You are on page 1of 4

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MINH HỌA

ÔN TẬP KIỂM TRA GHKII


Câu 1: Hiến pháp 2013 qui định, chủ thể có thể thực hiện quyền khiếu nại là

A. chỉ cá nhân. ​B. chỉ tổ chức.


C. cán bộ công chức. ​D. cá nhân, cơ quan, tổ chức.
Câu 2: Công dân thực hiện quyền tố cáo là hình thức dân chủ nào dưới đây?
A. Dân chủ trực tiếp. ​B. Dân chủ gián tiếp. ​C. Dân chủ đại diện. ​D. Dân chủ XHCN.
Câu 3: Nhằm khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức cá nhân bị xâm phạm là mục đích của
A. tố cáo. ​B. đền bù thiệt hại. ​C. khiếu nại. ​D. chấp hành án.
Câu 4: Nhằm phát hiện ngăn chặn các việc làm trái pháp luật xâm phạm tới lợi ích của nhà nước, các tổ chức
hoặc công dân là mục đích của
A. tố cáo. ​B. đền bù thiệt hại. ​C. khiếu nại. ​D. chấp hành án.
Câu 5: Người khiếu nại là
A. chỉ tổ chức. ​ ​ ​ ​B. chỉ cá nhân.
C. cơ quan, tổ chức và cá nhân. ​ ​D. chỉ những người trên 18 tuổi.
Câu 6: Người tố cáo là
A. chỉ tổ chức. ​ ​ ​ ​B. chỉ cá nhân.
C. cơ quan,tổ chức và cá nhân. ​ ​D. chỉ những người trên 18 tuổi.
Câu 7: Người đứng đầu cơ quan hành chính có quyết định, hành vi hành chính bị khiếu nại là người giải quyết
A. khiếu nại. ​B. tố cáo. ​C. Việc làm. ​D. rắc rối.
Câu 8: Người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan hành chính có quyết định, hành vi hành chính bị
khiếu nại là người giải quyết
A. khiếu nại. ​B. tố cáo. ​C. Việc làm. ​D. rắc rối.
Câu 9: Công dân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ
cơ quan, tổ chức, cá nhân nào là biểu hiện quyền
A. ứng cử. ​B. bầu cử. ​C. tố cáo. ​D. khiếu nại.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân?
A. Công ty tư nhân có quyền khiếu nại.
B. Công ty tư nhân không có quyền khiếu nại.
C. Người tàn tật không có quyền khiếu nại.
D. Người không biết chữ không có quyền khiếu nại ​.
Câu 11: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân?
A. Cá nhân có quyền khiếu nại.
B. Tổ chức chính trị xã hội có quyền khiếu nại.
C. Người tàn tật không có quyền khiếu nại.
D. Người bị xử phạt hành chính không có quyền khiếu nại.
Câu 12: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân?
A. Người tố cáo có quyền nhờ luật sư.
B. Người tố cáo không có quyền nhờ luật sư.
C. Người tố cáo dưới 18 tuổi được nhờ luật sư.
D. Người nghèo không được nhờ luật sư.
Câu 13: Công dân sử dụng quyền nào dưới đây để đề nghị thủ trưởng cơ quan xem xét lại quyết định cho thôi
việc của mình khi có căn cứ quyết định đó là trái luật?
A. Quyền tố cáo. ​B. Quyền ứng cử. ​C. Quyền bầu cử. ​D. Quyền khiếu nại.
Câu 14: Công cụ để nhân dân thực hiện dân chủ trực tiếp trong những trường hợp cần bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của công dân, tổ chức bị hành vi trái pháp luật xâm hại là gì?
A. Quyền bầu cử, ứng cử của công dân. ​ ​B. Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân.
C. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội. ​D. Quyền tự do ngôn luận của công dân.
Câu 15: Ý kiến nào sau đây đúng?
A. Công dân, tổ chức có đều quyền khiếu nại. ​B. Chỉ có công dân mới có quyền khiếu nại.
C. Chỉ có tổ chức mới có quyền tố cáo. ​ ​D. Công dân, tổ chức không có quyền khiếu nại.
Câu 16: Ý kiến nào sau đây đúng?
A. Công dân, tổ chức không có quyền khiếu nại. ​B. Chỉ có công dân mới có quyền khiếu nại.
C. Chỉ có công dân mới có quyền tố cáo. ​ ​D. Công dân, tổ chức không có quyền tố cáo.
Câu 17: Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải làm gì?
A. Xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết. ​B. Xác minh, kết luận và ra quyết định xử lý.
C. Xác minh, kết luận và đưa ra tòa. ​ ​ ​D. Xác minh, kết luận và trình Viện kiểm sát.
Câu 18. Tên A đang đột nhập vào nhà anh B để trộm đồ thì đã bị anh B tóm được. Trong trường hợp này anh B
nên làm gì để không trái quy định của pháp luật?
A. Đánh, đấm cho một trận. ​ ​ ​B. Chửi bới, nguyền rủa.
C. Nhốt vào nhà kho và không cho ăn uống. ​D. Giải đến trụ sở UBND nơi gần nhất.
Câu 19. Nghi ngờ ông A lấy trộm điện thoại của mình ông B cùng con trai tự ý vào nhà ông A khám xét, hành
vi của bố con ông B đã xâm phạm quyền nào sau đây?
A. Quyền sở hữu tài sản riêng. ​ ​ ​B. Quyền nhân thân của công dân.
C. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể. ​ ​D. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
Câu 20. Trong thời gian gần đây, trên mạng xã hội facebook xuất hiện những clip nhiều nữ sinh đánh bạn học,
làm tổn hại nghiêm trọng đến tâm sinh lí của người bị hại là vi phạm quyền nào sau đây của công dân?
A. Được pháp luật bảo hộ về sức khỏe và chỗ ở.B. Bất khả xâm phạm về thân thể và sức khỏe.
C. Được pháp luật bảo hộ về sức khỏe và nhân phẩm.
D. Bất khả xâm phạm về sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm của công dân.
Câu 21. Thấy chị M hàng xóm phát hiện việc mình đánh hai nhân viên bị thương nặng, ông X đã thuê anh K
tìm cách uy hiếp chị M. Anh K rủ thêm anh H cùng bắt, giam giữ rồi bỏ đói cháu nhỏ con cùa chị M một ngày.
Những ai dưới đây đã xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng và sức khỏe cửa công dân?
A. Ông X, anh K và anh H. ​ ​ ​ ​B. Ông X và anh K.
C. Ông X và anh H. ​ ​ ​ ​ ​D. Anh K và anh H.
Câu 22. Trong lúc A đang bận việc riêng thì có tin nhắn, T đã tự ý mở điện thoại của A ra xem tin nhắn, hành vi
này xâm phạm quyền nào sau đây của công dân?
A. Bất khả xâm phạm về thân thể. ​ ​ ​B. Bất khả xâm phạm chỗ ở của công dân.
C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm. ​D. Được đảm bảo an toàn bí mật thư tín, điện thoại.
Câu 23. Trong cuộc họp khu dân cư X, biết anh A bất bình với ý kiến áp đặt của tổ trưởng dân phố, anh B ngồi
bên cạnh khuyên anh A nên thể hiện chính kiến cá nhân. Thấy anh A vẫn im lặng vì sợ mất lòng tổ trưởng nên
anh B đã đứng lên thẳng thắn phê bình anh A đồng thời bày tỏ toàn bộ quan điểm của mình. Anh B đã thực hiện
quyền nào dưới đây của công dân?
A. Kiểm tra, giám sát. ​ ​ ​ ​B. Cung cấp thông tin.
C. Khiếu nại, tố cáo. ​ ​ ​ ​ ​D. Tự do ngôn luận.
Câu 24. Nghi ngờ ông A lấy cắp tiền của mình, ông B cùng con trai tự ý vào nhà ông A khám xét. Hành vi này
xâm phạm đến quyền nào dưới đây?
A. Quyền nhân thân của công dân.
B. Quyền bất khả xâm phạm chỗ ở của công dân.
C. Quyền được đảm bảo bí mật đời tư của công dân.
D. Quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm và danh dự.
Câu 25. Công dân từ bao nhiêu tuổi trở lên có quyền bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân?
A. Từ đủ 18 tuổi. ​B. Từ đủ 19 tuổi. ​C. Từ đủ 20 tuổi. ​D. Từ đủ 21 tuổi.
Câu 26. Quyền ứng xử của công dân được thực hiện bằng nhữn cách nào dưới đây?
A. Tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử.
B. Vận động người khác giới thiệu mình.
C. Giới thiệu về mình với tổ bầu cử.
D. Tự tuyên truyền về mình trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Câu 27. Quyền bầu cử của công dân được quy định
A. Công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử.
B. Ai cũng có quyền bầu cử.
C. Công dân bị kỷ luật ở cơ quan thì không được bầu cử.
D. Công dân tự ứng cử thì không được bầu cử.
Câu 28. Công dân đủ bao nhiêu tuổi trở lên mới được quyền ứng cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân ?
A. Đủ 21 tuổi. B. Đủ 20 tuổi. C. Đủ 19 tuổi. D. Đủ 18 tuổi.
Câu 29. Nguyên tắc bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân là
A. phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
B. dân chủ, công bằng, tiến bộ, văn mình.
C. khẩn trương, công khai, minh bạch.
D. phổ biến, rộng rãi, chính xác.
Câu 30. Khi bầu cử, mỗi cử tri đều có một lá phiếu với giá trị ngang nhau là thể hiện nguyên tắc bầu cử
A. bình đẳng. B. phổ thông. C. công bẳng. D. dân chủ.
Câu 31. Việc vận động người khác không bỏ phiếu cho một người là vi phạm quyền nào dưới đây?
A. Quyền bầu cử. ​ ​ ​ ​B. Quyền ứng cử.
C. Quyền tự do dân chủ. ​ ​ ​D. Quyền tự do cá nhân.
Câu 32. Dân chủ với những quy chế thiết chế để nhân dân thảo luận, biểu quyết tham gia trực tiếp quyết
định công việc của cộng đồng, của Nhà nước là nội dung hình thức dân chủ
A. trực tiếp. B. gián tiếp. C. tập trung. D. xã hội chủ nghĩa.
Câu 33. Dân chủ với những quy chế thiết chế để nhân dân bầu ra những người đại diện của mình quyết
định các công việc chung của cộng đồng, của Nhà nước là nội dung hình thức dân chủ
A. trực tiếp. B. gián tiếp. C. tập trung. D. xã hội chủ nghĩa.
Câu 34. Quyền nào dưới đây không thuộc các quyền dân chủ của công dân?
A. Quyền tự do ngôn luận. B. Quyền bầu cử và ứng cử.
C. Quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội. D. Quyền khiếu nại, tố cáo.
Câu 35. Quyền nào dưới là quyền dân chủ của công dân?
A. Quyền tự do ngôn luận. B. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
C. Quyền khiếu nại, tố cáo. D. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
Câu 36. Quyền bầu cử và ứng cử là các quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực nào?
A. Xã hội. B. Kinh tế. C. Văn hóa. D. Chính trị.
Câu 37. Nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước thông qua cơ quan đại biểu của mình là thực thi hình
thức dân chủ nào?
A. Dân chủ trực tiếp. B. Dân chủ công khai.
C. Dân chủ gián tiếp. D. Dân chủ tập trung.
Câu 38. Hiến pháp năm 2013 quy định
A. Công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và ứng cử.
B. Công dân đủ 21 tuổi trở lên có quyền bầu cử và ứng cử.
C. Công dân từ 18 đến 21 tuổi có quyền bầu cử và ứng cử.
D. Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử.
Câu 39. Điều kiện về độ tuổi để công dân được ứng cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp là
A. Đủ 18 tuổi trở lên. B. Đủ 21 tuổi trở lên.
C. Không quy định về độ tuổi. D. Trong độ tuổi lao động.
Câu 40. Trường hợp nào dưới đây không được thực hiện quyền bầu cử?
A. Người đang bị nghi ngờ vi phạm pháp luật. B. Người đang đi công tác ở biên giới hải đảo.
C. Người đang điều trị ở bệnh viện. D. Người đang thi hành án.

Câu 41. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân được hiểu là
A. mọi người đều có quyền vào chỗ ở của người khác khi thấy cần thiết.
B. mọi người được tự do vào chỗ ở của người khác.
C. không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.
D. không ai được tự ý thay đổi chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.
Câu 42. Pháp luật cho phép khám xét chỗ ở của công dân trong trường hợp
A. chỗ ở đó xây dựng trái pháp luật.
B. cần bắt người phạm tội lẩn tránh ở đó.
C. nghi ngờ chỗ ở đó có chứa phương tiện gây án.
D. nghi người chỗ ở đó có chứa tài liệu lien quan đến vụ án.
Câu 43. Trường hợp nào dưới đây không được phép khám xét chỗ ở của công dân?
A. Có căn cứ để khẳng định chỗ ở của người nào đó có công cụ để thực hiện tội phạm.
B. Khi cần bắt người đang bị truy nã hoặc phạm tội đang lẩn tránh ở đó.
C. Có căn cứ để khẳng định chỗ ở của người đó có tài liệu liên quan đến vụ án.
D. Nghi ngờ chỗ ở của người đó có chứa tài liệu liên quan đến vụ án.
Câu 44. Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?
A. Công an khám nhà ông A vì phát hiện ông A cất giữ sung dùng để gây án tại nhà.
B. Công an khám nhà dân vì phát hiện có tội phạm đang bị truy nã lẩn trốn ở đó.
C. Công an khám nhà dân vì có căn cứ khẳng định chỗ ở đó có chứa tang vật lien quan đến vụ án.
D. Công an khám nhà dân vào ban đêm và không lập biên bản.
Câu 45. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín có nghĩa là
A. không ai có quyền kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân.
B. thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được đảm bảo an toàn và bí mật.
C. không ai có quyền can thiệp vào thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân.
D. không tổ chức nào quyền kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân.
Câu 46. Khẳng định nào dưới đây là đúng?
A. Bất kì ai cũng không có quyền kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân.
B. Chỉ những người thân trong gia đình mới có quyền kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân.
C. Những cơ quan nhà nước có thẩm quyền đều có quyền kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân.
D. Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân chỉ được thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy
định.
Câu 47. Pháp luật quy định: Người nào tự ý bóc, mở, tiêu hủy thư của người khác thì tùy theo mức độ vi phạm
sẽ có thể bị
A. cảnh cáo hoặc khiển trách. B. khiển trách hoặc xử phạt dân sự.
C. kỉ luật hoặc xử phạt dân sự. D. xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Câu 48. Quyền tự do ngôn luận có nghĩa là ?
A. mọi người có quyền tự do nói những gì mình thích.
B. không ai được phếp can thiệp đến phát ngôn của người khác.
C. công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề của đất nước.
D. không ai có quyền bác bỏ ý kiến của người khác.
Câu 49. Khẳng định nào dưới đây là đúng về quyền tự do ngôn luận của công dân ?
A. Công dân chỉ được bày tỏ ý kiến của mình trong các cuộc họp thuộc phạm vi thẩm quyền quy định.
B. Công dân không được tùy tiện viết bài đăng báo .
C. Công dân có quyền đóng góp ý kiến với các đại biểu quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân.
D. Công dân được tự do lập hội, tự do biểu tình dưới bất kì hình thức nào.
Câu 50. Hành vi nào dưới đây không thể hiện quyền tự do ngôn luận của công dân ?
A. Tích cực nêu ý kiến mỗi khi Nhà nước ban hành dự thảo luật và tổ chức trưng cầu dân ý.
B. Không lắng nghe ý kiến phát biểu của cấp dưới trong cuộc họp.
C. Viết bài đăng báo để bày tỏ quan điểm của mình về những vấn đề chính trị, xã hội.
D. Viết suy nghĩ cá nhân của mình trên mạng xã hội về các vấn đề chính trị, xã hội mà không xâm hại đến các
quy tắc quản lí Nhà nước.

You might also like