được tự do lựa chọn thông tin.
D. Được bảo đảm an toàn về tài sản.
Câu 51: Trong lúc anh S đi vắng, chị P người giúp việc cho gia đình đã nhận thay gói bưu phẩm và tự
ý mở ra xem. Trong trường hợp trên, chị P đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Bất khả xâm phạm về chỗ ở. B. Bảo đảm an toàn, bí mật thư tín.
C. Bảo mật quan hệ của cá nhân. D. Bất khả xâm phạm về danh tính.
Câu 52: Theo quy định của pháp luật, thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được
A. phổ biến rộng rãi và công khai. B. niêm phong và cất trữ.
C. phát hành và lưu giữ. D. bảo đảm an toàn và bí mật.
Câu 53: Chị H là nhân viên chuyển thư của bưu điện. Do thấy có một bức thư của người lạ gửi cho chồng mình
nên chị H đã mở thư ra xem rồi dán lại. Hành vi của chị H đã xâm phạm
A. quyền được pháp luật bảo hộ về đời sống tinh thần.
B. quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
C. quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.
D. quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín.
Câu 54: Hành vi nào sau đây không vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại,
điện tín?
Trang 2/7 – CHỦ ĐỀ BÌNH CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN
A. Tự ý bóc thư của người khác
B. Đọc trộm nhật kí của người khác
C. Bình luận bài viết của người khác trên mạng xã hội
D. Nghe trộm điện thoại người khác
Câu 55: Theo qui định của pháp luật, trong những trường hợp cần thiết, chủ thể nào dưới đây được
kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của công dân?
A. Đội ngũ phóng viên báo chí. B. Lực lượng bưu chính viễn thông.
C. Nhân viên chuyển phát nhanh. D. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Câu 56: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín thuộc về quyền
A. bí mật của công dân. B. bí mật của công chức.
C. bí mật của nhà nước. D. bí mật đời tư.
Câu 57: Công dân có thể thực hiện quyền tự do ngôn luận bằng cách phát biểu ý kiến nhằm xây dựng
cơ quan, trường học, địa phương mình
A. ở những nơi có người tụ tập. B. trong các cuộc họp của cơ quan.
C. ở những nơi công cộng. D. ở bất cứ nơi nào.
Câu 58: Anh B viết bài đăng báo kiến nghị về tình trạng một số hộ kinh doanh không tuân thủ quy
định bảo vệ môi trường. Việc làm của anh B là thực hiện quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền tự do ngôn luận.
B. Quyền bảo đảm bí mật thư tín, điện thoại.
C. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
D. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
Câu 59: Ngăn cản đại biểu trình bày ý kiến của mình trong hội nghị là công dân vi phạm quyền
A. quản lí cộng đồng. B. tự do ngôn luận.
C. quản lí truyền thông. D. tự do thông tin.
Câu 60: Cơ sở, điều kiện để công dân tham gia chủ động và tích cực vào các hoạt động của Nhà nước
và xã hội là pháp luật đảm bảo quyền nào của công dân?
A. Học tập nghiên cứu. B. Kinh tế chính trị.
C. Sáng tạo phát triển. D. Tự do ngôn luận.
Câu 61: Việc ông M không cho bà K phát biểu ý kiến cá nhân trong cuộc họp tổ dân phố là vi phạm
quyền nào dưới đây của công dân?
A. Tự chủ phán quyết. B. Quản trị truyền thông
C. Tự do ngôn luận. D. Quản lí nhân sự.
Câu 62: Công dân có thể trực tiếp phát biểu ý kiến trong các cuộc họp là một nội dung thuộc quyền
A. tự do hội họp. B. tự do ngôn luận. C. tự do thân thể. D. tự do dân chủ.
Câu 63: Nội dung nào dưới đây thuộc nhóm quyền tự do cơ bản của công dân?
A. Khiếu nại tố cáo B. Quyền tự do ngôn luận.
C. Quyền bầu cử, ứng cử. D. Quyền được phát triển.
Câu 64: Ông B viết bài đăng báo bày tỏ quan điểm của mình về việc sử dụng thực phẩm sạch trong chế
biến thức ăn. Ông B đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân?
A. Tích cực đàm phán. B. Quản lí nhà nước.
C. Tự do ngôn luận. D. Xử lí thông tin.
Câu 65: Nội dung nào dưới đây thuộc nhóm quyền tự do cơ bản của công dân?
A. Quyền tự do ngôn luận. B. Quyền khiếu nại, tố cáo.
C. Quyền được phát triển. D. Quyền bầu cử, ứng cử.

Trang 3/7 – CHỦ ĐỀ BÌNH CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN
Câu 66: Ông G đã có nhiều bài viết đăng tải trên mạng internet với nội dung chưa có căn cứ rõ ràng về
các chính sách của Nhà nước ta. Hành vi của ông G đã thực hiện không đúng quyền nào dưới đây của
công dân?
A. Quyền khiếu nại và tố cáo. B. Quyền tham gia quản lí Nhà nước.
C. Quyền tự do thông tin. D. Quyền tự do ngôn luận.
Câu 67: Công dân trực tiếp phát biểu ý kiến trong cuộc họp nhằm xây dựng cơ quan, trường học, địa
phương là biểu hiện của quyền nào dưới đây?
A. Quyền tham gia phát biểu ý kiến. B. Quyền tự do hội họp.
C. Quyền xây dựng đất nước. D. Quyền tự do ngôn luận.
Câu 68: Một trong những hình thức thể hiện quyền tự do ngôn luận của công dân là
A. tự do nói chuyện trong giờ học.
B. tố cáo người có hành vi vi phạm pháp luật.
C. phát biểu ý kiến nhằm xây dựng cơ quan.
D. nói những điều mà mình thích.
Câu 69: Các quyền tự do cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp và luật quy định mối
quan hệ cơ bản giữa Nhà nước và
A. Nhân dân. B. Công dân. C. Dân tộc. D. Cộng đồng.
Câu 70: Ông A là trưởng thôn, bà B là bí thư Chi bộ thôn X. Trong cuộc họp toàn dân bàn về việc
xây dựng đường liên thôn, khi anh M nêu ý kiến trái chiều đã bị ông A yêu cầu dừng phát biểu. Mặc
dù vậy, anh M vân kiên quyết trình bày quan điểm của mình. Bực tức, bà B đã ép anh M dừng lời
và chỉ đạo anh Y là công an viên đuổi anh M ra khỏi cuộc họp. Có mặt tại cuộc họp chị H đã lấy
điện thoại ra quay lại toàn bộ sự việc và tung lên mạng xã hội. Những ai sau đây vi phạm quyền tự
do ngôn luận của công dân?
A. Ông A và bà B. B. Ông A, anh Y và anh M.
C. Anh Y và chị H. D. Anh Y, chị H và bà B.
Câu 71: Ông D là Giám đốc công ty môi giới xuất khẩu lao động S, sau khi nhận tiền đặt cọc tám trăm
triệu đồng của anh T và anh C đã cùng vợ là bà H trốn về quê sinh sống. Khi phát hiện chỗ ở của ông D,
anh T và anh C thuê anh Y bắt giam và đánh bà H bị thương phải đi cấp cứu. Những ai dưới đây không
vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A. Ông D, bà H. B. Anh Y, anh T, anh CT.
C. Ông D, anh T, anh Y. D. Ông D, anh T, anh CT.
Câu 72: Nghi ngờ chị M ngoại tình với chồng mình, chị H thuê K chặn đường bắt chị nhốt tại nhà kho
của mình để xét hỏi. Tình cờ trở về nhà tại thời điểm đó, chồng chị H khuyên can vợ dừng lại và đưa
bằng chứng chứng minh sự trong sạch của mình nhưng chị H vân tiếp tục xét hỏi. Những ai trong
trường hợp trên vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A. K, chị H và chồng B. Chị H và K.
C. Chị M, H và K. D. Chị H và chồng.
Câu 73: D cùng các bạn đá bóng, không may quả bóng bay vào sân nhà anh M làm vỡ bể cá cảnh. Tức
giận, anh M đuổi đánh cả nhóm, do chạy chậm nên D bị anh M bắt giữ và giam trong nhà kho của anh
hai ngày. Anh M đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Bất khả xâm phạm về thân thể, B. Được pháp luật bảo hộ về quan điểm.
C. Được pháp luật bảo hộ về tài sàn. D. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
Câu 74: Do mâu thuân cá nhân, K đã viết bài đăng lên mạng xã hội bịa đặt T lấy trộm quỹ lớp khiến T
bị bạn bè dị nghị và xa lánh. Việc làm của K đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Được pháp luật bảo hộ về danh dự. B. Được pháp luật bảo hộ về danh tính.
C. Được pháp luật bảo hộ về thân thể. D. Được pháp luật bảo hộ về tài sản.
Trang 4/7 – CHỦ ĐỀ BÌNH CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN
Câu 75: Công nhân B đi làm muộn mười phút nên bị bảo vệ xí nghiệp X không cho vào. Xin mãi
không được, công nhân B đã có lời lẽ xúc phạm bảo vệ nên hai bên to tiếng, sỉ nhục nhau. Quá tức giận,
công nhân B phá cổng xông vào đánh bảo vệ phải đi cấp cứu. Công nhân B và bảo vệ vi phạm quyền
nào dưới đây của công dân?
A. Bất khả xâm phạm về tài sản.
B. Bất khả xâm phạm về đời tư.
C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
D. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
Câu 76: Do nghi ngờ chồng mình có quan hệ tình cảm với thư kí riêng, chị H đã đến nơi làm việc của
chồng lăng mạ, sỉ nhục thư kí riêng của anh. Chị H đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Được pháp luật bảo đảm về tình cảm. B. Được pháp luật bảo đảm bí mật
C. Được pháp luật bảo hộ về sức khỏe. D. Được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm.
Câu 77: Cho rằng ông T đã cố ý dàn xếp để mình bị giám đốc kỷ luật và cho thôi việc, K đã tố cáo ông
T với lý do bịa đặt, rằng ông T có quan hệ bất chính với chị Y. Thấy vậy, con ông T là G đã nhờ P và
N đến nói chuyện với K nhưng không được. Do thiếu kiềm chế nên N đã chửi bới vợ anh K, còn P đã
đánh anh K bị thương phải nhập viện. Chứng kiến cảnh xô xát đó, chị Q liền quay phim và tung lên
mạng với nội dung ông T thuê người đánh chồng mình để xiết nợ nhằm hạ uy tín của ông T. Những ai
đã vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm của công dân?
A. Ông T, anh P, N và anh K. B. Anh K, anh N và chị Q.
C. Anh K, N và anh P. D. Chị Q, ông T, anh K và N.
Câu 78: Nghi ngờ cửa hàng chị C bán hàng kém chất lượng, anh D đã buông những lời nhục mạ chị C.
Thấy cảnh đó, anh T là chồng của chị C đã đánh anh D gãy tay. Thấy vậy, Ông B đã quay video và
tung lên facebook để hạ uy tín cửa hàng chị C. Hành vi của ai vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về
danh dự, nhân phẩm của công dân?
A. Anh T và chị C. B. Anh D và anh T.
C. Anh D và ông B. D. Ông B và anh T
Câu 79: N và H trèo vào nhà ông K ăn trộm. Ông K và vợ là bà S bắt được H, còn N chạy thoát. Ông K nhốt
H vào nhà kho rồi sai hai con là M và T xuống canh chừng. Vì tức giận nên M và T đã xông vào đánh H bị
thương nặng. Những ai đã vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ tính mạng, sức khỏe của công dân?
A. M, T và ông K, bà S B. M và T
C. Ông K và bà S D. H và N
Câu 80: Phát hiện ông B trưởng phòng đào tạo một trường đại học X làm bằng giả cho anh H. Sau bàn
bạc, anh K và anh M yêu cầu ông B phải đưa cho hai anh 20 triệu đồng nếu không sẽ tố cáo. Ông B
liền nói chuyện với anh H về sự việc này. Anh H đã thuê anh C và anh D đến gặp anh K và M để nói
chuyện, trong lúc lời qua tiếng lại, anh C và anh D đánh anh K bị thương tật 15%. Những ai dưới đây
đã xâm phạm về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân?
A. Anh C, anh D, ông B. B. Anh C, anh D.
C. Ông B, anh H, anh C. D. Anh H, anh C và anh D.
Câu 81: Nhân dịp cuối tuần gia đình ông A đóng cửa về nhà ngoại chơi thì bị hai thanh niên là X và N
lẻn vào nhà mở tủ lấy 50 triệu đồng, khi ra khỏi cửa thì bị bà H phát hiện và hô hoán lên, ông B và ông
C chạy đến và ngăn hai thanh niên lại. Trong lúc giằng co, ông B đã đẩy X ngã và bị trọng thương, thấy
vậy N xông vào đánh ông B. Những ai dưới đây vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng,
sức khỏe của công dân?
A. X và N. B. Anh X và B
C. Anh X, N và BDT. D. Ông B và N.

Trang 5/7 – CHỦ ĐỀ BÌNH CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN
Câu 82: Thấy D đi chơi với S về muộn, V và H cho rằng D tán tỉnh S nên đã kéo vào nhốt D tại phòng
trọ nhà mình, bắt phải hứa lần sau không được đến gần S nữa rồi 2 tiếng sau mới thả cho về. Vài hôm
sau, D và K (bạn của D) gặp V và H trong đám cưới. Sẵn có hơi men, K và D đã gây gổ và dạy cho V
và H bài học để trả thù. Những ai dưới đây vi phạm quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức
khỏe của công dân?
A. V, và H B. V, H, K, D. C. V, H và K D. D và K.
Câu 83: Cho rằng ông A cố tình gây rối khi ông này nhiều lần đến đòi gặp Chủ tịch xã, bảo vệ xã Y
đuổi ông A về. Hai bên to tiếng, bảo vệ đã đánh ông A gãy tay và đẩy xe máy của ông A xuống hồ.
Việc làm của bảo vệ xã Y đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Được bảo hộ về tính mạng và sức khỏe.
B. Được bảo vệ về danh dự, nhân phẩm.
C. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
D. Quyền tự do ngôn luận.
Câu 84: Do mâu thuân với nhau, trên đường đi học về K rủ H đánh P nhưng H từ chối. Nhìn thấy P, K
đã đuổi theo và đánh P bị thương tích. Trong lúc tự vệ, không may P vung tay đập phải mặt K. Lúc đó,
H chứng kiến toàn bộ sự việc đe dọa giết P nếu tố cáo sự việc này với gia đình, nhà trường hoặc cơ
quan công an. Trong trường hợp này, những ai đã vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng,
sức khỏe của công dân?
A. Chỉ có K. B. Chỉ có P. C. K và H. D. K, H và P.
Câu 85: Anh Q đi uống rượu về, đang chạy xe máy trên đường thì bị 1 cảnh sát giao thông yêu cầu
dừng xe kiểm tra. Lo sợ bị phạt nên anh Q đã không dừng xe mà tiếp tục bỏ chạy. Lúc đó, 2 cảnh sát
mặc thường phục cùng với người cảnh sát đó phối hợp khống chế anh Q, buộc phải dừng xe. Khi bị
bắt, anh Q đã chống đối và lấy con dao nhọn trong cốp xe đâm vào bụng một cảnh sát mặc thường
phục, gây thương tích 2%. Những ai dưới đây vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng,
sức khỏe?
A. Anh Q và 2 cảnh sát mặc thường phục. B. Anh Q và 3 cảnh sát.
C. Anh Q. D. Người cảnh sát yêu cầu dừng xe.
Câu 86: Nhà báo G đã viết bài đăng báo sai lệch về công ty Y. Biết tin, anh K, giám đốc công ty chỉ
đạo hai nhân viên T và H đột nhập vào nhà riêng của anh G và hành hung nhà báo G. Ai đã vi phạm
quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?
A. Anh G, H, K B. Anh G, T, K C. Anh K, G, H D. Anh H, T, K
Câu 87: Anh H say rượu đã đánh anh A trọng thương và bị kết án 1 năm tù giam. Khi ra tù, anh H có đến
công ty F xin việc. Tuy nhiên, giám đốc Q sau khi xem hồ sơ đã từ chối anh với lí do anh H từng đi tù. Bực
tức vì bị từ chối, tối đó anh H rủ anh D xông vào nhà giám đốc Q đập phá đồ đạc và đánh anh Q trọng thương.
Những ai dưới đây đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?
A. Anh H, A, Q B. Anh H và D C. Anh A, Q, D. D. Anh D, H, A.
Câu 88: Biết người yêu mình là anh A nghiện ma túy, chị B cùng gia đình đã chủ động cự tuyệt và
kiên quyết ngăn cản không cho anh A đến nhà. Sau nhiều lần tìm gặp đều bị người yêu từ chối, muốn
níu kéo tình cảm, anh A đột nhập vào phòng riêng của chị B để lại lá thư có nội dung đe dọa sẽ tự sát
nếu không cưới được chị làm vợ. Anh A đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Bất khả xâm phạm về thân thể. B. Đảm bảo an toàn tính mạng.
C. Bất khả xâm phạm về chỗ ở. D. Đảm bảo bí mật thư tín, điện tín.
Câu 89: Bà H dựng xe máy ở vỉa hè để vào cửa hàng A mua một số hàng hóa, lúc thanh toán tiền mới
biết mình quên không mang túi xách vào. Bà H hốt hoảng chạy ra nhưng túi xách đã mất, bên trong túi
xách có hơn mười triệu đồng và một số tài sản có giá trị. Bà H nghi ngờ em T lấy trộm vì lúc dựng xe ở
vỉa hè bà thấy em T (lớp 8) đang chơi gần đó. Bà H gọi anh N (con trai) và chồng bà (ông Q) cùng vào
Trang 6/7 – CHỦ ĐỀ BÌNH CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN
nhà T để nói chuyện nhưng bố mẹ em không có nhà nên anh N và ông Q đã vào các phòng để tìm.
Những ai dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?
A. Anh N và ông Q. B. Ông Q và bà H.
C. Bà H, em T và anh N. D. Bà H, anh N và ông Q.
Câu 90: Chị T tự ý kiểm tra điện thoại của con và phát hiện con trai thường xuyên nhắn tin hẹn bạn đi
chơi đỉện tử nên đã đưa cho chồng xem. Chồng chị giận dữ đánh con và đập nát điện thoại đó. Vợ
chồng chị T đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Được bảo đảm an toàn và bí mật điện thoại, điện tín.
B. Bất khả xâm phạm về sức khỏe.
C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm,
D. Bất khả xâm phạm về tài sản.
Câu 91: Do ghét N nên A đã bàn với anh M nhân viên bưu điện để mình đưa thư cho N giúp anh. Vì
bận việc và thấy cũng tiện đường với A nên anh M đã đồng ý. Nhưng A không đưa thư cho N mà mở
ra xem và hủy luôn thư. Khi biết chuyện, N cùng với bạn của mình là T đến nhà đập phá và đe dọa
đánh A. Sự việc đến tai ông H trưởng công an xã, ông H đã cho người đến mời N và A về cơ quan để
giải quyết. Những ai dưới đây vi phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại,
điện tín của công dân?
A. M, A và T. B. M,A và H. C. M và A. D. H và T.

Trang 7/7 – CHỦ ĐỀ BÌNH CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN

You might also like