You are on page 1of 6

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM BÀI 6 TIẾT 1 VÀ TIẾT 2

Câu 1: Quyền nào dưới đây không phải là quyền tự do cơ bản của công dân?
A. Quyền tự do ngôn luận. B. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở công dân.
C. Quyền bầu cử, ứng cử.D. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể công dân.
Câu 2: Nghi ngờ chị M ngoại tình với chồng mình, chị H thuê K chặn đường bắt và nhốt chị tại kho nhà mình để
xét hỏi. Tình cờ trở về nhà tại thời điểm đó, chồng chị H khuyên can vợ dừng lại và đưa bằng chứng chứng minh
sự trong sạch của mình nhưng chị H vẫn tiếp tục xét hỏi. Những ai trong trường hợp trên vi phạm quyền bất khả
xâm phạm về thân thể của công dân?
A. Chị H và chồng chị H. B. Chị H và K.
C. Chị H, K và chồng chị H. D. Chị H, M và K
Câu 3: Trong trường hợp cần thiết phải bắt người thì những cơ quan, cán bộ Nhà nước có thẩm quyền phải tiến
hành bắt người theo đúng
A. quy định và hướng dẫn của cơ quan điều tra. B. trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
C. hướng dẫn của cấp trên. D. mệnh lệnh của cấp trên.
Câu 4: Khi viện kiểm sát ra quyết định không phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp thì người bị bắt
A. Được trả tự do sau 24 giờ. B. Phải được trả tự do ngay.
C. Được trả tự do sau 12 giờ. D. Phải được đền bù.
Câu 5: Quyền quan trọng nhất đối với mỗi công dân là quyền
A. Đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khỏe. B. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
C. Tự do ngôn luận. D. Bất khả xâm phạm về thân thể.
Câu 6: Quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân có nghĩa là gì?
A. Chỉ được bắt người khi có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của viện kiểm sát.
B. Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát trừ
trường hợp phạm tội quả tang.
C. Chỉ được bắt người khi người đó phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.
D. Chỉ được bắt người trong trường hợp quả tang.
Câu 7: Người trong trường hợp nào sau đây ai cũng có quyền bắt và giải ngay đến cơ quan công an, Viện kiểm sát
hoặc ủy ban nhân dân nơi gần nhất?
A. Bị nghi ngờ là thủ phạm trong một vụ án giết người.
B. Bị nghi ngờ là đang làm gián điệp cho nước ngoài.
C. Đang lấy trộm xe máy thì bị phát hiện.
D. Nhắn tin qua điện thoại với nội dung đe dọa giết người.
Câu 8: Các quyền tự do cơ bản của công dân quy định mối quan hệ nào trong các mối quan hệ dưới đây?
A. Công dân với công dân. B. Nhà nước và xã hội.
C. Công dân với Đảng. D. Nhà nước và công dân.
Câu 9: Hành vi nào sau đây xâm phạm tới danh dự và nhân phẩm của công dân?
A. Lập Facebook ảo để tung tin xấu, nói xấu người khác.
B. Cung cấp số điện thoại khách hàng của công ty mình cho các công ty quảng cáo.
C. Gọi điện hoặc nhắn tin điện thoại trêu đùa và làm phiền người khác.
D. Báo chí đăng tải bài viết về việc làm sai trái của ông A.
Câu 10: Do nghi ngờ chồng mình có quan hệ tình cảm với thư kí riêng, chị H đã đến nơi làm việc của chồng lăng
mạ, sỉ nhục thư kí riêng của anh. Chị h đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Được pháp luật bảo đảm bí mật. B. Được pháp luật bảo hộ sức khỏe.
C. Được pháp luật bảo đảm về tình cảm. D. Được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm.
Câu 11: Do không hài lòng với mức bồi thường đất, ông B nhiều lần yêu cầu được gặp lãnh đạo xã X. Cho rằng
ông B cố tình gây rối, bảo vệ ủy ban nhân dân xã X đã mắng chửi và đuổi ông về nên hai bên xảy ra mâu thuẫn.
Bảo vệ đã đánh ông B gãy tay và đẩy xe máy của ông xuống hồ. Bảo vệ ủy ban nhân dân xã X không vi phạm
quyền nào dưới đây của công dân?
A. Được pháp luật bảo hộ về sức khỏe. B. Được pháp luật bảo hộ về danh dự.
C. Bất khả xâm phạm về thân thể. D. Bất khả xâm phạm về tài sản.
Câu 12: Quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân được ghi nhận trong điều nào của Hiến pháp năm 2013?
A. Điều 18. B. Điều 20. C. Điều 22. D. Điều 24.
Câu 13: Các quyền tự do cơ bản của công dân ghi nhận trong
A. Hiến pháp và luật. B. Các văn bản do Nhà nước soạn thảo.
C. Hiến pháp. D. Các quy định của Nhà nước.
Câu 14: Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân
phẩm của công dân?
A. Thầy cô giáo phê bình học sinh khi vi phạm nội quy nhà trường.
B. Chửi bới, lăng mạ, làm nhục người khác.
C. Cảnh sát giao thông xử phạt công dân tham gia giao thông vượt đèn đỏ.
D. Cha mẹ trách phạt con khi mắc lỗi.
Câu 15: B là học sinh lớp 12, vì nghiện chơi điện tử nên thường xuyên trốn học, biết được điều này bố mẹ B rất
tức giận đã đánh và cấm em ra khỏi nhà.B giận bố đã lấy trộm của mẹ 10 triệu đồng và rủ C cùng bỏ đi. C đi kể
chuyện của B cho T nghe. Lòng tham nổi lên T và H đã tìm mọi cách bắt và nhốt B lại để chiếm đoạt 10 triệu
đồng. Những ai dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm thân thể công dân?
A. T, H, C và B. B. T, H và C. C. T và H. D. T, H và bố B.
Câu 16: Pháp luật cho phép được bắt người trong mấy trường hợp?
A. 3. B. 4. C. 2. D. 5.
Câu 17: Cùng nhau đi học về, phát hiện anh B đang lấy ví của nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông liên hoàn
nghiêm trọng, lập tức sinh viên T đưa điện thoại của mình ra quay video. Sau đó, sinh viên T bán theo anh B tống
tiền. Biết chuyện, vợ anh B đã gặp và đe dọa khiến sinh viên T hoảng loạn tinh thần. Hành vi của những người nào
dưới đây vi phạm pháp luật?
A. Vợ chồng anh B và anh T. B. Anh B và anh T.
C. Anh T và vợ anh B. D. Vợ chồng anh B.
Câu 18: Do ganh ghét đố kị với chị L, bạn làm cùng công ty là chị M đã tung tin là chị L có quan hệ bất chính với
anh M cùng công ty, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới công việc cũng như đời sống gia đình chị L. Chị M đã vi
phạm quyền tự do cơ bản nào của công dân?
A. Quyền bất khả xâm phạm thân thể công dân.
B. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín.
C. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mang, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân.
D. Quyền tự do ngôn luận.
Câu 19: Vốn có tình cảm với chị M nhưng không được đáp lại, nên khi nhìn thấy ảnh của M chụp thân thiết với
chị N. chị Đ rất khó chịu. Chị Đ đã nhờ chị P lấy ảnh của N ghép với ảnh của T rồi tung lên mạng xã hội. Do quá
ghen tức khi xem ảnh của anh T đang đứng ôm bạn gái của mình là chị N, nên anh M đã rủ thêm S và G chặn
đường để dọa nạt, hành hung gây thương tích cho anh T. Những ai dưới đây vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ
về danh dự, nhân phẩm của công dân?
A. Chị P và chị N. B. Anh T, M, S và G.
C. Chị Đ, chị P, anh M, S, G. D. Chị Đ và chị P.
Câu 20: Không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác là một trong
những nội dung cơ bản quyền
A. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
B. Được đảm bảo an toàn và bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
C. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân.
D. Bất khả xâm phạm và quyền bình đẳng của công dân
Câu 21: Xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác là xâm phạm quyền nào sau
đây của công dân?
A. Quyền được sống và tôn trọng.
B. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
C. Quyền được pháp luật bảo vệ.
D. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân.
Câu 22: Cho rằng đàn bò nhà anh S phá nát ruộng lúa nhà mình, nên bà V đã chửi đổng khiến anh S tức giận dùng
gậy đánh trọng thương bà V phải nhập viện. anh S đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Được bảo vệ danh dự, nhân phẩm. B. Được bảo hộ tính mạng, sức khỏe.
C. Bất khả xâm phạm về thân thể. D. Bảo vệ các thành quả lao động.
Câu 23: Do không hài lòng với mức bồi thường đất, ông B nhiều lần yêu cầu được gặp lãnh đạo xã X. Cho rằng
ông B cố tình gây rối, bảo vệ ủy ban nhân dân xã X đã mắng chửi và đuổi ông về nên hai bên xảy ra mâu thuẫn.
Bảo vệ đã đánh ông B gây thương tích nặng và đẩy xe máy của ông xuống hồ. Bảo vệ ủy ban nhân dân xã X vi
phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.B. Quyền bất khả xâm phạm về tài sản.
C. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể. D. Quyền được bảo hộ về sức khỏe.
Câu 24: Trường hợp nào sau đây không phải ai cũng có quyền bắt?
A. Người bị phát hiện ngay sau khi thực hiện tội phạm.
B. Người bị nghi ngờ có hành vi phạm tội nguy hiểm.
C. Người đang bị truy nã.
D. Người đang thực hiện phạm tội thì bị phát hiện.
Câu 25: Theo quy định của pháp luật, những ai có quyền bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã và giải
đến cơ quan công an, viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân?
A. Chỉ có công an. B. Bất kỳ ai.
C. Chỉ có cán bộ Tòa án. D. Chỉ có cán bộ Viện kiểm sát.
Câu 26: Trường hợp nào sau đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể công dân?
A. Ông B bị phạt tù 2 năm vì hành vi đánh người gây thương tích.
B. Thử nghiệm loại thuốc chữa bệnh mới trên cơ thể bệnh nhân khi chưa được sự đồng ý của bệnh nhân
hoặc của người nhà bệnh nhân.
C. Ông A say rượu, chống người thi hành công vụ nên bị còng tay đưa về trụ sở công an.
D. Mổ tử thi người quá cố theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để phục vụ điều tra vụ án.
Câu 27: Trường hợp nào sau đây không nằm trong quy định của pháp luật về bắt người trong trường hợp khẩn
cấp?
A. Khi có căn cứ để cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc
biệt nghiêm trọng.
B. Khi thấy ở người hoặc tại chỗ ở của người đó có dấu vết của tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay
việc người đó trốn.
C. Khi nghi ngờ người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm.
D. Khi có người chính mắt trông thấy, xác định đúng là người đã thực hiện tội phạm xét thấy cần bắt ngay
để người đó không trốn được.
Câu 28: Trừ trường hợp phạm tội quả tang, nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của
Viện kiểm sát nhân dân thì không ai có quyền
A. Bỏ tủ người khác. B. Đánh người. C. Bắt người. D. Thả người.
Câu 29: Nhận định nào sau đây là sai?
A. Công dân bình thường không có quyền bắt người trong bất cứ trường hợp nào.
B. Đối với người đang thực hiện tội phạm và bị phát hiện thì ai cũng có quyền bắt.
C. Bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân cũng là góp phần bảo vệ quyền con người.
D. Tự ý bắt, giam, giữ người do nghi ngờ không có căn cứ là hành vi trái pháp luật.
Câu 30: Chị A đã xem tin nhắn của con và thấy con thường xuyên có nhắn tin yêu đương với K – một thanh niên
hư hỏng trong làng. Chị A đưa cho T (chồng chị ) xem. Tức giận chồng chị đánh con gái, đập nát điện thoại. Đồng
thời, T còn thuê Y đánh K để cảnh cáo. Những ai dưới đây vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức
khỏe?
A. Chị A và T. B. Anh K và Y. C. Anh T và Y. D. Chị A, T và Y.
Câu 31: Trong trường hợp cần thiết phải bắt người khẩn cấp, người ra lệnh bắt khẩn cấp phải báo ngay bằng văn
bản cho cơ quan nào để phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp?
A. Viện kiểm sát cũng cấp. B. Tòa án cùng cấp.
C. Ủy ban nhân dân cùng cấp. D. Cơ quan công an cùng cấp.
Câu 32: Trường hợp nào sau đây không vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự
và nhân phẩm của công dân?
A. Xúi giục người khác tự sát.
B. Vu khống, bôi nhọ người khác.
C. Điều khiển xe mô tô, phóng nhanh gây tai nạn chết người.
D. Nói thẳng với người khác về thói xấu của họ.
Câu 33: Vì nghi ngờ chị M có quan hệ bất chính với chồng mình, chị K rất tức giận. chị K đã rủ hội bạn thân của
mình đón đường chị M đánh đập, cắt tóc và làm nhục chị M giữa đường phố. Việc làm của chị K đã vi phạm quyền
tự do cơ bản nào của công dân?
A. Quyền tự do chỗ ở của công dân.
B. Quyền tự do ngôn luận.
C. Quyền bất khả xâm phạm thân thể công dân.
D. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mang, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân.
Câu 34: Hành vi nào sau đây xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người khác?
A. Điều khiển xe máy lưu thông khi đang có biểu hiện say rượu.
B. Y tá phát nhầm thuốc cho bệnh nhân uống khiến bệnh nhân chết.
C. Bác sĩ yêu cầu bệnh nhân A uống một loại thuốc mà bệnh nhân A không thích.
D. Bán một số thực phẩm chức năng không kiểm soát được nguồn gốc xuất xứ.
Câu 35: Sau khi bị mất 20 lạng vàng, bà A đã khẩn cấp trình báo công an phường X. trong đơn trình báo, bà A
khẳng định ông V là người lấy cắp. Dựa vào lời khai của bà A, công an phường X đã ngay lập tức bắt ông V. Việc
làm của công an phường X đã vi phạm quyền gì của ông V?
A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể công dân. B. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng.
C. Quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khỏe.D. Quyền được bảo về về danh dự, nhân phẩm.
Câu 36: Mâu thuẫn trong việc chia tài sản, A lớn tiếng nạt nộ và nhảy vào đánh em trai là B nhưng được mọi
người can ngăn kịp thời nên B không bị thương. Thấy chồng bị đánh, C là vợ của B đã dùng gậy lao vào và đòi
đánh A nhưng không thực hiện được hành vi vì mọi người can ngăn. Trong trường hợp này, nhưng ai đã xâm phạm
quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân?
A. Anh A, chị C và anh B. B. Chỉ mình anh A.
C. Anh B và chị C. D. Anh A và chị C.
Câu 37: H say rượu nên đã đánh A bị trọng thương và bị kết án 1 năm tù giam. Ra tù H đến công ty K xin việc.
Giám đốc Q đã từ chối H vì cho rằng H đã từng có tiền án. Bực tức H đã rủ M bắt cóc con gái giám đốc Q để cảnh
cáo. Những ai dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm thân thể công dân?
A. H và Q. B. H và M. C. Chỉ Mình H D. H, M và Q.
Câu 38: Trường hợp nào mới được bắt, giam, giữ người và những ai mới có quyền ra lệnh bắt, giam và giữ người
được quy định rõ bởi
A. Tòa án. B. Pháp luật. C. Cơ quan điều tra. D. Viện kiểm sát.
Câu 39: Trường hợp nào sau đây vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân
phẩm của công dân?
A. Trong lúc vật lộn chống lại tên cướp có vũ khí, anh A đã khiến cho hắn bị gãy một tay.
B. Bị phát hiện khi đang vận chuyển 2kg ma túy đến nơi tiêu thụ, H dùng súng bắn lại công an và sau đó bị
bắn chết.
C. A quay lén cảnh quan hệ tình cảm giữa B và C rồi tung lên mạng xã hội.
D. Nguyễn Văn M bị tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc.
Câu 40: Ông Linh mất xe máy và khẩn cấp trình báo với công an xã. Trong việc này ông Linh khẳng định anh
Tuấn là người lấy cắp. Dựa vào lời khai của ông Linh, công an xã ngay lập tức bắt anh Tuấn. Việc làm của công an
xã vi phạm đến quyền nào của công dân?
A. Quyền tự do đi lại của công dân.
B. Quyền tự do cư trú của công dân.
C. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
D. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể công dân.
Câu 41: Kể từ khi nhận được đề nghị xét phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp, viện kiểmsát có thời hạn bao lâu để ra
quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn lệnh bắt?
A. 12 giờ. B. 24 giờ. C. 48 giờ. D. 36 giờ.
Câu 42: Anh K nghi ngờ gia đình ông B tàng trữ ma túy nên đã báo với công an xã X. Do vội đi công tác, anh T
phó công an xã yêu cầu anh S công an viên và anh C trưỏng thôn đến khám nhà ông B. Vì cố tình ngăn cản, ông B
bị anh S và anh C cùng khống chế rồi giải ông về giam giữ tại trụ sở công an xã. Hai ngày sau, khi anh T trở về thì
ông B mới được trả lại tự do. Những ai dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A. Anh S và anh C. B. Anh S, anh C và anh T.
C. Anh S và anh T. D. Anh S, anh T và anh K.
Câu 43: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân được ghi
nhận trong điều nào của Hiến pháp 2013?
A. Điều 22. B. Điều 24. C. Điều 18. D. Điều 20.
Câu 44: Chỉ những người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật mới có quyền ra lệnh bắt người trong trường
hợp
A. Quan trọng. B. Bắt người không có lí do.
C. Khẩn cấp. D. Phạm tội quả tang.
Câu 45: Nghi ngờ C lấy trộm xe máy của mình, A đã trói và nhốt C trong nhà kho. Trong trường hợp này, A đã vi
phạm quyền nào của công dân?
A. Quyền Bất khả xâm phạm về thân thể công dân. B. Quyền được bảo vệ về danh dự và nhân phẩm.
C. Quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khỏe.D. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng.
Câu 46: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể có nghĩa là
A. Không ai có quyền bắt người.
B. Trong mọi trường hợp, chỉ có công an hoặc người của tòa án, VKS mới được phép bắt người.
C. Cơ quan Nhà nước nào cũng có quyền bắt người.
D. Chỉ được bắt người khi có lệnh bắt người của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp phạm tội
quả tang.
Câu 47: Hành vi nào sau đây không vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và
nhân phẩm của công dân?
A. A phê bình việc làm sai trái của B giữa tập thể.
B. Đe dọa giết người nhưng chưa ra tay hành động.
C. Điều tra viên đánh đập nghi phạm trong quá trình hỏi cung.
D. Đặt bẫy chuột vô tình làm chết người.
Câu 48: Theo quy định của pháp luật, những người nào dưới đây không có quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo?
A. Cán bộ cơ quan điều tra. B. Viện kiểm sát nhân dân.
C. Tòa án nhân dân. D. Chánh án, phó chánh án tòa án nhân dân và tòa án quân sự các cấp.
Câu 49: Nhận được tin báo nghi chị K đang dụ dỗ để bắt cóc cháu M, ông Q chủ tịch phường vội đi công tác nên
giao cho anh T nhân viên dưới quyền tìm hiểu thông tin này. Anh T tiếp cận chị K khai thác thông tin, bị chị K
chống đối, anh T bắt và nhốt chị tại ủy ban nhân dân phường hai ngày. Để ép anh T thả vợ mình, anh H là chồng
chị K đón đường khống chế, đưa cụ A mẹ anh T về nhà mình giam, giữ ba ngày. Những ai dưới đây vi phạm quyền
bất khả xâm phạm về thân thể công dân?
A. Anh H và ông Q. B. Anh T, anh H và ông Q.
C. Anh T, chị K, anh H, ông Q. D. Anh T và anh H.
Câu 50: Do va chạm giao thông trên đường đi làm nên H đã bị M đuổi đánh. Tình cờ biết được nơi ở của M, H rủ
T mua vũ khí để trả thù M. Nhưng vì có việc bận nên T không đến địa điểm đã hẹn. Một mình H vẫn đến nhà đánh
M gây thương tích nặng. Trong trường hợp trên, những ai Không vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính
mạng, sức khỏe của công dân?
A. T và M. B. H và M. C. H, T và M. D. Chỉ có T.
……..HẾT………….

You might also like